You are on page 1of 243

QUAN HỆ QUỐC TÊ

DÙNG CHO HỆ ĐÀO TẠO


CAO CẤP LÝ LUÂN CHÍNH TRỊ
(Tái bản cỏ cập nhật, chỉnh sửa năm 2021)

NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


BAN CHỈ ĐẠO CẬP NHẬT,
CHỈNH SỬA GIÁO TRÌNH
DÙNG CHO HỆ ĐÀO TẠO
CAO CẮP LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ - Trưởng ban
- ủy viên
1. GS, TS Nguyễn Xuân Thắng
- ủy viên
2. PGS, TS Nguyễn Duy Bắc
- ủy viên
3. PGS, TS Hoàng Phủc Lâm
- ủy viên
4. PGS, TS Lê Văn Lợi
- ủy viên
5. PGS, TS Dương Trung Ý
- ủy viên Thường trực
6. PGS, TS Nguyễn Viết Thảo
- ủy viên thư ký
7. PGS, TS Mai Đức Ngọc
8. TS Đậu Tuấn Nam
CHỦ BIÊN

PGS, TS Nguyễn Viết Thảo


PGS, TS Phan Văn Rân

TẬP THÊ TÁC GIẢ

1. TS Trịnh Thị Hoa


2. PGS, TS Thái Văn Long
3. TS Ngô Chí Nguyên
4. PGS, TS Trần Thọ Quang
5. PGS, TS Nguyễn Thị Quế
6. PGS, TS Phan Văn Rân
7. PGS, TS Nguyễn Viết Thảo
8. TS Lê Thị Tình
9. TS Nguyễn Thị Thanh Vân
LỜI GIỚI THIỆU

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc
Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực
tiếp, toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; là trung tâm
quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán
bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị; trung tâm quốc gia
nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị,
khoa học lãnh đạo, quản lý.
Chương trình Cao cấp lý luận chính trị là chương trình trọng điểm
trong toàn bộ cồng tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh. Mục tiêu của chương trình là: Trang bị cho đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của hệ thống chính trị kiến thức nền
tảng về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng làm cơ sở cho
việc củng cố nền tảng tư tưởng, nâng cao tầm nhìn và năng lực tư duy
chiến lược, năng lực chuyên môn, hoàn thiện phương pháp, kỹ năng lãnh
đạo, quản lỷ, tu dưỡng, rèn luyện nhân cách của người cán bộ lãnh đạo,
quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh
toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế.
Đổi mới, bổ sung, cập nhật nội dung các chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ là việc làm thường xuyên của Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh nhằm đảp ứng kịp thời những yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng,
Nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ phát triển, phù hợp với bối cảnh
của đất nước và thế giói.

7
Chương trình Cao cấp lý luận chính trị được kết cấu gồm 19 môn
học và các chuyên đề ngoại khóa, được tổ chức biên soạn công phu,
nghiêm túc, trí tuệ và trách nhiệm của đội ngũ các nhà khoa học đang
trực tiếp giảng dạy trong toàn Học viện; đồng thời, có sự tham gia góp ý,
thẩm đỉnh kỹ lưỡng của nhiều nhà khoa học trong và ngoài Học viện.
Bộ giáo trình Cao cấp lý luận chính trị xuất bản lần này kế thừa các
giáo trình cao cấp lý luận chính trị trước đây; đồng thời chỉnh sửa, cập
nhật các nội dung mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng, tình hình thực tiễn mới của thế giới, khu vực và đất nước.
Phương châm chung của toàn bộ giáo trình là cơ bản, hệ thống, cập nhật,
hiện đại và thực tiễn.
Xin trân trọng giới thiệu và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp
quý báu từ các nhà khoa học, giảng viên, học viên và bạn đọc nói chung.
BAN CHỈ ĐẠO CẬP NHẬT, CHỈNH SỬA
GIÁO TRÌNH DÙNG CHO HỆ ĐÀO TẠO
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

8
LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
và toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế khách
quan đối với các quốc gia “ dân tộc. Trong bối cảnh đó, Việt Nam ngày
càng chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Hoạt động đối ngoại và hội
nhập quốc tế của Việt Nam những năm qua đã góp phần quan trọng để
duy trì hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế và uy tín trên trường quốc tế,
tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Bên cạnh những thành tựu đối ngoại đạt được, Việt Nam cũng đứng
trước không ít khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới đang thay đổi
nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; tranh chấp lãnh thổ, tài
nguyên, xung đột sắc tộc, các thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên
gay gắt... Những khó khăn, thách thức này càng làm cho việc nghiên cứu
lý luận và thực tiễn quan hệ quốc tế trở thành nhiệm vụ cấp thiết, thường
xuyên của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt
của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Với vị trí và tầm quan trọng đó, môn Quan hệ quổc tế đã được xác
định là môn học cơ bản trong chương trình đào tạo các hệ lớp của hệ
thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Để đáp ứng yêu cầu
nghiên cứu và học tập môn học của học viên và nâng cao tính khoa học
và thực tiễn về quan hệ quốc tế trước những biến động nhanh chóng, khó
lường của tình hình thế giới hiện nay, Giám đốc Học viện đã ban hành
Quyết định giao cho tập thể cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Viện Quan
hệ quốc tế cập nhật, chỉnh sửa những nội dung mới theo tinh thần của Đại
hội XIII của Đảng vào cuốn Giáo trình Quan hệ quốc tế (Dùng cho hệ
đào tạo Cao cấp lý luận chính trị) được tái bản lần này. Giáo trình gồm 7

9
bài, thể hiện những nội dung cơ bàn của môn học.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu và
học viên.
Xin trân trọng cảm ơn!
TẬP THÊ TÁC GIẢ

10
Bail
QUAN HỆ QUỐC TẾ
VÀ HỆ THỐNG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, cập nhật về
quan hệ quốc tế, làm cơ sở để nhận thức những nội dung cơ bản của học phần
quan hệ quốc tế trong chương trình cao cấp lý luận chính trị.
về kỹ năng: Trên cơ sở những kiến thức lý thuyết được cung cấp định hướng
giúp học viên trau dồi kỹ năng phân tích, đánh gịá đúng các sự kiện quốc tế phức
tạp đang diễn ra hiện nay. Từ đó, đánh giá đúng bản chất và xu thế sự vận động
của đời sống thế giới.
về tư tưởng: Giúp học viên có công cụ lý thuyết, căn cứ lý luận để đánh giá
thực tiễn các vấn đề của đời sống thế giới, chiến lược và chính sách đối ngoại của
các quốc gia. Từ đó, củng cố nhận thức trong tiếp cận các vấn đề quốc tế hiện
nay, hiểu rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của việc hoạch định và thực thi chính sách đối
ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay.

B. NỘI DUNG
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm “quan hệ quốc tế”
về khái niệm quan hệ quốc tế, dù rất nhiều học giả và chính khách đã đưa ra
những quan điểm khác nhau nhưng đến nay, chưa

1
1
có được sự nhận thức thống nhất. Tuy nhiên, nghĩa rõ ràng nhất của thuật ngữ này
đề cập tới những mối quan hệ giữa các quốc gia, chính xác hơn lả giữa các nhà
nước có chủ quyền và các chủ thể khác trong đòi sống quốc tế. Trong môi trường
quan hệ quốc tế hiện đại, các chủ thể chính (dominant actors) bên cạnh các quốc
gia độc lập, có chủ quyền, còn có các công ty xuyên quốc gia (TNCs), các tổ chức
liên chính phủ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các diễn đàn, hội nghị,
cơ chế hợp tác quốc te, các phong trào chính trị - xã hội...
Dựa trên những quan điểm khác nhau, chúng ta có thể đi tới một khái niệm
là: Quan hệ quổc tế (international relations) là loại hình quan hệ xã hội đặc thù
nảy sinh qua quá trình hoạt động thực tỉễn của con người vượt ra khỏi phạm vỉ
biên giới quốc gia; là hệ quả của các hoạt động, tương tác, trao đổi mang tính
xuyên quổc gia giữa các chủ thể quan hệ quốc tể trên các lĩnh vực đa dạng của
đời sổng quốc tế.
Ở góc độ khoa học, quan hệ quốc tế là một ngành của khoa học chính trị,
nghiên cứu chuyên biệt về ngoại giao, mối quan hệ của các quốc gia, các chủ thể
phi quốc gia thông qua sự tương tác của các yếu tố thuộc về hệ thống quốc tể.
1.1.2. Khái niệm “chủ thể của quan hệ quốc tế"
Chủ thể của quan hệ quốc tế là các thực thể có khả năng tham gỉa một cách
có mục đích vào quan hệ quốc tế và đóng vai trò, ảnh hưởng nhất định trong
quan hệ quốc tế. Là những yếu tổ cấu thành cơ bản của đời sổng quốc tế, các chủ
thể quan hệ quốc tế tạo nên diện mạo, hình hài, “bộ khung” của đời sống quốc tế.
Có hai loại chủ thể quan hệ quốc tế cơ bản: quốc gia và phi quốc gia. Trong
đó các quốc gia độc lập, có chủ quyền là những chủ thể cơ bản, quan trọng và
đóng vai trò lớn nhất. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế đa phương liên chính phủ
cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong quan hệ quốc tế trong thời đại
toàn cầu hóa. Ngoài ra, trong quan hệ quốc tế hiện nay còn có các nhóm chủ thể
phi quốc gia đa dạng. Đáng chú ý là trong thời đại số và bùng nổ Cách mạng cồng
nghiệp 4.0, bên cạnh các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia, các tổ chức phi chính
phủ quốc tế truyền thống, xuất hiện các chủ thể phi quốc gia mới nổi lên và đóng
vai ưò ngày càng quan trọng trong đời sống quốc tể như, các tập đoàn, công ty
công nghệ, viễn thông quốc tế mới như Facebook, Google... Ngoài ra, có nhiều ý
kiến cho rằng tùng con người có tư cách pháp nhân cụ thể cũng được coi là những
chủ thể của quan hệ quốc tế.

12
Xoay quanh khái niệm chủ thể quan hệ quốc tế, nhất là chủ thể quốc gia, cần
nhấn mạnh, còn có một số khái niệm, thuật ngữ liên quan như: chủ quyền quốc
gia, lợi ích quốc gia, chủ nghĩa dân tộc.
1.1.3. Khái niệm “cực” trong quan hệ quốc tế
“Cực” trong quan hệ quổc tể là một thuật ngữ để chỉ các trung tâm quyền
lực, nơi hội tụ sức mạnh tổng hợp toàn diện và có khả năng tạo ảnh hưởng lớn tới
quan hệ quốc tế ở khu vực hay trên phạm vi toàn cầu.
Quan niệm về “cực” trong mỗi thời kỳ cũng có những thay đổi. Trong quan
hệ quốc tế hiện nay, một chủ thể được coi là “cực” phải hội tụ sức mạnh tổng hợp
toàn diện. Bên cạnh đó, theo nghĩa rộng thì trung tâm quyền lực không chỉ là
cường quốc đơn lẻ mà còn có thể là một liên minh các quốc gia ví dụ như Liên
minh châu Âu (EU). Do vậy, cực có thể là một quốc gia cụ thể hoặc tập hợp một
số quốc gia trong một cơ chế liên kết.
1.1.4. Khái niệm “vấn đề toàn cầu”, “vẩn đề quốc tế”, “vẩn đề khu vực”
Vấn đề toàn cầu là những vấn đề mà sự tác động của nó liên quan đến vận
mệnh sống còn của toàn nhân loại, không một quốc gia, tổ chức nào cổ thể độc
lập đứng ra giải quyết một cách hiệu

1
3
quả. Việc giải quyết đòi hỏi phải có sự hợp tác đa phương, toàn cầu. Các vấn đề
toàn cầu cấp bách hiện nay có thể kể tới bao gồm: bệnh hiểm nghèo... vấn đề toàn
Biến đổi khí hậu, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, dịch
cầu thường liên quan đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên hoặc là sự
tương tác phức tạp giữa con người với tự nhiên và con người với con người.
Vẩn đề quốc tế là những vấn đề nổi cộm, có phạm vi ảnh hưởng trong một
không gian địa lý tương đối lớn, đòi hỏi nhiều nước tham gia giải quyết. Ví dụ:
vấn đề di cư xuyên biên giới, chênh lệch giàu nghèo, vấn đề chủ nghĩa khủng bố
quốc tế,...
Vấn đề khu vực là những vấn đề tiêu biểu, nổi bật, có ảnh hưởng lớn, tác
động mạnh đến phạm vi khu vực địa lý cụ thể, đòi hỏi các quốc gia, các chủ thể
trong khu vực phải chung tay giải quyết: Ví dụ: vấn đề hạt nhân trên bán đảo
Triều Tiên của Đông Bắc Á, vấn đề Biển Đông, vấn đề đói nghèo ở châu Phi....
vấn đề khu vực cũng có thể trở thành vấn đề quốc tế nếu không được xử lý kịp
thời, đúng đắn.

1.2. Vấn đề quyền lực trong quan hệ quốc tế


Quyền lực trở thành vấn đề trung tâm trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn
quan hệ quốc tế vì quyền lực là bản chất của chính tộ quốc tế và là tâm điểm lý
luận của chủ nghĩa hiện thực cũng như tâm điểm tranh luận của nhiều trường phái
lý thuyết quan hệ quốc tế khác.Quyền lực là một lăng kính để giải thích lịch sử
quan hệ quốc tế cũng như là phương pháp luận để đánh giá tương quan lực lượng
quốc tế và dự báo sự vận động của trật tự quốc tế.
1.2.1. Khái niệm “quyền lực trong quan hệ quốc tế”
Quyền lực trong quan hệ quổc tế được hiểu là khả năng của một quốc gia,
hoặc một chủ thể quan hệ quổc tể kiểm soát, chi phổi hoặc gây ảnh hưởng đến
các mặt của đời sổng quổc tế và các chủ thể khác để bảo vệ lợi ỉch hoặc đạt được
lợi ích bên trong và bên ngoài phạm vi lãnh thổ của mình.
Quyền lực trong quan hệ quốc tế được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa hẹp là khả
năng của chủ thể này thuyết phục, gây ảnh hường hoặc ép buộc chủ thể khác thực
hiện điều mà mình muốn; nghĩa rộng là năng lực thực hiện mục đích của chủ thể
trong quan hệ quốc tế.
Các chủ thể có quyền lực thường là các chủ thể lớn, có vai trò, có khả năng

14
chi phối, khống chế, dẫn dắt. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay, tư duy về quyền lực
trong quan hệ quốc tế đã thay đổi. Quyền lực trong quan hệ quốc tế hiện nay
không chỉ là khả năng kiểm soát, gây ảnh hường, ép buộc chủ thể khác hành động
theo ý muốn của mình mà còn là khả năng của một chủ thể chổng lại sự ép buộc
của chủ thể khác, hoặc khiến cho chủ thể khác phải hạn chế những hành động
không phù hợp với mục tiêu, lợi ích của mình. Điều này nhấn mạnh đến khả năng
gây ảnh hưởng, vị thế của các chủ thể nhỏ trong quan hệ quốc tế.
1.2.2. Phân loại quyền lực trong quan hệ quắc tế
Có nhiều cách phân loại quyền lực trong quan hệ quốc tế, mỗi cách phân
loại có một ý nghĩa ứng dụng nhất định. Trên cơ sở những tranh luận của những
trường phái lý thuyết tiêu biểu về quan hệ quốc tế, có một sổ cách phân loại cơ
bản sau:
Cách phân loại dựa trên phương thức thực hiện quyền lực bao gồm: (1)
quyền lực cứng (hard power) là khả năng một chủ thể có tiềm lực mạnh có khả
năng cưỡng ép chủ thể khác thực hiện ý muốn của mình bằng những công cụ hữu
hình như quân sự và trừng phạt kinh tế; (2) quyền lực mem (soft power) là khả
năng dùng ảnh hưởng hay sự hấp dẫn để thuyết phục, lôi cuốn chủ thể khác làm
theo ý muốn của mình1, Cách phân loại này đang được sử dụng phổ biến trong
nghiên cứu quan hệ quốc tế. Trên thực tế hai loại quyền lực này hỗ trợ cho nhau
và càc quốc gia thường sử dụng kết hợp linh hoạt hai loại mà ít khi sử dụng riêng
rẽ một loại quyền lực nào (được gọi là quyền lực thông minh- smart power)2.
Cách phân loại dựa trên cơ sở thời gian gồm có: (1) quyền lực thực tại
(actual power) tức là quyền lực hiện có như lực lượng quân sự, thu nhập quốc nội,
trình độ khoa học - công nghệ, số lượng dân cư, diện tích lãnh thổ; (2) quyền lực
tiềm năng (potential power) là khả năng quyền lực tăng lên trong tương lai dựa
trên cơ sở về khả năng phát triển vượt trội của năng lực nào đó (ví dụ: sự phát
triển kinh tế của Trung Quốc hiện nay).
Quyền lực thực tại có ý nghĩa trong ngắn và trung hạn còn quyền lực tiềm
năng có ý nghĩa về dài hạn. Vì vậy, trong hoạch định chiến lược phát triển và
chính sách đối ngoại của mình, các quốc gia cần nghiền cứu kỹ cả hai loại quyền
lực này.

1 Xem Joseph S.Nye, JR: Quyền lực mềm: Ỷ niệm mới về thành công trong chính trị thế giới,
Nxb.Tri thức, H.2017.
2 Xem Joseph S.Nye, JR: Tương lai của quyền lực, Nxb.Lao động, H.2018, tr.57-6O.

1
5
Cách phân loại dựa trên hình thức biểu hiện của quyền lực gồm có: (1)
quyền lực hữu hình (tangible power) là những quyền lực mang tính vật chất, có
thể đong đo, sờ thấy được như tài nguyên, lực lượng quân sự quốc phòng, sản
lượng kinh tế...; (2) quyền lực vô hình (intangible power) là những quyền lực
mang tính tinh thần, những giá trị không sờ đếm được như: tài năng lãnh đạo, trí
tuệ, uy tín, ý chí tinh thần, giá trị, bản sắc của quốc gia, sự ủng hộ quốc tế... Hai
loại quyền lực này bổ sung cho nhau, trong quan hệ quốc tế hiện đại thì quyền lực
vô hình đang được gia tăng sử dụng.
Cách phân loại dựa trên lĩnh vực hoạt động gồm có: quyền lực chỉnh trị,
quyền lực quân sự, quyền lực kinh tế... Cách phân loại này giúp các chủ thể dễ
dàng nhận thấy mặt mạnh, mặt yếu, sở trường hay sở đoản của bản thân chủ thể
cũng như đối tác quan hệ để lựa chọn ưu tiên chính sách, công cụ thực hiện và
lĩnh vực quan hệ. Các loại quyền lực này có thể bổ sung và thay thế nhau trong
nhiều trường hợp.
Cách phân loại dựa trên khả năng tẩn công hay phòng thủ gồm có: (1)
quyền lực tẩn công (offensive power) là khả năng một quốc gia có thể ép buộc
một quốc gia khác hành động theo ý muốn của mình. Quyền lực này được xây
dựng chủ yếu dựa trên ưu thế về quân sự, nhất là các vũ khí tấn công; (2) quyền
lực phòng thủ (defensive power) là khả năng chống lại sự cưỡng ép của một quốc
gia khác. Quyền lực phòng thủ có thể có được nhờ vào các yếu tố như địa hình, vị
trí địa lý... thuận lợi và năng lực quốc phòng. Cách phân loại này hiện nay còn
nhiều tranh luận và liên tục được bổ sung về nhận thức.
1.2.3. Vấn đề cân bằng quyền lực trong quan hệ quốc tế
Khi tiếp cận theo nghĩa là một nguyên tắc, thì “cân bằng quyền lực” là trạng
thái của hệ thống quốc tế mà ở đó không có một quốc gia nào có sức mạnh áp đảo
so với các quốc gia khác. Đây là trạng thái “mơ ước” của đời sống quốc tể. Trạng
thái này có thể được thiết lập thông qua việc tạo ra một thế đối trọng vói một quốc
gia hoặc nhóm quốc gia mạnh nhất bằng việc hình thành một đổi thủ hoặc một
liên minh có sức mạnh tương đương.
Khi tiếp cận theo nghĩa là một chính sách an ninh và đối ngoại thì “cân
bằng quyền lực” “là một loạt những biện pháp đối nội, đối ngoại mà một quốc gia
theo đuổi nhằm giảm thiểu sự bất đối xứng về sức mạnh, thiết lập và duy trì trạng
thái cân bằng của cán cân quyền lực quốc tể, khu vực có lợi cho mình. Theo đó,

16
các quốc gia có thể hình thành những liên minh chống lại quốc gia bá quyền,
mang tính đe dọa hay có tiềm năng trở thành bá quyền hoặc thực hiện những biện
pháp khác nhằm nâng cao khả năng răn đe, kiềm chế những quốc gia hiếu chiến
xâm lược. Bên cạnh đó, một quốc

1
7

gia cũng có thể tự mình đóng vai trò cân bằng hệ thống bằng cách Ị
thay đổi liên minh khi cần thiết. Như vậy, chính sách “cân bằng !
quyền lực” là nhằm duy trì một trạng thái cân bằng có lợi cho quốc gia hoặc một
nhóm quốc gia thông qua các đường lối và chính sách cụ thể” 3. Chủ nghĩa hiện
thực cho rằng cân bằng quyền lực cỏ thể ngăn chặn được chiến tranh, có thể giúp
đem lại sự ổn định và trật tự. Cân bằng tương đối về quyền lực trong quan hệ
quốc tế có thể giúp duy trì trật tự thế giới ổn định lâu dài, ngược lại mất cân bằng
quyền lực sẽ tạo ra bất ổn và đe dọa ừật tự thế giới. Có hai cách để cân bằng
quyền lực: (1) cân bằng quyền lực bên trong) tức là các nước tự tăng cường năng
lực sức mạnh quốc gia; (2) cân bằng từ bên ngoài) tức là các chủ thể liên minh lại
để tăng cường sức mạnh.
1.2.4. Vẩn đề cạnh tranh quyền lực trong quan hệ quốc tế
Cạnh tranh quyền lực được hiểu là hình thái đổi kháng trực tiếp hay gián
tiếp giữa hai hoặc nhiều chủ thể nhằm kiềm chế lẫn nhau hoặc tranh giành ảnh
hưởng đối với một hay một số chủ thể khác thông qua việc tác động hoặc ép buộc
chủ thể đó phục tùng ý chí của mình.
Theo quan điểm của trường phái tân hiện thực thì do bản chất vô chính phủ
của thế giới, do luôn sống trong môi trường cạnh tranh, và vì nhu cầu quyền lực
không có giới hạn của quốc gia, nên mọi quốc gia đều tìm cách có được quyền lực
để bảo vệ chủ quyền và lợi ích, cũng như đảm bảo sự tồn tại lâu dài của mình. Do
vậy, mọi quốc gia đều theo đuổi cạnh tranh quyền lực trong quan hệ quốc tế, và
đây luôn là yếu tố biến động. Nhu cầu gia tăng quyền lực được thực hiện bằng
cách lảm cho mình mạnh lên và chủ thể khác yếu đi khiến cạnh tranh quyền lực là
không tránh khỏi giữa các quốc gia, là việc thường xuyên và vì thế trong quan hệ
quốc tế
dễ xảy ra xung đột. Chủ nghĩa hiện thực cũng dùng quyền lực để xem xét và lý
giải những cách ứng xử của các quốc gia trong quan hệ quốc tế.

1.3. Một số lý thuyết, tư tưửng tiêu biểu về quan hệ quốc tế

3 Xem Lục Minh Tuấn: Cân bằng quyền lực (Balance power), http://nghiencuuquocte.
org/2014/12/24/can-bang-quyen-luc/

1
8
Lý thuyết quan hệ quốc tế là một tập hợp các góc nhìn, cách tiếp cận, những
cách lý giải về các hiện tượng diễn ra trong nền chính trị thế giới. Hiện nay, trong
nghiên cứu quốc tế thường chia các lý thuyết quan hệ quốc tế ra thành những
trường phái chính. Đó là: (1) chủ nghĩa hiện thực; (2) chủ nghĩa tự do; (3) chủ
nghĩa kiến tạo; (4) chủ nghĩa Mác trong quan hệ quốc tế; (5) trường phái Anh
quốc về quan hệ quốc tế; (6) lý thuyết phê phán (hay còn gọi là trường phái hậu
hiện đại trong quan hệ quốc tế). Trong đó, các lý thuyết phổ biến, có ảnh hưởng
rộng rãi nhất trong nghiên cứu quan hệ quốc tế là chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa
tự do và chủ nghĩa kiến tạo.
L3.L Chủ nghĩa hiện thực (realism)
Chủ nghĩa hiện thực là một trường phái lý thuyết chủ đạo và lâu đời nhất
trong khoa học nghiên cứu quan hệ quốc tế, với vấn đề trung tâm là quyền lực, sự
phân bổ và cạnh tranh quyền lực trong hệ thống quốc tế. Những quan điểm hiện
thực chủ nghĩa xuất phát từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại. Các luận điểm chính trị
của chủ nghĩa hiện thực bắt nguồn từ các tác phẩm của Thomas Hobbes (1588-
1679) và Niccolò Machiavelli (1469-1527). Trương phái tư tưởng hiện thực trải
qua lịch sử phát triển lâu dài, nhưng nó được giới học giả đặc biệt quan tâm và trở
thành trường phái lý thuyết nổi bật trong và sau hai cuộc chiến tranh thế giới lần
thứ I và thứ II diễn ra cách nhau chưa đến 25 năm trong nửa đầu thế kỷ XX.
Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực có thể được khái quát như sau:
Một là, chính trị quốc gia cũng như chính trị quốc tế xuất phát từ cơ sở khách
quan, không phải dựa vào nguyện vọng chủ quan của các chính khách, các quốc
gia. Cơ sở khách quan đó là bản tỉnh tự nhiên của con người. Chủ nghĩa hiện thực
cổ điển cho rằng con người có bản tính ác, nên luôn tham muốn và tranh giành
quyền lợi với nhau, không có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau... Do đó, trong quan hệ
giữa các quốc gia cũng vậy, sự tranh giành quyền lực giữa các nước là một quy
luật vĩnh viễn, luôn luôn tồn tại.
Hai là, thực chất của chính tậ quốc tể xoay quanh vấn đề lợi ích, điều đó đã
làm cho chính trị học phân biệt với các lĩnh vực: đạo đức, mỹ học, tôn giáo... Điều
này cũng đưa ra căn cứ cho những hành vi chính trị và chuẩn mực cho những trật

1
9
tự chính trị.
Ba là, quyền lực quy định lợi ích là quy luật có tính phổ biến, khách quan.
Nghĩa là có quyền lực chính trị sẽ có lợi ích. Ngược lại, lợi ích, tính hiệu quả là
tiêu chuẩn vĩnh hằng để đánh giá và chỉ đạo hành vi chính trị. Nội dung cụ thể của
quyền lực và lợi ích là do hoàn cảnh chính trị, văn hóa toong nhũng điều kiện lịch
sử nhất định chi phối.
Bổn là, không được lẫn lộn lĩnh vực chính trị với lĩnh vực đạo đức. Những
nguyên tắc chung về đạo đức không thể vận dụng vào hoạt động của Nhà nước.
Chủ nghĩa hiện thực cho rằng giữa yêu cầu về đạo đức và những đòi hỏi của hoạt
động chính trị của Nhà nước thường xảy ra những mâu thuẫn không thể tránh
khỏi.
Năm là, không được lẫn lộn sự mong muốn của một nhà nước nào đó với
nguyên tắc đạo đức chung của toàn nhân loại. Nhà nước nào cũng đều đem đạo
đức của loài người ra để che lấp đi những ý đồ và hành vi riêng của mình. Nêu
như nhận ra được mọi lợi ích mà các quốc gia đó đang theo đuổi bằng quyền lực,
thì có thể đánh giá một cách công bằng đối với những nhà nước đó.
Sáu là, chủ nghĩa hiện thực chủ trương giữ vững sự độc lập toong lĩnh vực
chỉnh trị, kiên tri nguyên tắc quyền lực quy định lợi ích, từ nguyên tắc này chi
phối mọi hoạt động chính trị của Nhà nước.
Bảy là, chủ nghĩa hiện thực đã vận dụng những nguyên tắc trên vào việc
giải thích vấn đề hòa bình và chiến tranh như sau: Trước hết, xung đột, chiến
tranh trong quan hệ giữa các quốc gia là điều tất yếu, hiển nhiên, hợp quy luật.
Chiến tranh, xung đột là thuộc tính thường trực của nền chính trị quốc tế. Giống
như cá nhân con người, các nhà nước là do con người lập ra nên cũng mang bản
chất “ác”, hiếu chiến, ích kỷ. Trong quan hệ với các nước khác, mọi nhà nước đều
luôn nhằm mục tiêu giành cho mình nhiều lợi ích hơn, tạo cho mình nhiều quyền
lực hơn và luôn nghi kỵ các đối tác.
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX trở đi, các đại biểu của chủ nghĩa tân hiện
thực đã bổ sung thêm và khẳng định rằng yếu tố hối thúc các nhà nước phải lưu
tâm hàng đầu đến việc đảm bảo an ninh, tăng sức mạnh của mình trong quan hệ

20
quốc tế là tình trạng vô chính phủ, hỗn loạn của hệ thống quốc tế. Tính hỗn loạn,
vô chính phủ đó được thể hiện ở chỗ, không tồn tại và không thể thiết lập được
một thiết chế quyền lực siêu nhà nước, kiểu “chính phủ của toàn thế giới” với
chức năng quản lý, phân xử, điều tiết quan hệ giữa các quốc gia.
Chủ nghĩa hiện thực quan niệm hòa bình, hợp tác trong quan hệ quốc tế chỉ
là tạm thời, không thuộc về bản chất của thế giới. Neu hòa bình thế giới được duy
trì chỉ là vì lợi ích ích kỷ của các nước đóng vai trò chi phối mà thôi. Còn đối với
các quốc gia bị thất thế, bị đối xử bất công và muốn phục hồi vị thế, quyền lực
của mình thì hòa bình thực chất là sự áp đặt đầy bất công từ phía những nước
chiếm ưu thế. Chủ nghĩa hiện thực cho rằng muốn duy trì hòa bình, buộc các nước
phải hợp tác với nhau là duy trì sự cân bằng quyền lực giữa các quốc gia bằng sức
mạnh. Nói cách khác, ngăn chặn không để bất cứ quốc gia nào nắm ưu thể quyền
lực là cách thức phòng ngừa xung đột hữu hiệu nhất trong quan hệ quốc tế.
1,3.2. Chủ nghĩa tự do (liberalism)
Chủ nghĩa tự do là một trường phái tư tưởng, truyền thống chính trị dựa
trên các giá trị chính trị cơ sở về tự do và bình đẳng. Chủ nghĩa tự do có nguồn
gốc từ phong trào Khai sáng ở phương Tây, là một trong những trường phái quan
trọng nhất trong lý thuyết quan hệ quốc tế, được xem như “phản đề” đối với
trường phái hiện thực về quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa tự do bắt đầu hình thành và
phát triển mạnh mẽ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ I. Từ cuối những năm
1930 cho đến khi Chiến tranh lạnh kết thúc, vai trò, vị trí và ảnh hưởng của lý
thuyết này trong giới học giả phương Tây cũng như trong đời sống chính trị quốc
tế bị suy giảm đáng kể bởi sự thống trị của trường phái hiện thực trong bối cảnh
thế giới xung đột và đối đầu gay gắt. Tuy nhiên, sau Chiến tranh lạnh, xu thế hòa
bình, hợp tác và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa trở thành xu thế chủ đạo
của thế giới, trường phái lý thuyết này lại bắt đầu phát triển mạnh trở lại và trở
thành cơ sở lý luận cho hoạch định chính sách của nhiều quốc gia.
Luận điểm quan trọng nhất của chủ nghĩa tự do chính là nhận thức về bản
chất của con người. Theo các nhà tự do chủ nghĩa, con người vốn mang trong
mình bản tính thiện, luôn kỳ vọng về một thế giới tốt đẹp, hạnh phúc và hài hòa

2
1
hơn. Đây là cơ sở lý luận đầu tiên và quan trọng nhất cho sự hình thành trường
phái triết lý xã hội tự do chủ nghĩa nói chung và lý thuyết tự do về quan hệ quốc
tế nói riêng.
Chủ nghĩa tự do cho rằng hòa bình, hợp tác là bản chất, là thuộc tính khách
quan thường trực của nền chính trị the giới. Luận điểm này được xây dựng trên
cơ sở nhận thức rằng trạng thái hài hòa, cân bằng, hòa hợp không chỉ là bản chất,
điều kiện tồn tại của giới tự nhiên mà còn là của con người. Chiến tranh, xung
đột là những hiện tượng phi lý, phản tự nhiên, là cái bất bình thường, phản quy
luật và do vậy cũng không phải là thuộc tính thường trực của nền chính trị thế
giới. Xuất phát từ quan niệm như vậy, các nhà tự do chủ nghĩa đi đến kết luận:
chiến tranh, xung đột không phải là thứ phổ biến của nền chính trị quốc tế. Cộng
đồng quốc tế cần lên án, phản đối, hơn thế loài người có đủ khả năng hạn chế, đi
tới chấm dứt hoàn toàn xung đột, chiến tranh trong đời sống xã hội.
Nhận thức về chiến tranh, xung đột, chủ nghĩa tự do cho rằng:
Thứ nhất, việc phổ biến, mở rộng thể chế chính trị dân chủ ra phạm vi toàn
thế giới sẽ làm thế giới hòa bình hơn. Các nhà tự do chủ nghĩa chỉ ra rằng hệ
thống thế giới biến đổi theo xu hướng ngày càng có nhiều quốc gia thành viên
chọn lựa mô hình chính trị dân chủ, kinh tế thị trường. Nhờ đó, xung đột, chiến
tranh sẽ giảm bớt, thế giới sẽ trở nên hòa bình và an ninh hơn.
Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy thiết lập thị trường chung,
mở rộng thành thị trường toàn cầu, thúc đẩy tự do kinh doanh, buôn bán giữa các
quốc gia, các khu vực, các châu lục, xóa bỏ các rào cản đối với thương mại quốc
tế, làm cho các thành viên tham gia thị trường ấy có nhiều lợi ích chung đan xen,
gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau, từ đó gia tăng sự hợp tác với nhau ngày càng chặt
chẽ hơn. Điều nảy khiến các quốc gia nỗ lực cùng nhau bảo vệ, thực hiện lợi ích
chưng đó, do đổ tránh được xung đột, giảm thiểu nguy cơ chiến tranh trong quan
hệ quốc tế.
Thứ ba, quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa cũng thúc đẩy xây dựng, tăng
cường thẩm quyền, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thể chế, tổ chức quốc
tế, đồng thời thúc đẩy hoàn thiện và thực thi hệ thống pháp lý, chuẩn mực quốc

22
tế, làm cho luật pháp quốc tế trở thành công cụ điều chỉnh bắt buộc đối với tất cả
các quốc gia. Quan hệ quốc tế tiến tới xây dựng các mô hình, cơ chế quản trị
toàn cầu tương tự như hệ thống chính trị của một quốc gia. Điều này xuất phát từ
một luận điểm rất cơ bản là các thiết chế quốc tế, toàn cầu (tổ chức quốc tế, công
ty đa quốc gia) sẽ dần trở thành chủ thể hàng đầu,
đóng vai trò quyết định đối với các tiến trình phát triển của thế giới, còn các nhà
nước chỉ là chủ thể “hạng hai”. Do đó, xu thế trong tương lai là các thiết chế
quốc tế ngày càng tăng vai trò, ảnh hưởng của mình, lấn át các nhà nước, làm
xói mòn chủ quyền quốc gia
Thứ tư, trong quá trình tương tác giữa các chủ thể quan hệ quốc tế đã dần
dần hình thành và tồn tại một hệ các giá trị, quy tắc đạo đức, chuẩn mực ứng xử
mang tính phổ quát chung cho mọi quốc gia. Những người theo trường phái tự
do cho rằng việc tồn tại, giữ gìn, phổ biến, tuyên truyền những giá trị, chuẩn
mực chung ấy sẽ giúp cho các dân tộc hiểu biết, xích lại gần nhau hon, nhờ đó
họ sẽ tăng cường quan hệ họp tác, hòa bình, hữu nghị, đồng thời tránh xung đột,
gây chiến với nhau.
1.3.3. Chủ nghĩa kiến tạo (constructivism)
Chủ nghĩa kiến tạo được hình thành từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX,
khi Chiến tranh lạnh đi vào giai đoạn kết thúc, khiến những luận giải của cả chủ
nghĩa tự do và chủ nghĩa hiện thực bị xói mòn. Quan điểm chủ đạo của chủ
nghĩa kiến tạo cho rằng các yếu tố thuộc về nhận thức, tư tưởng như bản sắc, các
chuẩn tắc, niềm tin và các giá trị cũng mang tính cấu trúc và có vai trò, tạo nên
ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động chính trị-xã hội. Chủ nghĩa kiến tạo nhấn
mạnh vai trò, tầm quan trọng không kém, nếu không nói là vượt trội hơn của
những cấu trúc chuẩn tắc so với cấu trúc vật chất. Chủ nghĩa kiến tạo về quan hệ
quốc tế gồm mấy luận điểm cơ bản như sau:
Một là, mỗi quốc gia có những bản sắc quốc gia nhất định, hay nói cách
khác là cách quốc gia đó nhận thức về bản thân mình và bản sắc quốc gia này
giúp định hình các mục tiêu và lợi ích mà quốc gia đó theo đuổi, như an ninh,
chính sách đôi ngoại hay phát triển triển kinh tế. Do vậy, cách thức mà các quốc

2
3
gia hiện thực hóa các mục tiêu này như thể nào phụ thuộc vào bản sắc xã hội,
hay là cách các quốc gia nhận thức về bản thân mình trong mối quan hệ với các
quốc gia khác trong xã hội quốc tế.
Hai là, trái với những người hiện thực, những người kiến tạo cho rằng
bản sắc quyết định lợi ích quốc gia, hay nói cách khác các quốc gia sẽ xác định
lợi ích quốc gia của mình dựa trên cơ sở nhận thức về những bản sắc của họ.
Các nhà kiến tạo thừa nhận rằng tình trạng vô chính phủ là điều kiện đặc trưng
của hệ thống quốc tế, nhưng cho rằng, tự thân tình trạng vô chính phủ đó không
tồn tại mặc nhiên bên ngoài ý thức của các quốc gia. Ví dụ, tình trạng vô chính
phủ giữa những quốc gia hữu hảo khác với tình trạng vô chính phủ giữa những
quốc gia đối địch. Vì vậy, điều quan trọng chính là những cấu true xã hội khác
nhau tồn tại trong tình trạng vô chính phủ đó. Các quốc gia có thể có các bản
sắc xã hội khác nhau, và các bản sắc xã hội này có thể mang tính hợp tác hoặc
xung đột với nhau. Lợi ích của quốc gia cũng biến đổi tùy thuộc vào sự biến
đổi của bản sắc xã hội mà quốc gia xác định tương ứng trong những thời kỳ và
bối cảnh cụ thể. Nói cách khác, các quốc gia xác định lợi ích của mình bằng
cách diễn giải bối cảnh xã hội mà họ tham gia. Vì vậy, các nhà kiến tạo cho
rằng bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô là một cấu true xã hội mà
trong đó hai siêu cường coi nhau như kẻ thù, đồng thời xác định lợi ích quốc
gia của mình theo hướng đối kháng nhau. Một khi hai quốc gia này không còn
coi nhau là kẻ thù nữa thì Chiến tranh lạnh tự động kết thúc.
1.3,4. Tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin về quan hệ quốc tế
Dựa trền quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác
được V.I.Lênin bảo vệ, bổ sung trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đầu thế kỷ
XX, phát triển thành chủ nghĩa Mác-Lênin, nhấn mạnh thực tại xã hội quyết
định ý thức xã hội và lịch sử vận động quan hệ quốc tế biến đổi theo các quy
luật khách quan. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng giai cấp là chủ thể chủ yếu
trong quan hệ quốc tế bởi chính giai cấp là chủ thể của nền kinh tế mà nền kinh
tế có vai trò quyết định đến sự vận động của xã hội cũng như trật tự quan hệ
quốc tế. Lợi ích giai cấp và lợi ích quốc gia có quan hệ mật thiết với nhau. Mâu

24
thuẫn giai cấp là mâu thuẫn chủ yếu chi phối sự vận động và phát triển của
quan hệ quốc tế và việc giai cấp giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào sẽ quyết
định đen việc hình thành trật tự thế giới và quan hệ quốc tế sẽ tiếp tục vận hành
ra sao. Đấu tranh giai cấp chính là phương thức chủ yếu để thay đổi trật tự thế
giới và tạo ra một trật tự khác. Những luận điểm này tạo tiền đề cho sự ra đời
của chủ nghĩa mácxít mới trong quan hệ quốc tế, trong đó nhấn mạnh đến việc
các nền kinh tế trên thế giới tương tác và gắn bó chặt chẽ với nhau dẫn đến
hình thành hệ thống thế giới, trong hệ thống đó đang diễn ra sự phân công lao
động quốc tế bất bình đẳng dẫn đến sự phân hóa, phân cực, phân tầng trong hệ
thống thế giới. Sự phân tầng này được mô tả bằng nhiều hình thức khác nhau
như trung tâm và ngoại vi, quốc gia chi phối và quốc gia phụ thuộc, trung tâm
và vệ tinh.

2. HỆ THỐNG QUỐC TẾ VÀ TRẬT Tự THẾ GIỚI


2.1. Hệ thống quốc tế
2.1.1. Khái niệm “hệ thong quốc tế”
Xoay quanh khái niệm hệ thổng thế gỉởi (world system) hay hệ thong quốc
tế (international system) cũng có nhiều ý kiến khác nhau mà chưa có sự thống
nhất. Có ý kiến cho rằng nó là chỉnh thể của các nhân tố kinh tế, chính trị, văn
hóa, ngoại giao; quân sự... trên toàn cầu, có quan hệ lẫn nhau thông qua sự
tương tác của các quốc gia hoặc các chủ thể phi quốc gia, để tạo nên cấu true ổn
định của đời sống thế giới.
Hệ thống quốc tế được xác định không gian là trên phạm vi toàn thế giới;
mặc dù trong biểu hiện thực tế, nó cũng được diễn đạt trong phạm vi từng khu
vực, từng khối quyền lực với các đặc điểm chung và cả những đặc thù. Hệ thống
quốc tế được duy trì hay bị xói mòn, phá vỡ phụ thuộc vào khả năng siêu cường
hoặc các cường quốc chủ yếu trong hệ thống ấy áp đặt ý trí lên trật tự chung.
Như vậy, hệ thống quốc tế là tổng hợp các chủ thể quan hệ quốc tế cùng
sự tương tác lẫn nhau giữa chúng được cơ cẩu theo những luật lệ và mẫu hình
nhẩt đinh, Hệ thống quốc tế được cẩu tạo bởi: phân tử, môi trường, cẩu trúc

2
5
với tính ổn định và chửc năng cụ thể.
Cấu trúc hệ thống quốc tế bao gồm: trật tự quan hệ mang tính thứ bậc,
các loại hình quan hệ, hệ thống luật pháp quốc tế. Thông qua sự vận hành của
hệ thống quốc tế sẽ tạo ra những tác động lớn đối với quốc gia và quan hệ
quốc tế ở các góc độ là: hình thành các xu hướng vận động của quan hệ quốc
tế; góp phần tạo ra chế độ, cấu trúc của các chủ thể trong hệ thống; tác động
đến diễn biến và kết quả trong quan hệ quốc tế. Từ đó, tác động đến chủ thể
quốc gia và các chủ thể khác trong hoạch định và triển khai chính sách đối
ngoại.
2.1.2, Nội hàm cơ bản của hệ thống quốc tế
Thứ nhất, về những yếu tố cấu thành hệ thống quốc tế: nhân tổ là bộ
phận cấu thành đơn giản nhất của hệ thống; cẩu trúc thể hiện phương thức tổ
chức, tương quan của các nhân tố trong hệ thống và tổng thể những bắt buộc
và hạn chế xuất phát từ sự tồn tại của hệ thống đối với những nhân tố của hệ
thống; môỉ trường là cái ảnh hường đến hệ thống và tạo ra tác động qua lại
giữa nó với hệ thống; ranh giới hệ thống là chỗ tiếp giáp của các nhân tố;
chức năng của hệ thống là phản ứng của nó đối với tác động của môi trường
nhằm bảo vệ quan hệ giữa các yếu tố của hệ thống, nghĩa là bảo vệ sự bền
vững của hệ thống đó4.
Thứ haỉ. quan hệ quốc tế cũng như các chủ thể của nó không tồn tại bên
ngoài hệ thống, mà tạo ra hệ thống bằng sự tồn tại của mình, bằng hành động,
mối liên hệ và ảnh hưởng. Trong khi đó, hệ thống quan hệ quốc tế cũng lại ảnh
hưởng không nhỏ đến chủ thể tham gia, xác định ranh giới hoạt động theo chức
năng, vị trí của họ trong hệ thống thứ bậc... Chính vì thế, vấn đề cơ bản của
nghiên cứu hệ thống quan hệ quốc tế là làm rõ đặc điểm cấu trúc và tính quy
luật, các quá trình tiến hóa, các chu kỳ, các giai đoạn phát triển của hệ thống5.
Thứ ba, các quốc gia và các chủ thể quan hệ quốc tế khác vận hành trong

4 Xem Vũ Dương Huân: Vài nhận thức về hệ thống quan hệ quốc tể, Tạp chỉ Nghiên cửu quắc
tể, số 1 (84) 2011, tr. 198-199.
5 Xem Vũ Dương Huân: Vài nhận thức về hệ thống quan hệ quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế,
số 1 (84) 2011, tr.202.

26
một hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu mà ở đó các đặc điểm cụ thể của
hệ thống góp phần quyết định mô thức tương tác giữa các chủ thể. Các nhà phân
tích dựa trên cấp độ hệ thống cho rằng bất cứ hệ thống nào cũng vận hành theo
những cách thức có thể dự đoán được ở một mức độ nhất định, với những xu
hướng hành vi mà các chủ thể thường tuân theo6.
Thứ tư. hệ thống quốc tế hiện nay được hình thành bởi các quốc gia - dân
tộc (nation - State) và các thành tố khác của thời kỳ hiện đại. Việc hình thành hệ
thống quốc tế hiện đại được đánh dấu mốc “khởi động” bằng Hòa ước
Westphalia năm 1648 ở châu Âu. Mô hình hệ thống quốc tế hiện nay được thể
hiện rõ trong Hiến chương Liên hợp quốc và các hiệp ước quốc tế. Các quốc gia
tham gia vào hệ thống quốc tế hiện đại đều có vai trò bình đẳng trên tinh thần
tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, song trên thực tế, một số nước
lớn có sức mạnh tổng hợp với các mục tiêu và định hướng chính sách của mình
có khả năng chi phối chính sách, tiến trình và kết quả của quan hệ giữa các nước
nhỏ hơn. Cho nên, sự xuất hiện hoặc rút lui của một nước lởn trong hệ thống
quốc tế sẽ làm thay đổi cấu trúc của hệ thống đó và số lượng các nước lớn cũng
như tương quan so sánh lực lượng giữa các nước này có ý nghĩa quyết định đến
việc hình thành, chấm dứt, cũng như tỉnh chất, luật chơi của một hệ thống quan
hệ quốc tế cụ thể7.
Hệ thống thế giới hiện tại sẽ được vận động theo hướng: Đáp ứng hiệu
quả hơn nhu cầu đối phó với các thách thức toàn cầu và phù hợp với thay đổi
tương quan lực lượng, lợi ích của các trung tâm quyền lực lớn; ngày càng dân
chủ hơn, do đó sẽ hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy hợp tác và điều hòa mâu
thuẫn giữa các thành viên trên mọi mặt của đời sống quốc tế. Tuy nhiên, các
nước và các trung tâm quyền lực lớn vẫn nắm vai trò quan trọng và cạnh tranh
ảnh hưởng với nhau, trong khi các nước nhỏ sẽ có tiếng nói ngày càng quan

6 Xem Lê Hồng Hỉệp: Các cấp độ phân tích (Levels of analysis),


http://nghiencuuquocte.org/2015/01/02/cac-cap-phan-tich/
7Xem Vũ Lê Thái Hoàng: Bàn về cách tiếp cận của lý luận phương Tây về trật tự thế giới,
http://nghiencuuquocte. org/2014/06/23/ban-ve-cach-tiep-can-cua-ly-hian-phuong -tay-ve-trat-tu-
the-gioi/

2
7
họng hơn nhưng vẫn có thể bị thiệt thòi và bị chi phối bởi các nước lớn8.
2.1.3. về hệ thống quốc tế hiện nay
Trước hểt, bao gồm các chủ thể đa dạng và mối quan hệ giữa chúng. Các
nhóm chủ thể và mối quan hệ chính của hệ thống quốc tế hiện nay là: (1) quan
hệ giữa các quốc gia với nhau, tiêu biếu và quan trọng nhất là giữa các nước
lớn, các trung tâm quyền lực lón với nhau; (2) quan hệ giữa các nước lớn, phát
triển với các nước đang phát hiển, nước vừa và nhỏ; (3) quan hệ của các tổ
chức quốc tế (mang tính cách quốc gia hoặc phi quốc gia); (4) quan hệ trong
các diễn đàn, sáng kiến, cơ chế hợp tác; (5) quan hệ của các /doanh nghiệp, tập
đoàn; (6) các quan hệ quốc tế đặc thù (giữa các x tôn giáo, dân tộc, các nhóm,
các lực lượng chính trị xã hội của các quốc gia...).
Hai là, cấu trúc của hệ thống là trật tự mang tính thứ bậc, trong đó,
các cường quốc chủ yếu đóng vai trò chi phối. Hệ thống các thể chế và
thiết chế toàn cầu, khu vực (đứng đầu là Liên hợp quốc) có chức năng thúc
đẩy mối quan hệ giữa các chủ thể, cũng như vận hành và quản trị hệ thống.
Ba là, hệ thống quốc tế hiện nay đang vận động biến đổi mạnh mẽ
trong môi trường cạnh tranh cường quốc gay gắt, dưới tác động sâu sắc
của toàn cầu hóa, Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề an ninh phi
truyền thống.

2.2. Trật tự thế gióĩ


2.2.1. về khái niệm “trật tự thế giới”
Trật tự thế giới là trạng tháỉ tương đổi ổn định của đời sống thế
giới, trong đó phản ánh tương quan sắp xếp, so sánh lực lượng giữa các
chủ thể cẩu thành đời sổng quốc tể. Nó thể hiện thứ bậc quyền lực, do các
nước lớn quyết định, trong một thời kỳ nhất định (thường là giaỉ đoạn
dài).
Trong lịch sử có bốn loại trật tự chính: (1) trật tự đơn cực; (2) trật tự

8 Xem Cục diện thể giới đển 2020, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chi- tiet-tim-


kiem/-/2018/9483/cuc-dien-the-gioi-%C4%91 en-2020.aspx

28
hai cực; (3) trật tự đa cực; (4) trật tự không phân cực. cần nhấn mạnh, trật
tự thế giới là cách so sánh và phân bổ sức mạnh tổng hợp (chính trị, quân
sự, kinh tế, văn hóa...) giữa các cường quốc và là dạng thức hoạt động hay
dàn xếp (chính thức và không chính thức) của các quốc gia có chủ quyền
và các nhân tố khác nhằm duy trì các mối quan hệ giữa họ với nhau theo
những luật choi chung vi mục tiêu/lợi ích của từng nước và của cả hệ
thống.
2.2.2. về thuộc tỉnh của trật tự thế giới
Trật tự thế giới bao gồm ba thuộc tính cơ bản. Đó là:
Tỉnh ổn định: Đây là một thuộc tính căn bản của trật tự. Tuy nhiên,
không nên coi bất cứ một trật tự nào là một khuôn mẫu cứng nhắc hay ở
trạng thái “tĩnh”, mà ngược lại đó là một quá trình vận động để đi đến
hoàn thiện, có khởi đầu, thay đổi và kết thúc1.
Tính ổn định trong trật tự thế giới được thể hiện qua tính có thể
đoán trước (predictability) và tỉnh hợp lệ/chỉnh đảng (legitimacy). Như đã
phân tích ở trên, trật tự quốc tế hiện đại được xây dựng trên hệ thống quốc
gia - dân tộc, những chủ thể chính có chủ quyền cùng nhau tồn tại và cùng
nhau xây dựng, công nhận những luật chơi chung như nguyên tắc tổ chức,
vận hành trật tự, các tiêu chuẩn về hành vi điều chỉnh các mối quan hệ,
tương tác giữa các chủ thể này với nhau. Luật chơi là sản phẩm của quá
trình tương tác giữa các chủ thể, nhưng bản thân luật chơi khi đã ra đời sẽ
có những động lực riêng và sức sống riêng của nó, cho phép nó chi phối
ngược trở lại (ở các mức độ khác nhau) hành vi của các chủ thể trong trật
tự. Chính những luật chơi này tạo nên một môi trường ổn định và có thể
đoán trước, Bên cạnh việc tạo nên tính có thể dự báo, luật chơi còn thể
hiện tính chỉnh danh (hợp lệ) của trật tự và từ đó tạo nền tảng cho sự ổn
định của trật tự2. Sự tồn tại của luật chơi cũng thể hiện sự công nhận tương
quan so sánh lực lượng giữa các chủ thể trong hệ thống. Như vậy, sự công
nhận này làm cho trật tự có tính chính danh, hợp lệ, qua đó góp phần đảm
bảo sự ổn định tương đối của trật tự. Chừng nào sự công nhận này không

2
9
còn thì luật chơi sẽ bị thách thức và phá vỡ, thuộc tính này cũng mất đi và
kết cục sự ổn định của trật tự bị đe dọa, trật tự cũ cần phải được thay thế
bằng một trật tự mới để phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới.

1,2
Xem Vũ Lê Thái Hoàng: Bàn về cách tiếp cận của lý luận phương Tây về trật tự thế
giới, http://nghiencuuquocte.org/2014/06/23/ban-ve-cach-tiep-can-cua-ly-luan-phuong
phuong -tay-ve-trat-tu-the-gioi/

Tính thứ bậc (đẳng cấp): Sự hiện diện của các chủ thể là điều kiện
tiên quyết để hình thành nên một trật tự, trong đó các nước lớn xác lập luật
choi, xây dựng hệ thống, còn các nước nhỏ buộc phải tuân thủ luật chơi và
thích nghi với hệ thống (do không có khả nặng làm thay đổi hệ thống).
Đồng thời, chính sách và hành vi của các nước lớn cũng có tác động trực
tiếp lên chính sách và hành vi của các nước nhỏ. Quy luật này xuất phát từ
quan niệm rất đặc thù của trường phái hiện thực về tương quan so sánh
quyền lực giữa các quốc gia trong quan hệ quốc te.
Khi yếu tố tương quan so sánh lực lượng xoay chuyên thì thuộc tính
thứ bậc, đẳng cấp trong trật tự cũng thay đổi. Mức độ thay đổi đến đâu tùy
thuộc vào năng lực, sức mạnh của các chủ thể cũng như sự công nhận của
các chủ thể còn lại. Trong tính thứ bậc, đẳng cấp cũng thể hiện sự độc lập
tương đối của các nước nhỏ vì bản thân các nước này cũng có thể chủ động
phát huy sức mạnh thông minh bằng những chính sách khôn ngoan của
mình (lợi dụng mâu thuẫn các nước lớn, cân bằng lực lượng (balancing)
hoặc phù thịnh (bandwagoning) và các nước lớn không chỉ coi các nước
nhỏ là đối tượng áp đặt, trừng phạt mà còn là đối tượng cần hanh thủ, lôi
kéo, tập hợp đồng minh.
Tỉnh khả biển: Trật tự mang thuộc tính ổn định nhưng bản thân nó là
một quá trình vận động để đặt đến sự hoàn thiện. Theo trường phái hiện
thực và chủ nghĩa Mác-Lênin, sự thay đổi tương quan sức mạnh giữa các
chủ thể, đặc biệt là các nước lớn có vai hò trong trật tự sẽ dẫn đến sự thay
đổi về luật chơi và mô hình trật tự. Luật chơi mới cùng trật tự mới thường

30
được xác lập như là kết quả của một cuộc chiến tranh “hệ thống” và một
quá trình hanh giành quyền lực, lợi ích trong quan hệ quốc tế.
Khi bàn về khả năng, quy luật vận động và thay đổi của trật tự quốc tế,
những người mácxít cho rằng: “Tác động của phương thức sản xuất và hình
thái kinh tế - xã hội đối với quan hệ quốc tế, là nội dung cấu thành và quyết
định tính chất của thời đại”9. Trong tác phẩm Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn
tột cùng của chủ nghĩa tư bản xuất bản năm 1916, V.LLênin đã chỉ ra quy
luật “tuyệt đối” về phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị (cùng
với quy luật giá trị thặng dư) của chủ nghĩa tư bản, và khi chủ nghĩa tư bản
bước vào giai đoạn phát triển tột cùng là chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh là
giải pháp duy nhất để sắp xếp, tổ chức lại trật tự và luật chơi giữa các nước
tư bản chủ nghĩa. Chiến tranh mang tính chất hệ thống là không thể tránh
khỏi giữa một bên muốn duy trì trật tự cũ và một bên muốn thách thức, phá
vỡ nó để thay thế bằng một trật tự mới có lợi hơn và phản ánh đúng hơn
tương quan so sánh lực lượng mới trong hệ thống quốc tế. Đây cũng chính
là một trong những mạch lập luận chính của các nhà hiện thực chủ nghĩa về
tính khả biến của trật tự thế giới10.
2.23, về các yếu tố ảnh hưởng đến trật tự thế giới
* Chủ thể chỉnh
Các chủ thể chính trong hệ thống quan hệ quốc tế trong một giai
đoạn lịch sử nhất định là một tiêu chí cơ bản để nhận dạng và đánh giá bản
chất của trật tự thế giới. Các trường phái nghiên cứu lớn cơ bản có sự nhất
trí với những người hiện thực chủ nghĩa về vai trò chủ đạo của các quốc
gia - dân tộc nói chung và các nước lớn nói riêng trong hệ thống, và không
một chính phủ/nhà nước siêu quốc gia nào đứng trên chủ quyền của các
quốc gia. Chính sách của các nước lớn cũng như mối quan hệ tương tác
giữa các nước lớn với nhau ở từng khu vực và trên toàn thế giới có ảnh
9 Xem Các phát triển mới về lý luận trong nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đạỉ, Học viện
Ngoại giao, H.2008, tr.29-32.
10 Xem Nguyên Bằng Tuờng: Quan điểm mảcxỉt về một số lỷ thuyết quan hệ quốc tế của
cảc nước phương Tây hiện nay, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, tr. 10.

3
1
hưởng mang tính quyết định đến
“hình thù”, tính chất của trật tự và buộc những nước nhỏ hon phải điều
chỉnh, thích nghi với “luật chơi” để tìm một chỗ đứng ít bất lợi nhất trong
trật tự. Thực tiễn lịch sử cho đến nay vẫn chứng minh luận điểm đỏ cơ bản
còn phù hợp và là kiểu tư duy phổ biến của các
nhà hoạch định chính sách cũng như các học giả ở nhiều nước khi đánh
giá trật tự thế giới theo khái niệm “cực”11.
Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng tạo
nên những thay đổi lớn trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh đến
nay, nhiều quan điểm, nhất là của trường phái thể chế tân tự do cho rằng
kiểu tư duy truyền thống nói trên quá nhấn mạnh đến vai trò của quốc gia
và coi lợi ích của quốc gia là tối thượng trong quan hệ quốc tế. Điều này đã
gián tiếp phủ nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của các chủ thể phi quốc
gia - phi nhà nước như các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các công ty
xuyên quốc gia, các tồ chức phi chính phủ quốc tể, các tôn giáo... Đặc biệt
ở châu Âu, tiến trình nhất thể hóa theo mô hình “cộng đồng” đã đạt được
nhiều tiến bộ đáng kể và EU từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay đã
trở thành một chủ thể có tiếng nói và ảnh hưởng ngày càng quan trọng
trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vaỉ trò của
các quốc gỉa gỉảm đi. Ngày nay, các chủ thể phi nhà nước đưa ra ý tưởng,
nhưng chính phủ của các quốc gia mới là “người” hiện thực hóa các ý
tường này và liên kết chúng cùng với các lợi ích khác thành lợi ích quốc
gia. Các quốc gia vẫn là những chủ thể quan trọng hàng đầu trong nền
chính trị quốc tế. Thực tế cho thấy, ảnh hường của hơn 200 quốc gia trên
thế giới đối với tình hình thế giới không giống nhau. Các nước vừa và nhỏ
đang cồ vai trò ngày càng tăng trên trường quốc tế, song khó ai
có thể bác bỏ được thực tế là các cường quốc có ảnh hưởng đặc biệt đối
với chính trị thế giới trong thế kỷ XXI như G7, hay nhóm các nền kinh tế
11 Xem Vũ Lê Thái Hoàng: Bàn về cách tiếp cận của ỉỷ luận phương Tây về trật tự thế giới,
http://nghiencuuquocte.org/2014/06/23/ban-ve-cach-tiep-can-cua-ly-luan-phuong -tay-ve-
trat-tu-the-gioi/

32
mới nổi (E7) gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico, Nga, Indonesia và
Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, tiến trình nhất thể hóa châu Âu vẫn còn một
chặng đường dài phía trước đầy khó khăn, đặc biệt sau khi Vương quốc
Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời EU (Brexit) diễn ra. EU hiện chỉ được
xem là một chủ thể mạnh về kinh tế và quan hệ quốc tế ở châu Âu hiện tại
nhung vẫn chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nước lớn trong và ngoài khu
vực như Mỹ, Nga, Trung Quốc.
Trong quan hệ quốc tể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, các nước lớn
vẫn đóng vai trò quyết định hình thành nên trật tự thế giới, mặt hợp tác trở
thành xu thế nổi trội trong trục hợp tác - đấu tranh giữa các nước lớn hiện
nay và cách thức tập hợp lực lượng của các nước lớn không còn theo kiểu
“xếp hàng”, nhất tuyến mà đa dạng hơn, phức tạp hơn nhung lỏng lẻo hơn.
Quan điểm về chiều hướng phát triển sức mạnh của EU như một chủ thể
đặc biệt cũng được phân tích, đánh giá rằng quan hệ quốc tế đang ưong thời
kỳ quá độ với những xu hướng, biểu hiện nổi trội làm cơ sở cho việc dự báo
về một trật tự thế giới mới (mà trong đó EU có khả năng hoàn thiện sức
mạnh của mình và trở thành một chủ thể siêu quốc gia “đối trọng” với các
nước lớn khác) cỏ thể định hình rõ nét hơn từ nay đến cuối thập niên 2020.
Vì vậy, có thể sử dụng khái niệm “trung tâm” cùng với khái niệm “cực” để
nhận dạng một trật tự thế giới “đa cực”, “đa trung tâm” trong những thập
niên đầu của thế kỷ XXL
* Phân bổ sức mạnh giữa các chủ thể chinh
Tiêu chí này không thể tách rời khỏi tiêu chí chủ thể vì sức mạnh
tương đối hay tương quan lực lượng giữa các chủ thể là cơ sở quan trọng để
phân biệt nước lớn, nước trung bỉnh, nước nhỏ trong quan hệ quốc tể, so
sánh phạm vi, mức độ, khả năng ảnh hưởng, chi phối các mối quan hệ trong
hệ thống giữa các nước lớn với nhau, và đánh giá những thuộc tính cơ bản
(tính ổn định, tính thứ bậc và tính khả biến) của trật tự thế giới. Việc xác
định chủ thể chính và đánh giá phân bổ sức mạnh giữa các chủ thể chính
trong một trật tự thế giới cũng đòi hỏi một cách tiếp cận đa chiều, tổng hợp

3
3
và toàn diện1.
* Luật chơi và cách tập hợp lực lượng
Tiêu chí này là một trong những nội dung cơ bản trong định nghĩa về
“trật tự”, theo đó mọi quan hệ giữa các quốc gia trong trật tự thế giới đều
chịu sự điều chỉnh của những luật chơi chung do một hoặc các nước lớn
thiết lập nên. Chúng có thể là các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử (quyền và
nghĩa vụ), luật lệ, quy trình thủ tục và luật pháp quốc tế (gồm cả các biện
pháp chế tài, xử phạt). Luật chơi chính là biểu hiện của những tiêu chuẩn
chung về hành vi của các quốc gia tham gia và thể hiện nguyên tắc tổ chức,
vận hành của một trật tự thế giới2.
Từ góc độ luật chơi, một trật tự thế giới chỉ có thể ra đời khi đáp ứng
được những điều kiện cơ bản sau: (1) có hệ thống luật chơi rõ ràng do các
chủ thể chính thỏa thuận xây dựng nên; (2) luật chơi phải được các chủ thể
tham gia, đặc biệt là các chủ thể chính, thừa nhận (tự nguyện hay do cưỡng
ép) và cam kết tuân thủ; (3) hành vi của các chủ thể tham gia phải phù hợp
với luật chơi và có một biên độ dao động nhất định, sự vi phạm thường
xuyên và vượt quá biên độ dao động cho phép sẽ dần vô hiệu hóa luật chơi;
(4) những hành vi vi phạm luật chơi sẽ bị xử phạt theo các biện pháp chế
tài và luật pháp quốc tế, và không loại trừ việc sử dụng vũ lực nhằm đảm
bảo việc tuân thủ luật chơi chung; (5) luật chơi có thể thay đổi hoặc điều
chỉnh do ý muốn chủ quan của các chủ thể chính, do sự thách thức,

h 2 Xem Vũ Lê Thái Hoàng: Bàn về cách tiếp cận của ỉý luận phương Tây về trật tự thế
giới, http://nghiencuuquocte.org/2014/06/23/ban-ve-cach-tiep-can-cua-ly-luan-phuong- tay-
ve-trat-tu-the-gioi/
tác động của các chủ thể khác (các nước nhỏ hơn hay các cường quốc mới
nồi), hay do mục tiêu và lợi ích chung của cả hệ thống.
Thực tế hiện nay cho thấy xu thế dân chủ hóa quan hệ quốc tể ngày
càng mạnh lên với vai trò gia tăng của các thể chế, luật pháp quốc tế và các
chủ thể nhỏ yếu hơn cùng các chủ thể phi quốc gia cũng có những tác động
nhất định đến quá trình hình thành luật chơi trong một trật tự thế giới mới.

34
Có những cách tập hợp lực lượng khác nhau trong quan hệ quốc tế:
dựa trên ý thức hệ, giá trị, địa lý hay lợi ích. Nhưng trong thế giới ngày
nay, lợi ích quốc gia trở thành nhân tố nổi bật chi phối quan hệ quốc tế và
sự tập hợp lực lượng quốc tế.
* Phương thức của trật tự
Tiêu chí này mô tả phương thức đặc thù nhằm tổ chức và duy trì các
quan hệ giữa các quốc gia do luật chơi điều chỉnh trong trật tự. Cách tiếp
cận trật tự thế giới thông thường theo ba mô hình: (1) chỉ định/áp đặt; (2)
quy tắc/khế ước; (3) đoàn kết/cộng đồng. Trật tự thường được đặt tên theo
phương thức chủ đạo của trật tự tuy bản thân phương thức chưa phản ánh
đầy đủ tính chất của trật tự đó. Chẳng hạn như mô hình chỉ định/áp đặt
mang bản chất quyền lực, cạnh tranh và được triển khai theo các phượng
thức chính như bá quyền, cân bằng lực lượng, hòa hợp quyền lực, cơ chế
quốc tế. Trong đó, phương thức bá quyền dựa trên sự thống trị/lãnh đạo của
một cưởng quốc duy nhất và khác biệt với cân bằng lực lượng hay hòa hợp
quyền lực về sự phân bổ quyền lực cũng như luật chơi. Hai mô hình còn lại
có các phương thức chính đặc thù như hợp tác kinh tế, cơ chế quốc tế, an
ninh tập thể, nhất thể hóa về kinh te - chính trị, xây dựng cộng đồng...
* Công cụ của trật tự
Giúp xây dựng và đảm bảo thực thi luật chơi của trật tự, qua đó duy trì
ổn định của trật tự. Công cụ của trật tự là một bộ phận không thể tách rời
phương thức của trật tự. Có ba nhóm công cụ chính: (1) ngoại giao - mang
tính chất hòa bình, phi bạo lực; (2) luật pháp quốc tế\ (3) chiến tranh -
mang tính bạo lực1. Ba nhóm công cụ này bao gồm rất nhiều các công cụ
cụ thể, đa dạng được các nước lớn sử dụng trong quá trình xóa bỏ trật tự,
luật chơi cũ, thiết lập nên trật tự, luật chơi mới và triển khai quan hệ giữa
các nước lớn có vai trỏ với nhau cũng như giữa các nước lớn với các nước
nhỏ hơn trong nỗ lực tập hợp lực lượng, thúc đẩy hợp tác, hay giải quyết
bất đồng, tranh chấp nhằm phục vụ lợi ích riêng của từng nước và đảm bảo
sự vận hành ổn định của cả hệ thống. Việc các nước lớn ưu tiên sử dụng

3
5
nhóm công cụ nào nói trên sẽ thể hiện xu thế nổi trội trong quan hệ quốc tế,
tương quan so sánh lực lượng giữa các nước lớn cũng như ưu tiên chính
sách của các nước này, và những đặc tính căn bản của trật tự, qua đó giúp
xác định phương thức và mô hình trật tự2.
* Cấu trúc địa lỷ của trật tự
Thuyết tân hiện thực hay còn gọi là lý thuyết hệ thống tiếp cận “trật tự
thế giới” từ góc độ chủ thể và phân bổ quyền lực/sức mạnh mang tính thứ
bậc giữa các chủ thể trong hệ thống quốc tế. Đây là cách tiếp cận mang tính
cấu trúc theo chiều dọc hay phương thẳng đứng. Tuy nhiên, ngoại trừ trật tự
đơn cực, cách tiếp cận này không thể giải thích chính xác và đầy đủ được
mức độ chi phối, ảnh hưởng khác nhau của các “cực” ở các khu vực địa lý
khác nhau trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh quá trình khu vực hóa đang
phát triển mạnh mẽ bên cạnh quá trình toàn cầu hóa và tác động của các khu
vực Âu, Á, Phi, Mỹ Latinh đến sự hợp tác, đấu tranh của các nước lớn ngày
càng rõ nét. Do đó, để đánh giá chính xác sức mạnh lj 2
Xem Vũ Lê Thái Hoàng:
Bàn về cách tiếp cận của lỷ luận phương Tây về trật tự thế giới,
http://nghiencuuquocte.org/2014/06/23/ban-ve-cach-tiep-can-cua-ly-luan-phuong- tay-ve-trat-
tu-the-gioi/
tổng thể của các nước lớn ở cấp độ phân tích “thế giới” còn cần phải đánh
giá, so sánh sức mạnh, ảnh hưởng của tùng nước ở từng khư vực địa lý cụ
thể trên thế giới (hay còn gọi là “tầm với địa lý”). Đây là cách tiếp cận địa
lỷ, theo chiều ngang được các học giả đưa ra sau Chiến tranh lạnh để bổ
sung cho cách tiếp cận cấu trúc theo chiều dọc vốn được chấp nhận rộng
rãi từ lâu trên thực tế12.
Như vậy, sự thể hiện của trật tự thế giới là không đồng nhất ở các khu
vực địa lý khác nhau trên thế giới. Điều này phản ánh thực tế của chính trị
quốc tế đương đại và việc áp dụng tổng hợp các cách tiếp cận theo chiều
dọc và chiều ngang sẽ giúp đánh giá đúng đắn hơn bản chất, thực trạng và

12 Xem Bạch Vân Trân, Lý Khai Thịnh: Khái luận về các trường phải lý luận quan hệ quốc
tế, Nxb.Nhân dân Chiết Giang, Trung Quốc 2009, tr.426 (tiếng Trung).

36
xu hướng vận động của trật tự thế giới.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


1. Các yếu tố ảnh hưởng đến trật tự thế giới.
2. Vai trò của các diễn đàn, các cơ chế hợp tác quốc tế đối với thế
giới hiện nay.
3. Cạnh tranh quyền lực trong quan hệ quốc tế.

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích các yếu tố cấu thành trật tự thế giới?
2. Vai trò của nước lớn trong trật tự thế giới đang hình thành?
3. Đối sách của Việt Nam trong trật tự thế giới đang hình thành?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Gỉáo trình Quan hệ
quổc tế (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận
chính trị, H.2021.
2. Vũ Lê Thái Hoàng: Bàn về cách tiếp cận của lỷ luận phương Tây
về trật tự thể giới, http://nghiencuuquocte.org/2014/06/23/ban- ve-cach-
tiep-can-cua-ly-luan-phuong -tay-ve-trat-tu-the-gioi/
3. Hoàng Khắc Nam: Lỷ thuyết quan hệ quốc tế, Nxb.Thế giới,
H.2017.
* Tài liệu đọc thêm
1. Vũ Dương Huân: Vàỉ nhận thức về hệ thống quan hệ quốc tể, Tạp
chí Nghiên cứu quốc tế, số 1 (84) 2011.
2. Phạm Bình Minh (Chủ biên): Cục diện thế giới đến 2020,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2010.

3
7
Bài 2
CỤC DIỆN THẾ GIỚI HIỆN NAY

A. MỤC TIÊU
về kiến thức'. Cung cấp khái niệm về cục diện thế giới, nhận diện
những nét cơ bản về cục diện thế giới giai đoạn hiện nay, xu hướng vận
động của cục diện thế giới những năm tới và định vị Việt Nam trong không
gian quyền lực toàn cầu hiện nay.
về kỹ năng: Trên cơ sở những tri thức cập nhật, có định hướng giúp
học viên trau dồi kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện quốc tế đang diễn
ra phức tạp hiện nay. Từ đó, đánh giá đúng về cục diện thế giới hiện tại và
xu thế vận động của nó trong những năm tới.
về tư tưởng'. Giúp cho học viên thấy rõ được những vấn đề liên quan
trong nhận thức lý luận và đánh giá thực tiễn về cục diện thế giới. Từ đó,
giúp học viên có thêm cơ sở lý luận, thực tiễn để hiểu, củng cố niềm tín đối
với con đường phát triển của đất nước trước một thế giới biến động phức
tạp và nhanh chóng hiện nay.

B. NỘI DUNG
1. Sự HÌNH THÀNH cục DIỆN THẾ GIỚI HỆN NAY
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Cục diện thế giởi
Cục diện thế giới được hiểu là “trạng thái” của thế giới tại một thời
điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định (tương đối ngắn), phản ánh
tương quan lực lượng và mối quan hệ giữa các chủ thể quốc tế khác nhau,
trước hết và quan trọng nhất là giữa các cường quốc, các trung tâm quyền
lực lớn của thế giới. Nỏ cũng bao gồm cả xu hướng vận động của tương

38
quan lực lượng và trạng thái quan hệ giữa các chủ thể chính tại thời điểm
đó. về nội hàm, cục diện thế giới bao quát diện mạo của thế giới trên tất cả
các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, tôn giáo... Tuy nhiên,
nghiên cứu, phân tích về cục diện thế giới thường tập trung chủ yếu vào
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh.
Tuy cục diện thế giới là bửc tranh toàn cảnh về thế giới, nhung trong
phân tích, dự báo cục diện thế giới thường dựa trên ba thành tố chủ yếu: (1)
cấu trúc dựa trên sự so sánh tương quan sức mạnh và quyền lực giữa các
nước lớn, các trung tâm quyền lực lớn trên các bình diện chủ yếu, cả song
phương và đa phương; (2) các đặc điểm lớn, các nhân tố tác động và các xu
hướng vận động chủ yếu của quan hệ quốc té đương đại; (3) vai trò và đặc
điểm của hệ thống các thể chế, cơ chế hợp tác toàn cầu, liên khu vực và khu
vực.
Nghiên cứu cục diện thế giới thường tập trung vào trạng thái “tĩnh”,
tương đối ổn định của bức tranh thế giới toàn cảnh trong một thời điểm hay
một khoảng thời gian cụ thể, nhưng điều này không hề mâu thuẫn với bản
chất vận động không ngừng của tình hình quốc tế dưới sự tác động của các
nhân tố chủ quan (chiến lược, chính sách của các chủ thể) và khách quan,
nhất là các xu thế lớn của thế giới làm thay đổi tương quan lực lượng giữa
các chủ thể chính dẫn đến làm thay đổi cục diện.
1.1.2. Trật tự thế giới
Trật tự thế giới là trạng thái tương đổỉ ổn định của đời sổng thế gỉới,
trong đỏ phản ánh tương quan sắp xếp, so sánh lực lượng giữa các chủ thể
cấu thành đời sổng quốc tế. Nó thể hiện thứ bậc quyền lực, do các nước lớn
quyết định, trong một thời kỳ nhất định (thường là giai đoạn dài).
Trật tự thế giới xác định vai trò, vị trí và chế định hành vi của mỗi
chủ thể trên trường quốc tế. Khi một trật tự thế giới hình thành, đồng thời
những chuẩn mực, nguyên tắc quan hệ đặc thù giữa các chủ thể và cơ chế
vận hành trật tự cũng được hình thành. Ngược lại, khi một trật tự thế giới
chấm dứt tồn tại thì các chuẩn mực, nguyên tắc và cơ chế vận hành nó
cũng mất theo để hình thành các chuẩn mực, quy tắc và cơ chế vận hành
tương ứng của một trật tự thê giới mới. Quan hệ quốc tế hiện đại đã trải
qua ba trật tự là: trật tự Vienna (1815-1914), trật tự Versailles -

3
9
Washington (1919-1939), trật tự Yanta (1945-1989). Các trật tự trên đều
ra đời ngay sau một cuộc chiến tranh lớn. Tuy trật tự Yanta và Chiến tranh
lạnh đã chấm dứt tồn tại cách đây hơn một phần tư thế kỷ, song cho tới
nay một trật tự quốc tế mới vẫn chưa hình thành rõ nét. Thế giới vẫn đang
trong thời kỳ quá độ đi tới một trật tự quốc tế mới.
1.1.3. Mối quan hệ giữa cục diện và trật tự thế giới
Sự giống nhau đều phản ánh sự phân bố và tương quan lực lượng
giữa các chủ thể trong hệ thống quốc tế.
Sự khác nhau giữa cục diện và trật tự thế giới:
Một là, trong khi trật tự thế giới là một kết cấu tương đối ổn định về
nguyên tắc vận hành và cơ chế tác động giữa các chủ thể quốc tế trong một
giai đoạh lịch sử tương đối dài, thì cục diện thê giới phản ánh thực trạng
thế giới với những biến động trong tương quan lực lượng giữa các chủ thể
trong một thời điểm hay một khoảng thời gian tương đối ngắn. Trật tự
mang tính ổn định tương đối, còn cục diện thi biến động liên tục.
Hai là, trật tự thế giới gắn với tư duy quyền lực, thể hiện vị trí của
những chủ thể có ảnh hường nhất trong quá trình xây dựng và thực hành
“luật chơi” - nguyên tắc xử sự giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế. Trật
tự thế giới thiên về mối quan hệ mang tính thứ bậc trong quan hệ quốc tế ở
một giai đoạh tương đối dài và ổn định.
'\

Trật tự thế giới thay đổi khi có sự đảo lộn về cấu trúc quyền lực quốc tế và
thứ bậc trong mối quan hệ giữa các chủ thể chính, là kết quả của quá trình
biến chuyển cục diện hoặc một cuộc đại khủng hoảng (chiến tranh, khủng
hoảng kinh tế, thiên tai...). Trong khi đó, cục diện thế giới là một “lát cắt”
của trật tự thế giới tại một thời điểm nhất định hoặc một khoảng thời gian
tương đối ngắn, phán ánh sự vận động của cán cân quan hệ quốc tế.
Ba là, không phải lúc nào trật tự thế giới cũng được hình thành và
nhận diện một cách rõ ràng (có những giai đoạn ở trạng thái quá độ từ trật
tự này sang trật tự khác), còn cục diện thế giới luôn biểu hiện và có thể xác
định ở mọi thời điểm.
Mối quan hệ giữa “cục diện” và “trật tự” là mối quan hệ biến đổi,

40
chuyển hóa giữa “lượng” và “chất”.
Cục diện khu vực là một phân của cục diện thế giới, với phạm vi
không gian giới hạn trong một khu vực địa lý nhất định. Tuy mang mầu sắc
và phản ánh xu thế vận động chung của cục diện thế giới, song cục diện
khu vực có những nét riêng biệt do đặc thù tương quan lực lượng và các
quan hệ giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế ở khu vực đó.

1.2. Các yếu tổ chủ yếu tác động tói sự hình thành và vận động của cục
diện thế giới hiện nay
Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc cho tới nay, thế giới bước vào
thời kỳ chuyển tiếp giữa trật tự cũ và một trật tự mới mà tới này chưa hình
thành rõ nét. Trong thời kỳ này, diện mạo của cục diện thế giới cũng như xu
hưởng vận động của nó chịu tác động của một số nhân tô chủ yêu sau đây:
Một là, cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại có những bước phát
triển nhảy vọt, làm thay đổi nhanh chóng và sâu sắc nền sản xuất của con
người cũng như mọi mặt của đời sống quốc tế, dẫn tới làm biến chuyển sự
phân bổ sức mạnh và tương quan lực lượng trong cục diện thế giới, thúc đẩy
biến đổi không gian địa- chính trị, địa-kinh tế, cấu trúc quyền lực quốc tế và
phương thức vận hành của chúng.
Sau Chiến tranh lạnh, thế giới chứng kiến những bước phát triển
nhanh chóng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba trong lịch sử vốn
được bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX, tức cuộc cách mạng khoa
học - công nghệ hiện đại gắn với sự ra đời và ứng dụng của máy tính điện
tử trong mọi hoạt động của đời sống con người, sự phát triển mạnh mẽ của
những vật liệu mới, các dạng năng lượng mới, công nghệ sinh học... Cuộc
cách mạng này đã thúc đẩy nền sản xuất phát triển mạnh mẽ, nâng cao
nhanh chóng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, làm sâu sắc phân
công lao động quốc tế và đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa về mọi mặt.
Đặc biệt, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ những năm gần đây
hứa hẹn tạo ra sự phát triển mang tính đột phá và làm biến đổi sâu rộng
nền kinh tế - xã hội của tùng quốc gia và cả xã hội loài người. Với cuộc
cách mạng này, nền sản xuất vật chất và môi trường kinh tế thay đổi căn
bản. Trong nền sản xuất vật chất ấy, sản phẩm được đổi mới, phổ biến rất
nhanh và rộng rãi, năng suất lao động rất caớ, sử dụng rất tiết kiệm và hiệu

4
1
quả nguyên nhiên vật liệu. Nền kinh tế ưong thời đại Cách mạng công
nghiệp 4.0 chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức, kinh tế số. Thời đại kinh
tế mới đã đật các quốc gia vào bối cảnh và điều kiện mới với cả những
thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức chưa có tiền lệ. Trong môi
trường kinh tế thời đại 4.0, cạnh tranh quốc tế sẽ ngày càng khốc liệt và
cuộc đua kinh tế và khoa học - công nghệ, nhất là những công nghệ mũi
nhọn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ quyết định tương lai của các
dân tộc và trật tự quốc tế. Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, cuộc cách
mạng này hiện nay tác động mạnh mẽ tới tất cả mọi lĩnh vực của đời sống
con người, tạo nên những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống chính trị, văn

42
hóa, cơ cấu xã hội của các quốc gia cũng như các mối quan hệ quốc tế. Nó
buộc các quốc gia và cộng đồng quốc tế phải nhận thức lại mô hình phát
triển, tìm cách đổi mới cơ chế, mô hình quản trị quốc gia và quản trị toàn
cầu trong thời đại mới. Cuộc cách mạng này cũng đã và đang tác động
mạnh mẽ tới việc định hình tương lai, vị thế mỗi quốc gia trên trường quốc
té cũng như quan hệ giữa các quốc gia và sự phân bổ sức mạnh trong hệ
thống quốc tế.
Hai là, xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng đã và đang tác động
mạnh mẽ tới sự vận động của những vấn đề chính trị, kinh tế và an ninh toàn
cầu.
Xu thế toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người
không ngừng được mở rộng và ngày càng sâu sắc. Toàn cầu hóa làm cho
mọi nền sản xuất và thị trường gắn kết, xâm nhập và phụ thuộc lẫn nhau rất
chặt chẽ, làm cho xã hội quốc tế và mối quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc
đan kết vào nhau trong một mạng lưới cực kỳ phức tạp và tùy thuộc lẫn nhau
trong một chỉnh thể của ngôi làng toàn cầu. Toàn cầu hóa dỡ bỏ mọi rào cản
đối với thưorng mại tự do, giao lưu kinh tể, lưu chuyển con người và các
nguồn lực phát triển khác, thúc đẩy giao lưu và hợp tác quốc tế mạnh mẽ,
sâu rộng, tự do nên đã tạo cơ hội và điều kiện thúc đẩy tăng trường và phát
triển ở mỗi quốc gia cũng như trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa tạo ra xu
thế vừa hợp tác ngày càng sâu rộng, vừa cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc
liệt giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực và trên quy mô toàn cầu. Trong môi
trường toàn cầu hóa và hội nhập, các quốc gia đều tập trung xây dựng sức
mạnh kinh tế. Vừa hợp tác vừa đấu tranh, đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên
trên hết, là nhân tố trung tâm, là mục tiêu và động lực của quá trình hợp tác
và hội nhập của các nước. Đó cũng là yếu tố nổi bật chi phối và định hình
chính sách đối ngoại của các quốc gia cũng như các mối quan hệ quốc tế và
việc liên minh hay tập hợp lực lượng trên thế giới.

4
Ó
Cùng với xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, những năm gần
đây, thế giới cũng xuất hiện những biểu hiện của xu thế chống toàn cầu hóa
và sự chối bỏ “chủ nghĩa toàn cầu” với các biểu hiện đa dạng như: phong
trào xã hội chống toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bài ngoại, chủ nghĩa biệt lập, chủ
nghĩa đơn phương... Mặc dù toàn cầu hóa do các nước tư bản phát triển chi
phối và thúc đẩy, song trên thực tế, tính hai mặt của quá trình toàn cầu hóa
đã chia sẻ cơ hội và rủi ro, thuận lợi và thách thức cho tất cả các quốc gia,
kể cả các nước phát triển và hùng mạnh nhất như Mỹ hay các nước nghèo,
đang phát triển. Toàn cầu hóa bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác phát triển
cũng dẫn tới những mâu thuẫn, chia rẽ và chứa đựng những yếu tố phản
phát triển. Nó làm xuất hiện và trầm trọng hóa ngày càng nhiều những vấn
đề an ninh phi truyền thống, khiến nguy cơ rủi ro và khủng hoảng kinh tế
gia tăng, đào sâu cách biệt giàu - nghèo và bất bình đẳng kinh tế - xã hội ở
mỗi quốc gia và trên toàn cầu, gia tăng nguy cơ tụt hậu, lệ thuộc về kinh té
và chính trị vào bên ngoài, nguy cơ xung đột và xâm lấn văn hóa, nguy cơ
đảo lộn các cộng đồng xã hội bản địa... Hiện tượng Brexit, xu hướng chống
lại chủ nghĩa toàn cầu và chủ nghĩa đa phương trong chính sách đối ngoại
của Chính quyền Tổng thong Donald Trump (nhiệm kỳ 2017-2021) phần
nào phản ánh sự phản ứng trước những tác động mặt trái của toàn cầu hóa.
Ba là, các cuộc khủng hoảng lớn gần đây của thế giới đã tác động
mạnh mẽ tới xu thế vận động, phát triển của kinh tế thế giới, đồng thời góp
phần thúc đẩy quá trình phân bổ lại cán cân sức mạnh, sự dịch chuyển
quyền lực và định hình cục diện thế giới.
Trong khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra năm 1997 tại Thái
Lan khiến cho kỳ tích kinh té của Đông Á phần nào bị chaọ đảo; cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 làm suy sụp nền kinh tể của
rất nhiều quốc gia, nhất là ở châu Âu, làm cho nợ nần tăng vọt, tăng trưởng
kinh tế và thương mại của nhiều nước giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng này
gây ra những hệ lụy kinh tế “ xã hội sâu rộng cho nhiều quốc gia và đặt ra
yêu cầu tư duy lại về phạm trù và mô hình phát triển theo hướng cân đối,
bền vững và bao trùm hơn, trong đó đầu tư phát triển nguồn lực con người
chất lượng cao, phát triển công nghệ, sản xuất và tiêu thụ năng lượng sạch,
gia tăng kinh tế dịch vụ, thúc đẩy sản xuất công nghiệp xanh và thông minh,

4
7
xây dựng nền kinh tế đổi mới và sáng tạo không ngừng trở thành những
hướng đi của nền kinh tế tương lai. Cuộc đại cấu trúc nền kinh tế thế giới,
chuyển dịch mô hình phát triển và xu thế cạnh tranh kinh tế giữa các quốc
gia sau khủng hoảng đã tạo nên nhiều thay đổi mạnh mẽ trong quá trình
định hình cục diện và trật tự quốc tế mói.
Một hệ quả đáng chú ý của cuộc khủng hoảng này là đã làm cho tương
quan sức mạnh kinh tể giữa các cường quốc cũng như trật tự kinh tế quốc
tế, khu vực có nhiều thay đổi. Cuộc khủng hoảng đã làm châu Âu suy yếu
và rạn nứt, Nga nghiêng ngả, Mỹ, Nhật Bản cũng khó khăn. Trong khi đó,
Trung Quốc không những đứng vững, mà còn trở thành động lực tăng
trường quan trọng nhất của kinh tế thế giới. Qua đó, Trung Quốc gia tăng
mạnh mẽ ảnh hường và vị thế của mình trong trật tự kinh tế toàn cầu, trở
thành đối tác kinh tế quan trọng cũng như chủ nợ lớn nhất của rất nhiều
quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ. Với ảnh hưởng toàn cầu ngày càng
gia tăng, Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy định hình một trật tự kinh tế và chính
trị quốc tế mới theo hình ảnh, vị thế và quyền lực mới của họ. Dưới thời
Tập Cận Bình, Trung Quốc đã triển khai sáng kiến đối ngoại nước lớn mang
đậm màu sắc địa-chính trị “Vành đai và Con đường” nhằm định hình và
kiểm soát mạng lưới thương mại, đầu tư và cơ sở hạ tầng kinh tế khắp toàn
cầu. Trung Quốc cũng đặt ra tham vọng xây dựng một cường quốc kinh tế
hàng đầu thế giới về ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là dẫn đầu thế giới
về trí tuệ nhân tạo trong một chiến lược được gọi là “Made in China
2025”13. Trước sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, tương quan sức
mạnh và sự dịch chuyển quyền lực trong hệ thống quốc tế thay đổi nhanh
chóng. Trong khi sức mạnh và ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ suy giảm tương
đối, Trung Quốc và Nga ngày càng tỏ ra tự tin và quyết đoán hơn trong việc
lật đổ thế bá quyền của Mỹ.

13 Kê hoạch chiến lược của Trung Quốc được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và
Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố vào tháng 5- 2015. Trung tâm
Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) mô tả nó như là một “sáng kiến để nâng cấp toàn
diện ngành công nghiệp Trung Quốc” lấy cảm hứng trực tiếp từ Công nghiệp 4.0 của Đức.
Đây là một nỗ lực để chuyển dịch nền sản xuất của Trung Quốc lên cao hơn trong chuỗi giá
trị. Các mục tiêu bao gồm việc tăng tỷ trọng sản phẩm nội địa của một số ngành công nghiệp
trọng yếu lên 40% vào nãm 2020 và 70% vào năm 2025. Kế hoạch này tập trung vào các lĩnh
vực công nghệ cao bao gồm cả ngành công nghệ dược phẩm hiện đang kiểm soát bởi các
công ty nước ngoài.

48
Đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay đã gây ra cuộc khủng
hoảng y tế toàn cầu chưa từng cỏ trong lịch sử, mà hệ quả của nó đã ảnh
hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế các quốc gia và khiến nền kinh tế toàn
cầu suy giảm tồi tệ nhất từ trước tới nay. Cuộc khủng hoảng này đã tác
động làm thay đổi sâu sắc xu thế phát triển và cơ cấu của nền kinh tế thế
giới, thúc đẩy cấu trúc lại và đẩy nhanh quá trình số hóa nền kinh tế các
quốc gia và toàn cầu, làm đảo lộn các hoạt động thương mại và dòng chảy
đầu tư quốc tế. Cùng với đó, đại dịch đang và sẽ tác động sâu rộng, mạnh
mẽ tới các mối quan hệ quốc tế, tới sự vận động của cục diện và trật tự kinh
tế, an ninh và chính trị thế giới trên một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, đại dịch Covid-19 đã làm sứt mẻ lớn hơn lòng tin chiến
lược giữa Mỹ và phương Tây với Trung Quốc vốn đã bị xuống thấp trước
đó, khiến quan hệ Mỹ - Trung xấu hơn. Việc “chính trị hóa” đại dịch phần
nào cho thấy sự gia tăng nghi kỵ Mỹ - Trung và làm trầm trọng hóa thêm
cuộc cạnh tranh cường quốc trên phạm vi toàn cầu.
Thứ hai) cạnh tranh kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ, tái
phân bổ chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là giữa các cường quốc sẽ tiếp tục và
trở nên gay gắt hơn sau đại dịch. Theo đó, ai thắng thế và đi đầu trong nền
kinh tế số, trong bắt nhịp với Cách mạng công nghiệp 4.0 được đẩy nhanh
hơn dưới tác động của đại dịch sẽ chiếm lĩnh vị thế trên trường quốc tế.
Thứ ba, sau đại dịch, thế giới sẽ chứng kiến cuộc cạnh tranh địa-chính
trị thế giới giữa Mỹ và phương Tây với Trung Quốc tăng nhiệt, nhất là ở khu
vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Thứ tư, thế giới sẽ chứng kiến những chuyển biến quan trọng trong sự
vận động của hệ thống quốc tế, cục diện thế giới và trật tự toàn cầu cũng như
trong tập hợp lực lượng quốc tế liên quan đến cạnh tranh giữa Mỹ và Trung
Quốc sau đại dịch. Theo đó, quốc gỉa nào kiểm soát tốt đại dịch, giảm thiểu
thấp nhất tác động tiêu cực của nó đến kinh tế - xã hội, phục hồi nhanh chóng
sau khủng hoảng sẽ có cơ hội vươn lên trong trật tự kinh tế và chính trị quốc
tế.
Bổn là, sự xuất hiện hàng loạt các vấn đề toàn cầu ngày càng nghiêm
trọng, đòi hỏi tất cả các quốc gia - dân tộc và các chủ thể quan hệ quốc tế
khác phải hợp tác giải quyết vì sự sinh tồn và phát triển của cả nhân loại.

4
9
Những vấn đề toàn cầu cấp bách là những vấn đề có quan hệ trực tiếp
đến hoạt động sống của con người trên trái đất, chúng bao gồm hai nhóm là
nhỏm phản ánh mối quan hệ giữa người với người và nhóm phản ánh mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên. Những vấn đề toàn là những vấn đề mà:
(1) tác động tới mọi quốc gia và toàn nhân loại; (2) nếu không được ngăn
chặn kịp thời thì tác động của chúng sẽ rất khốc liệt, đe dọa sinh tồn của nhân
loại; (3) giải quyết chúng rất khó khăn, phức tạp, lâu dài, đòi hỏi sự phối hợp
trên bình diện quốc tế. Sự xuất hiện và tác động nghiêm trọng của các vấn đề
toàn cầu đã tác động không nhỏ tới môi trường quan hệ quốc tế.
Đứng trước các vấn đề toàn cầu cấp bách, các quốc gia - dân tộc, các lực
lượng, dù mâu thuẫn, đối địch nhau cũng cần sự hợp tác trên những khía
cạnh, vấn đề, thời điểm nhất định vì vận mệnh và lợi ích chung. Do đó, các
mối quan hệ quốc tế này càng trở nên đan cài chặt chẽ, phức tạp, vừa hợp
tác, thương lượng, thỏa hiệp vừa đấu tranh. Trong quan hệ quốc tế, chưa khi
nào sự hợp tác và đấu tranh giữa các quốc gia - dân tộc vì lợi ích quốc gia -
dân tộc lại chịu sự ràng buộc, tùy thuộc và chế ước với lợi ích chung của
cộng đồng quốc tế như hiện nay. Thực tể này có tác động không nhỏ tới mối
quan hệ hợp tác - đấu tranh trên trường quốc tế của các chủ thể và ảnh
hưởng nhất định tới sự vận động của chính trị quốc tể và định hình trật tự
quốc tế.
Năm là, thay vì yếu tố ý thức hệ và giá trị, lợi ích quốc gia trở thành
nhân tố trưng tâm, chi phối và dẫn dắt chính sách đối ngoại của các quốc gia,
mối quan hệ hợp tác - cạnh tranh giữa các quốc gia cũng như sự liên minh,
liên kết và tập hợp lực lượng quốc tế trong thế giới ngày nay. Sự dẫn dắt của
yếu tố lợi ích khiến cho mối quan hệ giữa các quốc gia và sự tập hợp lực
lượng quốc tế vận động phức tạp, khó lường. Theo đó, mối quan hệ giữa các
quốc gia, nhất là giữa các nước lớn với nhau được điều chỉnh theo hướng
thỏa hiệp, đối thoại, vừa hợp tác vừa cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau rất quyết
liệt nhưng tránh xung đột trực diện. Trong bang giao quốc tế, quan hệ đối tác
- đối tượng, bạn - thù, đồng minh - đối thủ... đan xen nhau rất phức tạp và có
thể hoán vị cho nhau một cách bất quy ước. Việc tập hợp lực lượng, liên
minh, liên kết quốc tế nhằm kiềm chế và đối trọng lẫn nhau giữa các cường
quốc có xu hướng ít dựa trên các hệ giá trị, mà chủ yếu dựa trên những lợi
ích quốc gia cụ thể, hữu hình và những tính toán địa-chính trị và chiến lược.

50
Sáu là, chủ nghĩa đa phương và các tổ chức quốc tế, khu vực ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong sự vận động của quan hệ quốc tế, quản trị khu
vực, toàn cầu và định hình cục diện thế giới. Xu thế toàn cầu hóa ngày càng
sâu rộng, sự xuất hiện các vấn đề toàn
- câu cấp bách đã khiển nhiều vấn đề vượt khỏi năng lực quản trị điều hành
của các chính phủ quốc gia riêng lẻ và đặt ra nhu cầu xây dựng các cơ chế
quản lý hữu hiệu trên quy mô khu vực, toàn cầu, Hơn nữa, cơ cấu các thể
chế đa phương, cảc định chế quản trị cảc vấn đề toàn cầu được hình thành từ
sau Chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay như Liên hợp quốc, các tổ chức
tài chính tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO).„ vốn đóng vai trò nòng cốt trong quản trị toàn cầu và
định hình hệ thống quốc tế với Mỹ nắm vai trò chi phối áp đảo nay đã tỏ ra
có nhiều hạn chế trước thực tiễn quốc tế ngày càng phức tạp và trật tự kinh
tế, chính trị quốc tế đã có những chuyển biến lớn lao. Tróng khi các cơ chế
quốc tế đóng vai trò nòng cốt trong trật tự quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh
thế giới lần thứ II do chính Mỹ xây dựng và dẫn dắt nay đã có phần hạn chế
trước bối cảnh mới và bị chính Mỹ lạnh nhạt, thậm chí rời bỏ, thì các cường
quốc mới nổi, nhất là Trung Quốc lại đẩy mạnh thay thế vai trò và ảnh
hưởng của Mỹ tại các thể chế đa phương toàn cầu, chèo lái các thể chế này
theo lợi ích và lập trường của Bắc Kinh, đồng thời thúc đẩy xây dựng, tăng
cường vai trò và phát huy các cơ chế, sáng kiến đa phương mới do mình
sáng lập nhằm cạnh tranh với những cơ chế không do Trung Quốc chi phối
ảnh hưởng. Nhìn chung, trong cuộc cạnh tranh quyền lực quốc tế, cường
quốc nào có thể định hình, dẫn dắt và chi phối được hệ thống thể chế đa
phương khu vực, quốc tế để phục vụ cho lợi ích của mình, cường quốc đó
có cơ hội chiếm ưu thế trong trật tự quốc tế mới.

1.3. Các hình thái chủ đạo của cục diện thế giói từ năm 1991 đến nay
Với sự tan rã của Liên Xô (12-1991), trật tự hai cực ra đời từ Hội nghị
Yalta (1945) cũng chấm dứt sự tồn tại. Từ đó, thế giới bước vào thời kỳ
không có một trật tự rõ nét được gọi tên, thường vẫn được đánh giá là thế
giới đầy khoảng trống quyền lực. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thế
giới ở trong hỗn loạn, không có trật tự, càng không phải là sự cáo chung trật
tự hai cực đồng nghĩa với việc xác lập trật tự thế giới đon cực do Mỹ thống

5
1
soái. Trên thực tế, thê giới vẫn tiếp tục vận động và phát triển trong một thời
kỳ quá độ tiến tới hình thành một trật tự mới mà được nhiều người dự báo có
thể là một thế giới đa cực, đa trung tâm. Trong giai đoạn quá độ tới trật tự
mới, sự vận động của thế giới trải qua những dạng hình thái cục diện sinh
động với những đặc điểm cụ thể có tính đặc trưng mang tính tương đối cho
mỗi hình thái.
Dựa theo những tiêu chí và góc nhìn khác nhau, có những cách khác
nhau để phân kỳ và xác định các hình thái của cục diện thế giới sau Chiến
tranh lạnh. Dựa vào tương quan so sánh sức mạnh giữa các “cực” và phân
bổ quyền lực trong hệ thống, thực trạng và xu hướng vận động trong mối
quan hệ giữa các “cực”, cũng như môi trường chính trị, an ninh và quan hệ
quốc tê đương đại, một cách tương đối, có thể phân chia các giai đoạn
tương ứng với mỗi bình thái cụ thể của cục diện thế giới kể từ khi trật tự hai
cực sụp đổ năm 1991 đến nay như sau:
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2001: Cục diện thế giới
nghiêng về đơn cực do Mỹ chỉ phối trong bổi cảnh xu thể toàn cầu hóa, hợp
tác liên kết quốc tế, khu vực cũng gia tăng mạnh mẽ.
Với sự chấm dứt của Chiến tranh lạnh và sự tan rã của Liên Xô, kéo
theo sự kết thúc của trật tự hai cực, Mỹ trở thành siêu cường toàn diện đứng
đầu thế giới với sức mạnh nổi trội gân như không có đối thủ. Trong bối
cảnh đó, Mỹ muốn thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu
lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, suốt mấy thập kỷ tập trung chạy đua vũ trang
và đối đầu Xô - Mỹ đã để lại hệ quả là khi Liên Xô sụp đổ thì sức mạnh
nước Mỹ cũng phần nào suy giảm. Cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất năm
1991 mà Tổng thống George Bush (1924-2018) tiến hành chống Iraq cũng
khiến nền kinh tế Mỹ gánh thêm phí tổn. Hơn nữa, sự trỗi dậy mạnh mẽ của
Nhật Bản, châu Âu và nhiều nền kinh tế công nghiệp mới cũng làm cho sức
mạnh của Mỹ suy giảm tương đối trong tương quan so sánh và phân bổ
quyền lực quốc tế. Bill Clinton lên làm Tổng thống Mỹ năm 1992 và trong
suốt hai nhiệm kỳ tổng thống của mình lại tập trung lo chấn hưng kinh tế
Mỹ và về cơ bản không gây một cuộc chiến tranh nào. Khi gần hết nhiệm
kỳ đầu, vào tháng 2-1995, Chính quyền B.Clinton mới đưa ra được chiến
lược toàn cầu đầu tiên của Mỹ sau Chiến tranh lạnh có tên là “Chiến lược

52
an ninh quốc gia cam kết và mở rộng” với mục tiêu vẫn nhất quán và rõ
ràng, đó là củng cố vị trí siêu cường độc tôn của nước Mỹ, tăng cường các
lợi ích địa-chính trị của Mỹ trên toàn cầu, không để cho đối thủ nào vươn
lên thách thức sự thống soái của Mỹ trong trật tự thế giới mới, đe dọa an
ninh nước Mỹ, đồng minh của Mỹ và trật tự thế giới tự do 14. Nội dung cốt
lõi của chiến lược này là Mỹ sẽ tiếp tục can dự vào các công việc của thế
giới với vai trò là “người lãnh đạo”, nhưng giảm yếu tố can thiệp trực tiếp
kiểu “sen đầm” mà tăng yếu tố “dẫn dắt, trọng tài”, đồng thời chú trọng
thúc đẩy phổ quát rộng rãi các giá trị dân chủ, tự do ra thế giới và tăng
cường vai trò của các thể chế đa phương do Mỹ dẫn dắt. Tuy nhiên, chiến
lược toàn cầu của Chính quyền B.Clinton đã bị những người tân bảo thủ
phê phán là mềm yếu, trung dung và đã bỏ phí cơ hội tận dụng sức mạnh
tuyệt đối của nước Mỹ để xác lập một “đế chế” Mỹ trên toàn cầu15.
Trong giai đoạn này, Mỹ không những xác lập vị thế nổi trội về sức
mạnh, mà còn chi phối, dẫn dắt hệ thống các thể chế quốc tế đa phương
toàn cầu. Trong khi đó, xu thế toàn cầu hóa trở thành xu thế nổi bật, thúc
đẩy quá trình hợp tác, liên kết khu vực, liên khu vực và quốc tế diễn ra sôi
động, tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới môi trường ạn ninh, quan hệ quốc tế
và quá trình phân bổ lại sức mạnh ưong hệ thống quốc tế cũng như tái định
hình trật tự kinh tế và chính trị quốc tế sau này.
L3.2. Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2010: Xu thế toàn cầu hóa,
hòa bình, hợp tác, phát triển tiếp tục nổi bật trong bối cảnh an ninh quốc tể
diễn biến phức tạp hơn, thế giới vận động theo hướng đa cực, đa trung tâm,
trong đó mối quán hệ hợp tác - đấu tranh giữa các cường quốc cơ bản theo
hướng ổn định, hòa hợp và cân bằng, hạn chế va chạm và đối đầu trực
diện.
George Walker Bush thắng cử và lãnh đạo nước Mỹ trong bối cảnh
một nước Mỹ hùng mạnh về kinh tế vốn là thành quả của một thời kỳ tăng
trường cao dưới thời Chính quyền B.Clinton. Quan trọng hơn, cuộc tấn
công khủng bố nước Mỹ ngày 11-9-2001 là một bước ngoặt lớn ngay sau
14 Xem Paul D. Miller: Five Pillars of American Grand Strategy, Survival: Global
Politics and Strategy, Vol.54, No.5, 2012, pp.7“44.
15 Xem Richard Haass: The Squandered Presidency: Demanding More from the
Commander in Chief Foreign Affairs, No.May/June 2000, https://www. foreignaffans.
com/articles/2000-05-01/squandered-presidency-demanding-more-commander-chief

5
3
khi G.W.Bush tiếp quản Nhà Trắng. Trong bối cảnh đó, G.W.Bush đã
nhanh chỏng ngả theo xu hướng đối ngoại cứng rắn mang đậm tư tưởng của
những người tân bảo thủ để định hình và theo đuổi một chiến lược toàn cầu
mới có tên “Đánh đòn phủ đầu” với hai khía cạnh nổi bật là sử dụng quyền
lực vượt trội của Mỹ một cách mạnh mẽ, quyết đoán và đơn phương, đồng
thời sẵn sàng đánh chặn trước các mối đe dọa, nhất là từ chủ nghĩa khủng
bố. Học thuyết đối ngoại của Chính quyền G.W.Bush chia thế giới thành
những quốc gia ủng hộ Mỹ chống khủng bố và những quốc gia chống lại
Mỹ khi không đứng về Mỹ chống khủng bố. Chiến lược toàn cầu này của
G.W.Bush được xem là tham vọng nhằm xây dựng một đế chế Mỹ dựa trên
sức mạnh không có đối thủ của nước này. Tuy được đánh giá là một chiến
lược rõ ràng, mạch lạc và đay tham vọng, nhưng chiến lược này đã dẫn đến
nhiều tác hại hơn là lợi ích cho nước Mỹ. Hai cuộc chiến ở Afghanistan và
Iraq do Tổng thống G.W.Bush tiến hành đã khiến nước Mỹ hao người tốn
của, bị sa lầy cho đển tận ngày nay. Nguồn lực của nước Mỹ không những
bị hao tổn trực tiếp bởi hai cuộc chiến này, mà nền kinh tế Mỹ cũng phần
nào vì đó mà rơi vào trì trệ. Hơn nữa, chiến lược của Chính quyền
G.W.Bush tập trung vào chống chủ nghĩa khủng bố trên thực tế và thực chất
đã hướng mục tiêu trọng tâm và dành nguồn lực vào việc tấn công một đối
thủ vô hình, trong khi vô hình trung đã sao nhãng các đối thủ tiềm tàng chủ
chốt (nhất là Trung Quốc và Nga), để cho các đối thủ này phục hồi và trỗi
dậy nhanh chóng về mọi mặt, không ngừng gia tăng ảnh hưởng quốc tế, đe
dọa vị thế siêu cường của nước Mỹ. Từ logic thịnh suy của các cường quốc,
sự căng trải và phung phí sức mạnh của nước Mỹ khi triển khai chiến lược
của G.W.Bush đã khiến cho “khoảnh khắc đơn cực” của nước Mỹ chấm
dứt.
Trong giai đoạn này, Mỹ về cơ bản vẫn chi phối chủ đạo hệ thống thể
chế hợp tác đa phương toàn cầu, khu vực, nhưng Trung Quốc bắt đầu âm thầm
tìm cách thay đổi trật tự và luật chơi do Mỹ dẫn dắt. Cũng trong giai đoạn này,
xu thế toàn cầu hóa, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là chủ đạo, nhưng an
ninh quốc tế phức tạp hơn bởi những thách thức phi truyền thống.
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2011 đến nay: Cục diện thế giới và sự dịch
chuyển quyền lực trong hệ thống quốc tế vận động nhanh hơn theo xu thể đa
cực hóa trong bổỉ cảnh mâu thuẫn, cọ sát và cạnh tranh cường quốc tăng

54
nhiệt và được biểu hiện ngày càng công khai, trực tiếp, trong đó cạnh tranh
chiến lược Mỹ - Trung ngày càng chiếm vị trỉ nổi bật trong sự vận động của
môi trường chính trị, an ninh và quan hệ quốc tế và hệ quả của nó tác động có
tỉnh quyết định tớỉ xu hướng định hình cục diện và trật tự thế giới mởỉ trong
thời gian tới.
Môi trường chính trị quốc tế từ năm 2010 trở đi nổi lên một đặc điểm
đáng lưu ý là tương quan sức mạnh và sự dịch chuyển quyền lực trong hệ
thống quốc tế thay đổi nhanh chóng. Mặc dù Mỹ vẫn là siêu cường nổi bật,
nắm trong tay sức mạnh và lợi thế vượt trội trên nhiều lĩnh vực, nhưng xu thế
đa cực hóa trở nên rõ nét hơn với sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc và
các trung tâm quyền lực khác như Trung Quốc, Nga, EU, Ắn Độ... Tổng thống
Barack Obama kế nhiệm G.W.Bush trong bối cảnh sức mạnh và quyền lực
toàn cầu của nước Mỹ bị bào mòn đáng kể bởi sự tăng trưởng trì trệ của nền
kinh tế, sự sa lầy trong hai cuộc chiến Iraq và Apganixtan và hệ quả từ cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Trong khi đó, Trung Quốc và
Nga trỗi dậy và ngày càng tỏ ra tự tin, quyết đoán hơn trong việc cạnh tranh
quyết liệt vị thế, quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ, thách thức và làm xói mòn
trật tự khu vực và quốc tế do Mỹ dẫn dắt từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II.
Nước Nga của Tổng thống Vladimữ Putin đã nhanh chóng sáp nhập bán đảo
Crimea năm 2014, dính líu vào xung đột ở miền Đông Ukraine và tiến hành
can thiệp quân sự vào cuộc chiến ở Syria năm 2015. Trung Quốc ngày càng
công khai, quyết liệt với mục tiêu làm suy yếu trật tự quốc tế, khu vực dựa trên
luật lệ do Mỹ dẫn dắt và tiến tới loại trừ ảnh hưởng vượt trội của Mỹ ở châu Á
- Thái Bình Dương, tiến tới hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa” đứng đầu
thế giới. Đối diện với thực tế cục diện thế giới đang thay đổi, chiến lược đối
ngoại toàn cầu của Tổng thống B.Obama được ra đời hướng tới kiềm chế đồng
thời hai đối thủ chiến lược, nhưng tập trung vậo đối thủ so 1 là Trung Quốc.
Nước Mỹ dưới thời Tổng thống B.Obama đã quyết tâm theo đuổi chính sách
kiềm chế và ngăn chặn Trung Quốc thông qua triển khai chiến lược “Xoay
trục”, “Tái cân bằng” về châu Á - Thái Bình Dương để đối phó Trung Quốc.
Cùng với đó, Mỹ cũng khởi xướng và tập hợp đồng minh tiến hành bao vây
cấm vận và cô lập Nga sau khi Tổng thống V.Putin sáp nhập Crimea vào Nga.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Chính quyền B.Obama nhằm vào Nga và Trung
Quốc tỏ ra chưa mấy hiệu quả. Không những vậy, các đối thủ của Mỹ đã tìm

5
5
cách củng cố hợp tác với nhau và tập hợp lực lượng quốc tế dưới các hình thức
và công cụ đa dạng để thách thức ảnh hưởng, vị thế và
quyền lực của nước Mỹ. Bên cạnh đó, an ninh của nước Mỹ cũng đối mặt
với một loạt thách thức nan giải như mối đe dọa hạt nhân của Cộng hòa Dân
chủ nhân dân Triều Tiên, nỗ lực của Iran để gia tăng ảnh hưởng ở Trung
Đông, mối đe dọa khủng bố của các tổ chức Hồi giáo cực đoan...
Donald Trump thắng cử và trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ
sau cuộc bầu cử năm 2016 với phương châm đậm chất dân túy và dân tộc chủ
nghĩa là “Nước Mỹ trên hết.” Trên lĩnh vực đối ngoại, Chính quyền D.Trump
xây dựng một đại chiến lược với mục tiêu bao trùm là tập trung ngăn chặn đà
suy yếu của nước Mỹ trước các đối thủ đang nổi lên, phục hưng sức mạnh
quốc gia, củng cố và duy trì vững chắc vị thế siêu cường số 1 thế giới của
nước Mỹ với khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nội dung chiến
lược của Chính quyền D.Trump được thể hiện ở một số khía cạnh nổi bật: (1)
với tư tưởng “hòa bình thông qua sức mạnh”, tập trung lập lại sức mạnh vượt
trội của nước Mỹ như là nền tảng cho chính sách đối ngoại, trước hết là sức
mạnh kinh tế và quốc phòng để đảm bảo nước Mỹ có một sức mạnh vô song
đến nỗi “không ai dám qua mặt” nước Mỹ 16; (2) tập trung vào cạnh tranh
cường quốc với quan điểm “Một cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các quốc
gia, không phải chủ nghĩa khủng bố, hiện là mối quan tâm chủ yếu đối với an
ninh quốc gia của Mỹ”17. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2017, Chiến lược
phòng thủ quốc gia năm 2018 và các đạo luật ủy quyền quốc phòng dưới
Chính quyền D.Trump đều công khai xem Trung Quốc và Nga là đối thủ của
Mỹ, trong đó Trung Quốc là đối thủ lớn nhất cần phải cạnh tranh, kiềm chế.
Chính quyền D.Trump đã triển khai Chiến lược Ấn Độ -
Thái Bình Dương với trọng tâm là kiềm chế Trung Quốc. Trên thực tế,
Mỹ đã triển khai hàng loạt chính sách và biện pháp ngày càng cứng rắn
trên hầu hết các lĩnh vực then chốt nhằm đánh trực diện vào Trung Quốc,
như phát động chiến tranh thương mại và công nghệ với Trung Quốc,
tăng cường quan hệ với Đài Loan, gây áp lực kiềm chế Trung Quốc trên

16 Xem Jenna Johnson: Here are 76 of Donald Trump's many campaign promises, The
Washington Post, 22-01-2016, https://www.washingtonpost.com/news/post-
polỉtics/wp/2016/01/22/here-are-76-of-donald-trumps-many-campaign-promises/.
17 Xem US Department of Defense, Summary of the 2018 National Defence Strategy of
The United States of America, p.l.

56
hàng loạt các vấn đề như nhân quyền, dân chủ, Hồng Kông, Tân Cương,
Biển Đông, trách nhiệm với đại dịch Covid-19... Mỹ cũng ráo riết tập
hợp lực lượng khu vực và quốc tế để đối phó với Trung Quốc. Trong
khuôn khổ củng cố hệ thống đồng minh, đối tác ở khu vực, đáng chủ ý là
Mỹ phục hồi “Tứ giác kim cương” gồm Mỹ - Nhật Bản - Ẩn Độ -
Australia để đối trọng với sự gia tăng ảnh hưởng quân sự, kinh tế của
Trung Quốc ưong khu vực. Đen gần cuối nhiệm kỳ, Chính quyền
D.Trump càng nỗ lực giáng đòn quyết liệt lên Trung Quốc với mục đích
chia tách, đào sâu hơn nữa quan hệ Mỹ - Trung, thúc đẩy chiến lược đối
đầu giữa Mỹ với Trung Quốc tới điểm mà chính quyền kế nhiệm khó có
thể đảo ngược tỉnh hình trở về trước thời điểm đối đầu, dù có muốn hay
không.
Giành chiến thắng sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 11-2020, Joe
Biden đã nhậm chửc Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ kể từ ngày 20-01-
2021. Ngay khi tranh cử và khi bước chân vào Nhà Trắng, J.Biden đã
cho thấy sẽ đảo ngược nhiều chính sách đối nội và đối ngoại của người
tiền nhiệm D.Trump, trong đó phương châm đối ngoại “Nước Mỹ trên
hết” sẽ được thay bằng “Nước Mỹ trở lại” với mục tiêu lấy lại uy tín, vị
thế và vai trò lãnh đạo toàn cầu của nước Mỹ. Cho đến nay, chính sách
an ninh đối ngoại của Chính quyền Biden đã dần hé lộ, được thể hiện
trên một số nét cơ bản sau đây:
Một là, hàn gắn, “khôi phục lại và hiện đại hóa các liên minh và đối tác
quan trọng trên khắp thế giới”18 vốn đã ít nhiều bị lạnh

18 Xem The White House: Interim National Security Strategic Guidance, March 2021,
p.10.

5
7
/ / nhạt và rạn nứt dưới thời Tổng thống D.Trump.
Hai là, trở lại với chủ nghĩa đa phương, mặc dù vẫn coi trọng hàng
đầu lợi ích quốc gia của nước Mỹ. Theo đó, Mỹ sẽ quay trở lại sân khấu
thế giới với vai trò lãnh đạo, dẫn dắt hệ thống quốc tế, gia tăng ngoại giao,
tham gia trở lại một số thỏa thuận đa phương mà Chính quyền D.Trump
ruồng bỏ như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hiệp định Paris về biển đổi
khí hậu (Paris Agreement/COP-21) cũng như tái can dự tại các chế đa
phương khu vực, toàn cầu quan trọng1.
Ba là, tiếp tục cách tiếp cận “cứng rắn” nhằm kiềm chế và ngăn chặn
các đối thủ của Mỹ trên các khu vực trọng điểm của thế giới, tập trung vào
Nga và Trung Quốc. Đặc biệt, Chính quyền J.Biden coi Trung Quốc là
“thách thức địa-chính trị lớn nhất thế kỷ” của Mỹ19. Tuy nhiên, khác với
Chính quyền D.Trump, Chính quyền J.Biden nhận thức rằng việc kiềm
chế các đối thủ phải được hành động thông qua phối hợp chặt chẽ với các
đồng minh toàn cầu.
Bổn là, thúc đẩy và phổ quát các giá trị dân chủ, nhân quyền theo
quan điểm của Mỹ ra toàn cầu20.
Năm là, về khu vực ưu tiên, trong khi sẽ coi trọng hơn quan hệ với
ÉU và củng cố Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Chính
quyền J.Biden đặc biệt coi trọng khu vực Ắn Độ - Thái Bình Dương với
một số nét chính sách cơ bản: (1) mục tiêu trọng yếu là tập trung kiềm chế
Trung Quốc, “sẽ cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối đầu khi
bắt buộc”21; (2) củng cố quan hệ với các đồng minh truyền thống và các
đối tác quan trọng ở khu vực nhằm thúc đẩy các mục tiêu chung; (3) tăng
cường hợp tác chiến lược trong nhóm “bộ tứ”; (4) tích cực can dự trở lại
các thể chế đa phương khu vực.

2. NHŨNG ĐẶC ĐIỂM CỦA cục DIỆN THẾ GIỚI HIỆN NAY
Nếu lấy cột mốc từ khởi đầu thế kỷ XXI hoặc từ cuộc khủng hoảng
năm 2008 đến nay, có thể khái quát một số đặc điểm nổi bật của cục diện
thế giới hiện nay như sau:

191,2,4 Xem Antony J.Blinken: A Foreign Policy for the American People, US. Department
of State, March 3,2021, https://www.state.gov/a-foreign-policy-for-the-american -people/
20 Xem The White House: Interim National Security Strategic Guidance, March 2021,
21pp. 18-20.

Ó
58
Một là, cục diện thế giới hiện nay và xu hướng vận động của nó là
kết quả của sự tương tác lẫn nhau giữa nhiều loại hình chủ thể quan hệ
quốc tế, với vai trò trung tâm của các nước lớn.
Chủ thể quan trọng và chủ yếu nhất trong quan hệ quốc tế là các
quốc gia dân tộc có chủ quyền. Sự tương tác phức tạp và phong phú của
193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc tham gia vào đời sống quốc tế tạo
nên diện mạo quan hệ quốc tế hiện đại. Trong đó, các nước thường trực
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5) gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh,
Pháp; nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Mỹ, Anh, Pháp,
Đức, Italia, Nhật Bản, Canada; nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi
(BRICS) gồm Nga, Trung Quốc, Ẩn Độ, Brazil và Nam Phi; nhóm các
nước phát triển và mới nổi (G20)... là những chủ thể quan trọng hàng
đầu, có vai trò then chốt trong định hình và sự vận động của môi trường
quan hệ quốc tế và cục diện thế giới.
Ngoài nhóm chủ thể quan trọng nhất là quốc gia - dân tộc, trong
quan hệ quốc tế ngày nay, các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức
phi chính phủ quốc tế, các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia
(hiện nay nổi lên là các tập đoàn công nghệ), các phong trào chính trị, xã
hội và các tổ chức tôn giáo toàn cầu cũng là những chủ thể có vai trò
ngày càng quan trọng trong đời sống quốc tế. Trong đó, hệ thống các tổ
chức liên chính phủ khu vực, liên khu vực và toàn cầu phong phú, đa
dạng được phân loại theo lĩnh vực, phạm vi địa lý, ngành nghề... được
thành lập từ các
quốc gia có chủ quyền ra đời ngày càng nhiều và có vai trò ảnh hưởng
ngày càng quan trọng đến chính trị quốc tế, trong tập hợp lực lượng quốc
tế và định hình diện mạo trật tự thế giới.
Hai là, thế giới hiện nay vẫn thể hiện ngày càng rõ nét cục diện đa
cực, đa trung tâm, trong đó, tuy không là the giới đơn cực do Mỹ chi phối
bằng sức mạnh vô song nhưng chắc chắn chưa phải là thế giới đa cực cân
xứng khi chưa nước nào có sức mạnh tổng hợp có thể sánh ngang với Mỹ
và sẵn sàng công khai đối đầu trực diện với Mỹ.
Trước hết, xu thế vận động theo hướng đa cực, đa trung tâm vẫn
diễn ra nhanh, trong đó Mỹ suy giảm sức mạnh tương đối trong khi các
cường quốc khác, nhất là Trung Quốc đang nổi lên ngày một rõ hơn, cụ
5
9
thể:
về kinh tế: Mỹ đang mất dần vai trò và ưu thế tuyệt đối của đầu tầu
kinh tế của thế giới xét cả về quy mô kinh tế, tỷ lệ phần trăm trong GDP
toàn cầu, đóng góp cho tăng trường toàn cầu, giá trị thương mại và đầu tư
quốc tế. Trong khi đó, Trung Quốc vươn lên thần tốc sau hơn 30 năm cải
cách, mở cửa và từ năm 2010 trờ thành cường quốc kinh tế thứ hai thế
giới. Trung Quốc là công xưởng sản xuất của thế giới, với nguồn dự trữ
ngoại hối lớn nhất thế giới, là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Chỉ so sánh giữa
Mỹ với Trung Quốc, Mỹ đứng đầu về danh nghĩa trong khi Trung Quốc
đứng đầu về sức mua tương đương (PPP) kể từ năm 2014 sau khi vượt
Mỹ. Cả hai quốc gia cùng chia sẻ 40,75% và 34,27% tổng GDP của thế
giới tính theo danh nghĩa và theo sức mua tương đương vào năm 2019.
Theo ước tính của Ngan hàng Thế giới (WB), GDP Trung Quốc chỉ xấp xỉ
11% của Hoa Kỳ vào năm 1960 nhưng năm 2017 là 63% J. Ngoài ra, sự
trỗi dậy của nhiều nước và trung tâm khác như Ấn Độ, Hàn

1
Xem Diễn đàn kinh tế Việt Nam (VEF): So sánh kình tế Mỹ và Trung Quốc, https ://vef.
vn/bieu-do/so-sanh-kinh-te-my-va-trung-quoc/56775/

6
0
Quốc..., của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... cũng rất ấn
tượng. Vai trò trung tâm tài chính quốc tế của New York đang giảm đần
trước sự nổi lên của các trung tâm tài chính Frankfurt, Tokyo, Hongkong,
Singapore, Thượng Hải, Mumbai.
về quân sự: Tuy Mỹ hiện nay vẫn duy tri vị the số 1 của minh,
nhưng về sức mạnh quân sự cũng đứng trước một số khó khăn nhất định.
Đó là ngân sách quốc phòng quá lớn, vượt sức chịu đựng của nền kinh tế,
ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh xã hội. Trong khi đó, Nga, Trung Quốc,
Ấn Độ là những đối thủ ngày càng mạnh, về mặt sức mạnh quân sự, xét ở
khía cạnh vũ khí, khí tài có những mặt Nga không thua kém Mỹ. Trong
khi Trung Quốc có ngân sách quốc phòng thứ hai thế giới, lực lượng ngày
càng được hiện đại với tham vọng trở thành quân đội đẳng cấp thế giới
vào giữa thế kỷ XXI.
về khoa học - công nghệ: Mỹ không còn chiếm vị trí độc tôn như
trước, các cường quốc mới nổi như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, thậm chí
các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới (NECs) như Hàn Quốc cũng
đã và đang tìm cách vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ. Trong đó,
đáng chú ý là Trung Quốc đang tìm cách vượt Mỹ trong việc làm chủ các
công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là về trí tuệ nhân
tạo, mạng 5G...
về chỉnh trị - ngoại giao: Mỹ trở thành đối tượng bị nhiều đối thủ
cạnh tranh ảnh hường (ngay cả đồng minh thân cận). Uy tín và ảnh hưởng
sức mạnh mềm của Mỹ bị suy giảm nhiều, nhất là bởi chính sách “Nước
Mỹ trên hết” dưới thời Tổng thống D.Trump. Mỹ giờ đây cũng không còn
là mô hình hấp dẫn nổi bật về nhiều khía cạnh, gồm cả chính trị, kinh tế,
văn hóa.
Cùng với sự trỗi dậy và cạnh tranh của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, vai
trò gia tăng của các thực thể và trung tâm quyền lực quốc tế như EU,
BRICS, G20, ASEAN, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO)... cũng khiến
quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ phần nào bị

Ó
3
phân tán, suy giảm tương đối. Tuy nhiên, xét về tuyệt đối, Mỹ vẫn là siêu
cường toàn điện số 1 thế giới, chưa có đối thủ ngang hàng. Ngân sách
quân sự Mỹ vẫn chiếm một phần hai ngân sách quốc phòng toàn cầu. Mỹ
có hệ thống căn cứ khắp toàn cầu và một quân đội chuyên nghiệp hàng
đầu. Kinh tế Mỹ chiếm một phần tư GDP toàn cầu, vẫn chiếm nhiều đỉnh
cao và mũi nhọn của thành tựu tri thức và khoa học “ công nghệ toàn cầu,
chi phối hệ thống thông tin truyền thông toàn cầu. Trong khi đó, Trung
Quốc xét trên khía cạnh so sánh tuyệt đối còn cách xa Mỹ, chưa thể đuổi
kịp Mỹ trong một sớm một chiều trên hầu khắp các lĩnh vực cũng như sức
mạnh tổng thể, trong khi sự phát triển là không ổn định và gặp nhiều khó
khăn cả nội bộ và đối ngoại trong thời gian tới. Nga chỉ đúng nghĩa là một
cường quốc quân sự toàn cầu. EU đang gặp nhiều khó khăn cả về chính
trị, gắn kết nội bộ và phát triển để có thể là một trung tâm quyền lực đe
dọa vị thế của Mỹ. Các thực thể quốc tế đa phương khác chưa thể trở
thành những trung tâm quyền lực theo đúng nghĩa, chưa thể đối trọng
được với các cực, các trung tâm quyền lực truyền thống.
Như vậy, cục diện thế giới hiện nay vẫn có sự bất cân xứng trong
tương quan và phân bổ sức mạnh giữa các cường quốc, các trung tâm
quyền lực với sự nghiêng về Mỹ, nhưng đang biến đổi và dịch chuyển
nhanh chóng theo hướng thu hẹp khoảng cách trong tương quan so sánh
sức mạnh giữa các cực, trung tâm quyền lực trong cục diện thế giới hiện
nay.
Ba là, quan hệ Mỹ - Trung và sự cạnh tranh chiến lược và tập hợp lực
lượng xoay quanh mối quan hệ Mỹ - Trung ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình
Dương giữ vai trò chủ đạo, chi phối, quyết định quá trình vận động và
định hình cục diện thế giới hiện nay và trong những thập kỷ tới.
Khu vực châu Á ngày càng trở thành trọng điểm của địa-chính trị và
kinh tế toàn cầu22. Vì thế, cường quốc nào chi phối, thống trị được
khu vực rộng lớn này sẽ nắm giữ bá quyền thế giới. Mỹ từ sau Chiến
tranh thế giới lần thứ II đến nay luôn giữ vị thế trung tâm quyền lực
toàn cầu và khu vực. Tuy nhiên, bối cảnh khu vực đang thay đổi

22 Xem Hiỉlary Clinton: America's Pacific Century, Foreign Policy, 2010, http://
foreignpolicy.com/2011/10/11/americas-pacific-century/

64
nhanh chóng theo những cách không có lợi cho lợi ích của Mỹ 23.
Trong hàng loạt những thách thức đang nổi lên mà Mỹ phải đối mặt
thì sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đang gây ra những thách
thức thực sự mang tính chiến lược đối với vị thế thống trị của Mỹ tại
khu vực. Trên thực tế, Trung Quốc đang ngấm ngầm tiến hành một
cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện với Mỹ thông qua việc sử dụng
tổng hợp mọi nguồn lực, trên nhiều mặt trận nhằm làm suy yếu sức
mạnh và ảnh hường của Mỹ, tiến tới lật đổ Mỹ khỏi ngôi vị thống trị
khu vực và toàn cầu. Sáng kiến BRI, Made in China 2025 do Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng trong những năm gần đây
và “Giấc mộng Trung Hoa” được thể hiện qua tầm nhìn hai mục tiêu
100 năm được đưa ra tại Báo cáo Chính trị Đại hội XIX Đảng Cộng
sản Trung Quốc năm 2017 cho thấy rõ tham vọng địa-chính trị, kinh
tế và công nghệ của Bắc Kinh. Nó không chỉ là cuộc đại phục hưng
dân tộc Trung Hoa, mà sâu xa hơn đó là tham vọng bá chủ khu vực
và thế giới của Trung Quốc.
Trong bối cảnh môi trường chiến lược đang thay đổi nhanh chóng,
Mỹ “rất khẩn thiết cần có một chiến lược toàn diện để tái lập sự lãnh đạo
của Mỹ trong khu vực, đoàn kết các đối tác có cùng ý tưởng để theo đuổi
những mục tiêu chung và đẩy mạnh nhiều lợi ích của Mỹ tại đó” 24. Giới
tinh hoa chính trị, học giả và dân chúng Mỹ ngày càng xem Trung Quốc là
thách thức lớn nhất đe dọa vị thế bá quyền của Mỹ và đòi hỏi cần thiết
phải xây dựng chiến lược đối phó

23’3 Xem Matthew p.Goodman: Scott Miller & Amy Searight, U.S. Economic Strategy
24in the Asia Pacific, CSIS, 10/2017.

6
5
và kiềm chế Trung Quốc. Tổng thống B.Obama đã khởi xướng chiến lược
“Xoay trục” về châu Á - Thái Bình Dương với mục tiêu trọng tâm là
Trung Quốc. Tổng thống D.Trump dù muốn phủ định sạch trơn di sản đối
ngoại của Tổng thống B.Obama nhưng về cơ bản chiến lược “Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Chính quyền D.Trump
là sự tiếp nối chiến lược của Chính quyền B.Obama cả về nội dung, mục
tiêu và biện pháp. Thậm chí, trong mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, Chính
quyền D.Trump đã công khai, trực diện, quyết liệt và nhất quán hơn nhiều
so với Chính quyền B.Obama. Tổng thống D.Trump đã đưa cạnh tranh
Mỹ “ Trung vào trung tâm của chính sách đối ngoại Mỹ và đưa quan hệ
Mỹ - Trung tới bờ vực của một cuộc Chiến tranh lạnh mới. Như vậy, dù
Tổng thống J.Biden lãnh đạo nước Mỹ những năm tới, ít ai nghi ngờ rằng,
bức tranh địa-chính trị khu vực trong những năm tới sẽ là sự cạnh tranh
quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó “Mỹ với vị thế bá quyền
trong thế giới phương Tây sẽ làm hết sức mình để ngăn cản Trung Quốc
chiếm vị trí tương tự trong thế giới phương Đông”25.
Bổn là, cục diện thế giới hiện nay chứng kiến sự trỗi dậy của các xu
hướng chính trị dân tủy, dân tộc chủ nghĩa, thiên hữu và nó có tác động
không nhỏ tới sự vận động của các mối quan hệ quốc tế và trạng thái của
cục diện chính trị, an ninh và kinh tế quốc tế. Các xu hướng chính trị này
được thể hiện trong những hình thức đa dạng sau đây:
Thứ nhất, đó là những biểu hiện của chủ nghĩa sôvanh nước lớn, chủ
nghĩa bành trướng, bá quyền và chính trị cường quyền trong quan hệ quốc
tế hiện nay. Theo đó, nước lớn gia tăng xu hướng dung sức mạnh cưỡng ép,
hăm dọa và áp đặt nước nhỏ, bỏ qua hoặc tìm cách tước đoạt chủ quyền và
các lợi quốc gia cơ bản
của nước nhỏ, bất chấp các chuẩn mực ứng xử trong quan hệ giữa các quốc
gia cũng như luật pháp quốc tế. Xu hướng này có thể phá vỡ trật tự quốc tế
và gây bất ổn cho an ninh quốc tể.
Thứ hai, đó là sự xuất hiện và hồi sinh mạnh mẽ gần đây của các tư
tưởng, các đảng phái, các phong trào mang tính phân biệt, bài ngoại, cực
hữu, chống nhập cư, chống Hồi giáo ở châu Âu như Đảng Mặt trận quốc gia
25 Robert D.Kaplan: Sự minh định của địa lỷ (bản dịch tiếng Việt), Nxb.Hội Nhà văn,
H.2017, tr.308.

Ó
66
ở Pháp của Marine Le Pen, Đảng Tự do Áo, Đảng Độc lập Anh, Đảng Liên
đoàn phương Bắc ở Italia, Đảng Nhân dân ở Đan Mạch, Phong trào Brexit
ở Anh, Đảng Tự do Hà Lan, Đảng Con đường khác cho nước Đức, Đảng
Dân chủ cực hữu Thụy Điển, Đảng cực hữu Golden Dawn ở Hy Lạp... và
phần nào đó có thể kể đến tư tưởng “nước Mỹ trên hết”, cùng những chính
sách chống nhập cư và Hồi giáo của Tổng thống D.Trump.
Thứ ba, đó là các hành vi của chủ nghĩa thực dụng, vụ lợi, theo đuổi,
đề cao lợi ích quốc gia mang tính tư lợi, vị kỷ, hẹp hòi trong quan hệ quốc
tế, chỉ biết tập trung vào việc đạt được quyền lợi cho quốc gia - dân tộc
minh mà không quan tâm, không chịu nhân nhượng lẫn nhau, thậm chí làm
tổn hại lợi ích chính đáng của các quốc gia bên thứ ba khác. Trong hình
thức này, chủ nghĩa dân tộc cũng thờ ơ, lảng tránh trách nhiệm và nghĩa vụ
đối với cộng đồng quốc tế nói chung, với việc giải quyết những vấn đề
chung của toàn nhân loại, không gắn lợi ích dân tộc với lợi ích chung của
cộng đồng quốc tế.
Thứ tư, một biểu hiện khác của chủ nghĩa dân tộc hiện nay là chủ
nghĩa đơn phương, chối bỏ chủ nghĩa toàn cầu, chống toàn cầu hóa, theo
đuổỉ chủ nghĩa bảo hộ và các chính sách thương mại, đầu tư mang tính phân
biệt đối xử có lợi cho quốc gia mình. Hình thức này được các nhà nghiên
cứu gọi là chủ nghĩa dân tộc kinh tế26.

26 Xem What Is Nationalism?, World Atlas, https://www.worldatlas.com/what-is-


nationalism.html; What is Nationalism? Its History And What It Means in 2018,
https://www.thestreet.com/politics/what-is-nationalism-14642847; Pryke s.: Economic
Nationalism: Theory, History and Prospects, Global Policy, No.3 (3), 2012, pp.281-291.
6
7
Những người theo đuổi chủ nghĩa dân tộc kinh tế không thừa nhận khía
cạnh “đôi bên cùng có lợi, cùng thắng” trong việc hợp tác đa phương, thay
vì vậy họ chỉ “tập trung vào một người chiến thắng duy nhất ứong các cuộc
thương lượng quốc tế”27. Chính sách của Tổng thông Mỹ D.Trump là một
biểu hiện rõ rệt của hình thức chủ nghĩa dân tộc kinh tế.
Vì đặc điểm cốt lõi của chủ nghĩa dân tộc kinh tế là sự bảo vệ sự tự
chủ và lợi ích kinh tế của quốc gia, những người dân tộc chủ nghĩa có thể
ủng hộ hoặc chống lại các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế
nước ngoài tùy thuộc vào sức mạnh và vị trí quốc tế của một nền kinh tế
quốc gia cụ thể28. Trong ý nghĩa đó, những người dân tộc chủ nghĩa không
luôn gắn với chính sách bảo hộ mà phụ thuộc vào cách nhìn và tính toán của
họ về lợi ích quốc gia như thế nào mà lựa chọn độc lập hay hội nhập, phụ
thuộc lẫn nhau về kinh tế. Điều này được củng cố bởi một thực tế là chủ
nghĩa thực dụng và lợi ích quốc gia (nhất là về kinh tế) đang chi phối các
mối quan hệ quốc tế trong thế giới đương đại. Trong thực tế ấy có một
nghịch lý là một số quốc gia phát triển, được cho là khởi nguồn và đi tiên
phong trong thúc đẩy toàn cầu hóa, cổ súy cho tự do thương mại nay lại
quay sang chống toàn cầu hóa và bảo hộ mậu dịch. Trong khi đó, một số
nước đang phát triển, được cho là đi sau trong tiến trình toàn cầu hóa lại tỏ
ta nhiệt thành với toàn cầu hóa, tự do thương mại và hội nhập. Điều đó cho
thấy rằng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa về kinh tế không chỉ có ở những người
quay lưng với toàn cầu hóa và tự do thương mại, mà những tư tưởng cổ vũ
cho toàn cầu hóa và tự do thương mại nhằm đạt được những lợi ích kinh tế
và chính trị không công bằng, không minh bạch, không cùng thắng thông
qua việc thực hiện cái mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là “chính sách đầu tư và
mậu dịch mang tính cướp đoạt”, “ngoại giao bẫy nợ” cũng có thể xem là
một dạng biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc về kinh tế. Khía cạnh này mang
lại sự lý giải đầy đủ hơn cho những biểu hiện đa sắc thái của chủ nghĩa dân
tộc kinh té trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay29.
27 Xem Merkel warns Trump against ’destroying* UN, Channel News Asia, 30 Sep
2018, https://www.channelnewsasia.com/news/world/merkel-wams-trump-against—
destroying—un-10773844
28 Xem Rafal RIEDEL: Economic Nationalism and Populism - Intertwining Relations,
University of Opole, DOI: 10.14746/pp.2017.22.3.1, p. 11.
29 Xem Phan Vãn Rân - Ngô Chí Nguyện: Chủ nghĩa dân tộc và những biểu hiện của nó
68
Năm ỉà, cục diện thế giới hiện nay và xu hướng vận động của nó
chứng kiến ảnh hưởng và sự tác động quan trọng của các thể chế đa
phương toàn cầu, khu vực, các vấn đề an ninh phi truyền thống đang nổi
lên. Các cường quốc đều tìm cách gây ảnh hưởng tới các thể chế đa
phương, tìm cách thiết lập các sân chơi và luật chơi mới có lợi cho họ cùng
với sự đua tranh, cạnh tranh quyết liệt trên bình diện song phương. Trong
khi đó, các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng tác động trực tiếp, mạnh
mẽ tới quá trình vận động của cục diện. Hơn nữa, phương châm, cách thức
và hiệu quả xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống của các nước, nhất
là các cường quốc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự chuyển biến cục diện
và cán cân quyển lực quốc tể.

3. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA cục DIỆN THỂ GIỚI NHŨNG NĂM
TỚI VÀ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM
3.1. Các xu hướng vận động chủ yếu của cục diện thế giói những năm
tới
Trên các bình diện cơ bản, Đại hội XIII của Đảng nhận định, cục diện
thế giới vận động theo những xu hướng chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn
là xu thế lón.
Hòa binh thế giới được hiểu là không có chiến tranh lớn, chiến tranh
giữa các cưừng quốc và phải gắn liền với tôn trọng độc lập dân tộc và thực
hành dân chủ trong sinh hoạt quốc tế. Xu thế này xuất hiện và nổi bật trong
thế giới hậu Chiến tranh lạnh là do: toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trở
thành xu thế khách quan, nổi bật; tương quan lực lượng giữa các nước lớn
chưa đem lại cho bất kỳ bên nào lợi ích tuyệt đối nếu để xảy ra chiến tranh;
đồng thời, xã hội quốc tế đã xây dựng được hệ thống luật pháp, cộng đồng
quốc tế đã tạo lập được hệ thống giá trị chuẩn mực chung đủ sức hóa giải
các nguy cơ chiến tranh. Hòa bình là tiền đề thuận lợi cho các quốc gia triển
khai các quan hệ hợp tác các bên đều có lợi (win - win) và cùng nhau phát
triển; ngược lại, hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia càng được thúc
đẩy càng góp phần củng cố hòa bình thể giới.
Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trên thế giới hiện nay bao hàm
trong thể giới ngày nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12/2018.

6
9
cả hai nội dung cơ bản, gắn bó chặt chẽ với nhau: (1) trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia, mỗi quốc gia - dân tộc có quyền lực tối cao trong quyết định mọi
vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mình, không bị lệ thuộc hoặc
bị thao túng bởi bên ngoài; (2) trong quan hệ quốc tế, các dân tộc được hoàn
toàn bình đẳng theo luật pháp quốc tế, tự quyết định chính sách đối ngoại
của mình; đồng thời cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp
vào công việc nội bộ nước khác. Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia, nhất
là những quốc gia vừa và nhỏ, đang phát triển nỗ lực đấu tranh dân chủ hóa
quan hệ quốc tế, vì một thế giới công bằng, bình đẳng vì mục tiêu cùng phát
triển. Tuy nhiên, xu thế này hiện nay đang đứng trước nhiều trở ngại, khó
khăn, thách thức và đe dọa bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa đơn
phương, chủ nghĩa dân túy, thực dụng, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh
kinh tế, khoa học - công nghệ, chiến tranh thương mại, chủ nghĩa cường
quyền nước lớn có xu hướng trỗi dậy và diễn ra gay gắt, gia tăng rủi ro đối
với môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển của thế giới1.
Thứ hai. tình hình chính trị-an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng,
diễn biến rất phức tạp, khó lường.
Hiện nay, trong thể giới toàn cầu hóa khiến các quốc gia phụ thuộc
lẫn nhau ngày càng chặt chẽ, mọi diễn biến xấu về chính trị, an ninh, bao
gồm cả an ninh truyền thống và phi truyền thống ở một địa điểm sẽ có
nguy cơ nhanh chóng lan tỏa rộng, thậm chí bùng phát ở nhiều nơi. Các
điểm nóng an ninh truyền thống trên bản đồ thế giới không những không
suy giảm mà còn gia tăng cả về số lượng, quy mô và mức độ nguy hiểm:
xung đột kéo dài nhiều thập kỷ ở Trung Đông chưa có dấu hiệu giảm nhiệt;
nội chiến ở nhiều quốc gia châu Phi Nam Sahara, bất ổn ở nhiều nước Bắc
Phi; chiến sự ở Ukraine chưa rõ hồi kết; vấn đề Đài Loan, nguy cơ khủng
hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên vẫn có thể bùng phát bất cứ lúc nào;
chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, phổ
biển vũ khỉ hạt nhân vẫn là những nguy cơ lớn. Tình trạng xâm phạm chủ
quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo diễn ra quyết liệt
và diễn biến ngày càng phức tạp; an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở
nhiều nơi bị đe dọa, nhất là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nguy
cơ làm gia tăng căng thẳng, xung đột, đe dọa môi trường hòa bình và an
ninh quốc tế2. Thậm chí, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các

70
cường quốc ngày càng quyết liệt như hiện nay, các tranh chấp và mâu
thuẫn cục bộ khu vực có thể trở thành những ngòi nổ cho cạnh tranh, đối
đầu và xung đột mang tính quốc tế.
Trong khi các vấn đề an ninh truyền thống vẫn tồn tại dưới nhiều hình
thức, thì các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi

lj 2
Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quẳc lần thứ XIII, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, ti, tr.3O, 106-107, 31.
khí hậu, ô nhiễm môi trường, nước biển dâng, thiên tai gia tăng về tần xuất
và tính chất tàn phá ngày càng nghiêm trọng, xuất hiện ngày càng dày với
tính chất ngày càng nghiêm trọng của các dịch, bệnh hiểm nghèo, an ninh
mạng, an ninh thông tin trong thời đại số... tiếp tục diễn biến phức tạp, tác
động mạnh, nhiều mặt tới sự ổn định và phát triển ổn định, bền vững của
thế giới30. Tính chất nghiêm trọng và hệ quả sâu rộng của đại dịch Covid-19
đang hoành hành trên toàn cầu hiện nay cho thấy, các thách thức an ninh
phi truyền thống đang và sẽ thực sự là những mối đe dọa cho cuộc sống con
người trên tất cả các khía cạnh của đời sống, chúng thực sự khó kiểm soát
và đối phó, rất cần sự đoàn kết và phối họp toàn cầu, nhưng đạt được nhận
thức, tiếng nói và hành động chung thực sự không dễ dàng.
Thứ ba, cục diện thế giới trong những năm sắp tới tiếp tục vặn động
nhanh hơn theo xu hưởng đa cực, đa trung tâm, trong đó sự vận động của
quan hệ Mỹ - Trung và sự tập hợp lực lượng quốc tế xung quanh Mỹ -
Trung đóng vai trò then chốt trong việc định hình cục diện thế giới thời gian
tới.
Bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, cuộc cạnh tranh địa-chính
trị giữa các cường quốc trên thế giới sẽ diễn ra ngày càng gay gắt, phức tạp.
Các nước lớn dù vẫn tiếp tục điều chỉnh chiến lược theo hướng vừa hợp tác,
thỏa hiệp, vừa cạnh tranh lẫn nhau, cố gắng không để xảy ra chiến tranh
xung đột trực diện nhưng sự va chạm, cọ sát sẽ gia tăng, mặt cạnh tranh,
kiềm chế và mức độ đối đầu sẽ gay gắt hơn. Tập hợp lực lượng, liên kết,
cạnh tranh, đấu tranh vì lợi ích quốc gia trong bối cảnh tùy thuộc lẫn nhau
và tác động của cạnh tranh cường quốc sẽ tiếp tục diễn ra rất phức tạp, đa
tầng nấc. Dưới sự chi phối của chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc te,
30 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 31.

7
1
quan hệ đối tượng và đối tác, đối thủ và đồng minh, thù địch và bạn bè...
đan xen phức tạp và có thể sẽ hoán vị cho nhau một cách hết sức bất quy
ước. Lợi ích quốc gia - dân tộc sẽ là động ỉực trung tâm tạo ra dọc ngang
các véctơ chuyển động này.
Diện mạo đa cực, đa trung tâm tiếp tục chuyển động cả về cấu trúc
không gian và tương quan so sánh, phân bổ sức mạnh giữa các cường quốc
trong hệ thống quốc tế. Trong đó, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương,
rộng hơn là Ấn Độ - Thái Bình Dương tiếp tục gia tăng vai trò và ảnh
hưởng như là trung tâm kinh tế, chính trị quốc tế mới trong khi những năm
tới EU còn phải vật lộn với những khó khăn trong nội bộ từ hệ quả của
Brexit và đặc biệt là phục hồi nền kinh tế bị suy giảm nặng nề bởi đại dịch
Covid-19. Trong khi các chủ thể chủ chốt ở châu Á, nhất là Trung Quốc tỏ
ra kiểm soát tốt hơn dịch Covid-19 và có khả năng phục hồi tăng trường
nhanh hơn sau đại dịch, từ đó gia tăng sức mạnh tổng hợp, quyền lực và
ảnh hường quốc tế, thì khả năng kiểm soát dịch Covid-19 và phục hồi tăng
trưởng của Mỹ và EU còn rất khó khăn và chưa rõ ràng, cho dù vaccine
Covid-19 có thể sớm được phổ cập31. Cùng với khả năng tiếp tục suy giảm
tương đối về sức mạnh, nhất là trong so sánh với Trung Quốc, cuộc bầu cử
tổng thống ngày 03-11-2020 và diễn biến sau đó đã cho thấy một nước Mỹ
chia rẽ chưa từng thấy và nền dân chủ vốn được người Mỹ tự ca ngợi như
là mẫu hình của thế giới đã bị rung lắc mạnh. Chính quyền J.Biden sẽ phải
nỗ lực rất lớn để có thể lấy lại vị thế, niềm tin quốc tế và ảnh hưởng toàn
cầu của Mỹ vốn đã chịu nhiều mất mát dưới chính sách đơn phương và
phương châm đối ngoại 4CNước Mỹ trên hết” của Chính quyền D.Trump.
Thứ tư. dưới tác động ngày càng hiện hữu của Cách mạng công
nghiệp 4.0 và nền kinh tế số, cuộc đua tranh kinh tế và khoa học - công nghệ
trên thế giới, nhất là giữa các cường quốc, các trung tâm kinh tế sẽ ngày
càng quyết liệt, diễn tiến nhanh chóng và tác động mang tính quyết định tới
tương quan so sánh và phân bổ sức mạnh trên trường quốc tế.
31 Theo dự báo của các Trung tâm nghiên cứu kinh tế ở Nhật Bản và Anh tháng 12- 2020,
do Trung Quốc kiểm soát tốt dịch Covid-19, kinh tế Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng
và với đà này, dự báo quy mô kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào nãm 2028, sớm hon
rất nhiều so với các dự báo trước đây là vào năm 2036. Xem Bình Minh: Kiểm soảt tốt
Covid, Trung Quốc có thể sớm vượt Mỹ về GDP, https:// vneconomy.vnZkiem-soat-tot-
covid-trung-quoc-co-the-som-vuot-my-ve-gdp.htm

72
Dưới tác động nghiêm trọng chưa từng có do đại dịch Covid- 19 gây
ra, sự phục hồi kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn, còn có
nhiều biến động khó lường và tùy thuộc rất lớn vào khả năng kiểm soát hiệu
quả đại dịch. Hầu hết các cường quốc, các đầu tầu lớn của kinh tế thể giới,
nhất là Mỹ, EU, Nga, Ấn Độ bị đại dịch tàn phá nặng nề và rơi vào suy giảm
mạnh. Khả năng phục hồi và trở lại quỹ đạo tăng trường trong thời gian ngắn
là chưa thể khẳng định. Trên khía cạnh khác, đại dịch Covid-19 cùng với
quá trình chuyển dịch mạnh mẽ của nền kinh tế thé giới sang nền kinh tế số
trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm cho quá trình tái cẩu trúc
và chuyển đổi nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới có động lực diễn
tiến nhanh hơn. Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu sẽ diễn ra
sau đại dịch. Đi liền với xu hướng phụ thuộc lẫn nhau trong toàn cầu hóa thì
xu thế độc lập, tự chủ trong kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài,
nhất là với những mặt hàng chiến lược sẽ được các quốc gia chú ý hơn. Hệ
quả của đại dịch có thể khiến tương quan sức mạnh giữa các quốc gia biến
đổi nhanh hơn. Dù xu hướng bảo hộ, chống toàn cầu hóa vẫn còn mạnh
nhung chỉ là tạm thời, các hình thức liên kết kinh tế song phương và đa
phương thế hệ mới, các định chế tài chính quốc tế, khu vực sẽ tiếp tục phát
triển như một xu thế khách quan, nhất là ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương.
Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc gay gắt
cùng với sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hệ quả của đại
dịch Covid-19, “cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị
trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hút
đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh tới
chuỗi sản xuất và phân phối toàn cầu”32. Cuộc đua tranh ấy diễn ra trên hai
khía cạnh chủ yếu: (1) đua tranh vươn tới và chiểm lĩnh những đỉnh cao
công nghệ mũi nhọn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; (2) tiến hành
kiềm chế các đối thủ trên lĩnh vực khoa học - công nghệ. Cách mạng công
nghiệp 4.0 đã đặt ra cả thời cơ và thách thức đều rất lớn với các quốc gia. Vì
đặt các quốc gia trên cùng một điểm xuất phát, cuộc cách mạng này chia đều
cơ hội phát triển và tiến lên giàu mạnh cho mọi quốc gia - dân tộc. Trong
32 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XỈII, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.106.

7
3
cuộc cách mạng này, thời cơ để đi tới thịnh vượng nhanh hơn là rất lớn và
nguy cơ tụt hậu cũng lại càng lớn. Quốc gia chiến thắng sẽ là quốc gia nắm
bắt tốt cơ hội từ cuộc cách mạng này, tập trung hiệu quả cho sự chuyển đổi
số quốc gia, đẩy mạnh cải cách và đổi mới sáng tạo, đầu tư cho giáo dục và
khoa học đi tiên phong vào xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo đột
phá trong phát triển.
Thứ năm, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tiếp tục là trọng tâm
của sự vận động địa-chính trị và địa-kinh tế toàn cầu, là nơi diễn ra cuộc
cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, nhất là giữa Mỹ và Trung
Quốc ngày càng gay gắt.
Những năm tới, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tiếp tục là đầu tàu
tăng trường kinh tế thế giới, đầu tàu của hội nhập và liên két kinh tế, ngày
càng trở thành trung tâm sức mạnh của thế giới về kinh tế cũng như trung
tâm của vận động địa chính trị toàn cầu. Cạnh tranh chiến lược Mỹ -
Trung khiến vị thế trung tâm địa kinh tế và chính trị toàn cầu của khu vực
càng được thể hiện rõ hơn. Sự cọ sát chiến lược Mỹ - Trung ở khu vực
trong thập kỷ mới này tiếp tục được thể hiện tập trung ở sự đối trọng của
hai đại chiến lược “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc với chiến
lược “Ấn Độ “ Thái Bình Dương” của Mỹ mà có thể được điều chỉnh cho
phù hợp với bối cảnh và tầm nhìn mới của Chính quyền J.Biden. Đối đầu
Mỹ - Trung cũng sẽ tiếp tục xoay quanh những quân bài quan trọng khác
như vấn đề Đài Loan, bán đảo Triều TỊên, Biển Đông. Các hình thức tập
hợp lực lượng, liên minh liên kết đa dạng, trên các lĩnh vực, khía cạnh,
phạm vi khác nhau sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Cạnh tranh
cường quốc Mỹ - Trung gay gắt sẽ đặt môi trường an ninh và phát triển
của khu vực, nhất là các nước nhỏ và đang phát triển trước nhiều khó
khăn, thách thức lớn bên cạnh cả những cơ hội.

3.2. Việt Nam trong cục diện thế giói hiện nay
3.2.1. Định vị Việt Nam trong cục diện thế giới
Việc xác định đúng vị trí của Việt Nam trong bàn cờ chính trị, kinh tế
và an ninh khu vực và thế giới là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong
việc vạch ra chiến lược phát triển quốc gia nói chung và định hương chiến
lược cho đối ngoại Việt Nam nói riêng. Định vị đúng đắn vị thế Việt Nam

74
trong cục diện thế giới đòi hỏi cần thể hiện đúng giá trị và bản sắc Việt Nam
trong quan hệ quốc tế, hiểu đầy đủ sức mạnh và nguồn lực đất nước, phản
ánh đúng thế và lực của đất nước. Trên cơ sở bối cảnh quốc tế như đã được
phân tích, từ vị trí địa-chính trị quốc gia, mục tiêu và định hướng phát triển
đất nước trong ngắn hạn và dài hạn đã được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XIII xác định, dựa vào thực trạng đất nước hiện nay, tiềm lực,
vị thế quốc gia được tạo ra trong 35 năm đổi mới, nhất là trong nhiệm kỳ
vừa qua, baọ gồm thành tích đặc biệt trong chống dịch Covid-19 và phát
triển kinh tế năm 2020, Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Đất nước ta
chưa bao giờ có được
cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”33.
Từ bối cảnh và vị thế hiện nay, chúng ta có thể định vị vị trí Việt
Nam trên thế giới hiện nay ở mấy điểm căn bản:
Thứ nhất, Việt Nam là một nước nằm ở trung tâm Đông Nam Á và
châu Á - Thái Bình Dương, có vị trí địa-chính trị rất quan trọng ở khu vực
và thế giới “ nơi hội tụ lợi ích của nhiều nước lớn, đặc biệt là nơi các nước
lớn đang điều chỉnh chính sách và gia tăng ảnh hưởng. Chúng ta cần xây
dựng và điều chỉnh chính sách sao cho thích hợp để phát huy cao nhất giá
trị của tài nguyên địa-chính trị và hạn chế thấp nhất mặt trái của vị trí địa-
chính trị nhạy cảm của ta với mục tiêu đảm bảo môi trường bên ngoài hòa
bình, ổn định vừa giữ vững đường lối độc lập tự chủ, vừa hội nhập thành
công và phát triển.
Thứ hai, Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi là một quốc gia
ổn định, là tấm gương đổi mới, hội nhập thành công, phát triển nhanh và
năng động, đã vươn lên trở thành nền kinh tế với quy mô đứng thứ tư trong
ASEAN, đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, đang hướng tới
mục tiêu trở thành quốc gia cỏ thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và
nước có thu nhập cao vào năm 2045 như Vãn kiện Đại hội XIII của Đảng
đã đề ra. Trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu
bởi cạnh tranh cường quốc và đại dịch Covid-19 gây ra, cùng với việc là
một trong những quốc gia trên thế giới đối phó thành công nhất với đại
dịch Covid-19 và những cải cách mạnh mẽ gần đây, Việt Nam nổi lên là
33 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ XIII, Nxb. Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.25.

7
5
một thị trường ngày càng hấp dẫn với gần 100 triệu dân, là điểm đến hấp
dẫn cho hợp tác, thu hút đầu tư và du lịch quốc tế với nhiều điều kiện thuận
lợi. Việt Nam ngày càng trở thành một mắt xích quan trọng của hệ thống
các hợp tác liên kết kinh tế - thương mại đa phương khu vực, quốc tế, của
sự phân bổ lại và tái cấu trúc
chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu sau đại dịch Covid-19.
Thứ ba, Việt Nam là một chủ thể tích cực, chủ động, đáng tin cậy và
thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng khu vực và thế giới, là thành
viên ngày càng cỏ vai trò quan trọng của Cộng đồng ASEAN, cũng như
trong bàn cờ chính trị, kinh tế và an ninh khu vực. Việt Nam có vai trò, uy
tín và vị the ngày càng cao trên trường quốc tế, ngày càng được đông đảo
bạn bè quốc tế biết tới và ủng hộ.
Thứ tư, Việt Nam là một nước đang phát triển theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, có chính sách đối ngoại rộng mở, vì hòa bình, hợp tác, phát triển,
là nhân tố tích cực cho hòa bình, công bằng, dân chủ, tiến bộ ở khu vực và
trên thế giới. Việc Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189/193 thành viên
Liên hợp quốc, có quan hệ thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ,
có quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với 30 quốc gia, trong đó với tất
cả các nước P5, G7 và hầu hết các quốc gia ưên thế giới, các tổ chức khu
vực, liên khu vực, châu lục, quốc té đã thể hiện vị trí ngày càng quan trọng
của Việt Nam trong đời sống quan hệ quốc tế.
Cùng với sức mạnh cứng và mềm ngày càng gia tăng, uy tín và vị thể
quốc tế được nâng cao không ngừng trong những năm qua, Việt Nam được
chính bạn bè quốc tế, giới ngoại giao và học giả quốc tể đánh giá như một
“cường quốc tầm trung” đang lên ở khu vực.
3.2.2. Tác động của cục diện thế giới hiện nay tới Việt Nam
Có thể kể ra một số tác động thuận và nghịch đan xen chủ yếu như sau:
Một là, trong cuộc chạy đua khốc liệt dưới tác động của cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế số, để tăng sức mạnh tổng hợp, tất cả các
quốc gia đều dành ưu tiên cao cho khoa học - công nghệ và đi liền với nó là
chất lượng nguồn nhân lực. Điều đó đặt Việt Nam trước những thách thức
gay gắt hom, có nguy cơ tụt hậu xa hơn, nếu không kịp thời có những điều
chỉnh thích hợp trong chiến lược phát triển. Tuy nhiên, bối cảnh của cuộc

76
Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay cũng đặt chúng ta trước những thời cơ
lớn để bứt phá phát triển, gia tăng sức mạnh và vị thế quốc gia trong quan hệ
quốc tể.
Hai là, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái
Bình Dương, là khu vực có sự phát triển kinh tế năng động, là “động lực”
phát triển của thế giới, là trung tâm địa-chính trị và kinh tế toàn cầu nên
được tất cả các nước lớn quan tâm, do đó chịu tác động của sự tranh chấp,
giành giật phức tạp giữa các nước lán cả về chính trị, quân sự lẫn kinh tế,
đưa lại cho chúng ta cả thời cơ và thách thức đan xen. Cụ thể:
về chính trị: Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trong cục diện
thế giới hiện nay dễ đưa Việt Nam vào thế “mắc kẹt”, nhất là trong xử lý
mối quan hệ Mỹ - Trung đang có xu hướng cạnh tranh gay gắt. Thậm chí có
nguy cơ dẫn đến mất ổn định chính trị hoặc chệch hướng. Nhưng nếu chúng
ta biết khai thác tốt vị thế của mình trong cục diện khu vực thỉ cũng có thể
biến chính nguy cơ ấy thành cơ hội để gia tăng thế lực, phát huy vị thế đất
nước.
về kinh tế: Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế ngày càng khốc liệt,
chúng ta ở trình độ thấp hơn. Nhung ở một vị trí trung tâm kinh te năng
động của thế giới cũng là điểm thuận lợi. Việt Nam cần tận dụng khai thác
lợi thế kết nối kinh tế hiện có và thế mạnh đất nước để vươn tới nấc thang
phát triển cao hơn, nhung cũng cần lường trước với những thách thức về lệ
thuộc hay tụt hậu trong hội nhập.
về quổc phòng, an ninh, đổi ngoại: Cục diện góp phần tạo nên môi
trường hòa bình, ổn định, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất trắc, khó
lường. Do vậy, Việt Nam cần làm thế nào để duy trì thế “cân bằng” trong
quan hệ với các nước lớn, nhận biết sớm những dấu hiệu thỏa hiệp, điều
chỉnh chính sách của các nước lớn và mối quan hệ giữa họ để ứng phó kịp
thời.
3.2.3. Chính sách của Việt Nam
Từ tất cả những đặc điểm và xu hướng vận động của cục diện thế
giới hiện hay và vị thế của Việt Nam, đòi hỏi chúng ta cần chú trọng tới
một số vấn đề sau:
Thứ nhất) kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì lợi ích dân

7
7
tộc thực sự, theo đuổi chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa nhất quán,
thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, khéo léo tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ
rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, trong khuôn khổ chiến lược chung, cần định vị rõ Việt Nam
ở vị trí nào trong chiến lược của các nước lớn? Mối nguy cơ nào là trực
tiếp và lớn nhất? Trên quan điểm tổng thể cần có phương cách đối phó nào
để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc? Ví dụ như bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ cần được đặt trong mối liên hệ như thế nào với yêu cầu bảo vệ môi
trường hòa bình, ổn định và thế trận đối ngoại nói chung trong bối cảnh sắp
tới?
Thứ ba, có chính sách rõ ràng hơn và những biện pháp thiết thực
nhằm khai thác lợi thế là một nước ở khu vực đang trở thành trung tâm mới
của thế giới, trong đó hết sức tích cực, chủ động, phát huy vai trò, góp phần
gắn kết ASEAN như một cộng đồng.
Thứ tư, tranh thủ thời cơ, thúc đẩy cải cách và đổi mới mạnh mẽ, tập
trung xây dựng nội lực thông qua phát triển nhanh và bền vững, sớm vượt
qua bẫy thu nhập trung bình để nhanh chóng hiện thực hóa khát vọng vươn
lên thành quốc gia thịnh vượng trong thời gian sớm nhất.
Thứ năm, tổ chức lại các lực lượng nghiên cứu đối ngoại theo sự chỉ
đạo thống nhất, làm tốt công tác nghiên cứu dự báo tình hình, đánh giá sâu
sắc, toàn diện và bám sát sự vận động của cục diện thế giới, chính sách của
các nước lớn cũng như mối quan hệ giữa họ để đề ra một chiến lược tổng
thể, đúng đắn.
c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
1. Sự giống và khác nhau giữa trật tự thế giới và cục diện thế giới.
2. Các đặc điểm của cục diện thế giới hiện nay.

D. CÂU HỎI ÔN TẶP


1. Phân tích các xu hướng vận động của cục diện thế giới hiện nay?
2. Phân tích vị thế của Việt Nam trong cục diện thế giới hiện nay?
3. Đê xuất các đối sách của Việt Nam trong cục diện thế giới hiện
nay?

78
E. TÀI LIỆU HỌC TẬP
* Tài liệu bắt buộc
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại bỉểu toàn quốc
lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, II.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứXII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Quan hệ
quổc tế (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận
chính trị, H.2021.
4. Phạm Bình Minh (Chủ biên): Cục dỉện thê giới đên 2020, Nxb
Chính trị quốc gia Sự thật, H.2010.
* Tài liệu đọc thêm
1. Lương Vãn Kế: Địa chính trị Việt Nam thể kỷ XXI, Nxb. Đại học
Quốc gia, H.2015.
2. Phạm Bình Minh (Chủ biên): Định hướng chiến lược đối ngoại
Việt Nam đến 2020, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011.
3. Nguyễn Cơ Thạch: Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và thế
giới trong 25 năm tới (1996-2020), Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.1998.
Bài 3
ĐIỀU CHỈNH CHIẾN Lược
CỦA MỘT SÓ NƯỚC LỚN HIỆN NAY

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Cung cấp những nội dung chủ yếu trong chiến lược của
một số nước lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga của các nhiệm kỳ
gần đây, đặc biệt tập trung vào chiến lược của các chính quyền đương
nhiệm, đồng thời làm rõ quan hệ và đối sách của Việt Nam với từng nước
lớn tương ứng.
về kỹ năng: Trên cơ sở những tri thức được tiếp cận, giúp học viên có
kỹ năng phân tích, đánh giá được chiến lược của một số nước lớn chủ yếu,
thấy được tham vọng và khả năng thực hiện của từng nước lớn, trên cơ sở

7
9
đỏ có thể dự báo được sự vận động trong quan hệ quốc tế từ việc điều chỉnh
chiến lược của các nước lớn.
về tư tưởng: Giúp cho học viên thấy được vai trò của các nước lớn
trong quan hệ quốc tế, đồng thời nhận thức được bản chất của việc hợp tác
và đấu tranh trong quan hệ giữa các nước lớn. Từ đó, học viên có thêm cơ
sở lý luận, thực tiễn để hiểu, củng cố niềm tin đối với quan điểm đối ngoại
của Đảng và góp phần thực hiện chủ trương của Đảng trong quan hệ hòa
bình, hữu nghị với các nước lớn hiện nay.

B. NỘI DUNG
1. CÁC NHÂN TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG BUỘC NƯỚC LỚN PHẢI ĐIỀU
CHỈNH CHIÉN LƯỢC
1.1. Nhân tố quốc tế
1.1.1. Cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là Cách mạng
công nghiệp 4.0
Cách mạng khoa học - công nghệ thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất thế giới, làm quốc tế hóa sâu sắc quá trình mở rộng sản
xuất, phân phối trên phạm vi toàn cầu, tạo nên sự tùy thuộc lẫn nhau ngày
càng lớn giữa các nước trên the giới. Cách mạng khoa học - công nghệ làm
gia tăng các phát minh, sáng chế và tốc độ ứng đụng thành tựu khoa học -
công nghệ trong sản xuất và sinh hoạt của con người. Đây là những tiền đề
phát triển hoàn toàn mới, phi truyền thống, làm thay đổi tư duy và phương
thức quan hệ giữa các nước, đặc biệt là các trung tâm quyền lực, các nước
lớn. Từ đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đến nay, cách mạng khoa học
- công nghệ đang dần quá độ chuyển sang Cách mạng công nghiệp 4.0.
Điều này đã và càng làm thay đổi tư duy của các nước về thế giới quan và
chiến lược phát triển, thay đổi phương thức quan hệ giữa các quốc gia, làm
gia tăng tiềm lực sức mạnh cho các nước lớn: sức mạnh tổng lực quốc gia,
sức mạnh mềm, sức mạnh thông minh’, tạo khả năng chi phối, kiềm tỏa cho
các nước lớn không chỉ ở khu vực mà trên toàn cầu.
Trong lịch sử mỗi khi có sự quá độ này, thế giới thường bị đảo lộn
lớn. về kinh te, thường là những cuộc khủng hoảng, suy thoái để tái cơ cấu
lại theo hướng hợp lý hơn cho sự phát triển tiếp theo, về chỉnh trị, quyền

80
lực, cũng là sự tập hợp của các nước lớn thành “phe”, “trục” để phân chia
lại ảnh hường, sắp xếp lại trật tự. Sự quá độ lần này cũng không ngoài quỹ
đạo đó, nhưng khác trước ở nhiều điểm:
Một là, ở góc độ kinh tế, nếu như trước đây cuộc khủng hoảng thừa
1929-1933 có lý thuyết “bàn tay hữu hình” của nhà kinh tế học John
Maynard Keynes (1883-1946) là giải pháp hữu hiệu, thi cuộc khủng hoảng
của thế giới từ năm 2008 đến nay vẫn chưa tìm được “thuốc giải” hữu hiệu.
Các giải pháp theo lý thuyết Keynes trước đây được chính phủ các nước
lớn đưa ra như “gói cứu trợ” hay “thắt lưng buộc bụng” chỉ là “giải pháp
tình thế” không những không chữa “khỏi bệnh” mà còn làm bùng phát các
phong trào xã hội mới như “phong trào chiêm phố Wall”, “phong trào
chống toàn cầu hóa” hay “Brexit”...
Hai là, ở góc độ quyền lực, cạnh tranh giữa các nước lớn vẫn rất gay
gắt, khốc liệt nhưng không dẫn đến chiến tranh quy mô lớn - chiến tranh thế
giới. Khi độ gay gắt của mâu thuẫn giữa các nước lớn đến “đỉnh điểm”, thì
họ chuyển sang thỏa hiệp với nhau để bảo vệ lợi ích của quốc gia, phe
nhóm, tập đoàn, hoặc đẩy mâu thuẫn xung đột sang nước thứ ba hay khu
vực khác, biến những nơi này thành địa bàn giao chiến, “thể hiện” về sức
mạnh của vũ khí, công nghệ mới...
Ba là, những thành tựu mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
đang đặt các thể chế hợp tác, hội nhập khu vực, toàn cầu hiện nay trước
những thách thức lớn, phải điều chỉnh lại cả về cấu trúc lẫn nguyên tắc vận
hành cho đủ mạnh, thích ứng với những biến đổi để tiếp tục phát triển.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với mũi
nhọn là trí tuệ nhân tạo và tự động hóa thông minh đang làm thay đổi
những nền tảng cốt lõi trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và an
ninh, quốc phòng. Các cường quốc hàng đầu thế giới, nhất là Mỹ và Trung
Quốc đang tiến hành tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng “xanh, sạch,
thông minh”. Phương thức và hình thái cạnh tranh cũng đang thay đổi theo
hướng chiến tranh công nghê cao và chiến tranh không gian mạng, trên vũ
trụ. Những điều chỉnh tầm chiến lược này của các nước lớn đòi hỏi các
nước khác cần phải có đối sách kịp thời, phù hợp với tỉnh hình mới.
Như vậy là, tác động của cách mạng khoa học - công nghệ đến các

8
1
nước lớn rất mạnh mẽ, vừa tạo thời cơ nhưng cũng đặt các nước này trước
những thách thức lớn buộc phải điều chỉnh chiến lược phát triển của mình
cho phù hợp nhằm tăng cường sửc mạnh tổng hợp quốc gia.
1.1.2. Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là quá trình tất yếu khách quan của thế giới ngày nay,
bao trùm tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thu hút sự tham gia của
phần lớn các quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa tạo nên sự tùy thuộc lẫn
nhau ngày càng lớn giữa các nước, tạo xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển
cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trên phạm vi toàn cầu.
Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa
hiện nay có những đặc điểm khác với giai đoạn trước đó.
Thứ nhất) mức độ gắn kết và toàn cầu hóa kinh tể thế giới đã đạt ở
mức khá cao, do đó tốc độ toàn cầu hóa trong thời gian tới sẽ khó diễn ra
nhanh chóng và tác động mạnh mẽ, rõ rệt đến đời sống xã hội của các quốc
gia như những thập niên trước. Lộ trình chính sách thúc đẩy toàn cầu hóa
sẽ bị chậm lại một cách tưong đối và cần có thời gian mới có thể khởi động
một vòng đàm phán mới.
Thứ hai, sự chững lại của các vòng đàm phán toàn cầu sẽ thúc đẩy
các nước đẩy mạnh liên kết khu vực và song phương thông qua các Thỏa
thuận tự do hóa thương mại song phương (FTA). Trào lưu này đã và đang
lôi cuốn nhiều nước tham gia và mở rộng sang cả các lĩnh vực mới như
dịch vụ (gắn với đầu tư), nông nghiệp (trợ cấp, mở cửa thị trường), một mặt
làm tăng chủ nghĩa khu vực, chủ nghĩa bảo hộ; mặt khác lại tạo ra động lực
nhằm tháo gỡ dần bế tắc về những vấn đề nhạy cảm chính trị để khởi động
lại vòng đàm phán đa phương mới. Đặc điểm mới này buộc các quốc gia,
trong đó có các nước lớn, phải nắm bắt và điều chỉnh chiến lược của mình
cho phù hợp.
1.1.3. Lợi ích quốc gia - dân tộc được đề cao
Lợi ích quốc gia - dân tộc là yếu tố cơ bản nhất quyết định thái độ và
quan hệ giữa các nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và Cách mạng công
nghiệp 4.0. Do đó, trong chiến lược của mình, các nước nói chung, các
nước lớn nói riêng luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên hàng đầu và tiến
hành các bước đi như:

82
Một là, đổi mới tư duy về phát triển. Mục tiêu phát triển chuyển từ
tăng trường (tăng GDP) sang phát triển và phát triển bền vững (tăng trường
kinh tế đồng thời với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường). Quan điểm về
nguồn lực cho phát triển cũng thay đổi, từ vốn hữu hình (tài chính, vật chất)
sang vốn con người (tri thức) và vốn xã hội (văn hóa, tập quán). Ngoài ra,
các vấn đề về công bằng trong phân phối và hưởng thụ thành quả tăng
trưởng cũng ngày càng trở nên nổi trội. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh
tế, việc bảo vệ quyền lợi của người lao động đã được đặt ra nghiêm túc
hơn. Do đó, vấn đề xóa đói, giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển
đã trở thành một chủ đề lớn trong tư duy về phát triển.
Hai là, quan niệm về chiến tranh và hòa bình. Trong một vài thập
niên tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới; hòa bình, hợp tác sẽ tiếp
tục là xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế. Nhưng xung đột cục bộ như:
nước lớn đánh nước nhỏ, các nước lớn “xung đột” ở khu vực “ngoại vi”, có
khả năng phức tạp hơn. Bên cạnh đó, các diễn biến địa-chiến lược mới cũng
đầy bất trắc khó lường. Chưa thể loại trừ khả năng xảy ra những biến động
lớn về an ninh và chính trị của thế giới, kể cả chiến tranh dưới tác động của
thay đổi căn bản trong cán cân so sánh lực lượng giữa các nước lớn. Các
nước lớn vẫn chưa có cơ chế hữu hiệu ngăn ngừa và quản lý xung đột khi
tình huống khủng hoảng xảy ra. Cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn ở
khu vực “ngoại vi”, các nước theo chiến lược “hòa với nước lớn, bành
trướng sang nước nhỏ” có thể trở thành xu thế nổi trội của xung đột trong
một vài thập niên tới. Ở phạm vi toàn cầu, bất ổn xã hội là điều kiện nuôi
dưỡng chủ nghĩa cực đoan, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, làm cho
môi trường an ninh quốc tế càng căng thẳng hơn. Toàn cầu hóa và vấn đề
người di cư đã làm thay đổi thị trường việc làm, ảnh hưởng đến phúc lợi xã
hội, tạo ra những nguyên nhân tiềm tàng gây mất an ninh, ổn định chính tri
ở phương Tây, nhất là các cường quốc hàng đầu, buộc các nước này phải
điều chỉnh chiến lược của mình.
LL4. Các vấn đề toàn cầu cấp bách
Những vấn đề toàn cầu cấp bách được hiểu là những vấn đề mà tác
động của chúng lại gây nguy hiểm to lớn đe dọa đến sự tồn vong của nhân
loại. Việc khắc phục những hậu quả đó vô cùng phức tạp, khó khăn, lâu
dài, đòi hỏi phải có sự phối hợp của tất cả các quốc gia - dân tộc trên thế

8
3
giới mới có thể làm được. Các vấn đề khủng bố, di dân, biến đổi khí hậu
toàn cầu, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan, thảm họa
thiên nhiên, dịch bệnh lây lan mà điển hình hiện nay là đại dịch Covid-19,
ô nhiễm môi trường... đang trở thành những thách thức an ninh phi truyền
thống, đòi hỏi các nước phải tăng cường năng lực, chuẩn bị nguồn lực để
sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Sự gia tăng các mất cân
bằng toàn cầu cùng các áp lực thiếu hụt về tài nguyên, năng lượng, đất
đai, nguồn nước... đang đặt nền kinh tế các nước phải đổi mặt với nhiều
khó khăn hơn về cạnh tranh, tranh chấp. Việc tăng cường hợp tác, tìm ra
giải pháp hợp lý để quản lý và giải quyểt xung đột cùng nhau xây dựng
một thế giới hòa bình và thịnh vượng là vấn đề mà nhân loại tiến bộ đang
đặc biệt quan tâm hiện nay.

1.2. Nhân tố trong nước


1.2.1. Nhân tể trong nước của Mỹ
về kinh tế\ Mỹ lả nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới,
có cơ cấu kinh tế hỗn hợp, các tập đoàn và công ty tư nhân giữ vai trò
quan trọng trong khi chính phủ có xu hướng hạn chế tác động vào nền
kinh tế. Trong ba năm đầu của nhiệm kỳ, Tổng thống D.Trump đã đưa lại
sự khởi sắc cho nền kinh tể Mỹ trước khi đại dịch nổ ra. Quy mô kinh Mỹ
đứng thứ nhất với tổng giá trị GDP
21.440 tỷ USD, chiếm 23,6% toàn thế giới, trong khi dân số Mỹ chỉ chiếm
4,3%. Mỹ cũng là nước có mức tăng trưởng GDP cao ở mức 2,3% trong
năm 2019 \ Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Mỹ, nền kinh tế nước
này phải đối mặt với những thách thức của một thời kỳ bất ổn chưa tưng có:
kinh tế rơi vào suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, doanh nghiệp phá sản
hàng loạt... Mặc dù Chinh quyền D.Trump đã đưa ra nhiều biện pháp chưa
có tiền lệ để vực dậy nền kinh tế, song những diễn biến khó lường của đại
dịch vẫn đang “thử thách” sức bật của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Việc
giải bài toán khống chế dịch bệnh, đưa nền kinh tế Mỹ phục hồi trở lại và
“hàn gắn” sự chia rẽ trong lòng nước Mỹ là những nhiệm vụ rất nan giải cho
J.Biden -vị Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.
về quân sự: Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế
Stockholm (SIPRI), chi tiêu quốc phòng của các nước trên thế giới năm

84
2019 đã tăng 3,6% so với năm 2018. Mỹ vẫn là nước có chi tiêu lớn nhất với
mức chi tiêu bằng tổng chi tiêu của 10 nước xếp sau gồm Trung Quốc, Ấn
Độ, Nga, Ảrập Xê-Út, Pháp, Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và Brazil. Báo
cáo của SIPRI nêu rõ: Tổng doanh thu của 25 công ty sản xuất vũ khí hàng
đầu thế giới trong nãm 2019 tăng 8,5% lên 361 tỷ USD, gấp 50 lần ngân
sách hằng năm dành cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Mỹ và Trung Quốc thống lĩnh thị trường vũ khí thế giới trong năm 201934 35.
về khoa học - công nghệ: Theo báo cáo của Hội đồng khoa học quốc
gia Mỹ (NSB) về các chỉ số phát triển khoa học - công nghệ năm 2016, Mỹ
vẫn dẫn đầu thế giới về ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D),
chiếm 27% tổng chi phí toàn thế giới.
Trong lĩnh vực khoa học và giáo dục, khoảng 33% cử nhân trong lĩnh vực
này đến từ Mỹ36. Hiện nay, thực lực của Mỹ tuy suy giảm nhưng vẫn vượt
xa so với các cường quốc phía sau, Mỹ vẫn là cường quốc mạnh nhất thế
giới, đứng đầu trên nhiều lĩnh vực. Theo các dự báo, mặc dù có những suy
giảm do đại dịch Covid-19 cùng những mâu thuẫn giữa Đảng Dân chủ và
Đảng Cộng hòa về những vấn đề lớn trong đối nội và đối ngoại, nhưng đến
năm 2030 vẫn ít có khả năng xuất hiện một cường quốc có thể thay thế vai
trò của Mỹ; nước này vẫn là tác nhân độc lập quan trọng nhất trong số các
cường quốc thế giới dựa vào ưu thế vượt trội về sức mạnh so với các nước
khác. Những điều chỉnh của Mỹ về cơ cấu kinh tế và quân sự trên cơ sở
những thành tựu mới nhất về khoa học - công nghệ tạo cho nước này một
nền tảng khá vững chắc để duy trì vị trí dẫn đầu về kinh tế, quân sự - hai
lĩnh vực cơ bản để tạo nên sức mạnh của một siêu cường trong quan hệ
quốc tế.
1.2.2. Nhân tố trong nước của Trung Quốc
Kết quả sau hơn 40 nãm cải cách mở cửa thành công đã đưa Trung

34 Xem Kinh tế Mỹ tìếp tục khẳng định vị the trong năm 2019, https://www.gisgl.com/
vn/vi/insight/us-economy-continues-to-hold-the-leadmg-position-m-2019
35 Xem “Sóng ngầm ” chạy đua vũ trang và nguy cơ bùng phát Chiến tranh lạnh mới,
https://vtv.vn/the-gioi/song-ngam-chay-dua-vu-trang-va-nguy-co-bung-phat-chien-tran h-lanh-
moi-20201213123548151 .htm
36 Xem Minh Trung: Trung Quốc đuổi kịp Mỹ trong cuộc đua ngân sách cho khoa học kỹ
thuật, https ://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/l 745
759/trung-quoc-duoi-kip-my-trong-cuoc-dua-ngan-sach-cho-khoa-hoc-ky-thuat

8
5
Quốc lên vị trí cường quốc hàng đầu thế giới. Tại Đại hội XVIII của Đảng
Cộng sản Trung Quốc năm 2012, Trung Quốc đã chuyển giao quyền lực
sang thế hệ thứ năm thành công và đang có những kết quả khả quan trong
cuộc chiến chống tham nhũng. Tuy nhiên, những hệ lụy từ cuộc chiến
chống tham nhũng cùng mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, ly khai và chênh lệch
phát triển vùng miền còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn.
* Sau hơn 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những
thành tựu quan trọng trong phát triển kỉnh te
Từ sau Đại hội XVIII, Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy cải cách toàn
diện. Báo cáo chính trị tại Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc
nêu rõ: “Kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình cao,
đứng ở tốp đầu trong các quốc gia chủ yếu trên thế giới, GDP tăng từ
54.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 8.130 tỷ USD) lên 80.000 tỷ Nhân
dân tệ (tương đương 12.000 tỷ USD), đứng vững vị trí thứ hai thế giới,
đóng góp trên 30% cho tăng trưởng GDP toàn cầu” 37. Trung Quốc đã coi
việc điều chỉnh mang tính chiến lược cơ cấu kinh tế là phương hướng chủ
công của đẩy nhanh chuyển đổi phượng thức phát triển kinh tế; coi tiến bộ
và sáng tạo khoa học kỹ thuật là trụ cột quan trọng đẩy nhanh chuyển đổi
phương thức phát triển kinh tế; coi bảo đảm và cải thiện dân sinh là xuất
phát điểm và đích đến căn bản của đẩy nhanh chuyển đổi phương thức phát
triển kinh tế; coi xây dựng xã hội với mô hình tiết kiệm tài nguyên, thân
thiện với môi trường là nỗ lực quan trọng để đẩy nhanh chuyển đổi phương
thức phát triển kinh tế; coi cải cách mở cửa là động lực mạnh mẽ của đẩy
nhanh chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế.
Cùng với việc ổn định tăng trưởng, Trung Quốc đã nỗ lực phát huy
các nhân tố nội sinh, phát triển các ngành nghề mới, đặc biệt là nhóm
ngành dịch vụ; đẩy nhanh quá trình chuyển biến từ “Trung Quốc chế tạo”
sang “Trung Quốc sáng tạo”, thúc đẩy đô thị hóa kiểu mới, đẩy mạnh thí
điểm các khu mậu dịch tự do ở Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu...,
phối hợp với chiến lược phát triển vùng miền. Thực hiện mở cửa đối ngoại
giai đoạn mới. Sáng kiến “Vành đai và Con đường” được coi là một trong
37 Xem Nhận diện Trung Quốc qua Báo cảo chinh trị trình bày tại Đại hội 19,
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/nhan-dien-trung-quoc-qua-bao-cao-chinh-tri-trmh-bay- tai-dai-
hoi-19-687472. vov

86
các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi mô hình và phương thức phát triển kinh
te, là động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
* Trung Quốc đang vượt qua những thách thức lớn để tiếp tục phát
triển
Mức thu nhập của người dân Trung Quốc còn thấp, thu nhập tăng
chậm và thói quen tích lũy của người dân, đặc biệt là an sinh xã hội còn
chưa được bảo đảm vững chắc, vấn đề nợ công của Trung Quốc chiếm gần
300% GDP, dự báo những năm tới có thể lên tới 400% GDP 38, tiềm ẩn
nguy cơ lớn. Năm 2020, Trung Quốc đối diện với nhiều khó khăn cả trong
và ngoài nước như dịch Covid-19, thiên tai lũ lụt hay cuộc chiến thương
mại Mỹ - Trung làm quan hệ song phương với nền kinh tế số một thế giới
ngày càng rạn nứt và một môi trường quốc tế bất ổn. Tuy vậy, Hội nghị
Trung ương 5 khóa XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức từ ngày
26 đến 29-10- 2020 vẫn tuyên bố Trung Quốc đã đạt được các mục tiêu của
kế hoạch 5 năm là trở thành một xã hội khá giả vào năm 2020 (trên thực tế
không đạt được)39. Theo đó, trong gần 50 năm qua, Trung Quốc đã đưa
55,75 triệu người thoát khỏi đói nghèo và tạo được 60 triệu việc làm ở các
khu vực thành thị. Đến cuối năm 2020, 1,3 tỷ người sẽ được hưởng bảo
hiểm y tế cơ bản và gần 1 tỷ người được nhận trợ cấp hưu trí cơ bản 40. Hội
nghị Trung ương 5 khóa XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra
Quy hoạch phát triển kinh tế “ xã hội 5 năm lần thứ 14 và mục tiêu tầm
nhìn đến nắm 2035. Theo đó, kế hoạch 5 năm lần này đặt trọng tâm chính
vào mục tiêu linh hoạt, nâng GDP bình quân đầu người lên mức tương
đương với một quốc gia tương đối phát triển. Đồng thời, cam kết thu hẹp
đáng kể khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị và đặc biệt nhấn
mạnh việc củng cố nền kinh tế trong nước, trọng tâm hướng nội; không
quá nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng, thay vào đó là tập trung cải thiện
chất lượng tăng trưởng và nâng cao năng suất; độc lập về công nghệ và
nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
về chính trị, chế độ dân chủ từng bước được kiện toàn; tình trạng tham

38 Xem Nguyễn Quang Thuấn: Cải cách kình tế của Trung Quổc sau Đại hội XVIII và tảc
động, http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=554
39’3 Xem Minh Anh: Kinh tể Trung Quốc sắp cỏ những thay đổi chưa từng thấy trong ỉ00
năm qua?, https://baoquocte.vn/kinh-te-trung-quoc-sap-co-nhung-thay-doi-chua
40-tung-thay-trong-100-nam-qua-128234.html

8
7
nhũng có giảm sau quá trình thực hiện chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” ở trong
nước và chiến dịch “săn cáo” tại nước ngoài. Tuy nhiên, cuộc chiến chống
tham nhũng cũng để lại nhiều hệ lụy phức tạp, khó lường đối với công tác
lãnh đạo, quản lý xã hội của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Ngoài ra, mâu
thuẫn dân tộc, sắc tộc, vấn đề ly khai ở Tây Tạng, Tân Cương, sự chênh lệch
phát triển vùng miền vẫn chưa được giải quyết triệt để, còn tiềm ẩn nhiều
nguy cơ lớn.
về xã hội, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng
dai dẳng và ngày càng gia tăng giữa nông thôn và thành thị, chính sách một
con sau một thời gian hệ lụy của nó là làm cho vấn đề già hóa dân số cùng
các vấn đề môi trường chậm được cải thiện về chất, bất chấp việc từ lâu
Chính phủ Trung Quốc đã rất chú trọng vào vấn đề này.
Có thể nói rằng Trung Quốc đã hội tụ đủ điều kiện để trở thành đối thủ
của Mỹ khi kết hợp được cả sức mạnh kinh tế và quân sự cùng ý chí vươn
lên trở thành nước lớn thể hiện qua quyết tâm của lãnh đạo và tinh thần dân
tộc đang ngày một cao trong dân chúng. Tuy không tuyên bố chiến lược toàn
cầu như Mỹ, nhưng Trung Quốc có “đại chiến lược” và thường xuyên điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Họ đặt mục tiêu xây dựng một trật tự
thế giới mới, trong đó Trung Quốc sẽ thay Mỹ lãnh đạo khu vực châu Á -
Thái Bình Dương vào năm 2025 và thay Mỹ lãnh đạo thế giới vào năm
2050. Hiện nay, Trung Quốc đang trên con đường trở thành một cường quốc
có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Để thực hiện “giấc mơ” đó, Trung Quốc đang
chủ động với vai trò nước lớn ở những sân chơi quốc tế vốn có, đồng thời nỗ
lực lập ra các “sân chơi” mới mà Trung Quốc là trụ cột, như Ngân hàng Đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn
diện khu vực (RCEP) để chủ động luật chơi, phá vỡ các cấu trúc và luật chơi
cũ.
1.2.3 Nhân tế trong nước của Nhật Bản
Nhật Bản là cường quốc phát triển không cân đối các lĩnh vực, bởi vì
cán cân quân sự và ảnh hưởng chính trị của quốc gia này không tương
xứng với sức mạnh kinh tế, nhưng Nhật Bản vẫn là một quốc gia có khả
năng tiềm tàng và hiện thực to lớn vê trình độ khoa học - công nghệ.
Tuy nhiên, với tính ưu việt về công nghệ, với các tập đoàn công

88
nghiệp, tài chính lớn mạnh, song có thể nói Nhật Bản vẫn chưa đủ những
yếu tố cho phảt triển bền vững. Không giống các cường quốc khác, Nhật
Bản bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên
ngoài. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều chứng cứ cho thấy kinh tế Nhật
Bản đang có những dấu hiệu lạc hậu và chính sự tụt hậu này sẽ trở thành
nhân tố phá hoại những nền tảng của sự phát triển kinh tế bền vững cho
nước này trong tương lai. Cùng vói đó, xuất hiện các yếu tố khác gây bất
ổn định như: dân số bị già hóa, sự gia tăng chi phí tiêu dùng, du lịch, gia
tăng nhập khẩu, dịch chuyển sản xuất sang các quốc gia khác, chuyển dịch
cơ cấu từ sản xuất công nghiệp sang các loại hình dịch vụ, gia tăng tính bất
ổn định của thị trường chứng khoán. Thêm vào đó còn là sự ấm dần lên của
khí hậu làm gia tăng cường độ và tần suất thiên tai cho đất nước này.
Từ đầu thế kỷ XXI, tình hình chính trị của Nhật Bản cũng không mấy
ổn định, nước này đã thay đổi nội các và thủ tướng liên tục, ước tính trung
bình mỗi thủ tướng Nhật Bản chỉ tại vị được 1,5 năm. Thủ tướng Abe
Shinzo và Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền hiện nay đang đề cao chủ
nghĩa dân tộc, sửa đổi Hiến pháp
“quân đội hóa” lực lượng phòng vệ, độc lập hơn với Mỹ và cứng rắn hơn
với Trung Quốc. Nhưng ngày 29-8-2020, Thủ tướng A. Shinzo từ chức vì lý
do sức khỏe, đã trao quyền điều hành đất nước cho tân Thủ tướng Suga
Yoshihide.
1.2.4. Nhân tố trong nước của Nga
Liên bang Nga là nước kế thừa gần như trọn vẹn tiềm lực của Liên Xô
trước đây, trong đó có chiếc ghế ủy viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Nước Nga đứng đầu thế giới về diện tích lãnh thổ với 17 triệu km 41, dân số
trên 146 triệu người, chưa kể 25 triệu công dân Nga đang sống ở một số
nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây. Nga có nguồn tài nguyên phong
phú, đa dạng, một đội ngũ đông đảo các nhà bác học, khoa học và công
nhân lành nghề, một cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hoàn chỉnh và
hiện đại. Mục tiêu chiến lược của Nga là phát triển đất nước thành cường
quốc, được thế giới công nhận như một đối tác bỉnh đẳng trong quan hệ với
các nước, trước hết là Mỹ. Trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh quốc tế

4164662.epi

8
9
tại Munich (Cộng hòa Liên bang Đức) năm 2017, Tống thống Nga V.Putin
tuyên bố không chấp nhận trật tự thế giới đơn cực và khẳng định: 4CNga là
một đất nước với lịch sử nghìn năm và gần như luôn được hưởng đặc quyền
từ chính sách đối ngoại của một quốc gia có chủ quyền. Chúng tôi không có
ý định thay đổi điều đó. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ý thức được cách thức
thế giới đã và đang thay đổi để có một nhìn nhận rất thực tế về tiềm lực và
cơ hội của mình. Chúng tôi muốn tương tác với tất cả các đối tác độc lập, có
trách nhiệm để cùng xây dựng một trật tự thế giới dân chủ, công bằng, đảm
bảo an ninh và thịnh vượng cho tất cả”42.
Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Nga V.Putin, sự mất cân bằng giữa
định hướng phương Tây và phương Đông bắt đầu được điều chỉnh. Nước Nga
chuyển từ chính sách “thân phương Tây” sang chính sách “chấn hưng chủ nghĩa
dân tộc”, tạo ra sự cân bằng (tương đối) trong chính sách và với các nước lớn
nhằm duy trì hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc an ninh để phát triển kinh tế;
khẳng định chính sách “hướng Đông” của nước Nga trong thế kỷ XXI, nhằm
giữ vững vị trí cường quốc thế giới. Chiến lược này đã xác định những định
hướng cơ bản trong sự phát triển kinh tế - xã hội Nga tới năm 2020. Sự trỗi dậy
trở lại của Nga đã đưa nước này trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về
công nghệ của thế giới, năng suất lao động tăng gấp 4 lần trong các ngành chủ
chốt của nền kinh tế, tầng lớp trung lưu sẽ tiến tới chiếm tới 60-70% dân số,
giảm tỉ lệ tử vong và tăng tuổi thọ trung bình lên 75 tuổi43.
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, nước Nga bị phương Tây
bao vây cấm vận do liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine, do Nga sáp
nhập Crimea và can dự vào cuộc nội chiến ở Sirya. Mỹ cùng các đồng
minh với tư duy thời Chiến tranh lạnh đã thực hiện cấm vận kinh tế, cùng
việc giá dầu mỏ thấp, khiến nguồn thu ngân sách của Nga sụt giảm nghiêm
trọng (đang từ 100 USD xuống còn khoảng 50 USD, có lúc xuống tới dưới
30 USD/thùng). Tất cả những điều này đã đẩy nền kinh tế Nga vào khủng
hoảng: đồng tiền mất giá, đầu tư sụt giảm, thất nghiệp tràn lan...
42 Xem Thiện Nhân: Tổng thống Putin và 11 phát ngôn làm “rung chuyển ” thế giới,
https://baomoi.com/tong-thong-putin-va-11 -phat-ngon-lam-rung-chuyen-the-gioi/c/240
43 Xem Vitaly Naumkin: Sự trỗi dậy của Nga: Những tác động đốỉ với khu vực châu Ắ -
Thải Bình Dương, Tạp chí Nghiên cứu quốc tể, số 2 (73), tháng 6-2008.
112
Xem Quang Vững: Nhìn lại chính sách đối ngoại của Tong thong Obama, http://
baoquocte.vn/nhm-lai-chinh-sach-doi-ngoai-cua-tong-thong-obama-39261.html

90
2. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC CỦA MỘT SỐ NƯỚC LỚN
HIỆN NAY
2.1. Điều chỉnh chiến lược của Mỹ (từ năm 2009 đến nay)
2.1.1. Điều chỉnh chiến lược của Tầng thống B.Obama (2009-
2017)

9
1
Trong hai nhiệm kỳ của mình, Tổng thống B.Obama đã thực hiện
nhiều bước điều chỉnh chiến lược cũng không nằm ngoài mục tiêu là củng
cố vị thế “siêu cường” thế giới của Mỹ. Cụ thể: (1) điều chỉnh quan hệ với
thế giới Ảrập, Hồi giáo thông qua đó tạo dựng “Mùa xuân Ảrập”; (2) “xoay
trục” và “tái cân bằng” về châu Á - Thái Bình Dương; (3) điều chỉnh giá
dầu, gây sức ép với Nga; (4) thực hiện chính sách ngoại giao “mềm mỏng”.
Sau 8 năm B.Obama nắm giữ cương vị tổng thống, ngấn sách quốc
phòng của Mỹ bằng ngân sách tổng cộng của 7 nước đứng ngay sau Mỹ
trong bảng xếp hạng thế giới, trong khi đó Mỹ và các đồng minh chiếm
75% chi tiêu quân sự toàn cầu 1. Khả năng can thiệp ngoài nước và hoạt
động tình báo của Mỹ vẫn không nước nào sánh kịp. Nền kinh tế Mỹ nắm
giữ lượng tiền dự trữ thế giới và tỷ lệ tăng trưởng cao nhất so với tất cả các
nước phát triển; tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 10% trong năm 2009 xuống còn
5%; thâm hụt ngân sách công giảm từ 10% trong năm 2009 xuống còn
2,5% năm 2015; trong hai năm 2014-2015 đã tạo được nhiều việc làm nhất
kể từ đầu thế kỷ XXL Dân số Mỹ năng động, nợ công của Mỹ ở mức vừa
phải so với quy mô nền kinh tế và các doanh nghiệp Mỹ có tính sáng tạo,
đột phá. Việc tái thiết lại mối quan hệ với Iran, Cuba và phần còn lại của
khu vực Mỹ Latinh, Việt Nam, Lào, Indonesia hay cả Ấn Độ, đã góp phần
tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới 2. Việc không dính líu vào
những cuộc “xung đột bè phái” ở các nước xa xôi khi ở đó không đe dọa
những lợi ích sống còn của nước Mỹ đã giúp nước này tránh được những sa
lầy quân sự mới và những sự “xao nhãng” chiến lược mới. Tất cả những
điều chỉnh chiến lược trên cho thấy cường quốc Mỹ trong năm 2016 ờ trong
trạng thái tốt hơn nhiều so với năm 2008.

9
Ó
2.1.2. Điều chỉnh chiến lược cửa Tổng thống D. Trump (2017-
2021)
Sau 4 năm cầm quyền, Tổng thống D.Trump theo đuổi mục tiêu
“Nước Mỹ trên hết” đã đảo ngược các chính sách đối nội cũng như đối
ngoại của Mỹ mà vị tiền nhiệm B.Obama để lại sau hai nhiệm kỳ. về đốỉ
nội: Tổng thống D.Trump đã lần lượt đảo ngược các chính sách nhập cư
bất hợp pháp, năng lượng, biến đổi khí hậu, ngân hàng, luật pháp và trật tự,
tư pháp hình sự và thuế; đồng thời bổ nhiệm ba thẩm phán Tòa án tối cao
cùng hàng trăm thẩm phán liên bang, về đối ngoạỉ: Tổng thống D.Trump
đảo ngược các chính sách quốc phòng, thương mại, Trung Đông, NATO,
EU, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên...
* Thành công
Sau khi nhậm chức vào năm 2017, Tổng thống D.Trump khởi động
chính sách “Nước Mỹ trên hết”. Có thể khẳng định thành công lớn nhất của
Tổng thống D.Trưmp là nền kinh tế đang khởi sắc trước khi đại dịch
Covid-19 nổ ra. Tổng thống D.Trump đã triển khai các chính sách bãi bỏ
quy định chưa từng có; giảm thuế ở mức kỷ lục cho cá nhân, tập đoàn và
doanh nghiệp; cùng với khả năng khơi dậy niềm tin của người tiêu dùng và
doanh nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu suất kinh tế: mức tăng kỷ lục của
thị trường chứng khoán, việc làm, tăng lương thực tế, việc làm cho người
thiểu số... Chính sách năng lượng của Tổng thống D.Trump nhằm làm
chậm quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng
lượng mới không chỉ giúp Mỹ trở thành quốc gia độc lập về năng lượng,
mà còn khiến nước này trở thành nước xuất khẩu than và khí đốt tự nhiên
hàng đầu. Năng lượng giá rẻ đã gịủp thúc đẩy kinh tế phát triển ở mức kỷ
lục. Nếu không có sự độc lập về năng lượng, nền kinh tế Mỹ sẽ không thể
chống chọi được trước sự tàn phá của đại dịch Covid-19, kinh tế đóng cửa
và mức thuế quan cũng như các lệnh trừng phạt áp đặt trong cuộc chiến
thương mại với Trung Quốc, về vấn đề nhập cư, Tổng thống D.Trump đã
thành công khi hợp tác với Chính phủ Mexico và các nước Trung Mỹ để
ngăn chặn làn sóng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.
* Thất bại
Thất bại lớn nhất của Tổng thống D. Trump là xóa bỏ Chương trình

9
7
bảo hiểm y tế Obamacare và để ngỏ việc hình thành tuyến y tế cơ sở, nơi
chăm sóc những người không có bảo hiểm cũng như những người có tiền sử
bệnh nền, nên khi đại dịch Covid-19 hoành hành đã gây thảm họa cho nước
Mỹ. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến D.Trump phải trả giá
đắt trong cuộc bầu cử.
Trong đối ngoại, tiếp cận giải quyết các vấn đề quốc tế, Tổng thống
D.Trump không thông qua các tổ chức đa phương như Liên hợp quốc, EU,
WTO, WHO, IMF hay WB khi cho rằng thành viên của các tổ chức này đã
luôn tìm cách để được việc của mình, còn nước Mỹ phải trả giá. Ngay cả
các nước đồng minh của Mỹ trong NATO, vốn được Mỹ bảo vệ nhung lại
không đóng góp thỏa đáng phần ngân sách của mình. Tổng thống D.Trump
cũng đã rút khỏi COP-21 và một số hiệp ước với Liên hợp quốc, EU...
Thực hiện lời cam kết khi tranh cử năm 2016 là rút nước Mỹ ra khỏi
những “sa lầy” tại các điểm nóng thế giới, trong nhiệm kỳ của mình, Tổng
thống D.Trump đã kết thúc sự can dự của Mỹ ở “các cuộc chiến bất tận” tại
Afghanistan, Iraq và Syria sau khi tuyên bố quân đội Mỹ đã “đánh bại” Tổ
chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), ổn định Iraq, mang lại hòa bình cho
Trung Đông và rút quân khỏi Iraq, Afghanistan. Mỹ cũng thúc đẩy an ninh
của Israel bằng cách ủng hộ tuyên bố chủ quyền của nước này đổi với Cao
nguyên Golan, coi Hamas là một tổ chức khủng bố, chuyển đại sứ quán Mỹ
đến Jerusalem và bảo vệ Israel tại Liên hợp quốc. Thúc đẩy việc Các Tiểu
vương quốc Ảrập thống nhất, Bahrain và Sudan ký hiệp
định hòa bình với Israel; thỏa thuận bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa
Serbia và Kosovo tại khu vực Bancãng... Mặc dù Tổng thống D.Trump
tuyên bố phản đối chiến tranh nhưng không phản đối việc đe dọa dùng sức
mạnh quân sự chống lại kẻ thù của mình.
Tổng thống D.Trump đã ĩút khỏi Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược
mới (New START) với Nga và thúc đẩy đàm phán New START ba bên
gồm Mỹ, Nga và Trung Quốc, thay vì duy trì cơ chế song phương Mỹ -
Nga, nhằm tái cân bằng lực lượng hạt nhân của mỗi nước. Tuy nhiên, Tổng
thống D.Trump đã không thuyết phục được Trung Quốc tham gia Hiệp ước
và cũng không làm giảm tốc được chương trình hạt nhân của Triều Tiên
trong một thời gian.

98
Việc Tổng thống D.Trump rủt khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) cũng là một sai lầm lớn. Tổng thống D.Trump chưa nhận
thức đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ kinh tế và
thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương trong việc ngăn chặn Trung Quốc.
Với Trung Quốc, Tổng thống D.Trump phát động cuộc chiến thương mại
gây sức ép buộc nước này giảm thâm hụt thương mại và điều chỉnh các
hoạt động thương mại, đầu tư, ăn cắp tài sản trí tuệ, trợ cấp cho các công ty
nhà nước, ngân hàng... theo những yêu sách của Mỹ. Hơn the, Mỹ còn cử
các quan chức cấp cao tới khu vực và châu Âu để huy động sự ủng hộ toàn
cầu nhằm phản đối Trung Quốc.
2.1.3. Những điều chỉnh chiến lược sau khi lên cầm quyền của
Tổng thống J.Biden (2021)
về đổi ngoại: Theo Brian McKeon, cố vấn chính sảch đối ngoại của
J.Biden, ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, ông ấy (J.Biden) sẽ điện đàm với các
đồng minh quan trọng để nói rằng nước Mỹ đã trở lại và nước Mỹ luôn ủng
hộ các bạn44. Nghĩa là khi nắm quyền, J.Biden sẽ lập tức đảo ngược hàng
loạt chính sách của chính quyền tiền nhiệm trong nhiều vấn đề: từ Iran, biến
đổi khí hậu, Covid-19, WHO, gia hạn New START, cho tới Triều Tiên hay
cải tổ Bộ Ngoại giao Mỹ... Mục tiêu điều chỉnh chiến lược của Tổng thống
J.Biden là xây dựng lại các quan hệ liên minh, nhằm hàn gắn “rạn nứt”
trong các mối quan hệ quốc tế của Mỹ, đối phó với khủng hoảng khí hậu,
đại dịch Covid-19 thông qua hợp tác giữa các nước. Với Trung Quốc, Mỹ
sẽ họp tác chặt chẽ với đồng minh để thiết lập mặt trận thống nhất về các
vấn đề khác như công nghệ, bao gồm Huawei và mạng 5G, đánh cắp sở
hữu trí tuệ và những hành động gây bất ổn của Trung Quốc ở các vùng biển
châu Á. Trong nhiều bình luận công khai, J.Biden nêu rõ việc đưa Trung
Quốc vào hệ thống thế giới là cách hiệu quả nhất để đảm bảo Bắc Kinh
tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế. Đây là cách tiếp cận được đánh
giá trái ngược hoàn toàn với chính sách của người tiền nhiệm D.Trump. về
đổi nội: Tổng thống đắc cử J.Biden đã thảo luận với lãnh đạo nhiều doanh
nghiệp lớn như General Motors, Target, Microsoft, công đoàn lao động
ngành ô tô (UAW), công đoàn lao động ngành dịch vụ (SCIU), công đoàn

44 Xem Thanh Tâm: Tham vọng của Bỉden đưa nước Mỹ trở lại vũ đài quốc tế, https://
vnexpress.net/tham-vong-cua-biden-dua-nuoc-my-tro-lai-vu-dai-quoc-te-4185769.html

9
9
lao động ngành thực phẩm và thương mại (UFCW)... để bàn về phục hồi
kinh tế. J.Biden cho biết ưu tiên sắp tới là kiểm soát và đánh bại đại dịch,
mở của nền kinh tế một cách có trách nhiệm, giúp bảo vệ sức khỏe và an
toàn cho người lao động Mỹ, từ đó khôi phục và tạo thêm hàng triệu việc
làm từ lĩnh vực sản xuất cho đến ngành dịch vụ...

2.2. Điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc


2.2.1. Điều chỉnh chiến lược sau Đại hội XVIII (2012-2017)
Sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản, Trung Quốc thực hiện điều
chỉnh chiến lược phát triển, chuyển từ “giấu mình chờ thời” sang “hành sử
nước lón” nhằm mục tiêu “Giấc mộng Trung Hoa”.
Với Mỹ, đề xuất “quan hệ nước lớn kiểu mới”, tranh thủ điều kiện
quốc tế thuận lợi để phát triển; mặt khác, hành động quyết đoán hơn nhằm
mở rộng không gian kể cả thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác tài
nguyên, nâng cao vị thế, đẩy lùi chính sách kiềm tỏa của Mỹ.
Với các nước láng giềng. thực hiện thủ đoạn cả “cứng” và “mềm”,
kể cả chiến tranh nếu thấy cần thiết, thực hiện mục tiêu vững chân ở châu
Á vươn ra thế giới. Trung Quốc sử dụng rộng rãi lợi thế về kinh tế, gia
tăng sức mạnh quân sự và khi cần, không né tránh những biện pháp “cứng”
đi đôi với những nỗ lực phát huy sức mạnh mềm.
Với các nước lớn và khu vực khác. Trung Quốc vừa hóa giải chính
sách tái cân bằng quyền lực của Mỹ, vừa nỗ lực duy trì cục diện hợp tác
với Mỹ bất cứ nơi nào và ở chừng mực có thể; tranh thủ Nga, kiềm chế
Nhật Bản, tranh thủ ASEAN, tìm cách cải thiện quan hệ với Ắn Độ, phát
huy vai trò ở châu Phi và Mỹ Latinh.
Tuy không tuyên bố chiến lược toàn cầu như Mỹ, nhưng Trung Quốc
có “đại chiến lược” và thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với tinh hình
mới. Họ đặt mục tiêu xây dựng một trật tự thế giới mới, trong đó Trung
Quốc sẽ thay Mỹ lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2025 và
thay Mỹ lãnh đạo thế giới vào năm 2050. Trung Quốc mở rộng quan hệ
đối ngoại với các nước, không chỉ láng giềng khu vực mà còn ở khắp các
khu vực Á, Phi, Mỹ Latinh và Trung Đông. Sự trỗi dậy của Trung Quốc
đang tác động sâu sắc đến quá trình chuyển dịch quyền lực toàn cầu và làm

10
0
lung lay vị thế của Mỹ.
Để khẳng định vị thế nước lơn có tầm ảnh hưởng, chi phối toàn cầu,
Trung quốc vừa chơi chung trên những “sân chơi” do Mỹ và phương Tây
lập ra kể từ sau Chiến tranh thể giới lần thứ II, vừa chủ động tạo ra những
sân chơi mới và “viết” những “luật chơi” theo cách của mỉnh. Trung Quốc
đẩy mạnh triển khai chiến lược “Một vành đai, một con đường”, kết nối
Đông Á năng động với nhiều trung tâm phát triển ở châu Âu, tạo một
không gian kinh tế phát triển mới. Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại,
Trung Quốc còn đưa ra hai sáng kiến: (1) thành lập Hiệp định đối tác kinh
tế toàn diện (RCEP) gồm 10 nước ASEAN cùng 5 nước gồm Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Newzealand; (2) tạo lập Khu vực mậu
dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAP) gồm 21 thành viên Diễn đàn
hợp tác kinh tế châu Á “ Thái Bình Dương (APEC). Trong lĩnh vực tài
chính tiền tệ, Trung Quốc đưa ra sáng kiến thành lập AIIB và quốc tế hóa
đồng Nhân dân tệ.
Những sáng kiến của Trung Quốc nhằm từng bước hiện thực hóa
“Giấc mộng Trung Hoa”. Thực chất đây là bước điều chỉnh chiến lược,
chính sách theo phương thức đa quốc gia, đa lĩnh vực nhằm kết nối các
quốc gia xung quanh quỹ đạo trung tâm là Bắc Kinh. Bản chất sâu xa ẩn
chứaa đằng sau những sáng kiến này là tham vọng lớn của Trung Quốc
muốn đuổi kịp và vượt Mỹ, trở thành nước đứng đầu thế giới.
2.2.2. Điều chỉnh chiến lược sau Đại hội XIX (2017-2021)

Sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản, Trung Quốc điều chỉnh chiến
lược theo hướng xây dựng hình ảnh một nước lớn có trách nhiệm với các
nội dung: (1) nhấn mạnh việc xây dựng và gánh vác trách nhiệm trong quản
trị toàn cầu; (2) triển khai chính sách nước lớn kiểu mới; (3) với các nước
đang phát triển đề cao việc xây dựng Cộng đồng chung vận mệnh, xây dựng
quan hệ đối tác hữu nghị, thân thiện. Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIX của
Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ: “Trung Quốc kêu gọi nhân dân các
nước chung sức chung lòng, xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh
nhân loại, xây dựng thế giới hòa bình lâu dài, an ninh rộng khắp, cùng phồn
vinh, mở cửa bao trùm, sạch sẽ tươi đẹp”45.
45 Xem Nhận diện Trung Quốc qua Bảo cáo chính trị trình bày tạỉ Đại hộỉ 19,
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/nhan-dien-trung-quoc-qua-bao-cao-chinh-tri-trinh-bay- tai-dai-

1
0
Trung Quốc tích cực phát triển quan hệ đối tác toàn cầu, mở rộng
điểm giao thoa lợi ích với các nước, thúc đẩy điều phối và hợp tác với các
nước lớn, xây dựng khuôn khổ quan hệ nước lớn tổng thể ổn định phát
triển cân bằng, làm sâu sắc quan hệ với các nước láng giềng theo quan
điểm “thân, thành, huệ, dung” và phương châm ngoại giao láng giềng
“thân thiện với láng giềng, làm bạn với láng giềng”, tăng cường đoàn kết
và hợp tác với cầc nước đang phát triển theo quan điểm đúng đắn về đạo
nghĩa và lợi ích cùng quan điểm “chân, thực, thân, thành”. Tăng cường
giao lưu hợp tác với các chính đảng và tổ chức chính trị các nước, thúc
đẩy giao lưu đối ngoại của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Hội nghị
chính trị hiệp thương, quân đội, địa phương và đoàn thể nhân dân...
Trung Quốc kiên trì quốc sách cơ bản mở cửa đối ngoại, kiên trì mở
cửa để xây dựng đất nước, tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế. Chuyển sáng
kiến “Một vành đai, một con đường” thành “Vành đai vả Con đường”, nỗ
lực thực hiện trao đổi chính sách, kết nối cơ sở hạ tầng, thông suốt thương
mại, lưu thông dòng vốn, gắn kết lòng dân, tạo kênh hợp tác quốc tế mới,
tăng thêm động lực mới cùng phát triển. Đẩy mạnh viện trợ các nước đang
phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất, thúc đẩy thu hẹp
khoảng cách phát triển Nam - Bắc. Trung Quốc ủng hộ thể chế thượng
mại đa phương, thúc đẩy xây dựng khu thương mại tự do, thúc đẩy xây
dựng kinh tế thế giới mở.
Trung Quốc kiên trì quan điểm quản trị toàn cầu cùng bàn bạc, cùng
xây dựng, cùng chia sẻ, đề xướng dân chủ hóa quan hệ quốc tế, kiên trì
các nước không phân biệt lớn nhỏ, mạnh yếu, giàu nghèo đều bình đẳng
như nhau, ủng hộ Liên hợp quốc phát huy vai trò tích cực, ủng hộ mở rộng
tính đại diện và tiếng nói của các nước đang phát triển trong các vấn đề
quốc tế. Trung Quốc sẽ tiếp tục phát huy vai trò nước lớn có trách nhiệm,
tích cực tham gia cải cách và xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu, không
ngừng đóng
góp trí tuệ và sức mạnh của Trung Quốc46.

hoi-19-687472. vov
46 Xem Nhận diện Trung Quốc qua Bảo cáo chính trị trình bày tại Đạỉ hội 19,
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/nhan-dien-trung-quoc-qua-bao-cao-chmh-tri-trmh-bay- tai-dai-
hoi-19-687472. vov

10
2
2.3. Điều chỉnh chiến lược của Nhật Bản
2.3.1. Dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo (2012-2020)
Thủ tướng Nhật Bản Abe lên cầm quyền năm 2012 - người được coi
là theo đường lối dân tộc chủ nghĩa, đầ có những bước đi cứng rắn theo tinh
thần học thuyết đối ngoại an ninh mới, dựa trên ba trụ cột chính là: (1) liên
minh Nhật - Mỹ; (2) luật pháp quốc tế; (3) quan hệ với ASEAN, để hình
thành nên “khối kim cương” kiềm tỏa Trung Quốc 47. Với mục tiêu trở thành
“nước lớn chính trị” và khẳng định vị thế cường quốc toàn diện của Nhật
Bản tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới, Nhật Bản
đã điều chỉnh một cách căn bản chiến lược đối ngoại của mình thông qua
điều chỉnh Hiến pháp nhằm bước ra khỏi “cái bóng an ninh” của Mỹ; cứng
rắn hon với Trung quốc, Nga và cả với Hàn quốc; đẩy mạnh hơn nữa các
mối quan hệ chiến lược của Nhật Bản tại Đông Nam Á; tham gia giải quyết
những vấn đề “nổi cộm” của thế giới.
Ngày 30-5-2013, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đã trình Đạỉ
cương kế hoạch phòng vệ lên Thủ tướng Abe, trong đó đề xuất rõ hơn chủ
trương thay đổi lực lượng phòng vệ thành quân đội thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, tăng mạnh lực lượng quân sự và nghiên cứu năng lực tiến công cơ sở
của kẻ địch. Hơn thế nữa, ngày 17-12-2013, Chính phủ Nhật Bản đã thông
qua chiến lược an ninh quốc gia mới. Thủ tướng Abe khẳng định chiến lược
an ninh của Nhật Bản hoàn toàn rõ ràng và minh bạch, thể hiện chính sách
an ninh và ngoại giao của Nhật Bản đối với người dân trong nước và ngoài
nước.
Tiếp theo, Nhật Bản đã sửa đổi Điều 9 trong Hiến pháp Hòa bình và
cùng với việc điều chỉnh này, Chính phủ Nhật Bản cũng xúc tiến thành lập
Hội đồng An ninh quốc gia. Ngày 7-01-2014, Ban Thư ký Hội đồng An
ninh quốc gia (NSC) đã ra mắt gồm 60 quan chức Chính phủ, nhằm giúp
Chính quyền Abe thực thi các vấn đề mấu chốt về ngoại giao và an ninh.
Bất chấp những bất đồng còn tồn tại, thậm chí có lúc rạn nứt trong quan hệ
hai nước, Nhật Bản luôn coi Mỹ là “hòn đá tảng” trong quan hệ đồng minh,
đồng thời xác định liên minh quân sự Nhật - Mỹ là cơ sở chiến lược để
47 Xem Nguyễn Thủy: Thủ tượng Nhật hẻ lộ “khổỉ kim cương” kiềm tỏa Trung Quốc
trên biển, https://www.tienphong.vn/the-gioi/thu-tuong-nhat-he-lo-khoi-kim-cuong- Jdem-toa-
trung-quoc-tren-bien-609673. tpo

1
0
Nhật Bản đối phó với mối đe dọa từ bên ngoài.
Thủ tướng Abe trong bài phát biểu đầu năm 2018 đã đề cập rõ
phương châm đối ngoại của Nhật Bản hiện nay:
Một là, theo đuổi chủ nghĩa hòa bình tỉch cực: Nhật Bản sẽ đóng góp
cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đối phó với biến đổi khí hậu bằng công
nghệ môi trường. Cụ thể, triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản -
EU (EPA) đã kết thúc đàm phán cuối năm 2017; thực hiện thỏa thuận cấp
Bộ trưởng về Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP-11) và hy vọng sẽ sớm có hiệu lực. Nhật Bản tiếp tục theo
đuổi trật tự kinh tế thế giới thế kỷ XXI dựa trên các quy tắc tự do và công
bằng.
Hai là, tăng cường sức mạnh phòng vệ: Dựa trên quan hệ đồng minh
Nhật - Mỹ mạnh mẽ, vững chắc, phối hợp chặt chẽ, duy trì cảnh giới cao
độ, có hành động cụ thể, chuẩn bị sẵn sàng trong bối cảnh sự khiêu khích
của Triều Tiên đang gia tăng. Chính sách bảo đảm an ninh dựa trên tự lực,
mua sắm hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền (Aegis Ashore) để tăng
cường khả năng phòng vệ; xem xét lại Đại cương phòng vệ vào cuối năm
2018, tiền đề là chính sách chuyên phòng thủ, nhung không dựa trên những
tiền lệ trước đây.
Ba là, ngoại giao tầm nhìn toàn cầu: Nhật Bản tích cực triển khai
thêm một bước chính sách ngoại giao tầm nhìn toàn cầu, liên kết với các
quốc gia có cùng chung giá trị cơ bản về tự do, dân chủ, nhân quyền,
thượng tôn pháp luật, bắt tay với Mỹ, EU, ASEAN, Ân Độ, đóng góp cho
hòa bình và phồn vinh từ châu Á - Thái Bình Dương cho đến Ấn Độ
Dương. Nhật Bản đã thiết lập quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước Trung
Đông, đóng vai trò tích cực ưong hòa bình và ổn định ở khu vực này. Thúc
đẩy chiến lược “Ân Độ Dương - Thái Bình Dương: tự do, mở”. Hợp tác với
Trung Quốc đáp ứng nhu cầu xây dựng hạ tầng ở châu Á. Khẳng đinh Nhật
Bản và Trung Quốc cùng có trách nhiệm lớn đối với hòa bình và phồn vinh
ở khu vực, quan hệ không thể chia tách, từ quan điểm đại cục, phát triển
quan hệ hữu nghị ổn định, đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng quốc tế.
Nhật Bản và Hàn Quốc tăng cường quan hệ hợp tác thời đại mới,
hướng tới tương lai, trên cơ sở sự tin cậy lẫn nhau, thực hiện cam kết quốc

10
4
tế.
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Nga không ngừng được củng cố bất
chấp vấn đề tranh chấp lãnh thổ còn tồn tại giữa hai nước; các hoạt động
kinh tể chung và kế hoạch hợp tác 8 điểm đang có tiến triển nhằm từng
bước vững chắc giải quyết vấn đề lãnh thổ để ký kết Hiệp ước hòa bình.
Trên cơ sở sự tin cậy cá nhân với Tổng thống V.Putin, Nhật Bản và Nga
xây dựng quan hệ hợp tác trong các vấn đề của cộng đồng quốc tế, trong đó
có vấn đề Triều Tiên.
Những điều chỉnh trên đây cho thấy, Nhật Bản đang khao khát muốn
“đưa nước Nhật mạnh mẽ trở lại”. Chính quyền Nhật Bản coi xây dựng một
lực lượng quốc phòng là để đóng góp vào củng cố hòa bình; ổn định của
khu vực là điều rất quan trọng và “một Nhật Bản mạnh mẽ không chỉ có
nghĩa dẫn đầu cộng đồng quốc tế về kinh tế, một Nhật Bản mạnh mẽ sẽ
đóng vai trò trách nhiệm trong lĩnh vực an ninh khu vực và thực hiện sự
lãnh đạo mạnh mẽ như
cộng đồng quốc tế mong đợi”48.
23.2. Dưới thời Thủ tướng Suga Yoshihide
Ngày 16-9-2020, ông Suga chính thức nhậm chức Thủ tướng Nhật
Bản, thay thế người tiền nhiệm Abe - từ chức vì lý do sức khỏe. Thủ
tướng Suga phải đối mặt với một trật tự thế giới đã thay đổi đáng kể: quá
trình toàn cầu hóa chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đối đầu Mỹ - Trung và sự
nổi lên của chủ nghĩa dân tủy, đại dịch Covid-19 làm chao đảo nền kinh tế
thế giới... Trong nước đang phải đối mặt, từ kiềm chế đại dịch Covid-19,
hồi phục nền kinh tế Nhật Bản, cho đến khôi phục sự hợp tác trong cộng
đồng quốc tế, vốn đã mờ nhạt đi trong đại dịch.
về đối ngoại: Thủ tướng Suga có sự hiểu biết sâu sắc đối với những
mối quan tâm chính của chính sách đối ngoại Nhật Bản, bao gồm duy trì
liên minh Nhật - Mỹ, đi đầu trong việc thiết lập các quy tắc toàn cầu, giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định trong đối phó với Trung Quốc, về đối
nội: ông Suga từng giữ chức vụ Chánh Văn phòng Nội các - người có
quyền tiếp cận mọi thông tin và quản lý mọi lĩnh vực, từ điều phổi chính
48 Xem Thông tấn xã Việt Nam: Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Mỹ nhất trí gia
tăng sức ép với Triều Tiên, https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/bo-truong-quoc- phong-
nhat-ban-va-my-nhat-tri-gia-tang-suc-ep-voi-trieu-tien-452230.html

1
0
sách đến xử lý khủng hoảng tới 8 năm, điều mà không chính trị gia Nhật
Bản nào từng làm; và là người có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý
các quan chức dưới quyền, cũng như có quan hệ tốt với Đảng Công Minh
(NKP), đối tác của LDP trong liên minh cầm quyền. Thủ tướng Suga cho
biết sẽ xây dựng một chính phủ vì người dân, cam kết cải tổ hệ thống
hành chính, quản lý chuyển đổi số và gia tăng năng suất lao động qua việc
cấu trúc lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ49.
2.4. Điều chỉnh chiến lược của Liên bang Nga (2012-2020)
Ke từ khi quay trở lại cương vị tổng thống Liên bang Nga năm 2012,
trong bối cảnh Mỹ, phương Tây ngày càng gia tăng sức ép, Tồng thống
V.Putin đã chủ trương điều chỉnh chiến lược trên các lĩnh vực, nhằm tăng
cường ảnh hưởng, vị thế trên trường quốc tế. Việc điều chỉnh chiến lược lần
này của Nga tác động không nhỏ đến cục diện thế giới.
* Mục tiêu điều chỉnh chiến lược của Nga
Thiết lập lại quan hệ với Mỹ và EU trên nguyên tắc bình đẳng, tôn
trọng lợi ích của nhau, đồng thời tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại theo
hướng nỗ lực đảm bảo lợi ích quốc gia, tránh đối đầu; tập trung tìm kiếm
đối tác, thúc đẩy phát triển nội lực để tăng cường vị thế của đất nước.
Chủ trương điều chỉnh chiến lược đó nhằm các mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, tạo các điều kiện bên ngoài thuận lợi để hỗ trợ về mặt
chính trị và vật chất cho cuộc cải cách trong nước', thu hút vốn đầu tư, khoa
học - công nghệ; mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với các nước; phát
triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và
nền chính trị của đất nước.
Thứ hai, đảm bảo cho nước Nga giữ được vị trí cường quổc trong khu
vực và trên trường quốc tế, trước hết là ở các khu vực, lĩnh vực chiến lược
quan trọng. Tuy nhiên, trong lần điều chỉnh chiến lược này, Nga chủ trương:
có ưu tiên, đa dạng hóa, linh hoạt, thực dụng nhưng kiên trì phương hướng
chung, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên toàn thế giới.
* Một số nội dung điều chinh chủ yếu
49 Xem Việt Dũng/VOV-Tokyo: Thủ tưởng Nhật Bản Suga Yoshihide lần đầu tiết lộ
trọng tâm chinh sách, https://vov.vn/the-gioi/thu-tuong-nhat-ban-suga-yoshihide-lan -dau-
tiet-lo-trong-tam-chinh-sach-812997. vov

10
6
Một là, tích cực thực hiện chính sách hướng Đông được coi là nội
dung quan trọng trong tái cân bằng chinh sách đổi ngoại của Nga. Do tác
động của cuộc khủng hoảng Ukraine và các biện pháp trừng phạt kinh tế của
phương Tây đã khiến chính sách đối ngoại của Nga “xoay trục” nhanh hơn
từ châu Âu - Đại Tây Dương sang châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên,
hên thực tế Nga đã bắt đầu xoay trục sang châu Á từ trước khi xảy ra cuộc
khủng hoảng Ukraine nhằm đón nhận những yếu tố năng động của châu Á
để thúc đẩy sự phát triển Viễn Đông - một trong những khu vực trì trệ nhất
của nước này. Hơn nữa, việc Nga mở rộng khai thác không gian địa-kinh tế,
địa-chính trị nhằm tạo thế “cân bằng động” để giải tỏa sức ép từ phía Mỹ và
phương Tây đang nhằm vào Nga. Chính sách châu Á của Nga cũng đang
được điều chỉnh, thông qua các mối quan hệ hết sức quan trọng với một số
nước châu Á, SCO và BRICS V.V..
Haỉ là, hướng đến Trung Quốc là vấn đề có tỉnh chiến lược của Nga.
nhằm thực hiện một thế giới đa cực với đầy đủ vai trò của các cường quốc.
Mặc dù quan hệ với Trung Quốc của Nga chưa trở thành “khối liên minh”
Nga - Trung, nhưng sự xích lại gần nhau giữa hai nước sẽ tạo cho Nga thể
đối trọng cần thiết với Mỹ và phương Tây. Nhìn ở góc độ nào đó, tăng
cường quan hệ với Trung Quốc, bề ngoài chỉ là mục tiêu “ẩn”, nhưng lại là
đích ngắm quan trọng trong điều chỉnh chính sách của Nga, nhằm làm giảm
vai trò toàn cầu của Mỹ.
Ba là, Nga còn chủ động điều chỉnh quan hệ kinh tếăể khắc phục
những khó khăn trước mắt và thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh các lệnh
trừng phạt của Mỹ và EU tiếp tục được duy trì. Trước hết, thay vì hướng
tới châu Âu như trước đây, Nga coi trọng phát triển quan hệ thương mại
với khối Liên minh kinh tế Á - Âu (EEU), các nước trong nhóm BRICS;
đẩy mạnh xuất khẩu khí đốt sang cả hướng Đông và Tây một cách có chọn
lọc. về lâu dài, Nga chủ trương chuyển hướng tăng cường hợp tác kinh tế
và quốc phòng sang khu vực châu Á - Thái Bỉnh Dương, nhất là với Trung
Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, Nga
là nhà cung cấp 70% khí tài quốc phòng và hàng chục lò phản ứng hạt nhân
(trị giá trên 43 tỷ USD) cho Ấn Độ; ký hợp tác với Thái Lan, Indonesia...
các dự án về xây dựng đường sắt, nhà máy điện hạt nhân cùng các hợp
đồng mua bán vũ khí và chuyển giao công nghệ V.V..

1
0
Bốn là, Nga cũng chủ trương điều chỉnh chiến thuật quân sự theo
hướng phối hợp phòng ngự - tấn công, nhằm đối phó với những diễn biến
mau lẹ, khó lường của tình hình quốc tế. Điều Nga lo ngại nhất là sự hình
thành “một mặt trận phương Tây - Hồi giáo” mà nước này sẽ bị liên lụy,
tương tự như trường hợp của Sirya. Đây cũng là lý do khiến Nga ủng hộ
chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và tích cực hoạt động
ngoại giao nhằm ngăn chặn đòn tấn công quân sự của phương Tây vào
Sirya. Tổng thống V.Putin đã thông qua xây dựng các lực lượng vũ trang
Nga, làm công cụ quân sự tin cậy để bảo vệ đất nước. Nga vận dụng phối
hợp cả phương thức phòng ngự lẫn tấn công trong các chiến dịch đặc biệt
cùng các hoạt động tình báo và thông tin. Sự kết hợp này được đảm bảo
bằng các vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật - vốn luôn là quân chủ
bài trong chính sách an ninh của Nga, nhằm chống lại mối đe dọa kép đối
với Nga là: (1) NATO cùng hệ thống phòng thủ tên lửa của họ; (2) chủ
nghĩa Hồi giáo cực đoan dòng Sunni có khả năng gây bất ổn cho vùng
Caucasus và Trung Á của nước này. Ngoài ra, việc Crimea sáp nhập vào
Nga cũng tăng cường khả năng phòng ngự và tấn công của nước này. Bán
đảo này đã, đang được sử dụng như một tàu sân bay không thể đánh chìm,
cho phép Nga có thể vừa ngăn chặn đối phương tiếp cận không gian Biển
Đen, vừa tạo khả năng vươn tới Trung Đông khi cần thiết.
Năm là, Nga vận dụng chỉnh sách ngoại giao đa dạng nhằm mở rộng
quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống, đối tác không tham gia vào các
lệnh trừng phạt đổi với nước này. Theo quan điểm của Nga, để thoát khỏi
tình trạng khó khăn hiện nay, cùng với phát huy tối đa sức mạnh nội lực,
khai thác triệt để tính độc lập, tự chủ, nước này tập trung phát triển, nâng
tầm quan hệ với tất cả các quốc gia ở các khu vực trên thế giới, nhất là với
các đối tác truyền thống và các nước lớn. Đồng thời, Nga cũng chủ động bày
tỏ mong muốn dẹp bỏ những bất đồng, rào cản đối với các nước từng có
mâu thuẫn với mình, tiến tới thiết lập quan hệ song phương trên nguyên tắc
cùng có lợi. Tổng thống Nga V.Putin luôn đưa ra thông điệp hy vọng các
bên sẽ tỉm ra các biện pháp giải quyết bằng con đường ngoại giao, đổi thoại,
trên nguyên tắc tồn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích của nhau, tuân thủ
nghiêm các quy định, thông lệ quốc tế. Ngoài ra, Nga cũng tích cực thực
hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo trên cơ sở lợi ích kinh tế để lôi kéo,

10
8
chia rẽ một số nước thuộc EU trong giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc
khủng hoảng ở Ukraine. Nga chứng minh cho EU và cộng đồng quốc tế thấy
rằng việc cô lập chính trị và trừng phạt kinh tế mà các nước tiến hành chỉ
gây thiệt hại cho cả hai phía. Bên cạnh việc thực hiện chính sách ngoại giao
mềm dẻo, Nga vẫn giữ lập trường cứng rắn đối với những vấn đề thuộc lợi
ích và an ninh quốc gia trước áp lực của phương Tây, nhất là phản đối sự
hiện diện quân sự của NATO ở sát biên giới Nga cùng hệ thống phòng thủ
tên lửa của khối này ở châu Âu.
Như vậy, sự điều chỉnh chiến lược gần đây của Nga được thực hiện
tương đối toàn diện trên các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao...
và bước đầu đã phát huy tác dụng. Trong một thể giới đầy biến động, khó
lường, việc điều chỉnh chiến lược của Nga là cần thiết, nhưng đạt hiệu quả
đến mức nào là vấn đề rất khó đoán định.

c. CHỦ ĐÈ THẢO LUẬN


Quan hệ Mỹ - Trung trong giai đoạn hiện nay và tác động đến Việt
Nam.

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích sự tác động của nhân tố quốc tế đến sự điều chỉnh chiến
lược của các nước lớn trong giai đoạn hiện nay?

2. Phân tích nội dung điều chỉnh chiến lược của nước Mỹ dưới thời
Tổng thống D.Trump?
3. Phân tích những điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc từ sau Đại
hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012) đến nay?
4. Phân tích những điều chỉnh chiến lược cửa Liên bang Nga từ
nhiệm kỳ thứ ba của Tổng thống V.Putin (2012) đến nay?

E.TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Quan hệ
quốc tế (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận
chính trị, H.2021.

1
0
2. Nguyễn Hoàng Giáp (Chủ biên): Một sổ vẩn đề chỉnh trị quốc tế
trong giai đoạn hiện nay. Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2012.
3. Phạm Quang Minh: Kiến trúc an ninh khu vực châu Ả - Thái Bình
Dưcmg - Thực trạng và giải pháp,, Nxb.Thế giới, H.2017, tr.350-355.
* Tài liệu đọc thêm
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư - Thời cơ và thách thức đổi với Việt Nam. Nxb. Lý luận
chính trị, H.2017.
2. Donald J.Trump: Nước Mỹ nhìn từ bên trong, Nxb.Thế giới,
H.2016, tr.220-232.
3. Trần Khánh: Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông
Nam Ả, Nxb.Thế giới, H.2014.
Bài 4
CÁC TỒ CHỨC QUỐC TỂ
VÀ NỀN NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG HIỆN NAY

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Giúp học viên nắm vững khái niệm, lịch sử hình thành,
đặc điểm và vai trò của các tổ chức quốc tế. Đồng thời, giới thiệu một số
tổ chức quốc tế chủ yếu, giúp học viên hiểu rõ các hoạt động, thành tựu,
hạn chế của từng tổ chức quốc tế; vai trò của ngoại giao đa phương trong
quan hệ quốc tế đương đại.
về kỹ năng: Giúp học viên hình thành kỹ năng phân tích, tổng hợp,
đánh giá những thành công, hạn chế của các tổ chức quốc tế trong quá
trình hình thành và phát triển, từ đó đưa ra được các giải pháp cải tổ các tổ
chức quốc tê cũng như nâng cao vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn đa
phương và các tổ chức này.
Trang bị cho học viên khả năng đánh giá vai trò của nền ngoại giao
đa phương nói chung và nền ngoại giao đa phương của Việt Nam nói
riêng. Từ đó đưa ra dự báo sự vận động, phát triển của ngoại giao đa
phương trong quan hệ quốc tế.
về tư tưởng: Giúp học viên nhận thức sâu sắc được mục đích thực sự

11
0
của các tổ chức quốc tế trong lịch sử cũng như ở giai đoạn hiện nay. Có
thái độ khách quan, toàn diện và bản lĩnh vững vàng trong xử lý những
vấn đề liên quan đến tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. Ngoài
ra, qua bài giảng, giúp học viên thấy được sự cần thiết trong việc tham gia
các cơ chế ngoại giao đa phương của Việt Nam.
B. NỘI DUNG
1. CÁC TỔ CHỨC QUỐC TÉ VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề chung về các tể chức quốc tế
LLL Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức quốc
tế
* Khái niệm
Sự phát triển quan hệ quốc té thời kỳ hiện đại đã khiến cho số lượng
các chủ thể quốc tế ngày càng gia tăng. Bên cạnh chủ thể quốc gia, còn có
các chủ thể phi quốc gia, trong đó có các tổ chức quốc tế. Các tồ chức quốc
tế ngày nay tuy đa dạng về loại hình, phong phú về mục đích, tôn chỉ và nội
dung hoạt động, song có thể định nghĩa: Tổ chức quốc tế là tổ chức được
thành lập trên cơ sở những thỏa thuận quốc tế giữa các quốc gia độc lập,
có chủ quyền, các đảng phái, các tổ chức chỉnh trị xã hộỉ vì những mục tiêu
và lợi ích chung.
Tổ chức quốc tế nói chung có ba đặc trưng: (1) ý chí hợp tác được thể
hiện trong các văn bản thành lập (tuyên bố chung, hiệp định); (2) bộ máy
thường trực (ban thư ký, ủy ban thường trực, các cơ quan tổ chức khác),
giúp duy trì hoạt động thường xuyên có tính tự trị và thẩm quyền đối với
các quyết định của mình (do các thành viên thỏa thuận nhượng bước quyền
hạn của mình để trao cho tổ chức); (3) có hoạt động xuyên quốc gia (trên
lãnh thổ hai nước trở lên).
* Lịch sử hình thành và phát triển
Thời điểm hình thành các tổ chức quốc tế cho đến nay vẫn còn nhiều ý
kiến khác nhau. Song, hầu hết các nhà khoa học cho rằng hội nghị quốc tế
giữa thế kỷ XVII là tiền đề cho sự hình thành các tổ chức quốc tế sau này.
Đến đầu thế kỷ XIX, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia dân
tộc ngày càng tăng, cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đã dẫn đến

1
1
hình thành các tổ chức quốc tế trong nhiều lĩnh vực. Hàng loạt các tổ chức
quốc tế với chức năng lấy nghiệp vụ làm tôn chỉ ra đời như Liên minh Điện
báo quốc te (1865), Tổ chức Đo lường quốc tế (1875)... Từ nửa cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, các tổ chức chính trị quốc tế bắt đầu xuất hiện ngày
càng nhiều, trong đó có các tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân: Quốc tế
I (1864-1876), Quốc tế II (1889-1914), Quốc tế III (1919-1943); các tổ chức
chính trị-an ninh quốc tế ra đời: Hội Quốc liên (1920), Liên hợp quốc
(1945)...
Tổ chức quốc tế phát triển nhanh chóng trong thế kỷ XX, nhất là từ
sau Chiến ừanh thế giới lần thứ II. Nếu vào đầu thế kỷ XX (1909) có 213
tổ chức quốc tế, thì đến năm 2012 con số này đã lên đến 65.400 tổ chức,
tăng hon 300%. Chỉ tính riêng 10 năm sau Chiến tranh lạnh, mỗi năm có
thêm khoảng 1.770 tổ chức quốc tế mới ra đời.
Sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức quốc tế bắt nguồn từ
những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, các tổ chức quổc tế ra đời nhằm thống nhất các nguồn lực
để đối phó với các vấn đề chung trong khi những nỗ lực riêng rẽ của các
quốc gia không thể giải quyết được.
Thứ hai, sự tương tác tăng lên giữa các thành viên dẫn đến nhu cầu
thể chế hóa bằng hình thức tổ chức quốc tế để duy trì hợp tác và ổn định
quan hệ.
Thứ ba. xây dựng tổ chức quốc tế với các quy định và nguyên tắc
quan hệ bên trong tổ chức nhằm hạn chế tranh chấp và xung đột giữa các
thành viên.
Thứ tư, nhu cầu điều phối hành động để tăng hiệu quả trong những
vấn đề nhất định cũng dẫn đến yêu cầu thành lập tổ chức quốc tế.
Sự hình thành các tổ chức quốc tế, phản ánh mức độ phụ thuộc lẫn
nhau ngày càng tăng giữa các nước, các chủ thể quốc tế. Sự xuất hiện ngày
càng nhiều các tổ chức quốc tế không chỉ phản ánh ý chí chủ quan của các
thành viên tham gia, mà còn phản ánh xu thế khách quan trong sự vận
động của đời sống quan hệ quốc tế.
. 1.1.2. Phân loại các tổ chức quốc tế
Có nhiều cách phân loại tổ chức quốc tế, song cho đến nay có ba cách

11
2
phân loại được sử dụng phổ biến ttong nghiên cứu quốc tế, cụ thể như sau:
Thứ nhất dựa theo chức năng, lĩnh vực hoạt động; theo đó có hai loại
tổ chức quốc tế: (1) tổ chức quổc tế đơn chức năng (unifunctional) chỉ hoạt
động trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó, như NATO, Tổ chức Dân
dụng hàng không quốc tế (ICAO), Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế
(INTERPOL); (2) tổ chức quổc tể đa chức năng (multifunctional) hoạt
động đồng thời trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Liên họp quốc)
Thử haỉ dựa trên địa bàn hoạt động, theo đó có hai loại tổ chức quốc
tế: (1) tổ chức quốc tế toàn cầu (global) là những tổ chức có chê độ thành
viên, mục tiêu và quy mô hoạt động trên toàn thế giới hoặc đang hướng tới
phạm vi toàn cầu như Liên hợp quốc, WTO, Phong trào Không liên kết
(NAM)...; (2) tổ chức quổc tế khu vực hay địa phương (regional) là những
tổ chức có chế độ thành viên, mục tiêu và quy mô hoạt động được giới hạn
chủ yếu trong phạm vi khu vực địa lý nhất định.
Thứ ba dựa trên chế độ thành viên là nhà nước hay phi nhà nước; theo
đó có hai loại tổ chức quốc tế: (1) tổ chức quốc tế liên chính phủ
(Intergovernmental Organization - IGO) là một tổ chức quốc tế có thành
viên là quốc gia hoặc đại diện chính thức của quốc gia như Liên hợp quốc,
NAM, EU, ASEAN, NATO, WTO...; (2) tổ chức quốc tế phi chính phủ
(International Nongovernmental Organization - INGO) có thành viên tham
gia là các cá nhân và nhóm không thuộc cơ quan nhà nước và không đại
diện cho quốc gia, như Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace), Tổ chức Ân
xá quốc tế (AI), tổ chức nhân đạo và hỗ trợ phát triển quốc tế CARE
International, Oxfam International... Đây là cách phân loại được sử dụng
phổ biến nhất trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.
1.1.3. Vai trò của các tể chức quốc tế
Thứ nhất, góp phần đa dạng hóa quan hệ quốc tế, gia tăng các nỗ lực
đa phương nhằm duy trì hòa bình, an ninh, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của các thành viên. Các tổ chức quốc tế là đầu mối trung gian
để đạt được các thỏa thuận nhằm ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ hòa
bình, xử lý các tranh chấp trên nhiều lĩnh vực bằng biện pháp hòa bình;
ngăn chặn và giải quyết xung đột quốc tế, như Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc; Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tòa án quốc tế...

1
1
Thứ hai, phát triển hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, nghề nghiệp và hòa giải quốc tế rộng lớn; nghiên cứu đưa ra
những khuyến nghị, quyết định để thúc đẩy hợp tác và phát triển, như Hội
đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hỏa Liên hợp quốc (UNESCO)...
Thứ ba, tham gia quản lý những vấn đề toàn cầu như vấn đề xử lý
dịch bệnh, di cư, môi trường, phòng chống ma túy, khủng bố quốc tế như
WHO, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Cơ
quan phòng chống ma tủy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC)...
Thứ tư, từng bước xây dựng cơ chế dân chủ hóa trong quan hệ quốc
tế, tạo điều kiện để các nước lớn, nhỏ đều có thể bày tỏ chính kiến, bảo vệ
lợi ích tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế theo khả năng của mình, như
Tòa án Trọng tài quốc tế (ICC) là một cơ quan giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế; Tòa án Quốc tế về Luật Biển(ITLOS)...
Thứ năm, góp phần phát triển quan hệ hợp tác, tăng cường đoàn kết
giữa các quốc gia trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng độc lập chủ
quyền, lãnh thổ; liên kết các quốc gia, hình thành pháp luật và công ước
quốc tế, như Liên hợp quốc; WTO, ASEAN, APEC...
Thứ sáu, bảo vệ quyền cơ bản của con người, như quyền tự do, dân
chủ, tự do ngôn luận, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, như
ủy ban Quyền con người Liên hợp quốc (CHR) trước đây, sau được thay
thế bằng Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HRC)...
Tổ chức quốc tế không chỉ góp phần thúc đẩy tính đa dạng của các
quan hệ quốc tế, mà còn trở thành phương thức tập hợp lực lượng, phối
hợp hoạt động nhằm đạt tới những mục tiêu chung của các nhóm lợi ích
trên quy mô khác nhau. Do đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các tổ
chức quốc tế tiếp tục đóng vai trò ngày càng tăng đối với sự phát triển các
lĩnh vực của đời sống xã hội trên thế giới.

1.2. Các tổ chức quốc tế tiêu biểu


1.2. L Liên hợp quốc
* Lịch sử hình thành
Tổ chức Liên hợp quốc chính thức ra đời vào ngày 24-10“ 1945. Sự

11
4
ra đời của Tổ chức Liên hợp quốc đã chấm dứt hoàn toàn trật tự Versailles
- Washington do các nước thắng trận áp đặt sau Chiến tranh thế giới lần thứ
I. Trải qua hơn 75 năm phát triển, Liên hợp quốc không ngừng lớn mạnh,
mở rộng quy mô hoạt động. Hiện nay, Liên hợp quốc có 193 nước thành
viên, là tổ chức lớn nhất và có ảnh hường nhất trên thế giới.
* Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
Theo Điều 1 của Hiến chương, Liên hợp quốc được thành lập nhằm 4
mục tiêu: (1) duy trì hòa bình và an ninh quốc tể; (2) thúc đẩy quan hệ
hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng
về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết; (3) thực
hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các
quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người; (4) làm
trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.
Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định 6 nguyên tẳc hoạt động là:
(1) bình đẳng về chủ quyền quốc gia; (2) tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và
độc lập chính trị quốc gia; (3) cấm đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ
lực trong quan hệ quốc tế; (4) Liên hợp quốc và các thành viên không can
thiệp vào công việc nội bộ các nưởc; (5) tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và
luật pháp quốc tế; (6) giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa
bình50.
Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên của Liên hợp quốc mang
tính bao quát, phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Đặc
điểm bao trùm của Liên hợp quốc lả tổ chức này không phải là một nhà
nước siêu quốc gia. Liên hợp quốc là tổ chức đa phương toàn cầu đầu tiên
có những hoạt động thực chất và nhiều cố gắng trong việc phối hợp và điều
tiết các mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền trên nguyên
tắc tôn trọng chủ quyền bình đẳng của các quốc gia.
Cơ cấu tổ chức: Liên hợp quốc 5 cơ quan chính sau: (1) Đại hội đồng
(GA); (2) Hội đồng Bảo an (SC); (3) Hội đồng Kinh tế - Xã hội
(ECOSOC); (4) Tòa án quốc tế; (5) Ban Thư ký51.
50 Xem Bộ Ngoại giao - Vụ Các tổ chức quốc tế: Cấc tẩ chức quắc tế và Việt Nam,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, tr. 16, 335,417.
51 Từ năm 1945 đến năm 1994, Hội đồng Quản thác là một trong 6 cơ quan chính của

1
1
Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có hàng chục cơ quan chuyên môn như
UNESCO, IMF, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức
Hàng hải quốc tế (IMO), Hội đồng Tài chính (IFC), Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO), Tổ chức Bưu chính quốc tế (IPU), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
(FAO)...; các cơ quan khác như Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tể
(IAEA); Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT)...
* Một số thành tựu và hạn chế của Liên hợp quốc
- về thành tựu:
Thứ nhất, với mục tiêu gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, Liên hợp
quốc đã những đóng góp nhất định trong việc đảm bảo an ninh quốc tế, giải
quyết các tranh chấp quốc tế, làm giảm căng thẳng các xung đột khu vực và thế
giới; góp phần không nhỏ nhằm giải trừ quân bị và hạn chế sản xuất, phổ biến
vũ khí hạt nhân... Ngay sau khi Liên hợp quốc thành lập, thế giới bước vào thời
kỳ Chiến tranh lạnh kéo dài suốt mấy thập kỷ, với sự đối đầu giữa hai siêu
cường Xô - Mỹ, song với nỗ lực chung của các nước thành viên, nguy cơ của
cuộc đại chiến thế giới mới với thảm họa hạt nhân hủy diệt trong thế kỷ XX bị
đẩy lùi. Liên hợp quốc đóng góp quan trọng vào việc làm tan rã hoàn toàn hệ
thống thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa thực dân, góp phần đưa độc lập dân tộc
trở thành giá trị phổ biến mang tính thời đại.
Thứ haỉ, sau Chiến tranh lạnh, Liên hợp quốc tiếp tục đóng góp vào việc
kiến tạo hòa bình thế giới, tổ chức thành công nhiều cuộc đàm phán hòa bình
các cuộc nội chiến và xung đột ở Namibia, Congo, Angola, El Salvado,
Mozambique, Campuchia, Đông Timor, góp phần xóa bỏ chế độ Apacthai ở
Nam Phi... Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc thường xuyên được
cử đến bảo vệ hòa bình và duy trì an ninh tại nhiều khu vực điểm nóng xảy ra
chiến tranh xung đột.
Thứ ba, Liên hợp quốc còn có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy quan hệ
hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các nước thành viên; thực
hiện cứu trợ nhân đạo cho các nước thành viên khi gặp khó khăn.
- về hạn chế:
Thứ nhất, hạn chế lởn nhất đối với Liên hợp quốc là việc củng cố và
tăng cường vai trò, uy tín của tổ chức trong đời sống quốc tế. Do một số nước
Liên hợp quốc. Hội đồng này đã giải tán từ năm 1994. Xem Bộ Ngoại giao - Vụ Các tẻ chức
quốc tế: Các tẩ chức quốc tế và Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, tr.60.

11
6
lớn, một mặt lẩn tránh thực hiện nghĩa vụ chung đối với Liên hợp quốc, mặt
khác lại ra sức lợi dụng tổ chức này làm bình phong để tính toán cho lợi ích
riêng. Bên cạnh đó, một số nước thành viên tăng cường hành động can thiệp
vào công việc nội bộ của các thành viên khác, không chỉ gây ra mối lo ngại
sâu sắc của cộng đồng quốc tế, mà còn là sự vi phạm nguyên tắc hòa bình và
an ninh tập thể, được coi là nền tảng cơ bản cho sự ra đời và lý do tồn tại của
Liên hợp quốc.
Thứ hai, nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế của Liên hợp
quốc gặp nhiều thách thức mới. Nhiều điểm nóng an ninh trên thé giới vẫn
chưa tìm ra những giải pháp hữu hiệu, vấn đề chạy đua vũ trang và phổ biến
vũ khí giết người hàng loạt, chủ nghĩa khủng bố, xung đột dân tộc, sắc tộc và
tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và giành giật nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủ
nghĩa ly khai... vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an
ninh thế giới. Tình hình đó đặt ra những thách thức lớn đối với vai trò củà
Liên hợp quốc.
Thứ ba, quyền phủ quyết của nhóm P5 (thường trực Hội đồng Bảo an)
bị lạm dụng. So sánh lực lượng giữa các nước lớn và khu vực hiện nay có
nhiều thay đổi. Chính vì vậy, vấn đề cải tổ và mở rộng Hội đồng Bảo an được
đặt ra tư năm 1993 đến nay. Nhật Bản,
Ấn Độ, Brazil, Đức đề nghị mở rộng thành viên hoặc đề xuất đổi mới quy
chế đối với các thành viên thường trực mới và xem xét việc hạn chế quyền
phủ quyết của nhóm P5...
Thứ tư. thế giới đang đứng trước hàng loạt những vấn đề toàn cầu cấp
bách như đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, sự chênh lệch
khoảng cách giàu - nghèo, tội phạm xuyên quốc gia... Song, Liên hợp quốc
với tư cách là tổ chức đa phương toàn cầu lớn nhất giải quyết những thách
thức đó chưa tốt.
Thứ nẵm, vấn đề cải tổ Liên hợp quốc cả về cơ cấu tổ chức và phương
thức hoạt động. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Liên hợp
quốc phản ánh tương quan lực lượng những thập niên đầu sau Chiến tranh
thế giới lần thứ II, nay không còn phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của
thực tiễn quốc tế... Cục diện thể giới đã chuyển từ hình thái hai cực sang
hình thái vận động theo hướng đa cực hóa, với sự nổi lên của các cường

1
1
quốc mới, các trung tâm quyền lực mới và sự gia tăng vị thế các nước đang
phát triển. Liên hợp quốc hiện nay gồm 193 thành viên, nhưng cơ cấu vận
hành của Liên hợp quốc nói chung và Hội đồng Bảo an nói riêng lại chưa
thay đổi trong suốt hơn 75 năm qua. Ngoài ra, Liên hợp quốc bị cho rằng
thiếu tính hiệu quả trong hoạt động, lãng phí vì cơ cấu cồng kềnh và quan
liêu quá mức. Những hạn chế về thể chế và cơ cấu bộ máy Liên hợp quốc
đang cản trở tổ chức này trong quá trình thực hiện chức năng, mục tiêu của
mình.
1.2.2. Tổ chức Thương mại thế giởi (WTO)
* Khái quát về WTO
- Lịch sử hình thành, phát triển:
WTO ra đời từ tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và
mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade - GATT) được ký kết
vào năm 1947, bắt đầu có hiệu lực từ năm 1948. WTO được thành lập theo
Hiệp định thành lập WTO ký tại
Marrakesh (Maroc) ngày 15-4-1994 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01-01-1995. Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra nhũng nguyên tắc thương
mại giữa các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, WTO có 164 nước thành viên
(từ tháng 7-2016 đến nay, WTO không kết nạp thêm).
Hoạt động của WTO được điều tiết bởi 16 hiệp định chính: GATT,
Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định về thương mại hàng dệt - may, Hiệp định
về quy tắc xuất xứ, Hiệp định về mua sắm chính phủ...
WTO thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của
Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành
viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử
dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới với ba mục tiêu cụ thể như
sau:
Một là, thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế
giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
Hai là, thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất
đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ
của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của
Công pháp quốc tế, bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các

11
8
nước kém phát triển nhất được thụ hường những lợi ích thực sự từ sự tăng
trường của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của
các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng
hơn vào nền kinh tế thế giới.
Ba là, nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các
nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được
tôn trọng.
WTO xây dựng 4 nguyên tắc pháp lý sau:
Một là. nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) quy định nếu một nước dành
cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó, thì cũng sẽ phải dành
sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Tuy nhiên, WTO cũng quy
định một số ngoại lệ (exception) và miễn trư (waiver) quan trọng đối với
nguyên tắc MFN, nhất là đổi với các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Hai là. nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) quy định hàng hóa nhập khẩu,
dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém
phần thuận lợi hơn so với hàng hóa cùng loại trong nước. Nguyên tắc NT chỉ
áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng
đối với cá nhân và pháp nhân.
Ba là, nguyên tắc mở cửa thị trường hay còn gọi là tiếp cận thị trường
(market access), thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu
tư nước ngoài, về mặt chính trị, tiếp cận thị trường thể hiện nguyên tắc tự do
hóa thương mại của WTO. về mặt pháp lý, tiếp cận thị trường thể hiện nghĩa
vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà
nước đó đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO.
Bổn là, nguyên tắc cạnh tranh công bằng (faừ competition) thể hiện
nguyên tắc “tự do cạnh tranli trong những điều kiện bình đẳng như nhau” và
được công nhận trong Án lệ của vụ Uruguay kiện 15 nước phát triển năm
1962 về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với cùng một
mặt hàng nhập khẩu.
- Cơ cấu tổ chức của WTO:
WTO gồm có các cơ quan chính như Hội nghị Bộ trưởng, Đại Hội
đồng, các Hội đồng thương mại, các Tiểu ban và Nhóm công tác, Ban Thư
ký của WTO.

1
1
* Chức năng, vaỉ trò của WTO
- Chức năng của WTO:
WTO thực hiện 5 chức năng sau:
Một là, thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận
thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp
kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế
của họ.
Haỉ là, khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại
đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng
WTO.
Ba là, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan
đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại
đa phương và nhiều bên.
Bốn là, cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành
viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và tuân thủ
các quy định của WTO. Hiệp định thành lập WTO quy định một cơ chế kiểm
điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên.
Năm là, thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như
IMF và WB trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu
hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.
- Vai trò của WTO:
Từ khi thành lập đến nay, WTO đóng vái trò quan trọng trong việc đảm
bảo thương mại quốc tế phát triển công bằng, bởi WTO là tổ chức điều chỉnh
thương mại toàn cầu cuối cùng và ở nấc cao nhất nhằm đảm bảo thương mại
công bằng cho các nước thành viên. Mặc dù chưa thật sự hiệu quả, nhung
không thể phủ nhận tầm quan trọng của WTO trong việc thúc đẩy chủ nghĩa
thương mại đa phương, nhiều quốc gia được hưởng lợi lớn từ khi gia nhập tổ
chức.
Tuy nhiên, hội nhập quốc tế ngày càng sâu hơn, ảnh hường gia tăng của
những thành viên mới, tính phức tạp của các vấn đề thương mại cũng tăng
lên, làm cho việc thông qua các thỏa thuận đa phương mang tính toàn diện
trở nên khó khăn hơn. Xu hướng này được thể hiện rõ nét ở các Vòng đàm
phán Doha. Lần đầu tiên, thông cáo của Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng

12
0
6-2010 đã không đề cập đến hạn chót hoàn thành Vòng đàm phán Doha.
Trong bối cảnh trên, WTO có thể thực hiện các bước đi quan trọng, từ
ủng hộ các tiến trình tự do hóa đa phương, khu vực và từng quốc gia đến việc
ràng buộc các thỏa thuận hiện có nhằm thúc đẩy hơn nữa nền thương mại mở
và tiếp tục khẳng định vai trò của WTO, qua đó giúp hệ thống thương mại thế
giới trở nên mạnh mẽ và có khả năng chống chọi với các cuộc khủng hoảng
tốt hơn.
* Một số thách thức
- Trong mấy năm gần đây tình hình thương mại thế giới căng thẳng, chủ
nghĩa đơn phương leo thang, khiến WTO đang đối mặt với nhiều thách thức.
Vai trò và hoạt động của WTO đang bị lung lay trong bối cảnh chủ nghĩa toàn
cầu hóa có dấu hiệu thoái trào và sự bất đồng lợi ích giữa các nước thành
viên. Chính quyền của Tổng thống D.Trump từng cho rằng WT0 không công
bằng với các đối tác. Do đó, Mỹ không ít lần bày tỏ sự thất vọng về WTO và
đe dọa sẽ rút khỏi tổ chức này. Để gây sức ép đổi với tổ chức thương mại đa
phương này, Mỹ đã giới hạn các nguồn lực ngân sách và ngăn chặn WTO bổ
nhiệm thẩm phán mới cho Tòa phúc thẩm WTO - cơ quan có thẩm quyền xét
xử cao nhất để giải quyết các tranh chấp thương mại toàn cầu - rơi vào tình
trạng tê liệt vì không đủ thẩm thẩm phán để duy trì hoạt động. Việc Mỹ vô
hiệu hóa khả năng phán quyết tranh chấp thương mại quốc té của WTO vô
hình trung mở đường cho tất cả các quốc gia được thiết lập quy tắc riêng của
mình về thương mại, đe dọa ban hành một loạt biện pháp thué quan và thuế
chống trợ cấp mới, cũng như các hành động đơn phương khác, bao gồm cả
việc rút khỏi những thỏa thuận nhượng bộ thuế quan hiện hành... Việc thiếu
vắng cơ quan phúc thẳm để lắng nghe, giải quyết tranh chấp và ban hành các
quy chế thưởng phạt, có khả năng châm ngòi các cuộc chiến thương mại, đối
đầu tạo nên vòng xoáy áp thuế - trả đũa và các biện pháp mang tính trừng phạt
lẫn nhau, đe dọa thương mại toàn cầu. Những điều này đặt WTO đứng trước
nhiều khó khăn và thách thức trong việc giữ vững vai trò để duy trì trật tự
thương mại thế giới.
Trong vấn đề đàm phán, việc đạt được đồng thuận giữa các nước thành
viên như Mỹ, Trung Quốc, Afghanistan, Ấn Độ... trong soạn thảo các hiệp
định thương mại dường như ỉà không thể. Theo quy định, các thành viên có

1
2
thể tự chỉ định minh là các quốc gia “đang phát triển” giúp các nước này
nhận sự đổi xử ưu đãi trong nhiều vấn đề gây tranh cãi, như trợ cấp xuất
khẩu và tỷ lệ thuế suất thấp hơn, thậm chí được phép tư do thực hiện các biện
pháp can thiệp của Nhà nước trong nền kinh tế quốc gia mà các nền kinh tế
phát triển không được phép. Đây là nguyên nhân khiến Mỹ không coi Trung
Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, là một quốc gia đang phát triển. Nhiều
quốc gia khác cũng thất vọng khi WTO thất bại trong việc hiện đại hóa một
thỏa thuận để giải quyết các vấn đề như thương mại kỹ thuật sổ hay các
khoản trợ cấp.
Một thực hạng hiện nay là nhóm cường quốc như Mỹ, Trung Quốc,
EU, Nhật Bản, Canada và Australia đang dần biến các cuộc đàm phán của
WTO nhằm phục vụ những lợi ích cốt lõi riêng. Sự chia rẽ giữa các nước
thành viên cho thấy nhiệm vụ cải cách là vấn đề cấp bách để cho phép WTO
vẫn là nhân tố chủ chốt trong hệ thống đa phương.
Trong khi đó, Trung Quốc, cùng với một nhóm các quốc gia khác,
muốn tạo ra một thỏa thuận nhiều bên về tạo thuận lợi đầu tư bất chấp sự
phản đối của nhiều nước, về quy định trong nước đối với các dịch vụ làm suy
yếu các cuộc đàm phán đa phương bắt buộc đang được Ban Công tác về Quy
định trong nước (WPDR) tiến hành; về các nguyên tắc đối với các doanh
nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs); về môi trường... Mặc dù có sự gia
tăng các thỏa thuận nhiều bên, Mỹ và các đồng minh cũng nhấn mạnh phải
có các thỏa thuận đa phương phù hợp với lợi ích của họ. Mỹ muốn có một
thỏa thuận đa phương mạnh mẽ để cấm trợ cấp thủy sản mà không có sự đối
xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển.
Có thể nói, WTO đang đối mặt với sự chia rẽ về quan điểm và lợi ích
giữa các thành viên, mà nhiều chuyên gia cho rằng nếu không tiến hành cải tổ
mạnh mẽ, WTO có thể được đặt tên là “Tổ chức thương mại nhiều bên trên
thế giới”, phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ các nước phát triển và đang phát
triển52.
Khi vai trò của WTO bị lu mờ thi cả hệ thống thương mại toàn cầu
52 Xem DV: WTO: 25 năm thách thức và khủng hoảng, https://congthuong.vn/wto-25 -nam-
thach-thuc-va-khung-hoang-130801 .html
1
Bộ Ngoại giao - Vụ Các tổ chức quốc té: Các tể chức quốc tế và Việt Nam, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2005, tr.234-235.

12
2
cũng trong tinh trạng nguy hiểm. Để giải quyết khủng hoảng hiện nay, cải
cách là biện pháp duy nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh còn nhiều xung đột
thương mại và chia rẽ, nhiệm vụ này càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

1.3. Một số nét về các tổ chức phi chính phủ


1.3.1. Khái quát về tổ chức phi chính phủ (NGO)
Các tổ chức phi chính phủ (Non-Govemmental Organizations - NGOs)
tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Nguồn gốc của NGOs là những nhóm nhỏ
làm từ thiện. Tiêu chí hoạt động của các tổ chức này là cứu trợ nhân đạo đối
với nạn nhân chiến tranh, thiên tai và nghèo đói.
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại và định nghĩa về
NGOs. Theo Liên hợp quốc: “NGOs là bất kỳ tổ chức quốc tể nào được lập
ra không phải do một thỏa thuận liên chính phủ quổc tế, nhưng NGOs đó có
thể bao gồm các tổ chức cỏ thành viên do Chính phủ cử ra, với điều kiện
thành viên đó không được can thiệp vào quyền tự do bày tô ỷ kiến của tổ
chức đó”Ỵ. Như vậy, NGOs là tổ chức được thành lập một cách tự nguyện và
hợp pháp, không thuộc bộ máy hành chính nhà nước và không nhằm mục
đích lợi nhuận.
Hiện đang có ba loại NGOs hoạt động trên thế giới:
Một là) các NGOs mang tính chất quốc gia (NNGOs), là tổ chức mà
các thành viên đều mang một quốc tịch. Các tổ chức này xuất hiện trên thế
giới rất sớm. Phạm vi hoạt động chủ yếu phục vụ cho từng cộng đồng, hoạt
động trong phạm vi một nước, về số lượng, NNGOs chiếm đa số tuyệt đối.
Hai là) các NGOs mang tính chất quốc tể (INGOs), là tổ chức mà các
thành viên của nó mang nhiều quốc tịch khác nhau sáng lập ra. về số lượng,
INGOs ít hơn nhiều so với NNGOs. Phạm vi hoạt động của INGOs rộng
khắp trên thế giới, nhưng INGOs phải tuân theo luật pháp của nước nhận sự
hợp tác.
Ba là) các NGOs mang tính chất chính phủ (GNGOs), là tổ chức do
chính phủ lập ra hoặc một NGOs nào đó hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách
của Chính phủ. Ví dụ: Chương trình hỗ trợ phát triển Đức (DED), Tổ chức
Phát triển Hà Lan (SNV).
Viện trợ NGOs được thực hiện dưới ba hình thức chủ yếu: (1) viện trợ

1
2
thông qua các chương trình, dự án (viện trợ để thực hiện các chương trình/dự
án); (2) viện trợ phi dự án (viện trợ bằng tiền hay hiện vật); (3) viện trợ khẩn
cấp trong trường hợp có thiên tai hoặc tai họa khác. Khác với nguồn viện trợ
chính thức (ODA), viện trợ NGO là loại viện trợ không hoàn lại, mang tính
nhân đạo và phát triển, có thủ tục nhanh gọn và đơn giản. Quy mô dự án
thường không lớn (từ vài nghìn đến vài trăm nghìn USD), thời gian thực hiện
không dài (từ vài tháng đến 1-2 năm), nhưng thường đáp ứng kịp thời, sát với
nhu cầu và phù hợp với khả năng quản lý, sử dụng của nơi nhận viện trợ.
Hiện nay, nhiều nước phát triển đã dành một phần ODA cho các nước đang
phát triển thông qua NGOs. số tiền viện trợ thông qua NGOs khá lớn, ngày
một tăng và trên thực tể đã hỗ trợ đáng kể cho các chương trình kinh tế - xã
hội của các nước đang phát triển.
L3.2. Vai trò của các to chức phi chỉnh phủ
Khối lượng viện trợ của NGOs cho các nước đang phát triển ngày càng
tăng cùng với sự gia tăng về lĩnh vực hựp tác của các tổ chức này. Hoạt động
của NGOs đã chuyển theo hướng giảm viện trợ nhân đạo và tăng viện trợ
phát triển bền vững. Các NGOs ngày càng đóng vai trò đáng kể trong đời
sống kinh tể - xã hội, giảo dục, y tế, môi trường, nhân đạo... tại nhiều nước
trên thế giới. Các NGOs đang tham gia sâu vào nhiều lĩnh vực như xóa đói
giảm nghèo, giúp đỡ phụ nữ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, chữ thập đỏ, bảo
vệ môi trường...
Tiếng nói của NGOs đối với các vấn đề thuộc mối quan tâm chung của
cộng đồng quốc tế ngày càng được các nước và các tổ chức quốc tế lớn như
Liên hợp quốc, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và đặc
biệt các tổ chức ngân hàng, tài chính thế giới như WB và IMF quan tâm.
Tính đến năm 2006 đã có gần 2.870 NGO có quy chế tham khảo ý kiến với
ECOSOC (năm 1946 chỉ có 41 tổ chức được ECOSOC cho hưởng quy chế;
năm 1993 có 978; năm 1997 có 1.356). Theo quy định, NGOs này được phát
biểu, tham gia thảo luận tại các cuộc họp của ECOSOC và đưa ra những đề
mục quan tâm vào chương trình nghị sự của cơ chế này hoặc các tiểu ban
trực thuộc ECOSOC. Năm 1986, UNDP thành lập riêng một vụ chuyên theo
dõi và phối hợp hoạt động với NGOs. WB hàng năm đều tổ chức các Hội
nghị tư vấn với NGOs.

12
4
Sự tham gia của NGO trên các diễn đàn khác về kinh tế, xã hội và phát
triển ngày một tăng, đồng thời tổ chức những diễn đàn riêng của mình song
song với những hội nghị quốc tế. Với tiếng nói của mình, NGOs đóng góp
đáng kể vào sự thành công của nhiều hội nghị quốc tế lớn trong những năm
qua như Hội nghị Thế giới về Phụ nữ, Hội nghị Thế giới về Dân số và Phát
triển, Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển xã hội, Hội nghị Thế giới về Môi
trường...
Mặt khác, NGOs là những chủ thể độc lập, nhiều hoạt động của chúng
lại có hợp tác mật thiết với IGOs được thành lập bởi các nhà nước (như Liên
hợp quốc, EU hay WB). Lĩnh vực hợp tác đặc biệt mạnh giữa NGOs và
IGOs nằm trong lĩnh vực nhân quyền và phát triển. NGOs thường trung lập
về chính trị, vì vậy họ có thể hoạt động ở những nơi có chiến tranh để giúp
đỡ những người dân bị ảnh hưởng. Đây là việc mà các quốc gia bên ngoài
không dễ thực hiện được nếu không vi phạm nguyên tắc không can thiệp.
Chính vì những chức năng nói ưên, NGOs đã trở nên rất hữu ích. Trên thực
tế, IGOs ngày càng tận dụng vị trí đặc biệt này của NGOs.
Ngoài ra, một vài NGO cũng có ảnh hưởng đối với các tổ chức khác.
Ví dụ, các công ty dầu lửa như Shell và Exxon phải thỏa thuận với các nhà
hoạt động của Greenpeace. Cũng tương tự như vậy, các tổ chức vận động
hành lang chống lại thuốc lá trên toàn thế giới đã hoạt động trong một thời
gian dài để làm cho các công ty sản xuất thuốc lá phải chịu trách nhiệm đối
vói tác hại của thuốc lá53.

1.4. Quan hệ của Vỉệt Nam với các tổ chức quốc tế


1.4.1. Quan hệ với Liên hợp quốc
Ngay sau khi chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20-9-
/\
\

1977, Việt Nam đã tham gia tích cực, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ
của các nước thành viên để xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ nhất, là thành vỉên tích cực, trách nhiệm.

53 Xem Tổ chức phi chỉnh phủ (NGOs), http://nghiencuuquocte.org/2016/08/13/to- chuc-phi-


chinh-phu-ngos/

1
2
Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò ủy viên không thường trực
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Trong đó, Việt Nam
giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của các
bên liên quan; góp phần giảm căng thẳng tại nhiều khu vực trên thế giới.
Trong thời gian là Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào tháng 7-
2008, Việt Nam tổ chức và chủ trì thạo luận mở về “Trẻ em và xung đột vũ
trang” tại Hội đồng Bảo an. Sáng kiến này được các nước đánh giá cao, thể
hiện sự đóng góp có trách nhiệm và thực chất của Việt Nam trong Liên hợp
quốc. Tháng 10-2009, lần thứ hai làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an, Việt Nam
chủ trì soạn thảo, thưomg lượng giúp Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết
1889 về phụ nữ, hòa bình và an ninh - một trong bốn văn kiện quan trọng của
Hội đồng Bảo an trong lĩnh vực này; đưa ra sáng kiến về việc tham vấn với
các thành viên Liên hợp quốc để xây dựng Báo cáo hàng năm của Hội đồng
Bảo an thực chất, toàn diện hờn.
Ngoài ra, Việt Nam không chỉ quan tâm thúc đẩy giải quyết hòa bình
các vấn đề ở khu vực châu Á mà Việt Nam là đại diện (hạt nhân của Iran,
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nepal, Đông Timo...), mà còn quan
tâm, thúc đẩy các vấn đề ở các khu vực khác như châu Phi, Trung Đông.
Từ năm 2014, Bộ Quốc phòng Việt Nam gửi quân tham gia lực lượng
gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.
Tính đến tháng 5-2021, Việt Nam cử gần 250 lượt cán bộ, nhân viên quốc
phòng đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Cộng hòa
Trung Phi, Nam Sudan và trụ sở Liên hợp quốc. Trong đó, Việt Nam đã đưa
3 bệnh viện dã chiến cấp 2 đến Nam Sudan nhằm cung cấp dịch vụ y tế,
chăm sóc điều trị cho hàng ngàn ca bệnh, tuyên truyền phổ biển các biện
pháp phòng, chống đại dịch Covid-19 cho nhân dân địa phương rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, gần 300 sĩ quan công binh cũng sẵn sàng làm nhiệm vụ quốc
tế54.
Việt Nam ủng hộ giải trừ quân bị toàn diện và triệt để do Liên hợp
quốc đề ra, nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ thành viên của các điều ước
quốc tế về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, thực hiện đầy đủ các
54 Xem Hiền Hạnh: Thêm 3 sĩ quan quân đội đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp
quốc, https://www.vietnamplus.vn/them-3-sy-quan-quan-doi-di-lam-nhiem-vu- gin-giu-hoa-
binh-lien-hop-quoc/670794.vnp

12
6
nghị quyết của Hội đồng Bảo an về báo cáo các biện pháp thực hiện các
điều ước này, phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện và ký Nghị
định thư bổ sung cho Hiệp ước Bảo đảm hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ
biến vũ khí hạt nhân.
Thứ hai, đạt thành tựu trong thực hỉện các Mục tiêu phát triển Thiên
nỉên kỷ (MDGs)
Từ năm 2000, Việt Nam luôn tích cực triển khai thực hiện MDGs, lồng
ghép các mục tiêu này vào các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Việt Nam đã hoàn thành sớm một cách ấn tượng mục tiêu xóa bỏ tình
trạng nghèo cùng cực và thiếu đói, đạt được mục tiêu thứ hai về phổ cập
giáo dục tiểu học, hoàn thành mục tiêu về tăng cường bình đẳng nam nữ và
nâng cao vị thế cho phụ nữ; các mục tiêu còn lại hoàn thành đúng kê hoạch.
Trước tiến độ triển khai MDGs chưa đồng đều và chậm ở nhiều nơi trên thể
giới, những thành tựu của Việt Nam đã được Liên hợp quốc đánh giá cao,
coi đây là một mô hình tốt cho các nước đang phát triển tham khảo.
Thứ ba, thực hiện mô hình “Một Liên hợp quốc tại Việt Nam ”
Tháng 01-2007, Tổng Thư ký Liên hợp quốc chính thức chọn
Việt Nam là một trong 8 nước thí điểm thực hiện sáng kiến “Một Liên hợp
quốc tại Việt Nam”. Đây là sự tiếp nối của cả một quá trình cải cách việc
quản lý, sử dụng và nâng cao tính hiệu quả của nguồn lực ODA, phản ánh sự
chủ động, tính làm chủ của Chính phủ Việt Nam. Ngày 23-5-2015, Ngôi nhà
chung Liên hợp quốc đã được khánh thành, là một trong 6 trụ cột của Sáng
kiến cải tổ thống nhất hành động tại Việt Nam. Hiện nay, hợp tác của Việt
Nam và Liên hợp quốc đã chuyển sang giai đoạn 2, vì sự phát triển bền vững.
1.4.2. Quan hệ với WTO
Ngày 07-11-2006, Việt Nam được kết nạp vào WTO và trở thành thành
viên thứ 150 của tổ chức này. Sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua các thủ
tục pháp lý, từ ngày 11-01-2007, Việt Nam là thành viên chính thức của
WTO.
* Những thành tựu
Sau hơn 10 năm gia nhập WT0, kinh té Việt Nam đã có những tăng
trường ngoạn mục. Năm 2006, Việt Nam là nước có thu nhập thấp. Năm
2016, Việt Nam trở thành nước cỏ thu nhập trung bình thấp, là một trong 32

1
2
nước có kim ngạch xuất khẩu trên 100 tỷ USD.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng
nợ công, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng binh quân
đạt gần 7%/nãm. Năm 2018, đạt 7,08% - cao nhất trong 10 năm trở lại.
Năm 2019, bất chấp tác động của căng thẳng thương mại Mỹ- Trung và
tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu, tăng trưởng GDP của Việt
Nam vẫn ấn tượng, đạt 7,02%, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao của khu vực và trên thế giới.
Đặc biệt, trong năm 2020, dưới ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-
19, nền kinh tế thế giới suy thoái, thương mại toàn cầu sụt giảm nghiêm
trọng, hầu hết các trung tâm kinh tế của thế giới tăng trường âm, tăng trưởng
GDP của Việt Nam vẫn đạt 2,9%, thuộc nhóm cao nhất thế giới.
WTO chính là “bệ phóng” giúp Việt Nam tiến sâu vào sân chơi toàn
cầu. Tính đển nay, ngoài WTO, Việt Nam đã ký kết và kết thúc đàm phán 17
FTA song phương và đa phương với các đối tác lớn trên thế giới như: FTA
Việt Nam - EU (EVFTA), FTA Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA); FTA Việt
Nam - Hàn Quốc (VKFTA), FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Ả - Âu
(VN-EAEU)..., trong đó có những FTA thế hệ mới có phạm vi cam kết rộng
và mức độ cam kết cao như CPTPP và EVFTA.
Cùng với tham gia WTO từ năm 2007, việc thực thi các FTA đã góp
phần thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng hơn 300%, kim ngạch xuất nhập
khẩu tăng 350%. Năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục,
vượt 540 tỷ USD. Việt Nam có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1
tỷ USD. Đáng chú ý, Việt Nam đã xuất siêu kỷ lục gần 20 tỷ USD.
Nhờ gia nhập WTO và tham gia các FTA, thị trường xuất khẩu của
Việt Nam được mở rộng và đa dạng hóa; thị trường dịch vụ tài chính phát
triển hơn với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài; hệ thống thể chế,
chính sách cũng từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập
và thực thi cam kết trong các FTA. Đặc biệt, kim ngạch xuất nhập khẩu sang
các nước đối tác tăng, củng cố thị trường truyền thống, khơi thông nhiều thị
trường tiềm, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong
nước.
Các FTA góp phần kiện toàn bộ máy nhà nước thông qua cải thiện

12
8
chính sách và pháp luật theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi, phù hợp hơn
với thông lệ quốc tế. Tính đến tháng 8-2020, Việt Nam đã thu hút 32.539 dự
án đầu tư nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký 381,2 tỷ USD. Nhiều tập
đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã chọn Việt Nam làm điểm đến, như: Intel,
Microsoft, Samsung, LG, Nokia, Canon, Mitsubishi, Toyota, Honda...
Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được cơ hội sau hơn 10 năm gia
nhập WT0 khi vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh; và học hỏi, chuyển giao
được công nghệ, kỹ năng quản lý từ các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn
Quốc, Mỹ. Ngoài ra, áp lực cạnh tranh cũng khiến doanh nghiệp trưởng thành
hơn, chủ động tìm kiếm cơ hội liên doanh, liên kết...
* Những hạn chế
Tình trạng đầu tư tăng nhưng tăng trưởng giảm, chất lượng tăng trưởng
xét tư góc độ năng suất cũng giảm. Ngoài ra, bất ổn kinh tế vĩ mô nghiêm
trọng, lạm phát cao, khoảng cách tiết kiệm - đầu tư rất lớn, thâm hụt ngân
sách, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, thâm hụt thương mại đều cao...
Sau hơn 10 năm tăng trưởng kinh tế, Việt Nam chủ yếu vẫn phụ thuộc
vào xuất khẩu, con số xuất khẩu vẫn tập trung phần lớn vào những doanh
nghiệp có vốn FDI. Nhiều hạn chế về thể chế, yếu kém trong tham gia chuỗi
giá trị toàn cầu. Những tồn tại này cùng với xu hướng bảo hộ đang có dấu
hiệu gia tăng ở những đối tác rất lớn của Việt Nam như Mỹ và châu Âu đang
đặt ra chọ Việt Nam không ít thách thức.
Nhìn chung, hơn 10 năm hội nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam có
những bước phát triển và chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, chất lượng tăng
trưởng kinh tế trong giai đoạn này chưa được cải thiện. Vì vậy, cần phải có
những cải cách đột phá, đặc biệt là tập trung vào một số vấn đề như: cải cách
hành chính, nâng mức đầu tư cho khoa học - công nghệ, việc đổi mới thế chế,
hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ
lực...
1.4.3. Hoạt động của một so NGO ở Việt Nam hiện nay
Từ năm 1986, NGOs có quan hệ với Việt Nam tăng lên và giá tri viện
trợ tăng dần. Từ 70 đến 100 NGO với tổng giá trị viện trợ khoảng 20-30
triệu USD/năm trong giai đoạn 1986-1992, sau hơn 10 năm (1994-2006),
số lượng NGOs có quan hệ với Việt Nam đã tăng gấp 3 lần, từ 210 NGO

1
2
vào năm 1994 lên khoảng 650 NGO vào năm 2006. Tính đến tháng 12-
2017, có khoảng 1.096 NGO có quan hệ với Việt Nam 55. Năm 2020, có
gần 500 NGO đang hoạt động tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, có các loại hình NGO sau:
Các quỹ văn hóa - xã hội mà tiêu biểu là Viện Konrad-Adenauer
(KAS), Viện Friedrich-Ebert (FES), Quỹ Châu Á (Asia Foundation).
Các NGO cỗ nguồn gốc tôn giáo hoạt động rất sớm chiếm khoảng 1/3
NGOs đang hoạt động ở Việt Nam.
Các NGO khác có phạm vi hoạt động rộng rãi, chủ yếu là những tổ
chức được thành lập từ sau Chiến tranh thế giói lần thứ II, như những NGO
nước ngoài thuộc dòng OXFAM, các tổ chức cứu trự trẻ em, CARE, Action
Aid, Thầy thuốc không biên giới (MSF), các tổ chức bảo vệ môi trường như
Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF); các tổ chức đấu tranh cho
quyền lợi phụ nữ...
Năm 2020, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều
biến động, đặc biệt, đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời
sống xã hội. Tuy vậy, hoạt động của NGOs nước ngoài vẫn đạt được kết quả
tích cực. Giá trị viện trợ phi chính phủ nước ngoài cho Việt Nam năm 2020
đạt hơn 220,7 triệu USD. Trong đó, viện trợ phi chính phủ nước ngoài thuộc
khu vực châu Âu chiếm 41,3%, khu vực Bắc Mỹ chiếm 36,2%, khu vực
châu Á - Thái Bình Dương chiếm 22,5%, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên
của Việt Nam như y tế, giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển kinh tế - xã
hội (ba lĩnh vực này chiếm hơn 62% tổng giá trị viện trợ phi chính phủ nước
ngoài dành cho Việt Nam, với hơn 141,3 triệu USD). Đặc biệt, NGOs nước
ngoài cũng dành sự ưu tiên, hỗ trợ tích cực cho Việt Nam ứng phó thiên tai,
dịch bệnh: 115 NGO nước ngoài đã hỗ trợ tiền mặt, vật tư y tế, nhu yếu
phẩm, đào tạo, tập huấn trị giá hơn 6,5 triệu USD; hỗ trợ các tỉnh miền
Trung chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt với giá trị gần 9 triệu USD56.
Tuy nhiên, có một số NGO lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, dưới
tư cách là các tổ chức nhân đạo để tiếp cận đồng bào tại các tỉnh vùng sâu,
55 Theo số liệu thống kê của ủy ban Công tác về NGOs nuớc ngoài.
56 Xem ủy ban Công tảc về NGOs nước ngoài tổng kết công tác nẫm 2020, http://
WWW.vufo.org. vn/Ưy-ban-Cong-tac-ve-cac-to-chuc-phi-chứih-phu-nuoc-ngoai-tong- ket-
cong-tac-nam-2020-10-7298.html?lang=vn

13
0
vùng xa, đặc biệt là những vùng có nhiều vấn đề nhạy cảm về chính trị. Đồng
thời, với những hoạt động minh bạch, NGOs vẫn là một hình thức để Mỹ và
các nước phương Tây sử dụng để can thiệp một cách cồng khai vào các vấn
đề dân chủ, nhân quyền và thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo động,
lật đổ tại các nước có chế độ chính trị không thân phương Tây như Việt Nam.
Do tình hình kinh tế - xã hội nước ta còn nhiều khó khăn, sự phát triển chưa
đồng đều tại nhiều vùng, nhiều địa phương; trình độ dân trí tại nhiều khu vực
còn thấp nên dễ bị các tổ chức này lợi dụng để mua chuộc, làm mất niềm tin
của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Do đó, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án
NGOs của Mỹ và EU tại Việt Nam như hoạt động tài trợ của Quỹ Ford, Quỹ
châu Âu, USAID (Mỹ); KAS, FES (Đức), Cơ quan phát triển quốc tế Canada
(CIDA), Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA)... với các nội
dung nhạy cảm như tăng cường năng lực, dân chủ cơ sở, xây dựng và cải
cách pháp luật, cải cách tư pháp, cải cách hành chính, “nâng cao năng lực đại
biểu Quốc hội”, “nâng cao năng lực cán bộ địa phương”, “hỗ trợ Quy chế dân
chủ cơ sở”, “chống tham nhũng”... Các cơ quan chức năng liên quan cần nâng
cao năng lực tham mưu, dự báo, kịp thời phát hiện ý đồ triển khai hoạt động
của NGOs tại Việt Nam có liên quan đến “cách mạng sắc màu” để hạn chế
mở rộng, tiếp nhận viện trợ, dự án của các tổ chức này. Đây là một vấn đề
nhạy cảm, bởi không dễ dàng phân hóa các tổ chức này một cách rõ ràng,
trong khi đó, các hoạt động của NGOs dễ dàng lan tỏa trong nhân dân thông
qua nhiều hình thức truyền thông và mạng xã hội.

2. NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY


2.1. Một số vấn đề chung về ngoại giao đa phương
2.1.1. Sự hình thành, phát triển và các hình thức ngoại giao đa
phương
* Khái niệm ngoại giao đa phương (multilateral diplomacy)
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về ngoại giao đa phương, song hiểu
một cách chung nhất, ngoại giao đa phương là một hình thức hoạt động
ngoại giao, trong đó có sự tham gia của ba chủ thể quan hệ quốc trở lên
vào quá trình đàm phán, thương lượng, ra quyết sách trong cùng một thời

1
3
điểm và đáp ứng nhỉều đòi hỏi khác nhau trong một vẩn đề cụ thể,
Cơ sở ngoại giao đa phương được hĩnh thành trên quan điểm hợp tác,
với mục đích tạo ra một sân chơi chung đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
các chủ thể. Đây không phải cơ chế cạnh tranh và loại trừ nhau, mà là sân
chơi cùng có lợi (win - win game). Ở đó, các thành viên thu thập trao đổi
thông tin và cùng chia sẻ những lợi ích cũng như hậu quả của các hoạt động
hợp tác đa phương.
Ngoại giao đa phương là nhằm xây dựng và điều hòa mối quan hệ giữa
các chủ thể tham gia. Sự phát triển của ngoại giao đa phương là nhằm giải
quyết những vấn đề phát sinh mà quy mô song phương không giải quyết
được. Những hình thức chủ yếu của ngoại giao đa phương là liên minh, liên
kết, hội nghị đa phương và hoạt động qua tổ chức quốc tế... Ví dụ: quan hệ
đa phương trong cảc liên minh như NATO; trong các diễn đàn, hội nghị như
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF); trong các tổ chức quốc tế như Liên hợp
quốc, EU, ASEAN...
Ngoại giao đa phương có ba hình thức chính: (1) hội nghị quốc tế; (2)
diễn đàn quốc tế; (3) tổ chức quốc tế.
* Lịch sử phát triển của ngoại giao đa phương
Trước đây, những hiện tượng của ngoại giao đa phương đã xuất hiện lẻ
tẻ dưới dạng liên minh hay hội nghị quốc tế. Tuy nhiên, ngoại giao đa
phương chỉ thực sự phát triển từ thế kỷ XIX, khi quan hệ quốc tế phát triển
mạnh và đan xen lẫn nhau, dẫn đến xuất hiện nhiều vấn đề vượt khỏi quy mô
song phương. Ngày nay, ngoại giao đa phương đang phát triển mạnh mẽ do
tác động của toàn cầu hóa, của nhận thức chung về sự phụ thuộc lẫn nhau
cũng như sự nổi lên của các vấn đề xuyên quốc gia.
Ngoại giao đa phương chỉ thực sự phát triển đây đủ khi hình thành các
tổ chức liên chính phủ, với các cơ chế tập thể những quy tắc chung ở mức độ
cao hơn so với ngoại giaó song phương. Ở phương Tây, hình ngoại giao đa
phương phát triển sớm hơn so vói các khu vực khác trên thế giới. Một số cơ
chế hợp tác tập thể ở phương Tây trong thế kỷ XIX tiêu biểu như: Hội đồng
trung tâm thủy vận sông Rhine (1815), ủy ban sông Danube (1856), Liên
minh Điện tín quốc tế (1865)... Những cơ chế hợp tác sơ khai này được coi là
hình thức ngoại giao đa phương đúng nghĩa đầu tiên trong lịch sử quan hệ

13
2
quốc tế.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, nhiều hội nghị thượng đỉnh đa
phương giữa các nước đã diễn ra dẫn đến sự ra đời của Liên hợp quốc. Đây
là dấu mốc quan trọng của lịch sử ngoại giao đa phương hiện đại. Từ đây,
ngoại giao đa phương chính thức trở thành một hoạt động ngoại giao có các
hình thức và biểu hiện đầy đủ và mang tính toàn cầu.
Thời kỳ Chiến tranh lạnh, do sự chi phối về ý thức hệ, hoạt động ngoại
giao đa phương không mang tính toàn cầu, mà co cụm thành hợp tác trong
nội khối. Giai đoạn này, nhiều tổ chức đa phương ra đời như: NATO năm
1949, Hiệp ước an ninh Australia - New Zeland - Mỹ (ANZUS) năm 1951),
Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) năm 1954), Cục Thông tin quốc tế
(KOMINFORM) năm 1947), Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) năm 1949),
Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ (khối Vacsava) năm 1955), Cộng
đồng kinh tế châu Âu (EEC) năm 1957.
Trong những năm gần đây, ngoại giao đa phương phát hiển mạnh mẽ
dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, sự lệ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia do ảnh hường của cách mạng khoa học - công nghệ; việc
xuất hiện ngày càng nhiều các vấn đề toàn cầu cấp bách như đói nghèo, biến
đổi khí hậu, khủng bố quốc tế, bệnh tật hiểm nghèo...; sự gia tăng chủ nghĩa
dân tộc, xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể mới trên trường quốc tế, nhất là
các chủ thể phi nhà nước; nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế, khu vực, liên khu
vực ra đời... Ngoại giao đa phương phát triển vượt bậc, ngày càng đóng vai
trò quan trọng hơn trong nền chính trị thế giới, trở thành một trong những đặc
điểm nổi bật của ngoại giao thế kỷ XXL Các hình thức ngoại giao đa phương
ngày càng ưở nên quan trọng: (1) ngoại giao đa phương trở thành nhu cầu
cấp thiết, phương thức hữu hiệu để các quốc gia tranh thủ nguồn lực phục
hồi, phát triển kinh tể cũng nhu định vị mình trong cục diện quốc tế đạng
định hình; (2) nội hàm ngoại giao đa phương trở nên rộng hơn, sâu hơn,
mang tầm đa ngành, trong đó có sự phát triển bền vững và đối phó với các
thách thức toàn cầu là ưu tiên hàng đầu; (3) trong cục diện “đa trung tâm” và
xu thế dân chủ hóa, các chủ thể quan hệ quốc tế và đặc biệt là định chế đa
phương ngày càng đa dạng dưới sự tương tác năng động. Vì vậy, tất cả các
nước đều điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng coi trọng hơn đối ngoại
đa phương.

1
3
2.1.2. Đặc điểm của ngoại giao đa phương hiện nay
Một là, ngoại giao đa phương hiện đại cỏ tính độc lập tương đổi trong
hoạt động, ý thức hệ không còn là nhân tố chỉ phối chủ yếu. Thời kỳ Chiến
tranh lạnh, các hoạt động ngoại giao đa phương mang tính phe, khối, co cụm.
Các thể chế, cơ chế đa phương được hình thành với tư cách là công cụ tập
hợp lực lượng và đại diện của hai nước lớn là Liên Xô và Mỹ. Liên họp quốc
cũng trở thành con bài mặc cả của hai nhóm nước do Mỹ và Liên Xô đứng
đầu. Hoạt động của Hội đồng Bảo an bị tê liệt, NATO là diễn đàn quân sự
của các nước tư bản chủ nghĩa, khối Vacsava là diễn đàn của các nước trong
phe xã hội chủ nghĩa.
Chỉ khi hệ thống hai cực tan rã, hệ thống quan hệ quốc tế mới đang
hình thành, cán cân quyền lực thay đổi, nhiều trung tâm quyền lực mới xuất
hiện, nhiều vấn đề toàn cầu cần quan tâm, đã làm cho ngoại giao đa phương
thay đổi theo xu hướng độc lập trong hoạt động, không bị chi phối bởi một
bên nào nhằm thực hiện mục đích chung, dựa trên cơ sở ý chí và lợi ích đồng
thuận của các thành viên.
Hai là, lịch sử phát triển của ngoại giao đa phương cho thấy mục tiêu
của từng hình thức ngoại gỉao đa phương trên thực tiễn liên tục được đa
dạng hóa, không dừng lạỉ ở mục tiêu ban đầu. Các hình thức ngoại giao đa
phương trong thời kỳ Chiến tranh lạnh chỉ nhằm mục đích đạt được các mục
tiêu tại thời điểm đó, như NATO, SEATO hay khối Vacsava... Trong khi
ngoại giao đa phương hiện nay không mang một mục đích hoạt động duy
nhất, mà rất phong phú và đa dạng. Xuất phát từ thực tiễn biến động không
ngừng của đời sống quan hệ quốc tế, các hình thức ngoại giao đa phương
ngày càng linh hoạt, đa dạng hơn.
Các hình thức ngoại giao đa phương của các nước phát triển không chỉ
dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề của bản thân họ, mà còn bàn đen nhiều
vấn đề mang tính quốc tế khác. Ngay từ năm 2000, Hội nghị thượng đỉnh G8
(G7 + Nga) đã nhấn mạnh một trong những mục tiêu của họ là nỗ lực chống
AIDS trên phạm vi toàn cầu và giải quyết việc phổ biến hóa mảy tính ở cấp
độ thấp. Một thực tiễn điển hình khác là sau sự kiện khủng bố ngày 11-9“
2001 tại Mỹ, hầu hết các cơ chế từ khu vực đến thế giới đều bàn bạc và đưa
ra nhiều khuyến nghị liên quan đến khủng bố tại khu vực cũng như trên

13
4
phạm vi toàn cầu, trong đó có Liên hợp quốc, EU, ASEAN, NATO...
Ba là, chủ thể trong hệ thẻng quan hệ quốc tể tham gia vào ngoại giao
đa phương ngày càng nhiều và tỉnh ràng buộc gỉữa các chủ thể ngày càng
gia tăng, cần phải khẳng định rằng số lượng các chủ thể quan hệ chính trị
quốc tế tham gia ngoại giao đa phương đã và đang gia tăng một cách nhanh
chóng, trong đó chủ yếu là các chủ thể phi quốc gia. số lượng chủ thể gia
tăng là tất yếu khách quan dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế mạnh mẽ. Các chủ thể đã chọn hình thức ngoại giao đa phương để
làm phương thức chính tham gia chính trường quốc tế.
Bổn là. ngoại giao đa phương ngày càng phát huy được lợi thế và đóng
vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế. Lợi thế của ngoại giao đa phương
là nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của tất cả các quốc gia trên thế giới, thông
qua tiến trình gia nhập các tổ chức, diễn đàn, hội nghị khu vực cũng như
toàn cầu. Các diễn đàn và tổ chức quốc tế không chỉ lôi kéo được sự tham
gia của các quốc gia, mà còn giải quyết được nhiều vấn đề chung mà các
quốc gia quan tâm. Sự linh hoạt và mềm dẻo là điểm mạnh của ngoại giao
đa phương.
2.1.3. Vai trò của ngoại giao đa phương hiện nay
Thứ nhất, ngoại giao đa phương đóng vai trò trung gian, trọng tài trong
hệ thống quan hệ quốc tế; từ đó giúp các chủ thể quan hệ quốc tế có cơ
hội, điều kiện tìm hiểu, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở cùng có lợi.
Các hình thức của ngoại giao đa phương là nơi các chủ thể, các quốc
gia gặp gỡ, trao đổi các quan điểm, dựa trên mục đích chung, từ đó tìm
ra những biện pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng như các vấn đề
tồn tại trong lịch sử. Ví dụ như các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên
giới, biển đảo; các vấn đề khu vực, toàn cầu khác như dịch bệnh, đói
nghèo, tội phạm xuyên quốc gia... Hay cơ chế hợp tác ASEAN không
chỉ dừng lại ở việc tập hợp 10 quốc gia Đông Nam Á trong một diễn
đàn chung, mà còn sáng tạo ra các cơ chế hoạt động thu hút sự tham gia
của các nước khác, đó là ASEAN +1, ASEAN +3... Việc thu hút sự
quan tâm của các nước khác (trong đó có các nước lớn) không chỉ nâng
tầm hoạt động của tổ chức, mà còn là cơ hội để các nước trong tổ chức
đó tham gia, thâm nhập sâu hơn vào sân chơi quốc tế. Ở đây, ngoại giao

1
3
song phương góp phần làm sâu sắc hơn ngoại giao đa phương.
Thứ hai. ngoại giao đa phương đã tích cực thiết lập các cơ chế, thiết chế
và nguyên tắc hoạt động, quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên
tham gia, từ đó tạo ra các mối quan hệ có tổ chức, dân chủ và công bằng hơn.
Điều này được thể hiện rõ qua các tổ chức, thể chế mang tính quốc tế, như
WTO hay EU; các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP hay
EVFTA... đều có các quy chế hoạt động, cơ chế giám sát, bộ máy tổ chửc
chặt chẽ, khuôn khổ, mang tính ràng buộc cao. Các cam kết, đàm phán công
khai là cơ sở để các quốc gia tham gia. Đây là minh chứng rõ ràng cho tính
chất công bằng, dân chủ tại các tổ chức này hiện nay và sẽ tiếp tục là xu
hướng chính của các hoạt động ngoại giao đa phương trong tương lai.
Thứ ba, các cơ chế ngoại giao đa phương thúc đẩy sự hợp tác giữa các
nước, đặc biệt là các nước vừa và nhỏ, đồng thời tạo cơ hội tăng cường tiếng
nói của các nước này trong giải quyết các vấn đề chung...
2.2. Ngoại giao đa phương của Việt Nam hiện nay
2.2.1. Chủ trương cửa Đảng về ngoại giao đa phương trong thời kỳ
hội nhập quốc tế
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, trên lĩnh vực đối ngoại, Đảng và
Nhà nước luôn đề cao công tác đối ngoại đa phương, coi đây là công cụ
quan trọng trên mặt trận đối ngoại, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Trong công cuộc đổi mới, hoạt
động đối ngoại đa phương càng được đề cao và góp phần quan trọng cho
công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Đại hội XI của Đảng (2011) coi ngoại
giao đa phương là một định hướng lớn ưong đường lối đối ngoại. Đảng
khẳng định: “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có ưách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế... Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh
song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia trên cơ sở tôn trọng các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc...; tích
cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối
phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, và nhất là tình trạng biến
đổi khí hậu; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực
có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền; chủ động kiên quyết đấu tranh,

13
6
làm thất bại âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn
định chính trị của Việt Nam”57.
Để cụ thể hóa chủ trương của Đại hội XI về hội nhập quốc tế và ngoại
giao đa phương, ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị khóa XI ban hành Nghị quyết
số 22-NQ/TW về hội nhập quổc te nêu rõ: “Việt Nam chủ động, tích cực
tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế; chủ
động đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi” 58. Nghị
quyết đánh dấu giai đoạn mới của ngoại giao đa phương Việt Nam, trong
“đóng góp, khởi xướng và tham gia định hình”các cơ chế, thể hiện vai trò
dẫn dắt trong các cơ chế đa phương khu vực và toàn cầu của Việt Nam.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016), lần đầu
tiên khái niệm “đối ngoại đa phương” chính thức được đề cập trong văn kiện
Đảng và trở thành một định hướng chiến lược lớn “nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác đối ngoại đa phương”. Để thực hiện định hướng đó, Việt Nam
phải “chủ động tham gia và phát huy vai trò ở các cơ chế đa phương, đặc biệt
là ASEAN và Liên hợp quốc. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa
phương về quốc phòng, an ninh, ưong đó có việc tham gia các hoạt động hợp
tác ở mức cao hơn như hoạt động gìn giữ hòa binh của Liên hợp quốc, diễn
tập về an ninh phi truyền thống và các hoạt động khác”59. Trên lĩnh vực kinh
té, Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ “thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế, xây dựng
và triển khai chiến lược tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác
kinh tế, thương mại quan trọng, ký kết và thực hiện hiệu quả các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý,
phù hợp với lợi ích của đất nước”60.
Tiếp đỏ, tháng 11-2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 06-NQ/TW về “Thực hiện có hiệu quả
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong

57 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2011, tr .236-237.
58 Xem Nghị quyết của Bộ Chinh trị về hội nhập quốc tế, https://tulieuvankien.dang
congsan.vn/he-thong-vaii-ban/van-ban-cua-dang/nghi’quyet'SO-22-nqtw-ngay-10420 13-cua-
bO“Chmh-tri-ve-hoi-nhap-quoe-te-264
59’3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
60Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016, tr.156, 155.

1
3
bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. Nghị
quyết đề ra một số định hướng mới và nhấn mạnh nhiệm vụ “đẩy mạnh, nâng
tầm công tác đối ngoại đa phương, chủ động, tích cực tham gia các định chế
đa phương, góp phần vào quan trinh định hình các cấu trúc khu vực và toàn
cầu; tích cực tham gia vào những vấn đề quan trọng đối với an ninh và phát
triển của đất nước”61. Với Nghị quyết này, ngoại giao đa phương trở thành
công cụ chính để cụ thể hóa định hướng nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế.
Để đáp ứng những yêu cầu mới trong công tác đối ngoại đa phương của
đất nước trong giai đoạn mới, ngày 08-8-2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng
đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW về “Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa
phương đến nãm 2030”. Chỉ thị đề ra mục tiêu của đối ngoại đa phương là
nhằm “tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng vị thế, uy tín quốc tế
của đất nước; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc
lập, thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao hiệu quả quốc
tế...”62; “khẳng định mạnh mẽ vai trò của Việt Nam là thành viên tích cực, là
đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; nỗ lực vươn lên
đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải tại các diễn đàn, tổ chức đa phương
có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước, phù hợp với khả năng và
điều kiện cụ thể”63.
Kế thừa và phát huy chủ trương đối ngoại đa phương của các nhiệm kỳ
trước, Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ XIII của Đảng (2021) nhấn mạnh:
“... nâng tầm đối ngoại đa phương. Chủ động tham gia và phát huy vai trò
của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc,
APEC, hợp tác tiểu vùng Mêkông và các khuôn khổ hợp tác khu vực và
quốc tế, trong những vẩn đề và các cơ chế quan trọng có tầm chiến lược, phù
hợp với yêu cầu và khả năng cụ thể... Chủ động, tích cực tham gia các cơ
chế đa phương về quốc phòng, an ninh theo tư duy mứi về bảo vệ Tổ quốc...
Chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong
xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tể quốc
tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký

61 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
khỏa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr.97-98.
62’3 Dẩn theo Đặng Đình Quý (Chủ biên): Chủ nghĩa đa phương trên thế giới và đối
63ngoại đa phương của Việt Nam (Sách chuyên khảo), Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2019, tr.237, 237.

13
8
kết”64.
Có thể nói, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, chủ trương của Đảng về đối
ngoại đa phương tiếp tục được đề cao và không ngừng bổ sung, hoàn thiện
phù hợp với bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất
nước.
2.2.2. Sự tham gia của Việt Nam

* Sự tham gia của Đảng Cộng sản Việt Nam tạỉ các diễn đàn đa
phương chỉnh đảng
Trải qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn coi trọng và chủ động tham gia các tổ chức, diễn đàn đa
phương chính đảng, tham gia thảo luận việc giải quyết các vấn đề quốc te và
khu vực, góp phần nâng cao uy tín của Đảng và Nhà nước ta, làm cho cộng
đồng quốc tế hiểu rõ hơn về Việt Nam.
Hội thảo quốc tế các đảng cộng sản (ISC): Là cơ chế đa phương do
Đảng Lao động Bỉ (PTB) khởi xướng và tổ chức thường niên từ năm 1992.
ICS với sự tham gia của nhiều đảng cộng sản trên thế giới tập trung thảo luận
về tư tưởng, đường lối đấu tranh và khả năng phối hợp hành động của các
đảng cộng sản, công nhân và phong trào cánh tả trên thế giới. Năm 2008,
Đảng Cộng sản Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn đại biểu tham dự ICS lần thứ
17. Tại mỗi kỳ tham dự, các thông tin từ Đoàn Việt Nam, nhất là các tham
luận, ý kiến đóng góp xây dựng cho phong trào, cũng như tình hình phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam và về Đảng Cộng sản Việt Nam luôn được Hội
thảo đặc biệt quan tâm. Năm 2010, tại ICS lần thứ 19, Đảng Lao động Bỉ đã
mời Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức tham gia Ban cố vấn của ICS. Đây
là sự ghi nhận, đánh giá cao của ICS về tinh thần quốc tế và sự tham gia rất
trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Diễn đàn Sao Paulo (SPF) được Đảng Lao động Brazil thành lập tại
thành phố Sao Paulo (Brazil) từ năm 1990. Đây là diễn đàn của các đảng,
lực lượng cánh tả và tiến bộ khu vực Mỹ Latinh và Caribe được tổ chức
thường niên theo cơ chế luân phiên. Mục đích của SPF là nhằm đoàn kết lực
lượng của các đảng và các phong trào cánh tả, thảo luận, phân tích tình hình
quốc tế và khu vực, tìm ra các biện pháp, hỉnh thức đấu tranh phù hợp, đồng
64 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đạỉ hội đại biểu toàn quốc lần thử XHỈ\ Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.ĩ, tr.162-164.

1
3
thời tăng cường khối đoàn kết trong khu vực và trên thế giới. Đảng Cộng
sản Việt Nam cử Đoàn đại biểu tham dự SPF lần đầu tiên vào năm 1992. Sự
tham gia SPF của Việt Nam được coi là nguồn cổ vũ, khích lệ đối với cuộc
đấu tranh của nhân dân Mỹ Latinh, góp phần vào thành công chung của các
cuộc gặp cũng như vào thắng lợi của các đảng cánh tả, tiến bộ ở khu vực
này.
Hội nghị quốc tế các chính đảng châu A (ICAPP): Nhằm mục tiêu tăng
cường sự hiểu biết, tin cậy giữa các chính đảng ở châu Á; tạo nhận thức
chính trị chung giữa các đảng về những vấn đề khu vực thông qua vai trò
đặc biệt của các chính đảng65 trên chính trường các nước; tạo môi trường
hòa bình và thịnh vượng chung trong khu vực. ICAPP được hình thành vào
tháng 9-2000. Tham gia vào hoạt động của ICAPP cỏ hơn 350 chính đảng từ
52 nước. ICAPP có hai diễn đàn chính thức là: hội nghị toàn thể (với sự
tham gia của tất cả các thành viên) và cuộc họp ủy ban thường trực (với sự
tham gia của đại diện các chính đảng thành viên của ủy ban thường trực).
Đến năm 2018, ICAPP đã tổ chức 10 hội nghị toàn thể và 29 cuộc họp ủy
ban thường trực.
Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia ICAPP ngay từ khi Hội nghị này
được thành lập và tham dự tất cả các hội nghị toàn thể. Việt Nam có nhiều
sáng kiến, cũng như đóng góp thiết thực vào việc thực hiện những mục tiêu,
dự án ưu tiên của ICAPP. Với uy tín, vị thế và sự tham gia ngày càng tích
cực trên trường quốc tế và trong khuôn khổ của ICAPP, tháng 9-2004, Việt
Nam được bàu làm ủy viên Ban thường trực ICAPP và liên tục được bầu lại
trong các nhiệm kỳ tiếp theo. Tháng 4-2013, Đảng Cộng sản Việt Nam lần
đầu tiên đãng cai tổ chức thành công cuộc họp lần thứ 19 của ủy ban thường
trực ICAPP - một hoạt động chính thức trong khuôn khổ ICAPP. Điều đó thể
hiện sự tham gia tích cực, đóng góp hiệu quả và trách nhiệm của Đảng Cộng
sản Việt Nam đối với hội nghị quốc tế dành cho các đảng chính trị trong khu
vực.
Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân (IMCWP): Được
hình thành từ năm 1998, cho đến nay IMCWP đã thu hút được sự tham gia
của hon 120 đảng cộng sản và công nhân từ 85 nước trên thế giới, trở thành
diễn đàn quan trọng để các đảng cộng sản và công nhân trao đổi thông tin,
65 Thành viên của ĨCAPP là các đảng lớn hoặc cầm quyền của các nước.

14
0
chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường họp tác, phối hợp hành động vì sự nghiệp
đấu tranh chung. Tháng 10-2016, Đảng Cộng sản Việt Nam đăng cai tổ chức
IMCWP lần thứ 18, thể hiện sự đóng góp tích cực trong hoạt động của phong
trào cộng sản và công nhân trên thế giới. IMCWP-18 đề ra mục tiêu đổi mới
các cơ chế phối họp và hành động chung giữa các đảng và đã đặt được đồng
thuận cao để thông qua văn kiện chung, góp phần quan trọng vào sự đoàn
kết, thống nhất của các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới trong tinh
hình hiện nay. Qua IMCWP-18, các đảng cộng sản và công nhân trên thế
giới tìm hiểu về công cuộc đổi mới ở Việt Nam, tăng cường quan hệ giữa
Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản và công nhân các nước,
góp phàn tăng cường đoàn kết, thống nhất của phong trào cộng sản và công
nhân trên thể giới.
Việc Đảng Cộng sản Việt Nam chủ động thông tin, tăng cường tiếp
xúc, đối thoại tại các diễn đàn đa phương chính đảng nêu trên, cũng như tại
các hội thảo quốc tế do các đảng cộng sản, công nhân và cánh tả tổ chức,
làm cho các chính đảng trên thế giới hiểu đúng và sâu sắc hơn về tình hình
và công cuộc đổi mới ở Việt Nam; hiểu rõ và kịp thời hơn về quan điểm
của Đảng, Nhà nước Việt Nam trên những vấn đề được dư luận quốc tế
quan tâm theo dõi, nhất là về đường lối đối ngoại, phát triển kinh tế - xã
hội, những vấn đề liên quan đến biên giới, lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo, dân
chủ, nhân quyền...; hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong hệ thống chính trị Việt Nam, cũng như về con đường
mà dân tộc Việt Nam đã lựa chọn.
* Ngoạỉ giao nhà nước tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực
Hoạt động đối ngoại đa phương trên kênh ngoại giao nhà nước có sự
chuyển biến về chất. Việt Nam đóng góp tích cực, hiệu quả và đảm nhiệm
thành công nhiều vai trò chủ chốt tại các diễn đàn đa phương trên mọi cấp
độ và lĩnh vực.
Tại Liên hợp quốc, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, đánh dấu
sự trưởng thành của ngoại giao đa phương, mở đầu bằng sự kiện Việt Nam
được quốc tế tín nhiệm bầu với số phiếu rất cao và đảm nhiệm thành công
vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm
kỳ 2008-2009. Năm 2019, Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường

1
4
trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu kỷ lục (192/193
phiếu). Sau một năm là ủy viên không thường Hội đồng Bảo an, Việt Nam
đóng góp vào công việc chung của Hội đồng Bảo an với tinh thần độc lập,
tự chủ, tích cực, trách nhiệm và cân bằng, thể hiện rõ bản lĩnh và bản sắc
đối ngoại, kiên trì lập trường nguyên tắc, ủng hộ việc tuân thủ Hiến chương
Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, như tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, sử dụng biện pháp hòa bình giải quyết
tranh chấp, xử lý khéo léo, thỏa đáng nhiều vấn đề phức tạp, có mâu thuẫn
quan điểm giữa các nước. Đồng thời, Việt Nam đã tích cực đóng góp, đề
xuất các sáng kiến và phấn đẩu thể hiện vai trò trung gian, cầu nối trên một
số vấn đề phức tạp, cũng như giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt thông qua việc
chủ trì tổ chức một số sự kiện để lại nhiều dấu ấn trên các vấn đề phù hợp
với quan tâm, lợi ích của Việt Nam, khu vực và cộng đồng quốc tế. Ví như
việc phát huy tốt “vai trò kép” là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo
an và Chủ tịch ASEAN năm 2020, góp phần thúc đẩy, đề cao đoàn kết, vai
trò của ASEAN, đưa ASEAN đến với Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an,
cũng như cụ thể hóa một số cam kết tầm toàn cầu của ASEAN trong duy trì
hòa bình, ổn định khu vực và quốc tể 66. Đặc biệt, Việt Nam đưa ra thông
qua một dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc, lấy ngày 27 tháng 12 là
ngày chống dịch bệnh. Trong lịch sử tham gia Liên hợp quốc, lần đầu tiên
Việt Nam đã dự thảo nghị quyết và được 106 nước đồng tác giả - con số kỷ
lục về đồng tác giả của một nghị quyết.
Những tháng đầu năm 2021, với vai trò ủy viên không thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam tiếp tục có những đóng góp quan trọng
trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới: bàn các biện pháp đối phó dịch
bệnh Covid -19, giải quyết các điểm nóng về an ninh ở nhiều khu vực trên thế
giới. Tháng 4-2021, Việt Nam thực hiện trọng trách Chủ tịch Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc với những đóng góp quan trọng: Việt Nam đã đề xuất và chủ
trì tổ chức 4 sự kiện ưu tiên: (1) về vai trò của các tổ chức khu vực trong thúc
đẩy xây dựng lòng tin và đổi thoại trong ngăn ngừa xung đột; (2) khắc phục
hậu quả bom mìn; (3) bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu; (4) bạo lực tình
66 Xem Thanh Hà: Năm thứ hai nhiệm kỳ ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc: Phát huy bản lĩnh, bản sắc đối ngoại Việt Nam, https://laodong.vn/the- gioi/nam-thu-hai-
nhiem-ky-uy-vien-khong-thuong-truc-hoi-dong-bao-an-ỉien-hop- quoc-phat-huy-ban-linh-ban-
sac-doi-ngoai-viet-nani-874415.1do

14
2
dục trong xung đột. Các chủ đề này đều đặt người dân ở vị trí trung tâm và
hướng đến xây dựng, duy trì hòa bình bền vững. Đồng thời, Việt Nam đã chủ
trì xây dựng và thúc đẩy thông qua 3 văn kiện của Hội đồng Bảo an, trong đó
có 2 tuyên bố Chủ tịch và một nghị quyết.
Sáng kiến quan trọng nhất do Việt Nam đưa ra là thảo luận mở về vai
trò của các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại
trong ngăn ngừa xung đột. Lần đầu tiên Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn
Xuân Phúc chủ trì một phiên họp của Hội đồng Bảo an. Sau cuộc họp, các
nước thành viên Hội đồng Bảo an đã thông qua tuyên bố của Chủ tịch do Việt
Nam đề xuất về chủ đề này.
Các cuộc thảo luận về khắc phục hậu quả bom mìn và bảo vệ cơ sở hạ
tầng dân sự thiết yếu, do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì, nhận
được quan tâm và đánh giá cao của các nước thành viên Liên hợp quốc. Điều
này được phản ánh rõ nét qua việc 65 nước thành viên Liên hợp quốc đồng
bảo trợ và 15/15 nước thành viên Hội đồng Bảo an bỏ phiếu thuận thông qua
Nghị quyết 2537 do Việt Nam chủ trì xây dựng và thương lượng về vấn đề
bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân. Nghị quyết
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, đảm bảo
viện trợ nhân đạo, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra.
Hội đồng Bảo an cũng đã thông qua tuyên bố Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng
do Việt Nam đề xuất đề cập riêng về vấn đề khắc phục hậu quả bom mìn.
Phiên thảo luận về bạo lực tình dục trong xung đột được nhiều nước thành
viên Liên hợp quốc hoan nghênh, cảm ơn Việt Nam đã thúc đẩy thảo luận về
một chủ đề mang tính nhân văn và rất cấp thiết.
Ngoài các đề xuất trên, trong tháng Việt Nam làm Chủ tịch, Hội đồng
Bảo an đã phản ứng rất kịp thời trước những vấn đề nảy sinh, đe dọa hòa
bình và an ninh quốc tế, trong đó có những vấn đề nổi lên như Syria,
Palestine, Yemen, Mali, khu vực Hồ Lớn, Tây Sahara, Sudan, Somalia,
Libya, khu vực tranh chấp Abyei (Sudan/Nam Sudan), Ethiopia, Kosovo,
Colombia và Myanmar... Việt Nam đã đáp ứng tất cả các sáng kiến và đề
nghị của các nước, vận dụng sáng tạo các luật lệ, thông lệ của Hội đồng, thúc
đẩy tham vấn và xây dựng đồng thuận đề Hội đồng để ra được các quyết
định kịp thời.
Với tư cách Chủ tịch, Việt Nam đã thúc đẩy sự tham gia rộng rãi nhất

1
4
vào công việc cùa Hội đồng Bảo an thông qua việc tổ chức các cuộc gặp mặt,
trao đổi với Tổng Thư ký Liên hợp quốc, gặp mặt trực tiếp giữa các thành
viên Hội đồng Bảo an, họp báo quốc tế và nhiều cuộc họp thông tin về hoạt
động của Hội đồng Bảo an cho các nước thành viên, quan sát viên của Liên
hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ và các đối tượng quan tâm khác.
Trong tháng 4-2021, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Bảo an, Việt
Nam đã tổ chức 30 cuộc họp cấp đại sứ hoạt động chính thức, 3 cuộc họp cấp
cao. Hội đồng Bảo an thông qua 10 văn bản, trong đó có 4 nghị quyết, đáng
chú ý là cạc văn kiện, các nghị quyết này được thông qua với sự đồng thuận,
nhất trí của các nước, qua đó thể hiện vai trò điều phối, hao đổi, đối thoại của
Chủ tịch Hội đồng Bảo an để duy trì sự đồng thuận, đoàn kết của thành viên
trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong suốt tháng Chủ tịch do Việt
Nam đảm nhiệm.
Ngoài tham gia Hội đồng Bảo an, Việt Nam còn liên tục được các nước
tín nhiệm bầu làm thành viên những cơ quan quan họng 67 của Liên hợp quốc.
Nhờ đó, quan hệ giữa Liên hợp quốc và Việt Nam ngày càng được thắt
chặt...
Ở phạm vỉ khu vực, sau 25 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã khẳng
định được vai trò hạt nhân tích cực và quan trọng của tổ chức này. Trong
năm 2010 (năm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN), Việt Nam đề xuất trọng
tâm hợp tác trong ASEAN là “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn
đến hành động”, nhằm tạo chuyển biến trong liên kết khu vực, cùng hiện
thực hỏa mục tiêu xây dựng Cộng đồng vào năm 2015. Năm 2020, với tư
cách là Chủ tịch ASEAN lần thứ hai, sự điều hành của Việt Nam góp phần
mang lại sự thừa nhận mạnh mẽ đối với Công ước của Liên hợp quốc về
Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36,
coi đây khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương.
Do ảnh hường của đại dịch Covid-19 buộc Việt Nam phải dừng các nội
dung thường lệ và tập trung vào quản lý khủng hoảng thông qua hội nghị
trực tuyến. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nhanh chóng tổ chức cuộc họp của
các quan chức y tế ASEAN để tái kích hoạt các biện pháp hợp tác được xây
67 Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Hội đồng ECỌSOC nhiệm kỳ 2016- 2018, Hội
đồng Thống đốc IAEA nhiệm kỳ 2013-2015, Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA năm 2013-
2014, Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019.

14
4
dựng để đối phó với các đại dịch trước đó và khởi xướng việc hợp tác trên
cơ sở khu vực. Đồng thời, Việt Nam tổ chức thành công các hội nghị trực
tuyến: Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt về Covid-19, Hội nghị thượng
đỉnh ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), Hội nghị cấp cao
ASEAN lần thứ 36 bàn thảo các cách thức ứng phó với dịch bệnh Covid-19
và các kế hoạch chuẩn bị cho việc phục hồi hậu Covid-19. Đặc biệt, dưới sự
dẫn dắt của Việt Nam, sáng ngày 15-11-2020, lễ ký trực tuyến RCEP, FTA
có quy mô lớn nhất thế giới giữa ASEAN và 5 nước đối tác đã được tổ chức
trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội.
Một trong 5 mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong cương vị

1
4
Chủ tịch ASEAN năm 2020 là “tăng cường hợp tác toàn cầu của ASEAN vì
hòa bình, ổn định và phát triển bền vững”. Với mục tiêu này, Việt Nam cùng
các đối tác đối thoại để hợp tác và hỗ trợ ASEAN trong việc phòng chống
đại dịch Covid-19. Đặc biệt, thông qua vai trò kép là Chủ tịch ASEAN và ủy
viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam tổ chức
thành công cuộc họp đầu tiên về hợp tác giữa Liên hợp quốc và ASEAN;
thúc đẩy thành công thực hiện thành công Nghị quyết về hợp tác giữa Liên
hợp quốc và ASEAN.
Sau hơn 25 gia nhập ASEAN, Việt Nam luôn tích cực cùng ASEAN
xây dựng, thúc đẩy và phát huy các công cụ và cơ chế hợp tác chính trị-an
ninh ở khu vực, góp phần xây dựng lòng tin, thúc đẩy đối thoại, hòa bình, an
ninh, ổn định và hợp tác vì phát triển 68. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia
ngày càng thực chất, hiệu quả tại các tổ chức, diễn đàn hợp tác liên khu vực
và khu vực như APEC, WEF, Diễn đàn Họp tác Á - Âu (ASEM), Hội nghị
thượng đỉnh Đông Á (EAS), Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh
(FEALAC), các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong...
Trong lĩnh vực kinh te. việc trở thành thành viên thứ 150 của WTO
năm 2007 là dấu mốc khẳng định sự thành công của công cuộc đổi mới và
phát triển, hội nhập ở mức độ toàn cầu của kinh tế Việt Nam. Đen nay, Việt
Nam tham gia đàm phán, ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại, như
CPTPP, RCEP, AIIB..., trở thành nước ASEAN đi đầu trong việc hoàn tất
các FTA quan trọng với các trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu thế giới.
Với các FTA được triển khai và hoàn tất, Việt Nam sẽ trở thành tâm điểm
của các FTA ở khu vực với mạng lưới gồm 58 đối tác, trong đó có toàn bộ
nhóm P5.

68 Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Ả (TAC), Hiệp ước khu vực Đông Nam Á
không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),
Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)...
15
Ó
về hoạt động ngoại giao văn hóa, Việt Nam cũng có những bước phát
triển mới, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Trong
diễn đàn văn hóa đa phương rộng lớn như UNESCO, ngoại giao văn hóa của
Việt Nam đã phát huy vai trò tích cực, đạt những thành tựu đáng ghi nhận,
nổi bật là việc trở thành thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ
2015- 2019 với số phiếu cao nhất từ trước đến nay. Hình ảnh đẩt nước cũng
được đẩy mạnh quảng bá thông qua việc đã có 39 di sản của Việt Nam được
UNESCO công nhận là di sản thế giới.
* Sự tham gia của Quổc hội Việt Nam tại các dỉễn đàn ngoạỉ giao liên
nghị viện
Với phương châm tích cực và chủ động trong các hoạt động đối ngoại,
Quốc hội Việt Nam đã tham gia nhiều diễn đàn nghị viện đa phương khu
vực và quốc tế quan trọng. Là thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới
(IPU) trong suốt hơn 35 năm qua, Quốc hội Việt Nam luôn tham gia tích cực
và có nhiều đóng góp quan trọng vào các hoạt động của diễn đàn đàm phán
chính trị đa phương và trung tâm đối thoại ngoại giao nghị viện toàn cầu
này. Sự kiện Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức thành công IPU-132 tại
Hà Nội năm 2015 nhân dịp Kỷ niệm 36 năm Quốc hội Việt Nam gia nhập
IPU (1979-2015) và Kỷ niệm 126 năm ngày thành lập IPU (1889-2015) là
một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử - ngoại giao hết sức to lớn, thể hiện
tinh thần chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng của Quốc hội Việt
Nam, một thành viên có trách nhiệm trong tổ chức liên nghị viện toàn cầu.
Quốc hội Việt Nam tham gia Hội đồng Liên minh nghị viện ASEAN
(AIPA) từ khi là thành viên của ASEAN và có những đóng góp chủ động và
tích cực trong các cuộc họp Đại hội đồng AIPA. Những nội dung đóng góp
của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam trong các kỳ họp AIPA đã thể hiện
chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, bảo đảm
lợi ích quốc gia, giữ vững lập trường, nguyên tắc của Việt Nam, đồng thời
linh hoạt, hài hòa với lợi ích chung của khu vực, nhờ đó đã đạt được sự ủng
hộ cao của các nước. Đoàn Việt Nam rất thành công trong việc đưa các nội
dung, quan điểm của Việt Nam về vấn đề thúc đẩy hợp tác khu vực, phát
huy đầy đủ các công cụ hiện có của ASEAN... vào các nghị quyết của AIPA.
Năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA 2020 và Đại

1
5
hội đồng AIPA-41 và hoàn thành tốt cả hai trọng trách, góp phần nâng cao uy
tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Là diễn đàn nghị viện quan trọng của khu vực, Diên đàn Nghị viện châu
Á - Thái Bình Dương (APPF) hỗ trợ trực tiếp cho APEC và thu hút được sự
tham gia của các nước lớn trong khu vực, như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản và Nga. Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam luôn tích cực tham gia
mọi hoạt động tại APPF, nhất là trong quá trình soạn thảo và thông qua các
văn kiện. Phát biểu, tham luận của Đoàn Việt Nam về nhiều chủ đề mang
tính thời sự của khu vực và thế giới liên quan đến tình hình an ninh - chính
trị, kinh tế thương mại và hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
nêu rõ quan điểm và kiến nghị của Việt Nam về các nội dung nghị sự, nhận
được sự ùng hộ mạnh mẽ của các nước tham dự và sự đánh giá cao của bạn
bè quốc tế.
Bên cạnh các diễn đàn quốc tế đa phương kể trên, Quốc hội Việt Nam
còn tham dự nhiều sự kiện nghị viện khu vực và quốc tế khác, như Đại hội
đồng Liên minh nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF), Diễn đàn Đối tác
nghị viện Á - Âu (ASEP), Đại hội đồng Diễn đàn nghị sĩ về giáo dục và phát
triển (FASPPED)... và nhiều hội nghị liên nghị viện khác.
* Đổi ngoại nhân dân tại các diễn đàn nhân dân đa phương
Phát huy những thành tựu của các giai đoạn cách mạng trước đây, trong
thời kỳ đổi mới, đối ngoại nhân dân tiếp tục khẳng định vai trò quan
trọng, phục vụ đắc lực quá trình đổi mới. Trong hoạt động chính trị đối
ngoại, các đoàn thể và tổ chức nhân dân của Việt Nam xuất hiện ngày
càng nhiều trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, như Hội nghị Phụ nữ
thế giới, Diễn đàn Xã hội thế giới, Diễn đàn Nhân dân Á - Âu, Diễn đàn
Đoàn kết châu Á - Thái Binh Dương với Mỹ Latinh... Các đoàn thể và tổ
chức nhân dân đăng cai thành công nhiều hoạt động quốc tế và khu vực
ở Việt Nam, như Hội nghị Tiểu ban Hòa bình và giải trừ quân bị của Tổ
chức Phật giáo châu Á vì hòa bình, Hội nghị khu vực châu Á - Thái
Bình Dương của Hội đồng Hòa bình thế giới... Đặc biệt, năm 2020 khó
khăn do ảnh hường của đại dịch COVID-19, với phương châm “chủ
động, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả”, các tổ chức nhân dân Việt Nam đã
đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, vận động bạn bè quốc tế cùng chung tay tổ

15
8
chức Diễn đàn Nhân dân ASEAN 2020 (APF- 2020) thành công về mọi
mặt. Với chủ đề Đoàn kết nhân dân Đông Nam A vì một Cộng đồng bao
trùm và chủ động thỉch ứng, trong 2,5 ngày làm việc sôi nổi, các đại
biểu đã thảo luận một loạt các vấn đề nóng, có ảnh hường không nhỏ tới
cuộc sống, sinh kế của người dân ASEAN, từ hòa bình, an ninh, nhân
quyền, sinh thái bền vững, lao động và nhập cư, kinh tế, thương mại,
đầu tư, công nghệ mới và quyền kỹ thuật số, phân biệt chủng tộc và chủ
nghĩa cực đoan tôn giáo... cũng như những biện pháp tăng cường tình
đoàn kết và kết nối giữa các phong trào xã hội và các tổ chức nhân dân
ASEAN để cùng hợp tác nhằm ứng phó với những thách thức toàn cầu,
với mục tiêu xây dựng một Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung
tâm.
Trong Tuyên bổ chung của APF-2020, có nhiều đề xuất của các tổ chức
nhân dân ASEAN đối với ASEAN và các chính phủ thành viên. Từ việc xây
dựng kế hoạch cụ thể, đồng bộ, quyết liệt trong việc ứng phó với đại dịch
Covid-19; tạo điều kiện để người dân, trong đó có các nhóm dê bị tôn
thương tham gia vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; có những
bước tiến chủ động trong việc thúc đẩy giải quyết các tranh chấp bằng các
biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và các tiến trình
ngoại giao; đến quan tâm hơn tới môi trường, trong đó có an ninh nguồn
nước trên sông Mekong; và bảo vệ quyền và lợi ích của người dân ASEAN.
APF-2020 khẳng định cam kết, trách nhiệm của các tổ chức nhân dân
Việt Nam cũng như khu vực ASEAN thúc đẩy nhận thức và nỗ lực chung
trong xây dựng một cộng đồng hướng tới người dân, lấy người dân làm trung
tâm, đồng thời góp phần tăng cường hiểu biết, đoàn kết, hợp tác giữa nhân
dân các nước trong khu vực. Việc tổ chức thành công APF-2020 là một đóng
góp không nhỏ của các tổ chức nhân dân Việt Nam, góp phần giữ vững vai
trò trung tâm trong quan hệ quốc tế, nâng cao vai trò, vị thế quốc tế, thúc đẩy
xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển bền vững hương tới mục tiêu “không
để ai bị bỏ lại phía sau”.
Thông qua các diễn đàn nhân dân đa phương, các đoàn thể và tổ chức
nhân dân Việt Nam tham gia tích cực vào nhiều hoạt động bảo vệ chủ quyền
đất nước và chế độ chính trị, chống các thế lực thù địch ở bên ngoài nhân
danh “dân chủ”, “nhân quyền”, lợi dụng các vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”

1
5
hòng xuyên tạc, phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển của Việt Nam;
giới thiệu chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước, truyền thống lịch sử và những thành tựu toàn diện của đất nước Việt
Nam đến với the giới; xây dựng và tăng cường tình hữu nghị của nhân dân
các nước với nhân dân Việt Nam, vận động các nguồn lực tham gia phát triển
kinh tế - xã hội, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ rộng rãi của bạn bè quốc tế,
tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của
nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cấm
vận, trở thành thành viên của hom 70 tổ chức khu vực và quốc tế, có quan hệ
với hom 500 tổ chức phi chính phủ. Những thành tựu đối ngoại đa phưomg
trên tất cả các kênh đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại quốc hội
và đối ngoại nhân dân góp phần quan trọng vào việc khẳng định vị thể mới
của nước ta trên trường quốc tế; tranh thủ nguồn lực quốc tế, tăng cường
tiềm lực đất nước, góp phần thực hiện thắng lọi các mục tiêu phát triển kinh
tế “ xã hội; chuyển tới bạn bè năm châu về hình ảnh một dân tộc Việt Nam
yêu chuộng hòa bình, đổi mới, năng động, tích cực phấn đấu vì hòa bình, tiến
bộ xã hội và những giá trị chung của nhân loại.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


1. Thành công và hạn chế của Liên hợp quốc.
2. Vai trò của ngoại giao đa phưomg trong hoạt động đôi ngoại của
Việt Nam hiện nay

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích sự tham gia đóng góp của Việt Nam đối với Liên hợp
quốc?
2. Nêu quá trình hình thành và phát triển ngoại giao đa phưomg của
Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc

16
0
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Quan hệ quổc
tế (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị,
H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứXIII. Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I.
4. Đặng Đình Quý (Chủ biên): Chủ nghĩa đa phương trên thế giới và
đối ngoạỉ đa phương của Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2019.
* Tài liệu đọc thêm
•«
1. Bộ Ngoại giao “ Vụ Các tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế và
Vỉệt Nam (Sách tham khảo), Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005.
2. Lê Hoài Trung (Chủ biên): Đốỉ ngoạỉ đa phương Việt Nam trong
thời kỳ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Nxb.Chính trị quốc gia Sự
thật, H.2017.

1
6
Bài 5
ASEAN TRONG CẤU TRÚC KHU vực
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY

A. MỤC TIÊU
Vê kiến thức*. Trang bị cho học viên những kiên thức vê cấu trúc khu
vực; nguyên tắc xây dựng cấu trúc khu vực trong quan hệ quốc tế; những
kiến thức quan trọng về ASEAN và vai trò, thuận lợi và khó khăn của
ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình ở châu Á - Thái Bình
Dương; vai trò của Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN và trong
cấu trúc khu vực.
về kỹ năng*. Rèn luyện cho học viên tư duy về một Đông Nam Á hòa
bình, hữu nghị, hợp tác, thân thiện. Hình thành kỹ năng phân tích dự báo
về khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ XXL
về tư tưởng: Giúp học viên hiểu sâu hon quan điểm hội nhập quốc tế
trong đường lối đối ngoại của Đảng và chính sách ngoại giao của Nhà
nước Việt Nam. Học viên tự ý thức trách nhiệm trong việc phát huy vai trò
của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á - Thái Bình
Dương nói chung.

B. NỘI DUNG
1. CẤU TRÚC KHU Vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
1.1. Khái niệm và nguyên tắc xây dựng cấu trúc khu vực
1.1.1. Khái niệm
Cấu trúc khu vực được hiểu là hình thái quan hệ quốc tế trong một
khu vực nhất định, bao gồm chủ yếu là các quốc gia, các tổ chức khu
vực hợp tác và đấu tranh với nhau trên các lĩnh vực, xây dựng các cơ

16
2
chế hợp tác khu vực, trong đó nổi lên vai trò dẫn dắt của những nước
lớn, những tổ chức có uy tín đóng vai trò quyết định đối với sự vận
động của khu vực.
1. L2. Nguyên tẳc xây dựng cẩu trúc khu vực
Xây dựng cấu trúc khu vực có rất nhiều nguyên tắc, tuy nhiên cần
đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau: (1) thay đổi trong tương quan lực
lượng trong quan hệ quốc tế; (2) thay đổi vai trò của các chủ thể trong
quan hệ quốc tế; (3) các chủ thể trong khu vực chủ động xây đựng luật lệ
quốc tế; (4) một trật tự khu vực hiệu quả đòi hỏi sự thỏa hiệp về mặt chính
trị giữa các nước liên quan dựa trên “luật chung” và hướng tới luật pháp
quốc tế, coi đó là công cụ quyết định để tiến hành hợp tác hay giải quyết
các tranh chấp, bất đồng phát sinh; (5) hình thức tổ chức phải đi kèm với
các chức năng và trách nhiệm do các cường quốc, các tổ chức khu vực uy
tín thỏa hiệp với nhau; (6) chủ nghĩa đa cực, đa phương được chú trọng;
(7) một cơ cấu hiệu quả đòi hỏi một cơ chế đối thoại để các kết luận của cơ
cấu được chấp nhận rộng rãi và thực thi hiệu quả; (8) các cơ chế phải được
xây dựng trên cơ sở sự tin cậy giữa các bên liên quan.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Cộng đồng ASEAN là tổ
chức khu vực thuộc nhóm các nước đang phát triển, được các nước lớn và
khu vực ủng hộ đóng “vai trò trung tâm”. Bởi lẽ, đây là tổ chức không đủ
sức đe dọa về an ninh, có uy tín về chính tiị “ ngoại giao, có khả năng kết
nối với bên ngoài. Phương cách hoạt động của ASEAN là trung lập. Mặt
khác mô hình Cộng đồng ASEAN xây dựng với ba trụ cột - tương ứng là
ba cộng đồng nhỏ (kinh tế, an ninh - chính trị và văn hóa - xã hội) đang làm
gia tăng thực lực của ASEAN trong khu vực châu Á “ Thái Bình Dương.
Hiện nay “vai trò trung tâm” của ASEAN đang được bên ngoài ủng hộ,
đồng nghĩa với việc chấp nhận và tôn trọng những quy tắc, luật lệ do
ASEAN xây dựng. Trong bối cảnh cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bỉnh
Dương đang dịch chuyển quyền lực và định hình cấu trúc mới trong tương
lai, xây dựng “luật chơi” mới... đang cần đến một chủ thể đóng “vai trò
trung tâm” giữ cho quá trình này được cân bằng, giúp các bên hình thành
luật chơi được minh bạch, tính đến lợi ích của các bên, tuân thủ luật pháp
quốc tế. Cộng đồng ASEAN đã đáp ứng được yêu cầu này. Các cơ chế đa
phương do ASEAN sáng lập như: ASEAN+ (ASEAN và đối tác), Diễn

1
6
đàn an ninh khu vực (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS),
ASEAN+3 (ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), ADMM+
(Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng gồm 10 nước ASEAN
và Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ắn Độ, Australia, New
Zealand), Đối thoại Shangri-La... trên thực tế đã và đang đảm bảo được
các nguyên tắc này, được sự ủng hộ của các nước lớn và các tổ chức khu
vực.

1.2. Sự định hình cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Sự định hình cấu trúc khu vực châu Ấ - Thái Bình Dương hiện nay
đang thể hiện chủ ýếu trện hai lĩnh vực: kinh tế và an ninh, các lĩnh vực
khác mặc dù có biểu hiện, song chưa chuyến động mạnh.
1.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay đang tập trung các
nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Đây là
những nền kinh tế đang nắm giữ vai trò chủ đạo và ảnh hưởng mạnh mẽ
đến nền kinh tế thế giới. Trong đó, sức ảnh hưởng của nền kinh tế Trung
Quốc (mô hình kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư...) ngày càng gia
tăng trong khu vực và toàn cầu. Ngoài ra, khu vực này cũng tập trung các
nền kinh tế công nghiệp mới

16
4
(NICs), các nền kinh tế mới nổi. Những nền kinh tế này đang góp phần
định hình nên cấu trúc khu vực.
Các cơ chế hợp tác kinh tế song phương và đa phương trong khu vực
châu Á -Thái Bình Dương đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ kinh tế
quốc tế. Cơ chế hợp tác kinh tế song phương điển hình được thể hỉện thông
qua “đối tác chiến lược toàn diện”, “đối tác chiến lược”, “đối tác toàn diện”
giữa các nước lớn với nhau, giữa các nước lớn với nước đang phát triển
trong khu vực hoặc giữa các nước đang phát triển trong khu vực với nhau.
Hiệu quả từ các cơ chế hợp tác song phương này đưa lại sự bứt phá của các
nền kinh tế thành viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó,
các cơ chế kinh tế đa phương cũng đang chuyển động mạnh, góp phần gia
tăng vai trò, quyền lực của châu Á - Thái Bình Dương. Điển hình như
APEC ra đời năm 1989, hiện có 21 thành viên; RCEP hiện có 15 nước
tham gia, chiếm 30% GDP thé giới, 40% thương mại toàn cầu 69; CPTPP,
ASEAN+3 và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA)...
Ngoài ra, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện có khoảng 100 cơ chế
thương mại khu vực, bao gồm một số cơ chế đối thoại và các diễn đàn,
phần lớn được thành lập trong bối cảnh khu vực hóa kinh tế. Các cơ chế
hợp tác kinh tế song phương và đa phương đã và đang đem lại lợi ích cho
các thành viên và gia tăng vai trò kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình
Dương trong nền kinh tế toàn cầu.
1.2.2. Trên lĩnh vực an ninh

cấu true an ninh ở châu Á - Thái Binh Dương được thể hiện qua tương
quan sức mạnh giữa các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga,
Ấn Độ...; các thỏa thuận an ninh song phương và các cơ chế hợp tác an
ninh đa phương, về song phương, có các hiệp định hợp tác song phương
giữa Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Hàn Quốc, Mỹ - Philippnines, Mỹ - Thái Lan,
Mỹ - Ausưalia, Mỹ - New Zealand hay Indonesia - Australia, Singapore -
Thái Lan... Trong cơ chế đa phương có ARF, EAS, ADMM+, Đối thoại
Shangri-La...

69 Xem Phan Trang: Rất nhiều khổ khẫn khi thực hiện RCEP nhưng Việt Nam đã làm được,
http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Rat-nhieu-khokhan-khi-dam-phan-RCEP -nhung-Viet-
Nam-da-lam-duoc/414176. vgp

6
Bên cạnh đó, sự liên kết, liên minh đa phương đã và đang hình thành
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm thích nghi với những chuyển
động mới của khu vực. Chẳng hạn, các liên minh truyền thống do Mỹ
đứng đầu theo hình thái “trục nan hoa” có sự nâng cấp, phối hợp chặt chẽ
hơn, đặc biệt là các nan hoa chiến lược của Mỹ ở bờ Tây Thái Bình
Dương.
Khu vực châu Á “ Thái Bình Dương đang thể hiện một cấu true phức
hợp, nhiều tầng nấc. Tại đây thể hiện rõ một cục diện “đa cường” trong
các cấu trúc an ninh chính trị và kinh tế. Các cơ chế an ninh, thương mại
đa phương là cơ sở làm nên cấu trúc khu vực. Các thể chế an ninh có tính
đan xen, chồng chéo, không rõ ràng, tính ràng buộc thấp, chưa phát huy
hết tiềm năng thế mạnh trong tổng thể cấu trúc an ninh khu vực.
Hợp tác đa phương là xu thế phát triển của khu vực châu Á - Thái
Bình Dương trong thế kỷ XXL Tất cả những chuyển động này đã và đang
tác động mạnh tới sự định hình cấu true quyền lực khu vực ở châu Á -
Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI.

2. ASEAN TRONG CẤU TRÚC KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH


DƯƠNG HIỆN NAY
2.1. Đối tác kinh tế không thể thiếu
Từ một cơ cấu hợp tác có tính tiểu khu vực của Đông Nam Á,
ASEAN đã trở thành “hạt nhân” và đóng vai trò “trung tâm” trong các cơ
chế hợp tác kinh tế song phương và đa phương ở khu vực ở châu Á - Thái
Bình Dương.


7
2.1.1. Đối với các nước lớn
Với Mỹ, đối tác lớn của khu vực đã coi trọng và ủng hộ vai trò trung
tâm của ASEAN trong cấu trúc Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương, cam
kết tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, nhân mạnh ASEAN là đối
tác kinh tế quan trọng của Mỹ, tiếp tục triển khai Sáng kiến kết nối ASEAN
- Mỹ. Năm 2019, thưomg mại hai chiều chiều giữa Mỹ và ASEAN là 229 tỷ
USD, Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN, đồng thời
là nhà đầu tư FDI lớn nhất, với tổng vốn hơn 330 tỷ USD70. Các nỗ lực xây
dụng năng lực như Sáng kiến gắn kết kinh tế mở rộng, các chương trình hỗ
trợ kỹ thuật như kết nối ASEAN thông qua thương mại và đầu tư đang được
Mỹ và các nước ASEAN tích cực hành động.
Với Trung Quốc, ASEAN được coi là khu vực quan trọng để Trung
Quốc thực hiện chiến lược cân bằng với Mỹ. Trung Quốc đã có những nỗ
lực nhất định đối với ASEAN sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-
2010; tăng cường buôn bán đầu tư vào ASEAN, tạo điều kiện cho ASEAN
đầu tư nhiều vào Trung Quốc nhằm tạo ràng buộc hơn nữa các nền kinh tế
ASEAN với quốc gia này; cùng ASEAN xây dựng CAFTA; giảm hoặc xóa
nợ cho một số nước Đông Nam Á, nhất là các thành viên ASEAN mới;
cung cấp hàng trăm triệu USD tín dụng ưu đãi và viện trợ phát triển cho cho
nhiều nước khác, trong đó có các dự án phát triển Tiểu vùng Mêkông mở
rộng V.V.. Hiện nay, Trung Quốc và ASEAN đã nhất trí coi hợp tác kinh tế
- thương mại và đầu tư là nền tảng quan hệ và sớm hoàn tất các thủ tục nâng
cấp CAFTA.
Bên cạnh đó, ASEAN hiện đang thu hút sự chú ý của các quốc gia
khác như Nhật Bản, Australia, Ắn Độ và Hàn Quốc. Với Nhật
Bản, kế thừa chỉnh sách “Đàn chim nhạn bay và chủ trương hướng về
châu Á”, Nhật Bản đã thành công trong việc thiết lập quan hệ kinh tế với
các nước ASEAN trong thế kỷ XX và đang thúc đẩy hơn nữa trong thế kỷ
XXL Nhật Bản đã trở thành một đối tác quan trọng của ASEAN trên tất cả
các lĩnh vực, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực
đang định hình và tiếp tục coi ASEAN là ưu tiên lớn trong chính sách đối

70 Xem Hoa Kỳ là đoi tác kinh tế và đổi tác phát triển quan trọng của ASEAN, https://
nhandan.com. vn/tm-tuc-su-kien/hoa-ky-la-doi-tac-kinh-te-va-doi-tac-phat-trien-quan- troụg-
cua-asean-624448/

16
8
ngoại của Nhật Bản. Năm 2020, Nhật Bản tiếp tục khẳng định quan điểm
ủng hộ “vai trò trung tâm” trên lĩnh vực kinh tế của ASEAN. Chính phủ
Nhật Bản đã cấp bổ sung 1.045 tỷ Yên (khoảng 9,5 triệu USD) cho Quỹ
Liên kết Nhật Bản “ ASEAN, huy động 3 tỷ USD từ khu vực công - tư
trong 3 năm, trong đó ưu tiên 1,2 tỷ USD cho các khoản vay và đầu tư
nước ngoài vào ASEAN thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA)71.
Các quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng
đẩy mạnh hợp tác với ASEAN. Ấn Độ có “Chính sách hướng Đông” và
“Hành động hướng Đông”. Ẩn Độ hướng tới tái cấu trúc quan hệ với các
nước trong khu vực, đặc biệt là với ASEAN, coi đây là trung tâm trong
chính sách đối ngoại của mình. Theo đó, Ấn Độ sẽ tiếp tục hợp tác với
ASEAN một cách toàn diện, trên mọi lĩnh vực, kể cả trong hỗ trợ ASEAN
xây dựng Cộng đồng, lẫn trong quan hệ về kinh tế, văn hóa - xã hội.
Australia có chính sách “Quan tâm đến châu Á nhiều hơn”. Năm 2017,
Australia công bố Sách trắng đối ngoại đầu tiên trong vòng 14 năm, trong
đó đánh giá ASEAN nằm ở vị trí trung tâm cạnh tranh chiến lược Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương, coi đây là khu vực có tác động sâu sắc đến
tương lai của Australia. Tháng 3-2018, tại Hội nghị cấp cao đặc biệt
ASEAN - Australia, với chủ đề “Tăng cường An ninh và Thịnh vượng ở
khu vực”, Australia khẳng định cam kết của nước này trong việc đẩy
mạnh quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN trong giai đoạn mới. Hiện
nay, thương mại hai chiều giữa Australia - ASEAN đạt gần 88 tỷ USD,
đầu tư trực tiếp của Australia vào ASEAN đạt 32,6 tỷ USD 72. Liên bang
Nga ngày càng thể hiện sự quan tâm nhiều hơn trong chính sách ở châu Á
- Thái Bình Dương. Có thể nhận diện chính sách của Nga tại khu vực này
bao gồm: nâng cao chất lượng hợp tác Nga - Trung, trước hết trong lĩnh
vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật và nhân đạo; đa dạng hóa tối đa quan hệ
kinh tế và chính trị của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả tiểu

71 Mạnh Hùng: Nhật Bản hiện là đoi tảc thương mại lớn thứ tư của ASEAN, http://dang
congsan.vn/thoi-su/nhat-ban-hien-la-doi-tac-thuong-mai-lon-thu-tu-cua-asean-550242 .html
72 Xem Giao dịch thương mại giữa ASEAN và Australia đạt gần 88 tỷ USD, https://
vtv.vn/kinh-te/giao-dich-thuong-mai-giua-asean-va-australia-dat-gan-88-ty-usd-nam-2 019-
202008291842115O5.htm

1
6
khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á V.V.. Hiện nay, thương mại hai
chiều ASEAN - Nga đạt 18,2 tỷ USD, chiếm 0,6% tổng kim ngạch thương
mại của ASEAN. Đầu tư trực tiếp từ Nga vào ASEAN đạt 45 triệu USD 73.
Tháng 1-2021, tại cuộc họp các quan chức cao cấp Nga - ASEAN (SOM-
17), Nga khẳng định coi trọng quan hệ đối tác chiến lược Nga - ASEAN,
cam kết cùng ASEAN sớm hoàn tất soạn thảo Kế hoạch hành động toàn
diện Nga - ASEAN 2021-2025 làm cơ sở quan trọng định hướng hợp tác
hai bên trong giai đoạn mới.
Như vậy, những hướng ưu tiên của các nước lớn đối với ASEAN và
sự ủng hộ “vai trò trung tâm” trong lĩnh vực kinh tế ở châu Á - Thái Bình
Dương chính là thể hiện tầm quan trọng đang lên của ASEAN trong thế kỷ
XXL
2.1.2. ASEAN trong các cơ chế hợp tác kinh tế đa phỉrơng
Cơ chế RCEP được thành lập đo Trung Quốc khởi xướng năm 2012
được 10 nước ASEAN tham gia cùng các nước khác như Ấn Độ,
Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Trải qua quá trinh đàm
phán kéo dài 12 năm, đến năm 2020, Bộ trưởng của 15 thành viên RCEP
đã ký kết Hiệp định (trừ Ấn Độ). RCEP kỳ vọng sẽ tạo nên một thị trường
thương mại tự do lớn nhất từ trước tới nay. Trong bối cảnh của đại dịch
Covid-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực,
gây ảnh hường đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu
dịch đang nổi lên, việc ký RCEP đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình
hội nhập của 15 thành viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi
RCEP được thực thi sẽ mở ra một thị trường với quy mô lớn gồm 2,2 tỷ
dân, chiếm 30% dân số thế giới và đạt khoảng 27.000 tỷ USD, chiếm 30%
GDP toàn cầu74. Hiện nay, RCEP đang tạo nên một khuôn khổ pháp lý
ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ,
thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp... góp phần tạo nên môi trường
thương mại công bằng, minh bạch. RCEP ít mang tính chính trị và vai trò
73 Xem ASEAN ~ Liên bang Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế vượt qua đại dịch, https://
vtVATi/kmh-te/asean-lien-bang-nga-thuc-day-hop-tac-kinh-te-vuot-qua-dai-dich-20200
82818395884.htm
74 Xem Phan Trang: Rẩt nhiều khó khăn khi thực hiện RCEP nhưng Việt Nam đã làm
được, http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Rat-nhieu-kho-khan-khi-dam-phan-RCEP -nhung-
Viet-Nam-da-lam-duoc/414176.vgp

17
0
trung tâm ASEAN đang được hoan nghênh. RCEP được xem như mở
rộng mô hình FTA ASEAN + 1 trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư.
Tất cả các cường quốc khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ đều
nhất trí với vai trò trung tâm của ASEAN, ít nhất là trong hội nhập kinh tế
khu vực. RCEP sẽ góp phần đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong
quá trình định hình cấu trúc khu vực do RCEP là liên minh kinh tế khu
vực có quy mô lớn nhất mà ASEAN đóng vai trò dẫn dắt cho đến nay.
Ở quy mô khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một số quốc gia
ASEAN cũng là thành viên sáng lập nên APEC. Trong số 21 thành viên, có
3 nền kinh tế lớn nhất thế giới, 9 thành viên G20 và nhiều nền kinh tế mới
nổi, phát triển năng động. APEC là diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các
biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế
thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Trong Mục tiêu Bogor (1994),
APEC đã đưa ra lộ trinh giảm thuế quan xuống mức 0-5% đối với các nền
kinh tế thành viên thuộc nhóm các nước phát triển vào năm 2010 và đến
năm 2020 đối với các thành viên thuộc nhóm các nước đang phát triển.
Mức độ tự do hóa thương mại và đậu tư, mở cửa thị trường hiện nay của
APEC đã vượt xa rất nhiều so với thời điểm đưa ra Mục tiêu Bogor. Năm
2020, APEC hoàn tất các mục tiêu Bogor và thông qua Tầm nhìn APEC
đến năm 2040. Các thành viên APEC đều coi ASEAN là hạt nhân để xây
dựng Cộng đồng APEC - một cơ chế quan trọng của cấu trúc kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương. APEC đang hướng tới kiến tạo một APEC vì người
dân, vì doanh nghiệp, góp phần duy trì châu Á - Thái Bình Dương là động
lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu.
Trong cơ chế TPP được xây dựng từ Thỏa thuận đối tác kinh tế chiến
lược xuyên Thái Bình Dương (TPSEPA) năm 2006, một số thành viên của
ASEAN tham gia sáng lập là Singapore, Brunei. Mỹ tham gia đàm phán
TPP năm 2007 với tham vọng dẫn dắt TPP nhằm đối trọng lại với RCEP.
Tuy nhiên, năm 2016 Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP làm ảnh hưởng tới tiến
trình hội nhập của các quốc gia thành viên. Hiện nay, TPP được đổi tên
thành CPTPP bao gồm 11 quốc gia thành viên. CPTPP với tổng GDP
khoảng 10,2 nghìn tỷ USD, chiếm hơn 13% trong tông GDP toàn cầu,
chiếm 6,8% dân số thế giới75.
75 XemZffgp định CPTPP chinh thức có hiệu lực với Việt Nam, https://vneconomy.vn/ hiep-

1
7
CPTTP đang hướng tới xây dựng thỏa thuận thương mại tự do chất lượng
cao, cắt giảm thuế quan, tiến tới mức thuế quan chung, thiết lập khuôn khổ
chung về sở hữu trí tuệ, áp dụng tiêu chuẩn chung về môi trường đầu tư và
nguồn nhân lực, xây dựng cơ che giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và
quốc gia thành viên. Mức độ thể chế hóa hợp tác của CPTPP rất cao, tính
ràng buộc có thể mà CPTPP thực hiện cũng cao hơn hẳn so với khuôn khổ
FTA mà Đông Á hiện có. Tham gia CPTPP có 4 nước ASEAN (gồm
Brunei, Singapore, Malaysia, Việt Nam). Ngoài ra hai quốc gia Thái Lan
và Philippines đang xem xét việc gia nhập CPTPP. Điều này đã góp phần
gia tăng uy tín của ASEAN trong trong hợp tác kinh tế khu vực.
Có thể nhận thấy, trong các cơ chế hợp tác kinh te đa phương,
ASEAN luôn được coi là “trung tâm” của sự kết nối các nền kinh tế. Hiện
nay, một số cơ chế hợp tác kinh tế đa phương trên thế giới đang gặp khó
khăn, sự mâu thuẫn giữa các thành viên dẫn đến chiến tranh thương mại,
thì ASEAN vẫn cam kết tiếp tục thúc đẩy “vai trò trung tâm” trong họp tác
kinh tế khu vực và ưu tiên hợp tác với bên ngoài, mong muốn trở thành khu
vực an toàn. ASEAN đang góp phần làm vững mạnh hơn một hệ thống
thương mại đa phương dựa trên luật lệ quốc tế. Cộng đồng kinh te ASEAN
tiếp tục tự cường tương thích chiến lược kinh tế tổng thể của ASEAN với
các đối tác sẽ có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, củng cố trật tự nền tảng của khu
vực, duy trì vai trò trung tâm của một cấu true khu vực mở, có tính bao
trùm, minh bạch, dựa trên luật lệ.

2.2. Kiến tạo vai trò trung tâm dựa trên nền tảng các cơ chế an ninh
2,2.1. Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) - Trụ cột ngoại giao
Từ một Hiệp hội gồm các quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông
Nam Á, ra đời trong bối cảnh đối đầu của Chiến tranh lạnh,
ASEAN đã phát triển, mở rộng thành viên và trở thành một Cộng đồng gắn
kết của 10 quốc gia Đông Nam Á. Từ một khu vực nhiều xung đột, căng
thẳng, Đông Nam Á đã trở thành khu vực hòa binh, ổn định và phát triển
với vai trò gắn kết và thúc đẩy hợp tác của ASEAN. Từ các quốc gia đa
dạng và khác biệt về nhiều mặt, 10 nước Đông Nam Á đã trở thành thành

dinh-cptpp-chinh-thuc-co-hieu-luc-voi-viet-nam-20190114101849502.htm

17
2
viên của Cộng đồng ASEAN thống nhất, trong đó nguyên tắc đối thoại,
đồng thuận, hợp tác cùng xử lý các vấn đề chung của khu vực luôn đóng
vai trò chủ đạo.
Năm 1993, ASEAN sáng lập ra cơ chế hợp tác an ninh đa phương
đầu tiên ở Đông Nam Á, là ARF, đồng thời cũng là cơ chế hợp tác an ninh
đầu tiên ở châu Á - Thái Bình Dương. ARF được tổ chức hằng năm, do Bộ
Ngoại giao của nước Chủ tịch ASEAN điều phối. Diễn đàn này mang tính
đối thoại rộng rãi, thu hút mạnh mẽ sự tham gia của nhiều nước trên thế
giới, trong đó có hầu hết các nước lớn. Trong bổi cảnh khu vực châu Ả -
Thái Rình Dương chưa có được một cơ chế pháp lý về an ninh, ARF là một
sáng kiến đặc sắc, tạo nên được một diễn đàn quốc tế để các nước tham gia
bày tỏ chính kiến, trao đổi sự quan tâm, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau có
ý nghĩa như tạo nên sự cân bằng kiềm chế những nguy cơ đe dọa hòa bình
ổn định khu vực. ARF chứng tỏ là một hình thức hợp tác thích ứng với tình
hình mới, phù hợp với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đã có những
đóng góp đáng kể đối với an ninh khu vực.
Trung Quốc vốn là nước trước đây thờ ơ với các hoạt động họp tác đa
phương, Mỹ vốn chỉ chú trọng đến các quan hệ song phương do mình chi
phối cũng đã chủ động tham gia vào ARF. Đáng chú ý là Cộng hòa Dân
chủ nhân dân Triều Tiên vốn là một nước không hề có ý định tham gia bất
cứ cơ chế an ninh nào cũng đã tham gia vào diễn đàn này. ARF được các
bên tham gia chấp nhận bởi vì ARF đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của
họ. Trước hết là các nước mong muốn có một diễn đàn hoặc một cơ chể để
giải quyết các thách thức mới về an ninh khu vực. Bên cạnh đó, các nước
lớn như Mỹ và Trung Quốc đều nhận thấy nhu cần cần thiết phải tham gia
các cơ chế đa phương bên cạnh việc duy trì các mối quan hệ song phương
tại Đông Á. Sáng kiến thành lập ARF do các nước vừa và nhỏ của ASEAN
khởi xướng nên càng dễ dàng để các nước này đón nhận và tham gia hơn.
Trong giai đoạn trước, ARF đã cố gắng thông qua tiếp xúc và đối
thoại mang tính xây dựng, tăng cường độ minh bạch trong chính sách ngoại
giao và quốc phòng của các nước và những vấn đề khác để dần loại bỏ các
nhân tố bất ổn xuất phát từ sự hiểu lầm, không tin tưởng nhau và sự chia rẽ
trong lợi ích chiến lược ở khu vực. Trên cơ sở những thành quả có được
của giai đoạn xây dựng lòng tin, ARF dựa vào các nguyên tắc về những

1
7
hành vi chuẩn mực ở khu vực và quốc tế cũng như sức mạnh dư luận để
ràng buộc hành động của các bên, đồng thời đưa ra dự báo sớm và ngăn
chặn bùng nổ xung đột có thể xảy ra. Từ năm 2015 đến nay, ARF đẩy
mạnh việc chuyển giai đoạn từ xãy dựng lòng tin sang ngoại giao phòng
ngừa trong việc giải quyết các vẩn đề an ninh đang nổi lên trong khu vực.
Năm 2020, Việt Nam chủ trì ARF-27, các nước ASEAN đã ra được Tuyên
bố về hợp tác ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, khẳng
định quyết tâm chính trị, đề ra các biện pháp cụ thể để ứng phó tốt với đại
dịch Covid-19. Đồng thời, ARF hoàn tất Ke hoạch hành động Hà Nội II, đề
ra những định hướng hợp tác cho diễn đàn trong giai đoạn 2020-2025.
Mặc dù có những khó khăn trong tiến trình hoạt động của ARF, song
cơ chế và cách thức hoạt động của ARF cho thấy, đây là bước đột phá mới
trong quyết tâm kiến tạo một cấu true an ninh mới do ASEAN làm trung
tâm, được thể hiện ở một số điểm sau:
Một là, các văn kiện thành lập cũng như các cuộc họp định kỳ của
ARF, đều khẳng định vị thể quan trọng của ASEAN. Tuyên bố thành lập
ARF nhấn mạnh ARF đặt dưới sự chủ trì của ASEAN. Các nước lớn đều
nhất trí ủng hộ vai trò của ASEAN là lực lượng chèo lái. ASEAN luôn là
“nước chủ nhà” trong các hợp tác khu vực Đông Á. Các hội nghị thượng
đỉnh hay thường niên của các cơ chế ARF, ASEAN+3, EAS, ADMM+ đều
do 10 nước ASEAN thay phiên nhau tổ chức, do Chủ tịch luân phiên
ASEAN chủ trì, các nước tham gia hội đàm cũng đều do ASEAN quyết
định.
Hai là, các nước thành viên của ARF đều chấp nhận những nguyên tắc
của ASEAN đưa ra, mà điển hình nhất là ký TAC, chấp nhận quy tắc hợp
tác chung cho khu vực " Phương thức ASEAN (ASEAN way). Để tạo dựng
các quy chuẩn ứng xử giữa các nước thành viên nội khối cũng như với bên
ngoài, ASEAN đã lựa chọn TAC, ZOPFAN, SEANFWZ... làm công cụ.
Theo đó, ASEAN chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, tôn ưọng sự đa dạng và khác biệt, mọi quyết định phải có sự đồng
thuận của tất cả các thành viên.
Ba là, xét về nội dung hợp tác, các cơ chế từ khi thành lập đến nay đều
lấy ASEAN làm trung tâm, triển khai hợp tác quanh trục ASEAN và chủ

17
4
yếu phục vụ ASEAN. Các lĩnh vực hợp tác đa phần đều do ASEAN xác
định, được ASEAN triển khai và phục vụ nhu cầu của ASEAN. Các nước
đối tác có thể đưa ra kiến nghị, đề xuất nhưng có được thông qua hay không
lại hoàn toàn phụ thuộc vào ASEAN.
Như vậy, cơ chế ARF đã có những bước chuyển biến mới về nhận
thức và hành động, thể hiện rõ được quyết tâm duy tri và củng cố vai trò
trung tâm của ASEAN tại khu vực. ASEAN đều đóng vai trò là bên đưa ra
bộ quy tắc ứng xử áp dụng cho tất cả các nước tham gia. Điều này giúp
ASEAN có thể kiểm soát, làm chủ các nguyên tắc và cơ chế hợp tác, biến
ASEAN thành “cốt lõi”, “trung tâm” của hợp tác khu vực Đông Á và châu
Á - Thái Bình Dương.
2.2.2. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Hội
nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) - Trụ cột quốc
phòng
Năm 2006, ADMM ra đời đánh dấu sự khởi đầu của cơ chế hợp tác
quốc phòng chính thức, đầy đủ. Cơ chế này tạo khuôn khổ cho đối thoại và
tham vấn cấp bộ trường quốc phòng về các vấn đề chiến lược, quốc phòng -
an ninh và là nền tảng để thúc đẩy hợp tác trên thực tế giữa lực lượng vũ
trang các nước ASEAN. ADMM coi trọng hợp tác thực chất nhằm tạo ra
khả năng, sức mạnh chung để đẩy lùi nguy cơ xung đột, góp phần duy trì
hòa bình, ổn định trong khu vực. Năm 2010, các nước thành viên đã tiến
hành thảo luận dự thảo “Tiềm năng, triển vọng và định hướng hợp tác thiết
thực trong khuôn khổ ADMM+”, đồng thời thiết lập cơ chế Hội nghị quan
chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (ADSOM) và lập các Nhóm
công tác chuyên gia về những vấn đề an ninh cùng quan tâm.
ADMM+ được thành lập năm 2010. Đây là cơ chế hợp tác cao nhất
về quốc phòng khu vực từ trước đến nay. Lần đầu tiên trong lịch sử của
ASEAN cũng như khu vực, 18 bộ trường quốc phòng các nước (gồm 10
nứớc ASEAN và 8 nước đối tác là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Nga, Ấn Độ, Australia và New Zealand) với trình độ phát triển cũng như
tiềm lực quốc phòng khác nhau cùng thảo luận về an ninh quốc phòng. Cơ
chế này chưa có tiền lệ trong lịch sử khi các nước vốn không phải là đồng
minh chiến lược của nhau lại có thể cùng nhau bàn bạc về hợp tác an ninh

1
7
chứ không phải là về chiến tranh hay xung đột. ADMMH- làm được những
điều này bởi: (1) các thành viên khi tham gia đều có vị thế và vai trò bình
đẳng như nhau; (2) ADMM+ mang bản chất là một diễn đàn xây dựng và
tăng cường lòng tin giữa các nước; (3) ADMM+ là một diễn đàn công khai
và minh bạch.
Sự ra đời của ADMM+ đánh dấu nhận thức mới và bước chuyển biến
quan trọng về hợp tác an ninh quốc phòng của ASEAN và các nước đối tác
khác, nhất là các nước lớn. Thêm vào đó, diễn đàn này còn là một trong
những phương tiện, công cụ hỗ trợ cho hiện thực hóa Cộng đồng An ninh -
Chính trị ASEAN (APSC), bổ sung cho các diễn đàn khu vực như ARF,
EAS, các tiến trình ASEAN+ và Đối thoại Shangri-La, đỏng góp một cách
hiệu quả cho tiến trình xây dựng lòng tin và thúc đẩy hòa bình, ổn định cho
khu vực. Ngoài ra, ADMM+ cũng giúp tăng cường hợp tác với ADMM và
Hội nghị không chính thức Tư lệnh lực lượng quốc phòng " Tổng Tham
mưu trưởng quân đội các nước ASEAN (ACDFIM), từ đó thắt chặt mối
quan hệ quốc phòng - an ninh với các nước thành viên trong ASEAN.
Do ADMM+ là một cơ chế mở cả về thành phần lẫn nội dung hợp tác
nên hiện nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nước muốn tham gia
như Canada, Anh, Pháp, Mông cổ.. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của các
cơ chế do ASEAN sáng lập ra ngày càng tăng, từ đó càng cũng cố thêm cấu
trúc “ASEAN và các vòng ưòn đồng tâm” tại châu Á - Thái Binh Dương.
Năm 2019, diễn tập thực địa của 18 nước thành viên ADMM+ đã
diễn ra thành công tại Singapore và Hàn Quốc. Trong khuôn khổ của
ADMM- các quốc gia thành viên đã hướng vào chủ đề “Tiềm năng, triển
vọng và định hướng hợp tác thiết thực” với quyết tâm đảm bảo nền hòa
bình khu vực. Hiện nay, ADMM+ đã có những đóng góp đáng kể cho nền
an ninh khu vực, đặc biệt là về các vạn đề an ninh phi truyền thống. Năm
2020, ADMM+ đã mở rộng từ 5 sang 7 lĩnh vực chủ yếu bao gồm: hỗ trợ
nhân đạo, cứu trợ thảm họa; an ninh biển; quân y; chống khủng bố và hoạt
động gìn giữ hòa bình; hành động mìn nhân đạo và an ninh mạng. Trong
bối cảnh đại dịch COVID-19 được coi là một trong những vấn đề an ninh
phi truyền thống đang diễn ra phức tạp, ADMM hẹp đã đồng thuận đưa ra
được Tuyên bố chung về hợp tác quốc phòng trong phòng, chống dịch

17
6
bệnh. Bên cạnh việc tạo ra một kỷ lục, mới về sự nhanh chóng đạt được sự
đồng thuận thì Tuyên bố này cũng chứng minh tinh thần gắn kết và chủ
động thích ứng mà Việt Nam đưa ra trên cương vị là Chủ tịch ASEAN.
Trong tương lai, ADMM+ còn có khả năng đề xuất các lĩnh vực hợp tác
mới đang là mối quan tâm chung của khu vực và quốc tể như công nghiệp
quốc phòng, giáo dục và đào tạo...
Đối với cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cơ chể ADMM+
đang và sẽ tiếp tục đóng vai trỏ là diễn đàn quan trọng về quốc phòng - an
ninh trong mối quan hệ tương tác với các cấu trúc an ninh khác như EAS,
ARF. Cơ chế này được đánh giá là một trong những bộ khung làm nên vai
trò trung tâm của ASEAN. Trước sự gia tăng thách thức an ninh khu vực và
toàn cầu trong thập kỷ mới, ASEAN đã xác định mục tiêu xây dựng vị trí
của mình như “một trục liên kết chính”, “một sân chơi chung kết nối” giữa
các đối tác lớn trong khu vực và trên thế giới. Trong tiến trình xây dựng cấu
trúc khu vực, ASEAN hướng đến đóng vai trò trung tâm, xây dựng một khu
vực Đông Á mang tính mở. ASEAN đã phát huy hiệu quả và tăng cường
củng cố mở rộng các cơ chế hiện có của mình để đóng góp tích cực vào giải
quyết những vấn đề đang nổi lên vì mục tiêu hòa bình, ổn định, phát triển
và thịnh vượng của toàn khu vực cũng như thế giới.
2.2.5. Hội nghị cấp cao Đông Ả (EAS) - Trụ cột an ninh cấp thượng
đỉnh
ASEAN tăng cường môi trường hòa bình, ổn định và củng cố mối
quan hệ hợp tác tin cậy giữa các nước thành viên trong lĩnh vực an ninh -
chính trị; tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước Đông Á theo
chiều hướng hữu nghị, ổn định lâu dài; hợp tác toàn diện ngày càng chặt chẽ
cả về song phương và đa phưong. Trong khi cạnh hanh Trung Quốc - Nhật
Bản ngày càng gia tăng, cơ chế EAS ra đời tháng 12-2005 tại Kuala
Lumpur (Malaysia), bao gồm các thành viên của ASEAN + 3 đã phần nào
lôi kéo và tạo điều kiện để hai quốc gia này trở thành đối tác của nhau.
Ngoài ra còn có các đối tác của ASEAN cùng tham gia cớ chế này là
Australia, New Zealand, Ấn Độ. Sự ra đời của EAS đã giúp các quốc gia
Đông Á tạo được một cấu trúc mới cho khu vực của mình. Cơ chế này được
coi như một vòng tròn đồng tâm lớn, nằm trong ARF nhưng lại nằm ngoài

1
7
ASEAN + 3 và ASEAN + 1. Ngay từ khi thành lập, EAS đã xác định rõ về
vai hò và mục đích như sau: (1) EAS sẽ là một diễn đàn đối thoại rộng rãi
về các vấn đề chiến lược, chính trị và kinh tế, dựa trên lợi ích và các mối
quan tâm chung, cùng hướng tới mục tiêu thúc đẩy hòa bình, ổn định và
thịnh vượng Đông Á; (2) EAS là một phần của cấu trúc khu vực, hỗ trợ các
diễn đàn và tiến trình hiện có, nhất là với khuôn khổ hợp tác ASEAN + 3;
(3) EAS sẽ là một tiến trình mở, thu nạp, minh bạch và hướng ngoại, với
ASEAN giữ vai trò chủ đạo, trong đó các thành viên cố gắng đẩy mạnh các
chuẩn mực toàn cầu và các giá trị đã được thừa nhận chung.
Thông qua EAS, ASEAN khẳng định tính trung lập, vai trò chủ đạo
của mình, từ đó có thế tăng cứờng mối quan hệ hòa bình, ổn định và củng
cố moi quan hệ hợp tác, tin cậy giữa các nước thành viên. EAS cũng là nơi
để các nhà lãnh đạo gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn và bình đẳng với nhau, tạo
cơ sở nền tảng cho việc xây dựng lòng tin. Van đề thảo luân của EAS cũng
mở rộng ra nhiều mối quan tâm khác hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh
chính trị. EAS đã tạo dựng được mối quan hệ mới về chất giữa các nước
Đông Á theo chiều hữu nghị, ổn định lâu dài, hợp tác toàn diện ngày càng
chặt chẽ cả về song phương lẫn đa phương. Sự có mặt thêm của Nga và Mỹ
chính thức trong EAS từ năm 2011 cho thấy Đông Á không chỉ có tầm
quan trọng về địa-chính trị mà còn về địa-chiến lược của thế giới. Sự hiện
diện của Nga và Mỹ đã giúp mở rộng phạm vi của các vấn đề để EAS có
thể giải quyết một cách toàn diện hơn. EAS từ đây đã hội tụ đủ các cường
quốc của thế giới, có khả năng giải quyết các vấn đề nhạy cảm thông qua
sự ủng hộ của ASEAN và các nước lớn. Việc quyết định mở rộng thành
viên của cấp cao Đông Á, thêm Nga và Mỹ là một quyết sách có ý nghĩa
chiến lược của ASEAN trong việc đưa EAS trở thành một diễn đàn hợp tác
có tầm mức cao hơn và quy mô rộng lớn hơn ở khu vực, hài hòa lợi ích
giữa các nước lớn, trước hết là Mỹ và Trung Quốc. Điều này giúp ASEAN
thực hiện mục tiêu xây dựng một khu vực mở, năng động, hướng ra bên
ngoài, cấu trúc này tạo thêm những kênh mới. EAS đã tối đa hóa sự hiện
diện của các nước lớn và các nước có quan hệ mật thiết với khu vực này.
EAS được đánh giá là diễn đàn đối thoại các vấn đề kinh tế, chính trị, chiến
lược vĩ mô dựa trên mối quan tâm chung và lợi ích chính của các bên tham
gia. Thông qua EAS, ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo và là hạt

17
8
nhân gắn kết, hài hòa các lợi ích và nhu cầu họp tác đan xen ở khu vực, tạo
môi trường thuận lợi thúc đẩy họp tác cùng phát triển vì hòa binh, ổn định
và phát triển.
Như vậy bằng những nỗ lực của mình, ASEAN đã trở thành một
điểm hội tụ trong liên kết khu vực, vừa là người trung gian, hòa giải bất
đồng giữa các cường quốc với mong muốn duy trì nền hỏa bình ở Đông Á,
kiềm chế tham vọng của họ không vượt qua lợi ích chung cho toàn khu
vực.
Ngoài ba cơ chế an ninh “xương sống” của ASEAN, các cơ chế an
ninh khác như Đối thoại Shangri-La. Đây là diễn đàn an ninh liên chính
phủ thành lập năm 2002 đang được chú ý. Đối thoại Shangri-La thu hút sự
tham dự của các quốc gia, tổ chức quốc tế và các viện nghiên cứu có uy
tín. Đặc biệt, Đối thoại Shangri-La có sự tham dự của các bộ trường quốc
phòng, các bộ trưởng thường trực và các tướng lĩnh quân đội từ khắp nơi
trên thế giới. Đối thoại
Shangri-La đã và đang khẳng định được uy tín của mình với danh nghĩa là
một diễn đàn an ninh quan trọng bậc nhất khu vực. Đối thoại Shangri-La
2018 ưu tiên thảo luận vấn đề cấu trúc an ninh đang định hình ở châu Á -
Thái Bình Dương; đề xuất những giải pháp hợp tác giải quyết các thách
thức chung; kêu gọi các bên tiếp tục xây dựng lòng tin, hành xử có trách
nhiệm đối với vấn đề an ninh khu vực; yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp
quốc tế, bình đẳng đối với các quốc gia; hòa bình và họp tác. Trong bối
cảnh tâm điểm của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Đối thoại
Shangri-La 2019 đã đề cập tới các vấn đề như: không gian Ấn Độ Dương -
Thái Bình Dương trong tầm nhìn chiến lược của Mỹ; Sự chuyển biến
nhanh chóng của an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và những
thách thức; an ninh hàng hải, hàng không trên Biển Đông; Trung Quốc
trong hợp tác an ninh quốc tế... với mong muốn tìm được tiếng nói chung
và đưa ra các giải pháp phòng ngừa xung đột an ninh trong khu vực, đặc
biệt là khẳng định sự thích ứng cũa ASEAN với vai trò “trung tâm” trong
cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài ra, ASEAN cũng chú trọng các cơ chế an ninh khu vực khác,
như Hội thảo An ninh châu Á - Thái Bình Dương (APSEC), Thỏa thuận
Quốc phòng 5 nước (FPDA)... Các cơ chế này góp phần nâng tầm vị trí của

1
7
ASEAN đối với an ninh khu vực. Các cơ chế này tiếp tục kiểm soát những
bước đi tiếp theo của ASEAN, đặc biệt trong việc ASEAN thúc đẩy mở
rộng liên kết và kết nối ra toàn khu vực Đông Á và châu Á - Thái Bình
Dương thông qua các sáng kiến khu vực.

2.3. Hòa giải và kiến tạo hòa bình khu vực


2.3.1. Quan điểm của ASEAN về hòa giải và kiến tạo hòa bình
Ngay trong Tuyên bố Bangkok (1967) và Tuyên bố Ball (1976) đã xác
lập các nguyên tắc nền tảng cho quan hệ hợp tác bền vững của ASEAN.
Đặc biệt Tuyên bố Bali dành riêng Chương IV quy định sự ra đời một cơ
chế chung nhằm giải quyết các tranh chấp trên mọi lĩnh vực an ninh - chính
trị, kinh tế, xã hội... của ASEAN.
về biện pháp giải quyết tranh chấp, theo Điều 15 của Hiệp ước Bali,
các bên có quyền lựa chọn áp dụng biện pháp theo quy trình riêng của
ASEAN bao gồm: đàm phán trực tiếp, biện pháp thông qua bên thứ ba; giải
quyết tại trọng tài hoặc ra tòa án quốc tế; giải quyết theo quy trình riêng của
ASEAN. Khi có tranh chấp xảy ra, nếu các bên thỏa thuận lựa chọn áp
dụng quy trình của ASEAN, tranh chấp được giải quyết theo Điều 13, 14,
15, 16 của Hiệp ước Bali. Neu không đạt được thỏa thuận thông qua
thương lượng, sẽ thành lập Hội đồng cấp cao (cấp bộ trưởng của các thành
viên) xem xét tranh chấp và đưa ra những khuyến nghị giải quyết phù hợp.
Hội đồng cũng có thể là bên trung gian hoặc theo thỏa thuận của các bên
tranh chấp, hoạt động như một ủy ban trung gian, điều tra, hòa giải. Trong
trường hợp cần thiết, Hội đồng sẽ kiến nghị những biện pháp thích hợp để
ngăn chặn tình trạng tranh chấp hoặc tình hình xấu.
ZOPFAN năm 1971 thể hiện rõ định hướng trung lập trong các giai
đoạn phát triển của ASEAN. ZOPFAN đã mở ra thời kỳ mới cho sự phát
triển của ASEAN. Tuyên bố quan trọng này đã định ra các mục tiêu cơ bản
và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa
bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào
của các cường quốc bên ngoài, vấn đề trung lập hóa mà Tuyên bố đưa ra tại
thời điểm đó đã đáp ứng được nhiệm vụ giữ được nguyên trạng tình hình ở
Đông Nam Á, ngăn chặn sự can thiệp của các cường quốc mới như Trung

18
0
Quốc, Nhật Bản xuống khu vực, buộc các nước ngoài Đông Nam Á chính
thức cam kết không can thiệp vào công việc của khu vực. Và trên thực tế,
hình thức này cũng dễ chấp nhận đối với các nước ngoài khu vực và ngay
cả đối với Liên hợp quốc.
Việc xây dựng Hiến chương ASEAN thể hiện rõ hơn quan điểm của
ASEAN về kiến tạo khu vực hòa bình. Việc xây dựng Hiến chương ASEAN
được chính thức đề cập tại Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2004 tại Viêng
Chăn (Lào) và được Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2005 tại Malaysia thông
qua. Hiến chương ASEAN được ký ngày 20-11-2007 tại Singapore, bắt đầu
có hiệu lực ngày 15-12-2008. Hiến chương ASEAN ra đời nhằm mục đích
tăng cường liên kết ASEAN, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN,
giúp ASEAN tiếp tục hoạt động có hiệu quả và có vai trò trong thế giới toàn
cầu hóa sâu rộng, giúp ASEAN đóng góp tốt hom cho hòa bình, ổn định,
thịnh vượng và hài hòa xã hội ở khu vực và trên thế giới. Hiến chương
ASEAN có ba tác động chính đối với ASEAN là: (1) trao cho ASEAN tư
cách pháp nhân; (2) phân định rõ trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia và
các cơ quan trong hộ máy ASEAN và thiết lập được cơ chế bảo đảm thực
thi; (3) nâng cao vị thế của ASEAN như một tổ chức có uy tín ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Hiến chương cũng bổ sung một số
mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASEAN, điều chỉnh một số phương
thức hoạt động, tạo thêm một số cơ quan mới trong tổ chức bộ máy
ASEAN, tạo cơ hội cho ASEAN hoạt động rộng hơn, chặt chẽ hơn và hiệu
quả hơn khi giải quyết các vấn đề hòa bình của khu vực.
Năm 2010, các nước ASEAN ký Nghị định thư về Cơ chế giải quyết
tranh chấp của ASEAN phù hợp với bối cảnh mới. Đây là một văn kiện quan
trọng nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý theo quy định của Hiến
chương ASEAN. Nghị định thư đề cập giải quyết các tranh chấp nảy sinh do
sự nhận thức khác nhau trong quá trình thực hiện Hiến chương ASEAN và
các công cụ của Hiến chương, bao gồm 4 cách giải quyết tranh chấp: tòa
trọng tài, bên giới thiệu, trung gian, hòa giải. Các cách thức này đều nhằm
giải quyết tranh chấp công bằng, hợp lý. ASEAN đóng vai trò trung gian hòa
giải, làm dịu các bất đồng và căng thẳng về chính trị an
ninh, chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là cảc tranh chấp trên biển giữa một số
thành viên trong khu vực với nhau và với Trung Quốc, giữa Trung Quốc và

1
8
Nhật Bản, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Năm 2020, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37, lãnh đạo các quốc
gia thành viên chia sẻ quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế đang nổi
lên, các bên nhất trí vai trò trung tâm của ASEAN cần được duy trì và tiếp
tục phát huy, thúc đẩy đối thoại, hợp tác, ngăn ngừa xung đột, xây dựng
lòng tin, kiến tạo cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch, bao trùm và dựa
trên luật lệ. Các thành viên đại diện cho ASEAN đều khẳng định, trong giai
đoạn hiện nay, vấn đề họp tác vì hòa bình, ổn định trở nên cấp thiết hơn bao
giờ hết. Tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền và các quyền
chính đáng của các quốc gia theo luật pháp quốc tế đã được các nước đề cao
và khẳng định. Chính phủ các nước đều quyết tâm và khẳng định cùng nhau
xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác, nơi tự
do hàng hải và hàng không phải được bảo đảm, mọi hoạt động trên biển đều
dựa trên khuôn khổ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982. Các nước dự
hội nghị đề cao việc kiềm chế, thực hiện nghiêm túc DOC, ASEAN và
Trung Quốc sớm xây dựng coc hiệu lực, hiệu quả, phù họp luật pháp quốc
té, nhất là UNCLOS 1982.
Thực tiễn trong quá trình phát triển của ASEAN cho thấy, ASEAN
không ngừng hoàn thiện cơ chế đối thoại với các đối tác, nỗ lực xây dựng
một kết cấu khu vực lấy ASEAN làm trung tâm. Trong quá trình hợp tác ra
bên ngoài, ASEAN luôn lấy cơ chế đôi thoại ASEAN+ làm cơ sở. Các cơ
chế họp tác an ninh của ASEAN đều có sự mở rộng mang tính chất tịnh tiến
của cơ chê ASEAN+, về thực chất là triển khai hợp tác quanh trục ASEAN,
lấy ASEAN làm nền tảng, làm trung tâm để mở rộng hợp tác. về mặt an ninh
- chính trị, các cơ chế này thúc đẩy nước đối thoại chấp nhận quy tắc ứng xử
của ASEAN, từ đó mở rộng tầm ảnh hưởng an ninh - chính
\
\

trị của ASEAN. Như vậy, cấu true ASEAN+, một mặt thúc đẩy hợp tác, duy
trì sự phát triển và hòa bình của khu vực; mặt khác mở rộng hợp tác khu vực
từ Đông Nam Á ra toàn Đông Á đến châu Á - Thái Binh Dương, kích thích
sự phát triển của hợp tác khu vực, giúp ASEAN thực thi chiến lược cân bằng
nước lớn, từ đó nắm vai trò và vị thế đặc biệt trong cấu trúc khu vực. Đây là

18
2
biểu hiện ASEAN trở thành một “cộng đồng ngoại giao” tại khu vực châu Ả
- Thái Bình Dương trong thế kỷ XXL
2.5.2. Nỗ lực trong vấn đề hòa bình ở Biển Đông

Biển Đông là một trong những “điểm nóng” về an ninh và ổn định của
khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ở khu vực này, các tuyên bố chủ quyền
của một số quốc gia và vùng lãnh thổ chồng lấn lên nhau, bao gồm tuyên bố
chủ quyền của Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và
Brunei khiến cho tình hình rất phức tạp. Các tranh chấp này đã ảnh hưởng
đến một loạt các quan hệ song phương giữa các quốc gia trong khu vực và
nó cũng gây căng thẳng cho mối quan hệ giữa Trung Quốc đối với ASEAN.
Đảng và Nhà nước Việt Nam nhận định: “Tình hình Biển Đông diễn biến
ngày càng phức tạp, khó lường, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định
của khu vực và môi trường đầu tư phát triển”76.
Trong khu vực, ASEAN đã có nhiều nỗ lực nhằm giải quyết các tranh
chấp ở Biển Đông chủ yếu thông qụa thương lượng, đàm phán để xây dựng
lòng tin giữa các bên nhằm kiềm chế xung đột tiềm tàng, ngăn chặn đụng độ
quân sự làm phức tạp thêm tình hình. Bằng chứng là các văn bản pháp lý của
ASEAN đã được thông qua như: TAC (1976), SEANWFZ (1995), Tuyên bố
ASEAN về Biển Đông (1992), DOC (2002) là minh chứng cho nỗ lực này.
Các hoạt động này đã khẳng định rõ vai trò của ASEAN trong việc giải
quyết các tranh chấp trong khu vực.
Năm 2011, tại Indonesia, Quy tắc hướng dẫn triển khai DOC đã được
thông qua tại cuộc họp các quan chức cao cap ASEAN - Trung Quốc. Quy
tắc hướng dẫn bao gồm 8 điểm với các nội dung chính quy định việc triển
khai DOC phải được tiến hành từng bước theo trình tự của các điều khoản
của DOC; triển khai các hoạt động của các dự án của DOC cần được xác
định rõ (về bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an toàn hàng
hải, thông tin liên lạc trên biển, hoạt động tìm kiếm cứu nạn và chống tội
phạm xuyên quốc gia bao gồm buôn lậu ma túy, cướp biển và cướp có vũ
trang trên biển, vận chuyển vũ khí trái phép); việc tham gia các hoạt động
hoặc các dự án trên tinh thần tự nguyện và các hoạt động ban đầu theo tinh
thần của DOC được coi là các biện pháp xây dựng lòng tin... Thực hiện Quy

76 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.209.

1
8
tắc hướng dẫn triển khai DOC, ngoài việc triển khai các dự án còn là phải
thực hiện đầy đủ các quy định khác theo trình tự. Cụ thể: tôn trọng quyền tự
do hàng hải, bay qua Biển Đông theo các quy định của luật pháp quốc tế,
nhất là UNCLOS 1982; giải quyết tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ bằng các
biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua đàm phán
và hiệp thương hữu nghị giữa các bên tranh chấp trực tiếp phù hợp với luật
pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982; cạm kết tự kiềm chế, không làm phức
tạp hoặc leo thang tranh chấp làm ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định...
ASEAN và Trung Quốc thông qua biện pháp ngoại giao, đặc biệt qua
các cuộc thương lượng đa phương giữa các quốc gia trong khu vực với nhau
và với Trung Quốc để có thể đưa ra coc. coc có giá trị như một văn bản quy
phạm pháp luật có giá trị pháp lý để điều chỉnh mọi mối quan hệ tại Biển
Đông mà chủ thể chính là ASEAN và Trung Quốc (có thể xem xét sự tham
gia của các quốc gia có lợi ích liên quan tại Biển Đông). Các căn cứ pháp lý
để xây dựng coc bao gồm: UNCLOS 1982, TAC, SEANWFZ, 5 nguyên tắc
cùng chung sống hòa bình, kế thừa các quy định trong DOC và Quy tắc
hướng dẫn thực hiện DOC, các nguyên tắc phổ biển của luật quốc tế đã được
thừa nhận. Năm 2010, tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 13,
các nhà lãnh đạo cấp cao hai bên một lần nữa khẳng định lại cam kết triển
khai đầy đủ và hiệu quả DOC và hướng tới thông qua coc trên cơ sở đồng
thuận, qua đó góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.
Tuy nhiên, phải đến năm 2013 Trung Quốc mới tích cực thảo luận về coc với
ASEAN. Quá trình đàm phán, thương lượng mặc dù kéo dài liên tục trong
các năm qua, song kết quả chưa đạt được nhiều do các bên chưa thống nhất
trong cách tiếp cận vấn đề. Năm 2017, ASEAN và Trung Quốc mới thông
qua được bộ khung coc. Hiện nay, ASEAN đang nỗ lực cùng Trung Quốc
sớm hoàn thành coc. Đây là một trong những nội dung an ninh thiết thực của
khu vực, luôn luôn được ưu tiên, nổi trội trong chương trình nghị sự của
ART, ADMM+ hoặc các thể chế an ninh đa phương khác ở châu Á - Thái
Bình Dương.

2.4. Thách thức đối với vai trò trung tâm của ASEAN
2.4.1, Thách thức từ nội khối
* Sự đa dạng về các thể chế chính trị, văn hóa khu vực

18
4
Đông Nam Á hiện nay tồn tại nhiều mô hình nhà nước và thể chế chính
trị khác nhau. Tình hình chính trị ở một số nước còn khá phức tạp, quan hệ
giữa một số nước thành viên chưa được suôn sẻ. Đông Nam Á cũng là nơi
giao thoa của các vùng văn hóa và tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Nho
giáo, Cơ đốc giáo, Ãn Độ giáo, Hồi giáo... nên vẫn tồn tại các cuộc xung đột
tôn giáo, mâu thuẫn về các vấn đề lợi ích, dân chủ, nhân quyền. Chính những
điều trên đã tạo ra một khoảng cách nhất định giữa các nước thành viên.
* Cơ chế và cách thức hoạt động của ASEAN còn bất cập, chưa hiệu
quả
Mặc dù ASEAN đã có rất nhiều cơ chế hợp tác đa phương nhưng hầu
hết nguyên tắc hoạt động của các cơ chế này đều xây dựng dựa trên các
nguyên tắc truyền thống của “phương cách ASEAN” (chủ yếu là nguyên tắc
đồng thuận và không can thiệp). Các nguyên tắc này phù hợp với đặc điểm
đa dạng của khu vực Đông Nam Á và giúp ASEAN thực hiện hiệu quả việc
thống nhất các thành viên. Tuy nhiên, việc áp dụng một cách tuyệt đối hai
nguyên tắc này có thể cản trở tính linh hoạt cũng như hiệu quả của ASEAN
trong các chương trình và hoạt động cụ thể, nhất là việc giám sát các thành
viên thực hiện cam kết. Ngoài ra, cách thức hoạt động của Cộng đồng
ASEAN từ năm 2015 đến nay chưa thực sự hiệu quả. Hiện có 165/290 dòng
hành động đã được triển khai trên cả bốn cụm vấn đề chính của Kế hoạch
tổng thể chính trị-an ninh ASEAN 2025. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các
nước thành viên trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch xây dựng
Cộng đồng ASEAN chưa được đồng bộ, chặt chẽ và thông suốt, nhất là trong
những lĩnh vực, nội dung mang tính đa ngành...
* Sự chênh lệch trình độ phát triển
Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên ASEAN tạo
ra khoảng cách về nhận thức chung, nhất là trong hợp tác chính trị an ninh
khu vực. Khoảng cách giữa ASEAN-6 và ASEAN-4 vẫn còn khá xa, cho nên
nhu cầu lợi ích và chiến lược của các quốc gia cũng không giống nhau.
Chênh lệch phát triển trong ASEAN chủ yếu tập trung ở 4 lĩnh vực chủ yếu,
gồm: cơ sở hạ tầng (infrastructure), thu nhập (income), liên kết (integration)
và thể chế (institution). Chênh lệch về trình độ phát triển làm cho ASEAN
khó khăn hơn trong các nỗ lực tập thế, tính khả thi của các chính sách chung

1
8
bị hạn chế. Không chỉ chênh lệch vê trình độ phát triển, lợi thế so sánh, lợi
thế cạnh tranh của các nước ASEAN cũng có sự khác biệt rất lớn.
* Các vẩn đề an ninh truyền thong và phi truyền thống
Khu vực Đông Nam Á là một bức tranh đa dạng về các màu sắc văn hóa,
tôn giáo. Chính vì sự phong phú, đa dạng như vậy nên vấn đề tôn giáo, dân tộc
ở đây cũng không kém phần phức tạp. Xung đột sắc tộc đang làm cho khu vực
này mất ổn định, đặc biệt là lĩnh vực an ninh chính trị, ảnh hưởng tới sự ổn định
để phát triển của khu vực. Mặt khác, các phong trào dân tộc, sắc tộc này thường
dựa vào sự giúp đỡ của một số nước đang có tham vọng gây ảnh hường ở khu
vực, làm cản trở đến nỗ lực hòa bình, hợp tác phát triển của khu vực. Ngoài ra,
giữa các tôn giáo, dân tộc trong khu vực cũng chưa thực sự hiểu biết lẫn nhau,
ảnh hưởng nhất đinh đến tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
ASEAN (ASCC) với tinh thần một cộng đồng thống nhất, đùm bọc và chia sẻ.
Đông Nam Á từ trước đến nay chưa bao giờ chấm dứt tình trạng mâu
thuẫn, xung đột giữa và trong các nước thành viên. Chẳng hạn, xung đột biên
giới Thái Lan - Campuchia xung quanh đền thờ Preah Vihear; tranh chấp biển
đảo giữa Việt Nầm - Philippines - Malaysia và một số nước khác ở quần đảo
Trường Sa; tranh chấp ở Vịnh Thái Lan; vấn đề nguồn nước ở sông Mekong;
vấn đề di Cữ xuyên biên giới... Trong phạm vi nội bộ từng nước ASEAN cũng
gặp nhiều bất ổn như ở Philippines, Thái Lan, Myanmar... Đặc biệt, hiện nay
các nước Indonesia, Malaysia đang đối mặt với nguy cơ trở thành địa bàn mới
của chủ nghĩa khủng bố, là nơi phát động lực lượng thánh chiến do ảnh hưởng
từ IS tuyên truyền, chiêu mộ và huấn luyện. Những xung đột, mâu thuẫn này ít
nhiều tác động tới sự đoan kết, thống nhất trong ASEAN.
* Vị trỉ trung tâm đang bị ảnh hưởng bởi sự thiếu thống nhất trong
ASEAN
ASEAN đã và đang cố gắng tranh thủ quan hệ và duy trì sự cân bằng với
các nước lớn, tuy nhiên luôn chịu tác động mạnh của chính sách và quan hệ
giữa các nước lớn đó. Sự cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc, đặc biệt là
cặp quan hệ Mỹ - Trung đã làm phân hóa nội bộ các nước Đông Nam Á. Mỹ và
Trung Quốc trong chiến lược của mình đều muốn lôi kéo và tranh thủ sự ủng
hộ của càng nhiều đối tác càng tốt thông qua việc dùng ưu thế nổi trội của mình
để can dự vảo một số quyết định chung của các cơ chế của ASEAN, nhằm đạt

18
6
được lợi ích và cạnh tranh quyền lực. Điều này ảnh hường tới ASEAN trong
việc lựa chọn và cân nhắc chính sách đối ngoại, xu hướng “ly tâm” trong một
số vấn đề an ninh chính trị gia tăng. Nếu ASEAN không khắc phục được tỉnh
trạng này thì vị trí chủ đạo ở Đông Nam Á sẽ sớm rơi vào tay các cường quốc
trong khu vực.
2.4.2. Thách thức từ bên ngoài
* Chỉnh sách của các nước lớn với nhau và với ASEAN
Xu hướng dịch chuyển quyền lực từ Tây sang Đông, ASEAN tiếp tục là
tâm điểm thu hút sự quan tâm của các cường quốc trên thế giới trong thế kỷ
XXL Châu Á - Thái Bình Dương được coi là địa bàn trọng điểm để các nước
lớn thực hiện chiến lược của mình. Trung Quốc xem Đông Nam Á là điểm khởi
đầu của chiến lược “Vành đai và Con đường”. Mỹ coi Đông Nam Á là tâm
điểm kết nối hai đại dương trong chiến lược “Ắn Độ Dương - Thái Bình Dương
tự do và rộng mở”, “Ắn Độ Dương - Thái Bình Dương an toàn và thịnh
vượng”. Các chiến lược của Trung Quốc và Mỹ đều mang tầm vóc toàn cầu và
hiệu quả triển khai chúng sẽ là yếu tố quyết định vị thế sức mạnh của hai cường
quốc trong ứật tự thế giới và khu vực ở thế kỷ XXI. Đông Nam Á với vị thế
giao điểm của cả hai chiến lược, có ý nghĩa quyết định sự thành bại của từng
chiến lược, vì thế ASEAN trở thành địa bàn tranh chấp, lôi kéo quyết liệt của
các bên.
Các nước lớn vừa hợp tác, vừa cạnh tranh và trong nô lực mở rộng vùng
ảnh hưởng sẽ cần lôi kéo sự tham gia của các nước vừa và nhỏ khác. Vì vậy,
các diễn đàn, cơ chế đa phương của ASEAN sẽ là những công cụ để các nước
lớn thể hiện và gia tăng ảnh hưởng của mình cũng như tập hợp lực lượng xung
quanh các đồng minh hoặc thân cận.
* Uy tín của ASEAN chưa cao trong giải quyết các vấn đề xung đột lớn
của khu vực
Xét về thực lực kinh tế, sức mạnh quân sự và tiếng nói ngoại giao,
ASEAN chưa thể đủ điều kiện để chủ động giải quyết và ứng phó hiệu quả với
những vấn đề xung đột lớn của khu vực. Quyết định và dẫn dắt được tiến trình
liên kết khu vực vẫn chịu ảnh hưởng của vai trò nước lớn. Mức độ uy tín của
ASEAN mới chỉ ở vai trò của “người sắp đặt sân chơi” để các nước lớn cùng
tham gia, cùng can dự tích cực vào các vấn đề nóng của khu vực để tìm kiếm

1
8
một giải pháp tích cực, hạn chế vũ lực trong giải quyết xung đột, căng thẳng
lớn của khư vực.

3. VIỆT NAM THAM GIA TRONG ASEAN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA


ASEAN TRONG CẤU TRÚC KHU vực
3.1. Việt Nam tham gia trong ASEAN
3. L1. Là thành viên ứch cực và có trách nhiệm
Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Việc tham gia
ASEAN mở ra cơ hội tiếp theo để các nước Lào, Myanmar và Campuchia gia
nhập ASEAN. Với tư cách là thành viên, Việt Nam nhận thức đầy đủ cần phải
tích cực, chủ động phát huy vai trò là thành viên có trách nhiệm trong việc xây
dựng tình đoàn kết, thống nhất trong ASEAN và phát huy vai trò trung tâm của
ASEAN trong các cơ chế hợp tác an ninh đa phương. Khi trở thành thành viên
ASEAN, Việt Nam có điều kiện củng cố và phát triển quan hệ láng giềng hữu
nghị với các nước trong khu vực cũng như mở rộng quan hệ đối ngoại với các
đối tác bên ngoài, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế đất nước trong khu vực cũng như
trên trường quốc tế. Việt Nam gia nhập ASEAN đã thúc đẩy hợp tác nội khối
và giữa ASEAN với các nước đối tác. Việt Nam trở thành thành viên chính
thức đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ASEAN, tạo cho ASEAN một hình ảnh
mới, sức sống mới. Việt Nam không chỉ trở thành nhân tố mở đường cho việc
hình thành một ASEAN bao gồm 10 nước, qua đó cho thấy nỗ lực phấn đấu,
đấu tranh cho một khu vực hỏa bình, thế giới hòa bình của Việt Nam, mà còn
trở thành tấm gương, là động lực cho các nước còn lại như Lào, Myanmar,
Campuchia lần lượt gia nhập ASEAN. Một cách ngẫu nhiên, trong khối
ASEAN hình thành haỉ nhóm nước, nhóm 6 nước cũ là những nước có nền
kinh tế phát triển hơn, trong khi nhóm 4 nước thành viên mới hầu như vẫn là
những nước nghèo, Việt Nam trở thành cầu nối tăng cường mối quan hệ giữa
hai nhóm nước trong khối dù không được quy định trong một văn bản thỏa
thuận nào. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực với vai trò kiến tạo cùng với Lào
và Campuchia trong việc hình thành một Cộng đồng Mekong tương lai với ba
trụ cột chính: (1) kiến tạo kết nối tiểu vùng; (2) kiến tạo quá trình phát triển bền
vững; (3) kiến tạo bản sắc Mekong. Ngoài việc tiếp tục duy trì quan hệ đặc biệt
với Lào và Campuchia, Việt Nam xem xét nâng cấp quan hệ với Thái Lan và

18
8
Myanmar thành đối tác chiến lược trong thời gian tới.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định:
“Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, kết hợp chặt chẽ với đối ngoại
song phương, thực hiện tốt các trọng trách quốc tể, nhất là trong ASEAN, Liên
hợp quốc và các khuôn khổ hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương. Duy trì hòa
bình, an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công
ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”77.
Năm 2020, Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch ASEAN, đứng trước nhiều
thách thức của khu vực: tính hiệu quả của các hoạt động hợp tác trong Cộng
đồng ASEAN, tranh chấp ở Biển Đông, các vấn đề an ninh phi truyền thống tại
tiểu vùng Mekong, cạnh tranh chiến lược và tập hợp lực lượng giữa các nước
lớn tại Thái Bình Dương “ Ấn Độ Dương V.V.. đang là những thách thức cho
tính đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN. Năm 2020, với chủ đề “Gắn kết
và chủ động thích ứng”, Việt Nam đã chủ động cùng ASEAN đoàn kết, thống
nhất, tăng thêm uy tín ở khu vực và toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch
Covid-19, với tư cách là nước Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đưa ra sáng kiến
thành lập Quỹ ứng phó Covid-19 của ASEAN. Sáng kiến này được công bố tại
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 và nhận được cam kết ủng hộ tới 10 triệu
USD, sẵn sàng hỗ trợ nhu cầu chống dịch của các quốc gia. Tại Hội nghị cấp
cao ASEAN lần thứ 37, Việt Nam đề nghị lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn
cấp của ASEAN và thông qua Khung chiến lược ứng phó các tình huống y tế
khẩn cấp của ASEAN.
Năm 2020 cụng là năm đầu tiên của nhiệm kỳ ủy viên không thường trực
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đây là trọng trách rất lớn, “trọng trách kép”,
cũng là cơ hội thuận lợi giúp Việt Nam thúc đẩy việc tăng cường hợp tác giữa
Liên họp quốc với các tổ chức khu vực, tiểu khu vực trong đó gồm cả ASEAN.
Bên cạnh đó, việc xây dựng Cộng đồng ASEAN không thể thiếu sự ủng hộ và
đóng góp của các nước đối tác và tổ chức khu vực và quốc tế. Việt Nam tích
cực thúc đẩy quan hệ đối tác - như tinh thần “gắn kết” của chủ đề năm ASEAN
2020. Việt Nam sẽ phải đẩy mạnh các cơ chế mà

77 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIIL, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H-2021, t.I, tr.282-283.

1
8
ASEAN tạo dựng cũng như thúc đẩy quan hệ đối tác vi hòa bình và phát triển
bền vững với các nước trên thế giới, phát huy vai trò và đóng góp của ASEAN
trong cộng đồng quốc tế; mở rộng và nâng tầm quan hệ với các đối tác trên toàn
cầu, góp phần định hình cấu true và luật chơi mới của khu vực và thế giới.
3.1.2. Góp phần ển định và hòa bình và phát triển của khu vực
Tại các cơ chế an ninh đa phương do ASEAN sáng lập, Việt Nam tiếp tục
tranh thủ các điểm đồng thuận về mặt lợi ích, cách tiếp cận của ASEAN và các
nước lớn trong vấn đề Biển Đông để bảo vệ lợi ích quốc gia và đề cao cách
thức giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo hướng hòa bình, tôn trọng luật
pháp quốc tế. Hiện nay, Biển Đông đang là một trong những địa bàn cạnh tranh
chiến lược Mỹ - Trung Quốc. Điều này tác động trực tiếp đến ASEAN và Việt
Nam. Đặc biệt, tác động mạnh mẽ đến môi trường hòa bình, ổn định mà Việt
Nam đang cố gắng cùng ASEAN duy trì để hội nhập và phát triển. Các nước
ASEAN có mục tiêu chung là xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, song
mỗi nước có lợi thế và lợi ích riêng, nên việc củng cố đoàn kết, hợp tác nội
khối về những vấn đề chính trị nhạy cảm rất phức tạp, khó khăn, nhất là giải
quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, ảnh hưởng đến “vai ưò
trung tâm” của ASEAN. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo gặp khó khăn,
thách thức mới, đòi hỏi Việt Nam phải tính toán kỹ và xử lý đúng đắn các mối
quan hệ với các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và cả
ASEAN.
Năm 2020, với vai trò chủ trì, điều phối trong các cơ chế ARF,
ADMM/ADMM+, EAS, Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh tính cấp thiết đảm bảo
tự do hàng hải, hàng không, duy trì các hoạt động thương mại hợp pháp không
bị cản trở ở Biển Đông; kêu gọi phi quân sự hóa và kiềm chế, không sử dụng
vũ lực trong xử lý các tranh chấp trên Biển Đông; tôn trọng luật pháp quốc tế,
nhất là UNCLOS 1982, các nguyên tắc ứng xử của khu vực. Việt Nam đã có
sáng kiến tổ chức cuộc họp đầu tiên giữa Liên hợp quốc và ASEAN từ Hội
đồng Bảo an về thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai tổ chức, tập trung trong các
lĩnh vực uu tiên như giải quyết hòa bình các tranh chấp ngoại giao phòng ngừa,
giải trì quân bị, gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, hợp tác biển, an ninh hàng
hải...

19
0
Việt Nam tận dụng vai trò Chủ tịch ASEAN để xây dựng sự đồng thuận
giữa các thành viên trong việc ủng hộ duy trì một “Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương tự do và rộng mở”. Trong đó, Việt Nam nhận thức sâu sắc những tác
động thuận và không thuận từ cách tiếp cận vấn đề “tự do và rộng mở”, “an
toàn và thịnh vượng” để chủ động thích ứng.
3.7.3. Đóng góp trong hợp tác đa phương của ASEAN với cảc đối tác
bên ngoài
Với sự năng động, nhạy bén, tích cực và uy tín ngày càng cao, cùng với
mối quan hệ quốc tế rộng rãi của mình, Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại và hợp tác của ASEAN vói
các đối tác bên ngoài, đưa các quan hệ đối tác lên tầm cao mới và đi vào chiều
sâu trên nhiều lĩnh vực như ASEAN +1, ASEAN + 3, APEC, ASEM, EAS,
G20, Liên họp quốc... Tham gia các cơ chế này, quan điểm của Việt Nam là
“Thực hiện nghiêm các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký
kết”1; “Xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa
phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Bảo vệ lợi ích chính đáng của
Nhà nước, doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong các tranh chấp kinh tế,
thương mại và đầu tư quốc tế”2.
Sự tham gia một cách có hiệu quả của Việt Nam trong ASEAN

lj 2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Vẫn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.283, 284.
đã góp phần quan trọng cho việc mở rộng, định hình phương hướng hợp tác của
ASEAN với các đối tác bên ngoài, nhất là các đối tác truyền thống, quan trọng
và láng giềng của Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng việc Việt Nam đã
góp phần quan trọng tăng cường mối quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc,
Nga, Ấn Độ và EU. Việt Nam đã đảm nhận vai trò điều phối quan hệ đối thoại
giữa ASEAN với nhiều đối tác quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản,
Nga, Australia, Canada... Qua đó, Việt Nam đã phát huy vai trò là cầu nối tích
cực tăng cường và nâng tầm các mối quan hệ giữa ASEAN với các đối tác này.
Trong mối quan hệ với các đối tác lớn, Việt Nam được đánh giá là nhân tố giữ
vai trò cân bằng trong quan hệ của ASEAN với các nước. Với vai trò, vị thế và
sự nhạy cảm của mình, Việt Nam đã có vai trò quan trọng trong việc khéo léo

1
9
xử lý những vướng mắc tồn tại trong mối quan hệ của ASEAN với các đối tác
lớn, qua đó vừa giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong ASEAN, vừa góp phần
nâng tầm quan hệ với các đối tác.

3.2. Triển vọng của ASEAN


3.2.1. Kịch bản thứ nhất
Vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình
Dương vẫn được duy trì ở mức độ vừa phải và có thể có thay đổi, nhưng không
đáng kể. Với kịch bản này, các kết nối nội khối và ngoại khối của ASEAN sẽ
không bị cắt đứt, mà cơ bản vẫn được duy trì như hiện nay. ASEAN vẫn duy trì
các liên kết với các quốc gia đối tác, đối thoại trong các cơ chế do ASEAN hình
thành và tiếp tục nâng cao đối thoại, xây dựng niềm tin, chọn lựa một số cạc
lĩnh vực hoạt động ít nhạy cảm để tiếp tục đi sâu vào ngoại giao phòng ngừa.
Tuy nhiên, do vẫn duy trì các nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ
và quyết định dựa trên tự nguyện và đồng thuận, ASEAN sẽ khó có thể đi xa
hơn trong các xung đột và tranh cíhấp. Các nước lớn sẽ tự tìm cách giải quyết
xung đột của mình, tránh leo thang gây ảnh hưởng tới các yếu tố về kinh tế lâu
dài. Trong bối cảnh này, các nước lớn trong khu vực có thể vẫn sử dụng các cơ
chế của ASEAN nhằm phục vụ cho các mục đích của mình, nhưng đồng thời
tìm các hình thức hợp tác ngắn hạn hoặc lập ra các cơ chế khác ngoài ASEAN
để giải quyết với từng trường hợp.
Đối với kịch bản này, cho dù ASEAN có nhiều tiến bộ trong xây dựng
Cộng đồng ASEAN, thì với những cơ hội và thách thức từ bên ngoài, khiến cho
vai trò trung tâm của ASEAN cũng chỉ được giữ ở một mức độ nhất định, mà
không có tiến bộ gì đột phá.
3.2*2. Kịch bản thứ hai
Vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
tăng lên. ASEAN và các cơ chế song phương, đa phương vẫn tiếp tục duy trì ổn
định, đặc biệt là ở Đông Á. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình xây dựng
Cộng đồng ASEAN đạt được kết quả tốt đẹp. ASEAN thực sự trở thành một
cộng đồng liên kết sâu rộng và ràng buộc hơn với ba trụ cột APSC, AEC và
ASCC. Kết nối bên trong ASEAN có nhiều khả năng phát triển hơn. Đồng thời,
điều kiện bên ngoài khu vực có những điểm tạo thuận lợi cho Cộng đồng
ASEAN. Các quốc gia lớn trong khu vực dù không “bằng lòng” nhưng “bằng

19
2
mặt”, tuy không căng thẳng xung đột nhưng không đủ tin tưởng lẫn nhau để
cùng hợp tác cả về an ninh - chính trị. Trong bối cảnh này, ASEAN tiếp tục
nắm lấy cơ hội và có những thay đổi nhằm phù hợp hơn với tình hình của khu
vực, đáp ứng một cách có chọn lọc với yêu cầu của đối tác đối thoại. ASEAN
có thể có những điều chỉnh về thể chế, phương thức hoạt động, can thiệp để kịp
thời và hiệu quả giải quyết các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Việt Nam là thành viên của ASEAN đang tích cực cùng ASEAN phát huy được
kịch bản này.
3.3.3. Kịch bản thứ ba
Vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế hợp tác song phương và đa
phương giảm đi. Trường hợp này xảy ra khi ASEAN không đạt hiệu quả khi
xây dựng Cộng đồng ASEAN như “Tầm nhìn ASEAN 2025” đã đề ra, thậm chí
sẽ khó đạt được “Tầm nhìn ASEAN sau năm 2025”. Chủ nghĩa ly tâm trong
Cộng đồng ASEAN gia tăng; các vấn đề an ninh trong nội khối không giải
quyết được; tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng và bế tắc; các thành viên
trong ASEAN có xu hướng tăng cường hợp tác với các nước lớn; sự lớn mạnh
và hoạt động hiệu quả của các cơ chế an ninh ở khu vực ngoài ASEAN... Điều
đó làm giảm vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực châu Á “
Thái Bình Dương.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


1. Sự định hình cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay.
2. Vai trò của Việt Nam trong ASEAN.

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích quá trình họp tác liên kết của ASEAN từ năm 1991 đến nay?
2. Phân tích các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương ở châu Á - Thái Bình
Dương hiện nay?
3. Phân tích các cơ chế hợp tác an ninh đá phương ở châu Á - Thái Bình
Dương hiện nay?

E. TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tài liệu bắt buộc

1
9
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2016.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứXIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, II.
3. Học viện Chính trị quốc gia: Giáo trình Quan hệ quốc tể (Dùng cho hệ
đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận chính tri, H.2021.
* Tài liệu đọc thêm
1. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Hữu Cát, Nguyễn Thị Quế: Họp tác liên
kết ASEAN hiện nay và sự tham gia của Việt Nam, Nxb.Lý luận chính trị,
H.2008, tr. 145-200.
2. Nguyễn Xuân Trung - Nguyễn Lê Thy Phương: Động lực định hình
cấu trúc khu vực Ãn Độ Dương - Thái Bình Dương: Nhìn từ Trung Quốc và
Mỹ, Tạp chí Kinh tế thế giới, 7-2020, tr.30-39.

19
4
Bài 6
QUAN HỆ VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA
TRONG BÓI CẢNH MỚI

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Giúp học viên nắm vững thực trạng về quan hệ Việt Nam -
Lào - Campuchia trên lĩnh vực chính tri, kinh tế và các lĩnh vực khác trong giai
đoạn hiện nay và triển vọng đến năm 2030.
về kỹ năng: Giúp học viên rèn luyện kỹ năng tư duy về một bán đảo Đông
Dương trong khu vực Đông Nam Á hòa bình hữu nghị, hợp tác, thân thiện. Tạo
điều kiện hình thành kỹ năng đàm phán, soạn thảo, ký kết và triển khai thực hiện
các văn bản hợp tác, liên kết giữa Việt Nam với Lào, Campuchia, với các nước
ASEAN và với các đối tác bên ngoài.
về tư tưởng: Giúp học viên hiểu sâu hơn quan điểm hội nhập quốc tế trong
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nói chung và trong quan hệ với Lào
- Campuchia nói riêng. Xác định quan hệ với Lào, Campuchia chính là môi
trường dung dưỡng quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam. Thông qua đó,
học viên tự xây dựng ý thức trách nhiệm trong việc phát huy hơn nữa vai trò của
Việt Nam trong quan hệ với Lào và Campuchia, khu vực và quốc tế.

B. NỘI DUNG

1. NHŨNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - LÀO -


cAMPUCHIA HIỆN NAY
1.1. Nhũng nhân tổ bên trong

1
9
LLL Khái quát về vị trí chiến lược, kinh tế) vẫn hóa, xã hội của Việt Nam
- Lào - Campuchia
Xét trên phương diện địa-chiến lược: Việt Nam, Lào, Campuchia nằm trên
bán đảo Đông Dương78 với diện tích khoảng 750.533 km79, núi liền núi, sông liền
sông, chung một dòng sông Mekong và dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, lại nằm
kề con đường giao thông hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền Đông Bắc Á qua
Nam Á, nói Tây Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, cho nên chiếm vị trí địa-
chiển lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á. Trên con đường phát triển, vị trí
chiến lược của ba nước ngày càng trở nên quan trọng không chỉ từ góc độ địa-
chính trị và quân sự - chiến lược, mà cả ý nghĩa địa-kinh tế và địa-văn hóa đối với
thế giới.
về kinh tế: Trong bối cảnh kinh tế thế giới liên tục suy giảm, nền kinh tế của
Việt Nam, Lào và Campuchia vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định bình quân trên
6%/nãm, với tổng GDP năm 2019 đạt 312,93 tỷ USD (trong đó Việt Nam GDP
đạt 266,5 tỷ USD2, GDP của Lào đạt 19,40 tỷ USD80, GDP của Campuchia đạt
27,03 tỷ USD81). Do điều kiện tự nhiên nên sự phát triển kinh tế - xã hội của ba
nước có nhiều điểm tương đồng, lại vừa có những nét khác biệt. Tuy nhiên, để
hợp tác cùng phát triển, ba nước hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau bằng tiềm
năng, thế mạnh của mỗi nước cũng như sự phân vùng kinh tế và phân công lao
động hợp lý.
về quốc phòng: Đường bờ biển Campuchia dài 443km và của Việt Nam dài
3.260 km không kể các đảo, cho nên việc bố trí chiến lược gặp không ít khó khăn.
Do đó, dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào được ví như
bức tường thành hiểm yếu, để hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn
nhau tạo ra thể chiến lược khống chế những địa bàn then chốt về kinh tế và quốc
phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam - Lào - Campuchia trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
về các nhân tố dân cư, xã hội: Ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia hiện

78 Campuchia về phía Đông giáp biên giới với Việt Nam dài 1.270km và phía Đông Bắc giáp
biên giới với Lào dài 540km. Lào về phía Đông giáp biên giới với Việt Nam dài 2.069km.
79 Xem DA: Quy mô GDP tăng lên 266,5 tỷ USD, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/ pages/thoi-
su/2019-10-15/quy-mo-gdp-tang-len-2665-ty-usd-77684.aspx
80 Xem https://solieukinhte.com/gdp-cua-lao/
81 Xem https://solieukmhte.com/gdp-cua-campuchia/

19
6
nay có dân số ước tính là 121.886.724 người 82, đều là những quốc gia đa dân tộc,
đa ngôn ngữ. Chính quá trình cộng cư hoặc sinh sống xen cài của những cư dân
Việt Nam, Lào và Campuchia trên địa bàn biên giới ba nước đã dẫn đến việc cùng
khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thủy. Điều này,
thêm một lần nữa khẳng định các quan hệ cội nguồn và tiếp xúc chính là những
điều kiện lịch sử - xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây liên hệ, giao thoa văn
hóa nhiều tầng nấc giữa cư dân ba nước.
về nhân tổ văn hóa và lịch sử: Do quan hệ gần gũi và lâu đời nên người dân
ba nước, đặc bỉệt là người dân ở vùng biên giới, am hiểu về nhau khá tường tận.
Các nền văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, Lào và Campuchia dễ
dàng tỉm thấy sự đồng cảm lẫn nhau, chia sẻ các giá trị cộng đồng, coi trọng luật
tục, tôn kính người già... Sự tương đồng giữa văn hóa ba nước xuất phát từ cội
nguồn cùng nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á.
Các dân tộc Việt, Lào, Campuchia đều cùng chung số phận là đối tượng bị
cai trị và bóc lột của các thế lực thực dân, đế quốc. Hơn nữa, kẻ thù bao giờ cũng
lớn mạnh gấp nhiều lần so với bất cứ một dân tộc nào trên bán đảo Đông Dương,
nên các dân tộc ở đây tất yếu phải liên kết chặt chẽ với nhau để chống kẻ thù
chung.
1.1.2.Khái quát quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia giai đoạn 1945-
1991
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đổi thành Đảng Cộng sản
Đông Dương năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại, đánh dấu mốc hình thành nên mối
quan hệ mới của ba nước. Đó là cơ sở vững chắc để củng cố và tăng cường khối
đoàn kết Đông Dương, khối liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc, đảm bậo thắng
lợi của cách mạng mỗi nước. Từ nhu cầu và mối gắn kết lịch sử, liên minh đoàn
kết chiến đấu Việt - Miên - Lào được hình thành và phát triển, là sự tiếp nối mối
quan hệ truyền thống có từ bao đời giữa nhân dân ba dân tộc. Đó không chỉ đơn
thuần là mối quan hệ láng giềng gần gũi, mà được nâng lên thành tình bạn, tình
anh em, tình đồng chí ngày một thủy chung, son sắt của ba dân tộc cùng chống kẻ
thù xâm lược, vì mục tiêu giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Trải qua các giai đoạn
vận động đấu tranh giành chính quyền cách mạng (1930-1945), cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1946-1954) và chống đế quốc Mỹ (1954-1975), liên minh
82 Năm 2020, dân số của Việt Nam là 98.956.000 người, Lào là 7.326.810 người, Campuchia là
16.825.756 người.

1
9
ấy được hình thành từ chính đòi hỏi khách quan của lịch sử, càng thêm bền chặt,
tạo thành biếu tượng về tình đoàn kết và mối quan hệ quốc tế trong sáng bậc nhất
của thời đại. Các thế hệ về sau, nhận thức đầy đủ, tiếp tục phát triển quan hệ hữu
nghị, đoàn kết ba nước là sứ mệnh lịch sử không thể thay đổi.
Quan hệ giữa ba nước được đánh dấu bởi những mốc quan trọng. Ngày 15-
6-1956, quan hệ ngoại giao Campuchia - Lào được thiết lập; ngày 24-6-1967,
Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau khi Hiệp
định Giơnevơ về Lào được ký kết, Việt Nam và Lào đã nhất trí thiết lập quan hệ
ngoại giao vào ngày 5-9-1962. Sau khi giành được độc lập hoàn toàn, quan hệ
giữa ba nước Đông Dương tiếp tục phát triển cả trên phương diện “ba bên” với
nhau và các quan hệ song phương giữa ba nước. Giai đoạn 1976-1991 (thời kỳ có
những biến động lớn tại khu vực và thế giới), ba dân tộc đã tiếp tục sát cánh bên
nhau trong việc bảo vệ nền độc lập, an ninh, ổn định bởi sự liên kết chặt chẽ và vì
chính lợi ích của mỗi nước. Hiệp định Pari về vấn đề Campuchia được ký kết
năm 1991 và sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã mở ra một chương mới trong
tiến trình phát triển quan hệ ba nước, cũng như quá trình đổi mới, phát hiển kinh
tế của mỗi nước.
1.1.3. Một số xu hướng kinh tế - xã hội và sự điều chỉnh chính sách đối
ngoại của Việt Nam - Lào - Campuchia sau Chiến tranh lạnh
Lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, Lào và Campuchia hiện nay nổi lên một số
xu hướng mới: (1) điều chỉnh cơ cấu kinh tế, trong đó chú trọng phát triển các
ngành công nghệ, kỹ thuật cao; (2) đẩy mạnh tự do hóa nhằm thích ứng với
những thay đổi của toàn cầu hóa; (3) về chiến lược phát triển kinh tế, ba nước đều
duy trì chiến lược mở cửa, thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường Ấn Độ, Mỹ,
Nhật Bản, Tây Âu... bên cạnh thị trường truyền thống là Trung Quốc, kích thích
nhu cầu nội địa.
Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam, Lào và Campuchia luôn xác định mục
tiêu hàng đầu là lợi ích quốc gia - dân tộc. Cả ba nước đều có sự điều chỉnh chính
sách đối ngoại rõ nét trên ba hướng chủ yếu: (1) những điều chỉnh trong quan hệ
giữa ba nước với nhau trước bối cảnh quốc tế và khu vực đang thay đổi nhanh
chóng như hiện nay. Những thay đổi đó đòi hỏi Việt Nam, Lào, Campuchia cần
phải tăng cường hợp tác, phối hợp hành động vì sự nghiệp xây dựng và phảt triển
ở mỗi nước. Nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng đặc biệt của mối quan hệ Việt

19
8
Nam - Lào - Campuchia, các đảng cầm quyền và chính phủ mỗi nước đã dành
những ưu tiên cao nhất trong chính sách cựa mình vào việc củng cố và phát triển
mối quan hệ chiến lược cả trên nghĩa “ba bên” và các quan hệ song phương; (2)
đẩy mạnh quan hệ với các nước khác ở Đông Nam Á; (3) phát triển quan hệ với
các nước ngoài khu vực.

1
9
Đặc điểm bao trùm của sự điều chỉnh chính sách đốị ngoại của ba nước là đều
nhấn mạnh chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chú trọng
hợp tác, liên kết giữa ba nước với nhau, đồng thởi phát triển quan hệ với các nước
khác.

1.2. Những nhân tố bên ngoài


1.2. L Bối cảnh quốc tể
Quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia được tăng cường trong bối cảnh the
giới có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc với xu thế đa cực, đa trung tâm của một
trật tự đang trong quá trình hình thành. Tương quan lực lượng và cơ cấu địa-chính
trị toàn cầu hoàn toàn bị đảo lộn.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mà nay là
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng là “Internet kết nối vạn vật”, tự
động hóa và trí tuệ nhân tạo làm biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực trong đời sống
quốc tế, trước hết là phương thức sản xuất, kinh doanh và thương mại, đặt ra yêu
cầu mới đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam, Lào và Campuchia.
Quá trình quốc tế hóa mọi mặt đời sống của nhân loại gia tăng với sự thúc đẩy
của các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia và những thành tựu khoa học - công
nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải, công nghệ thông tin, công nghệ số...
Trong bối cảnh đó, hội nhập quốc té trở thành xu thế mới, thu hút sự tham gia của
nhiều nước. Các nước tích cực tham gia ngày càng nhiều vào các dàn xép, thỏa
thuận liên kết, hội nhập quốc tế, vào các mạng lưới sản xuất và' chuỗi giá trị toàn
cầu, coi hội nhập, liên kết là chiến lược lâu dài nhằm phát triển, bảo vệ đất nước,
nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, do các nước đều đặt lợi ích quốc
gia “ dân tộc lên hàng đầu nên hợp tác, liên kết diễn ra không đồng đều và không
làm giảm cạnh tranh về kinh tế cũng như chiến lược. Quá trình toàn cầu hóa đã
dẫn đến những thay đổi căn bản của cục diện

20
Ó
thế giới và sự phát triển của các quốc gia “ dân tộc. Nền kinh tế thế giới đã trải
qua các giai đoạn phát triển nhanh chóng, đầy ấn tượng, nhưng cũng xen lẫn các
khủng hoảng, để lại những hậu quả lâu dài trên nhiều mặt như tăng trưởng,
thương mại, tài chính - tiền tệ, mô hình phát triển, vai trò của các thể chế kinh tế
quốc te...
Mặc dù hòa binh, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo trong tình
hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng tình trạng mất an ninh vẫn diễn ra phổ
biến ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức như: xung đột vũ trang, chiến tranh cục
bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can
thiệp, lật đổ, khủng bố, bạo loạn, tranh chấp lãnh thổ... Vai trò, vị thế của các
nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế được cải thiện rõ rệt, ngày càng có tiếng
nói quan trọng hơn. Xu hướng dân chủ hóa quan hệ quốc tế không ngừng phát
triển, các nước vừa và nhỏ, vừa tham gia hội nhập liên kết, vừa không ngừng đấu
tranh cho một trật tự thế giới công bằng hơn, dựa trên sự tôn trọng luật pháp quốc
tế và bình đẳng chủ quyền. Tuy nhiên, các nước lớn vẫn có tiếng nói quyết định;
chính trị cường quyền và áp đặt vẫn còn phổ biến, chi phối trong quan hệ quốc tế.
Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế phải đối mặt với những thách thức gay gắt của
các vấn đề toàn cầu như: biến đổi khí hậu; thiên tai, an ninh nguồn nước, lương
thực, năng lượng, dịch bệnh, trong đó có tác động của đại dịch Covid-19. Đây là
cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh
thế giới lần thứ II và là thảm họa kinh tế lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm
1930... đòi hỏi sự tăng cường hợp tác của giữa các quốc gia ở mức cao hơn để
giải quyết.
1.2.2. Bắi cảnh khu vực
Trên bản đồ chính trị - kinh tế của thế giới sau Chiến tranh lạnh, khu vực
châu Á - Thái Bình Dương chiếm vị trí ngày càng quan trọng, thu hủt sự quan
tâm của nhiều nước lớn và nhiều tổ chức quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế thế giới
phục hồi chậm chạp sau khủng hoảng 2008-2009, khu vực châu Á - Thái Bình
Dương vẫn có bước phát triển năng động, nổi lên thành điểm sáng dẫn dắt tiến
trinh phục hồi và liên kết kinh tế toàn cầu. Tại khu vực, xuất hiện nhiều cơ chế
hợp tác, liên kết mới như: CPTPP, RCEP, Cộng đồng ASEAN... Bên cạnh đó,
cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc trở
nên gay gắt hơn trong quá trình xác lập trạng thái quan hệ mới với nhau. Chủ
nghĩa dân tộc vị kỷ, chính trị cường quyền... cũng tạo ra những nguy cơ có thế

2
0
gây bất ổn ở khu vực.
Ngoài ra, Đông Nam Á hiện nay còn nổi lên vấn đề tranh chấp chủ quyền,
lãnh thổ, lãnh hải, nhất là ở Biển Đông. Thêm vào đó, nhiều nước ASEAN gia
tăng ngân sách quốc phòng, mua sắm vũ khí hiện đại, tiến hành nhiều cuộc tập
trận với quy mô lớn trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn. Những biểu hiện mới
này làm cho tình hình chính trị-an ninh Đông Nam Á chứa đựng nhiều biến số
phức tạp, dễ thay đổi và khó dự đoán, tác động mạnh đến hợp tác, liên kết trong
khu vực và giữa khu vực với bên ngoài.
Trong bối cảnh quốc tế mới hình thành sau Chiến tranh lạnh, các nước lớn
đều từng bước điều chỉnh chính sách đối với Đông Nam A, trong đó có điều
chỉnh chính sách đối với ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Mục tiêu điều
chỉnh trong chính sách của mỗi nước là nhằm củng cố và nâng cao ảnh hưởng tại
khu vực, tạó cơ sở hỗ trợ đắc lực cho việc thực thi chiến lược châu Á - Thái Bình
Dương của mỗi nước. Cục diện cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở Đông
Nam Á nói chung và ở ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia nói riêng gia tăng,
làm ảnh hường (cả tích cực lẫn tiêu cực) đến quan hệ quốc tế của ba nước cũng
như tiến trình hợp tác, liên kết ba nước với nhau.
L2.3. Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến quan hệ Việt Nam - Lào -
Campuchia
* về thuận lợi
Thứ nhất, thuận lợi cơ bản nhất đối với việc củng cố và tăng cường quan hệ
Việt Nam - Lào - Campuchia là giữa ba nước có sự tưomg đồng về lợi ích chiến
lược và Việt Nam - Lào - Campuchia đã tích cực triển khai chính sách đối ngoại
rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, song vẫn dành ưu tiên
cao cho quan hệ hợp tác toàn diện giữa ba nước nhằm đối phó với các thách thức
từ bên ngoài.
Thứ hai, hợp tác, liên kết Việt Nam - Lào - Campuchia được đẩy mạnh
trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc hiện. Đây là thời kỳ
quá độ từ trật tự thế giới cũ sang trật tự mới, theo xu thế đa cực hóa, đa trung tâm
hóa. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 làm biến đổi
sâu sắc mọi lĩnh vực đời sống, hội nhập quốc tế, hình thành xu thế mới, thu hút sự
tham gia của nhiều nước, các dàn xếp, thỏa thuận liên kết, hội nhập quốc tế, trong
đó có ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

20
8
Thứ ba, quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia hiện nay vận động trong điều
kiện hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển đang trở thành xu thế chủ đạo trong
quan hệ quốc tế. Điều đó cho thấy, phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lào -
Campuchia không chỉ đáp ứng lợi ích của ba nước, mà còn phù hợp với xu thế
phát triển của khu vực và thế giới.
* về khó khăn
Trước hểt. trong thời kỳ quá độ hình thành trật tự thế giới mới, các nước
đều có lợi ích đan xen và phụ thuộc lẫn nhau. Trong các trường hợp cụ thể, xuất
phát từ lợi ích quốc gia của mình, các nước lớn có thể thỏa hiệp với nhau, khống
chế gây sức ép đối với một số nước khác, nhất là các nước đang phát triển như
Việt Nam, Lào và Campuchia.
Haỉ là, sự điều chỉnh chính sách và cạnh tranh giữa các nước lán tại khu vực
làm cho mối quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia trở nên khó khăn hơn từ
những tác động không mong muốn. Điều này càng làm phức tạp thêm tình hình
chính trị nội tại và trở thành một thách thức không hề nhỏ trong quá trình hoạch
định cũng như thực thi chiến lược ngoại giao của ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia.
Ba là, Mỹ và các nước tư bản phát triển luôn theo đuổi chiến lược “diễn
biến hòa bình”, nhằm thay đổi thể chế chính trị, hạn chế khả năng của Việt Nam
và Lào trong việc huy động mọi nguồn lực ở trong nước, cũng như những nhân tố
tích cực của bên ngoài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi lên
chủ nghĩa xã hội. Các thế lực phản động, thù địch ra sức lợi dụng sự tan rã của hệ
thống xã hội chủ nghĩa thế giới, tăng cường gây sức ép, áp đặt điều kiện, thậm chí
can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, Lào và Campuchia, chia rẽ khối
đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia.

2. HỢP TÁC, LIÊN KỂT VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA HIỆN NAY
2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng
2.1.1. Trong khuôn khổ hợp tác, liên kết song phương
Thứ nhất, quan hệ đặc biệt Việt - Lào tiếp tục được củng cố và tăng cường,
đạt được những thành tựu lớn.
Hai nước vẫn giữ được định hướng chính trị theo con đường xã hội chủ
nghĩa. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc, Việt Nam và Lào đều mất đi một

2
0
chỗ dựa về vật chất và tinh thần to lớn từ hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên,
cặ Việt Nam và Lào vẫn kiên định con đường đổi mới, giữ vững định hướng
chính trị, ổn định an ninh quốc gia, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa
dạng hóa, đa phương hóa.
Đẻ tạo lập môi trường thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đường lối đối ngoại của cả Việt Nam và
Lào đều xác định rõ chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Từ
định hướng trên, bên cạnh việc đẩy mạnh mở rộng quan hệ với các nước trong
khu vực và trên thế giới, quan hệ hợp tác Việt - Lào trên lĩnh vực ngoại giao cũng
được đẩy mạnh trên ba phương diện: đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối
ngoại nhân dân theo phương châm “Quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc
biệt, hợp tác toàn diện”. Thông qua các cuộc gặp cấp cao, hai bên đã trao đổi
những kinh nghiệm quý báu của mình trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất
nước.
Chuyển sang thời kỳ đổi mới, cả Việt Nam và Lào vẫn luôn bị các thế lực
thù địch tìm mọi cách chống phá. Ở Việt Nam, các thế lực thù địch, đặc biệt là
lực lượng phản động trong số Việt kiều lưu vong luôn tìm mọi cách “chuyển lửa
về quê hương”, hoạt động mạnh nhất là tổ chức các nhóm vũ trang về nước, trong
đó có con đường qua biên giới Việt - Lào. Tại Lào, các lực lượng thù địch tiếp tục
hoạt động “diễn biến hòa bình” chống phá Lào, đẩy mạnh việc lôi kéo, chuyển
hóa, kích động một số phần tử tiêu cực trong học sinh, sinh viên, trí thức và cán
bộ Lào; tổ chức tuyên truyền, kích động chia rẽ nhân dân các bộ tộc Lào, kêu gọi
sự giúp đỡ của các tổ chức tôn giáo quốc tế và tìm kiếm sự can thiệp quốc tế ....
Trước tình hình đó, hợp tác về an ninh giữa Việt Nam và Lào là rất quan
trọng và cấp bách. Ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, hai
Chính phủ, hai bộ chức năng (Bộ An ninh của Lào và Bộ Công an của Việt Nam)
của hai nước đã ký kết những hiệp định, nghị định về hợp tác, hỗ ừợ nhau trong
công tác bảo vệ an ninh. Hai bên rất coi trọng việc trao đổi thông tin và kinh
nghiệm xây dựng lực lượng, chống xâm nhập, chống bạo loạn và vô hiệu hóa các
hoạt động “diễn biến hòa bình” của kẻ địch. Trong mối quan hệ này, phía Việt
Nam luôn chủ động và đảm nhiệm gánh vác các công việc khó khăn nhất với
phương châm “giúp bạn là tự giúp mình”, “an ninh của bạn cũng chính là an ninh
của mình”. Việt Nam đã giúp Lào củng cố và xây dựng được một lực lượng an

21
0
ninh có chất lượng cao và đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của tình
hình mới.
Hợp tác về quốc phòng giữa hai nước cũng được đặc biệt quan tâm. Bộ
Quốc phòng Việt Nam chú trọng giúp Lào xây dựng một chiến lược quốc phòng
dài hạn, một đường lối quốc phòng toàn dân, toàn diện. Thông qua đội ngũ
chuyên gia, Việt Nam đã giúp Lào xây dựng quân đội của mình trở thành một đội
quân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và chuyên môn. Quân đội Lào
được xây dựng theo hướng chính quy và hiện đại, có sức chiến đấu cao, đủ khả
năng làm chỗ dựa cho thế trận chiến tranh nhân dân. Các lực lượng bộ đội địa
phương, dân quân ở cấp bản, lực lượng dự bị động viên... đều được chú ý xây
dựng, củng cố và luyện tập thường xuyên để khi cần có thể huy động được kịp
thời. Việt Nam còn giúp Lào xây dựng chiến lược phòng thủ đất nước trong tùng
thời kỳ và ở từng vùng sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Hợp tác an ninh,
quốc phòng giữa hai nước không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đặc
biệt về huấn luyện, đào tạo. Hai bên tiếp tục phối hợp triển khai tốt các thỏa thuận
hợp tác an ninh, quốc phòng.
Việt Nam và Lào luôn hợp tác bảo vệ an ninh biên giới. Hai bên đã hoàn
thành dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào; ký Nghị
định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào, Hiệp định về Quy
chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào; tiếp tục đẩy mạnh
triển khai Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về giải quyết vấn đề người di cư tự do
và kết hôn không giá thú ở vùng biên giới Việt Nam - Lào.
Tuy nhiên quan hệ Việt Nam - Lào hiện nay còn hạn chế là do: (1) bối cảnh
quốc tế, khu vực luôn biến động và đầy phức tạp sẽ chi phối và làm ảnh hưởng tới
mối quan hệ hợp tác hai nước; (2) Việt Nam và Lào đều từ cơ chế quản lý tập
trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường với điểm xuất phát
thấp, nền tài chính quốc gia còn yếu, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thủ tục
phiền hà, sơ hở, nhiều tệ nạn xã hội (quan liêu, tham nhũng, buôn lậu) vẫn là
nguy cơ. yếu tố này sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng không những
cản trở sự phát triển kinh tế mỗi nước mà còn cản trở tiến trình triển khai hợp tác
giữa hai nước; (3) Việt Nam và Lào đều là những nước đang phát triển, thực lực
khoa học - kỹ thuật và công nghệ vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, do hai nước mới
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, bước đầu hội nhập kinh tế thế giới và khu

2
1
vực nên vẫn thiếu kinh nghiệm và khó khăn trong việc tìm lợi thế so sánh trong
một thế giới cạnh tranh gay gắt; (4) cơ sở hạ tầng còn yếu kém là đặc trưng cho
cả Việt Nam và Lào, điều đó gây không ít khó khăn cho việc triển khai hợp tác
giữa hai nước; (5) tài nguyên ở hai nước đang bị cạn kiệt dần, môi trường sinh
thái đang ở ngưỡng suy thoái, thiên tai xảy ra liên tiếp. Tình trạng buôn bán ma
tủy, tệ nạn xã hội và buôn lậu qua biên giới gia tăng trong những năm gần đây.
Thứ hai, quan hệ Việt Nam - Campuchia vẫn đang không ngừng phát triển
và thu được nhiều thành tựu.
Việt Nam và Campuchia trong những năm qua đã duy trì thường xuyên các
chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao. Qua các chuyến thăm, lãnh đạo hai
nước đều khẳng định quyết tâm cùng nhau vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết,
hữu nghị truyền thống, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.
Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác an ninh - quốc phòng nhằm đáp
ứng yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước của mỗi nước. Quân đội
Việt Nam và Campuchia thường xuyên trao đổi đoàn quân sự cấp cao, ký kết
nhiều văn bản hợp tác.

về công tác phân giới, cắm mốc đường biên giới giữa Việt Nam -
Campuchia, đến nay, hai nước đã hoàn thành hơn 84% khối lượng công việc và
quyêt tâm sớm hoàn thành nhăm xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển bền vững vì lợi ích chung của nhân dân hai nước. Việc giải
quyết biên giới ' đất liền Việt Nam - Campuchia góp phần củng cố và nâng quan
hệ Việt Nam - Campuchia lên tầm cao mới, thể hiện phương châm “láng giềng tốt
đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” mà lãnh đạo cấp
cao hai nước đã thỏa thuận83. !
Tuy nhiên quan hệ Việt Nam - Campuchia hiện nay còn hạn chế là do: (1)
âm mưu chống phá của các thế lực thù địch nhằm “bôi nhọ” và “vu khống”, tìm
cách xuyên tạc lịch sử của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai
83 Xem Hải Minh: Hai văn kiện pháp ỉý về cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia
chinh thức có hiệu lực, http://baochinhphu.vnZHoat-dong-cua-laiih-dao- Dang-Nha-nuoc/Hai-van-
kien-phap-ly-ve-cam-moc-bien-gioi-dat-lien-Viet-Nam-Cam puchia-chinh-thuc-co-hieu-luc/417693.
vgp

21
2
nước, vẫn tồn tại tư tường bài trừ người Việt ở Campuchia vì động cơ chính trị
của một so thế lực phản động; (2) vấn nạn buôn lậu qua biên giới đã và đang tồn
tại, gây nên nhiều tổn thất cho hai nước; (3) hệ thống pháp luật kinh tế
Campuchia đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không
thống nhất, chưa thật sự minh bạch và khó tiếp cận, đặc biệt là các quy định cục
bộ của địa phương; (4) sự cạnh tranh từ các nền kinh tế khác chủ yếu diễn ra ở
Campuchia như Trung Quốc, Thái Lan, các nước ASEAN...; (5) tình bình chính
trị tại Campuchia trong thời gian gần đây có nhiều diễn biến phức tạp, đã tác
động đến hoạt động đầu tư tại Campuchia; (6) khó khăn chủ yếu hiện nay là tình
hình chính trị nội bộ của Campuchia vẫn tiếp tục là thách thức cho vấn đề hoạch
định và phân định đường biên giới trên đất liền và trên biển giữa hai nước.
Thứ ba, quan hệ Campuchia - Lào được điều chỉnh theo hướng mở rộng,
nâng cao hiệu quả hợp tác.
Trong những năm qua, Campuchia và Lào duy trì các cuộc gặp hàng năm
giữa các lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ban ngành và các đoàn thể
nhân dân. Quan hệ và hợp tác hai nước đã được tăng cường và liên tục mở rộng.
Qua các chuyến thăm, lãnh đạo hai nước đánh giá cao những thành tựu hợp tác
trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao đã đạt được, trong đó có việc kết nối giữa khu
vực phía Nam của Lào và Đông Bắc của Campuchia, đồng thời cam kết tăng
cường hợp tác trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai nước. Lãnh đạo hai
nước cũng cho rằng tiến hành các chuyến thăm cấp cao của hai bên sẽ tạo được
sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau, tăng cường hiệu quả hợp tác song phương, đa
phương trên các lĩnh vực... Ngày 12-9-2019, tại Thủ đô Phnom Penh, sau cuộc
hội đàm giữa Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Campuchia
Samdech Hun Sen nhân chuyến thăm chính thức Campuchia của Thủ tướng Lào,
hai bên đã ra tuyên bố chung, đồng ý nâng cấp quan hệ lên cấp đối tác chiến lược
toàn diện, lâu dài. về vấn đề biên giới, năm 2019, hai nước đã hoàn thành việc
phân giới cắm mốc 86% giữa hai nước. Hiện nay, hai nước đang đẩy mạnh công
tác phân giới, cắm mốc và quyết tâm sớm hoàn thành công tác này nhằm đưa biên
giới hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền
vững.
2.1.2. Trong khuôn khổ hợp tác9 liên kết khu vực và quốc tế
Sau Chiến tranh lạnh, hợp tác, liên kết đa phương trên lĩnh vực chính trị, an

2
1
ninh của Việt Nam - Lào - Campuchia đã được tiến hành, trong đó có việc cải
thiện quan hệ với các nước ASEAN khi ba nước đều gia nhập ASEAN.
Việt Nam - Lào - Campuchia không chỉ dừng lại ở cấp độ quan hệ song
phương, mà còn hợp tác ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn
quốc tế và khu vực. Ba nước đã tham gia những cơ chế, giải pháp khá hữu hiệu,
có khả năng ngăn ngừa xung đột, tạo môi trường khu vực hòa bình, hữu nghị và
hợp tác để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế trong nước, củng cố độc lập
chủ quyền quốc gia và thúc đẩy liên kết khu vực trên các lĩnh vực. Cho đến nay,
ba nước cùng các nước ASEAN đã và đang thực hiện tương đối có hiệu quả hàng
loạt thỏa thuận liên quan đến chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng. Ba
nước đã tham gia ký các văn kiện quan trọng của Hiệp hội, tạo khung pháp lý và
thể chế hỗ trợ ASEAN gia tăng liên kết khu vực và xây dựng Cộng đồng
ASEAN. Tháng 8-2017, Việt Nam - Lào - Campuchia cùng với các nước khác
trong ASEAN và Trung Quốc đã thông qua dự thảo khung coc. Sự kiện này là
bước khởi đầu cho tiến trinh đàm phán thực chất để coc có hiệu lực và ràng buộc
về pháp lý, góp phần duy trì hòa binh và ổn định ở khu vực.
Những nỗ lực hợp tác chính trị-an ninh của ba nước cùng Cộng đồng
ASEAN trong giai đoạn hiện nay được thể hiện qua các mặt chủ yếu sau: (1) củng
cố ARF thành công cụ hiệu quả đảm bảo an ninh khu vực; (2) hoàn thiện cơ chế
giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên; (3) ASEAN tiến hành sửa đổi
TAC, cố gắng đưa các nước lớn vào khuôn khổ khu vực; (4) hợp tác phòng chống
buôn bán ma túy xuyên biên giới ba nước, thực hiện mục tiêu một ASEAN không
ma túy, kiên định lộ trình hướng tới tầm nhìn xây dựng Cộng đồng ASEAN
không ma tủy sau năm 2020 và coi đây là mục tiêu ưu tiên cao của ba nước.
Ngoài ra, ba nước còn tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên hợp tác của ASEAN về
thực thi pháp luật, hợp tác tư pháp, giảm lây nhiễm HIV/AIDS, ngăn chặn buôn
bán ma túy; củng cố, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của các vãn
phòng liên lạc qua biên giới và hỗ trợ nâng cao năng lực cho các CƠ quan chuyên
trách, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng của các bên trong việc đi
lại qua biên giới; (5) Việt Nam - Lào - Campuchia cùng với các nước ASEAN
xây dựng ASC, với mục tiêu
chính là nâng hợp tác an ninh và chính trị ASEAN lên tầm cao mới, đảm bảo
các nước ASEAN chung sống hòa bình và với toàn thế giới trong môi trường
công bằng, dân chủ và hài hòa, góp phần đưa ASEAN hướng tới mục tiêu “một

21
4
tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng đùm bọc và sẻ chia”. Hiến chương
ASEAN ra đời đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc về chất, đưa ASEAN từ một tổ
chức hợp tác khu vực đơn thuần dựa trên các văn kiện chính tri trở thành một
thực thể pháp lý. Tháng 12-2020, Hội nghị cấp cao lần thứ 37 tại Việt Nam đã
thông qua Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đòng ASEAN sau năm 2025
hướng tới một Cộng đồng ASEAN giàu bản sắc.

2.2. Trên lĩnh vực kinh tế


2.2. L Trong khuôn khổ hợp tác, liên kết song phương và ba bên
* Quan hệ Việt Nam - Lào
về thương mại: Cho đến nay, các hiệp định thương mại được ký kết đều
nhằm vào mục đích mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước trên
cơ sở bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng truyền thống hợp tác và tập quán thương
mại quốc tế. Để thúc đẩy trao đổi thương mại, hai nước đã tiến hành các hoạt
động như: ký Hiệp định quá cảnh hàng hóa, ban hành quy chế về hàng hóa của
Lào quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; xây dựng nhiều siêu thị và trung tâm giới
thiệu hàng hóa của Việt Nam tại các địa phương của Lào; xây dựng một số khu
thương mại tự do ở các cửa khẩu biên giới... Bằng các nỗ lực nêu trên, trao đổi
thương mại Việt Nam - Lào không ngừng tăng lên, nếu như năm 2005 mới chỉ
đạt 165 triệu USD84 thì đến hết tháng 9-2020, kim ngạch thương mại hai chiều
giữa Việt Nam và Lào đạt gần 740 triệu USD (trong đó, kim ngạch

84 Xem Phạm Kiên (TTXVN/Vietnam+): Trao đổi thương mại Lào - Vỉệt khó đạt mục tiêu đề ra
do dịch Covid-19, https://www.vietnamplus.vn/trao-doi-thuong-mai- lao viet-kho-dat-muc-tieu-
de-ra-do-dich-covid19/661201. vnp

2
1

i

xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào gần 423 triệu USD, nhập khẩu từ
Lào hơn 316 triệu USD)85. ;
về đầu tư: Đây là lĩnh vực được hai nước coi trọng. Thông qua các hoạt
động như giao lưu, trao đổi, xúc tiến đầu tư - thương mại, ị Việt Nam tiếp tục là
một trong ba nhà đầu tư lớn nhất tại Lào (cùng ĩ Trung Quốc và Thái Lan), với
413 dự án và tổng vốn đăng ký là 4,22 tỷ USD 86, tăng 35% so với năm 2010. Đặc
biệt, năm 2020 có bước đột phá với 9 dự án được cấp mới và điều chỉnh, vốn lũy
kế hơn 143 triệu USD, tăng 130% so với cùng kỳ năm 2019 87. Nhiều dự án đầu tư
phát huy hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp tích cực vào công cuộc
phát triển của hai nước, tạo công ăn việc làm, phúc lợi xã hội, giúp Lào thực hiện
tốt chính sách xóa nghèo.
về viện trợ không hoàn lại', Tuy vẫn còn khó khăn về vốn nhưng Việt Nam
luôn dành nguồn viện trợ phát triển nhất định cho Lào. Giai đoạn 1996-2000, Việt
Nam đã viện trợ không hoàn lại cho Lào gần 26,6 triệu USD; giai đoạn 2001-
2005 là 37 triệu USD; năm 2013-2014 là 28,2 triệu USD; giai đoạn 2016-2020 là
3.250 tỷ đồng88. Viện trợ của Việt Nam đã được tài trợ cho các hoạt động trong
nhiều lĩnh vực khác nhau, quan trọng nhất là phát triển nguồn nhân lực.
* Quan hệ Việt Nam - Campuchia
về thương mại: Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Campuchia không
ngừng phát triển. Nếu như năm 1997, kim ngạch thương mại hai chiều mới chỉ
đạt khoảng 130 triệu USD thì đến năm 2019, kim ngạch thương mại giữa hai
nước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 10,56% so với năm 2018, đạt trước thời hạn và vượt
mục tiêu kim ngạch thương mại 5 tỷ USD vào năm 2020 mà lãnh đạo cấp cao
85 Xem Vân Thiêng, Đặng Thùy/VOV- Vientiane: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào
đã tầng trờ lại, https://vov.vn/kinh-te/kim-ngach-xuat-nhap-khau-viet- nam-lao-da-tang-tro-lai-
815981 .vov
86 Xem Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Dân chủ nhân Lào: Tài
liệu cơ bản quan hệ Việt Nam - Làơ, https://vnembassy-vientiane.mofa.gov.
vn/vi-vn/bilateralrelationship/Th%C3%B4ng%20tin%20c%C6%Alo/o20b%El%BA% A3n%20quan
%20h%El%BB%87o/o20Vi0/oEl%BB%87t%20-%20L%C3%A0o/Trang/ defauitaspx
87 Xem Hợp tác Việt - Lào: Vượt mục tiêu trong nhiều lĩnh vực, http://baochinhphu.vn/ Tin-noi-
bat/Hop-tac-Viet-Lao-Vuot-muc-tieu-trong-nhieu-linh-vuc/416215. vgp
88 Xem Đức Tuân: Thường trực Chỉnh phủ họp về thức đẩy hợp tác với Lào, http://bao
chinhphu. vn/Thoi-su/Thuong-truc-Chinh-phu-hop-ve-thuc-day-hop-tac-voi-Lao/3 8199 9.vgp

216
hai nước đã đề ra89. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thương mại hai chiều
Việt Nam - Campuchia 10 tháng đầu năm 2020 vẫn đạt 4,22 tỷ USD và nhiều
khả năng đạt 5 tỷ USD trong năm 202090.
về đầu tư: Năm 2020 có thêm 9 dự án đầu tư mới của Việt Nam sang
Campuchia, đưa tổng số dự án đầu tư của Việt Nam còn hiệu lực tại Campuchia
lên 186 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 2,76 tỷ USD và Campuchia đứng vị trí
thứ ba trong số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có đầu tư ra nước
ngoài91.
* Quan hệ Lào - Campuchia
Lào và Campuchia đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác song phương trên
nhiều lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, quan hệ thương mại hai chiều vẫn còn rất
khiêm tốn, năm 2019 chỉ đạt hơn 4 triệu USD (buôn bán hai nước vẫn phổ biến
là mậu dịch biên giới do nhân dân vùng giáp biên thực hiện).
* Tam giác phát triển Campuchỉa - Lào - Việt Nam (CLV)
Hợp tác trong khuôn khổ CLV được khởi xướng từ năm 1999 với sự tham
gia của 13 tỉnh thuộc ba nước, có diện tích khoảng 144.200 km 92 với dân số trên
7 triệu người93, thực hiện chính sách đường biên giới mở kết nối ba nước. Cho
đến nay, phân định biên giới Việt Nam và Lào đã hoàn tất, vởi 8 cửa khẩu quốc
tế và 17 cửa khẩu quốc gia. Biên giới Việt Nam và Campuchia còn trong quá

89 Xem Hạ An: Thương mại biên giới Việt Nam - Campuchỉa sẽ khởi sắc trong giai đoạn mởỉ,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuong-mai-bien-gioi-viet-nam-campu chia-se-khoi-sac-trong-
giai-doan-moi-71909.htm
90 Xem Quang Thanh: Thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia cỏ thể đạt 5 tỷ USD trong
năm 2020, https://vneconomy.vn/thuong-mai-hai-chieu-viet-nam-campu chia-co-the-dat-5-ty-usd-
trong-nam-2020-20201222210226147.htm
91 Xem Song Minh: Campuchỉa xếp thứ ba trong các nước mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài)
https ://laodong.vn/the-gioi/campuchia-xep-thu-3-trong-cac-nuoc-ma-viet- nam-dau-tu-ra-nuoc-
ngoai-864457.1do
92Phước) với 4 tỉnh Nam Lào (Attapu, Salavan, Sekong và Champasak) và 4 tỉnh Đông Bắc
Campuchia (Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri, Kratié). Xem Thanh Xuân: Tam giác phát triển
Campuchia ~ Lào - Việt Nam: Cơ chế hợp tác gắn kết, hiệu quả,
http.7/baochinhphu.vn/Hoi-nhap/Tam-giac-phat-trien-CampuchiaLaoViet“ Nam-Co-che-hop-tac-
gan-ket-hieu-qua/331619.vgp
93 Đó là 5 tỉnh Tây Nguyên Việt Nam (Kon Turn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình

2
1
trình phân định, tuy nhiên tất cả 10 cửa khẩu quốc tế và 65 cửa khẩu quốc gia,
cửa khẩu phụ đã được mở cửa hoàn toàn cho giao thương, giao lưu nhân dân...
Hệ thống giao thông của ba nước đã kết nối các cửa khẩu với các trung tâm kinh
tế, các thành phổ lớn của Việt Nam, Lào và Campuchia. Chính sách thông
thoáng, đồng nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại và đầu tư
giữa các nước trong khu vực CLV. Hợp tác CLV trong các lĩnh vực khác như
ngân hàng, giáo dục, y tế... đã được chia sẻ giữa các huyện, xã dọc biên giới của
ba nước.
Những thành tựu to lớn mả cơ chế hợp tác CLV đem lại đã khẳng định vai
trò không thể thiếu không chỉ đối với khu vực tam giác phát triển, mà còn được
mở rộng cho toàn bộ lãnh thổ của ba nước. Ngày 9-12-2020, Hội nghị cấp cao
khu vực tam giác phát triển CLV lần thứ 11 đã được theo hình thức trực tuyển.
Ba Thủ tướng đã thông qua Tuyên bố chung về hợp tác khu vực tam giác phát
triển CLV và thống nhất tổ chức Hội nghị cấp cao khu vực tam giác phát triển
CLV lần thứ 12 tại Vương quốc Campuchia.
2.2.2. Trong khuôn khổ hợp tác, liên kết khu vực và quốc tế
* Hợp tác trong ASEAN.
Việt Nam, Lào và Campuchia đã đề ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy
hơn nữa các chương trình liên kết kinh tế hiện có của ASEAN như: Khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN
(AICO), Hiệp định đầu tư ASEAN (ACIA), Hiệp định thương mại và hàng hóa
ASEAN (ATIGA), Hiệp định thương mại và dịch vụ ASEAN (AFAS), Hiệp
định khung về điện tử ASEAN (e-ASEAN)..., đẩy mạnh hoàn thiện các khung
chính sách nhằm đưa ASEAN trở thành khu vực kinh tế có sức cạnh tranh, thúc
đẩy phát triển cân bằng bền vững và thu hẹp khoảng cách phát triển...
Việt Nam, Lào, Campuchia đã tích cực cùng các nước thành viên ASEAN
xây dựng AEC năm 2015, đưa ASEAN trở thành một thị trường có cơ sở sản
xuất thống nhất, tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và nhân công có tay
nghề. Chính phủ ba nước cùng các nước thành viên ASEAN khác đang tiếp tục
tiến hành các biện pháp, chính sách cần thiết để các doanh nghiệp và người dân

21
8
có thể tận dụng tối đa các cơ hội và tiềm năng do AEC và các khuôn khổ liên
kết kinh tế khu vực đem lại.
* Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS)
GMS được khởi động từ năm 1992 giữa 6 nước có chung sông Mêkông là
Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam với sự tham gia
của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) trong tư cách là đối tác thúc đẩy, cố
vấn và tài trợ. Trong quá trình triển khai, GMS ngày càng chứng tỏ là một mô
hình hợp tác hiệu quả giữa các nước ASEAN với các đối tác bên ngoài, đưa tiểu
vùng Mekong trở thành chiếc cầu nối với hai nền kinh tế đang nổi lên ở châu Á
là Trung Quốc và Ấn Độ. GMS thực sự là diễn đàn của tình hữu nghị, sự hợp
tác mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Do đó, mô hình hợp tác này
không chỉ được các nước trong ASEAN, mà cả các nước ngoài khu vực, nhất là
Nhật Bản, Ắn Độ,
Mỹ và Hàn Quốc hết sức quan tâm.
Tiến trình GMS góp phần thúc đẩy sự phát triển liên kết hội nhập của
ASEAN, nhất là giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ có biên giới liền kề, thu hút
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng
góp trực tiếp đối với việc xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển
giữa các thành viên mới và các thành viên cũ (ASEAN-6), bảo vệ môi trường và
phối hợp đối phó với các thách thức an ninh xuyên biên giới, phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông liên kết vùng lãnh thổ và quốc gia. Hiện nay, hợp tác của Việt
Nam, Lào và Campuchia trong GMS tập trung vào một số hướng ưu tiên như:
Chiến lược GMS về cơ bản dựa trên 3 trụ cột: kết nối hạ tầng (connectivity), tăng
cường khả năng cạnh tranh (competitiveness), kết nối cộng đồng (community)
trên các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục, mở rộng đẩy mạnh hợp tác phòng
chống ma túy tại khu vực Đông Nam Á, cùng đối phó với các thách thức và sử
dụng bền vững nguồn nước sông Mêkông, hợp tác phát triển du lịch.
* Hợp tác trong ủy hội sông Mekong (MRC)
MRC đã có lịch sử hợp tác từ năm 1957 khi Liên hợp quốc thành lập ủy
ban điều phối hạ lưu vực sông Mekong (gọi tắt là ủy ban Mekong) gồm 4 quốc

2
1
gia là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam Cộng hòa để cùng khai thác sông
Mêkông. Tuy nhiên, vì chiến tranh, kế hoạch khai thác bị ngừng trệ. Ngày 5-4-
1995, MRC được thành lập với 4 thành viên là Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt
Nam và thống nhất ký kết Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững sông Mekong.
Các nước thành viên MRC thống nhất hợp tác trong tất cả các lĩnh vực phát triển
bền vững, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan
của lưu vực sông Mekong, bao gồm tưới tiêu, thủy điện, giao thông thủy, phòng
lũ, thủy sản, thả bè, giải trí và du lịch.
* Hợp tác kỉnh tể ba dòng sông Ayeyawad - Chao Praya - Mekong
(ACMECS)
Tổ chức ACMECS được thành lập vào tháng 11-2003. Đây là khuôn khồ
hợp tác kinh tế giữa 5 quốc gia là Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái
Lan, nhằm tăng cường hợp tác kinh tế chung và song phương để khai thác cũng
như phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng, các nước thành viên, nâng cao sức
cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển. Hội nghị cấp cao ACMECS được tổ
chức 2 năm một lần theo luân phiên chữ cái tên các nước, được coi là hội nghị
quan trọng nhất của ACMECS. Đen nay ACMECS có 7 lĩnh vực hợp tác, gồm:
thương mại - đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp - năng lượng, giao thông, du
lịch, phát triển nguồn nhân lực, y tế. Theo đó, ACMECS gắn kết hơn nữa với
quá trình xây dựng AEC-2015 và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối
ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS
trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đặc biệt trong kết nối giao thông,
tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa 5 nước, phát triển các hành lang
kinh tế liên quốc gia như hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang kinh tế phía
Nam, phát triển du lịch xanh và hợp tác nông nghiệp.
* Hợp tác và hộỉ nhập kinh tế giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar,
Việt Nam (CLMV).
Hội nghị cấp cao hợp tác và hội nhập kinh tế giữa các nước CLMV lần thứ
nhất đã diễn ra vào tháng 11-2004 tại Viêng Chăn (Lào). Tại Hội nghị, các nhà
lãnh đạo 4 nước đã thông qua Tuyên bố Viêng Chăn về hợp tác và hội nhập kinh

22
0
tế giữa các nước CLMV. Tuyên bố đã nêu ra các lĩnh vực hợp tác: thương mại -
đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp - năng lượng, giao thông, công nghệ thông tin,
du lịch, phát triển nguồn nhân lực và y tế. Kết thúc Hội nghị, lãnh đạo cấp cao 4
nước đã thông qua 3 văn kiện gồm: Tuyên bố chung của Hội nghị, tài liệu
“Khung khổ phát triển CLMV” và danh sách 16 dự án ưu tiên hợp tác.
Đen năm 2020 đã diễn ra 10 lần Hội nghị cấp cao hợp tác và hội nhập
kinh tế giữa các nước CLMV. Có thể thấy, từ khi hình thành, cơ chế hợp tác tứ
giác phát triển CLMV đã hoạt động rất tích cực và đạt được nhiều thành tựu, đặc
biệt là mục tiêu xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các
nước CLMV. Hợp tác giữa 4 nước là điều kiện cần và là nhân tố quan trọng cho
tiến trình hội nhập chung của ASEAN và cùng với quan hệ hợp tác trong
ASEAN, CLMV sẽ giúp duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trong
khu vực.
* Việt Nam, Lào, Campuchỉa còn tích cực tham gia những sáng kiến hợp
tác với nhiều cơ chế hợp tác đa phương theo nhóm nước như: Diễn đàn phát
triển toàn diện Đông Dương (1993); sự phối hợp giữa ASEAN và Nhật Bản
thành lập Nhóm công tác về hợp tác kinh tế giữa CLMV (1994); hợp tác
ASEAN phát triển lưu vực sông Mekong (1995); hợp tác sông Mekong - sông
Hằng, gồm 6 nước Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Ân Độ
(2000)...
* Việt Nam, Lào, Campuchỉa chú trọng phát triển hợp tác, liên kết trong
khuôn khổ các cơ chế đa phương như: ASEM (1996), APEC (1989), Hội nghị
kinh tế Thái Bình Dương (PECC), hợp tác tiểu vùng ASEAN + 1 (hình thành
trong những năm 70-80 của thế kỷ XX), ASEAN + 3 (1997), ACD (2002), EAS
(2005)... là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác và liên kết khu vực ở Đông Á.
Việt Nam, Lào và Campuchia cùng các bên đối thoại của ASEAN đã tích cực
tham gia nhiều cơ chế hợp tác của ASEAN trên các lĩnh vực khác nhau. Ba nước
cùng với các nước thành viên khác góp phần nâng cao vai trò trung tâm của
ASEAN, nhờ biết chủ động điều hòa gắn kết và cân bằng các mối quan tâm và
lợi ích để cùng

2
2
nhau xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực, hỗ trợ các nỗ
lực liên kết và phát triển. Đây là nhân tố quan trọng giúp một tổ chức có quy mô
khiêm tốn, gồm các quốc gia vừa và nhỏ như ASEAN trở thành hạt nhân thu hút
các đối tác lớn và nhỏ cả trong và ngoài khu vực cùng tích cực tham gia các tiến
trình đối thoại và hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương.

2.3. Trên một số lĩnh vực khác


2.3.1. Trong khuôn khổ hợp tác song phương
* Quan hệ Việt Nam - Lào
về giáo dục: Việt Nam tiếp tục dành cho Lào nhiều suất học bổng hàng
năm ở tất cả các cấp như cao đẳng, đại học, trên đại học. Công tác đào tạo đội ngũ
cán bộ và nguồn nhân lực cho Lào ngày càng được tăng cường về cả số lượng và
chất lượng. Việt Nam - Lào có quan hệ hợp tác rất khăng khít và hiệu quả trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong giai đoạn 2011-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã phối hợp thực hiện tốt các nội dung
của Đe án nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo
dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020. Việt Nam đã đào tạo cho
Lào gần 30.000 người với cơ cấu ngành nghề và cấp bậc đào tạo khác nhau (cao
đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ), trong đó diện Hiệp định gần 5.000 người. Năm học
2019-2020, tổng số lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam là 16.644. Việt Nam
cũng đã cử 156 giáo viên sang giảng dạy tiếng Việt tại các trường phổ thông,
trường đại học và bồi dưỡng tiếng Việt cho cán bộ các bộ, ngành của Lào. Hiện
nay tiếng Việt đang được dạy cho 21 trường phổ thông tại 11 tỉnh của Lào
(khoảng 17.000 học sinh). Trong giai đoạn 2011-2019, phía Lào cũng đã tiếp
nhận 395 sinh viên Việt Nam sang học tập, trong đó có 44 người học thạc sĩ, 289
người học đại học và 62 người thực

22
2
tập tiếng Lào1.
Ngày 6-12-2020, Bộ Giáo dục - Đào tạo Việt Nam vả Bộ Giáo dục - Thể
thao Lào đã ký kết 3 văn bản hợp tác về giáo dục và đào tạo gồm: Thỏa thuận
giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về Đề án “Nâng cao chất lượng và
hiệu quả hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn
nhân lực giai đoạn 2021-2030”; Thỏa thuận Kế hoạch triển khai Đề án “Đưa nội
dung các sản phẩm công trình lịch sử quan hệ đặc biệt hai nước Việt Nam - Lào
và Lào - Việt Nam vào giảng dạy tại các trường học hai nước Việt Nam - Lào,
Lào “ Việt Nam” và Ke hoạch hợp tác năm 2021 giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo
Việt Nam với Bộ Giáo dục - Thể thao Lào. Trong đó, Đề án hợp tác giáo dục
Việt - Lào giai đoạn 2021-2030, bên cạnh việc kế thừa những hoạt động vẫn
đang phát huy hiệu quả của giai đoạn trước, đã đề xuất những giải pháp chiến
lược, các nhiệm vụ cụ thể để tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu
quả đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ
giữa hai nước2.
về văn hóa: Quan hệ Việt - Lào trên lĩnh vực văn hóa ngày càng được
củng cố, mở rộng và phát triển. Sự hợp tác này được thể hiện qua những văn bản
thỏa thuận chién lược, hiệp định hợp tác đã được hai bên ký kết qua các năm và
quá trình thực hiện, kết quả đã đạt được trong việc thực hiện các thỏa thuận, hiệp
định hợp tác ấy, như bảo tồn, bảo tàng, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, xuất bản
báo chí thông tin, hợp tác quốc tế, đào tạo cán bộ... Đặc biệt trong lĩnh vực di
sản văn hóa, hai nước dã phối hợp trưng bày các chủ đễ triển lãm giới thiệu về
lịch sử văn hỗa đất nước, con người; về mối quan hệ đặc biệt giữa Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Hoàng thân Souphanouvong; nhiều
tư liệu quý đã

112
Xem Trung tâm Truyền thông giáo dục: Việt Nam - Lào kỷ kết 3 văn bản hợp tác về giáo dục và
đào tạo, https://moet.gov. vn/tintuc/Pages/tm-tong-hop.aspx?ItemID“7116

22
Ó
được hai bên hợp tác tìm kiếm, nghiên cứu cấn thận, khoa học... Ngày 1-12-
2020, nhân Kỷ niệm 45 năm Quốc ỉdiánh nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào và 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Lào tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh với
chủ đề “Quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào” nhằm giới thiệu đến công
chúng mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc trong suốt chặng đường đấu tranh
giải phóng trước đây cũng như công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước ngày
nay, đồng thời khẳng định quyết tâm của hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân
hai nước không ngừng vun đắp mối quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi,
đời đời bền vững94.
về du lịch: Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn để giúp nhau thông tin
và kinh nghiệm, cũng như giúp đào tạo cán bộ và khảo sát các tuyến du lịch, số
lượng khách du lịch qua lại giữa Việt Nam và Lào ngày một tăng. Ngoài ra, hai
nước còn phối hợp với Thái Lan xây dựng một tour du lịch đường bộ liên hoàn
giữa ba nước. Việt Nam luôn là thị trường lớn thứ hai đưa khách du lịch đến
Lào với số khách năm 2018 đạt 867.585; số khách Lào đến Việt Nam năm 2018
đạt 120.009 lượt95. Năm 2020, do tình hình dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức
tạp, lượng du khách quốc tế sụt giảm nghiêm trọng, ngành du lịch cả hai nước
đều gặp nhiều khó khăn.
về y tế: Hai nước Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác trên lĩnh vực y tể,
góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội của mỗi nước. Việt Nam giúp đỡ về

94 Xem Thiện Tâm: Triển lãm ảnh “Quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào ”, http://
baochinhphu. vn/Van-hoa/Trien-lam-anh-Quan-he-huu-nghi-dac-biet“Viet-Nam-Lao/41 5730.vgp
95 Xem KT: Tăng cường hợp tảc văn hóa Việt Nam - Lào, https://dangcongsan.vn/tu- tuong-van-
hoa/tang-cuong-hop-tac-van-hoa-viet-nam—lao-534170.html

2
2
/\

kinh nghiệm và cử chuyên gia kỹ thuật y tế sang giủp Lào xây dựng mạng lưới
phòng, chong và chữa bệnh ở nhiều địa phương, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu
vùng xa, cũng như tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, khai thác, sử
dụng thuốc dân tộc. Việt Nam cam kết tăng cường họp tác, giúp Lào xây dựng
và phát triển mạng lưới y tế từ trung ương đến cơ sở. Ngoài ra, Việt Nam còn
giúp Lào trong việc đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ y tế của Lào theo
chương trình chung. Việt Nam đang giúp Lào xây dựng 2 bệnh viện hữu nghị
mới tại tỉnh Huaphan, trị giá khoảng 20 triệu USD và tại tỉnh Xiengkhuang, trị
giá 17,6 triệu USD. Trong phòng chống đại dịch Covid-19, Việt Nam đã hỗ trợ
cho Lào nhiều trang thiết bị y tế bao gồm quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu
trang kháng khuẩn, hệ thống xét nghiệm cùng bộ xét nghiệm dịch Covid-19.
* Quan hệ Việt Nam - Campuchỉa
về giáo dục: Hàng năm, Việt Nam cấp hàng trăm suất học bổng đào tạo
ngắn hạn và dài hạn trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật cho sinh
viên Campuchia sang học tại Việt Nam. Số lưu học sinh Campuchia đang học
hiện nay khoảng 4.000, trong đó số có học bổng là 800 96, các chuyên ngành thu
hút sinh viên Campuchia là y, dược, nông nghiệp, kinh tế, kiến trúc.
về văn hóa, du lịch và y tế: Việt Nam và Campuchia thường xuyên tổ chức
các hoạt động giao lưu văn hóa và giao lưu nhân dân, nhất là ở các địa phương
giáp biên giới. Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn là nước có lượng du khách
lớn nhất thăm Campuchia. Từ năm 2017 trở lại đây, Việt Nam đứng thứ hai về
lượng du khách tới Campuchia (sau Trung Quốc). Cụ thể, năm 2017, du khách
Việt Nam thăm Campuchia đạt khoảng 800.000 lượt người; nãm 2018 đạt
835.000 lượt người97; năm 2019 với khoảng 900.000 lượt người 98, số lượng
khách du lịch của hai nước dự kiến sẽ tăng thêm nữa thông qua việc tăng cường
96 Bộ giáo dục, Họp tác giáo dục Việt Nam - Campuchia có nhiều khởi sắc,
https://moet.gov.vn/ttbt/Pages/lich-su-truye-su-truyen-thong-bo-giao- duc.aspx?ItemID=6204
97 Xem Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc đón, hội đàm với Thử tưởng Campuchỉa,
http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thu-tuong-Nguyen-Xuan-Phuc-don-hoi-dam-voi- Thu-tuong-
Campuchia/376631 .vgp
98 Xem Tiến Trình: Việt Nam “rót” vào Campuchia trên 3 Zz USD, trong tốp 5 nước đầu tư lớn
nhất, https://tuoitre.vn/viet-nam-rot-vao-campuchia-tren-3-ti-usd-trong- top-5 -nuoc-dau-tu-lon-
nhat-20191206183700024.htm

22
8
quảng bá và thúc đẩy kết nối các địa điểm du lịch và sản phẩm du lịch. Theo
thống kê của Bộ Du lịch Campuchia công bố đầu tháng 12-2020, do ảnh hưởng
của dịch bệnh Covid-19, khách du lịch quốc tế đến Campuchia đã giảm mạnh
chưa tưng thấy (chỉ còn bằng 1/5 so với cùng kỳ năm 2019), tuy nhiên khách du
lịch Campuchia đến từ Việt Nam vẫn đứng ở vị trí thứ ba (sau Trung Quốc và
Thái Lan)99.
Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức các đoàn bác sĩ tình nguyện sang
khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân Campuchia; các bệnh
nhân Campuchia khi sang khám và điều trị bệnh tại Việt Nam được hưởng mức
lệ phí khám chữa bệnh như người Việt Nam.
Hệ thống mạng di động Viettel có thể kết nối với mạng Metfone tại
Campuchia cũng hoạt động rất hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân
hai nước trong giao tiếp, trao đổi thông tin và xích lại gần nhau hơn, đóng góp
vào việc tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
23.2. Hợp tác trong các tổ chức, cơ chế khu vực và quốc tế
Hợp tác về giáo dục và đào tạo: Tại Đông Nam Á có hai tổ chức hợp tác
giáo dục hoạt động song trùng là: Tổ chức các Bộ

99 Xem Trang Nhung - Ngọc Quang (TTXVN): Campuchỉa tiếp tục hỗ trợ các lĩnh vực bị ảnh
hưởng của dịch Covid-19, https://baotintuc.vn/the-gioi/campuchia-tiep- tuc-ho-tro-cac-linh-vuc-
bi-anh-huong-cua-dich-covidl9-20201225175956044.htm

2
2
trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) và Tiểu ban Giáo dục ASEAN
(ASCOE). Trong khuôn khổ hoạt động của SEAMEO và ASCOE, hợp tác trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo được Chính phủ Việt Nam, Lào, Campuchia hết sức
quan tâm. Ket quả của sự hợp tác đã đem lại những lợi ích thiết thực, góp phần
thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói riêng, đồng thời đem lại những thành
công trên các lĩnh vực phát triển kinh te, cũng như làm thay đổi đời sống văn
hóa xã hội của ba nước. Bằng các hoạt động phong phú của ASCOE và
SEAMEO, các chương trình hợp tác khu vực đã xây dựng được mạng lưới các
trung tâm, đào tạo chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bước vào thế kỷ XXI,
mối quan tâm sâu sắc của Việt Nam, Lào, Campuchia cùng với ASÉAN đối với
nền giáo dục của toàn bộ khu vực là tiến tới xây dựng một “xã hội tri thức”,
đương đầu với những thử thách của toàn cầu hóa và sự bùng nổ của cách mạng
thông tin và truyền thông.
Hợp tác vãn hóa - thông tin: Việt Nam, Lào và Campuchia ngày càng chú
trọng quá trình hình thành bản sắc và đoàn kết khu vực. Ba nước cùng tham gia
hàng loạt hoạt động của ASEAN đã được tiến hành, góp phần tăng cường củng
cố đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau và nâng cao nhận thức về tính phong phú đa dạng
cũng như những giá trị chung của khu vực văn hóa Đông Nam Á. Dưới sự chỉ
đạo của ủy ban Văn hóa - Thông tin ASEAN (COCI), tất cả các thành viên đều
có COCI quốc gia và được chia thành 4 nhóm hoạt động trên 4 lĩnh vực, sau đó
thu gọn lại thành 2 nhóm (nhóm văn hóa và nhóm thông tin). Hợp tác vãn hóa -
thông tin là một trong những nội dung hợp tác chuyên ngành của ASEAN hiệu
quả nhất hiện nay.
Hợp tác khoa học - công nghệ: Do vai trò quan trọng và bản chất liên
ngành nên khoa học “ công nghệ đã được đề cập một cách tập trung nhất trong
lĩnh vực thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và xây dựng cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin. Việt Nam, Lào, Campuchia tích cực tham gia trong hợp tác
khoa học - công nghệ 230
của ASEAN, ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN (COST) có vai trò rất
quan trọng, hoạt động đều đặn và tích cực để xem xét quá trình thực hiện các
chương trình/dự án hợp tác khu vực, chuẩn bị hỗ trợ cho các chương trình/dự
án mới và đưa ra các hướng dẫn thực hiện chứng... có ý nghĩa to lơn đối với
việc phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các nước
công nghiệp tiên tiến vào khu vực. Một trong những đặc điểm của sự hợp tác
đó là: hình thức hợp tác chủ yếu là đa phương, với sự tham gia của nhiều nước
trong khu vực, với sự hỗ trợ tích cực của một số nước tiên tiến và tổ chức khu
vực, quốc tế khác. Việt Nam - Lào - Campuchia cùng với các nước ASEAN đã
thành lập Quỹ Khoa học ASEAN.
Hợp tác về môi trường'. Những năm gần đây, Việt Nam, Lào, Campuchia
phải đối mặt gay gắt với nhiều vấn đề môi trường như: nạn chặt phá rừng,
nguồn tài nguyên nước, bảo vệ và quản lý tổng hợp các vùng biển, suy giảm
nguồn lợi thủy sản, khí quyển và khí hậu, ô nhiễm khói mù xuyên biên giới và
các vấn đề khác. Vì vậy, ba nước cùng với các nước thành viên ASEAN đã
hình thành 3 nhóm công tác trong khuôn khổ Tổ chức các quan chức cao cấp
về môi trường (ASOEN) gồm: (1) nhóm các hiệp định và công ước môi trường
đa phương; (2) nhóm về môi trường biển và vùng ven bờ; (3) nhóm bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học. Hiện nay các nước đang đẩy mạnh thực hiện
chương trình về môi trường với mục tiêu bảo đảm một ASEAN phồn thịnh,
xanh và sạch mà Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội năm 1998 đưa ra.

3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẤY QUAN HỆ VIỆT


NAM - LÀO - CAMPUCHIA TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Phương hướng
3.LL Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng Một là,
Việt Nam, Lào, Campuchia là ba quốc gia độc lập, có vị trí trên trường
quốc tế, có quan hệ ngoại giao rộng mở theo hướng đa phương hóa, đa
dạng hóa các quan hệ quốc tế, vì vậy mối quan hệ giữa Việt Nam, Lào,
Campuchia phải được tôn trọng theo những quy định, thông lệ quốc tế.

2
3
Trong khi giữ gìn và phát triển quan hệ Việt Nam, Lào, Campuchia không
được hạ thấp, coi nhẹ các mối quan hệ quốc tế khác của ba nước. Quan hệ
Việt Nam, Lào, Campuchia cần duy trì và phát triển cao hơn nữa, song
phải bảo đảm đúng nguyên tắc quan hệ giữa các quốc gia, vừa giữ đúng
những quỵ định, thông lệ quốc tế, vừa có ưu tiên, chiếu cố hoàn cảnh của
ba nước, nhưng không tùy tiện, đặc biệt phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng
độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, tự nguyện, cùng
có lợi. Phương hướng nhiệm vụ hợp tác trong lĩnh vực chính trị - ngoại
giao bao gồm: (1) duy trì bền vững mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết Việt -
Lào - Campuchia; (2) phát triển sâu sắc và toàn diện quan hệ chính trị tốt
đẹp sẵn có ở cấp lãnh đạo của ba nước, đồng thời mở rộng và làm sâu sắc
hơn tình hữu nghị đoàn kết xuống các cấp địa phương, cơ sở, nhất là thế hệ
trẻ, đông thời tăng cường giao lưu nhân dân và thanh niên giữa ba nước
nói riêng và các nước ASEAN nói chung; (3) mở rộng quan hệ đối ngoại,
coi trọng quan hệ bạn bè truyền thống V.V..
Hai là, tiếp tục trao đổi ý kiến về những vấn đề khu vực và quốc tế cùng
quan tâm; tăng cường sự hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, xây dựng Đông Nam
Á thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng; khẳng định
tiếp tục hợp tác và phối họp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Ba là, tăng cường phối hợp, trao đổi kinh nghiệm và thông tin về an ninh
quốc phòng, nhằm chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, chia rẽ
quan hệ ba nước. Chú trọng hơn nữa công tác chuyên gia, tham mưu về công tác
đảng, công tác chính trị trong quân đội. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh
nghiệm, tổ chức, quản lý, xây dựng lực lượng bộ địa địa phương, dân quân du
kích và quân dự bị động viên với các nước bạn. Việt Nam cùng với Lào và
Campuchia xây dựng vững chắc hơn nữa thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân,
toàn diện, cần bố trí phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng biên phòng ba nước, đặc
biệt là kinh nghiệm truy bắt tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm ma túy; trợ giúp
phía bạn triệt tận gốc các ổ phỉ, các nhóm chống đối vũ trang và không để chúng

23
2
lan rộng. Đẩy mạnh hợp tác mọi mặt giữa các tỉnh có chung biên giới, cùng nhau
xây dựng đường biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia thành đưừng biên giới
hữu nghị, hợp tác, phát triển toàn diện, bền vững lâu dài.
3.1.2. Trên lĩnh vực kinh tế
Lãnh đạo Việt Nam, Lào và Campuchia tiếp tục khẳng định cùng nhau
hợp tác, phát triển kinh tế, đặc biệt coi trọng và không ngừng tăng cường quan
hệ hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia, coi đó là quy luật phát triển, nhân tố
bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước. Ba
nước đã xác định phương hướng và biện pháp cụ thể tiếp tục đổi mới phương
thức hợp tác kinh tế, phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi nước, dành cho
nhau những tru tiên, ưu đãi, tạo thuận lợi thúc đay hợp tác toàn diện trên cơ sở
bình đẳng, cùng có lợi; nhất trí khuyến khích mở rộng quan hệ giữa các địa
phương ở khu vực biên giới ba nước, nhằm xây dựng biên giới chung thành khu
vực phát triển vững chắc... Đẩy mạnh hiệu quả hợp tác kinh tế song phương
tương xứng với quan hệ chính trị, phát triển hợp tác giữa các vùng, miền ba
nước và hoàn thiện hơn nữa các chính sách ưu tiên, ưu đãi mà ba nước dành
cho nhau, phù hợp với luật pháp của mỗi nước và thông lệ quốc tế. Cần chủ
động thúc đẩy hợp tác ở cả ba cấp: chính phủ với chính phủ, địa phương với địa
phương và doanh nghiệp với doanh nghiệp nhằm tạo sự gắn kết chặt chẽ và hỗ
trợ lẫn nhau giữa ba nền kinh tế. Đẩy mạnh quan hệ kinh tế trong khuôn khổ
hợp tác, liên kết song phương, khu vực, quốc tể.
3.1.3. Trên các lĩnh vực khác
Theo thỏa thuận của các cuộc gặp gỡ cấp cao, ba nước Việt Nam - Lào "
Campuchia tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, thông tin, giáo
dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, y tế, thể thao, du lịch... Phía Việt Nam
sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của Lào, Campuchia về giáo dục - đào tạo; tiếp tục
giảng dạy tiếng Việt Nam, tiếng Lào và tiếng Campuchia tại một số cơ sở đào tạo
của ba nước. Đổi mới và nâng cao chất lượng hợp tác giáo dục, thúc đẩy liên kết
hợp tác giữa các trường đại học, các cơ sở đào tạo của ba nước.

3.2. Các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia

2
3
3.2.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết việt Nam -
Lào “ Campuchia
Một là, Việt Nam, Lào, Campuchia cần bổ sung, sửa đổi các chính sách,
luật để khuyến khích và tạo mọi thuận lợi cho quá trinh hợp tác ba nước. Bên
cạnh việc quan tâm đến hiệu quả cụ thể, ba nước cần chú trọng hơn đến những
vấn đề chiến lược lâu dài, trước mắt cần quan tâm đến hiệu quả tổng hợp (lấy đại
cục làm trọng), về chính trị, ba nước tiếp tục duy trì định kỳ các cuộc tiếp xúc cấp
cao; khuyến khích việc giao lưu giữa các ngành, các cấp, các địa phương của ba
nước; phối hợp trao đổi lý luận và thực tiễn về xây dựng và bảo vệ đất nước trong
bối cảnh mới. về đối ngoại, ba nước cần có những cuộc tham vấn bàn bạc cụ thể,
ủng hộ lẫn nhau trên những diễn đàn khu vực và quốc tế, tiếp tục phối hợp chặt
chẽ ở các diễn đàn đa phương, nhất là các hoạt động tại Liên hợp quốc, ASEAN,
tiểu vùng Mekong, nhóm công tác phát triển ba vùng biên giới và các hoạt động
hợp tác trong khuôn khổ hợp tác, liên kết song phương, khu vực, quốc tế.
Hai là, về lĩnh vực thương mại, ba nước cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các
hoạt động hợp tác thương mại, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, dành ưu tiên, ưu
đãi cho nhau trên cơ sở quan hệ đặc biệt sẵn có. Việt Nam, Lào, Campuchia tiếp
tục trao đổi kinh nghiệm đối với các lĩnh vực cùng quan tâm về thương mại trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế cửa khẩu, phấn đấu tăng
nhanh kim ngạch thương mại hai chiều. Khuyến khích việc lập các cặp chợ biên
giới, các khu kinh tế, thương mại tại các cửa khẩu lớn và tích cực triển khai thực
hiện các thỏa thuận về tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa
qua lại.
về lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân hàng, Việt Nam, Lào, Campuchia phối
hợp xây dựng kế hoạch hợp tác đầu tư trong những năm tới, tìm các biện pháp
để đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư bằng nhiều hình thức thích hợp, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập các tổ họp, liên doanh để triển
khai các dự án tại ba nước. Khuyến khích các tập đoàn kinh tế lớn của mỗi
nước đầu tư vào những lĩnh vực đem lại lợi ích cho cả ba nước, thúc đẩy hợp
tác trong việc trồng cây công nghiệp, khai khoáng, năng lượng và các lĩnh vực
quan trọng khác của nền kinh tế quốc dân; tiếp tục nối mạng cơ sở hạ tầng giao

23
4
thông, bưu chính viễn thông... giữa ba nước. Việt Nam, Lào, Campuchia tiếp
tục đẩy mạnh chương trình hợp tác đầu tư kinh doanh trong sản xuất nông, lâm,
thủy sản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, khuyến khích các
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt là trong lĩnh vực
trồng, chế biến cao su và các sản phẩm từ cây công nghiệp khác, phối hợp với
nhau trong công tác bảo vệ rừng, có các biện pháp ngăn chặn việc phá rừng,
bảo vệ môi trường sinh thái gắn với định canh định cư; bên cạnh đó, ba nước
cần thống nhất về việc hợp tác và phát triển toàn diện vùng biên giới, phối hợp
với nhau quản lý biên giới, ngăn chặn việc gian lận thương mại, trốn lậu thuế,
buôn bán trái phép, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng và phát triển chợ biên giới,
khu kinh tế cửa khẩu, tiến
hành quy hoạch phát triển kinh tế " xã hội dọc các tuyến đường với biên giới của
ba nước.
Ba là, về giáo dục, đào tạo: Việt Nam, Lào, Campuchia cần ưu tiên giúp
nhau đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị, cán bộ quản lý các cấp, cán bộ đang làm
việc tại các chương trình, dự án hợp tác giữa ba nước. Ba nước tiếp tục hợp tác
đầu tư cơ sở vật chất phục vụ học tập và sinh hoạt cho cán bộ học sinh mỗi nước;
thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa ba nước với nhau.
3,2,2. Nhóm giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Lào -
Canipuchia trong khuôn khổ hợp tác, liên kết khu vực và quốc tế
Sau hơn 50 năm tính từ thời điểm ASEAN hình thành (1967), tình hình thế
giới và khu vực cũng như bản thân ASEAN nói chung và Việt Nam, Lào,
Campuchia nói riêng đã biến chuyển rất sâu sắc. Những chuẩn mực, nguyên tắc,
phương cách hoạt động và những đặc thù riêng của ASEAN nói chung và Việt
Nam, Lào, Campuchia nói riêng vẫn giữ nguyên giá trị và cần được tiếp tục phát
huy trong bối cảnh mới hiện nay. Để đẩy mạnh quan hệ Việt Nam - Lào “
Campuchia trên các lĩnh vực trong thời gian tới, ba nước cần vận dụng linh hoạt
và nhuần nhuyễn các nguyên tắc và phương châm chủ đạo sau:
Một là, thống nhất trong quyết tâm chung và hành động mạnh mẽ nhằm
hoàn thành đúng hạn và hiệu quả các kế hoạch hợp tác trên cả ba trụ cột chính trị -
an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội trong lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

2
3
Tiếp tục đẩy mạnh kết nối ASEAN và thúc đẩy phát triển đồng đều, bền vững, thu
hẹp khoảng cách phát triển, đồng thời tăng cường ý thức và hành động vì một
cộng đồng chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau giữa chính phủ và người dân các nước trong
khu vực. Việt Nam “ Lào - Campuchia cần đẩy mạnh hợp tác và hỗ trợ trong các
khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế.
Haỉ là, Việt Nam, Lào, Campuchia giữ vững các nguyên tắc cơ bản, đoàn
kết, thống nhất song song với chủ động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề đặt
ra trên chặng đường phát triển mới, nhất là các thách thức đối với hòa bình, ổn
định, an ninh và phát triển ở khu vực. Các tiến trình đối thoại về xây dựng và
chia sẻ các chuẩn mực ứng xử và ngăn ngừa xung đột cần được tiếp tục thúc
đẩy. Các cam kết đã được quy định trong các văn kiện như TAC, SEANWFZ,
DOC... cần thực hiện nghiêm túc; các khác biệt tranh chấp cần được giải quyết
hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Ba là, Việt Nam - Lào - Campuchia không ngùng mở rộng quan hệ hợp tác
toàn diện với các đối tác bên ngoài, chủ động tạo điều kiện và khuyến khích các
đối tác tham gia hợp tác xây dựng và đóng góp tích cực hơn nữa vào các mục
tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực cũng như hỗ trợ thiết
thực cho ASEAN xây dựng cộng đồng, tăng cường liên kết và kết nối, ứng phó
với các thách thức đang đặt ra. Để giữ vững được vai trò trung tâm và vị thế của
cộng đồng ở khu vực, Việt Nam - Lào - Campuchia cùng với ASEAN cần chú
trọng củng cố đoàn kết, duy trì lập trường và tiếng nói chung trên các vấn đề
khu vực và quốc tế mà ASEAN và các đối tác cùng quan tâm và có lợi ích.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


Phương hướng và các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Lào -
Campuchia trong thời gian tới?

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích quá trình hợp tác, liên kết Việt Nam - Lào - Campuchia trên
lĩnh vực chính trị từ sau Chiến tranh lạnh đến nay?
2. Phân tích quá trình hợp tác, liên kết Việt Nam “ Lào - Campuchia trên

23
6
lĩnh vực kinh tế từ sau Chiến tranh lạnh đến nay?
3. Phân tích quá trinh hợp tác, liên kết Việt Nam - Lào - Campuchia trên
các lĩnh vực khác từ sau Chiến tranh lạnh đến nay?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giảo trình Quan hệ quốc tế
(Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị, H.202L
2. Phạm Minh Sơn (Chủ biên): Giáo trình Chính sách đổi ngoại của một
số nước lớn trên thể giới, Nxb.Lý luận chính trị, H.2020.
* Tài liệu đọc thêm
1. Ban Tuyên giáo Trung ương: Quan hệ Việt Nam - Campuchia (1930-
2017), Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2017.
2. Lê Đình Chính: Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
giai đoạn 1954-2017, Nxb.Thông tin và Truyền thông, H.2017.
3. Vũ Dương Ninh (Chủ biên): Việt Nam trong thể giới đang đổi thay,
Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2017.

2
3
Bài 7
ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI
VÀ CHỦ TRƯƠNG CHỦ ĐỌNG,
TÍCH cực HỘI NHẬP QUÓC TÉ
CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NỮỚC VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Trang bị những kiến thức cơ bản về sự hình thành, những
nội dung mới trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Việt Nam hiện nay. Làm rõ quá trình triển khai, kết quả thực hiện đường lối đối
ngoại và chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong thời
gian qua, một số định hướng lớn về công tác đối ngoại thời gian tới.
về kỹ năng: Thông qua những kiến thức đã được trang bị, học viên sẽ có
kỹ năng phân tích, tổng hợp và khái quát được chính sách đối ngoại của Đảng
và Nhà nước trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, trên cơ sở đó mà vận
dụng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đối ngoại trong điều kiện cụ thể của mình.
về tư tưởng: Giúp học viên thấy được tính đúng đắn của chính sách đối
ngoại thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước; thấy được vai trò, tầm quan
trọng của đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, từ đó trên cương vị công tác của mình sẽ góp phần thực hiện
thắng lợi đường lối, chính sách đối ngoại của nước ta hiện nay.
B. NỘI DUNG
1. Cơ SỞ HOẠCH ĐỊNH VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
ĐƯỜNG LỐI ĐỔI NGOẠI THỜI KỲ ĐỔI MỚI (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)
Đường lối, chính sách đối ngoại của một nhà nước quốc gia là tổng thể các
quan điểm xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và phượng châm chỉ đạo

23
8
các hoạt động đối ngoại mà quốc gia đó thể hiện trong quan hệ với các nhà nước
quốc gia và các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế nhằm mục đích thực hiện
thắng lợi những lợi ích của quốc gia dân tộc và của giai cấp cầm quyền trong từng
giai đoạn lịch sử. Như vậy, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là hệ
thống quan điểm về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, phương châm
chỉ đạo hoạt động của nước ta với bên ngoài nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc
chân chính, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới
vì mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

1.1. Cơ sở hoạch định đường ỉối đối ngoại thòi kỳ đổi mới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã thông qua đường
lối đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới lĩnh vực hoạt động đối ngoại. Đường
lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới được hoạch định trên những
cơ sở chủ yếu sau:
1.1.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại
Trong quá trình hoạch định đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới, Đảng và
Nhà nước luôn kiên định lập trường, quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, coi đây là cơ sở lý luận và là vấn đề có tính nguyên tắc, bởi vì:
- Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tường Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim
chỉ nam cho hành động của Đảng ta. Những nội dung có tính khoa học và cách
mạng về thời đại, về vấn đề dân tộc và quốc tế, về quan hệ quốc tế và chủ nghĩa
quốc tế của giai cấp công nhân, về tư tưởng cùng tồn tại hòa bình giữa các nước
có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, về quyền dân tộc tự quyết trong quan hệ
quốc tế... trong học thuyết Mác-Lênin luôn được Đảng chú trọng nghiên cứu và
vận dụng sáng tạo trong bối cảnh thế giới mới và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống các quan điểm về
đường lối chiến lược và sách lược đối với các vấn đề quốc tế và quan hệ quốc
tế. Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện trên các vấn đề lớn, mang tính
chiến lược như:
Một là, độc lập dăn tộc: Đây vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là phương
châm hành động của ngoại giao Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt

2
3
Nam phải luôn giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, tự mình quyết định đường
lối, chủ trương của mình. Điều đó cũng có nghĩa, chỉ trên tinh thần độc lập dân
tộc, Đảng ta mới nắm được tình hình cụ thể, khả năng, lợi ích của đất nước, từ
đó mà đề ra chủ trương, chính sách phù hợp để đạt được mục tiêu đã xác định.
Vấn đề này càng quan trọng trong bối cảnh the giới ngày nay, khi lợi ích quốc
gia “ dân tộc được đặt lên hàng đầu trong quan hệ quốc tế.
Hai là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: Theo Hồ Chí
Minh, sức mạnh dân tộc bao gồm sức mạnh vật chất (sức mạnh cứng) thể hiện
ở sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự... và sức mạnh tinh thần (sức mạnh mềm)
như: tính chính nghĩa của những mục tiêu mà dân tộc Việt Nam theo đuổi;
truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường chống ngoại xâm; nền văn
hóa dân tộc được xây dựng qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; vị trí
địa-chính trị và địa-kinh tế quan trọng...
Sức mạnh dân tộc là sức mạnh của thế và lực của đất nước sau 35 năm đổi
mới; sức mạnh tổng thể của Nhà nước và nhân dân, của kinh tế, quân sự, dân
số, lãnh thổ; sức mạnh của các giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa, tinh thần
yêu nước, tinh thần lao động cần cù và ý chí vươn lên của con người Việt Nam.
Sức mạnh thời đại thể hiện qua các trào lưu lớn của thời đại như: nội dung
chủ yếu của thời đại ngày nay, phong trào độc lập dân tộc, phong trào dân chủ
và tiến bộ xã hội, cũng như các xu thế lớn của thế giởi như: quyền độc lập cho
mọi quốc gia; quyền tự quyết cho mọi dân tộc; xu thế hòa bình cho toàn thể giới
và sự hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia, không phân biệt nước lớn hay nhỏ...
Sức mạnh thời đại thể hiện qua các “dòng chảy chính” của thế giới hiện nay
như: cuộc cách mạng khoa học - công nghệ; xu thế toàn cầu hóa và liên kết khu
vực; trào lưu tái cấu trúc và đổi
mới mô hình tăng trưởng...
Ba là, ngoại giao tâm công: Đó là nền ngoại giao đề cao tính chất chính
nghĩa, đánh vào lòng người bằng chính nghĩa, bằng lẽ phải, đạo lý và nhân tính;
là nền ngoại giao mang tính nhân bản sâu sắc, phù hợp với khát vọng hòa bình,
tự do, công lý; là nền ngoại giao coi phong trào tiến bộ của nhân dân thế giới là

24
0
lực lượng của mình, giữ gìn và củng cố sự đoàn kết nhất trí giữa các nước xã hội
chủ nghĩa...
Bốn là, ngoại giao hòa hiếu với các dân tộc khác: Đó là nền ngoại giao
theo đuổi phương châm “thêm bạn, bớt thù”, “làm cho nước mình ít kẻ thù và
nhiều bạn đồng minh hơn hết” và đây cũng thể hiện tỉnh nhân văn của dân tộc
Việt Nam. Đó là nền ngoại giao luôn dành mối quan tâm hàng đầu cho nhiệm vụ
cúng cố quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, tập trung nỗ
lực thiết lập và củng cố quan hệ với các nước lớn, đồng thời tăng cường quan hệ
hợp tác hữu nghị với mọi quốc gia khác trên thế giới.
Năm là, ngoại giao “dĩ bẩt biến, ứng vạn biến ”: Đó là nền ngoại giao kiên
trì trong nguyên tẳc nhưng linh hoạt, mềm mỏng, khéo léo trong sách lược. Đối
với Hồ Chí Minh, vấn đề có tính bất biến là nguyên tắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Song để đạt được mục tiêu đó,
phương thức thực hiện phải thiên biến vạn hóa, khi cương khi nhu, khi tiến khi
lui tùy theo tùng vấn đề, thời điểm và bối cảnh cụ thể.
Sáu là, ngoại giao nẳm vững thời cơ, giành thắng lợi từng bước: Đó là
nền ngoại giao phải biết nắm vững thời cơ, chủ động tạo lập thời cơ, đồng thời
chủ động tấn công giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn
toàn.
1.1.2. Truyền thống ngoại giao của dân tộc
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ cha ông
chúng ta đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối ngoại quý báu mà Đảng ta cần
quán triệt và vận dụng nó trong điều kiện mới. Một trong những nét nổi bật
hàng đầu trong truyền thống ngoại giao của dân tộc là truyền thống ngoại giao
hòa bình, hữu nghị. Đây là sự thể hiện tư tưởng đối ngoại nhân văn, hòa hiếu
bắt nguồn từ chiều sâu bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, đây cũng còn được
quy định bởi vai trò, vị trí địa-chiến lược, địa-chính trị quan trọng của nước ta ở
khu vực. Trong quá trình xây dựng và phát triển, mặc dù thường phải đối mặt
với các thế lực xâm lược nước ngoài lớn mạnh gấp bội, song dân tộc ta trong
đối ngoại, một mặt thể hiện rõ tinh thần quật khởi, không chịu khuất phục, mặt

2
4
khác luôn chủ động, khôn khéo, sáng tạo, linh hoạt và mềm dẻo, biết cách vượt
qua những thử thách hiểm nghèo để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Truyền thống ngoại giao của dân tộc Việt Nam
có thể khái quát ở những vấn đề sau: (1) giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ và
chủ quyền quốc gia; (2) ngoại giao vì hòa bình, hòa hiếu, hữu nghị, khoan
dung; (3) ngoại giao rộng mở, biết tiếp thu thành tựu văn minh nhân loại để
phát triển; (4) ngoại giao với tinh thần chủ động, khôn khéo, sáng tạo, linh
hoạt...
LL3. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong nước
Bước vào thời kỳ đổi mới, đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thử
thách to lớn: khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nền kinh tể nhiều năm tăng trường
âm và siêu lạm phát, khiến cho đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Trên lĩnh
vực đối ngoại, nước ta bị bao vây, cấm vận về kinh tế, bị cô lập về chính trị. Đây
là thời kỳ khó khăn nhất của nước ta sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối
cảnh đó, Đại hội VI của Đảng thông qua đương lối đổi mới toàn diện, trong đó
xác định rõ: Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của
chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây
dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Với chủ trương đó, Đại hội VI đã xác định
nhiệm vụ có tỉnh cấp bách trước mat là giải phóng sức sản xuất, tập trung phát
triển kinh tế - xã hội để nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh
tế - xã hội, phá thế bị bao vây, cấm vận, cô lập và mở rộng quan hệ đối ngoại.
Những Đại hội sau đó xác định nhỉệm vụ cơ bản, lâu dàỉ là sám đưa Việt
Nam thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phẩt
triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời “kiên quyết, kiên trì đấu
tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc”100.
Là một bộ phận hợp thành đường lối chung của Đảng Cộng sản Việt Nam,

100 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vẫn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xữl, Nxb. Chính tậ
quốc gia Sự tìiật, H.2021, t.I, tr.l 17.

24
2
đường lối đối ngoại của Đảng phải góp phần tận dụng thời cơ, thuận lợi, đưa đất
nước vượt qua những khó khăn thách thức đang đặt ra nhằm thực hiện thắng lợi
những mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đường lối đổi
ngoại thời kỳ đổi mới của Đảng được hoạch định nhằm tranh thủ tối đa nguồn
lực bên ngoài, kết hợp một cách có hiệu quả sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại, phục vụ mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
1.1.4. Tình hình thế giới và khu vực
Tình hình thế giới và khu vực từ sau Chiến tranh lạnh đến nay nổi lên một
số đặc điểm và xu thế vận động chủ yếu tác động đến việc hoạch định đường lối
đối ngoại của Việt Nam, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cục diện chính trị - an ninh thế giới có nhiều chuyển biến lớn,
trong đó nổi bật là sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng giữa các nước
lớn.
Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, chế độ xã hội chủ
nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Liên Xô tan rã, ưật tự thế giới hai
cực chấm dứt đã làm đảo lộn các quan hệ liên minh kinh tế, chính trị, quân sự
được thiết lập trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tương quan lực lượng thế giới
cũng có sự thay đổi nghiêng hẳn về phía có lợi cho chủ nghĩa tư bản. Mâu thuẫn
thời đại giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục tồn tại, song
không còn là nhân tố duy nhất chi phối quan hệ quốc tế cũng như việc tập hợp
lực lượng giữa các nước trên thế giới.
Trong thời kỳ quá độ hình thành trật tự thế giới mới, tất cả các nước trên
thế giới tuy ở các mức độ khác nhau đều đứng trước những thách thức mới như:
xung đột khu vực, mâu thuẫn quốc gia, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; hố ngăn cách
giàu - nghèo Bắc - Nam; sự bất bình đẳng trong quan hệ giữa các nước; nhu cầu
phát triển kinh tế và ổn định chính trị ở mỗi nước; hoạt động ngày càng tăng của
chủ nghĩa khủng bố, sự tăng lên của những vấn đề mang tính toàn cầu...
Đặc biệt, trong quá trình hình thành trật tự thế giới sau Chiến

2
4
tranh lạnh, tương quan lực lượng của thế giới có sự thay đổi lớn, bản đồ quyền lực
có sự chuyển dịch. Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, trong khi Mỹ tiếp tục suy
yếu tương đối. Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của một số cường quốc trong nhóm
BRICS đang gây sức ép phải xây dựng luật chơi mới trong quan hệ quốc tế ngày
càng tăng.
Đứng trước những vấn đề nêu trên, các nước trên thế giới thời kỳ sau
Chiến tranh lạnh đều tập trung ưu tiên nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế -
xã hội ở trong nước, đồng thời đấu tranh để tạo lập môi trường quốc tế và khu
vực hòa bình, ổn định, giành lấy những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát
triển của đất nước mình. Do đó, hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển trở
thành xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia trên the giới trong
giai đoạn hiện nay của thời đại.
Thứ hai, sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0 đang tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Sự phát triển khoa học - công nghệ đã và đang tác động sâu rộng đến mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội và quan hệ quốc tế. Ngày nay, khoa học - công
nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt và trực tiếp của xã hội; trí tuệ và
kỹ năng có vai trò mấu chốt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và
phát triển khoa học - công nghệ góp phần làm thay đổi vị thế của mỗi một quốc
gia trong quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0, nước nào chiếm lĩnh khoa học - công nghệ sẽ tiếp tục phát triển nhanh
chóng và ngược lại. Trong quan hệ giữa các nước lớn, nước nào giành và giữ
ưu thế về công nghệ cao thì nước đó có ưu thể trong việc giành ngôi vị sỉêu
cường so 1 thế giới.
Tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 càng làm cho sự
tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong nền sản xuất được quốc tế hóa,
khiến cho xu hướng đa dạng hóa quan hệ đối

24
Ó
ngoại của các nước trở thành đòi hỏi khách quan. Các nước ra sức mở rộng
quan hệ quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, với tất cả
những ai có khả năng hợp tác hiệu quả; việc xác định bạn - thù, hình thức và
mức độ quan hệ cũng trở nên rất linh hoạt. Phương thức tập hợp lực lượng theo
kiểu truyền thống đã được thay bằng sự tập hợp lực lượng trên cơ sở lợi ích
quốc gia - dân tộc.
Một đặc điểm khác của thể giới trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp
4.0 là toàn cầu hóa với nền kinh tế số. Toàn cầu hóa là một quá trình khách
quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Là quá trình khách quan, là nấc
thang phát triển của nhân loại, toàn cầu hóa đem lại cơ hội cho mọi quốc gia -
dân tộc cùng phát triển. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa được thực hiện bởi
các nhân tố chủ quan, mà lợi thế thuộc về các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ.
Với sức mạnh kinh tế, khoa học - công nghệ, thị trường vốn, lao động và hàng
hóa... các nước phát triển thông qua các công cụ của mình là các tập đoàn tư
bản xuyên quốc gia đang lợi dụng lợi thế này để phục vụ lợi ích riêng của
mình, gây bất lợi cho các nước nghèo, các nước đang phát triển. Chính vì vậy,
đối với đại bộ phận các nước trên thế giới, toàn cầu hóa là quá trình luôn chứa
đựng tính hai mặt: thuậh lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, tích cực và
tiêu cực, hợp tác và đấu tranh. Sự kiện Brexit, các cuộc biểu tình phản đối mặt
trái của toàn cầu hóa cho thấy, đằng sau quá trình toàn cầu hóa đã nổi lên các
vấn đề kinh tế, chính tri.
Hơn nữa, nền kinh tế số là kết quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
sẽ dẫn tới sự dịch chuyển quyền lực toàn cầu trên cả phương diện không gian
địa lý và chủ thể quyền lực. Trong nền kinh tế số, cạnh tranh quốc tế sẽ tập
trung trong không gian số, trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ và
nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong thế giới của kinh tế số, hợp tác và hội
nhập quốc

2
4
tế sẽ vừa có động lực mới bởi sự gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia,
khu vực qua không gian số và mạng Internet toàn cầu, nhưng cạnh tranh, cọ xát
và xung đột lợi ích giữa các quốc gia và trên phạm vi toàn cầu cũng sẽ ngày càng
mở rộng và trở nên sâu sắc, khốc liệt hơn. Cuộc cạnh tranh này sẽ có tác động
quan trọng tới việc hình thành những hình thức hợp tác, những tuyến lợi ích,
những tập hợp lực lượng mới trên thế giới, có ý nghĩa quyết định đối với việc đẩy
nhanh quá trình định hình những đường nét cơ bản của trật tự kinh tế khu vực,
quốc tế mới, nhất là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ ba, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, nhất là
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Một đặc điểm nổi bật của thế giới trong giai đoạn hiện nay là các nước lớn
và quan hệ giữa các nước lớn trở thành nhân tố có vai trò quan trọng đến sự phát
triển thế giới. Trong thập niên gần đây, các nước lớn có nhiều điều chỉnh quan
trọng theo hướng đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ.
Kể từ Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2017, Trung Quốc cơ bản đã
từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời” sang hướng “chủ động hơn, cứng rắn
hơn”, quyết đoán theo đuổi lợi ích cốt lõi, kể cả ở Biển Đông. Nước Mỹ trong
nhiệm kỳ của Tổng thống D.Trump thực hiện phương châm “Nước Mỹ trên hết”,
theo đó, các chính sách được triển khai theo hướng thực dụng, coi trọng cơ chế
hợp tác song phương hơn đa phương. Các nước lớn và trung tâm quyền lực khác
như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, EU cũng có những điều chỉnh theo hướng ngày càng
đề cao lợi ích quốc gia - dân tộc.
Đặc biệt, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cạnh tranh chiến lược giữa
Mỹ và Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn gay gắt hơn, quyết liệt hơn. Nếu như
trên bình diện thế giới, cục diện thế giới cơ bản vẫn cục diện “nhất siêu, đa
cường” thì ở khu vực 248'
châu Á - Thái Bình Dương đang định hình ngày càng rõ nét cục diện “lưỡng
siêu, đa cường”.
Nhìn chung, thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, cùng với xu thế hòa bình, hợp
tác vì phát triển, các nước lớn, một mặt, thường thỏa hiệp với Mỹ để tìm tiếng
nói chung nhằm tăng cường hợp tác; mặt khác, lại đấu tranh gay gắt với nhau
nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cũng như khẳng
định vị thế của nước mình trong trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình
thành, chống tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo. Sự
cạnh tranh, tranh giành ảnh hưởng và lợi ích giữa các nước lớn thể hiện trên
nhiều lĩnh vực, ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn tiếp tục gay gắt trong mối
quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa kiềm chế lẫn nhau. Với sức mạnh của
mình, quan hệ giữa các nước lớn, dù nồng ấm hay lạnh nhạt, dù hòa dịu hay
căng thẳng, đều tác động trực tiếp đến hòa bình, an ninh, phát triển của thế giới.
Thứ tư, nhiều vấn đề mang tính toàn cầu nổi lên, tác động lớn đến đời sống
quan hệ quốc tế.
Nhân loại ngày nay đang đối phó với nhiều vấn đề mang tính toàn cầu cấp
bách đòi hỏi phải có sự hợp tác đa phương để giải quyết. Đại dịch Covid-19
hiện nay là một ví dụ. Những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhiều năm
qua đã đưa lại một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, do tính chất nghiêm trọng
và phức tạp của những vấn đề toàn cầu tiếp tục đòi hỏi các nước phải tích cực
phối hợp, hợp tác một cách hiệu quả, thiết thực cả trong khuôn khổ song
phương cũng như đa phương. Đây cũng là nguyên nhân khách quan của xu thế
hợp tác trong quan hệ quốc tế giai đoạn hiện nay.
Thử năm, tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu
vực phát triển năng động, góp phần vào sự phát triển chung của thế giới. Cùng
với vị thế quổc te ngày càng tăng, châu Á
- Thái Bình Dương cũng là nơi diễn ra sự tranh giành ảnh hưởng một cách quyết
liệt giữa các nước lớn. Những biến đổi sâu sắc của môi trường địa-chính trị và
địa-kinh té tại châu Á - Thái Bình Dương kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh đã

2
4
mở ra một không gian phát triển mới cho khu vực và tạo nên vị thế mới của châu
Á - Thái Bình Dương trong quan hệ quốc tế. Điều đó được thể hiện qua việc ký
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào ngày 15-11-2020 tại Hà
Nội. Đây là motFTA bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia
(Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) mà ASEAN đã
ký hiệp định thương mại tự do, hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định Thương
mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Đối tác kinh tế toàn diện ở Đông Á
(CEPEA). Có thể nói, vai trò của châu Á - Thái Bình Dương trong quan hệ quốc
tế ngày càng quan trọng hơn xét trên cả hai phương diện: chính trị - an ninh và
kinh tế.
Tuy nhiên, tình hình an ninh chính trị châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục
diễn biến rất phức tạp. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các thực thể quyền lực
khác đã tạo nên cục diện ganh đua quyết liệt, tập hợp lực lượng, hòa hoãn, liên
kết đa phương đa diện, cạnh tranh và hợp tác hết sức năng động, tùy thuộc lẫn
nhau vô cùng sâu sắc. Có thể thấy, cấu trúc quyền lực của trật tự châu Á - Thái
Bình Dương hiện nay đang được duy trì trong trạng thái “cân bằng thấp” vì châu
A - Thái Bình Dương còn thiếu một cấu trúc nội tại ổn định có vai trò lãnh đạo,
chi phối toàn diện cả về kinh tế lẫn chính trị trong khu vực ; sự ổn định an ninh
khu vực phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, trong đó đặc biệt phải kể đến vai
trò can dự của Mỹ101. Ở châu Á - Thái Bình Dương hiện vẫn còn tồn tại nhiều
yếu tố có khả năng gây mất ổn định, đòi hỏi phải có sự tham gia mạnh
mẽ của các nước liên quan để giải quyết. Đáng chú ý nhất là chương trình hạt
nhân của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, vấn đề eo biển Đài Loan và
những mâu thuẫn, xung đột chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông...

1.2. Quá trình hình thành, phát triển đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mói
Đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới được hình thành qua một quá trình,
khởi đầu từ Đại hội VI của Đảng và tiếp tục được bổ sung, phát triển, hoàn
thiện ở các Đại hội Đảng tiếp theo. Có thể chia quá trình này thành ba giai

101 Nguyễn Hoàng Giáp: Nhận diện trật tự quyền lực ở Đông Ả hiện nạy, Tạp chí Nghiên cứu
ĐôngBẳcẢ, số 4 (110) 2010, tr.8.

25
0
đoạn:
1.2.1. Giai đoạn từ Đại hội VI của Đảng (1986) đến năm 1995
Đây là giai đoạn hình thành đường lối đối ngoại đổi mới, đồng thời phá
thế bị bao vây cấm vận về kinh tế, bị cô lập về chính trị, thể hiện qua các văn
kiện sau:
- Đại hội VI của Đảng khởi xưởng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,
đồng thời cũng mở đầu quá trinh hình thành chính sách đối ngoại thời kỳ đổi
mới. Đại hội xác định nhiệm vụ hàng đầu là tranh thủ điều kiện quổc tế thuận
lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quổc. Để góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, Đảng ta, trên cơ sở phân tích tình hình thế
giới và trong nước, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới tư duy đổi ngoại,
thực hiện chính sách đối ngoại thêm bạn, bớt thù; phá thế bị bao vây, cẩm vận;
mở rộng quan hệ quốc tế, theo đó phương hướng đối ngoại được xác định là:
+ Phát triển và củng cố quan hệ hợp tác toàn diện với Lào và Campuchia,
trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền mỗi nước.
+ Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là hòn đá tảng trong chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
+ sẵn sàng đàm phán để giải quyết những vấn đề thuộc quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc, tiến tới bình thường hóa quan hệ.
+ Mở rộng quan hệ với tất cả các nước ữên nguyên tắc cùng tồn tại hòa
bình.
- Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa VI (1988) là bước ngoặt, có tính
đột phá về đổi mới tư duy đối ngoại, đánh dấu sự hình thành bước đầu chính sách
đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa. Với nhận thức mới đúng đắn, toàn diện
hơn về vấn đề an ninh, bao gồm cả yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong, Đảng ta
xác định nhiệm vụ đối ngoại chuyển từ chỗ chú trọng nhân tố chính trị - quân sự
sang ưu tiên cho nhân tố kinh tế, ưu tiên giữ vững hòa bình, độc lập dân tộc, có
cách tiếp cận toàn diện hơn về tình hình thế giới và khu vực. Để thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ này, Đảng ta triển khai chính sách đối ngoại “thêm bạn, bớt thù”,
nhấn mạnh chủ trương phát triển quan hệ với tất cả các nước cỏ chế độ chính trị

2
5
khác nhau trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình
đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau...
- Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (1989) là sự phát triển tiếp theo của đổi
mới tư duy đối ngoại. Hội nghị đã nhận thức nhiều vấn đề đối ngoại càn phải giải
quyết, trong đó một lần nữa tái khẳng định đối ngoại phải chuyển từ chính trị-an
ninh là chủ yếu sang chính trị - kinh tế là chủ yếu; thúc đẩy quá trình bình thường
hóa quan hệ với Trung Quốc; xác định lộ trình cải thiện quan hệ với các nước
ASEAN; xác định lộ trình rút quân khỏi Campuchia; tiếp cận lộ trinh bình thường
hóa quan hệ với Mỹ...
-Đại hội VII của Đảng (1991) là bước phát triển mới trong việc hình thành
chính sách đối ngoại đổi mới. Đại hội xác định nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững
hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và họp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi
cho công Cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên tinh thần đó, Đại hội đề ra chủ
trương mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các
nước không phân biệt chế độ chính trị khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng
tồn tại hòa binh. Cũng tại Đại hội này, lần đầu tiên Đảng ta đưa ra phương châm
chiến lược trong chính sách đối ngoại: “Việt Nam muốn là bạn với các nước trong
cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” 102, đồng thời
khẳng định chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng
hóa của Nhà nước Việt Nam.
- Khẳng định mục tiêu của đối ngoại là giữ vững hòa bình, mờ rộng quan
hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc te thuận lợi cho công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Hội nghị Trung ương 3 khóa VII (1992) đã
nêu ra 4 phương châm chỉ đạo, xử lý các vấn đề quốc tế: (1) bảo đảm lợi ích
dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa
quốc tế của giai cấp công nhân; (2) giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường,
đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại;
(3) nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế;
(4) tham gia hợp tác với các nước trong khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ

102 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb.Sự thật,
H.1991, tr.147.

25
2
với tất cả các nước, chú trọng quan hệ với các nước lớn, các trung tâm kinh tế
lớn. Bốn phương châm này được xem là cẩm nang trong xử lý các vấn đề đối
ngoại cho mọi cấp, mọi ngành và mọi địa phương.
Với chính sách đối ngoại đúng đắn, ngoài việc huy động nguồn lực từ bên
ngoài để cùng nguồn lực trong nước, chúng ta không những đưa đất nước ra
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, mà còn phá được thế bị bao vây, cấm vận về
kinh tế, bị cô lập về chính trị, tạo điều kiện thuận lợi để đất nước bước vào
chặng đường phát triển mới “ chặng đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
ỉ.2.2. Giai đoạn từ sau Đại hội VIII (1996) đến năm 2010 - giai đoạn mở
rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế
Trước những biến đổi của tình hình thế giới và xuất phát từ nhiệm vụ của
cách mạng Việt Nam, các Đại hội VIII, IX và X của Đảng tiếp tục bổ sung, phát
triển đường lối đối ngoại đổi mới, cụ thể như sau:
- Đại hội VIII của Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối đối ngoại đổi
mới. Trên cơ sở thế và lực mới của nước ta, Đại hội lần đầu tiên nêu nhiệm vụ
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo hướng xây dựng nền kình tế mở, đẩy
nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thể giới. Đây là điểm khởi đầu quan
trọng cho một chủ trương đối ngoại lớn và xuyên suốt của Đảng là hội nhập kinh
tế quốc tế (và đến nay là hội nhập quốc tế). Đại hội VIII cũng đồng thời tuyên bố
“Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu
vì hòa bình, độc lập và phát triển”103.
- Đại hội IX của Đảng (2001) bổ sung làm rõ thêm chính sách đối ngoại
độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Tại
Đại hội này, lần đầu tiên Đảng ta đưa ra chủ trương chủ động hội nhập kình tể
quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp
tác quốc tế, đảm bảo độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi
trường. Phát triển quan điểm mở rộng quan hệ đối ngoại của Đại hội VII và VIII,
103 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.1996, tr.120.

2
5
Đại hội IX nêu rõ: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”104.
- Đại hội X của Đảng (2006) tiếp tục bổ sung đường lối đối ngoại thời kỳ
đổi mới với tuyên bố: “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tể và khu
vực... Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định và bền
vững”105. Đại hội cũng bổ sung quan điểm hội nhập quốc tế với chủ trương chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Với chủ trương đúng đắn này, quan hệ đối ngoại của Việt Nam không
ngùng được mở rộng. Đến cuối năm 2010, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với
179 nước, quan hệ kinh tế - thương mại với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu
hút ngày càng nhiều nguồn lực quý báu cho phát triển kinh tế - xã hội nước
nhà. Đây cũng là giai đoạn Việt Nam đẩy mạnh hoạt động hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực như: tích cực triển khai các hoạt động ưong khuôn khổ
AFTA, là thành viên sáng lập ASEM năm 1996 và đăng cai tổ chức Hội nghị
thượng đỉnh ASEM-5 năm 2004; tham gia APEC năm 1998 và đăng cai tổ
chức Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2006; chính thức trở thành thành viên
WTO đầu năm 2007...
1.2.3. Giai đoạn từ sau Đại hội XI (2011) đến nay - giai đoạn đưa các
quan hệ đi vào chiều sâu và hội nhập quốc tế toàn diện
- Tại Đại hội XI của Đảng, đường lối đối ngoại tiếp tục bổ sung, hoàn
thiện. Tại Đại hội này, lần đầu tiên Đảng xác định mục tiêu hàng đầu của đối
ngoại là “vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
giàu mạnh”106. Như vậy, lợi ích quốc gia - dân tộc là tiêu chí hàng đầu để xác
định hợp tác và đấu tranh, là đối tác và đối tượng. Cũng tại Đại hội XI, trên cơ
sở thé và
104 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2001, tr.l 19.
105Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2006, tr.l 12.
106 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2011, tr.236.

25
4
lực mới của Việt Nam trên trường quốc tế, Đảng đưa ra chủ trương “chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế”107. Như vậy, Đảng đã chuyển nội dung trọng
tâm của đối ngoại từ hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế sang hội nhập
quốc tế một cách toàn diện.
- Đại hội XII của Đảng (2016), trên cơ sở kế thừa những nội dung đối
ngoại của các Đại hội trước đó, đã nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu của đối ngoại
là phải bảo đảm lợi ích tổỉ cao của quổc gia - dân tộc, xác định nhiệm vụ đối
ngoại là phải nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế, kìẽn quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc... Đại hội XII cũng nhận
thấy tầm quan trọng của ngoại giao đa phương trong quan hệ quốc tế hiện nay
và nhấn mạnh nhiệm vụ đối ngoại là phải “tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp tác
đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương,
chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”108.
- Đại hội XIII của Đảng (2021) tiếp tục khẳng định: “Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa
dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia -
dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và
luật pháp quốc tế..., chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng;
Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế”109.

107 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vẫn kiên Đại hội đạỉ bỉểu toàn quổc lần thứ XI, Nxb.Chính tri
quốc gia Sự thật, H.2011, tr.236.
108 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đạỉ biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chỉnh trị
quốc gia Sự thật, H.2016, tr.155.
109 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ XIII, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.161-162.
25
Ó
2. NHŨNG NỘI DUNG cơ BẢN TRONG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ
2.1.1. Mục tiêu
Bảo đảm cao nhẩt lợi ỉch quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ
bản các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quổc và luật pháp quốc
tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định; phẩn đấu đến gỉữa thể kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, Đại hội xin của Đảng tiếp tục khẳng
định mục tiêu hàng đầu của hoạt động đối ngoại là bảo đảm cao nhất lợi ích
quốc gia - dân tộc. Lợi ích tối cao quốc gia - dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là
nguyên tắc xuyên suốt của đối ngoại. Đối ngoại vi lợi ích quốc gia " dân tộc thể
hiện qua các nhiệm vụ như: Đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng đông đảo người
Việt Nam trong và ngoài nước, phát huy tối đa nguồn lực trong nước, đồng thời
huy động có hiệu quả nguồn lực nước ngoài vì mục tiêu xây dựng một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đồng thời bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; đoàn kết quốc
tế, tác động tích cực tới nỗ lực tập hợp lực lượng quốc tế của Việt Nam vì mục
tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển; nâng cao uy tín của Đảng Cộng sản Việt
Nam, khẳng định mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta là vì lợi ích quốc gia - dân tộc.
2.1.2. Nguyên tắc
Có hai loại nguyên tắc trong hoạt động đối ngoại: (1) nguyên tắc cơ bản,
xuyên suốt, bao trùm; (2) các nguyên tắc cụ thể.
- Nguyên tẳc cơ bản, xuyên suốt, bao trùm trong đường lối đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta là hòa bình, độc lập, thong nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng
thời, phải sáng tạo, năng động, lỉnh hoạt trong xử lỷ các tình huống, phù hợp
với hoàn cảnh cụ thể, với vị trí của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình
thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm của từng đối tác. Trong xử lý tình
huống, cần “ba tránh”: tránh bị cô lập, tránh xung đột và tránh đổi đầu.
- Các nguyên tắc cụ thể:

2
5
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau.
+ Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
+ Giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình.
+ Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
2.1.3. Nhiệm vụ đối ngoại
Chính sách đối ngoại là một bộ phận họp thành đường lối chung, là sự tiếp
tục chính sách đối nội, tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ đối nội. Xuất phát từ
nhiệm vụ cách mạng nước ta giai đoạn hiện nay và trên cơ sở những biến động
của tình hình thế giới thời gian gần đây, Đại hội XIII của Đảng đã xác định:
“Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động đôi
ngoại và hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối
ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các
nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất
nước. Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại
đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”110.
Như vậy, nhiệm vụ đối ngoại thể hiện trên các vấn đề sau:
Thứ nhất, vì lọi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ đổi ngoại trước hết phải bảo vệ được lợi ích tối cao quốc gia -
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc bao gồm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội
chủ nghĩa. Để giữ vững hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vấn đề đầu tiên phải xây dựng nền quốc
phòng chính quy, ngày càng hiện đại. Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới ngày
nay, để bảo vệ đất nước theo quan điểm chỉ đạo của Đảng là giữ nước từ sớm,
từ xa, giữ nước từ khỉ nước còn chưa nguy thì còn cần phải kết hợp sức mạnh

110 Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đại hội đặi biểu toàn quốc lần thứ XIU, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.162.

25
8
dân tộc với sức mạnh thời đại, sử dụng sức mạnh trong nước và sức mạnh bên
ngoài và do đó, đối ngoại có tầm rất quan trọng.
Thứ hai, đối ngoại có nhiệm vụ tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước.
Nhiệm vụ đối ngoại là phải tạo lập được môi trường hôa bình để phục vụ
cho sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Giữ vững môi trường hòa bình bao gồm hòa bình, ổn định trên tất cả
lĩnh vực ở trong nước, là môi trường hòa bình ở khu vực, trước hết là khu vực
Đông Nam Á, tiếp đến là khu vực Đông Á và rộng hơn là khu vực châu Á -
Thái Bình Dương. Chỉ trên cơ sở giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, chúng
ta mới có điều kiện mở rộng quan hệ họp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên
ngoài cho phát triển đất nước. Điều này càng quan trọng trong bối cảnh thế giới
ngày nay, khi toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra
mạnh mẽ và tác động sâu rộng.
Thứ ba, đối ngoại có nhiệm vụ nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên
trường quốc tế.
Để nâng cao vị thế của đất nước, trong các văn kiện Đại hội, Đảng ta đã
khẳng định Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tể. Tuy nhiên, chủ trương đối ngoại phải được thể
hiện trong thực tế. Do đó, hoạt động đối ngoại nhằm tăng cường quan hệ hòa
bình, hữu nghị với các nước, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng có lợi với các đối
tác trên các lĩnh vực khác nhau, đồng thời làm tròn nghĩa vụ của nước thành
viên và có đóng góp tích cực cho sự phát triển của tổ chức quốc tế mà Việt
Nam tham gia. Đây chính là tiền đề quan trọng để trên cơ sở đó, chúng ta có thể
huy động được nguồn lực bên ngoài cùng với nguồn lực bên trong phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, đối ngoại đặt lợi ỉch quốc gia - dân tộc là cao nhất, song Việt Nam
vẫn luôn kiên trì chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Đảng và Nhà nước
Việt Nam luôn khẳng định nhiệm vụ của đối ngoại là góp phần vào cuộc đấu
tranh vì mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dần tộc, dân chủ và tiến bộ xã

2
5
hội.
Nhiệm vụ đoi ngoại theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng nhằm đạt
được ba lợi ích có quan hệ mật thiết với nhau: An ninh - Phát triển - Vỉ thế,
trong đó vấn đề phát triển đất nước là nhiệm vụ quan trọng nhất. Phục vụ cho
phát triển đất nước được coi là nhiệm vụ hàng đầu của đối ngoại, vì chỉ có phát
triển mới tạo nên nền tảng vật chất cho việc thực hiện mục tiêu an ninh và nâng
cao vị thế quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, không thể có sự phát triển và phát
huy được ảnh hưởng quốc tế nếu không giữ vững được an ninh, bảo vệ chủ
quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

2.2. Phương châm đổi ngoại


2.2.1. Phái huy sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại;
dựa và phát huy nội lực là chính, tranh thủ tối đa ngoại lực
Nội hàm của “sức mạnh dân tộc” trong bối cảnh ngày nay bao gồm cả các
yếu tố sức mạnh “cứng” như kinh tể, quân sự, con

26
0
người..., các nguồn lực có thể huy động ở trong nước và các yếu tố của sức
mạnh “mềm” như văn hóa, truyền thống... Sức mạnh cứng và sức mạnh mềm
cần được vận dụng, kết hợp một cách hiệu quả, linh hoạt để bảo đảm cao nhất
lợi ích quốc gia - dân tộc.
Nội hàm sức mạnh thời đại bao gồm: lựa chọn con đường phát triển phù
hợp với nội dung chủ yếu của thời đại ngày nay và những nhân tố mới trong
giai đoạn hiện nay là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ; xu thế toàn cầu
hóa, hợp tác liên kết khu vực; xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển...
Việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong thế giới ngày
nay cũng có nhiều thay đổi. Hoạt động đối ngoại của các nước trên thế giới
ngày nay luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên hàng đầu, cho nên việc tìm ra
phương thức hữu hiệu để kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong
từng vấn đề cụ thể là nhân tố quyết định thành bại của phương châm này.
2.2.2. Hợp tác bình đẳng, cùng cỏ lợi; vừa hợp tác, vừa đẩu tranh
Trong điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa,
đa dạng hóa, Việt Nam đứng trước những cơ hội mới, song nguy cơ và thách
thức tư bên ngoài cũng gia tăng. Do đó, cần nhận thức đúng và nắm vững vấn
đề hợp tác và đấu tranh, coi đây là hai mặt gắn bó hữu cơ của quan hệ quốc tế.
Trong phương châm nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh, Đảng ta nhấn
mạnh một nhận thức mới, đớ là đấu tranh nhằm thúc đẩy hợp tác, tránh trực
diện đối đầu, không để cho các thế lực không thân thiện với Việt Nam lợi dụng
sơ hở để đẩy ta vào thế cô lập, đặc biệt là tránh một cuộc xung đột quân sự
hoặc bị khiêu khích vũ trang. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh còn nhằm
lợi dụng mâu thuẫn và sự cạnh tranh giữa các đối tác có quan hệ với nước ta,
nhất là giữa các nước lớn, tranh thủ những lực lượng có thể tranh thủ được,
phân hóa và
thu hẹp đến mức có thể được các thế lực chống đổi hoặc không thân thiện với
Việt Nam.
Trong xử lý các vấn đề quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải kết hợp nhuần
nhuyễn hai mặt hợp tác và đấu tranh, tránh hợp tác một chiều hoặc đấu tranh một


26
chiều, cả hai khuynh hưởng này đều dẫn tới tình huống bất lợi cho đất nước, cần
phải tỉnh táo, có sách lược khôn khéo trong hợp tác và đấu tranh, để mở rộng
được quan hệ đối ngoại, “thêm bạn bớt thù”, giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.
2.23, Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả
các nước
Phương châm này thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước
Việt Nam là mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn
định, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt
chú trọng hợp tác khu vực, nhất là đối với các nước láng giềng nhằm tạo một môi
trường hòa bình, ổn định lâu dài. Việc tạo lập được mối quan hệ hợp tác trên cơ
sở tùy thuộc lẫn nhau về an ninh cũng như về phát triển với các nước trong khu
vực sẽ là sự bảo đảm hết sức quan trọng đối với Việt Nam nhằm xác lập một vị
thế có lợi hoặc chí ít là ít bất lợi nhất trong quan hệ quốc tế.
Cùng với việc đặt cao quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng
và khu vực, Đảng và Nhà nước Việt Nam đồng thời nhấn mạnh sự cần thiét phải
mở rộng quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt là các nước lớn, các trung tâm kinh
tế lớn, vì đó là những lực lượng có ảnh hưởng quan trọng đến an ninh và phát
triển của khu vực và của Việt Nam. Với các nước lớn, phải coi trọng giữ quan hệ
cân bằng, khôn khéo lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước này nhằm tạo được thế
cân bằng chiến lược, tranh thủ mọi yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế và đảm
bảo an ninh quốc phòng.
Trong quan hệ với các nước lớn, Việt Nam kiên trì chính sách độc lập tự chủ,
tránh không để rơi vào những tình huống phức tạp và bị động hoặc liên minh
với một nước lớn này chống lại một nước lớn khác.
2.2.4. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả
Đây là phương châm, đồng thời cũng là một định hướng quan trọng về
đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng. Để đảm bảo tính chủ động, linh hoạt,
sáng tạo, hiệu quả, vấn đề đầu tiên là phải xác định đúng các biện pháp để nâng
cao hiệu quả đối ngoại như: nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo

26
2
chiến lược phục vụ cho hoạch định chính sách; đưa các quan hệ đã được thiết
lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững...
2.2.5. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Vấn đề độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là
thiêng liêng, không thể nhượng bộ, do đó cần phải kiên quyết, kiên trì đấu
tranh bảo vệ. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề tranh chấp Biển Đông là vấn đề lớn,
phức tạp, liên quan đến nhiều nước, nhất là nước lớn Trung Quốc, cho nên giải
quyết vấn đề này phải kiên trì, cần có thời gian, không thể nóng vội. Kiên
quyết, kiên trì đấu tranh phải trên cơ sở giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
cho phát triển đất nước.

3. CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH cực HỘI NHẬP QUỐC TẾ


3.1. Khái niệm
3.1.1. Hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia/vùng lãnh
thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động
hợp tác quốc tể vì mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ
đó và nhằm tạo thành sức
mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cung quan tâm. Hội
nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội. về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát
triển cao của hợp tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào
đó111. Quá trình hội nhập quốc tế ngày nay phát triển nhanh chóng và diễn ra trên
nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp độ khác nhau: song phương, tiểu khu vực, khu vực,
liên khu vực và toàn cầu với sự tham gia của hầu hết các nước trên thế giói.

111 Xem Hưởng đẫn chi tiết Chuyên đề “Hội nhập quốc tế” (Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 42-
HD/BTGTW ngày 01-9-2017 cửa Ban Tuyên giáo Trung ương), https://thu vienphapỉuatvn/van-
ban/Giao-duc/Huong-dan-42-HD-BTGTW-2017-Chuong-trinh- boi-duong-chuyen-de-Hoi-nhap-
quoc-te-399535.aspx

2
6
3.1.2. Quan niệm chung của các nước về hội nhập quốc tế
Trên thế giới ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về hội nhập quốc tế,
song nhìn chung đều thống nhất ở một số điểm sau:
Thứ nhất, hội nhập quốc tế bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế nhưng không giới
hạn ở đó, mà có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội: từ kinh
tế đến chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác.
Thứ haỉ, hội nhập quốc tế là quá trình không giới hạn thời gian. Đó là quá
trình liên tục trong quan hệ hợp tác giữa các nước từ thấp đến cao, từ một lĩnh vực
cụ thể đến toàn diện.
Thứ ba, hội nhập quốc tế không chỉ diễn ra thông qua việc tham gia các cơ
chế hợp tác đa phương mà trên nhiều bình diện, về bản chất, hợp tác song phương
nhưng lại dựa trên cơ sở các luật lệ và chuẩn mực chung thì cũng có đầy đủ tính
chất của hội nhập quốc tế.
Thứ tư, bản chất của hội nhập quốc tế là quá trình xây dựng và áp dụng các
luật lệ và chuẩn mực chung. Đây chính là đặc điểm để phân biệt hội nhập quốc tế
với các hoạt động hợp tác quốc tế khác như trao đổi, tham vấn, phối hợp chính
sách...112.

3.2. Chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện
nay
Ke thừa chủ trương hội nhập quốc tế của Đại hội XI và XII, Đại hội XIII
của Đảng tiếp tục khẳng định: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải
quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thúc đẩy hội
nhập quốc tể toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia - dân
tộc, bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia”113. Có thể nói, hội nhập quốc
tê là quyết sách chính trị quan trọng, là định hướng mới trong đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà nước ta khi đất nước bước sang thời kỳ mới, phản ánh
bước phát triển mới trong tư duy đối ngoại của Đảng trên cơ sở nhận thức sâu
112 Xem Đặng Đinh Quý: Bàn thêm về khái niệm và nội hàm “hội nhập quốc tể" của Việt Nam
trong giai đoạn mới, Tạp chí Nghiên cựu quốc tế, số 4/2012.
113 Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.164.

26
4
sắc về các xu thế lớn của thời đại và thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Chủ trương hội nhập quốc tế bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
3.2.1. về mục tiêu
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố môi trường hòa
bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước
nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc;
tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất
nước; gổp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ trên thế giới.
5.2.2. Quan điểm chỉ đạo
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát
triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc
tế; quán triệt và vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các
mối quan hệ lớn được tổng kết trong Cương lĩnh xây dựrig đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011); đồng thời phải
chú trọng một số quan điểm chỉ đạo sau:
" Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của
Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
- Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn toàn dân và của cả hệ thống chính
trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Mọi cơ chế, chính
sách phải phát huy tính chủ động, tích cực và khả năng sáng tạo của tất cả các tổ
chức, cá nhân, khai thác hiệu quả các tiềm năng của toàn xã hội, của các tầng
lớp nhân dân, bao gồm cả cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm
việc ở nước ngoài vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ và
thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện

2
6
đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh
quốc gia; gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng,
khu vực trong nước.
- Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo
thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phật triển kinh tế, củng
cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc, thúc đẩy phát triển

26
6
văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được phát triển đồng bộ trong
một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều
kiện thực tế và năng lực của đất nước.
- Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định lợi ích
quốc gia - dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để
rơi vào thế bị động, đối đầu; không tham gia vào các tập hợp lực lượng, các liên
minh của bên này chống bên kia.
- Thực hiện nghiêm các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đôi với
chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ
quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ động
đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; củng cố và nâng
cao vai trò của cộng đồng khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
3.2,3. Nội dung “chủ động và tích cực hội nhập quểc tế"
Quan điểm chủ động và tích cực hội nhập quốc tế thể hiện bước đi và lộ
trình hội nhập của Việt Nam với khu vực và thế giới. Hội nhập quốc tế được
triển khai đồng bộ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đưa các quan hệ đã được
thiết lập đi vào chiều sâu. Xác định những định hướng và nhiệm vụ sâu rộng
hơn về hội nhập quốc tế, Báo cáo Chính trị Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh:
“Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập,
tự chủ và hội nhập quốc tế; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh
hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền
quốc gia. Gắn kết chặt chẽ quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn
diện và sâu rộng với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp, huy động tiềm năng của
toàn xã hội; đổi mới, hoàn thiện thể chế trong nước, nâng cao năng lực tự
chủ, cạnh tranh và khả năng thích ứng của đất nước” 114. Như vậy, hội nhập
quốc te hiện nay bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
* Chủ động và tích cực hội nhập kình tế quốc tế
Đó là quá trình thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN
114 Đảng Cộng sản Việt Nam: Vẫn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XÍU, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, ti, tr.164.


và WTO, đồng thời triển khai cỏ hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới như CPTPP, EVFTA, VN-EAEU, UKVFTA... Trong những năm tới, Việt
Nam phải đưa hội nhập đi vào chiều sâu, tức là phải tận dụng các cam kết quốc
tế để mở rộng thị trường, tái phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế; gia tăng mức độ tự chủ của nền kinh tế, xác
lập vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng ở khu vực và toàn cầu,
đồng thời phải tận dụng được hệ thống quy tắc và luật lệ của các tổ chức quốc
tế để bảo vệ các lựi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân
Việt Nam trong quan hệ với các đối tác nước ngoài.
* Chủ động và tích cực hội nhập trên lĩnh vực chỉnh trị, quốc phòng, an
ninh
Tiếp tục thúc đẩy hội nhập quốc tế trên lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an
ninh, đưa quan hệ này của Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu tức là phải
tạo được sự đan xen, gắn kết lợi ích một cách lâu dài và bền vững giữa Việt
Nam và các đối tác, đưa khuôn khổ quan hệ đã được thiết lập đi vào thực chất,
nhất là với các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh và phát
triển của Việt Nam; tạo dựng được lòng tin và hình thành nên các cơ chế hợp
tác có hiệu quả trong việc thúc đẩy quan hệ, ngăn ngừa, đẩy lùi các nguy cơ,
kiểm soát các bất đồng và giải quyết các vấn đề nảy sinh, nhất là các vấn đề có
thể tác động nghiêm trọng tới an ninh và phát triển của Việt Nam.
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên lĩnh vực chính trị, quốc phòng,
an ninh còn phải thể hiện qua việc phát huy vai trò của Việt Nam trong các hoạt
động quốc tế. Trong nhũng năm gần đây, chúng ta đã chuyển từ chủ trương
tham dự sang phát huy vai trò thành viên có trách nhiệm trong các tổ chức, trên
các diễn đàn khu vực và toàn cầu. Các hoạt động này đã khẳng định uy tín của
Việt Nam, qua đó từng bước nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Trong thời
gian tới, chúng ta cần tích cực đóng góp hơn nữa vào công việc chung của thế
giới, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nhân tố khá quan trọng của khu vực
và thế giới, gắn hòa bình, thịnh vượng chung của Việt Nam vào hòa bình, thịnh
vượng của khu vực và thế giới, về vấn đề này, báo cáo Chính trị Đại hội XIII
của Đảng nhấn mạnh: “Chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò
của Việt Nam trong xây dựng, định hướng các thể chế đa phương và trật tự
chính trị - kinh tế quốc tế...”115.
* Chủ động và tích cực hội nhập trên các lĩnh vực khác
Đó là quá trình chủ động hơn trong việc nghiên cứu, lựa chọn các bộ tiêu
chí, xây dựng và triển khai lộ trình áp dụng, đồng thời tham gia xây dựng các
tiêu chí, chuẩn mực chung, góp phần nâng trình độ phát triển của Việt Nam
trong các lĩnh vực này; phục vụ các mục tiêu xây dựng nền kinh tế tri thức và
con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
3,2.4. Một sể giải pháp chũ yếu về chủ động và tích cực hội nhập quốc
tế
Để thực hiện thắng lợi chủ trương hội nhập quốc tế, đưa hội nhập quốc tế
đi vào chiều sâu, trong những năm tới, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp sau:
Thứ nhất, thực hiện triệt để phương châm “triển khai đồng bộ” các định
hướng đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với quá trình hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa đối ngoại
đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, giữa các cấp, các ngành, các
địa phương.
Thứ haỉ, trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao quốc gia - dân tộc, Việt Nam
cần đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác, nhất là các khuôn khổ với đối
tác chiến lược và đối tác toàn diện, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định của đất
nước, thúc đẩy quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, tạo thuận lợi cho phát triển đất
nước và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thứ ba, Việt Nam cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hội nhập, thực hiện đầy
đủ các cam kết quổc tể, theo đó, Việt Nam cần tăng cường công tác phổ biến các
cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, đã nội luật hóa và các quy định trong quá
trình triển khai; làm cho mỗi tổ chức, mỗi người dân nhận thức đúng thách thức
cũng như cơ hội mà họ có được từ quá trình hội nhập quốc tế, để họ tham gia một
115 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ XIII, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.164.
cách chủ động và tích cực, biến quá trình hội nhập quốc tế chủ yếu là các hoạt
động của các cơ quan nhà nước tiến hành thành quá trình tham gia chủ động và
tích cực của bộ ngành, tưng địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Thứ tư, trong quá trình triển khai các định hướng lớn về hội nhập quốc tế
được xác định trong Văn kiện Đại hội XI, XII và XIII của Đảng, chúng ta cần tập
trung thực hiện Chiến lược tồng thể hội nhập quốc tế tầm nhìn năm 2030 và các
đề án, kế hoạch triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị khóa XI về hội nhập
quốc tế; khẩn trương hoàn thiện, nâng cao năng lực các thể chế hội nhập quốc tế;
tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hội nhập để mức
độ hội nhập trên các lĩnh vực của Việt Nam ở mức độ cao của các nước ASEAN.
Thứ năm, trong hội nhập kinh tế, Việt Nam cần tập trung giải quyết các
vấn đề sau:
- Các bộ, ngành và địa phương cần chủ động xây dựng chương trình, kế
hoạch toàn diện và cụ thể thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, trong đó xác
định vai trò trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế trong tiến trình hội nhập
trong quan điểm, nhận thức và hành động.
- Gắn kết hội nhập kinh tế quốc tế với cải cách trong nước, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng tái cấu trúc nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh
tế, mục tiêu chính trị - ngoại giao và mục tiếu chiến lược trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
" Chú trọng thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng mức độ
cam kết và tự do hóa thương mại ngày càng cao hơn, đồng thời có các điều
chỉnh thương mại trên cơ sở cam kết với các tổ chức quốc tế và khu vực để có
hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện các cam kết thương mại.
- Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thực thi có
hiệu quả các cam kết hội nhập, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh
bạch, ngày càng phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, góp phần
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tận dụng tối đa các cơ hội của hội nhập kinh te quốc tế nhằm mở rộng
thị trương, thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng trường và phát triển kinh tế - xã
hội, nâng cao hiệu quả và sửc cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản
phẩm.
- Tăng cường nguồn nhân lực, đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu,
đánh giá và dự báo các vấn đề mới liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, đặc
biệt là việc triển khai thực hiện ở mức độ cao hơn các cam kết, các FTA để chủ
động điều chỉnh chính sách và biện pháp phù hợp...
4. THÀNH Tựu, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC TRONG THỰC HIỆN ĐƯỜNG
LỐI ĐỐI NGOẠI THỜI KỲ ĐÔI MỚI
4.1. Thành tựu
Sau 35 năm thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới, Việt Nam đã thu được
nhiều thành tựu hết sức quan trọng, thể hiện trên các vấn đề lớn như sau:
Thứ nhất, đã đẩy lùi được chính sách cô lập về chính trị, bao vây về kinh
tế đối với nước ta, đồng thòi mở rộng quan hệ với các quốc gia, kể cả các nước
lớn và các trung tâm hàng đầu thế giới.
Trong giai đoạn từ 1986-1995, thông qua các hoạt động ngoại giao tích
cực, trong đó có việc phối hợp với tất cả các bên để đi tới một giải pháp chính trị
cho vấn đề Campuchia. Việc ký Hiệp định về Campuchia (1991) đã chấm dứt tình
trạng căng thẳng, đối đầu giữa Việt Nam với một số nước lợi dụng van đề
Campuchia để bao vây, cô lập Việt Nam, góp phần khai thông quan hệ giữa Việt
Nam với thế giới bên ngoài; đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao, trong đó có
chuyến thăm không chính thức Trung Quốc của Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng
và Nhà nước Việt Nam (1990), Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hóa
quan hệ vào tháng 11-1991; chủ động mở quan hệ với các nước ASEAN; đấu
tranh đòi Mỹ dỡ bỏ cấm vận và tiến tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam...
Có thể nói, việc xác định đúng khâu then chốt là vấn đề Campuchia và với các
bước đi cụ thể, tích cực, đến năm 1995, Việt Nam đã phá thế bị bao vây, cấm vận,
cô lập và mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế. Đên năm 2020,
Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 nước; trong đó, Việt Nam đã xác lập 3
quan hệ đặc biệt, 17 quan hệ đối tác chiến lược, 13 quan hệ đối tác toàn diện.
Trong số các nước này đều là các nước lớn, các trung tâm chính trị, kinh tế của
thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược, đôi
tác toàn diện với tất cả nước lớn, trong đó có P5,
toàn bộ G7, 13/20 nước G20, 8/9 nước trong ASEAN.
Thứ haỉ, đã tranh thủ được môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung
phát triển kinh tế - xã hội.
Thông qua các hoạt động ngoại giao cụ thể, tích cực, đặc biệt là chú
trọng tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác chủ chốt, thúc đẩy hợp tác
kinh tế quốc tế và bắt đầu hội nhập chặt chẽ vào nền kinh tế khu vực và thế
giới, Việt Nam đã tranh thủ được nguồn ngoại lực phục vụ cho sự phát triển
kinh tế - xã hội. Bên cạnh thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước, Việt Nam
thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu
lục; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa
phương trên nhiều lĩnh vực, thu hút một lượng lớn vốn FDI. Theo thống kê của
Cục Đầu tư nước ngoài, tính lũy kế đến ngày 20-9-2020, cả nước có 32.658 dự
án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 381,5 tỷ USD. vốn thực hiện lũy kế của
các dự án FDI ước đạt 225,8 tỷ USD, bằng 59,1% tổng vốn đầu tư đăng ký còn
hiệu lực. Theo đối tác đầu tư, trong tháng 9-2020, có thêm dự án mới từ nhà
đầu tư Colombia, nâng tổng số quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn
hiệu lực tại Việt Nam lên 138, trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn
đăng ký gần 70,14 tỷ USD (chiêm 18,4% tông vôn đâu tư), Nhật Bản đứng thứ
hai với gân 59,9 tỷ USD (chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là
Singapore và Đài Loan, Hồng Kông... Đáng chú ý là lĩnh vực công nghiệp chế
biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 222,92 tỷ USD, chiếm 58,4% tổng
vốn đầu tư116.
Thứ ba, giữ vững được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,
đồng thời tùng bước giải quyết được nhiều vấn đề về
biên giới trên bộ và trên biển với các nước có liên quan, tạo cơ sở pháp lý và
điều kiện thuận lợi để quản lý biên giới, bảo vệ chủ quyền, mở rộng hợp tác quốc

116 Xem Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bảo cáo tình hình đầu tư trực tiếp
nưởc ngoài 9 tháng năm 2020, http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai .aspx?idTin=
47698&idcm=208
tế, góp phần củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực.
Cho đến nay, thông qua các hoạt động ngoại giao, Việt Nam và Trung
Quốc đã ký Hiệp định biên giới trên bộ và hoàn thành việc phân giới cắm mốc
trên bộ; ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá Vịnh Bắc Bộ;
ký Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Công
tác phân giới cắm mốc giữa Việt Nam với Lào và Campuchia đang được tích cực
triển khai trên cơ sở những Hiệp định biên giới đã ký kết. Ngoài ra, Việt Nam đã
ký các thỏa thuận song phương về hợp tác giải quyết vùng chồng lấn trên biển với
từng nước trong khu vực như với Malaixia, Inđônêxia, Philíppin, Thái Lan trên cơ
sở bình đẳng, cùng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi việc mở rộng và tăng cường hợp
tác.
Thứ tư, có những đóng góp tích cực, đầy tinh thần trách nhiệm và mang
tính xây dựng cho xu thế hòa bình, hợp tác.
Thông qua các hoạt động cụ thể như tổ chức thành công nhiều hội nghị
quốc tế: Hội nghị cấp cao Pháp ngữ, Hội nghị cấp cao ASEM, Chủ tịch luân phiên
của ASEAN năm 2010 và năm 2020, ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và nhiệm kỳ 2020-2021, là nước chủ nhà Hội
nghị thượng đỉnh APEC năm 2006 và năm 2017... Việt Nam cũng đã tham gia
giải quyết nhiều vấn đề lớn của thế giới và khu vực, trong đó có việc Việt Nam
cùng các nước khác trong ASEAN ký DOC giữa ASEAN và Trung Quốc tháng
11-2002 và ký kết khung coc giữa ASEAN và Trung Quốc tháng 8-2017 - bước
tiến tích cực cho tiến trình đàm phán thực chất coc, góp phần duy trì hòa bình và
ổn định ở khu vực; tham gia với tư cách khách mời Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ
chức tại Canada và Nhật Bản, Hội nghị thượng
đỉnh G20 tại Đức... Với những đóng góp tích cực, đầy tinh thần trách nhiệm và
mang tính xây dựng, tiếng nói của Việt Nam được cộng đồng quốc tế coi trọng,
lắng nghe, qua đó mà không ngừng nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu
vực và trên trường quốc tế.

4.2. Hạn chế


Một là, yếu kém trong công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược.
Công tác này trong những năm qua tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp
ứng tốt yêu cầu, có lúc còn thiếu tính chủ động, chưa theo kịp diễn biển của
tình hình, chưa lường hết những tác động bất lợi, thiếu sự phối hợp điều hành
thống nhất, đồng bộ; “hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế có mặt, có lúc
chưa theo kịp diễn biến của tình hình, chưa lường hết những tác động bất
lợi”117.
Hai là, trong quan hệ với một số đối tác quan trọng, mức độ tin cậy vẫn
chưa cao, chưa đồng đều và chưa thật bền vững; chưa khai thác tốt và phát huy
hiệu quả các quan hệ lợi ích đan xen với các đối tác quan trọng.
Cho đến nay, Việt Nam đã mở rộng đáng kể quan hệ với các nước và vùng
lãnh thổ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chưa đưa mối quan hệ đó phát
triển chiều sâu, bền vững do chưa xây dựng các khuôn khổ quan hệ hoặc chưa
cụ thể hóa các thỏa thuận đã ký kết. Một số đối tác lớn của Việt Nam như Nga,
Ấn Độ, hợp tác kinh tế còn khá nhiều hạn chế, chưa toàn diện. Việc bảo đảm
quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh cũng gặp không ít trở ngại
từ vấn đề Biển Đông...
Ba là, những hạn chế trong công tác chỉ đạo, quản lỵ. Trong những năm
qua, hoạt động đối ngoại là khá sôi động, song không ít các hoạt động tính hiệu
quả thấp, thậm chí còn gây lãng phí. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, sự
quản lý công tác đối ngoại trong nhiều trường hợp vẫn còn thiếu nhịp nhàng, ăn
khóp...

4.3. Một số bài học trong thực hiện đường ỉối đối ngoại thời kỳ đổi mói
Từ thực tiễn hoạt động đối ngoại hơn 35 năm qua với những thành tựu và
hạn chế, cỏ thể rút ra một số bài học sau:
Thứ nhất, mục tiêu hàng đầu của đối ngoại là vì lợi ích quốc gia - dân tộc.
Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia - dân
tộc với mục tiêu chiến lược là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

117 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thử XIII, Nxb.Chính tộ
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.88.
lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa trong sự kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ tạo
dựng môi trường quốc tể thuận lợi nhất cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội,
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ haỉ, kết hợp hài hòa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, dân tộc
với quốc tế.
Trong sự kết hợp này, sức mạnh dân tộc giữ vai trò quyết định, được thể
hiện ở sức mạnh tổng hợp cả về vật chất lẫn tinh thần. Đó là sự phát triển kinh tế
nhanh, hiệu quả và bền vững; sức mạnh quốc phòng toàn dân ngày càng hiện đại
đáp ứng được yêu cầu của bảo vệ Tổ quốc; sự ổn định chính trị - xã hội vững
chắc; bản sắc văn hóa dân tộc được bảo vệ và phát huy; sức mạnh của khối đại
đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường.
Thứ ba, giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với hội nhập quổc tế.
Kinh nghiệm lịch sử của cách mạng Việt Nam cho thấy rằng chỉ có thể
thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng khi Đảng và Nhà
nước Việt Nam kiên định tinh thần độc lập, tự chủ, tự mình quyết định công việc
của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh thể giới ngày nay, khi hòa bình, hợp tác,
phát triển trở thành xu thế lớn và trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ hiện đại (hiện nay là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0) và
toàn cầu hóa, độc lập tự chủ không có nghĩa là đóng cửa với bên ngoài, mà trái
lại phải coi trọng và tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế,
thực hiện chính sách ngoại giao rộng mở, thêm bạn bớt thù, không đi với nước
này chổng lại nước kia, không tham gia các liên minh gây đoi đầu, căng thẳng.
Thứ tư, kiên định về nguyên tắc chiến lược nhưng mềm dẻo, cơ động,
linh hoạt, sáng tạo trong xử lý tình huống theo tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn
biến”.
Thứ năm, triển khai hoạt động đối ngoại một cách toàn diện.
Trong thế giới ngày nay, quá trình toàn cầu hóa tác động đến mọi mặt của
đời sống xã hội. Do đó, hoạt động đối ngoại sẽ diễn ra trên mọi lĩnh vực và đòi
hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối
ngoại nhân dân nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại dưới sự
lãnh đạo trực tiếp, thống nhất của Đảng và sự quản lý tập trung của Nhà nước.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


1. Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạch định đường lối đối ngoại của Đảng và
Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới.
2. Nội dung chủ trương “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có
trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” trong đường lối đối ngoại của Đảng và
Nhà nước Việt Nam hiện nay.
3. Đánh giá quá trình triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà
nước Việt Nam thòri kỳ đổi mới.

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Nội dung chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” của
Đảng và Nhà nước Việt Nam?
2. Nội dung cơ bản đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
thời kỳ đổi mới?
3. Quá trình triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt
Nam thời kỳ đổi mới: Thành tựu và những vấn đề đặt ra?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.49-50; 69; 88; 110; 117;
135; 161.
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Quan hệ quốc tế
(Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị) Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.
3. Phạm Bình Minh: Đường ỉổi chính sách đổi ngoại Việt Nam trong giai
đoạn mới, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.69-79.
* Tài liệu đọc thêm
1. Nguyễn Anh Cường, Phạm Quốc Thành: Chính sách đổỉ ngoại của
Việt Nam, Nxb.Công an nhân dân, H.2018.
2. Lê Hoài Trung: Đối ngoại đa phương Vỉệt Nam trong thời kỳ chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2017.
3. Nguyễn Minh Đức: Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ở Việt Nam
thời kỳ đổỉ mới, Nxb.Lý luận chính trị, H.2020.
4. Nghị quyết sổ 06-NQ/TW ngày 05-11-2016 về thực hiện có hỉệu quả tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chỉnh trị - xã hộỉ trong bối cảnh
nước ta tham gia các hiệp định thưcmg mại tự do thế hệ mới trong Đảng Cộng
sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII) Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016.
MỤC LỤC

Lời giới thiệu...........................................................................................7


Lời nói đầu..............................................................................................9
Bài 1: Quan hệ quốc tế và hệ thống quan hệ quốc tế
hiện nay................................................................................... 11
Bài 2: Cục diện thế giới hiện nay.........................................................41
Bài 3: Điều chỉnh chiến lược của một số nước lớn hiện nay...............82
Bài 4: Các tổ chức quốc tể và nền ngoại giao đa phương
hiện nay...................................................................................113
Bài 5: ASEAN trong cấu trúc khu vực châu Á - Thái Binh
Dương hiện nay...................................................................... 163
Bài 6: Quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia trong bối cảnh mới 201
Bài 7: Đường lối đối ngoại và chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
của Đảng và Nhà nước
Việt Nam.............. ..................................................................239
GIÁO TRÌNH
QUAN HỆ QUỐC TÊ

Chịu trách nhiệm xuất bản


Gỉám đốc
TS NGUYỄN CHÍ HƯỚNG

Chịu trách nhiệm nội dung


Phó Gỉám đốc - Tổng Biên tập
TS NGUYỄN MẬU TUÂN

Biên tập: DƯƠNG VĂN VINH DƯƠNG VĂN VINH


Chế bản: DƯƠNG VĂN VINH DƯƠNG VÃN VINH
Sửa bản in:
Trình bày bìa:

In 10.000 cuốn, khổ 16 X 24 cm tại Công ty CP In và TM Trường An.


Địa chỉ: Số 28, ngõ 91 đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, cầu Giẵy, Hà Nội.
Số XNĐKXB: 821-2021/CXBIPH/13-06/LLCT, ngày 15-3-2021.
ISBN: 978-604-962-716-3.
Quyết định xuất bản số 89/QĐ-NXBLLCT, ngày 22-6-2021.
In xong và nộp lưu chiểu Quý III năm 2021.

You might also like