You are on page 1of 67

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN


MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN TỪ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN
ĐẾN CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

LỚP L10 — NHÓM 11 — HK 232


NGÀY NỘP: 22 / 3 / 2024

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đào Thị Bích Hồng

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số

Lê Quang Long 2113932

Lê Hồng Minh 2114048

Lê Khải Minh 2114049

Nguyễn Lê Thanh Minh 2114059

Phan Anh Minh 2111757

Nguyễn Hoàng Trà My 2111783

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BÀI TẬP LỚN
Môn: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (MSMH: SP1039)
Lớp/ Nhóm: L10 Nhóm: 11 HK: 232 Năm học: 2023 - 2024
Đề tài:
QUÁ TRÌNH HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN
TỪ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN ĐẾN CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

% Điểm Điểm
STT Mã số SV Họ và tên Nhiệm vụ được phân công Ký tên
BTL BTL

1 2113932 Lê Quang Long 2.2. Sự hoàn chỉnh đường lối CMGPDT từ năm 1939 - 1945 100%
3.1. Bối cảnh lịch sử và ND Chính cương Đảng Lao động VN
2 2114048 Lê Hồng Minh 100%
Tiểu kết chương 3 - Mở đầu - Kết luận

3 2114049 Lê Khải Minh 1.1. Bối cảnh lịch sử trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 100%

4 2114059 Nguyễn Lê Thanh Minh 2.1. Luận cương chính trị 100%

5 2111757 Phan Anh Minh 3.2. Sự bổ sung, hoàn chỉnh đường lối CMDT Dân chủ Nhân dân 100%

6 2111783 Nguyễn Hoàng Trà My 1.2. Sự ra đời của ĐCS VN và Cương lĩnh chính trị đầu tiên 100%
Họ và tên nhóm trưởng: Nguyễn Hoàng Trà My
Số điện thoại: 0924787762
Email: my.nguyen0308@hcmut.edu.vn

Nhận xét của GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


................................................................................
................................................................................
................................................................................

Ngày: ... / ... / 2024 Ngày: 22 / 3 / 2024


GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Đào Thị Bích Hồng Nguyễn Hoàng Trà My


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM DƯỚI CHÍNH SÁCH THỐNG
TRỊ, KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ CƯƠNG
LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG 4
1.1. Bối cảnh lịch sử trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời . . . . . . . 4
1.1.1. Việt Nam dưới chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.1.2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến từ
cuối thế kỷ XIX đến đầu năm 1930 . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.1.3. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị tư sản từ cuối
thế kỷ XIX đến đầu năm 1930 . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.1.4. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và những yêu
cầu đặt ra đối với cách mạng Việt Nam . . . . . . . . . . . . . 13
1.2. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên 21
1.2.1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam . . . . . . . . . . . . . 21
1.2.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

Chương 2 LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ VÀ SỰ HOÀN CHỈNH ĐƯỜNG LỐI


CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1930 - 1945) 28
2.1. Luận cương chính trị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
2.1.1. Bối cảnh ra đời Luận cương chính trị . . . . . . . . . . . . . . 28
2.1.2. Nội dung của Luận cương chính trị . . . . . . . . . . . . . . . . 28
2.2. Sự hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc từ năm 1939 đến
năm 1945 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
2.2.1. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng
11/1939 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
2.2.2. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng
11/1940 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.2.3. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng
05/1941 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37

Chương 3 CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ SỰ HOÀN


CHỈNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN 42
3.1. Bối cảnh lịch sử và nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam . . 42
3.1.1. Bối cảnh lịch sử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
3.1.2. Nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam . . . . . . . . 43
3.2. Sự bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân 46
3.2.1. Nội dung bổ sung, hoàn chỉnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
3.2.2. Giá trị thực tiễn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài:
Các Cương lĩnh Đảng là các văn kiện cực kì quan trọng bàn xác định chiến lược
phát triển lâu dài, định hướng cuộc cách mạng trong tương lai, và các bước phát triển để
đi đến mục đích ấy. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định mục đích là độc lập
dân tộc song đi đến chủ nghĩa xã hội. Kể từ ấy, trong Luận cương chính trị cũng đi đến
Chủ nghĩa xã hội. Trước khi đến với các cương lĩnh này, Việt Nam đã có bước sàng lọc
nghiêm khắc, Đảng đã phải thanh lọc để định hướng đi lên Chủ nghĩa xã hội, thể hiện sự
đúng đắn. Đã 93 năm trôi qua, kể từ năm 1930 đến nay, những giá trị lý luận và thực tiễn
to lớn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên vẫn là ngọn cờ soi sáng, định hướng cho sự phát
triển của đất nước và chỉ đường cho mọi hoạt động của Đảng ta và Nhân dân ta. Điều
này được thể hiện rõ từ chính thực tiễn sự vận động của lịch sử dân tộc, của cách mạng
Việt Nam.
Dưới chính sách thống trị và áp bức của thực dân Pháp, nhiệm vụ đặt ra của các
nhà yêu nước Việt Nam phải giành độc lập dân tộc, tuy nhiên cũng phải xóa bỏ chế độ
phong kiến và cuối cùng lựa chọn “con đường phát triển mới của đất nước”. Đó là sự
mệnh lịch sử cho tất cả các nhà yêu nước. Ta sẽ tìm hiểu quá trình các nhà yêu nước lựa
chọn con đường phát triển Việt nam diễn ra chục năm và nhận định được rằng: độc lập
dân tộc không thể gắn với chủ nghĩa phong kiến, cũng không thể gắn với chủ nghĩa tư
bản mà phải gắn với chủ nghĩa xã hội. Từ đó, đầu năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam, thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên, xác định các bước phát triển có tính
chiến lược lâu dài cho Cách mạng Việt Nam. Từ đó, ta cần phải nghiên cứu Luận cương
chính trị do bất đồng quan điểm với Quốc tế Cộng sản, do nhận thức người Cộng sản
trẻ tuổi không đủ nhận thức đã đưa đến sự thiếu quyết đoán xung quanh hai quan điểm
về chiến lược đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, dẫn đến sự thủ tiêu của Cương
lĩnh chính trị. Qua đó, ta sẽ nghiên cứu Đảng từng bước khắc phục các hạn chế này đến
Chính cương Đảng lao động, ta sẽ tìm hiểu Đảng khắc phục như nào hạn chế này này
của Đảng đã khắc phục qua từng kỳ Đại hội để đi tới khẳng định đường lối chiến lược
giải phóng dân tộc và định hướng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Đó là
cả quá trình đấu tranh lâu dài, đấu tranh nội bộ Đảng để chúng ta có đường lối đúng về
con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Với Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước khắc phục hạn chế, hoàn chỉnh đường lối
Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên đến Chính cương
Đảng lao động Việt Nam, ta góp phần dẫn dắt Cách mạng Việt Nam gặt hái hàng loạt
những thắng lợi như: đấu tranh giành chính quyền; thắng lợi kháng chiến chống Pháp,

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 1 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mỹ; . . . Hiện nay, Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội là một trong những kinh
nghiệm hàng đầu thắng lợi trong công cuộc bảo vệ đất nước, giữ vững định hướng Chủ
nghĩa xã hội, giữ vững lãnh đạo của Đảng để Việt Nam đạt được những thành quả hiện
nay. Nhưng mặt khác, trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo, Đảng cũng mắc phải một số
hạn chế, đánh giá không đúng với thực tiễn, dẫn đến đề ra những đường lối không phù
hợp làm ảnh hướng đến cuộc Cách mạng. Đồng thời, trong nội Đảng, cũng có một bộ
phận cán bộ Đảng viên cũng tham ô, tham nhũng, tha hóa, biến chất, thiếu bản lĩnh, đi
ngược quyền lợi của dân tộc, làm ảnh hướng niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng và con đường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hướng đến. Các thế lực thù địch
luôn tìm cách chống phá, từ khi Chủ nghĩa xã hội rơi vào thoái trào, trật tự thế giới hình
thành, việc thủ tiêu Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của thế lực thù địch, trong đó có Việt
Nam. Chính vì lẽ đó, việc chúng ta nghiên cứu các Cương lĩnh chính trị từ năm 1930
đến 1951 góp phần thực hiện:
Mục đích của đề tài:
Một là, Khẳng định trên thực tiễn về sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt
Nam với dân tộc Việt Nam về con đường phát triển hướng đến là độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, là đúng đắn và phù hợp. Là kết quả của cả quá trình sàng lọc
nghiêm khắc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai là, Khẳng định thực tiễn với một đường lối đúng đắn của Đảng, cả một quá
trình Đảng hoàn chỉnh về nhận thức thì luôn luôn mang lại thành công cho Cách mạng
Việt Nam
Ba là, Góp phần có những cơ sở thực tiễn phản biện những luận điểm xuyên tạc
của các thế lực thù địch đòi đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập, đòi bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản dẫn đến Việt Nam chệch nhịp trên con đường đến Chủ nghĩa xã hội.
Qua đó, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ con đường Chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Nhà nước và
tạo điều kiện môi trường an ninh chính trị ổn định, tập trung cho việc cộng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước hiệu quả trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Với những lí do và nhiệm vụ đề tài đã nêu trên„ nhóm chọn chọn đề tài: “Quá trình
hoàn chỉnh đường lối cách mạng dan tộc dân chủ nhân dân từ cương lĩnh chính trị đầu
tiên đến chính cương Đảng lao động Việt Nam” làm bài tập lớn để kết thúc môn học
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Để đạt được những mục đích trên thì
Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ được đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam dưới chính sách thống trị,
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng;

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 2 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hai là, phân tích được nội dung của Luận cương chính trị với những ưu điểm và
hạn chế và quá trình khắc phục hạn chế về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của
Đảng;
Ba là, làm rõ nội dung của Chính cương Đảng Lao động Việt Nam và sự hoàn
chỉnh đường lối cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng.
Bốn là, làm rõ giá trị của việc hoàn chỉnh đường lối cách mạng Dân tộc Dân chủ
Nhân dân đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam.

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 3 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM DƯỚI CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ,
KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ
CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

1.1. Bối cảnh lịch sử trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
1.1.1. Việt Nam dưới chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp
Một là, Chính sách cai trị của thực dân Pháp
Sau khi ký kết Hiệp ước Hác măng năm 1883, nội bộ triều đình lục đục; các vị vua
Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi đều nối tiếp lên ngôi nhưng chỉ cai trị được trong thời
gian rất ngắn.Việc triều đình ký hòa ước 1883, đã làm quần chúng nhân dân phẫn nộ
trước sự đầu hàng của vua quan nhà Nguyễn, các phong trào đầu tranh của quần chúng
phản đối sự nhu nhược của nhà Nguyễn được nổ ra ngày càng mạnh mẽ. Lúc này, tiềm
lực quân sự, kinh tế của Pháp ngày càng mạnh. Ở Bắc Kỳ thực dân Pháp đánh nhau
với quân Thanh và đuổi được phần lớn quân Thanh về nước. Từ cuối 1883 đến giữa
năm 1885, thực dân Pháp cho quân chiếm Tuyên Quang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng
Hóa,. . . Tuy nhiên, ở một số tỉnh quân Thanh vẫn chiếm giữ đe dọa sự có mặt của quân
Pháp ở Bắc Kỳ. Cuối cùng, hai quân Pháp – Thanh đã đi đến thỏa thuận bằng việc ký
kết Hòa ước Thiên Tân 1885, trong đó có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo
hộ của Pháp ở Việt Nam và quân Thanh cam kết rút khỏi Bắc Kỳ.1
Sau khi đánh bại quân Thanh, người Pháp làm chủ tình thế, bắt nhà Nguyễn ký bản
hiệp ước pa tơ nốt ngày 6/6/1884, nội dung hiệp ước pa tơ nốt về cơ bản là giống Hiệp
ước Hác măng (hiệp ước Quý Mùi), chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung
Kỳ nhằm lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn và xoa dịu dư luận.Năm 1858, thực dân
Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu
tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam.
Việc triều đình nhà Nguyễn ký kết với người Pháp hiệp ước Pa tơ nốt đã chấm dứt
triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế
độ thuộc địa nửa phong kiến, đặt Việt Nam trước ách đô hộ của thực dân Pháp cho đến
cách mạng tháng 8 năm 1945.
Hiệp ước Hác măng, Hiệp ước pa tơ nốt đã từng bước đặt dấu chấm hết cho triều
đại phong kiến Việt Nam, đưa dân tộc Việt Nam vào một kiếp nạn mới là ách đô hộ của
1 Luật sư Tô Thị Phương Dung (20/9/2023). Hiệp ước Pa tơ nốt là gì? Nội dung và hệ quả Hiệp ước
Pa-tơ-nốt?. https://luatminhkhue.vn/hiep-uoc-pa-to-not-la-gi.aspx

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 4 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

thực dân Pháp.


Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt
được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ
máy thống trị ở Việt Nam.
Về chính trị, Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, từng bước
đánh chiếm xâm lược Việt Nam. Bấy giờ, chế độ phong kiến (triều Nguyễn) tại nước
nhà đã lâm vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, trước hành động xâm lược của thực
dân Pháp, nhà Nguyễn dần đi vào thỏa hiệp khi lần lượt kí tên vào các Hiệp ước bất bình
đẳng (Hiệp ước 1862, 1874, 1883). Đến ngày 6/6/1884, với Hiệp ước Pa – tơ – nốt, Việt
Nam hoàn toàn đầu hàng, trở thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc
ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”.
Do triều đinh nhà Nguyễn đã đầu hàng Pháp cho nên giai cấp phong kiến với tư
cách là một giai cấp đã từng đại diện cho dân tộc giải quyết quyền tự quyết cho dân tộc
không còn nữa. Thực tiễn đã đặt ra yêu cầu lúc này cùng với giải phóng dân tộc phải xóa
bỏ chế độ phong kiến, tức xóa bỏ chế độ phong kiến về mặt chính trị, nhưng không đánh
trúc toàn bộ địa chủ phong kiến về mặt kinh tế vì mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ
Việt Nam không có gay gắt. Với chính sách Việt Nam là một nước thuộc địa ở phương
Đông, kinh tế rất lạc hậu nên người nông dân dường như chẳng có gì về tài sản thì địa
chủ tài sản cũng không có lớn nên cuộc đấu tranh mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ
không có quyết liệt và mạnh mẽ giống như phương Tây, có điều do triều đình phong kiến
chúng ta đầu hàng Pháp, cho nên với ngọn cờ phong kiến không còn đủ uy tín để tập hợp
lực lượng, mặc dù là lực lượng yêu nước song để là giai cấp đại diện để giải quyết quyền
tự quyết của dân tộc thì không còn nữa.
Mặc cho triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng, nhưng nhân dân Việt Nam kiên cường
không khuất phục, các phong trào đấu tranh lớn nhỏ nổ ra liên tục, khắp các địa phương,
thực dân Pháp phải liên tục dùng vũ lực để đàn áp, dập tắt, bình định sự nổi dậy của
người dân. Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội
và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành ba xứ:
Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Đồng thời
với chính sách nham hiểm này, thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc
lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam.
Về kinh tế, chính sách kinh tế của quân Pháp trong chế độ cai trị của chúng đều
nhằm đến việc bóc lột đến tận xương tủy nhân dân ta, cướp đoạt ruộng đất vơ vét tài sản
đến cùng.
Nông nghiệp: Bóc lột tầng lớp nhân dân bằng địa tô và các khoản thu, cướp đoạt
ruộng đất một cách trắng trợn. Pháp giành độc quyền mua bán 3 mặt hàng quan trọng

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 5 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

nhất là gạo, muối và rượu. Chúng cấm nấu rượu từ gạo, diêm dân làm muối phải nộp lại
cho Pháp, cuộc sống người dân cơ cực nay lại càng thêm cơ cực, bị bóc lột nặng nề.
Công nghiệp: Khai thác mỏ, kim loại, quặng để xuất khẩu kiếm lợi nhuận. Đầu tư
vào công nghiệp nhẹ: giấy, xay xát gạo, sản xuất gạch ngói, xi măng. . . cơ khí vận tải
(đóng tàu, sửa chữa và chế tạo toa xe lửa,...) và công nghiệp chế biến (chủ yếu là lâm
sản và nông sản).
Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường nước ta cùng các nước thuộc địa về nhiên
liệu. Đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài để thu thuế. Mặt hàng Pháp được miễn
thuế hoặc đánh thuế rất nhẹ. Tăng các loại thuế, thuế chồng thuế.
Giao thông vận tải: Được tăng cường tối đa để thuận lợi cho việc bóc lột kinh tế và
đàn áp nhân dân. Nhìn chung, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến lớn.
Về văn hóa, thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa giáo dục thực dân, dung
túng, duy trì các hủ tục lạc hậu. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ
bề cai trị. Thực dân Pháp cho xây dựng, cải cách lại hệ thống giáo dục nhằm hạn chế tối
đa sức ảnh hưởng của các sỹ phu phong kiến đối với thế hệ trẻ thanh thiếu niên, chương
trình học được xây dựng hoàn toàn bằng tiếng Pháp, với nhiều quy định khắc khe về quy
chuẩn theo học và hạn tuổi nên rất ít trẻ em được đến trường, phần lớn học sinh là con
em của các nhà địa chủ giàu có. Bên cạnh đó, trong chương trình giáo dục mới, Pháp
triệt để loại bỏ các truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, thay vào đó là việc phổ
biến, tuyên truyền về “văn minh đại Pháp”, mục đích chính là đào tạo ra một thế hệ trẻ
Việt Nam “mất gốc”, không có tinh thần yêu nước và đấu tranh giành lấy độc lập tự do,
ý thức số phận nô dịch và từ đó dần hình thành một thế hệ tay sai đắc lực mới cho chúng.
Ngoài việc tước đoạt đi con chữ, thực dân Pháp tăng cường thực hiện các chính
sách đầu độc người dân Việt Nam, nhất là thanh niên, người trẻ bằng những trụy lạc
phù phiếm, văn hóa tệ nạn, thói hư tật xấu được chính quyền hết mực dung dưỡng. Nạn
cờ bạc được khuyến khích bằng những sòng bạc được mở công khai và rộng khắp để
thu thuế, nạn rượu chè được nuôi dưỡng bằng việc tặng rượu cho nhân dân. Chúng mụ
mịdân ta bằng thuốc phiện, cho buôn bán công khai thứ hàng hóa nghiện ngập này, và
còn rất nhiều những tệ nạn khác, với âm mưu hủy hoại dân tộc ta.
Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương,
“chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và
đầu độc một cách thê thảm bằng thuốc phiện, bằng rượu. . . chúng tôi phải sống trong
cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập”.
Tóm lại, thông qua những chính sách thống trị và khai thác thuộc địa đới với kinh

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 6 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

tế và xã hội ở Việt Nam của thực dân Pháp tác động, thì tình hình Việt Nam có sự biến
đổi về kinh tế sâu sắc. Có sự đa dạng du nhập về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,
xây dựng các đô thị: bến cảng, đường sắt, ... để phục vụ cho mục đích kahcs thác thuộc
địa; Quan hệ kinh tế phong kiến lạc hậu vẫn được duy trì; chủ yếu vẫn là một nền kinh
tế nông nghiệp lạc hậu và phụ thuộc. Dưới chính sách thống trị và khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm nặng nề, tiến triển chậm chạp, què
quặt, phiến diện, lệ thuộc vào kinh tế Pháp Hai là, Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ
bản trong xã hội Việt Nam
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực
dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc.
Giai cấp địa chủ: Giai cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột,
áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ giai cấp địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân
hóa, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu
tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.
Giai cấp nông dân: Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội
Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh khốn khổ, bần
cùng của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng lòng căm thù đế quốc và phong kiến
tay sai, làm tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất
và quyền sống tự do.
Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
thực dân Pháp, giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phố và vùng mỏ như: Hà
Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Quảng Ninh.
Đa số công nhân Việt Nam trực tiếp xuất thân từ giai cấp nông dân, là nạn nhân
của chính sách chiếm đoạt ruộng đất mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam. Vì vậy,
giai cấp công nhân có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân. Giai cấp công
nhân Việt Nam bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột.
Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp. . .
Ngay từ khi ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam đã bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh
tranh, chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị của giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ bé, yếu
ớt. Vì vậy, giai cấp tư sản Việt Nam không đủ điều kiện để lãnh đạo các cuộc cách mạng
dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, tri thức, viên chức và những
người làm nghề tự do. Trong đó giới tri thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng
lớp tiểu tư sản. Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp bênh và dễ bị phá sản trở thành
những người vô sản. Tiểu tư sản Việt Nam có lòng yêu nước căm thù đế quốc thực dân

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 7 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

và bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài. Vì vậy, đây là lực lượng có
tinh thần cách mạng cao.
Các giai cấp Việt Nam ở thời điểm bất giờ đều mâu thuẫn với thực dân Pháp, chỉ
trừ một số bộ phận đi ngược với quyền lợi của dân tộc theo chân Pháp: Đại địa chủ, tư
sản mại bản.
Ba là, Mâu thuẫn cơ bản và thực tiễn lịch sử yêu cầu
Chính sách cai trị áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai đã tạo ra
hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:
Một là, mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với giai cấp địa chủ phong kiến,
Hai là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược
Tại đây, xã hội đã đòi hỏi ta phải giải quyết hai mâu thuẫn này, tức là hai nhiệm vụ
đề ra. Ta phải đánh đuổi thực dân Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc, đồng thời ta
phải “xóa bỏ” chế độ phong kiến để phát huy quyền dân chủ cho nhân dân, đặc biệt là
vấn đề ruộng đất.
Trong đó, nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp để giải phóng dân tộc được đặt lên
hàng đầu, nhiệm vụ tiên quyết phải được giải quyết đầu tiên. Bởi vì, mâu thuẫn giữa
nông dân và địa chủ phong kiên không có gay gắt, sự bóc lột giữa hai giai cấp không
đánh kể và nông dân cam chịu được, khi đất nước có giặc ngoại xâm thì họ sẽ cung nhau
đứng lên để giải phóng đất nước, trong đó xã hội phong kiến không có quyền lực, mọi
quyền lực đều ở Đông Dương mà Pháp đứng đầu. Mặc khác, trong phong kiến Việt Nam
có phong kiến yêu nước (Địa chủ vừa và nhỏ; Tư sản yêu nước), chỉ có một bộ phận nhỏ
là phản quốc đó là đại địa chủ, tư sản mại bản nên bộ phận phong kiến cũng có hiềm
khích với thực dân Pháp. Bản thân nước ta từ trong quá khứ đến nay, khi giặc đến nhà
mà nông dân chống triều đình, ngay cả khi ta chống Pháp thì nông dân vẫn kiên quyết
chống Pháp mà không chống phong kiến bao giờ? Nó chứng minh được rằng, lòng tự
tôn dân tộc Việt Nam ở tất cả giai cấp đều lớn và họ sẵn sàng xuống tay với bất cứ ai vi
phạm lãnh thổ.
Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra hai nhiệm vụ cách mạng:
Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược giành độc lập cho dân tộc, tự do
cho nhân dân;
Hai là, sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, phải xóa bỏ chế độ phong kiến giành
quyền tự chủ cho nhân dân, chủ yếu là đất cho nông dân.
Trong đó chống đế quốc giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Vì các giai cấp,
tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 8 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức như trâu ngựa và đẽo rút xương tuỷ. Để
giải quyết mâu thuẫn đó, nhân dân Việt Nam kiên cường không khuất phục, các phong
trào đấu tranh lớn nhỏ nổ ra liên tục, khắp các địa phương, diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt,
liên tục và rộng khắp.
Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội
Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị kinh tế văn hóa xã hội. Trong đó đặc biệt là sự ra
đời của hai giai cấp mới: công nhân và tư sản Việt Nam. Các giai cấp tầng lớp trong
xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận của người dân mất nước ở những mức độ
khác nhau đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Xác định mẫu thuẩn chủ yếu giữa các
giai cấp Việt Nam với thực dân Pháp và đó cũng là thực tiễn đặt ra cho các nhà yêu nước
là phải đánh đuổi thực dân Pháp, song phải xóa bỏ chế dộ phong kiến và tìm con đường
mới cho đất nước
1.1.2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến từ cuối thế
kỷ XIX đến đầu năm 1930
Các phong trào yêu nước diễn ra khi triều đình đầu hàng Pháp nhưng hệ tư tưởng
phong kiến vẫn được sử dụng làm vũ khi chống Pháp, tức trong quá khứ ta đã từng dùng.
Ông cha ta vẫn sử dụng để chống kẻ thù của dân tộc, chống giặc ngoại xâm khôi phục
triều đại phong kiến. Tuy nhiên lúc này, thực tiễn đặt ra yêu cầu lịch sử Việt Nam dưới
chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, với việc triều đình ký hằng ước với
Pháp thì uy tín của triều đình với tư cách là đại diện của dân tộc giải phóng đất nước
hoàn toàn độc lập không còn nữa, nhưng các nhà yêu nước không nhân thức được điều
này mà khôi phục lại phong kiến, đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các
phong trào thất bại.
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến tiêu biểu là:
Phong trào Cần Vương (1885 – 1896) do vua Hàm Nghi và cụ Tôn Thất Thuyết
lãnh đạo, hoạt động tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Với các cuộc khởi nghĩa như: (1) Khởi
nghĩa Ba Đình (1881-1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo, diễn ra tại
Thanh Hóa: (2) Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, diễn
ra ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình; (3)Khởi nghĩa Hương Khê
(1885-1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo, diễn ra ở địa bàn Thanh Hóa,
Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh.
Kết quả đều không thành công. Bởi vì nó đã phác họa rõ ràng từ tên phong trào:
“Cần Vương” là cần vua, phò vua để cứu nước. Mà triều đinh nhà Nguyễn đã đầu hàng
Pháp cho nên giai cấp phong kiến với tư cách là một giai cấp đã từng đại diện cho dân
tộc giải quyết quyền tự quyết cho dân tộc không còn nữa. Vì cái tên phong trào đó nên nó
không đủ sức để tập hợp lực lượng, không đủ uy tín để tập hợp lực lượng để mọi người

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 9 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

theo và nhanh chóng kết thúc.


Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1885 – 1913) do Hoàng Hoa Thám và Lương Văn
Nắm lãnh đạo, diễn ra tại Bắc Giang.
Khởi nghĩa đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn thiệt
hại nhưng đến năm 1913 thì bị dập tắt bởi vì nông dân không nào khác ngoài đứng trên
tư tưởng phong kiến và nông dân cũng không thành công trong cuộc chiến này. Mặt
khác, nông dân Việt Nam trong xã hội phong kiến, thành phân chủ yếu là tiểu nông là
chính, chủ quẩn quanh lũy tre làng. Cho nên các phong trào chủ diễn ra lẻ tẻ có tính cục
bộ địa phương, không đủ sức tạo nên sự đoàn kết toàn dân tộc.
Tóm lại, Để thắng Pháp - kẻ thù của dân tộc mạnh hơn chúng ta rất nhiều thì đòi
hỏi chúng ta cần phải đủ sức đoàn kết lực lượng trên toàn dân tộc và chỉ khi chúng ta
không đoàn kết được toàn dân tộc thì ta thất bại. Tóm lại, nguyên nhân thất bại phong
trào do vẫn đứng trên hệ tư tưởng phong kiến, nó không đủ sức hút để tập hợp lực lượng
dông đảo nữa. Nó cũng sức chứng minh các nhà yêu nước theo cách này trong 30 năm
trên thực tiễn là không thành công và yêu cầu các nhà yêu nước phải tìm con đường cứu
nước khác.
1.1.3. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị tư sản từ cuối thế kỷ
XIX đến đầu năm 1930
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị tư sản trước giai cấp tư sản, tiểu
tư sản ra đời
Bước sang đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản và tiểu tư sản chưa ra đời nhưng hệ tư
tưởng tư sản đã tác động vào Việt Nam và được các trí thức phong kiến đã tiếp thu hệ tư
tưởng tư sản tiếp thu. Lúc này, các nhà yêu nước đã bỏ tư tưởng phong kiến, giải phóng
dân tộc xóa bỏ chế gộ phong kiến và đưa đất nước mình hướng tới xây dựng các mô
hình nhà nước theo kiểu dân chủ tư sản, nhưng không thành công. Nổi bật trong khuynh
hướng cứu nước tư sản là hai xu hướng cứu nước bạo động và cải cách của Phan Bội
Châu và Phan Châu Trinh. Hai ông đều là những trí thức yêu nước xuất thân từ giai cấp
phong kiến nhưng cả hai ông đều có sự tiếp thu tư tưởng mới trong bối cảnh giao thời.
Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu ( 1867-1941) quê Nghệ An với
chủ trương dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục nền độc lập
cho dân tộc. Phát động phong trào Đông Du đưa du học sinh Việt Nam sang Nhật học
tập. Chọn Nhật vì đây là quốc gia “đồng văn, đồng chủng”, nền kinh tế phát triển mạnh,
hùng mạnh về quân sự.
Đại diện cho khuynh hướng cải cách là Phan Châu Trinh, với chủ trương vận động
cải cách văn hóa, xã hội; động viên lòng yêu nước cho nhân dân; đả kích bọn vua quan

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 10 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

phong kiến thối nát, đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện khai dân trí, chấn dân
trí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang cầu viện nước ngoài,
cầu xin Pháp đến khai hóa cho Việt Nam.
Hai ông đều là những trí thức yêu nước xuất thân từ giai cấp phong kiến nhưng cả
hai ông đều có sự tiếp thu tư tưởng mới trong bối cảnh giao thời. Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh muốn cứu nước, cứu dân, luôn đặt nhiệm vụ này lên trên hết. Mục tiêu phấn
đấu của hai ông là dân giàu nước mạnh theo con đường cách mạng tư sản và tiến lên
xã hội tư bản. Chủ trương cứu nước chống đế quốc giành độc lập dân tộc bằng phương
pháp bạo động của Phan Bội Châu đã khơi dậy tinh thần yêu nước của dân tộc, làm bùng
lên phong trào nhân dân đấu tranh chống Pháp. Chủ trương cải cách duy tân đất nước
nâng cao dân trí, trấn hưng dân quyền của Phan Châu Trinh có tác dụng rất lớn, ông là
người đầu tiên đề xướng tư tưởng tự do dân chủ, với tư tưởng mới tư sản ông đã tấn công
vào hệ tư tưởng phong kiến đã trở nên lỗi thời lạc hậu, mở đường cho hệ tư tưởng mới
vào nước ta. Chủ trương cải cách duy tân tư tưởng văn hóa đã đáp ứng yêu cầu của quần
chúng và được ủng hộ rộng rãi -nhất là đối với tầng lớp mới, đó là yêu cầu học hỏi, mong
muốn tiến bộ. Tư tưởng cải cách duy tân, tự do dân chủ của Phan Châu Trinh đã góp
phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta, làm dấy lên trong cả nước phong trào duy
tân sôi nổi với hai trung tâm: Cuộc vận động duy tân chống thuế Trung kỳ (1906-1908)
và Đông kinh nghĩa thục ở Bắc kỳ (1907).
Ông Phan Bội Châu nhờ nhượng Nhật để đánh Pháp nhưng chỉ một thời gian, Sau
này Nhật và Pháp cấu kết với nhau về lợi ích nên đã trục xuất học trò của ông về nước.
Khi phong trào Đông Dương thất bại, năm 1912 Phan Bội Châu thành lập Việt Nam
Quang phục hội, ông liệt kê rất nhiều các thành phần tham gia, nhưng không hề có công
nhân và nông dân. Ông thương họ nhưng không xem họ là thành phần chủ cốt cho cuộc
cách mạng và chính hạn chế này nên ông không thành công đến mức độ ông phải thốt
lên rằng : “Hỡi ơi cả đời tôi một trăm thất bại không lấy nổi một thành công” hay Sào
Nam đã rất khiêm nhường về mình khi nói: “Than ôi! Bao nhiêu năm bôn tẩu, mưu tính
trăm việc mà không nên một việc gì, nghĩ mình lỗi nặng, tội nhiều...” hay: “Than ôi!
Lịch sử của tôi là lịch sử một trăm lần thất bại mà không một thành công”1 .
Còn Phân Châu Trinh dựa vào pháp để canh tân đất nước, xỏa bỏ phong kiến, khi
nào nước ta văn minh thì Pháp sẽ tự trả tự do cho chúng ta mà ta không cần phải đánh.
Các hoạt động của phong trào: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu nhân sinh, chịu khó học
để nâng cao trình độ, mở mang ngành nghề kinh tế mới, thanh niên cắt tóc ngắn, bỏ mặc
áo dài và thay bằng các bộ âu phục phương Tây, . . . tạo ra làn sóng rầm rộ cuối thế kỷ
XX, làm chúng ta văn mình, nhưng chống Pháp không thành công được và hai thành
1 Hoàng Thị Quỳnh Anh (2015), Phan Bội Châu - Người mang hồn nước , https://baonghean.vn/phan-
boi-chau-nguoi-mang-hon-dat-nuoc-post81621.html, truy cập ngày: 17/3/2024

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 11 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

phần nông dân, công nhân cũng không tham gia được. Trường học thì không có, mở
mang ngành nghề mới rất xa vời, thay đổi văn hóa áo mặc nhưng họ nghèo, không có
tiền, quần áo thì vá mà thay bằng bộ âu phục quá khó khăn.
Nhưng cả Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều không hiểu bản chất thật sự của
đế quốc và thực dân. Ông Phan Bội Châu nhờ nhượng Nhật để đánh Pháp nhưng chỉ một
thời gian, Sau này Nhật và Pháp cấu kết với nhau về lợi ích nên đã trục xuất học trò của
ông về nước. Còn Phân Châu Trinh dựa vào pháp để canh tân đất nước, xỏa bỏ phong
kiến, khi nào nước ta văn minh thì Pháp sẽ tự trả tự do cho chúng ta mà ta không cần
phải đánh. Nhưng quan trọng nhất, hai ông đều không khắc phục tư tưởng, đứng trên hệ
tư tưởng tư sản, các ông không nhìn ra khả năng tập hợp lực lượng cách mạng và quyết
định đến thành công của cuộc cách mạng. Đấy chính là lực lượng công nhân và nông
dân chiếm hơn 90%, bị áp bức bộc lột nặng nề mà không hề tập hợp, trong khi các tâng
lớp tư sản, trí thức chiếm chưa tới 10%, cả hai ông đều không khắc phục được hạn chế về
mặt giai cấp, do đó khi đề ra chủ trương cứu nước và trong quá trình thực hiện đã không
tránh khỏi sự thất bại
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị tư sản sau giai cấp tư sản, tiểu
tư sản ra đời
Sau thế chiến thế giới lần thứ nhất, giai cấp tư sản và tiêu tư sản ở Việt Nam đã ra
đời và hệ tư tưởng tư sản vẫn tác động vào Việt Nam và được chính thức tư sản chúng ta
tiếp thu và đứng lên vũ đài chính trị sẽ là giai cấp kế tiếp thay thế cho phong kiến, đại
diện cho dân tộc giải phóng dân tộc và xóa bỏ chế độ phong kiến và đi lên chủ nghĩa tư
bản. Phong trào đi theo khuynh hướng chính trị tư sản với hàng loạt các cuộc phong trào
đấu tranh tiêu biểu và đánh dấu chấm hết vào năm 1930 Trong thời kỳ này ở Việt nam
còn nhiều phong trào đấu tranh khác như: Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907);
Phong trào “tẩy chay Khách trú”(1919); Phong trào chống độc quyền xuất nhập ở cảng
Sài Gòn (1923); đấu tranh trong các hội đồng quản hạt, hội đồng thành phố. . . đòi cải
cách tự do dân chủ. . .
Từ trong phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời: Đàng lập hiến (1923),
Đâng Thanh niên (3-1926); Đảng thanh niên cao vọng (1926); Việt Nam nghĩa đoàn
(1925), sau nhiều lần đổi tên, tháng 7 -1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng Đăng; Việt
Nam quốc dân Đăng (12-1927). Các đảng phái chính trị tư sản và tiểu tư sản trên đây
đã góp phần thúc đầy phong trào yêu nước chống Pháp, đặc biệt là Tân Việt cách mạng
Đáng và Việt Nam quốc dân Đảng.1
1 ledoan312(27/2/2010), Trình bày khái quát các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến
và các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản cuối thể kỷ XIX đầu thể kỷ XX? Nguyên
nhân thất bại của các phong trào này?, https://s.net.vn/mNCs

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 12 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Các phong trào vẫn không thành công do vẫn riếp tục đứng trên hệ tư tưởng tư sản,
không tập hợp công nhân và nông dân. Chỉ còn giai cấp tư sản nên không thành công.
Các phong trào chỉ tập hợp các lực lượng như: tư sản, tiểu tư sản, phong kiến, . . . nhưng
cũng chỉ khoảng 10% so với hơn 90% giai cấp nông dân công nhân thì lực lượng quá ít
ỏi. Đồng thời giai cấp Việt Nam ra đời quá muộn, đến tận 1919 mới trở thành giai cấp.
Ra đời thì trễ, số lượng thì ít, tiềm lực kinh tế thì nhỏ bé, tiềm lực chính trị không đáng
kể và không thể so với tư sản Pháp nên các phong trào không đủ sức. Khi tiềm lực kinh
tế nhỏ bé, các tư sản trong quá trình đấu tranh dễ dàng rơi vào tình trạng phong trào đấu
tranh lắng xuống khi thực dân Pháp nhả bớt một số quyền lợi về kinh tế.
Cũng chính vì số lượng ít, khi thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng vào năm 1927
do Nguyễn Thái Học và Nguyễn Tấn Tài lãnh đạo, do số lượng ít mà Đảng cần số lượng
đông nên ai vào Đảng cũng được nên một bộ phận phản động chui vào Đảng. Dường
như, phong trào trở nên bế tắc và không thành công được đến mức độ họ rơi vào tình
trạng ám sát cá nhân. Đứng trước bờ vực thẳm, Việt Nam Quốc dân Đảng dốc sức toàn
bộ lực lượng để đánh một trận cuối cùng với thực dân Pháp với tinh thần liều chết “không
thành công cũng thành nhân” cực kỳ nguy hiểm và không thành công.
Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt
Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình
thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp
tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu
cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải
phóng dân tộc. Sự thất bại của các cuộc đấu tranh đã mở ra một cuộc khủng hoảng trong
đường lối cách mạng của nước ta. Các cuộc cách mạng theo khuynh hướng chính trị
phong kiến và dân chủ tư sản đã bế tắc.
Ta thấy được, thực tiễn Việt Nam chứng minh được và cũng thể hiện bước sàng lọc
của lịch sử. Lịch sử Việt Nam đã sàng lọc và loại bỏ chế dộ phong kiến và trong quá khứ
lịch sử cũng sàng lọc và loại bỏ hệ tư tưởng tư sản. Trong thời gian tới, nước ta cần phải
có một hệ tư tưởng mới, một đường lối lãnh đạo mới để từ đó chúng ta mới có thể đánh
bại thực dân Pháp, giải phóng dân tộc.

1.1.4. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và những yêu cầu đặt ra
đối với cách mạng Việt Nam
Một là, Quá trình tìm tòi con đường cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc
Đứng trước việc đòi hỏi con đường giải phóng dân tộc thì những nhà yêu nước Việt
Nam từ khi thực dân pháp nổ súng xâm lược cho đến những năm 20 thế kỉ XX. Nhân
dân đất nước ta chứng kiến rất nhiều cuộc kháng chiến lớn nhỏ nhưng điều không thành
công và những cuộc đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến và cả tư sản đều không

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 13 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

thành công. Nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối thể kỉ XIX đầu
thế kỉ XX có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, chống
giặc ngoại xâm của dân tộc. Chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến
và tư sản đã bế tắc, tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin,
quan điểm cách mạng Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đặt ra cho những người
yêu nước Việt Nam là cần phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu
nước đúng đắn để giải phóng dân tộc. Do vậy đất nước đang thiếu đường lối kháng chiến
cứu nước thì Nguyễn Ái Quốc quyết định ra đi tìm đường cứu nước và hành trình kéo dài
hơn mười năm để theo đường lối cách mạng vô sản. Sự lựa chọn con đường cứu nước,
cứu dân của Nguyễn Ái Quốc:
Giai đoạn 1911-1916:
Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã vượt qua hạn chế
của những sĩ phu yêu nước đương thời, quyết chí đi sang phương Tây tìm con đường cứu
nước, cứu dân theo tư duy mới. Sau khi đến nhiều nước trên thế giới (Pháp, Mỹ, Anh,...)
và trãi qua nhiều nghề lao động khác nhau, Người đã rút ra một kết luận quan trọng: ở
đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo độc ác, ở đâu người lao động cũng bị bóc lột dã
man. Đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái về quyền con người (Cách mạng
Mỹ 1776, Cách mạng Pháp 1789).
Giai đoạn 1917-1920:
Khi cách mạng Tháng Mười Nga 1917 thành công, Người từ nước Anh trở lại nước
Pháp và tham gia hoạt động chính trị, tìm hiểu Cách mạng nhận thấy Cách mạng Nga là
đã thành công và thành công đến nơi.
Đầu năm 1919, người tham gia Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng tiến bộ nhất lúc
đó ở Pháp. Tháng 6/1919, tại Hội nghị của các nước thắng trận trong chiến tranh thế giới
thứ nhất họp ở Véc-xây (Pháp), Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson tuyên bố bảo đảm về
quyền dân tộc tự quyết cho các nước thuộc địa. Ngày 18/6/1919, nhóm người Việt Nam
yêu nước có mặt ở Pháp, gồm: Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh,
Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc. Thay mặt Hội những người An Nam yêu nước
ở Pháp Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam (gồm
tám điểm đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam). Những yêu sách đó dù không được
Hội nghị đáp ứng, nhưng sự kiện này đã tạo nên tiếng vang lớn trong dư luận quốc tế và
Nguyễn Ái Quốc càng hiểu rõ hơn bản chất của đế quốc, thực dân: chủ nghĩa Uynxon
chỉ là một trò bịp bợm lớn.
Giai đoạn 1921-1925:
Phong trào công nhân giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế như quy mô nhỏ hẹp

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 14 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

trong các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền. Mục đích chủ yếu tập trung vào nội dung kinh
tế và hầu hết các phong trào đều diễn ra tự phát, chỉ có duy nhất 1/25 cuộc đấu tranh là
có lãnh đạo, tổ chức chặt chẽ, ví dụ như cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son 8/1925.
Giai đoạn sau 1925:
Từ năm 1925 trở đi, nhờ những điều kiện thuận lợi đã thúc đẩy phong trào cách
mạng Việt Nam nói chung và phong trào công nhân nói riêng. Trước tình hình này
Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị các điều kiện tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời
của Đảng.
Hai là, Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành
lập Đáng cộng sản ở Việt Nam.
Về tư tưởng:
Vừa nghiên cứu lý luận, vừa tham gia hoạt động thực tiễn trong phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế, dưới nhiều phương thức phong phú, Nguyễn Ái Quốc đã tích
cực tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các thuộc địa, đồng thời tiến
hành tuyên truyền tư tưởng Mác-Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người
cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, xây dựng lý luận cách mạng giải phóng dân
tộc.
Viết nhiều bài đăng trên báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp
chí cộng sản, Pravđa của Liên Xô. . . Năm 1922, Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng
Cộng Sản Pháp được thành lập, Nguyễn Ái Quốc được cử làm Trưởng Tiểu ban Nghiên
cứu về Đông Dương. Người sang Liên Xô tham dự và trình bày các tham luận tại đại hội
của các tổ chức mang tính quốc tế. Các bài tham luân của Người đã chỉ rõ sự cần thiết
thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời tuyên tư tưởng của Lênin
soi sáng con đường cách mạng, con đường phát triển của cách mạng thuộc địa.
Đặc biệt tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (17/6 đến 18/7/1924), Người
đã trình bày bản báo cáo rất quan trọng về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Bằng nhiều số
liệu tư liệu cụ thể, báo cáo đã làm sáng rõ và phát triển một số luận điểm của Lênin về
bản chất của chủ nghĩa thực dân, về nhiệm vụ của Đảng Cộng Sản thế giới trong cuộc
đấu tranh chống áp bức bóc lột và giải phóng đấu tranh ở các thuộc địa. Năm 1925, Bản
án chế độ thực dân Pháp được xuất bản đầu tiên ở Paris đã tố cáo, kết tội chế độ bóc lột,
cai trị của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa, thức tỉnh nhân dân các dân tộc bị
áp bức nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng.
Để có sự chuẩn bị quan trọng về tư tưởng, lý luận cho quá trình thành lập Đảng,
như Nguyễn Ái Quốc đã xác định: Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm nòng cốt,

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 15 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ
nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết
nhiều, chủ nghĩa nhiều, những chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh
nhất là chủ nghĩa Lênin
Về chính trị:
Xuất phát từ thực tiễn cách mạng thế giới và đặc điểm của phong trào giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc địa, kế thừa và phát huy quan điểm của Lênin về cách mạng
giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng
giải phóng dân tộc. Đường lối cách mạng được phát thảo rõ nét nhất là ở nội dung các
bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên từ 1925 đến
1927, được Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông tập hợp, in trong cuốn Đường
cách mệnh. Trong đó, trước hết, Người khẳng định rằng:
Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam: là cách mạng giải phóng dân tộc
mở đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiếu với
nhau.
Theo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin thì tiến hành cách mạng vô sản để đi lên chủ
nghĩa xã hội, mà đối tượng cách mạng vô sản nhắm đến là giai cấp tư sản, đối tượng
muốn lật đổ là giai cấp tư sản. Nhiệm vụ của cách mạng vô sản là giải quyết mâu thuẫn
trong nội bộ dân tộc giữa giai cấp công nhân và tư sản.
Theo Nguyễn Ái Quốc thì đánh giá cách mạng mình hướng đến không phải đấu
tranh giai cấp nội bộ mà là cách mạng giải phóng dân tộc để đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ta thấy cả hai Mác-Lênin và Nguyễn Ái Quốc đều vận dụng con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội. Nhưng trong lý luận Mác-Lênin đi lên chủ nghĩa xã hội gắn với cách mạng
vô sản chống tư sản còn Nguyễn Ái Quốc là con đường giải phóng dân tộc, giành độc
lập đất nước. Vì Cách mạng giải phóng dân tộc không phải giai cấp tư sản tại Việt Nam,
giai cấp tư sản ở Việt Nam ra đời muộn, tiềm lực về kinh tế không có, tiềm lực về chính
trị không đáng kể mà bản thân tư sản cũng như tất cả giai cấp dân tộc trong xã hội đều có
mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Pháp, nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc là giành
quyền tự quyết của dân tộc, giảnh lại quyền dân chủ cho dân tộc khi toàn dân tộc đang
chịu cảnh áp bức nô lệ. Đây chính là điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi chúng ta
không chống giai cấp tư sản Việt Nam mà chống thực dân Pháp.
Lực lượng cách mạng: bao gồm "sỹ, nông, công, thương", trong đó công-nông là
"chủ cách mệnh","là gốc cách mạng"
Theo lý luận Mác-Lênin, để đánh đổ giai cấp tư sản thì trong cách mạng vô sản đề
ra tập hợp lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân nhưng giai cấp công nhân cần liên

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 16 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

kết nông dân thành liên minh công - nông là yêu cầu đề ra trong cách mạng vô sản.
Nguyễn Ái Quốc cũng vận dụng lý luận Mác-Lênin, xác định lực lượng quan trọng
là công nhan và nông dân là chủ và là gốc của cuộc cách mạng. Thế nhưng Người lại
thêm "sỹ, thương" vào lực lượng trong cách mạng. Đây chính là đối tượng mà cách mạng
vô sản theo lý luận Mác-Lênin muốn đánh đổ.
Việc Nguyễn Ái Quốc thêm "sỹ. thương" là điểm khác, điểm sáng tạo, mới lạ và
rất phù hợp với đặc điểm thực tiễn Việt Nam vì nông dân và địa chủ ( tức là "sỹ") không
gay gắt mà trái lại nông dân và địa chủ lại cùng chung một kẻ thù là thực dân Pháp, khi
thực dân Pháp xâm lược thì nông dân và địa chủ đều tập hợp lại để chống Pháp. Phong
kiến Việt Nam có thể là lực lượng tham gia cách mạng chống Pháp. Đồng thời, "thương"
là tư sản mà tư sản ở Việt NAm với nông dân, công nhân cũng không có gay gắt và cũng
không nhất thiết phải tạo ra thêm một cuộc cách mạng để lật đổ vì tư sản Việt Nam ra
đời rất muộn, tiềm lực về kinh tế không đáng kể, tiềm lực chính trị thì không có "lùn tịch
với gã khổng lồ tư sản phương Tây". Ta thấy, tất cả giai cập trong xã hội Việt Nam như:
phong kiến, công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản đều có chung một kẻ thù là thực
dân Pháp. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận Mác-Lênin vào cách
mạng ở Việt Nam khi Người bổ sung thêm "sỹ thương" vào lực lượng cách mạng.
Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản.
Theo lý luận Mác-Lênin thì Đảng Cộng sản là sự kết hợp giữa lí luận Mác-Lênin
và phong trào công nhân. Thành lập Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân và
Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng vào Việt Nam.
Vì lực lượng tham gia vào cuộc cách mạng này là toàn thể dân tộc. Vì vậy Đảng
Cộng srn Việt Nam sẽ là Đảng gắn kết trong đó có lý luận Mác-Lênin làm nền tảng tư
tưởng vì mình đi lên chủ nghĩa xã hội nên lấy tư tưởng làm nền tảng về mặt lý luận.
Có kết hợp phong trào công nhân nhưng vì công nhân chỉ chiếm 1-2%, nên cần phải có
phong trào yêu nước của các giai cấp khác: nông dân, tư sản, tiểu tư sản, phong kiến
trong xã hội Việt Nam.
Đây chính điểm sáng tạo khi Đảng có sự gắn kết giữa lí luận Mác-Lênin với phong
trào yêu nước Việt Nam mà trong lý luận Mác-Lênin không có và nó rất phù hợp với
cách mạng Việt Nam.
Quan hệ với cách mạng thế giới: (1) Cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong quỹ
đạo của cách mạng vô sản thế giới; (2) Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có
quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở chính quốc, nhưng phải chủ động và có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
(1) Nguyễn Ái Quốc dồng ý với quan điểm của lý luận Mác-Lênin và vân dụng vì

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 17 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

cả lý luận Mác-Lênin và Nguyễn Ái Quốc đều xác định cách mạng sẽ đi lên con đường
xã hội chủ nghĩa.
(2) Nguyễn Ái Quốc choa rằng: Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa trong
mối quan hệ Cách mạng vô sản ở Chính quốc là hoàn toàn chủ động, không có lệ thuộc
vì giải phóng dân tộc là nhiệm vụ mình phải tư làm, là sự nghiệp của chính mình và có
khả năng giành thằng lợi trước.
Lúc này theo tổ chức lãnh đạo các phong trào Cộng sản và truyền bá lý luận Mác-
Lênin trên toàn thế giới là Quốc tế Cộng sản cho rằng: "Đối với các quốc gia ở phương
Đông như Việt Nam, vì nước ta còn lạc hậu, phong kiến thì chưa chống mà còn phải
chống đế quốc, nên theo Quốc tế Cộng sản thì đối với giải phóng thuộc địa phương
Đông thì tập trung lo chống phong kiến trước đi, chỉ khi ở thuộc địa có thể thành công
với điều kiện cách mạng vô sản ở chính quốc phải thành công trước". Tức theo quan
điểm Quốc tế Cộng sản cho rằng nước ta cần phải chống phong kiến là điều kiện tiền
quyết và cuộc cách mạng vô sản ở thuộc địa "cần phải lệ thuộc" vào cách mạng vô sản ở
chính quốc thành công hay không thì ở thuộc địa cách mạng mới thành công.
Nguyễn Ái Quốc không đồng ý. Ông cho rằng chúng ta có quyền tự quyết, các dân
tộc phải tự giải phóng cho mình vì các dân tộc có quyền chủ động giải phóng vấn đề của
mình. Mặt khác, không chỉ lệ thuộc mà còn có khả năng giành thằng lợi trước bởi các lí
do:
[1] Giai cấp công nhân, nông dân bị bóc lột nặng nề ở chính quốc và các nước
nghèo thuộc địa khiến làng căm phẫn dẫn đến cuộc đấu tranh càng trở nên quyết liệt và
mạnh mẽ.
[2] Thuộc địa là mắc xích quan trọng và là điểm yếu của chủ nghĩa tư bản vì thuộc
địa là mầm sống của tư bản. Ngay khỏi điểm ban đầu, các nước chính quốc bị căng thẳng
về thị trường và các cuộc đấu tranh giai cấp công nhân trên chính quốc diễn ra mãnh liệt,
Họ đã phải chạy sang các nước thuộc địa để hỗ trợ, lấy nuồn lực về làm giàu cho chính
quốc. Nguyễn Ái Quốc cho rằng: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám
vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc
địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi"1 , cho nên Người
cho rằng, thuộc địa là mầm sống của tư bản. Vì vậy, để có cách mạng vô sản ở chính
quốc thì ta càn giải quyết mầm móng của chúng ta là thuộc địa. Người đã ví trong một
bài viết thư tín quốc tế cho Quốc tế Cộng sản: "Nếu tôi ví chủ nghĩa tư bản là một con
rắn độc thì nọc độc và sức sống của chủ nghĩa tư bản nó nằm ở thuộc địa chứ không phải
nằm ở chính quốc, nên nhờ vậy theo lời của Quốc tế Cộng sản là không đúng vì con rắn
nó không có chết." Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản sau khi nghe một số ý kiến
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.2, tr.130.

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 18 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

coi trọng cách mạng vô sản ở chính quốc hơn thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn
chia sẻ ý kiên của mình: "Các đồng chí thứ lỗi cực sự mạnh bạo của tôi, nhưng tôi không
thể không nói với đồng chí rằng sau khi nghe những lời phát biểu của các đồng chí đều
biết rằng, tôi có cảm tưởng các đồng chí ấy muốn đánh con rắn chết bằng đuôi. tất cả
các đồng chí đều biết rằng hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc Tư bản chủ
nghĩa đều đang tập trung ở các nước thuộc địa hơn là chính quốc. Các thuộc địa cung
cấp nguyên liệu cho nhà máy, cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc.
Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng cách mạng, Thế mà các đồng chí khi nói
về cách mạng các đồng chí lại khinh thường thuộc địa"1 . Nguyễn Ái Quốc cho rằng,
những người khinh thường cách mạng thuộc địa, đề cao cách mạng chính quốc hơn cách
mạng thuộc địa là những người "muốn đánh chết con rắn bằng đuôi".
Đây là điểm sáng tạo thể hiện sự bản lĩnh đột phá của Nguyễn Ái Quốc trước mặt
tổ chức lớn như Quốc tế Cộng sản với tinh thần dân tộc mãnh liệt. Từ đó, cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa hoàn toàn thành công và giành thắng lợi trước. Cách mạng
được chúng ta thắng lợi trước, ta giành chính quyền thành công nhưng cách mạng Pháp
không thành công, cách mạng vô sản Pháp không thành công.
Về phương pháp cách mạng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì vậy phái
động viên, tổ chức lãnh đạo đông đảo quần chúng ... Quần chúng chung một khi được
giác ngộ, có tổ chức và lãnh đạo sẽ là lực lượng cách mạng vô địch
Theo lý luận Mác-Lênin xác định cách mạng cách mạng của quần chúng, là sự
nghiệp của tập thể cách mạng nhưng cần phải động viên, tổ chức và lãnh đạo, một khi
được lãnh đạo sẽ tạo ra sức mạnh rất mạnh mẽ.
Hồ Chí Minh đã vận dụng theo lý luận Mác-Lênin: Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng. Nhưng theo quan điểm lý luận của Mác-Lênin thì quần chúng chỉ là nông
dân và công nhân, nhưng trong quan điểm của Nguyễn Ái Quốc thì quần chúng được
nhắc đến là tất cả các giai cấp trong xã hội Việt Nam vì tất cả giai cấp đều chung một
chí hướng với mong muốn giải phóng dân tộc với lòng yêu nước nồng nàn hơn một ngàn
năm, chung một kẻ thù là thực dân Pháp. Đây chính là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh khi
tạo đại đoàn kết lực lượng hơn so với lý luận Mác-Lênin và phù hợp là đặc điểm Việt
Nam
Với tất cả các quan điểm này của Nguyễn Ái Quốc và cách mạng giải phóng dân
tộc, nó là bản sơ thảo về Cương lĩnh chính trị sau này. Từ đây, nó tác động vào Việt Nam
và được hưởng ứng rất sâu sắc.
Về tổ chức:
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.1, tr 295-296

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 19 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ.
Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo
cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ đi học tại trường Đại học Phương
Đông (ở Liên Xô trước đây) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo
cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã đưa những
tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về trong nước từ những năm 1926 đến năm 1929 làm cho
những phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản trở thành lớn nhất nước chỉ mấy
năm và nó có sự thu hút với các phong trào yêu nước khác vì các phong trào khác chưa
xem công nhân, nông dân là lực lượng quan trọng. Từ khi giai cấp công nhân ra đời, họ
chỉ dám sao lãng công việc để đòi tăng lượng giảm giờ làm. Đến khi thực dân Pháp khai
thác thuộc địa lần hai sau năm 1919, tình hình công nhân bi đát nên phong trào có diễn
ra nhiều hơn như: công nhân ở cảng Ba Son, ... Nhưng suốt đến năm 1925 cũng chỉ có
25 cuộc bãi công, chúng tở đấu tranh công nhân mang tính chất tự phát, không có định
hướng về mặt lý luận. Mỗi một năm đến hơn 40 cuộc bãi công trong khi trước kia cả
mấy năm trời chỉ có vài cuộc bãi công. Với sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên từ năm 1926-1927, Ngươi chỉ rõ: "Người cách mạng phải hòa mình vào quần chúng
công nông, để tự cải tạo mình thành người vô sản, thì mới hiểu hết được chủ nghĩa cộng
sản và mới có thể tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, giáo dục đường lối Đảng, tổ chức và
lãnh đạo quần chúng đấu tranh"1 thì mỗi một năm đến hơn 40 cuộc bãi công trong khi
trước kia cả mấy năm trời chỉ có vài cuộc bãi công, năm 1928-1929 là giai đoạn đỉnh
cao của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản tăng gấp 2.5 lần so với giai
đoạn năm 1926-1927.
Đến năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã sáng tạo phong trào "Vô
sản hóa", thâm nhập vào "địa ngục than" ở Mạo Khêm Uông bí, Cẩm Phả; các nhà máy
dệt Nam Định; xi măng Hải Phòng; .... nơi có số lượng đội ngũ công nhân đông đảo, nơi
mà người lao động phải nổi dậy đấu tranh để truyền tư tưởng Mác- Lênin. Chủ trương
"vô sản hóa" trở thành "Một định hướng chiến lược cho yêu câu xây dựng và phát triển
đội ngũ cán bộ cách mạng trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, chấm dứt tình trạng
vô kỷ luật của những kẻ thất bại và những kẻ giả danh, phương pháp giáo dục cách
mạng"footnoteVũ Quang Hiển, Trần Viết Nghĩa, Vô sản hóa (1928) - Một phương thức
rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam, Trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.2. Đó là một "phương thức
tự rèn luyện của những thanh niên trí thức của tiểu tư sản, giúp khoảng cách giữa những
người lao khổ và những trí thức tiểu tư sản được xóa bỏ, những người cách mạng càng
thêm giác ngộ, thấy rõ yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc"2 , thiết thực theo
1 TrầnNgọc Hải, Lớn lên với phong trào "Vô sản hóa", Vô sản hóa (Hồi ức cách mạng, Mxb Thanh
niên, HN, 1972, tr.25.
2 Vũ Quang Hiển, Trần Viết Nghĩa, Vô sản hóa (1928) - Một phương thức rèn luyện, đào tạo đội ngũ

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 20 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

lợi dặn của Nguyễn Ái Quốc.


Phong trào vô sản hóa làm cho "cơ sở của Hội Cách mạng Thanh niên Việt Nam
ngày càng phát triển trong cả nước; giai cấp công nhân ngày càng nhận thức được sự
mệnh lịch sử của mình. Phong trào công nhân ngày càng chuyển biến mạnh mẽ theo
phương hướng tự phát đến tự giác, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản
Việt Nam."1
Với nhiều cuộc đấu tranh có quy mô và chất lượng đã cho ra kết quả là ba tổ chức
cộng sản đầu tiên của Việt nam ra đời trong năm 1929: Đông Dương Cộng sản 10
Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (07/1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
(9/1929). Như vậy sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản nửa cuối năm 1929 chứng tỏ: lý luận
của Nguyễn Ái Quốc đã thấm sâu trong phong trào công dân và phong trào yêu nước
Việt Nam; làm cho phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ hơn. Mặc dù giương cao
ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, nhưng ba
tổ chức cộng sản trên đây hoạt động phân tán, chia rẽ đã ảnh hưởng xấu đến phong trào
cách mạng ở Việt Nam lúc này. Vì vậy, việc khắc phục sự chia rẽ, phân tán giữa các tổ
chức cộng sản là yêu cầu khẩn thiết của cách mạng nước ta, là nhiệm vụ cấp bách trước
mắt của tất cả những người cộng sản Việt Nam.2 .
Như vậy, sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã phản ánh: Xu thể phát
triên tất yếu của phong trào dân tộc ở Việt Nam. Sự trưởng thành nhanh chóng của giai
cấp công nhân, ưu thế của tư tưởng cộng sản trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt
Nam. Sự đòi hỏi tất yếu của phong trào công nhân và kết thúc vai trò của Việt Nam
thanh niên.
1.2. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên
1.2.1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, với tư cách là phái
viên của Quốc tế Cộng sản, ngày 23/12/1929, Nguyễn Ái Quốc đến Hồng Kông (Trung
Quốc) triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng
đến họp tại Cửu Long (Hồng Kông) tiến hành hội nghị hợp nhất tổ chức cộng sản thành
một chính đảng duy nhất của Việt Nam. Tham gia dự Hội nghị gồm: 2 đại biểu Đông
Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam
cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc
gia Hà Nội, tr.4
1 Vũ Quang Hiển, Trần Viết Nghĩa, Vô sản hóa (1928) - Một phương thức rèn luyện, đào tạo đội ngũ

cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc
gia Hà Nội, tr.6
2 Thich Ho Hap (31/8), Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng cộng sản Việt Nam,
https://thichhohap.com/duong-loi-cach-mang/hoan-canh-lich-su-ra-doi-dang-cong-san-viet-nam.html,
ngày truy cập: 20/2/2024

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 21 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cộng sản Đảng (Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu), dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc
- đại biểu của Quốc tế Cộng sản.
Nội dung của Hội nghị: “(1) Bỏ mọi định kiến xung đột cũ, thành thật để hợp tác
để thống nhất các nhóm Cộng sản Đông Dương; (2) Định tên Đảng là Đảng Cộng sản
Việt Nam; (3) Thảo luận Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng; (4) Định kế hoạch
thực hiện việc thống nhất trong nước; (5) Cử một Ban chấp hành Trung ương lâm thời;”
1

Hội nghị thảo luận, tán thành ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, thông qua các
văn kiện quan trọng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo: Chánh cương vắn tắt, Điều
lệ vắn tắt, Sách lược vắn tắt. . . Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu gọi nhân dịp
thành lập Đảng. Mở đầu Lời kêu gọi, Người viết: “Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản
giải quyết vấn đề cách mạng nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.” 2 . Hội nghị xác định
rõ tôn chỉ mục đích của Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo quần
chúng lao khổ làm giai cấp đấu tranh để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực
hiện xã hội cộng sản”. Quy định điều kiện vào Đảng là những người “tin theo chủ nghĩa
cộng sản, chương trình đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái tranh đấu và dám hy sinh
phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận đảng.” 3

1.2.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên


Tại hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng Sản Việt Nam, Cương lĩnh chính trị đã
được đề ra gồm 7 tài liệu, văn kiện và 4 văn bản: “Sách lược vắn tắt của Đảng”, “Chính
cương vắn tắt của Đảng”, “Chương trình tóm tắt của Đảng”, “Điều lệ vắn tắt của Đảng
Cộng Sản Việt Nam”. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã nêu ra được những vấn
đề cơ bản về đường lối của cách mạng Việt Nam. Bằng việc vận dụng đúng đắn chủ
nghĩa Mác-Lenin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, cương lĩnh đã phân tích và đánh giá
đúng mâu thuẫn xã hội của Việt Nam ta lúc bấy giờ, để từ đó đi đến việc xác định đường
lối chiến lược của cách mạng Việt Nam “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộng sản”, xác định phương pháp cách mạng, nhiệm
vụ cách mạng và lực lượng cách mạng để thực hiện đường lối và sách lược đã đề ra.
Một là, Phương hướng chiến lược cách mạng
Dựa trên cơ sở đánh giá thực tiễn về tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX là một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, các mâu thuẫn trong xã hội
ngày càng trở nên phức tạp và gay gắt hơn, vậy nên Đảng đã vạch ra đường lối chiến
lược của cách mạng Việt Nam là “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.2, tr.2
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.2, tr.7-8
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.2, tr.7-8

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 22 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đảng đã xác định con đường cách mạng của
dân tộc thuộc phạm trù cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết
hợp giải phóng dân tộc cùng với giải phóng giai cấp.
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu
năm 1930) xác định “Cách mạng Việt Nam làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”1 , tức ta phải trải qua ba giai đoạn phát triển của
cách mạng Việt Nam gồm: Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng, cuối
cùng đi lên xã hội chủ nghĩa tới xã hội cộng sản. Trong đó thổ địa cách mạng tách ra
khỏi tư sản dân quyền, không nằm cùng với tư sản dân quyền mà nằm ở giai đoạn thứ hai,
ta xác định cách mạng tư sản dân quyền giành quyền độc lập cho dân tộc, giành quyền
tự quyết cho dân tộc, giành quyền dân chủ cho người dân, tức là ta chỉ chống đế quốc và
chống phong kiến về mặt chính trị để giành quyền dân chủ cho dân tộc, xóa bỏ chế độ
phong kiến, còn thổ địa cách mạng chống phong kiến về mặt kinh tế (về ruộng đất, . . . )
vì quyền độc lập và tự quyết của dân tộc là quan trọng nhất. Giai đoạn tiếp theo là chống
phong kiến, làm thổ địa cách mạng, tước bỏ sự thống trị của triều đại phong kiến để Việt
Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, giải phóng giai cấp. Đảng đã đề ra một chiến lược vô
cùng hợp lý và sáng suốt, bởi thực tiễn ở Việt Nam lúc bấy giờ là một xã hội thuộc địa
nửa phong kiến với mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay
sai của chúng tồn tại song song với mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với giai cấp địa
chủ phong kiến. Hai mâu thuẫn này ngày càng diễn ra gay gắt và phức tạp hơn. Song,
với việc mâu thuẫn lợi ích giữa nông dân và địa chủ đã diễn ra từ lâu, không gay gắt thì
vấn đề dân tộc lại mang tính thiêng liêng và quan trọng hơn cả. Toàn thể nhân dân Việt
Nam lúc bấy giờ đều đang chịu thân phận bị áp bức bóc lột, mất đi quyền tự quyết dân
tộc, độc lập của đất nước. Do vậy lợi ích của toàn thể dân tộc bao trùm lên cả lợi ích giai
cấp và mâu thuẫn về dân tộc quan trọng hơn và cần được ưu tiên hàng đầu.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã nêu ra được những vấn đề cơ bản về
đường lối của cách mạng Việt Nam. Bằng việc vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác-Lenin
vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, cương lĩnh đã phân tích và đánh giá đúng mâu thuẫn
xã hội của Việt Nam ta lúc bấy giờ, để từ đó đi đến việc xác định đường lối chiến lược
của cách mạng Việt Nam “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi đến xã hội cộng sản”, xác định phương pháp cách mạng, nhiệm vụ cách mạng
và lực lượng cách mạng để thực hiện đường lối và sách lược đã đề ra. Hai là, Nhiệm vụ
cách mạng
Về phương diện chính trị, nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là: “Đánh
đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc
1 Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.2.

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 23 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông”1 .
Cương lĩnh đã xác định nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến là hai nhiệm vụ cơ
bản và trước nhất để giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, tiến đến xây
dựng xã hội chủ nghĩa. Trong đó nhiệm vụ chống đế quốc được đặt lên hàng đầu. Điều
này đúng với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến,
vấn đề giải phóng dân tộc luôn là vấn đề bức thiết nhất, lợi ích của toàn dân phải được
đặt lên hàng đầu.
Về phương diện xã hội, dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ
thông giáo dục theo công nông hóa.
Về phương diện kinh tế, thủ tiêu hết các thứ quốc trái, tịch thu hết sản nghiệp lớn
(như công nghiệp, vận tải, ngân hàng. . . ) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho
Chính phủ công nông binh quản lý, thâu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa
làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, mở mang công
nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm tám giờ,. . . Với các chính sách về kinh tế
nêu trên, thấy rõ được trong giai đoạn đầu tiên của cách mạng tư sản dân quyền không
có thổ địa cách mạng cho nên tịch thu tài sản lớn của đế quốc và tịch thu ruộng đất cũng
chỉ của đế quốc.
Các nhiệm vụ mà Cương lĩnh đề ra đã phản ánh rõ tình hình kinh tế-xã hội ở Việt
Nam, thể hiện cách làm cách mạng triệt để, quyết liệt, lật đổ ách thống trị hà khắc của
Pháp, giải phóng dân tộc, giai cấp, đặc biệt là hai giai cấp nông dân và công nhân. Và
trong đó cũng thể hiện Đảng đã xác định được lực lượng cách mạng khi chỉ tập trung
vào nhiệm vụ đánh đổ đế quốc, thu ruộng đất của đế quốc, không động đến toàn bộ địa
chủ phong kiến, chỉ bọn địa chủ nào phản cách mạng mới bị tịch thu ruộng đất.
Ba là, Lực lượng cách mạng
Cương lĩnh xác định lực lượng cách mạng cơ bản là giai cấp công nhân và nông
dân, trong đó giai cấp công nhân là lãnh đạo. Ngoài ra Đảng còn chủ trương đoàn kết
các giai cấp khác như tiểu tư sản; trung, tiểu địa chủ; tư sản dân tộc, miễn là người Việt
Nam yêu nước thì đều lôi kéo về phía giai cấp vô sản tham gia cách mạng. Đảng “phải
thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được
dân chúng”; “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng
dân cày nghèo”; “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông ... để
kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”, “Đối với ... phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản ...
thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm chí họ đứng trung lập”.2
1 Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.2.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 24 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Dựa trên việc đánh giá hoàn toàn đúng đắn mâu thuẫn giải cấp của xã hội Việt
Nam lúc này, Đảng đã nhận ra được tiềm năng cách mạng của tất cả các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội, tập hợp đông đảo quần chúng tham gia vào lực lượng cách mạng, vì
lúc này không có mâu thuẫn nào lớn hơn mâu thuẫn giữa toàn bộ giai cấp, tầng lớp với
đế quốc xâm lược, không có kẻ thù nào lớn kẻ thù của toàn bộ dân tộc chính là thực dân
Pháp, nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được đặt lên trên hết. Đây cũng là sự sáng tạo
của Nguyễn Ái Quốc trong việc tập hợp lực lượng cách mạng khi đi con đường khác với
nhận định của Quốc tế Cộng sản rằng địa chủ, tư sản dân tộc cần được loại bỏ, không
được tập hợp tầng lớp tiểu tư sản, để đi đến thực hiện tập hợp liên minh giai cấp, xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ
giải phóng dân tộc, tiến đến xây dựng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm này vẫn luôn được
Đảng chú trọng và phát huy trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Bốn là, Phương pháp cách mạng
Cương lĩnh khẳng định phương pháp cách mạng phải là con đường bạo lực cách
mạng của quần chúng để đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc. Trong các văn bản của
cương lĩnh, những từ “đánh đổ”, “đánh trúc”, “lật đổ”, “tiêu trừ” đế quốc và phong kiến
được đề cập đến rất nhiều, thực dân Pháp luôn dùng bạo lực để đàn áp, bóc lột nhân dân
ta, vậy nên không thể dùng con đường thỏa hiệp, “không khi nào nhượng một chút lợi
ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”, “bộ phận nào đã ra mặt phản cách
mạng thì phải đánh đổ”1 .
Việt Nam đang chịu sự đô hộ của thực dân Pháp và bị áp bức bởi chế độ phong kiến
thối nát trầm trọng, việc sử dụng bạo lực là phương pháp duy nhất. Quan điểm dùng bạo
lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng của được nêu trong Cương lĩnh chính
trị là cơ sở cho phương pháp cách mạng đúng đắn của Đảng, là yếu tố quan trọng đưa
cách mạng đến thắng lợi, giải phóng dân tộc khỏi đế quốc.
Năm là, Lãnh đạo cách mạng
Cương lĩnh xác định giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
mà “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp”2 . Nhưng để lãnh đạo được thì Đảng
phải thu phục được đại bộ phận quần chúng nhân dân, phải bồi dưỡng, nâng cao năng
lực lãnh đạo, nâng cao nhận thức về tư tưởng Mác-Lênin, đảm bảo nền tư tưởng và hành
động thống nhất, trong sạch, loại bỏ những phần tử phản động, phản cách mạng ra khỏi
tổ chức Đảng.
tr.4.
1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.3.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam ( 2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.4.

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 25 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Sáu là, Quan hệ cách mạng thế giới


Cương lĩnh xác định cách mạng Việt Nam là một phần của cách mạng thế giới.
“Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và
thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai
cấp Pháp”1 . Như vậy muốn cách mạng thắng lợi thì nhân dân các nước thuộc địa phải
đoàn kết với nhau, phải tranh thủ sự ủng hộ của các giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là
giai cấp vô sản Pháp.
Ngay từ buổi đầu thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định tầm quan trọng
của tinh thần tự lực tự cường. Đồng thời, Đảng cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của
lực lượng đồng minh quốc tế, bao gồm sự đoàn kết và ủng hộ của các dân tộc bị áp bức
và giai cấp vô sản thế giới, đặc biệt là giai cấp vô sản Pháp. Đây là sự quán triệt sâu sắc
tinh thần của khẩu hiệu chiến lược "Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn
kết lại" áp dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh của Đảng không chỉ đặt
cách mạng Việt Nam trong dòng chảy chung của phong trào giải phóng dân tộc và cách
mạng vô sản thế giới, mà còn thể hiện sự tinh tế trong việc phân hóa kẻ thù. Đảng chủ
trương đánh đổ thực dân Pháp, nhưng đồng thời cũng đề cao việc đoàn kết với giai cấp
vô sản thế giới, cụ thể là thực hiện liên lạc với các dân tộc bị áp bức, đặc biệt là đoàn kết
với giai cấp vô sản Pháp. Sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần tự lực tự cường và tranh thủ
sự ủng hộ quốc tế đã góp phần tạo nên những thắng lợi to lớn cho cách mạng Việt Nam
trong suốt chặng đường lịch sử.
Tóm lại, sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam là một dấu mốc lịch sử, biểu thị
sự chuyển biến sâu sắc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xã hội. Sự kiện này
không chỉ kết thúc giai đoạn khó khăn trong việc hướng dẫn cách mạng từ thời kỳ thuộc
địa Pháp đến những năm 1920 mà còn mở ra hướng đi mới cho sự tiến bộ của quốc gia.
Đảng đã chứng minh khả năng và sự trưởng thành của giai cấp công nhân trong việc dẫn
dắt cách mạng, đặt nền móng cho những thành tựu liên tiếp sau này, từng bước tiến hành
các chính sách cách mạng dân quyền và cải cách đất đai, tiến tới mục tiêu xây dựng một
xã hội cộng sản.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, được thông qua trong Hội nghị sáng lập,
đã cho thấy một tầm nhìn chiến lược cho cách mạng Việt Nam, phản ánh đúng đắn các
quy luật phát triển xã hội và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đất nước. Cương lĩnh này đã
kết hợp tư tưởng của Mác-Lenin như được trình bày trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản,
đồng thời mở rộng và phát triển các quan điểm của Lenin và chủ nghĩa cộng sản quốc tế
về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Như vậy, con đường cách mạng mà cương lĩnh đề ra
đã trở thành cốt lõi cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 cho tới hiện
1 Hồ Chí Minh (2011),Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr 3.

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 26 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

tại.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Dưới chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, thực tiễn Việt
Nam đã đặt ra yêu cầu là cần phải chống thực dân Pháp để giành lại độc lập cho dân tộc
và xóa bỏ chế độ phong kiến để giành quyền dân chủ cho người dân. Trong đó nhiệm vụ
giải phóng dân tộc là quan trọng nhất, sau khi giải phóng xong dân tộc rồi hãy xoá bỏ
chế độ phong kiến để lựa chọn con đường phát triển mới cho đất nước.
Đứng trước thực tiễn cần giải phóng dân tộc nhưng còn phải lựa chọn con đường
phát triển cho đất nước, cho nên các phong trào yêu nước Việt Nam với nhiều khuynh
hướng đấu tranh khác nhau để tìm kiếm con đường giải phóng cho dân tộc và lựa chọn
con đường phát triển đất nước đã nổ ra. Do vậy, vào đầu năm 1930, Việt Nam đứng
trước sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, bởi lẽ thực tiễn đã cho thấy độc lập dân tộc
không thể tiếp tục gắn liền với chủ nghĩa phong kiến, cũng như độc lập dân tộc không
thể gắn liền với chủ nghĩa tư bản. Và thực tiễn này đã đặt ra yêu cầu cho các nhà yêu
nước Việt Nam tiếp tục tìm một con đường khác để đủ sức quy tụ lực lượng đông đảo
toàn dân tộc để giúp chúng ta giành được quyền tự quyết cho dân tộc và con đường phát
triển cho đất nước.
Nhờ sự chuẩn bị tích cực của Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng, chính trị và tổ chức,
những quan điểm của Người đã vào được phong trào công nhân Việt Nam, làm cho
phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ và cả các phong trào yêu nước khác, để đến
năm 1929 khuynh hướng cách mạng vô sản trở thành khuynh hướng lớn mạnh nhất nước,
và đặt ra yêu cầu cần phải thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và đã trở thành Đảng lãnh đạo duy
nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, điều này chứng tỏ độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, là kết quả của sự sàng lọc phương pháp của cách mạng Việt Nam và dân
tộc Việt Nam trong thời đại mới. Với Cương lĩnh chính trị đầu tiên, một văn kiện đề cao
quyền tự quyết của dân tộc, yếu tố dân tộc lên hàng đầu, tập hợp lực lượng toàn dân tộc
và đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt ra vấn đề đoàn kết
quốc tế một cách rộng rãi, đặc biệt là đặt lợi ích của giai cấp sau lợi ích của dân tộc. Do
vậy, Cương lĩnh chính trị đầu tiên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, phản ánh được
thực trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, để từ đó nêu ra quan điểm của Đảng về cách
mạng Việt Nam, từ đó xác định đường lối chiến lược đúng đắn, góp phần tạo nên thắng
lợi của cách mạng Việt Nam.

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 27 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Chương 2
LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ VÀ SỰ HOÀN CHỈNH
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1930 - 1945)

2.1. Luận cương chính trị


2.1.1. Bối cảnh ra đời Luận cương chính trị
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và
được Hội nghị thành lập ảng (tháng 2/1930) thảo luận, thông qua. Tuy ngắn gọn, chỉ có
282 chữ, nhưng Chánh cương đã xác định rõ ràng nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược và
sách lược của cách mạng Việt Nam.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên được gửi lên Quốc tế Cộng sản, tuy nhiên một số nội
dung không đồng quan điểm với Quốc tế Cộng sản nên họ yêu cầu phải làm lại. Tháng
4/1930, đồng chí Trần Phú sau một thời gian học ở Liên Xô, được Quốc tế Cộng sản cử
về nước hoạt động và được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được giao
nhiệm vụ soạn thảo “Luận cương chính trị”.
Hội nghị họp từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, Ban Chấp hành Trung ương họp
Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc), thảo luận và thông qua bản Luận
cương chính trị, án nghị quyết của Trung ương toàn thể Đại hội nói về tình hình hiện tại ở
Đông Dương và nhiệm vụ, chiến lược cách mạng cấp bách của Đảng, điều lệ Đảng, hợp
thành nội dung Cương lĩnh thứ hai của Đảng. Hội nghị quyết định đổi tên đảng thành
Đảng Cộng sản Đông Dương, cử ra Ban chấp hành Trung ương chính thức và đồng chí
Trần Phú được cử làm Tổng bí thư. Hội nghị đã thông qua “Luận cương chính trị”.
2.1.2. Nội dung của Luận cương chính trị
Dự thảo Luận cương được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng
họp ở Hồng Kông tháng 10- 1930 thông qua.
Luận cương chính trị của Đảng gồm ba phần: Tình hình thế giới và cách mạng
Đông Dương, những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương, tính chất và nhiệm vụ của
cách mạng Đông Dương.
Một là, Nhiệm vụ chiến lược cách mạng
Luận cương chính trị (10/1930), theo sự chỉ đạo của quốc tế Cộng sản, đối với các
quốc gia thuộc địa phương Đông, nhiệm vụ quan trọng nhất là chống phong kiến. Do
đó, từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần
thứ nhất, đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng
xác định rõ ràng trong luận cương chính trị về sự phát triển cách mạng Việt Nam bao
gồm hai giai đoạn chính, lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, “có tính

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 28 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

chất thổ địa và phản đế”. Sau khi “cách mạng tư sản dân quyền” thắng lợi, sẽ tiếp tục
“phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa” –
giai đoạn “cách mạng xã hội chủ nghĩa”.Trong đó, “cách mạng tư dân quyền” thực hiện
đồng thời cả nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến về chính trị – kinh tế.
Văn kiện này xác định có 2 giai đoạn chính gồm: Cách mạng tư sản dân quyền có
tính chất thổ địa và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ta thấy đã lựa chọn vẫn khẳng định xác
định con đường phát triển cuộc cách mạng Việt Nam trong tương lai là đi lên chủ nghĩa
xã hội. Đây là ưu điểm và cũng đồng quan điểm với Cương lĩnh chính trị đầu tiên, đồng
thời cũng đồng với bước lựa chọn của cách mạng Việt Nam là đi lên Chủ nghĩa Xã hội
mà không đi qua Chủ nghĩa Tư bản, tuy văn kiện lại đặt thổ địa vào trong cách mạng
tư sản dân quyền, xử lý luôn vấn đề thổ địa và phản đế cùng lúc. Đây là điểm không
phù hợp với Cách mạng Việt Nam tại thực tiễn, vô hình chung ta đã đẩy một bộ phận
yêu nước đứng về cùng một phe với đế quốc và xem chúng là đối tượng mà chúng t cần
phải giải quyết, trong khi vấn đề mâu thuẫn giữa người dân với phong kiến không có gay
gắt. Vậy ta cũng thấy được, Cương lĩnh thì đưa thổ địa đưa ra ngoài Cách mạng tư sản
dân quyền nhưng tại Luận cương chính trị thì lại đưa vào cùng với phản đế và giải quyết
cùng lúc, nên văn kiện này đang phê bình gay gắt với Cương lĩnh chính trị.
Hai là, Nhiệm vụ cách mạng
Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền “tranh đấu để đánh đổ các di
tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa
cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn
toàn độc lập”. Hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ khăng khít với nhau “có đánh đổ đế
quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách ậng thổ địa được thắng
lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”. Trong
đó văn kiện nhấn mạnh “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, là
cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
Ta thấy trong Cương lĩnh chính trị không đụng chạm gì đến vấn đề ruộng đất của
phong kiến địa chủ mà chỉ tập trung tiêu diệt phong kiến về phương diện chính trị, trong
khi đó Luận cương nhấn mạnh vấn đề thổ địa và xem đó là “cốt lõi” của nhiệm vụ đề ra.
Thứ nhất, đây là vấn đề trong việc giải quyết giữa vấn đề chống đế quốc và thổ địa thì
Luận cương có hạn chế khi quá nhấn mạnh vấn đề chống phong kiến về ruộng đất. Thứ
hai, “Đánh đổ đế quốc để Đông Dương hoàn toàn độc lập” ta thấy phạm vi giải quyết
vấn đề quá rộng và không phát huy vấn đề quyền tự quyết của các dân tộc, không khai
thác vấn đề giải phóng cho mình trong sự nghiệp tự giải phóng cho mình.
Ba là, Lực lượng cách mạng
Trong đánh giá mâu thuẫn, đặt phong kiến, tư bản đứng một phe với đế quốc và

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 29 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

trong nhiệm vụ cũng muốn đánh đổ phong kiến nên lực lượng không có phong kiến.
Vậy trong thành phần tập hợp lực lượng thì giai cấp vô sản là động lực chính. Dân cày là
động lực mạnh của cách mạng. Tư sản thương nghiệp, tư sản công nghiệp đứng về phe
đế quốc chống cách mạng. Đới với các tiểu tư tư sản thì trong thủ công nghiệp có thái
độ do dự, tiểu tư sản thương gia không tán thành cách mạng và không đề ra chiến lược
cách mạng, các tiểu tư sản trí thức chỉ hăng hái chống đế quốc trong thời kỳ đầu. Tóm
lại, trong văn kiện này chỉ kết luận lực lượng cách mạng chỉ có thể là nông dân, công
nhân và các phần tử lao khổ mà thôi: bán hàng rong, thợ thủ công, trí thức thất nghiệp,
...
Ta thấy văn kiện đánh giá như vậy là không thực tế, chưa đề ra một chiến lược tập
hợp lực lượng toàn dân tộc một cách rộng rãi, chưa khai thác các nguồn lực của các nhà
yêu nước Việt Nam, bỏ qua các tầng lớp mà ta đã có thể tập hợp được đó là tư sản, tiểu
tư sản, địa chủ vừa và nhỏ, chỉ có một bộ phận nhỏ là phản quốc: tư sản mại bản và đại
địa chủ. Văn kiện lại đánh đồng lại đứng cùng phía đế quốc và nó không phù hợp với
thực tiễn lúc bấy giờ.
Bốn là, Phương pháp cách mạng
Sử dụng bạo lực cách mạng. Xem võ trang bạo động để giành chính quyền là một
nghệ thuật. Luận cương cho rằng khởi nghĩa “Lúc thường thì phải tùy theo tình hình mà
đặt khẩu hiệu “phần ít” để bênh vực lợi quyền cho quần chúng. Đến lúc cách mạng lên
rất mạnh, giai cấp thống trị đã rung động, các giai cấp đứng giữa muốn bỏ về phe cách
mạng. Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ của địch.không
phải là một việc thường, chẳng những là theo hình thế trực tiếp cách mạng, mà lại theo
khuôn phép nhà binh. . . Trong khi không có tình thế trực tiếp cách mạng cũng cứ kịch
liệt tranh đấu; nhưng kịch liệt tranh đấu ấy không phải là để tổ chức những cuộc manh
động, hoặc là võ trang bạo động quá sớm, mà cốt là để suy động đại quần chúng ra thị
oai, biểu tình bãi công, v.v., để dự bị họ về cuộc võ trang bạo động sau này". Đến lúc đó
có tình thế cách mạng “Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ
của địch nhân và giành lấy chánh quyền cho công nông”.
Đây là ưu điểm của văn kiện và có điểm tương đồng thống nhất với Cương lĩnh
chính trị đầu tiên. Cương lĩnh chính trị đầu tiên cũng sử dụng bạo lực và không có thỏa
hiệp với Pháp.
Năm là, Lãnh đạo cách mạng
Đảng Cộng sản lãnh đạo là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng. Đảng
phải có đường lối chính trị đúng đắn có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần
chúng. Đảng là đội tiền phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền
tảng tư tưởng. Đảng là đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương,

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 30 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản
Đây cũng một ưu điểm khi tiếp tục khẳng định quan điểm của Cương lĩnh chính trị
đầu tiên và khẳng định trên thực tế lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản.
Sáu là, Quan hệ cách mạng thế giới
Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, vì thế giai
cấp vô sản. Luận cương nhấn mạnh: “vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô
sản thế giới, nhất là vô sản Pháp, với quần chúng cách mạng ở các nước thuộc địa, bán
thuộc địa, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.”
Đây cũng là quan điểm cũng đồng quan điểm với Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
Đây cũng là ưu điểm của văn kiện này khi cũng xác định Cách mạng là bộ phận là một
cách mạng thế giới và cần mật thiết để được các nước công nhận và hỗ trợ.
Tóm lại, thông qua Luận cương chính trị (10/1930) bên cạnh những ưu điểm thì
vẫn còn những hạn chế và cúng vì những hạn chế đó sau khi hội nghị lần thứ nhất của
Đảng (10/1930) do đồng chí Trần Phú chủ trì, Hội nghị thảo luận Luận cương chính trị
song hội nghị quyết định ra án Nghị quyết thủ tiêu Cương lĩnh chính trị đầu tiên bởi vì
cho rằng văn kiện ấy đã có nhiều quan điểm sai lệch nghiêm trọng đến con đường cách
mạng Việt Nam tương lai. Đấy là một quyết định sai lầm, không đúng của Đảng và quyết
định ấy không hợp lý
Mặt khác, Luận cương chính trị khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến
lược của cách mạng mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nêu ra. Thứ nhất, về phương
hướng chiến lược thì con đường đi lên của cách mạng ta hướng đến là chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, xác định chính xác hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến. Lực lượng cách
mạng là giai cấp công nhân, nông dân và các phần tử lao khổ. Sử dụng bạo lực, quan hệ
cách mạng thế giới gắn kết với cách mạng Đông Dương và dưới sự lãnh đạo cách mạng
duy nhất là Đảng Cộng sản. Bên cạnh đó, Luận cương chính trị cúng có những hạn chế
như: xác định mâu thuẫn chủ yếu của cách mạng (quá nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp -
kinh tế). Thứ hai, trong mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến
thì Luận cương quá nhấn mạnh đến nhiệm vụ chống phong kiến, coi thổ địa là cái cốt
của cách mạng. Thứ ba, không tập hợp đầy đủ lực lượng như giai cấp tư sản, tiểu tư sản,
phong kiến, xem họ là đối tượng mà ta cần phải nhắm đến cùng với đế quốc Pháp, không
nhìn ra khả năng cách mạng của các tầng lớp này. Thứ tư, giải quyết vấn đề trên phạm
vi toàn Đông Dương, làm ta không phát huy quyền tự quyết, tự giải phóng của dân tộc.

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 31 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2.2. Sự hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc từ năm 1939 đến năm
1945
2.2.1. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939
Ngày 1/9/1939, thế chiến thứ hai chính thức nổ ra, phe phát xít: Đức, Ý, Nhật, ...
và phe đồng minh: Pháp, Anh, Liên Xô, Mỹ lao vào xâu xé, tranh giành thuộc địa trên
các khu vực và thể hiện tầm ảnh hưởng của mình. Sau tình trạng khủng hoảng kinh tế
trong nước do chỉ tập trung quyền lợi cho giai cấp công nhân Pháp, Đảng Cộng sản Pháp
không còn khẳng định vai trò lãnh đạo của mình và bị đặt vào ngoài vòng pháp luật, đế
quốc Pháp lao vào cuộc chiến tranh thế giới. Ngày 28/9/1939 Toàn quyền Đông Dương
ra nghị định cấm tuyên truyền Cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu Cộng sản. Đặt
Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các nhóm đòi quyền lợi
quyền tự do dân chủ, dân sinh, cấm tụ tập, tụ họp nơi đông người, mọi quyền tự do dân
chủ giành được trong giai đoạn từ năm 1936-1939 đều bị thủ tiêu, cuộc đấu tranh đòi
quyền tự do dân chủ ở Việt Nam chính thức chấm dứt. Hơn 7 vạn thanh niên Việt Nam
bị bắt đi lính sang các chiến trường, làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp tại chiến trường,
người ở lại trong nước bị bóc lột nặng nề, khiến cho lòng căm thù của tất cả các tầng lớp
giai cấp Đông Dương trở nên sâu đậm với thực dân Pháp. Trước tình hình đó, Ban Trung
ương Đảng đã ra Nghị quyết công cáo rộng rãi về tình hình cách mạng trong và ngoài
nước cho thời gian sắp tới.
Một là, Nhiệm vụ cách mạng
Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là
đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương
hoàn toàn độc lập. "Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con
đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô
luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng độc lập". Hội nghị cũng nhấn mạnh
“chiến lược cách mạng tư sản dân quyền bây giờ cũng phải thay đổi ít nhiều cho hợp với
tình thế mới”. “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con
đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô
luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng độc lập”1 . Ban Trung ương Đảng đã
ra Nghị quyết công cáo rộng rãi về tình hình cách mạng trong và ngoài nước. Tạm gác
khẩu hiệu "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng khẩu hiệu "Tịch thu
ruộng đất của đế quốc và việt gian cho dân cày nghèo" ... Nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền để tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Nhận xét: Hội nghị đã đáp ứng đúng nhu cầu khách quan của lịch sử, đưa nhân dân
bước vào thời kỳ trực tiếp vận động giải phóng dân tộc, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa
1 Viện Lịch sử Đảng – Học viện Chính trị quốc gia TPHCM. (2008). Lịch sử biên niên Đảng Cộng
sản Việt Nam (tập 2). Nxb Chính trị Quốc gia, tr.663–667

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 32 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, xác định rõ nhiệm vụ phản đế là quan trọng
Hai là, Lực lượng cách mạng
Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “lập chính quyền Xô viết công-nông-binh”,
thay bằng khẩu hiệu “lập chính quyền cộng hoà dân chủ”. Hội nghị chủ trương thành
lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ, tổng
hợp tất cả các dân tộc, các giai cấp, đảng phái và cá nhân yêu nước ở Đông Dương nhằm
đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai, giành độc lập hoàn toàn cho các dân tộc Đông Dương.
Nghị quyết cũng xác định lực lượng là toàn dân, thu nạp cả tư sản và phong kiến yêu
nước có cùng tư tưởng cứu quốc
Nhận xét: Điều này đã phần nào thể hiện sự tiến bộ của Đảng, khắc phục được
nhược điểm chỉ ưu tiên nhân dân nghèo cần quyền lợi. Lực lượng cách mạng dựa trên
cơ sở hai lực lượng công, nông là hai lực lượng chính của cách mạng, đoàn kết tất cả các
giai cấp, đảng phái, cá nhân yêu nước có mối thù với đế quốc và tay sai của chúng, đặc
biệt là Pháp.
Ba là, Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc
Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc, đánh đổ đế quốc và tay sai để giành độc lập ở
toàn Đông Dương. Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương để tranh
đấu chống đế quốc chiến tranh, đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến thối nát, giải
phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, đưa khẩu hiệu
"Chính phủ Liên bang Cộng hòa Dân chủ Đông Dương" là hình thức chính phủ chung
cho tất cả các tầng lớp dân chúng trong xứ và trong phong trào giải phóng dân tộc, một
bộ phận của giai cấp tư sản còn có thể đi chung với dân chúng trong một giai đoạn nào.
Song cuộc cách mạng tư sản dân quyền trong giai đoạn lập Mặt trận phản để còn và phải
biến chuyển theo những hình thức mới và triệt để hơn, tuy theo tình thế thay đổi của mặt
trận và lực lượng tương đương trong hàng ngũ, thay cho khẩu hiệu "Xô Viết công nông
binh".1
Nhận xét: Điều này vẫn không phù hợp về khác biệt về tính chất lịch sử, dân tộc
và sứ mệnh của mỗi quốc gia. Hội nghị vẫn chưa khai thác quyền tự quyết từng dân tộc,
giải quyết vấn đề trên toàn Đông Dương, nhưng Đảng đã thành lập một chính phủ mới là
Cộng hòa dân chủ Đông Dương. Chính phủ mới lực lượng tập hợp lớn mạnh hơn so với
chính phủ công nông của Luận cương chính trị (10/1930) và lớn hơn so với Cương lĩnh
chính trị đầu tiên là mô hình chính phủ công nông binh, nhưng vẫn trên lãnh thổ Đông
Dương và quyền tự quyết của dân tộc vẫn chưa được thực hiện.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 6 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội,tr539, 541

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 33 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2.2.2. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1940
Tháng 6/1940, Đức tấn công Pháp, Pháp đầu hàng. Đến 22/9/1940 phát xít Nhật
tràn vào Việt Nam và chỉ đúng một ngày để Pháp chống cự và đầu hàng. Tại thời điểm
này, Nhân dân Đông Dương phải chịu cảnh "một cổ hai tròng", quần chúng nung nấu
tinh thần . Sau hội nghị Trung ương tháng 11/1939, nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt của
Ban chấp hành Trung ương Đảng bị sa vào tay giặc. Trước các diễn biến khó lường,
Đảng đã nhanh chóng triệu tập Hội nghị vào đầu tháng 11/1940 dưới sự chỉ đạo của
đồng chí Trường Chinh tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh đã nhận định cuộc chiến
có thể sớm thành cuộc chiến giữa đế quốc và Liên Xô, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc cách mạng Đảng.
Hội nghị đã phân tích đặc điểm tình hình Đông Dương: Giai đoạn thứ nhất là "đế
quốc Pháp tổ chức kinh tế Đông Dương thành kinh tế chiến tranh. Từ tháng 9-1939 đến
tháng 6-1940, chính phủ Catờru (Catroux) hết sức khuyến khích các nhà nông, các điền
chủ Đông Dương trống thấu dầu, cà phê, khoai tây, ngô, đậu. Tóm lại, những thứ nông
sản cần dùng cho chiến tranh. Về kỹ nghệ, Catờru bắt đầu mở những nhà máy lắp súng,
chế thuốc súng, làm bom đạn, và dự định lập mấy xưởng đóng máy bay ở Tông, Phú Thọ
và Bài Gòn"1 .Trong giai đoạn thứ hai này "kinh tế Đông Dương bị rối loạn và khủng
hoảng. Những dự định mở mang kỹ nghệ phòng thủ tại Đông Dương bị thu hẹp hoặc có
chỗ bị thủ tiêu hẳn. Nhiều nhà máy bị đóng cửa hoặc giảm bớt sức sinh sản xuống, khiến
cho một số thợ thuyền bị thất nghiệp đỡ (chômage partiel) hoặc thất nghiệp cả (chômage
total). Nhiều nhà sản xuất bản xử trước kia vẫn bán hàng cho Pháp một phần lớn - như
đăng ten, hàng đan, hàng thâm, v.v. - nay bị sa sút. Nhiều nhà tiểu công nghệ trước kia
vẫn sinh sản bằng nguyên liệu Pháp, Nhật và Tàu (như những nghề dệt lụa, làm thông
phong, tráng gương, v.v.) nay thiều nguyên liệu phải sa sút nghỉ việc hoặc phá sản"2 .Hội
nghị đã phân tích được rằng: "Đông Dương là một xứ nông nghiệp, kỹ nghệ không được
phát triển mấy, nhất là không có kỹ nghệ nặng, nên không có thể tự cung tự túc được.
Giá hàng bỗng cao vọt, nạn thất nghiệp và phá sản lan rộng, lại thêm sưu thuế nặng nề,
tất và những cái ấy làm cho sức tiêu thụ của quần nhúng giảm sút, thị trường bên trong
bị eo hẹp lại. Về việc xuất cũng ngũ cốc Đông Dương sang Pháp và Tàu bị đình trệ, vì
thị trường trong nước bị co hẹp, các nhà năng dân cày không tăng được nông sản hoặc
có nơi thực chỉ tăng được chút ít không đã bù đắp lại chỗ thiệt thải gây ra bởi đồ hóa,
nông cụ, hàng kỹ nghệ cần thiết cho sự sống, mọi thứ đều tăng cao giả, cao quá."3
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội,tr35
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội,tr38
3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội,tr38

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 34 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tóm lại, "Đông Dương trải qua một cuộc kinh tế khủng hoảng đặc biệt. Số công
nhân thất nghiệp ngày một thêm nhiều. Dân cày làm ăn không được phát đạt. Nhiều tiểu
thương, tiểu chủ bị phá sản, sa sút. Nhiều nhà tư sản hay thương mại hay kỹ nghệ cũng
bị phá sản lây, hoặc đang sống gượng, sống không có triển vọng. Riêng mình bọn đại
dương. bạn nhập cảng sần vốn buôn cất nhiều hàng từ trước nay dùng lối tích trữ đầu
cơ, bóp chết công chúng, là được hưởng. lợi. Nhưng mỗi lợi của chúng là mối lợi nhất
thời."1
Một là, Nhiệm vụ cách mạng
Đông Dương là xứ nông nghiệp, kỹ nghệ ít phát triển, không có kỹ nghệ nặng,
công cụ sinh sản chưa tập trung, về phương diện kỹ thuật mới hoàn toàn phụ thuộc vào
các nước chủ nghĩa đế quốc. Còn rất nhiều tàn tích phong kiến trong kinh tế, chính trị
và văn hoá, đại đa số nhân dân là dân cày, giai cấp thợ thuyền còn bé và chưa tập trung
mấy. Vì những lý do ấy, cuộc cách mạng Đông Dương chưa phải là cuộc cách mạng vô
sản, cách mạng xã hội. Nó mới là cuộc cách mạng tư sản dân quyền. Nó không phải chỉ
là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đông Dương là một xứ nông nghiệp, đến
98% dân số là dân cày. Tuy nhiên dân cày lại thiếu đất cày cấy vì ruộng đất cử một ngày
một tập trung vào tay địa chủ bản xử, cố đạo và bọn thực dân (60% ruộng đất cày cấy
được đã tập trung trong tay địa chủ bản xứ, 25% nữa trong tay bọn tư bản ngoại quốc,
25% nữa kể cả công điển trong tay dân cày)2 . Muốn cứu sống cho đại đa số nhân dân
Đông Dương phải xóa bỏ hai cái mâu thuẫn cơ bản trên kia. Muốn xoá bỏ mâu thuẫn cơ
bản thứ nhất phải làm cách mạng thổ dia (révolution agraire) thủ tiêu các tàn tích phong
kiến chia lại ruộng đất cho dân cày. Muốn xóa bỏ mâu thuẫn cơ bản thứ hai phải làm
cách mạng phản đế (révolution anti-impérialiste) đánh đuổi đế quốc chủ nghĩa làm cho
Đông Dương độc lập về kinh tế cũng như về chính trị, chiếm lại những nguồn nguyên
liệu ở trong tay để quốc chủ nghĩa động mở mang nền kỹ nghệ nặng cho Đông Dương.3
Hội nghị đã đưa ra quan điểm: "Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải
đồng thời tiến, không thể cái làm trước cái làm sau. Vô sản giai cấp Đông Dương không
thể đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa nếu không đồng thời đánh đổ phong kiến bản xứ và
những bạn địa chủ làm tay sai cho đế quốc chủ nghĩa, tịch thu ruộng đất của đế quốc chủ
nghĩa, của phong kiến và hạng địa chủ phân động chia cho dân cây, đặng kéo cho được
dân cày tham gia tranh đấu cách mạng động phổ biến cuộc cách mạng phản đế. Trái lại
không thể đánh đổ được phong kiến bản xử, bọn thực dân, bọn địa chủ phản động, nếu
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội,tr39
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội,tr66
3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội,tr67

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 35 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

không đồng thời đánh luôn cả kẻ đỡ đầu cho chúng là đế quốc chủ nghĩa, nếu dần cày
không đi đôi với vô sản giai cấp và các tầng lớp nhân dân phần để đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa. Tóm lại, cách mạng phân đế và cách mạng thổ địa là hai bộ phận khăng khít của
cuộc cách mạng tư sản dân quyền."1
Cách mạng Đông Dương vẫn là cách mạng tư sản dân quyền. Nghĩa là phải giải
quyết được hai vấn đề: thổ địa và phản đế để vừa xóa bỏ tàn tích phong kiến, cải tạo kinh
tế lạc hậu, xây dựng xã hội mới là xã hội chủ nghĩa để tiến lên Xã hội Cộng sản.
Nhận xét: Vẫn chưa xác định vai trò phản đế là chủ yếu mà vẫn xem hai bộ phận là
khăng khít, cần tiến hành đồng thời. Ta thấy được trong nhận thức của Đảng có sự trăn
trở, suy tư do nước Đông Dương ta bị 2 ách đô hộ của Pháp - Nhật xâm lược cùng lúc,
nền kinh tế từ 1936-1939 ta chưa khôi phục được, tập hợp lực lượng, nội bộ Đảng có sự
yếu đuối, xã hội nghèo đói, người dân thì chính sách thực dân áp bức, ... chứng tỏ Đảng
dường như lại quay lại thừa nhận Luận cương chính trị (10/1930), khiến tinh thần kháng
chiến toàn dân tộc bị suy giảm.
Hai là, Lực lượng cách mạng
Hội nghị xác định: "Chủ lực cách mạng là vô sản giai cấp gồm có vô sản thành thị
và thôn quê (trong đó thợ thuyền kỹ nghệ là lực lượng kiên quyết nhất). Sức dự trữ trực
tiếp của cách mạng tư sản Đông Dương là: Trung bản nông, Tiểu tư sản thành thị, Tư
sản bản xứ - kể cả tư sản công nghệ, thương mại và phú nông, Địa chủ phản đế, ..."2 .
Chiến thuật của Đảng ta trong lúc này là: "Tập trung hết thảy những lực lượng phản đế,
phản phong ở Đông Dương. dùng hết thảy những lực lượng ấy, dù nhỏ, dù yếu, liên hiệp
các lực lượng ấy thành một Mặt trận dân tộc thống nhất phần đế, ráng sức đập thẳng vào
kẻ thù chính và các hạng tay sai của chúng. Lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế,
vô sản giai cấp phải mật thiết liên lạc với bẩn nông, liên minh với trung nông và tiểu tư
sản thành thị, bắt tay tư sản bản xứ và địa chủ phản đế, biến họ thành những lực lượng
phụ thuộc (auxiliaire) của cuộc cách mạng tư sản dân quyền, của mặt trận phản đế, liên
hiệp với Hoa kiểu kháng Nhật và những người Pháp chống phát xít, chống đầu hàng và
có những xu hướng dẫn chủ, tán thành cho Đông Dương độc lập" 3
Nhận xét: Giai cấp vô sản (công nhân) giữ vai trò nòng cốt, các giai cấp còn lại
đóng vai trò bầu bạn, đồng thời giữ liên hệ với cách mạng với các nước khác. Sức quy tụ
lực lượng do Nghị quyết đề ra vẫn chưa sâu rộng, chưa tận dụng được sức mạnh của toàn
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội,tr68
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội,tr76
3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội,tr77

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 36 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

dân. Đành rằng ta tập hợp lực lượng sức mạnh của toàn dân tộc, những người chống đế
quốc, yêu nước nhưng trong văn kiện nhắc nhở "nhưng có điều sắt và chì không có giống
nhau". Ta tập hợp nòng cốt chính là lực lượng công nông và các giai cấp tầng lớp khác,
chưa thấy được sự tham gia cách mạng của các tầng lớp ngoài công nông.
Ba là, Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc
Phạm vi trên toàn lãnh thổ Đông Dương. Kẻ thù cách mạng được xác định là thực
dân Pháp và phát xít Nhật. Lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất phân để "gồm có những
đoàn thể sau này: Đảng Cộng sản Đông Dương, các công hội, nông hội, Việt Nam phản
để cứu quốc hội, các hội phần để cứu quốc, hội phụ nữ giải phóng, thanh niên phản đế
đoàn, các đội tự vệ, các hội tán trợ cách mạng. Mặt trận dân tộc thống nhất phản để sẵn
sàng thừa nhận sự gia nhập của những đảng phái phản để thành thực phần để, thành thực
mưu giải phóng cho dân tộc. Đảng phải vận động thành lập cho được những đoàn thể
phần để của Miên, Lào (Cao Miên phần để cứu quốc hội. Ai Lao phản để cứu quốc, v.v.)
và các dân tộc thiểu số ở các vùng thượng du, đưa các đoàn thể ấy vào Mặt trận dân tộc
thống nhất phản để khiến cho Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương được
đúng với danh hiệu của nó."1
Nhận xét: Phạm vi chưa được thu hẹp trên từng lãnh thổ, chưa thi hành được quyền
tự quyết dân tộc, không thay đổi so với hội nghị lần thứ 6 (11/1939).
Nhận xét Hội nghị Trung ương Ban chấp hành lần thứ 7 (11/1940) được tổ chức
vẫn tiếp tục khẳng định quan điểm của Hội nghị thứ 6 (11/1939), song dường như Đảng
lại lăn tăn với hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, thể hiện "Cách mạng thổ địa
và phản đế phải đồng thời tiến", chưa thật sự dứt khoát với chủ trương nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu được đề ra tại Hội nghị tháng 11/1939, quay lại thừa nhận
Luận cương chính trị (10/1930).

2.2.3. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 05/1941
Đầu năm 1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc bí mật trở về nước làm việc ở Cao Bằng
sau 30 năm Người buôn ba ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Tháng 5/1941, với tư
cách là đại biểu của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của
Trung ương Đảng từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941, Hội nghị tổ chức trong
rừng Khuổi Nậm, thuộc Pác Bó (Hà Quảng -Cao Bằng). Dự Hội nghị có các đồng chí
Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt, Vũ Anh và một số
đồng chí khác.. Phân tích tình hình thế giới, Hội nghị đã nhận định rằng chiến tranh
thế giới đang lan rộng, phát xít Đức đang ráo riết chuẩn bị đánh Liên Xô, phát xít Nhật
sắp gây ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Chiến tranh sẽ làm cho các nước để quốc
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội,tr77-78

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 37 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

suy yếu, phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển nhanh chóng. Liên Xô nhất định
chiến thắng và cách mạng nhiều nước nhân đó mà thắng lợi: “Nếu cuộc để quốc chiến
tranh lẫn trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh
lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mang nhiều nước thành
công." Hội nghị tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh các nghị quyết của Trung ương tháng
11/1939 và tháng 11/1940.
Một là, Nhiệm vụ cách mạng
Hội nghị xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết nhất của cách
mạng Đông Dương. Nhiệm vụ trước hết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải giành
cho được độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Hội nghị khẳng định dứt
khoát chủ trương "phải thay đổi chiến lược" và giải thích: "Cuộc cách mạng ở Đông
Dương hiện tại không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng
phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa mà là một cuộc cách mạng chi phải
giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng" và xem vấn đề dân tộc là vấn đề tiên
quyết giải quyết hàng đầu"1 , nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết
được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp - Nhật.
Đảng nhận định rằng: "Không phải giai cấp vô sản Đông Dương bỏ mất nhiệm vụ điền
địa đi đâu, cũng không phải đi lùi lại một bước, mà chỉ bước một bước ngắn hơn để có
sức mà bước một bước dài hơn. Trong giai đoạn hiện tại ai cũng biết rằng: nếu không
đánh đuổi được Pháp - Nhật thì vận mạng của dân tộc phải chịu kiếp trâu ngựa muôn đời
mà vấn đề ruộng đất cũng không làm sao giải quyết được. Vậy thì trong lúc này muốn
giải quyết nhiệm vụ giải phóng không thể đưa thêm một nhiệm vụ thứ hai chưa cần thiết
với toàn thể nhân dân, giải quyết trước mà có hại cho nhiệm vụ thứ nhất. Vì muốn đánh
đổ Pháp - Nhật ta phải liên hiệp với tất thảy nhân dân Đông Dương không chừa một giai
cấp nào, mà trong lúc đó nếu đưa nhiệm vụ điền địa ra giải quyết, nghĩa là phải đánh đổ
địa chủ, như thế chẳng phải là mâu thuẫn lắm sao? Trong lúc này quyền lợi của bộ phận,
của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc. Vậy thì quyền lợi
của nông dân và thợ thuyền phải đặt dưới quyền lợi giải phóng độc lập của toàn thể nhân
dân"2 . Từ đó, Đảng đã thay đổi khẩu hiệu đấu tranh, Đảng đã tạm gác khẩu hiệu: "Tịch
thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" thay bằng khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của
bọn đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo” , chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm
tô, giảm tức.
Nhận xét: Hội nghị đã xác định nhiệm vụ chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu,
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr96-136
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,

tr96-136

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 38 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

chấm dứt mọi sự trăn trở, lăn tăn tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 là gác nhiệm vụ cách
mạng thổ địa lại, thay đổi mọi khẩu hiệu đấu tranh. Ta nhận thấy nếu trong câu khẩu
hiệu đầu tiên: “Đánh đuổi địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thì đối tượng cần giải
quyết là địa chủ phong kiến mà giờ đây cuộc cách mạng lúc này hướng đến là thực dân
đế quốc và tay sai của chúng.
Hai là, Lực lượng cách mạng
Để tập hợp được quần chúng nhân dân Việt Nam yêu nước, tranh thủ các lực lượng
cách mạng chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu của dân tộc là phát xít Nhật Pháp, Hội nghị
lần thứ 8 tiến tới thực hiện tập trung lực lượng cách mạng trên toàn cõi Đông Dương,
không phân biệt không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản
xứ,... Ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau thống nhất, góp toàn lực cho việc
giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. "Chính là nhân dân Đông Dương, không phân biệt
dân tộc nào, giai cấp nào. Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật cũng không phải riêng của
giai cấp vô sản và dân cày, mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương"1 .
Nhận xét: Hội nghị đã khắc phục so với Hội nghị Trung ương lần thứ 7 là mở rộng
phạm vi tập hợp lực lượng là toàn bộ giai cấp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, trong khi
Hội nghị trước đó chỉ xác định công nông là lực lượng cách mạng chính, còn những giai
cấp kia nằm ở một vế, có sự mâu thuẫn, phân biệt giai cấp trong cuộc cách mạng, cho
rằng “sắt và chì không giống nhau”.
Ba là, Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc
Hội nghị đã thống nhất đưa ra quyết định giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn
khổ từng nước ở Đông Dương, "Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhân và
coi trọng"2 . Từ quan điểm đó, Hội nghị đã quyết định thành lập ở mỗi nước một mặt trận
riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết dân tộc chống ké thủ chung,
thi hành chính sách "dân tộc tự quyết". Tại Việt Nam, "chúng ta tách ra Mặt trận dân
tộc phản đế Đông Dương và theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị quyết
định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh)"3 . Các tổ
chức quần chúng yêu nước chống đế quốc trong Mặt trận đều lấy tên là Hội Cứu quốc
như Hội Công nhân Cứu quốc, Hội Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội
Thanh niên Cứu quốc, Hội Phụ lão Cứu quốc, Hội Nhi đồng Cứu vong, Hội Quân nhân
Cứu quốc... Với các dân tộc Lào (Ai Lao), Campuchia (Cao Miên), "Đảng chủ trương
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr 96-136
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,

tr96-136
3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,

tr96-136

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 39 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

thành lập Mặt trận ở mỗi nước, tiến tới thành lập một Mặt trận chung Đông Dương"1 .
"Mặt trận thống nhất tất cả dân tộc Đông Dương giành quyền độc lập cho Đông Dương
với một cái tên vắn tắt dễ hiểu và có ý nghĩa từng dân tộc như thế, ta chắc rằng sự kêu
gọi các dân tộc, các đoàn thể lên hàng ngũ tranh đấu sẽ dễ dàng hiệu quả hơn. Còn các
dân tộc thiểu số khác sống trong đất Việt Nam với Miên, Lào ta sẽ tổ chức vào các đoàn
thể riêng và tham gia vào đồng minh của các xứ ấy. Việt Nam độc lập đồng minh sẽ
lấy ngọn cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh làm huy hiệu. Việt Nam độc lập đồng minh
có một bản chương trình đưa ra hiệu triệu nhân dân, khẩu hiệu chính hiện nay của Việt
Minh là: phản Pháp - kháng Nhật - liên Hoa - độc lập"2 .
Ngoài ra, về mô hình nhà nước: Nếu trong Hội nghị tháng 11/1939 nói đến xây
dựng Nhà nước Liên bang Cộng hòa dân chủ Đông Dương, thì hội nghị xác định không
có liên bang gì cả mà là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa sau khi Việt Nam chúng ta thành
công và mô hình chính phủ Cộng hòa Dân chủ là mô hình thể hiện sự hoàn chỉnh đường
lối cách mạng giải phóng dân tộc theo tinh thần dân chủ: “Chính quyền cách mạng Nhà
nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của một giai cấp nào mà là của chung
cả toàn thể dân tộc”.
Nhận xét: Hội nghị đã thi hành được quyền tự quyết của mỗi dân tộc từng lãnh thổ
Đông Dương, Việt Nam mình thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt
là Việt Minh). Đây là sự thừa nhận và tiếp tục phát triển hơn so với Cương lĩnh chính
trị đầu tiên do chính Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, thể hiện sự kiên quyết trong con đường
lãnh đạo của Đảng trong việc hoàn chính đường lối cách mạng. Ngoài ra, Hội nghị cũng
lập mô hình Chính phủ Cộng hòa Dân chủ - nó phát triển cao hơn so với Cương Lĩnh
chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc viết là thành lập chính phủ là công nông binh,
luận cương chính phủ là công nông theo hình thức Xô Viết. Nó cũng khắc phục so với
Hội nghị lần thứ 6 (11/1939) là chủ trương thành lập Chính quyền nhà nước Cộng hòa
dân chủ trong phạm vi toàn Đông Dương. Đây là một bước phát triển của Hội nghị lần
thứ 8 làm được.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Cương lĩnh chính trị đầu tiên thông qua những nội dung trình bày đúng và phù hợp
với đặc điểm Việt Nam với một nước thuộc địa còn những tàn tích phong kiến nặng nề
ở phương Đông. Tuy nhiên quan điểm ấy lại không trùng với quan điểm của Quốc tế
Cộng sản, không được Quốc tế Cộng sản chấp thuận và yêu cầu mình phải làm lại, từ
đó bản Luận cương chính trị ra đời. Bên cạnh những ưu điểm khẳng định cơ bản thuộc
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr96-136
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7 , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,

tr96-136

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 40 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

về chiến lược cách mạng của cách mạng Việt Nam, đã được Cương lĩnh chính trị đầu
tiên thông qua. Nhưng do bị ảnh hưởng quan điểm của Quốc tế Cộng sản không đánh
giá đúng với thực tiễn nên văn kiện vướng phải những hạn chế như trong giải quyết hai
nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến thì quá coi trọng nhiệm vụ chống phong kiến;
thiếu khả năng tập hợp rộng rãi, chỉ tập hợp những người nghèo mà bỏ qua tư sản, tiểu
tư sản, phong kiến; xác đinh toàn Đông Dương là phạm vi để giải quyết vấn đề dân tộc
và chưa phát huy được quyền tự quyết của dân tộc.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 năm 1939, Dảng
đã bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị, đề cao vấn đề chống đế quốc
hàng đầu và tạm gác vấn đề ruộng đất; đã tập hợp lực lượng cho cuộc đấu tranh. Tuy
nhiên, phạm vi giải quyết vẫn chưa có gì mới so với Luận cương chính trị.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 năm 1940, Đảng
lại lăn tăn khi giải quyết vấn đề chống đế quốc và phong kiến khi cho rằng nhiệm vụ
chống đế quốc và phong kiến phải đồng hành song song với nhau nền trong tập hợp lực
lượng cách mạng có sự phân biệt lực lượng chính và lực lượng phụ. Đảng vẫn chưa dứt
khoát về đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 năm 1941, Đảng
đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Nhiệm vụ chống đế quốc lên
hàng đầu, tập hợp lực lượng của mọi người Việt Nam yêu nước vào mặt trận Việt Minh
và giải quyết vấn đề dân tộc trên từng nước, phát huy quyền tự quyết của dân tộc trên
từng lãng thổ
Tóm lại, trong khoảng 10 năm tư năm 1930 đến năm 1941, Đảng đã từng bước khắc
phục đường lối giải phóng dân tộc và sự hoàn chính này đã góp phần cho việc thắng lợi
cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 41 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Chương 3
CHÍNH CƯƠNG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ SỰ HOÀN CHỈNH
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN

3.1. Bối cảnh lịch sử và nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam
3.1.1. Bối cảnh lịch sử
Bối cảnh lịch sử thế giới:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945, chế độ phát xít sụp đổ, trật tự thế giới
phân thành hai cực. Liên Xô ngày càng phát triển mạnh mẽ và cường thịnh, trở thành
thành trì vững chắc của chủ nghĩa xã hội. Trong chiến tranh và sau chiến tranh thứ hai,
nhờ chủ nghĩa xã hội thắng chủ nghĩa phát xít, cách mạng dân chủ nhân dân lan rộng và
đã thành công ở nhiều nước Trung Đông Âu và Viễn Đông. Chế độ dân chủ nhân dân
thành lập, tách những nước đó ra khỏi hệ thống đế quốc chủ nghĩa. Cách mạng dân chủ
nhân dân ngày càng có tính chất phổ biến. Nó là con đường chung cho các nước tiền tiến
cũng như các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, cho những nước gần Liên Xô cũng như
những nước xa Liên Xô.
Tháng 10 – 1949, cách mạng tại Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã thành
công, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời và đi lên xã hội chủ nghĩa. Điều này
đã thay đổi cục diện ở khu vực Châu Á, đặc biệt là có sự ảnh hưởng lớn đến Việt Nam.
Đây là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam, vì lúc này hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
đã đến sát biên giới Việt Nam.
Từ giữa tháng 1-1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố sẵn
sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền,
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi. Ngày 18-1-1950, Chính phủ
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tiếp đó, ngày 30-1-1950, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố
công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thắng lợi này đã chấm dứt 5 năm
chiến đấu đơn độc, hầu nhưu bị cách ly với bên ngoài và từ đó tiếp nhận sự đồng tình về
mặt chính trị và sự viện trợ về mặt vật chất từ các nước xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã
có thêm chỗ dựa cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Từ năm 1950, Pháp dần sa lầy vào cuộc chiến tranh tại Đông Dương, đế quốc Mỹ
đã tăng cường viện trợ cho Pháp, ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến này nhằm thực
hiện âm mưu ngăn chặn dự phát triển ngày càng mạnh hơn của phong trào cộng sản tại
Đông Nam Á. Giờ đây, nhân dân Việt Nam không chỉ chiến tranh chống thực dân Pháp
mà còn phải chống thêm sự can thiệp của đế quốc Mỹ
Bối cảnh lịch sử Việt Nam:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, nhân dân Việt Nam đã thực hiện Phương

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 42 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

châm chỉ đạo cuộc kháng chiến là: "kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào
sức mình là chính", từ đó đã giành được nhiều thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống
Pháp , chứng minh được Việt Nam có thể đánh Pháp và thắng Pháp buộc Pháp phải ký
Hiệp định Giơ – nê – vơ. Từ sau năm 1950, Việt Nam được các nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa công nhận là một đất nước độc lập, tự do và nhận được sự hỗ trợ từ các nước
xã hội chủ nghĩa về tinh thần – vật chất và xác lập mối quan hệ ngoại giao
Kháng chiến chống Pháp kết thúc, Việt Nam chính thức giành được chính quyền,
yêu cầu đặt ra là phải bổ sung, khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị và Cương
lĩnh chính trị để xác định những nhiệm vụ thực tiễn cần phải hoàn thành và xác định rõ
đường lối Cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân
Ngoài ra Đảng phải ra công khai lãnh đạo cách mạng để cho thế giới biết Việt Nam
có Đảng nắm quyền , đồng thời muốn đổi tên từ Đảng Cộng sản Đông Dương thành
Đảng Lao động Việt Nam, tách mình ra khỏi mối liện hệ Việt Nam – Lào – Campuchia
Trong bối cảnh mới, để có thể khai thác được sự hỗ trợ từ các nước xã hội chủ
nghĩa, Đảng phải ra hoạt động công khai lãnh đạo cách mạng tại Việt Nam. Ngoài ra,
các chủ trương của Đảng trong các cương lĩnh trước đây, đến thời điểm này đã không
còn phù hợp. Do vậy, thực tiễn đã đặt ra yêu cầu, để định hướng các bước phát triển
mới cho cách mạng Việt Nam trong những năm tiếp theo hiệu quả hơn và giúp cho cuộc
kháng chiến chống Pháp đi đến thành công, ta cần phải bổ sung và hoàn chỉnh đường lối
cách mạng Viêt Nam
3.1.2. Nội dung Chính cương Đảng Lao động Việt Nam
Đảng Lao động nhằm hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, làm cho nước Việt
Nam độc lập và thống nhất, dân chủ tự do, phú cường và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong
kháng chiến và ngay sau kháng chiến, Đảng Lao Động đã thi hành để đẩy mạnh kháng
chiến đến thắng lợi. Nội dung của Chính Cương được thể hiện trên các phương diện sau:
Một là, Tính chất xã hội Việt Nam
Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của đồng chí Trường Chinh đã trình bày toàn
bộ đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam đã phân tích tính chất của xã hội Việt Nam sau
Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống thực dân Pháp là một xã hội phát
triển không đều, một xã hội có ba tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và
nửa phong kiến. Trong lòng xã hội ấy chứa chất những mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa toàn
thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc xâm lược; mâu thuẫn giữa số đông Nhân dân với
địa chủ phong kiến; mâu thuẫn giữa lao động với tư bản trong nước. Trong đó, mâu
thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược là chính. Nó đang diễn ra dưới hình

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 43 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

thức quyết liệt là chiến tranh. Cho nên, đối tượng chính của cách mạng Việt Nam là chủ
nghĩa đế quốc và thế lực phong kiến. Kẻ thù cụ thể trước mắt của cách mạng Việt Nam
là chủ nghĩa đế quốc xâm lược (thực dân Pháp, can thiệp Mỹ) và bù nhìn Việt gian phản
nước, đại biểu quyền lợi cho đại địa chủ, phong kiến phản động và tư sản mại bản. Kẻ
thù số một của cách mạng Việt Nam hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
Hai là, về đối tượng cách mạng
Chính cương nhận định rằng đối tượng chính của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa
đế quốc xâm lược, cụ thể là đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ. Đối tượng này cản trở sự phát
triển của xã hội Việt Nam và gây ra mâu thuẫn với chế độ dân chủ nhân dân. Đến năm
1951, nước ta có sự tác động ngoài Pháp ra là Mỹ cùng xâm lược. Với chủ trương, tư
tưởng chống giặc ngoại xâm - những kẻ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ đã có từ hơn một
ngàn năm thì sự can thiệp của Mỹ là đối tượng mà Đảng ta nhắm đến. Chứng tỏ Đảng ta
đã nhìn thấy sự nguy cơ mà Mỹ đã đem lại và ảnh hưởng trực tiếp của cuộc cách mạng.
Đối tượng phụ của cuộc cách mạng là phong kiến, đặc biệt là phong kiến phản
động. Chúng đại diện cho lực lượng thụ động, đối lập với nhân dân và gây trở ngại cho
quá trình xây dựng xã hội công bằng và tiến lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện Đảng đã phân
ra rõ ràng đối tượng chính - phụ, đề ra chi tiết những giai cấp xã hội nào mình cần giải
quyết trước và đặt lên hàng đầu, nó thể hiện sự minh bạch, rõ ràng và chi tiết hơn so với
Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
Ba là, về nhiệm vụ cách mạng
Đảng ta xác định ba nhiệm vụ cụ thể sau:
Nhiệm vụ thứ nhất, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập, thống nhất
thật sự cho dân tộc.
Nhiệm vụ thứ hai, xoá bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày
có ruộng.
Nhiệm vụ thứ ba, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã
hội.
Ba nhiệm vụ này khăng khít với nhau. Tuy nhiên nhiệm vụ quan trọng nhất là giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vì làm vậy mới chặt đứt tay sai phong kiến, phát
triển chủ nghĩa xã hội, xoá bỏ tàn dư phong kiến và nửa phong kiến, đem lại cuộc sống
ấm no cho người dân.
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, đánh
đổ bọn bù nhìn Việt gian phản nước, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống
nhất; xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng;

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 44 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...
Nhiệm vụ phản đế và nhiệm vụ phản phong kiến khăng khít với nhau. Lúc này phải tập
trung mọi lực lượng để kháng chiến, đặng hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc...
Nhiệm vụ phản phong kiến nhất định phải làm đồng thời với nhiệm vụ phản đế, nhưng
làm có kế hoạch, từng bước một, để vừa đoàn kết kháng chiến, vừa bồi dưỡng lực lượng
cách mạng đặng mau tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc
Bốn là, về lực lượng cách mạng và lãnh đạo cách mạng
Điều này được Chính cương nêu rất rõ: “Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp
công nhân. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam”
Công nhân: Là một trong những động lực chính của cách mạng, công nhân đóng
vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội. Sự đoàn kết và
hướng dẫn của giai cấp công nhân là rất quan trọng để thực hiện cách mạng.
Nông dân: Là lực lượng đông đảo và có vai trò quan trọng trong cung cấp thực
phẩm và nguyên liệu cho xã hội. Nông dân là những người lao động trực tiếp trong lĩnh
vực nông nghiệp và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tiểu tư sản thành thị và tiểu tư sản trí thức: Đây là những lực lượng trong xã hội
có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, công nghiệp và văn hóa. Sự phát triển
của các ngành công nghiệp và lĩnh vực tri thức có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình cách
mạng.
Ngoài ra, còn có sự tham gia của các lực lượng khác như tư sản dân tộc, những
thân sĩ yêu nước và tiến bộ. Tất cả những giai cấp, tầng lớp và phần tử này được tổ chức
và đoàn kết lại thành nhân dân, tạo nên một động lực mạnh mẽ để thực hiện cách mạng.
Cách mạng Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, công
nông và lao động trí thức làm nền tảng và giai cấp công nhân lãnh đạo
Động lực của cách mạng Việt Nam gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,
giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc; những địa chủ yêu nước, tiến bộ. Những giai cấp,
tầng lớp và phân tử đó họp lại thành nhân dân mà nền tảng là công, nông và lao động trí
thức. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Năm là, về tính chất và đặc điểm của cách mạng
Chính cương cũng nêu ra triển vọng của cách mạng Việt Nam, đó là Con đường đi
lên xã hội chủ nghĩa . Đây là một con đường đấu tranh lâu dài và trải qua ba giai đoạn:

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 45 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc. Trong giai
đoạn này, “mũi nhọn của cách mạng chĩa vào đế quốc xâm lược. Đảng phải tập hợp mọi
lực lượng dân tộc, lập Mặt trận dân tộc thống nhất, kháng chiến chống bọn đế quốc xâm
lược và các hạng Việt gian. Đồng thời phải cải thiện đời sống cho nhân dân, đặc biệt là
nhân dân lao động, để cho nhân dân hǎng hái kháng chiến.”1
Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa
phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ
dân chủ nhân dân.
Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến
lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.
Ba giai đoạn này không tách rời nhau, mà mật thiệt xen kẽ với nhau, mỗi giai đoạn
có nhiệm vụ trung tâm.
Sáu là, chính cương nêu ra 15 chính sách lớn của Đảng để đẩy mạnh kháng chiến
đến thắng lợi và kiến thiết quốc gia. Chính cương chỉ rõ chính sách lớn của Đảng: (1)
Kháng chiến; (2) Chính quyền nhân dân; (3) Mặt trận dân tộc thống nhất; (4) Quân đội;
(5) Kinh tế tài chính; (6) Cải cách ruộng đất; (7) Văn hóa giáo dục; (8) Đối với tôn giáo;
(9) Chính sách dân tộc; (10) Đối với vùng tạm bị chiếm; (11) Ngoại giao; (12) Đối với
Miên, Lào; (13) Đối với ngoại kiều; (14) Đấu tranh cho hòa bình và dân chủ thế giới;
(15) Thi đua ái quốc nhằm tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi và đặt nền móng
cho công cuộc kiến thiết đất nước, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.
Bảy là, trong quan hệ quốc tế, Chính cương xác định: “Cách mạng Việt Nam là
một bộ phận của phong trào giải phóng dân tộc, bảo vệ hoà bình và dân chủ trên thế
giới”; “Đấu tranh cho hòa bình thế giới là nhiệm vụ quốc tế của nhân dân Việt Nam.
Kháng chiến chống đế quốc xâm lược là một phương pháp triệt để nhất của nhân dân
ta để làm nhiệm vụ ấy”; “Phối hợp cuộc kháng chiến của ta với các cuộc đấu tranh của
nhân dân thế giới, nhất là của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân
dân khác, của các dân tộc bị áp bức, của nhân dân Pháp”

3.2. Sự bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân
3.2.1. Nội dung bổ sung, hoàn chỉnh
Một là, về tính chất xã hội Việt Nam
Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930), từ việc phân tích thực trạng và mâu thuẫn
trong xã hội Việt Nam – một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc
Việt Nam trong đó mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân) với địa chủ
phong kiến.

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 46 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Luận cương chính trị (10/1930), xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa với những tàn
tích phong kiến nặng nề.
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (2/1951), xã hội Việt Nam gồm có ba tính
chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến. Ba tính chất đó đang
đấu tranh lẫn nhau.
So với cương lĩnh chính trị đầu tiên, Luận cương chính trị và chính cương Đảng
lao động Việt Nam, cả hai văn kiện (Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 và Luận cương
chính trị tháng 10/1930) đều xác định được tính chất của cách mạng Việt Nam là Cách
mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, xác định mâu thuẫn chủ yếu của nhân dân
Việt Nam với đế quốc Pháp và mâu thuẫn giai cấp (địa chủ và nông dân). Bên cạnh đó,
Luận cương chính trị đặt tất cả địa chủ phong kiến, tư sản và tiểu tư sản cùng một bên
với đế quốc Pháp, điều này là chưa hợp lí về mặt thực tiễn Việt Nam do bên trong giai
cấp địa chủ, tư sản vẫn tồn tại phần lớn thành phần ủng hộ cách mạng. Trong khi, chính
cương Đảng lao động nêu rõ sự tồn tại của 3 tính chất, từ đó xác định mâu thuẫn chủ
yếu giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa, khắc phục được hạn chế về
mặt mâu thuẫn so với Luận cương, xác định đúng đắn đường lối cách mạng để giải quyết
mâu thuẫn.
Hai là, về đối tượng của cách mạng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930), Đảng ta đã xác định được đối tượng
của cách mạng Việt Nam là đế quốc và phong kiến phản động, trong đó chống đế quốc
là nhiệm vụ đặt hàng đầu.
Luận cương chính trị (10/1930) xác định mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ
phong kiến là mâu thuẫn gay gắt nên xác định đối tượng cách mạng ngoài thực dân Pháp
mà còn có cả phong kiến, cả hai đối tượng này được đặt ngang với nhau, trở thành hai
đối tượng chính và thậm chí còn nhấn mạnh hơn với vấn đề chống đế quốc, xem vấn đề
thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền. Điều này đã vô tình đẩy một bộ phận
phong kiến yêu nước trở thành kẻ thù của cách mạng Việt Nam.
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (2/1951) xác định đối tượng chính của cách
mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược (thực dân Pháp, can thiệp Mỹ), đối tượng
phụ là phong kiến phản động. Nhưng kẻ thù số một của cách mạng Việt Nam là chủ
nghĩa đế quốc xâm lược.
Ta thấy Chính cương Đảng Lao động Việt Nam so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên
đều cũng một quan điểm rằng xác định đối tượng ta nhắm đến là thực dân Pháp. Đồng
thời cũng xác định mục tiêu ta còn nhắm đến là phong kiến phản động. Tuy nhiên, ở
Chính cương đã có sự bổ sung một thành phần phải dè chừng là đế quốc Mỹ mà ở Cương

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 47 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

lĩnh đầu tiên không có vì trong năm 1930, Việt Nam chỉ chịu sự ách thống trị của thực
dân Pháp. Ngoài ra, trong Chính cương Đảng Lao động Việt Nam cũng đã phân ra rõ
ràng đối tượng chính - phụ, đề ra chi tiết những giai cấp xã hội nào mình cần giải quyết
trước và đặt lên hàng đầu, nó thể hiện sự minh bạch, rõ ràng và chi tiết hơn so với Cương
lĩnh chính trị đầu tiên.
Đối với Luận cương Chính trị (10/1930) so với Chính cương Đảng Lao động Việt
Nam (2/1951), giống với Cương Lĩnh chính trị, Chính Cương Đảng Lao động Việt Nam
đã bổ sung sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Chính cương Lao động Việt Nam đã điều chỉnh
sơ với Luận cương chính trị là chỉ xác định đối tượng là phong kiến phản động và nằm ở
đối tượng phụ, không địa chủ phong kiến và tư sản Việt Nam đứng một phe thể hiện rõ
sự bất hợp lý, điều này đã vô tình đẩy một bộ phận phong kiến yêu nước trở thành kẻ thù
của cách mạng Việt Nam.
Nhìn chung, Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định lại một cách đúng
đắn đối tượng chủ yếu của cách mạng Việt Nam là bọn thực dân Pháp và đối tượng phụ
là phong kiến tay sai phản động mà trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã đề
cập. Song, khắc phục những hạn chế trong việc xác định đối tượng ở Luận cương chính
trị khi đặt đối tượng thực dân và phong kiến là hai đối tượng có tầm quan trọng như
nhau, lại xem đối tượng phong kiến là nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng. Bên cạnh đó,
Chính cương Lao động 2/1951 còn bổ sung và hoàn thiện trong việc xác định đối tượng
cách mạng Việt Nam so với hai Cương lĩnh và Luận cương năm 1930 là xác định thêm
đối tượng ngoài thực dân Pháp còn có thêm sự can thiệp của Mỹ. Từ đó cho thấy Chính
cương đã nhận thức, đánh giá một cách đúng đắn thực tiễn cách mạng, từ đó góp phần
hoàn thiện, khắc phục đúng đắn trong việc đối tượng cho cách mạng Việt Nam.
Ba là, về nhiệm vụ cách mạng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930): Về chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính
phủ công-nông-binh và tổ chức quân đội công nông. Về kinh tế, tịch thu toàn bộ sản
nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ mới; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc
làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn
thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ. Về văn hóa, dân chính được tự
do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.
Luận cương chính trị (10/1930): Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền
là phải đánh đổ các tàn tích phong kiến, các cung cách bóc lột theo lối tư bản và thi hành
triệt để thổ địa cách mạng, và đánh bại quân Pháp, giành lại độc lập cho toàn cõi Đông
Dương. Hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng điền địa và đánh đổ đế quốc có quan hệ
khăng khít với nhau. Luận cương nhấn mạnh: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 48 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

tư sản dân quyền”, là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (2/1951): Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của
cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất
thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người
cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Ba
nhiệm vụ đó khǎng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải
phóng dân tộc. Cho nên lúc này phải tập trung lực lượng vào việc kháng chiến để quyết
thắng quân xâm lược.
So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đã
bổ sung thêm nhiệm vụ phát triển chế độ dân chủ nhân dân. So với Luận cương chính
trị, Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đã khắc phục được hạn chế về tầm nhìn, tập
trung vào giải phóng dân tộc thay vì thực hiện cả 2 nhiệm vụ đánh đổ đế quốc xâm lược
và cải cách điền địa.
Bốn là, về lực lượng cách mạng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) cho rằng tập hợp đại bộ phận giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân, phải dựa vào dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm
cách mạng ruộng đất của đế quốc, hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông,
. . . để kéo họ vào phe vô sản giai cấp và tầng lớp cao hơn như: Phú nông, trung, tiểu địa
chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ ràng mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, tranh thủ
kéo về để ít lâu sau để trung lập, bộ phận phản động ra mặt thì chúng ta đánh đổ.
Luận cương Chính trị (10/1930) xác định lực lượng tham gia gồm giai cấp vô sản
là động lực chính. Dân cày là động lực mạnh của cách mạng. Đồng thời nhiệm vụ, tư sản
cũng cùng phe với phong kiến và đế quốc nên tư sản thương nghiệp trong kinh doanh và
tư sản công nghiệp trong sản xuất sớm muộn đứng về phe đế quốc chống lại cách mạng.
Đối với giai cấp tiểu tư sản thì trong thủ công nghiệp có thái độ do dự tham gia cách
mạng. Tiểu tư sản thương gia không tán thành cách mạng, còn tiểu tư sản trí thức chỉ
hăng hái chống đế quốc trong thời kỳ đầu, khi cách mạng lớn mạnh thì họ sẽ theo phe
đế quốc để chống lại mình.
Chính cương Đảng lao động Việt Nam tháng 2/1951: Lực lượng cách mạng tập
hợp những người công nhân bị bóc lột trong xưởng máy, là người nông dân cày bị cướp
ruộng, là tiểu tư sản dân tộc yêu nước, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức sẵn sàng
vì cuộc chiến tranh chính nghĩa. Ngoài ra còn phải tụ tập những thân sĩ yêu nước và tiến
bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử hợp lại đó thành nhân dân, mà nền tảng là công
nông, lao động trí óc. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930),

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 49 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Chính cương Đảng Lao động Việt Nam vẫn giữ nguyên hầu hết các phần tử trong lực
lượng cách mạng, đồng thời bên cạnh đó bổ sung thêm những lực lượng trí thức bao gồm
các giai cấp tiểu tư sản như: tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức. Điểm tiêu biểu của
Chính cương Đảng Lao động so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên chính là tập hợp những
phần tử lực lượng đó thành một thể thống nhất đó là lực lượng nhân dân. Đồng thời đã
nhìn thấy được tầm quan trọng của các lực lượng cách mạng khác ngoài lực lượng công
nông.
Năm là, về các giai đoạn phát triển của cách mạng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) xác định qua ba giai đoạn phát triển
của cách mạng Việt Nam gồm: Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng, cuối
cùng đi lên xã hội chủ nghĩa tới xã hội cộng sản. Trong đó cách mạng tư sản dân quyền
chống đế quốc và chống phong kiến về mặt chính trị để giành quyền dân chủ cho dân
tộc, xóa bỏ chế độ phong kiến đặt lên hàng đầu.
Luận cương chính trị (10/1930), Đảng xác định rõ ràng trong cách mạng Việt Nam
bao gồm 2 giai đoạn chính, lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, “có tánh
chất thổ địa và phản đế”. Sau khi “cách mạng tư sản dân quyền” thắng lợi, sẽ tiếp tục
“phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.
Trong đó, “cách mạng tư dân quyền” thực hiện đồng thời cả nhiệm vụ chống đế quốc và
chống phong kiến về chính trị – kinh tế, coi cuộc thổ địa cách mạng là cái cốt của cách
mạng.
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (2/1951) xác định Cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân Việt Nam là một con đường đấu tranh lâu dài, đại thể trải qua ba giai đoạn:
giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc; giai đoạn thứ
hai, nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, hoàn chỉnh
chế độ dân chủ nhân dân; giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ
nghĩa xã hội. Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau, mà mật thiết liên hệ xen kẽ với nhau.
Nhưng mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ trung tâm, phải nắm vững nhiệm vụ trung tâm
đó để tập trung lực lượng vào đó mà thực hiện.
So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Chính cương Đảng Lao động Việt Nam phân
tích chuyên sâu hơn về đặc điểm, nhiệm vụ, tình hình bối cảnh xã hội Việt Nam trong
từng giai đoạn hướng đến hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, phát triển chế độ
dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ
trọng tâm, trước mắt là phải tập trung sức hoàn thành giải phóng dân tộc.
So với Luận cương chính trị, Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đã đặt thổ
địa ở giai đoạn hai, đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. Đồng thời cũng phân
tích chuyên sâu hơn về đặc điểm, nhiệm vụ, tình hình bối cảnh xã hội Việt Nam trong

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 50 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

từng giai đoạn phát triển cuộc cách mạng. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam bổ
sung các chính sách trong quá trình thực hiện cách mạng là phát triển chế độ dân chủ
nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Các giai đoạn cách mạng là một con đường
đấu tranh lâu dài, đại thể trải qua ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất mũi nhọn của cách
mạng chĩa vào đế quốc xâm lược, giai đoạn thứ hai mũi nhọn của cách mạng chĩa vào
lực lượng phong kiến, giai đoạn thứ ba trọng tâm của cách mạng là phát triển cơ sở xã
hội chủ nghĩa.
Như vậy, Chính cương là sự bổ sung, phát triển, hoàn chỉnh một bước đường lối
của Đảng, kể từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên, được kiểm nghiệm trên cơ sở cả về lý luận
và thực tiễn cách mạng Việt Nam 21 năm (từ tháng 2/1930 đến tháng 2/1951), trong đó
có vai trò và cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự kiên định tư tưởng, trí tuệ và bản
lĩnh chính trị, đoàn kết thống nhất và không ngừng sáng tạo của Đảng trên những chặng
đường cách mạng của Đảng, của dân tộc Việt Nam.

3.2.2. Giá trị thực tiễn


Một là, đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc (1930-1975)
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ II của Đảng, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp có nhiều phát
triển vượt bậc. Điều này đặt ra những yêu cầu cấp bách, đòi hỏi Đảng ta phải giải quyết
những vấn đề lý luận và thực tiễn để đưa cách mạng đi lên. Chính cương ra đời đã bổ
sung và hoàn chỉnh lý luận của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Luận cương Chính trị tháng 10/1930, thể hiện sự trưởng thành và bản lĩnh chính
trị của Đảng, phù hợp với vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Chính Cương trở thành
lời hiệu triệu mạnh mẽ nhất với nhân dân trong công cuộc kháng chiến giành độc lập
cho dân tộc.
Thứ nhất, Chính cương khẳng định mâu thuẫn cơ bản của cả dân tộc Việt Nam với
thực dân Pháp, đặt ra nhiệm vụ trước mắt là “đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc
lập và thống nhất thật sự cho dân tộc”1 . Nó bổ sung so với Luận ương chính trị và hoàn
chỉnh so với Cương lĩnh chính trị thể hiện sự mật thiết giữa hai nhiệm vụ đánh đổ đế
quốc và cách mạng thổ địa chứ chưa khẳng định được vai chính vai phụ trong hai nhiệm
vụ. Điều này chỉ ra Đảng đã nhận thức rõ ràng con đường đúng đắn trước tiên là giành
lại độc lập dân tộc, tạm bỏ qua những mâu thuẫn phụ trong xã hội bấy giờ, tập trung sức
mạnh của quần chúng và khẳng định vai trò tiên phong của mình. Thứ hai, Chính cương
đã xác định đúng lực lượng cách mạng, đề ra được liên minh dân tộc-giai cấp rộng rãi,
“đó là tập hợp các lực lượng bao gồm các giai – tầng yêu nước”. Đồng thời với đó là
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t. 12, tr.
429-443.

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 51 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

đánh giá đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc của
tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo của một bộ phận trung và tiểu địa chủ, không phủ nhận
cũng như đánh đồng chủ quan tất cả họ, mà thay vào đó đưa ra cái nhìn khách quan dựa
trên mâu thuẫn của giai cấp vô sản và giai cấp tư sản nói riêng, mâu thuẫn của dân tộc
Việt Nam với thực dân Pháp, đế quốc can thiệp nói chung . Việc nhìn nhận đúng đắn
vai trò của các tầng lớp trong cách mạng đã khơi dậy, phát huy đúng mực sức mạnh của
khối đại đoàn kết dân tộc.
Đối với công cuộc giành chính quyền: đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân
Pháp trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ hàng mấy nghìn năm và ách thống
trị của phát xít Nhật, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân
dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc Việt
Nam, đưa dân tộc ta bước vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa
xã hội.
Đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: việc đề ra và thực hiện thắng lợi
đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến
tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng
phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; làm
thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh
lập lại hòa bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền
Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam;
tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Đối với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ: với thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ xâm lược nhân dân ta đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân trên phạm vi cả nước, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta, kỷ nguyên cả
nước hòa bình, thống nhất, cùng chung một nhiệm vụ chiến lược, đi lên chủ nghĩa xã
hội. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã tăng thêm sức mạnh vật
chất, tinh thần, thế và lực cho cách mạng và dân tộc Việt Nam, để lại niềm tự hào sâu
sắc và những kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước giai đoạn sau.
Thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã góp phần quan
trọng vào việc nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.
Hai là, đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay
Chính cương Đảng lao động năm 1951 là sự bổ sung, phát triển, hoàn chỉnh một
bước đường lối của Đảng trên cơ sở kế thừa những nội dung còn hợp lý của cương lĩnh
1930, được kiểm nghiệm cả về lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam qua 21 năm (từ
tháng 2/1930 đến tháng 2/1951). Chính cương có giá trị chỉ đạo xây dựng chiến lược,

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 52 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

hoạch định hướng giải quyết những vấn đề cấp bách được đặt ra trong thực tiễn và đã
từng bước hiện thực hóa tầm nhìn của Đảng, tạo ra những thành tựu to lớn mang cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.
Ngày nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) đã và đang
diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, trong đó có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi nhận thức
về công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và phát triển.
Nội dung cốt lõi của công nghiệp 4.0 là sự phát triển của khoa học và công nghệ, các
hệ thống thông minh chiếm vai trò chủ đạo, giao tiếp giữa các nền tảng thông minh, sự
“cộng sinh” giữa trí tuệ sáng tạo của con người và những sản phẩm trí tuệ nhân tạo trên
phạm vi rộng lớn, có tính phổ quát, tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệ thống sản
xuất, quản lý và quản trị trong xã hội. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động toàn
diện, sâu sắc đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trên các khía cạnh chủ yếu
sau:
Một là, thế giới đang trải qua quá trình số hóa và kết nối mạng, tạo ra một môi
trường mà mọi người có thể kết nối và tương tác với nhau mọi lúc, mọi nơi, kết hợp giữa
thế giới thực và thế giới ảo. Điều này có nghĩa là công nghiệp hóa và hiện đại hóa không
chỉ diễn ra trong môi trường vật lý mà còn trong không gian số.
Hai là, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển với quy mô và tốc độ
chưa từng có, gây ra sự thay đổi mạnh mẽ trong lực lượng sản xuất. Điều này thúc đẩy
sự chuyển đổi từ công nghiệp hóa và hiện đại hóa sang một giai đoạn mới, trong đó tri
thức và sáng tạo mới là yếu tố quan trọng. Cách mạng này mở ra nhiều cơ hội mới cho
các quốc gia bắt kịp với xu hướng phát triển này, thậm chí vượt lên ở một số lĩnh vực so
với các khu vực và quốc gia khác trên thế giới.
Ba là, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có phạm vi tác động bao trùm, toàn diện,
hình thành các quan hệ sản xuất mới, các hình thức kinh tế mới, tạo sự chuyển dịch các
dòng vốn, công nghệ, lao động; thúc đẩy xã hội hóa, quốc tế hóa cả lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất, đòi hỏi công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi nước phải đặt trong
chuỗi sản xuất - kinh doanh toàn cầu. Mục tiêu tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đến năm 2030 của nước ta là: Hoàn thành các tiêu chí của nước công nghiệp, trở
thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đời sống
mọi mặt của nhân dân được nâng cao. Xây dựng được nền công nghiệp quốc gia hiện
đại, vững mạnh, từng bước làm chủ được công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành
công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên; nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững theo
hướng sinh thái, ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ tiên tiến; các ngành dịch vụ
được cơ cấu lại đồng bộ, hiệu quả trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số với

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 53 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao, hình thành được nhiều ngành dịch vụ
mới, có giá trị gia tăng cao. Để thực hiện tốt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước theo nghị quyết của Đảng, trong thời gian tới, cần tập trung nỗ lực thực hiện
các giải pháp sau: Một là, xây dựng, đổi mới và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách
thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhanh, bền vững. Hai là, xây dựng nền
công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường. Ba là, đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Bốn là, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cùng với việc đầu tư
vào nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa. Các nỗ lực này nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt
là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Năm là, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ, cùng với việc thúc đẩy đô
thị hóa bền vững, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện
đại hóa của đất nước. Sự hoàn thiện của đường lối cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân
dân của Đảng Cộng sản Việt Nam mang lại giá trị quan trọng và tiếp tục ảnh hưởng sâu
rộng đến quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Các giá trị đường lối phát triển kinh tế và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: Nắm vững ngọn cờ độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học kinh nghiệm đầu tiên mà Đảng ta rút ra được
sau cả quá trình dài đằng đẵng đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, giải phóng đất nước.
Với những thắng lợi mà nhân dân ta đã giành được trong hơn 80 năm đã giúp dân ta thoát
khỏi cùm xích nô lệ, trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; biến nước ta từ
thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do, phát triển theo con đường
xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, đất nước ta cũng đã thoát ra khỏi tình trạng nghèo và đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên quốc tế
cũng ngày càng quan trọng và có tiếng nói hơn, từ đó mở rộng thêm mối quan hệ giữa
Việt Nam ta với các nước bên ngoài. Để đạt được như vậy, không thể nào không nói đến
sự lãnh đạo tài tình của Đảng cũng như việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng
được đề ra trong Chính cương Đảng Lao động Việt Nam. Tuy nhiên, Đảng cũng có lúc
phạm phải sai lầm, có những khuyết điểm. Điều quan trọng và đáng tự hào đó là Đảng
đã nghiêm túc xem xét, phê bình và tự sửa chữa khuyết điểm để đổi mới, chỉnh đốn tiếp
tục đưa sự nghiệp cách mạng đi lên. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là hai nhiệm
vụ chiến lược quan trọng tất yếu, là ngọn cờ chiến đấu và chiến thắng của cách mạng
Việt Nam. Vì vậy, chính chúng ta phải luôn nắm vững và giương cao ngọn cờ đó, dù quá

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 54 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

khứ, hiện tại hay tương lai, dù bất cứ tình huống nào cũng không để lung lay hay hạ thấp
xuống.
Định hướng phát triển kinh tế bền vững, đây là một giá trị cốt lõi của đường lối này.
Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững, nhằm đảm
bảo sự phát triển ổn định và lâu dài của đất nước. Việc thúc đẩy đổi mới và ứng dụng
công nghệ vào sản xuất là một phần quan trọng của chiến lược này, giúp tăng cường năng
suất và hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu giúp
Việt Nam tận dụng được cơ hội từ sự toàn cầu hóa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tiếp cận thị trường quốc tế.
Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, không ngừng
củng cố, tăng cường đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, toàn dân tộc và quốc tế: việc chăm
lo củng cố, tăng cường đoàn kết nội bộ, đấu tranh, ngăn ngừa các hành vi, biểu hiện lợi
dụng phê bình vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán, kích động tư tưởng bất mãn, bất
đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ, nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh
đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các
lực lượng làm công tác tư tưởng, lý luận, báo chí, văn hóa, văn nghệ, quốc phòng, an
ninh tăng cường phối hợp, thường xuyên đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc,
kích động, chia rẽ, các hoạt động móc nối, cài cắm, phá hoại nội bộ của các thế lực phản
động, thù địch, bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đây là yếu tố quyết định quan trọng đối
với sự phát triển bền vững của quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam tập trung vào việc
xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bằng cách nâng cao trình độ học
vấn, đào tạo kỹ năng và khuyến khích sáng tạo. Điều này giúp cải thiện chất lượng cuộc
sống cho người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Đồng
thời, Bảo vệ quyền lợi của người lao động và tôn trọng quyền tự do, đây là một giá trị cơ
bản của chính sách xã hội của Đảng. Bảo vệ quyền lợi của người lao động trong nước và
tôn trọng quyền tự do cơ bản là điều kiện cần để xây dựng một xã hội công bằng và văn
minh. Trong thời đại kỹ thuật số, việc bảo vệ quyền công dân và thực thi nghiêm túc các
quyền tự do cơ bản càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Đối ngoại và hòa bình, đây là một phần quan trọng của chính sách đối ngoại của
Việt Nam. Bảo vệ biên giới và tham gia các cơ chế gìn giữ hòa bình và nhân quyền thế
giới là một phần của cam kết của Đảng và nhà nước Việt Nam. Đồng thời, việc hướng
đến trở thành một quốc gia thân thiện với các nhà đầu tư nước ngoài và mở rộng thị
trường sang các quốc gia lớn làm tăng cường sức mạnh kinh tế và vị thế quốc tế của Việt
Nam.
Xây dựng xã hội công bằng và văn minh, đây là một mục tiêu lớn của chính sách

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 55 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

xã hội của Đảng. Sự hoàn thiện của đường lối Dân tộc Dân chủ Nhân dân hướng đến
mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng và văn minh, trong đó mọi người đều được đối
xử công bằng và tôn trọng. Điều này bao gồm cả việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sự
cân đối giữa tiến bộ kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội.
Nguy cơ, thách thức đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay:
Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn là
nguy cơ thường trực và khó khắc phục: Trong cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần hiện nay, ngoài phân phối theo lao động còn phân phối theo vốn đóng
góp, theo hiệu quả kinh tế. . . nên dẫn tới thực tế là phân hóa xã hội ngày càng gia tăng,
bất công xã hội vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, gây căng thẳng, xung
đột xã hội và nhất là xuất hiện nguy cơ đẩy các quan hệ xã hội tới chỗ xa rời bản chất
công bằng, dân chủ, nhân đạo, nhân văn tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội. Các bất công ấy
cùng với những vấn đề xã hội, tiêu cực xã hội nhức nhối khác tiềm ẩn nguy cơ làm chệch
hướng xã hội chủ nghĩa. Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở một số biểu
hiện như sự giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và hiệu lực quản lý của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, sự gia tăng của tình trạng vi phạm quyền làm chủ
của nhân dân; sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tập thể; gia tăng sự suy
thoái tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống, sự băng hoại các giá trị tinh thần truyền
thống của dân tộc
Âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch nhằm chống phá nước
ta với những biểu hiện mới, quyết liệt và tinh vi hơn trước: bản chất thật sự của “diễn
biến hòa bình” hiện nay là hoạt động của các thế lực đế quốc tư bản lớn và cường quyền
nhằm vào các nước có chế độ chính trị mà họ coi là không phù hợp với lợi ích của họ,
bằng tổng hợp các biện pháp chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, an
ninh. . . để chuyển hóa chế độ chính trị của các nước này theo quỹ đạo có lợi cho họ.
Đây là nguy cơ không thể xem thường, thực tế đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những
biện pháp, cách thức, đối phó và khắc chế cho phù hợp, không để rơi vào tình trạng bị
động, bất ngờ.
Nguy cơ từ tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ... khiến
các tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn chưa được ngăn
chặn triệt để: Tham nhũng là vấn nạn nhức nhối hiện nay, xuất hiện với nhiều hình thức
mới, như tham nhũng chính sách, tham nhũng đất đai, tham nhũng trong công tác cán
bộ. . . Tham nhũng làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, gây bức xúc dư
luận, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, gây ra những nguy cơ
tiềm ẩn, xung đột, làm mất ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước, gây phương
hại to lớn tới sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và làm xấu đi hình ảnh

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 56 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

của Việt Nam trên trường quốc tế. Do vậy, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham
nhũng đang là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay, nhưng cũng là một nhiệm
vụ rất khó khăn, gay go, đầy phức tạp.
Đánh mất bản sắc văn hóa, xói mòn những giá trị truyền thống của dân tộc trong
bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: Toàn cầu hóa hiện nay có những bước phát
triển mới, cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy quá trình hình
thành xã hội thông tin, nền kinh tế số; đồng thời cũng đe dọa đến bản sắc văn hóa của
các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một số ít nước lớn đang lợi dụng quá
trình toàn cầu hóa để tìm cách truyền bá các giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, lối sống
của mình ra khắp thế giới, với sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ, phương tiện truyền
thông đa nền tảng, thực hiện mưu đồ “bá quyền văn hóa” của mình, làm phai nhạt các
giá trị truyền thống dân tộc.
Bối cảnh hiện nay đang đặt ra thách thức rất lớn đối với sự bảo đảm vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hòa bình, ổn định
để phát triển: Đây thực sự là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam, trong bối cảnh
kinh tế - chính trị thế giới phát triển nhanh chóng, khó lường như hiện nay. Nguyên tắc
“bất biến” là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, là mục tiêu
xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”,
còn cách thức bảo đảm những nguyên tắc bất di, bất dịch ấy thì có thể ứng biến tùy thuộc
từng giai đoạn phát triển. Thêm vào đó, quá trình hội nhập quốc tế hiện nay là quá trình
vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vậy cho nên cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp chiến lược cần nắm vững phương châm: Hòa nhập nhưng không hòa
tan, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc trong môi trường
làm việc quốc tế, cảnh giác với những âm mưu thông qua hội nhập để thực hiện “diễn
biến hòa bình” đối với Việt Nam.
Những thời cơ và thách thức, cơ hội và nguy cơ này luôn xuất hiện đan xen nhau và
việc nhận diện chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng những quyết
sách, chính sách, chiến lược phù hợp với điều kiện lịch sử - cụ thể của Việt Nam hiện
nay, do đó, cần tận dụng được những thời cơ, khắc chế nguy cơ nhằm phát triển đất nước
nhanh, bền vững, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong hội nhập và phát triển,
hướng tới mục tiêu cao cả là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Là một sinh viên Bách khoa, thì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
hiện nay, sinh viên cần làm như: (1) Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ: Hãy tham gia
vào các dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, đặc biệt là trong các lĩnh vực như
an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo, và công nghệ thông tin. Công nghệ đóng vai trò quan

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 57 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

trọng trong việc bảo vệ thông tin quốc gia và tăng cường sức mạnh quốc gia; (2) Tham
gia vào Các Dự án Quốc phòng: Các dự án nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực quốc
phòng, như phát triển vũ khí, thiết bị quân sự, và hệ thống an ninh; (3) Học và Phát triển
Kỹ năng Quản lý Rủi ro và An toàn: Đào tạo bản thân về các phương pháp quản lý rủi
ro, an ninh thông tin, và bảo mật hệ thống là một cách quan trọng để đóng góp vào an
ninh quốc gia; (4) Tham gia vào các Hoạt động Xã hội và Tình nguyện: Tham gia vào
các hoạt động xã hội và tình nguyện để cải thiện điều kiện sống của cộng đồng và giúp
tăng cường sự đoàn kết trong xã hội; (5) Học và Phát triển Kỹ năng Lãnh đạo: Phát triển
kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp làm việc nhóm để có thể đóng vai trò lãnh đạo trong các
dự án quốc gia quan trọng; (6) Tích hợp Công nghệ và Tri thức với các Lĩnh vực khác:
Kết hợp kiến thức kỹ thuật với các lĩnh vực khác như y tế, năng lượng, và môi trường
để đóng góp vào các giải pháp phức tạp cho các vấn đề quốc gia. Tham gia vào Các Tổ
chức và Hội đoàn: Tham gia vào các tổ chức và hội đoàn liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật
và quốc phòng để mở rộng mạng lưới, chia sẻ kiến thức, và đóng góp vào các hoạt động
cộng đồng. Nhớ rằng, bảo vệ và xây dựng đất nước không chỉ là trách nhiệm của những
người làm việc trong lĩnh vực quân sự. Không chỉ là người dân Việt Nam mà mỗi ainh
viên Bách Khoa đều có thể đóng góp vào việc này thông qua các hình thức khác nhau,
từ việc giáo dục, đào tạo, cho đến tình nguyện và phát triển kỹ năng cá nhân.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Chính cương Đảng lao động Việt Nam là Cương lĩnh chính trị thứ ba của Đảng,
kể từ khi Đảng ra đời và liên tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Chính cương là sự bổ
sung, phát triển, hoàn chỉnh một bước đường lối của Đảng, kể từ Cương lĩnh chính trị
đầu tiên, được kiểm nghiệm trên cơ sở cả về lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam
21 năm (từ tháng 2/1930 đến tháng 2/1951), trong đó có vai trò và cống hiến kiệt xuất
của Nguyễn Ái Quốc; sự kiên định tư tưởng, trí tuệ và bản lĩnh chính trị, đoàn kết thống
nhất và không ngừng sáng tạo của Đảng trên những chặng đường cách mạng của Đảng,
của dân tộc Việt Nam.
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định thêm một tính chất của xã hội
Việt Nam là dân chủ nhân dân để phù hợp với tình trạng đất nước lúc đó. Chính cương
cũng đã xác định chính xác kẻ thù mới là quân can thiệp Mỹ, bỏ đi đối tượng tư sản phản
cách mạng và không còn coi phong kiến phản động là đối tượng cách mạng chính, mà là
để tích lũy lực lượng đấu tranh với thực dân Pháp, Mỹ. Mục tiêu cách mạng bây giờ mà
Chính cương đề ra là đấu tranh với các lực lượng ngoại quốc và giải phóng dân tộc. So
với Luận cương chính trị và Cương lĩnh chính trị thì bây giờ Đảng đã tập hợp được hầu
hết các lực lượng yêu nước, sử dụng triệt để nguồn lực xã hội để phát triển các phong
trào cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp nhân dân

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 58 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

yêu nước và các tổ chức cách mạng, thích hợp với tình hình xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Sự ra đời của Chính cương Đảng Lao động Việt Nam đánh dấu bước ngoặc to lớn
cho sự hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Sự hoàn chỉnh được
thể hiện qua những chính sách của đảng và nhà nước đưa ra trong giai giải phóng dân tộc
và thống nhất Tổ Quốc (1930-1975). Sau công cuộc kháng chiến, ở giai đoạn phát triển
và bảo vệ đất nước đảng ta cũng đã chủ trương thi hành những chính sách đúng đắn về
các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao để giúp cho quốc gia phát triển
theo chế độ dân chủ nhân dân, làm cho nước Việt nam hoàn toàn tự do, dân chủ, thống
nhất, dân giàu, nước mạnh.

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 59 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

KẾT LUẬN

Các Cương lĩnh Đảng là các văn kiện cực kì quan trọng bàn xác định chiến lược
phát triển lâu dài, định hướng cuộc cách mạng trong tương lai, và các bước phát triển để
đi đến mục đích ấy. Dưới chính sách thống trị và khai thác của thực dân Pháp, những
biến đổi của tình hình xã hội đã đặt ra những yêu cầu Việt Nam cần giải quyết. Thực tiễn
đặt ra chống Pháp và phong kiến. Sau quá trình lịch sử sàng lọc, thì lịch sử đã chọn con
đường cách mạng vô sản và Nguyễn Ái Quốc xây dựng lý luận cách mang giải phóng
dân tộc. Phong trào diễn ra mạnh mẽ đến sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua
văn kiên Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Đó là văn kiện thể hiện đúng đắn các luận điểm
cơ bản đầy sáng tạo như: chống thực dân Pháp lên hàng đầu, tập hợp các thành phần yêu
nước, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.
Song, lại không đồng quan điểm với Quốc tế Cộng sản và bản Luận cương chính
được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất. Luận cương chính trị đã đề ra nhiều quan
điểm Cương lĩnh chính trị đầu tiên đề và phù hợp với cách mạng Việt Nam. Nhưng vẫn
còn hạn chế khi quá coi trọng nhiệm vụ chống phong kiến hơn chống đế quốc, dẫn đến
không tập hợp đông đủ lực lượng cách mạng, phạm vi giải quyết quá rộng. Từ những
hạn chế đó, Đảng ta đã từng bước khắc phục thông qua các Hội nghị và được khẵ phục
hoàn chỉnh tại Hội nghị Trung ương tháng 5-1941. Từ đó, góp phần dẫn đến thằng lợi
cuộc cách mạng tháng Tám giành thắng lợi.
Nhưng sau thế chiến thứ hai, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước thuộc địa. Lúc này,
thực tiễn đặt ra phải chống hàng loạt các nước đế quốc như: Pháp, Mỹ, ... đồng thời Việt
Nam ta phải cải thiện đời sống nhân dân, dân chủ nhân dân. Tại đây, những luận điểm
của hai Cương lĩnh chính trị trước đã không còn phù hợp với thực tiễn lịch sử đặt ra, lúc
này đỏi hỏi Việt Nam cần phải có một Cương lĩnh mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ hai là một cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của Đảng, thông qua văn kiện CHính
cương Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội xác định đường lối chiến lược cách mạng Việt
Nam là "cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để tiến lên xã hội chủ nghĩa" , chủ yêu
giải quyết hai vấn đề dân tộc và dân chủ thông qua ba nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ giải
phóng dân tộc đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, văn kiện còn hạn chế là chưa phát huy quyền
dân chủ nhân dân được triệt để. Vì vậy, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường
đấu tranh lâu dài gồm ba giai đoạn không tách rời và liên hệ mật thiết với nhau. Chính
cương đã khắc phục những hạn chế của hai Cương lĩnh chính trị trước đó, phát huy tính
chiến lược cuộc cách mạng để tập hợp đoàn kết toàn lực lượng toàn Đảng, toàn dân chiến
đấu đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Thông qua, quá trình bổ sung và phát triển của các Cương lĩnh từ Cương lĩnh chính

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 60 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

trị đầu tiên đến Chính cương Đảng Lao động Việt Nam không chỉ nhân tố quyết định
thắng lợi đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước mà còn là ngọn cờ
động viên trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, đưa cuộc kháng chiến của ta từ thắng lợi
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đến năm 1975. Tập hợp được lực lượng có tinh
thần yêu nước tạo thành sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Nó đánh giá quá trình Đảng
từng bước hoàn thiện đánh dấu bước triển trong sự nghiệp lãnh đạo và trưởng thành của
Đảng, có ý nghĩa sâu săc trong công cuộc đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng. Qua đó,
giúp Đảng rút ra những kinh nghiệm sâu sắc trong đinh đoạt đường lối, sách lược hoàn
thành nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công để tiến lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam được vũng chắc và tồn tại mãi mãi.

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 61 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng


Trường Đại học Bách Khoa Bài tập lớn
Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt
Nam (Dành cho sinh viên đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. DinhThuyEpu(2012), Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư
sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, https://d6h2epu.forumvi.com/t13-topic
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 1,2,5,6,7, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. TS. Đồng Quang Thái(20/4/2021), Sơ thảo Luận cương của Lênin soi sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh, https://www.tuyengiao.vn/so-thao-luan-cuong-cua-lenin-
soi-sang-tu-tuong-ho-chi-minh-137845
5. Hoàng Thị Quỳnh Anh (2015), Phan Bội Châu - Người mang hồn nước ,
https://baonghean.vn/phanboi-chau-nguoi-mang-hon-dat-nuoc-post81621.html,
truy cập ngày: 17/3/2024
6. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
7. ledoan312 (27/2/2010), Trình bày khái quát các phong trào yêu nước theo
khuynh hướng phong kiến và các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân
chủ tư sản cuối thể kỷ XIX đầu thể kỷ XX? Nguyên nhân thất bại của các phong
trào này?, https://s.net.vn/mNCs
8. Nguyễn Thị Thanh(03/02/2021), Lịch sử ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam,
https://s.net.vn/5MkT
9. Nguyễn Thị Tình(13/01/2022), Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện
cho việc thành lập Đảng tiến tới hiện thực hóa con đường cứu nước,
http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/nguyen-ai-quoc-chuan-bi-cac-
dieu-kien-cho-viec-thanh-lap-dang-tien-toi-hien-thuc-hoa-con-duong-cuu-
nuoc-430.html, truy cập từ: 22/2/2024
10. Thich Ho Hap (31/8), Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng cộng sản
Việt Nam, https://thichhohap.com/duong-loi-cach-mang/hoan-canh-lich-su-ra-
doi-dang-cong-san-viet-nam.html
11. Tô Thị Phương Dung (20/9/2023). Hiệp ước Pa tơ nốt là gì? Nội dung
và hệ quả Hiệp ước Pa-tơ-nốt?, https://luatminhkhue.vn/hiep-uoc-pa-to-not-la-
gi.aspx, truy cập từ: 15/2/2024
12. Trần Ngọc Hải, Lớn lên với phong trào "Vô sản hóa", Vô sản hóa (Hồi ức cách
mạng, Nxb Thanh niên, HN, 1972, tr.25.
13. Viện Lịch sử Đảng – Học viện Chính trị quốc gia TPHCM. (2008). Lịch sử biên
niên Đảng Cộng sản Việt Nam (tập 2). Nxb Chính trị Quốc gia, tr.663–667.
14. Vũ Quang Hiển & Trần Viết Nghĩa, Vô sản hóa (1928) - Một phương thức rèn
luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam, Trường Đại
học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.4,6.

Nhóm 11 - Lớp L10 - HK232 62 GVHD: TS . Đào Thị Bích Hồng

You might also like