You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HCM Trang số: 01/03

Họ và tên: TRẦN CÔNG SƠN Mã số SV: 1911110483


Ngày sinh: 18/07/2001 Lớp_Nhóm: HOCHE_518
Học phần thi: Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Mã đề: .........................................
Ngày thi: 1/09/2021 Ngày nộp: 02/09/2021
Cán bộ coi thi 1 Cán bộ coi thi 2

....................................... ..........................................

Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2

....................................... ..........................................

Bài Làm

1. Dựa trên cơ sở nào, Đại hội lần thứ VI của Đảng ( năm 1986)
đề ra đường lối Đổi mới toàn diện đất nước ta ?
* Cơ sở đề ra đường lối Đổi mới toàn diện đất nước ta.
Đại hội nhấn mạnh trong những năm qua việc nhìn nhận, đánh giá
tình hình cụ thể về các mặt tình hình kinh tế - xã hội khó khăn gay
gắt, sản xuất tăng chậm, hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, phân
phối lưu thông có nhiều rối ren, những mất cân đối lớn trong nền
kinh tế chậm được thu hẹp, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
chậm được củng cố, đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó
khăn.
- Kinh tế, xã hội của đất nước còn nhiều thiếu sót dẫn đến nhiều sai
lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Những
sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ
trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức
thực hiện, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận
thức lý luận.
Từ thực tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng:
- Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt
tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát
từ thực tế. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật khách
quan là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Ba là,
phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại
trong điều kiện mới. Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm
vụ chính trị của một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
* Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về
những sai lầm khuyết điểm, đổi mới tư lý luận trải qua nhiều tìm
tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới.
- Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế ,cơ cấu công – nông nghiệp,
cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp nhẹ và tiểu
thủ công nghiệp, công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng, cơ cấu kinh
tế.
- Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương
thực, thực phẩm, chương trình hàng tiêu dùng, chương trình hàng
xuất khẩu.
- Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
* Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa
dựa trên 3 nguyên tắc:
- Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước
đi và hình thức thích hợp.
- Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan
điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một
đặc trưng của thời kỳ quá độ.
- Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ
sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.
Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý đã
được Đại hội lần thứ VI xác định là “cơ chế chung trong quản lý
toàn bộ xã hội”. Phương thức “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”.
Nguồn tài liệu: Theo tư liệu văn kiện Đảng Cộng Sản, Ban chấp
hành trung ương của Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
của Đảng
2. Đại hội lần thứ XI của Đảng thông qua : “ Cương lĩnh xây
dựng Đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ( bổ
sung, phát triển năm 2011), với mô hình mục tiêu như thế nào?
- Mục tiêu: Xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ
nghĩa xã hội với chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để
nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển.
- Toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta
trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
- Toàn Đảng, toàn dân ta cần nêu cao tinh thần, ý chí tự lực tự
cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt
qua thách thức, thực hiện tốt các phương hướng.
Một: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với
phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba: xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây
dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội.
Bốn: bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội.
Năm: tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động
và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu: xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn
kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống
nhất.
Bảy: xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tám: xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
* Cương lĩnh xây dựng đất nước trong các thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội 2011 với 4 nội dung chính được bổ sung và phát triển:
1. Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm
2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta
3. Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh ,đối ngoại
4. Hệ thống chính trị và vai trò lành đạo của Đảng
Nguồn tài liệu: Theo văn kiện của Đảng và Nhà nước
Công bố toàn văn các văn kiện Đại hội XI của Đảng: Cương lĩnh
xây dựng đất nước tromg thời kỳ độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội (bổ
sung, Phát triền năm 2011).
3. Theo Anh/ Chị, để thực hiện nội dung Cương lĩnh nói trên,
trong bối cảnh đất nước và quốc tế hiện nay, cần chú trọng giải
quyết những vấn đề gì ?
Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng, quán triệt và thực hiện nghiêm đường lối, tổ chức
quân đội tinh, gọn, mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình
hình mới
-Xây dựng, phát triển quốc phòng tiên tiến, hiện đại, xây dựng
nguồn nhân lực chất lượng cao, kiên quyết đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Cần phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối
quan hệ lớn như quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển, giữa
đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, giữa kinh tế thị trường và
định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa phát triển lực lượng sản xuất và
xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa,
giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa
- Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữa xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc, giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế,
giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, không
phiến diện, cực đoan, duy ý chí.
(Nguồn: báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.)

You might also like