You are on page 1of 38

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM

NHÓM: 33, LỚP DT-05, HK183

GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN


ĐIỂM % ĐIỂM
STT MSSV HỌ TÊN
BTL BTL
1 1811386 NGUYỄN TRƯỜNG AN 20%
2 1811434 NGUYỄN QUỐC ANH 20%
3 1811743 TRẦN KHÁNH DUY 20%
4 1812712 TRƯƠNG HUỲNH TRUNG KIÊN 20%
5 1814261 TRẦN NGUYỄN QUANG TRÍ 20%

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM

NHÓM: 33, LỚP DT-05, HK183

GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN


ĐIỂM % ĐIỂM
STT MSSV HỌ TÊN
BTL BTL
1 1811386 NGUYỄN TRƯỜNG AN 20%
2 1811434 NGUYỄN QUỐC ANH 20%
3 1811743 TRẦN KHÁNH DUY 20%
4 1812712 TRƯƠNG HUỲNH TRUNG KIÊN 20%
5 1814261 TRẦN NGUYỄN QUANG TRÍ 20%

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


Mục lục
Lời mở đầu.................................................................................................................. iii
Chương I. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam....................................................................................................................... 1
1. Cơ sở lý luận của việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam.................................................................................2
1.1. Quan điểm của C.Mác-Ănghen về thời kì quá độ..............................................2
1.2. Quan điểm của Lênin về thời kỳ quá độ............................................................3
1.3. Quan niệm của Đảng ta về sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa............................................................................................4
2.Cơ sở thực tiễn để Việt Nam lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa..............................................................................................6
2.1. Xét trên phương diện lịch sử..............................................................................6
2.1.1. Thế giới.........................................................................................................6
2.1.2. Việt Nam.......................................................................................................7
2.2. Phương diện chính trị........................................................................................9
2.4. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng trong điều
kiện mới................................................................................................................... 11
Chương II. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam............................................................................................................................. 15
1. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam..........................15
1.1. Trên lĩnh vực kinh tế........................................................................................15
1.2. Trên lĩnh vực chính trị.....................................................................................16
2. Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.........................17
Chương III. Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.........19
1. Trên lĩnh vực kinh tế.............................................................................................19
2. Trên lĩnh vực chính trị..........................................................................................19
3. Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa............................................................................20
Chương IV: Cái nhìn thực tế về "Công cuộc 30 năm đổi mới" trên lĩnh vực kinh
tế và tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay..........................................21
1.Những kết quả đạt được sau hơn 30 năm đổi mới tư duy kinh tế ở nước ta......21
1.1. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế...........................................................................21
1.2.Về kết quả huy động nguồn vốn đầu tư............................................................21
1.3. Về tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu......................................................22

i
1.4. Về các vấn đề an sinh xã hội............................................................................22
2. Hạn chế và khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.............24
3. Giải pháp................................................................................................................25
Chương V. Kết luận...................................................................................................26
Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................................27

ii
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo xã hội tư
bản thành xã hội chủ nghĩa bằng cách mạng. Thời kỳ này là tất yếu vì quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa không ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản chỉ chuẩn
bị những tiền đề vật chất để quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Công cuộc xây dựng xã hội
chủ nghĩa chỉ được thực hiện sau khi đã gạt giai cấp tư sản ra khỏi chính quyền và thiết
lập được nền chuyên chính vô sản.

iii
Tuy nhiên, sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản cũng không thể có ngay
chủ nghĩa xã hội mà “Cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội, vì cải tổ sản xuất là việc khó khăn, vì cần phải có thời gian mới
thực hiện được những thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và vì phải
trải qua một cuộc đấu tranh lâu dài quyết liệt mới có thể thắng được sức mạnh to lớn
của thói quen quản lý theo kiểu tư sản và tiểu tư sản.” 1

Hiện nay, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới nói chung
vẫn đang tiếp diễn và con đường “phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa” tại các nước chủ nghĩa xã hội nói riêng cũng có cơ sở lịch sử, thực
tiễn sâu xa, vững chắc, mang tính quy luật khách quan, tất yếu và hoàn toàn khả thi.
Việt Nam trong xu thế chung của thế giới cũng đang tiến hành quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Đây là quá trình lâu dài và cũng có nhiều khó khăn. Nhiều tài liệu khác đã nghiên
cứu về vấn đề này nhưng mỗi tài liệu thì mới đề cập đến một khía cạnh của con đường
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ta có cái nhìn rõ ràng
hơn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

2. Mục tiêu

Làm rõ:

- Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

3. Phương pháp

Sử dụng linh hoạt các phương pháp: trừu tượng hoá khoa học, logic và lịch sử, phân
tích và tổng hợp, phân tích thống kê, đưa ra những quan niệm và số liệu cụ thể. Cụ thể:

- Thứ nhất sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để đưa ra những quan niệm
về thời kì quá độ lển xã hội chủ nghĩa.

.V.I.
1
Lênin Toàn tập, tập 38, NXB Tiến Bộ, Matxcơva, 1978, tr.446.
iv
- Thứ hai sử dụng phương pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp để làm rõ
tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa.

- Thứ ba dùng phương pháp trừu tượng hoá, phân tích thống kê để nói lên đặc điểm
và thực chất của thời kì quá độ.

- Thứ tư dùng phương pháp phân tích và tổng hợp, phân tích thống kê, liệt kê số liệu
để nêu lên nội dung và tình hình cũng như giải pháp hiện nay của Việt Nam trong thời
kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa.

4. Kết cấu

Lời mở đầu

1. Tính cấp thiết

2. Mục tiêu

3. Phương pháp

4. Kết cấu

Chương I. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam

1. Cơ sở lý luận của việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam

1.1. Quan điểm của C.Mác-Ănghen về thời kì quá độ

1.2. Quan điểm của Lênin về thời kỳ quá độ

1.3. Quan niệm của Đảng ta về sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa

2.Cơ sở thực tiễn để Việt Nam lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa

2.1. Xét trên phương diện lịch sử

v
2.1.1. Thế giới

2.1.2. Việt Nam

2.2. Phương diện chính trị

2.3. Chúng ta kế thừa những yếu tố hợp lí của chủ nghĩa tư bản, không có nghĩa là
đi lên tư bản chủ nghĩa

2.4. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng trong điều
kiện mới

Chương II. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam

1. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1.1. Trên lĩnh vực kinh tế

1.2. Trên lĩnh vực chính trị

1.3. Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa

2. Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chương III. Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Trên lĩnh vực kinh tế

2. Trên lĩnh vực chính trị

3. Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa

Chương IV: Cái nhìn thực tế về "Công cuộc 30 năm đổi mới" trên lĩnh vực kinh
tế và tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay

1.Những kết quả đạt được sau hơn 30 năm đổi mới tư duy kinh tế ở nước ta

1.1. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế

1.2.Về kết quả huy động nguồn vốn đầu tư

1.3. Về tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

1.4. Về các vấn đề an sinh xã hội

vi
2. Hạn chế và khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

3. Giải pháp

Chương V. Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

vii
Chương I. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là quá trình biến đổicủa nhừng hình thái
kinh tế - xã hội kế tiếp nhau, thay thế nhau, từ thấp đến cao: cộng sản nguyên thủy,
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Sự phát triển tất yếu của lịch sử đó là do tác động của quy luật quan hệ sản xuất
phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy
luật cơ bản của sự phát triển xã hội loài người.

Từ xã hội cộng sản nguyên thủy, lực lượng sản xuất thấp kém, sản phẩm xã hội còn
ít, người nguyên thủy bắt buộc phải dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và
phân phối kiểu bình quân mới tồn tại được. Khi lực lượng sản xuất phát triển lên một
mức nhất định, người lao động có khả năng sản xuất đủ mức sống tối thiểu và dư thừa
đôi chút thù xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ. Quan hệ sản xuất phong kiến ra đời lại
làm cho lực lượng sản xuất phát triển lên một mức mới. Nhưng khi lực lượng sản xuất
phát triển hơn nữa, khiến cho quan hệ sản xuất phong kiến trở nên lạc hậu, lỗi thời. Do
đó cần phải có một quan hệ sản xuất khác phù hợp hơn là quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa.

Nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển, tính chát xã hội hóa lao
động ngày càng cao, nhưng quan hệ sản xuất vẫn dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân
khiến cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở nên không phù hợp với lực lượng sản
xuất do chính nó tạo ra. Tình hình đó dẫn đến mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất ngày càng gay gắt. Và đến một mức độ nào đó, quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa tất yếu bị phá vỡ, thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới, phù hợp hơn,
đó là quan hê sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Mặt khác, trong quá trình hình thành và phát triển của nó, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra
tiền đề vật chất - kỹ thuật ngày càng đầy đủ cho sự ra đời của một xã hõi mới, cao hơn
nó - xã hội chủ nghĩa. Phân tích khoa học về sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa
tư bản, những mâu thuẫn nọi tại và xu hướng vận động của nó, C.Mác cho rằng
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không thể tồn tại vĩnh viễn mà nó là sự quá độ
của lịch sử.

1
1. Cơ sở lý luận của việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam
1.1. Quan điểm của C.Mác-Ănghen về thời kì quá độ
Trong quan điểm cách mạng của Mác, tiến hành cách mạng vô sản là con đường
dẫn tới sự thắng lợi của giai cấp công nhân đưa họ lên nắm chính quyền và thiết lập
nền chuyên chính vô sản đánh dấu sự mở đầu một giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn đi
vào xây dựng một xã hội mới, giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội.

Năm 1875, trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta, Mác đã trình bày hệ thống
những quan điểm của mình về tính chất thời kì quá độ, về vai trò và sự tiến hóa của
nhà nước chuyên chính vô sản và sự phân chia giai đoạn trong sự phát triển của xã hội
cộng sản. Mác viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa có một thời
kì cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kì đó là một
thời kỳ quá độ chính trị, trong đó nhà nước không thể có cái gì khác hơn là chuyên
chính cách mạng của giai cấp vô sản”2. Ở đây Mác đã nêu rõ luận điểm về sự quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản và về hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản.
Khái niệm “thời kỳ quá độ” của Mác gắn liền với học thuyết hình thái kinh tế - xã hội,
Mác nói thời kỳ quá độ giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, thời kỳ
quá độ là thời kỳ “cải biến cách mạng từ xã hội nọ, sang xã hội kia”. Hai xã hội đó có
hai hình thái kinh tế - xã hội khác nhau nhưng nối tiếp nhau, song về tính chất lại hoàn
toàn đối lập nhau, giữa chúng phải có một thời kỳ quá độ “cải biến từ xã hội nọ, sang
xã hội kia”

Theo Mác chủ nghĩa cộng sản không thể tạo dựng trong một lúc mà chỉ có thể là kết
quả của những cải tạo cách mạng xã hội sâu sắc, trong một thời gian khá dài. Bản thân
xã hội cộng sản sẽ phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội, và
giai đoạn cao gọi là chủ nghĩa cộng sản. Mác đã phân biệt sự khác nhau giữa những
. Nguyễn Linh Khiếu & Phạm Tất Thắng. (13/2/2015). Quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
2

bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Truy
cập từ http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/31969/Qua-
do-len-chu-nghia-xa-hoi-bo-qua-che-do-tu.aspx

2
cải tạo của thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản lên chủ nghĩa xã hội với những cải tạo của
thời kì sau.

Tóm lại, từ những diễn giải trên ta có thể rút ra những kết luận sau:

- Sự cần thiết phải có thời kỳ quá độ để chuyển từ xã hội cũ - xã hội tư bản sang xã
hội mới - xã hội chủ nghĩa, bởi vì các quan hệ xã hội chủ nghĩa không thể hình thành
được trong lòng xã hội tư bản.

- Nhà nước trong thời kỳ quá độ không phải cái gì khác hơn là sự chuyên chính
cách mạng của giai cấp vô sản trong suốt thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa cộng sản.

- Thời kỳ quá độ vừa mang tính chất cách mạng của một sự chuyển biến sâu sắc vừa
mang tính chất quá độ. Mác đã nhấn mạnh đến sự chuyển biến cách mạng từ xã hội cũ
sang xã hội mới trong thời kỳ quá độ. Vì vậy, mọi hình thức đấu tranh giai cấp, mọi
biện pháp, thủ đoạn hoạt động của giai cấp vô sản trong thời kỳ này nhằm tạo dựng
được sự chuyển biến về chất của xã hội. Đồng thời chính Mác đã nhấn mạnh đến tính
chất quá độ của thời kỳ này, trong đó cái gọi của xã hội cộng sản chưa phát triển trên
cơ sở riêng của mình. Đây là sự chuyển từ xã hội cũ dựa trên chế độ công hữu, nó
không thể diễn ra nhanh chóng, mà phải rất lâu. Nhưng cụ thể là bao lâu? Thì Mác
chưa nêu ra được.

Như vậy, Mác đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn rất
lớn, muốn tiến lên chủ nghĩa cộng sản cần phải phân ra nhiều giai đoạn, tùy thuộc trình
độ phát triển của trình độ sản xuất chứ không thể phát triển chủ nghĩa cộng sản dưới
dạng hoàn chỉnh lý tưởng là xóa ngay lập tức mọi tư hữu, giai cấp và bóc lột.

1.2. Quan điểm của Lênin về thời kỳ quá độ


Những tư tưởng của Mác - Ănghen về thời kỳ quá độ đã được Lênin tiếp tục phát
triển sáng tạo trong thời kỳ mới. Lênin là người đầu tiên kế tục sự nghiệp của Mác và
Ănghen trong điều kiện lịch sử mới, khi cuộc đấu tranh nhằm lật đổ chủ nghĩa tư bản
và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã trở thành sự nghiệp thực tiễn, Lênin đã cụ thể hóa và

3
làm phong phú thêm quan điểm Macxit về thời kỳ quá độ. Lênin đã bổ sung luận điểm
của Mác - Ănghen về thời kỳ quá độ thể hiện ở hai nội dung sau:

- Lênin cho rằng cách mạng nổ ra và thắng lợi ở nước Nga (1917), sau đó nước Nga
đã đánh thắng cuộc bao vây của 14 nước đế quốc và các thế lực phản động trong nước
(1919-1922). Sau đó Lênin đã đưa nước Nga vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội. Ông viết nhiều tác phẩm về thời kỳ quá độ ở nước Nga, trong đó ông viết “Thời
kỳ quá độ ở nước Nga là thời kỳ quá độ trực tiếp, và phải trải qua hai giai đoạn và rất
lâu dài”3 (thời kỳ quá độ của quá độ). Lênin nói “bắt những cây cầu nhỏ đi lên chủ
nghĩa xã hội”.

- Lênin cho rằng các nước kém phát triển nông nghiệp, lạc hậu, tiểu nông cũng có
thể tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa với điều kiện là
những nước đó phải do Đảng cộng sản lãnh đạo và có một nước xã hội chủ nghĩa tiên
tiến giúp đỡ. Thời kỳ quá độ đó gọi là thời kỳ quá độ gián tiếp và rất lâu dài. Lênin gọi
đó là thời kỳ quá độ đặc biệt của đặc biệt.

1.3. Quan niệm của Đảng ta về sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa
Cách mạng nước ta không nằm ngoài quy luật ấy, với chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ, hiệp định Giơnevơ được kí kết, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. Đảng ta
đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng cùng một lúc, đó là
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam, trên thực tế đây là nét độc đáo của cách mạng chưa từng có từ trước tới
nay, nhưng đồng thời cũng nói lên sự phức tạp của cách mạng Việt Nam. Chưa từng
có tiền lệ trong lịch sử mà chúng ta vẫn làm không có nghĩa là chúng ta sai, chúng ta
mạo hiểm. Thực tiến lịch sử đã chứng minh điều đó hoàn toàn đúng đắn trong hoàn

. Phạm Văn Chúc. (14/8/2018). Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Lý luận của chủ
3

nghĩa Mác - Lê-nin và thực tiễn trên thế giới một thế kỷ qua. Truy cập từ
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2018/51895/Thoi-ky-
qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-Ly-luan-cua.aspx

4
cảnh lịch sử trong nước và quốc tế lúc bấy giờ. Sau năm 1975 cả nước đi lên chủ nghĩa
xã hội, bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta đã mắc phải một số sai lầm trong
nhận thức và chỉ đạo ví như: chúng ta đề ra chủ trương tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc lên chủ nghĩa xã hội trong khi đất nước còn thiếu những tiền đề cần thiết,
thực hiện tập thể hóa nông nghiệp một cách gượng ép, không tự nguyện đối với nông
dân,…kết quả là đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng.
Trong hoàn cảnh đó yêu cầu đặt ra là phải có nhận thức đúng đắn về thời kỳ quá độ bỏ
qua chế độ. Vì thế đại hội IX của Đảng đã nhận định về thời kì quá độ ở Việt Nam như
sau:

- Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của kiến trúc
thượng tầng tư bản chủ nghĩa.

- Bỏ qua chế độ chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng phải tiếp thu, kế thừa thành tựu mà
nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, để
phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

Nhân loại đã sáng tại ra cả một nền văn hóa, văn minh nhân loại, nhưng qua mỗi
thời kỳ, mỗi quá trình, giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của sự phát triển lại đặt dấu ấn
của mình, đã “chạm khắc” vào những thành tựu chung ấy. Giai cấp tư sản cũng không
nằm ngoài quy luật chung đó. Xét về một phương diện nào đó, giai cấp tư sản cũng có
công nhất định trong lịch sử tiến hóa của nhân loại. Song, tất cả những thành tựu có
trong chủ nghĩa tư bản, đương nhiên không phải riêng của giai cấp tư sản mà là của cả
nhân loại, trong đó có giai cấp tư sản. Bởi vậy, đã là di sản văn hóa của nhân loại,
chúng ta tuyệt đối không được quay lưng lại, thậm chí những gì cho dù là của riêng
văn minh tư sản, thì cũng không được phép quay lưng lại mà phải biết tiếp thu, kế
thừa. Không bao giờ chúng ta được quên lời dặn của C.Mác và Ănghen: “Đừng vì
căm ghét chủ nghĩa tư bản mà khi hắt chậu nước dơ, lại hắt luôn cả đứa trẻ vừa được
tắm gội sạch sẽ”4. Những kinh nghiệm quản lý vốn, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khoa

. (09/09/2013). Đồ án Vấn đề bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội ở
4

Việt Nam. Truy cập từ http://doc.edu.vn/tai-lieu/do-an-van-de-bo-qua-che-do-tu-ban-


5
học-công nghệ mà nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản nhất thiết phải được
tiếp thu và kế thừa để tăng thêm sức mạnh nội lực cho đổi mới và phát triển.

2.Cơ sở thực tiễn để Việt Nam lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa
2.1. Xét trên phương diện lịch sử
2.1.1. Thế giới
Sự phát triển tuần tự theo từng nấc thang một là tính trên phạm vi toàn thế giới,
nhưng đối với từng quốc gia không nhất thiết phải như vậy. Trong quá trình phát triển
của lịch sử xã hội cũng đã có những quốc gia quá độ bỏ qua một hay một vài hình thái
kinh tế xã hội mà không đi tuần tự, ví như nước Mỹ sau cuộc nội chiến Nam - Bắc
(1861-1865), nước Mỹ đã bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ phong kiến mà tiến thẳng
lên chủ nghĩa tư bản. Ở Việt Nam không tồn tại chế độ chiếm hữu nô lệ với tư cách là
một chế độ đặc trưng, mà Việt Nam chỉ tồn tại chế độ nô tỳ. Như vậy, sự phát triển bỏ
qua một giai đoạn đã có tiền lệ trong lịch sử.

Thế giới sau cách mạng tháng Mười cũng đã có nhiều nước đi theo chế độ tư bản
chủ nghĩa, nhưng những nước thành công không phải là nhiều ở những nước đó vẫn
nghèo nàn và lạc hậu, bất bình đẳng. Điều đó chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản không
phải là một chế độ có thể giải phóng triệt để con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất
công mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai thì một loạt các nước giành được độc lập dân tộc đã
đi lên chủ nghĩa xã hội hay định hướng phát triển theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là
một sự khích lệ rất lớn các nước đang đấu tranh để giành độc lập dân tộc.

2.1.2. Việt Nam


Ngay sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên lãnh thổ Việt Nam, nhân dân ta đã
đứng lên chống Pháp. Những cuộc đấu tranh khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam, những
ông vua đã đứng lên chống Pháp, rồi các phong trào theo xu hướng tư sản đầu thế kỷ
chu-nghia-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-35596/

6
XX do ảnh hưởng cách mạng dân chủ tư sản phương Tây và cách mạng Tân Hợi
(Trung Quốc) nhưng cuối cùng đều thất bại.

Cụ Phan Bội Châu về cuối đời đã nhận thức được con đường cách mạng Việt Nam,
Cụ viết: “May thay, đang giữa lúc khói bụi, mây mù, thình lình có một trận gió xuân
thổi tới. Chính giữa lúc trời khuya đất ngủ, thình lình có một tia thái dương mọc ra.
Trận gió xuân ấy, tia thái dương ấy là chủ nghĩa xã hội vậy. Chủ nghĩa xã hội là xe
tăng của nhà triết học để xông vào thành lũy của chủ nghĩa đế quốc, mà cũng là toán
quân vô địch của nhà nhân từ để phá tan đồ đảng của chủ nghĩa tư bản”5.

Trong hoản cảnh đất nước bị quân xâm lược giày xéo, nước mất nhà tan, nhân dân
khổ cực lầm than. Bác Hồ của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước, Người đã đi qua
nhiều nước đế quốc, thuộc địa cũng như nửa thuộc địa. Quá trình trình khảo sát cách
mạng đầy gian khổ đó người đã rút ra nhận định rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản.”6, bởi vì
“Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người có cuộc sống
tự do, bình đẳng, bác ái thực sự”7.

Nhân dân Việt Nam đã từng sống dưới chế độ phong kiến, chế độ thực dân Pháp đã
hiểu được bản chất của chế độ phong kiến, của chế độ tư bản chủ nghĩa, do vậy, đã
chấp nhận hy sinh, mất mát để giành cho được độc lập dân tộc và tiếp đó tiến hành
cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ để bảo bảo vệ chính quyền
nhân dân. Ngày nay, chúng ta phải giữ cho được chính quyền của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động. Muốn thực hiện được điều đó chỉ có con đường duy nhất là đi
lên chủ nghĩa xã hội.

Thực tiễn cách mạng các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã tạo ra sự phát triển về
kinh tế, chăm lo tới nhu cầu kinh tế, giáo dục, nâng cao mức sống cho nhân dân lao
động và thực tiễn phũ phàng do sự đổ vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước
này trong những năm qua đã đưa lại một hậu quả nặng nề cho nhân dân lao động như:
chiến tranh, nghèo đói, thất nghiệp, mất an ninh,…càng củng cố quyết tâm đi lên chủ
nghĩa xã hội của Việt Nam, chúng ta cần hiểu thực chất của quá độ “bỏ qua” chế độ tư
5
. (1990). Phan Bội Châu: Toàn tập - tập 4. Huế: NXB Thuận Hóa.
6
. (2011). Hồ Chí Minh: Toàn tập - tập 9. Hà Nội: NXB Chính Trị Quốc gia - Sự thật.
7
. (2011). Hồ Chí Minh: Toàn tập - tập 1. Hà Nội: NXB Chính Trị Quốc gia - Sự thật.
7
bản chủ nghĩa, không phải là sự nhảy cóc, đốt cháy giai đoạn, phủ nhận sạch trơn
những yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa mà bỏ qua hậu
quả mà chế độ này tạo ra. Giai đoạn là một nấc thang của sự phát triển, chúng ta không
thể nhảy cóc bỏ qua các nấc thang đó. C.Mác đã khẳng định: “Một xã hội, ngay cả khi
phát hiện được quy luật tự nhiên của sự vận động của nó…cũng không thể nào bỏ qua
các giai đoạn tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xóa bỏ những giai đoạn đó”8.

Trong thưc tiễn cách mạng Việt Nam, không thể tiến thẳng từ xã hội vốn là thuộc
địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất còn thấp kém lên chủ nghĩa xã hội mà bỏ qua
những khâu trung gian, những hình thức quá độ cần thiết để phát triển các yếu tố hợp
thành xã hội tương ứng với trình độ mà giai đoạn tư bản chủ nghĩa của sự phát triển đã
đạt được. Do đó, bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay cũng phải diễn
ra theo cái logic tất yếu đó, phải thực hiện được những chuyển biến cơ bản. Điều đó
đòi hỏi chúng ta phải sử dụng và phát triển mọi phương diện của đời sống xã hội như:
sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư bản tư
nhân, kinh tế tư bản nhà nước, sự áp dụng các hình thức quản lý theo cơ chế thị
trường, có sự cạnh tranh như đấu thầu cổ phần, sử dụng một số hình thức pháp quyền
tư bản chủ nghĩa,...

2.2. Phương diện chính trị


Ngay từ năm 1921, chủ tịch Hồ Chính Minh đã nhận định, ở nước ta “Sự tàn bạo
của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi, chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc
là gieo cái hạt của công cuộc giải phóng mà thôi”9. Từ năm 1930 đến nay phong trào
cách mạng Việt Nam trải qua những thời kỳ khác nhau đã trở thành một trào lưu hiện
thực quyết xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ
nghĩa xã hội, không chấp nhận chế độ tư bản chủ nghĩa. Đó là sự lựa chọn chính trị tự

. Thế
8
Nghĩa Nguyễn. (2004). Tuyển tập tạp chí Khoa học xã hội. Tp.Hồ Chí Minh:
NXB Khoa học Xã hội.
9
. (2011). Hồ Chí Minh: Toàn tập - tập 1. Hà Nội: NXB Chính Trị Quốc gia - Sự thật.

8
nguyện của tuyệt đại đa số nhân dân và các dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng, phù hợp với xu thế của thời đại.

Với những thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám 1945, thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân ta đã nêu lên một nguyên
lý mới của thời đại. Đó là: chủ nghĩa tư bản có thể đánh bại tại vùng ngoại vi, trước
khi nó bị đánh bại tại chính quê hương nó. Sau những cuộc chiến tranh chống xâm
lược, nhân dân Việt Nam hơn ai hết, hiểu rõ thực chất của chủ nghĩa tư bản, nên không
thể không tìm kiếm con đường phát triển đất nước bỏ qua chế độ đó. Bao nhiêu thành
quả cách mạng giành được bằng xương máu của nhiều thế hệ người Việt Nam không
thể lại đi theo con đường chủ nghĩa tư bản để rồi tự mình quay trở lại thân phận bị áp
bức, bóc lột, nô lệ.

Yếu tố chính trị có vai trò quyết định trong việc thu hút và chuyển hóa nhân tố thời
đại thành nguồn lực bên trong để xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay cả trong điều kiện
không có chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô (cũ) và Đông Âu. Nói cách khác, trong
điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay cái tất yếu chính trị giữ vị trí hàng đầu, nhưng xét
đến cùng, trên quy mô thời đại thì nhân tố chính trị này cũng bắt nguồn từ nguyên
nhân kinh tế. Cái tất yếu chính trị ấy sẽ thúc đảy sự ra đời những cơ sở kinh tế của chế
độ mới ở nước ta.

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa,
quan hệ bóc lột vấn còn, nhưng nó không phải là tuyệt nhiên, không phải là quan hệ
sản xuất thống trị. Điều này hoàn toàn đúng, cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn.
Rằng với nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có cả thành phần kinh tế tư bản tư
nhân và tư bản nhà nước thì đương nhiên, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, quan hệ
bóc lột tư bản chủ nghĩa vẫn còn. Song, do thành phần kinh tế nhà nước cùng với kinh
tế hợp tác xã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, nên quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa không thể trở thành quan hệ sản xuất thống trị được, mà trái lại, quan hệ sản
xuất này càng được củng cố và ngày càng xác lập vị trí thống trị của mình.

Trong hệ thống chính trị hiện nay ở đất nước ta nhân tố có vị trí hàng đầu là Đảng.
Đảng hoàn thành vai trò của mình thông qua xác định mục tiêu tiêu chính trị, định

9
hướng sự phát triển đất nước bằng cương lĩnh, bằng đường lối chiến lược, bằng những
nguyên tắc, chủ trương, đường lối đối ngoại.

Bên cạnh vai trò của Đảng trong tiến trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, Nhà
nước có vai trò quan trọng. Để rút ngắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân hoạt động trong khuân khổ
pháp luật nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân.

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta hiện nay đang diễn ta trong thời kỳ
đầy biến động, thời cơ lớn để phát triển đi liền với thách thức khó khăn. Đó là trong
bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng, sự hợp tác giao lưu kinh tế giữa các
nước trong khu vực và trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, tính tất yếu của con
đường quá độn lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa không có nghĩa là
bỏ qua những thành tựu tiến bộ mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được.

Thế giới ngày nay đang vận động theo xu thế hòa bình và phát triển. Mọi quốc gia
đều tập trung chú ý đến phát triển kinh tế. Điều này cho phép các dân tộc trong đó có
Việt Nam tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của cộng đồng trên thế giới để phát triển đất
nước.

Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, một khu vực đang phát
triển năng động trong những thập niên vừa qua và trong tương lai. Với lợi thế về
nguồn nhân lực có chất lượng cùng tiềm lực vật chất - tài chính, công nghệ Châu Á -
Thái Bình Dương sẽ là khu vực năng động trong những thập niên tới.

2.3. Chúng ta kế thừa những yếu tố hợp lí của chủ nghĩa tư bản, không có nghĩa
là đi lên tư bản chủ nghĩa

Bởi vì:

- Các yếu tố tư bản được sử dụng và phát triển nhằm phục vụ cho mục tiêu xây
dựng chủ nghĩa xã hội, nằm trong quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.

- Chúng ta không nhất thiết và không thể áp dụng tất cả những hình thức lịch sử,
những biện pháp, trình tự, bước đi với tất cả những đặc điểm lịch sử “đầy máu và nước
mắt” của giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

10
- Điều quan trọng nhất là chúng ta không để cho các yếu tố, các thuộc tính tư bản
chủ nghĩa chiếm vị trí chủ đạo, chi phối đời sống xã hội, mà phải làm cho các yếu tố
xã hội chủ nghĩa ngày càng vươn lên giữ vai trò đó.

Như vậy, thực chất vấn để “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” để đi lên chủ nghĩa xã
hội là bỏ qua chế độ chính trị thống trị áp bức, là bỏ qua về mặt lịch sử, bằng phương
thức “rút gọn” lịch sử, với những khâu trung gian, những hình thức quá độ, những biện
pháp và bước đi thích hợp theo những định hướng cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Đó
cũng là sự rút gắn giảm bớt những cơn đau đẻ về mặt lịch sử bằng hai nội dung: vừa
rút ngắn quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vừa bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa, tiến lên chế độ chủ nghĩa xã hội.

2.4. Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng trong
điều kiện mới
Đại hội lần thứ VI (12 - 1986) - Đại hội đổi mới của Đảng diễn ra trong bối cảnh đất
nước đang lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc. Chính tại đại hội này, Đảng ta đã thông
qua đường lối đổi mới nhằm khắc phục hậu quả của những sai lầm trong thời gian
trước và tiếp tục đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên. Đại hội khẳng
định, đổi mới không có nghĩa là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội đã được lựa chọn mà
là tiếp tục tìm ra phương thức, con đường hợp lý, có hiệu quả hơn để đi tới mục tiêu.

Phân tích tình hình thực tế, ngay từ Hội nghị Trung Ương 7 (khóa VI), Đảng ta đã
tiếp tục khẳng định tính tất yếu lịch sử của chủ nghĩa xã hội, khẳng định tính khách
quan và phương hướng xã hội của quá trình cải tổ, cải cách và đổi mới. Đại hội lần thứ
VII của Đảng cũng đã khẳng định “Nhân dân quyết không chấp nhận con đường nào
khác ngoài con đường xã hội chủ nghĩa.”10.Quả vậy, tiếp tục phấn đấu vì mục tiêu chủ
nghĩa xã hội là sự lựa chọn cần thiết và đúng đắn. Điều đó thể hiện ở những lý do sau:

- Cuộc khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa là cuộc khủng hoảng mô hình phát
triển. Chúng ta biết rằng, khi nghiên cứu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, Mác đã
có những dự đoán về xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa trên những nét đặc

10
. Phú
Hiệp Dương, Văn Hà Vũ & Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản (Việt Nam).
(2001). Toàn cầu hóa kinh tế. Tp.Hồ Chí Minh: NXB Khoa học Xã hội.
11
trưng nhất. Trong mô hình xác định đặc trưng chủ nghĩa xã hội là sở hữu công cộng
dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể, việc quản lý kinh tế bằng một kế hoạch nhà
nước, một hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh, một cơ chế quan liêu bao cấp trong tổ chức
sản xuất cũng như phân phối. Những yêu cầu này rất phù hợp với yêu cầu thời chiến
trong việc huy động sức người, sức của, trong việc tổ chức quản lý lao động thời
chiến.

- Sự khủng hoảng của mô hình cũ nói lên rằng cần phải có một mô hình chủ nghĩa
xã hội có thể phát huy mọi nguồn lực của xã hội cho sự phát triển vì lợi ích của toàn
thể cộng đồng nhằm hiện thực hóa mục tiêu. Ở Việt Nam, ngay từ Đại hội VI, Đảng ta
đã có sự phát triển mới trong định hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sự phát triển này
được thể hiện trong cương lĩnh được đại hội VII thông qua.

Trên cơ sở nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhân dân ta đã đẩy mạnh
công cuộc đổi mới đưa Việt Nam thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, tiếp bước đi lên
theo định hướng, mục tiêu đã xác định, đó là chủ nghĩa xã hội. Như vậy là việc tiếp tục
lựa chọn chủ nghĩa xã hội không có nghĩa là tiếp tục con đường cũ, mô hình cũ đã bị
sụp đổ, mà là sự đổi mới, tìm phương cách mới để đi đến mục tiêu. Cụ thể là chúng ta
đã chuyển sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Những hậu quả kinh tế - xã hội của Liên Xô và Đông Âu cho thấy tính cần thiết và
đúng đắn của việc kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa. Liên xô thực hiện công cuộc
cải tổ nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân là không nhất quán,
kiên trì mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn. Quá trình cải cách đã đi chệch
hướng, Đảng cộng sản đã mất quyền lãnh đạo cách mạng, các lực lượng cơ hội ngóc
đầu dậy giành quyền lực, đưa cuộc cải tổ theo xu hướng tư bản chủ nghĩa.

- Việc một loạt các nước xã hội chủ nghĩa cũ rời bỏ con đường xã hội chủ nghĩa
chuyển sang quỹ đạo tư bản chủ nghĩa không có nghĩa rằng thời đại ngày nay chủ
nghĩa xã hội không còn là xu hướng phát triển của các dân tộc. Trên thực tế, do nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài, chủ nghĩa xã hội ở một
loạt nước sụp đổ “Khiến chủ nghĩa xã hộitạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó

12
không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài ngươi vẫn trong thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.”11

- Chúng ta biết rằng, lịch sử của xã hội loài người là lịch sử vươn tới tự do. chủ
nghĩa xã hội chính là xã hội vươn tới đảm bảo cho con người sự phát triển toàn diện,
làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân, dựa trên chế độ tư hữu trong
thực tế không thể có được. Với việc khát khao tự do thì việc vận động đi lên, vượt qua
chủ nghĩa tư bản là sự đương nhiên.

- Từ khi ra đời chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn với tư cách là sự phủ nhận chủ
nghĩa tư bản, luôn bị giai cấp tư sản tìm cách chống phá, sự sụp đổ của một số nước xã
hội chủ nghĩa ngoài nguyên nhân bên trong, còn xuất phát từ sự chống đối, sự thù
địch. Song, sự sụp đổ này không nói lên rằng, chủ nghĩa tư bản là tiên tiến ưu việt hơn
chủ nghĩa xã hội. Đó chỉ là bước rích rắc trong con đường vận động, đi lên chủ nghĩa
xã hội, một xu hướng tất yếu của xã hội loài người.

- Cùng với những điểm trên thì xu hướng hòa hoãn quốc tế đã và đang tạo ra môi
trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nhìn chung, các quốc gia hiện nay đều tập
trung vào phát triển kinh tế, coi đó là mục tiêu chiến lược. Điều này càng thúc đẩy
mạnh mẽ quá trình hợp tác, liên kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Và qua đó các
quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển có thể hòa nhập nhanh vào tiến trình
phát triển chung.

- Một trong những đặc điểm của tiến trình lịch sử Việt Nam là: Đảng Cộng sản -
Người đại biểu lợi ích cho giai cấp vô sản và dân tộc là người duy nhất có khả năng và
thực tiễn đã lãnh đạo phong trào cách mạng. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, lịch
sử đã đặt lên vai những người cộng sản nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ.
Trải qua quá trình đầy gian khổ, hy sinh Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được nhiều
thắng lợi, đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận người nô lệ lên làm chủ nước nhà.
Ngay từ khi thành lập, Đảng đã xác định làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa
cách mạng để tiến lên xã hội cộng sản. Trải qua hơn 80 năm qua khuynh hướng chính
trị đó đã ăn sâu bám rễ trong xã hội Việt Nam, nó trở thành sức mạnh vật chất thúc đảy

11
. (2003).
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Hà Nội: NXB Lao động.
13
xã hội tiến lên. Không có lý do gì, cho dù ngay cả sự sụp đổ của một số nước xã hội
chủ nghĩa lại có thể thay đổi được xu hướng bắt nguồn từ trái tim, từ sức mạnh nội tại
của cả dân tộc vốn có truyền thống yêu chuộng tự do. Chính vì vậy, việc tiếp tục lựa
chọn con đường xã hội chủ nghĩa là sự phù hợp với mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân ta.

Có ý kiến cho rằng, xác định mục tiêu chủ nghĩa xã hội trong điều kiên một số nước
xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ là không thể thực hiện được do không còn mẫu hình để noi
theo và sẽ rơi vào ảo tưởng. Thực chất của loại ý kiến này là muốn dân tộc ta từ bỏ
mục tiêu chủ nghĩa xã hội - mục tiêu sẽ đưa lại sự giàu có, hạnh phúc cho mọi người
dân, mục tiêu mà bao thế hệ người Việt Nam đã hy sinh, cống hiến cả cuộc đời. Thực
ra, sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở một số nước lại cho thấy là những mô hình đó là
không phù hợp và đương nhiên chúng ta không thể noi theo, mà phải đổi mới, cải
cách, tìm ra hướng đi, mô hình phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Từ thực tiễn thành công và thất bại của phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới,
cũng như chính từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chúng ta hoàn toàn
có thể tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. chủ nghĩa xã hội với Việt Nam là một
xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh. Đó chính là mục
tiêu cần đạt đến. Và lịch sử ngày nay đặt lên vai những người cộng sản và dân tộc Việt
Nam, bằng chính thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của mình tạo ra tấm gương và
cổ vũ các dân tộc khác vươn tới tự do, vươn lên chủ nghĩa xã hội.

14
Chương II. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
1. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là sự tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh
những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội, chúng tồn tại trong mối quan hệ vừa thống
nhất vừa mâu thuẫn với nhau trọng mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Theo nhận định của Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, nước ta có đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ
nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này
chi phối các đặc điểm khác, thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và
làm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong số tất cả những mâu thuẫn đó, Hồ Chí
Minh đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa
nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế – xã
hội quá thấp của nước ta.

1.1. Trên lĩnh vực kinh tế

Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển mà không kinh
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, nên phải từng bước xây dựng lực lượng sản
xuất hiện đại, đồng thời phải xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp. Cho nên, mặc dù
chúng ta có lợi thế của nước đi sau, có thể đi tắt, đón đầu về khoa học và công nghệ,
song thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta chắc chắn rất lâu dài, gian khổ và
phức tạp.

Từ việc nghiên cứu, kế thừa và rút kinh nghiệm từ các nước đi trước trong việc thực
hiện thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta đã thực hiện nhiều đổi mới, sáng tạo
to lớn. Đó chính là việc thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, chấp nhận kinh tế thị
trường hay nói cách khác là “phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa”. Trong nền kinh tế nhiều thành phần này, thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa
và các thành phần kinh tế khác cùng đan xen, bổ sung, hỗ trợ và đấu tranh với nhau.
Chính nền kinh tế nhiều thành phần này làm nảy sinh cơ cấu xã hội - giai cấp đa dạng,
phức tạp thậm chí đối lập, luôn mâu thuẫn với nhau.

15
1.2. Trên lĩnh vực chính trị

Như đã nói ở trên, nền kinh tế nhiều thành phần làm nảy sinh cơ cấu xã hội - giai
cấp đa dạng, phức tạp gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức,
những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản. Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác vừa
đấu tranh với nhau và thậm chí ngay trong một giai cấp hay tầng lớp cũng có sự mâu
thuẫn với nhau.

Để giải quyết những mâu thuẫn này và bảo vệ thành quả cách mạng khỏi những âm
mưu chống phá của các thế lực thù đich, sự ra đời của một nhà nước chuyên chính vô
sản dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là hết sức cần thiết.
Tổ chức nhà nước kiểu mới, gắn mật thiết với xây dựng nền dân chủ mới. Đó là nền
dân chủ của đa số người dân, trước hết là của nhân dân lao động. Nền dân chủ mà
nhân dân ta đang xây dựng là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, ở đó quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân, mọi hoạt động của công dân đều phải tuân thủ pháp luật, theo
quyết định của đa số. Tuy nhiên, ý kiến của thiểu số vẫn sẽ được bảo lưu, nếu thực tiễn
kiểm nghiệm đúng thì sẽ được vận dụng vào thực tế; nhưng để tổ chức nhân dân xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc thì vẫn phải theo quyết định của đa số.

Tổ chức một nền dân chủ như thế phải rất tỉ mỉ, cụ thể. Từ trình độ nước kém phát
triển, nhân dân ta chưa trải qua nền dân chủ tư sản mà bước thẳng lên nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, thì không khỏi lúng túng, bỡ ngỡ, khó khăn. Vì vậy, việc xây dựng nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa của nước ta cần không ít thời gian, cần trải nghiệm qua nhiều
hình thức, nhiều bước đi để chọn lọc những yếu tố hợp lý, trình độ dân chủ được mở
rộng, thấm sâu, dần dần, trên cơ sở phát triển kinh tế và văn hóa của nhân dân. Đảng
Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất được lịch sử, nhân dân và dân tộc giao phó sứ
mệnh lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, thì tổ chức nền dân chủ mới ấy càng là một
quá trình tìm tòi, sáng tạo để từng bước thực hiện có hiệu quả phương thức: Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ.

16
1.3. Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa

Việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội có nhiều giai cấp, tầng lớp
dẫn đến sự đan xen giữa nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau bên cạnh tư
tưởng, văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Về mặt tư tưởng, vẫn còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông,…
Theo V.I. Lênin, tính tự phát tiểu tư sản là “kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy
hiểm hơn so với nhiều bọn phản cách mạng công khai”12. Do đó, việc quán triệt tư
tưởng xã hội chủ nghĩa là hết sức cấp bách để đảm bảo sự ổn định về mặt kinh tế,
chính trị và xã hội.

Về mặt văn hóa, vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố văn hóa cũ, thêm vào đó là sự nảy sinh
và du nhập các yếu tố văn hóa mới từ các nước tư bản chủ nghĩa. Các yếu tố văn hóa
này thường xuyên mâu thuẫn, đấu tranh lẫn nhau. Việc dung hòa và chọn lọc các yếu
tố văn hóa phù hợp với sự phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một
vấn đề rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn và lành mạnh trong đời sống tinh thần của
nhân dân.

2. Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh
giai cấp mới mà một bên là giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động đã
giành được chính quyền nhà nước, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội với bên
còn lại là các giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn và các
thế lực thù địch chống đối xã hội chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh giai cấp mới này diễn ra
trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế và tư tưởng - văn hóa.

Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình cải biến
nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Thực chất của quá trình cải
tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp
trong điều kiện mới, khi mà nhân dân ta hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ
và tương quan lực lượng trong nước và quốc tế đã có những biến đổi. Điều này đòi hỏi
phải áp dụng toàn diện các hình thức đấu tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
12
.V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.36, tr.285-286

17
nhằm chống lại các thế lực đi ngược lại con đường xã hội chủ nghĩa. Đó chính là tính
chất phức tạp và khó khăn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa ở nước ta với hai nhiệm vụ
trọng tâm:

- Một là, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các
tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.

- Hai là, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong
đó lấy xây dựng làm trọng tâm làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.

18
Chương III. Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Lịch sử vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam, thực tiễn phát triển của thế
giới suốt thế kỷ XX, cũng như thập niên đầu của thế kỉ XXI đã bác bỏ hoàn toàn
những luận điểm xuyên tạc, đồng thới chứng minh rằng nước ta quá độ lên chủ nghĩa
xã hội là một tất yếu khách quan phù hợp với sự vận động tiến bộ của thời đại và điều
kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam.

Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải tạo toàn diện và triệt để xã hộ cũ
xây dựng cơ sở và nền tảng cho chủ nghĩa xã hội. Đó là một thời kì lâu dài, gian khổ
bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền đến
khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Thời kì ấy chuyển biến cách mạng toàn
diện và triệt để trên tất cả mọi lĩnh vực sống và xã hội.

1. Trên lĩnh vực kinh tế


- Phát triển lực lượng sản xuất trên cơ sở của một nền công nghiệp hiện đại, phát
huy các tiềm năng của đất nước, nâng cao năng suất lao động của nhân dân, phát triển
đất nước.

- Từng bước xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế nhiều thành phần với
nhiều hình thức sở hữu. Trong đó, nền kinh tế nước nhà giữ vai trò chủ đạo là điều
kiện để đất nước phát triển.

- Thực hiện bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

2. Trên lĩnh vực chính trị


- Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và
vì dân. Thực hiện nền đân chủ xã hội chủ nghĩa.

- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở khối liên minh công - nông -
trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

- Xây dựng và phát triển tình hữu nghị của anh em dân tộc.

19
3. Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa
- Đưa “Chủ nghĩa Mác-Lênin” trở thành hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, giữ vai
trò chủ đạo trong đời sống tính thần của xã hội thể hiện trong đạo đức, lối sống và cách
suy nghĩ của mọi người.

- Từng bước nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, đào tạo điều kiện cho mọi người
hưởng thụ và sáng tạo ra các giá trị văn hóa.

- Đấu tranh chống lại tàn dư của tư tưởng và văn hóa lạc hậu, phản động do xã hội
cũ để lại cho các thế lực thù địch thâm nhập vào.

- Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

- Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.

20
Chương IV: Cái nhìn thực tế về "Công cuộc 30 năm đổi mới" trên lĩnh vực kinh
tế và tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay

1.Những kết quả đạt được sau hơn 30 năm đổi mới tư duy kinh tế ở nước ta

1.1. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong hơn 30 năm qua (1986 - 2017), tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta, tuy có sự
dao động nhất định, song vẫn ở mức cao hơn trung bình khu vực và thế giới với mức
tăng bình quân cả thời kỳ gần 7%/năm. Nếu như giai đoạn 1986 - 1990, tốc độ tăng
trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 4,4%/năm, thì đến giai đoạn 1991 - 1995 là 8,2%/năm;
giai đoạn 1996 - 2000 là 7,6%/năm; giai đoạn 2001 - 2005 là 7,34%; giai đoạn 2006 -
2010 là 6,32%/năm; năm 2016 là 6,21% và năm 2017 là 6,81%13.

Chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện, trình độ công nghệ trong sản xuất
được nâng lên. Đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng
trưởng GDP giai đoạn 2001 - 2005 đạt 21,4%, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 17,2%, đến
giai đoạn 2011 - 2015 tăng lên 28,94%. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm
soát, nợ công có xu hướng giảm dần, dự trữ ngoại tệ tăng, đạt mức an toàn. Thu nhập
bình quân đầu người từ khoảng 100 USD/người/năm vào năm 1986, lên 471
USD/người/năm vào năm 2003. Năm 2015, quy mô nền kinh tế nước ta đạt 204 tỷ
USD, bình quân đầu người 2300 USD/người/năm. Năm 2017, quy mô nền kinh tế theo
giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng, tương ứng hơn 220 tỷ USD; thu nhập bình
quân đầu người khoảng 2385 USD/người/năm14.

1.2.Về kết quả huy động nguồn vốn đầu tư

Giai đoạn 1986 - 2017, để tạo nguồn lực tài chính cho phát triển, Đảng và Nhà nước
ta đã khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức chính trị, xã hội, các thành phần kinh tế bỏ
vốn đầu tư phát triển kinh tế. Kết quả là tổng vốn đầu tư toàn xã hội của nước ta ngày
càng tăng. Nếu như giai đoạn 1998 - 2000, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 117,9 nghìn

13
. Tổng
cục Thống kê. Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội các năm. Truy cập từ
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19037
14
. Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội các năm trên trang website của Chính phủ và Bộ
Kế hoạch và Đầu tư. 
21
tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 1667,4 nghìn tỷ đồng, tăng gấp hơn 14 lần so với giai đoạn
1998 - 2000. Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế cũng có sự dịch chuyển theo
hướng tích cực, thể hiện ở chỗ: vốn đầu tư phát triển của khu vực nhà nước đã giảm
xuống; khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nhà nước tăng lên. Nếu như
giai đoạn 1986-2000, vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước chiếm 54,3% tổng vốn
đầu tư toàn xã hội; khu vực kinh tế là 24,1%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nhà nước
là 21,6% thì đến năm 2017, cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần lần lượt là: 35,6%;
40,6% và 23,8%15.

1.3. Về tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

Từ năm 1986, nước ta thực hiện mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế, nhờ đó sức sản xuất trong nước
được giải phóng, các thành phần kinh tế phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày
càng tăng. Nhu cầu tiêu thụ, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế không
ngừng mở rộng. Do đó, xuất nhập khẩu hàng hóa tăng đột biến, nếu năm 1986 tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu mới đạt 2.944 triệu USD, trong đó, xuất khẩu đạt 789 triệu
USD, nhập khẩu 2.155 triệu USD, thì năm 2017, tức là sau 31 năm, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu lên tới 425 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 213,96 tỷ USD, nhập khẩu
đạt 211,04 tỷ USD, xuất siêu hơn 2,9 tỷ USD16.

1.4. Về các vấn đề an sinh xã hội

Với mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn thống nhất quan điểm tăng
trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Do đó, các vấn đề về an
sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi cho mọi người
đều phát triển khá đồng bộ và ngày càng được cải thiện.

Vấn đề lao động việc làm, năng suất lao động và tỷ lệ thất nghiệp đều phát triển
theo hướng tích cực. Cụ thể: Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong
các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, tăng từ 37.975 nghìn người vào năm 2000, lên
Kinh tế 2017 - 2018 Việt Nam và Thế giới. Hà Nội: NXB Thông tin và Truyền
15, 16
.
thông.
22
53.718 nghìn người vào năm 2017 tăng 41,4%, bình quân mỗi năm tăng 2,4%/năm;
năng suất lao động xã hội năm 2005 đạt 21,4 triệu đồng/người, đến năm 2017 đạt 93,2
triệu đồng/người. Như vậy, trong vòng 12 năm, năng suất lao động xã hội tăng 3,35
lần, bình quân tăng 27,9%/năm; tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta thấp và có xu hướng giảm
dần từ 2,88% năm 2010, xuống 2,24% vào năm 201716.

Vấn đề xóa đói, giảm nghèo là một trong nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước,
các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và của toàn dân, được tổ chức thực hiện
nghiêm túc, chu đáo, từ khâu xác định chuẩn nghèo cho từng giai đoạn phù hợp với
trình độ phát triển của nền kinh tế và mức sống bình quân của dân cư. Các chương
trình, dự án đầu tư nhằm tạo điều kiện cho các hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn để
mọi người tham gia sản xuất kinh doanh vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá giả,
nên hộ nghèo cả nước đã giảm dần qua các giai đoạn phát triển. Nếu xét theo chuẩn
nghèo qua các giai đoạn từ 1993 - 1995 và 1997 - 2000 thì tỷ lệ hộ nghèo năm 1993 là
58%, giảm xuống 37,4% vào năm 1998. Áp dụng chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005,
năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo là 28,9%, năm 2004 là 23,2%. Theo chuẩn nghèo giai đoạn
2006-2010, năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo là 14,8%, năm 2009 là 11% và năm 2010 là
9,45%. Căn cứ chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là
11,76%, năm 2014 là 8,4%, năm 2015 là 7,1%. Năm 2015, Chính phủ có quyết định số
59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 -
2020, theo tiêu chuẩn đó thì tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 8,93%, năm 2017 là 6,72%17.
Chương trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta được các tổ chức quốc tế đánh giá là thành
công và đó là do sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, các đoàn thể
chính trị, xã hội, của toàn dân và đặc biệt là nỗ lực thoát nghèo của bản thân các hộ
nghèo.

Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được quan tâm như: Tích cực
triển khai nhiều giải pháp giảm quá tải bệnh viện; Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống
các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến cuối. Đội ngũ cán bộ y tế phát triển cả
về số lượng và chất lượng đối với cả y tế công lập và tư nhân. Riêng đối với y tế công
16
. Kinh tế 2017 - 2018 Việt Nam và Thế giới. Hà Nội: NXB Thông tin và Truyền
thông.
17
. Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội các năm trên trang website của Chính phủ và Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
23
lập, số cơ sở khám chữa bệnh năm 1986 là 11.600 cơ sở, năm 2016 là 13.591 cơ sở,
đạt tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1986-2016 là 0,6%/năm; số giường bệnh tăng bình
quân 47,2%/năm; số bác sĩ tăng bình quân 9,8%/năm18.

Tuổi thọ trung bình của nước ta tăng, đạt 73,3 tuổi vào năm 2015; năm 2016 là 73,4
tuổi; năm 2017 là 73,5 tuổi, vượt xa các nước có thu nhập thấp (58 tuổi) và cao hơn
các nước có thu nhập trung bình (71 tuổi)19.

Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, theo báo cáo của Viện dinh dưỡng trước cơ
quan truyền thông ngày 12-10-2018 thì suy dinh dưỡng thể thấp còi là 23,8%, thể nhẹ
cân là 13,4% và đang có xu hướng giảm dần.

2. Hạn chế và khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

- Cho đến nay, mô hình kinh tế thị trường mà Việt Nam đã xây dựng vẫn còn nhiều
méo mó:

+ Đất đai và tài nguyên thiên nhiên được coi là “sở hữu toàn dân”, tức là không
có chủ sở hữu cụ thể, dẫn đến lạm dụng quyền lực để thu lợi bất chính về đất đai và tài
nguyên thiên nhiên như chênh lệch giá quá cao giữa giá đền bù đất nông nghiệp cho
nông dân so với giá đất xây dựng, việc thuê đất, giao đất không dựa trên hợp đồng tự
nguyện giữa nông dân và doanh nghiệp mà thông qua biện pháp hành chính, cưỡng
chế, gây ra bất bình và phản đối phổ biến từ phía nông dân bị mất đất. Tương tự như
vậy, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên, rừng và đất rừng được chuyển giao cho các
doanh nghiệp khai thác thiếu công khai minh bạch, tạo ra miếng đất màu mỡ cho tham
nhũng và lạm dụng quyền lực.

+ Tín dụng, lãi suất cũng được điều hành đáng kể bằng biện pháp hành chính,
phần lớn tín dụng được trao cho các tập đoàn và tổng công ty nhà nước với lãi suất
thấp hơn lãi suất thị trường. Kết quả là nguồn lực được phân bổ không hiệu quả, doanh
nghiệp nhà nước sử dụng nhiều vốn nhưng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chưa
tương xứng:

18, 19
. Kinh tế 2017 - 2018 Việt Nam và Thế giới. Hà Nội: NXB Thông tin và Truyền
thông.
24
- Tập đoàn kinh tế Nhà nước vẫn chiếm giữ vị thế độc quyền hay thống lĩnh thị
trường trong khi không có giám sát hành vi độc quyền có hiệu quả:

+ Nhà nước can thiệp quá nhiều vào thị trường ở các cấp khác nhau một cách
thiếu công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho lợi ích nhóm bất chính phát
triển. Nhà nước duy trì độc quyền ở nhiều sản phẩm và dịch vụ mà không có cơ chế
kiểm soát có hiệu quả, làm cho môi trường kinh doanh bị bóp méo, có một số người
không cạnh tranh bình đẳng lên nhanh chóng và dễ dàng trong khi đa số doanh nghiệp
tư nhân nhỏ và vừa không phát triển được.

+ Quyền lực không được giám sát có hiệu quả, tham nhũng, lạm dụng quyền lực,
lạm dụng công quỹ cho mục đích tư lợi diễn ra phổ biến. Mặc dù đã có những lời lẽ
lên án mạnh mẽ nhưng chưa có tiến bộ trong thực tế ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng.

3. Giải pháp

Trước những khó khăn, thách thức trong hiện tại và tương lai, Đảng và Nhà nước
cần cần có nhũng giải pháp thích hợp và lối đi đúng đắn, từng bước giải quyết các vần
đê đã đặt ra. Trong đó cần tập trung vào nhũng nội dung sau đây:

- Một là, Chính phủ và các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm việc tự quy hoạch,
tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trong khi chưa được cho phép; việc xây dựng công
trình nhà ở trong phạm vi đất đã giải phóng mặt bằng (tái chiếm), đất thuộc phạm vi
hành lang an toàn giao thông đường thủy, đường bộ, việc lấn chiếm đất nhà nước quản
lý. Công khai thông tin về quy hoạch trên địa bàn; nghiêm cấm mua bán, chuyển
nhượng liên quan đến đất rừng, đất nhà nước và tổ chức đang quản lý sử dụng. Về vấn
đề tài nguyên và khoáng sản nhà nước cần xử lí nghiêm khắc những hành vi cố ý vi
phạm việc khai thác quá mức không được pháp luật cho phép. Tạo tính răn đe những
cá nhân hay tổ chức có ý định hoặc cố ý vi phạm về việc khai thác tài nguyên.

- Hai là, chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá phù
hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh
và tăng trưởng kinh tế. Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu
tiên như nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, doanh nghiệp ứng

25
dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ khởi nghiệp; kiểm soát tín dụng
ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

- Ba là, chú trọng luật pháp hóa, thể chế hóa để bảo vệ, bảo toàn tài sản nhà nước.
Đồng thời các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện
pháp luật kinh tế và các doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống kiểm toán tin cậy. đưa
những người không đủ tư cách ra khỏi Đảng, thường xuyên tự phê bình và phê bình để
nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Có quy chế cụ thể
buộc người đứng đầu các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm chính khi có tham
nhũng xảy ra ở cơ quan, đơn vị mình phụ trách và người lãnh đạo cấp trên trực tiếp
cũng phải liên đới chịu trách nhiệm đối với sai phạm của cấp dưới do mình quản lý.

- Bốn là, tiến hành xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật để thực hiện có
hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, đồng thời
tích cực vận động sớm phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU. Nâng
cao kết quả hoạt động mở rộng thương mại quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến thương mại,
tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch cho sản phẩm nông sản.

Chương V. Kết luận

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan trong sự phát triển của hình thái
kinh tế - xã hội loài người, đồng thời đó là một quá trình lịch phát triển của lịch sử tự
nhiên. Dựa trên cơ sở lý luận và hoàn cảnh lịch sử của thế giới và Việt Nam, Bác và
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối, hướng đi để giải phóng đất nước, giành
độc lập dân tộc: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa và sau đó tiến
lên chủ nghĩa cộng sản. Và với tình hình xã hội Việt Nam đương thời, chủ nghĩa xã
hội đã chứng minh là một chế độ phù hợp với người dân Việt Nam thời bấy giờ.

Tuy nhiên xã hội chủ nghĩa vẫn mang trong mình đặc trưng và tính chất của chủ nghĩa
tư bản, nhưng không mang theo những bất cập, hạn chế của xã hội trước. Vì Việt Nam
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa nên khi phát triển xã hội đang
thiếu hụt cơ sở vật chất làm nền tảng để phát triển đất nước mà chủ nghĩa tư bản để lại.
Từ đó những hạn chế mới đã sinh ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Không

26
chỉ vậy, tư tưởng phong kiến vẫn còn lưu lại do Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ xã
hội phong kiến nên nhân dân Việt Nam vẫn còn lối suy nghĩ và hành xử lạc hậu của
thời phong kiến. Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã từng có
những chính sách không phù hợp với thực tiễn, gây tổn hại không nhỏ đến kinh tế và
xã hội Việt Nam. Nhưng nhờ chính sách “ Đổi mới” (1986) được ban hành, những tổn
hại đó đã dần được khắc phục. Sau 30 năm nhìn lại, đất nước đã phát triển vượt bậc,
đời sống người dân đã được cải thiện cả về kinh tế lẫn xã hội.

Nói tóm lại, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu khách quan. Tuy
gặp phải nhiều gian nan, thử thách trong quá trình phát triển nhưng chủ nghĩa xã hội
đã chứng minh là một hình thái kinh tế - xã hội cấp tiến, phù hợp với xã hội Việt Nam
trong bối cảnh ngày nay. Việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa đã
giúp Việt Nam rút ngắn được con đường phát triển xã hội để bắt kịp thời đại.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Phạm Văn Chúc. (14/8/2018). Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lê-nin và thực tiễn trên thế giới một thế kỷ qua. Truy cập từ
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2018/51895/Thoi-
ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-Ly-luan-cua.aspx
2. Lê Đăng Doanh. VIỆT NAM SAU 30 NĂM ĐỔI MỚI: THÀNH TỰU VÀ TRIỂN
VỌNG, Phần I, mục 3. Tp.Hồ Chí Minh: Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn.
3. Dương Phú Hiệp. (2001). Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
4. Phú Hiệp Dương, Văn Hà Vũ & Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản (Việt Nam).
(2001). Toàn cầu hóa kinh tế. Tp.Hồ Chí Minh: NXB Khoa học Xã hội.
5. Nguyễn Linh Khiếu & Phạm Tất Thắng. (13/2/2015). Quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực
tiễn. Truy cập từ
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/31969/Qua-
do-len-chu-nghia-xa-hoi-bo-qua-che-do-tu.aspx
6. (09/09/2013). Đồ án Vấn đề bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. Truy cập từ http://doc.edu.vn/tai-lieu/do-an-van-de-bo-qua-che-
do-tu-ban-chu-nghia-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-35596/
7. (1990). Phan Bội Châu: Toàn tập - tập 4. Huế: NXB Thuận Hóa.

27
8. (2011). Hồ Chí Minh: Toàn tập - tập 1. Hà Nội: NXB Chính Trị Quốc gia - Sự
thật.
9. (2011). Hồ Chí Minh: Toàn tập - tập 9. Hà Nội: NXB Chính Trị Quốc gia - Sự
thật.
10. Thế Nghĩa Nguyễn. (2004). Tuyển tập tạp chí Khoa học xã hội. Tp.Hồ Chí
Minh: NXB Khoa học Xã hội.
11. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Hà Nội: NXB Lao động.
12. (1996). Dự thảo một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày
nay.
13. (2005). V.I.Lênin: Toàn tập. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
14. (1995). C.Mác và Ph.Angwghen: Toàn tập - tập 3. Hà Nội: NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật.
15. (1995). C.Mác và Ph.Angwghen: Toàn tập - tập 23. Hà Nội: NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật.
16. (2008). Một số chuyên đề lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - tập 3. Hà Nội:
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
17. Tổng cục Thống kê. Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội các năm. Truy cập từ
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19037
18. Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội các năm trên trang website của Chính phủ
và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 
19. Kinh tế 2017 - 2018 Việt Nam và Thế giới. Hà Nội: NXB Thông tin và Truyền
thông. 

- Hết -

28

You might also like