You are on page 1of 63

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Đề tài: Tác động của ngành nông nghiệp đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình
tại Việt Nam

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Kiều Diễm - 44k20.2


Nguyễn Phương Duyên - 44k20.2
Hoàng Minh Đức - 44k20.2
Nguyễn Thành Luân - 44k20.2
Nguyễn Thị Thu Phương - 44k20.2

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Nguyên Xuân

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021


1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA
CÁC NHÓM HỘ GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế phát triển

Sinh viên thực hiện chính: Nguyễn Kiều Diễm, Nữ


Nguyễn Phương Duyên, Nữ
Hoàng Minh Đức, Nam
Nguyễn Thành Luân, Nam
Nguyễn Thị Thu Phương, Nữ
Lớp, khoa: 44K20.2, Khoa Kinh Tế Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Dân tộc: Kinh
Ngành học: Kinh Tế Đầu Tư

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Nguyên Xuân

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021


2
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................4
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 12
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 13
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................13
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................................14
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................15
3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................15
3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................15
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài......................................................................15
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................................15
5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...................................................................15
5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................................18
6. Kết cấu của đề tài.................................................................................................20
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN...................................................................................21
1.1. Cơ sở lý luận về tác động của cơ cấu ngành kinh tế đến thu nhập của các
nhóm hộ gia đình...................................................................................................21
1.1.1. Khái niệm về cơ cấu ngành kinh tế..........................................................21
1.1.2. Khái niệm hộ gia đình và nông hộ...........................................................22
1.1.3. Khái niệm về thu nhập của các nhóm hộ gia đình và các nhân tố tác động
đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình.............................................................23
1.2. Kinh nghiệm thế giới trong việc ứng phó tác động của ngành nông nghiệp đến
thu nhập của các nhóm hộ gia đình.......................................................................25
1.2.1. Thái Lan...................................................................................................25
1.2.2. Nhật Bản..................................................................................................28
1.2.3. Isarel........................................................................................................31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐƯỜNG DẪN
(SPA)........................................................................................................................... 35
2.1. Cơ sở dữ liệu..................................................................................................35
2.1.1. Cơ sở lý thuyết của ma trận hạch toán xã hội...........................................35
2.1.2. Cơ sở dữ liệu............................................................................................37
2.2. Phân tích đường dẫn cấu trúc (SPA)..............................................................37
Chương 3: Ứng dụng SPA để làm rõ cơ chế tác động và vai trò của ngành Nông
nghiệp đối với thu nhập của các nhóm hộ gia đình......................................................40
1
3.1. Phân tích ảnh hưởng của thu nhập từ ngành Nông nghiệp.............................40
3.1.1. Phân tích ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập của hộ theo khu vực...............40
3.1.2. Phân tích cơ cấu thu nhập của các hộ theo ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản...................................................................................................................... 42
3.1.3. Phân tích ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập của hộ theo các nhóm thu nhập
........................................................................................................................... 43
3.2. Phân tích nhân tử thu nhập.............................................................................45
3.3. Phân tích đường dẫn SPA...............................................................................47
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị............................................................................52
4.1. Kết luận..........................................................................................................52
4.2. Khuyến nghị......................................................................................................53
4.2.1. Nông dân chủ động trang bị kiến thức, đầu tư vốn, đổi mới tư duy trở
thành nông dân thế hệ mới.................................................................................53
4.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đầu tư để phát triển nông
nghiệp bền vững................................................................................................54
4.2.3. Xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với mục tiêu phát
triển mỗi giai đoạn.............................................................................................55
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................56

2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

DANIDA Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch

DI Ảnh hưởng trực tiếp

GI Tổng ảnh hưởng

Mp Hệ số đường dẫn

SAM Ma trận hoạch toán xã hội

SPA Phương pháp phân tích đường dẫn

VSAM Ma trận hoạch toán xã hội Việt Nam

3
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh mục bảng


Bảng 1: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình theo nguồn thu, thành thị - nông thôn.......40
Bảng 2: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình theo nông, lâm nghiệp, thuỷ sản...............42
Bảng 3: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình theo nguồn thu của các nhóm thu nhập....44
Bảng 4: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình theo nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của.........45
Bảng 5: Nhân tử thu nhập của các chuyên ngành thuộc ngành Nông nghiệp.............47
Bảng 6: Phân tích đường dẫn tác động của ngành Nông nghiệp đến thu nhập của các
nhóm hộ gia đình.........................................................................................................50

Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 1: Thu nhập bình quân đầu người/tháng từ hoạt động nông, lâm nghiệp,.....41

4
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA
CÁC NHÓM HỘ GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Kiều Diễm
Nguyễn Phương Duyên
Hoàng Minh Đức
Nguyễn Thành Luân
Nguyễn Thị Thu Phương
- Lớp: 44K20.2 Khoa: Kinh tế Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Nguyên Xuân


2. Mục tiêu đề tài:
- Làm rõ khung tác động của cơ cấu ngành Nông nghiệp đến thu nhập của các nhóm
hộ gia đình.
- Ứng dụng phương pháp phân tích đường dẫn (Structural Path Analysis – SPA) trên
cơ sở dữ liệu của VSAM 2016 để làm rõ cơ chế tác động và vai trò của ngành Nông
nghiệp đối với thu nhập của các nhóm hộ gia đình.
- Đề xuất các khuyến nghị nâng cao phúc lợi của các nhóm hộ gia đình trên cơ sở phát
triển ngành Nông nghiệp trong trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đề tài đầu tiên ứng dụng phương pháp SPA để làm rõ tác động của ngành Nông
nghiệp đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình tại Việt Nam.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Xác định được các được dẫn có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các nhóm hộ gia
đình và từ đó đề xuất các khuyến nghị cải thiện thu nhập cho các nhóm hộ gia đình tại
Việt Nam.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:

5
- Kết quả nghiên cứu đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu tác động của các ngành kinh
tế đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình tại Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả nghiên
cứu là cơ sở để các nhà quản lý xây dựng các chính sách nâng cao phúc lợi cho các
nhóm hộ.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):

Ngày tháng năm


Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài: Các sinh viên nhiệt tình trong công tác nghiên cứu, từ đó đã hoàn thành tốt
bài nghiên cứu của mình.

Ngày tháng năm


Xác nhận của Khoa Người hướng dẫn

6
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN


CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:


Ảnh 4x6
Họ và tên: Nguyễn Kiều Diễm
Sinh ngày: 31 tháng 08 năm 2000
Nơi sinh: Đà Nẵng
Lớp: 44K20.2 Khoa: Kinh tế
Địa chỉ liên hệ: 38A Đoàn Thị Điểm, phường Hải Châu II, quận Hải Châu, Đà Nẵng
Điện thoại: 0702384851 Email: nguyenkieudiem3108@gmail.com

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 2.51
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 2.51
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 2.85
Sơ lược thành tích:

Ngày tháng năm


Xác nhận của Khoa Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

7
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN


CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:


Ảnh 4x6
Họ và tên: Nguyễn Phương Duyên
Sinh ngày: 13 tháng 06 năm 2000
Nơi sinh: Đà Nẵng
Lớp: 44K20.2 Khoa: Kinh tế
Địa chỉ liên hệ: K424/H19/02 Ông Ích Khiêm, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê,
Đà Nẵng
Điện thoại: 0905853701 Email: phgduyen136@gmail.com

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 2.8
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 3.1
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 2.9
Sơ lược thành tích:

Ngày tháng năm


Xác nhận của Khoa Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

8
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN


CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:


Ảnh 4x6
Họ và tên: Hoàng Minh Đức
Sinh ngày: 17 tháng 02 năm 1999
Nơi sinh: Quảng Bình
Lớp: 44K20.2 Khoa: Kinh tế
Địa chỉ liên hệ: Tổ 64, phường Hoà Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại: 0345252576 Email: hmduc.nes@gmail.com

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 3.42
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 3.61
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 4.0
Sơ lược thành tích:

Ngày tháng năm


Xác nhận của Khoa Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

9
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN


CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:


Ảnh 4x6
Họ và tên: Nguyễn Thành Luân
Sinh ngày: 26 tháng 07 năm 2000
Nơi sinh: Kon Tum
Lớp: 44K20.2 Khoa: Kinh tế
Địa chỉ liên hệ: KTX, 71 Ngũ Hành Sơn, Mỹ An, Đà nẵng
Điện thoại: 0983380544 Email: luannguyenkrt@gmail.com

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 2.52
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 2.6
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 3.0
Sơ lược thành tích:

Ngày tháng năm


Xác nhận của Khoa Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

10
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN


CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:


Ảnh 4x6
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Phương
Sinh ngày: 09 tháng 12 năm 2000
Nơi sinh: Nghệ An
Lớp: 44K20.2 Khoa: Kinh tế
Địa chỉ liên hệ: 44 Tôn Thất Thiệp, Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà nẵng
Điện thoại: 0901743161 Email:
hoangphuongnguyen0912@gmail.com

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 2.52
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 2.78
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Kinh tế đầu tư Khoa: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: 2.63

Ngày tháng năm


Xác nhận của Khoa Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

11
LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học “TÁC ĐỘNG CỦA
NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC NHÓM HỘ GIA ĐÌNH
TẠI VIỆT NAM ” chúng em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm,
động viên từ Ban giám hiệu và các cán bộ giảng viên của trường Đại học Kinh tế - Đại
học Đà Nẵng. Đặc biệt nhóm nghiên cứu chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.
Nguyễn Hữu Nguyên Xuân bởi cô đã dành cả thời gian, công sức để truyền đạt kiến
thức và hướng dẫn nhóm nghiên cứu xuyên suốt quá trình làm việc.
Bài nghiên cứu này được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm
từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các tạp chí khoa học, sách báo, giáo trình của
nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đội ngũ giảng viên trường Đại
học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã luôn hỗ trợ về các tài liệu nghiên cứu cần thiết để
nhóm hoàn thành nghiên cứu.
Tuy cả nhóm đã rất cố gắng để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa học, nhưng
vẫn không tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài nghiên cứu khoa học này. Chính vì
vậy, chúng em hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp của các Quý thầy cô, các
nhà nghiên cứu và những bạn đọc quan tâm để hoàn thiện bài nghiên cứu của nhóm
mình.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cám ơn!

12
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đang và tiếp tục là những thách thức
chính sách quan trọng đối với toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Bất
chấp vai trò tiềm năng của toàn cầu hóa trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông
qua hội nhập kinh tế thế giới, tác động của toàn cầu hóa đến xóa đói giảm nghèo
không đồng đều. Sự thất bại của một số nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém
phát triển, trong việc đa dạng hóa sản xuất và xuất khẩu và trải qua quá trình chuyển
đổi cơ cấu đã dẫn đến tăng trưởng thấp và nghèo dai dẳng (UNCTAD, 2002; 2004;
2006). Hơn nữa, bất kể tốc độ tăng trưởng cao và hoạt động thương mại đáng chú ý,
một tỷ lệ lớn dân số ở các nước đang phát triển vẫn sống ở cực kỳ nghèo khó. Một số
người cho rằng tự do hóa hoàn toàn trong thương mại và hàng hóa có thể có tác động
tiêu cực đáng kể ảnh hưởng đến các nước phát triển kém phát triển và các nước châu
Phi cận Sahara về sản xuất và việc làm, và cả làm trầm trọng thêm các vấn đề môi
trường. Tự do hóa hoàn toàn nông nghiệp có thể dẫn đến sự gia tăng sự phụ thuộc vào
nhập khẩu lương thực và sự gia tăng nghèo đói ở hầu hết các nơi (George, 2010).
Trong bối cảnh này, nhiều nghiên cứu xem xét tác động của tăng trưởng kinh tế đối
với phúc lợi và giảm nghèo thông qua tăng thu nhập gia đình. Đặc biệt, một số nghiên
cứu đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng đến thu nhập của các nhóm hộ của sự thay đổi nhu
cầu đối với sản phẩm của hoạt động sản xuất của họ. Dựa trên sự phân phối thu nhập
theo các yếu tố sản xuất, một số nghiên cứu đã làm rõ nguyên nhân của sự bất bình
đẳng giữa các quốc gia [2, 3], cũng như trong một quốc gia riêng lẻ [13]. Trong đó cơ
cấu ngành có vai trò quyết định đối với cuộc chiến chống đói nghèo [6].
Phân tách nhân tử là một công cụ được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh
tế vĩ mô nhằm làm rõ các cơ chế khác nhau cũng như mối liên kết trong nền kinh tế.
Bản chất của kỹ thuật này là bóc tách ảnh hưởng tổng được tạo ra từ bất kỳ tác động
ngoại sinh nào đến nền kinh tế thành những ảnh hưởng thành phần để đo lường và
đánh giá vai trò của các chủ thể trong việc lan truyền tác động. Phương pháp đường
dẫn (Structural path analysis - SPA) được xem là một biến thể của phân tách nhân tử,
cung cấp một mạng lưới di chuyển hoàn chỉnh từ điểm đầu đến điểm cuối của một cú
sốc ngoại sinh. So với hai phương pháp phân tách nhân tử truyền thống được đề xuất
bởi Stone (1978) và Pyatt và Round (1979) thì phương pháp đường dẫn phân tách
13
nhân tử chi tiết hơn và thể hiện rõ nét hơn hướng lan tỏa tác động bên cạnh độ lớn của
các ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các tiếp cận phương pháp tiếp cận kinh tế vi mô và vĩ mô
truyền thống như mô hình cân bằng cục bộ khó có thể đánh giá ảnh hưởng gián tiếp từ
các cú sốc ngoại sinh. Do đó, tiếp cận SPA hữu ích khi so sánh độ lớn liên kết của các
tài khoản trong mạng lưới cấu trúc kinh tế.
Với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế và cũng có tác động đáng kể đến thu nhập của các nhóm hộ gia
đình ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nông nghiệp không chỉ là ngành đảm
bảo lương thực, thực phẩm cho xã hội, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nguồn
hàng cho xuất khẩu, mà còn là nền tảng của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá
đất nước. Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát
triển đáng kể: tốc độ tăng GDP toàn ngành giai đoạn 2016-2020 ước đạt 2,71% / năm,
tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt khoảng 190,32 tỷ đô la Mỹ [ 15]. Cùng với sự
phát triển của kinh tế nông nghiệp, đời sống của nông hộ cũng được cải thiện đáng kể.
Mặc dù vậy, về bản chất nông nghiệp là ngành sinh lợi tương đối thấp, trong khi
những rủi ro về thời tiết, biến động giá cả thị trường nông sản lại lớn nên tăng trưởng
của nông nghiệp vẫn còn bấp bênh và thiếu sự bền vững. Điều này khiến thu nhập gia
đình từ nông nghiệp khá thấp so với thu nhập gia đình ở các ngành khác của nền kinh
tế. Ngoài ra, quá trình tự do hóa thương mại tạo ra nhiều vấn đề mới cho nền kinh tế
Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Đặc biệt, tác động của đại dịch
COVID-19 vừa qua đã làm bộc lộ những lỗ hổng của chuỗi cung ứng sản phẩm nông
nghiệp tại Việt Nam, mặc dù mức độ gián đoạn rất khác nhau. Trong bối cảnh đó, phát
triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho hộ nông dân, mà cốt lõi là nhìn nhận các nhân tố
tác động đến thu nhập của các nông hộ nước ta và đưa ra giải pháp – hiện đang là vấn
đề mà nhiều nhà nghiên cứu và các cấp chính quyền quan tâm. Ngoài ra, chưa có một
nghiên cứu nào rõ ràng về việc ứng dụng SPA cho phép làm rõ liên hệ giữa ngành
Nông nghiệp và thu nhập của các nhóm hộ gia đình tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu
“Tác động của ngành nông nghiệp đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình ở Việt
Nam” mang tính cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ Cơ sở lý luận về tác động của ngành Nông nghiệp đến thu nhập của các
nhóm hộ gia đình.

14
- Ứng dụng phương pháp phân tích đường dẫn (Structural Path Analysis – SPA)
trên cơ sở dữ liệu của VSAM 2016 để làm rõ cơ chế tác động và vai trò của ngành
Nông nghiệp đối với thu nhập của các nhóm hộ gia đình.
- Đề xuất các khuyến nghị nâng cao phúc lợi của các nhóm hộ gia đình trên cơ sở
phát triển ngành Nông nghiệp trong trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá tác động của ngành Nông nghiệp đến
thu nhập của các nhóm hộ gia đình tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam trên cơ sở dữ liệu Ma trận hạch toán
xã hội Việt Nam 2016 (VSAM2016).
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp chính sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp Phân tích kết cấu
đường dẫn (SPA) trên cơ sở dữ liệu VSAM theo tiếp cận của Defourny và Thorbecke
(1984) Xác định và đo lường những kênh lan truyền chủ yếu các tác động tạo ra thu
nhập cho các nhóm hộ gia đình từ ngành Nông nghiệp.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so
sánh để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tác động của ngành Nông nghiệp đến thu nhập
của các nhóm hộ gia đình, đánh giá các dữ liệu thứ cấp liên quan đến mối quan hệ giữa
các tài khoản trong quá tình phân phối thu nhập từ ngành Nông nghiệp đến các hộ gia
đình.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Điểm xuất phát của hầu hết các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng
là giả thuyết hình chữ U ngược của Kuznets (1955). Kuznets cho rằng thu nhập từ
nông nghiệp nông thôn (kém phát triển hơn) thấp hơn và được phân bổ đồng đều hơn
so với thu nhập từ công nghiệp ở thành thị (phát triển hơn). Theo giả thuyết này khi
các quốc gia phát triển, bất bình đẳng thu nhập đầu tiên tăng lên, đạt đến đỉnh điểm và
sau đó giảm xuống. Trong phỏng đoán của mình, Kuznets giải thích rằng mô hình này
là kết quả của động lực kép đã tạo ra sự chuyển dịch nhanh chóng từ nông nghiệp sang
lĩnh vực công nghiệp. Tức là, sự di chuyển của người lao động từ khu vực trả lương
15
thấp sang khu vực trả lương cao ban đầu làm tăng bất bình đẳng nhưng sau đó điều
này giảm dần do cung lao động làm giảm mức lương ở khu vực trả lương cao xuống.
Thuật ngữ "tăng trưởng vì người nghèo" gần đây đã trở nên phổ biến trong các
cuộc thảo luận về chính sách phát triển. Theo một quan điểm, tăng trưởng là vì người
nghèo nếu sự thay đổi đi kèm trong phân phối thu nhập tự nó làm giảm nghèo
(Kakwani, 2000). Tuy nhiên, định nghĩa này khá hạn chế, vì nó ngụ ý rằng, chẳng hạn,
tốc độ tăng trưởng rất nhanh và giảm nghèo mạnh mẽ của Trung Quốc trong những
năm 1980 và 1990 không phải vì người nghèo tại người nghèo thu được tương đối ít
hơn so với người không nghèo. Một định nghĩa rộng hơn và trực quan hơn là tăng
trưởng là vì người nghèo nếu thước đo mức độ nghèo đói giảm xuống. Ravallion và
Chen (2003) đề xuất định nghĩa này và áp dụng nó cho một thước đo nghèo cụ thể, chỉ
số Watts.
Aart Kraay (2006) đã áp dụng định nghĩa rộng hơn, và sau đó áp dụng các kỹ thuật
phân tích nghèo chuẩn để xác định ba nguồn tiềm năng của tăng trưởng vì người
nghèo: tốc độ tăng thu nhập trung bình cao; mức độ nhạy cảm cao của nghèo đói với
tăng trưởng thu nhập trung bình và mô hình giảm nghèo về tăng thu nhập tương đối.
Về tầm quan trọng tương đối của ba nguồn tăng trưởng vì người nghèo tiềm năng, ông
thấy rằng phần lớn sự thay đổi của những thay đổi trong nghèo đói là do tăng thu nhập
trung bình. Ngược lại, những thay đổi trong thu nhập tương đối chỉ chiếm 30%
phương sai của những thay đổi trong thước đo tỷ lệ nghèo trong ngắn hạn và chỉ 3%
trong dài hạn. Tăng trưởng thu nhập trung bình chiếm gần như tất cả 70% phương sai
còn lại trong ngắn hạn và 97% phương sai trong dài hạn, trong khi sự khác biệt giữa
các quốc gia về mức độ nhạy cảm của nghèo đói với tăng trưởng là rất nhỏ. Tỷ lệ
phương sai của những thay đổi về tỷ lệ nghèo do thay đổi thu nhập tương đối phần nào
lớn hơn đối với các biện pháp nghèo nhạy cảm với đáy hơn, phản ánh thực tế là những
thay đổi trong các biện pháp này ít ảnh hưởng đến tăng trưởng thu nhập trung bình.
Những thay đổi về thu nhập bình quân đầu người là yếu tố chính quyết định sự thay
đổi của nghèo đói. Nhưng việc tối đa hóa thu nhập bình quân đầu người trong thời đại
hội nhập toàn cầu nhanh chóng có thể không đặt đủ trọng lượng vào việc giảm nghèo
và giảm bất bình đẳng (Basu, 2006). Sự khác biệt trong và giữa các quốc gia, bất bình
đẳng là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong các lập luận về tác động của toàn cầu
hóa. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế có hậu quả đối với phân phối thu nhập giữa các

16
quốc gia và trong các quốc gia, cũng như nghèo đói. Vì vậy, điều quan trọng là phải
liên hệ cả hai nền văn học để cố gắng hiểu tác động của thương mại và chính sách đối
với xóa đói giảm nghèo. Các nghiên cứu gần đây về khía cạnh thương mại của toàn
cầu hóa và bất bình đẳng chủ yếu tập trung vào các hậu quả phân bổ của toàn cầu hóa,
và không nhất thiết là về tác động của nghèo đói.
Một nghiên cứu tại Ngân hàng Thế giới của Dollar và Kraay (2000) kết luận rằng
thu nhập của người nghèo tăng lên một phần với sự tăng trưởng chung. Mối quan hệ
chung giữa thu nhập của người nghèo và tăng trưởng GDP bình quân đầu người được
duy trì ở 80 quốc gia trong vòng 4 thập kỷ. Một hàm ý quan trọng của nghiên cứu này
là tăng trưởng là tốt cho người nghèo bất kể bản chất của tăng trưởng. Tăng trưởng
kinh tế trong khoảng thời gian bốn thập kỷ không làm thay đổi sự bất bình đẳng tương
đối; lợi ích tỷ lệ thuận của tăng trưởng đối với người nghèo cũng giống như lợi ích mà
người không nghèo được hưởng.
Một số nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập các nhóm
hộ gia đình như trình độ học vấn, số lao động (Hossain and Sen, 1992), tỷ lệ diện tích
được tưới chủ động (Khan, 1993), năng suất lao động (Park, 1992), môi trường xã hội
và điều kiện tự nhiên (Neejes, 2003). Theo Mincer (1993), bên cạnh tài chính và tài
sản của nông hộ, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng đến tăng trưởng kinh tế,
gián tiếp ảnh hưởng đến tăng thu nhập cho các nhóm hộ gia đình. Các nghiên cứu này
cho thấy các yếu tố kinh tế, xã hội và nhân khẩu học là những yếu tố ảnh hưởng đến
bất bình đẳng thu nhập. Gần đây nhất, Martin A., Markhvida M., Hallegatte S. and
Walsh B. (2020) đã phát triển một mô hình kinh tế vi mô để ước tính tác động trực tiếp
của dịch Covid_19 đến thu nhập,tiết kiệm, tiêu dùng của hộ gia đình và tình trạng đói
nghèo ở khu vực Vịnh San Francisco. Mô hình bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn khủng
hoảng trong đó một số hộ gia đình bị sụt giảm thu nhập nghiêm trọng và có thể sử
dụng tiền tiết kiệm của họ để duy trì hoạt động tiêu dùng và thời kỳ phục hồi, khi các
hộ gia đình tiết kiệm để bổ sung khoản tiền tiết kiệm đã cạn kiệt của họ trước thời kỳ
dịch bệnh. Kết quả cho thấy, mức độ tác động của dịch bệnh đến kinh tế không đồng
đều về không gian và các hộ gia đình bị tổn thất nhiều hơn mức trung bình có thể mất
hơn một năm để phục hồi.
Nhìn nhận dài hạn cho thấy rằng nhiều nguồn thu nhập là kinh nghiệm bình thường
đối với các hộ gia đình hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mô hình nông dân và gia đình

17
của họ chỉ làm nông nghiệp và chỉ phụ thuộc vào nó để có thu nhập. Càng ngày, các
gia đình nông dân càng được khuyến khích phát triển các nguồn thu nhập thay thế như
một cách để thích ứng với tình hình kinh tế đang thay đổi mà nông nghiệp phải đối
mặt. Cuộc cải cách năm 1988 của Quỹ Cơ cấu và việc xuất bản cuốn Tương lai của xã
hội nông thôn đã đánh dấu sự công nhận rằng hỗ trợ nông nghiệp là một phần không
thể thiếu của hỗ trợ cho các khu vực nông thôn nói chung, mặc dù vai trò này rất khác
nhau trên toàn EU theo các loại hình đa dạng. Đa dạng hóa kinh tế nông thôn và các
hoạt động nông nghiệp sang các hình thức phi nông nghiệp là một phần của chiến lược
này; tăng thêm thu nhập từ các nguồn phi nông nghiệp cho các hộ gia đình nắm giữ là
kết quả của việc mở rộng cơ sở kinh tế này. Cải cách CAP năm 1992 có khả năng
khiến các hộ nông dân cơ cấu lại hoạt động của mình hơn nữa, với sự tham gia nhiều
hơn vào nền kinh tế phi nông nghiệp. Cùng với những thay đổi này là vai trò tiếp tục
của lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội khác góp phần vào hạnh phúc của các gia
đình nông dân. Các hình thức thu nhập này đặt ra câu hỏi về định nghĩa hộ nông
nghiệp là gì và ai là đối tượng được hỗ trợ dự kiến theo chính sách nông nghiệp của
EU.
5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, thu nhập hộ gia đình và các yếu tố quyết định nó không phải là một
chủ đề mới. Đây là được coi là cần thiết không chỉ về mặt khoa học mà còn ở phạm vi
chính sách, vì vấn đề thu nhập luôn gây ra mối quan tâm lớn ở các quốc gia đang phát
triển.
Nghiên cứu của Anh và Thủy (2010) cho thấy mỗi quan hệ chặt chẽ giữa nguồn
lực, thu nhập của nông hộ và tăng trưởng kinh tế khu vực. Trần Quốc Nhân và các
cộng sự (2012) cho rằng nguồn lực bao gồm cả nguồn lao động và nguồn vật chất.
Trong đó, nguồn lao động là số lượng lao động và chất lượng lao động. Cụ thể, các
nhóm hộ có nhiều thành viên tham gia sản xuất sẽ có nguồn thu nhập tốt hơn; về chất
lượng nguồn lực thì trình độ học vấn, chuyên môn của người lao động sẽ có ảnh hưởng
đến việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, từ đó nâng cao năng suất, cải thiện thu
nhập. Bên cạnh đó, một chỉ tiêu khác của nguồn lao động chính là sức khỏe và độ tuổi
cũng có những tác động đến thu nhập của nông hộ. Thực tế, nếu có sự sắp xếp sử dụng
nguồn lực hiệu quả và được sự hỗ trợ từ chính quyền trong chuyển dịch cơ cấu,
chuyển dịch đất đai và xây dựng các nhóm ngành theo chuyên môn cao thì thu nhập

18
của các nông hộ cũng sẽ có những chuyển đổi tích cực.
Một số nghiên cứu khác cho thấy yếu tố nhân khẩu cũng ảnh hưởng đến thu nhập
của các nhóm hộ gia đình. Trần Thọ Đạt (2008) đã chỉ ra rằng trung bình số năm đi
học của một người càng cao thì GDP đầu người cũng cao hơn. Từ đó, bài nghiên cứu
đã đưa ra các sự liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học như: Qui mô hộ gia đình, tỉ
lệ phụ thuộc giới tính và trình độ học vấn của các nông hộ đến thu nhập của các nhóm
hộ. Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (2003) cũng cho thấy trình độ học vấn đóng vai trò
chủ chốt, tương quan thuận với sự gia tăng lợi tức của nông hộ. Kết quả này cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2008), Trương Đông Lộc và Đặng
Thị Thảo (2011).
Quá trình đô thị hóa chóng mặt đã khiến các quy mô sản xuất của các nông hộ dần
bị thu hẹp. Nguyễn Lan Duyên (2014), Chu Thị Kim Loan & Nguyễn Văn Hướng
(2015) đều cho thấy rằng quy mô đất sản xuất có ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của
nông hộ. Do vậy, yếu tố tư liệu sản xuất rất cần được chú trọng khi xem xét yếu tố thu
nhập của nông hộ. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2016), ở Việt Nam tình
trạng ruộng đất bị phân tán, manh mún (đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Hồng và
vùng núi phía Bắc) sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả quản lí của nông
hộ. Trong khi đó, nhiều chính sách gây trở ngại cho quá trình tập trung ruộng đất, điển
hình là hạn chế dưới 3ha đối với đất trồng cây hằng năm, điều này sẽ ảnh hưởng đến
khả năng thu hút đầu tư (Ngân hàng Thế giới, 2012).
Ngoài các yếu tố nêu trên, nguồn vốn tài chính để sản xuất cũng đóng vai trò quan
trọng đối với thu nhập các nhóm hộ gia đình bởi yếu tố này là cơ sở để mở rộng quy
mô sản xuất. Theo nghiên cứu của Lê Văn Dũng và Nguyễn Quang Trường (2011) thì
nguồn vốn có tác động hỗ trợ các nông hộ thay đổi các mô hình cây trồng vật nuôi có
hiệu quả hơn, dễ nuôi trồng và năng suất cao hơn. Nguồn vốn cũng giúp các hộ này
được tiếp cận gần hơn với các máy móc, thiết bị tiến bộ, nhằm tăng vụ, tăng quy mô
và tiết kiệm thời gian cũng như công sức. Về cơ bản thì hiệu quả tài chính trong sản
xuất cũng sẽ tăng dần theo sự gia tăng của nguồn vốn. Theo kết quả khảo sát của Võ
Thành Khởi (2015) tỷ lệ hộ gia đình được vay vốn để sản xuất là 51,4% và số hộ gia
đình không có vốn vay là 48,6%. Điều này cho thấy số nông hộ không thể tiếp cận vốn
vay chiếm đến gần một nửa tổng số hộ, thể hiện nhiều hạn chế trong chính sách vay
vốn, hỗ trợ nông dân.

19
Cùng với các yếu tố đã đề cập, ngành kinh tế cũng được cho là có tác động đến thu
nhập hộ gia đình ở Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu chú ý đến nông nghiệp và sự
khác biệt giữa thu nhập từ nông nghiệp và phần còn lại của nên kinh tê. Cuộc khảo sát
của Tran et al. (2012) nhận thấy rằng thu nhập hộ gia đình từ nông nghiệp,lâm nghiệp
và nuôi trồng thủy sản thấp hơn thu nhập từ các ngành khác. Maltsoglou và
Rapsomanikis (2005), khi nghiên cứu sự đóng góp của chăn nuôi đối với thu nhập hộ
gia đình ở Việt Nam nhấn mạnh rằng chăn nuôi có nhiều tiềm năng cải thiện thu nhập
của nông hộ.
6. Kết cấu của đề tài
Kết cấu đề tài gồm 5 phần.
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Ứng dụng SPA để làm rõ cơ chế tác động và vai trò của ngành Nông
nghiệp đối với thu nhập của các nhóm hộ gia đình
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị.

20
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Cơ sở lý luận về tác động của cơ cấu ngành kinh tế đến thu nhập của các
nhóm hộ gia đình
1.1.1. Khái niệm về cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế được hiểu là thuộc tính của hệ thống kinh tế, nó phản ánh tính chất
và trình độ phát triển của hệ thống kinh tế; biểu hiện quan hệ tỷ lệ cả về mặt lượng và
chất của các phần tử hợp thành hệ thống.
Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là nguyên nhân cơ bản của hoạt động kinh tế
(Constantine, 2017). Do đó, sự khác biệt về cơ cấu kinh tế theo thời gian và không
gian có thể giải thích sự khác biệt trong phát triển kinh tế.
Ngành là tổng thể các đơn vị kinh tế có những đặc điểm chung, cho phép tách khỏi
những bộ phận khác để cùng thực hiện một chức năng trong hệ thống phân công lao
động xã hội.
Dựa trên 3 tiêu chí là quy trình sản xuất, nguyên liệu đầu vào và đặc điểm đầu ra,
các ngành kinh tế ở Việt Nam được phân chia thành các hệ thống ngành kinh tế.
Theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống ngành
kinh tế Việt Nam bao gồm 5 cấp:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp
1 tương ứng;
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp
2 tương ứng;
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành
cấp 3 tương ứng;
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành
cấp 4 tương ứng.
Cơ cấu ngành kinh tế được xác định là cơ cấu và hình thái của các thành phần khác
nhau của nền kinh tế thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số
lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau.
Vai trò của cơ cấu ngành kinh tế đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế được thừa
nhận rộng rãi. Tuy nhiên, để tạo ra tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì cần một
sự chuyển dịch hợp lý của cơ cấu ngành kinh tế. Thay đổi cơ cấu được khái niệm là sự
21
thay đổi tầm quan trọng tương đối của các chỉ số tổng hợp của ngành trong nền kinh
tế.
Câu hỏi được đặt ra là: các mối quan hệ giữa thành phần ngành và sự thay đổi cơ
cấu trong quá trình phát triển kinh tế là gì?
Chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế được hiểu là quá trình thay đổi, làm mới
trạng thái cơ cấu từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hướng hiện đại và phát
triển kinh tế bền vững. Biểu hiện của nó được thể hiện qua kết quả của sự phát triển
khác nhau của các ngành đã làm thay đổi mối quan hệ tương đối ổn định vốn có của
chúng ở thời điểm trước đó, đồng thời là sự đóng góp của nó vào hiệu quả phát triển
chung của nền kinh tế.
Trong quá trình phát triển kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ
thuần nông thành cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, hướng tới trở thành một
nước công nghiệp và phát triển ngành dịch vụ.
Có nhiều nguồn gốc của sự chuyển đổi cơ cấu, nhưng chúng có thể được nhóm lại
thành hai loại lớn: (1) sự can thiệp của nhà nước và (2) các cú sốc từ bên ngoài. Sự can
thiệp của nhà nước bao gồm sự thay đổi có chủ ý trong các biện pháp khuyến khích thị
trường và việc tạo ra hoặc phá hủy thị trường. Kinh nghiệm của các thị trường mới nổi
ở Đông Á và Châu Âu cũ trong thế kỷ 19 và 20 là những ví dụ về sự can thiệp của nhà
nước nhằm tăng cường tăng trưởng (Chang, 2003). Mặt khác, những cú sốc từ bên
ngoài bao gồm chiến tranh, những biến động của thiên nhiên và những cú sốc kinh tế,
v.v
Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, ngoài những chỉ số về tốc độ tăng
trưởng kinh tế, năng suất lao động xã hội, số việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất
nghiệp hay là chỉ số ICOR, thì có 2 chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá tính hiệu
quả của cơ cấu kinh tế là mức thay đổi về cơ cấu GDP và mức thay đổi về cơ cấu lao
động.
1.1.2. Khái niệm hộ gia đình và nông hộ
Hộ gia đình là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ 6
tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi (Nhân, 2011).
Nông hộ là những hộ gia đình chủ yếu lấy nông nghiệp làm sinh kế chính, thu nhập
của họ đến từ việc sản xuất nông nghiệp và dựa vào sức lao động gia đình (Ellis F.,
1993). Mục đích cơ bản của nông hộ là sản xuất để đáp ứng nhu cầu của gia đình, họ

22
khác với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, họ cũng có thể sản xuất để
mua bán trao đổi trong một giới hạn nhất định, do đó, nông hộ đóng vai trò là đơn vị
kinh tế cơ sở, nhưng cũng là đơn vị sản xuất kiêm tiêu dùng. Có thể nói rằng "Gia đình
là một đơn vị của sản xuất và tiêu dùng" là sự thể hiện rõ ràng nhất đặc điểm của nông
hộ (Meillassoux, 1979)
Tại Việt Nam, khá nhiều tác giả cũng đề cập đến khái niệm nông hộ, nổi bật như
nhận định của (Tuấn, 2003) cho rằng “Nông hộ là hộ gia đình chủ yếu hoạt động nông
nghiệp, bao gồm hoạt động lâm – ngư nghiệp và cả phi nông nghiệp ở nông thôn”.
Phân loại nông hộ
Dựa vào cơ chế và mục tiêu hoạt động, nông hộ được phân thành:
- Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không có phản ứng với thị trường: sản xuất sản
phẩm để dùng trong gia đình.
- Hộ nông dân sản xuất hàng hóa chủ yếu: mục tiêu chính là lợi nhuận và có phản
ứng rõ rệt với thị trường.
1.1.3. Khái niệm về thu nhập của các nhóm hộ gia đình và các nhân tố tác động
đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình
a. Thu nhập của hộ gia đình
Theo Tổng cục thống kê (2010), toàn bộ tiền và cả các hiện vật có giá trị sau khi
đã trừ đi chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian (thường là 1 năm) chính là phần
thu nhập của hộ.
Thu nhập của hộ gia đình đến từ thu nhập từ lao động, thu nhập từ vốn và các
khoản chuyển nhượng nhận được từ các tác nhân khác bao gồm cả Chính phủ. Mỗi
loại hộ gia đình nhận được một phần cố định thu nhập của mỗi loại lao động. Tương tự
như vậy, tổng thu nhập vốn được phân phối giữa các đại lý, bao gồm cả các hộ gia
đình, dưới dạng cổ phần cố định. Thu nhập của chính phủ bao gồm thu thuế đối với
thu nhập của hộ gia đình, thu thuế từ hoạt động kinh tế, thù lao vốn và hỗ trợ phát triển
chính thức (viện trợ song phương và đa phương) từ nước ngoài (Jean Abel Traore,
2019). Các nguồn thu nhập của hộ gia đình có thể được phân loại theo ba tiêu chí sau:
theo ngành (nông nghiệp và phi nông nghiệp), theo chức năng (làm công ăn lương và
tự kinh doanh) hoặc theo không gian (làm tại địa phương và di cư) (Barrett C., 2001).
Cơ cấu thu nhập của hộ phụ thuộc vào nhiều nguồn gốc khác nhau, tùy theo đặc
trưng, lợi thế của từng tỉnh và từng loại hình hoạt động kinh tế của hộ gia đình.Nhìn

23
chung, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình có thể được nhóm
lại thành hai cấp độ: cấp độ hộ gia đình và cấp chính sách. Các yếu tố hộ gia đình bao
gồm vốn con người (chẳng hạn như giáo dục, lao động lực lượng, người phụ thuộc,
kinh nghiệm) và các nguồn lực khác (như diện tích canh tác, sản phẩm và chi phí sản
xuất). Các yếu tố chính sách liên quan đến nguồn cung cấp, hoặc hỗ trợ, từ chính
quyền địa phương và các tổ chức phi lợi nhuận khác, trong đó bao gồm tài chính được
chứng minh là có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình.
Đa dạng hóa thu nhập là một trong những khía cạnh phổ biến nhất của chiến lược
đối phó và quản lý rủi ro cho người dân ở các nước đang phát triển (Ellis F. , 1998).
Các hộ gia đình đa dạng hóa các nguồn thu nhập vì một số lý do: để tạo thêm thu nhập
khi nguồn lực đáng kể không đáng tin cậy, để duy trì thu nhập khi đối mặt với sự thiếu
hụt thị trường, để khai thác các nguồn lực sẵn có từ nhiều phương tiện khác nhau và để
kiếm thêm thu nhập bằng tiền hoặc bằng loại cho sản xuất nông nghiệp một khi khả
năng tiếp cận tín dụng bị hạn chế (Dimova, 2010). Trong số các yếu tố thúc đẩy, đa
dạng hóa thu nhập có thể là kết quả của “giảm rủi ro trước”, “đối phó với rủi ro sau”,
ứng phó với khủng hoảng, hạn chế thanh khoản, thu nhập thấp từ nông nghiệp và tính
thời vụ của nông nghiệp (Ellis F. , 1998). Một khía cạnh của đa dạng hóa thu nhập hộ
gia đình đã được thừa nhận là vấn đề cần thiết và tồn tại do tình trạng nghèo của hộ gia
đình. Nó giải thích rằng đa dạng hóa thu nhập là rất quan trọng đối với người nghèo vì
họ thiếu tài sản sản xuất và đất đai, đồng thời bị quan tâm đến dịch vụ tín dụng hoặc
chương trình bảo hiểm, khiến họ dễ bị tổn thương bởi các “cú sốc bên ngoài” như thu
nhập không chắc chắn và tính thời vụ (Babatunde, 2009).
Rất ít hộ gia đình ở các nước đang phát triển thu được phần lớn thu nhập của họ
từ một nguồn duy nhất. Các tài liệu về tính bền vững của sinh kế trong điều kiện kinh
tế không chắc chắn kết luận rằng hầu hết các hộ gia đình tránh được một thời gian dài
phụ thuộc vào chỉ một hoặc hai nguồn thu nhập (Reardon T. , 1997; Bryceson, 1999;
Ellis F. , 2000; Toulmin, 2000). Có rất nhiều bằng chứng cho thấy đa dạng hóa thu
nhập là một cách chính để quản lý rủi ro trước hoặc sau đối phó với các cú sốc
(Rosenzweig, 1993; Reardon T. C., 1992).
b. Thu nhập của nông hộ
Ở các khu vực nông thôn của các nước đang phát triển, việc đa dạng hóa các
nguồn thu nhập phi nông nghiệp đang tăng lên theo thời gian và hiện chiếm một tỷ

24
trọng đáng kể trong thu nhập hộ gia đình. Trong một phân tích sâu rộng về các cuộc
điều tra hộ gia đình từ những năm 1970 đến những năm 1990 cho thấy tỷ lệ thu nhập
phi nông nghiệp trung bình là 42% ở Châu Phi, tiếp theo là 40% ở Châu Mỹ Latinh và
32% ở Châu Á ( (Reardon T. K., 1998). Nhiều nghiên cứu ở nông thôn châu Phi tìm
thấy mối liên hệ tích cực giữa đa dạng hóa phi nông nghiệp và phúc lợi hộ gia đình.
Trên cơ sở những phát hiện này, các khuyến nghị như khuyến khích việc làm phi nông
nghiệp ở các vùng nông thôn như một công cụ chính sách đã nhận được sự ủng hộ
rộng rãi của các cơ quan phát triển bao gồm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức phi
chính phủ (NGO) (Delgado, 1999).
Các nguồn thu nhập của nông hộ có thể được phân loại theo ba tiêu chí: phân loại
theo lĩnh vực; phân loại theo chức năng hoặc phân loại theo không gian (làm tại địa
phương và di cư) (Barrett C., 2001). Dựa vào lĩnh vực hoạt động, thu nhập thành 3 loại
chính: thu nhập nông nghiệp, thu nhập phi nông nghiệp và thu nhập khác.
Theo tổ chức Nông Lương thế giới FAO (2007) thì :
Thu nhập của hộ = Tổng thu của hộ - Tổng chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng trong
việc sản xuất của hộ
1.2. Kinh nghiệm thế giới trong việc ứng phó tác động của ngành nông nghiệp
đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình
Nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của một số
quốc gia lớn trên toàn cầu, bao gồm Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Israel cùng
nhiều quốc gia khác. Việc tham khảo kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp của
các quốc gia trên thế giới để vận dụng và phát triển kinh tế đất nước nói chung và khu
vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng là rất quan trọng đối với Việt Nam, giúp góp
phần nâng cao thu nhập của các nhóm hộ gia đình từ ngành nông nghiệp.
1.2.1. Thái Lan
Nông nghiệp là một phần quan trọng trong sự phát triển của Thái Lan, đặc biệt
nông dân Thái Lan có truyền thống canh tác lâu đời và đã làm giàu nhờ kiến thức của
mình về sinh thái nông nghiệp địa phương và cách canh tác bền vững với môi trường,
do đó có thể tham khảo một số kinh nghiệm cho Việt Nam. Thái Lan đã trở thành một
trong những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất, đặc biệt hơn là việc phần lớn các hộ
gia đình nghèo dựa vào nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của họ. Tuy nhiên, ngày
càng ít gia đình Thái Lan chọn nông nghiệp làm phương thức sống. Nguyên nhân

25
chính là chi phí hoạt động canh tác vượt quá lợi nhuận và các yếu tố quan trọng của
sản xuất, chẳng hạn như thời tiết và giá cả thị trường, phần lớn nằm ngoài tầm kiểm
soát của nông dân (Tunsri, 2011). Quá trình này đã được đánh dấu đặc biệt ở những
vùng mà nông dân gặp nhiều hạn chế về khả năng tiếp cận đất đai, nước và thị trường
(Nicolas Faysse, 2020). Để giảm thiểu rủi ro và nâng cao thu nhập cho nông dân,
chính phủ Thái Lan đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau.
Thứ nhất: Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp an toàn với mục đích tạo bước đột phá về năng suất, nâng cao chất lượng
các sản phẩm nông nghiệp thông qua các chương trình điển hình:
- Chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (OTOP - One Tambon One Product):
Chương trình này được chính phủ Thái Lan triển khai từ trên xuống dưới, theo đó
chính quyền đóng vai trò hỗ trợ kỹ thuật thông qua việc đào tạo kiến thức, công nghệ,
hỗ trợ lãi suất tín dụng cho đến việc đề ra các tiêu chuẩn sản phẩm, tiếp thị thông qua
các hội chợ, quảng bá xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; trong khi nông dân là
chủ thế chính thực hiện, họ dựa trên sự phù hợp với điều kiện của địa phương để quyết
định lựa chọn và phát triển các sản phẩm gì có lợi thế cạnh tranh, mang đậm nét đặc
trưng, có tiềm năng tiếp cận thị trường để phát triển. Kết quả mang lại cho nông dân
Thái Lan là lợi nhuận trung bình 6 tháng của họ đạt 84,2 triệu USD (Thu, 2015).
- Tầm nhìn nông nghiệp trong kế hoạch phát triển “Thailand 4.0”: Phát triển nông
nghiệp trong chiến lược này được định hướng dựa trên việc hỗ trợ chuyển đổi số trong
nông nghiệp, từ đó hướng tới sự thịnh vượng, ổn định, bền vững và đưa Thái Lan thoát
khỏi tình trạng bẫy thu nhập trung bình và xoá bỏ bất bình đẳng xã hội. Bên cạnh đó,
việc hình thành các trung tâm nông nghiệp và thực phẩm theo hướng 4.0 đang được
chính phủ Thái Lan hướng đến với mong muốn tạo ra các sản phẩm thông minh, có giá
trị gia tăng cao và thích ứng với biến đổi khí hậu (PRD, 2017). Mục tiêu của chính
sách là giúp nông dân Thái Lan nâng cao thu nhập trung bình hàng năm trong vòng 20
năm lên gấp 7 lần, từ 56.450 bath lên 390.000 baht. Việc tích cực hoàn thiện chính
sách đi đôi với đổi mới công nghệ để sao cho thế hệ trẻ và nông dân Thái Lan trở
thành “Nông dân thông minh – Smart farmers” – động lực chính thúc đẩy nông nghiệp
Thái Lan phát triển.
Thứ hai: Triển khai các chương trình trợ giá để hỗ trợ nông dân. Vào ngày 3 tháng
11 năm 2020, Chính phủ Thái Lan đã công bố phân bổ 51,6 tỷ baht (1,7 tỷ USD) để

26
thực hiện chương trình đảm bảo giá và các chương trình hỗ trợ khác cho sản xuất lúa
niên vụ 2020/2021, sẽ được thực hiện từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021
(Prasertsri, 2020). Chính phủ đã đưa ra mức giá đảm bảo cho niên vụ 2020/2021 dao
động từ 10000 – 15000 baht/tấn (330-495 USD/tấn) tùy thuộc vào loại gạo, bao gồm
nếp trắng, nếp cẩm và các loại gạo thơm khác (FAO, 2020). Bên cạnh đó, nông dân sẽ
nhận được khoản trợ cấp tiền mặt là 500 baht/rai (101USD/ha) với giới hạn tối đa là
20 rai (3,2 ha) (Prasertsri, 2020). Tuy nhiên, việc chính phủ duy trì trợ giá hơn nữa có
thể gây ra những tổn thất trong trường hợp giá gạo bị sụt giảm trong tương lai, bởi vì
quá trình bán lượng gạo dự trữ sẽ gặp rất nhiều khó khăn do đã mua vào với giá quá
cao.
Thứ ba: Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành, đồng thời kết hợp đa
dạng hóa thị trường và sản phẩm nông nghiệp. Để phục vụ phát triển công nghiệp
nông thôn và phục thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, chính phủ Thái Lan tập
trung cơ cấu lại các ngành nghề, trong đó các ngành mũi nhọn như sản xuất các mặt
hàng nông nghiệp giá trị cao, thuỷ hải sản được tập trung phát triển. Trong khi đó,
chính sách đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp được xem là một chiến lược hiệu quả
về an ninh lương thực và dinh dưỡng, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm,
giảm bớt các rủi ro về biến động giá, ổn định thị trường tiêu dùng trong nước và phục
vụ xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu giảm phụ thuộc vào sản xuất lúa gạo
và khuyến khích nông dân chuyển sang trồng đậu xanh, đậu tương, các loại rau hữu
cơ, mía đường, bột sắn và chăn nuôi sử dụng công nghệ hiện đại. Mặc dù đa dạng hóa
cây trồng đã mang lại lợi nhuận tài chính hấp dẫn đặc biệt cho các hộ nông dân nhỏ,
tuy nhiên nó cũng đã thúc đẩy việc sử dụng phân bón vô cơ và thuốc trừ sâu. Do đó,
nông dân luôn được khuyến khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng
phân bón vô cơ để thực hiện mục tiêu kép là đa dạng cây trồng và bảo vệ môi trường
sinh thái nông thôn.
Thứ tư: Tăng cường vai trò, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động của cá
nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông dân. Để
khuyến khích nông dân tích cực tham gia vào nông nghiệp, chính phủ thực hiện nhiều
ưu đãi về thuế như việc thu thuế thấp, giảm và miễn thuế cho nông dân; tăng cường
bảo hiểm xã hội cho nông dân. Điển hình, nông dân trồng lúa ở Thái Lan đã phát triển
sự đồng nhất mạnh mẽ với các khoản trợ cấp của nhà nước cho phúc lợi của họ (Jacob

27
I.Ricks, 2021). Nhờ vậy, số việc làm ở khu vực nông thôn đã tăng lên đáng kể nên đã
hạn chế dòng người rời bỏ nông thôn ra thành thị. Bên cạnh đó, Thái Lan thực hiện
việc đầu tư vốn ngân sách nhà nước qua hình thức tín dụng. Biện pháp mà chính phủ
Thái can thiệp là để ngân hàng thương mại cho nông dân vay nhiều hơn mức quy định
là 5%. Đặc biệt, việc cải thiện luồng thông tin đến nông dân, nhà chế biến, nhà sản
xuất và kinh doanh thực phẩm, về thời tiết, tài nguyên, thị trường và giá cả sẽ cho phép
họ đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả hơn bằng cách cân nhắc rủi ro và lợi
nhuận dựa trên sự hiểu biết tốt hơn (Shenggen Fan, 2021).
Thứ năm: Khuyến khích và thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước ngoài cho nông
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm và phân phối hàng nông sản. Với
mục đích tạo cơ hội và điều kiện với các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ Thái Lan
đưa ra gói khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp. Trọng tâm là việc xây dựng trụ sở,
các trung tâm nghiên cứu, phát triển sản phẩm nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ
cao. Đây là yếu tố then chốt thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào những dự án nông nghiệp ở Thái Lan vì nhận thấy cơ hội tăng trưởng bền vững.
Bên cạnh đó, chính phủ thực hiện các chính sách về thiết lập chuỗi cung ứng địa
phương. Chính sách cụ thể của Thái Lan bao gồm việc giảm thiểu chi phí đầu vào như
nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, giá thuê đất, chi phí lưu thông hàng hoá và nới lỏng
chính sách thuế thu nhập cho người nước ngoài.
1.2.2. Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, diện tích tương đối
nhỏ nhỏ, mật độ dân số cao, nhưng với nền kỹ thuật công nghệ bậc nhất thế giới, quốc
gia này đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành nước có nền kinh tế lớn mạnh, đứng thứ
3 trên thế giới với nền nông nghiệp hiện đại. Nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong
nền kinh tế, đóng góp 1,2% GDP và 3,2% việc làm (OCED, 2020). Số lượng các hộ
nông dân và cá nhân làm việc trong ngành nông nghiệp đang giảm nhanh chóng. Hai
yếu tố quyết định sự suy giảm của ngành nông nghiệp là tình trạng thiếu đất canh tác ở
Nhật Bản với ngày càng nhiều đất được sử dụng làm nhà ở, nhà máy phục vụ công
nghiệp và tình trạng già hoá dân số. Đặc biệt, tính đến năm 2019, độ tuổi trung bình
của nông dân là 66,8 tuổi và số nông dân ở Nhật Bản trên 60 tuổi chiếm tới 80%
(MAFF, 2019).Tuy nhiên, sản lượng nông nghiệp có xu hướng giảm từ lâu nhưng đã
tăng dần kể từ năm 2014. Để đạt được điều đó, Nhật Bản đã vượt khó, triển khai nhiều

28
chính sách hỗ trợ nông nghiệp phát triển như:
Thứ nhất: Nhận Bản định hướng nông nghiệp theo con đường phát triển sản xuất
nông nghiệp chất lượng cao từ quá trình trồng trọt đến quá trình thu hoạch để giải
quyết tình trạng thiếu lao động ngày càng tăng. Từ lâu, những người nông dân có kinh
nghiệm có thể sử dụng nước và phân bón hiệu quả hơn nhờ vào kinh nghiệm, kiến
thức và bí quyết sâu rộng của họ nhưng đối với nông dân Nhật Bản, sản xuất nông
nghiệp trong tương lai có thể đạt được độ chính xác cao hơn bằng cách sử dụng dữ liệu
số và dữ liệu khác để quản lý. Bằng cách sử dụng Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân
tạo (AI) để thu thập và phân tích dữ liệu từ thực tiễn canh tác của nông dân và môi
trường xung quanh, công nghệ này cho phép ngay cả những người trồng trọt thiếu kinh
nghiệm cũng có thể thực hiện các kỹ thuật vô hình như vậy. Các ứng dụng của công
nghệ như công nghệ cảm biến, xử lý và giải thích dữ liệu, mô hình cây trồng và lý
thuyết điều khiển sản xuất, máy móc thông minh và rô bốt hiện trường đang được áp
dụng tại nhiều mô hình hiện đại ở Nhật Bản từ trồng rau sạch trong nhà kính đến công
nghệ chăn nuôi trong hệ thống chuồng trại đạt chuẩn. Mục tiêu áp dụng các giải pháp
công nghệ vào nông nghiệp là tăng năng suất, hạ giá thành, sử dụng ít tài nguyên hơn
như năng lượng, nước, phân bón và hạt giống; đồng thời cải thiện và đảm bảo tính an
toàn của sản phẩm. Thực hiện phương pháp canh tác kỹ thuật số đơn giản này không
quá tốn kém và hiệu quả cao. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của chính phủ và sự liên kết của
nông dân với các nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thành công của nông
nghiệp Nhật Bản. Sự chuyển biến trong nông nghiệp theo hướng hiện đại giúp giảm tải
năng gánh nặng cho con người và giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất nông sản, từ đó
nâng cao thu nhập cho nông dân Nhật Bản.
Thứ hai: Đa dạng hoá thu nhập thông qua phát triển du lịch nông nghiệp. Nông dân
Nhật Bản có nhiều sáng tạo thông qua các chương trình tham quan, chẳng hạn như lưu
trú tại trang trại, du khách có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động nông nghiệp, từ hái
trái cây, thu hoạch trà xanh đến cho động vật ăn và có cơ hội tham gia vào cuộc sống ở
địa phương. Nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy tầm quan trọng của không chỉ các khía
cạnh sản xuất truyền thống như kiểm soát chất lượng sản phẩm thương hiệu, mà còn
quan điểm về quản lý tài nguyên địa phương như nuôi dưỡng di sản ẩm thực địa
phương và mối quan hệ đối tác giữa lĩnh vực du lịch và ẩm thực (Yasuo Ohe, 2013).
Để góp phần tạo ra hiệu quả về kinh tế, nông dân Nhật Bản chú trọng xây dựng thương

29
hiệu sản phẩm, hệ thống kiểm soát chất lượng, bảo tồn di sản địa phương và nâng cao
quan hệ đối tác ở địa phương giữa các hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và
nơi lưu trú, nhà hàng. Việc phát triển du lịch liên quan đến nông nghiệp và thực phẩm
đã trở thành xu hướng mới của cộng đồng phát triển để nâng mức lương trung bình
mỗi giờ ở khu vực nông thôn lên 7,26 USD/giờ (khoảng 790 yên/giờ) (OECD, 2016)
và phục hồi văn hoá ở cộng động nông thôn.
Thứ ba: Phát triển chuỗi liên kết giá trị liên kết các hợp tác xã nông nghiệp và nông
dân với các cơ sở chế biến thực phẩm và nhà phân phối. Việc mở rộng buôn bán, phát
triển ngành chế biến thực phẩm, giúp cho người dân sống ở nông thôn có thêm nhiều
việc làm, thu nhập được cải thiện, do đó Nhật Bản đã tạo nên một thị trường nội địa đủ
lớn cho hàng hoá nông nghiệp, hạn chế được những biến động bất thường từ chuỗi
cung ứng toàn cầu như đại dịch Covid - 19. Đặc biệt, hầu hết nông dân đều được tổ
chức bởi các hợp tác xã nông nghiệp (Hợp tác xã Nông nghiệp Nhật Bản hoặc “JA”)
với mục đích tạo ra và duy trì không gian trong thị trường chính thông qua các hoạt
động kinh doanh tiếp thị và thu mua tập thể của JA. Chính phủ Nhật Bản đã ban hành
một loạt chính sách ưu đãi trong những năm 1960 để thúc đẩy chăn nuôi theo quy mô.
Ví dụ, các quy định và trợ cấp được sử dụng để khuyến khích nông dân dồn điền đổi
thửa và các hiệp hội nông nghiệp cũng cung cấp nền tảng để giúp nông dân áp dụng
hình thức canh tác quy mô lớn. Kết quả là, tổng số hộ gia đình nông thôn giảm nhanh
chóng 59,8% và nông dân ở Hokkaido sở hữu hơn 10 ha đất tăng từ 4,7% lên 43,2%
trong giai đoạn 1960-1995 (Zhang, 2014). Bên cạnh đó, để thực hiện định hướng phát
triển nông nghiệp bền vững trong quá trình tái quy hoạch, Nhật Bản luôn có những
chính sách thu hút các tập đoàn phi nông nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Các nghiên
cứu về khả năng và những đóng góp thực tế của sự gia nhập của các tập đoàn phi nông
nghiệp vào nông nghiệp và sự phát triển của các tập đoàn nông nghiệp khởi nghiệp
nhằm phục hồi nông nghiệp địa phương và kinh tế nông thôn đang được mở rộng
(Takahashi, 2013).
Thứ tư: Động lực chính của phát triển nông nghiệp nông thôn là thế hệ nông dân
trẻ Nhật Bản. Một thế hệ nông dân trẻ từ các trung tâm thành thị và có ít kinh nghiệm
làm nông nghiệp đang quan tâm đến việc theo đuổi các hình thức mới của lối sống liên
kết nông nghiệp và định cư ở các vùng nông thôn. Với sự lãnh đạo của chính phủ thực
hiện một số cơ cấu hỗ trợ tài chính và giáo dục, Nhật Bản đang chứng kiến một mức

30
khiêm tốn nhưng đáng chú ý dòng người trẻ (dưới 45 tuổi) vào nông nghiệp
(McGreevy, 2019). Mục đích của các chương trình này là giúp đất canh tác không bị
sử dụng, tăng cường dân số nông thôn và ổn định năng lực sản xuất nông nghiệp trong
nước, đào tạo cho nông dân trẻ triển vọng tại các trường nông nghiệp miễn phí và cho
vay không lãi suất và hỗ trợ có sẵn. Các biện pháp hỗ trợ này đã mang lại sự quan tâm
tăng đột biến đến nông nghiệp và sinh kế nông thôn. Kết quả là cư dân nông thôn có
thể nâng cao nguồn thu nhập đến từ nông nghiệp và giúp giảm áp lực người dân nông
thôn đổ dồn vào thành thị.
1.2.3. Isarel
Israel không chỉ là đất nước có một sự chuyển đổi mạnh mẽ trong nông nghiệp,
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thiết lập các ngành xuất khẩu phát triển mạnh,
mà còn nổi lên như một nhà lãnh đạo toàn cầu về nông nghiệp và công nghệ xử lý
nước bất chấp điều kiện tự nhiên không phù hợp để phát triển nông nghiệp. Nông
nghiệp Israel phát triển mạnh dựa trên việc sử dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt hiệu
quả, phát triển hệ thống canh tác nhà kính và ứng dụng công nghệ thông tin cũng như
công nghệ sinh học vào sản xuất. Là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế
giới, Israel xuất khẩu khoảng 2,29 tỷ USD nông sản với chỉ 0,9% dân số làm nông
nghiệp (OECD, 2020). Tuy nhiên, không có cách nào để thúc đẩy chăn nuôi quy mô
lớn một cách tự phát chỉ thông qua các lực lượng thị trường hoặc khuyến khích. Sự kết
hợp của khoa học ứng dụng, quyết tâm cao của nông dân và sự hỗ trợ của chính phủ đã
giúp nông dân Israel hiện đại hóa và thích ứng với các điều kiện về thị trường và khí
hậu đang thay đổi, tạo cho họ cơ sở vững chắc cho nền nông nghiệp bền vững trong
những thập kỷ tới. Do đó, những quốc gia phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của biến
đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt như Việt Nam có thể học hỏi từ hệ thống khoa học
công nghệ nông nghiệp của Israel và cách thức sử dụng đất thâm canh để cải thiện nền
nông nghiệp của họ.
Thứ nhất: Sản xuất nông nghiệp ở Israel ứng dụng rất thành công và hiệu quả công
nghệ tưới nhỏ giọt, canh tác nhà kính và ứng dụng công nghệ sinh học. Để một nơi
nước quý như vàng có thể phát triển nông nghiệp thành công, người dân Israel đặc biệt
chú trọng tới việc sử dụng tối ưu nguồn nước, sao cho tiết kiệm mà đạt hiệu quả nhất.
Công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel giúp nông dân tiết kiệm 30-60% lượng nước tưới
so với thông thường, nước và phân bón được chuyển đến bộ rễ tích cực, giúp tăng hiệu

31
quả hấp thụ của cây và hạn chế lãng phí phân bón và nước tưới (Hà, 2017). Việc sử
dụng rộng rãi công nghệ tưới nhỏ giọt ở Israel đã góp phần làm tăng 1600% giá trị sản
phẩm do nông dân địa phương trồng trong sáu mươi năm qua. Dựa kinh nghiệm của
Israel, các tác động nhất định đối với các quốc gia khan hiếm nước khác đã rõ ràng:
tưới nhỏ giọt nên là một thành phần trung tâm trong bất kỳ chiến lược sản xuất nông
nghiệp nào (AlonTal, 2016). Bên cạnh đó, với hơn 70% lượng nước được tái chế,
Israel đang dẫn đầu thế giới về tái chế nước thải với tỉ lệ gấp 3 lần quốc gia đứng thứ
hai Tây Ban Nha (Lan, 2019). Đây là kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam, đặc biệt là
khu vực đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh bị xâm nhập mặn.
Thứ hai: Định hướng thị trường mạnh mẽ và giải quyết các vấn đề ở địa phương để
nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp. Dựa trên cách tiếp cận dẫn đầu thị trường, Israel
định hướng gắn chặt mối quan hệ giữa nhu cầu thị trường và nghiên cứu. Nhiều nghiên
cứu và phát triển công ở Israel tập trung vào việc cải tiến giống để cạnh tranh tốt hơn
trên các thị trường mục tiêu. Đồng thời, để tạo việc làm và tạo thêm thu nhập, chính
phủ Israel thực hiện việc định hướng xuất khẩu. Định hướng này cho phép hệ thống
của Israel linh hoạt khi nó phát triển, để từ đó mở rộng tiềm năng xuất khẩu và phát
triển thương hiệu các sản phẩm của Israel bao gồm các loại cây trồng - đặc biệt là trái
cây và rau quả. Bên cạnh đó, với mục tiêu giải quyết vấn đề trọng tâm là nâng cao
chuỗi giá trị, Israel tổ chức tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp từ đầu vào đến tổ
chức sản xuất, thu hoạch, chế biến, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm đều dựa trên nền
tảng khoa học kỹ thuật hiện đại. Những người nông dân quyết định chế biến và tiếp thị
sản phẩm của chính họ, rút ngắn chuỗi thực phẩm và kết nối trực tiếp với người tiêu
dùng để nâng cao chuỗi giá trị, nhắm mục tiêu khách hàng của họ hiệu quả hơn và có
được sự độc lập và khả năng thích ứng. Nông dân trong nghiên cứu điển hình của
Israel sử dụng bao bì chung cho các sản phẩm của họ để họ tiết kiệm chi phí, thời gian
và nhân công (Hurwitz, 2015). Cuối cùng, giành được vị trí vững chắc hơn trong thị
trường thông qua thương mại hóa và hợp tác chung trong tiếp thị và mua nguyên liệu
đầu vào là trọng tâm vì nó mang lại cho nông dân khả năng thương lượng cao hơn và
tiếp cận với thị trường và khách hàng mới.
Thứ ba: Israel đi đầu trong áp dụng công nghệ quản trị cao (AgriTech) dựa trên nền
tảng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, quản lý chất
lượng và truy xuất nguồn gốc, giúp quy trình từ nông trại đến bàn ăn trở nên hiệu quả,

32
bền vững và an toàn hơn. Trong một vài năm qua, đã có nhiều những động thái toàn
cầu cũng như Israel đối với công nghệ vật liệu, chế tạo đan xen công nghệ dữ liệu và
internet vạn vật. Những đổi mới có thể được kể đến như: các cảm biến trong đất và
trên cây, máy bay không người lái, di truyền học, thịt nhân tạo, protein thay thế, tưới
tiêu thông minh cũng như các phần mềm để phân tích dữ liệu lớn. Tại Israel, một số
công ty cung ứng công nghệ nông nghiệp chính xác theo hướng giải pháp toàn diện có
thể kể đến như: Consumer Physics với máy quét SCiO phân tích phần trăm chất béo,
ga, protein và lượng nước trong phô mai, sữa chua, sữa, thịt, trái cây và rau xanh;
Phytech cung cấp công nghệ dựa trên cảm biến để theo dõi và hiểu cây trồng; hay
Tevel cung cấp máy bay không người lái tự động chạy bằng AI để thu hoạch trái cây.
Các giải pháp về công nghệ thông tin cho phép người nông dân liên lạc nhanh chóng,
thu thập và phân tích dữ liệu nhanh chóng cũng như ra quyết định theo thời gian thực.
Bên cạnh đó, Israel còn đầu tư mạng lưới công nghệ thông tin giúp mỗi người dân dễ
dàng truy cập thông qua internet, đảm bảo luôn cập nhật công nghệ, kỹ thuật nông
nghiệp mới, cách chăm sóc cây trồng như hệ thống Kiến thức nông nghiệp trực tuyến
(Agricultural Knowledge On-Line).
Thứ tư: Sản xuất nông nghiệp dựa trên sự hợp tác chặt chẽ và liên tục giữa các nhà
nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, nông dân và các ngành và dịch vụ liên quan đến
nông nghiệp. Ở Israel, hệ thống sản xuất tiên tiến của nông dân và kiến thức sâu rộng
về canh tác trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt cho phép họ có khả năng về việc trồng
các loại cây đặc biệt nào để chúng có tính cạnh tranh cao hơn. Sự hợp tác của họ trong
nghiên cứu và phát triển cũng tăng cường cảm giác thân thuộc của cộng đồng và đã trở
thành một tài sản văn hóa mà gần đây cũng góp phần vào sự phát triển du lịch. Thông
qua mạng lưới các dịch vụ khuyến nông, các vấn đề trên đồng ruộng được đưa trực
tiếp đến các nhà nghiên cứu để tìm giải pháp và các kết quả khoa học nhanh chóng
được chuyển đến đồng ruộng để thử nghiệm và thực hiện. Để thương mại hoá các giải
pháp sáng tạo, những nghiên cứu mới, giống cây mới sẽ được thí nghiệm, sau đó sẽ
triển khai áp dụng cùng với một số hộ nông dân bằng nguồn vốn tài trợ trong hệ thống
tài chính vi mô hoặc quỹ của viện thí nghiệm (Tô Đức Hạnh, 2018). Chính phủ Isarel
tập trung vốn vào việc làm thế nào để cải thiện lợi thế cạnh tranh của Israel trong các
chuỗi giá trị mục tiêu, nhờ đó Israel luôn dẫn đầu thế giới về nhiều sản phẩm như chà
là, cà chua và cam. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa

33
học công nghệ luôn được chú trọng hàng đầu. Ngoài ra, việc xây dựng và ổn định các
hình thức hợp tác cộng đồng đã giúp cho sự phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp
ở Israel. Hầu hết nền nông nghiệp Israel được tổ chức theo nguyên tắc hợp tác, trong
đó khoảng 80% hoạt động nông nghiệp của Israel dựa trên nền tảng hợp tác là các làng
nông nghiệp (Kibbutz) và đại nông trại (Moshav). Trong khi Kibbutz là một cộng
đồng tập thể mà tư liệu sản xuất thuộc sở hữu chung và thu nhập được phân phối đồng
đều; thì Moshav là một làng hợp tác, nơi mỗi gia đình tự duy trì hộ gia đình và làm
việc trên đất của mình, trong khi việc thu mua và tiếp thị được tiến hành một cách hợp
tác. Tuy nhiên, cả hai hệ thống đã trải qua những thay đổi lớn về hệ tư tưởng, cấu trúc
và đang có chiều hướng thu hẹp dần. Việc duy trì mối quan hệ với một đơn vị sản xuất
lớn hơn là rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng thương lượng của
nông dân, cho phép họ cạnh tranh và hoạt động hiệu quả để tiếp cận tài chính, nghiên
cứu, đào tạo, đầu vào của nông trại và thị trường.

34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐƯỜNG
DẪN (SPA)

2.1. Cơ sở dữ liệu


2.1.1. Cơ sở lý thuyết của ma trận hạch toán xã hội
Ma trận hạch toán xã hội (Social Accounting Matrix – SAM) được xem như đại
diện của một nền kinh tế bất kỳ bằng cách thể hiện luồng chu chuyển của sản phẩm và
tiền tệ trên đây dưới dạng một ma trận vuông, trong đó mỗi tác nhân là một tài khoản
và dòng tiền được dịch chuyển từ tài khoản cột (chi phí) đến sự thu nhận của tài khoản
hàng (thu nhập). Dữ liệu trong SAM được xây dựng theo nguyên tắc “tính toán kép”
(mỗi giao dịch kinh tế bao gồm hai tài khoản) để đảm bảo tổng chi phí của mỗi tài
khoản bằng tổng thu nhập, hay tổng theo hàng và tổng theo cột của mỗi tài khoản phải
bằng nhau.
Các tài liệu lịch sử cho thấy SAM được sử dụng khá phổ biến tại các nước đang
phát triển, có lẽ bởi đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung tại các quốc gia
này đưa đến nhu cầu cao trong việc phân tích, hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô
dựa trên SAM. Mặc dù được phát triển khá sớm vào những năm 1970 (SAM của Iran
và Sri Lanka năm 1970 được sử dụng trong các nghiên cứu đầu tiên, tập trung chủ yếu
vào phân phối lợi nhuận và cấu trúc sản xuất) nhưng mãi đến những năm 80 bộ dữ liệu
SAM mới được quan tâm tiến hành điều tra và xây dựng như SAM của Indonesia,
Malaysia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ…
Mấy năm trở lại đây SAM trở thành một trong những cơ sở dữ liệu được các nhà
làm chính sách yêu thích sử dụng trong các mô hình kinh tế vĩ mô và được nghiên cứu
rộng rãi tại các quốc gia như các nghiên cứu của Taylor and Adelman (1996),
Thorbecke and Jung (1996), Bautista et al (2001)…Cơ sở dữ liệu của SAM được sử
dụng cho phân tích chính sách thương mại ở Mỹ năm 1988 được xây dựng bởi Reinert
and Roland-Holst (1992). Hai nhà khoa học này cho rằng SAM sẽ trở thành cấu trúc
dữ liệu tiêu chuẩn cho chính sách thương mại của mô hình cân bằng tổng thể.
Defourny và Thorbecke (1984) đánh giá SAM như một khuôn khổ mô tả sự tương tác
giữa các yếu tố của hệ thống kinh tế. Mặc dù có sự khác biệt giữa các quốc gia, hầu hết
các SAM đều có bốn tài khoản: hoạt động sản xuất, hàng hóa và dịch vụ, các yếu tố
sản xuất và các nhóm thể chế (doanh nghiệp, hộ gia đình và chính phủ) được liên kết
với tài khoản tiết kiệm và đầu tư. Những SAM đó là điển hình trong nền kinh tế đóng.
35
Đối với nền kinh tế mở, mô hình SAM bao gồm một tài khoản bổ sung cho biết mối
quan hệ kinh tế với nước ngoài (được gọi là Phần còn lại của Thế giới). Các tài khoản
SAM được sắp xếp đối xứng, giúp các nhà phân tích dễ dàng theo dõi nguồn gốc và
điểm đến của các dòng chi phí và thu nhập. SAM có cả ưu và nhược điểm. Theo Parra
và Wodon (2009), nhược điểm của SAM là nó đòi hỏi các giả định rất nghiêm ngặt và
trở nên phức tạp khi xử lý các hiệu ứng hành vi. Tuy nhiên, SAM có lợi vì tính đơn
giản, dễ hiểu của nó, đặc biệt là khi nó được sử dụng kết hợp với một số phân tích
khác, chẳng hạn như phân tích đường dẫn cấu trúc (SPA).
Quá trình xây dựng bảng SAM khá công phu và tốn kém. Tại Việt Nam các bảng
SAM năm 1999, 2000, 2003, 2007, 2011, 2012 được xây dựng bởi Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tiến hành phối hợp với các tổ chức quốc tế
dưới sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA). Việc cập nhật
bảng SAM giúp cho các tổ chức có thể phân tích, đánh giá những thay đổi của nền
kinh tế như: Tác động của biến đổi khí hậu đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển ở
Việt Nam đến năm 2050 (University of Copenhagen, UNU-WIDER, CIEM, 2012);
Các lựa chọn carbon thấp cho Việt Nam (Nguyen Manh Hai, 2013); Giá và các loại
thuế nhiên liệu hóa thạch: tác động tới sự phát triển kinh tế và phân phối thu nhập tại
Việt Nam (Drik Willenbockel, Ho Cong Hoa, 2011), và các nghiên cứu khác...
Là một mô hình khá đơn giản nhưng toàn diện, SAM đã được sử dụng rộng rãi để
ước tính ảnh hưởng hoặc tác động cấp số nhân của các loại cú sốc khác nhau đối với
các yếu tố của nền kinh tế. Trong khi phân tích nhân tử dựa trên bảng Đầu vào-Đầu ra
chủ yếu làm rõ hiệu quả của các liên kết sản xuất (liên kết ngược và liên kết chuyển
tiếp) mà không chú ý đến các yếu tố tiêu dùng, thì phân tích nhân tử dựa trên SAM
tích hợp cả hai yếu tố đó.
Để đo lường tác động của các cú sốc thực tế trong nền kinh tế đến phân phối thu
nhập giữa các nhóm hộ kinh tế - xã hội, khung hệ số SAM được tính theo công thức
sau (1):
X = (I-A)-1f = Maf (1)
Trong đó:
X là biến nội sinh (hoạt động sản xuất, yếu tố sản xuất, nhóm thể chế: doanh
nghiệp và hộ gia đình).
f là biến ngoại sinh (các tài khoản còn lại trong SAM).

36
I là ma trận đơn vị.
A là ma trận hệ số liên ngành (Leontief, 1941; Miller và Blair, 1985; Liên hợp
quốc, 1999), được tính bằng tỷ lệ giữa đầu vào trung gian hoặc thu nhập theo yếu tố,
hoặc thu nhập hộ gia đình theo ngành trên tổng sản lượng của ngành đó. Ma trận Ma =
(I - A)-1 được gọi là ma trận nhân tử SAM hoặc nghịch đảo Leontief, trình bày tổng các
tác động (trực tiếp và gián tiếp) của mỗi tài khoản được tạo ra do ảnh hưởng của một
đơn vị cú sốc ngoại sinh đối với nền kinh tế.
Nhân tử thu nhập cho thấy rằng khi người tiêu dùng cuối cùng nhu cầu đối với các
sản phẩm của một ngành nhất định tăng lên 1 đơn vị, thì thu nhập mỗi nhóm hộ tăng
lên Ma đơn vị. Do đó, các ngành có tác động tương đối lớn hơn đến thu nhập gia đình
là những ngành có giá trị nhân tử thu nhập cao.
2.1.2. Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là VSAM 2016, được cập nhật
và xây dựng dựa trên phương pháp của CIEM. Trong đó, các ngành kinh tế được chi
tiết hóa đến 25 ngành. Ngành Nông nghiệp bao gồm các chuyên ngành Trồng trọt,
chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp (C1), Lâm nghiệp (C2) và Thủy sản (C3). Các nhóm
hộ gia đình được chi tiết hóa thành 10 nhóm theo 2 chỉ tiêu: khu vực (ở thành thị từ H1
đến H5 và ở nông thôn từ H6 đến H10) và mức thu nhập tăng dần từ H1 đến H5 và từ
H6 đến H10. Các yếu tố sản xuất được chi tiết hóa thành 06 loại lao động và 1 nhân tố
vốn. Các loại lao động được chi tiết hóa theo 2 chỉ tiêu: khu vực( ở thành thị từ L1
đến L3 và ở nông thôn từ L4 đến L6) và trình độ lao động giảm dần từ L1 đến L3 và từ
L4 đến L6 .
2.2. Phân tích đường dẫn cấu trúc (SPA)
Để có cái nhìn sâu sắc về bản chất của các nhân tử này, cần thực hiện phân tách
nhân tử theo sự mở rộng chuỗi của Taylor. Theo đó công thức Ma sẽ được viết lại như
sau:
Ma = (I - A)-1 = I + A2 + A3 + A4 + … (2.2)
Hay
X = (I - A)-1F
= (I + A2 + A3 + A4 + …)F
n

 (I+ A ij  Aij2  Aij3  Aij4  ...) Fj


= i , j 1
37
n n n n n n n
  Fj   Aij Fj   Aik  Akj Fj   Ail  Alk  Akj Fj  ...
j 1 i , j 1 i ,k 1 j 1 i ,l 1 k 1 j 1

thể hiện sự đòi hỏi tái sinh dòng tiền từ các biến nội sinh ở các lớp sản xuất
t khác nhau. X là tổng hợp các dòng chảy thu nhập được tái sinh từ nhu cầu Fj lan
truyền trực tiếp từ đầu vào đến đầu ra của các tài khoản. Ở lớp sản xuất càng lớn, thì
số cực (tài khoản) mà tác động đó đi qua càng nhiều và mỗi tài khoản đều gây nên đòi
hỏi yêu cầu trung gian từ các biến nội sinh bởi nhu cầu cuối cùng Fj. nếu chúng ta có n
tài khoản nội sinh thì số lượng các cực của mỗi lớp tăng lên theo cấp sô nhân là n t+1
(Peters và Hertwich, 2006).
n cực tại lớp sản xuất 0 (t=0) làm tái sinh lượng thu nhập là: Fj (2.3)
n2 cực tại lớp sản xuất 1 (t=1) làm tái sinh lượng thu nhập là: AijFj (2.4), biểu thức
này biểu hiện đường dẫn lan truyền tác động j→i
n3 cực tại lớp sản xuất 2 (t=2) làm tái sinh lượng thu nhập là: A ikAkjFj (2.5), biểu
thức này biểu hiện đường dẫn lan truyền tác động từ j→k →i .
Quá trình này được thực hiện tương tự cho đến t lớp sản xuất. Giữa hai cực bất kỳ
luôn có một số lượng đường dẫn xác định. Việc tính toán lượng thu nhập tái sinh ở tất
các các con đường có thể xác định được những đường lan truyền ảnh hưởng quan
trọng nhất ở t lớp sản xuất.
Một tác động ngoại sinh được lan truyền qua các cực nằm trên một con đường dẫn
bất kỳ nào đó luôn có sự tương các với các cực khác hình thành nên các mạch dẫn
phản hồi liền kề với các đường dẫn cơ bản, gây nên các hiệu ứng gián tiếp bên cạnh
các hiệu ứng trực tiếp. Thông thường các mạch dẫn liền kề này có các điểm đầu và
điểm cuối trùng với những mắt xích nằm trên đường dẫn chính. Vì vậy cần lưu ý rằng
các biểu thức theo công thức (2.3); (2.4); (2.5) chỉ có thể sử dụng khi thể hiện các ảnh

hưởng trực tiếp (DI – direct influence) lan truyền dọc theo đường dẫn ( ). Ảnh
hưởng tổng trên một đường dẫn chính là tổng các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
được tạo ra trong quá trình lan truyền ảnh hưởng qua các cực nằm trên đường dẫn đó
và được đo lường theo công thức của Defourny và Thorbecke (1984):

Trong đó Mp là các nhân tử (path multipiler) của các đường dẫn p tương ứng giữa

38
hai cực j và i. Mp = ∆p / ∆ với ∆ là định thức của ma trận (I-A), ∆p là định thức của
ma trận đã loại trừ các cực trên đường dẫn p. Nếu đường dẫn không tồn tại các mạch

dẫn liền kề thì hay Mp = 1.


Tổng ảnh hưởng (GI – global influence) được lan truyền qua tất cả các con đường
giữa hai cực j và i cũng chính là độ lớn của nhân tử SAM. Chính vì vậy ma trận Ma
còn được gọi là ma trận của ảnh hưởng toàn cục. Ta có:

Với αij là phần tử của ma trận nhân tử SAM Ma = (I - A)-1

39
Chương 3: Ứng dụng SPA để làm rõ cơ chế tác động và vai trò của ngành Nông
nghiệp đối với thu nhập của các nhóm hộ gia đình

3.1. Phân tích ảnh hưởng của thu nhập từ ngành Nông nghiệp
3.1.1. Phân tích ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập của hộ theo khu vực
Nông nghiệp là trọng tâm trong chiến lược sinh kế của các hộ gia đình nông thôn ở
Việt Nam, do thu nhập nông nghiệp ở nông thôn là một nguồn lực quan trọng đối với
các hộ nông nghiệp ở nông thôn.
Bảng 1: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình theo nguồn thu, thành thị - nông thôn
giai đoạn 2008 – 2018
Đơn vị: 1.000VND

Phi
Nông,
Tiền nông,
Tỷ lâm Tỷ Tỷ Tỷ
Khu lương, lâm
Chung trọng nghiệp, trọng trọng Khác trọng
vực tiền nghiệp,
% thủy % % %
công thủy
sản
sản

Cả nước                  
2008 995.2 345.5 34.72 238.7 23.99 225.4 22.65 185.6 18.65
2018 3873.8 1980 51.11 514.9 13.29 882.4 22.78 496.5 12.82
Thành
                 
thị
2008 1605.2 683.5 42.58 77.6 4.83 461 28.72 383.1 23.87
2018 5624.1 3258.4 57.94 195.1 3.47 1431.9 25.46 738.7 13.13
Nông
                 
thôn
2008 762.2 216.4 28.39 300.3 39.40 135.4 17.76 110.1 14.45
2018 2986.5 1331.9 44.60 677.1 22.67 603.7 20.21 373.6 12.51
Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2018
Bảng 1 cho thấy thu nhập của nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong cơ cấu trong thu
nhập và tỷ trọng của các nguồn thu nhập phân theo thành thị và nông thôn tại Việt
Nam. Trong đó, thu nhập bình quân/tháng/người từ các hoạt động nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản chung cả nước năm 2018 theo giá hiện hành đạt khoảng 514,9 nghìn đồng,

40
tăng 2,16 lần so với năm 2008, tăng bình quân 7,99%/năm trong thời kỳ 2008-2018.
Ảnh hưởng của các hoạt động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tác động mạnh mẽ hơn đến
nguồn thu nhập ở khu vực nông thôn so với khu vực thành thị. Cụ thể, thu nhập bình
quân 1 người 1 tháng từ các hoạt động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ở khu vực nông
thôn năm 2018 đạt 677,1 nghìn đồng; khu vực thành thị đạt 195,1 nghìn đồng, chênh
lệch gấp gần 3,5 lần.
Tuy nhiên, tỷ trọng thu nhập bình quân nhân khẩu từ hoạt động nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản trong giai đoạn 2008-2018 có xu hướng giảm dần, tỷ trọng này ở khu vực
nông thôn giảm mạnh 16,73 điểm phần trăm (từ 39,4% xuống 22,67%), trong khi khu
vực thành thị giảm từ 4,83% xuống 3,47%. Trong khi, nguồn thu nhập quan trọng nhất
vẫn là tiền lương, tiền công khi đóng góp lần lượt là 57,94% và 44,6% vào cơ cấu thu
nhập ở khu vực thành thị và nông thôn năm 2018.
Biểu đồ 1: Thu nhập bình quân đầu người/tháng từ hoạt động nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản chia theo thành thị - nông thôn giai đoạn 2008 - 2018

Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người/tháng từ hoạt động


nông, lâm nghiệp thuỷ sản chia theo thành thị - nông thôn
1.000VND

800
700
600 656 677.1
586
500 514.9
503 510
400 458
397
300 357
300.3 279
200 238.7
175 195 195.1
100 147
77.6 96
0
2008 2010 2012 2014 2016 2018

Cả nước Thành thị Nông thôn

Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2018
Nguyên nhân là sự chuyển dịch về cơ cấu ngành, nghề của các vùng theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do đó các hộ gia đình ngày càng ít tham gia vào các
hoạt động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Xu hướng chung là các hộ gia đình tích cực
tham các hoạt động đem lại mức tiền lương cao hay các hoạt động khác. Bên cạnh đó,
cơ cấu về thu nhập của hộ dân cư đã có những thay đổi tích cực theo hướng phát triển
thêm nhiều ngành phi nông, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Ở
41
khu vực này, các hoạt động phi nông, lâm nghiệp thuỷ sản đã góp phần tạo thêm nhiều
việc làm cho cư dân nông thôn, giảm thời gian nông nhàn và tăng thu nhập cho người
dân gần 4,5 lần trong giai đoạn 2008-2018 (từ 135,4 nghìn đồng/người/tháng lên 603,7
nghìn đồng/người/tháng). Ngoài ra không có sự chênh lệch quá nhiều từ tỷ trọng thu
nhập bình quân nhân khẩu từ hoạt động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản so với các hoạt
động phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ở khu vực nông thôn năm 2018 (22,67% so với
20,21%) cho thấy các hoạt động phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng đóng vai
trò quan trọng hơn trong việc nâng cao mức sống dân cư.
Từ việc phân tích thu nhập của các hoạt động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong cơ
cấu thu nhập của hộ ở trên cho thấy, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nguồn
thu nhập của các hộ đã có những thay đổi đáng kể, tuy nông nghiệp vẫn là nguồn thu
nhập quan trọng của hộ gia đình nhưng không còn là nguồn thu chính.
3.1.2. Phân tích cơ cấu thu nhập của các hộ theo ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản
Số liệu điều tra cho thấy sự chênh lệch thu nhập bình quân đầu người 1 tháng giữa
các chuyên ngành này là khá rõ nét.
Bảng 2: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình theo nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
giai đoạn 2008 – 2018
Đơn vị: 1.000VND
Nông,
Tỷ Tỷ Tỷ
lâm Nông Lâm Thuỷ
Khu vực trọng trọng trọng
nghiệp, nghiệp nghiệp sản
% % %
thủy sản
Cả nước

2008 238.7 202.3 84.75 6.9 2.89 29.5 12.36


2018 514.9 422.6 82.07 20 3.88 72.3 14.04
Thành thị

2008 77.6 58.1 74.87 1.1 1.42 18.4 23.71

2018 195.1 154.5 79.19 2.8 1.44 37.8 19.37

Nông thôn

2008 300.3 257.4 85.71 9.1 3.03 33.8 11.26

42
2018 677.1 558.5 82.48 28.8 4.25 89.8 13.26
Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2018

Bảng 2 cho thấy thu nhập từ nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng nhất khi xét
về cơ cấu thu nhập trung bình của hộ gia đình theo các hoạt động nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản. Hơn 80% thu nhập bình quân/tháng/người chung cả nước theo các hoạt động
nông, lâm nghiệp, thuỷ sản từ năm 2008 đến năm 2018 là đến từ các hoạt động nông
nghiệp. Tuy nhiên, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu thu nhập này đang có xu hướng
giảm dần ở khu vực nông thôn khi giảm từ 85,71% (2008) xuống 82,48%(2018), trong
khi tỷ trọng này ở khu vực thành thị có xu hướng tăng, khi tăng 4,32% trong cùng giai
đoạn.
Trong khi đó, thu nhập từ hoạt động nuôi trồng thủy sản là chưa cao so với tiềm
năng phát triển của nó, khi chỉ đóng góp 14,04% trong cơ cấu thu nhập trung bình của
hộ gia đình theo các hoạt động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2018.
Đặc biệt, mặc dù lâm nghiệp có tác động lớn nhất đến thu nhập của các nhóm hộ
trong ba chuyên ngành này (kết quả của nhóm được trình bày ở phần phân tích nhân tử
thu nhập), tuy nhiên tỷ trọng của nó lại thấp nhất so với 2 chuyên ngành còn lại với chỉ
3,88% (2018).
3.1.3. Phân tích ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập của hộ theo các nhóm thu nhập
Năm nhóm thu nhập được đề cập đến ở đây bao gồm từ nhóm 1 đến nhóm 5 tương
ứng với các nhóm nghèo, cận nghèo, trung bình, khá, và giàu.
Bảng 3 cho thấy cơ cấu trong thu nhập và tỷ trọng của các nguồn thu nhập của 5
nhóm thu nhập tại Việt Nam. Nguồn thu nhập từ các hoạt động nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản vẫn đóng vai trò quan trọng nguồn thu nhập của nhóm 1 và nhóm 2 với lần lượt là
55,4% và 41,03% năm 2008. Thu nhập từ các hoạt động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
của hai nhóm này có xu hướng tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2008-2018, nguồn thu
này của nhóm 1 đạt 344,1 nghìn đồng/tháng/người, tăng 2,26 lần; trong khi con số này
của nhóm 2 cũng tăng 2,06 lần lên mức 404,1 nghìn đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần ở nhóm 1, và đặc biệt là nhóm
2. Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của nhóm 2 đang có
hướng giảm mạnh, chỉ còn 21,19% năm 2018, tức gần bằng một nửa so với năm 2008.
Thay vào đó, để nâng cao thu nhập, nhóm này đang có xu hướng tham giá các hoạt
43
động đem lại mức tiền lương cao hơn, khi tỷ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công
chiếm tới 49,07% thu nhập của nhóm.

Bảng 3: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình theo nguồn thu của các nhóm thu nhập
giai đoạn 2008 – 2018
Đơn vị: 1.000VND

Nông, Phi
Tiền
Tỷ lâm Tỷ nông, Tỷ Tỷ
Khu lương,
Chung trọng nghiệp trọng lâm trọng Khác trọng
vực tiền
% , thủy % nghiệp, % %
công
sản thủy sản

2008

Nhóm 1 275.1 65.4 23.77 152.4 55.40 22.9 8.32 34.4 12.50

Nhóm 2 477.4 151.4 31.71 195.9 41.03 69.9 14.64 60.2 12.61

Nhóm 3 699.9 235.5 33.65 242.9 34.70 127.7 18.25 93.8 13.40

Nhóm 4 1067.4 405.3 37.97 244 22.86 242.2 22.69 175.9 16.48

Nhóm 5 2458.3 870.5 35.41 358.8 14.60 665.1 27.06 563.9 22.94

2018

Nhóm 1 922.8 333.2 36.11 344.1 37.29 65.6 7.11 179.9 19.50

Nhóm 2 1907.2 935.8 49.07 404.1 21.19 301.3 15.80 266 13.95

Nhóm 3 2930 1552 52.97 484 16.52 558.5 19.06 335.5 11.45

Nhóm 4 4292.7 2489.3 57.99 399.6 9.31 967.6 22.54 436.2 10.16

Nhóm 5 9318.2 4592.5 49.29 943.5 10.13 2520.8 27.05 1261.4 13.54
Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2018
Trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Việt Nam đang chứng kiến
sự chuyển dịch về mô hình sản xuất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp với sự khác
biệt về cơ cấu nguồn thu nhập chính giữa các ngành. Số liệu ở bảng mức thu nhập bình
quân đầu người của các nhóm thu nhập từ hoạt động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đã
cho thấy mức độ thay đổi về thu nhập trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
44
chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu, nghèo.
Bảng 4 cho thấy thu nhập bình quân/tháng/người từ các hoạt động nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản của 5 nhóm thu nhập có xu hướng tăng qua các năm 2008-2018;
trong đó mức thu nhập của nhóm 5 tăng tới 2,6 lần, từ 358,8 nghìn đồng lên 943,5
nghìn đồng. Hiện nay, các tỷ phú nông dân đang xuất hiện càng nhiều cho thấy nhiều
người dân ở vùng nông thôn đã biết nắm bắt cơ hội, làm giàu từ các hoạt động nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản.
Bảng 4: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình theo nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của
các nhóm thu nhập giai đoạn 2008 – 2018
Đơn vị: 1.000VND
Chênh
Khoảng
lệch
cách
Bình Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm giữa
Năm giữa
quân 1 2 3 4 5 nhóm
nhóm
5 và 1
5 và 1
(lần)
2008 238.8 152.4 195.9 242.9 244.0 358.8 206.4 2.4

2010 279.4 188.2 239.5 259.7 261.7 447.7 259.5 2.4

2012 396.6 251.5 308.7 346.5 396.6 679.6 428.1 2.7

2014 458.5 314.6 382.4 414.6 414.8 766.0 451.4 2.4

2016 510.1 344.3 394.2 445.9 427.9 938.4 594.1 2.7

2018 515.1 344.1 404.1 484.0 399.6 943.5 599.4 2.7


Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2018
Bên cạnh đó, số liệu về mức độ chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 từ các
hoạt động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cho thấy trong những năm gần đây, mức chênh
lệch giữa 2 nhóm thu nhập này không có nhiều sự thay đổi, khi chỉ dao động quanh
khoảng từ 2,4 lần đến 2,7 lần.
3.2. Phân tích nhân tử thu nhập
Kết quả tính toán trong Bảng 5 cho thấy thu nhập của gia đình từ Nông nghiệp tỷ lệ
thuận với mức thu nhập của các nhóm hộ ở cả nông thôn và thành thị. Xu hướng này
cũng được quan sát thấy tương tự đối với tác động của từng chuyên ngành trong ngành

45
Nông nghiệp đối với thu nhập của các nhóm hộ gia đình. Kết quả cho thấy sự khác biệt
rõ ràng về tác động của ngành Nông nghiệp đối với thu nhập của các nhóm hộ ở thành
thị và nông thôn. Trong đó, thu nhập từ hoạt động Nông nghiệp ở nông thôn luôn cao
hơn khoảng 1,8 lần so với thu nhập từ hoạt động Nông nghiệp ở thành thị.

Xét về các chuyên ngành riêng lẻ, nhìn chung, Lâm nghiệp có tác động lớn nhất
đến thu nhập của tất cả các nhóm hộ gia đình. Trong khi ở khu vực thành thị, chuyên
ngành Thủy sản có tác động lớn hơn đến thu nhập của hầu hết các nhóm hộ gia đình so
với Trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, thì ở khu vực nông thôn lại có xu
hướng ngược lại. Kết quả phân tích cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp chưa tương xứng với cơ hội và lợi thế sẵn có, ảnh hưởng mạnh đến thu
nhập của các nhóm hộ. Mặc dù tỷ trọng của chuyên ngành Trồng trọt, chăn nuôi và
dịch vụ nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế cả nước chiếm tỷ trọng lớn nhất so với 2
chuyên ngành còn lại, nhưng tác động của chuyên ngành này đến thu nhập là không
đáng kể. Đồng thời, Lâm nghiệp có tác động lớn đến thu nhập của các nhóm hộ, nhưng
tỷ trọng của chuyên ngành trong giá trị toàn ngành Nông nghiệp lại thấp nhất so với 2
chuyên ngành còn lại.
Mặc dù kết quả phân tích nhân tử thu nhập chỉ cho thấy kết quả cuối cùng của một
cú sốc ngoại sinh đến nền kinh tế nhưng không làm rõ mối quan hệ cấu trúc giữa các
tài khoản trong nền kinh tế. Hạn chế này sẽ được giải quyết khi thực hiện SPA.

46
Nhân tử thu nhập của các chuyên ngành thuộc ngành Nông nghiệp
B
Trồng trọt, chăn Lâm Thủy ả
nuôi và dịch vụ nghiệp sản Tác động tổng đến thu n
nông nghiệp nhập hộ gia đình g

H1 0.013 0.018 0.018 5:

H2 0.031 0.045 0.040

H3 0.047 0.068 0.058

H4 0.065 0.092 0.073

H5 0.107 0.147 0.114 0.935


Tác động
tổng đến
thu nhập
của các
nhóm hộ ở 0.262 0.370 0.303
thành thị

H6
0.039 0.064 0.037

H7 0.079 0.130 0.074

H8 0.098 0.161 0.092

H9 0.124 0.204 0.115

H10 0.133 0.211 0.122 1.685


Tác động
tổng đến
thu nhập
của các
nhóm hộ ở 0.475 0.769 0.441
nông thôn

Tác động
tổng đến
thu nhập
của các
nhóm hộ 0.737 1.139 0.745 2.621
Nhân tử thu nhập của các chuyên ngành thuộc ngành Nông nghiệp
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ dữ liệu VSAM 2016
3.3. Phân tích đường dẫn SPA
Trên thực tế, có vô số con đường đi qua cực đầu (các chuyên ngành của ngành

47
Nông nghiệp) đến cực cuối (nhóm hộ gia đình). Đường đi qua càng nhiều cực thì hiệu
ứng tổng thu được càng nhỏ. Kết quả nghiên cứu này chỉ lựa chọn những con đường
có tổng hiệu ứng chiếm 8% hiệu ứng toàn cầu, đủ phản ánh mối liên hệ quan trọng
giữa các thành phần kinh tế và thu nhập hộ gia đình.
Kết quả phân tích tại Bảng 6 cho thấy 48% ảnh hưởng toàn cục được lan truyền từ
các chuyên ngành trong ngành Nông nghiệp đến các nhóm hộ gia đình thông qua 65
con đường chính. Sự hiện diện của các cực trên các con đường đã chọn cho thấy vai
trò quan trọng của nó trong việc truyền tác động so với các cực khác trong nền kinh tế.
Trong các con đường đã chọn, không thấy sự xuất hiện của các liên kết liên ngành.
Điều này cho thấy các liên kết gián tiếp ít ảnh hưởng đến việc lan truyền tác động từ
ngành Nông nghiệp đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình.
Đối với khu vực thành thị, hai cực L2 và L3 chủ yếu xuất hiện trên các đường dẫn
được chọn của nhóm hộ có thu nhập thấp nhất (H1). Điều này cho thấy vai trò quan
trọng của nhóm lao động có kỹ năng thấp và trung bình trong việc tạo thu nhập cho
nhóm hộ này. Các đường dẫn được chọn của các nhóm hộ có thu nhập cao hơn từ H2
đến H5 có sự xuất hiện của cực L1 và C ở các chuyên ngành Trồng trọt, chăn nuôi và
dịch vụ nông nghiệp và Lâm nghiệp cho thấy các nhóm lao động có trình độ cao và
nhân tố vốn của hai chuyên ngành này ảnh hướng lớn đến thu nhập của các nhóm hộ
có thu nhập trung bình và cao. Trong đó, ảnh hưởng tổng của các đường dẫn đi từ
chuyên ngành C2 đến các nhóm hộ từ H2 đến H5 có chứa cực L1 tăng từ 13,9% đến
26,1% ảnh hưởng toàn cục cho thấy trình độ lao động tỷ lệ thuận với mức thu nhập của
các nhóm hộ hay các nhóm lao động có kỹ năng cao hơn có khả năng tạo ra nhiều thu
nhập hơn. Kết quả tương tự cũng được quan sát đối với yếu tố vốn. Cụ thể, ảnh hưởng
tổng của các đường dẫn được chọn từ H2 đến H5 có chứa cực C tăng từ 9,3% đến
19,9% ảnh hưởng toàn cục đối với ngành Trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp
và tăng từ 8,1% đến 11,5% ảnh hưởng toàn cục đối với ngành Lâm nghiệp. Đáng chu
ý, nhân tố vốn góp phần tạo ra thu nhập chủ yếu cho nhóm hộ giàu nhất ở thành thị
(H5) khi tất cả các đường dẫn được chọn của nhóm hộ này đều có sự xuất hiện của cực
C. Tại khu vực này, đường dẫn cho thấy ảnh hưởng lớn nhất đối với thu nhập của
nhóm hộ gia đình từ ngành Nông nghiệp thuộc về chuyên ngành Lâm nghiệp
(C2.L1.H5) với ảnh hưởng tổng 0,038.
Đối với khu vực nông thôn, sự xuất hiện của các cực lao động (L) trong hầu hết các

48
đường dẫn được lựa chọn ở các nhóm hộ cho thấy nhân tố lao động có ảnh hưởng lớn
đến quá trình phân phối thu nhập từ ngành Nông nghiệp đến thu nhập các nhóm hộ,
đặc biệt ở các chuyên ngành Lâm nghiệp và Thủy sản. Riêng đối với chuyên ngành
Trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, bên cạnh yếu tố lao động yếu tố vốn
cũng đóng vai trò đáng kể đối với thu nhập các nhóm hộ gia đình. Sự xuất hiện của
cực L4 trên các đường dẫn được chọn từ ngành Nông nghiệp (C1 và C2) đến các nhóm
hộ H8, H9 và H10 với tỉ lệ ảnh hưởng tổng trên ảnh hưởng toàn cục ngày càng tăng
dần cho thấy mối liên hệ chặt chẽ của các yếu tố trình độ lao động cao với mức thu
nhập trung bình và cao của các nhóm hộ trong nền kinh tế. Xu hướng này cũng được
quan sát khi phân tích các đường dẫn được lựa chọn ở khu vực thành thị.
Nhìn chung, yếu tố lao động trong ngành Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng hơn
yếu tố vốn trong việc tạo ra thu nhập của các nhóm hộ. Phát hiện này cho thấy mức độ
thâm dụng lao động tương đối cao của ngành này, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, trình độ lao động nông nghiệp nhìn chung còn thấp và yếu tố này không
mang lại cho các nhóm hộ thu nhập lớn. Trong khi đó các yếu tố như lao động kỹ năng
cao và vốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhóm thu nhập cao và có ảnh hưởng tích cực
đến thu nhập của các nhóm hộ này. Ngoài ra, phân tích đường dẫn đã tìm ra các con
đường có ảnh hưởng nhất đối với thu nhập của các nhóm hộ là C2.L1.H5 và C2.L6.H9
với tổng ảnh hưởng tương ứng là 0,038 và 0,068.

49
Bảng 6: Phân tích đường dẫn tác động của ngành Nông nghiệp đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình
Ảnh Ảnh
Ảnh Nhân Ảnh Ảnh Nhân Ảnh
hưởng hưởng
Đường hưởng tử hưởng % Đường hưởng tử hưởng %
trực trực
dẫn toàn đường tổng It/Ig dẫn toàn đường tổng It/Ig
tiếp tiếp
cục dẫn (It) cục dẫn (It)
(Id) (Id)
C1L3.H1. 0.013 0.002 1.581 0.003 27.168 C1L5.H6. 0.039 0.003 1.609 0.005 11.912
C1L2.H1. 0.013 0.001 1.587 0.001 8.028 C1L6.H6. 0.039 0.011 1.607 0.018 45.237
C2L2.H1. 0.018 0.001 1.505 0.002 12.031 C1C.H6. 0.039 0.003 1.696 0.005 11.885
C2L3.H1. 0.018 0.004 1.501 0.006 31.065 C2L5.H6. 0.064 0.008 1.548 0.013 20.292
C4L3.H1. 0.018 0.005 1.339 0.007 40.016 C2L6.H6. 0.064 0.020 1.567 0.032 49.766
            C4L5.H6. 0.037 0.003 1.382 0.004 9.993
            C4L6.H6. 0.037 0.009 1.395 0.013 34.112
C1L3.H2. 0.031 0.004 1.599 0.006 20.837 C1L5.H7. 0.079 0.006 1.624 0.010 13.222
C2L1.H2. 0.045 0.004 1.681 0.006 13.868 C1L6.H7. 0.079 0.021 1.621 0.034 43.274
C2L2.H2. 0.045 0.003 1.526 0.005 10.985 C1C.H7. 0.079 0.005 1.710 0.009 10.777
C2L3.H2. 0.045 0.007 1.522 0.010 23.515 C2L5.H7. 0.130 0.018 1.571 0.029 22.329
C4L3.H2. 0.040 0.010 1.356 0.013 32.451 C2L6.H7. 0.130 0.039 1.586 0.061 47.112
            C4L5.H7. 0.074 0.006 1.400 0.008 11.140
            C4L6.H7. 0.074 0.017 1.411 0.024 32.727
C1L3.H3. 0.047 0.004 1.623 0.007 14.586 C1L5.H8. 0.098 0.009 1.636 0.015 14.750
C1C.H3. 0.047 0.003 1.735 0.004 9.315 C1L6.H8. 0.098 0.021 1.636 0.035 35.081
C2L1.H3. 0.068 0.007 1.689 0.012 17.993 C1C.H8. 0.098 0.007 1.721 0.011 11.563
C2L2.H3. 0.068 0.004 1.548 0.007 10.292 C2L4.H8. 0.161 0.008 1.621 0.013 8.209
C2L3.H3. 0.068 0.007 1.548 0.011 16.574 C2L5.H8. 0.161 0.025 1.584 0.040 25.057
C4L3.H3. 0.058 0.010 1.379 0.014 24.199 C2L6.H8. 0.161 0.039 1.604 0.062 38.460
            C4L5.H8. 0.092 0.008 1.412 0.012 12.487
            C4L6.H8. 0.092 0.017 1.426 0.025 26.680
50
C1C.H4. 0.065 0.005 1.748 0.009 14.449 C1L4.H9. 0.124 0.007 1.680 0.012 9.347
C2L1.H4. 0.092 0.013 1.691 0.022 23.811 C1L5.H9. 0.124 0.011 1.656 0.018 14.390
C2L3.H4. 0.092 0.005 1.575 0.007 8.140 C1L6.H9. 0.124 0.023 1.658 0.038 30.482
C2C.H4. 0.092 0.004 1.706 0.007 8.090 C1C.H9. 0.124 0.008 1.740 0.013 10.515
C4L3.H4. 0.073 0.007 1.401 0.009 12.760 C2L4.H9. 0.204 0.017 1.630 0.027 13.383
            C2L5.H9. 0.204 0.031 1.608 0.050 24.480
            C2L6.H9. 0.204 0.042 1.631 0.068 33.468
            C4L5.H9. 0.115 0.010 1.433 0.014 12.314
            C4L6.H9. 0.115 0.019 1.449 0.027 23.434
C1C.H5. 0.107 0.012 1.781 0.021 19.948 C1L4.H10. 0.133 0.010 1.682 0.017 12.803
C2L1.H5. 0.147 0.023 1.708 0.038 26.103 C1L5.H10. 0.133 0.010 1.671 0.017 12.520
C2C.H5. 0.147 0.010 1.740 0.017 11.532 C1L6.H10. 0.133 0.017 1.675 0.029 21.568
C4C.H5. 0.114 0.006 1.543 0.009 8.192 C1C.H10. 0.133 0.010 1.748 0.017 13.094
            C2L4.H10. 0.211 0.025 1.629 0.040 18.968
            C2L5.H10. 0.211 0.029 1.623 0.047 22.085
            C2L6.H10. 0.211 0.031 1.650 0.052 24.592
            C4L5.H10. 0.122 0.009 1.446 0.013 10.838
            C4L6.H10. 0.122 0.014 1.466 0.021 16.794
Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán từ dữ liệu VSAM 2016

51
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị

4.1. Kết luận


Chiến lược phát triển kinh tế bền vững trong điều kiện phân bổ thu nhập là một
trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay ở Việt Nam vì đất nước phải duy trì tốc độ tăng
trưởng để thoát nghèo. Tuy nhiên, năng lực phát triển bền vững của Việt Nam có thể
bị hạn chế do sự chênh lệch rõ rệt về thu nhập giữa các nhóm hộ gia đình. Nguyên
nhân của chênh lệch thu nhập chủ yếu phát sinh từ yếu tố vốn và trình độ lao động.
Theo kết quả tính toán từ VSAM 2016, 88,9% thu nhập của hộ gia đình có được từ yếu
tố vốn và lao động từ các thành phần kinh tế khác nhau.
Kết quả phân tích nhân tử SAM cho thấy ngành Nông nghiệp tác động không đồng
đều đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình ở trong cùng một khu vực và các nhóm hộ
gia đình ở các khu vực khác nhau. Trong đó, chuyên ngành Lâm nghiệp được có ảnh
hưởng lớn nhất đến thu nhập của tất cả các nhóm hộ gia đình trong nền kinh tế so với
các chuyên ngành còn lại trong ngành Nông nghiệp. Chuyên ngành thủy sản mang lại
nhiều lợi ích cho tăng trưởng thu nhập đối với các hộ nghèo khu vực thành thị. Trong
khi đó, Trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có tác động lớn hơn đến thu nhập
của nhóm hộ gia đình nông thôn.
Nhìn chung, phân tích nhân tử SAM đưa ra kết quả phân tích cuối cùng về phân bổ
thu nhập từ các thành phần kinh tế cho các nhóm hộ gia đình nhưng cơ chế cấu trúc,
cũng như vai trò của các tài khoản trong việc truyền tác động vẫn chưa được làm rõ.
Thực hiện SPA cho phép hiểu rõ hơn về các mối liên kết trong các hệ thống kinh tế mà
nhân tử SAM không thể diễn đạt được.
Kết quả của nghiên cứu này nhấn mạnh rằng kỹ năng lao động tỷ và vốn tỷ lệ thuận
với thu nhập hộ gia đình. Mức độ thâm dụng lao động trong ngành Nông nghiệp còn
khá cao nên yếu tố lao động ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của các nhóm hộ gia
đình, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên trình độ lao động của ngành Nông
nghiệp nhìn chung còn khá thấp so với những yêu cầu đặt ra.
Nhìn chung, yếu tố lao động trong ngành Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng hơn
yếu tố vốn trong việc tạo ra thu nhập của các nhóm hộ. Phát hiện này cho thấy mức độ
thâm dụng lao động tương đối cao của ngành này, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, trình độ lao động của Nông nghiệp nhìn chung còn thấp và yếu tố này
không mang lại cho các nhóm hộ thu nhập lớn. Trong khi đó các yếu tố như lao động
52
kỹ năng cao và vốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhóm thu nhập cao và có ảnh hưởng
tích cực đến thu nhập của các nhóm hộ này. Nghiên cứu cũng cho thấy các đường dẫn
C2.L1.H5 và C2.L6.H9 với ảnh hưởng lớn nhất với thu nhập của các nhóm hộ. Sự xuất
hiện của các cực L1 và L6 trên hai đường dẫn này cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa
ngành Lâm nghiệp và yếu tố lao động trong quá trình phân phối thu nhập đến các
nhóm hộ gia đình.
4.2. Khuyến nghị
Quá trình nâng cao thu nhập của nông dân không phải chỉ là sự chăm chỉ, chịu khó
học hỏi của những nông dân mà còn cả một hệ thống quản lý đúng đắn của nhà nước,
các doanh nghiệp và nhiều thế hệ nhà khoa học tận tâm và đầy khát khao với nông
nghiệp. Dựa trên kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho các nông hộ ở các nước trên thế
giới và kết quả phân tích tác động của ngành Nông nghiệp đến thu nhập các nhóm hộ
gia đình tại Việt Nam, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị sau:
4.2.1. Nông dân chủ động trang bị kiến thức, đầu tư vốn, đổi mới tư duy trở
thành nông dân thế hệ mới
Thách thức lớn nhất của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam là mâu thuẫn
yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp hiện đại quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao với
thực trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún kéo dài, hạn chế khả năng cơ giới hoá, ứng dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ, năng suất lao động và hiệu quả thấp, đặc biệt là thu
nhập của các hộ nông dân bấp bênh vì đầu ra không ổn định. Mặc dù sau hơn 30 năm
đổi mới, quy mô sản xuất đã tăng lên đáng kể, quan hệ sản xuất nông nghiệp với thị
trường đã thay đổi nhưng sự hạn chế về kiến thức và sự liên kết ở nông dân đã trở
thành rào cản phát triển.
Sự thay đổi đầu tiên có thể kể đến là sự chủ động của nông dân trong việc nâng cao
thu nhập từ nông nghiệp. Từ sâu thẳm tư duy của nhiều nông dân thì chuyện làm giàu
từ sản xuất nông nghiệp hay không vẫn còn phụ thuộc vào yếu tố “may rủi”, 2 nguyên
nhân làm nên sự “may rủi” ấy là thị trường và thời tiết. Để ngành nông nghiệp thật sự
bứt phá và nông dân tin rằng làm giàu từ nông nghiệp là hoàn toàn khả thi thì nông dân
Việt Nam cần phải có những hành động cụ thể để hoàn thành ước mơ ấy. Nhiều nông
dân đã tìm cho mình những hướng đi như đầu tư vào giống, vào công nghệ, vào quy
trình canh tác để nâng cao chất lượng và sản lượng của mình, chủ động tìm đầu ra cho
sản phẩm, ngày càng đầu tư và phát triển về quy mô. Với những hộ nông dân không có

53
khả năng đầu tư nhiều thì họ có thể tham gia vào các hợp tác xã để có thể có được
những sự hỗ trợ của cộng đồng, tìm kiếm giống đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Định
hướng quá trình hợp tác dựa trên sự kết hợp giữa các yếu tố cổ điển của các mô hình
hợp tác trên thế giới với các yếu tố độc nhất của nông dân Việt Nam để tăng cường kỹ
năng và kinh nghiệm của mỗi các nhân, giúp họ làm việc nhóm hiệu quả hơn và thiết
lập tính cộng đồng trong khu vực nông nghiệp.
Quá trình nâng cao thu nhập đã trở thành một thách thức năng động hơn nhiều với
áp lực ngày càng tăng trên thị trường nông sản, và nó đòi hỏi những kỹ năng mới vượt
ra ngoài trồng trọt và kiến thức tốt về điều kiện địa phương. Thế hệ nông dân mới áp
dụng các kỹ thuật chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ngay từ đầu, đánh vào
các phân khúc thị trường phù hợp, họ thấu hiểu khách hàng của mình để từ đó đưa ra
những chiến lược marketing phù hợp, sử dụng các nền tảng vô cùng phát triển hiện
nay mạng xã hội hay thương mại điện tử để nhanh chóng tiếp cận đến khách hàng
tương lai của họ. Một khi thu nhập của họ được cải thiện, khoảng cách chênh lệch bất
bình đẳng thu nhập giữa các nhóm hộ gia đình trong cùng một khu vực hay giữa các
khu vực khác nhau sẽ được rút ngắn.
4.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đầu tư để phát triển nông
nghiệp bền vững
Đầu tư vào nông nghiệp là xu hướng của tương lai, cần kết nối với các thực tiễn
văn hóa nông nghiệp và xây dựng chính sách, đòi hỏi các hành động phối hợp và chiến
lược dài hạn có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Trong quá trình thúc đẩy vai trò
của nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế, chính phủ cần tập trung xây dựng và thực
hiện các chính sách nông nghiệp một cách hiệu quả. Quan trọng hơn cả, trước những
biến động xảy ra đòi hỏi sự thích ứng kịp thời của chính phủ về những chính sách đó
nhằm tạo các đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp.
Sự đầu tư của chính phủ sẽ hỗ trợ tiếp cận công nghệ kỹ thuật số một cách đồng bộ
đến tận vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa cho những hộ nông dân nhỏ, từ đó người
nông dân có cơ hội để phát triển sản phẩm của mình, nâng cao thu nhập với việc tiếp
cận làn sóng thương mại điện tử. Việc phát triển hạ tầng số sẽ tạo nên những nền tảng
cho sự chuyển mình theo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới toàn ngành nông nghiệp
và tạo sự bứt phá cho những thế hệ nông dân mới. Mặt khác, để phù hợp với thực tiễn
hiện nay là ngành nông nghiệp Việt Nam gồm những hộ nông dân có thu nhập thấp thì

54
chính phủ cần có những chính sách cụ thể như hướng đến ưu đãi tín dụng và bảo hiểm
nông nghiệp, mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho các nông dân.
Trong quá trình hội nhập của nông nghiệp, chính sách cần tập trung vào việc nâng
cao giá trị gia tăng, thị trường xuất khẩu, năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh. Chính phủ cần tích cực trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ
cao, thiết lập các khoản tài trợ trực tiếp cũng như đưa ra những chính sách nhằm thúc
đẩy nghiên cứu, những tiến bộ, tăng khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp nội
tại và cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng hơn, an toàn hơn. Do
đó, chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các trung tâm
nông nghiệp công nghệ cao, các cơ sở ươm tạo và tổ chức kinh doanh đầu tư vào nông
nghiệp, đặt biệt là hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp
nông nghiệp tập trung vào mảng công nghệ nông nghiệp (AgTech).
4.2.3. Xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển
mỗi giai đoạn
Việc hoạch định các chính sách phát triển ưu tiên lựa chọn các ngành cần đảm bảo
rằng mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam ngày càng tăng thu nhập của gia đình
trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Nếu mục tiêu của chính sách là sự gia tăng thu
nhập của gia đình, thì các công cụ chính sách phải ưu tiên cho phát triển Lâm nghiệp.
Ngoài ra, tùy thuộc vào các chiến lược phát triển kinh tế nhằm hiện đại hóa nông thôn
hoặc đô thị hóa nông nghiệp, các công cụ chính sách có thể được tập trung vào phát
triển Thủy sản hoặc Trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp nhằm cải thiện đời
sống của người dân ở mỗi khu vực. Với đặc điểm là một ngành thâm dụng lao động
cao, nên để nâng cao thu nhập từ nông nghiệp cho các nhóm hộ gia đình có thể lưu ý
chính sách thu hút lực lượng lao động dư thừa ở các chuyên ngành khác sang chuyên
ngành có khả năng tạo ra thu nhập cao cho các nhóm hộ gia đình như Lâm nghiệp,
cũng như kích thích tiêu dùng và đầu tư vào lĩnh vực này để tạo thêm cơ hội việc làm
và nâng cao thu nhập cho các nhóm hộ gia đình trong điều kiện giới hạn về nguồn lực.

55
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Anh


Basu, K. (2006). Globalization, poverty, and inequality: What is the relationship?
What can be done?, World Development, 34 (8): 1361–1373.
Dollar, D. v. (2000). Growth is Good for the Poor, World Bank, Washington, D.C.
Hossain, M. v. (1992). Rural poverty in Bangladesh: trends and determinants, Asian
Development Review, 10(1): 1-34.
J., M. (1993). Studies in human capital – Collected essays of Jacob Mincer, Edward
Edgar Publishing Ltd. England Vol 1.
Kakwani. (2000). What is pro-poor growth?, Asian Development Review, 18, 1-16.
Khan, A. (1993). The determinants of household income in rural China, in: Griffin K.
and R. Zhao (Eds.), The distribution of Income in China, St. Martin’s Press. New,
95-115.
Kraay, A. (2006). When is growth pro-poor? Evidence from a panel of countries,
Journal of Development Economics, 80, 198-227.
Kuznets, S. (1955). Economic growth and income inequality, American Economic
Review, 45, 1-28.
Martin A., M. M. (2020). Socio-Economic Impacts of COVID-19 on Household
Consumption and Poverty, Economics of Disasters and ClimateChange, 4: 45–49.
Ravallion, M. C. (2003). Measuring pro-poor growth, Economics Letters, 78, 93-99.
Maltsoglou, I. a. (2005). The contribution of livestock to household income in
Vietnam: A household typology based analysis, FAO, PPLPI Working Paper No.
21.
AlonTal. (2016). Rethinking the sustainability of Israel's irrigation practices in the
Drylands, Water Research, Volume 90, Pages 387-394.
Babatunde, O. R. (2009). Pattern of income diversification in rural Nigeria, Quarterly
Journal of International Agriculture, (48)4: 305-320.
Barrett C., R. T. (2001). Non-farm income diversification and household livelihood
strategies in rural Africa: Concepts, issues, and policy implications, Food Policy,
26(4): 315-331.

56
Bryceson, D. (1999). African rural labor, income diversification and livelihood
approaches: a long-term development perspective, Review of African Political
Economy, 26(80):171-89.
Chang, J. (2003). Kicking away the ladder: development strategy in historical
perspective, Anthem Press, London.
Constantine, C. (2017). Economic structures, institutions and economic performance,
Journal of Economic Structures volume 6, 1.
Delgado, C. v. (1999). Rural economy and farm diversification developing countries,
Food Security, Diversification and Resource management, Refocusing the Role of
Agriculture, International Associations of Agricultural Economists, 126-43.
Dimova, R. a. (2010). Is Household Income Diversification a Means of Survival or a
Means of Accumulation?, BWPI Working Paper 122, Department of Economics,
Brunel.
Ellis F. (1993). Peasant Economic: Farm Households and Agrarian Develoment,
Second edition. Cambridge: Cambridge University Press.
Ellis, F. (1998). Household Strategies and Rural Livelihood Diversification, Journal of
Development Studies, 35(1): 1-38.
Ellis, F. (2000). Rural livelihood and diversity in developing countries, Oxford
University Press.
FAO. (2020, 11 11). Thailand announces the rice price guarantee scheme for the
2020/21 season, Retrieved from http://www.fao.org/giews/food-prices/food-
policies/detail/en/c/1329569/
Hurwitz, B. C. (2015). Rural Innovation in Global Fluctuation: the Arava Region
Case Study (Israel), RETHINK Case Study Report. Central-and-Northern-Arava
Research and Development, Arava, Israel. RETHINK Case Study Report, Page
44.
Jacob I.Ricks, T. L. (2021). Becoming citizens: Policy feedback and the
transformation of the Thai rice farmer, Journal of Rural Studies, Volume 81,
Pages 139-147.
Jean Abel Traore, I. M. (2019). Public policies promoting the informal economy:
Effects on incomes, Journal Pre-proof, 9.

57
MAFF. (2019). Agricultural Structure Statistics 2019 (Japanese), Retrieved from
https://www.maff.go.jp/j/tokei/kouhyou/noukou/index.html#r.
McGreevy, S. R. (2019). Agrarian pathways for the next generation of Japanese
farmers, Canadian Journal of Development Studies, Volume 40, Issue 2.
Meillassoux, C. (1979). Femmes, Greniers and capitaux. Paris.
Nicolas Faysse, L. A. (2020). Mainly farming … but what's next? The future of
irrigated farms in Thailand, Journal of Rural Studies, Volume 73, Pages 68-76.
OCED. (2020). “Japan”, in Agricultural Policy Monitoring and Evaluation 2020,
Paris: OECD Publishing.
OECD. (2016). Ranking of OECD countries by national minimum wage in 2016.
OECD. (2020). “Israel”, in Agricultural Policy Monitoring and Evaluation 2020,
Paris: OECD Publishing.
Prasertsri, P. (2020). Grain and Feed Update, Bangkok: USDA.
PRD. (2017). Intelligent SMES and smart agriculture in response to Thailand 4.0
policy, Bangkok: The Government Public Relation of Thailand. Retrieved 5 8,
2018, from http://thailand.prd.go.th/ewt_news.php?nid=4731&filename
%20=index
Reardon, T. (1997). Using evidence of household income diversification to inform
study of the rural non-farm labor market in Africa, World Development,
25(5):735-48.
Reardon, T. C. (1992). Determinants and effects of income diversification amongst
farm households in Burkina Faso, Journal of Development Studies, 28(1):264-96.
Reardon, T. K. (1998). Rural nonfarm income in developing countries. Special
chapter in The State of Food and Agriculture 1998, Food and Agriculture
Organization of the United Nations, Rome.
Rosenzweig, M. v. (1993). Wealth, weather risk and the composition and profitability
of agricultural investment, Economic Journal, 103:56-78.
Shenggen Fan, P. T. (2021). Food system resilience and COVID-19 – Lessons from
the Asian experience, Global Food Security, Volume 28, 100501.
Takahashi, M. M. (2013). Nougyou-keiei eno Igyoushu Sannyu to sono Igi (Corporate
Entry into Farm Management from Outside and Its Significance), Nourintoukei-

58
Kyokai, Tokyo (In Japanese).
Toulmin, C. R. (2000). Diversification of livelihoods, evidence from Mali and
Ethiopia, Research Report 47, Institute of Development Studies, Brighton, UK.
Tunsri, K. (2011). Labor Force and Agricultural Sector Change (in Thai), KhonKaen,
Thailand : Bank of Thailand, North Eastern Branch.
Yasuo Ohe, S. K. (2013). Evaluating the complementary relationship between local
brand farm products and rural tourism: Evidence from Japan, Tourism
Management, Volume 35, Pages 278-283.
Zhang, S. J. (2014). The Analysis and Inspiration of Scale Operation in Agricultural
Process of United States and Japan, Agricultural Economy, 35 (1), 101 - 109.

B. Tài liệu tiếng Việt


Neefjes, K. (2003). Môi trường và sinh kế, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia.
Park, S. S. (1992). Tăng trưởng và phát triển, Bản dịch, Viện nghiên cứu quản lý
Trung Ương, Trung tâm thông tin tư liệu Hà Nội.
Bank, W. (2016). Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: tăng giá trị, giảm đầu vào, Nhà
xuất bản Hồng Đức.
Bình, B. Q. (2008). Vốn con người và thu nhập của hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 4(27).
Chu Thị Kim Loan, N. V. (2015). Ảnh hưởng của nguồn lực đến thu nhập của nông
hộ tỉnh Thanh Hóa: nghiên cứu điển hình ở huyện Thọ Xuân và Hà Trung, Tạp chí
Khoa học và Phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Số 13(6), trang 1051-
1060.
Đạt, T. T. (2008). Tác động của vốn con người tới tăng trưởng kinh tế của các tỉnh và
thành phố Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 138.
Duyên, N. L. (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang,
Tạp chí Khoa học trường Đại học An Giang, Số 2, trang 63–69.
Hổ, Đ. P. (2003). Ảnh hưởng kiến thức nông nghiệp đối với nông dân sản xuất lúa ở
An Giang, Đề tài cấp bộ Đại học Kinh tế TPHCM.
Khởi, V. T. (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở huyện chợ
Lách, tỉnh Bến Tre, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh Số 18, Tháng
59
6.2015, Số 18.
Nguyễn Viết Anh, T. T. (2010). Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông
dân có vốn vay ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Tạp chí khoa học, Đại
học Huế , 62: 5 - 13.
Trần Quốc Nhân, I. T. (2012). Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc thực thi hợp đồng
tiêu thụ nông sản kém giữa nông dân và doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa
học và Phát triển, Tập 10, số 7: 1069-1077.
Trần Thị Lệ Mỹ, c. s. (2012). Thu nhập và cơ cấu của hộ gia đình ở vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ trong giai đoạn 2000-2010, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên
Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng.
Trương Đông Lộc, Đ. T. (2011). Ảnh hưởng của tín dụng nhỏ đến thu nhập của nông
hộ ở tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 11, trang 20-23.
Trường, L. V. (2011). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông
hộ ở huyện Quảng Bình, tỉnh Quảng Bình, Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 68,
trang 17-26.
Hà, N. (2017). Retrieved from https://plo.vn/an-sach-song-khoe/an-toan-ve-sinh-thuc-
pham/9x-mang-cong-nghe-rau-sach-tu-israel-ve-tay-nguyen-719546.html
Lan, T. T. (2019). Retrieved from http://itdr.org.vn/nghien_cuu/kinh-nghiem-phat-
trien-dlnn-ung-dung-cong-nghe-cao-o-israel/
Nhân, V. T. (2011). Phân tích thu nhập của hộ gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi, Tóm tắt
luận văn thạc sĩ Thanh Khê, 4.
Thu, Đ. T. (2015). Một số kinh nghiệm về phát triển kinh tế nông nghiệp trên thế giới,
Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 - Tháng 4/2015 ( trang 64 - 65).
Tô Đức Hạnh, H. T. (2018). Sản xuất nông nghiệp bền vững Israel và hàm ý chính
sách cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Trang 42. Retrieved from
http://tapchikhxh.vass.gov.vn/khoa-hoc-xa-hoi-viet-nam-so-3-2018-n50129.html
Tuấn, Đ. T. (2003). Kinh tế nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn trong chương trình
nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan, Cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển nông thôn
bền vững. Hà Nội: NXB Nông nghiệp

60
61

You might also like