You are on page 1of 43

GVHD: Ths.

Nguyễn Đắc Thành

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN

Bộ môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đắc Thành

Nhóm: 02

Mã lớp học phần: 231_SCRE0111_27

Đề tài:

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất
của các doanh nghiệp dệt may niêm yết TTCK Việt Nam

Page | 1
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Ths.Nguyễn Đắc
Thành- Giảng viên bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học tại trường Đại
học Thương Mại. Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn mới mẻ này, thầy
đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức vô cùng quý giá bằng tất cả nhiệt
huyết và sự tận tâm của mình. Nhờ những kiến thức và sự chỉ bảo hướng dẫn
của thầy chúng em đã hoàn thành đề tài thảo luận: “Những yếu tố ảnh hưởng
đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm
yết trên TTCK Việt Nam”.

Mặc dù đã cố gắng để thực hiện bài tiểu luận này một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do kiến thức về bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học của
chúng em vẫn còn những hạn chế nhất định nên không tránh khỏi những thiếu
sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này. Nhóm 2 chúng em mong nhận
được những đánh giá khách quan, góp ý từ Thầy và các bạn cùng tham gia thảo
luận trong học phần để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện một cách
trọn vẹn hơn. Chúng em xin ghi nhận mọi nhận xét và mong muốn được phát
huy những điều đã đạt được trong học phần này, và rút kinh nghiệm những
thiếu sót cho những học phần sau.

Kính chúc thầy luôn hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp
trồng người . Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế
hệ học trò cập bến bờ tri thức.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Page | 2
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................2


MỤC LỤC...............................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH ẢNH.......................................................................................................6
DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................................7
NỘI DUNG..............................................................................................................................8
Chương I: Tổng quan nghiên cứu.........................................................................................8
1.1. Tổng quan nghiên cứu..............................................................................................8
1.1.1. Những nghiên cứu về đổi mới sáng tạo................................................................8
1.1.2. Những nghiên cứu về đổi mới quy trình sản xuất trong ngành dệt may............11
1.1.3. Kết luận tổng quan nghiên cứu...........................................................................16
1.2. Lý thuyết khoa học..................................................................................................16
1.2.1. Lý thuyết đổi mới sáng tạo.................................................................................17
1.2.2. Lý thuyết về đổi mới quy trình...........................................................................18
1.2.3. Lý thuyết về nguồn lực.......................................................................................19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................20
2.1.1. Mục tiêu tổng quát:................................................................................................20
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:..................................................................................................20
2.2. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................21
2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu tổng quát:..............................................................................21
2.2.2. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể......................................................................................21
2.3. Mô hình nghiên cứu...................................................................................................21
2.4. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................23
2.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...........................................................................23
2.5.1. Đối tượng nghiên cứu:...........................................................................................23
2.5.2. Phạm vi nghiên cứu:..............................................................................................24
2.6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................24
2.6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính........................................................................24
2.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng......................................................................24

Page | 3
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
Chương III: Xây dựng thang đo lường các biến số...........................................................26
3.1. Thang đo biến độc lập................................................................................................26
3.2. Thang đo biến phụ thuộc...........................................................................................30
CHƯƠNG IV: BẢNG HỎI..................................................................................................31
KẾT LUẬN............................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................40

Page | 4
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1: Thang đo “Đặc điểm doanh nghiệp”.......................................... 26
Bảng 2: Thang đo “Cơ cấu tổ chức”........................................................ 27
Bảng 3: Thang đo “Cơ sở vật chất”......................................................... 27
Bảng 4: Thang đo “Nguồn lực tài chính”................................................ 28
Bảng 5: Thang đo “Nguồn nhân lực”....................................................... 28
Bảng 6: Thang đo “Nhu cầu thị trường và khách hàng”.......................... 29
Bảng 7: Thang đo “Đối thủ cạnh tranh”.................................................. 29
Bảng 8: Thang đo “ Sự đổi mới quy trình sản xuất”................................ 30

Page | 5
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Mô hình nghiên cứu của Carolina Klein Padiha Giancarlo


Gomes(2016)...................................................................................................... 12
Hình 2:Mô hình nghiên cứu của Hòa, Nguyễn Định Thành, Vũ Ba, Mai, Vũ
Thanh, Tùng, Lê Vân, Quyên, Huỳnh Võ Thức(2020)..................................... 13
Hình 3: Mô hình khái niệm đổi mới 18
Hình 4: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình
sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK VN.................... 23

Page | 6
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Chữ viết đầy đủ


1 TTCK Thị trường chứng khoán
2 DN Doanh nghiệp
3 TP Thành phố
4 ĐMST Đổi mới sáng tạo
5 ĐMQT Đổi mới quy trình
6 SEM Mô hình phương trình cấu trúc tuyến
tính
7 FTA Hiệp định thương mại tự do
8 VN Việt Nam

Page | 7
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành

NỘI DUNG
Chương I: Tổng quan nghiên cứu
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về đổi mới sáng tạo

❖ Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân (2013), Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt
Nam.
Nghiên cứu đã được thực hiện bởi Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân vào
năm 2013 nhằm phân tích tình hình đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp
Việt Nam, bao gồm nhận thức và văn hóa về đổi mới sáng tạo, kết quả đổi
mới sáng tạo, hình thức đổi mới sáng tạo và năng lực nguồn nhân lực phục
vụ đổi mới sáng tạo. Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách lấy mẫu
nghiên cứu bao gồm 583 doanh nghiệp tại các thành phố lớn như Hải
Phòng, Đà Nẵng, An Giang, TP. Hồ Chí Minh và Đà Lạt, những địa điểm
này đã được đào tạo nâng cao về nhận thức sáng tạo, các doanh nghiệp được
khảo sát thuộc 6 nhóm lĩnh vực kinh doanh sau: công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ môi trường, vật liệu xây dựng, dịch vụ và cơ khí
kỹ thuật và dữ liệu. Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn
có cấu trúc và bảng hỏi, các bảng hỏi được hoàn thành trong vòng 3 ngày
cho đến 2 tuần sau cuộc phỏng vấn để đảm bảo những thông tin mới được
cập nhật đầy đủ. Sau đó thông qua phần mềm SPSS dữ liệu được các nhà
nghiên cứu xử lí và phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các doanh
nghiệp Việt Nam có nhận thức khá rõ về vai trò và lợi ích của đổi mới sáng
tạo, tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp ban hành chính sách thúc đẩy
hoạt động này. Ngoài ra, đổi mới sáng tạo hiện nay chủ yếu mang tính cải
tiến, với rất ít doanh nghiệp phát triển sản phẩm hoàn toàn đổi mới với thị
trường. Hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều chưa có bộ phận
nghiên cứu và phát triển (R&D).

Page | 8
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
Điều này là do các doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách về đổi
mới sáng tạo, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo, ngân
sách dành cho đổi mới sáng tạo và đào tạo nguồn nhân lực chưa cao, sự hợp
tác với các đơn vị nghiên cứu và các trường đại học chưa tốt. Hạn chế của
bài nghiên cứu là chưa phổ quát hết các khía cạnh của đổi mới sáng tạo trong
doanh nghiệp Việt Nam, cũng như chưa đi sâu vào nghiên cứu quy trình tổ
chức và quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo, đồng thời chưa đánh giá được
hiệu quả đầu tư cho đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, nghiên cứu còn tồn tại sai số
do đối tượng phỏng vấn có cách hiểu khác nhau về đổi mới sáng tạo. Do vậy,
hướng nghiên cứu trong tương lai có thể là: so sánh hoạt động đổi mới sáng
tạo của doanh nghiệp trong các lĩnh vực đa dạng khác nhau; nghiên cứu
trường hợp điển hình doanh nghiệp tự phát triển sản phẩm; nhận diện các
yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; tìm mối liên hệ
giữa các phong cách lãnh đạo với khả năng đổi mới sáng tạo của nhân
viên. Nhóm tác giả tham khảo nguồn tài liệu thứ cấp để xây dựng cơ sở lý
thuyết cho bài nghiên cứu.

❖ Nguyễn Quốc Duy (2015). Đổi mới sáng tạo và các nhân tố tác động tổng
kết cơ sở lý thuyết.i
Nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Quốc Duy với mục tiêu là
đi tiến hành tổng kết cơ sở lý thuyết về đổi mới sáng tạo và các nhân tố tác
động nhằm làm sáng tỏ các mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến đổi
mới sáng tạo. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nhân tố tác động đến đổi mới
sáng tạo gồm những yếu tố bên trong như: những thuộc tính chung của công
ty, các nhân tố về chiến lược cấp công ty và kiểm soát các hoạt động, các
nhân tố về tổ chức, văn hóa và lãnh đạo, các nhân tố thuộc về nguồn lực và
chiến lược chức năng; và những yếu tố bên ngoài là: lĩnh vực hoạt động, khu
vực địa lý, hợp tác và tương tác mạng lưới, sự hấp thu tri thức và công nghệ,

Page | 9
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
chính sách chính phủ, môi trường văn hóa. Bài nghiên cứu góp phần nâng cao
kiến thức giúp cho cho các doanh nghiệp và các chính phủ đề ra được các
biện pháp phù hợp để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đồng thời trang bị cho các
nhà nghiên cứu các khuôn khổ lý thuyết phù hợp giúp định hướng tốt hơn
trong việc triển khai các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này.

❖Rosa Puertas Medina, M. Luisa Marti Selva, Consuelo Calafat Marzal


(2019), “An analysis of innovation in textile companies: An efficiency
approach” (Tạm dịch: Phân tích đổi mới sáng tạo trong các công nghiệp dệt
may: Một cách tiếp cận hiệu quả)
Nghiên cứu đã nói lên tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo cũng như
mối quan hệ giữa đổi mới và tăng trưởng kinh doanh. Nghiên cứu này đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu về mức độ hiệu
quả của đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp dệt may Tây Ban Nha để xác
định mức độ cạnh tranh của họ; đồng thời sử dụng phương pháp hồi quy để
phân tích các yếu tố quyết định hiệu quả và xác định tầm quan trọng của các
quy trình đổi mới đối với các doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy rằng trong
nhóm các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất là
những doanh nghiệp tham gia vào sự đổi mới quy trình. Có thể thấy rằng
các hướng dẫn đầu tư vào đổi mới công nghệ và phi công nghệ thể hiện một
cam kết lớn trong cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp. Tuy nhiên lĩnh
vực dệt may chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó nhu cầu cấp
bách là tăng quy mô của các doanh nghiệp. Tác giả cũng khẳng định trong
quá trình toàn cầu hóa, sự đổi mới nên được coi là một yếu tố chính cho sự
sống còn của các doanh nghiệp. Hạn chế của nghiên cứu này là sử dụng các
dữ liệu định lượng chưa có tính cập nhật (từ năm 2010), có thể có rất nhiều
thay đổi ở thời điểm hiện tại. Do đó hướng nghiên cứu trong tương lai là
nghiên cứu cần hướng tới những tài liệu mới hơn, cập nhật hơn. Nhóm tác

Page | 10
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
giả tham khảo nguồn tài liệu thứ cấp để xây dựng cơ sở lí thuyết cho bài
nghiên cứu.

1.1.2. Những nghiên cứu về đổi mới quy trình sản xuất trong ngành
dệt may

❖Richard M. Walkera (2013), Internal and external antecedents of process


innovation (Tạm dịch: Tiền đề bên trong và bên ngoài của quá trình đổi
mới).
Bài báo sử dụng nghiên cứu định lượng để nghiên cứu về tiền đề của
những đổi mới trong chính quyền địa phương. Nghiên cứu cho thấy các tiền
đề nội bộ như: quy mô tổ chức, nguồn lực, năng lực quản trị và học hỏi của
tổ chức ảnh hưởng đến sự đổi mới của tổ chức. Nguồn lực cung cấp cho tổ
chức khả năng đổi mới, chịu chi phí đổi mới và thực nghiệm. Năng lực quản
trị của các lãnh đạo liên quan tích cực đến việc áp dụng đổi mới vì họ cung
cấp sự lãnh đạo, hỗ trợ và điều phối cần thiết để đổi mới thành công. Việc
học hỏi của tổ chức mang lại những ý tưởng đổi mới. Nghiên cứu cũng cho
thấy tiền đề bên ngoài có thể tạo cơ hội hoặc đặt ra những hạn chế với việc
áp dụng đổi mới. Ba tiền đề bên ngoài ảnh hưởng đến đổi mới của tổ chức là
nhu cầu, sự giàu có và đô thị hóa. Các tổ chức có động cơ đổi mới để đáp
ứng nhu cầu dịch vụ cơ bản. Việc áp dụng đổi mới sẽ dề dàng hơn nếu môi
trường bên ngoài rộng rãi hơn vì các hộ gia đình giàu có hơn. Tiền đề bên
ngoài cũng tạo ra những hạn chế cho sự đổi mới của tổ chức. Tổ chức không
thể duy trì đổi mới khi đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng bởi vì việc áp
dụng nó gây gián đoạn. Hướng nghiên cứu trong tương lai về tiền đề của
việc năng lực đổi mới có khả năng đến từ các nguồn lực thiếu hụt. Nhóm tác
giả tham khảo sự tác động của các yếu tố nguồn lực vật chất, năng lực quản
trị và học hỏi của tổ chức và nhu cầu thị trường để xây dựng mô hình nghiên
cứu.

Page | 11
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành

❖Carolina Klein Padilha, Giancarlo Gomes (2016). Innovation culture and


performance in innovation of products and processes: a study in companies
of textile industry (Tạm dịch: Văn hóa đổi mới và hiệu quả đổi mới sản phẩm
và quy trình: một nghiên cứu ở các công ty ngành dệt may).
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra sự ảnh hưởng của văn hoá đổi mới
đến hiệu quả đổi mới sản phẩm và quy trình trong một doanh nghiệp dệt may
tại Vale do Itajai - SC, Brazil. Tác giả tham khảo mô hình của Martins và
Terblanche (2003) và Martins, Martins và Terblanche (2004) về các nhân tố
ảnh hưởng đến văn hoá đổi mới, sau cùng, mô hình nghiên cứu tác giả đề
xuất gồm 5 nhân tố: chiến lược, cấu trúc, cơ chế hỗ trợ, hành vi mà khuyến
khích đổi mới và giao tiếp. Tác giả đã tiến hành khảo sát 287 đáp viên, sau
đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và phân tích kết quả nghiên
cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính. Kết quả cho thấy, có một mối quan hệ
tích cực giữa văn hoá đổi mới và hiệu suất đổi mới sản phẩm và quy trình.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, văn hoá đổi mới có ảnh hưởng lớn hơn đến quy
trình so với sản phẩm, và quy mô của tổ chức không có nhiều ảnh hưởng đến
hiệu suất của đổi mới sản phẩm và quy trình của mẫu được nghiên cứu.

Page | 12
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
Hình 1. Mô hình nghiên cứu của Carolina Klein Padilha, Giancarlo Gomes
(2016)

❖ HOA, N.D., THANH, V.B., MAI, V.T., Le Van, T.U.N.G. and QUYEN,
H.V.T., 2020. Knowledge sharing influence on innovation: A case of textile
and garment enterprises in Vietnam (Tạm dịch: Ảnh hưởng của chia sẻ kiến
thức tới đổi mới: Trường hợp ở các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam).
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 245 nhân viên tại 20 doanh nghiệp dệt
may tại Việt Nam nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của chia sẻ kiến thức đến đổi
mới sáng tạo. Phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu thí điểm và
phương pháp định lượng. Nghiên cứu thí điểm kiểm tra bảng hỏi đối với
những người được hỏi. Phương pháp định lượng áp dụng phân tích SEM để đo
lường ảnh hưởng của việc chia sẻ kiến thức đối với đổi mới. Kết quả nghiên
cứu xác định được 8 yếu tố tác động tích cực đến việc chia sẻ kiến thức: khen
thưởng, làm việc theo nhóm, hỗ trợ quản lý, niềm vui chia sẻ kiến thức, giao
tiếp, tin tưởng, cam kết và công nghệ thông tin. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
chia sẻ kiến thức ảnh hưởng đến sự đổi mới của doanh nghiệp. Chia sẻ kiến
thức đề cập đến việc nhân viên trao đổi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm khi
họ làm việc cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ và phát triển tổ chức. Nghiên
cứu cho thấy việc chia sẻ kiến thức giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công
việc, đổi mới sáng tạo giúp tổ chức phát triển bền vững và nâng cao vị thế
cạnh tranh trên thị trường. Hạn chế của nghiên cứu là nghiên cứu mẫu thuận
tiện nên khả năng khái quát hóa cho tổng thể không cao. Nghiên cứu chỉ thực
hiện tại 20 doanh nghiệp dệt may có tổ chức công đoàn nên chưa đưa ra được
cái nhìn tổng quan về toàn ngành dệt may.

Page | 13
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
Hình 2. Mô hình nghiên cứu của Hòa, Nguyễn Định, Thành, Vũ Ba, Mai, Vũ
Thanh, Tùng, Lê Vân, Quyên, Huỳnh Võ Thức (2020)
❖Xuan, V., Thu, N., & Anh, N. (2020). Factors affecting support services in
small and medium enterprises: Evidence from Vietnam small and medium
information technology enterprises. (Tạm dịch: Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi
mới công nghệ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam: Bằng chứng từ
doanh nghiệp công nghệ thông tin vừa và nhỏ Việt Nam).
Bài viết nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới công
nghệ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) của Việt Nam. Nghiên cứu
sử dụng phương pháp hồi quy logit với dữ liệu thời điểm gồm 2649 doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có các
yếu tố quy mô doanh nghiệp, sự kiểm tra của cơ quan chức năng, chứng nhận
chất lượng quốc tế, xuất khẩu, đổi mới sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật từ chính
phủ ảnh hưởng tích cực đến đến việc đổi mới công nghệ, trong khi đó thì yếu
tố chi phí phi chính thức ảnh hưởng tiêu cực đến việc đổi mới công nghệ. Kết
quả đã chỉ ra một số kiến nghị được đưa ra nhằm gia tăng việc đổi mới công
nghệ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

❖ Özlem KAYA(2021). Innovation culture in textile enterprises (Tạm dịch:


Văn hóa đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp dệt may).
Nghiên cứu này đã nêu bật được tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo quy
trình sản xuất ngành dệt may thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và
tổng quan tài liệu. Trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng
của thế kỷ XXI, khi đối mặt với xu hướng toàn cầu hóa và sự cạnh tranh trở nên
khốc liệt hơn, đổi mới sáng tạo đã trở thành chìa khóa cho sự thành công và
sống còn của bất kỳ tổ chức nào. Đặc biệt là khi ngành dệt may ngày càng trở
nên cạnh tranh, yếu tố quan trọng nhất sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may tăng
sức cạnh tranh trên thị trường chính là đổi mới quy trình sản xuất nhằm làm
tăng thêm giátrị cho doanh nghiệp. Bài viết cũng nêu ra những trở ngại ngăn

Page | 14
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
chặn quản lý đổi mới trong ngành dệt may. Cuối bài viết, tác giả nhấn mạnh đổi
mới quy trình sản xuất là động lực và là vũ khí tạo nên quyền lực cạnh tranh
quan trọng nhất của các doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh ngày nay

❖Nga, N. T. H., Thanh, N. D., & Phuong, N. T. X. (2023). Effect of new


generation Ftas onsustainable product innovation: Empirical evidence
fromvietnamese listed textile firms. ( Tạm dịch: Ảnh hưởng của các FTA thế
hệ mới đối với đổi mới sản phẩm bền vững: Bằng chứng thực nghiệm từ các
công ty dệt may Việt Nam giao dịch công khai)
Bài viết trình bày tác động của các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP
tới đổi mới sản phẩm dệt may bền vững. Sản xuất xanh hơn chiếm ưu thế trong
một số ngành xuất khẩu. Sau đại dịch Covid-19, việc chuyển đổi từ thời trang
nhanh sang thời trang bền vững ngày càng có nhiều thay đổi. Mục đích của
nghiên cứu này là xem xét tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến mối quan
hệ giữa kỳ vọng FTA đối với SPIC thông qua 2 biến trung gian là quy định về
môi trường và nhận thức của CEO. Nghiên cứu này sử dụng nghiên cứu khám
phá, được mô hình hóa bằng PLS-SEM để kiểm định các mối quan hệ trong mô
hình. Kết quả cho thấy cả quy định về môi trường và nhận thức của CEO đều
đóng vai trò quan trọng, đóng vai trò trung gian một phần trong mối quan hệ
giữa kỳ vọng về FTA và khả năng đổi mới sản phẩm bền vững. Thông qua
nghiên cứu này nhằm mục đích tạo ra sự thay đổi trong hành vi sử dụng theo
hướng hiệu quả và sửa đổi thực hành của người dùng nhằm ủng hộ tiêu chuẩn
bền vững của công ty dệt may. Từ đó, các chiến lược quản lý dệt may tổng hợp
và bền vững được xây dựng cho các chiến lược tiếp thị xanh tại Việt Nam. Tuy
nhiên hạn chế của nghiên cứu này thiếu thông tin do chính quyền địa phương
cung cấp và khả năng tiếp cận các điểm lấy mẫu.

❖Thành, N. Đắc. (2023). Ảnh hưởng của yếu tố nội tại đến đổi mới sản phẩm
của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.

Page | 15
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
Nghiên cứu này xem xét tác động của các yếu tố nội tại đến đổi mới sản
phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán giai
đoạn 2016-2022, với bộ dữ liệu được thu thập từ 34 doanh nghiệp dệt may. Sử
dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng Logit, kết quả thực nghiệm chỉ ra ảnh
hưởng của kết quả tài chính doanh nghiệp và tỷ lệ quỹ đầu tư phát triển đến đổi
mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may là rất đáng kể. Bên cạnh đó,
nghiên cứu phát hiện ra tác động của các biến giải thích này đến khả năng đổi
mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may là tác động cố định. Cuối cùng,
trên cơ sở kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra hàm ý khuyến nghị nhằm góp
phần thúc đẩy quản trị đổi mới sản phẩm cho các doanh nghiệp.

1.1.3. Kết luận tổng quan nghiên cứu

Thứ nhất, về lý thuyết nền tảng, chưa có một lý thuyết nền tảng nào về đổi mới
được toàn bộ cộng đồng khoa học thừa nhận. Nhóm tác giả lựa chọn một số
khái niệm và ứng dụng cơ bản của các nền tảng lý thuyết trên để làm khung lý
thuyết cho nghiên cứu.

Thứ hai, các nghiên cứu được tổng quan là nguồn tham khảo chất lượng định
hướng nghiên cứu cho nhóm tác giả. Các nghiên cứu đều đi vào tìm hiểu những
yếu tố bên ngoài và bên trong của một tổ chức ảnh hưởng đến văn hoá đổi mới
sáng tạo của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn chưa đi sâu vào tìm
hiểu những đặc tính riêng của công nhân viên trong các doanh nghiệp ở nhiều
lĩnh vực khác nhau, mẫu nghiên cứu còn hẹp do việc đưa khảo sát còn hạn chế,
thời gian thực hiện khảo sát và nghiên cứu đã lâu, từ dó kết quả nghiên cứu
chưa thực sự bao quát, các nghiên cứu chưa phản ánh được hết các yếu tố ảnh
hưởng đến văn hoá đổi mới của doanh nghiệp. Các nghiên cứu trong tương lai
cần tiếp tục lấp đầy khoảng trống này và mở rộng nghiên cứu.

1.2. Lý thuyết khoa học

Page | 16
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
1.2.1. Lý thuyết đổi mới sáng tạo
Đổi mới sáng tạo có nguồn gốc từ từ “nova” trong tiếng Latin nghĩa là
“mới”. Đổi mới sáng tạo có nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào góc nhìn của
các nhà nghiên cứu cũng như việc bản thân thuật ngữ này cũng có nhiều khía
cạnh khác nhau. Schumpeter (1934) cho rằng ĐMST là việc các công ty đưa
ra 1 sản phầm mới, một quy trình mới, một phương pháp sản xuất mới hoặc
một hệ thống mới. Còn Thompson (1965) lại cho rằng ĐMST là việc tạo ra,
chấp nhận và thực hiện các ý tưởng, quy trình, sản phẩm mới. Hai định nghĩa
trên đã chỉ ra 2 loại hình cơ bản của đổi mới sáng tạo đó là đổi mới quy trình
và đổi mới sản phẩm/dịch vụ. Về vai trò của ĐMST, Baldwin (1995) đã khẳng
định ĐMST là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tiến tới thành công. Với một
góc nhìn khác, Damanpour (1996) cho rằng đổi mới sáng tạo là một phương
tiện để thay đổi một tổ chức, là sự thích nghi với những thay đổi của môi
trường bên ngoài tổ chức, hoặc là hành động tiên phong của tổ chức để tác
động đến môi trường. Dù có nhiều định nghĩa khác nhau về ĐMST khác nhau
nhưng một trong những định nghĩa được thừa nhận rộng rãi nhất là: “ĐMST
được hiểu là việc thực hiện một sản phẩm hoàn toàn mới hoặc một phương
pháp tổ chức mới trong hoạt động kinh doanh, tổ chức nơi làm việc”
(OECD,2018). Theo đó OECD đã chia ĐMST thành 4 loại hình gồm đổi mới
sản phẩm (ĐMSP), đổi mới sáng tạo quy trình (ĐMQT), đổi mới sáng tạo
marketing và đổi mới sáng tạo tổ chức.
Ở Việt Nam, trong những năm trước đây, các doang nghiệp tăng trưởng
dựa trên nguồn nhân công giá rẻ, lực lượng dồi dào, cần cù, tài nguyên phong
phú, đa dạng. Tuy nhiên, sau khi thực hiện chính sách đổi mới thì Việt Nam
đã xuất sắc xếp thứ 46/132 về chỉ số đổi mới sáng tạo trên toàn cầu, xếp thứ 4
trong khu vực ASEAN vào năm 2023. Các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đang
thực hiện việc đổi mới sáng tạo cho thấy các doanh nghiệp coi ĐMST là động
lực chính để phát triển nhằm thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài để có thể
Page | 17
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
tạo ra nhiều công nghệ tiên tiến và cũng từ đó học hỏi từ các đối tác từ ngoài
nước đầu tư vào Việt Nam.

Kiến thức mới về thị trường Sản phẩm mới:


Năng lực đổi mới - Chi phí thấp
Khả năng và tài sản - Cải thiện các thuộc tính
- Các thuộc tính mới
Kiến thức mới về công nghệ

Hình 3. Mô hình khái niệm đổi mới

1.2.2. Lý thuyết về đổi mới quy trình


Theo OECD (2005), đổi mới quy trình (progress innovation) là một trong
bốn loại đổi mới sáng tạo. Trong đó, quy trình (procedure) là trình tự thực
hiện một hoạt động đã được quy định, có tính bắt buộc và đáp ứng yêu cầu cụ
thể của một hoạt động nào đó đặc biệt trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu;
còn đổi mới là áp dụng những ý tưởng sáng tạo vào thực tế nhằm tạo ra một
giải pháp mới hiệu quả hơn, đáp ứng được các nhu cầu mới của thị trường.
Đổi mới quy trình là thay đổi cách thức thực hiện công việc bằng cách đưa
những cái mới, cái tiến bộ vào trong hoạt động sản xuất để tăng năng suất,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vốn và nguồn lực so với các quy trình
trong quá khứ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đổi mới quy trình có hai cách thông dụng là dùng quy trình mới hoặc quy
trình được cải tiến về công nghệ. Ứng dụng quy trình mới là sử dụng những
cách thức mới để sản xuất ra sản phẩm bằng các hệ thống máy móc thiết bị
mới, dựa trên các nguyên lý công nghệ mới, phương pháp tổ chức sản xuất
máy móc mới. Bên cạnh đó, người ta còn cải tiến quy trình về công nghệ bằng
cách sử dụng nguyên lý công nghệ máy móc cũ, vẫn sản xuất các sản phẩm
truyền thống nhưng tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Page | 18
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
Các doanh nghiệp phải luôn liên tục đổi mới quy trình để tăng hiệu quả
kinh doanh. Quá trình này đỏi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, có sự đồng ý của các
bộ phận quản lý cấp cao và sự tham gia của các bộ phận dưới, trực tiếp sản
xuất. Từ đó, áp dụng những công nghệ mới, những phát minh hữu ích mới, tự
động hóa dây chuyền sản xuất phù hợp, tối ưu hóa việc sử dụng các nguyên
liệu, tài nguyên phục vụ cho công việc.
1.2.3. Lý thuyết về nguồn lực
 Khái niệm về nguồn lực
Nguồn lực có nhiều định nghĩa khác nhau dựa theo các nhà nghiên cứu
và tổ chức khác nhau. Theo Wernerfelt (1984, trang 172), người đầu tiên đưa
ra khái niệm về vấn đề này và cũng là khái niệm tổng quát nhất, nguồn lực có
nghĩa là mọi thứ doanh nghiệp có, cụ thể là các tài sản hữu hình và vô hình
gắn với doanh nghiệp. Theo Liên Hợp Quốc, nguồn nhân lực là kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm, năng lực và sáng tạo liên quan đến sự phát triển của mỗi
cá nhân và đất nước. Ngân hàng Thế giới cho rằng nguồn nhân lực là tất cả
vốn con người, bao gồm sức khỏe thể chất, trí thông minh và kỹ năng nghề
nghiệp mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động được trong quá trình sản
xuất, kinh doanh hoặc bất kỳ hoạt động nào.
 Phân loại nguồn lực của doanh nghiệp
Bắt nguồn từ sự phong phú đa dạng trong định nghĩa mà từ đó việc tiêu chí
phân loại nguồn lực cũng khác nhau. Năm 1984, nguồn lực được chia thành 2
loại dựa trên tiêu chí duy nhất là cơ sở hình thái vật chất (Wernerfelt). Loại thứ
nhất, nguồn lực hữu hình là vật chất, con người, tài chính, tổ chức,... Còn
những thứ như công cụ, danh tiếng, bí quyết sẽ thuộc phần nguồn lực vô hình.
Cho đến năm 1991, Barney đã phân nguồn lực thành 3 loại cơ bản: nguồn lực
vật chất, nguồn lực con người và nguồn lực tổ chức. Đầu tiên, nguồn lực vật
chất bao gồm công nghệ, cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện và nguồn nguyên
liệu. Tiếp đến, nguồn lực con người bao gồm kinh nghiệm, sự thông minh, mối
Page | 19
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
quan hệ và các đặc tính cá nhân của các thành viên trong tổ chức, bao gồm cả
nhà quản lý và nhân viên. Cuối cùng, nguồn lực tổ chức bao gồm cấu trúc báo
cáo chính thống, hệ thống kế hoạch, kiểm soát và phối hợp, cũng như các mối
quan hệ giữa các nhóm trong doanh nghiệp và với môi trường bên ngoài.

Page | 20
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát:

Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các
doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra
hàm ý để cải thiện chất lượng đổi mới của các DN ngành dệt may về quy trình
sản xuất và nâng cao vị trí trên TTCK.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể:


o Xác định mức độ đổi mới trong quy trình sản xuất của các DN dệt may niêm
yết trên TTCK Việt Nam hiện nay.
o Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các DN
dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.
o Đánh giá mức độ và chiều tác động của từng nhân tố đến sự đổi mới quy trình
sản xuất của các DN dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.
o Xác định những thách thức và cơ hội mà các DN gặp phải trong nỗ lực đổi
mới, điển hình là tình trạng thiếu chi phí nguyên vật liệu, lao động và cạnh
tranh.
o Tìm ra yếu tố chủ chốt tác động đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các
DN ngành dệt may, đưa ra kết luận và hàm ý để các DN có mục tiêu rõ ràng
và phương hướng trong việc đổi mới.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu


2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu tổng quát:
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh
nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam?

Page | 21
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
2.2.2. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể
o Yếu tố “đặc điểm của doanh nghiệp” có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình
sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?
o Yếu tố “cơ cấu tổ chức” có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của
các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?
o Yếu tố “cơ sở vật chất” có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của
các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?
o Yếu tố “nguồn lực tài chính” có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất
của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?
o Yếu tố “nguồn nhân lực” có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của
các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?
o Yếu tố “nhu cầu thị trường và khách hàng” có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy
trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam
không?
o Yếu tố “đối thủ cạnh tranh” có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất
của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?

2.3. Mô hình nghiên cứu


Dựa trên cơ sở tổng quan các tài liệu tham khảo có liên quan cũng như cơ
sở lý thuyết các mô hình đã nghiên cứu trước đây, nhóm đề xuất mô hình
nghiên cứu sau:

Page | 22
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành

Hình 3. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy
trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt
Nam.

Trong đó:

 Biến phụ thuộc: Sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt
may niêm yết trên TTCK Việt Nam.
 Biến độc lập:
- H1: Đặc điểm của doanh nghiệp
- H2: Cơ cấu tổ chức
- H3: Cơ sở vật chất
- H4: Nguồn lực tài chính
- H5: Nguồn nhân lực
- H6: Nhu cầu thị trường và khách hàng
- H7: Đối thủ cạnh tranh

Page | 23
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
2.4. Giả thuyết nghiên cứu
o Giả thuyết 1(H1): Yếu tố đặc điểm doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến sự
đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK
Việt Nam.
o Giả thuyết 2(H2): Yếu tố cơ cấu tổ chức ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới
quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt
Nam.
o Giả thuyết 3(H3): Yếu tố cơ sở vật chất ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới
quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt
Nam.
o Giả thuyết 4(H4): Yếu tố nguồn lực tài chính ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi
mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK
Việt Nam.
o Giả thuyết 5(H5):Yếu tố nguồn nhân lực ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới
quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt
Nam.
o Giả thuyết 6(H6): Yếu tố nhu cầu thị trường và khách hàng ảnh hưởng cùng
chiều đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm
yết trên TTCK Việt Nam.
o Giả thuyết 7(H7): Yếu tố đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi
mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK
Việt Nam.

2.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


2.5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi
mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt
Nam.
Page | 24
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
2.5.2. Phạm vi nghiên cứu:
o Phạm vi thời gian: Từ ngày 27/9/2021 đến 30/10/2023
o Phạm vi không gian: Các DN dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán tại
Việt Nam.
o Khách thể nghiên cứu: Lãnh đạo và nhân viên các bộ phận làm việc các DN
dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.6. Phương pháp nghiên cứu


2.6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp sử dụng với mục đích
tổng hợp tài liệu, tiến hành các nghiên cứu về quyết định đổi mới quy trình sản
xuất của các DN ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam. Phương pháp
này căn cứ vào tài liệu của các nghiên cứu đã thực hiện trước đó, kế thừa và
phát huy kết quả của nghiên cứu và rút ra các yếu tố cơ bản tác động sự đổi mới
quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt
Nam. Trên cơ sở đó, thiết lập biểu mẫu khảo sát để tiến hành phỏng vấn qua
internet đối với các khách thể nghiên cứu. Qua nghiên cứu tổng quan sẽ xác
định một vài yếu tố tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học đến sự đổi
mới quy trình sản xuất.

2.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng


Đây là cách tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính
hệ thống các thuộc tính định lượng, hiện tượng và được sử dụng để kiểm định
các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.

Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng được sử dụng chính là phương pháp
khảo sát, điều tra bằng bảng câu hỏi. Mục đích nhằm đánh giá mức độ nhận
thức, thái độ của doanh nghiệp về những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy
trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt

Page | 25
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
Nam và đo lường các biến số chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến TTCK Việt
Nam.

Page | 26
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành

Chương III: Xây dựng thang đo lường các biến số


Từ mô hình và giả thuyết nghiên cứu đã nêu ở trên, chúng tôi xây dựng dựng thang đo
lường gồm 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc với 25 biến quan sát là các nhóm yếu tố
mang đặc điểm, tính chất có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của doanh
nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Hoàn toàn Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý


không đồng ý
1 2 3 4 5
Thang đo được sử dụng trong mô hình là thang đo likert 5 bậc được sử dụng trong
nghiên cứu với mức độ nghiên cứu tăng dần từ 1 đến 5.

3.1. Thang đo biến độc lập


3.1.1. Thang đo “đặc điểm doanh nghiệp”

Thang đo gồm 3 biến quan sát liên quan đến các đặc điểm của doanh nghiệp có ảnh
hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên
TTCK Việt Nam:

Đặc điểm Biến quan sát Đơn vị


doanh nghiệp đo

(ĐĐDN)

ĐĐDN 1 Doanh nghiệp có đủ các nguồn lực để tiến hành cải cách, Khảo sát
đổi mới.

ĐĐDN 2 Doanh nghiệp chủ động học hỏi và tham khảo những cách
thức đổi mới hiệu quả và tiên tiến.

ĐĐDN 3 Các loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có phương pháp
và cách thức đổi mới quy trình sản xuất khác nhau.

Bảng 1. Thang đo “đặc điểm doanh nghiệp”

3.2.2. Thang đo “cơ cấu tổ chức”

Page | 27
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
Thang đo gồm các biến quan sát dựa trên tác động từ các yếu tố: “nguồn nhân lực, sự
điều hành-phân công, cách thức vận hành”.

Cơ cấu tổ Biến quan sát Đơn vị


chức đo
(CCTC)

CCTC 1 Doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ, Khảo sát
sẵn sàng đáp ứng việc năng cao quy trình sản xuất

CCTC 2 Doanh nghiệp có sự điều hành và phân công chỉnh chu và


khoa học

CCTC 3 Doanh nghiệp có cách thức vận hành năng động và linh
hoạt
Bảng 2. Thang đo “cơ cấu tổ chức”
3.3.3. Thang đo “cơ sở vật chất”

Thang đo gồm các biến quan sát thể hiện qua đặc điểm, tính chất của cơ sở vật chất
tại các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Cơ sở vật chất Biến quan sát Đơn vị


đo
(CSVC)

CSVC1 Doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào những công nghệ và Khảo sát
trang thiết bị tiên tiến, hiện đại.

CSVC2 Doanh nghiệp luôn sẵn sàng học hỏi và tiếp thu những
thay đổi mới về kỹ thuật và công nghệ.

CSVC3 Để đổi mới cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng cho việc đổi
mới quy trình thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra nguồn chi
phí khá lớn
Bảng 3. Thang đo “Cơ sở vật chất”

3.3.4. Thang đo “nguồn lực tài chính”

Page | 28
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
Thang đo “nguồn lực tài chính” gồm 4 biến quan sát liên quan đến các đặc điểm về tài
chính có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may
niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Nguồn lực Biến quan sát Đơn vị


tài chính đo

(NLTC)

NLTC1 Doanh nghiệp nhận được nguồn vốn ổn định từ các nhà VNĐ
đầu tư nước ngoài và đối tác trong nước.

NLTC2 Doanh nghiệp đủ điều kiện tài chính đáp ứng việc đổi mới.

NLTC3 Doanh nghiệp sẵn sàng dành nguồn tài chính cho việc nâng
cao chất lượng làm việc của nhân viên và các cơ sở hạ
tầng.
Bảng 4. Thang đo “nguồn lực tài chính”
3.3.5. Thang đo “nguồn nhân lực”

Thang đo dựa trên biến quan sát liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực của doanh
nghiệp ảnh hưởng tới sự đổi quy trình sản suất doanh nghiệp dệt may tới TTCK Việt
Nam

Nguồn nhân Biến quan sát Đơn vị


lực đo

(NNL)

NNL1 Doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng, chuyên môn, VND
trình độ cao.

NNL2 Doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào với năng suất lao
động cao.

NNL3 Nhân viên của các doanh nghiệp luôn được nhận sự thoải
mái, niềm vui khi làm việc.
Bảng 5. Thang đo “nguồn nhân lực”

3.3.6 Thang đo “Nhu cầu thị trường và khách hàng”

Page | 29
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
Thang đo là các biến quan sát dựa trên 3 yêu tố quan sát là: nhu cầu, thử nghiệm, triển
khai

Nhu cầu thị Biến quan sát Đơn vị


trường và đo
khách hàng

(NCTT&KH)

NCCTT&KH Doanh nghiệp đổi mới dựa trên sở thích, xu thế hiện nay Khảo
1 của khách hàng sát

NCCTT&KH Doanh nghiệp tiến hành thử nghiệm các sản phẩm mới và
2 đồng thời mở cuộc khảo sát về sản phẩm mới

NCCTT&KH Doanh nghiệp dệt may luôn phải đổi mới, cải thiện để
3 theo kịp với xu hướng, thị hiếu của khách hàng.

Bảng 6. Thang đo “nhu cầu thị trường và khách hàng”


3.3.7. Thang đo “Đối thủ cạnh tranh”

Thang đo dựa trên biến quan sát qua các đối thủ cạnh tranh trong cùng mảng sản
phẩm dệt may dựa trên 3 yếu tố: thương hiệu, công dụng sản phẩm, ngành.

Đối thủ cạnh Biến quan sát Đơn vị


tranh đo

ĐTCT

ĐTCT1 Doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành sẽ giảm giá sản Khảo
phẩm hoặc cá nhân hoá sản phẩm kéo về lượng yêu thích sát
từ khách hàng

ĐTCT2 Doanh nghiệp cải tiến sản phẩm bằng công nghệ nhằm
tăng công năng sử dụng để cạnh tranh với đối thủ.

ĐTCT3 Doanh nghiệp đẩy mạnh marketing để được nhiều khách


hàng chú ý và quan tâm hơn.

Page | 30
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
Bảng 7 thang đo “đối thủ cạnh tranh”

3.2. Thang đo biến phụ thuộc

Thang đo “sự đổi mới quy trình sản xuất”

Thang đo “sự đổi mới quy trình sản xuất” gồm 4 biến quan sát dựa theo tác động từ
các yếu tố: đặc điểm doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, nguồn lực tài
chính, nguồn nhân lực, nhu cầu thị trường và khách hàng, đối thủ cạnh tranh.

Sự đổi mới Biến quan sát Đơn vị


quy trình sản đo
xuất (SDM)

SDM1 Sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt Khảo
may tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng sát
của khách hàng.

SDM2 Doanh nghiệp dệt may có đổi mới quy trình sản xuất sẽ có
khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi
phí.

SDM3 Việc áp dụng hệ thống quản lý sản xuất tiên tiến giúp
doanh nghiệp dệt may nâng cao hiệu quả quản lý và điều
hành

SDM4 Doanh nghiệp sẽ tiếp thu ý kiến khách hàng và xu hướng


phát triển của xã hội.

CHƯƠNG IV: BẢNG HỎI


BẢNG HỎI KHẢO SÁT

Page | 31
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
Các nhân tố ảnh hưởng đế sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh
nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam

Xin chào Anh/Chị!

Nhóm chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Thương Mại,
viện Quản trị kinh doanh. Hiện tại chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu đề
tài “Các nhân tố ảnh hưởng đế sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh
nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam”.

Nghiên cứu trên nhằm mục đích khảo sát về những yếu tố (Đặc điểm
doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, nhu cầu
thị trường và khách hàng, đối thủ cạnh tranh) đã và đang có ảnh hưởng đến
việc đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên
TTCK Việt Nam như thế nào?

Vì đây là giai đoạn tìm kiếm và thu thập thông tin từ người dùng, nên
việc thực hiện khảo sát này là vô cùng cần thiết. Kính mong anh/chị dành
chút thời gian quý báu của mình để tham gia đóng góp ý kiến thông qua việc
trả lời những câu hỏi trong phiếu khảo sát này.

Chúng tôi xin cam đoan, những phản hồi của anh/chị trong cuộc khảo
sát này sẽ được ẩn danh và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và học tập,
không sử dụng cho những mục đích cá nhân.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

o Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (STK)


o Công ty Cổ phần May Sông Hồng (MSH)
o Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
o Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành công (TCM)
o Tập đoàn dệt may Việt Nam (VGT)
Page | 32
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
o Khác: ........

PHẦN 1: CÂU HỎI GẠN LỌC

Câu 1: Anh/chị đã và đang làm việc tại các doanh nghiệp dệt may chưa? *

o Có (vui lòng trả lời các câu hỏi bên dưới)


o Chưa (vui lòng dừng tại đây, trân trọng cảm ơn anh/chị đã tham gia)

PHẦN 2: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Câu 1: Họ và tên của Anh/Chị (có thể trả lời hoặc không):

............................................................................................

Câu 2: Giới tính của anh/chị:

o Nam
o Nữ

Câu 3 Hiện nay, anh/chị đang ở độ tuổi nào?

o Dưới 18 tuổi
o Từ 18-30 tuổi
o Trên 30 tuổi

PHẦN 3: CÂU HỎI CHUNG:

Câu 1: Doanh nghiệp của anh/chị đã hoạt động được bao lâu?

o Dưới 5 năm
o 5-10 năm
o Trên 10 năm

Câu 2: Anh/chị đã làm việc trong doanh nghiệp được bao lâu?

o Dưới 5 năm
Page | 33
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
o 5-10 năm
o Trên 10 năm

Câu 3: Doanh nghiệp của anh/chị được niêm yết trên sàn chứng khoán
nào?

o HoSE
o HNX
o UPCOM
o Chưa được niêm yết
o Mục khác: .......................

Câu 4: Mã chứng khoán của doanh nghiệp là:

............................................................................................

Câu 5: Doanh nghiệp được niêm yết từ năm?

............................................................................................

Câu 6: Thị trường mà doanh nghiệp của Anh/Chị đang hướng tới:

o Nội địa
o Xuất khẩu
o Cả hai thị trường

Câu 7: Doanh nghiệp của Anh/Chị xuất khẩu đến thị trường nào?

o Mỹ
o EU
o Nga
o Hàn Quốc
o Trung Quốc

Page | 34
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
o Nhật Bản
o ASEAN
o Khác

Câu 7: Tần suất mà doanh nghiệp của Anh/Chị đổi mới quy trình sản xuất
là bao nhiêu trên năm, bao nhiêu năm một lần?

............................................................................................

Câu 8: Mục đích mà doanh nghiệp Anh/Chị đổi mới quy trình sản xuất:

o Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm


o Nâng cao sản xuất
o Nâng cao chất lượng sản phẩm
o Gia tăng lợi nhận cho doanh nghiêp
o Thu hút vốn đầu tư
o Khác: .......................................................................

Câu 9: Anh/chị nghĩ lý do gì cản trở quá trình đổi mới quy trình sản xuất
của doanh nghiệp:

o Nguồn lực tài chính


o Nhu cầu khách hàng
o Đối thủ cạnh tranh
o Đặc điểm doanh nghiệp
o Cơ sở vật chất
o Nguồn nhâ bn lực
o Khác: .......................................................................

Câu 10: Doanh nghiệp đã và đang hoặc có ý định đổi mới quy trình sản
xuất hay không?

Page | 35
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
o Có trong năm nay
o Có trong 3 năm tới
o Đã từng đổi mới quy trình trong 3 năm trở lại đây
o Không

PHẦN 4: KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĐỔI


MỚI QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY
NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM

Anh/Chị vui lòng đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố sau đến sự đổi mới
quy trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may

Dựa theo thang đo dưới dây, anh/chị hãy cho biết mức độ đồng ý của các
phát biểu sau về các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của
các doanh nghiệp dệt may trên TTCK Việt Nam.

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI QUY TRÌNH SẢN
XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY NIÊM YẾT
TRÊN TTCK VIỆT NAM

1-Hoàn toàn không đồng ý

2-Không đồng ý

3-Trung lập

4-Đồng ý

5-Hoàn toàn đồng ý

STT Chỉ số và tiêu chí đánh giá Mức độ đồng ý


1 2 3 4 5
H1 Đặc điểm doanh nghiệp
1 Doanh nghiệp có đủ các nguồn lực để tiến hành cải cách

Page | 36
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
đổi mới
2 Doanh nghiệp chủ động học hỏi và kham khảo những cách
thức đổi mới hiệu quả và tiên tiến.
3 Doanh nghiệp có phương pháp và cách thức đổi mới riêng
biệt phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp.
H2 Cơ cấu tổ chức
1 Doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ,
sẵn sàng đáp ứng việc nâng cao quy trình sản xuất.
2 Doanh nghiệp có sự điều hành và phân công chỉnh chu,
khoa học.
3 Doanh nghiệp có cách thức vận hành năng động và linh
hoạt.
H3 Cơ sở vật chất
1 Doanh nghiệp chú trọng đầu tư những công nghệ và trang
thiết bị tiên tiến, hiện đại.
2
Doanh nghiệp luôn sẵn sàng học hỏi và tiếp thu những đổi
mới về về kỹ thuật và công nghệ.
3 Để đổi mới cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng cho việc đổi
mới quy trình thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra nguồn chi
phí khá lớn.
H4 Nguồn lực tài chính
1 Doanh nghiệp nhận được nguồn vốn ổn định từ các nhà
đầu tư nước ngoài và đối tác trong nước.
2 Doanh nghiệp đủ điều kiện tài chính đáp ứng với việc đổi
mới.
3 Doanh nghiệp sẵn sàng giành các nguồn lực tài chính cho
việc nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên và các cơ

Page | 37
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
sở hạ tầng.
H5 Nguồn nhân lực
1 Doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng, chuyên môn,
trình độ cao.
2 Doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào với năng suất lao
động cao.
3 Nhân viên của doanh nghiệp luôn nhận được sự thoải mái,
niềm vui khi làm việc.
H6 Nhu cầu thị trường và khách hàng
1 Doanh nghiệp đổi mới dựa trên sở thích, xu thế hiện nay
của khách hàng.
2 Doanh nghiệp tiến hành thử nghiệm các sản phẩm mới và
đông thời mở cuộc khảo sát về sản phẩm mới.
3 Doanh nghiệp dệt may luôn phải đổi mới, cải thiện theo kịp
với xu hướng thị yếu của khách hàng.
H7 Đối thủ cạnh tranh
1 Doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành sẽ giảm giá sản phẩm
hoặc cá nhân hóa sản phẩm kéo về lượng yêu thích từ
khách hàng.
2 Doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành sẽ giảm giá sản phẩm
hoặc cá nhân hóa sản phẩm kéo về lượng yêu thích từ
khách hàng.
3 Doanh nghiệp đẩy mạnh marketing để được nhiều khách
hàng chú ý hơn.

Link gg forms: https://forms.gle/tUBWCpa6TPnmHduj7

Page | 38
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
PHẦN 5: CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH

Câu 1: Theo anh/chị, việc quyết định đầu tư những thiết bị máy móc, công
nghệ vào sản xuất thì sẽ được giao quyền hạn cho ai?

Câu 2: Anh/chị có nhận xét như thế nào về vai trò của nhận thức lãnh đạo
trong việc đổi mới quy trình sản xuất?

Câu 3: Hãy nêu quan điểm của anh/chị về tầm ảnh hưởng của nhân tố:
“Cơ cấu tổ chức” đến sự đổi mới của doanh nghiệp?

Câu 4: Theo như anh/chị thì đâu mới là khía cạnh có tầm quan trọng nhất
đối với sự đổi mới của doanh nghiệp? Vì sao anh/chị lại cho rằng như vậy?

Câu 5: Anh/chị có ý kiến như thế nào về việc đổi mới quy trình sản xuát
trong ngành dệt may nói riêng và tất cả các ngành nằm trong phạm trù
kinh tế nói chung sẽ cần tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc? Vậy
anh/chị thấy “Đặc điểm doanh nghiệp” có vai trò như thế nào đối với công
cuộc đổi mới quy trình sản xuất.

PHẦN 5: Ý KIẾN CÁ NHÂN:

Anh/chị có điểm gì không hài lòng hoặc có đề xuất gì về việc đổ mới quy
trình sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam hay không?

Rất cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian đến phiếu khảo sát của nhóm chúng tôi.
Xin chúc Anh/Chị có một ngày tốt lành!!!

Page | 39
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành

KẾT LUẬN

Nhân đây, nhóm chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người thầy
Nguyễn Đắc Thành đã tận tình hướng dẫn và có những đóng góp quý báu mà
nhóm nghiên cứu mãi sẽ ghi nhớ.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã gặp phải những
khó khăn, thử thách nhưng nhờ sự nỗ lực hết sức của mình, sự giúp đỡ của
thầy cô, bố mẹ, bạn bè nhóm nghiên cứu đã hoàn thành bài nghiên
cứu. Trong quá trình làm bài chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót
do còn chưa được trải nghiệm và thực hành nhiều. Vì thế nhóm chúng em
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn trong lớp để bài và
kiến thức của chúng em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, một lần nữa, nhóm 2 chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới nhà trường, tới thầy và các bạn. Xin kính chúc thầy cùng các bạn
trong lớp luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và học tập. Trân
trọng cảm ơn!

Page | 40
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Duy, N. Q. (2015). Đổi mới sáng tạo và các nhân tố tác động-Tổng kết cơ sở lý
thuyết. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số, 211, 37-46.
2. Nhạ, P. X., & Quân, L. (2013). Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt
Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập, 29, 1-11.
3. HOA, N. D., THANH, V. B., MAI, V. T., TUNG, L. V., & QUYEN, H. V. T.
(2020). Knowledge sharing influence on innovation: A case of textile and
garment enterprises in Vietnam. The Journal of Asian Finance, Economics and
Business, 7(7), 555-563.
4. Nga, N. T. H., Thanh, N. D., & Phuong, N. T. X. (2023). Effect of new
generation Ftas onsustainable product innovation: empirical evidence
fromvietnamese listed textile firms. Ingeniería Solidaria, 19(1), 1-24.
5. Thành, N. Đ. (2023). Ảnh hưởng của yếu tố nội tại đến đổi mới sản phẩm của
các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. VNU JOURNAL OF ECONOMICS AND BUSINESS., 3(5).
6. Xuan, V., Thu, N., & Anh, N. (2020). Factors affecting support services in
small and medium enterprises: Evidence from Vietnam small and medium
information technology enterprises. Management Science Letters, 10(2), 303-
312.
7. Padilha, C. K., & Gomes, G. (2016). Innovation culture and performance in
innovation of products and processes: a study in companies of textile
industry. RAI Revista de Administração e Inovação, 13(4), 285-294.
8. Puertas Medina, R., Martí Selva, M. L., & Calafat Marzal, C. (2020). An
analysis of innovation in textile companies: An efficiency approach. Bulletin of
Economic Research, 72(1), 63-76.
9. Walker, R. M. (2017). Internal and external antecedents of process innovation:
A review and extension. Innovation in Public Services, 23-46.
10. Özlem, K. A. Y. A. INNOVATION CULTURE IN TEXTILE
ENTERPRISES.
11. Hagedoorn, J. (1996). Innovation and entrepreneurship: Schumpeter
revisited. Industrial and corporate change, 5(3), 883-896.
12. Damanpour, F. (2018). Organizational innovation: A meta-analysis of effects
of determinants and moderators. In Organizational Innovation (pp. 127-162).
Routledge.
13. Baldwin, J. R. (1995). Innovation: The key to success in small firms. Statistics
Canada Working Paper, 76.
Page | 41
GVHD: Ths. Nguyễn Đắc Thành
14. OECD (2018), Oslo Manual 2018: Guidelines for Collecting, Reporting and
Using Data on Innovation, 4th Edition.
15. OECD (2015), OECD/G20: Base Erosion and Profit Shifting
Project - Executive Summary 2015 Final Reports, OECD Publishing.
16. OECD, E. (2005). Oslo manual: Guidelines for collecting and interpreting
innovation data. Paris 2005, Sp, 46, 1-34.
17. Wernerfelt, B. (1984). A resource‐based view of the firm. Strategic
management journal, 5(2), 171-180.

Page | 42
i

You might also like