You are on page 1of 126

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


KHOA KINH TẾ

MÔN HỌC: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

TIỂU LUẬN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH GIẢM
SỬ DỤNG TÚI NHỰA CỦA SINH VIÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: Ths. Trương Thị Hòa


SVTH: MSSV
Huỳnh Đỗ Như Quỳnh 21132179
Hồ Tiểu Bình 21132015
Huỳnh Anh Thư 21132218
Nguyền Thành Danh 21132023
Nguyễn Bùi Công Hữu 21132081
Ngụy Đình Chung 21132286
Hoàng Minh Đức 21132289
Nguyễn Huỳnh Gia Vinh 21132266
Lớp thứ 4 - Tiết 3-5
Mã lớp: DANA230706_09

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023


BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ

1. Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH GIẢM SỬ DỤNG TÚI
NHỰA CỦA SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH
2. Thông tin nhóm, thành viên nhóm:
NHÓM 6:
 Huỳnh Đỗ Như Quỳnh 21132179
 Hồ Tiểu Bình 21132015
 Huỳnh Anh Thư 21132218
 Nguyền Thành Danh 21132023
 Nguyễn Bùi Công Hữu 21132081
 Ngụy Đình Chung 21132286
 Hoàng Minh Đức 21132289
 Nguyễn Huỳnh Gia Vinh 21132266

3. Bảng thể hiện đóng góp các thành viên:

Họ và tên thành viên Nội dung đóng góp Phần trăm đóng góp

Huỳnh Đỗ Như Quỳnh Tổng hợp, sửa bài, trình bày 100%

Hồ Tiểu Bình Chương 3 100%

Huỳnh Anh Thư Chương 5 100%

Nguyễn Thành Danh Chương 3 100%

Nguyễn Bùi Công Hữu Chương 4 100%


Nguyễn Huỳnh Gia Vinh Chương 3 100%

Hoàng Minh Đức Chương 4 100%

Ngụy Đình Chung Chương 4 100%


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................iv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI....................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
1.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................3
1.5. Kết cấu của đề tài......................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................................4
2.1. Lý thuyết nền và khái niệm nghiên cứu....................................................................4
2.1.1. Khái niệm nghiên cứu........................................................................................4
2.1.2. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................6
2.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan....................................................................7
2.2.1. Nghiên cứu của Widayat Widayat, Ardik Praharjo, Viajeng Purnama Putri, Sri
Nastiti Andharin và Ilyas Masudin (2021)...................................................................7
2.2.2. Nghiên cứu của Delia Vina và Lidia Mayangsari (2020)...................................8
2.2.3. Nghiên cứu của Erkan Arı và Veysel Yılmaz (2015).........................................9
2.2.4. Nghiên cứu của Cái Trịnh Minh Quốc, Hoàng Trọng Hùng, Phạm Lê Hoàng
Linh, Lê Việt Đan Hà (2020).....................................................................................10
2.2.5. Nghiên cứu của Wei-Ta Fang, Eric Ng, Ching-Ming Wang và Ming-Lin Hsu
(2017).........................................................................................................................11
2.2.6. Nghiên cứu của Joshua O’Brien, Gladman Thondhlana (2019)......................12
2.2.7. Nghiên cứu của Lee Van, Norhadilah Abdul Hamid, Md. Fauzi Ahmad,
Ahmad Nur Aizat Ahmad, Rumaizah Ruslan, Puteri Fadzline Muhamad Tamyez
(2021).........................................................................................................................13
2.2.8. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Dung, Nguyễn Thị Cúc (2021)...................14
2.2.9. Nghiên cứu của Y Sun, S Wang, J Li và D Zhao (2017).................................15
2.2.10. Nghiên cứu của SNMS Hasan, R Harun và LK Hock (2015)........................16
2.2.11. Nghiên cứu của Dương Thị Ánh Tiên, Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Thị
Thanh Thủy (2021).....................................................................................................17
2.2.12. Nghiên cứu của Nabila, Y., & Nurcahyo, R. (Tháng tư năm 2020)...............18
2.3. Hình thành mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu......................................19
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..........................................................................23
3.1. Quy trình nghiên cứu...............................................................................................23
3.2. Sự hình thành thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu..........................25
3.3. Nghiên cứu định tính...............................................................................................27
3.3.1. Nghiên cứu định tính sơ bộ..............................................................................27
3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ..................................................................28
3.4. Thiết kế phiếu khảo sát............................................................................................34
3.5. Thiết kế mẫu nghiên cứu định lượng.......................................................................35
3.5.1. Đối tượng khảo sát...........................................................................................35
3.5.2. Chọn mẫu.........................................................................................................35
3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu................................................................................36
3.6.1. Làm sạch dữ liệu..............................................................................................36
3.6.2. Thống kê mô tả.................................................................................................36
3.6.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.................37
3.6.4. Phân tích nhân tố EFA:....................................................................................37
3.6.5. Kiểm định hồi quy tuyến tính bội.....................................................................38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................42
4.1. Phân tích thống kê mô tả.........................................................................................42
4.1.1. Thống kê đơn biến với biến định tính:.............................................................42
4.1.2. Thống kê đơn biến với biến định lượng:..........................................................46
4.1.3. Thống kê đa biến:.............................................................................................49
4.2. Kiểm định độ tin cậy các thang đo..........................................................................52
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo lần 1...................................................................53
4.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo lần 2...................................................................55
4.2.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo lần 3...................................................................58
4.3. Kết quả phân tích EFA............................................................................................60
4.3.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng......................................................................60
4.3.2. Thang đo ý định hành vi...................................................................................63
4.4. Phân tích hồi quy.....................................................................................................64
4.4.1. Phân tích tương quan........................................................................................65
4.4.2. Kiểm định sự phù hợp mô hình tổng thể..........................................................66
4.4.3. Kiểm định các vi phạm giả định hồi quy..........................................................67
4.4.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu.....................................................................71
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu.................................................................................73
4.5.1. Đánh giá yếu tố “Tiêu chuẩn cá nhân”.............................................................73
4.5.2. Đánh giá yếu tố “Tiêu chuẩn chủ quan”...........................................................75
4.5.3. Đánh giá về yếu tố “Nhận thức tác hại”...........................................................76
4.5.4. Đánh giá về yếu tố “Nhận thức hành vi”..........................................................78
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................79
5.1. Kết quả....................................................................................................................79
5.2. Kiến nghị.................................................................................................................81
5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu.....................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................84
PHỤ LỤC...........................................................................................................................86
PHỤ LỤC A - DÀN BÀI PHỎNG VẤN.......................................................................86
PHỤ LỤC B - BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT..............................................................88
PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM SPSS............93
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ Giải thích


viết tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt

1 PET Polyethylene
Terephthalate

2 HDPE Polyethylene mật độ cao

3 PVC Polyvinyl Clorua

4 LDPE Low Density


Polyethylene

5 PP Polypropylene

6 PS Polystyrene

7 KMO Kaiser - Meyer - Olkin Chỉ số dùng để xem xét


measure of sampling sự thích hợp của phân
adequacy tích nhân tố

8 ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai

9 SPSS Statistical Package for Phần mềm phục vụ cho


the Social Sciences việc thống kê khoa học
xã hội

10 EFA Exploratory Factor Phân tích nhân tố khám


Analyses phá

11 VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại


phương sai

12 Sig Significance of testing Mức ý nghĩa quan sát

13 TPB Lý thuyết về hành vi


hoạch định
14 PBC Nhận thức kiểm soát
hành vi

15 TRA Lý thuyết hành vi hợp


16 TP.HCM Thành phố Hồ Chí


Minh

17 PTHQ Phân tích hồi quy

18 HSHQ Hệ số hồi quy

19 GTTB Gía trị trung bình

20 BQS Biến quan sát

21 PTNT Phân tích nhân tố

22 BĐL Biến độc lập

23 MQH Mối quan hệ

24 SV Sinh viên

25 HTĐCT Hiện tượng đa cộng


tuyến

26 KQPT Kết quả phân tích

27 KQNC Kết quả nghiên cứu

28 TCCN Tiêu chuẩn cá nhân

29 GTTB Gía trị trung bình

30 NTTH Nhận thức tác hại

31 PTDL Phân tích dữ liệu

32 NTAH Nhân tố ảnh hưởng


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1. Bảng ma trận thể hiện căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu
Bảng 3. 1. Bảng thang đo kế thừa......................................................................................25
Bảng 3. 2. Thông tin người tham gia trả lời phỏng vấn.....................................................27
Bảng 3. 3. Thang đo chính thức.........................................................................................31
Bảng 3. 4. Các loại thang đo được dùng trong nghiên cứu................................................34
Bảng 4. 1. Giới tính của các sinh viên trong nghiên cứu
Bảng 4. 2. Số năm đang học của sinh viên trong nghiên cứu
Bảng 4. 3. Chi tiêu trong một tháng của sinh viên trong nghiên cứu
Bảng 4. 4. Trường đang theo học của sinh viên trong nghiên cứu
Bảng 4. 5. Thống kê mô tả cho các biến định lượng
Bảng 4. 6. Thống kê đa biến “chi tiêu trong một tháng” và “giới tính”
Bảng 4. 7. Thống kê đa biến “chi tiêu trong một tháng” và “bạn là sinh viên năm mấy?”
Bảng 4. 8. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha lần 1
Bảng 4. 9. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha lần 2
Bảng 4. 10. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha lần 3
Bảng 4. 11. KMO and Bartlett's Test
Bảng 4. 12. Kết quả kiểm định HS Eigenvalues
Bảng 4. 13. Kết quả phân tích nhân tố EFA các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 4. 14. KMO and Bartlett’s Test của thang đo nhân tố “Ý định hành vi”
Bảng 4. 15. Kết quả kiểm định HS Eigenvalues của thang đo nhân tố “Ý định hành vi”
Bảng 4. 16. Kết quả phân tích nhân tố EFA của thang đo nhân tố “Ý định hành vi”
Bảng 4. 17. Phân tích tương quan giữa các biến
Bảng 4. 18. Bảng tóm tắt mô hình
Bảng 4. 19. Bảng phân tích ANOVA
Bảng 4. 20. Kết quả phân tích hồi quy
Bảng 4. 21. Thống kê mô tả yếu tố “Tiêu chuẩn cá nhân”
Bảng 4. 22. Thống kê mô tả yếu tố “Tiêu chuẩn chủ quan”
Bảng 4. 23. Thống kê mô tả yếu tố “Nhận thức tác hại”
Bảng 4. 24. Thống kê mô tả yếu tố “Nhận thức hành vi”

DANH MỤC HÌNH


Hình 2. 1: Mô hình nghiên cứu của Widayat Widayat, Ardik Praharjo, Viajeng Purnama
Putri, Sri Nastiti Andharin và Ilyas Masudin (2021)............................................................8
Hình 2. 2: Mô hình nghiên cứu của Delia Vina và Lidia Mayangsari (2020)......................9
Hình 2. 3: Mô hình nghiên cứu của Erkan Arı và Veysel Yılmaz (2015)..........................10
Hình 2. 4: Mô hình nghiên cứu của Cái Trịnh Minh Quốc, Hoàng Trọng Hùng, Phạm Lê
Hoàng Linh, Lê Việt Đan Hà (2020)..................................................................................11
Hình 2. 5: Mô hình nghiên cứu của Wei-Ta Fang, Eric Ng, Ching-Ming Wang và Ming-
Lin Hsu (2017)...................................................................................................................12
Hình 2. 6: Mô hình nghiên cứu của Joshua O’Brien, Gladman Thondhlana (2019).........13
Hình 2. 7: Nghiên cứu của Lee Van, Norhadilah Abdul Hamid, Md. Fauzi Ahmad,
Ahmad Nur Aizat Ahmad, Rumaizah Ruslan, Puteri Fadzline Muhamad Tamyez (2021)
............................................................................................................................................14
Hình 2. 8: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Dung, Nguyễn Thị Cúc (2021)......15
Hình 2. 9:Mô hình nghiên cứu của Y Sun, S Wang, J Li và D Zhao (2017).....................16
Hình 2. 10: Mô hình nghiên cứu của Y Sun, S Wang, J Li và D Zhao (2017)..................17
Hình 2. 11: Mô hình nghiên cứu của Dương Thị Ánh Tiên, Trần Thị Thu Hương, Nguyễn
Thị Thanh Thủy (2021)......................................................................................................18
Hình 2. 12: Mô hình nghiên cứu của Nabila, Y., & Nurcahyo, R. (Tháng tư năm 2020)..19
Hình 2. 13: Mô hình nghiên cứu của nhóm tự xây dựng....................................................20
Hình 3. 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu.........................................................................23
Hình 3. 2: Mô hình nghiên cứu chính thức.........................................................................33
Hình 4. 1: Giới tính của các sinh viên trong nghiên cứu....................................................42
Hình 4. 2: Số năm đang học của sinh viên trong nghiên cứu.............................................43
Hình 4. 3: Chi tiêu trong một tháng của sinh viên trong nghiên cứu.................................44
Hình 4. 4: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa..............................................................69
Hình 4. 5: Đồ thị so sánh với PPC của phần dư chuẩn hóa................................................70
Hình 4. 6: Biểu đồ Scatter Plot...........................................................................................71
Hình 4. 7: Biểu đồ Partial Regression Plot.........................................................................72
Hình 4. 8. Kết quả phân tích hồi quy..................................................................................74
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài

Việc xã hội lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nhựa khó phân hủy dùng
một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sống và sức
khỏe con người. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên Môi trường 2022, hiện nay Việt Nam
đang là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa lớn ra môi trường (trung bình
khoảng 1.8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nhựa). Trung bình mỗi
hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng khoảng 1kg túi nhựa và hơn 80% số đó đều bị thải bỏ
sau khi dùng một lần nhưng số lượng được xử lý là rất ít.

Rác thải nhựa không qua xử lý mà thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người, đặc biệt là khi bị đốt hoặc được dùng để đựng thực phẩm (ngộ độc, khó
thở, gây ung thư,…). Quá trình phân hủy túi nhựa diễn ra lâu ngày gây nhiều hệ lụy:
Làm nghẽn các đường ống thoát nước dễ gây ngập lụt, tạo điều kiện cho các loài vi sinh
vật gây mầm bệnh phát triển, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài sinh vật, làm
xấu cảnh quan môi trường xung quanh,… Do đó việc giảm sử dụng túi nhựa là một
trong những giải pháp quan trọng và ưu tiên thực hiện để bảo vệ sức khỏe của con người
và môi trường.

Việc giảm sử dụng rác thải nhựa, nhất là túi nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách đặt
ra cho các cơ quan, bộ ngành có liên quan ở phạm vi quốc gia. Ngoài ra, đã có những
Nghị quyết được ban hành: 55-NQ-TW (11/02/2020), 491/Qd-TTg (07/05/2018),
1746/Qd-TTg ( 04/12/2019) với những định hướng chung khuyến khích xây dựng các
nhà máy xử lý chất thải, quản lý rác thải nhựa, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cả quốc
gia đối với môi trường sống, nêu cao tinh thần bảo vệ môi trường (Theo Bộ Tài nguyên
và Môi trường 16/06/2022).

1
Trước tình hình đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài: “CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH GIẢM SỬ DỤNG TÚI NHỰA CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH” nhằm khảo lược những yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến ý định
giảm sử dụng túi nhựa với mong muốn thực hiện tốt những yếu tố đó để hạn chế sử dụng
rác thải nhựa, nhất là túi nhựa vì lợi ích chung của cộng đồng.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:


Tìm hiểu những yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến ý định giảm sử dụng túi nhựa.

Mục tiêu cụ thể:


- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định giảm sử dụng túi nhựa.

- Xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định giảm sử
dụng túi nhựa.

- Đánh giá tác động (tầm quan trọng) của các yếu tố đó đến ý định giảm sử dụng túi
nhựa của sinh viên TP.HCM.

1.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Sử dụng những dữ liệu sau khi thu thập từ các đối tượng khảo sát, sẽ được tiến
hành xử lý, làm sạch trên phần mềm Microsoft Excel và đưa vào phần mềm SPSS.26 để
phân tích, sau đó đánh giá và thảo luận kết quả.

Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi
khảo sát online đối với sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh.

Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm sử dụng túi nhựa trong xã
hội hiện nay bao gồm 4 biến độc lập là Thái độ, Tiêu chuẩn chủ quan, Tiêu chuẩn cá
nhân, Nhận thức kiểm soát hành vi và 1 biến phụ thuộc là Ý định hành vi giảm sử dụng
túi nhựa.

Đối tượng khải sát: Sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

1.5. Kết cấu của đề tài

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý kiến nghị

3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Lý thuyết nền và khái niệm nghiên cứu

2.1.1. Khái niệm nghiên cứu

 Nhựa

Nhựa là sản phẩm trùng hợp tổng hợp hoặc bán trung tâm được hình thành từ quá
trình ngưng tụ hữu cơ hoặc từ việc bổ sung các polyme được tạo thành từ các monome
được liên kết bằng các chuỗi liên kết hóa học. Nói chung, nhựa có tỷ trọng thấp, cách điện
với điện thay đổi độ bền cơ học, khả năng chịu hạn chế đối với nhiệt độ và khả năng
chống lại các biến đổi hóa học.

Đặc tính của nhựa là không thấm nước, nhẹ, dẻo, dễ tạo hình nên có thể dùng làm
thùng chứa nhiều đồ vật khác nhau như khu vực kho chứa, phụ gia cho hoạt động sản
xuất. Tuy nhiên, nhựa không phân hủy được, không thể phân hủy được bởi vi sinh vật cần
hơn 100 năm mới có thể phân hủy được trong môi trường. Vì vậy, nếu nhựa đó đã trở
thành chất thải và không có cách xử lý thích hợp, nó có thể gây tổn hại đến hệ sinh thái tự
nhiên và môi trường.

Các loại nhựa có mã nhựa trên thị trường như sau:

1. Polyethylene Terephthalate (PET) là một loại nhựa có trọng lượng nhẹ và bền. Loại
này được sử dụng rộng rãi làm nước uống đóng chai và đóng gói thực phẩm.

2. Polyethylene mật độ cao (HDPE) là một loại nhựa mạnh và cứng. Thường được sử
dụng làm bao bì chai và túi mua sắm. Loại này không sử dụng lại được.

3. Polyvinyl Clorua (PVC) là một loại nhựa cứng và được sử dụng phổ biến làm dây
cáp điện, ống nước. PVC không được khuyến khích sử dụng làm bao bì thực phẩm và đồ
uống vì nó có chứa các chất độc hại.

4
4. Low Density Polyethylene (LDPE) là một loại nhựa cứng, bền và dễ hình thành ở
nhiệt độ cao. Loại này được sử dụng rộng rãi làm túi, hộp đựng đồ và đồ chơi. Loại nhựa
này cũng an toàn khi sử dụng làm bao bì thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, LDPE rất khó
tiêu hủy nhưng có thể được tái chế.

5. Polypropylene (PP) là một loại nhựa dễ hình thành ở nhiệt độ cao, dẻo và cứng.
Loại này có thể dùng làm bao bì và ống hút thực phẩm.

6. Polystyrene (PS) là một loại nhựa dễ hình thành ở nhiệt độ cao, rất cứng ở nhiệt độ
phòng, chỉ sử dụng được một lần, không thể bị đất phân hủy, khi đốt cháy có thể thải ra
khí độc. Loại này là nguyên liệu chính cho thùng xốp.

7. Các loại nhựa khác được sản xuất với nhãn bảy (7) được làm từ hỗn hợp của hai
hoặc nhiều loại nhựa. Đây là loại nhựa được sử dụng phổ biến trong ngành thực phẩm và
đồ uống.

 Ý định hành vi

Ý định hành vi là một thành phần được tạo nên từ cả thái độ và chuẩn chủ quan đối
với hành vi đó; có thể hiểu rằng ý định hành vi đo lường khả năng chủ quan của đối tượng
sẽ thực hiện một hành vi, được xem như một trường hợp đặc biệt của niềm tin, được
quyết định bởi thái độ của một cá nhân đối với các hành vi và chuẩn chủ quan. Thái độ là
cách một người thể hiện hay phản ứng đối với hành động và các chuẩn chủ quan là các
chuẩn mực xã hội gắn liền với hành động. Thái độ càng tích cực và chuẩn chủ quan càng
mạnh mẽ, mối quan hệ giữa thái độ và hành vi được thể hiện càng cao. Tuy nhiên, thái độ
và chuẩn chủ quan dường như không cân bằng như nhau trong việc dự đoán hành vi. Tùy
thuộc vào từng cá nhân và tình huống, các yếu tố này có thể có tác động theo một mức độ
khác nhau đến ý định hành vi. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng kinh nghiệm trực tiếp
trước đó với một hành động nhất định sẽ dẫn đến tăng tỷ trọng của thành phần thái độ
trong ý định hành vi.

5
2.1.2. Cơ sở lý thuyết

 Lý thuyết về hành vi hoạch định

Lý thuyết về hành vi hoạch định (TPB) là một khuôn khổ cung cấp cho việc điều tra
một cách có hệ thống yếu tố ảnh hưởng đến các lựa chọn hành vi. TPB nổi lên như một
khuôn khổ chính để hiểu, dự đoán và thay đổi hành vi xã hội của con người; và giả định
rằng hành động của con người là kết quả của việc ra quyết định có chủ ý hoặc được kiểm
soát có ý thức. Theo lý thuyết, ý định là tiền đề trực tiếp của hành vi và bản thân nó là
một chức năng của thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và điều khiển hành vi
nhận thức được; và các yếu tố quyết định này theo sau từ niềm tin về hậu quả có thể xảy
ra của hành vi, về kỳ vọng chuẩn mực của những người khác quan trọng, và về sự hiện
diện của các yếu tố kiểm soát việc thực hiện hành vi.

TPB cũng cho phép kết hợp các biến bổ sung, miễn là các biến này đóng góp đáng kể
vào việc giải thích hành vi được cung cấp bởi mô hình. Do đó, nghiên cứu này đã kết hợp
các biến bổ sung của các chuẩn mực cá nhân và nhận thức về hậu quả.

a. Thái độ

Thái độ là sự đánh giá thuận lợi hay không thuận lợi của cá nhân đối với việc thực
hiện hành vi. Thái độ không trực tiếp quyết định hành vi mà chỉ thực hiện gián tiếp thông
qua ý định hành vi, đó là động cơ có chủ đích.

b. Tiêu chuẩn chủ quan

Tiêu chuẩn chủ quan là các yếu tố xã hội đề cập đến các áp lực xã hội nhận thức được
để thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể. Nó liên quan đến những ảnh hưởng
của những người khác trong môi trường xã hội của một người lên hành vi của anh ta / cô
ta. Niềm tin của người khác, được xác định bằng tầm quan trọng mà người ta quy cho mỗi
ý kiến của họ, sẽ ảnh hưởng đến hành vi của một người. Các nguồn có thể có của các yếu

6
tố xã hội này bao gồm áp lực từ gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp, cộng đồng hoặc xã hội
nói chung.

c. Tiêu chuẩn cá nhân

Các tiêu chuẩn cá nhân phản ánh niềm tin của các cá nhân về cách họ nên cư xử. Việc
tính toán niềm tin cá nhân của một cá nhân về những hành động nào là đúng hoặc sai tạo
thành một phần không thể thiếu trong việc dự đoán hành vi đạo đức hoặc đạo đức. Khi
các cá nhân hành động phù hợp với các tiêu chuẩn cá nhân của họ, họ sẽ trải qua một cảm
giác tự hào mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu các tiêu chuẩn cá nhân bị vi phạm, các cá nhân sẽ
cảm thấy tội lỗi.

d. Nhận thức kiểm soát hành vi

Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) được định nghĩa là niềm tin của người đó về khả
năng thực hiện hành vi dễ dàng hoặc khó khăn như thế nào. PBC phản ánh hai yếu tố: (a)
ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến khả năng của một cá nhân để áp dụng một
hành vi nhất định và (b) khả năng nhận thức của cá nhân để áp dụng một hành vi cụ thể.
Dựa trên điều này, PBC dự đoán các hành vi cụ thể trực tiếp và gián tiếp từ các ý định.

2.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

2.2.1. Nghiên cứu của Widayat Widayat, Ardik Praharjo, Viajeng Purnama Putri, Sri
Nastiti Andharin và Ilyas Masudin (2021)

Đề tài nghiên cứu “Hành vi của người tiêu dùng có trách nhiệm: Các yếu tố thúc đẩy
hành vi ủng hộ môi trường đối với bao bì nhựa sau tiêu dùng của Widayat Widayat, Ardik
Praharjo, Viajeng Purnama Putri, Sri Nastiti Andharin và Ilyas Masudin (2021) thông qua
việc khảo sát người tiêu dùng ở Indonesia với mục đích kiểm tra mối quan hệ của hành vi
ủng hộ môi trường, thái độ, chuẩn mực, ý định và nhận thức đối với việc sử dụng túi nhựa
của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các biến là phạm vi của Thuyết hành vi

7
có kế hoạch, được mở rộng bằng cách bao gồm cả biến nhận thức và các chuẩn mực được
xây dựng thành bậc hai, có thể dự đoán hành vi ủng hộ môi trường; các biến dự báo hành
vi, chẳng hạn như thái độ và chuẩn mực, có thể giải thích các ý định và hành vi có trách
nhiệm với môi trường bởi những nguy hiểm và tác động của bao bì sản phẩm chất thải
nhựa. Từ nghiên cứu này đã đưa ra được 4 yếu tố ảnh hưởng tới hành vi ủng hộ môi
trường bao gồm: ý thức, thái độ, nhận thức và tiêu chuẩn.

Hình 2. 1: Mô hình nghiên cứu của Widayat Widayat, Ardik Praharjo, Viajeng Purnama
Putri, Sri Nastiti Andharin và Ilyas Masudin (2021)
2.2.2. Nghiên cứu của Delia Vina và Lidia Mayangsari (2020)

Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch trong tiêu thụ túi nhựa
dùng một lần tại thành phố Bandung” thông qua việc khảo sát những người từ 20 đến 55
tuổi sống ở thành phố Bandung với mục đích phân tích các yếu tố thúc đẩy giảm hành vi
sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng ở Bandung, Indonesia. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra tiêu chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức của người tiêu dùng ảnh hưởng
tích cực và đáng kể đến ý định giảm sử dụng túi ni lông, ngoại trừ thái độ có ảnh hưởng
nhưng không đáng kể. Trong khi nhận thức của người tiêu dùng kiểm soát hành vi và ý
định giảm sử dụng túi ni lông tác động tích cực và đáng kể đến hành vi giảm sử dụng túi

8
ni lông. Từ nghiên cứu này đã đưa ra được 4 yếu tố ảnh hưởng tới hành vi giảm sử dụng
túi nhựa bao gồm: Thái độ đối với việc sử dụng túi nhựa, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát
hành vi nhận thức và ý định hành vi giảm sử dụng túi nhựa.

Hình 2. 2: Mô hình nghiên cứu của Delia Vina và Lidia Mayangsari (2020)
2.2.3. Nghiên cứu của Erkan Arı và Veysel Yılmaz (2015)

Đề tài nghiên cứu “Thái độ của người tiêu dùng về việc sử dụng túi ni lông và túi vải”
thông qua việc khảo sát những người sống ở Eskişehir, Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích xác
định được các yếu tố quyết định tâm lý xã hội của các hành vi có thể làm giảm việc sử
dụng túi nhựa, đưa ra các giải pháp pháp lý khả thi trong bối cảnh này để có thể giảm
thiểu việc sử dụng túi nhựa. Kết quả nghiên cứu đã nhận thức về môi trường liên quan
đến việc sử dụng túi nhựa, áp lực xã hội, thái độ tích cực đối với việc cấm sử dụng túi
nhựa và giảm sử dụng túi nhựa là những yếu tố quyết định việc sử dụng ít túi ni lông hơn.
Nhiều nghiên cứu khác nhau chỉ ra rằng áp lực xã hội, kích thích hoặc can thiệp vì môi
trường có hiệu quả trong việc thúc đẩy hành vi thân thiện với môi trường. Sự can thiệp
bằng giọng nói, nhằm thúc đẩy hành vi thân thiện với môi trường, có tác động tích cực
đến việc giảm sử dụng túi nhựa trong siêu thị, chứng minh rằng các chuẩn mực xã hội
(chuẩn mực chủ quan) có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ sẵn sàng sử dụng túi vải. Từ

9
nghiên cứu này đã đưa ra được 4 yếu tố ảnh hưởng tới hành vi giảm sử dụng túi nhựa bao
gồm: nhận thức, áp lực xã hội, ủng hộ cấm sử dụng túi nhựa và ý định sử dụng túi vải.

Hình 2. 3: Mô hình nghiên cứu của Erkan Arı và Veysel Yılmaz (2015)
2.2.4. Nghiên cứu của Cái Trịnh Minh Quốc, Hoàng Trọng Hùng, Phạm Lê Hoàng
Linh, Lê Việt Đan Hà (2020)

Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi sử dụng túi thân thiện
với môi trường của người tiêu dùng tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Huế” thông qua
việc khảo sát Người tiêu dùng tại các các siêu thị trên địa bàn Thành phố Huế, đối tượng
mua sắm và sử dụng tương đối lớn các sản phẩm túi mua sắm với mục đích xác định các
yếu tố tác động đến ý định và hành vi sử dụng túi thân thiện với môi trường của người
tiêu dùng tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Huế. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mức độ
thường xuyên mua sắm tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Huế, trong 283 người được
điều tra, 29,3% đánh giá không thường xuyên; 45,2% thỉnh thoảng và có 25,4% thường
xuyên mua sắm tại các siêu thị. Đối với mức độ sử dụng túi thân thiện môi trường, 8,5%
đánh giá chưa từng sử dụng; 44,9% đánh giá không sử dụng thường xuyên; 32,9% thỉnh
thoảng sử dụng và 13,8% thường xuyên sử dụng túi thân thiện với môi trường. Từ nghiên

10
cứu này đã đưa ra được 7 yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng túi thân thiện với môi
trường bao gồm: thái độ đối với sản phẩm túi thân thiện môi trường, tiêu chuẩn chủ quan,
nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn đạo đức cá nhân, kỳ vọng về cuộc sống tốt đẹp cho
thế hệ tương lai, các chương trình Marketing xanh tại siêu thị, ý định sử dụng túi thân
thiện môi trường.

Hình 2. 4: Mô hình nghiên cứu của Cái Trịnh Minh Quốc, Hoàng Trọng Hùng, Phạm Lê
Hoàng Linh, Lê Việt Đan Hà (2020)
2.2.5. Nghiên cứu của Wei-Ta Fang, Eric Ng, Ching-Ming Wang và Ming-Lin Hsu
(2017)

Đề tài nghiên cứu “Niềm tin, thái độ và chuẩn mực xã hội chuẩn mực: Mọi người
giảm lãng phí như một chỉ số của các mối quan hệ xã hội khi có thời gian giải trí” thông
qua việc khảo sát những người đến công viên Leofoo Village Theme, huyện Tân Trúc,
Đài Loan với mục đích phân tích ý định hành vi ủng hộ môi trường từ góc độ châu Á và
nêu bật những ý nghĩa quan trọng đối với các chính sách môi trường và giáo dục để giảm

11
chất thải. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mức độ đáng kể của hệ số đường dẫn giữa các
chuẩn mực xã hội và ý định hành vi do đó cho thấy sự hỗ trợ của các chuẩn mực xã hội
của du khách có ảnh hưởng tích cực trực tiếp đến ý định hành vi của họ trong việc sử
dụng bộ đồ ăn có thể tái sử dụng. Từ nghiên cứu này đã đưa ra được 3 yếu tố ảnh hưởng
tới ý định hành vi sử dụng bộ đồ dùng tái sử dụng bao gồm: niềm tin quy phạm, chuẩn
mực xã hội và thái độ.

Hình 2. 5: Mô hình nghiên cứu của Wei-Ta Fang, Eric Ng, Ching-Ming Wang và Ming-
Lin Hsu (2017)
2.2.6. Nghiên cứu của Joshua O’Brien, Gladman Thondhlana (2019)

Đề tài nghiên cứu “Sử dụng túi nhựa ở Nam Phi: Nhận thức, thực hành và các chiến
lược can thiệp tiềm năng” thông qua việc khảo sát những người dân ở Nam Phi với mục
đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng túi nhựa ở Nam Phi và đưa ra biện
pháp can thiệp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu đã cho
thấy cho thấy tỷ lệ người dân sử dụng túi nhựa để mua sắm do tính tiện lợi, dễ sử dụng và
khả năng chi trả. Khảo sát cũng cho thấy những người có mức chi tiêu cao hơn sẽ có khả
năng sử dụng túi nhựa nhiều hơn mặc dù có học vấn cao hơn. Và phần lớn người dân
cũng đồng tình với việc sử dụng “túi thân thiện với môi trường” để làm giảm việc sử dụng
túi nhựa trong mua sắm, việc thúc đẩy những việc chẳng hạn như tái chế, tái sử dụng túi
nhựa và sử dụng nhiều loại thay thế,... có thể là một giải pháp thay thế hiệu quả. Từ

12
nghiên cứu này đã đưa ra được 3 yếu tố ảnh hưởng tới ý định hành vi giảm sử dụng túi
nhựa bao gồm: nhân khẩu học, nhận thức và mức độ chi trả.

Hình 2. 6: Mô hình nghiên cứu của Joshua O’Brien, Gladman Thondhlana (2019)
2.2.7. Nghiên cứu của Lee Van, Norhadilah Abdul Hamid, Md. Fauzi Ahmad, Ahmad
Nur Aizat Ahmad, Rumaizah Ruslan, Puteri Fadzline Muhamad Tamyez (2021)

Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ý định hành vi giảm thiểu nhựa sử dụng một lần” thông
qua việc khảo sát cư dân Parit Raja, Malaysia với mục đích xác định mối quan hệ giữa
các yếu tố và ý định hành vi giảm thiểu nhựa sử dụng một lần của người dân, xác định
yếu tố ảnh hưởng lớn nhất ảnh hưởng đến ý định hành vi đó. Kết quả nghiên cứu phát
hiện ra rằng thái độ giảm đồ nhựa sử dụng một lần có mối quan hệ tích cực nhất với ý
định hành vi giảm đồ nhựa sử dụng một lần của cư dân nếu so với các yếu tố khác. Qua
đó, chính phủ có thể nỗ lực để đạt được sự thay đổi mong muốn trong thái độ người dân
hướng tới giảm nhựa sử dụng một lần. Do đó, các vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa có thể
được kiểm soát và sự thay đổi hành vi được cư dân áp dụng để đảm bảo tính bền vững của
môi trường trong tương lai. Từ nghiên cứu này đã đưa ra được 5 yếu tố ảnh hưởng tới ý
định hành vi hành vi giảm sử dụng đồ nhựa sử dụng một lần bao gồm: nhận thức, thái độ,
áp lực, pháp luật và các quy định, kiểm soát.

13
Hình 2. 7: Nghiên cứu của Lee Van, Norhadilah Abdul Hamid, Md. Fauzi Ahmad,
Ahmad Nur Aizat Ahmad, Rumaizah Ruslan, Puteri Fadzline Muhamad Tamyez (2021)
2.2.8. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Dung, Nguyễn Thị Cúc (2021)

Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến ý định giảm sử dụng túi nylon của người
dân tại thành phố Đà Lạt, Việt Nam” thông qua việc khảo sát người dân ở TP. Đà Lạt với
mục đích nhận diện và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định giảm sử dụng các sản
phẩm rác thải nhựa. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố nhận thức tác hại của túi nylon
đến môi trường có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định giảm sử dụng túi nylon, đây là một
trong những yếu tố dự báo quan trọng đến ý định giảm sử dụng túi nylon. Người dân đã
nhận thức được các vấn đề liên quan đến môi trường tuy nhiên quan tâm chính yếu là việc
rác thải từ túi nylon làm mất mỹ quan môi trường (mean MT3= 3,81), nghĩa là người dân
chưa thật sự nhận thức được nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường từ
việc sử dụng túi nylon quá mức. Từ nghiên cứu này đã đưa ra được 5 yếu tố ảnh hưởng
tới ý định giảm sử dụng túi nylon bao gồm: thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn
chủ quan, nhận thức tác hại của túi nylon đến môi trường và nhận thức ảnh hưởng của túi
nylon đến sức khỏe.

14
Hình 2. 8: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Dung, Nguyễn Thị Cúc (2021)
2.2.9. Nghiên cứu của Y Sun, S Wang, J Li và D Zhao (2017)

Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu ý định sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng: sử dụng lý
thuyết mở rộng về mô hình hành vi có kế hoạch” thông qua việc khảo sát 392 người tiêu
dùng ở Trung Quốc (60% là sinh viên và nghiêng về nhóm dân số trẻ) với mục đích xem
xét các yếu tố quyết định đến hành vi sử dụng túi nhựa từ quan điểm lý thuyết mở rộng về
hành vi có kế hoạch, khẳng định sự phù hợp của mô hình TPB và cho thấy rằng mô hình
TPB mở rộng có khả năng dự báo tốt trong việc hiểu ý định sử dụng túi ni lông của người
tiêu dùng.. Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi
nhận thức và sự tiện lợi ảnh hưởng tích cực và môi trường mối quan tâm, niềm tin đạo
đức ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và ý định sử dụng túi nilon của người tiêu dùng. Thái
độ làm trung gian trực tiếp cho tác động mối quan tâm môi trường và niềm tin đạo đức.
Cho thấy mô hình TPB mở rộng (thêm 3 biến) có khả năng dự đoán tốt. Từ nghiên cứu
này đã đưa ra được 6 yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng túi nilon của người tiêu dùng
bao gồm: thái độ, tiêu chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức, mối quan tâm về môi
trường, niềm tin đạo đức và sự tiện lợi.

15
Hình 2. 9:Mô hình nghiên cứu của Y Sun, S Wang, J Li và D Zhao (2017)
2.2.10. Nghiên cứu của SNMS Hasan, R Harun và LK Hock (2015)

Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch trong đo lường hành vi
giảm tiêu thụ nhựa của sinh viên trường Đại học Putra Malaysia, Malaysia” thông qua
việc khảo sát 393 sinh viên trường Đại học Putra Malaysia với mục đích xác định mối
quan hệ giữa kiến thức về môi trường, tiêu chuẩn chủ quan, thái độ và nhận thức kiểm
soát hành vi với ý định hành vi của sinh viên trường Đại học Putra Malaysia trong việc
giảm tiêu thụ nhựa bằng TPB và so sánh hành vi giảm tiêu thụ nhựa giữa các luồng
nghiên cứu và nền tảng nhân khẩu học xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy TPB có thể sử
dụng để nghiên cứu việc giảm hành vi đồ nhựa của sinh viên đại học, đo lường hành vi
của sinh viên UPM giảm tiêu thụ nhựa, khuyến khích thực hành bền vững trong việc bảo
vệ môi trường. Từ nghiên cứu này đã đưa ra được 5 yếu tố ảnh hưởng tới hành vi giảm
tiêu thụ nhựa bao gồm: kiến thức về môi trường, thái độ, tiêu chuẩn chủ quan, nhận thức
kiểm soát hành vi và ý định hành vi giảm tiêu thụ nhựa.

16
Hình 2. 10: Mô hình nghiên cứu của Y Sun, S Wang, J Li và D Zhao (2017)
2.2.11. Nghiên cứu của Dương Thị Ánh Tiên, Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Thị
Thanh Thủy (2021)

Đề tài nghiên cứu “Yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Quảng
Ngãi: Tiếp cận góc độ trách nhiệm xã hội” thông qua việc khảo sát 491 người tiêu dùng
tại thành phố Quảng Ngãi với mục đích phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
xanh của người dân Quảng Ngãi, tiếp cận góc độ trách nhiệm xã hội dựa trên lý thuyết
hành vi hợp lý (TRA), lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và lý thuyết hành vi người
tiêu dùng của Michael & Becker (1973). Kết quả nghiên cứu cho thấy từ 06 yếu tố được
đề xuất trong mô hình nghiên cứu ban đầu, kết quả phân tích nhân tố rút gọn lại còn 4 yếu
tố đều tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Quảng Ngãi. Nghiên
cứu này đề xuất các hàm ý chính sách xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả để thúc
đẩy hành vi tiêu dùng xanh của dân Quảng Ngãi ngày càng gia tăng. Từ nghiên cứu này
đã đưa ra được 6 yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh bao gồm: hỗ trợ bảo vệ môi
trường, trách nhiệm với môi trường, nhận thức về tính hiệu quả của sản phẩm xanh, doanh
nghiệp thân thiện với môi trường, kháng cáo xã hội và giá cả.

17
Hình 2. 11: Mô hình nghiên cứu của Dương Thị Ánh Tiên, Trần Thị Thu Hương, Nguyễn
Thị Thanh Thủy (2021)
2.2.12. Nghiên cứu của Nabila, Y., & Nurcahyo, R. (Tháng tư năm 2020)

Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố chính làm giảm sử dụng túi nhựa” thông qua việc khảo sát
người dân ở Indonesia với mục đích xác định yếu tố hành vi trong việc giảm sử dụng túi
nhựa bằng cách sử dụng Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) và PLS-SEM để phân
tích thống kê và kiểm tra giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuẩn mực chủ quan,
nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn mực cá nhân, nhận thức về hậu quả và ý định có tác
động đáng kể đến hành vi giảm sử dụng túi nhựa. Hơn nữa, hệ quả nhận thức và chuẩn
mực cá nhân như một yếu tố bổ sung trong mô hình hành vi cấu trúc này có tác động đáng
kể đến việc giảm sử dụng túi ni lông. Tuy nhiên, thái độ là một yếu tố không đáng kể.
Ngoài ra, mọi người có thể tìm kiếm một số lợi ích tài chính để tham gia tích cực trong
việc giảm sử dụng túi nhựa trong sinh hoạt. Từ nghiên cứu này đã đưa ra được 6 yếu tố
ảnh hưởng tới hành vi giảm sử dụng túi nhựa bao gồm: thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát
hành vi nhận thức, nhận thức về hậu quả, chuẩn cá nhân, ý định hành vi

18
Hình 2. 12: Mô hình nghiên cứu của Nabila, Y., & Nurcahyo, R. (Tháng tư năm 2020)
2.3. Hình thành mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Bảng 2. 1. Bảng ma trận thể hiện căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu

19
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Chính vì thế, nhóm tác giả đã quyết định nghiên cứu tập trung vào 4 yếu tố quan
trọng bao gồm: (1) Thái độ; (2) Tiêu chuẩn chủ quan; (3) Tiêu chuẩn cá nhân; (4) Nhận
thức kiểm soát hành vi. Ngoài ra trong quá trình diễn ra khảo sát, nhóm nhận thấy 4 yếu
tố này là có tác động nhiều nhất đối với ý định hành vi giảm sử dụng túi nhựa. Qua đó,
nhóm đã đưa ra đề xuất về mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi
giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh” như sau:

Hình 2. 13: Mô hình nghiên cứu của nhóm tự xây dựng


(Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả)

Mô hình nghiên cứu nhóm tự xây dựng gồm năm biến, trong đó có bốn biến độc lập:
thái độ, tiêu chuẩn chủ quan, tiêu chuẩn cá nhân, nhận thức kiểm soát hành vi và một biến
phụ thuộc là ý định hành vi giảm sử dụng túi nhựa.
Khái niệm của các biến:

20
- Thái độ là đồng thuận hay không đồng thuận của cá nhân đánh giá việc thực hiện
hành vi. Thái độ không trực tiếp quyết định hành vi mà chỉ gián tiếp thông qua ý định
hành vi, đó là một động lực có chủ ý.
- Tiêu chuẩn chủ quan là các yếu tố xã hội đề cập đến các áp lực xã hội nhận thức
được để thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể. Mỗi ý kiến của xã hội sẽ ảnh
hưởng đến hành vi của một người. Các nguồn có thể có của yếu tố xã hội này có thể là áp
lực từ gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp, cộng đồng.
- Tiêu chuẩn cá nhân phản ánh niềm tin của cá nhân liên quan đến cách họ nên cư xử.
Việc tính toán niềm tin cá nhân của một cá nhân về những hành động đúng hay sai tạo
thành một phần không thể thiếu trong việc dự đoán hành vi đạo đức hoặc đạo đức. Khi
các cá nhân hành động phù hợp với các chuẩn mực cá nhân của họ, họ sẽ trải qua một
cảm giác tự hào mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu các chuẩn mực cá nhân bị vi phạm, các cá nhân
sẽ cảm thấy tội lỗi.
- Nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là niềm tin của một người về mức độ
dễ hay khó khi thực hiện hành vi. Nó phản ánh hai yếu tố: ảnh hưởng của các điều kiện
bên ngoài đến khả năng của một cá nhân để chấp nhận một hành vi nhất định, và khả năng
nhận thức của cá nhân để áp dụng một hành vi cụ thể. Dựa trên điều này, nhận thức kiểm
soát hành vi dự đoán hành vi cụ thể trực tiếp và gián tiếp từ ý định thực hiện hành vi.
Về giả thuyết nghiên cứu
H1: Thái độ ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi đối với ý định giảm sử dụng túi
nhựa
H2: Tiêu chuẩn chủ quan ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi đối với việc giảm sử
dụng túi nhựa
H3: Tiêu chuẩn cá nhân ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi đối với việc giảm sử
dụng túi nhựa

21
H4: Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi đối với việc
giảm sử dụng túi nhựa

22
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài được thực hiện dựa trên quy trình sau:

Hình 3. 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu


(Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả)
Quy trình thực hiện gồm 7 bước:

23
Bước 1: Định rõ mục tiêu nghiên cứu cụ thể cần đạt được để hoàn tất nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh.
Mục đích nghiên cứu bao gồm: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định giảm sử
dụng túi nhựa. (2) Đánh giá tác động của các yếu tố đó đến ý định giảm sử dụng túi nhựa
của sinh viên TP.HCM.

Bước 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước. Tìm kiếm và lựa chọn cơ sở lý
thuyết và các tài liệu nghiên cứu trước đây có liên quan đến câu hỏi nghiên cứu. Và đưa
ra các mô hình và quy mô nghiên cứu trên cơ sở này.

Bước 3: Xác định các thành phần cho thiết kế nghiên cứu. Dựa trên những cơ sở lý
thuyết đã được chọn lọc và thông qua từ các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu kế thừa
quy mô từ Widayat Widayat, Ardik Praharjo, Viajeng Purnama Putri, Sri Nastiti Andharin
và Ilyas Masudin (2021); Delia Vina, Lidia Mayangsari (2020); Erkan Arı, Veysel Yılmaz
(2015); Raymond Clapp và cộng sự (2020); Cái Trịnh Minh Quốc, Hoàng Trọng Hùng,
Phạm Lê Hoàng Linh, Lê Việt Đan Hà (2020); Wei-Ta Fang, Eric Ng, Ching-Ming
Wang, Ming-Lin Hsu (2017); Joshua O’Brien, Gladman Thondhlana (2019); Lee Van,
Norhadilah Abdul Hamid, Md. Fauzi Ahmad, Ahmad Nur Aizat Ahmad, Rumaizah
Ruslan, Puteri Fadzline Muhamad Tamyez (2021); Nguyễn Thị Bảo Dung, Nguyễn Thị
Cúc (2021); Y Sun, S Wang, J Li, D Zhao (2017); SNMS Hasan, R Harun, LK Hock
(2015); Dương Thị Ánh Tiên, Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2021)

Bước 4: Xây dựng đề cương nghiên cứu. Bắt đầu sửa lại các yếu tố để có mô hình
nghiên cứu và thang đo phù hợp với đề tài.

Bước 5: Thu thập thông tin dữ liệu. Bảng câu hỏi chính thức được sử dụng để khảo
sát và thu thập dữ liệu từ các bạn sinh viên trong khu vực TP.HCM.

24
Bước 6: Phân tích thông tin dữ liệu. Sau khi dữ liệu được thu thập, tiến hành phân
tích dữ liệu bằng các kỹ thuật đánh giá.

Bước 7: Rút ra kết luận và đề xuất kiến nghị. Dựa trên kết quả đã phân tích ở bước 6,
NTG so sánh các thông số, rút ra kết luận và đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp tổ chức
xác định rõ hơn vấn đề và giải pháp cải thiện SGK.

3.2. Sự hình thành thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện từ các nghiên cứu đi trước Nabila, Y., & Nurcahyo,
R. (2020).

Bảng 3. 1. Bảng thang đo kế thừa

STT Phát biểu Nguồn

THANG ĐO THÁI ĐỘ

1 Giảm sử dụng túi nhựa là tốt


Nabila, Y., &
2 Giảm sử dụng túi nhựa là cần thiết Nurcahyo, R.
(2020)
3 Giảm sử dụng túi nhựa là việc hữu ích

THANG ĐO TIÊU CHUẨN CHỦ QUAN

Gia đình, bạn bè và người thân có tác động để tôi giảm sử Nabila, Y., &
4
dụng túi nhựa Nurcahyo, R.
(2020)
Gia đình, bạn bè và người thân ủng hộ tôi giảm thiểu sử
5
dụng túi nhựa

6 Nếu gia đình tôi, bạn bè tôi và người thân của tôi tích cực
giảm sử dụng túi nhựa, tôi sẽ bị ảnh hưởng trong việc giảm

25
sử dụng túi nhựa

Thông tin truyền thông ảnh hưởng đến tôi để giảm việc sử
7
dụng túi nhựa

THANG ĐO TIÊU CHUẨN CÁ NHÂN

8 Tôi có trách nhiệm với môi trường xung quanh tôi

9 Tôi có quan tâm đến môi trường xung quanh tôi


Nabila, Y., &
Tôi cảm thấy hạnh phúc nếu có thể giảm việc sử dụng túi Nurcahyo, R.
10 (2020)
nhựa

Tôi cảm thấy buồn nếu không thể giảm việc sử dụng túi
11
nhựa

THANG ĐO NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI

12 Giảm sử dụng túi nhựa rất hữu ích


Nabila, Y., &
13 Tôi có quan tâm đến việc giảm sử dụng túi nhựa Nurcahyo, R.
(2020)
14 Giảm sử dụng túi nhựa mang lại cho tôi nhiều lợi ích

THANG ĐO Ý ĐỊNH HÀNH VI

15 Tôi có thể sẽ giảm việc sử dụng túi nhựa

Tôi sẽ có thể sử dụng túi tái sử dụng


16
Nabila, Y., &
Nurcahyo, R.
17 Tôi có mong muốn có thể giảm thiểu việc sử dụng túi nhựa (2020)

Tôi sẽ cố gắng bắt đầu sử dụng túi tái sử dụng để giảm


18
việc sử dụng túi nhựa

26
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)

3.3. Nghiên cứu định tính

3.3.1. Nghiên cứu định tính sơ bộ


Tìm hiểu các yếu tố hình thành thang đo và sử dụng các phương pháp định tính để
điều chỉnh chúng phù hợp với mô hình nghiên cứu. Cách này dựa trên các nghiên cứu
trước đây và thực hiện phỏng vấn một đối một với 2 anh/chị sinh viên đã tốt nghiệp đại
học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để lấy ý kiến của họ về mô hình nghiên cứu và
thang đo. Nhóm nghiên cứu được quyền đặt ra các câu hỏi để tiếp thu các ý kiến từ thảo
luận trước đó và tiến hành hiệu chỉnh thang đo của các nghiên cứu trước cho phù hợp.
Việc tranh cãi và xuất hiện những ý kiến trái chiều là không thể tránh khỏi. Vì vậy việc
thảo luận lại sẽ được tiến hành đến khi có sự nhất quán và việc tạo ra bảng câu hỏi cụ thể
sẽ là kết quả cuối cùng. Bảng câu hỏi khảo sát này sẽ được áp dụng để thực hiện thu thập
dữ liệu cho nghiên cứu. Nhóm sẽ tiến hành kiểm tra, phân loại và xử lý số liệu theo
phương pháp định lượng sau khi hoàn thành khảo sát.

Bảng 3. 2. Thông tin người tham gia trả lời phỏng vấn

STT Họ và tên Thông tin

Sinh viên mới tốt nghiệp tại một trường đại


1 Nguyễn Văn Minh
học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
2 Phạm Lê Hồng Thảo Cựu sinh viên trường Đại học Ngân hàng

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ


Sau khi hoàn thành phỏng vấn 2 anh/chị, các nhận định và đóng góp của anh/chị về
từng yếu tố trong mô hình nghiên cứu được tổng hợp như sau:

27
Thái độ: Cả hai anh/chị đều đồng tình với với 3 phát biểu của yếu tố này. Yếu tố thái
độ là một trong những thành phần tác động đến ý định và hành vi giảm sử dụng các sản
phẩm túi nhựa. Thái độ đánh giá tâm tư, cảm xúc, những sự vật, sự việc qua đó cho thấy
rằng đây là một trong số các yếu tố quyết định được hành vi của người tiêu dùng có hài
lòng hay không hài lòng về việc giảm sử dụng túi nhựa.

Ở yếu tố này, các biến quan sát đều được giữ nguyên, không có sự thay đổi

Tiêu chuẩn chủ quan: Anh/chị đồng ý với các phát biểu của yếu tố này. Mối quan hệ
gia đình, bạn bè, các phương tiện truyền thông,... và “xã hội” được xem là yếu tố trọng
điểm có thể lý giải cho những áp lực của giới trẻ, đặc biệt là vòng bạn bè. Các nghiên cứu
khác nhau đã chỉ ra rằng tiêu chuẩn chủ quan hay áp lực xã hội rất quan trọng trong nhận
thức của một cá nhân và hành vi của người đó. Việc giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên
và tác động của những người ảnh hưởng (gia đình, bạn bè, phương tiện truyền thông,...),
đó chính là mức độ tác động của yếu tố tiêu chuẩn chủ quan đến ý định giảm sử dụng túi
nhựa của sinh viên TP.HCM.

Ở yếu tố này, các biến quan sát đều được giữ nguyên, không có sự thay đổi

Tiêu chuẩn cá nhân: Hai anh/chị đều đồng tình với các phát biểu của yếu tố này. Các
tiêu chuẩn tác nhân phản ánh niềm tin, tính cách mà họ nên cư xử. Khi các cá nhân hành
động phù hợp với chuẩn mực cá nhân của họ, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc. Ngược lại, nếu
chuẩn mực cá nhân bị vi phạm, họ sẽ cảm thấy tội lỗi, cảm thấy buồn vì hành động đó. Vì
vậy cả các phát biểu đều cần thiết trong việc tính toán niềm tin cá nhân của một cá nhân
về những hành động nào là đúng hoặc sai.

Ở yếu tố này, các biến quan sát đều được giữ nguyên, không có sự thay đổi

Nhận thức kiểm soát hành vi: Hai anh/chị tham gia phỏng vấn đều đồng tình với với 3
phát biểu của yếu tố này. Nhận thức kiểm soát hành được định nghĩa là niềm tin của

28
người đó về khả năng thực hiện hành vi dễ dàng hoặc khó khăn như thế nào. Những
người quan tâm đến môi trường chỉ thể hiện hành vi đối với môi trường nếu họ nhận thức
hành động cá nhân đơn lẻ có thể góp phần giải quyết những vấn đề môi trường chung.

Ở yếu tố này, các biến quan sát đều được giữ nguyên, không có sự thay đổi

Ý định hành vi: Cả hai anh/chị đều đồng tình với với 4 phát biểu của yếu tố này. Ý
định là yếu tố động lực ảnh hưởng đến hành vi, chúng là dấu hiệu cho thấy mọi người sẵn
sàng cố gắng như thế nào, nỗ lực như thế nào để thực hiện hành vi. Ý định có thể không
bắt buộc phải dẫn đến hành vi thực tế nhưng nó góp phần không hề nhỏ đến quyết định
hành vi của người tiêu dùng. Ý định tham gia vào một hành vi càng mạnh thì khả năng
hoạt động của nó càng cao.

Ở yếu tố này, các biến quan sát đều được giữ nguyên, không có sự thay đổi

Góp ý của người phỏng vấn: Chị Thảo còn góp ý cho nhóm thêm vào yếu tố “Nhận
thức tác hại của túi nhựa” và “Mối quan tâm đến môi trường”:

Đối với yếu tố “Mối quan tâm đến môi trường”, chị cho rằng nếu con người quan tâm
đến môi trường thì họ sẽ giảm sử dụng túi nhựa để giữ cho môi trường trong sạch hơn và
thay vào đó là sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, sau khi xem xét
về câu trả lời của chị, nhóm đưa ra nhận định rằng những giải thích đó nằm trong nội
dung của các nhân tố “thái độ”, “tiêu chuẩn cá nhân” và “nhận thức kiểm soát hành vi”
nên không cần thêm vào yếu tố đó.

Đối với yếu tố “Nhận thức tác hại của túi nhựa”, chị đã đưa ra nhận định những hiểu
biết về tác hại của túi nhựa đến môi trường và sức khỏe con người là yếu tố quan trọng để
điều chỉnh hành vi, thói quen của cá nhân trong việc giảm sử dụng túi nhựa. Thật vậy, túi
nhựa khi bị vứt bừa trên đất, không đúng nơi quy định, sẽ bị vùi vào trong đất, khiến cho
đất bị thay đổi tính chất vật lý, không giữ được nước gây xói mòn, cây cối không thể hấp

29
thụ được chất dinh dưỡng từ lòng đất. Một số loại túi nhựa dùng đựng thực phẩm có chứa
các thành phần: Chì, Cadimi gây ảnh hưởng cho não và là nguyên nhân gây ra ung thư
phổi. Đặc biệt, khi đốt túi nhựa sẽ giải phóng ra các chất độc dioxin, sunfat có thể gây ngộ
độc, khó thở, giảm khả năng miễn dịch. Túi nhựa khi bị vứt bỏ bừa bãi còn gây mất mỹ
quan đô thị, bị cuốn vào cống rãnh, kênh rạch sẽ tích tụ dẫn đến tắc nghẽn dòng chảy tạo
nên các vùng nước tù đọng làm phát sinh muỗi và dịch bệnh. Đồng thời mỗi một phút có
cả hàng tấn rác thải nhựa bị trôi dạt ra biển và đại dương, khiến cho ô nhiễm nhựa đường
biển càng là mối nguy hại cho các sinh vật biển.

Nhận thấy rằng, những hiểu biết về tác hại của các sản phẩm nhựa, đặc biệt là túi
nhựa đến môi trường và sức khỏe được xem là yếu tố góp phần cải thiện chất lượng môi
trường và mọi người xem nó là yếu tố quan trọng để điều chỉnh hành vi của mình trong
việc giảm sử dụng túi nhựa. Nhóm chúng tôi quyết định thêm yếu tố này vào mô hình của
nhóm.

Như vậy, mô hình sau khi điều chỉnh của nhóm sẽ gồm 5 yếu tố yếu tố ảnh hưởng
đến ý định giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên TP. Hồ Chí Minh là “thái độ”, “tiêu
chuẩn chủ quan”, “tiêu chuẩn cá nhân”, “nhận thức kiểm soát hành vi” và “nhận thức tác
hại của túi nhựa”. Trong đó yếu tố nhận thức tác hại gồm có 4 phát biểu:

“Chất lượng môi trường được cải thiện nhờ giảm sử dụng túi nhựa”

“Sinh vật biển, động vật trên cạn bị nguy hại do rác thải từ túi nhựa”

“Mỹ quan môi trường bị mất do rác thải từ túi nhựa”

“Rác thải từ túi nhựa thải ra chất độc gây hại cho sức khỏe con người”

 Thang đo chính thức

Bảng 3. 3. Thang đo chính thức

30
STT Ký hiệu Phát biểu

THANG ĐO THÁI ĐỘ

1.1 thaido1 Giảm sử dụng túi nhựa là tốt

1.2 thaido2 Giảm sử dụng túi nhựa là cần thiết

1.3 thaido3 Giảm sử dụng túi nhựa là việc hữu ích

THANG ĐO TIÊU CHUẨN CHỦ QUAN

chuquan1 Gia đình, bạn bè và người thân ủng hộ tôi giảm thiểu sử dụng
2.1
túi nhựa

chuquan2 Nếu gia đình, bạn bè và người thân của tôi tích cực giảm sử
2.2 dụng túi nhựa, tôi sẽ bị ảnh hưởng trong việc giảm sử dụng túi
nhựa

chuquan3 Thông tin truyền thông ảnh hưởng đến tôi để giảm việc sử
2.3
dụng túi nhựa

THANG ĐO TIÊU CHUẨN CÁ NHÂN

3.1 canhan1 Tôi có trách nhiệm với môi trường xung quanh tôi

3.2 canhan2 Tôi có quan tâm đến môi trường xung quanh tôi

3.3 canhan3 Tôi cảm thấy hạnh phúc nếu có thể giảm việc sử dụng túi nhựa

31
3.4 canhan4 Tôi cảm thấy buồn nếu không thể giảm việc sử dụng túi nhựa

THANG ĐO NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI

4.1 hanhvi1 Giảm sử dụng túi nhựa rất hữu ích

4.2 hanhvi2 Tôi có quan tâm đến việc giảm sử dụng túi nhựa

4.3 hanhvi3 Giảm sử dụng túi nhựa mang lại cho tôi nhiều lợi ích

THANG ĐO NHẬN THỨC TÁC HẠI CỦA TÚI NHỰA

tachai1 Chất lượng môi trường được cải thiện nhờ giảm sử dụng túi
5.1
nhựa

tachai2 Sinh vật biển, động vật trên cạn bị nguy hại do rác thải từ túi
5.2
nhựa

5.3 tachai3 Mỹ quan môi trường bị mất do rác thải từ túi nhựa

tachai4 Rác thải từ túi nhựa thải ra chất độc gây hại cho sức khỏe con
5.4
người

THANG ĐO Ý ĐỊNH HÀNH VI

6.1 ydinh1 Tôi có thể sẽ giảm việc sử dụng túi nhựa

6.2 ydinh2 Tôi sẽ có thể sử dụng túi tái sử dụng

32
6.3 ydinh3 Tôi có mong muốn có thể giảm thiểu việc sử dụng túi nhựa

ydinh4 Tôi sẽ cố gắng bắt đầu sử dụng túi tái sử dụng để giảm việc sử
6.4
dụng túi nhựa

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)

 Mô hình nghiên cứu chính thức

Hình 3. 2: Mô hình nghiên cứu chính thức


 Các giả thuyết cho nghiên cứu:
H1: Thái độ ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi đối với ý định giảm sử dụng túi
nhựa

H2: Tiêu chuẩn chủ quan ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi đối với việc giảm sử
dụng túi nhựa

H3: Tiêu chuẩn cá nhân ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi đối với việc giảm sử
dụng túi nhựa

33
H4: Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi đối với việc
giảm sử dụng túi nhựa

H5: Nhận thức tác hại của túi nhựa đến môi trường tác động tích cực đến ý định hành
vi đối với việc giảm sử dụng túi nhựa.

3.4. Thiết kế phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát được thiết kế gồm 3 phần chính:


Phần 1: Thông tin xác nhận
Bao gồm các câu hỏi để xác nhận đối tượng đang được khảo sát có là sinh viên đang
học tập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hay không và là sinh viên trường nào
Phần 2: Nội dung khảo sát
Bao gồm các câu hỏi nhằm khai thác thông tin phục vụ cho các giả thuyết cần được
kiểm định và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định hành vi giảm sử dụng túi
nhựa dựa trên thang đo Likert với 5 mức độ gồm: Hoàn toàn không đồng ý, không đồng
ý, trung lập, đồng ý và hoàn toàn đồng ý
Phần 3: Thông tin cá nhân
Bao gồm các thông tin liên quan đến người thực hiện khảo sát như:
- Giới tính
- Là sinh viên năm mấy
- Mức chi tiêu trong một tháng
Các biến và loại thang đo sử dụng được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 3. 4. Các loại thang đo được dùng trong nghiên cứu

STT Biến Loại thang đo


1 Giới tính Định danh
2 Là sinh viên năm mấy Định danh
3 Đang học trường nào Định danh

34
4 Mức chi tiêu trong một tháng Khoảng
5 Tiêu chuẩn chủ quan, tiêu chuẩn các Thang đo Likert với 5 mức độ: Hoàn
nhân, nhận thức tác hại, nhận thức toàn không đồng ý, không đồng ý,
hành vi trung lập, đồng ý và hoàn toàn đồng
ý

3.5. Thiết kế mẫu nghiên cứu định lượng

3.5.1. Đối tượng khảo sát


Sinh viên đang học tập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3.5.2. Chọn mẫu
Phương pháp lấy mẫu
Vì có sự hạn chế về thời gian và nguồn lực nên nhóm nghiên cứu lựa chọn và thực
hiện phương pháp lấy mẫu thuận tiện (chọn mẫu không theo xác suất). Thông tin khảo sát
được nhóm nghiên cứu xây dựng và gửi đến 309 người đang là sinh viên trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện.
Kích thước mẫu
Dựa theo nghiên cứu của Hair và các cộng sự 2006 (Nguyễn Đình Thọ, 2011), yêu
cầu kích thước của mẫu đối với phần phân tích nhân tố phải đạt được tối thiểu gấp 5 lần
tổng số biến quan sát. Do đó, cỡ mẫu mà nhóm nghiên cứu sử dụng là:

N=5*số biến quan sát=5*21=105

Với n là số biến độc lập, số cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được đối với phần phân tích hồi
quy là: (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

N=50+8*n=50+8*5=90

35
Vậy để đảm bảo được các cỡ mẫu tối thiểu, nhóm nghiên cứu đã gửi đi bảng khảo sát
và nhận lại được 309 câu trả lời, cao hơn so với mức yêu cầu là 105+90=195 cỡ mẫu. Do
đó các câu trả lời khảo sát hoàn toàn hợp lệ.

3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu

3.6.1. Làm sạch dữ liệu


Trước khi đưa dữ liệu vào xử lý và phân tích, làm sạch dữ liệu là điều tiên quyết.
Bước này nhằm làm cho các sai sót xuất hiện như thiếu dữ liệu hay những câu trả lời của
đáp viên không hợp lý (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Đối với trường hợp bị thiếu dữ liệu,
xảy ra khi đáp viên đã không trả lời câu hỏi hay bỏ qua câu hỏi trong bảng khảo sát hoặc
do người nghiên cứu để sót dữ liệu trong quá trình nhập. Trả lời không hợp lý là những
câu trả lời không có trong thang đo, trả lời cùng một câu hỏi nhưng tính vào nhiều đáp án
hay người trả lời chỉ chọn một câu trả lời giống nhau cho các câu hỏi trong thang đo cũng
là không hợp lí. Đối với những trường hợp trên, cần xem xét sửa đổi bổ sung nếu do
nghiên cứu viên sai sót và loại bỏ những câu trả lời này ra khỏi bộ dữ liệu.

3.6.2. Thống kê mô tả
Các mẫu đã được tổng hợp sẽ được bắt đầu phân loại để liệt kê theo các điều sau đây:
sinh viên năm mấy, giới tính, chi tiêu để có một cái nhìn tổng quát nhất về mẫu nghiên
cứu. Các biến định lượng sẽ được xem xét các giá trị khác như: Giá trị lớn nhất, giá trị
nhỏ nhất, trung bình, độ lệch chuẩn.

3.6.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
Cronbach’s Alpha là một hệ số được sử dụng để kiểm định độ tin cậy thang đo, nghĩa
là độ tin cậy sẽ càng cao nếu hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn. Hoặc hệ số Cronbach’s
Alpha rất lớn (>0.95) nếu như một thang đo có nhiều biến trùng lặp trong quá trình đo
lường. Bên cạnh đó, một biến quan sát được dùng đo lường, mà thang đo đó có “Tương
quan biến tổng” (< 0.3), thì biến quan sát đó sẽ ngay lập tức bị loại theo (Hoàng Trọng &

36
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Dùng hệ số Cronbach’s Alpha với mục đích để loại bỏ
các biến không có độ tin cậy đồng thời để tránh được việc vướng phải đo lường các khái
niệm không thật sự cần thiết để đo trước khi tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám
phá EFA (theo Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị trong những mức độ là:

- Giá trị Alpha sẽ rơi vào khoảng 0.8 đến ≈ 1: cho thấy thang đo tương đối tốt.

- Giá trị Alpha rơi vào khoảng 0.7 đến ≈ 0.8: cho thấy thang đo sử dụng tốt.

- Giá trị Alpha từ 0.6 trở lên: cho thấy thang đo đủ điều kiện.

3.6.4. Phân tích nhân tố EFA:


Nhóm đánh giá xem thang đo có giá trị hội tụ, hay phân biệt để giảm các biến quan
sát thành các biến có ý nghĩa hơn. Mức giảm phụ thuộc vào mối quan hệ tuyến tính với
các biến quan sát. Sử dụng trích Principal components với phương pháp xoay Varimax để
trích nhân tố. Cần tiến hành như sau để phân tích nhân tố khám phá EFA:

Kaiser-Meyer-Olkin (Hệ số KMO): Hệ số KMO đạt mức càng cao thì mức độ phù
hợp sẽ càng lớn do đây là hệ số biểu thị sự phù hợp của phân tích nhân tố khám phá với
dữ liệu. Nếu hệ số thuộc khoảng 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì việc phân tích nhân tố khám phá EFA
phù hợp, nếu hệ số này < 0.5 thì cho thấy phương pháp phân tích nhân tố khám phá là
không hợp, (theo Kaise (1974); dẫn theo Nguyễn Đình Thọ (2011)).

Bartlett’s test of sphericity (Kiểm định Bartlett): nếu có mối tương quan giữa các biến
quan sát của cùng một nhân tố thì phải xem xét phân tích nhân tố khám phá để kiểm định
mối tương quan đó, cần xem xem ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị I hay
không. Nếu kiểm định Bartlett có p < 5% thì giả thuyết bị bác bỏ sẽ là giả thuyết H0, ma
trận đơn vị bị loại là ma trận tương quan, cũng có thể cho rằng các biến quan sát có mối
quan hệ với nhau trong cùng một nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

37
Trị số Eigenvalue: đây là một tiêu chí được sử dụng để xác định số lượng yếu tố trong
phân tích EFA. Nhân tố sẽ được giữ lại trong mô hình nghiên cứu là nhân tố có trị số
Eigenvalue (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Total Variance Explained (tổng phương sai trích): các nhân tố trích có phần trăm là
bao nhiêu của biến đo lường sẽ được xác định bởi con số này. Mô hình phân tích nhân tố
khám phá EFA là phù hợp nếu tổng phương sai trích ≥ 50% (theo Nguyễn Đình Thọ,
2011).

Factor loading (hệ số tải nhân tố): là trong số nhân tố hoặc giá trị thể hiện mối quan
hệ tương quan giữa biến quan sát và nhân tố. Hệ số này càng cao thì mối tương quan càng
lớn, cũng như hệ số tỷ lệ thuận với mối tương quan của biến quan sát và nhân tố theo
(Nguyễn Đình Thọ, 2011). Hệ số tải nhân tố thì được chấp nhận trong nghiên cứu, và hệ
số tải nhân tố nhiều nhóm cùng lúc phải lớn hơn 0.3, trong trường hợp không phù hợp thì
xóa biến quan sát đó ra khỏi thang đo.

3.6.5. Kiểm định hồi quy tuyến tính bội


3.6.5.1. Kiểm định ma trận tương quan
Nhóm đã sử dụng ma trận Pearson correlation để kiểm định độ tương quan giữa biến
phụ thuộc và biến độc lập trong bài nghiên cứu.

Hệ số tương quan (Rxy) sẽ có nghĩa khi giá trị sig < 0.05, theo (Hoàng Trọng & Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Sau đây là những biểu hiện về mức độ giá trị của hệ số Rxy

- Điều kiện giá trị Rxy nằm trong khoảng:

Rxy có giá trị gần 1: thì mối tương quan dương mạnh mẽ. Rxy có giá trị gần -1: mối
tương quan âm mạnh mẽ.

- Rxy = 1: mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là tuyệt đối nếu các
điểm biểu diễn trên thị Scatter sẽ nằm trên cùng một đường thẳng.

38
- Rxy = 0: giữa biến độc lập và biến phụ thuộc không có mối quan hệ tương quan.

3.6.5.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình


Mô hình hồi quy bội trong đề tài nghiên cứu được kiểm định với Sig < 0.05:

Y= B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6X6 + Ui

Trong đó: Y: biến phụ thuộc – “ý định hành vi”

Xi: biến độc lập – các nhân tố ảnh hưởng

Ui: biến độc lập ngẫu nhiên.

Để rà soát liệu mô hình hồi quy có phù hợp không, hãy kiểm định hệ số 𝑅2 phương
pháp này biểu thị tỷ lệ biến động của biến phụ thuộc mà được giải thích bởi biến độc lập,
là sự phụ thuộc của biến phụ thuộc vào biến độc lập, và muốn kiểm tra 𝑅2 thì dùng hệ số
F để xem nó có ý nghĩa hay không. Trong đó:

Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi có ý nghĩa thống kê nếu 𝑅2 khác 0. Nếu
𝑅2=0, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

- 0 ≤ 𝑅2 ≤ 1: lý giải một cách tương đối 𝑅2 là sự thay đổi của “ý định hành vi” bởi
các “nhân tố ảnh hưởng”.

- 𝑅2 = 1: có thể hiểu là “các nhân tố ảnh hưởng” giải thích được 100% cho “ý định
hành vi”

- 𝑅2 = 0: “ý định hành vi” có thay đổi thì các nhân tố trong mô hình sẽ không phụ
thuộc vào điều này.

Kiểm định F, hệ số F được tính theo 𝑅2 và Sig, nếu Sig càng nhỏ thì có thể bác bỏ giả
thuyết H0 (𝐵1 = 𝐵2 = 𝐵3 = 𝐵4 = 𝐵5 = 𝐵6 = 0), đạt mức ý nghĩa khi Sig < 0.05.

3.6.5.3. Kiểm định đa cộng tuyến

39
Nếu xuất hiện các biến độc lập thể hiện sự chặt chẽ trong mối tương quan với nhau
trong mô hình nghiên cứu thì đó là hiện tượng đa cộng tuyến. VIF hay còn được gọi là hệ
số phương sai phóng đại thường được dùng để nhân biết liệu trong mô hình có xuất hiện
hiện tượng đa cộng tuyến hay không. Mức độ giá trị của VIF:

- Hiện tượng đa cộng tuyến có xuất hiện nếu VIF > 2

- Hiện tượng đa cộng tuyến không xuất hiện nếu VIF < 2

- Hiện tượng đa cộng tuyến hoàn toàn xuất hiện nếu VIF > 10.

3.6.5.4. Kiểm định liên hệ tuyến tính


Đối chiếu các giá trị trục tung cũng như của trục hoành trong biểu đồ Scatter Plot
bằng cách sử dụng kiểm định này và xem chúng có phân bố đồng đều hay không và liệu
giả định có bị vượt quá phạm vi hay không. Giả định sẽ không vi phạm nếu hệ số Sig >
0.05.

3.6.5.5. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư


Đối chiếu với biểu đồ Histogram hay biểu đồ P-P plot để kiểm tra phân phối chuẩn
của phần dư. Còn biểu đồ Histogram nếu có độ lệch chuẩn xấp xỉ 1, giá trị trung bình xấp
xỉ 0 thì được cho là có phần dư gần như chuẩn hóa. Đối với biểu đồ P-P plot sẽ có phân
phối chuẩn nếu có các điểm tập trung gần sát đường chéo.

3.6.5.6. Kiểm định tính độc lập của phần dư


Kiểm định bằng đại lượng d (Durbin-Watson). Mức độ giá trị của đại lượng d biểu
thị:

- Không có tương quan giữa các phần dư nếu 𝑑 ≈ 2

- Giữa các phần dư gần nhau có thể xảy ra tương quan thuận nếu 𝑑 < 2

- Xảy ra tương quan nghịch giữa các phần dư nếu 2 < 𝑑 < 4

40
41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Từ những phương pháp PTDL đã có ở chương 3, chương 4 sẽ trình bày các kết quả
phân tích (KQPT) ở chương trên, bao gồm: thống kê mô tả dữ liệu, kiểm tra độ tin cậy
của thang đo bằng HS Cronbach Alpha, PTNT khám phá EFA nhằm giúp thu gọn thang
đo. Tiếp đến là kiểm định hồi quy tuyến tính bội. Cuối cùng, chương 4 sẽ tập trung bàn
luận, phân tích những kết quả này.

4.1. Phân tích thống kê mô tả

4.1.1. Thống kê đơn biến với biến định tính:


 Đối với biến “Giới tính”
Bảng 4. 1. Giới tính của các sinh viên trong nghiên cứu

Giới tính Tần số Tỉ lệ (%)


Nam 142 46.0
Nữ 153 49.5
Khác 14 4.5
Tổng 309 100.0

Hình 4. 1: Giới tính của các sinh viên trong nghiên cứu

42
Trong số 309 người tham gia khảo sát, có 142 người là nam (chiếm 45,95%), 153
người là nữ (chiếm 49,51%) ,14 người có lựa chọn khác (chiếm 4,53%)

 Đối với biến “Sinh viên năm mấy?”

Bảng 4. 2. Số năm đang học của sinh viên trong nghiên cứu

Năn học Tần số Tỉ lệ (%)

Năm 1 42 13.6

Năm 2 130 42.1

Năm 3 94 30.4

Năm 4 43 13.9

Tổng 309 100.0

(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

Hình 4. 2: Số năm đang học của sinh viên trong nghiên cứu

43
Dựa vào bảng thống kê, ta thấy trong tổng số 309 người tham gia khảo sát, có 42
người là sinh viên năm 1 (chiếm 13,6%), có 130 người là sinh viên năm 2 (chiếm 42,1%),
có 94 người là sinh viên năm 3 (chiếm 30,4%) và có 43 người là sinh viên năm 4 (chiếm
13,9).

 Đối với biến “chi tiêu trong một tháng”

Bảng 4. 3. Chi tiêu trong một tháng của sinh viên trong nghiên cứu

Chi tiêu Tần số Tỉ lệ

Dưới 3 triệu 65 21.0

3 triệu - 5 triệu 108 35.0

5 triệu - 7 triện 96 31.1

Trên 7 triệu 40 12.9

Tổng 309 100.0

(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

44
Hình 4. 3: Chi tiêu trong một tháng của sinh viên trong nghiên cứu
Bảng khảo sát chi tiêu trong một tháng đối với người khảo sát cho biết giá trị lớn nhất
được khảo sát là trên 7 (Đơn vị: Triệu VND) có 40 người (chiếm 12,9%). Giá trị nhỏ nhất
được khảo sát là dưới 3 (Đơn vị: Triệu VND) có 65 người (chiếm 21,0%) . Số người có
mức chi tiêu từ 3-5 triệu là 108 người (chiếm 35.0%) và 5-7 triệu là 96 người (chiếm
31,1%).

 Đối với biến “trường”


Bảng 4. 4. Trường đang theo học của sinh viên trong nghiên cứu

Tên trường
Tần số Tỉ lệ (%)
(viết tắt)

HCMUTE 126 40.8

HUB 30 9.7

UEL 25 8.1

UEH 26 8.4

HCMUT 30 9.7

UIT 26 8.4

HUTECH 24 7.8

HCMUS 22 7.1

Tổng 309 100.0

(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

Bảng khảo sát đối với biến “trường” cho biết số lượng người tham gia khảo sát đến từ
trường nào. Trong bảng khảo sát này có 126 người đến từ trường HCMUTE (chiếm

45
40,8%), là trường có số người tham gia khảo sát đông nhất. Thấp nhất là trường HCMUS
có 22 người tham gia khảo sát (chiếm 7,1%). Các trường còn lại có lượng sinh viên tham
gia khảo sát dao động từ 24-30 người.

4.1.2. Thống kê đơn biến với biến định lượng:


Bài nghiên cứu được thực hiện với 24 biến, được thống kê mô tả và trình bày dưới
bảng sau đây:
Bảng 4. 5. Thống kê mô tả cho các biến định lượng

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
thaido1 [Giảm sử dụng túi 309 4 5 4.19 .396
nhựa là tốt]
thaido2 [Giảm sử dụng túi 309 4 5 4.18 .386
nhựa là cần thiết]
thaido3 [Giảm sử dụng túi 309 3 5 4.25 .446
nhựa là việc hữu ích]
chuquan1 [Gia đình, bạn bè 309 3 5 3.29 .462
và người thân ủng hộ bạn
giảm thiểu sử dụng túi nhựa]
chuquan2 [Nếu gia đình, bạn 309 3 5 3.43 .551
bè và người thân của bạn tích
cực giảm sử dụng túi nhựa,
bạn sẽ bị ảnh hưởng trong
việc giảm sử dụng túi nhựa]
chuquan3 [Thông tin truyền 309 3 5 3.51 .544
thông ảnh hưởng đến bạn để
giảm việc sử dụng túi nhựa]

46
canhan1 [Bạn có trách nhiệm 309 3 5 3.93 .405
với môi trường xung quanh
mình]
canhan2 [Bạn có quan tâm 309 3 5 3.89 .452
đến môi trường xung quanh]
canhan3 [Bạn cảm thấy hạnh 309 3 5 3.57 .515
phúc nếu có thể giảm việc sử
dụng túi nhựa]
canhan4 [Bạn cảm thấy buồn 309 2 5 3.58 .556
nếu không thể giảm việc sử
dụng túi nhựa]
hanhvi1 [Giảm sử dụng túi 309 4 5 4.07 .258
nhựa rất hữu ích]
hanhvi2 [Bạn có quan tâm 309 4 5 4.06 .228
đến việc giảm sử dụng túi
nhựa]
hanhvi3 [Giảm sử dụng túi 309 3 5 4.07 .265
nhựa mang lại cho bạn nhiều
lợi ích]
tachai1 [Chất lượng môi 309 4 5 4.91 .288
trường được cải thiện nhờ
giảm sử dụng túi nhựa]
tachai2 [Sinh vật biển, động 309 4 5 4.85 .360
vật trên cạn bị nguy hại do
rác thải từ túi nhựa]
tachai3 [Mỹ quan môi trường 309 4 5 4.87 .336
bị mất do rác thải từ túi nhựa]
tachai4 [Rác thải từ túi nhựa 309 4 5 4.85 .360
thải ra chất độc gây hại cho
sức khoẻ con người]

47
Valid N (listwise) 309

(Nguồn: Trích từ phụ lục C)


Các giá trị bên trên có nghĩa là:

- Valid là khảo sát hợp lệ có 309 người.

- Minimum là mức độ đánh giá mức độ hài lòng nhỏ nhất cho các biến trong bảng
khảo sát được đưa ra.

- Maximum là mức độ đánh giá mức độ hài lòng cao nhất cho các biến trong bảng
khảo sát được đưa ra.

- Mean là giá trị trung bình của các mức độ hài lòng.

- Std. Deviation (Standard Deviation) hay độ lệch chuẩn là thước đo độ phân tán của
tập hợp dữ liệu so với giá trị trung bình của nó. Đo lường sự biến thiên tuyệt đối của một
phân phối. Độ phân tán hoặc độ biến thiên càng cao thì độ lệch chuẩn càng lớn và độ lệch
so với giá trị trung bình càng lớn.

Bảng khảo sát đối với các biến thái độ của người khảo sát có 3 câu hỏi. Mức độ đánh
giá lớn nhất (Maximum) trong bảng thang đo khảo sát cao nhất là 5. Mức độ đánh giá nhỏ
nhất (Minimum) trong bảng thang đo khảo sát thấp nhất là 3. Mức độ đánh giá trung bình
(Mean) của 309 người được khảo sát với độ dao động từ 4.18 đến 4.25 cho thấy mức độ
hài lòng về yếu tố này cao. Giá trị độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của khảo sát về mức độ
hài lòng của biến thái độ dao động từ 0.386 đến 0.446 cho thấy phản hồi này chỉ ra dữ
liệu dao động yếu và câu trả lời chênh lệch nhau ít.

Bảng khảo sát đối với các biến chủ quan của người khảo sát có 3 câu hỏi. Mức độ
đánh giá lớn nhất (Maximum) trong bảng thang đo khảo sát cao nhất là 5. Mức độ đánh
giá nhỏ nhất (Minimum) trong bảng thang đo khảo sát thấp nhất là 3. Mức độ đánh giá

48
trung bình (Mean) của 309 người được khảo sát với các giá trị là 3.29, 3.43 và 3.51 cho
thấy mức độ hài lòng về yếu tố này tương đối cao. Giá trị độ lệch chuẩn (Std. Deviation)
của khảo sát về mức độ hài lòng của biến chủ quan dao động từ 0.462 đến 0.551 cho thấy
phản hồi này chỉ ra dữ liệu dao động yếu và câu trả lời chênh lệch nhau ít (độ lệch chuẩn
<1).

Bảng khảo sát đối với các biến cá nhân của người khảo sát có 4 câu hỏi. Mức độ đánh
giá lớn nhất (Maximum) trong bảng thang đo khảo sát cao nhất là 5. Mức độ đánh giá nhỏ
nhất (Minimum) trong bảng thang đo khảo sát thấp nhất là 2. Mức độ đánh giá trung bình
(Mean) của 309 người được khảo sát với các giá trị là 3.57, 3.58, 3.89 và 3.93 cho thấy
mức độ hài lòng về yếu tố này tương đối cao. Giá trị độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của
khảo sát về mức độ hài lòng của biến chủ quan dao động từ 0.405 đến 0.556 cho thấy
phản hồi này chỉ ra dữ liệu dao động yếu và câu trả lời chênh lệch nhau ít (độ lệch chuẩn
<1).

Bảng khảo sát đối với các biến hành vi của người khảo sát có 3 câu hỏi. Mức độ đánh
giá lớn nhất (Maximum) trong bảng thang đo khảo sát cao nhất là 5. Mức độ đánh giá nhỏ
nhất (Minimum) trong bảng thang đo khảo sát thấp nhất là 3. Mức độ đánh giá trung bình
(Mean) của 309 người được khảo sát với các giá trị là 4.06, 4.07 và 4.07 cho thấy mức độ
hài lòng về yếu tố này tương đối cao. Giá trị độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của khảo sát
về mức độ hài lòng của biến hành vi dao động từ 0.228 đến 0.265 cho thấy phản hồi này
chỉ ra dữ liệu dao động yếu và câu trả lời chênh lệch nhau ít (độ lệch chuẩn <1).

Bảng khảo sát đối với các biến tác hại của người khảo sát có 4 câu hỏi. Mức độ đánh
giá lớn nhất (Maximum) trong bảng thang đo khảo sát cao nhất là 5. Mức độ đánh giá nhỏ
nhất (Minimum) trong bảng thang đo khảo sát thấp nhất là 4. Mức độ đánh giá trung bình
(Mean) của 309 người được khảo sát với các giá trị là 4.85, 4.85, 4.87, 4.91 cho thấy mức
độ hài lòng về yếu tố này cao. Giá trị độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của khảo sát về mức

49
độ hài lòng của biến chủ quan dao động từ 0.288 đến 0.360 cho thấy phản hồi này chỉ ra
dữ liệu dao động yếu và câu trả lời chênh lệch nhau ít (độ lệch chuẩn <1).

4.1.3. Thống kê đa biến:

Bảng 4. 6. Thống kê đa biến “chi tiêu trong một tháng” và “giới tính”

Giới tính: * Chi tiêu của anh chị trong 1 tháng vào khoảng (Đơn vị: VNĐ):
Crosstabulation
Chi tiêu của anh chị trong 1 tháng vào khoảng
(Đơn vị: VNĐ): Total
< 3 triệu 3 - 5 triệu 5 - 7 triệu > 7 triệu
Giới nam Count 29 49 46 18 142
tính:
% within Giới 20.4% 34.5% 32.4% 12.7% 100.0%
tính:
nữ Count 31 57 49 16 153
% within Giới 20.3% 37.3% 32.0% 10.5% 100.0%
tính:
khác Count 5 2 1 6 14
% within Giới 35.7% 14.3% 7.1% 42.9% 100.0%
tính:
Total Count 65 108 96 40 309
% within Giới 21.0% 35.0% 31.1% 12.9% 100.0%
tính:

Trong 309 người tham gia khảo sát thông qua Google biểu mẫu, từ ngày 01/03/2023
đến ngày 15/03/2023, tổng số mẫu nghiên cứu hợp lệ nhóm thu thập được là 309 mẫu.
Trong 309 mẫu thu thập được, có 142 sinh viên nam, 153 sinh viên nữ và 14 sinh viên
giới tính khác. Từ bảng thống kê, có thể nhận thấy số sinh viên có mức chi tiêu từ 3 - 5

50
triệu đồng chiếm số đông 35%. Tỉ lệ sinh viên có mức chi tiêu trên 7 triệu là thấp nhất với
12.9%. Nhìn tổng quan, có thể thấy được đại đa số sinh viên hiện nay có mức chi tiêu từ 3
triệu trở lên.

Bảng 4. 7. Thống kê đa biến “chi tiêu trong một tháng” và “bạn là sinh viên năm mấy?”

Chi tiêu của anh chị trong 1 tháng vào khoảng (Đơn vị: VNĐ): * Anh/Chị là sinh viên
năm mấy? * Giới tính: Crosstabulation
Count
Anh/Chị là sinh viên năm mấy?
Giới tính: năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 Total
nam Chi tiêu của anh chị < 3 triệu 10 16 3 0 29
trong 1 tháng vào
3 - 5 triệu 7 19 19 4 49
khoảng (Đơn vị:
VNĐ): 5 - 7 triệu 2 21 13 10 46
> 7 triệu 1 5 4 8 18
Total 20 61 39 22 142
nữ Chi tiêu của anh chị < 3 triệu 8 20 2 1 31
trong 1 tháng vào
3 - 5 triệu 6 27 21 3 57
khoảng (Đơn vị:
VNĐ): 5 - 7 triệu 2 15 23 9 49
> 7 triệu 1 4 5 6 16
Total 17 66 51 19 153
khác Chi tiêu của anh chị < 3 triệu 4 1 0 0 5
trong 1 tháng vào
3 - 5 triệu 0 2 0 0 2
khoảng (Đơn vị:
VNĐ): 5 - 7 triệu 0 0 1 0 1
> 7 triệu 1 0 3 2 6

51
Total 5 3 4 2 14
Total Chi tiêu của anh chị < 3 triệu 22 37 5 1 65
trong 1 tháng vào
3 - 5 triệu 13 48 40 7 108
khoảng (Đơn vị:
VNĐ): 5 - 7 triệu 4 36 37 19 96
> 7 triệu 3 9 12 16 40
Total 42 130 94 43 309

Dựa trên kết quả khảo sát, trong tổng số 309 mẫu khảo sát hợp lệ, có 42 sinh viên
năm 1, 130 sinh viên năm 2, 94 sinh viên năm 3 và 43 sinh viên năm 4. Như vậy, có thể
thấy số lượng sinh viên tham gia khảo sát chủ yếu là sinh viên năm 2 trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh. Ở mức chi tiêu dưới 3 triệu và từ 3 đến 5 triệu đồng, chủ yếu là sinh
viên năm 2. Với mức chi tiêu từ 5 đến 7 triệu đồng, sinh viên ở năm 3 lại chiếm số lượng
cao hơn. Và cuối cùng là mức chi tiêu trên 7 triệu, đa phần là sinh viên năm 3 và năm 4.
Như vậy có thể nhận thấy, sinh viên năm 3 và năm 4 có xu hướng đi tìm việc làm thêm
nên có nguồn thu nhập nhất định, dẫn đến mức chi tiêu cao hơn so với sinh viên năm 1 và
năm 2.

4.2. Kiểm định độ tin cậy các thang đo


Hệ số Cronbach Alpha là thước đo đánh giá độ tin cậy thang đo. Hệ số này càng cao
thì tính nhất quán của bộ thang đo càng thể hiện rõ. Mục tiêu của việc này hỗ trợ việc
sàng lọc và giảm quy mô, duy trì tính nhất quán trong các biến quan sát và đo lường các
khía cạnh giống nhau của nội dung cụ thể. Ngoài hệ số Cronbach Alpha còn có hệ số
tương quan của biến tổn, hệ số này càng cao thì mối tương quan của biến này đối với các
biến khác cùng nhóm càng cao. Các tiêu chí dùng để kiểm định độ tin cậy thang đo khi
phân tích Cronbach Alpha gồm:

- Hệ số Cronbach Alpha ≥ 0.6 thì thang đo chấp nhận được, từ 0.7 đến 0.8 thì thang
đo đánh giá tốt

52
- Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh của từng biến quan sát phải ≥ 0,3

Kết quả kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s alpha) cho biết nên bỏ biến quan sát nào,
giữ lại biến quan sát nào.

4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo lần 1


Bảng 4. 8. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha lần 1

Trung bình Phương sai Cronbach's


thang đo nếu thang đo nếu Tương quan Alpha nếu loại
loại biến loại biến biến tổng biến

Thang đo nhân tố “Thái độ” với Cronbach's Alpha bằng 0.498

thaido1 [Giảm sử dụng túi nhựa 8.43 0.408 0.377 0.294


là tốt]

thaido2 [Giảm sử dụng túi nhựa 8.44 0.474 0.249 0.499


là cần thiết]

thaido3 [Giảm sử dụng túi nhựa 8.38 0.378 0.325 0.382


là việc hữu ích]

Thang đo nhân tố “Tiêu chuẩn chủ quan” với Cronbach's Alpha bằng 0.656

chuquan1 [Gia đình, bạn bè và 6.94 0.945 0.320 0.730


người thân ủng hộ bạn giảm thiểu
sử dụng túi nhựa]

chuquan2 [Nếu gia đình, bạn bè 6.81 0.625 0.593 0.368


và người thân của bạn tích cực
giảm sử dụng túi nhựa, bạn sẽ bị
ảnh hưởng trong việc giảm sử
dụng túi nhựa]

chuquan3 [Thông tin truyền 6.72 0.690 0.508 0.500


thông ảnh hưởng đến bạn để
giảm việc sử dụng túi nhựa]

Thang đo nhân tố “Tiêu chuẩn cá nhân” với Cronbach's Alpha bằng 0.301

53
canhan1 [Bạn có trách nhiệm với 11.04 0.937 0.149 0.253
môi trường xung quanh mình]

canhan2 [Bạn có quan tâm đến 11.08 0.947 0.073 0.332


môi trường xung quanh]

canhan3 [Bạn cảm thấy hạnh 11.40 0.721 0.264 0.091


phúc nếu có thể giảm việc sử
dụng túi nhựa]

canhan4 [Bạn cảm thấy buồn nếu 11.39 0.771 0.140 0.267
không thể giảm việc sử dụng túi
nhựa]

Thang đo nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” với Cronbach's Alpha bằng 0.614

hanhvi1 [Giảm sử dụng túi nhựa 8.12 0.154 0.492 0.409


rất hữu ích]

hanhvi2 [Bạn có quan tâm đến 8.14 0.211 0.267 0.708


việc giảm sử dụng túi nhựa]

hanhvi3 [Giảm sử dụng túi nhựa 8.13 0.143 0.530 0.344


mang lại cho bạn nhiều lợi ích]

Thang đo nhân tố “Nhận thức tác hại của túi nhựa” với Cronbach's Alpha bằng 0.783

tachai1 [Chất lượng môi trường 14.57 0.766 0.501 0.772


được cải thiện nhờ giảm sử dụng
túi nhựa]

tachai2 [Sinh vật biển, động vật 14.63 0.618 0.626 0.710
trên cạn bị nguy hại do rác thải từ
túi nhựa]

tachai3 [Mỹ quan môi trường bị 14.61 0.681 0.552 0.748


mất do rác thải từ túi nhựa]

tachai4 [Rác thải từ túi nhựa thải 14.63 0.592 0.687 0.676
ra chất độc gây hại cho sức khoẻ
con người]

54
Thang đo nhân tố “Ý định hành vi” với Cronbach's Alpha bằng 0.664

ydinh1 [Bạn có thể sẽ giảm việc 13.59 2.269 0.149 0.756


sử dụng túi nhựa trong tương lai]

ydinh2 [Bạn sẽ có thể sử dụng túi 13.81 1.715 0.523 0.548


tái sử dụng]

ydinh3 [Bạn có mong muốn có 13.64 1.568 0.570 0.508


thể giảm thiểu việc sử dụng túi
nhựa]

ydinh4 [Bạn sẽ cố gắng bắt đầu 13.76 1.339 0.578 0.493


sử dụng túi tái sử dụng để giảm
việc sử dụng túi nhựa]

(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

Bảng kết quả phân tích cho thấy có 2 thang đo nhân tố là “Thái độ” và “Tiêu chuẩn cá
nhân” có hệ số Cronbach's Alpha thấp hơn 0.6 không thỏa mãn với tiêu chuẩn nên ta loại
bỏ 2 biến quan sát thaido2 và canhan2 vì có hệ số tương quan thấp nhất của từng nhân tố.
Cùng với đó thang đo nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” và “Ý định hành vi” có hệ
số Cronbach's Alpha lớn hơn 0.6 nhưng có hệ số tương quan của biến quan sát hanhvi2 là
0.267 và ydinh1 là 0.149 thấp hơn 0.3 nên ta cũng loại bỏ 2 biến quan sát này.

4.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo lần 2


Sau khi 4 biến quan sát thaido2, canhan2, hanhvi2 và ydinh1 bị loại ta có bảng phân tích
sau:
Bảng 4. 9. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha lần 2

Trung bình Phương sai Cronbach's


thang đo nếu thang đo nếu Tương quan Alpha nếu loại
loại biến loại biến biến tổng biến

Thang đo nhân tố “Thái độ” với Cronbach's Alpha bằng 0.499

55
thaido1 [Giảm sử dụng túi nhựa 4.25 0.199 0.335 .
là tốt]
thaido3 [Giảm sử dụng túi nhựa 4.19 0.157 0.335 .
là việc hữu ích]

Thang đo nhân tố “Tiêu chuẩn chủ quan” với Cronbach's Alpha bằng 0.656
chuquan1 [Gia đình, bạn bè và 6.94 0.945 0.320 0.730
người thân ủng hộ bạn giảm thiểu
sử dụng túi nhựa]
chuquan2 [Nếu gia đình, bạn bè 6.81 0.625 0.593 0.368
và người thân của bạn tích cực
giảm sử dụng túi nhựa, bạn sẽ bị
ảnh hưởng trong việc giảm sử
dụng túi nhựa]
chuquan3 [Thông tin truyền 6.72 0.690 0.508 0.500
thông ảnh hưởng đến bạn để
giảm việc sử dụng túi nhựa]

Thang đo nhân tố “Tiêu chuẩn cá nhân” với Cronbach's Alpha bằng 0.332
canhan1 [Bạn có trách nhiệm với 7.16 0.820 -0.049 0.600
môi trường xung quanh mình]
canhan3 [Bạn cảm thấy hạnh 7.51 0.445 0.345 -0.122a
phúc nếu có thể giảm việc sử
dụng túi nhựa]
canhan4 [Bạn cảm thấy buồn nếu 7.50 .420 .304 -0.043a
không thể giảm việc sử dụng túi
nhựa]

Thang đo nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” với Cronbach's Alpha bằng 0.708
hanhvi1 [Giảm sử dụng túi nhựa 4.07 0.070 0.548 .
rất hữu ích]

56
hanhvi3 [Giảm sử dụng túi nhựa 4.07 0.066 0.548 .
mang lại cho bạn nhiều lợi ích]

Thang đo nhân tố “Nhận thức tác hại của túi nhựa” với Cronbach's Alpha bằng 0.783
tachai1 [Chất lượng môi trường 14.57 0.766 0.501 0.772
được cải thiện nhờ giảm sử dụng
túi nhựa]
tachai2 [Sinh vật biển, động vật 14.63 0.618 0.626 0.710
trên cạn bị nguy hại do rác thải từ
túi nhựa]
tachai3 [Mỹ quan môi trường bị 14.61 0.681 0.552 0.748
mất do rác thải từ túi nhựa]
tachai4 [Rác thải từ túi nhựa thải 14.63 0.592 0.687 0.676
ra chất độc gây hại cho sức khoẻ
con người]

Thang đo nhân tố “Ý định hành vi” với Cronbach's Alpha bằng 0.756
ydinh2 [Bạn sẽ có thể sử dụng túi 9.13 1.351 0.494 0.770
tái sử dụng]
ydinh3 [Bạn có mong muốn có 8.96 1.164 0.597 0.662
thể giảm thiểu việc sử dụng túi
nhựa]
ydinh4 [Bạn sẽ cố gắng bắt đầu 9.08 0.880 0.693 0.543
sử dụng túi tái sử dụng để giảm
việc sử dụng túi nhựa]

(Nguồn: Trích từ phụ lục C)


Bảng kết quả phân tích cho thấy có 2 thang đo nhân tố là “Thái độ” và “Tiêu chuẩn cá
nhân” có hệ số Cronbach's Alpha thấp hơn 0.6 không thỏa mãn với tiêu chuẩn. Trong đó
đối với thang đo nhân tố “Thái độ” có hệ số tương quan biến tổng của 2 biến đều đạt tiêu
chuẩn cho phép (cùng bằng 0.335 ≥ 0.3) tuy nhiên hệ số Cronbach's Alpha của nhân tố

57
này không thỏa mãn (0.499 < 0.6) nên ta loại bỏ luôn 2 biến quan sát này. Đối với thang
đo nhân tố “Tiêu chuẩn cá nhân” ta loại bỏ biến quan sát canhan1 vì có hệ số tương quan
biến tổng thấp nhất là -0.049.

4.2.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo lần 3


Sau khi 3 biến quan sát thaido1, thaido3 và canhan1 bị loại ta có bảng phân tích sau:
Bảng 4. 10. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha lần 3

Trung bình Phương sai Cronbach's


thang đo nếu thang đo nếu Tương quan Alpha nếu loại
loại biến loại biến biến tổng biến

Thang đo nhân tố “Tiêu chuẩn chủ quan” với Cronbach's Alpha bằng 0.656
chuquan1 [Gia đình, bạn bè và 6.94 0.945 0.320 0.730
người thân ủng hộ bạn giảm thiểu
sử dụng túi nhựa]
chuquan2 [Nếu gia đình, bạn bè 6.81 0.625 0.593 0.368
và người thân của bạn tích cực
giảm sử dụng túi nhựa, bạn sẽ bị
ảnh hưởng trong việc giảm sử
dụng túi nhựa]
chuquan3 [Thông tin truyền 6.72 0.690 0.508 0.500
thông ảnh hưởng đến bạn để
giảm việc sử dụng túi nhựa]

Thang đo nhân tố “Tiêu chuẩn cá nhân” với Cronbach's Alpha bằng 0.600
canhan3 [Bạn cảm thấy hạnh 3.58 0.309 0.430 .
phúc nếu có thể giảm việc sử
dụng túi nhựa]
canhan4 [Bạn cảm thấy buồn nếu 3.57 0.265 0.430 .
không thể giảm việc sử dụng túi
nhựa]

58
Thang đo nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” với Cronbach's Alpha bằng 0.708
hanhvi1 [Giảm sử dụng túi nhựa 4.07 0.070 0.548 .
rất hữu ích]
hanhvi3 [Giảm sử dụng túi nhựa 4.07 0.066 0.548 .
mang lại cho bạn nhiều lợi ích]

Thang đo nhân tố “Nhận thức tác hại của túi nhựa” với Cronbach's Alpha bằng 0.783
tachai1 [Chất lượng môi trường 14.57 0.766 0.501 0.772
được cải thiện nhờ giảm sử dụng
túi nhựa]
tachai2 [Sinh vật biển, động vật 14.63 0.618 0.626 0.710
trên cạn bị nguy hại do rác thải từ
túi nhựa]
tachai3 [Mỹ quan môi trường bị 14.61 0.681 0.552 0.748
mất do rác thải từ túi nhựa]
tachai4 [Rác thải từ túi nhựa thải 14.63 0.592 0.687 0.676
ra chất độc gây hại cho sức khoẻ
con người]

Thang đo nhân tố “Ý định hành vi” với Cronbach's Alpha bằng 0.756
ydinh2 [Bạn sẽ có thể sử dụng túi 9.13 1.351 0.494 0.770
tái sử dụng]
ydinh3 [Bạn có mong muốn có 8.96 1.164 0.597 0.662
thể giảm thiểu việc sử dụng túi
nhựa]
ydinh4 [Bạn sẽ cố gắng bắt đầu 9.08 0.880 0.693 0.543
sử dụng túi tái sử dụng để giảm
việc sử dụng túi nhựa]

(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

59
Bảng kết quả phân tích cho thấy 5 thang đo đều có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn
0.6 thỏa mãn với tiêu chuẩn và các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn
hơn 0.3 nên sau khi loại bỏ các biến quan sát không phù hợp ta đã có được bảng thang đo
trên, có độ tin cậy cần thiết để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố EFA.

4.3. Kết quả phân tích EFA

Phân tích nhân tố là một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu gọn và tóm
tắt các dữ liệu. Để đánh giá hai loại giá trị của thang đo là điểm phân biệt và điểm hội tụ,
tiếp tục thực hiện bước phân tích nhân tố khám phá EFA. Điều này giúp làm giảm bớt số
lượng biến đến mức người nghiên cứu có thể sử dụng được. Mô hình cần thỏa điều kiện:
- KMO thích hợp khi 0,5 ≤ KMO ≤ 1;
- Kiểm định Bartlett có sig < 0,05;
- Tổng phương sai trích ≥ 0,5;
- Nhân tố nào có trị số Eigenvalue ≥ 1 hoàn toàn được giữ lại trong mô hình nghiên
cứu;
- Hệ số tải nhân tố ≥ 0,5 và độ chênh lệch hiệu số tải nhân tố của một biến quan sát tải
trên nhiều nhóm phải > 0,3 thì biến đó sẽ được giữ lại.

4.3.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng


Bảng 4. 11. KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,789


Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 989,209
df 55
Sig. 0,000

(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

60
Giá trị hệ số KMO bằng 0,789 đáp ứng đủ theo yêu cầu (Hệ số KMO ≥ 0,5 và nhỏ
hơn 1) chứng tỏ dữ liệu dùng cho phân tích nhân tố là thích hợp và mức ý nghĩa (Sig)
trong kiểm định Bartlett bằng 0,000 < α (0,05) nên giữa các biến có sự tương quan với
nhau. Hai chỉ số thoả điều kiện để phân tích nhân tố khám phá đạt sự thích hợp cao trong
phân tích.

Bảng 4. 12. Kết quả kiểm định HS Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Rotation Sums of


Initial Eigenvalues Loadings Squared Loadings
% of
% of Cumula % of Cumulati Varianc Cumula
Component Total Variance tive % Total Variance ve % Total e tive %
1 3,857 35,067 35,067 3,857 35,067 35,067 2,398 21,797 21,797
2 1,455 13,224 48,291 1,455 13,224 48,291 1,758 15,978 37,775
3 1,158 10,523 58,814 1,158 10,523 58,814 1,718 15,619 53,394
4 1,057 9,607 68,421 1,057 9,607 68,421 1,653 15,027 68,421

(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

Ta có mức giá trị Eigenvalues ở 04 nhân tố đầu đều lớn hơn 1 lần lượt là 3,857;
1,455; 1,158; 1,057 >1 → Đạt yêu cầu.

Trị số Initial Eigenvalues bằng 1.057 lớn hơn 1 nên dữ liệu này có thể được dùng để
phân tích và 4 nhân tố này được 68,421% (≥50%) chỉ số phương sai trích được đánh giá
là tốt vì thế mô hình có thể giải thích được 68,421% biến thiên của dữ liệu → Đạt yêu
cầu.

61
Ta tiếp tục chạy phân tích các nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích nhân tố EFA
cho ra các giá trị factor loading của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 và và độ chênh lệch
lớn giá trị lớn hơn 0,3 trong lần đầu tiên phân tích, trích ra được 4 nhân tố. Các nhân tố
được lưu thành các biến tổng lần lượt là “Tiêu chuẩn chủ quan”, “Tiêu chuẩn cá nhân”,
“Nhận thức tác hại”, “Nhận thức kiểm soát hành vi”.

Bảng 4. 13. Kết quả phân tích nhân tố EFA các nhân tố ảnh hưởng

Các nhân tố
Các biến quan sát 1 2 3 4
tachai1 [Chất lượng môi trường được cải thiện nhờ 0.812
giảm sử dụng túi nhựa]
tachai4 [Rác thải từ túi nhựa thải ra chất độc gây 0.789
hại cho sức khoẻ con người]
tachai3 [Mỹ quan môi trường bị mất do rác thải từ 0.660
túi nhựa]
tachai2 [Sinh vật biển, động vật trên cạn bị nguy 0.656
hại do rác thải từ túi nhựa]
hanhvi3 [Giảm sử dụng túi nhựa mang lại cho bạn 0.886
nhiều lợi ích]
hanhvi1 [Giảm sử dụng túi nhựa rất hữu ích] 0.758
chuquan1 [Gia đình, bạn bè và người thân ủng hộ 0.781
bạn giảm thiểu sử dụng túi nhựa]
chuquan2 [Nếu gia đình, bạn bè và người thân của 0.758
bạn tích cực giảm sử dụng túi nhựa, bạn sẽ bị ảnh
hưởng trong việc giảm sử dụng túi nhựa]
chuquan3 [Thông tin truyền thông ảnh hưởng đến 0.689
bạn để giảm việc sử dụng túi nhựa]
canhan3 [Bạn cảm thấy hạnh phúc nếu có thể giảm 0.823
việc sử dụng túi nhựa]

62
canhan4 [Bạn cảm thấy buồn nếu không thể giảm 0.761
việc sử dụng túi nhựa]

(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy không cần loại thêm những biến quan sát nào
nữa mà chỉ loại bỏ những biến quan sát theo kết quả của kiểm định Cronbach’s Alpha đó
là loại nhân tố Thái độ trong đó có 3 biến quan sát là thaido1, thaido2, thaido3 và trong
nhân tố “Tiêu chuẩn cá nhân” loại thêm 2 biến đó là canhan1, canhan2 và loại thêm biến
hanhvi2 trong “Nhận thức kiểm soát hành vi”. Tổng cộng có 6 biến quan sát bị loại bỏ và
còn lại 11 biến quan sát. Có 4 nhân tố được trích ra. Các nhân tố được lưu thành các biến
tổng lần lượt là “Tiêu chuẩn chủ quan”, “Tiêu chuẩn cá nhân”, “Nhận thức tác hại”,
“Nhận thức kiểm soát hành vi” theo phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính.

4.3.2. Thang đo ý định hành vi


Bảng 4. 14. KMO and Bartlett’s Test của thang đo nhân tố “Ý định hành vi”

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,636


Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 251,562
df 3
Sig. 0,000

(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

Dữ liệu sau phân tích cho thấy chỉ số KMO là 0,636 đáp ứng đủ theo yêu cầu (Hệ số
KMO ≥ 0,5 và nhỏ hơn 1), điều này chứng tỏ việc phân tích nhân tố là hoàn toàn thích
hợp. Kết quả kiểm định Bartlett’s Sig = 0,000 < α (0,05) nên có thể kết luận các biến có
tương quan với nhau.

Bảng 4. 15. Kết quả kiểm định HS Eigenvalues của thang đo nhân tố “Ý định hành vi”

63
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
% of Cumulative % of Cumulative
Component Total Variance % Total Variance %
1 2,019 67,311 67,311 2,019 67,311 67,311
2 ,641 21,364 88,675
3 ,340 11,325 100,000

(Nguồn: Trích từ phụ lục C)


Giá trị Eigenvalues = 2,019(>1) việc phân tích nhân tố là phù hợp.
Trị số Initial Eigenvalues bằng 2,019 lớn hơn 1 nên dữ liệu này có thể được dùng để
phân tích và 4 nhân tố này được 68,421% (≥50%) chỉ số phương sai trích được đánh giá
là tốt vì thế mô hình có thể giải thích được 68,421% biến thiên của dữ liệu → Đạt yêu
cầu.

Ta tiếp tục chạy phân tích các nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích nhân tố EFA
cho ra các giá trị factor loading của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 và và độ chênh lệch
lớn giá trị lớn hơn 0,3. Chỉ có một nhân tố được trích ra và được lưu thành “Ý định hành
vi”.

Bảng 4. 16. Kết quả phân tích nhân tố EFA của thang đo nhân tố “Ý định hành vi”

Nhân tố
Các biến quan sát
1
ydinh4 [Bạn sẽ cố gắng bắt đầu sử dụng túi tái sử dụng để 0.886
giảm việc sử dụng túi nhựa]
ydinh3 [Bạn có mong muốn có thể giảm thiểu việc sử 0.824
dụng túi nhựa]
ydinh2 [Bạn sẽ có thể sử dụng túi tái sử dụng] 0.745

64
(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

4.4. Phân tích hồi quy

Dựa vào kết quả PTHQ sẽ thấy mức độ ảnh hưởng đến “Ý định hành vi” được biểu
thị bởi nhiều nhân tố khác. Ngoài ra, có thể xác định mức độ ảnh hưởng đến “Ý định hành
vi” của từng biến độc lập hay phụ thuộc vào kết quả hồi quy. Mức độ tác động và ảnh
hưởng được xác định dựa vào các HSHQ. Từng thang đo được tính GTTB của các BQS
để từ đó GTTB các BQS sẽ được dùng để phân tích tương quan và hồi quy. PTHQ dựa
vào phân tích tương quan để kiểm định giả thuyết nghiên cứu tương ứng cũng như kiểm
định các vi phạm giả thuyết hồi quy
Nhóm nhân tố 1: Gồm 3 BQS sau khi thực hiện PTNT khám phá EFA bao gồm:
chuquan1, chuquan2, chuquan3 thuộc cùng một yếu tố “Tiêu chuẩn chủ quan”. Nhân tố
này vẫn được giữ nguyên theo tên gọi “Tiêu chuẩn chủ quan”.
Nhóm nhân tố 2: Gồm 2 BQS sau khi thực hiện PTNT khám phá EFA bao gồm:
canhan3, canhan4 thuộc cùng một yếu tố “Tiêu chuẩn cá nhân”. Nhân tố này sẽ được giữ
nguyên với tên gọi “Tiêu chuẩn cá nhân”.
Nhóm nhân tố 3: Gồm 4 BQS sau khi thực hiện PTNT khám phá EFA bao gồm:
tachai1, tachai2, tachai3, tachai4 thuộc cùng một yếu tố “Nhận thức tác hại”. Nhân tố này
vẫn giữ tên gọi “Nhận thức tác hại”.
Nhóm nhân tố 4: Gồm 2 BQS sau khi thực hiện PTNT khám phá EFA bao gồm:
hanhvi1, hanhvi3 thuộc cùng một yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi”. Nhân tố này vẫn
giữ tên gọi “Nhận thức kiểm soát hành vi”.

4.4.1. Phân tích tương quan


Bảng 4. 17. Phân tích tương quan giữa các biến

65
Các biến Nhận thức tác Nhận thức kiểm Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Ý định
hại soát hành vi chủ quan cá nhân hành vi

Nhận thức tác hại 1 .000 .000 .000 -.121*

Nhận thức kiểm soát 1 .000 .000 .098


hành vi

Tiêu chuẩn chủ quan 1 .000 .156**

Tiêu chuẩn cá nhân 1 .226**

Ý định hành vi 1

(Ghi chú **: Tương quan ý nghĩa ở mức 0.01, *Tương quan ý nghĩa ở mức 0.05)
(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

Sau khi có KQPT ở trên: biến “Ý định hành vi” có tương quan với 4 BĐL nêu ở trên.
Cho thấy giá trị tương quan lớn nhất là giữa biến “Ý định hành vi” với biến độc lập "Nhận
thức hành vi" (0.226). Giá trị giữa biến “Ý định hành vi” và “Nhận thức tác hại” có hệ số
tương quan là -0.121 và đây cũng là giá trị thấp nhất. Ngoài ra, biến độc lập "Nhận thức
hành vi" (0.086) với biến phụ thuộc Ý định hành vi có sig kiểm định tương quan lớn hơn
0.05 nên không có liên hệ tuyến tính giữa biến độc lập này với biến phụ thuộc. Do đó, các
BĐL được đưa vào để thực hiện PTHQ chỉ có biến "Nhận thức hành vi" không có MQH
tương quan với biến “Ý định hành vi”, các biến độc lập còn lại đều có MQH tương quan
với biến “Ý định hành vi”. Có thể phát biểu rằng, việc PTHQ có thể sử dụng các BĐL ở
đây trừ biến độc lập "Nhận thức hành vi" để thực hiện cũng như việc giải thích được “Ý
ĐỊNH HÀNH VI” của SV với tổ chức. Mặc dù có MTQ giữa các BĐL với nhau nhưng
HS này cho giá trị thấp ở bảng trên. Do đó, có thể nói gần như không xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến giữa các BĐL. Và từ hệ số VIF sau khi thực hiện PTHQ có thể thu được kết
quả kiểm định về HTĐCT, từ đó lý giải được “Ý ĐỊNH HÀNH VI” của SV đã có thể

66
dùng các BĐL này để tiến hành thực hiện PTHQ, bởi vì đã thấy được sự phù hợp của nó
thông qua dữ liệu này.

4.4.2. Kiểm định sự phù hợp mô hình tổng thể


Sự nghiên cứu và đưa ra giả thuyết cho rằng có sự tồn tại của MQH tuyến tính cùng
chiều giữa các thành phần của các yếu tố ảnh hưởng và "Ý định hành vi", và để biết được
thành phần nào tác động lớn nhất lên "Ý định hành vi" của SV là mục đích của việc
PTHQ tuyến tính này.

Bảng 4. 18. Bảng tóm tắt mô hình

Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of Durbin-
Model R R Square Square the Estimate Watson
1 0,315a 0,099 0,088 0,95521520 0,880

(Nguồn: Trích từ phụ lục C)


Kết quả phân tích hồi quy ở bảng Model Summaryb cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh bằng
0.081, thể hiện độ tương thích của mô hình là 8.1%. Và hệ số R 2 = 0.090 cho thấy khoảng
9.0% sự biến thiên ý định hành vi giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên TP.Hồ Chí Minh
được giải thích bởi ba biến độc lập là: (1) Tiêu chuẩn cá nhân, (2) Tiêu chuẩn chủ quan,
(3) Nhận thức tác hại và (4) Nhận thức hành vi.
Bảng 4. 19. Bảng phân tích ANOVA

ANOVAa
Sum of
Model Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 30,619 4 7,655 8,389 ,000b
Residual 277,381 304 ,912
Total 308,000 308

67
(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

Kết quả phân tích phương sai nhận được từ bảng ANOVAa cho thấy giá trị F = 8,389,
Sig rất nhỏ (= 0.000 < 0.05). Do đó ta chấp nhận giả thuyết H 1 và bác bỏ giả thuyết H 0.
Như vậy, ta có thể kết luận rằng các biến độc lập đã đưa ra có thể dự đoán được độ đáng
tin cậy của biến phụ thuộc, hay mô hình hồi quy tuyến tính bội đang xem xét phù hợp với
tập dữ liệu thực tế và cũng có thể đảm bảo được 4 BĐL này được cho là có ảnh hưởng
hoặc là tác động đến "Ý định hành vi" vì có mức độ tin cậy là 95%.

4.4.3. Kiểm định các vi phạm giả định hồi quy


Kiểm định tự tương quan giữa các phần dư: Từ bảng Model Summaryb có thể thấy
giá trị D – W (Durbin – Watson) = 0,880 (0 < 0.868 < 1) điều này thể hiện khả năng rất
cao xảy ra hiện tượng tự tương quan dương giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Các
kiểm định giả thuyết trở nên đáng nghi vì các sai số ước lượng không còn đáng tin cậy.
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa
các biến độc lập thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF cho thấy: tất cả các hệ số
phóng đại phương sai VIF của các biến trong mô hình đều bằng 1, điều này chứng tỏ
được các nhân tố độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện
tượng đa cộng tuyến.
Kiểm định PPC của phần dư: Từ biểu đồ dưới chúng ta có thể thấy rằng:
- Có một đường cong phân phối chuẩn được đặt xếp chồng lên biểu đồ tần số.
Đường cong có dạng hình chuông hoặc parabol, nhưng biểu đồ tần số phân phối không
cân xứng và không tuân theo phân phối chuẩn nên từ biểu đồ, có thể phán đoán được kết
quả của những dữ liệu bị làm tròn, hoặc xây dựng biểu đồ phân bố ban đầu không chính
xác.

68
- Giá trị trung bình Mean = -8.67E-18 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.993 gần bằng
1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư rất có khả năng không phân phối chuẩn.

Hình 4. 4: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa


(Nguồn: Trích từ phụ lục C)
Phía dưới đây là biểu đồ Normal P-P Plot of Regression Standardized Residual. Với
dữ liệu phần dư thật sự có PPC vì biểu đồ này cho thấy sự biểu diễn các điểm quan sát
thực tế tập trung khá sát với đường chéo 45 o và không phân tán quá xa đường thẳng kỳ
vọng nên giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

69
Hình 4. 5: Đồ thị so sánh với PPC của phần dư chuẩn hóa
(Nguồn: Trích từ phụ lục C)
Kiểm định liên hệ tuyến tính giữa phần dư: nhìn vào kết quả hình dưới, kết luận này
có thể cho thấy là sẽ không có quan hệ tuyến tính giữa phần dư không bị vi phạm vì
những điểm dữ liệu phân bố tập trung xung quanh đường tung độ 0 và có xu hướng tạo
thành một đường thẳng.

70
Hình 4. 6: Biểu đồ Scatter Plot
(Nguồn: Trích từ phụ lục C)
Kiểm định liên hệ tuyến tính giữa phần dư: Qua các điểm quan sát trên biểu đồ phân
tán Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa, có thể thấy rằng
các điểm dữ liệu phân bố tập trung xung quanh đường tung độ 0 và có xu hướng tạo thành
một đường thẳng, giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.
Kiểm định liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc: Qua các biểu
đồ phân tán từng phần dưới đây (Partial Regression Plot), việc kiểm tra các quan sát xung
quanh đường này được thực hiện chính xác như đã thảo luận, tức là các điểm phân bổ lộn
xộn dạng như null plot thì kết quả là các biến độc lập với biến phụ thuộc có quan hệ tuyến
tính.

71
Hình 4. 7: Biểu đồ Partial Regression Plot
(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

4.4.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu


Bảng dưới đã cho thấy kết quả hồi quy bội các NTAH đến yếu tố “Ý định hành vi”.
Dựa vào HSHQ chuẩn hóa ở phía dưới, cho thấy được là mức độ ảnh hưởng và tác động
của các BĐL đối với BPT.

Bảng 4. 20. Kết quả phân tích hồi quy

Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics

72
Std. Tolerance VIF
B Error Beta
1 (Constant) 4,518E-16 ,054 ,000 1,000
Nhận thức tác -,121 ,054 -,121 -2,216 ,027 1,000 1,000
hại
Nhận thức hành ,098 ,054 ,098 1,797 ,073 1,000 1,000
vi
Tiêu chuẩn chủ ,156 ,054 ,156 2,858 ,005 1,000 1,000
quan
Tiêu chuẩn cá ,226 ,054 ,226 4,153 ,000 1,000 1,000
nhân

(Nguồn: Trích từ phụ lục C)


Từ kết quả kiểm tra có thể thấy tất cả các giá trị p-value (Sig.) của các biến độc lập
“Tiêu chuẩn chủ quan”, “Tiêu chuẩn cá nhân”, “Nhận thức tác hại” đều nhỏ hơn 0.05, do
đó cả ba biến độc lập trên đều có ý nghĩa thống kê đến ý định giảm sử dụng túi nhựa của
sinh viên TP.Hồ Chí Minh. Vì vậy theo mô hình ban đầu, giả thuyết nghiên cứu là H2,
H3, H5 được chấp nhận. Nếu kết luận 3 yếu tố “Tiêu chuẩn chủ quan”, “Tiêu chuẩn cá
nhân”, “Nhận thức tác hại” ảnh hưởng đến “Ý định hành vi”, có thể kết luận độ tin cậy
đạt 95%. Đối với giả thuyết H4 sẽ không được chấp nhận và với phân tích tương quan
cho thấy kết quả là yếu tố này có không có mối quan hệ tương quan với “Ý định
hành vi”và sig kiểm định tương quan với biến phụ thuộc lớn hơn 0.05 nên không có
liên hệ tuyến tính giữa biến độc lập này với biến phụ thuộc. Do đó, yếu tố này sẽ
không được xem là có tác động đến "Ý định hành vi" của SV.

Vì vậy, tổng kết các giả thuyết được chấp nhận bao gồm:
H2: Tiêu chuẩn chủ quan ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi đối với việc giảm sử
dụng túi nhựa

73
H3: Tiêu chuẩn cá nhân ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi đối với việc giảm sử
dụng túi nhựa

H5: Nhận thức tác hại của túi nhựa đến môi trường tác động tích cực đến ý định hành
vi đối với việc giảm sử dụng túi nhựa.

Kết quả cũng cho thấy rằng: Nhân tố “Tiêu chuẩn cá nhân” (TCCN) có β1 = 0.226,
lớn nhất trong 3 nhân tố nên đây là nhân tố tác động mạnh nhất. Nhân tố “Nhận thức tác
hại” (NTTH) có β3 = - 0.121, nhỏ nhất trong 3 nhân tố nên đây là nhân tố tác động yếu
nhất và có tác động ngược lại so với các biến khác. Dựa trên các mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố, phương trình hồi quy trong mô hình được hình thành như sau:
YD = 4,518E-16 - 0.121*NTTH + 0.156*TCCQ + 0.226*TCCN
Qua đó, nhóm muốn đề xuất cải thiện yếu tố “Nhận thức tác hại” (NTTH) để tăng ý
định giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên TP. Hồ Chí Minh.

Hình 4. 8. Kết quả phân tích hồi quy


4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Sau khi PTHQ được hoàn thành và cho kết quả chỉ ra các nhân tố “Nhận thức tác
hại”, “Tiêu chuẩn chủ quan”, “Tiêu chuẩn cá nhân” đều đã tác động tích cực đến “Ý định
hành vi giảm sử dụng túi nhựa”. Đối với nhân tố “Nhận thức hành vi” sẽ không có tác
động đến “Ý định hành vi giảm sử dụng túi nhựa”. Nghiên cứu của Widayat Widayat,

74
Ardik Praharjo, Viajeng Purnama Putri, Sri Nastiti Andharin và Ilyas Masudin (2021) và
nghiên cứu của Wei-Ta Fang, Eric Ng, Ching-Ming Wang và Ming-Lin Hsu (2017) Suma
và Lesha (2013), và nhiều nghiên cứu khác đã cho ra kết quả tương tự với nghiên cứu. Vì
vậy, có thể cho rằng nghiên cứu này đáng tin cậy vì nó cho ra kết quả tương đồng với
nhiều nghiên cứu trước đây đã được thực hiện trong nhiều bối cảnh và trường hợp khác
nhau. Do đó, muốn nâng cao được “Ý định hành vi giảm sử dụng túi nhựa” của sinh viên
tại thành phố Hồ Chí Minh thì cần phải nâng cao và cải thiện các yếu tố thực tiễn nêu
trên.

4.5.1. Đánh giá yếu tố “Tiêu chuẩn cá nhân”


Bài nghiên cứu có kết quả gần giống nếu nhìn vào các KQNC trước như Nghiên cứu
của Y Sun, S Wang, J Li và D Zhao (2017), nghiên cứu của Cái Trịnh Minh Quốc, Hoàng
Trọng Hùng, Phạm Lê Hoàng Linh, Lê Việt Đan Hà (2020). Yếu tố “Tiêu chuẩn chủ
quan” có HS của β chuẩn hóa = 0.226 và yếu tố này có tác động nhiều nhất đến “Ý định
hành vi giảm sử dụng túi nhựa” của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Cũng có thể nói
yếu tố “Tiêu chuẩn cá nhân” có tác động, ảnh hưởng tích cực lên “Ý định hành vi giảm sử
dụng túi nhựa”. Có thể thấy, để sinh viên có ý định giảm sử dụng túi nhựa thì TCCN của
sinh viên đó phải hướng vô môi trường như bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, hay
vấn đề ô nhiễm do nhựa,… là điều vô cùng cần thiết. Vì TCCN là cơ sở thực tế, là thực
trạng đang diễn ra hiện nay và tác động nhiều đến ý định của sinh viên hơn là các yếu tố
khác (Tiêu chuẩn chủ quan, nhận thức tác hại).

Bảng 4. 21. Thống kê mô tả yếu tố “Tiêu chuẩn cá nhân”

Biến Câu hỏi Trung Độ lệch


bình chuẩn
canhan3 Tôi cảm thấy hạnh phúc nếu có thể giảm việc sử dụng 3.57 0.515
túi nhựa
canhan4 Tôi cảm thấy buồn nếu không thể giảm việc sử dụng 3.58 0.556

75
túi nhựa
Trung bình tổng 3.575 0.5355
(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

Sau khi khảo sát cho thấy GTTB chung của yếu tố “Tiêu chuẩn cá nhân” = 3.575
chứng tỏ đánh giá của sinh viên về yếu tố này chưa được cao. Yếu tố này góp phần đáng
kể trong sự thay đổi ý định giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên. Với sinh viên tại thành
phố Hồ Chí Minh , Tiêu chuẩn cá nhân là những chuẩn mực, giá trị, niềm tin của mỗi cá
nhân về những gì đúng - sai, tốt - xấu. Nó bao gồm: đạo đức, lương tâm, lý tưởng sống,
đặc điểm tính cách hay vị thế xã hội. Tiêu chuẩn cá nhân là tập hợp những yếu tố này
giúp hình thành nên cách nhìn nhận thế giới và định hướng hành vi ứng xử của mỗi
người. Khi tiêu chuẩn cá nhân về môi trường của sinh viên tăng thì ý định hành vi giảm
sử dụng túi nhựa của họ sẽ ngày càng tăng. Vì thế, các trường đại học hay các cơ quan
cần quan tâm nhiều hơn đến việc cải thiện các tiêu chuẩn cá nhân của sinh viên, tạo cho
sinh viên có cảm giác hạnh phúc về phải giảm sử dụng túi nhựa để bảo vệ môi trường.

4.5.2. Đánh giá yếu tố “Tiêu chuẩn chủ quan”


Bài nghiên cứu có kết quả gần giống nếu nhìn vào kết quả của các nghiên cứu trước
như SNMS Hasan, R Harun, LK Hock (2015), Nabila, Y., & Nurcahyo, R. (2020). Vì vậy
yếu tố “ Tiêu chuẩn chủ quan” với HS của β chuẩn hóa = 0.156, cũng như có thể nói yếu
tố này có tác động cao thứ hai đối với “ Ý định hành vi giảm sử dụng túi nhựa” của sinh
viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó có thể cho rằng các mối quan hệ xung quanh như
gia đình, bạn bè, mạng xã hội,… cũng có quan tâm đến việc giảm sử dụng túi nhựa một
cách hiệu quả. Nhờ đó, ý định hành vi giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên sẽ được như
mong đợi.

Bảng 4. 22. Thống kê mô tả yếu tố “Tiêu chuẩn chủ quan”

76
Biến Câu hỏi Trung Độ lệch
bình chuẩn
chuquan1 Gia đình, bạn bè và người thân ủng hộ bạn giảm thiểu 3.29 0.462
sử dụng túi nhựa
chuquan2 Nếu gia đình, bạn bè và người thân của tôi tích cực 3.43 0.551
giảm sử dụng túi nhựa thì sẽ có tác động để tôi cùng
thực hiện
chuquan3 Thông tin truyền thông ảnh hưởng đến tôi để giảm 3.51 0.544
việc sử dụng túi nhựa
Trung bình tổng 3.41 0.519
(Nguồn: Trích từ phụ lục C)
Yếu tố “Tiêu chuẩn chủ quan” có điểm trung bình chung là 3.41 có thể cho rằng yếu
tố này được đánh giá chưa được cao. Những thông tin về bảo vệ môi trường, tác hại của
túi nhựa và việc giảm sử dụng túi nhựa khá nhiều, được đăng tải với tần số cũng rất cao,
nhưng sinh viên hiện nay vẫn còn ít quan tâm đến những thông tin đó, kết quả cũng cho
thấy trung bình là 3.51, tuy khá cao những vẫn cần được quan tâm nhiều hơn. Ngoài ra thì
sinh viên cũng sẽ có xu hướng giảm sử dụng túi nhựa do tác động khi gia đình, bạn bè
cũng tích cực giảm sử dụng túi nhựa khi có trung bình là 3.43. Vì đối tượng khảo sát là
những sinh viên vẫn còn đang theo học tại thành phố Hồ Chí Minh, lứa tuổi này vẫn chưa
hành động nhiều trong việc giảm sử dụng túi nhựa nên điểm trung bình như vậy cũng
được xem như bình thường trong bảng thang đo.

4.5.3. Đánh giá về yếu tố “Nhận thức tác hại”


“Nhận thức tác hại” là yếu tố ảnh hưởng thứ ba đến “Ý định hành vi giảm sử dụng túi
nhựa” của sinh viên với HS β chuẩn hóa = -0,121, nhỏ nhất trong các nhân tố nên đây là
nhân tố tác động yếu nhất và có tác động ngược lại so với các biến khác. Từ nghiên cứu
của Nabila, Y., & Nurcahyo, R. (Tháng tư năm 2020), nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo
Dung, Nguyễn Thị Cúc (2021), cho thấy yếu tố NTTH có tác động không nhỏ đến ý định

77
hành vi giảm sử dụng túi nhưa của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Để thúc đẩy khả
năng nhận biết tác hại của sinh viên về rác thải nhựa.

Bảng 4. 23. Thống kê mô tả yếu tố “Nhận thức tác hại”

Biến Câu hỏi Trung Độ lệch


bình chuẩn
tachai1 Chất lượng môi trường được cải thiện nhờ giảm sử 4.91 .288
dụng túi nhựa
tachai2 Sinh vật biển, động vật trên cạn bị nguy hại do rác thải 4.85 .360
từ túi nhựa
tachai3 Mỹ quan môi trường bị mất do rác thải từ túi nhựa 4.87 .336
tachai4 Rác thải từ túi nhựa thải ra chất độc gây hại cho sức 4.85 .360
khỏe con người
Trung bình tổng 4.87 0.336
(Nguồn: Trích từ phụ lục C)
Yếu tố “Nhận thức tác hại” có điểm trung bình chung là 4.87 có thể cho rằng yếu tố
này được đánh giá rất cao. Qua đó thấy được rằng sinh viên có nhận thức rất tốt về tác hại
của túi nhựa. Sinh viên có nhận thức về chất lượng môi trường sẽ được cải thiện nhờ giảm
sử dụng túi nhựa khi có điểm trung bình lên đến 4.91. Mặc dù nhận thức về tác hại của
sinh viên rất cao nhưng nó lại tác động ngược chiều so với các biến khác. Vì vậy nhóm
muốn đề xuất cải thiện yếu tố “Nhận thức tác hại” (NTTH) để tăng ý định giảm sử dụng
túi nhựa của sinh viên TP. Hồ Chí Minh.

78
4.5.4. Đánh giá về yếu tố “Nhận thức hành vi”
Với HS β chuẩn hóa = 0,098, có giá trị sig = 0.073 >0.05. Yếu tố “Nhận thức hành
vi” không có ảnh hưởng đến “ Ý định hành vi giảm sử dụng túi nhựa” của sinh viên tại
thành phố Hồ Chí Minh. So với các nghiên cứu trước như: nghiên cứu Widayat Widayat,
Ardik Praharjo, Viajeng Purnama Putri, Sri Nastiti Andharin và Ilyas Masudin (2021);
nghiên cứu Wei-Ta Fang, Eric Ng, Ching-Ming Wang, Ming-Lin Hsu (2017) đều có kết
quả tương đồng. Đối với kết quả khảo sát về yếu tố “Nhận thức hành vi” đạt GTTB chung
khá cao là 4.07. Thực tiễn cho thấy rằng nhận thức hành vi của sinh viên khá tốt nhưng
ảnh hưởng đến ý định hành vi giảm sử dụng túi nhựa thì không đáng. Kết quả khảo sát về
“giảm sử dụng túi nhựa rất hữu ích” đạt điểm trung bình lên đến 4.07 nhưng cũng chỉ
dừng lại ở việc nhận thức chứ chưa dẫn đến các ý định giảm túi nhựa của sinh viên. Qua
đó cho thấy rằng các cơ quan ban ngành, các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
cần phải co những chiến dịch thúc đẩy các hoạt động giảm sử dụng túi nhựa.

Bảng 4. 24. Thống kê mô tả yếu tố “Nhận thức hành vi”

Biến Câu hỏi Trung bình Độ lệch


chuẩn
hanhvi Giảm sử dụng túi nhựa rất hữu ích 4.07 .258
1
hanhvi Giảm sử dụng túi nhựa mang lại cho tôi nhiều 4.07 .265
3 lợi ích
Trung bình tổng 4.07 0.2615
(Nguồn: Trích từ phụ lục C)

79
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Ngày nay, trái đất của chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, hơn thế nữa,
nước ta lại là nước đang phát triển vì thế mà vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được
quan tâm. Đặc biệt là ở các thành phố lớn càng phải thực hiện nhiều hành động, chương
trình để có thể giúp cho môi trường ngày càng được cải thiện, để cho hành tinh luôn được
xanh, sạch và đẹp. Vì thế, nhóm tác giả đã nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thông tin
về nhận thức, thái độ và các mối quan tâm của sinh viên cho việc giảm sử dụng túi nhựa –
đây là vấn đề quan trọng trong việc giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Đối với những
chương trước, nhóm đã trình bày rõ ràng kết quả PTDL mà nhóm thực hiện, từ đó trong
chương này nhóm sẽ kết luận về đề tài đó là “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định giảm sử
dụng túi nhựa của sinh viên trên TP.HCM”. Cùng với đó là nhóm cũng nêu lên những
kiến nghị để củng cố việc giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên và cũng đề ra những hạn
chế mà nghiên cứu gặp phải.

5.1. Kết quả

Đây có thể nói là một đề tài khá quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường vì túi nhựa
hiện tại đang được sử dụng rất nhiều bởi sự tiện lợi, sử dụng một lần nhưng loại rác thải
này lại có tuổi thọ rất cao, cần một thời gian dài mới có thể phân hủy được. Nhận biết
được đây là một vấn đề đáng lo ngại nên nhóm tác giả đã thực hiện đề xuất mô hình
nghiên cứu ở chương 2 và đưa ra thang đo chương kế tiếp. Đối với việc khảo sát thang đo,
nhóm đã thu thập kết quả của 309 SV và nhận được 309 kết quả hợp lệ và tiến hành phân
tích trên phần mềm SPSS 26. Sau khi phân tích thu được các kết quả như nghiên cứu đã
chỉ ra rằng việc giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên trên địa bàn TP.HCM có liên quan
đến các yếu tố như: “Tiêu chuẩn chủ quan”, “Tiêu chuẩn cá nhân”, “Nhận thức tác hại”,
“Nhận thức hành vi”. Trong đó, “Tiêu chuẩn cá nhân” là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất
đến các hành vi giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên ở đây với giá trị beta cao nhất đạt β1

80
= 0.226 dựa trên kết quả phân tích hồi quy đã được trình bày ở trên. Cho thấy từ tiêu
chuẩn của cá nhân có ảnh hưởng lớn đến quyết định việc giảm sử dụng túi nhựa để bảo vệ
môi trường của sinh viên, nếu như họ biết được chỉ một việc làm nhỏ của cá nhân mà đã
góp phần lớn thúc đẩy môi trường được cải thiện, trong xanh hơn thì họ sẽ vui và từ đó họ
sẽ giảm việc sử dụng túi nhựa nhiều hơn. Bên cạnh đó, “Tiêu chuẩn chủ quan” cũng là
yếu tố quan trọng sau “Tiêu chuẩn cá nhân” nó chiếm 0,156 giá trị beta, cho thấy nếu như
đây là việc giảm sử dụng túi nhựa liên quan đến hành vi của mỗi cá nhân thì các yếu tố
bên ngoài như gia đình, bạn bè người thân hay các thông tin đại chúng có tác động thúc
đẩy cá nhân họ giảm sử dụng, gia đình bạn bè là những người gần gũi với chúng ta họ sẽ
là những tấm gương khuyến khích cho bản thân chúng ta noi theo. Như mọi người xung
quanh đều hưởng ứng thì chúng ta đều sẽ làm theo cho những hành động có ích cho bản
thân và cộng đồng. Cuối cùng là yếu tố “Nhận thức tác hại” là yếu tố ít ảnh hưởng đến ý
định giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên. Mặc dù thế những đây cũng là một trong những
yếu tố dự đoán quan trọng. Đây là yếu tố được thêm vào sau của bài nghiên cứu theo
Nguyễn Thị Bảo Dung, Nguyễn Thị Cúc (2021) cho rằng nếu như sinh viên thấy được
những tác hại nghiêm trọng không những trước mắt mà còn sau này của việc ô nhiễm môi
trường qua việc sử dụng túi nhựa, nó có nhiều tác hại cả những cho thiên nhiên, động vật
thậm chí là con người thì họ sẽ có những hành động giảm thiểu sử dụng túi nhựa càng
nhiều.

Đề tài này đã giải quyết được các mục tiêu đó là:

- Mục tiêu thứ nhất là xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi giảm
sử dụng túi nhựa của sinh viên TP.HCM là: Tiêu chuẩn cá nhân, Tiêu chuẩn chủ
quan và Nhận thức tác hại. Trong đó sau lần kiểm định độ tin cậy Cronbach’s
Alpha cho thấy thang đo Thái độ không đáp ứng yêu cầu và bị loại bỏ sau đó kiểm
định EFA cũng cho thấy kết quả của kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha là
đúng và không cần phải loại thêm yếu tố nào. Cho đến việc kiểm tra phân tích hồi

81
quy đã loại thêm yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi, vì thế chỉ còn lại ba yếu tố
ảnh hưởng đến ý định hành vi giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên TP.HCM trong
bài nghiên cứu này.
- Mục tiêu tiếp theo là đo lường được các mức độ của nhân tố tác động đến ý định
đến hành vi giảm thiểu sử dụng túi nhựa của sinh viên TP.HCM. Kết quả sau khi
phân tích hồi quy cho thấy yếu tố có tác động lớn nhất đối với ý định hành vi giảm
sử dụng túi nhựa là Tiêu chuẩn cá nhân theo sau đó là Tiêu chuẩn chủ quan và cuối
cùng là Nhận thức tác hại.
- Mục tiêu cuối cùng là sựa vào kết quả nghiên cứu mà từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao ý thức của sinh viên từ đó giảm thiểu sử dụng túi nhựa, giúp cho
môi trường tự nhiên được sạch hơn. Hơn thế nữa, nâng cao ý thức của cá nhân thì
phải có những hoạt động thúc đẩy hành vi giảm sử dụng túi nhựa bằng việc khuyến
khích sử dụng sử dụng các túi thân thiện với môi trường hơn, có thời gian phân
hủy nhanh hơn do các tổ chức, cơ quan thúc đẩy thực hiện.

5.2. Kiến nghị

Có thể thấy túi nhựa đang nguy hại đến nhiều mặt của cả toàn cầu. Theo Bộ Tài
nguyên và Môi trường, chất thải nhựa là một điều đáng lo ngại và hiện nay ở Việt Nam nó
đạt mức độ nghiêm trọng. Đề tài này thực hiện với mục tiêu đó là tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định hành vi sử dụng túi nhựa của sinh viên TP.HCM từ đó đưa ra các giải
pháp bảo vệ môi trường tránh sự ô nhiễm của rác thải nhựa. Do bài nghiên cứu có những
hạn chế về quy mô mẫu cũng như không gian nghiên cứu chỉ tập trung vào sinh viên trên
địa bàn TP.HCM nên hàm ý mong muốn có thể mở rộng cho mô hình nghiên cứu sau về
quy mô và không gian. Hơn thế nữa, bài nghiên cứu cho kết quả cho phân tích yếu tố
“Nhận thức tác hại” với hệ số beta là âm vì thế nhóm muốn đề xuất cải thiện nhằm tăng ý
định giảm thiểu sử dụng túi nhựa ở sinh viên TP.HCM.

82
Cùng với đó cho thấy được những kết quả đạt ở mức trung bình vì thế đây không phải
là các yếu tố quyết định mà hành vi giảm sử dụng túi nhựa còn chịu ảnh hưởng chẳng hạn
như: giá cả, ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng hay là ảnh hưởng bởi hành động của
mọi người xung quanh. Có thể hiện nay chúng ta đã có ý thức bảo vệ môi trường nhiều
hơn trước nhưng chưa thật sự nhận thức được trách nhiệm của mình cũng như chưa có
hành động nào cụ thể. Vì vậy để tăng cường ý định giảm sử dụng túi nhựa cần có những
hoạt động, chính sách nhằm mục đích khuyến khích cho các cá nhân có thể sử dụng các
loại túi thay túi nhựa mang tính thân thiện với môi trường như: túi sinh học phân hủy, túi
vải, túi cói, túi giấy,… Bên cạnh đó các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị, các nơi bán hàng
cần nâng cấp các túi đựng thân thiện với môi trường hoặc có những chương trình khuyến
mãi, giảm giá hay quy định, khuyến khích sinh viên mang túi sử dụng nhiều lần như túi
vải khi đi mua sắm. Cùng với đó là các cơ quan Nhà nước có thể tăng cường vai trò quản
lý đẩy mạnh các biện pháp này, thậm chí là có những quy định răn đe xử phạt về vấn đề
sử dụng các túi nhựa, có như vậy mới có thể giảm thiểu được. Hơn thế nữa, cần thúc đẩy
tinh thần, thói quen sử dụng túi nhựa của mỗi cá nhân qua các biện pháp tuyên truyền tác
hại của túi nhựa hay có những chính sách hỗ trợ về thuế và vốn cho các tổ chức, doanh
nghiệp sản xuất các sản phẩm thiên nhiên, thân thiện với môi trường hơn mà có thể có
một mức giá phù hợp với mọi người khi bán ra thị trường.

5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu

Vì để bài khảo sát đảm bảo độ phổ biến cũng như cho sinh viên thuộc các trường đại
học khác nhau ở TP.HCM được tham gia khảo sát mà nhóm tác giả đã cho khảo sát thông
qua Google biểu mẫu mà không phải là giấy trực tiếp nên tính thực tế không được biểu
đạt cao.

Bên cạnh đó, với bài nghiên cứu này cho ra kết quả phân tích hồi quy thì có khả năng
cao về yếu tố “Tiêu chuẩn cá nhân” có tác động mạnh nhất đối với ý định giảm sử dụng

83
túi nhựa, nhưng trên thực tế từ thái độ đến nhận thức và đến hành vi thực hiện là một quá
trình dài cần có biện pháp kỷ luật mới thực hiện được. Chẳng hạn như, đối với biến quan
sát “Bạn cảm thấy nếu không thể giảm việc sử dụng túi nhựa” hay “Bạn cảm thấy hạnh
phúc nếu có thể giảm việc sử dụng túi nhựa” thật sự mà nói để có được những cảm xúc
này thì phải là một người quan tâm rất nhiều đến môi trường mới có cảm giác khi không
thể giảm được việc sử dụng túi nhựa. Vì thế mọi người chỉ có thể quan tâm hay có nhận
thức chứ chưa có những hành động thực hiện cụ thể.

84
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Widayat, W., Praharjo, A., Putri, V. P., Andharini, S. N., & Masudin, I. (2021).
Responsible consumer behavior: Driving factors of pro-environmental behavior toward
postconsumption plastic packaging. Sustainability, 14(1), 425.
2. Vina, D., & Mayangsari, L. (2020). The application of theory of planned behavior in
single-use plastic bags consumption in Bandung. J. Glob. Bus. Soc. Entrep.(GBSE), 6,
124- 137.

3. Arı, E., & Yılmaz, V. (2017). Consumer attitudes on the use of plastic and cloth bags.
Environment, Development and Sustainability, 19(4), 1219-1234.

4. Hohmann, R., Wattana, C., Sracheam, P., Siriapornsakul, S., Ruckthum, V., & Clapp,
R. (2016). An exploration of the factors concerned with reducing the use of plastic carrier
bags in Bangkok, Thailand. ABAC ODI Journal: Vision. Action. Outcome, 3(2), 162-181.
5. Quốc, C. T. M., Hùng, H. T., & Linh, P. L. H. (2020). CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI SỬ DỤNG TÚI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ. Hue
University Journal of Science: Economics and Development, 129(5B), 5-21.

6. Fang, W. T., Ng, E., Wang, C. M., & Hsu, M. L. (2017). Normative beliefs, attitudes,
and social norms: People reduce waste as an index of social relationships when spending
leisure time. Sustainability, 9(10), 1696.
7. J. O’Brien, G. Thondhlana (2019). Plastic bag use in South Africa: Perceptions,
practices and potential intervention strategies. Waste Management 84 (2019) 320 - 328
8. Van, L., Hamid, N. A., Ahmad, F., Ahmad, A. N. A., Ruslan, R., & Tamyez, P. F. M.
(2021). Factors of single use plastic reduction behavioral intention. Emerging Science
Journal, 5(3), 269-278

9. Dung, N. T. B., & Cuc, N. T. (2021) THE FACTORS AFFECTING PEOPLE’S


INTENTIONS TO REDUCE THE USE OF NYLON BAGS IN DALAT, VIET NAM.
TNU Journal of Science and Technology, 226(08): 274 - 282

85
10. Sun, Y., Wang, S., Li, J., Zhao, D., & Fan, J. (2017). Understanding consumers’
intention to use plastic bags: using an extended theory of planned behaviour model.
Natural Hazards, 89(3), 1327-1342.

11. Hasan, S. N. M. S., Harun, R., & Hock, L. K. (2015). Application of theory of
planned behavior in measuring the behavior to reduce plastic consumption among
students at Universiti Putra Malaysia, Malaysia. Procedia Environmental Sciences, 30,
195-200.

12. Tien, D.T.A., Huong, T.T.T., & Thuy, N.T.T.(2021). Yếu tố tác động đến hành vi tiêu
dùng xanh của người dân Quảng Ngãi: Tiếp cận góc độ trách nhiệm xã hội. Hội nghị
Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH

13. Nabila, Y., & Nurcahyo, R. (2020, April). The key factors in reducing the use of
plastic bags. In 2020 IEEE 7th International Conference on Industrial Engineering and
Applications (ICIEA) (pp. 197-201). IEEE.

86
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC A - DÀN BÀI PHỎNG VẤN

Xin chào Anh/Chị!

Nhóm chúng tôi đang thực hiện một cuộc phỏng vấn để phục vụ cho môn phân tích
dữ liệu. Tôi là Nguyễn Bùi Công Hữu sẽ đại diện để ghi chép lại buổi thảo luận của chúng
ta.

Chân thành cảm ơn các Anh/Chị đã dành ra chút ít thời gian để tham gia vào buổi
thảo luận ngày hôm nay của chúng tôi. Sự hiện diện hôm nay của Anh/chị sẽ đóng góp rất
quan trọng vào nghiên cứu của chúng tôi. Hiện tại chúng tôi đang thực hiện một nghiên
cứu về đề tài “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH GIẢM SỬ DỤNG TÚI
NHỰA CỦA SINH VIÊN TP. HỒ CHÍ MINH”. Mong rằng quý Anh/Chị sẽ dành ít thời
gian cùng chúng tôi thảo luận một số câu hỏi có liên quan đến đề tài này. Toàn bộ những
ý kiến đóng góp của các Anh/Chị đều sẽ được ghi nhận và những đóng góp này của
Anh/Chị sẽ có thể giúp chúng tôi thêm vào và điều chỉnh thang đo về một số nhân tố
chính của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên trên địa
bàn TP.HCM.

Chúng tôi xin gửi đến quý Anh/Chị dàn ý bài thảo luận nhóm. Chúng tôi và anh/chị sẽ
bắt đầu thảo luận lần lượt từng nội dung. Anh/Chị vui lòng đọc kỹ bảng khảo sát sau đây
và cung cấp các nhận định của anh chị dựa theo các câu hỏi sau:

1. Anh/chị cảm thấy mô hình này nên giữ nguyên hay cần chỉnh sửa, thêm/bớt nhân
tố nào không?
2. Anh/chị cảm thấy các phát biểu này có ổn không? Có cần chỉnh sửa ở phát biểu nào
không?

87
3. Anh/Chị còn thấy yếu tố nào khác mà Anh/Chị cho là có tác động đến việc giảm sử
dụng túi nhựa của sinh viên TPHCM nữa không? Nếu có thì hãy cho nhóm mình xin thêm
ý kiến của các bạn nhé? Vì sao?

STT Họ và tên Thông tin

Sinh viên mới tốt nghiệp tại một trường đại


1 Nguyễn Văn Minh
học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
2 Phạm Lê Hồng Thảo Cựu sinh viên trường Đại học Ngân hàng

88
PHỤ LỤC B - BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Xin chào mọi người!

Chúng mình là nhóm sinh viên khóa 21 Khoa Kinh tế thuộc trường Đại học Sư phạm
kỹ thuật thành phố Hồ Chí minh.

Hiện tại nhóm mình đang thực hiện khảo sát về "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
giảm sử dụng túi nhựa của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh" nhằm phục vụ cho môn
Phân tích dữ liệu.

Chúng mình rất mong sẽ nhận được câu trả lời khảo sát từ bạn. Mỗi câu trả lời sẽ là
nguồn thông tin quý giá để nhóm chúng mình bổ sung và hoàn thành đề tài nghiên cứu.

Nhóm xin cam kết mọi thông tin bạn cung cấp đều sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng để
phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Hi vọng anh/chị/bạn/em sẽ dành chút thời gian thực hiên khảo sát giúp nhóm chúng
mình. Cảm ơn mọi người rất nhiều!

PHẦN I – THÔNG TIN CHUNG

1. Hiện tại bạn có phải là sinh viên đang học tập trên địa bàn TP.HCM?

☐ Có ☐ Không (Dừng khảo sát)

2. Bạn đang học trường nào?

☐ HCMUTE

☐ BUH

☐ UEL

☐ UEH

☐ HCMUT

89
☐ UIT

☐ HUTECH

☐ HCMUS

☐ Mục khác: …

PHẦN II - CÂU HỎI KHẢO SÁT

Hướng dẫn trả lời câu hỏi: Bạn vui lòng đánh dấu (x) vào ô thể hiện mức độ đồng ý của
bạn từ 1 đến 5

1. Hoàn toàn KHÔNG đồng ý

2. KHÔNG đồng ý

3. Trung lập

4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

Hoàn toàn Không Trung Hoàn toàn


Đồng ý
Các nhân tố không đồng ý đồng ý lập đồng ý
1 2 3 4 5
THÁI ĐỘ
Giảm sử dụng túi nhựa là tốt
Giảm sử dụng túi nhựa là cần thiết
Giảm sử dụng túi nhựa là việc hữu ích
TIÊU CHUẨN CHỦ QUAN
Gia đình, bạn bè và người thân có tác
động để bạn giảm sử dụng túi nhựa
Gia đình, bạn bè và người thân ủng hộ

90
bạn giảm thiểu sử dụng túi nhựa
Nếu gia đình, bạn bè và người thân
của bạn tích cực giảm sử dụng túi
nhựa, bạn sẽ bị ảnh hưởng trong việc
giảm sử dụng túi nhựa
Thông tin truyền thông ảnh hưởng đến
bạn để giảm việc sử dụng túi nhựa
TIÊU CHUẨN CÁ NHÂN
Bạn có trách nhiệm với môi trường
xung quanh mình
Bạn có quan tâm đến môi trường xung
quanh
Bạn cảm thấy hạnh phúc nếu có thể
giảm việc sử dụng túi nhựa
Bạn cảm thấy buồn nếu không thể
giảm việc sử dụng túi nhựa
NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI
Giảm sử dụng túi nhựa rất hữu ích
Bạn có quan tâm đến việc giảm sử
dụng túi nhựa
Giảm sử dụng túi nhựa mang lại cho
bạn nhiều lợi ích
NHẬN THỨC TÁC HẠI CỦA TÚI NHỰA
Chất lượng môi trường được cải thiện
nhờ giảm sử dụng túi nhựa
Sinh vật biển, động vật trên cạn bị

91
nguy hại do rác thải từ túi nhựa
Mỹ quan môi trường bị mất do rác
thải từ túi nhựa
Rác thải từ túi nhựa thải ra chất độc
gây hại cho sức khỏe con người
Ý ĐỊNH HÀNH VI
Bạn có thể sẽ giảm việc sử dụng túi
nhựa trong tương lai
Bạn sẽ có thể sử dụng túi tái sử dụng
Bạn có mong muốn có thể giảm thiểu
việc sử dụng túi nhựa
Bạn sẽ cố gắng bắt đầu sử dụng túi tái
sử dụng để giảm việc sử dụng túi nhựa

PHẦN III - THÔNG TIN CÁ NHÂN

Xin Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau đây. Hãy đánh dấu (x) vào
các lựa chọn của Anh/Chị.

1. Giới tính:

☐ Nam ☐ Nữ ☐ Khác

2. Bạn là sinh viên năm mấy?

☐ Năm 1 ☐ Năm 2 ☐ Năm 3 ☐ Năm 4 ☐ Năm 5 trở lên

3. Chi tiêu của anh chị trong 1 tháng vào khoảng (Đơn vị: VNĐ):

☐ < 3 triệu

☐ 3 - 5 triệu

92
☐ 5 - 7 triệu

☐ > 7 triệu

PHẦN IV - CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH/CHỊ

Xin chân thành cảm ơn các Anh/Chị đã đóng góp ý kiến.

PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM SPSS

Phụ lục C- 1: Kết quả thống kê mô tả

93
GIỚI TÍNH

Giới tính
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid nam 142 46.0 46.0 46.0
nữ 153 49.5 49.5 95.5
khác 14 4.5 4.5 100.0
Total 309 100.0 100.0

SINH VIÊN NĂM

Sinh viên năm mấy?


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

94
Valid năm 1 42 13.6 13.6 13.6
năm 2 130 42.1 42.1 55.7
năm 3 94 30.4 30.4 86.1
năm 4 43 13.9 13.9 100.0
Total 309 100.0 100.0

CHI TIÊU HÀNG THÁNG

Chi tiêu trong tháng


Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent

95
Valid < 3 triệu 65 21.0 21.0 21.0
3 - 5 triệu 108 35.0 35.0 56.0
5 - 7 triệu 96 31.1 31.1 87.1
> 7 triệu 40 12.9 12.9 100.0
Total 309 100.0 100.0

TRƯỜNG

Trường

96
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid HCMUTE 126 40.8 40.8 40.8
HUB 30 9.7 9.7 50.5
UEL 25 8.1 8.1 58.6
UEH 26 8.4 8.4 67.0
HCMUT 30 9.7 9.7 76.7
UIT 26 8.4 8.4 85.1
HUTECH 24 7.8 7.8 92.9
HCMUS 22 7.1 7.1 100.0
Total 309 100.0 100.0

Phụ lục C – 2: KQPT Cronbach Alpha (Kiểm định độ tin cậy của thang đo)

THÁI ĐỘ (Lần 1)

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.498 3

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Variance Corrected Cronbach's


if Item if Item Item-Total Alpha if
Deleted Deleted Correlation Item Deleted

thaido1 [Giảm sử dụng 8.43 .408 .377 .294


túi nhựa là tốt]

97
thaido2 [Giảm sử dụng 8.44 .474 .249 .499
túi nhựa là cần thiết]

thaido3 [Giảm sử dụng 8.38 .378 .325 .382


túi nhựa là việc hữu ích]

THÁI ĐỘ (Lần 2)

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.499 2

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted

thaido1 [Giảm sử dụng 4.25 .199 .335 .


túi nhựa là tốt]

thaido3 [Giảm sử dụng 4.19 .157 .335 .


túi nhựa là việc hữu ích]

TIÊU CHUẨN CHỦ QUAN

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.656 3

98
Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted

chuquan1 [Gia đình, bạn bè 6.94 .945 .320 .730


và người thân ủng hộ bạn
giảm thiểu sử dụng túi nhựa]

chuquan2 [Nếu gia đình, bạn 6.81 .625 .593 .368


bè và người thân của bạn tích
cực giảm sử dụng túi nhựa,
bạn sẽ bị ảnh hưởng trong
việc giảm sử dụng túi nhựa]

chuquan3 [Thông tin truyền 6.72 .690 .508 .500


thông ảnh hưởng đến bạn để
giảm việc sử dụng túi nhựa]

TIÊU CHUẨN CÁ NHÂN (Lần 1)

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.301 4

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted

99
canhan1 [Bạn có trách nhiệm 11.04 .937 .149 .253
với môi trường xung quanh
mình]

canhan2 [Bạn có quan tâm 11.08 .947 .073 .332


đến môi trường xung quanh]

canhan3 [Bạn cảm thấy hạnh 11.40 .721 .264 .091


phúc nếu có thể giảm việc sử
dụng túi nhựa]

canhan4 [Bạn cảm thấy buồn 11.39 .771 .140 .267


nếu không thể giảm việc sử
dụng túi nhựa]

TIÊU CHUẨN CÁ NHÂN (Lần 2)

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.600 2

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted

canhan3 [Bạn cảm thấy 3.58 .309 .430 .


hạnh phúc nếu có thể giảm
việc sử dụng túi nhựa]

canhan4 [Bạn cảm thấy 3.57 .265 .430 .


buồn nếu không thể giảm
việc sử dụng túi nhựa]

100
NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI (Lần 1)

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.614 3

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted

hanhvi1 [Giảm sử dụng 8.12 .154 .492 .409


túi nhựa rất hữu ích]

hanhvi2 [Bạn có quan 8.14 .211 .267 .708


tâm đến việc giảm sử
dụng túi nhựa]

hanhvi3 [Giảm sử dụng 8.13 .143 .530 .344


túi nhựa mang lại cho
bạn nhiều lợi ích]

NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI (Lần 2)

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.708 2

101
Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted

hanhvi1 [Giảm sử dụng 4.07 .070 .548 .


túi nhựa rất hữu ích]

hanhvi3 [Giảm sử dụng 4.07 .066 .548 .


túi nhựa mang lại cho
bạn nhiều lợi ích]

NHẬN THỨC TÁC HẠI CỦA TÚI NHỰA

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.783 4

Item-Total Statistics

Scale Mean Scale Corrected Cronbach's


if Item Variance if Item-Total Alpha if Item
Deleted Item Deleted Correlation Deleted

tachai1 [Chất lượng môi 14.57 .766 .501 .772


trường được cải thiện nhờ
giảm sử dụng túi nhựa]

tachai2 [Sinh vật biển, động 14.63 .618 .626 .710


vật trên cạn bị nguy hại do
rác thải từ túi nhựa]

102
tachai3 [Mỹ quan môi 14.61 .681 .552 .748
trường bị mất do rác thải từ
túi nhựa]

tachai4 [Rác thải từ túi nhựa 14.63 .592 .687 .676


thải ra chất độc gây hại cho
sức khoẻ con người]

Phụ lục C- 3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

BIẾN ĐỘC LẬP

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling ,789


Adequacy.

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 989,209


Sphericity
df 55

Sig. ,000

Total Variance Explained

Extraction Sums of Rotation Sums of


Initial Eigenvalues Squared Loadings Squared Loadings

Com % of Cumul
pone % of Cumulativ % of Cumula Varian ative
nt Total Variance e% Total Variance tive % Total ce %

1 3,85 35,067 35,067 3,857 35,067 35,067 2,398 21,797 21,797


7

2 1,45 13,224 48,291 1,455 13,224 48,291 1,758 15,978 37,775


5

103
3 1,15 10,523 58,814 1,158 10,523 58,814 1,718 15,619 53,394
8

4 1,05 9,607 68,421 1,057 9,607 68,421 1,653 15,027 68,421


7

5 ,667 6,064 74,485

6 ,631 5,740 80,225

7 ,602 5,469 85,695

8 ,525 4,775 90,469

9 ,387 3,517 93,986

10 ,357 3,248 97,234

11 ,304 2,766 100,000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4

tachai1 [Chất lượng môi trường được cải thiện .812


nhờ giảm sử dụng túi nhựa]

tachai4 [Rác thải từ túi nhựa thải ra chất độc .789


gây hại cho sức khoẻ con người]

104
tachai3 [Mỹ quan môi trường bị mất do rác .660
thải từ túi nhựa]

tachai2 [Sinh vật biển, động vật trên cạn bị .656


nguy hại do rác thải từ túi nhựa]

hanhvi3 [Giảm sử dụng túi nhựa mang lại cho .886


bạn nhiều lợi ích]

hanhvi1 [Giảm sử dụng túi nhựa rất hữu ích] .758

chuquan1 [Gia đình, bạn bè và người thân ủng .781


hộ bạn giảm thiểu sử dụng túi nhựa]

chuquan2 [Nếu gia đình, bạn bè và người thân .758


của bạn tích cực giảm sử dụng túi nhựa, bạn sẽ
bị ảnh hưởng trong việc giảm sử dụng túi
nhựa]

chuquan3 [Thông tin truyền thông ảnh hưởng .689


đến bạn để giảm việc sử dụng túi nhựa]

canhan3 [Bạn cảm thấy hạnh phúc nếu có thể .823


giảm việc sử dụng túi nhựa]

canhan4 [Bạn cảm thấy buồn nếu không thể .761


giảm việc sử dụng túi nhựa]

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

105
a. Rotation converged in 5 iterations.

BIẾN PHỤ THUỘC

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling ,636


Adequacy.

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 251,562


Sphericity
df 3

Sig. ,000

Total Variance Explained

Extraction Sums of Squared


Initial Eigenvalues Loadings

Componen % of Cumulative % of Cumulative


t Total Variance % Total Variance %

1 2,019 67,311 67,311 2,019 67,311 67,311

2 ,641 21,364 88,675

3 ,340 11,325 100,000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

106
1

ydinh4 [Bạn sẽ cố gắng bắt đầu sử dụng túi tái sử .886


dụng để giảm việc sử dụng túi nhựa]

ydinh3 [Bạn có mong muốn có thể giảm thiểu việc .824


sử dụng túi nhựa]

ydinh2 [Bạn sẽ có thể sử dụng túi tái sử dụng] .745

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a. 1 components extracted.

Phụ lục C- 4: Kết quả phân tích tương quan

Correlations

Ý
Nhận Nhận thức Tiêu định
thức tác kiểm soát chuẩn chủ Tiêu chuẩn hành
hại hành vi quan cá nhân vi

Nhận thức tác Pearson Correlation 1 .000 .000 .000 -.121*


hại
Sig. (2-tailed) 1.000 1.000 1.000 .034

N 309 309 309 309 309

Nhận thức Pearson Correlation .000 1 .000 .000 .098

107
kiểm soát Sig. (2-tailed) 1.000 1.000 1.000 .086
hành vi
N 309 309 309 309 309

Tiêu chuẩn Pearson Correlation .000 .000 1 .000 .156**


chủ quan
Sig. (2-tailed) 1.000 1.000 1.000 .006

N 309 309 309 309 309

Tiêu chuẩn cá Pearson Correlation .000 .000 .000 1 .226**


nhân
Sig. (2-tailed) 1.000 1.000 1.000 .000

N 309 309 309 309 309

Ý định hành Pearson Correlation -.121* .098 .156** .226** 1


vi
Sig. (2-tailed) .034 .086 .006 .000

N 309 309 309 309 309

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Phụ lục C - 5: KQPT hồi quy tuyến tính bội

Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of Durbin-
Model R R Square Square the Estimate Watson
1 0,315a 0,099 0,088 0,95521520 0,880

108
ANOVAa
Sum of
Model Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 30,619 4 7,655 8,389 ,000b
Residual 277,381 304 ,912
Total 308,000 308

Coefficientsa
Unstandardized Standardized Collinearity
Coefficients Coefficients t Sig. Statistics

Model B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 4,518E- ,054 ,000 1,000


16
Nhận thức tác -,121 ,054 -,121 -2,216 ,027 1,000 1,000
hại
Nhận thức ,098 ,054 ,098 1,797 ,073 1,000 1,000
hành vi
Tiêu chuẩn chủ ,156 ,054 ,156 2,858 ,005 1,000 1,000
quan
Tiêu chuẩn cá ,226 ,054 ,226 4,153 ,000 1,000 1,000
nhân

109
110
111
112
Phụ lục C - 6: Kết quả thống kê mô tả BQS

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
STT 309 1 309 155.00 89.345
Tiêu chuẩn chủ quan [Gia đình, 309 3 5 3.29 .462
bạn bè và người thân ủng hộ
bạn giảm thiểu sử dụng túi
nhựa]
Tiêu chuẩn chủ quan [Nếu gia 309 3 5 3.43 .551
đình, bạn bè và người thân của
bạn tích cực giảm sử dụng túi
nhựa, bạn sẽ bị ảnh hưởng trong
việc giảm sử dụng túi nhựa]
Tiêu chuẩn chủ quan [Thông tin 309 3 5 3.51 .544
truyền thông ảnh hưởng đến
bạn để giảm việc sử dụng túi
nhựa]

113
Tiêu chuẩn cá nhân [Bạn có 309 3 5 3.93 .405
trách nhiệm với môi trường
xung quanh mình]
Tiêu chuẩn cá nhân [Bạn có 309 3 5 3.89 .452
quan tâm đến môi trường xung
quanh]
Tiêu chuẩn cá nhân [Bạn cảm 309 3 5 3.57 .515
thấy hạnh phúc nếu có thể giảm
việc sử dụng túi nhựa]
Tiêu chuẩn cá nhân [Bạn cảm 309 2 5 3.58 .556
thấy buồn nếu không thể giảm
việc sử dụng túi nhựa]
Nhận thức kiểm soát hành vi 309 4 5 4.07 .258
[Giảm sử dụng túi nhựa rất hữu
ích]
Nhận thức kiểm soát hành vi 309 4 5 4.06 .228
[Bạn có quan tâm đến việc
giảm sử dụng túi nhựa]
Nhận thức kiểm soát hành vi 309 3 5 4.07 .265
[Giảm sử dụng túi nhựa mang
lại cho bạn nhiều lợi ích]
Nhận thức tác hại của túi nhựa 309 4 5 4.91 .288
[Chất lượng môi trường được
cải thiện nhờ giảm sử dụng túi
nhựa]
Nhận thức tác hại của túi nhựa 309 4 5 4.85 .360
[Sinh vật biển, động vật trên
cạn bị nguy hại do rác thải từ
túi nhựa]
Nhận thức tác hại của túi nhựa 309 4 5 4.87 .336
[Mỹ quan môi trường bị mất
do rác thải từ túi nhựa]
Nhận thức tác hại của túi nhựa 309 4 5 4.85 .360
[Rác thải từ túi nhựa thải ra
chất độc gây hại cho sức khoẻ
con người]

114
Valid N (listwise) 309

Coefficientsa
Collinearity Statistics
Unstandardized Standardized
Coefficients Coefficients

Tolerance VIF
Model B Std. Error Beta t Sig.

1 (Constant) 4,518E-16 ,054 ,000 1,000

Nhận thức tác hại -,121 ,054 -,121 -2,216 ,027 1,000 1,000

Nhận thức hành vi ,098 ,054 ,098 1,797 ,073 1,000 1,000

Tiêu chuẩn chủ quan ,156 ,054 ,156 2,858 ,005 1,000 1,000

Tiêu chuẩn cá nhân ,226 ,054 ,226 4,153 ,000 1,000 1,000

115

You might also like