You are on page 1of 98

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


**************

HOÀNG ĐỨC THẮNG

THIẾT KẾ CẢNH QUAN RESORT LẠC HỒNG


LÔ V1, HỒ TUYỀN LÂM, PHƯỜNG 3, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ VÀ CẢNH QUAN

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 06/2023
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
**************

HOÀNG ĐỨC THẮNG

THIẾT KẾ CẢNH QUAN RESORT LẠC HỒNG LÔ V1, HỒ


TUYỀN LÂM, PHƯỜNG 3, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THIỆN THANH

i
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2022
MINISTRY OF EDUCATION & TRAINING

NONG LAM UNIVERSITY

**********

HOANG DUC THANG

LANDSCAPE DESIGN OF LAC HONG RESORT

LOT V1, WARD 3, TUYEN LAM LAKE, DA LAT CITY

Class: Landscape design

A THESIS SUBMITTED TO GRADUATE UNIVERSITY

Instructor: Mr. Nguyen Thien Thanh

ii
Ho Chi Minh City

June, 2023

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, quý thầy cô bộ môn và các bạn. Tôi thật lòng xin gửi
lời biết ơn đến tất cả mọi người và chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc :
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi học tập và rèn luyện trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi tới Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường và Tài Nguyên, toàn thể quý thầy cô bộ
môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên một lời cảm ơn sâu sắc đã tận tình giảng dạy tôi
trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.s Nguyễn Thiện Thanh là người
đã hướng dẫn, đưa ra những ý kiến về bài làm, quan tâm và theo sát quá trình thực hiện đồ
án này.
Tôi xin cảm ơn đến những người bạn quý mến, tập thể lớp DH19TK cùng những
anh chị khóa trên đã tiếp lửa cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đồ án.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình tôi, những người thân yêu
đã động viên và giúp đỡ tôi khi học tập và đến khi hoàn thành kỳ khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 6 năm 2023


Sinh viên
Hoàng Đức Thắng

iii
TÓM TẮT
Đề tài “ Thiết kế cảnh quan resort Lạc Hồng, lô v1, hồ Tuyền Lâm, phường 3
thành phố đà lạt” được tiến hành thực hiện tại khu vực hồ Tuyền Lâm thuộc thành
phố Đà Lạt tháng 3/2023 đến hết tháng 8/2023, với mục tiêu xây dựng và phát triển
cảnh quan khu vực hồ Tuyền Lâm thành phố Đà Lạt trở nên hiện đại hơn, đáp ứng
được các nhu cầu về không gian sinh hoạt, cải tạo môi trường cũng như quảng bá
ngành du của địa phương. Đồ án còn được ứng dụng nghiên cứu về các biện pháp
hạ tầng bảo vệ bờ biển cũng như sử dụng nguồn năng lượng sạch góp phần bảo vệ
môi trường biển.
Đồ án được thực hiện bằng các phương pháp khảo sát và đánh giá hiện trạng
khu đất, tham khảo và kế thừa số liệu, phân tích đề xuất phân khu thiết kế và thể
hiện ý tưởng thiết kế chi tiết bằng việc sử dụng các phần mềm thiết kế và đạt kết
quả sau:
Phân tích và đánh giá hiện trạng khu vực thiết kế để đề xuất bố trí phân khu hợp lí.
Đề xuất các phương án và ý tưởng thiết kế.
Nghiên cứu phối kết hợp lý giữa cây xanh và vật liệu được sử dụng phù hợp
với định hướng phong cách xây dựng của resort.
Hồ sơ thiết kế triển khai các hạng mục trong cảnh quan
Các hình ảnh phối cảnh cụ thể sinh động
Thuyết minh thiết kế
Đồ án đã hoàn thành được đầy đủ các bản vẽ:
+ Phân khu chức năng, bố trí giao thông.
+ Mặt bằng tổng thể, các mặt bằng liên quan.
+ Mặt đứng, mặt cắt và các chi tiết của resort.
+ Phối cảnh tổng thể, phối cảnh các phân khu, chi tiết.

iv
MỤC LỤC

Trang tựa i
Title - page ii
Tóm tắt iv
Mục lục v
Danh sách chữ viết tắt viii
Danh sách các bảng x
Danh sách các hình xi
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1. Cơ sở nghiên cứu 3

2.1.1. Cơ sở pháp lý 3

2.1.2. Cơ sở lý thuyết 5

2.1.2.1. Lý thuyết cảnh quan đô thị 5

2.1.2.2. Các nguyên tắc bố cục trong cảnh quan 8

2.1.2.3. Lý thuyết hình thái học của cảnh quan văn hóa (địa lý văn hóa và sinh thái học
văn hóa) 10

2.1.2.4. Tính biểu tượng trong kiến trúc cảnh quan 10

2.1.2.5. Xu hướng đô thị xanh bền vững 12

2.1.3. Cơ sở thực tiễn 13

2.1.3.1. Tham khảo các công trình tương tự tại Việt Nam 13

2.1.3.2. Tham khảo các công trình trên thế giới 16

2.1.3.3. Nhận định 19

2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 19

2.2.1. Giới thiệu tuyến ven biển, tuyến ven sông Cổ Cò từ thị xã Điện Bàn đến thành phố
Hội An 19

v
2.2.2. Vị trí địa lí khu vực thiết kế 20

2.2.3. Địa hình khu vực thiết kế 21

2.2.4. Khí hậu khu vực thiết kế 21

Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24


3.1. Mục tiêu 24

3.2. Nội dung nghiên cứu 24

3.3. Phương pháp nghiên cứu 25

3.3.1. Phương pháp khảo sát 25

3.3.2. Phương pháp tham khảo và kế thừa số liệu 25


3.3.3 Phương pháp tham khảo ý kiến chủ đầu tư 26
3.3.4 Phương pháp thiết kế 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Hiện trạng khu vực thiết kế 27
4.1.1. Vị trí địa lý 27

4.1.2. Địa hình 27

4.1.3. Điều kiện tự nhiên 28

4.1.3.1. Chế độ nắng 28

4.1.3.2. Chế độ gió 28

4.1.3.3. Điều kiện thổ nhưỡng 29

4.1.4. Thực vật hiện hữu 29

4.1.5. Hạ tầng kỹ thuật 30

4.1.5.1. Hệ thống giao thông 30

4.1.5.2. Hệ thống chiếu sáng 31

4.1.5.3. Hệ thống cấp thoát nước 31

4.1.5.4. Các công trình hiện hữu 32

4.1.6. Dân cư và công trình lân cận 33

vi
4.2. Đánh giá chung 33
4.3. Ý tưởng thiết kế 34
4.4. Thuyết minh thiết kế 36
4.4.1. Phân khu chức năng 36

4.4.2. Bố trí giao thông 37

4.4.3. Thuyết minh thiết kế chi tiết 38

4.4.4. Thuyết minh hệ thống chiếu sáng và thoát nước 62

4.4.5. Danh mục cây xanh 63

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72


5.1. Kết Luận 72
5.2. Kiến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

vii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

NĐ-CP Nghị định - Chính Phủ

TT-BXD Thông Tư - Bộ xây dựng

UBND Ủy ban nhân dân

HDND Hội đồng nhân dân

QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân

NQ-UBND Nghị quyết - Ủy ban nhân dân

NQ-HĐND Nghị quyết - Hội đồng nhân dân

TKCQ Thiết kế cảnh quan

QH Quy hoạch

BXD Bộ xây dựng

Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

QĐ-TTg Quyết định – Thủ tướng chính phủ

TT-BTNMT Thông tư Bộ tài nguyên môi trường

KTCQ Kiến trúc cảnh quan

VIUP Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc


gia

BĐKH Biến đổi khí hậu

GTCC Giao thông công cộng

viii
GT Giao thông

KĐTX Khu đô thị xanh

CTX Công trình xanh

PTBV Phát triển bền vững

ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG TRANG
Bảng 4.1: Bảng thống kê các loài cây hiện trạng 30
Bảng 4.2: Bảng thống kê phân khu chức năng 37
Bảng 4.3: Bảng thống kê danh mục cây xanh bóng mát 63
Bảng 4.4: Bảng thống kê cây hoa bụi và cỏ phủ nền 65
Bảng 4.5: Bảng danh mục thiết bị và vật liệu 68

x
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 2.1: Hình ảnh công viên đô thị thủ đô Luân Đôn 6
Hình 2.2: Ba loại liên kết không gian (nguồn: Roger Trancik, 1986) 9
Hình 2.3: Ví dụ về biểu tượng 12
Hình 2.4: Công viên biển Bình Sơn 13
Hình 2.5: Công viên quảng trường tháp Nghinh Phong 14
Hình 2.6: Công viên quảng trường Nha Trang 15
Hình 2.7: Công viên Biển Đông 15
Hình 2.8: Toàn cảnh công viên đóng tàu Jiangsu, China 16
Hình 2.9: Hình ảnh công viên Đô thị New Koper 17
Hình 2.10: Bãi Biển Mayak ở Nga 18
Hình 2.11: Quảng trường tự do,Ấn Độ 18
Hình 2.12: Quy hoạch định hướng phát triển tuyến ven biển, tuyến ven sông Cổ Cò từ thị
xã Điện Bàn đến thành phố Hội An. 20
Hình 2.13: Thời tiết tiêu biểu mùa hè khu vực biển cửa đại 21
Hình 2.14: Biểu đồ lượng mưa thành phố Hội An (1965-2017) 22
Hình 2.15: Biểu đồ nhiệt độ thành phố Hội An ( 1965-2017) 22
Hình 2.16: Biểu đồ tốc độ gió so sánh từ năm 2014-2022 23
Hình 2.17: Biểu đồ hướng gió so sánh từ năm 2014-2022 23
Hình 4.1: Vị trí địa lý 27
Hình 4.2 : Hướng nắng khu vực thiết kế 28
Hình 4.3: Hướng gió khu vực thiết kế 29
Hình 4.4: Các loài cây hiện trạng 29
Hình 4.5: Giao thông tiếp cận công trình 31
Hình 4.6: Lưới điện trục đường Âu cơ đối diện khu vực thiết kế 31
Hình 4.7: Nắp cống thoát nước dọc vỉa hè 32
Hình 4.8: Công trình hiện trạng dịch vụ 32
Hình 4.9: Công trình hiện trạng bãi xe 32
Hình 4.10: Công trình tiếp giáp hướng bắc và nam 33
Hình 4.11: Ý tưởng và đường nét thiết kế 35

xi
Hình 4.12: Phân khu chức năng 36
Hình 4.13: Sơ đồ giao thông 37
Hình 4.14 : Mặt bằng tổng thể 38
Hình 4.15: Hình ảnh về phân khu cánh cổng lịch 39
Hình 4.16: Hình ảnh về phân khu cánh cổng lịch sử khu Nhật 40
Hình 4.17: Hình ảnh về phân khu cánh cổng lịch sử khu Trung Hoa 41
Hình 4.18: Hình ảnh về phân khu cánh cổng lịch sử 41
Hình 4.19: Hình ảnh về phân khu cánh cổng lịch sử 42
Hình 4.20: Phối cảnh tổng thể cánh cổng lịch sử 43
Hình 4.21:Phối cảnh bãi xe 1 44
Hình 4.22: Phối cảnh bãi xe 2 44
Hình 4.23: Phối cảnh rừng phi lao 45
Hình 4.24: Phối cảnh phân khu rừng phi lao 46
Hình 4.25: Phối cảnh khu dịch vụ tắm 47
Hình 4.26: Hình phối cảnh khu dịch vụ nhà hàng, cà phê và dịch vụ biển 48
Hình 4.27: Phối cảnh khu quảng trường 49
Hình 4.28: Điểm nhấn mỏ neo trong phân khu quảng trường 50
Hình 4.29: Phối cảnh đêm khu quảng trường 50
Hình 4.30: Cảnh quan khu đường dạo lúc hoàng hôn 51
Hình 4.31: Phối cảnh đường dạo 52
Hình 4.32: Phối cảnh khu làng ẩm thực 52
Hình 4.33: Khu ẩm thực nhìn từ trên cao 53
Hình 4.34: Phối cảnh phân khu cắm trại 54
Hình 4.35: Góc nhìn từ khu cắm trại đến các khu vực xung quanh 54
Hình 4.36: Phối cảnh phân khu trẻ em 1 55
Hình 4.37: Phối cảnh phân khu trẻ em 2 55
Hình 4.38: Khu vực đồi cảnh 1 56
Hình 4.39: Khu vực đồi cảnh 2 57
Hình 4.40: Khu vực đồi cảnh 3 57
Hình 4.41: Phối cảnh tổng thể đêm 58
Hình 4.42: Nơi nghỉ chân khu quảng trường 58
Hình 4.43: Phối cảnh khu tắm 59

xii
Hình 4.44: Góc nhìn khu đường dạo từ phía biển 59
Hình 4.45: Góc nhìn khu dịch vụ từ trên cao 60
Hình 4.46: Tiểu cảnh Trung Hoa 60
Hình 4.47: Tiểu cảnh Nhật 61
Hình 4.48: Góc nhìn chính diện hướng tây 61
Hình 4.49: Góc nhìn hướng đông từ trên cao 62

xiii
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một trong những đô thị du lịch quan trọng của cả nước, thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng có nhiều điều kiện đặc trưng về địa hình đồi núi, rừng thông, khí
hậu ôn hòa, di sản kiến trúc Pháp, nông sản ôn đới… và nhiều danh lam thắng cảnh,
trong đó hồ Tuyền Lâm là một trong những cảnh quan đẹp và là khu du lịch trọng
điểm của tỉnh Lâm Đồng. Khu du lịch hồ Tuyền Lâm thuộc thành phố Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng là một trong những khu du lịch trọng điểm của Việt Nam, đã được Thủ
tướng Chính phủ quyết định công nhận là Khu du lịch quốc gia tại Quyết định số
205/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2017.

Xu hướng của những năm gần đây mục đích khách đến resort không còn dừng
lại ở việc nghỉ dưỡng, tham quan mà còn muốn được trải nghiệm những điều mới lạ
do resort có thể mang lại. Trong xã hội hiện đại, nhu cầu cuộc sống tăng cao, hầu
hết mọi người đều muốn hòa mình vào thiên nhiên, hòa mình vào những vẻ đẹp đơn
sơ, mộc mạc, giản dị của cảnh quan tự nhiên, khung cảnh yên bình, tĩnh lặng để thư
giãn.

Hãy thử suy nghĩ khi bạn thoát khỏi công việc bận rộn, tạm xa không khí nhộn
nhịp của phố thị, khép mình trong khu nghỉ dưỡng tràn đầy mảng xanh và nắng
vàng, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ thì chỉ cần vài ngày, bạn sẽ hoàn toàn cảm thấy
được sự thay đổi của cơ thể cũng như tâm trạng.

Không chỉ dừng lại ở việc phục vụ du khách, hình thức resort kết hợp với việc
khai thác được nét đặc trưng của địa phương, vùng miền nhằm hấp dẫn du khách
với nét mộc mạc, đơn sơ, gần gũi và thư thái. Có sức thu hút cao đối với khách quốc
tế, những nhạc cụ dân tộc như cồng chiêng là những tài nguyên văn hóa phi vật thể
thu hút khách du lịch.

xiv
Tiềm năng du lịch của thành phố Đà Lạt: không phải ngẫu nhiên mà Đà lạt trở
thành một trong những điểm đến du lịch lý tưởng của du lịch Việt Nam. Được sự ưu
đãi về thời tiết, quanh năm Đà Lạt được bao phủ bởi màu xanh thực vật với thảm cỏ
xanh, rừng cây xem lẫn giữa thành phố.

Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. Cơ sở nghiên cứu

2.1.1. Cơ sở pháp lý

Dựa trên hệ thống văn bản pháp luật do nhà nước ban hành liên quan đến công
tác quy hoạch, thiết kế, và xây dựng gồm:

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ ban
hành quy định chi tiết một số nội dung về Quy hoạch Xây dựng.

Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản
lý không gian, kiến trúc, cảnh quan, đô thị.

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ lập
thẩm định phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.

Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và các vùng lân cận đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050

xv
Quyết định 205/QĐ-TTg năm 2017 về công nhận Khu Du lịch quốc gia Hồ
Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản
Trên cơ sở ý kiến của UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã hoàn chỉnh nội dung thể
hiện hồ sơ thiết kế đô thị, kính trình UBND tỉnh phê duyệt với các nội dung như
sau:
Pháp lý thực hiện :
- Công văn số 6005/UBND-KTN ngày 08/10/2019 của UBND về việc mở
rộng phạm vi giải phóng mặt bằng dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm
nhập mặn sông Cổ Cò đoạn qua thành phố Hội An;
- Quyết định số 3518/QĐ-UBND ngày 15/11/2019 của UBND tỉnh Quảng
Nam về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập hồ sơ Thiết kế đô thị (tỷ lệ 1/2.000)
tuyến ven biển, tuyến ven sông Cổ Cò từ thị xã Điện Bàn đến thành phố Hội An.
- Quyết định 3899/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh phê duyệt
điều chỉnh nhiệm vụ lập hồ sơ Thiết kế đô thị (tỷ lệ 1/2.000) tuyến ven biển, tuyến
ven sông Cổ Cò từ thị xã Điện Bàn đến thành phố Hội An.
Công tác lấy ý kiến :
- Báo cáo thông qua UBND tỉnh:
+ Thông báo số 312/TB-UBND ngày 18/8/2020 của UBND tỉnh về kết luận
của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh tại cuộc họp nghe báo cáo nội dung Thiết kế
cảnh quan ven sông Cổ Cò và khu vực ven biển từ thị xã Điện Bàn đến thành phố
Hội An.
+ Các lần báo cáo lấy ý kiến thẩm định của các Sở ngành của tỉnh, địa
phương do UBND tỉnh chủ trì (kèm theo các giấy mời).
- Ý kiến của chính quyền địa phương: UBND thị xã Điện Bàn có ý kiến
thống nhất tại Công văn số 1484/UBND ngày 28/7/2021 và UBND thành phố Hội
An có ý kiến thống nhất tại Công văn số 2290/UBND ngày 05/8/2021.
Riêng về công tác lấy ý kiến cộng đồng dân cư, Sở Xây dựng xét thấy nội
dung thiết kế đô thị được căn cứ thực hiện trên cơ sở các hồ sơ quy hoạch, dự án đã

xvi
duyệt đã thực hiện quy trình lấy ý kiến cộng đồng dân cư. Trên cơ sở các chức năng
sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đã được xác định, nội dung thiết kế đô thị nhằm thể
hiện và đề xuất yêu cầu quản lý, đầu tư cụ thể các không gian cảnh quan ven sông,
ven biển (là các khu công viên cây xanh theo quy hoạch đã duyệt).

2.1.2. Cơ sở lý thuyết

2.1.2.1. Lý thuyết cảnh quan đô thị

Theo Trương Mai Hồng (2013), cảnh quan đô thị là khung cảnh bao gồm các
thành phần của một hệ sinh thái cùng tồn tại liên kết, sắp xếp và tương tác với nhau
trong một không gian nhất định của một đô thị và khung cảnh đó cũng được xem
xét với quang cảnh chung quanh rộng lớn hơn. Hệ sinh thái ở đây là hệ sinh thái
nhân tạo, do con người tác động vào, cải tạo hoặc hoàn toàn tạo dựng nhằm đáp ứng
những nhu cầu cuộc sống của con người.
Như vậy chúng ta thấy rằng, cảnh quan đô thị đóng vai trò rất quan trọng với
đời sống con người và môi trường xung quanh. Trong đó cảnh quan công viên;
khuôn viên đô thị là loại hình không gian công cộng phổ biến nhất hiện nay, việc
cải tạo cảnh quan giúp cải thiện không gian trở nên đẹp và gọn gàng hơn nhờ đó
cũng góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của con người đối với môi trường.
Theo Kenvin Shanley (2011), việc thiết kế khuôn viên, công viên đô thị nên thể
hiện bản chất đa chức năng của không gian mở và khả năng của không gian để phục
vụ con người và môi trường. Tất cả các thiết kế, ở mọi quy mô, cần được phát triển,
nhấn mạnh đến tính hiệu quả và chất lượng môi trường đô thị. Việc thiết kế tốt khi
đáp ứng được các nhu cầu cuộc sống và phát triển trong hiện tại, đồng thời mong
muốn các thế hệ tương lai có một cái nhìn toàn diện trong việc tạo ra hệ sinh thái
lành mạnh và xây dựng thành công một đô thị thịnh vượng.

xvii
Hình 2.1: Hình ảnh công viên đô thị thủ đô Luân Đôn

London’s Olympic Park (Nguồn: archdaily.com)

Nghiên cứu đề xuất mô hình KĐTX vô cùng chú trọng các yếu tố sinh thái,
thuận tự nhiên và tôn trọng thiên nhiên, từ đó 3 quan điểm về thiết kế và xây dựng
KĐTX được định hình bao gồm: (i) Phát triển và vận hành học tập hệ sinh thái tự
nhiên, hướng tới chu trình sử dụng năng lượng và tài nguyên khép kín; (ii) Phát
triển với tinh thần khiêm tốn và tôn trọng thiên nhiên và địa điểm; (iii) Phát triển
với sự linh hoạt và thích ứng với sự biến đổi ở các bối cảnh khác nhau: Bối cảnh
BĐKH toàn cầu, bối cảnh địa phương, bối cảnh sinh thái, bối cảnh công nghệ.
Để cụ thể hoá các quan điểm xây dựng và phát triển KĐTX, 5 nguyên tắc
chung mang tính định hướng cho kiến tạo mô hình KĐTX được đề xuất và được sắp
xếp theo thứ tự ưu tiên cao nhất tới thấp dần, gồm (1) Giảm thiểu tác động; (2) Sử
dụng hiệu quả nguồn lực; (3) Hình thành hệ sinh thái nội khu; (4) Tôn trọng di sản;
và (5) Cấu trúc linh hoạt.
Với 3 quan điểm và 5 nguyên tắc trên, 8 hạng mục tiêu chí chính cho mô
hình phát triển và xây dựng KĐTX được đưa ra, đó là:

xviii
- Địa điểm xanh: Phát huy được hết các tiềm năng địa điểm chiến lược, kết
nối tốt với các khu vực khác của đô thị và hài hoà với hệ sinh thái các khu vực lân
cận;
- Quy hoạch xanh: Có các giải pháp quy hoạch tôn trọng cấu trúc tự nhiên,
giảm thiểu diện tích bê tông hoá với mật độ hợp lý, với đa dạng các chức năng sử
dụng đất vừa tăng sự tiện nghi, tiện lợi trong sinh hoạt, vừa khuyến khích hoạt động
đi bộ/xe đạp;
- Hệ sinh thái xanh: Hình thành hệ sinh thái tự nhiên trong nội khu từ các
mảng không gian cây xanh mặt nước, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị và
kết nối với các hệ sinh thái lân cận;
- Hạ tầng xanh: Có giải pháp hạ tầng thân thiện môi trường và ứng phó
BĐKH như tái sử dụng nước thải/nước mưa/rác thải…, các giải pháp sử dụng năng
lượng sạch và giảm thiểu nhu cầu sử dụng năng lượng, sử dụng các vỉa hè, bờ kè
sinh thái, tăng diện tích thấm tự nhiên của bề mặt…;
- Giao thông xanh: Phát triển GTCC và GT thân thiện với môi trường (đi bộ,
xe đạp, xe điện, xe sử dụng năng lượng phát thải thấp);
- Công trình xanh: Các công trình chính trong KĐTX bắt buộc phải xây dựng
theo tiêu chuẩn CTX như LEED, LOTUS, các công trình còn lại được xây dựng
hướng đến các tiêu chuẩn CTX;
- Vận hành xanh: Quản lý và vận hành đồng bộ theo hướng giữ gìn hệ sinh
thái tự nhiên, xây dựng lối sống xanh và PTBV;
- Cộng đồng xanh: Cộng đồng hướng tới thực hành lối sống xanh và triết lý
PTBV.(Nguồn:https://www.tapchikientruc.com)

2.1.2.2. Các nguyên tắc bố cục trong cảnh quan

Theo Hàn Tất Ngạn (1999), trong tổ chức không gian cảnh quan có thể chia
thành các quy luật bố cục như: cân xứng, tự do, đối trục và trung tâm, tương tự,
tương phản, tỷ lệ không gian, sáng tối, đồng nhất, màu sắc.
- Một số quy luật đường nét như: đường thẳng sức mạnh, uy quyền, đường
cong hội tụ, tập trung một điểm, đường cong đi đến một điểm nhịp nhàng, trang

xix
nghiêm với đường dọc, phẳng lặng với đường ngang, sống động với đường chéo,
đường chéo hướng tâm tạo tự xuất phát, hỗn loạn với đường chéo cắt nhau.
- Hai quy luật tạo hình là: Dạng hình kỷ hà là những đường nét cấu tạo cơ
bản từ nét thẳng và nét lượn, phổ biến nhất là tròn, vuông và tam giác; dạng hình
phỏng sinh là sự bắt chước hình dáng, cấu trúc, đường nét, nhịp điệu, màu sắc,...
của thiên nhiên và kể cả cấu trúc hình dáng của con người.
Theo Roger Trancik (1986), ba phương pháp nghiên cứu lý luận thiết kế đô
thị, đó là: Lý luận về quan hệ hình – nền là các khối riêng lẻ được cấu tạo trên mặt
phẳng hai chiều, trong loại hình này liên kết không gian được ngụ ý chứ không phải
là công khai và là điển hình của phương pháp quy hoạch chức năng; lý luận về địa
điểm ở đây là các cấu trúc được kết nối với một khung tuyến tính trong một hệ
thống phân cấp, kết thúc mở trong đó liên kết được áp đặt vật lý; lý luận liên hệ là
kết quả của sự tích lũy gia tăng cấu trúc dọc theo phần không gian mở, với liên kết
phát triển bền vững.

Hình 2.2: Ba loại liên kết không gian (nguồn: Roger Trancik, 1986)

Theo Jan Gehl (2009), xây dựng khái niệm các hoạt động trong không gian
công cộng: Không gian cộng đồng là hạt nhân cấu thành nên không gian công cộng,
một công viên hay quảng trường công cộng là nơi sinh hoạt của những cộng đồng
riêng lẻ hay những khoảng sân chung bị chiếm hữu tạm thời cho các hoạt động thể
thao của các nhóm thanh niên, quanh đó là những đường dạo trở thành không gian

xx
cho các hoạt động dịch vụ; đi bộ là sự bắt đầu, là nguồn khởi, con người được sinh
ra để đi bộ và mọi sự kiện lớn nhỏ diễn tiến trong cuộc đời khi chúng ta đồng hành
cùng những người khác; xem xét cảnh quan đô thị phải thông qua năm giác quan
của con người và trải nghiệm tốt nhất ở tốc độ đi bộ hơn là tốc độ đi trong xe hơi,
xe buýt, hoặc xe lửa.
Theo Cliff Moughtin (2003), lý thuyết quảng trường tuyến là không gian của
quảng trường được kéo dài và hẹp chiều ngang, gần giống như một tuyến phố hay
một hành lang. Ở đầu và cuối quảng trường thường có một công trình điểm nhấn
như cổng hoặc tượng đài để chuyển tiếp sang các không gian đô thị khác.
Theo Vladimir Shimko (1987), quy mô của quảng trường có thể phân thành
các cấp như sau: Cấp độ địa điểm có diện tích khoảng 0,5 – 1 ha, nằm trong nhóm
nhà ở hoặc nằm trước một tòa nhà công cộng cỡ nhỏ. Kích cỡ của các chi tiết trang
trí cũng chỉ nên ở mức độ vừa tầm, phù hợp với kích thước con người. Hình thức và
chất liệu của các thành phần nên hài hòa, thân thiện, phù hợp với các hoạt động
thường nhật của người dân như dạo mát, cho trẻ em chơi đùa, trao đổi thông tin láng
giềng, tập thể dục.

2.1.2.3. Lý thuyết hình thái học của cảnh quan văn hóa (địa lý văn hóa và sinh
thái học văn hóa)

- “Phương pháp hình thái học” bao gồm việc mô tả địa ngục ra khỏi cảnh
quan vật chất và văn hóa, sau đó tìm kiếm các mẫu chính thức trên các cảnh quan để
xác định mối liên hệ giữa văn hóa và cảnh quan. Mục đích là tạo ra các loại tổng
hợp để bạn có thể đo lường các cảnh quan trong tương lai dựa trên chúng.
- Cảnh quan giống như khu vực là một tổng thể hữu cơ, không giống như
khu vực, ranh giới và thành phần của nó được xác định chủ quan bởi nhà địa lý dựa
trên kinh nghiệm với các cảnh quan khác. Địa lý không phải là một khoa học trừu
tượng, duy lý; nó chấp nhận tính chủ quan của nhà địa lý, miễn là tính chủ quan đó
được thực hiện phần nào khách quan bằng kinh nghiệm lâu năm với các mẫu đọc và
viết trong cảnh quan.

xxi
- Cảnh quan văn hóa là sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, nơi cảnh
quan thiên nhiên cung cấp chất liệu, văn hóa cung cấp lực lượng hình thành, và
“tâm trí của con người” tạo ra văn hóa; tuy nhiên, đó là “ghi chép của con người về
phong cảnh”, không phải là “năng lượng, phong tục hay niềm tin của con người”.
- Lịch sử của cảnh quan là quan trọng, nhưng nó hầu như chỉ được đưa vào
như một "sự tiện lợi mang tính mô tả".( “The Morphology of Landscape”, Carl
Ortwin Sauer, 1925)
2.1.2.4. Tính biểu tượng trong kiến trúc cảnh quan

Ngày nay nếu quan tâm đến các biểu tượng, tức là người ta trở lại nhìn nhận
các giá trị tinh thần bình đẳng với các giá trị vật chất trong kho tàng văn hóa nhân
loại. Thậm chí nếu đem so sánh giá trị biểu tượng với ý nghĩ thực dụng ( vốn đã
giảm sút rất nhiều ở các di tích cổ), thì dễ nhận thấy phần giá trị còn tồn đọng trong
các không gian kiến trúc cổ thông qua các biểu tượng văn hóa của nó còn hiện đại,
phong phú và giàu ý nghĩa hơn giá trị “sử dụng” rất nhiều. Có nghĩa là biểu tượng
không còn bị xem thường, bị coi là phù phiếm trong bản màu văn hóa. Nó cần phải
“được phục hồi danh dự thành chị em sinh đôi của lý trí, nguồn cảm hứng cho các
khám phá và cho tiến bộ”.(J.chevalier, sdd, tr.XIII)
Bước đầu đi vào lĩnh vực còn mới mẻ và rộng lớn này chúng tôi tập trung
vào một khía cạnh đặc thù về tính biểu tượng trong không gian kiến trúc, là một
trong những khía cạnh mà chúng tôi cho rằng có thể vận dụng vào việc đánh giá các
đặc tính truyền thống trong những công trình kiến trúc hiện đại. Bởi vì, nói đến bản
sắc của một nền kiến trúc của một dân tộc nào đó, thực chất là tiếp cận với nền kiến
trúc đó thông qua những khía cạnh tiêu biểu của nó.
Chủ đề này cũng là lĩnh vực thiết yếu và đang được nghiên cứu kiến trúc và
dư luận xã hội quan tâm, đó là tìm ra những khả năng mà ở đó kiến trúc hiện đại có
thể biểu thị những đặc điểm của truyền thống văn hóa dân tộc, trong khi vẫn đáp
ứng tốt những yêu cầu của cuộc sống hiện đại.
Để làm sáng tỏ hơn nữa tính kí hiệu của không gian kiến trúc và đô thị, ta có
thể tìm thấy trong sự so sánh nó với tính ký hiệu của không gian hội họa và điêu

xxii
khắc, là những ngành nghệ thuật gần gũi nhất với kiến trúc, trước hết ở bình diện
không gian. Xét về mặt bản thể, kiến trúc và các nghệ thuật hội họa, điêu khắc điều
là những bản thể hai mặt : mặt hình thức (đường nét, hình khối, không gian, biểu
tượng,...), còn mặt kia là nội dung (chức năng dịch vụ: sự thưởng lãm, tín ngưỡng,
sử dụng và xã hội,...). thế nhưng, nếu kiến trúc được định nghĩa như là không gian
chứa đựng chức năng, với cái nghĩa là không gian mà trong đó con người hoạt động
( ăn, ngủ, làm việc, cúng bái,...), thì đã có nghĩa là kiến trúc đã nằm giữa nghệ thuật
và sự sử dụng. Do đó, kiến trúc là nghệ thuật mang tính ứng dụng. Trong khi đó, hội
họa và điêu khắc là những nghệ thuật mà con người ở ngoài nó, thưởng lãm, ngắm
nhìn nó, để thỏa mãn một nhu cầu tâm linh hay thẩm mỹ nào đó.

Hình 2.3: Ví dụ về biểu tượng

Nguồn: Biểu tượng & không gian kiến trúc-đô thị (Lê Thanh Sơn,1999)
2.1.2.5. Xu hướng đô thị xanh bền vững

Các tiêu chí Kiến trúc xanh Việt Nam, hội Kiến trúc sư Việt Nam (2014 -
2015) gồm:
Địa điểm bền vững: địa điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch; bảo vệ môi
trường, cảnh quan tự nhiên; phòng chống thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu;
hòa nhập cảnh quan tự nhiên; phục hồi nâng cấp môi trường cảnh quan.

xxiii
Sử dụng tài nguyên năng lượng hiệu quả: sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất đai
trong xây dựng; sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả; khai thác hiệu quả không
khí và ánh sáng tự nhiên; sử dụng hiệu quả tài nguyên nước; sử dụng vật liệu thân
thiện môi trường; áp dụng công nghệ xanh.
Kiến trúc tiên tiến bản sắc: giải pháp quy hoạch, kiến trúc; bảo tồn kế thừa và
khai thác các giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống, đặc trưng dân tộc, vùng miền;
ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu, đem lại hiệu
quả kinh tế, xã hội.
Tính xã hội nhân văn bền vững: hòa nhập với môi trường nhân văn; đáp ứng
nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần của cá nhân, cộng đồng, dân tộc; tôn trọng, bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; môi trường kinh tế xã hội ổn định.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn

Phải nghiên cứu hiện trạng công trình từ các điều kiện tự nhiên đến các vấn
đề về công năng, thẩm mỹ, kinh tế - xã hội, văn hóa – lịch sử,… ảnh hưởng đến khu
vực thiết kế, nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan để có giải pháp thiết kế hợp lý nhất.
Nghiên cứu kinh nghiệm thực tế từ các công viên có chức năng tương tự trên
thế giới, học hỏi cách giải quyết vấn đề của các quốc gia trên thế giới, tạo cơ sở
thực tiễn vững chắc cho các giải pháp của đồ án.
Nghiên cứu các đồ án đã báo cáo từ đó học hỏi, rút ra kinh nghiệm áp dụng
cho dự án.
2.1.3.1. Tham khảo các công trình tương tự tại Việt Nam

 Đà Lạt Wonder Resort


Resort nằm tại số 19 đường Hoa Hồng, Hồ Tuyền Lâm, Phường 4, Tp. Đà Lạt.
Đà Lạt Wonder Resort được ví như một “Châu Âu thu nhỏ giữa lòng Đà Lạt”. Nơi

xxiv
đây có những căn biệt thự mái cao nằm sát nhau quanh bờ hồ Tuyền Lâm lãng mạn
tạo nên khung cảnh tựa trời Âu. Đây cũng là một trong những resort gần hồ Tuyền
Lâm được yêu thích nhất.
Khu nghỉ dưỡng cung cấp 151 phòng nghỉ trong 19 căn villa và 45 phòng trong
tòa khách sạn sang trọng. Các phòng nghỉ và villa được thiết kế với diện tích khác
nhau, đáp ứng mọi nhu cầu lưu trú của khách cá nhân; các cặp đôi; các gia đình;
nhóm bạn hay thậm chí cả những đại gia đình và đoàn khách lớn. Nội thất được
thiết kế tiện nghi. Các phòng nghỉ đều có khung cửa lớn với view nhìn ra hồ Tuyền
Lâm lơ đãng hoặc rừng thông xanh ngát.
Là khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí, Đà Lạt Wonder Resort hội tụ tất cả những
tiện ích nghỉ dưỡng 4 sao như: bể bơi vô cực; nhà hàng; quầy bar; spa; phòng tắm
hơi… Lưu trú tại đây, du khách còn có cơ hội khám phá thiên nhiên kỳ thú thông
qua các hoạt động thú vị như: mô tô nước; chèo thuyền; xe địa hình; du thuyền;
thăm vườn thú, vườn chim và vườn dâu…

Hình 2.4: Đà Lạt Wonder Resort

 SAM Tuyền Lâm Resort


Nằm ở Khu 7 & 8, Hồ Tuyền Lâm, Phường 3, Tp. Đà Lạt.
Tọa lạc bên bờ hồ Tuyền Lâm, SAM Tuyền Lâm Resort Đà Lạt sở hữu
vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng với hồ nước trong xanh và những tán rừng
thông rì rào trong gió, những thảm cỏ xanh trải dài bất tận. Với lối kiến
trúc cổ kính độc đáo, khu nghỉ dưỡng nổi bật giữa màu xanh thiên nhiên
như một thị trấn nhỏ của Pháp. Nơi đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những
du khách đang kiếm tìm một nơi nghỉ dưỡng, rời xa khỏi cuộc sống ồn ào
của phố thị.
Ở đây có 8 căn biệt thự mang phong cách kiến trúc theo Pháp sang
trọng với 55 phòng nghỉ. Mỗi căn biệt thự có lưng tựa núi, mặt hướng hồ
nên từ bất cứ căn phòng nào du khách cũng có view ngắm cảnh vô cùng lý
tưởng.

xxv
Hình 2.5: SAM Tuyền Lâm resot

 Topas Ecolodge
Nằm ở Bản Lếch - Thanh Kim, thị trấn Sapa, Lào Cai, Việt Nam.
Topas Ecolodge cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 19km, nằm bên
trong Làng Bản Lạch nhìn ra Dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách Trung tâm
Tham quan của Vườn Quốc gia Hoàng Liên 38 km. Các bức tường đá và
đồ nội thất bằng gỗ đem đến cho phòng nghỉ thêm cảm giác mộc mạc. Mỗi
bungalow được trang trí với phong cách giản dị với một ban công riêng, từ
đó bạn có thể thưởng thức cảnh quan tuyệt đẹp của các đỉnh núi cao chót
vót và những thung lũng vô tận rải rác với các làng dân tộc thiểu số. Một
nơi hoàn hảo cho kỳ nghỉ với các hoạt động như đi bộ đường dài hoặc đi xe
đạp hoặc chỉ thư giãn.
Được đề cử là một trong những nơi lưu trú tuyệt vời nhất cho những
người yêu thiên nhiên và cuộc sống xanh, Topas Ecolodge mang đến một
không gian hoàn hảo để bạn vừa có thể nghỉ dưỡng, vừa góp phần bảo vệ
môi trường cũng như văn hóa địa phương.

Hình 2.6: Topas Ecolodge

 Công viên biển đông, Đà nẵng


Công viên Biển Đông nằm cuối đường Phạm Văn Đồng, cạnh Tượng đài mẹ
Âu Cơ và Vườn chim hòa bình trên tuyến du lịch ven biển đường Hoàng Sa – bán

xxvi
đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng) có cảnh quan đẹp, bãi tắm biển lãng mạn là điểm đến
của du khách và người dân thành phố. Hằng ngày, có khá đông du khách trong và
ngoài nước đến đây nghỉ dưỡng, tham quan, thể dục, du lịch…,không chỉ nằm ở ven
biển, hướng thẳng tầm nhìn ra quần đảo Hoàng Sa như một sự khẳng định chủ
quyền lãnh hải, “Công viên Biển Đông” còn là “Công viên Hoà Bình” rợp bóng
chim bồ câu, là “Công viên Tình Yêu” của những đôi trai gái và là điểm đến của
đông đảo du khách gần xa…

Hình 2.7: Công viên Biển Đông

2.1.3.2. Tham khảo các công trình trên thế giới

 Công viên đóng tàu Jiangsu, China


Định hướng
1. Thiết lập lại các hành lang hệ sinh thái bản địa;
2. Bảo tồn tính cách công nghiệp;
3. Duy trì sự hiện diện của quá khứ lịch sử;
4. Giới thiệu cơ sở hạ tầng giải trí cho kỷ nguyên mới
5. Liên kết bên ngoài địa điểm cho sự xuất hiện của mạng lưới công viên thành phố.

Hình 2.8: Toàn cảnh công viên đóng tàu Jiangsu, China

xxvii
(Nguồn: archello.com)
Lớp lịch sử bao gồm các đường trượt của tàu; giàn cần trục và đường ray; kết
cấu nhà máy đóng tàu; cầu cảng; một khu vườn Trung Quốc; một con đường rợp
bóng cây; và nhiều đồ tạo tác khác. Các lớp khác trên toàn bộ địa điểm bao gồm:
kết nối (đường dành cho người đi bộ, đường dành cho xe đạp, lối đi lát ván trên mặt
nước, phần mở rộng tầm nhìn đến và đi từ địa điểm và đường dẫn từ các Quận mới -
tất cả đều tối đa hóa liên kết giữa thành phố và mặt nước); giải trí năng động (sân
thể thao và công viên trượt băng); vui chơi (sân chơi mạo hiểm của trẻ em dưới
dạng một con tàu và khu tập thể dục cho người cao tuổi); tụ họp xã hội (quảng
trường lớn, trung tâm du khách và các gian hàng lớn); thư giãn (gian hàng nhỏ, chỗ
ngồi thân mật, bàn ăn ngoài trời, và cài đặt phiên dịch tàu); và sinh thái (vườn mưa,
sinh cảnh ven nước, hành lang sinh thái).
 Koper Central Park, Slovenia.

Hình 2.9: Hình ảnh công viên Đô thị New Koper

(Nguồn: archello.com)
Công viên Đô thị New Koper nằm giữa Đường Piranska và lối đi dạo
Semedela, và giữa kênh Grande và khu vực ngay bên ngoài chợ thành phố. Đường
Piranska đại diện cho một giai đoạn mới trong sự phát triển cơ sở hạ tầng của thị
trấn trong khi đường đi dạo là một trong những đặc điểm quan trọng hơn của thị
trấn từng đóng vai trò là liên kết giữa thành phố trên đảo và đất liền. Như vậy, nó
được tính trong số các yếu tố đặc trưng trong bức tranh toàn cảnh của Koper.
Thiết kế của nó có thể dùng làm nguyên mẫu cho các can thiệp tiếp theo. Sự
can thiệp mới mang lại một diện mạo đồng nhất và hấp dẫn, và với cây xanh nội địa

xxviii
thâm canh, nó làm giảm đi sự không đồng nhất của các cấu trúc được xây dựng
xung quanh. Sự kết hợp giữa các yếu tố của bãi biển thành phố và công viên thành
phố hiện đại khuyến khích người dân và du khách trong khu vực sử dụng không
gian theo những cách khác nhau.
 Mayak Beach,Nga.
Bãi biển Mayak là bãi biển đầy cát hiện đại đầu tiên của Sochi với cơ sở hạ
tầng phức tạp và các khu vực theo chủ đề. Ý tưởng về bãi biển được lấy cảm hứng
từ bầu không khí của những bãi biển tốt nhất trên thế giới: cát mềm, những chiếc ô
trắng, những chiếc ghế dài nhìn ra biển dọc theo lối đi dạo rộng với lối lát gạch gợi
nhớ đến các mô hình hải lý trên cát.

Hình 2.10: Bãi Biển Mayak ở Nga

(Nguồn: archello.com)
Khu bãi tắm được cải tạo chia thành nhiều khu chức năng. Một không gian
nhỏ nằm cách Cảng Biển không xa, nơi đặt thảm cỏ nhân tạo gần khu vực ao, tạo
không khí sảng khoái như ốc đảo. Gần biển hơn, có một boong gỗ để tập yoga và
chiêm ngưỡng du thuyền ra khơi. Rải rác ở khắp mọi nơi là những hình tượng cây
cối mà trẻ em thích chơi cùng.
 Freedom square, Calicut, Kerala,India.
Quá khứ: Sân khấu bãi biển cũ, từng đứng ở nơi có quảng trường tự do ngày
nay, đã tổ chức nhiều sự kiện lịch sử và cá tính. Sân khấu bãi biển là địa điểm nổi
bật nhất và lớn nhất cho các chương trình văn hóa và hội nghị chính trị trong khu

xxix
vực. Sân khấu mặc dù chỉ là sự hồi tưởng của quá khứ với cấu trúc của nó bị chìm
và đổ nát do quá trình lão hóa.

Hình 2.11: Quảng trường tự do,Ấn Độ

(Nguồn: archello.com)
Nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc địa phương tạo thêm nét quyến rũ theo
ngữ cảnh. Chúng mang trong mình một vẻ đẹp mộc mạc không ảnh hưởng và chống
chọi với thời tiết biển khắc nghiệt, lão hóa một cách duyên dáng. Quảng trường tự
do cùng với ngọn hải đăng và bãi biển văn hóa chào đón các cuộc đi bộ di sản sẽ
nâng cao nhận thức về lịch sử và mời gọi, hòa nhập mọi người ủng hộ việc bảo tồn
và bảo tồn các di tích lịch sử.
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.3.1.
2.1.3.2.
2.1.3.3. Nhận định

Thông qua việc tham khảo các công trình công viên ở trong và ngoài nước,
có thể thấy việc kết hợp yếu tố văn hóa lịch sử vào công trình hiện đại tạo nên một
nét độc đáo và là điểm nhấn mang tính ý nghĩa cao.

xxx
Công viên đô thị số 11 (công viên Cửa Đại) có định hướng xây dựng khu vực
thành công viên đô thị mang yếu tố lịch sử, vì vậy việc học hỏi các phong cách thiết
kế của những công viên đô thị mang bản sắc lịch sử trên thế giới để áp dụng vào
thiết kế như cách sắp xếp diễn đạt yếu tố lịch sử trên các khối tường, đưa các biểu
tượng lịch sử có ý nghĩa vào trong công viên, phân chia không gian cho khác khu
vực hoạt động một cách hợp lý.
2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.2.1. Giới thiệu tuyến ven biển, tuyến ven sông Cổ Cò từ thị xã Điện Bàn đến
thành phố Hội An

Địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng
núi - trung du, vùng đồng bằng và ven biển. Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Đường bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi
tiếng, như: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Hoa), Tam
Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành)...

Hình 2.12: Quy hoạch định hướng phát triển tuyến ven biển, tuyến ven
sông Cổ Cò từ thị xã Điện Bàn đến thành phố Hội An.

(Nguồn: xdqnam.gov.vn)
Tuyến ven biển, tuyến ven sông Cổ Cò từ thị xã Điện Bàn đến thành phố Hội
An, có vị trí địa lý - kinh tế đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng Nam và vùng kinh
tế trọng điểm miền trung, hệ thống làng nghề phát triển và 2 di sản văn hóa thế giới
là Hội An và Mỹ Sơn. Ranh giới khu vực được giới hạn bởi:
- Phía Đông Bắc: giáp Biển Đông.

xxxi
- Phía Tây Nam: giáp tuyến đường ven sông Cổ Cò (đường Nguyễn Chí
Thanh).
- Phía Đông Nam: giáp sông Thu Bồn.
- Phía Bắc: giáp thành phố Đà Nẵng.
Với quy mô diện tích khoảng 2.811 ha, trong đó khu vực kiểm soát kiến trúc
cảnh quan có diện tích khoảng 1.370 ha được chia thành 2 phân khu:
- Phân khu 1: Phân khu ven biển, phía Đông tuyến ĐT603B quy mô khoảng
530 ha.
- Phân khu 2: Phân khu ven sông Cổ Cò, tuyến đường bao ven sông quy mô
khoảng 840 ha.
Trong đó diện tích khu vực nghiên cứu thuộc phân khu 1 là tuyến cảnh quan
du lịch biển chất lượng cao.
2.2.2. Vị trí địa lí khu vực thiết kế

Tỉnh Quảng Nam điều chỉnh quy hoạch định hướng và phát triển du lịch, khu
dân cư ven biển từ huyện Điện Bàn đến Thành phố Hội An (Phân Khu 1), trong đó
hệ thống công viên ven biển gồm 15 công viên được phân bố trong 5 khu vực
A,B,C,D,E. Khu công viên được nghiên cứu và thiết kế là công viên số 11- khu E
thuộc phân khu 1 khu vực ven biển Cửa Đại thành phố Hội An.
2.2.3. Địa hình khu vực thiết kế

Ở vùng đồi núi xung quanh hồ tcác nhà nghiên cứu cho biết nơi đây từng có
hai đợt biển tiến và biển lùi, địa hình có nguồn gốc biển- đầm lầy nên khá bằng
phẳng, thấp dần từ tây sang đông tuy nhiên vẫn chịu nhiều tác động bởi sóng biển
xâm thực gây sạc lở ở nhiều nơi.
2.2.4. Khí hậu khu vực thiết kế

Theo số liệu của Đài khí tượng thuỷ văn Quảng Nam, đặc điểm các yếu tố
thời tiết thành phố Hội An như sau:
a) Nhiệt độ: Hội An không có mùa đông lạnh. Mùa khô từ khoảng tháng 2
đến tháng 8, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau. Nhiệt độ không
khí ở Hội An lệ thuộc nhiều vào khí hậu nhiệt đới gió mùa (gió mùa đông bắc, gió

xxxii
mùa tây nam, gió mùa đông – đông nam) và chế độ mưa. Nhiệt độ trung bình năm
là 25,60C; nhiệt độ cao nhất: 39,80C; nhiệt độ thấp nhất: 22,80C.

Bảng 2.13: thống kê nhiệt độ và lượng mưa năm 2014

Hình 2.13: Thời tiết tiêu biểu mùa hè khu vực biển cửa đại

(Nguồn: quangnam.gov.vn)
b) Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm: 83%, mùa khô 75%, mùa mưa
85%. Khí hậu Hội An có đặc điểm nóng ẩm, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bão và
mùa nắng nóng kết hợp thêm tính chất khí hậu duyên hải Miền Trung.
c) Lượng mưa, bão: Tổng lượng mưa bình quân 2.504,57 mm/năm, lượng
mưa cao nhất vào tháng 10, 11 (550-1.000 mm/tháng), thấp nhất vào các tháng 1, 2,
3, 4 (23-40 mm/tháng). Bão ở Hội An thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11
hằng năm; các cơn bão thường kéo theo những trận mưa lớn gây lũ lụt toàn khu
vực.

xxxiii
Hình 2.14: Biểu đồ lượng mưa thành phố Hội An (1965-2017)

(Nguồn: weatherspark.com)
d) Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình: 2.107 mm/năm. Lượng bốc hơi tháng
lớn nhất: 241 mm. Lượng bốc hơi tháng ít nhất: 119 mm.

Hình 2.15: Biểu đồ nhiệt độ thành phố Hội An ( 1965-2017)

(Nguồn: weatherspark.com)
e) Số giờ nắng: Bình quân số giờ nắng trong năm là 2.156,2 giờ. Số giờ chiếu
nắng nhiều nhất là vào tháng 5- 6. Số giờ chiếu nắng trung bình 234-277 giờ/tháng.
Số giờ chiếu nắng ít nhất vào tháng 11, 1. Trung bình số giờ nắng trong năm từ 69-
165 giờ/tháng.
f) Mây: Trung bình vân lượng toàn thể: 5,3. Trung bình vân lượng hạ tầng:
3,3.
g) Gió: Chế độ gió cũng có hai mùa rõ rệt: Gió mùa đông từ tháng 9 đến
tháng 4 năm sau, gió mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Hướng gió thịnh hành mùa hè:

xxxiv
Đông. Hướng gió thịnh hành mùa Đông: Bắc và Tây Bắc. Tốc độ gió trung bình:
3,3 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất: 40 m/s. Chế độ gió có 2 mùa rõ rệt.(Nguồn:
hoian.gov.vn)

Hình 2.16: Biểu đồ tốc độ gió so sánh từ năm 2014-2022

Hình 2.17: Biểu đồ hướng gió so sánh từ năm 2014-2022

(Nguồn: weatherspark.com)

xxxv
36
Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.
3.
3.1. Mục tiêu

Đề tài: “Thiết kế cảnh quan công viên đô thị số 11 thuộc phân khu 1E, cụm
công viên biển Hội An, phường Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”
hướng đến thực hiện những mục tiêu sau:
- Xây dựng công viên số 11 thuộc cụm công viên ven biển Cửa Đại nhằm tạo
nên hệ thống công viên biển đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của người dân,
đồng thời cải tạo khu vực bãi biển tránh bị xâm thực.
- Thiết kế vẫn phải lưu giữ được nét văn hóa đặc trưng của vùng đất và con
người nơi đây, thu hút sự tìm tòi khám phá của khách tham quan du lịch thúc đẩy sự
phát triển của thành phố Hội An và cả tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát và đánh giá hiện trạng:


+ Khảo sát vị trí, địa hình và hướng của khu đất.
+ Khảo sát điều kiện tự nhiên của khu vực (khí hậu, nhiệt độ, mưa, gió, nhiệt
độ, thủy văn…)
+ Khảo sát các yếu tố tự nhiên xung quanh (gần sông ngòi, kênh rạch, dồi
dốc…)
+ Khảo sát thực vật hiện hữu trong công trình và các loài thực vật địa
phương lân cận khu vực thiết kế.

24
+ Khảo sát các công trình, khu dân cư lân cận (đặc điểm, mức ảnh hưởng đến
khu đất…)
+ Khảo sát các đặc trưng văn hóa địa phương
+ Khảo sát công trình kiến trúc nằm trong khu vực thiết kế (quy mô, bố cục,
phong cách, màu sắc, lối ra vào…)
+ Khảo sát các công trình hạ tầng: điện cấp thoát nước, giao thông,…
- Đề xuất giải pháp thiết kế:
+ Dựa trên việc tổng hợp dữ liệu trong quá trình khảo sát hiện trạng và phân
tích khu vực thiết kế để đề xuất ý tưởng và phong cách thiết kế cho khu đất nhằm
mang lại không gian đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của dân cư địa phương,
du lịch khám phá của du khách trong và ngoài nước.
+ Đề xuất phương án lựa chọn cây trồng phù hợp với các vị trí khác nhau
trong công trình để đảm bảo công năng và vai trò của cây xanh đối với các vấn đề
về khí hậu trong khu vực.
- Triển khai thiết kế: thể hiện ý tưởng chi tiết qua các bản vẽ kỹ thuật, phối
cảnh và thuyết minh thiết kế.
3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp khảo sát

+ Chụp ảnh, quay phim hiện trạng tại khu vực thiết kế và các khu vực lâncận.
+ Đo đạc, định vị và thống kê các loài thực vật hiện có trong khu vực thiếtkế.
+ Ghi chép số liệu sau khi đo đạc và thống kê.
+ Quan sát và đánh giá hiện trạng khu đất, quy mô và phong cách của các
công trình lân cận, hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chiếu
sáng công cộng...
+ Tìm hiểu, cảm nhận các đặc trưng văn hóa địa phương
3.3.2. Phương pháp tham khảo và kế thừa số liệu

25
+ Thu thập và tham khảo các bản vẽ, tài liệu liên quan đến công trình.
+ Tham khảo các tài liệu, văn bản về địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện văn
hóa – xã hội của khu vực cũng như tìm hiểu chung về yếu tố lịch sử.
+ Tham khảo tài liệu, đồ án về các công trình tương tự.
+ Tham khảo và nghiên cứu các tài liệu, báo cáo, tạp chí khoa học về các vấn
đề có liên quan đến công trình như sinh thái cảnh quan, các giải pháp thiết kế, bảo
tồn văn hóa bản địa...
+ Tham khảo các tài liệu về đặc tính sinh lý, đặc điểm sinh thái của cây trồng
để chọn lựa loài cho phù hợp.
3.3.3 Phương pháp tham khảo ý kiến chủ đầu tư
+ Trao đổi trực tiếp với chủ đầu tư trong quá trình khảo sát hiện trạng khu
vực thiết kế.
+ Trao đổi và cập nhật hiện trạng khu vực thiết kế thông qua các phương
thức liên lạc hiện đại như: điện thoại, thư điện tử, mạng xã hội.
3.3.4 Phương pháp thiết kế
+ Đề xuất phương án thiết kế dựa trên các phân tích hiện trạng.
+ Phân khu chức năng và giao thông dựa trên các công trình lận cận, đường
giao thông đã quy hoạch của toàn khu vực.
+ Phác thảo sơ bộ bố cục và ý tưởng thiết kế dựa theo bố cục đa giác.
+ Triển khai chi tiết phương án thiết kế bằng các phần mềm chuyên ngành
như: AutoCad, SketchUp, Lumion, Adobe Photoshop,… và phần mềm hỗ trợ xử lý
số liệu và văn bản: Microsoft Word, Microsoft Excel.

26
27
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.
4.1. Hiện trạng khu vực thiết kế
4.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí công viên thuộc phân khu 1 khu vực ven biển Cửa Đại thành phố Hội
An, nằm trên trục đường Âu Cơ về phía đông. Với các vị mặt tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp biển
- Phía Tây Bắc giáp Resort Victory
- Phía Tây và Tây Nam giáp trục đường Âu cơ
- Phía Nam và Đông Nam giáp khách sạn Golden Sand

Hình 4.1: Vị trí địa lý

4.1.2. Địa hình


Địa hình hiện trạng công viên số 11 thuộc phân khu 1E là tiêu biểu cho phân
khu ven biển vì có chiều hướng thấp dần về phía biển nhìn chung là tương đối

27
bằng phẳng. Độ nghiêng của trục đường Âu Cơ tiếp giáp với công viên là 0,2% đảm
bảo điều kiện thoát nước tốt.
4.1.3. Điều kiện tự nhiên
4.1.3.1. Chế độ nắng
Việt Nam thuộc vùng nội chí tuyến của Bắc bán cầu nên không có sự dao
động lớn về mức chênh lệch độ dài ngày – đêm. Thời gian chiếu sáng trung bình
của phần lớn các tháng trong năm là 12 giờ/ngày (từ 6 giờ đến 18 giờ). Tuy nhiên,
do tác động của hiện tượng trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng vũ trụ, vào
khoảng tháng Năm, tháng Sáu thì thời gian chiếu sáng trung bình tăng 2 giờ/ngày và
ngược lại, vào khoảng tháng Mười Một, tháng Mười Hai thì giảm 2 giờ/ngày. Đồng
thời, cũng do trục Trái Đất nghiêng mà từ tháng Ba đến tháng Tám, tại Việt Nam,
Mặt Trời mọc lệch về hướng Đông Bắc và lặn lệch về hướng Tây Bắc; còn từ tháng
Chín đến tháng Hai năm sau, Mặt Trời mọc lệch về hướng Đông Nam và lặn lệch
về hướng Tây Nam (Mai Văn Khiêm và cộng sự, 2010).

Hình 4.2 : Hướng nắng khu vực thiết kế

4.1.3.2. Chế độ gió


Hội An lệ thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa có các loại gió chính như gió
mùa đông bắc, gió mùa tây nam, gió mùa đông – đông nam. Hội An và hầu hết các

28
tỉnh duyên hải miền trung có bão thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11 hằng
năm; các cơn bão thường kéo theo những trận mưa lớn gây lũ lụt toàn khu vực.
(Nguồn:quangnam.gov.vn)

Hình 4.3: Hướng gió khu vực thiết kế

4.1.3.3. Điều kiện thổ nhưỡng


Toàn địa bàn thành phố Hội An được chia làm 5 nhóm đất chính đó là nhóm
đất cát, nhóm đất mặn, nhóm đất phù sa, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất xám trên đá
mát-ma axit. Trong đó, khu vực thiết kế bãi tắm Cửa Đại thuộc nhóm đất cát ven
biển được hình thành do kết quả lắng đọng trầm tích từ thượng nguồn sông Thu
Bồn. (Nguồn:quangnam.gov.vn)
4.1.4. Thực vật hiện hữu
Các loại cây hiện hữu ở khu vực tương đối ít đa dạng vì thuộc khu vực giáp
biển, thực vật chủ yếu là diện tích rừng phi lao còn sót lại, do việc quy hoạch phát
triển thành bãi tắm nên ở đây được trồng thêm một số loại cây khác như dừa, bàng

29
ta, cau vàng, chuối, cây phủ nền là loài rau muống biển mọc tự nhiên cùng với các
loại cỏ dại.
Hình 4.4: Các loài cây hiện trạng

Bảng thống kê các loài cây hiện trạng


Số Tên loài Chiều Đường Đánh giá
thứ cao kính thân
tự (m) (m)
1 Phi lao - Casuarina 5-7 0,2 – 0,5 - Các cây phi lao
equisetifolia L hiện trạng thuộc
2 Dừa trái - Cocos nucifera 5-6 0,5 – 1,0 cụm rừng phi lao
3 Bàng ta - Terminalia Special 6-7 0,1 – 0,15 hiện hữu tự nhiên
4 Chuối - Musa balbisiana 3 – 4,5 0,15 có chức năng chắc

5 Rau muống biển Ipomoea ... ... cát biển và gió,

pes-caprae (L.) Sweet còn lại các loài

6 Cỏ dại ... ... thực vật khác như


dừa trái, bàng ta,
chuối được trồng
trong khu vực sau
khi được khai thác
làm bãi tắm để
phục vụ dịch vụ
biển.
Bảng 4.1: Bảng thống kê các loài cây hiện trạng
4.1.5. Hạ tầng kỹ thuật
4.1.5.1. Hệ thống giao thông

30
Giao thông trong khu vực nghiên cứu là các lối mòn do người dân sinh hoạt
tạo nên, chưa có hệ thống giao thông cụ thể. Lối giao thông tiếp cận chính ở phía
tây giáp với khu vực là trục trường Âu Cơ.

Hình 4.5: Giao thông tiếp cận công trình

4.1.5.2. Hệ thống chiếu sáng


Khu vực chỉ được bố trí đèn chiếu sáng dọc theo phía tiếp giáp với trục
đường Âu Cơ.

Hình 4.6: Lưới điện trục đường Âu cơ đối diện khu vực thiết kế

31
4.1.5.3. Hệ thống cấp thoát nước
Thành phố Hội An hiện đã có hệ thống cấp nước công suất 6000m3/ng. Đáp
ứng được khoảng 30% nhu cầu nước cho người dân. Nguồn nước chủ yếu lấy từ
sông Thu Bồn, sông Đế Võng nhưng vấn đề cung cấp vận chuyển nước ngọt tưới
tiêu cho cây xanh là vấn đề cần giải quyết.
Hệ thống thoát nước đang sử dụng là hệ thống thoát nước chung cho thoát
nước mưa và thoát nước thải, hệ thống mương rãnh xây gạch nắp đan bê tông cốt
thép, còn có những khu vực nước mưa tự chảy theo các vệt tụ thủy chảy ra sông Hội
An và sông Đế Võng.

Hình 4.7: Nắp cống thoát nước dọc vỉa hè

4.1.5.4. Các công trình hiện hữu


Có hai công trình chính hiện có ở khu vực là một bãi đỗ xe ở phía Nam giáp
khách sạn Golden Sand và khu nhà dịch vụ nằm ở phía Tây Bắc giáp Resort
Victory.

32
Hình 4.8: Công trình hiện trạng dịch vụ

Hình 4.9: Công trình hiện trạng bãi xe

4.1.6. Dân cư và công trình lân cận


Các khu dân cư chủ yếu tập trung dọc theo sông Đế Võng nằm ở hướng tây
bắc và tây nam và cách khoảng 500m so với khu vực thiết kế.
Các công trình lân cận chủ yếu là khách sạn và khu resort nghỉ dưỡng.

33
Hình 4.10: Công trình tiếp giáp hướng bắc và nam

4.2. Đánh giá chung


 Thuận lợi
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên (thời tiết-khí hậu, địa hình, tài nguyên nước,
biển) có nhiều thuận lợi, tiềm năng cho phát triển văn hóa đa dạng, độc đáo (phát
triển thành tiểu vùng văn hóa), phát triển ngành du lịch (du lịch văn hóa, du lịch
sinh thái).
Khu vực nghiên cứu nằm ở vị trí khá thuận lợi, các hành lang xung quanh
được phân chia rõ ràng nên việc tiếp cận đến công trình rất dễ dàng đối với mọi
người.
Cơ sở hạ tầng sơ bộ ( điện, hệ thống thoát nước, hệ thống cây xanh,...) cũng
đã được thiết lập tương đối ổn định.
Thời tiết khí hậu cũng rất ưu ái nơi đây, tạo nên không gian thoáng mát thoải
mái cho người dân.
Công tác thi công cũng sẽ diễn ra dễ dàng vì khu vực tiếp giáp trực tiếp với
tuyến đường Âu Cơ rộng rãi.
 Khó khăn
- Cần phải lên phương án thiết kế bảo vệ đường bờ biển tránh bị xâm thực,
xây dựng bãi tắm an toàn.
- Tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu vực duyên hải miền Trung nói chung
thường bị ảnh hưởng mạnh bởi các cơn bão hằng năm vào những tháng mùa mưa từ
tháng 8 đến tháng 10 âm lịch, cần có lịch trình thi công, bảo dưỡng và trùng tu khắc
phục thiệt hại sau bão.
- Đất thuộc loại đất cát ven biển và bị nhiễm mặn.
- Nguồn nước tưới cũng là vấn đề cần giải quyết.

34
 Biện pháp khắc phục
- Xây dựng hệ thống đê kè bảo vệ ở hướng đông bắc và đông nam, phối hợp
với hệ thống kè ngầm bảo vệ cát biển để chống sói mòn sụt lún.
- Thiết kế các công trình kiến trúc có độ cao vừa phải và thi công chắc chắn,
lựa chọn các loại cây phù hợp với môi trường, các cây có cành tán ít và dày dùng để
ngăn cản cát bay và sương muối.
- Bổ sung chất trồng phù hợp để đảm bảo cây trồng được phát triển tốt
2.1.
3.1.
4.1.
4.1.
4.2.
4.3. Ý tưởng thiết kế
Vùng đất Hội An ngày nay nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính, vẻ đẹp được thừa
hưởng và gìn giữ tạo nên một nét đặc trưng riêng. Một sự nổi bật khi đến Hội An
tham quan du lịch, rơi vào mắt du khách là những dải lồng đèn với đủ các loại màu
sắc rực rỡ được kết nối với nhau thành nhiều tuyến trải dài trên đường phố, những
chiếc lồng đèn có những hình dáng của ba vùng văn hóa khác nhau là Việt-Trung-
Nhật được treo khắp nơi làm cho ấn tượng của mọi người về Hội An thêm phần sâu
sắc hơn. Lấy cảm hứng từ hình ảnh chuỗi lồng đèn, một đặc trưng của Phố Cổ đưa
vào làm ý tưởng để thiết kế cho công viên đô thị số 11 ( Công viên Cửa Đại) với
mục đích xây dựng thành công viên lịch sử văn hóa là thật sự phù hợp.
Thiết kế của công viên số 11 có đường nét là các hình tròn mô phỏng theo
hình dạng của những chiếc lồng đèn được liên kết với nhau bằng dải lụa tạo nên lối
đi có phần uyển chuyển.

35
Hình 4.11: Ý tưởng và đường nét thiết kế

Tổ chức không gian trong thiết kế mang thiên hướng hiện đại, tạo tầm nhìn
thoáng về phía biển cũng góp phần cân bằng với yếu tố lịch sử văn hóa được đưa
vào trước đó, đồng thời đáp ứng được nhu cầu vui chơi tắm biển của du khách gần
xa.
Các loại cây xanh được lựa chọn là những loài thích nghi tốt với điều kiện tự
nhiên nơi đây, tận dụng hết mức những loài cây hiện trạng kết hợp với các loài cây
thích nghi làm cho cảnh quan xung quanh và nơi thiết kế có sự hòa hợp nhất định.
Các phân khu chức năng được bố trí sao cho mọi người có thể di chuyển một
cách thuận tiện nhất, các đường dẫn rõ ràng để đến với khu vực vui chơi tham quan
mong muốn trong tổng thể các khu lịch sử, quảng trường, dịch vụ và vui chơi.
- Khu vực lịch sử: khu vực này cũng là nơi mọi người được tiếp cận đầu tiên
khi đến với công viên, nơi đây phác họa sơ lược về các giai đoạn lịch sử hình thành
của vùng đất Hội An ngày nay.
- Khu vực quảng trường: tại đây diễn ra các hoạt động chung của mọi người
cũng như có thể tổ chức các sự kiện hội nghị.
- Khu vực dịch vụ: các hoạt động dịch vụ ở đây bao gồm nhà hàng phục vụ
buổi sáng, nhà cà phê quầy bar và bán các mặt hàng lưu niệm, cho thuê đồ tắm biển

36
và dụng cụ cho hoạt động trên biển. Đồng thời, còn có khu vực dành để tắm nước
ngọt cho mọi người sau khi vui chơi tắm biển.
- Khu vực vui chơi: khu vực này được bố trí các dụng cụ trò chơi trẻ em và
diện tích đồi dành cho mọi người có thể tổ chức cắm trại , tiệc BBQ ngoài trời .
4.4. Thuyết minh thiết kế
4.4.1. Phân khu chức năng

3
4
4.2
4.3
Hình 4.12: Phân khu chức năng

Diện tích
STT Phân khu Chức năng Tỉ lệ (%)
(m2)
1 Khu 1 Cánh cổng lịch sử 2033 8.4
2 Khu 2 Bãi đỗ xe 2124 8.8

37
3 Khu 3 Khu rừng phi lao 662 2.7
4 Khu 4 Dịch vụ biển 2970 12.3
5 Khu 5 Khu quảng trường 2530 10.5
6 Khu 6 Khu dạo ven biển 3146 13
7 Khu 7 Làng ẩm thực 1349 5.6
8 Khu 8 Khu cắm trại 3415 14.1
9 Khu 9 Khu sân chơi trẻ em 998 4.1
10 Khu 10 Khu đồi cảnh 2353 9.9
11 Chính 1049 4.3
Lối đi
12 Phụ 810 6.3
Tổng diện tích 24.137 100
Bảng 4.2: Bảng thống kê phân khu chức năng
Tổng thể mặt bằng thiết kế được chia làm 10 phân khu, bao gồm 9 phân khu
chính và 1 phân khu phụ:
Phân khu chính bao gồm :
- Khu vực động: Cánh cổng lịch sử, khu bãi xe, khu dịch vụ biển, khu quảng
trường, làng ẩm thực, khu trẻ em và khu cắm trại.
- Khu vực tĩnh: khu rừng phi lao và khu dạo ven biển
Sự xen kẽ giữa các khu vực tĩnh và động không làm mất đi bản chất của khu
vực động và tĩnh mà là tạo nên sự hòa hợp trong tĩnh có động và trong động có tĩnh.
Phân khu phụ: phân khu đồi cảnh đảm nhiệm vai trò là khu vực tĩnh đồng thời có
chức năng chính là tạo thành bức màn chắn gió, cát cũng như phân biệt với công
trình lân cận.
2.1.
3.1.
4.1.

38
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.4.1.
4.4.2. Bố trí giao thông

Hình 4.13: Sơ đồ giao thông

Hệ thống giao thông cấp 1 là một trục đường chính có độ rộng từ 5 – 8 m có


độ cong và nhỏ dần về giữa công trình, trục giao thông này phân cắt riêng biệt phân
khu cánh cổng lịch sử với những khu còn lại của công viên và có bề mặt tiếp giáp
với hầu hết các phân khu nhằm tạo sự thuận lợi nhất trong việc di chuyển và lựa
chọn mục đích đến từng phân khu của du khách. Mạng lưới đường giao thông phụ
là các đường kết nối có độ rộng từ 2.5 – 4 m có vai trò kết nối các phân khu lại với
nhau tạo nên một ma trận tổng thể là công viên. Đồng thời bên trong các phân khu,

39
hệ thống giao thông nhánh không thể hiện rõ ràng mà thay vào đó là bố trí những
khoảng không gian sân gạch nối tiếp với nhau.
4.4.3. Thuyết minh thiết kế chi tiết

Hình 4.14 : Mặt bằng tổng thể

 Phân khu cánh cổng lịch sử


Nhắc lại mục tiêu đặt ra của thiết kế công viên số 11 là thiết kế công viên
mang chủ đề về lịch sử nhưng vẫn đáp ứng được các hoạt động vui chơi giải trí của
mọi người, do đó phân khu cánh cổng lịch sử được đặt vào trong công viên được
xem là nhân tố chính về mặt lịch sử. Ở phân khu này, mọi người có thể tham quan
tìm hiểu về các yếu tố lịch sử hình thành nên vùng đất Hội An, thông qua những chi
tiết công trình phù điêu diễn họa chân thực như phù điêu chúa Nguyễn Hoàng là
người giúp vùng đất cảng Hội An phát triển, đến phù điêu về thiên hậu Thánh Mẫu
là đức tin của người Trung Hoa về giai đoạn di cư đến nơi đây, công trình mô
phỏng buồm thuyền Châu Ấn là phương tiện di chuyển của người Nhật để đến Hội

40
An giao lưu buôn bán. Mỗi yếu tố lịch sử được đưa vào phân khu này đều
mang một câu chuyện về quá trình phát triển của vùng đất này.
Mỗi giai đoạn lịch sử là một tiểu khu bên trong phân khu lớn cánh cổng lịch
sử. Tại mỗi tiểu khu được phối kết những mảng cây xanh phù hợp với từng giai
đoạn:
- Giai đoạn thành lập và xây dựng thành phố Hội An: Khu vực này
được đặt bức phù điêu về chúa Nguyễn Hoàng có công phát triển Hội An
thành cửa ngõ hội nhập, các tiểu cảnh cây xanh ở đây mang tính đơn giản
mộc mạc đặc trưng của người dân Việt nam. Tiểu cảnh trồng các loại cây
như cau, chuối và điểm nhấn là chiếc xe bò kiểu dáng ngày xưa đem lại cảm

giác gần gũi và tự nhiên nhất.

Hình 4.15: Hình ảnh về phân khu cánh cổng lịch sử

- Giai đoạn giao lưu buôn bán với người Nhật (Mạc phủ Toyotomi và Mạc
phủ Tokugawa) cùng với thuyền buôn người Hoa. Nổi bật của người người Nhật là

41
con thuyền giúp họ dễ dàng di chuyển đến Hội An để trao đổi hàng hóa và định cư
phát triển tại đây, sau khi nhìn lại lịch sử và đến năm 2017 họ đã dành tặng một mô
hình thuyền buồm Châu Ấn cho tỉnh Quảng Nam đánh dấu sự gắn kết trong thời kỳ
lịch sử cũng như hiện đại ngày nay. Nói về người Trung Hoa thì phải đặc biệt nhắc
đến các văn hóa tín ngưỡng tâm linh, niềm tin về đức Thiên Hậu Thánh Mẫu đã
giúp họ vượt qua những khó khăn để đến đây giao lưu hàng hóa và sinh sống.
(Nguồn: hoian.gov.vn)
Ứng với mỗi khu vực lịch sử của Nhật và Trung Hoa thì cũng có từng cách
phối kết cảnh quan tương ứng như phối cảnh vườn Nhật và vườn Trung. Tuy nhiên,
việc lựa chọn các loài cây và các loại vật liệu để sử dụng cũng cần phải cân nhắc để
chúng thích nghi được với môi trường ở đây. Các loài cây được sử dụng ở đây ví dụ
như : cây sanh bonsai (Ficus benjamina L.) cây mật cật (Rhapis excelsa (Thunb.)
Henry), cây nguyệt quế (Laurus nobilis L), cây vạn tuế (Cycas revoluta), cây Ngâu
(Aglaia duperreana); cây phủ nền là cỏ nhung nhật (Zoysia tenuifolia)và hoa mười
giờ (Portulaca grandiflora), cùng với các loại vật liệu đá sỏi tự nhiên, đèn đá và
yếu tố nước thêm phần chi tiết cho tiểu cảnh.

42
Hình 4.16: Hình ảnh về phân khu cánh cổng lịch sử khu Nhật

Hình 4.17: Hình ảnh về phân khu cánh cổng lịch sử khu Trung Hoa

43
Hình 4.18: Hình ảnh về phân khu cánh cổng lịch sử

- Giai đoạn chiến tranh thống nhất và thời kì suy thoái của cảng biển Hội An:
Sau chiến tranh thống nhất, nơi đây trở nên suy tàn do những chính sách bảo vệ của
nhà nước. Tiểu cảnh trang trí cây xanh ở tiểu khu này cũng tương tự như giai đoạn
thành lập và xây dựng nhưng diện tích cùng với cây xanh có phần nhỏ hơn giống
như tính chất của thời kỳ này vậy. Sử dụng loài cau vàng (Chryslidocarpus
letescens H.Wendl), chuối mỏ két (Heliconia psittacorum cultivars) phủ nền là rau
muống biển và cỏ lá gừng kết hợp thêm hình ảnh cái cối xay cũng đủ miêu tả nên
hình ảnh Hội An thời bây giờ.

Hình 4.19: Hình ảnh về phân khu cánh cổng lịch sử

Vậy yếu tố nào để đặt tên cho phân khu này là cánh cổng lịch sử ! Khu vực
này là nơi tiếp cận đầu tiên của công viên với mọi người, là sảnh tiếp đón vì vậy ở

44
đây được thiết kế cánh cổng chào rộng lớn mô phỏng theo hình dáng của Chùa Cầu
nổi tiếng cổ xưa nhất ở Hội An. Nhìn cánh cổng chào, mọi người cũng có thể liên
tưởng đến một tòa thành sừng sững uy nghiêm, toát lên một ý chí trường tồn với
thời gian đại diện cho sự phồn hoa của thời kỳ phát triển nhất của vùng đất này.

Hình 4.20: Phối cảnh tổng thể cánh cổng lịch sử

Các loài cây được lựa chọn trồng phía sau cổng là những loài cây bụi có kích
thước tương đối cao từ 1 – 1.2 m để tạo sự phân cách, kích thích sự khám phá bên
trong phân khu lịch sử này có những yếu tố gì độc đáo. Sử dụng linh hoạt các loài
như ác ó (Acanthusintegrifolius L.f), phúc lộc thọ (Costus woodsonii), đông hầu
vàng (Turnera ulmifolia), bạch trinh biển (Hymenocallis littoralis).

45
Gam màu sử dụng chủ yếu cho các loại vật liệu như gạch, ngói và màu sơn
được chọn trong phân khu này là tông màu ấm trầm điển hình như màu vàng đất,
màu kem để làm nhấn mạnh hơn về những nét lịch sử xưa cũ.
 Phân khu bãi đỗ xe
Nắm bắt được nhu cầu đỗ gửi xe của người dân và khách du lịch cũng như
vấn đề an ninh cần có, nên khu đỗ xe được thiết kế khá rộng rãi có diện tích khoảng

2124 m2 có sức chứa dự tính khoảng 500 moto 17 ô tô và 4 xe khách. Bãi xe được
thiết kế gọn gàng với các lối phân cách phạm vi rõ ràng cho từng loại xe, điểm nhấn
ở trung tâm vòng xuyến là đài phun nước. Bãi xe cũng được bố trí 2 gian nhà bảo vệ
được lắp đặt camera an ninh nhằm kiểm soát lưu lượng xe và đảm bảo an ninh trong
công viên.

46
Hình 4.21:Phối cảnh bãi xe 1

Hình 4.22: Phối cảnh bãi xe 2

Khu vực này không được thiết kế các mái che mà thay vào đó là lựa chọn
những loại cây bóng mát có tán rộng thay thế, vừa đảm bảo nhu cầu tạo bóng và
vừa có chức năng chắn gió, chắn cát bay vào trong khu vực giao thông tiếp cận. Các
loài cây được sử dụng như bàng vuông (Barringtonia asiatica), osaka đỏ (Erythrina
fusca), những loài cây bụi làm điểm nhấn đầy màu sắc như phúc lộc thọ (Costus
woodsonii), chiều tím (Ruellia Brittoniana Leonard), mười giờ (Portulaca
grandiflora), ác ó (Acanthus integrifolius L.f). Vật liệu gạch trong phân khu này
cũng được lựa chọn và sử dụng linh hoạt nhiều loại gạch khác nhau, sự kết hợp này
giúp khu vực tạo nên những hiệu ứng đường nét nổi bật và phân chia khu vực đỗ
các loại xe hợp lý hơn.

47
 Phân khu rừng phi lao

Hình 4.23: Phối cảnh rừng phi lao

48
Rừng phi lao nằm ở hướng tây gần khu vực tiếp đón và bãi xe có diện tích
nội khu là 662 m2. Khu vực này được lựa chọn trồng cây Phi lao (Casuarina

equisetifolia L.) nhằm tận dụng tối đa lượng cây hiện trạng để tránh lãng phí đồng
thời mang lại không khí mát mẻ hơn cho công viên, giữ vững hệ thống rừng phi lao
phòng hộ chắn cát bay và gió biển .

Hình 4.24: Phối cảnh phân khu rừng phi lao

Bên trong khu vực còn bố trí đường đá chẻ uốn lượn điểm nhấn là các trụ
đèn lồng đỏ thêm phần bắt mắt, mọi người có thể đi dạo trong khu vực này và chụp
ảnh, một vài bức ảnh với chủ đề khu rừng hoang vu cũng đủ để cảm thấy thú vị.
 Phân khu dịch vụ biển
Trong phân khu dịch vụ biển bao gồm 2 tiểu khu là khu vực dịch vụ mua
sắm ăn uống và dịch vụ tắm với tổng thể diện tích là 2970 m2, khu vực này nằm ở
hướng nam của công viên với đầy đủ các dịch vụ cho du khách trải nghiệm.

49
Hình 4.25: Phối cảnh khu dịch vụ tắm

Tiểu khu 1 là khu vực dịch vụ nhà hàng, cà phê và dịch vụ đồ tắm biển, nếu
du khách đến đây vào khoảng buổi sáng có thể trải nghiệm các hoạt động biển, đi
dạo và lựa chọn các món đồ lưu niệm mình ưng ý. Với thiết kế 3 gian nhà dịch vụ
có hình dạng tương tự các loài sinh vật biển như ốc, sao biển và nhím biển để tạo
cảm giác gần gũi và chân thực hơn mang lại giá trị tượng hình cao, đồng thời mang
ý nghĩa bảo vệ môi trường bảo vệ sinh vật biển. những loại vật liệu được lựa chọn

50
xây dựng công trình cũng thân thiện với môi trường như việc lựa chọn đá xanh
(Bluestone) để lát nền tạo hiệu ứng giống nước biển, các loại kính xây dựng công
trình, mái tranh thân thiện với môi trường. Lòai cây được lựa chọn cho tiểu khu này
là các loài Tra (Coccoloba uvifera), sử dụng loài cây hoa bụi có hương thơm cây lài
ta (Jasminum sambac Ait) cây huỳnh anh lá nhỏ (Allamanda neriifolia) trông xung
quanh để mọi người khi dạo qua nơi đây có được nhiều cảm xúc hơn.

Hình 4.26: Hình phối cảnh khu dịch vụ nhà hàng, cà phê và dịch vụ biển

Tiểu khu 2 là khu vực dịch vụ tắm và nhà vệ sinh được thiết kế bao gồm một
gian nhà vé dịch vụ và vệ sinh, hồ bơi nước ngọt và vòi tắm nước ngọt ngoài trời.
Với cấu trúc hồ bơi nước ngọt có 3 tầng và một thác nước tạo dòng chảy, vật liệu đá
làm thác nước và đá ngăn dòng được chế tạo bằng xốp cực kì an toàn, mỗi tầng của
hồ bơi có độ cao khác nhau dành cho những đối tượng như trẻ em và người lớn.

51
Các loại cây xanh được trồng ở khu vực này là những loại cây ít rụng lá, lá
cây có kích thước lớn dễ dàng vệ sinh như cây tra (Coccolaba uvifera), cây sứ đại
hoa đỏ (Plumeria rubra), cây bạch trinh biển (Hymenocallis littoralis), cây chuối
mỏ két (Heliconia psittacorum), cây phong ba (Heliotropium foertherianum) những
loài cây này thích nghi tốt với môi trường biển và có những hình dáng phù hợp với
thiết kế khu vực hồ bơi, điểm thêm một vài loài cây cắt tán tròn để tạo sự đa dạng
về hình khối.
Vật liệu gạch được lựa chọn ở khu vực này là các loại gạch thấm nước chống
trơn trượt do tính đặc trưng của khu vực động và có nhiều yếu tố nước.
 Phân khu quảng trường trung tâm
Khu quảng trường nằm ở trung tâm của công viên được bố trí không gian
thông thoáng hướng ra biển, tạo cho mọi người cảm nhận được không gian bao la
hơn khi đến phân khu này. Diện tích được thiết kế là 2530 m2 với cao độ thấp hơn
so với các khu vực khác trong công viên tạo nên sự thu hút các dòng khí lưu và mọi
người tập trung về nơi đây. Bố trí các bậc thang tròn xung quanh trung tâm nhạc
nước có tác dụng là nơi để du khách nghỉ chân và điều khiển tầm nhìn luôn hướng
về trung tâm khu quảng trường.

52
Hình 4.27: Phối cảnh khu quảng trường

Điểm nhấn của khu vực này là hệ thống nhạc nước ngầm biểu diễn phun
nước nghệ thuật với diện tích 452 m2 và một công trình dạng mỏ neo ở hướng đông
nhằm đánh dấu sự nổi bật cho công viên, thu hút điểm nhìn của mọi người đồng
thời cũng nói lên những kỉ niệm lịch sử nơi đây từng là thành phố cảng phồn hoa.

Hình 4.28: Điểm nhấn mỏ neo trong phân khu quảng trường

53
Khu vực này được trồng cây chà là (Phonenix loureiri) loại cây có thân cột
cao vừa tạo bóng mát và vừa làm cho không gian trở nên thoáng đãng hơn, các loài
cây bụi cũng tương tự những khu vực khác, phối hợp chọn trồng những cây thích
nghi tốt như cây phong ba (Heliotropium foertherianum), cây bạch trinh biển
(Hymenocallis littoralis) phối hợp với những loại đá cảnh góc cạnh làm điểm nhấn.

Hình 4.29: Phối cảnh đêm khu quảng trường

Các loại vật liệu gạch lát nền được sử dụng trong phân khu quảng trường
được sử dụng đa dạng, loại gạch thoát nước được bố trí vòng tròn quanh nơi biểu
diễn nhạc nước và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thoát nước ở khu vực
này do địa hình có cao độ thấp.

54
 Phân khu đường dạo ven biển

Hình 4.30: Cảnh quan khu đường dạo lúc hoàng hôn

Phân khu dạo ven biển nằm dọc theo mặt phía đông của công viên và giáp bờ
biển chiếm diện tích 3146 m2 , khu vực này được lát gạch xuyên suốt và lấy điểm
nhấn là các cụm cây bụi nhỏ xen kẽ nhau nằm giữa phân khu, các cụm cây bụi này
được sắp xếp và phối hợp với đường nét của gạch nền trông giống như bọt biển trên
ngọn sóng. Chạy dọc theo bìa phân khu đường dạo được sắp xếp các băng ghế tựa
cố định để có thể nằm ngắm biển thư giãn, đây cũng được xem là yếu tố nghỉ tĩnh
có trong phân khu đường dạo.

55
Hình 4.31: Phối cảnh đường dạo

Cây xanh được trồng trong khu vực thiết kế là dừa trái (Cocos nucifera L.)
trồng rải đều theo các bồn cây xen giữa những băng ghế, bên trong bồn cây được
trồng chuối mỏ két (Heliconia psittacorum) và phủ nền bằng rau muống biển
(Ipomoea pes-caprae (L.) Sweet).
 Phân khu làng ẩm thực

56
Hình 4.32: Phối cảnh khu làng ẩm thực

Làng ẩm thực được thiết kế nằm chếch về phía đông bắc của công viên
chiếm diện tích 1349 m2 có lối thiết kế trong phân khu tương đối tối giản, với 2
diện tích đường có dạng tròn với chiều rộng giảm dần từ bên ngoài 5 m và bên trong
là 3.5 m được phân cách với nhau bằng các hàng trúc cần câu (Phyllostachy aurea),
phía trong trung tâm là một kiến trúc chòi tre dạng tròn phù hợp với phân khu,
khoảng không gian bên trong phân khu được vận dụng cho người dân buôn bán
những món ăn đặc sản, cũng như các gian hàng ẩm thực đường phố tại đây.

Hình 4.33: Khu ẩm thực nhìn từ trên cao

 Phân khu cắm trại


Cảm nhận được xu hướng của mọi người về một không gian riêng tư cùng
các hoạt động trải nghiệm ngoài trời nên phân khu cắm trại được đưa vào trong thiết
kế của công viên tạo nên một điểm đặc biệt riêng mà trước đây chắc hẳn chưa từng
nơi nào có. Phân khu cắm trại nằm ở phía bắc công viên có diện tích 3415 m2, được

57
xây dựng theo phong cách ruộng bậc thang có độ cao 6 m so với trục đường chính.
Công trình được chia làm 3 cấp đều phục vụ cho việc cắm trại và tiệc BBQ gia
đình, để tổ chức được không gian an toàn phục vụ cho nhu cầu cắm trại vấn đề an
ninh cũng phải được kiểm soát nghiêm ngặt nên ở đây cũng được đặt một trạm bảo
vệ.

Hình 4.34: Phối cảnh phân khu cắm trại

58
Vật liệu được sử dụng ở khu vực này là vật liệu đá chẻ cùng với tường gạch
có lan can bao quanh, cây phủ nền là loài cỏ nhung nhật (Zoysia Japonoca) còn lại
không sử dụng cây bụi và cây lớn để tạo một không gian thoáng đãng.

Hình 4.35: Góc nhìn từ khu cắm trại đến các khu vực xung quanh

59
Phân khu sân chơi trẻ em

Hình 4.36: Phối cảnh phân khu trẻ em 1

Sân chơi trẻ em có diện tích 998 m2 nằm gần với khu cắm trại được lối đi
phụ chia làm 2 khoảng sân chơi. Ở đây các sân chơi được sử dụng các loại gạch cao
su với nhiều màu sắc bắt mắt và có tác dụng đảm bảo an toàn cho trẻ em, các địa
hình đồi nhỏ, bãi cát và các hố lõm làm cho các hoạt động trở nên đa dạng, dụng cụ
trò chơi đặc biệt phong phú với cầu trượt, đệm cao su, xích đu, nhún lò xo.

60
Hình 4.37: Phối cảnh phân khu trẻ em 2

Các loài cây được lựa chọn trồng ở khu vực này cũng phải có màu sắc thật
nổi bật như cây phượng vỹ (Delonix regia), cây sứ đại hoa đỏ (Plumeria rubra) cây
cau vàng (Chrysalidocarpus lutescens) tuy nhiên cũng phải đảm bảo các loài cây
thật sự an toàn với trẻ em, các loại cây bụi được trồng là cây lá trắng(Cordia
latifolia), cây đông hầu vàng (Turnera ulmifolia), cây phúc lộc thọ (Costus
woodsonii) và loài cây phủ nền là loài mười giờ kép (Portulaca grandiflora).
 Phân khu đồi cảnh
Phân khu đồi cảnh chỉ là một phân khu phụ không có chức năng đáp ứng các
hoạt động của du khách nhưng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong công viên.
Với tổng diện tích là 2353 m2, phân khu đồi cảnh có chức năng làm tăng diện tích
mảng xanh trong công viên, không chỉ tạo ra giá trị ngắm nhìn mà còn có chức năng
bảo vệ cho các yếu tố khác trong công viên được đảm bảo an toàn, tránh các tác
nhân gây hại từ tự nhiên như cát và gió biển.

Hình 4.38: Khu vực đồi cảnh 1

61
Các loài cây trồng trên khu vực này chủ yếu là cây xanh bóng mát như cây
tra (Coccoloba uvifera) và cây phi lao (Casuarina equisetifolia), xen kẽ dưới các
tán cây là các tiểu cảnh cây bụi với đá cảnh tự nhiên, các loài cây bụi cắt tán tròn

như là cây Nguyệt quế (Laurus nobilis L), cây Vạn tuế (Cycas revoluta), cây Ngâu
(Aglaia duperreana), Mai vạn phúc (Tabernaemontana dwarf) lớp phủ bề mặt là Cỏ
nhung nhật (Zoysia Japonica).

Hình 4.39: Khu vực đồi cảnh 2

62
Hình 4.40: Khu vực đồi cảnh 3

63
Các chi tiết khác trong công viên

Hình 4.41: Phối cảnh tổng thể đêm

64
Hình 4.42: Nơi nghỉ chân khu quảng trường

Hình 4.43: Phối cảnh khu tắm

65
Hình 4.44: Góc nhìn khu đường dạo từ phía biển

Hình 4.45: Góc nhìn khu dịch vụ từ trên cao

66
Hình 4.46: Tiểu cảnh Trung Hoa

Hình 4.47: Tiểu cảnh Nhật

67
Hình 4.48: Góc nhìn chính diện hướng tây

Hình 4.49: Góc nhìn hướng đông từ trên cao

Để tạo điểm nhấn cho công trình thiết kế bằng cách đặt các bục ghế ngồi dọc
đường dạo, và tại các ngã giao lớn bố trí mảng xanh làm khu vực bớt trống trải và
điều hướng giao thông trong công viên tốt hơn.
4.1.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.4.1.
4.4.2.
4.4.3.
4.4.4. Thuyết minh hệ thống chiếu sáng và thoát nước

68
 Hệ thống chiếu sáng: Đảm bảo các yếu tố ánh sáng vào ban đêm là cực kỳ quan
trọng, việc phân bố hệ thống ánh sáng sử dụng từ 2 loại đèn chính là loại đèn trụ 2
bóng và đèn trang trí là trụ đèn lồng, tùy vào từng khu vực chiếu sáng mà sử dụng
các loại đèn hợp lý. Các trụ đèn lồng được bố trí chủ yếu ở các khu vực mang tính
lịch sử, các lối đi tạo điểm nhấn. Còn lại, các trụ đèn công viên 2 bóng được rải đều
khắp các khu vực của công viên, có 2 yếu tố đèn đá tại khu vực lịch sử có chức
năng làm điểm nhấn quan trọng cho phân khu này.
 Hệ thống thoát nước: Việc thiết kế công viên có cao độ rõ ràng làm cho quá trình
xử lí thoát nước trở nên dễ dàng. Địa hình thoải dần về hướng đông và tây giúp các
vệt nước chảy theo các đường dẫn và trở về hố ga, tại đây nước thải được dẫn vào
hệ thống thoát nước của thành phố, một số ít còn lại chảy theo hướng đổ ra biển.

69
4.4.5. Danh mục cây xanh

Lựa chọn cây phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng khu vực,
những loài có khả năng sinh trưởng ở các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ khác nhau,
và có khả năng chống chịu và sinh trưởng tốt.
Lựa chọn những loại có khả năng lọc khí độc cao, xanh và ít rụng lá.
Lựa chọn những loài có tán lá đẹp, thường xanh và những loài có hoa to,
hương thơm và ra hoa quanh năm, ít sâu bệnh gây hại.
Phối kết dựa vào hình thái và màu sắc trong thiết kế cảnh quan để tăng tính
thị giác cho người xem.
 Danh mục cây bóng mát
Bảng 4.3: Bảng thống kê danh mục cây xanh bóng mát

Tên tiếng Việt: Cây


Tên tiếng Việt: Chà là
dừa Tên tiếng Việt: Phi lao
Tên khoa học: Phonenix
Tên khoa học: Cocos Tên khoa học:
dactylifera L
nucifera Casuarina
Số lượng:17 cây
Số lượng: 11 cây equisetifolia L
Quy cách: 5.5 m
Quy cách: cao 5m Số lượng: 40 cây
Quy cách: 5m

Tên tiếng Việt: Cây tra

70
( nho biển) Tên tiếng Việt: Cây Tên tiếng Việt: Cây sứ
Tên khoa học: osaka đỏ đại hoa đỏ
Coccoloba uvifera Tên khoa học: Tên khoa học:
Số lượng: 25 Erythrina fusca Plumeria rubra f.
Quy cách: 4m Số lượng: 25 Rubra
Quy cách: 4.5m Số lượng: 32
Quy cách: 3.5m

Tên tiếng Việt: Cây


Tên tiếng Việt: Cây Tên tiếng Việt: Cây
phát tài núi
phượng vĩ trúc cần câu
Tên khoa học:
Tên khoa học: Delonix Tên khoa học:
Dracaena cambodiana
regia (Hook.) Raf Bambusa multiplex
Pierre ex Gagnep
Số lượng: 5 cây (Lour.) Raeusch.ex
Số lượng: 7 cây
Quy cách: 4.5 m Schuls
Quy cách: 4.5m
Số lượng: 143m2
Quy cách: 3.5m

Tên tiếng Việt: Cây Tên tiếng Việt: Cây


Tên tiếng Việt: Cây cau bàng vuông
hoa giấy
vàng Tên khoa học:
Tên khoa học:

71
Bougainvillea Tên khoa học : Barringtonia asiatica
spectabilis Willd Chryslidocarpus Số lượng: 6
Số lượng: 2 cây letescens H.Wendl Quy cách: 4.5 m
Quy cách: 2.4m Số lượng: 18 cây
Quy cách:

 Danh mục cây hoa bụi và cỏ phủ nền


Bảng 4.4: Bảng thống kê cây hoa bụi và cỏ phủ nền

Tên tiếng Việt : Sanh Tên tiếng Việt: Nguyệt Tên tiếng Việt: Mai vạn phúc
bonsai quế Tên khoa học:
Tên khoa học: Ficus Tên khoa học: Laurus Tabernaemontana dwarf
benjamina L nobilis L Số lượng: 15 cây
Số lượng: 2 cây Số lượng: 6 cây

Tên tiếng Việt: Ngâu Tên tiếng Việt: Vạn Tuế Tên tiếng Việt: Cọ nhật
Tên khoa học: Aglaia Tên khoa học: Cycas Tên khoa học: Licuala grandis
duperreana revoluta Số lượng: 14 cây
Số lượng: 37 cây Số lượng: 10 cây

72
Tên tiếng Việt: Mật Tên tiếng Việt: Agao Tên tiếng Việt: Phúc lộc thọ
cật Tên khoa học: Agave Tên khoa học: Costus woodsonii
Tên khoa học: Rhapis americana Số lượng: 209.7 m2
excelsa Số lượng: 12
Số lượng: 4 cây

Tên tiếng Việt: Chiều Tên tiếng Việt: Đông hầu Tên tiếng Việt: Chuối mỏ két
tím vàng Tên khoa học: Heliconia
Tên khoa học : Tên khoa học: Turnera psittacorum
Ruellia brittoniana ulmifolia L. Số lượng: 244.8
Số lượng: 184.6 m2 Số lượng: 69.1 m2

Tên tiếng Việt: Bạch trinh


Tên tiếng Việt: Ác ó biển Tên tiếng Việt: cây Lá trắng
Tên khoa học: Tên khoa học: Tên khoa học: Cordia latifolia
Acanthus integrifolius Hymenocallis littoralis Số lượng: 53.4 m2
Số lượng: 78.8 m2 Số lượng: 273.8 m2

73
Tên tiếng Việt: Phong ba Tên tiếng Việt: Huỳnh anh lá
Tên tiếng Việt: Lài ta
Tên khoa học: nhỏ
Tên khoa học:
Tên khoa học: Allamanda
Jasminum sambac Ait Heliotropium
foertherianum neriifolia
Số lượng: 140.5 m2
Số lượng: 214.4 m2 Số lượng: 47.3 m2

Tên tiếng Việt: rau Tên tiếng Việt: mười giờ Tên tiếng Việt: cỏ nhung nhật
muống biển kép Tên khoa học: Zoysia tenuifolia
Tên khoa học: Tên khoa học: Portulaca Số lượng: 5548.7 m2
Ipomoea pes-caprae grandiflora
(L.) Sweet Số lượng: 105.3
Số lượng: 104.7 m2

 Danh mục thiết bị và vật liệu


Bảng 4.5: Bảng danh mục thiết bị và vật liệu
TRÒ CHƠI TRẺ EM

74
Tên vật dụng: cầu trượt liên
hoàn Tên vật dụng: ngựa lò xo Tên vật dụng: bập

Số lượng: 1 bộ nhún bênh


Số lượng: 8 bộ Số lượng: 2 bộ

Tên vật dụng: bóng cao su bọc


vải
Số lượng: 5 bộ

VẬT DỤNG KHÁC

75
Tên vật dụng: ghế tựa Tên vật dụng: băng đá
Số lượng: 30 bộ granit Tên vật dụng: ghế nằm bãi
Số lượng: 10 bộ biển
Số lượng: 22 bộ

Tên vật dụng: ghế nghỉ có


Tên vật dụng: thùng rác
mái che Tên vật dụng: giàn
đôi
Số lượng: 3 bộ hoa
Số lượng: 37 bộ
Số lượng: 1

Tên vật dụng: đài phun nước Tên vật dụng: cối đá
Tên vật dụng: xe bò
Số lượng: 2 bộ xưa
Số lượng: 1 bộ
Số lượng: 1 bộ

76
VẬT LIỆU LÓT SÀN

Tên vật liệu: gạch đá chẻ Tên vật liệu: gạch con sâu
Tên vật liệu: gạch quảng
trường

Tên vật liệu: gạch xếp chữ v Tên vật liệu: gạch bê tông
Tên vật liệu: gạch cao su
thoát nước
nhiều màu

77
THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG

Đèn đá kiểu nhật


Số lượng 2

Trụ đèn lồng


Số lượng: 44 bộ

Đèn cột 2 bóng


Số lượng: 60 bộ

Đèn đá trung quốc


Số lượng 2

78
79
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1.
4.1.
5.1. Kết Luận
Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu và lập ý tưởng thiết kế, đồ án: “Thiết kế
cảnh quan công viên đô thị số 11 thuộc phân khu 1E, cụm công viên biển Hội An,
phường Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” đã đạt được những kết quả
sau:
- Khảo sát và phân tích hiện trạng, từ đó đánh giá được các vấn đề gây ảnh
hưởng đến khu vực thiết kế.
- Thiết kế tổng thể cảnh quan khu công viên số 11 (công viên Cửa Đại)
- Đề xuất danh sách cây xanh, thiết bị và vật liệu.
- Đồ án đã hoàn thành được các bản vẽ:
• Mặt bằng tổng thể.
• Mặt bằng phân khu chức năng.
• Mặt bằng giao thông.
• Mặt bằng bố trí cây xanh, cây bụi và thảm cỏ.
• Mặt bằng kích thước.
• Mặt bằng chiếu sáng.
• Mặt bằng cao độ và hướng thoát nước.
• Mặt bằng bố trí vật liệu và vật dụng.
• Các mặt cắt.
• Các phối cảnh.
5.

72
5.1.
5.2. Kiến nghị
Bản thiết kế chỉ được thực hiện đến giai đoạn thiết kế ý tưởng và bố trí
không
gian. Chi tiết về các hệ thống hạ tầng như: kết cấu cầu đi bộ, hệ thống cấp thoát
nước, chiếu sáng, …cần được phối hợp với các chuyên gia, các bên liên quan

để được hoàn thiện hơn. Đồng thời, người thiết kế vẫn chưa đưa ra giải pháp vận
chuyển và tập kết vật tư xây dựng và cảnh quan, chưa có sự chuẩn bị về vườn ươm
và giải pháp tưới tiêu trong quá trình thi công dự án. Những việc này cần phối hợp
với chủ đầu tư để đưa ra giải pháp rõ ràng. Vì vậy cần đưa nguồn nước tưới vào
công viên chủ động hơn, dung hệ thống máy bơm trực tiếp nguồn nước từ sông đế
võng vào khu vực kết hợp với đường ống nước sạch của thành phố để tưới cho
những loại cây chưa sống thuần ở vùng biển.
Các cây gỗ lớn được bảo dưỡng thường xuyên, khống chế tán cây để ánh
sáng có thể chiếu xuống đảm bảo sự ra hoa của các cây hoa bụi bên dưới.
Một số thực vật được bố trí để thay định kỳ, vì vậy đến kỳ thay cây cần được
chú ý lựa chọn cây phù hợp để thay vào.
Việc sử dụng cỏ nhung là cây trồng nền trong công viên cần có một qui trình
bảo dưỡng định kì chu đáo nhằm giữ được sự tươi xanh, cỏ luôn khỏe nhằm giữ nét
đẹp luôn được bền lâu.

73
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:


1. Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2010 của Thủ tướng Chính
Phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
2. Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng về
hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.
3. Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
4. Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày
06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
5. Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
6. Căn cứ Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 20/02/2013 của UBND tỉnh phê duyệt
Quy hoạch chung khu vực ven biển từ huyện Điện Bàn đến thành phố Hội An.
7. Căn cứ Quyết định số 272/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của UBND tỉnh về việc bổ
sung cập nhật một số quy định quản lý xây dựng theo hồ sơ Quy hoạch chung khu
vực ven biển từ thị xã Điện Bàn đến thành phố Hội An đã được UBND tỉnh phê
duyệt tại Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 20/02/2013.
8. Căn cứ Quyết định số 3386/QĐ-UBND ngày 08/11/2018 của UBND tỉnh về việc
cập nhật, bổ sung Quy hoạch chung khu vực ven biển từ thị xã Điện Bàn đến thành
phố Hội An;
9. Căn cứ Thông tư 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn
về nội dung Thiết kế đô thị; Thông tư 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ
Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày
13/5/2013;

74
Căn cứ Quyết định số 3518/QĐ-UBND ngày 15/11/2019 của UBND tỉnh
10. Quảng Nam về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập hồ sơ Thiết kế đô thị (tỷ lệ
1/2.000) tuyến ven biển, tuyến ven sông Cổ Cò từ thị xã Điện Bàn đến thành phố
Hội An;
11. Căn cứ Quyết định 3899/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh phê duyệt
điều chỉnh nhiệm vụ lập hồ sơ Thiết kế đô thị (tỷ lệ 1/2.000) tuyến ven biển, tuyến
ven sông Cổ Cò từ thị xã Điện Bàn đến thành phố Hội An;
12. Hàn Tất Ngạn, 1999. Kiến trúc cảnh quan. NXB Xây dựng.
13. Kevin Lynch, 1960. The Image of the city, MIT Press, USA, Nguyễn Đỗ Dũng ,
2010.
14. Lê Thanh Sơn, 1999. Biểu tượng & không gian kiến trúc - đô thị. NXB Xây dựng
15. Trương Mai Hồng, 2013. Sách Cảnh quan đô thị

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Kevin Shanley, 2011. Urban park landscape.


2. “The Morphology of Landscape”, Carl Ortwin Sauer, 1925
3. Roger Trancik, 1986. Finding Lost space - Theories of Urban Design.

THAM KHẢO INTERNET

1. Từ công trình xanh tới đô thị xanh giải pháp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
(https://www.tapchikientruc.com.vn)
2. Tiếp cận mô hình tích hợp về chức năng không gian kiến trúc cảnh quan
(https://www.tapchikientruc.com.vn)
3. Tham khảo các công viên trên thế giới (Nguồn: archello.com)
4. Thủy văn tỉnh Quảng Nam (Nguồn: quangnam.gov.vn)

75

You might also like