You are on page 1of 9

Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh

Lâm Gia Huy

***

KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Tp. Hồ Chí Minh 2021


Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh

KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG


Chủ nhiệm đề tài: Lâm Gia Huy

Người hướng dẫn: Đào Thị Việt Hương


I. Tổng quan
Trong thời đại ngày nay bảo vệ môi trường không còn là vấn đề riêng của
một quốc gia mà đã trở thành mối quan tâm của toàn cầu. Do vậy, Ngành Kỹ thuật
môi trường trở thành ngành học đang được nhiều phụ huynh và thí sinh quan tâm
trong những năm gần đây nhất là vào thời điểm tuyển sinh.

Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Kỹ thuật Môi trường (KTMT) bao gồm
cả môn học về kiến thức và kỹ năng. Sinh viên ngành KTMT được đào tạo và có
đủ năng lực về kiến thức và kỹ năng phục vụ nhiệm vụ:
   (i) Thiết kế kỹ thuật, thi công, giám sát mạng lưới cấp thoát nước đô thị và
công nghiệp, các công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn phát
sinh từ các hoạt động dân dụng, dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.
   (ii) Vận hành và đánh giá các công trình và hệ thống kiểm soát ô nhiễm
môi trường như hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn sinh hoạt, công
nghiệp và nguy hại.
Sinh viên ngành Kỹ thuật Môi trường cũng được trang bị các kiến thức về
quản lý các công trình bảo vệ môi trường (BVMT) nhằm giúp cho sinh viên có
thêm cơ hội việc làm tại các cơ quan quản lý môi trường Nhà nước và công ty tư
vấn. Điểm nổi bật CTĐT ngành Kỹ thuật Môi trường của Trường Đại học Bách
Khoa – ĐHQG Tp.HCM là:
   (i) CTĐT bao gồm cả kiến thức kinh tế, xã hội và quản lý, giúp sinh viên
đạt được kỹ năng đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và tính thân thiện môi trường
của các dự án hay công trình bảo vệ môi trường;
   (ii) CTĐT giúp sinh viên có kỹ năng thực hành nghề nghiệp bao gồm phân
tích chất lượng môi trường đất, nước, không khí;
   (iii) CTĐT cung cấp kỹ năng thiết kế xây dựng, cơ điện phục vụ cho thiết
kế hay vận hành các thiết bị và công trình bảo vệ môi trường thông qua các đồ án
môn học, thực tập trong và ngoài Trường;
   (iv) CTĐT cung cấp cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu thông qua các đề
tài nghiên cứu do sinh viên thực hiện hoặc tham gia các dự án nghiên cứu cùng với
các giảng viên và giáo sư.
  (v) CTĐT đã được chứng nhận kiểm định chất lượng AUN-QA năm 2016,
sinh viên tốt nghiệp loại khá và giỏi có cơ hội tuyển thẳng vào bậc cao học ngành
KTMT hoặc ngành Quản lý TNMT, Trường ĐHBK.
II. Chương trình đào tạo
Cấp độ Chuẩn đầu ra
Cấp độ I
Phần 1: KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN KỸ THUẬT
1.
Cấp độ II
KIẾN THỨC TOÁN VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
1.1.
Cấp độ III
Toán giải tích (đạo hàm, vi phân, tích phân, PT vi, tích phân…)
1.1.1.
1.1.2. Toán đại số
1.1.3. Xác suất thống kê
1.1.4. Vật lý (bao gồm kiến thức thí nghiệm vật lý)
1.1.5. Hóa học (Hóa học đại cương bao gồm kiến thức thí nghiệm, Hóa phân tích)
1.1.6. Sinh học (Vi sinh vật bao gồm kiến thức hóa sinh và thí nghiệm, Sinh thái học)
Cấp độ II
KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
1.2.
Cấp độ III
Cơ lưu chất
1.2.1.
Cấu tạo công trình xây dựng-môi trường (sức bền vật liệu, kết cấu công trình xây dựng,
1.2.2.
kết cấu công trình môi trường)
1.2.3. Nhiệt kỹ thuật
1.2.4. Vẽ kỹ thuật xây dựng (Giao tiếp kỹ thuật)
1.2.5. Hóa kỹ thuật môi trường (bao gồm kiến thức hóa nước, khí và đất)
1.2.6. Quá trình hóa học & hóa lý trong kỹ thuật môi trường
1.2.7. Quá trình sinh học trong kỹ thuật môi trường
Cấp độ II
KIẾN THỨC KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH
1.3.
Cấp độ III
Kỹ thuật xử lý nước thải (bao gồm kiến thức thí nghiệm và thực hiện đồ án môn học)
1.3.1.
1.3.2. Kỹ thuật xử lý nước cấp (bao gồm kiến thức thí nghiệm và thực hiện đồ án môn học)
1.3.3. Kỹ thuật xử lý khí thải (bao gồm kiến thức thí nghiệm và thực hiện đồ án môn học)
1.3.4. Kỹ thuật xử lý chất thải rắn (bao gồm kiến thức thí nghiệm và thực hiện đồ án môn học)
1.3.5. Kỹ thuật thông gió & kiểm soát tiếng ồn
1.3.6. Mạng lưới cấp thoát nước
1.3.7. Thực tập tham quan và thực tập tốt nghiệp
Cấp độ II
1.4. KIẾN THỨC HỖ TRỢ, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ (Methods and Tools)
Cấp độ III
Nhập môn kỹ thuật
1.4.1.
Kiến thức kinh tế và quản lý: Kinh tế học đại cương, Quản lý dự án cho kỹ sư, Quản trị
1.4.2.
kinh doanh cho kỹ sư
Kiến thức chính trị-xã hội: Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam,
1.4.3.
Tư tưởng Hồ Chí Minh
  Kiến thức cơ sở ngành tự chọn
1.4.4. Mô hình hóa môi trường
1.4.5. An toàn lao động và vệ sinh môi trường công nghiệp
1.4.6. Luật và chính sách môi trường
1.4.7. Thủy văn môi trường
  Kiến thức chuyên ngành tự chọn
1.4.9. Kỹ thuật lò đốt chất thải
1.4.10. Kỹ thuật xử lý ô nhiễm đất
1.4.11. Ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên và môi trường
1.4.12. Tối ưu hóa & QHTN
1.4.13. Sản xuất sạch hơn
1.4.14. Quản lý môi trường đô thị & KCN
1.4.15. ISO 14000 & kiểm toán môi trường
1.4.16. Quan trắc môi trường
1.4.17. Phân tích hệ thống môi trường
1.4.18. Biến đổi khí hậu
Cấp độ I
Phần 2: KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN - TỐ CHẤT CÁ NHÂN
2.
Cấp độ II
KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ   
2.1.
Cấp độ III
Nhận dạng và xác định một vấn đề kỹ thuật
2.1.1.
2.1.2. Minh họa vấn đề kỹ thuật bằng từ ngữ, hình vẽ, mô tả toán học
2.1.3. Ước lượng và phân tích định tính vấn đề
2.1.4. Phân tích các yếu tố ngẫu nhiên
2.1.5. Kết luận về vấn đề đặt ra
Cấp độ II
THỰC NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ TRI THỨC
2.2.
Cấp độ III
Lập giả thuyết về các khả năng xảy ra
2.2.1.
2.2.2. Tìm hiểu thông tin qua tài liệu in và tài liệu điện tử
2.2.3. Khảo sát qua thực nghiệm
2.2.4. Kiểm định giả thuyết đã đưa ra và chứng minh
Cấp độ II
SUY NGHĨ MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG
2.3.
Cấp độ III
Nhìn tổng thể vấn đề
2.3.1.
2.3.2. Xác định những vấn đề phát sinh và tương tác trong hệ thống
2.3.3. Sắp xếp và xác định các yếu tố trọng tâm
2.3.4. Phân tích ưu nhược điểm và chọn giải pháp cân bằng
Cấp độ II
KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CÁ NHÂN
2.4.
Cấp độ III
Chủ động và sẵn sàng chấp nhận rủi ro
2.4.1.
2.4.2. Có tính kiên trì và linh hoạt
2.4.3. Có khả năng tư duy sáng tạo
2.4.4. Có khả năng tư duy đánh giá
2.4.5. Hiểu và đánh giá năng lực của bản thân
2.4.6. Ham tìm hiểu và khả năng học tập suốt đời
2.4.7. Biết cách quản lý nguồn lực và thời gian
Cấp độ II
CÁC KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP
2.5.
Cấp độ III
Có đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực, làm việc có trách nhiệm
2.5.1.
2.5.2. Có thái độ ứng xử chuyên nghiệp
2.5.3. Chủ động lên kế hoạch cho nghề nghiệp của mình
2.5.4. Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật
Cấp độ I
Phần 3: KỸ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM VÀ GIAO TIẾP
3.
Cấp độ II
LÀM VIỆC THEO NHÓM
3.1.
Cấp độ III
Thành lập nhóm
3.1.1.
3.1.2. Tổ chức hoạt động nhóm
3.1.3. Phát triển nhóm
3.1.4. Lãnh đạo nhóm
3.1.5. Kỹ thuật làm việc nhóm
Cấp độ II
GIAO TIẾP
3.2.
Cấp độ III
Chiến lược giao tiếp
3.2.1.
3.2.2. Cấu trúc giao tiếp
3.2.3. Giao tiếp bằng văn bản
3.2.4. Giao tiếp đa phương tiện
3.2.5. Giao tiếp đồ họa
3.2.6. Thuyết trình và cử chỉ giao tiếp
3.2.7. Đàm phán, thương lượng và hòa giải
3.2.8. Xây dựng mạng lưới liên lạc
Cấp độ II
GIAO TIẾP BẰNG NGOẠI NGỮ
3.3.
Cấp độ III
Tiếng Anh (chuẩn đầu ra 450 TOEIC)
3.3.1.
Cấp độ I Phần 4: HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, THIẾT KẾ, TRIỂN KHAI VÀ VẬN HÀNH TRONG
4. BỐI CẢNH DOANH NGHIỆP VÀ XÃ HỘI
Cấp độ II
BỐI CẢNH BÊN NGOÀI XÃ HỘI
4.1.
Cấp độ III
Vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư đối với xã hội
4.1.1.
4.1.2. Nhận thức được những lợi ích mang lại trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật
4.1.3. Các quy tắc của xã hội đối với kỹ thuật
4.1.4. Kiến thức pháp luật, lịch sử và văn hóa
4.1.5. Các vấn đề mang tính thời sự
4.1.6. Phát triển viễn cảnh toàn cầu
Cấp độ II
BỐI CẢNH  KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP
4.2.
Cấp độ III
Tôn trọng sự đa dạng văn hóa doanh nghiệp
4.2.1.
4.2.2. Chiến lược, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh
4.2.3. Có đầu óc thương mại hóa kỹ thuật
4.2.4. Khả năng thích ứng trong các môi trường làm việc khác nhau
Cấp độ II
HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG & XÂY DỰNG HỆ THỐNG
4.3.
Cấp độ III
Thiết lập các mục tiêu và yêu cầu của hệ thống
4.3.1.
4.3.2. Xác định chức năng, khái niệm và cấu trúc của hệ thống
4.3.3. Mô hình hóa hệ thống và đảm bảo mục tiêu có thể đạt được
4.3.4. Quản lý dự án
Cấp độ II
THIẾT KẾ
4.4.
Cấp độ III
Quy trình thiết kế
4.4.1.
4.4.2. Các giai đoạn thiết kế và phương pháp tiếp cận
4.4.3. Vận dụng kiến thức trong thiết kế
4.4.4. Thiết kế chuyên ngành
Cấp độ II
TRIỂN KHAI
4.5.
Cấp độ III
Lập kế hoạch triển khai
4.5.1.
4.5.2. Qui trình triển khai
4.5.3. Thử nghiệm, kiểm tra, thẩm định, chứng nhận
4.5.4. Quản lý quá trình triển khai
Cấp độ II
VẬN HÀNH
4.6.
Cấp độ III
Thiết kế và tối ưu hóa quá trình vận hành
4.6.1.
4.6.2. Huấn luyện và vận hành
4.6.3. Cải tiến và phát triển hệ thống
4.6.4. Quản lý vận hành 

III. Triển vọng nghề nghiệp


   Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Kỹ thuật Môi trường của Trường ĐH Bách Khoa
đáp ứng nhu cầu xã hội và có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty tư vấn thiết kế
trong nước và quốc tế về cấp thoát nước, xử lý nước, nước thải, chất thải và khí
thải; các công ty thương mại về thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trường; các Trung
tâm/Viện nghiên cứu và có khả năng giảng dạy tại các Trường Đại học, Cao đẳng.
Kỹ sư ngành Kỹ thuật Môi trường của Trường ĐH Bách Khoa có mức lương tốt
trong các công ty tư vấn và đảm nhận các vị trí giám đốc hay trưởng phòng kỹ
thuậtđẳng. Kỹ sư ngành Kỹ thuật Môi trường của Trường ĐH Bách Khoa có mức
lương tốt trong các công ty tư vấn và đảm nhận các vị trí giám đốc hay trưởng
phòng kỹ thuật

You might also like