You are on page 1of 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT – TP.HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên


chủ nghĩa xã hội. Liên hệ thực tiễn.

MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: LLCT120405_21_1_02

NHÓM THỰC HIỆN: PEPSI. Thứ 3 - tiết: 1-2

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Trần Ngọc Chung

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 11/2021


DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ 1, NĂM HỌC: 2021 -2022

Nhóm PEPSI. Thứ 3 tiết 1, 2


Tên đề tài: Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ thực
tiễn.

TỶ LỆ % SĐT
HỌ VÀ TÊN SINH MÃ SỐ SINH
STT HOÀN
VIÊN VIÊN
THÀNH
1 19145483 100% 03838079
Nguyễn Phước Toàn
82
2 Nguyễn Quốc Trí 19145485 100%
3 Quách Duy Cường 19144234 . 100%
4 Nguyễn Lê Nam 20142537 100%

5 Nguyễn Trần Hữu 100%


20144462
Thắng
6 Nguyễn Hoàng Vinh 19149362 100%
7 Nguyễn Quang Lãm 19138020 100%

Ghi chú:

 Tỷ lệ % = 100%

Trưởng nhóm: Nguyễn Phước Toàn

Nhận xét của giáo viên:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày ............ tháng.........
năm.......

Giáo viên chấm điểm


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu đề tài................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO...................................................2
1.1. Khái niệm về tôn giáo................................................................................................................2
1.2. Lịch sử hình thành tôn giáo......................................................................................................4
1.3. Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo.........................................................................................6
1.3.1. Bản chất của tôn giáo...........................................................................................................6
1.3.2. Nguồn gốc của tôn giáo........................................................................................................8
1.4. Tính chất của tôn giáo.............................................................................................................10
1.4.1. Tính chất lịch sử của tôn giáo.............................................................................................10
1.4.2. Tính quần chúng của tôn giáo.............................................................................................11
1.4.3. Tính chính trị của tôn giáo..................................................................................................11
1.5. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.................12
CHƯƠNG 2: TÔN GIÁO TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI...............................................................................................................................13
2.1. Tình hình và đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam hiện nay...........................................................13
2.2. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.......................................................16
2.3. Chính sách của nhà nước Việt Nam và các hoạt động của tôn giáo trong giai đoạn chống
dịch covid........................................................................................................................................19
2.3.1. Chính sách của nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trong giai đoạn chống dịch covid vừa
qua................................................................................................................................................19
2.3.2. Tôn giáo và các hoạt động của tôn giáo theo chính sách của nhà nước Việt Nam trong thời
kỳ chống dịch covid vừa qua.........................................................................................................20
KẾT LUẬN..................................................................................................................23
PHỤ LỤC.....................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................25
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Trong đời sống tinh thần của con người tôn giáo đóng vai trò nhất định. Cùng
với tiến trình phát triển của lịch sử loài người, tôn giáo ra đời và trở thành một hiện
tượng xã hội. Có nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới nhưng nhìn chung mọi tôn
giáo đều hướng tới con người với những giá trị tốt đẹp. Chủ nghĩa cộng sản không phủ
nhận tuyêt đối tôn giáo mà dung hòa trong đời sống, chính trị, xã hội để phát triễn. Ở
nước ta cũng vậy tôn giáo đóng vai trò nhất định trong đời sống tinh thần. Nhìn chung
mọi giáo lý của các tôn giáo đều chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Những chiết lý ấy
giúp con người sống với nhau gần gũi hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân, cộng
đồng, với sự phát triễn chung của toàn xã hội. Tôn giáo là sự tự do tính ngưỡng của
mỗi công dân. Vì vậy tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà
nước ta luôn coi trọng vai trò của tôn giáo. Mặt khác ở Việt Nam trong lịch sử, tôn
giáo đã bị lợi dụng cho mục đích chính trị, và ngày nay vẫn còn tồn tại những kẻ lợi
dụng tôn giáo để chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế mà mỗi người
dân cần xác định rõ tư tưởng tự do tín ngưỡng phải đi đôi với chấp hành pháp luật của
đảng và nhà nước. Đó cũng là lý do chúng em chọ đề tài “Vấn đề tôn giáo trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, và liên hệ thực tiễn” để làm đề tài nghiên cứu. Qua đó
có một vài hiểu biết nhất định về tôn giáo ở Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài


Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội ra đời và biến đổi theo sự biến động của
hoàn cảnh lịch sử xã hội. Cũng từ đó, chúng ta còn biết một cách khái quát rằng, tôn
giáo còn tồn tại trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy, trong quá trình xây
dựng đó, tôn giáo còn tồn tại là do những nguyên nhân cụ thể gì?

Mặt khác, ở nước ta hiện nay tôn giáo đang có xu hướng phát triển, trước tình
hình đó, để góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, cần thực hiện tốt các chủ
trương, chính sách của đản về vấn đề tôn giáo như thế nào? Trên đây chính là mục tiêu
mà nhóm chúng em hướng tới trong quá trình nghiên cứu đề tài “Vấn đề tôn giáo trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, và liên hệ thực tiễn”.

1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
1.1. Khái niệm về tôn giáo
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện
thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và
xã hội đều trở thành thần bí.

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên
và lịch sử xã hội xác định. Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã
hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. ở một mức độ
nhất định tôn giáo có vai trò tích cực trong văn hoá, đạo đức xã hội như: đoàn kết,
hướng thiện, quan tâm đến con người… Tôn giáo là niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần của
quần chúng lao động.

Về phương diện thế giới quan, thế giới quan tôn giáo là duy tâm, hoàn toàn đối
lập với hệ tư tưởng và thế giới quan Mác - Lênin khoa học và cách mạng. Sự khác
nhau giữa chủ nghĩa xã hội hiện thực và thiên đường mà các tôn giáo thường hướng
tới là ở chỗ trong quan niệm tôn giáo thiên đường không phải là hiện thực mà là ở thế
giới bên kia. Còn những người cộng sản chủ trương và hướng con người vào xã hội
văn minh, hành phúc ngay ở thế giới hiện thực, do mọi người xây dựng và vì mọi
người.

Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng
liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý
giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu
hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác
nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những
hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.

Tôn giáo còn có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng,
đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế
giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri,
quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên,

2
siêu việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những
gì chính xác cấu thành một tôn giáo.

1.2. Lịch sử hình thành tôn giáo

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Đặc điểm quan trọng trong ý thức tôn
giáo là một mặt nó phản ánh tồn tại xã hội. Mặt khác, nó lại có xu hướng phản kháng
lại xã hội đã sản sinh ra và nuôi dưỡng nó. Vì vậy, từ khi ra đời đến nay, cùng với sự
biến đổi của lịch sử, tôn giáo cũng biến đổi theo.

Với những thành tựu to lớn của ngành khảo cổ học, người ta đã chứng minh
được sự tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm (từ 4 – 6 triệu năm). Tuy nhiên,
với những hiện vật thu được người ta khẳng định: có đến hàng triệu năm con người
không hề biết đến tôn giáo. Bởi vì tôn giáo đòi hỏi tương ứng với nó là một trình độ
nhận thức cao, nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng trong một đời sống xã hội ổn
định.

Hầu hết trong giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi con người hiện đại –
người khôn ngoan (Homo Sapiens) – hình thành và tổ chức thành xã hội, tôn giáo mới
xuất hiện. Thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 – 35.000 năm. Tuy nhiên trong thời kỳ
đầu mới chỉ là các tín hiệu đầu tiên. Đa số các nhà khoa học đều khẳng định tôn giáo
ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với những hình thức tôn giáo sơ khai như đạo Vật
tổ (Tôtem), Ma thuật và Tang lễ… đây là thời kỳ tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ.

Bước sang thời kỳ đồ đá giữa, con người chuyển dần từ săn bắt, hái lượm sang
trồng trọt và chăn nuôi, các hình thức tôn giáo dân tộc ra đời với sự thiêng liêng hóa
các nguồn lợi của con người trong sản xuất và cuộc sống: thần Lúa, thần Khoai, thần
Sông… hoặc tôn thờ các biểu tượng của sự sinh sôi (thờ giống cái, hình ảnh phụ nữ,
phồn thực…), đó là các vị thần của các thị tộc Mẫu hệ. Khi đồ sắt xuất hiện, các quốc
gia dân tộc ra đời nhằm mục đích phục vụ cho sự củng cố và phát triển của dân tộc.
Tất cả các vị thần ấy còn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần ấy còn tồn tại và khi
dân tộc tiêu vong, các vị thần ấy không còn nữa.

3
Trong thời kỳ văn minh nông nghiệp, nhiều đế chế ra đời và thâu tóm vào mình
nhiều quốc gia. Do nhu cầu một tôn giáo của đế chế, những tôn giáo như Phật, Nho,
Kitô, Hồi… đã xuất hiện từ trước trở thành tôn giáo của đế chế và được chấp nhận như
một tôn giáo chính thống. Theo thời gian, do nội dung của các tôn giáo manh tính phổ
quát, không gắn chặt với một quốc gia cụ thể, với các vị thần cụ thể, với nghi thức cụ
thể của một cộng đồng tộc người, dân tộc hay địa phương nhất định nên sự bành
trướng của nó diễn ra thuận lợi, dễ dàng thích nghi với các dân tộc khác. Do vậy, dù
được phổ biến bằng cách nào (chiến tranh hay hòa bình), các tôn giáo đó đã được các
quốc gia bị lệ thuộc trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự giác tiếp nhận và trên
nền tảng của tôn giáo truyền thống, biến đổi thành tôn giáo riêng của quốc gia đó. Sự
bành trướng kiểu như vậy diễn ra trong suốt thời kỳ văn minh công nghiệp và cho đến
tận ngày nay. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng, giữa tôn giáo khu vực hay tôn giáo
thế giới vừa chung sống cạnh nhau, vừa tranh chấp xung đột nhau và không ít trường
hợp, với sự ủng hộ của các thế lực quân sự, chính trị, chiến tranh tôn giáo đã xảy ra.
Những tôn giáo như Kitô, Hồi do tính cực đoan của mình (chỉ coi chúa hay thánh của
mình là đối tượng tôn thờ duy nhất) nên ban đầu đi đến đâu cũng khó chung sống với
các tôn giáo khác đã có mặt ở đó từ trước. Còn một số tôn giáo phương Đông như
Nho, Phật thì khác, chúng chấp nhận hòa đồng với các tôn giáo bản địa, có xu hướng
trần tục nhiều hơn là thế giới bên kia.

Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một xã hội công nghiệp, xã hội này đòi
hỏi phải có một tôn giáo năng động và tự do hơn, khó chấp nhận một tổ chức, một giáo
lý với những nghi thức cứng nhắc, phức tạp. Tình trạng độc tôn của một tôn giáo trong
một quốc gia đã bắt đầu chấm dứt và chấp nhận sự đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ
đây quan niệm và sau là chính sách tự do tôn giáo ra đời, phát triển nhanh hay chậm và
thể hiện khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Những yếu tố lỗi thời được huỷ bỏ hoặc
tự thay đổi, thay thế để thích nghi. Với xu thế quốc tế hóa ngày càng gia tăng, việc mỗi
cá nhân chỉ biết đến tôn giáo của mình đã trở nên lạc hậu. Mỗi người đều rằng trên thế
gian có nhiều thánh thần, có nhiều tôn giáo. Họ bắt đầu hoài nghi và lựa chọn, thần
thánh được mang ra tranh luận, bàn cãi và làm nảy sinh xu thế thế tục hoá tôn giáo và
xu thế này ngày càng thắng thế.

4
Trong thời đại ngày nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa đang chi phối mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, sự nâng cao về trình độ học vấn và đặc biệt là những thành tựu
của khoa học và công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày càng trở nên thế tục hóa kéo
theo sự đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ đây xuất hiện các ý kiến khác nhau trong
một tôn giáo và dẫn đến sự chia rẽ trong các tôn giáo một cách có tổ chức, bùng nổ các
giáo phái và xuất hiện nhiều tôn giáo mới. Bản thân trong các tôn giáo khu vực và thế
giới cũng có những biểu hiện khác trước: số tín đồ ngày càng tăng nhưng số tín đồ
thực tế giảm, nghĩa là người ta theo đạo nhưng không hành đạo, nhiều tín đồ bỏ đạo để
theo các “đạo mới”. Trong nội bộ các tôn giáo có sự chia rẽ thành những giáo phái với
những tính chất cấp tiến, ôn hòa hoặc cực đoan.

1.3. Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo

1.3.1. Bản chất của tôn giáo

Chủ nghĩa Mác -Lênin cho rằng tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản
ánh hư ảo hiện thực khách quan.Thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiênvà
xã hộitrở thành siêu nhiên, thần bí...Ph.Ăngghen cho rằng: “... tất cả mọi tôn giáo
chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo -vào trong đầu óc của con người -của những lực
lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó
những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế ”.

Ở một cách tiếp cận khác, tôn giáo là một thực thể xã hội – các tôn giáo cụ thể
(ví dụ: Công Giáo, Tin lành, Phật giáo...), với các tiêu chí cơ bản sau: có niềm tin sâu
sắc vào đấng siêu nhiên, đấng tối cao, thần linh để tôn thờ (niềm tin tôn giáo); có hệ
thống giáo thuyết (giáo lý, giáo luật, lễ nghi) phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan,
đạo đức, lễ nghi của tôn giáo; có hệ thống cơ sở thờ tự; có tổ chức nhân sự, quản lý
điều hành việc đạo (người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp hay không
chuyên nghiệp); có hệ thống tín đồ đông đảo, những người tự nguyện t`in theo một tôn
giáo nào đó, và được tôn giáo đó thừa nhận.

Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác –Lênin khẳng định rằng: Tôn giáo
là một hiện tượng xã hội -văn hoá do con người sáng tạo ra. Con người sáng tạo ra tôn

5
giáo vì mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của
họ. Nhưng, sáng tạo ra tôn giáo, con người lại bị lệ thuộc vàotôn giáo, tuyệt đối hoá và
phục tùng tôn giáo vô điều kiện. Chủ nghĩa Mác –Lênin cũng cho rằng, sản xuất vật
chất và các quan hệ kinh tế, xét đến cùng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển
của các hình thái ý thức xã hội, trong đó có tôn giáo. Do đó, mọi quan niệm về tôn
giáo, cáctổ chức, thiết chế tôn giáo đều được sinh ra từ những hoạt động sản xuất, từ
những điều kiện sống nhất định trong xã hội và thay đổi theo những thay đổi của cơ sở
kinh tế.

Về phương diện thế giới quan, các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự
khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác -Lênin.
Mặc dù có sự khác biệt về thế giới quan, nhưng những người cộng sản với lập trường
mác xít không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng,
tôn giáo của nhân dân; ngược lại, luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
không theo tôn giáo của nhân dân. Trong những điều kiện cụ thể của xã hội, những
người cộng sản và những người có tín ngưỡng tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng một
xã hội tốt đẹp hơn ởthế giới hiện thực. Xã hội ấy chính là xã hội mà quần chúng tín đồ
cũng từng mơ ước và phản ánh nó qua một số tôn giáo.

Tôn giáo và tín ngưỡng không đồng nhất, nhưng có giao thoa nhất định. Tín
ngưỡng là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng mộ, cũng như cách thức thể hiện niềm
tin của con người trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tính thần thánh, linh
thiêng để cầu mong sự che chở, giúp đỡ. Có nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau
như: tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên; tín ngưỡng Thờ anh hùng dân tộc; tín ngưỡng Thờ
Mẫu…

Mê tín là niềm tin mê muội, viển vông, không dựa trên một cơ sở khoa học nào.
Nói cách khác là niềm tin về mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện, sự vật, hiện
tượng, nhưng thực tế không có mối liên hệ cụ thể, rõ ràng, khách quan, tất yếu, nhưng
được bao phủ bởi các yếu tố siêu nhiên, thần thánh, hư ảo. Dị đoan là sự suy đoán,
hành động một cách tùy tiện, sai lệch những điều bình thường, chuẩn mực trong cuộc
sống.

6
Mê tín dị đoan là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, thần
thánh đến mức độ mê muội, cuồng tín, dẫn đến những hành vi cực đoan, sai lệch quá
mức, trái với các giá trị văn hóa, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, xã hội và
cộng đồng.

1.3.2. Nguồn gốc của tôn giáo

Vấn đề nguồn gốc của tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng nhất của
tôn giáo học mácxít. Nhờ vạch ra được nguyên nhân xuất hiện và tồn tại của hiện
tượng nào đó mà sự giải thích nó mới mang tính khoa học. Đối với hiện tượng tôn giáo
cũng vậy.

V. I. Lênin đã gọi toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện tất yếu làm nảy sinh
niềm tin tôn giáo là những nguồn gốc của tôn giáo. Nguồn gốc đó bao gồm:

- Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo:

Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém,
con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy, họ
đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hoá những sức
mạnh đó. Đó là hình thức tồn tại đầu tiên của tôn giáo.

Khi xã hội xuất hiện những giai cấp đối kháng, bên cạnh cảm giác yếu đuối
trước sức mạnh của tự nhiên, con người lại cảm thấy bất lực trước những sức mạnh tự
phát hoặc của thế lực nào đó của xã hội. Không giải thích được nguồn gốc của sự phân
hoá giai cấp và áp bức bóc lột, tội ác, v.v., và của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi,
con người thường hướng niềm tin ảo tưởng vào "thế giới bên kia" dưới hình thức các
tôn giáo. Như vậy, sự yếu kém của trình độ phát triển lực lượng sản xuất, sự bần cùng
về kinh tế, áp bức về chính trị, thất vọng, bất lực trước những bất công xã hội là nguồn
gốc sâu xa của tôn giáo.

- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo:

7
Các nhà duy vật trước C. Mác thường nhấn mạnh về nguồn gốc nhận thức của
tôn giáo. Còn các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, lại quan tâm trước hết đến
nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác-Lênin không phủ
nhận nguồn gốc nhận thức của tôn giáo mà còn làm sáng tỏ một cách có cơ sở khoa
học nguồn gốc đó. Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự
nhiên, xã hội và bản thân mình là có giới hạn. Khoa học có nhiệm vụ từng bước khám
phá những điều chưa biết. Song, khoảng cách giữa biết và chưa biết luôn luôn tồn tại;
điều gì mà khoa học chưa giải thích được thì điều đó dễ bị tôn giáo thay thế.

Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã
hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa “biết” và “chưa
biết” vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều đó thường
được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo. Ngay cả những vấn đề đã được khoa
học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức đầy đủ, thì đây
vẫn là điều kiện,là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển.Thực chất nguồn
gốc nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của
nhận thức con người, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần thánh.

- Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo:

Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm "sự sợ hãi sinh ra thần linh".
V.I. Lênin tán thành và phân tích thêm: sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản..., sự
phá sản "đột ngột", "bất ngờ", "ngẫu nhiên", làm họ bị diệt vong..., dồn họ vào cảnh
chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.

Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong những lúc ốm đau,
bệnh tật; ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốn được bình yên khi
làm một việc lớn (ví dụ: ma chay, cưới xin, làm nhà, khởi đầu sự nghiệp
kinh doanh...), con người cũng dễ tìm đến với tôn giáo. Thậm chí cả những tình cảm
tích cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những người có công với
nước, với dân cũng dễ dẫn con người đến với tôn giáo (ví dụ: thờ các anh hùng dân
tộc, thờ các thành hoàng làng...)

8
Ngoài sự sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo
làm nảy sinh những tình cảm như lòng biết ơn, sự kính trọng, tình yêu trong quan hệ
giữa con người với tự nhiên và con người với con người. Đó là những giá trị tích cực
của tín ngưỡng, tôn giáo.

Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,
góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi,
vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận. Vì thế, dù chỉ là hạnh phúc hư ảo,
nhưng nhiều người vẫn tin, vẫn bám víu vào. C. Mác đã nói, tôn giáo là trái tim của
thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái xã hội không
có tinh thần.

1.4. Tính chất của tôn giáo

1.4.1. Tính chất lịch sử của tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nghĩa là nó có sự hình thành,
tồn tại và phát triển và có khả năng biến đổi trong những giai đoạn lịch sử nhất định để
thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội. Khi các điều kiện kinh tế – xã hội, lịch
sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo. Trong quá trình vận động của các tôn
giáo, chính các điều kiện kinh tế –xã hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo bị
phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau.

Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù tôn giáo còn tồn tại lâu dài, nhưng nó
chỉ là một phạm trù lịch sử. Tôn giáo không phải xuất hiện cùng với sự xuất hiện của
con người. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt
tới một mức độ nhất định. Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng thời kỳ của
lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại
đó. Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo. Đến một giai đoạn
lịch sử, khi những nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo bị loại bỏ, khoa học và giáo dục giúp
cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên
và xã hội thì tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội và cả trong
nhận thức, niềm tin của mỗi con người. Đương nhiên, để đi đến trình độ đó sẽ còn là
một quá trình phát triển rất lâu dài của xã hội loài người.

9
1.4.2. Tính quần chúng của tôn giáo

Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ các
tôn giáo. Hiện nay tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới
(nếu chỉ tính các tôn giáo lớn, đã có tới từ 1/3 đến 1/2 dân số thế giới chịu ảnh hưởng
của tôn giáo). Mặt khác, tính quần chúng của tôn giáo còn thể hiện ở chỗ các tôn giáo
là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động.
Dù tôn giáo hướng con người niềm tin vào hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song
nó luôn luôn phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình
đẳng, bác ái... Bởi vì, tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện. Vì
vậy, còn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội tin theo.

1.4.3. Tính chính trị của tôn giáo

Trong xã hội không có giai cấp, tôn giáo chưa mang tính chính trị. Tính chất
chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt về
lợi ích, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình. Tính
chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác
biệt, sự đối kháng về lợi íchgiai cấp. Trước hết, do tôn giáo là sản phẩm của những
điều kiện kinh tế -xã hội, phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp khác nhau
trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nên tôn giáo mang tính chính trị. Mặt
khác, khi các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích giai
cấp mình, chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ xã hội, tôn giáo mang tính chính
trị tiêu cực, phản tiến bộ.

Vì vậy, cần nhận rõ rằng, đa số quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thoả
mãn nhu cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị –
xã hội lợi dụng thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ.

Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ
thể hiện tính tự phát trong nhân dân, mỗi địa phương, mỗi quốc gia... mà còn có tổ
chức ngày càng chặt chẽ, rộng lớn ngoài phạm vi địa phương, quốc gia - đó là nhiều tổ
chức quốc tế của các tôn giáo với vai trò, thế lực không nhỏ trên toàn cầu và với những

10
trang bị hiện đại tác động không chỉ trong lĩnh vực tư tưởng, tâm lý... mà cả trong
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, cần nhận rõ rằng: đa số quần chúng tín đồ
đến với tôn giáo nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và
đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợi dụng cho thực hiện mục đích ngoài tôn giáo
của họ.

1.5. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội
Một là, giải quyết những vấn đề phát sinh từ tôn giáo trong đời sống xã hội
phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Chủ nghĩa Mác – Lenin và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau về thế giới
quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy, khắc
phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã
hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Hai là, tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân

Khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân thì
nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và
không tín ngưỡng của mọi công dân. Công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều
bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.

Bất kỳ ai cũng có quyền theo một tôn giáo mình thích hoặc không theo tôn giáo
nào; bỏ đạo, theo đạo, chuyển đạo trong khuôn khổ pháp luật là quyền của mọi người
Cần phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm
quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.

Ba là, thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo với những người không có
tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết những người theo tôn giáo với những người
không theo tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nghiêm cấm
mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.

Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo

Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa, khắc phục mặt này là việc làm thường xuyên, lâu dài. Mặt chính trị là sự lợi

11
dụng tôn giáo của những phần tử phản động nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng, sự
nghiệp chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn
giáo là nhiệm vụ thường xuyên, vừa phải khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thận trọng
và phải có sách lược với thực tế.

Năm là, phải có quan điểm lịch sử – cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo

Phải nhìn nhận vai trò tác động của tôn giáo tới đời sống xã hội trong thời kì
lịch sử khác nhau là có thể rất khác. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo
dân về các lĩnh vực, các vấn đề của xã hội có sự khác biệt. Bởi vậy mối quan hệ với
tôn giáo cũng cần phải rất linh hoạt và mềm dẻo, có những thời điểm phải biết sử dụng
tôn giáo như một thứ vũ khí lợi hại để chống lại kẻ thù chung của cả dân tộc.

CHƯƠNG 2: TÔN GIÁO TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA


XÃ HỘI

2.1. Tình hình và đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc cũng là quốc gia đa
tôn giáo. Mỗi tôn giáo có lịch sử hình thành, du nhập, số lượng tín đồ, chức sắc, cơ sở
thờ tự, vị trí, vai trò xã hội và đặc điểm khác nhau, đó là do nước ta nằm giữa ngã ba
Đông Nam Châu á, là nơi giao lưu giữa các luồng tư tưởng, văn hoá khác nhau, có địa
hình phong phú đa dạng, lại ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi vừa đe
doạ cộng đồng người sống ở đây. Do đó thường nãy sinh tâm lý sợ hãi, nhờ cậy vào
lực lượng tự nhiên. Việt Nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, lại
kề bên hai nền văn minh lớn của loài người là Trung Hoa và Ấn Độ, nên tín ngưỡng,
tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh này

Từ đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá đã tác động sâu sắc đến tín
ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, làm cho tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam có những đặc
điểm sau:

Một là, Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo
khác nhau đang tồn tại. Đó là do điều kiện địa lý nước ta thuận lợi cho việc giao lưu
của nhiều luồng tư tưởng, văn hoá khu vực và thế giới, lại chịu ảnh hưởng của hai
nền văn minh lớn của thế giới là Trung Hoa và Ấn Độ. Nước ta có nhiều dân tộc cư

12
trú (54 dân tộc) ở nhiều khu vực khác nhau, với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối
sống, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Hơn nữa, bản tính người Việt luôn
cởi mở, khoan dung nên cùng một lúc họ có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín
ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Từ những hình thức tôn giáo tín ngưỡng sơ khai đến
hiện đại, từ tôn giáo phương Đông cổ đại đến phương Tây cận, hiện đại, tất cả đã và
đang cùng tồn tại bên cạnh tín ngưỡng dân gian, bản địa của nhiều dân tộc, bộ tộc
khác nhau.
Hai là, tính đan xen, hoà đồng, khoan dung của tín ngưỡng, tôn giáo Việt
Nam. Điều đó được biểu hiện trên điện thờ của một số tôn giáo có sự hiện diện của
một số vị thần, thánh, tiên, phật... của nhiều tôn giáo. Đối với người Việt Nam, rất
khó xác định tiêu chuẩn tôn giáo của họ. Người ta không chỉ thờ phụng ở đình,
chùa, am, miếu, ma còn khấn vái “tứ phương”, kể cả những gốc cây, mô đất, khúc
song. Về phía giáo sĩ: ở Việt Nam có nhiều tăng ni, phật tử thông thạo giáo lý Phật
giáo, đồng thời cũng triết thuyết Khổng Mạnh và nghiên cứu cả đạo giáo. Giáo lý
cùa các tôn giáo lớn ở Việt Nam có không ít những điều khác biệt và trong lịch sử
đã xuất hiện những mâu thuẩn nhất định, nhưng nhìn chung, chưa có sự đối đầu dẫn
đến chiến tranh tôn giáo. Tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam là hòa đồng, đan xen, hỗ
trợ lẫn nhau.Truyền thống “Tam giáo đồng nguyên”, “Ngũ chi hợp nhất” được kết
tinh trong đạo Cao đài. Những tôn giáo độc thần như : Công Giáo, Tin Lành, Hồi
Giáo du nhập vào nước ta cũng như tôn giáo nội sinh như: Cao Đài, Hòa Hảo ít
nhiều đều có tính đan xen, hòa đồng dung hợp với nhau với tín ngưỡng bản địa.

Ba là, yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Lịch sử
Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm, người phụ nữ có vai trò quan trọng trong xã
hội không chỉ vì họ gánh vác công việc nặng nề thay chồng nuôi con ở hậu phương
mà còn xông pha trận mạc. Ở nước ta, dù mẫu quyền được thay thế bởi phụ quyền
từ lâu, nhưng tàn dư chế độ này còn kéo dài dai dẵng đến tận ngày nay. Hơn nữa, ở
một xứ sở thuộc nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, vốn coi trọng yếu tố
âm-đất-mẹ, người mẹ biểu tượng cho ước muốn phong đăng, phồn thực; hình tượng
của sự sinh sôi, nảy nở, sự trường tôn của giống nòi, sự bao dung của lòng đất. Vì
vậy, một trong những đặc điểm đáng quan tâm trong tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam

13
là truyền thống tôn thờ yếu tố nữ.

Bốn là, thần thánh hoá những người có công với gia đình, làng, nước. Con
người Việt Nam vốn có yêu nước, trọng tình “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ
người trồng cây” nên tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam cũng thấm đượm tinh thần ấy.
Từ xưa, ở Việt Nam đã hình thành 3 cộng đồng gắn bó với nhau là gia đình, làng
xóm và quốc gia. Gia đình là tế bào của xã hội, dù nghèo hay giàu, song nhà nào
cũng có bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất. Làng xóm có cơ
cấu, thiết chế rất chặt chẽ. Mỗi làng có phong tục, lối sống riêng. Trong phạm vi
làng xã từ lâu đã hình thành tục thờ cúng thần địa phương và việc thờ cúng này trở
nên phổ biến ở nhiều tộc người. Những người có công với gia đình, làng xóm, đất
nước đều được người Việt Nam tôn vinh, sùng kính.

Năm là, tín đồ các tôn giáo Việt Nam hầu hết là nông dân lao động. Nước ta
là nước nông nghiệp, nông dân chiếm tỷ lệ rất lớn, nên tín đồ hầu hết là nông dân.
Nhìn chung, tín đồ các tôn giáo Việt Nam hiểu giáo lý không sâu sắc nhưng lại
chăm chỉ thực hiện những nghi lễ tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng tín ngưỡng một
cách nhiệt tâm.

Sáu là, Một số tôn giáo bị các thế lực thù địch phản động trong và ngoài
nước lợi dụng vì mục đích chính trị. Tôn giáo nào cũng có 2 mặt: nhận thức tư
tưởng và chính trị. Chính vì vậy, tuy mức độ có khác nhau, nhưng giai đoạn lịch sử
nào thì các giai cấp thống trị, bóc lột vẫn sử dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn
giáo. Các thế lực trong và ngoài nước đang âm mưu sử dụng ngọn cờ nhân quyền
gắn với tôn giáo nhằm sớm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì vậy, một mặt
phải đáp ứng đúng như cầu tín ngưỡng chính đáng của nhân dân, mặt khác phải
luôn cảnh giác với âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch.

Bảy là, hoạt động tôn giáo trong những năm gần đây có biểu hiện mang tính
chất thị trường. Những năm qua, nhờ có công cuộc đổi mới mà đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân được nâng cao nhưng cũng kéo theo những hoạt động của
các tôn giáo sôi nổi hơn trước, việc xây mới, sửa chữa cơ sở thờ tự diễn ra khó kiểm
soát. Hiện tượng “buôn thần, ban thánh” có dấu hiệu bùng phát làm tiêu tốn tiền

14
bạc, thời gian, sức khoẻ của nhân dân. Hiện nay đã xuất hiện một số chức sắc, tín
đồ các tôn giáo có biểu hiện suy thoái đạo đức, lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền
mê tín-dị đoan, kiếm tiền bất chính.
2.2. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, chúng ta đã có 5 năm thực hiện Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về công tác tôn giáo và chính
sách tôn giáo, do có sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
nên công tác tôn giáo đã đạt được những kết quả trên nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội. Có được những kết quả có ý nghĩa lịch sử đó là do nhiều nguyên nhân: nhờ
Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; tiếp tục
đổi mới trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nhờ có
sự đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới về chính sách đối với tôn giáo phù hợp;
nhờ có sự quan tâm đến lợi ích của nhân dân, biết dựa vào dân, để phát huy sức
mạnh của toàn dân, trong đó có hơn 20 triệu đồng bào theo đạo; nhờ biết khai thác
nội lực và ngoại lực, biết kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh
thời đại.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI, vấn đề tôn giáo được đề cập trong mục X: “Phát huy
sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc”, trong đó Đảng ta khẳng định: "Tiếp tục hoàn
thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của
Đảng. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên
các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích
cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các
tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được
Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật”. Như vậy, chúng ta thực hiện
nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
không theo tôn giáo của công dân. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo
pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Hơn ai hết, đồng bào các tôn giáo Việt Nam
hiểu rất rõ rằng “Tổ quốc có độc lập, tôn giáo mới tự do”. Đạo và đời ngày càng
gắn bó, “Tốt đời đẹp đạo” là mục tiêu và cũng là đạo lý của tất cả các tôn giáo ở
Việt Nam.

15
Nhờ có chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta và việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật Nhà nước của những người có đạo
và không có đạo, của các tổ chức tôn giáo, nên hoạt động của các tôn giáo trong
những năm qua cơ bản tuân thủ đúng pháp luật; phần lớn chức sắc, tín đồ của các
tôn giáo tin tưởng và thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo thực hiện khá nghiêm túc việc đăng ký lịch
sinh hoạt tôn giáo hằng năm; các chức sắc, phật tử tích cực tham gia các phong trào
do chính quyền các cấp phát động, như: xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình
văn hóa, cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, đấu tranh ngăn ngừa các tệ nạn xã hội,... góp
phần vào thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhờ có chính sách tôn giáo đúng đắn của
Đảng và Nhà nước ta, hầu hết các cơ sở thờ tự của các tôn giáo đều được sửa chữa,
tu bổ lại. Những cơ sở thờ tự được xếp hạng di tích - lịch sử văn hóa được tôn tạo,
bảo vệ. Các hộ dân lấn chiếm di tích đã được các địa phương và Nhà nước cấp kinh
phí để di dời. Nhờ phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, rất nhiều cơ sở
tôn giáo được thay đổi, trở thành các điểm sinh hoạt văn hóa sôi động, hình thành
các điểm giao lưu của tín đồ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình hình tôn giáo vẫn nổi lên một số vấn đề đáng
quan tâm. Những năm gần đây, được sự dung dưỡng của các thế lực thù địch nước
ngoài, một số phần tử phản động đội lốt tôn giáo lấy cớ hoạt động tôn giáo để nhen
nhóm các tổ chức phản cách mạng, tập hợp lực lượng phản động, tổ chức tán phát
tài liệu chống Đảng và Nhà nước ta; lôi kéo, kích động quần chúng tín đồ trong
vùng đồng bào theo đạo gây áp lực, đòi yêu sách, gây rối an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội trên diện rộng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, làm cho tình
hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa phương có lúc rất căng
thẳng. Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, tôn giáo vốn rất nhạy cảm và phức tạp này,
đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương cần triển khai tốt việc thực hiện Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, trong đó theo chúng tôi để quán triêt
sâu sắc hơn nữa việc thực hiện các mục tiêu quan điểm của Đảng về chính sách tôn
giáo trong tình hình mới cần tiến hành một số giải pháp sau:

16
Một là, nắm vững và thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo theo đúng
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta; tích cực nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với công tác tôn
giáo trong tình hình mới.

Hai là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hiện chính sách tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, tự do không tín ngưỡng, tôn giáo với chính sách đại đoàn kết dân
tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Ba là, tích cực chăm lo xây dựng củng cố hệ thống chính trị các cấp, nhất là
ở cơ sở vững mạnh về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
2.3. Chính sách của nhà nước Việt Nam và các hoạt động của tôn giáo trong giai
đoạn chống dịch covid

2.3.1. Chính sách của nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trong giai đoạn chống
dịch covid vừa qua

Ở Việt Nam, đại dịch đã làm thay đổi căn bản các hoạt động tôn giáo. Trước đại
dịch tín đồ thực hiện nhu cầu tôn giáo một cách thường xuyên ở phạm vi gia đình, cơ
sở tôn giáo. Tín đồ được bày tỏ đức tin, được chức sắc, chức việc, nhà tu hành hướng
dẫn thực hiện các nghi lễ tôn giáo, được thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Tín đồ đến cơ sở
tôn giáo còn để giao lưu văn hóa, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, là nơi
mà mọi thông tin về cộng đồng làng, xã, đất nước được chia sẻ và tiếp nhận. Tuy
nhiên, trong đại dịch thì sự tập trung hàng trăm, hàng nghìn người tại các cơ sở tín
ngưỡng, tôn giáo là một hiểm họa khôn lường nếu có tín đồ nhiễm bệnh.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và
UBND các tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều văn bản về việc tăng cường phòng,
chống lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Liên
quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, ngày
4/6/2021 Ban Tôn giáo Chính phủ có văn bản số 674/TGCP-VP gửi lãnh đạo các tổ
chức tôn giáo đề nghị tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-
19 tại các cơ sở tôn giáo trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh đến việc: tạm dừng

17
mọi sinh hoạt tôn giáo tôn giáo tập trung; với các cơ sở, điểm nhóm có người nghi
nhiễm, cần phối hợp với các cấp chính quyền để truy vết dịch tễ, khai báo lịch trình di
chuyển, thực hiện cách ly theo quy định; cập nhật thông tin và phổ biến công tác
phòng, chống dịch cho tín đồ; nghiêm túc thực hiện việc khai báo y tế online trên
tokhaiyte.vn và phát huy tinh thần bác ái của các tôn giáo, đồng hành với chính quyền
trong công tác phòng, chống dịch và vận động đóng góp, ủng hộ “Quỹ vaccine phòng
COVID-19” do Thủ tướng Chính phủ thành lập.

Trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế, Ban Tôn giáo Chính
phủ đã làm việc với lãnh đạo các tổ chức tôn giáo về việc triển khai công tác phòng
chống dịch bệnh COVID-19, giao nhiệm vụ cho các vụ chuyên môn thuộc Ban phối
hợp với các tổ chức tôn giáo để nắm tình hình phòng chống dịch trong các tôn giáo,
ban hành văn bản yêu cầu Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố trong cả nước nắm tình
hình, hướng dẫn các cơ sở tôn giáo trên địa bàn thực hiện tốt công tác phòng chống
dịch.

Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã 2 lần tổ chức Lễ
xuất quân cho các vị tăng ni, phật tử cùng chức sắc, tu sĩ của Công giáo và đạo Tin
Lành đăng ký là tình nguyện viên xung phong lên tuyến đầu chống dịch tại Bệnh viện
Hồi sức chuyên sâu COVID-19 (214 người), Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị
COVID-19 số 10 (45 người), Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 12
(40 người) và Bệnh viện Nhân dân Gia Định....Đến nay, cả nước đã có gần 1.000 tăng
ni, cư sĩ, phật tử tham gia tuyến đầu phòng dịch.

2.3.2. Tôn giáo và các hoạt động của tôn giáo theo chính sách của nhà nước Việt
Nam trong thời kỳ chống dịch covid vừa qua

Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ chống dịch covid:

Trước sự bùng phát kéo dài và nguy hiểm của đợt dịch thứ 4, Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, tiếp tục nêu cao tinh thần phòng chống dịch trước diễn biến phức tạp của
biến thể mới. Trong Mùa Vu lan Báo hiếu, Hội đồng Trị sự giáo hội Phật giáo Việt
Nam tiếp tục ban hành Thông bạch số 193/TB-HĐTS ngày 03/8/2021 về việc Đại lễ
Vu lan Báo hiếu PL.2565 - DL.2021, trong đó yêu cầu tăng ni, phật tử tiếp tục thực

18
hiện cấm túc, ai ở đâu ở đó, không tổ chức Đại lễ Vu Lan tập trung đông người,
chuyển sang tổ chức theo hình thức sinh hoạt trực tuyến online…

Cho đến nay, Giáo hội đã vận động và mua 10 Máy thở đa năng với tổng trị
giá 6,7 tỷ đồng trao tặng cho thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An.
Tăng, Ni Phật tử cả nước đã và tiếp tục đóng góp tiền, nhu yếu phẩm để hỗ trợ người
dân. Giáo hội cũng đã có văn bản gửi chính quyền đề nghị sử dụng một số cơ sở tự
viện làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly cho tăng ni như tại Trà Vinh, khu cách ly tập
trung số 3 được đặt tại Trường Trung cấp Pali-Khmer để tiếp nhận cách ly y tế tập
trung đối với chức sắc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh, Chùa Ích Minh tỉnh Bắc Giang,
Chùa Hội Khánh tỉnh Bình Dương…Tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có 690 tăng, ni,
phật tử tình nguyện tham gia các hoạt động hỗ trợ cho lực lượng chức năng chăm sóc
bệnh nhân tại các bệnh viện dã chiến trên địa bàn. Những đóng góp trên vừa là tấm
lòng hảo tâm của chức sắc, nhà tu hành và tín đồ Phật giáo trong cả nước, nhưng cũng
là trách nhiệm xã hội của Phật giáo với đất nước, dân tộc.

Để góp phần chia sẻ những khó khăn với các chiến sĩ, bệnh nhân đang ngày đêm
chống dịch, trong những ngày, tháng qua nhiều số chùa, cơ sở thờ tự thuộc giáo hội
Phật giáo Việt Nam Việt Nam đã đồng lòng hưởng ứng phong trào “Bữa cơm yêu
thương trong vùng tâm dịch” với mong muốn nấu những bữa cơm mang tới phục vụ
tới các bệnh viện dã chiến, cơ sở cách ly phòng, chống dịch Covid-19. Theo thống kê
chưa đầy đủ, bình quân mỗi ngày có hàng chục nghìn xuất cơm do Ban Trị sự hoặc các
chùa công đức tới các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tại Tp. Hồ Chí Minh (chùa Vĩnh
Nghiêm mỗi ngày phục vụ từ 10.000 đến 20.000 suất; chùa Tường Nguyên mỗi ngày
chăm sóc hơn 20.000 suất ăn phục vụ các bệnh viện dã chiến,…).

Cùng với đó, nhằm góp phần làm giảm áp lực cho các bệnh viện, trung tâm điều
trị Covid-19, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khuyến khích các chùa, tự viện phát huy
tinh thần “Hộ quốc an dân” tích cực phát tâm đăng ký, đề nghị chính quyền sở tại sử
dụng chùa, cơ sở tự viện làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly thông qua phong trào
“Dùng chùa, cơ sở tự viện làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly phòng chống dịch
COVID-19”. Theo đó, các chùa, cơ sở tự viện đăng ký nhận tro cốt của người chết do
dịch Covid-19 và tổ chức cầu siêu cho các vong linh của những người tử vong do đại

19
dịch Covid-19; đồng thời đưa các nội dung tuyên truyền, khuyến cáo của Bộ Y tế về
dịch Covid-19 thành các chuyên đề kết hợp trong các bài giảng trực tuyến, online,
thuyết pháp trên các phương tiện truyền thông; đẩy mạnh việc tuyên truyền trong tín
đồ, phật tử, cảnh giác với các thông tin giả, thông tin không chính xác, mê tín dị đoan
về dịch bệnh…

Giáo hội Công giáo Việt Nam trong thời kỳ chống dịch covid:

Giáo hội Công giáo cũng đã có sáng kiến xây dựng mô hình “Siêu thị mini 0
đồng”. Mô hình hoạt động thiết thực, hiệu quả góp phần giảm tải những khó khăn cho
đồng bào trong mùa dịch. Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phối hợp
cùng Ủy ban MTTQ Thành phố Hồ Chí Minh 2 lần tổ chức Lễ xuất quân tiễn các linh
mục, tu sĩ, tín đồ xung phong là tình nguyện viên lên tuyến đầu chống dịch, phục vụ
bệnh nhân nhiễm Covid-19; tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện phát quà, nhu yếu
phẩm phục vụ người nghèo; thăm hỏi bệnh nhân, tu sĩ phục vụ tại các bệnh viện điều
trị Covid-19...Những nghĩa cử và hành động cao đẹp của các chức sắc Công giáo đã
làm ấm lòng giáo dân, góp phần vận động giáo dân thực hiện nghiêm các quy định của
Chính phủ, ngành y tê về phòng, chống dịch.

Cùng với đó, các Tòa Giám mục cũng quan tâm, kêu gọi các linh mục, tu sĩ và
tín đồ phát huy tinh thần chia sẻ và chung tay tham gia các hoạt động thiện nguyện
trong công tác phòng, chống dịch Covid -19. Cụ thể, ngày 22/7/2021, gần 200 linh
mục, tu sĩ đã tình nguyện lên đường vào các bệnh viện dã chiến -nơi điều trị bệnh nhân
bị nhiễm Covid-19 để chung tay góp sức với ngành y tế nơi tuyến đầu chống dịch và
chăm sóc các bệnh nhân. Tiếp sau đó, ngày 11/8/2021, 70 tình nguyện viên là các chức
sắc, tu sĩ, tín đồ Công giáo tham gia hỗ trợ công tác điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã
chiến thu dung, điều trị Covid-19 số 12 (62 người) và Bệnh viện Nhân dân Gia Định
(8 người). Tất cả các tình nguyện viên đều đã trải qua khóa học tập huấn kiến thức, kỹ
năng y tế trong môi trường có bệnh nhân mắc Covid-19; đã được tiêm vắc xin phòng
Covid-19 và có kết quả âm tính xét nghiệm RT- PCR trước khi lên đường.

Các giáo hội và họ đạo khác trong thời kỳ chống dịch covid:

Ban Đại diện Hội thánh Cao Đài Tây Ninh cùng Ban Cai quản các họ đạo nằm
trên địa bàn huyện Châu Thành tổ chức đoàn đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ những

20
khó khăn vất vả và tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ tại 34 điểm
chốt thuộc 3 đồn Biên phòng của Bộ đội biên phòng Tây Ninh.

Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên thành lập tổ nấu nước chanh để chuyển đến khu
cách ly, các chốt kiểm dịch và các bệnh viện dã chiến. Mỗi ngày nấu 500 lít nước
chanh đậm đặc để pha được 1000 lít nước uống phục vụ cho các chiến sỹ, bệnh nhân
trong một số khu cách ly, bệnh viện dã chiến.

KẾT LUẬN

Vấn đề tôn giáo trên thế giới hiện nay đang là một vấn đề nóng, không chỉ riêng
đối với chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế việc giải quyết các vấn đề tôn giáo cần phải
được đặt ra như là một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải có những phương pháp giải quyết
đúng đắn. Chủ nghĩa Mac – Lênin đã chỉ ra rằng: “chỉ những kẻ ngu ngốc mới tuyên
chiến với tôn giáo”. Như vậy có nghĩa là trong công tác tôn giáo thì tuyệt đối không
bao giờ được dung vũ lực để giải quyết các vấn đề đặt ra mà phải dung tổng hợp các
biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội mà nồng cốt là các công tác vận động quần chúng.
Có thể nói, các nước Xã Hội Chủ Nghĩa chưa bao giờ chống lại tôn giáo mà chỉ thực
hiện các chính sách để chống lại những kẻ lợi dụng tôn giáo nhằm mục đích chính trị
phản động. Chỉ có quán triệt sâu sắc và toàn diện nội dung quan điểm trên đồng thời
vận dụng linh hoạt khoa học vào thực tiễn thì ta mới có thể đấu tranh có hiệu quả với
hoạt động lợi dụng tôn giáo để xâm phạm đến an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc an
ninh quốc gia trên lĩnh vực tôn giáo. Với không gian nhỏ hẹp của một đề tài tiểu luận
nhóm chúng em đã cố gắn chỉ ra những nét chung nhất về tình hình tôn giáo đang diễn
ra ở Việt Nam trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đông thời đưa ra phương
hướng và biện pháp giải quyết các vấn đề. Tuy đã cố gắng nghiên cứu, song chắc chắn
tiểu luận còn rất nhiều thiếu sót, chung em rất mong được giảng viên hướng dẫn góp ý,
chỉ bảo thêm để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân
thành cảm ơn.

21
PHỤ LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM

Nội dung thực hiện Sinh viên thực hiện Nhóm tự đánh
giá mức độ hoàn
thành
(Tốt / Khá /
Kém)
PHẦN MỞ ĐẦU
Nội dung 1: Lý do chọn đề Nguyễn Quốc Trí Tốt
tài, mục tiêu và phương pháp
nghiên cứu, in tiểu luận
PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nội dung 1: Khái niệm giai Nguyễn Phước Toàn Tốt
cấp công nhân. Nguyễn Hoàng Vinh
Nguyễn Quốc Trí
Nội dung 2: Những điều kiện Nguyễn Lê Nam Tốt
để giai cấp công nhân thực Quách Duy Cường
hiện sứ mệnh lịch sử. Nguyễn Trần Hữu Thắng
Nguyễn Quang Lãm

22
PHẦN KẾT LUẬN
Viết kết luận Nguyễn Quốc Trí Tốt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. TS. Hoàng Chí Bảo (Chủ biên) (2019), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội
khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội.
2. Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhà xuất bản Giáo Dục 2000.
3. Ban tôn giáo chính phủ. Tập văn bản về tổ chức và đường hướng hành
đạo của các tôn giáo tại Việt Nam. Nhà xuất bản Tôn giáo. Hà Nội 2003.
4. Lê Huy Nam, Nguyễn Thị Minh Huế, Bùi Thị Thu Thanh, Tuyên giáo
tạp chí truyền thông của ban Trung ương, Hướng dẫn chi tiết chuyên đề
“Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo”, được truy tập tại
https://tuyengiao.vn/tu-lieu/huong-dan-chi-dao/huong-dan-chi-tiet-
chuyen-de-van-de-ton-giao-va-chinh-sach-ton-giao-105827, ngày
18/10/2021.
5. TS. Nguyễn Trọng Tuấn - Học viện Kỹ thuật quân sự, Vấn đề tôn giáo,
tín ngưỡng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo tinh thần của
Đại hội XIPGS, được truy cập tại
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-
thieu-van-kien-dang/van-de-ton-giao-tin-nguong-trong-thoi-ky-qua-do-
len-chu-nghia-xa-hoi-theo-tinh-than-cua-dai-hoi-xipgs-ts-nguyen-830,
ngày 18/10/2021.
6. Mai Lan, Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày
29/5/2020 của Chính phủ, được truy cập tại,

23
https://dangcongsan.vn/phong-chong-dich-covid-19/ton-giao-dong-hanh-
voi-dan-toc-trong-cuoc-chien-chong-dai-dich-589642.html, ngày
19/10/2021.

7. Hương Diệp, Các tôn giáo chung tay cùng Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt
Nam trong phòng, chống và đẩy lùi đại dịch, truy cập tại
http://m.mattran.org.vn/hoat-dong/cac-ton-giao-chung-tay-cung-dang-
nha-nuoc-mttq-viet-nam-trong-phong-chong-va-day-lui-dai-dich-
39413.html#ref-https://www.google.com/, ngày 19/10/2021.

8. Nguyễn Xuân Trung , Giải quyết vấn đề tôn giáo trong sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc – TS, được truy cập tại link
https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/giai-quyet-van-de-ton-giao-trong-
suc-manh-dai-doan-ket-dan-toc-256014, ngày 21/10/2021.
9. Tràng An, Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo,
được truy cập tại link http://thanhtravietnam.vn/dan-toc-ton-giao/quan-
diem-chinh-sach-cua-dang-nha-nuoc-doi-voi-ton-giao-196640, ngày
21/10/2021

24
25

You might also like