You are on page 1of 51

Trang |1

PHẦN DI TRUYỀN HỌC


Ôn tập củng cố kiến thức liên quan đã học

CÁC CHẤT HỮU CƠ TRONG TẾ BÀO


TRONG TẾ BÀO. Có 4 loại hợp chất chủ yếu:
I. Cacbohidrat (Saccarit)
- Cấu tạo từ 3 nguyên tố: C, H, O.
- Phân thành 3 nhóm:
+ Đường đơn .
Ví dụ: C5H10O5 (Ribôzơ), C5H10O4 (Dêôxi ribôzơ), C6H12O6 (Glucôzơ)…
+ Đường đôi.
Ví dụ: Saccarôzơ (Glucôzơ +Glucôzơ); Lăctôzơ (Glucôzơ + Galactôzơ); Mantôzơ (Glucôzơ + Fructôzơ)
+ Đường đa.
Ví dụ. Tinh bột; Glicôgen; Xenlulôzơ; Kitin…
- Vai trò:
+ Cung cấp năng lượng cho tế bào.
+ Tham gia cấu tạo tế bào.
+ Dự trữ cacbon, năng lượng…
II. Lipit
- Cấu tạo từ 3 nguyên tố: C, H, O.
- Phân thành 2 nhóm:
+ Lipit đơn giản. Ví dụ: Dầu (1glixerol + 3 axit béo không no), Mỡ (1glixerol + 3 axit béo no);
Sáp.
+ Lipit phức tạp. Ví dụ : Photpholipit ; Steroit
- Vai trò:
+ Dự trữ năng lượng cho tế bào.
+ Tham gia cấu tạo tế bào…
III. Prôtêin
a. Cấu trúc:
- Thành phần các nguyên tố cấu trúc prôtêin gồm: C, H, O, N, S, P
- Đơn phân cấu tạo: là axit amin , có khoảng 20 loại axit amin cấu trúc cơ thể sống.
- Mỗi axit amin gồm 3 thành phần: Nhóm caboxyl (-COOH); Nhóm gốc (R) và Nhóm amin (- NH2).
CH3
Ví dụ: cấu tạo của Alanin (H2N - CH - COOH) ; của Glyxin (H2N - CH2 - COOH)

- Các axit amin (aa) liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo thành chuỗi pôlipeptit (prôtêin bậc 1)
- Prôtêin có cấu trúc không gian 4 bậc:

+ Bậc 1: là 1 chuỗi pôlipéptit dạng mạch thẳng.

+ Bậc 2: chuỗi pôlipeptit co xoắn hoặc gấp nếp tạo cấu trúc bậc 2
Trang |2

+ Bậc 3: cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo cấu trúc không gian ba chiều bậc 3

+ Bậc 4: nhiều cấu bậc 3 liên kết hình thành cấu trúc bậc 4

Ví dụ: Hồng cầu của người gồm 2 chuỗi anpha + 2 chuỗi beta + nhân hem (Fe)

b. Các chức năng chính của prôtêin


* Cấu trúc tế bào và cơ thể. VD: Colagen trong các mô liên kết ở da; Miôzin cấu tạo cơ, Prôtêin +
Phôtpholipit cấu tạo màng tế bào …
* Vận chuyển chất. Ví dụ: Hêmôglôbin là prôtêin cấu trúc bậc 4 vận chuyển chất (khí + dinh dưỡng)
* Bảo vệ. Ví dụ: Các kháng thể về bản chất là prôtêin
* Xúc tác. Ví dụ: Các loại enzim trong cơ thể bản chất là prôtêin.
* Điều hoà các hoạt động sinh lí – sinh hoá. Ví dụ: các loại hoocmon
* Thu nhận thông tin. Ví dụ: Các thụ thể trong tế bào
* Dự trữ axit amin. Ví dụ: Cazêin trong sữa, prôtêin trong hạt …
c. Tổng hợp prôtêin (Dịch mã) xảy ra ở tế bào chất sẽ học ở lớp 12
Trang |3

IV. Axit Nuclêic (Gồm ADN và ARN)


1. Axit Đêôxiribô Nuclêic - (ADN)
a. Cấu trúc hóa học của ADN
- ADN là axit hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P
- ADN là đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân.
+ Đơn phân có tên gọi chung là: Nuclêôtit (Nu).
+ Cấu tạo chung mỗi Nu gồm: 1H3PO4 + 1 đường C5H10O4 + 1 bazơnitơ Ađênin (A)
Timin (T)
Guanin (G)
Xitôzin (X)
Lưu ý: Ví dụ
A: ađênin; T: timin; G: guanin; X: xitôzin
(A và G thuộc nhóm purin - bazơ lớn.
T và X thuộc nhóm Pirimiđin - bazơ nhỏ)

 Các Nu chỉ khác nhau ở bazơnitơ. Nên gọi


tên của chúng theo tên bazơnitơ

 Mỗi Nu Kích thước trung bình: 3,4Ǻ A và G có hai vòng thơm 5 và 6


Khối lượng trung bình: 300đvC. T và X chỉ 1 vòng 6

 Đường C5 liên kết với bazơnitơ tại cacbon 1


và liên kết với nhóm phốtphát tại cacbon 5
b. Cấu trúc không gian của ADN
Mô tả ADN theo Watson và Crick Mô hình ADN
-“ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn
xếp song song và ngược chiều, chiều xoắn từ
trái sang phải.

 Mỗi vòng xoắn dài 34Ǻ (gồm 10 cặp Nu)


và đường kính 20Ǻ (hay 2nm).

 Mạch đơn của ADN do các Nu liên kết


bằng LK hóa trị tạo thành.

 Các Nu trên 2 mạch đơn liên kết bằng LK


hidrô; Theo ng.tắc bổ sung: A = T, G ≡ X và
ngược lại”.

- Chỉ có 4 loại Nu, nhưng với số lượng; thành


phần và trật tự sắp xếp khác nhau → ADN
Trang |4

vừa đa dạng vừa đặc thù


c. Chức năng của ADN: lưu giữ; bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền

d. Lưu ý về ADN, gen:


- ADN của SV nhân thực
 Gen ở trong nhân ở ADN (NST): dạng xoắn kép, mạch thẳng;
 Gen ở ngoài nhân ở ti thể, lạp thể : dạng xoắn kép mạch vòng

- ADN của SV nhân sơ: dạng xoắn kép mạch vòng


ADN vùng nhân – vật chất di truyền chính
 Plasmit – vật chất di truyền phụ.

- ADN của virut có thể có dạng xoắn kép mạch thẳng hoặc ADN mạch đơn
- Mỗi Gen (đoạn ADN) người ta thường quy ước
Mạch mã gốc 3’ – TAX ………………………………………ATX 5’ (hoặc ATT, AXT)
Mạch bổ sung 5’ – ATG ………………………………………TAG 3’ (hoặc TAG, TGA)

2. Axit Ribô Nuclêic – (ARN)


a. Cấu trúc hóa học của ARN
- ARN là axit hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P
- ARN là đại phân tử được phiên từ gen, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân.
+ Đơn phân có tên gọi chung là: Nuclêôtit (Nu).
+ Cấu tạo chung 1Nu gồm: 1H3PO4 + 1 đường C5H10O5 + 1 bazơnitơ A (hoặc U, hoặc G, hoặc X)
Lưu ý: Ví dụ
A: ađênin; U: uraxin; G: guanin; X: xitôzin
(A và G thuộc nhóm purin - bazơ nitơ lớn
U và X thuộc nhóm Pirimiđin - bazơ nitơ nhỏ
 Các Nu chỉ khác nhau ở bazơ nitơ. Nên gọi tên
của chúng theo tên bazơ nitơ
 Mỗi Nu có kích thước trung bình: 3,4Ǻ
Khối lượng trung bình : 300 đvC.
 Đường C5 liên kết với bazơnitơ tại cacbon 1 và
liên kết với nhóm phốtphát tại cacbon 5
b. Cấu trúc – chức năng của các loại ARN
a. ARN thông tin (mARN) b) ARN vận chuyển (tARN) c) ARN ribôxôm (rARN)
Trang |5

- Có 1 mạch đơn, dạng - Có 1 mạch đơn, cấu trúc đặc - Chỉ 1 mạch đơn, cấu trúc xoắn lại
thẳng 5’→ 3’, mang thông thù gồm 2 phần chính: thuỳ tròn ;Có LK hidrô giữa A=U; G≡X
tin di truyền dạng bộ ba mã mang bộ ba đối mã
sao (codon) (anticodon); đầu đối diện 3’–
XXA gắn với aa; Có LK hidrô
giữa A=U; G≡X
- Chiếm 5%- 10% các loại - Chiếm 10% - 20% các loại -Chiếm 70%- 80% các loại ARN;
ARN; thời gian tồn tại ngắn ARN; thời gian tồn tại lâu hơn thời gian tồn tại lâu.
(2-3 phút với SV nhân sơ
và 3-4 giờ SV nhân thực.
- Dùng làm khuôn để dịch -Vận chuyển aa, đóng vai trò là -Cấu trúc nên Ribôxôm; tham gia
mã ở tế bào chất) “Người phiên dịch”; tham gia tổng hợp prôtêin.
tổng hợp prôtêin.
Lưu ý:
- Có 3 loại ARN được phân loại theo chức năng của nó
- Các ARN chỉ có một mạch đơn và được phiên từ mạch gốc của gen (mạch 3’→ 5’ của gen)
3. SO SÁNH ADN VỚI ARN:
a. Giống nhau
 Đều có cấu trúc đa phân, được cấu tạo từ nhiều đơn phân là Nu
 Đơn phân có 3 thành phần: 1H3PO4 + 1 Đường 5C + Bazơnitơ.
 Các Nu trên mạch đơn đều LK với nhau bằng liên kết hoá trị  mạch đơn
b. Khác nhau:
ADN ARN
- Đường Đêôxiribôzơ (C5H10O4) - Đường ribôzơ (C5H10O5)
- Có 4 loại bazơ nitơ: A, T, G, X - Có 4 loại bazơ nitơ: A, U, G, X
- Gồm 2 mạch đơn (pôlinuclêôtit) - Gồm 1 mạch đơn (pôlinuclêôtit)
(Riêng virut: có thể có dạng đơn)
- Dài hơn ARN, chứa nhiều đơn phân hơn ARN - Ngắn hơn ADN, ít đơn phân hơn ADN
- Thời gian tồn tại lâu - Thời gian tồn tại ngắn

4. CÁC CÔNG THỨC ĐƯỢC SUY RA


Quy ước và đổi đơn vị:
L: chiều dài, N: tổng số Nu, M: khối lượng, C: số vòng xoắn, H: tổng LK hidrô, K: tổng LK hóa trị )
1Nu = 3,4Ǻ, 1Nu = 300đvC, 1Ǻ = 1/10nm = 1/10000µm.

 Tổng số Nu của ADN (gen): N = A + T + G + X = 2(A+G) = 2(T+X)


N 2L
 Chiều dài phân tử ADN (gen): L = × 3,4Ǻ → N =
2 3,4
M
 Khối lượng phân tử ADN (gen): M = N×300 (đvC) → N =
3 00
N L
 Số chu kì xoắn (số vòng xoắn): C = = → N = C. 20
20 34
 Tổng số liên kết hidrô của ADN (gen): H = 2A + 3G
 Tổng số liên kết hóa trị
Trang |6

 Tổng liên kết hóa trị giữa các Nu trong ADN (gen): K=N–2
 Tổng liên kết hóa trị của phân tử ADN (gen) : K* = 2N – 2

 Tỷ lệ % trong ADN mạch kép


A T
 % A= %T = × 100% = × 100%  A = T = %A.N = %T.N
N N
G X
 % G= %X = × 100% = × 100%  G = X = %G.N = %X.N
N N
 %A +%G = %T + %X = 50%
 Quan hệ các Nu trên hai mạch đơn của gen và gen
 Quan hệ trên hai mạch: A1 = T2; T1 = A2; G1 = X2; X1 = G2.
Mạch 1: A1 T1 G1 X1
Mạch 2 T2 A2 X2 G2
 Quan hệ trên hai mạch và gen:
A1 + T1 = T2 + A2 = A1 +A2 = T2 +T1 = A = T.
G1 + X1 = X2 + G2 = G1 +G2 = X2 +X1 = G = X.
%A1+ %T1 % T 2+% A 2
 % A = %T = =
2 2
% G 1+% X 1 % X 2+ % G 2
% G = %X = =
2 2
5. BÀI TẬP ÁP DỤNG:

1) Một đọan mạch bổ sung của 1 gen có trình tự Nu là: 5’ – ATG – XTG – XTX – AAA – TGX … 3’
a) Xác định trình tự Nu trên mã mạch gốc của gen. 3’ – TAX – GAX – GAG – TTT – AXG … 5’
b) Xác định trình tự Nu trên mARN. 5’ – AUG – XUG – XUX – AAA – UGX… 3’
2) Một đọan mạch mã gốc của 1 gen có trình tự Nu là: 3’ – TAX – GGA – TTT – XGA – AGX … 5’
a) Xác định trình tự Nu trên mạch bổ sung của gen 5’ – ATG – XXT – AAA – GXT – TXG … 3’
c) Xác định trình tự Nu trên mARN. …………… 5’– AUG – XXU – AAA – GXU – UXG… 3’
3) Một đoạn ADN ở SV nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mã gốc là:
3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
5’…TTT GTTAXXXXT …3’
Chú ý: Mạch mã gốc → Mạch bổ sung và ngược lại
Mạch mã gốc → mARN
4) Một gen của SV nhân sơ có
A 1
a) = . Tỷ lệ từng loại Nu của gen là %A = %T = 10%; %G = % X = 40%
G 4
%A+ %G = 50%
A 2
b) = . Tỷ lệ từng loại Nu của gen là %A = %T = 20%; %G = % X = 30%
G 3
%A+ %G = 50%
A 3
c) = . Tỷ lệ từng loại Nu của gen là %A = %T = 15%; %G = % X = 35%
G 7
%A+ %G = 50% --> A = 3. 5% = 15%; G = 7.5% = 35%
Trang |7

A 1
d) = . Tỷ lệ từng loại Nu của gen là %A = %T = 12,5%; %G = % X = 37,5%
G 3
%A+ %G = 50% --> %A = 1. 12,5% = 12,5%; G = 3. 12,5% = 37,5%

5) Một gen của SV nhân thực có


a) Tổng % A và loại bổ sung là 40%. Tỷ lệ %A = %T = 20%; %G =% X = 30%
Ta có %A + %T = 40% --> %A = %T = 20%
% A + %G = 50% --> % G = %X = 30%
b) Tích % A và loại bổ sung là 1%. Tỷ lệ %A = %T = 10%; %G =% X = 40%
% A x %T = 1% --> % A = % T = 10% (khai căn 1% = 1/10 = 10%)
% A + %G = 50% --> % G = %X = 40%
c) Hiệu số % A và loại không bổ sung là 10%. Tỷ lệ %A = %T = 30%; %G = % X = 20%
%A - %G = 10%
%A + %G = 50% --> %A = %T = 30% và % G = %X = 20%
6) Một gen ở SV nhân sơ . Giả sử trên mạch 1 của gen có
a) A: T: G: X = 1: 3: 2: 4. Tỷ lệ %A =%T = ………..; %G =% X = ……………
1x 3x 2x 4x
Mach 1 A1 T1 G1 X1
--> A = T = A1 + T1 = 4x
G = X = G1 + X1 = 6x --> A/G = 4x/6x = 2/3 --> %A = 20% và % G = 30%

b) A: T: G: X = 1: 2: 3: 4. Tỷ lệ %A =%T = 15%; %G =% X = 35%


A A 1+T 1 3 3.5 % 15 %
= = = =
G G1+ X 1 7 7.5 % 35 %
A+ G = 50%
c) A = 2T = 3G = 4 X. Tỷ lệ %A =%T = 36%; %G =% X = 14%
1x x/2 x/3 x/4 = 12x : 6x : 4x : 3x
Mach 1 A1 T1 G1 X1
A A 1+T 1 18 18.2% 36 %
= = = =
G G1+ X 1 7 7.2% 14 %
A+ G = 50%
d) A - X = 10%; T - X = 30% và mạch 2 có X - G = 20%.Tỷ lệ %A =%T = 30%; %G =% X = 20%
10% + x 30% + x 20%+x x
Mạch 1 A1 T1 G1 X1
Mạch 2 T2 A2 X2 G2
20% 40% 30% 10%
(Vì X2 = G1 và G2 = X1 --> X2 - G2 = G1 - X1 = 20%)
--> 10% + x + 30% + x + 20% + x + x = 100% --> 60% + 4x = 100% --> x = 10%
--> % A = % T = (%A1 + % T1)/2 = 60%/2 = 30%
%G = % X = (%G1 + % X1)/2 = 40%/2 = 20%
7) Một gen dài 4080 Ǻ và %A = 20% .
2 L 2.4080
 Tổng số Nu của gen (N) = = = 2400 (Nu);
3,4 3, 4
Khối lượng phân tử của gen (M) = N. 300 = 2400. 300 đvC = 720.000đvC = 72.104 đvC
N 2400
 Số chu kì xoắn của gen (C) = = = 120;
20 20
Tổng số LKHT giữa các Nu của gen (K) = N - 2 = 2398LKHT
 Số lượng từng loại Nu của gen là
A = T = %A. N = 0,2x 2400 = 480 Nu
G= X = %G. N = 0,3 x 2400 = 720 Nu
 Số liên kết hidrô của gen là (H) = 2A + 3G = 2. 480 + 3. 720 = 3120 LK hidro

8) Một gen ở sinh vật nhân thực dài 5100 Ǻ và %A = 20% .


2L
 Tổng số Nu của gen là (N) = = 3000 Nu;
3,4
Trang |8

Khối lượng phân tử của gen là (M) = N. 300 = 900.000 đvC


N
 Số chu kì xoắn của gen là (C) = = 150 vòng xoắn.;
20
 Tổng số LK hóa trị giữa các Nu của gen là (K) = N - 2 = 2998
 Số lượng từng loại Nu của gen là: A = T = 600; G = X = 900.
 Số liên kết hidrô của gen là (H) = 2A + 3G = 3900 LK hidrô
(HS giải thêm với L = 2040Ǻ và %G = 10% và L = 2550Ǻ và %G = 15%)

9) Một gen ở sinh vật nhân sơ có khối lượng 540.000đvC và có 2320 liên kết hidrô.
 Tổng số Nu của gen là (N) = M/300 = 540.000/300 = 1800Nu;
Chiều dài của gen là (L) = N/2 . 3,4 = 900 . 3,4 = 3060Ǻ = 306nm = 0,306 μ m
Số chu kì xoắn của gen là (C) = N/20 = 90 vòng;
Tổng LKHT giữa các Nu của gen là K = N - 2 = 1798 LKHT
 A = T= 380; G =X = 520
2A + 2G = 1800
2A + 3G = 2320 --> G = X = 520 và A = T = 380
 %A = %T= A/N = 380/1800 = 21,1% ; %G = %X = 28,9%
*HS làm thêm M = 900.000dvC và 4050 liên kết hidrô
N = M: 300 = 900.000 : 300 = 3000Nu
L = N/2. 3,4 = 5100Ǻ = 510nm = 0,51 μ m
C = N: 20 = 3000: 20 = 150 vòng
K = N - 2 = 3000 - 2 = 2998 LKHT
A = T = 450 ; G = X = 1050
2A + 2G = 3000
2A + 3G = 4050 --> A = T = 450; G = X = 1050
%A = %T = A/N = 15% ; %G = %X = 35%
10) Một gen dài 5100Ǻ và A/G = 3/2
 Tổng số Nu của gen là N= 3000Nu; Khối lượng phân tử của gen là M = 900.000dvC
 Số chu kì xoắn của gen là C= 150 vòng.;Tổng LKHT giữa các Nu của gen là 2998 LKHT
 Tỷ lệ % từng loại Nu của gen là %A = % T= 30%; %G = % X = 20%
 Số lượng từng loại Nu của gen là : A = T = %A.N = 0,3.3000 = 900 ; G = X = 0,2. 3000 = 600
 Số liên kết hidrô của gen là H = 2A + 3G = 3600
11) Một gen dài 4080Ǻ và A/G = 2/3
 Tổng số Nu của gen là …………………………N = 2400 Nu
 Khối lượng phân tử của gen là …………………M =720.000dvC
 Số chu kì xoắn của gen là …………………….. C = 120 vòng
 Tỷ lệ % từng loại Nu của gen là ………………%A = % T = 20% ; %G = %X = 30%
 Số lượng từng loại Nu của gen là …………….. A = T = 480 ; G = X = 720
 Số liên kết hidrô của gen là ……………………H = 2A + 3G = 3120 LK hidro
12) Một gen dài 3298Ǻ và A/G = 1/4
 Tổng số Nu của gen là …………………………N = 1940 Nu
 Khối lượng phân tử của gen là ……………… M = 582000dvC
 Số chu kì xoắn của gen là …………………….. C = 97 vòng
 Tỷ lệ % từng loại Nu của gen là ……………….% A = %T = 10% ; %G = %X = 40%
 Số lượng từng loại Nu của gen là ……………… A = T= 194 ; G = X = 776
 Số liên kết hidrô của gen là …………………… H = 2716
13) Một gen dài 3400Ǻ và A/G = 1/4
 Tổng số Nu của gen là …………………………N = 2000
 Khối lượng phân tử của gen là …………………M=600.000
 Số chu kì xoắn của gen là …………………….. C = 100
 Tỷ lệ từng loại Nu của gen là ………………….%A = % T =10% ; %G = % X =40%
 Số lượng từng loại Nu của gen là …………… A = T = 200; G = X =800 .
 Số liên kết hidrô của gen là ……………………H = 2800
14) Một gen dài 3366Ǻ và A/G = 3/7
 Tổng số Nu của gen là …………………………
Trang |9

 Khối lượng phân tử của gen là …………………


 Số chu kì xoắn của gen là ……………………..
 Tỷ lệ từng loại Nu của gen là …………………..
 Số lượng từng loại Nu của gen là …………………..
 Số liên kết hidrô của gen là ……………………
15) Một gen dài 0,306µm và A/G = 2/3
 Tổng số Nu của gen là …………………………
 Số chu kì xoắn của gen là …………………….…
 Số liên kết hóa trị giữa các Nu của gen là………..
 Số liên kết hidrô của gen là ……………………
16) Một gen của sinh vật nhân sơ có
a) Guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Trên 1 mạch của gen này có A =150 và T = 120. Theo lý
thuyết
 Số Nu từng loại của gen là …………………………………………………….
A = T = A1 + T1 = 150 + 120 = 270 chiếm 30% --> G = X = 180 chiếm 20%
 Số liên kết hiđrô của gen là H = 2A + 3G = 2. 270 + 3. 180 = 1080
 Chiều dài của gen là L = N/2 . 3,4 = 1530
 Khối lượng phân tử của gen là M = N. 300 = 27000 đvC
b) Ađênin chiếm 30% tổng số Nu. Trên 1 mạch của gen có G = 275 và X = 325. Theo lý thuyết
 Số Nu từng loại của gen là …………………………………………………….
A = T = 900 chiếm 30%
G = X = G1 + X1 = 600 chiếm 20%
 Số liên kết hiđrô của gen là H = 2A + 3G = 2.900 + 3. 600 = 3600 LKH2.
 Chiều dài của gen là L= N/2. 3,4 = 1500. 3,4 = 5100 ăngstron
N = 2 A + 2G = 3000Nu
 Khối lượng phân tử của gen là M= 3000. 300 = 900.000dvC.
 Số chu kì xoắn của gen là C = N/20 = 150 vòng ..
 Số liên kết hóa trị giữa các Nu của gen là K = N - 2 = 2998 LKHT.
c) Guanin chiếm 20% tổng số Nu. Trên 1 mạch của gen có G = 112 và X = 368. Theo lý thuyết
 Số Nu từng loại của gen là A = T = 720 ; G = X = 480 .
 Số liên kết hiđrô của gen là H = 2A + 3G = 2880
 Chiều dài của gen là L = N/2. 3,4 = 4080 Angstron
17)
a) Một gen có 900 cặp Nu và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau.
 Số Nu từng loại của gen là A = T = G = X = 1800 : 4 = 450
 Số liên kết hiđrô của gen là H = 2A + 3G = 2250 LKH2
b) Một gen có 1200 cặp Nu và có tỉ lệ A/G = 2/3.
 Số Nu từng loại của gen là A = T = 480 ; G = X = 720
 Số liên kết hiđrô của gen là H = 3120
18) Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số nuclêôtit
của gen. Tính theo lý thuyết
 Số Nu từng loại của gen là G = X = 0,22. 2300 = 506 và A = T = 0,28. 2300 = 644
 Số liên kết hiđrô của gen là H = 2A + 3G = 2806 LKH2
19) Một gen ở SV nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên mạch 1 là A= 70; G= 100; X = 90; T= 80.
Theo lý thuyết
 Gen này có số Nu từng loại là: A = T = …………………….….; G = X = ………………………….
 Tổng liên kết hidrô là bao nhiêu?
 Chiều dài của gen là bao nhiêu?
20) Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3900 liên kết hidrô và có G = 900. Mach 1 của gen này có nucleôtit
loại A chiếm 30%, nuclêôtit loại G chiếm 10%. Theo lý thuyết thì
 Tỷ lệ % các loại Nu trên từng mạch đơn như thế nào?
 Số Nu từng loại trên từng mạch đơn như thế nào?
21) Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có số nuclêôtit loại A bằng số
nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số
nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit từng loại của gen là: A = T = ……………..; G = X …………………….
T r a n g | 10

22) Một genở SV nhân sơ dài 3400Ǻ có hiệu số Nu loại A và loại khác là 10%. Theo lý thuyết,
 Tỷ lệ từng loại Nu của gen nói trên là: %A=%T= ………………..; %G=%X= ……………………..
 Số lượng từng loại Nu của gen trên là bao nhiêu?
 Tổng liên kết hidro của gen trên là bao nhiêu?
23) Một gen ở SV nhân sơ dài 3060Ǻ có tổng số Nu loại A và loại khác là 40%. Theo lý thuyết,
 Tỷ lệ từng loại Nu của gen nói trên là: %A=%T= ………………..; %G=%X= ……………………..
 Số lượng từng loại Nu của gen trên là bao nhiêu?
 Tổng liên kết hidro của gen trên là bao nhiêu?
24) Một gen ở SV nhân sơ dài 4080Ǻ có tích số Nu loại A và loại bổ sung là 1%. Theo lý thuyết,
 Tỷ lệ từng loại Nu của gen nói trên là: %A=%T= ………………..; %G=%X= …………………….
 Số lượng từng loại Nu của gen trên là bao nhiêu?
 Tổng liên kết hidro của gen trên là bao nhiêu?
25) Một gen ở SV nhân sơ dài 5100Ǻ có tích số Nu loại A và loại bổ sung là 4%. Theo lý thuyết,
 Tỷ lệ từng loại Nu của gen nói trên là: %A=%T= ……………..; %G=%X= ……………………
 Số lượng từng loại Nu của gen trên là bao nhiêu?
 Tổng liên kết hidro của gen trên là bao nhiêu?
26) Một gen ở SV nhân sơ có 1940 cặp Nu và tích số Nu loại A và không loại bổ sung là 6%. Theo lý
thuyết,
 Tỷ lệ từng loại Nu của gen nói trên là: %A=%T= ……………..; %G=%X= ……………………..
 Số lượng từng loại Nu của gen trên là bao nhiêu?
 Tổng liên kết hidro của gen trên là bao nhiêu?
27) Một gen có 1900 cặp Nu hiệu số G - A = 20% tổng số Nu của gen. Trên mạch 1 có T = 10%, X=
30%. Theo lý thuyết
 Tỷ lệ từng loại Nu trên mạch 1 của gen là …………………………………………………………
 Số Nu từng loại của gen nói trên là bao nhiêu?
 Số liên kết hidrô của gen nói trên là bao nhiêu?
28) Một gen có 1250 cặp Nu hiệu số G - A = 10% tổng số Nu của gen. Trên mạch 1 có T = 10%, X=
30%. Theo lý thuyết
 Tỷ lệ từng loại Nu trên mạch 1 của gen là …………………………………………………………
 Số Nu từng loại của gen nói trên là bao nhiêu?
 Số liên kết hidrô của gen nói trên là bao nhiêu?
29) Một gen có 2130 Nu. Trên mạch 1 có A = 1/3G = 1/5T và trên mạch 2 có T = 1/6G. Theo lý thuyết
 Số Nu từng loại trên mạch 1 là bao nhiêu?
 Số Nu từng loại của gen là bao nhiêu?
 Tổng số liên kết hidro của gen là bao nhiêu?
30) Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nuclêôtit và % A = 15%. Mạch 1 có T = 150 và % G =
30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? …………………………
I. Mạch 1 của gen có G/X = 3/4. II. Mạch 1 của gen có (A + G) = (T + X).
III. Mạch 2 của gen có T = 2A. IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 2/3.
31) Một gen có 2500 nuclêôtit và 3250 liên kết hiđrô. Mạch 1 của gen có 275 nuclêôtit loại X và số
nuclêôtit loại T chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
……………………
I. Mạch 1 của gen có X/G = 15/19. II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 12/13.
III. Mạch 2 của gen có T/G = 5/19. IV. Mạch 2 của gen có 38% số nuclêôtit loại X.
32) Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và % G = 20%. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit
loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?...........................
I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26. II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41.
III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3. IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7.
33) Một gen dài 425 nm và % G và %X chiếm 60%. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số
nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3. II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.
III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28. IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X.
34) Một gen dài 2040Ǻ và mạch 1 của gen có A: T: G: X = 1: 3: 2: 4. Hãy tính:
a) N = ……………; M = ……………….; C = ………………; K (giữa các Nu) = …………………..
T r a n g | 11

b) Tỷ lệ % từng loại Nu: % A= %T = ………………..; % G = %X = ………………..


c) Số lượng từng loại Nu: A= T=…………; G =X = ……………. và H =
…………………………….
(Làm thêm với L = 3298 Ǻ và mạch 1 của gen có A: T: G: X = 1: 2: 3: 4).
35) Một gen dài 3400Ǻ và hiệu số % giữa A và loại Nu không bổ sung là 10%. Hãy tính:
a) N = ……………; M = ……………….; C = ………………; K (giữa các Nu) = …………………..
b) Tỷ lệ % từng loại Nu: % A= %T = ………………..; % G = %X = ………………..
c) Số lượng từng loại Nu: A= T=…………; G =X = ……………. và H =
…………………………….
(Làm thêm với L = 3366 Ǻ và hiệu số % giữa A và loại Nu không bổ sung là 20%).

Chương I: CƠ SỞ DI TRUYỀN – BIẾN DỊ


Bài 1. GEN – MÃ DI TRUYỀN – CƠ CHẾ TÁI BẢN
I/. GEN:
1. KN: Gen là 1 đoạn ADN , mang thông tin mã hoá cho 1 sản phẩm (1 chuỗi pôlipeptit hay 1 ARN)
2. Phân loại gen:
- Phân theo cấu trúc: Gen Phân mảnh (Nhân thực), Gen Không phân mảnh (Nhân sơ)
- Phân theo chức năng: ①Gen cấu trúc, ②Gen điều hòa
+ Gen cấu trúc: sản phẩm tạo ra cấu trúc tế bào và thực hiện các chức năng (xúc tác, điều hòa…)
+ Gen điều hòa: sản phẩm tạo ra điều hòa hoạt động của gen cấu trúc
3. Cấu tạo chung của mỗi gen cấu trúc gồm:

Mạch bổ sung 5’
ATG ... T A G
3’
Mạch mã gốc 3’ 5’
TAX A T X (ATT;AXT)
Vùng điều hòa Vùng mã hóa Vùng kết thúc
Chú ý: Vùng mã hóa:  SV nhân sơ: toàn bộ là đoạn Exon (toàn bộ đoạn mã hóa axit amin);
 SV nhân thực xen kẽ đoạn Exon (đoạn mã hóa) và Intron (đoạn không mã hóa)

II. MÃ DI TRUYỀN, ĐẶC ĐIỂM CỦA MÃ DI TRUYỀN:


1. KN: Mã di truyền là trình tự các bộ ba nuclêôtit trên Gen (hay mARN) quy định trình tự axit amin.
trong chuỗi pôlipeptit.
Mã DT trên mạch gốc của gen gọi là mã gốc (Triplet); Mã DT trên mARN gọi là mã sao (Codon).
* Mã di truyền là mã bộ ba vì: (Thi học sinh giỏi )
Có 4 loại Nu cấu tạo gen ( hoặc 4 loại Nu cấu tạo ARN),
nhưng lại có 20 loại axit amin cấu tạo nên chuỗi pôlipeptit nên:
Về mặt lý thuyết:
- Nếu 1 Nu mã hóa (quy định) cho 1 axit amin ( mã bộ 1) → chỉ có 41 = 4 mã, không đủ mã hóa cho 20 aa
- Nếu 2 Nu mã hóa (quy định) cho 1 axit amin ( mã bộ 2) → chỉ có 42 = 16 mã, chưa đủ mã hóa cho 20 aa
- Nếu 3 Nu mã hóa (quy định) cho 1 axit amin ( mã bộ 3) → chỉ có 43 = 64 mã, đủ, dư mã hóa cho 20 aa
Bằng thực nghiệm: Năm 1966 người ta đã tìm đủ 64 bộ ba, Trong đó có 61 bộ ba quy định cho 20 axit
amin và 3 bộ ba đóng vai trò kết thúc không quy định axit amin nào
2. Những đặc điểm của mã di truyền:
- Mã DT là Mã bộ ba (Nghĩa là 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau quy định cho 1 axit amin)
T r a n g | 12

- Mã DT có tính Đặc hiệu (Nghĩa là mỗi bộ ba chỉ quy định cho 1 axit amin duy nhất)
- Mã DT có tính Liên tục (Nghĩa là quá trình đọc mã liên tục từng bộ ba không chồng, gối lên nhau).
- Mã DT có tính Dư thừa (Thoái hóa) (Nghĩa là nhiều bộ ba khác nhau cùng quy định cho 1 axit amin),
(trừ Metiônin : chỉ do 5’AUG 3’ và Triptôphan – chỉ do 5’UGG 3’)
- Mã DT có tính Phổ biến (Nghĩa là tất cả các lòai đều dùng chung bảng mã di truyền)
III/.CƠ CHẾ TÁI BẢN: (Tên gọi khác: Tự sao, Tự nhân đôi ADN, Tổng hợp ADN)
 Thời điểm xảy ra: ở Pha S, Kì Kì trung gian trong mỗi chu kì tế bào
 Nguyên tắc tái bản (ADN sợi kép) là Ng. tắc Nguyên tắc bổ sung (NTBS)
và Ng. tắc Bán bảo toàn (giữ lại 1 mach của ADN mẹ)
1. DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH TÁI BẢN:
5’ 3’ 5’ 3’ 5’ 3’ 5’ 3’
5’ 3’ 5’ 3’

3’ 5’
Đọan Okazaki
3’5’

Ligaza
3’ 5’ 3’ 3’ 5’ 3’ 5’ 3’ 5’
3’ 5’ 5’ 3’ 5’ 3’ 5’
①Bước 1: Tháo xoắn dần từng đọan phân tử ADN → Tạo chạc ba tái bản dạng chữ Y
- Nhờ enzim tháo xoắn (Helicaza) và enzim tách mạch (Gygaza) phân tử ADN phá vỡ liên kết hidrô và tách
dần từng đọan và để lộ ra hai mạch khuôn  Chạc ba tái bản hình chữ Y
②Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới.
- ARN pôlimeraza, tổng hợp các đọan mồi khỏang 9 – 10 Nu
- ADN pôlimeraza, trượt trên mạch gốc theo chiều 3’ → 5’ nên tổng hợp hai mạch mới theo chiều 5’→ 3’
và theo nguyên tắc bổ sung: A=T, G ≡ X và ngược lại.
+ Mạch mới bổ sung với mạch gốc 3’ 5’ theo chiều tháo xoắn sẽ tổng hợp liên tục
+ Mạch mới bổ sung với mạch gốc tính 5’  3’theo chiều tháo xoắn sẽ tổng hợp từng đoạn (Okazaki)
và sau đó nhờ Ligaza gắn lại tạo mạch dài
③Bước 3: Hai phân tử ADN con hình thành.
- Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn lại đến đó  tạo thành phân tử 2 ADN con.
- Mỗi ADN con có 1 mạch đơn cũ của ADN mẹ và 1 mạch mới được tổng hợp.

2. Khác biệt giữa tái bản ở SV nhân thực và nhân sơ


Sinh vật nhân sơ Sinh vật nhân thực
- Phân tử ADN mạch vòng, kích thước nhỏ chỉ có - Phân tử ADN mạch thẳng, kích thước dài có nhiều
một đơn vị sao chép (tái bản). đơn vị sao chép (tái bản)
- Có ít loại enzim tham gia. (3 loại ADN pol) - Có nhiều loại enzim khác nhau tham gia. (11 loại)
- Tốc độ sao chép nhanh (khoảng 1000 - 1500Nu/s) - Tốc độ sao chép chậm (khoảng 10 - 100Nu/s).
- ADN không ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép. - ADN ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép.
(liên quan đồng hồ quy định thời gian chết tế bào)
CÔNG THỨC và LƯU Ý

Công thức: Suy ra từ bài học


 Số bộ ba = (Số loại Nu)3.
Ví du: 1 loại Nu là A → 13 = 1 loại bộ ba (AAA)
2 Loại Nu là A và U → 23 = 8 loại bộ ba
3 loại Nu là A, U, G → 33 = 27 loại bộ ba
4 loại Nu (A, U, G, X) -->43 = 64 loại bộ ba
A U
A AAA AUA A
U UAA UUA
A AAU AUU U
U UAU UUU
T r a n g | 13

 Số bộ ba quy định axit amin = (số bộ ba tạo thành - số bộ ba kết thúc tạo thành).
Ví dụ 1: A, U, G → số bộ quy định axit min?
* A, U, G → 33 = 27 loại bộ ba
* A, U, G → tạo 3 bộ kết thúc (UAA, UAG, UGA)
→ Số bộ ba quy định axit amin = 27 - 3 = 24 bộ ba quy định axit amin
Ví dụ 2: A, U, X → số bộ quy định axit min?
* A, U, X → 33 = 27 loại bộ ba
* A, U, X → chỉ tạo 1 bộ kết thúc (UAA)
→ Số bộ ba quy định axit amin = 27 - 1 = 26 bộ ba quy định axit amin
Ví dụ 2: A, G, X → số bộ quy định axit min?
* A, G, X → 33 = 27 loại bộ ba
* A, G, X → không tạo bộ kết thúc (không tạo UAA, UAG, UGA)
→ Số bộ ba quy định axit amin = 27 bộ ba
 Xét điều kiện: Một ADN (gen) nhân đôi k lần thì:
1 GEN --> 2 GEN = 21 --> 4 GEN =22 --> 8 GEN = 23 ... --> 2k
nhân đôi nhân đôi nhân đôi
k
 Số ADN con hình thành là: 2
Trong đó: + Số ADN con chứa mạch ADN mẹ là: 2 (2 ADN chứa mạch ban đầu)
+ Số ADN con hình thành có nguyên liệu hòan tòan mới là : 2k – 2.
 Số mạch mới môi trường cung cấp = 2.2k - 2 = 2.(2k – 1)

 Số Nu môi trường cung cấp:


- Tổng số Nu môi trường cung cấp: Ncc = N.2k – N = N (2k – 1).
- Số Nu từng loại môi trường cung cấp là: Acc =Tcc = A.(2k – 1) và Gcc =Xcc = G.(2k – 1)

VẬN DỤNG BÀI TẬP


Bài 1: Một gen nhân tạo được cấu tạo từ A và U theo tỷ lệ 5: 1.
a) Xác định các loại bộ ba được hình thành.
b) Tính tỷ lệ các loại bộ ba được hình thành.
Giải
A: U = 5: 1 = 5/6 : 1/6.
a) Có 23 = 8 loại bộ ba hình thành
AAA UUU
AAU UUA
AUA UAU
UAA AUU
A U
A AAA AUA A
U UAA UUA
A AAU AUU U
U UAU UUU
b) Tỷ lệ các bộ ba
AAA = 5/6. 5/6. 5/6 = 125/216 (Nghĩa là khi tạo 216 bộ ba từ A, U sẽ có 125 bộ chứa AAA)
UUU = 1/6.1/6. 1/6 = 1/216 (Nghĩa là khi tạo 216 bộ ba từ A, U sẽ có 1 bộ chứa UUU)
AAU = AUA = UAA = 5/6. 5/6. 1/6 = 25/216
UUA = UAU = AUU = 1/6. 1/6. 5/6 = 5/216

Bài 2. Một gen được cấu tạo từ A, T, G, X.


a) Số bộ ba tạo thành là bao nhiêu?
b) Số bộ ba có chứa A?
c) Số bộ ba chứa 2A?
d) Số bộ ba chứa 1A?
e) Số bộ ba chứa 3 loại Nu khác nhau?
Giải
a) Số loại bộ ba tạo từ (A, T, G, X) = 43 = 64 bộ ba.
b) Số bộ ba chứa A?
Với A, T, G, X → 43 = 64 bộ ba.
T, G, X → 33 = 27 bộ ba không chứa A
T r a n g | 14

→ Số bộ ba có chứa A = 64 bộ - 27 bộ = 37 bộ ba (chứa A)
c) Số bộ ba có 2A
Cách 1: 2A + 1G → AAG; AGA; GAA = 3 bộ ba
2A + 1X → AAX; AXA; XAA = 3 bộ ba
2A + 1T → AAT; ATA; TAA = 3 bộ ba
Tổng cộng số bộ ba chứa 2A = 9 bộ ba
2 1
Cách 2: C 3. C 3 = 9 bộ ba chứa 2A
(3 cách sắp xếp 2A ; 3 cách chọn Nu còn lại T hoặc G hoặc X)
Giải thích:
* Cách xếp 2A: 1 2 3 (ở bộ ba)
A A
A A
A A
* T, G, X chọn 1 loại có 3 cách: (T hoặc G hoặc X)
* Xác suất suất hiện các bộ ba = 3. 3 = 9 bộ
d) Số bộ ba có 1A
Cách 1:
1A + 2G --> 3 Bộ ba (AGG; GAG; GGA)
1A + 2X --> 3 bộ ba
1A + 2T --> 3 bộ ba
1A + 1T + 1G --> = 3! = 3. 2. 1 = 6 bộ ba (ATG, AGT, TAG, TGA, GAT, GTA)
1A + 1T + 1X --> 6 bộ ba
1A + 1G + 1X --> 6 bộ ba
Tổng cộng có = 27 bộ ba có 1A
Cách 2: Số bộ ba chứa A - (Bộ ba 3A + Bộ ba 2A) = 37 - (1+ 9) = 27 bộ ba có 1A
( 43 - 33) - (C 33 + C 23. C 13)
Giải thích
* Số bộ ba chứa A = 43 - 33 = 37 bộ chứa A
( A, T, G, X) ( T, G, X)
* Bộ ba có 3 A: 1 bộ AAA
* Bộ ba có 2A: C 23. C 13 = 9 bộ ba chứa 2A
e) Số bộ ba có 3 loại Nu khác nhau
Cách 1:
1A + 1T + 1G --> 3! = 6 bộ ba
1A + 1T + 1X --> 3! = 6 bộ ba
1A + 1G + 1X --> 3! = 6 bộ ba
1T + 1G + 1X --> 3! = 6 bộ ba
Tổng cộng có --> 24 bộ ba chứa 3 loại Nu khác nhau
3
Cách 2:C 4 . 3! = 4. 3. 2. 1 = 24 bộ ba (Bấm máy tính cá nhân 4Sh: 3 * 3! = 24)

Bài 3. Một gen có 2 mạch được cấu tạo hoàn toàn bằng N 15 thực hiện nhân đôi 3 lần liên tiếp trong môi
trường chứa N14
a) Tính số gen con được hình thành.
b) Tính số gen con mang cả hai mạch đơn chứa N14
a) Số gen con được hình thành là 2k = 23 = 8 gen.
b) Số gen con mang cả hai mạch N14 = 2k - 2 = 23 - 2 = 6 gen (mang cả 2 mạch N14)
Giải thích: Trong 8 gen con hình thành sẽ có 2 gen con mang 1 mạch N15 và 1 mạch N14.
→ Số gen con mang cả hai mạch N14.là 8 - 2 = 6 gen
Bài 4. Một gen dài 5100Ǻ và có %A = 20%, gen nhân đôi một số lần liên tiếp môi trường nội bào đã
cung cấp 21000 Nu.
a) Tính số lần nhân đôi của gen nói trên và tính gen con được hình thành.
b) Tính số Nu từng loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên.
c) Tính số liên kết hidrô bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi nói trên

L = 5100Ǻ → N = 2L/3,4 = 3000 Nu


%A = 20% → % G = 30% → A = T = 600; G = X = 900 và H = 2A + 3G = 3900
a)
* Tính số lần nhân đôi: Ncc = N.2k - N = N.(2k - 1) → 21000 = 3000. (2k - 1) → k = 3 lần
T r a n g | 15

(2k - 1) = 7
k 3
* Tính số gen con được hình thành = 2 = 2 = 8 gen
b)
* Acc = Tcc = A. (2k - 1) = 600.(23 - 1) = 4200 Nu
* Gcc = Xcc = G. (2k - 1) = 900.(23 - 1) = 6300 Nu
c) Hpv = H.(2k - 1) = 3900.(23 - 1) = 27300 LK hiđrô
Giải thích:
Lần 1 : phá 1 gen --> 2 gen mới
Lần 2 : phá 2 gen --> 4 gen mới
Lần 3: phá 4 gen --> 8 gen mới
Tổng gen phá= 23 - 1 = 7 gen

Bài 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

I. PHIÊN MÃ (tên gọi khác là Sao Mã; Tổng hợp ARN)


1. CẤU TRÚC & CHỨC NĂNG CÁC LOẠI ARN: có 3 loại phân theo chức năng
a) mARN (ARN thông tin) - m: messenger
* Cấu trúc: 5’A U G U A A 3’ (hoặc UAG; UGA)
Mở đầu Các bộ ba mã hóa axit amin Kết thúc
(là 1 mạch đơn dạng thẳng, chiều 5’ → 3’; Bộ ba mở đầu (AUG); Bộ ba kết thúc (UAA; UAG; UGA)

* Chức năng: mARN mang thông tin di truyền dạng các bộ ba mã sao. (Codon), nó được dùng làm
khuôn mẫu để dịch mã (tổng hợp prôtêin ở tế bào chất).

b) tARN (ARN vận chuyển) - t : transfer Bộ ba đối mã (anticôdon)


* Cấu trúc: đặc thù có liên kết theo NTBS: A= U, G≡X
- Thuỳ tròn mang bộ ba đối mã (anticodon).
- Đầu đối diện gắn với axit amin
(Mỗi tARN chỉ vận chuyển 1 loại axit amin)
5’
3’ Vị trí gắn aa
* Chức năng: vận chuyển axit amin và Tham gia vào dịch mã (“là người phiên dịch”)

c) rARN (ARN ribôxôm)- r : ribosomal


* Cấu trúc: rARN là 1 mạch pôlinuclêôtit, trong nhân tế bào chúng xoắn lại tạo thành nhân con.
Ở tế bào chất rARN + protêin → các hạt ribôxôm gắn ở màng nhân và lưới nội chất hạt
* Chức năng: cấu trúc nên Ribôxôm và trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã
Chú ý:
- có 3 loại ARN: mARN, tARN, rARN, chia theo chức năng
- Đều chỉ 1 mạch đơn
2. CƠ CHẾ PHIÊN MÃ (Sao mã, tổng hợp ARN)
* Xảy ra: chủ yếu trong nhân tế bào; ở kì trung gian, trước khi tế bào tổng hợp prôtêin.

* Các yếu tố tham gia:Khuôn mẫu (ADN) cụ thể là mạch 3’  5’ của gen;
enzim: ARN – pôlimeraza
Nguyên liệu: A, U, G, X
T r a n g | 16

Năng lượng…
*DIỄN BIẾN:
5’
5’ ’
3’
’ ’

5’
’ 5’

3’

5’

5’ 3’
’ ’

5’

* BƯỚC 1: Tháo xoắn gen làm lộ mạch gốc 3’ → 5’ nhờ ARN pôlimeraza.
ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà ở đầu gen làm 2 mạch đơn của gen tách nhau dần từng đoạn
làm lộ mạch gốc có chiều 3’ → 5’
* BƯỚC 2: Tổng hợp mạch mới .
+ ARN pôlimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3’ → 5’; sử dụng A, U, G, X tự do để tổng hợp mạch
mới theo NTBS với mạch khuôn (Agốc = U; Tgốc= A; Ggốc≡ X; Xgốc ≡ G) theo chiều 5’ → 3’
+ ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã) và khi ARN pôlimeraza
di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc (mã KT) thì phiên mã dừng lại.
* BƯỚC 3: tạo ARN trưởng thành.
ARN tổng hợp xong đến đâu thì gen xoắn lại đến đó. Khi tổng hợp xong ARN sẽ tách rời khỏi mạch gốc.
Chú ý:
+ Ở tế bào nhân thực: mARN sơ khai sẽ loại bỏ các đoạn intron và nối các đoạn êxon tạo thành
mARN trưởng thành; lúc này mới có thể tham gia dịch mã.
+ Ở tế bào nhân sơ: mARN là loại trưởng thành dùng ngay để dịch mã.

Tóm tắt:
- Phiên mã còn gọi là Sao mã, tổng hợp ARN chủ yếu ở trong nhân.
- Phiên mã: + Mạch gốc là mạch 3’ --> 5’ của gen
+ Enzim ARN polimeraza
+ Nguyên liệu là A, U, G, X
- Phiên mã có 3 giai đoạn:
+ Tháo xoắn gen nhờ ARN polimeraza để lộ mạch gốc 3’ --> 5’
+ Tổng hợp mạch mới bổ sung với mạch gốc nhờ ARN polimeraza , tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ --> 3’
+ Tạo ARN hoàn chỉnh
* SV nhân sơ là mARN trưởng thành dùng ngay dịch mã
* SV nhân thực là mARN sơ khai, phải cắt bỏ intron và nối exon lại để tạo mARN trưởng thành
II. DỊCH MÃ (GIẢI MÃ, TỔNG HỢP CHUỖI PÔLIPEPTIT)

* Các yếu tố trực tiếp tham gia DỊCH MÃ:


T r a n g | 17

(1) 3 loại ARN:


+ mARN là khuôn mẫu để dịch mã
+ tARN vận chuyển aa và đóng vai trò là “người phiên dịch”
+ rARN: cấu trúc nên Ribôxôm
(2) Ribôxôm (Rb):là bào quan tham gia dịch mã; gồm hai tiểu phần: tiểu phần bé và tiểu phần lớn.
(3) Hệ enzim xúc tác: nhiều loại khác nhau, xúc tác cho nhiều giai đoạn
(4) có 20 loại axit amin, là nguyên liệu tổng hợp chuỗi pôlipeptit
(5) năng lượng ATP: họat hóa axit amin và các họat động khác

* CHÚ Ý:
- DỊCH MÃ CHỈ XẢY RA Ở TẾ BÀO CHẤT (khác tái bản, phiên mã trong nhân hoặc tế bào chất)
- Dịch mã xảy ra khi mARN từ trong nhân ra tế bào chất

1. HOẠT HOÁ CÁC AXIT AMIN: dùng năng lượng ATP để axit min gắn với tARN
aa + ATP  aa hoạt động
aa hoạt động + tARN phức hợp (aa – tARN).
2. TỔNG HỢP CHUỖI PÔLIPEPTIT:
a. Giai đoạn Mở đầu:

- Tiểu phần bé của ribôxôm gắn với mARN.


- aamởđầu–tARN đi vào, đối mã của nó (3’UAX5’) bổ sung với côđon mở đầu (5’AUG3’) trên mARN.
- Tiểu phần lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.

b. Giai đoạn Kéo dài:

- aa1 –tARN đi vào đối mã của nó bổ sung với codon trên mARN và liên kết peptit giữa aaMĐ - aa1 hình
thành.
- Ribôxôm dịch chuyển 1 cođon theo chiều 5’→ 3’ làm tARN vận chuyển aaMĐ rời khỏi ribôxôm.
- Tiếp đó aa2 – tARN đi vào đối mã của nó lại gắn codon tương ứng kế tiếp trên mARN cũng theo
NTBS…
T r a n g | 18

- Quá trình chuyển dịch cứ tiếp tục như vậy đến khi ribôxôm tiếp xúc với tín hiệu kết thúc (mã kết thúc).

c. Giai đoạn Kết thúc:

- Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã kết thúc. tARN cuối cùng rời khỏi
ribôxôm đồng thời 2 tiểu phần của ribôxôm tách rời nhau
- Dưới tác dụng của enzim đặc hiệu aamở đầu cắt khỏi chuỗi pôlipeptít, chuỗi pôlipeptít tiếp tục biến đổi hình
thành các prôtêin bậc cao hơn  trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
(Trên mỗi mARN thường có 5 – 20 ribôxôm cùng dịch mã (gọi Pôlixôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp
Prôtêin)
Tóm tắt lại:
- Dịch mã còn gọi là giải mã, tổng hợp chuỗi polipeptit , chỉ xảy ra ở tế bào chất khi có mARN.
- Có giai đoạn chính: ① Hoạt hóa axit amin: nhờ năng lượng ATP mà aa gắn với tARN.
② Tổng hợp chuỗi poolipeptit ở tế bào chất
* Giai đoạn mở đầu:
- Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN
- Axit amin MĐ - tARN găn bổ sung với mARN.
- Tiểu đơn vị lớn gắn với tiểu đơn vị bé --> Riboxom hoàn chỉnh
* Giai đoạn kéo dài
- aa1 - tARN đi vào đến khi gặp mã kết thúc
- Riboxom dịch từ 5’ --> 3’ (mỗi Rb trượt trên mARN --> 1 chuỗi pôpipeptit)
* Giai đoạn kết thúc:
- khi gặp mã kết thúc (không có bổ sung ở mã kết thúc, không có axit amin kết thúc)
- Cắt bỏ axit amin mở đầu --> chuỗi polipeptit hoàn chỉnh
III. CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
(1) ADN (2) ARN (3) Prôtêin Tính trạng

(1) TÁI BẢN, TỰ SAO; (2) PHIÊN MÃ, SAO MÃ; (3) DỊCH MÃ, GIẢI MÃ
* CHÚ Ý
- Tái bản và phiên mã:
+ Đều có khuôn mẫu là ADN
+ Đều xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào (có thể ở tế bào chất)
+ Đều có nguyên tắc bổ sung; mạch mới luôn tổng hợp 5’ - 3’..
- Dịch mã:
+ khuôn mẫu là mARN
+ Chỉ xảy ra ở tế bào chất

CÔNG THỨC và LƯU Ý:


(* Xét điều kiện: Một gen thực hiện phiên mã k lần)
 Số phân tử ARN hình thành = k.
1 gen phiên mã 1 lần → 1 phân tử ARN
1 gen phiên mã 2 lần → 2 phân tử ARN
….
1 gen phiên mã k lần → k phân tử ARN
N gen
 Số Nu môi trường cung cấp : Số Nu cung cấp cho quá trình phiên mã: k. 2 .
T r a n g | 19

Giải thích:
N gen
2
ARN chỉ 1 mạch --> Tổng số Nu =
N gen
Gen phiên mã k lần --> tạo k phân tử ARN --> Ncc = k. 2
- Số Nu loại A cung cấp (Acc) = k . A - Số Nu loại U cung cấp (Ucc) = k . U
- Số Nu loại G cung cấp (Gcc) = k . G - Số Nu loại X cung cấp (Xcc) = k . X
 Quan hệ giữa ARN và gen
Gen ARN
a) A (gen) = T (gen) = A (ARN) + U (ARN) ;
G (gen) = X (gen) = G (ARN) + X (ARN).
%A +%U
b) %A(gen) = %T (gen) = 2
%G+ %X
%G (gen) = %X (gen) = 2
N
−1
 Số bộ ba quy định aa (trừ 1 kết thúc) = 2. 3
N
−1
+ Số aa môi trường cung cấp cho dịch mã là 2. 3
N
−2
+ Số aa của 1 chuỗi pôlipeptit hòan chỉnh là 2. 3 .

- bộ ba kết thúc không cung cấp aa

- axit min mở đầu bị cắt khỏi chuỗi pôlipeptit

Bài tập vận dụng


Bài 1.
a) Biết Triplet (mã gốc) mã hóa cho axit amin Alanin là XGA. Hãy xác định
+ Condon mã hóa cho axit amin Alanin là?
+ Anticodon của tARN vận chuyển axit amin Alanin là?
b) Biết anticodon của axit amin vận chuyển axit amin Metionin là UAX. Hãy xác định
+ Condon mã hóa cho axit amin Metionin?
+ Triplet mã hóa cho axit amin Metionin?
Giải
a) Bộ mã gốc trên gen (Triplet) 3’ XGA 5’
+ Bộ ba mã sao ở mARN (Codon) 5’ GXU 3’
+ Bộ ba đối mã ở tARN (anticodon) 3’ XGA 5’;
b) Cho bộ ba đối mã (anticodon) : 3’ UAX 5’
+ Bộ ba mã sao (Codon) : 5’ AUG 3’
+ Bộ ba mã gốc (Triplet) : 3’ TAX 5’
Ví dụ khác: tìm bộ ba mở đầu kết thúc trên mARN?
Mở đầu Kết thúc
Mạch mã gốc: 3’ TAX …………………. ATX, ATT, AXT 5’
mARN: 5’ AUG ………………… UAG, UAA, UGA 3’
tARN : 3’ UAX 5’ ……. (không có)
Bài 2.
a) Một gen phiên mã 5 lần liên tiếp. Theo lý thuyết số phân tử mARN được hình thành là bao nhiêu?
b) Một gen tái bản 2 lần liên tiếp; mỗi gen con hình thành lại phiên mã 3 lần liên tiếp số phân tử
mARN hình thành là bao nhiêu?
T r a n g | 20

c) Một gen tái bản 3 lần liên tiếp; mỗi gen con hình thành lại phiên mã 4 lần liên tiếp; trên mỗi
mARN lại có 9 ribôxôm trượt qua không lặp lại. Theo lý thuyết số chuỗi pôlipeptit hình thành là bao
nhiêu?
Giải
a) 1 gen phiên mã 5 lần → 5 phân tử mARN .

b) * 1gen nhân đôi 2 lần → 22 = 4 gen con.


* 4 gen con đều phiên mã 3 lần → 4 . 3 = 12 phân tử mARN.
c) * 1 gen nhân đôi 3 lần --> 23 = 8 gen con.
* 8 gen con đều phiên mã 4 lần --> 8 . 4 = 32 phân tử mARN.
* 32 phân tử mARN, đều có 9 ribôxôm trượt qua 1 lần --> 32. 9 = 288 chuỗi pôlipeptit
Bài 3.
Một mARN dài 2040 Ǻ tách ra từ vi khuẩn E. coli có A : G : U : X = 20% :15%: 40%: 25%. Người
ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một gen có chiều dài bằng chiều
dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết,
a) số lượng nuclêôtit mỗi loại của mARN là bao nhiêu?
b) số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp gen trên là bao nhiêu?
LARN = L gen = 2040Ǻ --> N gen = 2L/3,4 = 2. 2040/3,4 = 1200Nu → NARN = N/ 2 = 600 Nu
(gen có 2 mạch N = 1200, ARN chỉ 1 mạch = 600)
a) ARN có: A= %A. NARN = 0,2. 600 = 120; G = %G. NARN = 0,15. 600 = 90
U = %U. NARN = 0,4. 600 = 240; X = %X. NARN = 0,25. 600 = 150
b) gen tạo ra có:
Gen ARN
A = T = A+ U = 120 + 240 = 360
G = X = G + X = 90 + 150 = 240
Bài 4.
Một gen dài 5100Ǻ, trên mạch mã gốc của gen có A: T: G: X = 1: 2: 3: 4; Gen này thực phiên mã. Theo
lý thuyết
a) Số Nu từng loại cung cấp cho quá trình phiên mã là bao nhiêu?
b) Tính số axit amin mà môi trường cung cấp cho quá trình tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit là bao nhiêu?
c) Tính số axit amin có trong mỗi chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh là bao nhiêu?
d) Giả sử gen nhân đôi 2 lần, mỗi gen con lại phiên mã 3 lần và trên mỗi mARN có 5 ribôxôm trượt qua
không lặp lại
+ Số chuỗi pôlipeptit hình thành là bao nhiêu?
+ Số axit min cần cung cấp cho quá trình dịch mã là bao nhiêu?
Giải
a) Tìm số Nu từng loại cung cấp phiên mã (Tức là tìm A, U, G, X của ARN là bao nhiêu?)
N = 2L/3,4 = 2. 5100/3,4 = 3000
Mạch 1 (mạch gốc) có N/2 = 1500; A1 : T1: G1: X1 = 1: 2: 3: 4 = 0,1: 0,2: 0,3: 0,4
Mạch gốc → mARN (Dựa vào NTBS trong phiên mã)
--> A1 = 0,1. 1500 = 150 = U = Ucc
T1 = 0,2. 1500 = 300 = A = Acc
G1 = 0,3. 1500 = 450 = X = Xcc
X1 = 0,4 . 1500 = 600 = G = Gcc
--> Khi gen phiên mã số Nu từng loại cung cấp là:
Acc = 300; Ucc = 150; Gcc = 600; Xcc = 450
Ngen 3000
b) Số axit amin cung cấp cho 1 chuỗi pôlipeptit = -1= - 1 = 499 (axit amin)
6 6
(không có axit amin ở bộ ba kết thúc nên phải trừ 1 )
Ngen 3000
c) Số axit amin có trong 1 chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh = -2= - 2 = 498 (axit amin)
6 6
(không có axit amin ở bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc, nên phải trừ 2 )
d)
* Gen nhân đôi 2 lần --> 22 = 4 gen con.
4 gen con đều phiên mã 3 lần --> 4 . 3 = 12 mARN
T r a n g | 21

12mARN đều có 5 riboxom trượt qua 1 lần --> 5.12 = 60 chuỗi pôlipeptit
* Tổng axit amin cung cấp.
- 1 chuỗi cần cung cấp 499 axit amin
--> 60 chuỗi sẽ cần cung cấp 60. 499 = 29940 axit amin
Bài 5.
a) Biết các bộ ba trên mARN mã hóa các axit amin như sau: 5’XGA3’: Acginin, 5’UXG3’ và
5’AGX3’: Xêrin, 5’GXU3’: Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn trên mạch gốc của vùng
mã hóa ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là 3’GXT -TXG - XGA- TXG5’. Đoạn gen này mã
hóa cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình tự các axit amin tương ứng với quá trình dịch mã như thế
nào?

Mach mã gốc: 3’… GXT - TXG - XGA - TXG …5’


mARN 5’… XGA - AGX - GXU - AGX …3’
Axit amin … Acginin - Xêrin - Alanin- Xêrin …

b) Biết côđon mã hóa các axit amin:


GGG–Gly (glixin); XXX– Pro(prolin);GXU–Ala(Alanin); XGA–Arg (Acginin); UXG–Ser
(xêrin) và AGX – Ser (xêrin) .
Một đoạn mạch gốc của 1 gen ở vi khuẩn là 5’AGX -XGA - XXX - GGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này
mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó thế nào?
Mạch mã gốc 3’ …GGG - XXX - AGX - XGA …5’ (viết đúng chiều)
mARN 5’ …XXX - GGG - UXG - GXU… 3’
Axit amin Pro - Gly - Ser - Ala
Bài 3. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN
Đặt vấn đề: Thí nghiệm của Jacôp và Mônô: 2 ống nghiệm nuôi cấy vi khuẩn E. côli
- Ống nghiệm 1 : nuôi cấy E. côli trong môi trường không bổ sung đường sữa Lăctôzơ → khi phân
tích thành phần dịch nuôi cấy không thấy các enzim phân giải Lăctôzơ .
- Ống nghiệm 2 : nuôi cấy E. côli trong môi trường có bổ sung đường sữa Lăctôzơ → khi phân tích
thành phần dịch nuôi cấy người ta lại thấy các enzim phân giải Lăctôzơ .
Gen quy định việc tổng hợp các enzim phân giải Lăctôzơ này hoạt động như thế nào?
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HOÀ GEN:
1. Khái niệm về điều hòa hoạt động gen: Là quá trình điều hoà lượng sản phẩm do gen tạo ra
trong tế bào, đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như sự phát
triển bình thường của cơ thể.
2. Các cấp độ:
- SV nhân sơ (vi khuẩn): chủ yếu ở cấp độ Phiên mã. (đối tượng nghiên cứu chính)
- SV nhân thực: phức tạp và nhiều cấp độ, đang được nghiên cứu
II. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN Ở SINH VẬT NHÂN SƠ:
(Do Jacôp và Mônô phát hiện 1965 ở vi khuẩn E. coli)
1. Cấu trúc cuả ôperôn:

 KN: Nhóm gen cấu trúc có liên quan về chức năng được phân bố liền nhau thành từng cụm và có
chung 1 cơ chế điều hoà gọi là Operon
 Cấu trúc chung của 1 Opêron Lac gồm 3 vùng
①Vùng khởi động P (Promoter): là nơi ARN- pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
②Vùng vận hành O (Operater) : chi phối hoạt động cuả các gen cấu trúc, là nơi liên kết với prôtêin ức
chế ngăn cản sự phiên mã.
T r a n g | 22

③Các gen cấu trúc (Z, Y, A) : quy định các chuỗi pôlipetit, tạo các enzim phân giải đường lăctôzơ.
2. Gen điều hoà R (Regulator) – gen này nằm ở ngoài Opêron. Quy định tổng hợp prôtêin ức chế.
3. Giải thích sự điều hoà hoạt động cuả các gen Operôn Lac:

* Cả khi môi trường Có và Không có Lăctôzơ thì gen điều hoà (R) vẫn chỉ huy tổng hợp prôtêin ức chế
*Trong môi trường không Lăctôzơ:
+ Prôtêin ức chế gắn với vùng vận hành (O) ngăn cản ARNpôlimeraza phiên mã các gen Z, Y, A
+ không phiên mã, không dịch mã (không có enzim phân giải lăctôzơ)

* Trong môi trường có Lăctôzơ:


+ Prôtêin chất ức chế sẽ gắn với Lăctôzơ (chất cảm ứng), làm biến đổi cấu trúc prôtêin ức chế 
Prôtêin chất ức chế lúc này không gắn được với vùng vận hành (O)
+ ARNpôlimeraza không bị ngăn cản  việc phiên mã của Z, Y, A được thực hiện và tiếp theo quá
trình dịch mã diễn ra để tổng hợp các enzim phân giải lăctôzơ.

PHÂN LOẠI BIẾN DỊ theo Hiện Đại


Biến dị không DT
(Thường biến)

Biến dị tổ hợp
Biến dị (Ng. liệu thứ cấp)

Biến dị di truyền Đột biến gen


(Ng. liệu chọn giống, TH) (Ng. liệu chủ yếu)

Đột biến ĐB cấu


(Ng. liệu sơ cấp)
trúc NST
Đột NST ĐB
lệch bội
ĐB số
lượng NST
ĐB
đa bội
T r a n g | 23

 Biến dị di truyền gồm: Đột biến và BD tổ hợp. Đây là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
 Đột biến: là những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (trong ADN)
hoặc cấp độ tế bào (trong NST).
- Nguyên nhân chung: do tác động của tác nhân lí, hóa, sinh trong ngoại cảnh hoặc rối loạn sinh lí,
hoá sinh, trao đổi chất nội bào.
- Phân loại: Đột biến gồm ĐBG và ĐB NST.
- Vai trò đột biến: là nguồn nguyên liệu sơ cấp (khởi đầu) của quá trình chọn giống và tiến hóa..
 Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình cơ thể.
- Đột biến gen:
+ ĐBG trội biểu hiện ra kiểu hình cả dị hợp (Aa) và đồng hợp (AA)  AA và Aa là các thể đột biến.
+ ĐBG lặn biểu hiện ra kiểu hình khi đồng hợp lặn (aa) hoặc không có gen trội át chế  aa là thể đột biến.
- ĐBNST: tất cả các dạng luôn biểu hiện thành thể đột biến
Biến dị tổ hợp: là những biến dị xuất hiện do tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở cha và mẹ
- Ví dụ: (P): AaBb × AaBb → F1: 9 A – B – : 3 A – bb: 3 aaB – : 1 aabb
V – Tr V – Tr 9 V – Tr : 3 V – N: 3 X – Tr: 1 X – N

Biến dị tổ hợp
- Vai trò BD tổ hợp: là nguồn nguyên liệu thứ cấp (trực tiếp) của quá trình chọn giống và tiến hóa..

Bài 4. ĐỘT BIẾN GEN


I. KHÁI NIỆM
1. Đột biến gen: là những biến đổi trong cấu trúc gen, liên quan tới 1 hay 1 vài cặp nuclêôtít.
2. Đột biến điểm: là ĐBG liên quan đến 1cặp Nu, có 3 dạng  Thêm,  Mất,  Thay thế 1 cặp Nu.

3. Thể đột biến: là cá thể mang gen đột biến, đã biểu hiện ra kiểu hình đột biến
Ví dụ: A: bình thường, alen đột biến (a): bạch tạng  AA và Aa: bình thường và aa: bạch tạng (thể đột
biến)

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN


1. Nguyên nhân: Tác nhân lí – hoá – sinh trong ngoại cảnh; Rối loạn TĐC nội bào …
2. Cơ chế phát sinh:
a/ Sự bắt cặp không đúng trong tái bản ADN (do có bazơ nitơ dạng hiếm trong tế bào).
Ví dụ: G*≡ X  G*= T  A = T hoặc A*= T  A*≡ X  G≡ X
X*≡ G  X*= A  T = A hoặc T*= A  T*≡ G  X≡ G
Bình thường: A chỉ liên kết với T; G chỉ liên kết với X.
Một số trường hợp hiếm gặp: A* có thể liên kết với T hoặc X Bazơ hiếm
*
T có thể liên kết với A hoặc G
T r a n g | 24

G* có thể liên kết với X hoặc T


X* có thể liên kết với G hoặc A
Bazơ hiếm gây đột biến gen thay thế 1 cặp Nu
b/Tác động của các tác nhân gây đột biến:
 Do tác động của hóa chất.
VD 1 : 5 –BU (5 Brom Uraxin) làm thay thế 1 A = T  1 G ≡ X.
Sơ đồ: (A = T → A = 5BU → G ≡ 5BU → G ≡ X).
Ví dụ 2: EMS (Etyl Metyl Sunfonat) làm thay thế G - X → A - T
G ≡ X → G ≡ EMS → A ≡ EMS → A = T
VD 3 : Acridin làm thêm 1 cặp Nu (chèn vào mạch gốc); làm mất 1 cặp Nu (chèn vào mạch mới).
 Do tác động của tác nhân vật lý:
Ví dụ: Tia tử ngoại (tia UV) 2 bazơ Timin trên một mạch liên kết với nhau mất 1 cặp A=T
 Các tác nhân sinh học: cũng có thể gây ĐBG
Ví dụ: Viêm gan B, C, virut Hecpec…→ Gây ĐBG (gây ung thư)
c/. Tần số đột biến gen
- ĐBG phát sinh trong tự nhiên (ĐB tự nhiên) với tần số thấp khoảng (10-6  10-4)
- Con người chủ động gây đột biến nhân tạo với tần số cao hơn (có thể 10-2)
- Tần số ĐBG phụ thuộc vào:
Tác nhân gây đột biến;
Đặc điểm gen
Sự khử sai (cơ chế sửa sai).
III. HẬU QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỘT BIẾN GEN:
1. Hậu quả ĐBG: Tuỳ thuộc vào vị trí và phạm vi biến đổi trong gen mà hậu quả ĐBG khác nhau.
 Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtít:
- Không đổi L; N của gen; có thể làm tăng 1 liên kết hiđrô; giảm 1 liên kết hiđrô hoặc không đổi
(Khi thay A - T → G - X sẽ tăng 1 LK hidrô
Khi thay G - X → A - T sẽ giảm 1 LK hidrô
Khi thay A - T → T - A
Khi thay G - X → X - G sẽ không đổi LK hidrô
- Chỉ làm biến đổi 1 bộ ba  có thể:
+ Không đổi axit amin trong prôtêin (Nếu bộ ba trước và sau đột biến cùng quy định 1 axit amin)
+ Thay đổi 1 axit amin trong prôtêin (Nếu bộ ba trước và sau đột biến quy định 2 axit amin khác nhau)
+ ĐB làm xuất hiện sớm mã kết thúc  chuỗi pôlipeptit ngắn lại…
 Đột biến thêm 1 cặp nuclêôtít:
- Làm L tăng 3,4(Ǻ); N tăng 2 (Nu); có thể tăng 2 liên kết hiđrô (A - T) ; hoặc 3 liên kết hiđrô (G- X)
- Làm biến đổi nhiều bộ ba  có thể làm thay đổi nhiều axit amin từ vị trí đột biến --> cuối cùng
 Đột biến mất 1 cặp nuclêôtít:
- Làm L giảm 3,4(Ǻ); N giảm 2 (Nu); có thể giảm 2 liên kết hiđrô (A - T); hoặc 3 liên kết hiđrô (G -X)
- Làm biến đổi nhiều bộ ba  có thể làm thay đổi nhiều axit amin từ vị trí đột biến --> cuối cùng
Lưu ý:
+ Trong 3 dạng ĐB điểm ĐB thay thế 1 cặp Nu là phổ biến nhất và ít gây hậu quả nhất.
Vì: Có thể xảy ra ngay cả khi không có tác nhân gây đột biến (do bazơ hiếm gây ra)
Thường ít gây hậu quả nghiêm trọng --> Được CLTN giữ lại
 Thay thế 1 cặp Nu là trường hợp phổ biến nhất
+ ĐBG càng xảy ra gần mã mở đầu thì ảnh hưởng càng lớn
ĐBG ở mã mở đầu --> không dịch mã --> Không có chuỗi pôlipeptit…
 ĐBG có thể có hại; có lợi hoặc trung tính (sinh học ngày nay cho rằng phần lớn trung tính)
- Giá trị thích nghi của thể đột biến phụ thuộc vào: MT sống và tổ hợp gen
T r a n g | 25

 Môi trường: MT cũ có thể có hại, nhưng MT mới lại có lợi.


 Tổ hợp gen: đồng hợp có thể có hại, dị hợp có thể có lợi.
Ví dụ:
Người bình thường hồng cầu HbAHbA: vận chuyển các chất tốt trong điều kiện bình thường
Người bị đột biến hồng cầu dạng hình liềm: HbSHbS (gây chết)
HbAHbS (Bệnh hồng cầu dạng liềm)
--> trong tổ hợp gen HbSHbS
Trong tổ hợp gen HbAHbS bệnh ,vận chuyển chất kém trong điều kiện bình thường.
--> Khi có dịch sốt rét ác tính:
HbAHbA: bị vỡ hồng cầu --> chết
HbAHbS : sống bình thường
* Bệnh hồng cầu hình liềm: do ĐBG làm thay thế 1 cặp A = T --> T = A ở bộ ba quy định axit amin thứ
6 trong gen β - Hemoglobin --> Làm thay thế Glutamic → Valin (gây hồng cầu dạng liềm)
2. Vai trò, ý nghĩa:
- ĐB là là nguyên liệu sơ cấp (khởi đầu ) của tiến hoá và chọn giống.
- ĐBG là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hoá và chọn giống.
Vì ĐBG phổ biến hơn ĐB NST
ĐBG ít gây hại hơn ĐB NST

Bài 5. NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST


I/. NHIỄM SẮC THỂ : NST là thể nhiễm màu sắc, khi ta nhuộm bằng thuốc nhuộm kiềm tính

1) Cấu trúc hoá học NST: Ở SV nhân thực; NST = ADN sợi kép, dạng thẳng + Prôtêin (histôn)
2) Cấu trúc hiển vi của NST: NST quan sát được rõ nhất ở Kì giữa của nguyên phân. (NST kép)
2 Cánh NST
Ví dụ: 1 NST dạng chữ V
Eo thứ cấp

Eo sơ cấp
(Tâm động)
Chú ý:
- Vùng đầu mút mỗi cánh NST: có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp NST không dính nhau và bảo vệ NST.
- Eo sơ cấp (tâm động) là nơi NST bám vào dây tơ vô sắc để di chuyển về các cực tế bào.
- Eo thứ cấp: là vùng tổng hợp rARN.

3) Cấu trúc siêu hiển vi NST:


- Đơn vị cấu trúc NST là: Nuclêôxôm; Mỗi nuclêôxôm gồm 8 phân tử histon dạng khối cầu được quấn
3
1
quanh bởi 1 đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit, quấn 4 vòng.
- Trong cấu trúc siêu hiển vi có nhiều cấp độ xoắn:
(1) Sợi cơ bản (11 nm) → (2) sợi nhiễm sắc (30nm)→ (3) Siêu xoắn (300nm)→ (4) Crômatít (700nm)
T r a n g | 26

-Nhờ việc đóng xoắn nhiều cấp độ khác nhau → Thông tin di truyền rất lớn được gói gọn trong
1 tế bào có kích thước rất nhỏ và giúp bảo vệ thông tin di truyền
4) CÁC LOẠI NST:
- NST thường: có n – 1 cặp NST tương đồng, mỗi cặp có 2 NST giống nhau (1 từ cha + 1 từ mẹ)
- NST giới tính: 1 giới có 2 NST giống nhau (XX) – giới đồng giao; 1 giới có 2 NST khác nhau (XY)
hoặc chỉ có 1 NST (XO) – giới dị giao.

5) Đặc trưng về NST: Mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái, cấu trúc.
- Trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST dạng 2n: mỗi cặp có 2 chiếc. Ví dụ: người 2n = 46, Rg: 2n = 8
- Trong tế bào sinh dục (giao tử): có bộ NST dạng đơn bội n. Ví dụ: 22 + X; 22 + Y

6) CHỨC NĂNG NHIỄM SẮC THỂ: Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền, điều hoà hoạt
động cuả gen thông qua các mức xoắn cuả NST.

II/. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST: chỉ làm thay đổi cấu trúc NST; không đổi số lượng NST
* Các dạng thường gặp

a. Mất đoạn NST


(Mất đoạn chứa gen D)

b. Lặp đoạn NST


(Lặp đoạn chứa các gen BC )

c. Đảo đoạn NST


(Đảo đoạn các gen BCD → DCB)

d. Chuyển đoạn NST


* Chuyển đoạn ở 1 NST
(Chuyển đoạn chứa các gen AB )
T r a n g | 27

* Chuyển đoạn tương hỗ 2NST


(thay đổi nhóm gen liên kết)

* Chuyển đoạn không tương hỗ


2 NST khác nhau
(thay đổi nhóm gen liên kết)

1. Khái niệm: Là sự sắp xếp lại các gen trên NST hoặc giữa các NST  làm thay đổi hình dạng và cấu trúc
của NST.
- Có 4 dạng: ①Mất đoạn NST, ②Lặp đoạn NST, ③Đảo đoạn NST và „Chuyển đoạn NST
- Các dạng ĐB cấu trúc NST không làm thay đổi về số lượng NST
2. Cơ chế phát sinh và hậu quả các dạng ĐB cấu trúc NST
a) Cơ chế phát sinh các dạng đột biến cấu trúc:

* Từ nhiễm sắc thể ban đầu (NST xoắn vòng thắt nút  đứt ra 1 đọan)
- Một đoạn NST tiêu biến   Mất đọan NST.

- Một đoạn NST quay 1800 và gắn lại   Đảo đọan NST

- Một đoạn NST gắn với vị trí mới   Chuyển đọan trên 1 NST.

* Trao đổi chéo lệch giữa 2 crômatit khác nguồn gốc cùng 1 cặp tương đồng trong kì đầu I giảm phân
 Mất đọan và Lặp đọan NST.

(2) mất đoạn chứa gen C và (3) Lặp đoạn có 2 gen C


* 2 NST ở 2 cặp khác nhau (khác cặp NST tương đồng), mỗi NST chuyển cho NST kia 1 đoạn
T r a n g | 28

 Chuyển đọan tương hỗ


* 2 NST ở 2 cặp khác nhau, chỉ 1 NST chuyển cho NST kia 1 đoạn  Chuyển đọan không
tương hỗ

b) Khái niệm và hậu quả các dạng đột biến cấu trúc NST
. Mất đoạn
 Khái niệm: Là dạng đột biến làm mất 1 đoạn NST (đoạn mất không có tâm động)
 Hậu quả:
- Mất đoạn NST lớn: làm giảm số lượng lớn các gen trên NST, làm mất cân bằng gen thường gây
chết, làm giảm sức sống, giảm sức sinh sản của sinh vật. (Là dạng: Gây hậu quả lớn nhất)
Ví dụ: Mất đoạn NST số 21 hoặc NST 22 sẽ gây bệnh ung thư máu ở người;
Mất đoạn NST số 5  gây hội chứng mèo kêu …
- Mất đoạn nhỏ: ít gây hại cho SV do đó được vận dụng loại bỏ gen không mong muốn ra khỏi NST.

. Lặp đoạn:
 Khái niệm: Là dạng đột biến làm một đoạn NST nào đó được lặp lại một hay nhiều lần trên NST.
 Hậu quả:
- Lặp đoạn làm tăng số lượng gen (lặp gen) tạo điều kiện đột biến gen phát sinh; lặp đoạn cũng gây mất
cân bằng hệ gen --> có hại
- Lặp đoạn có thể làm tăng hoặc làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Ví dụ:
*Ở lúa đại mạch lặp đoạn NST  làm tăng hoạt tính enzim amilaza. Có ý nghĩa trong sản xuất bia
(Tinh bột nhờ amilaza --> Mantôzơ --> Glucozơ --> C2H5OH + Hương vị bia (hoa Hublon) = Bia
( Tăng) (Tăng) (Tăng) (Tăng)
* Lặp đoạn 16A trên NST giới tính X ở ruồi giấm → ruồi mắt lồi thành mắt dẹt
(Ruồi giấm mắt nhiều mắt đơn --> khi mắt lồi thành dẹt giảm số lượng --> nhìn kém hơn)

. Đảo đoạn:
 Khái niệm: Là dạng đột biến làm một đoạn NST nào đó bị đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại, đoạn
đảo có thể chứa hoặc không chứa tâm động
 Hậu quả:
- Đảo đoạn làm thay đổi vị trí gen trên NST → một gen nào đó vốn đang hoạt động bình thường nay
chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc làm tăng; giảm mức độ hoạt động
- Đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản của sinh vật. (dạng này: Nói chung gây hậu quả ít nhất)
T r a n g | 29

. Chuyển đoạn: (Có thể diễn ra ở 1 NST hoặc giữa 2 NST khác cặp tương đồng)
 Khái niệm:
- Là dạng đột biến dẫn đến trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng hoặc làm thay đổi vị trí 1
đoạn NST nào đó trên cùng 1 NST.
- Khi một số gen chuyển sang NST khác (chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ) sẽ
dẫn đến thay đổi nhóm gen liên kết.
 Hậu quả:
- Đột biến chuyển đoạn lớn thường làm giảm sức sống; làm giảm khả năng sinh sản của sinh vật.
- Chuyển đoạn nhỏ ít gây hại  ứng dụng chuyển gen từ NST của loài này sang NST của loài khác.
Ví dụ: gây đột biến chuyển đoạn làm giảm khả năng sinh sản của côn trùng gây hại

Bài 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST


I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI (DỊ BỘI): thay đổi số lượng ở 1 hay vài cặp

1. Khái niệm thể lệch bội: Đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng
Các dạng thường gặp gồm: ① Thể khuyết nhiễm (thể không): 2n - 2; ②Thể đơn nhiễm (thể 1): 2n -
1;
③Thể tam nhiễm (thể ba): 2n + 1; „Thể tứ nhiễm (thể bốn): 2n + 2
2. Cơ chế phát sinh: 1 hay 1 số cặp NST nhân đôi nhưng không phân li
- Tế bào sinh giao tử (2n): GP bình thường tạo giao tử (n)
1 cặp NST không phân li giao tử: (n + 1) và (n - 1).
- Qua thụ tinh giữa:
Giao tử (n - 1) và giao tử (n) → Hợp tử (2n - 1): thể 1 nhiễm
Giao tử (n + 1) và giao tử (n) → Hợp tử (2n + 1): thể 3 nhiễm

* Lưu ý
Tế bào (Aa) GP bình thường tạo giao tử : ½ A và ½ a
Không phân li Giao tử: ½ Aa và ½ O (GP lần I)
Giao tử: ¼ AA, ¼ aa; 2/4 O (GP lần II)
3. Hậu quả thể lệch bội:
- Lệch bội gây mất cân bằng hệ gen các thể lệch bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm
khả năng sinh sản …
- Lệch bội xảy ra cả động vật và thực vật; nhưng động vật hậu quả nghiêm trọng hơn
 Ví dụ: Ở người có các bệnh tật hội chứng do lệch bội là
T r a n g | 30

-Ở NST thường: Hội chứng Đao (3NST số 21), Hội chứng Patô (3NST số 13 hoặc 15); Hội chứng
Etuôt (3NST số 16 hoặc 18)
- Ở NST giới tính: Hội chứng Tớcnơ (XO); Hội chứng siêu nữ (XXX); Hội chứng Claiphentơ (XXY);
Hội chứng Jacop (XYY)
 Ở thực vật: lệch bội thường gặp ở chi Cà và chi Lúa. Cà độc dược 2n = 24, người ta phát hiện có 12 dạng
thể ba tạo 12 dạng quả khác nhau
Hội chứng Đao (2n + 1 = 47) Hội chứng Pato (2n + 1 = 47) Hội chứng Et uôt (2n + 1 = 47)
3 NST số 21 3 NST số 13 3 NST số 18

Hội chứng Clai phentơ (XXY) Hội chứng Tớcnơ (XO)

II. THỂ ĐA BỘI: xảy ở tất cả các cặp NST


Có 2 dạng:
Tự đa bội: tăng số lượng NST ở tất cả các cặp 2n thành (3n, 4n, 5n, 6n …)
Dị đa bội: mang bộ NST của nhiều loài
2nA + 2nB: song nhị bội; 2nA + 2nB + 2nc: tam nhị bội; …

1). Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội:


T r a n g | 31

a. Khái niệm:
- Đột biến làm tăng số lượng NST ở tất cả cặp NST và thể đa bội có số lượng NST lớn hơn 2n (3n, 4n,
…)
- Có 2 loại là: Đa bội chẵn (4n, 6n…) và Đa bội lẻ (3n, 5n…)
b. Cơ chế phát sinh: Tất cả các NST đã tự nhân đôi nhưng không phân ly
 Trong nguyên phân:
- Từ dạng 2n khi đa bội hóa trở thành dạng 4n (thường dùng hóa chất Cônsixin ở pha G2)
- Nếu hợp tử (2n) khi đa bội hóa sẽ tạo cây 4n
- Tế bào 2n ở đỉnh sinh trưởng khi đa bội hóa sẽ tạo cành 4n trên cây 2n
 Trong giảm phân:
- Tế bào sinh giao tử (2n) khi giảm phân bình thường  giao tử (n)
- Tế bào sinh giao tử (2n) khi giảm phân tất cả các cặp NST không phân li  giao tử (2n)
 Qua thụ tinh giữa:
- Giao tử (2n) và giao tử (2n)  Hợp tử 4n (cơ thể tứ bội)
- Giao tử (2n) và giao tử (n)  Hợp tử 3n (cơ thể tam bội)…

2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội (song nhị bội)
a. Khái niệm: Là cơ thể mang 2 bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau trong 1 tế bào.

b. Cơ chế phát sinh:


- Do lai xa (lai 2 loài) kết hợp với đa bội hóa

- Trong Công nghệ tế bào: có thể tạo thể song nhị bội bằng Dung hợp tế bào trần (Lai TB sinh dưỡng):
3. Hậu quả và vai trò của thể đa bội:
- Thể đa bội có tế bào sinh dưỡng to, cơ quan sinh dưỡng lớn, cơ thể sinh trưởng nhanh mạnh, kéo dài,
sức chống chịu tốt… Ví du: củ cải đường 4n tế bào to, hàm lượng đường … hơn củ cải 2n, dâu tằm (3n) lá
to dày hơn dạng 2n… → Ứng dạng trong SX: gây đa bội ở cây thu hoạch cơ quan sinh dưỡng.
T r a n g | 32

- Đa bội chẵn (4n, 6n…) có sinh sản hữu tính (có hạt) nhưng kém dạng 2n, Đa bội lẻ (3n, 5n …) hầu như
không sinh sản hữu tính (không hạt). → Ứng dạng trong SX: gây đa bội ở cây ăn trái; không gây đa
bội ở cây lấy hạt
- Đa bội khá phổ biến ở thực vật, nhưng ít gặp ở động vật.
- Đa bội là phương thức hình thành loài mới nhanh chóng và phổ biến ở thực vật

Lưu ý:
① Cách viết giao tử
* Cây 4n hoặc 2n + 2:
Vẽ tứ giá lấy 4 đỉnh và 2 đường chéo của tứ giác --> giao tử 2n ( hoặc n + 1)
* Cây 3n hoặc 2n + 1:
Vẽ tứ giá lấy 3 đỉnh và 3 cạnh của tam giác --> giao tử n và 2n ( hoặc n + 1).
T r a n g | 33

②Suy nhanh tỷ lệ các kiểu gen từ tổ hợp giao tử của phép lai cây 4n
* 36 tổ hợp → TLKG là : 1 : 8 : 18 : 8 : 1
* 12 tổ hợp → TLKG là : 1 : 5 : 5 : 1
* 6 tổ hợp → TLKG là : 1 : 4 : 1
* 4 tổ hợp → TLKG là : 1 : 2 : 1

Bài 7. Hướng dẫn cách giải các bài tập chương I.


 Nhận dạng ĐBG (ĐB điểm):
- ĐBG không đổi (L, N)  Dạng ……………………. 1 cặp Nu.
+ Nếu LK hiđrô không đổi  Thay thế ……..…………… hoặc …….……………….
+ Nếu LK hiđrô tăng 1 liên kết  Thay thế …………..……………………
+ Nếu LK hiđrô giảm 1 liên kết  Thay thế …………..……………………
- ĐBG tăng chiều dài 3,4Ǻ hoặc tăng 2Nu )  Dạng ……….…….. 1 cặp Nu.
+ Nếu LK hiđrô tăng 2 liên kết  Dạng …… ……………...….…1 cặp Nu.
+ Nếu LK hiđrô tăng 3 liên kết  Thay thế ………………………1 cặp Nu.
- ĐBG giảm chiều dài 3,4Ǻ hoặc giảm 2Nu )  Dạng ……..….…. 1 cặp Nu.
+ Nếu LK hiđrô giảm 2 liên kết  Thay thế …………………..…1 cặp Nu.
+ Nếu LK hiđrô giảm 3 liên kết  Thay thế ……………….…….1 cặp Nu.
 Nhận dạng đột biến cấu trúc NST
- Số lượng gen không đổi  có thể …….. hoặc ………….. đoạn ở 1NST.
+ Khi trật tự gen ở 1 đoạn bị đảo ngược  ………………………………
+ Khi vị trí các gen ở 1 đoạn thay đổi  …………………………………
- Số lượng gen đã có tăng lên  Dạng……………….... đoạn ở 1NST.
- Số lượng gen bị giảm đi  Dạng……………….... đoạn ở 1NST.
- Khi xuất hiện các gen mới ở NST  Dạng…………….... đoạn ở 2 NST.
Chú ý: Ta bỏ các đoạn giống nhau, quan sát ở các đoạn khác nhau
 Bài tập lệch bội
- Tính số NST ở 1 thể lệch bội: Dựa công thức dạng lệch bội và bộ NST lưỡng bội
Ví dụ: Đậu Hà lan 2n = 14  Số NST ở thể 1 là 2n – 1 = 13, Thể 3 nhiễm là 2n + 1 = 15…
1 2 n(n −1)
- Số loại lệch bội đơn = C n = n loại và Số loại lệch bội kép = C n = loại.
2
- Bộ NST 2n , ở mỗi cặp NST xét 1 cặp gen có 2 alen.
1 1
+ Số KG thể không nhiễm = C n × 3n – 1 +
Số KG thể 3 nhiễm = C × 4× 3n – 1
n
1 1
+
Số KG thể 1 nhiễm = C × 2× 3n – 1 +
Số KG thể 4 nhiễm = C × 5× 3n – 1
n n
 Bài tập đa bội
- Giao tử cây 4n: Vẽ tứ giác và chọn 4 cạnh + 2 đường chéo  giao tử dạng 2n.
Ví dụ: cây AAaa  Giao tử : ……………………………………………………………..
Cây Aaaa  Giao tử : ………………………………………………………………
- Phân bố tỷ lệ các kiểu gen:
T r a n g | 34

+ Khi đời con có 36 tổ hợp giao tử  TLKG là: ………………………………………………….


+ Khi đời con có 12 tổ hợp giao tử  TLKG là: ………………………………………………….
+ Khi đời con có 6 tổ hợp giao tử  TLKG là: ………………………………………………….
+ Khi đời con có 4 tổ hợp giao tử  TLKG là: ………………………………………………….
+ Khi đời con có 2 tổ hợp giao tử  TLKG là: ………………………………………………….
 Từ tỷ lệ KG của 1 phép lai ta có thể suy ra: Sô loại kiểu gen và Tỷ lệ các kiểu hình.
- Nhận dạng kiểu đa bội:
+ Chia số NST cho bộ đơn bội (n)  …………………………………..(Đa bội lẻ)
+ Chia số NST cho bộ đơn bội (n)  …………………………………..(Đa bội chẵn).

 Vận dụng
Bài 1: Một gen có 4800 liên kết hidrô và A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hidrô
và khối lượng 108.104 đvC.
a) Xác định dạng đột biến gen. .......................................................................................................
b) Số Nu mỗi loại của gen đột biến là: A = T = …………………. ; G = X = ………………..
…….
Bài 2 : Gen B có G = 390 và có 1670 liên kết hiđrô bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài không
đổi so với gen B nhưng kém 1 liên kết hiđrô.
a) Xác định dạng đột biến gen ..........................................................................................................
b) Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến (b) là: A = T = …….……. ; G = X = ………..……….

Bài 3 : Gen D có A = 600 và có 3900 liên kết hiđrô bị đột biến thành gen d. Gen d có chiều dài và
liên kết hiđrô không đổi so với gen D.
a) Xác định dạng đột biến gen ..........................................................................................................
b) Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến (d) là: A = T = …….……. ; G = X = ………..……….

Bài 4 : NST bình thường có các gen trên 1 NST như sau: ABCD*HKM.
a) NST đột biến có trình từ gen là ABKH*DCM Dạng ĐB..........................................................
b) NST đột biến có trình từ gen là AD*HKBCM Dạng ĐB..........................................................
c) NST đột biến có trình từ gen là AD*HKM Dạng ĐB..............................................................
d) NST đột biến có trình từ gen là ABCBCD*HKM Dạng
ĐB.......................................................

Bài 5: Ở một loài động vật, người ta phát hiện NST số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau
do kết quả của đột biến đảo đoạn là: (1) ABCDEFG; (2) ABCFEDG; (3) ABFCEDG; (4) ABFCDEG. Giả
sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
……………………………..
Bài 6: Ở cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24
a). Tính số lượng nhiễm sắc thể ở:
- Thể không nhiễm: …………………………….. - Thể tứ nhiễm: …………………………………
- Thể một nhiễm: ………………………………. - Thể tam bội: …………………………………...
- Thể tam nhiễm: ……………………………….. - Thể tứ bội: ……………………………………..
b). Tính số loại.
- Tam nhiễm đơn của loài ………………………… Số loại tam nhiễm kép của loài ……………..
Bài 7: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do
đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba
này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét? ……………..………………………………
Bài 8: Xác định giao tử của các kiểu gen sau:
a) Aa → ......................................................... b) AAaa → ....................................................
T r a n g | 35

c) Aaaa → ..................................................... d) AAAa → ....................................................


Bài 9: Ở cà chua, A: quả đỏ trội hoàn toàn so với a : quả vàng. Cho các cây (P) dạng 4n giao phối.
a) (P): AAaa × AAaa → TLKG ở F1 là: .................................................................................................................
TLKH ở F1 là: ..............................quả đỏ: .....quả vàng
b) (P): AAaa × Aaaa → TLKG ở F1 là: .................................................................................................................
TLKH ở F1 là: ..............................quả đỏ: .....quả vàng
c) (P): AAaa × aaaa → TLKG ở F1 là: .................................................................................................................
TLKH ở F1 là: ..............................quả đỏ: .....quả vàng
d) (P): Aaaa × Aaaa → TLKG ở F1 là: .................................................................................................................
TLKH ở F1 là: ..............................quả đỏ: .....quả vàng.

Chương II: QUY LUẬT DI TRUYỀN.


Bổ sung kiến thức chương II: MỘT SỐ KHÁI NIỆM – KÍ HIỆU CẦN BIẾT
Tính trạng :
* Tính trạng: là tất cả biểu hiện về hình thái, sinh lý…ở sinh vật; giúp ta phân biệt các sinh vật .
* Tính trạng trội - tính trạng lặn:
- TT trội: tính trạng lấn át được tính trạng tương ứng, biểu hiện kiểu hình khi KG đồng hợp trội và dị hợp.
- TT lặn : tính trạng bị tính trạng trội tương ứng lấn át, chỉ biểu hiện kiểu hình khi kiểu gen đồng hợp lặn .
Ví dụ: gen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng.
AA và Aa : hoa đỏ  Tính trạng hoa đỏ là trội hòan tòan so với hoa trắng.
aa : hoa trắng
* Tính trạng trung gian: là tính trạng hình thành khi gen trội không lấn át hòan tòan gen lặn ; biểu hiện kiểu
hình trung gian khi kiểu gen dị hợp.
* Lưu ý ở tính trạng trung gian:
- Dựa vào kiểu hình ta có thể suy ra kiểu gen.
- Mọi phép lai đều thu được TLKG = TLKH.
 Alen – cặp gen alen
 Alen :
- Những trạng thái khác nhau của một gen được gọi là alen.
Ví dụ : Màu hoa do hai alen quy định, alen A : hoa đỏ và alen a : hoa trắng
Gen quy định nhóm máu người có 3 alen là IA, IB ; IO…
- Các alen hình thành do ĐBG (thêm, mất, thay thế hoặc đảo vị trí 1 hay một số cặp Nu).
 Cặp gen alen :
- Hai alen giống nhau hoặc khác nhau của một gen gọi là cặp alen. Ví dụ : AA ; aa ; Aa
- Khi cơ thể mang 2 alen giống nhau  gọi là cặp alen đồng hợp tử (AA, aa)
- Khi cơ thể mang 2 alen khác nhau  gọi là cặp alen dị hợp tử (Aa)
 Kiểu gen – Kiểu hình
 Kiểu gen: Là tất cả các gen của một cá thể sinh vật. Thực tế khi nói đến kiểu gen người ta nói đến 1 vài gen
liên quan đến các tính trạng đang xét.
 Kiểu hình: Là tất cả các đặc tính, tính trạng của một cá thể sinh vật. Thực tế khi nói đến kiểu hình người ta
nói đến 1 vài tính trạng liên quan đang xét.
Ví dụ : Kiểu gen của cây đậu Hà lan : AaBB
Kiểu hình của cây đậu Hà làn : Hạt vàng, vỏ trơn
 Thể đồng hợp – Thể dị hợp
 Thể đồng hợp (cơ thể thuần chủng) :
- Cơ thể 2n : các gen đều có alen giống nhau.
Ví dụ : AA, aa, AABB, AAbb, aaBB, aabb…
- Tính trạng giữ ổn định (không đổi) qua các thế hệ khi tự thụ phấn.
- Thể đồng hợp tạo bằng lai gần: tự thụ phấn, giao phối cận huyết và nuôi cấy hạt phấn và đa bội hóa.
 Thể dị hợp (cơ thể không thuần chủng) : có ít nhất 2 alen khác nhau ở một gen nào đó.
T r a n g | 36

Ví dụ : Ví dụ : Aa, AaBB, AABb, Aabb, aaBb, AaBb…


 Lai phân tích và lai thuận nghịch
 Lai phân tích: Lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định KG với cơ thể đồng hợp lặn
Ví dụ : P : (A -) × aa ; (A –, B –) × (aa, bb)
 Lai thuận – nghịch: Gồm hai phép lai, người ta thay đổi vị tính trạng trạng của cha và mẹ
Ví dụ : Lai thuận P : ♀ Hoa đỏ × ♂ hoa trắng ; Lai nghịch P : ♀ Hoa trắng × ♂ hoa đỏ;
Các kí hiệu cần biết
 P : Cha, mẹ; Ptc : cha mẹ thuần chủng
 F : con (F1 là con của P ; F2 là con của F1 ; F3 là con của F2…)
 FB hoặc Fa: con của phép lai phân tích.
 G: giao tử (Gp: giao tử của P; GF1: giao tử của F1 …
 ♂: đực; ♀: cái
 ×: kí hiệu lai giống…

Bài 8. QUY LUẬT PHÂN LI


I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN CỦA MENDEN
1) Đối tượng nghiên cứu : Cây ………………………………….(Pisum sativum, 2n = 14).

2) Phương pháp nghiên cứu di truyền của Men Đen:


a) Tên gọi: ……………………………………………………………………………………………....
b) Phương pháp nghiên cứu gồm 4 bước như sau:
 Bước 1: Tạo các ……………………………….. tương phản bằng ……………………. qua nhiều thế hệ.
 Bước 2: Lai ………………………………………………. về 1 vài tính trạng tương phản, phân tích kết
quả lai ở đời con cháu (F1, F2, …)
 Bước 3: Dùng …………………………………. để phân tích kết quả lai và đưa ra giả thuyết để giải
thích.
 Bước 4: Tiến hành …………………………… để kiểm chứng giả thuyết.

3) Thí nghiệm lai một tính trạng:


 PTC: Hoa đỏ ¿ Hoa trắng → F1: 100% hoa đỏ → F2¿ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
 Giải thích: Đậu Hà lan hoa đỏ thuần chủng kiểu gen là: AA và Đậu Hà lan hoa trắng kiểu gen là: aa
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

II. QUY LUẬT PHÂN LI MEN ĐEN


1) Nội dung: Mỗi tính trạng đều do …………………………. quy định, 1alen ….……. từ cha, 1alen ……….
từ mẹ; Trong tế bào, các alen tồn tại riêng rẽ. Khi GP bình thường mỗi alen trong cặp sẽ phân li về 1 giao tử
 Bản chất QL phân li: là …………………….………… các alen về giao tử trong giảm phân

2) Để kiểm tra KG cơ thể mang tính trội: Men đen đã dùng phép lai………..……..….. (A - × aa)
3) Điều kiện nghiệm đúng cơ bản QL phân li: ………………………………………………………………..
* Lưu ý: Khi alen A trội hòan tòan so với alen a. Các phép lai cơ bản
 P: AA × AA ;  P: AA × aa và  P: aa × aa  F1 nhận được 1 loại KG và 1 loại KH.
 P: Aa × aa  F1 nhận được 2 loại KG và 2 loại KH.
T r a n g | 37

 P: AA × Aa  F1 nhận được 2 loại KG và 1 loại KH.


 P: Aa × Aa  F1 nhận được 2 loại KG và 1 loại KH.
 P: Aa × AA ( hoặc Aa; hoặc aa)  F1 đều nhận được 50% đồng hợp và 50% dị hợp.
III. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT: (GV hướng dẫn sau ở phần BT nâng cao, mở rộng)
1) Hiện tượng đồng trội. Nhiều alen trội ngang nhau và cùng trội so với alen lặn
2) Hiện tượng trội – lặn không hoàn toàn (Mỗi kiểu gen quy định 1 kiểu hình)
3) Hiện tượng gây chết (Chết ở trạng thái đồng hợp trội hoặc lặn)
4) Hiện tượng ảnh hưởng của giới tính lên biểu hiện tính trạng.

Bài 9. QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP


I. LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG:
1) Thí nghiệm: Ptc: Hạt vàng, vỏ trơn ¿ hạt xanh, vỏ nhăn
F1: 100% hạt vàng, vỏ trơn
F2 ≈ 9 hạt vàng, vỏ trơn: 3 hạt vàng, vỏ nhăn : 3 hạt xanh, vỏ trơn : 1 hạt xanh, vỏ nhăn.
2) Giải thích :
* Phân tích và Nhận xét kết quả thí nghiệm:
- Khi xét riêng từng tính trạng: F1: 100% KH trội, F2 ≈ 3 trội : 1 lặn. (Theo đúng QL phân li)
- Khi xét chung cả hai tính trạng : 100% Tr – Tr ; F2 : 9:3: 3: 1 (Kết quả = Tích xét riêng).
→ Khi nghiên cứu với nhiều tính trạng KQ chung vẫn bằng tích các KQ xét riêng → Có sự PLĐL với nhau.
* SƠ ĐỒ LAI
- F1 : 100% hạt vàng, vỏ trơn → Đây là các tính trạng trội.
- Quy ước: A: hạt vàng > a: hạt xanh ; B: vỏ trơn > b : vỏ nhăn
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………….
II. QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP:
1) ND quy luật PLĐL: Các ………………… quy định các tính trạng nằm trên các ……………………… khác
nhau sẽ …………………………… với nhau trong giảm phân hình thành giao tử (KQ chung = tích KQ riêng)
 Bản chất QL phân li độc lập: sự PLĐL của …………………………. trong giảm phân hình thành giao tử.
2) Điều kiện nghiệm đúng cơ bản nhất của PLĐL: …………………………………………………………..
3) Ý nghĩa của PLĐL:
- Cho phép dự đoán đựơc kết quả phân li ở đời sau
- Tạo nguồn biến dị tổ hợp, đa dạng phong phú; là nguyên liệu thứ cấp của chọn giống và tiến hoá.
T r a n g | 38

III. CÔNG THỨC TỔNG QUÁT.


Xét F1 có n cặp gen dị hợp quy định n cặp tính trạng, các tính trạng đều trội – lặn hoàn toàn tự thụ phấn
1) Công thức tổng quát
Số loại giao Số tổ hợp nhận Số loại kiểu gen Tỷ lệ phân li Số loại kiểu hình Tỷ lệ phân li kiểu
tử của F1 ở F2 nhận ở F2 kiểu gen ở F2 nhận ở F2 hình ở F2
2n 4n 3n (1: 2: 1)n 2n (3:1)n
2) Lưu ý: (GV sẽ hướng dẫn ở phần Bài tập)
* Giao tử : Theo sơ đồ phân nhánh hoặc xét riêng từng gen lấy tích xét riêng.
* Bài toán: - Xét riêng và nhân lại  kết quả

Bài 10. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN.
I. TƯƠNG TÁC GEN:

1) Khái niệm: Hiện tượng …………………..…………….. PLĐL cùng quy định ……………….………..

(Thực chất: sản phẩm của nhiều gen tương tác quy định 1 tính trạng)

Có 3 kiểu tương tác với tỷ lệ đặc trưng là:

a) Tương tác ……………………….; Tỷ lệ đặc trưng: …..……; …….………. và …………….…………..…

b) Tương tác ……………………….; Tỷ lệ đặc trưng: …..…… …….………. và …………….…………..…

c) Tương tác ……………………….; Tỷ lệ đặc trưng: …..……..…;.………………. và …………………..…

2) GIẢI THÍCH:
Ví dụ: Thí nghiệm ở đậu thơm, PTC: Hoa đỏ ¿ hoa trắng→ F1: 100% hoa đỏ→ F2¿ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng

* Giải thích bằng phân tích di truyền

 F2 Nhận được 9+7 = 16 tổ hợp  F1 (AaBb – hoa đỏ)  4 loại giao tử.
F1 x F1: AaBb × AaBb  F2: 9A – B – : 3A – bb: 3aaB –: 1aabb
hoa đỏ hoa đỏ 9 Hoa đỏ : 7 Hoa trắng
 PTC: AABB × aabb  F1: 100%AaBb
Hoa đỏ Hoa trắng Hoa đỏ
Như vậy:
Sự tương tác bổ sung giữa 2 gen trội A và B  hoa đỏ hay (A – B – : hoa đỏ).
Không có tương tác bổ sung 2 gen trội A và B  hoa trắng hay (A – bb; aaB – và aabb: hoa
trắng)
* Giải thích bằng phân tích hoá sinh:
Gen A Gen B

Enzim 1 enzim 2

Chất A (trắng) Chất B (trắng) Sản phẩm P (Sắc tố đỏ).


T r a n g | 39

Gen A quy định việc tổng hợp enzim 1 (enzim chuyển hoá chất A  chất B).
Gen B quy định việc tổng hợp enzim 2 (enzim chuyển hoá chất B  sản phẩm P).
 (A – B – ): tạo được cả enzim 1 và enzim 2  Hoa đỏ (quá trình diễn ra như sơ đồ trên).
A –bb; aaB –; aabb : không tạo đủ 2 loại enzim 1 và enzim 2 nên không tạo ra sản phẩm P  Hoa trắng

II. MỘT GEN CHI PHỐI NHIỀU TÍNH TRẠNG

 Một gen có thể đồng thời qui định sự hình thành nhiều tính trạng – Gen đa hiệu
(Thực chất sản phẩm 1 gen cùng quy định nhiều tính trạng).
 Ví dụ: Ruồi giấm khi đốt thân dài, lông mềm, đẻ nhiều và đốt thân ngắn, lông cứng, đẻ ít  Các
tính trạng kích thước đốt thân, độ mềm của lông, số lượng trứng đều do 1 gen quy định.

Bài 11. LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN


I. THÍ NGHIỆM CỦA MORGAN:
1) Đối tượng thí nghiệm: …………………….…………………. (Drosophilla melanogaster, 2n = 8)
2) Thí nghiệm:
Ptc: Thân xám, cánh dài ¿ Thân đen, cánh ngắn → F1 100% thân xám – cánh dài.
Lai phân tích ruồi giấm F1
 Lai phân tích ruồi ♂ F1  Fa : 50% thân xám, cánh dài: 50% thân đen, cánh ngắn.
 Lai phân tích ruồi ♀ F1  Fa: 41,5% thân xám, cánh dài:
41,5% thân đen, cánh ngắn:
8,5% thân xám, cánh ngắn:
8,5% thân đen, cánh dài.
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
* Giải thích:
AB
- Ruồi giấm ♂ F1 ( ab ) không có trao đổi chéo (do giới tính) → giao tử : 50% AB : 50% ab
AB
- Ruồi giấm ♀ F1 ( ab ) có trao đổi chéo, f = 17% → giao tử: 41,5% AB; 41,5% ab; 8,5% Ab; 8,5% aB

II. QUY LUẬT


1) Liên kết gen:
- Các gen nằm ở 1 NST di truyền cùng nhau tạo thành ………………… liên kết và mỗi loài có …… nhóm
- Số nhóm gen liên kết = số NST trong …………………. của loài = Số nhóm tính trạng liên kết.
Ví dụ: Ruồi giấm 2n = 8 → ……………. nhóm gen liên kết…
T r a n g | 40

2) Hoán vị gen:
- Hai gen alen ở 1 cặp NST tương đồng có thể HVG, do sự bắt cặp TĐC giữa 2 trong 4 crômatit ở kì đầu I.
- HVG có thể tuỳ loài, tuỳ giới…; các gen trên 1 NST càng xa nhau thì tần số HVG càng cao và ngược lại
- Tần số HVG (f) ≤ ……….% (không vượt quá 50%)
3) Ý nghĩa:
a) LKG: - Làm hạn chế ………………………….; đảm bảo sự di truyền bền vững của các nhóm tính trạng.
- Nhờ LKG, trong chọn giống ta có thể chọn được các giống với nhiều đặc điểm quý đi cùng nhau.
b) HVG: - Làm tăng ……………………………….  có ý nghĩa với chọn giống và tiến hoá
- Tạo điều kiện cho các gen quý có điều kiện gặp gỡ tạo thành nhóm gen liên kết.
IV. BẢN ĐỒ DI TRUYỀN:
1) Bản đồ gen (Bản đồ di truyền):
- Là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trong nhóm gen liên kết
- Bản đồ gen được lập cho từng cặp NST tương đồng (từng nhóm gen liên kết).
Đơn vị tính: Một đơn vị bản đồ (1 đơn vị Morgan) = 100cM và 1 cM = 1% hoán vị gen.
2) Ý nghĩa:
- Nhờ bản đồ gen người ta tiên đoán được tính chất di truyền của các tính trạng do các gen qui định.
- Nhờ bản đồ gen, người ta rút ngắn được thời gian chọn đôi giao phối tạo được giống mới theo ý muốn.
Bài 12. DT LK VỚI GIỚI TÍNH - DT NGOÀI NHÂN
I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
1). NST GIỚI TÍNH VÀ CƠ CHẾ TẾ BÀO HỌC XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH BẰNG NST
 NST giới tính:
 Là NST chứa gen quy định tính …………………….. và chứa cả gen quy định các tính trạng thường
 Cặp NST giới tính: thông thường 1 giới là ……… (giới đồng giao) và 1 giới là ……….. hoặc ………..
(giới dị giao) tùy từng loài. Ví dụ: ở người nam (XY), nữ (XX) và gen quy định tính ♂ trên Y.
 Giữa X và Y có đoạn tương đồng (gen giống nhau) và có cả đoạn không tương đồng (Gen ≠ nhau).
 Cơ chế xác định giới tính bằng NST:
 Một số kiểu NST giới tính:
 Ở người, Thú, Ruồi giấm ♂ (…..….), ♀ (……….).  Chấu chấu, bọ xít, rệp…♂ (…….) và ♀ (………)
 Chim, bò sát, ếch, cá, bướm … ♂ (….…), (……).  Bọ nhạy: ♂ (….…..) và ♀ (………)
 Cơ chế xác định giới tính bằng NST:
 Giới …………. cho 2 loại giao tử với tỷ lệ 1: 1 và giới ………………….. cho 1 loại giao tử  ♂ : ♀ ≈ 1: 1
 Giới ………………………. sẽ là giới quyết định giới tính đời con.
Ví dụ: Ruối giấm (P): ♂ XY × ♀ XX
Gp: (1X: 1Y) (X)
F1: 1♀XX : 1♂XY
2). DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH (gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính)
A. Gen trên NST giới tính X (vùng không tương đồng với Y):
 Lai thuận: Ptc:♀ Mắt đỏ ¿ ♂ Mắt trắng  F1: 100% mắt đỏ  F2: 3 Mắt đỏ: 1 trắng (toàn ♂)
 Lai nghịch: Ptc:♀ Mắt trắng ¿ ♂ Mắt đỏF1: 1♀ đỏ: 1 ♂ trắng  F2:1♀ đỏ : 1♀ trắng: 1♂ đỏ: 1♂ trắng.
 Giải thích: F1: 100% mắt đỏ  A: mắt đỏ > a: mắt trắng và gen trên X (biểu hiện khác ở 2 giới)
 Lai thuận (P): ♀ XAXA × ♂XaY  F1: 1.…....: 1…..… F2: 1….…: 1………: 1….…: 1………

 Lai nghịch (P): ♀ XaXa × ♂XAY  F1: 1.…....: 1…..… F2: 1….…: 1………: 1….…: 1………

 Kết Luận: Gen trên X không có alen trên Y


 Phép lai thuận – nghịch cho kết quả ………………….; Tính trạng biểu hiện ……………….. ở 2 giới.
 Tuân theo QLDT ……………… (Cha truyền gen cho ……………..; mẹ truyền gen cho ……………..)
 Một số bệnh di truyền do gen lặn trên X ở người: …………………..….., ……………………………..…
T r a n g | 41

B. Gen trên Y (vùng không tương đồng với X)


 Phần lớn ở các loài trên Y không mang gen, chỉ 1 số ít loài mang gen.
Ví dụ: ở người phát hiện 78 gen trên Y; chẳng hạn: Tật dính ngón tay 2 và 3; chùm lông ở ráy tai …
 Gen trên Y chỉ biểu hiện ở giới ………… và QLDT …………..cho giới XY.

II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN (TẾ BÀO CHẤT).


1/. Thí nghiệm của Coren (1909): thí nghiệm ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa)
 Lai thuận : P: ♀ lá đốm x ♂ lá xanh  F1 : 100% lá đốm
 Lai nghịch: P: ♀ lá xanh x ♂ lá đốm  F1 : 100% lá xanh
2/. Nhận xét – giải thích:
 Phép lai thuận - nghịch cho kết quả …………………….và con có kiểu hình …………………………
 Giải thích: Trong hợp tử, gen ở tế bào chất (ti thể, lạp thể) chỉ nhận từ mẹ, không nhận từ cha

Bài 13: THƯỜNG BIẾN (MỀM DẺO VỀ KIỂU HÌNH)


I. Mối quan hệ Kiểu gen – Môi trường – Kiểu hình
 Kiểu gen quy định kiểu hình. Ví dụ: Hoa liên hình
PTC: AA (Hoa đỏ) ¿ aa (hoa trắng)  F1: 100% (Aa) hoa đỏ  F2 : 3 hoa đỏ (3A-): 1 hoa trắng (1aa).
 Môi trường quy định kiểu hình
 Hoa liên hình: kiểu gen AA trồng ở 200C  hoa đỏ; trồng ở 350C  hoa trắng
 Hoa liên hình: kiểu gen aa trồng ở 200C  hoa trắng và trồng ở 350C  hoa trắng
 Kết luận:
 Cha mẹ không truyền cho con các …………… có sẵn mà truyền ………… cho con để quy định kiểu hình.
 Kiểu hình nhận được ở con là kết quả tương tác giữa ………………… và ……………………….
II. Thường biến – đặc điểm thường biến:
1) Khái niệm:
 Thường biến là những biến đổi về ……………… của 1.………….….. tương ứng với thay đổi ngoại cảnh.
 Ví dụ: trời lạnh ta nổi da gà, da tím tái…; trời nóng đổ mồ hôi; mặt đỏ…
2) Đặc điểm của thường biến:
 Không thay đổi về ………………….; chỉ thay đổi về ………………… nên không di truyền được.
 Biểu hiện ………………… mọi cá thể, theo ……………… xác định tương ứng với ngoại cảnh.
 Có lợi cho SV, giúp SV ………………………… với những thay đổi của môi trường
III. Mức phản ứng của kiểu gen
1. Khái niệm:
 Ví dụ: Giống lúa X điều kiện chăm sóc tốt như nhau
 Trồng ở đồng bằng Bắc bộ cho năng suất 8 tấn/ha
 Trồng ở trung bộ cho năng suất 6 tấn/ha.
 Trồng ở đồng bằng Nam bộ cho năng suất 10 tấn/ha.
 Tập hợp năng suất 6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha gọi là mức phản ứng về năng suất giống lúa X.
 Mức phản ứng của 1 KG: Là tập hợp các kiểu hình của 1 KG tương ứng với các môi trường khác nhau.
2. Đặc điểm:
 Mức phản ứng do ………………. quy định nên …………………………………….
 Các …………………… khác nhau có mức phản ứng khác nhau; ngay trong 1 KG ……………… khác
nhau cũng có mức phản ứng khác nhau.
T r a n g | 42

 Tính trạng ………………….. có mức phản ứng rộng ……………………… quy định, phụ thuộc nhiều
vào ngoại cảnh.
 Các tính trạng ………………. có mức phản ứng hẹp, …………………….. quy định, ít chịu ảnh hưởng
của MT
3. Phương pháp xác định mức phản ứng:
 Bước 1: Tạo các cơ thể có ………………………………………………………………………….
 Bước 2: Nuôi, trồng …………………………ở môi trường………………………………………..
 Bước 3: Tập hợp các kiểu hình thu được ở các môi trường nuôi trồng khác nhau đó  ta sẽ xác
định được …………………………………….

Bài 14 -15. VẬN DỤNG QL DI TRUYỀN MEN ĐEN


A. Bài tập vận dụng QL Phân li:
Bài 1. Ở cà chua A: quả đỏ là trội hòan tòan so với a: quả vàng. Xác định TLKG – LTKH ở F1
a) P: AA × aa → TLKG ở F1: ........................... b) P: Aa × aa → TLKG ở
F1: ..................................
TLKH ở F1: ........................... TLKH ở F1: ..................................
c) P: Aa × Aa → TLKG ở F1: ........................... d) P: AA × Aa → TLKG ở F1: ...........................
TLKH ở F1: .............................
Bài 2. Ở cà chua A: quả đỏ là trội hòan tòan so với a: quả vàng.
a) Hãy cho biết những phép lai nào cho 100% quả đỏ.
…………………………………………………………………………………………………………..
b) Hãy cho biết những phép lai nào cho cả quả đỏ và quả vàng.
…………………………………………………………………………………………………………..
c) Hãy cho biết những phép lai nào cho TLKG = TLKH.
…………………………………………………………………………………………………………..
d) Hãy cho biết những phép lai nào cho TLKG khác TLKH.
……………………………………………………………………………………………………….
Bài 3. Ở một loài thực vật AA: hoa đỏ , Aa: hoa hồng và aa: hoa trắng.
a) P: Hoa đỏ × hoa trắng  F1: ……………….  F2: ………………………………………….…..
……………. …… ……………………………………………..
b) P: Hoa đỏ × hoa hồng  F1: ………………. …………… và ………………………………
c) P: Hoa trắng × hoa hồng  F1: ………………………….. và ..…………………………..
Bài 4. Biết A là trội hoàn toàn so với a.
a) Phép lai nào cho tỷ lệ phân li kiểu hình 3 : 1? ………………………………………………………
b) Phép lai nào cho tỷ lệ phân li kiểu hình 1 : 1? ………………………………………………………
c) Phép lai nào cho 3 loại kiểu gen – 2 loại kiểu hình? …………………………………………………
T r a n g | 43

d) Phép lai nào cho 2 loại kiểu gen – 2 loại kiểu hình? …………………………………………………
e) Những phép lai nào cho TLKG = TLKH.
……………………………………………………………………………………………………………
f) Những phép lai nào cho TLKG ≠ TLKH.
……………………………………………………………………………………………………………
Bài 5. Gen quy định nhóm máu ở người có 3 alen: IA, IB và IO (trong đó: IA = IB > IO)
a) Ở quần thể người có thể hình thành bao nhiêu KG và bao nhiêu KH?

……………………………………………………………………………………………………………

b) P: ♂ Máu AB và ♀ máu O  con ? ………………………………………………………………….

c) P: ♂ Máu A và ♀ máu B  con ? ………………………………………………………………….


……………………………………….………………………………………………………………….
B. Bài tập vận dụng QL Phân li độc lập:
Bài 1. Ở cà chua A: quy định thân cao; B: quả đỏ là trội hòan tòan so với a: thân thấp; b: quả vàng.
a) Xác định kiểu gen – kiểu hình của các cây đồng hợp tử về cả hai cặp gen.
……………………………………………………………………………………………………………………...
b) Xác định kiểu gen – kiểu hình của các cây đồng hợp tử về một cặp gen.
…………………………………………………………………………………………………………………….
c) Xác định kiểu gen – kiểu hình của các cây dị hợp tử về cả hai cặp gen. ………………………………………
Bài 2. Xác định các loại giao tử tạo từ các cơ thể với kiểu gen:
a) Cơ thể có kiểu gen (Aabb) → giao tử: .........................................................................................................
b) Cơ thể có kiểu gen (AaBb) → giao tử: .........................................................................................................
c) Cơ thể có kiểu gen (AaBbDd) → giao tử: .........................................................................................................
Bài 3. Ở cà chua A: quy định thân cao; B: quả đỏ là trội hòan tòan so với a: thân thấp; b: quả vàng. Xác định
TLKG - TLKH ở F1
a) P: AaBb × AaBb → TLKG ở F1: ....................................................................................................................
TLKH ở F1: ....................................................................................................................
b) P: AaBb × Aabb → TLKG ở F1: ......................................................................................................................
TLKH ở F1: ....................................................................................................................
c) P: AaBb × aaBb → TLKG ở F1: ......................................................................................................................
TLKH ở F1: ....................................................................................................................
d) P: AaBb × aabb → TLKG ở F1: ......................................................................................................................
TLKH ở F1: ....................................................................................................................
Bài 4. Ở một loài A: thân cao; B: hạt vàng là trội hòan tòan so với a: thân thấp, b: hạt xanh . Xác định kiểu
gen của (P). Biết kết quả kiểu hình F1 nhận được từ các phép lai như sau
a) Ptc: .................× ................... → F1: 9 cao, hạt vàng: 3 cao, hạt xanh: 3 thấp , hạt vàng: 1 thấp, hạt xanh.
b) Ptc: .................× ................... → F1: 3 cao, hạt vàng: 3 cao, hạt xanh: 1 thấp , hạt vàng: 1 thấp, hạt xanh.
c) Ptc: .................× ................... → F1: 3 cao, hạt vàng: 1 cao, hạt xanh: 3 thấp , hạt vàng: 1 thấp, hạt xanh.
T r a n g | 44

d) Ptc: .................× ................... → F1: 1 cao, hạt vàng: 1 cao, hạt xanh: 1 thấp , hạt vàng: 1 thấp, hạt xanh.
Bài 5. Hãy xác định số loại KG – KH của các phép lai sau:
a) P: AaBb × AaBb → F1 ......................................................................................................................................
b) P: AaBb × aaBb → F1 ......................................................................................................................................
c) P: AaBb × aabb → F1 ........................................................................................................................................
d) P: AaBbDD × AaBbDd → F1 ..........................................................................................................................
Bài 6. Cho phép lai P: AaBbDd × AaBbDd → F1 Hãy xác định:
a) TLKH mang 2 tính trạng trội = .........................................................................................................................
b) TLKG mang 2 alen trội = .................................................................................................................................
Bài 7. Cho phép lai P: AaBbDdEe × AaBbDdEe → F1 Hãy xác định:
a) TLKH mang 3 tính trạng trội = .........................................................................................................................
b) TLKG mang 3 alen trội = .................................................................................................................................
Bài 14 – 15. VẬN DỤNG LIÊN KẾT GEN – HOÁN VỊ GEN
Bài 1. Xác định số nhóm gen liên kết.
a) Đậu Hà Lan, 2n = 14  Số nhóm gen liên kết của loài là ……………………………………………
b) Cà độc dược, 2n = 24  Số nhóm gen liên kết của loài này là ………………………………………
c) Ngô, 2n = 20  Số nhóm gen liên kết của loài này là ………………………………………
Bài 2. Xác định giao tử của các kiểu gen sau. Biết các gen liên kết hoàn toàn.
AB Ab
a)  giao tử …………………………….… b)  giao tử …………………………………
ab aB
ABD AbD
c)  giao tử …………………………….… d)  giao tử
abd aBd
…………………………………
Bài 3. Xác định giao tử của các kiểu gen sau. Biết xảy ra hoán vị gen giữa B và b là 20%
AB
a)  giao tử …………………………….……………………………………………………...
ab
Ab
b)  giao tử …………………………………………………………………………………………
aB
Bài 4. Biết các gen liên kết hoàn toàn và A: thân cao > a: thân thấp; B: hoa đỏ > b: hoa vàng. Xác
định kết quả các phép lai sau và So sánh với phép lai của Men đen.
AB ab
a) (P): ×  TLKG: …………………………………………………………………………
ab ab
TLKH: …………………………………………………………………………
Ab ab
b) (P): ×  TLKG: …………………………………………………………………………
aB ab
TLKH: ………………………………………………………………………….
Nhận xét: Giống:
…………………………………………………………………………………………
Khác:…………………………………………………………………………………………
T r a n g | 45

AB AB
c) (P): ×  TLKG: …………………………………………………………………………
ab ab
TLKH: …………………………………………………………………………
Ab Ab
d) (P): ×  TLKG: …………………………………………………………………………
aB aB
TLKH: ………………………………………………………………………….
Nhận xét: Giống:
…………………………………………………………………………………………
Khác:…………………………………………………………………………………………
Bài 5. Biết A và B cách nhau 20cM và A: thân cao > a: thân thấp; B: hoa đỏ > b: hoa vàng. Xác định
kết quả các phép lai sau và so sánh với phép lai của Men đen.
AB ab
a) (P): ×  TLKG: …………………………………………………………………………
ab ab
TLKH: …………………………………………………………………………
Ab ab
b) (P): ×  TLKG: …………………………………………………………………………
aB ab
TLKH: ………………………………………………………………………….
SS với phép lai của Men đen :
Giống: …………………………………………………………………………………………….
Khác: …………………………………………………………………………………………………

Chg. III - BÀI 16 -17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
I. Đặc trưng di truyền của quần thể: “Vốn Gen”
1) Vốn gen: tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định, các đặc điểm của vốn gen
thể hiện thông qua 2 thông số là tần số alen và tần số kiểu gen
2) Ví dụ: Một quần thể (P) có
0,4 0,4
Tần số kiểu gen: 0,5AA: 0,4Aa: 0,1aa = 1 và Tần số các alen: A = 0,5 + 2 = 0,7; a = 0,1 + 2 = 0,3.
II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
1) Đặc điểm:
 Tỷ lệ KG dị hợp ………………….., tỷ lệ kiểu gen đồng hợp …………………………..
 Quần thể dần phân hoá thành các ……………………………………. có KG khác nhau
2) Ví dụ: quần thể ban đầu có 100% Aa (hay Aa = 1) tự thụ phấn n thế hệ
Thế hệ Tỷ lệ AA Tỷ lệ Aa Tỷ lệ aa
P 0 1 0
F1 1/4 1/2 1/4
F2 3/8 1/4 3/8
F3 7/16 1/8 7/16
….. ….. ….. ……
n
Fn 1/2. (1 - 1/2 )
n
1/2 1/2. (1 - 1/2n )

3) Công thức tổng quát cho tần số kiểu gen ở thế hệ thứ n của quần thể tự thụ phấn là:
(Giả sử: x AA + y Aa+ z aa = 1 tự thụ phấn n thế hệ)
Aa = ………….…; AA = ……………………..……. và aa = ……………………………….
III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối (QT giao phối tự do ngẫu nhiên)
1) Đặc điểm của QT ngẫu phối
 Đa hình về KG – KH. (Nhiều kiểu gen – kiểu hình cùng tồn tại)
 Qua ngẫu phối đạt trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hacđi – Vanbec
 Công thức định luật Hacđi -Vanbec: p+q=1
p2AA + 2pqAa: q2aa = 1
2) Áp dụng định luật Hac đi – Van bec:
T r a n g | 46

Giả sử quần thể (P): x AA + y Aa+ z aa = 1


a) Tính tần số các alen tính như sau:
y y
Tần số alen (A) = p = x + và Tần số alen (a) = q = z + hay 1 - p
2 2
b) Xác định quần thể cân bằng hay chưa:
 Cách 1: Khi √ x +√ z = 1 thì (P) cân bằng và Khi √ x +√ z ≠ 1 thì (P) chưa đạt cân bằng.
 Cách 2: thay p, q tìm được vào công thức định luật Hacđi – Van bec ta có QT cân bằng và so sánh
c) Xác định quần thể sau ngẫu phối: Ta chỉ cần thay giá trị p, q tìm được vào công thức Hacđi – Van bec
* Lưu ý: Khi bài toán đã cho kiểu hình của quần thể cân bằng.
- Ta viết công thức quần thể cân bằng ra.
- Khai căn tỷ lệ kiểu hình lặn  tần số alen lặn (q) và tần số alen trội (p) = 1 – q.
- Thay vào công thức ta sẽ có tần số các kiểu gen của quần thể
3) Vận dụng đa hình:
a) Một gen có x alen:
x .(x +1)
 Gen ở NST thường ta có: kiểu gen
2
x . ( x+1 )
 Gen ở X vùng không tương đồng với Y (không alen trên Y) = x+
2
x . ( x+1 )
 Gen ở X vùng tương đồng với Y (không alen trên Y) = x2+
2
b) Khi xét nhiều gen:
 Các gen nằm riêng (PLĐL): ta xét riêng  lấy tích xét riêng  Kết quả cần tìm
 Khi các gen nằm chung (LKG – HVG)
- Bước 1: lấy tích các alen lại  số alen chung của các gen.
- Bước 2: Xét như 1 gen (ở các trường hợp gen ở NST thường, X không alen trên Y …)
VẬN DỤNG DI TRUYỀN QUẦN THỂ
A. QUẦN THỂ TỰ THỤ
Bài 1:
a) Quần thể ban đầu 100% cá thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Theo lý thuyết số
dòng thuần thu được là ………………………………………………………………………………
b) Quần thể ban đầu 100% cá thể có kiểu gen AabbDdEe tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Theo lý thuyết
số dòng thuần thu được là ………………………………………………………………………………
Bài 2: Quần thể (P): 100% cá thể có kiểu gen Aa. Theo lý thuyết
a) Sau 1 thế hệ tự thụ phấn, tỷ lệ các kiểu gen nhận được là: …………………………………………..
b) Sau 2 thế hệ tự thụ phấn, tỷ lệ các kiểu gen nhận được là: ………………………………………….
c) Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỷ lệ các kiểu gen nhận được là: …………………………………………
Bài 3: Quần thể (P): 0,4AA + 0,4Aa + 0,2aa = 1. Theo lý thuyết
a) Sau 2 thế hệ tự thụ phấn, tỷ lệ các kiểu gen nhận được là: ………………………………………….
b) Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỷ lệ các kiểu gen nhận được là: ………………………………………….
Bài 4: Quần thể (P): 0,5AA + 0,4Aa + 0,1aa = 1 tự thụ phấn. Theo lý thuyết
a) Sau 2 thế hệ tự thụ phấn, tỷ lệ các kiểu gen nhận được là: ………………………………………….
b) Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỷ lệ các kiểu gen nhận được là: ………………………………………….
B. QUẦN THỂ NGẪU PHỐI
Bài 1: Quần thể (P): 0,5AA + 0,4Aa + 0,1aa = 1. Theo lý thuyết
a) Tần số tương đối của các alen là: p = A =………………………; q = a =……………………….
b) Quần thể (P) đã cân bằng di truyền chưa?.. ……………………………………………………….
c) Thành phần kiểu gen F1 sau ngẫu phối như thế nào? ………………………………………………..
Bài 2: Ở một loài A: hoa đỏ > a: hoa trắng.
a) Quần thể cân bằng của loài có 64% hoa đỏ.
- Tần số tương đối của các alen A = …………………..; alen a = …………………………………….
- Thành phần kiểu gen của quần thể nói trên là: ……………………………………………………….
T r a n g | 47

b) Quần thể cân bằng khác của loài có 51% hoa đỏ.
- Tần số tương đối của các alen A = …………………..; alen a = …………………………………….
- Thành phần kiểu gen của quần thể nói trên là: ……………………………………………………….
Bài 3: Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên NST thường, alen A trội hoàn
toàn so với alen a. Bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ
các cá thể mang kiểu hình lặn như sau:
Quần thể I II III IV
Tỉ lệ kiểu hình lặn 16% 25% 36% 64%
Quần thể nào trong các quần thể trên có tỷ lệ dị hợp cao nhất? Thấp nhất?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Bài 4:
a) Gen quy định các nhóm máu ở người có 3 alen là IA, IB và IO . Số loại KG – Số loại KH quy định về
các nhóm máu ở người là: ………………………………………………………………………………
b) Bệnh mù màu ở người do gen lặn m trên X không có alen trên Y quy định; alen M: bình thường.
Số loại KG – KH về bệnh này là ………………………………………………………………………..
c) Một gen có 2 alen A, a trên X vùng tương đồng trên Y  Số KG tạo thành là ……………………...
…………………………………………………………………………………………………………..
Bài 5:
a) Gen quy định các nhóm máu ở người có 3 alen là IA, IB và IO . Số loại KG – Số loại KH quy định về
các nhóm máu ở người là: ………………………………………………………………………………
b) Bệnh mù màu ở người do gen lặn m trên X không có alen trên Y quy định; alen M: bình thường.
Số loại KG – KH về bệnh này là ………………………………………………………………………..
c) Một gen có 2 alen A, a trên X vùng tương đồng trên Y  Số KG tạo thành là ……………………...
…………………………………………………………………………………………………………..
Chương IV: Ứng dụng di truyền học
Bài 18. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG TỪ NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

I. TẠO GIỐNG THUẦN TỪ NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP: tiến hành 3 bước như sau:
 Bước 1: Tạo ra các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
 Bước 2: Lai giống và chọn ra các tổ hợp gen mong muốn.
 Bước 3: Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ hoặc giao phối gần để tạo giống thuần
* Lưu ý:
- Người ta phải lai giống (Lai hữu tính) để xuất hiện các BD tổ hợp.
- Thường áp dụng cho vật nuôi, cây trồng
II. TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI CAO:
1/.Khái niệm ưu thế lai:
- Ưu thế lai: là hiện tượng ……………………… có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu… vượt
trội so với các dạng ………………………………...
- ƯTL xuất hiện ở:  Lai …………………;  Lai ………………….. ;  Lai …………………….
- ƯTL cao nhất ở đời …….. trong phép ………………………… và sau đó giảm dần qua các thế hệ.
(Vì tỷ lệ dị hợp giảm và có sự phân tính. Do đó, người ta chỉ dùng F1 làm sản phẩm, không dùng để nhân
giống).
- Người ta phải tiến hành lai thuận - nghịch để tìm ra phép lai cho ưu thế lai cao nhất
2/. Cơ sở di truyền giải thích ưu thế lai:
- Có nhiều giả thuyết giải thích ƯTL như:  ………………………, …………………………....
T r a n g | 48

- Giả thuyết được nhiều nhà khoa học công nhận là …………………………………….: trạng thái dị hợp
nhiều cặp gen khác nhau  con lai nhận được kiểu hình vượt trội so với cha mẹ ở dạng đồng hợp.
3/.Phương pháp tạo ưu thế lai:
 Bước 1: Tạo dòng thuần (thường… ………………………………………. qua nhiều thế hệ)
Bước 2: Lai thuận – nghịch giữa các dòng thuần kiểu gen khác nhau (lai khác dòng đơn hoặc lai
khác dòng kép)  chọn ra các tổ hợp lai cho ƯTL cao.
* Lai khác dòng đơn:
Dòng ………× Dòng………… ……………. (Ưu thế lai)
* Lai khác dòng kép:
Dòng ………× Dòng………… Dòng…………….
Dòng ………× Dòng………… Dòng…………….
Dòng ………× Dòng………… Dòng ……. (Ưu thế lai)
* Lưu ý:
- Thoái hoá giống: Biểu hiện trái ngược ưu thế lai (con cháu kém hơn cha mẹ, tổ tiên), do dị hợp giảm, đồng
hợp tăng xuất hiện đồng hợp lặn gây hại.
- Khi tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ  Thoái hoá giống.
- Người ta thường tạo dòng thuần bằng: Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.

Bài 19. CHỌN GIỐNG BẰNG GÂY ĐỘT BIẾN & CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I. TẠO GIỐNG BẰNG GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO
1/. Mục đích và đối tượng của gây ĐB nhân tạo:
* Mục đích: Chủ động tạo ……………………………………. cho chọn giống.
* Đối tượng: …………………, ……………. và ít được thực hiện ở ………………………………..
2/. Quy trình tạo giống bằng gây ĐB gồm:
 Bước 1: …………………………………………………………………………………………..
 Bước 2: …………………………………………………………………………………………..
 Bước 3: …………………………………………………………………………………………..
3/. Thành tựu:
 Thành tựu ở Thực vật:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………….…
 Thành tựu ở vi sinh vật:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
T r a n g | 49

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………..

II. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO


A. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT

1) Nuôi cấy mô: PP này tạo nhanh các cây có KG …………..………. và …………. với cây ban đầu.

- Nuôi TB sinh dưỡng (chồi, lá, thân, rễ, cánh hoa) trong ống nghiệm  Mô sẹo (mô chưa phân
hóa).
- Dùng hoocmôn phù hợp (Gibêrêlin, Xitôkinin…) kích thích mô sẹo  cây hoàn chỉnh
Ví dụ: Khoai tây, Mía, Dứa, nhiều loài hoa Phong Lan…
- Cơ sở di truyền: dựa trên cơ chế nhân đôi và phân li đều trong nguyên phân của tế bào

2) Nuôi cấy hạt phấn: PP này có thể tạo các cây ………………………….. về tất cả các gen

- Nuôi các hạt phấn riêng lẻ trong ống nghiệm  các dòng đơn bội (n) có kiểu gen khác nhau.
- Chọn các dòng đơn bội (n) có đặc tính mong muốn.
- Lưỡng bội hóa các dòng đơn bội (dùng cônsixin)  Cây 2n thuần chủng về tất cả các gen.

3) Dung hợp tế bào trần (Lai TB xôma): PP này có thể tạo cây …………………………….. 2 loài

- Chọn hai tế bào thực vật 2n của hai loài khác nhau và loại bỏ thành tế bào tạo tế bào trần.
- Dung hợp hai tế bào trần thành tế bào lai mang 2 bộ NST 2n của hai loài.
- Đưa tế bào lai nuôi cấy môi trường đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác
loài.

4) Chọn dòng xôma biến dị: PP này có thể tạo nhiều giống mới ……………………... từ 1 giống

- Gây đột biến ở các tế bào sinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy nhân tạo.
- Chọn lọc các thể ĐB mong muốn và tạo giống thuần.
B. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT

1) Cấy truyền phôi: Làm ……………….. ở động vật và tạo ra các con vật có ……………… giống nhau.

- Tách phôi thành 2 hay nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một phôi riêng.
- Cấy phôi vào động vật nhận (ĐV mang thai hộ) sinh sản các ĐV theo ý muốn con người

5) Nhân bản vô tính: PP này có thể tạo cơ thể mới có KG giống ……………………………………….

- Bỏ nhân của trứng (n) và tách lấy nhân của một tế bào xôma.
- Đưa nhân của TB xôma vào trứng vừa loại bỏ nhân và nuôi trong ống nghiệm tạo phôi.
- Cấy phôi vào tử cung động nhận (ĐV mang thai hộ)  cơ thể mới
Ví dụ: Cừu Đôlly…

Bài 20. TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN


T r a n g | 50

I. CÔNG NGHỆ GEN


1) Khái niệm công nghệ gen:
- Là quy trình tạo ra những ………………. hoặc ……………………. có gen biến đổi, có thêm gen mới.
Trong đó: kỹ thuật chuyển gen đóng vai trò trung tâm.
- KT chuyển gen: là kỹ thuật đưa 1 đoạn ADN từ ……………….. sang tế bào nhận: bằng thể truyền.…
+ Tế bào cho: Là tế bào có gen chuyển đi.
+ Tế bào nhận: Là tế bào có gen chuyển đến.
(Trong CN gen sản xuất các chế phẩm sinh học, E. côli thường dùng làm TB nhận vì tốc độ sinh sản
nhanh).
+ Các thể truyền thường dùng: Plasmit, Virut (thể thực khuẩn), NST nhân tạo

2) Sinh vật biến đổi gen: Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến
đổi cho phù hợp với lợi ích của mình. Gồm:
- Đưa thêm ……………. vào hệ gen. Sinh vật có được gen của loài khác được gọi là sinh vật chuyển gen.
- Làm biến đổi …………………….. đã có sẵn trong hệ gen. Một gen nào đó của sinh vật có thể được làm
biến đổi cho nó sản xuất nhiều sản phẩm hơn.
- Loại bỏ hoặc …………………………….. 1 gen nào đó trong hệ gen

3) Các bước tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen:


 Bước 1. ……………………………………. (Gồm ADN thể truyền và đoạn ADN mang gen cần chuyển)
 Bước 2. Đưa ADN tái tổ hợp vào …………………………………………………….
 Bước 3. ………………………………….. dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp

4) Các bước chính trong kỹ thuật chuyển gen bằng plasmit:

 Bước 1 - Tạo ADN tái tổ hợp:


- Tách ADN mang gen cần chuyển ra khỏi ………………….. và …………………….. ra khỏi vi khuẩn.
- Dùng ………………………. để cắt đoạn ADN mang gen cần chuyển và tháo vòng plasmit.
- Dùng ……………………..để nối đoạn ADN mang gen cần chuyển với plasmit  ADN tái tổ hợp.
* Người ta thường gắn trong ADN tái tổ hợp gen đánh dấu để sau này dễ dàng phân lập
 Bước 2 - Đưa ADN tái tổ hợp vào TB nhận: bằng nhiều cách như biến nạp; tải nạp; súng bắn gen,…
 Bước 3 -Phân lập các dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp: nhờ gen đánh dấu
II. Ứng dụng công nghệ gen:
1) Ở vi sinh vật:
- Tạo các chủng vi sinh vật có khả năng sản xuất các chế phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp: Tạo E.
coli mang gen sản xuất Insulin, HGH, thuốc kháng sinh, Văcxin…
- Tạo các chủng vi sinh vật có khả năng xử lý nước thải công nghiệp, thành phố, xử lý vết dầu loang…

2) Ở thực vật:
- Chuyển gen kháng thuốc cỏ từ cây thuốc lá cảnh Petunia vào bông vải, đậu tương.
- Chuyển gen tạo β –carôten (tiền chất vitamin A) từ cây cà chua vào cây lúa  giống lúa gạo vàng
- Tạo cà chua chín chậm bằng cách làm bất hoạt gen sản sinh êtylen…

3) Ở động vật:
- Tạo cừu có khả năng sản xuất huyết thanh người  chế thuốc chữa u xơ nang, bệnh hô hấp (hen suyễn)…
T r a n g | 51

- Tạo bò có khả năng sản xuất r – Prôtêin  sản xuất Prôtêin C chữa bệnh vón cục máu gây tắc nghẽn mạch
- Tạo thuốc tăng trưởng BST bò, heo, …
* Chú ý:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

You might also like