You are on page 1of 41

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


CAO HỌC ĐỢT 1 – 2021
NGÀNH: CHÂU Á HỌC

MÔN HỌC: CẢI CÁCH VÀ CÁCH MẠNG – CÁC CON ĐƯỜNG PHÁT
TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG

ĐỀ TÀI: HOÀN CẢNH VÀ ĐIỀU KIỆN XUẤT


HIỆN CÁC CUỘC CẢI CÁCH Ở PHƯƠNG
ĐÔNG

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Văn Việt


Học viên thực hiện: Nguyễn Kim Ngân – 21831060203

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


THÁNG 05 NĂM 2023
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CAO HỌC ĐỢT 1 – 2021
NGÀNH: CHÂU Á HỌC

MÔN HỌC: CẢI CÁCH VÀ CÁCH MẠNG – CÁC CON ĐƯỜNG PHÁT
TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG

ĐỀ TÀI: HOÀN CẢNH VÀ ĐIỀU KIỆN XUẤT


HIỆN CÁC CUỘC CẢI CÁCH Ở PHƯƠNG
ĐÔNG

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Văn Việt


Học viên thực hiện: Nguyễn Kim Ngân – 21831060203

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


THÁNG 05 NĂM 2023

2
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Cải cách là một vấn đề thiết yếu và tồn tại trong lịch sử của một dân tộc Nhằm để
đưa đất nước phát triển và thoát khỏi những khủng hoảng về kinh tế, chính trị, thậm
chí đưa đất nước thoát khỏi tình trạng diệt vong. Trong giai đoạn bành trướng của
chủ nghĩa Thực dân xâm lược, một số quốc gia phương Tây tìm đến châu Á để mở
rộng thị trường và tìm kiếm các nguyên liệu nhằm phục vụ cho mục đích mở rộng
thuộc địa của mẫu quốc. đứng trước sự phát triển hùng mạnh của phương Tây, các
đã tiến những cải cách để hiện đại hóa đất nước và thoát khỏi tình cảnh thuộc địa
đế quốc. hai trường hợp thành công tiêu biểu nhất khi nhắc đến những cuộc cải
cách ở Châu Á là Nhật Bản và Thái Lan. Đối với trường hợp Nhật Bản cải cách
Minh Trị Duy Tân không chỉ giúp đưa Nhật Bản thoát khỏi ách nô lệ mà còn xuất
Nhật Bản trở thành một cường quốc và tiến hành xâm lược các nước lân cận. trong
thì khi đó, Thái Lan Chỉ ghi nhận những trường hợp phát triển về mặt kinh tế và
bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ. ngược lại, hầu Hết các quốc gia ở khu vực Đông
Bắc Á và Đông Nam Á đều trở thành nô lệ thuộc địa của những quốc gia phương
Tây.
Để có thể tìm hiểu cụ thể hơn về bối cảnh xã hội trong và ngoài nước, tiền đề,
vai trò của các lãnh đạo và nội dung cải cách đã dẫn đến những kết quả khác nhau
ở từng quốc gia mà Cụ thể là Việt Nam và Thái Lan, Em đã chọn đề tài “ Hoàn
cảnh và điều kiện xuất hiện các cuộc cải cách ở Phương Đông” để làm rõ hơn
những ý trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài tiểu luận gồm có ba mục đích:
1. Làm rõ các khái niệm về hoàn cảnh, điều kiện và cải cách.
2. Làm rõ bối cảnh xã hội dẫn đến việc đưa ra các chính sách cải cách ở Việt
Nam và Thái Lan trong hai giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
và giai đoạn sau thế chiến thứ hai.
3. Nêu ra các nội dung cải cách và một số thay đổi trong Xã hội Việt Nam và
Thái Lan trong hai giai đoạn trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cải cách trong xã hội Việt Nam và Thái Lan.
3
Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luận giới hạn tập trung vào hai đại tiêu biểu cho cải
cách thành công và không thành công là Thái Lan và Việt Nam trong hai giai đoạn
từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX và giai đoạn sau thế chiến thứ hai.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu: Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp như phân tích
và tổng hợp tài liệu để tổng hợp các thông tin về hoàn cảnh, điều kiện thực hiện cải
cách ở Việt Nam & Thái Lan; phương pháp lịch đại; phương pháp logic để tổng hợp
các sự kiện, vấn đề phù hợp để làm rõ các nguyên nhân tiến hành cải cách trong xã
hội.
Nguồn tư liệu: Bài tiểu luận sử dụng nguồn tư liệu từ các trang thông tin của
chính phủ các nước, các sách chuyên ngành, các trang tổng hợp bài nghiên cứu như
Springer, các bài báo khoa học từ các tạp chí khoa học uy tín.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Bài tiểu luận đóng góp vào việc làm rõ các nội dung của cải
cách cũng như hoàn cảnh, điều kiện của xã hội Việt Nam và Thái Lan.
Ý nghĩa thực tiễn: Bài tiểu luận có giá trị tham khảo cho những đọc giả có quan
tâm đến chủ đề này trong tương lai.
6. Bố cục tiểu luận
Ngoại trừ phần Dẫn nhập, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, bài tiểu luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn của các khái niệm về
“hoàn cảnh”, “điều kiện”, “cải cách”, “phương Đông” và bối cảnh xã hội phương
Đông trước cải cách.
Chương 2: Trình bày về các cuộc cải cách ở phương Đông cuối Tk XIX –
đầu Tk XX ở Thái Lan và Việt Nam.
Chương 3: Trình bày về các cuộc cải cách ở phương Đông từ sau Thế Chiến
thứ II ở Thái Lan và Việt Nam.

4
5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm “hoàn cảnh”
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “hoàn cảnh” là “toàn thể những nhân tố
khách quan bên ngoài có tác động đến sự sinh sống, sự hoạt động của con người,
việc xảy ra hoặc diễn biến của một sự việc nào đó”. (Hoàng Phê, 2003, tr.449)
Trong từ điển thuật ngữ tiếng Anh, từ “circumstance” chỉ “một điều kiện, một
thuộc tính liên quan đến thời gian, địa điểm, cách thức và tách nhân đi kèm hoặc để
xác định một hiện trạng hoặc sự kiện; một sự sửa đổi hoặc các nhân tố tác động
hoặc các điều kiện, tình trạng xung quanh và ảnh hưởng đối với một tác nhân”.
Theo Hồ Ngọc Đức, hoàn cảnh là “toàn thể những hiện tượng có liên quan với
nhau ở một nơi và có tác động thường xuyên đến mọi sinh hoạt của nơi đó.” Chẳng
hạn như trong câu “Kế hoạch không ăn khớp với những hoàn cảnh thiết thực”
Tóm lại, hoàn cảnh là những nhân tố khách quan có tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến chủ thể chính trong xã hội là con người, mỗi hoàn cảnh khác nhau sẽ tạo
nên các chủ thể tương ứng. Tuy nhiên, Thủ tướng Benjamin Disraeli cũng từng nói
“Hoàn cảnh tuy nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, chính hành vi của chúng ta
là sức mạnh thực sự”1. Có thể thấy rằng, hoàn cảnh là các yếu tố khách quan góp
phần tạo nên đặc trưng của chủ thể nhưng chính chủ thể mới là yếu tố quyết định
ảnh hưởng đến vận mệnh và tình trạng của chủ thể.
Từ khái niệm hoàn cảnh bên trong và bên ngoài, ta có thể sử dụng cặp phạm trù tất
nhiên và ngẫu nhiên để giải thích mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể và yếu tố
xung quanh. “Tất nhiên” là những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật
chất quyết định và trong những điều kiện nhất định thì nó phải xảy ra như thế chứ
không thể khác được. “Ngẫu nhiên” là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong
kết cấu vật chất, sự vật quyết định mà lại do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp
của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Đây là hai phạm trù phản ánh mối quan
hệ vật chất của thế giới khách quan, trong đó “tất nhiên” là bản chất của sự vật, quá
trình còn “ngẫu nhiên” là cái thứ yếu. Hai yếu tố trên tồn tại khách quan và có vai
trò nhất định đối với sự vật hiện tượng, cái “tất nhiên” đóng vai trò quyết định và

1
Lược dịch từ câu nói gốc: “Circumstances are beyond human control, but our conduct is in our own
power.” - Benjamin Disraeli
6
cái “ngẫu nhiên” đóng vai trò chi phối quá trình vận động của sự vật. Do đó, để có
thể phát triển phù hợp với cái tất nhiên và ngẫu nhiên, chủ thể phải thường xuyên
thay đổi và phát triển theo sự vận động của hoàn cảnh bên ngoài (cái ngẫu nhiên) và
vận động tịnh tiến các yếu tố bên trong (cái tất nhiên).
1.1.2. Khái niệm “điều kiện”
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “điều kiện” là cái cần phải có để cho một
cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra.” hoặc “những gì có thể tác động đến tính chất,
sự tồn tại hoặc sự xảy ra của một cái gì đó”. Trong đó, “điều kiện cần” là điều kiện
“mà nếu nó không được thực hiện thì điều kiện khẳng định đã cho chắc chắn là
không đúng” và “điều kiện đủ” là điều kiện mà có thể suy ra điều khẳng định đã
cho”. (Hoàng Phê, 2003, tr.321-322)
Theo học thuyết cần và đủ (Necessity and sufficiency) trong logic toán học thì, X
là điều kiện cần của Y khi Y không thể tồn tại nếu không có X hoặc nói cách khác
nếu không có X thì cũng không có Y. Chẳng hạn như trong mệnh đề “Dũng cảm là
một đức tính cần thiết để trở thành quân nhân”. Điều kiện đủ trong mệnh đề X-Y
cho rằng nếu có X thì sẽ có Y hoặc nói cách khác là X có thể xuất hiện mà không
cần có Y. Chẳng hạn như trong mệnh đề “Hình vuông là điều kiện cần để là tứ giác”
hay “Yêu một ai đó cũng không chắc sẽ nhận được tình yêu tương tự”.
Tóm lại, điều kiện là những yếu tố cần để một sự việc có thể tồn hoặc xảy ra,
trong đó có điều kiện cần và điều kiện đủ tác động đến sự vận động của sự vật, hiện
tượng.
1.1.3. Khái niệm “cải cách”
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “cải cách” là “sửa đổi những bộ phận cũ
(trong lĩnh vực kinh tế, xã hội) cho thành hợp lý và đáp ứng yêu cầu khách quan
hơn, chẳng hạn như cải cách tiền tệ, cải cách giáo dục. (Hoàng Phê, 2003, tr.104)
Theo sách “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” định nghĩa “cải cách là đổi
mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự tiến bộ chung của xã hội mà không đụng
tới nền tảng của chế độ hiện hành”. Khái niệm này nhấn mạnh đến mục tiêu, kết
quả mà cải cách mang đến cho xã hội là ngày càng tiến bộ hơn và nhấn mạnh bản
chất của xã hội vẫn không thay đổi. VD: cải cách của Hồ Quý Ly (cuối TK XIV -
đầu TK XV) về chính trị quốc phòng, văn hóa, giáo dục, kinh tế; cải cách hành

7
chính của Lê Thánh Tông (1460 - 1497); cải cách đổi mới (1986) từ Đại hội lần VI.
(Phan Ngọc Liên, 2009, tr.69).
Theo Hoàng Văn Việt, Cải cách là quá trình tổng hợp cải tổ lại xã hội từ đầu, do
chính quyền khởi động để đạt được mục tiêu nhảy vọt chất lượng trong sự phát triển
kinh tế - xã hội, không có sự thay đổi cơ cấu chính trị của xã hội. Cải cách diễn ra
trong hoàn cảnh đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng, khi lực lượng “bên trên”
không muốn điều hành theo kiểu cũ và lực lượng “bên dưới” không muốn sống như
trước nữa. Tuy nhiên, hoàn cảnh của cải cách diễn ra trong lúc chính quyền thù địch
còn non yếu, chưa đủ nguồn lực để phát động cách mạng còn lực lượng bên dưới
thờ ơ với các diễn biến cách mạng (Hoàng Văn Việt, 2007, tr.49-50).
Tóm lại, cải cách là một quá trình cải tổ xã hội do tầng lớp lãnh đạo chủ trương
tiến hành nhằm đưa xã hội thoát khỏi tình trạng nguy cấp mà không thay đổi cấu
trúc lãnh đạo; trong điều kiện là lực lượng chính trị đối lập còn non yếu, chưa thể
thực hiện lãnh đạo cách mạng và lực lượng quần chúng còn thờ ơ.
Quá trình thực hiện cải cách có thể diễn ra từ từ, kéo dài và chia thành nhiều giai
đoạn dựa theo chính sách của lực lượng cầm quyền.
Một là, chính quyền tiến hành hiện đại hóa từng phần trong lĩnh vực kinh tế và
quân sự.
Hai là, bắt đầu các cải cách trong lĩnh vực khủng hoảng quốc gia sâu sắc (loại bỏ
các tâm tính lạc hậu, thiết lập hệ thống pháp luật, ấn định các loại và tính chất các
cải cách ban đầu, xây dựng lực lượng lãnh đạo - cách tân.
Ba là, mở rộng và đẩy mạnh công cuộc cải cách (tùy vào tình trạng xã hội), giải
quyết các vấn đề đời sống xã hội.
Tất cả các điều trên đều dẫn đến mục đích cuối cùng là hoàn thiện hình thành
một xã hội mới với hai nhiệm vụ tối ưu là đảm bảo đời sống chính trị xã hội và đưa
xã hội thoát khỏi khủng hoảng
1.1.4. Khái niệm “phương Đông”
Phương Đông là nơi xuất hiện của các nền văn minh tiêu biểu, bao gồm bốn nền
văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Khởi nguồn của các nền
văn minh phương Đông đều được biết đến với việc gắn liền với các lưu vực sông lớn
như: Lưỡng Hà với sông Tigris và Euphrates, Ai Cập với sông Nile, Ấn Độ với sông
Hằng (Ganga) và sông Ấn (Indus), Trung Quốc với sông Trường Giang và sông
8
Hoàng Hà. Tuy nhiên lịch sử của vùng đất này bắt đầu sớm hơn sự ghi nhận của các
nền văn minh trên. Các cứ liệu cho rằng phương Đông là cái nôi của lịch sử loài người
khi chủng tộc người Sapiens đầu tiên xuất hiện tại đây vào giai đoạn chuyển giao từ
thời kỳ đồ đá cũ sang thời kỳ đồ đá mới. Họ là những người săn bắn và hái lượm
thành thạo, mưu sinh chủ yếu bằng những sản vật tự nhiên sẵn có như các loại thú
nhỏ, thực vật rừng. Ở khu vực này bắt đầu một sự chuyển dịch mang tính bước ngoặt
của các cư dân - chuyển từ hình thức xã hội săn bắn sang hình thái định cư: Các vùng
đồng bằng trù phú, các miền duyên hải giàu có trở thành địa điểm tụ cư (định cư) của
các cư dân. Hình thái định cư được hiểu như một cuộc cách mạng phương thức sản
xuất. Người dân, người săn bắn, đã biết trồng trọt, nuôi thú, gia cầm. Như vậy chăn
nuôi và sản xuất nông nghiệp đã trở thành hai ngành sản xuất chủ đạo. Hình thái định
cư của cư dân đã đưa đến hàng loạt kết quả tất yếu làm phong phú hơn đời sống văn
hóa vật chất và tinh thần của dân cư (đồ trang sức, dệt vải, chế biến thức ăn, nghệ
thuật...); đồng thời tạo nên một bước ngoặt khổng lồ tiến đến nền văn minh rực rỡ.
Bắt đầu từ cuối thiên niên kỷ thứ IV đến thiên niên kỷ thứ III (TCN), bốn nền văn
minh lớn đã được hình thành cũng chính là các nhà nước cổ đại ở khu vực này. Nền
văn minh Ai Cập được thống nhất từ năm 3150 TCN với vị pharaoh đầu tiên, đạt
được rất nhiều những thành tựu tuyệt vời trong các lĩnh vực chữ viết, kiến trúc, văn
học và các kiến thức về khoa học tự nhiên. Nền văn minh Lưỡng Hà với một số thành
tựu nổi bật như lịch âm, hệ đếm 1h và 60 phút, thuyền buồm, bản đồ, bộ luật đầu tiên
cũng như phát minh xe kéo bằng động vật. Ấn Độ với đặc trưng nổi bật về sự xuất
hiện của các tư tưởng tôn giáo lớn như Phật giáo, Hindu giáo, Bà la môn giáo và Sikh
giáo. Đặc biệt hơn cả là sự xuất hiện của số 0 đã khiến toán học trở nên đơn giản hơn
rất nhiều. Nền văn minh Trung Hoa cổ đạo với nhiều phát minh vĩ đại như giấy, thuốc
súng, la bàn, kỹ thuật in và chữ số thập phân. Bên cạnh Ấn Độ, Trung Quốc cũng là
cái nôi tư tưởng tôn giáo lớn cùng thời như Khổng giáo và Đạo giáo.
Do cuộc sống định cư cạnh các sông lớn đã tạo nên các tính chất đặc trưng của
xã hội phương Đông: một là, đậm tính chất nông nghiệp – nông thôn; hai là, tư
tưởng triết học chủ toàn và tổng hợp; ba là, trọng tính cộng đồng và cách cư xử
mềm dẻo; bốn là, hòa đồng và thuận thiên; năm là, văn hóa hướng nội, tĩnh và khép
kín; sáu là, văn hóa tinh thần phát triển hơn văn hóa vật chất.

9
Từ “orient” được dùng để chỉ văn hóa phương Đông xuất hiện lần đầu vào TK
XV trong quyển Troyes book của John Lydgate và Grande Chirurgie của Guy de
Chauliac. Vào hai thế kỷ tiếp theo, Đông phương học và ngôn ngữ phương Đông
bao gồm tiếng Aramic ở các quốc gia Trung Đông như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq; tiếng
Hebrew (tiếng Do Thái); tiếng Ả Rập; tiếng Armenia và tiếng Ethiopia, tuy nhiên
không có tiếng Trung và tiếng Ấn. Mãi đến TK XVIII, thuật ngữ Orient và Oriental
được sử dụng để chỉ khu vực Châu Á. Hai thuật ngữ này được sử dụng để chỉ Đông
Á và người “gốc” Đông Á ở Mỹ vào cuối TK XIX, chủ yếu để chỉ người gốc Hoa
và gốc Nhật.
Có khá nhiều cách phân chia Đông – Tây nhưng phổ biến và được biến đến nhiều
nhất là kiểu phân chia Phương Đông bao gồm hầu hết các phần của Châu Á, thế
giới Ả Rập và Ai Cập; được phân chia thành sáu vùng gồm: Bắc Á, Trung Á, Tây
Á, Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Cách phân chia Đông – Tây dựa trên các đặc
trưng văn hóa hay vì địa lý, do đó Châu Úc không được xem là thuộc về thế giới
phương Đông theo cách phân chia này. Một số quốc gia ở khu vực Trung Á thuộc
Soviet cũ như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Armenia,… cũng được xếp vào
khu vực phương Đông mặc dù chịu ảnh hưởng khá lớn từ văn hóa phương Tây. Mỗi
khu vực đều có một văn hóa đặc trưng riêng nhưng có thể tập hợp thành ba vùng
chính: khu vực Đông Bắc Á với tính hướng dương và thiên về thế tục, khu vực Tây
Á – hướng âm và trọng tâm linh, khu vực Đông Nam Á – âm tính
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Bối cảnh xã hội ở Đông Nam Á trước cải cách:
1.2.1.1. Thái Lan
Sơ lược từ giai đoạn đầu của vương quốc Sukhothai đến giai đoạn đầu TK XIX –
đầu TK XX
Vương quốc Thái - Sukhothai đầu tiên được thành lập vào năm 1219 nhưng nền
tảng văn hóa chính trị chủ yếu được thành lập dựa trên nền tảng của các vị vua
Ramkhamhaeng đến Lu Thai (cuối TK XIII - giữa TK XIV). Mục đích là nhằm xác
định vị thế của người Thái , chống lại các thế lực Ấn hóa ở Đông Nam Á lục địa đặc
biệt là đế chế Angkor của người Khmer. Sau khi Ramkhamhaeng qua đời, vương
quốc Sukhothai sụp đổ hình thành nên vương quốc Ayutthaya, cai trị bởi vua
Ramathibodi I (1350-1767). Sau khi Siam chinh phục Angkor vào năm 1438, các tù
10
nhân Khmer là giới quan chức hoặc thợ thủ công lành nghề được đem về đây cùng
với nền văn hóa Khmer như tư tưởng vua chúa (devaraja) và đạo Hindu. Từ đó hình
thành văn hóa tôn sùng nhà vua và vua có quyền lực quyết định sự sống - cái chết
của thần dân và thường dân xem mình như “hạt bụi dưới chân nhà vua”. Đây cũng
là thời điểm mấu chốt cho thời kỳ tập trung hóa quyền lực chính trị dưới sự lãnh
đạo trung tâm của vua Trailok theo mô hình vòng tròn phân cấp (müang system).
Trong hệ thống này, nhà vua là tâm của vòng tròn, các vòng tròn ngoài được cai trị
bởi các lãnh chúa theo hình thức cha truyền con nối (chao) nhưng các vòng tròn bên
trong hầu hết được quản lý bởi các quan chức thân cận của nhà vua và hoạt động
theo cơ chế quan liêu.
Vào giữa TK XVI, sự tiếp xúc đầu tiên với văn hóa phương Tây, cụ thể là Bồ
Đào Nha với Siam được diễn ra. Tuy nhiên, giai đoạn 1548-1569 chứng kiến hàng
loạt các cuộc chiến tranh giữa Siam và Miến Điện mãi cho đến khi Hoàng tử
Naresuan giành được độc lập vào năm 1590. Kể từ sau giai đoạn này, các quốc gia
phương Tây lần lượt đến giao thương với Ayutthaya gồm: Hà Lan (1604), Anh
(1613) và Đan Mạch (1621). Tất cả các thương vụ trao đổi buôn bán đều tốt đẹp cho
đến khi các nhà truyền giáo người Pháp đặt chân đến Siam vào năm 1662, gây ra sự
xung đột trong việc cạnh tranh các độc quyền trao đổi từ Ayutthaya và kết thúc
bằng một cuộc cách mạng vũ trang vào năm 1688 để chấm dứt giai đoạn tiếp xúc
đầu tiên với các đế quốc Châu Âu.
Đến năm 1767, vương triều Ayutthaya bị quân Miến Điện xâm chiếm và tồn tại
trong 15 năm (1768-1782). Nhờ Phya Taksin đã lãnh đạo phong trào đánh đuổi
quân Miến Điện, giành lại chính quyền và lên ngôi vua vào tháng 12/ 1767. Tuy
nhiên, triều đại của ông đã không tồn tại lâu mà bị thay thế bởi triều đại của Phìa
Chakri, niên hiệu là Ramathibodi (Rama I) vào tháng 4/ 1782. Từ triều đại vua
Rama I đến V (Chulalongkorn) đã tiến hành các cuộc cải cách canh tân đất nước
giúp Thái Lan thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa phương Tây.
1.2.1.2. Việt Nam
Tương đồng với thời vua Rama là triều đại nhà Nguyễn, một triều đại có lịch sử
hình thành rất cam go và phức tạp. Trong suốt quá trình lịch sử, Việt Nam là một
trong những quốc gia chịu nhiều cuộc xâm lược nhất ở Đông Nam Á. Sau khi giành
được độc lập năm 939, Việt Nam lại tiếp tục bị xâm lược bởi các triều đại Trung
11
Quốc: nhà Tống (1075-76), Nguyễn - Mông (3 lần vào các năm 1258, 1284-85 và
1287-88), nhà Minh (1407-1427) và nhà Thanh (1789). Mặc dù là mối đe dọa lớn
nhưng các triều đại Trung Quốc đều có ảnh hưởng sâu sắc về chính trị, văn hóa, xã
hội Việt Nam. Hệ thống cai trị đều được xây dựng giống với mô hình Trung Hoa.
Nền tảng tư tưởng thế chế chính trị chủ yếu là Nho giáo (thời Lê, 1427) và Phật
giáo (thời Lý - Trần 1010-1400). Khác với các triều đại trước, triều đại Nhà Nguyễn
thiếu tính chính danh quyền lực và thống trị; miền Bắc rơi vào tình trạng phản
kháng của nhân dân muốn khôi phục triều Lê và chính sách hà khắc thông qua bộ
máy quan lại của triều Nguyễn cũng là yếu tố gây ra bất ổn chính trị.
Với đặc trưng về địa chính trị, Việt Nam được các quốc gia phương Tây xem như
một cửa ngõ cho khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương. Trên quá trình xâm
lược của mình ở bán đảo Đông Dương, Pháp đã hai lần nổ súng tấn công Việt Nam
(năm 1897 và sau Thế Chiến I). Việt Nam đã chịu sự khai thác thuộc địa từ Pháp,
bên cạnh đó các cơ sở hạ tầng hiện đại phương Tây cũng được đem vào Việt Nam.
Các phương thức sản xuất kiểu phương Tây được du nhập song song với việc tồn tại
của chế độ phong kiến bóc lột để khai thác triệt để lợi nhuận từ thuộc địa, từ đó dẫn
đến sự phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
Do tầm ảnh hưởng của cải cách Nhật Bản thành công trong khu vực, các nhà nho
Việt Nam đã xem Nhật Bản như một tấm gương và tiến hành học tập để tìm biện
pháp giải quyết các vấn đề về độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất
nước. Hàng loạt các phong trào yêu nước được lãnh đạo bởi các sĩ phu yêu nước
diễn ra, như phong trào Cần Vương (1885-1896), khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892),
phong trào Yên Thế (1883-1913) nhưng hầu hết đều không đem lại kết quả tốt và
Việt Nam dần trở thành thuộc địa hoàn toàn trong tay Pháp vào cuối TK XIX.
1.2.2. Tình hình xã hội phương Đông sau Thế Chiến II
Kể từ sau Thế Chiến thứ II, các quốc gia phương Đông tiến hành phi thực dân
hóa giành lại độc lập tự chủ. Từ năm 1945 - 1960, đã có hơn 30 quốc gia mới được
thành lập tại Châu Á và Châu Phi với quyền tự trị hoặc độc lập hoàn toàn khỏi các
đế quốc thôn tính trước đó. Quá trình phi thực dân hóa ở các quốc gia là tương đối
đa dạng. Ở một số khu vực diễn ra hòa bình và trật tự, chẳng hạn như trường hợp
Ấn Độ và Đài Loan, nhưng ở nhiều khu vực khác, nền độc lập chỉ giành được sau
một cuộc cách mạng kéo dài, như trường hợp Việt Nam. Thời gian giành được độc
12
lập cũng tùy theo quá trình được lựa chọn ở trên: có thể ngay lập tức; trong nhiều
thập kỷ hoặc phải trải qua các cuộc nội chiến kéo dài. Thực chất, Quá trình phi thực
dân hóa thường bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh giữa các siêu cường và có tác động
nhất định đến sự phát triển của sự cạnh tranh đó. Nó cũng làm thay đổi đáng kể mô
hình quan hệ quốc tế trong một nghĩa tổng quát hơn.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản, với tư cách là một đế quốc quan
trọng, đã đẩy các cường quốc châu Âu ra khỏi châu Á và bành trước sức mạnh trong
khu vực này với hầu hết các quốc gia đều chịu sự cai trị bởi Nhật. Sau khi đầu hàng
vào năm 1945, các phong trào dân tộc chủ nghĩa địa phương ở các thuộc địa cũ của
châu Á đã vận động giành độc lập thay vì quay trở lại chế độ thực dân châu Âu, như
trong Indonesia và Đông Dương thuộc Pháp, những người theo chủ nghĩa dân tộc
này đã từng là du kích chiến đấu với quân Nhật sau khi người châu Âu đầu hàng
hoặc từng là thành viên của các cơ sở quân sự thuộc địa. Đến giai đoạn chiến tranh
lạnh, sự phát triển của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản đã dấy lên mối lo cho các
cường quốc Châu Âu trong việc trao trả độc lập cho các quốc gia thuộc địa. Sự can
thiệp của Hoa Kỳ trong việc kiềm hãm sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản tại các
quốc gia phương Đông đã khiến quá trình độc lập tự chủ của các quốc gia trở nên
đa dạng hơn.
Các quốc gia mới độc lập nổi lên trong những năm 1950 và 1960 đã trở thành
một nhân tố quan trọng làm thay đổi cán cân quyền lực trong Liên hợp quốc. Năm
1946, Liên hợp quốc có 35 quốc gia thành viên tham gia tổ chức, đến năm 1970 số
lượng thành viên đã tăng lên đến 127. Các quốc gia thành viên mới này có một vài
đặc điểm chung: không phải là người da trắng, có nền kinh tế đang phát triển, đối
mặt với các vấn đề nội bộ là hệ quả của chế độ thuộc địa cũ. Điều này đôi khi khiến
họ bất hòa với các nước châu Âu và khiến họ nghi ngờ về cấu trúc chính phủ, tư
tưởng chính trị và thể chế kinh tế kiểu châu Âu, tự quản và phi thực dân hóa. Các
quốc gia mới đã thúc đẩy Liên hợp quốc chấp nhận các nghị quyết giành độc lập
cho các quốc gia thuộc địa và thành lập một ủy ban đặc biệt về chủ nghĩa thực dân,
chứng minh rằng mặc dù một số quốc gia vẫn tiếp tục đấu tranh giành độc lập, trong
mắt cộng đồng quốc tế, thời kỳ thuộc địa đã chấm dứt.

13
CHƯƠNG II: CÁC CUỘC CẢI CÁCH Ở PHƯƠNG ĐÔNG CUỐI TK
XIX – ĐẦU TK XX
2.1. Các cuộc cải cách ở Thái Lan
2.1.1. Bối cảnh xã hội
2.1.1.1. Cơ cấu chính trị - xã hội
Tình hình chính trị trong giai đoạn này được đánh giá là tương đối ổn định, chủ
yếu là mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà vua và tầng lớp quý tộc Xiêm - yếu tố mang
tính tiếp diễn trong lịch sử Xiêm. Các gia đình quý tộc thường đó đại diện bảy đời
trong các vị trí của các bộ. Họ có vai trò bảo vệ vị thế của nhà vua và nhà vua kiểm
soát quyền lực bằng cách cân bằng thế lực giữa các gia đình. Do hoạt động theo chế
độ muang nên các thứ bậc trong hệ thống triều đình đều được bổ nhiệm bởi nhà
vua. Các vị vua từ thời Ayutthaya đã ban hành bộ luật về dân sự và quân sự dựa
trên hình mẫu từ luật Dharmasastra của Ấn Độ. Chẳng hạn như bộ luật Hoàng gia
(kot monthianban)2 được ban hành để quy định các chức năng của chế độ quân chủ,
triều đình và chính phủ và cũng có thể được xem là Hiến pháp trong thời kỳ đầu của
Ayutthaya. Các hệ thống được tính theo con số khá phức tạp gọi là sakdina và được
gắn liền với việc xác định thứ hạng trong xã hội của một cá nhân. Chẳng hạn, một
nô lệ được định giá là 5 đơn vị, những người tự do được định giá từ 25 đơn vị trở
lên và người thừa kế ngai vàng chắc chắn được định giá không dưới 100.000 đơn vị.
Do quyền lực tập trung tối cao của nhà vua dẫn đến một mối quan hệ bầu chủ - phụ
thuộc (patron - client) đặc trưng trong hệ thống chính trị Thái Lan, người phụ thuộc
tuân theo mệnh lệnh của người bầu chủ để đổi lại sự bảo vệ. Tuy vậy, do xã hội
Ayutthaya là một xã hội khan hiếm nhân sự nên các nông dân tự do có thể tùy do
đổi người bảo trợ nếu các yêu cầu được đưa ra trở nên quá khắc nghiệt. Trong xã
hội, Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) đã tạo ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội
Siam, bên cạnh Bà la môn giáo - tôn giáo thường xuất hiện trong các nghi lễ cung
đình và tồn tại lâu dài trong xã hội trước đó. Các cơ sở tu viện Phật giáo (sangha)
dần trở nên tâm điểm quan trọng trong các làng quê thông qua việc cung cấp giáo
dục cho các thanh niên trẻ và tạo cơ hội nâng cao địa vị xã hội cho những người
được lựa chọn ở lại tu viện.

2
Xem phụ lục 1
14
Trong thời kỳ Thonburi, Taksin khôi phục lại các lãnh địa của đế chế Ayutthaya
cũ mà còn mở rộng quyền cai trị đối với các khu vực mới tới tận phía đông bắc
Campuchia và đến tận sông Mekong - Viên Chăn ngày nay. Về phía nam, lực lượng
quân đội của ông đã chinh phục phần phía bắc của bán đảo Mã Lai và đẩy được
người Miến Điện khỏi vương quốc Lan Na. Sau khi Taksin bị lật đổ, chỉ huy quân
sự cũ của ông là Chao Phraya Chakri đã lên ngôi và thành lập triều đại Chakri, tiếp
tục cho đến ngày nay, tiến hành dời đô đến Bangkok. Thời kỳ vua Rama I & II
chứng kiến sự phục hồi nhanh chóng và sự phát triển vượt ngưỡng của chế độ quân
chủ phân quyền kiểu Phật giáo với lãnh thổ được mở rộng nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên lại mở ra một thời kỳ lăm le xâm lược của các đế quốc phương Tây. Bên
cạnh đó, các cuộc xâm lược của Miến Điện vẫn diễn ra liên tục trong suốt thời kỳ
đầu của vương triều Chakri, cho đến những năm 1820 khi Anh xâm chiếm Miến
Điện mới kết thúc.
Vào giai đoạn đầu TK XIX, ảnh hưởng của phương Tây lên khu vực Đông Nam
Á ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn và cùng với đó là áp lực gia tăng của vương
quốc Siam. Do e ngại trước tình hình tấn công của Anh đối với Siam, vua Rama III
đã đồng ý ký Hiệp ước hữu nghị Burney (1826), hay còn được biết đến là hiệp ước
Bowring, để đặt điều kiện cho các hợp tác thương mại giữa hai nước. Trong đó bao
gồm 12 điều khoản bất bình đẳng như xét xử tội phạm theo luật của Anh, công dân
Anh được tự do định cự tại Siam, thay đổi trong phương pháp thu thuế, đặc quyền
mua bán của công dân Anh,... Tuy vậy, vua Mongkut đã sáng suốt khi thực hiện
thỏa thuận với đế quốc để bảo toàn được độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ khi
Siam quá nhỏ bé so với tiềm lực quân sự và kinh tế của Anh. Mặc dù các nhà truyền
giáo không thành công trong việc cải đạo nhưng họ góp phần không nhỏ trong việc
thiết kế các cơ sở y tế, trường học và nhà in trong nước.
2.1.1.2. Cơ cấu kinh tế
Vào thời Ayutthaya, phần lớn người dân, dù là người tự do hay nô lệ, họ hầu hết
đều là giai cấp. Giai cấp nô lệ bao gồm những người bị bắt trong chiến tranh hoặc
những người bị bắt làm nô lệ do nợ với địa chủ. Những người tự do có nghĩa vụ
phải làm việc sáu tháng mỗi năm cho các địa chủ tại địa phương, nộp thuế và các
nghĩa vụ quân sự. Bên cạnh đó, do tiếp xúc giao thương với phương Tây khá sớm
nên Ayutthaya được các phái đoàn Châu Âu đánh giá là một trong những thành phố
15
giàu nhất vào TK XVII. Với vị trí địa lý thuận lợi với dòng sông Chao Phraya thuận
lợi cho thuyền buồm trao đổi, Ayutthaya dễ dàng trở thành một cảng thương mại
trao đổi hàng hóa quốc tế. Các vị vua Ayutthaya cho phép các thương nhân Trung
Quốc, Ấn Độ, Ba Tư và châu Âu thành lập các khu định cư, tuyển dụng các chiến
binh Nhật Bản và cho phép các nhà truyền giáo phương Tây thuyết giảng trong các
lãnh thổ của Ayutthaya. Ngoài việc tham gia vào hoạt động thương mại rộng rãi với
Trung Quốc, Đông Nam Á và Ấn Độ, những người cai trị Ayutthaya còn gửi các
phái bộ triều cống ba năm một lần đến triều đình Trung Quốc, thành lập các phái bộ
Phật giáo ở Sri Lanka và gửi các sứ giả ra nước ngoài đến tận châu Âu. Mãi đến khi
xuất hiện các bất đồng tôn giáo khi các nhà truyền giáo người Pháp cố gắng cải đạo
của người dân sang Thiên Chúa giáo, người Pháp bị trục xuất khỏi Siam vào năm
1688 và gần như đóng cửa với phương Tây trong suốt 150 năm.
Trong thời kỳ Thonburi cai trị bởi Taksin, các quan hệ thương mại giữa Trung
Quốc và Xiêm la được khuyến khích phát triển, các thương nhân và thợ thủ công
Trung Quốc đã di chuyển sang định cư lâu dài ở Siam. Các hoạt động kinh tế mới
này đã đem lại cho Siam một nguồn thu thuế giúp khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
Sau khi vương triều Chakri được thành lập, số lượng dân cư người Hoa cũng di cư
theo tạo ra các khu định cư thương mại trên đất liền và một số phát triển lên các thị
trấn sau này. Do nắm giữ sức mạnh kinh tế, người Hoa tại Siam giành được quyền
kiểm soát các vấn đề nội - ngoại thương của đất nước trong thời kỳ này.
Đến năm 1826, Hiệp ước Burney được ký kết giữa Anh và Siam, tái khởi động
thời kỳ trao đổi thương mại tích cực với phương Tây. Mặc dù là một hiệp ước bất
bình đẳng nhưng trong các quy định không bao gồm việc nhượng đất, nhà máy hoặc
các cơ quan lãnh sự nào được đặt ra mà chỉ có các yêu cầu về thương mại và yêu
cầu đặc biệt đối với vương quốc Kedah trong việc phục dựng lại vương triều này
(điều 13). Kế đó là việc ký kết Hiệp ước với Hoa Kỳ năm 1833 (Roberts Treaty)
trong quá trình mở rộng ảnh hưởng của Hoa Kỳ về phương Đông với các điều
khoản tương tự như hiệp ước đã ký kết trước đó với Anh như: được phép tìm kiếm
thị trường, công dân được định cư, giảm phí trao đổi nhưng vẫn không có quyền xác
lập lãnh sự tại Siam.

16
2.1.2. Các giai đoạn cải cách
2.1.2.1. Thời kỳ tiền đề của vua Nang Lao và Mongkut
Đặc điểm nổi bật là mối quan hệ hữu cơ với văn hóa Thái Lan và tiến trình
lịch sử của vương quốc Xiêm La. Do đó, cấu trúc và nội dung của nền giáo dục
Thái Lan đã phát huy được những yếu tố truyền thống trong khi tiếp nhận các yếu
tố bên ngoài. Từ thời Ramkhamhaeng, đạo Phật đã trở thành động lực chủ yếu để
phát triển xã hội. Các chùa trở thành trung tâm học thuật và văn hóa, nghệ thuật,
làm chủ các vấn đề bhikkhus, được giảng dạy cho tất cả mọi người. Đến thời kỳ vua
Rama III (1824-1851) là thời kỳ người phương Tây tạo ảnh hưởng mạnh mẽ ở Thái
Lan. Nhà vua đã thực hiện các cuộc trao đổi nghiêm túc về các giá trị tôn giáo với
các nhà truyền giáo tin lành và cơ đốc giáo. Ông thông thạo tiếng Anh, khoa học
phương Tây, thiên văn và vật lý do đó ông đã có một tư thế tự tin, thể hiện cái nhìn
phê phán đối với văn hóa bản địa. Theo ông, đạo Phật có khả năng cạnh tranh với
Cơ đốc giáo để trở thành một tôn giáo có tính phổ cập.
Ngay từ thời vua Rama III (Nanglao) (1824 - 1851), để học tập quân đội của
người châu Âu, Rama III đã mời chuyên gia đóng tàu đến hướng dẫn kỹ thuật đóng
tàu theo kiểu phương Tây. Ngoài ra, Rama III còn mời chuyên gia quân sự người
châu u đến huấn luyện quân đội và mua vũ khí trang bị. Nhờ đó, lực lượng quân
đội ngày càng tinh nhuệ, bao gồm 10 ngàn người gồm bộ binh và pháo binh được
huấn luyện theo kiểu phương Tây. Lực lượng hải quân cũng được xây dựng thành
một lực lượng mạnh với bốn chiến hạm và 16 tàu tuần tiễu. Nhờ đó mà các tuyến
phòng thủ dọc ven biển và cửa sông Chaophraya đã được củng cố.
Dưới thời vua Rama IV (Mongkut: 1851 - 1868), là anh em cùng cha khác
mẹ với Rama III. Mongkut là một vị vua có kiến thức uyên bác và là một trong
những người Thái am hiểu nền văn minh phương Tây. Ông cho rằng, muốn nước
Xiêm tránh khỏi tai họa thực dân xâm lược như Miến Điện, Trung Quốc và nhiều
nước phương Tây khác, không phải kỳ thị, đối đầu mà là sự tiếp nhận và học tập
phương Tây để canh tân đất nước. Một loạt các chính sách, biện pháp đã được ban
hành nhằm nhanh chóng u hóa đất nước trong đó có cải cách quân đội. Được sự
giúp đỡ của các chuyên gia người Anh, lực lượng quốc phòng được chia thành bộ
binh, pháo binh và thủy binh. Bộ binh do sỹ quan Anh huấn luyện, pháo binh do

17
phó vương Chụt Thamani, em của vua Mongkut chịu trách nhiệm dưới sự cố vấn
của người Anh.
Vào giai đoạn cai trị của vua Mongkut (Rama IV), ông rất quan tâm đến các
ý tưởng mới từ xã hội phương Tây. Chính vì vậy, ông bắt đầu học tiếng Latin, toán
học và thiên văn học với các nhà truyền giáo Công giáo Rôma người Pháp Jean-
Baptiste Pallegoix và học tiếng Anh với các nhà truyền giáo Tin Lành người Mỹ mà
một trong số đó là Dan Beach Bradley, người thành lập tờ báo đầu tiên của Thái
Lan sau này. Vua Mongkut cũng là một trong những học giả uyên bác về tiếng Phạn
cổ và một chuyên gia về giáo lý Phật giáo. Ông dần bãi bỏ các truyền thống tôn thờ
vua, đi khắp đất nước hỏi về các thần dân của mình và cho phép người dân nhìn
thẳng vào mặt - điều tuyệt đối cấm kỵ trước đó. Giai đoạn cai trị của vua Mongkut
đã mở ra một mô hình Siam tiệm cận và thích nghi với các hệ thống tân tiến của
phương Tây, mở đường cho các thay đổi về chính trị xã hội sâu sắc vào thời kỳ sau
này.
Có thể nói rằng hai chính sách cải cách đặt tiền đề quan trọng nhất trong việc
thành công của vua Rama IV sau này là:
1. Cải cách Phật Giáo hướng tới việc bài trừ mê tín dị đoan và khôi phục chủ
nghĩa duy lý, thế tục của Phật giáo nguyên thủy.
2. Tập hợp một lực lượng hoàng gia bao gồm một số hoàng tử trẻ và các
thành viên gia đình quý tộc (bunnag) để tập trung nghiên cứu ngôn ngữ,
khoa học và công nghệ phương Tây.
Với hai tiền đề trên, công cuộc cải cách được thực hiện sau này bởi vua
Chulalongkorn sẽ được thực hiện một cách suôn sẻ trong cả về tư tưởng của nhân
dân và sự thúc đẩy tiếp cận gần hơn với những kiến thức hiện đại kiểu phương Tây.
Cũng do sự sáng suốt trong việc đàm phán các hiệp ước thương thảo với phương
Tây, Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á duy nhất không bị kiểm soát lãnh thổ bởi
người Châu Âu. Tuy vậy, Thái Lan cũng không thể ngắn các ảnh hưởng của Châu
Âu về cả việc chia sẻ quyền giao thương và một phần lãnh thổ cho các cư dân Châu
Âu.
2.1.2.2. Giai đoạn cải cách của Chulalongkorn
Công cuộc cải cách của Thái Lan thực sự bắt đầu vào thời kỳ Chulalongkorn
(Rama IV) ( 1868 - 1910). Tương tự với thời kỳ tiền nhiệm, vua Chulalongkorn vẫn
18
liên tục đối mặt với áp lực liên tục của phương Tây với chính sách nhượng bộ vẫn
được tiếp nối từ thời cha mình. Chủ trương chính của ông vẫn là giữ vững nền độc
lập cho Thái Lan và tiến hành canh tân đất nước. Trong thời điểm Pháp đã xâm
chiếm toàn bộ lãnh thổ của Lào và Campuchia ở hai phía Đông và Tây lưu vực sông
Mekong. Những cải cách được thực hiện tuần tự và được hỗ trợ bởi các anh em
trong hoàng tộc, đặc biệt là Hoàng tử Damrong Rajanubhab.
Do hai Hiệp ước ký kết giữa Pháp và Anh được thực hiện trong thời vua
Mongkut, Thái Lan trở thành vùng đệm tranh chấp giữa hai quốc gia này. Giới quan
chức Thái Lan nhận thức được sức mạnh từ các đế quốc phương Tây từ những sự
kiện trước đó như chiến tranh thuốc phiện ở Trung Quốc và sự xâm lược của thực
dân Anh đối với Miến Điện. Ông đã nhận thức được việc hiện đại hóa đất nước
thành công sẽ bảo vệ được nền độc lập của nước nhà. Hàng loạt các giáo viên Châu
Âu được thuê để giảng dạy cho con em hoàng tộc và các vị trí cố vấn trong chính
phủ. Nội dung của chương trình cải cách trải dài từ cải cách hệ thống tư pháp, luật
pháp và xây dựng kinh tế và quân sự phổ rộng trên toàn lãnh thổ Thái Lan. Khi vừa
lên ngôi ông chỉ mới 15 tuổi nên trong 5 năm đầu, ông tuyển chọn những hoàng tử
trẻ có cùng quan điểm để “du học” với ông đến Java (hiện bị thuộc địa hóa bởi Phần
Lan) và Singapore, Ấn Độ, Miến Điện (hiện bị thuộc địa hóa bởi Anh) để học về
khoa học hiện đại phương Tây. Trong giai đoạn này ông và các hoàng tử được tận
mắt chứng kiến những nghệ thuật quản trị, hành chính, mô hình kinh tế, công
nghiệp, dịch vụ và phương thức tổ chức quân đội kiểu phương Tây đang được áp
dụng ở các quốc gia thuộc địa. Trong thời gian du học, Thừa Tướng Chao Praya Si
Suriyawongse được ông lựa chọn để nắm quyền nhiếp chính để giữ vững cấu trúc
chính trị truyền thống và củng cố ngai vàng.
Đến khi ông đủ 18 vào năm 1873, ông đã trở về và thực sự nắm vương quyền và
tiến hành cải cách. Bước đầu trong tiến trình cải cách là bãi bỏ chế độ nô lệ để giải
phóng nhân lực cho nền kinh tế hướng ngoại và cải thiện chế độ thuế, tập hợp toàn
bộ nguồn tài chính về trung ương. Vua Rama V cũng bãi bỏ nghi thức kotow - bái
quỳ vua và thành lập một Hội đồng trung ương và một Hội đồng Cơ mật bao gồm
các hoàng tử và những quý tộc tham gia vào quá trình cải cách. Bộ máy quan liêu
Thái Lan thời này đã trở nên tập trung hơn và bắt đầu tiến hành xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông và hiện đại hóa quân sự. Trên tinh thần và cơ sở của những thay đổi
19
mà Rama III, Rama IV đã định hình, Rama V đã tiến hành cải cách, xây dựng quân
đội một cách chính quy hơn. Năm 1885, Bộ Chiến tranh đã ra đời cùng nhiều
trường quân đội. Năm 1887, Bộ Quốc phòng ra đời thay cho Bộ Chiến tranh. Luật
Nghĩa vụ quân sự cũng ra đời nhằm huy động một lực lượng cần thiết nhất. Năm
1897, quân đội Xiêm có khoảng 15.000 người và nam giới trong độ tuổi quân dịch
vẫn tham gia lao động sản xuất bình thường . Việc mời các chuyên gia, cố vấn quân
sự của nước ngoài về huấn luyện kỹ thuật quân sự, kỹ thuật vẽ bản đồ, kỹ thuật
hàng hải… cũng được Chulalongkorn chú trọng. Đặc biệt, Rama V còn cử người đi
ra nước ngoài tham khảo, học hỏi những thành tựu tiên tiến về quân sự nhằm tăng
cường khả năng, sức mạnh tổng hợp của quân đội đất nước mình.
Tuy nhận được sự hưởng ứng từ tầng lớp trẻ, thương nhân và nông dân, công
cuộc cải cách vẫn vấp phải sự phản đối của tầng lớp quý tộc, đặc biệt là vấn đề nô lệ
và hệ thống thuế của chính phủ. Điển hình là phó vương Wichaichan đã tập hợp lực
lượng và tiến hành cuộc nổi dậy nhằm lật đổ nhà vua Chulalongkorn vào năm 1875.
Mặc dù cuộc nổi dậy của Wichaichan là không thành công nhưng cũng nổi lên một
cảnh báo cho vương quyền và nhận thức được sức mạnh còn non trẻ của các Hội
đồng chính phủ. Tuy nhiên, sau khi các hoàng thân được du học và trở lại,
Chulalongkorn lập tức bổ nhiệm họ trong các vị trí quan trọng của chính phủ để
thay thế cho vị trí mà cha ông họ đang nắm giữ. Điều này đã tạo nên lợi thế trong
việc tận dụng nhân tài và làm dịu đi làn sóng lật đổ của các quan chức bảo thủ.
Bên cạnh các cải cách về chính trị và quân sự, hệ thống giáo dục cũng đóng vai
trò quan trọng. Ông bắt đầu cho ghi chép sử sách, xây dựng tượng đài, bảo tàng
quốc gia, hệ thống thư viện và sử dụng giáo dục để tuyên truyền ý thức về lịch sử
Siam trong cộng đồng. Các chính sách hòa hợp dân tộc, hữu nghị và cho phép tự trị
nhất định ở một số dân tộc Hồi giáo tại miền Nam Thái Lan cũng được ban hành.
Có thể nói rằng, Chulalongkorn đã thành công trong việc nắm bắt nhanh nhạy
thực tiễn chính trị - xã hội, triển khai các bước được tính toán theo kiểu có hệ thống
và tuần tự trong các tiền đề của văn hóa và thể chế kế thừa, thể hiện sự cởi mở và
linh hoạt trong học tập từ phương Tây, và thay đổi bối cảnh văn hóa xã hội và chính
trị của đất nước mình. Nhà vua đã sử dụng các chuyên gia kỹ thuật và tổng các cố
vấn từ Châu Âu và Châu Mỹ để hỗ trợ chính quyền và giáo dục, đào tạo cho các
thành viên hoàng tộc, quan chức cấp cao thân cận. Quá trình hiện đại hóa của Thái
20
Lan thời Chulalongkorn là một bước tiến đáng kể trong hầu hết các lĩnh vực từ quân
sự, hành chính đến giáo dục theo mô hình phương Tây. Tuy không thành công rực
rỡ như trường hợp tại Nhật Bản, công cuộc cải cách này đã tạo điều kiện cho việc
hiện đại hóa và giúp Thái Lan thoát khỏi việc bị xâm lược trong giai đoạn thực dân.
2.2. Các cuộc cải cách ở Việt Nam
2.2.1. Bối cảnh xã hội
2.2.1.1. Cơ cấu chính trị - xã hội
Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, chế độ dân chủ chuyên chế tập trung quyền lực đã
được xây dựng với người đứng đầu là vua và hệ thống quan lại được tuyển chọn
thông qua các kỳ thi Nho giáo. Vào TK XIX, sau khi Gia Long lên ngôi năm 1802,
Nho giáo được sử dụng làm tư tưởng nền tảng lấy mô hình nhà nước Trung Hoa
làm khuôn mẫu. Các quan niệm Nho giáo không tạo được sự phát triển mà còn kìm
hãm sự phát triển, làm cho đất nước bất ổn và khủng hoảng. Cơ cấu xã hội lần lượt
từ cao xuống thấp theo thứ tự sĩ, nông, công, thương. Tuy nhiên, đại bộ phận tầng
lớp này chỉ theo học Nho, ràng buộc tư tưởng Nho và quan hệ vua-tôi, do đó lợi ích
của thần dân gắn liền với lợi ích của triều đình. Trái với tầng lớp nông dân tiểu
nông có sự tự do tương đối về kinh tế - xã hội, những người nông dân Việt Nam
vừa bị trói buộc bởi giáo lý Nho, vừa bị kiểm soát bởi các phong tục tập quán nơi
cư trú (hương ước). Bộ máy hành chính quan liêu chuyên quyền cộng với thiết chế
làng xã là nguyên nhân cơ bản làm cho xã hội Việt Nam trở nên lạc hậu và trì trệ.
Cơ cấu xã hội dưới thời nhà Nguyễn thể hiện sự bảo thủ, thụ động, từ tầng lớp quan
lại thống trị đến tầng lớp bị trị đều bị trói buộc bởi các tư tưởng Nho giáo. Xã hội
Việt Nam không thể tạo ra lực lượng xã hội đủ mạnh, trình độ để tập hợp lực lượng
tạo ra sự thay đổi có tính quyết định.
Với tư tưởng Nho giáo làm nền tảng, hệ thống giáo dục và thi cử được xây dựng
nhằm đào tạo đội ngũ quan lại phục vụ cho triều đình. Mẫu người được tuyển chọn
là những người có khả năng đáp ứng yêu cầu của triều đình, gắn quyền lợi với triều
đình và tuyệt đối trung thành với vua. Vì vậy, nội dung giảng dạy chủ yếu là Tứ
Thư và Ngũ Kinh. Các kiến thức dạy học cũng theo lối rập khuôn, nhấn mạnh về
yếu tố thánh hiền và xa rời thực tế, ít về chủng loại và số lượng tài liệu giảng dạy,
quy chế thi ngặt nghèo (quy định chữ viết, kỵ húy).

21
Do đặc trưng của thời cuộc, quân sự là một yếu tố mật thiết trong việc xây dựng
cấu trúc nhà nước thời Nguyễn. Quân đội của chúa Nguyễn gồm có 3 loại: quân túc
vệ, quân chính quy ở các dinh và quân địa phương. Quân túc vệ - thân quân, là bộ
phận bảo vệ cung điện của chúa và hộ vệ chúa gồm hai vệ Tả - Hữu và mỗi vệ 50
người. Quân chính quy là lực lượng ở dinh và chịu mệnh lệnh của trấn thủ. Cấu trúc
quân sự ở dinh theo thứ tự cơ - đội - thuyền với số lượng khác nhau ở từng dinh, số
binh dao động cơ cơ từ 300 - 500 người. Quân địa phương - Thổ binh, là lực lượng
trấn đóng tại địa phương. Lực lượng binh chủng gồm bộ binh, thủy binh, báo binh
và tượng binh đều được huấn luyện kỹ lưỡng. Đặc biệt, do sự trao đổi thương mại
với phương Tây, một số lượng lớn đạn dược và binh khí cũng được mua và sử dụng
trong quân đội. Dưới thời Gia Long, quân đội được phát triển theo hướng chính quy
hơn với bộ phận quân chính quy - vệ binh, đóng đô ở kinh thành và cơ binh đóng đô
ở địa phương. Trong đó, quân chính quy bao gồm: Thân binh để hộ vệ vua, cấm
binh để phòng thủ hoàng thành và Tinh binh để phòng thủ ở kinh đô và các địa
phương lân cận.
Sau khi bị Pháp đô hộ, Pháp thiết lập một chế độ chuyên chế chính trị thực dân
với tay sai là chế độ phong kiến bù nhìn để cai trị và đàn áp người dân Việt Nam.
Tiến hành chia Việt Nam thành ba kỳ: Bắc Kỳ - Trung Kỳ và Nam Kỳ được lần
lượt cai quản bởi thống sứ - khâm sứ và thống đốc. Hình thức cai trị phân vùng để
làm chia rẽ sức mạnh toàn dân và tạo nên đặc trưng cho từng vùng, trong đó Bắc và
Trung Kỳ thuộc chế độ bảo hộ phong kiến và Nam Kỳ hoàn toàn chịu chế độ thuộc
địa.
2.2.1.2. Cơ cấu kinh tế - giáo dục
Sự xuất hiện của chế độ thực dân đã thay đổi Việt Nam từ nền kinh tế phong kiến
lạc hậu sang nền kinh tế thuộc địa - tư bản. Để phục vụ cho chiến tranh, Pháp tiến
hành khai thác thuộc địa thông qua các chính sách như độc quyền thị trường, độc
quyền khai thác mỏ, giao thông, muối, phát hành tiền bạc và cho vay. Bên cạnh đó,
Pháp cũng duy trì bộ máy quan liêu với sưu cao thuế nặng để thu siêu lợi nhuận. Do
nhu cầu khai thác của Pháp, giai cấp công nhân dần xuất hiện để tăng năng suất cho
các hầm mỏ, công trường.Năm 1897, triều đình Nguyễn đã ký điều ước nhượng
quyền khai khẩn đất hoang cho Pháp và năm 1900, thực dân Pháp chính thức bãi bỏ
luật sở hữu ruộng đất phong kiến tại Việt Nam. Việc này chỉ đơn thuần là thay đổi
22
hình thức canh tô từ tập trung vào tay quan lại, địa chủ sang cho thực dân Pháp. Tuy
nhiên do chỉ thay đổi về đối tượng nắm giữ quyền lực nên hầu như nông nghiệp
Việt Nam thời này không có sự chuyển biến phát triển so với thời kỳ trước. Do
chính sách “trọng nông, ức thương” của nhà Nguyễn mà thương nghiệp không được
phát triển tại Việt Nam. Cộng với chính sách “bế quan tỏa cảng” không giao dịch
với nước ngoài, các cơ hội tiếp xúc với văn minh phương Tây, tạo mối quan hệ
thương thảo gần như không có. Tuy Pháp đã bãi bỏ các chính sách khép kín của
triều đình Nguyễn, sự độc quyền giao thương và mua rẻ các mặt hàng nông phẩm
trong nước đã khiến nền thương nghiệp Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp và
các lợi nhuận đều do Pháp nắm giữ. Tuy nhiên, mặt tích cực của chính sách “trọng
nông, ức thương” của triều Nguyễn đã khuyến khích các biện pháp khai hoang, làm
thủy lợi đã giúp nông nghiệp phát triển. Tổng diện tích đất nông nghiệp tăng từ 3
triệu mẫu (1820) lên 4,2 triệu (1847). Nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, lạc hậu,
kém phát triển.
Sau thời kỳ Nho giáo bảo thủ phong kiến, Pháp tiến hành chính sách ngu dân để
dễ dàng cai trị và nô dịch văn hóa đối với người Việt. Pháp tiến hành kiểm soát
phương tiện báo chí, nghiêm cấm việc phổ rộng các tự tưởng, quan điểm tiến bộ mà
sử dụng nó để tuyên truyền cho việc “khai phóng” văn hóa của Pháp. Các trường
dạy tiếng Pháp, văn hóa Pháp được xây dựng để đào tạo cho đội ngũ cầm quyền, từ
đây cũng góp phần phổ cập chữ quốc ngữ.
Khác với Siam, Việt Nam vào giai đoạn cuối TK XIX - đầu TK XX đã hoàn toàn
chịu chế độ thuộc địa của Pháp với các hình thức bóc lột và kìm hãm nặng nề. Đồng
thời, chế độ phong kiến bảo hộ vẫn tồn tại dai dẳng cũng dẫn đến hệ quả kìm hãm
về tư tưởng trong các tầng lớp trí thức yêu nước. Với hai điều kiện trên, cải cách ở
Việt Nam chỉ đơn thuần là dừng lại ở mặt tư tưởng chứ không hiện thực hóa được
như trường hợp của Thái Lan.
2.2.2. Các tư tưởng cải cách trong xã hội
2.2.2.1. Về kinh tế, chính trị
Các nhà tư tưởng tiến bộ trong thời điểm này như Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy
Trứ, Nguyễn Lộ Trạch, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đều đặt vấn đề phát triển
kinh tế lên hàng đầu để có thể nâng cao sức mạnh quốc gia.

23
Nguyễn Trường Tộ đưa ra chủ trương phát triển toàn diện về nông - công -
thương trên cơ sở học tập, áp dụng kỹ thuật phương Tây. Ông đề nghị thành lập các
khoa quản lý về vấn đề nông nghiệp, chỉnh kinh giới, khai khoáng tương tự như Bộ
canh nông của các quốc gia phương Tây. Ông cũng đặt ra các biện pháp để quản lý
cụ thể các nguồn tài nguyên khoáng sản.
1. Cho nước ngoài khai thác bán thời hạn và thu lợi nhuận.
2. Liên doanh với các công ty nước ngoài cho thuê công nhân.
3. Học tập từ dễ đến khó để có thể tự lực phát triển.
(Trương Bá Cần, 2002, tr.332)
Về nội thương, ông đề nghị cải tổ đường đất, vét sông, khơi kênh để tạo điều kiện
cho việc vận chuyển hàng hóa. Về ngoại thương, ông luôn nhấn mạnh với triều đình
trong việc mở cửa buôn bán cho nước ngoài, học hỏi công nghiệp đóng tàu và thúc
đẩy người dân mua tàu chở hàng đến bán ở các quốc gia lân cận. Một số cải cách về
thuế như kê khai ruộng đất, điều tra dân số để tránh gian lận; tăng thuế trên các mặt
hàng xa xỉ ngoại nhập như tơ lụa để bảo vệ hàng nội địa và đánh thuế nhà giàu. Ông
cũng đề xuất việc vay mượn tài trợ nước ngoài để giải quyết các vấn đề cấp bách
của đất nước.
Đặng Huy Trứ cũng nhấn mạnh vai trò của một nền kinh tế phát triển, đặc biệt là
thúc đẩy việc sản xuất và kinh doanh tạo ra giá trị thặng dư. Bên cạnh đó, các hình
phạt nghiêm khắc đối với các gian lận trong kinh doanh. Nguyễn Lộ Trạch cũng
dựa vào các điều kiện thực tế ở các vùng như Tuyên Quang, Lạng Sơn để thúc đẩy
sản xuất nông nghiệp. Chủ trương của ông là xây dựng các đồn điền tự lực tự cường
có đăng ký sản xuất theo từng đội. Bên cạnh đó, khu vực từ Quảng Ngãi đến Bình
Thuận cũng nên gia tăng sản xuất muối để trao đổi với các tỉnh thành ở Trung Quốc
như Quảng Tây, Vân Cao.
Phạm Phú Thứ cũng cho rằng việc sản xuất là quan trọng nhưng cần chủ trương
phát triển nền kinh tế cho cả nước. Kinh tế chú trọng khuyến nông, do đó là thành
phần kinh tế chủ đạo quan trọng của Việt Nam, nhưng thương nghiệp vẫn cần được
phát triển song song. Ông kiến nghị triều đình cho phép người dân được tự do thông
thương với nước ngoài, bỏ các trạm tuần ở cửa sông, cửa biển để thuận lợi hơn cho
việc vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, ông cũng chủ trương đánh thuế các mặt hàng
như rượu để tránh lãng phí ngân khố và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
24
Trong các nhà tư tưởng trên, Phan Bội Châu là nhân vật tạo nên ảnh hưởng lớn
và rộng rãi nhất với phong trào Đông du. Phan Bội Châu cũng cho rằng kinh tế là
nòng cốt và có vai trò quyết định các lĩnh vực khác trong xã hội. Ông cũng đề cao
vai trò của thương nghiệp trong nước và ngoài nước như một biện pháp làm cho dân
giàu. Ông chủ trương kêu gọi nông dân gieo trồng theo thời vụ, chú ý kỹ thuật sản
xuất. Đối với ngành khai thác, ông đề xuất cách làm theo tổ chức, có trình độ kỹ
thuật và sự giám sát của các ban ngành quản lý. Đồng thời, ông kêu gọi giảm thuế
cho dân nghèo và đứng ra tổ chức Hội Nông thương học, Việt Nam thương đoàn
công hội để tạo tài chính cho quá trình đấu tranh cách mạng.
Về chính trị, hầu hết các nhà tư tưởng canh tân đều chủ trương duy trì chế độ
quân chủ phong kiến hiện hành nhưng đề xuất một số cải cách về mặt hành chính.
Nguyễn Trường Tộ chủ trương duy trì chế độ trung ương tập quyền và mong muốn
xây dựng bộ máy hành chính tinh giản biên chế, thủ tục giấy tờ, quản lý xã hội chặt
chẽ bằng pháp luật nhằm củng cố, duy trì bộ máy nhà nước phong kiến và yêu cầu
sự “tôn quân”. Cũng như Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ cũng chủ trương
“trung vua” do đó bộ máy chính trị được giữ nguyên thể chế nhưng lấy nhân dân
làm gốc vì nhân dân là sức mạnh của đất nước. Tiêu chuẩn làm quan phải được
chỉnh sửa theo tiêu chí thanh, cần, kiệm và cần trừng trị nghiêm những trường hợp
quan lại tham ô. Trong khi đó, Nguyễn Lộ Trạch cho rằng nguyên nhân thịnh - suy
của một quốc gia là ở cả chính trị lẫn giáo dục. Nhà cầm quyền cần có những đường
lối đúng đắn để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Phan Bội Châu và
Phan Chu Trinh, tư tưởng canh tân chính trị cần được điều chỉnh từ “quân chủ
chuyên quyền” đến “dân chủ tư sản” để loại bỏ chế độ phong kiến, điển hình là Duy
Tân hội. Hai nhiệm vụ chính là đánh đổ Pháp, khôi phục Việt Nam và thành lập
nước Cộng hòa dân chủ.

2.2.2.2. Về giáo dục


Bên cạnh các tư tưởng canh tân về chính trị - xã hội, văn hóa giáo dục cũng được
đề cập như gốc rễ của con đường phát triển giàu mạnh của một quốc gia. Các nội
dung Nho giáo của triều đình Nguyên dần bị phản đối và khoa học tự nhiên cần
được chú trọng. Giáo dục nô dịch kiểu Nho giáo chỉ để dân được yên bình dưới sự
cai trị của vua quan mà không tạo ra được sự phát triển chung trong xã hội mới do
25
thiếu tính thực tiễn. Hệ thống Nho giáo với các quy định lễ nghi, kỵ húy cũng được
đề xuất bãi bỏ đề có thể phát hiện và đào tạo những nhân tài thực sự cho đất nước.
Những ngôn ngữ nước ngoài như Anh, Pháp, Thái Lan cũng cần được đào tạo và tổ
chức phiên dịch sách để giúp các tri thức trong nước tiếp cận được với trình độ phát
triển của văn minh phương Tây. Phan Bội Châu cũng chủ trương mở các trường dạy
nghề để tìm các thợ lành nghề từ đào mở, đúc súng đến chế tạo máy móc để gia
tăng năng suất đồng thời tạo các chính sách khuyến khích du học nước ngoài.Tuy
nhiên, cần gìn giữ bản sắc dân tộc song song với việc tiếp thu văn hóa phương Tây.
Có thể thấy rằng nền giáo dục của Việt Nam giai đoạn cuối TK XIX đầu TK XX
đang hết sức suy đồi, xa rời thực tiễn dẫn đến sự lãng phí nhân tài và nguyên khí
quốc gia. Do đó, việc chủ trương đề xuất cải cách giáo dục tiếp cận hiệu quả hơn
đối ở các lĩnh vực thực nghiệm như, khoa học kỹ thuật, toán, thiên văn, công nghệ
là hết sức cần thiết để đưa đất nước thoát khỏi sự kìm hãm của chế độ phong kiến
lỗi thời và một bước tiến lại gần hơn với văn minh thế giới.
Tóm lại, chủ đạo của các tư tưởng canh tân đất nước trong giai đoạn này đều dựa
trên nền kinh tế lớn mạnh, hướng đến mục tiêu tự lực tự cường để thoát khỏi chế độ
trì trệ, bảo thủ của triều đình phong kiến, lấy nhân dân và sự giàu mạnh của nhân
dân làm gốc rễ phát triển đất nước
2.3. So sánh giữa Thái Lan và Việt Nam
Mặc dù cùng tồn tại chế độ phong kiến nhưng đối với các ảnh hưởng trong khu
vực, tiền đề xã hội, nội lực quốc gia, quá trình cải cách ở Việt Nam và Thái Lan
diễn ra theo hai hướng hoàn toàn khác nhau. Trong khi Thái Lan đạt được những
thành công tương đối, góp phần đưa quốc gia này hiện đại hơn và thoát khỏi ách nô
lệ; các chính sách cải cách của Việt Nam chỉ là những đề xuất trên lý thuyết và chưa
được áp dụng cụ thể do đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

26
Bảng 1. So sánh giữa các yếu tố trong quá trình cải cách giai đoạn cuối TK XIX - đầu TK XX của
Việt Nam và Thái Lan.

Các yếu tố THÁI LAN VIỆT NAM

Lực lượng Vua Rama I-V Các nho sĩ yêu nước

Tình hình xã hội Xã hội phong kiến mở Xã hội phong kiến khép kín
Ổn định chính trị Chính trị bất ổn

Tình trạng lãnh thổ Độc lập nhưng phụ thuộc Bán thuộc địa ở miền Bắc -
vào phương Tây Trung với chế độ bảo hộ và
thuộc địa hoàn toàn ở miền Nam

Quan hệ giao thương Mềm mỏng, tích cực du Cứng rắn, bài trừ văn hóa
nhập văn minh phương phương Tây, “bế quan tỏa cảng”
Tây

27
CHƯƠNG III: CÁC CUỘC CẢI CÁCH Ở PHƯƠNG ĐÔNG TỪ SAU
THẾ CHIẾN THỨ II
3.1. Các cuộc cải cách ở Thái Lan
3.1.1. Bối cảnh xã hội
3.1.1.1. Cơ cấu chính trị - xã hội
Giai đoạn sau Đệ nhị Thế Chiến
Sau khi Thế Chiến thứ II kết thúc, mục tiêu chính của Thái Lan là khôi phục lại
danh tiếng của mình do liên minh thời chiến của Phibunsongkhram và Nhật Bản.
Thái Lan nhận được hầu hết sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, ngoại trừ Anh do
mâu thuẫn giữa hai chính phủ trước đó. Thái Lan được Pháp trao trả lại các vùng
lãnh thổ bị chiếm đóng vào giai đoạn 1940-41. Ngay sau đó, quốc gia này đã được
kết nạp vào Liên Hợp Quốc (1946) và khôi phục được vị thế của mình trong cộng
đồng quốc tế.
Một chính phủ mới đã được thành lập vào cuối Thế chiến II do Khuang Aphaiwong
đứng đầu, một chính khách có quan hệ chính trị thân mật với chế độ triều đình bảo
thủ như Seni. Tuy nhiên, nhân vật có ảnh hưởng nhất trong chế độ là Pridi, người có
quan điểm chống Nhật ngày càng thu hút cho người Thái. Khi chiến tranh kết thúc,
Thái Lan từ chối các thỏa thuận thời chiến với Nhật Bản. Sau khi bất hòa với Pridi,
Khuang được thay thế như làm thủ tướng bởi ứng cử viên nhiếp chính, Seni, người
đã trở về Thái Lan từ chức vụ của mình ở Washington. Cuộc tranh giành quyền lực
giữa các phe phái vào cuối năm 1945 đã tạo ra sự chia rẽ chính trị trong hàng ngũ
các nhà lãnh đạo dân sự, điều này đã phá hủy tiềm năng của họ trong việc đưa ra lập
trường chung chống lại chính quyền lực lượng chính trị đang trỗi dậy của quân đội
trong những năm sau chiến tranh. (Thailand Library of Congress)
Tuy nhiên, những năm đầu sau Thế Chiến thứ II không dễ dàng gì đối với chính
phủ Thái Lan khi hàng loạt những sự kiện chính trị trong nước như việc qua đời đột
ngột của vua Ananda Mahidol và chính phủ Pridi Phanomyong đã không thể kết
luận về nguyên nhân qua đời của nhà vua (do bị cản trở bởi các thế lực cảnh sát và
quân đội thuộc chế độ Phibunsongkhram cũ). Điều này đã gây ra bất mãn lớn trong
nhân dân và chính quyền mới không thể thỏa mãn các yêu cầu điều tra của nhân
dân. Sau cùng, các cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính quyền Pridi đã được diễn ra
vào năm 1947, Phibunsongkhram quay lại làm thủ tướng vào năm 1948 và tiến
28
hành lưu đày Pridi. Sau sự kiện qua đời của đột ngột của vua Rama VIII, Pridi đã bị
cách chức và phe quân sự của Phibun đã lấy lại được một số địa vị vốn có. Trong
những năm cầm quyền, nhóm của Phibun đã gây ra sự phản đối dữ dội của công
chúng đối với các khoản bồi thường chiến tranh mà Thái Lan phải trả và sự xáo trộn
kinh tế mà các khoản thanh toán đó được cho là đã gây ra. Đối mặt với các lực
lượng Guomindang (Quốc dân đảng - Quốc dân đảng) người Trung Quốc xa xứ ở
phía bắc, được lệnh giải tán trên chiến trường và không được tiếp tế hoặc vận
chuyển.
Đến thời kỳ Chiến tranh lạnh, Thái Lan được xem như một khu vực địa chính trị
để các đế quốc phương Tây chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại
Đông Nam Á. Thái Lan đã gửi quân tham gia lực lượng Liên Hợp Quốc trong
Chiến tranh Triều Tiên, và vào năm 1954, nước này trở thành thành viên điều lệ của
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), một tổ chức phòng thủ chống cộng sản
trong khu vực mà Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ. Việc thành lập chế độ cộng sản ở Trung
Quốc vào năm 1949 khiến Phibunsongkhram lo sợ sự lan rộng của chủ nghĩa cộng
sản ở Thái Lan, và ông đã thực hiện một loạt biện pháp chống lại các thành viên của
cộng đồng người Hoa. Ông cũng bỏ tù các nhà lãnh đạo của các nhóm khác mà ông
sợ có thể cố gắng ly khai khỏi Thái Lan, đặc biệt là người Lào ở phía đông bắc và
người Mã Lai ở phía nam.
3.1.1.2. Cơ cấu kinh tế
3.1.2. Các lĩnh vực cải cách
3.1.2.1. Về kinh tế, chính trị
Chính phủ đã thành lập một cơ quan để quản lý việc cung cấp gạo như một phần
của khoản bồi thường chiến tranh của Thái Lan. Những khoản bồi thường chiến
tranh này ban đầu có tổng cộng 1,5 triệu tấn, tương đương khoảng 10% sản lượng
hàng năm, những con số này đã được điều chỉnh giảm xuống và các khoản bồi
thường đã được trả giảm trong vòng hai năm.Tuy nhiên, chính phủ vẫn duy trì chính
sách điều chỉnh thương mại gạo như một công cụ tạo thu nhập.
Năm 1946, đánh dấu cột mốc lịch sử khi cuộc cuộc bầu cử đầu tiên có sự tham
gia của các đảng phái chính trị đã được diễn ra trước khi thành lập Hiến Pháp. Với
kết quả đa số chính khách thân Pridi được tiến cử vào thượng viện và phe đối lập

29
trong nghị viện do Đảng Dân chủ (Prachathipat) lãnh đạo, đứng đầu là Seni và
Khuang.
Sarit Thanarat, một chỉ huy quân đội mới được Phibun bổ nhiệm, nắm quyền từ
năm 1958 cho đến khi ông qua đời vào năm 1963. Trong suốt những năm đó, ông
tập trung vào việc thiết lập các chính sách kinh tế mới có lợi cho cả đầu tư tư nhân
trong nước và nước ngoài. Cam kết của ông đối với sự phát triển kinh tế, cùng với
sự gia tăng mạnh mẽ viện trợ kinh tế và quân sự nước ngoài cho Thái Lan (đặc biệt
là từ Hoa Kỳ), đã dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tổng sản phẩm quốc dân
của Thái Lan. Không chỉ một lượng lớn tiền đổ vào quân đội mà còn có sự gia tăng
đáng kể về số lượng đầu tư cơ sở hạ tầng, và nhiều đường cao tốc mới, dự án thủy
lợi, hệ thống điện khí hóa và trường học đã được xây dựng. Sarit, tìm kiếm tính hợp
pháp của ngai vàng, cũng khuyến khích Bhumibol Adulyadej, người đã kế vị anh
trai mình làm vua vào năm 1946, để công chúng biết nhiều hơn về chế độ quân chủ.
Nhà vua và hoàng hậu thường xuyên thực hiện các chuyến công du khắp đất nước
và tài trợ cho nhiều hoạt động công ích trong suốt thời kỳ Sarit cai trị, và đến năm
1960, họ đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến trên khắp đất nước. Chế
độ quân chủ, đã bị lu mờ từ năm 1932, một lần nữa trở thành một thể chế quan
trọng ở Thái Lan.
3.1.2.2. Về quân sự
Từ năm 1951 đến năm 1957, Hoa Kỳ đã đổ một lượng lớn viện trợ kinh tế và
quân sự vào Thái Lan để củng cố cơ sở hạ tầng của đất nước và tăng cường lực
lượng quân đội và cảnh sát. Sự hỗ trợ tài chính to lớn này đã đặt nền móng cho sự
bùng nổ kinh tế ở Thái Lan và tiếp tục gần như ổn định cho đến cuối những năm
1990. Việc tiếp cận các quỹ này cũng khiến quân đội phần lớn độc lập với tiến trình
chính trị; một liên minh thuận tiện được phát triển giữa các nhà cai trị quân sự -
đứng đầu là Phibunsongkhram và chỉ huy quân đội mới nổi, Sarit Thanarat - và
cảnh sát, trong đó cảnh sát đàn áp các đối thủ chính trị của chính phủ để đổi lấy một
phần chiến lợi phẩm chính trị.
Sarit được Phibunsongkhram giao nhiệm vụ xây dựng và hiện đại hóa quân đội
Thái Lan, và đến năm 1954, ông đã thăng cấp bậc nguyên soái. Sarit tham gia nhiều
vào các hoạt động kinh doanh và phục vụ trong nhiều hội đồng quản trị công ty,
cũng như một số quan chức quân sự cấp cao khác trong thời kỳ đó. Dưới thời chính
30
phủ Phibunsongkhram, hầu hết số lượng nhỏ các công ty sản xuất của đất nước đều
thuộc sở hữu của chính phủ, trong khi xuất nhập khẩu bị kiểm soát chặt chẽ. Sarit
và nhiều thành viên của tầng lớp trung lưu, đặc biệt là các doanh nhân gốc Hoa,
nhanh chóng thất vọng trước kết quả kinh tế tồi tệ của chính sách chủ nghĩa dân tộc
kinh tế của Phibunsongkhram. Niềm tin của công chúng vào chế độ
Phibunsongkhram suy yếu trong ba năm sau đó, và vào tháng 9 năm 1957, Sarit tổ
chức một cuộc đảo chính và nắm chính quyền.
Trong những năm 1960, Thái Lan ngày càng tham gia nhiều hơn với Hoa Kỳ
trong Chiến tranh Việt Nam. Đến năm 1969, Thái Lan có hơn 11.000 quân phục vụ
tại Việt Nam và trong suốt cuộc xung đột, đây là căn cứ đóng quân của Không quân
Hoa Kỳ. Những khoản tiền khổng lồ của Mỹ tiếp tục đổ vào Thái Lan trong suốt
những năm Thanom-Praphat (1963 - 1973), kích thích phát triển kinh tế nhưng cũng
góp phần đáng kể vào sự gia tăng tham nhũng và gia tăng khoảng cách về mức sống
giữa người giàu và người nghèo. Sự bất mãn trong xã hội ngày càng tăng, đặc biệt
là ở vùng đông bắc nghèo khó và giữa các nhóm bị xa lánh như người Mã Lai theo
đạo Hồi ở miền nam và người Hmong ở cực bắc, dần dần tập hợp thành cuộc tổng
nổi dậy.
Đối mặt với sự bất đồng ngày càng tăng trong nội bộ, Thanom đã có những nỗ
lực nửa vời nhằm đưa ra những cải cách dân chủ nhỏ trước khi tái áp đặt chế độ cai
trị trực tiếp của quân đội vào năm 1971. Đối với nhiều người Thái, đặc biệt là số
lượng ngày càng tăng của những công dân thuộc tầng lớp trung lưu được đào tạo ở
nước ngoài và tiếp xúc với những ý tưởng dân chủ của phương Tây, điều này đã
làm suy yếu tầm nhìn của họ về tương lai của đất nước. Đặc biệt là sinh viên cảm
thấy bị chính phủ phản bội và tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ trước công chúng
kêu gọi ban hành hiến pháp. Bạo lực giữa cảnh sát và sinh viên leo thang, lên đến
đỉnh điểm vào ngày 14 tháng 10 năm 1973, khi lực lượng chính phủ giết hơn một
trăm người biểu tình. Chỉ huy quân đội, Tướng Kris Sivara, sau đó đã từ chối sử
dụng lực lượng bổ sung, Thanom và Prabhas tuân theo lời thúc giục của nhà vua để
đi lưu vong. Hầu hết người Thái ngày nay coi ngày 14 tháng 10 năm 1973 thậm chí
còn quan trọng hơn ngày 24 tháng 6 năm 1932, ngày xảy ra cuộc đảo chính chấm
dứt quyền lực tuyệt đối của chế độ quân chủ Thái Lan.

31
Lần đầu tiên kể từ năm 1932, chế độ quân chủ đảm nhận vai trò trực tiếp trong
nền chính trị Thái Lan. Nhà vua chọn Thẩm phán Sanya Dharmasakti, cựu hiệu
trưởng Đại học Thammasat, làm thủ tướng lâm thời và giám sát việc soạn thảo hiến
pháp mới. Hiến pháp ban hành năm 1974 đã mở ra một giai đoạn ngắn của chế độ
dân chủ nghị viện ở Thái Lan. Tuy nhiên, các thành viên cấp cao của quân đội giải
thích các cuộc tranh luận chính sách mở trong quốc hội là dấu hiệu của sự bất ổn
chính trị và chiến thắng của các chính phủ cộng sản ở Việt Nam, Campuchia (đổi
tên thành Campuchia năm 1979–89) và Lào năm 1975 được coi là mối đe dọa. đòi
hỏi một chính phủ Thái Lan mạnh mẽ hơn. Vào tháng 10 năm 1976, quân đội, lần
này với sự hậu thuẫn của nhà vua, lại nắm quyền kiểm soát chính phủ và bãi bỏ cả
quốc hội và hiến pháp.
Đến năm 1980, khi tướng Prem Tinsulanonda thay thế Kriangsak, Thái Lan đã
thiết lập một hệ thống chính phủ mới trong đó quân đội chia sẻ quyền lực với quốc
hội thông qua sự trung gian của chế độ quân chủ. Prem, người giữ chức thủ tướng
từ năm 1980 đến năm 1988, đã thành công trong việc loại bỏ thách thức của Đảng
Cộng sản Thái Lan và dập tắt bất đồng chính kiến trong nước bằng cách tuyên bố
đại xá cho tất cả những người nổi dậy trước đó. Năm 1988 Prem được thay thế làm
thủ tướng bởi Chatichai Choonhavan, lãnh đạo của nhóm chính trị Chat Thai, nhóm
đã giành được số ghế lớn nhất trong cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức vào tháng
7. Như vậy, lần đầu tiên kể từ năm 1976, Thái Lan có một chính phủ do một nhà
lãnh đạo dân cử chứ không phải quân đội đứng đầu. Tuy nhiên, quyền tối cao của
quốc hội đối với quân đội vẫn chưa được thiết lập vững chắc.
Tóm lại, kể từ sau Thế Chiến II, Thái Lan chủ yếu tập trung đưa ra các cải cách
về hành chính và dần hướng đến chế độ dân chủ trong toàn xã hội. Mặc dù chính
quyền triều đình vẫn được giữ vững nhưng chế độ chính trị của Thái Lan được thay
đổi sang hình thức quân chủ lập hiến với sự toàn quyền của Quốc hội và Hiến Pháp.

3.2. Các cuộc cải cách ở Việt Nam


3.2.1. Bối cảnh xã hội
Sau Thế Chiến thứ II, Việt Nam vẫn chịu sự cai trị của chính quyền thực dân
Pháp và vẫn phải tiến hành đấu tranh để giành lại độc lập. Sau cách mạng tháng 8
32
thành công, miền Bắc đã gần như giành được độc lập tự chủ, thành lập nhà nước
Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Trong khi đó, chính quyền miền Nam Việt Nam. Tâm
điểm của cuộc xung đột là mong muốn của Bắc Việt Nam, vốn đã đánh bại chính
quyền thực dân Pháp ở Việt Nam vào năm 1954, để thống nhất toàn bộ đất nước
dưới một chế độ cộng sản duy nhất theo mô hình của Liên Xô và Trung Quốc. Mặt
khác, chính phủ miền Nam Việt Nam đã chiến đấu để duy trì một Việt Nam liên kết
chặt chẽ hơn với phương Tây. Các cố vấn quân sự Hoa Kỳ, hiện diện với số lượng
nhỏ trong suốt những năm 1950, được giới thiệu trên quy mô lớn bắt đầu từ năm
1961, và các đơn vị chiến đấu tích cực được giới thiệu vào năm 1965. Đến năm
1969, hơn 500.000 quân nhân Hoa Kỳ đã đóng quân tại Việt Nam. Trong khi đó,
Liên Xô và Trung Quốc đổ vũ khí, quân nhu, cố vấn vào miền Bắc, từ đó chi viện,
chỉ đạo chính trị, quân thường xuyên tác chiến cho chiến dịch ở miền Nam. Chi phí
và thương vong của cuộc chiến đang gia tăng đã chứng minh rằng Hoa Kỳ không
thể chịu nổi, và các đơn vị chiến đấu của Hoa Kỳ đã được rút vào năm 1973. Năm
1975, Việt Nam đã được thống nhất về mặt lãnh thổ và thể chế.
Do sự khác biệt về thể chế và chính quyền trong giai đoạn đầu khi chính quyền
Đảng Cộng sản lãnh đạo ở miền Bắc và chính quyền thân Mỹ Việt Nam Cộng Hòa
ở miền Nam đã tiến hành các cuộc cải cách có chủ trương khá tương đồng, đặc biệt
là về vấn đề ruộng đất.
3.2.2. Các cuộc cải cách từ sau Thế Chiến II
3.2.2.1. Trong giai đoạn 1954 - 1975
Ở miền Bắc Việt Nam
Cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam là một chương trình chia lại ruộng đất ở
nông thôn, xóa bỏ văn hóa phong kiến, loại bỏ những kẻ phản quốc (theo cách nói
của Pháp là chống phá nhà nước), phản động (chống lại chính quyền) như địa chủ
phản cách mạng, Việt gian, cường hào Pháp do Đảng Lao động Việt Nam và chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện trong giai đoạn 1953-1956. Theo
Luật Cải cách ruộng đất, mục tiêu của cải cách ruộng đất là “xóa bỏ quyền chiếm
hữu ruộng đất của thực dân Pháp và các thế lực xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ
chế độ phong kiến về sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ ở Việt Nam, thực hiện
việc thành lập quyền làm chủ ruộng đất của nông dân, giải phóng lực lượng sản
xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển công thương nghiệp,
33
cải thiện đời sống nông dân, vun đắp sức dân, chống cường quyền, tăng cường
kháng chiến, hoàn thành giải phóng dân tộc, củng cố dân chủ nhân dân, xây dựng
đất nước”.
Theo thống kê phân bổ ruộng đất ở miền Bắc trước 1945, chỉ 4% dân số sở hữu
24,5% ruộng đất. Đầu năm 1945, tầng lớp nông dân nghèo (ít ruộng đất) gồm 60%
dân số nông thôn nhưng chỉ được sở hữu khoảng 10% ruộng đất. Còn địa chủ phong
kiến Việt Nam, địa chủ thực dân Pháp, địa chủ Công giáo chiếm chưa đầy 5% dân
số nhưng sở hữu tới 70% ruộng đất. Ngay từ cuối những năm 1920, Nguyễn Ái
Quốc đã từng mô tả người nông dân Việt Nam như thế này: “Ruộng bị Tây chiếm,
không đủ cấy, gạo mang theo, không đủ ăn. . Bạn làm việc nhiều hơn và kiếm được
ít hơn." Thuế quá nặng ...để chết đói, hoặc bán vợ con, hoặc tự làm nô lệ như những
người mà anh ta chở đến Tân Thế giới… (trích theo Phạm Xuân Nam, 2015)
Chương trình cải cách ruộng đất do Đảng Lao động Việt Nam và chính phủ dân
chủ cộng sản Việt Nam tổ chức nhằm giải quyết các mâu thuẫn xã hội từ thời Pháp
thuộc và hướng miền Bắc Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. Các nội dung trong cải
cách bao gồm:
1. Tịch thu tài sản, đất đai do người Pháp, di dân hay Việt gian (người Việt theo
Pháp) để lại hoặc do chiến tranh bỏ lại
2. Giao đất canh tác cho nông dân
3. Giảm tiền thuê đất
4. Hủy bỏ tất cả các địa điểm cho thuê
5. Nhiệm vụ cao cả nhất của dân tộc lúc bấy giờ là giành thắng lợi hoàn toàn
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Theo tài liệu của Đảng Cộng sản, những nhiệm vụ này cũng đã được đảng và
chính phủ giải quyết dần dần trong thời kỳ chống Pháp, nhưng mãi đến năm 1953
(bắt đầu từ tỉnh Tài Nguyên) mới được phát triển rộng rãi.
Ba năm sau cuộc cải cách được thực hiện, ruộng đất được chia lại một cách công
bằng cho nông dân đông đảo ở miền Bắc và giai cấp địa chủ phong kiến bị xóa bỏ.
Trong giai đoạn đầu, cuộc cải cách đạt kết quả tốt, có tác dụng cổ vũ tinh thần quân
dân, cổ vũ tinh thần, tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp . Nhưng giai
đoạn sau, bắt đầu từ giữa năm 1955, do háo hức nhân rộng đường lối cải cách ở
nhiều nơi cộng với trình độ dân trí thấp và việc thực hiện thiếu kiểm soát đã gây ra
34
nhiều tác hại, tổn thất, nhất là đối với đời sống của nông dân. Các phần tử chống đối
từ địa phương lợi dụng địa chủ thử việc để trả thù cá nhân, thậm chí đảng viên và
quan chức chính phủ cũng bị vu khống và tấn công. Vấn đề này đã gây căng thẳng ở
nông thôn Bắc Bộ lúc bấy giờ, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, ảnh hưởng đến lòng
tin của một số người đối với Đảng Lao động Việt Nam. Đầu năm 1956, việc cải
cách bị đình chỉ, sang năm sau, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải tổ chức
chiến dịch nhận khuyết điểm, sửa chữa sai lầm, phục hồi danh dự và lạm quyền.
Nhiều quan chức cấp cao chịu trách nhiệm về những sai phạm này đã bị sa thải.
Ở miền Nam Việt Nam
Cho đến những năm 1950, tình hình chiếm hữu đất đai ở miền Nam Việt Nam rất
khác. 2,5% nông dân lớn sở hữu 45% tổng số đất đai, trong khi 73% nông dân nhỏ
chỉ chia sẻ 15% diện tích đất còn lại [1]. Có nơi như Bạc Liêu, có nơi 4% sở hữu
70% đất đai, mức chênh lệch là rất lớn. Ngược lại, 72% nông dân ở Bạc Liêu không
có ruộng. Ngoài ra, một số chủ đất lớn hơn như Domaine Agricole de Ouest, sở hữu
hơn 20.000 ha, là dân nhập cư từ Pháp. Từ năm 1955 đến năm 1956, chính phủ Hoa
Kỳ đã hỗ trợ chính phủ Việt Nam bằng cách gửi một phái đoàn cố vấn đến miền
Nam Việt Nam do W. Radezinski, một chuyên gia cải cách ruộng đất, người đã giúp
Tổng thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc thực hiện cải cách ruộng
đất. Việt Nam Cộng Hòa đang soạn thảo chính sách ruộng đất.
Tuy nhiên, chính sách cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm thực hiện ở miền
Nam VN từ năm 1955 với các luận điệu thủ đoạn lừa bịp về “chia ruộng đất cho
nông dân”, “hữu sản hóa vô sản”, “bài phong, đả thực”. Thực chất là tước đoạt
ruộng đất mà cách mạng đã cấp cho nông dân trong thời kì chống Pháp và khôi
phục, củng cố giai cấp địa chủ làm cơ sở xã hội cho sự thống trị của Mỹ-ngụy.
Chúng đã thi hành các “dụ” quy định tá điền phải lập khế ước lĩnh canh, quy định
hàng tháng chủ ruộng đất phải khai báo về khai thác ruộng đất, quy định ruộng đất
cấp cho nông dân là ruộng bỏ hoang và đất “truất hữu” (không quyền sở hữu ruộng
đất trên 100 mẫu).
3.2.2.2. Thời kỳ “Đổi mới”
Đến giữa những năm 1980, mô hình phát triển kiểu Liên Xô cũ đã bộc lộ nhiều
sai sót và tỏ ra lỗi thời. Trên mặt trận chính trị và ngoại giao, tạo quan hệ căng
thẳng với Trung Quốc, gánh nặng về sự hiện diện của quân đội Việt Nam tại
35
Campuchia và các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc của Hoa Kỳ đã đặt Việt Nam
vào một thế khó. Một mặt, đất nước bị cản trở trong việc xây dựng các mối quan hệ
mới với các nước khác; mặt khác, Việt Nam ngày càng trở nên phụ thuộc vào Liên
Xô để có được sự hỗ trợ về chính trị cũng như hỗ trợ về kinh tế và quân sự. Bước
ngoặt chính phải kể đến sự cắt giảm đáng kể viện trợ kinh tế và quân sự của Liên
Xô sau giữa những năm 1980 và điều này gây ra khó khăn kinh tế. Vì sự tồn vong
của đất nước, các nhà lãnh đạo Việt Nam buộc phải thực hiện cải cách kinh tế và
chính trị, hay còn gọi là Đổi mới.
Trên mặt trận ngoại giao, kể từ khi giành được độc lập, Việt Nam không và
không thể duy trì quan hệ đồng minh chính thức với bất kỳ nước lớn nào. Điều này
ban đầu gây lo ngại lớn cho giới lãnh đạo Việt Nam, bởi trước đây nước này đã dựa
vào một liên minh an ninh với ít nhất một cường quốc. Chính điều này đã mở ra
những cơ hội mới để thiết lập quan hệ hữu nghị với tất cả các cường quốc. Việc
bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991 và thiết lập quan hệ ngoại giao
với Mỹ năm 1995 đã minh chứng cho điều này. Điều này cũng mở ra cơ hội để Việt
Nam thiết lập quan hệ ngoại giao mới, làm sâu sắc hơn quan hệ với nhiều nước,
tham gia các thể chế đa phương và khu vực.
Nhờ cải cách và mở cửa kinh tế, chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng trở nên
thực dụng, linh hoạt và ít ý thức hệ hơn. Trong tư duy mới, các mục tiêu an ninh
quốc phòng và phát triển kinh tế giờ đây đã trở nên gắn bó với nhau: an ninh và ổn
định trong nước là những điều kiện thiết yếu để Việt Nam thu hút FDI, du lịch và
hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô dài hạn có lợi cho phát triển kinh tế. Đồng
thời, tốc độ tăng trưởng cao và phát triển kinh tế bền vững tạo nền tảng vững chắc
để Việt Nam đáp ứng nhu cầu bảo vệ Tổ quốc.
Về bản chất, Đổi mới trong giai đoạn đầu tập trung chủ yếu vào việc loại bỏ các
rào cản tự đặt ra để tiến bộ và sử dụng các biện pháp định hướng thị trường khác
nhau, bao gồm tự do hóa thị trường trong nước, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước
ngoài, hay FDI, và khu vực tư nhân, và giảm trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà
nước (SOEs). Các bước này nhanh chóng mang lại kết quả khả quan. Từ một nước
thiếu lương thực triền miên, năm 1989 lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được 1,4
triệu tấn gạo. Kể từ đó, nó vẫn là một nước xuất khẩu gạo. Năm 2008 xuất khẩu 4,7
triệu tấn, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan. Thật vậy,
36
xuất khẩu của Việt Nam đã góp phần ngăn chặn mối đe dọa của một cuộc khủng
hoảng lương thực quốc tế trầm trọng vào đầu năm 2008.
Tuy nhiên, điều gây ấn tượng nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục mà
Việt Nam đã đạt được trong 20 năm kể từ khi thực hiện Đổi Mới. Việt Nam ghi
nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 6,5% trong giai đoạn đó,
một trong những tốc độ cao nhất trong số các nước đang phát triển. Và với thu nhập
bình quân đầu người hàng năm là 1.000 USD vào năm 2008, Việt Nam đã bị loại
khỏi danh sách các quốc gia kém phát triển nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao đã giúp giảm tỷ lệ nghèo của Việt Nam từ 70% vào giữa những năm 1980
xuống còn 37% vào năm 1998 và 19% vào năm 2007.

37
KẾT LUẬN
Có thể kết luận rằng, các cuộc cải Cách ở Việt Nam và Thái Lan đều có các kết
quả và quá trình khác nhau cho dù Cùng diễn ra trong một thời kỳ. nguyên nhân
thành công của các cuộc cải cách ở Thái Lan và Việt Nam trong cả hai giai đoạn từ
cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ XX và giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai đều xoay
quanh một vài những điểm chính.
Thứ nhất, Thái Lan không chịu sự Thuộc địa hóa của các đế quốc phương Tây
nhờ đường lối, chính sách giao thương mềm mỏng, đặt sự độc lập và toàn vẹn lãnh
thổ lên trên hết và chấp nhận khi sinh một số quyền lợi về kinh tế. bản chất của
chính quyền phong kiến Thái Lan cũng đặc thù và cởi mở hơn khi hầu hết các nhà
vua từ Rama III - Rama IV đều được tiếp cận với văn minh phương Tây Và được
học tập bài bản từ khá sớm. Trong khi đó, các triều đại phong kiến Việt Nam tồn
tại với hình thức tương đối khép kín và tập quyền do đó sự e ngại và chia sẻ quyền
lực đối với phương tây khiến cộng với các lễ nghi Nho giáo đã khiến Ngoại
Thương kém phát triển. từ đó thiếu tiền đề và nội lực cho việc thực hiện các chính
sách cải cách trong nước. ngoài ra, sau giành được độc lập từ chính quyền pháp,
Sự chia cắt giữa hai miền Nam Bắc đã dẫn đến việc thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
luôn là chủ trương hàng đầu cho các vị lãnh đạo trong lịch sử Việt Nam .
Thứ hai, tầng lớp lãnh đạo thực hiện cải cách ở Thái Lan mà đại diện là các nhà
vua vừa nêu đề xuất vừa chủ trương tiến hành đã góp phần thúc đẩy thành công của
các chính sách cải cách ở Thái Lan. Bên cạnh đó, sự nhìn nhận đúng đắn về cục
diện quốc tế và tận dụng thời cơ thích hợp để đưa ra các chính sách đối ngoại phù
hợp và hạn chế tình trạng thuộc địa hóa .
Từ sau thế chiến thứ hai, cả chính Quyền lãnh đạo ở Thái Lan và Việt Nam đều
đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hoàn thiện bộ máy
chính trị quốc gia. Trong khi Việt Nam gặp các vấn đề liên quan đến cải cách ruộng
đất, Thái Lan lại vấp phải những vấn đề về tranh giành quyền lực trong bộ máy
chính trị. Tuy nhiên, đến có thể thấy rằng sự phát triển của Thái Lan là bền vững
và cân bằng hơn tuy vẫn còn những vấn đề tồn động về xung đột chính trị.

38
PHỤ LỤC

phụ lục 1. Bản sao của Cung Luật (kot monthianban) được trưng bày tại Hạ Viện Thái Lan.
Nguồn: en.wikipedia.org/wiki/File:Kotmonthianban-kotmaitrasamduang.jpg

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Britannica, T. Editors of Encyclopaedia (2022, August 21). David Joris.


Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/biography/David-Joris
Britannica, T. Editors of Encyclopaedia (2023, July 10). Luang Phibunsongkhram.
Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/biography/Luang-
Phibunsongkhram.
Darling, F. C. (1963). British and American Influence in Post-War Thailand.
Journal of Southeast Asian History, 4(1), 97–111.
http://www.jstor.org/stable/20067423
Hoàng Phê. (2003). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.
Hoàng Văn Việt. (2007). Các quan hệ chính trị ở phương Đông _ Lịch sử và Hiện
tại. NXB Đại học Quốc gia.
Hutchcroft, P. (1999). After the Fall: Prospects for Political and Institutional
Reform in Post‐Crisis Thailand and the Philippines. Government and Opposition,
34(4), 473-497. doi:10.1111/j.1477-7053.1999.tb00166.x
Joe Lau & Jonathan Chan. (n.d). [M06] Necessity and sufficiency. Truy xuất từ:
philosophy.hku.hk/think/meaning/nsc.php
Lê Thị Quỳnh Nga. (2009). Chủ trương thực hiện cách mạng ruộng đất của Đảng
trong những năm 1945-1956. Tạp chí Khoa học ĐH KHXH NV, 25(3), 154 -
165.
Lương, N. (2007). Phương Đông-Phương Tây và Đông Phương học. Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, (371), 3-8.
Mai Ngọc Chừ. (n.d). Văn hoá truyền thống phương Đông - Một số đặc điểm và
những hạn chế cần khắc phục trước xu hướng hội nhập quốc tế. Đại học
KHXH&NV, ĐHQGHN – Trang tin tức sự kiện. Truy xuất từ:
https://vnu.edu.vn/home/?C1635/N2808/Van-hoa-truyen-thong-phuong-dong---
Mot-so-dac-diem-va-nhung-han-che-can-khac-phuc-truoc-xu-huong-hoi-nhap-
quoc-te.htm
Michael S. H. Heng. (2019). King Chulalongkorn as Builder of Incipient Siamese
Nation-State. East Asia, (36), 67-91.

40
Nguyễn Thị Tùng & Nguyễn Thị Phương Uyên. (2022). Một số vấn đề cơ bản về
phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên. Trung tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
Nghệ An. Truy cập từ: m.khxhnvnghean.gov.vn/?chitiet=2702&mot-so-van-de-
co-ban-ve-pham-tru-tat-nhien-va-ngau-nhien.html
Nguyễn Tiến Dũng. (2016). Ứng đối của chính quyền Siam với thực dân Anh dưới
thời vua Mongkut (1851-1868). Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (3), 51-65.
Owart Suthiwart Narueput. (2021). From extraterritoriality to equality: Thailand’s
Foreign Relations 1855-1939. International Studies Center, Ministry of Foreign
Affairs. ISBN 978-616-341-099-3.
Pham Hong Tung. (2006). Mongkut, Chulalongkorn And The Generations Of Siam
Reformers In The Premodern Period. VNU, Journal of Science, Soc., Sci.,
Human, (56), 49-58.
Phạm Quang Minh. (2007). Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX: những nguyên nhân thành bại. Tạp chí Nghiên cứu ĐNA, (5), 29-40.
Trịnh Ngọc Thiện. (2014). Tìm Hiểu Tổ Chức Quân Đội Việt Nam Thời Kỳ Chúa
Nguyễn Và Vương Triều Nguyễn (Từ cuối thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX).
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM, (63), 103-114.
Unesco. (2009). Archival Documents of King Chulalongkorn's Transformation of
Siam (1868-1910), (34).

41

You might also like