You are on page 1of 184

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HÒ CHÍ MINH

GIÁO TRÌNH
QUÀN LÝ KINH TẺ

DÙNG CHO HỆ ĐÀO TẠO


CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

(Tái bản cỏ cập nhật, chỉnh sửa năm 2021)

NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


BAN CHỈ ĐẠO CẬP NHẬT, CHỈNH
SỬA GIÁO TRÌNH DÙNG CHO HỆ
ĐÀO TẠO
CAO CẤP LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ
- Trưởng ban
1. GS, TS Nguyễn Xuân Thắng - ủy viên
2. PGS, TS Nguyễn Duy Bắc - ủy viên
3. PGS, TS Hoàng Phúc Lâm - ủy viên
4. PGS, TS Lê Văn Lợi - ủy viên
5. PGS, TS Dương Trung Ý - ủy viên
6. PGS, TS Nguyễn Viết Thảo - ủy viên Thường trực
7. PGS, TS Mai Đức Ngọc - ủy viên thư ký
8. TS Đậu Tuấn Nam
CHỦ BIÊN

PGS, TS Bùi Văn Huyền


PGS, TS Nguyễn Quốc Thái

TẬP THẺ TÁC GIẢ

1. PGS, TS Trần Thị Minh Châu


2. PGS, TS Trịnh Thị Ái Hoa
3. PGS, TS Bùi Văn Huyền
4. PGS, TS Ngô Quang Minh
5. PGS, TS Đinh Thị Nga
6. PGS, TS Nguyễn Quốc Thái
7. PGS, TS Nguyễn Hữu Thắng
8. PGS, TS Nguyễn Ngọc Toàn

ó
LỜI GIỚI THIỆU

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Ban Chấp
hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường
xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống
chính trị; trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách; pháp luật của Nhà nước, các khoa học
chỉnh trị, khoa học lãnh đạo, quản lý.
Chương trình Cao cấp lý luận chính trị là chương trình trọng điểm trong toàn
bộ công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Mục
tiêu của chương trình là: Trang bị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao
cấp của hệ thống chính trị kiến thức nền tảng về lý luận chính trị, quan đỉểm, ; đường
lối của Đảng làm cơ sở cho việc củng cố nền tảng tư tưởng, nâng cao tầm nhìn và
năng lực tư duy chiến lược, năng lực chuyên môn, hoàn thiện phương pháp, kỹ năng
lãnh đạo, quản lý, tu dưỡng, rèn luyện nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ
công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đổi mới, bổ sung, cập nhật nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ là việc làm thường xuyên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhằm
đáp ứng kịp thời những yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước trong từng giai
đoạn, thời kỳ phát triển, phù hợp với bối cảnh của đất nước và thế giới.

Chương trình Cao cấp lý luận chỉnh trị được kết cấu gồm 19 môn học và các
chuyên đề ngoại khóa, được tổ chức biên soạn công phu, nghiêm túc, trí tuệ và trách
nhiệm của đội ngũ các nhà khoa học đang trực tiếp giảng dạy trong toàn Học viện;
đồng thời, có sự tham gia góp ý, thẩm định kỹ lưỡng của nhiều nhà khoa học trong
và ngoài Học viện.
Bộ giáo trình Cao cấp lý luận chính trị xuất bản lần này ké thừa các giáo trinh
cao cấp lý luận chính trị trước đây; đồng thời chỉnh sửa, cập nhật các nội dung mới
trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tình hình thực tiễn
mới của thế giới, khu vực và đất nước. Phương châm chung của toàn bộ giáo trình là

7
cơ bản, hệ thống, cập nhật, hiện đại và thực tiễn.
Xin trân trọng giới thiệu và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu
từ các nhà khoa học, giảng viên, học viên và bạn đọc nói chung.
BAN CHỈ ĐẠO CẬP NHẬT, CHỈNH SỬA
GIÁO TRÌNH DÙNG CHO HỆ ĐÀO TẠO
CAO CẨP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

8
LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình Quản lý kinh tế (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị)
được biên soạn nhằm trang bị cho học viên những kiến thức nền tảng, quan điểm, chủ
trương, đường lôi của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, góp phần nâng
cao nhận thức, củng co lập trường tư tưởng chính trị, kỹ nang chuyên môn của người
học.
Giáo trình được biên soạn trên cơ sở kể thừa Giáo trình Cao cấp lý luận chính
trị: Quản lý kinh tế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã được xuất bản
qua các năm, kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài Học
viện; cập nhật, bổ sung một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý kinh tế ở Việt
Nam hiện nay, đặc biệt là những nội dung trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng.
Giáo trình gồm 6 bài:
Bài 1: Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, với các nội dung chính: mối quan hệ Nhà nước - thị trường và vai trò của Nhà
nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộỉ chủ nghĩa ở Việt Nam; chức
năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam; hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Bài 2: Mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô, với các nội dung chính: khái quát về kinh
tế vĩ mô và quản lý kinh tế vĩ mô; hệ thống mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô; những
điểm cần lưu ý khi xác định và thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô.
Bài 3: Chính sách kinh tế vĩ mô, với các nội dung chính: khái quát về chính
sách kinh tế vĩ mô; chính sách tài khóa; chính sách tiền tệ; chính sách thương mại
quốc tế và chính sách đầu tư.
Bài 4: Quản lỷ tài chỉnh công, với các nội dung chính: khái quát về tài chính
công và quản lý tài chính công; quản lý tài chính công ở Việt Nam - những thành tựu
chủ yếu, những hạn chế, yếu kém và định hướng đổi mới.
Bài 5: Quản lỷ nhà nước đổi với doanh nghiệp, với các nội dung chính: khái

9
quát về doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; nội dung qụản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp; giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Bài 6: Bộ máy quản lỷ nhà nước về kinh tế, với các nội dung chính: cơ sở khoa
học của bộ máy quân lý nhầ nước về kinh tế; thực trạng xây dựng bộ máy quản lý
nhà nước về kinh tế ở Việt Nam; quan điểm và giải pháp hoản thiện bộ máy quẫn lý
nhà nước về kinh tể ở Việt Nam.
Rất mong nhan được ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu và học viên.
Xin trân trọng cảm ơn!
TẬP THỂ TÁC GIẢ
Bài 1
NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Giúp học viên nắm vững vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế;
hiểu rõ những chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định
hương xã hội chủ nghĩa; đánh giá đủng thực trạng quản lý kinh tể của Nhà nước, nắm
vững định hưởng lớn tiếp tục hoàn thiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước.
về kỹ năng: Giúp học viên nhận thức và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà
nước về kinh tế đặt trong bối cảnh, điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng;
vận dụng để phân tích trong thực tiễn của mỗi học viên.
về tư tưởng: Quán triệt quan điểm của Đảng, nhất là quan điểm Đại hội XIII và
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021- 2030, giúp học viên suy nghĩ và
hành động một cách khoa học.

B. NỘI DUNG
1. MỐI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC - THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG NỀN KINH TỂ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM
1.1. Mối quan hệ Nhà nước - thị trường, cơ sớ khoa học trong việc xác lập vai
trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

10
Vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tể thay đổi tùy theo chế độ chính trị,
yêu cầu và xu hướng phát triển kinh tế của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử
khác nhau.
Có nhiều chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường, tạo ra các
mối quan hệ tác động qua lại với nhau, nhưng mối quan hệ Nhà nước - thị trường là
mối quan hệ cơ bản, bao trùm nhất, chi phối các mối quan hệ khác.
Việc xác lập vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường dựa trên mối
quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Nhà nứớc và thị trường có chức năng, nhiệm
vụ cụ thể, có vai trò khác nhau và có mối quan hệ tương tác với nhau.
Thị trường vận động theo các quy luật khách quan và có tác động rất mạnh tới
các chủ thể trong nền kinh té. Mức độ tác động của các quy luật thị trường vào các
chủ thể kinh tế phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường và sự điều chỉnh của
Nhà nước.
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều mô hình phát triển kinh tế, trong
đó kinh tể thị trường là mô hình chứa đựng nhiều ưu điểm mà các mô hình kinh tế
khác không có được, nhất là về tính năng động, hiệu quả trong huy động và phát huy
nguồn lực trong xã hội cho phát triển kinh tế, thúc đẩy sự tiến bộ khoa học, công
nghệ, thúc đẩy sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế và người dân... Nhưng thị trường
từ trong bản chất của nó cũng có những hạn chế, khuyết tật, dù có phát triển ở trình
độ rất cao cũng không thể tự khắc phục được. Trong sự tác động qua lại, thị trường
vừa là nhân tố tác động, hình thành mối quan hệ, vừa là kết quả của mối quan hệ Nhà
nước “ thị trường, đồng thời thị trường phát triển hay không cũng là kết quả của quản
lý nhà nước về kinh tế. Nhà nước tất yếu phải quản lý nền kinh tế thị trường, một mặt
vừa phát huy những ưu điểm của thị trường, hạn chế, khắc phục những khuyết tật,
những thất bại của thị trường, mặt khác Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường còn
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội - chính trị trong môi giai đoạn cụ thể.
Ở Việt Nam, xác định mối quan hệ Nhà nước - thị trường được hiểu là việc
giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa, đã
được Đảng ta nhấn mạnh trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quả độ
lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011). Nghị quyết Trung ương 5 khóa
XII xác định mối quan hệ Nhà nước - thị trường, mặc dù vẫn trên nguyên tắc tuân
theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng nội hàm
được mở rộng hơn, đó là môi quan hệ Nhà nước - thị trường - xã hội 1. Sự thay đổi nội
hàm mối quan hệ này xuất phát từ sự biến đổi về điều kiện kinh tế - xã hội nước ta
giai đoạn này. Các tổ chức xã hội ngày càng thể hiện vai trò là một bộ phận quan

11
trọng của nền kinh tế, nên mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường được bổ sung và
phát triển thành mối quan hệ giữa Nhà nước - thị trường - xã hộiII.
Đại hội XIII của Đảng đã bổ sung thêm mối quan hệ Nhà nước - doanh nghiệp
- người dân bên cạnh mối quan hệ Nhà nước - thị trường - xã hội trong quá trình xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo đó, vai
trò quản lý kinh tế của Nhà nước được đặt trong mối quan hệ với thị trường, xã hội,
doanh nghiệp và người dân. Hơn nữa, Đảng ta còn xác định đây là mối quan hệ chặt
chẽ, và để đảm bảo vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ này, cần tập trung vào
xây dựng và hoàn thiện thể chế. Để giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước -
thị trường - xã hội, Nhà nước cần: “thực hiện tốt chức năng xây dựng và quản lý thực
hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực phát
triển theo cơ chế thị trường. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do
kinh doanh, thực thi hợp đồng của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật. Sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, cơ chê, chính sách phân phối,
phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đàm an
sinh, nâng cao phúc lợi và bảo vệ môi trường”III.
Như vậy, ở nước ta, nhận thức về mối quan hệ giữa Nhà nước - thị trường đã
có những sự vận động và phát triển không ngừng, phù hợp với sự vận động thực tế
của nền kinh tế. Đến nay, có thể khẳng định, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong
nền kinh tế thị trường, nhưng không cỏ nghĩa là Nhà nước làm tất cả và Nhà nước
cũng không thể tự làm tất cả. Nhà nước chủ yếu tạo các điều kiện, môi trường thuận
lợi cho các chủ thể kinh tể hoạti.động; khuýến khích các doanh nghiệp và người dân
phát triển sản xuất, kỉnh doanh; định hướng; kiểm tía, kiểm soát hoạt động của các
chủ thể kinh tế; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế...
Ở các quốc gia khác nhau và ở cáC ĩgiai đoạn phát triển khác nhau, vai trò
quản lý kinh tế của Nhà nước cũng khác nhau. Ngày nay, vai trò của Nhà nước trong
quản lý kinh tế ngày càng tăng lên, thậm chí có thể khẳng định rằng một quốc gia
phảt triển hay sụy tàn, suy đến cùng là do quản lý của Nhà nước.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa kiểu cũ trước đây, với cơ chê quản lý kế hoạch
hóa tập trung, đã quá nhấn mạnh, thậm chí tuyệt đối hóa vai trò của Nhà nước, tất cả
mọi hoạt động kinh tế đều do Nhà nước quyết định, tẩy chay và kỳ thị thị trường.
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù các quốc gia trên thế giới có những chế độ
II Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thử năm Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2017.
III Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII^ Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.Ia tr.223.

12
chính trị khác nhau, nhưng trong .quản lý nền kinh tế đều có những điểm chung là
phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, nhiều loại hình sản xuất kinh
doanh đa dạng với cơ chế thị trường vận hành khách quan, đồng thời ngày càng coi
trọng vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước.
Sự khác nhau trong quản ỉý kinh tê của Nhà nước, một mặt do bản chất của chế
độ chính trị-xã hội quy định, mặt khác ở liều lượng, tính chất tác động của Nhà nước
khi thực hiện vai trò, chức năng quản lý về kinh tê của mình.

1.2. Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong quản lý nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa có những điểm tương đồng với các nhà nước khác trong
quản lý nền kỉnh tế thị trưòng, thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế
vĩ mô cơ bản như: bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế; thực hiện công bằng xã hội;
bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế...
Ngoài những vai ttò chung đã nêu, Nhà nước Việt Nam hiện nay còn có các vai
trò cụ thể:
- Khắc phục khuyết tật của thị trường. Nền kinh tế thị trường dù phát triển ở
trinh độ cao vẫn có những hạn chế, khuyết tật, tự nó không khắc phục được mà cần
phải có vai trò của Nhà nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta lại đang trong quá trình hình thành, phát triển vì vậy những hạn chê, khuyết
tật càng lớn và ảnh hưởng nặng nề, Nhà nước phải dùng các công cụ, thực lực kinh tế
mạnh để hạn chế, khắc phục những khuyết tật đó.
- Hỗ trợ thị trường. Thị trường càng phát triển thì càng văn minh, hiện đại, thị
trường ở trinh độ càng thấp sẽ càng sơ khai, yếu kém. Chúng ta chuyển từ nền kinh tế
kế hoạch, chỉ huy sang nền kinh tế thị trường, quá trình chuyển đổi đó là một cuộc
cách mạng sâu sắc và toàn diện, nếu cứ để tự phát sẽ rất chậm và phải trả giá lớn.
Nhà nước phải tác động mạnh mẽ và hiệu quả để hỗ trợ thị trường phát triển ngày
càng đầy đủ hơn, trình độ cao hơn, tốc độ phát triển nhanh hơn.
- Định hướng xã hội chủ nghĩa đổi với nền kinh tế thị trường. Nhà nước là
một trong những nhân tố quyết định mục tiếu, tốc độ của quá trình chuyển đổi, quyết
định định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường
là thành tựu của nhân loại, không tự nó đi lên chủ nghĩa xã hội, mà phát triển trong
quá trình nhận thức, phấn đẩu rất cao của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng,

13
quản lý của Nhà nước, đổ là quá trinh chuyển đổi đặc biệt, chưa từng có trong lịch
sử. Một mặt, đó là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kể hoạch chỉ huy tập trung (kỳ
thị, tẩy chay thị trường) sang nền kinh tế thị trường; mặt khác là quá trình phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, sự chuyển đổi lại đặt trong bối cảnh của
toàn cầu hóa, thế giới đang bước sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức và
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Quá trình chuyển sang nền kỉnh tế thị
trường đã rất khó khăn, định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tê thị trường còn
khó khăn hơn, đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của Nhà nước.
- Định hướng và thực hiện hội nhập ngày càng sâu, rộng, hiệu quả vào nền
kinh tế thế giới. Nền kinh tế nước ta đã và đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và
thế giới, đồng thời sẽ tiếp tục hội nhập sâu, rộng, hiệu quả hơn nữa. Quá trình này đòi
hỏi phải xác định đúng đắn mục tiêu, lộ trình, cách thức, bước đi cũng như sự chuẩn
bị nội lực cho quá trình hội nhập. Ở đây có vai trò rất lớn của Nhà nước.
- Thực hiện nhà nước kiến tạo, phục vụ nhãn dãn, phục vụ doanh nghiệp. Nhà
nước ta do lịch sử để lại, nhiều năm quản lý nền kinh tế theo cách thức cũ, nặng về
điều hành mọi hoạt động của nên kinh tế. Hiện nay, Nhà nưóc đang chuyển mạnh từ
nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo, lấy phục vụ nhân dân, phục vụ doanh
nghiệp là mục tiêu hàng đầu của Nhà nước.
Trong quá trinh đổi mới, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước không hề bị suy
giảm mà ngày càng tăng lên. cần nhận thức rằng tăng cường vai trò của Nhà nước
trong quản lý kinh tế không có nghĩa là Nhà nước nắm tất cả, can thiệp vào tất cả mọi
hoạt động kinh tế mà Nhà nước phải nắm những lĩnh vực, những khâu, thực hiện
những công việc quan trọng nhất mà thị trường và nhân dân không làm được hoặc
không được làm, biết sử dụng cơ chế thị trường một cách khôn khéo, hiệu quả để
phục vụ cho mục tiêu quản lý của mình, biết phát huy những mặt tích cực và hạn chế
mặt tiêu cực của cơ chế đọ.
Đe nhận thức đầy đủ hơn vai trò của Nhà nước Việt Nám hiện nay, càn thấy rõ
Nhà nước có vai trò trên hai phương diện, hai tư cách khác nhau trong quản lý nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một là, với tự cách là bộ máy hành chính, bộ máy kiến tạo, Nhà nước phải
quản lý toàn diện tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hộị như: văn hóa, giáo
dục, y tế, chỉnh trị, quân sự, đối ngoại..., trong đó quản lý kinh tế là trọng tâm. Lúc
này, Nhà nước sử dụng pháp luật, chính sách, các công cụ quan trọng khác để quản
lý nền kỉnh tế. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kỉnh tế kể cả doanh nghiệp
nhà nước hoạt động bình đẳng trước pháp luật.

14
Hai là, Nhà nưóc Việt Nam đại diện cho toàn dân, thực hiện quyền sở hữu đối
với tài sản công như: tài nguyên, đất đai, vùng trời, vùng biển, nguồn lực dự trữ, các
tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước... Lúc này, Nhà nước
đóng vai trò như chủ sở hữu, chủ đầu tư tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị
trường như một chủ thể kinh tế lớn.
Với tư cách là bộ máy hành chính, bộ máy kiến tạo, nếu Nhà nước không hoàn
thành tốt chức năngj nhiệm vụ của mình thì toàn bộ nền kinh tế thị trường sẽ không
phát triển được, thậm chí còn trở thành yếu tố cản trở sự phát triển, càng không thể
định hưởng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.
Với tư cách là đại diện cho toàn dân, Nhà nước quản lý một lượng rất lớn tài
sản quốc gia, nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn, vừa thiệt hại về
kinh tế, vừa làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, nghiêm trọng
hơn nữa là giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tể ở Việt
Nam hết sức quan trọng và nặng nề, Nhà nước phải liễn tục hoàn thiện phương pháp,
công cụ và kỹ thuật điều hành nền kinh tế thị trường đang hình thành lại đặt trong
điều kiện mới của hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng
thời phải đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường - một mô
hình kinh tế chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Nhà nước phải huy động cao nhất mọi
nguồn lực trong xã hội, mọi sự sáng tạo trong nhân dân, trong doanh nghiệp vào phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỮ NGHĨA Ở VIỆT NAM
2.1. Nhận thức chung về chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị
trường
Chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường là những hoạt
động tổng quát nhất mà Nhà nước phải thực hiện để đạt mục tiêu đã đề ra, trả lời câu
hỏi: Nhà nước phải làm những gì?
Chức năng đó do bản chất của Nhà nước, do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị,
kinh tế - xã hội và do tình hình kinh tế - xã hội của từng giai đoạn lịch sử quy định.
Chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường là căn cứ để xác
định các nhiệm vụ cụ thể, là cơ sở khách quan để xây dựng hệ thống hộ máy quản lý
nhà nước về kinh tế và bố trí cán bộ, công chức quản lý kinh tế cho phù hợp.

15
Chức năng cũng là căn cứ để đánh giá, khen thưởng, kỷ luật các tổ chức và cá
nhân cán bộ, công chức trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Chức
năng quyết định vị trí, mối quan hệ của mỗi tổ chức và cá nhân cán bộ, công chức
trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.
Nội dung cụ thể các chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị
trường không cố định, mà có sự vận động, phát triển cho phù họp với mục tiêu, yêu
cầu của các giai đoạn. Trong những điều kiện cụ thể, do mục tiêu và những điều kiện
kinh tế-xã hội thay đổi thì vai trò và thứ tự ưu tiên của các chức năng có thể có sự
thay đổi nhất định, tuy nhiên tên gọi của các chức năng ít thay đổi.

2.2. Những, chức năng chính của Nhà nước trong quản lý nền kỉnh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh các chức năng quản lý nhà nước
về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là: “Nhà nước tạo
môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác
để phát triển; bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách kết hợp với sử
dụng lực lượng vật chất của Nhà nước để định hướng phát triển kinh tế - xã hội, khai
thác hợp lý các nguồn lực của đất nước, bảo đảm cân đối vĩ mô nền kinh tế, điều tiết
thu nhập; kiểm tra, kiểm soát, thanh tra mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của
pháp luật”IV.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nêu: “Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế
bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các
quy luật thị trường”1.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Nhà nước đóng vai trò định
hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng,
minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà
nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ
môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong tùng bước, từng chỉnh sách
phát triển”V VI.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng khẳng định: “Trong nền kinh tế thị

IV Đảng Cộng sản Việt Nam: Vẫn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2001, ứ. 102.
V Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thử XI, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2011, tr.141.
VI Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII)
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016, tr.103.

16
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội có quan hệ
chặt chẽ. Nhà nước xây dựng vả hoàn thiện thể chế, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh
doanh, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; tạo môi trường
thuận lợi, công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và thị
trường hoạt động; điều tiết, định hướng, thúc đẩy kinh tế phát triển, gắn phát triển
kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân, bảo
vệ môi trưởng, bảo đảm quốc phòng, an ninh”VII.
Có thể khái quát thành 5 chức năng quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta hiện
nay như sau: (1) tạo lập môi trường; (2) định hướng, hướng dẫn; (3) tổ chức; (4) điều
tiết; (5) kiểm tra và xử lý các vi phạm. Tùy theo yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị
và kinh tế - xã hội của từng giai đoạn mà việc sắp xếp thứ tự ưu tiên và nội dung cụ
thể của các chức năng có thể thay đổi.
2.2.1. Tạo lập môi trường
Các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế chỉ có thể hoạt động tốt khi có môi
trường thuận lợi. Bằng quyền lực và sức mạnh kinh tế của mình, Nhà nước có trách
nhiệm chính trong việc xây dụng và bảo đảm môi trường thuận lợi, bình đẳng cho
hoạt động sản xuất, kỉnh doanh, đồng thời còn bảo đảm môi trường phủ hợp cho
chính cơ chế mới đang hình thành, phát triển và phát huy tác dụng. Có nhiều loại môi
trường, trong đó bao gồm các môi trường chính như:
Một là, xây dụng môi trường chính trị ổn định, thật sự phát huy các nguồn lực
và sức sáng tạo của nhân dân, của các doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống pháp luật ổn
địnhj thuận lợi, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc
tế, thực thi pháp luật phải nghiêm minh, xây dựng môi trường văn hóa pháp luật cho
mọi công dân, mọi tổ chức...
Hai là, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế vận động và
phát triển thuận lợi. Hệ thống kết cấu hạ tầng có ý nghĩa sống còn với nền kinh tế,
bao gồm nhiều loại như: hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, sân
bay, bến cảng, điện; nước, kết cấu hạ tầng văn hóa, xã hội, hạ tầng thông tin...
Ba là, xây dựng môi trường văn hóa xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường,
xẵ hội ngày càng tôn trọng và tôn vinh nghề kinh doanh và người kinh doanh.
Bổn là, bảo đảm môi trường an ninh trật tự, kỷ luật, kỷ cương, mọi cá nhân và
tổ chức đều phải tuân thủ pháp luật. Nhà nước phải bảo vệ những doanh nghiệp và
doanh nhân hoạt động đủng luật pháp.

VII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII)
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.130.

17
Năm là, xây dựng và hoàn thiện môi trường thông tin. Nhà nước phải là trung
tâm cung cấp thông tin tin cậy nhất cho các doanh nghiệp một cách thường xuyên,
kịp thời và chính xác...
Tất cả những môi trường, điều kiện cần thiết không thể thiếu được không chỉ
cho hoạt động kinh tể mà còn cho sự phát triển toàn diện của một quốc gia cả về kinh
tế, văn hóa, xã hội. Khi có các điều kiện, môi trường thuận lợi thì các nhà kinh doanh
mới có thể yên tâm bỏ vốn đầu tư và phát triển kinh doanh thuận lợi, ổn định, đồng
thời quá trình đó tiếp tục bồi đắp, phát triển môi trường ngày càng cao hơn, phát triển
xã hội ngày càng toàn diện và văn minh hơn.
Với chức năng này, Nhà nước có vai trò như một bà đỡ giúp cho các cơ sở sản
xuất kinh doanh phát triển, đồng thời bảo đảm các điều kiện tự do, bình đẳng trong
kinh doanh. Nói cách khác, Nhà nước có chức năng tạo ra các dịch vụ công về môi
trường chính trị, pháp lý, an ninh, thủ tục quản lý, điều kiện kinh doanh, thông tin, an
toàn xã hội... Trong cơ chế thị trường, muốn có một môi trường sản xuất - kinh
doanh ổn định, tiến bộ, cần phải có bàn tay của Nhà nước từ việc ban hành và bảo
đảm thi hành pháp luật đến bảo đảm các điều kiện và nguyên tắc cơ bản như quyền
sở hữu, quyền tự do kinh doanh, xử lý tranh chấp theo pháp luật, bảo đảm một xã hội
phát triển lành mạnh, có văn hóa.
2.2.2. Định hướng, hướng dẫn
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội
chủ nghĩa, nhà kinh doanh và các tổ chức kinh tê được tự chủ kinh doanh nhưng
không thể nắm được hết tình hình và xu hướng vận động của thị trường, do đó
thường chạy theo thị trường một cách bị động, dễ gây ra thua lỗ, thất bại và đổ vỡ,
gây thiệt hại chung cho nền kinh tế. Do vậy, việc Nhà nước thực hiện chức năng định
hướng, hướng dẫn sẽ góp phần quan trọng hướng nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo
và mục tiêu kinh tế - xã hội đã được Đảng và Nhà nước định ra cho mỗi giai đoạn;
hướng dẫn các doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức kinh tế hoạt động hướng đích
theo các mục tiêu chung của đất nước và chủ động được ke hoạch hoạt động của
riêng mình; giúp đề ra được những giải pháp để giải quyết tốt các vấn đề khiếm
khuyết của kinh tế thị trường.
Nhà nước định hướng và hướng dẫn nền kinh tế bằng các công cụ như chiến
lược, quy hóạch, chính sách, kế hoạch, thông tin và các nguồn lực của Nhà nước. Cụ
thể, Nhà nước xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kỉnh tế chung
của toàn bộ nền kinh tế, kế hoạch phát triển kinh tế theo ngành, vùng và theo sản
phẩm để định hướng các hoạt động kinh tê; Nhà nước ban hành hệ thống các chính

18
sách khuyến khích, hỗ trợ các ngành, lĩnh vực có lợi cho mục tiêu phát triển kinh tế
đã đặt ra và ban hành các chính sách hạn chế và ngành, lĩnh vực không có lợi cho
mục tiêu phát triển; Nhà nước cũng có thể định hướng, hướng dẫn nền kinh tế thông
qua việc cung cấp các thông tin thị trường, thông tin về chính sách, pháp luật, về xu
hướng vận động của kinh tế trong nước và thế giới cho các doanh nghiệp, các nhà
đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để thực hiện chức
năng định hướng, hướng dẫn, Nhà nước phải đảm bảo không can thiệp bằng mệnh
lệnh hành chính vào nền kinh tế thị trường mà chủ yéu sử dụng cách thức và phưong
pháp tác động gián tiếp, theo các nguyên tắc của thị trường. Cách thức tác động gián
tiếp mang tính chất mềm dẻo, uyển chuyển, vừa bảo đảm tính tự chủ của các chủ thể
kinh tế, vừa thực hiện mục tiêu chung.
2.2.3. Tổ chức
Chức năng tổ chức nền kinh tế quốc dân của Nhà nước được thực hiện qua các
hoạt động cụ thể nhằm sắp xếp, tổ chức lại các ngành, các lĩnh vực, các vùng kinh tế
quan trọng, bong đó có sắp xếp, củng cố lại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các
doanh nghiệp nhà nước, tổ chức các khu công nghiệp, khu chế xuất, các đặc khu
hành chính - kinh tế... Đây là những công việc nhằm tạo cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm
bảo phát triển ổn định kinh tế vĩ mô.
Đê thực hiện tốt chức năng này, Nhà nước phải bảo đảm các cân đối lớn của
nền kinh tế thị trường như cân đối tổng cung - tổng cầu, cân đối xuất khẩu - nhập
khẩu, cân đối thu - chi ngân sách... bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế thị
trường; Nhà nước phải bảo hộ và bảo vệ cho các chủ thể kinh doanh đúng pháp luật,
can thiệp vào nền kinh tế thị trường khi có những biến động lán như khủng hoảng,
suy thoái kinh tế, những cú sốc như đại dịch Covid-19...
Thực hiện chức năng này cũng đồng thời giúp nhà nước xây dựng và hoàn
thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế từ trung ưong đến địa phương, đổi mói cơ
chế quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn.
Để thực hiện chức năng này, Nhà nước cần tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan
quản lý của nhà nước về kinh tế từ Trung ương đến địa phương; đổi mới thể chế và
thủ tục hành chính; đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức quản lý
nhà nước và quản lý doanh nghiệp nhà nước, thiết lập mối quan hệ kinh tế với các
nước và các tổ chức quốc tế...

19
2.2.4. Điều tiết
Nhà nước điều tiết hoạt động của nền kinh tế theo định hướng của mình và
thông qua các công cụ quản lỷ nhà nước. Trong khi điều hành nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước vừa tuân thủ và vận dụng các quy luật khách
quan của thị trường, phát huy mặt tích cực, hạn chê những tiêu cực của thị trường,
vừa điều tiết sự hoạt động của thị trường theo định hướng của Nhà nước, đảm bảo
cho kinh tế phát triển ổn định, công bằng và có hiệu quả.
Đổ điều tiết, Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ, bao gồm cả các công cụ
mang tính hành chính và kinh tế. Các công cụ phổ biến thường được sử dụng là thuế,
tín dụng... Phạm vi, mức độ sử dụng các công cụ để điều tiết phụ thuộc vào từng
hoàn cảnh, lĩnh vực cụ thể... Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Nhà nước
quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, cơ chế, chính sách, chiên lược, quy hoạch, kế
hoạch, các tiêu chuẩn, định mức và lực lượng kinh tế nhà nước phù hợp với yêu cầu
và quy luật của kinh tế thị trường”VIII.
2.2.5. Kiểm tra và xử lỷ vi phạm
Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nhằm thiết
lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng
vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân
dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã hội.
Kiểm tra, kiểm soát luôn là hoạt động quan trọng của Nhà nước, ở Việt Nam
trong điều kiện nền kinh tế thị trường mới phát triển, thậm chí còn sơ khai, tình trạng
rối loạn, tự phát, vô tổ chức và các hiện tượng tiêu cực còn khá phổ biến, có nơi, có
lúc rất trầm trọng và phức tạp, càng cần phải đề cao chức năng của Nhà nước kiểm
tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, đong
thời cũng kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của chính các cơ quan và cán bộ, công
chức quản lý kinh tế của Nhà nước.
Hiện nay, các chức năng của Nhà nước phải thể hiện và bảo đảm thật sự là Nhà
nước kiến tạo, Nhà nước phục vụ doanh nghiệp, phục vụ nhân dân, Nhà nước khích
lệ, hỗ trợ, bảo hộ và bảo vệ cho các chủ thể kinh tế, cho nhân dân kinh doanh đúng
pháp luật.

3. HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ


THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

VIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Vân kiện Đại hội đại biểu toàn quẩc lần thứ XIII,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.130.

20
3.1. Khái quát những thành công và hạn chế
3.1.1. Những thành công chỉnh
Trong công cuộc đổi mới, Nhà nước ta đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong
quản ỉý kinh tế - xã hội, tiến hành đổi mới toàn diện và đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa nước ta ra khỏi nước có thu nhập thấp, giữ vững ổn
định chính trị - xã hội, hoàn thiện cơ chế, chính sách quàn lý kinh tế vĩ mô và điều
hành, xử lý các tình huống hết sức phức tạp có kết quả tốt. Nhà nước đã đổi mới hệ
thống kinh tế nhà nước, đổi mói hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh
tế, đổi mói và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kỉnh tế phù
hợp với cơ chế mới...
Có thể khái quát những thành công của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên các nội dung sau
đây:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách phù hợp, tạo điều kiện, môi
trường thuận lợi cho nền kinh tế thị trường phát triển.
Trong những năm qua, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành, ngày càng
phù hợp với cơ chế thị trường và chuẩn mực quốc tế, tạo ra môi trường kinh doanh
mới, phù hợp. Hàng loạt các văn bản pháp luật liên quan đến các hoạt động của
doanh nghiệp như: quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ‘húy động và sử dụng các
nguồn lực; quan hệ giữa cácchủthể; các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh; thể
thức hoạt động của doanh nghiệp... cũng lần lượt được ban hành, hoàn thiện. Đồng
thời, chủ trương “binh đẳng giữa các thành phần kinh tế” từng bước được thực hiện
trong thực tế... tất cả những yếu tố đó đã góp phần quan trọng vào việc tạo lập môi
trường kinh doanh và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta.
Khung khổ pháp luật mới đã tạo dựng hành lang pháp lý cho việc thực hiện
quyền tự do kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, các thành phần
kinh tế ngoài nhà nước phát triển mạnh, nhân dân mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh, đầu
tư phát triển kinh tế của toàn xã hội ngày càng tăng lên. Giai đoạn 2016-2020, trung
bình mỗi năm có 128,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng kỵ bình
quân mỗi doanh nghiệp tăng hơn 2,6 lần so với namZOlS1.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng đã khẳng định: “Hệ
thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn với luật
pháp quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn và thực hiện cam kết hội nhập
quốc tế. Chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp phát triển đa

21
dạng. Các quyền và nghĩa vụ về tài sản được thể chế hóa tương đối đầy đủ. Hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên”IX X.
Đại hội đạiibiểu toàn quốc ỉần thứ XIII cúa Đảng cũng nhận định, nước ta “đã
hình thành hệ thống pháp luật về kinh tế khá đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh
nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu đang hoạt động. Vai trò của Nhà nước đã được
điều chỉnh phù hợp với cơ chế thị trường, về cơ bản đã thiết lập được khung pháp
luật và bộ máy thực thi hiệu quả hơn”XI.
Thứ hai, đã phát huy vai trò tích cực của các chủ thể kinh tế.
Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, các doanh nghiệp nhà nước đã được đổi mới mạnh mẽ theo hướng tách bạch
rõ hơn quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước với quyền quản trị kinh doanh của
doanh nghiệp. Nhà nước không can thiệp bằng hành chính vào hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, từng bước xóa bỏ chế độ cơ quan chủ quản, đẩy mạnh cổ phần hóa
và đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp nhà nước.
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang đóng góp
tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Đại hội lần thứ xin của Đảng nhận
định: “Kinh tế tư nhân đóng góp quan trọng trong phát triển, nhất là dịch vụ du lịch,
sản xuất ô tô, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại điện tử, dịch vụ y tế, giáo dục
và các khu đô thị. Đã hình thành và phát triển một số tập đoàn kỉnh tế tư nhân lớn, có
khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ, có thương hiệu và năng lực cạnh tranh
trong nước, khu vực và quốc tế”XII. Hiện nay, kinh tế tư nhân là khu vực tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động, góp phần giữ vững ổn định xã hội.
Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp không ngừng
phát triển và ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế, tham
gia điều chỉnh các chủ thể kinh tế hoạt động trong tổ chức, tham gia tích cực vào hoạt
động cung cấp dịch vụ công và thay thế các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo
một số dịch vụ công cộng có hiệu quả.

IX Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hộì đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, tn, tr.3O.
XĐảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2017, tr.23.
XI Đãng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, tn, tr.31.
XII Đảng Cộng sốn Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Jũn, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.30.

22
Bộ máy quản lý nhà nước đã và đang được điều chỉnh theo hướng tinh giản,
chức năng quản lý nhà nước về kinh tế cũng được nhận thức lại đúng đắn hơn, đổi
mới cả trong nhận thức và thực hiện phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Đội ngũ cán
bộ, công chức quản lý nhà nước về kỉnh tế cũng đã từng bước được xây dựng lại,
nâng cao hơn về chất lượng, về trình độ, năng lực và phẩm chất. Vai trò Nhà nước
kiến tạo đã dần dần định hình rõ hơn và đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng
kinh tể.
Thứ ba, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ
nghĩa đã hình thành, phát huy tác dụng.
Những năm qua, cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường ở nước ta đã có những
bước chuyển đổi rất căn bản, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được
xác lập, vận hành và phát huy tác dụng, đang tùng bước đáp ứng yêu cầu phát triển
ngày càng cao của nền kinh tế. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ tăng
trưởng kinh tể nhanh và liên tục nhiều năm, ngay trong thời kỳ khủng hoảng kỉnh tế
thế giới rất nặng nề do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tế của các cường
quốc kinh tế thế giới tăng trưởng âm và chưa có dấu hiệu phục hồi thì nền kinh tế
Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương 2,91%/năm trong năm 2020XIII.
Thứ tư, hệ thống thị trường ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng
sâu, rộng.
Hệ thống thị trường ở nước ta đã và đang phát triển ngày càng cao hơn so vói
những năm trước đây cả về quy mô cũng như tính đồng bộ của thị trường. Thị trường
trong nước thống nhất, gắn với thị trường thế giới.
Quá trình tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã mang
lại những kết quả quan trọng, trong đó phải kể đến hoạt động xuất khẩu và thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hơn 30 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục nhiều năm. Cơ cấu hoạt động ngoại thương
cũng đã thay đổi theo hướng tích cực hơn. Mức độ hội nhập về thương mại quốc tế
của Việt Nam còn thể hiện ở vị thế tương quan các nhóm khách hàng mà Việt Nam
có quan hệ. Hoạt động thương mại quốc tế, từ chỗ chủ yếu được thực hiện với các
nước xã hội chủ nghĩa cũ, đã nhanh chóng mở rộng sang nhiều nước thuộc nhiều chế
độ chính tộ khác nhau theo nguyên tắc cùng có lợi và tôn trọng độc lập, tự chủ của
nhau.
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã không ngừng tăng lên qua các năm, đóng
XIII Xem Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh, https://www.gso.
gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-2020-mot-nam-tang-truo ng-
day-ban-linh/

23
góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Cùng với việc tích cực, chủ
động thu hút FDI, Việt Nam đã thu hút thêm được các nguồn vốn khác. Trong đó,
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã hỗ trợ Việt Nam phát triển kết cấu
hạ tầng, giao thông vận tải, giáo dục, môi trường và nâng cao chất lượng sống của
dân cư. Nhiều dự án ODA góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện phát
triển bền vững cũng như nâng cao năng lực quản lý của đất nước.
3.1.2. Những hạn chế9 yếu kém
Có thể khẳng định, mọi thành công của nền kinh tế đều là kết quả lãnh đạo
đúng đắn của Đảng, quản lý của Nhà nước, mọi hạn chế, yếu kém của nền kinh tế
cũng có nguyên nhân từ những hạn ché, bất cập trong lãnh đạo của Đảng, trong quản
lý của Nhà nước. Đảng cũng nhận thức rất rõ vấn đề đó. Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 5 khóa XII của Đảng cũng đã nêu: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới về
kinh tế. Cơ chế kiểm soát quyền lực, phân công, phân cấp còn nhiều bất cập. Quản lý
nhà nước chưa đáp ống kịp yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc
tế; hiệu lực, hiệu quả chưa cao; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Hội nhập kinh tế
quốc tế đạt hiệu quả chưa cao, thiếu chủ động trong phòng ngừa và xử lý tranh chấp
thương mại quốc tế”XIV. Điều này một lần nữa được nhắc lại tại Đại hội XIII của
Đảng: “Phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp chưa hợp lý, mạnh
mẽ và đồng bộ;... phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ... Việc
chuyển giao một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công thuộc ngành, lĩnh vực nhà
nước không cần thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đảm
nhiệm còn chậm triển khai” 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng khẳng định: “Nhận thức một số vấn.“đề về nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa vẫn chưa sâu sắc, thống nhất, nhất là mối quan hệ giữa nhà nước thị
trường và xãihội, sở hữu đất đai, phân bổ nguồn lực, vai trò của doanh nghiệp nhà
nước, kinh tế tập thể, hợp tác xã, tự chủ của đon vị sự nghiệp công lập...”3.
Có thể khái quát những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước về kinh tế ở
nước ta hên một số nội dung sau:
Thứ nhất, quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới, chưa
phát huy đầy đủ những mặt tích cực và hạn chế tính tự phát, tiêu cực của thị trường.
Chưa giải quyết tốt mối quan hệ Nhà nước - thị trường. Quản lý nhà nước chưa trở
XIV Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2017, tr.25-26.
*’3 Đăng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ XIII, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.75, 78.

24
thành nhân tố thúc dẩy sự phát triển kinh tế. Nếu đi sâu phân tích mỗi loậi thị trưồng
đều thấy rất rõ sự phát triển thiếu đồng bộ, yếu kém, thị trường còn tiềm ẩn nhiều bất
trắc như: thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường tâỉ .chính.... Nhận
thức, quan điểm của chúng ta về phát triển các loại thị trường cũng rốt thận trọng, thị
trường bất động sản, thị trường lao động những năm gần đây mới chính thức được
thừa nhận. Hàng hốa xuất khẩu chủ yếu lả nguyên liệu thô, sơ chế và hàng gia công
nên giá trị gia tẵng thu được từ xuất khẩu chưa cao. Năng suất, chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thực tế cho thấy, thị trường non yếu, ở trình
độ phát triển thấp, càng nhiều rủi ro, bất trắc, tác động tiêu cực của thị trường càng
lớn.
Thứ hai, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và thiếu nhất
quán, thực hiện chưa nghiêm. Hệ thống luật pháp chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhiều văn bản
pháp luật quan trọng còn thiếu hoặc chưa đầy đủ, đặc biệt là hệ thống văn bản pháp
luật liên quan đến đất đai, đến điều chỉnh hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ý
thức chấp hành pháp luật, văn hóa pháp luật của công dân và tổ chức còn yếu kém.
Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường
cũng như sự phát triển của đất nước. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu: “Hệ
thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu
thực tiễn. Chấp hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm; kỷ cương phép nước có nơi,
có lúc còn bị xem nhẹ, xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời, chế tài xử lý chưa đủ
sức răn đe”XV.
Thứ ba. cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ
nghĩa đã hình thành nhưng chưa đồng bộ, quản lý các lĩnh vực tài chính, ngân hàng,
giá cả, kế hoạch hóa, thương mại, phân phối thu nhập, đất đai, vốn và tài sản nhà
nước chưa tốt và chậm đổi mới; tiêu cực, tham nhũng, lãng phí còn lớn và ngày càng
phức tạp.
Có thể thấy rõ ảnh hường của cơ chế quản lý cũ còn tồn tại và tái hiện dưới các
hình thức khác nhau khá nặng. Sự tham gia giám sát của các cơ quan dân cử, của các
tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, của cộng đồng và nhân dân
về hoạt động quản lý nhà nước còn nhiều bất cập. Nhà nước còn can thiệp sâu vào
các hoạt động của thị trường, của doanh nghiệp. Trong khi đó, nhiều chức năng chính
của Nhà nước lại thực hiện chưa tốt. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ công còn thiếu và
yếu, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm chưa nghiêm. Văn kiện Đại hội XIII của
XV Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ xin, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.l, tr.89.

25
Đảng đã nêu hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội có mặt
chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới, chất lượng, hiệu quả giám sát, phản biện xã
hội chưa đều1.
Thứ tư, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế còn nặng nề và còn nhiều
vướng mắc; tình trạng quan liêu, phân tán cục bộ, vô cảm vói người dân còn nghiêm
trọng; đội ngữ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế đông nhưng không
mạnh, tình trạng không làm tốt chức trách của mình khá phổ biến, hiện tượng tham
nhũng, tiêu cực có xu hướng ngày càng tăng và phức tạp. Chất lượng nguồn nhân lực
thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Đại hội Đảng lần thứ XIII
đã nhấn mạnh: “Thực thi pháp luật chưa hiệu quả, chấp hành pháp luật chưa
nghiêm... Tham nhũng, lãng phí ở một số nơi còn nghiêm trọng. Hoạt động giám sát,
kiểm tra, thanh tra còn chồng chéo”XVI XVII.
Thứ năm, quản lý tài sản công nói chung, quản lý các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng còn quá nhiều bất cập, thậm chí
yếu kém, gây lãng phí, thất thoát rất lớn, để lại những hậu quả rất nặng nề về kinh tế
và xã hội.
Từ Đại hội XI, Đảng đã khẳng định: “Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng
nguồn nhân lực, kết câu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển” XVIII.
Đại hội XII của Đảng vẫn nêu lại những điểm nghẽn này và xác định đây là ba khâu
đột phá để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020 XIX.
Đại hội XIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh: “chúng ta cẩn tập trung đẩu tư nguồn
lực và đặc biệt chú trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tạo ra sự chuyển biến về
chất trong việc thực hiện ba đột phả chiến lược do Đại hội lần thứ XI, XII đã để
ra”XX. Điều này cho thấy, những điểm nghẽn nêu ra từ Đại hội XI vẫn chưa được giải
quyết triệt để. Tất cả những hạn chế, yếu kém đó đang làm suy giảm nghiêm trọng
lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước, vào chế độ, thậm chí đe dọa sự tồn
vong của chế độ.

XVI Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.l, tr.88.
XVII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr.76.
XVIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.93.
XIX Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016, tr.247-250.
XX Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quắc lần thứ XIỈI9 Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.202Ỉ, t.I, tr.53.

26
Nguyên nhân của những hạn chế trên đây có nhiều, trong đó có cả những
nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân chủ quan, Có thể
nêu khái quát các nguyên nhân chủ yểu sau đây: (1) tư duy phát triển kinh tế - xã hội
và nhận thức về vai trò, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế chưa sâu sắc, thống
nhất; (2) lúng túng trong phân định sự lãnh đạo của Đảng về kinh tế với quản lý nhà
nước và quản trị doanh nghiệp; (3) thực hiện chưa tốt nguyên tắc quản lý thống nhất
đi đôi với phân cấp khoa học; (4) chưa khai thác tối ưu tiềm năng và thế mạnh của
Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực hiện các đột phá chiến lược chưa
tạo ta xung lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế, quản trị nhà nước trong bối cảnh
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn hạn chế; (5) kiểm tra, xử lý vi phạm chưa
được tiến hành đổng bộ, bài bản.

3.2. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3.2. L Nhận thức lại vai trò, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, thực
hiện tốt việc phân công, phân cấp trong thực hiện các chức năng
Tiếp tục nhận thức rõ vai trò, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
phân biệt rõ và đặt trong mối quan hệ với các chức năng của thị trường, chức năng
của doanh nghiệp.
Nhà nước tập trung thực hiện tốt các chức năng đã xác định, bảo đảm các điều
kiện cho toàn bộ nền kinh tế thị trường hoạt động thuận lợi.
Nhà nước không can thiệp thô bạo bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động
của thị trường và hoạt động của các doanh nghiệp.
Phân công, phân cấp và phối hợp tốt việc thực hiện các chức năng của các cơ
quan quản lý nhà nước thuộc các ngành, các cấp từ trung ương đến cơ sở, gắn quyền
hạn với trách nhiệm, lợi ích, hạn chế sự chồrig chéo trong hoạt động của các cơ quan
quản lý nhà nước về kính tế.
3.2.2. Xử lý tắt mối quan hệ giữa sự lãnh đạo cửa Đảng với quản lỷ nhà
nưởc về kinh tế, giữa quản lỷ của Nhà nước với quản trị kinh doanh của doanh
nghiệp
Cần nhận thức và phân biệt rõ chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng
quản lý nhà nước về kinh tế. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đảng
lãnh đạo Nhà nước bằng Cương lĩnh, các chủ trương, chính sách lớn, bằng công tác

27
tổ chức, cán bộ, bằng kiểm tra, giám sát; lãnh đạo thể chế hóa các quan điểm, đường
lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật; lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ
máy, đội ngũ bán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm
vụ; lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, Hiến pháp và
pháp luật; chú trọng lãnh đạo đổi mới, nâng cao chất lượng lập pháp, cải cách hành
chính và cải cách tư pháp” XXI. Đảng lãnh đạo kinh tế bằng đường lối, chính sách,
bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục,

XXI Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XĨỈI,
Nxb.Chính tri quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.196-197.

28
nêu gương..., còn Nhà nước thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp
luật, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thể chế mới về
kinh tế, tiên hành quản lý, điều hành nền kinh tế bằng tổng hợp các phương pháp
quản lý, trong đó có cả những biện pháp gián tiếp, khuyến khích sự tự nguyện, tự
giác, kết hợp với những biện pháp bắt buộc, cưỡng chế. Thông qua Nhà nước, Đảng
đưa đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống. Đảng phải tăng cường lãnh đạo
Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước, mà tạo điều kiện để phát huy tính chủ
động và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước.
Nhà nước có chức năng và trách nhiệm quản lý đối với tất cả các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kỉnh tê, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của
cảc doanh nghiệp. Riêng đốị với doanh nghiệp có vốn của Nhà nước, hình thành một
cơ quan chuyên trách quản lý làm đại diện chủ sở hữu 1. Nhà nước không can thiệp
sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Văn kiện Đại hội xin của
Đảng khẳng định: “Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt,
địa bàn quan trọng, quốc phòng, an ninh; hoạt động theo cơ che thị trường, quản trị
hiện đại theo chuẩn mực quốc tế; lấy hiệu quả kinh tê làm tiêu chí đánh giá chủ yếu,
cạnh tranh, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế” XXII
XXIII
.
Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật và thực thi pháp luật, nhất là những
vấn đề liên quan đến sở hữu, quyền tự do kinh doanh, liên quan đến cạnh tranh của
các doanh nghiệp... cần được thể hiện rõ trong luật. Sớm hoàn chinh pháp luật và
những quy định về sử

XXII Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2017, tr.67.
XXIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.129.


dụng đất đai, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
ngăn chặn và chấm dứt tình trạng sử dụng lãng phí, thất thoát, tiêu cực, tham nhũng
trong lĩnh vực này. Việc thực thi pháp luật phải thật kiên quyết và nghiêm minh, cả
trên phương diện chấp hành pháp luật và kiểm tra, kiểm soát, xử lý sai phạm, bảo vệ
pháp luật, nâng cao văn hóa pháp luật của mỗi tổ chức và của từng người dân.
3.2.3. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước
về kinh tế
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về kinh tế, hiện
nay nguyên tắc này được thể hiện trên hai nội dung chủ yếu sau đây:
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thống nhất của cơ quan nhà nước ở Trung
ương đi đôi với phân cấp quản lý cho địa phương. Để thực hiện nguyên tắc này, cơ
quan nhà nước ở Trung ương tập trung quản lý ở tầm chiến lược, tầm vĩ mô bao gồm
việc hoạch định chiến lược, chính sách quốc gia, chương trinh, quy hoạch, kế hoạch,
các chính sách kinh tế lớn có tác dụng chung cho toàn bộ nền kinh tế, coi trọng phát
triển kinh tế vùng. Chính quyền địa phương có trách nhiệm và thẩm quyền quyết
định những vấn đề của địa phương, đặc biệt là kế hoạch đầu tư cho khu vực công
cộng, thu chi ngân sách, về tổ chức và nhân sự hành chính địa phương, xử lý cậc vụ
việc hành chính. Chính quyền đỉa phương cũng phải tiếp tục có sự phân cấp theo
hướng cấp nào nắm thông tin đầy đủ hơn, giải quyết vấn đề sát thực tế hơn thì giao
thẩm quyền và nhiệm vụ cho cấp đó.
Tăng cường phối họp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Cơ quan Trung
ương có trách nhiệm quản lý theo ngành trên phạm vi cả nước, bao gồm tất cả các
thành phần kinh tế, chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt
động kinh tế - xã hội trên phạm vi lãnh thổ, kể cả kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành
pháp luật đối với các cơ quan Trung ương hoạt động trên địa bàn lãnh thổ, đảm bảo
sự phổi hợp có hiệu quả và thông suốt.
3.2.4. Tập trung mọi nguồn lực thực hiện tểt ba khâu đột phá chiến lược:
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trưởng định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng hệ
thống kết cẩu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được Đại hội XI, XII và XIII
của Đảng nhấn mạnh, nhằm trực tiếp giải quyết ba điểm nghẽn, cản trở sự phát triển
kinh tế của đất nước. Đe thực hiện được những nội dung này đòi hỏi nhiều biện pháp
cụ thể, đồng bộ, liên quan đến tất cả các cấp, các ngành trong hệ thống bộ máy quản
lý nhà nước về kinh tế. Trước mắt cần tập trung:

37
Sắp xếp và chấn chỉnh tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, đảm bảo
cho bộ máy tinh gọn, đủ khả năng quản lý và xử lý tốt các vấn đề nảy sinh trong nền
kinh tế thị trường, tập trung vào quản lý kinh tế vĩ mô, xóa bỏ chế độ chủ quản đối
với doanh nghiệp nhà nước.
Cải cách thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện, giảm đến mức
tối đa các thủ tục hành chính và tình trạng quan liêu, phiền hà đối với nhân dân và
các doanh nghiệp. Cải cách nền hành chính là yêu cầu của nhiều quốc gia, nhưng đối
với nước ta hiện nay đây là một nhiệm vụ hết sức cấp bách nhằm xây dựng một Nhà
nước thực sự của dân, do dân, vì dân, có khả năng quản lý nền kinh tế đang trong quá
trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Huy động mọi
nguồn lực phát triển, nâng cấp một bước quan họng hệ thống giao thông trọng điểm
của quốc gia bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không...
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tiến tới cải cách toàn diện, triệt để
hệ thống giáo dục, đào tạo theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;
3.2.5. Năng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế, đẫy mạnh ứng
dụng thành quả của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Triển khai và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ xin của Đảng về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ
vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật và các thiết chế, cơ chế liên
quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện cơ chê
phối hợp điều hành giữa các bộ, ngành, địa phương trong thực thi các cam kết hội
nhập và tiếp cận thị trường. Đổi mới công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, cung
cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, nhất là thị trượng xuất khẩu.
Nâng cao năng lực phòng ngừa, giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế.
Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác
kinh tế quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường. Nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước. Xây dựng và thực hiện các
cơ chế phù họp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước cảc diễn biến bất
lợi trên thị trường thế giớỉ, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, giữ vững ổn định chính
trị-xã hội. Thực hiện các biện pháp cụ thể đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học -
công nghệ, tranh thủ đi tắt, đón đầu, tận dụng những cơ hội của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nên kỉnh tế, trong đó

38
chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công nghệ thông tin, nông
nghiệp công nghệ cao...
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết; kịp thời phát hiện và
giải quyết đúng đắn những vấn đề lớn, quan trọng, phức tạp về kinh tế - xã hội của
đất nước. Tăng cường sự phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa cơ quan lập pháp, cơ
quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
Đẩy mạnh cải cách tư pháp, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của các thiết
chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, trọng tâm là các hoạt động
hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án nhân dân các cấp, bảo vệ quyền, lợi ích họp
pháp của người dân và doanh nghiệp.
Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về kinh tế. Tăng cường tính độc lập
của hệ thống tư pháp các cấp trong xét xử, thi hành án dân sự, kinh tế. Bảo đàm an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh
doanh.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội - nghề nghiệp vào việc giám sát hoạt
động của các cơ quan nhà nước.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức chính trị - xã hội. Mở rộng thu thập ý kiến đánh giá từ doanh nghiệp và
người dân đối vói quá trình triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia vào các
chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, thúc đẩy các hình thức liên
kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị
trường.
3.2.7. Đổi mới quản tn nhà nước, xây dựng Nhà nước kiên tạo
Đổi mới phương thức quản trị nhà nước; thực hiện đúng đắn và đầy đủ chức
năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Điều hành nền kinh tế không chỉ bảo
đảm mục tiêu ngắn hạn mà còn hướng tới thực hiện các mục tiêu trung và dài hạn.
Nâng cao năng lực phân tích, dự báo, nhất là dự báo chiến lược. Đổi mới căn bản và
toàn diện công tác xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kỉnh tế -
xã hội, đầu tư công và tài chính công thực sự theo cơ ché thị trường, khắc phục tinh
trạng “xin - cho”, chủ quan, duy ý chí.

39
Nghiên cứu, rà soát, đổi mới việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật. Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính minh
bạch, tính nhất quán, ổn định và dự đoán được của pháp luật.
Cơ cấu lại bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Hoàn
thiện thể chế về chính quyền địa phương và quan hệ giữa Chính phủ với chính quyền
địa phương. Đổi mới tiêu chí và cách thức đánh giá kết quả hoạt động của chính
quyền các cấp phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hoàn thiện quy định về phân cấp; bổ sung quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các
cơ quan trung ương và địa phương về phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên quyết đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đấu tranh xóa
bỏ quan liêu, tham nhũng phải gắn liền với hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước và
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế. Đây là nhiệm vụ
vừa cơ bản, lâu dài, vừa là nhiệm vụ to lớn, rất cấp bách trước mắt của toàn Đảng,
toàn dân ta. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Xác định đấu tranh
phòng, chống tham những, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đồng thời
là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài” XXIV. Văn kiện Đại hội XIIỊ của Đảng một
lần nữa nhấn mạnh cần kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham những, lãng
phí: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc”XXV.
Phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân trong hoạt động kinh tế và tham
gia quản lý kinh tế, trong việc phát hiện, tố cáo, đấu tranh chống quan liêu, tham
những, lãng phí.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN

1. Cơ sở khoa học của việc xác lập vị trí, vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị
trường.
2. Nội dung các chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế và mối quan hệ
giữa các chức năng trong nền kinh tê thị trường.

XXIV Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xữ,
Nxb.Chính tri quốc gia Sự thật, H.2016, tr.211.
XXV Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XĨII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 193.

40
D. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay?
2. Phân tích các chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta? Liên hệ với thực tiễn hiện nay?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Quản lý kình tế
(Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quắc lần thứ IX,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2001.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xỉ,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đạỉ hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2017.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ
XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, II.
* Tài liệu đọc thêm
1. Vũ Đình Bách: Kỉnh tế thị trường định hướng xã hộỉ chủ nghĩa ớ Việt Nam,
Nxb.Chính tri quốc gia Sự thật, H.2010.
2. Đinh Tuấn Minh và Phạm Thế Anh: Từ Nhà nước điều hành sang Nhà
nước kiến tạo phát triển, Nxb.Tri thức, H.2016.
3. Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Việt Nam 2035: Hướng tới
thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, H.2016.
4. Nguyễn Phú Trọng: về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2001.
5. Paul A.Samuelson - William D.Nordhaus: Kinh tể học, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.1997, t.II.
Bài 2

41
MỤC TIÊU QUẢN LÝ KINH TẾ vĩ MÔ

A. MỤC TIÊU
kiến thức: Giúp học viên nắm được khái quát về kinh tế vĩ mô và quản lý
kinh tế vĩ mô; các mục tiêu quản lý kinh te vĩ mô cơ bản; những điểm cần lưu ý khi
xác định và thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô.
về kỹ năng: Trang bị cho học viên kỹ năng phân tích các mục tiêu quản lý kinh
tế vĩ mô, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô và đề xuất
hướng lựa chọn, thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô.
về tư tưởng: Giúp học viên quan tâm, tích cực đóng góp vào việc xác định và
thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô ở Việt Nam; chia sẻ, đồng thuận với
Chính phủ một cách chủ động trong quá trình thực hiện các quyết định quản lý, thực
hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô. Đồng thời, hình thành tinh thần liên tục học
hỏi trong việc tiếp cận, giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý kinh tế nói
chung và quản lý kinh tế vĩ mô nói riêng ở Việt Nam.

B. NỘI DUNG
í. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ vĩ MÔ VÀ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ
1.1. Khái quát về kinh tế vĩ mô
LLL Nền kinh tế vĩ môXXVI
Nền kinh tế quốc dân có thể được quan sát, tiếp cận dưới hai góc độ: vi mô và
vĩ mô.
Dưới góc độ vi mô, nền kinh tế là một tập hợp rất nhiều loại thị trường hàng
hóa, dịch vụ. Trong từng thị trường riêng lẻ, người tiêu dùng và người sản xuất hàng
hóa, dịch vụ gặp gỡ, tương tác với nhau. Sự tương tác giữa người mua, người bán
hình thành giá cả hàng hóa. Giá cả hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng
chi phối quyết định hành vi của cả người mua và người bán trên thị trường. Người
mua quyết định mua mặt hảng nào, mua bao nhiêu, mua ở đâu... do giá cả chỉ phối họ
và quyết định của họ nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích. Người sản xuất, với nguồn lực
xác định của mình,-quyết định sản xuất cái gỉ, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai,
sản xuất bao nhiêu... cũng do giá cả chi phối và nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
của mình. Tập hợp quyết định của người bán và người mua hình thành cung, cầu của
XXVI Xem Paul A Samuelson - Wiliam D.Nơrđhaus: Kình tể học vĩ mô, Nxb. Chính trị
quốc gia, H. 1997, t.n; Robert J. Gordon: Kinh tể học vĩ mô, Nxb.Khoa học và Kỹ thuật, H.
1994.

42
tùng loại hàng hóa trên thị trường.
Dưới góc độ vĩ mô, nền kinh tế được xem xét như một tổng thể, theo ba cách
tiếp cận sau: (1) nền kinh tế là một tổng thể gồm ba tác nhân (gia đình, doanh nghiệp
và Chính phủ); (2) nền kinh tê là một hệ thống với ba bộ phận (trung tâm, các yếu tố
đầu vào, các yếu tố đầu ra); (3) nền kinh tế là một vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô. Đó
là nền kinh tê vĩ mô.
Nen kinh tế vĩ mô, theo cách tiếp cận thứ nhất, là một tổng thể bao gồm ba tác
nhân (hay ba khu vực), trong đó hộ gia đình là tác nhân tiêu dùng các loại hàng hóa,
dịch vụ; doanh nghiệp là tác nhân sản xuất và cung ứng các loại hàng hóa, dịch vụ;
Chính phủ là tác nhân vừa sản xuất vừa tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Ba tác nhân này
quan hệ với phần còn lại của thế giới, thông qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ.
Theo cách tiếp cận thứ hai, nền kinh tế là một hệ thống, trong đó, bộ phận
trung tâm bao gồm tổng cung và tổng cầu; các yếu tố

43
đầu vào của nền kinh tế gồm các biến số phi kinh tế,
các yếu tố nguồn lực và các chính sách kinh tế vĩ mô; các
yếu tố đầu ra của nền kinh tế là các mục tiêu kinh tế vĩ
mô.
Sơ đồ 2.L Nên kinh tế vĩ mô tiếp cận như một hệ thống
Nền Đầu ra
Các yếu tố kỉnh tế
đầu vào

Mục tiêu
kỉnh tể vĩ mô

Tổng cung, ký hiệu AS, là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tính bằng tiền do các
doanh nghiệp trong nền kinh tế sản xuất và bán ra trên thị trưởng trong một thời kỳ,
tương ứng với các mức giá chung, khả năng sản xuất và chi phí đã cho.
Tổng cầu, ký hiệu AD, là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mà các tác nhân trong
nền kinh tế (các hộ gia đình, các doanh nghiệp, chính phủ) và nước ngoài, sẽ sử dụng
trong một thời kỳ nhất định, ứng với các mức giá chung, thu nhập và các biển số kinh
tế đã cho.
AD = C + I + G + X- IM, trong đó, c là chi tiêu của hộ gia đình cho hàng hóa,
dịch vụ; I là đầu tư của các doanh nghiệp trong nền kinh tế; G là chi tiêu của chính
phủ cho hàng hóa, dịch vụ; X và IM tương ứng là xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa,
dịch vụ của nền kinh tế với phần còn lại của thế giới.
Cách tiếp cận thứ ba nhìn nhận nền kinh tế dưới góc độ chu chuyển kinh tế vĩ

44
mô, toong đó, các luồng tiền chảy toong nền kinh tế, theo luồng chu chuyển nhất
định, từ các tác nhân của nền kỉnh tế tới thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường
hàng hóa, dịch vụ, thị trường tài chính và với phần còn lại của thế giới.
Như vậy, có thể thấy, kinh tế vĩ mô là kinh tê tổng thể của nền kinh tế. Hoạt
động kinh tế vĩ mô là hoạt động của nền kinh tế được xem xét như một tổng thể.
1.1.2. Những vẩn đề cơ bản cửa kinh tế vĩ mô
Trong nền kinh tế của một quốc gia, có một số vấn đề cơ bản có ý nghĩa quan
trọng đối với mọi người toong nên kinh tế và luôn được Chính phủ quan tâm. Những
van đề đó là sản lượng quốc giá, tăng trưởng kinh tế, giá cả, việc làm, cán cân thanh
toán quốc tế, nợ công, ngân sách, tiết kiệm, đầu tư... Những vấn đề này có ảnh hưởng
lớn đến sản xuất, thu nhập và chi tiêu toong nền kinh tế.
Chúng ta có thể thấy, toong những điều kiện nhất định, khi tiết kiệm và đầu tư
của nền kinh tể cao, sản xuất phát triển, làm sản lượng nền kinh tế và việc làm tăng
(thất nghiệp giảm). Việc làm toong nền kinh tế tăng, đến lượt nó sẽ giúp cho thu nhập
của các hộ gia đình toong nền kinh tế tăng. Chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình
tăng khi thu nhập của họ tăng. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp toong nền kinh
tế. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa sẽ tăng, kích thích các doanh nghiệp mở rộng sản
xuất, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho các hộ gia đình...
Tuy nhiên, toong một số trường hợp khác, khi chi tiêu trong nền kinh tế tăng
quá mạnh, vượt khả năng cung ứng của nền kinh tế, giá cả sẽ tăng mạnh, nền kinh tế
rơi vào tình trạng lạm phát cao. Theo đó, thu nhập thực tế của mọi người toong nền
kinh tế sẽ giảm. Hàng hóa mà mọi người mua được với mức thu nhập danh nghĩa ban
đầu sẽ giảm. Cuộc sống người dân và sản xuất của các doanh nghiệp sẽ trở nên khó
khăn.
1. L3. Những cân đối kinh tế vĩ mô
Nền kinh tế của các nước có thể ổn định nhưng cũng có thể trải qua thời kỳ bất
ổn. Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1981-1992 và 2007-2012 trải qua những
bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát cao, tăng trưởng thấp, thâm hụt cán cân thương mại
lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng
trong nền kinh tế, có những quan hệ kinh tế, nếu không cân đối, hài hòa, nền kinh tế
sẽ trở nên bất ổn, gây bất lợi cho nền kinh tế. Đó là những cân đối vĩ mô của nền
kinh tế.
Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân là một hệ thống các chỉ tiêu được
thể hiện dưới dạng các cân đối tổng hợp, gồm hai phần: thu và chi hay nguồn và sử

45
dụng, phản ánh sự vận động trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân của các hiện
tượng và quá trình kinh tế, sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong quá trình sản
xuất sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ, kết quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ
nền kinh tế nói chung và của từng ngành kinh tế, thể hiện hạch toán các nguồn thu -
chi trong lĩnh vực tài chính, đầu tư xã hội, các nguồn thu - chi đối với nước
ngoài...XXVII.
Những cân đổi vĩ mô thường đưực Chính phủ các nước quan tâm là tiêu dùng
và tích lũy; tiết kiệm và đầu tư; thu và chi ngân sách nhà nước; xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hóa, cân đối trong thanh toán quốc tế, tổng cung, tổng cầu.
Khi xuất hiện mất cân đối nào đó trong các cân đối vĩ mô, nền kinh tể có cơ
chế tự điều chỉnh các cân đối vĩ mô khác, có liên quan, đảm bảo cho nền kinh tế cân
bằng, ổn định. Tuy nhiên, khi sự mất cân đối ở mức vượt quá khả năng tự điều chỉnh
của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, nền kinh tế sẽ trở nên bất ổn. Khi đó, cần
có sự can thiệp, điều chỉnh chính sách của Chính phủ. Những vấn đề này luôn được
quan tâm trong quản lý kinh tế vĩ mô của các Chính phủ.

1.2. Khái quát về quản lý kinh tế vĩ mô


1.2. L Khái niệm quản lỷ kinh tế vĩ mô
Quản lý kinh tế vĩ mô là sự tác động của Nhà nước tới nền kinh tế vĩ mô,
nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý kinh te vĩ mô, trong từng thời kỳ nhất định.
Khái niệm này đề cập tới chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô.
Thứ nhất, chủ thể quản lý kinh tế vĩ mô là Nhà nước.
Nhà nước là người xác định mục tiêu, ra quyết định và tổ chức thực hiện chính
sách kinh tế vĩ mô để thực hiện mục tiêu, ở đa số các nước, Quốc hội là cơ quan xác
định các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ míô, phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước và
phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. Chính phủ là cơ quan tổ chức
xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Trung ương là cơ quan
độc lập với Chính phủ, quyết định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ở
Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ,
vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt
động ngân hàng và ngoại hối, vừa thực hiện chức năng của ngân hàng Trung
ươngXXVIII.

XXVII Xem Tìm hiểu một sổ thuật ngữ trong Vẫn kiện Đại hội đại bỉểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2016, tr.22.
XXVIII Xem Luật Ngân hàng Nhà nước nãm 2010.

46
Thứ hai, đối tượng quản lý kinh tế vĩ mô là nền kinh tế vĩ mô.
Nhà nước tác động tới tổng thể nền kinh tế, tác động tới tổng cung, tổng cầu
nền kinh tế; tác động tới các tác nhân của nền kinh tế; tác động tới các quyết định của
các tác nhân ừên các thị trường cơ bản.
Thứ ba, mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô là tập hợp các chuẩn đích về kinh tế vĩ
mô (sản lượng, giá cả, việc làm, cán cân thanh toán...) mà Nhà nước mong muốn nền
kinh tế đạt được trong một thời kỳ xác định.
Căn cứ vào trình độ phát hiển của thị trường trong nước, thực trạng kinh tế vĩ
mô trong nước, thị trường quốc tế, chính sách kinh tế vĩ mô của các nước, đặc biệt là
chính sách kinh tê vĩ mô của các nước có ảnh hưởng tới kinh tế thế giới và kinh tế
quốc gia... Nhà nước xác định các mục tiêu kinh tế vĩ mô cho nền kinh tể quốc gia
trong từng năm hoặc từng thời kỳ.
Có nhiều loại mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô được xem xét. Đó là mục tiêu
quản lý kinh tế vĩ mô tổng quát, mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô cụ thể; mục tiêu quản
lý kinh tế vĩ mô ngắn hạn, mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô dài hạn; mục tiêu quản lý
kinh tế vĩ mô chung cho tất cả các chính sách kinh tế vĩ mô và mục tiêu riêng của
từng chính sách kinh tế vĩ mô.
Thứ tư, công cụ để thực hiện mục tiêu là các chính sách kinh tế vĩ mô. Đó là
chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thương mại, chính sách đầu tư và
chính sách thu nhập và việc làm.
1.2.2. Dặc điểm của quản lý kinh tế vĩ mô
Thứ nhạt, quản lý kinh tế vĩ mô tác động tới tổng thể nền kinh tế.
Quản lý kinh tế vĩ mô tác động tới những vấn đề chung nhất của nền kinh tế
đưực xem xét như một tổng thể. Theo đó, nó tác động tới sản lượng quốc gia chứ
không phải tác động tới sản lượng của từng doanh nghiệp, của một ngành sản xuất cụ
thể riêng biệt; tác động tới mức giá cả chung của nền kinh tế, không phải tác động tới
giá cả một loại hàng hóa cụ thể, tác động tới tổng xuất khẩu và nhập khẩu của toàn
bộ nền kinh tế mà không phải tác động tới xuất khẩu và nhập khẩu một loại mặt hàng
hay nhóm mặt hàng cụ thể... Do vậy, quản lý kinh tế vĩ mô có tác động rất rộng lớn,
trên bình diện tổng thể nền kinh tế.
Thứ hai, quản lý kinh tế vĩ mô được thực hiện ở quy mô toàn quốc, vì lợi ích
chung của toàn bộ nền kinh tế.
Chính quyền Trung ương ra các quyết định quản lý kinh tế vĩ mô, nhưng các
quyết định đó được thực hiện tại tất cả các cấp, tất cả các địa phương trong cả nước.

47
Chúng được áp dụng chung cho toàn bộ nền kinh tế và được thực hiện ở quy mô toàn
quốc. Quyết định thay đổi mức cung tiền, mức thuế, mức chi tiêu ngân sách nhà nước
cho đầu tư phát triển, cho chi thường xuyên, mức bảo hiểm xã hội... không phải chỉ
được áp dụng riêng đối với một địa phương hay vùng miền nào mà được được áp
dụng thống nhất trong cả nước. Quyết định quản lý kinh tế vĩ mô có thể có lợi hoặc
gây thiệt cho các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế nhưng mục tiêu cuối cùng
của những quyết định quản lý đó là vì lợi ích của quốc gia trong những then điểm,
thời kỳ xác định.
Thứ ba, các tác động của quản lý kinh tế vĩ mô có thể là trực tiếp hoặc gián
tiếp tới các tác nhân trong nền kinh tế.
Các tác động của quản lý kinh tế vĩ mô thông qua các tác động của các chính
sách kinh tế vĩ mô. Các tác động đó có thể là tác động trực tiếp tới các tác nhân trong
nền kinh tế, các thành tố của tổng cầu. Chẳng hạn, quyết định về mức tiền công, tiền
lương tối thiểu có tác động trực tiếp tới thu nhập của những người lao động, của các
hộ gia đình trong nền kinh tế; quyết định về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có tác
động tương tự tới các doanh nghiệp trong nền kinh tế... Trong khi đó, quyết định thay
đổi mức cung tiền có tác động gián tiếp tới các hộ gia đình, các doanh nghiệp trong
nền kinh tế thông qua các biến số tiền tệ, thông qua lãi suất. Những tác động này làm
thay đổi quyết định của các tác nhân trong nền kinh tế, làm thay đổi sản lượng quốc
gia, mức giá cả trong nền kinh tế. Đen lượt nó, những yếu tố này có ảnh hưởng sâu
rộng tới các cá nhân trong nền kinh tế.
Do vậy, có thể thấy quản lý kinh tế vĩ mô là lĩnh vực khá nhạy cảm vì những
tác động sâu rộng của nó tới mọi thành viên trong xã hội và cả nền kinh tế.

2. HỆ THỐNG MỤC TIÊU QUẢN LÝ KINH TẾ vĩ MÔ


2.1. Mục tiêu tăng trưởng kỉnh tế
2.1.1. Sản lượng quốc gia và đo lường săn lượng quốc gia
Mục tiêu tăng trường kinh tế là mục tiêu ve tăng trưởng sản lượng quốc gia.
Sản lượng quổc gia là tổng giá trị thực của hàng hóa và dịch vụ mà một nước sản
xuất được.
Để đo lường sản lượng quốc gia, người ta sử dụng một số chỉ tiêu, trong đó, chỉ
tiêu quan trọng nhất và được sử dụng phổ biến là Tổng sản phẩm quốc nội (Gross
Domestic Product - GDP).
GDP là tổng giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được

48
sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia trong một năm (cũng có thể là 10 năm)1.
GDP được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nhưng quan trọng nhất là để
đo lường kết quả hoạt động chung của một nền kinh tế.
Có hai cách tính GDP: (1) GDP danh nghĩa được tính theo giá thị trường hiện
hành; (2) GDP thực tế được tính theo giá cùa một năm được coi là năm gốc. Ở Việt
Nam, trước đây, năm 1994 được chọn làm năm gốc để tính các chỉ tiêu thống kê theo
giá so sánh, trong đó có GDP thực tế. Từ năm 2012, năm gốc được chọn là năm
2010XXIX XXX.
Ngoài GDP, người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác như Tổng sản phẩm
quốc dân (Gross National Product - GNP), Phúc lợi kinh tế ròng (Net Economic
Welfare - NEW)... để đo lường sản lượng kinh tế quốc gia, đánh giá hoạt động kinh
tế vĩ mô của một nước.
2.1.2. Tăng trưởng trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn
Để đánh giá tốc độ tăng sản lượng quốc gia, đánh giá mức độ giàu nghèo của
một nước hoặc so sánh với nước khác, các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu tăng
trưởng kinh tế.
* Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế
Cho đến nay, khi nói tới tăng trường kinh tế, người ta có thể đề cập tới nhiều
loại tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng trong ngắn hạn, tăng trưởng trong dài hạn; tăng
trưởng về quy mô, tốc độ; tăng trưởng nhanh, tăng trưởng chậm; tăng trưởng theo
chiều rộng, tăng trưởng theo chiều sâu; tăng trưởng công bằng; tăng trưởng xanh;
tăng trưởng bền vững; tăng trưởng gắn với chất lượng (chất lượng tăng trưởng); tăng
trưởng bao trùm.
Tăng trưởng trong ngắn hạn là sự gia tăng sản lượng thực tế của nền kỉnh tế
trong khoảng thời gian mà giá cả và tiền lương chưa kịp điều chỉnh. Đổ đo tốc độ
tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn của quốc gia, người ta sử dụng tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Đó là phần trăm thay đổi của sản lượng thực tế. Neu sản lượng thực tế của
nền kinh tế được đo bằng GDP thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được tính bởi:
Tốc độ tăng trưởng kính tế = (GDPRÍ - GDPRt-1) X 100/GDPRt-i
Trong đó, GDPkt là GDP thực tế tại năm t, GDPR t-1 là GDP thực tế tại năm t-

XXIX Xem Paul A.Samuelson - Wiliam D.Nordhaus: Kình tế học vĩ mô, Nxb.Chính tậ quốc
gia Sự thật, H. 1997, t.ỊI, tr.53.
XXX Xem Thông tư 02/20Ỉ2/TT-BKHĐT, ngày 4-4-2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
quy định năm 2010 ỉàm năm gốc tính các chỉ tiêu thong kê theo giá so sảnh.

49
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cho biết tốc độ gia tăng tổng sản lượng quốc gia. Chỉ
tiêu này thường được sử dụng khá phổ biến ở các nước.
Ở Việt Nam cũng như các nước khác, GDP thực tế không cố định, mà biến
động (tăng, giảm) qua các năm.
Trong ngắn hạn, GDP thực tế có thể dao động theo các chu kỳ kinh tế, nhưng
trong dài hạn, nói chung GDP thực tế có xu hướng tăng lên, mức sống được cải thiện.
Xu hướng dài hạn của GDP thực tế thể hiện GDP tiềm năng của một quốc gia. GDP
tiềm năng hay còn gọi là sản lượng tiềm năng. Đó là mức sản lượng tối đa mà nền
kình tế có thể sản xuất được và không gây ra gia tăng lạm phát\ Sản lượng tiềm năng
đôi khi còn được gọi là mức sản lượng toàn dụng lao động1.
Khi sản lượng thực tế đạt mức sản lượng tiềm năng, nền kinh tế ở trạng thái tốt
nhất, nền kinh tế đạt mức sản lượng tối đa mà giá cả vẫn được duy trì ổn định. Khi
sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, điều đó có nghĩa là nền kinh tế
đã không sản xuất ở mức khả năng tối ưu của nó, còn nhiều nguồn lực chưa được sử
dụng hết. Nền kinh tế có thể gia tăng sản xuất mà giá cả vẫn được ổn định. Tuy
nhiên, khi mức sản lượng thực tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng, điều đó có nghĩa
là các nguồn lực (đầu vào) đang bị sử dụng quá mức, tổng cầu tăng quá mức so với
tổng cung ngắn hạn chưa kịp thay đổi và bắt đầu gây áp lực làm gia tăng lạm phát.
Lúc này, nền kinh tế phải hạn chế sản xuất, thậm chí giảm sản xuất nếu không muốn
rơi vào tình trạng lạm phát cao. Sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng
tiềm năng được coi là chỉ dấu cho biết trạng thái hiện tại của nền kinh tế so với khả
năng sản xuất của nó. Mức chênh lệch này cho biết Chính phủ nên ưu tiên mục tiêu
tăng trưởng kinh tế, có nên can thiệp chính sách hay XXXI XXXII không. Khi mức chênh
lệch khác không, Chính phủ cần phải can thiệp chính sách. Nếu mức chênh lệch âm,
Chính phủ cần chọn ưu tiên mục tiêu tăng trưởng kinh tế, có chính sách thúc đẩy tăng
trường kinh tế mà không lo ngại lạm phát gia tăng. Khi mức chênh lệch dương, mục
tiêu ưu tiên trong chính sách của Chính phủ không phải lả tăng trưởng kinh tế. Chính
phủ cần ưu tiên chống lạm phát thay vì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, mức
sản lượng tiềm năng là không quan sát được nhưng có thể ước lượng bằng các mô
hình ước lượng khác nhau. Đẻ đảm bảo tăng trường tốt đồng thời ổn định giá cả,
mong muốn, kỳ vọng về tăng trưởng kinh tể của Chính phủ phải nhất quán với ước

XXXI Xem ủy ban Kinh tế của Quốc hội, UNDP: Báo cáo RS-06: Ước lượng sản lượng
tiềm năng cho Việt Nam, Nxb.Tri thức, H.2013, tr. 13.
XXXII Xem Paul A. Samuelson - Wiliam D.Nordhaus: Kỉnh tế học vĩ mồ, Nxb.Chính
tộ quốc gia Sự thật, H.1997, t.n, tr.20-21.

50
lượng sản lượng tiềm năng. Việc đo lường mức sản lượng tiềm năng và xác định mức
chênh lệch tính bằng phần trăm giữa mức sản lượng thực tế và mức sản lượng tiềm
năng tương ứng có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là căn cứ cho các quyết định chính
sách và đánh giá chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Sản lượng tiềm năng của các nước thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi sản
lượng tiềm năng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ tăng của lực lượng lao động,
của trữ lượng vốn, hiệu quả đầu tư vốn cố định, tốc độ tăng năng suất các yếu tố tổng
hợp (TFP), tài nguyên thiên nhiên, cải tiến công nghệ...
Sự gia tăng sản lượng tiềm năng trong dài hạn được gọi là tăng trưởng kỉnh tế
dài hạn. Sản lượng tiềm năng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền
kinh tế trong ngắn hạn. Sự tăng nhanh của sản lượng tiềm năng tạo dư địa cho các
chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy tăng kinh tế trong ngắn hạn vói tốc độ cao, đồng
thời bảo đảm kinh tế tăng trưởng cao ổn định trong dài hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc là những quốc gia đã duy tri được tốc độ tăng trường kinh
tế ở mức hai con số trong nhiều thập kỷ và trở thành hiện tượng thần kỳ về tăng
trưởng kinh tế. Trong hơn 20 năm, từ năm 1950 đến năm 1973, GDP của Nhật Bản
đã tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp, Cộng hòa Liên
bang Đức. Có thể thấy, kinh tế Nhật Bản đã trải qua giai đoạn phát triển thần kỳ.
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy, trong thời kỳ đầu của công
cuộc đổi mới và đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Việt Nam sản xuất ở dưới mức sản
lượng tiềm năng (1990-1995, 2000- 2005, 2009-2010) và vượt mức sản lượng tiềm
năng trong những thời kỳ bùng nổ kinh tế ở những giai đoạn sau này (1995-2000,
2005-2008)XXXIII.
2. L3. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ỷ nghĩa cửa tăng
trưởng kinh tế
* Thực hiện mục tiêu tăng trưởng kỉnh tế
Trong quản lý kinh tế vĩ mô ở nhiều nước, mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một
trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của Chính phủ. Với mục tiêu này,
trong ngan hạn, Chỉnh phủ mong muốn tạo sự gia tăng tổng sản lượng quốc gia ở
mức lớn nhất có thể trong điều kiện duy trì được ổn định giá cả. Việc xác định tốc độ
tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào trạng thái của nền kinh tế so với mức tiềm năng.
Trong dài hạn, mục tiêu tăng trưởng kinh tế là làm gia tăng mửc sản lượng tỉềm

XXXIII Xem ủy ban Kinh tế của Quốc hội, UNDP: Báo cáo RS-06: Ưởc lượng sản lượng
tiềm năng cho Việt Nam, Nxb.Tri thức, H.2013, tr.26.

51
năng.
Để thực hiện mùc tiêu tăng trưởng kinh tế, trong ngắn hạn, Chính phủ có thể
áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để kích thích tổng cầu tăng, làm cho sản lượng
nền kinh tế tăng. Trong dài hạn, chính phủ có thể sử dụng chính sách tác động vào
tổng cung dài hạn thông qua các chính sách về vốn, lao động, công nghệ để tăng
năng suất lao động và tăng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế.
* Ỷ nghĩa của tăng trưởng kỉnh tế
Theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Chính phủ có thể tạo được nhiều việc
làm cho nền kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, tạo niềm tin kinh
doanh cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất, thúc đẩy đầu tư của
khu vực tư nhân. Theo đó, Chính phủ có điều kiện tăng thu ngân sách.
Tuy nhiên, nếu Chính phủ quá ưu tiên mục tiêu tăng trưởng sẽ có thể dẫn tới
rủi ro cho nền kinh tế. Nền kinh tế có thể rơi vào lạm phát, vấn đề môi trường sinh
thái bị ảnh hưởng.
Cho đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, tăng trưởng kinh tế vẫn được coi là
mục tiêu hàng đầu của tất cả cảc nước. Sau một thời kỳ nỗ lực ưu tiên tăng trưởng
kinh tế với tốc độ cao, Chính phủ nhiều nước đã phải điều chỉnh phương thức tăng
trưởng, lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững thay vì chọn mục tiêu tặng
trường cao.
Có nhiều quan niệm khác nhau về tăng trưởng kinh tế bền vững. Ở đây, có thể
hiểu mục tiêu tăng trưởng kình tế bền vững là duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao
và ổn định trong thời gian dài.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bao nhiêu được coi là cao tùy thuộc vào tùng quốc
gia ở tưng thời kỳ cụ thể. Yeu tố bền vững của tăng trường thể hiện ở mức tăng
trưởng ổn định trong thời kỳ dài. Do vậy, tăng trưởng kinh tế bền vững đòi hỏi mức
tăng trưởng kinh tế cao đủ mức để nền kinh tế không bị rơi vào bất ổn kinh tế.
Việc xác định và thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững ở các
nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mô hình tăng trưởng kinh tế được lựa chọn, trạng
thái hiện tại của nền kinh tế, năng suất lao động (năng suất lao động phụ thuộc vào
chất lượng nguồn nhân lực, trình độ tổ chức quản lý sản xuất...); vốn; khoa học công
nghệ; tài nguyên thiên nhiên; hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và đặc biệt là bộ
máy quản lý kinh tế vĩ mô cùng năng lực chính sách của Chính phủ.
Ở các nước tăng trường nhanh trên thế giới, người ta thấy thường có 5 yếu tố:
(1) có nền chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định; (2) có sự cam kết đầu tư nghiêm túc

52
vào y tế và giáo dục; (3) có thể chế quản lý nhà nước hữu hiệu; (4) có môi trường
thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân; (5) có điều kiện địa lý thuận lợi. Ở các nước
Đông Á, họ còn có truyền thống ham học và coi trọng giáo dục; tỷ lệ tiết kiệm và đầu
tư cao; định hướng và mở cửa với bên ngoài, theo đó, họ đẩy mạnh xuất khẩu và thu
hút FDL Những yếu tố này gián tiếp tác động tích cực tới môi trường sản xuất và
thúc đẩy năng suất lao động.
2.1.4. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng
năm do Quốc hội quyết định, có nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, trong đó có chỉ tiêu
tăng trưởng GDP thực tế.
Số liệu Bảng 2.1 cho thấy, trong giai đoạn 1991-2007 và giai đoạn 2014-2019,
Việt Nam đã đạt hoặc vượt mức kể hoạch về chỉ tiêu tăng trường GDP hằng năm.
Tuy nhiên, trong những năm 2008- 2013, chỉ tiêu này đã không thực hiện được như
kế hoạch đề ra, thậm chí cả khi có sự điều chỉnh giảm chỉ tiêu này. Năm 2020, chỉ
tiêu tăng trưởng GDP chỉ đạt 2,91%, thấp hơn mức kế hoạch 6,8% do tác động của
đại dịch Covid-19. Tổng kết nhiệm kỳ Đại hội XII, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng khẳng định: “ Kinh tế nước ta duy trì được tốc độ tăng trường bình
quân khá cao (khoảng 6%/năm)1. Cũng tại Đại hội, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân 5 năm 2021-2025 được xác định khoảng 6,5-7%/năm2. XXXIV

XXXIV 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biển toàn quổc lần thứ XIII,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.20, 112.

53
Bảng 2.1. Kê hoạch và thực hiện chỉ tỉêu tăng trưởng GDP
của Việt Nam, giai đoạn 1991-2019
Thực hỉện
Năm Kế hoạch Thực hiện Năm Kẽ hoạch ••
1991 4,5 5.8 2006 8,5 8,23

1992 4-4,5 8.7 2007 8,2-8,5 8,46

1993 7-7,5 8.1 2008 8,5-9->7 6,31


1994 8 8.8 2009 6,5-> 5 5,32

1995 9-10 9,54 2010 6,5 6,78

1996 9-10 9,34 2011 7,75 5,89

1997 9-10 8,2 2012 6-6,5 5,25

1998 8,5-9 5,8 2013 5,5 5,42

1999 5,0-6 4,8 2014 5,8 5,98

2000 5,5-6 6,79 2015 6,2 6,68


2001 - 6,89 2016 6,7 6,21

2002 7-7,3 7,08 2017 6,7 6,81

2003 7-7,5 7,34 2018 6,5 - 6,7 7,08

2004 7,5-8 7,79 2019 6,6-6,8 7,02


2005 8,5 8,44 2020 6,8 2,91
Nguồn: Tổng hợp từ các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội hàng năm, https://www.gso.gov.vn/default.aspx7tabid =418&Item ID=4326
(1991-1994). Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê từ 1995-2018, Sổ liệu thống kê
chủ yếu 2019, H.2019.

2.2. Mục tiêu kiểm soát lạm phát


2.2.1. Khải niệm và phân loại lạm phát
Một trong những mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô là kiểm soát lạm phát. Lạm
phát là sự tăng lên của mức giá chung của nền kinh tế theo thời gian. Mức giá chung
ỉà khái niệm chỉ mặt hằng giá của nền kinh tế tại một thời điểm được so sánh với mặt

54
bằng giá của một thời điểm được chọn là thời điểm gốc. Mức giá chung, như vậy, là
mức giá so sánh với mức giá của thời điểm gốc. Trái lại, sự giảm xuống của mức giá
chung theo thời gian gọi là giảm phát. Tỷ lệ lạm phát (giảm phát) là tốc độ tăng
(giảm) của mức giá chung so với thời kỳ trước đó.
Để đo lường mức giá chung, người ta sử dụng các chỉ số giá, đại diện cho mức
giá chung của các hàng hóa, dịch vụ trong một rổ hàng hóa, dịch vụ nhất định. Thông
thường, chỉ số giá được tính theo năm (hoặc tháng, quý). Chỉ số giá năm gốc được
quy ước là 100. Chỉ số giá năm nghiên cứu được tính bằng cách so sánh tổng giá trị
của rổ hàng hóa, dịch vụ tính theo giá của năm nghiên cứu với tổng giá trị của rổ
hàng hóa, dịch vụ đó tính theo giá năm gốc. Công thức tổng quát để tính chỉ số giá
như sau:

!„=“ *100

ỉ’=l
hoặc:
n p
I, =£(AX^)X100
Í=1 “i.ữ
Trong đó, Ip là chỉ số giá, Pi,ũ và Pì,t lần lượt là giá hàng hóa i tại thời điểm
gốc (0) và thời điểm nghiên cứu (t), qt là sản lượng hàng hóa i tại thời điểm được
chọn làm quyền số (thường là năm gốc), n là số lượng hàng hóa trong rổ hàng hóa, A
là quyền sô của hàng hóa i trong rổ.
Có nhiều loại chỉ số giá được sử dụng như chi số giá tiêu dùng (Consumer
Price Index - CPI), chỉ số giảm phát GDP (GDP Deflator - DGDP) và chỉ số giá sản
xuẩt (Producer Price Index - PPI).

55
Trong đó, ở Việt Nam, CPI thường được nhắc tới trên các phương tiện truyền thông
và thường được sử dụng để đo lường lạm phát. CPI là chỉ số giá đo lường mức giá
chung của một rổ hàng hóa và dịch vụ mà một hộ gia đình điển hình mua, phản ánh
sự biến động mặt bằng giá với các hàng hóa và dịch vụ thường sử dụng trong sinh
hoạt và tiêu dùng của hộ gia đình. Nó được tính từ giá bán lẻ hàng hóa và giá dịch vụ
tiêu dùng toong rổ hàng hóa và dịch vụ đại diện, với quyền số là cơ cấu chi tiêu của
các hộ gia đình, số lượng hàng hóa toong rổ cũng như quyền số có thể thay đổi theo
thời gian, căn cứ vào sự thay đổi toong tiêu dùng của hộ gia đình.
Cách tính CPI của Việt Nam cũng đã nhiều lần được điều chỉnh. CPI được
Tổng cục Thống kê tính toán cho giai đoạn 2015- 2020 với rổ hàng hóa bao gồm 654
mặt hàng, trong đó quyền số được tính toán dựa trên số liệu điều toa tiêu dùng hộ gia
đình năm 2014XXXV. Tương tự CPI, DGDP được tính với rổ hàng hóa bao gồm tất cả
các hàng hóa, dịch vụ tính trong GDP hàng năm.
Tỷ lệ lạm phát được tính bằng tốc độ tăng của chỉ số giá. Nó được đo bằng
phần trăm thay đổi của chỉ số giá một thời kỳ so với thời kỳ trước:

Ở Việt Nam, CPI thường được sử dụng để tính toán tỷ lệ lạm phát hằng tháng
và hằng năm. Nhà nước xác định mục tiêu kiểm soát lạm phát của năm, thể hiện
toong các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của Quốc hội.
Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, lạm phát có thể được phân loại như sau:
Lạm phát hợp lỷ là mức lạm phát bình thường trong nền kinh tế mà không gây
ảnh hường tiêu cực tới phát triển kinh tế - xã hội. Tùy đặc điểm kinh tế - xã hội, giai
đoạn phát triển của từng quốc gia mà tỷ lệ lạm phát được coi là hợp lý khác nhau. Ở
nhiều nước phát triển, tỷ lệ lạm phát hợp lý phải dưới 5%, thậm chí thấp hơn; trong
khi đó, ở một số nước khác, tỷ lệ lạm phát một chữ số được coi là hợp lý.
Lạm phát phỉ mã là loại lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát ở mức hàng chục,
hàng trăm phần trăm một năm và gây ra những ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng.
Siêu lạm phát là trường hợp lạm phầt với tỷ lệ đặc biệt cao. Trong một nghiên
cứu của nhà kinh tế học người Mỹ Phillip David Cagan (1927-2012), ông coi siêu
lạm phát xảy ra nếu tỷ lệ lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên 1. Theo tiêu chuẩn này,

XXXV Xem Tổng cục Thống kê: Thông cảo báo chi về một sổ nội dung cập nhật
trong phương án tỉnh chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 20 ỉ5-2020, https://www.gso.gov.vn/su-
kien/2019/04/thong-cao-bao-chi-ve-mot-so-noi-dung-cap-nhat-trong-phuong-an-tinh -chi-
so-gia-tieu-dung-thoi-ky-2015-2020/
5
6
cho đến nay, trên thế giói mới xảy ra 15 siêu lạm phát ở các nước khác nhau XXXVI
XXXVII
.
Thiểu phát xảy ra khi mức giá chung tăng rất thấp, chẳng hạn, gần 0%/năm và
có tác động tiêu cực đến tăng trường kinh tế. Thiểu phát thường xảy ra trong thời kỳ
kinh tế trì trệ, suy thoái.
2.2.2. Nguyên nhăn lạm phát và phương pháp kiểm soát lạm phát
* Nguyên nhân gây ra lạm phát
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả được hình thành bởi tác động của cầu và
cung hàng hóa, dịch vụ. Do đó, mặt bằng giá cả tăng, giảm có thể do phía tổng cầu
hoặc do phía tổng cung. Vì thế, nguyên nhân gây ra lạm phát thường được chia thành
hai loại:
Lạm phát do tổng cầu tăng, còn gọi là lạm phát cầu kéo. Đây là hiện tượng
lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng cao vượt khả năng đáp ứng của tổng cung tại mức
giá chung ban đầu, kéo theo mặt bằng giá cả tăng lên. Một trường hợp điển hình của
lạm phát do tổng cầu tăng là lạm phát vì nguyên nhân tiền tệ. Trong trường hợp này,
do cung tiền tăng nhanh dẫn đến sức mua danh nghĩa tăng, tổng cầu tăng liên tục và
gây ra lạm phát cao, kéo dài. Ngoài ra, lạm phát cầu kéo còn có thể xảy ra khi nới
lỏng chính sách tài khóa, tâm lý lạc quan trong tiêu dùng và đầu tư... Lạm phát do
cầu kéo cũng thường gắn với những giai đoạn kinh tế tăng trưởng nóng.
Lạm phát do chỉ phỉ sản xuất tăng, còn gọi là lạm phát chi phỉ đẩy. Đây là
hiện tượng lạm phát xảy ra khi chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ tăng cao dẫn đến
mặt bằng giá cả tăng. Chi phí sản xuất tăng thường do giá cả đầu vào của sản xuất
tăng mạnh (ví dụ, giá dầu mỏ tăng mạnh, giá điện, than tăng, sự tăng lương không
hợp lý...). Lạm phát do chi phí đẩy cũng có thể xảy ra khi năng lực sản xuất của quốc
gia bị tàn phá trên quy mô lớn do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt xảy ra trên
diện rộng... Từ thập niên 70 của thế kỷ XX đến nay, thế giới đã trải qua một số đợt
lạm phát chi phí đẩy gắn với sự gia tăng phi mã của giá dầu mỏ và các nguyên liệu
đầu vào. Lạm phát chi phí đẩy thường gắn với những giai đoạn kinh te tăng trưởng trì
trệ.
* Phương pháp kiểm soát lạm phát

XXXVI Xem P.Cagan: The Monetary Dynamics of Hyperinflation, in Friedman, M.,


Ed.: Studies in the Quantity Theory of Money, The University of Chicago Press, Chicago,
1956.
XXXVII Xem Sachs and Larrain: Macroeconomics in the Global Economy, Harvester
Wheatsheaf, New York, 1993.

Ó
57
Căn cứ vào điều kiện kinh tế “ xã hội của từng thời kỳ, từng giai đoạn phát
triển, Nhà nước đặt mục tiêu tỷ lệ lạm phát cho từng năm cũng như tỷ lệ lạm phát cho
từng giai đoạn để kiểm soát lạm phát của nền kinh tế. Ở các nước phát triển, Nhà
nước thường đặt mục tiêu tỷ lệ lạm phát ở mức 2-3%/năm. Trong khi đó, ở các nước
đang phát triển, mục tiêu tỷ lệ lạm phát có thể cao hơn, nhưng thường dưới
10%/năm. Chính phủ và Ngân hàng Trung ương sử dụng các chính sách kinh tế vĩ
mô và các nguồn lực kinh tế để can thiệp nhằm đạt được mục tiêu lạm phát. Việc can
thiệp kiểm soát lạm phát dựa trên cơ sở xác định chính xác nguyên nhân gây ra lạm
phát.
Nếu nguyên nhân gây ra lạm phát là do tổng cầu tăng nhanh, phương pháp
chung là phải giảm tốc độ tăng tổng cầu. Tuy nhiên, để can thiệp hiệu quả cần phải
xác định rõ tổng cầu tăng là do bộ phận cấu thành nào (tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu
chính phủ hay xuất khẩu ròng) hay nguyên nhân cụ thể nào? Thông thường, tổng cầu
tăng do một hoặc một số nguyên nhân như cung tiền tăng quá nhanh, chi tiêu chính
phủ quá nhiều hoặc do doanh nghiệp, hộ gia đình lạc quan quá mức về nền kinh tế.
Để kiểm soát lạm phát do tổng cầu tăng, cần phải sử dụng các biện pháp như giảm
tốc độ tăng cung tiền, tăng lãi suất, giảm chi tiêu chính phủ, thực hiện các biện pháp
tác động nhằm làm giảm tiêu dùng, đầu tư... Các công cụ mà Nhà nước thường sử
dụng để kiểm soát lạm phát do cầu kéo là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Trường hợp lạm phát do chi phí sản xuất tăng cao, việc kiểm soát lạm phát khó
khăn hơn và thường gây tranh cãi. Quan điểm thứ nhất cho rằng Nhà nước không nên
can thiệp mà để cho nền kinh tế tự điều chỉnh. Theo cách này, nền kinh tế sẽ phải trải
qua thời kỳ suy thoái kéo dài, thất nghiệp cao. Quan điểm thứ hai cho rằng Nhà nước
cần có các biện pháp làm giảm chi phí sản xuất như trợ giá đầu vào sản xuất, giảm
thuế nhập khẩu hàng trung gian, nguyên liệu... Điều này sẽ làm tăng tổng cung ngắn
hạn và giảm lạm phát. Ở Việt Nam, trong những năm qua, khi giá đầu vào sản xuất
tăng cao, Nhà nước thường sử dụng nhiều biện pháp chính sách để hỗ trợ các doanh
nghiệp để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, lạm phát có thể gắn với yếu tố tâm lý thị trường. Do đó, ổn định tâm
lý của người mua và người bán, xử lý các hiện tượng đầu cơ, trục lợi trong lạm phát
cũng là biện pháp góp phần kiểm soát lạm phát.
2.2.3. Ỷ nghĩa của mục tiêu kiểm soát lạm phát
Do những tác động tiêu cực của tỷ lệ lạm phát quá thấp hoặc quá cao, trong
quản lý kinh tế vĩ mô, nhà nước hướng tới mục tiêu duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp
lý, tránh lạm phát phi mã, siêu lạm phát, thiểu phát và giảm phát. Kiểm soát lạm phát

Ó
58
ở mức hợp lý giúp duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo điều kiện thuận lợi
cho nền kinh tế phát triển. Giá cả ổn định cũng giúp ổn định giá trị đồng tiền, tỷ giá
hối đoái và thị trường tài chính, qua đó phát triển cảc thị trướng tài chính cũng như
quan hệ kinh tế với nước ngoài, về mặt xã hội, kiểm soát lạm phát góp phần đảm bảo
thu nhập của người nghèo, người có thu nhập thấp và đông đảo người lao động, góp
phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị-xã hội của đất nước.
2.2.4. Thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đến nay,
Đảng và Nhà nước ta luôn coi kiểm soát lạm phát là mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô
quan trọng, bên cạnh mục tiêu tăng trường kinh tể. Vãn kiện Đại hội VI của Đảng
nhấn mạnh phải cân đối giữa khối lượng hàng hóa và khối lượng tiền tệ lưu thông
nhằm giải quyết khâu then chốt là giảm dần, đi tới chấm dứt lạm phát. Kể từ đó đến
nay, nhìn chung, Việt Nam đã thành công trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát
lạm phát. Nhờ các chính sách và biện pháp phù hợp, Việt Nam đã chấm dứt được
thời kỳ lạm phát phi mã cuối những năm 1980, ổn định được lạm phát sau thời điểm
lạm phát cao năm 2011. Kể từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã thực hiện thành công
mục tiêu kiểm soát tỷ lệ lạm phát ở mức dưới 5%/năm, góp phần đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô. Tuy vậy, trong hơn 30 năm qua, mục tiêu kiểm soát lạm phát không
phải lúc nào cũng đạt

Ó
59
được. Có những giai đoạn tỷ lệ lạm phát lên cao trên 10%/năm như vào năm 2008,
năm 2010 và năm 2011.
Để kiểm soát lạm phát, Nhà nước Việt Nam đã sử dụng đồng bộ nhiều giải
pháp khác nhau, về phía tổng cầu, Nhà nước kiểm soát sự gia tăng tổng cầu thông
qua việc thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ, đề cao sự ổn định kinh tế vĩ mô.
về phía tổng cung, Nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường, tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng, giảm chi phí sản xuất và tăng tổng cung
hàng hóa.
Tổng kết nhiệm kỳ Đại hội XII, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng đã khẳng định kết quả thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt
Nam trong giai đoạn 2016-2020, đó là: “Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát luôn được
kiểm soát ở mức thấp”1 và “Giá cả hàng hỏa tương đổi ổn định, lạm phát hàng năm
được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra” XXXVIII XXXIX. CPI binh quân giảm từ 7,7%%
giai đoạn 2011-2015 xuống 3,5% giai đoạn 2016-2020. Đáng chú ý là lạm phát giai
đoạn 2016-2019 duy trì ở mức thấp trong khi tốc độ tăng trường dần được nâng lên.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng nêu rõ nhiệm vụ giai đoạn 2021-2030 là phải
phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách để kiểm soát lạm phát và ổn
định kinh tế vĩ môXL.

2.3. Mục tiêu giầm thất nghiệp


2.3.1. Một so khái niệm
Lực lượng lao động (labor force) gồm những người trong độ
tuổi lao động theo quy định của pháp luật, đang có việc làm hoặc đang có nhu cầu
tìm việc làm.
Độ tuổi lao động được quy định trong luật của mỗi nước. Ở Việt Nam, tuổi lao
động được quy định trong Bộ luật Lao động (2019) là từ 15 tuổi trở lên đến thời điểm
nghỉ hưu (62 tuổi đối với nam từ năm 2028 trở đi và 60 tuổi đối vởi nữ từ năm 2035
trở đi). Những người này, ở Việt Nam, thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi lao
động,
Những người không nằm trong lực lượng lao động là những người đủ tuổi lao
XXXVIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Vẫn kiện Đại hội đại biển toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.60.
XXXIX Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biển toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.9.
XL Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Vàn kiện Đại hội đại biển toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.235-236.

Ó
60
động nhưng đang đi học, bị ốm đau, mất sức lao động, tàn tật, nghỉ hưu và những
người không có nhu cầu tìm việc làm1.
Người thất nghiệp (unemployed) là những người trong độ tuổi lao động theo
quy định của pháp luật, có nhu cầu tìm việc làm nhưng hiện không có việc làm. Như
vậy, một người bị coi là thất nghiệp khi có đủ ba yếu tố: (1) trong độ tuổi lao động;
(2) có nhu cầu tìm việc làm; (3) hiện chưa có việc làm.
2.3.2. Các loại that nghiệp
Để có thể đánh giá tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế và có chính sách phù
hợp đối với từng loại, người ta phân chia thất nghiệp thành nhiều loại, theo nhiều tiêu
chí khác nhau.
Nếu xét theo nguồn gốc thất nghiệp, có bốn loại thất nghiệp: (1) thất nghiệp dai
dẳng (frictional unemployment); (2) thất nghiệp do cơ cấu (structural
unemployment); (3) thất nghiệp do thiếu cầu (demand-deficient unemployment) XLI
XLII
; (4) thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường.
Neu xét theo quan điểm hiện đại, có ba loại thất nghiệp: (1) thất nghiệp không
tự nguyện; (2) thất nghiệp tự nguyện; (3) thất nghiệp tự nhiên.
Nếu xét theo thời gian, có hai loại thất nghiệp: (1) thất nghiệp trong ngắn hạn
(ngắn hạn là khoảng thời gian, trong đó, giá cả và tiền lương chưa kịp thay đổi, sản
lượng tiềm năng của nền kinh tế ở một mức xác định); (2) thất nghiệp trong dài hạn
(dài hạn là khoảng thời gian mà giá cả, tiền lương và cả sản lượng tiêm năng của nền
kinh tế đã thay đổi).
Phân chia theo các tiêu chí khác, có thất nghiệp theo giói tính, theo lứa tuổi,
theo ngành nghề, theo vùng lãnh thổ, theo dân tộc, theo chủng tộc.
2.3.3. Đo lường thất nghiệp, việc làm
Để đo lường thất nghiệp, các nhà kinh tế sử dụng tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh
tế. Tỷ lệ that nghiệp là tỷ lệ phần trăm (%) sổ người trong tong lực lượng lao động
nhưng không có việc làm.
Số người thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp =----------------------------------------X 100%
Lực lượng lao động
Tỷ lệ thất nghiệp tại một thời điểm quan sát cụ thể là gọi là tỷ lệ thất nghiệp

XLI Xem Paul A.Samuelson, Wiliam D.Nordhaus: Kỉnh tế học vĩ mô, Nxb. Chính trị
quốc gia Sự thật, H.1997, t.II, tr.366.
XLII Xem David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dombusch: Kinh tế học, Nxb.Giáo dục,
H.2008, t.2, tr.186.
6
1
thực tế. Tỷ lệ thất nghiệp ở trạng thái cân bằng của thị trường lao động là tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên.
Ở Việt Nam, cơ quan thống kê còn sử dụng nhiều loại chỉ tiêu để đo lường,
đánh giá tình trạng thất nghiệp, việc làm trong nền kinh tế: tỷ lệ thất nghiệp ở thành
thị, ở nông thôn; tỷ lệ thất nghiệp theo lứa tuổi, theo giới tính, theo ngành nghề, tỷ lệ
sử dụng thời gian lao động ở nông thôn; số việc làm mà nền kinh tế có thể đáp ứng
trong thời kỳ (quý, năm, 5 năm)...
Trong các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng
năm, luôn có các chỉ tiêu về việc làm, thất nghiệp.
2.3.4. Tác hại của thất nghiệp
* Tổn thất về lãnh tế
Thất nghiệp đưa lại những tác hại vô cùng lớn đối với nền kinh tế. Khi nền
kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp cao, nền kinh tế sẽ không sản xuất được nhiêu hàng hóa
mà lẽ ra những người thất nghiệp sẽ sản xuất ra. Khi đó, không những nguồn lực lao
động bị lãng phí, không được sử dụng hết, mà các nguồn lực khác (vốn, tài nguyên,
công nghệ) cũng bị bỏ phí. Các nhà kinh tế đã cho thấy những tổn thất trong thời kỳ
thất nghiệp cao là những lãng phí lớn nhất trong một nền kinh tế hiện đại.
* Ton that về xã hội
Những tổn thất về xã hội do thất nghiệp gây ra cũng không kém những tổn
thất về kinh tế, thậm chí khó có thể tính toán hết được những tổn thất về vật chất và
tâm lý của những người thất nghiệp.
Tình trạng thất nghiệp cao kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thể lực của
người bị thất nghiệp và những người trong gia đình họ cũng chịu ảnh hưởng, thậm
chí có thể dẫn tới những tình trạng sa sút sức khỏe tinh thần của những người thất
nghiệp, xã hội bất ổn vì tệ nạn xã hội nảy sinh...
2.5.5. Mục tiêu giảm thất nghiệp
Trong nền kinh tế nào cũng luôn có thất nghiệp, nhưng không phải ở trạng thái
nào cũng là xấu đối với nền kinh tế.
Trạng thái toàn dụng nhân lực đưực coi là hạng thái “tốt nhất” đối với nền
kinh tế. Đây là trạng thái mà tại đó thị trường lao động ở trạng thái cân bằng. Tỷ lệ
thất nghiệp của nền kinh tế bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Các nhà kinh tế chỉ ra
rằng khi đó, nguồn lực lao động được sử dụng có hiệu quả nhất. Ở trạng thái này, sản
lượng thực tế của quốc gia cũng đạt mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế.

6
2
Trong ngắn hạn, mục tiêu giảm thất nghiệp trong chính sách của chính phủ là
đưa tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh te đạt hoặc gần mức thất nghiệp tự nhiên hay chính
là đưa nền kinh tế về trạng thái toàn dụng nhân lực.
Trong dài hạn, mục tiêu của Chính phủ là giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của
nền kinh tế.
Phương thức thực hiện mục tiêu giảm thất nghiệp: Trong ngắn hạn, Chính phủ
có thể loại bỏ thất nghiệp do thiếu cầu bằng những chính sách kinh tế vĩ mô tác động
làm tăng tổng cầu. Tuy nhiên, mức giảm thất nghiệp do thiếu cầu phụ thuộc chính
sách của Chính phủ làm thay đổi thành tố. nào của tổng cầu và thay đổi như thế nào.
Các nhà kinh tế học cũng đã chỉ ra rằng sự thay đổi về tổng cầu và sản lượng dẫn đến
sự thay đổi nhỏ hơn về mức việc làm (hay mức giảm thất nghiệp).
Trong dài hạn, để giảm thất nghiệp tự nhiên, chính sách được Chính phủ ưu
tiện là những chính sách trọng cung. Theo đó, Chính phủ sử dụng các chính sách tác
động vào cả cung lao động và cầu lao động.

2.4. Mục tiêu cán cân thanh toán quổc tế bèn vững

2.4.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế bền vững
Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế, các quốc gia đều tim cách
mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới. Các quan hệ kinh tế
của một quốc gia với phần còn lại của thế giới tạo ra các dòng tiền chảy vào và ra
khỏi quốc gia đó. Bảng ghi các dòng tiền vào - ra của một quốc gia với phần còn lại
của thế giới trong một khoảng thời gian xác định, thường là một năm, được gọi là cán
cân thanh toán quốc tế. Nói cách khác, cán cân thanh toán quốc tế ghi chép các luồng
tiền vào và ra khỏi một quốc gia trong một khoảng thời gian.
Cán cân thanh toán quốc tế có hình thức như một tài khoản với bên nợ và bên
có. Khi một giao dịch mang lại luồng tiền vào cho quốc gia, chẳng hạn xuất khẩu
hàng hóa, dịch vụ, cán cân thanh toán quốc tế được ghi “có”. Ngược lại, một giao
dịch khiến dòng tiền đi ra khỏi quốc gia, chẳng hạn nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, cán
cân thanh toán quốc tế được ghi “nợ”.
Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm hai bộ phận chính: (1) tài khoản vãng laỉ
ghi chép các luồng tiền gắn với giao dịch thương mạỉ quốc tế và các khoản thu nhập
ròng khác từ nước ngoàỉ. Bộ phận chính của tài khoản vãng lai chính là cán cân
thương mại, ghi chép các luồng tiền gắn với xuất, nhập khẩu hàng hóa của một quốc
gia. Xuất siêu hay thặng dư thương mại xảy ra nếu xuất khẩu cao hơn nhập khẩu.

6
3
Ngược lại, nhập siêu hay thâm hụt cán cân thương mại xuất hiện nếu nhập khẩu cao
hơn xuất khẩu. Bên cạnh cán cân thương mại, tài khoản vãng lai còn bao gồm cán
cân dịch vụ, các khoản thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài, viện trợ, kiều hối và
các thu nhập khác từ nước ngoài; (2) tài khoản von ghi chép các luồng vốn vào và ra
một quốc gia, bao gồm các khoản đi vay và cho vay, đầu tư hoặc nhận đầu tư trực
tiếp, đầu tư tài chính.
Khi luồng tiền vào lớn hơn luồng tiền ra, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư.
Ngược lại, khi luồng tiền vào nhỏ hơn luồng tiền ra, cán cân thanh toán quốc tế thâm
hụt. Cán cân thanh toán cân bằng khi luồng tiền vào bằng luồng tiền ra. Tuy nhiên,
trên thực tế không thể luôn có cán cân thanh toán cân bằng. Do đó, mục tiêu khả thi
hơn là duy trì cán cân thanh toán cân bằng tương đối trong trung và dài hạn. Đó là
trạng thái cân bằng cán cân thanh toán bền vững.
2.4.2. Phương pháp can thiệp nhằm đạt mục tiêu cán cân thanh toán quốc
tế bền vững
Cân bằng của cán cân thanh toán trong trung và dài hạn phụ thuộc nhiều vào
cân bằng của cán cân thương mại, bộ phận chính của tài khoản vãng lai. Nếu cán cân
thương mại thường xuyên thâm hụt, hay nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, các quốc
gia thường phải dựa vào thặng dư của cán cân vốn để bù đắp, đồng nghĩa với việc
phải phụ thuộc vào nguồn đầu tư và tín dụng của nước ngoài. Thâm hụt cán cân
thương mại cũng hàm ý các vấn đề liên quan đến sức cạnh tranh yếu của hàng hóa
trong nước và tỷ giá hối đoái. Đây là điều thường xảy ra ở các nước đang phát triển.
Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những cân đối vĩ mô lớn. Để đảm bảo
cân bằng cán cân thanh toán quốc tế bền vững, Nhà nước phải sử dụng kết hợp nhiều
chính sách và biện pháp tác động vào tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.
* Tác động vào tài khoản vãng lai
Để cân bằng tài khoản vãng lai, Nhà nước phải có biện pháp hạn chế nhập
khẩu, thúc đẩy xuất khẩu. Nhà nước có thể sử dụng các công cụ bảo hộ thương mại
như thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự
nguyện... để hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, trong điều kiện toàn cầu hóa và tự do hóa
thương mại hiện nay, việc sử dụng hàng rào thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu bị hạn
chế sử dụng, các nước có thể sử dụng các hàng rào kỹ thuật và công cụ chống bán
phá giá để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước.
Để kích thích xuất khẩu, Chính phủ có thể kết hợp thực hiện nhiều chính sách,
biện pháp khác nhau nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, tham gia các

6
4
hiệp định thương mại để mở cửa thị trường quốc tế, có các chính sách hỗ trợ và xủc
tiến xuất khẩu, duy trì tỷ giá hối đoái hợp lý, giảm miễn thuế xuất khẩu, thực hiện các
biện pháp thuận lợi hóa xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu hàng trung gian sản xuất
hàng xuất khẩu... Nhà nước cũng có thể hỗ trự nâng cao sức cạnh tranh của doanh
nghiệp thông qua nhiều biện pháp như phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ,
thúc đẩy sáng tạo, khởi nghiệp...
* Tác động vào tài khoản vốn
Để tác động vào tài khoản vốn, Nhà nước có thể sử dụng các chính sách như:
chính sách thu hút đầu tư nước ngoàỉ, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp; chính
sách lãi suất; chính sách vay nợ và cho vay quốc tế; chính sách tỷ giá hối đoái; chính
sách kiểm soát chu chuyển vốn và mức độ tự do hóa tài chính...
Chỉnh sách thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián
tiếp. Nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài góp phần bổ sung vào cán cân vốn và nó đặc
biệt quan trọng với các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, các dòng đầu tư gián tiếp
ngắn hạn có thể mang lại rủi ro với các quốc gia vì chúng có thể được rút ra trong
thời gian ngắn, khiến cho cán cân thanh toán mất cân bằng, thậm chí có thể gây ra
khủng hoảng kinh tế như cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998.
Chỉnh sách lãỉ suất tác động tới dòng vốn đầu tư gián tiếp giữa các quốc gia.
Lãi suất trong nước hấp dẫn hơn ở nước ngoài sẽ có tác dụng kích thích dòng vốn từ
bên ngoài chảy vào và ngược lại. Do đó, căn cứ vào tỉnh trạng cán cân thanh toán,
mục đích thu hút vốn từ nước ngoài mà các quốc gia có thể điều chỉnh lãi suất hợp lý.
Chỉnh sách vay nợ và cho vay quổc tế quyết định quy mô, cơ cấu và kỳ hạn các
dòng vốn vay từ nước ngoài và cho vay nước 1 ngoài, theo đó sẽ ảnh hường tới cán
cân vốn.
Chỉnh sách tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng tới cán cân vãng lai mà còn
ảnh hưởng tới các bộ phận cấu thành khác cán cân vốn như đầu tư gián tiếp, đầu tư
trực tiếp nước ngoài, vay và cho vay nước ngoài, trả nợ nước ngoài.
Chỉnh sách kiểm soát vốn là các biện pháp kiểm soát các dòng vốn vào và ra
khỏi quốc gia. Thông thường, các quốc gia sẽ nỗ lực để thu hút, tạo điều kiện thuận
lợi dòng vốn vào quốc gia. Với dòng vốn ra khỏi quốc gia, nhiều quốc gia áp dụng
kiểm soát vốn nhằm ngăn cản ngoại tệ bị rút ra nuớc ngoài. Việc mất kiểm soát vốn
có thể gây thất thoát ngoại tệ hoặc khủng hoảng ngoại hối, tỷ giá.
2.4.3, Ỷ nghĩa của mục tiêu cán cân thanh toán quốc tễ bền vững
Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế là bài toán khó của nhiều quốc gia, ngay
cả với những cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật Bản và các nước Liên minh châu Âu
6
5
(EU).
Nếu cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, các quốc gia phải bù đắp thâm hụt
bằng cách bán các tài sản dự trữ quốc tế hoặc vay nợ nước ngoài. Nếu quy mô thâm
hụt lớn và kéo dài sẽ khiến một quốc gia mất hết tài sản dự trữ quốc tế, tích lũy nợ
nước ngoài lớn, kéo theo nguy cơ mất khả năng trả nợ và lâm vào khủng hoảng tài
chính, tỷ giá. Trên thế giới, nhiều nước đã trải qua khủng hoảng kinh tế xuất phát từ
mất cân đối cán cân thanh toán. Khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế thường diễn
ra rất nhanh.
Nếu cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, các quốc gia có điều kiện tích lũy dự
trữ ngoại tệ và các tài sản nước ngoài khác. Tuy nhiên, cán cân thanh toán liên tục
thặng dư lớn và kéo dài cũng đặt ra những thách thức. Một mặt, điều đó có thể gây
sức ép làm tăng giá đồng nội tệ, ảnh hưởng tới việc thúc đẩy gia tăng xuất khẩu trong
giai đoạn tiếp theo. Mặt khác, thặng dư của quốc gia này đồng nghĩa với việc một
quốc gia khác sẽ thâm hụt, tạo ra căng thẳng thương mại và đầu tư, kéo theo các cáo
buộc cạnh tranh không công bằng hoặc cáo buộc thao túng tỷ giá cũng như bất ổn
trong quan hệ quốc tế. Quan hệ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện
nay, cũng như giữa Mỹ và Nhật Bản trước đây cũng bắt nguồn từ nguyên nhân này.
Hiện nay, hai trong ba tiêu chí để Mỹ cáo buộc một nước thao túng tỷ giá là thặng dư
thương mại với Mỹ từ 20 tỷ USD trở lên và thặng dư tài khoản vãng lai từ 2% GDP
trở lênXLIII. Hơn nữa, thặng dư liên tục thường gắn với sự phụ thuộc của quốc gia vào
xuất khẩu và đầu tư nước ngoài khiến cho tăng trưởng trong dài hạn có thể gặp rủi ro.
Vì thế, các quốc gia đặt mục tiêu cân bằng cán cân thanh toán quốc tế bền
vững, đặc biệt là đảm bảo duy trì cân bằng cán cân thương mại quốc tế, đồng thời
kiểm soát cán cân vốn. Đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế bền vững là một trong
các mục tiêu nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
2.43. Thực hiện mục tiêu cân bằng cán cân thanh toản bền vững ở Việt
Nam
Thực hiện mục tiêu cân bằng cán cân thanh toán bền vững, Nhà nước Việt
Nam đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, thu hút FDI,
đồng thời kiểm soát chu chuyển vốn qụốc tế. Trong giai đoạn 2011-2020, xuất khẩu
của Việt Nam tăng bình quân 14%/nãm, từ 72,2 tỷ USD năm 2010 lên 267 tỷ USD
năm 2020. Thu hút FDI của Việt Nam đạt kết quả ấn tượng, nhờ đó, cán cân thanh

XLIII Xem Macroeconomic and Foreign Exchange Policies of Major Trading Partners of
the United States, ƯS Department of the Treasury, December 2020. https.7/
home.treasury.gov/system/files/206/December-2Ọ20-FX-Report-FINAL.pdf
6
6
toán quốc tế thặng dư và tăng được tích lũy dự trữ ngoại hối từ 12,4 tỷ USD năm
2010 lên 28 tỷ USD năm 2015 và đạt khoảng 100 tỷ USD vào cuối năm 2020. Văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nhận định kết quả thực hiện mục tiêu cán cân thanh
toán bền vững giúp cho “cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa được cải thiện rõ rệt,
chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch tích cực, bền
vững hơrí\ “cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư, nãm sau cao hơn năm trước,
tạo điều kiện cải thiện cán cân thanh toán, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô
khác”XLIV. Việc thực hiện mục tiêu cán cân thanh toán quốc tế bền vững được đảm
bảo góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ở nước
ta.

3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI XẢC ĐỊNH VÀ NHŨNG KHÓ KHĂN KHI
THựC HIỆN CÁC MỤC TIÊU QUẢN LÝ KINH TẾ Vĩ MÔ
3.1. Những điểm cần chú ý khỉ xác định mục tiêu
3.1.1. Những điểm cần chú ý về các mục tiêu
Mong muốn của chính phủ có thể có nhiều nhưng việc xác định mục tiêu kinh
tế vĩ mô phải bảo đảm tính khách quan, không thể theo ý muốn chủ quan của chính
phủ, các nhà quản lý.
Hệ thống mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô là những mục tiêu của các chính sách
kinh tế vĩ mô sẽ được chính phủ sử dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả các mục tiêu
đều quan trọng như nhau đối với mọi quốc gia ở mọi thời kỳ. Do vậy, khi xác định
các mục tiêu kinh tế vĩ mô cần lựa chọn các mục tiêu ưu tiên và sắp xếp thứ tự ưu
tiên mục tiêu trong từng thời kỳ cho phù hợp với điều kiện của đất nước.
Các mục tiêu có mối quan hệ với nhau. Không thể đồng thời thực hiện tất cả
các mục tiêu bởi các mục tiêu không hoàn toàn nhất quán với nhau, thậm chí có
trường họp, các mục tiêu còn mâu thuẫn với nhau nếu thực hiện đồng thời. Mặt khác,
do nguồn lực của quốc gia là có hạn, Chính phủ cũng không thể thực hiện đồng thời
các mục tiêu.
Do cổ thể có mâu thuẫn giữa các mục tiêu nên việc xác định và thực hiện các
mục tiêu có thể sẽ phải có sự đánh đổi. Điều quan trọng cần chú ý là cần tối đa hóa
lợi ích của quốc gia khi xác định mục tiêu.
3.1.2. Các căn cứ xác định mục tiêu
XLIV Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biển toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.14.
6
7
Xác định mục tiêu kinh tế vĩ mô được dựa trên một số căn cứ chủ yếu sau: (1)
trạng thái hiện tại của nền kinh tế. Khi nền kinh tế ở tiệm cận trạng thái tiềm năng,
chính phủ khó có thể xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao đồng thời bảo đảm
được ổn định kinh tế vĩ mô; (2) tinh hình chính trị, kinh tế thế giới, chính sách các
nước có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế quốc gia, nhất là chính sách của các nước lớn
có ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu; (3) nguồn lực hiện có của quốc gia về tài
chính, về con người, về khả năng thu hút nguồn vốn từ bên ngoài; (4) mối quan hệ
giữa các mục tiêu.

3.2. Những khó khăn khíthực hiện các mục tiêu


Khi thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tê vĩ mô, có thể có những khó khăn
sau:
- Yếu kém trong năhg lực chính sách của Chính phủ. Mục tiêu đã đề ra có thể
được thực hiện hoặc không bởi lẽ mục tiêu đề ra hoặc quá cao, hoặc quá thấp, hoặc
các chính sách đưa ra chưa đủ mức để mục tiêu có thể được thực hiện; dự báo yếu
kém...
- Công cụ các chính sách được sử dụng chưa hoàn thiện.
- Sức ép về chính trị khi thực hiện các mục tiêu.
- Trình độ phát triển của thị trường trong nước.
- Những yếu tố bên ngoài nền kinh tế như giá thế giới, tình hình kinh tế thế
giới, chính sách các nước bạn hàng...

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN

1. Việc xác định và thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô của Việt
Nam trong thời kỳ 5 năm vừa qua và mục tiêu cần ưu tiên trong thời kỳ tới.
2. Giải pháp để Việt Nam tăng trưởng bền vững (trong ngắn hạn và trong dài
hạn).
D. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Mối quan hệ giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu kiểm soát lạm
phát trong ngắn hạn? Liên hệ thực tiễn việc giải quyết mối quan hệ này ở Việt Nam
trong thời kỳ 2007-2012?
2. Phân tích những ảnh hưởng của nhập siêu và xuất siêu trong nền kinh tế?
Liên hệ thực tiễn tình hình nhập siêu/xuất siêu của Việt Nam trong thời kỳ 2007-

6
8
2016?
3. Phân tích việc thực hiên mục tiêu kiểm soát lạm phát vả thất nghiệp ở Việt
Nam trong thời kỳ 5 năm vừa qua? Giải pháp thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát
và hạn chế thất nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Tài liệu bắt buộc


1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Quản lỷ kinh tế
(Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chỉnh trị quốc gia Sự thật, H.2016.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đạỉ biểu toàn quốc lần thứXIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, II.
* Tài liệu đọc thềm
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Ke hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm qua các giai đoạn, từ năm 1986 đến năm 2021.
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Các chiến lược phát
triển kinh tế xã hội 10 năm, từ năm 1986 đến năm 2030.
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Các chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm, từ 1986-2025.
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hộị chủ nghĩa Việt Nam: Các nghị quyết của
Chỉnh phủ về giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kỉnh tể - xã hội và ngân sách
nhà nước hằng năm.
5. N.Ggegory Mankiw: Kỉnh tế vĩ mô, Nxb.Thống kê, H.1999.
6. Paul ỈLKrugman - Maurice Otsteeld: Kỉnh tế học quốc tế - Lý thuyết và
chỉnh sách, Nxb.Chínhtậ quốc gia Sự thật, H.1996, t.IL
7. Paul A.Samuelson - William D.Nordhaus: Kinh tế học, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H. 1997, t.IL
8. Robert J. Gordon: Kinh tế học vĩ mô, Nxb.Khoa học và Kỹ thuật, H. 1994.

6
9
Bài 3
CHÍNH SÁCH KINH TẾ vĩ MÔ

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Giúp học viên nhận diện rõ hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô
với tư cách công cụ quản lý kinh tê của Nhà nước; hiểu được bản chất, nội dung, bộ
công cụ, cơ chế tác động và ưu, nhược điểm của từng chính sách kinh tế vĩ mô; hiểu
rõ Nhà nước Việt Nam đã sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để quản lý nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào.
về kỹ năng: Rèn luyện cho học viên kỹ năng phân tích các chính sách kinh tế vĩ
mô ở Việt Nam và khả năng vận dụng tri thức về chính sách kinh tế vĩ mô trong lĩnh
vực công tác của minh.
về tư tưởng: Tạo dựng và củng cố niềm tin của học viên vào khả năng quản lý
nền kinh tế thị trường thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước Việt
Nam; khuyến khích học viên tích cực đóng góp vào hoàn thiện và tổ chức thực hiện
tốt các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

B. NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH KINH TỂ Vĩ MÔ
1.1. Khái niệm chính sách kinh tế vĩ mô
Chinh sách là một thuật ngữ quản lý xuất hiện cùng vói phương pháp quản lý
theo mục tiêu. Mặc dù có nhiều cách định nghĩa, diễn đạt khác nhau về chính sách,
nhung đa phần các cách định nghĩa đều có chung nhận định cho rằng chinh sách là
tổng hợp các hoạt động của chủ thể quản lý trong khuôn khổ nguồn lực (bao gồm
nhân lực, vật lực và thời gian) cỏ hạn nhằm đạt được hệ thống mục tiêu đề ra.
Như vậy, có ba thành tố làm nên chính sách, đó là chủ thể ban hành và tổ chức
thực hiện chính sách, tác động của chính sách với tư cách hoạt động sử dụng nguồn
lục thông qua bộ công cụ chính sách và kết quả thực tế của chính sách với tư cách
mục tiêu mà chính sách hướng tới. Trong lĩnh vực kinh tế, có ba loại chủ thể quản lý,
đó là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Doanh nghiệp và người

70
tiêu dùng có nguồn lực do tài sản, tài năng và thời gian của họ quy định để thực hiện
các mục tiêu riêng của họ. Chính sách của doanh nghiệp và người tiêu dùng được gọi
là chính sách tư. Chính sách của cơ quan nhà nước được gọi là chính sách công. Cơ
quan nhà nước thường sử dụng nguồn lực được xã hội giao phó để thực hiện những
hoạt động được pháp luật quy định nhằm hướng tới các mục tiêu chung của nền kinh
tế (được gọi là mục tiêu kinh tế vĩ mô hoặc mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô) trong một
thời hạn nhất định.
Nói cách khác, chính sách kinh tế vĩ mô là một tập hợp các hoạt động của cơ
quan nhà nước nhằm sử dụng tiềm lực kinh tế mà nhà nước có thể chỉ phổi để thay
đoi trạng thái thị trường, qua đó điều tiết hành vi của người sản xuất và người tiêu
dùng, hướng họ thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô mà xã hội mong muốn. '
Trên thực tế, chính sách kinh tế vĩ mô thường thể hiện là một chương trinh hoạt
động cụ thể của một số cơ quan nhà nước được ủy quyền ứng với một bộ công cụ có
thể sử dụng và nguồn lực xác định nhằm đạt tới một số mục tiêu cụ thể trong khoảng
thời gian xác định. Chương trình hoạt động đó có thể được thực hiện trong khoảng
thời gian ngắn, cũng có thể được thực thi liên tục trong khoảng thời gian tương đối
dài. Độ dài thời gian thực thi chính sách kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào mục tiêu cơ quan
nhà nước theo đuổi và bộ công cụ cơ quan nhà nước sử dụng. Nguồn lực cơ quan nhà
nước có thể sử dụng chủ yếu là tài chính công, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai
trò quan trọng.
Nét đặc trưng của chính sách kinh tế vĩ mô là cơ quan nhà nước không thu hẹp
phạm vi hoạt động của cơ chế thị trường, ngược lại, thông qua cung cách hành động
như một chủ thể có nguồn lực lớn trên thị trường, cơ quan nhà nước thực hiện vai trò
điều tiết thông qua các yếu tố của thị trường để kích thích thị trường trợ lại trạng thái
cân bằng, qua đó vừa hướng tới mức sản lượng tiềm năng, vừa đạt được các mục tiêu
xã hội mong muốn. Tiềm lực của cơ quan nhà nước chính là nguồn lực thuộc sở hữu
của các cơ quan nhà nước được ủy quyền hoạch định và thực thi chính sách kinh tế vĩ
mô. Nếu nguồn lực lớn, khả năng điều tiết của cơ quan nhà nước sẽ lớn. Ngược lại,
nguồn lực eo hẹp, khả năng điều tiết của cơ quan nhà nước sẽ nhỏ.
Mọi chính sách kinh tế vĩ mô đều bao hàm các yếu tố: chủ thể hoạch định và
thực thi chính sách trong hệ thống phân cấp của bộ máy nhà nước, đối tượng tác động
của chính sách, mục tiêu của chính sách, bộ công cụ và cơ chế tác động của chính
sách.
Chủ thể của chính sách kinh tế vĩ mô là các cơ quan quản lý kinh tế nằm trong
bộ máy quản lý của Nhà nước được ủy quyền hoạch định và thực thi tưng chính sách.

71
Tùy theo nội dung của mỗi chính sách kinh tể vĩ mô có thể có một hoặc một số cơ
quan chịu trách nhiệm chính và một số cơ quan phối hợp. Mặc dù các chính sách kinh
tế vĩ mô được hoạch định ở cấp quốc gia, nhưng chính quyền địa phương cũng góp
phần rất lớn trong tổ chức thực hiện chính sách.
Đối tượng tác động trực tiếp của chính sách kinh tế vĩ mô là xu hướng hành
động của người sản xuất và người tiêu dùng hình thành nên các yếu tố của thị trường
như tổng cung, tổng cầu, giá cả, chi phí, thu nhập... Đằng sau tổng cung là các nhà sản
xuất, các nhà đầu tư. Để tác động đến tổng cung, cơ quan nhà nước sử dụng các công
cụ có ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, đến hàng rào gia nhập hay rứt khỏi thị trường,
đến độ rủi ro của môi trường đầu tư,... qua đó khuyến khích hoặc hạn chế các nhà đầu
tư vào hoặc ra khỏi thị trường một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó ở một địa bàn nào
đó. Muốn tác động đến tổng cầu, cơ quan nhà nước sử dụng các công cụ tác động đến
thu nhập của hộ gia đình, chi phí đầu tư của tổ chức, doanh nghiệp, qua đó điều chỉnh
khối lượng hàng hóa có thể mua của họ. Thông qua tác động vào tổng cung, tổng cầu,
cơ quan nhà nước gián tiếp tác động vào mức giá, sản lượng, việc làm, kim ngạch
xuất khẩu, nhập khẩu, thất nghiệp... Mức giá thị trường, đến lượt mình, tác động trở
lại xu hướng hoạt động của người sản xuất và người tiêu dùng, khuyến khích hoặc hạn
chế việc cung ứng, tiêu thụ một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó. Nói cách khác, thông
qua việc điều tiết trạng thái của thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô tác động đến xu
hướng hoạt động của người sản xuất và người tiêu dùng, hướng các hoạt động đó đến
các mục tiêu kinh tế vĩ mô mà xã hội mong muốn.
Mục tiêu tổng quát của các chính sách kinh tế vĩ mô là duy trì trạng thái vĩ mô
ổn định (cân bằng cung - cầu, kiềm chế lạm phát, giảm thất nghiệp, cân đối tích cực
ngân sách nhà nước, kiểm soát cán cân thanh toán quốc tế trong giới hạn an toàn...),
phát triển kinh tế bền vững (tốc độ tăng trưởng phù hợp, hình thành cơ cấu nền kinh tế
hiệu quả, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân), công bằng
(giảm mức độ bất công bằng trong phân phối của cải và tiếp cận cơ hội). Mỗi chính
sách có thể có một hoặc một số mục tiêu ưu tiên.
Hệ công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô là các phương tiện mà cơ quan nhà
nước sử dụng để tác động vào thị trường, hướng các hoạt động kinh tế tới các mục
tiêu kinh tế vĩ mô mong muốn. Mỗi chính sách kinh tế vĩ mô có bộ công cụ riêng.
Cơ chế truyền dẫn tác động của chính sách kinh tế vĩ mô chính là tác động của
việc sử dụng các công cụ chính sách đến xu hướng hành động của người sản xuất và
tiêu dùng thông qua cơ chế thị trường. Do phản ứng của các chủ thể kinh tể phụ thuộc
vào nhận thức của họ đối với chính sách của cơ quan nhà nước, nên cần cung cấp
thông tin để các chủ thể kinh tế hoạt động hướng tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Tuy

72
nhiên, thực tế cho thấy, các chủ thể kinh tế có thể có nhận định khác nhau về kết quả
chính sách của cơ quan nhà nước nên phản ứng của họ cũng khác nhau. Vì thế, cơ
quan hoạch định chính sách cần tiến hành điều tra, thăm dò ý kiến của các chủ thể
kinh tế để có thể ước đoán tương đối chính xác các phản ứng của chủ thể kinh tế, coi
đó là một trong những căn cứ hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách kinh tế vĩ
mô.
Mỗi công cụ của từng chính sách kinh tể vĩ mô có cơ chế tác động riêng. Tổng
hợp các tác động của bộ công cụ chính sách còn phụ thuộc vào thực trạng nền kinh tế
cũng như nhận thức và động cơ của các chủ thể tham gia thị trường. Hiệu lực, hiệu
quả thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô không những phụ thuộc vào hiệu lực, hiệu quả
tác động của bộ công cụ chính sách, mà còn phụ thuộc vào thời điểm thực thi chính
sách, liều lượng sử dụng các công cụ và cơ chế phối hợp giữa các công cụ cũng như
sự phối hợp giữa các chính sách kinh tế vĩ mô với nhau.

1.2. Phân loại chính sách kinh tế vĩ mô


Cho đến nay, các nhà kinh tế và các nhà quản lý vẫn chưa nhất trí với nhau về
vấn đề có bao nhiêu chính sách kinh tế vĩ mô và mối quan hệ giữa chúng. Cơ sở khoa
học để hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô là niềm tin về sự tác động tích cực của các
chính sách mà cơ quan nhà nước sừ dụng cũng như hệ thống lý luận tạo nên quan
điểm của giới hoạch định chính sách.
về mặt lý thuyết, mỗi trường phái kinh tế ủng hộ một số chính sách khác nhau.
Trường phái trọng cầu nhấn mạnh chính sách kích cầu trong điều hành ngân sách nhà
nước để ổn định thị trường và hạn chế suy thoái. Trường phái trọng tiền nhấn mạnh
vai trò điều hành tiền tệ của ngân hàng trung ương trong ổn định thị trường và kích
thích tăng trưởng. Trường phái trọng cung phê phán tính ngắn hạn của chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ, nhấn mạnh vai trò của đầu tư, do đó chủ trương nhà nước
cần đâu tư vào các lĩnh vực không cạnh tranh với đầu tư tư nhân.
Trên thực tế, hầu hết các nhà nước đều dựa trên quan điểm trung dung, tích cực
sử dụng tất cả các chính sách và công cụ cần thiết để ổn định thị trường, kích thích
tăng trưởng hợp lý, giảm bất bình đẳng trong phân phối và tiếp cận cơ hội. Theo quan
điểm sử dụng tổng hợp tất cả các công cụ hiện có, chính sách kinh tế vĩ mô gồm nhiều
loại khác nhau.
Thứ nhất, phân loại theo mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm: Chính
sách ổn định, chính sách kích thích tăng trưởng, chính sách giảm bất bình đẳng trong
phân phối.

73
Chính sách ổn định hướng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát, cân bằng cán cân
thanh toán quốc tế, cân bằng ngân sách nhà nước, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Chính sách kích thích tăng trưởng bao gồm hai nhánh: kích cung hoặc kích cầu,
qua đó nâng cao hiệu quả nền kỉnh tế, tăng sản lượng thực tế.
Chính sách giảm bất bình đẳng bao gồm các hoạt động nhằm tạo điều kiện để
mọi công dân có điều kiện tiếp cận cơ hội ngang nhau đi đôi với hoạt động điều tiết
một phần thu nhập của người giàu cho người nghèo thông qua ngân sách nhà nước và
mạng lưới an sinh xã hội.
Thứ hai, phân loại theo thời gian tồn tại và kết quả đạt được, chính sách kinh tế
vĩ mô bao gồm chính sách ngắn hạn và chính sách dài hạn.
Chính sách kinh tế vĩ mô ngắn hạn chủ yếu được sử dụng để đối phó với chu kỳ
kinh doanh nên thời gian thực thi ngắn, kết quả đạt được có tính ngắn hạn (ví dụ như
chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ).
Chính sách kinh tế vĩ mô đài hạn chủ yếu liên quan đến các công cụ tạo môi
trường kinh doanh ổn định và khuyến khích đầu tư vào cơ sở vật chất và con người,
(ví dụ như chính sách đầu tư, chính sách thương mại quốc tế).
Thứ ba, phân loại theo mức độ khuyến khích hoặc hạn chế tăng trưởng kinh tế,
có chính sách cùng chiều và chính sách ngược chiều.
Chính sách cùng chiều hướng tới mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng. Đó là chính
sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng, chính sách khuyến khích xuất
khẩu, chính sách khuyên khích đầu tư...
Chính sách ngược chiều hướng tới kiềm chế tăng trưởng. Đó là chính sách tài
khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ thắt chặt, chính sách hạn chế đầu tư bằng cách đặt
ra nhiều điều kiện mà nhà đầu tư phải tuân thủ...
Thứ tư, phân loại theo bộ công cụ đặc trưng và mục tiêu mà chính sách đó theo
đuổi, chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm: Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính
sách thương mại quốc tế, chính sách đầu tư. Đây là cách phân loại được các nhà kinh
tế sử dụng phổ biến và cũng được các chính phủ vận dụng trong thực tiễn quản lý kinh
tế hiện nay.

1.3. Vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô


Chính sách kinh tế vĩ mô là bộ công cụ quản lý của Nhà nước phù hợp với cơ
chế thị trường. Nói cách khác, chính sách kinh tế vĩ mô, một mặt không hạn chế phạm
vi hoạt động hiệu quả của cơ chế thị trường; mặt khác, bổ sung thêm cơ chế điều tiết
của Nhà nước trong các lĩnh vực mà thị trường hoạt động không hiệu quả. Với cách

74
hành xử như vậy, chính sách kinh tế vĩ mô vừa phát huy thế mạnh của cơ chế thị
trường, vừa sửa chữa những khiếm khuyết của cơ chế thị trường, vừa chủ động tạo
dựng các điều kiện để nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn.
Chỉnh sách kỉnh tế vĩ mô là bộ công cụ quản lỷ tổng hợp giúp Nhà nước thực
hiện các mục tiêu rộng lớn, phức tạp, trong khuôn khố thài gian và nguồn lực có hạn.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ quản lý theo chương trình mục tiêu tạo
điều kiện cho các cơ quan nhà nước có thể hoạch định các chương trình hành động dài
hạn trên cơ sở tính toán khoa học các nguồn lực đầu vào (vốn, nhân lực, tài nguyên,
thời gian), các phương thức hành động (giải pháp, tổ chức quản lý) và các mục tiêu
được dự kiến tương đối chính xác (giá cả, sản lượng, việc làm, thu nhập...). Thông qua
xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, cơ quan nhà nước có thể can thiệp
một cách chủ động vào nền kinh tế với hiệu quả và mức độ thành công khá cao. Hơn
nữa, chính sách kinh tế vĩ mô là một chương trình hành động có hệ thống, có cân
nhắc, có cơ sở khoa học nên tăng cường khả năng của Nhà nước trong định hướng nền
kinh tế tới các mục tiêu mong muốn, đồng thời cho phép kết hợp các mục tiêu ngắn
hạh với mục tiêu dài hạn. Quản lý nền kinh tế bằng chính sách kinh tế vĩ mô, các cơ
quan nhà nước có thể lựa chọn các phương án hành động tối ưu, cân đối giữa nguồn
lực hạn chế và mục tiêu ưu tiên để quản lý hiệu quả nền kinh tế quốc dân.
Chỉnh sách kinh tế vĩ mô sử dụng những đòn bẩy trên thị trường để điều tiết
hành vỉ của các chủ thể kinh tế, không can thiệp hành chính vào các quyết định sản
xuất, tiêu dùng của họ. Tính chất có thể thay đổi linh hoạt và tác động kích thích lợi
ích thông qua các đòn bẩy thị trường của chính sách kinh tế vĩ mô chỉ thay đổi ưạng
thái giá cả, cung, cầu của thị trường, thông qua cơ chế thị trường tác động tới hành vi
của các chủ thể kinh tế nên không vi phạm nguyên tắc tự quyết trong các quyết định
vi mô của các chủ thể kinh tế.
Chỉnh sách kinh tế vĩ mô là công cụ quản lỷ cho phép Nhà nước hành động
thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự dung hòa các chính sách kinh tế
quốc gia theo hướng hợp tác phát triển và cùng có lợi là một trong những con đường
cho phép thực hiện quá trình hội nhập quốc tế hiệu quả. Chính sách kinh tế vĩ mô, do
phù hợp với thông lệ kinh tế thị trường chung cho toàn thế giới, nên tạo điều kiện cho
các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau có thể hợp tác với nhau để cùng tồn tại hòa
bình và phát triển. Ngoài ra, chính sách kinh tế vĩ mô cũng là căn cú để các nước có
thể đàm phán các hoạt động hợp tác kinh tế với nhau.

2. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

75
2.1. Khái niệm chính sách tài khóa
Chỉnh sách tài khóa là các quyết định của Chỉnh phủ về ngân sách nhà nước
nhằm ổn định thị trường, phân phối công bằng và kích thích nền kinh tế phát triển
bền vững.
Chủ thể của chính sách tài khóa là các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước
được thiết lập theo hệ thống pháp luật của tùng nước. Ở Việt Nam, các cơ quan quản
lý ngân sách nhà nước được phân cấp theo hai tuyến: trung ương và địa phương. Ở
trung ương, Chính phủ (có Bộ Tài chính, Bộ Ke hoạch và Đầu tư tham mưu, giúp
việc) có chức năng soạn thảo, Quốc hội có chức năng phê chuẩn ngân sách quốc gia
thống nhất. Ở địa phương, ủy ban nhân dân (với sự tham mưu, giúp việc của Sở Tài
chính, Sở Ke hoạch và Đầu tư) soạn thảo, Hội đồng nhân dân phê chuẩn ngân sách địa
phương sau khi được Chính phủ chấp thuận.
Đối tượng chịu tác động của chính sách tài khóa là người tiêu dùng, người sản
xuất, các tổ chức đóng thuế và sử dụng ngân sách nhà nước. Các chủ thể này thường
cạnh tranh với nhau để hưởng lợi nhiều hơn từ hoạt động thu, chi, cân đổi ngân sách
nhà nước.
Mục tiêu của chính sách tài khóa là ổn định vĩ mô thông qua các hoạt động thay
đổi thu, chi, cân đối ngân sách nhà nước, điều tiết tăng trưởng thông qua tác động của
thuế và chi tiêu công, duy trì tình trạng phân phối hợp lý bằng cách điều tiết thu nhập
giữa các nhóm dân cư giàu và nghèo...
Ngoài ra, chính sách tấí khóa còn tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế
thông qua các hoạt động huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế, cung cấp và
nhận viện trợ nước ngoài, đóng góp vào các quỹ quốc tế nhằm tăng vị thế và sức ảnh
hưởng của quốc gia...

2.2. Đặc điểm chính sách tài khóa


Thứ nhất, chủ thể của chính sách tàỉ khóa là bộ máy quản lỷ ngân sách nhà
nước với cơ cẩu và chế độ phân cấp phức tạp. Tùy thuộc vào chế độ chính trị của
từng nước, cơ cấu bộ máy quản lý ngân sách nhà nước có thể bao gồm hoặc không
bao gồm bộ máy quản lý ngân sách địa phương, nhưng luôn có sự phân cấp rõ ràng
giữa cơ quan hoạch định, cơ quan phê chuẩn và cơ quan tổ chức thực hiện. Sự khác
biệt về quan điểm và mức độ phối hợp giữa các cơ quan này ảnh hường rất lớn đến
chất lượng, tiến độ thực hiện và kết quả của chính sách tài khóa.
Thứ hai, đối tượng tác động trực tiếp của chỉnh sách tài khóa là tất cả các chủ

76
thể lỉên quan đến thuế và hưởng lợi từ chi ngân sách nhà nước nên rất đa dạng, trong
một số trường hợp có lợi ích mâu thuẫn với nhau. Do lợi ích thúc đẩy, các nhóm lợi
ích khác nhau có động cơ gây áp lực để chủ thể hoạch định và tổ chức thực hiện chỉnh
sách tài khóa có lợi cho họ. Đê hạn chế tác động tiêu cực từ các nhóm lọi ích đến
chính sách tài khóa, các nhà nước thường luật hóa các nguyên tắc và chế độ thu thuế,
chi ngân sách nhà nước đi đôi với việc công khai hóa thu, chi ngân sách nhà nước.
Thứ ba, chinh sách tài khóa là chỉnh sách đa mục tiêu do chỉnh tác động của
các công cụ của nó. Việc tăng, giảm thuế và chi tiêu của chính phủ luôn tác động
đồng thời đến chi phí, thu nhập, giá cả, qua đó tác động tới tổng cung, tổng cầu, mức
giá chung, tăng trường và tương quan giữa các nhóm dân cư, địa phương trong phân
phối của cải, tiếp cận cơ hội.

2.3. Các công cụ và cơ chế tác động của chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa thường tác động thông qua ba công cụ chính là thu ngân
sách nhà nước (chủ yếu là thuế), chi ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà
nước.
2.3.1. Công cụ thuế
Thu ngân sách nhà nước từ nhiều nguồn, nhung thuế là công cụ thu chủ yếu và
ổn định nhất, do đó là công cụ mạnh của chính sách tài khóa. Nhà nước có thể sử
dụng nhiều loại thuế khác nhau. Neu căn cứ vào đối tượng đánh thuế, có thuế hàng
hóa và thuế thu nhập.
Thuế hàng hóa thường được tính theo giá trị hoặc khối lượng hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế. Có nhiều loại thuế hàng hóa như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên...
Thuế thu nhập tính theo quy mô thu nhập của chủ thể kinh tế, thường gồm thuế
thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, các loại thuế tài sản, thuế
trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất... cũng là những dạng thuế thu nhập.
Nếu phân loại theo phương pháp thu thuế thì có thuế trực thu và thuế gián thu.
Thuế trực thu là loại thuế đồng nhất người nộp thuế và người chịu thuế. Ví dụ:
thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất...
Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế chỉ nộp hộ cho người chịu thuế.
Đó là các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tài
nguyên...
Sư đồ 3.1. Cơ chế vận hành của chính sách tài khóa

77
Bộ công cụ của Đối tượng tác Mục tiêu của
Biển của thị
chính sách tài động của bộ chính sách tài
trường
khóa công cụ khóa
1. Thu nhập 1. Tổng càu 1. ón định vĩ mô
1. Thuế
của hộ gia đinh
2. Chi ngân 2. Tổng cung 2. Điều tiết tăng
và doanh
sách nhà nước 3. Mức giá trưởng kinh tế
nghiệp
3. Cân đối ngân chung 3. Đảm bảo phân
2. Tiêu dùng,
sách nhà nước phối hợp lý
tiết kiệm và đầu

về nguyên tắc, thuế có hai chức năng chính. Chửc năng thứ nhất của thuế là
hình thành nguồn tài chính phục vụ hoạt động của bộ máy nhà nước: Khi được sử
dụng với. tư cách này, thuế không phải công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô mà là
một khoản chi phí xã hội cần thiết để cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý
xã hội. Chức năng thứ hai của thuế là điều tiết xu hướng hoạt động của người sản xuất
và người tiêu dùng. Chức năng này chính là công cụ của chính sách tài khóa.
Thuế tác động vào thu nhập và chi phí sản xuất, qua đó điều tiết xu hướng hoạt
động của các chủ thể kinh tế trên>thị trường. Đặc điểm của thuế là gây tảc động
ngược chiều tới chi tiêu và cung ứng của người sản xuất và người tiêu dùng. Khi cơ
quan nhà nước quyết định tăng thuế hàng hóa, giá cả hàng hóa tăng. Nêu các điêu kiện
khác không thay đổi, chi tiêu thực tế của người tiêu dùng và chi tiêu thực tể cho đầu
tư tư nhân sẽ giảm, kết cục là tổng cầu sụt giảm. Tăng thuế thu nhập cũng dẫn đến
hiệu ứng tương tự do làm giảm ngân sách hộ gia đình và giảm lợi nhuận khiến chi tiêu
cá nhân và chi đầu tư tư nhân sụt giảm. Trong ngắn hạn, tác động tăng, giảm thuế sẽ
được truyền dẫn thông qua sự nhạy cảm của xu hướng tiêu dùng với thu nhập, với giá
cả hàng hóa, dịch vụ cũng như sự nhạy cảm của đầu tư với lợi nhuận và giá đầu vào
sản xuất, qua đó, làm thay đổi xu hướng hoạt động của các chủ thể kinh tế.
Dựa vào cơ chế tác động như vậy, cơ quan nhà nước sử dụng công cụ thuế để
kiềm chế lạm phát hoặc khắc phục tinh trạng suy thoái, trì trệ. Ngoài mục đích cải
thiện cân đối ngân sách nhà nước, cơ quan quản lý ngân sách nhà nước ở trung ương
còn sử dụng việc tăng, giảm thuế đối với một số hàng hóa hoặc thu nhập của các chủ
thể kinh tế nào đó để truyền tải thông điệp về mục tiêu mà cơ quan nhà nước mong
muốn. Tăng thuế một loại hàng hóa là thông điệp không khuyến khích tiêu dùng.
Giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn hoặc ngành nghề nào đó

78
truyền đi thông điệp khuyến khích đầu tư. Ở giác độ tổng thể nền kinh tế, khi cơ quan
nhà nước có thẳm quyền xác nhận nền kinh tế đang trong trạng thái tăng trưởng quá
nóng, cần kiềm chế đầu tư và phòng ngừa lạm phát cao, Chính phủ sẽ quyết định tăng
thuế nhằm làm giảm thu nhập của các chủ thể kinh tế, tăng giá cả hàng hóa, tiến đến
giảm tổng cầu, giảm tổng đầu tư và hạ nhiệt tăng trường. Ngược lại, khi nền kinh tế
suy thoái, Chính phủ thường giảm thuế thu nhập cho dân cư, hoãn thu hoặc giảm thuế
thu từ doanh nghiệp để kích thích tiêu dùng, khuyến khích đầu tư, kích hoạt quá trình
hồi phục và tăng trưởng kinh tế... Nếu Nhà nước thiết kế cơ cấu hệ thống thuế hợp lý
và sử dụng phương thức tính thuế lũy tiến, thì công cụ thuế có thêm tính năng tự động
điều tiết khi nền kinh tế vận động theo chu kỳ kinh doanh.
Tuy có tác động khá mạnh tới thay đổi xu huớng hoạt động của các chủ thể
kinh tế, nhưng thuế cũng có những hạn chê nhất định.
Thứ nhất, Nhà nước không thể tăng mức thuê suất quá cao vì thuế cao sẽ có tác
động phụ là làm giảm năng lực cạnh tranh của quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay, giảm sút năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực dài
hạn, nhất là trong thu hút đầu tư tư nhân và tạo việc làm.
Thứ hai, thuế có tác động yếu trong một số trường hợp. Ví dụ, khi nền kinh tế
suy thoái, việc giảm thuê thu nhập doanh nghiệp hầu như ít tác dụng vì nhiều doanh
nghiệp không có lãi. Hoặc khi tỷ lệ thẩt nghiệp cao, việc Chính phủ giảm và hoãn thu
thuế thu nhập cá nhân có tác động yếu đến tiêu dùng.
2.3.2. Công cụ chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước bao gồm nhiều khoản mục. Nêu phân loại chi ngân
sách nhà nước theo tính chất của khoản chi tiêu, có chi mua hàng hóa và chi chuyển
nhượng (chuyển giao, cho không). Chi mua hàng hóa có tác động trực tiếp vào tổng
cầu. Chi chuyên nhượng có tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua khuynh hướng
tiêu dùng của người nhận chuyển nhượng, nhưng có tác động mạnh đến phân phối của
cải xã hội theo nguyên tắc công bằng.
Nếu phân loại chi ngân sách nhà nước theo mục đích của khoản chi tiêu, có chi
thường xuyên (chi tiêu phục vụ các hoạt động của bộ máy và cung cấp dịch vụ công)
và chi đầu tư phát triển (chi đầu tư vào các dự án tăng năng lực sản xuất của quốc
gia). Mỗi khoản chi lại chia thành các khoản mục nhỏ hơn do luật ngân sách nhà nước
của từng nước quy định. Chi thường xuyên tác động mạnh đến tổng cầu trong ngắn
hạn. Chi đầu tư phát triển tác động một phần đến tổng cầu trong ngắn hạn và tác động
mạnh đến tổng cung trong dài hạn.
Nhìn chung, chi tiêu ngân sách nhà nước, với tư cách công cụ của chính sách tài

79
khóa, có tác động thuận chiều với tổng cầu trong ngắn hạn và tổng cung trong dài hạn
(ngoại trừ tác động phụ của đầu tư nhà nước làm thu hẹp đầu tư tư nhân).
Cơ quan nhà nước thường sử dụng chi ngân sách nhà nước nhằm các mục tiêu:
kiềm chể lạm phát, kích cầu, kích cung, phân phối lại của cải. Khi xác nhận nền kinh
tế đang tăng trưởng nóng, nhà nước thường tìm cách khống chế không cho lạm phát
bùng phát bằng cách tiết giảm chi ngân sách nhà nước, nhất là giảm đầu tư công, qua
đó hạ thấp tổng cầu. Thường dùng hơn là chính sách tăng chi tiêu của nhà nước nhằm
kích cầu, kích cung khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, trì trệ thông qua các
biện pháp như tăng tài trợ cho khu vực tư hoặc tăng đầu tư công. Cơ quan nhà nước
có thể tăng tài trợ nhằm bổ sung thu nhập cho các nhóm dân cư gặp khó khăn do tình
trạng thất nghiệp cao hoặc tài trợ cho các doanh nghiệp, giúp họ vượt qua khó khăn.
Hình thức tài trợ khá đa dạng, có thể là tăng thu mua dự trữ của nhà nước theo giá ổn
định, thực hiện tín dụng tru đãi (hỗ trợ lãi suất hoặc trực tiếp cung cấp tín dụng ưu đãi
thông qua các tổ chức tài chính thuộc sở hữu của Nhà nước), tăng bảo trợ xã hội. Phổ
biến nhất là Nhà nước tăng đầu tư công dưới hai hình thức: (1) mua lại các doanh
nghiệp gặp khỏ khăn; (2) đầu tư mới vào kết cấu hạ tầng, vào doanh nghiệp. Ngoài ra,
chi tiêu của Nhà nước còn bổ sung cơ chế phân phối lại nhằm giảm bất công bằng.
Các nhà nước đều chuyển một phần tài chính thuộc sở hữu nhà nước vào các quỹ thực
hiện các chương trình phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, cung cấp tài chính cho
giáo dục phổ cập, cứu trợ nhân đạo...
2,3,3, Cân đối ngân sách nhà nước
Việc xử lý cân đối ngân sách nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào chủ trương của
đảng cầm quyền cũng như trần nợ công được quy định trong luật ngân sách của mỗi
nước. Trong ngắn hạn, ngân sách nhà nước có thể thặng dư, cân bằng hoặc thâm hụt
tùy thuộc vào trạng thái nền kinh tế và kết quả cân đối ngân sách lũy kế trong quá
khứ.
về mặt lý thuyết, các nhà kinh tế luôn khuyến nghị Nhà nước nên cân bằng
ngân sách trong khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh theo nguyên tắc thặng
dư trong giai đoạn nền kinh té tăng trường cao bù đắp cho thâm hụt trong giai đoạn
nền kinh tế tăng trưởng thấp, suy thoái, khủng hoảng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế tăng
trưởng, Chính phủ các nước có xu hướng tăng chi cho phúc lợi xã hội nên phần ngân
sách tiết kiệm được thường không nhiều. Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, khủng
hoảng, Nhà nước bắt buộc phải chi tiêu lớn để hỗ trợ đầu tư tư nhân và bảo trợ xã hội.
Vì thế, trong nhiều năm qua, ngân sách nhà nước của đa số các nước, nhất là các nước
đang phát triển cần đầu tư công lớn, lâm vào tình trạng thâm hụt thường xuyên khiển

80
nợ công có xu hướng tăng lên. Nếu không quản lý tốt nợ công, mất cân đối ngân sách
nhà nước sẽ gây mất ổn định rất lớn cho nền kinh tế.
Bằng các mô hình toán kinh tế và lý thuyết số nhân, khoa học kinh tế đã chứng
minh số nhân chi tiêu có tác động mạnh hơn số nhân thuế nên có thể sử dụng phương
pháp thâm hụt ngân sách tích cực nhằm tăng chi đầu tư công, tạo điều kiện khuyến
khích tăng đầu tư tư nhân, qua đó kích thích tăng trường kinh tế ở mức độ cao, nuôi
dưỡng nguồn thu, tạo nguồn thu cân bằng ngân sách trong dài hạn. Hơn nữa, việc sử
dụng đa dạng các nguồn bổ sung tài chính hỗ trợ và thay thế lẫn nhau cũng cho phép
Chính phủ duy trì thâm hụt trong thời gian dài mà không gây bất ổn cho nền kinh tế.
Ngày nay, các cơ quan nhà nước thương sử dụng cân đối tích cực ngân sách nhà
nước nhằm góp phần ổn định vĩ mô, kích thích tăng trưởng. Công cụ chính của cân
đối ngân sách tích cực là các kế hoạch vay nợ công và quản lý nợ công trong giới hạn
an toàn tài chính công đi đôi với chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trường
kinh tế, tăng khả năng cung cấp vốn cho đầu tư phát triển thông qua các tính toán cân
bằng ngân sách trong dài hạn.

2.4. Ưu điểm, nhược điểm của chính sách tài khóa


Ưu điểm của chính sách tài khóa là phạm vi tác động rộng, tính chủ động của
nhà nước và hiệu lực thực thi khá cao, Nhà nước có thể huy động nhiều nguồn lực cho
thực hiện chính sách. Nếu phối hợp tốt với chính sách tiền tệ, tác động của chính sách
tài khóa đến tổng cầu, tổng cung khá mạnh, gây hiệu ứng lớn trong nền kinh tế. Hơn
nữa, chính sách tài khóa cho phép Nhà nước chủ động đối phó với các biến động thị
trường, phát huy vai trò tích cực của Nhà nước trong đối phó với chu kỳ kinh doanh.
Trong điều kiện toàn cầu hóa, thị trường tài chính quốc tế hoạt động hiệu quả, Nhà
nước có thể huy động nguồn tài chính ở quy mô khá lán phục vụ chính sách tài khóa.
Vì thế, phạm vi và khả năng điều tiết của chính sách tài khóa được mở rộng, tính tự
chủ tăng lên, thời hạn thực thi có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, áp dụng vào thực tiễn,
chính sách tài khóa cũng có một số nhược điểm:
Thứ nhất, thuế và chi ngân sách nhà nước bị giới hạn trong những quy định chặt
chẽ của pháp luật nên khó thay đổi linh hoạt. Ở hầu hết các nước, trần nợ công của
Nhà nước bị kiểm soát chặt chẽ, trong khi nhu cầu chi ngân sách nhà nước thường
vượt quá khả năng tự cân đối của ngân sách. Các quyết định tăng thuế rất khó được
thông qua do gặp sự phản đối của các nhóm lợi ích phải nộp thuế tăng lên. Nểu chi
tiêu vượt quá khả năng thu dẫn đến thâm hụt ngân sách không được kiểm soát, thì sẽ
ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô.

81
Thứ hai, độ trễ trong và ngoài khá lơn có thể làm giảm hiệu quả tác động của
chính sách tài khóa. Nếu chính sách tài khóa được ban hành và thực hiện quá chậm sẽ
lạc nhịp với chu kỳ kinh doanh, khi đó chính sách tài khóa có thể gây tác động ngược
chiều với mục tiêu mong muốn.
Thứ bứ, chi đầu tư công, với tư cách công cụ của chính sách tài khóa, thường
vấp phải vấn đề hiệu quả thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiệu quả đầu tư công
thấp có thể làm xói mòn năng lực tài chính của Nhà nước và khiến dân chúng mất tin
tưởng vào sự điều hành của cơ quan nhà nước, thúc đẩy họ lên tiếng yêu cầu đòi thu
hẹp chi tiêu của Nhà nước.
Thứ tư, lợi ích cục bộ của những nhóm lợi ích đứng đằng sau Quốc hội và
Chính phủ có thể gây ảnh hường đến việc hoạch định và thực thi chính sách tài khóa,
qua đó có thể làm sai lệch định hướng mục tiêu của chính sách tài khóa.
Thứ năm, chính sách tài khóa có tác động ngắn hạn, chủ yếu khắc phục mặt trái
của chu kỳ kinh doanh, không khắc phục được nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh
doanh. Hơn nữa, 1&1 dụng chính sách tài khóa có thể dẫn đến hậu quả là nợ công
tăng lên.

2.5. Vận dụng chính sách tài khóa ở Việt Nam


Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, Nhà nước Việt Nam đã tích cực sử dụng
chính sách tài khóa trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đặc biệt là trong hai thập niên
đầu của thế kỷ XXL
Nhà nước Việt Nam đã tiến hành cải cách hệ thống thuể và xử lý các vấn đề chi
tiêu ngân sách nhà nước phù hợp với cơ chế vận hành của thị trường, qua đó tạo điều
kiện thực thi ngày càng tốt hơn chính sách tài khóa.
Trong các năm 2001-2003, Nhà nước Việt Nam đã sử dụng chính sách kích cầu
nhằm hạn chế tinh trạng suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng 1997-1998 ở các
nước châu Á. Cụ thể là Nhà nước đã thực thi chính sách tài khóa mở rộng thông qua
tăng chi tiêu ngân sách cho các chương trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội ở nông thôn và triển kha® một số dự án đầu tư công lớn. Nhờ những nỗ lực
này Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương khá cao.
Đê đối phó với nguy cơ lạm phát cao vào các năm 2008 và 2011, Nhà nước đã
thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt (giảm chi ngân sách nhà nước từ 10-20%). Nhờ
đó tỷ lệ lạm phát được níu giữ ở mức dưới 20%/năm và giảm xuống còn hơn 6% trong
năm tiếp theo (2009 và 2012). Đồng thời, để giảm tốc độ suy thoái trong các năm
2009, 2012, Nhà nước đã đưa ra nhiều gói kích cầu. Đó là gói hỗ trợ lãi suất cho

82
người có thu nhập thấp mua nhậ ở; gói kích cầu đầu tư mua sắm máy móc, nông cụ,
hàng hóa tiêu dùng. Có thể thấy, chính sách tài khóa trong những năm này đã góp
phần kiềm chế lạm phát và kích thích nền kinh tế đi vào giai đoạn hồi phục từ cuối
năm 2013 đến đầu năm 2020. Nhờ vậy, Việt Nam giữ được tốc độ tẫhg trưởng thuộc
nhóm cao trên thế giới.
Trong quý I năm 2020, nhằm giảm tấc động gây suy thoái của đại dịch Covid-
19, Nhà nước Việt Nam đã chủ động đưa ra một số gói kích cầu như: gói 62.000 tỷ
đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn; gói hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp khoảng
250.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhà nước còn cho phép các doanh nghiệp gặp khó khăn
chậm nộp thuế, phí bảo hiếm, phí công đoàn, giảm 10% giá điện...
Tuy nhiên, chính sách tài khóa ở Việt Nam trong giai đoạn này vẫn còn một số
hạn chế làm giảm tác động mong đợi. Trước hết là tiến độ giải ngân các gói kích cầu
khá chậm nên tác động kích thích tiêu dùng và đầu tư không kịp thời. Nhiều khoản chi
đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước không hiệu quả, thể hiện ở 12 dự án thua lỗ.
Chi ngân sách nhà nước lớn, thu ngân sách nhà nước khó khăn đã dẫn đến tình trạng
liên tục bội chi ngân sách nhà nước, một số năm tỷ lệ bội chi cao.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó là do hiệu lực thực thi chính sách tài
khóa của bộ máy nhà nước chưa cao; chính sách tài khóa thường theo đuổi nhiều mục
tiêu cạnh tranh cùng một nguồn lực nên khó điều hành; dư địa thực thi chính sách tài
khóa của ngân sách nhà nước khá hạn hẹp.
Chiến lược phát triển kỉnh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 được Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua đã định hướng vận
dụng chính sách tài khóa trong giai đoạn 2021-2030 là: “Cơ cấu lại ngân sách nhà
nước theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định
vững chắc kinh tế vĩ mô, bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2030 khoảng 3%
GDP”1; “Sửa đổi hệ thống luật và chính sách thuế, phí, lệ phí theo nguyên tắc thị
trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu
tư”2.

3. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


3.1. Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là tập hợp các quyết định của ngân hàng trung ương về mức
cung ứng tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ, tạo việc làm và kích thỉch tăng
trưởng.
Ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường, chủ thể của chính sách tiền tệ

83
được giao cho ngân hàng trung ương đảm nhận, không phân cấp cho bất kỳ cơ quan
nào khác.
Mặc dù về tổng thể, chính sách tiền tệ có ảnh hường đến mọi chủ thể trong nền
kinh tế thông qua tác động của lạm phát, lãi suất, nhưng đối tượng chịu tác động trực
tiếp và nhiều nhất của chính sách tiền tệ là các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp
chính sách tiền tệ gây khó khăn cho hoạt động tim kiếm lợi nhuận của các tổ

lj 2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Vẫn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.236, 237-238
chức tín dụng thì có thể nảy sinh những phản ứng trái chiều của các tổ chức này. Đẻ
ngân hàng trung ương có thể độc lập trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ và
tránh áp lực của các tổ chức tín dụng, Chính phủ thường quốc hữu hóa ngân hàng
trung ương hoặc giữ quyền bổ nhiệm các nhân vật chủ chốt trong bộ máy quản lý
ngân hàng trung ương.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, hỗ trợ chính sách tài khóa
trong khắc phục các dao động của chu kỳ kinh doanh, ổn định thị trường tiền tệ, qua
đó tác động vào lãi suất thị trường, khuyến khích hoặc hạn chể đầu tư, việc làm và sản
lượng.

3.2. Đặc điểm chính sách tiền tệ


So với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, chính sách tiền tệ có một số điểm đặc
thù sau:
Thử nhất, diện tác động của chính sách tiền tệ khá hẹp, thời gian tác động ngắn
hơn các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Thực tế cho thấy, chính sách tiền tệ chủ yếu
tác động vào lượng tiền trong kênh lưu thông, qua đó tác động đến các biến số của thị
trường hàng hóa và dịch vụ, vì thế nó chịu ảnh hường rất lớn từ phản ứng của các tổ
chức tín dụng.
Thứ hai, chính sách tiền tệ có bộ công cụ đa dạng, khá độc lập với nhau, bổ trợ
cho nhau. Trong thực tiễn, mức độ phối hợp cùng chiều một cách linh hoạt các công
cụ này quyết định kết quả của chính sách tiền tệ.
Thứ ba. chính chính sách tiền tệ không chỉ ổn định thị trường tiền tệ trong nước
mà còn liên quan đến tương quan giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ thông qua việc
điều tiết tỷ giá hối đoái.

84
3.3. Các công cụ và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
Để thực hiện chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương sử dụng

85
một bộ công cụ đa dạng gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thị
trường mở, chính sách lãi suất, tỷ giá, hạn mức tín dụng... Có thể hình dung khái quát
bộ công cụ và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ như sau:
Sơ đồ 3,2. Cơ chế vận hành của chính sách tiền tệ
Đối tượng tác Mục tiêu của
Bộ công cụ của Biến của thị
động của bộ chính sách tiền
chính sách tiền tệ trường
công cụ tệ
1. Tỷ lệ dự trữ bát
Lượng tiện cung 1. Lãi suất thị 1. Kiểm soát
buộc trường
ứng lạm phát
2. Nghiệp vụ thị 2. Dự trữ cửa 2. Kích thích
trường mở ->
tổ chức tín tăng trưởng
3. Lãi suất chiết dụng
khấu 3. Tỷ giá hối
4. Một số quy chế đoái
điều tiết
5. Tỷ giá

3.3.1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc


Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm trong nguồn tiền mặt huy động mà
ngân hàng trung ương buộc các tổ chức tín dụng phải giữ ở tài khoản dự trữ của họ,
số tiền dự trữ này phải hiện diện trong tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng mở tại
ngân hàng trung ương. Nếu dự trữ thực tế của tổ chức tín dụng thấp hơn dự trữ bắt
buộc thì tổ chức tín dụng phải đi vay để bù đắp cho đủ.
Xét về phía tổ chức tín dụng, dự trữ là điều kiện để họ đảm bảo tính thanh
khoản. Tùy theo tính toán cũng như quan điểm điều hành của giới quản trị tùng tổ
chức tín dụng, tỷ lệ dự trữ thực tế có thể cao hay thấp. Tuy nhiên, luật các tổ chức tín
dụng của nhiều nước quy định các tổ chức tín dụng không được dự trữ ở mức thấp
hơn mức dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định.
Có thể thấy, việc tăng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có tác động ngược chiều với
việc cung tiền. Cơ chế truyền dẫn tác động của công cụ này là số tiền tín dụng mà các
tổ chức tín dụng cung ứng ra thị trường thay đổi theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Phương
thức ngân hàng trung ương điều tiết như sau: Khi phân tích các thông tin thị trường
nhận được cho thấy, nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát cao do lượng tiền trong
lưu thông quá lớn, ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để

86
giảm cung tiền tín dụng của các tổ chức tín dụng. Ngược lại, khi phân tích các thông
tin thị trường cho thấy, nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, ngân hàng trung ương điều
chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, kích thích các tổ chức tín dụng mở rộng cung tiền tín
dụng.
Tác động của việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc khá mạnh. Một mặt, tỷ lệ dự trữ
bắt buộc tác động vào khối lượng tiền cho vay. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp, các tổ
chức tín dụng được sử dụng nhiều hơn số tiền huy động để cho vay. Ngược lại, tỷ lệ
dự trữ bắt buộc cao, số tiền các tổ chức tín dụng có thể cho vay giảm. Hơn nữa, tỷ lệ
dự trữ bắt buộc cao, lượng tiền khan hiếm, các tổ chức tín dụng buộc phải tăng lãi suất
khiến nhu cầu vay để đầu tư và tiêu dùng giảm. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp, các tổ chức
tín dụng có nhiều tiền hơn để cho vay khiến lãi suất cho vay có xu hướng giảm,
khuyến khích nhà đầu tư và hộ gia đình vay tiền.
Tuy nhiên, phương thức can thiệp hành chính thông qua thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt
buộc không được các tổ chức tín dụng ủng hộ do nó tạo ra cú sốc lớn đối với lượng
cung tiền tín dụng, nhất là khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, lãi suất cao, các doanh
nghiệp “khát” tiền, việc ngân hàng trung ương nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ gây khó
khăn cho cả tổ chức tín dụng lẫn doanh nghiệp. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, nhiều
tổ chức tín dụng khó cho vay, việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc không có tác động đủ
sức kích thích các tổ chức tín dụng tích cực cho vay như mong muốn của ngân hàng
trung ương. Chính vì thế, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc không được sử dụng thường
xuyên.
J.5.2. Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động điều tỉết lượng cung ứng tiền mặt của
ngân hàng trung ương thông qua hoán đổi tiền mặt và chứng khoán trên thị trường
giao dịch trái phiếu.
Chứng khoán có tính thanh khoản thấp hơn tiền mặt, do đó có khả năng tạo tiền
tín dụng thấp hơn tiền mặt. Ngân hàng trung ương đã sử dụng tính thanh khoản thấp
của chứng khoán để hoán đổi chúng với tiền làm thay đổi lượng cung tiền trong luu
thông, phục vụ mục tiêu mong muốn của chính sách tiền tệ.
Trong nghiệp vụ thị trường mở ngân hàng trung ương tham gia mua bán trái
phiếu (chủ yểu là trái phiếu chính phủ và trái phiếu của ngân hàng trung ương) trên thị
trường tài chính nhằm điều tiết lượng cung tiền, không nhằm mục tiêu kinh doanh. Cơ
chế tác động về cơ bản là: Nếu ngân hàng trung ương nhận định rằngi nền kinh tế
đang trong tình trạng suy thoái, cần mở rộng lượng cung tiền, qua đó giảm lãi suất,
kích thích tăng trưởng, ngân hàng trung ương sẽ tiến hành mua trái phiếu. Khi đó sẽ

87
có một lượng tiền mặt được cung ứng thêm vào kênh lưu thông. Ngược lại, khi ngân
hàng trung ương nhận định nền kinh tế đang có nguy cơ lạm phát bùng phát, ngân
hàng trung ương sẽ bán trái phiếu thu tiền về kho dự trữ của mình, nhờ đó giảm tiền
trong lưu thông, tăng lãi suất, hạ nhiệt tăng trường.
Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng cung tiền có ưu điểm là
linh hoạt, phù hợp với nguyên tắc thuận mua, vừa bán, tự do kinh dòanh trên thị
trường, dễ được các tổ chức tín dụng chấp nhận. Nghiệp vụ này cũng cho phép ngân
hàng trung ương chủ động trong điều tiết trực tiếp lượng tiền trong lưu thông. Tuy
nhiên, công cụ này cũng có nhược điểm là các giao dịch chứng khoán của ngân hàng
trung ương có thể không thành công như họ mong muốn. Bởi vì, khi nền kinh tế tăng
trưởng nóng, lạm phát cao, ngân hàng trung ương muốn thu tiền về bằng cách bán trái
phiếu, nhưng các tổ chức tín dụng có thể không mua do không còn dự trữ tiền mặt quá
mức dự trữ bắt buộc. Khi nền kinh tế suy thoái, ngân hàng trung ương muốn tăng
cung tiền bằng cách mua các trái phiếu đã phát hành, nhưng các tổ chức tín dụng đang
ứ vốn, muốn giữ trái phiếu để hưởng lợi.
3.3.3. Lãi suất chiết khẩu
Lãi suất chiết khấu là lãỉ suất áp dụng cho khoản tỉn dụng tái cấp vốn của
ngân hàng trung ương cho các tổ chức tín dụng.
Đi cùng với tăng, giảm quy mô lượng tiền mặt thông qua khoản vay tái cấp
vốn, lãi suất chiết khấu có tác động điều chỉnh giá của lượng tiền mà các tổ chức tín
dụng huy động được từ ngân hàng trung ương, thông qua đó tác động thu hẹp hay mở
rộng lượng cung tiền tín dụng của các tổ chức tín dụng cũng như tác động đến lãi suất
cho vay của họ.
Cơ chế tác động chính của lãi suất chiết khấu là lãi suất thưởng (thấp hơn lãi
suất thị trường) hoặc lãi suất phạt (cao hơn lãi suất thị trường). Khi khuyến khích
ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng, ngân hàng trung ương sẽ áp dụng lãi suất
thưởng. Khi hạn chế cung tiền tín dụng, ngân hàng trung ương áp dụng lãi suất phạt.
Công cụ này có lợi là không can thiệp hành chính vào các quyết định kinh
doanh của tổ chức tín dụng nên ít bị phản ứng. Hơn nữa, các tổ chức tín dụng còn phải
dựa vào ngân hàng trung ương để duy trì hoạt động của mình nên mức tuân thủ khá
cao. Tuy nhiên, phạm vi tác động của lãi suất chiết khấu không lớn, nhất là trong các
tình huống cực đoan như: khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát cao, các tổ chức
tín dụng thiếu vốn, doanh nghiệp cần tiền để thanh toán, dù ngân hàng trung ương áp
dụng lãi suất phạt, các tổ chức tín dụng cũng cố gắng vay. Khi việc cho vay khó khăn,
dù ngân hàng trung ương có áp dụng lãi suất thường, ít tổ chức tín dụng muốn vay.

88
3.3.4. Một số quy chế điều tiết
Khi lãi suất chiết khấu ít tác dụng, ngân hàng trung ương có thể sử dụng công
cụ mạnh hơn là các quy chế kiểm soát lãi suất huy động và cho vay của tổ chức tín
dụng. Các quy chế kiểm soát lãi suất khá đa dạng như lãi suất trần, lãi suất sàn, lãi
suất cơ bản, lãi suất cơ sở... Nhìn chung, các quy chê này chỉ áp dụng trong tình trạng
nguy cấp (lạm phát quá cao hoặc suy thoái nặng). Ở các nước phát triển, lãi suất của
trái phiếu chính phủ thường đóng vai trò lãi 1 suất cơ sở điều tiết lãi suất thị trường.
Tuy nhiên, trong các hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với chu kỳ kinh doanh, các ngân
hàng trung ương có thể trở lại chính sách lãi suất khung hoặc lãi suất cơ bản.
Ngân hàng trung ương thường sử dụng các quy chế về lãi suất nhằm khuyến
khích hoặc hạn chế đầu tư. Khi muốn khuyến khích đầu tư, ngân hàng trung ương có
xu hướng duy trì lãi suất thấp. Ngược lại, khi muốn hạn chế đầu tư, ngân hàng trung
ương có xu hướng đẩy lãi suất lên cao.
Việc ấn định khung lãi suất hoặc mức dao động lãi suất cố định khiến các tổ
chức tín dụng bị ràng buộc, hạn che sự điều tiết của thị trường tín dụng, nên thường bị
các tổ chức tín dụng phản đối hoặc đối phó lại bằng nhiều hình thức khác. Chính vì
thế, chính sách lãi suất cố định hoặc chính sách lãi suất khung chỉ áp dụng 1 trong
những hoàn cảnh bất bình thường.
Ngoài ra, trong tình huống biến động mạnh, ngân hàng trung ương có thể sử
dụng công cụ bổ sung là hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng là tốc độ được phép
tăng tín dụng quy định cho các nhóm tổ chức tín dụng khác nhau (tính theo thời gian,
thường là một năm) hoặc tỷ lệ phần trăm trong tổng vốn dự án mà một tổ chức tín
dụng được phép cho vay. Hạn mức tín dụhg thường được sử dụng để hạn chế mức
cung tiền nhằm bảo đảm an toàn vốn và giảm lượng cung tiền khi nền kinh tế gặp
nguy cơ lạm phát cao.
3.5.5. Chính sách tỷ giá hối đoái
Chính sách tỷ giá hổi đoái là quan điểm và cách thức can thỉệp của ngân hàng
trung ương vào thị trường ngoại hối nhằm điều tiết giả trị đồng nội tệ phục vụ các
mục tiêu mà ngân hàng trung ương theo đuổi.
Tỷ giá hối đoái được đo bằng tỷ lệ đổi 1 đồng nội tệ bằng một số ngoại tệ hoặc
một đồng ngoại tệ bằng một số nội tệ trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng:
Số ngoại tệ Số nội tệ
e =----------------—— hoặc d =-------------------------------
1 đơn vị nội tệ 1 đơn vị ngoại tệ

89
Tỷ giá hối đoái tác động đến luồng ngoại tệ ra hoặc vào nền kinh tế quốc gia,
qua đó tác động đến giá cả đồng nội tệ và ảnh hưởng đến cung, cầu, giá cả trên thị
trường hàng hóa, dịch vụ. Neu e tăng lên tức đồng nội tệ tăng giá, người nhập khẩu và
người giữ đồng nội tệ sẽ có lợi, do đó sẽ khuyến khích dòng vốn ngoại tệ chảy vào
trong nước và khuyến khích nhập khẩu. Ngược lại, nếu e giảm xuống, đồng nội tệ mất
giá, người giữ ngoại tệ và xuất khẩu sẽ có lợi nên khuyến khích dòng vốn ra và xuất
khẩu. Tùy thuộc vào mục tiêu theo đuổi của quốc gia trong từng thời kỳ, ngân hàng
trung ương có thể điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua dự trữ ngoại tệ.
Nếu muốn kích thích xuất khẩu, ngân hàng trung ương có thể theo đuổi chính
sách hạ thấp giá trị tương đối của nội tệ so với ngoại tệ bằng cách mua ngoại tệ. Khi
đỏ trên thị trường ngoại hối ngoại tệ sẽ khan hiếm nên lên giá, nội tệ khá dư thừa nên
giảm giá. Ngược lại, muốn thu hút đầu tư nước ngoài, ngân hàng trung ương sẽ kiềm
chế sự giảm giá đồng nội tệ bằng cách bán ngoại tệ ròng. Khi đó, ngoại tệ dư thừa, nội
tệ khan hiếm nên được định giá cao.
Việc điều tiết chủ động tỷ giá cần điều kiện dự trữ ngoại tệ dồi dào. Nếu dự trữ
ngoại tệ quá mỏng, ngân hàng trung ương khó chủ động kiểm soát tỷ giá theo mục
tiêu mong muốn.

3.4. Ưu điểm, nhược điểm của chính sách tiền tệ


Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, chỉnh sách tiền tệ có ưu đỉểm là tính linh
hoạt, thích ứng cao với sự biến động của thị trường. Chính vì thế, chính sách tiền tệ
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng nội
tệ. Sự ổn định của thị trường tiền tệ không những tạo môi trường thuận lợi cho hoạt
động đầu tư, kích thích tăng trưởng, tạo việc làm, thu nhập, mà còn giảm thiểu các chi
phí phát sinh về quản lý khác.
Chỉnh sách tiền tệ được tổ chức và thực hiện một cách tập trung dựa trên thông
tin thị trường và phán đoán của ngân hàng trung ương (ở Việt Nam là Ngân hàng Nhà
nước) nên khá nhạy bén và có tác động nhanh hơn chính sách tài khóa. Do không bị
phân tán bởi các trung tâm quyết định có lợi ích khác nhau như chính sách tài khỏa
nên ngân hàng trung ương có thể ra quyết định khá nhanh và bắt nhịp với biến động
thị trường nhạy bén hơn chính sách tài khóa, chính sách thương mại, chính sách đầu
tư.
Chỉnh sách tiền tệ có nhỉều công cụ nhằm thực hiện một mục tiêu, nhất là mục
tiêu kiềm chế lạm phát. So với chính sách tài khóa, tác động của chính sách tiền tệ tới
lạm phát nhanh hơn, hiệu quả cao hơn.

90
Song, chính sách tiền tệ cũng có một số nhược điểm nhất định. Nhược điểm lớn
nhất của chính sách tiền tệ là không có đủ sức mạnh để điều tiết nền kinh tế trong dài
hạn. Bởi vì các quyết định đầu tư và tiêu dùng của người sản xuất và người tiêu dùng
không chỉ phụ thuộc vào tình trạng lạm phát, mà còn phụ thuộc vào kỳ vọng thu nhập
trong tương lai cũng như các rào cản ra, vào thị trường. Khi còn tin rằng nền kinh tế
sẽ tăng trưởng tốt, người sản xuất còn đầu tư, người tiêu dùng còn mở rộng tiêu dùng
bất chấp chính sách tiền tệ của nhà nước. Khi đó chính sách giảm cung tiền tín dụng
rất khó thực hiện. Khi mất niềm tin vào khả năng tăng trưởng của nền kinh tế thì việc
mở rộng lượng cung tiền nhiều khi không đủ lực để kích cầu tiêu dùng và đầu tư, do
đó các tô chức tín dụng khó giải ngân.
Chính sách tiền tệ cũng có độ trễ nhất định, nhất là đối với mục tiêu kích thích
tiêu dùng, đầu tư do tác động của chính sách tiền tệ đến người sản xuất và tiêu dùng
được truyền dẫn qua thị trường tài chính. Nếu thị trường tài chính chưa phát triển hoặc
gặp các cú sốc thi tác động truyền dẫn sẽ suy giảm. Ngoài ra, chính sách tiền tệ chỉ có
tác động tích cực khi ngân hàng trung ưong dự báo đúng. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở
dự báo để hoạch định chính sách tiền tệ thường không đầy đủ, thông tin dự báo không
kịp thời dẫn đến các chính sách tiền tệ thường chậm hoặc không chính xác.

3.5. Vận dụng chính sách tiền tệ ở Việt Nam


Đặc trưng của chỉnh sách tiền tệ ở Việt Nam là đa mục tiêu. Từ năm 2000 trở
lại đây, Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần vận dụng chính sách tiền tệ kiềm chế lạm
phát và kích thích tăng trưởng.
Trong các năm 2001-2006, để đổi phó với tình trạng suy thoái kinh tế do cuộc
khủng hoảng 1997-1998 ở các nước Đông Nam Á, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện
chính sách tiền tệ nới lỏng, trong đó đã sử dụng hầu hết các công cụ của chính sách
tiền tệ, nhất là chính sách lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, phối hợp với chính sảch
tài khóa mở rộng. Nhờ sự phối hợp của chính sách tiền tệ nới lỏng với chính sách tài
khóa mở rộng, Việt Nam đã nhanh chóng thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng, lấy
lại đà tăng trưởng cao, lạm phát vừa phải.
Để đối phó với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2007-2008, Ngân hàng Nhà
nước đã nhiều lần áp dụng thành công chính sách tiền tệ. Cụ thể: Năm 2008, để đối
phó với xu hướng lạm phát gia tăng (năm 2007 là 12,63%, năm 2008 là 19,89%), Nhà
nước đã điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất, giảm hạn mức
tín dụng, phát hành trái phiếu thu tiền về dự trữ của Ngân hàng Nhà nước. Nhờ đó tỷ

91
lệ lạm phát năm 2009 hạ xuống mức 6,52%. Chính sách kích cầu cuối năm 2009 và
trong năm 2010 của Chính phủ làm cho lạm phát trong năm 2011 có xu hướng tăng,
đạt mức 18,3%. Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp chính sách
tiền tệ thắt chặt với chính sách tài khóa thắt chặt để kéo tốc độ lạm phát năm xuống
còn 6,81%. Từ năm 2013, chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng (giảm lãi suất, mở
rộng hạn mức tín dụng) đã góp phàn đưa nền kinh tế Việt Nam đi vào giai đoạn phục
hồi và tăng trưởng. Hai năm 2018-2019, lạm phát ở Việt Nam được duy trì ở mức
thấp, dưới 4% đi đôi với tốc độ tăng trưởng được cải thiện, năm sau cao hon năm
trước.
Trong chiến lược 10 năm 2021-2030, quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam là “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô. Phối hợp chặt chẽ,
đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ, đầu tư, thị trường, giá cả, thương
mại và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các
cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội”1.
Giai đoạn 2021-2025, Đảng chủ trương: “Điều hành chính sách tiền tệ chủ
động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với các chính sách khác nhằm ổn định vĩ
mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định thị trường tiền tệ
và ngoại hối”XLV XLVI.
4. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TỂ
4.1. Khái niệm chính sách thirưng mại quốc tế
Chính sách thương mạỉ quốc tế là tập hợp các quy định, công cụ và biện pháp
của Nhà nước để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế của nước đó trong những
giai đoạn nhất định nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô mong muốn.
Chủ thể xây dựng chính sách thương mại quốc tế thường là chính quyền Trung
ương (Chính phủ soạn thảo, đàm phán, ký kết với nước ngoài, Quốc hội phê chuẩn),
nhưng được thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về thương
mại và các lĩnh vực liên quan đến thương mại có phân cấp từ trung ương đến địa
phương, trong đó các cơ quan đàm phán các hiệp định thương mại, cơ quan quản lý
hải quan, quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thị trường, nhất là cơ quan
kiểm định chất lượng hàng hóa có vai trò quan trọng. Hiện nay, mặc dù về nguyên tắc,
các quốc gia đều tuyên bố ủng hộ thương mại tự do, nhưng nước nào cũng có biện

XLV Đảng Cộng sản Việt Nam: Vẫn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thử XIỈI>
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.235-236.
XLVI Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đạỉ hội đại biểu toàn quốc lần thử XIII, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.100.

92
pháp bảo hộ nhất định sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích riêng của họ dựa trên sức
mạnh kinh tế, bất chấp hành động của họ có thể làm thiệt hại cho nước khác. Chính vì
thế, Nhà nước phải thay mặt quốc gia đàm phán, xây dựng các chính sách có lợi cho
nước mình trong thương mại quốc tế.
Đổi tượng chịu tác động của chính sách thương mại quốc té là những người sản
xuất và tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt
động liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu như hải quan, tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa,
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ...
Mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế là tạo điều kiện thuận lợi cho xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, tăng dự trữ
ngoại tệ, cân đối tích cực cán cân thương mại, đấu tranh cho thực thi thương mại công
bằng.
4.2. Đặc điểm chính sách thương mại quốc tế
Chỉnh sách thương mại quổc tế chịu ảnh hưởng của quan hệ chính trị, ngoạỉ
giao giữa các quốc gia với nhau. Quan hệ hữu hảo hay thù địch giữa các quốc gia ảnh
hưởng rất lớn đến việc tạo thuận lợi hay dựng lên các rào cản và phân biệt đối xử
trong thưong mại giữa các nước.
Chính sách thương mạỉ quốc tế chịu sự chế định của luật pháp quốc tế. Mỗi
nước, khi tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế đa phương, đều phải điều
chỉnh chính sách thương mại quốc tế của mình theo hướng tuân thủ luật pháp thương
mại quốc tế đã có, nhất là các hiệp ước mà quốc gia cam kết thực hiện.
Chỉnh sách thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng của nước ngoài, nhất là các
nước mà quổc gia ký hiệp định thương mại tự do và quy định của các tổ chức quốc tế
mà quốc gia đó là thành viên. Vì thế, khi đàm phán và ký kết các hiệp định thương
mại, đoàn đàm phán phải am hiểu luật pháp nước sở tại và các quy định của các tổ
chúc thương mại quốc tế để có thể đưa ra các điều kiện có lợi nhất cho quốc gia.
Chỉnh sách thương mại quốc tế phụ thuộc rất lớn vào vị thế quốc gia trên
trường quốc tế. Thông thường các nước lớn bao giờ cũng có lợi thế về thương mại và
thị trường mà các nước nhỏ rất cần để trao đổi hàng hóa qua lại. Vì thế, nước lớn có
vai trò quyết định trong nhiều vấn đề của thương mại quốc tế mà nước nhỏ phải tuân
theo.
Chỉnh sách thương mạỉ quốc tể phát triển trong khuôn khổ khu vực hóa và toàn
cầu hóa. Trong điều kiện chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc, các tổ chức liên kết khu
vực rất nhiều, các quốc gia không thể không bị cuốn vào quá trình khu vực hóa, toàn
cầu hóa. Vấn đề là Chính phủ phải lựa chọn tổ chức tham gia và đàm phán khôn

93
ngoan để quốc gia có lợi.
4.3. Các công cụ và cơ chế tác động của chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế sử dụng các công cụ kiểm soát hoạt động trao
đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới quốc gia như: thuế quan, công cụ phi thuế quan
(thủ tục hải quan, giấy phép, tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ, một số quy định trong
giao dịch hàng hóa qua biên giới...). Ngoài ra, trong khuôn kho của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), Nhà nước còn sử dụng một số quyền đặc biệt để có thể bảo vệ
lợi ích nước minh trong các tình huống đặc biệt như quyền tự vệ đặc biệt, áp thuế
chống bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu, cơ chế giải quyết tranh chấp... Có thể nêu khái
quát một số công cụ chủ yếu của chỉnh sách thương mại quốc tế ở Sơ đồ 3.3.
Sơ đồ 3.3. Cơ chế vận hành của chính sách thương mại quốc tế
Đối tượng tác Mục tiêu của
Biến của thị
Bộ công cụ của chính chính sách
động của hộ trường
sách thương mại quốc tế thương mại
công cụ
quốc tế
1. Chi phí của 1. Giá cả 1. Tạo điều
1. Công cụ thuế quan
hoạt động xuất hàng hóa kiện thuận lợi
2. Công cụ phi thuế quan:
khẩu, nhập xuất khẩu, cho xuất khẩu,
- Thủ tục hải quan khẩu nhập khẩu nhập khẩu
- Tiêu chuẩn chất lượng 2. Hàng rào 2. Năng lực 2. Tăng dự trữ
hàng hóa, dịch vụ gia nhập, rút cạnh ữanh ngoại tệ
- Giấy phép, hạn ngạch, khỏi thị ngoài giá của
3. Bảo hộ và tạo
cấm xuất khẩu, nhập ưường hàng hóa,
điều kiện phát
khẩu 3. Số lượng, dịch vụ xuất
triển sản xuất
-Trợ cấp xuất khẩu chủng loại khẩu, nhập
trong nước
- Một số quy định khác hàng hóa, dịch khẩu
4. Thương mại
ưong thương mại quốc tế: vụ không được 3. Quy mô
công bằng
Hạn chế xuất khẩu tự phép hoặc hạn và điều kiện
nguyện; trả đũa thương chế xuất, nhập giao dịch
mại; tự vệ khẩn cấp... khẩu thương mại
quốc tế
4.3.1. Thuế quan
Thuế quan là mức thuế đánh vào hàng hóa khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng
hóa, dịch vụ qua các cửa khẩu ở biên giới quốc gia.
Các căn cứ để tính thuế quan là thuế suất và cơ sở tính thuế. Thuế suất thường

94
đưực quy định theo chủng loại hàng hóa. Nếu một nước tham gia vào một tổ chức
thương mại quốc tế hoặc là một bên ký kết hiệp định thương mại tự do thì thuế suất
được cam kết cụ thể theo các dòng thuế áp cho các loại hàng hóa khác nhau và thường
cam kết kèm theo lộ trình giảm thuế. Thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu ảnh hưởng
rất lớn đến giá bán hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, qua đó ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, xuất khẩu.
Căn cứ tính thuế có thể là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị hàng hóa,
dịch vụ. Giá tính thuế là một ưong những yếu tố quyết định quy mô lượng thuế quan
phải nộp. Trước đây các nước thường áp dụng mức giá tối thiểu để tính mức thuế
quan tối thiểu theo thuế suất đã công bố. Trong quá trình phát triển các quan hệ
thương mại và thông qua các diễn đàn đàm phán khác nhau, các bên tham gia vào các
tổ chức thương mại quốc tế có khuynh hướng ủng hộ nguyên tắc tính thuế quan theo
giá giao dịch thực tế. Đến nay, WTO đã thống nhất quy định nguyên tắc xác định giá
tính thuế quan là giá giao dịch thực tế. Tuy nhiên, các chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu thường có động cơ báo giá tính thuế không đúng với giá giao dịch thực tế, gây
thất thu cho ngân sách nhà nước. Vì thế, muốn chống thất thu, cơ quan hải quan phải
có hệ thống thu thập thông tin về giá trên thị trường thế giới để tham chiếu nhằm đấu
tranh có hiệu quả với các chủ hàng. Chính vì thế, nhà nước cần hỗ trợ cơ quan hải
quan xây dựng hệ thống cập nhật và xử lý thông tin giá cả thế giới.
Thuế quan có tác động ngược chiều đến mở rộng hoạt động ngoại thương. Thuế
quan cao khiển giá cả hàng nhập khẩu và xuất khẩu cao, hạn chế khả năng cạnh tranh
qua giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế quan càng thấp, hàng hóa xuất khẩu
và nhập khẩu càng có vị thế cạnh tranh bình đẳng với hảng sản xuất trong nước và ở
nước khác. Tùy thuộc vào các cam kết quốc tế và mục tiêu bảo hộ sản xuất trong
nước, nhà nước xác định các mức thuế quan và lộ trình giảm thuế quan phù hợp.
Nếu mong muốn mức độ bảo hộ cao đối với sản xuất trong nước, các nước có
xu hướng quy định thuế nhập khẩu cao. Tuy nhiên, khi quốc gia tham gia vào các tổ
chức thương mại khu vực và quốc tế, mức thuế quan phải phù hợp với các cam kết
của quốc gia với tổ chức đó. Xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa hiện nay đang
gây áp lực để các quốc gia hạ hàng rào thuế quan xuống mức phổ biến là 0-5%. Ngoài
ra, chính sách khuyến khích xuất khẩu được hầu hết các nước áp dụng đã tạo ra xu
hướng giảm thuế nhập khẩu đối với hàng công nghiệp, nông sản, trừ danh mục hàng
hóa hạn chế giao dịch. Vì thể, sức mạnh bảo hộ sản xuất trong nước của hàng rào thuế
quan ngày càng giảm đi. Thực tế cho thấy, xu hướng hạ thấp hàng rào thuế quan
không hẳn đã bất lợi cho quốc gia. Bởi vì, thuế quan cao chưa hẳn có lợi cho sản xuất

95
nội địa vì làm giảm áp lực cạnh tranh, qua đó làm chậm quá trinh sáng tạo, cải cách,
đổi mới nền kinh tế nội địa. Đối với các nước đang phát triển, thuế quan quá thấp có
thể làm phá sản các cơ sở sản xuất non yếu của quốc gia. Vì thế, đàm phán tích cực để
duy tri hệ thống thuế quan hợp lý là trách nhiệm rất lớn của nhà nước.
Ngoài thuế quan thông thường, trong trường hợp có bằng chứng cho thấy, người
bán hàng hóa nhập khẩu hàng hóa vào trong nước với giá dưới chi phí sản xuất và vận
chuyển thì nước sở tại có quyền ắp dụng một loại thuế đặc biệt gọi là thuế chống bán
phá giá. Đây là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước một cách tinh vi và được nhiều
nước phát triển sử dụng. Các nước chưa được nước nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ công
nhận là nước có nền kinh tế thị trường phát triển thường thua thiệt khi nước nhập khẩu
sử dụng công cụ này.
43.2. Công cụ phi thuể quan
Công cụ phỉ thuế quan thường là các thủ tục hành chỉnh liên quan đến xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa như thủ tục hải quan, các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu, các giấy phép đặc biệt nhằm hạn chế hoặc cẩm nhập khẩu,
xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ nhạy cảm, liên quan đến quốc phòng, an ninh; các
quy định về nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, các bỉện
pháp quản lý rủi ro nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh,,, nhằm tăng cường khả
năng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu của quốc gia, đảm bảo sức khỏe cho người dân
và bảo vệ phong tục, tập quán, vãn hóa tốt đẹp của dân tộc.
* Thủ tục hảỉ quan
Thủ tục hải quan bao gồm các công đoạn kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, quy trình và thời gian nộp thuế, quy trình và thời gian thông quan hàng hóa, quy
trình và thủ tục tạm nhập, tái xuất...
Thủ tục hải quan là cần thiết để đảm bảo hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp
ứng chất lượng và người chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoàn thành các nghĩa vụ
theo luật của mình. Tuy nhiên, nếu thủ tục hải quan quá phức tạp một cách không cần
thiết có thể là rào cản thương mại quốc tế. Vì thế, xu hướng của các tổ chức thương
mại quốc tế là thúc đẩy các quốc gia thành viên cải cách thủ tục hải quan theo hướng
đơn giản hóa, hiện đại hóa, hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước thành viên. Để
làm được điều này, các tổ chức thương mại quốc tế thường tổ chức các diễn đàn thảo
luận về các kỹ thuật và phương tiện hỗ trợ hải quan, khuyến khích các quốc gia công
khai, minh bạch quy trình thủ tục hải quan, đẩy mạnh trao đổi thông tin cho nhau về
quy trinh, thủ tục hải quan, chấp nhận kết quả kiểm tra của nhau... Nhiều kỹ thuật áp
dụng trong thông quan hàng hóa được các tổ chức thương mại quốc tế quy định nước

96
thành viên phải thực hiện như kỹ thuật quản lý rủi ro, hiện đại hóa hoạt động hải quan
dựa trên cơ sở công nghệ thông tin, họp tác các quốc gia trong chống lại hành vi gian
lận thương mại... Đối với các nước nghèo, hiện đại hóa và hài hòa hóa thủ tục hảỉ
quan với các nước giàu là một thách thức không nhỏ.
* Tiêu chuẩn chat lượng hàng hóa, dịch vụ
Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vừa là điều kiện cần thiết
để bảo vệ người tiêu dùng, vừa là công cụ kiểm soát ngoại thương và bảo hộ sản xuất
trong nước khá hiệu quả. Ở nhiều nước phát triển, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa như
vệ sinh, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn, tiến bộ đối vởi người lao động sản
xuất hàng xuất khẩu, tiêu chuẩn, bao bì đóng gói, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sinh
thái trong sản xuất và vận chuyển hàng xuất khẩu... được xây dựng ở mức độ cao là
một trong những hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của hàng hóa kém chất lượng từ
nước khác, nhất là hàng hóa từ các nước kém phát triển.
Xu hướng chung được các tổ chức thương mại quốc tế ủng hộ là tạo điều kiện
để các nước thành viên cùng nhau hài hòa tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và công
nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ của nhau, thống nhất, công khai hóa các
thủ tục xác nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa giao thương giữa các nước. Xu
hướng này có lợi khi thông quan hàng hóa, nhưng đôi khi nó cũng đặt ra yếu cầu quá
cao đối với các nước kém phát triển hơn. Chính vì thế, chính phủ các nước đang phát
triển có phản ứng liên kết với nhau để đòi hỏi các nước phát triển có một số ngoại lệ
hoặc hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cao năng lực để đạt được tiêu chuẩn chất
lượng hàng hóa, dịch vụ bằng các nước phát triển.
* Giấy phép, hạn ngạch, cấm xuất khẩu, nhập khẩu
Nhà nước sử dụng công cụ giấy phép, hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa, thậm chí có thể cấm xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng, dịch vụ nhất định, để
hạn chế hoạt động thương mại quổc tế quá mức làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.
Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu một loại hàng hóa dịch vụ nào đó là công cụ
kiểm soát số lượng và chất lượng đặc biệt của hàng hóa tham gia xuất khẩu, nhập
khẩu, về hình thức, giấy phép được biện minh bởi lý do: nếu để xuất khẩu, nhập khẩu
tự do sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, an ninh quốc phòng hoặc văn hóa, đạo
đực, sức khỏe của dẫn tộc. Vì thế, các hàng hóa, dịch vụ này, ngoài việc đóng thuế
quan, cần phải tuân thủ thêm các quy định về số lượng và chất lượng khác. Tùy thuộc
vào điều kiện và sức cạnh trạnh cụ thể cũng như quan niệm về an ninh của mỗi nước
mà danh mục hàng hóa và điều kiện để cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu là khác nhau.
Tuy nhiên, xu hướng của tự do hóa thương mại khu vực và toàn cầu là hạn chế tối đa

97
danh mục hàng hóa và điều kiện đáp ứng để được cấp phép. Các tổ chức thương mại
quốc tế cũng khuyến nghị các nước thành viên nỗ lực chuyển sang hệ thống cấp phép
tự động nhằm giảm tác động tiêu cực chủ quan trong thực thi thủ tục cấp giấy phép
cho xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng cho những hàng hóa cần hạn chế về sổ
lượng vi những lý do nào đó như để duy tri việc làm trong một ngành quan trọng đối
với quốc gia hoặc để bảo vệ những lĩnh vực sản xuất liên quan đến an ninh lương
thực, năng lượng... Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng hạn
ngạch tùy thuộc vào việc đàm phán và cam kết của chính phủ nước sở tại với chính
phủ nước khác. Tự do hóa thương mại cổ xu hướng khuyến khích các nước giảm số
lượng hàng hóa áp dụng hạn ngạch. Tùy thuộc vào quan hệ giữa các nước mà hạn
ngạch một nước cấp cho nước khác có thể thay đổi.
Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm xuất khẩu, nhập khẩu được các chính phủ
công bố công khai để các nhà hoạt động thương mại quốc tế nhận biết và tự giác thực
hiện. Hàng hóa, dịch vụ được đưa vào danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu thường
liên quan đến bí mật quốc gia, an ninh, quốc phòng hoặc để bảo vệ động vật, thực vật
quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.
* Trợ cap xuất khẩu
WTO phân biệt hai hình thức trợ cấp hàng hóa, dịch vụ liên quan đến xuất khẩu
là trợ cấp chung, phổ quát và trợ cấp riêng cho hàng xuất khẩu. Nhìn chung, trợ cấp
riêng cho hàng xuất khẩu bị cấm vì WTO coi đó là thương mại không công bằng. Trợ
cấp chung cho mọi loại hàng hóa, không phân biệt hàng hóa tiêu thụ trong nước và
hàng hóa xuất khẩu cũng bị WTO hạn chế với lý do làm méo mó thị trường. Một số
hình thức được chấp nhận là trợ cấp cho nghiên cứu và triển khai, cho đào tạo nhân
lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Trợ giá và trợ cấp cho hàng hóa xuất khẩu
thông qua tín dụng ưu đãi là hai hình thức bị cấm nghiêm ngặt trong giao thương giữa
các thành viên WTO.
* Một sổ quy định khác trong giao thương quốc tể: Hạn chế xuất khẩu tự
nguyện, trả đũa thương mại, tự vệ khẩn cấp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa
lý, quản lý rủi ro lây lan dịch bệnh, cơ chế giải quyết tranh chấp...
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là công cụ mà chính phủ nước xuất khẩu sẽ sử
dụng khi cán cân thương mại giữa hai nước quá thâm hụt đến mức nguy hiểm cho
nước nhập khẩu. Trong trường hợp này chính phủ nước xuất khẩu phải sử dụng các
biện pháp hữu hiệu nhằm tự nguyện giảm nhanh luồng hàng hóa nhập khẩu vào nước
đối tác, nếu không sẽ diễn ra các căng thẳng thương mại bất lợi cho cả hai nước.

98
Trả đũa thương mại là công cụ chính phủ sử dụng để trừng phạt nước đối tác
trong thương mại quốc tế khi nước đó áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại làm
tổn hại lợi ích của nước sở tại. Trả đũa thương mại thường sử dụng các hạn chế xuất
khẩu và nhập khẩu gây thiệt hại cho đối tác tương đương mức mà nước sở tại bị thiệt.
Trả đũa thương mại là công cụ hạn chế thương mại quốc tế không có lợi cho cả hai
nước nên rất hạn chế sử dụng.
Công cụ tự vệ khẩn cấp được áp dụng khi cán cân thanh toán quốc tế của nước
nhập khẩu bị thâm hụt có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng. Khi đó chính phủ nước gặp
khó khăn có quyền đơn phương hạn chế nhập khẩu vào nước họ bằng cách sử dụng
các công cụ thuế quan và hạn ngạch vượt mức cam kết. Khi nguy cơ vỡ nợ đã được
khắc phục, chính phủ cần dỡ bô ngay các biện pháp tự vệ khẩn cấp.
Một số quy định quốc tế mà chính phủ các nước tham gia thương mại quốc tế
phải tuân thủ như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chứa đựng trong sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ (bảo hộ quyền tác giả của sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, phần mềm, sáng chế,
phát minh...) nhằm chông sao chép, bắt chước; họp tác chống lây lan dịch bệnh thông
qua cung cấp thông tin và kiểm soát rủi ro; bảo hộ quyền thương hiệu, nhãn sản phẩm
gắn với chỉ dẫn địa lý; thương mại dịch vụ... Những nghĩa vụ này nhằm tạo môi
trường thương mại quốc tế công bằng, minh bạch, chi phí thấp, kiểm soát đựợc rủi ro.
Ngoài ra, các nước thành viên của các hiệp ước, hiệp định, công ước quốc tế cần
và có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế để bảo vệ lợi ích
của mình cũng như sử dụng các diễn đàn quốc tế đấu tranh cho thương mại tự do và
công bằng.

4.4. Ưu điểm, nhược điểm của chính sách thương mại quốc tế
Ưu điểm của chính sách thương mại quốc tế là tính bao trùm và có tác động ổn
định, dài hạn, hiệu lực, hiệu quả cao. Vì thương mại quốc tế ngày nay, nhất là trong
khuôn khổ WTO, phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là tối huệ quốc và đối xử quốc
gia nên chính sách thương mại quốc tế không chỉ tác động đến hoạt động ngoại
thương, mà còn tác động tới thương mại nội địa. Hơn nữa, trong kinh tế thị trường,
mọi sản phẩm, dịch vụ đều được sản xuất để bán nên không có ngành nào, lĩnh vực
nàọ không liên quan đến thương mại. Chính vì thế, chính sách thương mại quốc tế,
ngoài tác động mở cửa thị trường nước ngoài cho hàng hóa sản xuất trong nước, còn
có tầm tác động bao trùm toàn bộ nền kỉnh tế quốc dân, không chỉ tác động trong lĩnh
vực thương mại, mà còn có tác động tói lĩnh vực sản xuất.
Chính sách thương mại quốc tế không chỉ thể hiện ở các cam kết tuân thủ các

99
hiệp định đã ký kết của chính phủ nước này với chính phủ nước khác và WTO, mà
còn được thể chế hóa vào hệ thống pháp luật nội địa của mỗi nước. Chỉnh phủ các
nước, dưới áp lực của các chính phủ tham gia ký kết hiệp định thương mại, không thể
tùy ý thay đổi chính sách thương mại quốc tể của mình. Ngược lại, chính phủ các
nước, khi tham gia các hiệp định thương mại quốc tể phải cam kết thực thi ổn định,
nghiêm túc các cam kết quốc tế. Ngoài ra, còn có các cơ quan thương mại quốc tế
tham gia kiểm soát việc thực thỉ chính sách thương mại quốc gia cũng như gây sức ép
buộc chính phủ các quốc gia thành viên phải tuân thủ cam kết.
Chính sách thương mại quốc tế được thiết kế dựa trên nguyên tắc các bên đều có
lợi, khuyến khích các nước phát huy lợi thế cạnh hanh để tham gia phân công lao
động quốc tế một cách có lợi. Vì thế, trên tổng thể, chính sách thương mại quốc tế
được đa số chủ thể kinh tế tán đồng và củng hướng tới việc tự nguyện thực hiện.
Tuy nhiên, chính sách thương mại quốc tế cũng có một số nhược điểm, đó là:
Thứ nhất, khi hội nhập quốc tế, nhà nước quốc gia buộc phải nhường một phần
quyền điều phối hoạt động thương mại quốc tế cho các tổ chức kỉnh tế khu vực và
toàn cầu. Khi đó, phạm vỉ điều tiết các quan hệ thương mại quốc tể của nhà nước quốc
gia có xu hướng giảm.
Thứ hai, chính sách thương mại quốc tế không có đủ các công cụ bảo vệ các
ngành sản xuất non yếu, kém sức cạnh tranh. Bởi vì, muốn nước khác mở cửa thị
trường cho hàng hóa nước mình thì các chính phủ cũng phải mở cửa thị trường nước
mình cho hàng hóa nước ngoài theo nguyên tắc tương hỗ. Nếu một số ngành sản xuất
trong nước non yếu, không có sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu, thì khi các hàng rào
thuế quan và phỉ thuế quan đều hạ thấp, người sản xuất có nguy cơ phá sản.
Thứ ba, chính sách thương mại quốc tế mở rộng giao lưu hàng hóa cũng dẫn
theo một sổ hệ lụy như kích thích tiêu dùng quá mức, du nhập các biến động bất lợi từ
thị trường khu vực và toàn cầu vào trong nước gây nên các cú sốc giá khiến nền kinh
tế quốc gia bị tổn thương, gây áp lực lớn đối với hoạt động chống gian lận thương
mại...

4.5. Vận dụng chính sách thương mại quốc tế ở Việt Nam
Sau khỉ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường, bình
thường hóa quan hệ với nước Mỹ, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện thành công chính
sách thương mại quốc tế, thể hiện qua các hiệp định thương mại trong các tổ chức
thương mại khu vực và thế giới.

10
0
* Chỉnh sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong khu vực ASEAN
Quyết định gia nhập ASEAN của Việt Nam vào năm 1995 đã mở ra một không
gian mới cho phát triển kinh tế, một vị thế tốt hơn trong đàm phán các hiệp định
thương mại song phương, đa phương sau đó. Bởi vì ASEAN, với quy mô 6 nước khi
đó và 11 nước sau này, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia thành viên có sức
mạnh thỏa thuận lớn hơn, nhất là khi các nước ASEAN thành lập khu mậu địch tự do,
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và trở thành thị trường lớn, có tiếng nói trong khu
vực và quốc tế. Trong tương lai, ASEAN còn nhiều dư địa phát triển hơn nữa, đo đó
các nước thành viên cũng được hưởng lợi từ sự phát triển đó. Một số nội dung cơ bản
trong chính sách thương mại nội khối ASEAN của Việt Nam là:
Công cụ thuế quan: Theo cam kết cắt giảm thuế trong Hiệp định về Chương
trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) và Hiệp định Thương mại hàng hóa
ASEAN (ATIGA), Việt Nam sẽ cắt giảm thuế về 0% cho tất cả các mặt hàng trao đổi
trong ASEAN (ngoại trừ các mặt hàng trong Danh mục loại trừ chung) với lộ trình
cho hầu hết các dòng thuế là tới năm 2015 và 7% dòng thuế còn lại tới năm 2018.
Như vậy, sau năm 2018 hàng hóa trao đổi nội khối đã được áp dụng thuế 0%.
Công cụ phỉ thuế quan: Việt Nam đang tích cực thực hiện hải quan điện tử và
về cơ bản đã đạt được một số kết quả như rút ngắn thời gian thông quan, cắt giảm yêu
cầu về giấy tờ kê khai. Việt Nam cũng đang xây dựng chương trình “Một cửa quốc
gia” trong lĩnh vực hải quan nhằm tạo thuận lợi tối đa cho thương mại. Chính phủ
Việt Nam đang nỗ lực đơn giản hóa hệ thống cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu,
giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), giấy chứng nhận vệ sinh kiểm dịch, giấy chứng nhận
an toàn thực phẩm. Hiện nay, chủ thể xuất khẩu hàng hóa đã có thể xin cấp c/o qua
mạng và thực thi cấp phép nhập khẩu tự động.
Hướng tới tự do hóa dịch vụ, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi một số luật liên
quan đến thương mại quốc tế như Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp
và ban hành nhiều nghị định, văn bản hướng dẫn các luật này.
* Chỉnh sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong WTO
Năm 1995, Việt Nam cũng nộp đơn xin gia nhập WTO, nhung quá trình đạm
phán kéo dài, đến năm 2007, Việt Nam mới trở thành thành viên chính thức. Trong
khuôn khổ WTO, Chính phủ Việt Nam đã thực thi chính sách thương mại quốc tế với
các công cụ sau:
Công cụ thuế quan: số dòng thuế có cam kết bao gồm toàn bộ Biểu thuế
(10.600 dòng), với mức giảm thuế bình quân toàn Biểu thuế khoảng 23% (từ mức
17,4% xuống còn 13,4%). số dòng thuế cam kết giảm khoảng 3.800 (chiếm 35,5% số

10
1
dòng của Biểu thuế). Nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm:
dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo ìdiác, máy móc thiết bị điện "
điện tử, thịt (lợn, bò), phụ phẩm, số dòng thuế giữ ở mức thuế hiện hành (cam kết
không tăng thêm) khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế), số dòng
thuế ràng buộc theo mức thuế ưần (cao hơn mức thuế suất hiện hành) gồm 3.170 dòng
thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng
dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải.
Mức giảm thuế nhập khẩu đối với nông sản trung bình khoảng 10% (từ mức
bình quân 25,2% xuống 21%). Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 nhóm hàng:
trứng, đường, thuốc lá lá, muối (mức thuế trong hạn ngạch tương đương mức thuế
thuế quan phổ cập hiện hành: trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc
lá lá 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.
Đánh giá chung: Cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO có lợi cho
Việt Nam trên các phương diện: không gây biến động lớn đối với sản xuất trong nước;
duy trì một giai đoạn quá độ nhất định cho từng nhóm mặt hàng trước khi phải thực
hiện đầy đủ mức cam kết cuối cùng; gắn kết hợp lý với các cam kết cắt giảm thuế theo
các hiệp định thương mại khu vực như Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA),
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đã thực hiện; gắn với các
định hướng cải cách trong nước.
Công cụ phi thuế quan:
- Thủ tục hải quan: Việt Nam cam kết tuân thủ các Hiệp định của WTỌ liên
quan đến hải quan.
- Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa: Việt Nam cam kết tuân thủ đầy đủ các quy
định của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO.
- Hạn ngạch: Việt Nam cam kết sẽ áp dụng, phân bổ và quản lý hạn ngạch thuế
quan một cách minh bạch, không phân biệt đối xử và tuân thủ theo đúng các quy định
của WTO.
- Giấy phép và điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu: Việt Nam cam kết thực hiện
quy định của WTO về các biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu (bao
gồm cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu...), cấp phép nhập
khẩu văn hóa phẩm nhằm mục đích kiểm duyệt sẽ tuân thủ theo các quy định về minh
bạch hóa của WTO. Cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất
khẩu và nhập khẩu hàng hóa như doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam, trừ xuất, nhập
khẩu các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước (như xăng dầu, thuốc lá
điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo, tạp chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác chỉ cho

10
2
phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm).
- Quy tắc xuất xứ: Việt Nam cam kết tuân thủ Hiệp định về quy tắc xuất xứ của
WTO từ thời điểm gia nhập.
- Chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ: Việt Nam cam kết
tuân thủ các hiệp định có liên quan của WTO khi áp dụng các biện pháp chống bán
phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm. Tuy nhiên,
trước thời điểm hên, néu chứng minh được với đối tác nào đó, Việt Nam đã hoàn toàn
hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng quy chế “phi thị
trường” đối với Việt Nam.
- Trợ cấp: Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy
định của WTO (trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa). Trừ các ưu đãi đầu tư dành
cho sản xuất hàng xụẩt khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO cho doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI được bảo lưu trong thời gian quá độ là 5 năm
(ngoại trừ đối với ngành dệt may). Việt Nam cam kết sẽ không áp dụng trợ cấp xuất
khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho nông nghiệp,
Việt Nam vẫn được sử dụng các biện pháp hỗ trợ nông sản ở mức không quá 10% giá
trị sản lượng.
- Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật: Việt
Nam cam kết tuân thủ toàn bộ Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật
(SPS) kể từ khi gia nhập.
- Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS): Việt Nam cam kết
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Hiệp định TRIMS từ thời điểm gia nhập.
- Những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS):
Việt Nam cam kết tuân thủ Hiệp định TRIPS kể từ khi gia nhập WTO.
- Các chính sách ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ: Việc cấp phép cung ứng
dịch vụ sẽ được thực hiện theo các tiêu chí khách quan, minh bạch.
Với tư cách thành viên WT0, Việt Nam đã không còn bị phân biệt đối xử trong
thương mại toàn cầu, đồng thời thị trường của hơn 150 nước thành viên đã mở rộng
trước các nhà đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, do gia nhập sau nên
Việt Nam cũng phải chấp nhận nhiều yêu cầu cao của WTO (WTO +) nên khả năng
bảo vệ sản xuất trong nước có xu hướng giảm, trong khi tốc độ nâng cao sức mạnh
cạnh tranh của các ngành kinh tế nội địa chưa ngang tầm với lộ trình mở cửa thị
trường theo cam kết sẽ ít nhiều gây khó khăn cho phát triển sản xuất ở Việt Nam.

10
3
Ngoài tham gia các tổ chức thương mại lớn, Việt Nam còn tích cực đàm phán,
ký kết các hiệp định thương mại song phương. Tính đến đầu tháng 3-2021, Việt Nam
đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định mở ra nhiều cơ hội
mới cho thương mại quốc tế của Việt Nam như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam
- EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc
Ireland (UKVFTA).;. Đặc biệt, EVFTA là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA cùng với Hiệp định đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có phạm vi cam kết rộng và mức độ
cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Các cam kết song phương trong các
hiệp định này dựa trên các tiêu chuẩn thuận lợi hóa thương mại của WTO + với mức độ
ưu đãi thuế quan nhiều hơn và hài hòa hóa các hoạt động hải quan, tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm ở mức cao hơn để hàng hóa lưu thông giữa hai nước thuận tiện hơn.
Nhờ tích cực thực hiện chính sách thương mại quốc tế, từ năm 2000 đến nay
Việt Nam đã thu được nhiều kết quả tích cực trong hoạt động xuất, nhập khẩu, tạo
điều kiện để nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường khu vực, thế giới.
Chính sách thương mại quốc té đã tạo khung khổ quan hệ ổn định và bền vững giữa
Việt Nam với các đối tác, Nhà nước Việt Nam đã chủ động tham gia xây dựng các
nguyên tắc, chuẩn mực trong các thể che thương mại đa phương và toàn cầu. Vị thế,
uy tín, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao.
Từ một nước chưa được biết đến trên bản đồ thương mại thế giói, ngày nay Việt Nam
đã vươn lên thành nhà xuất khẩu được nhiều nước biết đến. Trong những năm gần
đây, Việt Nam đã có một số năm đạt thành tựu xuất siêu.
Tuy nhiên, chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam còn một số mặt hạn
chế như chưa theo kịp diễn biến của tình hình, chưa lường hết những tác động bất lợi
của mở cửa thị trường; chưa khai thác tốt các quan hệ thương mại với các đối tác quan
trọng. Năng lực hội nhập của một số chính quyền địa phương còn thấp.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 đã nêu phương hướng hoàn
thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam là: “Đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ kinh tế quốc té, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả
năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên
ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp,
thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Thực hiện nhiều hình thức hội
nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất
nước trong từng giai đoạn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với các điều ước
quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết”XLVII.
XLVII Đảng Cộng sản Việt Nam: Vân kiên Đại hội đại biểu toàn quẩc lần thứ XIII, Nxb.

10
4
Trong giai đoạn 5 năm đầu 2021-2025, chính sách thương mại sẽ chú trọng
vào: “Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, lấy người dân
và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Khai thác tối đa vị thế quốc gia và nguồn lực
bên ngoài để phục vụ phát triển đất nước. Nâng cao năng lực hội nhập, thực hiện hiệu
quả các cam kết quốc tế, các hiệp định thương mại tự do; lồng ghép với các kế hoạch,
chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy các lợi thế chính trị, đối ngoại để
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, nhất ỉà trong các tranh chấp
kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế”XLVIII.

5. CHÍNH SÁCH ĐÀU TƯ


5.1. Kháỉ niệm chính sách đầu tư
Chinh sách đầu tư là tập hợp các hoạt động của Nhà nước thông qua sử dụng
các cổng cụ, biện pháp thích hợp nhằm khuyển Khích đầu tư tư nhân, qua đó Kích
thích tăng trưởng hợp lý, chuyển dịch cơ cẩu kình tể theo hưởng tiến bộ, tạo việc làm,
cải thiện chẩt lượng sông cho dân cư.
Chủ thể của chính sách đầu tư là các cơ quan quản lý tổng họp của Nhà nước ở
trung ương và địa phương, các cơ quan hoạch định quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn
kỹ thuật định hướng đầu tư và xây dựng các chính sách phát triển vùng, ngành tương
thích với kế hoạch chung của quốc gia.
Đối tượng tác động của chính sách đầu tư là các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu
tư cá nhân trong và ngoài nước. Đối tượng thụ hưởng chính sách đầu tư không chỉ là
nhà đầu tư, mà còn là người lao động nhận được việc làm từ tác động của dự án đầu tư
và người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do các dự án đầu tư cung cấp.
Mục tiêu tổng quát của chính sách đầu tư là khuyến khích đầu tư tư nhân hợp lý,
hiệu quả nhằm nâng cao năng lực sản xuất quốc gia, năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo
nhiều việc làm mang lại thu nhập thỏa đáng cho dân cư, qua đó thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, cải thiện chất lượng sông của
nhân dân.
Mục tiêu trung gian của chính sách đầu tư là tạo môi trường đầu tư thuận lợi và
hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư
*•»•••
hiệu quả. Môi trường đầu tư thuận lợi đòi hỏi ít nhất hai điều kiện: sự ổn định tương
đổi và tính sinh lời ở mức chấp nhận được. Các nhà đầu tư cần sự ổn định về chính trị,
Chính trị quốc gia Sự thật, H. 2021, t.1, tr.135.
XLVIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xữl,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr. 154-155.

10
5
an ninh và xã hội để có thể bảo toàn vốn đầu tư. Vì thế, họ cần môi trường pháp lý có
độ cam kết bảo hộ cao, công khai, minh bạch và cơ chế bảo hộ quyền sở hữu tài sản
hình thành từ hoạt động đầu tư đủ tin cậy. Tỷ lệ sinh lời của các dự án đầu tư phải cao
hơn lãi suất bình quân trên thị trường tài chính - ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận này chỉ
có thể đạt được khi quốc gia có các ngành có lợi thế cạnh tranh, nhất là giảm chỉ phí
đầu tư ban đầu cho các dự án đầu tư mới.

5.2. Đặc điểm chính sách đầu tư


Thứ nhẩt, chính sách đầu tư là chính sách tổng hợp, liên quan đến nhiều khỉa
cạnh khác nhau của dự án đầu tư tư nhân như ưu đãi thuế, ưu đãi tài trợ từ cơ quan
nhà nước, ưu đãi tiếp cận nguồn lực, môi trường pháp lý ổn định, an toàn, chi phi
đầu tư thẩp... Tính chất tổng hợp của chính sách đầu tư còn thể hiện ở khía cạnh có
nhiều cơ quan chuyên ngành tham gia hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách đầu
tư như cơ quan tài chính, kế hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đất đai, quản lý môi
trường, quản lý lao động... Hiệu lực, hiệu quả chính sách đầu tư không chỉ phụ thuộc
vào năng lực của từng cơ quan, mà còn phụ thuộc ở mức độ lớn vào sự phối hợp đồng
bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước đó.
Thứ hai, chính sách đầu tư có tinh chat dài hạn. Mặc dù ở các giai đoạn phát
triển khác nhau chính sách đầu tư có định hưởng và phạm vi tác động khác nhau,
nhưng nhìn chung chính sách đầu tư hướng đến các mục tiêu lâu dài. Hơn nữa, các
công cụ của chính sách đầu tư được sử dụng liên tục, thường xuyên nhằm đạt tới các
mục tiêu tổng thể dài hạn như tăng năng lực sản xuất quốc gia, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, hiện đại hóa đất nước... Chính sách đầu tư không mang tính chất đối phó với
chu kỳ kinh doanh như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Thứ ba, tác động của chỉnh sách đầu tư phụ thuộc vào thể chế chỉnh trị mà
nhà nước quổc gia phục vụ. Thông thường, ở các nước tư bản chủ nghĩa, đầu tư tư
nhân chiếm vị trí chủ đạo, do đó chính sách đầu tư có nhiệm vụ chính là hỗ trợ đầu tư
tư nhân. Ở các nước lựa chọn định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách đầu tư, mặc dù
ngày càng có xu hướng coi trọng đầu tư tư nhân, coi đầu tư tư nhân là động lực phát
triển kinh tế quốc gia, nhưng vẫn đặt gánh nặng khá lớn lên vai đầu tư công, thể hiện
ở quy mô khu vực công khá lớn.

5.3. Công cụ và cơ chế tác động của chính sách đầu tư


Chính sách đầu tư có hệ công cụ đa dạng. Có thể hình dung các công cụ và cơ chế tác
động của chính sách đầu tư theo Sơ đồ 3.4:

10
6
Sơđồ 3.4. Cơ chế vận hành của chính sách đầu tư
Bộ công cụ của Đối tượng tác
Biến cửa thị
chính sách đàu động của bộ Mục tiêu của chính
ưường
tư công cụ sách đằu tư
1. Nhóm công
1. Nhà đầu tư 1. Rủi ro 1. Tăng trưởng,
cụ bảo hộ đầu tư trong hoạt
và dự án đàu tư chuyển dịch cơ cấu
2. Nhóm công tư nhân trong động đầu tư kinh tế theo hướng
cụ định hướng đầu nước 2. Chi phí tiến bộ
tư đầu tư
2. Nhà đầu tư 2. Tăng sức mạnh
3. Nhóm công và dự án đầu tư 3. Lợi nhuận cạnh tranh quốc gia
cụ ưu đãi đàu tư tư nhân nước 3. Tăng thu nhập,
4. Nhóm công ngoài việc làm cho dân cư
cụ hạn chế đầu tư

5.3.1. Nhóm công cụ bảo hộ đầu tư


Nhóm công cụ bảo hộ đầu tư bao gồm các quy định pháp lý chế định hoạt động
đầu tư, quy định pháp lý bảo hộ quyền sở hữu tài sản, quy định pháp lý về các nghĩa
vụ tài chính đối với Nhà

nước của chủ đầu tư, các quy định pháp lý khác về tổ chức hoạt động đầu tư... Công
dụng chính của nhóm công cụ này là tạo môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, nhất
quán, có độ tin cậy cao đối với nhà đầu tư tư nhân. Mức rõ ràng và độ tin cậy trong
những cam kết bảo hộ của nhà nước là yêu cầu chính mà nhà đầu tư tư nhân mong
muốn ở nhóm công cụ này. Tuy nhiên, yêu cầu đó được Nhà nước đáp ứng đến đâu
còn tùy thuộc vào hiệu lực, hiệu quả, mức độ đầy đủ và hợp lý của hệ thống pháp luật
quốc gia. Các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư bao gồm các nội dung
sau:
- Thừa nhận và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu hợp pháp của chủ đầu tư đối với
tài sản hình thành từ hoạt động đầu tư.
- Quy định công khai, minh bạch, hợp lý các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, môi
trường, văn hóa, xã hội... liên quan đến hoạt động đầu tư.
- Quy định thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư.
Chỉ khi nào các điều kiện tiên quyết nêu trên được bảo đảm nhà đầu tư mới bỏ
vốn đầu tư. Neu các điều kiện nêu trên không được quy định rõ ràng thì mức độ rủi ro
của hoạt động đầu tư sẽ cao, hạn chế động cơ đầu tư của nhà đầu tư tư nhân.

10
7
Ngoài ra, hiệu lực, hiệu quả trong chống tham nhũng và năng lực cải cách hành
chính nhằm tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư cũng là những công cụ hữu hiệu tạo sự
hấp dẫn cho môi trường đầu tư.
5.3.2. Nhóm công cụ định hướng đầu tư
Nhóm công cụ định hướng đầu tư gồm quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát
triển quốc gia, địa phương, ngành nghề, lĩnh vực... Thông qua các thông tin định
hướng này nhà đầu tư tư nhân có thể dự báo được các lĩnh vực ưu tiên của chính sách
nhà nước cũng như đầu tư công để có đối sách thích nghi.
5.3.3. Nhóm công cụ ưu đãi đầu tư
Nhóm công cụ ưu đãi đầu tư bao gồm những ưu đãi về thuế, về hỗ trợ của nhà
nước, nhất là hỗ trợ tài chính, pháp lý, tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh, đào tạo
nhân lực, chuyển giao công nghệ, trao đổi thương mại... Các ưu đãi của Nhà nước cho
nhà đầu tư tư nhân có vai trò quan trọng đối với giai đoạn bắt đầu đầu tư cũng như khi
nhà đầu tư gặp khó khăn.
5.3.4. Nhóm công cụ hạn chế đầu tư
Nhóm công cụ hạn chế đầu tư gồm vùng cấm đầu tư, giấy phép đầu tư, điều
kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng. Các yêu cầu này, một mặt, hạn chế đầu tư vào
những lĩnh vực mà Nhà nước không khuyến khích; mặt khác, thiết lập cơ chế kiểm
soát để giảm thiểu các tác động không mong muốn của hoạt động đầu tư đối với xã
hội.

5.4. Ưu điểm, nhược điểm cửa chính sách đầu tư


Ưu điểm của chính sách đầu tư là tác động dài hạn. Một mặt, chính sách đầu tư
tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các hoạt động đầu tư có lợi cho quốc gia. Mặt
khác, chính sách đầu tư hạn chế các tác động bất lợi của đầu tư đến nền kinh tế, đến
môi trường và xã hội. Các tác động hai mặt này không những làm tăng năng lực sản
xuất của quốc gia trong dài hạn, mà còn góp phần cải thiện việc làm và thu nhập của
dân cư trong dài hạn.
Trong các chính sách kinh tế của Nhà nước, chính sách đầu tư là chính sách có
tác động trực tiếp đến tăng trưởng, việc làm. Thông qua việc sử dụng các công cụ
khuyên khích mở rộng đầu tư tư nhân, chính sách đầu tư không những trực tiếp tạo
năng lực sản xuất mới, tạo việc làm và thu nhập mới cho dân cư, mà còn tạo điều kiện
đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

10
8
Chính sách đầu tư tác động sâu, rộng vào nền kinh tế thực, vừa tạo điều kiện
hấp dẫn đầu tư, qua đó mở rộng quy mô đầu tư, vừa khuyến khích giảm chỉ phí đầu
tư, nâng cao chất lượng đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường quốc gia.
Mặc dù có nhiều ưu điểm, chính sách đầu tư cũng có một số nhược điểm:
Thứ nhất, khó định lượng chính xác mức độ ưu đãi và hạn chế đầu tư. Ưu đãi
quá mức sẽ dẫn đến bao cấp, giảm nỗ lực của chủ đầu tư và tiêu hao nguồn lực khan
hiếm của Nhà nước. Ưu đãi không đủ mức sẽ kém hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân. Các
điều kiện kiểm soát hoạt động đầu tư quá chặt sẽ gây thoái lui đầu tư. Thiếu điều kiện
kiểm soát, nhất là về phương diện bào vệ môi trường, sẽ gây tổn hại cho xã hội.
Thứ hai, khó đánh giá tác động của chính sách đầu tư do gặp nhiều khó khăn
khi triển khai thực hiện và do thời gian tồn tại dự án đầu tư khá dài. Nếu gặp nhiều rủi
ro vượt ra ngoài dự tính của nhà hoạch định chính sách đầu tư thì chính sách đầu tư có
thể kém hiệu quả, thậm chí thất bại.
Thứ ba, công cụ của chính sách đầu tư can thiệp sâu vào các hoạt động kinh
doanh thông qua thuế phân biệt và tài trợ riêng cho một số lĩnh vực ưu đãi có thể bóp
méo thị trường, cản trở sự điều tiết hiệu quả của cơ chế thị trường.

5.5. Vận dụng chính sách đầu tư ở Việt Nam


Ở Việt Nam, do đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng để rút ngắn khoảng cách lạc hậu nên chính sách đầu tư
rất được coi trọng. Ngay từ khi mới thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Nhà
nước Việt Nam đã xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài
(1987). Sau đó, chính sách này liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của
nhà đầu tư nước ngoài và mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước Việt Nam.
Nhờ đó, vào thập niên
90 của thế kỷ XX, Việt Nam được coi là nước có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất khu
vực.
Năm 1998, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Khuyến khích đầu tư trong nước
với nhiều điều kiện ưu đãi. Cùng với Luật Doanh nghiệp 1999, chính sách khuyến
khích đầu tư trong nước đã khơi dậy được làn sóng đầu tư của tư nhân trong nước,
tăng nhanh số doanh nghiệp được thành lập mới. Chính sách khuyến khích đầu tư
trong nước cũng được điều chỉnh nhiều lần nhằm khai thác nguồn lực trong dân phục
vụ phát triển đất nước.
Năm 2005, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư áp dụng chung cho mọi loại hình

10
9
đầu tư ở Việt Nam. Ngoài khung khổ pháp lý được hình thành theo hướng xóa phân
biệt đối xử theo thành phần kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư năm 2005 đã tạo
tâm lý yên tâm đầu tư trong giới nghiệp chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư
hoạt động ở thị trường trong nước, khuyến khích người Việt Nam đầu tư ra nước
ngoài, góp phần tăng nhanh số lượng dự án hoạt động và nâng cao mức đóng góp của
khu vực tư nhân trong nền kinh tế.
Thành công của cải cách hành chính trong những năm qua đã tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh tế và góp phần nâng cao năng lực quản lý bằng
chính sách kinh tế của Nhà nước. Các cơ quan ở trung ương đã chuyển sang quản lý
theo chức năng tổng hợp, đa ngành. Các cấp chính quyền địa phương đã nâng cao
năng lực để thực thi các nhiệm vụ quản lý được phân cấp rộng hơn. Các quy hoạch, kế
hoạch, chương trình mục tiêu và chính sách lớn được soạn thảo cẩn trọng hơn, dựa
nhiều hơn vào tư vẩn của các nhà khoa học và góp ý của dân chúng. Việc điều chỉnh
chính sách đầu tư đã linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư tư nhân còn chưa thống nhất,
chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư tư nhân. Việc triển khai thực
hiện pháp luật chưa nghiêm. Cải cách hành chính liên quan đến đầu tư của Nhà nước
Việt Nam còn chậm, chi phí tuân thủ pháp luật còn cao, nhiều thủ tục hành chính
rườm rà, nhiều giấp phép con không cần thiết.
Định hướng hoàn thiện chính sách đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đã
được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: “Kinh tế tư nhân được
khuyến khích phảt triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, được hỗ
trợ phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao.
Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân hợp tác, liên kết với doanh nghiệp nhà nước, hợp
tác xã, kinh tế hộ; phát triển các công ty cổ phần có sự tham gia của các chủ thể xã
hội, nhất là người lao động” và “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận
quan trọng của kinh tế quốc dân, có vai trò lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư,
công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu”XLIX.
Ngoài định hướng chung, chính sách đầu tư trong kế hoạch 5 năm 2021-2025
tập trung vào: “Thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy động
và sử dụng nguồn lực, nhất là các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước”; “Khuyến khích,
thu hút đầu tư ngoài ngân sách phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông. Tiếp tục
sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo môi trường kinh doanh bình

XLIX Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thử XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia sự thật, H. 2021, t.I, tr.130.

11
0
đẳng, minh bạch, thông thoáng... Tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát
triển nhanh, bền vững, đa dạng cả về quy mô, chất lượng. Hình thành, phát triển
những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn trong nước, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh
tranh khu vực, quốc tế gắn với xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Xây dựng và phát
triển các định chế tài chính hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; hỗ trợ chuyển đổi hộ sản xuất, kinh doanh thành doanh nghiệp.
Điều chỉnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng thống nhất, có trọng tâm,
trọng điểm, mang tầm quốc gia và thể hiện tính liên ngành, liên vùng; xây dựng
chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam”L. Điểm nhấn của
chính sách khuyên khích đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 là định hướng chọn
lọc các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế, công nghệ cao đi đôi với việc thiết lập cơ chế
kiểm soát chặt chẽ hơn buộc các nhà đầu tư nước ngoài nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa
vụ thuế đối với Nhà nước và trách nhiệm đối vớỉ người lao động và môi trường sinh
thái.

c. CHỦ ĐÈ THẢO LUẬN

1. Tại sao coi chính sách kinh tế vĩ mô là công cụ quản lý nhà nước về kinh tế
thích ứng với kinh tế thị trường?
2. Sự giống và khác nhau của các chính sách kinh tế vĩ mô?

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích nội dung của từng chính sách kinh tế vĩ mô?
2. Quá trinh vận dụng từng chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước ta từ năm
2000 trở lại đây đã thu được những thành công và còn những hạn chế gì? Định hướng
và giải pháp hoàn thiện từng chính sách kinh tế vĩ mô?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Quản lý kinh tế (Dùng
cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị, H.2Ọ21.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI)
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2011.

L Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIU, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H. 2021, t.II, tr.125-126.

11
1
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII)
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, II.
* Tàỉ liệu đọc thêm
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Ngân sách Nhà
nước (1996, 2002, 2015).
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Cảc tổ chức tín
dụng (2010, 2017).
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Đầu tư (2005,
2020).
4. Cam kết của Việt Nam với các nước thuộc Cộng đồng kình tế ASEAN, trong
WTO và các hiệp định thương mại tự do đã kỷ kết.

11
2
Bài 4
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Giúp học viên nhận thức rõ bản chất của tài chính công và quản
lý tài chính công; những thành công, hạn chế, những khó khăn, thách thức trong quản
lý tài chính công ở Việt Nam hiện nay và định hướng đổi mới lĩnh vực quản lý này
trong những năm tới.
về kỹ năng: Giúp học viên nâng cao khả năng giải quyết hoặc tham gia giải
quyết các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính công.
về tư tưởng: Giúp học viên hiểu rõ, tin tưởng, nắm vững và có tinh thần
nghiêm túc, trách nhiệm trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và
chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý tài chính công.

B. NỘI DƯNG

1. KHÁI QUÁT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG


1.1. Khái quát về tài chính công
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của tài chính công
Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến
hành, phản ánh các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng
các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước đôi với xã
hội.
Tài chính công là một phạm trù kinh tế, gắn với thu nhập và chi tiêu của Nhà
nước. Tài chính công vừa là nguồn lực để Nhà nước thực hiện các chức năng vốn có
của minh, vừa là công cụ để Nhà nước chi phối, điều chỉnh các hoạt động khác của
xã hội. Do vậy, sự tồn tại và phát triển của tài chính công là một tất yếu khách quan
và có tầm quan trọng đặc biệt.
Để phân biệt tài chính công với các bộ phận tài chính khác trong nền kinh tế
quốc dân, có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

11
3
về sở hữu: Tài chính công là loại hình tài chính thuộc sở hữu , công, sở hữu
toàn dân mà Nhà nước là người đại diện.
về mục đích hoạt động: Tài chính công phục vụ lợi ích cồng, tức là phục vụ
cho các lợi ích chung, lợi ích công cộng của toàn xã hội, của quốc gia hoặc của cả
cộng đồng.
về tính chất hoạt động: Tài chính công hoạt động không nhằm mục đích thu
lợi nhuận. Tài chính công được sử dụng cho các hoạt động thuộc về các chức năng
vốn có của Nhà nước đối với xã hội (chức năng quản lý nhà nước và cung ứng các
dịch vụ công). Việc thực hiện các chức năng này không vì mục tiêu lợi nhuận.
Tài chính công có các đặc điểm cơ bản sau:
* về tỉnh chủ thể
Tài chính công thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện. Nhà nước cố
trách nhiệm thay mặt nhân dân trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động tài chính
công phục vụ lợi ích của nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộcLI. Đặc điểm này cần được
nhận diện một cách sâu sắc trong việc xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế, chính
sách liên quan cũng như tổ chức bộ máy quản lý nhằm đảm bảo để tài chính công
đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, cho quốc gia và dân tộc.
* về nguồn và hình thức hình thành quỹ
Các quỹ tài chính công được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong
nước và ngoài nước; từ nhiều lĩnh vực khác nhau, như sản xuất, lưu thông, phân phối;
nhưng nét đặc trưng là luôn gắn chặt với diễn biến kinh tế vĩ mô và kết quả của hoạt
động kinh te trong nước. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính công có thể được huy
động bằng nhiều hình thức và phưong pháp khác nhau, như bắt buộc và tự nguyện, cổ
hoàn trả và không hoàn trả, hoàn trả trực tiếp và hoàn trả không trực tiếp, hoàn trả
ngang giá và hoàn trả không ngang giá..., nhưng nét đặc trưng là luôn gắn liền với
quyền lực chính trị của Nhà nước, thể hiện ở tính cưỡng chế bằng hệ thống luật pháp
do Nhà nước quy định và mang tính không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu1.
* về tính hiệu quả của chỉ tiêu công
Chi tiêu công là những khoản chi phục vụ việc thực hiện các chức năng của
Nhà nước đối với xã hội - những khoản chi gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu
chung, nhu cầu có tính chất toàn xã hội, ở tầm vĩ mô. Do vậy, hiệu quả chi tiêu công
phải được xem xét ở tầm vĩ mô, dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các mục
tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra mà các khoản chi tiêu công phải đảm nhận.
LI Xem Học viện Tài chính: Quản lý tài chinh công, Nxb.Tài chính, H.2007, tr.9-10.

11
4
Hiệu quả chi tiêu công là hiệu quả tổng thể mà nền kinh tể, xã hội đạt được khi
sử dụng các khoản chi đó; được đánh giá thông qua việc so sánh lợi ích mà xã hội thu
được sau khi thực hiện chi tiêu công và chi phí bỏ ra để đạt được lọi ích đỏ. Lợi ích
được đề cập ở đây bao gồm: Lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, lợi ích trực tiếp và lợi
ích gián tiếpLII.
* về phạm vi hoạt động
Tài chính công có phạm vi hoạt động rất rộng và đa dạng, liên quan đến mọi
lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và tác động đến tất cả các chủ thể trong xã hội.
Đặc điểm này xuất phát từ một số lý do sau: (1) tài chính công gắn liền với bộ máy
nhà nước, phục vụ việc thực hiện các chức năng của nhà nước và ỵaỉ trò quản lý của
nhà nước đối với toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội; (2) thông qua việc tạo lập, phân
bổ các nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối của Nhà nước, tài chính công có khả
năng huy động, tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia vào các quỹ công
từ mọi lĩnh vực hoạt động và từ mọi chủ thể trong xã hội; (3) thông qua việc chi tiêu
công, tài chính công có khả năng tác động tới mọi hoạt động kinh tế - xã hội1.
Tất cả những đặc điểm nói trên phải được nhận thức sâu sắc trong tổ chức
quản lý tài chính công.
Tài chính công có các chức năng cơ bản sau:
* Chức năng tạo lập quỹ
Chức năng tạo lập quỹ của tài chính công là khả năng khách quan của tài chính
công mà nhờ đó một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị được huy động để
hình thành các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng
mà Nhà nước phải đảm nhận2.
Chức năng tạo lập quỹ của tài chính công gắn liền với quyền ! lực chính trị của
Nhà nước và được thực hiện thông qua các hình thức huy động như thu thuế, vay nợ
trong nước, ngoài nước và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Đê đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, trong
việc tạo lập vốn của tài chính công, cần xử lý hài hòa mối quan hệ giữa khu vực công
và khu vực tư, tính toán cẩn trọng mức độ và cách thức huy động trên cơ sở nguồn
lực tài chính của toàn xã hội cũng như của từng chủ thể trong nền kinh tế, đảm bảo

LII Xem Học viện Tài chính: Quản lỷ tài chỉnh công, Nxb.Tài chính, H.2007, tr. 10- 12,
12-13.
112
Xem Học viện Tài chính: Quản lý tài chinh công, Nxb.Tài chính, H.2007, tr.13- 14,14-
17.

11
5
phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước trong từng thời kỳ, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa mục tiêu công bằng và
mục tiêu hiệu quả trong quá trình phát triển. Sự hợp lý trong việc huy động nguồn lực
tài chính của nhà nước sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả trên cả phương diện huy động
và chi tiêu công, từ đó vừa tác động tích cực đến việc tập trung nguồn lực vào các
quỹ công, vừa thúc đẩy quá trinh tích tụ vốn ở các đơn vị kinh tế cơ sở; vừa thúc đẩy
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực trong khu vực công, vừa thúc đẩy tăng tiết
kiệm và đầu tư trong khu vực tư.
* Chức năng phãn bổ nguồn lực
Chức năng phân bổ nguồn lực của tài chính công là khả năng khách quan của
tài chính công mà nhờ đó các nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối của nhà nước
được tổ chức, sắp xếp, phân phối một cách có chủ đích, theo những tỷ lệ nhất định
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng các nguồn lực đó, góp phần
đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững theo chiến lược và kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội đã địnhLIII.
Sự phân bổ nguồn lực tài chính công là yếu tố có ảnh hưởng rất lán tới sự phát
triển vững chắc và ổn định của nền kinh tể. Tính đúng đắn, hợp lý trong phân bổ các
nguồn lực tài chính công có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực
tài chính công cũng như các nguồn lực khác trong xã hội. Đến lượt mình, điều đó lại
có tác động to lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước
nói chung.
Chức năng phân bổ nguồn lực được đề cập với sự quan tâm nhiều hơn tới khía
cạnh kinh tế của sự phân phối, tức là phải nhằm đạt tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô
như ổn định, tăng trưởng và hiệu quả.
* Chức năng tảỉ phân phối thu nhập
Chức năng tái phân phối thu nhập của tài chính công là khả năng khách quan
của tài chính công mả nhờ đó Nhà nước phân phối và phân phối lại các nguồn lực tài
chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong phân phối và thụ
hưởng kết quả của sản xuất xã hộiLIV.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, do sự khác biệt về các yếu tố sản xuất cũng
như năng lực, điều kiện, hoàn cảnh... nên thu nhập của các chủ thể kinh tế có sự
LIII Xem Học viện Tài chính: Quản lỷ tài chỉnh công, Nxb.Tài chính, H.2007, tr. 14-17.
LIV Xem Học viện Tài chính: Quản lý tài chính công, Nxb.Tài chính, H.2007, tr.17-19.
’’2 Xem Học viện Tài chính: Quản lỷ tài chỉnh công, Nxb.Tài chính, H.2007, tr.17- 19,20-
22.

11
6
chênh lệch. Khi sự chênh lệch thu nhập giữa các chủ thể vượt quá một giới hạn nào
đó sẽ dẫn đến sự bất công bằng xã hội, gây bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã
hội nói chung. Do vậy, Nhà nước phải kiểm soát sự chênh lệch này ở mức độ và
phạm vi chấp nhận được tương ứng với tùng giai đoạn cụ thể. Để thực hiện điều đó,
Nhà nước sử dụng tài chính công để điều chỉnh lại thu nhập mà các chủ thể trong xã
hội đang nắm giữ. Sự điều chỉnh được thực hiện theo hai hướng, bao gồm: Điều tiết
bớt thu nhập cao và hỗ trợ thu nhập thấp.
Chức năng tái phân phối thu nhập được đề cập với sự quan tâm nhiều hơn tới
khía cạnh xã hội của sự phân phối. Tuy nhiên, khi thực hiện chức năng này, cần nhận
thức và xử lý hài hòa mối quan hệ giữa mục tiêu công bằng và mục tiêu hiệu quả của
kinh te vĩ mô. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp, sự tái phân phối để đạt mục tiêu công
bằng lại gây tổn hại tới mục tiêu hiệu quả. Do vậy, sự tính toán cẩn trọng trong chính
sách tái phân phối thu nhập để có thể đạt tới mục tiêu công bằng trên cơ sở đảm bảo
tính hiệu quả kinh tế của sự phân phối và ít gây ảnh hường tiêu cực nhất đến mục tiêu
hiệu quả luôn cố tầm quan trọng đặc biệt1.
* Chức năng điều chinh và kiểm soát
Chức năng điều chỉnh và kiểm soát của tài chính công là khả năng khách quan
của tài chính công mà nhờ đó Nhà nước có thể thực hiện việc điều chỉnh lại quá trình
phân phối các nguồn lực tài chính và xem xét lại tính đứng đắn, tính hợp lý của các
quá trình phân phối đó trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế2.
Để nền kinh tế, xã hội vận động theo quỹ đạo và đạt được mục tiêu đã định,
việc điều chỉnh và kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh tế-xã hội là một tất yếu
khách quan. Tài chính công là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện việc điều
chỉnh và kiểm soát đó.
Thông qua việc điều chỉnh và kiểm soát quá trình phân bổ các nguồn lực tài
chính thuộc quyền chi phối của Nhà nước (điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập
và sử dụng các quỹ công), tài chính công điều chỉnh, kiểm soát các quá trình phân
phối các nguồn lực tài chính của mọi chủ thể trong nền kinh tế, qua đó tác động đến
quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Bởi lẽ, việc tạo lập và sử dụng các quỹ
công có mối liên hệ chặt chẽ với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ
của tất cả các chủ thể khác trong nền kinh tế.
Tài chính công điều chỉnh, kiểm soát quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng các
nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối của Nhà nước cũng như tính cân đối, hợp lý
của việc phân bổ, tính tiết kiệm, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực tài chính đó

11
7
nhằm đảm bảo cho việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ công được đúng đắn,
hợp lý, đạt kết quả tối ưu nhất theo các mục tiêu, yêu cầu đã định. Thông qua đó, góp
phần điều chỉnh hợp lý quá trình phân phối các nguồn lực tài chính, quá trình tạo lập
và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội khác. Những tác động này có
tác dụng điều chỉnh và kiểm soát quá trình phát triển các lĩnh vực của đời sống kinh
tế, xã hội theo quỹ đạo và mục tiêu đã địnhLV.
1.1.2. Các bộ phận cẩu thành của tài chính công
Tài chính công là một hệ thống phức tạp, được hợp thành từ nhiều bộ phận.
Các bộ phận cấu thành này có thể được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Theo đặc điểm hoạt động, tài chính công gồm các bộ phận sau: Ngân sách nhà nước,
tín dụng nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán
và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Điều
4 Luật Ngân sách Nhà nước, số 83/2015/QH13, ngày 25-6-2015).
Ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của tài chính công, là công cụ
đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước
được cấu trúc thành hai phần: thu ngân sách và chỉ ngân sách. Các khoản thu của
ngân sách nhà nước có thể được huy động từ mọi lĩnh vực của đội sống kinh tế - xã
hội và dưới nhiều hình thức khác nhau. Chi ngân sách nhà nước nhằm duy trì sự tồn
tại của bộ máy nhà nước và phục vụ việc thực hiện các chức năng của nhà nước đối
với xã hội. Chi ngân sách nhà nước bao gồm: Chi thường xuyên, chi đầu tư phát
triển, chi trả nợ và chi khác theo quy định của pháp luật. Đặc trưng cơ bản trong việc
tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước là tính pháp lý cao trong các quan hệ thu, chi
gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước và mang tính không hoàn trả trực tiếp
là chủ yếu. Ngân sách nhà nước phải đảm bảo sự cân đối tích cực nhằm đạt hiệu quả
cao trong hoạt động của tài chính công hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững của
nền kinh tế.
Ngân sách nhà nước là một hệ thống, bao gồm các cấp ngân sách phù hợp với
hệ thống chính quyền nhà nước các cấp. Ở Việt Nam, ngân sách nhà nước gồm ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của
các cấp chính quyền địa phương (Điều 6 Luật Ngân sách Nhà nước, số
83/2015/QH13 ngày 25-6-2015). Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách

LV Xem Học viện Tài chính: Quàn lý tài chinh công, Nxb.Tài chính, H.2007, ứ.20-22.

11
8
nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước
thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân
sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hường, thu bổ sung từ ngân sách trung
ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm
vụ chi của cấp địa phương (Điều 4, Luật Ngân sách Nhà nước, số 83/2015/QH13,
ngày 25-6-2015).
Tín dụng nhà nước là hoạt động đi vay và cho vay của Nhà nước, được sử
dụng để huy động vốn cho ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu cân đối ngân
sách nhà nước và nhu cầu đầu tư phát triển. Thông qua hình thức tín dụng này, Nhà
nước huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu của
các cấp chính quyền trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
thuộc thẩm quyền. Việc huy động được thực hiện thông qua việc Nhà nước phát hành
các giấy tờ có giá và vay nợ. Nguồn lực tài chính đã được huy động được sử dụng để
cho vay và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo các chính sách, chương trình, dự án
đã được hoạch định. Đặc trưng cơ bản trong tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ qua hình
thức tín dụng nhà nước là tính có hoàn trả, có lãi suất, có thời hạn, mang tính chất tự
nguyện và bắt buộc, trong đó tính chất tự nguyện là chủ yếu trong các quan hệ đi vay
và cho vay giữa nhà nước và các chủ thể kinh tế - xã hội khác.
Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có thẩm quyền
quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ
chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật (Điều 4 Luật
Ngân sách Nhà nước, số 83/2015/QH13, ngày 25-6-2015). Theo quy định của Luật
Ngân sách Nhà nước hiện hành, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách không
được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động. Trường hợp được ngân sách nhà
nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng
của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Được
thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc
lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân
sách nhà nước (Điều 8 Luật Ngân sách Nhà nước, số 83/2015/QH13, ngày 25-6-
2015).
Sự hình thành và phát triển các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là một
tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối
với nền kinh tế, xã hội. Các quỹ này được thành lập, quản lý và sử dụng nhằm cung
cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý những biến động bất thường trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục những khiếm khuyết của kinh tế thị trường, hỗ

11
9
trợ cho ngân sách nhà nước trong trường hợp khó khăn về nguồn lực tài chính và
giúp chuyển dần nền kinh tế, xã hội sang hoạt động theo cơ chế thị trường.
Việc tổ chức các quỹ tiền tệ của tài chính công thành nhiều loại quỹ (Quỹ Phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Bảo vệ môi trường, Quỹ
Phòng chống thiên tai, Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương...)
với các cơ chế hoạt động khác nhau là phù hợp với yêu cầu phân cấp quản lý kinh tế -
xã hội của nhà nước nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các địa
phương, các ngành, các đơn vị trong quản lý kinh tế - xã hội và thực hiện chuyên
môn hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý tài chính công, số lượng quỹ và
quy mô của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách tùy thuộc vào trình độ, mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước trong từng giai
đoạn cụ thể.

1.2. Khái quát về quản lý tài chính cỗng


1.2.1. Khái niệm và mạc tiêu quản lý tài chính công
Quản lý tài chính công là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm
soát các hoạt động thu và chi của Nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Trong quản lý tài chính công, các chủ thể quản lý sử dụng có chủ đích các
phương pháp quản lý, các công cụ quản lý để điều hành các hoạt động thu, chi của
Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Quản lý tài chính công là trách nhiệm của tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà
nước. Hiệu lực và hiệu quả quản lý tài chính công vừa phản ánh năng lực quản lý của
bộ máy nhà nước, vừa có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của các cơ quan trong bộ
máy này, và qua đó, đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước nói
chung.
Quản lý tài chính công có mục tiêu tổng quát là tạo ra sự cân đối và hiệu quả
của tài chính công, tạo môi trường thuận lợi cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lược phát triển đất nước trong
từng thời kỳ. Đe thực hiện mục tiêu tổng quát vừa nêu, quản lý tài chính công có các
mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, bảo đảm kỷ luật tài khóa tồng thể. Mục tiêu đảm bảo kỷ luật tài khóa
tổng thể đòi hỏi Nhà nước phải quản lý các nhu cầu chi tiêu có tính cạnh tranh nhau
trong giới hạn nguồn lực tài chính công cho phép nhằm đảm bảo tính bền vững của

12
0
nợ công cũng như góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Mục tiêu đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể đòi hỏi phải xác định được giới hạn
chi tiêu công tổng thể, đồng thời phải duy trì, giữ vững ổn định giới hạn này. Chi tiêu
công tổng thể phải được quyết định trước khi ra quyết định chi tiêu từng phần.
Thứ hai, bảo đảm hiệu quả phân bổ và huy động nguồn lực tài chính. Mục tiêu
này đòi hỏi Nhà nước phải xác định được thứ tự ưu tiên trong phân bổ và huy động
nguồn lực tài chính, đảm bảo phù hợp với các chiến lược và kế hoạch quốc gia, của
các bộ ngành và địa phương. Nói cách khác, mục tiêu này đòi hỏi Nhà nước phải có
chiến lược phân bổ, huy động nguồn lực tài chính hợp lý.
Thứ ba, bảo đảm hiệu quả hoạt động. Mục tiêu này nhằm đảm bảo cung ứng
được các hàng hóa và dịch vụ công với chất lượng mong muốn trong phạm vi ngân
sách cho trước hoặc với chi phí thấp nhất.
1.2.2. Các nguyên tắc quản lý tài chính công
Quản lý tài chính công được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ. Đây là nguyên tắc hàng
đầu trong quản lý tài chính công. Trước hết, nguyên tắc này đòi hỏi các hoạt động tài
chính công phải được thống nhất quản lý theo một quy định chung trong tất cả các
khâu của chu trình tài chính công, từ việc hình thành, phân bổ, sử dụng, kiểm tra,
thanh tra, thanh toán, quyết toán đến xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai
thực hiện. Tập trung dân chủ đòi hỏi các quyết định thu, chi công phải được bàn bạc
thực sự công khai, dân chủ. Việc thực hiện tốt nguyên tắc thống nhất, tập trung dân
chủ trong quản lý tài chính công sẽ góp phần đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, hợp
lý, hiệu quả và lợi ích chung của cả cộng đồng, hạn chế nhũng tiêu cực và rủi ro khi
quyết định các khoản thu, chi công.
Thứ hai, nguyên tắc công khai, minh bạch. Nguyên tắc này đòi hỏi đảm bảo
công khai, minh bạch trong tất cả các khâu của chu trình tài chính công cũng như
trong toàn bộ hoạt động quản lý tài chính công. Mọi thông tin về tài chính công và
quản lý tài chính công phải được công khai, đảm bảo dễ hiểu, dễ tiếp cận và tin cậy.
Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công sẽ tạo điều kiện cho
cộng đồng giám sát, kiểm soát các quyết định thu, chi công, hạn chế tình trạng thất
thoát, lãng phí và đảm bảo hiệu quả của tài chính công.
Thứ ba, nguyên tắc trách nhiệm giải trình. Theo đó, các tổ chức và cá nhân
trong hoạt động tài chính công và quản lý tài chính công phải thực hiện trách nhiệm
giải trình (điều trần, chịu trách nhiệm về các hiệu quả và hậu quả liên quan), bao
gồm:

12
1
- Trách nhiệm giải trình đối với cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động tài
chính công và quyết định quản lý tài chính công thuộc thẩm quyền.
“ Trách nhiệm giải trình đối với công chúng, đối với xã hội về các hoạt động
tài chính công và quyết định quản lý tài chính công thuộc thẩm quyền.
Nguyên tắc này đòi hỏi phải phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của
tùng cá nhân, từng tổ chức và mỗi cấp chính quyền trong hoạt động tài chính công và
quản lý tài chính công.
Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo cân đối. Nguyên tắc này đòi hỏi quản lý tài chính
công phải đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi công, thể hiện trên các phương diện
sau: Đảm bảo sự cân đối giữa tổng thu và tổng chi; đảm bảo sự hài hòa, hợp lý trong
cơ cấu các khoản thu, khoản chi; giữa các ngành; các lĩnh vực; giữa các cấp chính
quyền; vùng, miền, địa phương và giữa các thế hệ...
Thứ năm, nguyên tắc đảm bảo công bằng. Theo đó, quản lý tài chính công phải
đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng (các nhóm dân cư, khu vực, vùng miền, địa
phương, các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế...) trong huy động và phân bổ, sử
dụng, thụ hường các nguồn lực tài chính công. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Bởi lẽ, nó giúp giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và cộng
đồng, tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, quyết
định thu, chi công, góp phần quan trọng tạo ra một xã hội hòa họp, lành mạnh và ổn
định, qua đó góp phần đảm bảo sự ổn định, bền vững của tài chính công, đồng thời
tác động tích cực tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
1,23, Nội dung quản lỷ tài chính công
Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến
hành. Do đó, nội dung quản lý tài chính công bao gồm quản lý thu công và quản lý
chi công.
Quản lỷ thu công là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các
hoạt động thu của Nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước.
Thu công là quá trình Nhà nước huy động các nguồn lực tài chính để hình
thành nên các quỹ tiền tệ công, được thực hiện thông qua các khoản thu như thuế, lệ
phí, phí, bán tài sản nhà nước, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá
nhân trong nước, các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ
chức, cá nhân ở ngoài nước cho chính phủ sở tại và chính quyền địa phương, các
khoản vay nợ trong, ngoài nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Vay nợ được thực hiện khi thu không đủ bù chi, thông qua các công cụ như tín phiếu

12
2
kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, công trái và các
hình thức vay nợ khácLVI. Quản lý thu không chỉ đảm bảo tập trung nguồn lực tài
chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước mà còn phải đảm bảo khuyến khích,
thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ
mô, đảm bảo công bằng xã hội. Do vậy, trong quản lý thu công, phải xác định đúng
đắn cơ cấu các khoản thu, mức thu, hình thức thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp
thời cũng như mục đích, quy mô và hình thức vay nợ... phù hợp với trình độ phát
triển và bối cảnh cụ thể của nền kinh tế.
Quản lý chi công là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các
hoạt động chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước.
Chi công là quá trình Nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chính đã được tập
trung vào các quỳ tiền tệ công nhằm thực hiện các nhiệm vụ của mình. Chi công bao
gồm các khoản chi chủ yếu sau: Chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi duy tri
hoạt động của bộ máy chính quyền nhà nước, chi trả nợ, chi viện trợ và các khoản chi
khác theo quy định của pháp luật. Cũng như thu công, chi công có tác động rất lớn
đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh
đó, chi công và thu công có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và ảnh hưởng quyết định
đến sự cân đối thu, chi. Do vậy, trong quản lý chi công, cần xác định đúng đắn và
kiểm soát chặt chẽ tổng mức chi tiêu, cơ cấu các khoản chi, mức chi đối với từng
khoản chi, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính công.
Xét theo quy trinh, quản lý tài chính công (quản lý thu, chi công) được thực
hiện qua ba khâu chủ yếu sau:
Lập kế hoạch tài chinh công: Lập kế hoạch tài chính công là quá trinh xác định
vấ quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ thu, chi, vay nợ của nhà nước cho một giai
đoạn thời gian nhất định và các phương pháp, biện pháp thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ đó. Đây là khâu khởi đầu, đồng thời là căn cứ để triển khai thực hiện các
khâu khác trong quản lý tài chính công1.
Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chỉnh công: Tổ chức thực hiện kế hoạch tài
chính công là quá trinh Nhà nước sử dụng tổng hợp các biện pháp hành chính, kinh tế
và tâm lý - giáo dục nhằm biến các mục tiêu được quyết định trong kế hoạch tài
chính công thành hiện thực2.
LVI Xem Học viện Tài chính - Bùi Tiến Hanh, Phạm Thị Hoàng Phương (Đồng chủ
biên): Quản lý tài chính công, Nxb.Tài chính, H.2016, tr.31.
’’2 Xem Học viện Tài chính - Bùi Tiến Hanh, Phạm Thị Hoàng Phương (Đồng chủ biên);
Quản lý tài chính công, Nxb.Tài chính, H.2016, tr.32-33, 35-36.

12
3
Kiểm toán và đánh giả việc thực hiện kế hoạch tài chinh công: Đây là khâu
cuối cùng trong quy trình quản lý tài chính công nhằm tổng kết, đánh giá toàn diện
việc thực hiện kế hoạch tài chính công, chỉ rõ những kết quả đạt được, những mặt
hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan, đồng thời cung
cấp thông tin cho việc ra các quyết định quản lý tài chính công trong thời gian tiếp
theo.

2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG Ở VIỆT NAM - NHŨNG THÀNH Tựu CHỦ
YÉU, NHŨNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
2.1. Những thành tựu chủ yếu trong quăn lý tài chính công ở . Việt Nam
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý tài chính công ở
Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất
nước.
Hệ thống pháp luật (Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý nợ công, các luật
về thuế và Luật Quản lý thuế...), cơ chế, chính sách về tài chính công từng bước được
hoàn thiện theo hướng công khai, minh bạch, phù hợp hơn với kinh tế thị trường, tiếp
cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành vĩ mô của
đất nước trong từng giai đoạn1.
Đã thực hiện đổi mới phạm vi và phương thức quản lý ngân sách nhà nước,
triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính trung hạn; đẩy mạnh khoán, đấu
thầu, đặt hàng; tăng cường phân cấp, xây dựng cơ chế tài chính đặc thù đối với các
thành phố lớn. Kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước được tăng cường.
Công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế tiếp tục được chú
trọng gắn với đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại; quyết liệt xử
lý nợ thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế... góp phần bảo đảm tỷ lệ huy
động vào ngân sách nhà nước cơ bản đạt mục tiêu đề ra LVII LVIII. Cơ cấu thu chuyển
dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa LIX. Các nhiệm vụ chi cơ bản được

LVII Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết so 07-NQ/TW ngày 18-ỈỈ-20Ỉ6 của Bộ
Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm
bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững,
LVIII Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.l 1.
LIX Tỷ trọng thu nộỉ địa trong tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 chiếm

12
4
thực hiện theo đúng dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệmLX,
tăng dần tỷ lệ chi đàu tư phát triển, giảm dần chi thường xuyên 1. Việc bố trí vốn đầu
tư công có chuyển biến tích cực LXI LXII. Bội chi và nợ công được kiểm soát, giảm so
với giai đoạn trước. Đã thực hiện cơ cấu lại nợ theo hướng tăng kỳ hạn vay, tăng tỷ
trọng các khoản vay toong nước, giảm vay nước ngoàiLXIII.

2.2. Những hạn chế, yếu kém trong quản lý tài chính công ở Việt Nam
Bên cạnh những thành tựu đạt được, quản lý tài chính công ở Việt Nam vẫn
còn nhiều hạn chế, yếu kém, thể hiện qua những vấn đề sau: Cơ cấu thu ngân sách
nhà nước chưa hợp lý, thiếu bền vững; việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai,
tài nguyên, công sản chưa được quản lý và sử dụng có hiệu quả; tình trạng trốn thuế,
thất thu và nợ thuế còn nghiêm trọng. Thu không đủ chi, tích lũy ngân sách cho đầu
tư phát triển thấp, trong khi đó nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, vượt khả
năng cân đối nguồn lực. Cơ cấu chi ngân sách chưa hợp lý, tỷ trọng chi thường xuyên
còn cao. Cân đối ngân sách nhà nước khó khăn, bội chi cao, phải vay đảo nợ; nhiều
địa phương chưa có khả năng cân đối ngân sách và điều tiết về ngân sách trung ương.
Nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn

khoảng 81,6%, cao hơn so với giai đoạn 2011-2015 (68%). Xem Đảng Cộng sản Việt Nam:
Văn kiện Đạỉ hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021,
t.II, tr.l 1-12.
LX Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr. 12.
LXI Tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 27-28%; tỷ trọng chi thường xuyên giảm
từ khoảng 65%giai đoạn 20Ỉ1-20Ỉ5 xuống còn khoảng 63-64%, trong khi vẫn thực hiện
tăng lương, lương hưu, trợ cấp người có công và các chinh sách xã hội khác, ưu tiên các
lĩnh vực giảo dục - đào tạo, y tế, quốc phòng, an ninh. Thực hiện lộ trình từng bước tỉnh chỉ
phí tiền lương, chỉ phỉ trực tiếp trong gìá dịch vụ công theo khả năng của ngân sách nhà
nước và thu nhập của người dân. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đạỉ biểu
toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.II, tr. 12.
LXII Ưu tiên bổ trỉ vốn tập trung cho những dự án cấp bách, hệ thong cảc kết cẩu hạ tầng
thiết yếu, các công trình lớn, quan trọng theo hưởng đồng bộ, cỏ trọng tâm, trọng điểm, có
tính kết nổi, lan tỏa, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đã bố trí đủ von để
thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-
2020, ưu tiên hoàn trả các khoản vốn ứng trước từ ngân sách nhà nước. Xem Đảng Cộng
sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự
thật, H.2021, t.II, tr.19.
LXIII Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại bỉểu toàn quổc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, ư. 12-13.

12
5
nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ; vẫn còn tình trạng nợ đọng
xây dựng cơ bản và ứng trước ngân sách; việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập;
thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ. Việc sử dụng ngân
sách và vốn đầu tư công còn lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả 1. Tiến độ giải ngân
vốn đầu tư công chậm, tỷ lệ giải ngân ở một số bộ, ngành và địa phương còn rất
thấpLXIV LXV.
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kính tế - xã hội 5 năm 2021-2025
cũng nêu rõ: “Thu ngân sách nhà nước chưa bền vững, còn dựa vào các khoản thu từ
vốn và thu từ đất đai có tính chất một lần, vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương
chưa được phát huy. Chính sách thu chưa bao quát hết các nguồn thu, trong khi ưu
đãi dàn trải, công tác quản lý thu chưa theo kịp tình hình thực tế dẫn tới thất thu, đặc
biệt là thu từ khu vực ngoài nhà nước. Chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Rủi ro
cao đối với các khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ
bảo lãnh”LXVI. Cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước được đẩy mạnh nhưng
trong thực hiện còn thiếu đồng bộ, thiếu các cơ chế giám sát hiệu quả. Chưa có sự
gắn kết chặt chẽ giữa chi đầu tư và chi thường xuyên (bảo đảm trang thiết bị, vận
hành, duy tu, bảo dưỡng...), chưa có quy định đầy đủ phân định chi đầu tư và chi
thường xuyên, gây ra lúng túng trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nướcLXVII.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, nền kinh tế nước ta đang ở trình độ phát triển thấp, còn nhiều khó
khăn, yếu kém nội tại.
Thứ hai, những tác động bất lợi từ diễn biến phức tạp, bất lợi của tình hình
kinh tế thế giới, biển đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, tỉnh hình chính trị trong khu
vực và trên thế giới.
Thứ ba, nhận thức về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
trên phương diện quản lý tài chính công chưa đầy đủ, thống nhất, dẫn đến việc đổi
LXIV Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết sổ 07-NQ/TW ngày 18-11-2016 của Bô
Chỉnh trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm
bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
LXV Xem Đảng Cộng sản việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.64.
LXVI Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ XÍU,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.66-67.
LXVII Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hôi đại biểu toàn quốc ỉần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.67.

12
6
mới, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về tài chính công chưa quyết liệt, thiếu
nhất quán, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Hệ thống quản lý phí, thuế còn
nhiều bất cập; chính sách giá đối với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu chưa
theo cơ chế thị trường, còn bao cấp, trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ chi phí khá lớn.
Thứ tư, ý thức chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm; việc thực hiện nghĩa
vụ thu, nộp ngân sách và quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế,
yếu kém; chưa chủ động, tích cực khai thác các nguồn lực; còn bị động, trông chờ, ỷ
lại sự hỗ trợ từ ngân sách.
Thứ năm, việc thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình
tăng trưởng còn chậm và chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Khu vực sự nghiệp công
lập đổi mới chậm và còn nhiều bất cập; việc thực hiện chủ trương khuyến khích xã
hội hóa, thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính chưa đạt yêu cầu.
Thứ sáu, chức năng, nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước, quản lý đầu tư
công, nợ công còn chồng chéo, chưa gắn trách nhiệm cân đối ngân sách, vay và trả
nợ với việc phân bổ, sử dụng vốn đầu tư công. Kỷ cương, kỷ luật tài chính còn bị
buông lỏng; trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giải trình chưa rõ ràng; công tác thanh
tra, kiểm tra còn nhiều bất cập; chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm. Công tác nắm
tình hình, phân tích, dự báo còn nhiều hạn chếLXVIII.

2.3. Mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý tài
chính công ờ Việt Nam

2.3,1. Mục tiêu, quan điểm và nhiệm vụ đổi mới quản lỷ tài chính công ở
Việt Nam
Trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc
tế ngày càng sâu, rộng, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới và trong khu vực có
nhiều diễn biến phức tạp, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động
tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu, để góp phần tích cực vào việc thực hiện các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã xác định trong những
năm tới, đồng thời đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, quản lý tài
chính công ở nước ta cần được đổi mới theo mục tiêu và quan điểm sau:
* Mục tiêu đẳỉ mới quản lỷ tài chỉnh công ở Việt Nam
Đổi mới quản lý tài chính công nhằm bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn,

LXVIII Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18-11-2016 của Bộ
Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngần sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm
bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

12
7
bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường huy động, quản lý, phân bổ và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, thúc đẩy phát hiển kinh tế - xã hội, thực
hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người, bảo đảm an sinh xã hội, tăng
cường phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm
quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của
nước ta trong khu vực và trên thế giớiLXIX.
* Quan điểm đổi mới quản lý tài chính công ở Việt Nam
Một là, đổi mới quản lý tài chính công phải được đặt trong nhiệm vụ tổng thể
cơ cấu lại nền kinh tế, gắn vói đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm hiệu quả, toàn
diện, công bằng, bền vững, động viên hợp lý các nguồn lực. Thực hành triệt để tiết
kiệm, chống lãng phí; xác định tiết kiệm là quốc sách hàng đầu; chỉ chi tiêu trong khả
năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài
chính, tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp chính
quyền, các tổ chức, cá nhân về thu, chi ngân sách nhà nước, sử dụng vốn vay và xử lý
nợ công, hạn chế và tiến tới xóa bỏ cơ chế “xin - cho”.
Hai là, kết hợp hài hòa giữa giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp bách với
các vấn đề cơ bản, dài hạn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Bảo đảm vai trò
chủ đạo của ngân sách trung ương, phát huy sự chủ động, sáng tạo của các bộ, ngành,
địa phương; thu hút tối đa nguồn lực của xã hội. Điều chỉnh quan hệ giữa tích lũy và
tiêu dùng, giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; tiết kiệm chi thường xuyên
để tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ trong tổng chi ngân sách nhà nước và
giảm bội chi ngân sách nhà nước. Thực hiện huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực
ngân sách nhà nước gắn với các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế.
Ba là, đổi mới quản lý tài chính công phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc
tế, hỗ trợ hiệu quả quá trinh hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ
quyền đất nướcLXX.
* Nhiệm vụ chủ yểu đổi mới quản lý tài chính công ở Việt Nam
Nghiên cứu, sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước 2, cải cách phân cấp ngân sách

LXIX Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết sổ 07-NQ/TW ngày 18-11-2016 của Bộ
Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lỷ nợ công để đảm
bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bển vững.
LXX Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết sổ 07-NQ/TW ngày ỉ 8-11-20 ỉ 6 của Bộ
Chinh trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu ỉạỉ ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm
bảo nền tài chỉnh quổc gia an toàn, bền vững.
2,3,4,5,6 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ N1ỈI,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.101, 178, 101, 236-237, 101.

12
8
nhà nước theo hưóng phân định rõ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, bảo
đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, nâng cao tính chủ động, tự chủ của
ngân sách địa phương3, phù hợp vói trình độ phát triển của nền kinh tế 4. Tăng tỷ lệ
thu nội địa, tăng tích lũy từ ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển; tăng sức
chống chịu, bảo đảm an toàn, an ninh tài chính quốc gia 5. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ
trọng thu nội địa đạt trên 85% tổng thu ngân sách nhà nước. Xây dựng cơ chế quản lý
tài chính cho các đô thị lớn, trong đó đẩy mạnh nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản
lý tài chính, ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước. Sửa đổi, bổ sung các luật về
thuế, phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, gắn với cơ cấu lại
nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế và
áp dụng mức thuế suất hợp lý, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền
vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, đồng thời
thiết lập môi trường cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền
kinh tế6.
Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng
chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi
đầu tư phát

12
9
triển. Đổi mới, xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý ngân sách nhà nước nhằm
tăng cường hiệu quả phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính ngân sách nhà
nước gắn với quá trình cơ cấu lại nền kỉnh tế. Tăng cường quản lý, đẩy nhanh tiến độ
giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Tiếp tục cơ cấu lại nợ công
theo hướng bền vững1, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay
mớiLXXI LXXII. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước. Thực hành
triệt để tiết kiệm, chống lãng phíLXXIII.
2.3.2. Các giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý tài chính công ở Việt Nam
Một lài đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tài chính công. Tăng
cứờng tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tạo thống nhất nhận thức và hành động trong
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp về chấp hành nghĩa vụ
nộp thuế, pháp luật về ngân sách nhà nước, quản lý nợ công, thực hành tiết kiệm và
phòng, chống tham nhũng, lãng phí nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả hệ
thống chính trị.
Hai là, hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước. Hoàn thiện chính sách
thu gắn với cợ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn
thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới; tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm
tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài
nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo đồng bộ, minh bạch, bền vững, phù hợp với
thông lệ quốc tế, đảm bảo huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho ngân
sách nhà nước, đồng thời thúc đẩy phát triển kỉnh tế bền vững trong bối cảnh đất
nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách
xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, bảo đảm tính trung lập
của thuế, góp phần tạo môi trường* đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến
khích đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý. Tăng cường quản lý, khai thác, huy động
nguồn lực gắn với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.
Ba là, hoàn thiện chính sách chi ngân sách nhà'nước. Từng bước điều chỉnh
chính sách chi ngân sách nhà nước theo hướng cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước
nhằm tăng họp lý tỷ trọng chỉ đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi
mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ và tinh giản bộ máy,
biên chế, thực hiện cải cách tiền lương, từng bứớc tính đúng, tính đủ chi phí vào giá

LXXI113 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr. 102,102.
LXXII Đen năm 2030, nợ chỉnh phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia
LXXIIIkhông quá 45% GDP. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứXIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.237.
1
3
0
dịch vụ công, điện, nước, đất đai... và có chính sách hỗ trợ phù họp cho đối tượng
chính sách, người nghèo, người yếu thế trong xã hội. Đổi mới chính sách chi ngân
sách nhà nước phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phân định
rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường; rà soát các chính sách xã hội, an
sinh xã hội để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung và có hiệu quả cao; đẩy mạnh
thực hiện khoán chi và tiền tệ hóa, đưa vào thu nhập một số chính sách, chế độ theo
tiêu chuẩn, 'định mức chi. Nâng cao hiệu quả chi ngân sách, từng bước triển khai
quản lý chi ngân sạch theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội trong trung, dài hạn và hằng năm, gắn trách nhiệm quyết
định chi ngân sách, vay nợ công với trách nhiệm quản lý ngân sách nhà nước và trả
nợ công.
Bổn là, tăng cường kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước. Thực hiện nghiêm
nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sảch nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát
triển, không sử dụng cho chi thường xuyên; cải thiện cân đối ngân sách nhà nước,
từng bước tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và trả nợ vay. Xây dựng và triển khai kế
hoạch tài chính trung hạn gắn với chiến lượcị quản lý nợ
công, kiểm soát bội chi ngân sách và kế hoạch đầu tư côiig trong cùng thời kỳ.
Năm là, hoàn thiện quản lý nợ công phù họp với kinh tế thị trường và thông lệ
quốc tê. Hoàn thiện thể chế, đặc biệt là các chính sách, công cụ, nghiệp vụ và bộ máy
quản lý nợ công bảo đảm đúng quỵ định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan để
kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công; điều chỉnh phạm vi nợ công phù hợp
vói thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Ket hợp chặt chẽ công tác quản lý nợ công với công
tác điều hành chính sách tài khóa - tiền tệ. Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng
kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nự ngắn hạn và chi phí vay vốn. Kiểm soát chặt chẽ
nợ công, nợ nước ngoài của quổc gia, bội chi và nợ của chính quyền địa phương, bảo
đảm dự phòng cho các rủi ro tiềm ẩn. Giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn
của các quỹ tập trung ngọài ngân sách cho các mục đích của ngân sách, kể cả sử dụng
dự trữ ngoại tệ của Nhà nước và vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn vay, bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn; kiên quyết không sử dụng
vốn vay cho các mục đích và dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp hoặc
không rõ ràng. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại.
Hạn chế tối đa cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay mới, khống chế hạn mức
bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm.
Sáu là, đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tập trung nguồn
vốn ngân sách nhà nước đầu tư các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa lớn và giải

13
1
quyết các vấn đề phát triển của quốc gia, vùng và liên vùng, tạo thuận lợi thu hút đầu
tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bảy là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính; thực hiện có hiệu quả việc phân
cấp, phân quyền cho các địa phương trong quản lý tài chính công; đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ quản lý tài chính công; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm liên quan.
Trên cơ sở dự toán thu ngân sách được xây dựng dựa trên dữ liệu quản lý thuế
và dự toán chi ngân sách theo mục tiêu, nhiệm vụ, định mức kinh tế kỹ thuật, đon giá
dịch vụ và cam kết chi, cần thực hiện thu, chi trong phạm vi dự toán; vay nợ, giải
ngân trong phạm vi kế hoạch và hạn mức được cấp thẩm quyền quyết định; hạn chế
tối đa việc ứng trước dự toán, chuyển nguồn. Không chuyển vốn vay, bảò lãnh chính
phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước. Tăng cường kiểm soát chi ngân sách
phù hợp với khả năng thu và trả nợ, thống nhất quy trình, tập trung đầu mối và hoàn
thiện cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết chi.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp, trao
quyền tự chủ nhiều hơn cho các đơn vị trong quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính
công đi đôi với thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao
năng lực dự báo và xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước và nợ công cho
đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính; xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch,
đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và trách nhiệm giải trình; thực hiện công
khai, minh bạch, tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý nghiêm
minh, kịp thời các vi phạm trong quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính côngLXXIV.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


Đổi mới quản lý tài chính công ở Việt Nam hiện nay: Những khó khăn, thách
thức, phương hướng và giải pháp khắc phục.
D. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích các nguyên tắc quản lý tài chính công? Liên hệ thực tiễn và đề
xuất phương hướng, giải pháp đảm bảo thực hiện tốt hơn các nguyên tắc này trong
quản lý tài chính công ở Việt Nam?
2. Phân tích bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước, quốc tế và những vấn đề mà

LXXIV Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết sổ 07-NQ/TW ngày 18-11-2016 của Bộ
Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm
bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

13
2
bối cảnh đó đặt ra đối với quản lý tài chính công ở Việt Nam hiện nay và những năm
tới? Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý tài chính công ở Việt Nam thích ứng với bối
cảnh đó?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Tài liệu bắt buộc


1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Quản lỷ kình tế
(Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hộỉ đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, II.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết so 07-NQ/TW ngày 18-11-2016 của
Bộ Chỉnh trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lạỉ ngăn sách nhà nước, quản lỷ nợ
công để đảm bảo nền tài chỉnh quốc gia an toàn, bền vững.
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Ngân sách Nhà
nước (Luật số: 83/2015/QH13, ngày 25-6-2015X H?2015.
* Tài liệu đọc thêm
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TWngày 18-11-2016 của Bộ
Chính trị (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19-6-2017 của Chính
phủ).
2. Bộ Ke hoạch và Đầu tư, Nhóm Ngân hàng Thế giới: Việt
Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sảng tạo, công bằng và dân chủ, Nxb.Hồng Đức,
Thanh Hóa, 2016,
3. Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thể giói: Việt Nam - Quản lý chỉ tiêu
công để tăng trưởng và gỉảm nghèo (Tập 1: Các vấn đề liên ngành; Tập 2: Các vấn
đề chuyên ngành), Nxb.Tài chính, H.2005.
4. Sử Đình Thành: Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra
trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam, Nxb. Tài chính, H.2005.
5. ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội: Hội thảo quốc tế cấp cao “Cân
đối ngân sách nhà nước” (Dự án VIE/02/008 “Tăng cường năng lực của Quốc hội và
Hội đồng nhân dân trong việc thẩm tra, quyết định và giám sát ngân sách”), Hội An,
2006.

13
3
6. ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội: sổ tay về quản lỷ, giám sát
ngân sách nhà nước và kỹ năng thẩm tra dự toán, thẩm tra quyết toán ngắn sách nhà
nước (Dự án VIE/02/008 “Tăng cường năng lực của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
trong việc thẩm tra, quyết định và giám sát ngân sách”), H.2006.

13
4
Bài 5
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Nắm được những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp từ khái niệm,
đặc điểm, phân loại đến vai trò; hiểu rõ đặc điểm, nội dung quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp; nắm vững quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay.
về kỹ' năng: Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá vê doanh nghiệp và quản lý
nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp nhà nước.
về tư tưởng: Tin tưởng và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về doanh: nghiệp và quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

B. NỘI DUNG

1. NHỮNG VẤN ĐỀ Cơ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TỂ THỊ


TRƯỜNG
1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong nền kinh tế hiện
đại. Trong nền kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng, doanh nghiệp là một trong ba chủ thể cơ bản cùng
với Nhà nước và người tiêu dũng (hộ gia đình). Doanh nghiệp có vai trò rất quan
trọng trong men kinh tế quốc dân, có chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu cho xã hội với mục tiêu vị lợi. Tuy là phạm trù rất
phổ biến trên thế giới, nhưng cho đến nay, khái niệm doanh nghiệp chưa được hiểu
một cách thống nhất và được tiếp cận theo nhiều góc độ rộng hẹp khác nhau.
Theo nghĩa chung nhất, doanh nghiệp là các thực thể kỉnh tế, cỏ chức năng sản
xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ một cách hợp pháp nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi
ích kỉnh tế - xã hội nhất định.
Theo Từ điển Kinh doanh, doanh nghiệp bao gồm các thực thể kinh doanh và

13
5
công ty, được hình thành và tổ chức ra để thực hiện hoạt động kinh doanh. Với cách
quan niệm này, doanh nghiệp bao gồm từ các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp
một chủ sở hữu, công ty liên kết, công ty trách nhiệm hữu hạn, tập đoàn kinh tế và
các công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo cách tiếp cận này, doanh nghiệp bao quát số
lượng rất lớn và thường không có các tiêu chí cụ thể để xác định.
Theo cách quan niệm hẹp hơn, doanh nghiệp phải là tổ chức kinh tế đáp ứng
một số tiêu chuẩn “cứng” nào đó, chẳng hạn như phải là tổ chức kinh tế “cơ sở” có
tính độc lập, hay số lượng lao động phải đủ lớn.
Khái niệm doanh nghiệp được quy định rất khác nhau trong luật kinh doanh
hay luật công ty của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy
định: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tàỉ sản, có trụ sở giao dịch, được
thành lập hoặc đăng kỷ thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kỉnh
doanhỵ. Trong đó, kinh doanh được quy định là việc thực hiện liên tục một, một số
hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

1
Xem Luật Doanh nghiệp, Luật số 59/2020/QH14, ngày 17-6-2020.
Như vậy, doanh nghiệp nói chung có bốn yếu tố cơ bản hay .yếu tố cấu thành
một doanh nghiệp theo luật định gồm: tên doanh nghiệp, tài sản, trụ sở giao dịch,
giấy đãng ký thành lập.
Để phân biệt doanh nghiệp với các loại hình tổ chức khác, có thể dựa vào 3 đặc
điểm sau:
Tính độc lập: Doanh nghiệp phải là đơn vị kinh tế cơ sở, phải là một thể nhân
hoặc pháp nhân có tư cách pbáp lý độc lập, có các quyền và nghĩa vụ độc lập, có năng
lực pháp luật và năng lực hành vi tham gia các hoạt động kinh tế và pháp lý liên quan.
Tiêu chí này giúp phân biệt doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, các * tổ
chức sự nghiệp, các đơn vị kinh tế phụ thuộc của bản thân doanh nghiệp như chi
nhánh doanh nghiệp.
Tính hợp pháp: Doanh nghiệp phải được đăng ký kinh doanh chính thức, được
phép hoạt động và tiến hành các hoạt động theo thể chế và thủ tục pháp lý cụ thể của
một quốc gia cụ thể. Tiêu chí này giúp phân biệt doanh nghiệp với các tổ chức hoạt
động bất hợp pháp trong xã hội.
Tỉnh vị lợi: Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp là kinh doanh với mục đích
chủ yếu là thu lợi nhuận (đối với các doanh nghiệp kinh doanh) hoặc lợi ích kinh tế
(đối với các doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp xã hội). Tiêu chí này giúp phân biệt

13
6
doanh nghiệp với các cơ quan hành chính công quyền, các tổ chức đoàn thể, tôn
giáo...
Trong các doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước là một nhóm doanh nghiệp
đặc thù. Theo quy định của một số tổ chức quốc tế và ở nhiều nước, doanh nghiệp
nhà nước là tổ chức do Nhà nước kiểm soát toàn bộ, phần lớn hay nắm tỷ lệ sở hữu
khống chế đối với doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay,
doanh nghiệp nhà nước chỉ còn hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực then chốt theo
quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp nhà nước bình đẳng trước pháp luật với các
doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm quản lý trực tiếp doanh
nghiệp nhà nước với tư cách chủ sở hữu ngoài các hoạt động quản lý đối với tất cả
các doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế.

1.2. Phân loại doanh nghiệp


Các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân rất đa dạng về hình thức, quy mô,
tính chất, ngành nghề hoạt động... Do vậy, cần có sự phân loại làm cơ sở để xác định
và giải quyết các vấn đề tổ chức, quản lý cả trên giác độ quản trị doanh nghiệp và
quản lý nhà nước.
1.2.1. Các cách phân loại doanh nghiệp
Có rất nhiều cách phân loại doanh nghiệp nhưng phổ biển hơn cả là các cách
phân loại sau đây:
Thứ nhất, phân loại theo ngành, lĩnh vực kinh tế,
Cách phân loại này nhằm mục đích phân chia doanh nghiệp gắn với đặc thù
ngành, lĩnh vực hoạt động. Tiêu chí phân loại là tiêu chí phân ngành kinh tế quốc dân
dựa trên ba nhóm ngành cơ bản gồm: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ theo Quyết
định số 27 năm 2018 của Thủ tương Chính phủ. Theo đó, có 21 phân ngành cấp 1, có
88 ngành cấp 2, có 242 ngành cấp 3, có 486 ngành cấp 4 và 734 ngành cấp 5 LXXV.
Doanh nghiệp trong mỗi phân ngành là một loại hình doanh nghiệp gắn với đặc thù
của ngành, có đặc điểm riêng về công nghệ, thị trường, nhân sự... gắn với ngành kinh
doanh của mình và Nhà nước có thể có những chính sách, cơ chế riêng đối với từng
ngành nghề kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể (chẳng hạn như chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ
cao). Theo Sách trắng Doanh nghiệp năm 2020, tỷ trọng doanh nghiệp trong ba lĩnh

LXXV Xem Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thẳng ngành kinh
tế Việt Nam.

13
7
vực kinh tế của Việt Nam đến hết năm 2019 như sau: công nghiệp, xây dựng 31,6%;
nông lâm nghiệp, thủy sản 1,3%; dịch vụ 67,1 %1.
Thứ hai, phân loại theo quy mô doanh nghiệp,
Theo tiêu chí quy mô, các doanh nghiệp có thể được chia thành các loại như:
cực lớn, lớn, vừa, nhỏ và cực nhỏ. Cách loại phân loại khá phổ biến trên thế giới hiện
nay với ba loại (lớn, vừa, nhỏ). Thông thường, hai loại vừa và nhỏ được gom thành
một nhóm và có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đặc thù. Để phân loại theo quy mô,
thường sử dụng riêng biệt hoặc phối hợp các tiêu chí như vốn điều lệ, vốn kinh doanh,
giá trị doanh nghiệp, doanh thu, số lượng lao động sử dụng, doanh thu hay lợi nhuận
hằng năm. Ở Việt Nam, theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị
định số 39 năm 2018 của Chính phủ, việc phân loại doanh nghiệp được quy định theo
3 lĩnh vực (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp, xây dựng; thương mại,
dịch vụ) với 2 nhóm tiêu chí (lao động và doanh thu hoặc tổng nguồn vốn) thành 3
loại: siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Theo đó, đối với lĩnh vực sản xuất (nông nghiệp, công
nghiệp, xây dựng), doanh nghiệp cực nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 10
người, tổng doanh thu hoặc tổng nguồn vốn dưới 3 tỷ đồng/nămLXXVI LXXVII.
Các doanh nghiệp có các chỉ tiêu trên mức “vừa” được coi là, doanh nghiệp
quy mô lớn. Tính đến hết năm 2019, trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động,
doanh nghiệp quy mô lớn chiếm 2,8%, quy mô vừa 3,5%, quy mô nhỏ 31,1% và quy
mô siêu nhỏ 62,6%LXXVIII. Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,
đặc biệt là các doanh nghiệp mớỉ khởi nghiệp, đồng thời có những biện pháp, chính
sách ưu đãi với những doanh nghiệp lớn cỏ vị trí, vai trò chiến lược trong những
ngành nghề, lĩnh vực mà Nhà nước chú ữọng phát triển.
Thứ ba, phân loại theo chủ sở hữu doanh nghiệp.
Theo cách phân loại này, có thể chia các doanh nghiệp thành ba khu vực sở
hữu chính: sở hữu nhà nước (doanh nghiệp nhà nước), sở hữu tư nhân (doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân), sở hữu nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài). Theo Sách trang Doanh nghiệp năm 2020, trong tổng số doanh nghiệp cả
nước, doanh nghiệp nhà nước chiếm 0,4%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm

LXXVI3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020,
Nxb.Thống kê, H.2020, tr.89, 96.
LXXVII Xem Chính phủ: Nghị định sổ 39/2018/NĐ-CP Quy định chỉ tiết một sổ điều của
LXXVIIILuật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1
Bộ Ke hoạch và Đầu tư: Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, Nxb.Thống kê,
H.2020, tr.96.

13
8
96,9% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,8%*. Tuy nhiên, trong
điều kiện phát triển các hình thức đa sở hữu hiện nay, nhiều doanh nghiệp có sở hữu
hỗn hợp giữa Nhà nước và tư nhân, giữa trong nước và nước ngoài. Mặc dù vậy, cách
phân loại này vẫn rất cần thiết để phục vụ cho việc đánh giá vai trò, sự đóng góp đối
với nền kinh tế của ba khu vực sở hữu, từ đó có thể ban hành những chính sách phù
hợp với các khu vực sở hữu khác nhau, về nguyên tắc, Nhà nước ta thực hiện sự bỉnh
đang, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp theo sở hữu, nhưng
trong các quy định về điều kiện kinh doanh và thể chế quản lý vẫn có sự khác biệt
nhất định về quyền kinh doanh và điều kiện tiếp cận các nguồn lực trong một số
ngành nghề, lĩnh vực.
Thứ tư, phân loại theo trách nhiệm pháp lý.
Theo trách nhiệm pháp lý, doanh nghiệp được phân thành hai loại: doanh
nghiệp ưách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn. Trách nhiệm vô
hạn là trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu mà theo đó, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về
các nghĩa vụ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình, kể cả nhũng tài sản
không được huy động vào kỉnh doanh thông qua doanh nghiệp. Còn đối với doanh
nghiệp trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm trong
phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp, còn bản thân doanh nghiệp chỉ
chịu trách nhiệm trước các nghĩa vụ của mình đến hết giá trị tài sản có trong doanh
nghiệp. Pháp luật Việt Nam quy định trách nhiệm vô hạn đối với chủ sở hữu doanh
nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh; trách nhiệm hữu hạn đối
với chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thảnh viên góp vốn ưong công ty hợp
danh, số liệu thống kê năm 2019 cho thấy, trong cả nước, chỉ có 7,02% doanh nghiệp
trách nhiệm vô hạn, còn lại 92,98% là trách nhiệm hữu hạnLXXIX.
Ngoài ra, có một số cách phân loại khác cũng được áp dụng trên thực tế như:
phân loại theo khu vực kinh tế (nhà nước, tư nhân, hỗn hợp), phân loại theo mục đích
hoạt động (doanh nghiệp kinh doanh, doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp xã hội),
phân loại theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
Trong các cách phân loại trên, phân loại theo trách nhiệm pháp lý là cách phân
loại được áp dụng phổ biến nhất và quan trọng nhất ở nhiều nước hiện nay. Ở Việt
Nam, cách phân loại này cũng được áp dụng để quy định các loại hình doanh nghiệp
trong luật.
LXXIX Xem Tổng cục Thống kê: Niên giám Thống kê năm 2019, Nxb.Thống kê,
H.2020, tr.329.
1
Xem Tổng cục Thống kê: Niêm giám Thống kê năm 2019, Nxb. Thống kê, H.2O20, tr.329.

13
9
7.2.2. Các loại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam
Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, các doanh nghiệp ở Việt Nam được phân
chia thành 5 loại hình như sau:
Câng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp
gồm 2-50 thành viên, do thể nhân hoặc pháp nhân góp vốn thành lập. Đây là loại
doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân. Công ty trách nhiệm hữu
hạn phải có Điều lê công ty, không được phát hành cổ phiếu, được phát hành trái
phiếu và chuyển nhượng vốn giữa các thành viên với các điều kiện theo quy định
pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, công ty trách nhiệm hữu hạn là một
loại hình doanh nghiệp phô biến và rất được ưu chuộng.
Ở Việt Nam, số liệu thống kê doanh nghiệp năm 2019 cho thấy trong tổng số
doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 72,5%’.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một
thành viên (là cá nhân hoặc tổ chức) làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm hữu hạn trong
phần vốn góp ghi vào Điều lệ của công ty và có tư cách pháp nhân.
Loại hình mới được áp dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 1990, rất phù hợp
đối với các doanh nghiệp “đoàn thể” và doanh nghiệp nhà nước sau khi “công ty
hóa”.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn với một số đặc điểm sau:
số lượng thành viên (gọi là cổ đông) tối thiểu phải đủ lớn (Luật Doanh nghiệp 2020
của Việt Nam quy định là phải từ 3 thành viên trở lên, không có mức tối đa); vốn điều
lệ được chia thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phàn, chủ sở hữu các cổ phần
được gọi là cổ đông và giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Với
những điều kiện nhất định, công ty cổ phần được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu
(được gọi chung là chứng khoán) bán rộng rãi cho dân chúng để huy động vốn đầu tư
kinh doanh, trở thành công ty cổ phần đại chúng. Nhà nước ta khuyến khích phát triển
loại hình công ty cổ phần, cổ phần đại chúng, đã và đang cổ phần hóa hàng loạt doanh
nghiệp nhà nước trở thành công ty cổ phần, đồng thời xúc tiến tạo lập những điều
kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản cho công ty cổ phần hoạt động như phát triển thị trường
chứng khoán, triển khai các nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với công ty cổ phần và
thị trường chứng khoán...
Đến hết năm 2019, công ty cổ phần chiếm 20,2% tổng số doanh nghiệp khu
vực ngoài nhà nước1.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung
của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và được gọi là thành viên hợp

14
0
danh. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty cỏ thể có thêm thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng
khoán nào. số liệu thống kê doanh nghiệp năm 2019 cho thấy trong tổng số doanh
nghiệp khu vực ngoài nhà nước, công ty hợp danh chiếm tỷ trọng không đáng kể - chỉ
hơn 0,14%.
Doanh nghiệp tư nhân là “doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mỉnh về mọi hoạt động của doanh nghiệp” (Điều
188 Luật Doanh nghiệp)LXXX LXXXI. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất
kỳ loại chứng khoán nào.
Theo quy định pháp luật, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh
nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh
doanh, thành viên công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp
vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư.
Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài
chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Ở Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp tư nhân được kinh doanh không hạn chế
về quy mô, địa bàn và hoạt động trong các ngành mà pháp luật không cấm. Nhà nước
công nhận vai trò và tác động tích cực của doanh nghiệp tư nhân cũng như những loại
hình doanh nghiệp sở hữu tư nhân, bảo đảm sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
trước pháp luật, bảo hộ sự làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp cũng như các
quyền lợi khác của các chủ doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp
tư nhân năm 2019 cũng chỉ chiếm 7,1% trong tổng số doanh nghiệp khu vực ngoài
nhà nước.
Pháp luật hiện hành quy định doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp
có vốn nước ngoài và các tập đoàn, tổng công ty không phải là các loại hình doanh

LXXX Xem Tổng cục Thống kê: Niên giảm Thống kê nẫm 2019, Nxb.Thống kê,
H.2020, tr.329.
LXXXI Xem Luật Doanh nghiệp, Luật số 59/2020/QH14, ngày 17-6-2020.

14
1
nghiệp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu và phân loại doanh nghiệp, cần chú ý đến các
nhóm doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp nhà nước. Theo quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp: Doanh
nghiệp nhà nước gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ,
tổng số cổ phần có quyền biểu quyết LXXXII. Quy định như vậy là phù hợp với quan
điểm của Đảng tại
Nghị quyết số 12 Hội nghị lần thứ năm Đan Chấp hành Trung ương Trung ương 5
khóa xn, theo đó doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối 1. Tỷ lệ “chi phối” ở đây được hiểu là trên
50%.
về nguyên tắc, doanh nghiệp nhà nước là một nhóm doanh nghiệp đặc thù
nhưng hoạt động bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Đến trước năm
2005, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo luật riêng (Luật Doanh nghiệp nhà
nước năm 2003). Từ năm 2005 đến nay, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động bình
đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác theo Luật Doanh nghiệp thống nhất. Trong
điều kiện phát triển các hình thức đa sở hữu hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước
hoạt động không biệt lập mà ở những lĩnh vực cần thiết, chủ động đảm nhận những vị
trí trọng yếu, độc quyền, hợp tác và liên kết vói các loại hỉnh doanh nghiệp khác, do
vậy có rất nhiều doanh nghiệp có sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước và tư nhân.
Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước tồn tại và phát triển với cảc hình
thức tổ chức doanh nghiệp chủ yếu như: công ty nhà nước 100% vốn nhà nước, công
ty ưách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước hai thành viên trở lên, công ty cổ phần nhà nước mà Nhà nước nắm trên 50% cổ
phần có quyền biểu quyết.
Theo Quyết định số 58 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ LXXXIII LXXXIV, các
doanh nghiệp nhà nước được phân chia thành ba loại theo tỷ lệ phần trăm (%) vốn
điều lệ do Nhà nước nắm giữ: 100% vốn (trong 11 ngành, lĩnh vực); trên 65% vốn
điều lệ (trong 5 ngành, lĩnh vực); từ trên 50% đến 65% (trong 8 ngành, lĩnh vực).
Hợp tác xã. Hợp tác xã được điều chỉnh theo Luật Hợp tác xã. Đó là một tổ
chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự

LXXXII Xem Luật Doanh nghiệp, Luật số 59/2020/QH14, ngày 17-6-2020.


LXXXIII Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2017, tr.63.
LXXXIV Xem Thủ tướng Chính phủ: Quyết định sổ 58/2016/NĐ-TTg ngày 28-12-2016
về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cỏ vổn nhà nước và danh mục
doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020.

14
2
nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,
tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu
trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý. Các hợp tác xã có thể liên hiệp với
nhau thành liên hiệp hợp tác xã và có quyền thành lập doanh nghiệp trực thuộc hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp. Loại hình hợp tác xã thích hợp với một số ngành và
lĩnh vực sản xuất - kinh doanh như sản xuất nông nghiệp, vận tải, dịch vụ bán hàng...
Các hợp tác xã kiểu mới ở nước ta hiện nay đang phát triển rất đa dạng về quy mô và
tính chất, thường đảm nhận một số khâu dịch vụ sản xuất trên cơ sở tôn trọng quyền
tự chủ của các hộ gia đình xã viên. Loại hình này đang được khuyến khích phát triển
ở Việt Nam, đặc biệt là trong nông nghiệp, nông thôn.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nưởc ngoài. Trong quy định pháp luật hiện
hành như Luật Đầu tư năm 2020LXXXV hay Luật Doanh nghiệp năm 2020, không còn
thuật ngữ “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Tuy nhiên, từ những quy định về
“tổ chức kinh tế” và “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” tại Điều 3 Luật Đầu
tư, có thể hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là nhóm doanh nghiệp có nhà
đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Hom nữa, hiện nay không có sự phân
biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn loại
hình doanh nghiệp. Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn bất kỳ loại hình
doanh nghiệp nào trong 5 loại như quy định của Luật Doanh nghiệp.
Nhóm công ty (tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ - công ty con). Theo
Luật Doanh nghiệp và hệ thống luật pháp hiện hành của Việt Nam, tập đoàn kinh tế
và tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế, không được coi là một loại hình doanh
nghiệp mà là các hình thức phái sinh và được gọi là nhóm công ty. Tại Điều 194 Luật
Doanh nghiệp quy định: “Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế
là nhóm công ty, có mối liên kết với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp
hoặc liến kết khác”LXXXVI. Các nhóm công ty (tập đoàn kinh tế, tổng công ty) thường
cỏ cấu trúc công ty mẹ (là chủ sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc có quyền quyết định
các vấn đề quan trọng đối với các công ty con) và các công ty con (do công ty mẹ sở
hữu). Mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam đã được thí điểm phát triển ở 13 tập đoàn
kinh tế sở hữu nhấ nước (hiện nay còn 10 tập đoàn) và được nhiều doanh nghiệp khu
vực tư nhân sử dụng. Hình thức tổng công ty chủ yếu phát triển ở các doanh nghiệp
nhà nước quy mô toàn ngành hoặc theo lãnh thổ, thường có quy mô lớn. Tuy nhiên,
do quá trinh “công ty hóa” doanh nghiệp nhà nước nên hầu hết các tổng công ty nhà
nước đều chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con.

LXXXV Xem Luật Đầu tư, số 61/202Ơ/QH14, ngày 17-6-2020.


LXXXVI Xem Luật Doanh nghiệp, Luật số 59/2020/QH14, ngày 17-6-2020.

14
3
1.3. Vai trò của doanh nghiệp
1.3.1. Vai trò cửa doanh nghiệp nói chung
Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh không thể thiếu trong nền kinh tế thị
trường. Một quốc gia mạnh phải có những doanh nghiệp mạnh. Các quốc gia theo nền
kinh tế thị trường muốn phát triển kinh tế đều phải có chính sách phát triển doanh
nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Bởi vi doanh nghiệp có những vai trò quan trọng
sau đây:
Vai trò kinh tể: Doanh nghiệp là những thực thể kỉnh tế, có chức năng sử dụng
các dầu vào là các yếu tố sản xuất (như lao động, vốn, tài nguyên, công nghệ) để tạo
ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu của thị trường. Do vậy, doanh nghiệp
có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức độ
hiệu quả sử dụng nguồn lực của quốc gia. Doanh nghiệp còn là noi thường xuyên, liên
tục đổi mới công nghệ sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học - công
nghệ tiên tiến, thậm chỉ là đưa ra các phát minh, sáng chế, các giải pháp hợp lý hóa...
Nhờ đó mà nâng cao được năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Đồng thời, qua đó mà nâng cao được năng lực, trình độ sản xuất, nâng cao
sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn là chủ thể đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.
Vai trỏ xã hội: Doanh nghiệp có vai trò lớn trong việc tạo việc làm, tăng thu
nhập và nâng cao đời sống cho người lao động. Doanh nghiệp còn là nơi tổ chức và
hình thành nên quan hệ lao động và tổ chức văn hóa cho người lao động, góp phần
hình thành nên quan hệ xã hội chung cho đất nước.
1.3.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước - nhỏm doanh nghiệp đặc thù
trong hệ thống doanh nghiệp
Trong hệ thống doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước có vai trò rất quan
trọng. Việc nhận thức đúng vai trò này không chỉ góp phần quản lý và phát triển có
hiệu quả chính các doanh nghiệp nhà nước, mà còn là căn cứ để quản lý và phát triển
doanh nghiệp thuộc các khu vực khảc. Trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi
mới với việc chuyển sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vai trò của doanh nghiệp nhà nước
cũng được nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, đặc biệt là từ sau Đại hội IX (2001) của
Đảng. Nghị quyết Đại hội IX chỉ rõ vị trí, vai trò trên ba mặt: “Doanh nghiệp nhà
nước giữ những vị trí then chốt; đi đâu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu
gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật” 1.

14
4
Vai trò đó của doanh nghiệp nhà nước cũng được khẳng định trong các nghị
quyết Đại hội X, XI của Đảng. Đại hội XII của Đảng và Hội nghị Trung ưong 5 khóa
XII tiếp tục khẳng định: “Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực
lượng vật chất quan trọng của kỉnh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những
lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh;
những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu
tư”LXXXVII LXXXVIII.
Tại Đại hội XIII của Đảng, vai trò của doanh nghiặp nhà nước tiếp tục được
khẳng định: “Doanh nghiệp nhà nước thực hiện vai trò là lực lượng vật chất quan
trọng của kinh tế nhà nước”LXXXIX.
Từ những quan điểm định hướng của Đảng cũng như sự thể hiện trên thực tế,
có thể thấy vai trò của doanh nghiệp nhà nước như sau:
Một là, doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng, là bộ phận
nòng cốt của kinh tế nhà nước, mà bản thân kinh tế nhà nước là thành phần kỉnh tế
chủ đạo trong nền kinh tế. Như vậy, cùng với các bộ phận cấu thành khác của kinh tế
nhà nước như đất đai, tài nguyên, tư liệu sản xuất, ngân sách nhà nước, dự trữ quốc
gia..., doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng, một động lực rất quan trọng thúc đẩy
phát triển kinh tế đất nước. Điều này thể hiện qua đóng góp của doanh nghiệp vào nền
kỉnh tế: đóng góp vào tăng trưởng, vào doanh thu, vào lợi nhuận chung của nền kinh
tế; đóng góp vào ngân sách nhà nước. Trên thực tế, doanh nghiệp nhà nước ở nước ta
đang có những đóng gớp rất lớn. Theo Sách trang Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020,
tuy tỷ trọng số lượng doanh nghiệp rất thấp - chỉ chiếm khoảng 0,4% trong tổng số
hơn 750.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước đến hết năm 2019, nhưng so
với khu vực doanh nghiệp cả nước, doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 24,8% tổng
vốn, 14,4% tổng doanh thu, 21,3% tổng lợi nhuận tạo ra1.
về lâu dài, doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục là lực lượng đi tiên phong trong
các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, cần vốn lớn, đòi hỏi công nghệ tiên tiến, hiện đại,
những ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kỉnh tế.

LXXXVII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2001, tr.96.
LXXXVIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2017, tr.63.
LXXXIX Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quẩc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 121.

14
5
Hai là, doanh nghiệp nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt, thiết yếu; những
địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà doanh nghiệp các
thành phần khác không đầu tư. Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Doanh nghiệp nhà
nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, địa bàn trọng yếu, quốc phòng, an
ninh”XC XCI.
Đe thực hiện vai trò này, các doanh nghiệp nhà nước phải đầu tư, phát triển và
khẳng định hiệu quả ở những ngành và lĩnh vực trọng yếu về mặt kinh tế, an ninh,
quốc phòng đối với quốc gia. Đó là các nhà máy có vị trí chiến lược như khai thác và
chế biến dầu khí, quản lý về khai thác cảng biển, sân bay, đường sắt, quản lý và khai
thác hệ thống phân phối điện, mạng truyền thông, vận tải hàng không, sản xuất vũ
khí, chất nổ...
Theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 58 năm
2016, Nhà nước nắm 100% vốn doanh nghiệp nhà nước trong 11 ngành, lĩnh vực
trọng yếu từ sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp đến tín dụng chính sách;
Nhà nước nắm trên 65% vốn điều lệ của các doanh nghiệp nhà nước trong 5 ngành,
lĩnh vực từ quản lý khai thác cảng đến dịch vụ tài chính, ngân hàng; Nhà nước nắm
trên 50% đến 65% vốn doanh nghiệp nhà nước trong 8 ngành, lĩnh vực từ sản xuất
hóa chất cơ bản đến kỉnh doanh bán lẻ điệnXCII.
Ba là, doanh nghiệp nhà nước là công cụ để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô
đối với nên kinh tế. Thực hiện vai trò này, các doanh nghiệp nhà nước ở những ngành
liên quan đen các cân đối vĩ mô quan trọng của tùng thời kỳ phải có quy mô và tiềm
lực đủ lớn, khi cần thiết làm công cụ thực hiện mục tiêu điều tiết các cân đối vĩ mô
của nền kinh tể. Các điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước cần có sự góp sức của
các doanh nghiệp nhà nước bao gồm: điều tiết tổng cung - tổng cầu, điều tiết về giá,
điều tiết lãi suất, điều tiết cân đối tiền - hàng, điều tiết cung - cầu các mặt hàng chủ
lực trong những thời điểm nhạy cảm hoặc tình huống thiên tai... Khi thực hiện vai trò
là lực lượng vật chất để Nhà nước điều tiết vĩ mô, các doanh nghiệp nhà nước được
Nhà nước hỗ trợ về các điều, kiện vật chất, tài chính và cơ chế, nhưng các doanh
nghiệp phải triệt để và nỗ lực phối hợp với Nhà nước để đạt mục tiêu đề ra.

XC Xem Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, Nxb.
Thống kê, H.2020.
XCI Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.123.
XCII Xem Thủ tướng Chính phủ: Quyết định sổ 58/2016/NĐ-TTg ngày 28-12-2016 về tiêu
chi phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ vốn nhà nước và danh mục doanh
nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020,

14
6
Bổn là, doanh nghiệp nhà nước có vai trò nêu gương, dẫn dắt đối với các doanh
nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp khu vực
kinh tế tư nhân trong nước. Đê thể hiện được vai trò này, các doanh nghiệp nhà nước-
trước hết cận nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và chấp hành nghiêm pháp
luật. Doanh nghiệp nhà nước cũng cần đóng vai trò dẫn dắt trong một số ngành, lĩnh
vực từ những lĩnh vực đỏi hỏi vốn lớn như đầu tư kết cấu hạ tầng, khai thác và chế
biến dầu khí... đến các lĩnh vực khỏ khăn, phức tạp như nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ cao.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam còn đảm nhận vai trò chính
trị-xã hội như thực hiện các chính sách xã hội, các chính sách đối với người nghẻo,
vùng sâu, vùng xa; góp phần quan trọng vào việc bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta.

1.4. Những nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường
Khi hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh
nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, vừa phải tuân thủ các quy luật khách
quan của thị trường. Việc thấu hiểu và quán triệt những nguyên tắc hoạt động này có
ý nghĩa rất quan trọng khổng chỉ đối với cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp mà còn
đối với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản
trong hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ nhất, hoạt động của doanh nghiệp phải tuân thủ đúng pháp luật. Đây là
nguyên tắc hàng đầu đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Do
doanh nghiệp liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều chủ thể, nhiều mối quan hệ nên việc
bảo đảm cho lợi ích của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh phải gắn với việc
bảo đảm không gây phương hại cho các chủ thể khác, các yếu tố kinh tế và cả môi
trường kinh doanh. Việc tuân thủ pháp luật bao quát cả pháp luật trong nước, pháp
luật quốc tế, pháp luật về tiếp cận nguồn lực, sử dụng lao động, quy chuẩn sản xuất,
bảo vệ môi trường... Việc thực hiện nguyên tắc này thể hiện ở chỗ ngay từ khi thành
lập, trong quá trình hoạt động cho đến lúc kết thúc hoạt động (giải thể, phá sản),
doanh nghiệp luôn phải tuân thủ đúng pháp luật.
Thứ hai, hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc ứng xử thị trường, tuân
thủ các quy luật thị trường. Theo đó, doanh nghiệp được “tự do kinh doanh trong các
ngành, nghề mà luật không cấm”, chủ động lựa chọn hình thức tổ chức doanh nghiệp,
lựa chọn địa bàn hoạt động, dựa vào các quy luật thị trường, các tín hiệu thị trường để

14
7
ra các quyết định đầu tư, kinh doanh với việc xác định mức sản lượng, giá bán... Tuy
nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này luôn phăi bảo đảm tuân thù đủng pháp luật như
đã nêu trên, bao gồm cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
Thứ ba, hoạt động của doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tẳc phù hợp với
ngành, lĩnh vực, địa bàn, phu hợp với điều kiệri kinh tế - xã hội, văn hóa nơi tiến
hành kinh doanh. Thực hiện nguyên tắc này, doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh
doanh phù hợp với đặc thù ngành, lĩnh vực. Tính đặc thù này có thể do Nhà nước quy
định (đối với một số ngành, lĩnh vực), nhưng cũng có thể xuất phát từ đặc tính chất
kinh tế của ngành, đặc điểm kỉnh tế, văn hóa, xã hội của vùng, địa phương nơi doanh
nghiệp hoạt động.
Thứ tư, hạch toán độc lập và đầy đủ. Nguyên tắc này phản ánh quan hệ của
doanh nghiệp với môi trường kinh tế, doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính, hạch
toán theo nguyên tắc thị trường, tự chịu trách nhiệm về các kết quả sản xuất - kinh
doanh, lời ăn lỗ chịu.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp
phải có lãi. Lợi nhuận thực dương trở thành điều kiện tồn tại và phát triển doanh
nghiệp. Những doanh nghiệp thua lỗ triền miên hoặc “lãi giả, lỗ thật” tất yếu sẽ dẫn
đến tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản.
Đối với các doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp xã hội, cần thực hiện
nguyên tắc hạch toán kinh tế, bảo đảm tính hiệu quả kinh tế trong hoạt động và tự
chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của mình. Thực hiện nguyên tắc này, tại Điều 9
Luật Doanh nghiệp

14
8
quy định: Doanh nghiệp công ích “được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá do pháp
luật về đấu thầu quy định hoặc thu phỉ sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền”XCIII.

2. ĐẶC ĐIẾM, NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NUỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Quản lý nói chung là sự tác động của chủ thể tới đối tượng bằng cơ chế tác
động nhằm đạt mục tiêu. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác động có tô
chức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tói các doanh nghiệp nhằm tạo điều
kiện và định hướng cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và hiệu quả, góp phần
vào việc thực hiện các mục tiêu chung của nền kinh tế.
Từ quan niệm nêu trên, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có một số đặc
điểm như sau:
Thứ nhất, đối tượng quản lý là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, mọi
hình thức trong nền kinh tế. Đây là đối tượng rất rộng lớn với nhiều loại hình, thuộc
nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Hoạt động của doanh nghiệp gắn vói lợi ích kinh tế
và nhằm bảo đảm lợi ích cho chủ doanh nghiệp và các chủ thể khác liên quan đến
doanh nghiệp. Đây là sự khác biệt với đổi tượng của quản trị kinh doanh doanh
nghiệp mà đối tượng quản lý là người lao động và các hoạt động kinh tế, tài chính,
công nghệ trong doanh nghiệp.
Thứ hai, chủ thể quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là Nhà nước, trong đó
Chính phủ là cơ quan quản lý chung đối với doanh nghiệp. Ở Việt Nam, tại Điều 215
Luật Doanh nghiệp quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp; bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về

XCIII Xem Luật Doanh nghiệp, Luật số 59/2020/QH14, ngày 17-6-2020.

18
Ó
việc thực hiện nhiệm vụ được phân công trong quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp; ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
trong phạm vi địa phưong”XCIV. Như vậy, chủ thể quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp là Chính phủ, bộ ngành được phân công và ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Khác
với quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp, chủ thể quản lý là hội đồng quản trị, hội
đồng thành viên, giám đốc doanh nghiệp.
Thứ ba, cơ chế quản lý trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là các
nguyên tắc, phương pháp, công cụ quản lý gắn với quyền lực nhà nước như pháp luật,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách kinh tế của Nhà nước. Khác với cơ chế
trong quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp với các công cụ chủ yếu là thu nhập, tiền
lương, lợi nhuận và các yếu tố khác của cơ chế gắn với chủ thể quản trị kinh doanh
trong doanh nghiệp.
Thứ tư, mục tiêu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là tạo lập môi
trường, điều kiện ổn định, thuận lợi, hiệu quả và công bằng cho doanh nghiệp hoạt
động và phát triển. Khác với mục tiêu của quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp là
thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế.
Trong thực tế, cần làm rõ những đặc điểm này để tránh tỉnh trạng bao biện, làm
thay hay lấn sân của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động quản trị kinh
doanh của doanh nghiệp, giúp xác định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của các cơ
quan quản lý nhà nước. Nó còn bảo đảm cho doanh nghiệp nhà nước không thể dựa
dẫm, ỷ lại Nhà nước, phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh để đạt hiệu quả kinh
doanh cao. Mặt khác, sự bình đẳng trong quản lý có tác dụng kích thích các doanh
nghiệp khu vực tư nhân phát triển, đóng gỏp cho sự phát triển kinh tế, tạo áp lực để
các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh tốt hơn.
2.2. Các nội dung quản lý nhà nước đổi với doanh nghiệp
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước
nói riêng bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
2.2.1. Ban hành khung khỗpháp luật đối với doanh nghiệp
Theo đó, Nhà nước ban hành khung khổ pháp luật chung tạo môỉ trường pháp
lý cho doanh nghiệp hoạt động. Hệ thống luật tạo môi trường pháp lý cho doanh
nghiệp bao gom bổn loại:
Thứ nhẩt, pháp luật điều chỉnh quá trình thành lập, hoạt động, giải thể, phá sản
doanh nghiệp bao gồm: Pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư, pháp luật về

XCIV Xem Luật Doanh nghiệp, Luật số 59/2020/QH14, ngày 17-6-2020.

18
7
phá sản và các luật khác.
Thứ hai, các luật chung quy định về quyền kinh doanh và môi trường kinh
doanh nói chung như: Pháp luật về dân sự, pháp luật về thương mại, pháp luật về đất
đai, pháp luật về lao động.
Thứ ba, pháp luật riêng điều chỉnh quá trình thành lập, hoạt động của các doanh
nghiệp trong các ngành và lĩnh vực đặc thù như kinh doanh ngân hàng, tài chính, dầu
khí, khai thác tài nguyền, xuất khẩu lao động.
Thứ tư, pháp luật điều chỉnh quan hệ tài chính với Nhà nước bao gồm: Pháp
luật về thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp đối với Nhà
nước.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước theo thẩm quyền có thể
ban hành các văn bản pháp luật quy định về điều kiện thành lập, cơ chế quản lý, mô
hình quản trị, cơ chế trả lương cho lãnh đạo doanh nghiệp.
2.2.2. Ban hành và thực hiện các chính sách đối với doanh nghiệp
Theo đó, Nhà nước tùy theo mục tiêu và định hướng chiến lược của mình ban
hành các chính sách liên quan đến doanh nghiệp. Hệ thống chính sách này bao gồm
các chính sách ưu đãi, các chính sách hạn chế và chính sách hỗ trợ theo tiêu chí
ngành, lĩnh vực mà Nhà nước thấy cần thiết phải áp dụng. Các chính sách này phải
bảo đảm nguyên tắc binh đẳng, không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước
và doanh nghiệp khu vực tư nhân. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước
không có chỉnh sách riêng nhưng có thể có chủ trương và biện pháp điều hành dành
riêng với tư cách ỉà chủ sở hữu đổi với các doanh nghiệp nhà nước trong đầu tư ban
đầu, thoái vốn và bổ sung vốn kinh doanh, ưu tiên một số đơn hàng đặc biệt của Nhà
nước liên quan đến an ninh - quốc phòng hoặc chính sách xã hội.
2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý hành chỉnh đối với doanh nghiệp
Tổ chức bộ máy quản lý hành chính cần chú trọng trên cả ba mặt: (1) xây dựng
và kiện toàn cơ cấu tổ chức; (2) xác lập và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; (3) xây
dựng đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên,
trong các nội dung này, quan trọng nhất là thực hiện các thủ tục hành chính như thủ
tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định
khung khổ về thủ tục hành chính, mà trước hết là thủ tục đăng ký kinh doanh đối với
doanh nghiệp và được cụ thể hóa bằng Nghị định số 01 năm 2021 của Chính phủ XCV
quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước đối với đăng ký kinh
XCV Xem Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nghị định sỗ
01/2021/NĐ-CP ngày 04-01-2021 của Chính phủ về đăng kỷ doanh nghiệp.

18
8
doanh doanh nghiệp.
Ngoài ra, yêu cầu các cơ quan nhà nước phải chuyển sang cơ chế một cửa, rút
ngắn thời gian làm thủ tục hành chính. Ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh, Nhà nước
còn phải thực hiện các thủ tục khác cho doanh nghiệp như giải quyết thủ tục đầu tư và
xây dựng, cấp chứng chỉ quản lý nhà nước về quyền sở hữu, bản quyền, sở hữu trí
tuệ, tranh chấp, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản V.V..
2.2.4. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp
Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp phải được tiến hành
thường xuyên nhưng không được chồng chéo, gây cản trở hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Mục đích của kiểm ưa, kiểm soát doanh nghiệp là kiểm tra, giám sát sự
tuân thủ pháp luật, tuân thủ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, kiểm ưa các vụ việc đột
xuất. Việc kiểm ưa, kiểm soát thường được tiến hành theo các chuyên ngành chức
năng của quản lý nhà nước như tài chính, lao động, tiền lương, an toàn, an ninh trật
tự... Để tránh chồng chéo trong kiểm ưa, các cuộc kiểm tra, thanh tra phải có kế hoạch
rõ ràng, thông báo trước cho doanh nghiệp, tiến hành nhanh chóng, chuyên nghiệp và
hiệu quả. Các cuộc kiểm ưa phải được kết luận với những đánh giá rõ ràng, minh
bạch, bảo đảm mục tiêu của kiểm ưa và công bằng, công khai đối với doanh nghiệp.
2.2.5. Thực hiện quản lỷ với tư cách là chã sở hữu đối với doanh nghiệp
nhà nước
Đối với riêng doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc quản lý nhà nước như đối với
doanh nghiệp nói chung, Nhà nước còn phải thực hiện chức năng chủ sở hữu. về mặt
nguyên tắc, Nhà nưởc có thể thực hiện quyền sở hữu của mình thông qua hội đồng
quản trị, hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty theo luật định. Nhiều nước ưên thế
giới đã thực hiện quyền sở hữu thông qua các định chế này và đã khá thành công
ưong quản lý doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, do số lượng
doanh nghiệp nhà nước khá lớn nên chức năng này được thực hiện với các nội dung
sau đây:
Thứ nhất, hoạch định và giám sát thực hiện chiến lược phát triển các doanh
nghiệp nhà nước trong hệ thống doanh nghiệp của quốc gia. Đây là công việc rất
quan ưọng, quyết định định hướng phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước và có
tác dụng định hướng phát triển dài hạn cho các doanh nghiệp này. Đe thực hiện công
việc này, Nhà nước phải xác định rõ mục tiêu phát triển dài hạn của các doanh nghiệp
nhà nước về ngành nghề, phạm vi, quy mô, tốc độ. Đồng thời, cân đối đủ các nguồn
lực cần thiết, xác định rõ lộ trình thực hiện các mục tiêu. Xu hướng chụng về chiến
lược phảt triển doanh nghiệp nhà nước là ngày càng thu hẹp về số lượng và phạm vi,

18
9
tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm, cần thiết, tăng quy mô và sức mạnh của các
doanh nghiệp cụ thê. Việc bảo đảm vốn đầu tư và phát triển mới cho các doanh
nghiệp nhà nước phải dựa trên nguyên tẳc tự tích lũy từ chính hoạt động của các
doanh nghiệp, cộng với quyền điều chuyển, thoái vốn của Nhà nước từ các doanh
nghiệp cạnh tranh có hiệu quả thông qua cổ phần hóa, bán cổ phần nhà nước.
Thứ hai, thực hiện các thủ tục thành lập, quản lý và bổ nhiệm, cán bộ đổi với
các doanh nghiệp nhà nước. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước phải tiến hành các
thủ tục cần thiết về thành lập mới doanh nghiệp nhà nước và bổ nhiệm các chức danh
lãnh đạo quản lý doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, Nhà nước thực hiện các
nghiệp vụ quản lý cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước thuộc diện Nhà nước bổ
nhiệm hoặc tuyển dụng, tiến hành các thủ tục về bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mới, miễn
nhiệm, kỷ luật đối với các cản bộ lãnh đạo doanh nghiệp thuộc diện quản lý của cơ
quan chủ quản. Khi doanh nghiệp nhà nước không còn lý do để tiếp tục hoạt động với
tư cách sở hữu nhà nước, Nhà nước tiến hành thoái vốn hoặc làm thủ tục sáp nhập,
giải thể, phá sản theo quy định của luật pháp.
Thứ ba, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước thực hiện
nội dung này thông qua các nghiệp vụ xác định vốn hoặc đánh giá lại vốn nhà nước
tại doanh nghiệp, ra quyết định giao vốn, quyết định đầu tư tăng vốn, giảm vốn, điều
chuyển vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, cần lưu ý là Nhà nước chỉ nên quản lý
vốn chứ không quản lý tài sàn tại doanh nghiệp- Quyền sử dụng vốn, quản lý tài sản
trong kỉnh doanh thuộc về bộ máy quản trị doanh nghiệp. Cần xác lập mô hình tổ
chức quản lý vốn sao cho bảo toàn được vốn, bảo đảm sử dụng vốn theo định hướng
của Nhà nước, đồng thời bảo đảm tính sinh lợi của nguồn vốn nhà nước, tức là kết
hợp hài hòa giữa quản lý hành chính nhà nước và quản trị kỉnh doanh đối với vốn nhà
nước trong doanh nghiệp.
Thứ tư, xác lập các mô hình quản lý công ty và giám sát phù hợp, có hiệu quả.
Mô hình quản lý công ty thích hợp sẽ quyết định hiệu quả quản lý đối với doanh
nghiệp. Trên thế giói đã có nhiều mô hình quản lý khác nhau với những ưu, nhược
điểm khác nhau. Một số quốc gia chỉ áp dụng một mô hình quản lý công ty đối với
các doanh nghiệp nhà nước và đã rất thành công trong thực tế như Singapore. Nhà
nước Việt Nam cần tìm tòi, khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của các mô hình
quản lý, tổ chức triển khai áp dụng rộng rãi mô hỉnh trong tổ chức quản lý các doanh
nghiệp nhà nước.

3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỞI DOANH NGHỆP
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đến nay và đặc biệt là những

19
0
năm gần đây, quản lý nhà nước đốỉ với doanh nghiệp ở Việt Nam đã được nâng cao
rất lớn, kể cả về quy mô bao quát, mức độ và năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý.
Nhờ đó, các doanh nghiệp ở nước ta đã có bước phát triển mạnh cả về số lượng, cơ
cấu, nâng cao được năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Đến hết
năm 2019, cả nước có 750.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế, tăng
6, í %XCVI so với năm 2018.
Bổi cảnh trong nước và quốc tế hiện nay có nhiều biến động lớn. Căng thẳng
thương mại Mỹ - Trung đang leo thang và chưa có hồi kết. Nguy cơ xung đột địa
chính tộ đang gia tăng và mở rộng. Đại dịch Covid-19 bùng phát tại hơn 200 nước,
đang tác động mạnh và rất tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế ở nhiều
nước phát triển được dự báo là rất thấp và thậm chí là số âm, thất nghiệp tăng cao, núi
nợ công của nhiều quốc tăng cao với các gói cứu trợ đột biến lớn chưa từng thấy... Ở
nhiều nước, rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc bị đứt gãy chuỗi cung ứng, mất
thị trường, thua lỗ nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp ở các nước được dự báo là phải
mất nhiều năm mới phục hồi được. Bên cạnh đó, hiện tượng mựa bán, sáp nhập doanh
nghiệp trong các ngành, lĩnh vực trọng yếu, nhạy cảm, các lĩnh vực công nghệ cao,
hay trong các chuỗi cung ứng then chốt đang diễn ra gây tổn hại đến an ninh kinh tế ở
nhiều quốc gia.
Ở trong nước, tuy Việt Nam đã kiểm soát tốt được dịch bệnh Covid-19, nhưng
dịch bệnh đã tác động xấu đến nền kinh tế cũng không nhỏ. Chuỗi cung ứng, thị
trường của nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn, đình trệ. Nhiều khó khăn, thách thức lớn
từ bên ngoài tác động xấu tới doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, Đảng và Nhà
nước có những định hướng lớn nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước
mắt, đồng thời phát triển mạnh mẽ, vững chắc về lâu dài. Đại hội XIII của Đảng đề ra
phương hướng phát triển kinh tế 10 năm tới gồm: Tập trung hoàn thiện, nâng cao
chất lượng thể chể kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển mạnh
khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào
tạo; cơ cấu lại nền kỉnh tế gắn với đoi mới mô hình tăng trưởng; phát triển kết cẩu hạ
tầng, kình tế vùng, kinh tế biển; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên...XCVII.
Ngoài ra, các định hướng lớn về phát triển doanh nghiệp cũng được đề ra: “Đổi
mới và nâng cao hiệu quả cùa doanh nghiệp nhà nước... Củng cố, phát triển một số
tập đoàn kinh tế nhà nước lớn... Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân của người
XCVI Xem Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Sảch trẳng Doanh nghiệp Việt Nam năm 202ớ,
Nxb.Thống kê, H.2020.
XCVII Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quắc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự Thật, H.2021, t.I, tr.222-276.

19
1
Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả..., thực sự hở thành một động lực quan
trọng trong phát triển kinh tế... Khuyến khích hình thành, phát triển các tập đoạn kinh
tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế. Phấn đấu đến
năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế
tư nhân đạt 60-65% GDP”XCVIII. Cùng vói những định hướng chiến lược về phát triển
doanh nghiệp, những định hướng lớn về đổi mới quản lý nhà nước cũng được chú
trọng.
Từ bối cảnh trong nước và quốc tế cùng với những định hướng về phát triển
kinh tế, phảt triển doanh nghiệp, đòi hỏi phải đôi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp. Mục tiêu của việc hoàn thiện, đổi mới quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp là tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định,
khuyến khích và hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp phát triển ở các ngành
nghề, lĩnh vực có tiềm năng phát triển. Ket quả cuối cùng là phát triển được một hệ
thống doanh nghiệp đông về sổ lượng, mạnh về năng lực cạnh tranh ở những ngành
nghề có thế mạnh, hoạt động có hiệu quả, đa dạng về sở hữu, sử dụng triệt để các
tiềm năng, thế mạnh của đất nước.
Dưới đây là những giải pháp chủ yếu mang tính định hướng.

3.1. Tiếp tục tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định
cho hoạt động của doanh nghiệp
Trước hết, cần tiếp tục hoàn thiện môi trường thể chế. Như Đại
hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp
luật đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, ổn định, cụ thể, minh bạch. Tăng cường hiệu
quả, hiệu lực của các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm chấp hành pháp luật
nghiêm”1. Theo đó, cần tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi pháp luật, chính sách về đầu tư,
đất đai, xây dụng... để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn lực, các yếu tố đau
vào cho sản xuất, kinh doanh. Đong thời, cần lành mạnh hóa môi trường kỉnh doanh
theo hướng chủ động và tích cực rà soát pháp luật, chính sách để loại bỏ các yếu tố
dung dưỡng cho gian lận thương mại, đầu cơ, lũng đoạn thị trường, cạnh tranh sai
luật.
Hoàn thiện môi trường thể chế, tạo lập các thiết chế cần thiết trên cơ sở ổn địhh
kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường và ổn định môi trường kinh doanh nói chung. Tạo
lập các công cụ pháp lý nhằm ứng phó với các rủi ro, khắc phục được những tác động

XCVIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.239-240.

19
2
do những biến động tiêu cực từ môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần hoàn thiện môi trường thể chế cho phù hợp với các cam kết quốc
tế mà Việt Nam đã ký kết trong các hiệp định thương mại tự do song phương, đa
phương.
Cùng với môi trường thể chế, cần tạo lập và phát triển mạnh các yêu tố khác
của môi trường kinh doanh như kết cấu hạ tầng kinh tế cả về chiều rộng và chiều sâu,
từ các các yếu tố truyền thống như “điện, đường, trường, trạm” đến các yếu tố mới
như thông tin, dữ liệu, Internet: “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về
xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại. Tập trung
đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, nhất là về giao thông, năng lượng và hạ
tầng số”XCIX; “Xây dựng hạ tầng số và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, bảo đảm hạ
tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin”C.
3.2. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý doanh nghiệp
về thủ tục thành lập, tiếp tục đổi mới theo hướng đơn giản hóa, điện tử hóa.
Theo hướng này, cần thực hiện quyết liệt quy trình, thủ tục “một cửa” trong việc đăng
ký thành lập doanh nghiệp, chuyển mạnh sang thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh
trực tuyến qua mạng.
Bãi bỏ các điều kiện kinh doanh (giấy phép con) trái với pháp luật về doanh
nghiệp, đồng thời thực hiện công khai, minh bạch các điều kiện kinh doanh đối với
một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cần thiết.
Việc đơn giản hóa, hiện đại hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh, các điều kiện
kinh doanh có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp làm giảm chi phí gia nhập thị
trường, chi phí hoạt động cho doanh nghiệp, mà còn thu hút nhanh và mạnh nguồn
lực vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế quốc
dân.
về cơ chế xử lý tranh chấp giữa doanh nghiệp, cần cải tiến theo hướng tăng
cường hơn nữa vai trò của các thiết chế hòa giải, trọng tài, chỉ những vụ việc phức
tạp, làm tổn hại lớn đến quyền lợi của các bên liên quan mới dùng thiết chế tòa án.
Đồng thời, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống tòa án kinh tế, bảo
đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh
nghiệp, tránh xu hướng “hình sự hóa” các quan hệ kinh tể.
về xử lỷ giải thể, phá sán: Cải tiến thủ tục và hiệu lực của giải pháp giải thể

XCIX’3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
CNxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2020, t.I, tr.222-223, 249, 250-251.

19
3
doanh nghiệp khi cần thiết. Đối với các doanh nghiệp hội đủ điều kiện phá sản theo
Luật Phá sản, kiên quyết thực hiện thủ tục phá sản theo luật định.

3.3. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp
Đẻ duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, các doanh
nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trên nhiều mặt: hỗ trợ tiếp cận đầu vào; hỗ trợ
mở rộng thị trường; hỗ trợ trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; hỗ trợ liên
kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước; hỗ trợ khắc phục những khó khăn do
tác động của thiên nhiên, dịch bệnh; hỗ trợ khởi nghiệp V.V.. Tuy nhiên, cần chú
trọng một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần đổi mới chính sách hỗ trợ tiếp cận các đầu vào, các yếu tố sản
xuất cơ bản. Hiện nay, tiếp cận các nguồn lực như đất đai - mặt bằng kinh doanh, tài
nguyên, vốn... vẫn còn rất khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp. Do vậy, cần đổi mới
và triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về cho thuê đất,
giải phóng mặt bằng, về tài chính đất đai để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
tích tụ và tập trung được nguồn lực quan trọng này. cần có chính sách hỗ trợ tiếp cận
nguồn vốn trên cơ sở thúc đẩy phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tín
phiếu doanh nghiệp.
Thứ hai, đổi mới chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cơ cấu lại ngành nghề, đầu
tư vào các lĩnh vực mới, công nghệ cao, năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, khởi
nghiệp... Việc hỗ trợ doanh nghiệp dựa trên cảc công cụ hữu hiệu như miễn giảm
thuế, cho vay tín dụng cho đầu tư sáng tạo; hình thành và vận hành quỹ đầu tư mạo
hiểm hỗ trợ các dọanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực
rủi ro cao.
Thứ ba, thúc đẩy chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường. Đẩy mạnh việc tuyên
truyền, phổ biến, tập huấn cho doanh nghiệp về các hiệp định thương mại tự do song
phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết; cung cấp thông tin thị trường, đối tác
nước ngoài cho doanh nghiệp; có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh, xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình.
Thứ tư, đổi mới căn bản chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp,
bao gồm cả đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và chủ doanh nghiệp. Theo
hướng này, cần kiện toàn hệ thống trường đào tạo nghề, các cơ sở đào tạo quản trị
kinh doanh, hỗ trợ các cơ sở này trang bị thêm thiết bị đào tạo hiện đại; đổi mới nội
dung, chương trình đào tạo sát thực với nhu cầu của doanh nghiệp.
Thứ năm, xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó

19
4
khăn do thiên tai, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh như đại dịch
Covid-19. Để thực thi chính sách này, cần xây dụng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực
dự trữ, đồng thời thực hiện tốt công cụ bảo đảm nhà nước, bảo hiểm.

3.4. Tăng cvờng kiểm tra, ktểm soát đối vói doanh nghiệp
về hoạt động kiểm tra, kiểm soát, Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục xây
dựng, hoàn thiện các quy định, quy chế nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao
chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát” CI.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát phải được cải tiến, hoàn thiện cả về quy trình, tổ
chức thực hiện và bộ máy cán bộ thực hiện. Không được lơ là, bỏ sót trong hoạt động
kiểm tra, kiểm soát nhưng cũng không được chồng chéo, gây phiền hà, cản trở hoạt
động của doanh nghiệp. Các giải pháp ở đây bao gồm:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp
theo chức năng, nhiệm vụ về kiểm tra, kiểm soát, thanh tra như quy định trong Luật
Doanh nghiệp và các luật liên quan, bảo đảm bình đẳng về thanh tra, kiểm tra của
Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp.
Hoàn thiện chế độ giám sát tài chính ở các loại doanh nghiệp, bảo đảm các kết
quả tài chính sát thực, công khai, minh bạch, gắn với trách nhiệm giải trình của các
doanh nghiệp, chống các hiện tượng chuyển giá, hạch toán sai theo kiểu “lời giả, lỗ
thật” hoặc “lời thật, lỗ giả’’.
Nâng cao chất lượng và trách nhiệm của cán bộ làm công tác' kiểm tra, kiểm
soát doanh nghiệp, chống các hiện tượng tham nhũng, câu kết, móc ngoặc trong thanh
tra, xâm phạm lợi ích của cộng đồng dân cư hoặc lợi ích nhà nước.
Ngọài ra, cần thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đại hội XIII của Đảng: “Kết hợp
chặt chẽ và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát cùa Đảng với giám sát,
thanh tra, kiểm toán nhà nước và điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp
luật”1.

3.5. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quẳ, hiệu lực quăn lý nhà nước đối vái doanh
nghiệp nhà nước
Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước cần có những giải pháp riêng, đặc thù đối
với các doanh nghiệp nhà nước cả về cơ ché chính sách và tổ chức quản lý. Đến nay,
CI Đàng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XUI, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2020, t.I, tr.188.
112
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính
tậ quốc gia Sự thật, H.2020, ti, tr.190, 122.

19
5
đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước vẫn là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp cần
phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ, nhiều mặt. Sau đây là các giải pháp lớn
mang tính định hướng.
3.5.1. Tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là một giải pháp, quan trọng. Văn kiện Đại
hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng tập trung
vào những lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng; lành mạnh hóa tài chính, nâng cao
trình độ công nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo, đổi mới quản trị hiện đại theo chuẩn
mực quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt vai trò là lực lượng vật
chất quan trọng của kinh tế nhà nước”2. Cụ thể là:
Thứ nhất, cơ cấu lại cần phải kết hợp giữa cấu trúc lại toàn bộ hệ thống doanh
nghiệp nhà nước trên năm phương diện (ngành nghề, tài chính, quản lý công ty, quản
lý nhà nước, khung khổ pháp lý) với tái cấu trúc theo thực thể doanh nghiệp nhà nước
ở tùng tập đoàn, tổng công ty, công ty, gắn với mô hình mới về tăng trưởng và phát
triển kinh tế.
Thứ hai, mục tiêu của cơ cấu lại doanh nghiệp là nhằm nâng cao năng lực hoạt
động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp nhà nước
nói riêng và toàn bộ hệ thống doanh nghiệp nhà nước nói chung sao cho tương xứng
với nguồn lực của khu vực này. Ngoài ra, mục tiêu lành mạnh hóa năng lực tài chính,
thiết lập cơ chế giám sát tài chính hiệu quả, bảo đảm cho các doanh nghiệp nhà nước
phát triển và hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Thứ ba, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước phải gắn với bảo đảm một môi
trường cạnh tranh bỉnh đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước với các loại hình doanh
nghiệp khác.
Thứ tư, tiếp tục xây dựng các doanh nghiệp nhà nước quy mõ lớn dạng tập
đoàn, với số lượng không nhiều nhưng phải thực sự mạnh, cùng với các tập đoàn kinh
tế thuộc các thành phần khác giữ vai trò đầu tàu, dẫn dắt, điều tiết kinh tế ở phạm vi
quốc gia.
Thứ năm, chú trọng các giải pháp cơ cấu lại dựa trên tiêu chí về tầm quan
trọng, ngành, lĩnh vực và hiệu quả hoạt động. Theo đó, có ba loại doanh nghiệp nhà
nước với mức vốn nắm giữ: 100%, từ 65% đến dưới 100%, từ trên 50% đến dưới
65%. Các doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm chỉ tập trung trong những ngành, lĩnh
vực quan trọng, có ý nghĩa then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Đối với các doanh
nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ thì tiến hành thoái vốn, thực hiện cổ phần
hóa. Đối với các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả, không cần nắm,

19
6
không còn cơ sở tồn tại thì kiên quyết thu hẹp, giải thể, phá sản. Đối với các doanh
nghiệp hoạt động công ích, phải bãi bỏ cơ chế bao cấp về tài chính, chuyển sang cơ
chế đặt hàng, đấu thầu, giao kế hoạch theo nguyên tắc thị trương.
Ngoài ra, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước bao gồm cả lành mạnh hóa tài
chính doanh nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo, đổi mới
quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.
3.5.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đổi với doanh nghiệp
nhà nước
Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước bao gồm 5
nội dung như sau:
Một là, phân định rành mạch hơn hoạt động quản lý nhà nước với quản trị kinh
doanh thuộc quyền tự chủ của doanh nghiệp. Chế độ chủ quản phải được xác lập rõ
ràng, không chồng chéo, không lẫn lộn về chức năng ở các cơ quan quản lý nhà nước.
Hai là, làm rõ các nội dung, ban hành thể chế, thực hiện triệt để chế độ đại diện
chủ sở hữu của Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước thông qua cơ chế giao vốn,
cơ chể điều chuyển vốn, giao mục tiêu và nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp, cơ chế
tài chính, giám sát tài chính.
Ba là, nâng cao chất lượng công tác xác định và giám sát mục tiêu phát triển
chiến lược các doanh nghiệp nhà nước.
Bốn là, thử nghiệm và khẳng định các mô hình, cơ chế tìm nguồn, bổ nhiệm,
đánh giá cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các doanh nghiệp nhà nước.
Năm lài tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Nhà nước trong các doanh
nghiệp nhà nước, cần tách bạch giữa quản lý tài sản thuộc thẩm quyền quản trị kinh
doanh của doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước thuộc quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp.
3.5.3. Ban hành và thực thi các chính sách đặc thù đối với các doanh
nghiệp nhà nước
Dưới góc độ chủ sở hữu doanh nghiệp, Nhà nước cần có một số chính sách
riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước. Các chính sách này mang tính chuyên biệt,
không làm ảnh hưởng đến tính bình đẳng, công bằng đối với các doanh nghiệp ngoài
nhà nước. Dưới đây là một số chính sách chủ yếu:
Thứ nhất, chính sách về bảo toàn và phát triển vốn. Phải làm rõ trách nhiệm,
quyền hạn và lợi ích của người đúng đầu, tập thể lãnh đạo và toàn bộ doanh nghiệp
đối với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn. Các tiêu chí đánh giá về mức độ bảo toàn

19
7
và phát triển vốn cũng phải được soạn thảo và áp dụng.
Thứ hai, chính sách sử dụng các nguồn lực do Nhà nước giao, đặc biệt là nguồn
lực đất đai, tài nguyên, quyền kinh doanh, tránh tình trạng lợi dụng, lạm dụng quyền
hạn trong kinh doanh.
Thứ ba, chính sách đối với các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh độc quyền,
đặc biệt là các doanh nghiệp độc quyền tự nhiên.
Thứ tư, chính sách ưu đãi khi giao cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện
những nhiệm vụ đầu tư phát triển các ngành trọng điểm hoặc thực hiện các mục tiêu
chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Thứ năm, chính sách hỗ trợ đào tạo các ngành nghề phát triển trọng điểm quốc
gia giao cho doanh nghiệp nhà nước trong các ngành công nghệ cao, công nghiệp
quốc phòng, an ninh, an toàn...
Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là hoạt động
mang tính thường xuyên, liên tục, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp
trong hệ thống quản lý của Nhà nước. Sự thành công của lĩnh vực này sẽ có ý nghĩa to
lớn trong việc khẳng định sự đúng đắn và góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới thành
cộng, sự phát triển của nền kinh tế.
c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
Phân tích các nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng ờ Việt Nam hiện nay.

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Vai trò của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng
trong nền kinh tế thị trường? Tại sao cần phải thực hiện bình đẳng giữa các loại hình
doanh nghiệp?
2. Nêu và đánh giá thực trạng các doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta hịện
nay, những kết quả đạt được và hạn chế?
3. Nêu và phân tích các nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng ở Việt Nam hiện nay?
4. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc

19
8
•*
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Quản lý kinh tế (Dùng
cho hệ đào tạo Cao Gấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại bỉểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2020, t.I, II.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2017.
4. Luật Doanh nghiệp, Luật số 59/2020/QH14, H.2020.
5. Chính phủ: Nghị định sổ 132/2005/NĐ-CP ngày 20-10-2005 về thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đôi với doanh nghiệp nhà nước.
* Tài liệu đọc thêm:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020,
Nxb.Thống Kê, H.2020.
2. Nguyễn Cúc, Kim Vãn Chính: Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb.Lý luận
chính tri, H.2006.
3. Ngân hàng Thế giới: Giới quan chức trong kinh doanh - Ý nghĩa kỉnh tế và
chỉnh trị của sở hữu ,nhà nước, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.1999.

19
9
Bài 6
Bộ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Giúp học viên nhận thức được lý luận cơ bản về bộ máy quản lý
nhà nước về kinh tế; những thành công, hạn chế ưong xây dựng bộ máy quản lý nhà
nước về kinh tế ở Việt Nanl hiện nay và định hướng đổi mới trọng những nẳm tới.
về kỹ năng: Trang bị cho học viên kỹ năng giải quyết hoặc tham gia giải quyết
các vấn đề thực tiễn liên quan đến bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.
về tư tưởng: Giúp học viên hiểu rõ, tin tưởng, nắm vững và có tinh thần
nghiêm túc, trách nhiệm frong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến bộ máy quản lý nhà nước về kinh
tế.

B. NỘI DUNG
1. Cơ SỞ KHOA HỌC CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
I
1.1. Khái niệm, đặc điểm và mô hình tể chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh
tế

1.1.1. Khái niệm bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế


Bộ máy tổ chức nói chung là hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của một tổ chức. Việc hình thành bộ máy nói chung gắn liền với hình thành cơ
cấu tổ chức. Bộ máy quản lý có nội hàm hẹp hơn nội hàm bộ máy tổ chức. Bộ máy
quản lý là tập hợp các cơ quan, đơn vị, bộ phận trong bộ máy tổ chức, thực hiện chức
năng quản lý.
Ở các nước, bộ máy quản lý nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ
trung ương tới địa phương, được tổ chức theo nhũng nguyên tắc nhất định, tạo thành
một chỉnh thể đồng bộ, thống nhất để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước. Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là một trong những chức năng mà Nhà
nước thực hiện.

20
0
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà
nước, mang tính độc lập tương đối, bao gồm các cơ quan nhà nước thực hiện các
chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.
Bộ máy quản lỷ nhà nước về kình tế là một chỉnh thể các bộ phận trong cơ cẩu
tổ chức quyền lực nhà nước, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, cỏ quan
hệ, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, được bố trỉ thành cấp và khâu theo các nguyên
tẳc xác định để thực hiện chức năng nhất định của quản lỷ nhà nước về kinh tế nhằm
đạt mục tiêu đã đặt ra.
1.1.2. Đặc điểm của bộ máy quản lỷ nhà nước về kinh tế
* Đặc điểm về tổ chức bộ máy
Một là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế được hình thành trên cơ sở các
quyết định mang tính pháp lý. Các quyết định hình thành bộ máy được ban hành bởi
các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Hai là, việc phân định rõ ràng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tể trong bộ
máy nhà nước là khó khăn. Trong bộ máy nhà nước nói chung, có những cơ quan có
thẩm quyền chung trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, trong đó có cơ quan quản lý kinh tế; có những cơ quan thực hiện
một phần chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong số rất nhiều chức năng khác;
có nhũng cơ quan chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.
Ba là, bộ máy quán lý nhà nước về kinh tế thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
quản lý rất đa dạng, trên nhiều lĩnh vực kinh tế như quản lý tiền tệ, tài chính, quản lý
các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ... Hoạt động quản lý của
bộ máy khá phức tạp.
Bổn là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế có tính ổn định tương đối. Xét
trong một khoảng thời gian nhất định, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế thường ít
biến động. Tuy nhiên,' xét trong toàn bộ quá trình phát triển của tổ chức, bộ máy
quản lý nhà nước về kinh tế luôn có sự thay đổi để phù hợp với những biến đổi của
đối tượng, nội dung, nhiệm vụ quản lý và môi trường quản lý.
Năm là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế có tính hệ thống. Bộ máy quản lý
nhà nước về kinh tế là một hệ thống gồm nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận có tính độc lập
tương đổi, đồng thời có quan hệ ràng buộc với các bộ phận khác trong bộ máy. Mỗi
bộ phận đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ quản lý nhất định và vì vậy hình
thành các khâu, các cấp bậc quản lý trong bộ máy. Các bộ phận không hoạt động độc
lập hoàn toàn mà có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể có tính hệ
thống, hướng tới thực hiện mục tiêu chung.

20
1
* Đặc điểm về kinh tế
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế có sức mạnh vật chất to lớn do nắm giữ
và chi phối nhiều nguồn lực kỉnh tế quan trọng, thiết yếu, có quy mô, giá trị lớn của
quốc gia. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế có sức mạnh chi phối việc huy động,
phân bổ và sử dụng các nguồn lực kinh tế. Các nguồn lực này bao gồm nguồn lực vê
tài chính, vật chất, tài nguyên thiên nhiên...
Tùy theo việc phân công, phân cấp quản ỉý mà mỗi cơ quan, bộ phận trong bộ
máy quản lý nhà nước về kinh tể có khả năng, sức mạnh chi phối các nguồn lực khác
nhau, về nguyên tắc, cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp cao, cấp trên có
quyền lực lớn hơn, nắm và chi phối nguồn lực có quy mô, giá trị lớn hơn so với các
cơ quan quản lý ở cấp thấp.
* Đặc điểm về hoạt động của bộ máy quản lỷ
Một là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hoạt động bằng quyền lực công,
thông qua quyền lực công để tác động vào các đối tượng quản lý trong nền kinh tế.
Hai là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp
luật. Bộ máy và các bộ phận cấu thành bộ máy thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản
lý trong phạm vi thẩm quyền được giao.
Ba là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tể do có quyền lực lớn, nắm nguồn lực
vật chất lớn và có sức mạnh chi phối nên dễ có nguy cơ quan liêu hóa. Đặc biệt, dễ
xảy ra tình trạng quan liêu khi quyền lực tập trung nhưng thiếu cơ chế giám sát
quyền lực.
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam có một số đặc điểm riêng như
sau:
Một là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh te ở Việt Nam đang trong quá trình
hoàn thiện để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với một nền kinh tể chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc
tế. Theo đó, bộ máy quản lỷ nhà nước về kinh tế ở Việt Nam vừa vận hành trên nền
tảng bộ máy đã xác lập, vừa điều chỉnh, sắp xếp, cơ cấu lại cho phù hợp với việc xác
định rõ hơn vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế.
Hai là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam, xét dưới góc độ quyền
lực, hoạt động trên nguyên lý phân công, phoi hợp và thống nhất. Đặc điểm này xuất
phát từ thực tế là ở Việt Nam không có sự phân chia quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, cổ sự

20
2
lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ba là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là đại diện chủ sở hữu nhiều loại tài
sản công. Nhà nước Việt Nam là đại diện chủ sở hữu nhiều nguồn lực quan trọng của
đất nước như đất đai, rừng, mỏ, tài sản cố định, các doanh nghiệp nhà nước... Do đó,
bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế với tư cách đại diện chủ sở hữu có quyền lực chi
phối mạnh khối lượng nguồn lực kinh tế to lớn của quốc gia, ngành, lãnh thổ, địa
phương. Nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn là điều rất đáng chú ý.
Bổn là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam được tổ chức thống
nhất từ trung ương xuống địa phương. Mục đích là bảo đảm hoạt động quản lý nhà
nước thông suốt từ trên xuống tận cơ sở. Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ở địa
phương là cơ quan cấp dưới có nhiệm vụ triển khai tổ chức thực thi chính sách, pháp
luật do cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương ban hành, đồng thời có quyền ra
các quyết định quản lý nhà nước về kinh tế ở địa phương, theo quy định phân cấp
quản lý.
Năm là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế có sự lãnh đạo của Đảng. Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện mọi mặt của đất nước thông qua đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, qua đội ngũ đảng viên và tổ chức bộ máy nhà nước
cũng như các cơ quan trong hệ thống chính trị. Do đó, bộ máy quản lý nhà nước về
kinh tế có sự lãnh đạo của Đảng về mô hình tổ chức, thiết kế, cơ cấu cũng như cán
bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý.
LL3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lỷ nhà nước về kinh tế
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở các nước khác nhau được tổ chức theo
các mô hình rất khác nhau. Nhìn chung, có hai loại mô hình tổ chức bộ máy quản lý
nhà nước về kinh tế là mô hình tập trung và mô hình phi tập trung.
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế theo mô hình tập trung là mô hình tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế mà trong đó, quyền ra quyết định quản lý
được tập trung cho các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương. Mô hình này được
thể hiện dưới hai hình thức tập quyền và tản quyền. Trong bộ máy quản lý nhà nước
theo mô hình tập quyền, mọi quyền lực nhà nước, trong đó, có quyền ra quyết đinh
quản lý, được tập trung vào các cơ quan trung ương. Trong bộ máy quản lý nhà nước
theo mô hình tản quyền, quyền ra quyết định quản lý vẫn thuộc chính quyền trung
ương, nhưng được thực hiện thông qua các cơ quan của chính quyền trung ương
đóng tại các địa phương. Theo đó, các nhiệm vụ của chính quyền trung ương được
thực hiện ở địa phương thông qua bộ máy tổ chức của các cơ quan trung ương.

20
3
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế theo mô hình phi tập trung là mô hình bộ
máy quản lý nhà nước về kinh tế mà trong đó, có sự chuyển giao quyền hạn từ trung
ương xuống địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới. Việc chuyển giao quyền hạn
được thực hiện ở các mức độ khác nhau. Mô hình này được thể hiện dưới ba hình
thức: ỉỉy quyền, phân quyền và tự quản. Trong mô hình ủy quyền, chính quyền địa
phương được chính quyền trung ương trao quyền quyết định và trách nhiệm điều
hành trên địa bàn địa phương cho cơ quan địa phương. Tuy nhiên, chính quyền trung
ương vẫn chịu trách nhiệm về các quyết đinh này. Trong mô hình phân quyền, chính
quyền trung ương phân giao quyền hạn, nhiệm vụ, phương tiện vật chất, nguồn lực
cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện.
Chính quyền địa phương được tự quyết định các vấn đề của địa phương, trên cợ sở
pháp luật. Chính quyền trung ương thực hiện kiểm tra hoạt động của địa phương,
thông qua hệ thống luật pháp. Trong mô hình tự quản, chính quyền địa phương có
quyền quyết định công việc của địa phương, tự lo các nguồn lực để giải quyết các
công việc của địa phương. Tuy nhiên, các hoạt động, các quyết định của chính quyền
địa phương chịu sự giám sát của chính quyền trung ương để bảo đảm tính thống nhất
của Nhà nước.
Mức độ tập trung hay phi tập trung của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở
các nước khác nhau là khác nhau. Trên thực tế, mỗ hình tổ chức bộ mảy quăn lý nhà
nưởc về kinh tể ở nhiều quốc gia là mô hình hỗn hợp giữa tập trung và phi tập trung.

1.2. Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế


Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể các hoạt động lựa
chọn, thiết lập mô hình tổ chức bộ máy, xác lập cơ chế hoạt động của bộ máy và xây
dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế theo các nguyên tắc xác định, phù
hợp với điều kiện của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Sau đây là các
nguyên tắc cần tuân thủ khi xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.
1.2. L Nguyên tắc xây dựng bộ máy quản lỷ nhà nước về kình tê
* Nguyên tắc chuyên môn hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế là một hoạt động rất phức tạp, diễn ra trên phạm
vi, quy mô rộng lớn, bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động, nhiều
chủ thể tham gia. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói chung cũng như mỗi cơ
quan quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng không thể thực hiện và không thể thực
hiện tốt chức năng quản lý trong tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế nếu không có
sự phân công, chuyên môn hóa.

20
4
Thực hiện nguyên tắc chuyên môn hóa trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
về kinh tế là để đảm bảo các mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện tốt
nhất.
Nguyên tắc chuyên môn hóa đôi hỏi việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về
kinh tế cần chú ý một số điểm sau:
Một là, các hoạt động, các công việc quản lý của bộ máy quản lý được phân
nhóm theo tính chất, mục đích công việc và được chuyên môn hóa theo chức năng,
theo nhóm công việc cùng tính chất. Thông thường, mỗi nhóm công việc, mỗi chức
năng sẽ được đảm trách bởi một bộ phận, một cá nhân. Tuy nhiên, một bộ phận, một
cá nhân có thể đảm trách hơn một chức năng. Những chức năng này có liên quan gần
với nhau. Việc phân nhóm công việc quản lý là cơ sở để xác định số bộ phận, số
khâu, số cấp và số người trong bộ máy quản lý, xác định cơ cấu tổ chức của bộ máy
quản lý nhà nước về kinh tế.
Hai là, căn cứ của việc phân nhóm chức năng quản lý theo nguyên tắc này phụ
thuộc vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức, của bộ máy quản lý
nhà nước về kinh tể; số lượng, quy mô, tính phức tạp của đối tượng quản lý; trình độ
cán bộ quản lý và các phương pháp, phương tiện có thể sử dụng để quản lý.
Từ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý nhà
nước về kinh tế, có thể xác định số cấp, số khâu quản lý tốt nhất cần có của bộ máy
quản lý nhà nước về kinh tế. Chẳng hạn, căn cứ vào mục tiêu quản lý, chức năng,
nhiệm vụ của Chính phủ, người ta xác định được số bộ, cơ quan ngang bộ thuộc
Chính phủ cần có để thực hỉện tốt nhất mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống
quản lý trong Chính phủ.
Ba là, chuyên môn hóa là nguyên tắc quan trọng trong thiết kế bộ máy quản lý
nhà nước về kinh tế nhưng chuyên môn hóa quá sâu trong tổ chức bộ máy quản lý có
thể khiến bộ máy trở nên cồng kềnh, phát sinh thêm nhiều chi phỉ. Do đó, trong quá
trình tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hóa cần lưu ý đảm bảo tính tinh gọn, hiệu quả.
* Nguyên tẳc thống nhất
Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
phải tuân thủ tính thống nhất trong bộ máy, bao gồm thống nhất tíong xác định mục
tiêu, trong điều hành, tổ chức thực hiện. Việc xác định mục tiêu của các bộ phận, các
đon vị trong hệ thống phải hướng tới thực hiện mục tiêu chung, bảo đảm phục tùng
mục tiêu chung. Sự phân định chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận, mỗi khâu, mỗi
cấp phải rõ ràng, rành mạch, bảo đảm thực hiện được chức năng chung của tổ chức.
Sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận phải đảm bảo tất cả các công

20
5
việc quản lý đều có người đảm nhiệm và chịu trách nhiệm, không được để xảy ra
tình trạng bỏ trống hoặc chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.
Trong điều hành bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, bảo đảm sự tập trung chỉ
huy thống nhất ở một đầu mối cao nhất của từng bộ phận, của cả hệ thống, đồng thời
bảo đảm chế độ làm việc tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân rõ ràng.
Mối quan hệ giữa các bộ phận phải được xác định rõ ràng, đảm bảo sự thống
nhất trong hoạt động và sự phối hợp hành động giữa các bộ phận nhịp nhàng, ăn
khớp để có thể thực hiện được mục tiêu quản lý tốt nhất và đạt hiệu quả quản lý cao
nhất.
* Nguyên tẳc tương hợp
Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
phải bảo đảm sự tương hợp giữa các yếu tố, các khâu, các cấp. Mỗi cá nhân, một bộ
phận được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ xác định nào đó thì phải được trao
quyền hạn cần thiết để có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó. Một cá nhân, một
bộ phận có quyền hạn trong việc ra quyết định, trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ được giao phải có trách nhiệm với những quyết định, với những việc làm,
với những hành động của mình. Mỗi cá nhân, mỗi bộ phận được giao nhiệm vụ,
được phân cấp quản lý phải được giao phương tiện, nguồn lực cần thiết, đủ để thực
hiện những nhiệm vụ và quyền hạn được phân cấp. Việc bố trí con người trong bộ
máy đòi hỏi phải có sự tương hợp, theo đó, người được bố trí phải đủ năng lực trình
độ, khả năng để có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ của vị trí công việc mà họ phải
đảm nhận. Mặt khác, những người được bố trí vào các vị trí khác nhau phải bảo đảm
có thể phối hợp, hợp tác thực hiện chức năng nhiệm vụ chung...
* Nguyên tẳc tiết kiệm, hỉệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng bộ máy tổ chức phải bảo đảm tối thiểu
hóa chi phí ở mọi khâu, mọi cấp, mọi mặt. Việc lựa chọn cơ cấu bộ máy, xác định số
khâu, số cấp quản lý, lựa chọn bố trí con người, bố trí các nguồn lực khác và thực
hiện điều hành quản lý... phải bảo đảm bộ máy gọn nhẹ, hiệu năng cao. Các quyết
định quản lý, chính sách, cơ chế quản lý được ban hành đúng đắn, kịp thời, được
thực hiện tốt, giải quyết được các vấn đề nảy sinh của nền kinh tế một cách nhanh
nhất. Bộ máy có hiệu quả là bộ máy có thể thực hiện được các mục tiêu, quản lý với
chi phí thấp nhất.
Nguyên tắc này đòi hỏi một so yêu cầu sau:
Thứ nhất, khi thiết kế bộ máy quản lý, cần đảm bảo số khâu và số cấp quản lý,
số người được bố trí trong từng bộ phận, trong cả bộ máy phải vừa đủ để có thể thực

20
6
hiện chức năng quản lý, đạt tới mục tiêu quản lý tốt nhất. Quá nhiều hoặc quá ít bộ
phận hoặc con người, nguồn lực có thể khiển cho các mục tiêu quản lý, các chức
năng nhiệm vụ của bộ máy không thực hiện đưực hoặc không được thực hiện một
cách tốt nhất.
Thứ hai, việc xác định số khâu và số cấp quản lý phụ thuộc vào tính chất phức
tạp của đối tượng quản lý, phạm vi quản lý, nội dung quản lý. Tuân thủ nguyên tắc
này sẽ giúp cho cơ cấu bộ máy hợp lý và có thể thực hiện được tốt các chức năng
quản lý nhà nước về kinh tế.
Thứ ba, thực hiện nguyên tắc này góp phần định hướng cho việc phân công,
phân cấp, phân quyền và bố trí con người trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.
* Nguyên tắc ổn định tương đốỉ và lỉnh hoạt cần thiết
Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế phải bảo đảm sự ổn định để có
thể thực hiện được các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế tốt nhất, bảo đảm thực
hiện được các mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế; Bộ máy quản lý thường xuyên
thay đổi về cơ cấu và có nhiều điều chỉnh về chức năng nhiệm vụ của các bộ phận có
thể gây ảnh hường lớn tới sự ổn định và phát triển nền kinh tế. Tụy nhiên,í theo thời
gian, quy mô và tính chất phức tạp của nền kinh tế sẽ thay đổi, cùng với sự tác động
của những thay đổi từ môi trường bên ngoài. Việc duy trì một bộ máy quản lý cứng
nhắc sẽ khiến cho bộ máy không thể thực hiện được chức năng quản lý. Do vậy, bộ
máy quản lý nhà nước về kinh tế phải được thiết kế hợp lý, bảo đảm sự ổn định
tương đối đồng thời đủ linh hoạt để thích ứng với nền kinh tế năng động, có nhiều
thay đổi, trong môi trường kinh tể quốc tế ngày càng có nhiều biến động khó lường.
1.2.2. Nội dung xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
* Lựa chọn và thiết lập mô hình tổ chức bộ máy quản lỷ nhà nước về kình tế
Để xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, trước hết phải lựa chọn mô
hình tổ chức bộ máy. Khi lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về
kinh tế tổng quát của quốc gia được căn cứ vào nhiều yếu tố. Các yếu tố đó có thể là
đặc điểm lịch sử, vãii hóa, dân tộc, tôn giáo, đặc điểm địa lý, tự nhiên của quốc gia;
mục tiêu phát triển của quốc gia, quy mô và tính chất phức tạp của nền kinh tế, quan
hệ của quốc gia với phần còn lại của thế giới, chức năng của bộ máy... Trong khi đó,
lựa chọn mô hình bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế bộ phận, thành phần, cũng
phải căn cứ vào những yếu tố như đặc điểm tự nhiên, dân cư, dân tộc, tôn giáo, văn
hóa vùng, miền, mục tiêu quản lý, chức năng quản lý của bộ máy, quy định pháp luật
về tổ chức bộ máy...

20
7
Để thiết lập mô hình bộ máy đã được lựa chọn, cần tiến hành xây dựng khung
bộ máy quản lý. Trong đó, xác định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bộ
máy; chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của từng bộ phận cấu thành; thực hiện
phân công, phân cấp quản lý và dự tính yêu cầu về nhân sự (số lượng, trình độ, năng
lực..) cho từng bộ phận và cho cả bộ máy quản lý.
* Xác lập cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là phương thức vận
hành bộ máy. Xác lập cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
được thực hiện sau khi thiết lập bộ máy theo mô hình đã được lựa chọn. Xác lập cơ
chế hoạt động của bộ máy là việc xây dựng và triển khai thực hiện các quy định để
bộ máy có thể vận hành, hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ quản lý. Các quy định
này gồm: (1) quy định về quy chế làm việc của bộ máy, quy chế điều hành bộ máy;
(2) quy định về cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong cùng một cấp; (3) quy định
về phân cấp quản lý; (4) cơ chế giám sát; (5) quy định về nhân sự của cả bộ máy
quản lý và của từng bộ phận cấu thành bộ máy quản lý, trong đó, có quy định về số
lượng công chức trong mỗi bộ phận, tiêu chuẩn, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.
Ngoài ra, còn có thể có các quy định khác bảo đảm cho bộ máy vận hành thống nhất,
đồng bộ và có hiệu quả.
Các quy định này được luật hóa bằng các luật, nghị định, quyết định, quy chế
hoạt động... của từng cơ quan để bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế có thể chính
thức vận hành.
Việc xây dựng các quy đinh này phải bảo đảm sự vận hành thống nhất trong
bộ máy, bảo đảm các hoạt động của bộ máy đều hướng tới mục tiêu chung của cả hệ
thống.
Những quy định này có thể được điều chỉnh, được thay đổi trong trường hợp
phát hiện hoặc xuất hiện yếu tố không hợp lý trong quá trình vận hành bộ máy, để cỏ
thể bảo đảm bộ máy vận hành thông suốt, đáp ứng tốt với yêu cầu quản lý mới khi
nền kinh tế thay đổi.
* Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lỷ nhà nước về kình tế
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện đồng
thời cùng với việc xác lập cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
và là công việc được thực hiện thường xuyên, liên tục vởi 6 nội dung sau:
Một là, xây dựng tiêu chuẩn cho các chức danh cán bộ quản lý nhà nước về
kinh tế.

20
8
Tiêu chuẩn cho các chức danh cán bộ là những quy định có tính chuẩn mực về
phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ (văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ),
năng lực, sức khỏe đối với từng loại cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế. Tiêu chuẩn
cho các chức danh cán bộ là cơ sở, căn cứ quan trọng cho thực hiện các khâu trong
công tác cán bộ như tuyển dụng, bố trí và sử dụng, kiểm tra, đánh giá cán bộ, đào tạo
và bồi dưỡng cán bộ, thực hiện chính sách đối với cán bộ quản lý nhà nước về kinh
tế.
Tiêu chuẩn cán bộ được xây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan, bộ phận trong bộ máy, phù hợp điều kiện thực tế của đội ngũ cán bộ, của đất
nước trong tùng thời kỳ nhất định.
Có nhiều bộ tiêu chuẩn cần được xây dựng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp trung ương, cấp địa phương (tỉnh, huyện, xã); tiêu chuẩn cán bộ là chuyên viên
các cấp; tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, tiêu chuẩn theo vị trí việc làm của cán bộ...
Tiêu chuẩn đối với cán bộ nói chung bao gồm các tiêu chuẩn chung về phẩm chất
(chính trị và đạo đức); năng lực, trình độ (chuyên môn, lý luận chính trị). Tiêu chuẩn
đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý có thêm những tiêu chuẩn về năng lực, trinh độ quản
lý, thể hiện ở những tiêu chuẩn cụ thể như tầm nhìn, năng lực tổ chức, điều hành, xử
lý công việc, xử lý tình huống, xử lý khủng hoảng, năng lực bao quát, điều phối, phối
hợp, năng lực dùng người... Tiêu chuẩn đối với cán bộ là chuyên viên có thêm những
tiêu chuẩn cụ thể về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng làm việc
độc lập và làm việc nhóm...
Cán bộ quản lý nhà nước ở mỗi ngành, lĩnh vực kinh tế có những tiêu chuẩn
chung, đồng thời có những tiêu chuẩn riêng, phù hợp với ngành, lĩnh vực quản lý
như tài chính, tiền tệ, thương mại, ỉ công nghiệp, nông nghiệp... Với mỗi vị trí việc
làm, hệ thống các tiêu chuẩn cần được cụ thể hóa, dễ định lượng và thể hiện đặc thù
của công việc.
Các tiêu chuẩn phải bảo đảm, với những tiêu chuẩn đó, cán bộ được bổ trí đúng
vị trí sẽ thực hiện được tốt các chức năng, nhiệm vụ của họ và theo đó thực hiện tốt
chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của cơ quan, của bộ phận.
Haỉ là, xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế.
Xây dựng quy hoạch cán bộ là một nội dung cơ bản và quan trọng của việc xây
dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý. Mục đích của quy hoạch là phát hiện sớm nguồn cán bộ có đức, có
tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý để tạo nguồn các chức danh lãnh

20
9
đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của các cơ quan, ban,
ngành ở trung ương và các địa phương trong cả nước. Quy hoạch cán bộ có ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo đảm cho công tác cán bộ chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ
trước mắt và lâu dài.
Việc quy hoạch cán bộ xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, trên cơ
sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có, dự báo nhu cầu và khả năng phát triển
của đội ngũ cán bộ. Cán bộ được đưa vào quy hoạch cần đạt các tiêu chuẩn cơ bản về
phẩm chất và năng lực; có triển vọng phát triển; có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý ở
cấp dưới; đủ tuổi... Cán bộ được đưa vào quy hoạch có thể đáp ứng các tiêu chuẩn
chức danh cán bộ ở vị trí được quy hoạch.
Quy hoạch cán bộ phải bảo đảm tính toàn diên, đồng bộ, liên tục, kế thừa và
phải được điều chỉnh, bổ sung, sàng lọc định kỳ hàng năm, 3 hoặc 5 năm...
Ba là, bầu cử, tuyển dụng và sử dụng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế.
Việc bầu cử cán bộ vào cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế các cấp được thực
hiện theo luật định. Người được bầu vào các chức vụ cấp trường phải đề xuất được
đề án, chương trình công tác trong nhiệm kỳ, cam kết hoàn thành nhiệm vụ, việc bầu
cử phải đảm bảo dân chủ, khách quan.
Cán bộ quản lý là công chức, được tuyển dụng theo quy định của pháp luật.
Đối với công chức, việc tuyển dụng được thực hiện thông qua thi tuyển. Hình thức
và nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn
được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch về cán bộ, dựa vào chức năng, nhiệm vụ,
định hướng phát triển của tổ chức, nhu cầu cán bộ để xác định số lượng, cơ cấu cán
bộ tuyển dụng. Tiến trình tuyển dụng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế gồm các
bước cơ bản là: công bố công khai thông tin tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ, thực hiện
các bước trong quy trình thi tuyển để lựa chọn ứng viên đủ điều kiện, huấn luyện cơ
bản và bố trí vào vị trí công tác.
Trước khi tuyển dụng, tiến hành phân tích công việc, thông tin cho các ứng
viên về nội dung, tính chất, yêu cầu của công việc, kể cả nhũng khó khăn khỉ thực
hiện công việc; chế độ chính sách và điều kiện làm việc.
Sau khi được tuyển dụng, cán bộ được bố trí vào các vị trí công việc tại cơ
quan, đơn vị.
Sử dụng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm các khâu: bố trí, bổ
nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, cho thôi việc, bãi nhiệm, cách chức. Bố
trí cán bộ là việc sắp xếp cán bộ vào những vị trí, công việc phù hợp với năng lực,

21
0
trình độ và sở trường của họ, theo mục đích tuyển dụng, nguyện vọng của cán bộ,
bảo đảm họ có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và phát huy sở trường ở vị trí
được bố trí.
Bổ nhiệm cán bộ là việc quyết định giao cho cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý hoặc vào một vị trí công tác. Việc bổ nhiệm cán bộ phải bảo đảm phù hợp
năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, đảm bảo họ có thể thực hiện
được chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, phát huy được khả năng, sở trường của
cán bộ, bảo đảm hiệu quả công việc cùa tổ chức.
Điều động cán bộ là việc chuyển cán bộ từ cơ quan này sang làm việc ở cơ
quan khác trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, theo yêu cầu nhiệm vụ công
việc, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trinh độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán
bộ, quy hoạch cán bộ. Điều động cán bộ có thể có thời hạn hoặc không có thời hạn.
Luân chuyển cán bộ quản lý nhà nước về kinh tê là việc cử hoặc bổ nhiệm cán
bộ là lãnh đao, quản lý giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác, trong bộ máy quản
lý nhà nước về kinh tế, theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ. Luân chuyển cán
bộ thường có thời hạn nhưng cũng có thể không có thời hạn. Luân chuyển cán bộ
nhằm đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện, thử thách cán bộ ở những môi trường, điều kiện
làm việc khác nhau, theo đó có thể bổ nhiệm họ vào những vị trí lãnh đạo, quản lý
cao hơn, khó khăn, phức tạp hơn.
Điều động, luân chuyển cán bộ là những khâu quan trọng trong xây dựng đội
ngũ cán bộ, được làm có kế hoạch, công khai, dân chủ, phù hợp với quy hoạch cán
bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ.
Miễn nhiệm, buộc thôi việc, bãi nhiệm, cách chức cán bộ là việc chấm dứt,
dừng công việc, chức vụ của cán bộ là công chức không có chức vụ hoặc giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý trong những trường hợp cụ thể. Trong đó, miễn nhiệm trong các
trường hợp cán bộ không đủ sức khỏe; không đủ năng lực, uy tín thấp; theo yêu cầu
nhiệm vụ; vì lý do khác. Buộc thôi việc, bãi nhiệm, cách chức là những hình thức kỷ
luật cán bộ ở những mức độ khác nhau, theo quy định của pháp luật.
Miễn nhiệm, buộc thôi việc, bãi nhiệm, cách chức cán bộ phải được thực hiện
chặt chẽ, nghiêm minh, đứng mức, phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tính
giáo dục, răn đe, phòng ngừa và đặc biệt làm cho đội ngũ cán bộ mạnh hơn và bộ
máy quản lý trong sạch và có hiệu quả, hiệu lực cao hơn.
Bổn là, đánh giá cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế.
Đánh giá cán bộ là xem xét, so sánh những phẩm chất (chính trị, đạo đức),
năng lực, trình độ (chuyên môn, nghiệp vụ, lãnh đạo, quản lý), kết quả thực hiện

21
1
nhiệm vụ của cán bộ trong một thời gian so với yêu cầu công tác, tiêu chuẩn cán bộ.
Đánh giá cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với các khâu trong quy trình xây
dựng đội ngũ cán bộ: quy hoạch, bố trí, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen
thường kỷ luật và thực hiện các chính sách đối vởi cán bộ. Căn cứ đánh giá cán bộ là
các tiêu chuẩn cán bộ, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, yêu cầú đối với mỗi loại cán
bộ và tình hình, điều kiện công tác thực tế của cán bộ.
Có nhiều thời điểm đánh giá cán bộ: đánh giá hàng năm; đánh giá khi bố trí
cán bộ, đánh giá trước và sau khi hết thời hạn, nhiệm kỳ bổ nhiệm, điều động, luân
chuyển cán bộ; đánh giá khi hết nhiệm kỳ bổ nhiệm, công tác; đánh giá khi xây
dựng, điều chỉnh bổ sung quy hoạch cán bộ... Mỗi loại đánh giá có mục đích, quy
trình cụ thể.
Có nhiều phương thức đánh giá cán bộ có thể được áp dụng như tự đánh giá
của cán bộ; đánh giá của cơ quan, đơn vị công tác; đánh giá cán bộ của cấp trên;
đánh giá cán bộ của người dân, doanh nghiệp, các đối tượng quản lý...
Đánh giá cán bộ là khâu rất khó khăn và phức tạp. Đánh giá cán bộ phải bảo
đảm khoa học, khách quan, toàn diện, dân chủ, công khai, công bằng. Kết quả đánh
giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực
hiện chính sách đối với cán bộ.
Việc đánh giá cán bộ phải trên cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình
và phê bình; theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai. Cán bộ được thông báo ý
kiến nhận xét của cơ quan có thẩm quyền về bản thân mình, được trình bày ý kiến,
có quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp trên, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của
cơ quan có thẩm quyền.
Năm là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tê.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm cập nhật thông tin, tri thức, nâng cao trình độ,
năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh te, bồi dưỡng kiến thức, luyện kỹ năng
cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế, đặc biệt là những kiến thức, kỹ năng phù
hợp với kinh te thị trường, các ngành, lĩnh vực kinh tế quan họng như tài chính, tiền
tệ, thương mại, đầu tư...
Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản
lý nhà nước về kinh tế phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản
lý, vị trí việc làm và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về kỉnh tế cần dựa trên nhu
cầu của tổ chức và cá nhân, có mục tiêu rõ ràng, có tính chuyên nghiệp và phải được
đánh giá kết quả.

21
2
Các chương trinh bồi dưỡng nhằm trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết
cho cán bộ quản lý để thực hiện nhiệm vụ ở vị trí hiện tại cũng như tương lai. Các
chương trình bồi dưỡng có thể có được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau,
nội dung phù hợp với lĩnh vực công tác.
Sáu là, thực hiện chính sách đối với cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế.
Thực hiện chính sách đối với cán bộ quản lý nhà nước về kỉnh tế nhằm bảo
đảm lợi ích vật chất và tinh thần xứng đáng với đóng góp, cống hiến của cán bộ. Chế
độ, chính sách đãi ngộ cơ bản đối với cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm
tiền lương, tiền thưởng. Ngoài ra, cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng còn
được hưởng một số chế độ trợ cấp và chể độ đãi ngộ, phúc lợi khác dành cho người
lao động.

2. THỰC TRẠNG XÂY DựNG BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở


VIỆT NAM
2.1. Những ưu điểm trong xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở
Việt Nam
Một là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta được tổ chức từ trung
ương đến địa phương, phù họp với hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. Đó là các cơ
quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh té thuộc cơ quan thực thi quyền
lập pháp, cơ quan thực thi quyền hành pháp và cơ quan thực thi quyền tư pháp.
Ở các cấp quản lý càng thấp, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về kinh tế được thu hẹp, được tích hợp nhiều chức năng trong một bộ phận.
“Tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn;
quan tâm xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn, khẩn trương triển
khai xây dựng chính quyền điện tử” CII. Tùng bước triển khai thực hiện quy định về
việc chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính phù hợp với đặc
điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Thực hiện mô
hình chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh và thí điểm mô hình chính quyền
đô thị tại Hà Nội và Đà Nằng.
Hai là, cơ cấu tổ chức bộ máy đã được sắp xếp lại, tương đối đồng bộ, bảo
đảm tính thống nhất, phù hợp với tính chất, quy mô, phạm vi, đối tượng quản lý các

CII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính
tri quốc gia Sự thật, H.2021, ti, tr.73.
r
Đảng Cộng sản Việt Nam: Vẫn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.72.

21
3
ngành, lĩnh vực. Đến nay, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế của Việt Nam đã được
cải cách và có nhiều thay đổi theo hai xu hướng chủ đạo: (1) bộ máy quản lý nhà
nước về kinh tế được đổi mới thu gọn với các bộ quản lý nhà nước về kinh tế đa
ngành, đa lĩnh vực; (2) căn cứ vào yêu cầu thực tế của quản lý, tiếp tục thành lập các
cơ quan, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý mới do yêu cầu mới về
quản lý nhà nước nền kinh tế.
Ba là, chức năng của các cơ quan thuộc bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế đã
được rà soát, điều chỉnh, bổ sung theo hướng tập trưng vào chức năng quản lý nhà
nước về các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế theo phân công, phân cấp. Việc thực hiện
các chức năng qụản lý nhà nước về kinh tế ngày càng có nhiều tiến bộ. “Hoạt động
của Quốc hội trong việc thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước và giám sát tối cao có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả
được nâng cao. Vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội thể hiện rõ hơn. Hoạt
động của Hội đồng nhân dân các cấp có nhiều đổi mới. Hoạt động của Chính phủ và
các bộ ngành chủ động, tích cực, tập trung hơn vào quản lý, điều hành vĩ mô; tháo gỡ
các rào cản; phục vụ, hỗ trợ phát triển...”1.
Bổn là, cơ chế phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế cũng
được hoàn thiện tùng bước. Cơ chế phối hợp tạo ra một bước tiến quan trọng trong
cải cách bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam, bảo đảm quản lý và điều
hành nền kinh tế chủ động, linh hoạt, ứng phó kịp thời, hiệu quả với các biến động
kinh te, xã hội trong và ngoài nước.
Năm là, phân cấp quản lý trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế được mở
rộng, bảo đảm cho việc khai thác, huy động được nhiềú hơn những lợi thế tiềm năng
của địa phương và của cả nước. Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế đã bảo đảm
xây dựng nền hành chính sát hợp hơn với những đặc điểm kinh tế “ xã hội cụ thể của
địa phương. Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế, nhiệm vụ, quyền hạn
củà mỗi cơ quan, mỗi cấp được xác định và được thể chế hóa bằng các văn bản pháp
quy. Điều này đã đảm bảo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế
thực hiện các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân cấp.
Sáu là, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và nước về kinh tế có nhiều tiến bộ,
đã hình thành đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế lớn mạnh về nhiều mặt,
phát triển cả về số lượng, nâng cao về chất

21
4
lượng, ngày càng phù hợp về cơ cấu. “Công tác cán bộ là “then chốt của then chốt”
có nhiều đổi mới, đạt một số kết quả quan trọng”CIII.
Sau đây là một số kết quả đã đạt được trong xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
nhà nước về kinh tế ở Việt Nam:
Xây dựng tiêu chuẩn cho các chức danh cán bộ đã được tiến hành. Đen nay,
các chức danh đã được định hình theo nhóm cán bộ và nhóm công chức với các chức
danh cụ thể như chuyên viên cao cấp và tương đương, chuyên viên chính và tương
đương, chuyên viên và tương đương, cán sự và nhân viên... Một số ngành, lĩnh vực
đã xây dựng tiêu chuẩn cán bộ với các nhóm tiêu chí và các tiêu chí cụ thể.
Quy hoạch cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế đã được xây dựng ở các cấp.
Trong nhiều cơ quan, quy hoạch cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế bước đầu trở
thành công cụ tạo nguồn cán bộ có kế hoạch và chủ động hơn. Công tác quy hoạch
đội ngũ cán bộ cấp chiến lược ở Trung ương, cán bộ “nguồn” ở địa phương ngày
càng bài bản.
Tuyển dụng cán bộ đã từng bước thực hiện theo quy định pháp luật. Nhiều cơ
quan đã tổ chức thi tuyển công chức công khai, dân chủ theo luật định. Việc bổ
nhiệm, bố trí và sử dụng cán bộ dần đi vào nền nếp.
Đào tạo, bồi dư&ng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế được đẩy mạnh, từng
bước phù hợp với yêu cầu ngày càng cao đối với quản lý nền kinh tể. Các chương
trình đào tạo và đào tạo lại được triển khai cả ở trong nước và nước ngoài. Trong giai
đoạn vừa qua, nhiều cán bộ thuộc các ngành, các cấp đã được đào tạo, đào tạo lại,
bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ lý luận, kiến thức, kỹ năng chuyên môn quản
lý kinh tế.

CIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hôi đại biểu toàn quổc lần thứ XIII,
Nxb.Chính tri quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.75.
22
Ó
Nhiều chính sách đối với cán bộ đã được hoàn chỉnh, bổ sung điều chính, phù
hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ. Chính sách tiền lương, thưởng đối với
cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế đã được điều chỉnh nhiều lần và từng bước đảm
bảo nhu cầu cơ bản của cán bộ nói chung và cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế nói
riêng. Ngoài ra, có chế độ phụ cấp khác để hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán bộ hoàn
thành nhiệm vụ. Chính sách đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ được thực hiện
rộng rãi, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế
về lý luận chỉnh trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, ngoại ngữ.

2.2. Những hạn chế trong xây dựng bộ máy quản ỉý nhà nước về kỉnh tế ở Việt
Nam
Một là, nhận thức, triển khai đổi mới tổ chức bộ máy một số cơ quan trung
ương và địa phương chưa đều, chưa thật đồng bộ. “Tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương một số nơi chưa đổi mới mạnh mẽ; chức năng, nhiệm vụ, phân
cấp, phân quyền chưa thật rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn hạn chế” CIV.
Chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
kinh tế còn chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, còn có sự chồng chéo, trùng lắp chức
năng nhiệm vụ của một số cơ quan.
Điều đó dẫn đến tỉnh trạng nhận thức không thống nhất giữa các cơ quan về
nhiệm vụ cần thực hiện. Việc xác định phạm vi, chức năng, nhiệm vụ quản lý của
một số cơ quan trong bộ máy quán lý vì thế bị chồng chéo, trùng lặp. Theo đó, có
những nhiệm vụ được thực hiện bởi nhiều cơ quan quản lý, có những nhiệm vụ.
không rõ hoặc không có cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm.
Hai là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc,
nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Mặc dù cải cách bộ máy quản lý nhà nước về kinh té trong những năm qua đã
thu hẹp được một số đầu mối, nhưng đồng thời cũng tăng thêm một số đầu mối mới.
Có những cơ quan, bộ phận mới được thành lập thêm nhung chưa thật sự phù hợp
hoặc chưa cần thiết. Có những cơ quan, bộ phận được thành lập mới nhưng chưa rõ
chức năng hoặc thực hiện chung chức năng của những bộ phận có từ trước hoặc hoạt
động không hiệu quả. Điều này làm cho bộ máy chưa được tinh giản, còn cồng kềnh,
nhiều tầng nấc trung gian, chồng chéo chức năng gây khó điều hành quản lý, biên
chế cán bộ còn lớn. Do vậy, dẫn đến tình trạng tăng chi phí tài chính, chi phí vật
chất, chi phí thời gian, chi phí tuân thủ và nhiều chi phí quản lý khác. Bộ máy quản
CIV Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ XIII,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.9O.

22
7
lý cồng kềnh, biên chế nhiều còn hạn chế khả năng phối hợp và phối hợp nhịp nhàng,
đồng bộ giữa các cơ quan, bộ phận trong bộ máy quản lý, ảnh hưởng đến hiệu lực,
hiệu quả quản lý. Nhiều tổ chức phối hợp liên ngành, ban quản lý dự án trùng lắp về
chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động chưa cao.
Ba là, việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp và trong
từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý, mạnh mẽ và đồng bộ; còn tình trạng bao biện,
làm thay hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Ở một số lĩnh vực, phân cấp quản lý nhà nước về
kinh tế được Trung ương triển khai thực hiện mạnh mẽ cho các địa phương nhung
thiếu cơ chế giám sát và phối hợp trong liên kết phát triển giữa các địa phương. Điều
đó đã dẫn tới tình trạng các địa phương ban hành và tổ chức thực hiện các quy định
vượt quá thẳm quyền được giao. Việc phân cấp ở các địa phương đưực mở rộng
nhưng thiếu sự hợp tác, phối họp, liên kết giữa các địa phương trong từng vùng và
giữa các vùng trong cả nước dẫn đến tình trạng cát cứ, riêng rẽ, cạnh tranh giữa các
địa phương làm giảm lợi ích của từng địa phương và lợi ích quốc gia. Nguồn lực
từng địa phương và của quốc gia bị phân tán, không tạo được sức mạnh tổng hợp
trong sử dụng nguồn lực cho phát triển đất nước, tạo nên mất cân đối trong cơ cấu
kinh tế tổng thể quốc gia.
Chỉ trừ một vài địa phương đặc thù, phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế
được áp dụng đồng loạt như nhau đối với các địa phương có điều kiện, đặc điểm rất
khác nhau. Việc áp dụng cùng một cơ che phân cấp quản lý, đặc biệt trong phân cấp
thu, chi tài chính ở các địa phương có điều kiện khác nhau dẫn đen tình trạng vừa
thiếu công bằng vừa không tạo ra động lực cho các địa phương tăng thu, j tiết kiệm
chi. Chưa phân định thật rõ tính đặc thù của chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo.
Các đơn vị hành chính địa phương nhìn chung quy mô nhỏ, nhiều đơn vị không bảo
đảm tiêu chuẩn theo quy định, nhất là cấp huyện, cấp xã.
Trong nhiều trường hợp, phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế chưá đồng bộ,
chưa tương xứng với quyền hạn, trách nhiệm và nguồn lực để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ được phân cấp đã hạn chế tác động của cơ chế phân cấp. Các địa phương,
đơn vị được phân cấp lúng túng khi triển khai nhiệm vụ.
Cơ chế phân công, phối hợp toàn diện giữa các bộ, ngành, giữa các cơ quan ở
trung ương, địa phương trong thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
còn hạn chế, chưa hiệu quả.
Bốn là, công tác cán bộ vẫn còn hạn chế. ì
Xây dựng tiêu chuẩn cho các chức danh cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế
chưa đủ cụ thể, chi tiết để làm căn cứ thực hiện các khâu khác trong công tác cán bộ.
Phần lớn các tiêu chuẩn cho các chức danh cán bộ còn chung chung, nhiều tiêu

22
8
chuẩn có tính định tính, khó kiểm định, đánh giá đúng thực chất.
Ở một số cơ quan, tổ chức, quy hoạch cán bộ chưa được thực hiện nghiêm túc,
còn biểu hiện hình thức, thiếu thực chất, làm chiếu lệ. Tình trạng “lạm phát” quy
hoạch cán bộ khá phổ biến. Sự dễ dãi, nể nang trong công tác quy hoạch dẫn đến
thực trạng có cán bộ chưa thực sự đủ tiêu chuẩn, chưa xứng đáng với vị trí được quy
hoạch nhung vẫn đưa vào quy hoạch. Cán bộ xứng đáng với chức danh được quy
hoạch mất động lực phấn đấu, ý nghĩa của việc quy hoạch bị giảm đi.
Tuyển dụng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế trong nhiều trường hợp còn
thiếu khách quan, khoa học, vi phạm các quy định về tuyển dụng, vẫn còn tình trạng
lợi dụng tuyển dụng cán bộ để đưa người thân vào các cơ quan nhà nước; còn tình
trạng chạy việc, chạy chức, chạy quyền. Tỷ lệ người phục vụ cao, nhất là ở khối văn
phòng; số lãnh đạo cấp phó giảm nhung còn nhiều.
Bố trí sử dụng cán bộ cũng còn nhiều vấn đề như bố trí không đúng người,
đúng việc; không đáp ứng được về năng lực, trình độ, phẩm chất, đạo đức, đặc biệt là
trong các ngành, lĩnh vực kinh tế có nhiều lợi ích vật chất.
Điều động, luân chuyển cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế còn hạn chế. Nhiều
cán bộ được điều động chưa hợp lý, thậm chí còn hiện tượng lợi dụng điều động,
luân chuyển để đẩy những người không hợp ra khỏi cơ quan, đơn vị. Trong nhiều
trường hợp, việc điều động, luân chuyển cán bộ chưa thực sự hiệu quả.
Đánh giá cán bộ còn bộc lộ nhiều hạn chế, là một trong các khâu yếu nhất
trong các khâu của công tác cán bộ. Trong công tác đánh giá cán bộ, còn phổ biến
tình trạng nể nang, hình thức. Thêm vào đó, tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, phương
pháp đánh giá còn nặng tính chủ quan, cảm tính dẫn đến kết quả đánh giá không
chính xác, không thực chất. Cơ chế đánh giá không sàng lọc, phân loại được chất
lượng cán bộ. Kết quả đánh giá không đảm bảo căn cứ để bố trí, bổ nhiệm, quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chính sách đối với cán bộ.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn nhiều hạn chế. Một số nội dung, chương trình,
phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chưa hiệu quả và không thiết thực. Thực tế này dẫn
đến tình trạng lãng phí nguồn lực, trong khi không thực hiện được mục tiêu nâng cao
năng lực, trình độ cho cán bộ.
Chính sách đối với cán bộ quản lý nhà nước về kinh tể, trong đó có chính sách
tiền lương, còn nhiều hạn chế. Nhiều chính sách chưa phù hợp, thiếu đồng bộ, chưa
thật sự công bằng, chưa đủ mạnh để tạo ra động lực cho cán bộ và cho cả bộ máy
quản lý nhà nước về kinh tế. Chế độ khen thưởng còn hạn chế nên chưa trở thành
động lực khuyến khích cán bộ.

22
9
Quản lý cán bộ ở các cấp và nhiều cơ quan trong bộ máy chưa chặt chẽ. Kiểm
tra, giám sát ở một số cơ quan chưa nghiêm. Xử lý, kỷ luật cán bộ vi phạm pháp luật,
chế độ chính sách của Nhà nước chưa nghiêm minh nên chưa tạo ra sự chuyển biến
mạnh mẽ về kỷ cương, kỷ luật trong bộ máy và trong quản lý, chưa hạn chế được
tình trạng tham nhũng, lãng phí.
Những hạn chế trong xây dụng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế là
nguyên nhân cơ bản, quan trọng khiến cho trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ còn
hạn chế. Trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của nhiều cồng chức trong bộ máy quản
lý nhà nước vê kinh tế chưa đạt yêu cầu. “Số lượng cán bộ cấp xã và đội ngũ viên
chức trong các đơn vị sự nghiệp công vẫn còn quá lớn; phẩm chất, năng lực, uy tín
còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới”CV. Những điều đó khiến cho bộ máy làm việc kém hiệu quả
trong khi chi phí tiền lương cho bộ máy quản lý lớn.
3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ
NUỚC VỀ KINH TỂ Ở VIỆT NAM
3.1. Quan điểm hoàn thiện bộ máy quăn lý nhà nước về kinh tế ở nước ta
Để thực hiện thành công mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh, Việt Nam phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, trong đó, nhiệm vụ trọng
tâm, có tính chất quyết định là hoàn thiện bộ máy quản lý nói chung, trong đó có bộ
máy quản lý nhà nước về kinh tế. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương
khóa XII đã chỉ rõ một số quan điểm về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả.
Một là, thực hiện Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ
máy, biên chế cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc thường xuyên của Đảng. Đầu tư xây
dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững. Thực hiện nghiêm,
nhất quán nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý
thống nhất đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hai là, xây dựng bộ máy cần bảo đảm tính đổi mới, tổng thể, hệ thống, đồng
bộ, liên thông; kết hợp hài hòa giữa kể thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; đổi mới
tích cực, mạnh mẽ, gắn đổi mới bộ máy tổ chức với đổi mới phương thức lãnh đạo,
với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương. Cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội
CV Đàng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.90.

23
0
ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thu hút người có đức, có tài; bố trí đủ nguồn lực
cần thiết để bộ máy hoạt động hiệu quả. Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo,
phù hợp với nguồn lực của Nhà nước, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên
thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xúng đáng, tạo động lực
nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp
phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Ba là, cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả. Lãnh đạo
tập trưng, thống nhất; thực hiện thường xuyên, liên tục, tích cực, mạnh mẽ, có trọng
tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi vững chắc, đáp úng yêu cầu cả trước mắt và lâu
dài. Những việc đã rõ, cần thực hiện thì thực hiện ngay; những việc mới, chưa được
quy định, hoặc những việc đã có quy định nhưng không còn phù hợp thì mạnh dạn
chỉ đạo thực hiện thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, từng bước hoàn thiện, mở
rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội; những việc chưa rõ, phúc tạp, nhạy cảm,
còn có ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để có chủ trương, giảỉ pháp
phù hợp.
Bổn là, thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ
giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Mô hình và quy
mô tổ chức bộ máy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của
từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

3.2. Gỉẳỉ pháp chủ yếu hoàn thiện bộ máy quăn lý nhà nước về kính tế ở nước
ta
Một là, tiếp tục hoàn thiện, triển khai tổ chức thực hiện pháp luật liên quan tới
tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng
như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt... Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về
kỉnh tế khác.
Hai là, rà soát, bổ sung, hoàn thiện và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước về kỉnh
tế, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Xác định rõ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận của các cấp, các khâu
trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế thị trường
nước ta. Đê tháo gỡ, khắc phục những hạn chế trong vận hành bộ máy quản lý cần
xác định có căn cứ khoa học, đảm bảo đúng đắn chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ

23
1
quản lý tương ứng với trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích của mỗi cấp, mỗi khâu, mỗi
bộ phận trong bộ máy quản lý đó bằng pháp luật, bằng quy định pháp lý chặt chẽ.
Xây dựng, xác định chế tài đảm bảo thực thi nghiêm minh trong hoạt động của bộ
máy quản lý nhà nước về kinh tế. “Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường
kiểm soát quyền lực nhà nước”1.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Trung
ương. “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực
sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhát.
Đổi mới phưong thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ,
pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, trong
thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trong của đất nước và
giám sát toi cao”2; “Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ,
pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực,
hiệu quả trên cơ sở tổ chức hợp lý CVI các bộ đa ngành, đa lĩnh vực; phát huy đầy đủ
vị bí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, ỉà cơ quan chấp hành của Quốc hội,
tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; tăng
cường năng lực dự báo, phân tích và đề xuất chính sách dựa trên luận cứ khoa học và
thực tiễn trong điều kiện kinh tế thị trường đỉnh hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh
phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành;
giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương; khắc phục triệt để tình
trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm quản lý nhà nước thống
nhất, đồng thời phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng
cấp, từng ngành”CVII.
Tiếp tục thực hiện các định hướng giải pháp theo tinh thần của Hội nghị lần
thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về đổi mới hệ thống chính trị theo
hướng tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả:
“Thực hiện tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên frách theo mục tiêu đã đề ra;

CVI 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 174-175,175.
CVII Đàng Cộng sân Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quểc lần thứ XIĨI,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.176-177.

23
2
nghiên cứu việc giảm hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm công tác ở các
cơ quan hành pháp. Quy định số lượng với tỷ lệ hợp lý giữa lãnh đạo, ủy viên thường
trực, ủy viên chuyên trách của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội theo
hướng giảm số lượng cấp phó và ủy viên thường trực, sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên
trong của Văn phòng Quốc hội theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục thực hiện đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ
chức bộ máy theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ che, chính sách; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành
và hiệu quả tổ chức thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp
hành.
Khẩn trương rà soát, cương quyết sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác giữa các bộ, ngành và các
tổ chức trực thuộc các bộ, ngành; khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức
năng, nhiệm vụ để một tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do
một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chỉnh. Rà soát, sắp xếp theo hướng giảm các
tổ chức phối hợp liên ngành, nhất là các tổ chức có bộ phận giúp việc chuyên
trách”CVIII.
Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng hiện đại hóa, quản
lý đa ngành. Rà soát, sắp xếp giảm các ban chỉ đạo, ban quản lý dự án và các cơ quan
phối hợp liên ngành cho phù hợp. Các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, chuyển
giao một số nhiệm vụ và dịch vụ công cho doanh nghiệp, người dận đảm nhiệm.
“Các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động rà soát, sắp xếp, tinh gọn
đầu mối bên trong, giảm cơ bản so lượng tổng cục, cục, vụ, phòng; không thành lập
tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm
quyền quyết định. Giảm tối đa các ban quản lý dự án. Kiên quyết họp nhất, sắp xếp,
tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập để thu gọn đầu mối, giảm biên chế; thực
hiện cơ chế khoán kinh phí theo nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra. Chuyển
một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chỉnh công mà Nhà nước không nhất thiết phải
thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm.
Rà soát nhiệm vụ, quyền hạn để phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa
Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa
phương để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động; phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp,
từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện Luật Tổ
CVIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Hội nghị lần thử sáu Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2017, tr.55-56.

23
3
chức chính quyền địa phương, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của
chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; quy định rõ cơ chế phân cấp, ủy quyền và
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi được phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính
quyền địa phương.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính gắn kết
chặt chẽ với việc kiện tọàn tổ chức, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, tinh giản biên
chế của các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh
bạch, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân.
Đối với một số lĩnh vực được tổ chức theo ngành dọc, như: thuế, hải quan, kho
bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội... tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức theo khu vực liên
tỉnh hoặc liên huyện để thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế. Tiếp tục nghiên cứu, xây
dựng tổ chức bộ máy phù hợp với việc phân cấp ngân sách nhà nước, phát huy vai
trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và chủ động của ngân sách địa phương.
Tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa
ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng,
nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp
xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới, như: Ngành giao thông - xây dựng;
tài chỉnh - kế hoạch đầu tư...
Tiếp tục nghiên cứu, từng bước sắp xếp thu gọn đầu mối cơ quan điều tra đáp
ứng yêu cầu công tác điều ưa hình sự, phòng, chống tội phạm và phù hợp với tổ
chức, hoạt động của viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân theo tinh thần cải cách
tư pháp.
Rà soát, sửa đổi, bổ sưng, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, trách nhiệm, phạm vi hoạt động, mối quan hệ công tác của Kiểm toán nhà nước
và các cơ quan kiểm ưa, thanh ưa các cấp để không chồng chéo khi thực hiện nhiệm
vụ”1.
Bổn là, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở địa phương.
Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế xây dựng chính quyền địa
phương theo hướng phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, nông thôn,
hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Điều chỉnh cơ cấu chính quyền địa
phương cho phù hợp với những thay đổi chức năng, nhiệm vụ. “Tiếp tục hoàn thiện
tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn
vị hành chính, kinh tế đặc biệt theo luật định; thực hiện và tổng kết việc thí điểm
chính quyền đô thị nhằm xây dựng và vận hành các mô hình quản trị chính quyền đô

23
4
thị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”CIX CX.
“Quy định khung số lượng các cơ quan trực thuộc Hội đồng nhân dân, ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và khung số lượng cấp phó của các cơ quan này. Căn
cứ điều kiện cụ thể, tiêu chí và quy định khung của Trung ương, cấp ủy địa phương
lãnh đạo việc sắp xếp, bố trí cho phù hợp. Rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong của các
sở, ngành theo hướng tinh gọn đầu mối, kiên quyết cắt giảm số lượng, sắp xếp lại
phòng, chi cục, trung tâm, ban quản lý dự án và đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ngành.
Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chính
quyền địa phương, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất ỉả cải cách thủ tục
hành chính theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp; tổ chức thực
hiện có hiệu quả mô hình trung tâm phục vụ hành chính công, cơ chế một cửa, một
cửa liên thông ở các cấp.
Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan nhằm tăng cường hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã và quy định khung số lượng cán bộ, công
chức cấp xã cho phù hợp theo hướng xác định rõ vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức
danh, đặc thù của địa phương và bảo đảm giảm biên chế. Quy định và thực hiện
nghiêm, thống nhất việc khoán chi phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách
cấp xã và thôn, tổ dân phố.
Nghiên cứu ban hành quy định để thực hiện hợp nhất Văn phòng Hội đồng
nhân dân, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng ủy ban nhân dân cấp
tỉnh thành một văn phòng tham mưu giúp việc chung.
Từng bước sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; khuyến khích sáp nhập, tăng quy mô
các đơn vị hành chính các cấp ở những nơi có đủ điều kiện để nâng cao năng lực
quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực của địa phương”1.
“Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các cấp, đơn vị hành
chính cấp huyện, cấp xã theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả”CXI CXII.

CIX Đảng Cộng sản Việt Nam: Vẫn kiện Hộỉ nghị ỉần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII, Văn phỏng Trung ương Đảng, H.2017, tr.56-59.
CX Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.178.
CXI Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thủ sáu Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2017, tr.59-61.
CXII Đàng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chínhtrị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.147.

23
5
Năm là, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tê đảm bảo phẩm
chất, đủ năng lực vận hành có hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế theo yêu
cầu phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. “Tập trung xây
dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm
chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” 1; “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển của
đất nước. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đi đôi với cải cách tiền lương, chế độ, chính
sách đãi ngộ, tạo môi trường, điều kiện làm việc để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục
vụ phát triển; có cơ chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, khuyến khích
bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng
tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích
chung”CXIII CXIV; “Hoàn thiện thể chế, quy định về công tác cán bộ, tiêu chuẩn chức
danh, tiêu chí, cơ chế đánh giá cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người
đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật,
dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám
đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và
thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết. Xây dựng quy định về thẩm
quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ;
thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy
chức, chạy quyền...”CXV; “Đẩy mạnh công tác chọn lọc, quy hoạch, đào tạo các thế hệ
cán bộ, công chức có đức, có tài, có bản lĩnh chính trị dựa trên cơ chế cạnh tranh về
tuyển dụng, chế độ đãi ngộ, đề bạt và đánh giá công bằng. Xây dựng cơ chế khuyến
khích, khơi dậy tinh thần cống hiến vì đất nước, tạo động lực và áp lực để mọi cán
bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao... Tăng cường kỷ
luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm của người đúng đầu và của cắn bộ,
công chức, viên chức”CXVI.
Xây dụng và hoàn thiện các tiêu chuẩn chức danh trong từng ngành, từng vị
trí, công việc, bao gồm các tiêu chuẩn về trình độ (văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ),
năng lực (chuyên môn, giao tiếp, làm việc với công chúng), phẩm chất đạo đức, sức
khỏe. Các tiêu chuẩn cần được xây dựng theo hướng có thể lượng hóa để bảo đảm
tính chính xác và khách quan hơn.
CXIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc ỉần thứ XIỈĨ,
Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.230.
CXIV*3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XJỈỈ>
CXVNxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.ĩ, tr. 178-179,187-188.
CXVI Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.n, tr.147-148.

23
6
Hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ theo hướng nâng cao chất lượng công
tác quy hoạch cán bộ, bảo đăm sự chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ
trước mắt và lâu dài. Xây dựng quy hoạch độỉ ngũ cán bộ ở tất cá các cấp, nhất là
cấp chiến lược; kết hợp xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý với quy hoạch
cán bộ chuyên môn; đổi mới quy trình giới thiệu cán bộ vào nguồn quy hoạch các
chức danh lãnh đạo, quản lý, nhất là đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân
tộc thiểu số. Gắn kết chặt chẽ công tác quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử
dụng theo quy hoạch.
Triển khai quy hoạch đồng bộ ở các cấp, khâu; tăng cường phối hợp giữa các
cấp, ngành, địa phương trong công tác quy hoạch cán bộ quản lý nhà nước về kinh
tế; đỉnh kỳ rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ.
Đổi mới công tác đánh giá cán bộ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ,
công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện, nhiều chiều, công tâm; lấy chất lượng,
hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chính; coi trọng và phát huy trách nhiệm
của người đứng đầu, người trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ trong các cơ quan, tổ
chức đơn vị kinh tế. Tăng cường áp dụng phương pháp đánh giá khách quan, lượng
hóa.
Đổi mới tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ. Trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh
và chức năng, nhiệm vụ để tuyển dụng cán bộ đúng người, đúng việc. Việc tuyển
dụng và bố trí sử dụng cán bộ cần gắn với cơ chế trách nhiệm cao, trách nhiệm của
người đủng đầu...
Để đổi mới công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, cần hoàn thiện chế độ
bầu cử; cải tiến cách thức tuyển chọn, lấy phiếu tín nhiệm, bổ nhiệm cán bộ để chọn
đúng người, bố trí đứng việc. Xây dựng và thực hiện đúng chế độ miễn nhiệm, từ
chức, cho thôi việc, thay thế cán bộ kém phẩm chất và năng lực, không hoàn thành
nhiệm vụ.
Xây dựng cơ chế cạnh tranh, công khai, minh bạch trong tuyển dụng, bổ
nhiệm, đề bạt cán bộ để thu hút người thực sự có đức, có tài vảo làm việc trong bộ
máy. Thực hiện giao và quản lý chặt chẽ biên chế trên cơ sở phân loại tổ chức, xác
định rõ vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức. Tiến
hành tổng kết việc thi tuyển, bổ nhiệm, sử dụng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính
sách đãi ngộ để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. “Thực hiện bổ nhiệm, đề bạt cán bộ chủ yếu
dựa trên thành tích, kết quả công việc”CXVII.
CXVII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thử tư Ban Chấp hành Trung
ương khỏa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr.74.

23
7
Tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ, đưa công tác này trở thành
nền nếp thường xuyên trong công tác cán bộ.
Trong ngắn hạn, tiến hành đào tạo lại, bổ sung kiến thức mới và cần thiết cho
đội ngũ cán bộ. Trong dài hạn, đào tạo cơ bản kiến thức hiện đại về chuyên ngành,
kiến thức liên quan, đảm bảo phù hợp trong vận hành nền kinh tế hiện đại, mở cửa,
hội nhập quốc tế một cách chuyên nghiệp, “thạo việc” và “trong sạch”.
Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy
hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, chủ trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức
mới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong
thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mớỉ. Củng cố, nâng cao chất lượng về
mọi mặt của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Huy động mọi nguồn
lực và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Xây dựng chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến lược quốc gia
về nhân tài đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.
Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo đối với từng loại cán
bộ cho phù hợp, thiết thực, gắn với thực tiễn kinh tế thị trường.
Cải cách hệ thống chính sách đối với cán bộ quản lý nhà nước về kinh te. Rà
soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ, công chúc theo hướng khuyến khích
cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn
thành tốt nhiệm vụ; lấy bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả
thực thi nhiệm vụ để đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Xây dựng, hoàn thiện chính
sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài. “Tăng cường trách nhiệm giải trình của
người đứng đầu đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý và kết quả thực hiện
nhiệm vụ được giao của đơn vịCXVIII.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã thể
hiện quyết tâm của Đảng ta về đổi mới chế độ tiền lương nói chung và tiền lương đối
với cán bộ trong bộ máy, trong đó nhấn mạnh:
Tiếp tục hoàn thiện chế độ tiền lương, công khai thu nhập, thực hiện cơ chế tài
chính như khoán kinh phí. Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, công bằng trong thực
hiện chính sách cán bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, các đối tượng cán
bộ; gắn chính sách cán bộ trong từng khâu của công tác cán bộ, gắn trách nhiệm,
nghĩa vụ với quyền lợi; khuyến khích cán bộ công tác ở địa bàn khó khăn, ở cơ sở;

CXVIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr.74-75.

23
8
cải cách cơ bản chế độ tiền lương.
Thiết kế cơ cấu tiền lương và tiền thưởng mới với tỷ lệ hợp lý hơn giữa lương
cơ bản, các khoản phụ cấp và bổ sung chế độ tiền thưởng. Xây dựng hệ thống bảng
lương mới, quy định mức lương bằng số tiền tuyệt đối theo vị trí việc làm, chức danh
và chức vụ lãnh đạo trên cơ sở điều chỉnh tăng mức lương thấp nhất và mở rộng
quan hệ tiền lương tiệm cận với khu vực thị trường, gồm một bảng lương chức vụ áp
dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính
trị từ Trung ương đến cấp xã; một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ áp dụng chung
đối với công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo; và ba bảng
lương đối với lực lượng vũ toang, sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm
tổng quỹ phụ cấp chiếm tỉ trọng tối đa 30% trong tổng quỹ lương.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi
thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc
biệt; được sử dụng quỹ tiền thưởng để thưởng định kỳ cho cán bộ, công chức, viên
chức gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc. Mở rộng thí
điểm cơ chế áp dụng mức chi thu nhập tăng thêm đối với một số tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, nhất là ở vùng động lực. Thực hiện khoán quỹ lương cho các cơ
quan, đơn vị. Bãi bỏ hệ số tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức thuộc các
cơ quan đang thực hiện cơ chế tài chính đặc thù...
Cải cách tổng thể, hệ thống, đồng bộ chính sách tiền lương theo hướng tuân
thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị
trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương.

c. CHỦ ĐÊ THẢO LUẬN


Những khó khăn, thách thức trong đổi mới bộ máy quản lý nhà nước về kinh
tế ở Việt Nam hiện nay; phương hướng và giải pháp khắc phục.

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế của Việt Nám và đề xuất
phương hướng, giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt
Nam?
2. Phân tích nội dung cơ bản của xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước
về kinh tế? Đề xuất giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về
kinh tế ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu phảt triển đất nước trong thời gian tới?

23
9
E. TÀI LIỆU HỌC TẬP
* Tàỉ liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Quản , lý kình tế
(Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thử sáu Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2017.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bậy Ban Chap hành
Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2018.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứXIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, II.
* Tài liệu đọc thêm
1. Ngân hàng Thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1998.
2. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich: Những vấn đề cốt yếu
của quản lý, Nxb.Khoa học và kỹ thuật, H.1994.
3. S.Chiavo-Campo và P.S.A Sundaran: Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành
chính công trong một thế giới cạnh tranh, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2003.

24
0
MỤC LỤC

Lời giới thiệu..........................................................................................................7


Lời nói đầu..............................................................................................................9
Bài 1: Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định
hướng xãahậiichủ nghĩa...........................................................................11
Bài 2: Mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô....................................................................44
Bài 3: Chính sách kinh tế vĩ mô.............................................................................80
Bài 4: Quản lý tài chính công...............................................................................138
Bài 5: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.................................................167
Bài 6: Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế......................................................205

24
1
GIÁO TRÌNH
QUÂN LÝ KINH TẾ

Chịu trách nhiệm xuẫt bản

Giám đốc

TS NGUYỄN CHÍ HƯỚNG

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám đốc - Tông Bỉên tập

TS NGUYỄN MẬU TUÂN

Biên tập: DƯƠNG VĂN VINH DƯƠNG VĂN


Chế bản: VINH DƯƠNG VĂN VINH DƯƠNG
Sửa bản in: VÀN VINH
Trình bấy bìa:

In 10.000 cuốn, khổ 16 X 24 cm tại Công ty CP In và TM Trường An.


Địa chỉ: Số 28, ngõ 91 đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Càu Giấy, Hà Nội.
Số XNĐKXB: 821-2021/CXBIPH/07-06/LLCT, ngày 15-3-2021.
ISBN: 978-604-962-710-1.
Quyết định xuất bản số 91/QĐ-NXBLLCT, ngày 22-6-2021.
In xong và nộp lưu chiều Quý III năm 2021.

24
2

You might also like