You are on page 1of 267

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HÒ CHÍ MINH

GIÁO TRÌNH
CHỦ NGHĨA XÃ HÔI KHOA HỌC
DÙNG CHO HỆ ĐÀO TẠO
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
(Tải bản cổ cập nhật, chỉnh sữa năm 2021)

NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


BAN CHỈ ĐẠO CẬP NHẬT,
CHỈNH SỬA GIÁO TRÌNH
DÙNG CHO HỆ ĐÀO TẠO
CAO CẤP LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ - Trưởng ban
- ủy viên
1. GS, TS Nguyên Xuân Thẳng
- ủy viên
2. PGS, TS Nguyên Đuy Bắc
- ủy viên
3. PGS, TS Hoàng Phúc Lâm
-ủy viên
4. PGS, TS Lê Văn Lợi
- ủy viên
5. PGS, TS Dương Trung Ý
- ủy viên Thường trực
6. PGS, TS Nguyên Viết Thảo
- ủy viên thư ký
7. PGS, TS Mai Đức Ngọc
8. TS Đậu Tuấn Nam

5
ĐỒNG CHỦ BIÊN
PGS, TS Bùi Thị Ngọc Lan
PGS, TS Đỗ Thị Thạch

TẬP THỂ TÁC GIẢ


1. PGS, TS Bùi Thị Ngọc Lan
2. PGS, TS Đỗ Thị Thạch
3. PGS, TS Nguyễn An Ninh
4. PGS, TS Nguyễn Viết Thảo
5. PGS, TS Nguyễn Quốc Phâm
6. PGS, TS Phan Thanh Khôi
7. TS Nguyễn Thị Hà
8. TS Phạm Thị Hoàng Hà
LỜI GIỚI THIỆU

Học viện Chính tri quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc
Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực
tiếp, toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; là trung tâm
quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán
bộ khoa học lý luận chỉnh tậ của hệ thống chính trị; trung tâm quốc gia
nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị,
khoa học lãnh đạo, quản lý.
Chương trình Cao cấp lý luận chính trị là chương trình trọng điểm
trong toàn bộ công tác đao tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh. Mục tiêu của chương trình là: Trang bị cho đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của hệ thống chính trị kiến thức nền
tảng về lý luận chính trị, quan điểm, đường loi của Đảng làm cơ sở cho
việc củng cố nền tảng tư tưởng, nâng cao tầm nhìn và năng lực tư duy
chiến lược, năng lực chuyên môn, hoàn thiện phương pháp, kỹ năng lãnh
đạo, quản lý, tu dưỡng, rèn luyện nhân cách của người cán bộ lãnh đạo,
quản lý đáp ứng yêu câu nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh
toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế.
Đổi mới, bổ sung, cập nhật nội dung các chương trình đào tạo, bôi
dưỡng cán bộ là việc làm thường xuyên của Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng,
Nhà nước trong tùng giai đoạn, thời kỳ phát triển, phù hợp với bối cảnh
của đất nước và thế giới.
Chương trình Cao cấp lý luận chính trị được kết cấu gồm 19 môn
học và các chuyên đề ngoại khóa, được tổ chức biên soạn công phu,
nghiêm túc, trí tuệ và trách nhiệm của đội ngũ các nhà khoa học đang
trực tiếp giảng dạy trong toàn Học viện; đồng thời, có sự tham gia góp ý,
thẩm định kỹ lư&ng của nhiều nhà khoa học trong và ngoài Học viện.
Bộ giáo trình Cao cấp lý luận chính trị xuất bản lần này kê thừa các
giáo trình cao cấp lý luận chính trị trước đây; đồng thời chỉnh sửa, cập
nhật các nội dung mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ
XIII của Đảng, tình hình thực tiễn mới của thế giới, khu vực yà đất nước.
Phương châm chung của toàn bộ giáo trình là cơ bản, hệ thống, cập nhật,
hiện đại và thực tiễn.
Xin trân trọng giới thiệu và mong nhận được nhiêu ý kiến đóng góp
quý báu từ các nhà khoa học, giảng viên, học viên và bạn đọc nói chung.
BAN CHỈ ĐẠO CẬP NHẬT, CHỈNH SỬA
GIÁO TRÌNH DÙNG CHO HỆ ĐÀO TẠO
CAO CẤP LÝ LUẬN CHINH TRỊ

8
LỜI NÓI ĐẦU

Chủ nghĩa xã hội khoa học cùng với triết học, kinh tế chỉnh trị là ba
bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin. Với tư cách là một môn
học, Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu các quỵ luật và tính quy luật
chính trị - xã hội của quá trinh hình thành và phát triển hình thái kinh tế -
xã hội cộng sản chủ nghĩa; những nguyên lý cơ bản, những con đường và
hình thức, phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để
thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản, xây dựng xã hội tốt đẹp mà ở đó con người được giải
phóng khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Do vậy, lý luận về chủ nghĩa
xã hội khoa học từ khi ra đời đến nay luôn được các đảng cộng sản và
công nhân trên thế giới học tập, vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển
vào thực tiễn của mỗi nước nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản.
Từ thực tiễn đổi mới của đất nước, nhận thức của Đảng Cộng sản
Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đựờng đi lên chủ nghĩa xã hội ngày
càng sáng tỏ và đầy đủ hơn. Tại Đại hội đại biểu toàn' quốc lần thứ XIII,
Đảng ta tiếp tục khẳng định: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Đe đạt được mục tiêu này cần phải nhận thức đúng về chủ
nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh mới
của nước ta hiện nay.
Chủ nghĩa xã hội là một thực thể khách quan luôn vận động, biến
đổi, vì vậy lý luận về chủ nghĩa xã hội cũng phải bám sát thực tiễn,
nghiên cứu và tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát triển lý luận cho phù
hợp. Xuất phát từ yếu cầu đó và thực hiện chỉ đạo của
Giám đốc Học viện Chính tộ quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa xã
hội khoa học đã tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn thiện nhằm tái bản Giảo
trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận
chính trị) trên tinh thần cập nhật những quan điểm mới của Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và những biến đổi mới của thực tiễn
thời đại, với mục đích là cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa
xã hội khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
đảng viên trong hệ thống chính trị ở nước ta.
Trong quá trình rà soát, bổ sưng, hoàn thiện Giáo trinh khó tránh
khỏi những thiếu sót, tập thể tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp để Giấo trình ngày càng hoàn thiện hơn.

TẬP THÊ TÁC GIẢ

1
Bàil
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIẺN
CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Học viên hiểu rõ quá trình hình thành, phát triển lý luận
chủ nghĩa xã hội khoa học.
về kỹ năng: Học viên vận dụng kiến thức đã học để giải đáp những vấn
đề thực tiễn đang đặt ra về lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học; về xây dựng
chủ nghĩa xã hội nói chung và ở Việt Nam hiện nay.
về tư tưởng: Học viên có năng lực khẳng định tính khoa học của lý
luận chủ nghĩa xã hộị khoa học trong dòng chảy của lịch sử nhân loại và nêu
cao trách nhiệm cá nhân đối với chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.

B. NỘI DUNG
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
KHOA HỌC
1.1. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội khoa học
1.1.1. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và từ thực tế của chủ nghĩa
xã hội trên thế giới, thuật ngữ chủ nghĩa xã hội được hiểu theo các góc độ
sau đây:
Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội là một phong trào thực tiễn.
Ở các mức độ khác nhau, chủ nghĩa xã hội được biểu hiện ra với tư
cách là một phong trào thực tiễn - phản ánh thực tiễn dân chủ nguyên thủy
và cuộc đấu tranh giai cấp trong các xã hội có đối kháng giai cấp. Trong thời

1
1
kỳ chiếm hữu nô lệ, phong hào đấu tranh của giai cấp nô lệ chống giai cấp
chủ nô đã phản ánh tính sơ khai, yếu tố mầm mống của phong trào mang
tính chất xã hội chủ nghĩa. Dưới chế độ phong kiến, hàng loạt cuộc nổi đậy
của nông dân chống chế độ áp bức phong kiến đã phản ánh nhu cầu hiện
thực hóa chủ nghĩa xã hội kiểu nông dân, hoặc các phong trào xã hội chủ
nghĩa tôn giáo... Tất cả đều là những phong trào thực tiễn, phản ánh mối
quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp vốn có. Trong xã hội tư bản chủ
nghĩa, phong trào thực tiễn này diễn ra rất phong phú phản ánh cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại sự áp bức, bóc
lột của giai cấp tư sản nhằm đi tới một xã hội công bằng, bình đẳng, tiến bộ
và phát triển bền vững. Từ khi có bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
(1848) - ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn đường, phong trào thực tiễn này đã
có nhiều bước tiên lớn, trong đó, nổi bật là thắng lợi của cuộc Cách mạng xã
hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) - một cuộc cách mạng đã chứng
minh tính thực tiễn của phong trào xã hội chủ nghĩa. Trong thế kỷ XX,
phong trào xã hội chủ nghĩa đã lôi cuốn hàng chục nước và hình thành hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1991 đến nay, sự đổ vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các
nước Đông Âu và Liên Xô mặc dù đã gây ra tổn thất to lớn cho phong trào
xã hội chủ nghĩa trên thế giới, nhưng nhiều quốc gia vẫn duy trì định hướng
xã hội chủ nghía với sự đa dạng trong mô hỉnh và biện pháp xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa và đã đạt dược những thành tựu có ý nghĩa to lớn trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội là trào lưu tư tưởng, lý luận.
Với tư cách là trào lưu tư tưởng, lý luận, tư tưởng xã hội chủ nghĩa
trước hết là những “ước mơ, nguyện vọng của đa số nhân dân bị áp bức”;
sau đó là hệ thống những quan điểm, học thuyết của các giai cấp về một xã
hội tốt đẹp không còn áp bức, bất công; là hệ thống lý luận về con đường,
cách thức và phương pháp đấu tranh nhằm thực hiện một chế độ xã hội, mà
ở đó không có áp bức và bất công, mọi người đều được tự do, bình đẳng về
mọi mặt và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được phát triển toàn diện. Trào

1
lưu tư tưởng, lý luận về chủ nghĩa xã hội có quá trình phát triển, từng bước
hoàn thiện, chuyển từ không tưởng thành khoa học.
Trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước khi có chù nghĩa Mác ra đời
được gọi là tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng. Nó ra đới gắn với cuộc
đấu tranh chống ách áp bức, bất công của các xã hộỉ có mâu thuẫn giai cấp
đối kháng (bắt đầu từ chế độ chiếm hữu nô lệ). Tuy nhiên, bước đầu tư
tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa còn ở mức sơ khai, thể hiện
trong nguyện vọng, mong muôn của quần chúng nô lệ đòi xóa bỏ chế độ nô
lệ, thực hiện công bằng xã hội và mơ ước trở về với thời “hoàng kim” của
lịch sử - thời kỳ cộng sản nguyên thủy - một xã hội không có Nhà nước,
không có giai cấp. Thời kỳ này, tư tưởng về chủ nghĩa xâ hội, chủ nghĩa
cộng sản chỉ được thể hiện qua các huyền thoại, truyền thuyết..., truyền
miệng trong dân gian.
Khi xã hội loài người bước sang chế độ phong kiến, trào lưu tư tưởng
xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa tiểp tục được thể hiện trong mô hình
xã hội tương lại mà loài người sẽ tiến đến. Đó là chủ nghĩa xã hội phong
kiến hoặc chủ nghĩa xã hội Thiên Chúa giáo - những tư tưởng đồng nhất xã
hội cộng sản với “thiên đường ngàn năm của Chúa”. Tư tưởng xã hội chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa thời kỳ này biểu hiện rõ nhất nguyện vọng của
quần chúng nông dân đấu hanh chống chế độ phong kiến, đòi công bằng,
bình đăng xã hội, nhất là quyền bình đẳng về ruộng đất.
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, một số tác phẩm vãn học của các nhà
tư tưởng đã phản ánh tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, song
nó còn chứa đựng nhiều yếu tố “không tưởng”. Đến giữa thế kỷ XIX, tư
tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng đã có bước chuyển biến mới - ngoài
những giá trị vốn có của trào lưú tư tưởng này, các đại biểu tư tưởng đã phê
phán trực tiếp vào chế độ chiếm hữu tư nhân tự bản chủ nghĩa và cả nền văn
minh tư bản. Họ phác họa ra một xã hội mới tiến bộ. Với tính chất phê phán
sâu sắc và toàn diện, tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng thời kỳ này
được gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán với ba đại biểu tiêu
biểu là Henri de Saint Simon, Charles Fourier và Robert Owen. C.Mác,

1
3
Ph.Ặngghen đã đánh giá rất cao những giá trị của các nhà tự tưởng xã hội
chủ nghĩa thời kỳ này. Mặc dù “vẫn còn nhiều hạt sạn”, nhưng C.Mác và
PhĂngghen coi đây là “tiền đề tư tưởng lý luận trực tiếp cho chủ nghĩa xã
hội khoa học”.
Vào năm 1848, với sự xuất hiện của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản do C.Mác và Ph.Ấngghen soạn thảo, chủ nghĩa xã hội khoa học đã
ra đời và trở thành một trong ba bộ phận lý luận cơ bản của học thuyết Mác.
Từ năm 1848 đến nay, qua nhiều bước thặng trầm, lý luận về chủ nghĩa xã
hội vẫn tồn tại, được các đảng cộng sản tiếp thu, vận dụng sáng tạo với tư
cách là nền tảng tư tưởng của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong từng quốc gia, khu vực.
Hiện nay, ở một số nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, ở một sô
nước tư bản, các đảng cộng sản, đảng công nhân và đảng cánh tả đã và đang
bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng, lý luận ấy ở mức độ khác nhau để xây
dựng chủ nghĩa xã hội thích ứng với điều kiện cụ thể.
Thứ ba, chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội hiện thực, một mô hình,
kiểu tổ chức xã hói theo những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trước khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, mặc dù có những giá trị
nhất đỉnh, nhưng chủ nghĩa xã hội không tưởng đã không hiện thực hóa
được mô hình xã hội chủ nghĩa do bị giới hạn bởi những kỳ vọng mang tính
chất ẳo tưởng.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa xẫ hội khoa học, bằng thắng lợi của Cách
mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917), chủ nghĩa xã hội đã trở
thành một chế độ xã hội hiện thực với nhiều thiết chế ưu việt hơn chủ nghĩa
tư bản. Đó là sự thể hiện sinh động của giai đoạn thấp của hình thải kinh tế -
xã hội cộng sản chủ nghĩa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. '
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, những đặc trưng bản chất của xã hội xã
hội chủ nghĩa được thể hiện trên tất cả các Imh vực của đời sống xã hội và
hướng tới mục tiêu cao cả là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con người khỏi mọi sự áp bức, bóc lột; con người

1
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Đã có thời kỳ, mô hình tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa đạt được những
thành tựu to lớn trên các mặt của đời sống hiện thực. Tuy nhiên, do chưa
vận dụng đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về mối quan hệ giữa
“cái phổ biến” với “cái đặc thù”, mô hình chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở
nhiều nước chỉ là “rập khuôn” mô hình kiểu Xôviết; chính vì vậy, sau khi
chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu, Liên Xô đổ vỡ, đã kéo theo sự
khủng hoảng về mô hình trong nhiều nước xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, ở nhiều quốc gia, khu vực có nhiều mô hình xã hội xã hội
chủ nghĩa phong phú, đa dạng, biểu hiện sinh động sức sống của chủ nghĩa
xã hội, đang là triển vọng phát triển của xã hội loài người.
1.1.2. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội khoa học
Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học là chủ nghía Mác- Lênin,
luận giải trên góc độ triết học, kinh tế và chính trị-xã hội về sự chuyên biến
tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản. Điều đó nói lên sự thống nhất, tính hoàn chỉnh về mặt cẩu
trúc của chủ nghĩa Mác-Lênin. Chính hiểu chủ nghĩa xã hội khoa học theo
nghĩa rộng mà V.I.Lênin đánh giá khái quát về bộ Tư bản của C.Mác rằng:
“bộ “Tư bàn” - tác phẩm chủ yếu và cơ bản ấy trình bày chủ nghĩa xã hội
khoa học”1, rằng “chủ nghĩa xã hội khoa học, tức là chủ nghĩa Mác”I II.
Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một môn khoa học ỉý
luận chính trị, một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác-Lênin (triết
học Mác-Lênin, kinh tế chính trị học Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa
học).
Đổi tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là các quy luật và
tính quy luật chính trị-xã hội của quá trinh chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện sứ mệnh lịch sử to lán của giai cẩp công nhân
và Đảng Cộng sản trong công cuộc xóa bỏ chế độ áp bức tư bản chủ nghĩa,
xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở phạm vi từng nước và

I V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.l, tr.226.
II V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.6, tr.336.

1
5
trên toàn thế giới; nghiên cửu về cách thức, biện pháp, con đường xây dựng
chủ nghĩa xã hội trong từng quốc gia, khu vực.
Phương pháp nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm: Phương
pháp lịch sử - logic; gắn lý luận với thực tiễn, tổng kết thực tiễn để phát
triển lý luận. Ngoài ra, chủ nghĩa xã hội khoa học còn sử dụng nhiều
phương pháp của các chuyên ngành khác để nghiên cứu (phương pháp của
các chuyên ngành lịch sử, triết học, xã hội học...).

1.2. Những điều kiện, tiền đề khách quan và nhân tố chủ quan cho sự
ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
1.2.1. Điều kiện, tiền đề khách quan
- Điều kiện kinh tế - xã hội
, Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền
công nghiệp lớn. Cách mạng công nghiệp đã làm xuất hiện một lực lượng
sản xuất mới, đó là nền đại công nghiệp. Đại công nghiệp ngày càng phát
triển tác động mạnh mẽ vào phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa theo cả
chiều rộng và chiều sâu: quy mô sản xuất; trình độ chuyên môn hóa của sản
xuất; năng suất lao động; trình độ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất... Kết
quả là làm cho lực lượng sản xuất phát triển đạt ứình độ xã hội hóa ngày
càng cao, dẫn tới mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày
càng gia tăng. Những cuộc khủng hoảng hàng hóa thừa theo chu kỳ và hiện
tượng người lao động thất nghiệp ngày càng nhiều.
Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân có sự
gia tăng nhanh chóng về số lượng và sự chuyển đổi về cơ cấu. Đây chính là
sản phẩm, là lực lượng xã hội mới xuất hiện trong lòng phựơng thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Tỷ lệ công nhân công nghiệp đã tăng đáng kể và trở
thành bộ phận hạt nhân của giai cấp. Đâỷ là lực lượng công nhân lao động
trong khu vực sản xuất then chốt có trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đại
nhất. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bức
của giai cấp tư sản - biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa lực lượng

1
sản xuất có trình độ xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng quyết liệt.
Nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh đã bắt đầu có tổ chức và
trên quy mô rộng khắp. Phong trào Hiến chương ở nước Anh diễn ra trong
khoảng hơn 10 năm (1835-1848); Phong trào công nhân dệt ở thành phố
Xilêdi, nước Đức diễn ra năm 1844; Phong trào công nhân dệt thành phố
Liông, nước Pháp kéo dài 3 năm (1831-1834) với sự phát hiển về chất qua
mỗi thời kỳ. Neu năm 1831, phong trào giương cao khẩu hiệu “sống có việc
làm hay là chết trong đấu tranh” chỉ thuần túy vì mục tiêu kinh tế, thì đến
năm 1834, khẩu hiệu của phong trào đã chuyển sang mục tiêu chính trị:
“Cộng hòa hay là chết”.
Nhũng biến động chính trị công khai của phong trào công nhân chúng
tỏ, lân đầu tiên giai cấp công nhân đã xuất hiện như một lực lượng chính trị
độc lập với những yêu sách kinh tế, chính trị riêng của mình và bắt đầu
hướng thẳng mũi nhọn của cuộc đấu tranh vào kẻ thù chính của minh là giai
cấp tư sản. Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thời
kỳ này đã gặp nhiều tổn thất do thiếu lý luận khoa học và cách mạng soi
đường dẫn lối.
Điều kiện kinh tế, xã hội ấy đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn
đường - điều mà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước đố đã không thể đảm
đương; không chỉ đặt ra yêu cầu đói với các nhà tư tưởng của giai cấp công
nhân mà còn là mảnh đất hiện thực cho sự sinh thành ra lý luận mới, tiến bộ
soi sáng sự vận động đi lên của lịch sử.
- Tiền đề khoa học, văn hóa - tư tưởng
Đến đầu thê kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn hên lĩnh
vực khoa học, tiêu biểu là ba phát minh tạo nền tảng cho phát ttiển tư duy lý
luận. Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý
học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng: Định
luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Mayer (1814-1878) người Đức,
M.V.Lomonosov (1711-1765) người Nga; Học thuyết tế bào của hai nhà
khoa học người Đức Matthias Jakob Schleiden (1804-1881) và Theodor

1
7
Schwann (1810-1882); Học thuyết tiến hóa của Charles Darwin (1809-
1882) người Anh. Những phát minh này là cơ sở khoa học cho sự ra đời của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời, là cơ sở phương pháp luận để
nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã
hội khoa học sau này.
Cùng với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng đạt được những
thành tựu đáng ghi nhận. Đó là triết học cổ điển Đức với tên tuổi của các
nhà triết học vĩ đại: George Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) và
Ludwig Feuerbach (1804-1872); Kinh tế chính trị học cổ điển Anh với
Adam Smith (1723-1790) và David Ricardo (1772-1823); đặc biệt là ba nhà
xã hội chủ nghĩa không tưởng - phê phán đầu thế kỷ XIX: Henri de Saint
Simon (1769-1825), Charles Former (1772-1837) và Robert Owen (1771-
1858) đã tạo ra những tiền đề lý luận trực tiếp để C.Mác và PỈLẤngghen kế
thừa, cải biến và phát triển thành chủ nghĩa xã hội khoa học.
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng thời kỳ trước Mác có những
giá trị nhất định: 1) Thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ
chuyên ché và chế độ tư bản chủ nghĩa đầy áp bức bất công, xung đột, đạo
đức đảo lộn, tội ác gia tăng...; 2) Đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về xã hội
tương lai, về tổ chức sản xuất và phân phổi sản phẩm xã hội; đã nêu ra vai
trò của công nghiệp và khoa học - kỹ thuật; yêu cầu về xóa bổ sự đối lập
giữa lao động chân tay và, lao động trí óc; về sự nghiệp giải phóng phụ nữ;
về vai trồ lịch sử của nhà nước...; 3) Chính những tư tưởng có tính phê phán
và sự dấn thân vào hoạt động thực tiễn của các nhà xã hội chủ nghĩa không
tưởng, trong chừng mực nhất định, đã thức tỉnh phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân và người lao động.
Tuy nhiên, tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng thời kỳ trước Mác
còn những hạn chế cơ bản sau: chưa phát hiện ra được quy luật vận động và
phát triển của xã hội loài người nói chung, quy luật vận động, phát triển của
chủ nghĩa tư bản nói riêng; chưa phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có
thể thực hiện cuộc chuyên biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
cộng sản; không chỉ ra được những biện pháp hiện thực cải tạo xã hội cũ áp

1
bức, bất công, xây dựng xã hội mới tốt đẹp giải phóng con người khỏi mọi
sự áp bức, bóc lột.
Những hạn chế đó hoặc dơ điều kiện lịch sử, hoặc do chính sự hạn chế
về tầm nhìn và thế giới quan của các đại biểu viết ra nó. Chính vì những hạn
chế ấy mà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác mới chỉ dừng lại ở mức độ
một học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng. Song vượt lên tất cả, những
giá trị khoa học, công hiến của các nhà tư tưởng đã tạo ra tiền đê tư tưởng -
lý luận để
C. Mác và Ph.Àngghen kế thừa, phát triển thành học thuyết khoa học -
chủ nghĩa xã hội khoa học.
1.2.2. Vai trò của C.Mác và Ph.Angghen trong sáng lập chủ nghĩa
xã hội khoa học
C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895) trưởng thành ở một
quốc gia có nền triết học phát triển rực rỡ với thành tựu nổi bật là chủ nghĩa
duy vật của Ludwig Feuerbach và phép biện chứng của Georg Wilhelm
Friedrich Hegel. Bằng trí tuệ uyên bác, các ông đã tiếp thu với một tinh thần
phê phán đối với các giá trị của nền triết học cổ điển và với kho tàng tư
tưởng lý luận mà các thế hệ trước đã để lại; chủ động và tích cực tham gia
các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động... Tất
cả những điều đó đã giúp các ông nhận rõ được bản chất của những sự kiện
kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội đang diễn ra trong lòng chế độ tư bản chủ
nghĩa. Trên cơ sở ké thừa các giá trị trong kho tàng tư tưởng nhân loại, bằng
sự quan sát, phân tích với một tinh thần khoa học những sự kiện đang diễn
ra..., C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng bước phát triển học thuyết của mình,
đưa các giá trị tư tưởng lý luận nói chung, tư tường xã hội chủ nghĩa nói
riêng, phát triển lên một trình độ cao hơn.
Qua tất cả các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những
đóng góp khoa học vĩ đại, tập trung nhất vào “ba phát kiến lớn”, nhờ đó, tư
tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại từ không tưởng trở thành khoa học. Ba
phát kiến đó là:

1
9
- Học thuyết duy vật lịch sử
Trên cơ sở kế thừa “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng Hegel (dù
là trên lập trường duy tâm) và những giá trị của triết học duy vật (dù là duy
vật siêu hình của Feuerbach...), đồng thời, nghiên cứu nhiều thành quả khoa
học tự nhiên, C.Mác và Ph.Ángghen đã xây dựng nên “Học thuyết duy vật
biện chứng”, với ý nghĩa như phương pháp luận chung nhất để sáng lập ra
một trong những lý thuyết khoa học mang ý nghĩa vạch thời đại cho khoa
học xã hội phát triển lên tầm cao mới: “Hộc thuyết duy vật lịch sử”. Với
học thuyết này, các ông đã tìm ra quy luật vận động và phát triển của xã hội
loài người - đó là một quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên của những “hình
thái kinh tế - xã hội” từ thấp đến cao. Từ đó, các ông dự báo: thay thế cho
hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa sẽ là hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa với bản chất nhân văn cao cả là giải phóng giai cấp, giải
phóng con người, giải phóng xã hội khỏi mọi sự áp bức, bóc lột.
- Học thuyết giá trị thặng dư
Dựa trên cơ sở khoa học của duy vật lịch sử, hai ông đã đi sâu nghiên
cứu nền sản xuất công nghiệp và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thể hiện trực
tiếp và rõ ràng nhất trong hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp
hiện đại và thị trường sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Từ đỏ, các ông đã
viết nhiều tác phẩm lớn, có giá trị trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực
kinh tế tư bản chủ nghĩa, thể hiện tập trung nhất ở bộ Tư bản. Một trọng tâm
lớn và giá trị nhất trong tác phẩm là “Học thuyết giá trị thặng dư”. Học
thuyết này chứng minh một cách khoa học rằng: trong chủ nghĩa tư bản, sức
lao động của công nhân là loại “hàng hóa đặc biệt” mà nhà tư bản, giai cẩp
tư sản đã mua. Bằng những thủ đoạn tinh vi, nhà tư bản chiếm đoạt ngày
càng lớn “giá trị thặng dư” được sinh ra nhờ lao động không công của người
công nhân. Chính đó là nguyên nhân cơ bản làm cho mâu thuẫn về kỉnh tế
giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản tăng lên không thể dung hòa
trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản. Với học thuyết này, C.Mác đã “bóc
trần bí mật của chủ nghĩa tư bản” và làm rõ bản chất bóc lột lao động làm

2
thuê của chủ nghĩa tư bản.
- Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cap công nhân
Nhờ hai phảt kiến vĩ đại: chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị
thặng dư, các ông đã luận giải một cách khoa học sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân, (đây đưực coi là phát kiến lớn thứ ba của C.Mác).
Mâu thuẫn về mặt kinh tế đã biểu hiện ra thành mâu thuẫn chính trị
giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản - hai giai cấp có vai trò nổi bật
nhất, có lợi ích đối lập trực tiếp nhau và mâu thuẫn ngày càng gay gắt trong
suốt thời gian tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản, nhà
nước của nó vẫn thường xuyên phải “điều chỉnh, thích nghi” về kinh té với
giai cấp công nhân một cách tạm thời. Song mâu thuẫn này không thể giải
quyết triệt để, nếu không có thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lãnh
đạo, tổ chức thắng lợi cuộc cách mạng này ở mỗi nước để lật đổ chế độ tư
bản chủ nghĩa, xác lập xây dựng xã hội mới - xã hội xã hộỉ chủ nghĩa và tiến
lên chủ nghĩa cộng sản là sứ mệnh lịch sử có tính chất toàn thế giới của giai
cấp công nhân.
Với sự ra đời của ba phát kiến vĩ đại, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc
phục một cách triệt để những hạn chế lịch sử của tư tưởng xã hội chủ nghĩa
không tường, đồng thời, làm cho chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành
khoa học.
1.2.3. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Dấu mốc ra đời cửa chủ
nghĩa xã hội khoa học
Được sự ủy nhiệm của những người cộng sản, ngày 24-2-1848,
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác và Ph.Ángghen soạn thảo được
công bố trước toàn thế giới.
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm kinh điển thể hiện các
nguyên lý chủ yếu của chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự ra đời của tác phẩm vĩ
đại này đánh dấu sự hình thành về cơ bản lý luận của chủ nghĩa Mác bao
gồm ba bộ phận hợp thành: Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã
hội khoa học.
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trở thành Cương lĩnh chính trị đầu
2
1
tiên, là kim chỉ nam hành động của toàn bộ phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế; là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động
toàn thế giới trọng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng con
người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột giai cấp, bảo đảm cho loài người được
thực sự sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc.
ĩạyển ngôn của Đảng Cộng sản đã nêu và phân tích một cách có hệ
thống lịch sử và lôgíc hoàn chỉnh về những vấn đề cơ bản nhất, đay đủ, xúc
tích và chặt chẽ nhất, thâu tóm hầu như toàn bộ những nguyên lý của chủ
nghĩa xã hội khoa học, nổi bật như:
- về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân và Đảng
Cộng sản: Cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử loài người đã phát triển đển
một giai đoạn mà giai cấp công nhân không thể tự giải phóng minh nếu
không đồng thời giải phóng vĩnh viễn xã hội ra khỏi tình trạng phân chia
giai cấp, áp bửc, bóc lột và đấu tranh giai cấp. Song, giai cấp công nhân
không thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử ấy nếu không tổ chức thành
chính đảng của giai cấp, Đảng được hình thành và phát triển xuất phát từ sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- về tỉnh tất yếu ra đời của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản:
Lôgíc phát triển tất yếu của xã hội tư bản và cũng là của thời đại tư bản chủ
nghĩa - đó là “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản
đều là tất yếu như nhau”III.
- về tỉnh tat yểu liên minh giữa giai cấp công nhân với các lực lượng
dân chủ trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử: Những người cộng sản trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, cần thiết phải thiết lập sự liên minh
với các lực lượng dân chủ để đánh đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đồng
thời, không quên đấu tranh cho mục tiêu cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Những người cộng sản phải tiến hành cách mạng không ngừng nhưng phải
có chiến lược, sách lược khôn khéo và kiên quyết.
- về một sổ nguyên lý khác: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề giai
III C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4, tr.613.
1,2
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.l, tr. 166,226.

2
cấp với vấn đề dân tộc, giữa nhiệm vụ đấu tranh giải phóng giai cấp với đấu
tranh giải phóng các dân tộc trong cách mạng của giai cấp vô sản.

2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA
HỌC
2.1. C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1848 đến Công xã Pari năm 1871
Đây là giai đoạn cách mạng dân chủ tư sản ở các nước Tây Âu (1848-
1852) phát triển mạnh. Tổng kết kinh nghiệm phong trào cách mạng 1848-
1852, nhất là từ khi Quốc tế I thành lập (1864) và tập I - bộ Tư bản được
xuất bản (1867) mà nền tảng lâ nội dung lý luận về giá trị thặng dư trong
phưong thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, hai ông đã tiếp tục phát triển lý luận
chủ nghĩa xã hội khoa học, trong đó, bổ sưng, khẳng định thêm một cách
vững chắc về địa vị kinh tế - xã hội và vai trò lịch sử của giai cấp công
nhân; về chỉnh đảng cách mạng của giai cap công nhân. Sau này, V.I.Lênin
đã nhấn mạnh: “... Từ khi bộ “Tư bản” ra đời - quan niệm duy vật lịch sử
không còn là một giả thuyết nữa, mà là một nguyên lý đã được chứng minh
một cách khoa học; và chừng nào chúng ta chưa tìm ra được một cách nào
khác để giải thích một cách khoa học sự vận hành và sự phát triển của một
hình thái xã hội nào đó - của chính một hình thái xã hội, chứ không phải của
sinh hoạt của một nước hay một dân tộc, hoặc thậm chí của một giai cấp
nữa, V.V., - thì chừng đó quan niệm duy vật lịch sử vẫn cứ là đồng nghĩa
với khoa học xã hội”1. Sau này, V.I.Lênin cũng cho rằng, “... bộ “Tư bản” -
tác phẩm chủ yếu và cơ bản ấy trình bày chủ nghĩa xã hội khoa học”2.
Trên cơ sở tổng két kinh nghiệm cuộc cách mạng (1848-1852) của giai
cấp công nhân, C.Mác tiếp tục phát triển thêm nhiều nội dung của chủ nghĩa
xã hội khoa học, được thể hiện trong các tác phẩm: Ngày mười Tám tháng
Sương mù của Lui Bônapáctơ (1852), Chiến tranh nông dãn ở Đức (1851),
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức (1851),... Đó là vấn đề Nhà nước
chuyên chính vô sản. Hai ông chỉ ra rằng, để giành được quyền thống trị về

2
3
chính trị, giai cấp công nhân cần đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lập
chuyên chính vô sản. Các ông bổ sung lý luận cách mạng không ngừng bằng
tư tưởng về sự kết hợp giữa cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân với
phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân; xây dựng khối liên minh gỉữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, xem đó là điều kiện tiên quyết
bảo đảm cho cuộc cách mạng đi tới mục tiêu cuối cùng.
2.1.2. Giai đoạn sau Công xã Part đến khi Ph.Ầngghen mất năm
1895
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của Công xã Pari, hai ông đã tiếp tục
phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, thể hiện trong các tác phẩm:
Nội chiến ở Pháp (1871), Phê phán Cương lĩnh Gôta (1875),
ChổngĐuyrinh (1876), Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng
đến khoa học (1875), Nguồn gốc cửa gia đình, của chể độ tư hữu và của
nhà nước (1884)...
Trong tác phẩm Nội chiến ở Pháp, C.Mác đã phát triển luận điểm quan
trọng về phá hủy bộ máy nhà nước tư sản - giai cấp công nhân chỉ đập tan
bộ máy quan liêu, không đập tan toàn bộ bộ máy nhà nước tư sản, đồng thời
cũng thừa nhận, Công xã Pari là một hình thái nhà nước của giai cấp công
nhân.
Ở thời kỳ này, tác phẩm Chổng Đuyrỉnh chiếm vị trí nổi bật trong việc
phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác, Ph.Ẩngghen. Trong
tác phẩm này, tất cả ba bộ phận của chủ nghĩa Mác được nêu lên trong mối
quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau và thống nhất với nhau một cách hữu
cơ. Lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học đã được trình bày một cách khái
quát. Hai ông phân tích chủ nghĩa xã hội không tưởng, khẳng định những
điểm tích cực và tiến bộ chứa đựng trong học thuyết của ba nhà xã hội chủ
nghĩa không tưởng vĩ đại của thế kỷ XIX (Henri de Saint Simon, Charles
Fourier và Robert Owen), đồng thời nhấn mạnh rằng, trong quá trình xây
dựng lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của mình, hai ông đã kế thừa những
mặt tích cực trên cơ sở phê phán những điểm hạn chế trong học thuyết của
ba nhà tư tưởng này.

2
Trong Chống Đuyrỉnh có một phần sau này tách ra thành tác phẩm
Chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng thành khoa học, trong đổ, phân
tích rất chi tiết những điều kiện kỉnh tế, chỉnh trị, xã hội và những tiền đề tư
tưởng, lý luận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đồng
thời, các ông cũng nêu ra nhiệm vụ nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa
học. Theo PhĂngghen: Nghiên cứu những điều kiện lịch sử mới của quá
trình lật đổ giai cấp tư sản, thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa
xã hội, làm cho giai cấp công nhân hiểu rõ sứ mệnh lịch sử mà họ phải hoàn
thành, hiểu rõ những điều kiện và bản chất của sự nghiệp của chính họ - đó
là nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học, biểu hiện vê lý luận của phong
trào công nhân.
Một nội dung quan trọng khác của tác phẩm có liên quan đến các
nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học là những dự bảo về tương ỉai của
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đó là khi tình trạng vô chính phủ
trong nền sản xuất xã hội được thay thế bằng sản xuất có tổ chức, có kế
hoạch thì những điều kiện sống xung quanh con người chi phối và kiểm
soát, lúc đó con người trở thành những ngựời làm chủ thực sự. Cũng từ lúc
đó, con người bắt đầu sự sáng tạo ra lịch sử của mình một cách hoàn toàn có
ý thức. Đó là bước nhảy vọt của con người từ vương quốc tất yêu sang
vương quốc của tự do.
Mặc dù, với những cống hiến tuyệt vời cả về lý luận và thực tiễn, song
C.Mác và Ph.Ăngghen không bao giờ tự cho học thuyết củạ mình là một hệ
thống lý luận “nhất thành bất biển”, trái lại, nhiều lần, hai ông đã chỉ rõ: đó
chỉ là những “gợi ý” cho mọi suy nghĩ và hành động, do đỏ, việc nghiên
cứu, bổ sung phát triển nó là nhiệm vụ của các nhà xã hội chủ nghĩa sau này
trên cơ sở tổng kết hiện thực khách quan ở mỗi quốc gia trong mỗi thời đại
lịch sử.

2.2. V.LLênỉn vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong
điều kiện mói
V.LLênin (1870-1924) là người đã kế tục một cách xuất sắc sự nghiệp

2
5
cách mạng và khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen; tiếp tục bảo vệ, vận
dụng và phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học trong thời đại
đế quốc chủ nghĩa và trong hoàn cảnh mà chủ nghĩa Mác đã giành ưu thế
trong phong trào công nhân quốc tế.
Neu công lao của C.Mác và Ph.Ăngghen là làm cho chủ nghĩa xã hội
từ không tưởng thành khoa học thì công lao của V.I.Lênin là đã làm cho chủ
nghĩa xã hội từ lý luận thành hiện thực, được đánh dấu bằng sự ra đời của
nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thê giới - Nhà nước Xôviết (1917).
Những đóng góp to lớn của V.I.Lênin trong sự vận dụng sáng tạo và
phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học được chia thành hai giai đoạn cơ bản:
giai đoạn trước Cách mạng Tháng Mười Nga và giai đoạn từ Cách mạng
Tháng Mười Nga đến năm 1924.
2.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Mười Nga
Trên cơ sở kế thừa và vận dụng sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa xã hội khoa học, phân tích và tổng kết một cách nghiêm túc các sự
kiện lịch sử diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội ở giai đoạn để quốc chủ
nghĩa, V.I.Lênin đã viết hàng loạt tác phẩm: Nội dung kinh tế cửa chủ nghĩa
dân túy và sự phê phán trong cuổn sách của ông Xtơruvê (1894); Làm gì?
(1902); Một bước tiến, hai bước lùi (1904); Nhà nước và cách mạng
(1917)...
Trong các tác phẩm này, V.I.Lênin đã phát hiện và trình bày một cách
có hệ thống những khái niệm, phạm trù khoa học phản ánh những quy luật,
những thuộc tính bản chất chi phối sự vận động biến đổi của đời sống xã hội
trong quá trình chuyển biến tất yếu từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản.
Trước hết, V.I.Lênin đã kiên quyết đấu tranh chỗng các trào lưu phỉ
mácxỉt (chủ nghĩa dân túy tự do, phái kinh tế, phái mácxít hợp pháp) nhằm
bảo vệ chủ nghĩa Mác, mở đường cho chủ nghĩa Mác thâm nhập mạnh mẽ
vào nước Nga. Đồng thời, V.LLênin đã xây dựng lỷ luận về đảng cách
mạng kiểu mới của giai cap công nhân, về các nguyên tắc tổ chức, cương
lĩnh, sách lược trong nội dung hoạt động của đảng. Ông đã kế thừa, phát

2
triển tư tưởng cách mạng không ngừng của C.Mác và Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin đã hoàn chỉnh lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên
chính vô sản, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và các điều kiện tất yếu
cho sự chuyển biến sang cách mạng xã hội chủ nghĩa; những vấn đề mang
tính quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; vấn đề dân tộc và cương lĩnh dân tộc,
đoàn kết và liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các
tầng lóp lao động khác; những vấn đề về quan hệ quốc tế và chủ nghĩa quốc
té vô sản, quan hệ cách mạng xã hội chủ nghĩa với phong trào giải phóng
dân tộc.
Phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về khả năng thẳng lợi
của cách mạng xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin cho rằng, cách mạng xã hội chủ
nghĩa có thể nổ ra và giành thắng lọi ở một số nước, thậm chí ở một nước
riêng biệt.
V.I.Lênin đã dành nhiều tâm huyết luận giải về chuyên chinh vô sán,
xác định bản chat dân chủ của chế độ chuyên chinh vô sản', phân tích mối
quan hệ giữa chức năng thống trị và chức năng xã hội của chuyên chính vồ
sản. Chính V.LLênin là người đầu tiên nói đến phạm trù hệ thống chuyên
chính vô sản, bao gồm hệ thống của Đảng Bônsêvích lãnh đạo, Nhà nước
Xôviết quản lý và tổ chức công đoàn.
Gắn hoạt động lý luận với thực tiễn cách mạng, V.I.Lênin trực tiếp
lãnh đạo Đảng của giai cấp công nhân Nga nhằm tập hợp lực lượng đấu
tranh chống chế độ chuyên chế Nga hoàng, tién tới giành chính quyên về tay
giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga.
2.2.2. Giai đoạn sau Cách mạng Tháng Mười Nga đến khi V.I.Lênin
mất năm 1924
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, V.LLênin
đã viết nhiều tác phẩm quan trọng bàn về những nguyên lý của chủ nghĩa xã
hội khoa học trong thời kỳ mới, như: Những nhiệm vụ trước mắt của chính
quyền Xôviết (1918); về bệnh ấu trĩ “tả khuynh” và tính tiểu tư sản (1918);
Bàn về nhà nước (1919); Bàn về chuyên chính vô sản (1919); Kỉnh tế và

2
7
chỉnh trị trong thời đại chuyên chính vổ sản (1919); Bàn về thuế lương thực
(1921)...
Trong các tác phẩm này, V.I.Lênin tập trung bổ sung, phát triển một số nội
dung của chủ nghĩa xã hội khoa học như sau:
Một là, chuyên chinh vô sản là một hình thức nhà nước kiểu mới - nhà
nước dân chủ, dân chủ cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động;
chuyên chính chống giai cấp tư sản. Cơ sở và ngụyên tắc cao nhất của
chuyên chính vô sản là sự liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và các tầng lóp nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản - đảng của giai cấp công nhân, để thủ tiêu mọi chế độ người bóc
lột người, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hai là, về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.
Phê phán các quan điểm của kẻ thù xuyên tạc về bản chất của chuyên chính
vô sản chung quy chỉ là bạo lực, V.I.Lênin đã chỉ rõ: chuyên chính vô sản...
không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột và cũng không phải chủ yếu là
bạo lực..., mà là việc giai cấp công nhân đưa ra được và thực hiện được kiểu
tổ chức lao động xã hội cao hơn so với chủ nghĩa tư bản, đấy là nguồn sức
mạnh, là điều kiện đảm bảo cho thắng lợi hoàn toàn và tất nhiên của chủ
nghĩa cộng sản. V.I.Lênin đã nêu rố: Chuyên chính vô sản là một cuộc đấu
tranh kiên trì, đổ máu và không đổ máu, bạo lực và hòa bình, bằng quân sự
và bằng kinh tê, bằng giáo dục và bằng hành chính, chống những thế lực và
những tập tục của xã hội cũ.
Ba là, về chế độ dân chủ. V.I.Lênin khẳng định: Chỉ có dân chủ tư sản
hoặc dân chủ xã hội chủ nghĩa, không có dân chủ thuần tủy hay dân chủ nói
chung; đồng thời, chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa haỉ chế độ dân chủ này.
Bốn là, về cải cách hành chinh bộ máy nhà nước sau khi đã bước vào
thời kỳ xây dựng xã hội mới. V.I.Lênin cho rằng: Trước hết, phải có một đội
ngũ những người cộng sản cách mạng đã được tôi luyện và tiếp sau là phải
có bộ máy nhà nước tinh gọn, không hành chính, quan liêu.
Năm là, V.LLênin đã nhiều lần dự thảo Cương lĩnh xây đựng chủ

2
nghĩa xã hội ở nước Nga; nêu ra nhiều luận điểm khoa học quan trọng: cần
có những bước quá độ nhỏ trong thời kỳ quá độ nói chung lên chủ nghĩa xã
hội; giữ vững chính quyền Xôviết thực hiện điện khí hóa toàn quốc; xã hội
hóa những tư liệu sản xuất cơ bản theo hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng
nền công nghiệp hiện đại; điện khí hóa nền kinh tế quốc dân; cải tạo kinh tế
tiểu nông theo những nguyên tắc xã hội chủ nghĩa, thực hiện cách mạng văn
hóa. Bên cạnh đó là việc sử dụng rộng rãi hình thức chủ nghĩa tư bản nhà
nước để dần dần cải tiến chế độ sở hữu của các nhà tư bản hạng trung và
hạng nhỏ thành chế độ công hữu. Cải tạo nông nghiệp băng con đường hợp
tác xã theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền công nghiệp hiện đại
và điện khí hóa là cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; học tập chủ
nghĩa tư bản về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý kinh tế, trình độ giáo dục; sử
dụng các chuyên gia tư sản; cần phải phát triển thương nghiệp xã hội chủ
nghĩa. Đặc biệt, V.LLênin nhấn mạnh tính tất yếu phải phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Sáu là, V.I.Lênin rất coi trọng việc giải quyết vẩn đề dân tộc thông qua
việc xây dựng Cương lĩnh dân tộc với ba nội dung (nguyên tắc) cơ bản: Các
dân tộc có quyền bình đẳng; các dân tộc có quyền tự quyết và liên hiệp giai
cấp công nhân các dân tộc.
Cùng với những cống hiến hết sức to lớn cả về lý luận và chỉ đạo thực
tiễn cách mạng, V.LLênin còn nêu một tấm gương sáng ngời về lòng trung
thành vô hạn với lợi ích của giai cấp công nhân, với lý tưởng cộng sản do
C.Mác, Ph.Ăngghen khởi xướng và xây dựng. Song với tinh thần khoa học
và cách mạng, được soi sáng bởi tư duy biện chứng, đến tận cuối đời,
V.I.Lênin vẫn luôn đòi hỏi phải đặc biệt coi trọng tổng kết thực tiễn để tiếp
tục bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội cho phù họp với từng thời kỳ cách mạng mới.
2.3. Lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học từ năm 1924 đến nay
2.3.1. Giai đoạn từ năm 1924 đến năm 1991
Sau khi V.I.Lênin mất, I.V.Stalin kế tục là người lãnh đạo cao nhất của
Đảng Cộng sản (b) Nga và sau đó là Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng thời là

2
9
người có ảnh hưởng lớn nhất đối với Quốc tế III cho đến năm 1943. Từ năm
1924 đến năm 1953, có thể gọi là “Thời đoạn Stalin” vận dụng và phát triển
chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây cũng là thời đoạn mà Đảng Cộng sản Liên
Xô đã đưa ra khái niệm ghép “Chủ nghĩa Mác-Lênirì\ Chính nhờ tiếp tục
vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học
vào quá trinh xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, nước này đã
đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt và nhanh chóng, trở thành
một cường quốc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên toàn cầu, buộc thế giới phải
thừa nhận và nể trọng. Chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa Mác-Lênin trở
thành nền tảng tư tưởng soi rọi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy vậy, chính những thành tựu bước đầu đó đã tạo ra “bệnh kiêu ngạo
cộng sản”, dẫn đến việc vận dụng sai lầm chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ
nghĩa xã hội khoa học ở nhiều nước, khiến cho Liên Xô và hệ thống xã hội
chủ nghĩa thế giới dần lâm vào suy thoái, khủng hoảng trầm trọng, đặc biệt
về kinh tế, xã hội. Mặt khác, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ, liên tục có
chiến lược, chiến thuật ngày càng thâm hiểm, toàn diện, nhất là “Diễn biển
hòa bình” làm cho chủ nghĩa cơ hội xét lại ngày càng biểu hiện công khai,
nặng nề ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Ắu, đã làm cho hệ
thống xã hội chủ nghĩa thế giới đổ vỡ vào năm 1991.
Đây là tổn thất vô cùng to lớn đối với chủ nghĩa xã hội hiện thực thế
giới và là bước thoái ưào, thất bại tạm thời nhưng nặng nề nhất của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế trong lịch sử hình thành và phát triển
của nó. Do vậy, đây cũng là thoái trào và khó khăn nhất của quá trình vận
dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trên toàn cầu.
2.3.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay
Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực đổ vỡ, trên thế giới chỉ
còn một số nước xẫ hội chủ nghĩa hoặc nước có xu hướng tiếp tục theo chủ
nghĩa xã hội. Đó là Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào. Những đảng Mác-Lênin đang lãnh đạo các nước này luôn đấu
tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội xét lại dưới mọi hình thức; đồng thời, nhận

3
thức ngày càng rõ ràng những nguyên nhân cơ bản làm cho chủ nghĩa xã hội
ở các nước Đông Âu và Liên Xô đổ vỡ, cho nên vẫn kiên trì hệ tư tưởng
Mác- Lênỉn, tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và bổ sung, phát triển
chủ nghĩa xã hội khoa học phù hợp với điều kiện của mỗi nước để từng
bước giữ vững ổn định nhằm cải cách, đổi mới thành công.
Đe tiếp tục vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học,
các đảng cộng sản và công nhân quốc tế đã tổng kết nêu ra và tiếp tục phát
triển bổ sung nhiều nội dung quan trọng cả về lý luận lẫn các van đề về
phương hưóng, giải pháp tác động, chủ trương, chính sách xây dựng chế độ
xã hội mới ở mỗi nước. Điều này có thể minh chứng qua các hội nghị quốc
tế của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế, các diễn đàn và hội nghị
khoa học, lý luận chính trị, các cuộc trao đổi song phương và đa phương,
nhất là các kỳ đại hội của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế ở các
nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, các nước đang tiến hành
lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Sự thắng lợi, phát triển rực rỡ và sau đó là sụp đổ của chế độ xã hội
chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô có thể được coi là minh chứng
cho sự thành công và thật bại của sự vận dụng, áp dụng các nguyên lý, quy
luật của chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn. Chừng nào và ở đâu, Đảng
Cộng sản nhận thức đúng, sáng tạo hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà trong đó
cách mạng đang vận động, để đề ra các chủ trương, chiến lược và sách lược
đúng đắn vì mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chừng đó và ở
đó, cách mạng phát triển và thu được những thắng lợi. Trong trường hợp
ngược lại, cách mạng sẽ lâm vào thoái trào và bị thất bại. vấn đề đặt ra đối
với chủ nghĩa xã hội khoa học là từ trong những thành công và thất bại của
chủ nghĩa xã hội hiện thực trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX, cần nghiêm
túc phân tích, khái quát và rút ra các vấn đề lý luận, những bài học kinh
nghiệm, từ đó có những phương thức, biện phầp, chủ trương, chiến lược và
sách lược hợp lý trong hoàn cảnh mới, tiếp tục bổ sung và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa xã hội khoa học, tiếp tục thực hiện thắng lợi trên thực tế ché
độ xã hội mới: xẫ hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

3
1
c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
1. Hãy phân tích làm rõ luận điểm của Ph.Ăngghen: “Chủ nghĩa xã hội
đã trở thành một khoa học mà ngày nay, vấn đề trước hết là phải nghiên cứu
thêm, trong mọi chi tiết và mọi mối liên hệ của nó” IV? Ý nghĩa đối với sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước hiện nay.
2. Làm rõ “cơ sở hiện thực” để chủ nghĩa xã hội phát triển từ không
tưởng thành khoa học? Ý nghĩa của vấn đề này trong giai đoạn hiện nay.

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích hoàn cảnh lịch sử và vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen
trong việc hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học?
2. Phân tích làm rõ sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa
học của V.I.Lênin và của các đảng cộng sản và công nhân
quốc tế (từ sau khi V.LLênin qua đời)?
3. Phê phán những quan điểm sai trái phủ nhận vai trò lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học trong thời đại hiện nay.
Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa
học hiện nay?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chỉnh trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã
hội khoa học (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận
chính trị, H.2021.
2. GS, TS ĐỖ Tư, PGS, TS Trịnh Quốc Tuấn, PGS, TS Nguyên Đức
Bách (Đồng chủ biên); Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1994, t.l, 2.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb.Chính tậ quốc gia Sự thật, H.2021, t.L

IV C.Mảc và Ph.Ẩngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995, t.19, tr.3O5.

3
* Tài liệu đọc thêm
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2002, t.4, tr.596-613; tr.614-619.
2. GS, TS Nguyễn Ngọc Long (Chủ biên): Chủ nghĩa Mác- Lênin với
vận mệnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội hiện thực, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2008.
3. Phạm Công Nhất: Lược khảo lịch sử các tư tưởng xã hội chủ nghĩa,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005.
4. PGS, TS Nguyễn Thanh Tuấn: C.Mảc, V.I.Lênỉn với chủ nghĩa xã
hội trong thời đại ngày nay, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2009.
Bài 2
SỨ MỆNH LỊCH sử CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
VÃ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI NGÀY NAY

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Học viên nắm vững những lý luận cơ bản về sứ mệnh
lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân; nắm vững những biểu hiện và ý
nghĩa của sứ mệnh đó trong bối cảnh hiện nay.
về kỹ năng: Học viên vận dụng tri thức để luận giải những vấn đề thực
tiễn đặt ra về lý luận giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân hiện nay.
về tư tưởng: Học viên có niềm tin và trách nhiệm trong việc thực hiện
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh mới.

B. NỘI DUNG
Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là “nội dung chủ
yếu, điểm căn bản” của chủ nghĩa Mác - vũ khí lý luận của giai cấp công
nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản; là “cương lĩnh chính trị
chung của các Đảng Cộng .sản” và là cơ sở cho sự thống nhất về tư tưởng,
đoàn kết giai cấp công nhân toàn thế giới. Đây là phạm trù trung tâm của

3
3
chủ nghĩa xã hội khoa học và cũng là trọng điểm trong cuộc đấu tranh về tư
tưởng, lý luận của đấu tranh giai cấp hiện đại. Nhận thức rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn của sứ mệnh này trong thời đại ngày nay có ý nghĩa quan trọng cho
quá trinh phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
1. CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ
MỆNH LỊCH sử CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
l. ỉ. về giai cấp công nhân
1.1.1. Quan niệm về giai cấp công nhân
C. Mác, Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ “như những từ đồng
nghĩa”1 để chỉ giai cấp công nhân, như: “người vô sản”, “giai cấp vô sản”,
“giai cấp công nhân”, “giai cấp vô sản”, “giai cấp công nhân đại công
nghiệp”, “giai cấp công nhân hiện đại”,... Mỗi khái niệm mà các ông dùng
nhằm nhấn mạnh một đặc trưng của giai cấp công nhân.
Từ thực tế của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ giữa thế kỷ
XVIII) và theo quan niệm duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen nhận thấy,
giai cấp công nhân “là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” V VI, là
chủ thể trực tiếp và quyết định nhất của quá trình sản xuất vật chất, về mặt
lịch sử, những người vô sản đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp và trực
tiếp do công nghiệp sản sinh ra. “Giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công
nghiệp sản sinh ra; cuộc cách mạng này xảy ra ở Anh vào nửa sau của thế
kỷ trước, và sau đó tái diễn ở tất cả các nước văn minh trên thế giới. Sở dĩ
có cuộc cách mạng đó, là do có sự phát minh ra máy hơi nước, các thứ máy
kéo sợi, máy dệt và hàng loạt những thiết bị máy móc khác”VII.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đương đại, mà tiêu biểu là việc
ứng dụng máy móc trong sản xuất và dịch vụ đã làm xuất hiện giai cap công
nhân.
Đại công nghiệp hay quá trình công nghiệp hóa, đã làm biến đôi sâu

V C.Mác và Ph.Ẩngghen: Toàn tập, Nxb.Chính tri quốc gia Sự thật, H.2002, t.2, tr.328.
VI C.Mác và Ph.Àngghen: Toàn tập, Nxb. Chính tri quốc gia Sự thật, H. 1995,1.19, tr.38.
VII C.Mác và Ph.Ănggịhen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4, tr.457.

3
sắc tồn tại xã hội nhờ việc ứng dụng máy móc vào sản xuất và dịch vụ, cùng
với đó là những biến đổi sâu sắc về tổ chức, quản lý sản xuất, và nói chung,
là tất cả các phương diện của đời sống xã hội. “Công nghiệp nhỏ đã tạo nên
giai cấp tư sản, công nghiệp lớn đã tạo nên giai cấp công nhân...”1.
Giai cấp công nhân phân biệt với các giai cấp - tầng lớp lao động khác
bởi phương thức lao động công nghiệp của họ. Phương thức này có những
đặc điểm sau: sản xuất bằng máy móc, lao động có tính chất xã hộỉ hóa,
năng suất lao động cao và tạo ra những tiền đề cho xã hội mới. Từ lịch sử
phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân còn là sản phẩm xã hội
của quá trinh phát triển tư bản chủ nghĩa, một xã hội có điều kiện tồn tại dựa
trên cơ sở chế độ làm thuê.
Trong cách nhìn duy vật biện chứng về lịch sử, sự thống trị của giai
cấp tư sản, đặc biệt là của bộ phận tư sản đại công nghiệp, đưực chủ nghĩa
Mác xem như một điều kiện ban đầu cho sự phát triển giai cấp công nhân.
C.Mác viết: “Nói chung, sự phát triển của giai cấp vô sản công nghiệp được
quy định bởi sự phát triển của giai cấp tư sản công nghiệp. Chỉ có dưới sự
thống trị của giai cấp này thì sự tồn tại của giai cấp vô sản công nghiệp mới
có được một quy mô toàn quốc, khiến nó có thể nâng cuộc cách mạng của
nó lên thành một cuộc cách mạng toàn quốc; chỉ có như thế thì bản thân giai
cấp vô sản công nghiệp mới có thể tạo ra những tư liệu sản xuất hiện đại,
tức là những thứ đều trở thành những phương tiện để thực hiện sự nghiệp
giải phóng cách mạng của nó. Chỉ có sự thông trị của giai cấp tư sản công
nghiệp là có thể nhổ hết được gốc rễ vật chất của xã hội phong kiến và san
bằng miếng đất duy nhất trên đó một cuộc cách mạng vô sản có thể thực
hiện được”VIII IX.
Tóm lại, quan niệm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công
nhân có thể khái quát như sau: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội
hình thành và phát triển cùng với quá trĩnh phát triển của nền công nghiệp
hiện đại; là chủ thể sản xuất vật chất hiện đại, đại biểu cho phương thức
sản xuất mang trình độ xắ hội hóa ngày càng cao; là giai cấp có lợi ích cơ
VIII C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính tri quốc gia Sự thật, H.2002, t.2, tr.354.
IX C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H. 1993, t.7, tr.29.

3
5
bản đoi lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản; đồng thời, có sứ mệnh
lịch sử phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.
1.1.2. Đặc điểm của giai cap công nhân
Thứ nhất, về mặt kỉnh tế - kỹ thuật. Giai cấp công nhân là lực lượng
sản xuất vật chất hàng đầu của xã hội hiện đại. Xã hội nào cũng tồn tại và
phát triển trên cơ sở sản xuất và tiêu thụ của cải vật chất. Sản xuất hiện đại
về cơ bản bằng phương thức công nghiệp và giai cấp công nhân là chủ thể
tiêu biểu của quá trình sản xuất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội
hiện đại. Đây là nhân tố khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân
Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân, xét từ góc độ kinh tế- kỹ
thuật, là lao động bằng phương thức công nghiệp mang tính chất xa hội hóa
ngày càng cao. V.I.Lênin viết: "... đại công nghiệp cơ khí khác với các hình
thức công nghiệp trước đây, có thể tóm tắt như sau: xã hội hóa lao động...
sản xuất ở trong nước ngày càng được xã hội hóa, và do đấy, làm cho người
tham gia sản xuất cũng ngày càng được xã hội hóa” X. Chính từ quá trình xã
hội hóa này, nhiều tiền đề, nhân tố của chủ nghĩa xã hội dần được hình
thành.
Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. Do
gắn liền với phương thức lao động công nghiệp ngày càng hiện đại, mang
trình độ xã hội hóa và có năng suất lao động cao, giai cấp công nhân có
được những phẩm chất của một giai cấp tiên tiến. Đại công nghiệp đã rèn
luyện và tạo ra cho giai cấp công nhân những đặc điểm về tính tổ chức, kỷ
luật lao động, tinh thần họp tác, tâm lý lao động công nghiệp... Những đặc
điểm ấy lại chính là những phẩm chất cần thiết cho một giai cấp có tính cách
mạng và có nằng lực lãnh đạo cách mạng.
Thứ hai, về mặt chinh trị - xã hội. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai
cấp công nhân là giai cấp làm thuê do không có tư liệu sản xuất, buộc phải
bán sức lao động để sống và lệ thuộc vào thị trường lao động tư bản. Họ

X V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.3, tr.693-694.

3
chịu tác động nhiều mặt của thị trường lao động tư bản và trở thành một thứ
hàng hóa đặc biệt, chịu mọi sự may rủi của cạnh tranh và mọi sự lên xuống
của thị trường với mức độ như nhau.
Giai cấp công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Sở hữu
tư bản tạo ra độc quyền phân chia giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư, về bản
chất là lao động không được trả công của người công nhân. Lao động sống
của công nhân là nguồn gốc cơ bản của giá trị thặng dư và sự giàu có của
giai cấp tư sản cũng chủ yếu nhờ vào việc bóc lột được ngày càng nhiều giá
trị thặng dư. Đây là mâu thuẫn cơ bản về lợi ích giữa giai cấp công nhân và
giai cấp tư sản. Mâu thuẫn này là không thể điều hòa và nó chỉ có thể được
giải quyết bầng việc xóa bỏ, thay thế chế độ bóc lột giá trị thặng dư trên cơ
sở xác lập một quan hệ sản xuất mới dựa trên chê độ sở hữu xã hội về những
tư liệu sản xuất chủ yếu.
Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản vừa đối lập nhau về lợi ích cơ
bản, vừa phụ thuộc nhau về lợi ích hàng ngày trong thị trường sức lao động.
Sức lao động của giai cấp công nhân trở thành hàng hóa là điều kiện cần cho
quá trình sản xuất giá trị thặng dư của giai cấp tư sản. Vi mục tiêu tăng thêm
lợi nhuận, giai cấp tư sản có nhu cầu ngày càng tăng về sức lao động của
giai cấp công nhân. Ngược lại, bán được sức lao động cũng là tiền đề cho
việc bảo đảm đời sống của công nhân. Hai bên đều phụ thuộc vào quy luật
cung - cầu của thị trường hàng hóa sức lao động. Tác động qua lại về lợi ích
giữa hai giai cấp này đã tạo nên tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh giai
cấp hiện đại
Chế độ chính trị, nhà nước pháp quyền tư sản cũng đã tác động hai mặt
đến công nhân. Nó hình thành cho công nhân - với tư cách là công dân, thói
quen tuân thủ pháp luật hiện hành, theo đó, các phản ứng ban đầu của giai
cấp này vớỉ ché độ tư sản, thường là với trình độ của chủ nghĩa công liên.
Công nhân, với tư cách là giai cấp bị trị, cũng đã học được nhiều biện pháp
đấu tranh hợp pháp từ nền dân chủ to-sản, qv n tích lũy được nhiều kinh
nghiệm đấu tranh . chính trị. Tính chất chuyên chế của chế độ chính trị tư

3
7
sản cũng thúc đẩy giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động đấu tranh
chính trị chống áp bức, 'bất công. Nó rèn luyện các phẩm chất, năng íực của
một giai cấp cách mạng như tính tổ chức, tỉnh thần triệt để cách mạng, khả
năng liên minh với giai cấp, tầng lớp khác vừa mang bản chất quốc tế s vừa
mang đặc điểm dân tộc.
Nhìn chung, thực tỉễn chính trị - xã hội của chế độ tư sản tạo ra các
điều k iện để hình thành một cách khách quan những phẩm chất cách mạng
cho giai cấp công nhân.

1JL về sứ mệnh lịch sử của gỉai cấp công nhân


1.2.1. Nội dmg sứ mệnh lịch sử của giai cap công nhân
Sứ mậnh lịchwm^giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ tư bản chủ
nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo
nàn lạc hậu, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là những nhiệm vụ
cần phải thực hiện trong quá trình xây dựng hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa. Xét theo lĩnh vực thể hiện, sứ mệnh này có 3 nội dung cơ
bản.
Nội dung kỉnh tế: Giai cấp công nhân dù ở chế độ chính trị nào, cũng là
chủ thể của quá trình sản xuất vật chất bằng phương thức sản xuất xã hội
hóa cao để sản xuất ngày càng nhiều của cải, đáp ứng những nhu cầu ngày
càng tăng của con người. Qua đó, họ tạo ra tiền đề vật chất - kỹ thuật cho sự
ra đời của xã hội mới. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân
thông qua quá trình công nghiệp hóa và thực hiện “một kiểu tổ chức xã hội
mới về lao động” để tăng năng suất lao động và thực hiện các nguyên tắc sở
hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất và tiến
bộ, công bằng xã hội.
Nội dung kinh tế này là yếu tố sâu xa nhất khẳng định sự cần thiết của
sứ mệnh lịch sừ của giai cấp công nhân đối với quá trình phát triển của văn
minh nhân loại. Thực hiện đầy đủ và thành công nội dung kinh tế này cũng

3
là điều kiện vật chất để chủ nghĩa xã hội chiến thắng chủ nghĩa tư bản.
Nội dung chinh trị - xã hội: Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao
động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiến hành cách mạng chính trị
lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xác lập, bảo vệ và phát triển chế độ dân chủ
xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyên của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động được xác lập và trở thành công cụ có hiệu lực để lãnh đạo chính trị,
quản lý kinh té và xã hội trong quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã
hội mới. Đây là những vấn đề cơ bản của tiến trình thực hiện sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân.
Ngoài ra, nội dung này còn bao gồm việc giai cấp công nhân giải quyết
đúng đắn các vấn đề chính trị-xã hội đặt ra trong tiến trình cách mạng xã hội
chủ nghĩa, như: liên minh các giai cấp - tầng lỏp, đoàn kết các dân tộc, xây
dựng xã hội mới, con người mới..., thông qua đó, khẳng định vai trò lãnh
đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tính tự giác cùa nhân dân trong quá
trình xây dụng chủ nghĩa xã hội. Kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng, nếu
không giải quyết tốt những vấn đề này thì quá trình thực hiện sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân có thể gặp khó khăn, thậm chí, đổ vỡ và phải làm
lại từ đầu.
Nội dung to lớn, phong phú của cách mạng chính trị xác nhận rằng,
đây là một quá trình lâu dài và phức tạp. Chủ nghĩa xã hội hiện thực chỉ có
thể ra đời thông qua thắng lợi của cuộc cách mạng chính trị của giai cấp
công nhân.
Nội dung văn hóa, tư tưởng'. Nhiệm vụ lịch sử trao cho giai cấp công
nhân trong tiến trình cách mạng của mình là xác lập hệ giá trị mới (lao động,
công bằng, dân chủ, bình đẳng và tự do...) để thay thế cho hệ giá trị tư sản
và những hệ tư tưởng cũ lạc hậu. Thực chất, đó là một cuộc cách mạng về
văn hóa, tư tưởng, bao gồm cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới trong sự kế
thừa những tinh hoa của thời đại và giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc.
Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa và con người được phát triển
tự do và toàn diện trong xã hội dân chủ, công bằng, văn minh ỉà những mục

3
9
tiêu hàng đầu của cuộc cách mạng này.
1.2.2. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử cửa giai cap
công nhân
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra tính tất yếu của sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân được biểu hiện trên các phương diện sau:
Thứ nhất, do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân quy định.
Giai cấp công nhân “là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” XI
và là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Vì vậy, giai cấp công
nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện
đại mang trình độ xã hội hóa cao mà biểu hiện cụ thể của nó là đại công
nghiệp - công nghiệp hóa và toàn cầu hóa kinh té. Sản xuất hiện đại với xu
thế xã hội hổa mạnh mẽ hiện nay đang tạo ra “tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần
thiết” (C.Mác) cho sự nghiệp xậy dựng xã hội mới. Bởi vì, không chỉ chủ
nghĩa tư bản mà cả quá trinh xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
đều cần đến những tiền đề vật chất từ lực lượng sản xuất ở trình độ xã hội
hóa cao. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội cho thấy, tiền đề này có thể
xuất hiện từ trước hoặc dần được hoàn thiện, phát triển trong quá trình xây
dựng xã hội mới.
Trong chủ nghĩa tư bản, xét từ địa vị chính trị, giai cấp công nhân là
đối tượng bị bóc lột trực tiếp và nặng nề nhất nên họ có tinh thần cách mạng
triệt để và là giai cấp cách mạng nhất.
Thứ hai, do đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân quy
định.
Quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại đặt ra yêu cầu khách quan
phải không ngừng bổ sung những tri thức mới cho giai cấp công nhân để họ
có thể làm chủ công nghệ hiện đại; đồng thời, trong quá trình lao động sản
xuất, nhất là trong các cuộc đấu tranh cách mạng, giai cấp công nhân đã tích
lũy được nhiều tri thức cần thiết, quý báu để tổ chức một cuộc đấu tranh
cách mạng chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, vưon lên giải

XI C.Mác vàPh.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4, tr.610.

4
phóng giai cấp mình và toàn xã hội khỏi mọi sự áp bức, bóc lột.
Quá trình dân chủ hóa trong đời sống chính trị tư bản chủ nghĩa là hệ
quả của xu thế xã hội hóa sản xuất, là kết quả của cuộc đấu tranh vì dân chủ,
tiến bộ xã hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Quá trình này
cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi để giai cấp công nhân tập dượt và
từng bước thực hiện sứ mệnh của mình. Mặt khác, trong những lần giao
tranh với giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân
cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm đấu tranh chính trị, từ đó, giai cấp
công nhân ngày càng hoàn thiện hơn về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Do gắn liền với phương thức lao động công nghiệp mang trình độ xã
hội hóa cao, giai cấp công nhân có được những phẩm chất của một giai cấp
tiên tiến. Đại công nghiệp và phương thức sản xuất xã hội hóa đã rèn luyện
và tạo ra cho giai cấp công nhân có tính tổ chức, kỷ luật lao động cao; tinh
thần họp tác, kỹ năng lao động công nghiệp hiện đại; khả năng đoàn kết giai
cấp mình và liên minh với các giai cấp, tầng lóp khác trong cuộc đấu tranh
vì mục tiêu chung là được giải phóng khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, xây, dựng
một xã hội mới mà ở đó, con người được phát triển toàn diện, hài hòa...
Những đặc điểm ấy lại chính là những phẩm chất cần thiết cho một giai cấp
làm cách mạng và lãnh đạo cách mạng.
Trong cuộc đấu tranh để giải phóng mình và giải phóng xã hội khỏi
mọi sự áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, giai cấp
công nhân có hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin - hệ tư tưởng khoa học
và cách mạng soi đường, dẫn lối.
Sự thống nhất cơ bản về lợi ích của giai cấp công nhân với lợi ích của
nhân dân lao động cũng tạo ra điều kiện để hiện thực hóa đặc điểm này.
Trong cuộc đấu tranh ấy, vị trí của giai cấp công nhân là giai cấp thống trị
về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội thông qua đội tiên phong của
mình là Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh lật đổ ách áp bức tư bản, trong
sự nghiệp xây dựng xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu
hoàn toàn các giai cấp.
Thứ ba, do mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản quy định.
4
1
Quá trình sản xuất với trình độ xã hội hóa ngày càng cao đã làm cho
mâu thuẫn cơ bản trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trở nên
gay gắt - đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản
xuất với quan hệ sân xuất tư bân chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu tư nhân
về tư liệu sản xuất chủ yếu. Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa thể hiện ra về mặt xẫ hội là mâu thuẫn về lợi ích cơ bản giữa
giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Lao động sống của công nhân là
nguồn gốc cơ bản của giá trị thặng dư và sự giàu có của giai cấp tư sản. Mâu
thuẫn cơ bản này không thể điều hòa và chỉ có thể được giải quyết bằng
cách xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thay thế bằng việc
xác lập chế độ sở hữu xẵ hội về tư liệu sản xuất chủ yếu nhằm thiết lập một
quan hệ sản xuất mới, tiến bộ phù hợp với trình độ xã hội hóa cao của lực
lượng sản xuất đã đạt được. Giải quyết mâu thuẫn đó là động lực chính của
cuộc đấu tranh giai cấp hiện đại và giai cấp công nhân chính là lực lượng xã
hội có sứ mệnh lịch sử ấy.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân còn bắt nguồn và được quy
định bởi cuộc đấu tranh giai cấp hiện đại đã phát triển đến trình độ, mà “giai
cấp công nhân không còn có thể tự giải phóng, nếu không đồng thời và vĩnh
viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức và khỏi những
cuộc đau tranh giai cấp”. Lần đầu tiên ưong lịch sử, có “một cuộc cách
mạng của đại đa sổ mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số”. Lực lượng sản xuất
phát triển cao và chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu sẽ
tạo ra cơ sở kinh tế để chấm dứt vũih viễn chế độ người bóc lột người.
1.2.3. Những nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân thục hiện sứ
mệnh lịch sử
Thứ nhất, sự phát triển của bản thân giai cap công nhân.
Với tư cách là chủ thể thực hiện sứ mệnh lịch sử, sự phát triển của giai
cấp công nhân là yếu tố chủ quan quy định chất lượng và quy mô, tốc độ
của quá trình này. Như mọi thực thể khác trong quá trình vận động, sự phát
triển này cũng là kết quả của quá trình phát triển tự thân, tự giác, chủ động.
Sứ mệnh lịch sử chỉ được thực hiện “chừng nào mà giai cấp vô sản chưa

4
được phát hiển đầy đủ để tự cấu thành giai cấp và do đó, chừng nào ngay cả
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản còn chưa mang một
tính chất chính trị, và chừng nào những lực lượng sản xuất còn chưa phát
triển đây đủ trong lòng bản thân giai cấp tư sản để hé ra cho người ta thấy
được những điều kiện vật chất cần thiết cho sự giải phóng của giai cấp vô
sản và sự thành lập một xã hội mới...”XII.
Sự phát triển giai cấp công nhân được thể hiện trên các phương diện:
phát triển về lượng và phát triển về chất.
Phát triển về lượng của giai cấp công nhân bao gồm sự phát triển về số
lượng và cơ cấu... phù hợp với yêu cầu của sản xuất công nghiệp hiện đại và
cơ cấu kinh tế. Thông qua sự phát triển về lượng của giai cấp công nhân có
thể thấy được trinh độ, quy mô của công nghiệp hóa và sự chuẩn bị về lượng
của giai cấp công nhân để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Phát triển về chất của giai cấp công nhân được thể hiện trên hai mặt:
năng lực làm chủ công nghệ hiện đại và ý thức giác ngộ giai cấp, ý thức dân
tộc.
Với tư cách là bộ phận quan họng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại,
năng lực làm chủ công nghệ hiện đại của công nhân xác nhận vị thế đại diện
cho phương thức sản xuất tiên tiến, vì họ là giai cấp thường trục của xã hội
hiện đại gắn liền với những tiến bộ của sản xuất công nghiệp ngày càng hiện
đại. Trình độ văn hóa và tay nghề tương xứng với công nghệ hiện đại là
thước đo trình độ I phát triển của công nhân.
Với tư cách là chủ thể của sứ mệnh lịch sử, giai cấp công nhân cần
phải đạt tới trình độ giác ngộ cao về chính trị. Phẩm chất này được thể hiện
trước hết ở trinh độ giác ngộ về giai cấp. Giai cấp công nhân phải hiểu biết
ở tầm lý luận về “mình là gì và càn phải làm gì với lịch sử” được tập trung
trong nhận thức về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Trong xã hội hiện đại, giai cấp công nhân cũng là đại biểu cho lợi ích
chân chính của dân tộc. Phấn đấu “trở thành giai cấp dân tộc” vưom lên lãnh

XII C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4, tr.205.

4
3
đạo và cùng với dân tộc để giải quyết những nhiệm vụ lịch sử trong quá
trinh phát triển của quốc gia dân tộc. Đó là phẩm chất chính trị cần được tu
dưỡng với giai cấp công nhân và chính đảng của nó.
Thứ hai, Đảng Cộng sản là nhãn tổ quan trọng nhất để giai cấp công
nhân thực hiện thẳng lợi sứ mệnh lịch sử.
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, việc giai cấp công nhân tổ chức
đuực một chính đảng của mình là dấu hiệu đã trở thành giai cấp tự giác,
trưởng thành về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thực hiện sứ mệnh lịch sử:
“Pể mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất ttong
các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong
trào tiến lên. về mặt lý luận, họ hom bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở
chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong
trào vô sản”1.
Quy luật chung của sự hình thành Đảng Cộng sản là sự kết hợp giữa
chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân - kết quả xã hội của quá
trình công nghiệp hóa và đấu tranh giai cấp hiện đại. Ở Việt Nam, quy luật
này có biểu hiện đặc thù: “Chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản
Đông Dương vào đầu năm 1930”XIII XIV.
Mục tiêu của Đảng là thực hiện nội dung chính trị trong sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã chỉ rõ: “Mục
đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của
tất cà các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật
đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền”XV.
Nắm được quyền lực chính trị để lãnh đạo thực hiện sứ mệnh lịch sử
xây dựng chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công
nhân và trở thành đại biểu chân chính cho lợi ích của quốc gia - dân tộc... là
những quy luật phát triển của Đảng Cộng sản.

XIII C.Mảc và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995, t.21, tr.29.
XIV Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sợ thật, H.2011, t.12, tr.4O6.
XV C.Mac và Ph.Ăngghen: Toàn tip, Nxb.Chính tri quốc gia Sự thật, H.2002, t4, 1r.615.
112
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4, tr.624,529.

4
Tính chất tiền phong trong thực tiễn và lý luận, tính tổ chức khoa học
và chặt chẽ của Đảng xác định đây là người lãnh đạo, là hạt nhân của giai
cấp công nhân. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản về chiến lược,
sạch lược, tổ chức và tư tưởng là điều kiện đảm bảo cho giai cấp công nhân
hoàn thành sứ mệnh lịch sử toàn thế giới.
Thứ ba, xây đựng khổỉ liên minh vững mạnh và phát huy chủ nghĩa
quốc tể của giai cấp công nhân là những nhãn tố tăng cường sức mạnh của
giai cấp công nhân.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp cồng nhân được quy định một cách khách
quan, song trong cuộc đấu tranh vì dân chủ, hòa bình, tiến bộ xã hội thì giai
cấp công nhân nhất thiết phải tập hợp được đông đảo các lực lượng ủng hộ
mình, vì vậy, xây dựng khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và các tầng lốp nhân dân lao động trở thành vấn đề
nguyên tắc, là một trong những nhân tố chủ quan quan trọng để giai cấp
công nhân thực hiện được sứ mệnh lịch sử ấy.
Quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được diễn
ra trong khuôn khổ từng quốc gia - dân tộc. Trong chủ nghĩa tư bản khi giai
cấp tư sản đang thống trị, giai cấp công nhân bị áp bức và không có vai trò
chủ đạo có tính chất quyết định đến đời sống dân tộc. Vai trò này bao gồm
cả quyền lãnh đạo dân tộc đã bị giai cấp tư sản thống trị tước đoạt. Chính vì
vậy, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân “phải tự
vươn lên trở thành gỉaỉ cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc” 1, đoàn
kết cùng dân tộc để đấu tranh xóa bỏ mọi hình thức bóc lột giai cấp và áp
bức dân tộc, đông thời, đưa dân tộc cùng đi tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân về thực chất là nhiệm vụ mang
tính chất chung trên bình diện quốc tế của giaỉ cấp công nhân. Sở dĩ như vậy
là do giai cấp này có địa vị kinh tế - xã hội và điều kiện giải phóng xét về cơ
bản là giống nhau dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Do vậy, giai cấp công nhân
trên toàn thế giới cần liên hiệp lại để đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản toàn
cầu và xây dựng hình thái kinh té - xã hội cộng sản chủ nghĩa trên thế giới.

4
5
C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng chỉ rõ: ‘Tình cảnh của công nhân tất cả các
nước đều giống nhau, bởi lẽ lợi ích của họ thống nhất, những kẻ thù của họ
cùng là một, cho nên họ cần hiệp lực đấu tranh chung và họ cần đem liên
minh anh em của công nhân tất cả các dân tộc đối lập vói cái liên minh anh
em của giai cấp tư sản tất cả các dân tộc”2.
Tóm lại, chủ nghĩa Mác-Lênin đã phản ánh một cách khoa học toàn bộ
những cơ sở khách quan và điều kiện chủ quan để giai cấp công nhân thực
hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình. Đó là hệ tư tưởng dẫn đường và
là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân toàn thế giới trong cuộc đấu tranh
giai cấp hiện đại.

2. GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ sứ MỆNH LỊCH sử CỦA GIAI CẲP


CÔNG NHẤN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
2.1. Những biểu hiện mói của giai cấp công nhân hiện nay
2.1.1. Xét từ góc độ kinh tể - kỹ thuật
Công nghiệp hóa vẫn là cơ sở khách quan để giai cấp công nhân hiện
đại phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Từ luận điểm của
C.Mác: công nhân là sản phẩm và là chủ thể của quá trình công nghiệp hóa,
trong giai đoạn hiện nay, khi thế giới đang dần tiến tới cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư thì giai cấp công nhân cũng có nhiều đổi mới.
Số lượng công nhân thể giới tăng nhanh trong một thế kỷ qua. Tuy có
nhiều số liệu tưong đối khác biệt do tiêu chí, quy mô và cách đánh giá của
các chủ thể nghiên cứu, nhưng đều có điểm chung là phản ánh sự tăng lên
mạnh mẽ về số lượng của giai cấp công nhân trên thế giới. Ví dụ: Khi
C.Mác và Ph.Ăngghen viết tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
(1848), trên thế giới chỉ có khoảng 10-20 triệu công nhân, tương đương 2%-
3% sô dân toàn cầu và chỉ trong vài lĩnh vực có máy móc. Đẹn năm 2014,
theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), trên thế giới có khoảng 1,8 tỉ công
nhânXVI.

XVI Xem Tổ chức Lao động quốc tế: Xu hưởng việc làm toàn cầu 2014: các bộ dữ liệu hỗ
trợ, www.ilo.org.

4
Chat lượng của giai cấp công nhân ngày càng tăng cả về trình độ văn
hóa, tay nghề, khả năng hợp tác và ỷ thức về lợi ích giai cấp.
Gông nhân hiện nay đang có xu hướng trí tuệ hóa trong bối cảnh cách
mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức và Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư có những bước phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế, đã có thêm nhiều
khái niệm để chỉ công nhân, như công nhân tri thức, công nhân “áo trắng”,
lao động trinh độ cao...
Công nhân tri thức là đại biểu tiêu biểu cho giai cấp công nhân hiện
nay. Kinh tế tri thức là một trình độ mới của lực lượng sản xuất hiện đại,
trong đó vai trò của tri thức, công nghệ ở một số lĩnh vực sản xuất đang tỏ
rõ vị thế quan trọng. Xu thế hướng tới kinh tế tri thức là xu thế chung của
thế giới để đổi mới cơ cấu kinh té từ phát triển theo bề rộng sang phát triển
theo chiều sâu. Năng suất lao động phụ thuộc chủ yêu vào công nghệ, tri
thức, tay nghề của người lao động. Sản xuất và dịch vụ hiện đại đòi hỏi
người lao động phải có hiểu biết sâu rộng cả về tri thức và kỹ năng nghề
nghiệp. Theo đó, tốc độ “trí thức hóa” công nhân đang diễn ra khá nhanh và
công nhân tri thức đã dần chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động xã hội ở
các nước phát triển.
Công nhân được đào tạo chuẩn mực và thường xuyên được đào tạo ỉại
theo các chu kỳ thay đổi công nghệ. Nguồn nhân lực chất lượng cao được
đào tạo trong các trường dạy nghề và luôn được bồi dưỡng về công nghệ lạ
đặc trưng về tạo nguồn và sử dụng nhân lực. Hao phí lao động hiện đại chủ
yếu là hao phí về trí lực chứ không phải thuần túy là sự mệt mỏi cơ bắp. Bên
cạnh những nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, văn hóa của công nhân
ngày càng cao hơn và đa dạng hơn.
Trình độ xã hội hóa của lao động công nghiệp cũng có nhiều biểu hiện
mới: sản xuất công nghiệp trong toàn cầu hóa kinh tế đang mở rộng thành
“chuỗi toàn cầu”, quá trình sản xuất một sản phẩm liên kết nhiều công đoạn
của nhiều vùng miền, quốc gia khác nhau. Liên kết trong sản xuất hiện đại
bên cạnh những hình thức cũ như: phối hợp theo dây chuyền, tổ chức theo
nhóm đã xuất hiện những hình thức mới, như: “xuất khẩu lao động tại chỗ”,

4
7
“làm việc tại nhà”, “làm việc theo nhóm chuyên gia”, quốc tế hóa các tiêu
chuẩn sản xuất công nghiệp (ISO 9001, 9002)... Theo đó, trình độ xã hội
hóa của lao động hiện đại đang được mở rộng và nâng cao.
Sự bỉến đổi cấu tạo hữu cơ tư bản thay đổi đang làm rõ xu thế xã hội
hỏa lực lượng sản xuất. Tri thức khoa học và công nghệ có vai trò lớn trong
sản xuất đang tạo ra mệt sự thay đổi quan trọng: tư bản khả biến (v) tăng
nhanh, tư bản bất biến (c) giảm tương đối trong tỷ lệ cấu thành giá trị của
hàng hóa. Vai trò to lớn của tri thức, tay nghề, văn hóa trong sản xuất đang
từng bước phá vỡ cơ chế chiếm hữu của giai cấp tư sản do sở hữu tư liệu sản
xuất mà có độc quyền chiếm đoạt giá trị thặng dư. Tư liệu sản xuất đang có
dấu hiệu nhất thể hóa với sức ỉao động.
Có một dạng thức đặc biệt của tư liệu sản xuất xã hội, tức là tri thóc và
công nghệ, đang được kinh tế tri thức “chuyển dịch” từ nhà tư bản sang giai
cấp công nhân. Với tri thức và khả năng làm chủ công nghệ cao, với năng
lực sáng tạo giá trị mới, người công nhân hiện đại đang có thêm điều kiện
vật chất để tự giải phóng. Con người có tri thức, lao động sáng tạo với trình
độ cao là nguồn lực cơ bản của phát triển xã hội hiện đại và điều đó đang
góp phần định hình xã hội tương lai.
2.1.2. Xét từ góc độ chính trị - xã hội
Chủ nghĩa xã hội - lý tưởng của giai cấp công nhân, đang gặp nhiều
khó khăn trong quá trình hiện thực hỏa. Từ sau đổ vỡ của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới lâm vào
khủng hoảng, thoái trào. Đên nay, những nước còn lại phấn đấu vì mục tiêu:
chủ nghĩa xã hội vẫn đang nỗ lực cải cách, đổi mới và đã đạt dược nhiều
thành tựu quan trọng. Ở nhiều nước, Đảng Cộng sản và cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân hướng tới các mục tiêu: dân chủ, công bằng, tiến bộ xã
hội và chủ nghĩa xã hội vẫn đang tiếp tục diễn ra ở những hình thức và mức
độ khác nhau. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay, khát vọng, lý tưởng xã
hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên
toàn thế giới cũng đang gặp phải không ít khó khăn, thách thức do những

4
hạn chế, yếu kém của chính các Đảng Cộng sản ở mỗi nước trong vai trò tập
hợp, lãnh đạo lực lượng; do sự thoái trào của phong trào công nhân quốc tế;
cộng với việc tiếp tục chống phá của các thế lực thù địch. Vì vậy, việc thực
hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước còn muôn vàn gian khó.
Thể chế kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh toàn
cầu hóa đã có nhiều điều chinh', các phương thức quản lý mới, các biện
pháp điều hòa mâu thuẫn, xung đột xã hội của giai cấp tư sản đang tác động
hai mặt vào giai cấp công nhân. Một bộ phận công nhân đã tham gia vào sở
hữu một lượng tư liệu sản xuất của xã hội thông qua chê độ cổ phần hóa. về
mặt hình thức, họ không còn là “vô sản” nữa và có thể được “trung lưu hóa”
về mức sống, nhưng về thực chất, ở các nước tư bản, do không chiếm được
tỷ lệ sở hữu cao nên quá trình sản xuất và phân chia lợi nhuận vẫn bị phụ
thuộc vào những cổ đông lớn. Việc làm và lao động vẫn là nhân tố quyết
định mức thu nhập, đời sống của công nhân hiện đại. Quyền định đoạt quá
trình sản xuất, quyền quyết định cơ chế phân phối lợi nhuận vẫn thuộc về
giai cấp tư sản.
Khi sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất vẫn tồn tại thì
những thành quả của khoa học và công nghệ, trình độ kinh tế tri thức và
những điều chỉnh về thể chế quản lý kinh tế và xã hội... trước tiên vẫn là
công cụ để bóc lột giá trị thặng dư. Giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột nặng
nề bởi các chủ thê mới trong toàn cầu hóa như các tập đoàn xuyên quốc gia,
nhà nước của các nước tư bản phát triển ...
Vấn đề đoàn kết và thống nhất giai cấp công nhân cẩn có cách tiếp
cận mới. Công nhân là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa, hiện nay do
tác động mạnh mẽ của công nghiệp hiện đại, cách mạng khoa học và công
nghệ, toàn cầu hóa, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư..., cơ cấu giai cấp và
phương thức sinh hoạt của công nhân có nhiều biến đổi. Công nhân hiện đại
có cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, trình độ công nghệ và giác ngộ chính trị
khác nhau. Phong trào công nhân thế giới cũng đang bị chi phối bởi nhiều tổ
chức chính trị-xã hội khá phức tạp. Nền kinh tế nhiều thành phần trong các
nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đặt ra yêu cầu đổi

4
9
mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội
trong công nhân. Theo đó, tổ chức và phối hợp hành động trong phong trào
công nhân cũng cần có các hình
thức phù họp, linh hoạt và sáng tạo hơn.
Mối quan hệ giữa lợi ích của giai cap công nhân và lợi ích quốc gia -
dân tộc cũng đang xuất hiện những tình huống mới. Toàn cầu hóa vừa liên
kết về mặt lực lượng sản xuất lại vừa chia rẽ người lao động trong quan hệ
sản xuất do họ gắn bó về lợi ích với các doanh nghiệp tư bản, các tập đoàn
xuyên quốc gia. Lợi ích của công nhân vừa gắn bó với lợi ích quốc gia - dân
tộc vừa phụ thuộc vào thành phần kinh tế, tác động của thị trường súc lao
động và biến động của kinh tế toàn Cầu. Những quan hệ phức tạp, đan xen
các dạng lợi ích và khách quan đó đặt ra nhu cầu cần đa dạng hình thức tập
hợp lực lượng mới.

2.2. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giói
hiện nay
2.2.1. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở các
nước tư bản chử nghĩa hiện nay
Các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay đều là những nước đã trải qua
nhiều cuộc cách mạng công nghiệp. Một số nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức,
Nhật Bản... đang hướng tói Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Lực lượng
sản xuất của những nước này có trình độ xã hội hóa cao và giai cấp công
nhân phát triển cả về lượng và về chất. Theo đó, cơ sở kinh tế - xã hội của
sứ mệnh này vẫn ngày càng được thực tế làm rõ.
Xét về tính tất yếu của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, yếu tố
quy định cơ bản nhất là mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa vẫn tồn tại và tiếp tục bộc lộ qua các cuộc khủng hoảng kinh té -
xã hội theo chu kỳ với mức độ ngày càng nặng nề hơn. Chủ nghĩa tư bản
vẫn tiếp tục điều chỉnh cả về thể chế chính trị và quan hệ sản xuất để khắc
phục khủng hoảng. Dân chủ hóa và xã hội hóa là hướng điều chỉnh cơ bản.
Song xu hướng đó lại khiến cho chủ nghĩa tư bản đang tiệm tiến đến giới

5
hạn “không còn là nó”. Mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa trình độ xã hội
hóa cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân
trong chủ nghĩa tư bản hiện đại càng tạo ra những điều kiện, tiền đề chín
muồi cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Xét về thực hiện các nội dung của sứ mệnh lịch sử, có thể khẳng định
rằng, hiện nay về nội dung kỉnh tế, công nhân của các nước tư bản chủ nghĩa
phát triển cao đang thực hiện khá hiệu quả. Chính ở các nước này, lực lượng
sản xuất đang đạt được trình độ xã hội hóa cao nhất, tỷ lệ lao động công
nghiệp đông đảo nhất, năng suất lao động công nghiệp cao nhất, công nghệ
hiện đại nhất. Thực tế đó khiến cho chủ nghĩa tư bản, một mặt, có đưực
“nhiều tiềm năng phát triển”, nhưng mặt khác, cũng là biểu hiện tập trung
nhất cho việc hình thành những nhân tố tự phủ định.
về thực hiện nội dung chinh trị - xã hội, sử mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân cũng đang được triển khai theo nhiều quy mô, trình độ khác nhau
trong các nước tư bản chủ nghĩa. Tổ chức của công nhân - công đoàn hiện là
một thế lực chính trị trong chính trường ở nhiều quốc gia. Thông qua tổ
chức và hoạt động của các Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ xã hội cánh tả,
phong trào công nhân và các tổ chức tiến bộ trên thê giới vẫn đang đấu tranh
chống chế độ tư bản áp bức, bất công, chống chủ nghĩa đế quốc và sự áp
đặt, can thiệp của các nước lớn vì độc lập, chủ quyên quôc gia dân tộc, vì
tiến bộ và chủ nghĩa xã hội. Tuy đa dạng về biện pháp và hình thức tổ chức
tùy theo sự quy định của hoàn cảnh cụ thể, nhưng điểm chung của các
phong trào hành động này là vì một thế giới công bằng hơn, nhân bản hơn
và bền vững hơn. Mục tiêu đấu tranh trực diện là chống “chủ nghĩa tự do
mới” - biểu hiện hiện đại của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn toàn cầu hóa
hiện nay. Hoạt động của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì dân
chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội tuy trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành,

5
Ó
nhưng cũng đã đạt được nhiều thành quả mà tiêu biểu là kỉnh tế thị trường
xã hội.
về nội đung văn hóa, tư tưởng - đây là lĩnh vực diễn ra gay gắt, quyết
liệt và phong phú nhất trong xã hội phương Tây hiện nay. Cuộc cạnh tranh
giữa hai hệ giá trị: tư bản và lao động diễn ra trên cả hai phương diện tư
tưởng và lối sống. Hệ giá trị của những người lao động với các lý tưởng như
dân chủ, công bằng, bình đẳng, phát triển bền vững... là ngọn cờ tập họp các
lực lượng trong xã hội. Phong trào công nhân là một thế lực vừa hiện hữu,
vừa “hóa thân” vào các phong trào xã hội khác đã tạo ra khả năng kiềm chế
chính trị của giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh giữa hai hệ giá trị của chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cá nhân tuy đang diễn ra quyết liệt và phức tạp
nhưng nhân loại ngày càng hướng tới những giá trị tương đông với hệ giá trị
của giai cấp công nhân.
Nhìn chung, quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay chủ yếu là một quá trình
tiệm tiến chính trị-xã hội. Lịch sử sẽ lựa chọn thời điểm và cách thức cho
một chuyển hóa về chất của tiến bộ xã hội thông qua những tiến hóa trong
lòng chủ nghĩa tư bản.
2.2.2. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cap công nhân ở các
nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay
về thực hiện nội dung kinh tế của sứ mệnh lịch sử
Các nước này đều đang trong tiến trình cải cách, đổi mới, công nghiệp
hóa theo mô hình mới và đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế - xã hội theo
hướng kinh tế thị trường có vai trò quản lý của nhà nước. Bước đầu đã
khẳng định được vai trò cùng mối quan hệ giữa phát triển giai cấp công
nhân, đẩy mạnh công nghiệp hóa và đỉnh hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy
mạnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại là nhiệm vụ trung tâm trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Một trong những vấn đề lớn ở nhiều nước phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa hiện nay là sự nghiệp công nghiệp hóa vẫn chưa hoàn

5
7
thành, công nhân còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động, trình độ xã
hội hóa lao động chưa cao; vì vậy, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
còn chưa đủ điều kiện vật chất để hoàn thành.
về thực hiện nội dung chinh trị của sứ mệnh lịch sử
Ở nhiều quốc gia, chế độ xẵ hội chủ nghĩa đã được giữ vững, quyền
lực chính trị đã thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự
lãnh đạo của Đảng và thực thỉ thông qua Nhà nước. Chủ nghĩa xã hội hiện
thực đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển dân chủ xã hội
chủ nghĩa, liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức, khối đại đoàn
kết toàn dân tộc được củng cố...
Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền lãnh đạo của giai cấp công
nhân, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi
mới hệ thống chính trị, xây dựng và phát triển khối đoàn kết toàn dân tộc,
giữ gìn phát huy chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong bối cảnh
hiện nay vẫn là những nhiệm vụ cấp bách và đứng trước nhiều thử thách
phức tạp.
về thực hiện nội dung văn hóa - tư tưởng của sứ mệnh lịch sử
Hệ giá trị của giai cấp công nhân bước đầu được khẳng định là hệ giá
trị cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp giải phóng dân tộc, xã hội và con
người đã có được những thành tựu căn bản làm cơ sở cho trình độ phát triển
mới.
Tuy vậy, cuộc đấu tranh về tư tưởng chính trị, sự khăng định hệ giá trị
của giai cấp công nhân đang còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp và bị cạnh
tranh bởi các tàn dư của ý thức hệ tư sản, phong kiến và những biểu hiện
của “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Nhìn chung, quá trinh thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân ở các nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay
thành quả đạt được chủ yếu về nội dung chính tộ - xấ hội, tuy rất cơ bản
nhung cần phải được tiếp tục hoàn thiện và phát triển thêm về kinh tế, văn
hóa - tư tưởng.

5
2.2.3. Những vẩn đề đật ra đối với sứ mệnh lịch sử cửa giai cấp
công nhân hiện nay
Một là, nhận thức về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong
bối cảnh chính trị phức tạp, khó lường hiện nay còn nhiều hạn chế.
Trong bổi cảnh thể giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn
biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo hiện nay, nhận thức về sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân và vận mệnh của chủ nghĩa xã hội đang có
nhiều thách thức. Sản xuất vật chất vẫn là yếu tố quyết định nhất với tồn tại
và phát triển của xã hội hiện đại. Thực tiên sản xuất công nghiệp hiện đại
đang diễn ra theo xu thế xã hội hóa cả về bề rộng và chiều sâu. Thông qua
vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình sản xuất với công nghệ hiện
đại, năng suất, chất lượng cao và đảm bảo cho phát triển bền vững, sứ mệnh
lịch sử của họ với xã hội hiện đại ngày càng rõ ràng hơn so với thế kỷ XIX.
Tuy vậy, thực tế còn xác nhận rằng, nhờ nắm giữ những ưu thế trong
kinh tế thị trường như vốn, công nghệ, thị trường độc quyền, kinh nghiệm
quản lý, giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản còn nhiều tiềm năng phát triển
và có khả năng duy trì sự thống trị của mình. Sự đổ vỡ của chế độ xã hội
chủ nghĩa ở các nước Đông Âu, Liên Xô (1989-1991) vẫn còn ảnh hưởng
tiêu cực và làm suy giảm tỉnh cảm, niềm tin với lý tưởng của giai cấp công
nhân, của chủ nghĩa xã hội. Sự suy giảm của phong trào công nhân và chủ
nghĩa cơ hội xét lại trong phong trào công nhân cũng đang có xu hướng phát
triển từ sau khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực đến nay đang có tác
động xấu đến việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở mỗi
nước cũng như trên phạm vi the giới.
Cần nhận thức rõ rằng: chủ nghĩa tư bản hiện đại đang có nhiều điều
chỉnh, do vậy, vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển và chưa bao giờ từ bỏ việc
chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào công nhân. Chủ nghĩa xã hội hiện
thực tuy đã đạt nhiêu thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong cải cách, đổi
mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn phía trước.
Hom lúc nào hết, cần có một tư duy khoa học, để thấy được đúng triển
vọng của chủ nghĩa xã hội, của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
5
9
Tránh tư duy bồng bột “tả khuynh”, ấu tri, nhưng cũng cần tránh tư duy
“hữu khuynh”, bi quan về hiện thực. Cái nhìn biện chứng về lịch sử là rất
phù hợp khi nhận định vấn đề này.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vẫn đahg được hiện thực hóa
qua những biểu hiện cơ bản sau: Định hướng xã hội chủ nghĩa của nhiều
nước trên thế giới hiện nay; lực lượng sản xuất xã hội hóa đang ứng dụng
nhiều thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại; mâu thuẫn về
lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc
ở từng quốc gia tư bản chủ nghĩa và trên toàn cầu; những tiến bộ xã hội đạt
được từ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân chống bất công,
bất bình đẳng trong chế độ tư bản chủ nghĩa; cuộc đấu tranh vì một toàn cầu
hóa khác, vì sự phát triển nhanh, nhân bản và bền vững, giờ đây trở thành
một nội dung hữu cơ khi thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Hai là, vai trò của công nghiệp hỏa đối với sự phát triển của giai cấp
công nhân và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp câng nhân ở các nước
phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa chưa thật sự sáng tỏ.
Cái cốt vật chất cho chủ nghĩa xã hội như khẳng định của chủ nghĩa
Mác-Lênin là nền công nghiệp lớn theo hướng ngày càng hiện đại. Sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân bắt đầu từ nền đại công nghiệp, và hiện nay,
đây là nhiệm vụ trung tâm của các nước xã hội chủ nghĩa. Chỉ từ đó mới có
một lực lượng sản xuất hiện đại, mới có cơ sở vật chất cho quá trình xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy đổi mới hệ thống chính trị,
xây dựng lối sống mới và định hình hệ giá trị của giai cấp công nhân trong
đời sống xã hội.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất hiện đại, vai trò to lớn
của cách mạng khoa học - công nghệ, hướng tới kinh tể tri thức và Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, cụ thể hơn là xu thế đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa trong cơ chế thị trường đang là một thực tê ở rất nhiều quốc gia.
Xu thế này là bước tiến lớn của văn minh nhân loại, song nếu không xác
định được một mô hình và cách thức công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp

6
thì lại bộc lộ nguy cơ tụt hậu cả về công nghệ và nguồn nhân lực của nhiều
quốc gia đang phát triển. Tính thực dụng của kinh tế thị trường khiến cho
người ta có thể vì lợi ích ngắn hạn mà bỏ qua những yêu cầu khách quan về
xã hội và môi trường trong phát triển.
Lịch sử còn xác nhận rằng, chất lượng, quy mô và tốc độ công nghiệp
hóa còn tùy thuộc vào chế độ chính trị, tư duy của giai cấp lãnh đạo. Những
quốc gia hiện nay chưa công nghiệp hóa xong không chỉ lạc hậu về kinh tế
mà còn phải đối diện với khá nhiêu vấn đề về chế độ và thể chế chính trị.
Con đường phát triển kiểu tư bản chủ nghĩa, ảnh hưởng tiêu cực của chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy, bất công và bất bình đẳng xã hội
từ mặt trái của kinh tế thị trường, những bất bình đẳng của toàn cầu hóa...
đang là những yếu tố cản trở đối với quá trinh công nghiệp hóa và tiến bộ xã
hội.
Với chế độ xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và đội tiền phong của
nó có thể đưa ra và thực hiện được một kiểu công nghiệp

6
1
hóa mới, toàn diện, nhân bản và bền vững. Theo đó, với các nước xã hội chủ
nghĩa hiện nay, giữ vững chế độ xã hội chủ nghĩa còn là một điều kiện chính
trị quan trọng để thực hiện đầy đủ các nội dung của sứ mệnh lịch sử.
Ba là, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vẫn là một trong những
tiêu điểm mà các thế lực thù địch tập trung chống phả trong đời sổng chính
trị hiện đại.
Kẻ từ khi mới xuất hiện đến nay, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân luôn là tiêu điểm bị phản bác, chống phá quyết liệt của các thế lực thù
địch. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
chủ nghĩa Mác-Lênin đã luận giải một cách khoa học về địa vị kinh tế-xã
hội và vai trò lịch sử của giai cấp công nhân. Theo đó, sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân được quy định một cách khách quan do sự vận động nội
tại của nhũng mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội tư bản, do yêu cầu của sự
phát triển của nên sản xuất công nghiệp hiện đại, chứ hoàn toàn không phải
do ý muốn chủ quan của bất kỳ ai. Với tính cách như vậy, giai cấp công
nhân là lực lượng quyết định xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và là
lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội thông qua đội tiên phong
của minh là Đảng Cộng sản xây dựng một phương thức sản xuất mới cao
hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Hiện nay, sau sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Âu, cùng những tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công
nghệ dẫn đến những biến đổi toong cơ cấu giai cấp công nhân theo hướng
giảm số lượng công nhân truyền thống; gia tăng đội ngũ công nhân tri thức.
Tình hình đó khiến cho một sổ người vội vã kết luận rằng: giai cấp công
nhân không đủ trình độ để giữ vai trò lãnh đạo, hoặc đang “biến mất”, do
vậy, sứ mệnh lịch sử của họ không còn nữa. Trên thực tế, ở nhiều nước hiện
nay, cùng với quá trình phát triển của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, đội

Ó
2
ngũ công nhân ở mỗi nước cũng như trên phạm vi thế giới ngày càng phát
triển về số lượng và tăng lên về chất lượng trên nhiều phương diện, nhất là
đội ngũ công nhân tri thức. Tuy nhiên, điều quyết định việc hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chủ yếu không phải là số lượng, mặc
dù số lượng là cần thiết, mà trên thực tế, sức mạnh của giai cấp công nhân
lớn hơn nhiều so với số lượng nếu họ có một tổ chức tiên phong vững mạnh,
thống nhất được nội bộ giai cấp mình và thực hiện được sự liên minh chặt
chẽ với quần chúng lao động bị áp bức.
Lại có quan điểm cho rằng: ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại đang
“tự điều chỉnh”, “tự thích nghi” để đi lên chủ nghĩa xã hội, không cần sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, V.V.. cần hiểu rõ rằng: cho dù chủ
nghĩa tư bản hiện đại đang tự điều chỉnh để thích nghi, đời sống của công
nhân và lao động trong nhiều nước tư bản phát triển đã được cải thiện đáng
kể, nhưng không phải vì thế mả chò rằng: bản chất của chủ nghĩa tư bản đã
thay đổi; chủ nghĩa tư bản vẫn là một xã hội bóc lột và chà đạp lên phẩm giá
con người; một xã hội bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một
số ít cá nhân và các phe nhóm. Khẳng định điều này, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã chỉ rõ: “Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao
giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển
khoa học - công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện
kinh tế cao và do kết quả đẩu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế
độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ
sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế
giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy
mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ
nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có
của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra...”XVII.

XVII Xem Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lỷ luận và thục tiễn về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, https://vienamnet.vn/
vn/thoi-su/chinh-tri/bai-viet-cua-tong-bi-thu-ve-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o- viet-

6
3
Tóm lại, chỉ có giai cấp công nhân - với sứ mệnh lịch sử của mình mới
giải quyết được triệt để tất cả những mâu thuẫn đó và mói xây dựng được
một xã hội mới nhân văn, tiến bộ và thực sự vì con người. Thực tiễn lịch sử
cách mạng thế giới gần một thế kỷ qua đã chứng minh rất rõ chân lý này.

3. GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM VÀ sứ MỆNH LỊCH SỬ CỦA


GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Đặc điểm của giai cấp công nhân Vỉệt Nam và nội dung sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
3.1.1. Đặc điểm cửa giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn,
đang phát triển, là sản phẩm của quả trình cồng nghiệp hóa, hiện đại hóa
thời kỳ đổi mới với các tiêu chí: đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ gắn với bảo vệ tài nguyên
môi trường trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chú trọng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng
nông thôn mới; công nghiệp hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế. Với
những yêu cầu kinh tế - xã hội ấy, công nhân - sản phẩm xã hội của quá
trình công nghiệp hóa nước ta hiện nay, thể hiện ra như một lực lượng lao
động tiên tiến nhất và phát triển khá nhanh. Nhận thức chiến lược của Đảng
là: “Sự lổn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo
đảm thành công của công cuộc đôi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”XVIII.
Công nhân nước ta hiện nay đang lao động trong nền kinh tế thị
trường đỉnh hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những quan tâm về việc làm,
thu nhập, mức sống thì giai cấp công nhân Việt Nam còn là giai cấp đi đầu
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng xã hội dân giàu, nước

nam-737210.html (Bài viết nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-
5-1890 — 19-5-2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 23-5-2021.
XVIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
itơngkhỏaX, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2008, tr.47.

6
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là vinh dự và cũng là trọng trách
của công nhân nước ta. Theo đó, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam cần
phải chú ý về chính sách trên hai phương diện: lợi ích trước mắt và lợi ích
lâu dài, vị thế người lao động và vị thế người làm chủ đất nước...
Đa dạng về trình độ công nghệ, về thành phần kinh tế và lợi ích. Nếu
như trước thời kỳ đổi mói, đa số công nhân lao động trong thành phần kỉnh
tế nhà nước với hai loại hình là sở hữu toàn dân (các nhà máy nông trường
quốc doanh) và sở hữu tập thể (các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp); thì hiện
nay, họ có mặt trong mọi thành phần kinh tế. Công nhân cũng khác nhau về
trình độ tiếp cận công nghệ, lợi ích hay phần được hưởng từ quá trình sản
xuất kinh doanh và qua tái phân phối thành quả của đổi mới... Những sự
khác biệt này khiến cho cơ cấu công nhân khá đa dạng và cần những chính
sách ngày càng cụ thể, phù hợp hơn với từng đối tượng.
Với vai trồ là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa hướng tới kinh tế tri thức và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái,
giai cấp công nhân nước ta phải phấn đau vươn lên mạnh mẽ, nâng cao trinh
độ học vân, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, trau dồi bản lĩnh chính trị
vững vàng và nghị lực lớn, mới có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử trong
thời kỳ mới, đóng góp xứng đáng vào thực hiện mục tiêu xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
3.1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
hiện nay
“Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp
lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam;
giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự
lãnh đạo của Đảng”1. Trong điều kiện hiện nay, nội dung sứ mệnh lịch sử
trên được cụ thể hóa như sau:

6
5
về nội dung kỉnh tế
Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2021) khẳng định: “Tiếp
tục đẩy mạnh đồỉ mới mô hình tăng trưởng kinh tế. chuyên mạnh nền kinh tế
sang mô hình tăng trường dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công
nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tể...”XIX XX.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế. Cơ cấu lại các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo hướng tập trung phát triển các lĩnh vực,
các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế, công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, sức
cạnh tranh cao trong hội nhập quốc tế...
“Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của
tỉến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” XXI, xây dựng nền công
nghiệp quốc gia vững mạnh. Đẩy mạnh nghiên cứu,
chuyển giao, ứng dụng, phát hiển, làm chủ công nghệ hiện đại; phát triển
một số sản phẩm chủ lực có thương hiệu mạnh, có uy tín trong khu vực và
thế giới. Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lương nguồn nhân
lực của đất nước, tạo cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi số nền kinh tế quốc gia và
phát triển kinh tế số.
về nội dung chính trị - xã hội
Để hoàn thành sứ mệnh là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội
tiền phong là Đảng Cộng sản, là giai cấp tiên phong trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội và là lực lượng nòng cốt trong khối liên minh giai cấp và đại
đoàn kết toàn dân tộc, cần tiếp tục:
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng; xây dựng
và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; phát huy hiệu quả vai trò của

XIX Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương
khóaX, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2008, tr.44.
XX’ 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
XXINxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, ti, tr. 120,122.

6
các tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động;
kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính
trị nhằm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Bảo vệ Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định để phát triển đất nước... cần phải được coi là những nhiệm vụ thường
xuyên, cấp bách.

3.2. Phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Một là, chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết
chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng vừa tạo ra điều kiện phát triển mới, vừa tạo nhiều áp lực cạnh tranh
và tác động trực tiếp đến việc làm và đời sống của công nhân. Theo đó, cần
phải xử lý đúng đắn các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển,
xã hội bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; chăm lo xây dựng
giai cấp công nhân; đảm bảo hài hỗa các lợi ích của người lao động, người
sử dụng lao động, của doanh nghiệp và toàn xã hội; không ngừng nâng cao
đời song vật chất, tinh thần, quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức
xúc, cấp bách của người lao động...
Hai Zà, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam phát triển cả về số
lượng, chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, được trí tuệ hóa và thích
ứng nhanh với cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế. “Xây dựng giai cấp công
nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính tậ, trình độ học vấn,
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động
thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường tuyên
truyền, giáo dục chính ưị, tư tưởng cho giai cấp công nhân. Chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần, nhà ở và phúc lợi xã hội cho công nhân; bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân...”XXII.

XXII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ xm, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.166.

6
7
Ba là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ
thống chính ưị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của mỗi người công
nhân. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai ưò quyết định,
công đoàn có vai trò quan họng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp
công nhân. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tăng
cường khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức để làm hạt nhân cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc... chính là
những biện pháp để tạo ra cơ sở chính ttị - xã hội cho quá trình thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
Bổn là, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, kế thừa những giá
trị nhân loại làm cho hệ giá trị, lối sông và tác phong của giai cấp công nhân
trở thành hệ giá trị chủ đạo của xã hội Việt Nam... là những nhiệm vụ cơ
bản trong quá trinh xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của xã hội mới.
Năm là, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn liền với xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Giữ vững, tăng cường bản chất giai cấp
công nhân của Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, nâng cao tính
chiến đấu của Đảng; không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, phẩm chất
cộng sản... để Đảng Cộng sản đảm bảo quyền lẫnh đạo và uy tín chính trị
trong quá trình lãnh đạo thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


Vì sao chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: Giai cấp công nhân có sứ
mệnh lịch sử là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và mọi chế độ người bóc lột
người; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Liên
hệ với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
Phê phán những quan điểm sai trái phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay.

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

6
1. Phân tích tính tất yếu khách quan và nội dung của sứ mệnh lịch sử
toàn thế giới của giai cấp công nhân. Liên hệ với giai cấp công nhân Việt
Nam trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đặi hóa hiện nay?
2. Phân tích, làm rõ những nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân
thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình?
3. Làm rõ những biểu hiện mới của giai cấp công nhân và. của sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong bối cảnh hiện nay. Đồng chí có
đề xuất những giải pháp gì để góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam lớn mạnh và thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử trong bối cảnh mới?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chính .trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa
xã hội khoa học (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý
luận chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thử sáu Ban Chấp
hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2008.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứXIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I.
* Tài liệu đọc thêm
1. “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn
tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4, Chuông “Tư sản và Vô
sản” (tr.596-613); Chuông “Những người cộng sản và những người vô sản”
(tr. 614-619).
2. Nguyễn An Ninh (Chủ biên): về triển vọng của chủ nghĩa xã hội
hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2006, tr. 167-208.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Một sổ nghiên cứu về
giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay (Tài liệu tham khảo), H.2020.
Bài 3
CHỦ NGHĨA QUỐC TỂ

6
9
CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Học viên nắm vững những lý luận cơ bản về chủ nghĩa
quốc tế cửa giai cấp công nhân; những biểu hiện mới trong chủ nghĩa quốc
tế của giai cấp công nhân trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
về kỹ năng: Học viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vào
phân tích những vấn đề liên quan nảy sinh trong thực tiễn hiện nay.
về tư tưởng: Học viên có niềm tin và trách nhiệm góp phần thực hiện
chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh mới.

B. NỘI DUNG
1. cơ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ CỦA
GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1.1. Quan niệm và Cữ sở hình thành chủ nghĩa quốc tế của giai cấp
công nhân
1.1.1. Quan niệm về chủ nghĩa quốc tế của giai cap công nhân
Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân còn được gọi là chủ nghĩa
quốc tế vô sản hay chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa (với các đảng cộng
sản cầm quyền) ỉà những nguyên tắc, phương châm hành động và ỉà vẩn đề
chiến lược trong quả trình cùng thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của
giai cấp công nhân. Nó được đúc kết thành một hệ thống lý luận và trở
thành nguyên tắc hàng đầu trong quan hệ giữa các đảng cộng sản và công
nhân quốc tế trong thời đại ngày nay.
Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân biểu hiện ra ở tình đoàn kết
quốc tế; sự thống nhất về nhận thức, lập trường tổ chức và hành động của
giai cấp cồng nhân toàn thế giới trong cuộc đấu tranh cách mạng vì những
mục tiêu cao cả của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội; sự tôn trọng cương lĩnh, đường lối, chiến lược của mỗi đảng

7
cộng sản và công nhân; trách nhiệm của mỗi đảng đó đối với công nhân,
nhân dân lao động nước mình và công nhân, nhân dân lao động các nước
khác trên thế giới.
1.1.2. Cơ sở hình thành chủ nghĩa quốc tế của giai cap công nhãn
Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân được hình thành và phát
triển ưên nền tảng những cơ sở sau đây:
Một là, chủ nghĩa quốc tể của giai cấp công nhân là kết quả tất yếu
của sự phát triển sản xuẩt công nghiệp có trình độ xã hội hóa cao.
Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng, chính đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa
là nguyên nhân khách quan của chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848), C.Mác và
Ph.Ăngghen đã phân tích một cách sâu sắc về quá trình quốc tế hóa sản xuất
tư bản chủ nghĩa và xu hướng phát triển của nó. Theo đó, quá trình quốc tể
hóa kinh tế mang tính tất yếu khách quan do đòi hỏi của bản thân nền sản
xuất, đặc biệt là do sự phát triển của lực lượng sản xuất đã đạt trình độ xã
hội hóa cao. Sự phát triển của sức sản xuất vừa đòi hỏi lại vừa tạo điêu kiện
cho sự phát triển kinh tế mang tính quốc tế tất yếu hình thành nên mối quan
hệ kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng giữa các quốc gia,
C. Mác và Ph.Ăngghen viết: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế
giới... Thị trường thế giới thúc đẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những
phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau chóng lạ thường. Sự phát
triển này lại tác động trở lại đến việc mở rộng công nghiệp; mà công nghiệp,
thương nghiệp, hàng hải, đường sắt càng phát triển thi giai cấp tư sản càng
lớn lên, làm tăng những tư bản của họ lên...” 1. Chính việc mở rộng phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra phạm vi thế giới đã khiến cho giai cấp
công nhân trong các quốc gia dân tộc có địa vị kinh tế như nhau. C.Mác và
Ph.Ăngghen viết: "... Công nghiệp lớn lại tạo ra một giai cấp cùng có những
lợi ích như nhau trong tất cả các dân tộc, một giai cấp không còn tính riêng
biệt dân tộc nữa”XXIII XXIV.

XXIII C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t4, tr.598.
XXIV C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H. 1995, t.3, tr.88.

7
1
Hai là, chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân được hình thành do
giai cap công nhân có chung hệ tư tưởng và sứ mệnh lịch sử trong cuộc đẩu
tranh chính trị của giai cấp mình.
Quốc tế hóa kinh tế, dù mang trong nó yếu tố khách quan, nhưng bên
trong nó và thúc đẩy nó luôn là ý áp đặt chủ quan của những kẻ nắm các lực
lượng kinh tế hùng hậu nhất trong chủ nghĩa tư bản - đó chính là giai cấp tư
sản, với mục tiêu là bóc lột giá trị thặng dư trên phạm vi toàn thế giới do lao
động làm thuê tạo ra. Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đồng thời là. yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời và phát triển ngày
càng lớn mạnh của một lực lượng chính trị quốc tế mới - đó là giai cấp công
nhân trên toàn thế giới. Đứng ở trung tâm của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa, giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh chính trị của họ chống
giai cấp tư sản cũng chịu sự chi phối của những biến đổi sâu sắc cửa chủ
nghĩa tư bản và mang phạm vi toàn thê giới.
Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng chung là chủ nghĩa Mác- Lênin; có
kẻ thù chung là giai cấp tư sản quốc tế, là chủ nghĩa tư bản quốc tế, do vậy,
họ có sứ mệnh lịch sử chung là tiến hành cuộc cách mạng triệt để nhằm xóa
bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới tốt đẹp mà ở đó, giai
cấp, con người và xã hội đều được giải phóng khỏi mọi sự áp bức.
Mặt khác, xét về chủ quan, trong phong trào công nhân, bên cạnh cuộc
đấu tranh của những người quốc tê chủ nghĩa, còn tồn tại các trào lưu dân
tộc chủ nghĩa đặt trọng tâm đấu tranh vào việc giải quyết những nhiệm vụ
dân tộc của giai cấp công nhân. Toàn bộ tình hình đó đòi hỏi, cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân ở mỗi nước cần liên kết chặt chẽ thành một phong
trào chung mang tầm quốc tế để nhân sức mạnh của mình lên cùng đấu
tranh chống kẻ thù chung, đó là chủ nghĩa tư bản quốc tế. Khẳng định điều
này, V.I.Lênin viết: “Sự thống trị của tư bản là có tính chất quốc tế. Chỉnh
vì thế, cuộc đấu tranh của công nhân ở tất cả các nước để tự giải phóng, chỉ
có thể thành công được, nếu công nhân cùng nhau đấu tranh chống lại tư
bản quốc tế”XXV.

XXV V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t2, tr. ỉ 15.

7
Sự thống nhất về lợi ích của giai cấp công nhân ở các quốc gia - dân
tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là cơ sở
của chủ nghĩa quốc tế. Đoàn kết, hợp tác để giải phóng làm thành nền tảng
cho mối liên hệ bình đẳng về lợi ích, tinh thần trách nhiệm với sự nghiệp
chung của giai cấp công nhân ở các quốc gia - dân tộc để giải phóng giai
cấp, đồng thời giải phóng dân tộc. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Giai cấp vô
sản chiến thắng giai cấp tư sản đồng thời còn có nghĩa là khắc phục tất cả
những cuộc xung đột dân tộc và xung đột công nghiệp hiện nay đang sinh ra
sự thù hằn giữa các dân tộc. Vì vậy mà thắng lợi của giai cấp vô sản đối với
giai cấp tư sản đồng thời còn là dấu hiệu giải phóng tất cả các dân tộc bị áp
bức”1.
Ba là, chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân được hình thành xùẩt
phát từ kỉnh nghiệm hoạt động thực tiễn của giai cấp công nhân.
Trong các phong trào đấu tranh giai cấp ở mỗi nước cũng như trên thế
giới, từ cả những thành công và những thất bại, giai cấp công nhân đúc rút
được những bài kinh nghiệm quý báu về mọi mặt, trong đó, có bài học kinh
nghiệm về đoàn kết quổc tế - đây là một trong những nhân tố chủ quan để
giai cấp công nhân có thể thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình ở mỗi nước,
cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Tổng kết bài học này, C.Mác viết:
“...Chúng ta hãy nhớ một nguyên tắc cơ bản cửa Quốc tế: sự đoàn kết.
Chúng ta sẽ đạt được mục đích vĩ đại mà chúng ta đang hướng tới, nếu
chúng ta củng cố vững chắc nguyên tắc đầy sức sống ấy trong tất cả các
công nhân ở tất cả các nước. Cách mạng phải là đoàn kết, kinh nghiệm lớn
lao của Công xã Pari đã dạy chúng ta như thế...”XXVI XXVII.
Chủ nghĩa quốc tế đã góp phần thống nhất công nhân trên toàn thế giới
“là một đạo quân quốc tế vĩ đại duy nhất gồm những người xã hội chủ
nghĩa, một đạo quân tiến triển không ngừng, ngày càng lớn lên về số lượng,
về tổ chức, về tính kỷ luật, về sự hiểu biết và về lòng tin chắc vào thắng

XXVI C.Mác và Ph.Ãngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4, tr.527.
XXVII C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tệp, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995, t.18,
tr.220.

7
3
lợi”XXVIII.

1.2. Nguyên tắc thực hiện và nội dung chủ nghĩa quốc tế của giai cấp
công nhân
1.2.1. Nguyên tắc thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công
nhân
Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân được hình thành và xây dựng
một cách khách quan; song, trong quá trình thực hiện cần đảm bảo một số
vấn đề có tính nguyên tắc.
Thứ nhất, giai cấp công nhăn toàn thế giới phải đoàn kết lại nhằm
tăng cường sức mạnh về vật chất và tinh thần để giai cấp công nhân mỗi
nước thực hiện sứ mệnh lịch sử.
Phân tích khẩu hiệu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản,
Ph.Ăngghen nhấn mạnh: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!”, một khẩu
hiệu công khai tuyên bố tính chất quốc tế của cuộc đấu tranh... Đoàn kết giai
cấp công nhân quốc tể nhằm tăng sức mạnh nội sinh của giai cấp công nhân
mỗi nước; đồng thời, nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của giai cấp công
nhân các nước, của các lực lượng yêu chuộng hòa bình hên toàn thế giới
nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, đi tới mục
tiêu chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin cũng từng nói: “Thắng lợi của cách mạng
vô sản thế giới đòi hỏi giai cấp công nhân các nước tiên tiến phải hết sức tin
cậy lẫn nhau, đoàn kết anh em hết sức chặt chẽ với nhau và phải hết sức
nhất trí trong các hành động cách mạng của họ”XXIX.
Thứ hai, phải giải quyết hài hòa quan hệ giữa lợi ích giai cấp và lợi
ích quốc gia - dân tộc trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai
cap công nhân.
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, trong tiến trinh thực hiện sứ mệnh lịch sử,
giai cấp công nhân các nước phải liên kết lại với nhau trên cơ sở những lợi
ích chung. Chính lợi ích chung ấy là cơ sở để thiết lập tình hữu nghị giai cấp
XXVIII C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995, t.22,
tr.762.
XXIX V.I.Lênin: Toàn tập: Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.20Ọ5, t.38, tr.132.

7
của công nhân ở các quốc gia dân tộc, đồng thời, là cơ sở để giải quyết hài
hòa lợi ích của giai cấp với lợi ích của dân tộc. Đây là vấn đề mang tính
nguyên tắc. Mọi sự vi phạm nguyên tắc này đều dẫn đến những bất đồng,
những mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân các nước, làm tổn thất lớn đến
chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Khẳng định điều này, chủ nghĩa
Mác đòi hỏi: thực hiện sứ mệnh lịch sử trên toàn thế giới nhưng giai cấp
công nhân không bao giờ được lãng quên sứ mệnh của mình với từng quốc
gia dân tộc. Họ “phải vươn lên trở thành dân tộc”; làm tròn nghĩa vụ với dân
tộc và nhiệm vụ đầu tiên là “phải thanh toán xong giaỉ cấp tư sản nước mình
đã”1.
Trách nhiệm giúp đỡ nhau trong cách mạng giải phóng dân tộc, cách
mạng dân chủ trở thành nguyên tắc hành động của giai cấp công nhân.
“Quốc tế cộng sản còn phải xầc định và chúng minh trên lý luận cho một
nguyên tắc là: với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các
nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xô-viết, và qua những giai đoạn phát
triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa”XXX XXXI.
Thứ ba, phổi hợp hành động, đoàn kết quốc tế nhưng các đảng phải
tôn trọng độc ỉập, chủ quyền, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau.
Đoản két, phối hợp tồ chức và hành động giữa các đảng cộng sản và
công nhân quốc tế là nhu cầu khách quan luôn song song với việc giữ vững
độc lập, chủ quyền và tôn trọng, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau.
Trên thực tế, cũng đã có một số biểu hiện hoặc nhấn mạnh tính chất
toàn thế giới, hoặc nhấn mạnh vai trò chỉ đạo chung của các tổ chức quốc tế
mà xâm phạm đến nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền. Việc làm đó
vừa xâm phạm đến yêu cầu lịch sử cụ thể: mỗi đảng phải “đứng vững trên
mảnh đất hiện thực” của mình để đưa ra những quyết sách, con đường riêng
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa; mặt khác, việc làm đó có thể lại gây tổn
XXX C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4, tr.611.
XXXI V.I.Lênin: Toàn tệp, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.41, tr.295.

7
5
hại đến tình đoàn kết giữa các đảng. Chỉ khi nguyên tắc này được đảm bảo
thì sự đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân các nước, của các đảng cộng
sản mới thực sự bền chặt và hiệu quả.
1.2.2. Nội dung chủ nghĩa quếc tế của giai cap công nhân
Trong di sản của chủ nghĩa Mác-Lêniii và trên thực tế, chủ nghĩa quốc
tế của giai cấp công nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Giai cap công nhân toàn thế giới đoàn kết dưới ngọn CỜ lỷ luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin.
Chủ righĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, sứ mệnh lịch sử
toàn thế giới của giai cấp công nhân là cơ sở lỷ luận, phương pháp luận và
nguyên lý hoạt động chung của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế.
Chỉ từ những cơ sở lý luận này, chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân
mới có được cơ sở duy vật lịch sử và nhãn quan khoa học, đầy đủ.
Hơn nữa, hệ thống lý luận này là “sợi chỉ đỏ xuyên suốt”, chỉ đạo tổ
chức và hành động quốc tế của giai cấp công nhân toàn thế giới. Điều cơ
bản để đoàn kết là với chủ nghĩa Mác-Lênin, giai cấp công nhân đã có được
nhận thức ở trình độ lý luận về bản thân và sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của
mình. Lý luận đó được đúc kết trong chủ nghĩa xã hội khoa học, “biểu hiện
lý luận của lập trường của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh đó và sự
khái quât lý luận về những điều kiện giải phóng của giai cấp vô sản” XXXII.
Chính từ đây, những nguyên lý của chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công
nhân đã được xây dựng, mà công lao đầu tiên là thuộc về C.Mác và
Ph.Ăngghen.
Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin là yêu cầu hàng đầu khi quán
triệt cơ sở lý luận của chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Cùng với
đó sáng tạo ra các hình thức biện pháp phù hợp để thực hiện chủ nghĩa quốc
tế phù hợp với từng bối cảnh cũng là yêu cầu khách quan.
Việc xác định tính chân chính, sự trung thành với chủ nghĩa quốc tế
cũng có thể thông qua sự giám định từ các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-

XXXII C.Mác và Ph.Ẩngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4, tr.399.

7
Lênin. Các bất đồng về quan điểm chính trị cũng có thể được giải quyết trên
cơ sở lý luận và hài hòa lợi ích giữa toàn thể và bộ phận; phong trào cách
mạng chung và từng quốc gia, khu vực; lợi ích giai cấp và lợi ích quốc gia -
dân tộc...
Như vậy, giác ngộ lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin cho toàn thể giai
cấp công nhân, cho các đảng cộng sản ở các quốc gia - dân tộc và cho các
tầng lóp nhân dân lao động, trở thành nội dung quan trọng trong việc thực
hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.
- Xây đựng và phát triển các tổ chức, trung tâm lãnh đạo phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế.
Yêu cầu thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động trong quá trình
thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới đã đặt ra một cách khách quan việc xây
dựng những tổ chúc quốc tế để chỉ đạo toàn thể và thống nhất hành động
của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế vì mục đích chung. C.Mác và
Ph.Ăngghen viết: “Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản
khác... trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc
khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc
vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản...”XXXIII.
Các tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân được thành lập dưới nhiều
hình thức đa dạng và có vai trò truyền bá, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác,
thống nhất mục tiêu, phương châm, phương pháp đấu tranh cho giai cấp
công nhân thế giới phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ví dụ, khi
đánh giá về vai trò của Quốc tế II (vào những năm 90 của thế kỷ XIX),
V.I.Lênin viét: “Tổ chức quốc tế của phong trào công nhân được phục hồi
dưới hình thức những đại hội quốc té họp đều kỳ, tổ chức này ngay lập tức
đứng trên lập trường củạ chủ nghĩa Mác trong tất cả các vấn đề căn bản... .
Các tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân có thể có quy mô, hình thái
khác nhau tùy theo điều kiện lịch sử và năng lực xây dựng cụ thể, nhưng
điểm cốt yếu là xây dựng được một trung tâm quốc tế để lãnh đạo phong

XXXIII C.Mác và Ph.Ẫngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4, tr.614.

7
7
trào; từ đó, thúc đẩy sự ra đời của chính đảng của giai cấp công nhân ở từng
nước. Đây là sứ mệnh của các tổ chức quốc tế của những người cộng sản.
“...để tạo ra và duy trì một chính đảng to lớn của giai cấp vô sản gồm những
người công nhân của tất cả các nước và thuộc mọi ngôn ngữ”XXXIV XXXV.
- Tạo sự thổng nhẩt về chinh trị, tư tưởng và phổi hợp hành động vì
những mục tiêu của thời đại.
Trên thực tế, cùng với mục tiêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản, trong những điều kiện cụ thể của từng quốc gia và từng khu vực, có thể
xuất hiện những mục tiêu cụ thể như: độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và
tiến bộ xã hội. Đó cũng là sứ mệnh của chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công
nhân.
Sự phối hợp hành động cách mạng có nhiều biểu hiện, gần gũi nhất là
sự ủng hộ, giúp đỡ, phổi họp hành động giữa giai cấp công nhân của các dân
tộc đã được đoàn kết lại. Sự phối họp hành động ấy còn bao gồm cả sự kết
hợp cuộc cách mạng của giai cấp công nhân chính quốc với các phong trào
dân tộc, dân chủ. “Cuộc cách mạng xã hội chỉ có thể tiến hành được dưới
hình thức một thời đại kết hợp cuộc nội chiến của giai cấp vô sản chống giai
cấp tư sản trong các nước tiên tiến, với cả một loạt phong trào dân chủ và
cách mạng, kể cả những phong trào giải phóng dân tộc trong các nước chưa
phát triển, lạc hậu và bị áp bức”1.
Sự thống nhất, phối hợp hành động của giai cấp vô sản ở các nước
cũng vẫn chấp nhận những sự khác biệt về chi tiết khi vận dụng các nguyên
lý của chủ nghĩa quốc tế. V.I.Lênin từng nhắc nhở: “Chừng nào mà giữa các
dân tộc và các nước vẫn còn những sự khác nhau về dân tộc và về chế độ
nhà nước - những sự khác nhau này, ngay cả sau khi nền chuyên chính của
giai cấp vô sản đã được thiết lập trên phạm vi toàn thế giới, cũng vẫn còn
tồn tại trong một thời gian lâu, rất lâu, - thì chừng đó, sự thong nhất sách
lược quốc tế của phòng trào công nhân cộng sản tất cả các nước vẫn không
đòi hỏi phảỉ xóa bỏ mọi màu sắc khác nhau..., mà nó đòi hỏi phải áp dụng
XXXIV V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chírih trị quốc gia, H.2005, t.17, tr.20-21.
XXXV C.Mác và Ph.-Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995, t.21,
tr.338.

7
những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa cộng sản... sao cho những nguyên
tắc ấy được cải bỉến đủng đắn trong những vẩn đề chị tiết, được làm cho
phù hợp, cho thích họp với những đặc điểm dân tộc và đặc điểm nhà nước -
dân tộc”XXXVI XXXVII.

2. NHỮNG HÌNH THỨC THỰC HIỆN CHỦ NGHĨA QUỐC TÉ CỦA


GIAI CẤP CÔNG NHÂN
2.1. Các tể chức quốc tế của giai cấp công nhân
- “Liên đoàn những người cộng sản ”
Đây là hình thức tổ chức quốc tế đầu tiên được thành lập trên cơ sở
giác ngộ lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Tuyền ngôn của Đảng Cộng sản (2-1848) được coi là “bản khai sinh” của tổ
chức quốc tế đầu tiên này. Những nguyên lý mà C.Mác và Ph.Ăngghen trình
bày trong tảc phẩm này là nền tảng tư tưởng, kỉm chỉ nam cho toàn bộ hoạt
động phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
-Quốc tế I (1864-1876)
Tên gọi đầy đủ là “Hội Liên hiệp công nhân quốc tể” đượ-c thành lập
ngày 28-9-1864 tại Luân Đôn (Anh). Hội có mục đích Là “đoàn kết tất cả
các lực lượng chiến đấu của giai cấp vô sản châu Âu và châu Mỹ...” cho dù
nhận thức và trình độ tổ chức có thể có khác biệt. Chính C.Mác là người
soạn ra Điều lệ của Hội, nhằm đoàn kết các đội ngũ vô sản cách mạng, đấu
tranh chống lại các khuynh hướng bè phái. Điều lệ của Hội nêu rõ: Hội được
thành lập là để làm một trung tâm liên lạc và hợp tác giữa các đoàn thể công
nhân hiện đang tồn tại ở các nước khác nhau và theo đuổi cùng một mục
đích, tức là bảo vệ, phát triển và giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân.
Nhiệm vụ hàng đầu của Hội là truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học vào
phong trào công nhân. Bản tuyên ngôn của Hôi kết thúc bằng khẩu hiệu
chiên đấu mà Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã từng nêu cao: “Vô sản tất
cả các nước, đoàn kết lại!”.

XXXVI V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.30, tr.146.
XXXVII V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.41, tr.96.

7
9
Với hơn 10 năm hoạt động, Hội Liên hiệp công nhân quốc té đã tiến
hành thắng lợi việc truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học vào phong trào
công nhân, đấu tranh cho sự thống nhất giai cấp công nhân về tư tưởng và tổ
chức trên phạm vi quốc tế. Sau này, V.I.Lênin đánh giá: “Quốc tế I không
thể bị lãng quên được, nó sống mãi trong lịch sử đấu tranh của gỉaỉ cấp công
nhân nhằm tự giải phóng. Nó đã xây nền đắp móng cho lâu đài cộng hòa xã
hội chủ nghĩa thế giới mà ngày nay chúng ta đang được vinh hạnh xây
dựng”XXXVIII.
- Quốc tếII - “Quốc tể xã hội chủ nghĩa” (1889-1914)
Được thành lập trong Đại hội quốc tế của công nhân, tổ chức tại Pari
(Pháp) ngày 14-7-1889 với sự tham dự của gần 400 đại biểu đến từ hơn 20
quốc gia châu Ầu, châu Mỹ. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ph.Ấngghen, Đạỉ
hội khẳng định: chủ nghĩa cộng sản khoa học là nền tảng tư tưởng của
phong trào công nhân xã hội chủ nghĩa; sự nghiệp giải phóng lao động chỉ
có thể do giai cấp vô sản toàn thế giới lãnh đạo; giai cấp vô sản phải giành
lấy chính quyền để thực hiện tước đoạt tư bản và biến tư liệú sản xuất thành
tài sản xã hội; quyết định lấy ngày 1-5 hằng năm là Ngày Quốc tế Lao
động...
Sau khi Ph.Ăngghen mất (1895), Quốc tế II đã bị phân hóa, phân liệt
nặng nề bởi chủ nghĩa cơ hội và phá sản trước ngưỡng cửa của Chiến tranh
thế giới lần thứ nhất. Tuy nhiên, như V.I.Lênin nhận định: Quốc tế II có
đóng góp rất quan ứọng vào cuộc đấu tranh tư tưởng, bảo vệ, bổ sung, phát
triển và truyền bá chủ nghĩa Mác, “đánh dấu thời kỳ chuẩn bị cơ sở để cho
phong trào lan rộng trong quần chúng ở nhiều nước”XXXIX.
- Quốc tếIII- “Quốc tể Cộng sản” (1919-1943)
Quốc tế III ra đời tại Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản, tổ chức từ
lígày 2 đến ngày 6-3-1919 tại Thủ đô Mátxcơva (Nga) dưới sự chủ trì của
V.I.Lênin với sự tham dự của 51 đại biểu đến từ 30
• • • • nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á.

XXXVIII V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.38, tr.278.
XXXIX V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.38, tr.363.

8
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm đại biểu của nhiều đảng cộng
sản và đã thông qua Cương lĩnh trình bày những nguyên lý quan trọng nhất
của chủ nghĩa Lênin về chủ nghĩa đế quốc và lý luận cách mạng xã hội chủ
hghĩa trong thời đại ngày nay. Đóng góp lớn nhất của Quốc tế III là đã trở
thành trung tâm lãnh đạo phong trào cộng sản và phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc những thập niên giữa thế kỷ XX.

2.2. Các hình thức khác trong phong trào cộng sẳn và công nhân quốc
tế
-Từ những năm 40 đến những năm 90 của thế kỷ XX, bên cạnh các
“Quốc tế”, đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chức và phối họp hành động
quốc tế của giai cấp công nhân và các đảng cộng sản. Điển hình là các hình
thức, như: Cục thông tin quốc tế (1947-1956); Hội nghị các đảng cộng sản
và công nhân quắc tể (được tổ chức 3 lần vào những năm 1957,1960 và
1969).
Cùng với vai trò là trung tâm chỉ đạo phong trào cộng sản và công
nhân thế giới, các tổ chức trên còn có nhiều đóng góp lý luận cho chủ nghĩa
xã hội đưong thời. Điển hình là các nhận định về nội dung cơ bản của thời
đại hiện nay - đó là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; nêu
lên những nguyên tắc quan hệ giữa các nước trong hệ thống xã hội chủ
nghĩa - đó là chủ nghĩa quốc tê xã hội chủ nghĩa; vạch ra một số quy luật
chung đối với các nước tiến lên chủ nghĩa xã hội; trình bày quạn điểm về
các vấn đề quốc tê nóng hổi nhất như: chiến tranh, hòa bình, cùng tồn tại
hòa bình; tổng kểt những kinh nghiệm cơ bản của cách mạng xã hội chủ
nghĩa và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó nhấn mạnh, phải kết
hợp đúng đắn những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin với
những đặc điểm dân tộc, phải kết hợp chặt chẽ lợi ích của từng quốc gia -
dân tộc với lợi ích chung của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới; nhấn mạnh
nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa quốc tế vô sản, ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc
hẹp hòi, chủ nghĩa sô vanh nước lớn...
- Từ những năm 70 đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, các hình

8
1
thức hợp tác quốc tế, như: Diễn đàn quổc tế; các Hội nghị đa phương, song
phương giữa các đảng cộng sản và công nhân... đã được tổ chức định kỳ và
thường niên. Điển hình là Các hội nghị đại biểu các đảng cộng sản, công
nhân các nước, các Diễn đàn liên tiếp được tổ chức, góp phần củng cố
phong trào cộng sản quốc tế.
Đóng góp lý luận cho chủ nghĩa xã hội khoa học từ các hình thức hoạt
động của chủ nghĩa quốc tế giai đoạn này là: lý luận về “3 dòhg thác cách
mạng” (cách mạng xã hội chủ nghĩa, phong trào cách mạng giải phóng dân
tộc, phong trào đấu hanh vì dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội trong các
nước tư bản chủ nghĩa); mối quan hệ giữa cách mạng khoa học và công
nghệ với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa; mối quan hệ giữa dân chủ
hóa và chủ nghĩa xã hội ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi...

3. BIÊU HIỆN MỚI CỦA CHỦ NGHĨA QUỐC TỂ CỦA GIAI CẤP
CÔNG NHÂN VÀ VỆC THỰC HỆN Ở VỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Bốỉ
cảnh mớỉ tác động đến chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân và
nhth0ghiểw..hlên .trong giai đoạn hiện nay ■
3.1.1. Bổi cảnh mới tác động đen chủ nghĩa quểc tể cửa gìaị cap
công nhãn
- ‘‘Giai đoạn hiện nay của thời đại được tỉnh từ năm 1991 đến nay có
một so đặc điểm mới.
Cuộc khủng hoảng của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, sự sụp đổ
của các chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu từ cuối thập niên 80
của thế kỷ XX và sự tan rã của Liên Xô (tháng 12-1991) là tổn thất nặng nề
nhất của phong trào cộng sản quốc tế kể từ khi ra đời vào giữa thế kỷ XIX.
Nguyên nhân gây ra thảm họa này đã được các nghiên cứu của các đảng
cộng sản chỉ ra là khá đa dạng, trong đó có cả tình trạng vi phạm nghiêm
trọng đối với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân " cả trong tư tưởng,
nhận thức, lý luận và cưOTglTxđi,XL'Ổuùng,jĩối...,'cm'ignhưtnmg úoạí ờụng

XL Đây là cách diễn đạt của Đảng Cộng sản Việt Nam, xem “Cương ỉĩhh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ đi ỉên chủ nghĩa xã hội năm 1991”; Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính

8
thực tiễn của các đảng cộng sản cầm quyền.
Như một hậu quả khó tránh, toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế sau
năm 1991 đã bị lún sâu vào khủng hoảng, tan vữ và phải đối mặt với nhiều
thách thức nghiệt ngã nhất của lịch sử. Xuất hiện nhiều biểu hiện dao động,
lúng túng, thậm chí, đoạn tuyệt với lý tưởng cộng sản, lý luận chủ nghĩa xã
hội khoa học và hệ tư tưởng Mác-Lênin. Các tổ chức cộng sản hùng mạnh
một thòi bị tê liệt, giải tán, hoặc thay đổi bản chất.
Hiện nay, “thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất
nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hòa bình, họp tác và phát triển vẫn là
xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn”1, ‘Chủ nghĩa dân
tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong
quan hệ quốc tế gia tăng. Các nước đang phát triển, nhất là các nước nhỏ
đúng trước nhiều khó khăn, thách thức mới” 2; “Cạnh tranh kinh tế, chiến
tranh thưong mại, tranh giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ,
nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng
quyết liệt...”3; “Những vấn đề toàn cầu, như: bảo vệ hòa bình, an ninh con
người,... an ninh phi truyền thống... tiếp tục diễn biến phức tạp” 4. Tất cả
những vấn đề mới đó đang tác động mạnh mẽ đen việc thực hiện chủ nghĩa
quốc tế của giai cấp công nhân trong bôi cảnh hiện nay.
Mặc dù vậy, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, các nước xã hội chủ
nghĩa còn lại vẫn tiếp tục kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, giữ vững chế
độ xã hội chủ nghĩa và tiến hành cải cách, đổi mới một cách sáng tạo, cùng
với đó là những tìm tòi, đổi mới trong hình thái tổ chức và hoạt động của
chủ nghĩa quốc tế trong bối cảnh mới. Những vấn đề đó được xem là điển
hình và cũng 1Ạ tình huống thực tiễn đặt ra cho lý luận và thực tiễn của chủ
nghĩa quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

trị quốc gia Sự thật, H.2007, t.51, tr. 133.


1,2,3,4 £)àng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đợi hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2ŨIỈ,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 105,106,106,106-107.

8
3
3.1.2. Biểu hiện mới của chữ nghĩa quốc tế của giai cap công nhân
hiện nay
Một là, chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân hiện nay có nhiều
chủ thể cùng tham gia thực hiện.
Có thể tạm phân thành ba nhóm chủ thể như sau:
Nhóm chù thể hàng đầu hiện nay là các đảng cộng sản cầm quyền ở
các nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với vị thế là đại
diện cho lợi ích của quốc gia - dân tộc, đại diện cho lợi ích của giai cấp công
nhân nước mình và trách nhiệm với sứ mệnh lịch sừ của giai cấp công nhân
toàn thế giới, đường lối đối ngoại của những quốc gia này (quan điểm và
thực tiễn) là sự thể hiện tập trưng thái độ với chủ nghĩa quốc tể của giai cấp
công nhân. Vị thê ấy cùng những quan hệ đa chiều giữa giai cấp và dân n
tộc, lợi ích quốc gia và trách nhiệm quốc tế, khiến nhóm chủ thể này có thể
được xem là có nghĩa vụ nặng nề và phức tạp nhất với chủ nghĩa quốc tế của
giai cấp công nhân trong giai đoận hiện nay.
Nhóm chủ thể thứ hai là giai cấp công nhân và các đảng cộng sản,
đảng công nhân, đảng cánh tả đang trong quá trình đấu tranh để xác lập
quyền lực chính trị. Thái độ và hành động đối với chủ nghĩa quốc tế của họ
gắn liền với cưong lĩnh chính trị của mỗi đảng và hiệu quả thực tế của
cương lĩnh ấy thể hiện ở khả năng tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ
của quần chúng. Đặc thù của sự liên hiệp quốc te của các đảng này là diễn ra
ngay trong lòng của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Họ phải đối diện với những
chế ước của pháp luật tư sản hiện hành để giải quyết những vấn đề của
chính chế độ ấy trong khuôn khổ pháp luật. Trong điều kiện khá phức tạp
này, các đảng cộng sản và cánh tả ở phương Tây phải tìm đến những biện
pháp mềm dẻo để liên kết lực lượng. Vì vậy, gần đây có khá nhiều sự liên
hiệp cả về tổ chức và hành động giữa các đảng cộng sản, đảng cánh tả với
các phong trào vì tiến bộ xã hội ở phương Tây và vì những mục tiêu chung.
Nhiều thành tựu mà họ đạt được trong hai thập niên gần đây về dân chủ, tiến
bộ xã hội đã xác nhận vai trò, vị thế của họ trong đời sống chính trị quốc tế,
góp phần điều chỉnh nhũng biểu hiện cực đoan của chủ nghĩa tư bản hiện

8
đại. Với cái nhìn tổng thể, triển vọng phát triển của chủ nghĩa quốc tế
của giai cấp công nhân trong vài thập niên tói tùy thuộc sâu sắc vào
những nỗ lực hoạt động của nhóm chủ thể này.
Nhóm thứ ba là các tổ chức xã hội đấu tranh vì dân chủ, dân sinh,
tiển bộ xã hội và phát triển bền vững ở nhiều nước phương Tây. Công
bằng, bình đẳng, dân chủ, hòa binh và họp tác... là những giá trị lớn của
chủ nghĩa xã hội, đang là những điểm gắn kết các chủ thể này vói nhau.
Trong vài thập niên gần đây, nhóm chủ thể này có những chia sẻ và cộng
tác ở nhiều mức độ với các mục tiêu của các đảng cộng sản và công nhân
quốc tế. Sự tương đồng ở những mức độ nhất định về mục tiêu, những
quan tâm chung và cả những vấn đề đặt ra toong quá trình phát triển,
khiến những chủ thể này có nhũng điểm gần gũi về quan điểm và phối
hợp hành động với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Các phong
trào xã hội vì sự phát triển nhân văn và bền vững trên con đường vận
động của mình đang tiếp sức và cộng hường với chủ nghĩa quốc tế của
giai cấp công nhân.
Hai ĩà, xuất hiện những hình thức tập hợp lực lượng mới.
Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
sụp đổ, chủ nghĩa quốc tể của giai cấp công nhân cũng trải qua gần một
thập niên để tìm tòi những hình thức liên kết và phối hợp hành động. Chủ
nghĩa quốc tế được thể hiện qua mối quan hệ và hợp tác giữa các đảng
thông qua lý tưởng, ý thức hệ và quan hệ quốc gia, dân tộc. Sự thay đổi
toong chiến lược đối ngoại trong chính sách của các đảng cộng sản cầm
quyền theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa có những tác động tích
cực đối với chặng đường phát triển mới của chủ nghĩa quốc tế của giai
cấp công nhân. Những nguyên tắc cơ bản trong quari hệ quốc tế đã được
làm rõ hơn, vừa phù hợp với lý luận mácxít, vừa phù hợp với thực tiễn
chính trị hiện đại và thông lệ quốc tế đã mở rộng bạn bè cho các đảng và
qua đó có thể có được những hình thức tập hợp lực lượng mới của chủ
nghĩa quốc tế. Cùng với đó là xu thế dân chủ hóa trong quan hệ giữa các

8
5
đảng cộng sản và công nhân, đa dạng hóa các hình thức hợp tác diễn đàn;
khuyến khích khả năng tham gia ở nhiều mức độ với các tổ chức khác
thuộc tính, nhưng có thể cùng chung một số mục tiêu, trên tinh thần tìm
ra những điểm chung nhưng vẫn giữ được những điểm đặc thù, chấp nhận
sự khác biệt về hình thái tổ chức và quan niệm...
Ba là, thiếu một trung tầm chi đạo chung cho phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, song đối tác của chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công
nhân trong giai đoạn hiện nay có xu thế mở rộng hơn.
Trong bối cảnh hòa bình và hợp tác phát triển tiếp tục là xu thế chủ
đạo trên thế giới, sự mở rộng về diện và đối tác của chủ nghĩa quốc tế của
giai cấp công nhân mang tính khách quan. Việc mở rộng quan hệ đối tác này
còn nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nhà nước, các tổ chức quốc tế và khu
vực có chung một số mục tiêu. Các nước đang phát triển, các lực lượng dân
chủ, tiến bộ ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống quốc tế, là lực
lượng tích cực trong cuộc đẩu tranh thiết lập trật tự thế giới mới, bình đẳng,
dân chủ, hợp tác và phát triển bền vững. Đó cũng là những mục tiêu mà sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân quan tâm.
Từ sau sự đổ vỡ của mô hình Xô viết, hiện nay, chủ nghĩa quốc tế của
giai cấp công nhân cũng đang gặp nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu một
trung tâm chỉ đạo chung cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là
một thực tế. Tuy vậy, thay vào đó, quan hệ quốc tế của phong trào tìm tới
những hình thức như: diễn đàn, hội đàm, trao đổi song phương, đa phương
là khá phổ biến. Xu thế này phản ánh tính chất dân chủ hóa, đa dạng hóa và
đa phương hóa giữa các chủ thể chính trị trong quan hệ quốc tế.
Theo đó, việc các đảng cộng sản, đảng công nhân mở rộng quan hệ với
các chính đảng ở các nước khác nhau ttên thế giới trên cơ sở các nguyên tắc:
độc lập, tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau; cùng thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác, vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội, có thể được xem
là biểu hiện mới của chủ nghĩa quốc té của giai cấp công nhân trong giai
đoạn hiện nay.

8
Bổn ỉà, sự gắn bó giữa lợi ích giai cấp công nhân với lợi ích dân tộc
và lợi ích nhân loại.
Trình độ phát triển và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc
trong thế giới đương đại đã đạt đến mức mọi vấn đê cụ thể đều có tầm vóc
toàn cầu và mọi vấn đề toàn cầu đều chi phối những giải pháp cụ thể. Chủ
nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân không là ngoại lệ. Tất cả các đàng
cộng sản và công nhân đều coi việc bảo vệ lợi ích chân chính của quốc gia -
dân tộc là một bộ phận trong cương lĩnh hành động của mình.
Trong đời sống chính trị hiện đại, có một thực tế mới là trong giai cấp
cầm quyền ở một số quốc gia hiện nay có một bộ phận lởn bị chi phối bởi
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, xuất hiện không ít đâng phái say mê với “lợi ích
quốc gia - dân tộc” cực đoan. Toàn cầu hóa kinh tế đã kích thích nhiều nhân
tố tiêu cực vốn tiềm tàng bấy lâu, trong đó, tiêu biểu là chủ nghĩa quốc gia
dân tộc hẹp hòi. Tình trạng này càng trở nên đậm nét hơn khi các nền kinh
tế rơi vào khủng hoảng, suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, phúc lợi xã hội
bị cắt giảm, cuộc sống của người lao động trở nên khó khăn, thiếu thốn.
Nhưng cũng có một thực tế là, nhân loại hiện nay đang đứng trước
nhiều vấn đề toàn cầu bức thiết mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể
tự giải quyết được nếu không có sự hợp tác đa phương. Những nỗ lực chung
của cộng đồng quốc tế nhiều năm qua đã đưa lại một số kết quả, nhưng tính
chất nghiêm trọng và phức tạp của những vấn đề toàn cầu tiếp tục đòi hỏi
các nước phải tích cực phối hợp, họp tác một cách hiệu quả, thiết thực trong
nhiều khuôn khổ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự gắn bó giữa lợi ích giai cấp - dân tộc -
nhân loại hiện nay đối lập với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nó vượt qua chủ
nghĩa nhân đạo chung chung và chủ nghĩa biệt phái. Biểu hiện tích cực nhất
của nó chính là quá trình liên hiệp lại để giải phóng giai cấp công nhân và
nhân dân lao động trên toàn thế giới, để từ quá trình đó xây dựng một thế
giới mới hòa bình, công bằng, bình đẳng, dân chủ và hữu ái.

3.2. Thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân ở việt Nam

8
7
hiện náy
3.2.1. Những quan điểm CO' bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về
thực hiện chủ nghĩa quốc tế hiện nay
Một là, “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên
tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa”1 là cơ sở lý luận và thực tiễn để Việt Nam thực hiện chủ
nghĩa quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Với nhận thức rằng: “Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến
triển nhưng đang bị thách thức bởi sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước
lớn và sự trôi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Luật pháp quốc tế và các
thể chế đa phương toàn cầu đứng trước những thách thức lớn. Cục diện thế
giới tiếp tục biến đổi theo xu hưóng đa cực, đa trung tâm; các nước lớn vẫn
hợp tác, thỏa hiệp, nhưng đấu tranh, kỉềm chế lẫn nhau gay gắt hơn. Chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực
dụng trong quan hệ quốc tê gia tăng...”2. XLI
Trong bối cảnh hiện nay, thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công
nhân là khá khó khăn, phửc tạp nhung không thể buông bỏ. Chính chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra bản chất, quy luật và định
hướng cho những sáng tạo khi vận dụng lý luận này. Với tư tưởng chi đạo
rằng: “Giúp bạn cũng là tự giúp mình”; “Muốn làm gì cũng cần vì lợi ích
của Đân tộc mà làm”; thực hiện chủ nghĩa quốc tế là để “Làm cho nước
mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết” 1. Theo đó, thực hiện chủ
nghĩa quốc tế là biện pháp tích cực để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam.
Hai là, thực hiện chủ nghĩa quốc tế là để phục vụ cho “đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa,

XLI 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.202Ỉ, t.I, tr.109,105-106.

8
đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân
tộc”XLII XLIII trên lập trường của giai cấp công nhân.
Thực hiện chủ nghĩa quốc tế phải “gắn kết chặt chẽ quá trình chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng với việc nâng cao sức mạnh
tổng hợp, huy động tiềm năng của toàn xã hội” XLIV; qua đó, “tranh thủ tối đa
sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia -
dân tộc”4.
Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam trước sau như một, ủng hộ các đảng
cộng sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh
vì những mục tiêu chung của thời đại; mở rộng quan hệ với các đảng cánh
tả, đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia,
giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
3.2.2. Một số giải pháp tăng cường thực hiện chủ nghĩa quốc tế của
giai cap công nhân Việt Nam hiện nay
Một là, tăng cuờng giáo dục chủ nghĩa quốc tế cho đảng viên và quần
chúng nhân dân, nhất là cán bộ, đảng viên đang giữ trọng trách lãnh đạo,
quản lý. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức rằng, tuy sức mạnh tự thân là
yếu tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng ở tùng quốc gia,
nhưng khồng đội ngũ cộng sản nào, không quốc gia xã hội chủ nghĩa nào có
thể một mình đi lên chủ nghĩa xã hội được. Sự nghiệp ấy nhất định phải là
một sự nghiệp mang bản chất quốc tế sâu rộng.
Hai là, chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ thông tin,
phối họp nghiên cứu, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững các
nguồn tài nguyên, bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường, an ninh
nguồn nước, an ninh lương thực, thích ứng với biên đổi khí hậu, đồng thời

XLII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn lậện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quổc gia Sự thật,
H.2000, t.8, tr.27.
XLIII’3-4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn lãện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
XLIVNxb.Chírih trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.161,164,156.

8
9
giảm thiểu các tác động bất lợi từ quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế. Thực hiện các cam kết quốc tế, góp phần cùng cộng đồng quốc tế ứng
phó với biên đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. cần phải tăng cường
thông tin, tuyên truyền để đảng viên và quần chúng hiểu biết kịp thời, đầy
đủ, đúng đắn, khắc phục tình trạng thiếu thông tin và chống các luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch. Mỗi tổ chức của Đảng, Nhà nước và các
đoàn thể cần chủ động, sáng tạo chia sẻ thông tin qua các phương tiện
truyền thống và các phương tiện hiện đại để làm rõ đường lối đổi mới của
Đảng và giúp bạn bè ngày càng hiểu biết và gần gũi.
Ba là, trong quá trinh xây dựng cương lĩnh, đường lối, chính sách và
trong hoạt động, phải đảm bảo tôn trọng lợi ích của toàn bộ giai cấp công
nhân và nhân dân lao động thế giới, phòng tránh các xu hướng cục bộ hẹp
hòi, tuyệt đối hóa lợi ích riêng của nước mình. Mặt khác, cần phòng tránh
các biểu hiện của chủ nghĩa tả khuynh, biệt phái... nảy sinh trong thực tê
hiện nay.
Bổn là, ủng hộ và bảo vệ chủ nghĩa xã hội cần trở thành nhiệm vụ
chung quy tụ, tập hợp, gắn kết và đoàn kết, thống nhất của các lực lượng
cộng sản toàn thế giới. Tạm gác lại một số mâu thuẫn, bất đồng, khác biệt để
ưu tiên nhiệm vụ và lợi ích chung là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, ủng hộ
các trào lưu - xu thế đi lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới hiện nay.
Năm là, Việt Nam tích cực tham gia và chủ động sáng tạo thêm các cơ
chế, thiết chế và diễn đàn quốc tế phù hợp để tăng cường hiểu biết và quan
hệ với các đãng cộng sản và công nhân trên thế giới hiện nay.

c. CHỦ ĐÈ THẢO LUẶN


Theo đồng chí, chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân hiện nay đang
phải đối diện với những vấn đề gì? Đồng chí có đề xuất, kiến nghị gì góp
phần cùng Đảng và nhân dân Việt Nam tiếp tực thực hiện chủ nghĩa quốc tế
của giai cấp công nhân trong bối cảnh hiện nay?

D. CÂU HỎI ÔN TẬP

9
1. Hãy làm rỡ cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa quốc tế của giai
cấp công nhân?
2. Hãy phân tích nội dung và những hình thức mới để thực hiện chủ
nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong bối cảnh hiện nay?
3. Làm rõ mối quan hệ giữa phát huy chủ nghĩa quốc tế của giai cấp
công nhân trong bối cảnh mới với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay?
E. TÀI LIỆU HỌC TẬP
* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giảo trình Chủ nghĩa xã
hội khoa học (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận
chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thủ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I.
* Tài Hệu đọc thêm
1. C.Mác và Ph.Àngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2002, t.4, tr.591-646.
2. Học viện Chính trị, Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học: 100 năm
Quốc tể Cộng sản (1919-2019): Giá trị và ý nghĩa trong thời đại ngày nay
(Kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb.Quân đội nhân dân, H.2019.

9
1
Bài 4
CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÈ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ THỰC TIẾN XÂY DựNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TỪ NĂM 1917 ĐÉN NĂM 1991

A. MỤC TIÊU
về kiên thức: Học viên hiểu được một cách chính xác, sâu sắc những
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội; nhận thức và đánh giá đúng thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã
hội hiện thực từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đến năm 1991.
về kỹ năng: Học viên nâng cao được kỹ năng gắn lý luận với thực tiễn,
rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá đúng thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã
hội hiện thực và những vấn đề đang đặt ra đối với chủ nghĩa xã hội hiện thực
hiện nay.
về tư tưởng: Học viên có bản lĩnh vững vàng, tin tưởng vào chủ nghĩa
Mác-Lênin và kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa, góp phần rèn luyện bản
lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước Việt
Nam.

B. NỘI DUNG

1. CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


1.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
Lý luận về chủ nghĩa xã hội là hệ thống các quan điểm, tư tưởng, lý
thuyết, phản ánh vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, khát vọng của nhân
dân lao động về một xã hội phát triển dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về
các tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập; trong xã hội đó, con
người được tự do, sống hòa bình và hữu ái giữa các cộng đồng, không còn áp

9
bức, bóc lột, bất công.
Trorig lịch sử xã hội loài người đã có nhiều nhà tư tưởng phê phán xã
hội tư bản và đưa ra quan niệm về xã hội mới nhưng hoặc rơi vào chủ nghĩa
xã hội không tưởng, hoặc thiếu cơ sở khoa học. Chỉ có quan điểm của các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử mới có quan niệm một cách khoa học về chủ
nghĩa xã hội. * Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội là
giai đoạn thấp của hình thái kỉnh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, có những đặc
trưng bản chất sau đây:
Thứ nhất, mục tiêu cao cả của xã hội xã hội chủ nghĩa là giải phóng giai
cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát
triển toàn diện.
Tính nhân đạo, nhân văn của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản thể
hiện bản chất ưu việt, quan tâm hàng đầu đến con người. Trong Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Thay cho xã hội
tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một
liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát
triển tự do của tất cả mọi người”XLV.
Luận điểm trên cho thấy, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sàn đã phản ánh tính nhân vãn cao cả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản. Đây cũng chính là giá trị khoa học - thực tiễn bền
vững của học thuyết Mác.
Từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết, V.I.Lênin
đã nêu rõ mục tiêu lâu dài mà những người cộng sản phải hướng tới thiết lập
một xã hội cộng sản, đáp ứng thỏa mãn nhu càu của người lao động: “...Khi
bắt đầu thực hiện những cải tạo xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải đặt rõ cái mục
đích mà những cải tạo xã hội chủ nghĩa đó rút cục nhằm tói, cụ thể là mục
đích thiết lập một xã hội cộng sản chủ nghĩa, một xã hội không chỉ hạn chế ở
việc tước đoạt các công xưởng, nhà máy, ruộng đất và tư liệu sản xuất, không

XLV C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị qụốc gia Sự thật, H.2002, t4, tr.628.

9
3
chỉ hạn chê ở việc kiểm kê, kiểm soát một cách chặt chẽ việc sản xuất và phân
phối sản phẩm, mà còn đi xa hon nữa, đi tới việc thực hiện nguyên tắc: làm
theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Vì thế cái tên gọi “đảng cộng sản” là duy
nhất chính xác về mặt khoa học”XLVI.
V.I.Lênin còn chỉ rõ, trong quá trình phấn đấu để đạt được mục đích cao
nhất, giai cấp công nhân và đảng cộng sản phải hoàn thành các mục đích,
nhiệm vụ cho từng giai đoạn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản, trong đó đều đề cao vai trò của việc mang lại phúc lợi, am no,
hạnh phúc cho người lao động.
Thứ hai, xã hội xã hội chủ nghĩa có lực lượng sản xuất phát triển cao;
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập; tổ chức
quản lý có hiệu quả, năng suất lao động cao; phân phối theo lao động là chủ
yếu.
Phân tích môi quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra: sự
tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là lực cản lớn nhất,
kìm hãm sự phát triển của tiến bộ xã hội. Chính vì vậy, cuộc cách mạng cộng
sản phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Hai ông đã
khẳng định: “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ
sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản.
Nhưng chế độ tư hữu tư sản hiện thời, lại là biểu hiện cuối cùng và đầy
đủ nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu sản
phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột
những người kia.
Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình
thành một luận điểm duy nhất này là: xóa bỏ chế độ tư hữu”1.
Xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập từng bước chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất chủ yếu là bản chất ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đó là cơ sở kinh
tế để xây dựng một xă hội công bằng, bình đẳng, tiến bộ, quan hệ tốt đẹp giữa
người và người. Tuy nhiên, đây là quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài,
XLVI V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t36, tr.56.

9
không thể thực hiện chóng vánh, ngay lập tức.
Trong tác phẩm Những nguyên ỉý của chủ nghĩa cộng sản, Ph.Ăngghen
đã từng khẳng định điều vừa nêu ở trên khi trả lời câu hỏi: “Liệu có thể thủ
tiêu chế độ tư hữú ngay lập tức được không? Trả lời: “Không, không thể
được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay
lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu. Cho nên,
cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có tất cả những triệu chứng là sap
nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào đã
tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cân thiết cho việc cải tạo đó thì
khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu”XLVII XLVIII.
Cùng với việc tạo lập quan hệ sản xuất mới tiến bộ, ưu việt dưới chủ
nghĩa xã hội, việc tổ chức quản lý phải đạt tới trình độ cao để tạo ra năng suất
lao động vượt trội so với trong chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin chỉ rỗ: Sau khi
giai cấp vô sản đã làm xong nhiệm vụ giành được chính quyền rồi “thì tất
nhiên có một nhiệm vụ căn bản khác được đề lên hàng đầu, đó là: thiết lập
một chế độ xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, nghĩa là nâng cao năng suất lao
động và do đó (và nhằm mục đích đó) phải tổ chức lao động theo một trình độ
cao hơn”1.
Tạo ra năng suất lao động cao, tổ chức quản lý sản xuất khoa học, xây
dựng chế độ phân phối theo lao động là biểu hiện đặc trưng của xã hội xã hội
chủ nghĩa.
Thử ba, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội dân chủ, Nhà nước xã hội
chủ nghĩa vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa mang tính nhân dân
rộng rãi.
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rố
"... bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến

XLVIIC.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2002, t.4, tr.615-
616.
XLVIII C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4,
tr.469.

9
5
thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ” XLIX L. Từ thực tiễn xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết, V.I.Lênin đã khẳng định tính ưu việt của chế
độ dân chủ vô sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa; tính ưu việt của chính quyền
Xôviết, một hình thức của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện trước hết nó là một
công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân. Song, lợi ích của giai cấp
công nhân về cơ bản là thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động, do vậy,
Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn mang tính nhân dân rộng rãi. Từ thực tiễn xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết, V.I.Lênin đã đưa ra quan điểm xây
dựng “Nhà nước kiểu mới” đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau: 1) Nhà
nước phải do Đảng cộng sản lãnh đạo, bởi vì, Nhà nước chỉ là công cụ, là
thiết chế để thực thi đường lối chỉnh trị của Đảng cầm quyền thông qua việc
thể chê hóa đường lối chính trị đó và tổ chức thực hiện nó. Có như vậy, mọi
hoạt động của Nhà nước mới đảm bảo theo đúng quỹ đạo của chủ nghĩa xã
hội và nhằm phục vụ lợi ích tối cao của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động. 2) Xây dựng bộ máy nhà nước gọn nhẹ, tinh giản, tổ chức khoa học,
hoạt động hiệu quả và tiết kiệm theo nguyên tắc “thà ít mà tốt” 1 - tức là coi
trọng chất lượng, không chạy đua theo số lượng, cán bộ công chức phải có
năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Phải phấn đấu đạt “chất lượng kiểu
mẫu thật sự”2. 3) Cải cách nhà nước phải thể hiện tính cơ bản, tính hệ thống
chặt chẽ, chính quy về các nguyên tắc và về tổ chức, không được nỏng vội,
trên cơ sở đó, phát huy tính năng động, sáng tạo của bộ máy nhà nước và của
viên chức nhà nước trong thực tiễn.
Bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân rộng rãi của Nhà nước
Xôviết do V.I.Lênin chủ trương xây dựng là thực tiễn sinh động để các đảng
cộng sản trên thế giới tham khảo, vận dụng vào xây dựng nhà nước dân chủ
xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cụ thể của từng quốc gia, khu vực hiện nay.
Thứ tư, trong xã hội xã hội chủ nghĩa phải cỏ nền văn hóa phát triển cao;

XLIX V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.36, tr.228-229.
L C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4, tr.626.
2
’’ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự tìiật, H.2005, t.45, tr.445,446.
1,2
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.41, tr.361, 365.

9
kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa của
nhân loại.
C. Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích, chỉ rõ: Trong các chế độ xã hội
dựa vào chế độ chiếm hữu tư nhân, nhất là trong xã hội tư bản, đã gây ra tỉnh
trạng tha hóa của người lao động. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, con người
có đầy đủ điều kiện tiến từ “vương quốc tất yêu” sang “vương quốc tự do”.
V.I.Lênin đã đánh giá cao tính ưu việt của văn hóa vô sản, chỉ rõ quá
trình xây dựng nền văn hóa vô sản đòi hỏi lớn trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản: “... Văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên
mà có, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa
vô sản, phát minh ra... Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của
tổng số những kiến thức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của
xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu”1.
Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo chuyên
môn kỹ thuật cho người lao động trở thành một nhiệm vụ cấp bách và có ý
nghĩa đột phá để xây dựng chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin viết: Chủ nghĩa cộng
sản “chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở một nền học vấn hiện đại” và
“không có nền học vấn đó, thì chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một nguyện vọng
mà thôi”2. Xây dựng một nền văn hóa mới - văn hóa xã hội chủ nghĩa là quá
trình gắn liền vớí công cuộc kiến tạo chủ nghĩa xã hội.
Thứ năm, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội bảo đảm công bằng,
bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc.
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Àngghen đã nêu
luận điểm giá trị: xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc
này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ.
V.LLênin đã bổ sung, phát triển những quan điểm của C.Mác,
Ph.Ăngghen về quan hệ giữa các dân tộc ưong điều kiện mới, đồng thời đi sâu
giải quyết những vấn đề về “dân tộc thuộc địa”, các “dân tộc bị áp bức” trên
thế giới, khuyến khích các phong trào giành độc lập, chủ quyền gắn với cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc. V.I.Lênin cũng đã soạn thảo Cương lĩnh về vẩn

9
7
đề dân tộc, nêu rõ: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền
tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc...
Thứ sáu, quan hệ giữa dân tộc và quốc tế được giải quyết trên cơ sở kết
hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.
C.Mác, Ph.Ángghen, V.LLênin đều thống nhất trong luận điểm: chủ
nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội là có tính chất quốc tế. Chủ nghĩa yêu nước
phải kết hợp với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân trong các phong
trào cách mạng, hướng đến chủ nghĩa xã hội.
V.I.Lênin từng khẳng định: “Không có sự cổ gắng tự nguyện tiến tới sự
liên minh và sự thống nhất của giai cấp vô sản, rồi sau nữa, của toàn thể quần
chúng cần lao thuộc tất cả các nước và các dân tộc trên toàn thế giới, thì
không thể chiến thăng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản được”1.

1.2. Chủ nghĩa Mác-Lênin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Để đi tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã phác
thảo những nét căn bản về con dường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra cơ sở vật chất
- kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội.
C.Mác và Ph.Àngghen khẳng định tính tất yếu sụp đổ của giai cấp tư sản
và sự thắng lợi của giai cấp công nhân thông qua các cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Hai ông viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: Bước thứ nhất
“giai cấp yô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ. Giai cấp
vô sản sẽ dùng sự thống trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư
bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trưng tất cả những công cụ sản xuất vào
trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai
cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”LI LII.
Từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, V.I.Lênin đã nêu
lên hàng loạt nhiệm vụ, các giải pháp về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...
để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và đời sống tinh thần cho chủ nghĩa xã

LI V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.41, tr.206.
LII C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4, tr.626.

9
hội.
Hai là, xác định rõ thực chất, nội dung, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
Khi luận giải về quy luật phát triển lịch sử - tự nhiên của xã hội loài
người trải qua các hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác dự báo về sự ra đời của
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và xác định tính tất yếu của thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, thực chất là “thời kỳ quả độ chỉnh trị”, nhà
nước là nhà nước chuyên chính vô sản.
V.I.Lênin đã bổ sung, cụ thể hóa lý luận của C.Mác về thời kỳ quá độ
bằng thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, tập trung phân
tích về quá độ trong kinh tế. Ông viết: “Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì?
Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những
thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa
xã hội không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có”LIII.
Nghiên cứu trường hợp của nước Nga khi bước vào thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, V.LLênin chỉ ra 5 thành phần kinh tế, đồng thời đã thực
hiện Chính sách kinh tế mới (NEP). Đây là một mẫu mực trong vận dụng lý
luận về thời kỳ quá độ, xác định rõ thực chất, nội dung của quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết.
Ba là, không ngừng mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với việc xây
dựng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa, dựa trên nền tảng liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lóp lao động khác
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và các tầng lóp nhân dân lao động. Mặt khác từ
thực tiễn, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, V.LLênin còn đề cao vai trò
của tầng lóp trí thức trong khối liên minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản. V.I.Lênin viết: “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên

LIII V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.43, tr.248.

9
9
minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiền phong của những người lao động,
với đông đảo những tầng lóp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu
chủ, nông dân, trí thức, v.v...)”1. Ông còn khẳng định: “Trước sự liên minh
của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, không một thế lực
đen tối nào đứng vững được”2.
Bổn là, đi lên chủ nghĩa xã hội cần kế thừa những giá trị quý báu trong
thời kỳ tư bản chủ nghĩa và của nhân loại.
V.I.Lênin khẳng định: “phải tiệp thu toàn bộ khoa học, kỹ thuật, tất cả
những kiến thức, tất cả nghệ thuật”LIV và kế thừa “mọi thành tựu của khoa học
kỹ thuật của loài người”LV, coi đó là những “viên gạch”, những “vật liệu” quý
báu mà những người cộng sản phải biết sử dụng nó vào quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Nhưng “đỉnh cao” về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, về công nghệ lại do
chủ nghĩa tư bản nắm giữ, do vậy, nhiệm vụ của những người cộng sản là
phải biết “biến toàn bộ cái vốn vô cùng phong phú về văn hóa, về tri thức, và
về kỹ thuật mà chủ nghĩa tư bản đã tích lũy lại, cái vốn mà về mặt lịch sử tất
phải càn thiết cho chúng ta, - biến tất cả cái đó từ chỗ là công cụ của chủ
nghĩa tư bản thành công cụ của chủ nghĩa xã hội” LVI để phát triển lực lượng
sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân. Ông cho rằng: “Không có kỹ thuật tư bản chủ nghĩa quy
mô lớn được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện
đại... thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được” LVII, bởi vì, những thành
tựu khoa học, kỹ thuật mà chủ nghĩa tư bản đạt đurợc cũng chính là kết quả
của quá trình lao động sáng tạo của nhãn loại và thời đại. Vì vậy, V.I.Lênin
yêu cầu: phải “Dùng cả hai tay mà lấy những cải tốt của nước ngoài: Chính
quyền xô viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tơ-rớt ở
Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ etc. etc +...+... = tổng số = chủ nghĩa xã

LIV1.3,4,5 v.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.38, tr.452, 67,
LV31,472
LVI2 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.40, tr.218.
LVII V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.36, tr.368.

1
hội”LVIII. Công thức này về thực chất là nghệ thuật kế thừa, tiếp thu những tinh
hoa, những giá trị của nhân loại và thời đại để nhanh chóng xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội.
Năm là, con đường đỉ lên chủ nghĩa xã hội vừa có tính phổ biến vừa
mang nét đặc thù, các dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội không hoàn toàn
giống nhau mà mang theo đặc điểm của mình.
Mặc dù khẳng định tính phổ biến trong tiến trinh phát triển chung của xã
hội loài người và tính thống nhất trong mục tiêu chung là chủ nghĩa xã hội,
nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin cũng khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội là rất đa dạng và mang tính đặc thù của mỗi nước. Không nhận thức rõ
vẩn đề này thì việc rập khuôn máy móc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở mỗi nước là khó tránh khỏi.
Tính đa dạng được thể hiện ở nhiều mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực,
ở sự đa dạng trong việc lựa chọn con đường phát triển. Tính đặc thù do hoàn
cảnh lịch sử, điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, truyền thống văn
hóa, lịch sử V.V.. của mỗi nước chi phôi làm nên những khác biệt, độc đáo
của những mô hình, những con đường phát triển khác nhau. Tính đa dạng và
tính đặc thù của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội càng không chấp nhân
việc ấn định một khuôn mẫu định sẵn cho mọi nước. Do vậy, trên con đường
xây dựng chủ nghĩa xã hội, mọi sự bắt chước, rập khuôn máy móc đều dẫn
đến những sai lầm, thậm chí đổ vỡ là điều khó tránh khỏi. Khẳng định điều
này, V.LLênin viết: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là
điều không tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội
không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của
mình vào hình thức này hay hình thức khác của che độ dân chủ, vào loại này
hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của
việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã
hội”LIX.
Tính phổ biến và đặc thù của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã và
đang được các đảng cộng sản vận dụng ở nhiều quốc gia, khu vực hiện nay.
LVIII V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.36, tr.684.
LIX V.I.Lênm: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2006, t.30, tr. 160.

1
0
Sáu là, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản - nhân tố quyết định thành
công của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngay trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Àngghen đã
chỉ rõ vai trò lãnh đạo của những người cộng sản đối với cuộc cách mạng
công nhân - cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
V.LLênin khẳng định: Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi
trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Chỉ có Đảng Cộng sản, nếu nó thực sự là đội tiên phong của giai
cấp cách mạng, nếu nó bao gồm những đại biểu ưu tú nhất của giai cấp đó,
nếu nó gồm tất cả những chiến sĩ cộng sản hoàn toàn có ý thức và trung
thành, có học vấn và được tôi luyện bằng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng
bền bỉ, nếu nỏ biết gắn liền với toàn bộ cuộc sống của giai cấp mình và thông
qua giai cấp đó, gắn với tất cả quần chúng bị bóc lột, và biết làm cho giai cấp
và quần chúng đó tin tưởng hoàn toàn vào mình - chỉ có một đảng như vậy
mới có thể lãnh đạo được giai cấp vô sản, trong cuộc đấu tranh cuối cùng,
kiên quyết nhất, thẳng tay chông lại tất cả mọi thế lực cửa chủ nghĩa tư bản.
2. THỰC TIỄN XÂY DỤNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN
NĂM 1991
2.1. Sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thục
Chủ nghĩa xã hội hiện thực là thuật ngữ dùng để chỉ một chế độ xã hội
đã tồn tại trên thực tế từ khi giai cấp công nhân, nhân dân lao động dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản giành được chính quyền.
Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời sau thắng lợi của cuộc Cách mạng xã
hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917). Từ sau năm 1945, chủ nghĩa xã hội từ
một nước đã trở thành hệ thống. Các quốc gia trên thế giới, với những mô
hình và cách thức khác nhau, đã và đang xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa
phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của nước mình trong bối cảnh mới.
Sau sự sụp đổ của chế độ (mô hình) xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và
Liên Xô (1991), các nước xã hội chủ nghĩa tiến hành sự nghiệp cải cách, đổi
mới theo nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo và đã thu

1
được những thành tựu to lớn.
Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời qua các giai đoạn cơ bản sau:
Thứ nhẩt, chủ nghĩa xã hội hiện thực từ năm 1917 đến năm 1945. Có thể
chia giai đoạn này thành hai giai đoạn nhỏ:
- Giai đoạn từ năm 1917 đến năm 1927, là giai đoạn hình thành chế độ
xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở nước Nga (1917) sau đó là sự thành lập Liên
bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôvỉết (Liên Xô) vào năm 1922. Đặc điểm
nổi bật của chủ nghĩa xã hội hiện thực giai đoạn này là ra đời từ cuộc cách
mạng dân chủ tư sản kiểu mới và phát triển đầy khó khăn do thiếu cơ sở kinh
tế và bị các nước đế quốc bao vây, chống phá. Đây cũng là giai đoạn tìm tòi
và thử nghiệm những mô hình đầu tiên của chủ nghĩa xã hội hiện thực: Mô
hình “Chủ nghĩa cộng sản thời chiến” (1917-1921) và mô hình “Chính sách
kinh tế mới” (1921-1927).
- Giai đoạn từ năm 1927 đến năm 1945, là giai đoạn xây dựng và bảo
vệ chể độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Chủ nghĩa xã hội hiện thực giai đoạn
này có những đặc điểm nổi bật: Từ năm 1927, dưới sự lãnh đạo của Stalin và
Đảng Cộng sản Liên Xô, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa được tiến hành theo
mô hình kế hoạch hóa, hành chính, tập trung để đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa. Năm 1937, Liên Xô tuyên bố kết thúc thời kỳ quá độ và bắt đầu
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1941 đến năm 1945, Liên Xô tiến hành
cuộc chiên tranh bảo vệ tổ quốc vĩ đại, chiến thắng phát xít Đức, cùng với phe
Đồng minh giải phóng châu Âu khỏi chủ nghĩa phát xít. Nhiêu nước Đông Âu
được giải phóng khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát xít và từng bước xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới hình thành và Liên
Xô là trụ cột.
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội hiện thực từ năm 1945 đến năm 1991. Có thể
khái quát giai đoạn này thành hai giai đoạn nhỏ sau đây:
- Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1980. Đầy là giai đoạn hình thành và
phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới

1
0
hình thành ở nhiều châu lục: châu Âu, châu Á, châu Mỹ và có bước phát triển
mạnh, ảnh hưởng to lớn tới đời sống chính trị của thế giới. Chủ nghĩa xã hội
hiện thực thời kỳ này được thiết lập ở 15 quốc gia và thu được nhiều thành
tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Liên
Xô, trụ cột của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, có vai trò to lớn đối với sự
nghiệp đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ và phát triển. Hệ thống xã hội chủ nghĩa
thế giới trong những thập niên 50-70 của thế kỷ XX là nhân tố tích cực trong
việc giữ gìn hòa binh thế giới, thúc đẩy sự nghiệp giải phóng dân tộc và đấu
tranh vì tiến bộ xã hội.
- Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1991. Hệ thông xã hội chủ nghĩa thế
giới lâm vào trì trệ, khủng hoảng và mô hĩnh Xôviết sụp đổ. Từ cuối những
năm 70, đầu những năm 80, hiện tưọng trì trệ về kinh tế - xã hội xảy ra khá
trầm trọng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa: Tăng trưởng kinh tế chỉ dựa vào
phát triển theo bề rộng đã chậm dần và có xu hướng không bền vững; nguồn
nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao suy giảm; các chỉ số xã hội nhu giáo
dục, khoa học, y tê... có dấu hiệu thua kém các nước phát triển. Chủ nghĩa
quan liêu, bệnh chuyên quyền, độc đoán khá trầm họng trong hệ thống chính
trị khiến cho dân chủ bị vi phạm, tính tích cực chính trị suy giảm, quyền lực
chính trị dần không phải là của dân, vì dân nữa...
Từ năm 1985, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã tiên
hành cải tổ để khác phục hiện tượng trì trệ, song, trong quá trình cải tổ, ở
những nước này, lại mắc phải những sai lầm nghiêm họng, mất phương
hướng chính trị do từ bỏ các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Việc chấp nhận dân
chủ kiểu phương Tây với đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập đã khiến đời
sống chính trị rơi vào hỗn loạn. Uy tín của các Đảng Cộng sản, tính ưu việt
của chủ nghĩa xã hội bị các thế lực chổng chủ nghĩa xã hội bôi nhọ, tấn công.
Sự phản bội lý tưởng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội của một số nhà lãnh đạo
cùng với “diễn biến hòa bình” đã làm tan rã Đảng, thể chế xã hội chủ nghĩa và
sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào giai đoạn
1989-1991.

2.2. Chủ nghĩa xã hội hiện thực từ năm 1917 đến năm 1991 - Thành tựu,

1
khủng hoảng và nguyên nhân
2.2.1. Thành tựu cửa chủ nghĩa xã hội hiện thực
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga không lâu, Liên Xô trở thành một
cường quốc lớn của thế giới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vãn hóa,
xã hội, tạo nên mối quan hệ đối trọng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư
bản hiện đại, mở ra triển vọng phát triển mới, tiến bộ của nhân loại.
Trên lĩnh vực kinh tế
Mặc dù hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa khi bước vào thời kỳ quá độ
đều ở trình độ thấp, nhưng với hơn % thế kỷ, chủ nghĩa xã hội được xây dựng
trên quy mô lớn với trình độ hiện đại, tạo cơ sở bảo đảm ngày càng tốt hơn
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời
kỳ này ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, tăng rất nhanh.
Liên Xô nhanh chóng vươn lên trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới.
Trên lĩnh vực chính trị
Một ché độ chính trị vói nhiều điểm tiên bộ, phù hợp với xu thế phát
triển của văn minh nhân loại được thiết lập với những đặc trưng nổi bật: chế
độ chính trị xã hội chủ nghĩa xóa bỏ mọi áp bức, bất công giữa người và
người. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước từng bước hoàn thiện, lôi cuốn
đông đảo người dân vào quản lý xã hội, quản lý đất nước. Chế độ chính trị
này, trên thực tê đã tạo ra thê đối trọng giữa hai thể chế chính trị trên thế giới:
chính trị xã hội chủ nghĩa và chính trị tư bản chủ nghĩa.
Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật
Các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã phát
triển rực rỡ, hết sức phong phú, độc đáo. Đời sống vật chất và tinh thần của
mọi tầng lóp nhân dân đều được chăm lo, mọi người dân đều được thụ hưởng
những phúc lợi xã hội chất lượng cao, được sống trong một môi trường hòa
bình, lành mạnh trong tình thương, lẽ phải và sự tôn trọng lẫn nhau.
Trên lĩnh vực xã hội, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã có nhiều đóng góp,
trong giải quyết hàng loạt vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội (chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, tạo việc làm cho người lao động,

1
0
giáo dục - đào tạo phát triển, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, v.v..).
Trong quá trình phát triển của mình, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nhiều
nước đã tạo nên những thành tựu to lớn về khoa học, kỹ thuật, vươn tới nhiều
đỉnh cao về khoa học - công nghệ, đặc biệt đâ mở ra kỷ nguyên cọn người
chinh phục vũ trụ. Liên bang Xôviết và một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu có công lớn trong đào tạo giúp đỡ các nước thuộc hệ thống xã hội chủ
nghĩa, các nước lạc hậu phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ
khoa học, kỹ thuật và lãnh đạo quản lý ở nhiều quốc gia, khu vực.
Trên lĩnh vực đổi ngoại
Nhờ sự tồn tại, phát triển của cả hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, chủ
nghĩa xã hội hiện thực đã đóng góp thiết thực vào việc giữ gìn hòa bình trên
thế giới, góp phần thủc đẩy các phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ và các
phong trào tiến bộ trên thế giới. Nguyên tắc có giá trị thực tiễn về đối ngoại
là: hòa bình, hợp tác, hữu nghị, cùng có lợi và không xâm phạm chủ quyền,
lãnh thổ của nhau của các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần gìn giữ hòa
bình cho nhân loại.
Tóm lại, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa đã tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo cơ sở vật
chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, từng bước khẳng định vị thế, sức mạnh
và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Liên Xô trở thành một cường
quốc hùng mạnh và đã trở thành trụ cột cho hòa bình, dân chủ; đồng thời, xác
lập vị trí, vai trò không thể thiếu trong đời sổng chính trị thế giới và các quan
hệ quốc tế, với tiếng nói đầy trọng lượng ưong những quyết định quan trọng
nhất của thế giới trong thế kỷ XX.
2.2.2. Khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực
Sau một thời kỳ phát triển với những đóng góp to lớn vào tiến trình cách
mạng thế giới, chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào tình ưạng trì trệ và khủng
hoảng. Dấu mốc của khủng hoảng là từ những năm 70 của thế kỷ XX.
Khủng hoảng trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây đựng chủ
nghĩa xã hội:

1
Xét về hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, mặc dù Liên
Xô có vai trò to lớn trong việc tổ chức ba Hội nghị các đảng cộng sản và công
nhân tại Mátxcơva (1957, 1960, 1969), nhưng những quy luật xây dựng chủ
nghĩa xã hội được ba Hội nghị này rút ra chỉ dừng lại ở những quy luật chung,
phổ quát, lại mang tính áp đặt, khiên cưỡng, chưa phản ánh nét đặc thù của
con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở từng quốc gia, khu vực. Tình hình đó
dẫn đến sự rạn nứt trong hệ thông các nước xã hội chủ nghĩa, bắt đầu và ngày
càng gay gắt là bất đồng trong hai nước lớn là: Trung Quốc và Liên Xô.
Nhân danh việc phê phán tư tưởng cá nhân, cực đoan của Stalin,
Khơrutsốp đã chủ trương “xem xét lại chủ nghĩa Mác- Lênin” thực hiện con
đường “hòa bình để đi lên chủ nghĩa xã hội”; trên thực tế, đã xa rời những
nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong thời kỳ này đã quay lưng lại
với thể chế chính trị Xôviết, ảnh hưởng lớn đến tính cô kết hệ thống của các
nước xã hội chủ nghĩa. Những rạn nứt trong quan hệ giữa Liên Xô và Trung
Quốc, cùng vói việc Nam Tư từng bước ly khai khỏi hệ thống các nước xã hội
chủ nghĩa đã làm cho chủ nghĩa xã hội hiện thực bị rạn nứt, khủng hoảng.
Biểu hiện rõ rệt nhất của khủng hoảng chủ nghĩa xã hội hiện thực trẽn thế giới
là khủng hoảng về thể chế chính trị dẫn đến khủng hoảng về kinh tế, xã hội.
Hệ tư tưởng Mác-Lênin từng bước bị xa rời hoặc bị chối bỏ bởi những người
lãnh đạo cao nhất trong Nhà nước Xô viết.
Thực chất khủng hoảng của chủ nghĩa xẫ hội hiện thục là khủng hoảng
về mô hình tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa theo kiểu Xôviết, được áp đặt cho
cả hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
Tình trạng trì trệ, xơ cứng, quan liêu trong bộ máy Đảng và Nhà nước Xôviết
không được khắc phục, ngăn chặn đã dẫn đến khủng hoảng thể chế chính trị
và từng bước rơi vào khủng hoảng toàn diện. Mất đoàn kết, không thống nhất
ý chí giữa các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa là biểu hiện thực
tế nhất của khủng hoảng về mô hình và cách thức xây dựng của chủ nghĩa xã

1
0
hội hiện thực từ sau những năm 60 của thế kỷ XX.
Khủng hoảng trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các
nước Đông Âu đứng trước những thách thức to lớn. Khủng hoảng trầm trọng
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội dẫn đến nguy cơ sụp đổ của ché độ xã
hội chủ nghĩa.
Đảng Cộng sản Liên Xô, đứng đầu là Goócbachốp đã chủ trương “cải
tổ” với hàm nghĩa tích cực ban đầu là cứu vãn, khôi phục lại vị thế của chủ
nghĩa xã hội ở Liên bang Xôviết. Cuộc cải tổ bắt đầu bằng thay thế hàng loạt
các vị trí lãnh đạo cao cấp trong tổ chức của Đảng Cộng sản và Nhà nước
Xôviết. Kê tiếp là các chủ trương “dân chủ hóa” theo cách thức của các nước
phương Tây. Ban đầu, dư luận Liên Xô ủng hộ việc cải tổ của Goócbachốp,
chưa lường hết được những ý đồ cá nhân của ông ta. Trên thực tế,
Goócbachốp đã hoàn toàn quay lưng lại với học thuyết Mác-Lênin về chủ
nghĩa xã hội. Vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, cuộc cải tổ đã dẫn Liên
Xô vào bế tắc và đổ vỡ hoàn toàn chê độ xã hội chủ nghĩa. Đỉnh điểm khủng
hoảng của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là việc giải thể Liên bang
Xôviết dưới thời kỳ Enxin - người ké nhiệm Goócbachốp giữ vai trò Tổng
thống Liên bang Nga (1991).
Cùng thời kỳ đổ vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, hàng loạt
nước xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu cũng lâm vào tình trạng tương tự.
Sau năm 1991, ở Liên Xô và Đông Âu, chù nghĩa tư bản được khôi phục thay
thế cho chế độ xã hội chủ nghĩa.
Sự đổ vỡ cùa chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này là một tổn thất lớn đối
với phong trào cách mạng thế giới. Sau hom 70 năm tồn tại, sự tan rã của thể
chế chính trị ở Liên Xô và Đông Âu thực chất là sự tan rã của một dạng thức,
một mô hình của xã hội xã hội chủ nghĩa được coi là “mẫu mực”, là “duy nhất
đúng”. Tuyệt nhiên, đó không phải là sự đổ vỡ, sự “kết thúc lịch sử” của chủ
nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học. Tuy nhiên, sau sự đổ vỡ của
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, sự khủng hoảng về niềm tin,
về tưong lai, triển vọng của xã hội loài người đã diễn ra trong đời song chính

1
tộ - xã hội thê giới. Cũng từ đãy, nhiều trào lưu, xu hướng mới nảy sinh trong
nhận thức, lý luận về chủ nghỉa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ở một số nước, các đảng cộng sản, đảng công nhân, đảng cánh tả đã có những
nhận thức mới, phù hợp hơn về những mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa trên
cơ sở kế thừa những giá trị lý luận của học thuyết Mác-Lênin về chủ nghĩa xã
hội, đồng thời vận dụng sáng tạo vào điều kiện lịch sử - cụ thể của từng quốc
gia - dân tộc.
Sau những tổn thất to lớn từ đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên
Xô và các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đang từng bước khắc phục khó
khăn để khôi phục với những diện mạo mói.
2.2.3. Nguyên nhân khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực và
bài học
* Nguyên nhân khủng hoảng
- Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa
xã hội là vấn đề hoàn toàn mới, thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa có
tiền lệ, tạo ra nhiều thách thức.
Neu so vói các mô hình tổ chức xã hội trước đó thì mô hình xã hội xã
hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức xã hội hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ. Bản
thân các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin mới dự báo những nét cơ
bản ban đầu. Mặt khác, giữa lý luận và thực tiễn luôn có khoảng cách lớn: có
những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và xây dựng
chủ nghĩa xã hội cho đến nay vẫn còn nguyên giá tri; có những quan điểm cần
nhận thức lại, nhận thức cho đúng. Do vậy, mối quan hệ biện chứng giữa lý
luận và thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu phải đánh giá và vận dụng đúng, sáng tạo
lý luận Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nguyên nhân khách quan này là một thực tế đòi hỏi phải thường xuyên
tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận để có được nhận thức đúng, phù
hợp khi xây dựng với tư cách là một chế độ xã hội hiện thực.
Thứ hai, các xu thế mới nảy sinh đã tác động lớn đến đời sống chính trị -

1
0
xã hội thế giới, đến sự tồn vong của chủ nghĩa xã hội hiện thực.
Toàn cầu hóa trở thành xu thế lớn lôi cuốn hầu hết các quốc gia - dân tộc
tham gia, với những cơ hội và thách thức lớn. Bên cạnh đó, các xu hướng
khác như dân chủ hóa đời sống xã hội, đa phương hóa các quan hệ quốc tế đi
kèm với những xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên,
biển, đảo... đều tác động không nhỏ đến thể chế chính trị ở nhiều quốc gia,
trong đó, rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực tác động đến chế độ chính trị xã hội
chủ nghĩa ở nhiều nước. Những tác động từ khoa học, công nghệ, các xu thế
lớn của thời đại đều diễn ra mạnh mẽ với những ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực đối với chủ nghĩa xã hội hiện thực.
Thứ ba, sự chống phá điên cuồng từ các thê lực thù địch của chủ nghĩa
xã hội trên thế giới.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, chủ nghĩa tư bản hiện đại với mọi toan
tính thâm độc hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực. Nhiều âm mưu, thủ
đoạn từ các nước tư bản lớn, nhất là từ Mỹ đã được thực hiện để thay đổi
tương quan lực lượng giữa “hai phe”, hai thể chế chính trị trên thế giới.
Trong rất nhiều âm mưu, thủ đoạn chống phá chủ nghĩa xã hội hiện thực
có chiến lược “diễn biến hòa bình” đã được Mỹ và nhiều nước tư bản chủ
nghĩa sử dụng và gây hậu quả nghiêm trọng đối với hệ thống các nước xã hội
chủ nghĩa hiện thực trên thế giới. Chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các
nước đế quốc thực hiện đã góp phần đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và đổ
vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan vốn có, nhiều nguyên nhân
chủ quan là những nguyên nhân sâu xa chủ yếu, trực tiếp dẫn đến cuộc khủng
hoảng suy thoái của chủ nghĩa xã hội hiện thực.
Một là, những sai lầm, yếu kém trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã
hội và về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung,
lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nói riêng

1
luôn đòi hỏi các đảng cộng sản và công nhân phải có các quan điểm lịch sử -
cụ thể và quan điểm phát triển, sáng tạo. Tuy nhiên, trong hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa đã có những nhận thức sai lầm, máy móc, giáo điều khi vận
dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Sai lầm, yếu kém đã diễn ra
khá lâu nhung không được phát hiện, sửa chữa, điều chỉnh, dẫn đến tình trạng
khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực, nhất là ở Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Việc nhận thức giản đơn, máy móc về mô
hình xã hội chủ nghĩa và việc áp đặt mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa kiểu
Xôviết cho tất cả các nước trong hệ thống là một sai lầm, khuyết điểm lớn cả
về lý luận và thực tiễn, trong đó, việc tuyệt đối hóa những giả trị, những nét
đặc trưng mang tính phổ biến và coi nhẹ, xem thường những giá trị, đặc trưng
mang tính đặc thù của từng quốc gia dân tộc là hoàn toàn trái với quan điểm
lịch sử - cụ thể của chủ nghĩa Mác-Lênin về tính đa dạng, phong phú của chủ
nghĩa xã hội và của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ở một phương diện khác, biến cố lịch sử này có nguyên nhân sâu xa là,
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, bên cạnh những thành
tựu có ý nghĩa lịch sử và quốc tế, cũng có những khuyết điểm, sai lầm chậm
được phát hiện và khắc phục, nhất là về những mâu thuẫn phát sinh trong quá
trinh xây dựng xã hội mới, cùng với việc xa rời những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác- Lênin của những người lãnh đạo cao nhất của Đảng lúc đó.
Cụ thể trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong hệ thống các nước xã
hội chủ nghĩa đã có những nhận thức sai lệch về các quy luật phát triển xã
hội, nhất là các quy luật kinh tế trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Rất nhiều
nước xã hội chủ nghĩa đã quá chủ quan, nóng vội muốn xóa bỏ ngay các
thành phần kinh tế “phi xã hội chủ nghĩa”, không vận dụng đúng các quy luật
kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. việc xem nhẹ các yếu tố
thuộc lực lượng sản xuất, đề cao, tuyệt đối hóa vai trò ưu việt của “quan hệ
sản xuất tiên tiến”; lấy quan hệ sản xuất tiến bộ “mở đường cho lực lượng sản
xuất phát triển”... đã xa ròi quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự phù
hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Việc
duy tri cơ chế kế hoạch hóa tập trung, xem nhẹ các yêu tố của thị trường đã

1
1
làm triệt tiêu những động lực trong phát triển kinh tế.
Hai là, ở nhiều quốc gia, công tác xây dựng Đảng đã bị vi phạm cơ bản.
Nhiều nước đã xa rời nguyên tắc trong xây dựng đảng kiểu mới của chủ
nghĩa Mác-Lênin, biến Đảng Cộng sản thành tổ chức độc quyền. Một số cán
bộ lãnh đạo cao cấp trở thành kẻ quan liêu, từng bước xa rời hoặc phản bội lại
chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đặc biệt, có hai nguyên nhân cơ bản và trực tiếp liên quan chặt chẽ với
nhau: 1) Những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, về công tác xây
dựng Đảng, công tác tư tưởng và công tác tổ chức, cán bộ trong quá trình cải
tổ; 2) Các thế lực thù địch, phản động thực hiện chiên lưực “diễn biến hòa
bình”, tìm mọi cách tác động làm chệch hướng công cuộc cải tổ, cải cách ở
Liên Xô, lợi dụng những sai lầm bên trong để thực hiện mục tiêu xóa bỏ chế
độ xã hội chủ nghĩa.
Ở Liên Xô và hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, vào những
thập niên từ những năm 60-90 cuối thế kỷ XX, bộ máy Đảng Cộng sản đã
không được xây dựng theo những nguyên tắc mácxít lêninít. Nhà nước Xôviết
đã từng bước biến chất, không còn thể hiện quyền lực của nhân dân mà chỉ là
biểu hiện quyền lực của các phe nhóm trong Đảng. Nguyên tắc tập trung dân
chủ trong xây dựng Đảng hoàn toàn bị rời bỏ, trở thành tập trung quan liêu,
độc tài, độc quyền.
Những nội dung xây dựng Đảng kiểu mới: về tư tưởng, chính trị, tổ
chức, về đạo đức, lối sống của người đảng viên đã trở thành xa lạ trong Đảng
Cộng sản Liên Xô và nhiều đảng cộng sản khác. Một số lãnh đạo cấp cao
trong bộ máy Đảng, Nhà nước Xôviết đã thoái hóa, biến chất, trở thành những
kẻ phản bội nhân danh “cải tổ”, “cải cách”. Đây là nguyên nhân rất trực tiếp
đưa chủ nghĩa xã hội hiện thực đến khủng hoảng, suy thoái.
Ba là, những yếu kém, khuyết điểm trong đường lối chính trị, sự vận
hành kém hiệu quả của hệ thống chính trị và pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Xét về bản chất, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa phải thể hiện những
điểm tiến bộ, ưu việt hơn hệ thống chỉnh trị tư bản chủ nghĩa. Nhà nước xã

1
hội chủ nghĩa phải là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; quản lý nhà
nước bằng pháp luật là chủ yếu. Thế nhưng sau Chiến tranh thế giới lần thứ
hai, đặc biệt là từ những năm 60 của thế kỷ XX về sau, tình trạng phe phái,
chia rẽ trong hệ thông chính trị ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa trở thành phổ
biển. Đảng Cộng sản là tổ chức lãnh đạo và lấn át cả quyền lực của Nhà nước
làm thay đổi Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội của quần chúng nhân dân
chỉ tồn tại một cách hình thức mà không phát huy được quyền dân chủ của
công dân, quyền giám sát và phản biện xã hội đối với bộ máy Đảng và Nhà
nước. Pháp luật xã hội chủ nghĩa không những không được củng cố, hoàn
thiên mà ngày càng bị buông lỏng, mất hiệu lực. Trên thực tể ở nhiều nước xã
hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản đã ưở thành cơ quan quyền , lực cao nhất,
chính quyền nhà nước và các tổ chức quần chúng không phát huy được vai trò
của mình; Đàng Cộng sản đã đứng trên cả pháp luật, người cán bộ, đảng viên
càng có chức, có quyền, càng tha hóa, biến chất và xa rời quần chúng. Những
yếu kém này đã tạo cớ cho những phần tử cơ hội lấy đổi mới chính trị làm
tiền đề, điều kiện cho dân chủ hóa xã hội theo kiểu phương Tây.
Bổn là, không nắm bắt và giải quyết đúng nhiều mối quan hệ diễn ra
trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhiều mối quan hệ đòi hỏi phải nhận thức đúng, giải quyết phù hợp đều
bị xem thường: quan hệ lợi ích giữa cá nhân - tập thể - xã hội; quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiên bộ, công bằng - xã hội; quan hệ giữa đổi
mới kinh tế với đổi mới chính trị, quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa
tư bản hiện đại; quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa yêu nước; giữa
chủ nghĩa xã hội và các phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ, vì hòa bình
trên thế giới. Nhiều khi các quan hệ này đã được giải quyết theo ý chí chủ
quan, áp đặt hoặc cực đoan, bất chấp nhu cầu và xu thế phát triển khách quan
của xã hội. Quan điểm biện chứng, quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mác-
Lênin đã bị xa rời khi giải quyết các mối quan hệ vừa nêu.
Hàng loạt vấn đề thực tiễn lẽ ra phải được tổng kết để rút ra bài học
kinh nghiệm trong giải quyết các mối quan hệ, song đã gặp phải sự thờ ơ,
hoặc thái độ coi thường của các đảng cộng sản cũng như chính quyền nhà

1
1
hước ở các nước xã hội chủ nghĩa. Tình trạng tụt hậu, khủng hoảng, suy thoái
vì vậy có điêu kiện bùng phát ở hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa.
Năm là, những yếu kém, sai lầm, khuyết điểm trong chiến lược phát
triển các nguồn lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cơ chế tập trung hành
chính, lấy kế hoạch hóa như là các “chỉ tiêu pháp lệnh” đã tác động tiêu cực
đen chiến lược phát triển các nguồn lực trong các nước thuộc hệ thống xã hội
chủ nghĩa.
Một trong những nguồn lực quan trọng nhất là nguồn lực con người đã
không được quan tâm chăm lo, đào tạo bồi dưỡng và đáp ứng những nhu cầu
vật chất, tinh thần. Mau hình lý tưởng hóa con người xã hội, mà xem nhẹ yếu
tố con người cá nhân đã kìm hãm sự năng động, sáng tạo của người công dân
trong phát triển xã hội. Những chỉ tiêu về mức sống, chăm sóc sức khỏe, chế
độ bảo hiểm, bảo trợ xã hội đối với người lao động không được quan tâm
đúng mức; người lao động không được thu hút tham gỉa các lĩnh vực quản lý
xã hội... hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh không được giải quyết thỏa đáng,
kịp thời. Nhũng hạn chế, yếu kém trên đấ góp phần làm trầm trọng thêm các
lĩnh vực chính trị - xã hội ở những nước xã hội chủ nghĩa hiện thực trước đây.
Sáu là, hàng loạt chính sách đốỉ nội, đối ngoại của các nước xã hội chủ
nghĩa đẫ vấp phải nhũng khuyết điểm, sai lầm trong giải quyết các quan hệ
giữa vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc và vấn đề quốc tế.
Trong quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, đã tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp,
xem nhẹ vấn đề dân tộc, thậm chí ở Liên Xô, chính sách dân tộc được thực
hiện một cách áp đặt đã làm nảy sinh bất đồng trong các dân tộc.
Quan hệ đối ngoại với chủ nghĩa quốc tế được “lý tưởng hóa” không
những không phát huy vai trò, ảnh hưởng tốt đẹp của chủ nghĩa quốc tế của
giai cấp công nhân mà còn làm phưong hại đến chủ quyền, ý thức độc lập dân
tộc của những quốc gia dân tộc nhỏ. Một số trường hợp, chủ nghĩa quốc tế,
thực chất là “chủ nghĩa đại Nga” mang tính chất ban ơn hoặc áp đặt với nhiều
nước trọng hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Sự đổ vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu

1
là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. Việc làm rõ những
nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, suy thoái của hệ thống các nước xã hội
chủ nghĩa hiện thực đã và đang là việc làm cần thiết đối với các đảng cộng
sản và công nhân, nhất là làm rõ những nguyên nhân chủ quan chủ yếu, trực
tiếp dẫn đến khủng hoảng, suy thoái.
* Một số bài học từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1917
đến năm 1991 đổi với chủ nghĩa xã hội hiện thực hiện nay
Một là, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa trong quá trình cải cách, đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa đã
chứng tỏ: mọi sự xa rời nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, xa rời mục tiêu
chủ nghĩa xã hội sẽ không tránh khỏi thất bại. Kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin
là phải biết kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tế nước mình và bối cảnh
thời đại; phải biết kế thừa và phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-
Lênin cho phù hợp với tình hình thực tiễn mới.
Các nguyên lý cách mạng mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã khái quát là có
giá trị phổ biến đối với các nước, vì vậy, giai cấp công nhân thông qua chính
đảng phải nghiên cứu vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể, giai đoạn cách
mạng cụ thể thì mới giành thắng lợi. Phải kết hợp chặt chẽ lợi ích quốc gia
dân tộc với lợi ích chung của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Bên cạnh
việc phát huy tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính, giai cấp công nhân
các nước phải cần dựa vào sự họp tác, giúp đỡ lẫn nhau; vừa kết hợp có hệ
thống quy luật phát triển kinh tế có kế hoạch và cân đối, với tranh thủ phát
triển kinh tế ở tốc độ nhanh. Coi họng nguyên tắc lợi ích vật chất, cùng với đề
cao nguyên tắc không ngừng nâng cao trình độ tư tưởng của quần chúng nhân
dân. Kết hợp việc tuân theo những quy luật kinh tế khách quan với việc phát
huy năng lực sáng tạo của nhân dần lao động.
Hai là, kết hợp tổng kết lịch sử, vừa gắn với tổng kết thực tiễn quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội để định ra đường lối chiến lược phù hợp và những
động lực phát triển đất nước.
Những người cộng sản chân chính không tô hồng, bóp méo lịch sử, đặc

1
1
biệt về những giá trị của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, mở đầu
thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế
giới. Trong suốt thời gian tồn tại, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và của
hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã có đóng góp hết sức to lớn thúc đẩy phát
triển nền văn minh nhân loại. Do vậy, từ bài học Cách mạng Tháng Mười Nga
và chủ nghĩa xã hội hiện thực, giai cấp công nhân thế giới, các đảng cộng sản,
nhất là các đảng cộng sản cầm quyền, cần rút ra bài học để tiên hành đổi mới,
cải cách, tự vượt qua chính mình để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
đích thực vì hạnh phúc của nhân dân, vi hòa bình, Ổn định, hợp tác, phát triển
trên thế giới. Sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, sự tan rã
của hệ thống xã hội chủ nghĩa cuối thế kỷ XX là một tổn thất nghiêm trọng,
ảnh hưởng to lớn tói cuộc đấu tranh lâu dài của giai cấp vô sản nhằm xây
dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, tốt đẹp trên phạm vi toàn thế giới.
V.LLênin đã hoàn toàn đúng khi Người cảnh báo các đảng cộng sản rằng
“giành chính quyền đã khó, nhưng giữ chính quyền còn khó hon”.

1
Ba là, kiên tri, sáng tạo và có nguyên tắc trong đổi mới công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay.
Trước hết, tiếp tục nghiên cứu xem xét khoa học, khách quan sự kiện
sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trinh lâu dài, liên tục, lúc thuận lợi
và lúc khó khăn, cần có những tổng kết đánh giá cho khách quan ở mỗi giai
đoạn để tránh những biểu hiện mơ hồ ảo tưởng. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã
có quá trinh ra đời, tồn tại, phát triển và đạt được những thành tựu không nhỏ,
nhưng nếu để mắc phải những sai lầm chủ quan, nóng vội đốt cháy giai đoạn,
cứng nhắc, khuôn mẫu và chưa vận dụng đúng các quy luật khách quan thì sự
sụp đổ diễn ra rất nhanh chóng. Sự sụp đổ nhanh chóng của các nước xã hội
chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và ở Liên Xô một phần chính là do sai lầm
trực tiếp của công việc cải tổ, hoàn toàn không phải là sai lầm của chủ nghĩa
Mác- Lênin. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại hiện nay như: Trung Quốc,
Việt Nam, Lào, Cuba, Triều Tiên... vẫn còn ở dạng những mô hình đang trong
quá trình tìm tòi, khảo nghiêm, còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, trong đó,
nổi bật nhất vẫn là các vấn đề về mô hình quản lý kinh tế; tệ nạn tham nhũng,
lãng phí của bộ máy Nhà nước; vấn đề ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu
nghèo, tệ nạn xã hội... Xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa coi như là
một động lực quan trọng trong cuộc đua tranh sức hấp dẫn với chủ nghĩa tư
bản thì ở tất cả các nước này vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa phát
triển đúng với trình độ của nó...
Bốn là, kế thừa biện chứng những giá trị phổ biến của nhân loại đã đạt
được trong lịch sử loài người để phát triển trong quá trình xây dựng chế độ xã
hội chủ nghĩa thực sự ưu việt.
Cần phân định cho rõ đâu là những giá trị của nhân loại đã tạo ra cần kế
thừa, đâu là nhân tố cấu thành bản chất xã hội cản trở sự tiên bộ của xã hội.
Đặc biệt là phải nhận thức đúng đắn về kỉnh tế thị trường, trước đây thường
xuất hiện khuynh hướng biệt lập, dị ứng và cái gì của chủ nghĩa tư bản thì
không tái hiện ở chủ nghĩa xã hội. Qua sự kiểm chứng của thực tiễn, Đảng

117 '
Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: để đi lên chủ nghĩa xã hội phải “phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức
phân phối”. Với quan điểm này, kinh tê thị trường đã trở thành một trong
những công cụ để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy, trong công cuộc cải
cách ở Trung Quốc, đổi mới ở Việt Nam hiện nay đã kế thừa giá trị của nhân
loại thành cái phổ biến của chủ nghĩa xã hội và đặc thù trong đổi mới tư duy
kinh tế diễn ra mức độ khác nhau ở mỗi nước. Sự tiếp họp được quy luật cơ
bản, phổ biến về quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản
xuất, qua đó, đã nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của phát triển lực lượng
sản xuất là nhân tố suy đến cùng để tạo ra năng suất lao động, tạo cơ sở vật
chất bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội vượt lên và chiên thắng chủ nghĩa tư bản.
Đổi mới tư duy về kinh tế cũng bắt đầu lan tỏa sang nhiều lĩnh vực khác, như
phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời, theo
mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác thông qua phúc lợi xã hội. Nhận
thức đúng đắn hơn về chức năng quản lý hành chính của Nhà nước với chức
năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, giữa đổi mới lĩnh vực kinh tê với
các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Năm là, kiên định, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trên cơ sở kiên định
nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thường xuyên coi trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững
mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; phát huy vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản chân chính luôn có ý
nghĩa quyết định cho thành bại của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Phải
thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của Đảng và kịp thời khắc phục các hiện tượng suy thoái về tư
tưởng chính trị và đạo đức, lối sống trong Đảng để ’ Đảng đủ phẩm chất, năng
lực và đạo đức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng. Sự
phát triển ngày càng khó khăn của Liên Xô trong thời kỳ 1953-1985 đã chứng

1
minh rằng: Quá trình cách mạng nào cũng khó tránh khỏi những sai lầm, mâu
thuẫn, nhưng không được để những điều đó tích tụ, dồn nén quá mức. Khi cái
sai nhỏ biến thành cái sai lớn, mâu thuẫn nhỏ trở thành mâu thuẫn lớn và vượt
quá giới hạn chịu đựng của xã hội thì sự đổ vỡ tất yếu sẽ diễn ra. Muốn hoàn
thành sứ mệnh là người lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội - đích
đến của loài người, bản thân Đảng phải nâng mình lên một tầm cao mới, phải
trở thành hiện thân của trí tuệ, đạo đức và văn minh. Đổi mới Đảng phải là
công việc thường xuyên, xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải là nhiệm vụ then
chốt.
Sáu là, thường xuyên đấu tranh chống các quan điểm sai trái và chủ
nghĩa dân tộc cực đoan để bảo vệ nền tảng tư tưởng, vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản trong quá trình xây dụng chủ nghĩa xẵ hội.
Các quan điểm sai trái chống lại bản chất cách mạng, khoa học của
chủ nghĩa Mác-Lênin lúc nào cũng diễn ra, lúc ngấm ngầm, lúc công khai
nhưng chưa bao giờ thâm độc và mạnh mẽ như giai đoạn hiện nay. Chúng
đã lợi dụng hiện tượng thực tế là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông
Âu và Liên Xô để gán ghép, lớn tiếng cho rằng, đó cũng là sự sụp đổ của
chủ nghĩa Mác-Lênin. Những vấn đề nêu trên là có thực và dĩ nhiên nổ
trở thành cái cớ không thể tốt hơn cho các học giả tư sản chống phá thành
tựu của chủ nghĩa xã hội mà thời kỳ trước cải tổ, cải cách, đổi mới cũng
như hiện nay đã đạt được. Chứng đồng nhất những hạn chế của các nước
xã hội chủ nghĩa để lớn tiếng cho rằng: giai cấp công nhân không còn sứ
mệnh lịch sử, Đảng Cộng sản không có khả năng lãnh đạo xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Mặt khác, khi nói về những thành tựu mà các nước xẵ hội
chủ nghĩa đạt được, chúng lại cho rằng, mô hình chủ nghĩa xã hộỉ ở các
nước hiện tại sở dĩ đạt được những thành tựu đó là do đã không đi theo
con đường của C.Mác, mà là do đã sử dụng những phương pháp, cách
thức của chủ nghĩa tư bản, trong đó, cải cách ở Trung Quốc và đổi mới ở
Việt Nam với nội dung cốt lõi thừa nhận nền kinh te thị trường. Thực
hiện tốt đoàn kết quốc tế vô sản, dù là nước lớn hay nhỏ đều phải tôn
trọng lợi ích và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; kiên

1
1
quyết đấu tranh chổng lại những bỉểụ hiện của chủ nghĩa dân tộc cực
đoan.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


1. Bằng lý luận và thực tiễn, hãy làm rõ luận điểm của V.LLênin:
“Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không tránh
khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải
một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình
vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này
hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác
của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống
xã hội”LX.
2. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu
có phải là do sai lầm của lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin hay không? Có thể
rút ra những bài học gì đối với chủ nghĩa xã hội hiện thực hiện nay?

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Hãy phân tích làm sáng tỏ những quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội? Liên

hệ với quá trinh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
2. Hãy làm rõ những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa xã hội hiện
thực và nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội
hiện thực mô hình Xôviết? Việt Nam cỏ thể rút ra được bài học gì từ thực
tiễn này?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa
xã hội khoa học (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý
luận chính trị, H.2021.
LX V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2006, t.30, tr. 160.

1
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng và bảo vệ đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm
2011), Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I.
* Tài liệu đọc thềm
1. GS, TS Hoàng Chí Bảo: Chủ nghĩa xã hội hiện thực và quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2012.
2. PGS, TS Nguyễn Quốc Phẩm, PGS, TS Đỗ Thị Thạch (Chủ
biên): Những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở VỉệtNam, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2012.
3. 100 năm Cách mạng Thảng Mười Nga và chủ nghĩa xã hội hiện
thực - Giả trị lịch sử và ý nghĩa thời đại, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2018.
Bài 5
CÁC MÔ HÌNH VÀ TRÀO LƯU XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRÊN THỂ GIỚI HIỆN NAY

A. MỤC TIÊU
về kiến íhức:J?ọc^ộỀr‘ vững những kiện thức tông quát về một số mô
hỉnh và trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay.
về kỹ năng: Học viên có kỹ năng phân tích, nhận diện điểm tương
đồng và khác biệt giữa các mô hỉnh và trào lưu xã hội chủ nghĩa, qua đổ, rút
ra được những bài học kinh nghiệm cho việc nghiên cứu và hiện thực hóa
mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
về tư tưởng: Học viên nâng cao niềm tin vào sức sống của chủ nghĩa
xã hội thông qua sự nghiệp cải cách, đổi mới, nâng cao bản lĩnh chính trị
của người cán bộ, đảng viên.

B. NỘI DUNG

1
2
L CÁC MÔ HÌNH XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
Từ sau đổ mô hình xấ hội chủ nghĩa Xôviết ở các nước Đông Âu và
Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại vẫn kiên định mục tiêu chủ
nghĩa xẫ hội trên cơ sở nắm vững và vận dụng

* Mô hình xã hội chủ nghĩa là khái niệm để chỉ quan niệm về chế độ xã hội (nhà nước) được
xây dựng theo nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể của
từng quốc gia, gồm những đặc trưng kinh tế 9 chính trị, văn hóa, xã hội... Theo đó, bản chất
của chủ nghĩa xã hội dần được hoàn chỉnh và bộc lộ các đặc điểm ưu việt Từ sau Cách mạng
Tháng Mười Nga (1917) đến nay đã xuất hiện một số mô hình xã hội chủ nghĩa: Chủ nghĩa xã
hội kiểu Xôviết, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, chủ nghĩa xã hội Việt Nam, chủ nghĩa
xã hội ở Cộng hòa Cuba...
sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm nỗ lực cải cách, đổi mới
để tìm kiếm những mô hình phát triển năng động, sáng tạo hơn và phù họp
với điều kiện của nước minh để có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội, tiêu biểu là các nước: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba.

1.1. Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc


1.1.1. Quá trình hình thành lý luận “chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc”
Vào những năm 80 và đầu 90 của thế kỷ XX, sự sụp đổ của chủ nghĩa
xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đặt ra nhiều vấn đề cả lý luận và thực tiễn
cần nhận thức và giải quyết trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trên thế giới, giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều chuyển biến sầu
Sắc: Lực lượng sản xuất của nhiều quốc gia đã dần chuyển từ phát triển bề
rộng sang chiều sâu bằng kinh tế tri thức. Quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa cũng có nhiều điều chỉnh theo hướng mở rộng không gian tồn tại
bằng toàn cầu hóa kinh tế và điều chỉnh phương thức tổ chức, quản lý sản
xuất, hạn chế những bất cập của “bàn tay vô hình”. Xu thế dân chủ hóa đời
sống chính trị, xu thế hòa bình, họp tác cùng phát triển... dần thay cho
trạng thái phân liệt, chia tách vì khác biệt chế độ chính trị. Chủ nghĩa tư
bản đã “Điều hòa sản xuất ở mức độ nhất định trong phạm vi toàn xã hội;
các cơ chế phân phối lại ngoài thu nhập quốc dân; hệ thống bảo hiểm và

1
quỹ phúc lợi xã hội; sự tham gia của nhân dân lao động vào công tác quản
lý, sự mở rộng dân chủ hơn cho các tầng lóp nhân dân... Và chính vì thế, có
thể nói rằng, xã hội tư bản hiện đại, một mặt, tất nhiên là tư bản chủ nghĩa
nhưng mặt khác, chính nó đang chuẩn bị cho sự phủ định mình”LXI.
Thất bại của cải tổ và “kịch biến ở Liên Xô - Đông Âu” đưa lại bài học
quý giá: Cải cách, đổi mới là cần thiết nhưng phải có nguyên tắc, thận trọng;
kiên định với mục tiêu xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
phải được giữ vững và không ngừng tăng cường và cảnh giác với âm mưu,
thủ đoạn của “diễn biến hòa bình”.
Từ sau năm 1991 đến nay, với tinh thần kiên định và sáng tạo, các
nước xã hội chủ nghĩa còn lại vẫn tiếp tục sự nghiệp cải cách, đổi mới. Nhờ
đó, chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã hình thành một giai đoạn phát triển
mới là chủ nghĩa xã hội thời kỳ cải cách, đổi mới.
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cải cách mở cửa từ Hội nghị Trung ưong
3 khóa XI (1978) yới nhiều thành tựu trong lý luận và thực tiễn. Phương
châm ban đầu của cải cách, mở cửa là: “Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu
thị, đoàn kết nhất trí, hướng về phía trước”, tiến hành “cải cách làm sinh
động bên trong và mở cửa với bên ngoài để hiện đại hóa”.
Đại hội XII Đảng Cộng sản Trung Quốc (1982), lần đầu tiên đưa ra
khái niệm “Chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc”. Tổng kết trên 20 năm
xây dựng chủ nghĩa xã hội (1998), Đặng Tiểu Bình đã khẳng định: “Kết hợp
chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác với thực tế cụ thể của nước ta, đi con
đường của mình, xây dựng chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc, đó là
kết luận cơ bản mà chúng ta rút ra được khi tổng kết kinh nghiệm lịch sử lâu
dài”LXII. Đến Đại hội XVI (2002), Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức
dùng khái niệm “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Tại Đại hội XIX
(2017), Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng khái niệm “chủ nghĩa xã hội
LXI GS, TS Vũ Văn Hiền: Việt Nam và thể giới đương đại, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2014, tr.35.
LXII Văn tuyển Đặng Tiểu Bình, Nxb.Chính tri quốc gia Sự thật, H. 1995, t.3, tr.9.

1
2
đặc sắc Trung Quốc thời đại mới”.
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, “Chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc” là sự két hợp một cách biện chứng giữa những
nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn. Trung Quốc.
Nói cách khác, đó cũng chính là quá trình “Trung Quốc hóa chủ nghĩa
Mác-Lênin”.
Sau hơn 30 năm cải cách mở cửa (2011), Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã chỉ ra “3 cái một”, bao gồm: Xác lập được một chế độ xã hội chủ nghĩa
đặc sắc Trung Quốc với 4 trụ cột (chê độ đại hội đại biểu nhân dân, chế độ
hiệp thương chính trị và hợp tác đa đảng, chế độ tự trị dân tộc, chế độ tự
quản của quần chúng ở cơ sở); hình thành nên một lý luận chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc, gồm: lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng “Ba đại diện”
của Giang Trạch Dân, quan điểm phầt triển khoa học hài hòa của Hồ cẩm
Đào và tư tường bốn toàn diện của Tập Cận Bình; mở ra con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, gồm 5 con đường nhỏ (công
nghiệp hóa kiểu mới, hiện đại hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn, phát
triển chính trị và tự chủ sáng tạo đặc sắc Trung Quốc).
Phát triển sáng tạo lý luận là một đặc sắc quan trọng của Đảng Cộng
sản Trung Quốc và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Trong bài phát
biểu nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm
2011, Tổng Bí thư Hồ cầm Đào chỉ rõ: “Chặng đường phát triển 90 năm
qua của Đảng đã nói cho chúng ta, sự thành thục về mặt lý luận là nền tảng
để kiên định về chính trị, tiến cùng thời đại về mặt lý luận là tiền đề để
kiên quyết dũng cảm tiến lên trong hành động, sự thống nhất về tư tưởng là
sự bảo đảm quan trọng để toàn Đảng cùng nhất tề tiến bước”LXIII.
Đảng Cộng sản Trung Quốc tin tường rằng, nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác là chân lý khoa học, đồng thời tin tường chắc chắn rằng, chủ
nghĩa Mác nhất định sẽ không ngừng được làm phong phú và phát triển
cùng với sự phát triển của thực tiễn, mà không phải là giáo điều, cứng

LXIII Xem Hồ Cẩm Đào: Bài phát biểu của Hồ cẩm Đào tại buổi mít tỉnh Kỷ niệm 90 năm
thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, www.gov.cn, ngày 1 -7-2011.

1
nhắc, rập khuôn; tin tưởng chắc chắn rằng, ngọn nguồn lý luận của chủ
nghĩa Mác là thực tiễn, căn cứ phát triển là thực tiễn, kiểm nghiệm tiêu
chuẩn cũng là thực tiễn. Thực tiễn phát triển, nhận thức chân lý và sáng tạo
lý luận mãi mãi không có giới hạn. Mỗi bước tiến lên của sáng tạo lý luận,
thì vũ trang lý luận cũng tiến theo một bước, đó là một kinh nghiệm quan
trọng để Đảng Cộng sản Trung Quốc tăng cường xây dựng chính mình. Do
vậy, hệ thống lý luận đặc sắc Trung Quốc là tiến cùng thời đại, là sự kế
thừa và sáng tạo chủ nghĩa Mác. Kiên trì chủ nghĩa Mác, điều quan trọng
nhất là nắm chắc thực chất tinh thần của nó, vận dụng lập trường, quan
điểm, phương pháp luận khoa học của nó để nghiên cứu tình hình mới, giải
quyết vấn đề mới. Với nhận thức tư tưởng này, Đảng Cộng sản Trung
Quốc đã không ngừng thực hiện sáng tạo chủ nghĩa Mác và đã thu được
thành quả lý luận mới nhất của Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác.
Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (2017) nêu lên khái
niệm “tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới” và
nhấn mạnh: Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại
mới là sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Mao Trạch
Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, quan
điểm phát triển khoa học; là thành quả mới nhất về Trung Quốc hóa chủ
nghĩa Mác; là kết tinh của kinh nghiệm thực tiễn và trí tuệ tập thể của Đảng,
nhân dân; là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống lý luận chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc; là kim chỉ nam hành động để toàn Đảng, toàn
dân phấn đấu thực hiện công cuộc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, do
vậy, cần phải được kiên tri lâu dài và không ngừng phát triểnLXIV.
1.1,2. Nội dung chủ yếu của “chủ nghĩa xã hội đặc sẳc Trung
Quốc”
Thứ nhất, về bố cục và mục tiêu phẩn đẩu.
Báo cáo chỉnh tri tại Đại hội XVIII chỉ rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã
hội đặc sắc Trung Quốc, căn cứ chung là giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã
hội, mục tiêu chung là ngũ vị nhất thệ, nhiệm vụ chung là thực hiện hiện đại
LXIV Bộ Ngoại giao Việt Nam: Bảo cảo chỉnh trị tại Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung
Quốc, ngày 18-10-2017 (bản dịch tiếng Việt), tr.13.

1
2
hóa xã hội chủ nghĩa và phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa” LXV. Mục tiêu
chung này đã phác thảo bản kế hoạch tổng thể phát triển lâu dài của Trung
Quốc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh: Trung Quốc đang và sẽ còn
lâu dài ở trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội. Đây là căn cứ chung để
đưa ra mọi chính sách của Trung Quốc. Thực tế lớn nhất là giai đoạn đầu
của chủ nghĩa xã hội đặt ra yêu cầu phải kiên trì lấy xây dựng kinh tế làm
trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, cải cách mở cửa, làm cơ sở xây
dựng chủ nghĩa xã hội một cách chắc chắn.
Ngay từ năm 1986, Hội nghị Trung ương 6 khóa xn của Đảng Cộng
sản Trung Quốc lần đầu tiên nêu ra mục tiêu tổng quát là lấy xây dựng kinh
tế làm trung tâm, kiên định không thay đổi tiến hành cải cách thể chế kinh
tế, thể chế chính trị, tăng cường xây dựng văn minh tinh thần. Đây là mục
tiêu tổng quát “tam vị nhất thể” kéo dài từ Đại hội XIII đến Đại hội XVI của
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đen Hội nghị Trung ương 6 khóa XVI, Đảng
Cộng sản Trung Quốc đưa ra nhiệm vụ to lớn xây dựng xã hội hài hòa xã
hội chủ nghĩa, mục tiêu tổng quát được phát triển mở rộng thành “tứ vị nhất
thể” và tăng cường xây dụng xã hội. Tiếp đó, Đại hội xvni của Đảng Cộng
sản Trung Quốc một lần nữa bàn đến “văn minh sinh thái”, đồng thời, nâng
nó lên tầm chiến lược cao hon. Từ đó, mục tiêu tổng quát của sự nghiệp xã
hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc phát triển từ “tứ vị nhất thể” thành “ngũ
vị nhất thể”, bao gồm: xây dựng kinh tế, xây dựng chính tộ, xây dựng văn
hóa, xây dựng xã hội, xây dựng văn minh sinh thái (tôn trọng tự nhiên,
thuận theo tự nhiên, bảo vệ tự nhiên).
Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh, trong điều kiện lịch sử mới,
giành lấy thắng lợi mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, cần phải
nắm chắc tám yêu cầu cơ bản, đó là: kiên trì địa vị chủ thể của nhân dân;
kiên trì giải phóng và phát triển sức sản xuất; kiên trì thúc đẩy cải cách mở

LXV Xem GS Phan Kim Nga (Viện Khoa học xã hội Trung Quốc): Sáng tạo lý luận của Đại
hội XVIII Đảng Cộng sàn Trung Quốc và triển vọng hợp tác giữa hai đảng, Tạp chí Nghiên
cứu Trung Quốc, năm 2012, tr. 13.

1
cửa; kiên trì duy trì công bằng chính nghĩa xã hội; kiên trì đi con đường
cùng giàu có; kiên tri thúc đẩy xã hội hài hòa; kiên trì phát triển hòa bình;
kiên trì sự lãnh đạo của Đảng. Chỉ có nắm chắc những yêu cầu cơ bản này,
đồng thời, làm cho nó trở thành ý chí chung của toàn Đảng, nhân dân các
dân tộc trong cả nước mới có thể hoàn thành nhiệm vụ chung củạ chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc. Đó chính là thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ
nghĩa và sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Do vậy, Báo cáo chính trị
tại Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra hai mục tiêu: một
là, xây dựng toàn diện xã hội khá giả khi tròn 100 năm thành lập Đảng
Cộng sản Trung Quốc; hai là, xây dựng thành công quốc gia hiện đại hóa
xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa khi tròn 100 năm
thành lập nước Trung Quốc mới.
Báo cáo chính trị tại Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
bổ sung “Mục tiêu ” trên nền tảng hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội
khá giả, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, Trung Quốc hoàn thành xây dựng
cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại: giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài
hòa, tươi đẹp. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng bổ sung làm rõ hơn “hai
mục tiêu 100 năm” - đó là hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả
với kinh tế phát triển hơn, dân chủ kiện toàn hơn, khoa học giáo dục tiến bộ
hơn, văn hóa phồn vinh hơn, xã hội hài hòa hơn, đời sống nhân dân giàu có
hơn vào dịp 100 năm ngày thành lập Đảng (2021), sau đó phấn đấu tiếp
thêm 30 năm, cơ bản thực hiện hiện đại hóa, xây dựng Trung Quốc thành
nước xã hội chủ nghĩa hiện đại vào dịp 100 năm ngày thành lập nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa (2049)1.
Đồng thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định rõ, mục tiêu tổng
quát của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là “năm trong một”, mục tiêu
chiến lược là “bốn toàn diện”, nhấn mạnh kiên định tự tin về con đường, tự
tin về lý luận, tự tin về chê độ, tự tin về văn hóa. Xác định rõ, đặc trưng bản
chất nhất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Trung Quốc, ưu thế lớn nhất của chế độ chủ nghĩa xã hội đặc sắc

1
2
Trung Quốc là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung QuốcLXVI LXVII.
Thứ hai, về đặc trưng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Báo cáo chính trị tại Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc
chỉ rõ: “Con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc chính là dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, xuất phát từ tỉnh hình cơ bản
trong nước, lấy xây dựng kinh té làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ
bản, kiên trì cải cách mở cửa, giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội,
xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, chính trị dân chủ xã hội chủ
nghĩa, văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa, xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa,
văn minh sinh thái xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của
con người, từng bước thực hiện toàn thể nhân dân cùng giàu có, xây dựng
đất nước hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài
hòa”LXVIII.
Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định rõ thực chất
tinh thần và nội hàm phong phú của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc,
đồng thời, quán triệt thực hiện chuẩn xác, toàn diện trong các mặt công
tác: kiên trì sự lãnh đạo của Đảng trong mọi mặt công tác; kiên trì lấy nhân
dân lầm trung tâm; kiên tri đi sâu cải cách toàn diện; kiên trì quan điểm
phát triển mới; kiên tri nhân dân làm chủ; kiên trì quản lý đất nước theo
pháp luật toàn diện; kiên tri hệ thống giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa; kiên
trì bảo đảm và cải thiện dân sinh trong quá trình phát triển; kiên tri con
người chung sống hài hòa với thiên nhiên; kiên trì quan điểm tổng thể về
an ninh quốc gia'; kiên trì sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội
nhân dân; kiên trì “một nước hai chế độ” và thúc đẩy thống nhất đất nước;
kiên trì thúc đẩy xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại1.
về kinh tể:
Quan điểm bao trùm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về “chủ nghĩa

LXVI*■2 Xem Bộ Ngoại giao Việt Nam: Báo cáo chinh trị tại Đại hội XIX của Đảng Cộng
LXVIIsản Trung Quốc, ngày 18-10-2017 (bản dịch tiếng Việt), tr.13-18,13.
LXVIII Xem GS Phan Kim Nga (Viện Khoa học xã hội Trung Quốc): Sáng tạo tý luận của
Đại hội XVIII Đảng Cộng sàn Trung Quốc và triển vọng hợp tác giữa hai đảng, Tạp ứá
Nghiên cứu Trung Quốc, số 11 năm 2012, tr.13.

1
xẵ hội đặc sắc Trung Quốc” là: chế độ kinh tế cơ bản lấy chế độ. công hữu
làm chủ thể, kinh tế nhiều thành phần sở hữu cùng phát triển, cùng với các
chế độ cụ thể, như thể ché kinh tê, thể chế chính trị, thể chế văn hóa, thể
chế xã hội được xây dựng trên nền tảng những chế độ đó.
Theo đó, chủ nghĩa xã hội là phát triển sức sản xuất, là mọi người
cùng giàu có. Chủ nghĩa xã hội không phải là dàn hàng ngang cùng tiến
mà cần phải cho phép một bộ phận giàu trước rồi mới xây dựng xã hội
cùng khá giả. “Kinh tế thị trường không phải là của riêng chủ nghĩa tư
bản, chủ nghĩa xã hội cũng có thị trường. Kê hoạch và thị trường đều là
biện pháp kinh tế”LXIX LXX. Có thể vận dụng kinh tế thị trường kết hợp với
kế hoạch và quản lý của nhà nước để phát triển sức sản xuất. Chế độ sở
hữu xã hội chủ nghĩa phải được hoàn thiện tưng bước, phù hợp với trình
độ của lực lượng sản xuất. “Công hữu mà cực đoan, trì trệ, kìm hãm sức
sản xuất thì gây hại chẳng kém tư hữu, bóc lột”. Mọi thành phần kinh tế
không phân biệt, đều là bộ phận hợp thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
về chính trị:
Chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc chính là chế độ chính trị
cơ bản của chế độ Đại hội đại biểu nhân dân, bao gồm: chế độ hợp tác đa
đảng và hiệp thương chính trị; chế độ tự trị khu vực dân tộc và chế độ tự trị
quần chúng ở cơ sở do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là hệ thống pháp luật xã hội
chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.
Kiên trì phát triển đường lối chính trị, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng,
nhân dân làm chủ, hoạt động theo luật pháp, tiến hành cải cách hành chính,
xây dựng đất nước pháp trị xã hội chủ nghĩa. Phát huy dân chủ trong sự
thống nhất và chế ước của pháp luật, pháp chế. Phát huy vai trò của các tổ
chức chính trị, xã hội, đặc biệt là chính hiệp để thực hiện vai trò hòa hợp,
hòa giải, tự quản...

LXIX Xem Bộ Ngoại giao Việt Nam: Bảo cáo chính trị tại Đại hội XIX của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, ngày 18-10-2017 (bản dịch tiếng Việt), tr.14-16.
LXX Cục Lý luận - Ban Tuyên truyền Đảng Cộng sân Trung Quốc: 25 vẩn đề lý luận
trong cóng cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2003,
tr?58.

1
2
Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc thực hiện chế độ hợp tác đa
đảng, các đảng khác tuân thủ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản vì sự phục
hưng của dân tộc Trung Hoa. Văn minh tinh thần phải được biểu hiện trước
hết ở Đảng Cộng sản theo tinh thần “cầm quyền vi công”, “dĩ công vi
thượng”; gắn bó khăng khít với hạnh phúc, an khang của nhân dân, đáp ứng
các yêu cầu: dân chủ, giá trị, tín nghĩa, yên ổn, có trật tự... theo nguyên tắc
tồn tại cùng phát triển, thúc đẩy “xây dựng xã hội hài hòa”.
Ve văn hóa, xã hội, môi trường:
- về văn hóa
Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định: “Phát triển vãn
hóa xấ hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc chính là lấy chủ nghĩa Mác làm
chỉ đạo, giữ vững lập trường văn hóa Trung Hoa, xuất phát từ hiện thực
Trung Quốc đương đại, kết hợp với điều kiện trong thời đại ngày nay”1.
Trên cơ sở đó, Đại hội nêu 5 giải pháp xây dựng nền văn hổa: 1) Nắm
vững quyền lãnh đạo đối với công tác ý thức hệ; 2) bồi dưỡng và thực hiện
giá trị cốt lối xã hội chủ nghĩa; 3) tăng cường xây dựng đạo đức tư tưởng;
4) phát triển phồn vinh văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa; 5) thúc đẩy sự
nghiệp văn hóa và ngành công nghiệp văn hóa.
- về xã hội
Quan điểm xây dựng xã hội hài hòa lần đầu tiên được đưa ra tại Hội
nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
khóa XVI năm 2006, trong đó nhấn mạnh: Xã hội hài hòa là thuộc tính bản
chất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là bảo đảm quan trọng của
quốc gia giàu mạnh, dân tộc chấn hưng, nhân dân hạnh phúc. Xã hội hài
hòa của Trung Quốc gồm 4 thuộc tính và 6 đặc trưng. Bốn thuộc tính là:
Công bằng trong thu nhập các nguồn lực, họp lý trong kết cấu xã hội, quy
phạm trong hành vi xã hội, hiệu quả trong hài hòa các lợi ích. Sáu đặc
trưng là: Dân chủ pháp trị, công bằng chính nghĩa, trật tự ổn định, thành tín
hữu ái, tràn đây sức sống, con người và tự nhiên có mối quan hệ hài hòa.
Tại Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa thêm quan điểm về

1
“quản trị xã hội”, trong đó nêu giải pháp, “gây dựng bố cục quản trị xã hội
cùng xây dựng, cùng quản lý, cùng chia sẻ” và “bảo vệ hiệu quả an ninh
quốc gia”LXXI.
- về văn minh sinh thái
Căn cứ vào tình trạng cụ thể ở trong nưởc và thế giới, trong thời kỳ cải
cách, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu quan điểm phát triển khoa học,
trong đó nhấn mạnh giải quyết hài hòa giữa con người và tự nhiên, điều tiết
mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với nhân lực, tài nguyên, môi trường.
Kiên quyết đi theo con đường phát triển sản xuất, đời sống ấm no và môi
trường sinh thái, lành mạnh, bảo đảm sự phát triển bền vững của văn minh
sinh thái.
Hiện nay, Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một môi trường xã hội
tiết kiệm nguồn tài nguyên và thân thiện với môi trường, thúc đẩy sự phát
triển hài hòa giữa phát triển kinh tê với vấn đề xã hội và mồi trường, thực
hiện sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội.
1.1.3. Những khó khăn, thách thức của “chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc”
Cùng với những thành tựu đã đạt được, “chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc” cũng đang đối diện với những thách thức, khó khăn to lớn,
được thể hiện ở ba vấn đề, đó là động lực, cân bằng và xử lý.
Thứ nhất, về lĩnh vực kinh tể.
Làm thế nào để tạo ra động lực phát triển mới? Đây là vẩn đề khó khăn
trong phát triển kinh tế của Trung Quốc. Hơn 40 năm cải cách, mở cửa,
Trung Quốc đang đứng trước những thách thức: Năng lực sáng tạo khoa học
kỹ thuật chưa đủ mạnh, cơ cấu ngành nghề bất hợp lý, phương thức phát
triển vẫn chủ yếu theo kiểu thô sơ, cơ sở nông nghiệp yếu, sự ưói buộc bởi
tài nguyên thiên nhiên ngày càng nghiêm trọng, bộ phận các ngành sản xuất
cung vượt quá cầu, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thể chế cơ chế
kìm hãm khoa học phát triển còn nhiều, nhiệm vụ đi sâu cải cách mở cửa và
LXXI Bộ Ngoại giao Việt Nam: Báo cáo chính trị Đại hội XIXĐàng Cộng sản Trung
Quốc, ngày 18-10-2017 (bản dịch tiếng Việt), tr.26, 32.

1
3
chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế còn khó khăn. Đảng Cộng sản
Trung Quốc chỉ rõ, cải cách mở cửa đang đứng trước thách thức lớn như
“thuyền giữa dòng, sóng to gió lớn, phần thịt đã hết, còn lại phần xương”.
Mô hình phát triển truyền thống đầu tư lớn, ô nhiễm nhiều như trước
đây không thể tiếp tục. Hơn nữa, cơ cấu kinh tê không hợp lý, một số ngành
năng lực sản xuất dư thừa, khả năng khai thác tài nguyên đã gần đến giới
hạn. Tương đôi nghiêm trọng là tình trạng diện tích canh tác giảm mạnh,
chất lượng đất canh tác thoái hóa, do đô thị mở rộng, do đất được đưa vào
sử dụng trong công nghiệp và các loại “trào lưu khu kinh tế mở”, “trào lưu
khu thực nghiệm”, “trào lưu xây dựng bất động sản”, “trào lưu làm sân
gôn”, diện tích đất canh tác còn giảm đi với tổc độ hàng chục triệu mẫu mỗi
năm. >ỉ
Thứ hai, về lĩnh vực chính trị.
Làm thế nào để tối ưu hóa vấn đề tự quản lý của Đảng, Nhà nước và
xã hội. Chủ yếu biểu hiện ở: Trình độ văn minh xã hội và tố chất văn minh
con người vẫn chưa được nâng cao, một số lĩnh vực tồn tại hiện tượng suy
thoái đạo đức; mâu thuẫn xã hội gia tăng; chưa tăng cường xây dựng pháp
trị, đặc biệt là việc xây dựng pháp trị chưa thích ứng, chưa phù hợp với nhu
cầu phát triển của Đảng và Nhà nước, sự kỳ vọng của quần chúng nhân dân.
Trình độ năng lực và tư tưởng tác phong của cán bộ lãnh đạo chưa được
nâng cao, vai trò gương mẫu tiên phong của cán bộ Đảng viên chưa được
tăng cường, một số tổ chức cơ sở Đảng còn yếu và lỏng lẻo; một số cán bộ
Đảng viên, bao gồm cả cán bộ cao cấp có lý tưởng và niềm tin không kiên
định, thoái hóa biến chất... Điều đó làm XÓỊ mòn cơ sở đạo đửc tư tưởng
của Đảng, phá hoại sự đoàn kết và thống nhất tập trung của Đảng, làm tổn
hại đến uy tín của Đảng, môi trường chính trị trong Đảng, ảnh hưởng đến sự
nghiệp của Đảng và nhân dân.
Vị trí quốc tế của Trung Quốc có nguy cơ giảm sút. Cùng với sự phát
triển lớn mạnh và ngày càng tham gia sâu vào toàn cầu hóa của kinh tế
Trung Quốc, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng phải đối mặt với

1
những thách thức có tính toàn cầu. Xét môi trường quốc tế, khủng hoảng tài
chính quốc tế bùng phát và lây lan khiến kinh tế thế giới bất ổn. Điều này
cũng gây ảnh hưởng rất lớn đối với Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc sẽ
phải đối mặt với nhiều tác động về tốc độ, cơ cấu và mô hình.
Trong tương lai trên con đường cải cách, Trung Quốc ít nhất còn phải
vượt qua 3 “bẫy”LXXII: một là “bẫy thu nhập trung binh”; hai là “bẫy
Tacitus” (nhà sử học La Mã Tucitus cho rằng, khi quyền lực bị mất đi niềm
tin của nhân dân, bất luận là nói thật hay nói dối, làm việc tốt hay làm việc
xấu, xã hội đêu sẽ đưa ra những đánh giá tiêu cực). Theo Tổng Bí thư Tập
Cận Bình, bẫy này ảnh hưởng rất nguy hại đến cơ sở cầm quyền và địa vị
cầm quyền của Đảng; ba là “bẫy Thucydides” (nhà sử học Hy Lạp cổ đại
Thucydides cho rằng, khi một nước lớn đang trỗi dậy cạnh tranh với bá chủ
thống trị sẵn có, nguy cơ mà hai bên phải đối mặt chính là kết thúc cục diện
này bằng chiến tranh). Xã hội quốc tế lo lắng sau khi Trung Quốc trỗi dậy
nhanh chóng sẽ nảy sinh xung đột với những quốc gia bá quyền cũ như Mỹ.
Điều này đã xảy ra, nhất là trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald
Trump. Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh, nước mạnh chỉ
có thể theo đuổi chủ trương bá quyền là không phù hợp với Trung Quốc,
Trung Quốc không theo đuổi hành động này. Trên thế giới không có “bẫy
Thucydides”, song giữa các nước lớn luôn có những phán đoán chiến lược
sai lầm, do đó, tự tạo ra “bẫy Thucydides” cho chính mình.
Ngoài ra, quá trình “Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác” đã được tiến
hành khá mạnh mẽ dẫn tới những lo ngại về việc có thể biến chủ nghĩa Mác
từ cái phổ biến thành cái đặc thù, thậm chí, cái đơn nhất; “chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc” có thể trở thành biệt phái.
Thứ ba, về lĩnh vực xã hội.
Khi đánh giá về hơn 35 năm thực hiện cải cách, mở cửa Trung Quốc
LXXII Xem Chu Khả Tân: “Cải cách của Trung Quốc: Kinh nghiệm và vấn đề”, Tham luận
tọa đàm “100 năm Cách mạng Tháng Muôi Nga”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
tháng 8-2017.
*’2 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trưng Quốc,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2013, tr.16, 16.

1
3
đã đạt được nhiều thành tựu lớn song “vấn đề không cân bằng, không hài
hòa, không bền vững trong phát triển vẫn còn nổi cộm, năng lực sáng tạo
khoa học kỹ thuật chưa mạnh; cơ cấu ngành nghề không hựp lý; cơ sở nông
nghiệp vẫn còn mỏng; sự trói buộc của môi trường, tài nguyên căng thẳng
hơn...”1.
“Ba chênh lệch lớn” mới nảy sinh trong quá trình cài cách: chênh lệch
giàu nghèo, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, chênh lệch giữa các
vùng - miền. Việc thực hiện cân bằng giữa phát triển và hưởng thụ công
bằng đang gặp nhiều thách thức. Biểu hiện chủ yếu ở phát triển không cân
bằng, không nhịp nhàng, không bền vững; khoảng cách phát triển giữa các
khu vực, giữa thành thị và nông thôn, khoảng cách phân phối thu nhập của
người dân vẫn còn lớn; các vấn đề dân sinh liên quan đen lợi ích thiết thân
của người dân như giáo dục, việc làm, bảo đảm xã hội, y tế, nhà ở còn nhiều
bất cập; các dịch vụ công cộng cơ bản còn thiếu, đời sống của một bộ phận
quần chúng nhân dân còn khó khăn, nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo còn gian
nan, môi trường sinh thái chưa có chuyên biến cơ bản.
Báo cáo Đại hội XVIII viết: “Vấn đề không cân bàng, không hài hòa,
không bền vững trong phát triển vẫn còn nổi cộm” 2. Đại hội XIX, Đảng
Cộng sản tiếp tục nhấn mạnh ba vấn đề nổi cộm và coi đây là thách thức lớn
đối với đảng và nhân dân Trung Quốc trong những thập niên tiếp theo.
Tóm lại, đối với Trung Quốc, sự nghiệp cải cách đã trở thành một công
trinh hệ thống phức tạp, cần phải tính đến các yếu tố trong và ngoài nước,
tiến hành cải cách toàn diện, đồng bộ ở mọi lĩnh vực.
1.2. Chủ nghĩa xã hội Cuba
1.2.1. Quá trình hình thành và những nội dung cơ bản của chủ
nghĩa xã hội Cuba
Thứ nhất, quả trình hình thành lỷ luận chủ nghĩa xã hội Cuba.
Trước năm 1991, Cuba xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Liên
Xô. Sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực đã tác động mạnh mẽ
đến Cuba cả về lý luận và thực tiễn, nhất là các nguồn viện trợ từ Liên Xô
đã không còn. Mặt khác, trong hàng chục năm Mỹ và các thế lực thù địch

1
luôn tìm cách chống phá, bao vây, cấm vận, song, Cộng hòa Cuba vẫn kiên
cường đứng vững, vẫn giữ vững thành quả của cách mạng, đồng thời, phát
triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Sự kiện Đông Âu - Liên Xô đã buộc Cuba phải thay đổi đường lối xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội IV (10-1991), Cuba chủ trương cải cách
bằng những bước đi thân trọng. Mục tiêu cao nhất vẫn là bảo vệ bằng mọi
giá những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định
chính trị và an ninh của đất nước. Rút kinh nghiệm bài học thất bại của cải
tổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu, do vị trí địa lý đặc biệt LXXIII Cuba đã cải
cách bằng những bước đi thận trọng, có kết quả.
Trong điều kiện, bối cảnh mới, để phù hợp hơn với tình hình thế giới
và trong nước, Đảng Cộng sản Cuba đã có nhiều nhận thức mới về mồ hình
xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cuba cần xây dựng. Quan niệm về mô hình xã
hội xã hội chủ nghĩa xuất phát trước hết từ đặc điểm, nhu cầu của đất nước
Cuba, có tham khảo thêm những bài học kỉnh nghiệm đổi mới nhận thức về
chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước.
Thứ hai, những nội dung chủ yếu của chủ nghĩa xã hội Cuba.
Tháng 4-2011, sau 14 năm không tổ chức Đại hội (vì các lý do chủ
quan và khách quan khác nhau), Đảng Cộng sản Cuba đã tổ chức Đại hội VI
và thông qua đường lối cập nhật hóa mô hình kỉnh tể - xã hội của đất nước.
Khái niệm Mô hình kinh tế - xã hội của sự phát triển xã hội chủ nghĩa (gọi tắt
là mô hình chủ nghĩa xã hội) đã được Văn kiện Đại hội VII (2016) thông qua.
Trong đó, Đảng Cộng sản Cuba đã đánh giá những thành tựu đạt được trong 5
năm thực hiện đường lối cập nhật hóa mô hình kinh tế - xã hội, đồng thời
thông qua các văn kiện chính, trong đó đáng chú ý là 3 văn kiện mang tính
cương lĩnh để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba, đó là: 1) Khái niệm hóa mô
hình phát triển kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa của Cuba; 2) Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội tới năm 2030: Đề xuất về tầm nhìn quốc gia, các trụ cột

LXXIII Cuba cách Mỹ chì 80 hải lý, hiện có 1,4 triệu kiều dân Cuba ở Mỹ, chủ yếu là ở
Miami, Sang Florida. Trong cộng đồng này có bộ phận rất cực hữu, phản động, có khả năng
tài chính và quyền lực, giữ nhiều vị trí ở chính trường.

1
3
và lĩnh vực chiến lược; 3) Cập nhật hóa đường lối kinh tế và xã hội của Đảng
và cách mạng cho giai đoạn 2016-2021. Những quan điểm, đường lối nêu trên
được Đại hội VIII (4-2021) tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh. Qua các văn kiện
quan trọng này, có thể khái quát những đường nét cơ bản về mô hình xã hội
xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa Cuba hiện nay như sau:
về mục tiêu: Trong Tầm nhìn quốc gia, Đảng Cộng sản Cuba khẳng
định mục tiêu xây dựng đất nước là có chủ quyền, độc lập, chủ nghĩa xã hội,
dân chủ, phồn vinh và bền vững.
Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng Cộng sản Cuba đã nêu các nguyên tắc
cần quán triệt: Con người là mục tiêu và chủ thể; sở hữu xã hội chủ nghĩa của
toàn dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu là hình thức chủ đạo trong hệ thống
kinh tế - xã hội; vai trò của đổi mới sáng tạo khoa học - công nghệ đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội; nhà nước xã hội chủ nghĩa của pháp quyền và công
bằng xã hội như sự bảo đảm cho bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, không
để ai bị bỏ rơi1.
về chính trị: Đảng Cộng sản Cuba là tổ chức chính trị duy nhất và
tiên phong của dân tộc, trên cợ sở tư tưởng Hôxê Máctì, chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Phiđen Caxtơrô. Đảng lãnh đạo xã hội và nhà nước, kiên
trì mục tiêu chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kết hợp giá tộ các quan điểm
Mác-Lênin với đặc trưng truyền thống của Cuba; biểu thị của khối đoàn
kết nhân dân xung quanh sự lãnh đạo cách mạng, vi người nghèo và cho
người nghèo. “Đảng là linh hồn của sự nghiệp cách mạng” đã được Đại
hội VIII (4-2021) khẳng định và ghi toong chủ đề của Đại hội2.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là sự bảo đảm cho quyền tự do, độc lập
và chủ quyền dân tộc. Nhà nước đó bảo đảm dân chủ trên cơ sở quyền lực
chủ quyền của nhân dân được Hiến pháp và pháp luật quy định.
về kỉnh tế: “Cập nhật hóa mô hình phát triển kinh tế - xã hội” là khái
niệm của Đảng Cộng sản Cuba phản ánh những điều chỉnh mô hình và
biện pháp quản lý kinh tế - xã hội theo hướng dần thay thế mô hình tập
trung, kế hoạch, bao cấp trước đây và tiếp cận với những thành tựu của

1
cải cách, đổi mới và thành tựu của văn minh nhân loại hiện nay. Báo cáo
chính trị Đại hội VI của Đảng Cộng sản Cuba khẳng định: “Mục tiêu của
những điều chỉnh là để đảm bảo tính kế thừa chủ nghĩa xã hội, phát triển
kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân”.
Hệ thống kinh tế mà Cuba xây dựng sẽ tiếp tục dựa trên nguyên tắc
sở hữu xã hội chù nghĩa của toàn dân đối với những tư liệu sản xuất
chính. Ngoài ra, mô hình quản lý cũng thừa nhận và thúc đẩy các hình
thức khác như đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, nông dân cá

’■2 Xem Minh Trí: Cuba: Kể thừa và Đổi mới. http://thinhvuongvietnam.com/ Content/
cuba-ke-thua-va-doi-moi-34918?zarsrc=30&utm_sơurce=zalo&utm_mediưm=zalo&ut
m_campaign=zalo, ngày 27-4-2021
thể, những người thuê đất, người thuê nhân công, người làm kinh tế tự
doanh và các hình thức khác. Việc phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
bởi nó sẽ cho phép Nhà nước có thể rảnh tay với những hoạt động kinh tế
không chiến lược đối với đất nước và những khu vực mà Nhà nước không thể
thực hiện hiệu quả và chất lượng cần thiết nếu áp dụng hình thức quản lý nhà
nước.
Như vậy, Đảng Cộng sản Cuba công nhận và đa dạng hóa các hình thức
sở hữu và quản lý để các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật trên quy
mô toàn xã hội, góp phần làm cho tổng thể nền kinh tế ngày càng hiệu quả.
Tuy nhiên, hình thức quản lý phi nhà nước không cho phép việc tập trung sở
hữu vào các pháp nhân và cá nhân.
Kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa là phương thức chủ yếu để quản lý kinh
té nhưng sẽ tính đến các xu hướng phát triển của thị trường; cũng như sẽ tác
động vào thị trương, đồng thời, có tính đến những đặc điểm riêng của thị
trường. Đảng Cộng sản Cuba khẳng định, việc vận dụng quy luật cung - cầu
không mâu thuẫn với nguyên lý kế hoạch hóa. Hai khái niệm ấy có thể tồn tại
song song và cùng đem lại lợi ích cho đất nước. Việc thừa nhận thị trường
trong hoạt động của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không có nghĩa là Đảng,

1
3
Chính phủ và các tổ chức quần chúng từ bỏ thực hiện vai trò của mình trong
xã hội là phải đói phó với bất cứ tình hình nào ảnh hưởng đến lợi ích của quàn
chủng nhân dân. Thực hiện nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa “làm theo
năng lực, hưởng theo lao động”.
Phân định rõ vai trò đối với nền kinh té của các cơ quan nhà nước và
các doanh nghiệp thể hiện trong việc phân định chức năng Nhà nước và chức
năng doanh nghiệp. Muốn vậy, Đảng Cộng sản Cuba chỉ rõ nhất thiết phải
tiếp tục phấn đấu với mục tiêu trao cho các doanh nghiệp quốc doanh xã hội
chủ nghĩa sự tự chủ và các quyền hạn lớn hơn, tách biệt chức năng doanh
nghiệp khỏi chức năng Nhà nước và phấn đấu đạt dược việc quản lý các
doanh nghiệp quốc doanh ngày càng hiệu quả và năng suất cao.
về văn hóa, xã hội: Coi trọng các chính sách xã hội nhằm bảo vệ các
giá trị, đặc biệt là những giá trị đạo đức, chính trị, văn hóa, tăng năng suất
nhằm tăng của cảỉ vật chất làm cơ sở cho thực hiện phân phối công bằng.
Đáp ứng nhu cầu đạt được và duy trì sự cân băng phù hợp giữa phát
triển kinh tế và phát hiển xã hội. Bảo đảm quyền lao động, quyền được
hưởng các dịch vụ y tế và giáo dục miễn phí cho mọi công dân, bảo đảm
đạt trình độ giáo dục tối thiểu và quyền có cơ hội tiếp cận giáo dục đại
học. Ở Cuba, Nhà nước tiếp tục đảm bảo các dịch vụ giáo dục và y tế
không mất tiền cho toàn dân. Nâng cao vai trò của gia đình là tế bào cơ
bản của xã hội; bảo đảm cung cấp dịch vụ trợ cấp chăm sóc cho những
người không nơi nương tựa.
Việc nâng cao các điều kiện sống được thể hiện như một mục tiêu ưu
tiên về lương thực, thực phẩm, nước sạch, vận tải công cộng, nhà ở, văn
hóa, thể thao, vui chơi giải trí cũng như việc bảo vệ và giữ gỉn các giá trị
văn hóa, nghệ thuật, khoa học và lịch sử dân tộc được tiếp tục thúc đẩy...
Tất cả những người tham gia lao động đều được hệ thống an sinh xã hội
bảo trợ, bất kể về hình thức sở hữu hoặc quản lý.
về quyền con người: Đảng Cộng sản Cuba khẳng định phẩm giá, sự
bình đẳng và tự do của con người là trung tâm của mô hình kinh tế - xã
hội. Mọi công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; được đảm bảo thực

1
hiện hiệu quả các quyền đó. Trong đó, lao động đồng thời là quyền lợi và
nghĩa vụ của mọi công dân và sẽ được trả lương tùy theo số lượng và chất
lượng của lao động.
về quan hệ quốc tể: Đảng Cộng sản Cuba đề cao lòng yêu nước, tình
đoàn kết và chủ nghĩa quốc tế; kiên quyết đấu tranh chông sự can thiệp
của chủ nghĩa đế quốc nhằm bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc và phát
triển; xóa bỏ định kiến đối với đầu tư nước ngoài và thúc đẩy các cuộc
đàm phán mới.
Đảng Cộng sản Cuba khẳng định, cần thiết phải có sự thay đổi cơ bản
để xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng phải tôn trọng các nguyên tắc cách
mạng. Đó là không áp dụng “liệu pháp sốc” gây tổn hại cho các tầng lóp nhân
dân trong xã hội, đi ngược lại lợi ích của người lạo động. Đồng thời, các công
thức của chủ nghĩa tự do mới nhất định sẽ không bao giờ được áp dụng vào
chủ nghĩa xã hội ở Cuba; công cuộc cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội với
phương châm: “Không vội vàng nhưng không ngưng nghỉ”.
1.2.2. Những khó khăn, thách thức của chữ nghĩa xã hội Cuba
Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình đổi mới xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Cuba cũng đang gặp những khó khăn cơ bản sau:
’ về chinh trị, đất nước Cuba vẫn tiếp tục phải đối mặt với sự chông phá
của các thế lực thù địch, đứng đầu là Mỹ. Mặc dù năm 2014, sau hơn 50 năm
bị bao vây, cấm vận, Cuba và Mỹ đã ký kết Hiệp định bình thường hóa quan
hệ, tuy nhiên, điều này đã không được thực hiện khi Donald Trump trở thành
Tổng thống nước Mỹ. Bối cảnh của khu vực Mỹ Latinh và Caribe, nhất là mô
hình chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, cũng ảnh
hưởng đến con đường phát triển của Cuba.
về kinh tể, bên cạnh những thành tựu đáng ngưỡng mộ về y tế, giáo dục,
Cuba phải đối mặt với những khổ khẫn vô cùng to lớn về kinh tế. Đặc biệt là
sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008 tác động hét sức
tiêu cực tới nền kinh tế Cuba, nhất là đối với những sân phẩm xuất khẩu
truyền thông vốn là thế mạnh và đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho
Cuba. Cuba vân phải nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng để phục vụ nhu cầu

1
3
trong nước. Thêm vào đó từ năm 2009, Cuba đến hạn phải trả nợ một loạt các
khoản tín dụng vay trước đó... Tất cả những tác động đó khiến cho nền kinh tế
Cuba gặp rất nhiều khổ khăn như hiệu quả thấp, suy giảm đầu tư cho các cơ
sở sản xuất và hệ thống hạ tầng, dân số không tăng và già hóa nhanh. Những
yếu kém bên trong càng làm cho nền kinh tế khó chống trả đưực với những
tác động từ bên ngoài và càng thấy rõ hơn những hạn chế của nền kinh tế khi
phải đối phó với những vấn đề trước mắt như thâm hụt cán cân thanh toán.
Phân tích một cách tổng thể tình hình trên cho thấy: việc tìm kiếm
một giải pháp nhằm giải quyết sự mất cân đối vĩ mô và đảm bảo hiệu quả
của nền kinh tế trở thành vấn đề cấp bách để đất nước có thể tiếp tục phát
triển. Đây chính là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng Cộng sản Cuba đang
tập trung lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn thử thách để tiếp tục xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Cuba. Cụ thể làLXXIV:
Củng cố vai trò của sở hữu xã hội chủ nghĩa của toàn dân về các tư
liệu sản xuất chủ yểu; thừa nhận và đa dạng hóa các hình thức sở hữu
khác nhau kèm theo các hình thức quản lý gắn kết với nhau; hoàn thiện
đồng bộ hệ thống quản lý có kế hoạch đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội với Nhà nước như thực thể điều hành, phối hợp, điều chỉnh mọi chủ
thể; đồng thời, thực hiện phi tập trung hóa các chức năng, quyền hạn đến
các cấp chính quyền, trong đó cấp huyện là cấp chủ yếu.
Thừa nhận thị trường, quản lý và vận hành thị trường một cách hợp
lý nhằm bảo đảm cho các biện pháp quản lý tập trung, các chính sách kinh
tế vĩ mô và các công cụ chính sách khác hướng các chủ thể kinh tế ra các
quyết định đồng thuận với lợi ích của toàn xã hội.
Đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để
nhân tố này có vai trò chủ yếu trong nâng cao hiệu quả, chất lượng và sức
sản xuất trên mọi lĩnh vực. Củng cố vai trò của các trường đại học, tăng
cường quan hệ của họ với các đơn vị sản xuất, dịch vụ và lực lượng vũ

LXXIV Xem Minh Trí: Cuba: Kế thừa và Đổi mới. http://thinhvuongvietnam.com/


Content/ cuba-ke-thua-va-doi-moi-34918?
zarsrc=30&utm_source=zaỉo&utm_medium=zalo&ut m_campaign=zalo, ngày 27-4-2021

1
trang. Mọi quá trình ra quyết định và đánh giá kết quả phải dựa trên cơ sở
khoa học.
Bảo đảm cho lao động và đức tính cần cù trở thành những giá trị đạo
đức cốt lõi; thực hiện nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa theo số
lượng và chất lượng lao động như kênh chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu của
con người. Nâng cao mức sống và chất lượng sống là mục tiêu ưu tiên
thường trực, trong đó, nhấn mạnh an ninh về lương thực, năng lượng,
giáo dục, y tế... Quản lý việc bảo đảm tương quan giữa tăng giá và tăng
các nguồn thu nhập từ lao động, lương, phụ cấp, trợ cấp, bảo trợ xã hội.

1.3. Chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chũ Nhân dân Lào
1.3.1. Quá trình hình thành và những nội dung chủ yếu cửa chủ
nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Thứ nhất, quá trình hình thành lý luận chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào.
Từ khi giải phóng năm 1975, Đảng Nhân dâú Cách mạng Lào đã
tổng kết thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
một số nước để hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân và phát triển đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn 1975-1986, chủ nghĩa xã hội
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được xây dựng chủ yếu theo mô hình
Liên Xô.
Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ IV (1986) mở ra
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản
khẳng định: “Trong những ngày này, đổi mới ngày càng trở thành nhiệm
vụ quan trọng có tỉnh quyết định sống còn với đẩt nước chủng ta cũng như
các nước xã hội chủ nghĩa, nhằm khai thác tốt nhất tính ưu việt của chủ
nghĩa xã hội khắc phục dứt điểm những yếu khuyết và sự sai trái lệch
lạc... Riêng đối với đất nước chúng ta, sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ
nền kinh tế lạc hậu càng đòi hỏi phải có sự đổi mới về tư duy, chính sách,
cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý tổ chức bộ máy và công tác cán bộ”LXXV.
LXXV Cayxỏn Phômvihàn: Tuyển tập, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào,

1
4
Trên tinh thần khoa học, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã nêu lên
quan điểm đổi mới như sau:
Một là, đổi mới là quá trinh thay đổi cái cũ, cái lạc hậu thành cái mới
cái tiến bộ thông qua hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người dựa
trên nguyên tắc và bước đi thích hợp; là sự kế thừa có chọn lọc cái tiến bộ,
cái ưu việt của cái cũ và đổi mới là một quá trình.
Hai là, đổi mới tư duy là đổi mới sự nhận thức về chủ nghĩa xã hội,
về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào hiện nay, về quy luật vận động phát triển của nền kinh tế và về chủ
nghĩa tư bản trong thời đại ngày nay. Đổi mới tư duy không có nghĩa là
phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt được trước đó, mà phải phát triển
bổ sung và hoàn thiện lý luận đó nâng nỏ lên một tầm cao mới phù hợp
với tình hình phát triển đất nước và xu thế phát triển của thời đại ngày
nay.
Ba là, đổi mới tư duy lý luận phải quán triệt quan điểm thực tiễn,
phải xuất phát từ tình hình thực tiễn của cách mạng Lào. Đó là tình hình
kinh tế - xã hội, là tính chất của cách mạng Lào trong giai đoạn mới, về
mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Lào hiện nay, vê chế độ sở hữu và các
thành phàn kinh tế, về quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và
thế giới...
Bổn là, đổi mới về kinh tế là sự chuyển đổi từ nền kinh tế chủ yếu
dựa trên quyền sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể sang nhiều thành phần
kỉnh tế với nhiều hình thái sở hữu khác nhau; chuyển đổi từ nền kinh tế
vật phẩm sang nền kinh tế hàng hóa; chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập
trung quan liêu sang quản lý bằng cơ chế kinh doanh gắn với thị trường có
sự quản lý vĩ mô của nhà nước và phân rõ chức năng quản lý vĩ mô của
nhà nước với chức năng sản xuất kỉnh doanh, trách nhiệm, quyền hạn,
nghĩa vụ và lợi ích của các cấp quản lý.
Năm là, khẳng định “Đổi mới chính trị không phải thay đổi chế độ
chính trị này bằng chế độ chính trị khác, mà là sự củng cố, kiện toàn tổ

1997, tr.77.

1
chức, đổi mới cách thức hoạt động trên cơ sở quy định rõ chức năng
nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị, đảm bảo và không
ngừng tăng cường vai trò - năng lực lãnh đạo của Đảng, triển khai đường
lối của Đảng thành hiến phảp, pháp luật; phát huy hiệu lực quản lý của
nhà nước bằng luật pháp, phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân
tham gia thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược”LXXVI.
Thứ hai, những nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào.
Trên cơ sở những quan điểm về đổi mới, Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào đã xác định mô hình và phương thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Lào thời kỳ đổi mới trên những nét cơ bản:
về mục tiêu, với tính cách một giá trị, mục đích để đi tới, chủ nghĩa
xã hội ở Lào được hiểu là xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội đoàn kết
hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh”.
Tại Đại hội XI (2021), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tực
khẳng định đường lối đổi mới theo chiều sâu và đưa ra mục tiêu tổng
quát:
1) Tiếp tục đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nhân
dân có việc làm, đời sống được cải thiện tốt hơn, xã hội có trật tự an
ninh, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và triển
khai chiến lược quốc gia xanh mệt cách hiệu quả.
2) Đột phá trong giải quyết những hạn chế, yếu kém, cản trở trong
phát triển những năm vừa qua, cùng với những thách thức nảy sinh giai
đoạn mới: tác động từ dịch bệnh Covid-19, biến đổi khí hậu, chiến tranh
thương mại và tình hình bất ổn của quốc tế và khu vực.
3) Phát huy nhân tố và tiềm lực quốc gia với việc áp dụng công nghệ
thông tin (ICT) một cách thích ứng để trở thành lĩnh vực sản xuất và dịch
vụ mũi nhọn, là động lực cho sự tăng trưởng để xây dựng cơ sở vững chắc

LXXVI Đàng Nhân dân Cách mạng Lào: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Ban Tuyên giáo Trung ương, H.2011, tr.57.

1
4
và từng bước tự chủ về mặt kinh tếLXXVII.
về chính trị, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào đã và đang được kiên định, bảo đảm. Trong quá trình xây dựng
và phát triển đất nước Lào, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào luôn phát huy
vai trò là một Đảng duy nhất lãnh đạo xã hội.
Hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân, từng bước xây dựng hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa (bao gồm: Đảng Nhân dân Cách mạng; chính
quyền Nhà nước; Mặt trận thống nhất và các tổ chức chính trị-xã hội);
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thổng
chính trị. Đảng chủ trương: “Tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tường xã hội chủ nghĩa, quan tâm nghiên cứu nắm vững và vận dụng
sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào tình hình
thực tiễn của đất nước một cách phù hợp, đi đôi với việc thường xuyên
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện đường lối, phù hợp với nhu
cầu phát triển của đẩt nước, để chỉ đạo hoạt động lãnh đạo của Đảng và
giải quyết các vấn đề nảy sinh kịp thời; khẳng định đường lối đổi mới phải
song song với chống chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ cũng như tư tưởng chủ
quan, nóng vội, quan điểm tư tưởng hẹp hòi”LXXVIII.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản làm
nền tảng tư tưởng. Kiên định và thực hiện đường lối quốc phòng - an ninh
toàn dân toàn diện; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh và
từng bước hiện đại; kiên định đường lối đối ngoại, hòa bình độc lập, hữu
nghị và hợp tác trước sau như một, nhất là hội nhập với khu vực và quốc
tế, góp phần tích cực xây dựng cộng đồng ASEAN; nâng cao khả năng
lãnh đạo, sức chiến đấu và tính tiên phong của Đảng, trong đó, tăng cường
công tác xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, củng cố và nâng cao chất
lượng hiệu quả công tác tư tưởng lý luận của Đảng; nâng cao bản chất
chính trị, đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội,

LXXVII Xem Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Ban Tuyên giáo Trung ương, H.2021, tr.53-54.
LXXVIII Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đàng Nhân dân Cách
mạng Lào, Tài liệu dịch tại Học viện Chính trị - Hành chíhh quốc gia, H.2012.

1
củng cố bộ máy tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, trên tinh than thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ nghiêm minh; đổi mới công tác cán bộ,
coi trọng công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ và đổi mới công tác lãnh
đạo của Đảng; tăng cường hiệu quả và hiệu lực công tác kiểm tra.
về kinh tế, trên cơ sở của đường lối đổi mới, nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào từ một nước kém phát triển, đã từng bước xây dựng
nền kinh tể ngày càng phát triển, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân.
Hiện nay, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đang triển khai thực hiện “Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ chùi giai đoạn 2021-2025”
theo hướng có chất lượng, có trọng tâm, xanh và bền vững.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tập trung phát triển kinh tế nhiều
thành phần, thành phần kinh tể nhà nước, kinh tế hợp tác của nhân dân,
kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế liên doanh, kinh tế gia đình
của công nhân viên chức, kinh tê liên doanh với nước ngoài. Các thành
phần này liên kết với nhau trở thành hệ thống kinh tế với cơ cấu nhiều
hình thức sở hữu, trong đó, kinh tế nhà nước và tập thể giữ vai trò nòng
cốt và xuyên suốt với nhiều mức độ khác nhau. Mở rộng thị trường gồm:
thị trường tiêu dùng, thị trường công cụ sản xuất, thị trường vốn, thị
trường sức lao động và các thị trường khác. Mọi thành phần kinh tế đều
bình đẳng trong sản xuất và lưu thông, đảm bảo hài hòa vê lợi ích. Các
thành phần kinh tế liên kết với nhau vừa hợp tác, vừa cạnh tranh theo quy
luật của kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy và cùng nhau phát triển...
về văn hóa, xây dựng văn hóa dân tộc Lào thống nhất trong đa dạng
bản sắc của 50 dân tộc; không gian văn hóa mang đậm tính dân tộc hên cơ
sở tiếp nhận những tinh hoa của các nền văn hỏa thế giới; quan tâm giải
quyết đúng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Đạo Phật đưực coi trọng trong
phát triển đời sống tinh thần của nhân dân Lào. Với tầm nhìn đến năm
2030, chiến lược năm 2025, công tác văn hóa của nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào là: “Thúc đẩy, khuyến khích việc khôi phục, kế thừa, gìn
giữ và phát huy giá trị đặc trưng truyền thống, di sản văn hóa tốt đẹp của
dân tộc bền vững, xây dựng nhân tố và điều kiện mới để công tác văn hóa

1
4
có khả năng phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, vận
hành cơ chế thị trường như hiện nay, xây dựng lối sống văn hóa mới - hiện
đại”LXXIX.
về giáo dục - đào tạo, coi giáo đục là điểm mấu chốt trong việc xây
dựng xã hội Lào văn minh và hiện đại. Quan tâm đến giáo dục - đào tạo,
coi trọng vai trò của giáo dục - đào tạo trong chiến lược phát triển nguồn
nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khẳng
định: “Tập trung phát triển nguồn nhân lực có chất lượng để trở thành
nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông thôn và xóa
đói giảm nghèo của nhân dân, góp phần cải thiện đời sống nhân dân có
chất lượng tốt hơn”1.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước Lào đã quan tâm, coi trọng
phát triển công tác giáo dục - đào tạo, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của
phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, Chính phủ Lào đã dành từ 11-15%
ngân sách hàng năm cho ngành giáo dục và đạt được nhiều thành tựu nổi
bật.
•••
về khoa học, công nghệ, với mục tiêu xây dựng cơ sở vững mạnh và
xây dựng bước ngoặt mới nhằm lãnh đạo đất nước phát triển tiến lên chủ
nghĩa xã hội, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đánh giá cao vai trò của
khoa học - công nghệ, rằng: “Xu thế ngày nạy, toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế vẫn là một quá trình mạnh mẽ đị đôi với việc chạy đua và cạnh
tranh nhau để phát huy ưu thế của mình. Đồng thời, cũng phải có sự liên
hợp và họp tác với nhau nhiêu hơn vì lợi ích chung, có việc nghiên cứu
sáng tạo - sử dụng khoa học và công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại hơn,
kinh tế tri thức sẽ càng có vai trò và vị thế quan trọng hơn”LXXX LXXXI.

LXXIX Cộng đồng Kỉnh tế ASEAN: Những thuận lợi và thách thức của Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào, Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào, 2015, tr.98.
LXXX Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Ban Tuyên giáo Trung ương, H.2021, tr.53-54.
LXXXI Đăng Nhân dân Cách mạng Lào: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

1
Trong những nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân theo
hướng phát triển bền vững, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã khăng
định: “Khuyến khích sáng tạo và sử dụng khoa học và công nghệ để trở
thành nhân tố quan trọng cho phát triển lực lượng sản xuất và kinh tế tri
thức, nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh; đầu tư vào việc nghiên
cứu và sử dụng khoa học và công nghệ, khắc phục quy chế, cơ chế quản lý
hoạt động khoa học công nghệ một cách phù hợp”1.
về quan hệ đổi ngoại: “Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước
bạn bè và đối tác phát triển bằng nhiều hình thức, theo nguyên tắc mỗi bên
cùng có lợi, chủ động tham gia quá trinh hội nhập và liên kết với khu vực
và quốc tế một cách sâu rộng”LXXXII LXXXIII. Theò thông báo của Bộ Ngoại
giao Lào, hiện nay Đảng Nhân dân Cách mạng Lào có quan hệ với gần
140 chính đảng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có quan hệ ngoại
giao với 143 nước và quan hệ kinh tế vói hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Những mối quan hệ và hợp tác này đã nâng tầm vị thế của Lào trên trường
khu vực và quốc tế.
1.3.2. Những khổ khăn, thách thức đối với sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
Bên cạnh những kết quâ đạt được, trong tiến trình đổi mới, xây dựng,
phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Trong đó, khó khăn lớn nhất
là điểm xuất phát của Lào khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội còn rất thấp.
về kinh tế, quy mô sản xuất còn nhỏ bé; thu nhập và tiêu dùng của
người dân chưa đủ để tạo sức bật mới đôi với sản xuất và phát triển thị
trường; hệ thống tài chính, tiền tệ còn nhiều yếu kém, bất cập; kết cấu hạ

Nxb.Quốc gia Lào, Viêng Chăn, 2016, tr.33.


LXXXII Đảng Nhân dân Cách mạng Lào: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ X,
Nxb.Quốc gia Lào, Viêng Chăn, 2016, tr.42.
LXXXIIIĐảng Nhân dân Cách mạng Lào: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ỉần thứ XI,
Ban Tuyên giáo Trung ưomg, H.2021, tr.54.

1
4
tầng kinh tế và xã hội chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao, nhưng Lào vẫn còn là một nước với
cơ sở hạ tầng lạc hậu. Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nên kinh
tế vẫn tiếp tục nhận sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các
nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản
phẩm nông nghiệp và khai khoáng. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã
đạt được những thành tựu trong công cuộc đổi mới kinh tế, nhưng nền
kinh tế vẫn là một trong những nước nghèo và còn phụ thuộc nhiều vào
nước ngoài.
về vãn hỏa, khoa học, trình độ khoa học - công nghệ nhìn chung còn
lạc hậu khá xa so với một số nước trong khu vực. Việc ứng dụng các
thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, việc chuyển
hướng từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa còn chậm, năng suất lao
động thấp.
về các nguồn lực phát triển đất nước: Khả năng hội nhập quốc tế và
khu vực của các doanh nghiệp Lào còn thấp so với yêu cầu. Chất lượng
nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của giai đoạn mới. Ngoài
ra, hạ tầng giao thông, sân bay, kho hàng... phục yụ cho phát biển thiếu
nên đã giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu.

2. MỘT SỐ TRÀO LƯU XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LXXXIV TRÊN THẾ GIỚI
HIỆN NAY
2.1. Trào lưu xã hội dân chủ
LXXXIV Xét trên phương diện một chế độ xã hội, theo quan niệm của các nhà dân chủ xã
hội hiện đại, chủ nghĩa dân chủ xã hội không phải là một mô hình, cấu trúc nhà nước hiện
thực theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nói cách khác, nó không phải là một cấu
trúc chính trị, kinh tế - xã hội cụ thể, dựa trên một hệ thổng kinh tế - xã hội nào. Có nghĩa
là, chủ nghĩa xã hội dân chủ không phải là một hình thái kinh tế - xã hội ra đời sau, thay thế
chủ nghĩa tư bản, mà nó tồn tại chính ngay trong lòng xã hội tư bản. (Xem: TS Vũ Thể
Tùng: Chủ nghĩa xã hội dân chủ Bắc Ẩu thập niên gần đầy, Đê tài cơ sở - Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, H.2017). Do vậy, trong bài này, giáo trình sử dụng cụm từ “trào
lưu” để bàn đến chủ quyền quốc gia ở Bắc Âu và khu vực Mỹ Latinh.

1
2.1.1. Quá trình hình thành trào lưu xã hội dân chủ
Ở các nước châu Âu, trào lưu xã hội dân chủ (còn gọi là “chủ nghĩa
xã hội dân chủ”) xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, tách ra từ phong trào xã
hội chủ nghĩa. So với lý luận cách mạng xã hội trong học thuyết của
C.Mác, sự khác biệt của trào lưu này là ở chỗ: không chủ trương đánh đổ
tận gốc chủ nghĩa tư bản, mà chỉ tiến hành cải cách nhằm từng bước hạn
chế bất công, nâng cao tính chất dân chủ của xã hội tư bản bằng phương
pháp đấu tranh nghị trường. Tuy nhiên, cho đến trước Chiến tranh thế giới
lần thứ nhất (1914-1918), trào lưu xã hội dân chủ vẫn hoạt động dưới sự
chỉ đạo của Quốc tế II (Quốc tế xã hội chủ nghĩa). Khi chiến tranh bùng
nổ, các đảng chính trị trong Quốc tế II đã bị phân liệt sâu sắc, nhất là xung
quanh vấn đề đánh giá bản chất của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, từ
đó, có thái độ và quan điểm trái ngược nhau đối với cuộc chiến tranh này,
nhất là về con đường phát triển lâu dài. Những người theo trường phái
cách mạng vô sản, với vai trò lãnh tụ của V.LLênin, một mặt, đã kịch liệt
lên án tính chất đế quốc của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mặt khác,
khẳng định cuộc chiến tranh này là biểu hiện sự khủng hoảng tột cùng của
chủ nghĩa tư bản, trên cơ sở đó, đã chủ trương biến chiến tranh đế quốc
thành nội chiến cách mạng, đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền, mở
ra kỷ nguyên cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Trong khi đó,
các đảng theo trào lưu dân chủ xã hội lại đứng về phía lợi ích quốc gia,
ủng hộ chính phủ của họ trong cuộc chiến tranh này.
Sau khi Quốc tế II tan rã, sự phân liệt giữa hai trào lưu: chuyên chính
vô sản và dân chủ xã hội càng trở nên phức tạp hơn. Nặm 1919, V.I.Lênin
đã tập họp các đảng cộng sản và công nhân có xu hướng cách mạng trên
toàn thế giới, thành lập Quốc te III (Quốc tế Cộng sản), với mục tiêu đánh
đổ chủ nghĩa tư bản bằng cách mạng vô sản, thiết lập chính quyền Xôviểt
trên phạm vi toàn thế giới, coi đó là hình thức chính quyền quá độ tiến lên
chủ nghĩa cộng sản.

1
4
Đốỉ lập vớỉ khuynh hướng trên, các đảng theo xu hướng xã hội dân
chủ không đồng tình với quan điểm cách mạng bạo lực, không tham gia
Quốc tế III của những người cộng sản mà chủ trương đấu tranh trong
khuôn khổ luật pháp của các nước tư bản chủ nghĩa, với hy vọng thông
qua đấu tranh nghị trường có thể cải biến chủ nghĩa tư bản theo hướng dân
chủ hóa, và cho rằng: dân chủ xã hội là hình thức dân chủ lý tưởng, có thể
giải quyết tận gốc những mặt trái của chủ nghĩa tư bản.
Các đảng theo trào lưu xã hội dân chủ trên thế giới tuy có những
khác biệt tùy theo điều kiện và tình hình cụ thể ở từng nước, nhung hầu
như đều nhấn mạnh một số vấn đề có tính nguyên tắc chung: một là, đề
cao tự do, toong đó, cốt lõi là tự do cá nhân được bảo đảm bằng quyền sở
hữu của cá nhân; trên cơ sở đó, nhấn mạnh việc giải phóng con người khỏi
sự phân biệt đối xử và sự lệ thuộc vào các thế lực kinh tế và chính trị độc
đoán, chuyên quyền; hai là, đề cao bình đẳng và công bằng xã hội (mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng về cơ hội); ba là, đoàn kết
(coi trọng việc xây dựng ý thức xã hội và tập quán đoàn kết, giúp đỡ nạn
nhân của sự bất công, bất bình đẳng).
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, với sự tác động của nhiều nhân
tố, các đảng xã hội dân chủ có sự phân liệt khá mạnh mẽ về khuynh hướng
chỉnh trị. Một số đảng mặc dù không tán thành quan điểm dùng bạo lực để
tiến hành cách mạng vô sản, nhưng vẫn chủ trương phải xóa bỏ triệt để
chủ nghĩa tư bản thông qua đâu tranh nghị trường. Họ gọi đó là con đường
‘‘xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng dân chủ Những đảng này thường lấy tên
chung là đảng dân chủ xã hội. Trào lưu này phát triển mạnh chủ yếu ở các
nước châu Âu, Ôxtoâylia, Canada..., nhất là các nước Bắc Âu (Thụy Điển,
Đan
Mạch, Na Uy, Phần Lan...). Phần lớn các đảng dân chủ xã hội cho rằng:
không nên và không thế xóa bỏ chủ nghĩa tư bản mà chỉ nên và có thể cải
biến, bổ sung cho nó những tính chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội. Những
đảng này thường giữ tên gọi là đảng dân chủ xã hội. Ở một số nước, chủ

1
yếu là vùng Bắc Ầu, các đảng dân chủ xã hội đã nắm được chính quyền
trong một thời gian dài và thực thi được nhiều chính sách theo mục tiêu
chính trị của mình.
Hiện nay, ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa, các đảng xã hội dân chủ
vẫn giữ vai trò là các đảng đối lập; ở một so nước, đảng xã hội dẫn chủ giữ
vị trí quan trọng trong chế độ đa đảng. Tại đây, các đảng xã hộỉ dân chủ đã
có ảnh hưởng khá lớn trong đời sống chỉnh trị-xã hội, nhất là các nước
thuộc khu vực Bắc Âu.
2.1.2. Những nội dung chủ yếu của trào lưu xã hội dân chủ
Trong xu thế dân chủ hóa đời sống xã hội trên thế giới, trào lưu xã
hội dân chủ đã và đang xác định những đặc trưng cơ bản cho chế độ xã hội
mà họ theo đuổi, đó là:
về kinh tể, các quốc gia theo trào lưu xã hội dân chủ áp dụng kinh tế
thị trường với tính cách là mô hình phát triển từ khá sớm, với sắc thái riêng
được gọi là “kinh tế thị trường nhà nước phúc lợi chung” (còn gọi là “nhà
nước thịnh vượng chung”) ở các nước Bắc Âu, hay “kỉnh tế thị trường xã
hội” ở Cộng hòa Liên bang Đức.
Mô hình kinh tế thị trường ở các nước Bắc Âu thừa nhận và sử dụng
linh hoạt các nguyên tắc chung của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh,
thừa nhận phân hóa giàu nghèo của cơ chế thị trường, nhưng có chính sách
khắc phục sự phân hóa đó. Chính sách đưực sử dụng phổ biến là khuyến
khích mạnh mẽ khu vực tư nhân đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh và dịch vụ, với các quy mô và loại hình rất đa dạng để tạo
nguồn thu ngày càng lớn từ các loại thuế cho ngân sách nhà nước; những
người có thu nhập càng cao có nghĩa vụ phải đóng thuế càng cao. Nhà
nước dùng
ngân sách để tái đầu tư phát triển và bảo đảm phúc lợi xã hội cho các đối
tượng rộng khắp.
Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, mô hình “kinh tế thị trường
nhà nước phúc lợi chung” ở nhiều nước Bắc Âu, ưong suốt một thời kỳ dài
vừa bảo đảm tăng trưởng thông qua hoạt động hiệu quả của thị trường, vừa
1
5
thực hiện được công băng nhờ tiến hành phân phối lại thu nhập một cách phổ
biến, sự bảo đảm xã hội rất cao và phát triển mạnh các hiệp hội - tổ chức xã
hội tự do. Đó là nét đặc thù của nhà nước phúc lợi. Đen đầu thập niên 70 của
thế kỷ XX, nền kinh tế ở các nước theo khuynh hướng này đã thu được nhiều
thành công và được xem như “con đường trung gian” của cải cách và thay
đổi thể chế.
Vai trò của nhà nước, đặc biệt là thông qua các biện pháp, chính sách
điều chỉnh quan hệ phân phối, được đánh giá cao. Mặc dù khu vực tư nhân
chi phối lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, nhưng trong lĩnh vực phân bổ các
nguồn lực và bảo đảm phúc lợi xã hội thì Nhà nước lại có vai trò chi phối
thông qua chính sách tài chính và ngân sách. Tuy vẫn là nền kinh tế thị
trường dựa trên sở hữu tư nhân, nhưng Nhà nước thực hiện vai trò phân phối
lại thu nhập. Do đó, nền kinh tế thị trường có những nét đặc thù riêng. Ở
đây, nguồn nhân lực trinh độ cao được coi trọng và bảo vệ môi trường được
đề cao nên đã hình thành một cơ cấu sản xuất và chính sách kinh tế phù hợp
với các nguồn lực ưên. cốt lõi của mô hình là khung cảnh của một nền dân
chủ xã hội, trong đó, có sự bổ sung và hợp tác lẫn nhau thay cho cạnh tranh
theo kiểu tự do của Anh và Mỹ; các mục tiêu và quan điểm của dân chúng
đạt được sự thống nhất cao hon khá rõ so với nhiều nước khác ở châu Âu,
thông qua việc tham dự vào những tổ chức đoàn thể, như công đoàn, hiệp
hội và các tổ chức khác. Thông tin thị trường được phân bố sao cho có thể
mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Chẳng hạn, thị trường hàng hóa sức
lao động phát triển và hoạt động có hiệu quả cao hơn so với nhiều

1
nước khác ở phương Tây, với sự áp dụng các hình thức hợp đồng lao động
tập thể toàn ngành. Người lao động có thể tham gia vào quản lý doanh
nghiệp và sở hữu thông qua các quỹ đầu tư của mình - một cơ chế chuyển lợi
nhuận thành sở hữu của người lao động. Nhà nước còn có vai trò tích cực
thông qua các công cụ truyền thống như chính sách tài khóa và tiền tệ.
So với nhiều nước khác ở phương Tây, các nước Bắc Âu bảo đảm
phân phối thu nhập công bằng tốt hơn, chủ yếu thông qua các hình thức trợ
cấp hưu trí, y tế, giáo dục và các khoản phúc lợi xã hội khác cùng với cam
kết về việc làm đầy đủ. Nhìn tổng thể, tuy còn nhiều vấn đề phải tiếp tục
nghiên cứu, hoàn thiện, nhưng những chính sách và biện pháp nổi trên, về
cơ bản, đã tạo ra môi trường xã hội ổn định cho phát triển kinh tế ở các
quốc gia theo trào lưu này.
về mặt chính trị, đó là một xã hội có nền dân chủ tham dự, thu hút các
công dân vào quản lý xã hội; Nhà nước là “Nhà nước phúc lợi chung”, coi
trọng các lợi ích công cộng, lọi ích xã hội; quan tâm đến giải quyết việc làm
và những vấn đề xã hội nảy sinh; bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường,
bảo đảm an sinh xã hội.
về xã hội, các mục tiêu giáo dục phổ thông, cưng cấp dịch vụ y tê phổ
quát là đặc biệt quan trọng, và được ưu tiên cao nhằm phát triển kinh tế và
hưng thịnh quốc gia liên tục trong nhiều năm. Trách nhiệm của nhà nước và
khu vực công đối với đảm bảo sức khỏe dân cư đã được khẳng định từ rất
sớm nhằm tạo ra của cải, tài sản và sức mạnh quốc gia. Trọng tâm nhấn
mạnh đầu tiên là thực hiện giáo dục bắt buộc và có tính phổ quát. Điều này
không chỉ là tiền đề cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế, mà còn được cả
xã hội nhìn nhận là rất quan trọng để mọi dân cư có thể thông hiểu mọi văn
bản, giáo lý Kinh thánh và nhận thức luật pháp. Người dân đạt trình độ phổ
cập giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp,


4
trình độ cao là công cụ để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh
tế và phát triển kinh tế nhanh ngay từ đầu thế kỷ XX.
2.1.3. Một số vấn đề đật ra đối với trào lưu xã hội dân chủ hiện nay
Thứ nhật, về động lực phát triển đẩt nước.
Ngay từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, trào lưu này đã bộc lộ khá rõ
một số mâu thuẫn, trong đó nổi lên như: muốn có phúc lợi xẫ hội càng cao,
Nhà nước càng phải đánh thuế cao, dần dần làm giảm động lực phát triển,
đặc biệt là đối với giới đầu tư (nhiều nhà kỉnh doanh chạy ra nước ngoài,
nhiều thanh niên ưu tú sang Anh, Mỹ hoặc các nước phát triển khác để lập
nghiệp). Mặt khác, phúc lợi xã hội ở mức cao và kéo dài lại tạo ra sức ỳ,
tâm lý và thói quen dựa dẫm vào Nhà nước; hơn nữa, diễn biến đó còn dẫn
đến mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ, dẫn đến sự cách biệt về đời sống
tư tưởng giữa bộ phận xã hội thường phải đóng thuế nhiều và bộ phận ít có
đóng góp nhưng vẫn được thụ hưởng các phúc lợi. Trong khi đó bên trong
xã hội, các nước theo trào lưu này những năm gần đây lại xuất hiện xu
hướng chuyển sang lối sống mang tính thực dụng (người dân nói chung
ngày càng quan tâm đến những vấn đề trước mắt, ngắn hạn) và những đòi
hỏi của dân chúng cũng như của các đảng phái về cải cách hệ thống chính
trị, V.V..
Thứ hai, về xây dựng chế độ dân chủ trong điều kiện đa nguyên.
Mặc dù có lịch sử phát triển khá lâu, ở một số nước (như Thụy Điển,
Na Uy, Đan Mạch...), nhà nước phúc lợi chung đã có thòi kỳ phát huy tốt
hiệu lực..., tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nước đang gặp khó khăn cả về lý
luận và thực tiễn bong xây dựng chế độ xã hội dân chủ, nhất là trong bối
cảnh khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hiện nay.
Trong những năm gần đây, tình trạng nhiều người giàu đã di chuyển tư
bản đầu tư sang các nước khác có thuế thu nhập thấp để làm tăng thêm sự
giàu có cho riêng họ; và người nghèo thì có xu hướng trông chờ vào sự giúp
đỡ của Chính phủ, với các khoản trợ cấp thất nghiệp, các phúc lợi xã hội
nên sinh ra trì trệ về mặt xã hội. Ngoài ra, tình trạng đa nguyên cũng khiến
cho những sáng kiến chính trị khá vất vả để hiện thực hóa thành chính sách.

1
6
Đây chính là điểm “nghẽn” mà các quốc gia theo hướng xã hội dân chủ cần
vưựt qua.
Đau sao, đây cũng là một loại quan niệm về mô hình tổ chức xã hội
mong muốn cải biến chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội. Nó cũng phản
ánh xu thế, triển vọng của xã hội loài người là phải vượt qua chủ nghĩa tư
bản để tiến tới chủ nghĩa xã hội.

2.2. Trào lưu xã hội chủ nghĩa thế kỷ XXI ở khu vực Mỹ Latinh (hay
“Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”)
2.2.1. Quá trình hình thành trào lưu xã hội chủ nghĩa thế kỷ XXI ở
khu vực Mỹ Latinh
“Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” được xây dựng đầu tiên trên đất nước
Vênêxuêla ở khu vực Mỹ Latinh, người có công lao xây dựng là Hugo
Chavez từ tháng 12-1998, sau đó lan rộng ra các quốc gia Mỹ Latinh khác
như Bôlivia, Braxin, Achentina, Chilê, Panama, Urugoay, Nicaragoa,
Êcuađo...
Khu vực Mỹ Latinh có những nguồn lợi thiên nhiên vô cùng phong
phú. Tuy nhiên, hiện mới có 560 triệu dân, trong đó 32% dân số là người da
trắng, 44% dân số là người lai, 11 % người thổ dân... nhưng tài sản của cải
hầu như đều thuộc về người da trắng - chủ yếu là người châu Âu - Mỹ di cư
tới. Bần cùng nhất là người gốc thổ dân.
Mỹ Latinh còn được coi là khu vực bất bình đẳng nhất nên thế giới.
Nhà Chính trị học người Mỹ - Noam Chomsky viết: Lịch sử thực dân ở Mỹ
Latinh để lại tại mỗi nước một sự phân hóa nội bộ nặng nề giữa một thiểu số
tinh hoa giàu sụ và một đại đa số người nghèo. Có một thời kỳ, phần lớn các
nước Mỹ Latinh áp dụng mô hình kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới của Mỹ
với các đặc trưng cơ bản là, giảm tới mức tối thiểu sự can thiệp của Nhà
nước, thực hiện tư nhân hóa tối đa nền kinh tế, tự do hóa thưong mại và đầu
tư, cắt giảm phúc lợi xã hội... chính phủ thiên hữu - thân Hoa Kỳ là chủ. thể
nắm chính quyền ở hầu khắp khu vực này. Do vậy, sau nhiều năm áp dụng

1
mô hình này, phàn lớn các nước khu vực Mỹ Latinh lâm vào khủng hoảng
kinh té - xã hội trầm trọng.
Trước bối cảnh đó, nhiều phong trào cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh đã
đi tìm con đường mới để phát triển đất nước, đó là sự hợp lưu của các dòng
chảy được khơi nguồn từ Đảng Lao động Braxin, Đảng Xã hội Chilê, Mặt
trận giải phóng dân tộc Sandino, Đảng Phong trào nền cộng hòa thứ năm
của Vênêxuêla, Đảng Phong trào tiến lên chủ nghĩa xã hội của ông Evo
Morales ở Bôlivia... và sự ủng hộ của phong trào cộng sản và công nhân
trong khu vực. Các phong trào này đều có “mẫu số chung” là độc lập chủ
quyền, dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội; chống “chủ nghĩa tự do mới”,
chống sự lũng đoạn của tư bản ngoại quốc, bảo vệ lợi ích dân tộc và tài
nguyên quốc gia ... Các lực lượng tham gia phong trào đấu tranh gồm: Các
tổ chức công đoàn, công nhân, nông dân, sinh viên, một bộ phận quân đội...
Tuy nhiên, trong phong trào cánh tả tồn tại hai xu hướng cải cách:
Cảnh tả ôn hòa thì chủ trương đi theo đường lối thực dụng, đề cao tự do
dân chủ tiếp tục duy trì thể chế dân chủ tư sản, ưu tiên phát triển kinh tế,
giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc, tiếp tục duy trì quan hệ khu vực,
quan hệ với Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, cánh tả cấp tiến gồm các đảng
tại Vênêxuêla và Bolivia cải cách theo xu hướng cách mạng vượt khuôn
khổ pháp luật tư sản, công khai phản đối chính sách đơn phựơng cường
quyền của Mỹ lại
tuyên bố đi theo mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” xây dựng quan hệ
đồng minh chiến lược với Cuba, sử dụng dầu lửa làm liên kết khu vực và vũ
khí răn đe với Mỹ, lập những liên minh mới.
2.2.2. Những nội dung chủ yếu của trào lint xã hội chủ nghĩa thế
kỷ XXI ở khu vực Mỹ Latinh
Trào lưu “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” đã và đang hình thành, phát
triển, bước đầu đã thể hiện những nét cơ bản quan niệm về xã hội xã hội chủ
nghĩa, cần được xây dựng dựa trên nhũng đặc điểm lịch sử, văn hóa truyền
thống của các nước khu vực Mỹ Latinh.

1
6
Đặc trưng của trào lưu xã hội chủ nghĩa ở khu vực Mỹ Latinh được thể
hiện trên nhũng nét căn bản sau:
về mục tiêu: Hầu hết các quốc gia theo mô hình “chủ nghĩa xã hội thế
kỷ XXI” đều hướng tới mục tiêu: Độc lập dân tộc, chống cường quyền, hướng
tới một xã hội bình đẳng, công bằng, dân chủ, hòa bình với các dân tộc ưên
thế giới.
Độc lập dân tộc và chống cường quyền, chổng sự lệ thuộc vào đế quốc
là mẫu số chung của các nước Mỹ Latinh do tất cả các nước này trong suốt
chiều dài của lịch sử hàng thế kỷ đã phải chịu sự thống trị áp bức bóc lột tàn
bạo của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, của chủ nghĩa tự do mới áp đặt mô
hình phát triển. Do vậy, mục tiêu được giải phóng để phát triển luôn là nét
tiêu biểu của các nước ở khu vực Mỹ Latinh.
Hướng tới một xã hội bình đẳng, công bằng, dân chủ, một xã hội hòa
bình với các dân tộc trên thế giới trở thành mục tiêu đấu tranh không ngừng
nghỉ của các nước Mỹ Latinh. Sau hàng trăm năm dưới ách đô hộ của thực
dân, nhất là hậu quả của chủ nghĩa tự do mới, nền kinh tế của các nước Mỹ
Latinh rơi vào khủng hoảng nghiêm họng, phát triển không bền vững, nợ
nước ngoài gia tăng. Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, phân hóa giàu
nghèo, phân hóa xã hội sâu sắc. Tình trạng đói nghèo và khủng hoảng kinh

1
tế hoành hành khắp khu vực Mỹ Latinh. Chủ nghĩa tự do mới đã đào sâu hố
ngăn cách giàu - nghèo trong từng nước và giữa các nước khiến cho sự bùng
phát xung đột xã hội luôn tiềm ẩn ở nguy cơ cao.
Chủ nghĩa tự do mới của Mỹ cũng để lại những hậu quả nặng nề về
mặt xã hội. Lối sống thực dụng, ích kỷ của phương Tây lan rộng, các giá
trị văn hóa truyền thống dân tộc của khu vực bị đe dọa mai một. Môi
trường cũng bị tàn phá nặng nề, chất thải công nghiệp và giao thông làm ô
nhiễm trầm trọng nguồn nước, phá hủy tầng ôzôn, đặc biệt là ở vùng
Amazon.
Trước tình hình đó, một xu hướng chống Mỹ và sự can thiệp của các
tập đoàn tư bản quốc tế ngày càng phát triển mạnh ở các nước Mỹ Latinh
và các giá trị: công bàng, bình đẳng, dân sinh, dân chủ, hòa bình, tiến bộ
xã hội trở thành mục tiêu chung của các nước Mỹ Latinh.
về chính trị, nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI là sự
kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng và tiến bộ của
Simón Bolivar, với tinh thần bác ái của Thiên Chúa giáo.
Chủ nghĩa thủ lĩnh là biểu hiện đặc sắc trong vãn hóa chinh trị Mỹ
Latỉnh. Điều này được biểu hiện ở chỗ, trong mỗi thế kỷ gần đây, ở Mỹ
Latinh đều xuất hiện những cá nhân kiệt xuất về tư tưởng, về ý chí và nhiệt
tình cách mạng, có tài hùng biện và cuốn hút quần chúng, có vai trò rất
quan trọng trong tiên trình cách mạng hoặc cải cách. Từ Simón Bolivar,
Che, Phiđen, Sanvato Alende... đến những lãnh tụ có uy tín của phong trào
cánh tả như Daniel Ortega (Nicaragoa), Lula da Silva (Braxin), Hugo
Chavez (Vênêxuêla), Evo Morales (Bôlivia), Rafael Correa (Êcuađo)...
Dấu ấn tư tưởng của họ được thể hiện rõ trong các phong trào đấu tranh
chống chủ nghĩa cường quyền, chống áp bức dân tộc. Họ giông như “trái
tim” giữ nhịp đập cho tiến trình cách mạng, tập hợp, dẫn dắt phong trào
đấu tranh của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động và nhân dân thấy
được những lợi ích mà thủ lĩnh mang lại cho họ, vì vậy, họ sẵn sàng đi
theo, ủng hộ và bảo vệ lãnh tụ.
Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực.

16
9
Trong Hiên pháp cũng như trên thực tế, trào lưu “Chủ nghĩa xã hội thể kỷ
XXI” ở khu vực Mỹ Latinh nhấn mạnh tư tưởng “dân chủ tham gia” và
“chính quyền nhân dân”; nhân dân có quyềh và trách nhiệm tham gia quyết
định vận mệnh của đất nước, tham gia xây dựng chính quyền trong sạch,
vững mạnh. Chế độ dân chủ mở rộng cho số đông là nhân dân lao động.
Kể' kỉnh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường, nhưng tập trung xây dựng thành phần kinh tế nhà
nước vì đây là trụ cột của nền kinh tế và cùng với kinh tế tập thể, kinh tế hợp
tác xã tạo nên nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân. Trong đó có ba
nét nổi bật là: quốc hữu hóa dầu mỏ, cải cách ruộng đất, đa dạng hóa sở hữu.
Với “mục tiêu kép”: vừa khắc phục sự bất bình đẳng về mặt xã hội,
bảo đảm cho mọi người dân có việc làm, không bị thất nghiệp, không phải
chịu sự bóc lột bất công của chủ nghĩa tư bản, vừa xây dựng cơ sở vật chất
cho chế độ xã hội mới. Nhà nước nắm giữ các tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa
bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa thu hút mọi thành phần kinh té
đều có thể phát triển, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển năng động.
về văn hỏa, xã hội, trào lưu xã hội chủ nghĩa Mỹ Latinh tích cực chăm
lo cải thiện đời sống nhân dân lao động nghèo, đặc biệt là trong các lĩnh vực
giáo dục và các dịch vụ cơ bản, chủ trương phân phối công bằng của cải xã
hội để giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hóa xã hội, thực hiện an sinh
xã hội, các dịch vụ y tế và môi trường sinh thái.
về đổi ngoại, các nước khu vực Mỹ Latinh vốn đã có sự thống nhất về
lịch sử và văn hóa. Trào lưu xã hội chủ nghĩa của khu vực này chủ trương
thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chống đế quốc. Thúc đẩy khối
đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với các nước, hướng tới mục tiêu:
thương mại Mỹ Latinh phải phục vụ lợi ích của khu vực và không phụ thuộc
vào thế lực bển ngoài; thúc đẩy nỗ lực của các nước trong khu vực; thiết lập
lại cơ chế công bằng trong thương mại của các nước trong khu vực; xây dựng
những thiết chế riêng của khu vực Mỹ Latinh như Liên minh Bôliva cho châu
Mỹ (ALBA), thành lập những quốc gia hạt nhân làm cơ sở, đồng thời, xây
dựng các thiết chế khác như thành lập Liên minh các quốc gia Nam Mỹ

1
(UNASUR), Những tổ chức này được thiết lập nhằm tạo thế đối trọng với các
thiết chế liên châu Mỹ do chỉnh quyền Mỹ thành lập và lũng đoạn từ nhiều
thập kỷ trước và bảo đảm lợi ích chung của các nước trong khu vực.
về cách thức, biện pháp tiến hành cách mạng. Phân lớn các nước khu
vực Mỹ Latinh đều là những nước nghèo, kém phát triển và nhiều thập niên
chịu áp bức của chế độ độc tài. Đê giành chính quyền, các nước này thực
hiện chế độ chính trị đa đảng, dân chủ, tự do, giành chính quyền thông qua
bầu cử dân chủ. Bằng cách này, nhiều đảng cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh đã
lên nắm quyền và tiến hành sửa đổi Hiến pháp thông qua các cuộc trưng
cầu dân ý nhằm từng bước phá bỏ bộ máy nhà nước cũ.
Bên cạnh bộ máy chính quyền, một số nước trong khu vực còn xây
dựng một hệ thống công xã nhân dân nhằm bảo đảm cho nhân dân là chủ
thể tối thượng của quyền lực nhà nước, có quyền tham gia vào tể chức,
quản lý quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Nhân mạnh tư tưởng “dân chủ
cách mạng” và “chính quyền nhân dân”; theo đó, nhân dân có trách nhiệm
cùng tham gia quyết định vận mệnh của đất nước, tham gia xây dựng nhà
nước pháp quyền, công băng xã hội.
2.2.3. Những khó khăn, thách thức đổi với trào lưu xã hội chủ
nghĩa thế kỷ XXI ở khu vực Mỹ Latinh
Có thể thấy, trào lun xã hội chủ nghĩa ở khu vực Mỹ Latinh đã được
phác thảo trên những nét căn bản, song việc hiện thực hóa con đường này
còn vô cùng gian nan đối với mỗi nước.
Hiện nay, xét dưới góc độ kinh tế, các nước này đang gặp rất nhiều
khó khăn. Nền kinh tế của nhiều nước đang bị suy thoái do tác động của
nhiều yếu tố, đặc biệt là sự xuống dốc của giá dâu lửa thế giới do những
nước này gần như dựa hoàn toàn vào nguồn thu dầu mỏ để chi trả cho các
chương trình an sinh xã hội và chi tiêu công, đặc biệt là Vênêxuêla.
về mặt chính trị, những khó khăn về kinh tế dẫn đến đang tạo điều
kiện cho nhiều lực lượng hữu, trung hữu và cả cực hữu nổi lên giành chính
quyền ở một số nước.

1
7
Ngoài ra, một số nước Mỹ Latinh khác cũng gặp nhiều khó khăn tương
tự. Những khó khăn về kinh té, xã hội đang tác động mạnh đến niềm tin của
dân chúng đối với chính quyền của các đảng cánh tả, đồng thời, là thách
thức to lớn đặt ra đối với các nước ở khu vực Mỹ Latinh trên con đường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, trào lưu xã hội chủ nghĩa ở các nước Mỹ Latinh đang là vấn
đề lớn và gặp không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi những nỗ lực rất lớn của
các đảng cánh tả ở mỗi nước. Sự thành bại của trào lưu xã hội chủ nghĩa ở
các nước này không chỉ phụ thuộc vào nội dung chương trình, chiến lược
tranh cử và chính sách cải tạo xã hội của mỗi nước, mà còn phụ thuộc rất lớn
vào năng lực nhân sự thực hiện chính sách, đặc biệt là vai trò của thủ lĩnh
chính trị - người có uy tín và tầm ảnh hưởng lớn ở mỗi nước và trong khu
vực để có thể thu hút sự ủng hộ của đông đảo nhân dân và lãnh đạo cách
mạng tiến lên.
c. CHỦ ĐÈ THẢO LUẶN
1. Làm rỗ những nét nổi bật của các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện
nay. Việt Nam có thể tham khảo những vấn đề gì trong xây dựng chủ nghĩa
xã hội hiện nay?
2. Phân tích rõ những đặc trưng cơ bản của các trào lưu xã hội chủ
nghĩa trên thế giới hiện nay? Theo đồng chí, việc nghiên cứu một số trào lưu
này có ý nghĩa gì đối với Việt Nam và đôi với đội ngũ cán bộ, đảng viên
trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay?

D. CẮU HỎI ÔN TẬP


1. Làm rõ những điểm “đặc sắc” trong mô hình “Chủ nghĩa xã hội đặc
sắc Trung Quốc”? Việt Nam có thể tham khảo gì từ mô hình này?
2. Làm rố những đặc trưng cơ bản của trào lưu xã hội chủ nghĩa dân
chủ trên thế giới hiện nay? Ý nghĩa đối với Việt Nam?
3. Làm rố sự tương đồng và khác biệt của một số mô hình chủ nghĩa
xã hội đã, đang tồn tại trên thế giới hiện nay? Theo đồng chí, việc nghiên

1
cứu các mô hình., trào lưu này có ý nghĩa gì đối vớỉ sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

* Tàỉ ỉỉệii bắtbaộc ữ Õ


L Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã
hội khoa học (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận
chính trị, H.202L
20 Tổng tập văn kiện Đạỉ hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX Đảng
Cộng sản Trung Quốc? Nxb.Chính tri. quốc gia Sự thật, ỈHL2019.
3. Admi Valhuerdi Cepero: “Đại hội VIĐảng Cộng sản Cuba và công
cuộc cập nhật hóa mô hình kỉnh tể Cuba”, Đảng Cộng sản lãnh đạo quá
trình đổi mới ở Việt Nam cập nhật mô hình phát triển kỉnh tế - xã hội tại
Cuba “ Một sổ vấn đề lỷ luận và thực tỉễn. Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2013, tr.166-178.
* Tài Kêu đọc thêm
1. GS, TS Nguyên Ngọc Long (Chủ biên): Chủ nghĩa Mác- Lênin
với vận mệnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội hiện thực, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H2009, tr.299-321.
2. Nguyễn An Ninh: về mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” của
khu vực Mỹ Latinh hiện nay, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2012.
3. Đỗ Thị Thạch, Nguyễn Thị Thu Huyền: Chủ nghĩa xã hộỉ hiện
thực trên thế giới hiện nay - Những điểm tương đồng và khác bỉệl Nxb.Lý
luận chính trị, H.2019.
4. Nguyễn Viết Thảo: Độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và cập nhật
hỏa mô hình xã hội chủ nghĩa ở Cuba, Nxb.Lý luận chính trị, H.2020.

1
7
Bài 6
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN
XÂY DỤNG CHỦ NGHĨA XA HỘI Ở VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU
về kỉển thức: Học viên nắm vững những lỷ luận cơ bản về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; những thời cơ và
thách thức đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay.
về kỹ năng: Học viên rèn luyện kỹ năng gắn lý luận với thực tiễn và
kỹ năng phân tích, dự báo tình hình - những vấn đề lý luận vả thực tiễn
đang đặt ra đối với sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
về tư tưởng: Học viên củng cố niềm tin và kiên định mục tiêu: độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; góp phần rèn luyện bản lĩnh
chính tộ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị của Đảng và
Nhà nước Việt Nam hiện nay.

B. NỘI DUNG

1. Cơ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC LựA CHỌN, KIÊN ĐỊNH MỤC


TIÊU, CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận
Vào đầu thế kỷ XX, bối cảnh lịch sử Việt Nam đặt ra nhu cầu phải tìm
ra con đường cách mạng để đánh đuổi thực dân xâm lược, giành độc lập
dân tộc và tiếp tục phát triển. Nắm vững nhu cầu lịch

1
sử của dân tộc, trên con đường tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc bằng
kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình đã đến với chủ nghĩa Mác-
Lênin, từ đổ, Người đã nghiên cứu tiếp thu và vận dụng sáng tạo vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam để tìm ra con đường đi của cách mạng Việt Nam.
Trên cơ sở tiếp thu sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, Người chỉ rõ: “Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản”LXXXV. Như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin chính là cơ sở lý
luận để Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng ta quyết định lựa chọn
con đường mới với mục tiêu xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là: độc
lập dân tộc vậ chủ nghĩa xã hội.
Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã tìm ra
con đường phát triển mang tính đặc thù - con đường quá độ bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa, đỉ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa phong
kiến. Cách thức phát triển này cho phép giải quyết một cách triệt để mâu
thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ
XX. Như vậy, con đường quá độ với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội phản ảnh sự lựa chọn khách quan của chính thực tiễn - lịch
sử dãn tộc mang đậm tính đặc thù của Việt Nam đã được khẳng định.
Với mục tiêu đã xác định, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch
HỒ Chí Minh, kết hợp với sự ủng hộ giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần
của các nước xã hội chủ nghĩa, của phong trào công nhân quốc tế và của
nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, cách mạng Việt Nam đã
đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập, tự do cho dân tộc,
đưa đất nước thống nhất và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Từ năm 1975 đến năm 1985, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt
được những thành

LXXXV Hồ Chí Minh: Toàn tộp, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.12, tr.3O.

17
Ó
tựu nhất định, song cũng toong thời gian này, những sai lầm toong chỉ đạo
chiến lược và tổ chức thực hiện do thiếu kinh nghiệm và do chủ quan duy
ý chí, nóng vội đã khiến cho đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng về
kinh tế - xã hội. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta
đã nghiêm túc tự phê bình, rút ra những bài học sâu sắc, từ đó, đề ra
đường lối đổi mới đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên theo mục
tiêu: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu bổ sung, phát triển lý luận cho phù
hợp với bối cảnh mói, tại Đại hội XIII (2021), Đảng ta khẳng định: “lý
luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xẵ hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện
thực hóa”LXXXVI qua 35 năm đổi mới. Như vậy, đường lối đổi mới đất nước
cũng là cơ sở lý luận quan trọng để chúng ta tiếp tục kiên định con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

1.2. Cơ sở thực tiễn


- Thực tiễn Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam là một nước thuộc địa
nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bẳn nổi lên: mâu thuẫn dân tộc và
mâu thuẫn giai cấp. Hai mâu thuẫn này bóp nghẹt đời sống xã hội Việt
Nam khiến cho nhân dân sống toong cảnh lim than cơ cực và làm xuất
hiện nhu cầu bức thiết phải tìm ra con đường giải quyết một cách triệt để
đồng thời cả hai mâu thuẫn trong lòng xã hội Việt Nam thời kỳ này.
Tại thời điểm đó, xã hội Việt Nam đã trải qua những cuộc thừ
nghiệm để lựa chọn con đường cứu nước. Nổi lên là các phong trào yêu
nước chống thực dân Pháp đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp Bắc,
Trung, Nam. Tiêu biểu là các phong trào cần Vương, cuộc khởi nghĩa
nông dân Yên Thế, phong trào Duy Tân V.V.. Những phong trào này thể
hiện rõ tinh thần yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh chống thực dân
LXXXVI Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, ti, tr.103.
* Chính phú trong trường hợp này là Chính phủ Pháp.

1
7
xâm lược giành độc lập dân tộc và tìm con đường phát triển của đất nước,
song đều thất bại. Tìm ra một hướng đi mới, một hệ tư tưởng mới soi
đường cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi đã trở thành động lực thôi
thúc mạnh mẽ các nhà yêu nước thời kỳ này và đó là đòi hỏi bức thiết từ
thực tiễn Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Khẳng định điều này, Nguyễn Ái
Quốc viết: “... Chính là Chính phủ* đẩy những người An Nam đến với chủ
nghĩa bônsêvích”LXXXVII.
- Thực tiễn cách mạng thế giới
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm
cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực, đồng thời, mở ra một
thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi vang dội của Cách mạng Tháng Mười Nga với sự ra đời của Nhà
nước Xộviết, lần đầu tiên khát vọng của nhân loại về một xã hội tự do,
công bằng, bình đẳng, dân chủ đã trở thành hiện thực, giai cấp công nhân
và nhân dân lao động từ thân phận bị áp bức, bóc lột đã trở thành chủ nhân
xây dựng đất nước, xây dựng xã hội mới. Vì vậy, Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917 đã trở thành biểu tượng và tạo động lực to lớn thôi thúc các
dân tộc thuộc địa noi theo, trong đó có Việt Nam. Điều này đã tác động
mạnh mẽ đến nhận thức của những người cộng sản Việt Nam và con
đường độc lập dân tộc gan liền với chủ nghĩa xã hội càng có thêm cơ sở
thực tiễn để lựa chọn.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên đã
giúp cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: đánh
đuổi thực dân, đế quốc xâm lược giành độc lập cho dân tộc, cả nước bước
vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bước vào thời kỳ đổi mới toàn
diện đất nước. Cho đén nay, sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa được triển khai và tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng vĩ
đại. Neu hơn 35 năm qua, Đảng ta không kiên định mục tiêu, con đường
đã chọn thì chúng ta sẽ không thể đạt được những thành tựu quan trọng
như hiện nay.

LXXXVII Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2011, t.2, tr.258.

1
Hiện nay, Việt Nam tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội còn chính từ việc rút ra những bài học sâu sắc về những thành
công và thất bại, về giá trị và hạn chế của chủ nghĩa xã hội hiện thực theo
mô hình Xôviết trước đây. Đó còn là từ thực tiễn của chủ nghĩa tư bản hiện
đại. cần khẳng định, hiện nay chủ nghĩa tư bản đã có nhiều điều chỉnh và còn
nhiều tiềm lực để phát triển, song bản chất bóc lột của nó không hề thay đổi,
bất bình đẳng xã hội vẫn gia tăng. Chủ nghĩa tư bản cũng phải đối mặt với
nhiều vấn đề nan giải như: khủng hoảng kỉnh tế - xã hội luôn rình rập; các
khoản nợ công khổng lồ; cuộc khủng hoảng người dỉ cư dẫn đến những xung
đột gay gắt, những bất đông trong cộng đồng các nước EU; nạn khủng bố
đang diễn biến vô củng phức tạp, khó kiểm soát ở nhiều khu vực, đe dọa sự
ổn định của các nước tư bản phát triển và toàn thế giới, hậu quả nghiêm
trọng của đại dịch Covid-19... Tất cả điều đó là những minh chứng cho thấy
cách thức phát triển kiêu tư bản chủ nghĩa vẫn đang chứa đựng nhiều nguy
cơ bất ổn, không bền vững, do vậy, đó không phải là sự lựa chọn cho con
đường phát triển của cách mạng the giới.
Tóm lại, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tường Hồ Chí Minh được
vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển liên tục trong 35 năm đổi mới, cùng
những căn cứ thực tiễn của Việt Nam và thê giới là cơ sở khoa học để Đại
hội làn thứ XIII (2021) của Đảng tiếp tục khẳng định: “Kiên định và vận
dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường ỉối đổi
mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”LXXXVIII.

2. NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỰC


TIỄN XÂY DỤNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THỜI KỲ
TRƯỚC ĐỔI MỚI
2.1. Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội Việt Nam thòi kỳ trước
đổi mói

LXXXVIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.109.

1
7
Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội Việt Nam thời kỳ trước đổi
mới được thể hiện tập trung trên những vấn đề cơ bản sau đây:
Một là, xác định rõ lý tưởng, mục tiêu của cách mạng Việt Nam là
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, trên con đường tìm đường
cứu nước, được chủ nghĩa Mác-Lênin soi rọi, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh đã khẳng định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là: giành độc lập
dãn tộc để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Đây là nhận thức lý luận vô cùng
quan trọng có ý nghĩa chỉ đạo xuyên suốt cách mạng Việt Nam. Trải qua
nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ đấu tranh cách mạng đầy gian khổ, chủ
nghĩa xã hội vẫn là lý tưởng và là mục tiêu hướng tới của cách mạng Việt
Nam. Việc kiên định mục tiêu, lý tưởng này vừa thể hiện nhận thức đủng
đắn lôgíc phát triển khách quan của sự vận động của lịch sử, vừa tạo động
iực to lớn thúc đẩy sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Đây cũng
chính là cơ sở khoa học để Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và vận
dụng sáng tạo vào giải quyết mối quan hệ biện chửng giữa độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, trở thành tư tưởng lớn xuyên suốt và chủ đạo của
cách mạng Việt Nam. Trong đó, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để
đi đến chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa xã hội là điều kiện bảo đảm đầy đủ,
thực chất và ữiệt để nhất của độc lập dân tộc.
Thời kỳ trước đổi mới, nhận thức lý luận về độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội của Đảng là nhất quán và không có sự hoài nghi, dao động về
mục tiêu con đường đã lựa chọn, mặc dù chủ nghĩa xã hội hiện thực vào cuối
những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX ở nhiều nơi trên thế giới đã
lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Đồng thời, nhận thức này cũng đã chỉ rỗ
tiến trinh phát triển của Việt Nam là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa.
Hai là, phác thảo những lý luận cơ bản về mô hình xã hội xã hội chủ
nghĩa, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Việc xác định mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây
dựng là một việc hệ trọng. Trước đổi mới, nước ta tiếp thu và vận dụng mô

1
hình chủ nghĩa xã hội Xôviết với đặc trưng là nền kinh tế kế hoạch tập trung
dưới sự lãnh đạo của Đảng; công nghiệp hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm;
hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin là kim chỉ nam cho hành động của
cách mạng Việt Nam.
Nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên được
Đảng ta nêu ra tại Đại hội II (2-1951) với quan niệm về ba giai đoạn; trong
đó, giai đoạn thứ ba của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được coi là
thời kỳ quá độ với nhiệm vụ xây dựng, củng cố và hoàn thiện chế độ dân chủ
nhân dân.
Từ sau Đại hội II, với thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng đã nêu ra một số lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ
một nước nông nghiệp lạc hậu không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa (đặc điểm, nhiệm vụ, biện pháp...). Tuy nhiên, do điều kiện khách
quan, chủ quan, những tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh đã không được
kiên trì thực hiện.
Từ Đại hội III của Đảng (1960), nhiều vấn đề lý luận về thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội bước đầu được đặt ra, như: lý luận phân kỳ thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá
độ, quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, đấu tranh giai
cấp v.v...
Đên Đại hội V của Đảng (3-1982), tư duy lý luận của Đảng về chủ
nghĩa xã hội đã có nhận thức mới phù họp hơn với thực tiễn của Việt
Nam, thể hiện ở sự điều chỉnh trong nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội và khái niệm chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội được sử dụng trong Văn kiện với mục tiêu: đây là thời
kỳ tạo những tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, thời kỳ trước đổi mới, lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ và biểu hiện nóng vội muốn
vượt qua nhanh thời kỳ quá độ để tiến lên xây dựng xã hội xã hội chủ
nghĩa chi phối khá rõ.

1
8
Tóm ỉại, mặc dù những nhận thức về chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước
đổi mới còn mang tính chất từng mặt, từng bộ phận, chưa triệt để và toàn
diện, nhưng là những bước chuẩn bị quan trọng tạo tiền đề cho sự nghiệp
đổi mới đất nước và làm sáng tô hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta sau này.

2.2. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam thòi kỳ trước đổi
mới
Từ những thành công và hạn chế trong nhận thức lý luận về chủ
nghĩa xã hội, nhất là lý luận thời kỳ quá độ, thực tiễn xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta thời kỳ trước đổi mới có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Xác định những nét căn bản về đặc điểm và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Quá trinh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta khồng được thực
hiện đồng thời cùng một thời điểm ở cả hai miền của đất nước. (Miền Bắc
bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1954, trong khi miền
Nam vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược; đến năm
1975 cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội). Tuy nhiên,
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước tiếp tục bị gián
đoạn do chiến tranh tàn phá (biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc).
Đặc điểm nêu trên đã khiến cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta phải tất yếu thực hiện đồng thời các nhiệm vụ: vừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội, vừa bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; vừa cải tạo xã hội
chủ nghĩa ở miền Nam, vừa xây dụng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả
nước. Trong quá trinh lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã nhện thức rõ mối
quan hệ giữa cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đó, cải tạo để
mở đường, để chuẩn bị những tiền đề, điều kiện cần thiết cho xây dựng;
xây dựng là tiếp tục hoàn thiện nhiệm vụ cải tạọ ỵà tạo ra cơ sở vật chất -
kỹ thuật càn thiết cho chủ nghĩa xã hội. Nhìn một cách tổng thể, đường lối
chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta vạch ra thời kỳ trước
đổi mới về cơ bản phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh thực tiễn của đất

1
nước thời kỳ này.
- Từng bước triển khai xây dựng chủ nghĩa xã hội trên tất cả các
lĩnh vực
Thời kỳ trước đổi mới, thông qua đường lối, Cương lĩnh, chiến lược
của Đảng từ năm 1954 đến năm 1986 có thể khái quát thực tiễn xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta được biểu hiện cụ thể trên những lĩnh vực chủ
yếu sau:
về kỉnh tế, Đảng chủ trương xây dựng một nền kinh tế quốc dân có
công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học, kỹ thuật tiên tiến
làm cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Trong giai
đoạn 1954-1957, Đảng cũng đưa ra quan điểm thừa nhận ở nước ta vẫn
tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, thừa nhận và bảo đảm trên thực tế
quyền sở hữu ruộng đất của nông dân. Các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế đã góp phần xác lập và khẳng
định vị trí chủ thể của kinh tế hộ nông dân; tạo điều kiện cho sản xuất
nông nghiệp - hoạt động kinh tế chủ yếu khi đó có bước phát triển nhanh.
Tiếc rằng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhận thức lý luận quan
trọng nêu trên lại không được hiện thực hóa bằng các quyết định, chính sách
phát triển kinh tể lâu dài và nhất quán để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
thời kỳ quá độ.
Pe chính trị, quan điểm đúng đắn xuyên suốt từ khi thành lập Đảng cho
đến thời kỳ này vẫn là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Việt
Nam là nước duy nhất thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược cùng
một lúc: tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam và cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đường lối chiến lược đúng đắn này đã thể hiện
phương châm chiên lược sáng tạo của Đảng về chủ nghĩa xã hội và thực tiễn
xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
về xã hội, văn hóa, thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội, nhất quán
hình thức phân phối theo lao động; quan tâm đến các gia đinh chính sách.
Thiết lập quan hệ tốt đẹp giữa người và người, thể hiện trong xây dựng con

1
8
người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - đó là điều kiện, tiền đề để xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng nền văn hóa mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân
tộc, nền văn hóa có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc; cùng với tư tưởng,
văn hóa là động lực mạnh mẽ thúc đẩy công cuộc xây dựng chế độ mới, nền
kinh tế mớiLXXXIX.
về chỉnh sách đổi ngoại, Việt Nam chủ trương tranh thủ tối đa sự giúp
đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, của các lực lượng yêu chuộng hòa bình,
dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Việt Nam luôn trung thành với tinh thần chủ
nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp với chủ nghĩa yêu nước chân
chính của dân tộc Việt Nam.
Có thể thấy rằng, thời kỳ trước đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
có một số những nhận thức lý luận đúng về chủ nghĩa xã hội, vận dụng
những nét khái quát về đặc trưng phổ biến của xã hội xẫ hội chủ nghĩa theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin để từ đó lãnh đạo toàn dân thực hiện
xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội còn nhiều hạn chế
Mặc dù vậy, thời kỳ này, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan, nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chể, khuyết điểm. Từ việc nhận
thức chưa thấu đáo, đầy đủ về một số luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin về chủ nghĩa xã hội và về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên
trong chỉ đạo thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thời kỳ này có
những biểu hiện “chủ quan, duy ý chỉ, lối suy nghĩ và hành động giản đơn,
nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan...”1, thậm chí, vi phạm quy luật
khách quan, như: giải quyết không đúng đắn mối quan hệ giữa trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất; duy trì cơ chế kinh tế kế

LXXXIX Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông: Một số vấn đề
ỉý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi ỉên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua
30 năm đổi mới, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016, tr.374.
112
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quẩc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, H.
1987, tr.26, 20.

1
hoạch hóa tập trưng bao cấp quá lâu; thực hiện công nghiệp hóa nhưng
“thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, ...
đầu tư nhiều nhưng hiệu quả rất thấp” 2; nguyên tắc phân phối của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội chưa được thực hiện đúng đắn; rập khuôn máy móc
trong vận dụng mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết; đánh giá chưa đúng về
những thành tựu, giá trị mà nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản;...
Việc xác định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ
này chưa được phân biệt rõ, đôi lúc còn nhầm lẫn giữa mục tiêu lâu dài với
những nhiệm vụ cấp bách trước mắt. Những đặc trưng mang sắc thái từ đặc
điểm lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam chưa được đề cập cụ thể
trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội mà chúng ta cần xây dựng. Phương
hướng phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội khi đưa ra đã không
chú ý đến các lợi ích chính đáng; chưa giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích
giữa cá nhân - tập thể - xã hội, vì vậy, đã làm triệt tiêu nhiều động lực phát
triển đất nước. Nhận thức về dân chủ như là một động lực cơ bản để xây
dựng chủ nghĩa xã hội chưa thực sự đầy đủ, phù họp nên việc thực hành dân
chủ chưa được coi trọng. Hạn chế trong nhận thức về vai trò của khoa học -
kỹ thuật, công nghệ và vai trò của nhân tố con người nên việc đầu tư cho
phát triển khoa học - công nghệ, cho phát triển nguồn nhân lực chưa thỏa
đáng. Các phương hướng, giải pháp để xây dựng chủ nghĩa xã hội còn chung
chung, trừu tượng. Một số vấn đề về xã hội như bình đẳng xã hội, công bằng
xã hội giữa các tộc người, giữa miền núi vói miền xuôi, giữa nông thôn và
thành thị... đều có những nhận thức chưa đầy đủ. Tính hiệu quả, thiết thực
của các chính sách xã hội còn hạn chế.
Hậu quả là, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng
vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Bối cảnh này
đặt ra yêu cầu bức thiết phải thực hiện đổi mới.

3. NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN


XÂY DỤNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỒI MỚI
3.1. Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ỏ' Việt Nam

1
8
Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn
và nghiên cứu lý luận, Đảng ta từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn, sâu
sắc, đầy đủ hon về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, biểu hiện cơ bản như sau:
3.1.1.Nhận thức lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
Một là, nhạn thức đầy đủ hơn về tính chẩt láu đài, khỏ khăn, phức tạp
của thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu hợp quy
lụật đã được chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ rõ. Đây là
thời kỳ lâu dài, khó khăn phức tạp, vừa có kế thừa, phủ định biện chứng chủ
nghĩa tư bản, vừa xây dựng những yếu tố, những cơ sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội. Khi xã hội mới đủ sức vận động trên cơ sở nền tảng của
chính nó, thi chuyên dần lên chủ nghĩa cộng sản. Do vậy, quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó
phải tạo ra sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy
chục năm chiến tranh tàn phá; các thế lực thù địch luôn tim cách phá hoại
công cuộc cải tạo và xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, cho nên lại càng
khó khăn, phức tạp; do vậy, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu
dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau,
có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Tính chất đan xen, phức tạp và lâu dài
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta biểu hiện rõ nét đường lối
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành
phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau. Nhận thức mới này đã
khắc phục được những biểu hiện nóng vội, đốt cháy giai đoạn, vi phạm quy
luật khách quan đã diễn ra thời kỳ trước đổi mới.
Hai là, nhận thức ngày càng rõ về cách thức “bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa

1
Với tinh thần đổi mới, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ rx (2001),
lần đầu tiên, Đảng ta đưa ra quan niệm về “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”.
Theo đó, “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống
trị của quan hệ sản xuất và kiên trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng
tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư
bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực
lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại” XC. Như vậy, bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ
qua những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ
nghĩa, song phải kế thừa, chắt lọc những thành tựu, tinh hoa văn minh mà
nhân loại đã đạt dược ngay cả trong thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa trên
quan điểm phát triển, có chọn lọc. Đây là quan điểm có ý nghĩa quan trọng
trong việc thống nhất về nhận thức không chỉ trong Đảng, mà trong toàn xã
hội để trên cơ sở đó, triển khai các hoạt động cả về mặt lý luận và thực tiễn
cho phù hợp hơn.
Trên cơ sở nhận thức đứng về vai trò của khoa học, công nghệ đối với
phát triển lực lượng sản xuất, trong đó có những thành tựu khoa học, công
nghệ ở các nước tư bản tiên tiến, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ đạo: “Có chiến lược phát triển khoa học và
công nghệ phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện của đất nước,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, thích ứng
với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”1.
3.1.2. Nhận thức lỷ luận về đặc trưng cửa xã hội xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã thông qua
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
trong đó, lần đầu tiên những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã được xác định (gồm 6 đặc trưng). Nhận thức lý luận của Đảng về vấn đề

XC Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2001, tr.84.

1
8
này tiếp tục được bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp hơn ở các kỳ Đại hội X,
XI, XII với 8 đặc trưng. Tám đặc trưng bao gồm: “Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển
cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;
có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc song ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong
cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát
triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với
các nước trên thế giới”XCI XCII.
Việc xác định những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
cho thấy, nhận thức lý luận của Đảng đã tiệm cận tới những đặc trưng bản
chất của chủ nghĩa xã hội, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đây là một
bước phát triển lý luận mới mang tính đột phá nhằm tiếp tục nghiên cứu để
bổ sung, phát triển rõ hơn mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam
phấn đấu xây dựng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tiêu chí “hạnh
phúc” tuy chưa được đưa vào hệ mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, nhưng đã được Đảng ta nêu ra như là một thành tố trong Mục tiêu
Tổng quát - đó là “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh
phúc”XCIII. Đây là nhận thức mới của Đảng cần được tiếp tục nghiên cứu để
làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc bổ sung tiêu chí này vào hệ mục
tiêu mà Việt Nam cần phấn đấu.
3.1.3. Nhận thức lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
- về phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội

XCI Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIU, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, tr.140.
XCII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.70.
XCIII Đảng Cộng sân Việt Nam: Văn kiện Đợi hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIU, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, tr.326.

1
Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Việt Nam với những đặc
trưng nêu trên, Đảng ta đã chỉ ra các phương hướng cần thực hiện. Nêu như
trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xâ
hội được thông qua tại Đại hội VIII (năm 1991) xác định bảy phương hướng
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm
2011) đã xác định tám phương hướng với sự điều chỉnh, bổ sung cả nội dung
và cách thức diễn đạt, bao gồm: “Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi
trường; Hai là, phát triển nền kinh té thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;
Bon là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội; Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu
nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Sáu là,
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc,
tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; Bảy là, xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;
Tém là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”1.
Tám phương hướng (trong Cương lĩnh 2011) vừa nêu là những phương
hướng cơ bản cần đảm bạo để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa tương thích với tám đặc trung. Tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã chỉ rõ 12 “Định hướng phát triển đất
nước giai đoạn 2021- 2030”XCIV XCV. Các phương hướng và định hướng phát
triển này về cơ bản đã xác định phương thức, con đường, biện pháp xây dựng
chủ nghĩa xã hội toàn diện trên các lĩnh vực.
- về các mối quan hệ lớn cần giải quyết
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nhìn lại 30 năm đổi mới
(1986-2016), Đảng đã khái quát tám mối quan hệ lớn cần phải nắm vững và
XCIV*’ 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.72,72-73.
XCV Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn làện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XUI,

1
8
xử lýXCVI. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Đảng nêu 9 mối
quan hệ cần được nghiên cứu làm sáng tỏ cả về phương diện lý luận và thực
tiễnXCVII. Từ thực tiễn 35 đổi mới đất nước, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIŨ, Đảng ta đã có sự phát triển mới về nhận thức trên vấn đề này khi có
sự điều chỉnh trong diễn đạt ở mối quan hệ thứ năm và mối quan hệ thứ sáu,
đồng thời bổ sung thêm mối quan hệ thứ mười cần phải xử lý giải quyết hiệu
quả. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ xm của Đảng chỉ rõ: “Tiếp
tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn: quan hệ giữa ổn định, đổi mới và
phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy
luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát hiển lực
lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xẵ hội
chủ nghĩa; giữa Nhà nước, thị trường .và xã hội; giữa tăng trưởng kinh te và
phật triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trưởng;
giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập,
tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân
dân làm chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ
cương xã hội”1. Đây là sự phát triển nhận thức lý luận rất quan trọng của
Đảng, vì một mặt, nếu xử lý tốt các mối quan hệ này trong quá trình đổi mới
thì nó sẽ góp phần khơi thông những “điểm nghẽn”, những rào cản và tạo
động lực thúc đẩy và huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
Tóm lại, trong thời kỳ đổi mới, việc nghiên cứu tổng kết lý luận và thực
tiễn để tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận là yêu cầu bức thiết của cách mạng
Việt Nam trong bối cảnh mới. Khẳng định điều này, Đảng ta chỉ rõ: “Qua 35
năm tiến hành công cuộc đổi mớỉ, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đỗi
mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chù nghĩa xã hội ở nước ta
ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa”XCVIII.

XCVINxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, ti, tr. 114-120.


XCVII Xem Đảng Cộng sàn Việt Nam: Văn kiện Dại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016, tr.8O.
XCVIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ Xlữ, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 119,25.

1
3.2. Thực tiễn xây dụng chủ nghĩa xã hội ờ Việt Nam từ đổi mới đến
nay
Trên cơ sở nhận thức lý luận về đường lối đổi mới; về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta đã và đang cụ thể
hóa, triển khai tổ chức thực hiện đường lối đổi mới theo định hướng xã hội
chủ nghĩa trên tất cả các Imh vực.
về kinh tế, chuyển nền kinh tế từ tập trung bao cấp thời kỳ trước đổi
mới sang nền kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đen nay, kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển tổng quát của
nền kinh tế Việt Nam. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế
và thực hiện ba đột phá chiến lược. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa từng bước được xác lập theo hướng đầy đủ, hiện đại và hội
nhập. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến
bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Cơ cấu các ngânh kinh tế
chuyển dịch tích cực, tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm, tỉ
trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên. Phát triển kinh tế
nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc
gia; phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng
tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tê. Hội nhập kinh tế quốc té phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng
về hình thức...
về chỉnh trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về
mọi mặt của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện cả về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ , Xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; hoàn
thiện mô hình tổ chức của Nhà nước, phân công, phối hợp giữa các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp, coi trọng kiểm soát quyền lực nhà nước; giải
quyết mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, quan hệ giữa Nhà
nước, doanh nghiệp và người dân. Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ
xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân.

1
9
về văn hóa, xã hội, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực
phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển con người toàn diện. Quản
lý phát triển xã hội bền vững, gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội.
về quốc phòng an ninh, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị,
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh kinh tế, an ninh mạng, an ninh con
người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ
chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu và hoạt động chổng phá của các thế lực thù địch.
về đổi ngoại, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương
hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng,
có hiệu quả; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định, không ngừng nâng cao vị thê, uy tín quốc tế của Việt Nam. Bảo đảm
trên hết và trước hết lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở tôn trọng luật pháp
quốc te, bình đẳng, cùng có lợi.

4. THỜI Cơ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI sự NGHIỆP XÂY DỤNG CHỦ


NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. về những thòi cơ
4.1.1. Thời cff bên ngoài
- Hòa bình, hợp tác và phát triển đang là xu thế lởn
Hiện nay, hòa binh, họp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Các nước
muốn có hòa bình, ổn định, tăng cường họp tác đang trở thành nhu cầu lớn
để tập trung nguồn lực cho phát triển. Đây là cơ hội lớn mà Việt Nam cần
tranh thủ để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đi
vào chiều sâu. Đồng thời, xu thế này tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện
đường lối đối ngoại độc lập, tự chù, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa
quan hệ quốc tế, hội nhập thành công.
- Toàn cầu hóa và hội nhập quổc tế

1
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển tạo điều kiện giao
lưu trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ,
hoạt động văn hóa... Trong điều kiện này, chúng ta có thể tiếp cận đến các
nguồn lực từ bên ngoài (vốn, trình độ khoa học và công nghệ, nhân lực trình
độ cao v.v..), đồng thời, là cơ hội để tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ của
thế giới, phù họp với Việt Nam để phát triển đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
-Sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đạỉ, kỉnh tế tri thức,
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Với những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, của kinh tế
tri thức và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển
mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực và mở ra nhiều cơ hội cho Việt
Nam. việc tiếp cận nhanh đến những thành tựu của khoa học và công nghệ
hiện đại để ứng dụng vào một số lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế nhằm sản
xuất ra các sản phẩm có chất lựợng, năng suất lao động cao tạo được giá
thành hợp lý đủ sức cạnh tranh theo cơ chế thị trường trong bối cảnh Việt
Nam đã và đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc té. Điều này vừa khai thác
hiệu quả nguồn lực sẵn có, vừa cải thiện giá trị xuất khẩu và gia tăng năng
lực sản xuất trong nước. Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học và
công nghệ, của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số...
làm tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, đồng thời mở
ra những cơ hội mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam.
4.1.2. Thời cơ bên trong
Sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín
quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan
trọng để chúng ta tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; kiên định đường lối đổi mới đất nước.
Khẳng định điều này, Đảng ta chỉ rõ: “Đất nước ta chưa bao giờ cỏ được cơ
đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quổc tế như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là
động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta vượt qua mọi khó khẫn, thách thúc, tiếp tục vững bước trên con

1
9
đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất
nước”XCIX.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội đã được xác lập; ổn định
chính trị và mối quan hệ đồng thuận giữa Đảng và nhân dân về cơ bản được
giữ vững. Những năm tới là thời kỳ Việt Nam sẽ thực; hiện đầy đủ các cam
kết trong Cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với
trước đòi hỏi sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quản lý hiệu quả của Nhà
nước và sự đồng thuận cao của nhân dân để có thể tận dụng tối đa thời cơ
trong quá trình phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.

4.2. về những thách thức


4.2.1. Thách thức bên ngoài
Bổi cảnh quốc tể cỏ nhiều diễn biến phức tạp, khỏ lường tác động ảnh
hưởng lớn đến con đường phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
Trên thế giói, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ
tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng
rủi ro đối với môi trường chính trị, an ninh quốc tế. Tình trạng xâm phạm
chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn
giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạng... vẫn
tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực và đang đặt ra những thách thức to
lớn cho Việt Nam trên con đường phát triển. Hơn nữa, Việt Nam ở khu vực
Đông Nam Á - là trung tâm địa kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan
trọng trên thế giới, do vậy, đây là khu vực có nhiều nhân tố dễ gây mất ổn
định làm ảnh hưởng lớn đến sự ổn định phát triển của Việt Nam.
Những thay đổi lớn trong quan hệ quốc tế - dân tộc hiện đang tác động
mạnh mẽ, làm ảnh hưởng lớn đến lợi ích quốc gia - dân tộc. Chủ nghĩa dân

XCIX Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hộỉ đại biểu toàn quốc ỉần thứ XĨIỈ, Nxb.Chính
tri quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.104.

1
tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng, chủ
nghĩa dân túy trong quan hệ quốc tế gia tăng. Những diễn biến phức tạp tại
Biển Đông đang làm ảnh hưởng đến lợi ích dân tộc và trực tiếp đe dọa an
ninh và chủ quyền quốc gia - dân tộc... Một khi lợi ích quốc gia - dân tộc
không được đảm bảo, bảo vệ thì lợi ích giai cấp và mục tiêu chủ nghĩa xã hội
cũng không thể thực hiện được.
Trước tác động của đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới lâm vào khủng
hoảng, suy thoái nghiêm trọng có tác động ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế
Việt Nam. Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị
trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các
nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh đến chuỗi sản xuất và phân phối
toàn cầu, từ đó, tác động mạnh đến Việt Nam.
Toàn cầu hóa, hội nhập quổc tế
Trong bổi cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh trên
trường quốc tê cả về kinh tế và chính trị đang là một thách thức lớn, bởi vì
trong không ít trường hợp, các nước lớn lợi dụng vấn đề kinh tế để tạo sức ép
về kinh tế và cả chính trị, hoặc phân biệt đối xử, từ đó, gây khó khăn cho sự
nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nếu không vượt
qua được những thách thức từ bên ngoài thi tụt hậu xa hơn về kinh tế là nguy
cơ hiện hữu.
Chiến lược “diễn biến hòa bình ” của các thế lực thù địch
Chiến lược “diễn biến hòa bình”, kết hợp với bạo loạn lật đổ và sẵn
sàng gây chiến tranh khi cần thiết của chủ nghĩa đế quốc vẫn thường trực.
Đặc trưng chủ yếu của “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực
thù địch ở Việt Nam là tuyên truyền xuyên tạc nhằm phủ nhận chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm suy yếu hệ
thống chính trị, tiến tới làm sụp đổ chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước
ta.
Hiện nay, “diễn biến hòa bình có biểu hiện mới”. Phương thức “diễn

1
9
biến hòa bình” chuyển từ tác động bên ngoài vào bên trong là chính sang
thúc đẩy các hoạt động chống đối ngay trong nội địa, nội bộ là chính. “Diễn
biến hòa bình” tận dụng tối đa gây sức ép về kinh tế - tài chính và tấn công
mạng thông tin; triệt để sử dụng các trang mạng xã hội và vai trò của các tổ
chức phi chính phủ để gieo mầm, kích động các phần tử chống đối trong
nước và quần chúng nổi dậy biểu tình, gâỹ bạo loạn lật đổ chế độ. Nhận diện
những biểu hiện và tính chất nguy hiểm của “diễn biến hòa bình” để thấy rõ
đây là một thách thức rất lớn đối với chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng thời để chúng ta chủ động, kiên quyết
đấu tranh phồng, chống “diễn biến hòa bình” vì mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội.
4.2.2. Thách thức bên trong
Đánh giá về những thách thức đối với Việt Nam, Đảng ta tiếp tục khẳng
định: bốn nguy cơ còn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn (bốn nguy cơ được
nêu ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII). Có thể khái quát thành
những thách thức cơ bản sau;
Một là, ngụy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớnx.

1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hộỉ đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.ĩ, tr.108.
Hiện nay, kinh tế nước ta đang từng bước ra khỏi tình trạng suy giảm,
lay lại đà tăng trưởng, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Kỉnh tế vĩ
mô ổn định chưa vững chắc; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh
của nền kỉnh tế còn thấp. Hơn nữa, tác động hét sức lớn của đại dịch Covid-
19 đến nền kinh tế thế giới nói chung và đến sự phát triển kinh tế của Việt
Nam nói riêng đang là một thách thức to lón. Nhu cầu bảo đảm quốc phòng,
an ninh lớn. Nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, lãng phí;
việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước chậm trễ. Hội nhập quốc tế sâu rộng
đặt ra nhiều vấn đề mới, nhất là các vấn đề cạnh tranh thu hút đầu tư và xuất
nhập khẩu, lao động, việc làm, bảo vệ môi trường, luật pháp... Trên một số
mặt, một số lĩnh vực, một bộ phận nhân dân chưa được hưởng các thành quả
của phát triển kinh tế - xẵ hộỉ, đời sống còn nhiều khó khăn, khoảng cách

1
giàu - nghèo còn lán.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự cạnh tranh gay gắt về
vốn đầu tư, thị trường, nhiều quốc gia mới trỗi dậy có thể đẩy kinh tế nước ta
tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phát triển kinh
tể về cơ bản vẫn phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên, vào vốn và lao
động trinh độ thấp, thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây
là những nguy cơ, đồng thời là thách thức lớn, lâu dài và phức tạp đòi hỏi
phải nỗ lực rất lớn để vượt qua, phấn đấu đưa nước ta trở thành nước đang
phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và
trờ thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045C.
Hai là, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa còn tiềm ẩn.
về chỉnh trị, phải cảnh giác với nguy cơ sai lầm về đường lối. về tư
tưởng, vẫn không thể xem thường những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính
trị mà Văn kiện Hội nghị làn thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII đã chỉ ra. về văn hóa, trong phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa rất dễ xảy ra xu hướng coi nhẹ văn hóa,
không giữ gìn và phát huy được bản sắc, truyền thống văn hóa của dân tộc,
để đạo đức xã hội bị suy đồi... về kinh tế, kinh tế tư nhân được xác định là
một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh té. Phát triển kinh tế
tư nhân lành mạnh theo cơ chê thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa
cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trinh hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, trong quá
trình phát triển, kinh tế tư nhân không tránh khỏi nguy cơ tự phát đi chệch
định hướng xã hội chủ nghĩa và thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước, có
những mặt tiêu cực, như “lợi ích nhóm”, thao .túng chính sách, cạnh tranh
không lành mạnh, vi phạm pháp luật để trục lợi bất chính v.v... Bên cạnh đó,
kinh tê nhà nước và kinh tế tập thể chưa thể hiện được vai trò chủ đạo và
nòng cốt trong phát triển và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền
kinh tể.

C Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 112.

1
9
Ba là, tình trạng tham nhũng, lãng phi.
Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng tham nhũng, lãng phí có xu hướng phát
triển đang là lực cản lớn cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Tham nhũng
ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi, liên kết thành các nhóm lợi ích. Chúng
đang tận dụng đến mức tối đa những kẽ hở, những yếu kém trong lãnh đạo
quản lý, những bạt cập của hệ thống pháp luật, cùng với sự buông lỏng trong
định hướng chính trị-xã hội để vơ vét làm giàu bất chính; làm cạn kiệt tài
nguyên và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; hoặc chà đạp lên lợi ích
quốc gia và đạo lý dân tộc; lơ là trong công tác lãnh đạo quản lý, vi phạm
dân chủ và quyền lợi, lợi ích của dân; làm suy giảm niềm tin của nhân dân
đối với chế độ, đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước,
gây ra những hậu họa khôn lường. Chính vì vậy, tham nhũng là một trong
những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
là yếu tố cản trở phát triển xã hội. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
lãng phí đang là một thách thức lớn đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam hiện nay.
Bổn là, những hạn chể trong công tác xây dựng Đảng.
Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về
xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã nhận định hết sức sâu sẳc và mạnh mẽ: “sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn
lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cẩu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản
bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”CI.
Để đề phòng và ngăn chặn các nguy cơ và vượt qua thách thức phải chủ
động, tự mình khắc phục tất cả những nguy cơ nêu trên, vói nhận thức sâu
sắc về các nguy cơ, thách thức, xác lập quyết tâm chính trị cao, tạo sự đồng
tâm hiệp lực của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
và sự đồng thuận của nhân dân với những biện pháp phù hợp.
Đối với Việt Nam, để có độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội như

CI Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
khóaXn, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016, tr.23.

1
ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, toàn thể
dân tộc Việt Nam đã đấu tranh không ngừng nghỉ để giành và giữ lấy độc lập
dân tộc. Do vậy, chúng ta không thể để cho bất kỳ thế lực nào thực hiện
những hành động làm tổn hại đến lọi ích quốc gia - dân tộc. Điều đó được
thôi thúc không chỉ vì lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống vẻ vang
của dân tộc, mà còn là trọng trách đang đặt lên vai các thế hệ người Việt
Nam hôm nay và mai sau. Chính vì lẽ đó, Đại hội XIII của Đảng đã xác định
rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xậ hội” CII,
xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ
cấp chiến lược đủ phẩm chất, nẵng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ....
Tóm lại, ở Việt Nam hiện nay có cả những thuận lợi, thời cơ để phát
triển, đồng thời, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức càn phải
vượt qua. Giữa thời cơ và thách thức có mối quan hệ qua lại và có thể
chuyển hóa lẫn nhau. Thời cơ có thể trở thành thách thức nếu không được
tận dụng kịp thời. Mặt khác, không chỉ có những thời cơ khách quan, mà thời
cơ nằm ngay trong việc vượt qua các thách thức. Tận dụng được các thời cơ
để phát triển và dùng thời cơ để chế ngự thách thức, đồng thời khắc phục,
chuyển hóa được các thách thức thành thời cơ sẽ tạo nên sức mạnh bảo đảm
giữ vững mục tiêu con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


1. Làm rõ căn cứ khoa học của việc lựa chọn và kiên định mục tiêu, con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Đồng chí có đề xuất gì góp phần
cùng Đảng và nhân dân tiếp tục kiên định mục tiêu, con đường và xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
2. Bằng lý luận và thực tiễn, đồng chí hãy phê phán những quan điểm
sai trái phủ nhận chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam hiện nay.

CII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 118.

1
9
D. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Làm rõ những nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới và từ đổi mới đến nay?
2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay đang có
những thời cơ và thách thức nào? Theo đồng chí, cần phải làm gì để tranh
thủ thời cơ và vượt qua thách thức nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giảo trình Chủ nghĩa xã
hội khoa học (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận
chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần
thứXI, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.63-90.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quắc lần
thứXII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I.
* Tài liệu đọc thêm
1. Nguyễn Phú Trọng (Chủ biên): về các mổi quan hệ lớn cần được
giải quyết tốt trong quả trình đoi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban
Chỉ đạo tổng kết: Bảo cảo tồng kết một số vẩn đề lý luận - thực tiễn qua 30
năm đổi mới (1986-2016), (Lưu hành nội bộ), Nxb.Chính trị quốc gia Sự
thật, H.2015.
3. GS, TS Phùng Hữu Phú - GS, TS Lê Hữu Nghĩa - GS, TS Vũ Văn
Hiền - PGS, TS Nguyễn Viết Thông (Đồng Chủ biên): Một sổ vẩn đề lý luận
- thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

2
Nam qua 30 năm đổi mới, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016.
Bài 7
LIÊN MINH GIAI CẤP, TÀNG LỚP
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Học viên nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về
liên minh giai cấp, tầng lóp, từ đó nhận thức rõ tính tất yếu và những nội
dung cơ bản của khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
về kỹ năng: Học viên có khả năng vận dụng những kiến thức đã học để
phân tích, đánh giá, ứng dụng những nộỉ dung liên minh trong thực tiễn đất
nước, địa phương, ngành...
về tư tưởng: Học viên nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tích cực
xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay.

B. NỘI DUNG

1. CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP


TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1. Quan niệm về liên minh giai cấp, tầng lớp
Giai cap là những tập đoàn người khác nhau về: 1) Địa vị của họ trong
một hệ thống sản xuất xã hội nhất định; 2) về quan hệ của họ đối với tư liệu
sản xuất; 3) về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội; 4) về cách
thức hưởng thụ phần của cải xã hội mà họ được hưởng (V.I.Lênin).
Tầng lớp (tầng lớp xã hội) là nhóm xã hội trung gian hay chuyển tiếp,
không có eác đặc điểm của một giai cấp; hoặc là bộ phận của một giai cấp
nhất địnhCIII (thuộc giai cấp hoặc bị quy định bởi giai cấp). Tất nhiên, sự

CIII Xem Từ điển chinh trị vẳn tẳt, Nxb.Tiến bộ và Nxb.Sự thật, H.1988, tr.346.

2
0
phân chia này mang tính tương đối và trong thực tế, tầng lóp còn được gọi
bằng những từ khác nhau (đội ngũ, giới...).
Ở mỗi giai đoạn lịch sử lại có một cơ cấu xã hội - giai cấp với những
giai cấp, tầng lớp đặc thù. Các giai cấp, tầng lóp này, do có địa vị kinh tế-xã
hội khác nhau, nên cũng có những vai trò, vị trí khác nhau đối với sự phát
triển xã hội.
Quá trình xác lập vị trí và thực thi vai trò của mình, trong các giai cấp,
tầng lớp nảy sinh những nhu cầu và lợi ích chung. Đây chính là cơ sở để các
giai cấp, tầng lớp tìm đến liên minh với nhau.
Do vậy, có thể quan niệm rằng, liên minh giai cap, tầng lớp là sự đoàn
kết, hợp tác, hỗ trợ nhau... giữa các giai cấp, tầng lớp trên cơ sở lợi ích
chung nhằm phát huy sức mạnh tong họp vì một mục đích cụ thể trong tiến
trình vận động và phát triển xã hội.
Liên nìinh giai cấp, tầng lớp cũng giống như đấu tranh giai cấp, tầng
lớp, mang tính phổ biến và là một động lực của phát triển xã hội, hơn nữa, là
động lực to lớn, không chỉ trong cách mạng xã hội, mà trong sự vận động xã
hội nói chung. Điều này được thể hiện cao nhất trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa, nhất là trong xây dụng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là
ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Điều này đã được C.Mác khẳng định
khi ông chỉ ra rằng: nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân (ở Anh và
Pháp giữa và cuối thế kỷ XIX) đã thất bại và chịu tổn thất to lớn chủ yếu là
vì đã không tổ chức liên minh được với “người bạn đồng minh tự nhiên” của
mình là giai cấp nông dân. trong tất cả các quốc gia mà nền sản xuất nông
nghiệp còn chiếm vị trí căn bản. Do vậy, các cuộc cách mạng vô sản này đã
trở thành những “bài ai điếu”CIV.
Từ đó, liên minh giai cấp, tầng lớp trở thành một trong những lý luận
căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin khị các ông xem đây là một trong những
vấn đề nguyên tắc của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở cả hai giai đoạn: giai
đoạn đấu tranh giành chính quyền và giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội,

CIV C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H. 1993, t.8, tr.762.

2
nhất là frong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đến nay, trên cơ sở những
quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, các nước đang trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội đều tiếp tục vận dụng một cách sáng tạo, phù
hợp với điều kiện của mỗi nước.

1.2. Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lóp trong thòi kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội
1.2.1. Tất yếu kinh tế-kỹ thuật
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lịch sử đặc biệt do
chính trị đã chuyên trọng tâm sang chỉnh trị trong lĩnh vực kinh tế. Trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ kỉnh tế ưở thành nhiệm vụ
trọng tâm để xây dựng nền tảng vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, do
vậy liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hộỉ là một vấn đề khách
quan đặt ra. Khẳng định điều này, trong thư Gửi Đại hội quốc tế các sinh
viên xã hội chủ nghĩa, Ph.Ăngghen đã từng viết: “Các cuộc cách mạng tư sản
trước đây đòi hỏi các trường đại học chỉ đào tạo ra các trạng sư làm nguyên
liệu tốt nhất để hình thành nên những nhà hoạt động chính trị của chúng;
ngoài đòi hỏi đó, sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân còn cần phải có
những bác sĩ, kỹ sư, nhà hóa học, nông học và các chuyên gia khác, vì vấn đề
là phải nắm lấy việc quản lý không phải chi bộ máy chính trị, mà còn cả toàn
bộ nền sản xúất xã hội nữa, và ở đây cần đến những kiến thức vững chắc...”1.
Khi chỉ ra tính đặc biệt của kết cấu kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin chỉ rõ: thời kỳ này cơ cấu kỉnh tế bao gồm
nhiều hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế khác nhau (mang tính chất
kỉnh tế tư bản chủ nghĩa, tiểu sản xuất hàng hóa, cộng sản chủ nghĩa...),
tương ứng với cơ cấu kinh tê ấy là cơ cấu xã hội - giai cấp cùng với nhiều
giai cấp và tầng lóp khác nhau (tư sản, tiểu tư sản, nhất là nông dân, vô
sản...).
Xét dưới góc độ kinh tể - kỹ thuật và phân công lao động, xuất phát từ
yêu cầu khách quan của quá trinh sán xuất, trong xẫ hội tất yếu hình thành
các lĩnh vực kinh tế - xẵ hội khác nhau: công nghiệp, nông nghiệp, khoa học

2
0
và công nghệ, dịch vụ,... Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đặt ra yêu cầu
khách quan phải gắn kết chặt chẽ các lĩnh vực này với nhau để hình thành
nền kinh tế quốc dân thống nhất, hiệu quả cao nhằm tạo ra cơ sở vật chất - kỹ
thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã hội. Muốn vậy, lĩnh vực khoa học và công
nghệ tất yếu đóng một vai trò rất quan trọng. Khẳng định điều này, V.I.Lênin
chỉ rõ: “Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới
kỹ thuật, không một thế lực đen tối nào đứng vũng được”CV CVI.
Vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thời kỳ quá
độ hiện nay, tất cả các nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội đều có nền
nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Trong giai đoạn hiện
nay, khi khoa học - công nghệ đã phát triển ở trinh độ cao, tất yếu phải coi
trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng những thành tựu của khoa học và
công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ thông minh, hoạt động hiệu quả
và xây dựng nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững. Muốn vậy, nông
nghiệp phải được phát triển trong sự gắn bó khăng khít và hỗ trợ đắc lực của
công nghiệp, khoa học - công nghệ và dịch vụ. Đên lượt mình, khoa học -
công nghệ và dịch vụ cũng chỉ phát triển được khi hướng tới phục vụ sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Vì
vậy, nông nghiệp, công nghiệp, khoa học và công nghệ, dịch vụ,... phải liên
kết chặt chẽ với nhau không thể tách rời để tạo thành nền cơ cấu kinh tế quốc
dân thống nhất, phát triển nhanh và bền vững. Theo đó, các chủ thể của các
lĩnh vực là công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân... tất yếu phải liên
minh, liên kết với nhau để cùng thực hiện những nhu cầu và lợi ích kinh tế
chung của mỗi chủ thể.
1.2.2. Tẩtyếu chính trị-xã hội
Xét dưới góc độ chính trị - xã hội, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, liên minh giai cấp, tầng lóp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để cải
tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nói

CV C.Mảc và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995, t.22, tr.613-
614.
CVI V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2006, t.40, tr.218.

2
cách khác, thực hiện khối liên minh này - trong đó giai cấp công nhân, giai
cấp nông dân, tầng lóp trí thức là lực lượng nòng cốt nhất, cơ bản nhất của
khối liên minh - nhằm tập hợp các lực lượng trong xã hội để tiên hành cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lóp trí
thức không chỉ là ba lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, mà họ còn đóng
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và trong đời sống chỉnh trị. Do
vậy, xây dựng khối liên minh nhằm tạo thành nền tảng của chế độ chính trị-
xã hội, trên cơ sở đó, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, liên kết, hợp tác
rộng rãi với các tầng lóp khác trong xã hội để tiến hành xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Nhưng khôi liên minh này phải được tổ chức dưới sự lãnh đạo của
Đảng
Cộng sản của giai cấp công nhân nhằm đảm bảo giữ vững định hướng xã hội
chủ nghĩa và giải quyết hài hòa lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh.
Do vậy, theo V.I.Lênin, liên minh là vấn đề mang tính nguyên tắc trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. “Nguyên tắc caọ nhất của chuyên chính là
duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có
thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”CVII.
Trong thời kỷ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng tất yếu còn những giai
cấp, tầng lóp họặc lao động và bóc lột, tiên tiến và lạc hậu... Các giai cấp bóc
lột đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiều diệt hẳn, vẫn thường xuyên tìm cách
giành lại địa vị thống trị của mình đã mất; những con người của xã hội cũ
còn lại không chịu cải tạo để hòa mình với xẫ hội mới... Cho nên, đấu tranh
giai cấp vẫn còn, thậm chí có lúc ác liệt. Vì vậy, giai cấp công nhân và nhân
dân lao động phải liên minh chặt chẽ trong đấu tranh với những cải cũ và
phát triển những cái mới trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thời kỳ quá độ là những năm tháng đầu tiên của chủ nghĩa xã hội với
những nhiệm vụ nặng nề, phong phú và phức tạp. Đó là quá trinh cải biến
cách mạng toàn diện để dần hình thành những đặc trưng của “chủ nghĩa xã
hội thực thụ” (V.LLênin). Vì thế, rất cần phát huy nguồn lực con người, tập
họp và liên kết đông đảo các giai cấp, tầng lóp nhân dân cho xây dựng xã hội

CVII V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2006, t.44, tr.57.

2
0
mới, thực hiện thành công những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội.
Lịch sử phong trào công nhân quốc tế ngày càng chứng minh trong thực
tế rằng: “vận động là tự thân”, “cách mạng là ngày hội của quần chúng”.
Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ phải do những con người, những giai cấp, tầng
lóp có năng lực, trình độ ngày càng cao, được giáo dục, đào tạo trong chủ
nghĩa xã hội thực hiện với tinh thần đoàn kết, họp lực, họp tác... sẽ nhân lên
sức mạnh lớn hơn nhiều so với khả năng của các giai cấp, tầng lớp một cách
riêng biệt.
Vì thế, liên minh giai cấp, tầng lớp trong nước cùng với đoàn kết quốc
té là nội dung trọng yéu trong chiến lược - sách lược mácxít (tức nghệ thuật
xác định kẻ thù và bạn đồng minh) suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
để xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhất
là trong điều kiện phong phú và phức tạp của thế giới hiện nay.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội càng thắng lợi, các giai cấp và
tầng lớp có xu hướng càng xích lạỉ gần nhau', trong quan hệ với tư liệu sản
xuất (xu hướng này thể hiện thông qua việc dần dần hoàn thiện quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao); về tỉnh chất lao động (xu hướng này
thể hiện thông qua việc đẩy mạnh cách mạng khoa học và công nghệ, trí thức
hóa lao động và phát triển lực lượng sản xuất nói chung); trong quan hệ
phân phối tư liệu tiêu dùng (xu hướng này diễn ra chủ yếu thông qua việc
ngày càng hoàn thiện nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và hiệu
quả kinh tế); trong tiến bộ về đời sổng tinh thần (xu hướng này thể hiện trực
tiếp thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng - văn
hóa),... qua đó, cũng đưa đến sự xích lại gần nhau và xóa bỏ dần sự khác biệt
và rút ngắn khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa lao
động trí óc và lao động chân tay.
Theo lôgíc của vấn đề, trải qua thời kỳ quá độ, xã hội xã hội chủ nghĩa
ngày càng hoàn thiện để tiến tới giai đoạn cao - chủ nghĩa cộng sản. Ở giai
đoạn này, liên minh với ý nghĩa là sự đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau...
giữa các cộng đồng sẽ ngày càng mở rộng và là đặc trưng của xã hội mới, mà

2
C.Mác và Ph.Ăngghen gọi là “một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của
mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”CVIII.
2. LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp cơ bản ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Vị trí, vai trò cửa giai cấp công nhân Việt Nam
Hiện nay, giai cấp công nhân Việt Nam đang trên đà phát triển cùng với
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trong
thực tế, vị trí hay sứ mệnh lịch sử to lớn của giai cấp công nhân nước ta được
hiện thực hóa bàng các vai trò cụ thể ở các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn
hóa - xã hội sau đây:
Một là, trong linh vực chính trị, trước hết, giai cấp công nhân Việt Nam
là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản
Việt Nam; là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của hệ thống chính trị và là
lực lượng nòng cốt của khối liên minh ngày càng được mở rộng trên mọi lĩnh
vực phát triển xã hội...
Hai là, trong lĩnh vực kinh tế, giai cấp công nhân Việt Nam là bộ phận
hàng đầu của lực lượng sản xuất, đóng góp lớn vào thành tựu của nền kinh tế
quốc dân, nhất là trong tăng trưởng GDP và tổng thu ngân sách nhà nước...
Do đó, giai cấp công nhân còn góp phần quan trọng đến định hướng xã hội
chủ nghĩa trong nền kỉnh tế thị trường ở nước ta...
Ba là, trong lìhh vực văn hóa - xã hội, giai cấp công nhân Việt Nam
hăng hái trong phong trào thỉ đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, tiếp thu và làm chủ hiệu quả khoa học - công nghệ tiên tiến. Họ
còn nêu gương lối sống công nghiệp, có tổ chức, kỷ luật; hăng hái tham gia
các phong trào xã hội, hoạt động vãn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao...
2.1.2. VỊ tri, vai trò của giai cap nông dân Việt Nam
Khẳng định vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa, Ph.Ăngghen chỉ rõ: “... nông dân đều là một nhân tổ rất cơ bản
CVIII C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002, t.4, tr.628.

2
0
của dân cư, của nền sản xuất và của lực lượng chính trị”1.
Ở Việt Nam, giai cấp nông dân là một lực lượng đông đảo, bao gồm
những người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (gồm cả lâm, ngư nghiệp,
diêm nghiệp), trực tiếp sử dụng một tư liệu sản xuất cơ bản và đặc thù, gắn
với thiên nhiên là đất, rừng và biển để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp,
hoặc tham gia sản xuất kinh doanh, dịch vụ của gia đình (đơn vị kinh tế tự
chủ hoặc tập thể). Họ đang chuyển biến mạnh mẽ cùng với quá trình công
nghiệp hóạ, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, quá trình chuyển đổi từ
hợp tác xã kiểu cũ sang kiểu mới và xây dựng nông thôn mới.
Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn cổ quan hệ mật thiết.
Do vậy, ngày nay xác định vị trí của giai cấp nông dân không tách rời vị trí
của nông nghiệp và nông thôn. Vì thế, trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta
tiếp tục khẳng định: “Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình
phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nồng thôn
mới”CIX CX.
Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn,
thì giai cấp nông dân là “cÃM /Ãể”; xây dựng nông thôn mới là “cãn bản”;
phát triển nông nghiệp là “then chổr. Vị trí chiến lược này, trong thực tế,
được thể hiện tập trung ở các vai trò sau đây:
Một là, trong lĩnh vực kinh tế, giai cấp nông dân Việt Nam là chủ thể
của ngành sản xuất nông nghiệp, hướng tới phấn đấu xây dựng một nền nông
nghiệp sạch, trình độ cao và phát triển bền vững. Giai cấp nông dân đóng
góp một phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, nhất là đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia và vào việc hình thành mô hình sản xuất mới trong nông
nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; đồng thời,
góp phần không nhỏ vào hoạt động xuất khẩu nông sản, tăng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước...
Hai là, trong lĩnh vực chính trị, giai cấp nông dân Việt Nam cùng với
giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức là cơ sở chính trị - xã hội tin cậy của hệ
CIX C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H. 1995, t.22, tr.715.
CX Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Dại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 166.

2
thống chính trị, là chủ thể trực tiếp hiện thực hóa đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước ở nông thôn, đồng thời, là lực lượng đi đầu trong thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở...
Ba ỉà, trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giai cấp nông dân Việt Nam góp
phần giữ gìn, phát huy giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc; là chủ thể xây dựng
nông thôn mod; tích cực tham gia các phong trào xã hội ở nông thôn và góp
phân vào thực hiện các phong trào này của cả nước...
2.1.3. Vị trí) vai trò cửa đội ngũ trí thức Việt Nam*
Khẳng định vai trò quan trọng của trí thức trong xây dựng chủ nghĩa xã
hội, V.LLênin chỉ rõ: “Không có sự chỉ đạo của các chuyền gia am hiểu các
lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể nào chuyển lên
chủ nghĩa xã hội được...”1.
Ở nước ta, Hồ Chí Minh khẳng định rằng, trí thức Việt Nam là “một bộ
phận trong lực lượng cách mạng” CXI CXII CXIII và “là vốn liếng quý báu của dân
tộc”CXIV.
Hiện nay, quan niệm về trí thức ở Việt Nam đã được nêu ra trong Văn
kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X (2008): “Trí
thức là những ngườỉ lao động trỉ óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực
chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và
làm giàu trì thức, tạo ra những sản phẩm tỉnh thần và vật chất có giá trị đối
với xã hội”\
Trên quan điểm mácxít và từ tầm quan trọng của nhận thức, nhất là của
tri thức khoa học, Đảng ta đã xác định rõ hơn vị trí của đội ngũ trí thức Việt
Nam trong phát triển xã hội. Đảng ta khẳng định, trong mọi thời đại, tri thức
luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng

CXI* Lưu ỷ: Từ Đại hội IX, để phù hợp với bối cảnh mới, Đảng ta đã sử dụng thuật ngũ' “đội
ngũ trí thức” thay cho thuật ngữ “tầng lóp trí thức”, Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2001, tr.46.
CXII V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.36, tr.217.
CXIII Hồ Chí Mỉnh: Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2011, t.10, tr.378.
CXIV Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.5, tr. 184.

2
0
tạo và truyền bá tri thức; đồng thời, nhấn mạnh rằng: Ngày nay, cùng với sự
phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội
ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của
mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển.
Đảng cũng khẳng định: “phấn đấu đén giữa thế kỷ XXI, nước ta trở
thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” CXV CXVI,, vị trí của
trí thức lại càng cần được coi trọng phát huy. Vị trí quan trọng của đội ngũ trí
thức Việt Nam được thể hiện qua những vai trò cụ thể trong lao động khoa
học sáng tạo sau đây:
Một là, đội ngũ trí thức Việt Nam là một chủ thể của cách mạng khoa
học - công nghệ hiện đại và đóng góp phần quan trọng trong cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, có vai trò chủ chốt trong nghiên cứu khoa học
và tham gia chuyển giao công nghệ. Nghiên cứu khoa học ở các lĩnh vực
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học công nghệ; trong các dạng
nghiên cứu cơ bản (R), nghiên cứu và phát triển (R&D) và hình thành các dự
án (P) đưa vào sản xuất.
Hai là, đội ngũ trí thức Việt Nam có vai trò và thế mạnh trong tư vấn,
phản biện, giám định xã hội về mặt khoa học đối với các kế hoạch, công
trình, dự án,... các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước... Các hội nghề nghiệp của trí thức là nơi tập trung “chất xám”
chuyên ngành và sâu, nên có thuận lợi cho việc thực hiện vai trò này.
Ba là, đội ngũ trí thức Việt Nam có vai trò trực tiếp và quan trọng trong
xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Hiện nay, xây dựng nền vãn
hóa và con người Việt Nam là phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện -
mỹ; “phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tự hào dân tộc, tỉnh cộng
đồng và khơi dậy khát vọng vươn lên” CXVII. Vì vậy, việc xây dựng này phải

CXV Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
khỏa X, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2008, tr.81-82.
CXVI Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 112.
CXVII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.262.

2
có sự cố gắng chung của cả xã hội, nhưng trong đó, đội ngũ trí thức có
chuyên môn về giáo dục - đào tạo, y - dược, văn hóa - nghệ thuật, báo chí -
tuyên truyền... đóng vai trò trực tiếp, quan trọng.
Bon là, đội ngũ trí thức Việt Nam góp phần quan trọng tham gia giải
quyết những vấn đề toàn cầu của thời đại hiện nay và sự phát triển bền vững
cho dân tộc và nhân loại. Đây là những vấn đề rộng lớn, khó khăn, việc giải
quyết không chỉ của một quốc gia, mà cần có sự hợp tác của nhiều nước và
của toàn thế giới, trong đó, không thể thiếu sự tham gia của nguồn nhân lực
chất lượng cao, những chuyên gia, nhà nghiên cứu giỏi... của đội ngũ trí thức
lao động sáng tạo.
2.1.4. VỊ trí, vai trò cửa đội ngũ doanh nhân Việt Nam
Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám (1945), Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân (giới công
thương) gắn với sự nghiệp chung của đất nước. Hiện nay, đội ngũ doanh
nhân ở nước ta là những người quản lý doanh

2
1
nghiệp1 trong kinh doanh (từ sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ) ở các thành phần kinh tế. Đội ngũ doanh nhân có vị trí quan trọng
nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp góp
phần to lớn đối với sự phát triển kinh tể - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu
hóa. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9-12-2011 của Bộ Chính trị nhấn mạnh:
“Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh,
có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm
độc lập, tự chủ của nền kinh tế”CXVIII CXIX. Hiện nay, đội ngũ doanh nhân Việt
Nam có vai trò chính sau đây:
Một là, đội ngũ doanh nhân Việt Nam có trách nhiệm trước hết trong
hoạt động quản lý kinh doanh để doanh nghiệp luôn phát triển mở rộng đầu
tư trong nước và ngoài nước. Điều này đòi hỏi đội ngũ doanh nhân lớn mạnh,
có trình độ quản lý, kinh doanh giỏi, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm
xã hội cao.
Hai là, đội ngũ doanh nhãn Việt Nam, có vai trò to lớn trong tạo việc
làm, thu nhập cho người lao động, hàng hóa, dịch vụ cho đất nước và xuất
khẩu. Hằng năm, ở Việt Nam có hàng triệu lao động mới đòi hỏi có việc làm.
Thu nhập của người lao động ngày càng tăng, đời sống được cải thiện là
thước đo phát triển của doanh

CXVIII Mục 18, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014: Người quản lý doanh nghiệp là
người quàn lý công ty và người quàn lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư
nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ
tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng
Giám đốc và cá nhân giữ chức danh quàn lý khác có thẩm quyển nhân danh câng ty ký kết giao
dịch của câng ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
CXIX Xem Bộ Chính trị: Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9-12-2011 của Bộ Chính trị về xây
dựng và phát huy vai trò của đội ngữ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, H.201 ỉ.

21
Ó
nghiệp. Phát triển của doanh nghiệp tác động tích cực đến các lĩnh vực hoạt
động khác của đời sống xã hội.
Ba là, đội ngũ doanh nhân Việt Nam quản lý phát triển doanh nghiệp
đóng góp cho ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng sản phẩm tạó dụng
và gìn giữ thương hiệu hàng hóa Việt Nam, từ đó, góp phần làm giàu cho
mình và cho đất nước.
Bốn là, đội ngũ doanh nhân Việt Nam góp phần xây dựng các tổ Chức
chính trị - xã hội trong công nhân (Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên...),
xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ. Trách nhiệm này ở mọi
loại hình doanh nghiệp nhưng đặc biệt phải nâng cao đối với doanh nhân ở
các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.
Năm là, đội ngũ doanh nhân Việt Nam tham gia các chương trình xã
hội, phong trào xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng
đồng; gắn bó với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức;
góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2.2. Đặc điểm của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, liên minh giai cấp, tầng lớp
ở Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, liên minh giai cap, tầng lớp mang tính đa dạng, phức tạp.
Thời kỳ trước đổi mới, ở miền Bắc (và sau năm 1975 là ở cả nước), nền
lãnh tế quốc dân chỉ chủ yếu thành lập và khuyên khích kinh tế nhà nước và
kinh tế tập thể. Cơ cấu kinh tể này đã dần làm đơn giản hóa một cách chủ
quan cơ cấu xã hội - giai cấp chỉ còn là “hai giai, một tầng” (giai cấp công
nhân trong các cơ sở kỉnh tế nhà nước, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí
thức xã hội chủ nghĩa).
Công cuộc đổi mới toàn diện đã đưa nước ta từng bước quá (tộ lên chủ
nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp với Việt Nam
mà bắt đầu bằng đổi mới về tư duy kinh tế, trước hết là phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều

2
1
thành phần kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
Sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa dần được hình thành, phát triển là yếu tô quyết định trực tiếp mạnh mẽ
làm xuất hiện ở nước ta một cơ cấu xã hội - giai cấp có nhiều giai cap, tầng
lớp (đội ngũ) khác nhau, tiêu biểu là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,
đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân,... Các giai cấp, tầng lớp lại có nhiều
thành tố, bộ phận tham gia trong các thành phần kinh tế, với các hình thức tổ
chức kinh doanh khác nhau... Do vậy, quan hệ giai cấp và liên minh giai cấp
cũng dần trở nên đa chiều, sinh động.
Hai là, liên minh diễn ra trong xu thể vừa hợp tác, vừa đẩu tranh giữa
các giai cap, tầng lớp.
Nền kinh tế thị trường, nhất là những yếu tố có tính chất xã hội chủ
nghĩa (quản lý vĩ mô của nhà nước xã hội chủ nghĩa; phận phôi theo lao động
ngày càng chủ yếu; các thành phần kinh tế bình đăng trựớc pháp luật; họp tác
và cạnh tranh lành mạnh...) đã tác động tích cực đến liên minh giai cấp, tầng
lóp. Nhưng, mặt trái của nền kinh tế thị trường (cạnh tranh không lành mạnh,
phân hóa giàu - nghèo quá mức, tâm lý sùng bái đồng tiền chà đạp lên đạo
đức, nhân phẩm...) cũng đã ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến quan hệ giáỉ
cấp và liên minh giai cấp, tầng lóp.
Liên minh giai cấp, tầng lóp ở Việt Nam hiện nay là liên minh giữa các
cộng đồng trong nội bộ nhân dân đều là những chủ nhân của đất nước, có vị
trí và vai trò xứng đáng trong cơ cấu xã hội và trong công cuộc đổi mới. Tuy
nhiên về cụ thể, vị trí và vai trò ở từng giai cấp, tầng lớp có khác nhau bởi
phản ánh địa vị kỉnh tế - xã hội khách quan của các gỉái cấp, tầng lóp này
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thực tế, sự liên minh giai
cấp, tầng lớp trong mối quan hệ và so sánh với đấu tranh giai cấp, tầng lổp
luôn là cơ bản, lâu dài hơn cả.
Tính chất “họp tác và đấu tranh” là kết quả của sự đồng cam cộng khổ,
hỗ trợ giúp đỡ nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam, dưới sự
lãnh đạo của Đảng trong quá trình tranh đấu, lao động, học tập để xây dựng

2
và bảo vệ Tổ quốc. Đó là thành tựu của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp
xây dựng, phát huy nguồn lực con người, là sự nỗ lực vươn lên và xích lại
gần nhau, đoàn kết và họp sức của các giai cấp, tầng lóp xã hội, con người
Việt Nam.
Vì thế, quan hệ giai cấp nói chung và liên minh giai cấp, tầng lóp nói
riêng ở nước ta là hướng tới mục tiêu hình thành một cộng đồng xã hộỉ văn
minh, trong đó, các giai cấp, tầng lóp xã hội đoàn kết, bình đẳng về nghĩa vụ
và quyền lợi, phát huy được mọi tiềm năng sáng tạo, góp phần xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, xu
hướng liên minh, hợp tác cùng phát triển giữa các giai cấp, tầng lớp là xu
hướng chủ đạo. Tuy vậy, trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, không
tránh khỏi những mâu thuẫn, thậm chí là những xung đột về lợi ích giữa các
chủ thể trong quá trinh phát triển. Do vậy, trong thời kỳ quá độ, đấu tranh
giữa các giai cấp, tang lóp cũng là một tất yếu khách quan. Đấu tranh giai
cap, tang lởp trong thời kỳ này mang nội dung, hình thức mới và tinh thần
chung là góp phần tạo điều kiện, môi trường thuận lợi tăng cường liên minh
giai cấp, tầng lóp.
Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các giai cấp, tâng lớp đã đoàn kết
nỗ lực phấn đấu xây dựng đất nước đến năm 2030 trở thành nước đang phát
triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở
thành nước phát triển, thu nhập cao.
Ba là, nội dung và hình thức của liên mình ngày càng toàn diện, phong
phủ.
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nội dung liên minh
giai cấp, tầng lớp ở nước ta ngày càng mang tính toàn diện. Các giai cấp,
tầng lớp đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau... trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời,
sự liên minh này cũng ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất với nhiều hĩnh
thức đa dạng, linh hoạt. Có những liên minh trực tiếp (giữa những cá nhân,
những người lao động...) hoạt động thông qua đại diện, trung gian (tổ chức

2
1
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp...); hợp tác
song phương hoặc giữa nhiều giai cấp, tầng lớp; vừa liên kết, hợp lực, vừa có
cạnh tranh, thi đua; hợp tác chặt chẽ trên cơ sở niềm tin - “tín chấp” hoặc
thông qua hợp đồng mang tính pháp lý...
Các giai cấp, tầng lớp ở nước ta đều là những cộng đồng “trong nội bộ
nhân dân”, đều có “điểm tương đồng” là hướng tới xây dựng một nước Việt
Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc; do vậy, sự liên minh giai cấp, tầng lóp
ngày càng rộng mở. Quy mô không chỉ ở từng đơn vị và tổ chức, tại các
ngành, các cấp và địa phương... mà còn là toàn thể nhân dân, đó là khối đại
đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

2.3. Nội dung và phương hướng tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp
ờ Việt Nam hiện nay
2.3. L Nội dung của liên minh giai cap, tang lớp ở Việt Nam hiện
nay
Nội dung liên minh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay mang tính toàn diện, có thể khái quát trên ba
lĩnh vực cơ bản sau đây:
- Nội dung chính trị của liên minh
Thực chất của liên minh trên lĩnh vực chính trị là sự đoàn kết, hợp
lực... của công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân để xây dựng
và bảo vệ vững chắc chế độ chính trị, giữ vững độc lập dân tộc và định
hướng đi lên chủ nghĩa xã hội... Nội dung chính trị của liên minh thực chất là
đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi chính trị cho công nhân, nông dân, trí thức và
các tầng lớp nhân dân. Cụ thể:
Động viên công nhân, nông nhân, trí thức và các tầng lớp nhân dân
tham gia xây dựng hệ thống chính trị các cẩp bằng nhiều hình thức khác
nhau: thông qua các buổi tiếp dân, tiếp xúc cử tri của chính quyên, băng lá
phiếu bầu cử...

2
Xây dựng và bồi dưỡng công nhân, nông dân, trí thức và các tang ỉổp
nhân dân ngày càng có khả năng trở thành những thành viên tích cực trong
hệ thống chính trị, qua đó, phát huy vai trò của mình trong lãnh đạo và quản
lý đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nêu cao tinh thần đổi mới sáng tạo và gương mẫu của công nhân, nông
dân, trí thức và toàn dân trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước, trong thực hiện Quy chế và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở;
kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, cơ hội... và âm mưu “diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Đoàn kết công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân sẵn
sàng tham gia các lực lượng vũ trang (theo chế độ nghĩa vụ hoặc lâu dài), sẵn
sàng tham gia chiến đấu khỉ cần thiết, để bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa...
- Nội dung kinh tế của liên minh
Dưới góc độ kinh tế, nội dung liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và độỉ ngũ trí thức là sự liên kết, hợp tác... của công nhân,
nông dân, trí thức để xây dựng nên kinh tế mới xã hội chủ nghĩa, mà ở thời
kỳ quá độ, là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội
dung kinh tế của liên minh thực chất là đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi kinh
tế cho công nhân, nông dân, trí thức thông qua giải quyết những vân đề cơ
bản sau đây:
Xác định và đáp ứng đúng những nhu cầu kinh tế của công nhân, nông
dân, trí thức. Những nhu cầu này có thể thay đổi trong những thời kỳ khác
nhau và phù hợp với điều kiện của nền kinh tê thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Xây dựng một cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và
khoa học - công nghệ hiện đại. Các ngành kinh tế cơ bản này là nơi tập trưng
đông đảo công, nông, trí thức; đong thời, thể hiện sự liên minh chặt chẽ của
công nhân - nông dân - trí thức. Nâng cao kết quả chuyển giao khoa học, kỹ
thuật, công nghệ mới vào sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực
để qua đó, trí thức liên kết được với công nhân và nông dân trên lĩnh vực

2
2
kinh tế.
Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, liên kết chính đáng, cạnh tranh lành
mạnh giữa các thành phần kinh tế. Điều này thể hiện rõ sự liên minh giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, bởi công nhân,
nông dân, trí thức ngày càng có mặt ở các thành phần kinh tế khác nhau và
có những thành phần kỉnh tế là biểu trưng cho sức mạnh của giai cấp hoặc
tầng lớp nào đó.
- Nội dung vặn hóa - xã hội của liên minh
Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức dưới góc độ văn hóa - xã hội là sự đoàn kết, hợp lực... của công nhân,
nông dân, trí thức để xây dựng nền văn hóa mới, con người mới và xã hội
văn minh... Nội dung văn hóa - xã hội này của liên minh, thực chất là đáp
ứng nghĩa vụ và quyền lợi, trước hết về đời sống tinh thần của công nhân,
nông dân, trí thức thông qua những vấn đề cơ bản sau đây:
Động viên công nhân, nông dân, trí thức và toàn dân giữ gìn những giá
trị văn hóa truyền thống và tiếp thu những giá trị văn hóa hiện đại, qua đó
góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xây dựng, bồi dưỡng công nhân, nông dân, trí thức để tham gia sáng
tạo những giá trị văn hóa mới, qua đó làm giàu đời sống tinh thần của mình
và góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam ngày càng phong phú. Phát huy
vai trò của công nhân, nông dân, trí thức và toàn dân trong xây dụng khu dân
cư văn hóa, nhất là nông thôn mới.
Đoàn kết công nhân, nông dân, trí thức trong việc nâng cao dân trí, bảo
vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống để góp phần xây dựng con người Việt
Nam nói chung. Xây dựng con người cũng là kết quả lâu dài từ nhiều lực
lượng, nguồn lực của công nhân, nông dân, trí thức...
Như vậy, nội dung liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức là toàn diện, trong đó liên minh trên lĩnh vực kinh tế
là thường xuyên sinh động và quan trọng, nhưng cũng khó khăn hon cả.
Trong quá trình liên minh, cần đảm bảo kết họp hài hòa lợi ích, đảm bảo sự

2
lãnh đạo của Đảng và quản lý trực tiếp của Nhà nước.
2.3.2. Phương hướng tăng cường liên minh giai cắp, tầng lớp ở Việt
Nam hiện nay
Một là, phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong việc xây dựng khối
liên minh và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân,
đồng thời, là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam,
đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
cả dân tộc, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Do vậy, một trong
những nhiệm vụ quan trọng của Đảng là trực tiếp lãnh đạo công tác dân vận.
Đảng thường xuyên xây dựng, hoàn thiện các văn bản lãnh đạo của mình,
nhất là các nghị quyết về các giai cấp, tầng lóp, về đường lối đại đoàn két
toàn dân tộc.
Đên nay, Đảng ta đã có các nghị quyết để xây dựng và phát huy vai trò
của hầu hết các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội. Trong đó, đặc biệt là
các nghị quyết chuyên đề, như: Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28-1-2008
của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, “về tiếp tục
xãy dựng giai cap công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”-, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6-8-2008 của Hội
nghị lần thứ bảy Ban Chap hành Trung ương khóa X, “về xây dựng đội ngũ
trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ”-,
u
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, “Ve tặng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa”-, Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9- 12-2011 của Bộ Chính trị “Ve
xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tể...”. Nhiều Nghị
quyết, tuy không có tính chuyên đề về giai cấp, tầng lóp, nhưng trực tiếp và
lồng ghép các nội dung có tác động đến giai cấp, tầng lóp, như: Nghị quyết
số 15-NQ/TW ngày 1-6-2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI “Một sổ vẩn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-
2020” (tác động đến những tầng lớp dễ bị tổn thương, những người nghèo,

2
2
những người có công...); Nghị' quyết số 10-NQ/TW ngày 3-6-2017 của Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “vềphát triển kinh tế
tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kỉnh tế thị trường định
hưởng xã hội chủ nghĩa”, “ về tỉểp tục cơ cẩu lại, đổi mới và nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp nhà nước” (tác động đến tầng lớp doanh nhân, người lao
động, cá thể, tiểu chủ...).
Quán triệt quan điểm của Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị đẵ
phát huy vai trò của mình - vai trò quản lý của Nhà nước và sự tham gia tích
cực của các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp nhằm huy động hiệu quả mọi
nguồn lực, nhằm khơi dậy nội lực của các giai cấp, tầng lóp trong xã hội,
phát huy ý chí, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm tiếp tục
đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hai là, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, đảm bảo hài hòa
lợi ích giữa các giai cấp, tầng lốp.
Phát triển nhanh và bền vững là đảm bảo hài hòa giữa ba trụ cột: Phát
triển bền vững kinh tế, phát triển bền vững xã hội và phát triển bền vững môi
trường. Hiện nay ở nước ta, phát triển nhanh và bền vững là bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hờn các năm trước. Đẩy
mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi
mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ xã hội
và công bằng xã hội, thực hiện dân chủ, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường
phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng cường
quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động
hội nhập quốc tế. Giữ gìn hòa bình, ổn định, tạo môi trường, điều kiện thuận
lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường
quốc te.

2
Như vậy, phát ưiển nhanh và bền vững là tạo ra môi trường thuận lợi,
ổn định để các giai cấp, tầng lóp phát huy vai ưò của minh, đi đến liên kết,
hợp tác với nhau cùng thực hiện lợi ích chung và góp phần quan trọng vào sự
nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Lọi ích là yếu tố hàng đầu tạo thành động lực cho các hành vi của con
người. Lợi ích bao gồm cả dạng vật chất và tinh thần, trong đó, lợi ích vật
chất - kinh tế là động lực mạnh mẽ đối với hoạt động của con người nói
chung và các hoạt động liên minh giai cấp, tầng lóp nói riêng. Trong lĩnh vực
lao động, sản xuất thì lợi ích lại càng quan trọng, trở thành một trong những
yếu tố cơ bản của quan hệ sản xuất và biểu hiện qua phân phối. Các giai cấp,
tầng lớp nói chung là những người lao động. Sự đoàn kết, hợp lực, họp tác,
giúp đỡ lẫn nhau của họ chủ yếu lại theo phân công lao động xã hội, nên
khổng thể không quan tâm đến giải quyết hài hòa các lợi ỉch trong quá trình
liên minh, hợp tác cùng phát triển.
Ba là, tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở; thực hiện tốt Quy chế
và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao chất lượng hoạt động của
các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, xã hội của các giai cấp,
tầng lóp.
Cơ sở là nơi tuyệt đại bộ phận giai cấp, tầng lớp cư trú, sinh sống. Hệ
thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận
động nhân dân nói chung, trong đó có các giai cấp, tầng lớp nói riêng, thực
hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước,
tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của
cộng đồng dân cư, định hướng và động viên liên minh giai cấp, tầng lóp trên
địa bàn...
Vấn đề đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã,
phường, thị trấn đã được Đảng ta chỉ rõ những nội dung chủ yếu đổi mới để
nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, củng cố niềm tin trong nhân
dân, tăng cường liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức, đoàn kết

2
2
chặt chẽ giữa các lực lượng trong xã hội trên các lĩnh vực, góp phần vào phát
triển chung của địa phương và đất nước. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ
rõ: “Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ theo tinh thần
Cương lĩnh xây dựng đất nưởc trong thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ
sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực
tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt có hiệu quả
phương châm: “Dằn biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sảt, dân
thụ hưởng”CXX.
Các giai cấp, tầng lớp có nhiều tể chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp,
xã hội đại diện lợi ích cho mình. Điển hình là các tổ chức công đoàn, nghiệp
đoàn... của công nhân, cáe tổ chức Hội Nông dân, Hội Khuyến nông... của
nông dân; các tổ chức Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam, Liên
hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam... của trí thức; Hội Doanh nhân....
Các tổ chức này có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn
kết rộng rãi các giai cấp, tầng lớp; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp
của các giai cấp, tầng lóp; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh vào
cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội nói chung và trong
các giai cấp, tầng lóp nói riêng.
Nhà nước ban hành cơ chê để các tổ chức của các giai cấp, tầng lóp
thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội. Các cấp ủy đảng và cấp
chính quyền có chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với các giai cấp, tầng lóp;
thường xuyên lắng nghe ý kiến của các tổ chức phản ánh với Đảng, Nhà
nước những vấn đề mà các giai cấp, tầng lóp quan tâm, tham gia xây dựng
chủ trương, chính sách, pháp luật. Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Quy chế thực hiện dân chủ ở mọi cấp, mọi loại hình cơ sở để các tổ
chúc và các giai cấp, tầng lóp tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ
thống chính trị. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức

CXX Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quéc lần thứ XIII, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 172-173.

2
chính trị-xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, xã hội của các giai cấp, tầng lóp,
khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức, làm tốt công tác
dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân. Qua
đó, đoàn kết và tập hợp đông đảo giai cấp, tầng lớp vào xây dựng cơ quan,
đơn vị, địa phương mình ngày càng vững mạnh.
Bổn là, đổi mới nội dung, hình thức và xây dựng, hoàn thiện nhân rộng
các mô hình liên minh giai cấp, tầng lớp.
Các giai cấp, tầng lóp có môi trường sống và lao động khác nhau nên
phải thông qua các phong trào thực tiễn mới có thể liên minh, liên kết. Từ
các phong trào thực tiễn, các giai cấp, tầng lóp mới lựa chọn được những nội
dung thích họp và các hình thức tương ứng để hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau một
cách hiệu quả.
Hiện nay, ở nước ta có những phong trào thực tiễn rộng lớn như, phong
trào đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nông thôn mới; xóa
đói, giảm nghèo; đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nông thôn mới... Những phong
trào rộng lớn này không chỉ có những nội dung chính trị hay kinh tế, văn hóa
riêng biệt. Vì vậy, một mặt, phải huy động nhiều lực lượng, tổ chức của các
giai cấp, tầng lóp; mặt khác, sự hợp lực của các giai cấp, tầng lóp tham gia
cũng phải mang tính tổng hợp, đồng thời, chú trọng tính chuyên sâu về
chuyên môn, về phân công lao động xã hội, về thế mạnh... của từng giai cấp,
tầng lóp.
Các hình thức liên minh trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền
phải ngày càng chặt chẽ, công khai, minh bạch nhưng cũng không quên giáo
dục, hình thành niềm tin, tình hữu ái giai cấp, dân tộc. Trong môi trường
toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các hình thức liên minh cũng ngày càng
mang tầm quốc gia, khu vực, quốc tế.
Như vậy, qua thực tiễn, sự liên minh, liên kết của các giai cấp, tầng lớp
mới thể hiện được vị trí, vai trò của mình, tạo nguồn lực đẩy mạnh các phong
trào phát triển đất nước. Từ trong thực tiễn phong phú của công cuộc đổi
mới, luôn nảy sinh những mô hình ít nhiều điển hình của liên minh giai cấp,

2
2
tầng lớp, nhất là ở trong hoạt động kỉnh tế, sản xuất, kinh doanh.
Các mô hình mới nảy sinh, chắc chăn lúc đầu còn nhiều khiếm khuyết,
chưa rõ ràng. Do vậy, tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp rất cần bồi
dưỡng, phát hiện ra những cái mới có khả năng, triển vọng để sớm tác động,
hoàn thiện thành mô hình và nhân rộng. Từ việc thực hiện Quyết định số
80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (khuyến khích các doanh nghiệp
tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân ở đồng bạng sông Cửu Long) đã
xuất hiện liên kết bốn nhà - nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa
học; từ yêu cầu của tích tụ, tập trung ruộng đất đáp ứng trình độ phát triển
cao hơn của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, đã hình thành cánh đồng
lớn, chuỗi giá trị nông sản; từ yêu cầu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn bền vững xuất hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới... vởi một loạt các khâv sản xuất - kinh doanh của nhiều đơn vị, tổ chức,
nhiều bộ phận lao động của các giai cấp, tầng lóp khác nhau...
Năm là, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp
đông đảo các giai cấp, tầng lốp.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối mang tính chiến lược của Đảng
ta nhằm tập hợp đông đảo nhân dân cả trong và ngoài nước, tạo thành sức
mạnh tổng họp, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Đường lối này, một mặt, vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt khác, là sự kế thừa truyền thống quý báu của dân
tộc và thực chất, đó là liên minh giai cấp, tầng lớp rộng rãi nhất, phù họp với
thực tiễn Việt Nam.
Ở mọi giai đoạn lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ
đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng để cách
mạng nước ta vượt qua nhiều gian khó, đạt được những thành tựu to lớn.
Trong công cuộc đổi mới, đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực mạnh mẽ
nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đường lối đại đoàn kết được hoàn thiện
cơ bản trong Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
khóa IX (2003) và ngày càng được bổ sung, phát triển.

2
Ngày nay, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc cần nhấn mạnh đến điểm
tương đồng là mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận
những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh
thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung... đế tập hợp đoàn kết mọi
người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội. Đại đoàn kết toàn
dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành
viên trong xã hội. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cấp ủy đảng và chính quyền
phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết
các khó khăn, vướng mắc của nhân dân; tin dân, tôn trọng những người có ý
kiến khác; làm tốt công tác dân vận, có cơ chế, pháp luật để nhân dân bày tỏ
chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quýền làm chủ của mình.
Đại đoàn kết toàn dân tộc phải trên cơ sở chú trọng xây dựng, phát huy
vai trò của các giai cấp, tầng lóp: giai cấp công nhân; giai cấp nông dân; đội
ngũ trí thức; đội ngũ doanh nhân; thế hệ trẻ; phụ nữ; cựu chiến binh; người
cao tuổi; đồng bào các dân tộc; đồng bào các tôn giáo; đồng bào định cư ở
nước ngoài...
Sáu là, thường xuyên đổi mới và thực hiện tốt chính sách xã hội, chính
sách đối với các giai cấp, tầng lóp xã hội. Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi
ích của các giai cấp, tầng lớp, các lực lượng trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi
ích họp pháp chính đáng của các giai cấp, tầng lớp; không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

c. CHỦ ĐÈ THẢO LUẬN


Bằng lý luận và thực tiễn, đồng chí hãy làm rõ luận điểm: Đe thực hiện
sứ mệnh lịch sử, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
phải xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở Hên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Địa phương/đơn vị đồng chí đã làm gì góp phần tăng cường khối liên

2
2
xdinh giai cẩp, tầng lớp để tạo sức mạnh tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội
tại địa phương cũng như trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay?

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Làm rõ tính tãt yểu của liên minh giai cấp, tầng lỏp trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội?
2. Làm rõ đặc điểm và nội dung của liên minh giai cấp, tàng lóp trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?
3. Nêu những phương hướng cơ bản để tăng cường liên minh giai cấp,
tầng lóp trong công cuộc đổi mói đất nước hiện nay?
E. TÀI LIỆU HỌC TẶP
* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã
hội khoa học (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận
chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương khóa X, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2008, tr.43-7O.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chẩp
hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2008, tr.9-28.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quỗc lần
thứXIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I.
* Tài liệu đọc thêm
1. C.Mác và Ph.Àngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quổc gia Sự thật,
H.1995, t.22, tr.613-614; 1996, t.28, tr.661-662.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết so 09-NQ/TW ngày 9-12-
2011 của Bộ Chỉnh trị khóa XI về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ
doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế, H.2013.

2
Bài 8
DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VÀ XÂY DỤNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Học viên nhận thức đứng và đầy đủ bản chất của nền dân
chủ xẵ hội chủ nghĩa và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.
về kỹ năng: Học viên có năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực
hành dân chủ ở đơn vị/địa phương; giải quyết tốt những vấn đề đang đặt ra
đối với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
về tư tưởng: Học viên nâng cao bản lĩnh chính trị, tin tưởng và thấy rõ
trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

B. NỘI DUNG
1. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1. Dân chủ và lịch sử hình thành các nền dân chủ
1.1.1. Quan niệm về dân chủ
- Theo nghĩa gốc (nguyên nghĩa)
Thuật ngữ dân chủ xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ V đến IV tr.CN tại
Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, dân chủ được viết là Démoskratos, trong đó
Demos nghĩa là nhân dân và kratos nghĩa là quyên lực. Theo cách diễn đạt
này, dân chủ trong tiếng Hy Lạp cổ được hiểu là nhân dân cai trị và sau này
được các nhà chính trị dịch giản lược là quyền lực của nhân dân hay quyền
lực thuộc về nhãn dân.
Đen thế kỷ XVIII, người Anh đã dựa vào ngôn ngữ Hy Lạp cổ để đưa
ra thuật ngữ “democracy”, có nghĩa là “chính thể dân chủ”- thể chế dân chủ,

2
3
một trong những hình thức chính quyền với đặc trưng là: chính quyền nhà
nước phải thừa nhận quyền tự do và bình đẳng của công dân. Điều đó có
nghĩa dân chủ là chính thể nhà nước thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của
nhân dân.
Xem xét các nền dân chủ ưong lịch sử cho thấy, nội dung trên của khái
niệm dân chủ về cơ bản vẫn gỉữ nguyên cho đến ngày nay. Điểm khác biệt
cơ bản giữa cách hiểu về dân chủ thời cổ đại và hiện nay là ở tỉnh chất trực
tiếp của mối quan hệ sở hữu quyền lực công cộng và cách hiểu về nội hàm
của khái niệm nhân dân.
- Quan niệm của chủ nghĩa Mảc-Lênin về dân chủ
V.I.Lênin quan niệm: “Dân chủ là sự thống trị của đa số” CXXI. Do vậy,
dân chủ được nhìn nhận như là một hình thức, một hình thải nhà nước, trong
đó, thừa nhận sự tham gia của đông đảo quàn chúng nhân dân vào công việc
quản lý nhà nước để thực hiện sự thống trị đối với thiểu số những kẻ vi phạm
dân chủ của nhân dân. Mức độ, phạm vi tham gia thật sự của quần chúng
nhân dân vào công việc quản lý nhà nước phản ánh trình độ phát triển của
nền dân chủ, phản ánh những vấn đề cốt lõi nhất của dân chủ.
Dân chủ là sản phẩm của lịch sử, là thành quả của cuộc đấu tranh giai
cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho văn minh tiên bộ của loài
người qua các giai đoạn lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử đều đã ghi dấu mốc
quan trọng trên bước đường phát triển dân chủ và thể hiện sự đấu tranh
không khoan nhượng với những yếu tố phi dân chủ (sự độc tài, chuyên chế,
phát xít...), thậm chí, trong cuộc đấu tranh giành dân chủ, nhân loại đã phải
trả giá đắt bằng cả máu, xương của mình.
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ: dân chù không phải là sản phẩm của tự
nhiên, cũng không phải là bẩm sinh, càng không phải là tặng phẩm của giới
siêu nhân nào đó, mà là két quả của quá trình đấu tranh trong trường kỳ lịch
sử của nhân loại vì sự tiến bộ, văn minh. Do đó, đứng trên quan điểm phát
triển biện chứng xem xét thì dân chủ là một giá trị nhần văn, mang tỉnh nhân

CXXI V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.32, tr.515.

2
loại. Mỗi bước tiến của dân chủ phản ánh bước tiến về quyền con người. Dân
chủ phát triển càng cao, quyền con người càng được khẳng định; tự do, bỉnh
đẳng trong xã hội càng cao. Do vậy, với tính chất là một giá trị nhân văn (giá
trị văn hóa) của nhân loại, dân chủ ngày càng trở thành tiêu chí, thước đo của
sự tiến bộ xã hội, trình độ văn minh của loài người.
Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng khẳng định, trong quả trình phát triển của
xã hội loài người, khi xã hội phân chia thành giai cấp và nhà nước xuất hiện,
quyền tự do của mỗi cá nhân đều mang tính giai cấp, phản ánh lợi ích giai
cấp (trước hết là giai cấp cầm quyền). Lịch sử đã chứng minh rằng, trong xã
hội có giai cấp, cuộc đấu tranh giành dân chủ bao giờ cũng biểu hiện tính
giai cấp rõ rệt, đại biểu cho lợi ích giai cấp, là công cụ và thủ đoạn của giai
cấp thống trị. Những giá trị dân chủ có tính nhân loại chính là kết quả cuộc
đâu tranh giai cấp của những lực lượng xã hội tiến bộ, những giai cấp tiên
tiến, giữ vai trò trung tâm của thời đại. Do vậy, dân chủ mang tính giai cấp
sâu sac. Không có dân chủ trừu tượng, phi giai cấp, ngoài giai cấp. Bản chat
của dân chủ được thể hiện ở tính giai cấp của nó.
V.LLênin đã chỉ rõ không có “dân chủ nói chung”, “dân chủ phi giai
cấp”. Tính chất giai cấp của phạm trù dân chủ là tiêu chí để phân biệt bản
chất khác nhau của các nền dân chủ (dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ
vô sản - dân chủ xã hội chủ nghĩa'). Theo V.I.Lênin, mỗi chế độ và nhà nước
dân chủ đều do một giai cấp thống trị chi phối các lĩnh vực của đời sống xã
hội, do đó, tỉnh giai cấp thống trị cũng chi phối tính dân tộc và tính chất của
chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... ở mỗi dần tộc cụ thể. V.I.Lênin
viết: “... Quan điểm dân chủ thuần túy hình thức chính là quan điểm của
người dân chủ tư sản, là kẻ không thừa nhận rằng lợi ích của giai cấp vô sản
và của cuộc đấu tranh giai cấp của vô sản cao hon” 1. Do vậy, V.LLênin đã
nhắc nhở những người cộng sản rằng: khi xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, không được quên trả lời câu hỏi có tính chất nguyên tắc: dân chủ cho
ai và vì cái gì; tự do đối với ai, vì ai và VZ cái gì.
Với tư cách là một chế độ xã hội, dân chủ là một phạm trù lịch sử vì nó
có sự ra đời, tồn tại và phát triển trong một giai đoạn nhất định và sẽ mất đi

2
3
khi trong xã hội không còn giai cấp. Tính lịch sử của dân chủ với nghĩa là
một chế độ xã hội còn thể hiện qua quá trình hình thành, phát triển, vận động
từ chỗ chưa có dân chủ đến có dân chủ, đến tồn tại, phát ttiển và tiêu vong.
Chủ nghĩa Mác- Lênin nêu rõ quá trình phát triển của dân chủ là “từ chuyên
chế đến dân chủ tư sản; từ dân chủ tư sản đến dân chủ vô sản; từ dân chủ vô
sản đến không còn dân chủ nữa”CXXII CXXIII.
Do vậy, hình thức của nền dân chủ là đa dạng vì chính thể của mỗi
quốc gia không chỉ chịu sự chỉ phối của thể chế chính trị, mà còn chịu sự
kiềm chế của các điều kiện thực tế của các chính thể khác nhau CXXIV. Không
có mô hình dân chủ và chế độ chính trị chung cho mọi quốc gia, dân tộc.
Từ những tính chất nêu trên, khi xem xét bản chất dân chủ, chế độ dân
chủ không chỉ căn cứ vào tính giai cấp mà còn phải đứng trên quan điểm lịch
sử và phải có thái độ biện chứng, khoa học đối với những thành tựu dân chủ
với tính cách là những giá trị mà loài người đã đạt được trong tiến trình lịch
sử. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã nhắc nhở giai cấp công nhân, các đảng cộng sản
không nên nhấn mạnh tính giai cấp, tính chính trị mà xem nhẹ tính lịch sử,
giá trị nhân văn của dân chủ (hoặc ngược lại); đồng thời, phải đứng trên quan
điểm biện chứng để xem xét quá trình phát hiển của dân chủ với tư cách là
một chế độ..., có như vậy, mới tránh được sự mơ hồ, duy ý chí, nống vội,
thậm chí là sai lầm và đổ vỡ chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Từ các cách tiếp cận trên, có thể hiểu: Dân chủ là một giá trị xã hội (giá
trị nhân văn) phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một hình thức
tổ chức nhà nước của giai cap cầm quyền, một chế độ chính trị-xã hội mà ở
đó những quyền cơ bản cùa con người (tự do, bình đẳng, tôn trọng sự thống
nhất trong đa dạng...) được pháp luật thừa nhận và bảo vệ; đồng thời, những
quyền này được thể chế thành các nguyên tắc (quyền lực thuộc về nhân dân,
mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, thiểu số phục tùng đa số, quyền tự
CXXII V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.37, tr.339-340.
CXXIII V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t33, tr.206.
CXXIV Xem Khương Huy và Triệu Bồi Kiệt: Quan điểm dân chủ của chủ nghĩa Mac
khoa học, Thông tin Những vấn đề lý luận (Phục vụ lãnh đạo), Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Mmh, số 13 (7-2011), tr.36-37.

2
do tư tưởng, ý chí, hành động, bầu cử tự do và công bằng...) để quy định
quyền lợi, trách nhiệm của nhân dân đối với nhà nước, cộng đồng và ngược
lại.
1.1.2. Lịch sử hình thành các nền (chế độ) dân chà
- Nen dân chủ chủ nô
Trong chế độ cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện hình thức manh nha
của dân chủ mà Ph.Ángghen gọi là “dân chủ nguyên thủy” hay còn gọi là
“dân chủ quân sự\ Đặc trưng cơ bản của hình thức dân chủ này là nhân dân
bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua “Đại hội nhân dân”. Trong Đại hội này,
nhân dân có quyền lực thật sự (nghĩa là có dân chủ), mặc dù trình độ sản xuất
còn kém phát triển.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới sự ra đừi của chế độ tư hữu
và sau đó là xã hội phân hóa thành giai cấp đã làm cho hình thức “dân chủ
nguyên thủý” tan rã, nền dân chủ chủ nô ra đời. Nên dân chủ chủ nô được tổ
chức thành nhà nước, nhà nước dân chứ chủ nô (nhà nước Athen). Đặc trưng
của nền dân chủ chủ nô là dân tham gia bầu ra Nhà nước. Tuy nhiên, giai cấp
chủ nô quy định: “Dân” chỉ gồm giai cấp chủ nô và một phần là các công dân
tự dó (tăng lữ, thương gia và một số trí thức); đa số còn lại không phải là
“dân” mà là “nô lệ” - họ không được tham gia vào việc bầu ra nhà nựớc. Như
vậy, về thực chất, nền dân chủ chủ nô cũng chi thực hiện dân chủ cho thiểu
số, quyền lực của dân đã bị giai cấp chủ nô chiếm đoạt.
- Nền dân chủ tư sản
Lịch sử loài người đã trải qua hình thái kinh tế - xã hội phong kiến,
song “nền dân chủ phong kiến” đã không tồn tại. Với cách thức tổ chức
quyền ìực của nhà nước, giai cấp phong kiến đã thủ tiều hầu hết những tiến
bộ của nền dân chủ chủ nô trước đó, thiét lập nhà nước quân chủ của giai cấp
mình (chuyên chế).
Trước sự hà khắc của chế độ chuyên chế (quân chủ) phong kiến, nhân
dân (đông đảo là nông dân) đã đấu tranh phản kháng, buộc giai cấp quý tộc
phong kiến phải thực thi một số yêu cầu dân chủ. Ở phưong Tây, vào thế kỷ
XIV-XVI, các trào lưu tiến bộ của giai cấp tư sản mới xuất hiện đã nêu cao

2
3
yêu cầu tự do, dân chủ (nhất là trong lĩnh vực văn hóa, khoa học) mở đường
cho sự ra đời của chế độ tư bản chủ nghĩa.
Sự xuất hiện của nền dân chủ tư sản gắn liền với sự hình thành của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình khẳng định dân chủ tư sản,
đồng thời, cũng là quá trình phủ định nền quân chủ, diễn ra từ thấp tới cao
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ hẹp đến rộng, nhằm xóa bỏ tùng yếu
tố phản dân chủ của chế độ phong kiến, đi tới phủ định nền quân chủ (mặc
dù chưa triệt để). Quá trình khẳng định và phủ định này không phải tự động,
tự nhiên, mà là quá trình đấu tranh giai cấp quyết liệt của giai cấp tư sản và
những đồng minh của nó nhằm xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến, lật
đổ ách thống trị của giai cấp phong kiến. Nen dân chủ tư sản được hình
thành tương đối đầy đủ trong quá trình đấu tranh của cách mạng tư sản - một
nấc thang quan trọng của tiến bộ lịch sử.

Theo chủ nghĩa Mác, dân chủ tư sản là một sự phát triển về chất, đó là
bước phát triển nhảy vọt so với nền chuyên chế, độc tài của chế độ phong
kiến, quân chủ. Bình đẳng, bình quyền, tự do cá nhân là nội dung nổi bật của
dân chủ tư sản (những yếu tố chưa hề có trong chế độ phong kiến). Giai cấp
tư sản không những hình thành và hoàn chỉnh một nền dân chủ của giai cấp
mình, mà còn xây dựng một hệ thống chính trị cùng với một hệ thống thiết
chế nhà nước nhằm bảo đảm sự thống trị của giai cấp tư sản. Đặc trưng cơ
bản của nền dân chủ tư sản là xác lập nhà nước pháp quyền (nguyên tắc hoạt
động: tam quyền phân lập) và xã hội công dân (công dân có các quyền cơ
bản và quyền bầu ra nhà nước) dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất chủ yếu.
So với chế độ quân chủ phong kiến, dân chủ tư sản ra đời là một bước
tiến lớn của nhân loại (C.Mác). Tuy nhiên, để bảo vệ quyền thống trị về
chính trị, kinh tế, giai cấp tư sản đã thẳng tay sử dụng chuyên chính đàn áp
các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. V.LLênin cho
rằng, ngay trong giai đoạn phát triển nhất của nền cộng hòa dân chủ tư sản
thì chế độ dân chủ ấy vẫn bị giới hạn trong khuôn khổ chật hẹp của sự bóc

2
lột tư sản, thực ra, nó chỉ là chế độ dân chủ đối với thiểu số mà thôiCXXV.
Tuy nhiên, hiện nay, để tồn tại, giai cấp tư sản buộc phải có nhiều điều
chỉnh, trong đó, có việc mở rộng quyền dân chủ cho nhân dân. Nhưng điều
đó không có nghĩa là dân chủ tư sản đã biên thành dân chủ “nhân dân”. Với
những giới hạn không thể vượt qua, nền dân chủ tư sản vẫn là dân chủ dành
cho thiểu sổ những người có của.
- Nen dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa)
Thắng lợi chính trị của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười
Nga (1917) và các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa khác đã đưa giai cấp
công nhân và nhân dân lao động từ địa vị những người nô lệ bị bóc lột và áp
bức lên địa vị những người chủ của xã hội. Chính quyền đã thuộc về tay giai
cấp công nhân với tư cách là nhà nước kiểu mới, là bộ máy quản lý và điều
hành mọi hoạt động của xã hội để thực hiện quyên làm chủ của những người
lao động đã được giải phóng.
Việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, việc Đảng Cộng sản khẳng định trong thực tế vai trò lãnh đạo
nhà nước và xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa... là những tiền
đề, nguyên tắc dẫn tới xác lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, một nền dân
chủ mới về chất, cao hơn so với nền dân chủ tư sản và các nền dân chủ trước
đó. Theo V.I.Lênin: “Xôviết tựu trung là một hình thức và một kiểu chế độ
dân chủ vô cùng cao hơn, chính là vì do chỗ nó tập hợp được quần chúng
công nông và lôi cuốn họ tham gia sinh hoạt chính trị, nên nó là cơ quan gần
“nhân dân” nhất”CXXVI. Dân chủ xã hội chủ nghĩa xuất hiện trong thắng lợi
của cách mạng chính trị giành chính quyền của giai cấp công nhân, gắn liền
với sự ra đời của nhà nước kiểu mới - nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nền dân
chủ này lại có một quá trình phát triển và hoàn thiện cùng vói quá trình lịch
sử lâu dài mà giai cấp công nhân, nhân dân lao động dựa trên nhà nước của
mình để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyền

CXXV Xem V.I.Lênm: Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2005, t.33, tr.106-107.
CXXVI V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia Sự thật, H.2005, t37, tr.383.

2
3
lực của nhân dân “ tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, nhân dân làm
chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân.
Như vậy, với tư cách là một nhà nước, một ché độ chính trị thì trong
lịch sử có ba chể độ (nền) dân chủ: nền dân chủ chủ nô, gắn vói ché độ
chiếm hữu nô lệ; nền dân chủ tư sản, gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa; nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa.'Tuy nhiên,-
muốn-biết một nhà nước dân-chủ có thựC' sự dân chủ hay ỉdiông còn phải
xem trong nhà nước ấy dân là aỉ và bản chất của chế độ xã hội ấy như thế
nào.

1.2. Nền dân chỏ xã ỉìệỉ chủ nghĩa


L2.L Quá trình hình thành phát triển cửa nền dân chủ xã hộỉ chẻ
nghĩa
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848),
C. Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải
giành lấy chính, quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc 9'CXXVII, phải
giành lấy dân chủ với ý nghĩa trực tiểp là giành ỉấy quyền lực ahà nước-và.
tA chức quyền lực đó thành nhà nước dân chủ vô sản. Theo hai ông, giai cấp
công .nhân giành được chính quyền là dấu mốc làm xuất hiện một nền dân
chủ mới, khác về chất so với các' nền dân chủ trước đó ™ dân chủ vô sản.
Công xã Pari năm. 1871 là mầm mổng đầu tiên của dân chủ xã hội chủ
nghĩa. VT.Lênin viết: “Công xã dường như đã thay bộ máy nhà nước bị đập
tan, bằng một chế độ dân chủ “chỉ” hoàn bị hơn mà thôi... từ chỗ là dân chủ
tư sản đã biến thành dân chủ vô sản, từ chỗ là nhà nước (lực lượng đặc biệt
để trấn áp một giai cấp nhất định) nó biến thành một cái gì thực ra không
phải là nhà nước hiểu theo nghĩa thật sự nữa”CXXVIII.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) vĩ đại với sự ra
đời Nhà nước Xôviết, lần đầu tiên trên thế giới, nền dân chủ phục vụ lợi ích
cho đa số người lao động đã được xây dựng, đông nghĩa nền dân chủ xã hội
CXXVII C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính tri quốc gia Sự thật, H.2002, t.4,
tr.623-624.
CXXVIII V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.33, tr.52.

2
chủ nghĩa bắt đầu ra đời.
Như vậy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ được xác lập sau khi giai
cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là đảng cộng sản giành
được chính quyền, tiến hành cải tạo và xây dựng xã hội mới thông qua cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa dưới các hình thức khác nhau.
Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp tói cao,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự kế thừa một cách chọn lọc giá trị
của các nền dân chủ trước đó, trước hết là nền dân chủ tư sản. Nguyên tắc cơ
bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ,
nâng cao mức độ giải phóng cho những người lao động, thu hút họ tham gia
tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Nen dân chủ xã hội chủ nghĩa không phải là nền dân chủ của thiểu số và
cho thiểu số bóc lột, có đặc quyền đặc lợi và muốn dành thêm đặc quyền, đặc
lợi; ngược lại, nó là nền dân chủ của đa so và vì đa số. Do đó, về nguyên tắc,
nó bài trừ đặc quyền, đặc lợi và vì lợi ích của đa số nhân dân lao động, nó
phải gạt bỏ những kẻ đặc quyền, đặc lợi ra khỏi vị trí quản lý nhà nước, quản
lý xã hội.
Bản thân nền dân chủ này cũng phát triển từ thấp tới cao, từ chưa hoàn
thiện đến hoàn thiện. Nhưng càng hoàn thiện bao nhiêu, nó càng tự tiêu vong
bấy nhiêu. Thực chất của sự tiêu vong này, theo V.LLênin, đó là tính chính
trị của dân chủ sẽ mất đi trên cơ sở không ngừng mở rộng dân chủ đối với
nhân dân, xác lập địa vị chủ thể quyền lực của nhân dân, tạo điều kiện để họ
tham gia ngày càng đông đảo và ngày càng có ý nghĩa quyết định vào sự
quản lý nhà nước, quản lý xã hội (xã hội tự quản). Quá trình đó làm cho dân
chủ trở thành một thói quen, một tập quán trong sinh hoạt xã hội... để đến lúc
nó không còn tồn tại như một thể chế nhà nước, một chế độ, tức là mất đi
tính chính trị của nó.
Như vậy, quá hình tiêu vong của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đông
nghĩa với quá trình làm sâu, rộng hơn các thành quả dân chủ, đưa nổ lên
những trinh độ phát triển mới, tiến dần tới dân chủ trọn vẹn, dân chủ hoàn
toàn, phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại từ “vương quốc tất yếu”

2
3
sang “vương quốc tự do”. Đây là quá trình lâu dài, khỉ xã hội đã đạt trình độ
phát triển rất cao, xã hội không còn sự phân chia giai cấp, đó là xã hội cộng
sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện, khi đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa
với tư cách là một chế độ nhà nước cũng tiêu vong, không còn nữa.
Cũng cần lưu ý rằng, cho đến nay, sự ra đòi của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa mới chỉ trong một thời gian ngắn, ở một so nước có xuất phát điểm về
kinh tế, xã hội rất thấp, lại thường xuyên bị kẻ thù tấn công, gây chiến tranh,
do vậy, mức độ dân chủ đạt được ở những nước này hiện nay còn nhiều hạn
chế ở hàu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngược lại, sự ra đời, phát
triển của nền dân chủ tư sản có thời gian cả mấy trăm năm, lại ở hầu hết các
nước phát triển (do điều kiện khách quan, chủ quan). Hơn nữa, trong thời
gian qua, để tồn tại và thích nghi, chủ nghĩa tư bản đã có nhiều lần điều
chỉnh về xã hội, trong đó, quyền con người đã được quan tâm ở một mức độ
nhất định (sự điều chỉnh này không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích cơ bản của
giai cấp tư sản). Nen dân chủ tư sản có nhiều tiến bộ, song nó vẫn bị hạn chế
bởi bản chất của chủ nghĩa tư bản.
Để có một chế độ dân chủ thực sự quyền lực thuộc về nhân dân, ngoài
yếu tố giai cấp công nhân lãnh đạo (mặc dù là yếu tố quan trọng nhất), đòi
hỏi cần nhiều yếu tố như trình độ dân trí, xã hội công dân, việc tạo dựng cơ
chế pháp luật bảo đảm quyền tự do cá nhân, quyền làm chủ nhà nước và
quyền tham gia vào các quyết sách của nhà nước, điều kiện vật chất để thực
thi dân chủ.
1.2.2. Bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ vô sản là
đồng nghĩa (V.I.Lênin còn dùng thuật ngữ: dân chủ Xôviết, chuyên chính vô
sản). Đây là nền dân chủ mà ở đó, dân chủ với nghĩa toàn bộ quyền lực thuộc
về nhân dân. Điều đó trở thành nguyên tắc, mục tiêu của sự phát triển xã hội,
thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trên lĩnh vực chính trị
Nen dân chủ xã hội chủ nghĩa, về bản chất, là sự lãnh đạo chính trị của
giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng

2
không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công
nhân, mà là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó
có giai cấp công nhân. Nen dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh
đạo - yếu tố quan trọng để bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bởi
vì, Đăng Cộng sản đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và toàn dân tộc. Với nghĩa này, dân chủ xã hội chủ nghĩa mang
tính nhất nguyên về chính trị. Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua
Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội về mọi mặt được V.i.Lênin gọi là sự
thống trị chính trị.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động là những người
làm chủ các quan hệ chính trị trong xã hội. Họ có quyền giới thiệu các đại
biểu thám gia vào bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương, tham
gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán
bộ nhân viên nhà nước. Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý
nhà nước của nhân dân chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị.
Bàn về quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu
quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở noi dân, bao nhiêu lợi
ích đều là vì dân1... Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước xã hội chủ
nghĩa, do đó, về thực chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa, khác với các cuộc cách mạng trước đây là ở
chỗ, nó là cuộc cách mạng của số đông, vì lợi ích của số đông nhân dân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc
dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước
nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là nhũng người muốn lo việc nước thì
đều có quyền ra úng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử” CXXIX CXXX.
Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước chính là nội
dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị.
V.I.Lênin còn nhấn mạnh, dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ
của đại đa sổ dân cư, của những người lao động bị bóc lột, là chế độ mà nhân
CXXIX Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.6, tr.232.
CXXX Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.4, tr.153.

2
4
dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc nhà nước. Với ý nghĩa đó,
V.I.Lênin đã diễn đạt một cách khái quát về bản chất và mục tiêu của dân
chủ xẫ hội chủ nghĩa: “Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ
tư sản nào, cũng dân chủ ' hơn gấp triệu lần”CXXXI.
Tóm lại, xét về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản
chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.
Do vậy, nên dân chủ xã hội chủ nghĩa khác về chất so với nền dân chủ tư sản
ở bản chất giai cấp (giai cấp công nhân và giai cấp tư sản); ở cơ chế nhất
nguyên và cơ chế đa nguyên (một đảng hay nhiều đảng); ở bản chat nhà
nước (nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền tư
sản).
- Trên lĩnh vực kinh tế
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng, hoàn thiện dựa trên chế
độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu, đáp ứng sự phát triển ngày
càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện
đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của
toàn thể nhân dân lao động.
Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trinh ổn định
chính trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Trước hết, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân về
các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh
doanh, quản lý và phân phối.
Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất
kinh tế của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng như
toàn bộ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nó không hình thành từ “hư vô” theo
mong muốn của bất kỳ ai. Nó là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân
loại đã tạo ra trong lịch sử; đồng thời, lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực,
kìm hãm... của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức
bóc lột bất công... đối với đa số nhân dân.

CXXXI V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2005, t.37, tr.312.

2
Dưới góc độ kinh tế, dân chủ xã hội chủ nghĩa được biểu hiện là sự đảm
bảo về lợi ích kinh tế, phải coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực
cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tê - xã hội phát triển. Lao động, việc làm và
phân phối lợi ích tương ứng với kết quả lao động là nội dung kinh tế của dân
chủ, đây cũng là nội dung mà quyền dân chủ được thể hiện một cách rộng
rãi, trực tiếp. Do vậy, khác với nền dân chủ tư sản, nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa được thực hiện trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
và thực hiện chê độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.
- Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa xây dựng và hoàn thiện ttên cơ sở lấy hệ
tư tưởng Mác-Lênin (hệ tư tưởng của giai cấp công nhân) làm chủ đạo đối
với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới. Đồng thời, nó kế thừa,
phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc; tiếp thu
những giá trị tư tưởng - văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội... mà nhân loại đã
tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
nhân dân được làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần; được nâng cao trình
độ văn hóa, có điều kiện để phát triển cá nhân. Dưới góc độ này, dân chủ là
một thành tựu văn hóa, một quá trình sáng tạo văn hóa, thể hiện khát vọng tự
do được sáng tạo và phát triển của con người.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đời sống tư tưởng - văn hóa của
nhân dân ngày càng phong phú, đa dạng, toàn diện và trở thành một nhân tố
quan trọng hàng đầu, trở thành mục tiêu và động lực cho quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội và nó khác với nền dân chủ tư sản về hệ tư tưởng chủ đạo
(hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản).
Từ những căn cứ trên có thể thấy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời
sau nền dân chủ tư sản, trên cơ sở kế thừa những giá trị của dân chủ tư sản,
với mục đích đem lại quyền lực thực sự cho nhân dân, tạo đỉều kiện, cơ chế
để người dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ công dân đối với nhà nước
và ngược lại, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phải là nền dân chủ tiến bộ nhất
trong lịch sử các nền dân chủ. Nó khác căn bản với các nền dân chủ trước
đó, về chỉnh trị, quyền lực thuộc về đa số nhân dân, do đảng cộng sản (đảng

2
4
của giai cấp công nhân, đồng thời đại diện lợi ích cho đa số nhân dân) lãnh
đạo thông qua nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về kinh tế, nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng và thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ
sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất (tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về nhân dân
thông qua nhà nước). Nhân dân là chủ thể trực tiếp trong sản xuất, kinh
doanh và hưởng thụ công bàng các thành quả lao động, về văn hóa - xã hội,
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng và thực hiện trên nền tảng tư
tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin, giá trị truyền thống dân tộc và tinh hoa văn
hóa nhân loại. Mọi cá nhân có quyền được tạo điều kiện để cống hiến và phát
triển toàn diện...

2. XÂY DỤNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1. Quá trình hình thành, phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam
Chế độ dân chủ nhân dân được xác lập sau Cách mạng Tháng Tám năm
1945. Đến năm 1976, tên nước được đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, nhưng trong các Văn kiện Đảng hầu như chưa sử dụng cụm từ
“dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Từ Đại hội IV, Đảng ta thường nêu quan điểm
“xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa” gắn với “nắm vững
chuyên chính vô sản”; trên thực tế, chưa coi dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục
tiêu của công cuộc phát triển đất nước. Đản chất của dân chủ xã hội chủ
nghĩa, môi quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, cũng chưa được xác định rõ ràng. Việc xây dựng nên dân
chủ xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là thực hiện dân chủ trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như thế nào cho phù hợp với đặc điểm kinh tế,
xã hội, văn hóa, đạo đức của xã hội Việt Nam, gắn với hoàn thiện hệ thống
pháp luật, kỷ cương cũng chưa được đặt ra một cách cụ thể, thiết thực. Nhiều
lĩnh vực liên quan mật thiết đến dân chủ xã hộĩ chủ nghĩa như dân sinh, dân
trí, dân quyền... chưa được đặt đúng vị trí và giải quyết đúng để thúc đẩy
việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

2
Đại hội VI của Đảng (1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, nhẩn
mạnh phát huy dân chủ để tạo ra một động lực mạnh mẽ cho phát triển đất
nước. Đại hội khẳng định “trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải
quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ
của nhân dân lao động”1; “Bài học “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”
bao giờ cũng quan trọng. Thực tiễn cách mạng chứng minh rằng: ở đâu, nhân
dân lao động có ý thức làm chủ và được làm chủ thật sự, thì ở đấy xuất hiện
phong trào cách mạng”2. Đại hội VI tiếp tục ké thừa khái niệm “làm chủ tập
thể” của các Đại hội IV, V và khẳng định: “Đảng ta coi làm chủ tập thể xã
hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa cần được thể
hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chúng ta xác định mối quan hệ Đảng
lãnh đạo, nhân dãn làm chủ, Nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong
quản lý toàn bộ xã hội”3.
Đại hội VII của Đảng (1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991),
trong đó đã rút ra bài học lớn “sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân”4. Cương lĩnh năm 1991 đã phác họa 6 đặc trưng
của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, trong đó đặc trưng đầu
tiên là: Do nhân dân lao động làm chủ. Đặc biệt Cương lĩnh năm 1991 đã
khẳng định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta
trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Dân chủ gắn liền
với công băng xã hội phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả
các lìhh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua hoạt

1,2,3,4 £)àng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đồi mới, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2005, tr.28,115,116,311.

động của nhà nước do nhân dân cử ra và bằng các hình thức dân chủ trực
tiếp. Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hóa bằng pháp
luật và được pháp luật bảo đảm”1.
Có thể khẳng định, Đại hội VII đã có bước tiến lớn trong nhận thức về

2
4
dân chủ. Đảng ta không sử dụng khái niệm “làm chủ tập thể”, “chế độ làm
chủ tập thể” từ Đại hội này.
Đại hội VIII của Đảng (1996) nhấn mạnh việc phát huy vai trò làm chủ
của nhân dân và chỉ rõ cần phải thực hiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân
dân: làm chủ thông qua đại diện là các cơ quan dân cử và các đoàn thể; làm
chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, .bằng các quy ước, hương
ước tại cơ sở phù hợp vối luật pháp của Nhà nước. Đảng và Nhà nước tiếp
tục đổi mới phong cách, bảo đảm dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra quyết
định và thực hiện các quyết định. Đại hội VIII đề ra mục tiêu của cách mạng
là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Có nghĩa là, Đại hội
VIII cũng chưa có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của dân chủ.
Đại hội IX của Đảng (2001) đã tổng kết 15 năm đổi mới, rút ra bốn bài
học chủ yếu, trong đó có bài học: đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích
của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn lụôn sáng tạo” CXXXII CXXXIII. Đặc
biệt, Đại hội IX đã bổ sung nội dung “dân chủ” vào mục tiêu chung của cách
mạng nước ta: “Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân
tộc trong mục tiêu chung là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một trong
những điểm mới của Đại hội IX là đã bổ sung nội dung “dân chủ” vào mục
tiêu chung của cách mạng nước ta. Đây là một bước tiến về nhận thức “dân
chủ”.
Đại hội X của Đảng (2006) đã có bước phát triển mới nhận thức về
dân chủ: 1) bổ sung “dân chủ” vào đặc trưng thứ nhất của xã hội xã hội chủ
nghĩa Việt Nam - đó là: dân giàu, nước mạnh, công bàng, dân chủ, văn minh;
2) Điều chỉnh trong diễn đạt về đặc trưng thứ hai - đó là “do nhân dân làm
chủ”. Đây là bước tiến về mặt nhận thức khi khăng định: xã hội xã hội chủ
nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là do tất cả nhân dân làm chủ; 3) Đại hội X

CXXXII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb.Chfnh tri
quốc gia Sự thật, H.2005, tr.327.
CXXXIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Dại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, H.2001, tr. 19.

2
đã chỉ rố “Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”1; 4) khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ
nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân
dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ
chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia
ý kiến của nhân dân”CXXXIV CXXXV.
Đại hội XI của Đảng (2011) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm
2011). Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định “xã hội xã hội
chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, vãn minh; do nhân dân làm chủ;...” CXXXVI. Đổi mới của Đại
hội XI so với Đại hội X là chuyển cụm từ “dân chủ” lên trước cụm từ “công
bàng”. Đây không đơn thuần là chuyển vị trí, mà thực chất là nhận thức rõ
hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn vị trí, vai trò của dân chủ. Cương lĩnh (Bổ
sung, phát triển năm 2011) khẳng định rõ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản
chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất
nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo
đảm dân chủ được thực hiện trong thực tê cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả
các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cưong và phải được thể chế
hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đậm... Nhân dân thực hiện quyền làm
chủ thông qua hoạt động của Nhà nước của cả hệ thống chính trị và các hình
thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”1.
Nên dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã hình thành và phát triển qua
các thời kỳ cách mạng. Qua mỗi kỳ đại hội của Đảng, dân chủ ngày càng
được nhận thức, phát triển và hoàn thiện đúng đắn, phù họp hon với điều
kiện cụ thể của nước ta.

CXXXIV'■ 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
CXXXVNxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2006, tr.72,125.
CXXXVI Đăng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đợi hội đại biểu toàn quểc lần thứ XI,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.70.

2
4
Tại Đại hội XII (2016), vấn đề dân chủ đã được Đảng ta đưa vào chủ đề
của Đại hội, đồng thời, trở thành một mục độc lập trong phần XIII của Báo
cáo chính tậ với tiêu đề: “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân”, đồng thời bổ sung thành tố “hoàn thiện,
phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân” trong
mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội CXXXVII CXXXVIII. Điều này thể hiện sự nhận thức
sâu sắc, đầy đủ của Đảng không chỉ về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, mà còn về vai trò to lớn của dân chù, vì không phát huy dân chủ, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân sẽ không có chủ nghĩa xã hội.
Với phương châm: Đoàn kết - dân chủ - kỷ cương - sáng tạo - phát
triển, Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện
thể chế thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) và
Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tất cả các quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc
biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm: “Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm trạ, dân giám sát, dân thụ hưởng”CXXXIX.

2.2. Những yếu té tác động tói xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
ỏ' Việt Nam
2.2.1. Những yếu tổ thuận lợi
Nen dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ra đời từ khi giai cấp công
nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền, là kết quả trực tiếp của
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và phát triển trong những điều
kiện kinh tế, xã hội đặc biệt. Bước vào xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, Việt Nam có những thuận lợi cơ bản sau:

CXXXVII Đảng Cộng sản Việt Natn: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.84-85.
CXXXVIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016, ứ. 166.
CXXXIX Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ XIU,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 172-173.

2
Một là, học thuyết Mác-Lênin về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa là
cơ sở lý luận và phương pháp luận để xây dựng nền dân chủ và thực hiện quá
trình dân chủ hóa ở Việt Nam, góp phàn thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; góp phần xây dựng Nhà nước pháp
quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Hai là, kế tục những giá trị của dân chủ trong lịch sử Việt Nam đã
được xây dựng ngay từ buổi đầu dựng nước và nâng lên một chất lượng mới
trong thời đại Hồ Chí Minh. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong
điều kiện đất nước độc lập, thông nhất, nhân dân được tự do và trở thành
người chủ đất nước, được tự quyết định vận mệnh và tương lai của mình.
Ba là, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, từ một nước
thuộc địa nửa phong kiến, Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa đã mang lại nhiều thuận lợi rất quan trọng trong quá trình
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa, quan hệ người bóc lột người; bỏ qua sự thống trị của
một nhóm người đốỉ với đa sô nhân dân lao động.
Bổn là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được xây dựng trong
điều kiện có Đảng Cộng sản do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện,
là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là đại biểu trung thành
cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc.
Kế tục tư tưởng vì dân của Hồ Chí Minh, Đảng ta chủ trưong xây dựng
chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước ta thừa nhận nhân dân là
cội nguồn của quyền lực, tất cả quyên lực thuộc về nhân dân. Hệ thống chính
trị gồm Đảng, Nhà nước và các tổ chức chỉnh trị - xã hội, các tổ chức xã hội
đưực thiết lập từ Trung ương tới địa phương là cơ sở bảo đảm cho việc xây
đựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Năm là, cơ sở xã hội của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam
đang xây dựng là lực lượng đông đảo những người lao động được giải phóng
đã vào vị trí người chủ của chế độ mới, nòng cốt là khối liên minh giữa giai

2
4
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Đây chính là những
cơ sở quan trọng, những thuận lợi cơ bản trong việc xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2.2.2. Những yếu tố cản trở
Một là, NOĨL là một nước thuộc địa nửa phong kiến, những thành quả
mà cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đem lại là một bước ngoặt lớn
lao trong việc hình thành và phát triển nền dân chủ ở nước ta. Song, một đất
nước vừa thoát khỏi chế độ thuộc địa nửa phong kiến, giai cấp công nhân
đang lãnh đạo chính quyền thông qua đội tiền phong của mình phần ỉớn đều
xuất thân từ nông dân, vì thế không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi những tàn
tích tư tưởng tiểu nông, sản xuất nhỏ.
Hai là, đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, bên
cạnh những thuận lợi nêu trên, cũng có nghĩa là xã hội Việt Nam chưa trải
qua nền dân chủ tư sản có lịch sử từ nhiều thê kỷ xây dựng và phát triển, với
pháp quyền tư sản, nhà nước pháp quyền và xã hội công dân. Nền dân chủ tư
sản dù mang bản chất tư sản, dù phục vụ chủ yếu cho giai cấp tư sản thống
trị, nhưng nó cũng tạo ra môi trường đào luyện con người ngày càng ý thức
được vai trò của cá nhân, tầm quan trọng của hộc vấn, học thức và văn hóa
đối với sự phát triển. Môi trường xã hội đó cũng rèn luyện cho con người
những thói quen, những năng lực cần thiết thích ứng với những đòi hỏi pháp
lý và nhân vẫn của dân chủ.
Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và nền dân chủ tư sản, việc xây dựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gặp phải không ít những khó khăn
trở ngại. Ý thức hệ phong kiến còn ăn sâu vào xã hội, một xã hội mà nông
dân còn chiếm đa số trong dân cư; một xã hội nông nghiệp cổ truyền lạc hậu,
lực lượng sản xuất chưa phát triển, phân công lao động trong xã hội còn giản
đơn và hạn chế. Tàn tích của ý thức hệ phong kiến của người nông dân với
những hạn chế, như: tâm lý cục bộ địa phương; tư tưởng cào bằng, đẳng cấp;
dân chủ tự phát... dễ làm triệt tiêu tính tích cực cá nhân, triệt tiêu động lực
phát triển. Không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, Việt Nam thiếu tri thức khoa
học và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Nguồn nhân lực của chúng ta bị hạn

2
chế về sự am hiểu, tinh thông nghiệp vụ, chuyên môn do chưa có chuyên
môn hóa sâu. Cùng với hạn chế đó, mặt bằng dân trí của xã hội còn thấp, kết
cấu hạ tầng vật chất - kỹ thuật còn rất lạc hậu và chậm phát triển, thông tin
đến với người dân còn chậm và không đầy đủ, nhất là ở khu vực nông thôn,
vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng hẻo lánh xa xôi.
Ba là, cùng với những hạn chế do Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, sự tác động của cơ chế thị trường, sự đan xen giữa cái
mới và cái cũ làm nảy sinh nhiều vật cản trên con đường tiến tới nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa. Những vật cản trở đó là: Trình độ phát triển dân chủ còn
thấp và chưa đầy đủ, hệ thống pháp luật thiếu và không đồng bộ, chưa tạo ra
được khung pháp lý và cơ chế đủ mạnh để thực hiện dân chủ. Sự suy thoái,
biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả những người
có chức quyền; tệ tham những, buôn lậu đã trở thành quốc nạn. Bệnh quan
liêu diễn ra khá phổ biến ở các cấp, các ngành đã gây ra nhiều bất bình trong
các tầng lớp nhân dân. Nhiều luật được ban hành nhưng việc chấp hành luật
không nghiêm từ một bộ phận công dân, việc thi hành luật không công minh
của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan hành pháp và tư pháp đã làm cho
hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu lực và hiệu quả. Những hiện tượng
bao che cho kẻ xấu, hay nhiều khiếu kiện của người dân chưa được xem xét
đầy đủ và kịp thời đã làm giảm lòng tin của nhân dân vào bộ máy nhà nước.
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, tình trạng ấy sẽ làm cho dân chủ biến
thành “quan chủ”, quyền được ủy thác đã biến thành quyền bị chiếm đoạt,
quyền làm chủ của nhân dân đã biến thành quyền của những ai nắm được
chức quyên. Tất cả những khó khăn đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

2.3. Phuong hướng và giải pháp cơ bản xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
2.3.1. Phương hướng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay
Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn hệ thống quan điểm cửa chủ
nghĩa Mác-Lênin về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa; kinh nghiệm xây

2
5
dụng nền dân chủ ở các quốc gia trên thế giới.
Một mặt, phải nghiên cứu sâu, có tính hệ thông lý luận về dân chủ, dân
chủ xã hội chủ nghĩa trong kho tàng chủ nghĩa Mác-Lênin; mặt khác, làm rõ
giá trị hợp lý của các nền dân chủ khác để kế thừa, học hỏi.
Cho đến nay, việc làm sáng tỏ hai vấn đề nêu trên vẫn còn hạn chế,
nhất là việc kế thừa những giá trị, học hỏi kinh nghiệm của nền dân chủ trên
thế giới vẫn chưa thoát khỏi lối tư duy cũ: hoặc ca ngợi một chiều; hoặc phủ
định sạch trơn, làm cho sự khác biệt của các nền dân chủ càng doãng xa hơn.
Do vậy, một mặt, phải nghiên cứu sâu, có tính hệ thống lý luận về dân chủ,
dân chù xã hội chủ nghĩa trong kho tàng chủ nghĩa Mác-Lênin, chỉ ra những
điểm còn nguyên giá trị, nhũng điểm đã bị lịch sử vượt qua do bối cảnh lịch
sử đã thay đổi; mặt khác, làm rõ giá trị hợp lý của các nền dân chủ khác để
kế thừa, học hỏi.
Đánh giá khách quan thành tựu dân chủ tư sản, tính chất, trình độ dân
chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
cơ sở khoa học để tiếp thu có chọn lọc các giá trị dân chủ mà nhân loại đã đạt
được. Phải làm rõ sự phát triển trình độ dân chủ của văn minh nhân loại được
biểu hiện ở chủ nghĩa tư bản chứ không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa
tư bản. Một số giá trị cùa dân chủ tư sản cần thiết cho thực hiện dân chủ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam không tiếp thu bản chất giai
cấp của dân chủ tư sản, nhưng tiếp thu, học tập các hình thức thực hiện để
đảm bảo quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân.
Thứ hai, phần biệt rõ và phù hợp giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và dân chủ trong điều kiện chủ nghĩa xã
hội đầy đủ (đích thực).
Trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, cần phân biệt dân chủ xã
hội chủ nghĩa với tư cách là chế độ dân chủ đầy đủ của chế độ xã hội chủ
nghĩa đã phát triển tương đối toàn diện với dân chủ trong giai đoạn (thời kỳ)
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là hai trình độ phát triển khác nhau của xã
hội, với các đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội khác nhau. Do đó, đặc
điểm, tính chất, hình thức thực hiện cũng khác nhau. Trong thời kỳ quá độ,

2
nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, cơ cấu xã hội, quan hệ giai
cấp đa dạng, phức tạp; từ đó, cũng dẫn đến sự đa dạng về nhu cầu dân chủ.
Thứ ba, cần hiểu đúng bản chất của mối quan hệ dân chủ và nhất
nguyên chính trị, thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng lãnh đạo, cầm
quyền.
Hiện nay không ít ý kiến cho rằng, ở Việt Nam phải đa đảng mới có
dân chủ. Họ viện dẫn rằng, do kinh tế có nhiều thành phần thì chính trị phải
có đa đảng. Việc xem xét mối quan hệ giữa kinh tế nhiều thành phần với kết
cấu kiến true thượng tầng chính trị, có thể khẳng định rằng nền kinh tế nhiều
thành phần không nhất thiết (không tất yếu) dẫn đển kiến trúc thượng tầng
chính trị đa đảng, có đảng đối lập, bởi vì, trong thực tế lịch sử đã có những
thời kỳ nền kinh tế nhiều thành phần không làm nảy sinh chế độ chính trị đa
đảng.
Vấn đề đa đảng hay một đảng là tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể
của mỗi nước trong từng giai đoạn, vai trò của từng thành phần kinh tế trong
đời sống xã hội, tương quan lực lượng giai cấp, quy định của Hiến pháp và
pháp luật của mỗi nước, uy tín và sức mạnh của đảng cầm quyền, quan niệm
về dân chủ và ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài, V.V.. Tính nhất nguyên
chính trị được thể hiện trong việc khẳng định vai trò lãnh đạo của một đảng
duy nhất cầm quyền ở Việt Nam. Bản chất của một nền dân chủ không lệ
thuộc vào chế độ đa đảng hay một đảng, mà ở chỗ, đảng cầm quyền đại diện
cho lợi ích của ai, sử dụng quyền lực nhà nước vào
những mục đích gì trên thực tế. Không nên chỉ xem xét chế độ đa đảng hay
một đảng làm căn cứ duy nhất để đánh giá tính chất và trình độ của dân chủ.
Vấn đề một đảng duy nhất cầm quyền hay các đảng khác nhau cầm
quyền không ảnh hưởng quyết định tới dân chủ, mà quan trọng là đảng đó là
đảng như thế nào khi cầm quyền. Vì vậy, một đảng khi đã độc quyền lãnh
đạo thì phải tổ chức, xây dựng thể chế chính trị và lãnh đạo sự vận hành của
tổ chức như thế nào để không hạn chế, vi phạm dân chủ. Nếu Đảng cầm
quyền vi phạm dân chủ thì sẽ làm mất lòng tin của nhân dân, và sớm muộn,

2
5
Đảng sẽ mất quyền lãnh đạo, mất khả năng cầm quyền.
2.3,2, Giải pháp chủ yếu xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay
* Xây dựng mô hình dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên ba
trụ cột chỉnh: Kỉnh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa và các tổ chức xã hội tự nguyên, hợp pháp của
nhân dân
Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa tạo cơ sở kinh tế vững chắc cho xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa.
Thể chế hóa quan điểm của Đảng về phát triển đa dạng các hình thức sở
hữu, thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp; bảo hộ các quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở hữu, loại hình doanh
nghiệp trong nền kinh tế. Xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối với
các tài sản mới, như: sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu... quy định rõ, quyền
trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với xã hội.
Thể chế môi trường kinh doanh cũng như thể chế kinh tế nói chung chỉ
phát huy tác dụng có hiệu quả khi tạo được sự đổi mới triệt để nhận thức
đúng đắn của xã hội về vai trò quan trọng của thể

2
chế, “... Phấn đấu đến năm 2030 môi trường kinh doanh của Việt Nam được
xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu” 1. Đồng thời, xây dụng và hoàn thiện
thể chế phải được tiến hành đồng bộ cả ba khâu: 1) Ban hành văn bản, quy
định của thể chế; 2) Xây dựng cơ chế vận hành, thực thi thể chế trong hoạt
động kinh doanh cụ thể; 3) Hoàn thiện tổ chức bộ máy theo dõi, giám sát
việc thi hành thể chế, xử lý vi phạm và tranh chấp trong thực thi thể chế.
Trong khi triển khai đồng bộ thể chế môi trường kinh doanh, phải tập trung
cải cách hành chính, từ bộ máy hành chính đến thủ tục hành chính để tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi đúng pháp luật.
Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường. Sớm
hình thành việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh
doanh phù hợp với Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, để hoàn thiện thể
chế môi trường kinh doanh dân chủ, cần tập trung khắc phục thực trạng yếu
kém của một số văn bản luật pháp. Đổi mới, hoàn thiện các quy định về giá,
cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, về ký kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết
tranh chấp. Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước.
Thứ hai, xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân theo hướng “kiến tạo phát triển,
liêm chính, hành động”2.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật làm công cụ điều chỉnh các
quan hệ xã hội cơ bản. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật,
trước hết là quy trinh xây dựng luật, pháp lệnh; luật, pháp lệnh cần quy định
cụ thể, tăng tính khả thi để đưa nhanh vào cuộc sống. Tăng tính ổn định, bền
vũng của pháp luật.
Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Đây là biện pháp để
hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền và là cơ sở khách quan

*• 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ xm, Nxb.Chính trị
quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.224,284.


0
yêu cầu phải có cơ chế, phương thức kiểm soát, giám sát quyền lực nhà
nước. Kiểm soát, giám sát cả từ các nhánh quyền lực lẫn nhau, cả từ nhân
dân và các tổ chức của nhân dân. Ở đây, nhân dân vừa ủy quyền, vừa kiểm
soát, đánh giá hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các quyền mà mình đã ủy
thác. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, áp dụng các hình
thức thưởng phạt nghiêm minh đối với người được ủy quyền. Cán bộ, công
chức cần được giáo dục tốt, nhận thức được đầy đủ quyền và nghĩa vụ; vinh
dự với vị trí công tác của mình được nhân dân giao phó, lường trước được
hậu quả bất lợi khi vi phạm lợi ích chính đáng của nhân dân... để họ có năng
lực tự điều chỉnh hành vi, thực hiện đúng chức trách được giao, phục vụ lợi
ích của nhân dân.
Hoàn thiện thể chế bầu cử theo nguyên tắc dân chủ. Bầu cử là phương
thức để quyền lực nhà nước được thiết lập bởi nhân dân và nhâh dân tự thực
hiện sự ủy quyền của mình. Bầu cử có liên hệ mật thiết với dân chủ, bầu cử
tự do và công bằng là phương thức bảo đảm cho việc tôn trọng các quyền tự
do, dân chủ. Trong một nền dân chủ, quyền lực nhà nước chỉ được thực thi
khi có sự nhất trí của người dân. Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó
thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do, công bằng.
Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, quyền bâu cử phải gắn chặt với
quyền bãi miễn đại biểu khi không còn xứng đáng - đó là phương thức hữu
hiệu để kiểm soát quyền lực nhà nước.
Phát huy dân chủ, thực hiện cạnh tranh trong bâu, bổ nhiệm cán bộ. về
nguyên tắc, ở Việt Nam không có sự cạnh tranh đảng phái, nhưng cần thiết
có sự cạnh tranh giữa các đảng viên trong việc tranh cử vào các vị trí lãnh
đạo của Đảng ở các cấp; cạnh tranh giữa đảng viên với người không phải
đảng viên vào vị trí lãnh đạo một số cơ quan nhà nước các cấp. Cạnh tranh là
một hình thức biểu hiện cụ thể, sinh động của dân chủ. Có quy định cạnh
tranh công khai, minh bạch sẽ hạn chế tình trạng cạnh tranh không công
khai, cạnh tranh ngầm trong lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ. Cạnh tranh là hình
thức phát hiện và phát huy năng lực cán bộ tối ưu hơn sự phát hiện và giới


26
1
thiệu của tổ chức. Bởi, khi tổ chức giới thiệu nhân sự, cá nhân được giới
thiệu không hoàn thành nhiệm vụ nhưng cả cá nhân và tổ chức không ai chịu
trách nhiệm về sự giới thiệu. Còn khi có sự cạnh tranh, tự ứng cử, cá nhân
ứng cử chịu trách nhiệm trước tổ chức và cử tri về năng lực, hiệu quả hoạt
động của mình. Mặt khác, nhờ thực hiện cạnh tranh, tổ chức đảng và nhân
dân có cơ hội để kiểm tra, giám sát tính hiệu quả trong hoạt động của các vị
trí trên. Đây có thể coi là hình thức mới của thực hiện dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Bởi vậy, không nên cho rằng, cạnh tranh sẽ dẫn đến mất đoàn kết, thống
nhất trong Đảng. Bởi để cạnh tranh, Đảng cũng phải ban hành các quy ché,
điều kiện cạnh tranh. Cá nhân tham gia cạnh tranh phải tuân theo quy chế
như Điều lệ Đảng.
Nghiên cứu phân định quyền lực chính trị của Đảng với quyền lực công
của Nhà nước và quyền lực tối cao của nhân dân. Hiện nay, ngoài quyền lực
công của Nhà nước đã được quy định khá cụ thể trong Hiến pháp năm 2013
thì quyền lực chính trị của Đảng, quyền lực tối cao của nhân dân chỉ được
quy định khá chung chung. Yêu cầu đặt ra phải xác định cụ thể, luật hóa nội
dung, phạm vi, phương thức lãnh đạo của Đảng, vai trò làm chủ của nhân
dân để mỗi chủ thể thực hiện đúng vai trò của mình theo yêu cầu của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tổng két thực tiễn thực hiện Quy ché dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để có thể nhân rộng những yếu tố hợp lý,
điều chỉnh những quy định không phù hợp. Hiện nay, cần tổng kết kinh
nghiệm thực hiện dân chủ ở cơ sở để mở rộng phạm vi, mức độ ở cấp cao
hơn, rộng hơn, nhất là trong thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân.
Ban hành quy định, thí điểm tổ chức thực hiện bầu cử trực tiếp Chủ
tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường tại một số địa phương nhiệm kỳ 2021-
2025, sau đó tổng kết nít kinh nghiệm.
Hoàn thiện thể chế chính trị đáp ứng yêu cầu của xây dựng, thực hiện
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong tình hình mới. Trước hết,

2
phải xây dựng một bộ máy nhà nước đủ mạnh để vận hành có hiệu quả các
chuẩn mực dân chủ đã được thể chế hóa; có một đội ngũ cán bộ ngang tầm
đòi hỏi của một thể chế dân chủ, họ thực sự là những người gần dân, thân
dân, vì dân.
Thứ ba, củng cố, phát triển cơ sở xã hội của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Hiện nay, trong các văn kiện, Đảng ta đã xác định cơ sở kinh tế, cơ sở
chính trị của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Để nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vận
hành đồng bộ, cần thống nhất nhận thức cơ sở xã hội - đó là các tổ chức xã
hội tự nguyện, hợp pháp của nhân dân. Hình thức tồn tại của tổ chức này là
các hội, hiệp hội, câu lạc bộ, nhóm xã hội. Yêu cầu các tổ chức này không
trái với các quy định pháp luật, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội. Chức
năng các tổ chức này vừa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của
nhân dân, vừa tham gia các hoạt động cộng đồng. Trước hét, cần có lộ trình
cụ thể thể chế hóa các quyền tự do dân chủ trong Hiến pháp s năm 2013 thành
các quy định pháp luật cụ thể. Tiếp theo, để rút kinh nghiệm với các Hiến
pháp trước đây, cần có quy định về các quyền tự do, dân chủ của công dân,
nhưng các cơ quan nhà nước không thể chế hóa các quyền đó thành các luật
cụ thể; từ đó, người dân không được hưởng các quyền làm chủ trên thực tế.
Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Tăng cường vai trò của nòng cốt chính
trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội trong xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc..., thực hành dân chủ, tăng cường đồng
thuận xã hội... Thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, đại diện bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, tích cực
tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước...”CXL.
* Nâng cao dân tri, văn hóa pháp luật cho toàn thể xã hội, từng người
dân (cản bộ, đảng viên, công chức, viên chức...)
Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Trước hét, nhân dân cần hiểu
(nhận thức được) mình có những quyền gì cả ở tầm tổng quát, lâu dài, lẫn

CXL Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr. 172.

26
3
quyền cụ thể. Đó mới là thông tin về chủ thể. Để có dân chủ, còn cần có
thông tin về khách thể: đó là cái gì, tình hình gì đã diễn ra, sự biến đổi của
tỉnh hình đó, tác động của sự biến đổi ấy tới môi trường xã hội và tự nhiên,
những thông tin khác nhau về các vấn đề đó. Đây chính là những thông tin
“đầu vào” để chủ thể quyền lực - nhân dân - có thể phân tích, phát hiện tình
huống có vẩn đề nhằm tham gia giám sát, phản biện, đề xuất giải pháp...
Để dân “hiểu” rõ mọi vấn đề, họ cần có cơ hội tiếp cận thông tin như
nhau, bình đẳng về thông tin (trừ những thông tin mật hoặc tuyệt mật) là điều
kiện đầu tiên bảo đảm dân chủ khi tranh luận, thảo luận, tham gia vào việc
giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Muốn vậy, trách nhiệm của Đảng, Nhà
nước là phải nâng cao dân trí, phải làm cho hoạt động của nhân dân mang
tính tự giác ngày càng cao thông qua công tác tư tường, tuyên truyền, giáo
dục. Sức mạnh thật sự của chế độ, của Đảng cầm quyền, của Nhà nước thể
hiện ở trình độ dân trí cao, xã hội năng động, người dân biết phát huy tối đa
năng lực của mình. Tất cả những điều đó chỉ trong chế độ dân chủ mới có
khả năng tạo ra được. Không dựa trên cơ chế dân chủ thì không có một thứ
pháp luật, đạo đức hay công cụ nào có thể ngăn chặn hữu hiệu sự thao túng
của các “nhóm lợi ích”, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.
Chất lượng dân chủ của một xã hội phải được đo bằng sự chuẩn bị
thông tin, cung cấp thông tin đầy đủ cho nhân dân để nhân dân được biết.
Khi dân trí được nâng lên, nhân dân sẽ tham gia bàn bạc các công việc của
xã hội, đất nước.
* Thực hành dãn chủ trong Đảng làm trung tâm để thực hỉện dân chủ
ngoài xã hội
Đảng cần tiếp tục đổi mới công tác lý luận, tư tưởng, tổ chức cán bộ,
kiểm tra, phương thức lãnh đạo theo hướng mở rộng dân chủ hơn nữa. Đảng
phải thường xuyên coi trọng việc xây dựng, củng cố Đảng về tổ chức, chăm
lo công tác cán bộ; nâng cao trình độ trí tuệ và chất lượng công tác lý luận
với sức sáng tạo cao. Đường lối, chủ trương, chính sách phải luôn luôn xuất
phát từ Ịợi ích của nhân dân, không giáo điều, bảo thủ.
Đảng phải thật sự thấm nhuần dân là gốc, dân là chủ và dân làm chủ;

2
tránh dân chủ hình thức. Đảng phải giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh làm
trong sạch Đảng và chống tham nhũng, lãng phí. Hiện nay, những biểu hiện
tiêu cực xuất hiện trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng nhiều, ảnh
hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, phá hoại quan hệ máu thịt
giữa Đảng và nhân dân. Đảng luôn phải: “Đe cao vai trò chủ thể, vị trí trung
tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá
trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”CXLI.
Cùng với việc chủ động nâng cao đạo đức trong Đảng, phải rất coi trọng
việc nâng cao trình độ trí tuệ của Đảng và thu hút được nhiều nhân tài vào
Đảng; đề phòng tính “kiêu ngạo cộng sản”, biết lắng nghe ý kiến, kể cả
những ý kiến trái chiều.
Thực hiện tốt Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng phải có kế
hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao
đời sống của nhân dân”. Đây là điểm mấu chốt để tăng cường quan hệ máu
thịt giữa Đảng và nhân dân.

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


1. Vì sao V.LLênin khẳng định: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân
chủ đầy đủ hơn, tốt đẹp hơn và cao hơn gấp triệu lần so với dân chủ tư sản?
2. Làm rõ những thành tựu, hạn chế trong xây dựng và hoàn thiện nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay? Phê phán những nhận thức
không đúng đắn về dân chủ xã hội chủ nghĩa?

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Hãy làm rõ bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa? Liên hệ với
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
2. Làm rõ những thuận lợi, khó khăn và định hướng xây dựng, hoàn
thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay? Đồng chí có đề xuất,
kiến nghị gì với Đảng, Nhà nước để tiếp tục hoàn thiện và phát huy nền dân

CXLI Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính
trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.ĩ, tr.173.

26
5
chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

E. TÀI LIỆU HỌC TẬP


* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã
hội khoa học (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận
chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đạỉ biểu toàn quốc lần
thứXI, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, tr.19-21.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đạỉ biểu toàn quốc lần
thứXIII9 Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I.
* Tài liệu đọc thêm
•«
1. Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên): Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ công cuộc
đổi mới, Nxb.Lý luận chính tri, H.2015, tr.136-238.
2. Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông
(Đồng chủ biên): Một số vấn đề ỉý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và
con đường đỉ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016, tr.50-176.

2
Bài 9
GIA ĐÌNH VÀ XÂY DựNG GIA ĐÌNH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Học viên nắm vững những lý luận cơ bản về gia đình
và xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay.
về kỹ năng'. Học viên có kỹ năng tổ chức thực hiện chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình và công tác gia đình tại địa
phương.
về tư tưởng: Nâng cao ý thức trách nhiệm của học viên trong việc
tuyên truyền, tổ chức thực hiện xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới theo định hưáng xã hội chủ nghĩa.

B. NỘI DUNG
1. QUAN NIỆM, VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH
1.1. Quan niệm về gia đình
Gia đình là một hình thức tổ chức thiết chế xã hội nhỏ nhất được
hình thành từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người và đã trải qua nhiều
hình thức khác nhau. Khi nghiên cứu về gia đình, C.Mác quan niệm:
“Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo
ra những người khác, sinh sôi nẩy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ,
cha mẹ và con cái, đó là giơ đình”CXLII.
Với định nghĩa này, C.Mác đã đề cập đến ba nội dung cơ bản về gia
đình: thứ nhất, gia đình ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát
triển của xã hội loài người; thứ hai, gia đình có hai mối quan hệ chủ yếu
CXLII C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H. 1995, t.3,
tr.41.

26
7
là hôn nhân và huyết thống; thứ ba, chức năng đặc thù nhất của gia đình là
tái sản xuất ra con người.
Theo Tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc: Gia đình là yếu tố tự
nhiên và cơ bản, một đơn vị kinh tế - xã hội và là một giá trị vô cùng quý
báu của nhân loại cần được giữ gìn và phát huy. Trên tinh thần đó,
UNESCO quan niệm: gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng,
cùng sống chung và có ngân sách chung; các thành viên trong gia đình
gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi về mọi mặt, được pháp luật
thừa nhận.
Luật Hôn nhân và Gia đình (số 52/2014/QH13 ngày 19-6- 2014) của
Việt Nam đưa ra khái niệm: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với
nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm
phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau”CXLIII.
Các quan niệm trên đề cập đen ba mối quan hệ cơ bản của gia đình,
bao gồm:
Quan hệ hôn nhân là một trong những quan hệ cơ bản hình thành và
phát triển của gia đình. Đây là mối quan hệ giữa vợ và chồng nhằm đảm
bảo nhu cầu sinh lý, tình cảm để duy trì nòi giống. Quan hệ hôn nhân chịu
sự chi phối của các quan hệ kỉnh tế và quan hệ xã hội mà trên đó, nó được
hình thành và phát triển.
Quan hệ huyết thổng là quan hệ cơ bản đặc trưng cúa gia đình. Đó là
quan hệ cùng dòng máu giữa các thành viên trong gia đình. Quan hệ này
chịu sự chi phối của điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, do vậy,
nó cũng có những biến đổi theo tiến trình phát triển của lịch sử.
Trong xã hội hiện nay, nhiều gia đình được hình thành không phải
trên cơ sở hôn nhân, hoặc quan hệ huyết thống, mà trên cơ sở quan hệ
nuôi dưỡng. Dù hình thành từ cơ sở nào, trong gia đình tất yếu nảy sinh
quan hệ nuôi dưỡng, đó là sự quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng giữa các
thành viên trong gia đinh cả về vật chất và tinh thần. Đó vừa là trách

CXLIII Quác hội: Luật Hôn nhân và Gia đình (Số 52/2014/QH13 ngày 19-6-2014).

2
nhiệm, nghĩạ vụ, vừa là một quyền lợi thiêng liêng giữa các thành viên
trong gia đình. Trong xã hội hiện đại, hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc
của gia đình được xã hội quan tâm chia sẻ, song không thể thay thế hoàn
toàn sự chăm sóc, nuôi dưỡng của gia đình.
Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biên đổi, phát
triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị-xã hội
cụ thể.
Từ những cách tiếp cận trên, chủ nghĩa xã hội khoa học quan niệm:
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, hình thành và phát
triển trên cơ sở các moi quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng,
đồng thời, có sự gắn kết nhất định về kinh tế - vật chat, qua đó nảy sinh
những quyền lợi và nghĩa vụ cho các thành viên của mình.

1.2. Vị trí của gia đình


1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình vừa là sản phẩm của xã hội, vừa là đơn vị cấu thành xã hội
và là thiết chế xã hội nhỏ nhất. Với việc sản xuất ra những tư liệu tiêu
dùng, tư liệu sản xuất và tái sản xuất ra con người cùng các quan hệ xã
hội, gia đình chính là tế bào tự nhiên và là đơn vị cơ sở để tạo nên xã hội.
Với tư cách là tế bào của xã hội, sự phát triển lành mạnh, bền vững của
mỗi gia đình sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển xã hội lành mạnh
và bền vững. Khẳng định điều này, Ph.Ăngghen viết: “Những trật tự xã
hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của
một nước nhất định đang
sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển
của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” CXLIV. Như
vậy, gia đình không tồn tại một cách độc lập, mà có mối quan hệ biện
chứng với xã hội.

CXLIV C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995, t.21,
tr.44.

26
9
1.2.2. Gia đình bền vững, hạnh phúc là tề ẩm cửa cá nhân
Gia đình là tổ ấm thần yêu đem lại hạnh phúc chọ mỗi người. Trong
gia đình, cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn;
trẻ em có điều kiện được bảo vệ an toàn và chăm sóc khôn lớn, người già
có nơi nương tựa, người lao động được phục hồi sức khỏe và thoải mái
tinh thần sau mỗi ngày làm việc vất vả... Ở đó, hàng ngày diễn ra các quan
hệ thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ - chồng; cha mẹ - con cái; anh - em,
những người đồng tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời, nhiều
vấn đề ngoài môi trường gia đình, không ở đâu có thể đáp ứng và giải
quyết hiệu quả hon. Chỉ khi nào được yên ấm trong gia đình và hữu ái
trong xã hội, cá nhân mới thực sự yên tâm lao động, làm việc sáng tạo và
cống hiến hết mình. Một trong những bất hạnh lớn nhất của mỗi con
người là lâm vào cảnh “vô gia cư”, gia đỉnh nghèo đói, bất hòa hoặc tan
nát...
Vì vậy, xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc không chỉ là nhu
cầu phát triển của mỗi gia đình, mà còn là điều kiện, cơ sở để xây dựng xã
hội lành mạnh. Đó là một trong những vấn đề quan trọng của sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội
Gia đình tái tạo ra con người, đồng thời, là cái nôi nuôi dưỡng .và
hình thành nhân cách của con người. Gia đình tác động đến con người
không chỉ với tính cách là thiết chế xã hội đầu tiên và lâu dài trong suốt
cuộc đời con người, mà còn là yếu tố trung gian, là “cầu nối giữa cá nhân
và xã hội”. Mỗi cá nhân thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội một
phần rất cơ bản phải thông qua gia đình. Đồng thời, xã hội thông qua gia
đình để thể hiện vai trò, trách nhiệm đối với cá nhân và yêu cầu cá nhân
thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội. Qua gia đình, ý thức công dân
của cá nhân được nâng cao, sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có nội dung
xác thực hơn.
Tóm lạỉ, giữa gia đỉnh và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động
qua lại với nhau, thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển. Xã hội tốt

2
đẹp, tiến bộ sẽ là tiền đề, là điều kiện thuận lợi cho các gia đình phát triển
lành mạnh. Gia đỉnh no ấm, tiến bộ, hạnh phúc sẽ có tác động tích cực đối
với sự phát triển của xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển bền
vững của xã hội. Vi vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây
dựng gia đỉnh là một vấn đề hệ trọng. Khẳng định điều này, Chủ tịch Hồ
Chí Minh viết: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì
gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia
đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân
cho tốt”1.

1.3. Các chức năng cơ bản của gỉa đình


1.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng đặc thù nhất của gia đình. Chức năng này được
thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm rất tự nhiên của con người,
đồng thời, mang ý nghĩa to lớn là cung cấp nguồn nhân lực mới, đảm bảo
sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người. Khẳng định điều
này, Ph.Ăngghen viết: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong
lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp.
Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư
liệu sinh hoạt...; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự
truyền nòi giống”CXLV CXLVI.
Quá trình thực hiện chức năng này chịu sự tác động ỉán của những
quan niệm truyền thống, của lối sống và phong tục, tập quán của mỗi dân
tộc, mỗi nền vãn hóa, mỗi địa phương. Mặt khác, việc thực hiện chức
năng này như thế nào sẽ có tác động trực tiếp đến sự phát triển của mỗi
quốc gia.
Hiện nay, trên thế gỉớỉ đang diễn ra hai xu hướng khi gia đình thực
hiện chức năng tái sản xuất ra con người: xu hưởng thứ nhất, muốn sinh

CXLVHồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t.12, tr.3OO.
CXLVI C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1995,
t.21, tr.44.

27
1
nhiều con. Xu hướng này diễn ra chủ yếu ở các nước phương Đông và ở
nhiều nước có trình độ phát triển còn thấp; xu hưởng thứ hai ngược lại,
muốn sinh ít con, thậm chí, từ chối thực hiện chức năng này. Xu hướng
này thường thấy ở các quốc gia phát triển. Cả hai xu hướng đều ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của một quốc gia. Do vậy, hiện nay
hầu hết các quốc gia đều phải quan tâm đến chính sách dân số và phát
triển, trong đó có vai trò của gia đình.
Thực te cho thấy, số lượng và chất lượng dân số của một dân tộc,
một quốc gia, thậm chí, của toàn cầu phát triển theo chiều hướng nào phụ
thuộc phân lớn vào việc thực hiện chức năng này của gia đình. Vì vậy,
thực hiện chức năng này không phải là việc riêng của gia đình, mà là một
nội dưng quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia và toàn
nhân loại. Mỗi gia đình phải có trách nhiệm (cũng là quyền lợi) frong việc
thực hiện tốt Chiến lược về Dân số và phát triển của quốc gia.
1.3.2. Chức năng nuôi dưững và giáo dục
Môi trường gia đình thường là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi
nhất để thực hiện chức năng giáo dục, nuôi dưỡng đối với các thành viên
trong gia đỉnh, đặc biệt là đối với con trẻ. Khoa học đã chứng minh rằng,
gia đình đóng vai hò đặc biệt quan họng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục
để hình thành nhân cách con người. Bởi vì, những mầm mống ban đâu của
nhân cách, những sở thích, những suy nghĩ về cuộc sống của môi cá nhân
đều được hình thành chủ yéu ngay từ trong môi trường gia đình và theo
mỗi cá nhân đi suốt cuộc đời.
Xét về mặt thời gian, gia đình là môi trường giáo dục, nuôi dưỡng
đầu tiên và lâu dài trong cuộc đời của mỗi người. Ở đổ, tình cảm giữa các
thành viên trong gia đinh có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc
giáo dục nhân cách của trẻ. Đồng thời, bầu không khí ấm cúng, hòa thuận
trong gia đình, con cái hiếu thảo, chăm ngoan là những yếu tố có ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cũng như
thiết lập những hành vi chuẩn mực cho con trẻ. Vì vậy, giáo dục gia đình
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách con

2
người, góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của gia đình, của
dòng họ, cộng đồng và của dân tộc, qua đó, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của quốc gia.
Nội dung giáo dục của gia đình bao hàm các yếu tố của văn hóa gia
đình và văn hóa cộng đồng, nhằm tạo lập và phát triển nhân cách con
người một cách toàn diện về đạo đức, lối sống, cách ứng xử, tri thức khoa
học, tình yêu lao động, giới tính...
Thực hiện tốt chức năng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng
cao chất lượng dân số của quốc gia, góp phần quan trọng xây dựng những
thế hệ người cường tráng về thể chất, thông minh về trí tuệ và trong sáng
về nhân cách. Vì vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc
tế phát triển sâu rộng như hiện nay càng cần phải coi trọng chức năng giáo
dục và nuôi dưỡng của gia đình.
1.3.3. Chức năng kình tế và tể chức đời sống gia đình
Hoạt động kinh tế là chức năng tự nhiên của mọi gia đình nhằm tạo
ra những điều kiện vật chất để tổ chức tốt đời sống gia đình, nuôi dạy và
giáo dục con cái tốt hon, đồng thời, góp phần quan trọng vào việc thúc
đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển. Hoạt động kinh tế của gia đình bao
gồm cả hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tổ chức tiêu dùng
của gia đình. Trình độ phát triển của phương thức sản xuất, truyền thống
văn hóa, lối sống và phong tục, tập quán của mỗi dân tộc có ảnh hưởng
lớn đến trình độ tổ chức các hoạt động kinh tế và tiêu dùng của gia đình.
TỔ chức tốt đời sống gia đình chính là việc tổ chức tiến hành các
hoạt động sản xuất, kỉnh doanh, dịch vụ của gia đình một cách có hiệu quả
để tăng thu nhập; đồng thời, là việc sử dụng một cách hợp lý các khoản
thu nhập và quỹ thời gian nhàn rỗi của các thành viên nhằm tạo ra một
môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, trong đó, tình cảm và lợi
ích vật chất của mỗi thành viên được đảm bảo hài hòa.
Tuy nhiên, khi gia đình đã hở thành một đơn vị sản xuất, đơn vị kinh
tế tự chủ, nếu các thành viên trong gia đình, trước hết là cha mẹ, bị cuốn
hút vào chức năng kinh tế, sao nhãng các chức năng khác của gia đình,

27
3
như chăm sóc, nuôi dạy con cái, thì sẽ có tác động xấu đến sự phát triển
bền vững của gia đình và làm suy giảm chất lượng nguồn nhân lực. Do
đó, mỗi gia đình cần chủ động tổ chức một cách khoa học hoạt động lao
động sản xuất cũng như tiêu dùng để vừa phát hiển kinh tế gia đình, vừa
đảm bảo gia đình phát triển lành mạnh, hạnh phúc.
1.3.4. Chức năng đáp ứng nhu cầu tâm lỹ, sinh lý, tình cảm
Chức năng này được thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu tâm lý,
sinh lý và tình cảm tự nhiên của con người. Nhiều vấn đề phức tạp liên
quan đến giới tính và giới, tâm lý lứa tuổi và thế hệ, những căng thẳng,
mệt mỏi về thể chất và tâm hồn... cần được chia sẻ và giải quyết trong
phạm vi gia đình và giữa những người thân một cách hòa thuận. Sự hiểu
biết, cảm thông, chia sẻ và thỏa mãn các nhu cầu tâm lý, sinh lý, tình cảm
giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái... làm cho các thành viên trong gia
đình cảm thấy được bình yên, được an toàn, có điều kiện sống khỏe mạnh
về vật chất và tinh thần, đó là những tiền đề cần thiết để củng cố các mối
quan hệ của gia đình, bảo vệ gia đình hạnh phúc, bền vững.
Trong xã hội hiện đại, mức độ bền vững của gia đình không chỉ phụ
thuộc vào sự ràng buộc của các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ
giữa vợ và chồng; cha mẹ và con cái; sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi
ích gia đình, mà nó còn bị chi phối bởi các mối quan hệ hòa hợp tình cảm
giữa chồng và vợ; cha mẹ và con cáỉ, sự đảm bảo hạnh phúc cá nhân, sinh
hoạt tự do chính đáng của mỗi thành viên gia đình trong cuộc sống chung.
Thực hiện tốt chức năng này không chỉ góp phần quan trọng đảm
bảo xây dựng gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc, mà còn góp phần
thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh.
Lịch sử phát triển xã hội loài người đã chứng minh rằng: những biến
đổi về kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia đều có tác động mạnh
mẽ dẫn đến những biến đổi trong cơ cấu, vị trí và các chức năng của gia
đình. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, sự tăng trưởng
nhanh về kinh tế nếu không gắn liền với phát triển hài hòa các mối quan

2
hệ xã hộỉ sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc của gia đình và dẫn đến những
khủng hoảng đổ vỡ các quan hệ gia đình. Thực tế này đã và đang diễn ra
khá phổ biến ở nhiều nơi, nhất là ở các nước phát triển, dẫn đến những tác
động tiêu cực đối với sự phát triển của cá nhân và đe dọa sự phát triển ổn
định của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Đê khắc phục tình trạng trên, nhiều quốc gia đã hình thành các cơ
quan quản lý nhà nước phụ trách vấn đề gia đình với các chính sách và sự
đầu tư thỏa đáng giúp cho gia đình có đủ năng lực thực hiện các chức
năng của mình và thích nghi được với những biến đổi của kinh tế - xã hội.
Vì vậy, năm 1994 (năm Quốc té Gia đình), Liên họp quốc đã nêu ra một
nguyên tắc quan trọng được các quốc gia thừa nhận: “Gia đình là đơn vị
cơ sở của xã hội, và vì vậy xứng đáng được quan tâm đặc biệt”.

2. XÂY DƯNG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


2.1. Các tiêu chí xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay thực chất là xậy dựng gia
đình mới trên cơ sở “kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền
thong tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn liền với xây dựng những giá trị
tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển’’1; làm cho mỗi gia đình trở
thành tế bào phát triển lành mạnh, đủ sức chống lại sự “tấn công” của các
tiêu cực xã hội và những tác động xấu của các yếu tố ngoài gia đình.
Để xây dựng gia đình, cần phải có bộ tiêu chí xác định vừa mang
tính chuẩn mực chung có tính phổ quát, vừa phù hợp với xu thế phát triển
của xã hội hiện đại. Do yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử khác nhau, nên
những tiêu chí xây dựng gia đình ở nước ta cũng có những thay đổi cho
phù hợp với từng thời kỳ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đề ra: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, văn minh”CXLVII CXLVIII.

CXLVII Thủ tướng Chính phủ: “Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam 2005-2010
”, Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg, ngày 16-05-2005.
CXLVIII Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.263.

27
5
“No ẩm Gia đình no ấm là gia đình được đảm bảo an toàn về lương
thực và có điều kiện kinh té tối thiểu bằng điều kiện kinh tế trung bình tại
địa bàn cư trú; đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho mọi thành viên
trong gia đình.
“Tiến bộ Gia đỉnh tiến bộ là gia đình mà mọi thành viên đều yêu
thương, tôn trọng lẫn nhau; cùng nhau chia sẻ mọi quyên lợi, nghĩa vụ và
trách nhiệm; tạo điều kiện và cơ hội như nhau cho sự phát triển toàn diện
của mỗi cá nhân, đồng thời, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm, nghĩa vụ
đối với gia đình và xã hội trong việc thực hiện tốt các chính sách của Nhà
nước và quy định của pháp luật. Mỗi gia đình tiến bộ sẽ góp phần tạo nên
xã hội tiến bộ.
“Hạnh phúc Gia đình hạnh phúc được xây dựng trên cơ sở gia đình
no am, bình đẳng, tiến bộ. Gia đình hạnh phúc là mọi thành viên trong gia
đình phải được đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về đời sống vật chất và tinh
thần; được hưởng bầu không khí cởi mở, yêu thương, cùng chia sẻ, đùm
bọc và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Mọi thành viên trong gia đình
đều có quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm với nhau, với gia đình và với xã
hội; được bình đẳng, tôn trọng; có điều kiện để học tập vươn lên; các
thành viên trong gia đình cùng đồng cam cộng khổ, tự giác cùng nhau xây
dựng tổ ấm gia đinh.
“Văn minh"'. Gia đình văn minh là gia đình tiếp thu được đầy đủ các
yếu tố tiên tiến của thời đại (bình đẳng, dân chủ, tôn trọng lợi ích chính
đáng của cá nhân...) để duy trì, xây dựng và phát triển gia đình.
Như vậy, xây dựng gia đình với đầy đủ những tiêu chí trên sẽ làm
cho gia đình thực sự là tổ ẩm của mỗi ngườỉ, là tế bào lành mạnh của xã
hội, thúc đẩy xã hội và đất nước phát triển nhanh, bền vững.

2.2. Những yếu tổ tác động và vấn đề đặt ra đối vói việc xây dựng gia
đình ở Việt Nam hiện nay

2
2.2.1. Những yếu tố tác động đến việc xây đựng gia đình ở Việt
Nam hiện nay
- Tác động của các yếu tổ truyền thống
Mặc dù sự nghiệp đổi mới của nước ta được thực hiện trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế rộng mở, nhưng do Việt Nam đang trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiều phong tục, tâm lý, lối sống của
xã hội cũ còn in đậm trong các gia đình và trong xã hội. Đó là lối sống
trọng tình, trọng đạo lý, là tính cộng đồng chặt chẽ... Những truyền thống
này có những mặt tích cực và là yếu tố thuận lợi cho việc xây dựng gia
đình, song, nó cũng có nhiều hạn chế và có tác động tiêu cực đén sự phát
triển của mỗi gia đình và toàn xã hội, như tính phụ quyền gia trưởng, thiêu
dân chủ, quan hệ dòng họ chỉ phối mạnh...
Vấn đề đặt ra là mỗi gia đình cần nhận thức đúng mặt tốt của nó để
tìm cách giữ gìn và phát huy, nhất là thông qua việc thực hiện chửc năng
giáo dục của gia đình; đông thời, phải khăc phục mặt tiêu cực của các yếu
tố truyền thống đối với xây dựng gia đình cũng như đối với sự phát hiển
của mỗi cá nhân.
Đối với nhà quản lý, nhiệm vụ xây dựng gia đình chỉ đạt hiệu qụả
cao nếu một mặt, biết khơi dậy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia
đình, cũng như những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Mặt
khác, chủ thể lãnh đạo, quản lý phải có năng lực nhận biết những tiêu cực
và tác hại của nó để định hướng cho các gia đình trong việc xây dựng gia
đình mới tiến bộ. Đồng thời, nhà quản lý cũng phải biết dựa vào cộng
đồng dân cư để thực hiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền phù hợp
nhằm triển khai những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
xây dựng gia đình, từ đó, tạo ra sự đồng thuận xã hội cao để xây dựng gia
đình.
- Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tê thị trường và
hội nhập quốc tế
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới, công


27
7
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tê của Đảng với cơ chế, chính sách, pháp luật
mới của Nhà nước... trở thành yếu tố thúc đẩy, tạo điều kiện và môi
trường thuận lợi để xây dựng gia đình.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường hiện
nay, gia đình Việt Nam cũng có nhiều biến đổi theo hướng năng động
hơn, có nhiều điều kiện phát triển gỉa đình để thích ứng với những điều
kiện kinh tế - xã hội mới. Xét dưới góc độ văn hóa, nhiều giá trị, kể cả giá
trị truyền thống, không còn bị khép kín trong biên giới quốc gia - dân tộc,
mà có điều kiện mở rộng giao lưu, quảng bá đến thế giới, quạ đó, khẳng
định nét độc đáo, bản sắc của dân tộc. Sự biến đổi ấy là một quá trình liên
tục bảo tồn, truyền thụ, phát huy những giá trị của gia đình truyền thong,
đồng thời, tiếp biến những giá trị tiên tiến, những tinh hoa của gia đình
hiện đại, của các nền văn hóa hiện đại trên thế giới.
Các yếu tố này còn tác động mạnh mẽ đến công tác xây dựng gia
đình trong toàn xã hội. Nó đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo
quản lý và hoạch định chính sách phải có tầm nhìn chiến lược vê gia đình,
phải xây dựng được hệ tiêu chí mới sao cho một mặt, đảm bảo giữ gìn
những giá trị truyền thống tốt đẹp, mặt khác, tiếp thu những giá trị mới,
tiến bộ và phù hợp để xây dựng gia đình Việt Nam trong thời đại mới.
Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế,
sức ép của công nghiệp hóa, đô thị hóa.... cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề
mới tác động xấu đến gia đình Việt Nam, đồng thời, đòi hỏi các nhà quản
lý và các nhà nghiên cứu chính sách về gia đình phải tìm cách tháo gỡ,
như: tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới đã trở nên phổ
biến; sự mất cân bằng giới tính đang gia tăng; hôn nhân xuyên quốc gia
dưới nhiều hình thức khác nhau, hoặc mô hình gia đình không kết hôn,
độc thân, sống thử... buộc chính phủ nhiều nước phải quan tâm tìm cách
giải quyết.
- Tác động của khoa học và công nghệ
Thời đại toàn cầu hóa, khoa học và cồng nghệ hiện đại, nhất là công

2
nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đang tạo ra nhiều cơ hội tốt tiếp thu tri
thức mới cho các gia đình trong việc thực hiện các chức năng. Đồng thời,
việc xây dựng gia đình cũng đạt hiệu quả cao và thuận lợi hơn khỉ ứng
dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là trong
công tác tuyên truyền, giáo dục, nêu gương, thông kê, điều tra, phân tích
dữ liệu V.V.. để xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đen gia đình.
Song, sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là của công
nghệ thông tin, cũng đang đặt ra những thách thức mới cho mỗi gia đình
và nhất là cho công tác quản lý, kiểm soát các luồng thông tin trái chiều,
thậm chí độc hại trên mạng. Neu không có biện pháp quản lý hiệu quả, nó
sẽ tác động xấu đến mỗi gia đình, nhất là đến thê hệ trẻ.
Mặt khác, hiện nay đang diễn ra tình trạng lạm dụng kỹ thuật công
nghệ trong việc phát hiện sớm giới tính thai nhi làm tăng tình trạng mất
cân bằng giới tính khỉ sinh đang diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nước, trong
đó có Việt Nam. Nêu không kiểm soát tốt vấn đề này, đây sẽ là một nguy
cơ đe dọa sự phát triển ổn định và bền vững về dân số của quốc gia.
Như vậy, gia đình là một vấn đề lớn và xây dựng gia đình là một
chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, coi đó là mục tiêu quan
trọng của công tác xây dựng đời sống văn hóa mới trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
2.2.2. Những vấn đề đật ra đổi với xây dựng gia đình ở Việt Nam
hiện nay
Sau 35 năm đổi mới, gia đình cũng như công tác xây dựng gia đình
đã đạt được nhiều thành tựu, song quá trinh tổ chức thực hiện cũng đang
đặt ra một số vấn đề cần phải chú ý giải quyết.
Một là, nhận thức của xã hội về vị trí, vai trỏ cửa gia đình, xây dựng
gia đình còn hạn chế làm cho việc thực hiện các chức năng củạ gia đình
đang gặp nhiều khó khăn.
Quan điểm của Đảng là “ưu tiên, tạo điều kiện để các gia đình khu
vực nông thôn, miền núi, khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn nâng cao


27
9
thu nhập, cải thiện cuộc sống”CXLIX chưa được coi trọng hiện thực hóa ở
nhiều địa phương. Do vậy, ở nhiều vùng nông thôn, nhất là những vùng
còn lạc hậu, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi dân tộc thiểu số, hay trong
vùng có đạo... thiết chế gia đình chưa được coi trọng. Tình trạng nhiều hộ
gia đình nghèo đa chiều, hoặc cận nghèo đã tạo ra tính không bền vững
của công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Tình trạng bất bình đẳng giới, một số
phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu... vẫn diễn ra trong nhiều gia đình và
đang là rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điều
đó có nguyên nhân từ những hạn chế, yếu kém trong công tác truyền
thông về vị trí, vai trò và chức năng của gia đình, xây dựng gia đình.
Việc đầu tư nguồn lực cho công tác gia đình còn eo hẹp và thiếu cơ
chế lồng ghép các mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình văo chương
trình phát triển kinh te “ xã hội của các ngành, cũng như của các địa
phương. Do vậy, những năm qua ở không ít địa phương, phong trào xây
dựng gia đình vẫn mang tính bề nổi, chạy theo thành tích và chưa trở
thành lối sống, thói quen hàng ngày của nhiều người và của nhiều gia
đình.
Haỉ là, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, gia đình Việt Nam
đã có nhiều biến đổỉ cần phảỉ nhận diện để xây dựng chiến lược phát
triển gia đình phù hợp,
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hình thức gia đình hạt
nhân trở nên phổ biến thay thế cho gia đình truyền thống nhiều thế hệ
trước đây. Có thể nhận diện ở một số biến đổi sau đây:
Biến đổỉ về quy mô của gia đình, Hiện nay, quy mô gia đình Việt
Nam ngày càng thu nhỏ và phổ biến là gia đình hai thế hệ cùng sống
chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như
trước, cá biệt còn một số gia đình đơn thân.
Biến đổi trong việc thực hiện các chức năng của gia đình. Trong xã
hội hiện đại, việc thực hiện các chức năng của gia đình cũng có nhiều biến

CXLIX Quyết định số 629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29-5-2012 “Phê duyệt
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030", tr.2.

2
đổi. Ví dụ: với việc ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ
hiện đại, các gia đình hiện nay có thể chủ động hơn trong việc thực hiện
chức năng sinh sản, như quyết định số con và khoảng cách giữa các lần
sinh; chủ động thời gian sinh con; cá biệt, một số trường hợp lạm dụng
công nghệ để lựa chọn giới tính khi sinh. Đây là một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang có xu hướng
gia tăng ở nước ta hiện nay.
Đối với chức năng kinh tế, do những thay đổi có tính chất quyết
định về cơ chế: chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa sang cơ chế thị trường nên
kinh tế gia đình có điều kiện và môi trường thuận lợi để phát triển, nhờ
vậy, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình Việt Nam đã được cải
thiện và nâng cao, nhất là sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, đẩý
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, kinh tế hộ gia
đình đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Khi chức năng kinh té được thực hiện tốt thì đồng thời, cũng tạo ra những
điều kiện vật chất thuận lợi để thực hiện tốt các chức năng giáo dục và
chức năng khác của gia đình.
Biển đổi trong các mối quan hệ của gia đình. Quan hệ giữa các thế
hệ trở nên dân chủ hơn; bình đẳng giới được đề cao hơn, cuộc sống riêng
tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong
đời sống của gia đình truyền thống. Sự biến đổi của gia đình cũng cho
thấy nó đang làm chức năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và
cũng làm thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi và
phù họp hơn với thời đại mới.
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, quan hệ giữa các thé hệ cũng
như các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình cũng không ngừng biến
đổi theo cả hai chiều: vừa tích cực, vừa tiêu cực.
Tuy nhiên, những biến đổi trong gia đình cũng dẫn đến nhiều vấn đề
bất cập, như: tạo ra sự ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia
đình, tạo khó khăn, trờ lực trong việc gìn giữ tinh cảm cũng như các giá trị
văn hóa truyền thống của gia đình; vấn đề hôn nhân và gia đình đang phải

28
1
đối mặt với những thách thức, biến đổi lớn; quan hệ gia đình có xu hưởng
trở nên lỏng lẻo hơn; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình...; đồng thời,
xuất hiện nhiều bi kịch trong gia đình; người già cô đơn, trẻ em sống ích
kỷ, bạo hành trong gia đình, V.V.. Những biến đổi này của gia đình cần
phải nhận diện rõ cả hai mặt để từ đó, có những giải pháp phù hợp xây
dựng những chuẩn mực gia đình Việt Nam trong bối cảnh mới.
Ba là, nhiều thách thức đặt ra đổi với vấn đề dân số và gia đình Việt
Nam hiện nay.
Hiện nay, ở nước ta công tác dân số và phát triển vẫn còn nhiều hạn
chế. Mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Mất cần bằng giới
tính khỉ sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng. Tốc độ già hóa dân số
đang ngày càng tăng. (Năm 2011, dân số 60 tuổi trở lên chiếm 10%, nghĩa
là Việt Nam chính thức bước vào quá trình già hóa dân số. Dự báo đến
năm 2035, tỉ lệ này tăng lên 20% với khoảng 21 triệu người cao tuổi).
Tuổi thọ bình quân của người dân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh
thấp.
Bổn là, công tác truyền thông và công: tác quản lý gia đình triển
khai thực hiện chưa thật hiệu quả.
Công tác truyền thông và công tác quản lý gia đình còn nhiều hạn
chế. Nội dung truyền thông, cung cấp dịch vụ chưa toàn diện, chủ yếu tập
trung vào kế hoạch hóa gia đình, chưa chú trọng đến “dân số và phát
triển”, vì vậy, các mặt cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và tác động qua
lại với phát triển chưa được nhận thúc rõ. Một số cấp ủy, chính quyền
chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp,
tầm quan trọng và ý nghĩa của việc quán triệt quan điểm “dân số và phát
triển”; lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt, chưa hiệu quả.
Do công tác truyền thông chưa tốt nên tình trạng ly hôn, nhất là ở
các thành phố lớn, các đô thị đang ngày càng gia tăng; tình trạng “sống
thử” trước hôn nhân đang phát triển mạnh trong một bộ phận giới trẻ...;
những hình thức “hôn nhân có yểu tố nước ngoài”, “hôn nhân đồng
giới”... cũng phát triển khá mạnh. Ở một số vùng người dân tộc thiểu sổ,

2
tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn khá phổ biến... Những vấn
đề này đòi hỏi một mặt, cần phải làm tốt công tác truyền thông, mặt khác,
cần làm tốt công tác quản lý gia đình.
Năm là, mâu thuẫn giữa nhu cầu cẩn bảo lưu, giữ gìn, phát huy
những giá trị truyền thống của gia đình với việc tiếp thu những giả trị
mới tiến bộ để xây dựng gia đình.
Hiện nay, việc xây dựng gia đình Việt Nam cần giải quyết tốt mốỉ
quan hệ giữa việc bảo lưu, giữ gìn những giá trị truyền thống của gia đình
với việc tiếp thu những giá trị mới tiến bộ trong xây dựng gia đình nhằm
đảm bảo không dẫn đến những mâu thuẫn, những xung đột giữa các thế
hệ, giữa các thành viên trong gia đình. Đây là một trong những vấn đề
đang đặt ra đòi hỏi mỗi thành viên của gia đình, cũng như các nhà tổ chức,
quản lý công tác xây dựng gia đình cần phải nhận thức rõ.
Xét dưới góc độ quản lý, trong nhiệm vụ xây dựng gia đình, làm thế
nào để tạo ra những điều kiện thuận lợi và nâng cao năng lực thực hiện tốt
các chức năng gia đình cho môi gia đình, giúp họ vừa phát triển kinh tế,
vươn lên thoát nghèo, làm giàu để có gia đình no ấm; vừa giải quyết hài
hòa các mối quan hệ gia đình, như: xung đột giữa các thế hệ về phép ứng
xử, lối sổng; chăm sóc trẻ em và người cao tuổi... Đây là vấn đề cần phải
được coi trọng giải quyết hài hòa bằng các biện pháp phù hợp.
Sáu là, bạo lực gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em vẫn
diễn ra phổ biến.
Mặc dù trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam có đề cập đến
trách nhiệm của các thành viên trong gia đỉnh đối với trẻ em, phụ nữ có
thai và người cao tuổi, các bộ luật quan trọng như “Luật Bình đăng giới”,
“Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” đã được ban hành, song trên thực
tế, những chính sách tác động đến vấn đề này chưa đem lại hiệu quả như
mong muốn. Tình trạng bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ qua biên giới
đang gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng, vấn đề chăm sóc trẻ
em chưa được coi trọng. Tình trạng trẻ em bị xâm hại, hoặc vi phạm pháp
luật ở tuổi vị thành niên đang ngày càng gia tăng, gây đau xót cho nhiều

28
3
gia đình và gây bất ổn xã hội. Quan hệ giữa vợ - chồng trong nhiều gia
đình ngày càng lỏng lẻo dẫn tới tình trạng tan vỡ gia đình có xu hướng gia
tăng.
Những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục hiệu quả
nhằm xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỤNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM
HIỆN NAY
3.1. Quan điểm xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
3.1.1. Xây dựng gia đình trên cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy
các giả trị truyền thong tốt đẹp của gia đình, đồng thời tiếp thu những
giá trị tiến bộ của nhân loại
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xẫ hội, xây dựng gia đinh mới
không mâu thuẫn với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt
đẹp vốn có của gia đình. Gia đình Việt Nam hiện nay là sản phẩm của hai
quá trình diễn ra song song, đồng thời - đó là quá trình hiện đại hóa các
giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình; đồng thời, truyền thống hóa
những giá trị, tinh hoa của gia đình trong xã hội hiện đại.
Quá trình hiện đại hóa các giá trị truyền thống của gia đình Việt
Nam biểu hiện ở chỗ: nhiều yếu tố trong gia đình truyền thống có giá trị
bền vững, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, như, sự gắn bó
giữa các thành viên trong gia đình; trên kính, dưới nhường; tình nghĩa
thủy chung; lòng hiếu thảo; tình yêu gia đình gắn chặt với tình yêu quê
hương đất nước... Những giá trị ấy đã được hun đúc từ hàng nghìn năm
trong tiến trình phát triển của dân tộc đên nay cần phải tiếp tục giữ gìn,
phát huy một cách phù hợp trong xã hội hiện đại.
Song song với quá trình đó là quá trình truyền thong hóa những giá
trị hiện đại. Nhiều giá trị mới, tiến bộ của xã hội hiện đại như bình đẳng,
dân chủ, hôn nhân một vợ - một chồng, bình đẳng giới,., đang trở thành
những giá trị mang tính phổ biến, trở thành lối sống thường nhật, thành
thói quen của nhiều gia đình trong xã hội hiện đại.

2
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ:
“Tiếp tục xây dựng gia đình kiểu mẫu “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con
cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu
nhau”. Kính trọng, bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi. Bảo trợ, giúp đỡ
người cao tuổi gặp khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa”CL.
3.1.2. Xây dựng gia đình theo các chuẩn mực của gia đình, thực
hiện tốt “Chiến lược phát triển gia đinh Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030” và Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25-10-2017 về công tác
dân so trong tình hình mới
Để làm tốt công tác xây dựng gia đình, trong nhiều năm qua, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề gia đình luôn được Nhà nước quan tâm tác
động bằng một hệ thống chính sách và điều chỉnh bằng nhiều văn bản
pháp luật khá hoàn chỉnh và toàn diện. Ngày 29-5-2012, “Chiến lược
phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, và tầm nhìn 2030 ” đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chiến lược đã xác định các quan điểm và
những chỉ tiêu cụ thể mang tính định hướng cho công tác xây dựng gia
đỉnh Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
theo đó, hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam no âm, tiến bộ,
hạnh phúc, văn minh; là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và
giáo dục nhân cách con người; thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào
lành mạnh của xã hội, qua đó, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống
tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ưu tiên, tạo điều kiện để các gia đình khu
vực nông thôn, miền núi, khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn nâng cao
thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đê thực hiện các mục tiêu này, cần tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền đối với
công tác gia đinh và làm tốt công tác truyền thông.
Ngày 25-10-2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân sổ

CL Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Dại hội đại biểu toàn quổc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.170.

28
5
trong tình hình mới, trong đó có nêu quan điểm cần quán triệt: “Tiếp tục
chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số
và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô,
cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ
hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bào đảm
phát triển nhanh, bền vững”CLI.
Công tác dân số là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, trong đó
có trách nhiệm của từng gia đình trong việc góp phần thực hiện tốt Nghị
quyết của Đảng.
3.1.3. Xây dựng gia đình trên cơ sở đảm bảo hôn nhân tiến bộ, tự
nguyện, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình
Gỉa đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát
triển bền vững của xã hội và thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng gia đình mới
thực hiện hôn nhân tiến bộ một vợ, một chồng trên cơ sở tình yêu chân
chính giữa nam và nữ, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Hôh nhân tự
nguyện, tiến bộ bao giờ cũng gồm hai mặt: tự do kết hôn và tự do ly hôn.
Nếu tự do kết hôn được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, thì ly
hôn là kết cục khó tránh khỏi khi tình yêu đôi lứa không còn và khi tình
trạng tràm trọng của cuộc sống chung không thể kéo dài. Tuy nhiên, ly
hôn dù bất cứ vì lý do nào cũng dẫn đến những hậu quả nặng nề cho gia
đình và xã hội, đồng thời, làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của
con trẻ. Vì vậy, ly hôn là chính đáng, song cần có sự bảo đảm của pháp lý,
có sự hỗ trợ, hòa giải của các đoàn thể xã hội, của cộng đồng.
Gia đình được xây dựng trên cơ sở gia đỉnh hòa thuận, xây dựng tốt
các mối quan hệ với các cộng đồng, tổ chức ngoài gia đình (họ hàng, thân
tộc, làng xóm, khu dân cư...). Thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của
các thành viên trong gia đình trong việc thực hiện các chức năng cơ bản
của gia đình và nghĩa vụ đối với xã hội, đặc biệt là trách nhiệm của các

CLI Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hộỉ nghị lần thứ sảu Ban Chấp hành Trung ương
khỏa XII, Vãn phòng Trung ương Đảng, H.2017, tr. 173.

2
thành viên trong gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi.
Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và
cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật hôn nhân và gia
đình, bình đẳng giới. Tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập
của các tệ nạn xã hội vào gia đình. Tăng cường phòng, chống bạo lực
trong gia đình. Khuyên khích phát huy các phong tục, tập quán, những
luật tục tốt đẹp trong cộng đồng dân cư và vận động người dân xóa bỏ các
hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình, nhất là trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
3.1.4. Xây dựng gia đình phải gắn liền với hình thành và xác lập
củng cổ mối quan hệ gắn bó với các cộng đồng, các thiết chề, tổ chức
ngoài gia đình
Hiện nay, công tác xây dựng gia đình chỉ đạt hiệu quả cao nếu một
mặt, biết khơi dậy những giá trị truyền thống tốt đẹp, mặt khác, chỉ ra
những tiêu cực và tác hại của nó để định hướng cho các gia đình trong
việc xây dựng gia đình mới tiến bộ; đồng thời, phải biết dựa vào cộng
đồng dân cư để thực hiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền phù hợp
nhằm triển khai những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
xây dựng gia đình, từ đó, tạo ra phong trào thi đua rộng khắp và hiệu quả.
Neu không khơi dậy được sự đồng thuận, tích cực hường ứng của cộng
đồng dân cư, nhất là ở các cấp độ thôn, làng, bản thì mục tiêu xây dựng
gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sẽ khó đạt được.
Hiện nay, ở nước ta đang dấy lên các phong trào, như: xóa đồi, giảm
nghèo, xây dựng các chuẩn mực gia đình, xây dựng nông thôn mới... Nhờ
có các phong trào này mà nhiều gia đình đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ
của cộng đồng và xã hội. Họ đã chủ động, sáng tạo vươn lên thoát nghèo,
thậm chí trở nên giàu có, xây dựng gia đình theo các chuẩn mực văn hóa
gia đinh, qua đó, góp phần vào sự tiến bộ chung của xã hội.

3.2. Giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
Một là, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác truyền thông về

28
7
xây dựng gia đình Việt Nam trong bổi cảnh mới hiện nay.
Để gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của
các cá nhân, nhất thiết phải coi trọng công tác xây dựng gia đình. Công
tác này được bắt đầu từ việc truyền thông nâng cao nhận thức của từng
người dân và các gia đình về vị trí, vai trò của gia đình để “phát huy vai
trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn
hóa, con người giàu lòng nhân ái, khoan dung, chân thành, tín nghĩa, trọng
đạo lý, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo, hiện đại. Xây dựng gia đình
no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”1.
Can đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức truyền thông về xây
dựng gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. Chú trọng hình thức truyền
thông bằng các thông điệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, tích cực đẩy mạnh tuyên truyền nêu gương người tốt,
việc tốt; phê phán những biểu hiện không đúng trong việc xây dựng gia
đình Việt Nam; phê phán những biểu hiện không lành mạnh ảnh hưởng
đến cuộc sống gia đình, cảnh báo các nguy cơ và hậu quả về mất cân bằng
giới tính khi sinh, đồng thời, cung cấp cho người dân và các gia đình về
chủ trương, chính sách, pháp luật, kỹ năng sống hên quan đến gia đình;
trách nhiệm của các thành viên đối với công việc trong gia đình; thực hiện
tốt chính sách, pháp luật về dân số gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc;
đề cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chính sách
dân số; “đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ
trẻ”2; xây dựng các chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam.
Lồng ghép kiến thức xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc,
văn minh và phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình giáo
dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu củá từng ngành học, cấp học.

*• 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ XIII,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I, tr.263,144.
Hai là, phát huy vai trò cửa hệ thống chinh trị và của các tổ chức
hội đoi với công tác gia đình.

2
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự chỉ đạo của chính
quyền các cấp đối với cồng tác gia đình. Nhà nước có vai trò rất lớn đối
với gia đình. Thể chế chính trị và thiết chế xã hội là những yếu tố cơ bản
đảm bảo cho gia đinh ổn định và phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần xây
dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách nhằm phát huy sức
mạnh tổng hợp của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương,
của các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên...), đoàn
thể, huy động toàn dân vào việc chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam
trong thời kỳ mới. Cảc cấp ủy đảng, chỉnh quyền và các tổ chức hội, cũng
như mỗi thành viên trong xã hội cần xác định: công tác gia đình là một nội
dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã
hội hàng năm, 5 năm và dài hạn của từng địa phương. Thường xuyên chủ
động rà soát, đánh giá tình hình gia đình tại địa phương, từ đó, xây dựng
chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn, thách
thức về gia đình và công tác gia đỉnh. Xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu
trong hôn nhân và gia đình, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời, tăng cường
phòng, chống các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình; đấu tranh chống lối sống
suy đồi, thực dụng, vị kỷ; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em.
Kiện toàn, bồi dưỡng đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
làm công tác gia đình các cấp vững mạnh. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ
chức bộ máy, cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em các cấp.
Chính quyền các cấp cần quy hoạch đủ cán bộ, đào tạo, hỗ trợ cán bộ có
năng lực phụ trách công tác gia đình. Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương
mẫu trong việc tổ chức xây dựng gia đình.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác gia đình. Xây dựng
chính sách, pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác
gia đình. Đầu tư các nguồn lực cho cơ sở, tạo điều kiện cho gia đỉnh có đủ
năng lực thực hiện các chức năng cơ bản của mình.
Gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc thực hiện nghiêm

28
9
túc các chủ trương, chính sách, luật pháp, quy định của Đảng và Nhà
nước; phát huy nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, xây dựng tình
làng nghĩa xóm, đoàn kết gắn bó cộng đồng.
Cán bộ, đảng viên đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong việc
thực hiện chủ trương, chính sách vể công tác dấn số và phát triển, nhất là
sinh đủ hai con; chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức
lan tỏạ sâu rộng trong toàn xã hội.
Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện tot an sinh xã hội
nhằm nâng cao đời sổng vật chất và tỉnh thản cho các gia đình.
Sự tác động của kinh tế trong thời kỳ hội nhập tới gia đình là rất
lớn; Trong điều kiện Việt Nam còn nhiều khó khăn, khi các thành viên
trong gia đình còn dành nhiều thời gian cho hoạt động kinh tế thì sự chăm
lo dành cho các thành viên trong' gia đình và ngay chính bản thân chưa
kịp thời và đầy đủ, cơ hội tham gia các hoạt động xã hội không nhiều. Do
vậy, công tác xóa đói, giảm nghèo là một tiền đề cơ bản giúp gia đình ổn
định và phát triển. Việc nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển
kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng
thu nhập và phúc lợi, đặc biệt, đối với các hộ gia đình chính sách, hộ
nghèo và cận nghèo là công tác thường xuyên và cần được đẩy mạnh, cần
đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo
đa chiều theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu
quả sự trợ giúp của quốc tế. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tể, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để
người nghèo, hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn tự vươn lên thoát nghèo
bền vững; kết hợp các chính sách của Nhà nước với sự trợ giúp có hiệu
quả của toàn xã hội. Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính
quyền, đoàn thể trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới, tạo điều kiện hỗ trợ các gia đình, đặc biệt là các gia đình đồng
bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi phát triển kinh tế,
cải thiện đời sống nhân dân.

2
Bốn là, đẩy mạnh nghiên cửu khoa học và phổ biển hệ thong giá trị
của văn hóa gia đình Việt Nam.
Nghiên cứu khoa học về các giá trị truyền thống của gia đình là hoạt
động rất quan trọng đối với việc củng cố, điều chỉnh và xây dựng chuẩn
mực văn hóa gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu đầy
đủ về truyền thống văn hóa gia đình Việt Natn là cơ sở cho việc xây dựng
chuẩn mực văn hóa định hướng cho gia đình Việt Nam trong các giai
đoạn, làm cơ sở cho quá trinh nghiên cứu các nội dung, biện pháp giáo
dục gia đình phù hợp với các đối tượng, các nhóm dân cư và vùng địa lý.
Nghiên cứu sự phối hợp giữa quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội với vai
trò tự quản của gia đình trong việc củng cố các quan hệ gia đình, thực
hiện vai trò và chức năng của gia đình. Nghiên cứu phương pháp làm cân
băng giữa công việc và gia đình trong xã hội hiện đại, giúp các thành viên
gia đình vừa có điều kiện cống hiến cho xã hội, vừa có điều kiện chăm sóc
gia đình.
Năm là, phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ gia đình.
Hệ thống dịch vụ hỗ trợ gia đình là nhóm hoạt động vừa mang tính
kinh tế, vừa mang ý nghĩa xã hội rộng khắp; tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân có thời gian, kiến thức để phát triển gia đình và các thành viên
gia đình có nhiều thời gian quan tâm đến nhau hơn. Hoạt động này tuy
phát triển tốt hơn ở khu vực kinh tế phát triển nhưng sẽ vẫn rất cần được
thực hiện ngay tại cả những vùng mà điều kiện kinh tế còn hạn chế. Khi
được hỗ trợ những hoạt động gia đình, các thành viên lao động chính sẽ
tập trung cho đầu tư sản xuất, tăng trưởng kinh tế; việc chăm sóc người
già, trẻ em vẫn được quan tâm. Bảo đảm cho các hộ gia đình tiếp cận dịch
vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông
tin. Ưu tiên cho gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình ở huyện
nghèo, xã nghèo vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Kiện toàn mạng lưới
cung cấp dịch vụ gia đình; chú trọng xây dựng các dịch vụ gia đình phù
hợp với thực tế từng vùng, địa phương và nhu cầu thực tế của các nhóm


29
1
đối tượng; kết họp với việc rà soát thực trạng và tăng cường kiểm tra
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các dịch vụ đó.
“Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung cấp
dịch vụ dân số toàn diện về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân
so... Phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm
bệnh tật trước sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh
sản trước hôn nhân. Tăng cường kết nối, hợp tác với các cơ sở cung cấp
dịch vụ ngoài công lập. Đổi mới phương thức cung cấp, đưa dịch vụ tới
tận người sử dụng; thúc đẩy cung cấp dịch vụ qua mạng”CLII'

c. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN


1. Hãy phân tích làm rõ câu nói của Hồ Chí Minh: “Nhiều gia đình
cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì
xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.
2. Đồng chí có đề xuất gi để góp phần xây dựng gia đình Việt Nam
hiện nay? Vai trò, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, quản lý trong xây
dựng gia đình hiện nay?

D. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Làm rõ vị trí, các chức năng cơ bản của gia đình và những yếu tố
tác động đến xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay?
2. Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng gia đình Việt
Nam hiện nay?
3. Theo đồng chí, để xây dựng gia đình Việt Nam thực sự no ấm,
tiến bộ, hạnh phúc, văn minh thì phải có những giải pháp nào? Vai trò,
trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, quản lý trong xây dựng gia đình hiện
nay?

CLII Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương
khỏa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2017, tr. 181.

2
E. TÀI LIỆU HỌC TẬP
* Tài liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa
xã hội khoa học (Dừng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý
luận chính trị, H.2021.
2. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25-10-2017 về công tác dần sể
trong tình hình mới trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị
lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương
Đảng, H.2017, tr. 169-186.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021, t.I.
* Tài liệu đọc thêm
ì. Luật Bình đẳng giới, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2007.
2. Luật Hôn nhân và Gia đình, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2010.
3. Luật Phòng chổng bạo lực gia đình, Nxb. Chính trị quốc gia Sự
thật, H.2008.
4. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định sổ 629/QĐ-TTg ngày 29-5-
2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển gia đình Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
5. Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 04-02- 2020
của Thủ tướng Chỉnh phủ về Đẩy mạnh công tác phòng, chổng bạo lực
gia đình.
6. Ban Chấp ,hậnh Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Chỉ thị
số 06-CT/TW ngày 24-6-2021 của Ban Bỉ thư về tăng cường sự ìãnh đạo
của Đảng đổi với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.


29
3
MỤC LỤC

Lời giới thiệu.................................................................................... 7


Lời nói đầu...............................................................................................9
Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chù nghĩa xã hội khoa
học............................................................................................... 11
Bài 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và ý nghĩa thời đại
ngày nay........................................................................................36
Bài 3: Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân..................................71
Bài 4: Chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và thực tiễn xây
dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến năm 1991 .... 96
Bài 5: Các mô hình và trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thể giới hiện
nay...............................................................................................129
Bài 6: Lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
.................................... 175
Bài 7: Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội................................................................................204
Bài 8: Dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay................................................. 233
Bài 9: Gia đình và xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay........ 268

2
GIÁO TRÌNH
CHÚ NGHĨA XÃ Hịl KHOA HỌC

Chịu trách nhiệm xuất bản


Giám đéc
TS NGUYỄN CHÍ HƯỚNG

Chịu trách nhiệm nội dung


Phó Giám đốc - Tổng Biên tập
TS NGUYỄN MẬU TUÂN

Biên tập: PHẠM THỊ ĐÀO TRÂM


Chế bản: DƯƠNG VĂN VINH
Sửa bản in: PHẠM THỊ ĐÀO TRÂM
Trình bày bìa: DƯƠNG VĂN VINH

295
In 10.000 cuốn, khổ 16 X 24 cm tại Công ty In Bộ Quốc phòng.
Địa chỉ: Thôn Lưu Phái, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.
Số XNĐKXB: 821-2021/CXBIPH/06-06/LLCT, ngày 15-3-2021.
ISBN: 978-604-962-709-5.
Quyết định xuất bản số 92/QĐ-NXBLLCT, ngày 22-6-2021.
In xong và nộp lưu chiểu Quý III năm 2021.

You might also like