You are on page 1of 53

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN


KHOA ĐIỀU DƯỠNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NHẬN THỨC VỀ HÀNH VI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH


CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG

Giảng viên hướng dẫn: Phan Thị Hằng


Sinh viên thực hiện: Trương Thị Mỹ Tâm
Trần Thúy Hiền
Cao Khánh Vy
Cao Nữ Ái Nhi
Trần Thị Thu Thảo
Lê Thảo Nhi
Cao Thị Anh Thư

Đà Nẵng – 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Thông tin chung:


- Tên đề tài: “KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ HÀNH VI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN”
- Sinh viên thực hiện: Trương Thị Mỹ Tâm
Trần Thúy Hiền
Cao Khánh Vy
Cao Nữ Ái Nhi
Lê Thảo Nhi
Trần Thị Thu Thảo
Cao Thị Anh Thư

- Lớp, khoa: K26YDD1, Khoa Điều dưỡng Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4
- Giảng viên hướng dẫn: Phan Thị Hằng
2. Mục tiêu đề tài:
1. Xác định tỉ lệ nhận thức đúng về hành vi chăm sóc người bệnh của sinh viên điều
dưỡng Trường Đại học Duy Tân
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chăm sóc của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học
Duy Tân
3. Kết quả nghiên quả:

Nhận thức về hành vi chăm sóc:

Điểm trung bình kiến thức của sinh viên là 122,62 (SD=13,72), mức độ nhận thức ở
mức tốt trên thang điểm từ 24 đến 144.

Các yếu tố ảnh hưởng:

Yếu tố sự yêu thích đối với ngành Điều dưỡng liên quan đến nhận thức về hành vi
chăm sóc: nhóm sinh viên yêu thích ngành Điều dưỡng có nhận thức về hành vi chăm sóc cao
hơn so với những sinh viên không yêu thích ngành Điều dưỡng với điểm trung bình là 123,44
(SD=13,604), p<0,05. Trong khi đó các yếu tố như: tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tốc, khóa
học, nơi sinh sống, tình trạng hôn nhân, gia đình thuộc ngành Y, điểm trung bình tích lũy,
kinh nghiệm chăm sóc trước khi trở thành sinh viên Điều dưỡng thì không có ý nghĩa thống
kê với nhận thức về hành vi chăm sóc (p>0,05).
4. Đóng góp về mặt kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:

Các kết quả từ nghiên cứu giúp biết được nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên
Điều dưỡng, đồng thời là tiền đề cho các nghiên cứu khác trong nước.

5. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ, tên
tác giả, nhan đề và các yếu tố xuất bản nếu có), hoặc có nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp
dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có).
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................3

1.1. Hành vi chăm sóc:............................................................................................................3

1.1.1. Khái niệm:....................................................................................................................3

1.1.2. Các nội dung của hành vi chăm sóc:............................................................................4

1.1.2.1. Đảm bảo sự hiện diện của con người.......................................................................5

1.1.2.2. Kiến thức và kỹ năng................................................................................................5

1.1.2.3. Sự tôn trọng..............................................................................................................7

1.1.2.4. Kết nối tích cực.........................................................................................................8

1.2. Nhận thức về hành vi chăm sóc:......................................................................................9

1.3. Các yếu tố liên quan đến nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng:. .10

1.3.1. Tuổi............................................................................................................................10

1.3.2. Giới tính.....................................................................................................................10

1.3.3. Năm thứ......................................................................................................................10

1.3.4. Điểm trung bình tích lũy............................................................................................11

CHƯƠNG 2..............................................................................................................................15

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................15

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................15

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................15

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..............................................................................15

2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................15

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................................15

2.2.2 Mẫu nghiên cứu............................................................................................................15

2.2.3. Chọn mẫu...................................................................................................................16

2.2.4. Công cụ nghiên cứu và phương pháp đánh giá..........................................................16

2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................................16

2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................................17


2.3 Xác định biến số nghiên cứu..........................................................................................17

2.4. Đạo đức nghiên cứu.......................................................................................................18

CHƯƠNG 3..............................................................................................................................19

KẾT QUẢ.................................................................................................................................19

3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu.................................................................19

3.2. Nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng (n=160).............................21

3.2.1 Đảm bảo về sự hiện diện của conn người..................................................................23

3.2.2. Kiến thức và kỹ năng:................................................................................................24

3.2.3. Sự tôn trọng................................................................................................................25

3.2.4. Kết nối tích cực..........................................................................................................25

Yếu tố liên quan đến nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng:...................26

CHƯƠNG 4:.............................................................................................................................30

BÀN LUẬN..............................................................................................................................30

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:.................................................................................30

4.2. Nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng:..............................................31

4.2.1. Đảm bảo về sự hiện của con người:................................................................................31

4.2.2. Kiến thức và kỹ năng:.....................................................................................................32

4.2.3. Sự tôn trọng:...................................................................................................................33

4.2.4. Kết nối tích cực:..............................................................................................................34

4.3. Yếu tố liên quan đến nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng:............34

KẾT LUẬN...............................................................................................................................37

HẠN CHẾ.................................................................................................................................38

KIẾN NGHỊ..............................................................................................................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................40

PHỤ LỤC..................................................................................................................................42
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt Tiếng Anh


CBI-24 Bản kiểm kê hành vi chăm sóc The Caring Behaviors Inventory-24
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Tổng quan tài liệu nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng.......11

Bảng 2. 1: Xác định các biến số 17

Bảng 3. 1: Đặc điểm nhân khẩu học của các đối tượng tham gia nghiên cứu (n=160) 19
Bảng 3. 2: Giá trị trung bình của các mục trong thang đo hành vi CBI-24..............................21
Bảng 3. 3: Giá trị trung bình các mục trong phần hành vi “Đảm bảo về sự hiện diện của con
người” (39,88±4,503)...............................................................................................................23
Bảng 3. 4: Giá trị trung bình các mục trong phần hành vi “Kiến thức và kỹ năng” (26,2±3,31)
...................................................................................................................................................24
Bảng 3. 5: Giá trị trung bình các mục trong phần hành vi “ Sự tôn trọng”..............................25
Bảng 3. 6: Giá trị trung bình các mục trong phần hành vi “Kết nối tích cực”........................25
Bảng 3. 7: Yếu tố liên quan đến nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng...26
ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều dưỡng là một nghề chăm sóc được xác định bằng cách đối xử toàn diện với tất cả
mọi người, tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của bệnh nhân, cũng như các giá trị
và trải nghiệm của họ. Bất kỳ hành động nào coi thường bệnh nhân với tư cách cá nhân thì
được coi là hành vi thiếu quan tâm và phi đạo đức [9]. Vì thế, chăm sóc là một thành phần cơ
bản cần có của nghề Điều dưỡng và đại diện cho một nhu cầu thiết yếu của con người. Việc
định nghĩa chăm sóc khá là khó khăn, do tính chất phức tạp của nó, một số nhà nghiên cứu đã
cố gắng định nghĩa “hành vi chăm sóc” thay vì “chăm sóc” [18].
Hành vi chăm sóc là một hành động, hành vi và cách cư xử được thực hiện bởi các Điều
dưỡng viên nhằm truyền đạt sự quan tâm, an toàn và chú ý đến người bệnh chẳng hạn như: an
ủi, lắng nghe, trung thực và chấp nhận không phán xét người bệnh với bất kì hình thức nào...
[18]. Hành vi chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết các tương tác của Điều
dưỡng với trải nghiệm của người bệnh, qua đó giúp cải thiện chất lượng chăm sóc của Điều
dưỡng [11, 17]. Trên cơ sở đó, hành vi chăm sóc trong giáo dục Điều dưỡng là rất cần thiết
cho sinh viên Điều dưỡng vì sinh viên điều dưỡng là những Điều dưỡng tiềm năng trong
tương lai, người ta kỳ vọng rằng ngoài trình độ học vấn phù hợp, sẽ có những hành vi chăm
sóc phù hợp và chính vai trò của nó giúp sinh viên hiểu được về những giá trị và bản chất
quan trọng nhất của ngành nghề mà sinh viên Điều dưỡng đã lựa chọn. Thông qua các vai trò
của hành vi chăm sóc còn giúp sinh viên Điều dưỡng có thể tự đánh giá được chất lượng
chăm sóc người bệnh của bản thân và dự đoán được sự hài lòng của người bệnh sau khi thực
hiện chăm sóc [15].
Tuy nhiên, trên thực tế các hành vi chăm sóc có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác
nhau. Làm rõ các yếu tố gây ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Điều dưỡng về các hành
vi chăm sóc vẫn là một vấn đề rất quan trọng đối với cộng đồng Điều dưỡng trên thế giới.
Hầu hết các sinh viên Điều dưỡng đều tập trung vào việc điều trị và giảm tình trạng bệnh hơn
là tiếp cận chăm sóc toàn diện; tuy nhiên, trong thực hành Điều dưỡng, chăm sóc người bệnh
toàn diện mới là phần quan trọng nhất.
Theo một khảo sát nhật thức của sinh viên Điều dưỡng về hành vi chăm sóc của 4 quốc
gia, thông qua thang đo CBI cho thấy rằng các mục đạt được điểm cao nhất là: “đảm bảo về
sự hiện của con người trong khi chăm sóc” (4,827 ± 0,927), nhưng mục có điểm thấp nhất là:
“sự kết nối tích cực” (4,827 ± 0,927). Qua kết quả trung đó có thể thấy được, sinh viên Điều
dưỡng của 4 quốc gia này sỡ hữu hành vi chăm sóc tích cực, nhưng chỉ quan tâm về các can
thiệp chăm sóc thể chất người bệnh, trong khi cần phải nhấn mạnh các hành vi chăm sóc toàn
diện cả về thể chất và tinh thần trong quá trình thực hiện chăm sóc cho người bệnh [13].
Một nghiên cứu khác cũng thông qua thang đo CBI đã đưa ra kết quả rằng: mặc dù cả
hai nhóm sinh viên năm 1 và năm 3 đều đạt điểm cao, nhưng có sự khác biệt đáng kể về mặt
thống kê về điểm trung bình giữa năm 1 (3,57) và năm thứ ba (3,46) với điểm năm thứ ba
thấp hơn. Không những thế các sinh viên sinh viên năm nhất, đặc biệt là những sinh viên chưa
có kinh nghiệm chăm sóc người bệnh thường đồng tình mạnh mẽ với các hành vi chăm sóc
tinh thần cho người bệnh như: “dành thời gian cho người bệnh”, “thể hiện sự quan tâm người
bệnh bằng cách chạm vào người bệnh”...còn với năm 3 thì với một số khía cạnh của sự quan
tâm thì thường có điểm số thấp hơn năm 1. Qua đó có thể thấy được, khi học lên càng cao thì
việc đi lâm sàng càng nhiều khiến cho sinh viên Điều dưỡng thường chỉ tập chung về việc
chăm sóc thể chất và điều trị bệnh cho người bệnh và dường như điều đó đã làm giảm khả
năng chăm sóc tinh thần ở sinh viên Điều dưỡng đối với người bệnh [14].
Hiện nay, các vấn đề về nhận thức đúng hành vi chăm sóc người bệnh của sinh viên
Điều dưỡng có độ phổ biến nhiều hơn trước. Mặc dù có một số nghiên cứu đã đưa ra được
một số nhận thức đúng và các yếu tố ảnh hưởng nhưng không có cụ thể một nghiên cứu nào
đưa ra được các hướng để giải quyết được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chăm sóc ở sinh
viên Điều dưỡng. Mặc khác những nguồn thông tin, nội dung, bằng chứng về vấn đề này vẫn
còn khá hạn chế, dẫn đến những khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin để đưa ra một cái
nhìn toàn cảnh về nhận thức của sinh viên về hành vi chăm sóc người bệnh còn hạn chế. Dựa
trên nhu cầu đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát nhận thức về hành vi
chăm sóc người bệnh của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Duy Tân”. Với các mục tiêu
chính như sau:
3. Xác định tỉ lệ nhận thức đúng về hành vi chăm sóc người bệnh của sinh viên
điều dưỡng Trường Đại học Duy Tân
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chăm sóc của sinh viên điều dưỡng Trường
Đại học Duy Tân
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hành vi chăm sóc:
1.1.1. Khái niệm:
- Hành vi: Hành vi (behaviour) là những biểu hiện tồn tại ở dạng hành động hoặc
không hành động do con người thực hiện trong quá trình hoạt động hàng ngày, nhằm hướng
tới những mục đích nhất định phục vụ cho chính nhu cầu của người đó. Hay nói cách khác,
hành vi chính là biểu hiện ý chí của chủ thể ra bên ngoài, biến các suy nghĩ trở thành hành vi
diễn ra trên thực tế.toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con
người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định[3].
- Chăm sóc: Chăm sóc sức khỏe là những phương pháp, kỹ thuật thực hành chăm sóc
sức khỏe cơ bản và thiết yếu, có cơ sở khoa học, mà mọi người có thể chấp nhận và tham gia
với mức chi phí phù hợp mà Nhà nước có thể cung ứng, ban đầu là những chăm sóc cơ bản về
sức khỏe, phục vụ được mọi người trong một quốc gia, phù hợp với đặc điểm địa lý, kinh tế
từng vùng. Tùy vào từng quốc gia và thời điểm, các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu sẽ
khác nhau. Bên cạnh đó, các nội dung này cũng cần thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế,
xã hội ở từng thời điểm, giai đoạn[6].
Theo Leininger cho rằng: “Chăm sóc theo nghĩa chung là đề cập đến những hành động
trợ giúp, hỗ trợ hoặc tạo điều kiện cho một cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng có nhu cầu cải
thiện tình trạng sức khỏe và duy trì lối sống thuận lợi[26].”
- Sinh viên: Sinh viên là một khái niệm xuất phát từ cựu sinh viên, một thuật ngữ Latin.
Từ này cho phép đặt tên cho học sinh hoặc người học việc của một môn học nhất định hoặc
một người giáo viên. Một sinh viên, do đó, là một người dành riêng cho việc học, người học
tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về
một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua
những bằng cấp đạt được trong quá trình học[2].
- Điều dưỡng: Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác điều dưỡng, chăm sóc sức
khỏe, kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc và các công việc khác để phục vụ cho quá
trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân. Theo một định
nghĩa khác thì Điều dưỡng viên (bao gồm cả nam và nữ) là những người có nền tảng khoa học
cơ bản về điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩn được kê toa tùy theo sự giáo dục và sự hoàn
thiện lâm sàng. Bên cạnh đó Điều dưỡng còn là một trong những ngành trong hệ thống y tế
nhằm nâng cao, bảo vệ, cải thiện sức khỏe con người, xoa dịu nỗi đau qua các chẩn đoán, tư
vấn về các vấn đề liên quan đến y học để tạo nên những dịch vụ về chăm sóc sức khỏe cho cá
nhân, cộng đồng xã hội [1, 7].

10
Hiện nay, điều dưỡng đã được xem là một nghề độc lập trong hệ thống y tế do đó người
làm công tác điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên. Người điều dưỡng hiện có nhiều cấp
bậc, trình độ và đã được quy định rất cụ thể và chi tiết trong hệ thống ngạch bậc công chức
theo các văn bản quy định của Bộ Nội vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [7].
Và tại các nước phát triển Anh, Mỹ, Canada,... cũng như các nước đang phát triển như
Thái Lan, Philippines. Malaysia,... Điều dưỡng viên đã được nâng cao vai trò trong việc quản
lý các cơ sở y tế ban đầu, bệnh viện, toán chăm sóc sức khỏe, tham gia khám và điều trị –
chăm sóc các bệnh cấp và mãn tính theo chuyên ngành của điều dưỡng và có mặt trong hầu
hết các lãnh vực khác và là nghề đang được kính trọng nhất hiện nay [7].
- Hành vi chăm sóc: Việc định nghĩa chăm sóc khá là khó khăn, do tính chất phức tạp
của nó, một số nhà nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa “hành vi chăm sóc” thay vì “chăm sóc”
[18].
Hành vi chăm sóc là một hành động, hành vi và cách cư xử được thực hiện bởi các Điều
dưỡng viên nhằm truyền đạt sự quan tâm, an toàn và chú ý đến người bệnh chẳng hạn như: an
ủi, lắng nghe, trung thực và chấp nhận không phán xét người bệnh với bất kì hình thức nào...
[18]. Hành vi chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết các tương tác của Điều
dưỡng với trải nghiệm của người bệnh, qua đó giúp cải thiện chất lượng chăm sóc của Điều
dưỡng [11, 17].
Trên cơ sở đó, hành vi chăm sóc trong giáo dục Điều dưỡng là rất cần thiết cho sinh
viên Điều dưỡng vì sinh viên điều dưỡng là những Điều dưỡng tiềm năng trong tương lai,
người ta kỳ vọng rằng ngoài trình độ học vấn phù hợp, sẽ có những hành vi chăm sóc phù hợp
và chính vai trò của nó giúp sinh viên hiểu được về những giá trị và bản chất quan trọng nhất
của ngành nghề mà sinh viên Điều dưỡng đã lựa chọn. Thông qua các vai trò của hành vi
chăm sóc còn giúp sinh viên Điều dưỡng có thể tự đánh giá được chất lượng chăm sóc người
bệnh của bản thân và dự đoán được sự hài lòng của người bệnh sau khi thực hiện chăm sóc
[15].

1.1.2. Các nội dung của hành vi chăm sóc:


1.1.2.1. Đảm bảo sự hiện diện của con người
Sự hiện diện trong chăm sóc là một khái niệm đã được các nhà Lý thuyết Điều dưỡng
mô tả theo nhiều cách khác nhau. Theo như Kostovich cho rằng, sự hiện diện trong chăm sóc
là “sự kết nối” giữa con người với nhau, giữa các đối tượng với nhau, đặc biệt là giữa Điều
dưỡng và người bệnh trong những lúc cần thiết[12]. Còn đối với Turpin, sự hiện diện trong
chăm sóc chính là trạng thái Điều dưỡng trực tiếp có mặt để chăm sóc giúp cho tình trạng
bệnh của người bệnh được cải thiện tích cực [20]. Nhìn chung, trong chăm sóc sức khỏe,

11
người bệnh không chỉ được điều trị và chăm sóc bởi các thiết bị y tế mà còn cần đến sự hiện
diện của Điều dưỡng. Bởi họ không những chăm sóc mà còn tạo ra cho người bệnh một
không gian an toàn để người bệnh cảm thấy thoải mái chia sẻ cảm nhận bản thân thông qua đó
có thể đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của người bệnh.
Sự hiện diện có rất nhiều lợi ích khi có mặt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nó có thể
giúp người bệnh giảm căng thẳng và lo lắng khi được chăm sóc bởi Điều dưỡng, còn giúp cải
thiện giao tiếp và tăng sự hài lòng của bệnh nhân [10].
Vào năm 2020 nghiên cứu của Paola Ferri và cộng sự thì mẫu cuối cùng chọn được 371
sinh viên đủ điều kiện được chia vào 3 năm học (năm 1, năm 2, năm 3) nhưng chỉ có 331 sinh
viên tham gia nghiên cứu (89,2%). Ở các mục thuộc hành vi đảm bảo sự hiện diện của con
người có điểm trung bình cao hơn so với các mục ở các hành vi chăm sóc khác và điểm trung
bình từng mục cũng tăng dần từ năm đầu tiên của khóa học cho đến năm thứ ba. Ví dụ, đầu
tiên ở mục “khuyến khích người bệnh gọi nếu có vấn đề” thì số điểm tăng dần từ năm
1(M=5,30±0,8), năm 2 (M=5,52±0,9) và năm 3 (M=5,70±0,7); tiếp theo ở năm 1 thì mục
“khuyến khích người bệnh gọi nếu có vấn đề” (M=5,30±0,8) có số điểm trung bình cao hơn
so với mục “lập kế hoạch chăm sóc cho từng người bệnh” (M=4,26 ±1,3) ở hành vi kết nối
tích cực [23].
Ở nghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) trên sinh viên Điều dưỡng từ
4 quốc gia ( Nigeria, Ấn Độ, Hy Lạp và Philipinese) cũng đưa ra được hành vi đảm bảo sự
hiện diện của con người(M=4,827±0,927) có số điểm trung bình được xếp hạng cao nhất
trong tổng số 4 hành vi chăm sóc [13].

1.1.2.2. Kiến thức và kỹ năng


Kiến thức trong chăm sóc là toàn bộ kiến thức mà các Bác sĩ, Điều dưỡng hoặc các
nhân viên y tế sử dụng để chăm sóc cho người bệnh. Nó bao gồm kiến thức về sự phát triển
của cơ thể con người, sức khỏe và bệnh tật và các quá trình trong thực hành chăm sóc[19].
Đối với điều dưỡng kiến thức trong chăm sóc được hiểu theo nhiều cách khác nhau gồm
[19]:
- Kinh nghiệm khoa học: sử dụng các bằng chứng khoa học để đưa vào quá trình chăm
sóc người bệnh.. Điều này bao gồm các nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và hướng dẫn dựa
trên bằng chứng.
- Nghệ thuật Điều dưỡng trong chăm sóc: khả năng bao quát toàn cảnh, tạo kết nối với
người bệnh và các nhân viên y tế khác; và sử dụng tính sáng tạo trong giải quyết vấn đề.

12
- Kiến thức cá nhân: là kinh nghiệm và hiểu biết của chính Điều dưỡng bao gồm kinh
nghiệm sống của chính Điều dưỡng, cũng như kinh nghiệm của chính bản thân khi trong
chăm sóc từng người bệnh.
- Đạo đức Điều dưỡng: là việc sử dụng các nguyên tắc đạo đức trong quá trình chăm
sóc người bệnh.
Kiến thức của Điều dưỡng trong chăm sóc là điều cần thiết để cung cấp dịch vụ chăm
sóc chất lượng cao cho người bệnh. Bằng cách sử dụng kiến thức của mình, các Điều dưỡng
có thể đánh giá nhu cầu của người bệnh, có thể thực hiện các kế hoạch chăm sóc cũng như
đánh giá hiệu quả của việc chăm sóc [19].
Kỹ năng trong chăm sóc sức khỏe là khả năng mà các nhân viên y tế cung cấp các dịch
vụ chăm sóc cho người bệnh bằng các kỹ thuật chuyên môn. Có nhiều loại kỹ năng chăm sóc
khác nhau nhưng ở Điều dưỡng phải có một số kỹ năng cần thiết cần có như [5]:
- Kiến thức chuyên môn tốt
- Chăm chỉ, cẩn thận
- Kỹ năng giao tiếp tốt với người bệnh
- Nhanh nhẹn, hoạt bát
- Theo dõi, phụ trách tình hình của người bệnh
- Kỹ năng làm việc nhóm
Một nghiên cứu của Paola Ferri và cộng sự (2020) trên các sinh viên Điều dưỡng tại Đại
học Modena và Regggio Emilia trong 3 năm học (năm 1, năm 2, năm 3). Bài nghiên cứu đã
đưa ra được ở sinh viên năm 2 và năm 3 thì các mục trong hành vi chăm sóc thể hiện được
kiến thức và kỹ năng có tần suất tăng dần và cao hơn năm 1 vì các sinh viên Điều dưỡng này
đã được thực hành trên lâm sàng. Ví dụ ở mục “Biết cách tiêm, truyền và thực hiện các thủ
thuật chuyên môn” đã được báo cáo với tần suất tăng dần, khác biệt đáng kể về mặt thống kê
giữa ba nhóm sinh viên: năm 1 (M=2,83±1,8), năm 2 (M=5,49±0,8) và năm 3 (M=5,60±0,7)
[23].
Còn Nghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) trên sinh viên Điều dưỡng
từ 4 quốc gia ( Nigeria, Ấn Độ, Hy Lạp và Philipinese) thì đưa ra được điểm trung bình của
hành vi chăm sóc thể hiện kiến thức và kỹ năng (M=4,765 ±0,914) chỉ xếp sau hai hành vi
chăm sóc khác là đảm bảo sự hiện diện và tôn trọng người bệnh. Ở hành vi chăm sóc này mục
đạt được điểm trung bình cao nhất là “bảo mật thông tin cá nhân của người bệnh” (M=4,908 ±
1,184) nhưng trái lại mục có điểm số trung bình thấp nhất “Biết cách tiêm, truyền và thực hiện
các thủ thuật chuyên môn” (M=4,630±1,348) [13].
1.1.2.3. Sự tôn trọng
Tôn trọng (respect) có nghĩa là thể hiện thái độ hay sự đánh giá đúng mực của người
này với người khác. Đó cũng là sự coi trọng danh dự, nhân phẩm, lợi ích, quyết định hay

13
những nét riêng biệt của đối phương. Đây là trạng thái thể hiện lối sống và văn hóa của mỗi
người trong cộng đồng. Đồng thời đó cũng là sợi dây kết nối, tạo mối quan hệ gắn kết, chân
thành và tốt đẹp giữa con người với con người [4, 8].

Thể hiện sự tôn trọng đối với người bệnh là một phần của nền tảng chăm sóc Điều
dưỡng toàn diện. Trong chăm sóc, tôn trọng là hành động coi trọng và thể hiện sự quan tâm
đến lợi ích của người bệnh. Ở một số nghiên cứu điều dưỡng thừa nhận mỗi người bệnh là
một cá thể tự chủ và độc lập từ đó họ có thái độ tôn trọng tất cả người bệnh bất kể tuổi tác,
giới tính, khuynh hướng tình dục, tình trạng kinh tế xã hội hoặc bất cứ đặc điểm cá nhân nào
khác. Tôn trọng còn được hiểu là tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh; tôn trọng bí
mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự và
dành sự quan tâm đặc biệt đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội, đặc biệt
không được phân biệt đối xử người bệnh [16, 22].

Sự tôn trọng là điều cần thiết trong ngành y tế vì nó giúp tạo ra một môi trường an toàn
giúp hỗ trợ điều trị bệnh cho người bệnh. Khi bệnh nhân cảm thấy được tôn trọng, họ có
nhiều khả năng tin tưởng bác sĩ và các nhân viên y tế, và họ có nhiều khả năng tuân theo kế
hoạch điều trị đã được đưa ra. Điều này có thể dẫn đến sự cải thiện tích cực của từng người
bệnh trong chăm sóc [22].

Với nghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) trên sinh viên Điều dưỡng
từ 4 quốc gia ( Nigeria, Ấn Độ, Hy Lạp và Philipinese) thì hành vi tôn trọng (M=4,776 ±
0,948) có điểm trung bình đúng thứ 3 trong tổng số 4 hành vi chăm sóc và mục có số điểm
trung bình cao nhất là “Khuyến khích người bệnh bày tỏ cảm nhận của mình về tình trạng
bệnh và quá trình điều trị tại khoa phòng” (M=4,929±1,143) [13].

Nghiên cứu của Paola Ferri và cộng sự (2020). Ở các mục thuộc hành tôn trọng, điểm
trung bình từng mục cũng tăng dần từ năm đầu tiên của khóa học cho đến năm thứ ba. Ví dụ,
ở mục “Hỗ trợ người bệnh” thì số điểm tăng dần từ năm 1 (M=5,32±0,7), năm 2
(M=5,32±0,9) và năm 3 (M=5,47±0,8) [23].

1.1.2.4. Kết nối tích cực


Các tài liệu tâm lý học cho đến nay cho thấy rằng sự kết nối là một yếu tố quan trọng
trong hoạt động lành mạnh giữa các cá nhân. Theo một nghiên cứu đưa ra rằng là sự kết nối là
mức độ mà một người có thể nhận thức được rằng họ có mối quan hệ gần gũi, mật thiết và có
ý nghĩa quan trọng đối với một người hoặc một nhóm người khác, nhận thức này được đặc
trưng bởi các biếu hiện tích cực (sự đồng cảm, sự quan tâm, tôn trọng và tin tưởng) từ cả
người nhận và người đáp thông qua các tương tác xã hội [27].

14
Sự kết nối trong chăm sóc được xem như là mối quan hệ cộng sinh giữa Điều dưỡng và
người bệnh. Là một Điều dưỡng, trách nhiệm của họ là đảm bảo rằng người bệnh cảm thấy an
tâm với kiến thức và kinh nghiệm của họ vì sự tin tưởng là yếu tố quan trọng trong sự kết nối
giữa Điều dưỡng và người bệnh. Kết nối trong chăm sóc là không thể thiếu, nó giúp cho
người bệnh cảm nhận được rằng họ được lắng nghe và thấu hiểu khiến trải nghiệm khi chăm
sóc trở nên tích cực. Mặc dù điều quan trọng đối với Điều dưỡng là kết nối với người bệnh
nhưng quan trọng không kém đó là sự kết nối giữa các Điều dưỡng tạo nên môi trường chăm
sóc chuyên nghiệp và an toàn dành cho người bệnh. Sự kết nối tích cực dẫn đến khả năng
phục hồi tâm lý mạnh mẽ giúp tình trạng của người bệnh được cải thiện từng ngày [21].
Nghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) trên sinh viên Điều dưỡng từ 4
quốc gia ( Nigeria, Ấn Độ, Hy Lạp và Philipinese), với 500 sinh viên được mời tham gia
nghiên cứu và có được 467 phản hồi (93,4%). Trong thang đo CBI, theo câu trả lời trung bình
của các sinh viên Điều dưỡng từ 4 quốc gia thì điểm trung bình được tính cho từng mục CBI
ở bốn hành vi chăm sóc (đảm bảo sự hiện diện, kiến thức và kĩ năng, sự tôn trọng, kết nối tích
cực) dao động từ 4,385 và 5,036 nhưng ở hành vi kết nối tích cực lại có điểm trung bình thấp
nhất (M=4,610± 0,949) so với các hành vi chăm sóc khác. Từ kết quả thống kê thì các mục ở
hành vi chăm sóc kết nối tích cực lại được báo cáo là có điểm trung bình thấp hơn so với các
mục khác: đầu tiên là “kiên nhẫn và không mệt mỏi với người bệnh” (M= 4,385 ± 1, 185), tiếp
theo là “dành thời gian cho người bệnh” (M=4,559±1,335) và cuối cùng là “giúp người bệnh
cải thiện tình trạng bệnh,tiến triển tích cực” (M=4,559±1,230) [13].
Vào năm 2020 nghiên cứu của Paola Ferri và cộng sự thì mẫu cuối cùng chọn được 371
sinh viên đủ điều kiện được chia vào 3 năm học (năm 1, năm 2, năm 3) nhưng chỉ có 331 sinh
viên tham gia nghiên cứu (89,2%). Vì sinh viên năm 1 chưa được tham gia thực hành trên lâm
sàng nên điểm trung bình ở hành vi kết nối tích cực với người bệnh có điểm trung bình thấp
nhất so với các hành vi chăm sóc khác: với mục thứ nhất “giáo dục sức khỏe cho người bệnh”
(M=4,48± 1¿ , mục thứ 2 “dành thời gian cho người bệnh” (M= 4,19 ± 1,0), mục thứ ba “giúp
người bệnh cải thiện tình trạng bệnh,tiến triển tích cực” (M=4,53± 1,0 ¿, mục thứ tư “kiên
nhẫn và không mệt mỏi với người bệnh” (M=5,18±0,9) và mục cuối cùng “lập kế hoạch chăm
sóc cho từng người bệnh” (M=4,26±1,3)[23].
Theo nghiên cứu của Fiona A Murphy và cộng sự (2009) cho thấy rằng điểm trung bình
của sinh viên năm 3 (M=3,46±0,297) thấp hơn so với điểm trung bình của sinh viên năm 1
(M=3,57±0,398). Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể ở kết quả nhưng bài nghiên cứu đã
cho thấy được sinh viên năm nhất, đặc biệt là ở các sinh viên chưa có kinh nghiệm chăm sóc
lại có sự đồng tình mạnh mẽ ở mục “dành thời gian với bệnh nhân” nhưng trái lại ở năm thứ 3
thì điểm số ở mục này có vẻ thấp hơn [14].

15
1.2. Nhận thức về hành vi chăm sóc:
Vào năm 2020 nghiên cứu của Paola Ferri và cộng sự có 331 sinh viên tham gia nghiên
cứu trong 3 năm học (năm 1, năm 2, năm 3) với tỷ lệ phản hồi cao (89,2%) thể hiện sự quan
tâm cao của sinh viên đối với chủ đề này. Kết quả cho thấy được tổng điểm trung bình của
CBI-24 tăng dần từ năm 1 đến năm 3: 4,82 trong năm đầu tiên, 5,12 trong năm thứ hai và 5,26
trong nhóm sinh viên năm thứ ba. Thông qua kết quả chỉ ra rằng các sinh viên đã nhận thức
được về hành vi chăm sóc ở mức tốt từ năm đầu tiên và liên tiếp trong 3 năm của khóa học
[23].
Theo kết quả ghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) trên sinh viên Điều
dưỡng từ 4 quốc gia (Nigeria, Ấn Độ, Hy Lạp và Philipinese), với 500 sinh viên được mời
tham gia nghiên cứu và có được 467 phản hồi (93,4%) cho biết răng sinh viên Điều dưỡng từ
bốn quốc gia sở hữu các hành vi chăm sóc tích cực, đặc biệt là về các can thiệp chăm sóc dựa
trên thể chất, trong khi cần phải nhấn mạnh các hành vi chăm sóc tinh thần cho người bệnh.
Điểm trung bình được tính cho từng mục CBI, nằm trong khoảng từ 4,610 ±0,949 đến 4,827±
0,927 [13].
Trong nghiên cứu của Fiona A Murphy và cộng sự (2009) trên 2 nhóm sinh viên Điều
dưỡng là năm 1 và năm 3. Kết quả của nghiên cứu đã đưa ra rằng mặc dù cả hai nhóm đều đạt
điểm cao, nhưng có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê về điểm trung bình giữa năm thứ
nhất (M=3,57±0,398) và năm thứ ba (M=3,46±0,297) với điểm năm thứ ba thấp hơn cho thấy
được sinh viên năm 3 có hành vi chăm sóc ít hứng thú và kém tích cực hơn so với năm 1 [14].
1.3. Các yếu tố liên quan đến nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh
viên Điều dưỡng:
1.3.1. Tuổi
Theo kết quả ghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) trên sinh viên Điều
dưỡng từ 4 quốc gia ( Nigeria, Ấn Độ, Hy Lạp và Philipinese) sau khi phân tích hai biến cho
thấy có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa thang đo điểm hành vi CBI và độ tuổi
(F=9,380, p=0,002), điều này có nghĩa là sinh viên ở độ tuổi càng cao thì nhận thức về các
hành vi chăm sóc càng cao. Tuổi tác là yếu tố quan trọng liên quan đến việc có hành vi chăm
sóc tích cực đối người bệnh, vì tuổi tác gắn liền với sự trưởng thành về tư tưởng và cách cư
xử [13].
1.3.2. Giới tính
Trong nghiên cứu của Tuğba Gözütok Konuk và Deniz Tanyer trên 530 sinh viên điều
dưỡng theo học chương trình cử nhân (hệ 4 năm), giới tính là một yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi chăm sóc của người tham gia nghiên cứu. Với điểm số trung bình đánh giá hành vi chăm
sóc theo đặc điểm nhân khẩu học thì ở sinh viên nam có điểm trung bình (M=4,8±0,9) thấp

16
hơn đã được thống kê so với điểm trung bình ở sinh viên nữ (M=5,1 ±1,0) (p=0,03). Mối quan
hệ giữa giới tính và hành vi chăm sóc của đối tượng nghiên cứu có thể thay đổi do những lý
do khác nhau như sự khác biệt về văn hóa [25].
1.3.3. Năm thứ
Theo kết quả nghiên cứu của Fiona A Murphy và cộng sự (2009) phát hiện chính là sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về phương tiện trong các hành vi chăm sóc giữa năm thứ nhất
và năm thứ ba mặc dù cả hai nhóm đều đạt điểm cao nhưng điểm số của năm thứ ba (M=3,46
±0,297) thấp hơn năm thứ nhất (M=3,57±0,398) [14].
Trong kết quả nghiên cứu của Funda Karaman và cộng sự (2022) sau khi phân tích có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thang đo điểm hành vi và năm thứ (p=0,04) cho thấy
điểm hành vi thấp dần từ năm 1 đến năm 4.: năm 1 (M=112,75), năm 2 (M=102,22), năm 3
(M=82,35) và năm 4 (111,40) [24].
Trong nghiên cứu của Tuğba Gözütok Konuk và Deniz Tanyer trên 530 sinh viên điều
dưỡng theo học chương trình cử nhân (hệ 4 năm).Trong tổng số điểm nhận được từ thang
điểm, trình độ lớp của học sinh thể hiện sự khác biệt đáng kể. Có thể thấy học sinh năm 4 có
điểm trung bình thấp hơn đã được thống kê so với các năm khác (p<0,01). Đáng ngạc nhiên là
điểm của học sinh năm 1 và năm 2 bằng nhau (M=5,2±0,7), và cao hơn năm 3 (M=5,0±0,8)
và năm bốn (M=4,5±1,4) [25].
Tuy nhiên, người ta kỳ vọng rằng nhận thức của sinh viên sẽ tăng lên thông qua việc
phát triển kiến thức, thái độ và hành vi khi kết hợp với giáo dục nhưng đối với các nghiên cứu
này, khi học càng cao họ nhận thấy được nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên càng
giảm và các sinh viên năm 2 trở lên đã tham gia thực hành trên lâm sàng nên kinh nghiệm
cũng tăng lên do đó có thể kết luận rằng sự hứng thú khi chăm sóc người bệnh bị giảm đi
[25].
1.3.4. Điểm trung bình tích lũy
Trong nghiên cứu của Nursalam và cộng sự (2015) trên 26 sinh viên Điều dưỡng đang
theo học tại Đại học Airlangga tại Philipinese kết quả cho thấy rằng có ảnh hưởng đáng kể có
ý nghĩa thống kê giữa điểm trung bình tích lũy với hành vi chăm sóc (p=0,003). Có 4 sinh
viên đạt điểm tích lũy từ 2,0-2,75 (15,4%), 18 sinh viên có điểm tích lũy từ 2,76-3,50 (69,2%)
và 4 sinh viên đạt từ 3,50-4,0 (15,4%). Sinh viên ở nghiên cứu này cho rằng điểm trung bình
tích lũy là yếu tố quan trọng đối với năng lực chăm sóc của Điều dưỡng do do mức độ kiến
thức sẽ đánh giá bản thân để nâng cao năng lực và kỹ năng [15].

17
Bảng 1. 1: Tổng quan tài liệu nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều
dưỡng
STT Tác giả/ Năm/ Cỡ mẫu/ Đối Bộ công cụ Nhận thức về hành vi chăm
Nước tượng sóc
1 Paola và cộng n=371 sinh 1. Nhân 1. Mean=4,82 năm 1;
sự/ 2020/ viên Điều khẩu học 5,12 trong năm thứ hai
Ý dưỡng (hệ 3 2. CBI-24 và 5,26 trong nhóm
năm) sinh viên năm thứ ba
2. Điểm trung bình nhận
thức về hành vi chăm
sóc tăng lên trong mỗi
năm học, với sự khác
biệt có ý nghĩa thống
kê (F = 20,33; p
<0,001)
3. Không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê
giữa nhận thức về hành
vi chăm sóc của sinh
viên điều dưỡng nam
và nữ

2 Leodoro J. n=467 sinh 1. Nhân 1. Thang đo phụ được xếp


Labrague và viên Điều khẩu học hạng cao nhất là “sự
cộng sự/2015 dưỡng theo 2. CBI-24 đảm bảo về sự hiện
học tại các diện của con người”
trường đại học (4,827 ± 0,927)
ở 4 quốc gia: 2. “sự kết nối tích cực”
Hy Lạp, (4,610 ± 0,949) là
Philippines, thang đo phụ được xếp
Ấn Độ, hạng thấp nhất.
Nigeria 3. Không có mối tương
quan có ý nghĩa thống
kê giữa thang đo Kiểm
kê hành vi chăm sóc và
giới tính (F = 0,215, p
= 0,643), trình độ học
vấn (F = 0,396, p =
0,529) và cấu trúc gia
đình của học sinh (F =
0,680, p = 0,410),
ngoại trừ tuổi (F =
9,380, p = 0,002) và
quốc gia xuất xứ (F =
5,772, p = 0,001)

18
3 Fiona A n=174 trong 1. Nhân 1. Phát hiện chính là sự
Murphy, Alan đó có 80 sinh khẩu học khác biệt có ý nghĩa
D. Mayer/ 2008/ viên điều 2. CBI-42 thống kê về phương
Anh dưỡng năm tiện trong các hành vi
nhất và 94 sinh chăm sóc giữa năm thứ
viên điều nhất và năm thứ ba với
dưỡng năm 3 điểm số của năm thứ ba
thấp hơn năm thứ nhất.
2. So sánh ban đầu cho
thấy mức giảm tổng thể
của giá trị trung bình từ
3,57 xuống 3,46 giữa
lượng A (năm thứ nhất)
và lượng B (năm thứ
ba).
3. Một điều đáng quan
tâm nữa là độ lệch
chuẩn giảm (0,398–
0,297) giữa hai lần lấy
mẫu cho thấy có thể ít
đa dạng hơn trong năm
thứ ba phản hồi cho
thấy xu hướng các ý
kiến trong lần lấy mẫu
đó hội tụ

4 Funda n=205 sinh 1. Nhân 1. Tổng điểm trung bình


KARAMAN viên Điều khẩu học của Bảng câu hỏi đánh
vaff cộng sự / dưỡng tự 2. Bảng câu giá việc chăm sóc là
2022/ nguyện tham hỏi đánh 270,65±50,55. Hệ số
Bangladesh gia nghiên cứu giá chăm Cronbach alpha của
sóc thang đo là 0,96.
(Care-Q) 2. Điểm trung bình của
các tiểu thang đo trong
thang đo; “Theo dõi và
làm theo”
(45,86±9,08), “Mối
quan hệ tin cậy”
(87,88±18,21), “Sự
thoải mái”
(49,57±9,80), “Có thể
tiếp cận” (32,20±6,53),
“Giải thích và tạo điều
kiện thuận lợi”
(31,02±7,54) và “Dự

19
kiến” (24,06±7,39).
3. Khi tổng điểm trung
bình của thang đo được
so sánh với các đặc
điểm cá nhân của sinh
viên, không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống
kê giữa giới tính, kinh
nghiệm làm việc, kinh
nghiệm nằm viện, tình
trạng kinh nghiệm
chăm sóc và những trải
nghiệm tiêu cực trong
quá trình chăm sóc.
4. Có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa
năm học (p=0,04), kinh
nghiệm rút ra từ chăm
sóc (p<0,01) và ý kiến
cho rằng chăm sóc là
nhiệm vụ chính của
điều dưỡng (p=0,04).
5 Tuğba Gözütok n=530 sinh 1. Nhân khẩu 1. Điểm trung bình trong
Konuk và Deniz viên điều học bảng câu hỏi đánh giá
Tanyer/ 2019/ dưỡng theo 2. Bảng câu hỏi sự chăm sóc theo các
Thổ Nhĩ Kỳ học chương đánh giá chăm biến như trường học tốt
trình cử nhân sóc (Care-Q) nghiệp, nơi sống lâu
(hệ 4 năm) nhất, nơi cư trú hiện
tại, thứ hạng giữa các
con trong gia đình là
tương đương nhau
(P>0,05). Tuy nhiên,
điểm trung bình thay
đổi theo các biến như
giới tính và năm học
(p<0,05).
6 Nursalam, n=26 sinh viên Sử dụng các câu - Kết quả cho thấy hành
Andri Wijaya, điều dưỡng hỏi được dựa vi quan tâm bị ảnh
Abu Bakar và chính quy của theo Lý thuyết hưởng bởi điểm trung
Ferry Efendi/ chương trình tầm trung trong bình (p=0,003), tận tâm
2015/ Indonesia thực tập tại chăm sóc của (p=0,005), khối lượng
khoa Điều Kristen công việc (p=0,001).
dưỡng trường Swanson gồm: - Khối lượng công việc
Đại học - Điểm và điểm tích lũy trung
Airlangga tích lũy bình là yếu tố chi phối

20
trung nhiều nhất ảnh hưởng
bình hành vi quan tâm ở
- Tính sinh viên Điều dưỡng.
cách
- Động lực
- Khối
lượng
công
việc

21
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng trong nghiên cứu:
- Sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 ngành Điều dưỡng đang học tại Trường Đại học
Duy Tân.
- Sinh viên đã đi thực tập lâm sàng.

Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng:


- Sinh viên không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu


Địa điểm: Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng.
Thời gian: Từ ngày 23/05/2023 đến ngày 06/06/2023.
2.2. Phương pháp nghiên cên
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang (Descriptive Cross-sectional Study).
2.2.2 Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng 1 tỷ lệ:

Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu


Z(1-α/2)=1,96 với độ tin cậy 95% (α=0,05)
p=0,889 (tỷ lệ sinh viên Điều dưỡng đồng cảm với người bệnh tại phòng khám là
88,9% theo kết quả nghiên cứu của Tuğba Gözütok Konuk và cộng sự (2019))
[25].
d: sai số của nghiên cứu, chọn d= 0,05.
Từ đó cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là n=152. Ước lượng khoảng 20% phiếu thu
thập không hợp lệ. Cỡ mẫu mong muốn của nghiên cứu là 182 sinh viên. Sau khi tiến hành
phát phiếu và thu thập thì có 22 phiếu không hợp lệ nên cỡ mẫu cuối cùng của nghiên cứu là
160 sinh viên.

22
2.2.3. Chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích.
Đối tượng tham gia nghiên cứu này là sinh viên cử nhân Điều dưỡng. Các sinh viên
trong nghiên cứu này được chọn từ chương trình Cử nhân Điều dưỡng 3 năm đại học tại Đại
học Duy Tân. Tất cả các sinh viên Điều dưỡng năm hai, năm ba và năm tư đều đủ điều kiện
tham gia nghiên cứu này. Tổng cộng có 160 sinh viên Điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu
này.

2.2.4. Công cụ nghiên cứu và phương pháp đánh giá


Bộ câu hỏi được chia thành hai phần:
Phần 1: Thông tin chung của đối tượng (11 mục)
Thông tin về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu có 06 mục gồm: tuổi, giới tính,
dân tộc, tôn giáo, nơi cư trú, tình trạng hôn nhân.
Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu có 05 mục gồm: khóa học, điểm tích lũy
trung bình, sự yêu thích đối với ngành Điều dưỡng, kinh nghiệm chăm sóc người bệnh trước
đó,
Phần 2: Nhận thức của đối tượng nghiên cứu về hành vi chăm sóc
Bộ công cụ nghiên cứu được tham khảo từ “CBI-24: The Caring Behaviors Inventory-
24”. Bản kiểm kê hành vi chăm sóc (CBI) là một công cụ gồm 42 mục được phát triển bởi
Wolf et al. (1998). Bản kiểm kê hành vi chăm sóc-24 (CBI-24) là phiên bản rút gọn của CBI
gồm 42 mục và được thiết kế bởi Wu và cộng sự. (2006) [28]. Chỉ số tin cậy Cronbach’s
Alpha thu được cho bộ công cụ này là 0,96.
Bộ câu hỏi gồm 24 mục:
Mục 1-8: Đảm bảo sự hiện diện của con người.
Mục 9-13: Kiến thức và kỹ năng.
Mục 14-19: Sự tôn trọng.
Mục 20-24: Sự kết nối tích cực.
Bộ công cụ sử dụng thang đo Likert 6 điểm lựa chọn trả lời đi từ 1-6 điểm: “1=không
bao giờ”, “2=hiếm khi”, “3=ít khi”, “4=thỉnh thoảng”, “5=thường xuyên” và “6=luôn luôn”.
Tổng điểm của bộ câu hỏi chạy từ 24 đến 144 điểm, trong đó tổng điểm càng cao cho
thấy hành vi chăm sóc càng cao trong mối quan hệ sinh viên - người bệnh.
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng bộ câu hỏi có sẵn: Khảo sát trực tiếp và khảo sát trực tuyến qua Google Form.
- Quá trình thu thập số liệu khi khảo sát trực tiếp:
Bước 1: Nhóm khảo sát tham khảo và thực hiện dịch bộ câu hỏi CBI-24.

23
Bước 2: Trực tiếp giải thích về mục đích nghiên cứu, nội dung bộ câu hỏi. Sinh viên
đồng ý tham gia sẽ được phát phiếu và thực hiện khảo sát tại lớp.
Bước 3: Nhóm nghiên cứu kiểm tra lại thông tin được cung cấp từ sinh viên đã tham gia
khảo sát trực tiếp.
- Quá trình thu thập số liệu khi khảo sát trực tuyến:
Bước 1: Nhóm khảo sát thực hiện tạo bộ câu hỏi trực tuyến trên Google Form.
Bước 2: Liên hệ với sinh viên giải thích về mục đích nghiên cứu, nội dung bộ câu hỏi.
Sinh viên đồng ý tham gia sẽ được gửi link và thực hiện làm khảo sát.
Bước 3: Nhóm nghiên cứu kiểm tra lại thông tin được cung cấp từ sinh viên đã tham gia
khảo sát trực tuyến.
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Phần mềm SPSS 20.0, Excel 2016 được sử dụng để phân tích dữ liệu của
nghiên cứu này.
Dữ liệu nhân khẩu học của người tham gia được phân tích bằng các số liệu thống kê mô
tả.
Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất và tỷ lệ phần trăm được sử dụng để kiểm tra
dữ liệu liên quan nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng.
Kiểm định T-test, Anova được sử dụng để so sánh sự khác biệt của các đặc điểm của
đối tượng nghiên cứu với nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng.
Kiểm định Pearson correlation được sử dụng để tìm mối tương quan giữa tuổi với điểm
hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng. Nếu p<0,05 thì có tương quan, khi đó r tiến càng
gần 1 tương quan càng mạnh, càng tiến gần 0 tương quan càng yếu; nếu p>0,05 thì không có
tương quan.
Kết quả được đánh giá trong khoảng tin cậy 95%, và p<0,05 được coi là có ý nghĩa
thống kê.
2.3 Xác định biến số nghiên cứu
Bảng 2. 1: Xác định các biến số

STT Tên biến Loại biến Giá trị


1 Tuổi Định lượng
2 Giới tính Định tính Nam, nữ
Không, Phật giáo, Thiên
3 Tôn giáo Định tính
chúa giáo, khác
4 Dân tộc Định tính Kinh, khác
5 Sinh viên năm Định lượng Năm 2, năm 3, năm 4
6 Bạn sinh ra và lớn lên ở vùng Định tính Nông thôn, thành thị
7 Tình trạng hôn nhân Định tính Chưa kết hôn, đã kết hôn
8 Bạn có yêu thích ngành Điều Dưỡng Định tính Có, không
24
không
Gia đình bạn có ai thuộc ngành Y
9 Định tính Có, không
không
10 Điểm tích lũy trung bình hiện tại Định lượng
Bạn đã có bất kì kinh nghiệm chăm
11 sóc người bệnh nào trước khi trở Định tính Có, không
thành sinh viên Điều Dưỡng chưa
Không bao giờ, hiếm khi,
Nhận thức về hành vi chăm sóc của
12 Định tính ít khi, thỉnh thoảng,
sinh viên Điều Dưỡng
thường xuyên, luôn luôn

2.4. Đạo đức nghiên cứu


Nghiên cứu được triển khai sau khi được Hội đồng thông qua nghiên cứu
khoa học của Trường Đại học Duy Tân phê duyệt. Nội dung và kế hoạch triển
khai nghiên cứu được Khoa Điều dưỡng phê duyệt và ủng hộ cho nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi
tiến hành và chỉ thực hiện khi có sự chấp nhận hợp tác của đối tượng tham gia nghiên cứu.
Số liệu, thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng mục
đích nào khác.
Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu thu thập từ phiếu khảo sát được giữ bí
mật.

25
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ
3. CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của các đối tượng tham gia nghiên cứu
(n=160)
Đặc điểm M ± SD N Tỷ lệ
≤20 153 96,2%
Tuổi 21 ± 1,116
¿20 6 3,8%
Giới tính Nam 14 8,8%

Nữ 146 91,3%

Tôn giáo Không 126 78,8%

Phật giáo 24 15%

Thiên Chúa giáo 7 4,4%

Cao Đài 1 0,6%

Tin Lành 2 1,3%

Dân tộc Kinh 157 98,1%

Nùng 2 1,3%

Bana 1 0,6%

Sinh viên năm Năm 2 50 31,3%

Năm 3 58 36,3%

Năm 4 52 32,5%

26
Nơi sống Nông thôn 99 61,9%

Thành thị 61 38,1%

Tình trạng hôn Chưa kết hôn 159 99,4%


nhân
Đã kết hôn 1 0,6%

Thích ngành Điều Có 146 91,3%


Dưỡng
Không 14 8,8%

Gia đình có thuộc Có 80 50%


ngành
Không 80 50%

Xuất sắc (3,6-4,0) 6 3,8%

Giỏi (3,59-3,2) 42 26,3%

Khá (2,5-3,19) 98 61,3%


Điểm tích lũy trung
2,962 ± 0,392
bình Trung bình (2,0-2,49) 12 7,5%

Yếu ( <1,99) 2 1,3%

Kinh nghiệm chăm Có 94 58,8%


sóc
Không 66 41,3%

Nhận xét:
Nghiên cứu này được tiến hành trên sinh viên năm 2,3 và 4, tổng cộng có 160 sinh viên
tham gia nghiên cứu (tỷ lệ phản hồi 87,9%). Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 21
±1,116. Có 146 sinh viên nữ chiếm 90,2 %, một số ít còn lại là sinh viên nam (9,8%). Sinh
viên năm 3 chiếm số lượng nhiều nhất, lần lượt năm 2 là 50 sinh viên (31,3%), năm 3 là 58

27
sinh viên (36,3%) và cuối cùng năm 4 là 52 sinh viên (32,5%). Sinh viên trong 3 năm có điểm
tích lũy trung bình là 2,962±0,392.
Đa số sinh viên đều là người dân tộc Kinh (98,1%), còn một số ít còn lại thì trong đó có
2 sinh viên là người dân tộc Nùng (1,3%) và 1 sinh viên là người dân tộc Bana (0,6%)
Phần lớn sinh viên tham gia không theo tôn giáo nào (N=126; 78,8%), có 24 sinh viên
theo Phật giáo (15%), có 7 sinh viên theo Thiên Chúa giáo (4,4%), 2 sinh viên theo Tin Lành
(1,3%) và chỉ có 1 sinh viên theo Cao đài (0,6%)
Sinh viên có địa chỉ thường trú ở thành thị chiếm nhiều hơn ở nông thôn với 61,9% và
nông thôn là 38,1%.
Đa số sinh viên hiện tại đều chưa kết hôn (99,4%) chỉ có 1 sinh viên duy nhất là đã kết
hôn (0,6%).
Có 146 sinh viên có hứng thú và thích ngành Điều dưỡng trước khi trở thành sinh viên
Điều dưỡng (91,3%), chỉ có một số ít sinh viên còn lại thì có câu tả lời ngược lại là không
thích ngành Điều dưỡng (8,8%).
Tỷ lệ sinh viên gia đình thuộc ngành Y và không thuộc ngành Y xấp xỉ nhau với 50%.
Với kinh nghiệm chăm sóc người bệnh trước khi trở thành sinh viên Điều dưỡng thì có
94 sinh viên đã có kinh nghiệm (58,8%) và có 66 sinh viên chưa từng có kinh nghiệm
(41,3%).
3.2. Nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng (n=160)

Bảng 3. 1: Giá trị trung bình của các mục trong thang đo hành vi CBI-24

Các hạng mục trong CBI-24 M ±SD

Đảm bảo sự hiện diện của con người 39,88 ± 4,503

1. Quay lại gặp người bệnh một cách chủ động 4,42 ± 0,961

2. Giao tiếp với người bệnh 5,13 ± 0,742

3. Khuyến khích người bệnh gọi, liên hệ với nhân viên y tế nếu có vấn đề
5,11 ± 0,932
trong quá trình nằm viện điều trị

4. Trả lời cuộc gọi nhanh, giải đáp kịp thời,thỏa đáng các thắc mắc người
4,74 ± 1,049
bệnh và người nhà

5. Giúp giảm đau cho người bệnh 4,89 ± 0,936

6. Thể hiện sự quan tâm đối với người bệnh trong quá trình điều trị 5,33 ± 0,724

7. Thực hiện y lệnh thuốc và các y lệnh khác đúng giờ 5,45 ± 0,759

28
8. Làm giảm các triệu chứng của người bệnh 4,81 ± 0,915

Kiến thức và kĩ năng 26,2 ± 3,31

9. Biết cách tiêm, truyền và thực hiện các thủ thuật chuyên môn 5,33 ± 0,698

10. Tự tin khi chăm sóc người bệnh 5,04 ± 0,917

11. Thể hiện kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong quá trình chăm sóc 5,05 ± 0,860

12. Kiểm tra, chuẩn bị dụng cụ,thiết bị trước khi làm thủ thuật cho người
5,29± 0,829
bệnh và quản lý các dụng cụ, thiết bị sau khi làm thủ thuật cho người bệnh

13. Bảo mật thông tin cá nhân của người bệnh 5,49 ± 0,839

Sự tôn trọng 26,64 ± 3,434

14. Lắng nghe, chia sẻ, động viên người bệnh yên tâm điều trị và phối
5,38± 0,80
hợp trong quá trình chăm sóc

15. Thể hiện sự tôn trọng người bệnh 5,54 ± 0,751

16. Chủ động hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị 5,39 ± 0,785

17. Thể hiện sự đồng cảm với người bệnh khi người bệnh bày tỏ cảm
5,22 ± 0,866
xúc,nỗi lo lắng về tình trạng bệnh của mình

18. Khuyến khích người bệnh bày tỏ cảm nhận của mình về tình trạng
5,12 ± 0,893
bệnh và quá trình điều trị tại khoa phòng

19. Đáp ứng các nhu cầu của người bệnh kể cả khi người bệnh không bày
4,68 ± 1,078
tỏ

Kết nối tích cực 29,9 ± 4,644

20. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh 5,04 ± 0,99

21. Dành thời gian lắng nghe quan tâm,phát hiện và chăm sóc nhu cần của
5,02 ± 0,925
người bệnh

22. Giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh, tiến triển tích cực hằng
5,11 ± 0,929
ngày

23. Kiên nhẫn với các nhu cầu của người bệnh hay tình trạng bệnh chưa
5,03 ± 0,842
thuyên giảm

29
24. Lập kế hoạch chăm sóc phù hợp với từng người bệnh 5,02 ± 1,168

Tổng điểm hành vi 122,62 ± 13,72

Nhận xét:
Thang đo hành vi có độ tin cậy được xác định bởi hệ số Cronbach’s alpha ( α ) là 0,957
và điểm trung bình của cả thang đo là M=122,62±13,729.
Điểm trung bình các phần trong thang đo hành vi nằm trong khoảng từ 26,2 ± 3,31 đến
39,88 ±4,503. Phần hành vi mà sinh viên đạt được điểm trung bình cao nhất là “Đảm bảo sự
hiện diện của con người” (39,88±4,503), trong khi “Kiến thức và kỹ năng” (26,2 ± 3,31) là
phần hành vi có số điểm trung bình thấp nhất.
Và đối với 24 mục trong thang đo hành vi thì mục đạt số điểm cao nhất là “Thể hiện sự
tôn trọng với người bệnh” (5,54±0,751), ngược lại mục đạt số điểm thấp nhất trong thang đo
đó là “Quay lại gặp người bệnh một cách chủ động” (4,42±0,961).
3.1.1. Đảm bảo về sự hiện diện của conn người

Bảng 3.2.1 Giá trị trung bình các mục trong phần hành vi “Đảm bảo về sự hiện
diện của con người” (39,88±4,503)
Nội dung M ±SD

1. Quay lại gặp người bệnh một cách chủ động 4,42±0,961

2. Giao tiếp với người bệnh 5,13 ±0,742

3. Khuyến khích người bệnh gọi, liên hệ với nhân viên y tế nếu có vấn đề
5,11± 0,932
trong quá trình nằm viện điều trị

4. Trả lời cuộc gọi nhanh, giải đáp kịp thời,thỏa đáng các thắc mắc người
4,74 ±1,049
bệnh và người nhà

5. Giúp giảm đau cho người bệnh 4,89± 0,936

6. Thể hiện sự quan tâm đối với người bệnh trong quá trình điều trị 5,33± 0,724

7. Thực hiện y lệnh thuốc và các y lệnh khác đúng giờ 5,45 ± 0,759

8. Làm giảm các triệu chứng của người bệnh 4,81 ±0,915

Nhận xét:

30
“Đảm bảo về sự hiện diện của con người” có điểm trung bình là M=39,88 ±4,503. Điểm
trung bình từng mục dao động từ khoảng 4,42±0,961 đến 5,45±0,759.
Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình được lựa chọn cao nhất bao gồm các mục
“Giao tiếp với người bệnh” (5,13±0,742), “Khuyến khích người bệnh gọi, liên hệ với nhân
viên y tế nếu có vấn đề trong quá trình nằm viện điều trị” (5,11 ±0,932), “Thể hiện sự quan
tâm đối với người bệnh trong quá trình điều trị” (5,33±0,724), “Thực hiện y lệnh thuốc và các
y lệnh khác đúng giờ” (5,45±0,759).
Những lựa chọn có điểm số trung bình thấp làm ảnh hưởng đến điểm số về phần “Đảm
bảo về sự hiện diện” là: “Quay lại gặp người bệnh một cách chủ động” (4,42 ±0,961), “Trả lời
cuộc gọi nhanh, giải đáp kịp thời,thỏa đáng các thắc mắc người bệnh và người nhà” (4,74 ±
1,049), “Giúp giảm đau cho người bệnh” (4,89±0,936) và “Làm giảm các triệu chứng của
người bệnh” (4,81 ± 0,915).
3.2.2. Kiến thức và kỹ năng:

Bảng 3.2.2 Giá trị trung bình các mục trong phần hành vi “Kiến thức và kỹ
năng” (26,2±3,31)

Nội dung M ± SD

9. Biết cách tiêm, truyền và thực hiện các thủ thuật chuyên môn 5,33 ± 0,698

10. Tự tin khi chăm sóc người bệnh 5,04 ± 0,917

11. Thể hiện kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong quá trình chăm sóc 5,05 ± 0,860

12. Kiểm tra, chuẩn bị dụng cụ,thiết bị trước khi làm thủ thuật cho người
5,29 ± 0,829
bệnh và quản lý các dụng cụ, thiết bị sau khi làm thủ thuật cho người bệnh

13. Bảo mật thông tin cá nhân của người bệnh 5,49 ± 0,839

Nhận xét:
Ở phần “kiến thức và kỹ năng” đạt số điểm trung bình là M=26,2±3,31 và có điểm trung
bình các mục ở phần này từ khoảng 5,04 ± 0,917 đến 5,49 ± 0,839.
Mục mà sinh viên chọn có số điểm trung bình cao nhất là “Bảo mật thông tin cá nhân
người bệnh” (5,49 ± 0,839) và mục có số điểm trung bình thấp nhất là “Tự tin khi chăm sóc
người bệnh” (5,04 ± 0,917).

31
3.1.2. Sự tôn trọng

Bảng 3.2.3 Giá trị trung bình các mục trong phần hành vi “ Sự tôn trọng”
(26,64 ± 3,434)
Nội dung M ± SD

14. Lắng nghe, chia sẻ, động viên người bệnh yên tâm điều trị và phối
5,38± 0,80
hợp trong quá trình chăm sóc

15. Thể hiện sự tôn trọng người bệnh 5,54 ± 0,751

16. Chủ động hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị 5,39 ± 0,785

17. Thể hiện sự đồng cảm với người bệnh khi người bệnh bày tỏ cảm
5,22 ± 0,866
xúc,nỗi lo lắng về tình trạng bệnh của mình

18. Khuyến khích người bệnh bày tỏ cảm nhận của mình về tình trạng
5,12 ± 0,893
bệnh và quá trình điều trị tại khoa phòng

19. Đáp ứng các nhu cầu của người bệnh kể cả khi người bệnh không bày
4,68 ± 1,078
tỏ

Nhận xét:
Kết quả cho thấy rằng “Sự tôn trọng” có điểm trung bình là M=26,64 ± 3,434. Điểm số
trung bình giữa các mục từ khoảng 4,68 ± 1,078 đến 5,54 ± 0,751.
Mục “Thể hiện sự tôn trọng người bệnh” (5,54 ± 0,751) được sinh viên lựa chọn
với tần suất cao nên đạt được số điểm trung bình cao nhất trong tất cả các mục ở phần hành vi
này, ngược lại “Đáp ứng các nhu cầu của người bệnh kể cả khi người bệnh không bày tỏ”
(4,68 ±1,078) là mục có số điểm trung bình thấp nhất.
3.1.3. Kết nối tích cực

Bảng 3.2.4 Giá trị trung bình các mục trong phần hành vi “Kết nối tích cực”
(29,9 ± 4,644)
Nội dung M ± SD

20. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh 5,04 ± 0,99

32
21. Dành thời gian lắng nghe quan tâm,phát hiện và chăm sóc nhu cần của
5,02 ± 0,925
người bệnh

22. Giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh, tiến triển tích cực hằng
5,11 ± 0,929
ngày

23. Kiên nhẫn với các nhu cầu của người bệnh hay tình trạng bệnh chưa
5,03 ± 0,842
thuyên giảm

24. Lập kế hoạch chăm sóc phù hợp với từng người bệnh 5,02 ± 1,168

Nhận xét:
“Kết nối tích cực” có điểm trung bình là M=29,9 ± 4,644 và Điểm trung bình các mục
từ khoảng 5,02 ± 0,925 đến 5,11 ± 0,929.
Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình lựa chọn cao nhất thuộc mục “Giúp người
bệnh cải thiện tình trạng bệnh, tiến triển tích cực hằng ngày” (5,11 ± 0,929) và “Dành thời
gian lắng nghe quan tâm,phát hiện và chăm sóc nhu cần của người bệnh” (5,02 ± 0,925), “Lập
kế hoạch chăm sóc phù hợp với từng người bệnh” (5,02 ± 1,168) là 2 mục có điểm trung bình
thấp nhất trong tất cả các hạng mục ở phần “Kết nối tích cực”.
3.2. Yếu tố liên quan đến nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều
dưỡng:

Bảng 3.3 Yếu tố liên quan đến nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều
dưỡng
Nhận thức về
Đặc điểm hành vi F p
M ± SD

Tuổi ≤20 122,85 ± 13,742 0,404 0,20


¿20 115,50 ± 13,398
Giới tính Nam 124,93 ±12,875 0,001 0,512

Nữ 122,40 ± 13,83

Tôn giáo Không 122,10 ± 1,280 0,838

Phật giáo 122,83 ± 7,889 0,47

Thiên Chúa giáo 130,43 ± 11,731

Khác 124,67 ± 26,858

Dân tộc Kinh 122,63 ± 13,653 0,683 0,937

33
Khác 122 ± 21,071

Sinh viên năm Năm 2 123,70 ± 11,720


0,555 0,575
Năm 3 123,14 ± 15,08

Năm 4 121 ± 14,049

Nơi sống Nông thôn 123,73 ± 13,625 0,545 0,194

Thành thị 120,82 ± 13,82

Tình trạng hôn Chưa kết hôn 122,65 ± 13,765 0,683


nhân
Đã kết hôn 117

Thích ngành Điều Có 123,41 ± 13,604 0,027 0,018


Dưỡng
Không 114,36 ± 12,677

Gia đình có thuộc Có 122,66 ± 13,326 1,132 0,968


ngành Y
Không 122,56 ± 14,204

Điểm tích lũy trung Xuất sắc (3,6-4,0) 122,83 ± 6,79 0,315 0,868
bình
Giỏi (3,59-3,2) 122,50 ± 13,219

Khá (2,5-3,19) 123,02 ± 14,173

Trung bình (2,0-2,49) 121,33 ± 9,912

Yếu ( <1,99) 112,62 ± 13,729

Kinh nghiệm chăm Có 122,66 ± 14,05 0,018 0,964


sóc
Không 122,56 ± 13,36

34
Nhận xét:
Qua phân tích T-test cho thấy rằng:
Những sinh viên có độ tuổi >20 tuổi thì có nhận thức về hành vi chăm sóc tốt hơn so
với sinh viên có độ tuổi ≤20 tuổi với mức điểm nhận thức của sinh viên có độ tuổi >20 tuổi là
122,85 ± 13,742 và có độ tuổi ≤20 tuổi là 115,50 ± 13,398. Sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê với p=0,20>0,05.
Sinh viên nam có có nhận thức về hành vi chăm sóc tốt hơn so với sinh viên nữ với mức
điểm nhận thức của sinh viên nam là 124,93 ± 12,875 và sinh viên nữ là 122,40 ± 13,83. Tuy
nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=0,512>0,05.
Kết quả cho thấy những sinh viên là người dân tộc Kinh lại có nhận thức về hành vi
chăm sóc tốt hơn so với những sinh viên thuộc dân tộc khác với mức điểm nhận thức của sinh
viên là người dân tộc kinh là 122,63 ± 13,653 và những sinh viên thuộc dân tộc khác là 122 ±
21,071. Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p=0,937>0,05.
Sinh viên có địa chỉ thường trú ở nông thôn có nhận thức về hành vi chăm sóc người
bệnh tốt hơn tốt hơn so với sinh viên ở thành thị với mức điểm nhận thức của sinh viên nông
thôn M=123,73 ± 13,625 còn sinh viên thành thị 120,82 ± 13,82. Sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê với p=0,194>0,05.
Phần lớn sinh viên hiện tại đều chưa kết hôn và chỉ có 1 sinh viên hiện tại đã kết hôn.
Kết quả cho thấy rằng những sinh viên chưa kết hôn lại có điểm nhận thức tốt hơn so với sinh
viên đã kết hôn với điểm nhận thức của sinh viên chưa kết hôn là 122,65 ± 13,765 và sinh
viên đã kết hôn là 117. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p=0,683>0,05.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhận thức về
hành vi chăm sóc với sự yêu thích của sinh viên đối với ngành Điều dưỡng (p=0,018< 0,05).
Sinh viên thích ngành Điều dưỡng 122,66 ± 13,326 có nhận thức về hành vi chăm sóc người
bệnh cao hơn sinh viên sống ở thành thị M=114,36 ± 12,677.
Những sinh viên có gia đình thuộc ngành Y với những sinh viên gia đình không thuộc
ngành Y lại có số điểm nhận thức gần như tương đương nhau với điểm trung bình của những
sinh viên có gia đình thuộc ngành Y là 122,66 ± 13,326 và những sinh viên có gia đình không
thuộc ngành Y là 122,56 ± 14,204. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p=0,968>0,05
Về những sinh viên đã có kinh nghiệm chăm sóc trước khi trở thành sinh viên Điều
dưỡng với những sinh viên chưa có kinh nghiệm chăm sóc lại có số điểm nhận thức gần như
là bằng nhau với sinh viên đã có kinh nghiệm là 122,66 ± 14,09 và sinh viên chưa có kinh
nghiệm chăm sóc là 122,56±13,36. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
p=0,964>0,05.
Qua kiểm định ANOVA cho thấy rằng:

35
Sinh viên năm 2 có hành vi tự chăm sóc sức khỏe tốt hơn so với sinh viên năm 3,4 với
trung bình lần lượt năm 2 là 123,70 ± 11,720, năm 3 là 123,14 ± 15,08 và năm 4 là 121±
14,049. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=0,575>0,05.
Những sinh viên thuộc tôn giáo là Thiên Chúa giáo lại có nhận thức tốt hơn những sinh
viên không thuộc tôn giáo nào hay những sinh viên thuộc Phật giáo và những sinh viên thuộc
tôn giáo khác với điểm nhận thức lần lượt là những sinh viên không thuộc tôn giáo nào
M=122,10 ± 1,280, sinh viên thuộc tôn giao là Phật giáo M=122,83 ± 7,889, sinh viên thuộc
tôn giáo là Thiên Chúa giáo M=130,43 ± 11,731 và những sinh viên thuộc tôn giáo khác
M=124,67 ± 26,858. Nhưng, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p=0,47>0,05.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhận
thức về hành vi chăm sóc với điểm tích lũy trung bình của sinh viên (p=0,868>0,05). Sinh
viên có điểm tích lũy trung bình thuộc loại khá (2,5-3,19) M=123,02 ± 14,173 lại có nhận
thức về hành vi chăm sóc tốt hơn so với những sinh viên thuộc loại xuất sắc (3,6-4,0)
M=122,83 ± 6,79, sinh viên thuộc loại giỏi (3,2-3,59) M=122,50 ±13,219, sinh viên thuộc loại
trung bình (2,0-2,49) M=121,33 ± 9,912 và sinh viên thuộc loại yếu (<1,99) M=112,62 ±
13,729

36
CHƯƠNG 4:
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu này được thực hiện trên sinh viên Điều dưỡng năm 2 (K27), sinh năm 3
(K26) và năm 4 (K25). Cỡ mẫu mong muốn của nghiên cứu là 182 sinh viên, sau khi tiến
hành phát phiếu và thu thập thì có 22 phiếu không hợp lệ nên cỡ mẫu cuối cùng của nghiên
cứu là 160 sinh viên ( tỷ lệ sinh viên phản hồi đạt yêu cầu 87,9%).
Phần lớn đối tượng nghiên cứu đang nằm trong độ tuổi từ dưới 20 tuổi (96,2%), còn số
ít còn lại là sinh viên với độ tuổi lớn hơn 20 (3,8%) và đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung
bình là 21 ± 1,116. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Leodoro J. Labrague
và cộng sự (2015) với độ tuổi trung bình của đối tượng cũng là 21,74 tuổi [13].
Hầu hết sinh viên là nữ giới chiếm 91,3% và 8,8% là nam giới. Theo nghiên cứu của
Paola Ferri và cộng sự vào năm 2020 thì tỷ lệ sinh viên nữ là 82,2% và số ít còn lại là sinh
viên nam chỉ chiếm 17,8% [23]. Ở nghiên cứu Funda KARAMAN và cộng sự (2022) cũng
đưa ra được tỷ lệ sinh viên nữ (76,1%) tham gia nghiên cứu cao hơn sinh viên nam (23,9%)
[24]. Nghiên cứu này có đặc điểm về giới tính tương đồng với nghiên cứu của Paola Ferri
(2020) và nghiên cứu của Funda KARAMAN và cộng sự (2022) điều này phù hợp với đặc thù
của ngành, ngành Điều dưỡng luôn có số lượng sinh viên nữ nhiều hơn sinh viên nam.
Sinh viên năm 3 chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng số sinh viên trong 3 năm học
tham gia nghiên cứu, lần lượt là sinh viên năm 2 (31,3%), sinh viên năm 3 (36,3%) và sinh
viên năm 4 (32,5%). Tuy nhiên, đối với nghiên cứu của Paola Ferri và cộng sự vào năm 2020
thì tỷ lệ sinh viên năm 1 tham gia nghiên cứu chiếm cao nhất (36,5%) còn lại là sinh viên năm
2 (32%) và sinh viên năm 3 (31,5%) [23]. Có sự khác biệt này là do mỗi khóa học số lượng
sinh viên đăng ký sẽ khác nhau.
Phần lớn sinh viên tham gia nghiên cứu không theo tôn giáo nào (78,8%), có 15% sinh
viên theo Phật giáo, có 4,4% sinh viên theo Thiên Chúa giáo, 1,3% sinh viên theo đạo Tin
lành và sinh viên thuộc đạo Cao đài chỉ chiếm 0,6%.
Đa số sinh viên tham gia nghiên cứu đều là người dân tộc Kinh (98,1%), chỉ có 1,3%
sinh viên là người dân tộc Nùng và sinh viên là người dân tộc Bana chỉ chiếm tỷ lệ rất ít
0,6%.
Đối với tình trạng hôn nhân thì các sinh viên tham gia nghiên cứu chưa kết hôn chiếm
tỷ lệ rất cao với 99,4% và chỉ có 0,6% sinh viên đã kết hôn. Tương tự như vậy, theo nghiên
cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) sinh viên chưa kết hôn chiếm nhiều hơn sinh
viên đã kết hôn với 89,5% [13].
Sinh viên có địa chỉ thường trú ở thành thị chiếm nhiều hơn ở nông thôn với 61,9%.

37
Kết quả cho thấy có một sự chiếm ưu thế ở sinh viên yêu thích ngành Điều dưỡng
(91,3%) so với sinh viên không yêu thích ngành Điều dưỡng (8,8%). Ngược lại ở nghiên cứu
của Tuğba Gözütok Konuk và cộng sự năm 2019 chỉ có 50,6% sinh viên yêu thích ngành
Điều dưỡng [25].
Tỷ lệ sinh viên gia đình thuộc ngành Y và không thuộc ngành Y xấp xỉ nhau với tỷ lệ
50%.
Trong nghiên cứu này điểm trung bình tích lũy của tất cả sinh viên tham gia nghiên cứu
là 2,962 ± 0,392 và tỷ lệ sinh viên có học lực xuất sắc chiếm 3,8%; giỏi chiếm 26,3%; học lực
khá chiếm 61,3%; học lực trung bình chiếm 7,5% và học lực yếu chiếm 1,3%. Có thể thấy
được sự khác biệt về học lực giữa các sinh viên, đặc biệgt sinh viên có học lực khá chiếm tỷ lệ
lớn nhất (61,3%). Tương đồng với nghiên cứu của Nursalam và cộng sự vào năm 2015 thì tỷ
lệ sinh viên có học lực khá chiếm 69,2% nhiều hơn so với số sinh viên có học lực xuất sắc –
giỏi chiếm 15,4% và sinh viên có học lực trung bình – yếu chiếm 15,4%[15].
Với kinh nghiệm chăm sóc người bệnh trước khi trở thành sinh viên Điều dưỡng thì
sinh viên đã có kinh nghiệm chiếm 58,8% và sinh viên chưa từng có kinh nghiệm chiếm
41,3%. Nhưng đối với nghiên cứu của Tuğba Gözütok Konuk và cộng sự năm 2019 thì tỷ lệ
sinh viên chưa từng có kinh nghiệm chăm sóc trước khi trở thành sinh viên Điều dưỡng cao
hơn so với sinh viên đã từng có kinh nghiệm là 62,6% [25].
4.2. Nhận thức về hành vi chăm sóc:

Trong nghiên cứu này thang đo hành vi có độ tin cậy được xác định bởi hệ số
Cronbach’s alpha (α ) là 0,957. Kết quả này tương đồng so với nghiên cứu của Paola và cộng
sự (2020) với chỉ số tổng thể của CBI-24 đạt được tính nhất quán nội bộ cao (α = 0,96) [23]và
trong nghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) hệ số Cronbach’s alpha (α ) là
0,96 [13].

Điểm trung bình tổng thể của nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng
trong nghiên cứu này là M=122,62 ± 13,729 (24 - 144). Mức điểm này tương đương so với
kết quả nghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) với điểm trung bình là
M=118,967 ± 28,333 (24 - 144). Cho thấy được sinh viên của cả 2 nghiên cứu đều có nhận
thức tốt về hành vi trong chăm sóc người bệnh.

4.2.1. Đảm bảo về sự hiện diện của con người:


Điểm đảm bảo sự hiện diện của con người từng mục trong bộ câu hỏi của sinh viên
Điều dưỡng đại học Duy Tân cho các kết quả khác nhau, cụ thể các phân tích của chúng tôi

38
cho thấy điểm trung bình là 39,88 ± 4,503 (6 - 48). Điểm trung bình từng mục dao động từ
khoảng 4,42 ± 0,961 đến 5,45 ± 0,759 (1 – 6). Kết quả này của nghiên cứu này cho thấy có
các số điểm tương đương so với kết quả nghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự
(2015) với điểm trung bình từng mục dao động từ khoảng 4,827 ± 0.927 đến 5,036 ± 1,190 (1
– 6) [13].
Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình được lựa chọn cao nhất bao gồm các mục
“Giao tiếp với người bệnh” (5,13± 0,742), “Khuyến khích người bệnh gọi, liên hệ với nhân
viên y tế nếu có vấn đề trong quá trình nằm viện điều trị” (5,11 ± 0,932), “Thể hiện sự quan
tâm đối với người bệnh trong quá trình điều trị” (5,33 ± 0,724), “Thực hiện y lệnh thuốc và
các y lệnh khác đúng giờ” (5,45± 0,759). Kết quả này cho thấy sinh viên Điều dưỡng đại học
Duy Tân có nhận thức tốt trong việc giúp đỡ bệnh nhân trong quá trình chữa bệnh. So với
nghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) thì kết quả khảo sát này của chúng ta
nổi bật hơn bao gồm các mục “Nói chuyện với bệnh nhân” (5,036± 1,190), “ Khuyến khích
bệnh nhân gọi nếu có vấn đề” (4,760±1,258), “Thể hiện sự quan tâm đối với người bệnh”
(4,839±1,132) [13].
Những lựa chọn có điểm số trung bình thấp làm ảnh hưởng đến điểm số về phần “Đảm
bảo về sự hiện diện” là: “Quay lại gặp người bệnh một cách chủ động” (4,42 ± 0,961), “Trả
lời cuộc gọi nhanh, giải đáp kịp thời,thỏa đáng các thắc mắc người bệnh và người nhà” (4,74
± 1,049), “Giúp giảm đau cho người bệnh” (4,89±0,936) và “Làm giảm các triệu chứng của
người bệnh” (4,81±0,915).
4.2.2. Kiến thức và kỹ năng:
Điểm kiến thức và kỹ năng từng mục trong bộ câu hỏi của sinh viễn điều dưỡng Duy
Tân cho kết quả khác nhau, các phân tích của chúng tôi cho thấy điểm trung bình của mục này
là 26,2 ± 3,31 (6 – 30). Điểm trung bình các mục nằm từ khoảng 5.04 ± 0,917 đến 5,49 ±
0,839 (1 – 6).
Trong các mục mà sinh viên đã chọn thì mục “bảo mật thông tin cá nhân người bệnh” là
mục có số điểm cao nhất 5,49 ± 0,839 điều này chứng tỏ sinh viên điều dưỡng duy tân có
nhận thức rất tốt trong việc bảo mật thông tin của người bệnh, không làm lộ các thông tin ra
ngoài. Bên cạnh đó thì mục “tự tin chăm sóc người bệnh” còn khá kém thể hiện ở điểm trung
bình ở mục này thấp nhất so với các mục còn lại, nó chỉ đạt 5,04 ± 0,917. Sinh viên còn lo sợ
chưa đủ tự tin khi thực hiện các thủ thuật trên người bệnh. Mặc dù sinh viên đã có kiến thức
về mục “biết cách tiêm, truyền và thực hiện các thủ thuật chuyên môn” (5,33 ± 0,698) đã
được chuẩn bị đầy đủ, trau dồi các kỹ năng cơ bản nhưng khi chăm sóc người bệnh đa số các
sinh viên đều thiếu tự tin và cảm thấy lo lắng.

39
Qua những lần khảo sát và tìm hiểu cho thấy điểm ở phần kiến thức và kỹ năng của
chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) nó được thể
hiện ở mục “bảo mật thông tin người bệnh” (4,908 ± 1,184) cho thấy sinh viên ta có độ bảo
mật rất cao khi chăm sóc người bệnh. Bên cạnh đó mục “thể hiện kiến thức về kỹ năng
chuyên môn” ở nghiên cứu của chúng tôi cũng chiếm ưu thế hơn khi mục “thể hiện kiến thức
và kỹ năng chuyên môn” ở nghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) chỉ đạt
4,767 ± 0,104, ngoài ra mục “Biết cách tiêm truyền” ở nghiên cứu này cũng chỉ đạt số điểm là
4,630 ± 1,348 cũng thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Điều này cho thấy sinh
viên điều dưỡng trường Đại học duy tân xử lý rất tốt trong việc thực hiện các thủ thuật chuyên
môn đây là một kỹ năng rất tốt giúp cho các bạn sinh viên tiến triển tốt hơn trong nghề [13].
4.2.3. Sự tôn trọng:
Qua việc khảo sát trên cho chúng tôi thấy rằng, hầu hết sinh viên điều dưỡng đều có thái
độ tôn trọng đối với người bệnh, qua kết quả nghiên cứu giá trị trung bình trong phần hành vi
này là 26,64 ± 3,434 (6 – 36). Điểm số trung bình giữa các mục từ khoảng 4,68 ± 1,078 đến
5,54 ± 0,751 (1 – 6). Kết quả trên cho thấy rằng sự tôn trọng người bệnh đối với sinh viên
Điều dưỡng Duy Tân khá cao.
Trong đó mục ''thể hiện sự tôn trọng nguời bệnh'' có điểm trung bình là 5,54 ±0,751
được sinh viên lựa chọn với tần suất cao trong tất cả mục hành vi điều này cho ta thấy sinh
viên điều dưỡng đều có thể sẵn sàng lắng nghe người bệnh và giúp đỡ người bệnh. Nhưng bên
cạnh đó phần '' Đáp ứng các nhu cầu của người bệnh kể cả khi người bệnh không bày tỏ''
(4,68 ±1,078) là mục có số điểm trung bình thấp nhất. Kết quả thể hiện sinh viên điều dưỡng
còn hạn chế nói chuyện và giao tiếp không lời như quan sát lâm sàng, thái độ phản ứng của
người bệnh, cảm xúc của người bệnh trong quá trình điều trị.
Theo kết quả nghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) điểm trung bình
của phần ''thể hiện sự tôn trọng của người bệnh'' là 4,839 ± 1,132, và có thể thấy được sự tôn
trọng của sinh viên Điều dưỡng Duy Tân cao hơn so với bài nghiên cứu của Leodoro J.
Labrague và cộng sự (2015). Bên cạnh đó phần '' Đáp ứng các nhu cầu của người bệnh kể cả
khi người bệnh không bày tỏ'' chúng ta cũng chiếm được phần ưu thế hơn điều đó được thể
hiện bởi điểm trung bình của bài nghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) là
4,660 ± 1,182. Ngoài ra việc “Lắng nghe, chia sẻ, động viên người bệnh yên tâm điều trị và
phối hợp trong quá trình chăm sóc” ở nghiên cứu của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015)
chỉ đạt được 4,929 ± 1,143 trong khi đó sinh viên điều dưỡng duy tân có điểm trung bình là
5,38 ± 0,80, việc lắng nghe chia sẻ động viên người bệnh giúp cho người bệnh cảm thấy yên
tâm hơn trong quá trình điều trị và chăm sóc góp phần làm cho người bệnh yên tâm, hợp tác

40
điều trị và trong nhiều trường hợp, nó còn quyết định sự thành công trong việc chữa bệnh cho
bệnh nhân [13].
4.2.4. Kết nối tích cực
Trong nghiên cứu của chúng tôi điểm kết nối tích cực từng mục trong bộ câu hỏi của
sinh viên điều dưỡng đại học Duy Tân cho ra các kết quả khác nhau, tổng thể điểm trung bình
của kết nối tích cực là 29,9 ± 4,644 (6 – 30). Điểm trung bình từng mục từ khoảng 5,02 ±
0,925 đến 5,11 ± 0,929 (1 – 6). Kết quả này cho thấy cao hơn so với nghiên cứu của Leodoro
J. Labrague và cộng sự (2015) với điểm trung bình dao động từ 4,385 ± 1,185 đến 4,788 ±
1,131 (1 – 6) [13].
Từ những kết quả khảo sát trên cho chúng ta thấy điểm trung bình được lựa chọn cao
nhất thuộc mục “Giúp người bệnh cải thiện tình trạnh bệnh, tiến triển tích cực hằng ngày”
(5,11 ± 0,929). Kết quả này cho thấy sinh viên Điều dưỡng đại học Duy Tân có thái độ rất tốt
trong việc giúp đỡ bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn trong quá trình điều trị. Từ kết
quả khảo sát của chúng ta cho thấy được điểm trung bình các mục cao hơn so với nghiên cứu
của Leodoro J. Labrague và cộng sự (2015) bao gồm: “Giáo dục sức khỏe cho người bệnh”
(4,788 ± 1,131), “Dành thời gian lắng nghe quan tâm, phát hiện và chăm sóc nhu cần của
người bệnh” (4,559 ± 1,285), “Giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh, tiến triển tích cực
hằng ngày” (4,559 ± 1,230), “Kiên nhẫn với các nhu cầu của người bệnh hay tình trạng bệnh
chưa thuyên giảm” (4,385 ± 1,185), “Lập kế hoạch chăm sóc phù hợp với từng người bệnh”
(4,758 ± 1,138)[13].
Những mục có điểm trung bình thấp nhất trong tất cả các hạng mục làm ảnh hưởng đến
điểm số ở phần “ kết nối tích cực” bao gồm: “dành thời gian lắng nghe quan tâm , phát hiện
và chăm sóc nhu cầu của người bệnh” (5,02 ± 0,925), “lập kế hoạch chăm sóc phù hợp với
từng người bệnh” (5,02 ±1,168).
4.3. Yếu tố liên quan đến nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều
dưỡng:
Những sinh viên có độ tuổi ≤20 tuổi thì có hành vi tự chăm sóc sức khỏe tốt hơn so với
sinh viên có độ tuổi ¿20 tuổi với mức điểm hành vi của sinh viên có độ tuổi ≤20 tuổi là
122,85 ± 13,742 và có độ tuổi ¿20 tuổi là 115,50 ± 13,398. Sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê với p= 0,02¿0,05.Tuy nhiên, kết quả ghiên cứu của Leodoro J. Labrague và
cộng sự (2015) sau khi phân tích hai biến cho thấy có mối tương quan có ý nghĩa thống kê
giữa thang đo điểm hành vi CBI và độ tuổi (F = 9,380, p = 0,002) và sinh viên có độ tuổi ¿20
có điểm nhận thức về hành vi cao hơn so với sinh viên ở độ tuổi ≤20, điều này có nghĩa là
sinh viên ở độ tuổi càng cao thì nhận thức về các hành vi chăm sóc càng cao. Tuổi tác là yếu

41
tố quan trọng liên quan đến việc có hành vi chăm sóc tích cực đối người bệnh, vì tuổi tác gắn
liền với sự trưởng thành về tư tưởng và cách cư xử
Sinh viên nam có có hành vi tự chăm sóc sức khỏe tốt hơn so với sinh viên nữ với mức
điểm hành vi của sinh viên nữ là 122,40 ± 13,83 và sinh viên nam là 124,93 ± 12,875. Tuy
nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=0,512>0,05. Ngược lại trong nghiên
cứu của Tuğba Gözütok Konuk và cộng sự (2019) thì giới tính là một yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi chăm sóc của người tham gia nghiên cứu. Với điểm số trung bình đánh giá hành vi
chăm sóc theo đặc điểm nhân khẩu học thì ở sinh viên nam có điểm trung bình là 4,8 ± 0,9
thấp hơn đã được thống kê so với điểm trung bình ở sinh viên nữ là 5,1 ± 1,0 (p=0,03) [25].
Mối quan hệ giữa giới tính và hành vi chăm sóc của đối tượng nghiên cứu có thể thay đổi do
những lý do khác nhau như sự khác biệt về văn hóa.
Sinh viên năm 2 có hành vi tự chăm sóc sức khỏe tốt hơn so với sinh viên năm 3,4 với
trung bình lần lượt năm 2 là 123,70 ± 11,720, năm 3 là 123,14 ± 15,08 và năm 4 là121 ±
14,049. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=0,575>0,05.Trong kết
quả nghiên cứu của Funda Karaman và cộng sự (2022) sau khi phân tích có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa thang đo điểm hành vi và năm thứ (p=0,04) cho thấy điểm hành vi thấp
dần từ năm 1 đến năm 4: năm 1 (M=112,75), năm 2 (M=102,22), năm 3 (M=82,35) và năm 4
(M=111,40) [24]. Theo nghiên cứu của Tuğba Gözütok Konuk và cộng sự (2019), trong tổng
số điểm nhận được từ thang điểm, trình độ lớp của học sinh thể hiện sự khác biệt đáng kể. Có
thể thấy học sinh năm 4 có điểm trung bình thấp hơn đã được thống kê so với các năm khác
(p<0,01). Đáng ngạc nhiên là điểm của học sinh năm 1 và năm 2 bằng nhau (M=5,2±0,7), và
cao hơn năm 3 (M=5,0±0,8) và năm bốn (M=4,5±1,4) [25]. Tuy nhiên, người ta kỳ vọng rằng
nhận thức của sinh viên sẽ tăng lên thông qua việc phát triển kiến thức, thái độ và hành vi khi
kết hợp với giáo dục nhưng đối với các nghiên cứu này, khi học càng cao họ nhận thấy được
nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên càng giảm và các sinh viên năm 2 trở lên đã
tham gia thực hành trên lâm sàng nên kinh nghiệm cũng tăng lên do đó có thể kết luận rằng sự
hứng thú khi chăm sóc người bệnh bị giảm đi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi điểm trung bình tích lũy của tất cả sinh viên tham gia
nghiên cứu là 2,962 ± 0,392. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa nhận thức về hành vi chăm sóc với điểm tích lũy trung bình của sinh viên
(p=0,868>0,05). Sinh viên có điểm tích lũy trung bình thuộc loại khá (2,5-3,19) M=123,02 ±
14,173 lại có nhận thức về hành vi chăm sóc tốt hơn so với những sinh viên thuộc loại xuất
sắc (3,6-4,0) M=122,83 ± 6,79, sinh viên thuộc loại giỏi (3,2-3,59) M=122,50 ±13,219, sinh
viên thuộc loại trung bình (2,0-2,49) M=121,33 ± 9,912 và sinh viên thuộc loại yếu (<1,99)
M=112,62 ± 13,729. Tương đồng với nghiên cứu của Nursalam và cộng sự vào năm 2015 thì

42
điểm tích lũy trung bình của sinh viên tham gia nghiên cứu là 3,835 ± 0,518 và những sinh
viên thuộc loại khá có điểm nhận thức về hành vi cao hơn so với những sinh viên có hoc lực
loại xuất sắc – giỏi và trung bình – yếu và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,03). Sinh
viên ở nghiên cứu này cho rằng điểm trung bình tích lũy là yếu tố quan trọng đối với năng lực
chăm sóc của Điều dưỡng do do mức độ kiến thức sẽ đánh giá bản thân để nâng cao năng lực
và kỹ năng[15].
Kết quả cho thấy có một sự chiếm ưu thế ở điểm trung bình ở sinh viên yêu thích ngành
Điều dưỡng (123,41 ± 13,604) so với sinh viên không yêu thích ngành Điều dưỡng chỉ đạt số
điểm trung bình là (114,36 ± 12,677). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa nhận thức về hành vi chăm sóc với sự yêu thích ngành Điều dưỡng
(p=0,018¿0,05). Ngược lại ở nghiên cứu của Tuğba Gözütok Konuk và cộng sự năm 2019 thì
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=0,55¿0,05 [25].
Còn những yếu tố như: tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tốc, khóa học, nơi sinh sống, tình
trạng hôn nhân, gia đình thuộc ngành Y, điểm trung bình tích lũy, kinh nghiệm chăm sóc
trước khi trở thành sinh viên Điều dưỡng thì không có ý nghĩa thống kê với nhận thức về hành
vi chăm sóc (p > 0,05).

43
KẾT LUẬNKẾT LUẬN

Qua nghiên cứu Nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng từ
tháng 05/2023 đến tháng 06/2023, chúng tôi rút ra được kết luận như sau:
1. Nhận thức về hành vi chăm sóc:
Điểm trung bình kiến thức của sinh viên là 122,62 (SD=13,72), mức độ nhận thức ở
mức tốt trên thang điểm từ 24 đến 144.
2. Các yếu tố ảnh hưởng:
Yếu tố sự yêu thích đối với ngành Điều dưỡng liên quan đến nhận thức về hành vi chăm
sóc: nhóm sinh viên yêu thích ngành Điều dưỡng có nhận thức về hành vi chăm sóc cao hơn
so với những sinh viên không yêu thích ngành Điều dưỡng với điểm trung bình là 123,44
(SD=13,604), p<0,05. Trong khi đó các yếu tố như: tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tốc, khóa
học, nơi sinh sống, tình trạng hôn nhân, gia đình thuộc ngành Y, điểm trung bình tích lũy,
kinh nghiệm chăm sóc trước khi trở thành sinh viên Điều dưỡng thì không có ý nghĩa thống
kê với nhận thức về hành vi chăm sóc (p>0,05).

44
45
HẠN CHẾ

HẠN CHẾ
Nghiên cứu này góp phần đóng góp thông tin về nhận thức về hành vi chăm sóc người
bệnh của sinh viên điều dưỡng. Tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn những hạn chế sau: 
- Nghiên cứu hiện tại chỉ thực hiện trên sinh viên điều dưỡng năm 2, năm 3 và năm 4 tại
Đại học Duy Tân, do đó nó không mang tính đại diện cho sinh viên điều dưỡng Việt Nam.
- Cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ có thể là một trong những yếu tố gây nhiễu đến kết quả
nghiên cứu. Vì vậy, cần mở rộng đối tượng cũng như cỡ mẫu ở các nghiên cứu sau để loại bỏ
được yếu tố này.
Nghiên cứu này đã sử dụng bảng câu hỏi tự báo cáo, có thể làm tăng khả năng có sự sai
số kết quả. Tuy nhiên, phần thu thập và lọc số liệu đã diễn ra theo quy trình phù hợp để loại
bỏ những phiếu gây nhiễu.
Sinh viên cung cấp thông tin về nhận thức về hành vi chăm sóc người bệnh của sinh
viên Điều dưỡng chỉ ở một thời điểm, trong khi điều này có thể thay đổi vào những thời điểm
khác nhau.

46
KIẾN NGHỊKIẾN NGHỊ

Để nâng cao nhận thức của sinh viên Điều dưỡng về hành vi chăm sóc, chúng tôi xin
được kiến nghị một số vấn đề sau:
Đối với bản thân sinh viên
Sinh viên nên tích cực tham gia các cuộc tuyên truyền, tư vấn chăm sóc từ các chuyên
gia do trường và khoa tổ chức để nâng cao nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều
dưỡng.
Sinh viên cần học hỏi thêm ở các trang mạng, báo chí để hiểu rõ hơn cũng như nâng
cao nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng.
Trao đổi với bạn bè và thầy cô về những kiến thức mình hiểu biết để giúp bản thân
biết nhiều hơn về việc nâng cao nhận thức về hành vi chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng.
Đối với nhà trường và khoa Điều dưỡng
Khuyến khích sinh viên chủ động tìm hiểu và học hỏi nâng cao nhận thức về hành vi
chăm sóc của sinh viên Điều dưỡng.
Nhà trường và khoa Điều dưỡng nên phối hợp với các trung tâm y tế tăng cường nhiều
loại hình đào tạo cũng như thường xuyên tổ chức các ngày hội việc làm để thu hút, giúp sinh
viên hiểu rõ thêm về ngành Điều dưỡng và cảm thấy yêu thích hơn về ngành này.
Tổ chức các buổi chia sẻ kiến thức của nhân viên y tế về kinh nghiệm chăm sóc trên
người bệnh để sinh viên thấy tầm quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người bệnh toàn
diện về mặt thể chất lẫn tinh thần
Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng và khóa tập huấn về nhận thức liên quan đến các hành
vi trong khi chăm sóc người bệnh cho sinh viên Điều dưỡng.

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1. Đại học Đại Nam (2023 ), "Ngành Điều dưỡng là gì? ".
2. Nguyễn Nam (2022), "Sinh viên là gì? ", luathoangphi.vn
3. Phạm Thị Kim Oanh (2022), "Hành vi là gì? Các loại hành vi?", luathoangphi.vn
4. septemberstudio (2022), "Tôn trọng là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng.".
5. Kim Thanh (2021), "Những kỹ năng chuyên nghiệp nào Điều dưỡng viên phải có?",
nganhdieuduong.edu.
6. Bệnh viện Vinmec (2021 ), "Chăm sóc sức khỏe ban đầu là gì và gồm những nội dung
nào? ".
7. Wikipedia (2022), "ĐIều dưỡng viên ".
8. Wikipedia (2022), "Tôn trọng là gì? ".

TIẾNG ANH

9. Soriano GP Calong KA (2018), "Caring behavior and patient satisfaction: Merging for
satisfaction", Int J Caring Sci, tr. 11.
10. Petronella S Hobbs, Emmerentia du Plessis và Petronella %J Health SA Gesondheid
Benadé (2020), "Here and now: Lived experiences of professional nurses practising
caring presence in a rural public hospital in the North West Province, South Africa". 25.
11. A. S. Kasa và H. Gedamu (2019), "Predictors of adult patient satisfaction with nursing
care in public hospitals of Amhara region, Northwest Ethiopia", BMC Health Serv Res.
19(1), tr. 52.
12. Carol T %J Nursing science quarterly Kostovich (2012), "Development and psychometric
assessment of the presence of nursing scale". 25(2), tr. 167-175.
13. Leodoro J Labrague và các cộng sự. (2017), "Nursing students' perceptions of their own
caring behaviors: a multicountry study". 28(4), tr. 225-232.
14. F. Murphy và các cộng sự. (2009), "The impact of nurse education on the caring
behaviours of nursing students", Nurse Educ Today. 29(2), tr. 254-64.
15. Nursalam Nursalam và các cộng sự. (2015), "Indonesian nursing students in caring
behavior". 2(2).
16. American Association of Colleges of Nursing (2020), "Respect".

48
17. Adugna Oluma và Muktar Abadiga (2019), "Caring behavior and associated factors
among nurses working in Jimma University specialized hospital, Oromia, Southwest
Ethiopia", BMC Health Serv Res. 19(1), tr. 19.
18. S. Salimi và A. Azimpour (2013), "Determinants of Nurses' Caring Behaviors (DNCB):
Preliminary Validation of a Scale", J Caring Sci. 2(4), tr. 269-78.
19. Beth Perry Stephanie Obara, Katherine J. Janzen, Margaret Edwards (2022), "Using arts-
based pedagogy to enrich nursing education ", Teaching and Learning in Nursing. 17 (1),
tr. 113-120.
20. Rebecca L. %J International Journal for Human Caring Turpin (2014), "State of the
Science of Nursing Presence Revisited: Knowledge for Preserving Nursing Presence
Capability". 18, tr. 14 - 29.
21. Nursemonica WordPress (2011), "My Definition… ‘Connectedness’".
22. Mary Catherine Beach và các cộng sự. (2007), "What does ‘respect’mean? Exploring the
moral obligation of health professionals to respect patients". 22, tr. 692-695.
23. Paola Ferri và các cộng sự. (2020), "Perceptions of caring behavior among undergraduate
nursing students: a three-cohort observational study", tr. 1311-1322.
24. Funda KARAMAN, AyseNur YEREBAKAN và Sultan %J Bangladesh Journal of
Medical Science CAKMAK (2022), "Nursing Students’ Perceptions of Their Caring
Behaviors and The Factors Affecting Their Perceptions". 21(3), tr. 639-644.
25. Tuğba Gözütok Konuk và Deniz %J Journal of caring sciences Tanyer (2019),
"Investigation of nursing students' perception of caring behaviors". 8(4), tr. 191.
26. Madeleine M Leininger (1988), Care: The essence of nursing and health, Wayne State
University Press.
27. Celeste R Phillipsipsty Press.d healthl of caring sciences Tanyer (2019), "Investigation of
nursing students' perception of caring behaviorsaring Behavioelationships: A concept
analysis". 68(1), tr. 230-245.
28. Ying Wu, June H Larrabee và Heidi P Putman (2006), "Caring behaviors inventory: A
reduction of the 42-item instrument", Nursing research. 55(1), tr. 18-25.

49
BỘ CÂU HỎI
KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ HÀNH VI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
Chào các Anh/ Chị, Chúng em là nhóm sinh viên Điều dưỡng khóa K26. Hiện nay,
nhóm đang trong quá trình thực hiện Nghiên cứu khoa học với đề tài: “Khảo sát nhận thức về
hành vi chăm sóc người bệnh của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Duy Tân”. Nhóm xin
cam kết những thông tin khảo sát mà các anh/ chị đã cung cấp sẽ hoàn toàn được giữ bí mật.
Tất cả các thông tin thu thập được lưu dưới dạng ẩn danh và chỉ sử dụng cho một mục đích
duy nhất là nghiên cứu. Cuộc khảo sát này dựa trên sự sẵn lòng tham gia của anh/ chị và chỉ
mất vài phút để hoàn thành. Rất mong anh/ chị đồng ý tham gia trả lời khảo sát của nhóm.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/ chị.
PHẦN I : CÁC THÔNG TIN CHUNG
Vui lòng KHOANH TRÒN vào SỐ tương ứng hoặc điền vào (...) với đáp án của
anh/chị.

1. Tuổi ………………………………..
2. Giới tính 1 Nam
2 Nữ
3. Tôn giáo 1 Không
2 Phật giáo
3 Thiên chúa giáo
Khác, xin ghi
4
rõ: ....................................
7. Dân tộc 1 Kinh
Khác, xin ghi
2
rõ: ....................................
9. Sinh viên năm 1 Năm 2
2 Năm 3
3 Năm 4
10. Bạn sinh ra và lớn lên ở vùng 1 Nông thôn
2 Thành thị
11. Tình trạng hôn nhân 1 Chưa kết hôn
2 Đã kết hôn
12. Bạn có yêu thích ngành Điều Dưỡng không? 1 Có
2 Không
14. Gia đình bạn có ai thuộc ngành Y không? 1 Có
2 Không
…………………………………
15. Điểm tích lỹ trung bình hiện tại:
………….
16. Bạn đã có bất kì kinh nghiệm chăm sóc người 1 Có
50
bệnh nào trước khi trở thành sinh viên điều
2 Không
dưỡng chưa?
PHẦN 2: NHẬN THỨC VỀ HÀNH VI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CỦA SINH
VIÊN ĐIỀU DƯỠNG
Những câu hỏi trong thang đo này đánh giá nhận thức về hành vi chăm sóc người
bệnh của sinh viên điều dưỡng. Vui lòng KHOANH TRÒN vào SỐ tương ứng thể
hiện mức độ thường xuyên của anh/chị đối với các hành vi sau:
1 5
2 3 4 6
Không Thườn
Hiếm Ít Thỉnh Luôn
bao g
khi khi thoảng luôn
giờ xuyên

Quay lại gặp người bệnh một cách 1 2 3 4 5 6


1
chủ động.
2 Giao tiếp với người bệnh. 1 2 3 4 5 6
Khuyến khích người bệnh gọi, liên
3 hệ với nhân viên y tế nếu có vấn đề 1 2 3 4 5 6
trong quá trình nằm viện điều trị.
Trả lời cuộc gọi nhanh, giải đáp kịp
4 thời, thỏa đáng các thắc mắc của 1 2 3 4 5 6
người bệnh và người nhà.

5 Giúp giảm đau cho người bệnh. 1 2 3 4 5 6


Thể hiện sự quan tâm đối với
6 1 2 3 4 5 6
người bệnh trong quá trình điều trị.
Thực hiện y lệnh thuốc và các y
7 1 2 3 4 5 6
lệnh khác đúng giờ.
Làm giảm được các triệu chứng
8 1 2 3 4 5 6
của người bệnh.
Biết cách tiêm, truyền và thực hiện
9 1 2 3 4 5 6
các thủ thuật chuyên môn.
Tự tin trong khi chăm sóc người
10 1 2 3 4 5 6
bệnh.
11 Thể hiện kiến thức và kỹ năng 1 2 3 4 5 6
chuyên môn trong quá trình chăm

51
1 5
2 3 4 6
Không Thườn
Hiếm Ít Thỉnh Luôn
bao g
khi khi thoảng luôn
giờ xuyên

sóc.
Kiểm tra, chuẩn bị dụng cụ, thiết bị
trước khi làm thủ thuật cho người
12 bệnh và quản lý các dụng cụ, thiết 1 2 3 4 5 6
bị sau khi làm thủ thuật cho người
bệnh.
Bảo mật thông tin cá nhân của
13 1 2 3 4 5 6
người bệnh.
Lắng nghe, chia sẻ, động viên
14 người bệnh yên tâm điều trị và phối 1 2 3 4 5 6
hợp trong quá trình chăm sóc.

15 Thể hiện sự tôn trọng người bệnh. 1 2 3 4 5 6


Chủ động hỗ trợ người bệnh trong
16 1 2 3 4 5 6
quá trình điều trị.
Thể hiện sự đồng cảm với người
bệnh khi người bệnh bày tỏ cảm
17 1 2 3 4 5 6
xúc, nỗi lo lắng về tình trạng bệnh
của mình.
Khuyến khích người bệnh bày tỏ
cảm nhận của mình về tình trạng
18 1 2 3 4 5 6
bệnh và quá trình điều trị tại khoa
phòng.
Đáp ứng các nhu cầu của người
19 bệnh kể cả khi người bệnh không 1 2 3 4 5 6
bày tỏ.

20 Giáo dục sức khỏe cho người bệnh. 1 2 3 4 5 6


Dành thời gian lắng nghe, quan
21 tâm, phát hiện và chăm sóc các nhu 1 2 3 4 5 6
cầu của người bệnh.
22 Giúp người bệnh cải thiện tình 1 2 3 4 5 6

52
1 5
2 3 4 6
Không Thườn
Hiếm Ít Thỉnh Luôn
bao g
khi khi thoảng luôn
giờ xuyên

trạng bệnh, tiến triển tích cực từng


ngày.
Kiên nhẫn với các nhu cầu của
23 người bệnh hay tình trạng bệnh 1 2 3 4 5 6
chưa thuyên giảm.
Lập kế hoạch chăm sóc phù hợp
24 1 2 3 4 5 6
với từng người bệnh.

(Cảm ơn sự tham gia của các anh/chị )

53

You might also like