You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CỘNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bài Tiểu Luận


Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Chủ đề: Đại hội VI và những đóng góp của ĐH VI. Chứng minh bằng một
thành công cụ thể của ĐH VI?

Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Thị Hạnh


Sinh viên thực hiện: TẠ MINH DƯƠNG
Mã sinh viên: 2621216090
Lớp: TM26.05
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I.Đại Hội VI.........................................................................................................2
1.1 Trước thềm đại hội thứ 6........................................................................2
1.2 Nguyên nhân chủ quan dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội...............2
1.3 Định hướng lớn để từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng.....................3
II. Đóng góp của Đại Hội VI...............................................................................4
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình về lương thực - thực
phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.....................................................5
2. Thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách thường xuyên với
những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của
lực lượng sản xuất.........................................................................................5
3. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế..................................................................6
(3.1 Sự nghiệp đổi mới Đại Hội VI.).………………………………………....6
4.Đã xây dựng và vận hành thể chế nhà nước và thị trường........................7
5.Từng bước hội nhập kinh tế sâu rộng vào khu vực và thế giới..................7
III.Chứng minh thành công cụ thể Đại Hội VI ..................................................7
1.Những thành tựu đạt được.........................................................................9
2.Những khó khăn và khuyết điểm chúng ta gặp phải………………………9
KẾT LUẬN.............................................................................................................10
MỞ ĐẦU

Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI được
tổ chức từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 tại Hà Nội (họp trù bị từ ngày
5 đến ngày 14 tháng 12 năm 1986). Dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần
1,9 triệu Đảng viên. Công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
kéo dài 19 ngày. Sau hội nghị lần thứ 10, các tổ chức đảng cấp tỉnh và địa phương
bắt đầu bầu đại biểu dự đại hội cũng như chuẩn bị các văn kiện Đại hội.
Đại hội đã đưa ra các cải cách kinh tế, được gọi là Đổi Mới , và bầu ra ban lãnh
đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng Bí thư Trường Chinh đương nhiệm
không được bầu lại và ông Nguyễn Văn Linh lên thay. Sau đó, Đại hội cũng đã bầu
các thanh viên của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam khóa VI, Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa VI và Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng trong
Đại hội, Hội đồng cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
được thành lập, bao gồm các cán bộ cấp cao, chủ chốt trong bộ máy chính trị đã về
hết nhiệm kỳ tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI. Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ
phải xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là lần đầu
tiên các tổ chức thông tấn phương Tây được phép đưa tin.

NỘI DUNG
I. Đại hội VI.
1.1 Trước thềm Đại hội VI.
- Phá rào ở địa phương(nhân dân).
Miền Bắc đột phá từ nông nghiệp-Bí thư Kim Ngọc “ Kim Ngọc và cái chết của
‘Khoán hộ’ ở Vĩnh Phúc(1966).
Miền Nam:+) công nghiệp “ dệt thành công đột phá vào cơ chế quản lí kiểu cũ”.
+) nông nghiệp “ giải thể nông nghiệp kiểu cũ và đột phá vào chính
sách giá sai lầm”.
+) thương nghiệp “ phá cơ chế giá nghĩa vụ lỗi thời”.
+) xuất nhập khẩu “ đột phá vào cơ chế Nhà nước độc quyền ngoại
thương”.
- Đột phá vào tư duy kinh tế(trung ương).
Thứ nhất, Hội nghị trung ương khóa 6 Khóa IV – 8/1979: quyết tâm “cởi trói” làm
cho sản xuất “bung ra”, giải phóng lực lượng sản xuất, tạo động lực cho sản xuất
phát triển.
Thứ hai, Hội nghị trung ương khóa 8 Khóa V – 6/1985: dứt khoát xóa bỏ cơ chế kế
hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp.
Thứ ba (8/1986), Định hướng cho việc soạn thảo lại Dự thảo Báo cáo chính trị của
Đại hội VI: ba quan điểm kinh tế mới: cơ cấu kinh tế, lấy nông nghiệp làm mặt
trận hàng đầu, phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng phát triển có chọn lọc;
xác định kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng của KTQĐ; phải sử dụng đúng quan
hệ hoạch hóa, tiền tệ, quy luật giá trị.

1
 Các đột phá mới ở cục bộ, từng mặt nhưng là tiền đề cho bước phát triển nhảy
vọt về đổi mới tư duy toàn diện ở Đại hội VI đi đến quyết định kiên quyết phá bỏ
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường.
1.2 Nguyên nhân chủ quan dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội.
- Chủ quan trong đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và bước đi: có nhiều sai sót
trong đánh giá tình hình cụ thể và các mặt kinh tế - xã hội của đất nước.
- Chủ quan trong bố trí cơ cấu kinh tế, đầu tư và công nghiệp hóa: bố trí cơ cấu
kinh tế thường xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không tính tới điều kiện và
khả năng thực tế.
- Chủ quan trong chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa: nóng vội muốn xóa bỏ ngay
các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư
doanh thành kinh tế quốc doanh.
- Chủ quan trong áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp:kế
hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp không được hiệu quả; chưa chú ý đến quan
hệ hàng hóa – tiền tệ và hiệu quả kinh tế; bộ máy quản lí cồng kềnh, kém năng
động.
- Chủ quan trong phân phối lưu thông: phân phối lưu thông căng thẳng và rối ren,
tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, “ mua như cướp, bán như cho” khiến sản xuất và
đời sống nhân dân khốn khổ.
 Nguyên nhân sâu xa: bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản
đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan.
 Nguyên nhân của mọi nguyên: khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức
và công tác cán bộ Đảng; bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lí luận; chủ quan duy ý
chí; chưa thừa nhận những quy luật sản xuất hàng hóa đang tồn tại khách quan.
1.3 Đinh hướng lớn để từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng.
- Định hướng quyết tâm chính trị: giằng co giữa xu hướng mới và xu hướng bảo
thủ, Đại hội VI khẳng định rất khoát “ đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn” đối
với nước ra phải đổi mới toàn diện trước hết là đổi mới tư duy.  Định hướng này
đã tạo ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Định hướng đổi mới tư duy chính trị: “Lấy dân làm gốc”, “Xuất phát từ thực tế,
tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”, “Kết hợp giữa sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại”, “ Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị
của Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa”.
- Định hướng chính sách kinh tế - xã hội: bố trí lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh lớn
cơ cấu đầu tư; đổi mới nhận thức và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa; đổi mới
cơ chế quản lí kinh tế; phát huy mạnh mẽ động lực khoa học – kĩ thuật; mở rộng và
nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại; phương hướng, nhiệm vụ của chính sách xã
hội.
II. Đóng góp của Đại hội VI.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình về lương thực - thực phẩm,
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu:
-Đại hội quyết định bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Điều lệ Đảng cho
phù hợp với tình hình mới và bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá VI, gồm có
124 uỷ viên chính thức là: Nguyễn Văn An, Lê Đức Anh, Trần Xuân Bách, Phạm
2
Bái, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đức Bình, Lê Đức Bình, Nguyễn Thới Bưng,
Hoàng Cầm, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Kỳ Cẩm, Huỳnh Văn Cần, Võ Chí
Công, Nguyễn Minh Châu, Lữ Minh Châu, Nguyễn Văn Chi, Võ Trần Chí, Đỗ
Chính, Nguyễn Văn Chính, Cao Đăng Chiếm, Nguyễn Chơn, Nguyễn Huy
Chương, Nguyễn Cảnh Dinh, Phạm Đình Di, Lê Văn Dĩ, Văn Tiến Dũng, Phạm
Thế Duyệt, Lê Quang Đạo, Trần Hữu Đắc, Nguyễn Thị Định, Trần Độ, Trần
Đông, Nguyễn Văn Đức, Võ Nguyên Giáp, Hồng Hà, Vũ Ngọc Hải, Nguyễn Thị
Hằng, Cù Thị Hậu, Phạm Văn Huy, Lê Ngọc Hiền, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn
Hoà, Hà Trọng Hoà, Trần Hoàn, Vũ Tuyên Hoàng, Vũ Thị Hồng, Nguyễn Văn
Hớn, Phạm Hùng, Hà Thiết Hùng, Phạm Hưng, Trần Quốc Hương, Nguyễn Đình
Hương, Đặng Hữu, Nguyễn Xuân Hữu, Trần Kiên, Võ Văn Kiệt, Lê Văn Kiến,
Nguyễn Khánh, Nguyễn Nam Khánh, Phan Văn Khải, Đoàn Khuê, Trịnh Văn Lâu,
Vũ Lập, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thị Ngọc Liên, Đinh Nho Liêm, Phan Thanh
Liêm, Phạm Tâm Long, Đào Đình Luyện, Trần Đức Lương, Bùi Danh Lưu, Vũ
Mão, Hoàng Trường Minh, Y Một, Đỗ Mười, Huỳnh Văn Niềm, Nguyễn Niệm,
Bùi Thiện Ngộ, Đàm Văn Nguỵ, Đồng Sĩ Nguyên, Lê Thanh Nhàn, Vũ Oanh,
Tráng A Páo, Trần Văn Phác, Nguyễn Thanh Quất, Hoàng Quy, Nguyễn Quyết,
Trần Quyết, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Đình Sở, Hoàng Bích Sơn, Nguyễn Công
Tạn, Phan Minh Tánh, Trần Trọng Tân, Trần Tấn, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn
Trung Tín, Đào Duy Tùng, Nguyễn Đình Tứ, Phan Ngọc Tường, Dương Tường,
Võ Viết Thanh, Đoàn Duy Thành, Lê Quang Thành, Nguyễn Cơ Thạch, La Thăng,
Hoàng Minh Thắng, Vũ Thắng, Đỗ Quang Thắng, Nguyễn Thị Thân, Lâm Văn
Thê, Đặng Thí, Mai Chí Thọ, Lê Phước Thọ, Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Ngọc
Trìu, Nguyễn Tấn Trịnh, Lê Văn Triết, Đàm Quang Trung, Nguyễn Ký ức, Đoàn
Thanh Vỵ, Đậu Ngọc Xuân, Nguyễn Trọng Xuyên, Lê Danh Xương. Có 49 uỷ
viên dự khuyêt là Đỗ Văn Ân, Nguyễn Bá, Phạm Văn Bính, Vũ Trọng Cảnh,
Nguyễn Nhiêu Cốc, Trần Quang Cơ, Phạm Như Cương, Nguyễn Tấn Dũng, Hà
Đăng, Phan Xuân Đợt, Trần Thị Đường. Nguyễn Bình Giang, Phạm Minh Hạc,
Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Hoà, Nguyễn Thế Hữu, Đặng Xuân Kỳ, Nguyễn Xuân
Kỷ, Cao Sỹ Kiêm, Đinh Văn Lạp, Ngô Xuân Lộc, Trần Lum, Nguyễn Duy Luân,
Nông Đức Mạnh, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Hoàng Đức Nghi, Lê
Huy Ngọ, Nguyễn Trọng Nhân, Ama Pui, Lò Văn Puốn, Nguyễn Hà Phan, Lâm
Phú, Trần Hồng Quân, Đỗ Quốc Sam, Lê Tài, Nguyễn Thị Tâm, Phan Văn Tiệm,
Lê Xuân Tùng, Nguyễn Văn Tư, Đặng Văn Thân, Phan Thu, Hà Học Trạc, Nguyễn
Đức Triều, Trương Vĩnh Trọng, Đỗ Quang Trung, Hà Xuân Trường, Nguyễn Thị
Hồng Vân và Nguyễn Chí Vu.
-Cuối năm 1986, tại Đại hội VI, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của
mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích những sai lầm, khuyết điểm, đề
ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Sau Đại hội VI, công cuộc đổi mới được triển khai mạnh
mẽ. Đảng, Nhà nước ta đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, ra sức khắc phục khó khăn,
giữ vững ổn định chính trị, giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách. Đời
sống của nhân dân được cải thiện, dân chủ trong xã hội được phát huy. Quốc

3
phòng, an ninh được giữ vững; hoạt động đối ngoại được mở rộng, đẩy lùi tình
trạng bị bao vây, cô lập.
2. Thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách thường xuyên với
những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với
tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất:
-Đại hội lần thứ VI của Đảng là Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết
tiến lên của Đảng ta.
-Chấp hành Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI, trên lĩnh vực kinh tế, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng triển khai cùng một lúc bốn mặt hoạt động có liên hệ
khăng khít với nhau: xây dựng và thực hiện ba chương trình kinh tế lớn; tiếp tục
công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; đổi mới tổ
chức cán bộ.
-Vấn đề nóng bỏng và cấp bách nhất là lưu thông phân phối. Vì vậy, Hội nghị lần
thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương, họp trong tháng 4-1987, đã quyết định
phương hướng giải quyết vấn đề đó là phải nắm vững mục tiêu giảm tỷ lệ bội chi
ngân sách, giảm nhịp độ tăng giá, giảm tốc độ lạm phát, giảm khó khăn về đời
sống của nhân dân trên cơ sở xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển
các hoạt động kinh tế sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò
chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh, phát huy khả năng tích cực của các thành
phần kinh tế khác, mở rộng giao lưu hàng hoá, giải phóng sức sản xuất.
3. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế:
- Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là một yêu cầu bức thiết, một bộ phận cấu thành
quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động trên lĩnh vực kinh tế của Đảng. Hội nghị
lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương, tháng 8-1987, đã quyết nghị: "Chuyển
hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi
mới quản lý nhà nước về kinh tế". Hội nghị nhấn mạnh mục đích của đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế là phải tạo ra động lực mạnh mẽ giải phóng mọi năng lực sản
xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hoá theo hướng
đi lên chủ nghĩa xã hội với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, trước
mắt nhằm phục vụ ba chương trình kinh tế lớn, từng bước thực hiện "bốn giảm",
thiết lập trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội, tạo tiền đề để tiến
lên.
Ðổi mới toàn diện thật sự là ý Ðảng, lòng dân. Nghị quyết Ðại hội VI vào cuộc
sống là quá trình thể nghiệm, tìm tòi, từng bước cụ thể hóa, phát triển và tổ chức
thực hiện những định hướng lớn. Ðảng và Nhà nước vừa tập trung giải quyết
những vấn đề KT-XH cấp bách, giữ vững ổn định chính trị, vừa thực hiện đổi mới
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang
lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống Nhân dân dần được cải thiện, sinh
hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của Nhân dân vào
công cuộc đổi mới tăng lên.

Ðại hội bầu BCH T.Ư gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết. Bộ
Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn

4
Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng. Các đồng chí: Trường Chinh,
Phạm Văn Ðồng, Lê Ðức Thọ được giao trách nhiệm là cố vấn BCH T.Ư Ðảng.
3.1.Sự nghiệp đổi mới Đại Hội VI
-Về đổi mới cơ cấu kinh tế, dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu
hợp lý, có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, chính
sách đó cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh tế với quy mô và trình độ kỹ thuật
thích hợp trong từng khâu của quá trình sản xuất và lưu thông nhằm khai thác mọi
khả năng của các thành phần kinh tế liên kết với nhau, trong đó kinh tế quốc doanh
giữ vai trò chủ đạo. Đại hội xác định rõ các thành phần kinh tế ở nước a là: Kinh tế
xã hội chủ nghĩa (bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể): kinh tế tiểu
sản xuất hang hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh
doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều
hình thức mà hình thức cao là công tư hợp doanh: kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc
trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi cao
khác.
-Cùng với chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đại hội VI còn chủ trương bố trí
lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tập trung thực hiện cho được ba
chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu. Các chương trình đó là sự cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá xã
hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu.
-Về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI cho rằng, việc bố trí lại cơ cấu kinh
tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đảng đã thẳng thắn chỉ ra rằng:
Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay đã không tạo được
động lực phát triển làm suy yếu nền kinh tế, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng
suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều
hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Phong cách quản lý quan liêu, cửa quyền tư duy
mang nặng tính chất chủ quan, duy ý chí. Vì vậy, "Phương hướng đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế đã được khẳng định là xoá bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây
dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách qua: và với trình độ phát triển của
nền kinh tế". Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hoá
theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, chú trọng tính kế hoạch; sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hàng
hoá - tiền tệ, các đơn vị sản xuất có quyền tự chủ sản xuất - kinh doanh, tự chủ về
tài chính; sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế.
-Đổi mới chính sách đối ngoại, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối
ngoại( Nhận thức rõ nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường
đầu). Đại hội VI nhấn mạnh sự cần thiết phải “Công bố chính sách khuyến khích
nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và
cơ sở đòì hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu. Đi đôi với việc công bố luật đầu tư,
cần có các chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài
và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh”.

5
-Đổi mới về vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước: Để thiết lập cơ chế quản lý
mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy nhà nước. Tăng cường
bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, có sự phân biệt rõ chức năng quản
lý hành chính kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, kết hợp quản lý
theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ. Nhà nước có nhiệm vụ
thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể.
Xây dựng chiến lược kinh tế xã hội và cụ thể hoá chiến lược đó thành những kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
-Đổi mới nội dung và phong cách lãnh đạo của đảng, tăng cường  sức chiến đấu và
năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng. Đại hội nêu rõ: "... Đảng phải đổi mới về
nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế: đổi mới tổ chức; đổi mới đội
ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác"1. Đảng nhấn mạnh đổi mới
tu duy, nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân là nhiệm
vụ chủ yếu của công tác tư tưởng. Đổi mới đội ngũ cán bộ, kiện toàn các cơ quan
lãnh đạo và quản lý. Đổi mới phong cách làm việc, trong đó tập trung dân chủ là
nguyên tắc quan trọng nhất. Đại hội đề ra yêu cầu nâng cao chất lượng đảng viên,
đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở,
tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI gồm 124 ủy viên chính
thức và 49 ủy viên dự khuyết, bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 1 ủy
viên dự khuyết,bầu Ban Bí thư gồm 13 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Linh được
bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội nhất trí trao trách
nhiệm cao cả cho các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ làm
cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội VI của Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt
dể. Đó là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và cũng thể hiện tinh thần
trách nhiệm cao của Đảng trước đất nước và dân tộc . Đường lối do Đại hội đề ra
thể hiện sự phát triển tư duy lý luận, khả năng tổng kết và tổ chức thực tiễn của
Đảng, mở ra thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội.

4. Đã xây dựng và vận hành thể chế nhà nước và thị trường:
-Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , Nhà nước đóng vai trò
định hướng , xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế , tạo môi trường cạnh tranh
bình đẳng , minh bạch và lành mạnh ; sử dụng các công cụ , chính sách và các
nguồn lực của Nhà nước để định hướng , và điều tiết nền kinh tế , thúc đẩy sản
xuất , kinh doanh , và bảo vệ tài nguyên , môi trường , phát triển các lĩnh vực văn
hóa , xã hội .

6
- Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động và phân bố có hiệu quả các
nguồn lực , là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất , các nguồn lực nhà
nước được phân bổ theo chiến lược , quy hoạch , kế hoạch phù hợp với cơ chế thị
trường.
5. Từng bước hội nhập kinh tế sâu rộng vào khu vực và thế giới:
-Đã và đang hội nhập kinh tế sâu rộng trên nhiều cấp độ , đa dạng về hình thức ,
từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu
-Đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế .
-Tích cực đóng góp xây dựng cộng đồng Asean .
-Hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo WTO .
-Đàm phán , ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và
đa phương thế hệ mới ( CPTPP , EVFTA ) .
-Đã đẩy mạnh xây dựng và thực thi hệ thống thể chế , trước hết là luật pháp , cơ
chế ,chính sách , đáp ứng sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa như : Thể chế về sở hữu , về phát triển các thành phần kinh tế ; thể chế
phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường , các loại thị trường ; thể chế gắn kết tăng
trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững , tiến bộ và công bằng xã hội…
III: Chứng minh thành công cụ thể của Đại Hội VI
1.Những thành tựu đạt được
Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, cùng với
sự tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô, Lào,
Campuchia, với các nước anh em khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, việc phát
triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước độc lập dân tộc, các lực lượng tiến
bộ và hoà bình, đã tạo cho sự nghiệp cách mạng nước ta những nhân tố mới để tiếp
tục tiến lên.
Những thành tựu ấy bắt nguồn từ đường lối của Đảng được xác định tại Đại hội lần
thứ IV và Đại hội lần thứ V, là thành quả phấn đấu bền bỉ, kiên cường của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Đại hội nhiệt liệt biểu dương đồng bào các dân tộc trong cả nước, giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân tập thể, trí thức xã hội chủ nghĩa, các tầng lớp nhân dân
lao động khác và các lực lượng vũ trang nhân dân, trong những điều kiện hết sức
khó khăn, gian khổ, đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần làm chủ
tập thể, lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, lập nhiều thành
tích và chiến công mới.

7
Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh đồng bào ta ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc,
tích cực góp phần xây dựng đất nước.
Đại hội bày tỏ lòng biết ơn chân thành của Đảng và nhân dân ta đối với sự giúp đỡ
to lớn của Liên Xô, sự giúp đỡ nhiệt tình của hai nước anh em Lào, Campuchia và
của các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, sự đồng tình, ủng hộ của các nước bầu
bạn, nhiều tổ chức quốc tế và nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Khẳng định những thành tựu đã đạt được, chúng ta đồng thời nhận rõ tình hình
kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt: sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản
xuất và đầu tư thấp; phân phối, lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối lớn
trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt gay gắt hơn; quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa chậm được củng cố; đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn;
hiện tượng tiêu cực xảy ra ở nhiều nơi và có nơi nghiêm trọng.
2.Những khó khăn và khuyết điểm chúng ta gặp phải
Chúng ta có khuyết điểm trong việc đánh giá tình hình cụ thể của đất nước, trong
việc xác định mục tiêu và bước đi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong
5 năm 1976-1980, trên thực tế đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi
chưa có đủ các tiền đề cần thiết; vừa nóng vội, vừa buông lỏng trong công tác cải
tạo xã hội chủ nghĩa; chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế không còn phù hợp.
Trong 5 năm 1981-1985, đã không nghiêm chỉnh thực hiện những kết luận đúng
đắn của Đại hội lần thứ V của Đảng về cụ thể hoá đường lối kinh tế trong chặng
đường đầu tiên, chưa kiên quyết khắc phục chủ quan nóng vội và bảo thủ trì trệ
trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, lại phạm
những sai lầm mới, nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối, lưu thông, đã buông
lỏng chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế, xã hội, trong đấu tranh tư tưởng,
văn hoá, trong việc chống lại những âm mưu, thủ đoạn phá hoại thâm độc của kẻ
thù.
Trong lĩnh vực tư tưởng, đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và sự yếu kém
về vận dụng các quy luật trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Về
tổ chức, khuyết điểm lớn nhất là thiếu quy hoạch và chậm đổi mới cán bộ; vi phạm
nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng, phong cách lãnh đạo và lề lối
làm việc mang nặng chủ nghĩa quan liêu; tổ chức bộ máy quá lớn, chồng chéo và
kém hiệu lực; giáo dục và quản lý cán bộ, đảng viên thiếu chặt chẽ.
Từ thực tiễn những năm qua, Đảng ta rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu,
đặc biệt quan trọng là những bài học sau đây: Một, trong toàn bộ hoạt động của
mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy dân làm gốc", xây dựng và phát huy
quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Hai, Đảng phải luôn luôn xuất phát
từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Ba, phải biết kết hợp
sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn, phải
chăm lo xây dựng đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến
hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

8
Ban Chấp hành Trung ương khoá VI và tổ chức đảng các cấp, trong hoạt động của
mình, phải thấu suốt và vận dụng nghiêm túc những bài học nói trên, nỗ lực vươn
lên đáp ứng những đòi hỏi mới của sự nghiệp cách mạng, lãnh đạo nhân dân phát
huy thắng lợi, khắc phục khó khăn, tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong sự phát triển
của đất nước.
Đại hội khẳng định: Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết
tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì
hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Nhân dân ta tiếp tục làm hết sức mình để tăng cường tình đoàn kết, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
khác; không ngừng củng cố và phát triển liên minh đặc biệt với hai nước Lào và
Campuchia, coi đó là nghĩa vụ quốc tế thiêng liêng, là nhiệm vụ có tầm quan trọng
chiến lược gắn liền với lợi ích sống còn của độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của
ba nước anh em trên bán đảo Đông Dương.
Về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội xác định: Nhiệm vụ bao trùm,
mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định
mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho
việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.
Ổn định tình hình kinh tế - xã hội bao gồm ổn định và phát triển sản xuất, ổn định
phân phối, lưu thông, ổn định và cải thiện từng bước đời sống vật chất và văn hoá
của nhân dân, tăng cường hiệu lực tổ chức quản lý, thiết lập trật tự, kỷ cương và
thực hiện công bằng xã hội.
Những mục tiêu cụ thể là: sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ; tạo ra một cơ cấu
kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ
sản xuất mới; tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội; bảo đảm nhu cầu củng cố quốc
phòng và an ninh.
Ở đại hội lần thứ VI chúng ta đã rút được những kinh nghiệm nhằm thúc đẩy và
phát triển kinh tế. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm tạo ra động lực thúc đẩy
các đơn vị kinh tế và quần chúng lao động hăng hái phát triển sản xuất, nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan
liêu, bao cấp, thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hoá theo phương
thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
Cơ chế mới lấy kế hoạch hoá làm trung tâm, sử dụng đúng đắn quan hệ.

      

9
Kết Luận:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 15 đến 18-
12-1986. Dự Đại hội có 1129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong
toàn Đảng. Đến dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế. 

- Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Uỷ viên Bộ Chính trị đọc diễn văn khai mạc Đại
hội. 

- Đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư đọc Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng. 

- Đồng chí Võ Văn Kiệt - Uỷ viên Bộ Chính trị đọc Báo cáo về phương hướng,
mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (1986-1990). 

Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần
cách mạng và khoa học. Đại hội nhận định: Năm năm qua là một đoạn đường đầy
thử thách đối với Đảng và nhân dân ta. Cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh
quốc tế và trong nước có những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng có nhiều khó khăn
phức tạp. Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội thứ V đề ra, nhân dân ta
đã anh dũng phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, giành những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu bảo vệ
Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Đại hội cũng nhận rõ: Tình hình kinh tế - xã hội
đang có những khó khăn gay gắt; sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư
thấp; phân phối lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh
tế chậm được thu hẹp; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời
sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn… Nhìn chung, chúng ta chưa thực
hiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình
hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. 

Về nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, Đại hội nhấn mạnh trong những năm qua
việc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước đã
có nhiều thiếu sót. Do vậy đã dẫn đến nhiều sai lầm “trong việc xác định mục tiêu
và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản
lý kinh tế”. Đại hội thẳng thắn cho rằng: “Những sai lầm nói trên là những sai lầm
nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến
lược và tổ chức thực hiện”, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận
thức lý luận. 

Từ thực tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng. Một là, trong toàn bộ hoạt
động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát
từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức
và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn

10
của Đảng. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại
trong điều kiện mới. Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của
một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa. 

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm
khuyết điểm, đổi mới tư lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn,
Đại hội đề ra đường lối đổi mới. 

- Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộ
ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp
nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện). 

- Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm;
chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu. 

- Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng
đắn các thành phần kinh tế. 

Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên
tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất
và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải
xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền
kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong
công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3
mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân
phối xã hội chủ nghĩa. 

Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; thành
phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp,
tự túc. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chính sách xã hội, kế hoạch hoá dân số và
giải quyết việc làm cho người lao động. Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục,
văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân. Trên lĩnh vực đối ngoại
nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ
vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ hữu nghị và
hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh
thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế
giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. 

Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cơ chế Đảng lãnh
đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý đã được Đại hội lần thứ VI xác định là
11
“cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”. Phương thức vận động quần chúng
phải được đổi mới theo khẩu hiệu: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đó là
nền nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý
nhà nước của mình. 

Báo cáo Chính trị chỉ rõ 6 nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy Nhà nước và nhiệm vụ
công tác xây dựng Đảng. 

- Thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể. 

- Xây dựng chiến lược kinh tế- xã hội và cụ thể hoá chiến lược đó thành những kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 

- Quản lý hành chính – xã hội và hành chính kinh tế, điều hành các hoạt động kinh
tế, xã hội trong toàn xã hội theo kế hoạch, giữ vững pháp luật, kỷ cương nhà nước
và trật tự xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. 

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước, phát hiện những mất cân đối và
đề ra những biện pháp để khắc phục. 

- Thực hiện quy chế làm việc khoa học có hiệu suất cao. 

- Xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao, với đội ngũ cán bộ có phẩm chất
chính trị, có năng lực quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. 

Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh:
Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi
mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác. 

Nâng cao chất lượng đảng viên và sức mạnh chiến đấu của tổ chức cơ sở, tăng
cường đoàn kết nhất trí trong Đảng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cơ bản, vừa cấp
bách của công tác xây dựng Đảng. 

THE END

12

You might also like