You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

1. Yêu cầu về nội dung


Tiểu luận được thực hiện trong quá trình học tập một môn học nào đó, do
vậy, tiểu luận phải có nội dung liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở
rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học đó. Người
làm tiểu luận cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về
vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận, chứ không dừng ở mức độ chỉ
tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn.
Tiểu luận không nhất thiết bao quát toàn bộ nội dung môn học mà có thể
chỉ đề cập đến một vấn đề nhất định trong môn học đó. Chẳng hạn: “Phép biện
chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ với tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt
Nam hiện nay”. Việc tìm hiểu vấn đề này của tiểu luận sẽ giúp người học hiểu
rõ hơn nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong triết học, đồng thời biết cách vận
dụng lý luận vào thực tiễn trong việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa
việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với việc tích cực, chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
2. Yêu cầu về hình thức (trình tự và cấu trúc của tiểu luận)
(Tham khảo Giáo trình Lôgic học và phương pháp học tập, nghiên cứu
khoa học do PGS, TS Đoàn Văn Khái, PGS, TS Nguyễn Anh Tuấn, GVC Dư
Đình Phúc đồng chủ biên, NXB Giáo dục, H, tr195-196).
Trình tự của tiểu luận như sau:
- Trang bìa: gồm bìa chính và bìa phụ (bìa phụ là giấy thường). Bìa chính
và bìa phụ hình thức trình bày giống nhau, được viết theo thứ tự từ trên xuống
như sau: tên trường; khoa/bộ môn nơi hướng dẫn người viết tiểu luận; tiểu
luận... (tên môn học); tên đề tài; họ tên người viết tiểu luận; mã sinh viên; lớp,
khối, ngành, khóa; họ tên người hướng dẫn; địa danh và tháng, năm viết tiểu
luận. (Xem phụ lục 1).

1
- Mục lục
- Danh mục các chữ, kí hiệu viết tắt, bảng biểu (nếu có)
- Mở đầu (đối với tiểu luận môn học, phần này thường gồm các nội dung
sau: lý do chọn đề tài; mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu;
kết cấu tiểu luận).
- Nội dung (kết quả nghiên cứu): Dù viết về một vấn đề gì thì bài tiểu luận
phải nêu lên được vấn đề, phân tích và đánh giá vấn đề, trình bày những kết
quả/ý kiến, quan điểm, kết luận của người nghiên cứu về vấn đề đó. Tùy theo
tên đề tài, nhưng nói chung phần nội dung của tiểu luận cần đề cập và giải quyết
các vấn đề theo lôgic: lý luận, lý thuyết mà đề tài cần giải quyết; thực trạng, thực
tiễn vấn đề mà đề tài nghiên cứu; đề xuất giải pháp, kiến nghị trên cơ sở thực
trạng của vấn đề. Phần nội dung có thể chia thành các chương, song yêu cầu về
độ dài của một tiểu luận không lớn, khoảng 12 đến 15 trang, nên thường không
đặt thành các chương mà chỉ kết cấu thành các mục, trong mỗi mục có nhóm
tiểu mục và tiểu mục.
- Kết luận: Phần này nêu ngắn gọn kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị
rút ra từ kết quả nghiên cứu; nêu ra những vấn đề chưa giải quyết được và
hướng phát triển của đề tài.
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục (nếu có)
3. Một số yêu cầu khác
- Tiểu luận được đánh máy trên khổ giấy A4, font Times New Roman, cỡ
chữ 14, giãn dòng 1.5, lề trái: 3cm, lề trên, dưới, phải: 2cm.
- Độ dài tiểu luận: 13 - 15 trang
Ngoài ra, cũng giống như các thể loại luận văn khoa học khác, tiểu luận
cũng có những yêu cầu về ngôn ngữ, văn phong trình bày; về cách sắp xếp danh
mục tài liệu tham khảo; cách ghi trích dẫn số liệu, tài liệu; soạn thảo văn bản;
cách đánh số chương, mục… (Tham khảo Giáo trình Logic học và phương pháp
học tập, nghiên cứu khoa học, từ tr.207 đến tr.214).

2
Phụ lục 1: Mẫu trang bìa tiểu luận

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ


VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG
NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hồng Nhung


Mã SV: 1213456789
Lớp A6, Khối 2 Kinh tế, Khóa 59
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn A

Hà Nội - 11/2020

Phụ lục 2: Danh mục đề tài tiểu luận môn Triết học
3
1. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức
và vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
2. Quy luật khách quan và vai trò của nhân tố chủ quan trong hoạt động
thực tiễn và vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
3. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối
liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế.
4. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối
liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
5. Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối
liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.
6. Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện
chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay.
7. Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa và
phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
8. Biện chứng giữa cái chung và cái riêng và vận dụng vào việc xây dựng
nền kinh tế thị trường ở nước ta.
9. Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn và vận dụng phân tích mối liên hệ
giữa đổi mới tư duy với đổi mới kinh tế ở nước ta.
10. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
11. Quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và vận dụng phân
tích quan hệ giữa kinh tế với chính trị trong công cuộc đổi mới ở nước ta.
12. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội với con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.
13. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và vấn đề xây
dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta hiện nay.

4
14. Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt
Nam hiện nay.
15. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội và vận dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
16. Vận dụng nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật trong
hoạt động kinh tế đối ngoại.
17. Vận dụng nguyên tắc lịch sử - cụ thể của phép biện chứng duy vật
trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
18. Vận dụng phép biện chứng duy vật trong hoạt động kinh tế đối
ngoại.
19. Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước trong điều kiện
hiện nay ở nước ta.

Ngoài Danh mục đề tài nêu trên, SV có thể lựa chọn đề tài khác nhưng nội
dung phải thuộc Triết học, phù hợp với một tiểu luận môn học và được giảng
viên đồng ý thông qua.

You might also like