You are on page 1of 84

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.

HCM
KHOA XÂY DỰNG
MÔN NGUYÊN LÍ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

BÁO CÁO
NGUYÊN LÍ THIẾT KẾ KẾT CẤU
CÔNG TRÌNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ HOÀI NAM


LỚP: XD19/A6
MSSV: 19520100189
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S TRẦN QUỐC HÙNG

TP.HCM – 2022
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
1. Đề bài:
Mỗi sinh viên hãy sưu tầm một công trình ở nước ta hoặc trên thế giới (nhà công nghiệp, nhà
nhịp lớn, nhà cao tầng…) từ nguồn internet, báo chí. Yêu cầu:
a. Giới thiệu về kiến trúc công trình đã lựa chọn và có hình ảnh minh họa.
b. Phân tích hệ kết cấu chịu lực, chọn vài bộ phận công trình (móng, cột, dầm, sàn, cầu
thang, bể nước, hệ kết cấu mái như : dàn vì kèo, vòm mái, dầm mái…) để tính toán.
c. Giới thiệu về lý thuyết tính toán hệ kết cấu chịu lực đã chọn (dựa vào các tiêu chuẩn
xây dựng Việt Nam đã học) và cho các ví dụ minh họa bằng số cụ thể (Áp dụng đúng
theo TCXD đã chọn).
d. Cho nhận xét và cảm nghĩ về môn học nguyên lý thiết kế kết cấu công trình.
Các TCXD VN sinh viên lựa chọn có thể là:
- TCXD 2737-1995 hoặc 2737-2020 (dự thảo).
- TCVN 9386 - 2012.
- TCVN 10304-2014.
- TCVN 9362-2012.
- TCVN 5574-2012 hoặc 5574-2018.
- TCVN 5575-2012 hoặc 5575-2021 (dự thảo).
Sinh viên có thể tham khảo thêm các tiêu chuẩn nước ngoài như: Mỹ, Anh, Nga,
Eurocode…
Với các sinh viên chọn 2 TCXD đầu tiên thì cần tính toán chi tiết tải trọng đứng, gió tĩnh,
gió động hoặc động đất lên khung. Xác định nội lực bằng các phần mềm: Sap2000,
Etabs… Không yêu cầu thiết kế chi tiết tiết diện kết cấu.
Với các sinh viên chọn 4 TCXD cuối cùng thì nội lực không cần tính toán chi tiết, có thể
giả định theo kinh nghiệm hoặc dùng các công thức gần đúng đã học. Cần thiết kế chi tiết
tiết diện móng, cột, dầm, sàn…
2. Hình thức:
Mỗi sinh viên viết báo cáo tiểu luận và đóng bìa cứng. Khổ giấy là A4, một tờ hai mặt. Hình
thức sinh viên tự chọn (viết tay hoặc đánh máy). Thuyết minh tối đa là 100 trang.
3. Thời hạn nộp:
Thời gian nộp bài tiểu luận là 4 tuần tính từ buổi học cuối cùng. Ngoài ra để phục vụ công
tác lưu trữ thì sinh viên cần mail file bài tiểu luận đến địa chỉ của thầy là :
tranquochung270573@gmail.com
Giáo viên phụ trách

Th.S Trần Quốc Hùng


MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................1
B. NỘI DUNG TRÌNH BÀY................................................................................................................................2
I. TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH..............................................................................................2
1.1. VỊ TRÍ....................................................................................................................................................2
1.2. QUI MÔ CÔNG TRÌNH..........................................................................................................................2
1.3. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC:.........................................................................................................................3
1.4. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT.........................................................................................................................10
II. PHÂN TÍCH KẾT CẤU CÔNG TRÌNH VÀ CHỌN 2 BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN:.....................12
2.1. CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG...............................................................................................................12
2.2. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU.........................................................................................................12
2.3. GIẢI PHÁP VẬT LIỆU...........................................................................................................................14
III. GIỚI THIỆU LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN KẾT CẦU VÀ VÍ DỤ MINH HỌA:................................................16
3.1. LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN..........................................................................................................................16
3.2. VÍ DỤ MINH HỌA:..............................................................................................................................45
3.2.1. TÍNH TOÁN CẦU THANG BỘ CỦA CÔNG TRÌNH:............................................................................45
3.2.2. TÍNH TOÁN BỂ CHỨA NGẦM CỦA CÔNG TRÌNH.............................................................57
C. NHẬN XẾT VÀ CẢM NGHĨ VỀ MÔN HỌC...................................................................................................76
1. NHẬN XÉT VẦ MÔN HỌC......................................................................................................................76
2. CẢM NGHĨ VỀ MÔN HỌC......................................................................................................................76
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................77
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

A. LỜI MỞ ĐẦU
Một đất nước muốn phát triển một cách mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực
kinh tế - xã hội, trước hết cần phải có một cơ sở hạ tầng vững chắc, và cần
tạo điều kiện tốt, thuận lợi nhất cho nhu cầu sinh sống và làm việc của
người dân. Đối với nước ta, là một nước đang từng bước phát triển và ngày
càng khẳng định vị thế trong khu vực và cả quốc tế, để làm tốt mục tiêu đó,
điều đầu tiên cần phải ngày càng cải thiện nhu cầu an sinh và làm việc cho
người dân.
Mà trong đó nhu cầu về chỗ ở là một trong những nhu cầu cấp thiết hàng
đầu. Trước thực trạng dân số phát triển nhanh dẫn đến nhu cầu mua đất
xây dựng nhà gia tăng trong khi đó quỹ đất của Thành phố Hồ Chí Minh
thì có hạn, chính vì vậy giá đất không ngừng leo thang khiến cho nhiều
người dân không đủ khả năng mua đất xây dựng. Để giải quyết vấn đề cấp
thiết này giải pháp xây dựng các chung cư cao tầng và phát triển quy hoạch
khu dân cư ra các quận, khu vực ngoại ô và trung tâm Thành phố là hợp lý
nhất.
Bên cạnh đó, cùng với sự đi lên của nền kinh tế của Thành phố, tình hình
đầu tư của nước ngoài vào thị trường rộng mở vượt bậc, mở ra một triển
vọng đầy hứa hẹn đối với đầu tư xây dựng các chung cư phức hợp, các
khách sạn cao tầng với chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
tăng cao của người dân. Có thể nói sự xuất hiện của các chung cư cao tầng
trong Thành phố không những đáp ứng được nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thẩm mỹ mà còn góp phần tích cực dựng xây nên một bộ
mặt mới cho Thành phố, đồng thời cũng là cơ hội tạo ra chỗ ở lẫn công
việc cho người dân. Hơn nữa, đối với ngành xây dựng nói riêng, sự xuất
hiện của các nhà cao tầng cũng đã góp phần tích cực vào việc phát triển
ngành xây dựng thông qua việc tiếp thu và áp dụng các kỹ thuật hiện đại,
công nghệ mới trong tính toán, thi công và xử lý thực tế, các phương pháp
thi công hiện đại của nước ngoài.
Chính vì thế, công trình “The Gold View” được thiết kế và xây dựng
nhằm đáp ứng các mục tiêu trên.

1
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

B. NỘI DUNG TRÌNH BÀY


I. TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH

1.1. VỊ TRÍ
The GoldView Quận 4 sở hữu vị trí đắc địa tại 346 Bến Vân Đồn Quận 4, song song với đại
lộ Võ Văn Kiệt và được bao quanh bởi những tuyến đường huyết mạch như: Hoàng Diệu,
Khánh Hội, Nguyễn Thái Học… đối diện là tòa nhà Bitexco cao nhất tại Tp.HCM, nằm cạnh
Bến Nhà Rồng, từ The GoldView bạn chỉ mất 3 phút đi bộ sang phố tài chính Quận 1, đặc

biệt dự án chỉ cách chợ Bến Thành 5 phút… và nằm ngay mặt tiền cửa sông Sài Gòn xanh
mát quanh năm..

(Vị trí căn hộ GoldView)

1.2. QUI MÔ CÔNG TRÌNH


Tên thương mại: GoldView
Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần May – Diêm Sài Gòn
Nhà quản lý và phát triển dự án: TNR Holding Việt Nam
Tư vấn thiết kế: Korn Architects Việt Nam
Đơn vị quản lý TTTM: CBRE
Nhà thầu chính: Công ty Cổ Phần Xây Dựng COTEC (COTECCONS)
Tổng qui mô: 23.061 m2
Số tòa tháp: 2
+ Tháp A: 33 tầng + 02 tầng hầm
+ Tháp B: 27 tầng + 02 tầng hầm
Tổng số căn hộ: 1.905 căn hộ (Tháp A: 1.459 căn hộ bán và 146 căn dịch vụ, Tháp B: 300
căn hộ)
Tổng diện tích sàn thương mại + dịch vụ: 43.514 m2
Hồ bơi: Tháp A: hồ bơi người lớn rộng 450m2 và hồ bơi trẻ em rộng 55m2 tại tầng 5. Tháp
B: hồ bơi tại tầng thượng (tầng 27) rộng 180m2 và khu cafeteria, khu BBQ rộng rãi.

2
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

Các tiện ích công cộng: 420 m2


Mật độ xây dựng: 40%

(Căn hộ GoldView)

1.3. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC:

1.3.1. MẶT BẰNG CĂN HỘ GOLD VIEW THÁP A

3
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

Tầng điển hình của Tháp A chung cư The Gold View được chia làm 3 khu A1, A2, A3 gồm
có căn hộ ở và văn phòng. Tại The Gold View được thiết kế nội thất căn hộ với đầy đủ những
tiện ích cơ bản đủ để tạo cho chủ nhân tương lại một cuộc sống thoải mái và tiện nghi.

4
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

5
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

6
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

1.3.2. MẶT BẰNG CĂN HỘ GOLD VIEW THÁP B


Tầng điển hình của toà tháp B gồm 11 căn hộ với căn hộ 1 phòng ngủ, 2 phòng ngủ, 3
phòng ngủ,…giúp khách hàng chọn lựa ra một căn hộ phù hợp nhất cho mình. Mặt bằng
căn hộ chung cư tháp B The Gold View với mong đợi mang lại sự tiện lợi cho gia chủ nên
thiết kế nội thất căn hộ với đầy đủ những thiết bị cơ bản để phục vụ cho gia đình bạn.

7
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

8
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

9
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

1.3.3. MẶT BẰNG PHÂN KHU

10
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

1.3.4. MẶT ĐỨNG


Sử dụng, khai thác triệt để nét hiện đại với cửa kính lớn, tường ngoài được hoàn thiện bằng
sơn nước.

1.3.5. HỆ THỐNG GIAO THÔNG


Giao thông trong mỗi đơn nguyên là hệ thống hành lang.
Hệ thống giao thông đứng là thang bộ và thang máy, bao gồm 03 thang bộ ở 2 tháp A & B
và tháp giữa, 6 thang máy cao tốc. Thang máy bố trí ở chính diện các tháp, căn hộ bố trí
xung quang lõi phân cách bởi hành lang nên khoảng đi lại là ngắn nhất, rất tiện lợi, hợp lý
và bảo đảm thông thoáng.

1.4. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

1.4.1. HỆ THỐNG ĐIỆN


Công trình sử dụng điện được cung cấp 2 nguồn: lưới điện TP Hồ Chí Minh và máy phát
điện có công suất 150kVA (kèm theo 1 máy biến áp tất cả được đặt dưới tầng hầm để tránh
gây ra
tiếng ồn và độ rung ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân).
Toàn bộ đường dây điện được đi ngầm (được tiến hành lắp đặt đồng thời với lúc
thi công). Hệ thống cấp điện chính được đi trong hộp kỹ thuật luồn trong gen điện và
đặt ngầm trong tường và sàn, đảm bảo không đi qua khu vực ẩm ướt và được nối tới các
bảng điện tổng tạo điều kiện dễ dàng khi cần sửa chữa.
11
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

Ở mỗi tầng đều lắp đặt hệ thống điện an toàn: hệ thống ngắt điện tự động từ 1A
đến 80A được bố trí theo tầng và theo khu vực (đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ). Mỗi
khu vực được cung cấp 1 bảng phân phối điện. Đèn thoát hiểm và chiếu sáng trong trường
hợp khẩn cấp được lắp đặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tại các cầu thang thoát
hiểm và khu vực hành lang.

1.4.2. HỆ THỐNG NƯỚC


Hệ thống cấp nước của công trình bao gồm hồ nước ngầm, hệ thống ống dẫn nước cấp PVC
và các máy bơm. Hệ thống bơm nước cho công trình đươc thiết kế tự động hoàn toàn để
đảm bảo nước trong bể luôn đủ để cung cấp cho sinh hoạt và cứu hỏa.
Các đường ống qua các tầng luôn được bọc trong các hộp gen nước. Hệ thống cấp
nước đi ngầm trong các hộp kỹ thuật. Các đường ống cứu hỏa chính luôn được bố trí ở
mỗi tầng dọc theo khu vực giao thông đứng và trên trần nhà.

1.4.3. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC


Thoát nước mưa: Nước mưa trên mái được thoát xuống dưới thông qua hệ thống
ống nhựa đặt tại những vị trí thu nước mái nhiều nhất. Từ hệ thống ống dẫn chảy xuống
rãnh thu nước mưa quanh nhà đến hệ thông thoát nước chung của thành phố.
Thoát nước thải sinh hoạt: Nước thải khu vệ sinh được dẫn xuống bể tự hoại làm
sạch sau đó dẫn vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Đường ống dẫn phải kín,
không rò rỉ, đảm bảo độ dốc khi thoát nước.

1.4.4. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG


Kết hợp chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo để lấy sáng tối đa. Toàn bộ
toà nhà được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên và bằng điện. Tại các lối đi lên xuống
cầu thang, hành lang và nhất là tầng hầm đều có lắp đặt thêm đèn chiếu sáng.

1.4.5. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY


Mỗi tầng lầu đều có hai cầu thang bộ và bốn buồng thang máy bố trí hợp lý, đảm bảo đủ khả
năng thoát hiểm cho người khi xảy ra sự cố cháy nổ. Bên cạnh đó còn có hệ thống chữa cháy
lấy nước từ hồ nước đặt trên mái. Bố trí hệ thống cứu hoả gồm các họng cứu hoả tại các lối
đi, các sảnh… với khoảng cách tối đa theo đúng tiêu chuẩn TCVN 2622-1995.

1.4.6. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT


Chọn sử dụng hệ thống thu sét chủ động quả cầu Dynaspere được thiết lập ở tầng mái và hệ
thống dây nối đất bằng đồng được thiết kế tối thiểu hóa với nguy cơ bị sét đánh.

1.4.7. HỆ THỐNG THOÁT RÁC THẢI


Rác thải được tập trung ở các tầng thông qua kho thoát rác bố trí ở các tầng, chứa gian rác
được bố trí ở tầng hầm và sẽ có bộ phận để đưa rác thải ra ngoài. Gian rác được thiết kế kín
đáo và xử lý kỹ lưỡng để tránh tình trạng bốc mùi gây ô nhiễm môi trường.

12
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

II. PHÂN TÍCH KẾT CẤU CÔNG TRÌNH VÀ CHỌN 2 BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH ĐỂ
TÍNH TOÁN:
2.1. CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG
Hạng mục thiết kế và kiểm tra kết cấu:
- Phần cầu thang.
- Phần bể chứa.
Các Tiêu chuẩn áp dụng:
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam:
- TCVN 2737:1995, Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5574:2012, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5575:2012, Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 9362:2012, Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 10304:2014 Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 9393-2012 Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục;
- TCVN 198:1997 Nhà cao tầng - Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép toàn khối;
- TCVN 5573:1991 Kết cấu gạch đá và gạch gia cường - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 9363-2012 Khảo sát cho xây dựng - Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng.
Các tiêu chuẩn tham khảo:
- UBC: 1997 Uniform Building code 1997
- BS EN 1991 -1 -1:2004 Eurocode 2
- ACI 318:11 Tiêu chuẩn bê tông cốt thép Hoa Kỳ

2.2. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU

2.2.1. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU PHẦN THÂN

a. GIẢI PHÁP KẾT CẤU THEO PHƯƠNG ĐỨNG


Hệ kết cấu chịu lực thẳng đứng có vai trò quan trọng đối với kết cấu nhà nhiều tầng bởi vì:
- Chịu tải trọng của dầm sàn truyền xuống móng và xuống nền đất;
- Chịu tải trong ngang của gió và áp lực đất lên công trình;
- Liên kết với dầm sàn tạo thành hê ̣khung cứng, giữ ổn định tổng thể cho công trình, hạn chế
dao động và chuyển vi ̣đỉnh của công trình.
Hệ kết cấu chịu lực theo phương đứng bao gồm các loại sau :
- Hệ kết cấu cơ bản: Kết cấu khung, kết cấu tường chịu lưc, kết cấu lõi cứng, kết cấu ống.
- Hệ kết cấu hỗn hợp: Kết cấu khung - giằng, kết cấu khung - vách, kết cấu ống lõi và kết cấu
ống tổ hợp.

13
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

- Hệ kết cấu đặc biệt: Hệ kết cấu có tầng cứng, hê ̣kết cấu có dầm truyền, kết cấu có hê ̣giằng
liên tầng và kết cấu có khung ghép.
Hệ kết cấu khung có ưu điểm là có khả năng tạo ra những không gian lớn, linh hoạt, có sơ đồ
làm việc rõ ràng. Tuy nhiên, hê ̣kết cấu này có khả năng chịu tải trọng ngang kém (khi công
trình có chiều cao lớn, hay nằm trong vùng có cấp động đất lớn). Hệ kết cấu này được sử
dung tốt cho công trình có chiều cao trên 25 tầng.
Hệ kết cấu khung – vách, khung – lõi chiếm ưu thế trong thiết kế nhà cao tầng do
khả năng chịu tải trong ngang khá tốt. Tuy nhiên, hê ̣kết cấu này đòi hỏi tiêu tốn vâṭ liệu
nhiều hơn và thi công phức tạp hơn đối với công trình sử dung hệ khung.
Hệ kết cấu ống tổ hợp thích hợp cho công trình siêu cao tầng do khả năng làm việc đồng đều
của kết cấu và chống chịu tải trọng ngang rất lớn.

Kết luận:
Căn cứ vào quy mô công trình (30 tầng + 2 hầm), ta sử dung hệ chịu lực khung ̣
vách (khung chịu toàn bô ̣tải trọng đứng và vách chịu tải trọng ngang cũng như các
tác động khác đồng thời làm tăng độ cứng của công trình) làm hệ kết cấu chịu lực
chính cho công trình.

b. GIẢI PHÁP KẾT CẤU THEO PHƯƠNG NGANG:


Các loại kết cấu sàn đang được sử dụng rộng rãi hiện nay gồm:
- Hê ṣ àn sườn: Cấu tạo bao gồm hê ̣dầm và bản sàn.
+ Ưu điểm: Tính toán đơn giản, được sử dụng phổ biến ở nước ta với công nghê ̣thi công
phong phú nên thuân tiện cho việc lựa chọn công nghê ̣thi công.
+ Nhược điểm: Chiều cao dầm và độ võng của bản sàn rất lớn khi vượt độ lớn, dẫn đến chiều
cao tầng của công trình lớn. Không tiết kiệm không gian sử dụng.
- Sàn không dầm: Cấu tạo gồm các bản kê trực tiếp lên cột.
+ Ưu điểm: Giảm được chiều cao công trình. Tiết kiêm được không gian sử dụng. Dễ phân
chia không gian. Viêc thi công phương án này nhanh hơn so với phương án sàn dầm .Việc lắp
dựng ván khuôn và cốp pha cũng đơn giản.
+ Nhược điểm: Độ cứng nhỏ hơn so với phương án sàn dầm, do vậy khả năng chịu lực theo
phương ngang phương án này kém hơn phương án sàn dầm. Sàn phải có chiều dày lớn để
đảm bảo khả năng chịu uốn và chống chọc thủng do đó khối lượng sàn tăng.
- Sàn không dầm ứng lực trước: Cấu tạo gồm các bản kê trực tiếp lên cột C cốt thép được
ứng lực trước.
+ Ưu điểm: Giảm chiều dày, độ võng sàn. Giảm được chiều cao công trình. Tiết kiệm được
không gian sử dụng. Phân chia không gian các khu chức năng dễ dàng.
+ Nhược điểm: Tính toán phức tạp. Thi công đòi hỏi thiết bi ̣chuyên dụng.

Kết luận:
Căn cứ yêu cầu kiến trúc, lưới cột, công năng của công trình, ta có thể chọn giải pháp sàn
dầm bê tông cốt thép, phù hợp kinh tế cho sinh viên.

14
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

2.2.2. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP PHẦN NGẦM

Thông thường, phần móng nhà cao tầng phải chịu lực nén lớn vì thế các giải pháp đề xuất cho
phần móng gồm:
- Móng sâu: móng cọc khoan nhồi, móng cọc Barret, móng cọc BTCT đúc sẵn, móng
cọc ly tâm ứng suất trước.
- Móng nông: móng băng 1 phương, móng băng 2 phương, móng bè…
Các phƣơng án móng cần phải đƣợc cân nhắc lựa chọn tuỳ thuộc tải trọng công
trình, điều kiện thi công, chất lƣợng của từng phƣơng án và điều kiện địa chất thuỷ văn
của từng khu vực.

2.3. GIẢI PHÁP VẬT LIỆU

2.3.1. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẬT LIỆU

Vật liệu xây dựng cần có cƣờng độ cao, trọng lƣợng nhỏ, chống cháy tốt.
Vật liệu có tính biến dạng cao: khả năng biến dạng cao có thể bổ sung cho tính năng
chịu lực thấp.
Vật liệu có tính thoái biến thấp: có tác dụng tốt khi chịu tác dụng của tải trọng lặp lại
(động đất, gió bão).
Vật liệu có tính liền khối cao: có tác dụng trong trƣờng hợp có tính chất lặp lại,
không bị tách rời các bộ phận công trình.
Vật liệu có giá thành hợp lý.
Trong lĩnh vực xây dựng công trình hiện nay chủ yếu sử dụng vật liệu thép hoặc bê
tông cốt thép với các lợi thế nhƣ dễ chế tạo, nguồn cung cấp dồi dào. Ngoài ra còn có các
loại vật liệu khác đƣợc sử dụng nhƣ vật liệu liên hợp thép – bê tông (composite), hợp kim
nhẹ… Tuy nhiên các loại vật liệu mới này chƣa đƣợc sử dụng nhiều do công nghệ chế tạo
còn mới, giá thành tƣơng đối cao.
 Do đó, sinh viên lựa chọn vật liệu xây dựng công trình là bê tông cốt thép.

a. BÊ TÔNG

STT Cấp độ bền Kết cấu sử dụng


Nền tầng trệt, cầu thang, lanh tô,
Bê tông cấp độ bền B20: Rb = 11,5 MPa
1 trụ tường, móng, cột, dầm, sàn,
Rbt = 0,9 MPa ; Eb = 27x103 MPa bể nước, cầu thang
Vữa xi măng xây, tô trát tường
2 Vữa xi măng; cát B5C
nhà

15
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

b. CỐT THÉP
STT Loại thép Đặc tính/ kết cấu sử dụng
Thép AI (d < 10): Rs = Rsc = 225 MPa
1 Cốt thép có d ≤ 10mm
Rsw = 175 MPa ; Es = 2,1x105 MPa.
Thép AIII (d > 10): Rs = Rsc = 280 MPa Cốt thép cho bản thang
2
Rsw = 225 MPa ; Es = 2,1x105 MPa. với d ≤ 10mm
Thép AIII (d > 10): Rs = Rsc = 365 MPa Cốt thép dọc kết cấu các
3
Rsw = 290 MPa ; Es = 2x105 MPa. loại có d ≥ 10mm

c. VẬT LIỆU KHÁC

Đá ốp: γ = 20 kN/m2

Vữa: γ = 18 kN/m2

Gạch: γ = 18 kN/m

2.2.2. LỚP BÊ TÔNG BẢO VỆ

Đối với cốt thép dọc chịu lực (không ứng lực trƣớc, ứng lực trƣớc, ứng lực trƣớc
kéo trên bệ), chiều dày lớp bê tông bảo vệ cần đƣợc lấy không nhỏ hơn đƣờng kính cốt
thép hoặc dây cáp và không nhỏ hơn:
- Trong bản và tường có chiều dày >100 mm: 20mm;

- Trong dầm và dầm sườn có chiều cao > 250mm: 30mm;

- Trong cột: 20mm;

- Trong dầm móng: 30mm;

- Trong móng:

+ Toàn khối khi có lớp bê tông lót: 35mm;

+ Toàn khối khi không có lớp bê tông lót: 70mm;

Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép đai, cốt thép phân bố và cốt thép cấu tạo
cần được lấy không nhỏ hơn đường kính cốt thép này và không nhỏ hơn:

- Khi chiều cao tiết diện cấu kiện nhỏ hơn 250mm: 15mm;

- Khi chiều cao tiết diện cấu kiện > 250mm: 20mm;

16
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

III. GIỚI THIỆU LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN KẾT CẦU VÀ VÍ DỤ MINH HỌA:

3.1. LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN

Dựa trên TCVN 5574:2012 “Kết cấu bê tông và cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế”

3.1.1. CẤP ĐỘ BỀN CHỊU NÉN CỦA BÊ TÔNG (COMPRESSIVE STRENGTH OF


CONCRETE)

Ký hiệu bằng chữ B, là giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời, tính bằng
đơn vị MPa, với xác suất đảm bảo không dưới 95 %, xác định trên các mẫu lập phương kích
thước tiêu chuẩn (150 mm x 150 mm x 150 mm) được chế tạo, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu
chuẩn và thí nghiệm nén ở tuổi 28 ngày.

3.1.2. CẤP ĐỘ BỀN CHỊU KÉO CỦA BÊ TÔNG (TENSILE STRENGTH OF


CONCRETE)

Ký hiệu bằng chữ Bt, là giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu kéo tức thời, tính bằng
đơn vị MPa, với xác suất đảm bảo không dưới 95%, xác định trên các mẫu kéo chuẩn được
chế tạo, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn và thí nghiệm kéo ở tuổi 28 ngày.

3.1.7. CỐT THÉP CHỊU LỰC (LOAD BEARING REINFORCEMENT)

Là cốt thép đặt theo tính toán.

3.1.8. CỐT THÉP CẤU TẠO (NOMINAL REINFORCEMENT)

Là cốt thép đặt theo yêu cầu cấu tạo mà không tính toán.

4.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

4.1.1. Các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép cần được tính toán và cấu tạo, lựa chọn vật liệu
và kích thước sao cho trong các kết cấu đó không xuất hiện các trạng thái giới hạn với độ tin
cậy theo yêu cầu.

4.1.2. Việc lựa chọn các giải pháp kết cấu cần xuất phát từ tính hợp lý về mặt kinh tế - kỹ
thuật khi áp dụng chúng trong những điều kiện thi công cụ thể, có tính đến việc giảm tối đa
vật liệu, năng lượng, nhân công và giá thành xây dựng bằng cách:

- Sử dụng các vật liệu và kết cấu có hiệu quả;

- Giảm trọng lượng kết cấu;

- Sử dụng tối đa đặc trưng cơ lý của vật liệu;


17
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

- Sử dụng vật liệu tại chỗ.

4.1.3. Khi thiết kế nhà và công trình, cần tạo sơ đồ kết cấu, chọn kích thước tiết diện và bố trí
cốt thép đảm bảo được độ bền, độ ổn định và sự bất biến hình không gian xét trong tổng thể
cũng như riêng từng bộ phận của kết cấu trong các giai đoạn xây dựng và sử dụng.

4.2. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ TÍNH TOÁN

4.2.1. Kết cấu bê tông cốt thép cần phải thỏa mãn những yêu cầu về tính toán theo độ bền
(các trạng thái giới hạn thứ nhất) và đáp ứng điều kiện sử dụng bình thường (các trạng thái
giới hạn thứ hai).

4.2.1.1. TÍNH TOÁN THEO CÁC TRẠNG THÁI GIỚI HẠN THỨ NHẤT NHẰM ĐẢM
BẢO CHO KẾT CẤU:

- Không bị phá hoại giòn, dẻo, hoặc theo dạng phá hoại khác (trong trường hợp cần thiết, tính
toán theo độ bền có kể đến độ võng của kết cấu tại thời điểm trước khi bị phá hoại);

- Không bị mất ổn định về hình dạng (tính toán ổn định các kết cấu thành mỏng) hoặc về vị
trí (tính toán chống lật và trượt cho tường chắn đất, tính toán chống đẩy nổi cho các bể chứa
chìm hoặc ngầm dưới đất, trạm bơm, v.v…);

- Không bị phá hoại vì mỏi (tính toán chịu mỏi đối với các cấu kiện hoặc kết cấu chịu tác
dụng của tải trọng lặp thuộc loại di động hoặc xung: ví dụ như dầm cầu trục, móng khung,
sàn có đặt một số máy móc không cân bằng);

- Không bị phá hoại do tác dụng đồng thời của các yếu tố về lực và những ảnh hưởng bất lợi
của môi trường (tác động định kỳ hoặc thường xuyên của môi trường xâm thực hoặc hỏa
hoạn).

4.2.1.2. TÍNH TOÁN THEO CÁC TRẠNG THÁI GIỚI HẠN THỨ HAI NHẰM ĐẢM
BẢO SỰ LÀM VIỆC BÌNH THƯỜNG CỦA KẾT CẤU SAO CHO:

- Không cho hình thành cũng như mở rộng vết nứt quá mức hoặc vết nứt dài hạn nếu điều
kiện sử dụng không cho phép hình thành hoặc mở rộng vết nứt dài hạn.

- Không có những biến dạng vượt quá giới hạn cho phép (độ võng, góc xoay, góc trượt, dao
động).

4.2.2. Tính toán kết cấu về tổng thể cũng như tính toán từng cấu kiện của nó cần tiến hành đối
với mọi giai đoạn: chế tạo, vận chuyển, thi công, sử dụng và sửa chữa. Sơ đồ tính toán ứng
với mỗi giai đoạn phải phù hợp với giải pháp cấu tạo đã chọn.

18
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

- Cho phép không cần tính toán kiểm tra sự mở rộng vết nứt và biến dạng nếu qua thực
nghiệm hoặc thực tế sử dụng các kết cấu tương tự đã khẳng định được: bề rộng vết nứt ở mọi
giai đoạn không vượt quá giá trị cho phép và kết cấu có đủ độ cứng ở giai đoạn sử dụng.

4.2.3. Khi tính toán kết cấu, trị số tải trọng và tác động, hệ số độ tin cậy về tải trọng, hệ số tổ
hợp, hệ số giảm tải cũng như cách phân loại tải trọng thường xuyên và tạm thời cần lấy theo
các tiêu chuẩn hiện hành về tải trọng và tác động.

5.1.1. PHÂN LOẠI BÊ TÔNG VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG

5.1.1.1. TIÊU CHUẨN NÀY CHO PHÉP DÙNG CÁC LOẠI BÊ TÔNG SAU:

- Bê tông nặng có khối lượng thể tích trung bình từ 2200 kg/m3 đến 2500 kg/m3;

- Bê tông hạt nhỏ có khối lượng thể tích trung bình lớn hơn 1800 kg/m3;

- Bê tông nhẹ có cấu trúc đặc và rỗng;

- Bê tông tổ ong chưng áp và không chưng áp;

- Bê tông đặc biệt: bê tông tự ứng suất.

5.1.1.2. TÙY THUỘC VÀO CÔNG NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC, KHI THIẾT KẾ
KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP CẦN CHỈ ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CHẤT
LƯỢNG CỦA BÊ TÔNG. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN LÀ:

a) Cấp độ bền chịu nén B;

b) Cấp độ bền chịu kéo dọc trục Bt (chỉ định trong trường hợp đặc trưng này có ý nghĩa quyết
định và được kiểm tra trong quá trình sản xuất);

c) Mác theo khả năng chống thấm, ký hiệu bằng chữ W (chỉ định đối với các kết cấu có yêu
cầu hạn chế độ thấm);

d) Mác theo khối lượng thể tích trung bình D (chỉ định đối với các kết cấu có yêu cầu về cách
nhiệt);

e) Mác theo khả năng tự gây ứng suất Sp (chỉ định đối với các kết cấu tự ứng suất, khi đặc
trưng này được kể đến trong tính toán và cần được kiểm tra trong quá trình sản xuất).

CHÚ THÍCH 1: Cấp độ bền chịu nén và chịu kéo dọc trục, MPa, phải thỏa mãn giá trị cường
độ với xác suất đảm bảo 95%.

19
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

CHÚ THÍCH 2: Mác bê tông tự ứng suất theo khả năng tự gây ứng suất là giá trị ứng suất
trong bê tông, MPa, gây ra do bê tông tự trương nở, ứng với hàm lượng thép dọc trong bê
tông là  = 0,01.

CHÚ THÍCH 3: Để thuận tiện cho việc sử dụng trong thực tế, ngoài việc chỉ định cấp bê tông
có thể ghi thêm mác bê tông trong ngoặc. Ví dụ B3O (M400).

5.1.1.3. ĐỐI VỚI KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP, QUI ĐỊNH SỬ DỤNG
CÁC LOẠI BÊ TÔNG CÓ CẤP VÀ MÁC THEO BẢNG 9:

20
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

21
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

5.1.1.4. Tuổi của bê tông để xác định cấp độ bền chịu nén và chịu kéo dọc trục được chỉ định
trong thiết kế là căn cứ vào thời gian thực tế từ lúc thi công kết cấu đến khi nó bắt đầu chịu
tải trọng thiết kế, vào phương pháp thi công, vào điều kiện đóng rắn của bê tông. Khi thiếu
những số liệu trên, lấy tuổi của bê tông là 28 ngày.

5.1.1.5. ĐỐI VỚI KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP, KHÔNG CHO PHÉP:

- Sử dụng bê tông nặng và bê tông hạt nhỏ có cấp độ bền chịu nén nhỏ hơn B7,5;

- Sử dụng bê tông nhẹ có cấp độ bền chịu nén nhỏ hơn B3,5 đối với kết cấu một lớp và B2,5
đối với kết cấu hai lớp.

Nên sử dụng bê tông có cấp độ bền chịu nén thỏa mãn điều kiện sau:

- Đối với cấu kiện bê tông cốt thép làm từ bê tông nặng và bê tông nhẹ khi tính toán chịu tải
trọng lặp: không nhỏ hơn B15;

- Đối với cấu kiện bê tông cốt thép chịu nén dạng thanh làm từ bê tông nặng, bê tông hạt nhỏ
và bê tông nhẹ: không nhỏ hơn B15;

- Đối với cấu kiện bê tông cốt thép chịu nén dạng thanh chịu tải trọng lớn (ví dụ: cột chịu tải
trọng cầu trục, cột các tầng dưới của nhà nhiều tầng): không nhỏ hơn B25.

5.1.2. ĐẶC TRƯNG TIÊU CHUẨN VÀ ĐẶC TRƯNG TÍNH TOÁN CỦA BÊ TÔNG

5.1.2.1. CÁC LOẠI CƯỜNG ĐỘ TIÊU CHUẨN CỦA BÊ TÔNG BAO GỒM CƯỜNG ĐỘ
KHI NÉN DỌC TRỤC MẪU LĂNG TRỤ (CƯỜNG ĐỘ LĂNG TRỤ) R bn VÀ CƯỜNG ĐỘ
KHI KÉO DỌC TRỤC Rbtn.

Các cường độ tính toán của bê tông khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ nhất Rb, Rbt
và theo các trạng thái giới hạn thứ hai Rb,ser, Rbt,ser được xác định bằng cách lấy cường độ
tiêu chuẩn chia cho hệ số tin cậy của bê tông tương ứng khi nén γbc và khi kéo γbt. Các giá trị
của hệ số γbc và γbt của một số loại bê tông chính cho trong Bảng 11.

22
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

5.1.2.2. CƯỜNG ĐỘ TIÊU CHUẨN CỦA BÊ TÔNG KHI NÉN DỌC TRỤC R bn (CƯỜNG
ĐỘ CHỊU NÉN TIÊU CHUẨN CỦA BÊ TÔNG) TÙY THEO CẤP ĐỘ BỀN CHỊU NÉN
CỦA BÊ TÔNG CHO TRONG BẢNG 12 (ĐÃ LÀM TRÒN).

Cường độ tiêu chuẩn của bê tông khi kéo dọc trục R btn (cường độ chịu kéo tiêu chuẩn của bê
tông) trong những trường hợp độ bền chịu kéo của bê tông không được kiểm soát trong quá

23
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

trình sản xuất được xác định tùy thuộc vào cấp độ bền chịu nén của bê tông cho trong Bảng
12.

Cường độ tiêu chuẩn của bê tông khi kéo dọc trục R btn (cường độ chịu kéo tiêu chuẩn của bê
tông) trong những trường hợp độ bền chịu kéo của bê tông được kiểm soát trong quá trình sản
xuất được lấy bằng cấp độ bền chịu kéo với xác xuất đảm bảo.

5.1.2.3. Các cường độ tính toán của bê tông Rb, Rbt, Rb,ser, Rbt,ser (đã làm tròn) tùy thuộc
vào cấp độ bền chịu nén và kéo dọc trục của bê tông cho trong Bảng 13 và Bảng 14 khi tính
toán theo các trạng thái giới hạn thứ nhất và Bảng 12 khi tính toán theo các trạng thái giới
hạn thứ hai.

Các cường độ tính toán của bê tông khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ nhất Rb và
Rbt được giảm xuống (hoặc tăng lên) bằng cách nhân với các hệ số điều kiện làm việc của bê
tông γbt. Các hệ số này kể đến tính chất đặc thù của bê tông, tính dài hạn của tác động, tính
lặp lại của tải trọng, điều kiện và giai đoạn làm việc của kết cấu, phương pháp sản xuất, kích
thước tiết diện, v.v… Giá trị hệ số điều kiện làm việc γbt cho trong Bảng 15.

24
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

25
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

26
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

5.2. CỐT THÉP

5.2.1. PHÂN LOẠI CỐT THÉP VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG

5.2.1.1. Các loại thép làm cốt cho kết cấu bê tông cốt thép phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
theo tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước. Theo TCVN 1651:1985, có các loại cốt thép tròn
trơn CI và cốt thép có gân (cốt thép vằn) CII, CIII, CIV. Theo TCVN 3101:1979 có các loại
dây thép các bon thấp kéo nguội. Theo TCVN 3100:1979 có các loại thép sợi tròn dùng làm
cốt thép bê tông ứng lực trước.

Trong tiêu chuẩn này có kể đến các loại thép nhập khẩu từ Nga, gồm các chủng loại sau:

a) Cốt thép thanh:

- Cán nóng: tròn trơn nhóm A-I, có gờ nhóm A-II và Ac-II, A-III, A-IV, A-V, A-VI;

- Gia cường bằng nhiệt luyện và cơ nhiệt luyện: có gờ nhóm Aт-IIIC, Aт-IV, Aт-IVC, Aт-
IVK, Aт-VCK, Aт-VI, Aт-VIK và Aт-VII.

b) Cốt thép dạng sợi:

- Thép sợi kéo nguội:

+ Loại thường: có gờ nhóm Bp-I;

+ Loại cường độ cao: tròn trơn B-II, có gờ nhóm Bp-II

- Thép cáp:

+ Loại 7 sợi K-7, loại 19 sợi K-19.

Trong kết cấu bê tông cốt thép, cho phép sử dụng phương pháp tăng cường độ bằng cách kéo
thép thanh nhóm A-IIIв trong các dây chuyền công nghiệp (có kiểm soát độ giãn dài và ứng
suất hoặc chỉ kiểm soát độ giãn dài). Việc sử dụng chủng loại thép mới sản xuất cần phải
được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

CHÚ THÍCH 1: Đối với các loại thép Nga, trong ký hiệu chữ "C" thể hiện tính "hàn được"
(ví dụ AT-IIIC); chữ "K" thể hiện khả năng chống ăn mòn (ví dụ: AT-IVK); chữ "T" dùng
trong ký hiệu thép cường độ cao (ví dụ: AT-V). Trong trường hợp thép phải có yêu cầu hàn
được và chống ăn mòn thì dùng ký hiệu "CK" (ví dụ: AT-VCK). Ký hiệu "c" dùng cho thép
có những chỉ định đặc biệt (ví dụ: AC-II).

CHÚ THÍCH 2: Từ đây trở đi, trong các quy định sử dụng thép, thứ tự các nhóm thép thể
hiện tính ưu tiên khi áp dụng. Ví dụ: trong 5.2.1.3 ghi: "Nên sử dụng cốt thép nhóm CIII, A-
27
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

III, AT-IIIC, AT-IVC, Bp-I, CI, A-I, CII, A-II và Ac-II trong khung thép buộc và lưới" có
nghĩa là thứ tự ưu tiên khi sử dụng sẽ là: CIII, sau đó mới đến AIII, AT-IIIC và v.v…

Để làm các chi tiết đặt sẵn và những bản nối cần dùng thép bản cán nóng hoặc thép hình
theo tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCXDVN 338:2005.

Các loại thép được sản xuất theo tiêu chuẩn của các nước khác (kể cả thép được sản xuất
trong các công ty liên doanh) phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn tương ứng
và phải cho biết các chỉ tiêu kỹ thuật chính như sau:

- Thành phần hóa học và phương pháp chế tạo đáp ứng với các yêu cầu của thép dùng trong
xây dựng;

- Các chỉ tiêu về cường độ: giới hạn chảy, giới hạn bền và hệ số biến động của các giới hạn
đó;

- Mô đun đàn hồi, độ giãn dài cực hạn, độ dẻo;

- Khả năng hàn được;

- Với kết cấu chịu nhiệt độ cao hoặc thấp cần biết sự thay đổi tính chất cơ học khi tăng giảm
nhiệt độ;

- Với kết cấu chịu tải trọng lặp cần biết giới hạn mỏi.

CHÚ THÍCH: Đối với các loại cốt thép không đúng theo TCVN thì cần căn cứ vào các chỉ
tiêu cơ học để quy đổi về cốt thép tương đương khi lựa chọn phạm vi sử dụng của chúng
(xem Phụ lục B).

5.2.1.2. Việc lựa chọn cốt thép tùy thuộc vào loại kết cấu, có hay không ứng lực trước, cũng
như điều kiện thi công và sử dụng nhà và công trình, theo chỉ dẫn từ 5.2.1.3 và 5.2.1.8 và xét
đến sự thống nhất hóa cốt thép dùng cho kết cấu theo nhóm và đường kính, v.v…

5.2.1.3. Để làm cốt thép không căng (cốt thép thường) cho kết cấu bê tông cốt thép, sử dụng
các loại thép sau đây:

a) Thép thanh nhóm Aт-IVC: dùng làm cốt thép dọc;

b) Thép thanh nhóm CIII, A-III và Aт-IIIC: dùng làm cốt thép dọc và cốt thép ngang;

c) Thép sợi nhóm Bp-I: dùng làm cốt thép ngang và cốt thép dọc;

d) Thép thanh nhóm CI, A-I, CII, A-II và Ac-II: dùng làm cốt thép ngang cũng như cốt thép
dọc (nếu như không thể dùng loại thép thường khác được);
28
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

e) Thép thanh nhóm CIV, A-IV (A-IV, Aт-IV, Aт-IVK): dùng làm cốt thép dọc trong khung
thép buộc và lưới thép;

f) Thép thanh nhóm A-V (A-V, Aт-V, Aт-VK, Aт-VCK), A-VI (A-VI, Aт-VI, Aт-VIK), Aт-
VII: dùng làm cốt thép dọc chịu nén, cũng như dùng làm cốt thép dọc chịu nén và chịu kéo
trong trường hợp bố trí cả cốt thép thường và cốt thép căng trong khung thép buộc và lưới
thép.

Để làm cốt thép không căng, cho phép sử dụng cốt thép nhóm A-IIIB làm cốt thép dọc chịu
kéo trong khung thép buộc và lưới.

Nên sử dụng cốt thép nhóm CIII, A-III, Aт-IIIC, Aт-IVC, Bp-I, CI, A-I, CII, A-II và Ac-II
trong khung thép buộc và lưới.

Cho phép sử dụng làm lưới và khung thép hàn các loại cốt thép nhóm A-IIIв, Aт-IVK (làm từ
thép mác 10MnSi2, 08Mn2Si) và Aт-V (làm từ thép mác 20MnSi) trong liên kết chữ thập
bằng hàn điểm (xem 8.8.1).

5.2.1.7. Khi lựa chọn loại và mác thép làm cốt thép đặt theo tính toán, cũng như lựa chọn
thép cán định hình cho các chi tiết đặt sẵn cần kể đến điều kiện nhiệt độ sử dụng của kết cấu
và tính chất chịu tải theo yêu cầu trong Phụ lục A và B.

5.2.2. ĐẶC TRƯNG TIÊU CHUẨN VÀ ĐẶC TRƯNG TÍNH TOÁN CỦA CỐT THÉP

5.2.2.1. Cường độ tiêu chuẩn của cốt thép Rsn là giá trị nhỏ nhất được kiểm soát của giới hạn
chảy thực tế hoặc quy ước (bằng ứng suất ứng với biến dạng dư là 0,2%). Đặc trưng được
kiểm soát nêu trên của cốt thép được lấy theo các tiêu chuẩn nhà nước hiện hành và các điều
kiện kỹ thuật của thép cốt đảm bảo với xác xuất không nhỏ hơn 95%. Cường độ tiêu chuẩn
Rsn của một số loại thép thanh và thép sợi cho trong các Bảng 18 và Bảng 19; đối với một số
loại thép khác xem Phụ lục B.

5.2.2.2. Cường độ chịu kéo tính toán Rs của cốt thép khi tính toán theo các trạng thái giới hạn
thứ nhất và thứ hai được xác định theo công thức:

Trong đó: γs là hệ số độ tin cậy của cốt thép, lấy theo Bảng 20. Đối với các loại thép
khác xem Phụ lục B.

29
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

30
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

5.2.2.3. Cường độ chịu nén tính toán của cốt thép R sc dùng trong tính toán kết cấu theo các
trạng thái giới hạn thứ nhất khi có sự dính kết giữa bê tông và cốt thép lấy theo Bảng 21 và
Bảng 22.

Khi tính toán trong giai đoạn nén trước kết cấu, giá trị Rsc lấy không lớn hơn 330 MPa, còn
đối với thép nhóm A-IIIB lấy bằng 170 MPa.

Khi không có dính kết giữa bê tông và cốt thép lấy Rsc = 0.

5.2.2.4. Cường độ tính toán của cốt thép khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ nhất
được giảm xuống (hoặc tăng lên) bằng cách nhân với hệ số điều kiện làm việc của cốt thép
si. Hệ số này kể đến sự nguy hiểm do phá hoại vì mỏi, sự phân bố ứng suất không đều trong
tiết diện, điều kiện neo, cường độ của bê tông bao quanh cốt thép, v.v…, hoặc khi cốt thép
làm việc trong điều kiện ứng suất lớn hơn giới hạn chảy quy ước, sự thay đổi tính chất của
thép do điều kiện sản xuất, v.v…

Cường độ tính toán của cốt thép khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ hai Rs,ser đưa
vào tính toán với hệ số điều kiện làm việc γsi = 1,0.

Cường độ tính toán của cốt thép ngang (cốt thép đai và cốt thép xiên) Rsw được giảm xuống
so với Rs bằng cách nhân với các hệ số điều kiện làm việc γ si1 và γsi2. Các hệ số này lấy như
sau:

d) Không phụ thuộc vào loại và mác thép: lấy γ si1 = 0,8 (γsi1 kể đến sự phân bố ứng suất
không đều trong cốt thép);

31
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

32
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

Dựa trên TCVN 2737:2020 “Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế”

4. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

4.1. QUY ĐỊNH CHUNG

4.1.1. Khi thiết kế phải tính đến các tải trọng phát sinh trong quá trình xây dựng, sử dụng và
khai thác công trình.

4.1.2 Các đại lượng nêu trong tiêu chuẩn này là các giá trị tiêu chuẩn của tải trọng.

4.1.3 Tải trọng thiết kế (hay tải trọng tính toán) là tích của tải trọng tiêu chuẩn và hệ số vượt
tải. Hệ số này tính đến khả năng sai lệch bất lợi của tải trọng thiết kế so với tải trọng tiêu
chuẩn, được xác định phụ thuộc vào trạng thái giới hạn tính đến (trạng thái giới hạn thứ nhất
hoặc trạng thái giới hạn thứ hai). Hệ số vượt tải ký hiệu là F , trong đó F là loại tải trọng tác
dụng.

4.2. PHÂN LOẠI TẢI TRỌNG

4.2.1 Tải trọng được phân thành tải trọng thường xuyên (G), tải trọng tạm thời (Q), tải trọng
sự cố (A) tùy theo thời gian tác dụng của chúng. Trong đó, G và Q là các tải trọng tiêu chuẩn
(các giá trị tiêu chuẩn của tải trọng); còn tải trọng sự cố A trong tiêu chuẩn này là tải trọng
thiết kế.

4.2.2 Tải trọng thường xuyên là tải trọng tồn tại trong khoảng thời gian xây dựng và sử dụng
công trình mà trong suốt khoảng thời gian đó, sự thay đổi về giá trị độ lớn của tải trọng theo
thời gian có thể bỏ qua. Phương và chiều của tải trọng không đổi trong suốt thời gian tác
dụng của tải trọng.

4.2.3 Tải trọng thường xuyên G, bao gồm:

a) Trọng lượng các phần của công trình, trong đó có cả trọng lượng của các kết cấu chịu lực,
các kết cấu bao che, các bộ phận phi kết cấu v.v.

b) Trọng lượng và áp lực của đất (lấp và đắp), áp lực sinh ra do việc khai thác mỏ v.v.

c) Ứng lực tự tạo hoặc có trước trong kết cấu hay nền móng (kể cả ứng suất trước), các tác
động do co ngót và lún không đều v.v.

4.2.4 Tải trọng tạm thời Q là tải trọng có thể không có trong một giai đoạn nào đó trong quá
trình xây dựng và sử dụng công trình. Khác với tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời là
tải trọng mà theo thời gian sự thay đổi độ lớn không thể bỏ qua.

4.2.5 Tải trọng tạm thời bao gồm: tải trọng tạm thời dài hạn, tải trọng tạm thời ngắn hạn
(bao gồm cả tải trọng gió).
33
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

4.2.5.1 Tải trọng tạm thời dài hạn (QiL), bao gồm:

a) Trọng lượng của các vách ngăn tạm thời, của phần đất và bê tông (hoặc vữa cường độ hay
vật liệu khác) đệm dưới thiết bị.

b) Trọng lượng của thiết bị cố định: máy cái, mô tơ, thùng (bể chứa), đường ống dẫn kể cả
phụ kiện, gối tựa, lớp ngăn cách, băng tải, băng truyền, các máy nâng cố định kể cả dây cáp
và thiết bị đềukhiển chúng, cũng như trọng lượng các chất lỏng và chất rắn trong thiết bị
suốt quá trình sử dụng.

c) Áp lực hơi, chất lỏng, chất rời trong các bể chứa và đường ống dẫn, áp lực dư và sự giảm
áp của không khí sinh ra khi thông gió các hầm lò.

d) Tải trọng tác dụng lên sàn do vật liệu lưu kho và thiết bị trong các kho, kho lạnh, kho
chứa vật liệu hạt, kho sách, kho lưu trữ và các gian phòng tương tự.

e) Các tác động nhiệt công nghệ do các thiết bị đặt cố định.

f) Trọng lượng của lớp cấu tạo cách nhiệt (bê tông xốp cách nhiệt, nước v.v.) trên mái cách
nhiệt.

g) Các tác động gây bởi sự biến dạng của nền không làm thay đổi cơ bản cấu trúc của đất
nền.

h) Các tác động gây bởi sự thay đổi của độ ẩm, co ngót và từ biến của vật liệu.

4.2.5.2 Tải trọng tạm thời ngắn hạn (QiS), bao gồm:

a) Các tải trọng do thiết bị phát sinh trong các quá trình khởi động, đóng máy, chuyển tiếp
và thử máy, cũng như khi thay đổi vị trí hoặc thay thế thiết bị.

b) Trọng lượng của người, vật liệu sửa chữa, phụ kiện dụng cụ và đồ gá lắp trong phạm vi
phục vụ và sửa chữa thiết bị.

c) Hoạt tải phân bố đều lên nhà và công trình (cho trong Bảng 2).

d) Tải trọng do thiết bị nâng chuyển di động (cầu trục, cẩu treo, palăng đến, máy bốc xếp...).

e) Tải trọng gió, chi tiết xem Mục 8.

4.2.6 Tải trọng sự cố A là tải trọng tác dụng trong thời gian rất ngắn nhưng có độ lớn đáng
kể, hầu như không xảy ra trong suốt thời gian sử dụng giả định của công trình theo thiết kế
(tuổi thọ theo thiết kế của công trình), bao gồm:

a) Tải trọng do cháy, nổ, va chạm mạnh hoặc phá hoại cục bộ v.v.

34
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

b) Tải trọng gây bởi sự vi phạm nghiêm trọng quá trình công nghệ, do thiết bị trục trặc, hư
hỏng tạm thời.

c) Các tác động bất ngờ, đột ngột gây ra bởi sự biến dạng của nền do thay đổi cơ bản cấu
trúc đất (ví dụ: biến dạng do đất bị sụt lở hoặc lún ướt), tác động do biến dạng của mặt đất ở
vùng đất bị nứt, có ảnh hưởng của việc khai thác mỏ và có hiện tượng karst (caxtơ).

d) Tải trọng động đất, ký hiệu là E (cũng còn gọi là tải trọng đặc biệt).

4.3 TỔ HỢP TẢI TRỌNG

4.3.1 Tổ hợp tải trọng là tổng của các hệ quả do tải trọng gây ra.

4.3.2 Việc tính toán kết cấu hoặc nền móng theo các trạng thái giới hạn phải kể đến các tổ
hợp bất lợi nhất của tải trọng. Khi sử dụng phương pháp ứng suất cho phép để tính toán thiết
kế cọc hoặc nền móng hoặc một số loại kết cấu (ví dụ: dầm chuyển, sàn chuyển, một số kết
cấu quan trọng v.v.) thì tổ hợp tải trọng lấy theo 4.3.5.

4.3.3 Tổ hợp tải trọng bao gồm:

a) Tổ hợp cơ bản là tổng của các hệ quả của các tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời
(phần và ngắn hạn).

b) Tổ hợp sự cố là tổng của các hệ quả của các tải trọng thường xuyên, tải trọng sự cố (chỉ
lấy một tải trọng sự cố) và tải trọng tạm thời (phần dài hạn).

4.3.4 Các tổ hợp cơ bản và tổ hợp sự cố được sử dụng để tính toán theo các trạng thái giới
hạn như sau:

a) Trạng thái giới hạn thứ nhất:

 Các tổ hợp cơ bản gồm có:

35
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

trong đó:
G là hệ quả (nội lực, chuyển vị v.v.) của tải trọng thường xuyên G (tải trọng tiêu chuẩn).
Qi là hệ quả của tải trọng tạm thời Qi (tải trọng tiêu chuẩn).
W là hệ quả của tải trọng gió W (tải trọng tiêu chuẩn).
G là hệ số vượt tải của tải trọng thường xuyên, lấy bằng 1,35.

Q và W là hệ số vượt tải tải trọng tạm thời và tải trọng gió, đều lấy bằng 1,5.

0,i là hệ số tổ hợp của tải trọng tạm thời thứ i, xác định theo Bảng 2.
i là thứ tự của tải trọng tạm thời.

 Các tổ hợp sự cố gồm có:

Trong đó:
G là hệ quả của tải trọng thường xuyên G (tải trọng tiêu chuẩn).
Qi là hệ quả của tải trọng tạm thời Qi (tải trọng tiêu chuẩn).
E là hệ quả của tải trọng động đất E (tải trọng thiết kế, phụ thuộc vào đỉnh gia tốc nền thiết
kế, quy định trong TCVN 9386-1:2012).
A là hệ quả của tải trọng sự cố A (tải trọng thiết kế, lấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên
ngành hoặc theo quy định riêng).

2,i là hệ số tổ hợp của tải trọng tạm thời thứ i (kể đến thành phần dài hạn) trong tổ hợp sự
cố, xác định theo Bảng 2.
CHÚ THÍCH: Trong tổ hợp sự cố, không xét đến tải trọng gió.

b) Trạng thái giới hạn thứ hai:

36
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

trong đó:
G là hệ quả (nội lực, chuyển vị v.v.) của tải trọng thường xuyên G (tải trọng tiêu chuẩn).
Qi là hệ quả của tải trọng tạm thời Qi (tải trọng tiêu chuẩn).
W là hệ quả của tải trọng gió W (tải trọng tiêu chuẩn).
G, Q, W là các hệ số vượt tải đối với trạng thái giới hạn thứ 2, đều lấy bằng 1.

0,i xác định theo Bảng 2.


4.3.5 Các tổ hợp tải trọng khi tính toán theo phương pháp ứng suất cho phép:

trong đó:

G là hệ quả (nội lực, chuyển vị v.v.) của tải trọng thường xuyên G (tải trọng tiêu chuẩn).

Qi là hệ quả của tải trọng tạm thời Qi (tải trọng tiêu chuẩn).

W là hệ quả của tải trọng gió W (tải trọng tiêu chuẩn).

E là hệ quả của tải trọng động đất E (tải trọng thiết kế, phụ thuộc vào đỉnh gia tốc nền thiết
kế, quy định trong TCVN 9386-1:2012).Trường hợp xét đến tải trọng sự cố thì tổ hợp lấy
giống như tổ hợp động đất).

 0,i xác định theo Bảng 2.

i là thứ tự của tải trọng tạm thời.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp tải trọng sự cố A (là tải trọng thiết kế) thì tổ hợp cũng lấy
giống trường hợp động đất.

37
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

6. TẢI TRỌNG DO TRANG THIẾT BỊ, NGƯỜI, VẬT LIỆU VÀ SẢN PHẨM CHẤT
KHO

6.1. MỤC NÀY ĐỀ CẬP ĐẾN CÁC TẢI TRỌNG DO NGƯỜI, TRANG THIẾT BỊ, SẢN
PHẨM, VẬT LIỆU, VÁCH NGĂN TẠM THỜI TÁC DỤNG LÊN CÁC SÀN TẦNG CỦA
CÔNG TRÌNH VÀ SÀN TRÊN NỀN ĐẤT.

Các phương án chất tải lên sàn phải lấy theo các điều kiện dự kiến trước khi xây dựng và sử
dụng. Nếu trong giai đoạn thiết kế, các dữ liệu về các điều kiện này không đầy đủ, thì khi tính
kết cấu và nền móng phải xét đến các phương án chất tải đối với từng sàn riêng biệt sau đây:

- Không có tải trọng tạm thời tác dụng lên sàn.

- Chất tải từng phần bất lợi lên sàn khi tính kết cấu và nền.

- Chất tải kín sàn bằng tải trọng đã chọn.

6.2 XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG DO TRANG THIẾT BỊ, CÁC VẬT LIỆU VÀ SẢN PHẨM
CHẤT KHO.

6.2.1 Tải trọng do thiết bị, vật liệu, sản phẩm chất kho và phương tiện vận chuyển được xác
định theo nhiệm vụ thiết kế phải xét đến trường hợp bất lợi nhất, trong đó nêu rõ:

a) Các sơ đồ bố trí thiết bị có thể có; vị trí các chỗ chứa và cất giữ tạm thời vật liệu, sản
phẩm, số lượng và vị trí các phương tiện vận chuyển trên mỗi sàn. Trên sơ đồ cần ghi rõ kích
thước chiếm chỗ của thiết bị và phương tiện vận chuyển; kích thước các kho chứa vật liệu; sự
di động có thể của các thiết bị trong quá trình sử dụng hoặc sự sắp xếp lại mặt bằng và các
điều kiện đặt tải khác (kích thước mỗi thiết bị, khoảng cách giữa chúng).

b) Tải trọng tiêu chuẩn (giá trị tiêu chuẩn) và hệ số vượt tải lấy theo các chỉ dẫn của tiêu
chuẩn này. Với máy có tải trọng động thì tải trọng tiêu chuẩn (giá trị tiêu chuẩn), hệ số vượt
tải của lực quán tính và các đặc trưng cần thiết khác được lấy theo yêu cầu của các tài liệu
tiêu chuẩn dùng để xác định tải trọng động.

c) Khi thay thế các tải trọng thực tế trên sàn bằng các tải trọng phân bố đều tương đương, tải
trọngtương đương này cần được xác định bằng tính toán riêng rẽ cho từng cấu kiện của sàn
(bản sàn, dầm phụ, dầm chính). Khi tính với tải trọng tương đương phải bảo đảm khả năng
chịu lực và độ cứng của kết cấu giống như khi tính với tải trọng thực tế. Tải trọng phân bố
đều tương đương nhỏ nhất cho nhà công nghiệp và nhà kho lấy không nhỏ hơn 300 daN/m2.

6.2.2. Trọng lượng thiết bị (kể cả ống dẫn) được xác định theo các tiêu chuẩn và tài liệu kỹ
thuật của nhà sản xuất, chế tạo. Với các thiết bị phi tiêu chuẩn xác định trọng lượng theo số
liệu của lý lịch máy hay bản vẽ thi công, chế tạo.

38
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

a) Tải trọng do trọng lượng thiết bị gồm có trọng lượng bản thân của thiết bị hay máy móc
(trong đó có dây dẫn, thiết bị gá lắp cố định và bệ); trọng lượng lớp ngăn cách; trọng lượng
các vật liệu chứa trong thiết bị có thể có khi sử dụng; trọng lượng các chi tiết gia công nặng
nhất; trọng lượng hàng hóa vận chuyển theo sức nâng danh nghĩa v.v.

b) Phải lấy tải trọng do thiết bị căn cứ vào điều xếp đặt chúng khi sử dụng. Cần dự kiến các
giải pháp để tránh phải gia cố kết cấu chịu lực khi di chuyển thiết bị lúc lắp đặt và sử dụng.

c) Khi tính các cấu kiện khác nhau, số máy bốc xếp, thiết bị lắp đặt có mặt đồng thời và sơ đồ
bố trí trên sàn được lấy theo nhiệm vụ thiết kế, theo yêu cầu của dây chuyền công nghệ.

d) Tác dụng động của tải trọng thẳng đứng do máy bốc xếp hay xe cộ được phép tính bằng
cách nhân tải trọng tiêu chuẩn tĩnh với hệ số động 1,2. Sau đó, khi lấy tổ hợp tổ trọng thì phải
nhân thêm với hệ số vượt tải (γG = 1,35 đối với trạng thái giới hạn thứ nhất và γ G = 1,0 đối
với trạng thái giới hạn thứ 2).

Hệ số 0,i và 2,i có thể lấy bằng 0,8 và 0,6 đối với loại tải trọng này.

6.3. HOẠT TẢI PHÂN BỐ ĐỀU (TẢI TRỌNG TẠM THỜI) Qi

6.3.1. Hoạt tải phân bố đều Qi (tải trọng tạm thời) lên sàn, mái và cầu thang v.v. và các hệ số
0,i và 2,i được lấy không thấp hơn các giá trị cho trong Bảng 2.

39
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

40
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

41
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

42
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

43
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

44
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

6.3.2. Các giá trị của tải trọng tác dụng lên sàn do vách ngăn tạm thời phải lấy theo trọng
lượng của vách ngăn và sơ đồ bố trí vách ngăn trên sàn. Các tải trọng này cho phép được
tính thêm như hoạt tải phân bố đều, căn cứ sơ đồ bố trí các vách ngăn, nhưng giá trị tiêu
chuẩn không nhỏ hơn 50 daN/m2.
6.3.3. Khi tính dầm chính, dầm phụ, bản sàn, cột và móng, hoạt tải nêu ở 2-8 trong Bảng 2
có thể đựợc phép nhân với hệ số А (khi А lớn hơn А1 = 36 m2), tính theo biểu thức sau:

6.3.4. Khi xác định lực dọc để tính toán cột, tường và móng chịu tải trọng từ hai sàn trở lên,
hoạt tải nêu ở 2-8 trong Bảng 2 có thể đựợc phép nhân với hệ số n tính theo biểu thức sau:

trong đó:
A - xác định theo biểu thức 6.3.4.
n là tổng số sàn đặt tải trên diện tích đang xét cần kể đến trong tính toán tải trọng.
CHÚ THÍCH: Khi xác định mô men uốn trong cột và tường cần xét giảm tải theo mục 6.3.3.
ở các dầm chính và dầm phụ gối lên cột và tường đó.
6.4. TẢI TRỌNG TẬP TRUNG VÀ TẢI TRỌNG LÊN LAN CAN
6.4.1. Các bộ phận chịu lực của sàn tầng, sàn mái, cầu thang, ban công, lô-gia cần được
kiểm tra khả năng chịu tải trọng tập trung quy ước thẳng đứng đặt lên cấu kiện tại một vị trí
bất lợi trên một diện tích hình vuông có cạnh không quá 10 cm (khi không có tải trọng tạm
thời khác).
Nếu trong nhiệm vụ thiết kế không quy định giá trị các tải trọng tập trung tiêu chuẩn cao
hơn, thì lấy bằng:
a) 150 daN đối với sàn và cầu thang;
b) 100 daN đối với sàn tầng hầm, tầng áp mái, mái, sân thượng, ban công và lô gia;
c) 50 daN đối với các mái leo lên bằng thang dựng sát tường.
Các bộ phận được tính đến tải trọng cục bộ do thiết bị hoặc phương tiện vận tải có thể sinh
ra trong quá trình xây dựng và sử dụng cho phép không phải kiểm tra chịu tải trọng tập
trung nêu trên.
6.4.2 Các tải trọng tiêu chuẩn nằm ngang tác dụng lên tay vịn lan can cầu thang, ban công
và lô-gia lấy bằng:

45
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

a) 30 daN/m đối với các nhà ở riêng lẻ, nhà mẫu giáo, nhà nghỉ, nhà dưỡng lão;
b) 150 daN/m đối với các khán đài và phòng thể thao;
c) 80 daN/m đối với các công trình khác (hoặc lấy theo nhiệm vụ thiết kế).
Đối với các sàn thao tác, cầu nhỏ, các lối đi trên cao hoặc mái đua, chỉ để cho một vài người
đi lại, tải trọng tiêu chuẩn nằm ngang tập trung tác dụng lên tay vịn lan can và tường chắn
mái lấy bằng 30 daN (ở bất kỳ chỗ nào theo chiều dài của tay vịn) nếu nhiệm vụ thiết kế
không đòi hỏi một tải trọng cao hơn.

3.2. VÍ DỤ MINH HỌA:

3.2.1. TÍNH TOÁN CẦU THANG BỘ CỦA CÔNG TRÌNH:

Cầu thang là phương tiện giao thông chính thứ 2 sau thang máy của giao thông đứng của
công trình, được hình thành từ các bậc liên tiếp tạo thành vế thang, các vế thang nói với nhau
bằng chiếu nghỉ, chiếu tới để tạo thành cầu thang. Cầu thang là yếu tố quan trọng về công
dụng và nghệ thuật kiến trúc, phòng cháy chữa cháy.

a. BẬC THANG
 Số bậc: gồm 20 bậc, mỗi vế 10 bậc thang
 Kích thước bậc:

→ Chọn hb = 165 mm, lb = 300 mm

b. BẢN THANG
 Góc nghiêng của cầu thang:

 Chiều dày bản thang:

(lo = 4,2m: nhịp tính toán của bản thang)


→ Chọn hb = 120 mm.
 Chiều cao tiết diện thẳng đứng

46
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

c. SƠ BỘ DẦM CHIẾU TỚI VÀ DẦM CHIẾU NGHỈ

→ Chọn kích thước dầm thang: bd x hd = 200 x 300 (mm)

d. TẢI TRỌNG
Cách xác định tải trọng: Cắt dải bản 1m để tính toán
 Tĩnh tải:
Gồm trọng lượng bản thân các lớp cấu tạo.

Tĩnh tải được xác định theo công thức sau:


Trong đó:
: khối lượng của lớp thứ i;
: chiều dày tương đương của lớp thứ i theo phương bản nghiêng;
ni : hệ số tin cậy lớp thứ i.

Chiều dày tương đương của bậc thang được xác định theo công thức sau:

Trong đó:
lb: Chiều dài bậc thang;
hb: Chiều cao bậc thang;
: chiều dày tương đương của lớp thứ i;
: Góc nghiêng của thang.

 Hoạt tải:

Tra bảng TCVN 2737-1995;

Trong đó:

pc : hoạt tải tiêu chuẩn được tra bảng TCVN 2737-1995.

47
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

np : hệ số tin cậy được tra bảng TCVN 2737-1995.

 Tải trọng tác dụng lên bản nghiêng


Cấu tạo bản thang:

300
150

Hình Error! No text of specified style in


document..1 – Cấu tạo bản thang
LÔÙ
P ÑAÙHOA CÖÔNG DAØY 20mm
LÔÙ
P VÖÕ
A XIMAÊ
NG DAØY 20mm
LÔÙ
P BEÂTOÂ
NG COÁ
T THEÙP DAØ
Y 120mm
LÔÙ
P VÖÕ
A TRAÙ
T DAØ
Y 15mm
LÔÙ
P SÔN NÖÔÙ
C

 Bản chiếu nghỉ:

Tĩnh tải:
Trọng lượng bản thân của các lớp cấu tạo chiếu nghỉ:
g1 = ∑(ng,i × γi × δi) × 1(m)
Trong đó:
ng,i – hệ số độ tin cậy về tải trọng của lớp thứ i;
γi – trọng lượng riêng của lớp thứ i;
δi – chiều dày của lớp thứ i
Gồm trọng lượng bản thân các lớp cấu tạo sau:
γ δ Hệ số gtc gstt
Lớp cấu tạo
(kN/m )3
(m) vượt tải (kN/m2) (kN/m2)
Đá hoa cương 24 0,02 1,1 0,48 0,528
Lớp vữa lót 18 0,02 1,2 0,36 0,432
Bản BTCT 25 0,12 1,1 3 3,3
Vữa trát 18 0,015 1,2 0,27 0,324

48
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

Tổng cộng 4,11 4,584


Bảng Error! No text of specified style in document..1 – Tải các lớp cấu tạo bản thang

Hoạt tải:
Ta có: ptc = 3 kN/m2 ; n = 1,2 (Theo TCVN 2737 – 1995, bảng 3)
Vậy hoạt tải tính toán là:
p tt = p tc × n × 1(m) = 3 × 1,2 × 1 = 3,6 (kN/m )
Tổng tải trọng tác dụng lên sàn chiếu nghỉ trên 1m dài (có kể tải trọng bản sàn):
q = 4,584 + 3,6 = 8,184 (kN/m)
 Bản thang nghiêng:
Tổng tải trọng tác dụng lên bản nghiêng (có kể tải trọng bản sàn):

( với )

e. SƠ ĐỒ TÍNH
Cắt một dãy có bề rộng b=1m để tính.

Xét tỷ số hd/hs:
- Nếu hd/hs < 3 thì liên kết giữa bản thang với dầm chiếu nghỉ được xem là khớp;
- Nếu hd/hs ≥ 3 thì liên kết giữa bản thang với dầm chiếu nghỉ được xem là ngàm;

Trên đây là quan niệm tính trong một số sách giáo trình tham khảo. Tuy nhiên trên thực
tế tính toán cầu thang có một số bất cập trong sơ đồ tính toán như sau:
- Trong kết cấu bê tông toàn khối thì không có liên kết nào hoàn toàn là ngàm tuyệt đối
và liên kết khớp tuyệt đối. Liên kết giữa bản thang với dầm chiếu nghỉ là liên kết bán
trung gian giữa liên kết ngàm và khớp; nó phụ thuộc vào độ cứng tương quan giữa bản
thang và dầm chiếu nghỉ, nếu hd/hs < 3 thì gần là liên kết khớp và ngược lại. Do đó:
+ Trong trường hợp nếu liên kết giữa bản thang với dầm chiếu nghỉ được xem là ngàm
thì dẫn đến thiếu thép bụng và dư thép gối kết cấu bị phá hoại do thiếu thép tại bụng
bản thang.
+ Trong trường hợp nếu liên kết giữa bản thang với dầm chiếu nghỉ được xem là khớp thì
dẫn đến thiếu thép gối và dư thép bụng kết cấu không bị phá hoại mà chỉ gây nứt tại
gối (do thiếu thép gối) và trở dần về sơ đồ khớp. Tuy nhiên trong thực tế thì nếu cầu
49
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

thang bị nứt tại gối thì dẫn đến các lớp gạch lót sẽ bong nên không cho phép nứt cầu
thang trong thiết kế.
- Trong kết cấu nhà nhiều tầng thì cột và dầm được thi công từng tầng, bản thang là kết
cấu độc lập được thi công sau cùng. Chính vì vậy, rất khó đảm bảo độ ngàm cứng của
bản thang và dầm thang (việc này rất hay xảy ra trong quá trình thi công ngoài công
trường).

Đối với cầu thang trong bài, tỉ số nên ta xem hai đầu là liên kết khớp.

(Vế thang 1)

50
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

(Vế thang 2)

Hình Error! No text of specified style in document..2 – Sơ đồ tính cầu thang

 Nội lực cầu thang

(Lực cắt vế thang 1)


51
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

(Lực cắt vế thang 2)

(Momen vế thang 1)

52
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

(Momen vế thang 2)

Hình Error! No text of specified style in document..3 – Nội lực cầu thang

f. TÍNH THÉP

Tính thép bản chiếu tới

Chọn a = 20mm 

53
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

;
Mome
ho b As Chọn thép
nt
Vị trí αm ξ a μ
(kN.m) (mm) (mm) (mm ) 2
Ф (mm
)
Nhịp 20,9 100 1000 0,18 0,2 821 12 130 0,82
0,1
Gối 15,11 100 1000 0,13 575 12 180 0,58
4
Bảng Error! No text of specified style in document..2 – Kết quả tính thép

Thép cấu tạo theo phương ngang chọn

Bố trí thép:

54
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

55
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

g. TÍNH TOÁN DẦM CHIẾU NGHỈ

 Phản lực của 2 vế thang

→ Phản lực tại vế thang là 23,63 kN/m

56
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

 Tải trọng tường xây

Trong đó: γkhối xây = 18 kN/m3;

δt là chiều dày tường, ở đây là tường dày 100 mm = 0,1 m (theo kiến trúc);

ht = 1500, chiều cao tường là 1500;

 Tải trọng tác dụng lên dầm

 Sơ đồ tính

 Nội lực

(BIỂU ĐỒ LỰC CẮT)

57
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

(BIỂU ĐỒ MOMEN)

 Tính thép dầm chiếu nghỉ

Tính thép chịu lực

Chọn a = 30mm 

Bảng chọn thép


Chọn thép
M
Vị trí αm ξ As (mm²) As μ (%)
(kNm) Ф số cây
(mm²)
Nhịp 55,5 0,33 0,42 931,5 20 942 3 1,38%

Tính toán thép đai

Qmax = 54,74 kN 0,6 × 0,9 × 103 × 0,2 × 0,27 = 29,16 kN


→ Bêtông đủ khả năng chịu cắt chỉ cần bố trí cốt đai cấu tạo

Chọn số nhánh cốt đai n = 2, đường kính cốt đai ϕđ = 6 (aSW = 0,283 cm2)

Diện tích tiết diện cốt đai: Asw = n × asw = 2 × 0,283 = 0,566 (cm2)

58
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

- Vùng gần gối tựa - đoạn L/4 đầu dầm:

Với hd = 300 mm ≤ 450 mm:

sct ≤ min { ; 150} = min{150; 150} = 150 mm

→ Chọn s1 = 150 mm
- Đoạn giữa dầm:

stk2 = s2 ≤ min { ; 500} = min{225; 500} = 225 mm

→ Chọn s2 = 200 mm
3.2.2. TÍNH TOÁN BỂ CHỨA NGẦM CỦA CÔNG TRÌNH

a. CẤU TẠO VÀ PHÂN TÍCH KẾT CẤU

- Công trình là bể chứa nước ngầm, không có nắp. Có các kích thước như sau:

+ Chiều dài đáy bể:

+ Chiều rộng đáy bể:

+ Chiều cao của bể:

+ Chọn chiều dày sơ bộ của bản thành và bản đáy bể lần lượt là:

+ Mực nước cao nhất trong bể là:

+ Bể nước được làm từ vách bê tông cốt thép chịu lực toàn khối, truyền xuống các bản
đáy bể.

59
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

B
1
2

Hình 1. Mặt bằng bể nước.

MN MAX ±0.000

1 2

Hình 2. Mặt cắt ngang bể nước.

b. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG – BỐ TRÍ CỐT THÉP THÀNH BỂ


60
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

 Bản thành ngoài trục A (7x3m)

Trường hợp bể đầy nước và không có đất đắp xung quanh (thử tải bể).

- Áp lực nước tác dụng lên thành bể:

- Trong đó:

+ Trọng lượng riêng của nước trong bể.

+ Chiều cao của bể.

+ Hệ số độ tin cậy của tải trọng.

- Vậy ta tính được:

- Sơ đồ tính và nội lực:

+ Bỏ qua trọng lượng bản thân của kết cấu. Xét tỉ số cạnh dài trên cạnh ngắn:

+ Vậy thành bể ngoài trục A làm việc như bản loại dầm.

+ Cắt 1 dải thành bể rộng 1m ra để tính như cấu kiện chịu uốn, sơ đồ như sau:

Hình 3. Sơ đồ tính vách ngoài trục A

61
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

- Tính thép:

+ Giả thiết chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép thành bể: Ta tính được:

+ Với bê tông B25 có:

+ Sử dụng thép CII với:

+ Ta lần lượt có:

+ Xác định hệ số :

+ Xác định momen để tính toán. Từ sơ đồ tính ta được biểu đồ momen như hình dưới:

Hình 4. Biểu đồ momen thành bể.

62
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

+ Với các giá trị momen được tính dưới đây:

- Tính cốt thép cho tiết diện giữa nhịp của thành bể:

+ Xác định hệ số :

+ Xác định hệ số :

+ Xác định diện tích cốt thép :

+ Kiểm tra hàm lượng cốt thép :

+ Do tra bảng diện tích cốt thép ta chọn được:

+ Chọn thép có:

+ Khoảng cách thép chịu lực tính theo công thức: . Trong đó:

63
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

+ Diện tích cốt thép thực tế:

+ Chiều dày lớp bê tông bảo vệ thực tế sau khi chọn thép:

- Tính cốt thép cho tiết diện gối của thành bể:

+ Xác định hệ số :

+ Xác định hệ số :

+ Xác định diện tích cốt thép :

+ Kiểm tra hàm lượng cốt thép :

+ Do tra bảng diện tích cốt thép ta chọn:

+ Chọn thép có:

64
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

+ Khoảng cách thép chịu lực tính theo công thức: . Trong đó:

+ Diện tích cốt thép thực tế:

+ Chiều dày lớp bê tông bảo vệ thực tế sau khi chọn thép:

Trường hợp bể không có nước và có đất đắp xung quanh.

Bảng 1. Các chỉ tiêu cơ lý của đất nền.

Lớp Góc ma sát trong Dung trọng đất (kN/m3)


đất (độ)

1 30 18

- Quy tải trọng trên mặt đất: ra chiều cao tương đương, coi như tải
của một lớp đất có chiều cao tương đương.

- Áp lực đất tác dụng vào đỉnh vách thành ngoài của bể:

- Áp lực đất tác dụng vào chân vách thành ngoài của bể:

- Nội lực trong vách bể là tổng nội lực xác định theo sơ đồ 1 và 2. Nội lực theo sơ đồ 1
tính tương tự như trên và nội lực theo sơ đồ 2 xác định theo cách dưới đây:

65
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

Hình 5. Sơ đồ tính toán thành ngoài bể chịu tác dụng áp lực đất.

- Tính nội lực sơ đồ 1:

Hình 6. Sơ đồ tính toán nội lực sơ đồ 1.

+ Các giá trị momen được tính dưới đây:

- Tính nội lực sơ đồ 2:

+ Các giá trị momen được tính dưới đây:

66
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

Hình 7. Sơ đồ tính toán nội lực sơ đồ 2.

- Vậy tổng nội lực của 2 sơ đồ trên ta có:

- Tính cốt thép cho tiết diện giữa nhịp của thành bể:

+ Xác định hệ số :

+ Xác định hệ số :

67
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

+ Xác định diện tích cốt thép :

+ Kiểm tra hàm lượng cốt thép :

+ Do tra bảng diện tích cốt thép ta chọn được:

+ Chọn thép có:

+ Khoảng cách thép chịu lực tính theo công thức: . Trong đó:

+ Diện tích cốt thép thực tế:

+ Chiều dày lớp bê tông bảo vệ thực tế sau khi chọn thép:

- Tính cốt thép cho tiết diện gối của thành bể:

+ Xác định hệ số :

+ Xác định hệ số :

68
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

+ Xác định diện tích cốt thép :

+ Kiểm tra hàm lượng cốt thép :

+ Do tra bảng diện tích cốt thép ta chọn:

+ Chọn thép có:

+ Khoảng cách thép chịu lực tính theo công thức: . Trong đó:

+ Diện tích cốt thép thực tế:

+ Chiều dày lớp bê tông bảo vệ thực tế sau khi chọn thép:

KẾT LUẬN:

- Vậy dựa theo 2 trường hợp trên, ta chọn giá trị thép lớn nhất trong 2 trường hợp đã tính
trên để bố trí. Cụ thể bố trí như sau:

+ Thép dọc: 2 lớp

+ Thép ngang theo cấu tạo: 2 lớp

69
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

 Bản thành ngoài trục 1 (10x3m)

Trường hợp bể đầy nước và không có đất đắp xung quanh (thử tải bể).

- Áp lực nước tác dụng lên thành bể:

- Trong đó:

+ Trọng lượng riêng của nước trong bể.

+ Chiều cao của bể.

+ Hệ số độ tin cậy của tải trọng.

- Vậy ta tính được:

- Sơ đồ tính và nội lực:

+ Bỏ qua trọng lượng bản thân của kết cấu. Xét tỉ số cạnh dài trên cạnh ngắn:

+ Vậy thành bể ngoài trục 1 làm việc như bản loại dầm.

+ Cắt 1 dải thành bể rộng 1m ra để tính như cấu kiện chịu uốn, sơ đồ như sau:

70
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

Hình 8. Sơ đồ tính vách ngoài trục 1

- Tính thép:

+ Giả thiết chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép thành bể: Ta tính được:

+ Với bê tông B25 có:

+ Sử dụng thép CII với:

+ Ta lần lượt có:

+ Xác định hệ số :

+ Xác định momen để tính toán. Từ sơ đồ tính ta được biểu đồ momen như hình dưới:

71
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

Hình 4. Biểu đồ momen thành bể.

+ Với các giá trị momen được tính dưới đây:

- Tính cốt thép cho tiết diện giữa nhịp của thành bể:

+ Xác định hệ số :

+ Xác định hệ số :

+ Xác định diện tích cốt thép :

72
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

+ Kiểm tra hàm lượng cốt thép :

+ Do tra bảng diện tích cốt thép ta chọn được:

+ Chọn thép có:

+ Khoảng cách thép chịu lực tính theo công thức: . Trong đó:

+ Diện tích cốt thép thực tế:

+ Chiều dày lớp bê tông bảo vệ thực tế sau khi chọn thép:

- Tính cốt thép cho tiết diện gối của thành bể:

+ Xác định hệ số :

+ Xác định hệ số :

+ Xác định diện tích cốt thép :

+ Kiểm tra hàm lượng cốt thép :


73
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

+ Do tra bảng diện tích cốt thép ta chọn:

+ Chọn thép có:

+ Khoảng cách thép chịu lực tính theo công thức: . Trong đó:

+ Diện tích cốt thép thực tế:

+ Chiều dày lớp bê tông bảo vệ thực tế sau khi chọn thép:

Trường hợp bể không có nước và có đất đắp xung quanh.

Bảng 1. Các chỉ tiêu cơ lý của đất nền.

Lớp Dung trọng đất


Góc ma sát trong (độ)
đất (kN/m3)

1 30 18

- Quy tải trọng trên mặt đất: ra chiều cao tương đương, coi như tải của
một lớp đất có chiều cao tương đương.

- Áp lực đất tác dụng vào đỉnh vách thành ngoài của bể:

- Áp lực đất tác dụng vào chân vách thành ngoài của bể:

74
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

- Nội lực trong vách bể là tổng nội lực xác định theo sơ đồ 1 và 2. Nội lực theo sơ đồ 1
tính tương tự như trên và nội lực theo sơ đồ 2 xác định theo cách dưới đây:

Hình 5. Sơ đồ tính toán thành ngoài bể chịu tác dụng áp lực đất.

- Tính nội lực sơ đồ 1:

Hình 6. Sơ đồ tính toán nội lực sơ đồ 1.

+ Các giá trị momen được tính dưới đây:

- Tính nội lực sơ đồ 2:


75
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

+ Các giá trị momen được tính dưới đây:

Hình 7. Sơ đồ tính toán nội lực sơ đồ 2.

- Vậy tổng nội lực của 2 sơ đồ trên ta có:

- Tính cốt thép cho tiết diện giữa nhịp của thành bể:

+ Xác định hệ số :

+ Xác định hệ số :

+ Xác định diện tích cốt thép :

+ Kiểm tra hàm lượng cốt thép :

76
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

+ Do tra bảng diện tích cốt thép ta chọn được:

+ Chọn thép có:

+ Khoảng cách thép chịu lực tính theo công thức: . Trong đó:

+ Diện tích cốt thép thực tế:

+ Chiều dày lớp bê tông bảo vệ thực tế sau khi chọn thép:

- Tính cốt thép cho tiết diện gối của thành bể:

+ Xác định hệ số :

+ Xác định hệ số :

+ Xác định diện tích cốt thép :

+ Kiểm tra hàm lượng cốt thép :

+ Do tra bảng diện tích cốt thép ta chọn:

+ Chọn thép có:

77
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

+ Khoảng cách thép chịu lực tính theo công thức: . Trong đó:

+ Diện tích cốt thép thực tế:

+ Chiều dày lớp bê tông bảo vệ thực tế sau khi chọn thép:

KẾT LUẬN:

- Vậy dựa theo 2 trường hợp trên, ta chọn giá trị thép lớn nhất trong 2 trường hợp đã tính
trên để bố trí. Cụ thể bố trí như sau:

+ Thép dọc: 2 lớp

+ Thép ngang theo cấu tạo: 2 lớp

C. NHẬN XẾT VÀ CẢM NGHĨ VỀ MÔN HỌC


1. NHẬN XÉT VẦ MÔN HỌC

Môn Nguyên lý thiết kế kết cấu công trình dưới sự chỉ dạy của Thầy, em và các
bạn đã học được nhiều kiến thức giúp ích cho việc làm của mình sau này:

- Môn học giúp em sơ lược phương án kết cấu chịu lực trong xây dựng thông qua
các tiêu chuẩn Việt Nam như là: TCXD 2737 – 2020 và 2737 – 1995, TCXD 9386
– 2012, TCXD 10304 – 2014, TCXD 9362 – 2012 , TCXD 5574 – 2018, TCXD
5575 – 2012,… Hiểu được những điểm mới trong cải tiến giữa các tiêu chuẩn cũ
và tiêu chuẩn mới. Bên cạnh đó, em còn được học hỏi về các tiêu chuẩn nước ngoài
như: Nga, Châu Âu, Mỹ, Úc, Nhâṭ…

- Biết được trình tự các bước thiết kế kết cấu công trình như là: xác lập các phương
án kết cấu chịu lực cho công trình; tải trọng và tác động, tính toán chuyển vị, dao
động và xác định nội lực; tính toán chịu lực các cấu kiện, chi tiết liên kết; thể hiện
bản vẽ và thuyết minh. Hiểu được các yếu tố quy định bên kiến trúc từ đó lưa chọn
phương án kết cấu hợp lý.

78
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

- Biết thêm môt số chức năng tính toán khác trong các phần mền chuyên ngành:
SAP 2000, ETABS, SAFE.

2. CẢM NGHĨ VỀ MÔN HỌC

Em xin dành một lời cảm đến Thạc sĩ Trần Quốc Hùng đã luôn nhiệt tình và tận
tâm đem đến những bài giảng hay cho em và các bạn sinh viên. Môn học Nguyên
lý thiết kế kết cấu công trình vừa là một sự tổng hợp của những tiêu chuẩn mà em
đã áp dụng trong các môn học trước và vừa đem tới những kiến thức mới mà em
chưa tìm hiểu của tiêu chuẩn. Môn học đã cung cấp cho em thêm kiến thức thực tế
và chuyên ngành xây dựng mà em đang theo học.

Sau khi kết thúc khóa học, em đã có thể hiểu về phần kết cấu công trình và giải
thích các sự cố công trình, rút được được phương pháp làm việc và cách xử lý đối
với các cấu kiện chịu lực trong hệ kết cấu công trình dân dụng (như chung cư Gold
View mà em vừa trình bày). Lời cuối cùng, em xin cảm ơn thầy và các bạn đã cho
em được học môn học bổ ích, nó là hành trang tiếp bước em trên con đưởng một kỹ
sư xây dựng đầy tâm huyết và có trách nhiệm với công trình của mình xây nên.
Chúc thầy luôn có nhiều sức khỏe để truyền đạt những kiến thức này đến những
khóa sinh viên ạ! Cảm ơn thầy!

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kết cấu bê tông cốt thép – Phần cấu kiện đặc biệt.

Võ Bá Tầm, Đại học Bách Khoa TP.HCM.

2. Sổ tay thực hành kết cấu công trình.

Vũ Mạnh Hùng, Đại học Kiến Trúc TP.HCM.

3. Kết cấu bê tông cốt thép – Phần cấu kiện cơ bản.

Ngô Thế Phong, Lý Trần Cường.

4. Sàn sườn bê tông toàn khối.


79
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GVHD: TH.S Trần Quốc Hùng

Nguyễn Đình Cống.

5. Tính toán thực hành cấu kiện bê tông cốt thép.

Nguyễn Đình Cống.

6. TCVN: 2737-1995: Tiêu chuẩn tải trọng và tác động.

7. TCVN: 5574-2018: Kết cấu bê tông – Bê tông cốt thép.

80

You might also like