You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC


ĐỀ TÀI:
Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới
trong quá trình giải quyết đại dịch Covid – 19

LỚP L03--- NHÓM 22 --- HK221


NGÀY NỘP …06/11/2022…

Giảng viên hƣớng dẫn: An Thị Ngọc Trinh

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Nguyễn Thúc Bảo Trí 2014858
Phan Châu Ngọc Trân 2012258
Trương Đức Toàn 1915567
Lê Kỳ Trung 2010085
Vũ Quốc Trung 2014895

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (MSMH: SP1035)
Nhóm/Lớp: L03. Tên nhóm: 22. HK 221. Năm học 2022-2023
Đề tài: Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong quá trình giải quyết đại dịch Covid – 19

STT Mã số SV Họ Tên Nhiệm vụ đƣợc phân công % Điểm BTL Điểm BTL Ký tên

1 2014858 Nguyễn Thúc Bảo Trí Mục 2.2.2, Mục 2.3 100%
2 2012258 Phan Châu Ngọc Trân Phần mở bài, Chương 1, Kết luận 100%
3 1915567 Trương Đức Toàn Mục 2.2.1 100%
4 2010085 Lê Kỳ Trung Mục 2.1, Mục 2.2.2 100%
5 2014895 Vũ Quốc Trung Mục 2.2.2, Mục 2.3 100%

Họ và tên nhóm trưởng: Phan Châu Ngọc Trân. Số ĐT: 0329806978. Email: tran.phan12032002@hcmut.edu.vn
Nhận xét của GV: ................................................................................................................................................................................................................

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƢỞNG


(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Phan Châu Ngọc Trân


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG TIỂU LUẬN

STT NỘI DUNG TỪ VIẾT TẮT


1 ASEAN Inter-Parliamentary Assembly AIPA
2 Association of Southeast Asian Nations ASEAN
3 Công nghiệp hóa CNH
4 Chủ nghĩa xã hội CNXH
5 World Health Organization WHO
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................3
CHƢƠNG 1. VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI ............................................................................................................3
1.1. Khái niệm, đặc trƣng cơ bản của dân tộc .........................................................3
1.1.1. Khái niệm dân tộc ...........................................................................................3
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của dân tộc .........................................................................4
1.2. Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc ..........................................................7
1.2.1. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc .......................................7
1.2.2. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin ...............................................8
CHƢƠNG 2. TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC
GIA TRÊN THẾ GIỚI TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT ĐẠI DỊCH
COVID-19.....................................................................................................................10
2.1 Khái quát về đại dịch Covid-19 ........................................................................10
2.2 Mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong quá trình
giải quyết đại dịch Covid-19 ....................................................................................12
2.2.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân những mặt đạt được trong mối quan hệ
giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong quá trình giải quyết đại dịch
Covid – 19. ..............................................................................................................12
2.2.2 Những hạn chế nhất định và nguyên nhân của những hạn chế trong mối quan
hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong quá trình giải quyết đại dịch
Covid-19 .................................................................................................................18
2.3 Những giải pháp khắc phục những hạn chế trong mối quan hệ giữa Việt
Nam và các quốc gia trên thế giới trong quá trình giải quyết đại dịch Covid-19
....................................................................................................................................21
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................24
PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì vấn đề dân tộc được xem là một
vấn đề quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, các vấn đề
về dân tộc từ lâu đã luôn là một vấn đề mật thiết, gắn liền với quá trình hình thành,
phát triển và bảo vệ tổ quốc. Xuyên suốt qua nhiều biến cố dựng nước và giữ nước các
dân tộc ở nước ta sinh sống gắn bó cùng nhau từ lâu đời, đã sớm có tinh thần đoàn kết,
tương trợ, giúp nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, giữ gìn và
xây dựng đất nước. Cũng nhờ có sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc đã tạo nên một
sức mạnh vững chắc để đưa quốc gia dân tộc Việt Nam trở nên bền vững và thống
nhất. Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đó đã chảy trong dòng máu của dân tộc
ta từ ngàn xưa đến nay. Cũng chính tinh thần đó đã làm cho mối quan hệ giữa Việt
Nam và các quốc gia trên thế giới có một bước chuyển mình lớn trong thời kỳ diễn ra
khó khăn của nhân loại – đại dịch Covid-19.

Ngay từ những ngày đầu đại dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới và xuất hiện
trong nước, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ quý báu của nhân dân, Chính
phủ các nước và các tổ chức quốc tế về trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch.
Những chuyến hàng tình nghĩa đó đã giúp nhân dân Việt Nam vượt qua nhiều làn sóng
dịch, góp phần vào thành công của Việt Nam trong phòng chống COVID-19. Bên cạnh
đó, trong cuộc chiến cam go với đại dịch COVID-19, Việt Nam dù đang nỗ lực hết sức
chống dịch nhưng vẫn sẻ chia, giúp đỡ các nước bằng những việc làm cụ thể, thiết
thực. Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, hợp tác và sự chân thành, trách
nhiệm của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, góp phần nâng cao uy tín
của đất nước trong cộng đồng quốc tế. Để làm rõ hơn về mối quan hệ hữu nghị đó,
nhóm đã chọn đề tài: “Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tìm
hiểu mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong quá trình giải
quyết đại dịch Covid–19” để nghiên cứu.

1
2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong quá
trình giải quyết đại dịch Covid – 19.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới
trong quá trình giải quyết đại dịch Covid-19.

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, làm rõ lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân tộc trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, tìm hiểu và đánh giá về mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia
trên thế giới trong quá trình giải quyết đại dịch Covid–19.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu,
trong đó chủ yếu nhất là các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp
phân tích và tổng hợp.

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02
chương:

- Chương 1: Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Chương 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới
trong quá trình giải quyết đại dịch Covid – 19.

2
PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ

LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1. Khái niệm, đặc trƣng cơ bản của dân tộc

1.1.1. Khái niệm dân tộc

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, D n tộ quá tr nh phát triển u
i ủa xã hội o i người trải qua á h nh thứ ộng đồng t thấp đến ao ao gồm
thị tộ ộ ạ ộ tộ n tộ ”1. Sự biến đổi của phương thức sản xuất chính là
nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc.

Nếu như ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa được xác lập thì ở phương Ðông, dân tộc được hình thành trên cơ sở một nền
văn hoá, một tâm lý dân tộc đã phát triển tương đối chín muồi và một cộng đồng kinh
tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định nhưng vẫn còn phân tán và còn kém phát triển.

Có thể hiểu dân tộc theo hai nghĩa rộng và nghĩa hẹp:

Theo nghĩa rộng D n tộ (Nation) khái niệm ùng để hỉ một ộng đồng
người ổn định m th nh nh n n một nướ ó ãnh thổ riêng nền kinh tế thống
nhất ó ngôn ngữ hung v ó ý thứ về sự thống nhất ủa m nh gắn ó với nhau ởi
quyền ợi hính trị kinh tế truyền thống văn hóa v truyền thống đấu tranh hung
trong suốt quá tr nh ị h sử u i ựng nướ v giữ nướ ”2. Với nghĩa này, khái
niệm dân tộc dùng để chỉ một quốc gia, nghĩa là toàn bộ nhân dân của một nước. Ví
dụ, dân tộc Ấn Độ, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Việt Nam, v.v..

Theo nghĩa hẹp, D n tộ (Ethni ) khái niệm ùng để hỉ một đồng tộ người
đượ h nh th nh trong ị h sử ó mối iên hệ hặt hẽ v ền vững ó hung ý thứ tự

1
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo tr nh Chủ nghĩa xã hội khoa họ . Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự
thật, tr.196.
2
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo tr nh Chủ nghĩa xã hội khoa họ . Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự
thật, tr.196.

3
giá tộ người ngôn ngữ v văn hóa”3. Cộng đồng này xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế
thừa và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người của các cộng đồng đó. Với nghĩa
này, dân tộc là một bộ phận hay thành phần của quốc gia. Chẳng hạn, Việt Nam là
quốc gia có 54 dân tộc, tức 54 cộng đồng tộc người. Sự khác nhau giữa các cộng đồng
tộc người ấy biểu hiện chủ yếu ở đặc trưng văn hóa, lối sống, tâm lý, ý thức tộc người.

Thực chất, hai cách hiểu trên về khái niệm dân tộc tuy không đồng nhất nhưng
lại gắn bó mật thiết với nhau, không tách rời nhau. Dân tộc quốc gia bao hàm dân tộc
tộc người; dân tộc tộc người là bộ phận hình thành dân tộc quốc gia. Dân tộc tộc người
ra đời trong những quốc gia nhất định và thông thường những nhân tố hình thành dân
tộc tộc người không tách rời với những nhân tố hình thành quốc gia. Đó là lý do khi
nói đến dân tộc Việt Nam thì không thể bỏ qua 54 cộng đồng tộc người, trái lại, khi
nói đến 54 cộng đồng tộc người ở Việt Nam phải gắn liền với sự hình thành và phát
triển của dân tộc Việt Nam.

1.1.2. Đặc trƣng cơ bản của dân tộc

Dân tộc (Nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội có những
đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất ó hung một vùng ãnh thổ ổn định.

Lãnh thổ là dấu hiệu xác định không gian sinh tồn, vị trí địa lý của một dân tộc,
biểu thị vùng đất, vùng trời, vùng biển mà mỗi dân tộc được quyền sở hữu. Lãnh thổ là
yếu tố thể hiện chủ quyền của một dân tộc trong tương quan với các quốc gia - dân tộc
khác. Trên không gian đó, các cộng đồng tộc người có mối quan hệ gắn bó với nhau,
cư trú đan xen với nhau. Vận mệnh của cộng đồng tộc người gắn bó với việc xác lập
và bảo vệ lãnh thổ quốc gia.

Đối với quốc gia và từng thành viên dân tộc, yếu tố lãnh thổ là thiêng liêng nhất.
Không có lãnh thổ thì không có khái niệm tổ quốc, quốc gia. Bảo vệ chủ quyền quốc
gia là nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất của mỗi thành viên dân tộc. Chủ quyền quốc

3
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo tr nh Chủ nghĩa xã hội khoa họ . Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự
thật, tr.196.

4
gia - dân tộc về lãnh thổ là một khái niệm xác định thường được thể chế hóa thành luật
pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quá trình di cư khiến cư dân của một quốc
gia lại có thể cư trú ở nhiều quốc gia, châu lục khác. Vậy nên, khái niệm dân tộc, lãnh
thổ hay đường biên giới không chỉ bó hẹp trong biên giới hữu hình, mà đã được mở
rộng thành đường biên giới mềm”, ở đó dấu ấn văn hóa chính là yếu tố để phân định
ranh giới giữa các quốc gia - dân tộc.

Thứ hai ó hung một phương thứ sinh hoạt kinh tế.

Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc, là cơ sở để gắn kết các bộ phận,
các thành viên trong dân tộc, tạo nên tính thống nhất, ổn định, bền vững của dân tộc.
Mối quan hệ kinh tế là nền tảng cho sự vững chắc của cộng đồng dân tộc. Nếu thiếu
tính cộng đồng chặt chẽ, bền vững về kinh tế thì cộng đồng người chưa thể trở thành
dân tộc.

Thứ a ó hung một ngôn ngữ m ông ụ giao tiếp. Mỗi một dân tộc có ngôn
ngữ riêng, bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, làm công cụ giao tiếp giữa các
thành viên trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và tình cảm... Trong một quốc gia
có nhiều cộng đồng tộc người, với các ngôn ngữ khác nhau, nhưng bao giờ cũng sẽ có
một ngôn ngữ chung, thống nhất. Tính thống nhất trong ngôn ngữ dân tộc được thể
hiện trước hết ở sự thống nhất về cấu trúc ngữ pháp và kho từ vựng cơ bản. Ngôn ngữ
dân tộc là một ngôn ngữ đã phát triển và sự thống nhất về ngôn ngữ là một trong
những đặc trưng chủ yếu của dân tộc.

Thứ tư ó hung một nền văn hóa v t m ý.

Văn hóa dân tộc được biểu hiện thông qua tâm lý, tính cách, phong tục, tập quán,
lối sống dân tộc, tạo nên bản sắc riêng của từng dân tộc. Văn hóa dân tộc gắn bó chặt
chẽ với văn hóa của các cộng đồng tộc người trong một quốc gia. Văn hóa là một yếu
tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa độc
đáo của dân tộc mình. Trong sinh hoạt cộng đồng, các thành viên của dân tộc thuộc
những thành phần xã hội khác nhau tham gia vào sự sáng tạo giá trị văn hóa chung của
dân tộc, đồng thời hấp thụ các giá trị văn hóa chung đó.

5
Cá nhân hoặc nhóm người nào từ chối những giá trị văn hóa dân tộc thì họ đã tự
mình tách khỏi cộng đồng dân tộc. Văn hóa của một dân tộc không thể phát triển nếu
không giao lưu với văn hóa của các dân tộc khác. Tuy nhiên, trong giao lưu văn hóa,
các dân tộc luôn có ý thức bảo tồn và phát triển bản sắc của mình, tránh nguy cơ đồng
hóa về văn hóa.

Thứ năm ó hung một nh nướ (nh nướ n tộ ). Các thành viên cũng như
các cộng đồng tộc người trong một dân tộc đều chịu sự quản lý, điều khiển của một
nhà nước độc lập. Đây là yếu tố phân biệt dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người.
Dân tộc - tộc người trong một quốc gia không có nhà nước với thể chế chính trị riêng.
Hình thức tổ chức, tính chất của nhà nước do chế độ chính trị của dân tộc quyết định.
Nhà nước là đặc trưng cho thể chế chính trị của dân tộc, là đại diện cho dân tộc trong
quan hệ với các quốc gia dân tộc khác trên thế giới.

Các đặc trưng cơ bản nói trên gắn bó chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể, đồng
thời mỗi đặc trưng có một vị trí xác định. Các đặc trưng ấy có quan hệ nhân quả, tác
động qua lại, kết hợp với nhau một cách chặt chẽ và độc đáo trong lịch sử hình thành
và phát triển của dân tộc, tạo nên tính ổn định, bền vững của cộng đồng dân tộc.

Theo nghĩa dân tộc - tộc người (ethnies). Ví dụ dân tộc Tày, Thái, Đê... ở Việt
Nam hiện nay thì có ba đặc trưng cơ bản sau:

Cộng đồng về ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết; hoặc chỉ riêng
ngôn ngữ nói). Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau và là vấn
đề luôn được các dân tộc coi trọng giữ gìn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tộc
người, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có những tộc người không còn ngôn ngữ mẹ
đẻ mà sử dụng ngôn ngữ khác làm công cụ giao tiếp.

Cộng đồng về văn hóa. Văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
ở mỗi tộc người, phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn
giáo của tộc người đó. Lịch sử phát triển của các tộc người gắn liền với truyền thống
văn hóa của họ. Ngày nay, cùng với xu thế giao lưu văn hóa vẫn song song tồn tại xu
thế bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.

6
Ý thứ tự giá tộ người. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để phân định một tộc
người và có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người. Đặc
trưng nổi bật là các tộc người luôn tự ý thức về nguồn gốc, tộc danh của dân tộc mình;
đó còn là ý thức tự khẳng định sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người dù cho có
những tác động làm thay đổi địa bàn cư trú, lãnh thổ, hay tác động ảnh hưởng của giao
lưu kinh tế, văn hóa... Sự hình thành và phát triển của ý thức tự giác tộc người liên
quan trực tiếp đến các yếu tố của ý thức, tình cảm, tâm lý tộc người.

Ba tiêu chí này tạo nên sự ổn định trong mỗi tộc người trong quá trình phát triển.
Đây cũng là căn cứ để xem xét và phân định các tộc người ở Việt Nam hiện nay.

1.2. Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc

1.2.1. Hai xu hƣớng khách quan của sự phát triển dân tộc

Xu hướng thứ nhất ộng đồng n ư muốn tá h ra để h nh th nh ộng đồng


n tộ độ ập. Nguyên nhân là các cộng đồng dân cư đó có sự trưởng thành về ý
thức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình. Xu hướng này thể hiện rõ nét trong
phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc
muốn thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của các nước thực dân, đế quốc.

Xu hướng thứ hai á n tộ trong t ng quố gia thậm hí á n tộ ở nhiều


quố gia muốn iên hiệp ại với nhau. Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn chủ nghĩa
tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc đi bóc lột thuộc địa, do sự phát triển của
lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã
hội tư bản chủ nghĩa đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân
tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.

Trong thời đại ngày nay, hai xu hướng khách quan nêu trên có những biểu hiện
rất đa dạng, phong phú.

Trong phạm vi một quố gia: Xu hướng thứ nhất thể hiện trong sự nỗ lực của
từng dân tộc (tộc người) để đi tới sự tự do, bình đẳng và phồn vinh của dân tộc mình.
Xu hướng thứ hai thể hiện ở sự xuất hiện những động lực thúc đẩy các dân tộc trong
một cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn, hòa hợp với nhau ở mức độ cao hơn
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

7
Trong phạm vi quố tế Xu hướng thứ nhất thể hiện trong phong trào giải phóng
dân tộc nhằm chống lại chủ nghĩa đế quốc và chống chính sách thực dân đô hộ dưới
mọi hình thức, phá bỏ mọi áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc. Độc lập dân tộc
chính là mục tiêu chính trị chủ yếu của mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. Độc lập
tự chủ của mỗi dân tộc là xu hướng khách quan, là chân lý của thời đại, là sức mạnh
hiện thực tạo nên quá trình phát triển của mỗi dân tộc. Xu hướng thứ hai thể hiện ở xu
thế các dân tộc muốn xích lại gần nhau, hợp tác với nhau để hình thành liên minh dân
tộc ở phạm vi khu vực hoặc toàn cầu. Xu hướng này tạo điều kiện để các dân tộc tận
dụng tối đa những cơ hội, thuận lợi từ bên ngoài để phát triển phồn vinh dân tộc mình.

Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc có sự thống nhất biện chứng
với nhau trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại. Trong mọi
trường hợp, hai xu hướng đó luôn có sự tác động qua lại với nhau, hỗ trợ cho nhau,
mọi sự vi phạm mối quan hệ biện chứng này đều dẫn tới những hậu quả tiêu cực, khó
lường. Hiện nay, hai xu hướng nêu trên diễn ra khá phức tạp trên phạm vi quốc tế và
trong từng quốc gia, thậm chí nó bị lợi dụng vào mục đích chính trị nhằm thực hiện
chiến lược diễn biến hòa bình”.

1.2.2. Cƣơng lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa dân tộc với
giai cấp, kết hợp phân tích hai xu hướng khác quan trong sự phát triển dân tộc, dựa
vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới và thực tiễn cách mạng Nga
những năm đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã khái quát Cương lĩnh dân tộc như sau: Các
dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất
cả các dân tộc lại”.

Một á n tộ ho n to n nh đẳng. Ðây là quyền thiêng liêng của mọi dân


tộc, các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc
nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ
sở để thực hiện quyền tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các
dân tộc. Để thực hiện được điều này, trước hết phải thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp,
rồi từ đó xoá bỏ tình trạng áp bức dân tộc. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở

8
để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa
các dân tộc.

Hai á n tộ đượ quyền tự quyết. Quyền tự quyết n tộ quyền ủa


á n tộ tự quyết định ấy vận mệnh ủa n tộ m nh quyền ựa họn hế độ hính
trị v on đường phát triển ủa n tộ m nh”4. Quyền này bao gồm các quyền tách ra
thành lập một quốc gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác
trên cơ sở bình đẳng. Đối với quyền này mà nói, việc thực hiện phải xuất phát từ thực
tiễn và phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất
giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân. Tự quyết dân tộc không có nghĩa
là các tộc người thiểu số trong một quốc gia được phép phân lập thành quốc gia độc
lập. Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản
động.

Ba iên hiệp ông nh n tất ả á n tộ . Liên hiệp công nhân các dân tộc
phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc
tế chân chính; là nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Nội dung
cũng được xem là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân
tộc thành một chỉnh thể.

4
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo tr nh Chủ nghĩa xã hội khoa họ . Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự
thật, tr.204.

9
CHƢƠNG 2. TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC
GIA TRÊN THẾ GIỚI TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT

ĐẠI DỊCH COVID-19

2.1 Khái quát về đại dịch Covid-19

Covid-19 được hiểu là Virus Corona - chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở
người. Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó corona” có nghĩa
là vương miện” hoặc hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài,
chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ
đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên
gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Virus Corona
(nCoV) là Covid 19.

H nh ảnh về Virus Corona (nguồn internet)

Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm
2019. Trường hợp tử vong do Virus Corona đầu tiên xảy ra ở một chợ hải sản ở Hồ
Nam Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác
nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn
ông ở Nhật Bản. Virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh viêm phổi lạ”
hoặc viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm

10
đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế,
xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ
thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử. Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".

Kể từ khi xuất hiện đến nay, Virus Corona đã biến đổi liên tục với nhiều biến thể
mới. Các đột biến của nó ngày càng nhiều hơn và nguy hiểm hơn khiến cuộc chiến
phòng chống đại dịch của các quốc gia ngày càng khó khăn, phức tạp hơn. Một số biến
thể của virus Virus Corona chứa các đột biến có thể khiến virus lây lan dễ dàng hơn,
gây ra triệu chứng bệnh nặng hơn, khó xét nghiệm hoặc khiến quá trình điều trị khó
khăn hơn. Trong mỗi giai đoạn ứng với sự xuất hiện của các loại biến thể, các nước
đều có những điều chỉnh trong công tác phòng chống dịch. Nếu như trước đây, các
biện pháp như đóng cửa biên giới, phong tỏa, cách ly được thực hiện nghiêm ngặt
nhằm hạn chế sự lây lan của virus thì sau này xu hướng sống chung, thích ứng với đại
dịch lại được áp dụng nhờ thành tựu từ việc tiêm chủng.

Việt Nam ướ v o giai đoạn phong tỏa khi những a ệnh ng y một tăng
(nguồn internet)

11
2.2 Mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong quá trình giải
quyết đại dịch Covid-19

2.2.1 Những mặt đạt đƣợc và nguyên nhân những mặt đạt đƣợc trong mối
quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong quá trình giải quyết
đại dịch Covid – 19.

Trong quá trình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp trên diện rộng, Việt Nam và các
quốc gia trên thế giới đã chung tay hợp tác đem lại các thành tựu về nhiều mặt khác
nhau.

Thứ nhất việ hỗ trợ vật hất hống ị h Covid-19 giữa Việt Nam v á quố
gia trên thế giới. Trong giai đoạn đầu trong quá trình đại dịch Covid-19 diễn ra, các
quốc gia trên thế giới đều không tránh khỏi những khó khăn nhất định về vật chất để
vượt qua dịch bệnh, trong đó có Việt Nam. Vì thế sự hỗ trợ về vật chất giữa các quốc
gia với nhau là một nét đẹp và là một thành tựu đáng ghi nhận nhất trong thời kỳ đại
dịch.

Với tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau, Việt Nam đã tặng hai nước Lào,
Campuchia các trang thiết bị y tế gồm quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu trang
kháng khuẩn, hệ thống xét nghiệm cùng bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2, trị giá hơn
7 tỷ đồng cho mỗi nước. Việt Nam tặng Indonesia 500 dụng cụ xét nghiệm; tặng
Myanmar 50.000 USD để cùng chung sức phòng, chống COVID-19. Những việc này
không chỉ thể hiện sự gắn bó và truyền thống tương trợ lẫn nhau giữa hai nước mà còn
là biểu hiện sinh động của tinh thần đoàn kết trong ASEAN.

Đối với nhân dân Việt Nam, đoàn kết, hữu nghị với Cuba là mệnh lệnh của trái
tim và khối óc. Để chia sẻ phần nào khó khăn mà đất nước Cuba anh em đang ứng phó
với đại dịch COVID-19, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà
nước và nhân dân Cuba 5.000 tấn gạo. Hai nước đã luôn hỗ trợ lẫn nhau trong những
hoàn cảnh khó khăn nhất. Trước đó, Lãnh đạo cấp cao và Chính phủ Cuba đã nhanh
chóng có quyết định hỗ trợ Việt Nam trong phòng, chống dịch COVID-19. Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có Thư cảm ơn Đảng, Nhà nước Cuba. Tiếp
Đại sứ Cuba tại Việt Nam Lianys Torres Rivera, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng
định, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam sẽ làm hết mình để vun đắp cho mối quan
12
hệ đoàn kết truyền thống, ủng hộ và hợp tác toàn diện anh em Việt Nam - Cuba, đưa
quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả. Thủ tướng cũng
chia sẻ thông tin và kinh nghiệm của Việt Nam trong phòng, chống COVID-19.

Ngay khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Đảng, Chính phủ
và nhân dân Việt Nam đã tặng Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc vật tư, trang
thiết bị y tế gồm: máy thở, quần áo sát khuẩn, găng tay, khẩu trang y tế với tổng trị giá
500.000 USD. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã vận động các tổ chức, cá nhân quyên góp
hỗ trợ nhân dân Trung Quốc số vật tư y tế trị giá 100.000 USD để phòng, chống dịch.

Trên tinh thần đối tác chiến lược, bạn bè truyền thống, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp
khó khăn, Việt Nam đã dành một phần nguồn lực của mình, giúp đỡ Chính phủ các
nước Nhật Bản, Nga, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển…
phòng, chống dịch COVID-19. Số hàng hỗ trợ gồm: khẩu trang vải kháng khuẩn
chống giọt bắn, quần áo bảo hộ DuPont do Việt Nam sản xuất, giúp các nước có thêm
phương tiện bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Về phía thế giới, các quốc gia cũng đã có những hỗ trợ, giúp đỡ vô cùng thiết
thực dành cho Việt Nam trong đại dịch, có thể kể đến gói hỗ trợ trị giá 2 triệu euro cho
các viện Pasteur ở Việt Nam và 4 nước Đông Nám Á khác để giúp chống lại dịch viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) từ Pháp hay 500.000 liều
vaccine của Chính phủ Argentina trao tặng.

Ngoài ra, trong năm 2021, Đức đã hỗ trợ vaccine và thiết bị y tế cho Việt Nam.
Đợt vaccine lần này là một đóng góp tiếp theo của Đức để hỗ trợ chương trình tiêm
chủng của Việt Nam. Đức sẽ còn tiếp tục hỗ trợ thêm vaccine cho Việt Nam, với tổng
số liều dự kiến lên tới khoảng 10 triệu liều.

Ngày 10/7/2021 đánh dấu lô vaccine Covid-19 đầu tiên do Mỹ hỗ trợ về đến
Việt Nam thông qua cơ chế COVAX. Kể từ đó đến nay, Mỹ viện trợ cho Việt Nam
tổng cộng khoảng 24,6 triệu liều, chủ yếu là vaccine Pfizer. Con số này bằng 1/3 tổng
số vaccine mà Mỹ viện trợ cho các nước Đông Nam Á, theo Đại sứ Việt Nam tại Mỹ
Hà Kim Ngọc. Theo tổ chức phi lợi nhuận Kaiser Family Foundation (KFF) - nơi theo
dõi các thông tin liên quan đến chính sách hỗ trợ y tế toàn cầu của Mỹ, Việt Nam đứng

13
thứ hai trong nhóm 10 quốc gia nhận vaccine viện trợ từ Mỹ nhiều nhất tính đến ngày
12/12/2020.

Không những thế, rất nhiều nước như Ấn Độ, Anh, Australia, Cuba, Đức…
cũng đã có những cam kết cụ thể về viện trợ, ưu tiên, hợp tác chuyển giao công nghệ
với Việt Nam. Về thiết bị, vật tư y tế và nguồn lực phòng chống dịch bệnh, Việt Nam
cũng nhận được sự hỗ trợ hết sức có ý nghĩa từ UNICEF, Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Australia, Đức, Campuchia, Saudi Arabia, Thuỵ Sĩ, Pháp....Đây được xem là "những
chuyến hàng tình nghĩa", giúp nhân dân Việt Nam vượt qua nhiều làn sóng dịch, góp
phần vào thành công của Việt Nam trong phòng chống COVID-19.

Thứ hai, hợp tác thông qua gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm giữa Việt Nam và các
quốc gia trên thế giới. Lãnh đạo Việt Nam đã chủ động điện đàm với nhiều nhà lãnh
đạo trên thế giới để trao đổi về hợp tác phòng, chống đại dịch COVID-19 và thúc đẩy
quan hệ song phương như cuộc điện đàm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng với Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định việc hai bên nhất trí tăng cường
hợp tác phòng chống đại dịch COVID-19, cũng như tiếp tục quan tâm, hỗ trợ kịp thời
công dân hai nước: điện đàm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Pháp
Edouard Philippe; điện đàm của Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình
Minh với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ Ignazio Cassis.

Thủ tướng Nguyễn Xu n Phú điện đ m với Thủ tướng Pháp (nguồn: internet)

14
Thứ a Việt Nam th nh ông tổ hứ Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội á
quố gia Đông Nam Á ần thứ 41. Lần đầu tiên trong lịch sử AIPA, một kỳ Đại hội
đồng đã được nước chủ nhà Việt Nam tổ chức theo hình thức trực tuyến, vừa thích
nghi với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, vừa đáp ứng yêu cầu kịp
thời trao đổi các biện pháp hợp tác giữa nghị viện các nước thành viên. Trưởng đoàn
đại biểu Quốc hội của các nước tham gia đã ghi nhận công tác tổ chức chu đáo, kịp
thời của Quốc hội Việt Nam, đặc biệt là sự chuẩn bị về mặt nội dung, kỹ thuật đường
truyền, bảo đảm thành công của Đại hội đồng AIPA-41.

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch AIPA 41 Nguyễn Thị Kim Ngân phát
biểu bế mạ Đại hội đồng AIPA 14 (nguồn: internet)

Thứ tư Việt Nam tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa cùng với các
quốc gia khác trên thế giới. Giữa thời điểm ứng phó với Covid-19, Việt Nam cũng đã
chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch ứng cử vào 3 cơ quan quan trọng của Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) là Hội đồng
Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-
2027, Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
nhiệm kỳ 2022-2026. Trong vai trò là Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an
15
Liên hợp quốc, Việt Nam đề xuất và Liên hợp quốc đã nhanh chóng thông qua Ngày
thế giới sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh”. Việt Nam đã thể hiện được dấu ấn bản sắc
dân tộc và truyền cảm hứng cho các nước thành viên cùng nhau hành động chống lại
dịch bệnh COVID-19, khắc phục những khó khăn do dịch bệnh gây ra. Ngày càng có
nhiều lãnh đạo và các quan chức cấp cao nhiều nước đã lựa chọn Việt Nam là điểm
đến thăm và thúc đẩy quan hệ.

Thứ năm những ghi nhận đánh giá về Việt Nam trong quá tr nh hống ị h
Covid-19 t á ạn è quố tế. Trước thông điệp về tình đoàn kết, cam kết và hành
động mạnh mẽ thông qua các hành động của Việt Nam trong cuộc chiến cam go với
dịch bệnh hiện, bạn bè quốc tế đã ghi nhận, đánh giá cao.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
COVID-19 của Lào Somdy Duangdy đã đánh giá cao sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính
phủ, nhân dân Việt Nam; khẳng định đây là sự cổ vũ, động viên tinh thần hết sức lớn
lao đối với đội ngũ y, bác sỹ, người dân Lào trong bối cảnh đất nước Lào đang đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức lớn từ đại dịch. Điều này là minh chứng cho mối quan
hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Lào - Việt Nam anh em.

Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio đã gửi thư bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới
Chính phủ, nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ nước này trong cuộc chiến chống dịch
COVID-19. Ngoại trưởng Italy nhấn mạnh, trong thời điểm nhiều thách thức này, tinh
thần đoàn kết rộng mở đã được thể hiện ở nhiều cấp độ bởi Chính phủ và các tổ chức
xã hội và là minh chứng cho mối quan hệ sâu sắc giữa hai nước.

Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam K.Vnukov đánh giá cao sự chuyên nghiệp
và các biện pháp ứng phó hiệu quả của Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh, nhiều
lần được cộng đồng quốc tế công nhận. Đại sứ bày tỏ hy vọng, với sự đoàn kết, chung
sức chung lòng, các nước sẽ cùng nhau vượt qua đại dịch và hướng tới tương lai tốt
đẹp.

Thay mặt Tổng thống Donald Trump và nhân dân Hoa Kỳ, Đại sứ Hoa Kỳ tại
Việt Nam Daniel J. Kritenbrink đánh giá cao công tác ứng phó với dịch bệnh của Việt
Nam; cho rằng những hỗ trợ từ Việt Nam là sự động viên tinh thần to lớn và là thông
điệp về tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau mà Việt Nam dành cho Hoa Kỳ.
16
Thứ trưởng Thường trự Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao vật tư y tế ủa Thủ tướng
Nguyễn Xu n Phú ho Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Danie Kritenbrink
(nguồn internet)

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Mawe xúc động gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
Chính phủ, nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ vô cùng ý nghĩa dành cho Thụy Điển
trong thời điểm hiện nay. Đại sứ coi đây là minh chứng sinh động cho mối quan hệ
hữu nghị truyền thống, hợp tác chặt chẽ, tin cậy, gắn bó, hiệu quả giữa Việt Nam -
Thụy Điển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế.

Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi cho rằng, Việt Nam đã thể hiện tầm
lãnh đạo mạnh mẽ” trong việc dẫn dắt một phản ứng tập thể của khu vực trước đại
dịch COVID-19. Theo ông Jock Hoi, phản ứng mạnh mẽ của ASEAN phần lớn nhờ
vào sự lãnh đạo của Việt Nam trong việc khuyến khích tiếp tục đối thoại và hợp tác
trong khu vực. Tổng Thư ký Jock Hoi khẳng định: "Việt Nam đã chỉ ra rằng chúng ta
có thể vượt qua các thách thức từ đại dịch COVID-19 nếu các nước trong khu vực hợp
tác cùng nhau trong tình đoàn kết và sự kiên cường".

17
Mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong quá trình giải
quyết đại dịch Covid – 19 mang lại nhiều thành tựu trên có thể thấy được là do ngay từ
đầu, Đảng, Nhà nước ta đã có những chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ, kiên quyết
nhiều giải pháp phòng, chống dịch ngay từ sớm và áp dụng mức độ cao hơn so với các
khuyến cáo của WHO. Đề cao tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc phòng,
chống bệnh dịch toàn cầu, Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Ngoại giao Việt Nam thường
xuyên có các cuộc điện đàm với các đối tác trên thế giới để cùng chia sẻ kinh nghiệm
và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đảng và Nhà nước ta đã có những
hoạt động đúng đắn, thân thiện và nỗ lực nhằm đẩy lùi đại dịch và tăng cường hợp tác
quốc tế. Trong cuộc chiến cam go với đại dịch COVID-19, Việt Nam dù đang nỗ lực
hết sức chống dịch nhưng vẫn sẻ chia, giúp đỡ các nước bằng những việc làm cụ thể,
thiết thực. Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác và sự chân thành, trách nhiệm
của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, góp phần nâng cao uy tín của đất
nước trong cộng đồng quốc tế.

2.2.2 Những hạn chế nhất định và nguyên nhân của những hạn chế trong
mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong quá trình giải
quyết đại dịch Covid-19

Trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu, Việt Nam xác định không thể đi
một mình mà cần phải có sự sẻ chia, hợp tác, cập nhật thông tin, kinh nghiệm chống
dịch, kết quả nghiên cứu vaccine với các nước trên thế giới. Nhờ áp dụng các chính
sách ngoại giao văn hóa với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều
kiện, khả năng và cơ chế của mình, Việt Nam đã đạt được khá nhiều thành tựu, những
dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định trong
mối quan hệ giữa nước ta và các quốc gia trên thế giới:

Thứ nhất, xuất hiện nhiều bất cập ảnh hưởng đến chất ượng hội nghị truyền
hình trực tuyến. Trên tinh thần phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm chống dịch giữa các
nước. Việt Nam đã cùng các nước như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Ấn
Độ, Australia, New Zealand… tiến hành nhiều cuộc điện đàm ở các cấp khác nhau, với
số lượng kỷ lục chưa từng có trong hoạt động ngoại giao của nước ta. Tuy nhiên, công

18
tác triển khai vẫn còn nhiều khó khăn và vướng mắc nguyên nhân là do hạn chế cơ bản
về hệ thống trang thiết bị chưa đủ tiên tiến, công nghệ còn lạc hậu, không tích hợp, kết
nối được với nhiều loại thiết bị mới hay đường truyền không ổn định. Sự cố kỹ thuật
gây gián đoạn khiến nhân sự phải đi sửa chữa, ảnh hưởng đến hiệu quả của hội nghị
nói chung và vô tình ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch ở các nước.

Thứ hai, hầu hết á nướ hưa ó nhiều kinh nghiệm và có các cách ứng xử
khác nhau, vì là một đại dịch mới, chưa có tiền lệ, chưa từng xảy ra trên quy mô toàn
cầu, ảnh hưởng lớn, nhiều mặt, Công tác truyền thông chưa được chuẩn bị kỹ, chưa
thông tin kịp thời, có thời điểm bị động, lúng túng, nhất là trong thời gian đầu của đợt
dịch. Cơ chế cung cấp thông tin, nội dung, phương thức, lực lượng thông tin có lúc
chưa thật hợp lý và thống nhất giữa các nước, dẫn đến tính kích động, nghi ngờ của
người dân trên thế giới.

Thứ ba, với sự chênh lệch về phát triển trong ĩnh vực y tế, công nghệ và giáo
dục, dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine,
thuốc, cũng như những phác đồ điều trị. Từ đó gây ra khó khăn cho người dân để tiếp
cận với các dịch vụ y tế khi dịch bùng phát trên diện rộng, dẫn đến tình trạng quá tải
và tăng nguy cơ tử vong.

Thứ tư xuất hiện những mâu thuẫn do hiện tượng xuất nhập cảnh. Trong giai
đoạn xảy ra đại dịch, xuất hiện những mâu thuẫn do hiện tượng xuất nhập cảnh trái
phép như người nhập cảnh trái phép thông qua biên giới Việt Nam - Trung
Quốc/Lào/Campuchia, trốn cách ly, trốn khai báo y tế khiến cho người dân nước ta có
những ấn tượng xấu đối với các quốc gia láng giềng. Bên cạnh đó, trường hợp như
người Hàn Quốc phàn nàn về đồ ăn và chất lượng phục vụ trong khu cách ly Việt Nam
cũng làm dấy lên mâu thuẫn giữa người dân 2 nước.

19
Trường hợp xuất nhập cảnh trái phép trong thời kỳ dịch bệnh ăng thẳng
(nguồn: internet)

Thứ năm những vấn nạn về thông tin giả ũng đã g y ảnh hưởng tới cái nhìn
của người dân về các quốc gia khác. Một số người dân cho rằng chính các quốc gia có
số lượng ca nhiễm cao đã gây ảnh hưởng đến thế giới vì đã không kịp thời ngăn chặn
dịch, hay là thông tin các nước như Mỹ và đồng minh cáo buộc Trung Quốc giấu
thông tin về nguồn gốc virus hay ủng hộ thuyết virus corona bị rò rỉ’’ từ phòng thí
nghiệm tại Vũ Hán, làm tăng căng thẳng cũng như kích động làn sóng bài Trung Quốc.

Thời điểm dịch Covid còn là thời cơ để các thế lự thù địch tung thông tin bất
lợi nhằm chống phá Việt Nam (nguồn: internet)

20
2.3 Những giải pháp khắc phục những hạn chế trong mối quan hệ giữa Việt Nam
và các quốc gia trên thế giới trong quá trình giải quyết đại dịch Covid-19

Với những hạn chế trong quá trình giải quyết đại dịch Covid – 19 được nêu ra ở
trên, cần có những giải pháp khắc phục, cũng như bài học cho Việt Nam trong mối
quan hệ với các nước trên thế giới như sau:

Một là, trong bối cảnh phức tạp của mùa Covid, họp trực tuyến hay tổ chức hội
nghị truyền hình trực tuyến trở thành hoạt động thường xuyên và được Chính phủ
khuyến khích. Từ hoàn cảnh bắt buộc, đến khi triển khai áp dụng thực tế thì những
cuộc họp này đã thể hiện rõ lợi thế: tiết kiệm thời gian và chi phí. Chính vì vậy tổ chức
hội nghị truyền hình trực tuyến trở thành phương thức vô cùng hiệu quả. Xây dựng
bằng công nghệ, phương pháp này có thể tiếp tục sử dụng công nghệ để tối ưu và hiện
đại. Điều này đặt ra yêu cầu mới trong cách thức vận hành, tổ chức và quan trọng nhất
là ứng dụng các giải pháp công nghệ phù hợp để mang lại hiệu quả tối đa.

Hai là, cần có những quyết định, cảnh báo sớm hơn từ tổ chức Liên Hợp Quốc
về sự nguy hiểm của đại dịch cho các nước hiểu được mức độ nguy hiểm, từ đó tạo
cho người dân ý thức chủ động phòng chống dịch bệnh ngay từ những ngày đầu.
Khuyến nghị tăng cường, trao đổi, học hỏi giữa các quốc gia có những thành công nhất
định trong việc phòng chống đại dịch.

Ba là, với việc nhận ra được sự nguy hiểm từ các đại dịch, việc thúc đẩy các
nước cùng phát triển hệ thống y tế, công nghệ và giáo dục. Đặt ra yêu cầu cấp thiết
phải nâng cao năng lực công nghệ của các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp mà
chuyển giao, nghiên cứu làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam
là một trong những kênh rất quan trọng. Từ đó làm tiền đề để Việt Nam và các nước tự
chủ trong hoạt động sản xuất vaccine, mang lại miễn dịch cho công động một cách chủ
động hơn.

Bốn là, hạn chế những vấn nạn xuất nhập cảnh trái phép giữa các quốc gia. Nhà
nước cần có những tuyên truyền cho người dân về những mặt hại của việc xuất-nhập
cảnh trái phép. Cần hợp tác báo cáo với cơ quan chức năng khi phát hiện các đối tượng
vi phạm. Bên cạnh đó là siết chặt vai trò của các cơ quan chức năng, các tổ tuần tra lưu

21
động kết hợp với những chốt kiểm soát ở những điểm nóng của việc xuất nhập cảnh
trái phép. Cũng như các nước nên có những trao đổi giúp người dân có mong muốn
được về nước theo con đường chính ngạch để đảm bảo cách ly theo đúng quy trình của
mỗi nước.

Năm hạn chế các vấn nạn về thông tin giả cũng là một trong những việc phải
làm trong suốt cũng như sau đại dịch. Nhà nước nên có những chế tài xử lý nặng với
những cá nhân, tổ chức đăng tải thông tin sai sự thật. Đồng thời, kết hợp với các công
ty truyền thông, mạng xã hội để hạn chế các tài khoản có những hành vi không đúng
mực. Mặt khác, nhà nước nên tạo các fanpage trên các mạng xã hội phổ biến người
dùng để truyền tải thông tin chính xác đi nhanh hơn giúp người dân cập nhật nhanh
hơn. Tuyên truyền cho người dân về việc cảnh giác với các thông tin không được kiểm
chứng. Phân biệt thông tin dựa vào nguồn đưa ra thông tin. Nâng cao kiến thức bằng
cách đọc các thông tin đã được kiểm chứng rõ rãng, hiểu được sức ảnh hưởng tiêu cực
của thông tin giả để người dân nắm bắt và phòng tránh.

22
PHẦN KẾT LUẬN

Dựa trên việc phân tích và làm rõ khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc đến
định nghĩa của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc ở chương 1, cần nắm được
dân tộc không chỉ là sản phẩm của sự phát triển kinh tế, văn hoá mà còn là động lực
phát triển của quốc gia trong thời đại ngày nay - thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội.

Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu, có sức cuốn hút mạnh mẽ,
hàm chứa cả cơ hội lẫn thách thức đối với các quốc gia trên đà phát triển. Nhất là trong
thời kỳ căng thẳng của đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt
thì mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa các dân tộc là một chìa khóa then chốt để có
thể cứu nguy kịp thời giữa cơn đại dịch”. Ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 mới
bùng phát, ngành ngoại giao Việt Nam đã phát huy vai trò hết sức nhanh nhạy trong
việc kết nối, chia sẻ thông tin, cộng hưởng sức mạnh để phòng, chống COVID-19 hiệu
quả, góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân trong nước và thế giới đối với
Đảng, Nhà nước Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc để phục hồi và phát triển đất nước.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhất định.
Cách duy nhất để loại bỏ những hạn chế đó chính là việc đưa ra nhiều giải pháp thiết
thực, hợp với hoàn cảnh hiện tại. Việc đề ra giải pháp không chỉ là nhiệm vụ của riêng
một tập thể, một tổ chức nào, chính những công dân của nước Việt Nam là người luôn
có quyền đề xuất ra những sáng kiến để giúp Việt Nam đề ra giải pháp khắc phục hạn
chế trong mối quan hệ giữa các quốc gia thời kỳ đại dịch. Trong đó quan trọng hơn cả
có thể nói đến tầng lớp thanh niên – người chủ tương lai của nước nhà, cái cầu nối
giữa các thế hệ thì càng phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc đem lại ích lợi cho xã
hội. Để làm được điều đó người chủ tương lai của nước nhà thế hệ trẻ Việt Nam nói
chung và sinh viên, thanh niên trí thức nói riêng cần phải học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh vì Người không chỉ là một nhà đạo đức học lỗi lạc mà
còn là một tấm gương đạo đức vô song. Chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và
tấm gương đạo đức của Người có một sức sống mãnh liệt và sự cổ vũ lớn lao không
chỉ với nhân dân Việt Nam mà còn cả với nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì
dân chủ và tiến bộ xã hội.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hà
Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật.

2. ThS. Lê Thị Thảo Trang. (20/8/2021). Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với
Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tạp chí Khoa họ Đại học Sài
Gòn.
3. An An. (30/06/2021). Giải pháp khắc phụ khó khăn khi triển khai hội nghị
truyền hình trực tuyến. Truy cập từ: https://bom.so/a8AXaL
4. Hồng Điệp – Phan Phương. (18/04/2020). Việt Nam tích cực hỗ trợ các quốc
gia phòng, chống đại dịch Covid-19. Truy cập từ https://bom.so/eEpCdH
5. Lê Thị Thảo Trang. (08/2021). Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với Việt Nam
trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Truy cập từ: https://rg.link/8CAbaUp
6. Mai Mộc Thảo. (31/01/2020). Virus Corona 2019: Nguyên nhân & Triệu
chứng. Truy cập từ https://vnvc.vn/virus-corona-2019/
7. Phạm Minh Sơn. (24/02/2021). Hợp tá v xung đột quốc tế trong cuộc chiến
chống đại dịch COVID-19. Truy cập từ: https://goeco.link/NOKFC
8. Thế giới và Việt Nam. Đại dịch Covid-19 và sự thay đổi quan hệ giữa các quốc
gia. Truy cập từ: https://bom.so/9mFLsv
9. Việt Đức. (18/12/2020). Việt Nam đo n kết với quốc tế ứng phó với đại dịch
COVID-19. Truy cập từ: https://bom.so/zQJ7b1

24

You might also like