You are on page 1of 37

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


······

BÀI TẬP LỚN


MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
TỪ VIỆC PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH RÚT RA BÀI HỌC TRONG VIỆC TIẾP
THU CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VÀ THỜI ĐẠI MỚI CỦA
SINH VIÊN HIỆN NAY
LỚP DT03 --- NHÓM 08 --- HK 213
NGÀY NỘP: 07/08/2022
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Phan Duy Anh
Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số

Trần Mậu Lợi 1914049

Quách Hồ Hoàng Lộc 1914033

Nguyễn Quang Lý 1914103

Nguyễn Thị Ngọc Mai 1914109

Huỳnh Nhật Minh 1911595

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (MSMH: SP1037)
Lớp: …DT03… Tên nhóm: …08… HK: …213… Năm học: …2021-2022…

Đề tài

TỪ VIỆC PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ


TƯỞNG HỒ CHÍ MINH RÚT RA BÀI HỌC TRONG VIỆC TIẾP
THU CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VÀ THỜI ĐẠI MỚI CỦA
SINH VIÊN HIỆN NAY

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Chữ



1 Trần Mậu Lợi 1914049 Phần 2.1
+ Tổng Hợp

2 Quách Hồ Hoàng Lộc 1914033 Phần chương 1

3 Nguyễn Quang Lý 1914103 Phần 2.3

4 Nguyễn Thị Ngọc Mai 1914109 Phần 2.2

5 Huỳnh Nhật Minh 1911595 Mở đầu + Kết luận

Họ và tên nhóm trưởng: …Trần Mậu Lợi…


SĐT: …0338290476… Email: loi.tran2409@hcmut.edu.vn

NHÓM TRƯỞNG

Trần Mậu Lợi


MỤC LỤC

……………………………......…………………………………………………….............Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................01

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ..............03


1.1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ..........................................................03
1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại ..............................................................................................06
1.2.1. Đối với văn hóa phương Đông ............……………………………………………....07
1.2.2. Đối với văn hóa phương Tây ………………………………………………………..08
1.3. Chủ nghĩa Mác-Lênin …………………………………………………………………...10

CHƯƠNG 2. BÀI HỌC RÚT RA CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG VIỆC TIẾP
THU CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VÀ THỜI ĐẠI MỚI TRONG GIAI ĐOẠN
NGÀY NAY ..............................................................................................................................14
2.1. Vai trò của các giá trị truyền thống trong việc hình thành nhân cách người sinh viên Việt
Nam hiện nay
………………………………………….....................................................14
2.2. Thực trạng tiếp thu các giá trị truyền thống của sinh viên Việt Nam hiện nay ……………
18
2.2.1. Mặt tích cực của thực trạng
…………………………………………………………...18
2.2.2. Mặt tiêu cực của thực trạng
…………………………………………………………...22
2.3. Bài học cho việc tiếp thu các giá trị truyền thống từ Hồ Chí Minh ………………………
25
2.3.1. Tiếp thu và kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc đối với sinh viên …………
25
2.3.2. Tiếp thu giá trị văn hóa thời đại mới đối với sinh viên
………………………………..28
KẾT
LUẬN ...............................................................................................................................30

TÀI LIỆU THAM


KHẢO ........................................................................................................31
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Việt Nam luôn nằm trong top 5 tăng trưởng kinh tế của
khu vực Đông Nam Á, được kỳ vọng là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh chóng
của khu vực. Để có được Việt Nam của ngày hôm nay, chúng ta đã trải qua biết bao
cuộc khởi nghĩa, kháng chiến để bảo vệ nền hòa bình và độc lập cho dân tộc. Đặc
biệt nhờ vào những con người vĩ đại, kiệt xuất dẫn dắt nhân dân với đường lối lãnh
đạo tài tình, đúng đắn để chúng ta mở ra con đường cách mạng thành công. Tầm
quan trọng của đường lối, tư tưởng không chỉ dừng lại sau những chiến thắng vẻ
vang thời kỳ cách mạng, mà đó còn là phương hướng quyết định cho sự đổi mới và
phát triển đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng chính thống được Đảng
Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đưa ra và công nhận tại Đại hội lần thứ
VII của Đảng (tháng 06 năm 1991) và áp dụng cho đến hiện nay: “Đảng lấy chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động và
thắng lợi của cách mạng Việt Nam”1. Điều này thể hiện rõ tư duy chính trị, đường
lối phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh được xem
như một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc Việt Nam, vì vậy có thể thấy
hệ tư tưởng luôn tồn tại trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam, được đưa
vào chương trình giáo dục đại học và cao đẳng để sinh viên - thế hệ trẻ ngày càng
được tiếp thu và phát triển như một môn khoa học ứng dụng trong đời sống và tư
duy nhận thức. Điều đó giúp sinh viên Việt Nam tiếp thu giá trị tinh hoa văn hóa
truyền thống được đúc kết, nâng cao nhận thức, rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo
đức và học hỏi thêm nhiều kiến thức trong thời đại đổi mới hiện nay.
Nhận thấy tính cấp thiết của chủ đề này, thông qua môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh nhóm em xin chọn đề tài “Từ việc phân tích cơ sở lý luận hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh rút ra bài học trong việc tiếp thu các giá trị truyền thống và
thời đại mới của sinh viên hiện nay” làm bài tập lớn của môn học Tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Nội dung chủ đề nghiên cứu và phân tích về cơ sở lý luận để hình thành tư
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội,
1991, tr.127

1
tưởng Hồ Chí Minh thông qua phân tích giá trị truyền thống Việt Nam, việc tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác Lênin, qua đó rút ra những bài học cho
sinh viên - thế hệ trẻ Việt Nam, những người sẽ tiếp thu và vận dụng tri thức để xây
dựng con người mới trong thời đại mới. Nội dung của đề tài nhóm bao gồm 2 nội
dung chính:
Thứ nhất, chương 1: Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, chương 2: Bài học rút ra cho sinh viên Việt Nam trong việc tiếp thu
các giá trị truyền thống và thời đại mới trong giai đoạn hiện nay.

2
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Như chúng ta đều biết, tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của đầu óc con
người, do con người sáng tạo ra trên cơ sở nhận thức các nhân tố khách quan.
Nhưng con người bao giờ cũng mang tính xã hội, chịu sự tác động của xã hội, của
lịch sử…Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên, sống và làm việc trên đất nước
Việt Nam, vì vậy, tư tưởng của Người trước hết cũng phải được bắt nguồn từ những
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo
dựng, hun đúc lên một hệ thống các giá trị văn hoá mang sắc thái dân tộc bền vững.
Theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII thì những giá trị truyền thống tốt đẹp Việt
Nam được thể hiện qua các giá trị căn bản đó là: Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý
chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia
đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức
tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử và tính giản dị trong lối
sống.
Trong những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì tinh thần
yêu nước Việt Nam là truyền thống tốt đẹp nhất, là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử
dân tộc, là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần Việt Nam, là sức mạnh, là
lẽ sống, niềm tự hào và là đạo lý làm người của con người Việt Nam, như có lần
Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”1.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà Nho yêu nước,

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, tr. 38.

3
ngay từ trong giáo dục của gia đình, sự ảnh hưởng của những người thân, tinh thần
yêu nước của dân tộc đã thấm sâu vào Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn nhỏ, cho
nên ngay khi còn niên thiếu, Người đã làm liên lạc cho các sĩ phu yêu nước trong
phong trào Cần Vương; tham gia vào phong trào yêu nước chống Pháp của Nhân
dân Trung Kỳ. Đồng thời, cũng chính tinh thần yêu nước đó là động lực thôi thúc
Người ra đi tìm đường cứu nước, vượt qua mọi khó khăn trong hành trình tìm
đường cứu nước và chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người trong suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng. Đồng thời, cũng chính từ lòng yêu nước, thương dân đã
đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin một cách tự nhiên, từng bước
hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.Trong bài viết Con đường dẫn tôi đến chủ
nghĩa Lênin(1960), Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ
chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”1.
Nghiên cứu cuộc đời, tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy rất rõ, từ khi ra đi tìm
đường cứu nước cho đến khi từ biệt chúng ta trở về với thế giới người hiền, Người
luôn khát khao và phấn đấu cho mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và
giải phóng con người; xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân chủ và
giàu mạnh, nhân dân Việt Nam được ấm no, tự do và hạnh phúc. Cuộc đời cách
mạng đầy gian truân song rất đỗi vinh quang của Người xuất phát từ lòng yêu nước,
thương dân và cũng vì nước vì dân mà tận tâm, tận lực phấn đấu. Khi còn đang phải
vất vả nơi xứ người để tìm con đường cứu nước, cứu dân, Người đã từng nói: Tự do
cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là
tất cả những điều tôi hiểu. Hoặc sau này khi đất nước độc lập, Người lại nói: "Tôi
chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành”2.
Tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nâng lên một tầm cao mới. Đó là yêu nước phải gắn với thương dân, gắn với tinh
thần quốc tế vô sản. Và yêu nước phải được thể hiện trong hành động thực tế chứ
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.10, tr.128.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.4, tr.161.

4
không chỉ đơn giản là khẩu hiệu, là lời kêu, gọi động viên thuần tuý. Chính vì vậy,
với lòng yêu nước, Người đã biến tình cảm, tư tưởng thành sức mạnh thực tiễn bằng
những sáng tạo, tài năng và cống hiến vô giá trong sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng
sản Việt Nam, lãnh đạo nhân dân Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách
để giành thắng lợi, giành lại độc lập dân tộc và ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
Tóm lại, như Đảng ta đã khẳng định, Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự
vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều này có nghĩa, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình
thành dựa trên nhiều yếu tố; trong đó, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước chính là nguồn gốc cơ bản đầu tiên hình thành
tư tưởng của Người. Trong suốt quá trình cùng với Đảng lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc tuyên truyền về lòng yêu nước, tinh thần
yêu nước cho mọi người dân, trong mọi thời điểm là một trong những nhiệm vụ
quan trọng, góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng.
Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, kể cả
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn có
nhiều những cách thức để tuyên truyền, vun đắp và phát huy sức mạnh yêu nước
trong mỗi người dân Việt Nam. Chính tinh thần yêu nước đã trở thành điểm tương
đồng, mẫu số chung để Đảng thực hiện phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn
dân toàn dân tộc trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây
dựng đất nước. Những thắng lợi, những thành công của Đảng trong lãnh đạo cách
mạng bắt nguồn từ nhiều nhân tố, nhưng trong đó việc khơi dậy và phát huy được
tinh thần yêu nước của mọi cán bộ, đảng viên và Nhân dân; đó chính là một trong
những yếu tố rất quan trọng. Đặc biệt, trong cuộc chiến đấu với đại dịch COVID-19
thời gian gần đây đã cho thấy rất rõ về vai trò, sức mạnh tinh thần yêu nước của
người dân Việt Nam. Cùng với những cuộc vận động do Đảng, Nhà nước và các tổ
chức chính trị xã hội đứng ra vận động, đã có nhiều doanh nghiệp chủ động thực

5
hiện chi khoản tiền lớn để giúp Chính phủ chống dịch; nhiều văn nghệ sĩ, ca sĩ, diễn
viên; nhiều người dân từ già trên 90 tuổi cho đến em học sinh đều tham gia đóng
góp bằng nhiều cách thức. Đó chính là minh chứng rất rõ tinh thần yêu nước, tương
thân tương ái của người Việt. Chính vì vậy, tại Đại hội XIII, Đảng đã nêu rất rõ việc
phải tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh
phúc. Có thể nói, điểm nhấn mới trong nhận thức về động lực của Đại hội XIII là
phát huy mạnh mẽ ý chí tự cường dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, hạnh phúc.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và Nghị quyết Đại hội XIII, các cấp các
ngành phải thường xuyên chú trọng việc tuyên truyền và phát huy truyền thống yêu
nước trong mọi cán bộ, đảng viên và trong Nhân dân, phải làm cho mỗi người đều
thấy được tinh thần trách nhiệm của mình đối với đất nước và có những hành động
yêu nước đúng đắn, tránh bị kẻ địch lợi dụng để kích động. Đặc biệt, đối với mỗi
cán bộ, đảng viên phải luôn là những tấm gương phấn đấu, không ngừng tu dưỡng
rèn luyện mình thực sự có lòng yêu nước chân chính, biết đặt lợi ích của đất nước
của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, tiếp tục phát huy những phẩm chất anh hùng
cách mạng, luôn xây dựng niềm tin vào chủ nghĩa xã hội. Làm tốt điều đó, nhất định
chúng ta sẽ phát huy tốt chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ mới và sẽ tạo được sự lan
tỏa trong Nhân dân để cùng đoàn kết một lòng xây dựng thành công và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta.
1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Nói đến văn hóa nhân loại có tầm cỡ vĩ đại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối với
Hồ Chí Minh là phải nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã tiếp
thu phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và ứng dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của
đất nước, đưa cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi vĩ đại và cống hiến nhiều
vào kho tàng lý luận mác-xít cũng như phương pháp hoạt động sáng tạo của cuộc
cách mạng vô sản.

6
1.2.1. Đối với văn hóa phương Đông
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, với tư chất thông minh tuyệt vời, từ
nhỏ, Hồ Chí Minh đã được giáo dục Hán học và đã tiếp thu nền văn hóa phương
Tây tại trường Quốc học Huế. Khi bôn ba khắp năm châu, bốn bể, Người vừa hoạt
động cách mạng, vừa học hỏi không ngừng. Người đã thông thạo các ngôn ngữ tiêu
biểu cho nền văn minh của nhân loại, am tường các nền văn hóa Đông, Tây, kim,
cổ. Khi tiếp thu các nền văn hóa, Người bao giờ cũng phân tích các yếu tố giá trị
toàn nhân loại và vĩnh cửu. Người đã làm giàu trí tuệ của mình bằng tinh thần văn
hóa nhân loại. Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa và
tỏa ra một nền văn hóa của tương lai.

Tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo, Hồ Chí Minh đã đánh
giá đúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Khổng Tử và đã đặc
biệt khai thác những mặt tích cực của tư tưởng Nho giáo.

Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của Nho giáo. Đó
là trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng
cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi…
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khuyên
chúng ta “nên học”. Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ
giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết chán, dạy không
biết mỏi”. Về điểm này, Nho giáo hơn hẳn các học thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học
thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để dễ cai trị. Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo,
lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng.

Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân
ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng của giáo lý đạo Phật. Đầu tiên là tư
tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân -
một tình yêu bao la không chỉ dành cho con người mà dành cho cả chim muông, cây
cỏ. Thứ hai là, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện.
Thứ ba là, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt

7
đẳng cấp. Thứ tư là, Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”: “nhất nhật bất tác,
nhất nhật bất thực” (một ngày không làm, một ngày không ăn), đề cao lao động,
chống lười biếng. Cuối cùng, Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh
thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình thành nên Thiền
phái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống không xa rời, lẩn tránh mà gắn bó với đời
sống của nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của
nhân dân, chống kẻ thù dân tộc.

Như thế, có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã đi vào đời sống
tinh thần dân tộc và nhân dân lao động. Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo,
gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng
Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác nữa về các nhà tư tưởng
phương Đông như Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử…trong các bài nói, bài viết của Hồ
Chí Minh. Cũng như sau này, khi đã trở thành người mác-xít, Nguyễn Ái Quốc vẫn
tìm hiểu thêm về Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và tìm thấy trong đó
“những điều thích hợp với điều kiện nước ta”. Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân
là dân tộc - độc lập; dân quyền - tự do; dân sinh - hạnh phúc đã được Hồ Chí Minh
rút gọn trong quốc hiệu của Việt Nam “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Là người
mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực
của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nước
ta.

1.2.2. Đối với văn hóa phương Tây

Lĩnh hội tư tưởng văn hóa phương Tây: Trong ba mươi năm hoạt động cách
mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở châu Âu nên cũng chịu ảnh
hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây.

Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở Niu Oóc, làm thuê và
thường đến thăm khu ở của người da đen. Trong các bài viết sau này, Người thường
nhắc đến ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con người được ghi

8
lại trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ. Người đã tiếp thu giá trị của tư
tưởng nhân quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng trong bản tuyên
ngôn này. Sau này Người đã phát triển nó thành quyền sống, quyền độc lập, quyền
tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Nội dung nhân quyền được
Người nâng lên một tầm cỡ mới trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm
1945.

Cuối năm 1917, Người từ Anh sang Pháp và quyết định sống và hoạt động ở
thủ đô nước Pháp có ý nghĩa lịch sử rất lớn, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời
mình.

Là thủ đô của nước Pháp, Pa-ri cũng đồng thời là trung tâm văn hóa - nghệ
thuật của châu Âu. Các trào lưu triết học và các trường phái nghệ thuật nổi tiếng thế
giới phần lớn đều được hình thành và ra mắt tại đây. Sống ở giữa nơi hợp lưu của
các dòng văn hóa thế giới, Người đã có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng chiếm
lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ
của nước Pháp.

Đến với quê hương của lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, Hồ Chí Minh được
tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Von-te, Rút-xô,
Mông-tét-xki-ơ,…những lý luận gia của đại cách mạng Pháp 1789, như Tinh thần
pháp luật của Mông-tét-xki-ơ, Khế ước xã hội của Rút-xô, v.v…tư tưởng dân chủ
của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người. Ngoài ra, Người còn
hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của mình từ
trong cuộc sống thực tiễn. Rõ ràng là, ở Pháp, Người đã có thể hoạt động và đấu
tranh cách mạng một cách tương đối tự do, thuận lợi hơn ở trên đất nước mình, dưới
chế độ thuộc địa.

Nhờ được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và sự cổ vũ, dìu dắt trực
tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp như M. Ca-sanh, P.V. Cu-
tuya-ri-ê, G. Mông-mút-xô…mà Hồ Chí Minh đã từng bước trưởng thành. Con
người ấy, trên hành trình cứu nước, đã làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ

9
của thời đại, Đông và Tây, vừa thâu thái, vừa gạn lọc để có thể từ tầm cao của tri
thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.

Kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh của Thiên chúa giáo: Nói đến việc kết hợp
văn hóa Đông, Tây trong con người Hồ Chí Minh, không thể không đề cập đến sự
kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh, những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo. Người
đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao
động khỏi ách áp bức, bóc lột; đã là hiện thân của lòng nhân ái và đức hy sinh cao
cả. Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về lòng thương người,
thương dân, thương các chiến sĩ ngoài mặt trận - đó là những tư tưởng thấm đậm
những giá trị cao cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và răn
dạy.

Người lên án gay gắt những kẻ “giả danh Chúa” để thực hiện những “hành vi
ác quỷ”: dẫn đường cho đội quân viễn chinh; cướp của cải, đánh đập, bắt giết người
(đặc biệt là trẻ em); chiếm ruộng đất canh tác, v.v…Người coi những hành động đó
là sự đi ngược lại và phản bội lòng nhân ái cao cả của Chúa, làm hoen ố tư tưởng
lớn của Ngài là muốn mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Người viết: “Nếu Chúa bất
hạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô
cùng ngao ngán khi thấy “các môn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổ
hạnh như thế nào”1.

Người lên án những giáo sĩ đại diện cho chủ nghĩa tư bản phương Tây, những
kẻ nhân danh Chúa để quan hệ mật thiết với thế lực thực dân, tham gia vào guồng
máy của chủ nghĩa thực dân, xâm nhập về kinh tế và quân sự, áp đặt nền văn hóa
thực dân, làm xuất hiện nguy cơ bá quyền văn hóa, v.v…

Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có
chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của
đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình
mà còn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới.

1
Hồ Chí Minh: Bản án chế độ thực dân Pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, c.11, tr.10.

10
1.3. Chủ nghĩa Mác – Lênin

Với tư duy toàn cầu, Hồ Chí Minh đã tìm được con đường giải phóng dân tộc
– con đường cách mạng vô sản. Trong đó, chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới
quan, phương pháp luận, nguồn gốc tư tưởng, lý luận trực tiếp quyết định bản chất
cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Khác với các nhà yêu nước cách mạng Việt Nam, ở Hồ Chí Minh đã có sự
thống nhất giữa mục đích và phương pháp ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân
tộc: mục đích của Người là nước nhà được độc lập nên phương pháp mà Người
chọn không thể là dựa vào ngoại lực như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, mơ ước
của Người là nhân dân được tự do, hạnh phúc vậy cũng không thể theo lối Cần
Vương - hướng đến một chế độ phong kiến đã lỗi thời, không thể khiến cho nhân
dân được tự do, hạnh phúc thực sự, vì vậy, Người cần phải có phương pháp khác.
Nhờ vậy, trong 10 năm đầu (1911 – 1920) của quá trình bôn ba tìm đường cứu
nước, Người rút ra một số kết luận trong sự phát triển nhận thức của mình: “Chủ
nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công; người lao động ở đâu
cũng bị áp bức, bóc lột, chà đạp; … dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có
hai giống người giống người bóc lột và giống người bị bóc lột và cũng chỉ có một
tình hữu ái là thật, đó là tình hữu ái vô sản”1. Những kết luận ấy rất gần gũi với
những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bản lĩnh trí tuệ ấy đã nâng cao
khả năng tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo khi Người tiếp thu và vận dụng chủ
nghĩa Mác-Lênin phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Năm 1920, Người đã đọc Luận cương của V. I. Lênin về các vấn đề dân tộc và
thuộc địa, đăng trên Báo L’Humanité (Nhân đạo). Bản Luận cương là lời giải đáp
đầy đủ, sâu sắc và thuyết phục nhất đối với Người về những câu hỏi, những điều
thắc mắc mà bấy lâu trăn trở, tìm tòi, khát vọng tìm kiếm. Người viết: “Luận cương
của V. I. Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao!
Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.1, tr.287.

11
đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái
cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”2.

Đọc Luận cương của V. I. Lênin, tham gia hoạt động cách mạng, Người đã tìm
thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản.
Đây là kết quả tất yếu khách quan của nhiều năm bôn ba tìm kiếm, phát hiện chân lý
và sự tinh tế cảm nhận; nó hoàn toàn không phải là sự tình cờ, ngẫu nhiên, sự may
mắn. Tin tưởng và đi theo Chủ nghĩa Mác-Lênin và lý tưởng của Cách mạng Tháng
Mười Nga vĩ đại là bước nhảy vọt về chất trong nhận thức của Người, là một sự
kiện đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc, quyết định tầm
nhìn, quan điểm, lập trường; sự lựa chọn con đường cứu nước, cứu dân của lãnh tụ
Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Đây là sự hội tụ, kết tinh ý chí, khát
vọng và tinh thần của cả một dân tộc; phản ánh tâm nguyện của nhiều bậc tiền bối,
các chí sĩ, sĩ phu yêu nước đương thời mong mỏi nhưng chưa có điều kiện thực
hiện.

Chủ nghĩa Mác – Lênin chính là nguồn gốc lý luận quyết định bước phát triển
mới về chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu không có Chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí
Minh cũng chỉ là một nhà yêu nước như bao nhà yêu nước khác ở Việt Nam đầu thế
kỷ XX, chung một khát vọng giải phóng dân tộc để giành lấy tự do, độc lập. Nếu
không đọc Luận cương của V. I. Lênin, chưa trở thành người cộng sản chân chính
thì quan điểm, tư tưởng cách mạng của Người chưa thể tạo ra bước ngoặt cách
mạng, không có điều kiện để truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và do
đó, Người không thể đặt nền móng cho tư tưởng Mác – xít đâm chồi, nảy lộc, đơm
hoa kết trái trên quê hương mình. Chính Chủ nghĩa Mác – Lênin đã trang bị cho Hồ
Chí Minh thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng
để Người tìm ra con đường cứu nước mới, đưa Người vượt lên phía trước, khắc
phục căn bản sự khủng hoảng về chính trị và sự bế tắc về đường lối giải phóng dân
tộc, “gieo mầm cộng sản” ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.

2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2, tr.562.

12
Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp
luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng. Trên cơ sở lập trường, quan điểm và
phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã triệt để kế thừa, đổi mới,
phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa
nhân loại kết hợp với thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới hình thành lên một
hệ thống các quan điểm cơ bản, toàn diện về cách mạng Việt Nam.

Ngay từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh khẳng định rằng:
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”1. Vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã giải quyết được cuộc khủng hoảng đường
lối cứu nước và người lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX. Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã trở thành người cộng sản với
tầm vóc trí tuệ lớn như Lênin mong muốn: “Người ta chỉ có thể trở thành người
cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng
tri thức mà nhân loại đã tạo ra”2.

Và Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản trên cơ sở hiểu biết sâu sắc kho
tàng tri thức của nhân loại từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Người chỉ rõ các ưu
điểm của học thuyết Khổng Tử, tôn giáo Giêsu, chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Tôn
Dật Tiên rằng dường như họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc
lợi cho xã hội.

“Tôi cố gắng làm học trò nhỏ của các vị ấy”3.

Tổng kết kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng
định: “Chúng tôi giành được thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn
mạnh rằng – mà không phải chỉ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Lênin –

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2, tr.289.
2
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mát xcơva, 1977, t.41, tr.362.
3
Trương Niệm Thức: Hồ Chí Minh truyện, Nxb. Tam Liên, Thượng Hải, 6-1949 (bản Trung văn),
(bản dịch tiếng Việt của Đặng Nghiêm Vạn, tr.41 – 42).

13
chúng tôi giành được những thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay
thế được là chủ nghĩa Mác – Lênin”1.

Do đó có thể kết luận rằng, Chủ nghĩa Mác – Lênin là tiền đề lý luận quan
trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 2
BÀI HỌC RÚT RA CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG VIỆC TIẾP THU
CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VÀ THỜI ĐẠI MỚI TRONG GIAI ĐOẠN
NGÀY NAY
2.1. Vai trò của các giá trị truyền thống trong việc hình thành nhân cách người
sinh viên Việt Nam hiện nay
Giá trị đạo đức truyền thống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển lối
sống mới (lối sống Xã hội chủ nghĩa) nói chung và xây dựng lối sống mới cho sinh
viên Việt Nam nói riêng.
Một là, giá trị đạo đức truyền thống là cơ sở giữ vị trí nền tảng để xây dựng lối
sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
Giá trị đạo đức truyền thống có vai trò tích cực trong việc truyền lại cho thế hệ
đang trưởng thành những giá trị đạo đức mà các thế hệ trước tạo ra, để xây dựng lối
sống có sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, một lối ứng xử có văn hóa cao.
Vì thế, V.I.Lênin: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của giai cấp vô sản khi giành được
thắng lợi là phải nắm được các di sản văn hóa trước kia, chuyển hóa chúng thành
tài sản của toàn dân, để sử dụng được những di sản quý giá đó vào việc xây dựng
cho xã hội chủ nghĩa một nền văn hóa cao hơn nữa”2. Giá trị đạo đức truyền thống
còn ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển yếu tố tài năng trong mỗi thanh
niên - sinh viên. Nếu không có những giá trị đạo đức làm cơ sở, nền tảng thì tài
năng sẽ rất khó phát triển hoặc phát triển một cách méo mó, lệch chuẩn. Ví dụ: Chủ
nghĩa yêu nước là động lực, là nguồn thôi thúc, động viên con người Việt Nam hăng

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.589 – 590.
2
V.I.Lênin: Toàn tập, t.80, Nxb Tiến bộ, Mát xcơva, 1981, tr.34.

14
hái học tập, lao động sáng tạo, rèn luyện, có tài và đức để phục vụ đất nước, nhân
dân.
Hai là, giá trị đạo đức truyền thống được kế thừa, phát huy, gia nhập cấu trúc
nhân cách trở thành các phẩm chất mới, lối sống mới tích cực của sinh viên.
Chúng ta thấy, Hồ Chí Minh là một mẫu mực trong việc kế thừa và phát huy
những giá trị truyền thống dân tộc. Điều đó đã được vận dụng nhuần nhuyễn và trở
thành nguyên tắc có tính chất định hướng, chỉ đạo trong quá trình tiếp thu các giá trị
đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và giá trị tích cực của nhân loại để xây
dựng nền đạo đức mới, lối sống mới. Là sản phẩm của sự vận động, phát triển của
tồn tại xã hội và mang tính lịch sử - cụ thể, các giá trị đạo đức truyền thống được
xác định là cái tốt, đúng, cái tích cực, cái hay, cái đẹp, là khuôn mẫu, chuẩn mực lý
tưởng có tác dụng điều chỉnh hành vi con người, đem lại sự phát triển và tiến bộ cho
con người và xã hội loài người. Do đó, từ lâu, các giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc ta đóng vai trò định hướng cho con người Việt Nam vươn tới cái đúng, cải
thiện, cái đẹp, từ đó xây dựng một xã hội giàu tính nhân văn, nhân ái.
Ba là, các giá trị đạo đức truyền thống là động lực là ngọn nguồn phát triển
dân tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần và bản lĩnh cho thế hệ thanh niên - sinh viên
vươn lên trong giai đoạn mới trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Toàn cầu hóa hiện nay mở ra cho con người những thời cơ lớn và thách thức,
trong đó nảy sinh nhiều vấn đề nhất là những biến đổi về mặt đạo đức, lối sống.
Trong đó, đồng tiền trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết các quan
hệ giữa người với người trong xã hội, điều này cũng ảnh hưởng đến lối nghĩ của
phần lớn thanh niên sinh viên hiện nay. Với sự bồng bột, non trẻ, ít kinh nghiệm
sống nên rất dễ bị cám dỗ trước các giá trị vật chất, dễ bị cuốn vào vòng xoáy của
cái “lợi” mà quên đi những giá trị làm người, đánh mất lương tâm và danh dự... Bên
cạnh đó, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá, phá hoại những thành quả
cách mạng mà nhân dân ta đã đạt được, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thế
hệ trẻ rất dễ bị làm “hỏng” với những thủ đoạn thâm độc của chúng bằng cách mua
chuộc, dụ dỗ, lôi kéo thanh niên sinh viên tiếp cận với những yếu tố phản văn hóa,

15
hình thành tư tưởng hưởng thụ, lối sống lệch lạc, bản năng, vị kỷ, vô cảm, thiếu
trách nhiệm, quay lưng với quá khứ...
Vì thế, hơn lúc nào hết, các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc -
“bản ngã” đích thực của con người Việt Nam sẽ trở thành chỗ dựa tinh thần vững
chắc, khơi dậy ở thanh niên sinh viên lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí kiên cường
không chịu khuất phục tình yêu Tổ quốc, dẫn dắt họ vượt qua những thử thách, có ý
chí vươn lên làm chủ cuộc sống, xây dựng và giữ gìn lối sống tốt đẹp của con người
Việt Nam trong thời đại mới. Giá trị đạo đức truyền thống là nền tảng để tạo ra đội
ngũ trí thức tương lai, đồng thời góp phần phát huy nguồn lực con người - đây là
vấn đề mang tính chiến lược trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay.
Bốn là, phát huy giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên góp phần xây dựng
hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho họ, giúp họ đứng vững trước tác
động tiêu cực của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay.
Nhân cách sinh viên, sự hình thành, phát triển của nó quy định bởi điều kiện
kinh tế - xã hội, nhưng cái trực tiếp tác động đến quá trình xây dựng nhân cách đạo
đức ở tầng sâu của nó là lợi ích. Lợi ích cá nhân đóng vai trò trực tiếp, là cơ sở cho
hoạt động tích cực, tự giác của con người. Lợi ích xã hội là điều kiện đóng vai trò
định hướng cho việc thực hiện lợi ích cá nhân. Sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và
lợi ích xã hội là động lực phát triển cho nhân cách của người sinh viên ở đây, họ
tiếp thu giá trị đạo đức truyền thống góp phần nâng cao nhận thức và hành động cho
họ trong việc giải quyết hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Sự phát triển
kinh tế thị trường toàn cầu hóa đã và đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc
giải quyết hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đời sống vật chất của
nhân dân ngày càng cải thiện, nâng cao và chính sự phát triển đời sống vật chất tác
động đến phát triển đời sống tinh thần. Nó tạo tiền đề, cơ sở vật chất cho đời sống
tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú, lành mạnh. Tuy nhiên, toàn cầu hóa
cũng có thể dẫn đến nguy cơ phát triển một thế hệ con người phiến diện, làm nảy
sinh sự tha hóa, phong cách lối sống, tuyệt đối hóa đồng tiền. Thực tế chứng minh
là, không ít người tự đánh mất nhân phẩm của mình, chà đạp, coi thường lợi ích,

16
nhân cách của người khác. Từ đó, các quan hệ gia đình, thầy trò, tình bạn, tình
yêu... băng giá trong sự tính toán vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, gây một
không khí độc hại cho xã hội, đặc biệt là cho giới trẻ. Đây là tình huống có vấn đề,
người sinh viên phải phân thân, phải đấu tranh để chiến thắng những tác động tiêu
cực này. Ở đây, giá trị đạo đức truyền thống sẽ là cơ sở nền tảng cho họ vươn lên.
Kinh nghiệm chỉ rõ, chiến thắng tiêu cực ngoài xã hội, ở người khác đã khó, nhưng
chiến thắng hiện tượng tiêu cực của chính mình còn khó hơn nhiều.
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, dù muốn hay không, các quốc gia cũng
phải mở cửa, hòa nhập chung với thế giới hiện đại. Bên cạnh những mặt tích cực, sự
tác động theo chiều hướng ngược lại của xu thế này đối với con người và các giá trị
xã hội không phải là ít. Hội nhập toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội là nguyên nhân, là điều kiện làm xuất hiện và thúc đẩy quá trình tác động, xâm
nhập, bổ sung, thậm chí xung đột lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực
đạo đức là truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Trong đó, khả năng diễn ra
sự ảnh hưởng tác động, thậm chí là áp đặt, lấn át về giá trị và lối sống của một số
quốc gia, dân tộc tới các quốc gia, dân tộc khác là điều khó tránh. Sự bùng nổ của
khoa học và công nghệ làm cho trí tuệ con người phát triển chưa từng thấy, nhưng
nó cũng làm cho tư duy của con người hình như trở nên khô khan, công thức hơn,
cảm xúc đạo đức của con người trở nên sòng phẳng, lạnh lùng, nhạt nhẽo hơn.
Mặt khác, đi liền với tình trạng trên là sự du nhập của các quan điểm, các học
thuyết tư sản phương Tây xa lạ về đạo đức, lối sống, trái ngược với truyền thống
đạo đức tốt đẹp của dân tộc, thậm chí là những phản giá trị, phản văn hóa, phản đạo
đức, kích thích con người ham muốn hưởng lạc tạo ra thứ quan niệm sống bất chấp
luân thường, đạo lý, coi tiền bạc là cái có sức mạnh tối thượng, lòng nhân ái, sự hy
sinh quên mình vì nghĩa, lối sống tình nghĩa, thủy chung, có trước có sau nhường
chỗ cho lối sống vị kỷ, bản năng, thấp hèn... Sự biến đổi nhanh chóng của các chuẩn
mực hành vi, những giá trị xã hội dẫn đến tình trạng người lớn tuổi ngày càng suy
giảm khả năng thích nghi với cái hiện đại.
Đối với sinh viên, lực lượng trí thức tương lai, việc xây dựng ngay từ đầu lối

17
sống mới có tính định hướng, mở đường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc xây
dựng lối sống mới cho sinh viên có tầm quan trọng đặc biệt mang ý nghĩa chiến
lược bởi: lối sống mới vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã
hội, hoàn thiện con người nói chung, sinh viên nói riêng, lối sống mới góp phần
quan trọng trong việc “phòng ngừa” “miễn dịch” cho toàn xã hội, đặc biệt là sinh
viên trước tác động của mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, cũng như âm
mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; việc xây dựng lối sống mới cho
sinh viên bắt nguồn từ yêu cầu, nhiệm vụ của chính bản thân sinh viên Việt Nam
hiện nay. Và các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc có vai trò và ý nghĩa tích cực
trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay. Đó là lối sống văn minh tiến bộ, tích cực, chủ động và lành mạnh; là
lối sống có đạo đức, có lý tưởng cao đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống
tốt đẹp của dân tộc và tinh hóa văn hóa nhân loại.
2.2. Thực trạng tiếp thu các giá trị truyền thống và giá trị thời đại của sinh
viên Việt Nam hiện nay
2.2.1. Mặt tích cực của thực trạng
Thực trạng
Lối sống của các cá nhân, cộng đồng và dân tộc không phải tự nhiên có được
mà nó hình thành, phát triển dựa trên sự kế thừa các giá trị từ lối sống truyền thống
trước đó kết hợp với những giá trị mới. Tuy nhiên, không phải mọi cái truyền thống
đều có giá trị, vì vậy cần phải có sự chọn lọc, tiếp diễn. Trong những năm gần đây,
do sự tác động mạnh mẽ của nhiều nhân tố như công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự
phát triển của kinh tế thị trường cùng quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đã làm
biến đổi sâu sắc lối sống của người Việt Nam, nhất là thanh niên, trong đó có sinh
viên. Bởi lẽ, tuổi đời còn trẻ, luôn tiên phong trong mọi hoạt động, năng động, nhạy
cảm với cái mới, ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo, có sự phát triển mạnh mẽ về thế
giới quan, nhân sinh quan và chứa đựng những hoài bão, luôn có mong muốn vươn
lên nắm bắt tri thức của nhân loại để tự hoàn thiện mình về mọi mặt. Trong quá
trình đó sinh viên vừa thừa kế các giá trị của lối sống truyền thống dân tộc Việt

18
Nam, phát triển qua trong lịch sử hàng năm đấu tranh dựng nước và giữ nước hào
hùng của dân tộc được sinh viên Việt Nam hiện nay tiếp thu qua các đặc trưng sau
đây:
Đầu tiên, phải nói đến giá trị “lòng yêu nước” của lối sống truyền thống.
“Lòng yêu nước” đã được phần lớn sinh viên Việt Nam kế thừa được thể hiện qua
nhận thức của họ về ý thức trách nhiệm với đất nước, sự phấn đấu nỗ lực trong học
tập, nghiên cứu và đặc biệt là qua những phong trào thực tiễn của sinh viên như:
những chuyến tình nguyện đến những vùng sâu vùng xa để giúp đỡ những đồng bào
đang gặp khó khăn; phát huy những giá trị dân gian đang dần bị phai mờ bởi những
thứ mới mẻ bên ngoài;… Ngoài ra, “lòng yêu nước” hiện nay còn được sinh viên
thể hiện qua mạng xã hội bằng những lời nói, hình ảnh về đất nước hình chữ S này
đến với bạn bè năm châu; hay đơn giản thể hiện ở những lần họ hát Quốc ca Việt
Nam trên các cuộc thi quốc tế. Khi sinh viên Việt Nam được tiếp xúc với môi
trường, văn hóa trên thế giới, họ biết học hỏi có chọn lọc tinh hoa văn hóa ấy, mà
không làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc, bên cạnh đó, còn tiếp thu những kiến
thức mới, công nghệ hiện đại, mới mẻ của thế giới để mang về cho Việt Nam những
thành tựu lớn của thế giới, từ đó mang lại cho thế hệ sau những nền tảng kiến thức
mới nhằm giúp Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Góp phần xây
dựng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày một vững mạnh, có vị thế
và tầm nhìn trong các mối quan hệ trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng.
Tiếp theo, kế thừa “truyền thống hiếu học”. Việc tiếp thu truyền thống hiếu
học được thể hiện ở ý thức tự giác, hăng say, tinh thần vượt khó trong học tập,
thường xuyên nâng cao trình độ mọi mặt của đa số sinh viên hiện nay. Sinh viên
ngày càng tham gia nhiều vào các chương trình bồi dưỡng tri thức, nâng cao kỹ
năng nghề nghiệp, chủ động tiếp thu khoa học công nghệ mới giúp nâng cao khả
năng thích ứng yêu cầu nghề nghiệp. Bên cạnh đó, tại môi trường học của sinh viên
cũng tổ chức những cuộc thi học thuật nhằm khuyến khích sinh viên có thể vận
dụng các kiến thức, sự sáng tạo của mình như “Nghiên cứu khoa học” cho tất cả các
khối ngành giúp sinh viên có thể áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.

19
Đồng thời phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, làm việc
theo nhóm và hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Đối với sinh
viên Bách khoa, tiêu biểu phải kể đến cuộc thi đổi mới sáng tạo “Bách Khoa
Innovation”1 với mục tiêu “Hội nhập – Sáng tạo – Khởi nghiệp”. Đây là sân chơi
thường niên lớn nhất, tính đến hiện nay đã thu hút 280 đội dự thi, 1000 sinh viên
tham gia và 15 trường đại học tham gia. Những dự án tiêu biểu của 2021 như dự án
Air Mask – Máy lọc không khí được thiết kế để lọc bụi ô nhiễm từ xe bus hoặc các
phương tiện giao thông khác; dự án Yechai sáng tạo máy phân loại ve chai tự động;
dự án Mộc (2022) tận dụng những phế phẩm để sản xuất polyphenol.
Tiếp đến, kế thừa giá trị “tinh thần đoàn kết, nhân ái, bao dung”. Tinh thần
đoàn kết, nhân ái, bao dung được sinh viên kế thừa thông qua việc xây dựng tinh
thần tập thể, đoàn kết, gắn bó lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, chống lại lối sống
ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân; chia sẻ với cá nhân và cộng đồng. Trong các mối quan hệ
xã hội, sinh viên Việt Nam luôn thể hiện sự hòa đồng, thân thiện, gần gũi, tinh thần
cộng động đồng đoàn kết. Được họ thể hiện qua những chuyến đi tình nguyện đến
vùng xa để dạy học cho những trẻ em. Những chuyến đi “Mùa hè xanh”, “Xuân tình
nguyện” để làm đường tại những vùng quê nghèo, phát quà cho bà con. Không
những thế những sinh viên Việt Nam còn xuất hiện trên các mặt trận chống dịch tại
địa phương để hỗ trợ công tác hậu cần cho các gia đình F0, F1, trực chốt cách ly, hỗ
trợ khai báo y tế, …. Thậm chí, các sinh viên khối ngành Y từ mọi miền đất nước
tình nguyện đi vào miền Nam để giúp đỡ và hỗ trợ chống dịch. Họ tham gia công
tác chống dịch COVID-19 bằng tất cả lòng nhiệt huyết, sức trẻ và niềm tin chiến
thắng đại dịch. Điều này đã cho ta thấy được tinh thần tương thân tương ái của sinh
viên Việt Nam không ngại đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao.
Đối với truyền thống “cần cù, tiết kiệm”. Trong thời gian qua, việc kế thừa giá
trị cần cù, tiết kiệm được xây dựng trong lối sống của sinh viên được thể hiện trong
học tập và hoạt động lao động của sinh viên. Sinh viên cần cù học tập, nghiên cứu,

11
Bách Khoa Innovation: là sân chơi thường niên lớn nhất nhằm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo trong tầng lớp thanh niên của địa bàn toàn Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận do
trường đại học Bách Khoa TP.HCM phối hợp với Sở KH&CN TP.HCM.

20
tích lũy kiến thức cho mình, làm việc tận tâm, cầu tiến nhằm tích lũy kiến thức để
hoàn thành tốt công việc. Tỷ lệ sinh viên Việt Nam vừa học vừa làm chiếm tỉ lệ cao.
Điều này giúp cho sinh viên có thể phân chia thời gian của mình một cách hợp lý để
không ảnh hưởng đến việc học; tận dụng thời gian của mình để hoàn thiện bản thân,
tích lũy kinh nghiệm làm việc, … không lãng phí thời gian vào một số việc vô bổ;
giúp học sống tự lập, có trách nhiệm hơn về cuộc sống của chính mình.
Đối với truyền thống “ứng xử thân thiện, hài hòa, linh hoạt với tự nhiên”.
Người Việt trong quá trình chinh phục tự nhiên luôn lấy sự hòa đồng, gắn bó, thích
nghi với sự biến đổi của tự nhiên làm phương châm hành động. Hầu hết sinh viên
Việt Nam hiểu được rằng, để phát triển bền vững đòi hỏi con người phải có mối
quan hệ hài hòa với tự nhiên. Không chỉ dừng lại ở nhận thức, sinh viên ngày nay
đang tích cực hiện thực hóa nhận thức đó bằng các hoạt động, phong trào cụ thể để
bảo vệ, cải thiện tự nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính mình. Trong thời gian
qua sinh viên Việt Nam đã rất tích cực và sôi nổi trong công tác bảo vệ môi trường,
gây ấn tượng và tạo được hiệu quả tuyên truyền tốt đẹp tới nhân dân và cộng đồng
xung quanh bằng nhiều hoạt động thiết thực như: dọn vệ sinh, thu gom rác thải
đường phố, làng, ngõ, xóm; trồng và bảo vệ cây xanh; vẽ tranh tường vừa làm đẹp
môi trường sống; tổ chức tập huấn về bảo vệ môi trường kêu gọi bảo vệ động vật
quý hiếm; … Phong trào bảo vệ với quy mô lớn được tổ chức hàng năm thu hút
hàng triệu sinh viên tham gia như “Mùa hè xanh” hay “Mùa hè xanh thành phố”;
hay chiến dịch “Clean Up Việt Nam”1 là chiến dịch nhặt rác bảo vệ môi trường lớn
nhất do Xanh Việt Nam tổ chức thu hút gần 20.000 tình nguyện viên.
Nguyên nhân
Để các giá trị truyền thống dân tộc đó được sinh viên Việt Nam tiếp thu dễ
dàng, hiệu quả. Phần lớn công lao thuộc về công cuộc giáo dục có hệ thống. Do đó,
những năm qua công tác giáo dục – đào tạo được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan
tâm, coi là quốc sách hàng đầu. Đối với các nhà trường, việc xây dựng môi trường

1
Chiến dịch Clean Up Việt Nam là chiến dịch nhặt rác bảo vệ môi trường lớn nhất do Xanh Việt
Nam tổ chức, hướng đến việc nâng cao nhận thức giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường và
lan tỏa phong cách sống sạch, sống xanh trong cộng đồng.

21
đạo đức, văn hóa lành mạnh, một mặt, tạo cho sinh viên có nhiều cơ hội thể hiện
năng lực, sở trường; mặt khác, tạo sân chơi cho họ bằng chính những hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu… Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và Hội Sinh viên trong các học viện, trường đại học, cao đẳng tổ chức
những nội dung hoạt động phong phú, thiết thực, sinh động … nhằm giáo dục cho
sinh viên sống và làm việc theo pháp luật, theo bản sắc dân tộc; làm cho sinh viên
thấm nhuần truyền thống dân tộc, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước, truyền thống của học viện, nhà trường nơi sinh viên đang
theo học; định hướng đạo đức nghề nghiệp; từ đó học phải kiên định với con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, nhân dân và cả dân tộc Việt Nam lựa chọn. Kiên
quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân,
tương ái trong tuổi trẻ.
Ngoài ra, công tác giáo dục về tiếp thu lối sống truyền thống của dân tộc còn
được thể hiện tại các cơ sở giáo dục cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học
phổ thông, đây được xem là quá trình hình thành tư tưởng, lối sống tích cực nền
tảng được trang bị cho sinh viên khi họ đang trong quá trình hình thành nhân cách,
lối sống và tư tưởng của chính bản thân. Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền, làm
cho mọi người xung quanh có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm
quan trọng, lợi ích to lớn của tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm;
chỉ rõ tác hại những hành vi vô trách nhiệm, sự giả dối, nói một đàng làm một nẻo
đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Quan trọng hơn là mỗi sinh viên cần nhận thức rằng không ai khác, chính
mình là những chủ nhân tương lai của đất nước, đất nước đang trông chờ rất nhiều ở
việc học tập và rèn luyện của sinh viên. Việc học tập các chuyên ngành là điều cần
thiết, song nếu chỉ có kiến thức chuyên ngành thì sinh viên sẽ bị lạc hậu về mặt lý
luận, việc học tập các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp học
nắm bắt được những kiến thức cơ bản, kết hợp với việc liên hệ thực tiễn, từ đó có tư
duy độc lập đúng đắn, hành động phù hợp trong cuộc sống, qua đó sinh viên có
được phương pháp tiếp cận, nắm bắt thông tin, kiến thức một cách hiệu quả.

22
2.2.2. Mặt tiêu cực của thực trạng
Thực trạng
Những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ, các trào lưu văn
hóa xuất hiện ngày càng nhiều trên không gian mạng. Bên cạnh trào lưu hình thành
trong nước, những dòng chảy văn hóa từ nhiều quốc gia cũng dần xâm nhập và có
ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến đời sống, tâm lý, tình cảm
của sinh viên Việt Nam hiện nay. Điều này dẫn đến lối sống của nhiều sinh viên
hiện nay cho thấy nhiều vấn đề tiêu cực trong quá trình tiếp thu văn hóa nước ngoài.
Không thể phủ nhận về lợi ích của việc tiếp thu và học hỏi về phong tục, tập quán,
văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, một số bộ phận sinh
viên lại có những nhận thức lệch lạc, xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân
tộc. Không ít người có thói quen tiêu xài hoang phí và theo đuổi những lợi ích vật
chất, lối sống thực dụng là nét không đặc trưng cho con người Việt Nam là cần cù
và tiết kiệm. Trên mạng xã hội, bất chấp tất cả để trở thành điểm nhấn trên mạng xã
hội, nhiều người trẻ đã không ngần ngại tạo ra những trào lưu không tích cực để
“câu like”, “câu view”, …1 Họ cũng có xu hướng thần tượng những hiện tượng
mạng có lối sống đạo đức không lành mạnh, ủng hộ những hành động và phát ngôn
lệch chuẩn. Thờ ơ, lãng quên đối với các dòng nhạc dân ca, truyền thống và cách
mạng, ngợi ca thái quá các dòng nhạc nước ngoài đã làm mất đi nét văn hóa đặc sắc
về âm nhạc truyền thống dân tộc. Có một thực trạng đáng báo động là không ít sinh
viên miệt mài vào các trò chơi điện tử, trò chơi trực tuyến mang tính chất bạo lực,
mà quên đi nhiệm vụ học tập, rèn luyện bản thân. Thậm chí khiến học có suy nghĩ
lệch lạc, hành động suy đồi đạo đức, để rồi họ lao vào vòng lao lý bởi sự nghiệp
ngập, nhiễm các hành động của các trò chơi mang tính bạo lực vào thực tiễn của
cuộc sống.

Cuộc cách mạng 4.0 làm thay đổi mạnh mẽ phương thức giao tiếp của con
người. Nó như một con dao hai lưỡi đối với giới trẻ hiện nay. Đây là phương tiện

1
Nguyên An – Ánh Trinh: “Giới trẻ tiếp cận trào lưu văn hóa mới: Chưa bao giờ dễ đánh mất
mình như hiện tại!

23
giúp các thế lực thù địch lợi dụng để tác động đến tâm lý nhằm lôi kéo thế hệ trẻ.
Chúng đăng tải những tài liệu có nội dung phản động, thông tin lập lờ, suy diễn,
không đúng bản chất như: phủ nhận những thành quả của đất nước, dân tộc cả trong
quá khứ, hiện tại. Tạo ra các diễn đàn trên mạng để nhiều người trẻ truy cập và định
hướng bình luận theo hướng tiêu cực, nhằm reo rắc sự hoài nghi, chán nản, dẫn tới
mất phương hướng chính trị. Căn bệnh “nhạt Đảng, khô Đoàn, chán chính trị” đang
là hiện tượng có thật của sinh viên Việt Nam hiện nay. Khi sự ham muốn bản năng
trở thành mục đích duy nhất thì tất yếu dẫn đến sao nhãng quá trình học tập và rèn
luyện; sự bồng bột, thiếu thực tế, dễ dao động, dễ bị lôi kéo, ảnh hưởng của lối sống
đua đòi, dẫn đến một bộ phận giới trẻ coi trọng lối sống vật chất, xem nhẹ giá trị
tinh thần. Họ bàng quang, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không
ủng hộ bảo vệ cái đúng; không ít thanh niên chưa thực sự vững tin vào tương lai
phát triển của đất nước, giảm sút ý chí phấn đấu vươn lên, ngại khó khăn, gian khổ,
lệch lạc trong suy và hành động.1

Nguyên nhân
Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và
những nguyên nhân chủ quan.
Trước hết, đến từ mỗi cá nhân nhận thức chưa đúng đắn về nhân sinh quan dẫn
đến sống thiếu ý thức, buông thả, đua đòi; đặc biệt là các bạn lạm dụng làm những
chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã hiểu sai cái tự do đó, tự do không phải là làm
những gì mình thích, tự do phải là một giá trị để đảm bảo hạnh phúc của mình và
người khác.2
Thứ hai, từ gia đình, “Gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà
tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được”, gia đình trong xã hội ngày nay còn có những
“lỗ hổng”. Có không ít gia đình có cuộc sống theo kiểu người nào biết người đó.
Dẫn đến con cái không biết nương tựa vào ai, không biết tâm sự vào ai. Một số sinh

1
Phạm Văn Đảng: “Cảnh giác với những thủ đoạn tuyên truyền chống phá thế hệ trẻ hiện nay.”
2
Lê Hữu Dũng: “Giải pháp khắc phục sự lệch lạc nhân cách của một bộ phận giới trẻ hiện nay”

24
ra cách sống buông thả, sống bất cần đời, làm bất cứ gì, chơi bất cứ gì theo ý thích,
gây lộn xộn cho người xung quanh …
Thứ ba, từ nhà trường, do sự giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức
văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”.
Vai trò của trường học đâu chỉ bó hẹp trong việc dạy nghề mà còn phải truyền tải
cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người
toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác.
Thứ tư, từ xã hội, kinh tế thị trường vận động theo quy luật của mình đã tạo ra
bệnh sùng bái đồng tiền, quan niệm ai có tiền là có quyền lực xã hội và có thể dựa
vào quyền lực này để chiếm hữu những thứ người ta cần. Sự phát triển kinh tế thị
trường một mặt mở rộng và phát triển tự do cá nhân, mặt khác lại kích thích cho chủ
nghĩa cá nhân phát triển, gây ra mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa
lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích cộng đồng. Chủ nghĩa cá nhân sẽ dân đến
tình trạng phi nhân tính, khi con người đặt lợi ích của mình lên trên hết, chà đạp lên
lợi ích của cộng đồng, xã hội. Nó còn dẫn người ta đến chủ nghĩa hưởng lạc, một bộ
phận người sống xa hoa, lãng phí, ăn tiêu vô độ, chỉ theo đuổi những lợi ích cá nhân
và hưởng thụ này làm cho họ thoái hóa biến chất về đạo đức.
2.3. Bài học cho việc tiếp thu các giá trị truyền thống tốt đẹp từ Hồ Chí Minh
2.3.1. Tiếp thu và thừa kế những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đối
với sinh viên 
Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, nhạy cảm với cái mới, năng động, ham
học hỏi, tìm tòi và sáng tạo. Là lứa tuổi mà cá nhân con người có sự phát triển mạnh
mẽ về thế giới quan, nhân sinh quan, chứa đựng hoài bão vươn tới lý tưởng cao đẹp.
Về mặt tâm lý, đây là lứa tuổi hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách
có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích
cực như khả năng tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin, tự ý thức… Về mặt xã hội, sinh
viên có khát vọng được cống hiến, mong muốn được xã hội ghi nhận. Họ cũng
muốn được khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình, tập thể, trong công
việc, trong các mối quan hệ xã hội.

25
Phát triển là sự kế thừa và đổi mới. Sinh viên Việt Nam ngày nay là thế hệ trí
thức tương lai của đất nước, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập quốc tế. Được sống và học tập
trong nhà trường cũng như xã hội luôn coi trọng truyền thống, nên trong quá trình
hình thành lối sống mới của mình, sinh viên Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và kế
thừa, phát huy được những giá trị của văn hóa truyền thống nói chung và giá trị tốt
đẹp trong lối sống dân tộc nói riêng, điều này được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, phát huy truyền thống yêu nước: Nhìn chung, sinh viên ngày nay
luôn có lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, sống có lý tưởng, tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chấp hành
tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm
chỉ học tập, rèn luyện; tích cực nghiên cứu khoa học; có ý thức trau dồi kỹ năng
thực hành, tác phong công nghiệp, có tinh thần xung kích tình nguyện, tương thân
tương ái, không ngại khó khăn, sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tích
cực tham gia vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Trong bối cảnh đất nước phát triển như hiện nay thì tinh thần yêu nước của
thanh niên càng phải được đề cao hơn. Lòng yêu nước là nền tảng để một đất nước
vững mạnh, khi có lòng yêu nước, ta sẽ biết cống hiến nhiều hơn, phát triển bản
thân nhiều hơn. Đất nước có giàu đẹp được hay không, có trên đà chuyển mình phát
triển để hội nhập với thế giới được hay không là nhờ vào công sức học tập của
thanh niên.
Thứ hai, phát huy truyền thống “tinh thần đoàn kết, nhân ái, bao dung”: sinh
viên hiện nay phát huy truyền thống nhân nghĩa ngày càng năng nổ và phát triển
từng ngày. Điều này thể hiện qua việc tham gia một số phong trào, hoạt động xã hội
được tổ chức hàng năm như: Mùa hè xanh; Xuân tình nguyện; Hiến máu tình
nguyện; Quyên góp quần áo, đồ củ cho nạn nhân lũ lụt miền trung… Những hoạt
động này không những giúp bản thân sống tốt đẹp hơn mà còn làm cho bản thân
phát triển nhiều kỹ năng mềm, suy nghĩ lạc quan, yêu đời hơn. Qua đó để hiểu hơn
về cuộc sống khó khăn của nhiều người kém may mắn hơn mình, giúp bản thân

26
càng yêu và quý trọng sự sống hơn. Như điển hình trong cuộc chiến chống dịch
Covid-19 lần thứ tư ở Hồ Chí Minh khi người dân rất sợ hãi thì những người trẻ,
những bạn sinh viên đã xung phong hỗ trợ người dân hết mình dù biết rằng chính
bản thân sẽ có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh. “Ai có sức góp sức, ai có của góp của” nhờ
tính đoàn kết tương thân tương ái mà thành phố đã khỏe trở lại, chấm dứt màu tang
thương do dịch bệnh.
Thứ ba, truyền thống “cần cù, tiết kiệm”: Sinh viên ngày nay thấm nhuần câu
nói đầy ý nghĩa mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi đến sinh viên: “Hồi Bác còn đồng
tuổi với các cháu ở đây thì Bác phải đi rửa bát hoặc làm nhiều công việc khác để lấy
tiền mà đi học”. Tinh thần vượt khó là thứ rất cần thiết đối sinh viên thời 4.0. Để bắt
kịp với xu hướng thay đổi chóng mặt của thế giới, sinh viên cần trang bị cho bản
thân khả năng suy đoán tình huống, cần cù tìm hiểu và trải nghiệm nhiều công việc
để trang bị và ứng biến với mọi hoàn cảnh có thể xảy ra. Tùy vào cách đối diện mà
khiến ta trở nên mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn hay chùn bước, buông bỏ. Tinh thần lạc
quan luôn được nuôi dưỡng trong tư tưởng và tình cảm của mỗi người sinh viên trẻ
hiện nay. Thái độ sống có thể làm ta càng ngày càng trở nên tốt đẹp hoặc cũng có
thể ảnh hưởng xấu đến chính mình. Tất cả tùy thuộc vào cách mà ta sống. Để có
một hành trang vững chắc cho tương lai, họ vẫn không ngừng nỗ lực rèn luyện bản
thân để đạt được hạnh phúc mà họ mong muốn. Chính thái độ sống tích cực đã góp
phần định hướng cho giới trẻ con đường để đi tới tương lai.
Thứ tư, truyền thống hiếu học: Sinh viên hiện nay đang là những người học
tập, hoạt động tại các trường đại học và cao đẳng. Họ là một tầng lớp xã hội đặc thù
bao gồm những thanh niên xuất thân từ các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau đang
trong quá trình học tập, chuẩn bị “hành trang” cần thiết để bước vào cuộc sống tự
lập. Sinh viên đã bước đầu ý thức được trách nhiệm của công dân cũng như nghĩa
vụ của mình đối với đất nước. Hoạt động chính của sinh viên là học tập, nhưng đây
cũng là giai đoạn chuyển từ học tập là cơ bản sang hoạt động chủ đạo là lao động về
sau này, đồng thời cũng là giai đoạn chuẩn bị trở thành nhà trí thức tương lai. Sinh
viên hiện nay được sống trong hòa bình, độc lập, có điều kiện học tập, lao động, thể

27
hiện năng lực, giá trị bản thân và cống hiến cho sự nghiệp đổi mới của đất nước. Họ
được học hỏi, tìm hiểu, giao lưu với các nền văn hóa, lối sống của các quốc gia, dân
tộc trên thế giới. Từ đó, sinh viên sẽ hiểu sâu sắc hơn về truyền thống hiếu học của
dân tộc mình, đồng thời họ sẽ có sự so sánh nhất định để tìm ra những điểm hạn chế
hoặc không còn phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống mới. Nắm bắt những xu thế
mới của thể giới, họ chủ động sáng tạo, áp dụng vào thực tế tạo ra những giá trị mới
vừa mang tính hiện đại, vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc.
Thứ năm, truyền thống “ứng xử thân thiện, hài hòa, linh hoạt với tự nhiên”.
Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, nâng cao
đời sống nhân dân. Những thành tựu mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa lại là vô
cùng to lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó thì môi trường tự nhiên bị hủy hoại ngày càng
nặng nề. Hiểu được vấn đề đó, sinh viên đang tích cực tổ chức, tham gia các hoạt
động để bảo vệ môi trường, cải thiện tự nhiên, bảo vệ môi trường của chính mình.
Tích cực ra quân và tuyên truyền đến nhân dân và cộng đồng bằng những hoạt động
cụ thể như: dọn vệ sinh, thu gom rác, chăm sóc và bảo vệ cây xanh,… Bên cạnh đó,
sinh viên cần không ngừng học hỏi, tiếp nhận sáng tạo tri thức mới để hạn chế sự
can thiệp quá mức vào tự nhiên, để tự nhiên thực sự là “thân thể vô cơ” 1 lành mạnh
của con người.
2.3.2. Tiếp thu giá trị văn hóa thời đại mới đối với sinh viên
Trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hoàn thiện nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
mạnh mẽ, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên nền tảng kế thừa
di sản văn hóa của cha ông, kết hợp học hỏi những tinh hoa văn hóa nhân loại cần
được đặc biệt chú trọng. Với vai trò là tổ chức đại diện cho sinh viên Việt Nam, Hội
Sinh viên Việt Nam cũng như mỗi sinh viên cần phải cố gắng để hoàn thành là một
thế hệ nối tiếp, sánh bước phát triển kinh tế - văn hóa đất nước. Quá trình hội nhập
quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống
1
Ths Ngô Xuân Dương, Ths Nguyên Văn Hiếu: “Sinh viên với việc kế thừa và phát huy các giá trị tốt
đẹp của lôi sống truyền thống dân tộc”

28
của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết
thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên
thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -
kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...
Trong thời đại công nghệ 4.0 đang phát triển, nên ta có thể dễ dang tiếp cận
kho tàng nhân loại thông qua internet và các phương tiện truyền thông khác nhau.
Thế nên mỗi sinh viên cần phải khẳng định, bản thân mỗi học sinh, sinh viên chưa
thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kỹ năng.
Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt động
văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý
dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia gìn
giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế, một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật
không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và sinh viên muốn tìm
đển nhưng loại hình nghệ thuậ mới mẻ khác từ nước ngoài. Tuy nhiên, các loại hình
này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn lan trong xã hội. Cho nên là một sinh viên
chúng ta cần phải biết chọn lọc các tin tức trên mạng xã hội để có thể phù hợp với
văn hóa Việt. Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt,
sinh viên phải tự biết mình là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang
và sẽ cố gắng để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng
đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh. Với trách
nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư
tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng,
cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn
nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng
cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời
khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương

29
thân, tương ái trong tuổi trẻ. Hội Sinh viên cần tạo nhiều hơn nữa các sân chơi lành
mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi và giải trí của hội viên, sinh viên.
Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để sinh viên đăng ký và tham gia nghiên cứu,
thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những hội viên và quan trọng hơn là những
cán bộ nòng cốt của Hội phải là những người tiên phong đi đầu, làm gương trong
công tác này, chủ động xây dựng tác phong, lối sống đẹp, sống có ích... và động
viên, khuyến khích các bạn trẻ hưởng ứng.

KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích, nghiên cứu cơ sở lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh có
thể thấy được sự kết hợp hoàn hảo của ba yếu tố chính đó là giá trị truyền thống con
người Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác Lênin - yếu
tố trực tiếp tạo nên hệ tư tưởng này, cùng với một vài nét riêng biệt của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã tạo nên một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề của
cách mạng Việt Nam. Không chỉ vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh còn là một môn khoa
học, một tư tưởng áp dụng vào thực tiễn trong đời sống, sinh hoạt của người dân
Việt Nam.

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay đã có nhiều liên kết và tác động lẫn nhau
trong các nền văn hóa trên khắp thế giới. Do đó, sinh viên nói riêng và thế hệ trẻ
Việt Nam nói chung cần hiểu được giá trị truyền thống và giá trị thời đại để giữ gìn
truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của các quốc gia
khác để làm giàu đẹp truyền thống văn hóa cũng như nhân cách con người Việt
Nam. Bên cạnh đó, từ phân tích thực trạng tiếp thu giá trị truyền thống và giá trị
thời đại của sinh viên Việt Nam hiện nay có thể thấy được những mặt tích cực, tiêu

30
cực của việc tiếp thu trên. Qua đó phát huy những mặt tốt đẹp, khắc phục hạn chế
và rút ra bài học cho thế hệ trẻ Việt Nam, giúp hiểu rõ và vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh vào đời sống thực tiễn. Giúp sinh viên nhận thức vai trò, trách nhiệm bản thân
để ngày càng phấn đấu, quyết tâm phát huy tinh thần dân tộc, tiếp thu nguồn tri
thức, học tập và làm theo tác phong Hồ Chí Minh, nỗ lực hoàn thành sứ mệnh và
trọng trách vinh dự của mình. Đặc biệt luôn đặt niềm tin, đồng hành và phát triển
cùng với Đảng và nhà nước để Việt Nam trở nên ngày càng phát triển giàu mạnh
trong thời đại mới ngày nay.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Đan Anh và Thanh Thủy: “Vai trò của sinh viên trong giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc”. Nguồn: https://nhandan.vn/chinhtri/vai-tro-cua-sinh-vien-
trong-giu-gin-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-195345/
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb
Sự thật, Hà Nội,1991, tr.127.
(3) Hoàng Anh: “Đặc điểm của sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên
Việt Nam hiện nay”. Nguồn: https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/dac-diem-
cua-su-hinh-thanh-va-phat-trien-nhan-cach-o-sinh-vien-viet-nam-hien-nay-
p24540.html
(4) Hồ Chí Minh (2002). Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.38; tập 2, tr.289; tập 4, tr.161; tập 10, tr.128; tập 15, tr.589-590.
(5) Lê Hữu Dũng: “Giải pháp khắc phục sự lệch lạc nhân cách của 1 bộ phận giới
trẻ hiện nay”. Nguồn: http://tctdaklak.gov.vn/documents/10181/96849/L
%C3%AA+H%E1%BB%AFu+D%C5%A9ng.pdf/6f5eca5d-30c7-43e5-a31e-
9ba1e9484271
(6) Nguyên An – Ánh Trinh: “giới trẻ tiếp cận trào lưu văn hóa mới: chưa bao giờ
dễ “đánh mất mình” như hiện tại! Nguồn: https://hcmussh.edu.vn/tin-tuc/gioi-tre-
tiep-can-trao-luu-van-hoa-moi
(7) Nguyễn Thị Tâm (2021), “Truyền thống yêu nước với việc hình thành tư tưởng

Hồ Chí Minh”, Nguồn:


http://truongchinhtrithanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/khoa-hoc-thong-tin-tu-
lieu/bai-viet-chuyen-de/truyen-thong-yeu-nuoc-voi-viec-hinh-thanh-tu-tuong-
ho-chi-minh.html
(8) Nguyễn Văn Hiếu: “Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây
dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay.”. Nguồn:
https://hcma.vn/content/tintuc/lists/news/Attachments/28877/T%C3%B3m%20t
%E1%BA%AFt.pdf

31
(9) PGS, TS Trần Thị Minh Tuyết - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chữ Cần
của Hồ Chí Minh - Từ lời nói đến hành động. Nguồn:
https://tcnn.vn/news/detail/37313/Chu_Can_cua_Ho_Chi_Minh_Tu_loi_noi_de
n_hanh_dongall.html
(10) Tham khảo từ Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với việc xây
dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Nguồn:
https://123docz.net/trich-doan/1158018-vai-tro-cua-gia-tri-dao-duc-truyen-
thong-dan-toc-doi-voi-viec-xay-dung-loi-song-moi-cho-sinh-vien-tr.htm?
fbclid=IwAR07ODZJWChCCHVzKidcW2kBG_TQyKieJ3-
ihETBEIwGFO1n0SJWzI5xnjA
(11) Ths Ngô Xuân Dương, Ths Nguyễn Văn Hiếu: “Sinh viên với việc kế thừa và
phát huy các giá trị tốt đẹp của lối sống truyền dân tộc”. Nguồn:
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/2163-sinh-vien-voi-viec-
ke-thua-va-phat-huy-cac-gia-tri-tot-dep-cua-loi-song-truyen-thong-dan-toc.html
(12) Ths Trần Kim Cúc: “Thực trạng giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của thanh niên đô thi nước ta”. Nguồn:
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/647-thuc-trang-giu-gin-
va-phat-huy-cac-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-cua-thanh-nien-do-thi-nuoc-
ta.html
(13) TS. Hồ Văn Chiểu (2015), “Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển giá trị văn hóa
dân tộc và nhân loại”. Nguồn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-
angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/ho-chi-
minh-ke-thua-va-phat-trien-gia-tri-van-hoa-dan-toc-va-nhan-loai-2249
(14) V.I.Lênin: Toàn tập, t.80, Nxb Tiến bộ, Mát xcơva, 1981, tr.34; tập 41, tr.362.
(15) VNDOC, Giáo dục truyền thống hiếu học cho sinh viên trong bối cảnh hội
nhập ở Việt Nam hiện nay. Nguồn: https://123docz.net//document/6339611-
giao-duc-truyen-thong-hieu-hoc-cho-sinh-vien-trong-boi-canh-hoi-nhap-o-viet-
nam-hien-nay.htm

32
33

You might also like