You are on page 1of 35

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

------

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI

LẠM PHÁT TẠI CÁC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Lam

Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 lớp KTVM – KTQT49C1

Hà Nội, ngày 4/12/2022

1
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

------

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI

LẠM PHÁT TẠI CÁC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Lam

Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 lớp KTVM - KTQT49C1

Bùi Thị Mai Vi

Hoàng Trung Hiếu

Nguyễn Khánh Duy Anh

Lê Hoàng Minh

Nguyễn Dương Uyên Nhi

Trần Thị Ngọc Minh

Phạm Thị Như Quỳnh

Hà Nội, ngày 4/12/2022

2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................3

DANH MỤC VIẾT TẮT......................................................................................4

DANH MỤC HÌNH ẢNH.....................................................................................5

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH VIỆC CỦA THÀNH VIÊN NHÓM 7. 6

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................9

1.1. Khái niệm lạm phát......................................................................9

1.2. Phân loại lạm phát........................................................................9

1.2.1. Lạm phát vừa phải..................................................................9

1.2.2. Lạm phát phi mã.....................................................................9

1.2.3. Siêu lạm phát.........................................................................10

1.3. Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát............................................11

1.3.1. Lạm phát do cầu kéo.............................................................11

1.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy........................................................13

1.3.3. Lạm phát do chính sách tiền tệ.............................................14

1.4. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế...................................15

1.4.1. Tác động tiêu cực..................................................................15

1.4.2. Tác động tích cực..................................................................16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG


CỦA LẠM PHÁT ĐẾN CÁC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN................................18

2.1. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở CANADA........................................18

2.1.1. Thực trạng..............................................................................18

2.1.2. Nguyên nhân..........................................................................19


1
2.1.3. Ảnh hưởng..............................................................................19

2.2. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở NHẬT BẢN....................................21

2.2.1. Thực trạng...............................................................................21

2.2.2. Nguyên nhân...........................................................................23

2.2.3. Ảnh hưởng..............................................................................23

2.3. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở THỤY ĐIỂN...................................24

2.3.1. Thực trạng...............................................................................24

2.3.2. Nguyên nhân...........................................................................26

2.3.3. Ảnh hưởng..............................................................................27

2.4. Liên hệ Việt Nam:..........................................................................30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................31

2
LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài tiểu luận này này, chúng em đã nhận
được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ các thầy, cô trong
khoa Kinh Tế Quốc Tế. Đề tài tiểu luận này được hoàn thành dựa trên sự tham
khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo
chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học từ trong nước cho tới quốc
tế,… Đặc biệt hơn nữa là có sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ
phía gia đình, bạn bè và các thầy cô.

Hơn hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô - Nguyễn Thị
Thanh Lam là người trực tiếp hướng dẫn đã luôn dành nhiều thời gian, công sức
hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề
tài tiểu luận này.

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài tiểu luận này không tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng em kính mong quý thầy cô, bạn bè, gia đình sẽ tiếp tục
có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa
xin trân trọng cảm ơn!

3
DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Ý nghĩa Chú thích

1 IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế


2 i Lãi suất thực tế
3 y Sản lượng thực tế
4 M Lượng tiền danh nghĩa

5 CPIF Lãi suất cố định


6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội

7 CPI Chỉ số giá tiêu dùng

8 EU Liên minh Châu Âu


9 BoC Ngân hàng Trung ương Canada
10 BoJ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
11 FED Cục dự trữ liên bang Mỹ

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH

STT Hình ảnh Chú thích Nguồn

1 Hình 1.2.3 Những đất nước đã GiangBLOG.com


trải qua siêu lạm phát
trên thế giới

2 Hình 1.3.1 Biểu đồ lạm phát do Luanvan99


cầu kéo (Biểu đồ
Kennes)

3 Hình 1.3.2 Biểu đồ lạm phát do Luanvan99


chi phí đẩy

4 Hình Biểu đồ so sánh tỉ lệ Statistic Sweden


lạm phát trong các
2.3.1a tháng trong năm 2022
của Thụy Điển
5 Hình Biểu đồ so sánh tỉ lệ Statistic Sweden
lạm phát qua các năm
2.3.1b kể từ trước năm 2000
của Thụy Điển
6 Hình 2.3.2 Hình ảnh đường ống Sức khỏe đời sống
Nord Stream

7 Hình 2.3.3 Hình ảnh nhà máy Watrec.Ltd


biogas tại Thụy Điển

5
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH VIỆC CỦA THÀNH VIÊN
NHÓM 7

STT Họ và tên Công việc được giao Mức độ


hoàn
thành
1 Bùi Thị Mai Vi Phân chia công việc 100%
( Nhóm trưởng) Nội dung
Thiết kế powerpoint thuyết trình.
Hoàn thành tiểu luận
Thuyết trình
2 Hoàng Trung Hiếu Nội dung 92.33%

3 Trần Thị Ngọc Minh Nội dung 100%


Thuyết trình
4 Nguyễn Khánh Duy Anh Nội dung 95.33%
Thuyết trình
5 PhạmThị Như Quỳnh Hoàn thành tiểu luận 92.33%
6 Nguyễn Dương Uyên Nhi Nội dung 96.33%
Thuyết trình
7 Lê Hoàng Minh Hoàn thành tiểu luận 92.33%

6
PHẦN MỞ ĐẦU

1.  Lý do chọn đề tài

Tình trạng lạm phát để lại những tác động rất lớn đến đời sống nhân dân,
các doanh nghiệp và rộng hơn nữa là đến sự tăng trưởng của một nền kinh tế,
đặc biệt trong bối cảnh gần đây khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo năm nay
các quốc gia trên thế giới phải đối mặt áp lực lạm phát lớn. Cụ thể, khủng hoảng
năng lượng đẩy giá nguyên liệu thế giới tăng cao, cùng với sự gia tăng giá của
hàng hoá lương thực, thực phẩm vào dịp cuối năm khiến lạm phát tại các nền
kinh tế phát triển tăng cao kỉ lục. Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài xuất phát từ
tình hình trên, nhóm 7 đã chọn đề tài “Lạm phát ở các nước phát triển” làm đề
tài nghiên cứu.

2.  Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là trước hết giải quyết mục đích chung
như các nghiên cứu khác về lạm phát đó là nghiên cứu nguyên nhân, thực trạng
và tác động của lạm phát nói chung ở các nước phát triển dựa trên các cơ sở lý
thuyết kinh tế. Đồng thời thông qua đó áp dụng thực tế vào tình hình của Việt
Nam để đưa ra các giải pháp, phương hướng giải quyết  phù hợp với điều kiện
thực tế của Việt Nam.

3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Các quốc gia phát triển điển hình như Canada, Nhật
Bản, Thuỵ Điển, đồng thời liên hệ với Việt Nam.

4.  Phương pháp nghiên cứu:

Nhóm kết hợp các phương pháp cụ thể như: Phương pháp thống kê, tổng
hợp, hệ thống, thu thập và xử lý thông tin dựa trên những tài liệu từ các bài báo,

7
bài phân tích và một số website uy tín để luận giải, khái quát và phân tích thực
tiễn theo mục đích của đề tài.

Phương pháp thống kê, tổng hợp tài liệu: hệ thống hóa các khái niệm về
lạm phát, các yếu tố quyết định lạm phát, các nước phát triển, các số liệu, biểu
đồ.

Phương pháp thu thập và xử lí thông tin: tiến hành thu thập và chắt lọc
thông tin từ những nguồn thông tin chính thống khác nhau, từ đó đưa ra những
phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp về đối tượng.

8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Khái niệm lạm phát

Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung một các liên tục của hàng hoá và
dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá
chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hoá và dịch vụ hơn so
với trước đây, do đó lạm phát phản ảnh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị
tiền tệ.

1.2. Phân loại lạm phát

Trên thực tế, việc phân loại lạm phát thường được thực hiện dựa trên căn
cứ theo sự biến động của chỉ số giá cả và mức độ nghiêm trọng, chia ra làm 3
loại: 

1.2.1. Lạm phát vừa phải


Hay còn được gọi là lạm phát một con số với tỷ lệ lạm phát dưới 10% một
năm. Đặc trưng là giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được. Mức lạm phát vừa
phải này làm biến đổi giá cả vừa phải, trong giai đoạn này nền kinh tế hoạtđộng
bình thường và đời sống của người lao động vẫn ổn định. 

Được biểu hiện qua các tình trạng như: giá cả sản phẩm tăng lên chậm, lãi
suất tiền gửi không cao và không xuất hiện tình trạng mua bán hay tích trữ hàng
hóa với số lượng lớn,… 

Lạm phát này xuất hiện khi các tổ chức kinh doanh có khoản thu nhập ổn
định, ít rủi ro và đang ở trong tâm thế sẵn sàng đầu tư sản xuất kinh doanh. 

1.2.2. Lạm phát phi mã 

Tình trạng này xảy ra khi giá cả tăng nhanh với tỷ lệ hai hoặc ba con số
một năm khiến cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về
mặt kinh tế. 
9
Trong giai đoạn này người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa, vàng bạc
hay cả bất động sản và cho vay tiền ở mức lãi suất bất bình thường. Nếu lạm
phát phi mã xảy ra nhiều và thường xuyên sẽ gây nên nhiều biến động lớn về
kinh tế và cả những sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế một cách nghiêm trọng. 

Một ví dụ cụ thể là ở Việt Nam vào những năm 1986 - 1988, khi cải cách
chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường cũng
đã rơi vào tình trạng lạm phát phi mã từ 300% - 800%/năm. 

1.2.3. Siêu lạm phát 

Là tình trạng vô cùng nghiêm trọng xảy ra khi lạm phát tăng đột biến với
tỷ lệ lạm phát đạt trên 1000%/năm. 

Khi tình trạng giá cả tăng nhanh và không ổn định, tốc độ lưu thông tiền
tệ tăng lên rất nhanh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, tiền lương thực tế của người
lao động bị giảm mạnh khiến cho thông tin thị trường không còn chính xác, thị
trường biến đổi và hoạt động kinh doanh bị rối loạn. Nhưng may mắn là siêu
lạm phát rất hiếm khi xảy ra.

Các ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như siêu lạm phát đã từng xảy ra ở Đức
1923 với tỷ lệ 10.000.000.000%, hay siêu lạm phát xảy ra ở Bolivia 1985 với
50.000%/năm.

Hình 1.2.3: Những đất nước đã trải qua siêu lạm phát trên thế giới

10
1.3. Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát 

Khi một quốc gia sản xuất bị đình trệ, hàng hóa khan hiếm thì giá cả hàng
hóa tăng. Giá tăng thì phải bỏ nhiều tiền hơn mua hàng hóa. Mà khi tiền mang đi
quá nhiều bất tiện, nhà nước sẽ in các tờ tiền mệnh giá lớn để hỗ trợ lưu thông
hàng hóa gọn gàng hơn. Khi đó lạm phát bắt đầu xảy ra.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, tuy nhiên do "cầu kéo", "chi
phí đẩy", và “chính sách tiền tệ” được coi là những nguyên nhân chính.

1.3.1. Lạm phát do cầu kéo 

Hình 1.3.1: Biểu đồ lạm phát do cầu kéo - Biểu đồ Keynes


(Nguồn: Luận văn 99)

a) Khái niệm

Lạm phát do cầu kéo (demand-pull inflation) là hiện tượng lạm phát xảy
ra do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của thị trường gia tăng một cách
nhanh chóng khiến giá cả các mặt hàng bị đẩy lên cao (gọi là cầu kéo). 

Lạm phát do cầu kéo thường bắt nguồn từ việc nhu cầu về một loại mặt
hàng nào đó tăng khiến giá của mặt hàng đó leo thang, kéo theo giá của hầu hết
các mặt hàng khác trên thị trường cũng có xu hướng tăng. 
11
b) Nguyên nhân xảy ra lạm phát do cầu kéo

+ Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư tăng đột biến

Khi người tiêu dùng tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ và nhà
đầu tư tăng nhu cầu sử dụng các nguyên liệu đầu vào sẽ khiến giá cả các mặt
hàng này gia tăng, gây ra lạm phát do cầu kéo.

+ Chi tiêu chính phủ tăng quá mức

Khi Chính phủ thực hiện các biện pháp tăng trưởng kinh tế thông qua gia
tăng đầu tư và chi tiêu công sẽ dẫn đến tổng cầu tăng, kéo theo mức giá chung
tăng. Hơn thế, việc chi tiêu công quá mức dẫn tới thâm hụt ngân sách nhà nước
ở mức cao.

Khi đó, để bù đắp cho nguồn ngân sách, chính phủ sẽ phải thực hiện các
biện pháp như phát hành tiền, bán ngoại tệ, vay nợ,… Các biện pháp này là
nguyên nhân dẫn tới nguy cơ lạm phát xảy ra.

+ Nhu cầu xuất khẩu quá lớn

Khi việc xuất khẩu tăng, lượng hàng hóa trong nước sẽ giảm, trong khi
đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước không đổi, điều này dẫn tới sự
thiếu hụt hàng hóa bởi tổng cầu lớn hơn tổng cung.

Trong một thời gian dài, nếu nhu cầu về hàng hóa trong nước không được
đáp ứng, tổng cầu và tổng cung trong nước mất cân bằng sẽ dẫn tới mức giá
chung của các mặt hàng tăng khiến với cùng một lượng tiền, người tiêu dùng
mua được ít hàng hóa hơn.

+ Tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng lạm phát

Tăng trưởng kinh tế khiến cho cả người tiêu dùng và các nhà đầu tư cảm
thấy tự tin hơn, khiến lượng tiền được tiêu và đầu tư tăng lên. Do đó, tổng cầu sẽ
tăng dẫn tới mức giá chung tăng và nguy cơ lạm phát do cầu kéo xảy ra nếu mức
giá tăng liên tục và không được kiểm soát.

12
Khi các nhà kinh tế dự báo và kỳ vọng rằng sẽ có lạm phát xảy ra trong
tương lai, người tiêu dùng sẽ tăng nhu cầu tiêu dùng và mua sắm nhiều hơn ở
hiện tại vì họ lo sợ lạm phát kỳ vọng sẽ khiến mức giá tăng trong tương lai.
Nhưng chính việc tổng cầu ở hiện tại tăng là nguyên nhân khiến giá tăng và
nguy cơ lạm phát do cầu kéo xảy ra trong tương lai.

1.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy

Hình 1.3.2: Biểu đồ lạm phát do chi phí đẩy (Nguồn: Luận văn 99)
a) Khái niệm

Lạm phát chi phí đẩy (Cost-push inflation) hay còn gọi là lạm phát đình
trệ, xuất hiện khi từ phía cung do chi phí sản xuất như nhân công, máy móc,…
tăng lên khiến cho doanh nghiệp phải tăng giá cả sản phẩm. 

Tình trạng này chỉ xảy ra trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người
tiêu dùng sẵn sàng trả giá sản phẩm ở mức cao hơn thông thường.

b) Nguyên nhân xảy ra lạm phát chi phí đẩy

+ Lương

Chi phí lao động thường chiếm tỷ lệ lớn chi phí trong doanh nghiệp. Khi
chi phí nhân công tăng cao hơn năng suất, biên lợi nhuận sẽ giảm đi.

13
Do đó, các nhà sản xuất phải cạnh tranh khốc liệt để có được lao động
chất lượng. Để thu hút thành công, nhà sản xuất thường sẽ đưa ra mức lương cao
hơn trung bình thị trường. Để bù lại phần chi phí tăng này, nhà sản xuất sẽ đẩy
giá sản phẩm cao hơn. Đây chính là nguyên nhân gây ra lạm phát.

+ Nguyên liệu

Việc thiếu thốn nguyên liệu là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới lạm
phát, nguồn cung thiếu hụt trầm trọng đẩy giá sản phẩm lên cao.

Ngoài ra, đối với những quốc gia nhập khẩu nguyên liệu thô nhiều thì việc
tăng giá của sản phẩm cũng sẽ khiến chi phí sản xuất tăng, sau đó là giá bán sản
phẩm tăng.

+ Thuế gián thu

Việc Nhà nước tăng thuế cũng sẽ gây áp lực tới nhà sản xuất khiến sản
phẩm bị đẩy giá lên cao. Thuế gián thu là loại thuế đánh vào giá cả hàng hóa
chứ không đánh vào người nộp thuế. Điều này tức là người tiêu dùng sẽ phải
gánh phần thuế này. Việc đánh thuế cao sẽ trực tiếp đẩy giá sản phẩm lên. Kết
quả là lạm phát gia tăng.

+ Phá giá

Phá giá xảy ra khi Chính phủ giảm giá trị của đồng nội tệ so với ngoại tệ.
Đây là một cách để các mặt hàng xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn trên thị
trường. Đồng nội tệ rẻ sẽ khiến giá của các mặt hàng này cũng sẽ rẻ hơn so với
trước đó.

Ngược lại, giá của hàng hóa nhập khẩu lại trở nên đắt hơn. Việc tăng giá
này khiến giá thành sản xuất tăng lên và buộc nhà sản xuất phải tăng giá bán.

1.3.3. Lạm phát do chính sách tiền tệ

Xảy ra khi lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế tăng rất mạnh, trong khi
đó tổng sản phẩm sản xuất ra tăng thấp hơn nhiều khiến lạm phát tăng cao.

14
VD: Chính phủ Mỹ đã sử dụng tăng tiền để trả cho những chi phí leo thang
trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Lạm phát tăng từ 3% (năm 1967) đến 6%
(năm 1970). Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (y) đạt
mức cân bằng, nghĩa là (i) và (y) ổn định. Mức cầu tiền thực tế không đổi nên
M/P cũng không đổi. Suy ra khi lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả sẽ
tăng lên một tỷ lệ tương ứng. Vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Đây là lý
do tại sao ngân hàng Trung ương rất chú trọng đến nguyên nhân này.

1.4. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế


1.4.1. Tác động tiêu cực

+ Tác động đến lãi suất

Trong tình trạng nền kinh tế này, để duy trì được các hoạt động một cách
ổn định các ngân hàng cần ổn định lại lãi suất thực. Lãi suất thực có thể tính
bằng cách lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ đồng tiền mất giá. Khi tình trạng
đồng tiền mất giá tăng cao nếu muốn điều chỉnh lại lãi suất thực ổn định thì lãi
suất danh nghĩa phải được điều chỉnh tăng lên sao cho tương ứng với tỷ lệ mất
giá của đồng tiền lúc bấy giờ. Tuy nhiên việc thay đổi lãi suất danh nghĩa có thể
dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế và điển hình nhất đó chính là
tỷ lệ thất nghiệp tăng và suy thoái kinh tế.

+ Tác động đến thu nhập thực tế.

Khi giá cả của thị trường tăng cao nhưng thu nhập danh nghĩa vẫn không
thay đổi, dẫn đến thu nhập thực tế của người lao động bị giảm xuống. Việc mất
giá của đồng tiền tăng cao làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi và lợi tức. Vì
vậy, dù mức thu nhập không đổi nhưng với một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao
thì thu nhập thực của công nhân là đang giảm. Có thể thấy việc đồng tiền mất
giá tăng cao có thể gây ra những thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế cho một quốc
gia.   

+ Lạm phát làm cho phân phối thu nhập không bình đẳng

15
Khi tình hình này tăng cao, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn vì
giá trị thực của đồng tiền sẽ bị giảm xuống. Do đó, làm tăng thêm nhu cầu vay
vốn trong nền kinh tế và đẩy lãi suất lên cao.

Ngoài ra, việc này có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng đầu cơ, từ đó làm
mất cân đối trong quan hệ cung cầu của các loại hàng hoá trên thị trường. Tình
trạng này có thể gây ra những rối loạn nghiêm trọng trong nền kinh tế và tạo ra
khoảng cách lớn về mức sống và mức thu nhập, giữa người nghèo và người
giàu.

+ Lạm phát ảnh hưởng đến các khoản nợ quốc gia

Tỷ lệ đồng tiền mất giá cao ở một quốc gia cũng góp một phần lớn đối với
các khoản nợ quốc gia. Việc này làm cho tỷ giá tăng cao và đồng nội tệ trở nên
mất giá với tốc độ nhanh hơn so với đồng ngoại tệ tính theo các khoản nợ. Hậu
quả dẫn đến các khoản nợ quốc gia ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

1.4.2. Tác động tích cực

Ngoài những tiêu cực mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế, việc này cũng
đem lại một số ảnh hưởng tích cực nhất định. Ở mức độ vừa phải từ 2% - 5% ở
các nước phát triển và ở dưới mức 10% ở các nước đang phát triển thì lạm phát
cũng đem lại cho nền kinh tế một số lợi ích cụ thể: 

 Giúp giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, vay nợ, kích thích tiêu dùng, đầu tư
trong xã hội.
 Cho phép chính phủ có thêm lựa chọn các công cụ giúp kích thích
đầu tư vào những lĩnh vực không có nhiều ưu tiên trong khoảng
thời gian nhất định một cách có chọn lọc. Có thể kể đến việc thông
qua mở rộng tín dụng nhà nước giúp phân phối lại thu nhập và các
nguồn lực trong xã hội theo các định hướng và mục tiêu nhất định.

Tại Việt Nam, với kế hoạch kỹ lưỡng và tầm nhìn thâm sâu Quốc hội đã
đề ra mục tiêu cho nền kinh tế duy trì ở mức lạm phát dưới 5%. Theo thông tin

16
tại tổng cục thống kê vào năm 2020 vừa qua Việt Nam đã kiểm soát thành công
với tỷ lệ lạm phát đạt mục tiêu đặt ra là dưới 4%.

17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ
ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN CÁC QUỐC GIA PHÁT
TRIỂN

2.1. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở CANADA

2.1.1. Thực trạng

Trong một phát biểu gần đây, Thống đốc BoC, ông Tiff Macklem, nhấn
mạnh: “Lạm phát tiếp tục gia tăng đối với hàng hóa và dịch vụ. Đó là điều mà
chúng tôi sẽ xem xét rất kỹ lưỡng". Đồng thời ông cũng từng đưa ra dự báo rằng
tỷ lệ lạm phát tại quốc gia này sẽ sớm vượt ngưỡng 8% - Ông Macklem đưa ra
nhận định trên trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát ở Canada đã tăng vọt lên mức 7,7%
trong tháng 5/2022, mức cao nhất trong gần 40 năm qua. Ông Macklem dự
đoán, tỷ lệ lạm phát ở Canada sẽ giảm xuống mức khoảng 3% vào cuối năm
2023 và đạt mục tiêu 2% của BoC vào năm 2024.

Hình 2.1.1: Ông Tiff Macklem, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada (BoC).
(Ảnh: Reuters)
18
Theo những số liệu đã thống kê, tỷ lệ lạm phát của Canada đã tăng chậm
lại một chút trong tháng 9 vừa qua, nhưng không nhiều như các nhà phân tích tài
chính mong đợi vì một số sản phẩm và dịch vụ tiếp tục tăng giá.

Theo Cơ quan Thống kê Canada, trong tháng 9/2022, chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) đã tăng 6,9% so với một năm trước đó. Con số này đã giảm so với mức
tăng 7% trong tháng 8 và đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, thống
kê này đã khiến các thị trường thất vọng: giới phân tích tài chính đã dự đoán tỷ
lệ lạm phát sẽ giảm xuống 6,7%.

Cũng trong tháng 9/2022 tỷ lệ lạm phát cơ bản (không bao gồm lương
thực và năng lượng) tăng 5,4% so với mức tăng 5,3% trong tháng 8.

BoC cho biết, trong năm vừa qua ngân hàng này đã đánh giá thấp hướng
đi của lạm phát, do giá hàng hóa toàn cầu tăng bất ngờ và các mô hình chi tiêu
tiêu dùng thay đổi mà BoC không thể tính đến được một cách đầy đủ.

2.1.2. Nguyên nhân

Giá xăng dầu, nguyên nhân chính gây ra lạm phát hồi đầu năm nay, hiện
đã giảm ba tháng liên tiếp. Giá xăng trung bình vẫn cao hơn 13% so với một
năm trước, nhưng đã giảm hơn 7% trong tháng 9/2022. Nền kinh tế mở cửa trở
lại sau đại dịch COVID-19 cũng góp phần đẩy giá cả tăng trong những tháng
đầu năm vừa qua.

Trong tháng 9/2022, giá hàng tạp hóa tăng 11,4% - mức tăng mạnh nhất
kể từ năm 1981, với giá thịt, các sản phẩm từ sữa và rau tươi tăng lần lượt là
7,6%, 9,7% và 11,8%.

Theo Cơ quan Thống kê Canada, các nhân tố góp phần vào tình trạng tăng
giá thực phẩm và đồ uống là thời tiết không thuận lợi, giá cao hơn đối với các
nguyên liệu đầu vào quan trọng như phân bón và khí đốt tự nhiên, cũng như bất
ổn địa chính trị bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.

2.1.3. Ảnh hưởng

19
Theo kết quả khảo sát người tiêu dùng và doanh nghiệp của BoC, tâm lý
bi quan đang lan rộng trong nền kinh tế, với phần lớn người được hỏi dự báo đất
nước sẽ bước vào suy thoái trong năm tới. Niềm tin đang giảm dần trong khu
vực tư nhân. Ngân hàng Nova Scotia đã trở thành tổ chức tài chính mới nhất dự
đoán suy thoái kinh tế trong tương lai gần, cho rằng Canada sẽ trải qua một
"cuộc suy thoái kỹ thuật" trong nửa đầu năm 2023.

Theo khảo sát của tổ chức từ thiện Food Banks Canada, giá thực phẩm
tăng hơn 10% trong năm qua, buộc gần 25% số người Canađa phải ăn ít hơn.
Khoảng một nửa dân có thu nhập hàng năm dưới 50.000 dollar Canada đang
phải vật lộn để có đủ tiền mua lương thực. Riêng tổ chức từ thiện Ngân hàng
Lương thực Toronto đã quyên góp thực phẩm cho khoảng 60.000 người mỗi
ngày trước thời điểm đại dịch nhưng hồi tháng 8 con số này đã tăng lên hơn
170.000 người.

Các nhà kinh tế cảnh báo người lao động có thu nhập thấp và những
người hưu trí là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do lạm phát tăng cao.
Trong khi người dân Canada đang phải vật lộn với chi phí thực phẩm tăng
11,4%, mức lương trung bình theo giờ chỉ tăng 5,2%. Khoảng cách giữa tiền
lương và lạm phát ngày càng nới rộng đang gây bất lợi lớn cho người lao động.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada, bà Chrystia Freeland
cho biết chính phủ liên bang đã phản ứng với xu hướng leo thang của lạm phát
bằng các biện pháp ngân sách và khắc phục một số nguyên nhân dẫn đến lạm
phát, cũng như giải quyết các chính sách về lao động và nhà ở. Bà Freeland
nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng BoC có các công cụ và chuyên môn để thực
hiện công việc này".

BoC lo ngại về vòng xoáy tiền lương - giá cả, nơi các doanh nghiệp tăng
lương để giữ chân người lao động và sau đó chuyển chi phí cao hơn cho người
tiêu dùng.

20
Hình 2.1.3: Trụ sở Ngân hàng Trung ương Canada ở Ottawa. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Quyết định tăng mạnh lãi suất củng cố một xu hướng đáng chú ý đã diễn
ra trong những tháng gần đây tại BoC, BoC đã tăng lãi suất cao hơn với tốc độ
nhanh nhất trong nhiều thập kỷ.

2.2. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở NHẬT BẢN

2.2.1. Thực trạng

Tình hình lạm phát của Nhật Bản tăng cao nhất trong hơn 40 năm.

Trước đấy vào ngày 20/9, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản công bố
báo cáo cho thấy, lạm phát giá tiêu dùng của nước này trong tháng 8 vừa qua đã
tăng lên mức 2,8% - mức cao nhất trong vòng 8 năm qua thì mới đây vào ngày
18/11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 10 đã tăng lên mức
cao nhất trong hơn 40 năm qua.

21
Hình 2.2.1: Giá cả hàng hóa Nhật Bản tăng trong tháng 10 vừa qua.

(Nguồn: Sức khỏe đời sống)

Theo số liệu được công bố, chỉ số CPI trên toàn quốc, loại trừ giá thực
phẩm tươi sống dễ biến động nhưng bao gồm năng lượng, trong tháng 10 đã
tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn so với mức dự báo 3,5% mà các
nhà kinh tế đưa ra trước đó. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/1982
và cao hơn mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đề
ra trong tháng thứ 7 liên tiếp. CPI được BoJ theo dõi chặt chẽ như một thước đo
về mức độ áp lực lạm phát được thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước.

Các nhà phân tích cho rằng, trong khi lạm phát giá tiêu dùng cốt lõi đã
vượt quá mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đề ra trong 5
tháng liên tiếp, BoJ khó có thể tăng lãi suất sớm khi tăng trưởng tiền lương và
tiêu dùng vẫn còn yếu.

Theo báo cáo, nếu không tính các mặt hàng thực phẩm tươi sống có nhiều
biến động, chỉ số giá tiêu dùng cơ bản trên toàn quốc của Nhật Bản có mức tăng
22
mạnh nhất kể từ tháng 10/2014, lớn hơn một chút so với dự báo trung bình của
thị trường là 2,7% và tăng cao hơn so với mức 2,4% trong hồi tháng 7.

Một số nhận định cho hay: “Tôi vẫn không thay đổi quan điểm cho rằng
đà tăng giá cả sẽ sớm bắt đầu chậm lại”, chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện
nghiên cứu Norinchukin, ông Takeshi Minam cho biết. “Tôi cho rằng lạm phát
sẽ đạt đỉnh vào cuối năm và giá cả sẽ bắt đầu giảm trong năm tới”, ông Minami
nói.

2.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu khiến CPI của Nhật Bản tăng mạnh là do giá
nguyên liệu nhập khẩu tăng và xu hướng đồng Yên mất giá, đã đẩy giá cả sinh
hoạt leo thang trong thời gian qua. Đồng Yên đã mất khoảng 22% giá trị trong
năm nay và tiếp tục trượt giá xuống mức thấp nhất trong 32 năm so với đồng
USD. Đồng Yên đã liên tục suy yếu so với đồng USD trong nhiều tháng, khi
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất để chống lạm phát nhưng BoJ vẫn
duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng để bảo vệ đà tăng trưởng kinh tế mong
manh của quốc gia.

Dữ liệu làm nổi bật vấn đề khó khăn mà BoJ phải đối mặt khi họ cố gắng
củng cố một nền kinh tế mỏng manh bằng cách duy trì lãi suất cực thấp, điều
này thúc đẩy sự trượt giá không mong muốn của đồng Yên đang làm tăng chi
phí sinh hoạt của các hộ gia đình.

Theo kết quả khảo sát của Bộ Nội vụ, Thông tin và Truyền thông Nhật
Bản đối với 552 mặt hàng, có 406 mặt hàng tăng giá, nhiều hơn so với 385 mặt
hàng tăng giá trong tháng 9. Có 42 mặt hàng giữ nguyên giá và chỉ có 74 mặt
hàng giảm giá.

2.2.3. Ảnh hưởng

Lạm phát toàn phần đạt 3% trong tháng 8, mức cao nhất kể từ năm 1991
dẫn đến chi phí sinh hoạt tăng cao đang gây áp lực cho người tiêu dùng.

23
Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã tăng trưởng 3,5% trong quý II, mạnh hơn
so với ước tính sơ bộ. Tuy nhiên, sự phục hồi này chậm hơn so với nhiều quốc
gia khác do sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19, hạn chế về nguồn cung
và chi phí nguyên liệu tăng cao đã ảnh hưởng đến tiêu thụ và sản lượng.

Tuy nhiên, bất chấp áp lực giá cả tăng, Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda
ngày 17/11 đã nhắc lại cam kết duy trì chính sách kích thích tiền tệ để hỗ trợ nền
kinh tế vẫn đang phục hồi mong manh sau đại dịch COVID-19.

Mặc dù lạm phát vẫn ở mức khiêm tốn so với nhiều quốc gia tiên tiến
khác, nhưng sự suy thoái toàn cầu và giá năng lượng cao đang che phủ triển
vọng tăng trưởng kinh tế tại Nhật Bản. BoJ đã cam kết tiếp tục giữ lãi suất ở
mức cực thấp trong bối cảnh nhiều Ngân hàng Trung ương khác đang triển khai
việc thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Ông Kuroda nhấn mạnh:
"Tại thời điểm hiện nay, chúng tôi cho rằng việc tiếp tục nới lỏng tiền tệ là phù
hợp bởi đây là điều cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế và đạt được mục tiêu lạm phát
một cách bền vững, ổn định đi cùng với việc tăng trưởng tiền lương".

2.3. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở THỤY ĐIỂN

2.3.1. Thực trạng

Các số liệu thống kê chính thức được công bố ngày 14/9 cho thấy tỷ lệ
lạm phát trong tháng 8 tại Thụy Điển đã tăng lên mức cao nhất trong 3 thập kỷ.

Lạm phát chỉ số giá tiêu dùng với lãi suất cố định (CPIF) chu kỳ 12 tháng
đã lên mức 9% trong tháng 8, tăng so với mức 8% trong tháng 7

Tỷ lệ lạm phát tăng trong tháng 8 dù giá nhiên liệu đã thấp hơn so với
tháng 7. Tuy nhiên, giá điện tiếp tục tăng, thêm 9% so với tháng 7 và tăng
51,4% so với 1 năm trước đó.

Carl Martensson, chuyên gia thống kê của Cơ quan Thống kê Thụy Điển,
cho biết giá thực phẩm và đồ uống không có cồn đã tăng hằng tháng kể từ tháng
12/2021.

24
Giá bảo trì và sửa chữa nhà ở, trang bị nội thất và thiết bị gia dụng, thực
đơn nhà hàng, dịch vụ lưu trú cũng như các hàng hóa và dịch vụ khác cũng tăng.
Tổng cộng, giá các mặt hàng này đã tăng 14,03% trong 12 tháng qua.

Tỷ lệ lạm phát thường niên của Thụy Điển đã tăng lên mức 10,9% vào
tháng 10 năm 2022, mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 1991, cao hơn so với tháng
11. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn dự báo là 11,1%. Những khoản chi phí
được báo cáo là tăng cao nhất trong tháng 9 bao gồm:

 Đồ uống không cồn (16,1% lên 17,2%)


 Chi phí vận chuyển ( 9,7% lên 11,5%)
 Hàng hóa gia dụng (13,7% lên 15%)

Ngược lại, cũng có những khoản chi phí được cho là có tỉ lệ lạm phát ít hơn như:

 Sức khoẻ (4,9% lên 5,4%)


 Giáo dục (5,1% lên 5,3%)

Hình 2.3.1a: Biểu đồ so sánh tỉ lệ lạm phát trong các tháng trong năm 2022 của Thụy
Điển. (Nguồn: Statistic Sweden)

25
Hình 2.3.1b: Biểu đồ so sánh tỉ lệ lạm phát qua các năm kể từ trước năm 2000 của Thụy
Điển. (Nguồn: Statistic Sweden)

2.3.2. Nguyên nhân

Theo số liệu Cơ quan Thống kê quốc gia Thụy Điển công bố ngày 14/4,
lạm phát của nước này trong tháng 3 đã lên mức cao nhất trong 3 thập kỷ do giá
năng lượng toàn cầu tăng mạnh.

Năm Khí thiên nhiên Than

2022 $170 $61

2008 $100 $46

1979 $72 $33


Bảng 2.3.2: Sơ đồ về giá năng lượng của ba mốc tăng giá nhiên liệu kể từ
năm 1979

Hôm 2/9, tập đoàn năng lượng Gazprom Nga thông báo ngừng cung cấp
vô thời hạn khí đốt tự nhiên cho EU qua đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy
phương Bắc 1), do trục trặc kỹ thuật. Kể từ tháng 7, đường ống Nord Stream 1

26
giảm công suất do một số tuabin ngừng hoạt động. Trong khi đó, đường ống
Nord Stream 2 mới được xây dựng không hoạt động.

Hình 2.3.2: Hình ảnh đường ống Nord Stream. (Nguồn: Sức Khỏe và Đời Sống)

Điều này làm cho chi phí sản xuất, bao gồm các loại chi phí nguyên liệu,
chi phí vận chuyển liệu tăng lên, dẫn tới giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao đến rất
cao, tạo ra lạm phát ở Thụy Điển. Đây được xem là hệ quả từ cuộc chiến giữa
Nga và Ukraine.  

Thứ hai, liên quan tiêm vắc-xin Covid, nghĩa là nhiều quốc gia có thể sẽ
sớm bắt đầu nới lỏng các hạn chế, làm tăng tiêu dùng hộ gia đình, dẫn đến lạm
phát cao hơn. Thứ ba, ngân hàng trung ương và chính phủ các nước đã tung ra
các gói kích thích lớn được tài trợ gián tiếp bởi các đợt phát hành tiền, nhất là ở
Hoa Kỳ. Các gói này mang lại cho các hộ gia đình nhiều tiền hơn để chi tiêu, do
đó sẽ thúc đẩy lạm phát. Cuối cùng, khi nhu cầu tăng lên, đồng thời xảy ra nguy
cơ xảy ra các hiệu ứng tắc nghẽn. Đã xảy ra những tác động như vậy: ví dụ
trong vận tải hàng hải, giá vận chuyển tăng lên rất nhiều do có quá ít tàu so với
nhu cầu, do đó làm lạm phát gia tăng.

2.3.3. Ảnh hưởng

a) Ảnh hưởng tiêu cực 

+ Giá năng lượng điện tăng

27
Tăng thuế các-bon và giá quyền phát thải trong thời gian ngắn hạn sẽ dẫn
đến tăng giá năng lượng phi hóa thạch và các sản phẩm lệ thuộc nhiều vào năng
lượng phi hóa thạch. Nguồn cung cấp năng lượng của thế giới chủ yếu đến từ
việc đốt nhiên liệu hóa thạch, chẳng hạn như than đá. Khi chi phí của loại hình
sản xuất năng lượng này tăng lên, thì giá năng lượng được tạo ra mà không phát
thải khí nhà kính, chẳng hạn như năng lượng thủy điện sẽ tăng theo. Đây là hệ
quả của thị trường năng lượng phần lớn mang tính quốc tế mà ở đó, giá cả được
xác định bởi mối quan hệ giữa cung và cầu. Sản xuất năng lượng của Thụy Điển
phần lớn không có hóa thạch, bởi vậy, người dân và doanh nghiệp Thụy Điển
phải chịu ảnh hưởng rất nhiều từ sự tăng giá này.

+ Chính phủ Thụy Điển phải đối mặt với những khó khăn về chính sách tiền
tệ

Sự phát triển của lạm phát được định đoạt gần như hoàn toàn bởi chính
sách tiền tệ của chính phủ. Nhưng lạm phát liên tục bị ảnh hưởng bởi các lực
lượng tuần hoàn và cấu trúc mà ngân hàng trung ương phải cân nhắc. Vì vậy,
thách thức của chính phủ Thụy Điển là cố gắng xác định xem tình hình lạm phát
sẽ tăng mạnh đến mức nào. Trên thực tế, đánh giá mức độ lạm phát và tác động
tiêu cực của nó không phải là một thách thức mới, mà là một thách thức mà
chính sách tiền tệ luôn phải giải quyết hết lần này tới lần khác.

+ Sức mua của người dân Thụy Điển bị suy giảm

Khi giá các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu tăng quá cao, người dân Thụy
Điển sẽ phải trả một mức giá cao hơn cho các sản phẩm họ thường dùng trong
khi vẫn phải đóng thuế. Điều này làm giảm sức mua của người lao động, đồng
thời làm giảm tài sản tích lũy của họ.

b) Ảnh hưởng tích cực

+ Thúc đẩy Thụy Điển tạo ra những tiến bộ công nghệ và chuyển đổi sang sử
dụng năng lượng thân thiện với môi trường

28
Khi chi phí sử dụng công nghệ dựa trên các nhiên liệu hóa thạch tăng lên,
nó sẽ trở nên ít lợi nhuận hơn và bắt đầu bị loại bỏ. Tốc độ chuyển đổi sẽ phụ
thuộc vào giá của những nguồn năng lượng thay thế. Cùng với đó, các công
nghệ mới sẽ ra đời thay thế những công nghệ cũ tiêu tốn nhiều chi phí hơn.

Ví dụ: Thụy Điển tự hào về 2 dự án "thành phố phát triển bền vững", đó là Tomorrow
tại  Malmo và  Hammarby Waterfront tại Stockholmtockholm, trong đó Malmo có thể
coi là một ví dụ điển hình về "thành phố xanh", bởi 39,9% mức tiêu thụ năng lượng là
năng lượng tái tạo - biogas. Loại năng lượng có giá rẻ và thân thiện với môi trường
này đã giảm bớt áp lực cho chi tiêu của người dân Thụy Điển.

Hình 2.3.3: Nhà máy biogas tại Thụy Điển (Nguồn: Watrec.ltd)

+ Lạm phát không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Thụy Điển

Nhờ có lạm phát trong mức kiểm soát qua tăng qua từng năm, tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) của Thụy Điển vào năm 2021 là 627,44 tỷ USD theo số
liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Theo đó chỉ số GDP Thụy Điển tăng 85,95
tỷ USD so với con số 541,49 tỷ USD trong năm 2020. Ước tính GDP Thụy Điển
năm 2022 là 727,03 tỷ USD nếu vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như năm
vừa rồi. Với giả định tình hình kinh tế Thụy Điển và kinh tế thế giới không có
nhiều biến động. Số liệu GDP của Thụy Điển được ghi nhận vào năm 1960 là
15,82 tỷ USD, trải qua khoảng thời gian 62 năm, đến nay giá trị GDP mới nhất
là 627,44 tỷ USD đạt đỉnh tăng trưởng cao nhất 627,44 tỷ USD vào năm 2021.
29
Sau khi trải qua đại dịch COVID-19, kinh tế Thụy Điển đã phục hồi mạnh
mẽ trong tháng 3/2022, với mức tăng trưởng GDP cùng đạt 1%. Tuy nhiên, tốc
độ tăng trưởng trong tháng 3/2022 không đủ để bù đắp những tác động của các
biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 áp dụng trong hai tháng đầu năm khi
biến thể Omicron hoành hành. Dù vậy, quốc gia Bắc Âu vẫn đang kỳ vọng nền
kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong cả năm 2022, bất chấp những tác động của
cuộc xung đột ở Ukraine (U-crai-na) và lạm phát do chi phí nguyên liệu tăng ở
nước này. Chính phủ Thụy Điển dự báo tăng trưởng GDP của nước này trong
năm 2022 đạt 3,1%.

2.4. Liên hệ Việt Nam:

+ Tỷ lệ lạm phát cơ bản 11 tháng năm 2022 của Việt Nam tăng 2,38%

Bình quân 11 tháng năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam
tăng 3,02% so với cùng kỳ năm trước

Theo Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu trong nước điều chỉnh theo giá thế
giới, giá thuê nhà tăng do nhu cầu của người dân tăng cao là những nguyên nhân
chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0,39% so với tháng
trước. So với tháng 12/2021, CPI tháng này tăng 4,56% và so với cùng kỳ năm
trước tăng 4,37%.

+ Lạm phát ở Việt Nam thế nào so với lạm phát trên thế giới?

Theo thống kê trên trang The Global Economy lấy nguồn từ Quỹ tiền tệ
thế giới (IMF) thì năm 2021 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đứng thứ 130/184
nước. Dự đoán cho năm 2022 là đứng thứ 111/184 nước.

30
Hình 2.4: Bảng xếp hạng tỷ lệ lạm phát của Việt Nam so với thế giới.
(Nguồn: The Global Economy)

Trong những năm gần đây (đặc biệt 06 năm trở lại đây) tỷ lệ lạm phát tại
Việt Nam được kiểm soát ở mức thấp (dưới 2,5%) và giữ mức trung bình so với
các nước trên thế giới.

=> Đây cũng là nỗ lực của chính phủ nhằm bình ổn giá cả hàng hóa thị trường,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/lam-phat-la-gi-
thuc-trang-nguyen-nhan-va-cac-bien-phap-kiem-soat-toc-do-lam-phat-
tai-viet-nam-66160-26644.html

2. https://nangluongvietnam.vn/he-luy-tu-gia-nang-luong-den-kinh-te-the-
gioi-viet-nam-co-ngoai-le-29453.html

3. https://tradingeconomics.com/sweden/inflation-cpi#:~:text=Swedish
%20Inflation%20Rate%20Highest%20in,expectation%20of%20an
%2011.1%25%20rise.

4. https://d3fy651gv2fhd3.cloudfront.net/charts/sweden-inflation-cpi.png?
s=swcpyoy&v=202211220201V20220312&d1=19971209

5. https://thoibaotaichinhvietnam.vn/lam-phat-tai-cac-nuoc-phat-trien-tang-
cao-ky-luc-95937.html?
fbclid=IwAR38gVrUKTHVc3IGkIYKgL5BGenahkdg7KXliIaydNaAP9y1p
tVV6EaL4B8

6. https://ngkt.mofa.gov.vn/thuy-dien-lo-ngai-lam-phat-lai-suat-co-the-tang/

7. https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/m/menu/trangchu/ddnhnn/
nctd/nctd_chitiet?
leftWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=
CNTHWEBAP01162524779&rightWidth=0%25&centerWidth=100%25
&_afrLoop=6033407496377891#%40%3F_afrLoop
%3D6033407496377891%26centerWidth%3D100%2525%26dDocName
%3DCNTHWEBAP01162524779%26leftWidth
%3D0%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse
%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dps87lgg5v_9

8. https://www.riksbank.se/en-gb/press-and-published/publications/
economic-commentaries/how-does-the-climate-transition-affect-
inflation/references/

9. https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/cac-nen-kinh-te-bac-au-gap-kho-khan-do-
tac-dong-cua-dich-covid-19/637c7157-c55d-4b17-baf9-c18cb8864fa7 

10.https://luanvan99.com/lam-phat-la-gi-bid142.html

11.https://www.dnse.com.vn/hoc/lam-phat-chi-phi-day
32
12.https://yuanta.com.vn/tin-tuc/lam-phat-do-cau-keo-nguyen-nhan-va-anh-
huong-den-nen-kinh-te

13.https://yuanta.com.vn/tin-tuc/lam-phat-la-gi-moi-quan-he-giua-lam-phat-
va-tham-hut-ngan-sach#

33

You might also like