You are on page 1of 8

NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ

Các thành viên trong nhóm :

1. Triệu Sinh – 2100008738


2. Đỗ Thái Phương Thùy- 2100004131
3. Hồ Thị Thùy Trang- 2100008454
4. Nguyễn Thị Thanh Hường- 2100007964

TÓM TẮT BÀI MỞ ĐẦU

1. Khái niệm và quá trình phát triển của môn Quan hệ quốc tế
1.1. Khái niệm “ quan hệ quốc tế”
Xét về mặt ngữ nghĩa của từ quan hệ quốc tế (International Relations), quan hệ (Relations) là
những hành vi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến người khác. Phải có hai chủ thể quan hệ trở lên
thì mới có quan hệ, tức là phải có chủ thể gây tác động và chủ thể bị tác động thì tác động đó mới
trở thành quan hệ, Khi hai chủ thể này thuộc hai quốc gia khác nhau thì tác động giữa chúng có tính
quốc tế ( International) và quan hệ giữa các chủ thể đó được coi là quan hệ quốc tế.
Có nhiều khái niệm khác nhau về QHQT. Vì thế, có thể đưa ra khái niệm QHQT như sau: “
Quan hệ quốc tế là sự tương tác qua biên giới giữa các chủ thể quan hệ quốc tế”.
VD: về ảnh hưởng gián tiếp là khi sự thay đổi trong tình hình đối nội của nước này khiến
nước kia cảm thấy quan hệ song phương cũng sẽ thay đổi nên có phản ứng điều chỉnh. Khi các tác
động này diễn ra qua biên giới quốc gia thì trở thành có tính quốc tế. Khái niệm này tương đối mở
về mặt chủ thể khi bao gồm mọi loại chủ thể QHQT chứ không phải chỉ mỗi quốc gia như nhiều
khái niệm trước kia.
1.2. Vì sao phải nghiên cứu quan hệ quốc tế?
QHQT vừa là môi trường chi phối, vừa là kênh chuyển tải tác động từ thế giới vào quốc
ghua và con người. QHQT là một trong những cơ sở quan trọng định hình nên thế giới nên cũng có
vai trò như môi trường chi phối quốc gia và con người. Các tác động bên ngoài vào quốc gia và con
người thường thông qua QHQT. Vì thế, nghiên cứu QHQT là để tìm hiểu môi trường mình đang
sống và tác động của môi trường đó tới mình.
QHQT là nơi chứa đựng những lợi ích cơ bản của quốc gia và con người. Những lợi ích cơ
bản của quốc gia và con người là an ninh ( sự tồn vong) và phát triển. QHQT không chỉ là nơi chứa
đựng các lợi ích cơ bản mà còn là điều kiện để thực thi chúng. Nghiên cứu QHQT chính là để thực
hiện và đảm bảo lợi ích cơ bản của quốc gia và con người.
QHQT là hoạt động chức năng của quốc gia và con người. QHQT vốn là môi trường, điều
kiện bên ngoài không tách rời và không thể thiếu. Đó là cũng là nơi chứa đựng lợi ích cơ bản quốc
gia và con người. Nghiên cứu QHQT giúp tìm được những phương thức và biện pháp thích hợp cho
hoạt động chức năng của quốc gia và con người.
QHQT là một trong những cách thức định hình nên quốc gia và con người. Bên cạnh sự phát
triển tự thân, quốc gia và con người thường xuyên chịu tác động từ bên ngoài qua QHQT. Khi
QHQT thay đổi, các giá trị và tác động thay đổi theo, dẫn đến yêu cầu điều chỉnh bản thân cũng
thay đổi. Vì thế, nghiên cứu QHQT góp phần tìm hiểu chính mình và khả năng thay đổi của mình
trong tương lai.
Trong bối cảnh hiện nay, QHQT ngày càng trở nên quan trọng đối với quốc gia và con
người. Vì thế, việc nghiên cứu QHQT càng trở nên cần thiết
1.3. Lịch sử hình thanh và phát triển môn QHQT
Trên thế giới, bởi sự chi phối quá lớn của QHQT đối với cuộc sống của con người và vận
mệnh quốc gia, việc nghiên cứu QHQT đã xuất hiện từ lâu. Những ý tưởng và tác phẩm thành văn
đầu tiên liên quan đến QHQT xuất hiện ở cả phương Tây và phương Đông từ 400- 500 năm TCN.
Từ thời cận đại trở về trước, nghiên cứu QHQT có thể được phân chia thành hai xu hướng lý luận
cính là Chủ nghĩa Hiện thực (Realism) và Chủ nghĩa tự do (Liberalism).
Nhìn chung môn quan hệ quốc tế chỉ thực sự phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Sự hình thành môn chính trị học từ những năm 1880, đặc biệt ở mỹ cùng với những biến đổi quan
hệ quốc tế của thế giới thời hậu chiến đã cung cấp thêm nhiều cơ sở khoa học và thực tiễn trong
môn quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó sự nổi lên của chủ nghĩa mác cũng đem thêm những đóng góp
quan trọng vào sự phát triển lý luận quan hệ quốc tế.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 việc nghiên cứu quan hệ quốc tế càng phát triển mạnh mẽ. Có
thể nói sau 5 1 9 45 quang hải quốc tế là một trong những ngành học phát triển nhanh nhất. Chủ
nghĩa Hiện thực và chủ nghĩa Tự do trở thành những lý thuyết tương đối bao quát và được áp dụng
nhiều trong thực tiễn. Cuối thập niên 1970, các lý thuyết này cũng được điều chỉnh phảy bổ sung
với sự ra đời của trường phái mới của chúng là chủ nghĩa hiện thực mới (Neorealism) và Chủ nghĩa
Tự do Mới (Neoliberalism). Ngoài ra cũng phải kể đến một số lý luận khác đã đem thêm những
cách tiếp cận khác nhau vào nghiên cứu quan hệ quốc tế : Chủ nghĩa Mác Xít Mới, Chủ nghĩa Hành
vi,..
Sau Chiến tranh Lạnh, và việc nghiên cứu và đào tạo quan hệ quốc tế càng có sự phát triển
mạnh mẽ. Trên cơ sở đó đã xuất hiện thêm hàng loạt cái lý thuyết và lý luận quan hệ quốc tế mới
như Chủ nghĩa Kiến tạo, Chủ nghĩa Vị nữ,... Sự đa dạng này không chỉ xuất phát từ thực tiễn thay
đổi của quan hệ quốc tế thế giới mà còn phản ánh sự phát triển của môn học có tính đa ngành và
liên ngành này.
Có thể khai thác sự phát triển của môn quan hệ quốc tế như một quá trình đi từ vấn đề trung
tâm (chiến tranh , xung đột) đến bản chất của quan hệ quốc tế, đi từ những vấn đề của các nước lớn
sang mỗi vấn đề chung trong quan hệ quốc tế, đi từ nghiên cứu bộ phận lên nghiên cứu tổng thể,...
Bởi chủ thể đó là sự mở rộng từ quan hệ giữa các quốc gia quan hệ chằng chéo giữa nhiều loại hình
chủ thể khác nhau. Về đối tượng nghiên cứu, đó là Sự mở rộng từ các vấn đề an ninh- chính trị sang
cả kinh tế, văn hóa, xã hội,... Về đội ngũ nghiên cứu, đó là sự tập trung ban đầu ở một số nước lớn
như Mỹ, Anh, Pháp,..
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu quan hệ quốc tế một cách có hệ thống bắt đầu được xây dựng
kể từ sau hòa bình lập lại ở miền bắc Việt nam. Ở miền nam Việt Nam trước năm 1945, việc nghiên
cứu quan hệ quốc tế cũng được xây dựng và triển khai. Sau cuộc đổi mới và mở cửa của nước ta
năm 1986, việc nghiên cứu và đào tạo về quan hệ quốc tế có sự phát triển mạnh mẽ. Đến nay, trước
yêu cầu hội nhập và nhận thức quan hệ quốc tế trở thành công việc của toàn xã hội, việc nghiên cứu
và đào tạo quan hệ quốc tế đã được phổ biến khá rộng ở Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh,...
2. Đối tượng và phương pháp của môn quan hệ quốc tế
2.1. Đối tượng, phạm vi và cấu trúc của môn quan hệ quốc tế
Về đại thể, đối tượng nghiên cứu của môn quan hệ quốc tế là bản chất sự vận động của tác
động của quan hệ quốc tế. Việc nghiên cứu đối tượng này nhằm trả lời các câu hỏi: bản chất và nội
dung có quan hệ quốc tế là gì? Quan hệ quốc tế được hình thành và vận động như thế nào?... Việc
xác định được cấu thành của quan hệ quốc tế cho phép bước đầu trả lời được phần nào các câu hỏi
trên. Cáu thần xác định nên bản chất, sự vận động của các thành tố dẫn đến sự vận động của quan
hệ quốc tế, sự thay đổi của các thành tố đều lại sự biến đổi của các tác động.
Cấu thành cơ bản của quan hệ quốc tế bao gồm 3 công đoạn nằm trong một quá trình là động
cơ, hành vi, kết quả của sự tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể quan hệ quốc tế. Động cơ chính là
mục đích và được cụ thể hóa= những lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được. Hành vi chính là quá
trình tương tác thông qua cách thức quan hệ nào đó+ với việc sử dụng những công cụ nhất định
trong quan hệ. Đó chính là kết quả của sự tương tác giữa các chủ thể quan hệ quốc tế. Kết quả thế
nào sẽ tác động trở lại buộc chủ thể phải điều chỉnh lại động cơ và hành vi để có được kết quả tốt
hơn. 3 công đoạn này gắn bó chặt chẽ với nhau.
Bên cạnh đó, mỗi công đoạn trên cũng như toàn bộ quá trình tương tác đều chịu sự tác động
của các nhân tố bên ngoài và bên trong. Các nhân tố này góp phần quan trọng trong xác định động
cơ, quy định sự lựa chọn hành vi và từ đó có khả năng chi phối kết quả của tương tác. Bởi vậy, đối
tượng nghiên cứu của môn quan hệ quốc tế chính là động cơ hành vi, kết quả, những nhân tố bên
trong và bên ngoài đối với quá trình tương tác giữa các chủ thể quan hệ quốc tế

Phạm vi của môn học là giới hạn những nội dung kiến thức chủ yếu của môn học. Có 3 xu
hướng mở rộng chính phạm vi của môn học này:
Về chủ thể quan hệ, do sự tham gia ngày càng nhiều của các chủ thể phi quốc gia và quan hệ
quốc tế nên phạm vi nghiên cứu cô môn quan hệ quốc tế đang có xu hướng mở rộng bao gồm cả
quan hệ giữa các quốc gia giữa các chủ thể phi quốc gia và sự tác động qua lại của chúng đối với
nhau.
Về lĩnh vực quan hệ, Quan hệ chính trị được coi là phạm vi nghiên cứu chủ yếu của môn
quan hệ quốc tế. Quan hệ quốc tế trải rộng trong nhiều lĩnh vực từ chiến lược quân sự, ngoại giao,
kinh tế, xã hội, ... Giữa các lĩnh vực này có sự tương tác chặt chẽ với nhau. Phạm vi nghiên cứu của
quan hệ quốc tế cần được bao gồm cả quan hệ trong các lĩnh vực khác.
Về vấn đề nghiên cứu, ngày càng nói lên nhiều vấn đề không thuần túy chính trị trong đời
sống quốc tế như kinh tế, văn hóa, giá trị, luật pháp, đạo đức, dân số, bệnh dịch,... Sự nổi lên của
các vấn đề này đang làm thay đổi nội dung quan hệ quốc tế và ngày càng trở thành những vấn đề
không tách rời trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.
Như vậy cho dù có sự chồng lấn với một số một học khác nhưng xét về tổng thể, đối tượng
nghiên cứu của môn quan hệ quốc tế không có sự trùng lập với các môn học đó.
Chương trình giảng dạy nhập môn quan hệ quốc tế sẽ được cấu trúc như sau:
Bài 1: Bài mở đầu
Bài 2: Chủ thể quan hệ quốc tế - quốc gia
Bài 3: Chủ thể quan hệ quốc tế - chủ thể phiếu quốc tế
Bài 4: Quyền lực trong quan hệ quốc tế
Bài 5: Hệ thống quốc tế
Bài 6: Công cụ trong quan hệ quốc tế
Bài 7: Xung đột và chiến tranh trong quan hệ quốc tế
Bài 8: Hợp tác và hội nhập trong quan hệ quốc tế
Cấu chương trình môn học tập trung vào đối tượng nghiên cứu của môn học bao gồm động
cơ, hành vi, kết quả, các yếu tố bên trong và bên ngoài.
2.2. Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế
Cách tiếp cận là cách thức hay con đường tiến hành nghiên cứu được xây dựng trên quan
điểm nào đó.
Đó là những cách tiếp cận chung như là cách tiếp cận đa ngành, cách tiếp cận liên ngành,...
Bên cạnh các cách tiếp cận chung, còn có những cách tiếp cận riêng xuất phát từ các lý thuyết quan
hệ quốc tế khác nhau.
Phương pháp là nguyên tắc, cách thức tiến hành nghiên cứu và hoạt động thực tiễn nhằm đạt
được kết quả. Theo đó, phương pháp bao gồm những thao tác của tư duy, được sắp xếp theo những
nguyên tắc nhất định. Phương pháp được sử dụng cả trong hoạt động nhận thức lẫn trong hoạt động
thực tiễn. Các phương pháp sử dụng phổ biến có thể kể đến là phương pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch,... Bên cạnh đó, môn quan hệ quốc tế cũng
có những phương pháp riêng của mình như các phương pháp phân tích lợi ích, phương pháp phân
tích chính sách đối ngoại, phương pháp quan sách sử kiện phương pháp phân tích tác động,... Các
phương pháp này xuất phát từ những đối tượng nghiên cứu riêng với nhiều điều kiện đặc thù nên
đòi hỏi phải có những nguyên tắc và cách thức tiến hành riêng.
Không một yêu cầu nữa về mặt phương pháp luận cũng phản ánh tích độc lập tường đối
cũng bồn quan hệ quốc tế đó là cấp độ phân tích. Về đại thể có 4 cặp độ phân tích chính:
Cặp độ cá nhân đòi hỏi phân tích quan hệ quốc tế phải tính đến tâm lý, nhận thức cá nhân, sự
lựa chọn quyết định và hành động của những cá nhân tham gia.
Cấp độ quốc gia đòi hỏi phân tích quan hệ quốc tế phải tính đến các nhóm hay lực lượng bên
trong quốc gia thường có ảnh hưởng lên hành động của nhà nước trong quan hệ đối ngoại của quốc
gia.
Cấp độ liên quốc gia đòi hỏi khi nghiên cứu phải tính đến tương tác giữa các quốc gia trong
quá trình hình thành động cơ, lựa chọn hành vi và kết quả của mối quan hệ quốc tế nào đó.
Tóc độ hệ thống đòi hỏi khi nghiên cứu phải tính đến tác động từ hệ thống quốc tế mà quốc
gia là một bộ phận trong đó. Có thể chia ra làm 2 cấp độ khu vực và cấp độ toàn cầu.
3. Một số lý thuyết chủ yếu trong nghiên cứu quan hệ quốc tế
- Lý thuyết là tập hợp các quan điểm có chung một cơ sở lý luận và tương đối bao quát về
một vùng nghiên cứu nào đó.
- Cách tiếp cận khác nhau nên mỗi lý thuyết cũng có cách lý giải QHQT khác nhau.
3.1. Chủ nghĩa Hiện thực (Realism)
- Chủ nghĩa Hiện thực (Chủ nghĩa Hiện thực chính trị) chủ yếu nghiên cứu về vấn đề chính
trị quốc tế.
- Chính vì Hiện thực là lý thuyết QHQT có lịch sử lâu đời nhất nên đã có ảnh hưởng lớn đến
lý luận và thực tiễn QHQT trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
- Các luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa Hiện thực là:
• Chủ nghĩa Hiện thực cho rằng môi trường vô chính phủ sẽ là bất biến vì thế giới bên
trong các quốc gia đang tồn tại có đặc tính là vô chính phủ.
• Trong QHQT, quốc gia là chủ thể cơ bản. Đặc điểm của chủ thể quốc gia này là chủ
thể nhất thể và có lý trí.
• Do bản chất con người là ít kỉ và tư lợi (Egoism) và lại sống trong môi trường vô
chính phủ nên sự cạnh tranh giữa các quốc gia là không tránh khỏi.
• An ninh quốc gia là để đảm bảo cho sự tồn vong nên đã trở thảnh sự quan tâm lớn
nhất của quốc gia.
• Các quốc gia cần có quyền lực (Power) để tồn tại nên mọi quốc gia đều theo đuổi
quyền lực quốc tế và tìm cách tối đa hóa quyền lực của mình.
• Do quan hệ quyền lực giữa các quốc gia luôn có tổng số bằng 0 (Zero sum game)
nên nềm chính trị quốc tế sẽ là cuộc đấu tranh vì quyền lực. Cạnh tranh quyền lực quy định tình
trạng xung đột trong QHQT và dễ dẫn đến chiến tranh. Xung đột là tuyệt đối và là bản chất của
QHQT.
• Để duy trì ổn định và trật tự, Chủ nghĩa Hiện thực đề cao việc thiết lập cân bằng
quyền lực (Balance of power). Nó được coi là giúp ngăn chặn chiến tranh, hạn chế chạy đua vũ
trang. Ngoài ra cân bằng quyền lực còn được cho là ngăn chặn sự thống trị hay sự vượt trội quyền
lực của quốc gia nào đó.
• Xét về tổng thể, đối với Chủ nghĩa Hiện thực, QHQT được ví như mô hình bi a
(Billiard Ball Model). Quan hệ giữa chúng là va đập (xung đột).
- Chủ nghĩa Hiện thực bị phê phán nhiều nên một số học giả đã cố gắng khắc phục những
nhược điểm của nó.
- Về đại thế, Chủ nghĩa hiện thực mới vẫn giữ những quan niệm cơ bản của Chủ nghĩa Hiện
thực, QHQT được coi như sự tương tác giữa phần tử trong hệ thống. Từ đó, trường phái này nhấn
mạnh tới việc phân tích QHQT trên cấp độ hệ thống và đề cao vai trò tác động của cấu trúc hệ
thống.

3.2. Chủ nghĩa Tự do (Liberalism)


- Chủ nghĩa Tự do cũng là lý thuyết QHQT có lịch sử lâu đời nhưng muộn hơn Chủ nghĩa
Hiện thực.
- Chủ nghĩa Tự do có 3 giai đoạn phát triển chính:
• Chủ nghĩa Quốc tế tự do
• Chủ nghĩa Lý tưởng
• Chủ nghĩa tự do mới
- Về đại thể, nội dung cơ bản của Chủ nghĩa tự do mới gồm mấy điểm như sau:
• Thừa nhận môi trường quốc tế và chính phu vẫn tiếp tục tổn tại, song Chủ nghĩa Tụ
do Mới cho rằng trong môi trường này, không chỉ có mỗi xung đột mà còn có ca hợp tác.
• Thừa nhận quốc gia vẫn là chu thể quan trọng nhưng không phải là duy nhất. Chủ
nghĩa Tu do Mới cho rằng bên cạnh quốc gia, còn có các chủ thể phi quốc gia khác như tổ chức
quốc tế, công ty xuyên quốc gia,…
3.3. Chủ nghĩa Kiến tạo (Constructivism)
- Bản chất của các hiện tượng trong QHQT không phải là có sẵn mà là do con người kiến tạo
nên về mặt xã hộiThực tiễn phải di qua nhận thức của con người, biến đổi theo nhận thức rồi mới
tác động ra xã hội thông qua hành vi của con người. Nhận thức khác nhau sẽ dẫn đến đánh giá và
quan niệm khác nhau về thực tiền QHQT. Nhận thức thay đổi có thể tác động đến thực tiễn và làm
thực tiễn thay đổi.
- Chủ thế trong QHQT không chỉ bao gồm quốc gia mà còn cả cá nhân, giỏi tỉnh hoa xã hội
(lite) và các phong trào xã hội. Chính các chủ thể này mang trong minh những ý tưởng, giá trị quan
niệm, nguyên tắc chuẩn mục,...và giúp phổ biến chúng ra xã hội và QHQT.
- Đề cao các yếu tố liên chu thể (intersubjectize) thuộc về ý thức như niềm tin, tri thức văn
hóa, ban sắc, chuẩn mực,... trong việc giải thích động lục, hành vi và kết quả trong QHQT.
- Sự thay đổi của các yếu tố liên chủ quan thuộc về ý thức có khả năng làm thay đổi QHQT.
- Hướng tới việc xây dựng cộng đồng an ninh thông qua việc hình thành bản sắc chung.
3.4. Chủ nghĩa Mác-Lênin (Marxism-Leninism)
- Giai cấp (Class) là chu thẻ chu yếu trong QHQT. Sự ra đời của CNTB đã góp phần thúc
đẩy phát triển QHQT và tạo nên thị trường thế giới thống nhất.
- Lợi ích của giai cấp (Interest of class) là lợi ích quốc gia chủ yếu trong QHQT.
- Mâu thuẫn giai cấp là mâu thuẫn cơ bản trong QHQT.
- Đấu tranh giai cấp (Classical Struggle) là phương thức dẫn đến sự thay đổi và tiến bộ trong
QHQT.
- Tương lai thế giới sẽ là một thế giới đại đồng (Cosmopolitanism)
Trên thực tế, các quan điểm của Mác và Lê nin vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể trong lý
luận QHQT.

You might also like