You are on page 1of 41

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH


MÔN CÔNG NGHỆ
(Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018)

HÀ NỘI, 2019
TÁC GIẢ VÀ CỘNG TÁC VIÊN

1. Người biên soạn

 PGS.TS Lê Huy Hoàng


 PGS.TS Đặng Văn Nghĩa
2. Cộng tác viên

 PGS.TS Nguyễn Trọng Khanh


 PGS.TS Đồng Huy Giới
 TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
 TS. Nhữ Thị Việt Hoa
 TS. Nguyễn Thị Mai Lan
 ThS. Vũ Thị Ngọc Thúy

1
MỤC LỤC
KÍ HIỆU VIẾT TẮT ............................................................................................. 3
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ..................................................................................... 4
NỘI DUNG KHÓA TẬP HUẤN ......................................................................... 5
A. MỤC TIÊU ....................................................................................................... 5
B. NỘI DUNG TẬP HUẤN ................................................................................. 5
1 Nội dung 1: Đặc điểm và quan điểm xây dựng Chương trình Công nghệ ...............5
2 Nội dung 2: Mục tiêu Chương trình và yêu cầu cần đạt về NL và PC .....................7
3 Nội dung 3: Nội dung giáo dục môn học .................................................................9
4 Nội dung 4: Phát triển năng lực, phẩm chất trong dạy học Công nghệ..................11
C. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TẬP HUẤN (02 ngày) ............................................ 13
D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN............................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 15
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH BÀI HỌC MINH HỌA ........................................... 16
PHỤ LỤC 2: ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA ........................................................ 39

2
KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa là


BCV Báo cáo viên
HV Học viên
GV Giáo viên
HS Học sinh
CTGDPT Chương trình Giáo dục phổ thông

3
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ
Chương trình tổng thể: là văn bản quy định những vấn đề chung nhất, có tính chất
định hướng của chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: quan điểm xây dựng
chương trình, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu chương trình từng
cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối
mỗi cấp học, hệ thống môn học và hoạt động giáo dục, thời lượng của từng môn học
và hoạt động giáo dục, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng cấp học đối với
tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng về phương pháp giáo dục và đánh
giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.
Chương trình môn học: là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học và hoạt động giáo
dục trong thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội
dung giáo dục cốt lõi của môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học hoặc cấp học
đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng kế hoạch dạy học môn học
và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và mỗi cấp học, phương pháp và hình thức tổ chức
giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của môn học và hoạt động giáo dục.
Năng lực: là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá
trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng
và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công
một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Phẩm chất: là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng
với năng lực tạo nên nhân cách con người.
Yêu cầu cần đạt: là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực sau
mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học và hoạt động giáo dục; trong đó, mỗi cấp học,
lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm những yêu cầu
đối với các cấp học, lớp học trước đó.
Công nghệ: là quy trình chế biến vật liệu và thông tin, bao gồm hệ thống tri thức, thiết
bị, phương pháp và các hệ thống khác để tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Kĩ thuật: là ứng dụng khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo ra sản phẩm,
công nghệ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống; là kinh nghiệm và thủ thuật của một dạng
hoạt động nhất định.
Thiết kế: là toàn bộ các quá trình bao gồm xác định, điều tra, làm rõ vấn đề; khám phá
các ý tưởng giải pháp đã có; đề xuất hình thành giải pháp mới; hiện thực hoá và đánh
giá giải pháp mới để giải quyết vấn đề.

4
NỘI DUNG KHÓA TẬP HUẤN
A. MỤC TIÊU
Kết thúc khóa tập huấn, học viên có thể:
 Phân tích được các đặc điểm của môn Công nghệ trong Chương trình giáo
dục phổ thông 2018; tóm tắt và giải thích được những quan điểm cơ bản xây
dựng Chương trình Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 Đánh giá được sự phù hợp của mục tiêu giáo dục môn Công nghệ với bối
cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam; mô tả được
cấu trúc của năng lực công nghệ; tóm tắt được nội dung cơ bản của các năng lực
thành phần của năng lực công nghệ; nhận ra được sự thay đổi về độ khó, độ
phức tạp trong yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ ở tiểu học, trung học cơ
sở và trung học phổ thông.
 Liệt kê được những thay đổi về nội dung dạy học trong Chương trình môn
Công nghệ 2018 so với Chương trình hiện hành; tóm tắt được những điểm mới
đánh giá mức độ phù hợp của nội dung môn Công nghệ với mục tiêu, yêu cầu
cần đạt về năng lực công nghệ.
 Tóm tắt được vai trò và cơ hội của môn Công nghệ trong việc hình thành
và phát triển năng lực, phẩm chất trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018;
phân tích được các đặc điểm cơ bản của dạy học phát triển năng lực và phẩm
chất; lựa chọn được nội dung, phương pháp, hoạt động dạy học góp phần hình
thành phẩm chất, năng lực chung và năng lực công nghệ; thiết kế được kế hoạch
bài học môn công nghệ dựa vào yêu cầu cần đạt trong Chương trình môn Công
nghệ 2018.
B. NỘI DUNG TẬP HUẤN
1 Nội dung 1: Đặc điểm và quan điểm xây dựng Chương trình Công nghệ
1.1. Mục tiêu
 Phân tích được các đặc điểm của môn Công nghệ trong Chương trình giáo
dục phổ thông 2018.
 Tóm tắt và giải thích được những quan điểm cơ bản xây dựng Chương
trình Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
5
1.2. Nguồn tài liệu
 Mục I và II trong tài liệu (TEXT) Tìm hiểu chương trình môn Công nghệ
trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 Infographic giới thiệu tóm tắt về Chương trình môn Công nghệ 2018.
 Video phỏng vấn chủ biên về Chương trình môn Công nghệ 2018.
 Các bài viết trên báo điện tử giới thiệu về môn Công nghệ trong Chương
trình giáo dục phổ thông 2018.
1.3. Tiến trình tổ chức hoạt động
TT Hoạt động của BCV Hoạt động của HV
1 Trình bày tổng quan về khóa tập Nghe, trao đổi và đặt câu hỏi để
huấn. hiểu rõ các nội dung báo cáo viên
2 Giới thiệu khái quát về các tài liệu trình bày.
sử dụng trong tập huấn.
3 Trình bày tóm tắt về ý nghĩa của
việc làm rõ đặc điểm môn học và
các quan điểm chỉ đạo trong xây
dựng Chương trình môn Công
nghệ 2018.
4 Nhiệm vụ: đọc mục I và II trong tài liệu (TEXT) Tìm hiểu chương trình
môn Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (và các tư
liệu khác nếu cần) trả lời các câu hỏi:
1. Vai trò và vị thế của môn Công nghệ trong Chương trình giáo dục
phổ thông 2018 được thể hiện như thế nào;
2. Chương trình môn Công nghệ 2018 được xây dựng dựa trên
những quan điểm nào, làm rõ quan điểm kế thừa và phát triển.
Sản phẩm: bài trình bày trong môi trường điện toán đám mây.
5 Quan sát, trao đổi, đặt câu hỏi, gợi Hoạt động theo nhóm, đọc tài liệu,
ý, hướng dẫn trong quá trình học trao đổi, thảo luận và kết luận của

6
viên thực hiện hoạt động học tập nhóm về những vấn đề đặt ra. Đặt
theo nhóm. câu hỏi, trao đổi với báo cáo viên
khi cần thiết.
6 Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết Đại diện các nhóm trình bày kết
quả hoạt động nhóm. Khuyến quả hoạt động của nhóm, đặt câu
khích các nhóm trao đổi, thảo luận hỏi và nhận xét với phần trình bày
trong quá trình báo cáo. của nhóm khác.
7 Nhận xét và kết luận về đặc điểm Nghe, trao đổi và đặt câu hỏi về nội
môn học và quan điểm phát triển dung kết luận về các vấn đề đặt ra
Chương trình môn Công nghệ trong mô đun.
2018.
1.4. Sản phẩm hoạt động và định hướng đánh giá
 Bài trình bày của học viên trong môi trường điện toán đám mây.
 Định hướng đánh giá:
o Mức độ chủ động và tích cực tham gia các hoạt động học tập của học viên
trong hoạt động chung cả lớp hay trong hoạt động nhóm.
o Sản phẩm hoạt động trên cơ sở đối chiếu với nội dung trình bày trong
mục I và II của tài liệu (TEXT) Tìm hiểu chương trình môn Công nghệ trong
Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
2 Nội dung 2: Mục tiêu Chương trình và yêu cầu cần đạt về NL và PC
2.1. Mục tiêu
 Đánh giá được sự phù hợp của mục tiêu giáo dục môn Công nghệ với bối
cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam.
 Mô tả được cấu trúc của năng lực công nghệ; tóm tắt được nội dung cơ
bản của các năng lực thành phần của năng lực công nghệ.
 Nhận ra được sự thay đổi về độ khó, độ phức tạp trong yêu cầu cần đạt về
năng lực công nghệ ở tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
2.2. Nguồn tài liệu

7
 Mục III và IV trong tài liệu (TEXT) Tìm hiểu chương trình môn Công
nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 Infographic giới thiệu tóm tắt về Chương trình môn Công nghệ 2018.
 Video phỏng vấn chủ biên về Chương trình môn Công nghệ 2018.
 Các bài viết trên báo điện tử giới thiệu về môn Công nghệ trong Chương
trình giáo dục phổ thông 2018.
2.3. Tiến trình tổ chức hoạt động
TT Hoạt động của BCV Hoạt động của HV
1 Trình bày tóm tắt về cấu trúc Nghe, trao đổi và đặt câu hỏi để
chương trình, vai trò của mục tiêu hiểu rõ các nội dung báo cáo viên
và yêu cầu cần đạt về năng lực và trình bày.
phẩm chất trong tổng thể Chương
trình môn Công nghệ 2018.
2 Nhiệm vụ: đọc mục III và IV trong tài liệu (TEXT) Tìm hiểu chương
trình môn Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (và
các tư liệu khác nếu cần) để thực hiện các nhiệm vụ:
1. Làm rõ những biểu hiện trong mục tiêu Chương trình môn Công
nghệ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
2. Mô tả cấu trúc của năng lực công nghệ; trong chương trình môn
Công nghệ hiện hành, các thành phần năng lực nào đã được chú ý.
3. Lựa chọn một năng lực thành phần, chỉ ra các biểu hiện mức độ
tăng dần về độ khó và độ phức tạp trong yêu cầu cần đạt ở các cấp từ
tiểu học đến trung học phổ thông.
Sản phẩm: văn bản trong môi trường điện toán đám mây.
3 Quan sát, trao đổi, đặt câu hỏi, gợi Hoạt động theo nhóm, đọc tài liệu,
ý, hướng dẫn trong quá trình học trao đổi, thảo luận và kết luận của
viên thực hiện hoạt động học tập nhóm về những vấn đề đặt ra. Đặt
theo nhóm. câu hỏi, trao đổi với báo cáo viên

8
khi cần thiết.
4 Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết Đại diện các nhóm trình bày kết
quả hoạt động nhóm. Khuyến quả hoạt động của nhóm, đặt câu
khích các nhóm trao đổi, thảo luận hỏi và nhận xét với phần trình bày
trong quá trình báo cáo. của nhóm khác.
5 Nhận xét và kết luận về mục tiêu, Nghe, trao đổi và đặt câu hỏi về nội
yêu cầu cần đạt về năng lực và dung kết luận về các vấn đề đặt ra
phẩm chất trong Chương trình trong mô đun.
môn Công nghệ 2018.
2.4. Sản phẩm hoạt động và định hướng đánh giá
 Văn bản của học viên trong môi trường điện toán đám mây.
 Định hướng đánh giá:
o Mức độ chủ động và tích cực tham gia các hoạt động học tập của
học viên trong hoạt động chung cả lớp hay trong hoạt động nhóm.
o Sản phẩm hoạt động trên cơ sở đối chiếu với nội dung trình bày
trong mục III và IV của tài liệu (TEXT) Tìm hiểu chương trình
môn Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3 Nội dung 3: Nội dung giáo dục môn học
3.1. Mục tiêu
 Liệt kê được những thay đổi về nội dung dạy học trong Chương trình môn
Công nghệ 2018 so với Chương trình hiện hành;
 Tóm tắt được những điểm mới về nội dung và đánh giá được mức độ phù
hợp của nó với mục tiêu, yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ trong
Chương trình môn Công nghệ 2018.
3.2. Nguồn tài liệu
 Mục V trong tài liệu (TEXT) Tìm hiểu chương trình môn Công nghệ
trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 Chương trình giáo dục phổ thông 2006, môn Công nghệ.

9
 Infographic giới thiệu tóm tắt về Chương trình môn Công nghệ 2018.
 Video phỏng vấn chủ biên về Chương trình môn Công nghệ 2018.
 Các bài viết trên báo điện tử giới thiệu về môn Công nghệ trong Chương
trình giáo dục phổ thông 2018.
3.3. Tiến trình tổ chức hoạt động
TT Hoạt động của BCV Hoạt động của HV
1 Trình bày tóm tắt về nội dung và Nghe, trao đổi và đặt câu hỏi để
vai trò của nội dung dạy học trong hiểu rõ các nội dung báo cáo viên
thực hiện mục tiêu và yêu cầu cần trình bày.
đạt về năng lực và phẩm chất của
môn Công nghệ 2018.
2 Nhiệm vụ: nghiên cứu nội dung giáo dục trong Chương trình môn Công
nghệ 2018 và nội dung giáo dục trong Chương trình môn Công nghệ
2006 để thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Liệt kê những thay đổi về nội dung dạy học trong Chương trình
môn Công nghệ 2018 so với Chương trình hiện hành theo từng
cấp học.
2. Tóm tắt những điểm mới về nội dung và đánh giá mức độ phù
hợp của nội dung môn Công nghệ với mục tiêu, yêu cầu cần đạt
về phẩm chất và năng lực.
3. Lập bảng ma trận biểu hiện năng lực công nghệ trong yêu cầu cần
đạt của các mạch nội dung, chủ đề trong chương trình.
Sản phẩm: Văn bản word.
3 Quan sát, trao đổi, đặt câu hỏi, gợi Hoạt động theo nhóm, đọc tài liệu,
ý, hướng dẫn trong quá trình học trao đổi, thảo luận và kết luận của
viên thực hiện hoạt động học tập nhóm về những vấn đề đặt ra. Đặt
theo nhóm. câu hỏi, trao đổi với báo cáo viên
khi cần thiết.
4 Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết Đại diện các nhóm trình bày kết

10
quả hoạt động nhóm. Khuyến quả hoạt động của nhóm, đặt câu
khích các nhóm trao đổi, thảo luận hỏi và nhận xét với phần trình bày
trong quá trình báo cáo. của nhóm khác.
5 Nhận xét và kết luận về nội dung Nghe, trao đổi và đặt câu hỏi về nội
giáo dục trong Chương trình môn dung kết luận về các vấn đề đặt ra
Công nghệ 2018. trong mô đun.
3.4. Sản phẩm hoạt động và định hướng đánh giá
 Văn bản word thể hiện kết quả hoạt động của nhóm.
 Định hướng đánh giá:
o Mức độ chủ động và tích cực tham gia các hoạt động học tập của
học viên trong hoạt động chung cả lớp hay trong hoạt động nhóm.
o Sản phẩm hoạt động trên cơ sở đối chiếu với nội dung trình bày
trong mục V của tài liệu (TEXT) Tìm hiểu chương trình môn Công
nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
4 Nội dung 4: Phát triển năng lực, phẩm chất trong dạy học Công nghệ
4.1. Mục tiêu
 Phân tích được các đặc điểm cơ bản của dạy học phát triển năng lực và
phẩm chất.
 Tóm tắt được vai trò và cơ hội của môn Công nghệ trong việc hình thành
và phát triển năng lực, phẩm chất trong Chương trình giáo dục phổ thông
2018.
 Lựa chọn được nội dung, phương pháp, hoạt động dạy học góp phần hình
thành phẩm chất, năng lực chung và năng lực công nghệ.
 Thiết kế được kế hoạch bài học môn Công nghệ dựa vào yêu cầu cần đạt
trong Chương trình môn Công nghệ 2018.
4.2. Nguồn tài liệu
 Mục VI, VII và VIII trong tài liệu (TEXT) Tìm hiểu chương trình môn
Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

11
 Infographic giới thiệu tóm tắt về Chương trình môn Công nghệ 2018.
 Video phỏng vấn chủ biên về Chương trình môn Công nghệ 2018.
 Các bài viết trên báo điện tử giới thiệu về môn Công nghệ trong Chương
trình giáo dục phổ thông 2018.
4.3. Tiến trình tổ chức hoạt động
TT Hoạt động của BCV Hoạt động của HV
1 Trình bày về đặc điểm của dạy học Nghe, trao đổi và đặt câu hỏi để
phát triển năng lực và phẩm chất. hiểu rõ từng nội dung báo cáo viên
2 Trình bày vai trò và cơ hội của trình bày, làm cơ sở để triển khai
môn Công nghệ trong việc hình hoạt động thực hành tiếp theo.
thành năng lực, phẩm chất trong
Chương trình giáo dục phổ thông
2018.
3 Phân tích quy trình thiết kế bài học
theo Chương trình giáo dục phổ
thông 2018, môn Công nghệ.
Nhiệm vụ: lập kế hoạch bài học cho một chủ đề theo trình tự:
1. Lựa chọn chủ đề.
2. Xây dựng mục tiêu bài học
3. Thiết kế các hoạt động dạy học
4. Thiết kế công cụ đánh giá trong bài học
Sản phẩm: Giáo án ở dạng văn bản word.
4 Quan sát, trao đổi, đặt câu hỏi, gợi Hoạt động theo nhóm, đọc tài liệu,
ý, hướng dẫn trong quá trình học trao đổi, thảo luận và hoàn thiện
viên thực hiện hoạt động học tập từng phần của kế hoạch bài học.
theo nhóm. Đặt câu hỏi, trao đổi với báo cáo
viên khi cần thiết.
5 Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết Đại diện các nhóm giới thiệu và
quả hoạt động nhóm. Khuyến phân tích kế hoạch bài học, đặt câu
khích các nhóm trao đổi, thảo luận hỏi và nhận xét với phần trình bày

12
trong quá trình báo cáo. của nhóm khác.
6 Nhận xét và kết luận về dạy học Nghe, trao đổi và đặt câu hỏi về nội
phát triển năng lực, phẩm chất dung kết luận về các vấn đề đặt ra
trong môn Công nghệ 2018 trong mô đun.
4.4. Sản phẩm hoạt động và định hướng đánh giá
 Văn bản word thể hiện kết quả hoạt động của nhóm.
 Định hướng đánh giá:
o Mức độ chủ động và tích cực tham gia các hoạt động học tập của
học viên trong hoạt động chung cả lớp hay trong hoạt động nhóm.
o Sản phẩm hoạt động trên cơ sở đối chiếu với nội dung trình bày
trong mục VI, VII và VIII của tài liệu (TEXT) Tìm hiểu chương
trình môn Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
C. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TẬP HUẤN (02 ngày)
Thời gian Nội dung CSVC, học liệu
8:00 – 9:30 Đặc điểm và quan điểm xây dựng Máy chiếu
CT Công nghệ Giấy A0, bút dạ
Sáng 9:30 – 9:45 Giải lao
9:45 – 11:30 Mục tiêu Chương trình và YCCĐ về Máy chiếu
NL và PC Giấy A0, bút dạ
13:30 – 15:15 Mục tiêu Chương trình và YCCĐ về Máy chiếu
NL và PC Giấy A0, bút dạ
Chiều 15:15 – 15:30 Giải lao
15:30 – 17:00 Nội dung giáo dục môn học Máy chiếu
Giấy A0, bút dạ
8:00 – 9:30 Phát triển NL, PC trong dạy học Máy tính (cá nhân),
Công nghệ giấy A4, kết nối
Internet.
Sáng 9:30 – 9:45 Giải lao
9:45 – 11:30 Phát triển NL, PC trong dạy học Máy tính (cá nhân),
Công nghệ giấy A4, kết nối
Internet
13:30 – 15:15 Phát triển NL, PC trong dạy học Máy tính (cá nhân),
Công nghệ giấy A4, kết nối
Chiều Internet.
15:15 – 15:30 Giải lao
15:30 – 17:00 Thảo luận, tổng kết khóa tập huấn. Máy chiếu

13
D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN
1. Nhiệm vụ, bài thu hoạch học viên cần thực hiện sau tập huấn

 Tóm tắt những điểm mới cơ bản của Chương trình môn Công nghệ 2018
so với Chương trình môn Công nghệ 2006. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch cá
nhân để triển khai những điểm mới đó.
 Soạn giáo án cho một chủ đề trong Chương trình môn Công nghệ 2018.
 Thiết kế bài kiểm tra 15 phút tương ứng với kế hoạch bài dạy đã soạn.
2. Phương pháp đánh giá bài thu hoạch

 Xây dựng rubric đánh giá tương ứng với mỗi nhiệm vụ trong bài thu
hoạch của học viên.
 Mỗi bài thu hoạch được đánh giá hai lần.
 Tổng hợp kế quả đánh giá ở bốn mức: chưa đạt, trung bình, khá, giỏi.
3. Đánh giá kết quả tập huấn

 Đánh giá quá trình: đánh giá chuyên cần; mức độ hoàn thành các nhiệm
vụ học tập; mức độ tích cực tham gia các hoạt động trao đổi và thảo luận
trong nhóm, cả lớp; tính ham học hỏi, cầu thị…
 Để đảm bảo tính hiệu quả của khóa học, cuối khóa, người tham dự sẽ
đánh giá khóa học trên đầy đủ các phương diện từ mục tiêu, nội dung,
phương pháp tổ chức khóa học đến trình độ giảng viên, các hoạt động hỗ
trợ.
 Kết quả đánh giá học viên làm cơ sở tham khảo để Bộ Giáo dục và Đào
tạo sử dụng học viên như nguồn nhân lực cho các hoạt động đào tạo và
bồi dưỡng tiếp theo.
 Kết quả đánh giá khóa học làm cơ sở để thiết kế, tổ chức các khóa bồi
dưỡng tiếp theo tốt hơn.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình Giáo dục phổ thông (2018), Chương trình tổng thể.
2. Chương trình Giáo dục phổ thông (2018), Chương trình môn Công nghệ.
3. Chương trình Giáo dục phổ thông (2006), Chương trình môn Công nghệ.
4. Chương trình Giáo dục phổ thông (2006), Chương trình HĐ GDHN.
5. Tìm hiểu chương trình môn Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ
thông 2018.
6. Hỏi – Đáp Chương trình GDPT môn Công nghệ (2018).

15
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH BÀI HỌC MINH HỌA
LẮP RÁP MÔ HÌNH XE ĐIỆN CHẠY BẰNG PIN
( 4 tiết)
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1 Kiến thức, kĩ năng
 Trình bày được cấu tạo cơ bản của xe điện chạy bằng pin.
 Kể tên và nêu được vai trò của các chi tiết của bộ lắp ghép mô hình xe
điện chạy bằng pin.
 Lựa chọn đúng các chi tiết của bộ lắp ghép mô hình xe điện.
 Sử dụng đúng cách và an toàn các dụng cụ dùng để tháo lắp mô hình.
 Lắp ráp, vận hành được mô hình xe điện chạy bằng pin theo các bước cho
trước, đảm bảm yêu cầu về kĩ thuật và thẩm mĩ.
1.2 Phát triển phẩm chất và năng lực
a) Phẩm chất:
 Chăm chỉ: hoàn thành nhiệm vụ học tập nhóm, cá nhân giáo viên đưa ra;
tập trung và kiên trì trong quá trình lắp ráp mô hình xe điện.
 Trách nhiệm: giữ gìn, bảo quản các chi tiết trong, sau quá trình lắp ráp;
đóng gói lại hộp dụng cụ sau khi hoàn thành giờ học.
b) Năng lực chung
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: nói đúng tên các chi tiết, trao đổi được với
các thành viên trong nhóm trong quá trình lắp ráp mô hình xe điện.
[nc2.c2].
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: học sinh xác định được các yêu
cầu và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến quá trình lựa chọn và lắp
ráp mô hình xe điện chạy bằng pin [nc3.d2].
c) Năng lực công nghệ

16
 Đánh giá công nghệ: bước đầu đưa ra được ý kiến của bản thân về điểm
thích và điểm chưa thích về mô hình xe điện chạy pin. [d1.2].
 Thiết kế kĩ thuật: kể tên được các công việc chính khi thiết kế [e1.2].
2. TRỌNG TÂM BÀI HỌC
Căn cứ vào mục tiêu của bài học, có thể xác định được trọng tâm của bài
là hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, sử dụng, thiết kế và đánh giá công
nghệ thông qua quá trình từ việc học sinh tự lên ý tưởng, lựa chọn vật liệu và
tiến hành thiết kế, chế tạo thành công mô hình xe điện chạy bằng pin đơn giản từ
các vật liệu thông dụng.
3. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
3.1 Giáo viên
 Nghiên cứu yêu cầu cần đạt, lựa chọn nội dung dạy học (sách giáo khoa là
một tài liệu quan trọng), thiết kế mẫu mô hình xe điện chạy bằng pin.
 Chuẩn bị phiếu học tập, thiết bị dạy học phù hợp với các hoạt động của
bài học.
o Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Các em hãy quan sát mô hình xe mẫu, thảo luận và trả lời các câu hỏi
sau:
1. Quan sát xe trong thực tế và mô hình xe mẫu, hãy cho biết các thành phần
chính của xe?
2. Trong thực tế người ta thường lựa chọn những vật liệu nào để làm thân xe,
trục xe, bánh xe? Giải thích tại sao.
3. Xe được cấp năng lượng bằng cách nào?
4. Làm thế nào để truyền chuyển động từ động cơ tới bánh xe?
5. Hãy quan sát và liệt kê danh mục các chi tiết sử dụng để lắp ráp mô hình xe
điện chạy bằng pin vào bảng sau:

17
STT Tên chi tiết Số lượng

o Mô hình xe mẫu:

o Bộ chi tiết lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin:

Số Số
STT Tên chi tiết STT Tên chi tiết
lượng lượng
1 Tấm lớn 1 10 Trục dài 2
2 Tấm nhỏ 1 11 Bánh xe 4
3 Tấm chữ L 1 12 Động cơ 1

18
4 Tấm 25 lỗ 2 13 Ốc vít 22 bộ
5 Tấm 3 lỗ 1 14 Vòng hãm 10
6 Ba tấm đế lắp chữ U 1 15 Bánh đai to 1
7 Tấm mặt cabin 1 16 Bánh đai nhỏ 1
8 Thanh thẳng 7 lỗ 2 17 Cờ lê 1
9 Thanh chữ U dài 4 18 Tua vít 1
Bảng các chi tiết tối thiểu cần sử dụng để lắp ráp mô hình
o Mô hình xe điện chạy bằng pin làm từ vật liệu thông dụng.
3.2 Học sinh
 Thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu mà GV giao cho từ cuối giờ học trước:
o Đọc trước bài học trong sách.
o Chuẩn bị các vật liệu thông dụng để chế tạo xe điện đơn giản một
cách sáng tạo của bản thân. Ví dụ: chai nhựa, nắp chai,...
4. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Thảo luận theo nhóm nhỏ.
 Thực hành.
5. GỢI Ý TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khám phá mô hình xe điện chạy bằng pin
Mục tiêu: Giúp HS xác định được cấu tạo và nguyên tắc làm việc của mô hình
xe điện chạy bằng pin đơn giản.
Nội dung: + Cấu tạo của mô hình xe điện chạy bằng pin bao gồm 2 phần chính:
phần khung cơ khí và phần điện.
+ Nguyên tắc làm việc của mô hình.
Sản phẩm: Bản ghi chép của từng cá nhân và bản báo cáo kết quả làm việc và
thảo luận nhóm trả lời phiếu câu hỏi số 1.

19
Cách thức thực hiện:
- Giáo viên trình diễn mô hình mẫu, phát phiếu - HS hoạt động theo nhóm,
học tập số 1 và yêu cầu học sinh quan sát, thảo phân vai cụ thể các công
luận nhóm và hoàn thiện phiếu học tập số 1. Qua việc của từng thành viên
đó nhằm khai thác hiểu biết của HS về cấu tạo và trong nhóm.
nguyên tắc làm việc của mô hình xe điện chạy - HS tự viết ý trả lời của
bằng pin đơn giản. mình trước khi thảo luận
- Giáo viên yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả với nhóm.
hoạt động, nhận xét, đánh giá câu trả lời của các - Thư ký nhóm tổng hợp các
nhóm. ý kiến cá nhân của nhóm để
- Giáo viên chốt lại nội dung kiến thức trong hoạt báo cáo.
động này. - Đại diện nhóm báo cáo kết
quả của nhóm.
- Khi GV nhận xét, đánh
giá, HS lắng nghe, tạo tâm
thế tiếp nhận nhiệm vụ.
Hoạt động 2: Xây dựng qui trình lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin
Mục tiêu: Hoạt động này nhằm giúp HS xác định được qui trình lắp ráp của mô
hình xe điện chạy bằng pin đơn giản.
Nội dung: Qui trình lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin bao gồm các bước
sau:
+ Lắp phần khung cơ khí của xe (bao gồm: giá đỡ trục bánh xe và sàn cabin,
thùng xe,...)
+ Lắp trục bánh xe.
+ Lắp động cơ lên khung xe.
+ Lắp ráp phần điện.
Sản phẩm: Bản ghi chép của từng cá nhân và bản báo cáo kết quả làm việc và
thảo luận nhóm. Qui trình tháo lắp mô hình xe điện chạy bằng pin.

20
Cách thức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mô hình xe - HS làm việc theo nhóm.
mẫu, sau đó thảo luận theo nhóm để đưa ra qui - Nhóm thảo luận, trả lời
trình lắp ráp của xe. yêu cầu của GV đưa ra.
- Giáo viên yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả - Đại diện nhóm báo cáo kết
hoạt động, nhận xét, đánh giá câu trả lời của các quả của nhóm.
nhóm và chốt lại quy trình lắp ráp mô hình xe
điện chạy bằng pin.
Hoạt động 3: Thực hành lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin
Mục tiêu: Hoạt động này nhằm giúp HS vận dụng qui trình lắp ráp ở Hoạt động
2 để lắp ráp thành công mô hình xe điện chạy bằng pin đơn giản theo mẫu.
Nội dung: Học sinh thực hành lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin theo qui
trình đã nêu trong Hoạt động 2.
Sản phẩm: Mô hình xe điện chạy bằng pin của các nhóm.
Cách thức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn vật liệu, - HS hoạt động theo nhóm.
thiết bị theo nhóm sau đó tiến hành lắp ráp theo Vận dụng qui trình đã chốt
trình tự đã thảo luận trong Hoạt động 2. trong Hoạt động 2 để tiến
- Trong hoạt động này giáo viên cần lưu ý HS hành lắp ráp mô hình xe.
cách sử dụng một số dụng cụ kĩ thuật để tháo lắp - HS thực hiện được một số
đúng cách và an toàn. thao tác kĩ thuật đơn giản
với các dụng cụ kĩ thuật như
tuốc nơ vít…
Hoạt động 4: Triển lãm, đánh giá sản phẩm
Mục tiêu: Hoạt động này nhằm giúp HS tự tin trao đổi, chia sẻ sản phẩm mà
nhóm đã lắp ráp. Đưa ra được lí do thích hay không thích đặc điểm nào đó ở sản
phẩm vừa lắp ráp.
Nội dung: Đại diện nhóm học sinh trưng bày, triển lãm mô hình xe điện chạy
bằng pin mà nhóm vừa lắp ráp. Chia sẻ những điểm chưa thích ở sản phẩm vừa

21
lắp theo mẫu.
Sản phẩm: Mô hình xe điện chạy bằng pin của các nhóm; Bản ghi tóm tắt các
đặc điểm thích hoặc không thích ở mô hình xe trên.
Cách thức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh trưng bày - HS trưng bày sản phẩm
sản phẩm của mình. Mỗi nhóm cử đại diện chia sẻ của nhóm.
trao đổi về những điều hài lòng và chưa hài lòng
- Đại diện nhóm chia sẻ,
về sản phẩm của nhóm. trao đổi thông tin theo yêu
- Giáo viên có thể đưa ra giải pháp hoặc lời cầu của giáo viên.
khuyên để giải đáp những điều thắc mắc, băn
khoăn của HS/ nhóm HS và định hướng cải tiến
sản phẩm của các nhóm.
Hoạt động 5: Thực hành sáng tạo lắp ráp một số mô hình xe điện chạy bằng
pin
Mục tiêu: Hoạt động này nhằm phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của HS.
Nội dung: HS tiến hành thiết kế, chế tạo mô hình xe điện chạy bằng pin đơn
giản từ các vật liệu thông dụng hàng ngày, dưới sự định hướng từ giáo viên.
Sản phẩm:
+ Bản vẽ phác thảo mô hình tự chế của nhóm. Bản dự kiến các vật liệu sẽ sử
dụng.
+ Mô hình xe điện chạy bằng pin tự chế của các nhóm.
Cách thức thực hiện:
- Sau khi đã lắp ráp, vận hành mô hình xe thiết kế - Học sinh hoạt động theo
theo mẫu. Giáo viên yêu cầu các nhóm HS vận nhóm.
dụng, suy nghĩ để tiến hành tự phác thảo ý tưởng - HS nêu ý tưởng thiết kế
thiết kế, tiến hành chế tạo và lắp ráp mô hình xe mô hình xe điện chạy bằng
điện chạy bằng pin theo sở thích của mình từ các pin đơn giản từ những vật
vật liệu thông dụng dễ kiếm trong đời sống hằng liệu thông dụng thông qua
ngày. Trong hoạt động này giáo viên có thể gợi ý bản vẽ phác thảo.

22
học sinh sử dụng một số vật liệu thông dụng để - Thảo luận trả lời một số
chế tạo một số bộ phận của xe như: chai nhựa làm câu hỏi của giáo viên nhằm
khung, nắp chai làm bánh xe,... lựa chọn vật liệu phù hợp
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, cử đại diện cho thiết kế của mình.
thuyết trình ý tưởng và đánh giá sản phẩm lẫn - Tiến hành chế tạo, lắp ráp
nhau. mô hình xe từ vật liệu thông
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. dụng theo ý tưởng của
nhóm.
- Trưng bày và thuyết trình
sản phẩm.
- Tự đưa ra đánh giá về sản
phẩm của nhóm mình và
nhóm bạn.
Hoạt động 6: Tổng kết, đánh giá
Mục tiêu: Tổng kết lại kiến thức của bài học và đánh giá hoạt động của học sinh.
Cách thức thực hiện:
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của các - Học sinh lắng nghe, ghi
cá nhân, nhóm học tập. chép và đặt câu hỏi để đảm
- GV tổng kết lại những nội dung HS cần ghi nhớ. bảo hiểu rõ nội dung tổng
Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau kết bài học của giáo viên.

23
NỒI CƠM ĐIỆN
(2 tiết)
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1 Kiến thức, kĩ năng
 Nêu được chức năng của các bộ phận chính, mô tả được nguyên lí làm
việc và công dụng của nồi cơm điện dùng trong gia đình.
 Trình bày được cách lựa chọn nồi cơm điện đảm bảo tiết kiệm năng lượng
và phù hợp với điều kiện gia đình
 Nhận biết được các bộ phận chính của nồi cơm điện dùng trong gia đình.
 Sử dụng được nồi cơm điện trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an
toàn.
 Lựa chọn được nồi cơm điện đảm bảo tiết kiệm năng lượng và phù hợp
với điều kiện gia đình.
1.2 Phát triển phẩm chất và năng lực
a) Phẩm chất:
 Ham học: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường,
trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng
ngày.
 Có trách nhiệm với gia đình: Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của gia
đình.
b) Năng lực chung:
 Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản
thân trong học tập; biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp
trong học tập; kiên trì thực hiện kế hoạch học tập; tự học và tự hoàn thiện
mình,…[nc1.c2]
 Giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe, phản hồi, giao tiếp; gương mẫu,
khiêm tốn, đánh giá được bản thân; tổ chức được hoạt động
nhóm,…[nc2.b2]

24
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đánh giá sự vật, hiện tượng, vấn đề; biết
lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết
đánh giá vấn đề, tình huống,…[nc3.e2]
c) Năng lực công nghệ:
 Giao tiếp công nghệ: Đọc được các kí hiệu ghi trên nhãn hoặc vỏ của nồi
cơm điện.[b2.2]
 Đánh giá công nghệ: Lựa chọn được nồi cơm điện đảm bảo tiết kiệm năng
lượng và phù hợp với điều kiện gia đình.[d2.2]
2. TRỌNG TÂM BÀI HỌC
 Cấu tạo và nguyên lí làm việc của nồi cơm điện.
 Cách sử dụng nồi cơm điện an toàn, tiết kiệm.
 Cách lựa chọn nồi cơm điện phù hợp với yêu cầu và điều kiện gia đình.
3. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
3.1 Chuẩn bị của giáo viên
Đọc bài trong sách giáo khoa. Tìm hiểu thêm về nồi cơm điện trong sách
báo, internet, trong thực tiễn. Soạn bài.
Chuẩn bị phương tiện: hai nồi cơm điện: một nồi còn tốt, nguyên chiếc;
một nồi cũ (có thể đã bị hỏng) có thể tháo rời.
3.2 Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài nồi cơm điện. Tìm hiểu nồi cơm
điện của gia đình, hàng xóm. Hỏi bố, mẹ, anh chị một số thông tin về nồi cơm
điện.
4. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề
 Dạy hoc hợp tác theo nhóm nhỏ
 Dạy học đóng vai
5. GỢI Ý TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

25
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh.
Nội dung: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu về nồi cơm điện mà GV đã giao
cho từ trước.
Sản phẩm: Báo cáo kết quả tìm hiểu về nồi cơm điện của học sinh.
Cách thức thực hiện: Giáo viên tổ chức một số học sinh báo cáo, gợi ý hướng
dẫn lớp nhận xét, thảo luận. Cuối cùng, giáo viên kết luận nội dung chính và
chuyển ý sang hoạt động tiếp theo
GV: Giờ trước, thầy/cô đã giao cho các HS: Một số HS xung phong hoặc theo
em về nhà tìm hiểu về nồi cơm điện chỉ định của GV trình bày trước lớp
trong thực tế và trong sách, báo,… Bây kết quả tìm hiểu của mình.
giờ một số em báo cáo kết quả tìm hiểu
của mình trước lớp
Nội dung học tập tương ứng với hoạt động
Nhưng thông tin ban đầu về vai trò của nồi cơm điện, cấu tạo của nồi cơm điện,
cách sử dụng nồi cơm điện (Đây là những thông tin do hS tìm hiểu nên sẽ không
đầy đủ, thậm chí chưa chính xác,…)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nồi cơm điện
Mục tiêu: Học sinh hình thành kiến thức về cấu tạo, nguyên lí làm việc chung,
cách sử dụng nồi cơm điện và cách lựa chọn nồi cơm điện phù hợp.
Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm để thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể mà giáo viên giao cho.
Sản phẩm: Các báo cáo kết quả tìm hiểu về nồi cơm điện trong bài học.
Cách thức thực hiện: Giáo viên tổ chức cho học sinh nghiên cứu nội dung trong
sách giáo khoa, thảo luận nhóm và cử (hoặc do giáo viên chỉ định) đại diện báo
cáo trước lớp. Giáo viên gợi ý hướng dẫn lớp nhận xét, thảo luận. Cuối cùng,
giáo viên kết luận nội dung chính và chuyển ý sang hoạt động tiếp theo

26
GV: Yêu cầu học sinh làm việc cá HS:
nhân trước khi thảo luận nhóm và ghi Trước hết, từng HS tự tìm hiểu nội
chép những thông tin chính ra giấy. dung trong sách, trả lời 4 vấn đề do
Sau đó nhóm thảo luận thống nhất nội giáo viên nêu ra.
dung. Mọi thành viên trong nhóm sẵn
Sau đó nhóm trưởng điều hành nhóm
sàng báo cáo trước lớp khi được yêu
thảo luận, thống nhất nội dung chính
cầu.
của từng vấn đề; bàn về cách báo cáo;
Nhiệm vụ của các nhóm là đọc nội chuẩn bị phương tiện minh họa cho
dung trong sách giáo khoa, xem hình báo cáo.
vẽ minh họa, kết hợp với những thông
tin thu được từ thực tiễn để trả lời các
câu hỏi sau:
- Mô tả cấu tạo nồi cơm điện trong gia
đình
- Cấu tạo chung của nồi cơm điện.
- Nguyên lí làm việc của nồi cơm điện.
- Sử dụng nồi cơm điện an toàn, tiết
kiệm.
- Lựa chọn nồi cơm điện phù hợp.
Nội dung học tập tương ứng với hoạt động
1. Cấu tạo nồi cơm điện
Nồi cơm điện thường gồm 5 bộ phận chính là: vỏ nồi, nắp nồi, lòng nồi,
bộ phận tạo nhiệt và bộ phận điều khiển.
 Vỏ nồi thường làm bằng nhựa, cấu tạo hai lớp, giữa hai lớp có lót chất
cách nhiệt.
 Nắp nồi gồm có nắp ngoài và nắp trong. Trên nắp nồi có một van thoát
hơi.
 Lòng nồi thường làm bằng hợp kim nhôm, phía trong có phủ một lớp men
chống dính.

27
 Bộ phận điều khiển gồm công tắc để chọn chế độ nấu, đèn báo hiệu và bộ
cảm biến nhiệt.

Hình N.1. Cấu tạo bên ngoài nồi cơm điện


2. Thông số kĩ thuật
Thông số kĩ thuật là những thông tin chủ yếu như điện áp, công suất tiêu
thụ điện và dung tích nồi.
Ví dụ: Một nồi cơm điện có ghi thông số kĩ thuật: 220V-50Hz, 680W,
1.8L có nghĩa là nồi cơm điện này dùng ở lưới điện có điện áp 220V - tần số
50Hz, công suất của nồi là 680W và dung tích của nồi là 1, 8 lít.
3. Nguyên lí làm việc của nồi cơm điện
 Khi bắt đầu nấu cơm, bật công tắc ở chế độ nấu, bộ phận điều khiển đóng
điện cho dây đốt nóng chính, mâm nhiệt làm việc ở chế độ nấu.
 Khi cơm chín, bộ cảm biến nhiệt ở mâm nhiệt tác động để bộ phận điều
khiển ngắt điện vào dây đốt nóng chính, đóng điện cho dây đốt nóng phụ, nồi
chuyển sang làm việc ở chế độ ủ ấm.
4. Sử dụng nồi cơm điện
 Sử dụng đúng điện áp định mức. Đặt nồi ở vị trí bằng phẳng chắc chắn, tránh
đặt gần các thiết bị phát nhiệt khác và tránh xa tầm tay trẻ em.
 Khi chọn nồi cơm điện, nên chọn nồi sử dụng điện áp bằng điện áp mạng
điện trong gia đình và chọn dung tích nồi phù hợp với số người trong gia đình.

28
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về nồi cơm điện để lựa chọn và sử dụng hợp lí, an
toàn, tiết kiệm.
Nội dung:
- Tính điện năng tiêu thụ trung bình khi sử dụng nồi cơm điện trong một
tháng với những thông số kĩ thuật nêu trên và trung bình mỗi ngày nấu cơm
trong 90 phút.
- Với dung tích nồi khoảng 0,3 lít/1 người, em hãy tính dung tích nồi phù
hợp nhất với gia đình em.
Sản phẩm: Báo cáo kết quả thực hiện hai nhiệm vụ trên.
Cách thức thực hiện: Giáo viên tổ chức học sinh nghiên cứu nội dung trong sách
giáo khoa, thảo luận nhóm và cử (hoặc do giáo viên chỉ định) đại diện báo cáo
trước lớp. Giáo viên gợi ý hướng dẫn lớp nhận xét, thảo luận. Cuối cùng, giáo
viên kết luận nội dung chính và chuyển ý sang hoạt động tiếp theo
Nội dung học tập tương ứng với hoạt động
Tương tự như nội dung nêu trên.
GV: Với những kiến thức đã học và HS: Một số HS xung phong hoặc theo
những hiểu biết thực tiễn, các em hãy chỉ định của GV trình bày trước lớp
thực hiện 2 nhiệm vụ (như nội dung kết quả tìm hiểu của mình.
trên). Mỗi em tự làm và báo cáo kết
quả của riêng mình.
Hoạt động 4: Mở rộng kiến thức
Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu thêm về nồi cơm điện cho học
sinh, gợi ý cách làm và cách viết báo cáo. Yêu cầu buổi học sau nộp báo cáo kết
quả của cá nhân. Nội dung tìm hiểu như sau:
1. Quan sát, tìm hiểu nồi cơm điện của gia đình hoặc hàng xóm và nói với
cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của mình về nồi cơm điện.
2. Tư vấn cho mọi người trong gia đình về cách lựa chọn, sử dụng nồi cơm
điện an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.

29
HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC CỦA VẬT THỂ
(2 tiết)

1. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1.1 Kiến thức, kĩ năng
 Trình bày được khái niệm hình chiếu vuông góc.
 Nhận biết được các loại hình chiếu vuông góc
 Xác định được vị trí của các loại hình chiếu vuông góc trên bản vẽ
 Vẽ được hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản
1.2 Phát triển phẩm chất và năng lực
a) Phẩm chất
Chăm chỉ: Vượt qua những khó khăn để hoàn thành vẽ hình chiếu vuông
góc của vật thể đơn giản.
b) Năng lực chung
 Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ giáo
viên giao cho về thảo luận nhóm, làm việc cá nhân và vẽ hình chiếu
vuông góc của vật thể đơn giản; điều chỉnh được kĩ năng vẽ phù hợp.
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập, xử lý thông tin,
đánh giá được thông tin để đưa ra phương pháp biểu diễn hình chiếu
vuông góc của vật thể phù hợp nhất.
c) Năng lực công nghệ
 Nhận thức công nghệ: Thấy được bản chất của hình chiếu vuông góc.
 Giao tiếp công nghệ: Lập được bản vẽ kĩ thuật bằng hình chiếu vuông góc
2. TRỌNG TÂM BÀI HỌC
Vẽ hình chiếu vuông góc
3. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

30
3.1 Chuẩn bị của giáo viên
- Hình ảnh

Hình 1: Hình nón và hình chiếu vuông góc của hình nón

Hình 2: Giá chữ V

Hình 3: Tấm trượt ngang

31
- Phiếu học tập

HÌnh 3: Phiếu học tập số 1

Hình 4: Phiếu học tấp số 2

32
Hình 5: Phiếu học tập số 3
3.2 Chuẩn bị của học sinh
Giấy vẽ A4, thước, bút chì
4. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Phương pháp dạy học nhóm
 Kĩ thuật mảnh ghép
5. GỢI Ý TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu bài dạy
Mục tiêu: dẫn dắt vào bài mới; củng cố kiến thức đã được học về hình chiếu
vuông góc của khối đa diện trong chương trình công nghệ 8.
Nội dung: Giới thiệu bài dạy
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh ở hình 1. Đặt - Quan sát hình ảnh. Lắng nghe
câu hỏi: Kể tên các hình biểu diễn? câu hỏi của GV
- GV cho HS suy nghĩ trong thời gian 1 phút
sau đó gọi HS trả lời - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi

33
- Trên các ý trả lời của HS, GV chốt lại năm
lớp 8 các em đã được học về hình chiếu của - Tiếp nhận tiêu đề bài mới
các khối đa diện và khối tròn xoay. Bài học
ngày hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu hình
chiếu vuông góc của vật thể đơn gian
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm hình chiếu vuông góc
Mục tiêu: Nhận biết được hình chiếu vuông góc của vật thể; nêu khái niệm hình
chiếu vuông góc
Nội dung: Tìm hiểu về khái niệm hình chiếu vuông góc
Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, ý kiến trả lời của học sinh
Cách thức thực hiện:
- GV phân nhóm HS (4 HS/nhóm). - HS thành lập nhóm
- GV phát các phiếu số 1 cho các nhóm HS - Nhóm HS nhận phiếu học tập
- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận hoàn từ GV
thành yêu cầu từ phiếu học tấp số 1 trong thời - HS thảo luận theo yêu cầu của
gian 2 phút.. GV
- GV yêu cầu bất kỳ 1 nhóm trình bày, các - HS trình bày kết quả thảo luận,
nhóm khác lắng nghe nhận xét. nhận xét đánh giá sản phẩm của
- GV đặt câu hỏi: Em hiểu thế nào là hình bạn
chiếu vuông góc của vật thể đơn giản? - HS trả lời câu hỏi của GV
- GV nhấn mạnh lại nội dung kiến thức - HS tiếp nhận kiến thức
Nội dung học tập tương ứng với hoạt động
1. Khái niệm hình chiếu vuông góc của vật thể
Là hình biểu diễn hai chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu
vuông góc
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các loại hình chiếu vuông góc và vị trí của chúng
trên bản vẽ
Mục tiêu: Nhận biết được các loại hình chiếu vuông góc; vị trí của các hình

34
chiếu vuông góc trên bản vẽ
Nội dung: Tìm hiểu về các loại HCVG, vị trí của chúng
Sản phẩm: Phiếu học tập số 2, 3
Cách thức thực hiện:
- GV phát cho HS phiếu học tập số 2. Yêu - HS nhận phiếu học tập và thực
cầu học sinh thảo luận theo nhóm: hiện các yêu cầu của GV với
+ Nhóm 1, 2, 3 thực hiện nhiệm vụ A: Tìm nhóm ban đầu
hiểu về hình chiếu đứng
+ Nhóm 4, 5, 6 thực hiện nhiệm vụ B: Tìm
hiểu về hình chiếu bằng.
+ Nhóm 7, 8, 9 thực hiện nhiệm vụ C: tìm
hiểu hình chiếu cạnh.
Thời gian thảo luận của nhóm là 3 phút.
- Giáo viên yêu cầu thành viên số 1 của các
nhóm hợp lại thành nhóm mới có tên là HC1.
Thành viên số 2 của các nhóm hợp lại thành - HS thành lập nhóm mới và
nhóm mới có tên là HC2. Thành viên số 3 thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu
của các nhóm hợp lại thành nhóm mới có tên của GV
là HC3. Thành viên số 4 của các nhóm hợp
lại thành nhóm mới có tên là HC4. Các nhóm
mới có nhiệm vụ chia sẻ những nội dung thảo
luận của nhóm ban đầu cho nhau trong thời
gian 3 phút.
- GV phát phiếu học tập thứ 3 yêu cầu mỗi
HS hoàn thành trong thời gian 2 phút. - HS nhận phiếu học tập số 3 và
- GV chữa phiếu học tập thứ 3 thực hiện yêu cầu của GV
- HS tiếp nhận kiến thức
Nội dung học tập tương ứng với hoạt động
2. Phân loại hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản

35
1. Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ phía trước tới; thể hiện chiều dài và
chiều cao của vật thể.
2. Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống; thể hiện chiều rộng và
chiều dài của vật thể.
3. Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang phải; thể hiện chiều rộng và
chiều cao của vật thể.
Hình chiếu bằng bằng bên dưới hình chiếu đứng; hình chiếu cạnh nằm bên phải
hình chiếu đứng.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về phương pháp xây dựng hình chiếu vuông góc
Mục tiêu: Mô tả được phương pháp xây dựng hình chiếu vuông góc
Nội dung: Tìm hiểu về phương pháp xây dựng hình chiếu vuông góc
Sản phẩm: Mô tả cá nhân về phương pháp xây dựng hình chiếu vuông góc
Cách thức thực hiện:
- GV cho HS quan sát mô phỏng về phương - HS quan sát mô phỏng để ghi
pháp xây dựng hình chiếu vuông góc bằng nhớ
phương pháp chiếu góc thứ nhất.
- GV cho HS nhớ lại phương pháp trong thời
gian 1 phút sau đó gọi một vài HS mô tả lại
- HS nhớ lại và mô tả lại phương
phương pháp.
pháp
Nội dung học tập tương ứng với hoạt động
Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt trong một góc tạo thành
bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng
hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. Mặt phẳng hình chiếu đứng ở
phía sau, mặt phẳng hình chiếu bằng ở dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên
phải vật thể. Các hướng chiếu từ trước, từ trên và từ trái theo thứ tự vuông góc
với mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng, cạnh. Sau khi chiếu vật thể lên mặt phẳng
hình chiếu, các mặt phẳng hình chiếu được xoay một góc 90 độ sao cho các hình
chiều nằm trên cùng một mặt phẳng.

36
Hoạt động 5: Thực hành vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể
Mục tiêu: Vẽ được hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản
Nội dung: Hình thành kĩ năng vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể
Sản phẩm: bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể
Cách thức thực hiện:
GV cho HS quan sát hình 2, hướng dẫn HS HS vẽ HCVG của tấm trượt dọc
vẽ hình chiếu vuông góc của giá chữ V theo hướng dẫn của GV
Nội dung học tập tương ứng với hoạt động
- Bước 1: Phân tích hình dạng vật
thể
- Bước 2: Chọn hướng chiếu
- Bước 3: Vẽ đường bao vị trí của ba
hình chiếu vuông góc
- Bước 4: Vẽ hình chiếu đứng (vẽ
phần nhìn thấy trước, phần khuất
sau)
- Bước 5: Vẽ hình chiếu bằng
- Bước 6: Vẽ hình chiếu cạnh
Hoạt động 6: Bài tập về nhà
Mục tiêu: Luyện tập vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể
Nội dung: Vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể tại nhà dưới dạng bài tập GV
giao
Sản phẩm: bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể
Cách thức thực hiện:

37
- GV yêu cầu HS vẽ hình chiếu vuông HS lắng nghe nhiệm vụ cần làm từ GV
góc của hình 3. Thời gian nộp bài tập 1
tuần.
- GV công bố các tiêu chí:
+ Đúng hình dạng HCĐ: 2 điểm
+ Đúng hình dạng HCB: 2 điểm
+ Đúng hình dạng HCC: 2 điểm
+ Đúng vị trí của các hình chiếu: 1
điểm
+ Trình bày đúng tiêu chuẩn về nét vẽ:
1 điểm
+ Trình bày đúng tiêu chuẩn ghi kích
thước: 1 điểm
+ Kẻ được khung tên, khung bản vẽ: 1
điểm

38
PHỤ LỤC 2: ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA

ĐỀ SỐ 1: TIỂU HỌC
1. Mục đích
 Kiểm tra kiến thức, kĩ năng về đèn học
 Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng để sử dụng, nhận xét về
đèn học.
2. Cấu trúc đề: gồm 1 câu tự luận và 4 câu trắc nghiệm khách quan
3. Đề minh họa
Câu hỏi 1: Hãy quan sát hình ảnh cấu tạo của đèn học dưới đây và hãy ghép tên cho
các bộ phận tương ứng: Bóng đèn, đế đèn, chao đèn, thân đèn, công tắc.
- Bộ phận số 1:...................................
- Bộ phận số 2:...................................
- Bộ phận số 3:...................................
- Bộ phận số 4:...................................
- Bộ phận số 5:...................................

Câu hỏi 2: Hãy nối bộ phận với tác dụng tương ứng của chúng trong bảng dưới đây:
Tên bộ phận Tác dụng
1. Bóng đèn A. Bật/ tắt nguồn
2. Công tắc B. Định hướng nguồn ánh sáng phát ra.
3. Chao đèn C. Điều chỉnh linh hoạt độ cao của đèn học
4. Thân đèn D. Tạo ra ánh sáng
5. Đế đèn E. Giữ cho đèn đứng vững, không bị đổ
Câu hỏi 3: Hãy đánh dấu X vào các ô đáp án mà em cho là đúng khi sử dụng đèn học
đúng cách để đảm bảo an toàn cho bản thân:
a. Điều chỉnh độ cao của đèn một cách hợp lí 
b. Điều chỉnh cường độ sáng của đèn càng lớn càng tốt 
c. Không để ánh sáng hắt ra từ đèn chiếu thẳng vào mắt 
d. Chỉ sử dụng đèn học vào ban đêm 
Câu hỏi 4: Khi chọn mua đèn học, theo em cần chú ý đến:
39
a. Chiều cao và cấu tạo linh hoạt của thân đèn 
b. Công suất đèn 
c. Ánh sáng đèn 
d. Tất cả các phương án trên 
Câu 5: Hãy vẽ phác thảo và chú thích các bộ phận của đèn học em đang sử dụng.

ĐỀ SỐ 2: TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Mục đích
 Kiểm tra kiến thức, kĩ năng về các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.
 Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng có liên quan trong việc
thiết kế, đánh giá các giải pháp kĩ thuật, công nghệ.
2. Cấu trúc đề: gồm 5 câu tự luận
3. Đề minh họa
Câu 1. Quan sát xe đạp trong thực tế và cho biết:
 Người ta chế tạo đĩa có kích thước lớn hơn líp nhằm mục đích gì.
 Trong các chi tiết: trục giữa (trục của đĩa), trục bánh sau, đĩa, líp và bánh
sau thì có chi tiết nào chỉ chuyển động tịnh tiến.
Câu 2. Hãy so sánh hai bộ truyền động: bộ truyền động đai và bộ truyền động
bánh răng về cấu tạo và chất lượng truyền động.
Câu 3. Vì sao khi lên dốc, các tay đua xe đạp cần điều khiển cho xích xe ăn
khớp với tầng líp có đường kính lớn nhất?
Câu 4. Đĩa xe đạp có 50 răng, líp có 2 tầng (tầng 1: 20 răng, tầng 2: 10 răng).
 Tính tỉ số truyền i trong các trường hợp dùng líp tầng 1 và líp tầng 2.
 So sánh tốc độ quay của bánh xe khi sử dụng líp tầng 1 với líp tầng 2.
Câu 5. Cho hai trục song song A và B cách nhau khoảng L=30cm. Nêu các
phương án thiết kế hệ thống truyền động từ A đến B để:
 A và B quay cùng chiều
 Vận tốc trục A bằng 02 lần vận tốc trục B

40

You might also like