You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


BÀI TẬP LỚN


MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC
NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM

LỚP: L02 … NHÓM : 5 … HK 222


NGÀY NỘP:

Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Trần Thành Đạt 2012954
Nguyễn Quang Đạt 2012929
Phùng Minh Đức 2013012
Nguyễn Thành Đạt 2012937

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM


Môn: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (MSMH: SP1039)
Nhóm/Lớp: 5/L02 HK:222 Năm học: 2022-2023
Đề tài:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI - QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC
NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM

ST Mã số Họ Tên Nhiệm vụ được phân công Kết Ký


T SV quả tên
23 2012954 Trần Thành Đạt Phần mở đầu; Phần I; Trình 100%
bày nội dung hình thức
21 2012929 Nguyễn Quang Đạt Phần 2.1 và 2.2 100%
25 2013012 Phùng Minh Đức Phần 2.3 và 3.1 100%

22 2012937 Nguyễn Thành Đạt Phần 3.2; Phần kết luận 100%

Họ và tên nhóm trưởng: Trần Thành Đạt ..... Email: dat.tranthanhdat16@hcmut.edu.vn......

Nhận xét của GV:

..................................................................................................................................................

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Trần
Thành Đạt

2
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
Lý do chọn đề tài.......................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................5
I. Bối cảnh lịch sự Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX........................5
1.1. Bối cảnh thế giới.............................................................................................5
1.2. Bối cảnh trong nước........................................................................................7
II. Quá trình sàng lọc của lịch sử và dân tộc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam................................................................................................................. 10
2.1. Phong trao yêu nước theo khuynh hướng phong kiến....................................10
2.2 Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản..................................................17
2.3. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản................................................21
III. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.........................................................24
3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên.................24
3.2. Giá trị của việc thành lập Đảng.....................................................................26
PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................................27

3
PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn giữa lúc cách mạng Việt Nam đang chìm trong cuộc khủng hoảng
về đường lối cứu nước, người con của quê hương là Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc
ra đi tìm con đường cứu nước. Bước ngoặc lớn trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc diễn
ra khi người đọc toàn văn: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa của Lênin. Người hiểu sâu sắc những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng
dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng
giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ
giải phóng dân tộc, gắn cách mạng giải phóng dân tộc từng bước với phong trào cách
mạng vô sản thế giới. Từ đây người dứt khoát đi theo con đường cách mạng của Lênin.
Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin,
tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam.
Ngày 3-2-1930, Hội nghi hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long (Hương
Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra. Hội nghị
nhất trí thành lập đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua
Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của
Đảng, Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là
một Đại hội thành lập Đảng. Đảng được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp
và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; là sản phẩm của sự kết
hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả
của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và là kết quả của quá trình
chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng,
đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Đó là một mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng
đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu
nước.

4
PHẦN NỘI DUNG

I. Bối cảnh lịch sự Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
1.1. Bối cảnh thế giới
1.1.1. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản Âu - Mỹ có những chuyển biến mạnh mẽ
trong đời sống kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển từ giai đoạn tự do
cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát
triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Do đó các nước Chủ nghĩa tư bản
phương Tây đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở Châu Á,
châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, biến các quốc gia này thành thuộc địa cũng như là thị
trường tiêu thụ của các nước đế quốc. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm
cho nhân dân lao động ở các nước trở nên cùng cực. Trước bối cảnh đó, nhân dân các
dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách thực dân, đế quốc, tạo
thành phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ , rộng khắp, nhất là ở Châu Á. 1
Tháng 8 năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra với mục đích tranh giành
thuộc địa giữa các nước đế quốc gây ra nhiều hậu quả đau thương cho nhân dân nhiều
nước. Đồng thời cũng làm cho sức mạnh của chủ nghĩa đế quốc suy yếu và mâu thuẫn
giữa các nước đế quốc càng tăng thêm. Từ đó tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh ở các
nước cũng như các thuộc địa phát triển mạnh mẽ.
Sự ra đời của hàng loạt các Đảng Cộng Sản: Đảng Cộng Sản Pháp (1920), Đảng
Cộng Sản Trung Quốc (1921),...tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin vào Việt Nam.
1.1.2. Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời
Với ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, giữa thế kỷ XIX phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ dẫn đến yêu cầu phải có hệ thống lý luận
khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa tư bản thành lập vì điều này đã dẫn đến chủ nghĩa Mác-Lênin ra
đời. Khi đề cập đến chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ ra cho nhân dân các nước thuộc địa

1
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.
tr.36.

5
một trong những điểm yếu chết người của chúng nằm ngay trong câu nói: “Mặt trời
không bao giờ lặn trên đất nước Anh”, chứng minh cho hệ thống thuộc địa rộng lớn này
sẽ gây khó khăn cho quá trình cai trị của chính quốc. Vì vậy muốn chiến thắng và giành
lại độc lập, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra các dân tộc thuộc địa cùng chung kẻ thù phải
hợp sức cùng lúc kiên quyết nổi dậy đấu tranh thì sẽ phân tán lực lượng của đế quốc,
thay vì những phong trào nhỏ lẻ, rời rạc thì bọn chúng sẽ dễ dàng dập tắt được. Từ yếu
tố này, Lênin đã bổ sung vào khẩu hiệu nổi tiếng trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản” mà C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp
bức trên toàn thế giới đoàn kết lại” 2. Sau khi được bổ sung, khẩu hiệu không những
công khai tuyên bố tính chất quốc tế của giai cấp vô sản mà còn kêu gọi tinh thần đoàn
kết của tất cả giai cấp thuộc những dân tộc bị áp bức, không chỉ giai cấp vô sản và giai
cấp công nhân. Muốn liên kết chặt chẽ mọi tầng lớp dân tộc bị áp bức, cần phải lập ra
Đảng Cộng sản để thực hiện sứ mệnh lịch sử chung: tiêu diệt đế quốc.
1.1.3. Cách mạng tháng Mười Nga thành công và Quốc tế Cộng sản ra đời
Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Trong bối cảnh đó,
cách mạng tháng Mười Nga đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới. Thắng lợi của
cách mạng tháng Mười Nga không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản ở các nước tư bản, mà còn là tấm gương sáng trong việc giải phóng dân tộc
bị áp bức, có tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa. Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản, do V.I. Lênin đứng đầu, được thành lập, trở thành
bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới . Quốc
tế Cộng sản không những vạch đường hướng chiến lược cho cách mạng vô sản mà còn
đề cập các vấn đề dân tộc và thuộc địa, giúp đỡ chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc.
Cùng với việc nghiên cứu và hoàn thiện chiến lược và sách lược về vấn đề dân tộc và
thuộc địa, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành hoạt động truyền bá tư tưởng cách mạng vô
sản và thúc đẩy phong trào đấu tranh ở khu vực này đi theo khuynh hướng vô sản. Đại
hội II của Quốc tế Cộng sản (1920) đã thông qua Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa do V.I.Lênin khởi xướng. Cách mạng tháng Mười
Nga và những hoạt động cách mạng của Quốc tế Cộng sản đã ảnh hưởng mạnh mẽ và

2
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 2017.

6
thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam và
Đông Dương.3
1.2. Bối cảnh trong nước
1.2.1. Xã hội Việt nam dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp
Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng của châu
Á, Việt Nam trở thành đối tượng nằm trong mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp. Năm
1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt
được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ
máy thống trị ở Việt Nam.
Về chính trị, chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp
nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, biến
vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Chúng tiếp tục thi hành chính sách “chia để
trị” rất thâm độc, chia nước ta làm ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở
mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với
nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, với mong
muốn xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc,
Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng
họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế: tiến hành cướp
đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công
nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho chính sách khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã
tạo nên sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam (hình thành một số ngành kinh tế
mới...) nhưng cũng dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản
Pháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu. Pháp ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài
lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh. Pháp tăng thuế,
bắt nhân dân Việt Nam mua công trái, vơ vét lương thực, nông lâm sản, kim loại... đem
về Pháp. Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế - xã hội Việt Nam.
Về văn hóa-xã hội, chúng thi hành chính sách “ ngu dân” để dễ cai trị, lập nhà tù
nhiều hơn trường học, đồng thời du nhập những giá trị phản văn hóa, duy trì tệ nạn xã
3
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.
tr.38.

7
hội vốn có của chế độ phong kiến như mê tín dị đoan,.. và tạo ra nhiều tệ nạn mới, dùng
rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc các thế hệ người Việt Nam. Chúng còn ra sức tuyên
truyền tư tưởng “khai hóa văn minh” của nước “Đại Pháp”.
Chế độ áp bức về chính trị , bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa của thực dân
Pháp đã làm biến đổi tình hình, chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam. Các giai cấp cũ phân
hóa, giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện với địa vị kinh tế khác nhau và do đó cũng có thái
độ chính trị khác nhau đối với vận mệnh của dân tộc.
1.2.2. Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam dưới sự
thống trị của thực dân Pháp
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực
dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc:
Giai cấp địa chủ: Một bộ phận địa chủ cấu kết với thực dân Pháp và làm tay sai
đắc lực cho Pháp trong việc ra sức đàn áp phong trào yêu nước và bóc lột nông dân. Một
bộ phận khác nêu cao tinh thần dân tộc, khởi xướng và lãnh đạo các phong trào chống
Pháp và bảo vệ chế độ phong kiến. Một số trở thành lãnh đạo phong trào nông dân
chống thực dân Pháp và phong kiến phản động. Còn một số bộ phận nhỏ chuyển sang
kinh doanh theo lối tư sản
Giai cấp nông dân: Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội
Việt Nam (chiếm khoảng hơn 90% dân số), bị áp bức và bóc lột nặng nề. Do vậy, ngoài
mâu thuẫn giai cấp vốn có với giai cấp địa chủ, nông dân còn có mâu thuẫn sâu sắc với
thực dân Pháp xâm lược. Đây là lực lượng hùng hậu, có tinh thần yêu nước và khao khát
giành lại độc lập tự do của dân tộc, sẵn sàng vùng dậy làm cách mạng lật đổ thực dân
phong kiến khi có lực lượng tiên phong lãnh đạo.
Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời gắn liền với các cuộc khai thác thuộc địa của
Pháp, với việc thực dân Pháp thiết lập các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, khu đồn
điền… Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt
Nam có những đặc điểm riêng vì ra đời trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong
kiến, chủ yếu xuất thân từ nông dân, cơ cấu chủ yếu là công nhân khai thác mỏ, đồn
điền, lực lượng còn nhỏ bé nhưng sớm vươn lên tiếp nhận tư tưởng tiên tiến của thời đại,
nhanh chóng phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh
đạo.

8
Giai cấp tư sản Việt Nam: Giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện muộn hơn giai cấp
công nhân. Một bộ phận có lợi ích gắn liền với tư bản Pháp, tham gia vào đời sống
chính trị, kinh tế của chính quyền Pháp và trở thành tầng lớp tư sản mại bản. Một bộ
phân là giai cấp tư sản dân tộc bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm, bị lệ thuộc yếu ớt về
kinh tế. Phần lớn tư sản dân tộc Việt Nam có tinh thần dân tộc, yêu nước nhưng không
có khả năng tập hợp các giai cấp để tiến hành cách mạng.
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: bao gồm tiểu thương, tiểu chủ, sinh viên, học
sinh… bị đế quốc, tư bản chèn ép, khinh miệt, họ có tinh thần dân tộc, yêu nước, rất
nhạy cảm về chính trị và thời cuộc. Tuy nhiên do địa vị kinh tế bấp bênh hay dao động,
thiếu kiên định nên tầng lớp tiểu tư sản không thể lãnh đạo cách mạng.
Như vậy, có thể thấy, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, Việt Nam đã có sự biến đổi
rất quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội. Chính sách cai trị và khai thác, bóc lột của
thực dân Pháp đã làm phân hóa những giai cấp vốn là của chế độ phong kiến (địa chủ,
nông dân), đồng thời hình những giai cấp, tầng lớp mới (công nhân, tư sản dân tộc, tiểu
tư sản) với thái độ chính trị khác nhau. Những mâu thuẫn mới trong xã hôi Việt Nam
xuất hiện, trong đó, mâu thuẫn giữa đoàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và
phong kiến phản động trở thành mâu thuẫn chủ yếu và ngày càng gay gắt.4

4
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.
tr.43.

9
II. Quá trình sàng lọc của lịch sử và dân tộc đối với sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam
2.1. Phong trao yêu nước theo khuynh hướng phong kiến
2.1.1. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
a. Nguyên nhân bùng nổ
Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân khó khăn, một vài bộ phận phải
phiêu tán lên Yên Thế và họ sẵn sàng đấu tranh.
Yên Thế là vùng đất phía Tây Bắc Giang, diện tích rộng cây cối rậm rạp, cây cỏ
um tùm từ đấy có thể đi thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, Phúc Yên, Vĩnh Yên nên
rất thích hợp với lối đánh du kích, dựa vào địa thế hiểm trở và công sự dã chiến, đánh
nhanh và rút nhanh lại rất thuận tiện khi bị truy đuổi.
Pháp thi hành chính sách bình định, nhân dân Yên Thế vùng dậy đấu tranh.
b. Diễn biến cuộc khởi nghĩa
Giai đoạn thứ nhất (1884 -1892): Lúc bấy giờ xuất hiện hàng chục toán nghĩa
quân của Đề Nắm, Bá Phức, Thống Luận, Tổng Tài, Đề Thuật, Đề Chung... Mỗi thủ
lĩnh cầm đầu một toán quân và làm chủ một vùng. Theo Chapuis, tới cuối năm 1889, lực
lượng của Đề Thám gồm khoảng 500 quân được huấn luyện chu đáo. Đề Thám liên kết
với lực lượng của Lương Tam Kỳ, một chỉ huy quân Cờ đen, và thủ lĩnh người Thái
Đèo Văn Trị. Ngoài căn cứ địa Yên Thế, Đề Thám còn tổ chức đồn điền tại Phủ Lạng
Thương, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc Yên và Bắc Giang.
Trong giai đoạn này, tuy phong trào chưa được thống nhất vào một mối, nhưng
nghĩa quân vẫn hoạt động có hiệu quả. Tháng 11-1890, nghĩa quân Đề Thám đã giành
thắng lợi trong trận chống càn ở Cao Thượng. Từ đầu đến cuối tháng 12-1890, ba lần
quân Pháp tấn công vào Hố Chuối, nhưng cả ba lần chúng đều bị nghĩa quân Đề Thám
đánh bại. Đến cuối năm 1891, nghĩa quân đã làm chủ hầu hết vùng Yên Thế, mở rộng
hoạt động sang cả Phủ Lạng Thương.
Năm 1891, quân Pháp lại tấn công Hố Chuối, nghĩa quân Đề Thám phải rút lên
Đồng Hom. Tranh thủ thời cơ, chúng tiến nhanh vào vùng Nhã Nam, rồi vừa tổ chức các
cuộc càn quét, vừa xây dựng các đồn bốt để bao vây nghĩa quân.
Nhằm ngăn chặn các cuộc hành quân càn quét của địch, nghĩa quân đã lập một
cụm cứ điểm gồm 7 hệ thống công sự ở phía bắc Yên Thế do Đề Nắm, Đề Thám, Bá

10
Phức, Đề Tâm, Đề Tuất, Đề Chung, Tổng Tài chỉ huy. Lúc này, Đề Nắm là một trong
những thủ lĩnh có uy tín nhất của nghĩa quân Yên Thế.
Tháng 3 - 1892, Pháp huy động hơn 2.200 quân bao gồm nhiều binh chủng (công
binh, pháo binh...) do tướng Voarông (Voiron) chỉ huy ào ạt tấn công vào căn cứ nghĩa
quân. Do tương quan lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân sau nhiều trận kịch chiến đã
phải rút khỏi căn cứ. Lực lượng nghĩa quân bị suy yếu rõ rệt. Khó khăn ngày càng
nhiều, một số thủ lĩnh ra hàng, một số khác hi sinh trong chiến đấu, trong đó có Đề
Nắm bị giết vào tháng 4 - 1892.
Để cứu vãn tình thế, Đề Thám đã đứng ra tổ chức lại phong trào và trở thành thủ
lĩnh tối cao của nghĩa quân Yên Thế. Tuy gặp khó khăn, nhưng thế mạnh của quân Yên
Thế là thông thuộc địa hình và cơ động, giúp họ thoát được vòng vây của quân Pháp.
Giai đoạn 2 (1893-1897): Trong giai đoạn này, nghĩa quân đã hai lần đình chiến
với Pháp, lần thứ nhất vào tháng 10 - 1894, lần thứ hai vào tháng 12-1897. Sau khi Đề
Nắm hi sinh, Đề Thám đảm nhận vai trò lãnh đạo phong trào Yên Thế. Ông đã khôi
phục những toán quân còn sót lại ở Yên Thế và các vùng xung quanh, rồi tiếp tục hoạt
động. So với giai đoạn trước, số lượng nghĩa quân tuy có giảm, nhưng địa bàn hoạt động
lại mở rộng hơn.
Năm 1894, nghĩa quân trở về Yên Thế tiến hành xây dựng lại căn cứ Hố Chuối,
đồng thời mở rộng hoạt động ra các vùng thuộc Bắc Ninh, Bắc Giang. Lúc này, các
phong trào Bãi Sậy, Ba Đình, cũng như các đội quân kháng chiến của Đốc Ngữ, Đề
Kiều đều đã tan rã, nên thực dân Pháp có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp khởi
nghĩa Yên Thế.
Ngày 17-9-1894, quân Yên Thế bắt cóc Chesnay , biên tập viên tờ Avenir du
Tonkin. Do phải chịu áp lực từ phía chính quyền thuộc địa và khó khăn trong việc dập
tắt cuộc khởi nghĩa, quân đội Pháp phải tiến hành hòa hoãn để nghĩa quân Yên Thế thả
Chesnay. Về phía nghĩa quân, tuy có giành được một số thắng lợi, nhưng lực lượng
cũng suy yếu rõ rệt. Trong tình hình đó, Đề Thám thấy cần phải hòa hoãn với Pháp để
tranh thủ thời cơ củng cố lực lượng. Tháng 10-1894, cuộc thương lượng giữa nghĩa
quân Yên Thế và thực dân Pháp kết thúc.Theo đó, phía Pháp trả 15.000 francs tiền
chuộc, họ phải rút khỏi Yên Thế và để Đề Thám kiểm soát 4 tổng Nhã Nam, Mục Sơn,
Yên Lễ và Hữu Thượng, với quyền thu thuế trong 3 năm. Trong thời gian này, Đề Thám

11
tới sống ở đồn Phồn Xương và cho cày cấy với quy mô lớn. Ông cũng được Kỳ Đồng
hỗ trợ, tuyển mộ người cho ông từ thành phần phụ từ một đồn điền của Pháp do Kỳ
Đồng quản lý.
Năm 1895, Đề Thám tham gia tổ chức đánh Bắc Ninh, và từ chối trả lại những vũ
khí mà ông chiếm được tại đây cho phía Pháp. Tới tháng 11-1895, thiếu tá Gallieni đưa
một pháo thuyền chở quân lên uy hiếp, buộc Đề Thám đầu hàng, nhưng nghĩa quân Đề
Thám đã chống đỡ quyết liệt. Để tránh những cuộc đụng độ lớn với quân Pháp, Đề
Thám chủ trương chia nghĩa quân thành những toán nhỏ phân tán hoạt động trong rừng
và ở các làng mạc. Nghĩa quân phải di chuyển hoạt động trong bốn tỉnh: Bắc Ninh, Bắc
Giang, Thái Nguyên, Phúc Yên.
Trước sự truy lùng và vây quét ráo riết của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân ngày
càng suy yếu. Để bảo toàn lực lượng, Đề Thám lại xin giảng hòa với Pháp lần thứ hai.
Thực dân Pháp lúc này cũng muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa.
Vì vậy, tháng 12-1897, hiệp ước hòa hoãn giữa thực dân Pháp và nghĩa quân Đề Thám
đã được ký kết với những điều kiện ràng buộc chặt chẽ hơn, nghĩa quân phải nộp cho
Pháp tất cả vũ khí và phải bãi binh. Đề Thám bề ngoài tỏ ra là phục tùng, nhưng bên
trong vẫn ngầm củng cố lực lượng.
Giai đoạn 3 (1898-1908): Trong suốt 11 năm đình chiến, nghĩa quân Yên Thế vẫn
giữ tinh thần chiến đấu. Tại căn cứ Phồn Xương, nghĩa quân vừa sản xuất tự túc lượng
ăn, vừa tăng cường sắm sửa vũ khí, ra sức luyện tập. Đồng thời, Đề Thám còn mở rộng
quan hệ giao tiếp với các nhà yêu nước ở Bắc và Trung Kì.
Tại Yên Thế, nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã hai lần đón tiếp nhà yêu nước Phan
Bội Châu. Giữa năm 1906, Phan Châu Trinh cũng lên Yên Thế gặp Đề Thám. Đề Thám
cần lập một căn cứ cứ gọi là đồn Tú Nghệ dành cho các nghĩa sĩ miền Trung ra huấn
luyện quân sự.
Về phía Pháp, trong thời gian chúng ráo riết lập đồn, bốt, mở đường giao thông,
tạo mọi điều kiện cần thiết để đánh đòn quyết định vào căn cứ nghĩa quân Yên Thế.
Giai đoạn thứ 4 (1909-1913): Năm 1908, Đề Thám tham gia cuộc nổi dậy của lính
khố xanh tại Bắc Ninh, Nam Định và Nhã Nam, khiến một sĩ quan Pháp bị giết. Tới 27-
7 năm 1908, xảy ra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội có sự tham gia của Đề Thám.
Cuộc binh biến này được chuẩn bị rất chu đáo, theo đó nghĩa quân sẽ bắn phá đồn binh

12
Pháp tại Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Quân đội 108, Hà Nội) bằng đại bác nhằm vô hiệu
hóa đồn này. Các đồn binh tại Sơn Tây và Bắc Ninh sẽ bị chặn đánh, không cho tiếp cứu
Hà Nội. Quân Đề Thám chờ ngoài thành Hà Nội, chờ tín hiệu từ trong thành, sẽ đánh
Gia Lâm và cắt đường xe lửa và điện thoại. Tuy nhiên cuộc binh biến thất bại, quân Đề
Thám phải rút về, 24 người tham gia cuộc binh biến bị Pháp xử tử, 70 người bị xử tù
chung thân.
Nhân cơ hội này, thực dân Pháp chủ trương tập trung lực lượng tiêu diệt nghĩa
quân. Tháng 1-1909, dưới quyền chỉ huy của đại tá Batay (Bataille), khoảng 15.000
quân cả Pháp và ngụy đã ào ạt tấn công vào Yên Thế. Nghĩa quân vừa chống đỡ, vừa
chuyển dần xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, rồi rút sang Tam Đảo, Thái Nguyên.
Trên đường di chuyển, nghĩa quân vẫn tổ chức đánh trả quyết liệt, gây cho địch những
thiệt hại nặng nề. Điển hình là trận chặn giặc ở đồn Hom, Yên Thế (ngày 30 tháng 1
năm 1909); trận núi Hàm Lợn ở Tam Đảo, Phúc Yên (ngày 15 tháng 3 năm 1909).
Trước các cuộc vây quét tiêu diệt gắt gao của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân
ngày càng giảm sút. Đến cuối năm 1909, hầu hết các tướng lĩnh đã hi sinh, hoặc sa vào
tay giặc, như Cả Trọng, Cả Huỳnh, Cả Tuyển (con Nguyễn Thiện Thuật), Ba Biều, bà
Ba Cẩn... Có một số người ra hàng như: Cả Dinh, Cai Sơn... Từ 29-1 tới 11- 11 năm
1909, quân Đề Thám thua 11 trận quan trọng, bị quân Pháp vây hãm tại Yên Thế. Bà Ba
Cẩn bị bắt, bị đày đi Guyana. Đến đây, phong trào coi như đã thất bại về cơ bản.
Do lực lượng giảm sút, nhiều người bỏ trốn, Đề Thám phải nhờ đến Lương Tam
Kỳ hỗ trợ. Tuy nhiên, ngày ngày 10 tháng 2 năm 1913, Đề Thám bị hai tên thủ hạ
Lương Tam Kỳ giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồm 2 km, nộp đầu cho Pháp lấy
thưởng. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào khởi nghĩa Yên Thế.
2.1.2. Phong trào Cần Vương
Giai đoạn một (1885-1888): đây là giai đoạn phong trào Cần Vương đặt dưới sự
chỉ huy tương đối thống nhất của triều đình . Mở đầu là các cuộc nổi dậy của Văn Thân
Nghệ An và Hà Tĩnh và sau đó liên tục các cuộc nổi dậy ở Quảng Bình, Quảng Trị,
Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Thái Bình, Nam Định…
nên thời kỳ này phong trào nổ ra rầm rộ tại các tỉnh Bắc và Trung Bộ. Khi vua Hàm
Nghi bị bắt ngày 1/11/1888, phong trào vẫn tiếp tục kéo dài đến thế kỷ XIX và có xu
hướng ngày càng đi vào chiều sâu.

13
Giai đoạn hai (1888-1896): phong trào Cần Vương không còn đặt dưới sự lãnh
đạo của triều đình kháng chiến nữa, nhưng vẫn tiếp tục được duy trì và quytụ xung
quanh những cuộc khởi nghĩa lớn như: Khởi nghĩa Ba Đình năm (1881-1887) do Đốc
học Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo, dựa vào địa thế của ba làng Mởu Thịnh,
Thương Thọ, Mã Khê, nghĩa quân đã xây dựng Ba Đình thành một cứ điểm kháng Pháp
kiên cố. Nghĩa quân Ba Đình với tinh thần chiến đấu quả cảm, quyết tâm cao và sự giúp
đỡ của nhân dân đã đánh lui nhiều đợt tấn công của địch , tiêu diệt hàng trăm tên. Ngoài
việc xây dựng và bảo vệ căn cứ nghĩa quân Ba Đình còn tổ chức các cuộc phục kích,
chặn đánh các đoàn xe địch và tập kích tiêu diệt các toán qân của giặc đi lẻ. Trước sự
phát triển lớn mạnh của nghĩa quân thựcdân Pháp dã huy động một lực lượng lớn quân
lính đàn áp nghĩa quân tuy chiên đấu dũng cảm nhưng do lực lượng quá chênh lệch cuối
cùng khởi nghĩa đã thất bại, căn cứ Ba Đình vỡ, một bộ phận nghĩa quân rút lên rừng núi
gia nhập các toán nghĩa binh khác.
2.1.3. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1882-1893)
Do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, địa bàn là vùng thuọc các huyện Văn Giang,
Khoái Châu, Mỹ Hào (Hưng Yên). Đựoc nhân dân ủg hộ, nghĩa quân Bãi Sậy đã thoắt
ẩn, thoắt hiện áp dụng có hiệu quả chiến thuật du kích, gây cho địch nhiều tổn thất.
Trong suốt mười năm, nghĩa quân Bãi Sậy hoạt động quấy rối, tiến công, tiêu hao sinh
lực địch. Nhiều cuộc phục kích, đánh đòn, chặn đường giao thông diễn ra liên tục ở
khắp nơi gây cho địch những tổn thất nghiêm trọng. Ngày 11/11/1888 nghĩa quân tổ
chức đánh úp đội quân địch ở Liêu Trung (Mĩ Hào, Hưng Yên) diệt ba mươi mốt tên
trong đó có tên chỉ huy, gây tiếng vang lớn , làm nức lòng nhân dân để đối phó với
nghĩa quân thực dân Pháp đã tập trung binh lực và sử dụng các tên tay sai như Nguyễn
Trọng Hợp, Hoàng Cao Khải mở cuộc càn quét lớn nhằm vào xung quanh Bãi Sậy rồi
bao vây chặt nghĩa quân . Nghĩa quân chiến đấu anh dũng song cuối cùng khởi nghĩa đã
hoàn tàon thất bại, những người lãnh đạo đều hy sinh.
2.1.4. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887-1892)
Do Tống Duy Tân và Cao Điển lãnh đạo căn cứ chính là Hùng Lĩnh, ngoài ra
nghĩa quân còn mở rộng hoạt động đến các vùng tả hữu ngọn sông Mã, phối hợp với Đề
Kiều, Đốc Ngữ chống phá ở vùng hạ lưu sông Đà, với Phan Đình Phùng ở Hưng Khê.
Về tổ chức, nghĩa quân Hùng Lĩnh lập ra các cơ sở (khoảng 200 người) lấy tên huyện

14
đặt tên cho đơn vị như Tống Thanh Cơ, Nông Thanh Cơ…trong những năm 1889, 1890,
nghĩa quân đã tổ chức những trận đánh lớn, gây cho địch nhiều tổn hại. Sau các cuộc
càn quét của địch, nghĩa quân phải ở dần lên vùngTây Bắc của Thanh Hoá. Tại đây họ
được bổ sung thêm lực lượng và đẩy mạnh hoạt động 3/1980, thực dân Pháp liên tiếp
mở các cuộc hành quân càn quét, địa bàn hoạt động của nghĩa quân bị thu hẹp nhiều và
cuối cùng cũng bị thất bại.
2.1.5. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1888)
Do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
Cuộc hởi nghĩa phát triển qua hai giai đoạn: Thời kỳ xây dựng lực lượng năm
(1885-1896) và thời kỳ chiến đấu của nghĩa quân năm (1888-1896) trên cơ sở của một
loạt các cuộc nổi dậy hưởng ứng chiếu cần vương nổ ra từ năm 1885, trong đó cps các
cuộc khởi nghĩa của Lê Ninh (La Sơn) Cao Thắng (Hương Sơn), Nguyễn Thạch, Ngô
Quảng, Hà Văn Mĩ (Nghi Xuân)… Phan Đình Phùng đã tập hợp và phát triển thành một
phong trào chống Pháp có quy mô lớn bao gồm bốn tỉnh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình. Người trợ thủ đắc lực nhất của Phan Đình Phùng là và cũng là một chỉ huy xuất
sắc của khởi nghĩa Hương Khê là Cao Thắng. Dựa vào địa hình núi non hiểm trở của
bốn tỉnh Nghĩa quân Hương Khê lập một căn cứ kháng Pháp, trong đó có các căn cứ nổi
tiếng như là Cồn Chùa, Thương Bồng, Hạ Bồng, Vụ Quang… và quan trọng nhất là căn
cứ Vụ Quang.Điểm nổi bật của khởi nghĩa Hương Khê là một tổ chức tương đối chặt
chẽ và quy mô rộng lớn và họt động dai dẳng của nó. Nghĩa quân Hương Khê được tổ
chức thành mười lăm quân quân thứ các quân thứ này mang tên địa phương là con thứ
(Huyện Cam Lộ), Hương Thứ (Huyện Hương Sơn)… Sang đầu năm 1891, mặc dù địch
đã bình định được Nghệ An, Hà Tĩnh nhưng nghĩa quân đã vẫn hoạt động mạnh. Đầu
năm 1892, họ đánh địch ở khu Trường Xim, Hói Trùng, ngày 23/8/1892 tập kích thị xã
Hà Tĩnh, phá nhà lao, giải phóng tù nhân. Tuy nhiên sau các cuộc chiến đấu lien tục, lực
lượng nghĩa quân ngày một hao mòn. Trong khi đó các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi
Sậy, Hùng Lĩnh đang lần lượt bị dập tắt. Thực dân Pháp càng có điều kiện tập trung để
tiêu diệt khởi nghĩa cũng ngày càng bị cô lập, không thể liên lạc ứng cứu cho nhau. Sau
cuộc đánh lớn nhằm phá thế bao vây của địch, Cao Thắng bị thương rồi hi sinh. Đây là
tổn thất lớn cho khởi nghĩa và khởi nghĩa Hương Khê bước vào giai đoạn đối phó bị
động chống lại các cuộc càn quét của địch. Trong cuộc chiến đấu ác liệt dể bảo vệ căn

15
cứ, chủ tướng Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh.Đến đây thì khởi nghĩa
Hương Khê chấm dứt. Khởi nghĩa thất bại song là cuọc khởi nghĩa lớn nhất trong phong
trào Cần Vương chông Pháp cuối thế kỷ XIX. Cuộc khởi nghĩa này đã được duy trì suốt
mười năm, hoạt động trên một địa bàn rộng lớn và được ủng hộ của quần chúng nhân
dân. Sau khởi nghĩa Hương Khê, phong trào Cần Vương về cơ bản đã chấm dứt nhưng
nhiều nhà yêu nước vẫn nổi dậy chống Pháp. Một số theo khuynh hướng mới, một số
tham gia vào các hoạt động của khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám lãnh đạo
năm (1884-1913). Cùng thời gian này còn có cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa
Thám lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, bền bỉ nhất tiêu biểu cho tinh thần bất khuất
của nhân dân trong phong trào chống phá cuối thế kỷ XIX khởi nghĩa diễn ra sâu rộng
thu hút dông đảo nhân dân tham gia, dưới nhiều hình thức đấu tranh khác nhau đã làm
cho thực dân Pháp trước sức mạnh của nhân dân và làm tiêu hao nhiều sinh lực của địch.
Cuộc khởi nghĩa diễn ra bốn giai đoạn song nghĩa quân đều rất anh dũng, sẵn sàng hi
sinh, lại được sự ủng hộ đông đảo của nhân dân nên ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên thực
dân Pháp đã tập trung lực lượng lớn càn quét, bắn giết trước sự chênh lệch lớn về lực
lượng khởi nghĩa đã thất bại. Tuy vậy khởi nghĩa Yên Thế là phong trào đấu tranh lớn
nhất của nhân dân trong nhưng năm cuối thế kỷ XIX. Sự tồn tại bền bỉ dẻo dai của
phong trào đã phản ánh sức mạnh to lớn tiềm tàng của nhân dân nước ta. Ngoài ra còn
một loạt cuộc nổi dậy của nhân dân ta đã nổ ra tiêu biểu là các cuộc nổi dậy của đồng
bào dân tộc Stiêng, Mơnông ở Nam bộ, của đông bào Mường.
Tóm lại, triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về
chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù. Triều đình
nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân
Pháp. Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ,
tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp. Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc
biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện
đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội. Quan hệ với nhân dân, các cuộc
khởi nghĩa không lấy được sự tin tưởng từ dân chúng bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông
dân, còn đi cướp bóc của nhân nhân. Do triều đình bảo thủ, từ chối mọi cải cách và
không muốn đổi mới. Các đề nghị cải cách của phong trào còn tản mạn, xa rời thực tế,

16
không phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Các lãnh tụ của phong trào chỉ có uy
tín tại địa phương nơi xuất thân, đồng thời lại chống lại mọi sự thống nhất phong trào.
2.2 Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản
2.2.1. Sự ra đời của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản.
Đầu thế kỷ XIX, châu Á thức tỉnh: Phong trào cách mạng dân chủ tư sản ở các
nước thuộc địa và nửa thuộc địa như Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ mang
một nội dung mới đấu tranh yêu nước giải phóng dân tộc kêt hợp với đấu tranh dành
quyền dân chủ ở nước ta vào những năm đầu thế kỷ XX, trước những yêu cầu mới của
lịch sử, những phần tử ưu tú trong trong hàng ngũ trí thức phong kiến đã nhận thấy
“quan niệm trung quân ái quốc” thời kỳ Cần Vương không có tác dụng tập hợp nhân
dân nữa đúng lúc đó, các tân thư, tân báo của Trung Quốc dội vào nước ta, đáng kể nhất
là các tác phẩm, ẩm băng Thất, Trung Quốc hồn, Mậu Tuất chính biến, Tân dần tuần
báo… của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi cũng giới thiệu những tư tưởng dân chủ
tư sản của phương tây, dưới lăng kính của tư tưởng lập hiến các trào lưu tư tưởng đó đã
cổ vũ, hướng họ theo lý tưởng của cuộc cách mạng Pháp năm (1789), cuộc vận động
Duy Tân năm (1898) và cuộc cách mạng Tân Hợi năm (1911) ở Trung Quốc, giúp họ
đoạn tuyệt những tư tưởng quân chủ lập hiến chuyển sang tư tưởng cộng hoà. Mặt khác
công cuộc xây dựng đất nước thành công của tư bản Nhật càng củng cố niềm tin của các
sỹ phu yêu nước vào con đường cách mạng tư sản.
2.2.2. Một số phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản
a. Phong trào Đông Du
Với quan điểm “nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, ngay từ đầu Phan Bội Châu đã
kiên trì giành độc lập bằng con đường bạo lực vì vậy ngay từ đầu thế kỷ XX ông đã
chuẩn bị công cuộc bạo động đánh Pháp. Tuy nhiên như ông nói: “ Là một nghười trong
tay không có một miếng sắt , trên mặt đất không có lấy một chỗ đứng chân, chẳng qua
chỉ là một thằng tay không chân trắng , tài hèn sức yếu, mà lại đòi vật lộn với hùm beo
có nanh dài vuốt nhọn” và: “ Đến nỗi này tôi không thể nào không sang con đường bạo
động. Vẫn biết bạo động với tự sát đều là việc làm của những kẻ kiến thức hẹp hòi,
không biết lo xa, nhưng nếu tình thế buộc phải tự sát thì thà rằng xoay ra bạo động, thà
chết còn hơn. Nếu bạo động thì may ra trông được có chỗ thành công trong muôn một.
Huống gì tôi đã suy đi tính lại, lúc này bỏ sự bạo động ra thì không còn việc gì đáng làm

17
nữa” Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để
đánh Pháp dành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến
của Nhật vào tháng 5/1904, Phan Bội Châu, Cường Để và trên hai mươi đồng chí họp ại
nhà riêng của ông. Nguyễn Hàm bí mật lập ra Duy Tân hội, mục đích của hội là “ cốt
sao khôi phục được nước Việt Nam, ngoài ra chưa có chủ trương gì khác”. Ông tổ chức
phong trào Đông Du (1906-1908), tức phong trào đi du học ở phương tây và ông cho
rằng nên cầu viện Nhật Bản là nước đồng Văn, đồng chủng. Những người du học sinh
được đào tạo về văn hoá và quân sự cần thiết cho công cuộc đánh Pháp cứu nước và
kiến thiết đất nước. Phong trào đông du ngày càng lớn mạnh , thực dân Pháp một mặt
tiến hành khủng bố, mặt khác tiến hành cấu kết với Nhật trục xuất những người yêu
nước Việt Nam ra khỏi nước Nhật trong đó có cả Phan Bội Châu. Phan Bội Châu nhận
thấy được bản chất của chủ nghĩa thực dân chúng đầu như nhau đầu đàn áp các phong
trào cách mạng của nhân dân. Chủ trương dựa vào Nhật đánh Pháp không thành ông về
Xiêm nằm chờ thời cơ. Giữa lúc đó cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911).
Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam quang phục hội (1912) vớii ý định tập hợp lực
lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc nhưng
cuối cùng cũng thất bại.
b. Phong tào Duy Tân (1906-1908)
Trong lúc phong trào Đông Du những hoạt động của Duy Tân Hội diễn ra sôi nổi
thì Phan Chu Trương và một số sĩ phu yêu nước chủ trương tiến hành một phong trào
Duy Tân .Phan Chu Trinh kịch liêt lên án bọn vua quan phong kiến thối nát, tích cực đề
xướng tư tưởng dân chủ Tư Sản với các yêu cầu, “ khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân
sinh”, hô hào mở mang trường học, phát triển công thương nghiệp, cải cách phong tục,
chống lề thói phong kiến cổ hủ, xem đó là điiêù kiện để giải phóng dân tộc: “không cần
hô hào để đánh Pháp chỉ cần đề xướng dân quyền , dân đã giác ngộ quyền lợi của mình,
bấy giờ mới có thể dần mưu tính những việc khác". Để thực hiện mục tiêu trên, Phan
Chu Trinh chủ trương tạm thờidựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến, dành lại quyền lực
cho nhân dân, sau đó sẽ đánh đổ đế quốc, dành độc lập dân tộc. Phan Châu Trinh đã
phản đối biện pháp đấu tranh bạo động, xem bạo động là chết (bất bạo động, bạo động
tắc tử ) và cũng không tán thành việc cầu viện bên ngoài, xem đó là điều ngu xuẩn (bất
vọng ngoại, vọng ngoại giả ngu). Trong những năm đầu thế kỷ XX, phong trào Duy Tân

18
đã phát triển mạnh mẽ, ở Bắc Kỳ có việc mở trường học, giảng giạy và học tập thao
những nội dung và phương pháp mới để dạy chữ quốc ngữ mở mang dân trí. Ngoài
những môn khoa học thưởng thức, lịch sử, địa lý, vệ sinh, nhà trường còn dạy học sinh
tập hát, tập thể dục thể thao, tiêu biểu là trường Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội thành
lập năm 1907. Về hoạt động kinh tế, Phan Chu Trinh và những người trong phong trào
Duy Tân đã tiến hành cổ động chấn hưng thực nghiệp mở hiệu buôn, lập thương hội, các
ngành tiêu biểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển, ở trung kỳ có cuộc vận
động Duy Tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, phong trào còn sôi động hơn khi
phái Duy Tân mở cuộc vận động cắt tóc ngắn, để răng trắng, theo lối sống mới. Phong
trào phát triển mạnh thực dân Pháp gọi chung phong trào này và phong trào chống sưu
thuế ở trung kỳ năm 1908 là “phong trào cắt tóc ngắn”.
Tóm lại, Phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân đều có nhiều ý nghĩa kích
động lòng yêu nước đòi độc lập dân tộc, xu hướng cải cách không tách rời xu hướng bạo
động. Tuy nhiên do những hoàn cảnh về lịch sử, về giai cấp nên các phong trào yêu
nước đầu thế kỷ XX đều không tìm được đường lối cứu nước đúng đắn để đấu tranh giải
phóng dân tộc nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt. Sau chiến tranh thế
giới thứ nhất mặc dù còn nhiều hạn chế về số lượng, về thế lực kinh tế và chính trị,
nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, giai cấp tư sản Việt Nam đã hăng hái bước lên vũ
đài chính trị với một phong trào yêu nước sôi nổi, rộng lớn, thu hút đông đảo quần
chúng tham gia với những hìng thức đấu tranh phong phú.
Về chính trị, đảng chủ trương đánh đuổi đế quôc Pháp, xoá bỏ chế độ vua quan,
thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có một đường lối cụ thể, rõ ràng.
Về tổ chức, Đảng chủ trương xây dựng các cấp từ trung ương đến cơ sở, nhưng
chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức thống nhất. Hoạt động của đảng còn manh động,
nghiêng về khủng bố cá nhân. Đặc biệt vụ ám sát Ba Danh là trùm mộ phu đồn điền cao
su của thực dân Pháp (9/2/1929) đã gây chấn động sau đó kẻ thù mở cuộc khủng bố dữ
dội, hàng loạt cán bộ đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng sa vào lưới giặc. Trước
tình thế nguy cấp, tâm lý sốt ruột manh động càng thôi thúc những người cầm đầu mong
muốn tiến hành bạo động. Họ cho rằng cứ ngồi yên để kẻ thù đưa vào nhà tù hay đưa lên
mái chém thì chi bằng lúc còn tự do bên ngoài dốc hêt lực lượng đánh trận cuối cùng
(không thành công thì cũng thành nhân). Việt Nam quốc dân đảng triệu tập một hội nghị

19
và vạch ra bản “tổng công kích kế hoạch” rất chủ quan đề ra kế hoạch đánh vào đô thị,
những vị trí xung yếu của thực dân Pháp, lực lượng chính là binh lính trong hàng ngũ
Pháp cùng lực lượng phù trợ là đảng viên ngoài nhà binh, vũ khí chủ yếu dựa vào súng
đạn cướp được của địch và bom, dao tự chế tạo.Tuy nhiên trước khi khởi nghĩa xảy ra
thì một số cơ sở bị lộ nhưng trong tình thế đó các lãnh tụ trong Việt Nam Quốc Dân
Đảng vẫn chủ trương bạo động xem đó là lối thoát hơn là tin vào thành công. Ngày khởi
nghĩa và sự chuẩn bị của hai miền xuôi ngược đã không khớp, cộng thêm ngày khởi
nghĩa liên tục bị hoãn nhiều lần đến khi truyền đạt kế hoạch lại không thông suốt nên
khởi nghĩa diễn ra rời rạc ở các địa phương. Cuộc khởi nghĩa nổ ra có tiếng vang hưn là
ở tỉnh Yên Bái vào đêm mùng 9 rạng sáng mùng 10-2-1930. Việt Nam Quốc Dân Đảng
tiến hành khởi nghĩa hoàn toàn bị động, trong tình thế tổ chức đảng đang tan rã, lực
lượng mỏng, rải nhiều nơi, kế hoạch ngày giờ, địa điểm không thống nhất, bị lộ. Do đó
cuộc khởi nghĩa bị dập tắt nhanh chóng. Tuy khởi nghĩa thất bại nhưng đã nêu cao tấm
gương hi sinh quả cảm của cá chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng trước đồng bào trong
nước và kiều bào ở nước ngoài có tác dụng cổ vũ động viên mạnh mẽ.
2.2.3. Ý nghĩa các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản
Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt
Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình
thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp
tư sản ở Việt Nam nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu
cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải
phóng dân tộc, chưa có đường lối chính trị rõ ràng và một hình thức tổ chức chặt chẽ.
Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã
góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm chủ nghĩa
yêu nước ở Việt Nam , đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp
thanh niên trí thức tiên tiến chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải
phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới của nhân dân Việt Nam. Từ đây,
ngọn cờ lãnh đạo cách mạng chuyển sang giai cấp vô sản. Cách mạng Việt Nam bắt đầu
một quá trình phát triển mới.

20
2.3. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản
2.3.1. Sự ra đời của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
Sau khi tìm thấy được con đường đúng đắn để cứu nước – giải phóng dân tộc khỏi
ách thống trị thực dân là con đường cách mạng vô sản, thì Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra
khẳng định là phải “đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn
luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành độc lập”. 5
Cũng chính vì thế vào tháng 11/1924, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau khi tìm hiểu
khảo sát về tình hình thực tế của cách mạng vô sản ở Liên Xô đã đến Quảng Châu nơi
có cộng đồng người Việt đông đảo để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản với
nòng cốt đầu tiên là những thanh niên yêu nước thuộc tổ chức Tâm tâm xã.6
Tháng 2/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập ra nhóm Cộng sản đoàn với số lượng 9
người. Tháng 6/1925, dựa vào nòng cốt là nhóm Cộng sản đoàn, người đã thành lập Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên với chủ trương thực hiện cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc rồi tiến lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thành lập khối liên minh công
– nông – binh, xóa bỏ tư bản xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có nhiều đóng góp cho phong trào yêu
nước tiêu biểu là việc thành lập tờ báo Thanh Niên giúp tuyên truyền về Hội và chủ
nghĩa Mác – Lênin cũng như phương hướng phát triển của cuộc giải phóng dân tộc Việt
Nam. Qua đó cũng giúp đẩy phong trào dân tộc lên cao trào ở Việt Nam, đặc biệt là
phong trào công nhân.7
2.3.2. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
Sau khi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của Pháp và liên tục tăng mạnh về số lượng sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong
trào công nhân dưới sự ảnh hưởng của cách mạng vô sản cũng vì thế mà phát triển mạnh
mẽ từ hình thức tự phát đến tự giác.
a. Giai đoạn tự phát trước năm 1925
Vào thời kỳ đầu, do số lượng còn ít, trình độ giác ngộ còn thấp nên những cuộc
đấu tranh của công nhân chỉ diễn ra lẻ tẻ, rời rạc ở từng xí nghiệp, từng kíp thợ, xưởng
mộc,… Mục đích đấu tranh chủ yếu là đòi quyền lợi kinh tế như tăng lương, giảm giờ

5
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.1, tr.209.
6
NXB Chính trị Quốc Gia Sự Thật (2021), Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam,Hà Nội, tr.53.
7
NXB Chính trị Quốc Gia Sự Thật (2021), Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam,Hà Nội, tr.53,54.

21
làm. Hình thức đấu tranh chủ yếu là đập phá máy móc, đánh cai ký, chủ thầu, phá giao
kèo, bỏ trốn tập thể.
Từ 1919 – 1925 đã nổ ra 25 cuộc đấu tranh tuy nhiên chỉ có 1/25 cuộc đấu tranh là
có lãnh đạo và được tổ chứ một cách chặt chẽ.
Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển ở Viễn Đông đã được thành lập và phát
triển các cơ sở ở Ma Cao, Thượng Hải (Trung Quốc). Một số công nhân, thủy thủ Việt
Nam làm việc trên các hãng tàu của Pháp đã gia nhập liên đoàn này. Họ đã có nhiều
đóng góp trong việc đưa đón cán bộ, vận chuyển các sách báo cách mạng từ Pháp về
trong nước. Đây cũng là sự kiện đánh dấu sự khởi sắc đầu tiên trong phong trào công
nhân Việt Nam.
Đáng chú ý nhất là cuộc bãi công của 600 công nhân thợ nhuộm Sài Gòn -Chợ
Lớn. Nguyễn Ái Quốc đánh giá đây là một “dấu hiệu của thời đại mới”, “lần đầu tiên
một phong trào như thế đã nhóm lên ở thuộc địa”.
Năm 1924, có nhiều cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt, rượu, xay gạo ở
Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,..
Năm 1925, phong trào công nhân đã xuất hiện nhiều cuộc bãi công có quy mô lớn
và có tổ chức lãnh đạo ở một mức độ nhất định. Trong đó, điển hình nhất là cuộc bãi
công của 1000 công nhân Ba Son (Sài Gòn) vào tháng 8/1925 để ngăn không cho tàu
chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân
và thủy thủ Trung Quốc. Gắn liền với cuộc bãi công này là vai trò tổ chức của đồng chí
Tôn Đức Thắng. Sau khi tham gia cuộc binh biến ở Hắc Hải, năm 1920 đồng chí Tôn
Đức Thắng về nước, xin vào làm công nhân ở Sài Gòn. Tại đây, ông đã bí mật thành lập
tổ chức “Công hội” đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. 8
Phong trào công nhân có bước phát triển mới so với trước Chiến tranh thế giới thứ
nhất: hình thức bãi công đã trở nên phổ biến hơn, quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn.
Tuy Nhiên khẩu hiệu đấu tranh chủ yếu vẫn là kinh tế và giai cấp công nhân Việt Nam
vẫn chưa ý thức được sứ mệnh lịch sử của mình. Vì thế cần một tổ chức đứng ra lãnh
đạo và đường lối chính trị đúng đắn.

8
Bộ môn lịch sử - khoa KHXH & NV – trường Đại Học Khoa Học (20/03/2014), Quá trình đấu tranh của giai
cấp công nhân Việt Nam từ tự phát đến tự giác (1919-1930), Truy cập từ: http://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/534-
Qua-trinh-dau-tranh-cua-giai-cap-cong-nhan-Viet-Nam--tu-tu-phat-den-tu-giac-1919-1930

22
Cuộc bãi công Ba Son kết thúc thắng lợi đánh dấu một bước tiến mới của phong
trào công nhân Việt Nam: không chỉ nhằm vào mục tiêu đấu tranh kinh tế mà cao hơn
nữa còn nhằm vào mục đích chính trị, thể hiện tình đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế
của công nhân Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, cuộc bãi công Ba Son là một mốc son
rất quan trọng trong phong trào công nhân - giai đoạn công nhân Việt Nam bắt đầu đi
vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
b. Giai đoạn tự giác sau năm 1925
Từ năm 1925 trở đi, nhờ những điều kiện thuận lợi đã thúc đẩy phong trào cách
mạng Việt Nam nói chung và phong trào công nhân nói riêng.
Đại hội V của Quốc tế cộng sản với những nghị quyết quan trọng về phong trào
cách mạng ở các nước thuộc địa.
Trong nước, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt đã đẩy mạnh hoạt
động trong phong trào công nhân (mở lớp huấn luyện cán bộ), ra báo "Thanh niên",
Nguyễn Ái Quốc viết cuốn "Đường cách mệnh", phong trào "Vô sản hoá"....
Các phong trào đấu tranh:
Trong hai năm 1926 - 1927, ở nước ta đã liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công của
công nhân, học sinh học nghề. Lớn nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy
sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, tiếp đến là bãi công của
công nhân đồn điền cà phê Rayna, đồn điền cao su Phú Riềng.
Trong hai năm 1928 - 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân nổ ra từ
Bắc chí Nam. Tiêu biểu là:
Năm 1928, bãi công nổ ra ở mỏ than Mạo Khê, nhà máy nước đá La – ruy (Sài
Gòn), đồn điền Lộc Ninh, nhà máy cưa Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng, đồn
điền cao su Cam Tiêm, nhà máy Tơ Nam Định....
Năm 1929, bãi công của công nhân nổ ra ở nhà máy chai Hải Phòng, nhà máy xe
lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy AVIA (Hà Nội), nhà máy điện Nam Định, dệt Nam
Định, đồn điền cao su Phú Riềng…
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời gian này nổ ra liên tục,
rộng khắp. Nhiều nhà máy, xí nghiệp thành lập được công hội đỏ. Đặc biệt công nhân
Nam Kỳ đã bắt đầu liên lạc với Tổng liên đoàn lao động Pháp.

23
Các cuộc đấu tranh đã có sự phối hợp và có sự lãnh đạo khá chặt chẽ, khẩu hiệu
đấu tranh được nâng lên dần: đòi tăng lương, thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ, phản đối
đánh đập...Phong trào đấu tranh với nhiều hình thức, ngoài mục tiêu kinh tế, phong trào
thời kỳ này mang hình thức đấu tranh chính trị, mang tính tự giác.9

9
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng (07/05/2012), Quá trình từ tự phát đến tự giác của giai cấp công
nhân Việt Nam 1919-1930. Truy cập từ: https://vksdanang.gov.vn/dang-doan-the/dm-cong-doan/chi-tiet?
id=29135&_c=94

24
III. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên
3.1.1 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Trong bối cảnh nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt những chế độ thống
trị tàn bạo, thi hành những chính sách khủng bố dã man, các phong trào yêu nước bị đàn
áp dã man và dập tắt một cách nhanh chóng ngay từ những giai đoạn đầu. Chúng vơ vét
tài nguyên nước ta cả về khoáng sản, nguyên vật liệu và cả nhân lực của các tầng lớp lao
động. Nền kinh tế nước ta cũng dần đi vào kiệt quệ bởi những chính sách độc quyền của
thực dân Pháp cùng với chính sách ngu dân tất cả đã kéo nước ta đến với những hậu quả
nghiêm trọng trong một thời gian dài.
Trong hoàn cảnh đó cũng đã xuất hiện nhiều ngọn cờ khởi nghĩa chống lại thực
dân Pháp và nhà nước tay sai. Tiêu biểu phải kể đến phong trào Cần Vương, phong trào
Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân…nhiều nhân sĩ yêu nước đã xuất
hiện, trong đó phải kể tới Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Trung Trực, Phan
Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học... Thế nhưng tất cả các phong trào
đấu tranh ấy đều bị thất bại, bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo.
Và trong thời điểm ấy, những thanh niên yêu nước đều muốn làm một điều gì đó
cho đất nước, một cuộc cách mạng, một con đường cứu đất nước khỏi cảnh khốn cùng
như hiện tại, và Nguyễn Tất Thành cũng là một trong số đó. Ngày 5/6/1911, từ Bến Nhà
Rồng Người rời tổ quốc tìm đường cứu nước. Sau nhiều năm bôn ba, người tham gia
Đảng Xã hội Pháp, sau này trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp, được biết đến với tên gọi Nguyễn Ái Quốc. Người hoạt động trong phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế, Nghiên cứu và truyền bá Mác-Lênin về nước ta thông
qua những tờ báo như: Người Cùng Khổ, Nhân Đạo, Đời Sống Công Nhân. Và cũng
trong thời gian ấy Người viết nên tác phẩm làm chấn động dư luận lúc bấy giờ đó là Bản
Án Chế Độ Thực Dân Pháp, qua đó cũng khích lệ, động viên sự nổi dậy đấu tranh giải
phóng áp bức bóc lột của dân tộc thuộc địa.
Tháng 12/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để chuẩn bị một
số tiền đề cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tại đây Người đã sáng lập nên
nhiều tổ chức phục vụ cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như thành lập
Đảng Cộng sản như: Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, sáng lập và trực

25
tiếp huấn luyện Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, thành lập và viết bài cho báo
Thanh niên,...vừa giúp tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vừa chuẩn bị về mặt tư tưởng
và tổ chức cho việc thành lập Đảng.
Do đó mà phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhiều tầng lớp nhân dân
phát triển một cách mạnh mẽ. Cũng chính vì thế mà cần có một tổ chức đứng ra lãnh
đạo. Ngay sau đó trong giai đoạn này đã có 3 tổ chức được thành lập đó là: Đông Dương
Cộng sản Đảng (thành lập tại Bắc Kỳ ngày 17/6/1929); An Nam Cộng sản Đảng (thành
lập ở Nam Kỳ, Mùa thu năm 1929); Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (thành lập ở
Trung Kỳ, ngày 1/1/1930).
Tuy vậy, một quốc gia với ba tổ chức Đảng lãnh đạo khác nhau có khả năng dẫn
đến chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết cách mạng. Cũng chính vì thế mà Nguyễn Ái Quốc
– người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của Việt Nam và cũng chính là người duy nhất có đủ
uy tín cũng như năng lực để thực hiện thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng
Cộng sản duy nhất ở Việt Nam đã đứng ra để thực hiện sứ mệnh lịch sử ấy.
Ngày 6/1 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu Long
(Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị
nhất trí thành lập Đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua
Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của
Đảng, Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng... đó là một mốc lớn đánh dấu bước ngoặt
trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
3.1.2 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội
nghị thành lập Ðảng (tháng 2/1930) thảo luận, thông qua. Tuy ngắn gọn, chỉ có 282 chữ,
nhưng Chánh cương đã xác định rõ ràng nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược
của cách mạng Việt Nam.
Chánh cương chỉ rõ, về chính trị, đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và chế
độ phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông
binh, tổ chức ra quân đội công nông.
Về kinh tế, thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu hết các sản nghiệp lớn (như công
nghiệp, vận tải, ngân hàng...) của tư bản Pháp để giao cho chính phủ công nông binh
quản lý; tịch thu ruộng đất của tư bản Pháp và đại địa chủ để làm của công chia cho dân

26
cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang phát triển công nghiệp và nông
nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ.
Về xã hội, dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, thực hiện phổ thông
giáo dục theo công nông hóa.
Cùng với Chánh cương vắn tắt, Bác còn soạn thảo và được Hội nghị thành lập
Ðảng thông qua Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Ðiều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi
nhân dịp thành lập Ðảng. Tất cả những tài liệu này đã trở thành những văn kiện quan
trọng có tính kinh điển của Ðảng ta, xác lập đường lối chiến lược, sách lược cơ bản của
cách mạng Việt Nam và tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ðảng
Cộng sản Việt Nam.
3.2. Giá trị của việc thành lập Đảng
Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt
thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước trong những năm đầu thế kỷ XX, đồng thời
khẳng định vị trí lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam.
Đảng ra đời là một sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát
triển của cách mạng Việt Nam đó là thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất, chấm dứt
tình trạng chia rẽ phong trào Cộng sản ở Việt Nam.
Đảng ra đời là kết quả tất yếu, khách quan, phù hợp với xu thế thời đại. Đảng
Cộng Sản Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng
thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của
nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Đảng đã có Cương lĩnh chính trị đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của
con đường cách mạng Việt Nam; đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và
trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách
mạng và toàn thể dân tộc.

27
PHẦN KẾT LUẬN

Trong suốt khoảng thời gian đô hộ, Thực dân Pháp đã gây ra biết bao nhiêu áp bức bóc
lột cho dân ta, đàn áp nhân dân ta. Vì thế các phong trào chống thực dân Pháp theo ngọn
cờ phong kiến, ngọn cờ dân chủ tư sản của nhân dân VN diễn ra quyết liệt, liên tục và
rộng khắp. Dù nhiều cách tiến hành khác nhau, song đều hướng tới mục tiêu đánh đổ
chế độ thuộc địa, giành độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên các phong trào cứu nước từ lập
trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản qua khảo nghiệm lịch sử đều thất
bại do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, song những cuộc khởi nghĩa này có
ý nghĩa quan trọng góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân, bồi đắp
thêm cho chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu
nước, nhất là tầng lớp thanh niên trí thức tiên tiến lựa chọn một con đường mới, một giải
pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại. Điều đó chứng tỏ rằng thế
hệ yêu nước đương thời cần phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối
cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫ đến Sự
thành lập của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Viên, qua đó đã mang đến làn gió mới
cho phong trào đấu tranh chống Pháp ở nước ta, cùng với đó là sự truyền bá lý luận cách
mạng Chủ nghĩa Mác Lê nin. Các cuộc đấu tranh biểu tình đã nổ ra và kết quả lớn nhất
đạt được đó là thành lập An Nam Cộng Sản Đảng , Đông Dương Cộng sản Đảng và
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Tiếp đó là việc Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị
hợp nhất ba tổ chức Cộng Sản họp tại bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông (Trung
Quốc), thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt
Nam đã mang nhiều ý nghĩa lớn cho phong trào giải phóng dân tộc khỏi thực dân Pháp.
Đó là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta; là sản phẩm
của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước. Cùng với đó là quá trình sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và dân tộc Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng cũng đã đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta; phù hợp với xu thế
phát triển của thời đại.

28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội 2006.
2. Bộ môn lịch sử - khoa KHXH & NV – trường Đại Học Khoa Học (20/03/2014),
Quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát đến tự giác (1919-
1930), Truy cập từ: http://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/534-Qua-trinh-dau-tranh-cua-
giai-cap-cong-nhan-Viet-Nam--tu-tu-phat-den-tu-giac-1919-1930
3. C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nxb. Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội 2017.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, 15 tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995-2011.
5. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng (07/05/2012), Quá trình từ tự phát đến
tự giác của giai cấp công nhân Việt Nam 1919-1930. Truy cập từ:
https://vksdanang.gov.vn/dang-doan-the/dm-cong-doan/chi-tiet?id=29135&_c=94
6. vnkienthuc.com (6/6/2018), Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
và khuynh hướng vô sản ở Việt Nam, truy cập từ đường link:
https://vnkienthuc.com/threads/phong-trao-yeu-nuoc-theo-khuynh-huong-dan-chu-
tu-san-va-khuynh-huong-vo-san-o-viet-nam.78457/

29

You might also like