You are on page 1of 22

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM


KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

MÔN HỌC
ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN THỰC PHẨM

BÀI TIỂU LUẬN

KHẢO SÁT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ MỨC ĐỘ YÊU


THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN

GVHD: LÊ THÙY LINH


SVTH
LÊ THỊ QUỲNH NHƯ 2005180386
NGUYỄN ĐẶNG BẢO HÂN 2005181054
TRẦN BẢO LONG 2005181138
LẠI HỢP LUÂN 2005190883

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020

1
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nguyễn Lê Thị
Trọng số Trần Bảo Lại Hợp
Tiêu chí CĐR Đặng Bảo Quỳnh
(%) Long Luân
Hân Như
Thời gian tham gia họp nhóm 10 CLO5.1 1 1 1 0.95
Bảng phân công công việc của 10 CLO5.2
nhóm 0.95 1 0.95 0.95
Có bảng kế hoạch thực hiện cá 20 CLO5.1
nhân 2 1.9 1.9 1.9
Mức độ hoàn thành công việc 15 CLO3.1
cá nhân 1.5 1.35 1.5 1.35
Mức độ hoàn thành công việc 15 CLO3.2
nhóm 1.35 1.5 1.35 1.35
Chất lượng sản phẩm giao nộp 30 CLO3.2 2.7 2.7 2.64 2.55
Tổng
điểm 9.5 9.45 9.34 9.05

2
MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................4
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC...............................................................................5
1. Tổng quan về mì ăn liền...............................................................................................6
1.1. Tình hình phát triển..............................................................................................6
1.2. Mục đích khảo sát..................................................................................................9
2. Phép thử ưu tiên cặp đôi............................................................................................12
2.1. Mục đích và nguyên tắc của phép thử................................................................12
2.2. Cách tiến hành phép thử.....................................................................................13
2.3. Kết quả của khảo sát............................................................................................14
3. Xử lý kết quả..............................................................................................................15
3.1 Phương pháp 1......................................................................................................15
3.2 Phương pháp 2......................................................................................................16
3.3. Kết luận................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................17

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Mì Hảo Hảo tôm chua cay-Acecook.....................................................................7
Hình 2: Mì Kokomi tôm chua cay-Masan..........................................................................7
Hình 3: Mì ba miền tôm chua cay-Uniben.........................................................................7
Hình 4: Mì Gấu đỏ tôm chua cay-Asia Food......................................................................7
Hình 5: Mì Omachi tôm chua cay-Masan..........................................................................8
Hình 6: Bảng kết quả thống kê các loại mì.......................................................................12
Hình 7. Chuẩn bị mẫu thử................................................................................................13
Hình 8. Khảo sát người tiêu dùng.....................................................................................14

4
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Thông tin các loại sản phẩm mì ăn liền khảo sát...................................................9
Bảng 2: Bảng mã hóa mẫu...............................................................................................13
Bảng 3: Bảng kết quả của phép thử cặp đôi.....................................................................15
Bảng 4: Số câu trả lời đúng tối thiểu cần thiết để kết luận hai sản phẩm khác nhau đối với
phép thử so sánh cặp đôi..................................................................................................15

5
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT Họ và tên Nhiệm vụ
1 Lê Thị Quỳnh Như  Soạn câu hỏi khảo sát người tiêu dùng
 Tạo link khảo sát người tiêu dùng
 Tìm hiểu nội dung làm word, powerpoint phần
tổng quan về mì, giá trị dinh dưỡng của mì
 Chuẩn bị mẫu và khảo sát trực tiếp.
2 Nguyễn Đặng Bảo Hân  Thống kê kết quả
 Tạo phiếu khảo sát so sánh cặp đôi
 Xử lý số liệu, thực hiện file pptx, thuyết trình
 Chỉnh sửa bài word
3 Trần Bảo Long  Hoàn thành nội dung phép thử thị hiếu ưu tiên
cặp đôi (word và ppt)
 Tổng hợp và chỉnh sửa file ppt thuyết trình
4 Lại Hợp Luân  Soạn thảo và chỉnh sửa bài word
 Khảo sát hành vi của người tiêu dùng

6
1. Tổng quan về mì ăn liền
1.1. Tình hình phát triển

1.1.1. Thế giới

Hiện nay mì ăn liền được phổ biến trên khắp các châu lục với số lượng khổng lồ. Năm
2004, lượng mì gói được tiêu thụ trên toàn thế giới là 70 tỷ gói, trong đó thị truòng có sức
tiêu thụ lớn nhất là các nước Châu Á. Xét về số lượng tiêu thụ theo số liệu thống kê năm
2005, Trung Quốc tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất với 44,3 tỷ gói, Indonesia đứng thứ hai
với 12,4 tỷ gói, Nhật Bane 5,4 tỷ gói.

1.1.2. Việt Nam


Hiện nay, tại Việt Nam các sản phẩm mì ăn liền được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng
lớp nhân dân vì tính tiện dụng và giá trị dinh dưỡng của chúng. Trước nhu cầu to lớn của
thị trường, ngành công nghệ mì ăn liền đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ.
Hiệp hội mì ăn liền thế giới cho biết, mức tiêu thụ sản phẩm này tại VN đang đứng
thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Theo đó, tổng sản lượng
thị trường trong nước hiện ở mức khoảng hơn 7 tỷ gói/năm.
Vì vậy, các công ty quốc doanh như MILIKET, COLUSA,.. hay các công ty liên
doanh như VIFON, A – ONE, VINA ACECOOK, MASAN CONSUMER , ASIA
FOOD.. đã không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng
loại và mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và tính tiện dụng của mì ăn liền
Mì ăn liền hay còn gọi là mì gói là một món mì, bao gồm từng vắt mì đã được sơ chế
và sấy khô, với súp và dầu gia vị, rau sấy.
Thành phần chính trong vắt mì chủ yếu là bột mì, dầu được sử dụng là dầu cọ có hàm
lượng acid béo no (béo không có lợi). Thành phần chủ yếu trong gói gia vị là muối, bột
ngọt, đường. 
Vắt mì khô được tạo ra bằng phương pháp chiên (mì chiên), sử dụng dầu để chiên là
loại không có lợi cho sức khỏe vì mì chiên có độ oxy hóa cao, loại mì này ngấm 15-20%
lượng chất béo trong tổng trọng lượng mì. Trong khi đó mì không chiên được tạo ra từ
việc sấy khô bằng không khí, mì không chiên ngấm 3% chất béo xấu.
Mì ăn liền có giá trị năng lượng cao, cung cấp cho cơ thể khoảng 320kcal, chiếm 15%
nhu cầu năng lượng mỗi ngày.

7
Mì ăn liền chỉ cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ protein và các chất dinh
dưỡng khác cho cơ thể. Lượng muối trung bình trong mỗi gói sản phẩm mì ăn liền
khoảng 3-5g/gói (nhu cầu khuyến nghị cho 1 người bình thường 5g/ngày).
* Những sản phẩm mì được lựa chọn để khảo sát mức độ ưa thích

Hình 1: Mì Hảo Hảo tôm chua cay-Acecook Hình 2: Mì Kokomi tôm chua cay-Masan

Hình 3: Mì ba miền tôm chua cay-Uniben Hình 4: Mì Gấu đỏ tôm chua cay-Asia Food

Hình 5: Mì Omachi tôm chua cay-Masan

STT Tên sản Khối Giá sản Giá trị dinh Thông tin
8
phẩm lượng phẩm dưỡng/gói
(VND)
1 Mì Hảo Hảo 75g 3500 Protein 6.9 g,  Được sản xuất theo đúng
tôm chua cay Lipid 13.0 g, tiêu chuẩn, công nghệ Nhật
- Acecook Carbohydrate Bản, với sự điều hành, hỗ
51.1 g, năng trợ và giám sát liên tục, tỉ mỉ
lượng 350 của chính nguồn nhân lực
kcal. Nhật Bản cùng đội ngũ nhân
sự người Việt được đào tạo
bài bản tại Acecook
 Mì Hảo Hảo luôn là sự lựa
chọn an toàn, chất lượng và
phù hợp với người tiêu dùng
Việt ngay từ khi mới ra mắt
thị trường vào năm 2000.
2 Mì Kokomi 65g 3000 Protein 6.5 g,  Sản phẩm mì ăn liền
tôm chua cay Lipid 13.0 g, Kokomi với sợi mì mềm,
– Masan Carbohydrate vàng ươm, dai ngon hòa
39.0 g, năng quyện với nước dùng đậm
lượng 299.0 đà, hương vị hoàn toàn mới
kcal. 100% nguyên liệu tự nhiên,
chọn lọc kỹ lưỡng. Sự đột
phá trong khâu sản xuất, chế
biên kết hợp với bí quyết
tẩm vị vào từng sợi mì dai,
đem đến cho người dùng
một trải nghiệm thơm ngon.
3 Mì ba miền 65g 3000 Protein 7 g,  Nghiêm ngặt trong quy trình
tôm chua cay Lipid 20 g, sản xuất, quản lý chất lượng.
– Uniben Carbohydrate Coi gia vị nước dùng là yếu
55 g, năng tố quan trọng nhất quyết
lượng 380 định độ ngon món mì, đồng
kcal. thời tuân thủ nghiêm ngặt
quy định vệ sinh an toàn
thực phẩm nên ngay từ khâu
lựa chọn nguyên liệu làm
nước cốt, Uniben đã chọn
lọc các loại thịt và xương từ
những đơn vị cung cấp,
trang trại chăn nuôi đạt
chuẩn.
 Đồng thời chủ động sử dụng
các sản phẩm rau củ trồng tự
9
nhiên, đảm bảo an toàn theo
tiêu chuẩn VietGAP của các
hộ nông dân được chính các
kỹ sư nông nghiệp và
chuyên gia của Uniben
hướng dẫn thực hiện.
4 Mì Gấu đỏ 65g 3000 Protein 5.6 g,  Mì tôm chua cay Gấu Đỏ có
tôm chua cay Lipid 11,8 g, mùi vị thơm ngon, sợi mì
– Asia Food Carbohydrate dai, nước súp đậm đà, chế
45g, năng biến nhanh gọn. Đóng gói
lượng 308 nhỏ gọn tiện lợi, sản xuất từ
kcal. nguyên liệu chọn lọc. Sản
phẩm phù hợp với khẩu vị
mọi thành viên trong gia
đình.
5 Mì Omachi 78g 7000 Protein 7.6 g,  Sinh ra từ lúa mì và tinh chất
tôm chua cay Lipid 18.0 g, khoai tây, hòa quyện với
– Masan Carbohydrate trứng, ướp những nguyên
45.0 g, năng liệu tuyệt vời, từng sợi mì
lượng 372,4 Omachi vàng ươm dai ngon
kcal. được đắm mìn trong nước
cốt từ thịt và xương nên
càng đậm đà hấp dẫn.
 Masan ra mắt mỳ Omachi
với định hướng sản phẩm
cao cấp. Cùng với việc mở
rộng thị phần, Masan đã cho
ra mắt thêm nhãn hàng mỳ
Kokomi, Sagami thuộc phân
khúc bình dân.
Bảng 1: Thông tin các loại sản phẩm mì ăn liền khảo sát
1.2 MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT

1.2.1 Mục đích


 Đánh giá mức độ chấp nhận sản phẩm (mì ăn liền).
Đối với sản phẩm mì ăn liền, người tiêu dùng không còn quá xa lạ với nó nữa. Mì ăn liền
đã xuất hiện hơn năm thập kỷ rồi. Với thâm niên như vậy thì việc tồn tại của mì ăn liền
trên thị trường đã trở nên thân thuộc với mọi nhà. Vì vậy, việc đánh giá mức độ chấp
nhận sản phẩm mì ăn liền là một điều cực kỳ quan trọng, nó là chìa khóa để doanh nghiệp
phát triển mì ăn liền hướng tới

10
 Cung cấp nhiều thông tin cho nhà sản suất để phát triển sản phẩm.
Khi thực hiện khảo sát, chúng ta dễ dàng nhận thấy việc khảo sát này đem lại rất nhiều
thông tin cần thiết cho nhà sản xuất. Bởi vì khi chúng ta khảo sát là chúng ta đang tiếp
cận đến khách hàng. Biết được nhu cầu chính yếu và nguyện vọng của khách hàng sẽ
giúp sản phẩm của các nhà sản xuất hoàn thiện hơn và hơn hết là phù hợp hơn với khách
hàng cũng như có một lượng lớn nhu cầu khách hàng để từ đó các nhà sản xuất thay đổi
hoặc phát triển sản phẩm cho phù hợp
 Tìm hiểu tần suất sử dụng mì của các đối tượng khảo sát.
Việc tìm hiểu tần suất sử dụng sản phẩm mì ăn liền là cực kỳ quan trọng, không những
giúp các nhà sản xuất, doanh nghiệp biết được thị trường mà mình cần nhắm đến mà còn
là tìm các để có thể mở rộng thị trường. Đưa sản phẩm mì ăn liền từ một sản phẩm thứ
yếu thành một sản phẩm trọng yếu.
 Dùng những thông tin trong bảng khảo sát cho phép thử thị hiếu.
Từ những thông tin lấy được trong bảng khảo sát. Ta áp dụng phép thử thị hiếu để biết
được thị hiếu của người tiêu dùng từ đó so sánh và rút ra kết luận
1.2.2 Về phần khảo sát
Khi khảo sát, nhóm em thực hiện khảo sát thông qua một số câu hỏi để nắm rÕ đối
tượng, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhóm đối tượng để tìm ra giải pháp phát triển
sản phẩm mì ăn liền này.
Link khảo sát online:
https://docs.google.com/forms/d/e/
1FAIpQLSc9AEs8oOQVneNyVYnoyRq2Dn4jFD6kCHPMTeW_bA28DaZezA/
viewform?fbclid=IwAR22q34t7Ub689AF63dHrBn1-
4gU5U65i99W25Rt414X8xbFVy_jhLPrh3Q
Bảng kết quả khảo sát:
https://forms.gle/YFbCyHwaakZ4dTgK6

Câu hỏi số 1: Xin vui lòng cho biết giới tính của bạn ?
Câu hỏi số 3: Tình trạng hôn nhân của bạn là ?
Đối với câu hỏi như thế này, ta có thể khoanh vùng được đối tượng khảo sát là những
đối tượng thuộc thành phần giới tính như thế nào. Vì bây giờ trên thế giới không chỉ có 2
giới tính đơn thuần là nam và nữ mà còn có các giới tính: Đồng tính nam, đồng tính
nữ, ... Tuy nhiên việc bạn là giới tính nào đi chăng nữa thì việc bạn có sử dụng mì ăn liên

11
hay không cũng như nguyện vọng của bạn giành cho sản phẩm mì ăn liền mới là điều
quan trọng.
Khi khảo sát, các đối tượng sử dụng mì ăn liền đa số là nam giới. Bởi sự tiện lợi của
sản phẩm mì ăn liền này. Nhanh gọn mà không quá cầu kỳ. Đặc biệt là không cần đến tài
nấu nướng. Có thể các đối tượng nam được khảo sát dưới đây đa số là F.A vì không có
bàn tay người phụ nữ nấu nên họ đành phải chọn đến sản phẩm mì ăn liền để giải quyết
nhu cầu ăn uống của bản thân họ.
Đối với câu hỏi như thế này, ta có thể nhận biết tình trạng hôn nhân của họ đa số họ
đều độc thân như câu hỏi số 1 hoặc tuy không độc thân nhưng cũng chưa lập gia đình vì
tuổi còn khá trẻ. Việc khảo sát tình trạng hôn nhân sẽ giúp nhà sản xuất định hình được
những gì họ cần phải làm cho các đối tượng cũng như các sự kiện để quảng bá sản phẩm.
Câu hỏi số 2: Xin cho biết bạn nằm trong độ tuổi nào ?
Câu hỏi số 4: Nghề nghiệp hiện tại của bạn ?
Đối với câu hỏi như thế này, ta có thể khoanh vùng được đối tượng khảo sát là những
đối tượng thuộc thành phần độ tuổi nào thì đa số từ 18-25 tuổi. Đây là độ tuổi giành cho
học sinh sinh viên, những người có mức thu nhập không cao. Đặc biệt là sinh viên thì đối
tượng này còn phải tự lo cho cuộc sống khi phải xa vòng tay cha mẹ nên việc chuẩn bị
cho một bữa ăn thì việc nhanh và tiết kiệm được cho là ưu tiên số một.
Câu hỏi số 5: Mức thu nhập hiện tại của bạn ?
Câu hỏi số 8: Mục đích sử dụng mì ăn liền ?
Đa số các đối tượng là những học sinh sinh viên vì thế mức thu nhập không quá cao,
chỉ khoảng 3 triệu / tháng. Vì vậy việc sử dụng mì ăn liền là một giải phải vừa tiết kiệm
thời gian để bác bạn học tập vừa tiết kiệm tiền bạc. Họ lựa chọn sử dụng mì ăn liền vì
mục đích tiết kiệm nhưng bên cạnh đó hương vị của mì ăn liền cũng rất ngon. Đặc biệt là
gói gia vị cực kỳ vừa miệng. Chính những lý do đó mà họ chọn sử dụng mì ăn liền. Vừa
ngon vừa rẻ cho một bữa ăn.
Câu hỏi số 6: Bạn có thường ăn mì gói không ?
Câu hỏi số 10: Nếu loại mì bạn cần hết hàng bạn sẽ làm gì ?
Tuy khá yêu thích loại mì đó, nhưng khi hết hàng thì sẵn sàng đi mua loại mì khác. Ví
dụ loại mì bạn yêu thích là omachi, nhưng hôm đó cửa hàng tiện lợi hay tiệm tạp hóa hết
hàng thì bạn sẵn sàng mua các loại mì khác về sử dụng như: hảo hảo, kokomi,... bởi mì
tuy nhiều hương vị từ gói rau cũng như các gói gia vị, gói soup nhưng mục đích chủ yếu
là một bữa ăn nhanh mà độ ngon của tô mì cũng không chênh lệch gì mấy vì gia vị chỉ là
phần thứ yếu, vắt mì mới là phần chủ yếu.

12
Bên cạnh đó tần suất sử dụng mì ăn miền cũng ít vì ăn sẽ bị nóng cũng như dễ bị
ngán. Tuy hương vị của mì rất ngon nhưng lại mau ngán bởi hàm lượng chính của mì
cũng chỉ là tinh bột. Không bổ sung thêm protein, lipid hay glucid nhiều thì việc sử dụng
mì ăn liền cũng chỉ là tạm thời. Nó giải quyết nhu cầu cấp bách cho người dùng ví dụ như
sinh viên cuối tháng hay người không có thời gian nấu nướng. Tuy vậy nhưng trong khảo
sát thì mức độ sử dụng mì đa số chỉ khoảng 2 gói/ tuần.
Câu hỏi số 7: Loại mì bạn thường sử dụng là ?
 Kết quả thống kê cho thấy mì hảo hảo và mì ba miền là hai loại được sử dụng phổ
biến hơn các loại mì khác trong khảo sát. Điều đó cho thấy không phải riêng về độ ngon
mà thương hiệu cũng như giá thành cũng góp phần không nhỏ trong sự phổ biến của sản
phẩm.

Hình 6: Bảng kết quả thống kê các loại mì


Trên đây là bảng thống kê mức độ sử dụng các loại mì. Mì hảo hảo và Ba miền được sử
dụng nhiều hơn nên được sử dụng trong phép thử thị hiếu.

2. Phép thử ưu tiên cặp đôi


2.1. Mục đích và nguyên tắc của phép thử

2.1.1 Mục đích

Xác định có hay không sự khác biệt về mức độ ưa thích giữa 2 mẫu mì chua cay Hảo
Hảo và Ba Miền

2.1.2 Nguyên tắc

Hai mẫu mì chua cay đã mã hóa được phục vụ đồng thời. Người thử có nhiệm vụ
chọn ra mẫu nào được ưa thích hơn về mặt thị hiếu (mức độ yêu thích, mức độ ấn tượng,
khả năng chấp nhận sử dụng,…).
13
2.1.3. Mã hoá mẫu
Mẫu A: mì Hảo Hảo
Mẫu B: mì Ba Miền
Tổng số người: 10 người
STT Trật tự mẫu Mã hoá
1 AB 811 860
2 BA 675 432
3 AB 883 725
4 BA 438 571
5 AB 746 637
6 BA 296 134
7 AB 680 231
8 BA 504 659
9 AB 522 196
10 BA 908 284
Bảng 2: Bảng mã hóa mẫu
2.2. Cách tiến hành phép thử

Mẫu thử: Mẫu thử được trình bày theo 2 khả năng (AB và BA) và cân bằng số lần thử
giữa các người thử.
 Mì ăn liền tôm chua cay Hảo Hảo: KLT: 75g.
 Mì ăn liền tôm chua cay Ba Miền: KLT: 78g.

Hình 7. Chuẩn bị mẫu thử


Người thử:
 Số lượng người thử : 10 người.
 Tiêu chí chọn người thử: người thử có sử dụng sản phẩm trên với tần suất trung
bình.
14
Địa điểm khảo sát: căn tin trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM.

Hình 8. Khảo sát người tiêu dùng


Phiếu đánh giá:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN
Phép thử ưu tiên cặp đôi
Người thử: Ngày thử:
Bạn nhận được 2 mẫu mì ăn liền tôm chua cay được gắn mã số gồm 3 chữ số. Hãy thử
mẫu theo thứ tự cho sẵn, từ trái qua phải và lựa chọn mẫu nào ưu tiên hơn. Ghi kết quả
vào bảng dưới.
Hãy thanh vị bằng bánh và nước sau mỗi mẫu. Bạn không được phép nếm lại mẫu.
Mẫu thử Mẫu được ưu tiên hơn
811
860
2.3. Kết quả của khảo sát

A: Hảo Hảo
B: Ba Miền
STT Trật tự mẫu Mã hóa mẫu Kết quả
1 AB 811 860 811
2 BA 675 432 432

15
3 AB 883 725 883
4 BA 438 571 571
5 AB 746 637 637
6 BA 296 134 296
7 AB 680 231 680
8 BA 504 659 504
9 AB 522 196 522
10 BA 908 284 284
Bảng 3: Bảng kết quả của phép thử cặp đôi

3. Xử lý kết quả
3.1 Phương pháp 1

Đếm tổng số người lựa chọn sự ưa thích trên từng sản phẩm

Số người chọn mẫu A : 7 người

Số người chọn mẫu B : 3 người

Bảng 3: Số câu trả lời đúng tối thiểu cần thiết để kết luận hai sản phẩm khác nhau
đối với phép thử so sánh cặp đôi
Tra bảng trên; tại n= 10, số lượng mà một sản phẩm được yêu thích là 9 với = 0,05
 Như vậy sản phẩm A (Hảo Hảo) không có sự khác nhau về mức độ ưa thích so với sản
phẩm B (Ba Miền) với mức ý nghĩa α=0,05.

16
3.2 Phương pháp 2

Sử dụng công thức tính cho phân bố nhị phân (binominal testing)

P(A)=2x
N !×
2()
1 N

( N −X ) ! × X !

Trong đó

N: tổng số người thử

X: tổng số đánh giá mẫu được ưu tiên nhất (x=0,1,2…)

P: xác xuất lựa chọn ngẫu nhiên của mẫu được ưu tiên nhất

→Áp dụng công thức:


N 10
1 1
N ! ×( ) 10! ×( )
P(A)=2x 2 = 2x 2 = 0.23
( N −X )! × X ! (10−7)! × 7!

So sánh P(A) với  ta thấy, P(A) > =0.05 nên sản phẩm A (Hảo Hảo) không có sự khác
nhau về mức độ ưa thích so với sản phẩm B (Ba Miền) với mức ý nghĩa α=0,05
 Như vậy không có sự khác nhau về mức độ yêu thích với mức ý nghĩa = 0.05.
3.3. Kết luận
Sản phẩm mì Hảo Hảo và sản phẩm mì Ba Miền không có sự khác nhau về mức độ ưa
thích của người tiêu dùng.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dzung, N.H. (2006), Thực hành đánh giá cảm quan, NXB ĐHQG TP.HCM
Lawless T.H., Heymann H. (1998), Đánh giá cảm quan : Nguyên tắc và Thực hành
(Nguyễn Hoàng Dũng và cộng sự dịch, 2007), NXB Đại học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh
Th.S. Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Th.S. Hồ Thị Mỹ Nương, Th.S. Lê Thuỳ Linh, Cử nhân
Nguyễn Thị Hằng (2016), Bài giảng Đánh giá cảm quan thực phẩm, NXB Đại học Công
nghiệp thực phẩm TPHCM
Cách lập bảng khảo sát, https://www.wikihow.vn/L%E1%BA%ADp-c%C3%A2u-h
%E1%BB%8Fi-kh%E1%BA%A3o-s%C3%A1t
Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến người tiêu dùng, https://www.academia.edu/9133983/B
%E1%BA%A2NG_C%C3%82U_H%E1%BB%8EI_KH%E1%BA%A2O_S%C3%81T_
%C3%9D_KI%C3%8AN_NG%C6%AF%E1%BB%9CI_TI%C3%8AU_D
%C3%99NG_V%E1%BB%80_S%E1%BA%A2N_PH%E1%BA%A8M_S%E1%BB
%AEA_T%C6%AF%C6%A0I_VINAMILK

18
Lê Thị Quỳnh Như
09DHTP6
MSSV:2005180386
BẢNG KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
7/10 Soạn câu hỏi khảo sát người tiêu dùng
7/10 Tạo link khảo sát người tiêu dùng
Tìm hiểu nội dung làm word, powerpoint phần tổng quan về mì, giá trị dinh dưỡng của
mì
Chuẩn bị mẫu và khảo sát trực tiếp.

19
Họ và tên: Nguyễn Đặng Bảo Hân
Lớp: 09DHTP6
MSSV: 20005181054
BẢNG KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
22h00, ngày 16/10: nhận kết quả khảo sát online, thống kê kết quả, chọn ra 2 mẫu cần
đánh giá, mã hoá mẫu
22h55, ngày 16/10: tạo phiếu khảo sát cho phép thử so sánh cặp đôi
22h45, ngày 23/10: nhận kết quả khảo sát của phép thử thị hiếu (so sánh cặp đôi)
20h00, ngày 26/10: hoàn thành file pptx phần xử lý số liệu
21h00, ngày 27/10: chỉnh sửa nội dung thuyết trình trong file pptx
20h10, ngày 28/10: ghi nhớ nội dung thuyết trình và luyện tập thuyết trình
14h05, ngày 29/10: thuyết trình nội dung phép thử so sánh cặp đôi

20
Trần Bảo Long
09DHTP2
MSSV:2005181138
BẢNG KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
25/10. Hoàn thành nội dung phần phép thử thị hiếu ưu tiên cặp đôi (word + PowerPoint)
27/10. Tổng hợp hoàn chỉnh file thuyết trình PowerPoint. .
28/10. Chỉnh sửa nội dung thuyết trình file PowerPoint (các lỗi và phản ánh của thành
viên).

21
Họ và tên: Lại Hợp Luân

Lớp: 10DHTP2

MSSV: 20005190883

BẢNG KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC

Ngày 28/10/2020 Soạn thảo và chỉnh sửa bài word


Ngày 11/11/2020 Khảo sát hành vi của người tiêu dùng

22

You might also like