You are on page 1of 9

TỔ CHỨC DẠY HỌC WEBQUEST THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC

TỰ NHIÊN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Phan Vĩnh Phú1, Huỳnh Gia Bảo2
1
Trường THCS Đoàn Giỏi, tỉnh Tiền Giang
2
Khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng phát triển đã và đang tác động mạnh mẽ đến
các phương pháp và kĩ thuật trong dạy học ở trường phổ thông. Sử dụng các phương pháp dạy học tích
cực giúp hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh theo mục tiêu chương trinh GDPT
sau 2018, trong đó có WebQuest. WebQuest là một phương pháp dạy học phát huy năng lực tư học của
học sinh trong sự tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình
huống thực tiễn. Phương pháp này là một hình thức học tập dựa trên web, trong đó học sinh phải tham gia
vào việc tìm kiếm thông tin, phân tích, và tự sáng tạo thông qua một chuỗi các hoạt động. WebQuest có
thể được chia thành các WebQuest lớn và các WebQuest nhỏ. Bài viết trình bày quy trình thực hiện và
đánh giá kết quả thực hiện dạy học WebQuest theo chủ đề trong dạy học môn Khoa học tự nhiên nhằm
phát triển năng lực tự học của học sinh ở trường Trung học Cơ sở.
Từ khóa: Học sinh, Năng lực tự học, Tổ chức dạy học, Khoa học tự nhiên ,Trung học Cơ sở, WebQuest.
ORGANIZING WEBQUEST TEACHING BY THEME IN TEACHING NATURAL SCIENCE
TO DEVELOP SELF-STUDY CAPACITY FOR STUDENTS AT THE SECONDARY SCHOOL
ABSTRACT : The development of information and communication technology has a strong impact on
methods and techniques in teaching in high schools. Using active teaching methods helps form and
develop students' qualities and capabilities according to the goals of the general education program after
2018, including WebQuest. WebQuest is a teaching method that promotes students' self- learing capacity
in self-reliance in performing a task on a complex topic in groups, associated with real-life situations.
This method is a form of web-based learning in which students must engage in information seeking,
analysis, and self-creation through a series of activities. WebQuests can be divided into large WebQuests
and small WebQuests. This article presents the implementation process and evaluates the results of
teaching WebQuest by topic in teaching Natural Sciences to develop students' self- learning capacity in
Secondary Schools
Keywords:Students, Self-learing capacity, Teaching organization, Natural sciences, Secondary school,
WebQuest
1. Đặt vấn đề
Thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần nghị quyết 29/NQ-TW được
tích cực triển khai và bước đầu đạt được hiệu quả. Phương pháp và hình thức dạy học chuyển
dần từ đánh giá kiến thức sang phát triển năng lực (NL), phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi
trong sự nghiệp phát triển đất nước nhanh và bền vững (Ban Chấp hành Trung ương, 2013).
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) sau 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển 5
phẩm chất và 10 NL cho HS, giúp HS làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến
thức, kĩ năng đã học vào đời sống. Trong đó, năng lực tự học (NLTH) là một trong những năng
chung cần được hình thành, phát triển thông qua các môn học và giúp HS có thể tự học suốt đời
(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Môn Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học phù hợp để phát
triển NLTH cho HS trong sự tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức khoa học. NLTH được hình
thành và phát triển thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế các hoạt động thực
nghiệm trong phòng thực hành, ngoài thực địa, đặc biệt trong tổ chức tìm hiểu tự nhiên (Bộ Giáo
dục và Đào tạo, 2019)
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), việc sử dụng
phương pháp dạy học (PPDH) đã có nhiều sự thay đổi. ICT giúp người dạy và người học tiếp cận
nhiều nguồn thông tin qua tự tìm kiếm, tự thu thập và xử lí thông tin (Trịnh Ngọc Dũng,

1
2007).Vì vậy, việc nghiên cứu để phát trển NLTH cho HS cần được quan tâm và nghiên cứu. Có
rất nhiều PPDH mang lại hiệu quả trong tự học. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi trình
bày quy trình thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dạy học WebQuest theo chủ đề trong dạy
học môn KHTN nhằm phát triển NLTH cho HS ở trường Trung học Cơ sở (THCS).
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Năng lực và năng lực tư học của học sinh trung học cơ sở
2.1.1. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
2.1.1.1. Khái niệm năng lực
Theo OECD, đặc trưng quan trọng nhất để nhận diện NL là “hiệu quả và cho rằng: NL là
“khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể”
(OECD, 2002). Nhấn mạnh về hiệu quả hoạt động của NL, chương trình GDPT tổng thể sau
2018; “NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình HT,
rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá
nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định,
đạt kết quả mong muốn trong điều kiện cụ thể” (Bộ GD&ĐT, 2018).
2.1.1.2. Năng lực và phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông
Chương trình GDPT tổng thể và 27 chương trình các môn học, HĐGD của chương trình
GDPT mới đã được ban hành tại thông tư 32/2018/ TT-BGDĐT, trong đó xác định 05 phẩm chất
và 10 NL cốt lõi cần phát triển cho HS phổ thông (Bộ GD&ĐT, 2018):

Hình 1. Các phẩm chất và NL cần phát triển cho HS


- Năng lực chung: (1) NL tự chủ và tự học; (2) NL giao tiếp và hợp tác; (3) NL giải quyết vấn đề và
sáng tạo.
- Năng lực chuyên môn: (4) NL ngôn ngữ, (5) NL tính toán, (6) NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội, (7)
NL công nghệ, (8) NL tin học, (9) NL thẩm mỹ, (10) NL Thể chất .
Theo đó, Môn KHTN hình thành và phát triển cho HS năng lực KHTN, bao gồm các thành
phần: NL nhận thức KHTN; NL tìm hiểu tự nhiên; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
2.1.2. Năng lực tư học của học sinh trung học cơ sở
2.1.2.1.Khái niệm năng lực tự học
NLTH là một NL chung quan trọng nhất cần hình thành và phát triển cho HS ở mọi cấp
học, đây là NL thiết yếu, quyết định đến kết quả học tập và là nền tảng để HS TH suốt đời. Đã có
nhiều tác giả định nghĩa về NLTH. Nhìn chung , các tác giả cho rằng NLTH được thể hiện qua
việc chủ thể tự xác định đúng đắn động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lý việc học
của mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học

2
tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và làm việc hợp tác
với người khác (Vương Cẩm Hương, 2020; Lê Thanh Huy, Phạm Minh Hải, 2017; Nguyễn Cảnh
Toàn, 2009; Susan A Turner, 2010)
Xuất phát từ các nhân định trước đây cùng với đặc điểm lứa tuổi HS cáp THCS, chúng tôi
quan niệm: NLTH của HS THCS là thuộc tính cá nhân cho phép HS chủ động, tích cực sử dụng
các nguồn lực hiện có (kiến thức, kĩ năng, động cơ, tình cảm…) để thực hiện thành công việc lập
và thực hiện kế hoạch học tập, đánh giá kết quả đạt được và điều chỉnh nhằm đạt được các mục
tiêu học tập đã được xác định.
2.1.2.2. Khung cấu trúc NLTH của HS trường THCS
Từ ý nghĩa của khái niệm tự học , NLTH trong các nghiên cứu và bản chất của NL cùng
các biểu hiện hành vi được xây dựng trong chương trình GDPT sau 2018, chúng tôi đã xác định
khung cấu trúc NLTH của HS ở trường THCS với 3 NL thành tố và 8 biểu hiện sau:
Bảng 1. Cấu trúc NLTH của HS trường THCS
TT Các năng lực thành tố Biểu hiện NLTH
1. Xác định mục tiêu và nội dung cần TH.
1 Xây dựng kế hoạch TH 2. Xác định phương pháp và phương tiện TH.
3. Xác định thời gian TH và dự kiến kết quả.
4. Thu thập/Tìm kiếm nguồn thông tin TH
Thực hiện kế hoạch TH.
5. Phân tích và xử lí thông tin đã tìm kiếm.
2
6. Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/
nhiệm vụ học tập.
7. Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá NLTH và chuẩn
Đánh giá và điều chỉnh quá trình kiến thức, kĩ năng.
3
TH 8. Điều chỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiệm vụ TH
tiếp theo.
Căn cứ vào cấu trúc NLTH và các biểu hiện NLTH chúng tôi xây dựng bảng mô tả mức
độ biểu hiện NLTH của HS như sau:
Bảng 2. Bảng mô tả mức độ biểu hiện NLTH của HS
Biểu Mức độ biểu hiện
hiện 1 2 3
Xây dựng kế hoạch TH
Xác định được mục tiêu, nội Xác định được mục tiêu, nội Xác định được mục tiêu, nội
dung cần TH nhưng chưa xác dung và mức độ cần đạt của dung và mức độ cần đạt của
1
định được mức độ cần đạt của từng nội dung nhưng chưa rõ từng nội dung một cách rõ
từng nội dung. ràng, chi tiết. ràng, chi tiết.
Xác định được phương pháp
Xác định được phương pháp Xác định được phương pháp và
và phương tiện TH nhưng
2 TH nhưng chưa xác định được phương tiện TH phù hợp với
chưa phù hợp với nội dung
phương tiện TH. nội dung TH.
TH.
Xác định được thời gian cho
Xác định được thời gian cho Xác định được thời gian cho
mỗi hoạt động TH nhưng chưa
mỗi hoạt động TH và dự kiến mỗi hoạt động TH một cách rõ
3 phân phối thời gian hợp lý và
kết quả đạt được nhưng chưa ràng, hợp lý và dự kiến kết quả
chưa dự kiến được kết quả đạt
phân phối thời gian hợp lý. đạt được.
được.
Thực hiện kế hoạch TH

3
Thu thập/Tìm kiếm được
Thu thập/Tìm kiếm được Thu thập/Tìm kiếm được nguồn
nguồn thông tin TH phù hợp
nguồn thông tin TH nhưng thông tin TH phù hợp và biết lựa
4 nhưng chưa biết sắp xếp các
chưa chính xác và phù hợp chọn, sắp xếp các thông tin thu
thông tin thu thập được theo
với nội dung TH. thập được theo từng nội dung.
từng nội dung.
Phân tích và xử lí thông tin Phân tích và xử lí thông tin Phân tích và xử lí thông tin đã tìm
5 đã tìm kiếm được nhưng đã tìm kiếm được chính xác kiếm được chính xác và rút ra kết
chưa chính xác. nhưng chưa rút ra kết luận. luận.
Vận dụng được kiến thức, kĩ Vận dụng được kiến thức, kĩ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng
năng để giải quyết tình năng để giải quyết tình để giải quyết tình huống/ nhiệm
6
huống/ nhiệm vụ học tập huống/ nhiệm vụ học tập vụ học tập một cách rõ ràng, đầy
nhưng chưa chính xác. nhưng chưa rõ ràng, đầy đủ. đủ.
Đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH
Đánh giá kết quả TH theo ý
Đánh giá kết quả TH theo Đánh giá kết quả TH theo thang
kiến chủ quan và chưa chính
chuẩn kiến thức, kĩ năng đánh giá NLTH và chuẩn kiến
7 xác theo thang đánh giá
nhưng chưa đánh giá theo thức, kĩ năng một cách rõ ràng,
NLTH và chuẩn kiến thức, kĩ
thang đánh giá NLTH. chính xác.
năng.
Điều chỉnh sai sót nhưng Điều chỉnh sai sót nhưng
Điều chỉnh sai sót và rút ra được
chưa phù hợp và chưa rút ra chưa rút ra bài học kinh
8 bài học kinh nghiệm cho nhiệm
bài học kinh nghiệm cho nghiệm cho nhiệm vụ TH
vụ TH tiếp theo.
nhiệm vụ TH tiếp theo. tiếp theo.

2.2. Webquest và quy trình thực hiện Webquest trong dạy học
2.2.1. Khái niệm Webquest
Trong tiếng Việt chưa có cách dịch hoặc cách dùng thuật ngữ thống nhất cho khái niệm này.
Trong tiếng Anh, Web ở đây nghĩa là mạng, Quest là tìm kiếm, khám phá. Dựa trên thuật ngữ và
bản chất của khái niệm có thể gọi WebQuest là phương pháp “Khám phá trên mạng". WebQuest
là một dạng đặc biệt của dạy học sử dụng truy cập mạng Internet (Lê Thị Thu Hằng, 2020)
WebQuest là một phương pháp dạy học, trong đó HS tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm
vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ bản về chủ đề
được truy cập từ những trang liên kết (Internetlinks) do giáo viên chọn lọc từ trước ( Abbitt, J. And
J. Ophus, 2008). Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập được học
sinh trình bày và đánh giá. WebQuest là một phương pháp dạy học mới, được xây dựng trên cơ
sở phương tiện dạy học mới là công nghệ thông tin và Internet (Nguyễn Thị Như Nguyệt, 2012).
2.2.2. Phân loại WebQuest
WebQuest có thể được chia thành các lớn và các WebQuest nhỏ (Hwang, S.H., et al, 2004):
Bảng 3. Phân loại WebQuest
Phân loại Nội dung
WebQuest lớn + Xử lí một vấn đề phức tạp trong một thời gian dài (Ví dụ: một tháng)
+ Trong dạy học, chúng có thể coi như một dự án dạy học
WebQuest nhỏ + Trong một vài tiết học (Ví dụ: 2 đến 4 tiết)
người học xử lí một đề tài chuyên môn bằng cách tìm kiến thông tin và xử lí
chúng cho bài trình bày, tức là các thông tin chưa được sắp xếp sẽ được lập cấu
trúc theo các tiêu chí và kết hợp vào kiến thức đã có trước của các em

4
2.2.3. Đặc điểm của Webquest
Với ý nghĩa thiết thực trong day học, Webquest có các đặc điểm (Lê Thị Thu Hằng, 2020):
- Chủ đề dạy học gắn với tình huống thực tiễn và mang tính phức hợp.
- Định hướng hứng thú học sinh.
- Tính tự lực cao của người học.
- Quá trình học tập là quá trình tích cực và kiến tạo.
- Quá trình học tập mang tính xã hội và tương tác.
- Quá trình học tập định hướng nghiên cứu và khám phá. Những hoạt động điển hình của
người học trong WebQuest là tìm kiếm, đánh giá, hệ thống hóa, trình bày trong sự trao đổi với
người học khác. Từ đó phát triển các thao tác tư duy (Hwang, S.H., et al, 2004):
Bảng 4. Các thao tác tư duy trong WebQuest
Thao tác Đặc điểm
So sánh + Nhận biết và nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng, các quan
điểm.
+ Xây dựng chuỗi lập luận để hỗ trợ đã biết để chứng minh một giả thiết.
Phân tích + Sắp xếp các đối tượng vào các nhóm trên cơ sở tính chất của chúng và theo những tiêu
chuẩn sẽ được xác định
+ Nhận biết và nêu ra những sai lầm trong các quá trình tư duy của chính mình hoặc của
những người khác.
+ Nhận biết và nêu ra đề tài hoặc kiểu mẫu cơ bản là cơ sở của những thông tin.
Suy luận + Xuất phát từ các quan sát hoặc phân tích mà suy ra các tổng quát hóa hoặc những nguyên
lí chưa được biết
+ Từ những nguyên lí cơ bản và các tổng quát hóa đã có mà suy ra những kết luận và điều
kiện chưa được nêu ra
2.2.3 Quy trình thực hiện Webquest
Với ý nghĩa, đặc điểm của Webquest (Nguyễn Thị Như Nguyệt, 2012)và cấu trúc NLTH của
HS ở trường THCS, chúng tôi xác định quy trình thực hiện Webquest:

Hình 2. Quy trình thiết kế WebQuest


Cụ thể, Quy trình thiết kế WebQuest được thực hiện theo bảng sau:
Bảng 5. Tiến trình thực hiện WebQuest
Các bước Mô tả

5
Xác định + Giáo viên giới thiệu về chủ đề.
chủ đề + Thông thường, một WebQuest bắt đầu với việc đặt ra tình huống có vấn đề thực sự đối
với HS
+ Tạo động cơ cho HS muốn quan tâm đến đề tài và muốn tìm ra một giải pháp cho vấn
đề.
Xác định + HS được giao các nhiệm vụ cụ thể.
mục đích, + Cần có sự thảo luận với để xác định nhiệm vụ, mục tiêu riêng, cũng như có những bổ
nhiệm vụ sung, điều chỉnh cần thiết.
+ Tính phức tạp của nhiệm vụ phụ thuộc vào đề tài và trước tiên là vào nhóm đối tượng.
Thông thường, các nhiệm vụ sẽ được xử lí trong các nhóm.
Thiết kê tiến + GV hướng dẫn nguồn thông tin để xử lí nhiệm vụ, chủ yếu là những trang trong mạng
trình (Kế Internet đã được
hoạch ) + GV lựa chọn và liên kết, ngoài ra còn có những chỉ dẫn về các tài liệu khác.
Thực hiện + HS thực hiện nhiệm vụ trong nhóm.
WebQuest + GV đóng vai trò tư vấn.
+ Trong trang WebQuest có những chỉ dẫn, cung cấp cho người học những trợ giúp hành
động, những hỗ trợ cụ thể để giải quyết nhiệm vụ.
+ HS trình bày các kết quả của nhóm trước lớp, sử dụng PowerPoint hoặc tài liệu văn
bản, có thể đưa lên mạng.
Đánh giá + Đánh giá kết quả, tài liệu, phương pháp và hành vi học tập trong WebQuest.
+ Có thể sử dụng các biên bản đã ghi trong quá trình thực hiện để hỗ trợ, sử dụng đàm
thoại, phiếu điều tra. HS cần được tạo cơ hội suy nghĩ và đánh giá một cách có phê phán.
+ Việc đánh giá tiếp theo do GV thực hiện.
2.3. Vận dụng Webquest dạy học chủ đề sinh sản ở sinh vật môn Khoa học tự nhiên 7
Dựa trên tiến trình thực hiện WebQuest đã xác định cùng khung cấu trúc NLTH của HS cấp
THCS, Chúng tôi vận dụng Webquest dạy học chủ đề sinh sản ở sinh vật môn KHTN 7
Hoạt động GV Hoạt động HS NL thành tố của NLTH
Bước 1. Xác định chủ đề
- GV: giới thiệu về chủ đề Sinh sản. - HS tiếp nhận chủ đề. 1. Xác định mục tiêu và
nội dung cần TH
Bước 2. Xác định mục đích, nhiệm vụ
- GV xây dựng tình huống thực tiễn liên - HS lắng nghe và phân tích để 1. Xác định mục tiêu và
quan đến Chủ đề sinh sản để dẫn dắt HS xác định được nhiệm vụ học nội dung cần TH
vào nhiệm vụ học tập cần thực hiện là tìm tập.
hiểu quá trình sinh sản (sinh sản vô tính,
sinh sản hữu tính) ở động vật, thực vật.
Bước 3. Thiết kế tiến trình
- GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm, bầu - HS chia nhóm, bầu nhóm 2. Xác định phương pháp
nhóm trưởng và thư kí. trưởng và thư kí. và phương tiện TH.
- GV định hướng phương pháp làm việc - HS lắng nghe và thực hiện 3. Xác định thời gian TH
nhóm, phương pháp làm việc cá nhân và theo sự hướng dẫn của GV. và dự kiến kết quả.
cách thai thác thông tin từ điện thoại,
laptop.
- GV yêu cầu các nhóm dựa vào nhiệm vụ - HS thảo luận kế hoạch, tiến
thảo luận kế hoạch làm việc nhóm và tiến trình thực hiện và xác định kết
trình thực hiện. quả.
Bước 4. Thực hiện WebQuest
- GV hướng dẫn HS truy cập vào trang - HS truy cập Webquest theo 4. Thu thập/Tìm kiếm
WebQuest theo đường link Google site sự hướng dẫn của GV. nguồn thông tin TH

6
- Hướng dẫn cách thu thập và tìm kiếm 5. Phân tích và xử lí
thông tin. - HS phân tích và xử lí thông thông tin đã tìm kiếm.
- GV hỗ trợ những khó khăn của HS trong tin đã tìm được để giải quyết 6. Vận dụng kiến thức, kĩ
quá trình thực hiện nhiệm vụ. các tình huống nhiệm vụ học năng để giải quyết tình
tập. Mỗi nhóm tổng hợp ý kiến huống/ nhiệm vụ học tập.
của các thành viên thành nội
dung chung của nhóm.
- HS trình bày kết quả thực
hiện của nhóm.
- Sau khi kết thúc thời gian thực hiện như
kế hoạch, GV yêu cầu các nhóm trình bày
kết quả thực hiện bằng Powerpoint hoặc
thiết kế poster, sơ đồ dư duy,…
Bước 5. Đánh giá
- GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá và phát - HS đánh giá ưu điểm, nhược 7. Đánh giá kết quả TH
phiếu đánh giá để các nhóm đánh giá sản điểm của bản thân của nhóm theo thang đánh giá
phẩm của các nhóm còn lại. và đánh giá các nhóm còn lại. NLTH và chuẩn kiến
- HS ghi nhận góp ý và đánh thức, kĩ năng.
- GV đánh giá kết quả hoạt động của các giá của GV. 8. Điều chỉnh và rút ra bài
nhóm. - HS lắng nghe và ghi nhận. học kinh nghiệm cho
- Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm nhiệm vụ TH tiếp theo.
cho các giờ học tổ chức tiếp theo.
2.4. Kết quả Thực nghiệm sư phạm
Thông qua bộ công cụ đánh giá NLTH trong dạy học theo WebQuest và thực nghiệm sư
phạm tại Trường THCS Đoàn Giỏi, tỉnh Tiền Giang (3 lớp 7) với 106 HS, chúng được thể hiện
qua bảng sau:
Bảng 5. Phiếu đánh giá NLTH của HS qua quan sát
Họ và tên HS…………….…………………….………Lớp:…………………….
Họ và tên GV đánh giá: …………………………………………………………..
Điểm
Các tiêu chí NLTH
(1) (2) (3)
1. Xác định mục tiêu và nội dung cần TH.
2. Xác định phương pháp và phương tiện TH.
3. Xác định thời gian TH và dự kiến kết quả.
4. Thu thập/Tìm kiếm nguồn thông tin TH
5. Phân tích và xử lí thông tin đã tìm kiếm.
6. Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/ nhiệm vụ học tập.
7. Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá NLTH và chuẩn kiến thức, kĩ năng.
8. Điều chỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiệm vụ TH tiếp theo.
Tổng điểm
Mức 3 là 3 điểm, mức 2 là 2 điểm, mức 1 là 1 điểm
Mức 1. HS có biểu hiện NLTH nhưng chưa thường xuyên. Cần được phát triển thêm
Mức 2. HS có biểu hiện NLTH khá thường xuyên nhưng chưa tích cực.Cần được phát huy
Mức 3. HS có biểu hiện NLTH thường xuyên và tích cực. Cần được duy trì.
Bảng 6. Kết quả quan sát NLTH của HS qua WebQuest
Tiêu chí Điểm TB NLTH
Lớp 7A Lớp 7B Lớp 7C

7
Sau tác Sau tác
Trước tác động Sau tác động Trước tác động Trước tác động
động động
1 2.06 2.20 1.34 2.38 1.42 2.44
2 1.56 2.55 1.17 2.93 1.41 2.51
3 1.82 2.83 1.49 2.15 1.57 2.52
4 1.65 2.60 1.26 2.13 1.40 2.51
5 1.83 2.11 1.23 2.07 1.51 2.48
6 2.05 2.10 1.34 2.37 1.50 2.53
7 1.72 2.01 1.26 2.09 1.38 2.44
8 1.59 2.79 1.19 2.03 1.46 2.42
Qua quá trình thực nghiệm, có thể thấy rõ ràng: các tiêu chí sau tác động luôn đạt mức điểm
trung bình cao hơn so với trước tác động.
Bảng 7. Các tham số bài Kiểm tra
Các tham số bài Kiểm tra Sau tác động Trước tác động
7A 6,50 5,73
Điểm trung bình ( X )
7B 6,72 5,87
7C 6,24 5,41
7A 1,54 1,51
Độ lệch chuẩn (S)
7B 1,58 1,46
7C 1,63 1,44
7A 7,26.10-10
Giá trị p của T – test
7B 1,41.10-11
7C 6,15.10-11
7A 0,51
Mức độ ảnh hưởng ES
7B 0,58
7C 0,58
- Điểm TB bài KT sau tác động luôn lớn hơn trước tác động, chứng tỏ chất lượng học tập
sau tác động tốt hơn các trước tác động.
- Các giá trị Sig. của phép kiểm chứng T-test về sự khác biệt giữa kết quả điểm TB bài kiểm
tra 03 lớp đều < 0,05. Chứng tỏ các kết quả thu thập được là có ý nghĩa thống kê, sự chênh lệch
không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên mà do tác động của các biện pháp mang lại.
- Giá trị quy mô ảnh hưởng của các bài kiểm tra ES trong khoảng 0,5-0,79 chứng tỏ ảnh
hưởng của tác động ở mức TB.
Kết quả phân tích, so sánh, đánh giá số liệu thực nghiệm ở trên đã cho thấy việc áp dụng
WebQuest trong dạy học môn KHTN đã góp phần phát triển NLTH của HS THCS
3. Kết luận
Tổ chức dạy học WebQuest trong môn khoa học tự nhiên là một cách hiệu quả để phát triển
năng lực tự học cho học sinh trường THCS. WebQuest giúp học sinh trở nên chủ động trong quá
trình học tập, thúc đẩy sự tò mò, khám phá, và phát triển nhiều kỹ năng quan trọng của năng lực
tự học. Việc áp dụng phương pháp này cần sự linh hoạt của giáo viên và sự hỗ trợ từ trường học
để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy và học tập.
Tài liệu tham khảo
Abbitt, J. And J. Ophus (2008), “What We Know About the Impacts of WebQuest: A
Review of Research”, Association for the Advancement of Computing in Education, Vol. 16(4),
pp. 441-456.

8
Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, (Ban hành
kèm theo thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018).
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên.
Hà Nội.
Trịnh Ngọc Dũng (2007), “Vai trò của môi trường CNTT và truyền thông trong việc nâng
cao chất lượng dạy học”, Kỉ yếu hội thảo khoa học: Ứng dụng CNTT và truyền thông trong đổi
mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục, Huế (tháng 11), tr.48-52
Lê Thị Thu Hằng (2020), Xây dựng và sử dụng WebQuest trong dạy học phần Động lực
học theo chương trình Vật lí mới nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh, Luận
văn thạc sĩ KHGD, ĐHSP Đà Nẵng
Vương Cẩm Hương (2020), Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học hoá
học hữu cơ lớp 11 ở trường THPT, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
Lê Thanh Huy, Phạm Minh Hải (2017), “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy
học phần ‘Quang hình học’ (Vật lí 11) theo mô hình B - learning”, Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt
(Kì 2 - Tháng 10/2017), tr.194-197, 207.
Hwang, S.H., et al, (2004), “Exploring the Use of WebQuest in the Learning of Social
Studies Content”. Teaching and Learning, Vol. 25 (2), pp 223-232
Nguyễn Thị Như Nguyệt (2012). “Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học
phần Triết học Mác – Lênin”. Tap chí khoa học giáo dục Việt Nam
OECD (2002), “Definition and Selection of Competencies”, DeSeCo, Theoretical and
Conceptual Foundations, Strategy Paper. DEELSA/ED/CERI/CD(2009)
Susan A Turner (2010), “Teaching research to teachers: A self-study of course design,
student outcomes, and instructor learning”, Journal of the Scholarship of Teaching and
Learning, Vol. 10, No. 2, June 2010, pp.60-77.
Nguyễn Cảnh Toàn (2009), Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Nhà Xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.

You might also like