You are on page 1of 68

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THẢO LUẬN


ĐỀ TÀI:

“Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc

làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại”


Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Thu

Nhóm thực hiện: Nguyễn Mạnh Cường


Đinh Minh Đức
Nguyễn Thị Bạch Dương
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Phạm Tùng Dương
Nguyễn Văn Duy
Đỗ Thị Duyên
Nguyễn Mỹ Duyên
Nguyễn Quỳnh Giang
Phạm Thu Hà
(Nhóm 3 – Lớp 2231SCRE0111)

Hà Nội – Năm 2022

0
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Lần: 1

I. Thời gian và địa điểm


1. Địa điểm : Google meet
2. Thời gian : 15h00 ngày 01 tháng 09 năm 2022
II. Số lượng
Số thành viên tham gia: 8/10
Số thành viên vắng mặt: 2/10 bao gồm:
Nguyễn Thị Thuỳ Dương, Nguyễn Thị Mỹ Duyên
III. Nội dung thảo luận
- Thảo luận, liệt kê các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn công việc làm
thêm của sinh viên Đại học Thương mại
- Chọn các nhân tố sẽ nghiên cứu: Thu nhập, năng lực, mức độ yêu cầu công
việc, tính cách cá nhân.
Trong đó, nhân tố mới được đề xuất là: tính cách cá nhân.

Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2022


Nhóm trưởng Thư ký

Đỗ Thị Duyên

2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Lần: 1

IV. Thời gian và địa điểm


3. Địa điểm : Google meet
4. Thời gian :
V. Số lượng
VI. Nội dung thảo luận

Hà Nội, ngày tháng năm 2022


Nhóm trưởng Thư ký

Đỗ Thị Duyên

3
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................6


DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................................8
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................10
1.1. Bối cảnh nghiên cứu về tuyên bố đề tài.......................................................10
1.2. Tổng quan nghiên cứu...................................................................................10
1.3. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu................................................................12
1.4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................13
1.5. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu...............................................................13
1.6. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................14
1.7. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................16
2.1. Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài................................16
2.1.1. Sinh viên:.....................................................................................................16
2.1.2. Việc làm thêm:.............................................................................................16
2.1.3. Thu nhập:....................................................................................................16
2.1.4. Năng lực:.....................................................................................................17
2.1.5. Mức độ, yêu cầu của công việc:..................................................................17
2.1.6. Tính cách cá nhân:......................................................................................17
2.1.7. Mối quan hệ:................................................................................................18
2.2. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................20
3.1. Tiếp cận nghiên cứu..........................................................................................20
3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu.........................................20
3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu................................................................................22
3.3.1. Nghiên cứu định tính..................................................................................22
3.3.2. Nghiên cứu định lượng...............................................................................23
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................26
4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính..........................................................26
4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng.......................................................27
4.2.1. Phân tích thống kê mô tả............................................................................27

4
4.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha......................................................................35
4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA..............................................................43
4.2.4. Phân tích tương quan Pearson..................................................................51
4.2.5. Phân tích hồi quy đa biến............................................................................52
4.3. Kết luận kết quả chung và so sánh..................................................................55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................56
5.1. Kết luận..............................................................................................................56
5.2. Kiến nghị, đề xuất giải pháp............................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................60
PHỤ LỤC.....................................................................................................................61
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn.....................................................................................61
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát........................................................................................63

5
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Thống kê người tham gia khảo sát theo khoa đang học..................................29
Bảng 2. Thống kê người tham gia khảo sát theo giới tính............................................30
Bảng 3. Thống kê người tham gia khảo sát theo khóa đang học..................................30
Bảng 4. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ thu nhập..............................................33
Bảng 5. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ năng lực..............................................33
Bảng 6. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ mức độ và yêu cầu công việc..............34
Bảng 7. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ tính cách cá nhân................................35
Bảng 8. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ mối quan hệ xã hội..............................35
Bảng 9: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Thu nhập”.................................36
Bảng 10: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Thu nhập”......36
Bảng 11: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Thu nhập” 2............................37
Bảng 12: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Thu nhập” 2...37
Bảng 13: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Năng lực”................................38
Bảng 14: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Năng lực”.......38
Bảng 15: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Mức độ và yêu cầu công việc” 39
Bảng 16: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Mức độ và yêu
cầu công việc”...............................................................................................................39
Bảng 17: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Mức độ và yêu cầu công việc” 2
.......................................................................................................................................39
Bảng 18: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Mức độ và yêu
cầu công việc” 2............................................................................................................40
Bảng 19: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Tính cách cá nhân”.................40
Bảng 20: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Tính cách cá
nhân”.............................................................................................................................41
Bảng 21: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Mối quan hệ xã hội”...............41
Bảng 22: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Mối quan hệ xã
hội”................................................................................................................................42
Bảng 23: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Mối quan hệ xã hội” 2............42
Bảng 24: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Mối quan hệ xã
hội” 2.............................................................................................................................43
Bảng 25: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc“Đánh giá chung”..................43

6
Bảng 26: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Đánh giá chung”
.......................................................................................................................................44
Bảng 27: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett..............................................................45
Bảng 28: Phương sai trích............................................................................................47
Bảng 29: Ma trận xoay nhân tố....................................................................................48
Bảng 30: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 2...........................................................48
Bảng 31: Phương sai trích 2.........................................................................................50
Bảng 32: Ma trận xoay nhân tố 2.................................................................................51
Bảng 33: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett cho biến phụ thuộc..................................51
Bảng 34: Phương sai trích cho biến phụ thuộc.............................................................51
Bảng 35: Thể hiện mối tương quan Pearson.................................................................52
Bảng 36: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Model Summary......................................54
Bảng 37: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA...................................................54
Bảng 38: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Coefficient..............................................55

7
DANH MỤC VIẾT TẮT

TN Yếu tố về thu nhập


TN1 Thu nhập hàng tháng tương ứng với công sức bỏ ra.
TN2 Thu nhập hàng tháng đủ chi tiêu các nhu cầu cơ bản.
Thu nhập từ công việc làm thêm của tôi ngang bằng so với thu nhập của
TN3
những công việc làm thêm khác
TN4 Thu nhập từ công việc làm thêm phù hợp với kì vọng của bản thân
NL Yếu tố về năng lực
NL1 Năng lực ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của tôi
NL2 Công việc hiện tại phù hợp với năng lực của tôi
Công việc hiện tại giúp tôi phát triển năng lực theo đúng chuyên môn của
NL3
mình.
NL4 Tôi thích những công việc đòi hỏi năng lực cao
YC Yếu tố về mức độ và yêu cầu công việc
YC1 Tôi thích làm công việc nhẹ nhàng, mức độ công việc vừa phải.
YC2 Tôi thường lựa chọn công việc với yêu cầu về mặt thời gian linh hoạt.
Khi là sinh viên năm nhất và năm hai tôi hay làm những công việc với
YC3
mức độ phù hợp như phục vụ, gia sư, sale…
YC4 Yêu cầu công việc cao làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của tôi.
TC Yếu tố tính cách cá nhân
TC1 Tôi thích những công việc năng động và giao tiếp với mọi người
Tôi đi tìm việc làm thêm dựa vào tính cách của mình (bạn hướng nội hoặc
TC2
hướng ngoại).
TC3 Tôi điều chỉnh tính cách của mình để phù hợp với công việc
TC4 Công việc phù hợp với tính cách sẽ giúp tôi thăng tiến sau này
QH Yếu tố mối quan hệ xã hội
QH1 Các mối quan hệ xã hội giúp tôi dễ dàng tìm kiếm công việc làm thêm
Tôi tìm được công việc uy tín và chất lượng thông qua các mối quan hệ xã
QH2
hội
QH3 Công việc làm thêm hiện tại của tôi được mọi người giới thiệu

8
QH4 Tôi chọn công việc theo truyền thống gia đình
DG Đánh giá chung
DG1 Tôi hài lòng với công việc làm thêm hiện tại.
DG2 Tôi sẽ tiếp tục làm công việc này trong thời gian sắp tới.
DG3 Tôi cảm thấy thoải mái khi làm công việc này.

9
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Bối cảnh nghiên cứu về tuyên bố đề tài

Trong thời gian đi học, nhằm gia tăng thu nhập, bên cạnh việc hàng ngày lên lớp,
bộ phận lớn các sinh viên đã quyết định tham gia, ứng tuyển vào các hoạt động, lực
lượng lao động bán thời gian (part-time). Hiện tượng này đã dần trở nên phổ biến, thu
hút sự chú ý của các bạn sinh viên và dường như đã trở thành nhu cầu tất yếu. Các
công việc làm thêm chủ yếu mang tính chất thời vụ, có thể đi làm ngoài giờ như: gia
sư, phát tờ rơi, bán hàng, trực điện thoại, chở hàng, xe ôm… Những công việc này
thường đơn giản, không đòi hỏi tay nghề cao, không cần qua đào tạo chuyên sâu
nhưng thông qua đó, các bạn có thể học hỏi được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, tay
nghề cũng như gia tăng thu nhập và rèn luyện bản thân. Không những vậy, sinh viên
có thể tìm kiếm một môi trường để áp dụng kiến thức đã được học vào thực tế, trải
nghiệm kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh, rèn luyện kỹ năng mềm từ đó giúp gia
tăng cơ hội nghề nghiệp của mình sau khi ra trường. Tuy nhiên việc gì cũng có 2 mặt
của nó tích cực và tiêu cực; xong cùng với việc xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều
công việc làm thêm với nhiều tiêu chí và đãi ngộ khác nhau đã đặt ra câu hỏi khó cho
nhiều sinh viên rằng: “nên làm công việc gì và tại sao?”.

Hiểu được ý định đi làm thêm là việc quan trọng cần có những biện pháp tư vấn,
định hướng kịp thời bởi một số bộ phận sinh viên có niềm tin không ổn định về quá
trình ra quyết định, thiếu nhận thức về bản thân, nhận được thông tin không nhất quán,
nhóm em đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại” với số lượng học sinh
lớn trong đó có rất nhiều bạn đã đang và sắp có ý định kiếm việc làm thêm, nhằm giúp
các bạn có cái nhìn khái quát hơn để từ đó tìm được những công việc phù hợp với bản
thân.

1.2. Tổng quan nghiên cứu

Tìm ʋiệϲ làm thêm bán thời gian khi còn đi học luȏn là một đề tài thu hút được
nhiều sự quɑn tȃm. Quyết định lựa chọn công việc làm thêm được xem xét trên nhiều
lý do, quyết định thế nào là phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi nɡười. Để có cái nhìn
tổnɡ quɑn nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ʋiệϲ làm thêm của
sіnh viên, nhóm chúnɡ em đã tiến hành nɡhiên cứu và khảo sát nhữnɡ đề tài liên quɑn
đến ʋiệϲ làm thêm của sinh viên.

- “Why Students prefer Part-time job besides Study” đã khảo sát trực tiếp 25 học
sinh đang có công việc làm thêm từ các trường Đại học và tư thục tại Shagbag, Uttara
and Tongi, Bangladesh và cho biết 19 học sinh đi làm thêm vì muốn giảm bớt gánh
nặng tài chính cho gia đình, 6 học sinh còn lại đi làm vì muốn nâng cao kỹ năng, tiếp

10
thu nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó, những nhân tố thời gian giữa học và làm, kết quả
học tập có tác động ngược chiều.
- Nghiên cứu “College Students Part-Time Jobs: Factors and Challenges for
Future Careers” khảo sát 472 sinh viên đang tham gia công việc làm thêm trong đó
gồm 58.5% nữ và 41.5% nam ở khắp Đài Loan đã đưa ra kết quả: 243 (51.4%) sinh
viên đi làm thêm bởi không đủ tiền trang trải cuộc sống, 211 (44.7%) sinh viên đi làm
để giết thời gian, 253 (74.8%) trong tổng số muốn giảm bớt gánh nặng tài chính cho
gia đình, 352 (74.6%) muốn tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này. Như vậy,
nghiên cứu đã chỉ ra thu nhập và tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng là 2 nhân tố chính
quyết định đến việc lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên.
- Nghiên cứu “The trend of choosing part-time jobs of ISBA Freshman” với
phương pháp định lượng và định tính đã khảo sát trên 200 sinh viên năm nhất Viện
đào tạo quốc tế - học viện Ngân hàng và chỉ ra hơn một nửa số sinh viên đã từng đi
làm thêm. Trong đó nhân tố thu nhập thu hút sự chú ý của nhiều sinh viên nhất, bên
cạnh đó các công việc như phục vụ, bán hàng, trợ giảng cũng có được nhiều sự chú ý.
- Đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Khoa
Kinh tế - Trường Đại học An Giang” đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng,
dựa trên mẫu khảo sát với 267 sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học An Giang.
Nghiên cứu này xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh
viên bao gồm: thu nhập, kinh nghiệm - kỹ năng sống, năm đang học, chi tiêu, thời gian
rảnh và kết quả học tập. Trong đó, 3 yếu tố có ảnh hưởng thuận chiều là kinh nghiệm -
kỹ năng sống, năm đang học, chi tiêu. Các biến còn lại đều tác động ngược chiều.
- “Đánh giá thực trạng việc làm thêm của sinh viên đại học TDTT Đà Nẵng” đã
khảo sát 30 sinh viên đại học TDTT Đà Nẵng đã và đang đi làm thêm cho thấy kết
quả: sinh viên đi làm thêm với mục đích chính là kiếm tiền trang trải cuộc sống
(43,3%), cơ hội phát triển bản thân (26,7%), có thêm kinh nghiệm (20%) và môi
trường làm việc (10%).
- Đề tài “Sự lựa chọn việc làm thêm của sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế
TP Hồ Chí Minh” sử dụng phương pháp định lượng kèm phương pháp nghiên cứu
đánh giá và nhân quả cho biết 2 nhân tố chính ảnh hưởng việc các viên năm 3 trường
Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh lựa chọn công việc làm thêm là kinh nghiệm và thời
gian làm không ảnh hưởng đến thời gian học. Mức lương nhận được trung bình từ
800.000 - 2.000.000 không ảnh hưởng lớn đến quyết định của sinh viên.
- Qua khảo sát và phỏng vấn sâu, kết quả nghiên cứu về “nhu cầu làm thêm của
sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội‘ cho thấy có 6 lý do
sinh viên tham gia làm thêm với số lượng lựa chọn giảm dần là: 33,1% đáp viên muốn
rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, 31,3% sinh viên đi làm vì lý do thu nhập, 12,5% vì
muốn thử sức mình, 12,1% muốn tận dụng thời gian nhàn rỗi, 7,7% muốn tự khẳng
định mình, còn lại vì muốn mở rộng giao tiếp và tìm cơ hội việc làm khi ra trường
chiếm 8,4%.

11
- Nghiên cứu “Thực trạng đi làm thêm của sinh viên trường Đại học kỹ thuật y tế
Hải Dương năm 2019” đã khảo sát và lấy ý kiến của 1433 sinh viên trường ĐH kỹ
thuật Hải Dương đã cho ra tỷ lệ 41,4% sinh viên đi làm thêm. Lý do chủ yếu là: thu
nhập 42,2%, khẳng định bản thân 42,2%, tận dụng thời gian rảnh 6,1%. Từ đó có
những biện pháp, kiến nghị, đề xuất cho các bạn sinh viên lựa chọn công việc phù hợp
cũng như tăng cường quản lý sinh viên đi làm thêm.
- Theo “Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên
Đại học Cần Thơ” đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ cho biết trong số 400
sinh viên trường được khảo sát có 50,3 % sinh viên có đi làm thêm. Sinh viên đi làm
thêm với nhiều mục đích khác nhau như muốn tăng cường các kỹ năng mềm cần thiết,
trải nghiệm công việc lúc học tập, rèn luyện tính tự lập, kiếm thêm thu nhập... nhưng
đa số sinh viên cho rằng việc đi làm thêm là quan trọng. Đồng thời, nghiên cứu cũng
chỉ ra các nhân tố tác động tích cực đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đó là
năm đang học, thu nhập, chi tiêu, thời gian rảnh, kinh nghiệm kỹ năng sống.
- Đề tài thảo luận “Khảo sát thực trạng làm thêm của sinh viên Đại học Tây
Nguyên” (2011) thông qua phỏng vấn, sử dụng mẫu câu hỏi đối với sinh viên Đại học
Tây Nguyên, qua phân tích đưa ra được kết luận: tỷ lệ sinh viên có nhu cầu đi làm
thêm là khá cao chiếm 68%, có 2 mục đích chính là để kiếm tiền và rèn luyện bản
thân. Bên cạnh đó, sinh viên muốn làm thêm để tăng thêm thu nhập.
Khoảng trống nghiên cứu: Về việc lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên,
những nghiên cứu trên chủ yếu đã nêu ra những nhân tố mang tính quyết định, là lý do
chính các sinh viên xem xét để lựa chọn công việc: thu nhập, kinh nghiệm. Bên cạnh
đó còn có rất nhiều các nhân tố khác có tác động tích cực đến việc lựa chọn công việc
như thời gian rảnh, thử sức bản thân, mở rộng giao tiếp…Nhưng trong cuộc sống hiện
nay, sinh viên có rất nhiều sự lựa chọn về công việc làm thêm cũng như bị chi phối,
ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác như: môi trường, gia đình, bạn bè và đặc biệt là
bản thân mỗi cá nhân chẳng hạn như sức khỏe, đam mê sở thích…Những bài nghiên
cứu trên tuy chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc làm
thêm của sinh viên và nêu ra giải pháp, lời khuyên đến mọi người nhưng vẫn chưa
được bao quát, đi sâu vào các mối quan hệ (gia đình, bạn bè…) và tâm lý của sinh viên
(hướng ngoại/nội, áp lực đồng trang lứa…). Vì thế nhóm em đã quyết định kiểm
chứng 5 yếu tố chính:
+ Thu nhập
+ Năng lực
+ Mức độ yêu cầu công việc
+ Tính cách cá nhân
+ Các mối quan hệ (nhân tố mới)

1.3. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

- Phân tích xu hướng chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại

12
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm của
sinh viên Đại học Thương mại.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến quyết định lựa chọn công việc
làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại.
- Đề xuất lời khuyên dành cho sinh viên khi lựa chọn công việc làm thêm

1.4. Câu hỏi nghiên cứu

- Thu nhập có ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học
Thương mại hay không?

- Năng lực của bản thân có ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên
Đại học Thương mại hay không?

- Mức độ yêu cầu công việc có ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh
viên Đại học Thương mại hay không?

- Tính cách cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại
học Thương mại hay không?

- Các mối quan hệ có ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại
học Thương mại hay không ?

1.5. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

- Giả thuyết 1 (TN): Thu nhập có thể là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm
thêm của sinh viên Đại học Thương mại.

- Giả thuyết 2 (NL): Năng lực của bản thân có thể là yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại.

- Giả thuyết 3 (MĐ): Mức độ yêu cầu công việc có thể là yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại.

- Giả thuyết 4 (TC): Tính cách cá nhân có thể là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại.

- Giả thuyết 5 (MQH): Các mối quan hệ có thể là yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại.

Mô hình nghiên cứu:

13
Thu nhập Mức độ, yêu cầu
công việc

Cá c yếu tố ả nh hưở ng đến


quyết định lự a chọ n cô ng
việc làm thêm củ a sinh viên
Năng lực trườ ng Đạ i họ c Thương mạ i.

Tính cách cá
nhân
Mối quan hệ

1.6. Mục đích nghiên cứu

Tạo ra cái nhìn tổng quát nhất cho đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại”, đánh giá
được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn công việc làm thêm của sinh viên.

Từ nghiên cứu biết được các nhân tố tác động trực tiếp, có ảnh hưởng lớn và
nhân tố tác động gián tiếp đến quyết định lựa chọn của sinh viên, từ đó làm cơ sở để đề
xuất kiến nghị nhằm giúp sinh viên xem xét, cân nhắc tìm ra cho mình công việc làm
thêm phù hợp.

Từ bài nghiên cứu cũng có thể chỉ ra xu hướng tâm lý của sinh viên hiện đại
trong việc lựa chọn công việc làm thêm.

1.7. Thiết kế nghiên cứu


 Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công
việc làm thêm của sinh Viên Đại học Thương mại
 Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Đại học Thương mại

Thời gian: 22/5/2022 - 20/7/2022

Khách thể: Sinh viên đại học Thương mại

1.8. Phương pháp nghiên cứu

14
- Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng)

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

+ Nghiên cứu tài liệu để thu thập dữ liệu thứ cấp

+ Sử dụng bảng hỏi khảo sát và phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu sơ cấp.

- Phương pháp xử lý số liệu:

+ Sử dụng phương pháp xử lý tại bàn với dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng
vấn, thực hiện tổng hợp và mã hoá dữ liệu theo các nhóm thông tin.

+ Sử dụng các phương pháp thống kê và phân tích hồi quy đối với từng nhóm chỉ
tiêu thu được từ cuộc khảo sát, phần mềm SPSS dùng để thực hiện xử lý số liệu.

15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Các khái niệm và vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài.

Dựa trên mô hình nghiên cứu, chúng ta cần nắm được một số lý thuyết sau:

2.1.1. Sinh viên:

- Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp
chuyên nghiệp. Ở đó, họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn
bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt
được trong quá trình học.

- Khách thể nghiên cứu cụ thể trong đề tài này chính là sinh viên trường Đại học
Thương mại.

2.1.2. Việc làm thêm:

a) Khái niệm việc làm:


- Theo từ điển tiếng Việt: Việc làm là công việc được giao cho hàng ngày và
được trả công

- Theo Điều 9, Bộ Luật Lao động năm 2012: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn
thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

- Như vậy có thể hiểu: Việc làm là hoạt động lao động nhằm tạo ra nguồn thu, không
trái với luật pháp.

b) Phân loại việc làm:


- Xét theo thời gian làm việc, có hai loại việc làm: Việc làm toàn thời gian (Full-
time job) và việc làm bán thời gian, việc làm thêm (Part-time job).

c) Việc làm thêm:


- Việc làm thêm hay việc làm bán thời gian mô tả một công việc mang tính chất
chất không chính thức, không thường xuyên, không cố định, không ổn định bên cạnh
một công việc chính thức. Khác với hình thức việc làm toàn thời gian thì các công việc
làm thêm này thường có thể được sắp xếp linh hoạt hơn với số giờ làm việc ngắn so
với công việc toàn thời gian.

- Người lao động được xem như người làm việc bán thời gian nên họ thường làm
việc ít hơn 30 hay 35 giờ hàng tuần (ILO - Tổ chức lao động quốc tế). Theo ILO, số
lượng người làm việc bán thời gian đang gia tăng từ ¼ đến ½ trong 20 năm vừa qua ở
hầu hết các quốc gia phát triển, trừ nước Mỹ.

2.1.3. Thu nhập:

16
- Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh
nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công
việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó.

- Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản,
lợi nhuận kinh doanh. Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ
lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được tặng cho...

- Với đề tài đang xét trong điều kiện các cá nhân là sinh viên nên ta có thể hiểu
thu nhập đến từ việc đi làm thêm của sinh viên là khoản sinh thu nhập mà sinh viên đi
làm thêm kiếm được khi tham gia vào thị trường lao động, hay có thể hiểu, thu nhập
chính là khoản tiền lương mà sinh viên kiếm được khi đi làm thêm.

2.1.4. Năng lực:

- Năng lực là tập hợp toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, khả năng, hành vi của một
người có thể đáp ứng đối với một công việc nhất định nào đó, đây cũng là một trong
những yếu tố quan trọng để cá nhân có thể hoàn thành một việc nào đó hiệu quả hơn
so với người khác, là một trong những thước đo để đánh giá các cá nhân với nhau.

- Năng lực được tạo nên từ tư chất tự nhiên và do luyện tập, học hỏi, làm việc mà
có.

- Năng lực được chia làm hai dạng là năng lực chung và năng lực chuyên môn.
Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết làm nền tảng để phát triên năng lực
chuyên môn, nó có thể hỗ trợ trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Năng lực chuyên
môn là năng lực đặc trưng ở những lĩnh vực nhất định (ví dụ như năng lực toán học,
năng lực hội họa, năng lực kinh doanh,…). Năng lực chuyên môn và năng lực chung
có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, năng lực chung chính là cơ sở hỗ trợ để đạt năng lực
chuyên môn. Theo đó, năng lực chuyên môn ở một điều kiện thuận lợi nhất định lại tác
động tới sự hình thành phát triển năng lực chung.

2.1.5. Mức độ, yêu cầu của công việc:

- Mức độ, yêu cầu công việc là những kỹ năng, kinh nghiệm, đặc điểm tính cách
mà nhà tuyển dụng mong muốn tìm thấy được ở ứng viên đang phỏng vấn cho vị trí
tuyển dụng. Nhà tuyển dụng nhận định rằng những tiêu chuẩn này rất cần thiết cho sự
thành công ở vị trí công việc đó.

2.1.6. Tính cách cá nhân:

- Tính cách là tính chất, đặc điểm nội tâm của con người, từ đó dẫn tới suy nghĩ,
cảm xúc, hành động và lời nói hay còn được định nghĩa là bao hàm tâm trạng, thái độ,
ý kiến và được thể hiện rõ ràng nhất trong các tương tác với người khác.

17
- Tính cách của một cá nhân là sự kết hợp của các đặc điểm tâm lí mà dựa vào
đó, chúng ta có thể phân biệt cá nhân này với những người khác.

2.1.7. Mối quan hệ:

- Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối
tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.

- Mối quan hệ có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với chúng ta. Nếu không
có những mối quan hệ trong cuộc sống thì chúng ta không thể làm được gì, ngay từ
những cái đơn giản nhất.

- Trong xã hội hiện tại có vô vàn các mối quan hệ, mối quan hệ nào cũng đều
mang lại một lợi ích nhất định cho chúng ta. Bước vào một xã hội ngày càng đổi mới
thì việc tạo dựng những mối quan hệ là điều không thể thiếu. Đó không chỉ là một kỹ
năng trong cuộc sống và còn là một hành vi ứng xử rất văn hóa.

2.2. Cơ sở lý thuyết

Sau khi nghiên cứu những khái niệm liên quan, nhóm đã đi đến kết luận sẽ sử
dụng “Thuyết nhu cầu của Maslow” để xây dựng mô hình nghiên cứu.

Abraham Maslow là một nhà tâm lý học người Mỹ. Ông được xem là cha đẻ của
chủ nghĩa nhân văn trong tâm lý học và Thuyết Nhu cầu với việc đề xuất về Tháp Nhu
cầu. Theo A. Maslow, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Nhu cầu tự
nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”,
theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan trọng, phản ánh mức độ “cơ bản”
của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa
là một thực thể xã hội. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu
cấp thấp hơn được đáp ứng. Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu
hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích
họ hành động.

Theo bậc thang nhu cầu của A. Maslow, các nhu cầu gồm có hai cấp: cấp cao và
cấp thấp. Cấp thấp gồm các nhu cầu sinh học và an ninh, an toàn. Nhu cầu cấp thấp
liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước
uống, được ngủ nghỉ… Những nhu cầu này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì
nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được
nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.Cấp cao gồm các
nhu cầu xã hội, tự trọng và sự hoàn thiện. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố
tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, địa vị xã hội, sự công bằng, sự tôn trọng,...Sự khác
biệt giữa hai loại này là chúng thỏa mãn từ bên trong và bên ngoài của con người.
A.Maslow cho rằng khi nhu cầu bậc dưới của con người được thỏa mãn đến một mức

18
độ nhất định thì tự nó nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn. Các nhu cầu này được sắp
xếp và chia thành năm bậc như sau:

Việc nhu cầu được thỏa mãn và được thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của
con người. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Theo đó, nhu cầu trở
thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành
vi của con người. Con người luôn mong muốn có được cuộc sống hạnh phúc. Muốn
được hưởng hạnh phúc con người phải tồn tại. Chính vì vậy, con người phải lao động
để trước hết thoả mãn những nhu cầu đủ để duy trì cuộc sống. Nhưng cuộc sống của
con người không chỉ cần có những nhu cầu vật chất mà còn cả những nhu cầu tinh
thần nữa: tự do, yêu thương và được yêu thương, được sáng tạo, được hiểu biết... Khi
cuộc sống càng phát triển thì những nhu cầu ấy ngày càng được mở rộng và nâng cao.
Khi những mong muốn của người lao động được làm công việc phù hợp với bản thân,
nhận được thu nhập tương xứng với sức lực của họ bỏ ra, và điều kiện làm việc thuận
lợi, các nhu cầu hợp lý được thỏa mãn, người lao động sẽ yên tâm và tận tâm, hết lòng
với công việc. Ngược lại, nếu nhu cầu này không được đảm bảo, thì sẽ hạn chế khả
năng đóng góp, nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, kết quả làm việc của người lao động
thấp, dẫn đến tình trạng người lao động nhảy việc, bỏ việc, làm việc cầm chừng, hoặc
không “hứng thú” với công việc của mình.

Thuyết nhu cầu của Maslot giải thích được rằng con người luôn hướng tới việc
thỏa mãn nhu cầu của bản thân và với đề tài mà nhóm đang nghiên cứu thì sinh viên
trường Đại học Thương mại sẽ bị tác động bởi các yếu tố liên quan đến quyết định
chọn công việc làm thêm phù hợp. Các yếu tố tác động này cũng chính là những nhu
cầu cần được thỏa mãn và việc tìm kiếm công việc làm thêm thỏa mãn các yếu tố tác
động đó chính là khát vọng để đạt được mong muốn.

Mục tiêu của nhóm là xác định và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương mại. Nhóm đã
đề xuất 4 giả thuyết bao gồm các yếu tố như thu nhập; năng lực; mức độ, yêu cầu công
việc và tính cách cá nhân. Nhóm quyết định sẽ vận dụng thuyết nhu cầu của Maslot để
xây dựng mô hình nghiên cứu với 4 yếu tố: thu nhập; năng lực; mức độ, yêu cầu công
việc và tính cách cá nhân.

19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tiếp cận nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn
hợp. Phương pháp này kết hợp cả hai phương pháp đó là phương pháp nghiên cứu định
tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Thực hiện phương pháp này là sử dụng
thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng nhiều hình thức thu
thập dữ liệu và đưa ra báo các có kết quả mang tính khách quan và thực dụng, và từ sự
kết hợp này cũng cung cấp sự hiểu biết tốt hơn mở rộng hơn về những yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương
mại.

Phương pháp nghiên cứu định tính: Căn cứ các tài liệu đã nghiên cứu cũng như
kế thừa các nghiên cứu khảo sát từ đó rút ra các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại. Nội dung thảo
luận nhóm dựa trên các biến quan sát và cơ sở lý thuyết để thiết lập bảng câu hỏi sơ
bộ, sau đó thảo luận để điều chỉnh nội dung, sửa đổi và bổ sung những câu hỏi chưa
đầy đủ. Sau khi đã hiệu chỉnh lại thang đo bằng thảo luận nhóm, bảng câu hỏi sẽ được
dùng để phỏng vấn thử rồi tiếp tục điều chỉnh để hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nhóm nghiên cứu tiến hành bằng phương
pháp khảo sát, sẽ đưa ra thống kê nhằm phản ánh số lượng, đo lường và diễn giải mối
quan hệ giữa các nhân tố thông qua các quy trình: Xác định câu hỏi nghiên cứu, tạo
bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu. Nhóm nghiên cứu sẽ không tham gia vào khảo sát
nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.

3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu

Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ (định tính) và nghiên
cứu chính thức (định lượng).

Nghiên cứu sơ bộ nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo về các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương
mại. Nghiên cứu chính thức nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát.

Phương pháp chọn mẫu:

20
● Xác định phương pháp chọn mẫu định lượng

Đối với đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác
suất. Cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp quả bóng tuyết. Mẫu
thuận tiện được chọn là bạn bè, anh chị, người quen của các thành viên trong nhóm
nghiên cứu cùng học trường Đại học Thương mại. Tiến hành gửi bảng khảo sát đến
các đối tượng đó và thông qua họ gửi bảng khảo sát đến các đối tượng tiếp theo
(phương pháp quả bóng tuyết). Ưu điểm của phương pháp này là tiếp xúc được đa
dạng sinh viên ở đa dạng các độ tuổi; có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí.

● Xác định phương pháp chọn mẫu định tính

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu theo mục đích, tiến hành bằng
phương pháp phỏng vấn từng cá nhân để bổ sung cho những thông tin sẽ thu thập qua
phương pháp khảo sát. Nhóm nghiên cứu sẽ không tham gia vào phỏng vấn nên dữ
liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:

● Phương pháp thu thập số liệu:

Với nghiên cứu định tính:

Phương pháp phỏng vấn - phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu trong nghiên
cứu định tính. Phương pháp phỏng vấn được sử dụng là phỏng vấn sâu, công cụ thu
thập dữ liệu là bảng hỏi có cấu trúc gồm các câu hỏi chuyên sâu và cụ thể về các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học
Thương mại. Câu trả lời sẽ được nhóm nghiên cứu tổng hợp dưới dạng thống kê.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Bằng
phương pháp này, nhóm tác giả đã cùng nhau bàn bạc, trao đổi giữa các thành viên
trong nhóm về các yếu tố được đề xuất, nhằm thu thập những ý kiến trên cơ sở tìm
hiểu, đánh giá, phân tích và xử lý những yếu tố đã được đưa ra.

21
Với nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi tự
quản lý được xây dựng bằng phần mềm Google Form và gửi qua Zalo, Facebook của
các mẫu khảo sát. Dữ liệu sau khi thu thập được làm sạch và đánh giá phân phối chuẩn
sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS để đánh giá chất lượng thang đo, sự phù hợp
của mô hình và kiểm định giả thiết mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ
thuộc trong mô hình nghiên cứu.

Ngoài ra, dữ liệu còn được thu thập thông qua dữ liệu sơ cấp là các luận văn
nghiên cứu về sự ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên
Đại học Thương mại. của các tác giả đi trước, các bài báo, tạp chí khoa học cả trong và
ngoài nước.

● Xử lý dữ liệu:

o Sử dụng phần mềm SPSS với công cụ phân tích thống kê mô tả


o Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha
o Phân tích nhân tố khám phá EFA
o Phân tích tương quan và phân tích hồi quy để nhập và phân tích dữ liệu đã thu
được.

3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu

3.3.1. Nghiên cứu định tính

Đối tượng phỏng vấn: Sinh viên trường Đại học Thương mại

Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu sinh viên trường Đại học Thương mại các
khóa đang học để thu thập dữ liệu, xác định, điều chỉnh thang đo lý thuyết phù hợp với
nghiên cứu này

Số người được phỏng vấn : 17

Phương pháp xử lý: Sử dụng phương pháp xử lý tại bàn với dữ liệu thu được từ
các cuộc phỏng vấn, thực hiện tổng hợp và mã hoá dữ liệu theo các nhóm thông tin.

+ Mã hoá dữ liệu

22
Mục đích: Nhận dạng các dữ liệu, mô tả dữ liệu và tập hợp các dữ liệu nhằm
phục vụ xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu sau này.

+ Tạo nhóm thông tin

Mục đích: Nhằm phân tích mối quan hệ giữa các nhóm thông tin.

+ Kết nối dữ liệu

Mục đích: Nhằm so sánh được kết quả quan sát với kết quả được mong đợi cũng
như giải thích được khoảng cách nếu có giữa hai loại kết quả này.

3.3.2. Nghiên cứu định lượng

Số phiếu phát ra 150 phiếu, số phiếu thu về 147 phiếu, số phiếu hợp lệ là 147.

Thang đo sử dụng cho các biến quan sát do nhóm nghiên cứu tự đề xuất không kế
thừa từ các nghiên cứu trước.

Thang đo:

Biến độc lập:

Yếu tố thu nhập:

1) Thu nhập hàng tháng tương ứng với công sức bỏ ra.
2) Thu nhập hàng tháng đủ chi tiêu các nhu cầu cơ bản.
3) Thu nhập từ công việc làm thêm của tôi ngang bằng so với thu nhập của những
công việc làm thêm khác
4) Thu nhập từ công việc làm thêm phù hợp với kì vọng của bản thân

Yếu tố năng lực:

1) Năng lực ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của tôi
2) Công việc hiện tại phù hợp với năng lực của tôi
3) Công việc hiện tại giúp tôi phát triển năng lực theo đúng chuyên môn của mình.
4) Tôi thích những công việc đòi hỏi năng lực cao

Yếu tố mức độ và yêu cầu công việc:

23
1) Tôi thích làm công việc nhẹ nhàng, mức độ công việc vừa phải.
2) Tôi thường lựa chọn công việc với yêu cầu về mặt thời gian linh hoạt.
3) Khi là sinh viên năm nhất và năm hai tôi hay làm những công việc với mức độ
phù hợp như phục vụ, gia sư, sale…
4) Yêu cầu công việc không làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của tôi

Yếu tố tính cách cá nhân:

1) Tôi thích những công việc năng động và giao tiếp với mọi người
2) Tôi đi tìm việc làm thêm dựa vào tính cách của mình (bạn hướng nội hoặc
hướng ngoại).
3) Tôi điều chỉnh tính cách của mình để phù hợp với công việc
4) Công việc phù hợp với tính cách sẽ giúp tôi thăng tiến sau này

Yếu tố mối quan hệ:

1) Các mối quan hệ xã hội giúp tôi dễ dàng tìm kiếm công việc làm thêm
2) Tôi tìm được công việc uy tín và chất lượng thông qua các mối quan hệ xã hội
3) Công việc làm thêm hiện tại của tôi được mọi người giới thiệu
4) Tôi chọn công việc theo truyền thống gia đình

Biến phụ thuộc

Đánh giá chung

1) Tôi hài lòng với công việc làm thêm hiện tại.
2) Tôi sẽ tiếp tục làm công việc này trong thời gian sắp tới.
3) Tôi cảm thấy thoải mái khi làm công việc này.

Phân tích thống kê mô tả

Phân tích thống kê mô tả là kĩ thuật phân tích đơn giản nhất của một nghiên cứu
định lượng. Bất kì một nghiên cứu định lượng nào cũng tiến hành các phân tích này, ít
nhất là để thống kê về đối tượng điều tra.

Các phân tích chuyên sâu khác

24
Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha: Các biến quan sát có tiêu chuẩn khi chọn
thang đo đó là hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên, nhỏ hơn 1 và hệ số tương quan
biến tổng lớn hơn 0,3.

Phân tích nhân tố khám phá EFA: Phân tích nhân tố dựa vào chỉ số Eigenvalue
để xác định số lượng các nhân tố. EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các
nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều
nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu.

Phân tích hồi quy: Phân tích để xác định quan hệ phụ thuộc của một biến (biến
phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (gọi là biến độc lập).

25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính.


Sau khi thực hiện phỏng vấn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại”, nhóm đã
phỏng vấn được 17 bạn sinh viên đang theo học tại trường Đại học Thương mại, gồm
14 nữ và 3 nam, tất cả các bạn đều đang đi làm thêm ngoài giờ học trên trường.

Kết quả tổng hợp sau khi nghiên cứu về các yếu tố:
 Yếu tố thu nhập:
Khi được phỏng vấn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc
làm thêm, tất cả các bạn sinh viên được phỏng vấn đều cho rằng thu nhập là một trong
những yếu tố khiến các bạn quyết định lựa chọn công việc làm thêm của mình.
Tất cả các bạn sinh viên tham gia cuộc phỏng vấn chia sẻ rằng họ thường ưu tiên
chọn những công việc có mức lương đủ để chi tiêu, trang trải các khoản sinh hoạt cá
nhân, mua sắm, tiêu vặt mà không cần phải xin hỗ trợ từ cha mẹ.
Tuy nhiên, chỉ khoảng 35% (6 người) số người tham gia phỏng vấn cho rằng
mức lương mà các bạn nhận được là đáp ứng được kỳ vọng của bản thân.
Bên cạnh đó, hơn một nửa số người (10 người) được phỏng vấn cho biết rằng thu
nhập là yếu tố chi phối nhiều nhất tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm của họ
bởi một công việc có một mức lương cao sẽ mang lại động lực làm việc cho họ.
 Yếu tố năng lực:
Năng lực làm việc là một trong những yếu tố quan trọng đối với rất nhiều công
việc, vì thế đa số (12 người) các bạn sinh viên khi được phỏng vấn cho rằng đây là
cũng chính là một trong những yếu tố khiến cho họ đưa ra quyết định lựa chọn công
việc hiện tại. Trong đó:
Phần lớn các bạn sinh viên (8 bạn) chia sẻ rằng họ sẽ chọn những công việc mà
họ cảm thấy nó phù hợp với năng lực của họ. Nếu không có năng lực để làm việc, họ
sẽ không dám ứng tuyển để làm những công việc đó.
Số còn lại cho biết bởi vì hiện tại khả năng của họ đối với công việc đó là chưa
tốt, nên họ đã lựa chọn công việc đó để cải thiện năng lực của họ cũng như tích luỹ
thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. Những người có ý kiến này thường
chấp nhận công việc làm thêm ở những vị trí thấp như thực tập, học việc,… để trau dồi
năng lực của họ.
Ngoài ra, rất ít (3 bạn) các bạn sinh viên được phỏng vấn tiết lộ năng lực là yếu
tố ảnh hưởng nhiều nhất tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm của họ.
 Yếu tố mức độ và yêu cầu công việc:
Bởi vì còn là sinh viên, vướng lịch học trên trường nên mức độ và yêu cầu mà
các công việc làm thêm đòi hỏi cũng ảnh hưởng ít nhiều tới quyết định lựa chọn công
việc làm thêm của các bạn sinh viên đang theo học tại trường đại học Thương mại.

26
Qua phỏng vấn, hầu hết các bạn sinh viên chia sẻ mức độ và yêu cầu công việc
cũng là một trong nhiều yếu tố ảnh hướng tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm
của họ. Nếu mức độ và yêu cầu mà công việc đòi hỏi là quá lớn sẽ dễ khiến cho các
bạn sinh viên rơi vào khủng hoảng, stress và ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả học
tập, cuộc sống cũng bị đảo lộn.
Trong số đó, hầu hết các bạn chia sẻ rằng các bạn sẽ lựa chọn những công việc
làm thêm có mức độ và yêu cầu nằm trong tầm kiểm soát của bản thân, các bạn ấy có
thể xử lý được công việc mà không làm ảnh hưởng đến việc học tập.
Ngoài ra, một vài bạn đã tiết lộ rằng các bạn ấy sẽ lựa chọn những công việc mà
dễ dàng để học và làm theo khi có được sự hướng dẫn.
Tuy nhiên, rất ít bạn (chỉ 1 bạn) chia sẻ rằng, khi đưa ra quyết định lựa chọn công
việc làm thêm nào đó, họ sẽ cân nhắc mức độ và yêu cầu công việc để xem xét liệu
rằng khi làm công việc này, họ sẽ học được gì.
Các cuộc phỏng vấn mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện cũng chỉ ra rằng, chỉ một
số ít các bạn sinh viên coi mức độ và yêu cầu công việc là yếu tố tác động nhiều nhất
tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm của họ.
 Yếu tố tính cách cá nhân:
Khi được hỏi về sự ảnh hưởng của tính cách cá nhân tới quyết định lựa chọn
công việc làm thêm, hơn một nửa số bạn sinh viên được phỏng vấn thừa nhận rằng yếu
tố này ít nhiều có chi phối quyết định của họ. Những người này cho rằng khi làm một
công việc phù hợp với tính cách của họ, họ sẽ cảm thấy ít áp lực và căng thẳng hơn.
Tuy nhiên có rất ít bạn cho rằng tính cách cá nhân là yếu tố tác động nhiều nhất
tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm của họ
 Yếu tố mối quan hệ:
Bên cạnh những yếu tố trên, trong quá trình phỏng vấn, nhóm nghiên cứu cũng
phát hiện ra mối quan hệ cũng là một trong những yếu tố quyết định đến lựa chọn công
việc làm thêm của các bạn sinh viên trường đại học Thương mại. Hơn một nửa số bạn
khi tham gia phỏng vấn đã chia sẻ rằng, họ chọn công việc làm thêm của họ là do các
mối quan hệ mà họ có. Một phần đã tiết lộ rằng họ ưu tiên chọn những công việc mà
họ có thể được làm cùng với bạn bè và người thân, một số tiết lộ rằng họ ưu tiên
những công việc mà họ được người thân, bạn bè hay người khác giới thiệu vì sự uy tín.
Tuy nhiên, cũng có tương đối ít bạn cho rằng yếu tố này có ảnh hưởng nhiều nhất
tới quyết định lựa chọn của họ.

4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng

4.2.1. Phân tích thống kê mô tả

a, Thống kê mô tả theo khoa

27
Khoa

Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent

Valid Khoa Quản trị kinh doanh 9 6.1 6.1 6.1

Khoa Marketing 16 10.9 10.9 17.0

Khoa Khách sạn - Du lịch 2 1.4 1.4 18.4

Khoa Kế Toán - Kiểm


9 6.1 6.1 24.5
Toán

Khoa Kinh tế và Kinh


89 60.5 60.5 85.0
doanh quốc tế

Khoa Kinh tế - Luật 3 2.0 2.0 87.1

Khoa Hệ thống thông tin


quản lý và thương mại 5 3.4 3.4 90.5
điện tử

Khoa Tiếng Anh 6 4.1 4.1 94.6

Khoa Tài chính - Ngân


4 2.7 2.7 97.3
hàng

Khoa Quản trị nhân lực 1 .7 .7 98.0

Viện Đào tạo Quốc tế 2 1.4 1.4 99.3

Khác 1 .7 .7 100.0

Total 147 100.0 100.0

Bảng 1. Thống kê người tham gia khảo sát theo khoa đang học
Nhìn vào kết quả khảo sát, chúng ta có thể thấy đa số sinh viên tham gia khảo sát
là sinh viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế chiếm 60.5%, tiếp theo đến khoa
Marketing với 10.9% sinh viên, khoa Quản trị Kinh Doanh chiếm 6.1%, khoa Kế toán
– Kiểm toán cũng chiếm 6.1%,…Những khoa khác không có quá nhiều bạn sinh viên
tham gia khảo sát chiếm tổng số 16.4% số lượng.

b, Thống kê mô tả theo giới tính

28
Giới tính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Nam 30 20.4 20.4 20.4

Nữ 117 79.6 79.6 100.0

Total 147 100.0 100.0

Bảng 2. Thống kê người tham gia khảo sát theo giới tính
Kết quả điều tra trong 147 người tham gia chỉ có 30 nam (chiếm 20.4%) và có tới
117 sinh viên là nữ (chiếm tới 79.6%). Điều này được giải thích bởi số lượng sinh viên
là nam giới ở trường Đại học Thương mại là ít hơn nhiều so với nữ giới. Vì vậy mà số
sinh viên nữ tham gia khảo sát nhiều hơn số người tham gia khảo sát là nam.
c, Thống kê mô tả theo khóa học
Khóa

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Khóa 57 118 80.3 80.3 80.3

Khóa 56 19 12.9 12.9 93.2

Khóa 55 9 6.1 6.1 99.3

Khóa 54 1 .7 .7 100.0

Total 147 100.0 100.0

Bảng 3. Thống kê người tham gia khảo sát theo khóa đang học
Nhìn vào bảng khảo sát, chúng ta có thể thấy lượng sinh viên tham gia khảo sát
phần lớn là khóa 57 với 118 sinh viên chiếm tới 80.3% số người tham gia khảo sát, sau
đó là số sinh viên khóa 56 với 19 người. Khóa 55 có số người tham gia khảo sát là 9
(chiếm 6.1%) và sinh viên khóa 54 chỉ có duy nhất 1 người chiếm 0.7%.

*Thống kê giải thích các biến của thang đo

29
STT Tên biến Giải thích
1 TN1 Thu nhập hàng tháng tương ứng với công sức bỏ ra.
2 TN2 Thu nhập hàng tháng đủ chi tiêu các nhu cầu cơ bản.
3 Thu nhập từ công việc làm thêm của tôi ngang bằng so với
TN3
thu nhập của những công việc làm thêm khác
4 Thu nhập từ công việc làm thêm phù hợp với kì vọng của
TN4
bản thân
5 Năng lực ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm
NL1
thêm của tôi
6 NL2 Công việc hiện tại phù hợp với năng lực của tôi
7 Công việc hiện tại giúp tôi phát triển năng lực theo đúng
NL3
chuyên môn của mình.
8 NL4 Tôi thích những công việc đòi hỏi năng lực cao
9 Tôi thích làm công việc nhẹ nhàng, mức độ công việc vừa
YC1
phải.
10 Tôi thường lựa chọn công việc với yêu cầu về mặt thời gian
YC2
linh hoạt.
11 Khi là sinh viên năm nhất và năm hai tôi hay làm những
YC3
công việc với mức độ phù hợp như phục vụ, gia sư, sale…
12 Yêu cầu công việc không làm ảnh hưởng đến thời gian học
YC4
tập của tôi
13 Tôi thích những công việc năng động và giao tiếp với mọi
TC1
người
14 Tôi đi tìm việc làm thêm dựa vào tính cách của mình (bạn
TC2
hướng nội hoặc hướng ngoại).
15 TC3 Tôi điều chỉnh tính cách của mình để phù hợp với công việc
16 Công việc phù hợp với tính cách sẽ giúp tôi thăng tiến sau
TC4
này

30
17 Các mối quan hệ xã hội giúp tôi dễ dàng tìm kiếm công việc
QH1
làm thêm
18 Tôi tìm được công việc uy tín và chất lượng thông qua các
QH2
mối quan hệ xã hội
19 Công việc làm thêm hiện tại của tôi được mọi người giới
QH3
thiệu
20 QH4 Tôi chọn công việc theo truyền thống gia đình
21 DG1 Tôi hài lòng với công việc làm thêm hiện tại.
22 DG2 Tôi sẽ tiếp tục làm công việc này trong thời gian sắp tới.
23 DG3 Tôi cảm thấy thoải mái khi làm công việc này.

Các từ viết tắt :


TN: Thu nhập
NL: Năng lực
YC: Mức độ và yêu cầu công việc
TC: Tính cách cá nhân
QH: Mối quan hệ xã hội
DG: Đánh giá chung

Thang đo mức độ likert

1. Hoàn toàn không đồng ý


2. Không đồng ý
3. Trung lập
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
d, Mức độ ảnh hưởng từ thu nhập

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

TN1 147 1 5 4.07 .857

31
TN2 147 1 5 4.00 .828

TN3 147 1 5 3.45 1.041

TN4 147 1 5 3.65 1.025

Valid N
147
(listwise)

Bảng 4. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ thu nhập


Từ số liệu ở bảng thống kê, ta có thể thấy rằng với tiêu chí TN1 “Thu nhập hàng
tháng tương ứng với công sức bỏ ra” và TN2 “Thu nhập từ công việc làm thêm đủ chi
tiêu các nhu cầu cơ bản” được mọi người đồng tình nhiều nhất với mức trung bình khá
cao với lần lượt là 4.07 và 4.00. Hai yếu tố còn lại đa số mọi người chọn nghiêng về
hướng trung lập với TN4 có mức trung bình là 3.66 và thấp nhất là TN3 với trung bình
3.47. Độ chênh lệch giữa các tiêu chí cao, từ 0.828 đến 1.041.

e, Mức độ ảnh hưởng từ năng lực

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

NL1 147 1 5 4.03 .887

NL2 147 1 5 3.86 .919

NL3 147 1 5 3.13 1.184

NL4 147 1 5 3.57 .965

Valid N
147
(listwise)

Bảng 5. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ năng lực


Từ câu hỏi mà nhóm đã đưa ra, người tham gia khảo sát đồng ý với NL1 "Năng
lực ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của tôi” trong khi với NL3
"Công việc hiện tại giúp tôi phát triển năng lực theo đúng chuyên môn của mình” được

32
mọi người đồng ý ít nhất với mức trung bình là 3,13. Có thể thấy, xu hướng tìm các
công việc làm thêm phù hợp với khả năng của bản thân của mình được nhiều sinh viên
ưa chuộng hiện nay. Các tiêu chí còn lại là NL2 (mức trung bình 3.86), NL4 (mức
trung bình 3.57).

f, Mức độ ảnh hưởng từ mức độ và yêu cầu công việc

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

YC1 147 1 5 3.62 .902

YC2 147 1 5 4.09 .957

YC3 147 1 5 3.97 1.063

YC4 147 1 5 3.78 .905

Valid N
147
(listwise)

Bảng 6. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ mức độ và yêu cầu công việc
Nhìn vào số liệu kết quả bảng thống kê, ta thấy đa số người tham gia khảo sát
đồng ý với tiêu chí YC2: "Tôi thường lựa chọn công việc với yêu cầu về mặt thời gian
linh hoạt” với mức trung bình là 4,09, còn lại là các tiêu chí khác với lần lượt các mức
trung bình: YC3 (mức trung bình 3.97), YC4(mức trung bình 3.78) và YC1(mức trung
bình 3,62). Độ chênh lệch giữa các tiêu chí cao, từ 0,902 đến 1,063.

g, Mức độ ảnh hưởng từ tính cách cá nhân

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

TC1 147 1 5 3.71 1.020

TC2 147 1 5 3.82 .965

33
TC3 147 1 5 3.72 1.078

TC4 147 1 5 3.97 .943

Valid N
147
(listwise)

Bảng 7. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ tính cách cá nhân


Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta có thể thấy tiêu chí TC4 "Công việc phù hợp
với tính cách sẽ giúp tôi thăng tiến sau này” được đa số mọi người đồng ý với mức
trung bình là 3.97. Điều đó cho thấy mọi người tin rằng có được một công việc mà
mình thực sự muốn gắn bó có thể giúp cho họ có được cơ hội phát triển nhiều hơn
trong tương lai. Trong khi TC1(mức trung bình 3,71) và TC3(mức trung bình 3,72)
được ít người đồng tình nhất với mức trung bình 3,71. Tiêu chí còn lại là TC2 (mức
trung bình 3.82).

h, Mức độ ảnh hưởng từ mối quan hệ xã hội

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

QH1 147 1 5 3.97 .810

QH2 147 1 5 3.75 1.013

QH3 147 1 5 3.54 1.251

QH4 147 1 5 2.49 1.201

Valid N
147
(listwise)

Bảng 8. Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ mối quan hệ xã hội


Từ số liệu bảng thống kê, có thể thấy rằng người tham gia khảo sát đồng ý với
tiêu chí QH1 "Các mối quan hệ xã hội giúp tôi dễ dàng tìm kiếm công việc làm thêm"
nhất với mức độ trung bình là 3.97. Trong khi đó, tiêu chí QH4 “Tôi chọn công việc

34
theo truyền thống gia đình” không được người tham gia khảo sát đồng tính quá nhiều
chỉ ở mức 2.49. Điều đó có thể thấy các mối quan hệ vẫn giúp cho sinh viên Đại học
Thương mại tìm được những công việc làm thêm tuy nhiên họ thường không lựa chọn
những công việc mà gia đình đã từng làm.

4.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha

a) Thu nhập
Reliability
Statistics

Cronbach N of
's Alpha Items

.756 4

Bảng 9: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Thu nhập”

Item-Total Statistics

Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance
Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted

TN1 11.10 4.955 .660 .646

TN2 11.17 5.430 .543 .707

TN3 11.72 5.148 .419 .780

TN4 11.52 4.443 .629 .654

Bảng 10: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Thu nhập”

Sau khi kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Thu nhập” với 4
biến quan sát thì hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted của biến quan sát TN3 =
0.780 > 0.756. Do đó loại biến TN3, tiến hành kiểm định lại.

35
Reliability
Statistics

Cronbach N of
's Alpha Items

.780 3

Bảng 11: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Thu nhập” 2

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted

TN1 7.65 2.529 .691 .628

TN2 7.72 2.819 .592 .733

TN4 8.07 2.269 .592 .749

Bảng 12: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Thu nhập” 2

Qua kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Thu nhập” với 3 biến
quan sát thì hệ số tương quan tổng biến của biến độc lập “Thu nhập” đều thỏa mãn yêu
cầu (lớn hơn 0.3), còn hệ số Cronbach’s Alpha chung của biến = 0.780 > 0.6, các hệ số
Cronbach’s Alpha if Item Deleted của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (<0.780). Do
đó biến độc lập “Thu nhập” đáng tin cậy.

b) Năng lực
Reliability
Statistics

Cronbach N of
's Alpha Items

36
.605 4

Bảng 13: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Năng lực”

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted

NL1 10.56 5.083 .347 .563

NL2 10.73 4.909 .369 .547

NL3 11.47 3.812 .442 .492

NL4 11.03 4.670 .396 .526

Bảng 14: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Năng lực”

Hệ số tương quan tổng biến của biến độc lập “Năng lực” thỏa mãn yêu cầu (lớn
hơn 0.3), còn hệ số Cronbach’s Alpha chung của biến = 0.605 > 0.6, các hệ số
Cronbach’s Alpha if Item Deleted của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (<0.605). Do
đó biến độc lập “Năng lực” có thang đo lường tốt và đáng tin cậy.

c) Mức độ và yêu cầu công việc


Reliability
Statistics

Cronbach' N of
s Alpha Items

.610 4

Bảng 15: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Mức độ và yêu cầu công việc”

37
Item-Total Statistics

Scale Cronbach's
Scale Mean Corrected
Variance if Alpha if
if Item Item-Total
Item Item
Deleted Correlation
Deleted Deleted

YC1 11.83 4.553 .368 .556

YC2 11.36 4.109 .453 .492

YC3 11.48 3.799 .448 .494

YC4 11.67 4.783 .298 .604

Bảng 16: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Mức độ và yêu
cầu công việc”

Sau khi kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Yêu cầu công việc”
với 4 biến quan sát thì hệ số tương quan tổng biến của biến quan sát YC4 = 0.298 <
0.3. Do đó loại biến YC4, tiến hành kiểm định lại.

Reliability
Statistics

Cronbach' N of
s Alpha Items

.604 3

Bảng 17: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Mức độ và yêu cầu công việc” 2

Item-Total Statistics

38
Scale Mean Scale Corrected Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted

YC1 8.05 2.778 .397 .527

YC2 7.59 2.614 .404 .515

YC3 7.71 2.249 .441 .462

Bảng 18: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Mức độ và yêu
cầu công việc” 2

Qua kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Yêu cầu công việc” với
3 biến quan sát thì hệ số tương quan tổng biến của biến độc lập “Yêu cầu công việc”
đều thỏa mãn yêu cầu (lớn hơn 0,3), còn hệ số Cronbach’s Alpha chung của biến =
0.604 > 0.6, các hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted của các biến quan sát đều đạt
yêu cầu (<0.604). Do đó biến độc lập “Yêu cầu công việc” đáng tin cậy.

d) Tính cách cá nhân


Reliability
Statistics

Cronbach N of
's Alpha Items

.548 4

Bảng 19: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Tính cách cá nhân”

Item-Total Statistics

39
Scale Scale Corrected Cronbach's
Mean if Variance if Item-Total Alpha if
Item Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted

TC1 11.51 4.320 .347 .464

TC2 11.41 4.805 .259 .535

TC3 11.50 4.211 .330 .480

TC4 11.25 4.354 .404 .420

Bảng 20: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Tính cách cá
nhân”

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm bằng 0.548 < 0.6,
không đạt được tiêu chuẩn tối thiểu của giá trị Cronbach’s Alpha. Ở bên dưới các biến
không có giá trị Cronbach’s Alpha if Item Deleted nào lớn hơn mức 0.6. Do vậy, thang
đo “Tính cách cá nhân” không đảm bảo độ tin cậy và được loại bỏ trong nghiên cứu.

e) Mối quan hệ xã hội


Reliability
Statistics

Cronbach N of
's Alpha Items

.736 4

Bảng 21: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Mối quan hệ xã hội”

Item-Total Statistics

40
Scale Scale Corrected Cronbach'
Mean if Variance Item-Total s Alpha if
Item if Item Correlatio Item
Deleted Deleted n Deleted

QH1 9.78 7.596 .497 .704

QH2 10.01 6.226 .638 .617

QH3 10.21 4.962 .708 .555

QH4 11.27 6.854 .346 .789

Bảng 22: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Mối quan hệ xã
hội”

Sau khi kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Mối quan hệ xã
hội” với 4 biến quan sát thì hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted của biến quan sát
QH4 = 0.789 > 0.736. Do đó loại biến QH4, tiến hành kiểm định lại.

Reliability
Statistics

Cronbach N of
's Alpha Items

.789 3

Bảng 23: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Mối quan hệ xã hội” 2

Item-Total Statistics

Scale Cronbach's
Scale Mean Corrected
Variance if Alpha if
if Item Item-Total
Item Item
Deleted Correlation
Deleted Deleted

41
QH1 7.29 4.167 .613 .757

QH2 7.52 3.238 .711 .628

QH3 7.72 2.696 .631 .752

Bảng 24: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Mối quan hệ xã
hội” 2

Qua kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “Mối quan hệ xã hội”
với 3 biến quan sát thì hệ tương quan tổng biến của biến độc lập “Mối quan hệ xã hội”
đều thỏa mãn yêu cầu (lớn hơn 0.3), còn hệ số Cronbach’s Alpha chung của biến bằng
0.789 > 0,6, các hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted của các biến quan sát đều đạt
yêu cầu ( <0.789). Do đó biến độc lập “Mối quan hệ xã hội” đáng tin cậy.

f) Đánh giá chung


Reliability
Statistics

Cronbach' N of
s Alpha Items

.857 3

Bảng 25: Hệ số Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc“Đánh giá chung”

Item-Total Statistics

Scale Cronbach's
Scale Mean Corrected
Variance if Alpha if
if Item Item-Total
Item Item
Deleted Correlation
Deleted Deleted

DG1 7.30 3.115 .715 .816

DG2 7.48 2.402 .756 .787

42
DG3 7.25 2.998 .742 .791

Bảng 26: Hệ số Cronbach's Alpha của từng biến quan sát đo lường “Đánh giá chung”

Hệ số tương quan tổng biến của biến độc lập “Đánh giá chung” thỏa mãn yêu cầu
( lớn hơn 0.3), còn hệ số Cronbach’s Alpha chung của biến = 0.857 > 0,6, các hệ số
Cronbach’s Alpha if Item Deleted của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (< 0.857). Do
đó biến độc lập “Đánh giá chung” có thang đo lường tốt và đáng tin cậy.

Mô hình mới:

Mức độ, yêu


cầu công việc
Năng lực Cá c yếu tố ả nh hưở ng
đến quyết định lự a
chọ n cô ng việc là m
thêm củ a sinh viên
trườ ng Đạ i họ c
Thương mạ i.

Thu nhập
Mối quan hệ

4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số cronbach’s alpha , chúng ta cần
phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm
phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có
biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau
(interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F
(F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ
tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).

43
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha , chúng ta đánh giá mối quan hệ
giữa các biến trong cùng một nhóm, cùng một nhân tố. Còn đối với EFA, chúng ta có
thể xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (nhân tố) khác nhau nhằm
phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân
sai nhân tố từ ban đầu.

a, Phân tích khám phá nhân tố EFA của các biến độc lập
KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling


.782
Adequacy.

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 574.772


Sphericity
df 78

Sig. .000

Bảng 27: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett


=> 0.5 ≤ KMO = 0.782 ≤ 1, phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên
cứu

=> Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05, phân tích nhân tố là phù hợp.

Phương sai trích

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Componen % of Cumulative % of Cumulative


t Total Variance % Total Variance %

1 4.079 31.374 31.374 4.079 31.374 31.374

2 1.712 13.168 44.542 1.712 13.168 44.542

3 1.506 11.586 56.128 1.506 11.586 56.128

4 1.003 7.715 63.843 1.003 7.715 63.843

5 .834 6.414 70.257

6 .746 5.735 75.991

44
7 .668 5.141 81.132

8 .528 4.058 85.190

9 .516 3.969 89.159

10 .445 3.426 92.586

11 .387 2.974 95.560

12 .321 2.473 98.033

13 .256 1.967 100.000

Total Variance Explained

Rotation Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative %

1 2.578 19.833 19.833

2 2.228 17.138 36.971

3 1.908 14.679 51.650

4 1.585 12.193 63.843

10

11

12

13

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Bảng 28: Phương sai trích

45
Từ bảng này, ta thấy tổng phương sai trích bằng 63,843 % > 50% chứng tỏ mô
hình EFA phù hợp.

Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố
trong phân EFA. Từ số liệu xử liệu, trị số Eigenvalue là 1,003 > 1 đạt yêu cầu . Như
vậy chỉ trích được 4 nhân tố đạt yêu cầu trong kiểm định mang thông tin tóm tắt tốt
nhất.

Như vậy, 4 nhân tố được trích cô đọng được 63,843 % biến thiên các biến quan
sát.

Ma trận xoay nhân tố

Để ma trận xoay đạt yêu cầu thì phải thỏa mãn 2 yếu tố: giá trị hội tụ và giá trị
phân biệt. Giá trị hội tụ là các biến quan sát cùng tính chất hội tụ về cùng một nhân tố,
khi biểu diễn trong ma trận xoay, các biến được nằm chung một cột với nhau. Còn giá
trị phân biệt là các biến quan sát hội tụ về nhân tố này và phải phân biệt với các biến
quan sát hội tụ ở nhân tố khác, khi biểu diễn trong ma trận xoay, từng nhóm biến sẽ
tách từng cột riêng biệt.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4

TN4 .840

TN1 .794

TN2 .717

NL2

NL1

QH2 .863

QH3 .847

QH1 .774

46
YC2 .815

YC1 .581

YC3 .580

NL4 .801

NL3 .795

a. Rotation converged in 6 iterations.

Bảng 29: Ma trận xoay nhân tố


Từ kết quả ma trận xoay: Biến NL1 và NL2 bị loại. Do 2 biến này có hệ số tải
nhỏ hơn 0.5 nên không tải lên ở nhân tố nào.

Tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2:

Hệ số KMO và kiểm định Barlett


KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.757
Adequacy.
Approx. Chi-Square 468.583
Bartlett's Test of
df 55
Sphericity
Sig. .000
Bảng 30: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 2

=> 0.5 ≤ KMO = 0.757 ≤ 1, phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên
cứu

=>Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05, phân tích nhân tố là phù hợp.

Phương sai trích

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Componen % of Cumulative % of Cumulative


t Total Variance % Total Variance %

47
1 3.517 31.976 31.976 3.517 31.976 31.976

2 1.637 14.881 46.856 1.637 14.881 46.856

3 1.503 13.660 60.517 1.503 13.660 60.517

4 1.001 9.100 69.616 1.001 9.100 69.616

5 .733 6.661 76.278

6 .540 4.906 81.184

7 .527 4.790 85.974

8 .509 4.623 90.597

9 .405 3.686 94.283

10 .344 3.127 97.410

11 .285 2.590 100.000

Total Variance Explained

Rotation Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative %

1 2.214 20.128 20.128

2 2.129 19.355 39.483

3 1.799 16.358 55.840

4 1.515 13.776 69.616

10

11

48
Bảng 31: Phương sai trích 2

Giá trị Eigenvalue = 1.001 ≥ 1 và trích được 4 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt
thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích = 69.616% ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là
phù hợp. Như vậy, 4 nhân tố được trích cô đọng được 69.616% biến thiên các biến
quan sát.

Ma trận xoay nhân tố

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4
QH2 .865
QH3 .845
QH1 .779
TN4 .863
TN1 .769
TN2 .721
YC2 .833
YC1 .610
YC3 .610
NL4 .836
NL3 .797
Bảng 32: Ma trận xoay nhân tố 2

Ma trận trên đã đảm bảo được điều kiện giá trị hội tụ và giá trị phân biệt và điều
quan trọng nhất không có biến nào tải ở cả hai nhân tố hay không có biến nào mà
không có hệ số tải, hầu hết đều có hệ số tải lớn hơn 0.5.

b, Phân tích khám phá nhân tố EFA của biến phụ thuộc :

Hệ số KMO và kiểm định Barlett

KMO and Bartlett's Test

49
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.734
Adequacy.
Approx. Chi-Square 201.464
Bartlett's Test of
Df 3
Sphericity
Sig. .000
Bảng 33: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett cho biến phụ thuộc
Hệ số KMO ( Kaiser Meyer Olkin ) = 0,734 thỏa mãn ( 0,5 ≤ KMO ≤ 1 ).
Kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity : Sig. = 0,000 <0,05 cho thấy phân tích nhân tố
là phù hợp .

Phương sai trích

Total Variance Explained

Extraction Sums of Squared


Initial Eigenvalues Loadings
Componen % of Cumulative % of Cumulative
t Total Variance % Total Variance %
1 2.348 78.268 78.268 2.348 78.268 78.268
2 .357 11.904 90.172
3 .295 9.828 100.000
Bảng 34: Phương sai trích cho biến phụ thuộc

Giá trị Eigenvalue = 2,348 > 1 và trích được 1 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt
thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích = 78,268% > 50% cho thấy mô hình EFA là
phù hợp. Như vậy, nhân tố được trích cô đọng được 78,268% biến thiên với các biến
quan sát.

4.2.4. Phân tích tương quan Pearson

Correlations
DG TN NL YC QH
Pearson Correlation 1 .514** .589** .315** .354**
DG Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 147 147 147 147 147

50
Pearson Correlation .514** 1 .506** .437** .297**
TN Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 147 147 147 147 147
Pearson Correlation .589** .506** 1 .255** .249**
NL Sig. (2-tailed) .000 .000 .002 .002
N 147 147 147 147 147
Pearson Correlation .315** .437** .255** 1 .249**
YC Sig. (2-tailed) .000 .000 .002 .002
N 147 147 147 147 147
Pearson Correlation .354** .297** .249** .249** 1
QH Sig. (2-tailed) .000 .000 .002 .002
N 147 147 147 147 147
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Bảng 35: Thể hiện mối tương quan Pearson
a, Tương quan tuyến tính giữa biến độc lập với biến phụ thuộc

Mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập “Thu nhập” đến biến phụ thuộc DG
có sig. < 0.05 và có 0 ≤ r = 0.514 ≤ 1. Điều này cho thấy biến độc lập HĐ có tương
quan tuyến tính với biến phụ thuộc NĐ với mức độ tương quan trung bình (xác định
dựa trên r).

Mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập “Năng lực” đến biến phụ thuộc NĐ có
sig. < 0.05 và có r = 0.589 (0 ≤ r ≤ 1) cho thấy biến độc lập NL có tương quan tuyến
tính mức độ trung bình với biến phụ thuộc.

Với sig. < 0.05 thì có mỗi quan hệ tuyến tính cũng chiều giữa biến độc lập “Mức
độ và yêu cầu công việc” đến biến phụ thuộc DG và mức độ tương quan yếu
(r=0.315).

Biến độc lập “Mối quan hệ xã hội” có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc
DG với mức độ tương quan yếu(r = 0.354)

b, Tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập

51
Với điều kiện sig. < 0.05 , biến độc lập TN có mối quan hệ tương quan tuyến tính
với các biến độc lập khác : NL, YC, QH. Và trong đó r lần lượt bằng = 0.506; 0.437;
0.297 nên biến độc lập HĐ đối với TL, TC, CS không có khả năng xảy ra đa cộng
tuyến tính.

Có sig. <0.05 nên xuất hiện tương quan tuyến tính giữa biến độc lập NL với
YC,QH và không có khả năng xảy ra đa cộng tuyến.

Biến độc lập YC có mối quan hệ tương quan tuyến tính với biến độc lập QH với
sig.<0.05 , không có hiện tượng xảy ra đa cộng tuyến tính giữa 2 biến này vì r = 0.249.

4.2.5. Phân tích hồi quy đa biến

Để đánh giá sự phù hợp của mô hình ta sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính
bội với 4 biến độc lập được phân tích trên.
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson
Square Estimate
1 .664a .441 .426 .61664 2.201
a. Predictors: (Constant), QH, YC, NL, TN
b. Dependent Variable: DG
Bảng 36: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Model Summary
Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.426 cho thấy biến độc lập đưa vào chạy
hồi quy ảnh hưởng 42.6% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 57.4% là do các biến
ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

Durbin-Watson (DW) dùng để kiểm định sự tương quan của các sai số kề nhau.
Từ kết quả trên , DW = 2.201 nằm trong khoảng từ 1.5 đến 2.5 nên không xảy ra sự
tương quan chuỗi bậc nhất.

ANOVAa
Model Sum of df Mean Square F Sig.
Squares

52
Regression 42.669 4 10.667 28.054 .000b
1
Residual 53.995 142 .380
Total 96.664 146
a. Dependent Variable: DG
b. Predictors: (Constant), QH, YC, NL, TN
Bảng 37: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA
Giá trị sig. của kiểm định F = 0.000 < 0.05 như vậy các biến độc lập có tương
quan tuyến tính với các biến phụ thuộc và với mức độ tin cậy 100%.
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardiz t Sig. Collinearity
Coefficients ed Statistics
Coefficient
s
B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Con
.008 .373 .022 .982
stant)

1 TN .240 .085 .223 2.816 .006 .629 1.590


NL .504 .089 .417 5.695 .000 .733 1.365
YC .078 .079 .070 .992 .323 .793 1.261
QH .155 .062 .167 2.495 .014 .882 1.133
a. Dependent Variable: DG
Bảng 38: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Coefficient
Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập TN, NL, QH đều nhỏ hơn 0.05
trong khi đó Sig kiểm định t của YC bằng 0.323 > 0.05. Do đó, các biến độc lập TN,
NL, QH có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc và biến YC bị loại khỏi mô hình.

Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 do vậy không có đa cộng tuyến
xảy ra.

53
Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0. Như vậy, ba biến độc lập đưa vào phân tích hồi
quy là TN, NL, QH đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc. Dựa vào độ lớn của hệ
số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các
biến độc lập tới biến phụ thuộc DG là: NL (0.417) > TN(0.223) > QH (0.167) .

Như vậy, phương trình hồi quy chuẩn hóa:

DG = 0.417 * NL 0.223 * TN + 0.167 * QH+ γ

Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình:

Giả thuyết cho rằng “Thu nhập” có ảnh hưởng đến “ quyết định lựa chọn công
việc làm thêm của sinh viên đại học Thương mại”. Căn cứ vào kết quả hồi quy với hệ
số Beta = 0,223 và sig = 0.006 < 0.05, người tham gia khảo sát đều đồng ý, nên có thể
kết luận “Thu nhập” có tác động đến “quyết định lựa chọn công việc làm thêm của
sinh viên đại học Thương mại”.

Giả thuyết cho rằng “Năng lực” có ảnh hưởng đến “quyết định lựa chọn công
việc làm thêm của sinh viên đại học Thương mại”. Căn cứ vào kết quả hồi quy với hệ
số Beta = 0.417 và sig = 0.00 > 0.05. Giả thuyết được chấp nhận.

Giả thuyết cho rằng “Mức độ và yêu cầu công việc” có tác động đến “quyết định
lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên đại học Thương mại”. Căn cứ vào kết quả
hồi quy với hệ số Beta = 0.070 và sig = 0.323 > 0.05. Vì vậy, giả thuyết bị bác bỏ.

Giả thuyết cho rằng “Tính cách cá nhân” có tác động đến “quyết định lựa chọn
công việc làm thêm của sinh viên đại học Thương mại”. Căn cứ vào hệ số Cronbach’s
Alpha cho thấy yếu tố này không đáp ứng đủ độ tin cậy. Giả thuyết bị bác bỏ.

Giả thuyết cho rằng “Mối quan hệ xã hội” có tác động đến “quyết định lựa chọn
công việc làm thêm của sinh viên đại học Thương mại”. Căn cứ vào kết quả hồi quy
với hệ số Beta = 0,167 và sig = 0.014 < 0.05. Do đó, giả thuyết được công nhận.

* Kết luận: Từ kết quả phân tích dữ liệu định lượng, có thể đi đến kết luận, ba yếu tố
có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học
Thương mại đó là “Thu nhập”, “Năng lực”, và “Mối quan hệ xã hội”. Trong đó yếu tố

54
“Năng lực” có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm
của sinh viên Đại học Thương mại. Tiếp theo đó là yếu tố “Thu nhập” và “Mối quan
hệ xã hội” đều có những tác động nhất định đến lựa chọn của sinh viên Đại học
Thương mại.

4.3. Kết luận kết quả chung và so sánh

Sau khi xử lý phân tích dữ liệu định tính và định lượng, nhóm tác giả có thể đưa
ra một số kết luận như sau:

Ở cả kết quả phân tích định tính và định lượng đều chỉ ra các yếu tố như thu
nhập, năng lực và mối quan hệ xã hội đều tác động tới quyết định lựa chọn công việc
làm thêm của các bạn sinh viên trường Đại học Thương mại.

Tuy nhiên, nếu kết quả phân tích dữ liệu định tính thừa nhận cả 5 giả thuyết mà
nhóm tác giả đã đặt ra thì kết quả phân tích dữ liệu định lượng lại chỉ thừa nhận 3 giả
thuyết, phủ nhận 2 giả thuyết còn lại là “Mức độ yêu cầu công việc ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn công việc của sinh viên Đại học Thương mại” và “Tính cách cá
nhân ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học
Thương mại”.

Không chỉ khác biệt về số lượng giải thuyết được thừa nhận, kết quả xử lý dữ
liệu còn chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới “quyết định lựa chọn công việc
làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương mại”. Cụ thể là: Nếu như ở phân tích
định tính, thu nhập được cho là yếu tố chi phối nhiều nhất tới quyết định lựa chọn công
việc làm thêm của các bạn sinh viên, thì ở kết quả phân tích định lượng lại chỉ ra năng
lực mới là yếu tố tác động nhiều nhất tới quyết định lựa chọn làm thêm của các bạn
sinh viên Trường Đại học Thương mại.

Những khác biệt này xảy ra có thể được giải thích bởi sự chênh lệch giữa số
lượng người được khảo sát (147 người) và phỏng vấn (17 người). Thêm vào đó, mẫu
khảo sát còn nhỏ và đa phần số người tham gia khảo sát là các bạn sinh viên K57 và là
sinh viên thuộc Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, chưa thể đại diện phản ánh tình
trạng chung cho toàn thể sinh viên trường Đại học Thương mại.

55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận:

Bài nghiên cứu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công
việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại" đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận
và thực tiễn liên quan đến những yếu tố ảnh hưởng và tác động của chúng đến quyết
định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại.

Nhóm đã thực hiện phỏng vấn, khảo sát và đánh giá, thống kê mô tả, độ tin cậy
của các thang đo, kiểm định nhân tố khám phá EFA để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại.

Bài nghiên cứu đã nghiên cứu được 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
đó là yếu tố thu nhập; yếu tố năng lực; yếu tố mức độ và yêu cầu công việc; yếu tố tính
cách cá nhân và yếu tố mối quan hệ, trong đó nghiên cứu định tính thừa nhận cả 5 yếu
tố và nghiên cứu định lượng chỉ thừa nhận 3 yếu tố thu nhập, năng lực và mối quan hệ.

Nhóm nghiên cứu có thể đưa ra kết luận đối với từng yếu tố như sau:

- Về yếu tố thu nhập: đây là yếu tố được cho là ảnh hưởng lớn đến quyết định
chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại. Hầu hết những người
tham gia khảo sát và phỏng vấn đều đồng tình rằng thu nhập là một trong những yếu tố
chi phối nhiều nhất tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm của mình. Mức lương
đủ để chi tiêu và hơn nữa là mức lương cao luôn là mong muốn của các bạn sinh viên
hướng đến.

- Về yếu tố năng lực: đây cũng là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến quyết định
chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại. Ở kết quả khảo sát định
lượng, Năng lực có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm
của sinh viên Đại học Thương mại.

- Về yếu tố mức độ và yêu cầu công việc: cũng là một trong nhiều yếu tố ảnh
hướng tới quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại.
Thế nhưng cả ở phương pháp định tính và định lượng đều cho thấy rằng rất ít người
cho rằng đây là một yếu tố tác động nhiều tới quyết định chọn việc làm thêm của họ.

- Về yếu tố tính cách cá nhân: mặc dù ở kết quả khảo sát định lượng, không thể
kết luận được sự ảnh hưởng của yếu tố này tới quyết định chọn công việc làm thêm
của sinh viên Đại học Thương mại. Thế nhưng theo phần đông các bạn sinh viên được

56
phỏng vấn đều thừa nhạn rằng yếu tố tính cách cá nhân chi phối ít nhiều đến quyết
định của họ.

- Về yếu tố mối quan hệ: đây là yếu tố nhóm đã phát hiện ra trong quá trình
phỏng vấn và đây cũng là yếu tố được cho là tác động nhiều đến quyết định lựa chọn
công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại. Công việc làm thêm được
người thân, bạn bè hay người quen giới thiệu phần nào sẽ khiến các bạn sinh viên yên
tâm hơn về sự uy tín.

Bài nghiên cứu đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại. Bên cạnh
đó, bài nghiên cứu của nhóm vẫn còn tồn tại những thiếu sót. Trước hết là mẫu khảo
sát còn nhỏ và đa phần số người tham gia khảo sát là các bạn sinh viên K57 và là sinh
viên thuộc Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, vì thế chưa thể đại diện phản ánh tình
trạng chung cho toàn thể sinh viên trường Đại học Thương mại. Bên cạnh đó, các yếu
tố nhóm nghiên cứu được chưa thể hiện được bao quát hết các yếu tố tác động đến
quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học Thương mại.

Với những điều đã làm được và chưa làm được, nhóm đã đề ra những định
hướng nghiên cứu trong tương lai.

5.2. Kiến nghị, đề xuất giải pháp

 Đối với nhà trường và khoa:


- Nhà trường và khoa nên có quy chế khuyến khích và hỗ trợ những sinh viên đi
làm thêm, tuy nhiên việc làm chỉ giới hạn không ảnh hưởng đến việc học tập vì học tập
vẫn là nhiệm vụ chính yếu của sinh viên.

- Thành lập bộ phận chuyên trách hỗ trợ sinh viên về vấn đề việc làm, đây chính
là đơn vị kết nối các phòng, khoa, trung tâm:

 Để tiếp nhận và hỗ trợ tư vấn sinh viên xoay quanh vấn đề việc làm
 Giới thiệu và mở rộng các công việc làm liên quan các dịch vụ trong trường
cho sinh viên, đăc biệt ưu tiên cho những em có hoàn cảnh khó khăn
 Phổ biến tích cực để sinh viên biết đến và đăng ký các công việc làm thêm tại
trường với khung giờ phù hợp với lịch học
 Giải đáp những khó khăn của sinh viên, tư vấn tâm lý
 Trang bị và những kỹ năng thiết thực khi đi làm thêm để không ảnh hưởng đến
quá trình học tập trên trường.
- Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ sinh viên có được việc
làm ngay khi còn đi học qua các công việc part-time tại doanh nghiệp như: khảo sát thị
trường, nhập liệu,....Các công việc part-time này vừa có lợi về tài chính cho doanh
nghiệp vừa tận dụng được các sinh viên đã qua đào tạo ở trường qua các môn học liên
quan.

57
- Tổ chức những hội thảo, lớp học miễn phí cho sinh viên học hỏi những kỹ năng
viết hồ sơ xin việc, tuyển dụng, làm việc trong khi đi học và sau khi ra trường,...

- Tổ chức các chương trình giao lưu học hỏi từ các doanh nghiệp, cựu sinh viên
đã ra trường: về những yêu cầu của doanh nghiệp đối với các công việc part-time hay
các tố chất cần có của người đi làm, đặc biệt công việc bán thời gian. Các cựu sinh
viên có thể chia sẻ những kinh nghiệm đi làm thêm của mình, những điều nên và
không nên mà chính họ đã trải nghiệm trong quá khứ.

 Đối với doanh nghiệp:


- Các doanh nghiệp và các tổ chức nên chủ động liên hệ và kết hợp với nhà
trường, các Khoa, liên kết các tổ chức đoàn thể để cung cấp các thông tin tuyển dụng
và yêu cầu công việc nhằm giúp sinh viên có được thông tin rõ ràng và tìm kiếm công
việc phù hợp với chuyên ngành của các bạn.

- Đa dạng hóa các công việc không chỉ có công việc làm toàn thời gian mà còn
phát triển thêm các công việc bán thời gian dành cho sinh viên tham gia làm nền tảng
cho công việc sau này khi tốt nghiệp ra trường.

- Đơn giản hóa thủ tục xin việc đối với sinh viên làm thêm.

 Đối với gia đình, bạn bè:


- Khuyến khích và hỗ trợ các bạn sinh viên đi làm thêm để học hỏi kinh nghiệm
thực tế, rèn luyện tính học hỏi,...Điều này không có nghĩa là ảnh hưởng việc học nhiều
mà giúp sinh viên bổ sung nhiều kiến thức cần thiết khác trong thực tế cuộc sống. Việc
làm giúp cho sinh viên biết giá trị của đồng tiền và trân trọng cả công sức mình bỏ ra
để kiếm được tiền.

- Bố mẹ nên là người bạn đồng hành, chỗ dựa tinh thần vững chắc, đưa ra các lời
khuyên hữu ích cho các bạn sinh viên. Bố mẹ và bạn bè nên giới thiệu cho sinh viên
đối tác, công việc làm phù hợp.

 Đối với cá nhân:


- Sinh viên nên xác định mục tiêu rõ ràng khi đi làm thêm, chuẩn bị cho mình
hành trang kiến thức về công việc làm thêm, lựa chọn công việc làm thêm phù hợp,
đặc biệt là những nhóm công việc liên quan đến chuyên ngành mình đang theo học.

- Sinh viên không nên coi việc làm thêm là điều tiết yếu, quá nhìn vào xu hướng,
lời rủ rê của bạn bè mà cần xem xét lợi và hại của công việc làm thêm đó trước. Không
được vì thu nhập ít ỏi mà bán rẻ sức lao động và thời gian. Hiểu rõ điểm mạnh và giá
trị của bản thân để tìm ra công việc phù hợp.

58
- Cân nhắc lựa chọn thời điểm đi làm thêm thích hợp tránh ảnh hưởng đến kết
quả học tập của bản thân.

59
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Shoreful Islam (2016), “Why Students prefer Part-time job besides Study”.
2. Yueh – Chiuwang, Chih-Jou Chen (2017), “College Students Part-Time Jobs:
Factors and Challenges for Future Careers”
3. Dao Thi Huong Mo (2021), “The trend of choosing part-time jobs of ISBA
Freshman”
4. Nguyễn Thị Phượng, Trần Thị Diễm Thuý (2020), “Những yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định làm thêm của sinh viên khoa Kinh tế - Trường Đại học An Giang”
5. Bùi Đăng Toản, Nguyễn Ngọc Thắng, Nguyễn Viết Hùng (2021), “Đánh giá thực
trạng việc làm thêm của sinh viên Đại học TDTT Đà Nẵng”
6. Đặng Trần Vũ Linh, Hồ Vũ My My, Hồ Hữu Phát, Nguyễn Thị Trúc Thảo, Đỗ Thị
Ngọc Trang, Lê Hiếu Vân – Đại học Kinh tế Tp HCM (2011), “Sự lựa chọn việc
làm thêm của sinh viên năm 3 Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh”
7. Nguyễn Xuân Long (2009), “Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội”
8. Lê Thuý Hường, Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Dương Cầm, Phạm Thị Thanh Thuỷ
(2021), “Thực trạng đi làm thêm của sinh viên trường Đại học y tế kỹ thuật Hải
Dương năm 2019”
9. Vương Quốc Duy, Trương Thị Thuý Hằng, Nguyễn Hồng Diễm, Lê Long Hậu,
Nguyễn Văn Thép, Ong Quốc Cường – Khoa Kinh tế, Trường đại học Cần Thơ
(2015),“Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên
trường Đại học Cần Thơ”.
10. Lê Văn Thắng, Trần Long Anh, Trịnh Văn Nguyên, Phạm Cao Phong, Hoàng
Mạnh Đạt, Ngọc Đào Quang Dũng, Tuot Chemal – Đại học Tây Nguyên
(2011),“Khảo sát thực trạng làm thêm của sinh viên Đại học Tây Nguyên”

60
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn

PHIẾU PHỎNG VẤN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CÔNG VIỆC
LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

1. Giới thiệu mục đích bài phỏng vấn: Xin chào, mình là … đến từ nhóm 3 môn
Phương pháp nghiên cứu khoa học. Hiện tại thì nhóm mình đang thực hiện phỏng
vấn để thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn việc làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại. Không
biết là bạn có thể dành ra ít phút để cùng chúng mình thực hiện buổi phỏng vấn
ngày hôm nay được không ạ?
2. Thông tin người được phỏng vấn: Họ và tên, lớp, khoa đang theo học.
3. Câu hỏi phỏng vấn:
3.1 Câu hỏi dẫn dắt: Hiện nay công việc làm thêm đang là một sự lựa chọn khá là
phổ biến đối với các bạn sinh viên đặc biệt là đối với sinh viên trường Đại học Thương
Mại. Mục đích đi làm của các bạn khá là đa dạng và cũng phải phụ thuộc vào nhiều
yếu tố. Cho nên hôm nay chúng mình làm buổi phỏng vấn này nhằm nghiên cứu xem
có những yếu tố nào có thể tác động tới quyết định lựa chọn của các bạn sinh viên nói
chung và sinh viên trường Đại học Thương Mại nói riêng. Không biết là bạn đã sẵn
sàng cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay chưa ạ?
3.2 Câu hỏi chung: Hiện bạn có đi làm thêm không? Nếu có thì bạn có thể cho mình
xin một số thông tin về công việc hiện tại của bạn được không?
3.3 Câu hỏi chuyên sâu về từng yếu tố:

- Thu nhập: (Thu nhập có ảnh hưởng như thế nào tới việc lựa chọn công việc của
các bạn sinh viên):

 Như theo mình được biết thì yếu tố thu nhập là một trong những yếu tố hàng
đầu mà các bạn sinh viên chú ý đến khi lựa chọn làm bất kỳ một công việc nào đó. Và
theo bạn thì khi lựa chọn một công việc nào đó thì bạn thường lựa chọn công việc có
thu nhập dao động trong khoảng bao nhiêu?

61
 Ngoài ra, thu nhập từ công việc làm thêm có thể đáp ứng được những nhu cầu
gì của bạn trong một tháng?
 Bạn cảm thấy thu nhập từ công việc hiện tại của bạn như thế nào, nó có đáp ứng
được kỳ vọng của bạn không? (Và so với công việc trước đó mà bạn làm hoặc công
việc mà bạn có dự định làm sắp tới như thế nào?)

- Năng lực: (Năng lực có ảnh hưởng tới quyết định chọn việc làm của sinh viên
Đại học Thương Mại hay không?)

 Bạn có thể kể một số năng lực hay là sở thích của bản thân dẫn đến việc bạn
chọn lựa công việc này không? (chẳng hạn như bạn có năng lực về ngoại ngữ và bạn
chọn công việc gia sư TA…)
 Theo bạn thì năng lực quyết định khoảng bao nhiêu phần trăm đến việc lựa
chọn công việc của bạn? Vì sao?
 Khi bạn có năng lực cao thì bạn thường lựa chọn những công việc gì? Và khi
ko có năng lực bạn thường lựa chọn những công việc gì?

- Mức độ và yêu cầu công việc: (Những yêu cầu trong công việc có phải là một
trong những căn cứ khiến bạn lựa chọn một công việc?)

 Khi lựa chọn việc làm thêm, bạn quan tâm đến mức độ và yêu cầu của công
như thế nào? ( quan tâm ít hay nhiều và xem nó có phù hợp với mình không?)
 Ưu điểm gì trong yêu cầu công việc lm thêm khiến bạn muốn đi lm công việc
đó?
 Nhược điểm gì khi lựa chọn làm thêm không phù hợp với yêu cầu và mức độ
công việc?

- Tính cách cá nhân: (Sinh viên thường có xu hướng lựa chọn công việc theo
lương hay là phù hợp với tính cách cá nhân của bản thân?)

 Theo như bạn cảm nhận thì bạn thấy bạn là một người hướng ngoại hay hướng
nội? Và việc bạn hình thành tính cách này là do từ nhỏ bạn đã như thế hay là do hoàn
cảnh đưa đẩy? Tính cách của bạn có phù hợp với công việc hiện tại của bạn không?
 Bạn lựa chọn việc làm thêm thì bạn cân nhắc giữa phù hợp với tính cách hay vì
môi trường xịn xò của nơi bạn làm việc? Vì sao?

62
 Đặc điểm gì của công việc mà bạn đg làm phù hợp với tính cách của bạn?

- Theo bạn yếu tố nào tác động đến bạn nhiều nhất đến việc lựa chọn làm thêm
của bạn? thu nhập, năng lực, tích cách cá nhân hay mức độ và yêu cầu công việc?

- Ngoài những yếu tố trên, bạn có đề xuất những yếu tố nào tác động đến việc
làm thêm của bạn?

Cảm ơn bạn đã tham gia phỏng vấn.

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát

PHIẾU KHẢO SÁT

“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CÔNG VIỆC
LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI.”

Xin chào, chúng tôi là nhóm sinh viên thuộc khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Trường Đại học Thương Mại. Hiện tại, chúng tôi đang nghiên cứu về đề tài: “Các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại học
Thương Mại”.

Rất mong anh/ chị dành chút thời gian tham gia đóng góp bằng cách trả lời phiếu
khảo sát này.

Chúng tôi xin cam đoan những thông tin mà anh/ chị cung cấp chỉ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu và được bảo mật hoàn toàn.

Mọi ý kiến đóng góp của anh/ chị sẽ góp phần tạo nên thành công cho đề tài
nghiên cứu của chúng tôi.

Rất mong nhận được sự hợp tác của anh/ chị!

Xin chân thành cảm ơn!

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG

1. Anh/ chị đang học Khoa:

❑ Khoa Quản trị kinh doanh

63
❑ Khoa Marketing
❑ Khoa Khách sạn - Du lịch
❑ Khoa Kế toán - Kiểm toán
❑ Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
❑ Khoa Kinh tế - Luật
❑ Khoa hệ thống thông tin quản lý và thương mại điện tử
❑ Khoa Tiếng Anh
❑ Khoa Tài chính - Ngân hàng
❑ Khoa Quản trị Nhân lực
❑ Viện Đào tạo Quốc tế
❑ Khoa Lý luận chính trị
❑ Khoa Sau đại học
❑ Khoa Tại chức
❑ Mục khác:…
2. Anh/ chị là sinh viên năm mấy?
❑ Năm hai
❑ Năm ba
❑ Năm bốn
❑ Mục khác:…
3. Giới tính:
❑ Nam
❑ Nữ
PHẦN 2: BẢNG THANG ĐO MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý

Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/ chị với các phát biểu sau đây về
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên Đại
học Thương Mại theo thứ tự từ 1 đến 5 với mức độ tăng dần. Vui lòng đánh dấu ✓
vào các ô mà anh/ chị chọn.

Rất không Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý


đồng ý

64
YẾU TỐ VỀ THU NHẬP

1. Thu nhập hàng tháng tương ứng với công sức bỏ ra.

2. Thu nhập hàng tháng đủ chi tiêu các nhu cầu cơ bản.

3. Thu nhập hàng tháng tăng theo thời gian làm việc.

4. Thu nhập hàng tháng ngang bằng so với thu nhập


của những công việc tương đương.

5. Thu nhập hàng tháng phù hợp với kì vọng của bản
thân.

YẾU TỐ NĂNG LỰC

1. Năng lực ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công
việc làm thêm của bạn.

2. Công việc hiện tại giúp trau dồi kĩ năng mà bạn


mong muốn.

3. Công việc hiện tại tương xứng với năng lực của bạn.

4. Có phải công việc làm thêm nào cũng trau dồi năng
lực và kỹ năng cho sinh viên không

YẾU TỐ VỀ MỨC ĐỘ VÀ YÊU CẦU CÔNG VIỆC

1. Bạn thích làm công việc nhẹ nhàng, mức độ công


việc vừa phải.

65
2. Bạn thích làm những công việc có mức độ yêu cầu
cao như trình độ giao tiếp, tin học văn phòng.

3. Khi là sinh viên năm nhất và năm hai bạn hay làm
những công việc với mức độ phù hợp như phục vụ,
gia sư, sale.

4. Yêu cầu công việc không làm ảnh hưởng đến thời
gian học tập của tôi

YẾU TỐ TÍNH CÁCH CÁ NHÂN

1. Bạn chọn những công việc lương cao nhưng không


phù hợp với tính cách của bạn.

2. Bạn đi việc làm thêm dựa vào tính cách của mình
(bạn hướng nội hoặc hướng ngoại).

3. Công việc phù hợp với tính cách sẽ giúp bạn thăng
tiến sau này.

4. Công việc không phù hợp với tính cách của bạn
nhưng bạn vẫn làm vì môi trường đào tạo chất
lượng.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Anh/ chị hài lòng với công việc làm thêm hiện tại.

2. Anh/ chị sẽ tiếp tiếp tục làm công việc này trong thời
gian sắp tới.

3. Anh/ chị cảm thấy thoải mái khi làm công việc này

66
XIN CẢM ƠN SỰ ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC CỦA ANH/ CHỊ CHO NGHIÊN
CỨU NÀY.

CHÚC ANH/ CHỊ MẠNH KHỎE VÀ THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG!

67

You might also like