You are on page 1of 12

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

*****

BÀI THU HOẠCH


TUẦN HỌC TẬP CHÍNH TRỊ ĐẦU KHÓA

TRUYỀN THỐNG HỌC VIỆN


CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH,
KẾ HOẠCH HỌC TẬP TOÀN KHÓA - AF210302

Người thực hiện: Nguyễn Duy Chính


Mã học viên: AF210302
Lớp: K72-A06

Hà Nội – 2021
1

MỞ ĐẦU

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Ban Chấp
hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường
xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là
trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp,
cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị -
xã hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý
phục vụ giảng dạy, học tập, góp phần cung cấp luận cứ khoa học trong việc hoạch
định đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 ở Việt Nam bùng phát từ ngày 27-4 đến
nay, được đánh giá là khốc liệt hơn gấp nhiều lần so với 3 đợt dịch trước, điều đó
đã làm ảnh hưởng tới mọi hoạt động đời sống văn hóa tinh thần và giáo dục; hoạt
động kinh tế - xã hội; cấu trúc xã hội và nền kinh tế, … dịch bệnh đã khiến chúng
ta phải thay đổi phương thức hoạt động để khắc phục những khó khăn và thích
nghi với tình hình mới của đời sống kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ tính chất nguy
hại của dịch bệnh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã tổ chức thông
báo, nhập học và có kế hoạch làm thủ tục đầu khóa học các lớp cao cấp lý luận
chính trị hệ tập trung K72, khóa học 2021 – 2022 với hình thức trực tuyến. Để
phục vụ cho việc học trực tuyến mỗi học viên đã được Học viện cung cấp tài khoản
và tập huấn sử dụng phần mềm học trực tuyến Microsoft Teams.
Tuần đầu của khóa học, học viên đã tham gia học và hoàn thành một số
công việc như sau: Nộp file ảnh thẻ học viên do Trung tâm Ứng dụng công nghệ
thông tin, Vụ Quản lý đào tạo và Giáo viên Chủ nhiệm lớp thực hiện; Được nghe
phổ biến nội quy, quy chế, quy định của Học viện do Văn phòng Học viện, Văn
phòng Đảng ủy, Vụ Quản lý đào tạo; Nghe Ban Chỉ đạo 35 thực hiện phổ biến
2

Hướng dẫn bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh chống quan điểm sai trái thù địch;
sau buổi hướng dẫn, bản thân và lớp K72A06 đã cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức
sinh hoạt lớp; tham dự Lễ Khai giảng năm học mới được tổ chức bằng cả 2 hình
thức trực tiếp tại Hội trường và trực tuyến qua phần mềm Microsoft Teams – đây
là một điều đặc biệt so với các khóa học trước, khóa học K72 năm học 2021 –
2022.
Sau tuần lễ học tập chính trị đầu khóa, đã để lại cho học viên nhiều cảm
nhận sâu sắc, nhiều thông tin mới bổ ích sau khi xem bộ phim tài liệu “70 năm
truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác”, từ đó học viên có những thông
tin và nhận thức cơ bản để viết bài thu hoạch của học viên với tiêu đề: Truyền
thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và kế hoạch, giải pháp cho bản
thân để đạt mục tiêu khóa học.
NỘI DUNG
I. Truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tháng 9-1949, Học viện, lúc đó là Trường Ðảng Nguyễn Ái Quốc đặt tại xã
Bình Thành, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đã vinh dự được đón Chủ tịch
Hồ Chí Minh về thăm. Người đến dự lễ khai giảng lớp khóa II của hai khóa huấn
luyện cán bộ đầu tiên và viết vào sổ vàng của trường lời huấn thị: Học để làm việc,
làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Ðoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân,
phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải: cần, kiệm, liêm,
chính, chí công, vô tư.
Ngày Bác Hồ về thăm trở thành Ngày truyền thống của Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh. Lời dặn của Bác, cũng là bài học đầu tiên mà Người dành
cho thày, trò trường Ðảng, trở thành chỉ dẫn quý báu cho công tác đào tạo, rèn
luyện cán bộ của Ðảng ta nói chung và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
nói riêng.
70 năm qua, tự hào luôn là mái trường Ðảng mang tên Bác Hồ kính yêu,
mỗi bước trưởng thành và dấu mốc phát triển của Học viện Chính trị quốc gia Hồ
3

Chí Minh luôn gắn liền với tiến trình cách mạng Việt Nam. Ðó là: Trường Ðảng
Nguyễn Ái Quốc (năm 1949) đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho công cuộc kháng
chiến, kiến quốc; Trường Ðảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương (năm 1962) đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự
nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; Trường Ðảng cao
cấp Nguyễn Ái Quốc (năm 1977) tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng
yêu cầu của thời kỳ đầu cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Học viện Khoa học
Xã hội mang tên Nguyễn Ái Quốc (năm 1986) mang trọng trách chính trị lớn lao
trong những năm đầu thời kỳ đổi mới; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(năm 1993) và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (năm 2007)
với những bước phát triển mới mang tính hệ thống và có trọng trách phục vụ sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Từ
năm 2014 đến nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là một hệ thống bao
gồm trung tâm Học viện và năm học viện trực thuộc (bốn học viện khu vực ở Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Cần Thơ và Học viện Báo chí và Tuyên
truyền), với những đổi mới toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh
đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển nhanh, bền vững đất nước và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đào tạo nên lớp lớp cán bộ
lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Ðảng và hệ thống chính trị có trình độ lý luận, năng
lực tổ chức thực tiễn, có bản lĩnh và phẩm chất cần thiết đáp ứng kịp thời và có
hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp cách mạng trong các thời
kỳ. Ðến nay, đã có hàng trăm nghìn cán bộ trung, cao cấp được học tập và rèn
luyện tại Học viện, trở thành nguồn cán bộ quý báu lãnh đạo, tổ chức quần chúng
nhân dân viết nên những trang sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam.
Học viện đã có những đóng góp to lớn vào công tác nghiên cứu, tuyên truyền
và giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định vị thế là
trung tâm quốc gia nghiên cứu lý luận chính trị và tư vấn chính sách cho Ðảng,
4

Nhà nước. Ðội ngũ các nhà khoa học của Học viện là lực lượng chủ lực giảng dạy,
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin; đi đầu trong việc nghiên cứu làm rõ nội dung,
khẳng định giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh; cung cấp những luận chứng
thuyết phục trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền tảng tư tưởng, lý luận của
Ðảng. Trong những năm đổi mới, kết quả nghiên cứu khoa học của Học viện đã
góp phần làm rõ nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta; góp phần phân tích, đánh giá thời đại ngày nay và thế giới
đương đại; bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội; bổ sung, hoàn thiện lý luận và chủ trương, đường lối, chính
sách về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về xây dựng, chỉnh đốn
Ðảng và hệ thống chính trị, về tôn giáo, quyền con người và bình đẳng giới, v.v.
Ðặc biệt, trong nhiều nhiệm kỳ qua, cán bộ Học viện đã trực tiếp tham gia nghiên
cứu, xây dựng các nghị quyết của Trung ương và các văn kiện Ðại hội Ðảng.
Trong những năm qua, triển khai thực hiện tốt các nghị quyết của Ðảng, tổ
chức, bộ máy của Học viện ngày càng được kiện toàn theo hướng hệ thống, đồng
bộ, bảo đảm dân chủ, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Học viện tăng cường
phân công, phân cấp, phát huy tính chủ động sáng tạo và những lợi thế của các
học viện trực thuộc. Sự phối hợp giữa các đơn vị trong hệ thống Học viện ngày
càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Công tác hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ các
trường chính trị tỉnh, thành phố có bước phát triển rõ rệt, khẳng định vai trò là hình
mẫu và hạt nhân của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong hệ thống các
cơ sở đào tạo lý luận chính trị của cả nước. Hoạt động hợp tác quốc tế được đẩy
mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học, góp
phần nâng cao vị thế và uy tín của Học viện. Công tác báo chí và xuất bản được
quan tâm, đầu tư phát triển, giữ vững bản chất của báo chí cách mạng và ngày
càng đáp ứng yêu cầu của báo chí hiện đại. Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử
Ðảng được tổ chức chặt chẽ, đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, giúp nâng
cao nhận thức, giáo dục chính trị và tăng cường lòng yêu nước, trách nhiệm đối
5

với quốc gia, dân tộc trong cán bộ, đảng viên và toàn xã hội. Công tác xây dựng
cơ sở vật chất, kỹ thuật được chú trọng, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông
tin và xây dựng mô hình quản trị thông minh tại Học viện được xác định là một
trong những nhiệm vụ cấp bách, góp phần hiện đại hóa Học viện.
Phát huy truyền thống quý báu của trường Ðảng, học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tập thể cán bộ, giảng viên,
công chức, viên chức và người lao động của Học viện luôn đoàn kết một lòng,
gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, xây dựng và giữ gìn môi trường sư phạm thân thiện, sáng tạo và mẫu
mực. Các thế hệ cán bộ của Học viện luôn để lại hình ảnh trong sáng về người
đảng viên, cán bộ, người thầy giáo, cô giáo trường Ðảng. Nhiều người được Nhà
nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.
Với những đóng góp liên tục, to lớn trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và
nghiên cứu lý luận, Học viện đã được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương
Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh (hai lần), danh hiệu Anh hùng Lao động và
nhiều danh hiệu cao quý khác. Ðây là sự ghi nhận và tuyên dương của Ðảng, Nhà
nước và nhân dân đối với những thành tựu to lớn và đóng góp xứng đáng của Học
viện vào sự nghiệp cách mạng của Ðảng và dân tộc; là niềm tự hào của các thế hệ
cán bộ đã từng học tập, công tác tại trường Ðảng mang tên Bác.
II. Kế hoạch, giải pháp cho bản thân để đạt mục tiêu khóa học
2.1. Xác định mục đích học tập
Học tập lý luận chính trị là một việc làm cần thiết, có vai trò quan trọng
trong việc phát triển tư duy lý luận của con người. Học tập lý luận chính trị là biện
pháp nhằm nâng cao năng lực, đạo đức, phẩm chất cán bộ, VI. Lênin từng nói
“Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng”. Qua tham
gia các hoạt động của tuần sinh hoạt tuần sinh hoạt chính trị đầu khóa, là một học
viên, tôi nhận thấy mục đích học tập lý luận chính trị cụ thể như sau:
6

Thứ nhất, học lý luận chính trị để làm tốt công việc được giao: Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh muốn làm cách mạng thì phải học lý luận cách mạng bởi vì
“không học lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động”. Việc học tập
lý luận chính trị mới giúp cán bộ đảng viên nâng cao trình độ lý luận chính trị để
giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng nhất là trong thời đại hiện nay. Việc
học tập lý luận chính trị cũng tránh tình trạng học lý luận suông, tình trạng lười
học lý luận để vận dụng lý luận vào công việc thực tế của cơ quan để có phương
pháp làm việc hiệu quả hơn.
Thứ hai, học lý luận chính trị để làm người tốt, người có ích cho xã hội: dạy
và học làm người là một yêu cầu cốt lõi gắn bó với yêu cầu dạy và học để làm
việc. Làm người tốt sẽ quyết định việc trở thành cán bộ tốt. Học để làm người theo
tư tưởng của Hồ Chí Minh chính là để có những phẩm chất quý giá như: Biết yêu
thương con người; tôn trọng con người; trọng dụng con người, nhất là những người
tài đức; khiêm tốn; khoan dung; độ lượng; tất cả vì độc lập, tự do và hạnh phúc
của con người.
Thứ ba, học lý luận chính trị để làm cán bộ: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ
vai trò của cán bộ “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không
tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt”. Để làm cán
bộ tốt, cần học lý luận chính trị để củng cố và thêm tin tưởng vào Đảng, vào nhân
dân và tương lai của cách mạng. Học lý luận chính trị mới hiểu quy luật phát triển
của xã hội, quy luật vận động của cách mạng Việt Nam, do đó mà có niềm tin khoa
học vào sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ tư, học lý luận chính trị để phục vụ Đảng, giai cấp, nhân dân, Tổ quốc
và nhân loại: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng viên đều là công bộc của nhân
dân, việc học lý luận chính trị phải ra sức học tập nghiên cứu lý luận và thực hành
lý luận để nâng cao phẩm chất và năng lực, đổi mới tư duy, đổi mới phong cách
làm việc để có thể phục vụ Đảng, phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ
quốc và nhân loại được tốt hơn.
7

2.2. Xác định thái độ học tập


Để việc học tập lý luận chính trị có kết quả tốt thì trước hết học viên cần
phải có thái độ học tập đúng. Thái độ học tập đúng thì cần phải quan tâm, lưu ý
một số điểm như sau:
Thứ nhất, phải coi học tập lý luận chính trị là một nhiệm vụ chính trị: Các
học viên đều là các đảng viên được cơ quan, đơn vị cử đi học do vậy đây cũng là
một nhiệm vụ cần phải hoàn thành tốt mà cơ quan, đơn vị giao cho. Với khối lượng
kiến thức, chương trình cao cấp lý luận khá đồ sộ, nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực
trong khi thời gian học không nhiều, nếu không có tinh thần tự giác, cầu thị, chịu
khó thì việc học tập lý luận chính trị không thể có kết quả tốt.
Thứ hai, phải khiêm tốt, thật thà, chống tự kiêu, tự mãn: Khiêm tốn, thật thà
là những phẩm chất đạo đức quý báu cần thiết phải có trong học tập lý luận chính
trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ, đảng viên: Không ai có thể tự cho mình
là đã biết đủ rổi, biết hết rồi. Người nào tự cho mình là đã biết đủ rồi, thì người đó
là dốt nhất. Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập. Do vậy trong
quá trình học tập các học viên cần nhận biết cái chưa đúng, chưa đủ, chưa sâu sắc
của bản thân về những nội dung rất phong phú của chương trình cao cấp lý luận
chính trị; biết học tập và đúc kết kinh nghiệm học tập, nghiên cứu lý luận từ những
người giỏi hơn; biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác để mài giũa năng
lực học tập, nghiên cứu, tự hoàn thiện mình để ngày càng tiến bộ trong học tập và
trong công tác.
2.3. Lựa chọn phương pháp học tập có hiệu quả
Để có kết quả học tập lý luận chính trị có kết quả cao, ngoài có thái độ học
tập đúng đắn thì cũng đòi hỏi học viên phải có phương pháp học tập hiệu quả khoa
học. Một phương pháp học tập khoa học, hiệu quả đòi hỏi học viên phải thực hiện
những yêu cầu sau:
Thứ nhất, lý luận liên hệ với thực tế, học đi đôi với hành: Chủ tịch Hồ Chí
Minh xác định rõ phương châm, phương pháp học tập lý luận chính trị là “Phương
8

châm, phương pháp học taaoj là lý luận liên hệ thực tế. Phải biến những điều đã
học thành hành động cách mạng thực tế. Học phải đi đôi với hành, chứ không phải
học để nói suông”. Do vậy cán bộ, đảng viên phải vừa biết dùng kiến thức lý luận
vào thực tế công tác, lại “phải vừa làm vừa học, nghiên cứu không những trong
sách vở mà ngay trong những công tác của mình”; và, qua thực tế làm việc tốt, tự
cải tạo tư tưởng, nâng cao trình độ tư tưởng, lập trường, quan điểm và phương
pháp làm việc của mình để có thể đóng góp được nhiều nhất cho sự nghiệp cách
mạng của Đảng.
Thứ hai, phải độc lập suy nghĩ, tự do tư tưởng: Học tập, nghiên cứu lý luận
chính trị thì phải đào sâu, hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một
trong sách. Tránh lối học vẹt, chỉ biết nhắc lại kiến thức trong giáo trình, trong tài
liệu tham khảo. Các vấn đề chưa rõ, chưa thông suốt thì cần mạnh dạn đề xuất và
thảo luận trong nhóm, trong lớp, tham khảo thầy, cô, tìm hiểu thêm trong các tài
liệu khác để nắm bắt được vấn đề.
2.4. Xây dựng kế hoạch học tập rèn luyện của bản thân
Để học tốt, có hiệu quả chương trình học cao cấp lý luận chính trị, Tôi có
mạnh dạn đề xuất kế hoạch học tập, rèn luyện của bản thân như sau:
Thứ nhất, về quy định, nội quy học tập: Luôn tuân thủ nghiêm nội quy, quy
chế đào tạo của trường, tuân thủ giờ giấc học tập, các quy định về tự học, các quy
định về thi cử của trường.
Thứ hai về thái độ, tinh thần học tập: Có thái độ học tập nghiêm túc, coi học
tập lý luận chính trị là một nghiệm vụ của mình. Luôn cầu thị, khiêm tốn, chịu khó
nghiên cứu tài liệu, tham gia xây ý kiến xây dựng bài.
Thứ ba, về việc học tập lý luận chính trị:
+ Đối với việc tự học trước môn học: Nghiên cứu giáo trình, xác định rõ các
vấn đề trọng tâm cần nắm được, các vấn đề chưa rõ cần ghi chú lại để có thểm tìm
hiểu thêm từ các tài liệu khác ở trên thư viện, trên mạng. Nêu ra các vấn đề cần
9

làm rõ, chưa hiểu để có thể thảo luận trên lớp, tham khảo ý kiến của các thầy, cô
trên lớp
+ Đối với việc học tập trên lớp: Thực hiện đi học đúng giờ, đầy đủ, chịu khó
nghe giảng, nghiên cứu tài liệu, có ý thức tự giác xây dựng bài, trao đổi làm việc
nhóm, nêu các vấn đề chưa rõ cần thảo luận thêm. Cầu thị, chịu khó học hỏi từ các
đồng chí học viên khác trong lớp; thảm khảo, xin ý kiến của các thầy cô đối với
các vấn đề chưa rõ, cần tìm hiểu thêm để từ đó nắm được các vấn đề cốt lõi của
môn học. Liên hệ với thực tế công tác để áp dụng trong thực tế từ đó rút ra các mặt
còn hạn chế, các mặt còn làm chưa tốt để từ đó có các biện pháp hoàn thiện, nâng
cao hiệu quả công việc cũng như nắm rõ hơn cơ sở lý luận.
+ Đối với việc học tại nhà, sau khi kết thúc môn học: Tự đặt ra các câu hỏi,
các tình huống, tham khảo các câu hỏi các học viên trong lớp đề xuất trong phần
tự học để tìm hiểu thêm.
5.2. Đề xuất một vài giải pháp để học viên đạt được các yêu cầu
- Học viên phải tự giác học tập.
- Tăng cường tổ chức cho học viên thảo luận tổ nhóm.
- Tăng cường cho học viên nghiên cứu độc lập và trình bày suy nghĩ của
bản thân.
- Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
- Tăng cường việc trao đổi giữa giảng viên và học viên trên lớp.
- Giảm việc thuyết trình của giảng viên.
- Thiết lập thư viện điện tử để học viên có thể tra cứu các tài liệu dưới dạng
file điện tử do hiện nay hầu hết các học viên đều có các thiết bị điện tử thông minh,
việc này sẽ giúp học viên có thể tra cứu, nghiên cứu tài liệu online nâng cao khả
năng tiếp cận tài liệu học
- Tăng cường đi thực tế để nâng cao hiểu biết từ thực tế để vận dụng tốt giữa
lý luận với thực tế.
10

KẾT LUẬN

Tuần lễ học tập chính trị đầu khóa đã để lại cho bản thân học viên nhiều
nhiều cảm nhận sâu sắc và hiểu rõ về ngôi trường có bề dầy truyền thống trong
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa
học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội; đồng
thời cung cấp luận cứ khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của
Đảng, Nhà nước thông qua việc nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh
đạo, quản lý.
Mặc dù, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Học viện vẫn kịp
thời tổ chức tuần lễ học tập chính trị đầu khóa bằng hình thức trực tuyến để cung
cấp cho học viên những thông tin về khóa học, các nội quy, quy định của Học
viện, phổ biến các quy chế đào tạo cao cấp lý luận chính trị và đặc biệt với buổi
Lễ khai giảng năm học mới thật đặc biệt bằng hình thức trực tuyến và kết thúc là
buổi hướng dẫn về bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch.
Học tập tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là niềm vinh dự nhưng
đây cũng đồng thời là những thách thức và áp lực hoàn thành các môn học đối với
tất cả các học viên nói chung và bản thân học viên nói riêng. Với sự cố gắn của
bản thân và với chỉ bảo tận tình của các thầy/cô giáo trong Học viện sẽ giúp cho
học viên hoàn thành tốt khóa học, có them những kiến thức mới có thể vận dụng
trong thực tế cho công việc và đời sống của Học viên sau này.
11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Cổng thông tin điện tử Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(https://www.hcma.vn);
2. Quyết định số 145-QĐ/TW, ngày 08/8/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh;
3. Phim tài liệu: 70 năm truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác;
4. Quyết định số 6125-QĐ/HVCTQG, ngày 18/10/2018 của Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh về Ban hành Quy chế đào tạo Cao cấp Lý luận chính trị;
5. Quyết định số 1604-QĐ/HVCTQG, ngày 22/4/2021 của Học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh về Ban hành Quy định vể tổ chức giảng dạy, quản lý đào tạo trực
tuyến tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
6. Kế hoạch số 351-KH/HVCTQG, ngày 30/8/2021 của Học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh về làm thủ tục đầu khóa học các lớp cao cấp lý luận chính trị hệ
tập trung K72, khóa học 2021 – 2022;
7. Kế hoạch số 359-KH/HVCTQG, ngày 01/9/2021 của Học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh về Kế hoạch giảng dạy-học tập lớp cao cấp lý luận chính trị hệ
tập trung K72.A06 khóa học 2021 – 2022;
8. Báo điện tử Nhân dân: https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/70-nam-truyen-
thong-ve-vang-cua-truong-ang-mang-ten-bac-370878.

You might also like