You are on page 1of 9

ÔN TẬP QUY HOẠCH

Contents
Câu 1: Hãy trình bày các bước triển khai lập đồ án Quy hoạch trong Quy trình Quy hoạch ở
Việt Nam?...............................................................................................................................................1
Câu 2: Phân tích đô thị là gì? Tại sao phải phân tích đô thị?............................................................1
Câu 3: Hãy trình bày các nội dung phân tích hiện trạng đô thị?......................................................1
Câu 4: Trình bày nội dung phân tích hình thái, cấu trúc không gian kiến trúc cảnh quan đô thị?
.................................................................................................................................................................2
Câu 5: Trình bày nội dung phân tích hiện trạng sử dụng đất?.........................................................3
Câu 6: Trình bày nội dung phân tích hiện trạng văn hóa, kinh tế - xã hội?....................................3
Câu 7: Hãy trình bày các lớp thông tin trong bước Phân tích hiện trạng đô thị?...........................4
Câu 8: Tầm nhìn là gì? Cơ sở xây dựng tầm nhìn?............................................................................4
Câu 9: Trình bày khái niệm của phương pháp bản đồ?....................................................................4
Câu 10: Trình bày khái niệm, phương pháp phân tích SWOT?.......................................................4
Câu 11: Trình bày mục tiêu, đối tượng, tỷ lệ của các loại hình đồ án quy hoạch?..........................5
Câu 12: Trình bày phương pháp tiếp cận ứng xử với điều kiện tự nhiên? phân tích một ví dụ
thực tế......................................................................................................................................................5
Câu 13 Phân tích một giải pháp thiết kế ứng xử với điều kiện tự nhiên trong thực tế? Vẽ hình
minh họa? .............................................................................................................................................6
Câu 14: Phân tích một yếu tố văn hóa của địa phương được tích hợp trong định hướng phát
triển không gian?...................................................................................................................................7
Câu 15: Phân tích Một yếu tố kinh tế của địa phương được tích hợp trong định hướng phát
triển không gian?...................................................................................................................................8
Câu 16: Phân tích Một yếu tố xã hội của địa phương được tích hợp trong định hướng phát triển
không gian?............................................................................................................................................8

0
Câu 1: Hãy trình bày các bước triển khai lập đồ án Quy hoạch trong Quy trình
Quy hoạch ở Việt Nam?
Bước 1: Lập nhiệm vụ Quy hoạch
 Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập quy hoạch quyết định. Bao gồm việc
xác định mục tiêu, phạm vi, yêu cầu của quy hoạch
Bước 2: Thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch
 Kiểm tra tính hợp lý, khả thi của nhiệm vụ quy hoạch.Đảm bảo phù hợp với
các quy hoạch cấp trên, quy hoạch liên quan
Bước 3: Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch
 Dựa trên kết quả thẩm định, quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
Bước 4: Lập đồ án Quy hoạch
 Bố trí các khu chức năng, công trình xây dựng, giải pháp hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội, dự toán kinh phí thực hiện, biện pháp bảo vệ môi trường.
Bước 5: Thẩm định đồ án Quy hoạch
 Kiểm tra tính hợp lý, khả thi của đồ án quy hoạch. Đảm bảo phù hợp với các
quy hoạch cấp trên, quy hoạch liên quan.
Bước 6: Phê duyệt đồ án quy hoạch
 Dựa trên kết quả thẩm định, quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.
Bước 7: Công bố quy hoạch và Quy định quản lý theo đồ án
 Công bố đồ án quy hoạch đã được phê duyệt. Ban hành quy định quản lý

Câu 2: Phân tích đô thị là gì? Tại sao phải phân tích đô thị?
 Phân tích đô thị là quá trình nghiên cứu và đánh giá các yếu tố liên quan đến
không gian đô thị, nhằm hiểu rõ hơn về cấu trúc, chức năng, và tình hình phát
triển của các khu vực đô thị.
 Cần phải phân tích đô thị vì:
 Phân loại đô thị giúp cơ quan chức năng điều chỉnh và ưu tiên đầu tư
phát triển vùng đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư và bảo vệ
môi trường.
 Phân tích đô thị giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc, chức năng và tình
hình phát triển các khu vực đô thị từ đó đưa ra quyết định cho sự phát
triển bền vững.

Câu 3: Hãy trình bày các nội dung phân tích hiện trạng đô thị?
Phân tích mối liên hệ, liên kết trong quy hoạch đô thị:
1. Liên kết giao thông:
+Hệ thống giao thông (mạng lưới đường + phương tiện) kết nối các khu vực chức
năng.
+Vai trò của phương tiện giao thông mới có thể thay đổi hoàn toàn liên kết đô thị.
2. Liên kết kinh tế:
+Hợp tác phối hợp để thúc đẩy tổ chức, sản xuất, kinh doanh.
+Tận dụng tiềm năng, điểm mạnh của các bên tham gia.
+Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
3. Liên kết hệ thống tự nhiên:
+Gắn kết không gian nhân tạo với cảnh quan tự nhiên, môi trường thiên nhiên.
+Khai thác yếu tố thuận lợi của địa hình như sông hồ để tạo cảnh quan đặc trưng.

1
Phân tích điều kiện tự nhiên khu vực:
1. Khí hậu:
+Nắng, gió, mưa, độ ẩm.
+Xác định hướng nhà, tổ chức mặt bằng, chống nóng, chống lạnh.
2. Địa hình, địa vật:
+Ảnh hưởng đến phương hướng phát triển, bố trí các khu xây dựng.
+Đánh giá độ dốc, đặc điểm phong cảnh, xử lý kỹ thuật địa hình.
3. Hệ thực vật:
+Phân loại, đánh giá quy mô, đặc tính của hệ thực vật.
4. Hiện trạng sử dụng đất:
+Căn cứ vào bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
5. Phân tích hiện trạng văn hóa, kinh tế, xã hội:
+Dân cư, kinh tế, văn hóa xã hội.
6. Phân tích hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
+Giao thông, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống điện, thông tin liên lạc.
Kết luận: Phân tích mối liên hệ, liên kết và điều kiện tự nhiên là cơ sở quan trọng để
lập quy hoạch đô thị hợp lý, hiệu quả và bền vững.

Câu 4: Trình bày nội dung phân tích hình thái, cấu trúc không gian kiến trúc
cảnh quan đô thị?
 Hình thái không gian đô thị:
 Xác định hình thái dựa trên:Phát triển không gian đô thị thực tế. Nhận
định của các chuyên gia (nếu có). Định hướng quy hoạch vùng, quy
hoạch chung đã có.
 Mục đích: Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của quá trình phát triển đô thị.
Làm cơ sở đề xuất định hướng, mô hình, hình thái phát triển tiếp theo.
 Cách thức thể hiện:Sơ đồ hóa trên nền bản đồ địa hình.
 Bao gồm: trục không gian, trục giao thông chính đô thị, các yếu tố tác
động tạo nên đặc trưng hình thái không gian, phân khu chức năng.
 Cấu trúc không gian kiến trúc cảnh quan đô thị:
Là 1 phần quan trọng trong hình thái đô thị. Được sơ đồ hóa trên nền bản đồ địa hình
với các điểm, tuyến và mảng không gian bao gồm:
 Các điểm nhấn không gian: nút giao thông chính, cửa ngõ đô thị, quảng
trường, tượng đài,....
 Các trục giao thông chính đô thị, trục, tuyến các công trình hay dẫn tới
các điểm nhấn không gian đô thị,.....
 Các công viên cây xanh, các không gian mặt nước lớn, khu vực sinh thái
tự nhiên và các không gian mở khác
Xác định các điểm nhìn, tuyến điểm nhìn quan trọng trong đô thị tới các thành phần
kiến trúc cảnh quan trên
 Đánh dấu và sơ đồ hóa trên bản đồ nền hiện trạng vị trí điểm hay tuyến,
góc và các lớp không gian thụ cảm trên mặt bằng
 Vẽ các mặt cắt không gian kiến trúc cảnh quan điển hình trong đó thể
hiện rõ: chiều cao công trình, vị trí các điểm nhìn, góc và các lớp không
gian thụ cảm theo chiều cao
+ Hiện trạng mạng lưới thu gom nước thải đô thị

2
- Quản lý chất thải rắn:
+ Xác định các CT xử lý CTR đô thị
Cấp điện và Thông tin liên lạc
+ Xác định nguồn cấp
+ Hệ thống truyền tải điện
+ Mạng lưới truyền tải và phân phối
+ Xác định các tổng đài điện thoại chính ĐT
+ Mạng lưới cáp quang ngầm trục chính

Câu 5: Trình bày nội dung phân tích hiện trạng sử dụng đất?
Căn cứ trên bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai (do Sở hay Phòng Tài
nguyên môi trường cung cấp), khảo sát thực tế và các tài liệu liên quan khác, vẽ và lập
Bảng hiện trạng sử dụng đất theo các khu chức chức năng như sau:
Đất dân dụng
Đất cây xanh, công viên, mặt nước
Đất các đơn vị ở
Đất giao thông
Đất ngoài dân dụng
Đánh giá việc phân bố các không gian công cộng quan trọng của đô thị (trung tâm
hành chính, trung tâm thương mại, công viên cây xanh) theo các tiêu chí về quy mô
phục vụ, bán kính phục vụ, mức độ thuận tiện, chất lượng thẩm mỹ không gian kiến
trúc cảnh quan, ảnh hưởng vệ sinh môi trường,… Sơ đồ hóa các trung tâm công cộng
theo các cấp (đô thị - cấp I, khu đô thị - cấp II, đơn vị ở - cấp III), bán kính phục vụ và
chỉ rõ các công trình chủ yếu để thuận tiện cho việc đánh giá.
Công việc này có thể lập thành bảng để thuận tiện cho việc so sánh, đánh giá và làm
nổi bật các đặc điểm.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất các khu vực có giá trị văn hóa lịch sử (phố cổ, phố
cũ, các khu vực có nhiều di tích văn hóa lịch sử, các khu vực có cảnh quan quan
trọng,...). Kết hợp với các đánh giá hiện trạng trong để làm nổi bật các giá trị văn hóa
lịch sử.
-Đánh giá hiện trạng sử dụng đất các khu vực có giá trị văn hóa lịch sử (phố cổ, phố
cũ, các khu vực có nhiều di tích văn hóa lịch sử, các khu vực có cảnh quan quan
trọng,...). Kết hợp với các đánh giá hiện trạng trong để làm nổi bật các giá trị văn hóa
lịch sử.

Câu 6: Trình bày nội dung phân tích hiện trạng văn hóa, kinh tế - xã hội?
Việc phân tích hiện trạng văn hóa, kinh tế, xã hội dựa trên các số liệu kinh tế xã hội
khu vực nhằm trả lời những câu hỏi cơ bản như: ai là người dân khu vực/làm gì/ nghề
nghiệp/ thu nhập ntn,....
 Hiện trạng dân cư:
Phân tích đánh giá hiện trạng dân số và lao động trên cơ sở các số liệu xã hội
học tổng quan ở khu vực (dân số, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu xã hội theo tuổi,
giới tính, cơ cấu gia đình phổ biến,...) và phân tích xu hướng biến đổi thông
qua số liệu của tối thiểu 3 năm gần nhất.
 Hiện trạng kinh tế:

3
Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế trên cơ sở các số liệu chuyên
ngành của toàn vùng và khu vực (giá trị sản xuất, các ngành mũi nhọn, sản
phẩm, thu nhập, tích lũy, đầu tư, thuế,...) và phân tích xu hướng biến đổi thông
qua số liệu của các giai đoạn phát triển
 Phân tích hiện trạng các yếu tố văn hóa xã hội
Đây là các yếu tố quan trọng trong việc hình thành bản sắc kiến trúc riêng của
đồ án quy hoạch chung đô thị. Kết hợp với các thống kê, phân tích đánh giá
trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của vùng, khu vực để đưa ra
các nhận định về đặc trưng, đặc thù và xu hướng phát triển văn hóa xã hội có
tác động ảnh hưởng tới quy hoạch chung

Câu 7: Hãy trình bày các lớp thông tin trong bước Phân tích hiện trạng đô thị?

Câu 8: Tầm nhìn là gì? Cơ sở xây dựng tầm nhìn?


 Tầm nhìn là cái nhìn hướng nội và hướng ngoại, thể hiện cách mà thành phố
hoặc vùng sẽ phát triển và điều mà thành phố muốn trong mối quan hệ với thế
giới bên ngoài.
 Cơ sở xây dựng tầm nhìn:
 Tính chất đô thị thể hiện các chức năng, vai trò hay vị thế,... của đô thị trong
tương lai. Đây là cơ sở quan trọng đầu tiên để xác định cơ cấu và định hướng
phát triển không gian, hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tính chất đô thị phải được xác
định rất ngắn gọn, rõ ràng và đầy đủ.

Câu 9: Trình bày khái niệm của phương pháp bản đồ?
 Phương pháp bản đồ là phương pháp ghi nhận, mô tả, phân tích tổng hợp và
nhận thức các hiện tượng (thực tại) cũng như dự báo sự phát triển của chúng
thông qua việc thành lập và sử dụng bản đồ. Phương pháp lập bản đồ được thể
hiện ở 3 hình thái:
 Thành lập bản đồ cơ sở như những mô hình không gian của thế giới vật
chất
 thành lập bản đồ dẫn xuất từ các bản đồ cơ sở với quá trình biến đổi
hình biểu thị của bản đồ và tổng quát hóa bản đồ
 Sử dụng bản đồ để mô tả, phân tích tổng hợp và nhận thức thực tại

Câu 10: Trình bày khái niệm, phương pháp phân tích SWOT?
 Khái niệm: SWOT là sơ đồ thể hiện sự đánh giá tổng thể về 4 khía cạnh bao
gồm: điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weak), cơ hội (Opportunities), thách
thức (Threats). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra
quyết định trong Quy hoạch
 Phương pháp phân tích SWOT:
Là việc xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để từ đó chúng
ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế, tiềm năng cũng như
hướng phát triển một đô thị, phân tích các đề xuất, giải pháp quy hoạch, các dự
án hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của cộng đồng dân cư đô
thị.

4
Câu 11: Trình bày mục tiêu, đối tượng, tỷ lệ của các loại hình đồ án quy hoạch?
Các loại hình đồ án Quy hoạch đô thị bao gồm:

Câu 12: Trình bày phương pháp tiếp cận ứng xử với điều kiện tự nhiên? phân
tích một ví dụ thực tế
 Tư duy ứng xử với điều kiện tự nhiên rất quan trọng trong quy hoạch, có thể
được xem xét ưu tiên ở nhiều cấp độ Quy hoạch khác nhau và ngay từ Tư duy
thiết lập cấu trúc đô thị, qua xác định cấu trúc Xanh, hành lang xanh, kết nối
bằng giao thông đi bộ. Xây dựng tầm nhìn và kịch bản phát triển cho từng loại
không gian xanh đô thị.
Tiếp cận ứng xử với điều kiện tự nhiên cho phép nhà quy hoạch hiểu rõ cấu trúc tự
nhiên ở nhiều khía cạnh: cây xanh, mặt nước, địa hình,... Từ đó định hình giải pháp
Quy hoạch với mục tiêu tôn trọng giá trị của tự nhiên, tôn tạo và bảo vệ những vùng
cảnh quan đặc trưng, đóng góp vào cảnh quan chung của đô thị, cũng như tạo ra
những không gian sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn.
-pt ví dụ thực tế
Làng Quảng Phú:
+Nằm ở Quảng Bình, Việt Nam.
+Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt và hạn hán.
+Áp dụng phương pháp tiếp cận ứng xử với điều kiện tự nhiên để thích nghi.

5
Phương pháp tiếp cận: gồm 3 khía cạnh chính
1-Kiến trúc nhà ở: Xây dựng trên nền cao, mái dốc, vật liệu chống chịu tốt.
2-Hệ thống canh tác: Kỹ thuật canh tác lúa nước, hệ thống đê điều, giống lúa chịu
mặn/hạn.
3-Tổ chức cộng đồng: Tinh thần đoàn kết, hệ thống thông tin liên lạc, duy trì hoạt
động truyền thống.
 Kết quả:
 Người dân thích nghi và phát triển trong môi trường khắc nghiệt.
 Ví dụ điển hình về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
 Phân tích:
 Có thể áp dụng cho các cộng đồng khác.
 Cần điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện địa phương.
 Điểm mạnh:Tăng khả năng thích nghi, bảo vệ môi trường, củng cố cộng đồng.
 Hạn chế:Yêu cầu sự tham gia cộng đồng, cần thời gian xây dựng, khó áp dụng
cho địa phương khác.
 Kết luận: Phương pháp tiếp cận hiệu quả, cần áp dụng linh hoạt và phù hợp.

Câu 13 Phân tích một giải pháp thiết kế ứng xử với điều kiện tự nhiên trong
thực tế? Vẽ hình minh họa?
Tư duy ứng xử với điều kiện tự nhiên rất quan trọng trong Quy hoạch, có thể được
xem xét ưu tiên ở nhiều cấp độ Quy hoạch khác nhau và ngay từ Tư duy thiết lập cấu
trúc đô thị, qua xác định cấu trúc Xanh, hành lang xanh, kết nối bằng giao thông đi bộ.
Xây dựng tầm nhìn và kịch bản phát triển cho từng loại không gian xanh đô thị.
Tiếp cận ứng xử với điều kiện tự nhiên cho phép nhà quy hoạch hiểu rõ cấu trúc tự
nhiên ở nhiều khía cạnh: cây xanh, mặt nước, địa hình,…Từ đó định hình giải pháp
Quy hoạch với mục tiêu tôn trọng giá trị của tự nhiên, tôn tạo và bảo vệ những vùng
cảnh quan đặc trưng, đóng góp vào cảnh quan chung của đô thị, cũng như tạo ra
những không gian sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn.
Nguyên tắc ứng xử với tự nhiên trong quy hoạch:
- Lựa chọn đất xây dựng đô thị phù hợp với tự nhiên
- Lập bản đồ phân loại đất XD (thuận lợi, ít thuận lợi và không thuận lợi)
- Đảm bảo nguyên tắc xây dựng phù hợp với địa hình, hạn chế san lấp.
- Tạo điều kiện tiếp cận tốt của người dân đô thị với môi trường tự nhiên
- Tận dụng các yếu tố khí hậu có lợi, hạn chế tác động xấu
- Định hướng XD đô thị sinh thái, PTBV với một số nguyên tắc cơ bản:
+ Hạn chế sử dụng bền mặt cứng, sử dụng VL xốp, có khả năng thấm nước
+Thu gom nước mưa và tái sử dụng
+ Tận dụng năng lượng từ thiên nhiên như năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt

6
Câu 14: Phân tích một yếu tố văn hóa của địa phương được tích hợp trong định
hướng phát triển không gian?

Mối quan hệ giữa văn hóa bản địa với kiến trúc công trình du lịch nghỉ dưỡng là mối quan hệ
bện chứng, qua lại bổ sung và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Chỉ có sự kết hợp tốt giữa văn hóa
bản địa với kiến trúc công trình , mới tạo ra được những sản phẩm du lịch đích thực, đáp ưng
nhu cầu của khách hàng và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.Sự hình thành, phát triển kiến
trúc du lịch luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, cảnh quan) và văn hóa bản
địa. Các đặc trưng văn hóa bản địa luôn là nguồn cảm hứng cho việc thiết kế kiến trúc, nội
thất, cảnh quan… góp phần tạo nên tính hấp dẫn, sự đa dạng cá tính riêng cho các công trình

7
kiến trúc du lịch .Nghiên cứu, khai thác đặc trưng văn hóa bản địa trong kiến trúc công trình
là cần thiết, nhằm góp phần tạo lập và nâng cao hơn chất lượng quy hoạch, kiến trúc công
trình , bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Câu 15: Phân tích Một yếu tố kinh tế của địa phương được tích hợp trong định
hướng phát triển không gian?

Đầu tiên, xác định những yếu tố kinh tế quan trọng của địa phương mà bạn muốn tích hợp
vào quy hoạch không gian. Điều này có thể bao gồm các ngành công nghiệp chính, các vùng
đất có tiềm năng kinh doanh, hoặc các khu vực dành cho dịch vụ và thương mại.

Đánh giá hiện trạng của yếu tố kinh tế được chọn trong địa phương. Xác định những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà yếu tố này mang lại cho phát triển địa phương.

Xác định mục tiêu và mục đích phát triển không gian địa phương, và làm rõ làm thế nào yếu
tố kinh tế đó có thể đóng góp vào việc đạt được những mục tiêu này.

Tích hợp yếu tố kinh tế vào quy hoạch không gian bằng cách xác định các khu vực phát triển
kinh tế, vùng kinh tế đặc biệt, khu vực công nghiệp, vùng đất thương mại, và các khu vực
khác có liên quan. Đảm bảo rằng các kế hoạch này phản ánh nhu cầu và tiềm năng phát triển
của kinh tế địa phương.

Câu 16: Phân tích Một yếu tố xã hội của địa phương được tích hợp trong
định hướng phát triển không gian?
-Xác định các nhu cầu và vấn đề xã hội quan trọng của cộng đồng, bao gồm về nhà ở, giáo
dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, và giao tiếp xã hội.

-Tích hợp vào quy hoạch không gian các không gian cộng đồng, bao gồm các công viên, khu
vui chơi, trường học, thư viện, trung tâm văn hóa và thể dục thể thao. Điều này tạo ra các
điểm tập trung cho các hoạt động xã hội và tạo điều kiện để tạo ra và tăng cường mối quan hệ
xã hội trong cộng đồng.

-Tạo ra một môi trường sống đa dạng và bao gồm sự đa dạng văn hóa của cộng đồng trong
quy hoạch không gian. Điều này có thể bao gồm việc bảo tồn di sản văn hóa, tạo ra không
gian cho các hoạt động văn hóa và sự kiện, và đảm bảo sự đa dạng trong thiết kế kiến trúc và
cảnh quan.

-Tạo điều kiện để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch và quản lý không
gian, bao gồm việc tạo ra cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định và phát triển các dự án
cộng đồng.

You might also like