You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

GVC.ThS. Đinh Huy Nhân


Hướng dẫn đề tài
KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
VỚI CÁCH MẠNG 4.0
Tiểu luận môn/nhóm
LLCT 120205-kinh tế chính trị Mác-Lênin /43

Nhóm số: 15 Đề tài số: 25


Học kỳ: 2 – năm học: 2021- 2022

TP.HỒ CHÍ MINH – 5/ 2022


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số 25

DANH SÁCH GIỚI THIỆU NHÓM

Nguyễn Gia Khanh

Võ Văn Đương

Trần Bá Vương

Nguyễn Công Tú

Nguyễn Thông

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0.........................................................................................................................nhóm số
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số 25

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA THUYẾT TRÌNH VÀ VIẾT TIỂU LUẬN

Môn: kinh tế chính trị Mác-Lênin


HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2021 - 2022

Tên đề tài: KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI
CÁCH MẠNG 4.0
Nhóm số: 15

STT HỌ VÀ TÊN THUYẾT TRÌNH VIẾT TIỂU LUẬN ĐIỂM
TỔNG
Của SỐ ĐTDĐ
Mục Điểm A Mục Điểm (A+B)/2
DS
B
Lớp

22 Nguyễn Gia Khanh 3.1;3.2 3.1;3.2


0971123532
11 Võ Văn Đương 1.1;1.2;3.3 1.1;1.2;3.3
0862441205
79 Trần Bá Vương 1.3;2.1 1.3;2.1
0854266675
74 Nguyễn Công Tú 2.3 2.3
0966421143
58 Nguyễn Thông 2.2 2.2
0363154810

Nhận xét của giáo viên


.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Ngày 18 tháng 05 năm 2022
Giáo viên chấm điểm

GVC.Ths. Đinh Huy Nhân

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0.........................................................................................................................nhóm số
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số

Chương 1 : mở đầu

1.1. Đặt vấn đề


Đối với nước ta, sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức là cơ hội lớn dể đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển lực lựợng sản xuất đi lên xã hội chủ nghĩa.
Nếu như không biết vận dụng cơ hội này để đỏi mới cách nghĩ cách làm, nâng cao
năng lực nội sinh, bắt kịp tri thức của thời đại, thì không thể đi tắt đón đầu và sẽ tiếp
tục tụt hậu xa. Vì vậy, việc tìm hiểu khái niệm và xu hướng phát triển của kinh tế tri
thức đồng thời tìm hiểu thực trạng, cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với
Việt Nam trước xu thế phát triển của kinh tế tri thức, trên cơ sở đó đề xuất những giải
pháp để phát triển nèn kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là khái niệm ám chỉ quá trình chuyển dịch kinh tế từ
trạng thái này qua trạng thái khác, mục đích chủ yếu là làm sao để phù hợp với người
dân lao động cũng như là trình độ phát triển của các tầng lớp lao động, giúp tạo điều
kiện tốt nhất để phát triển kinh tế và xã hội theo từng giai đoạn nhất định. Mục đích
chính của phương pháp này là thay đổi cơ cấu kinh tế đã bị lạc hậu và lỗi thời, để có
thể xây dựng lại, phát triển nền kinh tế mới hoàn thiện hơn nhiều. Tóm lại chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nhằm mang lại mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, tạo công ăn
việc làm, giúp tăng chất lượng cuộc sống và xoá đói giảm nghèo cho người dân của
mình. Giúp đất nước phát triển hơn, tăng như nhập GDP bình quân trên đầu người. Cơ
cấu kinh tế theo ᴠùng của Việt Nam hiện naу đang có ѕự thaу đổi. Do Nhà Nước giảm
tỷ trọng nhưng ᴠẫn giữ ᴠai trò của nó trong nền kinh tế dẫn đến ѕự gia tăng tỷ trọng của
các thành phần kinh tế tư nhân ᴠà thành phần kinh tế nước ngoài đặc biệt tăng mạnh
khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngoài ra còn do những nguуên nhân: Chính ѕách, chủ
trương hội nhập quốc tế của Nhà Nước. Do chính ѕách phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần. Do Nhà Nước đang áp dụng cơ chế thị trường nên ѕự chuуển dịch cơ cấu
theo ѕự chuуển dịch thị trường cũng là một điều đương nhiên.

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0.........................................................................................................................nhóm số

1
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
Chuуển dịch cơ cấu theo lãnh thổ Việt Nam hiện đang có ba ᴠùng kinh tế trọng
điểm là ᴠùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, ᴠùng kinh tế trọng điểm miền Trung ᴠà
ᴠùng kinh tế trọng điểm miền Nam. Tùу điều kiện tự nhiên, kinh tế-хã hội của từng
ᴠùng mà có ѕự phân hóa phát triển khác nhau. Do đó hình thành nên những ᴠùng
chuуên canh câу nông nghiệp, nuôi trồng thủу hải ѕản, các khu công nghiệp, khu chế
хuất. Đặc biệt, theo định hướng chung Nhà Nước, tỷ trọng công nghiệp ᴠà dịch ᴠụ
tăng mạnh hình thành nhiều khu công nghiệp, trung tâm thương mại trên khắp cả nước.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Luận giải những vấn đề lý luận về kinh tế tri thức, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế với cách mạng 4.0.
Nhận thức được các biểu hiện cơ bản cơ cấu kinh tế hiện đại.
Làm mới cơ cấu kinh tế theo tính hiện đại trong điều kiện Việt Nam.
Hiểu rõ về khái niệm cơ cấu kinh tế hiện đại.

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0.........................................................................................................................nhóm số

2
1.3. Mô hình kết cấu đề

GVC.ThS. Đinh Huy Nhân...................................................................hướng dẫn đề tài số


KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
4.0.........................................................................................................................nhóm số
KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG

VỚI CÁCH MẠNG 4.0

Nội dung đề tài Vận dụng và kết luận


Mở đầu

Một số giải pháp phát triển ngành CNTT Giải thích nhận định
Mụcứng Mô
tiêuvới hình
củaCM tàikết cấu đề tài
đề 4.0 Phân biệt các
bằngthuật
lí luận của KTCT
Đặt vấn đề Chuyển đổi Kinh
cơ cấu
tế kinh tế hoàn
tri thức
ngữ với thiện
và cho QHSX
ví dụ
3

cách mạng 4.0 Kết luận đề tài


GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số

Chương 2 : Nội dung đề tài

2.1. Phân tích kinh tế tri thức với cách mạng 4.0.
*Kinh tế và kinh tế tri thức là gì ?
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội -
liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một
xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Kinh tế dùng để chỉ phương thức sản xuất bao
gồm cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; chỉ tổng hợp quan hệ vật chất trong xã
hội phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Nền kinh tế tri thức là hệ thống kinh tế trong đó sản xuất hàng hóa và dịch vụ chủ
yếu dựa trên các hoạt động sử dụng tri thức nhằm góp phần thúc đẩy sự đổi mới kỹ
thuật và khoa học. Yếu tố quan trọng của giá trị là sự phụ thuộc nhiều hơn vào vốn con
người và tài sản trí tuệ đối với nguồn cung cấp các ý tưởng, thông tin và thực tiễn đổi
mới. Các tổ chức được yêu cầu phải tận dụng “kiến thức” này vào sản xuất của mình
để kích thích và làm sâu sắc thêm quá trình phát triển kinh doanh. Ít phụ thuộc hơn vào
đầu vào vật chất và tài nguyên thiên nhiên. Nền kinh tế dựa trên tri thức dựa vào vai
trò quan trọng của tài sản vô hình trong môi trường của các tổ chức trong việc tạo điều
kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiện đại.
*Bốn đặc điểm của nền kinh tế tri thức
Thứ nhất, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức là nguồn lực vô hình to
lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức. Nền
kinh tế tri thức lấy tri thức là nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất, là động
lực quan trọng nhất cho sự phát triển.
Thứ hai, nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công
nghệ. Nếu trong nền kinh tế công nghiệp, sức cạnh tranh chủ yếu dựa vào tối ưu hóa
và hoàn thiện công nghệ hiện có, thì trong nền kinh tế tri thức lại dựa chủ yếu vào việc

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15

4
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Trong nền kinh tế tri thức, cơ
cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học -
công nghệ, đặc biệt là công nghệ chất lượng cao. Các quyết sách kinh tế được tri thức
hóa.
Thứ ba, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động
trí tuệ. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm số lao
động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động trí tuệ. Lao động trí tuệ chiếm tỷ
trọng ngày càng cao. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi
mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. Học suốt đời, xã hội
học tập là nền tảng của kinh tế tri thức.
Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Quyền sở hữu trí tuệ là
sự bảo đảm pháp lý cho tri thức và sự đổi mới sáng tạo sẽ tiếp tục được tạo ra, duy trì
và phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai
nhân tố then chốt để đánh giá khả năng cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh
vượng của một quốc gia. Các tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên
quan trọng. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là một nguyên tắc cơ bản trong
sự vận động và phát triển của nền kinh tế tri thức.
*Cách mạng 4.0 với kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức trong bối cảnh bùng nổ của CMCN 4.0 có nhiều đặc điểm
nổi bật sau:
-Con người là yếu tố quan trọng nhất. Bất chấp nền kinh tế tri thức phụ thuộc rất
nhiều vào công nghệ, kỹ thuật, muốn phát triển nền kinh tế tri thức trong CMCN 4.0,
thì vấn đề con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Tuy nhiên, phải
chấp nhận những sự thay đổi như: Máy móc sẽ dần thay thế con người trong một số
khâu phức tạp; Sẽ có sự chuyển dịch từ lao động chân tay sang lao động đầu óc, lao
động cơ bắp chiếm tỷ lệ nhỏ và được thay thế bằng lao động trí tuệ...
-Đổi mới, sáng tạo cần được thúc đẩy nhiều trong hoạt động của DN nói chung và
của nền kinh tế nói riêng. Trong cuộc CMCN 4.0 này, tri thức khoa học phải được

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG

5
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15

6
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
chuyển hóa vào trong các phát minh sáng tạo, các phát minh cốt lõi của sản xuất vật
chất. Do vậy, đổi mới sáng tạo sẽ quyết định sự thành bại của kinh tế tri thức.
-Sở hữu quan trọng nhất và chủ yếu của nền kinh tế tri thức trong CMCN 4.0 đó
chính là sở hữu trí tuệ. Xung đột lớn nhất của nền kinh tế tri thức trong cuộc cách
mạng này cũng chính là xung đột về sở hữu trí tuệ. CMCN 4.0 sẽ làm bùng nổ một
cuộc đấu tranh xoay quanh quan hệ sở hữu trí tuệ của con người.
Thách thức của nền kinh tế tri thức trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0:
Kinh tế tri thức trong bối cảnh CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức, như:
-Trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là cuộc CMCN 4.0 phát
triển mạnh mẽ, các tư liệu sản xuất sẽ chuyển sang nguồn lực vô hình - trí tuệ nhân
tạo, công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ kỹ thuật số,... Tuy nhiên, đây là vấn đề
mới đối với các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
-Nguồn lực đầu tư cho kinh tế trí thức, khoa học công nghệ tuy đã có sự cải thiện
song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
-Trong quá trình phát triển của kinh tế tri thức, công nghệ số làm phát sinh những
ngành kinh tế mới, hình thức kinh doanh mới mà nếu không quản lý được sẽ gây ra bất
ổn xã hội, hoặc thất thu thuế.
-Kinh tế tri thức gây ra sức ép lớn cho người lao động, đòi hỏi họ phải học tập
không ngừng, tìm tòi sáng tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển giao công nghệ... Do
việc tập trung vào lao động trí óc nhiều hơn nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số giải pháp :
Thứ nhất, cần thiết xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế tri thức
Thứ hai, đổi mới cơ chế, chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp
với sự phát triển nền kinh tế tri thức.
Thứ ba, đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu khoa học - công nghệ nhằm tạo nền tảng
công nghệ phục vụ phát triển đất nước theo hướng hiện đại và tạo ra các yếu tố nền
tảng của kinh tế tri thức.

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15

7
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
Thứ tư, phát triển mạnh nguồn lao động trí tuệ, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài.
Đẩy nhanh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân lành nghề, đội
ngũ cán bộ quản lý, doanh nhân.
2.2. Phân tích chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hoàn thiện quan hệ sản xuất.
* Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả.
Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần
kinh tế. Cơ cấu kinh tế cũng chính là tổng thể cơ cấu các ngành, cơ cấu các vùng và cơ
cấu các thành phần kinh tế.
Trong hệ thống các cơ cấu kinh tế, thì cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp - nông
nghiệp - dịch vụ) giữ vị trí quan trọng nhất, vì nó phản ánh trình độ phát triển của nền
kinh tế và kết quả của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải gắn
liền với sự phát triển của phân công lao động trong và ngoài nước, từng bước hình
thành các ngành, các vùng chuyên môn hoá sản xuất, để khai thác thế mạnh, nâng cao
năng xuất lao động, đồng thời phát huy nguồn lực của các ngành, các vùng và các
thành phần kinh tế.
Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu
quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.
- Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại vào các
ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Phù hợp xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của toàn cầu hoá và
hội nhập quốc tế.
Hệ thống cơ cấu kinh tế tồn tại trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất, không
tách rời, vì vậy nó đều chịu sự chi phối và tác động của một thể chế, cơ chế và chính
sách chung. Đồng thời, phải được đặt trong chiến lược phát triển tổng thể của nền kinh

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15

8
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
tế, có tính đến các mối quan hệ trong và ngoài nước; quan hệ giữa trung ương với địa
phương; quan hệ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng; quan hệ
giữa tích luỹ với tiêu dùng.
*Hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất.
Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở nước ta là nhằm
xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì vậy phải củng cố và tăng cường hoàn thiện quan hệ sản
xuất. Trong đó thực hiện thường xuyên nhiệm vụ hoàn thiện quan hệ sở hữu, quan hệ
phân phối, quan hệ quản lý, phân bổ nguồn lực theo hướng tạo động cho phát triển,
giải phóng sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.
*Phát triển ngành công nghiệp là một giải pháp.
Để thích ứng với tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam cần thực hiện những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo.
Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả. Đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và
triển khai. Cải thiện khung pháp lý cho đổi mới sáng tạo. Tăng nguồn vốn con người
cho đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp. Thúc
đẩy liên kết đổi mới sáng tạo. Phát huy vai trò của các trường đại học, viện, trung tâm
nghiên cứu có chất lượng cao ở trong nước, đồng thời kết nối với mạng lưới tri thức
toàn cầu.
Thứ hai, nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư (4.0).
Huy động ở mức cao nhất các nguồn lực của Nhà nước, của toàn dân và nguồn lực
quốc tế phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu của cách mạng
công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và đời sống.
Thứ ba, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của
cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Trong đó cần thực hiện các nhiệm vụ:

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15
9
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
- Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông,
chuẩn bị nền tảng kinh tế số.
- Thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
2.3. Phân tích một số giải pháp để phát triển ngành công nghệ thông tin thích ứng
với cách mạng 4.0.
-Đẩy mạnh CNH-HĐH ở nông nghiệp nông thôn: Cần có chiến lược phát triển kinh
tế phi nông nghiệp trong nông thôn để đảm bảo phát triển hài hòa giữa các vùng thông
qua chiến lược CNH phân tán dựa vào công nghiệp chế biến nông sản và phát triển dịch
vụ, du lịch nông thôn cũng như đa dạng các sản phẩm địa phương OCOP.
Đầu tư công cho nông nghiệp, đặc biệt cho nghiên cứu và đổi mới sáng tạo cần được
ưu tiên. Vấn đề văn hoá nông thôn, kiến thức bản địa cần được coi trọng bên cạnh các
vấn đề môi trường nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới, từng bước chuyển từ đầu tư hạ tầng sang đầu tư kinh tế tri thức và trao quyền làm
chủ mạnh mẽ hơn cho cộng đồng nông thôn.
-Cải tạo cơ cấu hạ tầng thu hút nhà đâu tư nước ngoài: Tập trung đầu tư, nâng cấp
đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó,
cần nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối đồng bộ giữa các
phương thức giao thông. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành trung ương đẩy nhanh
tiến độ các dự án giao thông lớn trên địa bàn thành phố. Phát triển toàn diện giáo dục
và đào tạo; ưu tiên đầu tư từ ngân sách thành phố cho giáo dục và đào tạo; tập trung
phát triển các trường, các nghề trọng điểm, tạo điều kiện ưu đãi tốt nhất cho phát triển
giáo dục và đào tạo.
-Phát triển du lịch, dịch vụ: Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về du lịch và
liên quan đến du lịch tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch; tiếp tục
hoàn thiện chính sách tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh và đi lại cho khách du lịch
quốc tế; phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ,
có giá

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15
1
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát
triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương dựa
trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; Đào tạo nguồn nhân lực du
lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo
đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. Phát triển thị trường, xúc tiến
quảng bá và thương hiệu du lịch.
-Phát triển các vùng lãnh thổ: Các vùng, khu vực đều phát huy lợi thế để phát triển,
tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và
ngoài nước. Nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò
đầu tàu tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng hơn cho vùng
nhiều khó khăn. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh,
thàh phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật vè
nguồn nhân lực, Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của vùng
và khu vực, gắn chặt phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ, cải thiện môi trường và
quốc phòng an ninh.
-Phát triển nguồn nhân lực: Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi cho
người lao động được học tập như hỗ trợ kinh phí, thời gian, bố trí người làm thay để
nhân viên của mình toàn tâm, toàn ý cho quá trình học tập.
Khi lựa chọn được hình thức đào tạo và phát triển phù hợp, doanh nghiệp cần cân
nhắc về mục tiêu, đối tượng, kinh phí và giảng viên để có thể nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực nhanh nhất với nguồn kinh phí hợp lý nhất. Doanh nghiệp cũng nên
thúc đẩy việc nhân viên tự tìm tòi, học hỏi và tự nâng cao trình độ bản thân thông qua
các khóa đào tạo trực tuyến, internet và tạo môi trường học tập ngay tại doanh nghiệp.
-Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế: Chủ động và tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng là phải có lộ trình, "phù hợp
chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020".
Chuẩn bị tốt các điều kiện để ký các hiệp định thương mại tự do song phương và đa
phương.

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15
1
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số

Chương 3 : Vận dụng và kết luận

3.1. Phân biệt các thuật ngữ và cho ví dụ.


* Cách mạng 3.0 và cách mạng 4.0
Giống nhau: Cả 2 cuộc cách mạng 3.0 và 4.0 đều mang lại những hiệu quả kinh tế,
sản xuất cho các nước. Kéo theo đó là sự đi lên của khoa học, kỹ thuật và cả xã hội.
KHÁC NHAU
CÁCH MẠNG 3.0 CÁCH MẠNG 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất phát từ
xuất hiện vào khoảng từ 1969 khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo
của chính phủ Đức năm 2013.
Phát triển của chất bán dẫn, siêu máy Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong
tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn
1980) và Internet (thập niên 1990). vật kết nối và dữ liệu lớn (Big Data).
Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra
động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu,
loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ một phần châu Á.
nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát
sinh của cuộc cách mạng này.
Ví dụ cách mạng 3.0

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15

1
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
Vào những năm 1970 nhiều thiết bị hiện đại được ra đời như: máy tính gia đình,
máy tính chia sẻ thời gian, máy trò chơi điện tử,…, đây cũng là thời kỳ hoàng kim của
trò chơi điện tử arcade.

Mãi đến năm 1983, chiếc điện thoại đầu tiên đã ra đời với sáng chế của Motorola
DynaTac. Đến năm 1991 , mạng 2G được sử dụng khiến những chiếc điện thoại được
phổ biến hơn.
Ví dụ cách mạng 4.0
Ngành vận tải: giúp doanh nghiệp vận tải dẫn đầu thị trường

Công nghệ 4.0 tạo ra bước cải tiến vượt bậc trong hầu hết các các doanh nghiệp vận
tải đường bộ : Grabcho ra đời ứng dụng gọi xe GrabCar và Grabike ngay trong toàn
cảnh công nghệ 4.0 tăng trưởng, cung ứng được nhu yếu ngày càng cao của người sử
dụng.
Trong lĩnh vực Y tế: Cỗ máy thông minh có tên “Bác sĩ biết tuốt”
Cỗ máy IBM Watson có biệt danh “ Bác sỹ biết tuốt ” hoàn toàn có thể lướt duyệt
cùng lúc hàng triệu hồ sơ bệnh án để phân phối cho các bác sĩ những lựa chọn điều trị
chỉ trong vòng vài giây nhờ năng lực tổng hợp tài liệu khổng lồ và vận tốc giải quyết
và xử lý can đảm và mạnh mẽ
* Kinh tế hàng hóa và kinh tế tri thức

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15

1
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
Giống nhau: Sản xuất để bán nhằm mục đích giá trị
KHÁC NHAU
KINH TẾ HÀNG HÓA KINH TẾ TRI THỨC
Kinh tế hàng hóa là nền kinh tế có Nền kinh tế tri thức (hay nền kinh tế dựa
sự phân công lao động và chuyển đổi trên tri thức) là hệ thống kinh tế trong đó sản
hàng hóa , dịch vụ giữa người này với xuất hàng hóa và dịch vụ chủ yếu dựa trên
ngời khác các
hoạt động sử dụng tri thức
Kinh tế chủ yếu là canh tác tự cung tự cấp Yếu tố quan trọng của giá trị là sự phụ thuộc
nhiều hơn vào vốn con người và tài sản trí
tuệ đối với nguồn cung cấp các ý tưởng,
thông tin
và thực tiễn đổi mới.
Không đòi hỏi về tay nghề quá nhiều Đòi hỏi tay nghề cao đòi hỏi kỹ năng kỹ
thuật và kỹ năng quan hệ xuất sắc như giải
quyết
vấn đề

Ví dụ về kinh tế tri thức


– Các ví dụ trên toàn thế giới về nền kinh tế tri thức đang diễn ra trong số nhiều
người khác bao gồm: Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ; kỹ thuật hàng không và ô tô ở
Munich, Đức; công nghệ sinh học ở Hyderabad, Ấn Độ; điện tử và phương tiện kỹ
thuật số ở Seoul, Hàn Quốc; công nghiệp hóa dầu và năng lượng ở Brazil.

* Nông nghiệp và công nghiệp hóa


Giống nhau: Sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, thu lợi nhuận.

1
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15

1
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
KHÁC NHAU
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA
Nông nghiệp là việc sử dụng đất đai để thực Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi
hiện các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển
khai thác cây trồng và vật nuôi công nghiệp.

Theo các bằng chứng khảo cổ học cho thấy, sự Công nghiệp hóa truyền thống đã xuất
xuất hiện của các hoạt động nông nghiệp đã hiện và kết thúc từ giữa thế kỷ XX
xảy ra vào khoảng 11.500 năm trước
Ví dụ về nông nghiệp

Nông nghiệp trồng lúa nước


Ví dụ về công nghiệp hóa

Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa kiểu mới
* Công nghệ và thông tin

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15

1
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
KHÁC NHAU
THÔNG TIN CÔNG NGHỆ
Thông tin là sự thông báo, trao đổi, giải Công nghệ (technology) là việc vận dụng
thích về một đối tượng cụ thể nào đó và kiến thức khoa học và kỹ thuật để cải tiến
được thể hiện thông qua các dạng tín hiệu chất lượng sản phẩm và quá trình sản
như âm thanh, chữ số, chữ viết… nhằm xuất.
mang lại một
sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin.

Ví dụ về công nghệ

Công nghệ hàn laser


Công nghệ hàn laser hoạt động dựa trên nguyên lý sinh nhiệt của nguồn laser. Các
nguồn laser khác nhau phù hợp với các loại vật liệu khác nhau và các tính chất lý hóa
của chúng. Do đó, khi chùm tia laser có năng lượng cao được hội tụ vào một điểm của
tấm kim loại, nó sẽ tạo ra các đường nối hoàn hảo trên các tấm kim loại mỏng mà
không bị biến dạng ở tốc độ cao tại vị trí đó.
3.2. Bằng lý luận của KTCT, hãy giải thích nhận định 166 về “Phát triển nguồn
nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, phải đi đôi với chủ động hội
nhập quốc tế.”?
Thứ nhất, nhận định này đúng (sai), vì sao?
Đây là nhận định đúng. Bởi vì: Với sự ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao đã được đề ra trong Văn kiện Đại hội XIII cho thấy, đường lối, chủ trương về phát
triển nguồn nhân lực ở nước ta theo xu hướng đáp ứng được chất lượng, yêu cầu trong
KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15

1
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
bối cảnh thế giới hiện nay đó là cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế số, cạnh tranh, hội
nhập quốc tế, đó là ưu tiên phát triển nhanh, bền vững… Đây cũng là bước đột phá
chiến lược trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn thấp khi bước vào
nền kinh tế tri thức, cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập quốc tế.
Thứ hai, cơ sở lý luận trong đề tài để giải thích.
Nhân lực là nền tảng phát triển bền vững và gia tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia
trong quá trình hội nhập.s
Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Phát triển nhanh
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân
lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo
bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với
cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài...”
Trong những năm qua, hệ thống văn bản pháp luật về phát triển nguồn nhân lực đã
được ban hành tương đối đầy đủ và ngày càng được hoàn thiện. Chính phủ đã ban
hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, đồng thời ban hành
nhiều cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực.
Thứ ba, giải thích luận điểm trên.
Nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Trình độ
phát triển của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia.
Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận cấu thành nguồn nhân lực của quốc gia, có
vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển nguồn
nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng càng trở nên quan trọng
và cấp thiết.
Việc phát triển nhân lực, một mặt, cần phải có tầm nhìn chiến lược phát triển tổng
thể và dài hạn, nhưng đồng thời, trong mỗi thời kỳ nhất định, cần xây dựng những
định hướng cụ thể, để từ đó đánh giá thời cơ, thách thức, những khó khăn, hạn chế và
nguyên

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15
1
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số
nhân… để đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển thích hợp cho giai đoạn đó phù hợp
với bối cảnh kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế.
Việc nguồn nhân lực phải đi đôi với chủ động hội nhập quốc tế là điều vô cùng
quan trọng. Nếu một quốc gia phát triển tốt nguồn nhân lực thì sẽ tạo ra lợi thế quốc
gia đó. Trong thời đại 4.0 hiện nay, người lao động bắt buộc phải thích nghi bằng cách
chủ động học tập, rèn luyện để có đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết
để đón đầu các kỹ thuật, công nghệ mới áp dụng vào nền kinh tế thông minh và công
nghiệp hóa. Học tập chính là phương pháp quan trọng để tăng kiến thức, cải thiện khả
năng nguồn nhân lực.
Chính vì vậy, phải nhận thức một cách đúng đắn, rõ ràng hơn để có những nội dung,
chính sách, giải pháp tích cực, thiết thực, hiệu quả nhằm đổi mới và tăng cường công
tác xây dựng, phát huy nguồn lực con người, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
3.3. Kết luận đề tài
Kinh tế tri thức là con đường ta cần đi và đi càng sớm càng tốt. Có những nghiên
cứu chỉ ra kinh tế tri thức đã xuất hiện ở Việt Nam qua sự phát triển CNTT&TT. Theo
đuổi khoa học hiện đại và công nghệ cao là một cách ta cần làm trong kinh tế tri thức,
nhưng không phải duy nhất. Để một đất nước còn hạn chế về khoa học và công nghệ
như ta có được sản phẩm công nghệ cao cạnh tranh với thiên hạ là vô cùng gian truân.
Cần nghĩ về tính đa dạng của kinh tế tri thức khi ta hướng tới nền kinh tế này, phải đầu
tư toàn diện và cơ bản tất cả các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ;
lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi vấn đề
thực tiễn. Kinh tế tri thức là động lực, là nền tảng để phát triển con đường cách mạng
đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra cho dân tộc ta.
Đề tài giúp sinh vận nhận thức được các vấn đề trong thực tiễn, khó khăn, thách thức
và cơ hội nhằm đưa ra các hướng giải pháp góp phần giúp nền kinh tế nước nhà đi lên.

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15

1
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Kinh tế Chính Trị Mác-Lênin


2. Trần Thị Thanh Bình, Tạp chí Cộng sản, “Cách mạng công nghiệp 4.0 – cơ hội và
thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay”, được truy cập tại :
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/816338/view_content
,truy cập ngày 16/05/2022.
3. Phạm Kim Oanh, “Kinh tế là gì ? Các loại mô hình kinh tế ?”, được truy cập tại :
https://luathoangphi.vn/kinh-te-la-gi/ ,truy cập ngày 14/05/2022.
4. Th.s Đinh Thùy Dung, “Kinh tế tri thức là gì ? Đặc điểm, vai trò và ví dụ cụ thể ?”,
được truy cập tại : https://luatduonggia.vn/kinh-te-tri-thuc-la-gi-dac-diem-vai-tro-va-
vi- du-cu-the/ ,truy cập ngày 16/05/2022.
5. PSG.TS. Vũ Văn Phúc , Tạp chí Cộng sản, “Cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại và nền kinh tế tri thức”, được truy cập tại :
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/820152/cach-mang-khoa-
hoc---cong-nghe-hien-dai-va-nen-kinh-te-tri-thuc.aspx ,truy cập ngày 15/05/2022.
6. Nguyễn Thị Luyến, Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 4/2022, “Phát triển kinh tế tri
thức ở Việt Nam trong Cách mạng công nghiệp 4.0”, được truy cập tại:
https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-kinh-te-tri-thuc-o-viet-nam-
trong-cach-mang-cong-nghiep-40-347487.html , truy cập ngày 15/05/2022.
7. Hồ Tú Bảo, Tạp chí Tia Sáng số 23 , “Kinh tế tri thức ở Việt Nam ?”, ngày 5/12/2009.

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15

2
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân…...............................................................hướng dẫn đề tài số

Mục lục

Chương 1 : Mở đầu.........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................2
1.3. Mô hình kết cấu đề tài...........................................................................................3
Chương 2 : Nội dung đề tài.............................................................................................4
2.1. Phân tích kinh tế tri thức với cách mạng 4.0.........................................................4
2.2. Phân tích chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hoàn thiện quan hệ sản xuất.......................7
2.3. Phân tích một số giải pháp để phát triển ngành công nghệ thông tin thích ứng
với cách mạng 4.0........................................................................................................9
Chương 3 : Vận dụng và kết luận..................................................................................11
3.1. Phân biệt các thuật ngữ và cho ví dụ..................................................................11
3.2. Bằng lý luận của KTCT, hãy giải thích nhận định 166 về “Phát triển nguồn nhân
lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, phải đi đôi với chủ động hội nhập quốc
tế.”?............................................................................................................................12
3.3. Kết luận đề tài.....................................................................................................14

KINH TẾ TRI THỨC VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CÁCH MẠNG
4.0..........................................................................................................................nhóm số 15

You might also like