You are on page 1of 15

1

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Giảng viên: TS. GVC. Nguyễn Quỳnh Anh


TS. Nguyễn Thị Huỳnh Như

A. HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN


1. Tiểu luận được đánh máy trên khổ giấy A4, in một mặt, độ dài từ 15
- 20 trang; Lề trên & lề dưới là 2,5 cm; lề trái là 3 cm; lề phải là 2 cm; Header
và Footer: 1,5 cm; font Times New Roman, mã Unicode, size 13 - 14; Line
spacing là 1,5 lines; số trang được đánh ở Header, canh giữa.
2. Bố cục: Tiểu luận gồm có 08 phần theo thứ tự: Bìa; viết tắt; mục lục;
mở đầu (tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, kết cấu tiểu luận); phần nội dung
gồm các chương (phần lý thuyết và phần liên hệ thực tế); kết luận; tài liệu
tham khảo và phụ lục. Hết mỗi phần phải chuyển sang trang mới.
3. Quy định về tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo (sách, bài báo,
nguồn ấn phẩm điện tử…) được sắp xếp theo thứ tự Alphabet theo tên tác giả
(đối với người Việt Nam), họ tác giả (đối với người nước ngoài).
- Tài liệu tham khảo là sách: Họ và tên tác giả (năm xuất bản), Tên
sách (in nghiêng), Nhà xuất bản, Nơi xuất bản. (Nếu sách hoặc tài liệu có 02
tác giả trở lên thì sử dụng dấu phảy giữa các tác giả, sử dụng ký hiệu “&”
trước tác giả cuối).
Ví dụ:
1. Nguyễn Trọng Chuẩn, & Đỗ Minh Hợp (1998), Quan niệm của
Hegel về bản chất của triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn
khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học
Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. V. I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 4, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
2

- Tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên tạp chí
Họ và tên tác giả (năm xuất bản), Tên bài báo, Tên tạp chí (in
nghiêng), Số phát hành, Nơi phát hành, Số trang chứa nội dung.
Ví dụ: Nguyễn Thị Minh Hương (2016), Cái nhìn duy ý chí của
A.Schopenhauer về con người, Tạp chí triết học, 9 (304), Viện triết học - Hà
Nội, trang 55 -62.
- Tài liệu tham khảo là ấn phẩm điện tử
Họ và tên tác giả hoặc tổ chức (thời gian đăng bài), Tên ấn phẩm/tài
liệu điện tử (in nghiêng). Truy cập từ nguồn nào.
Ví dụ: Nguyễn Xuân Thắng (15/07/2020), Giá trị tư tưởng, lý luận và
sức sống của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay. Truy cập từ
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/gia-tri-tu-tuong-ly-luan-va-suc-song-
cua-chu-nghia-mac-trong-thoi-dai-ngay-nay-323349/
4. Quy định về trích dẫn trong văn bản
Nội dung trích dẫn để trong ngoặc kép. Trích dẫn trong bài theo
footnotes được trình bày theo quy định tài liệu tham khảo.
Ví dụ:
- “Triết học không treo lơ lửng bên ngoài thế giới …”1.
- “Muốn duy trì quyền lực xã hội đặc biệt, ….”2.
* Lưu ý:
+ Tiểu luận sẽ gồm 2 phần: Phần 1 (50%). Kiến thức lý thuyết, nêu ví
dụ minh họa (tự nêu ví dụ, không sử dụng các ví dụ sẵn có trong sách giáo
khoa). Phần 2 (50%). Liên hệ thực tiễn: Sinh viên liên hệ phần lý thuyết với
với thực tiễn công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, hoặc thực tiễn học tập, rèn
luyện của mình.

1
C.Mác và Ph.Ăngghen (2005), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 156.
2
V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb. Tiến bộ, Hà Nội, tr15.
3

+ Các nhóm học viên sẽ chọn tiểu luận theo sự hướng dẫn của giảng
viên, các tiểu luận giống nhau hoặc sao chép từ lớp khác, khóa trên đều không
đạt yêu cầu và phải làm lại.
B. DANH MỤC TIỂU LUẬN
1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất
với ý thức. Liên hệ vấn đề này với thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
2. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến. Vận dụng nguyên lý này trong việc xây dựng, phát triển kinh tế -
văn hóa – xã hội ở Việt Nam hiện nay.
3. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật về sự chuyển
hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Liên hệ
vận dụng quy luật này trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên.
4. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập. Vận dụng quy luật này trong sự nghiệp đổi
mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
5. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về nhận thức, thực tiễn và vai
trò của thực tiễn đối với nhận thức. Vận dụng quan điểm này vào việc đổi mới
giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
6. Nội dung và ý nghĩa của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Liên hệ vận dụng quy luật với
vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
7. Nội dung và ý nghĩa của mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến
trúc thượng tầng. Vận dụng vấn đề này trong thời kỳ đổi mới đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.
8. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và việc vận dụng học thuyết này
trong thời kỳ đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
4

9. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và tính độc
lập tương đối của ý thức xã hội. Liên hệ vấn đề này với việc xây dựng nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam.
10. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con
người. Liên hệ vấn đề này với việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện
nay.
C. MẪU ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MỘT TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Nội dung và ý nghĩa của mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với
kiến trúc thượng tầng. Vận dụng vấn đề này trong thời kỳ đổi mới đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 3
Chương 1: QUY LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ 3
HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG
1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 3
1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng 3
1.1.2. Khái niệm kiến trúc thượng tầng 10
1.2. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 13
1.2.1. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng 13
1.2.2. Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng
Tiểu kết Chương 1
Chương 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ
HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI
MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Những thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến
5

trúc thượng tầng trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay
2.1.1. Những thành tựu trong xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
2.1.2. Những thành tựu trong xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
2.2. Những bài học khi vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế, phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
2.1.3. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực
lãnh đạo của Đảng
Tiểu kết Chương 2
PHẦN KẾT LUẬN ..
TÀI LIỆU THAM KHẢO …
PHỤ LỤC …
6

CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG TIỀU LUẬN


(Dưới đây chỉ là danh mục viết tắt có tính chất minh họa. Trong tiểu luận nên
hạn chế viết tắt ở mức độ cao nhất, chỉ viết tắt những từ phổ biến và có số lần
xuất hiện nhiều)

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa


1 CNXH Chủ nghĩa xã hội
2 CSHT Cơ sở hạ tầng
3 KTTT Kiến trúc thượng tầng
7

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài


- Khái quát nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng.
- Nêu vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa của quy luật này đối với sự phát
triển của xã hội nói chung, sự nghiệp đổi mới của Việt Nam nói riêng. Quy
luật này là một trong những nền tảng lý luận định hướng cho việc đổi mới
phát triển kinh tế, song song với đó là hoàn thiện, đổi mới về mặt chính trị.
- Việt Nam sau 35 năm đổi mới tuy có nhiều thành tựu, nhưng cũng còn
những hạn chế thách thức. Do đó việc làm rõ cơ sở sở lý luận của vấn đề này,
giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra là vấn đề cần thiết, có giá trị lý luận
và thực tiễn cao.
Với những lý do trên, nhóm đã chọn nghiên cứu đề tài “Quy luật về mối
quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng và việc vận
dụng mối quan hệ này trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
hiện nay” làm bài tập lớn cho môn Triết học Mác – Lênin.
* Mục tiêu, nhiệm vụ của tiểu luận
Từ việc nghiên cứu quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng cũng như làm rõ những thành tựu trong xây
dựng cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng ở nước ta, tiểu luận hướng đến việc
rút ra những bài học từ việc vận dụng mối quan hệ này trong sự nghiệp đổi
mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Với mục tiêu đó, tiểu luận
có các nhiệm vụ như sau:
- Trình bày khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
- Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng.
8

- Phân tích những thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng, kiến trúc thượng tầng trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam hiện nay.
- Rút ra những bài học từ việc vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ
sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam hiện nay.
* Kết cấu của tiểu luận
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, tiểu
luận được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.
Chương 1: Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng
Chương 2: Vận dụng quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam hiện nay
9

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1
QUY LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ
TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG
Nội dung chương này đã được thể hiện cơ bản trong Giáo trình và các tài
liệu của môn học; các em chú ý viết làm sao để đảm bảo sự cân đối về dung
lượng kiến thức, số trang so với chương 2. Mặt khác, nên sử dụng văn phong,
cách diễn đạt mang dấu ấn riêng của nhóm mình. Đừng chỉ thuần túy chép tài
liệu.
1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng
1.1.2. Khái niệm kiến trúc thượng tầng
1.2. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
1.2.1. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
1.2.2. Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng
Tiểu kết Chương 1
Tóm tắt nội dung của toàn Chương trong khoảng 1/3 trang A4
10

Chương 2
VẬN DỤNG QUY LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ
SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG TRONG SỰ
NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY

2.1. Những thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Những thành tựu trong xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
hiện nay
- Về cơ sở hạ tầng: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của
nền kinh tế được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô
và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện.
- Về kiến trúc thượng tầng:
+ Phát triển văn hoá, xã hội, con người đạt nhiều kết quả quan trọng
_ Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng
cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều
thành tựu nổi bật
+ Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố; dân chủ xã hội chủ
nghĩa tiếp tục được phát huy
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, tổ
chức bộ máy nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, hoạt động hiệu lực và hiệu
quả hơn; bảo đảm thực hiện đồng bộ các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp.
11

+ Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy
mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt
2.1.2. Những hạn chế trong xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
hiện nay
- Về cơ sở hạ tầng: Hoàn thiện thể chế; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ
cấu lại nền kinh tế; công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm, chưa tạo được
chuyển biến căn bản về mô hình tăng trưởng; năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao.
- Về kiến trúc thượng tầng:
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mặt chưa đáp ứng
tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới.
+ Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng còn một số hạn chế.
+ Lĩnh vực văn hoá, xã hội chưa có nhiều đột phá, hiệu quả chưa cao.
+ Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa có
lúc, có nơi chưa được quan tâm phát huy đầy đủ.
2.2. Những bài học khi vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Đổi mới về mặt kinh tế, hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế,
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Cơ sở của bài học:
- Nội dung của bài học:
+ Quan niệm về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Các chủ trương, giải pháp nhằm hoàn thiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.2. Đổi mới về mặt chính trị, xây dựng kiến trúc thượng tầng đồng
bộ với sự phát triển của cơ sở hạ tầng
12

- Cơ sở của bài học:


- Nội dung bài học:
+ Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
+ Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
+ Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà, bản sắc dân tộc…
Tiểu kết Chương 2
Tóm tắt nội dung của toàn Chương trong khoảng 1/3 trang A4
13

PHẦN KẾT LUẬN

Tóm tắt lại những vấn đề chính trình bày trong tiểu luận (trình bày
khoảng 1,5 trang A4), cần nêu bật lên mấy vấn đề chính như sau:
Thứ nhất, khái quát về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng.
Thứ hai, những thành tựu và hạn chế trong xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến
trúc thượng tầng trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thứ ba, những bài học từ việc vận dụng mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam hiện nay
14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


(Danh mục này chỉ mang tính chất tham khảo, trên thực tế, các bạn sử dụng
tài liệu tham khảo nào thì căn cứ vào mẫu này để trình bày cho hợp lý)

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình triết học Mác – Lênin,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Phạm Văn Chung (2005), Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội
và lý luận về con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII, Tập II, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
5. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn
khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2001), Giáo trình triết học
Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Hội đồng lý luận Trung ương (2004), Vững bước trên con đường đã
chọn, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Lương Xuân Quỳ (Chủ biên) (2015), Tư duy phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam trong bối cảnh mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Xuân Thắng (15/07/2020), Giá trị tư tưởng, lý luận và sức
sống của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay. Truy cập từ
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/gia-tri-tu-tuong-ly-luan-va-suc-song-
cua-chu-nghia-mac-trong-thoi-dai-ngay-nay-323349/
15

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

(Nguồn: ……………………………………………………………..)

Phụ lục 2

(Nguồn: ……………………………………………………………..)

You might also like