You are on page 1of 89

PHẦN I. KHÁI NIỆM CHUNG...................................................................................

1
CHƯƠNG I. Khái niệm cơ bản về đô thị và phát triển đô thị..................................1
1.1. Đô thị........................................................................................................................1
1.1.1. Điểm dân cư đô thị..............................................................................................1
1.1.2. Đô thị và và phân loại đô thị...............................................................................1
1.1.3. Phân cấp quản lý đô thị.......................................................................................3
1.2. Đô thị hóa................................................................................................................4
1.2.1. Khái niệm về đô thị hóa.......................................................................................4
1.2.2. Sự phát triển của đô thị hóa................................................................................4
1.2.3. Sự phát triển của đô thị hóa................................................................................5
1.2.4. Sự thay đổi cơ cấu lao động trong quá trình đô thị hóa....................................7
CHƯƠNG II. Quá trình phát triển đô thị...................................................................9
2.1. Sơ lược quá trinh phát triển đô thị thế giới.........................................................9
2.1.1. Đô thị thời cổ đại.................................................................................................9
2.1.2. Đô thị thời trung đại..........................................................................................15
2.1.3. Đô thị thời cận đại.............................................................................................15
2.2. Sơ lược quá trình phát triển đô thị Việt Nam.............................................17
2.2.1. Tình hình phát triển các đô thị Việt Nam đến thế kỷ 18..................................17
2.2.2. Tình hình phát triển đô thị Việt Nam thế kỷ 18 đến trước năm 1945.............20
CHƯƠNG III. Các xu thế và quan niệm phát triển đô thị......................................25
3.1. Lý luận về thành phố không tưởng của Owen, Fourier và Morris..................26
3.2. Lý luận về thành phố vườn, thành phố vệ tinh của Howard............................28
3.3. Lý luận về thành phố chuỗi và các xu thế phát triển của nó............................30
3.3.1. Mô hình của Mata.............................................................................................30
3.3.2. Hệ thống chuỗi liên tục.....................................................................................31
3.3.3. Hệ thống chuỗi liên tục nhiều nhánh..............................................................32
3.3.4. Hệ thống thành phố dải....................................................................................33
3.4. Lý luận thành phố công nghiệp...........................................................................36
3.5. Lý luận thành phố của Le Corbusier..................................................................37
3.6. Lý luận phát triển đô thị theo đơn vị ở...............................................................39
3.6.1. Mô hình của Perry.............................................................................................39
3.6.2. Mô hình của Gloeden........................................................................................41
3.6.3. Mô hình phát triển đô thị theo đơn vị hình học...............................................42
3.6.4. Mô hình của Christaller....................................................................................43
PHẦN II. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ..........................................................46

1
Chương IV. Vấn đề tăng trưởng đô thị và đô thị hóa..............................................46
4.1. Quy hoạch kiến trúc và xây dựng.......................................................................46
4.1.1. Khu vực đất ở đô thị..........................................................................................46
4.1.2. Khu vực đất hạ tầng xã hội đô thị.....................................................................46
4.1.3. Khu vực đất công nghiệp và kho tàng..............................................................48
4.1.4. Khu vực trung tâm đô thị và hệ thống trung tâm dịch vụ công cộng đô thị...53
4.1.5. Khu vực không gian xanh đô thị, không gian mở đô thị.................................54
4.2. Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ................................................................................56
4.2.1. Hệ thống giao thông..........................................................................................56
4.2.2. Hệ thống cung cấp điện và năng lượng...........................................................56
4.2.3. Hệ thống cung cấp nước sạch..........................................................................57
4.2.4. Hệ thống thoát nước..........................................................................................57
4.2.5. Hệ thống xử lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường........................................57
4.2.6. Hệ thống cốt cao độ, cốt nền và công trình ngầm...........................................58
4.3. Đất đai và Nhà ở...................................................................................................59
4.3.1. Tăng trưởng đô thị và chyển đổi đất đai...........................................................59
4.3.2. Xu hướng phát triển nhà ở trong quá trình đô thị hóa...................................59
4.4. Môi trường............................................................................................................62
4.4.1. Môi trường đô thị và tăng trưởng đô thị...........................................................62
4.4.2. Các định hướng phát triển đô thị trên quan điểm môi trường........................66
4.5. Tài chính đô thị và kinh tế đô thị........................................................................67
4.5.1. Tài chính đô thị.................................................................................................67
4.5.2. Kinh tế đô thị.....................................................................................................68
4.6. Xã hội đô thị và người nghèo...............................................................................68
4.6.1. Các vấn đề xã hội đô thị....................................................................................68
4.6.2. Khoảng cách giàu – nghèo đô thị.....................................................................70
4.6.3. Bảo tồn, cải tạo đô thị và phát triển đô thị.......................................................73
4.7. Marketing đô thị...................................................................................................74
4.7.1. Đối tượng và mục đích của marketing đô thị...................................................74
4.7.2. Các phương pháp và cách tiếp cận marketing đô thị.......................................77
4.8. Quản lý hành chính nhà nước.............................................................................83
4.8.1. Đối tượng và mục đích quản lý hành chính nhà nước trong đô thị...............83
4.8.2. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước trong đô thị.............................84

2
PHẦN I. KHÁI NIỆM CHUNG
CHƯƠNG I. Khái niệm cơ bản về đô thị và phát triển đô thị
1.1. Đô thị
Là một khoa học tổng hợp. Được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa học chuyên
ngành, bao gồm hệ thống các chính sách, cơ chế, biện pháp và phương tiện được chính
quyền Nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện và kiểm soát quá trình tăng trưởng,
phát triển đô thị, nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu dự kiến.
Quản lý đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu là sản phẩm kinh doanh; quy
hoạch kiến trúc đô thị; sử dụng đất đai; đầu tư và phát triển nhà và cơ sở hạ tầng công
cộng ; tài chính, hành chính, môi trường đô thị an ninh, trật tự xã hội v.v...
1.1.1. Điểm dân cư đô thị
Điểm dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân phi nông
nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu thành thị, tập trung với mật độ cao
Điểm dân cư đô thị là điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân lao động phi
nông nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ,
có cơ sở hạ tầng phù hợp, và điểm dc đô thị Là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp
của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong
huyện.
1.1.2. Đô thị và và phân loại đô thị
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong
lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá
hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc
một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố;
nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. (Luật Quy hoạch đô thị 2009 )
Theo Phụ lục 1 - Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 hiện nay nước ta có các loại đô
thị được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như sau:
QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CỦA CÁC TIÊU CHUẨN CỦA TIÊU CHÍ PHÂN
LOẠI ĐÔ THỊ
Tiêu chí 1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội
(tối thiểu là 13,5 điểm, tối đa là 18 điểm)
Bảng 1A. Nhóm tiêu chuẩn vị trí, chức năng, vai trò
T Tiêu Vị trí, chức năng, vai trò Điểm
chuẩn
theo loại
đô thị
1 Đặc biệt Là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về 5,0
kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch,

3
khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong
nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước.
Là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia về kinh tế, tài chính, văn 3,75
hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ,
đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai
trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
2 I Là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia về kinh tế, tài chính, văn 5,0
hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ,
đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai
trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên
tỉnh hoặc cả nước.
Là trung tâm tổng hợp cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, 3,75
giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu
mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh.
3 II Là trung tâm tổng hợp cấp vùng về kinh tế, tài chính, văn 5,0
hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ,
trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh.
Là trung tâm chuyên ngành cấp vùng hoặc trung tâm tổng 3,75
hợp cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo,
y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh,
vùng liên tỉnh.
4 III Là trung tâm hành chính cấp tỉnh, trung tâm tổng hợp về kinh 5,0
tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa
học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh.
Là trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn 3,75
hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ
cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
5 IV 5,0
Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh
về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch,
khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hoặc vùng liên
huyện.

4
Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm hành chính cấp huyện 3,75
hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, tài chính,
văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công
nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của huyện hoặc vùng liên huyện.
6 V Là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện 5,0
hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa,
giáo dục, đào tạo, y tế, đầu mối giao thông, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, 3,75
giáo dục, đào tạo, y tế, đầu mối giao thông, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một cụm liên xã.

Đô thị được các tổ chức trong nước và quốc tế bình chọn danh hiệu là đô thị thông
minh, đô thị đáng sống, đô thị xanh - sinh thái, xanh - sạch - đẹp, đô thị có sản phẩm
thương hiệu quốc tế thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm tối đa của
nhóm tiêu chuẩn vị trí, chức năng, vai trò không vượt quá 5 điểm.
1.1.3. Phân cấp quản lý đô thị
Việc phân loại đô thị trước tiên là để phục vụ cho công tác phân cấp quản lý đô thị về
mặt hành chính Nhà nước được cụ thể hóa như sau:
- Thành phố trực thuộc TW tương đương cấp tỉnh phải là đô thị loại I, hoặc loại II
do TW quản LÝ.
- Các thành phố thuộc tỉnh, các thị xã tương đương với cấp huyện đa số thuộc đô thị
loại III, loại IV, một số ít có thể thuộc loại V và do tỉnh quản lý.
- Các thị trấn tương đương cấp xã thuộc đô thị loại V chủ yếu do huyện quản lý
- Do tình hình phát triển không đồng đều giữa các đô thị trong toàn quốc và trong
từng vùng, cho nên vị trí vai trò và tính chất đô thị đối với từng vùng lãnh thổ cũng
khác nhau. Trong nhiều trường hợp đặc biệt, một số đô thị được phân cấp quản lý
cao hơn hoặc thấp hơn một bậc so với quy định trên. Ví dụ có đô thị loại IV nhưng
vẫn là thành phố tỉnh lị và có đô thị thuộc loại V nhưng vẫn là thị xã do tỉnh quản

- Một điều lưu ý trong phân loại và phân cấp quản lý đô thị ở nước ta là tên gọi của
đô thị. Để phân biệt loại và cấp quản LÝ cũng như quy mô và vị trí của từng đô thị
ta dùng 3 từ quen thuộc “Thành phố”; “Thị xã”; “Thị trấn”. Những năm gần đây có
xuất hiện thêm từ “Thị tứ” được hiểu là trung tâm của các đơn vị cấp xã hoặc liên
xã.

5
- Thị tứ chưa phải là điểm dân cư đô thị, nhưng tại đây tập trung nhiều công trình
phục vụ công cộng về kinh tế, văn hóa xã hội mang tính đô thị phục vụ cho người
dân nông thôn. Nó là bộ mặt chính của làng xã, là điểm dân cư có màu sắc cả đô
thị lẫn nông thôn nhưng tính chất nông thôn vẫn là chính. Ở đây, có cả những dãy
nhà ở tập trung của những người lao động phi nông nghiệp, bán nông nghiệp và cả
nông nghiệp ở nông thôn. Đây là một hình thức đô thị hóa tại chỗ rất thích hợp với
Việt nam, nó sẽ là mầm mống của các điểm dân cư đô thị tương lai theo hướng đô
thị hóa nông thôn.
1.2. Đô thị hóa
1.2.1. Khái niệm về đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị , là sự hình thành nhanh chóng
các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Khái niệm về đô thị
hóa rất đa dạng, bởi vì đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau
trong quá trình phát triển. Các nhà khoa học xem xét và quan sát hiện tượng đô thị hóa
từ nhiều góc độ khác nhau,
Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước. Vì vậy cũng có người cho
rằng đô thị hóa là người bạn đồng hành của công nghiệp hóa. Quá trình đô thị hóa
cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ
chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn
sang thành thị.
1.2.2. Sự phát triển của đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa diễn ra song song với động thái phát triển không gian kinh tế xã
hội. Trình độ đô thị hóa phán ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền
văn hóa và phương thức tổ chức cuộc sống xã hội.
Quá trình đô thị hóa cũng là một quá trình phát triển về kinh tế xã hội, văn hóa và
không gian kiến trúc. Nó gắn liền với tiến bộ của khoa học kĩ thuật và sự phát triển của
các ngành nghề mới. Quá trình đô thị hóa có thể được chia thành 3 thời kì:
- Thời kỳ tiền công nghiệp (Trước TK 18): ĐT mang đặc trưng nông nghiệp; ĐT
phân tán, quy mô nhỏ, bố cục dạng tập trung, cơ cấu đơn giản; Tính chất đô thị chủ
yếu là hành chính, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Thời kỳ công nghiệp (Đến nửa TK 20): ĐT phát triển mạnh, song song CN hóa;
Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm cho nền văn minh đô thị phát triển mạnh, sự tập
trung sản xuất và dân cư tạo nên ĐT lớn và siêu lớn; Cơ cấu ĐT phức tạp, TP mang
nhiều chức năng: Thủ đô, TP cảng… Đặc trưng của thời kỳ này
- Thời kỳ hậu công nghiệp: Sự phát triển công nghệ thông tin làm thay đổi cơ cấu sản
xuất và phương thức sinh hoạt. Không gian đô thị có cơ cấu tổ chức ĐT cực kỳ phức
tạp, quy mô cực lớn; Dân cư đô thị phát triển theo dạng cụm, chùm, chuỗi…

6
1.2.3. Sự phát triển của đô thị hóa
- Đặc trưng của thế giới từ hơn một thế kỉ nay là hiện tượng gia tăng dân số một cách
nhanh chóng, nổi bật là hiện tượng tập trung dân cư vào đô thị. Hiện tượng này còn
được gọi là hiện tượng bùng nổ dân số.
- Hiện nay dân số đô thị thế giới không ngừng gia tăng và có những đặc điểm sau đây:
+ Dân số đô thị ở các nước đang phát triển sẽ vượt dân số đô thị các nước phát triển.
+ Dân số các thành phố cực lớn sẽ tiếp tục gia tăng, tỉ lệ dân số đô thị ở các thành phố
cực lớn của các nước đang phát triển sẽ cao hơn các nước phát triển.
5 siêu thành phố có số dân trên 15 triệu người, trong đó có 4 thành phố ở các nước
đang phát triển:
Châu Mỹ: Mexico City (Mexico) : 26,3 triệu
Sao Paolo (Brazin): 24 triệu
Châu Á: Tokyo/Yokonama (Nhật Bản): !7,1 triệu
Calcutta (Ấn Độ) : 16,6 triệu
Gua Bombay (Ấn Độ): 16 triệu
Tỉ lệ gia tăng dân số đô thị ở các nước đang phát triển chưa phản ánh đúng tốc độ công
nghiệp hóa như trường hợp ở các nước phát triển Châu Âu. Ở các nước phát triển sự
nhập cư từ nông thôn vào không đáng kể; sự gia tăng dân số đô thị chủ yếu là tăng tự
nhiên và nhập cư quốc tế. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tăng nhanh
dân số đô thị ở các nước đang phát triển là sự chênh lệch về mức sống giữa đô thị và
nông thôn. Sự tập trung quá cao dân số ở các thành phố lớn và cực lớn kéo theo hàng
loạt các vấn đề khó khăn về tổ chức giao thông, hạ tầng kĩ thuật, tổ chức xã hội và môi
trường đô thị cũng như tâm sinh lý người dân.

7
Hình 1. Dân số thế giới và dự báo phát triển

Thế giới Các nước phát Các nước đang


triển phát triển
Dân số chung
Dân số đô thị

Hình 2. So sánh sự phát triển dân số đô thị thế giới


Các nước phát triển
Thế giới
Các nước đang phát triển

8
1.2.4. Sự thay đổi cơ cấu lao động trong quá trình đô thị hóa
Một trong những hệ quả cơ bản của quá trình đô thị hóa là sự thay đổi cơ cấu, thành
phần kinh tế xã hội và lực lượng sản xuất, thể hiện qua sự biến đổi và chuyển giao lao
động xã hội từ khối kinh tế này sang khối kinh tế khác. Jean Fourastiér, nhà xã hội học
Pháp đã phân tích và đưa ra khái niệm về sự biến đổi của 3 khu vực lao động trong các
giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và quá trình đô thị hóa.
Lao động khu vực I (Sector I)
Thành phần lao động sản xuất nông lâm nghiệp. Thành phần lao động này chiếm tỉ lệ
cao ở thời kì công nghiệp và giảm dần ở các giai đoạn sau: chiếm tỉ thấp nhất trong ba
thành phần ở giai đoạn hậu công nghiệp
Lao động khu vực II (Sector II)
Bao gồm các thành phần lao động công nghiệp. Thành phần này phát triển rất nhanh ở
giai đoạn công nghiệp hóa, chiếm tỉ lệ cao nhất trong giai đoạn Hậu công nghiệp và
sau đó giảm dần do sự thay thay thế của tự động hóa.
Lao động khu vực III (Sector III)
Bao gồm các thành phần lao động khoa học và dịch vụ. Theo Fourastiér thành
phần này từ chỗ chiếm tỉ lệ cao ở thời kì tiền công nghiệp đã tăng dần và cuối cùng
chiếm tỉ lệ cao nhất trong giai đoạn văn minh khoa học kĩ thuật (Hậu công nghiệp)

Mô hình về thuyết 3 thành phần lao động của Fourastier


Sector I: Lao động nông nghiệp
Sector II: Lao động công nghiệp
Sector III: Lao động Khoa học – Dịch vụ

9
Lý thuyết 3 thành phần lao động kinh tế của Fourastiér có ý nghĩa rất lớn trong quá
trình đô thị hóa. Muốn biết trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của một quốc gia
ta chỉ cần xem tỉ lệ lao động giữa ba khu vực đó. LÝ thuyết này cũng phù hợp với ba
thời kì của quá trình đô thị hóa ở hầu hết các nước trên thế giới.

10
CHƯƠNG II. Quá trình phát triển đô thị
2.1. Sơ lược quá trinh phát triển đô thị thế giới
Ngày nay, không mấy người nghĩ rằng cách đây hàng ngàn năm, con người đã
biết quy hoạch và xây dựng cho mình những điểm dân cư khá văn minh. Những quan
điểm trong quy hoạch đô thị và phân bố các điểm dân cư chứng tỏ người cổ đại đã rất
có ý thức khi chọn cho mình một nơi ở và cách ở thích hợp.
2.1.1. Đô thị thời cổ đại
Bao gồm thời tiền sử được hình thành từ 30.000 năm đến 1000 năm trước Công
nghuyên (trước CN) và giai đoạn cổ đại phát triển được tính đến năm 500 sau Công
nguyên. Thời kì cổ đại phát triển mạnh có thể tính từ 9000 năm trước Công nguyên.
Quan điểm về xây dựng đô thị thời kì này và một số nhân vật nổi tiếng có tính chất
quyết định đối với sự phát triển đô thị xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà (Ai Cập), vùng Tiểu
Á, Trung Á, Ấn Độ và Trung Quốc. Nhiều hình thức và quan niệm xây dựng đô thị đã
hình thành.
1. Quan điểm về định cư
Người cổ xưa đã có quan điểm xây dựng các điểm dân cư tập trung có quy mô
không lớn lắm thường mỗi điểm dân cư là một bộ lạc. Các điểm dân cư được xây dựng
dọc ven sông, nguồn nước được coi là yếu tố cơ bản của sự tồn tại.
+Về kinh tế : Các cơ sở sản xuất nông nghiệp và thương mại được coi là động lực
chính của sự phát triển.
+Về xã hội : Nền tảng của dân tộc và tôn giáo được lấy làm tôn chỉ cho các hoạt
động trung tâm về chính trị.
+Về an ninh quốc phòng: Người cổ xưa luôn coi trọng, họ xây dựng các điểm dân
cư tập trung ở những nơi dễ dàng quan sát kẻ địch tấn công.
2. Cấu trúc đô thị
a. Đô thị cổ Ai Cập:
Người Ai Cập cổ đại sống tập trung dọc theo bờ sông Nin. Điểm dân cư đô thị thể hiện
rõ tính chất quyền lực và tôn giáo, tư tưởng của các vua chúa bấy giờ coi cuộc sống
tương lai sau khi chết là giá trị, do đó họ tập trung xây dựng các khu lăng mộ : Kim tự
tháp là điển hình cho một tư tưởng về uy quyền của nhà nước và vua chúa. Các Faraon
I, II, III là những người có công lớn trong việc tạo nên quần thể Kim tự tháp Ai Cập.

11
Hình 3. Thành phố Kahan cổ Ai Cập
Ghi chú: Khu nô lệ bên trái; Khu chủ nô bên phải
Cung điện, cơ quan tư pháp; 2. Nhà ở quý tộc
Kim tự tháp hình thành trên cơ sở thiên văn học, khoảng cách và vị trí xây dựng cũng
như tỉ lệ của quần thể đều dựa trên sự phân bố của hệ thống sao trên trời (kể cấp thứ
bậc của các vua quan và vợ con họ). Kim tự tháp xây dựng trên sa mạc gần sông Nin
từ 5000 năm trước. Đây là một quần thể kiến trúc được xây dựng theo quy hoạch lâu
đời nhất mà còn tồn tại đến ngày nay. Kim tự tháp Cheops, Chephren và Mykevios là
ba công trình lớn nhất.Đô thị cổ đại Ai Cập ở hạ lưu sông Nin thường là hình chữ nhật,
xây dựng vào khoảng 25000 năm trước CN. Thành phố Kahan là một ví dụ : Thành
phố có mật độ xây dựng cao, cơ cấu thành phố phân rõ khu chủ nô và nô lệ. Khu ở cho
người giàu là nhà ở có vườn với diện thích mỗi lô 600m2. Nhà ở cho người nghèo là
những khu ở thấp tầng, đặc biệt có hệ thống tưới nước cho cây,các đường phố đã được
trồng cây, cây xanh được coi là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc đô thị. Một đặc
điểm cần lưu ý trong cấu trúc đô thị cổ Ai Cập là sự chịu ảnh hưởng về mặt tôn giáo.
Thành phố được quy hoạch theo dạng đa tâm và thờ thần mặt trần. Cuộc sống đô thị
gắn liền với thần linh chủ yếu là thần mặt trần vì vậy nhà ở cũng phải có phần thông
với mặt trời.
b. Hi Lạp cổ đại :
TP Bàn cờ của Hyppodamus (500 năm TCN tại Miletus): Bố cục chia làm các
lô phố theo hệ thống đường ô cờ với hai hướng chính Nam Bắc và Đông Tây; khoảng
cách giữa các đường khoảng từ 30-50m. TP có các trung tâm và quảng trường chình,
gọi là Acropolis và Agora. (Acropolis: khu vực trung tâm, tập trung các đền thờ và
nhà ở của các quan tòa cao cấp. Agora: quảng trường trung tâm, tập trung sinh hoạt
thương mại và hành chính.)
Quan điểm thành phố nhà nước LÝ tưởng có quy mô 10.000 dân được chia làm
3 phần và 3 cấp theo hệ thống luật lệ

12
Kế thừa từ tư tưởng của Hyppodamus, hai nhà triết học lớn của Hy Lạp cổ đại là
Plato (428-328 TCN) và Aristotle (384-422 TCN) đã đóng góp nhiều cho lý luận đô
thị.
Theo Plato: Việc lựa chọn chính xác địa điểm xây dựng đô thị là quan trọng nhất,
trên cơ sở hướng gió, nguồn nước và khai thác tài nguyên. Về mặt môi trường & thẫm
mỹ: thành phố phải có vùng ảnh hưởng của mình, thành phố cách biển ít nhất là 14km.
Mỗi thành phố đều có cảng để phát triển thương mại, hàng hải. Về quy mô: thành phố
được tính toán theo thuyết huyền nhiệm toán học. Một thành phố Nhà nước lý tưởng là
5040 người.
Aristotle đã kế thừa và phát huy quan niệm xây dựng đô thị của Hyppodamus,
ông đề ra 4 điều kiện cơ bản để xây dựng đô thị: Sức khỏe, an ninh quốc phòng, ổn
định chính trị, thẫm mĩ. Dân số và các khu chức năng đô thị được phân chia trên cơ sở
lao động theo 3 thành phần: trí thức, binh LÝnh và thợ thủ công. Về bố cục: thừa nhận
tính hợp lý của đô thị Hyppodamus nhưng vì lý do an ninh nên ông bố trí Agora phía
dưới Acropolis giữa các công trình cộng cộng và khu ở của chức sắc cao cấp. Quảng
trường buôn bán được chuyển ra phía ngoài.

Hình 4. Thành phố Mile

13
Hình 5. Thành phố Priene
c. La Mã cổ đại :
Quy hoạch và kiến trúc La Mã đã tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa trước đó và
chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn minh Hy Lạp.
TP phản ánh tính chất xã hội của chế độ cộng hòa đế quốc La Mã. Thành phố có rất
nhiều quảng trường cùng hệ thống các CTCC lớn như nhà hát, đấu trường, nhà tắm,
mậu dịch, chợ, cung điện, nhà thờ, đền thờ và đài kỷ niệm. Thành phố mang tính chất
phòng thủ với mặt bằng có dạng như trại LÝnh: Hình vuông, có tường lũy bảo vệ, có 4
cổng chính, có các trục chính Nam Bắc (Cardo) và Đông Tây (Decumanius), trung tâm
ở vị trí giao của 2 trục đường và phát triển thêm các KV dân cư ở phía ngoài.

Hình 6. Bố cục quảng trường La Mã

14
Hình7. Timgat
d.Nền văn minh Lưỡng Hà :
Vùng đất còn gọi là Mesopotamia, nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates. Đất
đai phì nhiêu, nông nghiệp và chăn nuôi phát triển tạo điều kiện nảy nở nền văn minh
rực rỡ, thuộc loại sớm nhất nhân loại.
Các đô thị ban đầu mang tính chất trung tâm hành chính và tôn giáo, sau trở thành
trung tâm thương mại trên cơ sở phát triển thủ công nghiệp và thương mại.
Thành phố xây dựng trên bệ cao để tránh lũ lụt, xung quanh bao bọc bởi tường
thành mang tính phòng ngự.
Vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch phơi khô từ phù sa sông.
Đô thị tiêu biểu: Babylon.
TP Babylon (602-562 TCN): Là thành phố lớn nhất nằm bên bờ sông Euphrates, do
vua Netmucazera II xây dựng, được bao bọc bởi hệ thống kênh đào thông với sông
Euphrates và tiếp đến là hệ thống thành cao xây bằng gạch. Trung tâm của thành phố
là cung điện và nhà thờ (Ziggurat) xây theo kiểu Kim tự tháp dật cấp cao đến 90m.
Bên cạnh thành phố là vườn treo Babylon, một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.

15
Hình 8. Vườn treo Babylon
e. Các vùng khác :

Ở Trung Quốc vào thế kỉ thứ 3 trước CN, Mencius đã đề xuất hệ thống quy hoạch sử
dụng đất theo bố cục 9 ô vuông. Mỗi ô có một chức năng riêng, mỗi cạnh dài khoảng
1000 bước (hình 9).
Cách bố trí theo kiểu phân lô này cũng được ứng dụng cho Bắc Kinh về sau. Bắc
Kinh hình thành 2.400 năm trước CN và trở thành thủ đô Trung Quốc năm 878 sau CN
Ấn Độ cũng có những thành phố được hình thành từ 3000 năm trước CN. Thành
phố cũng được xây dựng theo kiểu phân lô.
Nhiều nơi khác trên thế giới các điểm dân cư đô thị cũng có xuất hiện nhưng nói
chung các đô thị này không để lại những tính chất điển hình.

Hình 9. Sơ đồ sử dụng đất ở Trung Quốc cổ đại (a. Nông thôn; b. Khu ở đô thị)

16
2.1.2. Đô thị thời trung đại
- Thời kỳ đầu (TK V-XI SCN): Xã hội phong kiến mang tính chất tự cung tự cấp.
Chiến tranh liên miên, xã hội không ổn định đã kìm hãm sự phát triển của đô thị. Quy
mô thành phố nhỏ, không vượt quá 5-10.000 dân, hầu hết có thành quách bao ngoài.
- Đến thế kỷ XII, thủ công nghiệp phát triển mạnh, sự giao thương và vận tải hàng
hóa bằng đường thủy đã làm xuất hiện các đô thị cảng và đô thị nằm trên đầu mối giao
thông. Bố cục thành phố phong phú, phát triển một cách hài hòa với tự nhiên. Vị trí
thành phố tương đối có lợi thế về vấn đề bảo vệ. Các công trình quảng trường chợ, nhà
thờ và tòa thị chính là các yếu tố trọng tâm của bố cục.

Hình 10. Thành phố cổ Vacsava


- Thời kỳ phục hưng: Xã hội văn hóa Phục Hưng thế kỷ XV, XVI đã chuyển từ phong
kiến sang tư bản, quy hoạch đô thị thời kỳ này đã phản ánh những nhu cầu của xã hội
mới và được phát triển mạnh ở châu Âu. Bộ mặt của đô thị thời kỳ này đã thay đổi
mạnh mẽ kết hợp với nền kiến trúc Phục hưng đang thăng hoa. Hầu khắp các quốc gia
ở châu Âu, bên cạnh các đồ án cải tạo, mở rộng thành phố, các xu hướng, lý thuyết
mới về quy hoạch đã xuất hiện.
- Ở Ý: Quảng trường văn nghệ phục hưng có quy mô lớn với chức năng xã hội, văn
hóa, tinh thần là chính. Do áp dụng các nghiên cứu về toán học, hình học và học tập
phương thức xây dựng đô thị và kiến trúc Hy-La nên các quảng trường có hình dáng
hình học, chú ý đến hiệu quả phối cảnh nhằm mang lại không gian hài hòa và có tính
thẫm mỹ cao.
- Ở Pháp: Nước Pháp là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thời kỳ
phục hưng ở châu Âu. Hàng loạt những hoạt động xây dựng quy hoạch cải tạo thành
phố Paris được tiến hành dưới thời vua Louis XIV.
2.1.3. Đô thị thời cận đại
- Giữa thế kỷ XVII cuộc cách mạng công nghiệp ra đời đã thúc đẩy sản xuất phát
triển, các xí nghiệp công nghiệp phát triển mạnh. Các khu nhà ở mọc lên nhanh chóng
bên cạnh các khu sản xuất.

17
- Ở các nước công nghiệp phát triển như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, dân số đô thị tăng
nhanh dẫn đến nhiều vấn đề mâu thuẫn và bất hợp LÝ trong tổ chức không gian đô thị:
nhà ở công nhân có chất lượng thấp, phát triển cạnh các khu công nghiệp, thiếu nhà
ở, ... Môi trường đô thị bị khủng hoảng. Các khu công nghiệp xây dựng tự phát, không
theo quy hoạch, lại chiếm vị trí tốt trong thành phố. Mật độ xây dựng cao, công trình
kiến trúc phát triển theo chiều cao. Nhiều đô thị thiếu diện tích xanh trầm trọng.
- Do sự khủng hoảng về xây dựng và sự mất cân đối trong phát triển đô thị, từ giữa thế
kỷ XIX, người ta tiến hành hàng loạt công cuộc cải tạo đô thị, đặc biệt ở Pháp và Nga
(Paris & Petecbua). Do vậy, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX hàng loạt tư tưởng
mới và quan điểm đã xuất hiện, mở đầu cho sự phát triển của ngành quy hoạch đô thị
hiện đại.

Hình 11. Thành phố Trường An – Trung Quốc

Bảng 3. Tỉ lệ dân số đô thị ở một số nước trong thời kì cận đại

18
Sự hình thành và phát triển thành phố trong thời kì này chịu ảnh hưởng của những mâu
thuẫn sức sản xuất và quan hệ sản xuất. Tính tự phát của nền kinh tế thị trường trong
sự phân bố sức sản xuất đã dẫn tới sự phát triển và phân bố thành phố không đồng đềy,
ví dụ : miền Đông Bắc nước Mĩ, khu công nghiệp Philadenfia và Chicago, chỉ chiếm
14% diện tích cả nước nhưng giá trị sản phẩm làm ra chiếm tới 75% tổng thu nhập
quốc dân. Các thành phố lớn có số dân tập trung cao đã xuất hiện như New York : 5
triệu người (1920). London gần 5 triệu người, Berlin trên 4 triệu người.

Bảng 4. Dân số đô thị lớn trong thời kì cận đại


Các vấn đề mâu thuẫn và bất hợp lý trong tổ chức không gian đô thị đã nảy sinh rất
nhiều do sự phát triển ồ ạt của các đô thị trong thời kì này. Vấn đề nhà ở không được
giải quyết một cách đầy đủ, đặc biệt là các khu nhà ở dành cho người lao động thường
thiếu tổ chức, chắp vá, hình thức nghèo nàn, điều kiện sống không đầy đủ, thiếu vệ
sinh ; các khu ở lại hay đặt cạnh xí nghiệp, nhà áy, điều kiện môi trường thấp. Môi
trường đô thị ở nhiều nơi bị khủng hoảng nghiêm trọng. Các khu công trình công
nghiệp xây dựng tự phát, không theo quy hoạch, lại chiếm những khu đất tốt trong
thành phố, nhiều công trình xây dựng sát bờ sông, thậm chí ngay sát khu trung tâm
làm cho môi truòng sống ở đô thị bị ảnh hưởng nghiệm tọng. Việc đầu cơ đất đai đã
làm cho giá đất xây dựng thành phố tăng vọt, mật độ xây dựng cao và các công trình
kiến trúc đã phát triển theo chiều cao. Nhiều thành phố thậm chí không có khu đất
trống để trồng cây xanh. Do sự khủng hoảng về xây dựng và sự mất cân đối trong
thành phố ở các nước tư bản phát triển từ nửa thế kỉ thứ XĨ, người ta đã tiến hành hàng
loạt công cuộc cải tạo các đô thị, đặc biệt là ở Phàp và ở Nga (Paris và Pêtcbua), với
các LÝ do trên, từ cuối thế kỉ XĨ đến đầu thế kỉ XX, hàng loạt tư tưởng mới và quan
điểm để xuất hiện, mở đầu cho sự phát triển của ngành quy hoạch đô thị hiện đại.
2.2. Sơ lược quá trình phát triển đô thị Việt Nam
2.2.1. Tình hình phát triển các đô thị Việt Nam đến thế kỷ 18
Trong lịch sử vàng nghìn năm tồn tại , Việt Nam luôn phải chống lại các cuộc ngoại
xâm của phương Bắc và Phương Tây, đã ba lần chịu ách đô hộ của phong kiến phương
Bắc.

19
Dấu vết đô thị đầu tiên ở nước ta là thành Cổ Loa hay còn dc gọi là Loa thành
của An Dương Vương ở tả ngạn sông Hồng ( hình). Loa Thành là đô thị đầu tiên đc
xây dựng vào năm 25 trước CN, là trung tâm chính trị của nước Âu Lạc. Chiều dài của
ba tường thành chính dài trên 16km có hào sâu bao bọc nối liền với sông Hoàng đã
làm tăng khả năng phòng thủ của Thành. Ngoài các cung điện của vua và các trại lính,
trong thành còn có nhà ở của dân thường. Đây là điểm dân cư tập trung đông nhất lúc
bấy giờ, dân số ước tính tới hàng ngàn người.

Hình 2.12. Thành Cổ Loa


Trong thời kì Bắc thuộc, một số thành thị khác nhau mang tính chất quân sự và thương
mại như thành Lung Sâu, thành Long Biên, Từ Phố , Bạch Trưởng, Hậu Lộc cũng đã
được hình thành. Một trong những đô thị lớn nhất thời Bắc thuộc đến thế kỉ thứ XIX là
thành Tống Bình ( Hà Nội ngày nay ). Sử chép rằng năm 865 tướng Cao Điền ( Trung
Quốc) đã mở rộng thành để chống quân khởi nghĩa. Thành dài 1982,5 trượng
( 7930m), cao 2,5 trượng (10m), trên tường thành có 55 điểm canh. Một vài đoạn
thành còn sót lại cho đến ngày nay.

20
Hình 2.13. Thành Thăng Long thời Lí – Trần (1010 -1400)
Năm 1010 sau khi ổn định tình hình chính trị trong nước, Lý Thái Tổ đã quyết định
dời đô về trung tâm Đại La (trong thành Tống Bình cũ ) và đổi tên là Thăng Long. Đây
cũng là cái mốc khai sinh cho thành phố Hà Nội ngày nay. Từ đó Thăng Long phát
triển mạnh về tất cả các mặt kinh tê,s xã hội, văn hóa và đã trở thành một đô thị có vị
trí quan trọng trong cả nước.
Thăng Long có hệ thống thành dài 25km bao bọc xung quanh khu vực cung
đình và các điểm dân cư, là những dấu hiệu đầu tiên của đô thị khá độc đáo. Ngoài ra,
nhiều công trình được xây dựng trong thành như các đền chùa, miếu mạo. Đây là thời
kì thịnh vượng nhất của nền phong kiến Việt Nam, rất nhiều đền chùa, bảo tháp được
xây dựng vào thời kì này như: 950 ngôi chùa đc xây dựng vào năm 1031 dưới sự đài
thọ của nhà vua. Chùa Diên Hựu ( chùa Một Cột ) xây vào năm 1049- chùa Diên Hựu
đánh dấu một bước phát triển cao về nghệ thuật Kiến trúc lúc bấy giờ và cho đến ngày
nay nó vấn là một biểu tượng trong trái tim Hà Nội. Năm 1954 trước khi rút chạy thực
dân Pháp đã đặt mìn phá hủy, ngay sau đó vào năm 1955 chùa đã được xây dựng lại
Một điều đáng chú ý trong quy hoạch phát triển đôthị lúc bấy giờ là việc xây dựng
khu Văn Miếu năm 1070, được gọi là Quốc Tử Giám vào năm 1076. Là khu đại học
đầu tiên ở Việt Nam, đây thực sự là chỗ chọn nhân tài của đất nước, hàng năm có hàng
ngàn người đến xin học và dự thi. Trên 82 bia Tiến sĩ bảng đá ghi lại các danh nhân,
các nhà bác học đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước lúc bấy giờ về mặt
văn hóa giáo dục và đã làm cho Việt Nam một thời rạng rỡ.
Dưới thời phong kiến, ở nước ta nhiều loại đô thị khác cũng đã hình thành.đó là nơi
đóng đô chính của các vua chúa phong kiến như thành Hoa Lư ( kinh đô của nhà
Đinh), thành Tây Đô ( Kinh đo của nhà Hồ ), thành Phú Xuân ( Kinh đô nhà Nguyễn ),
là những trung tâm chính trị quan trọng.

21
Thành Tây Đô (thành nhà Hồ) được xây dựng rất kiên cố, phía ngoài đc ghép đá
trên một khu đất bằng phẳng ở Thanh Hóa có hình vuông mỗi cạnh dài 500m. Cổng
thành là 3 vòm ghép đá rất đẹp và coskix thuật cao rất công phu. Có những phiến đá
dài tới 7m, cao 1,5m, nặng tới 15 tấn ở cổng ra vào.
Sau chiến thắng quân Minh, Lê Lợi xây dựng lại đất nước. Đô thị Việt Nam dưới
thời bấy giờ đã phát triển rất mạnh, đặc biệt Thăng Long là nơi đóng đô của triểu Lê
và từ đó ( 1430 ) Thăng Long có tên Đông Kinh.Thăng Long được tu sửa từ cung điện,
đền đài đến Hoàng Thành rộng hơn nhiều vào thế kỉ thứ XVI so với đời LÝ – Trần.
Theo bản đồ của Hồng Đức vẽ năm 1470, địa giới của Hoàng thành gồm Hoàng thành
đời LÝ – Trần cộng với phần mở rộng ở phía Đông ra tới tận bờ sông Hồng ( Hình )
ở chính giữa Hoành Thành là điện Kính Thiên: nơi hội họp với các đại thần,bên phải là
điện Chí Hiệu, bên trái là điện Chí Kính, phía sau là điện Vạn Thọ, phía trước là điện
Thị Triều nơi các quan vào chầu vua, từ đó nhìn ra phía ngoài là cửa Đoan Môn.
Cung điện của Hoàng Thái tử ở hướng Đông gọi là Đông cung, phía trước Đông
cung là Thái Miếu thành bố cục theo hệ trục vương, lấy điện Kính Thiên làm chuẩn.
Các công trình chính được đặt theo hướng Bắc Nam, các cung điện được xây dựng rất
đẹp. phía Nam hoàng thành là khu vực quan lại gần cửa Đại Hưng. Lê Thánh Tông đã
cho xây dựng viện Đại Lâu cho các quan nghỉ lúc vào chầu, xây đình Quảng Văn là
nơi yết thị các pháp lệnh của triều đình. Nhiều đền chùa được xây dựng thời đó còn
lưu lại đến ngày nay như Đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiều, chùa Trấn Quốc, chùa Kim
Liên, Văn Miếu đc xây dựng lại và mở rộng thành khu đại học lớn nhất thời phong
kiến.
Ngoài Hoàng Thành, phố phường đc phát triển, hoạt động thương mại ngày càng mạnh
mẽ, các cửa hiệu buôn của người Hà Lan, Anh moc dọc theo bờ sông. Vào thế kỉ
XVII, khu dân cư đã có nhà 2 tầng, nhiều nhà làm them gác lửng để đề phòng lụt lội.
Như người phương Tây đã nhận xét: Thăng Long vào thế kỉ XVII là đô thị lớn ở Châu
Á. Ở đây có nhiều phường chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công, có những phường
nổi tiếng như nghề làm giấy ở phường Yên Thái, nghề dệt vải ở Thụy Chương, nhuộm
diều tơ lụa ở Hàng Đào…, dân số trong thành ngày càng đông.
Thăng Long thời bấy giờ thực sự không còn giữ mãi kinh thành kiểu phong kiến mà
đã trở thành một trung tâm văn hóa, sản xuất và thương mại để phát triển thành một đô
thị lớn. Đô thị không còn phát triển bó hẹp trong khu khu vực Hoàng Thành mà đã mở
rộng mạnh ra phía ngoài, chiếm khu đất rộng lớn, khai thác cảnh quan của Hồ Hoàn
Kiếm. Đến năm 1728, Trịnh Giang đã cho củng cố xây dựng các cung điện ngầm ở
Phía Nam của Hồ, khu vực này trở thành một trung tâm quan trọng của Đô thành.
2.2.2. Tình hình phát triển đô thị Việt Nam thế kỷ 18 đến trước năm 1945
Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, khi các nước Châu Âu đã có nền kinh tế lớn
mạnh, văn minh thì Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. Những điều luật
phong kiến ngặt nghèo đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, kể cả trng lĩnh vực Kiến
trúc, quy hoạch và xây dựng. Dân số đô thị lúc bấy giờ chỉ chiếm khoảng 1% dân số cả

22
nước. Đầu thế kỉ XIX một điểm dân cư lớn của Việt Nam là Hà Tiên đã bắt đầu phát
triển mạnh nhờ sự di dân vào từ miền Bắc, Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan. Về
sau, do chiến tranh họ đã bỏ chạy về tập trung tại khu vực Chợ Lớn và một điểm dân
cư đô thị đông đúc mới đã được hình thành, cùng với thành Gia Định tạo nên một khu
đất sầm uất đặt nền móng cho sự phát triển thành phố Sài Gòn sau này. Năm 1865 Sài
Gòn chỉ có 8000 dân, đến năm 1877 số dân đã lên tới 33000 người và Sài Gòn đã trở
thành một điểm đô thị lớn của Miền Nam. Nguyễn Ánh đã chọn Huế làm Thủ đô sau
khi giành được chính quyền. Thành phố Huế bắt đầu được xây dựng vào năm 1830 ở
khu vực Chánh Dinh. Quy hoạch thành Huế dựa trên nguyên tắc thiết kế thành phố của
KTS Vaubae ( vau be) do nhà truyền đạo Pháo Adevan chỉ huy. Thành phố Huế có
hình vuông đc cải biến mở rộng ở các trạm canh, mỗi cạnh dài 2235m. Vì muốn giữ
được nguyên tắc đối xứng nên người ta không lợi dụng đc hết điều kiện tự nhiên ở đồn
Mang Cá. Thành Huế nằm trên bờ sông Hương, thành bao 6m, dày 20m, xung quanh
có hào bao bọc sâu tới 4m, có nơi hào rộng tới 60m ( hình )

Hình 2.14. Thành Phú Xuân – Huế


Trong thành, các cung điện của nhà vua được bố trí theo hệ đối xứng . xung quanh
Cấm thành là cung thành, là nơi xây dựng các cung điện, nơi làm việc của các quan lại
phong kiến, phần sau của thành so với bờ sông Hương là khu ở. Trong thành không có
nhà cao tầng và kiểu kiến trúc đồ sộ, xây dựng theo kiểu truyền thống, nhà bằng gỗ.
Dưới thời nhà Nguyễn có quy định rất chặt chẽ cho việc xây dựng: nhà dân không
được giống và cao hơn nhà của vua quan phong kiến. Hệ thống đường sá cơ bản được
xây dựng theo hệ hình học ô cờ. Trên trục chính có cột cờ cao ba tầng và cổng chính
của thành với kiến trúc rất phong phú.
Tổng thể quy hoạch kiến trúc cố đô Huế đc bố trí dựa trên thuyết Phong Thủy
khá mẫu mực.Kinh thành đc lấy làm chủ thể trong bố cục toàn đô thị, hình vuông của
kinh thành tượng trưng cho đất với ba lớp thành ( Kinh thành, Hoàng Thành và Tử

23
Cấm thành ). Hoàng thành còn gọi là Đại nội có Tử cấm thành và hàng tram công trình
kiến trúc lớn nhỏ, bố cục theo trục hướng tâm là điện Thái Hòa nhìn thẳng ra núi Ngự
Bình và đền Nam Giao, trước mặt là quảng trường. Đền Nam Giao là khu vực du
ngoạn của vua đc đặt bên kia bờ sông Hương, ở phía Nam của kinh thành (Tính từ của
chính của thành). Đền có hình tròn tượng trưng cho mặt trởi. Ở Bên kia sông Hương,
đối diện kinh thành Huế là khu phố Tây. Dọc bờ sông Hương có các dải cây xanh.
Dưới thời nhà Nguyễn, các đô thị khác cũng bắt đầu phát triển. Nguyễn Ánh đã
cho xây dựng lại thành Hà Nội và khu vực Quốc Tử Giám để củng cố chính quyền ở
phương Bắc. Hàng loạt các tỉnh thành đc xây dựng khắp nơi trên toàn quốc đặt nền
móng cho hệ thống quản LÝ hành chính của triều đình. Hàng loạt thành quách đc xây
dựng ở các tỉnh lị thời đó cũng là điểm xuất phát đầu tiên của hệ thống đô thị Việt
Nam.Đô thị thời này chủ yếu chỉ phát triển hệ thống hành chính, quyền lực quốc gia
phong kiến với thành quách bao quanh có tác dụng bảo vệ. Một số ít nơi thành xây
bằng gạch kiên cố còn lại ở hầu hết các nơi khác thành lập đc đắp bằng đất nên ít tồn
tại cho đến ngày nay. Trong thành các công trình nhà ở, nơi làm việc của quan lại và
các trại LÝnh đc xây dựng. Phía ngoài thành là các khu dân cư và phố phường buôn
bán của dân thường. Với hình thức đó, đô thị đã thể hiện rõ sự cách biệt giữa chính
quyền và dân trong cấu trúc đô thị. Các dạng thành quách thời kì đó có thể phân biệt
như sau:
- Loại hình vuông: về cơ bản, loại này giữ được đặc điêm truyền thống thành của
Á Đông như kiểu thành nhà Hồ. Sự biến dạng của nó đc thể hiện qua việc bổ
sung thêm các trạm gác trên từng đoạn thành hay cổng thành như thành Huế,
thành Gia Định,…

Hình 2.15. Thành Gia Định

24
- Loại hình vuông với các cung mở rộng ở giữa các cạnh thành kết hợp với cổng
thành như thành Sơn Tây, Cao Bằng ( hình 19)
- Loại hình vuông đc thắt lại ở giữa các cạnh tạo nên các góc nhọn ở góc thành
và một số biến dạng nhỏ ở giữa các cạnh. Loại này vẫn giữ đc hình ảnh của
hình vuông ban đầu và đc trau chuốt theo một nghệ thuật riêng cho phong phú (
thành Bắc Giang, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi…)
- Loại hình đa giác 5,6 cạnh hoặc hơn nữa,loại này hoàn toàn xa lạ với các loại
thành của phương Đông, đây chính là loại thành đc xây dựng rập khuôn ý đồ
của các loại thành phố lý tưởng thời Phục hưng Châu Âu. ( hình )

Hình 2.16. Thành Bình Định

Hình 2.17. Thành Vinh

25
Thời Pháp thuộc, ngoài các khu vực thành quách , các khu dân cư bắt đầu phát triển,
phố xá xuất hiện. Nhiều đô thị đã trở thành những trung tâm thương mại lớn và dần
dần lấn át cả khu vực thành quách, thậm chí có nơi đã mất hẳn ranh giới. Dưới sự
thống trị của thực dân Pháp với chính sách khai thác các nguồn tài nguyên ở thuộc địa
đã xuất hiện một loạy các đô thị mới mang tính chất khai thác , thương mại, công
nghiệp, nghỉ ngơi giải trí. VD : Hòn Gai, Cẩm Phả, Lào Cai (tp khai thác ); Hải
Phòng , Đà Nẵng, Sài Gòn , Nam Định, Vinh ( thành phố công nghiệp thương mại );
Đà Lạt , Sapa, Tam Đảo ( thành phố nghỉ ngơi giải trí ).
Trong thời kì này, yếu tố công nghiệp và nhất là yếu tố thương mại đã có tác
dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các đô thị trong toàn quốc

26
CHƯƠNG III. Các xu thế và quan niệm phát triển đô thị
Cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX xã hội phong kiến và quân chủ Châu Âu đứng
trước một thời kì sôi động mới. Cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 -1794 đã lay
chuyển và phá vỡ nền tảng của chế độ phong kiến Tây Âu chuyển chính quyền vào tay
giai cấp tư sản. Tiếp đó các cuộc cách mạng dân chủ tư sản nổ ra ở một số nước khác
như ở Bỉ năm 1830, ở Ba lan , Ý năm 1831, ở Anh năm 1832 … đã đưa giai cấp tư sản
lên nắm chính quyền. Những biến động xã hội đó đã làm rạn nứt và cuối cùng đánh đổ
hệ thống quân chủ phong kiến châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát
triển của cuộc cách mạng công nghiệp.
Máy hơi nước xuất hiện năm 1825, nhà máy điện,lò luyện thép 1885… đã thúc đẩy sự
phát triển nhảy vọt về công nghiệp , dẫn đến những biến động lớn trong sản xuất xã
hội. Cách mạng công nghiệp ko những đã thúc đẩy những biến động kinh tế , xã hội ở
châu Âu vào thế kỉ XIX mà còn là nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển đô thị, tăng
nhanh tốc độ đô thị hóa ở Châu Âu lúc bấy giờ. Sự thay đổi tính chất, việc tăng nhanh
quy mô dân số và đất đai của các đô thị đã vượt quá giới hạn cho phép, dẫn đến nhiều
hiện tượng tiêu cực trong các đô thị như :cơ cấu thành phố không hợp lý, giao
thoongtawcs ngắn, nhà ở thiếu thốn, chật chội, không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Mặt
khác tình trạng đầu cơ xây dựng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí, tổ chức xây
dựng các dân cư ở đô thị.
Hậu quả xấu của sự phát triển chủ nghĩa tư bản về các mặt xã hội, chính trị đã trở nên
sâu sắc từ giữa thế kỉ XIX. Xu hướng cách mạng XH nhằm xóa bỏ những hiện tượng
đó với mục đích giải phóng con người, trước tiên là giai cấp công nhân và nhân dân
lao động đã được phát triển rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội. Sự khủng hoảng trong
công tác xây dựng đô thị của chủ nghĩa tư bản thế kỉ XIX đã làm xuất hiện nhiều ý
kiến đề xuất mang tính chất cải cách xã hội đô thị, không những chỉ của các nhà
chuyên môn ngành xây dựng đô thị , mà của cả các nhà hoạt động chính trị, xã hội,
kinh tế, và văn hóa.
Mức độ nghiên cứu và đề xuất của các tác giả không giống nhau, càng về sau những
LÝ luận và mô hình càng có xu hướng mở rộng phạm vi nghiên cứu đến tỉ lệ vùng đô
thị, thậm chí đến tỉ lệ quy hoạch toàn quốc. Đây cũng là vấn đề thực tế do sự phát triển
rất nhanh của quá trình đôthị hóa và sự bùng nổ dân số cùng với sự đe dọa trầm trọng
bởi sự xuống cấp ở môi trường trên phạm vi toàn cầu.
Tiến bộ khoa học đã thúc đẩy nhanh sự tiến bộ về kinh tế. Tiến bộ về kinh tế đã làm
thay đổi các quan hệ về xã hội theo hướng hiện đại. Từ đó con người phải đi tìm cho
mình một cơ cấu tổ chức không gian thích hợp trong cuộc sống hiện đại, trước tiên
cho nơi ở của mình là các điểm dân cư đô thị và nông thôn.

Tiến bộ Tiến bộ Tiến bộ Tổ chức


khoa học kinh tế xã hội không
và kĩ gian đô
thuật thị
27
Các đề xuất về tổ chức không gian đô thị thường tập trung vào các xu hướng sau đây:
- Phương án thiết kế và những đề xuất cụ thể cho sự phát triển của từng loại đô
thị hay từng vùng
- Các dự đoán khoa học và dự báo phát triển đô thị tương lai mang tính định
hướng chiến lược và xã hội kinh tế học đô thị
Các mô hình lý thuyết với các dạng phát triển của đô thị …
3.1. Lý luận về thành phố không tưởng của Owen, Fourier và Morris
1.Robert Owen 1771 – 1858
Mô hình đô thị không tưởng của Robert Owen dựa trên cơ sở tổ chức xã hội
thành các tập đoàn nhỏ ( khoảng 1200 người ) mang tính độc lập cao. Con người sống
trong các tập đoàn xã hội của Robert Owen là con người biết lao động toàn diện : chân
tay và trí óc, lao động trên đồng ruộng và trong nhà máy, còn lại hoạt động đời sống ,
sinh hoạt văn hóa giáo dục…đều được tổ chức tập thể. Robert Owen dự kiến xây dựng
đô thị thành các điểm dân cư nhỏ. Mỗi điểm đc bố cục theo hình vuông chưá khoảng
1200 người. Nhà ở kiểu tập thể đc xây dựng kín bốn cạnh, phía trong bố trí các công
trình phục vụ công cộn như nhà trẻ, trường học, bệnh viện, hội trường, nhà ăn, thư
viện,… Ngoài khu vực canh tác cũng đc bố trí các nhà máy, các xưởng thủ công ( hình
) .thành phố của Robert Owen mang tính chất thôn xã, mọi người không những chỉ
tham gia sản xuất trong các nhà máy, công trình phục vụ, mà còn luân phiên lao động
trên đồng ruộng.

Hình 3.1. Thành phố lí tưởng Robert Owen 1817

2. Francois Marie Charles Fouurier 1772 – 1837

Lý luận xây dựng của ông dựa trên cơ sở chủ nghĩa xã hội không tưởng – tổ
chức các điểm dân cư mới theo kiểu làng xóm công xã có khả năng tự cung tự cấp và
tổ chức cuộc sống xã hội, tập thể. Mỗi đơn vị đô thị có số dân khoảng 1.600 người.

28
Nhà ở được tổ chức theo kiểu tập thể và có đầy đủ các công trình phục vụ công cộng.
Bên ngoài thành phố là đất nông nghiệp và khu vực nhà ở để sản xuất và xây dựng biệt
thự cho những người muốn sống độc lập.

Hình 3.2. Trung tâm thành phố của F.M.C. Fourier

1.Quảng trường chính 6. Nhà thờ

1. Sân mùa đông 7.Nhà khách

2. Nhà dùng cho các công 8.Nhà sửa chữa dụng cụ


việc sản xuất nông đóng bàn ghế
nghiệp

3. Hiên cột 9.Phòng hòa nhạc

4. Hành lang

Tư tưởng của Owen và Fourier đã được kế tục trong các lý luận quy hoạch sau này đặc
biệt là lý luận về quy hoạch đơn vị ở trong mô hình tổ chức xã hội ở đô thị mới.

3.William Morris 1834 - 1896

William Morris là KTS , nhà nghệ sĩ và cũng là nhà hoạt động xã hội của nước
Anh. Ông đã tiếp thu ý kiến của Robert Owen và Fourier , cổ động cho tư tưởng xóa
bỏ sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn. Quan điểm xây dựng đô thị của William
Morris là xây dựng phân tán trên toàn bộ đất nước các điểm dân cư nhỏ. Ông xác minh

29
cho phương án của mình rằng điện là nguồn động lực cơ bản cho mọi hoạt động, sẽ đi
đến tất cả các điểm dân cư trong toàn quốc và đến tận mọi nhà , cho nên ở đó sẽ là chỗ
ở và cũng là nơi làm việc của mọi người. William Morris là một trong những người
phản đối mạnh mẽ sự phát triển xây dựng các thành phố lớn, đề cao mối quan hệ giữa
con người và thiên nhiên và đã nhìn thấy vai trò quan trọng của việc phát triển các
thành phố nhỏ.

3.2. Lý luận về thành phố vườn, thành phố vệ tinh của Howard
Lý luận thành phố - vườn và thành phố vệ tinh của Ebenezer Howard – Kiến
trúc sư người Anh là một cống hiến lớn cho lý luận quy hoạch đô thị hiện đại.

Ebenezer Howard đã phê phán những hiện tượng xã hội , văn hóa, kinh tế của
các thành phố công nghiệp ở nước Anh và đã rút ra kết luận rằng : Nguyên nhân cơ
bản của các hiện tượng xấu là do sự tập trung dân cư quá cao vào các đô thị. Tư tưởng
của Robert Owen trc đó với các điểm dân cư mang tính chất “ đô thị - nông thôn “ độc
lập , tự cung, tự cấp , một hình thức công xã kết hợp giữa đô thị và nông thôn.

Thành phố vườn của Howard đc đề xướng năm 189. Ý đồ tư tưởng của thành phố
vườn và thành phố vệ tinh đc Ebenezer Howard trình bày trong tác phẩm “ Ngày mai-
con đường hòa bình tới cải cách xã hội” và “ Thành phố vườn tương lai “ . trong đó đề
cập tới vấn đề thay đổi cơ cấu tổ chức và hướng giải quyết về không gian của thành
phố (h 24). Cụ thể là :

- Phân bố lại dân cư đô thị thành từng đơn vị thành phố vệ tinh tập hợp xung quanh
thành phố trung tâm hay gọi là thành phố mẹ, quy mô lớn nhất là 58000 người

- Thành phố vườn là những đơn vị thành phố vệ tinh, có quy mô dân số khoảng
32000 người, quy mô đất đai khoảng 400 ha với nhà ở gia đình thấp tầng có vườn.

- Thành phố được bao quanh bởi các khu cây xanh và đất đai sản xuất nông nghiệp.

- Các đơn vị thành phố liên hệ với nhau bằng các tuyến đường sắt chạy nhanh và
các tuyến ô tô khác.

- Các thiết bị và cơ sở phục vụ bảo đảm yêu cầu của toàn dân, tạo điều kiện cho
cuộc sống văn hóa, xã hội thành phố phát triển.

30
-Đất đai xây dựng thuộc quyền sở hữu chung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển xây dựng toàn thể các điểm dân cư.

Hình 3.3. Thành phố vườn Ebenezer Howard

a. Chi tiết một số bộ phận thành phố vườn

b. Sơ đồ cơ cấu quy hoạch thành phố vệ tinh

Hình 3.4. Sơ đồ thành phố Letch worth – Thành phố vườn đầu tiên xây dựng

31
Hình 3.5.
a. Sơ đồ quy hoạch thành phố vườn Welwyn 1920 cách London 25 km
b. Chi tiết nhóm nhà ở
Năm 1940, theo Ebenezer Howard, R.Unwin và Parker thiết kế xây dựng
thành phố vườn đầu tiên cách London 55 km (thành phố Letch worth). Năm 1920
Louis de Soissons thiết kế xây dựng thành phố vườn thứ hai cách London 25km (thành
phố Welwyn).
Lý luận thành phố vườn và thành phố vệ tinh của Ebenezer Howard đã có ảnh
hưởng lớn trên thế giới, đặt nền tảng phát triển cho lý luận quy hoạch đô thị hiện đại.
3.3. Lý luận về thành phố chuỗi và các xu thế phát triển của nó
3.3.1. Mô hình của Mata
1.Aturo Soria Y Mata ( 1844- 1920)
Tác giả đầu tiên về LÝ luận quy hoạch xây dựng thành phố theo hệ thống chuỗi
là Aturo Soria Y Mata, người Tây Ban Nha. Tháng 3/1882 ở thành phố Ma đơ rít ( thủ
đô Tây Ban Nha ) xuất hiện một loạt các bài báo của Soria Y Mata giới thiệu về ý đồ
tổ chức quy hoạch đô thị theo hệ thống chuổi. theo Mata thành phố phát triển dọc theo
các trục giao thông chính với chiều dài không hạn chế , còn chiều rộng của dãy công
trình xây dựng dọc hai bên đường khoảng vài trăm mét. Trục giao thông ở giữa rộng
khoảng 40m đc trang bị bằng các phương tiện giao thông cơ giới: có thể là đường sắt,
tàu điện, ô tô cùng với hệ thống kĩ thuật đô thị khác. Nhà ở được tổ chức theo kiểu gia

32
đình thấp tầng có vườn riêng, quan điểm này phù hợp với quan điểm của nhiều nhà đô
thị lúc bấy giờ.
Cách giải quyết như vậy nhằm mục tiêu đạt được cuộc sống đô thị gần gũi
thiên nhiên, khai thác được những ưu điểm của hình thức thôn xóm, đồng thời lại gắn
liền với điều kiện kĩ thuật hiện đại trong sản xuất và sinh hoạt đô thị.
Sau 10 năm công bố LÝ thuyết quy hoạch thành phố chuỗi, năm 1891 Soria Y
Mata bắt đầu thực hiện ý đồ xây dựng thành phố chuỗi của mình dọc theo tuyến đường
sắt của thủ đô Madrid. Thành phố chuỗi đầu tiên có tên gọi là “ Ciudad Lineal” ( siu
đét lin nờ ) ( hình 27). Do gặp nhiều khó khan về kinh phí xây dựng nên đến năm 1894
mới xây dựng đc 1 đoạn dài 5200m trong tổng chiều dài dự kiến là 48km bao quanh
thành phố Madrid.

Hình 3.6. Sơ đồ quy hoạch thành phố chuỗi của Soria Y Mata
a. Sơ đồ quy hoạch mở rộng thành phố Madrid (1882)
b. Sơ đồ cơ cấu thành phố chuỗi
c. Sơ đồ chi tiết một số lô phố của thành phố
Mặc dù phương án của Mata ko đc thực hiện hoàn chỉnh, nhưng về mặt lý luận cũng
như thực tiễn xây dựng đô thị , Mata đã có một sự đóng góp to lớn. Ý đồ tư tưởng quy
hoạch đô thị theo hệ thống chuỗi trên thế giới ngày càng được phát triển và củng cố
với nhiều hình thức xây dựng phong phú và nhiều dạng tổ chức không gian quy hoạch
khác nhau.
3.3.2. Hệ thống chuỗi liên tục
Quan điểm chỉ đạo ở đây là xây dựng thành phố theo những hệ công trình liên
tục kéo dài. Mọi hoạt động sinh hoạt ăn , ở, đi lại và làm việc đều được tổ chức trong

33
cùng một công trình. Ví dụ đầu tiên về loại thành phố này là phương án thiết kế của
Edowga Sambole ( e đo goa sêm bồ ) người Mĩ, năm 1910 được gọi là thành phố -
đường. Đây là một công trình kéo dài, cao ba tầng. Tầng hầm tổ chức đường xe lửa,
đường đi bộ ở tầng trên cùng có mái che, tầng giữa là nhà ở, có xen kẽ các công trình
phục vụ công cộng
20 năm sau, năm 1930 Le Corbusier đã áp dụng ý đồ quy hoạch chuỗi công
trình liên tục trong quy hoạch thành phố Angie (thủ đô của Angieri ). Đó là một công
trình cao 10 tầng, có đường giao thông trên mái đc tổ chức kéo dài như một bức tường
thành dọc theo bờ biển Địa Trung hải (hình).

Hình 3.7. Sơ đồ quy hoạch thành phố Angie (Thủ đô Angieri) của Le Corbusier (1930)
Le Corbusier còn đề xuất các phương án xây dựng thành phố theo kiểu chuỗi công
trình liên tục cho một số thành phố bờ biển Nam Mĩ như: Montevideo, Sao Paulo, và
Rio de Janciro.
3.3.3. Hệ thống chuỗi liên tục nhiều nhánh
Hệ thống chuỗi công trình liên tục nhiều nhánh là sự tiếp tục của quan điểm xây
dựng đô thị theo hệ thống chuỗi công trình liên tục ở mức độ cao hơn trong đó vấn đề
tổ chức đường đi bộ tách khỏi đường giao thông cơ giới đc coi trọng. Quan điểm đó
lần đầu tiên đc trình bày trong phương án quy hoạch cải tạo khu phố London 1952 của
Alice và Piter Smithson, đã đc công bố năm 1953 tại đại hội kiến trúc sư Quốc tế
(CIAM). Các tác giả đã nêu lên hình thức tổ chức đường phố mới gọi là “Con đường
nội bộ mới’ bố trí ngay trong các công trình nhà ở đc xây dựng thành những chuỗi liên
tục có nhiều nhánh (h29).

34
Hình 3.8. Sơ đồ quy hoạch theo chuỗi công trình liên tục nhiều nhánh của Alice và
Piter Smithson 1935
Các công trình công cộng tổ chức gần đầu mối giao thông cơ giới, đc nối vói nhà ở
bằng đường phố đi bộ, tạo thành một tổng thể thống nhất,có lối bố cục không gian
phong phú.
Trong thực tế, phương án của an hem Smithson ko đc thực hiện,nhưng đã có
một đóng góp mới đối với phát triển LÝ luận quy hoạch xd đô thị hiện đại, đặc biệt là
vấn đề tổ chức ko gian quy hoạch dựa trên cơ sở của hệ thống đi bộ trong khu ở.
Tiếp theo phương án của Smithson là phương án quy hoạch khu phố mới
100.000 người ở Le Mireil năm 1961do một nhóm KTS thiết kế. Phương án này đc
giải nhất trong cuộ thi quy hoạch và đc chọn để xây dựng. Giá trị nổi bật của phương
án ở chỗ giải quyết vấn đề tổ chức ko gian quy hoạch phong phú với nhiều hình khối
kiến trúc khác nhau, gắn liền công trình với cây xanh và thiên nhiên một cách thích
đáng,mặc dù mức độ xây dựng tập trung rất cao ( h30 ).
3.3.4. Hệ thống thành phố dải
Hệ thống tp dải là sự phát triển tiếp tục của hệ thống thành phố chuỗi ở mức
độ cao hơn phù hợp với tính chất hiện đại của các thành phố sản xuất công nghiệp và
sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa trong nửa đầu thế kỉ XX. Hệ thống
thành phố dải là hệ thống trong đó các công trình đc tổ chức thành từng dải chức năng
khác nhau song sog theo trục giao thông chính, đc trang bị đầy đủ các công trình kĩ
thuật đô thị. Chiều rộng của dải công trình đc khống chế, còn chiều dài phát triển tùy
theo yêu cầu của thành phố.

35
Hình 30: Sơ đồ quy hoạch khu nhà ở Le Mireil (Pháp) của Candilis, Josic và Woods
1961
Ý đồ xây dựng thành phố theoheje dải đc Goonzales Del Castil trình bày lần
đầutiên năm 1991 ở Bỉ. Hệ thống dải đã trở thành mô hình đô thị hóa của Bỉ vào
những năm hai mươi. Sau đó hệ thống dải đã đc Hinber Seimner và Newtra nghiên
cứu áp dụng cho nhiều thành phố khác.
Ở Liên Xô cũ , từ năm 1929 -1930 đã xuất hiện nhiều phương án quy hoạch
xây dựng theo hệ thống dải, điển hình nhất là phương án quy hoạch xây dựng thành
phố Stalingrat, nay là Vongagratcuar N.A Milutin đặt cơ sở nền móng cho mô hình
quy hoạch theo hệ thống dải (h31).
Milutin quy hoạch thành phố theo từng dải chức năng dọc theo sông Vonga dài
70km với chiều rộng của dải ko quá 5km. Milutin đã vận dụng thành công LÝ luận
thành phố dải vào điều kiện thực tế, đặc biệt lợi dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi để tổ
chức cơ cấu quy hoạch hợp LÝ về các mặt tổ chức sản xuất và đời sống.

36
Hình 31: Sơ đồ quy hoạch thành phố Stalingrat của N.A. Milutin 1930
1. Sông Vonga; 2. Cây xanh công viên; 3. Nhà ở; 4. Trục giao thông chính; 5. Cây
xanh; 6. Công nghiệp; 7. Đường sắt chính; 8. Cảng
Những năm gần đây nhiều phương án quy hoạch đô thị và quy hoạch của nhiều nước
đc nghiên cứu theo hướng phát triển của hệ thống quy hoạch dải. Trong phương án
quy hoạch không gian toàn quốc của Ba lan, người ta xác định hướng phát triển tương
lai của đô thị theo hệ thống dải và cụm, dựa trên các đô thị hiện có và dọc các trục giao
thông chính trong toàn quốc (h32)

Hình 32: Phương án dự kiến quy hoạch toàn quốc Ba Lan năm 2000

37
QH đô thị theo hệ thống chuổi và dải có nhiều ưu điểm căn bản nhưng cũng có
nhiều hạn chế cần chú ý. Việc kéo dài thành phố là một trở ngại lớn trong công tác thi
công, xây dựng, quản LÝ. Trong thực tế phát triển, hệ thống quy hoạch chuỗi và dải
thường ko đc ý đồ ban đầu về khống chế chiều rộng do sự phát triển một cách tự nhiên
về bề dày của hệ thống. Chuỗi “Ciudad Lineal” của Mata thiết kế xây dựng năm 1891
là một ví dụ điển hình. Quá trình phát triển thành phố Madrid đã làm mất tính độc đáo
ban đầu của nó và hiện nay chỉ còn một vệt dài hiện trên bản đồ thành phố.
3.4. Lý luận thành phố công nghiệp
Cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy nhanh chóng sự hình thành nhiều đô
thị công nghiệp ở Anh và Pháp. Cơ cấu đô thị cũ không còn phù hợp với yêu cầu mới,
đòi hỏi phải có một cơ cấu khác phù hợp với tính chất sản xuất của thành phố. Năm
1901 Tony Garnie đã đề xuất phương án mới về quy hoạch thành phố công nghiệp.
Lần đầu tiên cơ cấu tổ chức một thành phố công nghiệp đc xuất hiện , trong đó các khu
nhà ở , khu công nghiệp,khu vực giải trí, giao thông vận tải và hệ thống cây xanh được
bố trí hợp LÝ , rõ rang. Quy mô thành phố đcxác định khoảng 35.000 – 40.000 người.
Tony Garnie đã đề xuất một số khái niệm cụ thể về vấn đề tổ chức và phân loại giao
thông; tổ chức khu ở theo các lô phố phù hợp với điều kiện khí hậu và tự nhiên. Cách
đặt vấn đề giải quyết vấn đề thành phố công nghiệp sau này và là một trong những lý
luận cơ sở của quy hoạch đô thị hiện đại. Quan điểm quy hoạch củ Tony Garnie đã đc
ứng dụng trong quá trình cải tạo thành phố Lion ở Pháp (1940 -1917) (h33).

Hình 33. Sơ đồ quy hoạch thành phố công nghiệp của Tony Garnie 1904

38
Hình 34: Thành phố công nghiệp của Pullman và Ilinoa 1879

1.Khu công nghiệp; 2. Khu ở

Trước đó vào năm 1879 Pullman đã thiết kế thành phố công nghiệp nhưng phương án
đơn giản, chỉ tổ chức các cụm xí nghiệp và khu nhà ở công nhân bên cạnh, mà ko có
những đề xuất đáng kể (h34). Quy hoạch thành phố công nghiệp cũng đã đc Le
Corbusier mô hình hóa trên cơ sở lý luận quy hoạch thành phố chuỗi và dải vào năm
1942 (h35).

Hình 35: Sơ đồ lí thuyết thành phố công nghiệp của Le Corbusier 1942
1.Khu công nghiệp; 2. Cây xanh cách li; 3. Khu ở

3.5. Lý luận thành phố của Le Corbusier


Ông là nhà KTS toàn diện, nhà lý luận kiến trúc và quy hoạch chức năng. Le Corbusier
xác định “nhà là cái máy để ở”, ông coi điều kiện ở, lao động, nghỉ ngơi, và đi lại bằng
oto và đi bộ của con người là chức năng cơ bản của thành phố. Ông là một trong
những người đã thảo ra công ước A-ten (Athenne)
+ Phương án thiết kế mở rộng thành phố Angie theo hệ thống dải công trình liên tục
năm 1930. Đó là công trình cao 10 tầng kéo dài như một bức tường thành dọc bờ biển
địa trung hải.

39
+ Phương án cải tạo Angie đc ông nghiên cứu hiện thực hơn vào những năm 1941 -
1944 và đc gọi là thành phố công nghiệp, rất giống với thành phố dải của Milutin đề
cập năm 1930 cho thành phố Volgagrat.
+ Năm 1943 Le Corbusier đã đề cập đến dải thành phố trên toàn Châu Âu.

Hình 3.15. Phương án vùng đô thị của le Corbusier

Trong lý thuyết 3 quần cư nhân chủng, LE Corbusier có lẽ chịu ảnh hưởng của thuyết
3 thành phần lao động đc thể hiện trong cấu trúc ko gian.
Lịch sử kiến trúc và quy hoạch hiện đại thế giới luôn gắn bó tên tuổi nhà kiến
trúc sư người Pháp Le Corbusier. Ông có nhiều đóng góp và đề xuất mạnh dạn về
phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn trong quy hoạch và kiến trúc. Trong các
phương án của ông nổi bật quan điểm sang tác các công trình quy mô lớn có tính tập
thể cao. Về nội dung sử dụng công trình cũng như về tổng thể quy hoạch thành phố có
sự phối hợp chặt chẽ, vd: phương án cải tạo một phần trung tâm thành phố Paris 3 triệu
dân đc gọi là phương án quy hoạch VOISIN năm 1925 ( hình ). Trong phương án này
Le corbusier bố trí các công trình cao 66 tầng tập hợp thành cụm ở trung tâm nằm
trong dải cây xanh lớn, xung quanh khu vực nhà nhiều tầng là khu vực nhà ở ít tầng
hơn ( 8 tầng ) đc tổ chức theo hình thức chuỗi ko liên tục với mật độ 300 người / ha.
Mặc dù ý đồ ko đc thực hiện, ông cũng đã cung cấp cho LÝ luận quy hoạch đô
thị thế giới một tầm nhìn mới, đặc biệt là trong quy hoạch xây dựng các thành phố lớn.

40
Hình 3.16. Phương án VIOSIN

3.6. Lý luận phát triển đô thị theo đơn vị ở


Khi nói đến hệ thống phát triển thành phố theo đơn vị thì chúng ta phải hiểu đc tính
chất quy mô của từng loại đơn vị. Đơn vị phát triển của thành phố có thể là một đơn vị
cơ cấu chức năng hay một tế bào trong quy hoạch của thành phố. Nó cũng có thể là
một đơn ở hoàn chỉnh hay một đơn vị đô thị. Các nhà LÝ luận đô thị nghiên cứu các
đơn vị trong đô thị thường căn cứ trên một đơn vị xã hội tương đối hoàn chỉnh để
nghiên cứu hệ thống phát triển cho thành phố. Một số các nhà LÝ luận khác xây dựng
đơn vị trên cơ sở phân bố chức năng phục vụ hay sản xuất ở đô thị. Gần đây nhiều nhà
quy hoạch có xu hướng đi tìm các đơn vị đô thị trong hệ thống phát triển dân cư của
đô thị hay một chùm đô thị, hay còn gọi là đơn vị đô thị trong đô thị, trong hệ thống
mạng lưới dân cư hay trong quy hoạch vùng.
Nguyên tắc cơ bản của LÝ luận phát triển thành phố theo đơn vị là nghiên cứu xây
dựng các đơn vị ở tối ưu và trên cơ sở đó các đơn vị sẽ được nhân lên dần tùy theo quy
mô và sự phát triển tương lai của thành phố.
3.6.1. Mô hình của Perry
Quan niệm tổ chức khu ở thành phố theo các đơn vị ở được đề cập tới trong cuộc thi
thiết kế quy hoạch ở Chicago năm 1916 và đã được Clarence Perry (người Mĩ) phát
triển hoàn chỉnh hơn năm 1923
Theo Perry, đơn vị láng giềng có quy mô đủ lớn để có thể đặt ở đó một trường
học phổ thông cơ sở có quy mô khoảng 1000 đến 1200 học sinh với bán kính phục vụ
không quá ¼ dặm Anh ( khoảng 400m ). Trường học là một thành phần quan trọng của
việc giáo dục công cộng ở đơn vị ở láng giềng, bởi vì nó là yêu cầu phổ cập nhất đối
với mọi gia đình trong đô thị. Không một gia đình nào lại ko muốn cho con mình đến
tuổi đi học đc đến trưởng và cũng chẳng ai lo lắng hơn những người mẹ, người cha khi
ở nơi làm việc đối với những đứa con mình ở nhà nếu không đc bảo đảm chu đáo đến
trường học. không những họ chỉ nghĩ đến đứa con đến trường học, mà còn phải nghĩ
đến cả lối đi cả nó từ nhà tới trường và từ trường về nhà có an toàn không? Cái suy
nghĩ tưởng tầm thường đó , nhưng lại rất hệ trọng đối với các nhà đô thị, cần thiết phải

41
làm và tìm cách giải quyết thế nào cho người dân đôthị an tâm với cuộc sống và lao
động hàng ngày.

Hình 3.17. Sơ đồ quy hoạch đơn vị ở của C.Perry

Trên cơ sở đó Perry đã đề nghị xây dựng đô thị thành các đơn vị ở đc coi là “đơn vị
láng giềng “. Perry quan niệm thành phố là tập hợp của nhiều đơn vị ở nhỏ và đơn vị
láng giềng được chọn là đơn vị cơ sở. Mỗi một đơn vị ở là một cộng đồng dân cư nhỏ
phù hợp với điều kiện và quan hệ xã hội, đc trang bị đầy đủ các điều kiện phục vụ cho
nhu cầu cuộc sống của người dân đô thị. Quy mô dân số của đơn vị ở xác định dựa vào
quy mô của trường học phổ thông cấp cơ sở,có quy mô là 1000 học sinh, tương đương
với 5000 – 6000 dân. Đường giao thông cơ giới không đc tổ chức đi xuyên qua đơn vị
ở để bảo đảm điều kiện nghỉ ngơi, giải trí và trẻ em đi lại an toàn. 1/10 diện tích đơn vị
đc dành để trồng cây xanh.
Quan niệm xây dựng thành phố theo đơn vị của Perry đc phổ biến rộng rãi và ứng
dụng ở nhiều nước trên thế giới. Thành phố Harlow ở Anh do KTS F. Gibberd thiết kế
và xây dựng năm 1944 theo quan điểm tổ chức thành các đơn vị tiểu khu nhà ở.
Harlow là thành phố 80.000 dân,cách London 37 km đc tổ chức thành 4 đơn vị khu
nhà ở, mỗi khu nhà ở có từ 2-4 tiểu khu với số dân khoảng 20.000 người, và bán kính
phục vụ khoảng 800m. Mỗi tiểu khu nhà ở có số dân từ 4000-7000 đc trang bị một
trường học phổ thông và các cửa hàng phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân.
Trường học đc bố trí trong các khu cây xanh cùng với các sân tập thể dục do tính chất
tư hữu của chủ nghĩa tư bản, nhiều ý đồ thiết kế không được thực hiện hoàn hảo (h39).
Quy hoạch đô thị dựa trên cơ sở của các đơn vị tiểu khu và khu nhà ở đã được
phát triển và xây dựng một cách hoàn hảo ở Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu
cũ với đầy đủ nội dung phục vụ phù hợp với tính chất tập thể của cuộc sống mới. Đến

42
nay mặc dù đơn vị tiểu khu nhà ở vẫn còn có nhiều ý kiến bàn cãi, nhưng cái vị trí
logic để xây dựng một đơn vị ở kiểu láng giềng như tiểu khu nhà ở vẫn tiếp tục tồn tại
dưới nhiều hình thức khác nhau.

Hình 3.18. Thành phố Harlow

3.6.2. Mô hình của Gloeden


Xu hướng phát triển quy hoạch thành phố theo các đơn vị có chức năng khác nhau đã
được Gloeden đề cập đến năm 1923.
Sự thực mà nói, các đơn vị ở của thành phố trước đây xây dựng theo kiểu phân
chia ra các lô đất. Nó không hình thành rõ là đơn vị nhưng trong cơ cấu không gian
đây cũng là một đơn vị về đất đai, mặc dù chức năng của nó không được xác định rõ
rệt.
Đơn vị ở của E. Gloeden được hình thành như một đơn vị có quy mô khoảng
800.000 dân phát triển theo hướng tâm. Trung tâm của đơn vị nằm trên đầu mối giao
thông chính theo hệ tam giác. Sự cấu tạo của hện thống này tương đối tự do. Các đơn
vị tập hợp với nhau có thể theo dạng tuyến – chuỗi, cũng có thể theo dạng đi văng.
Mỗi đơn vị được phát triển theo một chức năng phục vụ riêng. Nhìn qua về sơ đồ ta
thấy cũng có những nét logic của nó trong cơ cấu chức năng, nhưng với quy mô
100.000 dân một đơn vị và được thể hiện trong chi tiết, một số bộ phận thì có vẻ
không hiện thực trong quan hệ giữa các đơn vị cũng như giữa các đơn vị với các bộ
phận khác, nhất là sản xuất công nghiệp với giao thông đường sắt.

43
Trong thực tế cơ cấu quy hoạch thành phố vườn của E. Howard cũng theo hình
thức tổ chức các đơn vị (xem hình 24) nhưng các đơn vị của Howard nhỏ hơn và hiện
thực hơn.
3.6.3. Mô hình phát triển đô thị theo đơn vị hình học
Các thành phố của hệ thống giao thông. Ta có thể hệ thống hóa theo các dạng
sau đây:
+ Dạng ô bàn cờ : Dạng này chủ yếu dựa theo hệ thống mạng lưới đường ô bàn cờ
cách nhau 800-1200 m hình thành các lô đất. Trong mỗi lô đất là một đơn vị ở bao
gồm nhiều tiểu khu hợp lại có trung tâm phục vụ và vườn cây xanh riêng.
Chandigarh của Ấn Độ do Le Corbusier thiết kế là thành phố theo đơn vị ô bàn
cờ, mỗi lô đất là một khu nhà ở, có trung tâm phục vụ ở bên trong.

Hình 3.19. Thành phố Chandigarh do Le Corbusier thiết kế năm 1951

+Dạng phát triển các đơn vị trên cơ sở hệ thống giao thông hình học lục lăng; Dạng
này phát triển theo 2 hình thức khác nhau:
Hình thức thứ nhất : Mỗi đầu mối giao thông là một trung tâm phục vụ của một đơn vị
phát triển theo một chức năng
Hình thức thứ 2 : Các đơn vị ở bố trí dọc theo các trục giao thông, trung tâm
phục vụ thương mại, bố trí dọc đường giao thông, trung tâm giáo dục và tổ chức nghỉ
ngơi bên trong theo từng đơn vị có vườn cây xanh. Điển hình của loại này là các
phương án của W. Crerry và Zielinshe (Ba Lan)

44
+ Dạng phát triển theo hệ thống tam giác và tam giác lục lăng xen kẽ : Dạng này
cũng có 2 hướng rõ rệt ;
Kiểu tập trung hướng tâm và phát triển theo tuyến dọc theo các đường nội bộ bên
trong.

Hình 3.20. Hệ thống tam giác của Zipser phát triển theo tuyến

Hình 3.21. Hệ thống tam giác lục lăng của Nguyễn Thế Bá phát triển theo đơn vị đô
thị trong hệ tam giác

Hệ thống này có ưu điểm là các đơn vị đô thị có quy mô không lớn, khoảng 2 vạn dân,
phát triển xen kẽ giữa vùng đô thị và nông thôn. Tùy theo điều kiện cụ thể của địa hình
có thể phát triển theo hướng tâm hoặc thưo hệ thống chuỗi. Mỗi đơn vị là một tổng thể
ở và sản xuất. Hệ thống giao thông tam giác đối ngoại và giao thông nhánh đối nội nối
liền các đơn vị với nhau trong một cụm đô thị theo quan điểm đô thị bền vững.
Trong quá trình phát triển đô thị, xu hướng thành phố tĩnh đã chuyển sang xu
hướng động và nửa tĩnh nửa động trên cơ sở xây dựng các đơn vị ở và đơn vị đô thị.
Việc xác định hướng phát triển thành phố động trên cơ sở của sự phát triển các đơn vị
đang là xu thế được nhiều người quan tâm.
3.6.4. Mô hình của Christaller
Năm 1933 cuốn sách của Christaller xuất bản trình bày LÝ luận về sự phân bố hợp lý
các điểm dân cư và sự phân cấp của nó. Đây cũng là sự tổng hợp đầu tiên về LÝ luận

45
phân bố dân cư theo 1 hệ thống, trong đó phản ánh đc những nguyên tắc về kinh tế và
xã hội ko phụ thuộc vào địa điểm và thời gian đc phản ánh.
Có thể nói, chỉ trong vào năm, LÝ luận đó đã được phổ cập trên toàn thế giới và đã
được sự quan tâm của các nhà địa LÝ dân cư, các nhà kinh tế và quy hoạch.
LÝ luận của Christaller đến nay vẫn đang là vấn đề trao đổi thực nghiệm và
phát triển. luận chứng cơ bản của Christaller là :
- Mỗi một điểm dân cư (nông thôn hay thành thị ) đều liên hệ chặt chẽ với một vùng
xung quanh. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến điểm dân cư đó và ngược lại điểm dân cư tác
động lại vùng xung quanh.
- Mỗi 1 điểm dân cư lại có một đơn vị khác cao hơn chịu ảnh hưởng và tác động qua
lại với vùng xung quanh.

Một đặc điểm thiết thực của LÝ luận Christaller là việc phân biệt rõ giữa điểm
dân cư nông thôn và thành thị. Ông chỉ công nhận có 2 loại điểm dân cư nông thôn
gồm các thôn xóm lẻ tẻ không có điểm phục vụ và loại hệ thống các xã có điểm phục
vụ.
Lý luận của Christaller xác định sự phân cấp trong hệ thống dân cư. LÝ luận
này đã đc chính thức áp dụng để thiết kế cải tạo hệ thống dân cư không những ở nước
Đức quốc xã Hít le mà cả ở một số nước phụ thuộc Đức lúc bấy giờ C. Alexander
(Giáo sư – Tiến sĩ kiến trúc và là một nhà toán học Mĩ) trong nhiều năm đã tích cực
nghiên cứu tìm phương pháp mới trong thiết kế quy hoạch đô thị. Năm 1965, C.
Alexander đã phân tích, phê phán cấu trúc tầng bậc là cấu trúc cây, mà đô thị lại không
phải là cây.Trong tác phẩm nổi tiếng “A city is not a tree” (Architectural Forum –
1965). Để xác minh cho các quy hoạch mới trong quan niệm đô thị, đồng thời để xác
minh các đại lượng trong việc ứng dụng toán học vào thiết kế quy hoạch đô thị.

46
Vấn đề cốt lõi lớn nhất trong luận điểm của Alexander là phê phán quan điểm và giải
pháp quy hoạch của các thành phố hiện đại có cơ cấu phân khu chức năng một cách
quá rành mạch, những điều tưởng là logic, nhưng lại không biện chứng, không phù
hợp với biện chứng cuộc sống luôn luôn sinh động và hiện thực trong các đô thị. Ông
cho rằng mọi sự vật, mọi hiện tượng, mọi quan hệ của các phần tử, các hệ thống hoặc
một hệ thống chứa đựng trong một thành phố luôn luôn có sự liên hệ chồng chéo lên
nhau. Điều đó không thể nào và không bao giờ có thể phù hợp với các vỏ bọc mà có vẻ
mượt mà ngăn nắp trật tự “Hỉeachy’ mà các nhà kiến trúc quy hoạch dễ nhìn thấy, dễ
nhận biết, dễ công nhận đấy là logic.
Alexander phân tích hàng loạt các quan niệm có trong cấu trúc tầng bậc của các đô thị
đã thiết kế và xây dựng mang nặng các tính nhân tạo để đưa đến những biểu tượng của
một thành phố tự nhiên bán liên hợp và ông đã xác định rằng “một thành phố sinh
động phải là một bán liên hợp”.
Theo Alexander mô hình toán học của cấu trúc phi tầng bậc là:
- Trung tâm tuyến kết hớp với đi bộ là chính
- Trung tâm hàng ngày cũng kết hợp với trung tâm tuyến và đô thị cũng phải qua
trung tâm tuyến.
Trong cơ cấu phi tầng bậc các trung tâm phục vụ không mang tính chất khép
kín mà có sự chồng chéo hỗ trợ lẫn nhau trong phục vụ, nhờ sử dụng hết công suất và
tăng thêm sự giao tiếp với sự lựa chọn nơi giao tiếp phù hợp với sở thích của mình.
Cấu trúc phi tầng bậc đã được ứng dụng trong thiết kế quy hoạch của một số
thành phố như Vellingby, một thành phố vệ tinh gần Stockhom, thành phố Pulomas ở
Indonexia, thành phố Aria – Baklm của Irac do Liên Xô giuap, Le Mireil ở Pháp...
Nói chung các thành phố trên đều ở dạng quy mô nhỏ, cơ cấu phi tầng bậc chưa được
biểu hiện rõ nét trong các thành phố lớn. Alexander đã phê phán nhiều và có vẻ cực
đoan về cơ cấu tầng bậc, nhưng cũng chưa có được giải đáp cụ thể với một mô hình
không gian theo cấu trúc phi tầng bậc của mình.

47
PHẦN II. QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Chương IV. Vấn đề tăng trưởng đô thị và đô thị hóa
4.1. Quy hoạch kiến trúc và xây dựng
4.1.1. Khu vực đất ở đô thị
Là đất xây dựng các công trình nhà ở các loại. các khu nhà ở, các đơn vị ở là
những đơn vị có chức năng chính của khu dân dụng. Việc tổ chức hợp liskhu ở đô thị
có ý nghĩa quyết định đến đời sống của nhân dân đô thị, đến môi trường và khung
cảnh sống ở đô thị.
Trước đấy trong quy hoạch xây dựng đô thị, đất ở đô thị đc coi là những đơn vị
ở tiểu khu, được tổ chức theo một nguyên LÝ cứng nhắc và đồng đều trong tổ chức
cuộc sống đô thị. Đất ở đô thị là phạm vi đất đai xây dựng các công trình nhà ở, các
công trình dịch vụ công cộng thiết yếu hàng ngày, các cửa hàng dịch vụ của tư nhân,
tập thể hoặc Nhà nước gắn liền với công trình nhà ở có quy mô nhỏ dọc theo các
đường phố nội bộ, các khu cây xanh vườn hoa, sân chơi nhỏ cho trẻ em trên khu đất
trống giữa các công trình. Đất ở đô thị đc giới hạn bởi hệ thống đường nội bộ, phân
thành các lô đất có quy mô vừa đủ để bảo đảm cuộc sống an toàn thoải mái và bền
vững, hình thành các đơn vị ở hợp LÝ trong cơ cấu tổ chức khu dân dụng.
4.1.2. Khu vực đất hạ tầng xã hội đô thị
Hạ tầng xã hội đô thị được hiểu là hệ thống các công trình phục vụ cho những
nhu cầu và dịch vụ của nhân dân, của bộ máy hành chính và các cơ sở sản xuất. Hệ
thống công trình này bao gồm; hành chính, y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục – thể thao,
dịch vụ thương mại, cây xanh công viên và các công trình khác (trừ các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị), được tổchức cân đối và liên kết với nhau trong không gian đô thị.
Khái niệm hạ tầng xã hội được hiểu là những công trình được xây dựng để phục
vụ công cộng, có ý nghĩa về xã hội hơn về kinh tế, nhằm nâng cao đời sống cộng đồng
khu vực đó.
Quy hoạch hạ tầng xã hội là việc tổ chức hệ thống không gian công trình hạ
tầng xã hội trong quỹ đất của một khu vực thị trấn, huyện, thị xã, thành phố, của một
tỉnh hoặc liên tỉnh nhằm tạo ra môi trường dịch vụ tốt nhất cho người dân và phù hợp
với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ của địa phương và quy định
kinh tế kỹ thuật khác.
Theo quy định tại mục 1.2 quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD về quy
hoạch xây dựng do bộ xây dựng ban hành thì hạ tầng xã hội được quy định như sau:
- Các công trình nhà ở;
- Các công trình công cộng, dịch vụ: y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, thương
mại và các công trình dịch vụ đô thị khác;
- Các công trình quảng trường, công viên, cây xanh, mặt nước;
- Các công trình cơ quan hành chính đô thị;

48
- Các công trình hạ tầng xã hội khác.
Mục tiêu và yêu cầu quy hoạch hạ tầng xã hội
Giải pháp hữu ích cho hạ tầng xã hội là cần có có một định hướng xây dựng
hoàn chính đúng với thực tế đời sống cư dân nơi được xây dựng. Khi có một định
hướng cụ thể các hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ đồng bộ và hoàn thiện nhanh nhất.
Mục tiêu chính
Tiến hành khảo sát vùng và khu dân cư trước khi tiến hành quy hoạch
Xây dựng các đề án cơ sở hạ tầng
Đấu thầu các dự án cơ sở hạ tầng nhằm tìm ra nhà đầu tư uy tín nhất
Đặt mốc thời gian cho dự án vào mỗi giai đoạn khác nhau
Yêu cầu quy khi tiến hành quy hoạch hạ tầng xã hội cần
– Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương
mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác;
– Nâng cao và đáp ứng toàn diện những nhu cầu của các hoạt động kinh tế, góp phần
nâng cao hiệu quả năng suất lao động;
– Tạo lập và phát triển hài hòa, cân đối và đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của các
cơ cấu thành phần khác trong vùng;
– Giảm bớt sự chênh lệch trong việc cung cấp và trang bị cơ sở hạ tầng giữa đô thị và
nông thôn, giữa các vùng lãnh thổ;
– Đáp ứng các yêu cầu về hội nhập quốc tế và ứng phó với các tác động của biến đổi
khí hậu;
– Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội,
hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm.
Giải pháp quy hoạch hạ tầng xã hội
Cấu trúc phân tán: góp phần phát triển và xây dựng đồng đều cơ sở hạ tầng giữa các
khu vực khác nhau.
Với các đô thị lớn đặc biệt, loại 1; Quy mô phục vụ lớn, bán kính phục vụ rộng,
vì vậy cần phân ra các trung tâm có vị trí khác nhau; Trung tâm hành chính- chính trị,
Trung tâm giáo dục đào tạo, Trung tâm thể dục thể thao, Khu trung tâm y tế bao gồm
các loại bệnh viện, các trung tâm Thương mại dịch vụ và các trung tâm chuyên ngành
khác.
Đô thị đặc biệt lớn có thể hình thành các đô thị vệ tinh như thành phố Hà Nội,
Hồ Chí Minh. Chức năng HTXH được phân chia & phân bố theo chức năng của đô thị
trung tâm & đô thị vệ tinh.

49
Cấu trúc hỗn hợp: Xây dựng đa dạng các loại hình dịch vụ công cộng thành các tổ
hợp nhất định.
Với các đô thị loại 2, loại 3 có thể kết hợp thành các tổ hợp nhiều nhóm trung
tâm HTXH: 1/ Hành chính + Văn hóa.2/Giáo dục + Y tế. 3/Cây xanh + thể thao.
4/Thương mại dịch vụ, du lịch, … Các nhóm này được bố trí thành nhiều khu vực
khác nhau, đảm bảo bán kính phục vụ, điều kiện tự nhiên của đô thị đồng bằng, trung
du & miền núi.
Cấu trúc tập trung: Các đô thị nhỏ loại 4, loại 5 với quy mô công trình phục vụ
không lớn, bán kính phục vụ nhỏ.
Các đô thị nhỏ loại 4, loại 5 với quy mô công trình phục vụ không lớn, bán kính
phục vụ nhỏ, giải pháp tổ hợp trung tâm HTXH. Tất ỉa các công trình HTXH được bố
trí trên một hay hai khu đất.
Có thể nói để thực hiện quy hoạch xã hội đạt yêu cầu và đảm bảo chất lượng
cần thực hiện nghiệm chỉnh mục tiêu cũng như định hướng theo từng giai đoạn nhất
định. Đặc biệt ta cần đồng bộ hệ thống từ phía chỉ đạo cũng như thi công thì mới có
thể đem lại một diện mạo mới cho toàn xa hội.
4.1.3. Khu vực đất công nghiệp và kho tàng
- Công nghiệp hóa là một trong những tiền đề quan trọng nhất của đô thị hóa.
Trải qua một thời gian dài từ TK thứ XVIII, nền công nghiệp thế giới đã có nhiều giai
đoạn thử thách. Từ các loại hình sản xuất đơn giản thủ công nghiệp đến các loại hình
phức tạp, tinh vi như công nghiệp, điện tử, ngành công nghiệp đã phát triển hiện đại
hóa một cách rất nhanh chóng. Các dây chuyền công nghệ cũng như các hình thức tổ
chức của từng nhà máy và các cụm công nghiệp đã thay đổi. từ những nhà máy xí
nghiệp chiếm chưa đầy một hecta hay những khu công nghiệp vài chục hecta, ngày
nay đã có nhiều khu công nghiệp tập trung chiếm hàng trăm hecta.
- Ở Việt Nam những năm gần đây đã hình thành nhiều khu công nghiệp mới có
quy mô lớn. Tính đến nay đã có khoảng trên 30 địa điểm khu công nghiệp tập trung đc
dự kiến xây dựng trong đó có 5 khu chế xuất đã đc thành lập ( Sóc Sơn, Tân
Thuận,Linh Trung, Đà Nẵng, Cần Thơ ). Khu chế xuất hải Phòng có quy mô trên
30Ha. Trong dự án đã có những đề xuấ quy mô khu công nghiệp ở mức 500ha đến trên
1000 ha. Nhiều khu công nghiệp chỉ mới bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, mà đã có
nhiều xí ngihệp, nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng như khu DAEWOO ( Sài Đồng
– Hà Nội), Khu Tân Thuận…Biên Hòa II, Gò Dầu ( Đồng Nai )…
- Ngày nay, với sự hình thành cơ chế mở và hiện đại hóa các ngành sản xuất công
nghiệp, xu thế hình thành các khu công nghiệp tập trung ở các đô thị là một tất yêu
khách quan.Quy mô các khu công nghiệp trên dưới 100 ha là thích hợp với điều kiện
Việt Nam.
a. Các loại hình khu công nghiệp:

50
Xuất phát từ những đặc điểm của sự tác động tương hỗ về công nghệ, sự ảnh
hưởng của chúng đến quy hoạch tổ chức không gian đô thị cũng như chiến lược phát
triển kinh tế xã hội, các khu công nghiệp tập trung đc phân bố ra như sau :
- Khu công nghiệp:
Khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
- Khu chế xuất:
Khu tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa LÝ
xác định, do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập.
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập, tổ chức hoạt động theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định
của pháp luật. Trong khu chế xuất không có dân cư sinh sống.
- Khu công nghệ cao:
Khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt
động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu - triển khai khoa học -
công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan.
Khu công nghệ cao là khu kinh tế - kĩ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định,
do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu - phát triển và ứng
dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công
nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.
Ngoài các khu công nghiệp tập trung ở các đô thị lớn, còn có rất nhiều khu công
nghiệp địa phương ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Các khu công nghiệp này không
lớn lắm, nhưng vai trò vị trí của nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển
của đô thị, đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày của người dân, đặc biệt là các cơ sở sản
xuất dịch vụ, giao thông vận tải, cơ khí sửa chữa… Các cơ sở sản xuất này có thể xây
dựng tập trung vào một khu vực, nhưng cũng có thể phân tán ở nhiều nơi xen kẽ với
khu ở hoặc các khu công cộng khác với điều kiện không làm ảnh hưởng đến môi
trường sống và sự phát triển của thành phố.
- Nguyên tắc bố trí khu công nghiệp:
1. Các nhà máy, xí nghiệp công cộng cần xây dựng tập trung thành từng cụm, khu
công nghiệp và bố trí ở ngoài khu dân dụng thành phố.
- Khu công nghiệp phải đặt ở phía cuối hướng gió và cuối nguồn nước nếu ở gần sông.

51
- Vị trí của khu công nghiệp nên gần các nguồn nguyên liệu, phải bảo đảm về giao
thông, yêu cầu về cung cấp nước, điện và các dịch vụ khác.
2. Đất xây dựng khu công nghiệp phụ thuộc vào tính chất quy mô của xí nghiệp công
nghiệp được tính toán theo nhiệm vụ thiết kế của xí nghiệp.Trong trường hợp chưa có
danh mục công nghiệp cụ thể muốn dự tính đất đai khu công nghiệp (kể cả đất dự
trữ), có thể căn cứ vào loại hình công nghiệp và loại đô thị để tính theo tiêu chuẩn:
- Đối với đô thị loại I: 35-40m2/người
- Đối với đô thị loại II: 30-35m2/người
- Đối với đô thị loại III: 25-30m2/người
- Đối với đô thị loại IV: 20-25m2/người
Đất đai các cụm xí nghiệp công nghiệp nhỏ, trung bình 10-25 ha.
Các khu công nghiệp tập trung nên ở mức trên dưới 100ha.
3. Trong các cụm khu công nghiệp được phân chia thành các khu chức năng bao gồm:
- Các khu đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và các công trình phụ trợ của nhà
máy.
- Khu trung tâm công cộng, hành chính, NCKH dịch vụ
kĩ thuật vườn hoa cây xanh bến bãi.
- Hệ thống đường giao thông (đường ô tô, quảng
trường giao thông, bến bãi xe công cộng, xe tư nhân…) các công trình giao thông vận
chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu, đưa đón công nhân đi lại v.v… có thể có đường sát
chuyên dùng hoặc các bến cảng.
- Các khu vực gom rác, chất thải, cây xanh cách li và
đất dự trữ phát triển.
4. Các nhà máy, khu cụm công nghiệp có thải chất độc hì phải có khoảng cách li thích
hợp với khu ở và các khu vực xung quanh.
Chiều rộng khoảng cách li dựa theo bảng phân cấp độc hại của các nhà máy như sau:
- KCN độc hại cấp I, khoảng cách li nhất 1000m
- KCN độc hại cấp II, khoảng cách li nhất 500m
- KCN độc hại cấp III, khoảng cách li nhỏ nhất 300m
- KCN độc hại cấp IV, khoảng cách li nhỏ nhất 100m
- KCN độc hại cấp V, khoảng cách li nhỏ nhất 50m
5. Các khu công nghiệp đặc biệt có chất phóng xạ hoặc sản xuất các chất nổ, vũ khí…
nhất thiết không được bố trí trong phạm vi đô thị.

52
Vị trí các loại công nghiệp đặc biệt đó phải được cấp có thẩm quyền cho phép và phải
có điều kiện cách li bảo vệ tốt.
6. Ở các khoảng cách li tối thiểu 50% diện tích đất phải được trồng cây xanh, bởi vì
cây xanh là loại hình tự nhiên có tác động tích cực nhất về nhiều mặt làm giảm khói,
bụi, tiếng ồn, tốc độ gió cũng như cải tạo môi trường tự nhiên.
Trong dải cách ly vệ sinh, có thể được sử dụng để bố trí bãi đỗ xe, trạm bơm, trạm xử
lý nước thải, trạm trung chuyển chất thải rắn nhưng tổng diện tích không được quá
40% diện tích đất.
7. Bố trí khu công nghiệp phải bảo đảm điều kiện liên hệ thuận tiện với nơi ở để
người đi làm đến khu công nghiệp không vượt quá 30 km bằng các loại phương tiện
giao thông của thành phố và thời gian đi lại không quá 30 phút.
b. Các loại kho tàng và nguyên tắc bố trí:
Tùy theo tính chất, chức năng và quản LÝ , kho tàng đô thị có thể phân thành các loại
sau:
1. Kho dự trữ quốc gia ngoài đô thị:
Đây là loại kho đặc biệt do Nhà nước quản LÝ. Loại kho này mang tính chất chiến
lược nhằm dự trữ những tài sản đặc biệt như lương thực, vũ khí, chất đốt để điều phối
thị trường và đề phòng những sự cố , tai nạn có thể xảy ra trong quá trình phát triển.
Loại kho này bố trí bên ngoài thành phố ở những vị trí đặc biệt an toàn, thuận lợi giao
thông và có điều kiện bảo vệ tốt nhất.
2. Kho trung chuyển: Là loại kho nhằm phục vụ cho việc chuyển giao đa dạng
hàng hoá tài sản, đặc biệt là từ phương tiện này sang phương tiện khác.
Khu đất của loại kho này thường chiếm diện tích lớn, bố trí theo từng loại hình hàng
hoá ở các khu đầu mối giao thông như các khu ga tàu, bến cảng, sân bay.
Trong khu vực kho thường bố trí các loại nhà kho, bãi hàng hoá, nhà hành chính điều
hành, đường ô tô và bến bãi đỗ xe, bốc xếp, có thể có đường sắt chuyên dùng, các loại
thiết bị bốc xếp và các trang thiết bị cần thiết khác.
Kho trung chuyển phải bố trí ở vị trí thuận lợi nhất về mặt giao thông nhằm giải toả
nhanh chóng hàng hoá, tránh việc ứ đọng quá lâu đặc biệt là ở các khu vực ga cảng.
3. Kho phân phối: Là loại kho nhằm phục vụ cho việc phân phối vận chuyển đi nơi
khác.
Khu đất của loại kho này thường chiếm diện tích rộng, bố trí theo từng loại hình hàng
hoá ở các khu đầu mối giao thông như các khu ga tàu, bến cảng, sân bài.
Trong khu vực kho thường bố trí các loại nhà kho, bãi hàng hoá, nhà hành chính điều
hành, đường ô tô và bến bãi đỗ xe, bốc xếp, có thể có đường sắt chuyên dùng, các loại
thiết bị bốc xếp và các trang thiết bị cần thiết khác.

53
Kho phân phối phải bố trí ở vị trí thuận lợi nhất về mặt giao thông nhằm giải toả nhanh
chóng hàng hoá, tránh việc ứ đọng quá lâu đặc biệt là ở các khu vực ga cảng.
4. Kho công nghiệp: Loại kho này chủ yếu phục vụ cho hoạt động của các nhà máy,
và của toàn khu công nghiệp.
Tuỳ theo yêu cầu của từng loại xí nghiệp sản xuất, loại kho tàng thường được bố trí
cạnh khu công nghiệp hoặc ngay trong khu công nghiệp tập trung bên cạnh các nhà
máy.
Đa dạng hình thức giao thông thuận tiện: Đường bộ; Đường Thủy; Đường sắt.
5. Kho vật liệu xây dựng vật tư và nguyên liệu phụ:
Phục vụ cho thành phố và các khu công nghiệp, loại kho này được bố trí thành từng
cụm ở phía ngoài cạnh các đầu mối giao thông liên hệ tốt với thành phố và dễ dàng
trong việc điều phối lưu thông hằng ngày.
 Quy mô kho tàng
Đất đai dành cho kho tàng phụ thuộc vào địa điểm và chức năng của từng loại
kho. Quy mô của kho tàng còn phục thuộc vào khả năng lưu thông hàng hóa, thời gian
lưu kho và đặc điểm của từng loại hóa chất.
Kho tàng xây dựng trong đô thị phai đảm bảo mật độ xây dựng trên 60 %. Trừ
những loại kho đặc biệt chuyên dun , diện tích chung đất đai kho tàng phục vụ cho đô
thị có thể tính toán như sau:
- Đô thị lớn và đặc biệt: 3-4m2/người
- Đô thị nhỏ và trung bình: 2-3m2/ người
- Trong nền kinh tế thị trường nhiều doanh nghiệp sản xuất Nhà nước và tư vân
có thể có những hu cầu riêng về sản xuất kinh doanh và có những yêu cầu về đất đai
kho tàng riêng cho từng đơn vị. Trong quy hoạch đô thị, có thể dành những khu vực
tập trung hoặc phân tán bên cạnh các cụm kho do Nhà nước và thành phố quản LÝ cho
các đối tượng trên, cũng có thể dành những khu vực kho riêng cho từng đối tượng nếu
xét thấy cần thiết.
- Mỗi khu vực kho tàng cần chú ý phải dành đất dự trữ phát triển và bảo đảm
khoảng cách li vệ sinh cần thiết giữa kho tàng với các khu ở và công trình công cộng.
- Nói chung quy mô đất đai kho tàng phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau đây:
+ Tính chất và quy mô của thành phố
+ Đặc điểm của các loại hàng hóa bảo quản
+ Điều kiện tổ chức giao thông và phương thức điều hòa phân phối
+ Hình thức bố trí kho và các trang thiết bị phục vụ cho các kho.

54
4.1.4. Khu vực trung tâm đô thị và hệ thống trung tâm dịch vụ công cộng đô thị
Trong quy hoạch xây dựng đô thị, khu trung tâm đô thị và hệ thống dịch vụ
công cộng đô thị không hoàn toàn giống nhau. Đây là một khái niệm cần đc phân tích
và nghiên cứu kĩ hơn để thống nhất quan điểm khi thiết kế quy hoạch xây dựng một đô
thị, nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu thiết kế cũng như có kế hoạch đầu tư xây dựng
một cách đồng bộ.
Khái niệm “ Khu trung tâm đô thị “ có tính chất chỉ vị trí khu đất trung tâm đô
thị, nơi kế thừa các di tích lịch sử hình thành đô thị, nơi có mật độ xây dựng tập trung
cao về nhà ở có trang bị hiện đại với các công trình công cộng về hành chính, văn hóa,
thương mại,dịch vụ công cộng, … còn khái niệm về Trung tâm dịch vụ công cộng đô
thị có ý nghĩa hẹp hơn, nhằm chỉ khu đất trung tâm đô thị dành cho việc xây dựng các
công trình phục vụ công cộng về các mặt kinh tế, văn hía, xã hội, thương mại, và đặc
biệt là hành chính, nơi tập trung các cơ quan đầu não của thành phố, quốc gia hay quốc
tế.
Đặc điểm cơ bản của khu Trung tâm đô thị là nơi luôn luôn có không khí tấp nập,
nhộn nhịp do tập trung nhiều chức năng và hệ thống chức năng phục vụ công cộng của
đô thị về hấu hết các mặt. Ở đây không những chỉ xây dựng các công trình mang tính
chất hành chính của thành phố, các công trình văn hóa, giáo dục, các công trình khoa
học và các trụ sở giao dịch, ngân hàng, các cửa hàng dịch vụ thương mại khách sạn du
lịch, … mà còn có cả các công trình nhà ở cũ và mới xây dựng cùng với hệ thống cây
xanh cảnh quan đô thị.
Do tính chất phục vụ và ko khí nhộn nhịp của các dịch vụ công cộng ở trong khu
trung tâm đô thị cho nên trong cơ cấu tổ chức quy hoạch đô thị mới các công trình nhà
ở thường được đưa ra ngoài khu vực trung tâm. Các công trình dịch vụ công cộng
cũng được tập trung thành từng cụm riêng có cùng chức năng tương tự.
Khái niệm về trung tâm dịch vụ công cộng về hệ thống trung tâm dịch vụ công
cộng đô thị thường xuất phát từ cấu trúc mới này ở khu vực trung tâm thành phố các
chức năng phục vụ riêng biệt.
Thông thường, cơ cấu quy hoạch trung tâm thành phố được bố trí theo các khu chức
năng. Tuy nhiên để đảm bảo tiện lợi cho người sử dụng, tăng thêm hiệu quả về tổ chức
không gian kiến trúc, các công trình thuộc các nhóm chức năng khác nhau, có thể đc
bố trí xen lẫn với nhau, phục vụ và hỗ trợ cho nhau.
- Diện tích đất cho trung tâm có tỉ lệ từ 2-5% tổng số đất xây dựng của đô thị.
Tính theo đầu người có thể vận dụng các chỉ tiêu sau:
+ Dưới 25.000 người: 5m2/ người
+ Từ 25.000 – 50.000 người: 4m2/ người
+ Từ 50.000 – 150.000 người: 3m2/ người
+ Trên 150.000 người: 2m2/ người

55
Ngoài ra cần dự tính đất phát triển của trung tâm khi đô thị phát triển mở rộng, sao cho
cơ cấu quy hoạch vẫn ổn định và thống nhất, quan hệ giữa trung tâm và các khu chức
năng khác của đô thị vẫn thuận lợi.
4.1.5. Khu vực không gian xanh đô thị, không gian mở đô thị
a. Hệ thống cây xanh
Cây xanh đô thị như đã nêu trên có rất nhiều loại hình chức năng khác nhau. Nhưng
cây xanh là một hệ sinh thái thiên nhiên đặc biệt, nó có tác dụng rất lớn đối với việc
cải tạo vi khí hậu và bảo vệ môi trường sống đô thị. Cây xanh sẽ có tác dụng rất tích
cực đối với đô thị khi các khu cây xanh đc liên kết với nhau thành một hệ thống liên
hoàn từ trung tâm đến ngoại ô,từ trung tâm đến các đơn vị ở.
b. Cây xanh và mặt nước
Trong quan hệ đô thị yếu tố cây xanh thường đc gắn liền với mặt nước tạo nên những
cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Vì vậy, quy hoạch cây xanh đô thị luôn luôn gắn liền
với mặt nước tạo nên các dải cây xanh dọc các sông,lạch, mương, hồ , ao,… cây xanh
và mặt nước với hệ thống giao thông đường phố đã tạo nên những cảnh quan đặc biệt.
Nhiều hồ nước và sông lớn cạnh các đô thị cùng với cây xanh đã làm cho môi trường
đô thị sạch thoáng và đẹp hơn. Trên thực tế nếu các khu cây xanh thiếu hệ thống nước
thì cũng sẽ ko gây được cảnh quan độc đáo.
Chỉ tiêu cây xanh tính cho đô thị khi có các mặt nước rộng được tính bằng nửa diện
tích mặt nước. Như vậy đối với những đô thị có mặt nước lớn, diện tíc trồng cây xanh
sẽ đc giảm đi rất nhiều.
c. Bố cục hệ thống cây xanh đô thị:
Cây xanh đô thị thường đc bố cục theo các dạng sau đây:
- Bố cục tự do thành các dải khu cây xanh phân bố không đồng đều trong đô thị.
Hệ thống này đc hình thành tự nhiên, thiếu quy hoạch trên các diện tích trồng có diện
tích ko lớn lắm.
- Bố cục thành các dải cây xanh – hệ thống dải đc tổ chức thành các hệ liên tục
dựa theo ý đồ quy hoạch phát triển của đô thị. Dạng bố cục này rất phong phú có thể
bố trí theo hệ vành đai, hệ thống vành đai có nêm, hệ thống vành đai song song…
- Bố trí theo mạng cây xanh tự do kết hợp với các trục hình học trong cơ cấu quy
hoạch phát triển đô thị. Hình thức này rất thích hợp với các bố cục không gian quy
hoạch mới của các đô thị hiện đại dung hòa giữa trạng thái tự nhiên với các cơ cấu
hình học của các trục chính đô thị.
 Công viên văn hóa nghỉ ngơi đô thị
Công viên văn hóa nghỉ ngơi giải trí là loại hình phổ biến nhất trong hệ thống cây xanh
đô thị. Nó thường đc bố trí gần khu trung tâm đô thị và các trung tâm khu vực.
a. Cơ cấu tổ chức quy hoạch khu công viên trung tâm đc phân ra như sau:

56
- Khu trung tâm công viên, nơi tập trung các công trình văn hóa và biểu diễn lớn,
có quảng trường và trục đường trung tâm lớn nối thẳng với hệ thống giao thông chính
của đô thị.
- Khu văn hóa giáo dục là nơi xây dựng tập trung các công trình văn hóa như
phòng triển lãm, câu lạc bộ, các phòng sinh hoạt chuyên đề.
- Khu thể thao thể dục là khu vực riêng có tổ chức các sân bãi thi, tập luyện,
thường dành cho từng câu lạc bộ thể dục thể thao.
- Khu nghỉ ngơi yên tĩnh là khu vực khá rộng trong công viên. Ở đây chủ yếu là
cây xanh và các lối đi bộ, các chỗ dừng chân ngoạn cảnh…
- Khu thiếu nhi – đây là khu vực dành cho các em thiếu nhi,bao gồm các sân chơi
và các loại trò chơi giải trí. Trong công viên, khu vực dành cho thiếu nhi cũng là
những khu vực rất sinh động bởi có nhiều loại hình chơi đặc sắc.
- Ở những công viên lớn có thể tổ chức các khu cắm trại, khu bãi tắm,… Ngoài
các khu chức năng nghỉ ngơi giải trí con tổ chức các khu dịch vụ ăn uống giải khát và
quản LÝ công viên.
- Các khu vực trên là những khu chức năng chính. Việc sắp xếp bố cục các khu
đất đó trong công viên phụ thuộc vào điều kiện địa hình và hình thức bố cục ko gian
cảnh quan môi trường ở đó.
b. Bố trí đường trong công viên:
Đường trong công viên chủ yếu là đi bộ. Bố cục mạng lưới đường phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện tự nhiên cho phép và cơ cấu chức năng sử dụng đất đai trong công viên.
Đường trong công viên có thể phân thành mấy loại sau đây:
- Đường trục chính là đường nối từ cổng công viên đến khu vực trung tâm và đến
các khu vực chức năng quan trọng.
- Đường phân khu chức năng và liên hệ giữa các khu chức năng với nhau. Đây là
những con đường chính trong công viên, cùng với đường trục chính hình thành các
dạng sơ đồ giao thông rất phong phú trong công viên.
- Đường dạo chơi – là loại đường đi bộ dạo chơi, tùy theo địa hình đc bố trí
quanh co trong công viên tạo nên một hệ thống riêng.
Cây xanh đóng góp lớn cho cảnh quan và môi trường đô thị. Ngoài một số khu vực cây
xanh trồng xen kẽ trong khu ở, khu dân dụng và các loại công viên vườn hoa đô thị
thông thường. Trong quy hoạch hiện đại người ta thường tổ chức nhiều khu vực cây
xanh lớn theo chức năng riêng như : công viên khu vực ( quận, cấp phường), công viên
khu nhà ở, vườn dạo, vườn công cộng ở đô thị nhỏ, công viên rừng thành phố,…
Các loại công viên rừng phát triển mạnh ở các đô thị châu Âu, nhờ điều kiện đất đai
cho phép. Ở đây thường bố trí các khu nghỉ ngắn ngày, các khu an dưỡng hoặc những
cở nghiên cứu đặc biệt như trại sáng tác, trạm thí nghiệm đặc biệt.

57
Đối với những đô thị cực lớn, công viên rừng là một yêu cầu và là một bộ phận phải
đặt ra khi nghiên cứu thiết kế quy hoạch phát triển đô thị. Đây là những lá phổi lớn bảo
đảm cho môi trường đô thị bền vững, cho người dân đô thị có điều kiện thư giãn nghỉ
ngơi, giải trí những khi rỗi rãi.
4.2. Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ
Trên cơ sở dự kiến phân bố và sử dụng đất trong khu vực, tiến hành đề xuấ các
giải pháp kĩ thuật cùng chỉ tiêu dự kiến về hạ tầng kĩ thuật, bao gồm:
4.2.1. Hệ thống giao thông
Được xác định cụ thể thông qua đánh giá thực trạng, tiềm năng và như cầu giao thông
của khu vực:
- Phân tích hiện trạng về mạng lưới đường, tình trạng đường và tình hình giao
thông trong đô thị.
- Mối quan hệ về giao thông giữa khu vực với vùng lân cận, hướng, mật độ giao
thông
- Nhu cầu giao thông đi lại (lưu lượng người giao thông, khối lượng vận tải,
hướng giao thông…)
- Điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất và cảnh quan khu vực.
Nội dung của đề xuất quy hoạch giao thông gồm:
- Xác định mạng lưới đường, gồm hệ thống các loại đường phố chính, đường liên
khu vực, đường nội bộ, đường dẫn đến công trình, cụm công trình hay lô đất
- Tổ chức hệ thống giao thông theo loại phương tiện giao thông, đường bộ,
đường sắt, xe điện, tàu điện treo, điện ngầm, đường đi bộ, phố đi bộ, đường hỗn hợp,
giao thông cơ giới và đi bộ
- Hệ thống giao thông theo chức năng sử dụng: giao thông vận tải hàng hóa, giao
thông công cộng
- Tổ chức hệ thống giao thông tĩnh gồm các trạm, chỗ đỗ xe trên tuyến giao
thông. Bãi đỗ xe công cộng, bến đỗ của các phương tiện giao thông hành khách.
- Phương án giải quyết về kĩ thuật các đầu mối, các nút giao thông của các loại
giao thông và phương thức tổ chức giao thông tại các đầu mối đó.
- Giải pháp kĩ thuật (mặt cắt đường, kết cấu áo đường …) các chỉ tiêu kinh tế kĩ
thuật dự kiến đối với mỗi loại đường, kinh phí đầu tư xây dựng đường.
4.2.2. Hệ thống cung cấp điện và năng lượng
- Được thể hiện qua việc tổ chức hệ thống các tuyến đường dây cấp điện, đường
ống cung cấp khí đốt , các trạm , đầu mối kĩ thuật phục vụ nhu cầu sinh hoạt của dân
cư và sản xuất công nghiệp( chiếu sang sinh hoat, chiếu sáng đô thị, sản xuất các xí
nghiệp công nghiệp).

58
- Quy mô, hình thức bố trí hệ thống đường dây, đường ống và các đầu mối kĩ
thuật cấp năng lượng phụ thuộc vào cơ cấu chức năng, quy hoạch sử dụng đất, nhu cầu
sử dụng năng lượng của toàn bộ các công trình xây dựng trên khu đất quy hoạch.
- Các công trình kĩ thuật cấp điện gồm hệ thống (chìm, nổi ) các tuyến điện cao
thế, hạ thế, mạng lưới phân phối,điện, thắp sang ngoài nhà, trang trí, trạm biến áp.
- Công trình cấp khí đốt gồm đường ống cấp khí, trạm điều hành, bơm cao áp,…
- Quy hoạch cung cấp năng lượng cần xác định các chỉ tiêu kĩ thuật an toàn.
4.2.3. Hệ thống cung cấp nước sạch
- Nước cấp cho khu vực thiết kế phục vụ các nhu câù nước sinh hoạt của dân cư,
nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp, nước cho nhu cầu phòng hỏa, vệ sinh môi
trường cảnh quan và dự trữ.
- Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, chỉ tiêu kĩ thuật của các công trình, quy
hoạch và hiện trạng cấp nước, hệ thống và nguồn cấp nước, nhiệm vụ của quy hoạch
cấp nước là:
+ Xác định nhu cầu cấp nước của toàn khu và tổ chức hệ thống cấp nước đến từng
công trình dự kiến xây dựng trong toàn khu vực
+ Xây dựng hệ thống đường ống và các thiết bị kĩ thuật cấp nước sinh hoạt, nước công
nghiệp, cứu hỏa và hệ thống cùng nguồn nước dự trữ.
+ Cải tạo hệ thống cấp nước hiện có, hòa nhập với hệ thống được dự kiến trong quy
hoạch.
+ Nêu các chỉ tiêu kĩ thuật, kinh tế xây dựng hệ thống cấp nước của khu vực. Quy
hoạch cấp nước phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, phân bố các khu
chức năng, công trình xây dựng, hệ thống giao thông và điều kiện địa hình tự nhiên.
4.2.4. Hệ thống thoát nước
4.2.5. Hệ thống xử lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường
- Nguồn chất thải, nước thải đô thị chủ yếu là các công trình dân dụng (nhà ở,
công trình công cộng), sản xuất công nghiệp và là nguồn gây ô nhiễm môi trường khu
vực, khu vực lân cận và vùng xung quanh đô thị. Quy hoạch thoát nước bẩn và xử lý
chất thải là tổ chức xử LÝ kĩ thuật và quản LÝ các chất thải rắn, lỏng, khí trước khi đổ
ra môi trường.
- Để quy hoạch chất thải có hiệu quả, cần nghiên cứu hiện trạng khu vực về hệ
thống và tình trạng kĩ thuật của việc thoát chất thải khu vực, xác định các khu vực bị ô
nhiễm, tác động ô nhiễm môi trường của các loại nước thải, chất thải rắn, quy mô,
hướng và nguồn thải hiện có và tương lai theo quy hoạch sử dụng đất.
- Trên cơ sở đó xác định hệ thống , vị trí phân bố, các chỉ tiêu kĩ thuật ( đường
kính, chiều dài, độ dốc, lưu lượng, công suất, khoảng cách li,…) của các đường ống,

59
cống, các công trình đầu mối ,các công trình xử lý rác, điểm đổ rác,xử lý chất thải
trước khi thải ra môi trường.
- Hiệu quả của quy hoạch hệ thống thoát nước bẩn và xử lý chất thải và tính khả
thi của quy hoạch chi tiết khu đất được đánh giá qua việc xem xét các chỉ số về tác
động và khả năng ảnh hưởng đến môi trường khu vực và các khu lân cận.
4.2.6. Hệ thống cốt cao độ, cốt nền và công trình ngầm
Cao độ nền xây dựng được tính toán và xác định trong các đồ án quy hoạch đô thị (quy
hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết) và đây là yêu cầu bắt buộc
trong công tác quy hoạch đô thị. Trong quy hoạch chung xây dựng đô thị chỉ xác định
cao độ nền xây dựng khống chế cho từng khu vực, trên các trục đường giao thông
chính và nếu đủ điều kiện có thể xác định cho toàn đô thị. Trong quy hoạch chi tiết và
thiết kế đô thị thì việc xác định bao gồm từ cốt nền đường, hè đường, nền công trình
xây dựng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trên khu vực được lập quy hoạch
chi tiết. Mức độ chính xác của việc xác định cao độ nền xây dựng cũng tùy thuộc vào
nhiều yếu tố, có thể ví dụ một số điểm như sau: Chất lượng công tác khảo sát đo đạc
địa hình để lập bản đồ, chất lượng của các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, địa
chất, thủy văn, các số liệu thống kê tình hình ngập úng lũ lụt…và cả trình độ và năng
lực của cán bộ thiết kế.
Cao độ nền xây dựng được sử dụng nhiều trong công tác quản lý phát triển đô thị,
cũng như trong công tác thiết kế các công trình xây dựng. Việc xác định cao độ nền là
một trong những cơ sở thông tin đầu vào không thể thiếu được phục vụ cho cấp phép
xây dựng, thiết kế kỹ thuật trong dự án đầu tư xây dựng công trình. Việc xác định cao
độ nền khống chế nhằm bảo đảm thoát nước tốt nhất cho nền khu vực thiết kế, góp
phần bảo vệ an toàn cho các công trình được xây dựng tại đô thị, quyết định cho việc
phòng chống ngập úng, tạo nên sự phối hợp hợp lý giữa các công trình đường day,
đường ống và giữa công trình này với đường giao thông… Ngoài ra còn góp phần
quan trọng trong các giải pháp về không gian các công trình kiến trúc với nền đất xây
dựng.
Các đồ án quy hoạch chung hiện nay việc xác định cao độ xây dựng khống chế còn
thiếu cơ sở, trong khi đó trong nhiều bản vẽ quy hoạch chi tiết nội dung quy hoạch cao
độ nền được nghiên cứu sơ sài hoặc có khi không thiết kế dẫn đến việc xác định cao độ
nền xây dựng chỉ được thể hiện tại một số điểm khống chế mà không cụ thể và chính
xác hơn ở nhiều khu vực. Công tác thẩm định quy hoạch phần lớn chỉ quan tâm đến tổ
chức, không gian, hướng phát triển đô thị, mạng lưới giao thông, chỉ giới xây dựng, ít
khi đặt vấn đề sâu các nội dung hạ tầng kỹ thuật khác trong đó có cao độ nền.
Công tác quản lý cao độ nền xây dựng trong đô thị hiện nay do cơ quan quản lý quy
hoạch hoặc quản lý xây dựng ở địa phương thực hiện. Tuy nhiên, việc quản lý chủ yếu
trên giấy tờ, việc cấp phép xây dựng ít khi sử dụng đến nội dung cao độ nền khống chế
mà chủ yếu chỉ quan tâm đến tầng cao, chiều cao, mật độ xây dựng và các yếu tố về
không gian và kiến trúc khác. Chính vì vậy, cao độ nền trong đô thị không còn tuân

60
theo các nguyên tắc đã xác định trong quy hoạch, đôi khi còn phá vỡ những quy định
này dẫn đến việc làm giảm khả năng lưu thông nước mặt trong đô thị gây ngập lụt cục
bộ và các vấn đề về giao thông, mỹ quan chung của đô thị.
Qua những phân tích ở trên có thể thấy rằng việc thay đổi cách tiếp cận và quy trình,
nội dung công tác quy hoạch cao độ nền trong quy hoạch đô thị cũng như việc quản lý
theo quy hoạch đô thị là thực sự cần thiết. Việc thay đổi phải hướng đến sự phát triển
bền vững của đô thị, tạo ra điều kiện tốt nhất cho việc tiêu thoát nước đô thị theo định
hướng thoát nước bền vững, cũng như góp phần giảm thiểu, thích ứng với những tác
động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên các hoạt động đô thị.
4.3. Đất đai và Nhà ở
4.3.1. Tăng trưởng đô thị và chyển đổi đất đai
- Tăng trưởng đô thị: Đô thị hóa kèm theo sự tăng trưởng của kích thước và phạm vi
của khu vực đô thị.
- Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích
thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị
khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác
định như 1 năm hay 5 năm).
- Tăng trưởng đô thị nhanh chóng: Thành phố có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng có
thể dẫn đến đô thị hóa tự phát, vì chính phủ hoặc các tổ chức xã hội không có sức
mạnh, hoặc không có sự kiểm soát để đảm bảo sự phát triển của thành phố là hợp lý và
bền vững.
4.3.2. Xu hướng phát triển nhà ở trong quá trình đô thị hóa
Trong những năm qua, việc chăm lo giải quyết, cải thiện nhà ở cho người dân luôn
được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định là một vấn đề an sinh xã hội, một
nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; trong đó đặc biệt
chú trọng việc đẩy mạnh phát triển nhà ở để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối
tượng chính sách xã hội, nhất là người có công với cách mạng, người nghèo khu vực
nông thôn, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão, lũ, người thu nhập thấp tại khu vực đô
thị và công nhân khu công nghiệp.
Giai đoạn trước năm 2011, công tác phát triển nhà ở đã bước đầu đạt được những kết
quả quan trọng đáng khích lệ. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển nhà ở bảo đảm
phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn, ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt Quyết định số 2127/QĐ-TTg, ban hành Chiến lược phát triển nhà ở
quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 với nhiều nội dung quan trọng mang tính
đổi mới trong cả nhận thức và quan điểm chỉ đạo để thúc đẩy việc phát triển nhà ở.
Trong giai đoạn 2011 - 2020, nhiều quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và các giải pháp đã
nêu trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đã được đưa vào thành nội dung quy
định trong văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nhà ở (như Luật Nhà ở năm 2014,

61
Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Nghị định hướng dẫn thi hành, Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người nghèo, người có công…).
Các quy định của pháp luật về nhà ở đã tạo cơ sở pháp lý cho việc tạo điều kiện thị
trường nhà ở phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phát triển nhà ở xã hội, hỗ trợ cải thiện
nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội như người nghèo, người có công với cách
mạng, góp phần quan trọng trong bảo đảm an sinh xã hội. Đến nay, hệ thống quy phạm
pháp luật về nhà ở đã được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ, từng bước được
hoàn thiện, với nhiều sự đổi mới có tính đột phá, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để
thúc đẩy việc phát triển nhà ở cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản
lý nhà nước trong lĩnh vực nhà ở.
Cùng với những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước, lĩnh vực phát triển nhà ở
trong thời gian vừa qua đã có bước phát triển tích cực, đáp ứng được nhu cầu đa số
mọi tầng lớp nhân dân; chất lượng nhà ở ngày càng được nâng cao, phát triển nhà ở đã
góp phần thay đổi cảnh quan và nâng cao điều kiện sống khu vực đô thị và nông thôn
theo hướng văn minh hiện đại. Sự vận hành và phát triển của thị trường nhà ở đã thu
hút nguồn vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai,
tăng thu cho ngân sách nhà nước, thu hút lực lượng lớn lao động và thúc đẩy các
ngành sản xuất khác phát triển.
Bên cạnh đó, thực hiện việc xây dựng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
Nhà nước đã ban hành những chính sách hỗ trợ, cải thiện nhà ở cho các đối tượng
chính sách xã hội; người yếu thế, hộ gia đình, cá nhân là người có công với cách
mạng, hộ nghèo tại khu vực nông thôn, vùng thường xuyên bị thiên tai… đã được hỗ
trợ cải thiện nhà ở bằng nhiều hình thức, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội,
xóa đói, giảm nghèo bền vững; các chính sách phát triển nhà ở xã hội phục vụ người
thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại khu vực đô thị,
sinh viên và công nhân làm việc tại các khu công nghiệp cũng đã được triển khai và
thu được kết quả bước đầu.
Trong giai đoạn 2021 - 2030, ngoài việc khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực phát
triển nhà ở, yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh và các xu
hướng mới đòi hỏi phải thay đổi mạnh mẽ nhận thức và phương thức tiếp cận để xây
dựng Chiến lược phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị “về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát
triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” chỉ rõ, bố trí
nguồn lực và triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát
triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp.
Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân tự
xây dựng, cải tạo nhà ở phù hợp với quy hoạch đô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô
thị. Quản lý và giám sát chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng tại trung tâm các đô thị
lớn. Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách riêng về đầu tư xây dựng nhà ở cho công

62
nhân khu công nghiệp theo hướng ưu tiên bố trí đủ quỹ đất phát triển nhà ở cho công
nhân và các thiết chế khác trong khu công nghiệp, coi nhà ở công nhân là một hạ tầng
thiết yếu của khu công nghiệp.
Đưa các chỉ tiêu về phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu bắt buộc phát triển nhà ở xã
hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước và
từng tỉnh, thành phố; các tỉnh, thành phố bảo đảm bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở
xã hội.
Hiện nay, dân số đô thị tăng nhanh tại các đô thị lớn đòi hỏi việc phát triển nhà ở phải
được phát triển theo hướng khả năng tiếp cận nhà ở và cải thiện điều kiện sống. Thực
tiễn thời gian qua cho thấy, trên thị trường nhà ở được thể hiện qua một số xu hướng
chủ đạo sau:
Phát triển nhà ở đảm bảo phù hợp quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát
triển nhà ở hướng tới hình thành đô thị thông minh, khai thác tối đa hiệu quả của công
nghệ thông tin, tiện ích của đô thị, nhà ở theo hướng hiện đại, tiết kiệm năng lượng,
phát triển bền vững;
Phát triển nhà ở phù hợp với hoạt động phát triển đô thị định hướng giao thông công
cộng (TOD);
Phát triển nhà ở gắn với phát triển đô thị. Chủ động đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng
kỹ thuật hoàn chỉnh trước để tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển nhà ở;
Phát triển nhà ở đồng hành với hoàn thiện “hệ sinh thái” ở môi trường sống tích hợp
đầy đủ hạ tầng xã hội, tiện nghi và dịch vụ;
Phát triển nhà ở sinh thái, nâng cao chất lượng ở thông qua thiết kế, mở rộng không
gian tiện nghi chức năng của căn nhà theo hướng phát triển xanh, bền vững, đảm bảo
khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật và kết nối số, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết
kiệm năng lượng, tạo diện mạo đô thị văn minh, hiện đại, có bản sắc;
Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, trong đó chú trọng đến các loại hình nhà ở mới
(nhà ở đa năng, nhà ở thông minh, nhà ở cho đối tượng thu nhập cao), tạo hình ảnh đa
dạng, năng động và hiện đại;
Đẩy mạnh phát triển loại hình nhà ở chung cư tại các khu vực tập trung dân số cao
theo hướng tăng tỷ lệ nhà ở chung cư trong tổng số nhà ở mới phát triển hàng năm,
tăng tỷ trọng nhà ở cho thuê và khuyến khích phát triển nhà ở xã hội phù hợp khả năng
chi trả cho người có thu nhập thấp, đặc biệt là nhà ở xã hội cho thuê;
Chú trọng phát triển nhà ở dựa trên cơ sở chỉnh trang, tái phát triển các khu vực đô thị
hiện hữu dưới dạng lồng ghép vào các chương trình trọng điểm, đề án thí điểm nhằm
xây dựng quá trình phát triển bền vững và cân bằng sinh thái đô thị và nhà ở.

63
4.4. Môi trường
4.4.1. Môi trường đô thị và tăng trưởng đô thị
- Môi trường đô thị là một bộ phận trong toàn bộ môi trường nói chung. Tất cả
các yếu tố môi trường xét trong không gian đô thị đều thuộc phạm vi môi
trường đô thị (Theo Môi trường Đô thị, NXB XD)
- Môi trường đô thị bao gồm các thành phần tự nhiên (nước, không khí, đất, động
thực vật...) và các thành phần nhân tạo phát sinh do hoạt động của con người,
trong đó có vật chất (không gian ở, sản xuất, cơ sở hạ tầng) và phi vật chất
(pháp luật, văn hóa, ngôn ngữ...).
- Cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hệ thống đô thị nước ta
đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Với tốc độ tăng trưởng trung bình
hằng năm 12,6% và đóng góp 70% GDP vào nền kinh tế quốc dân, hệ thống đô
thị luôn giữ vai trò trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Tuy nhiên, với những đặc trưng vốn có của nó, sự phát triển đô thị ở Việt Nam
hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề về môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến mục
tiêu phát triển bền vững.
Là một nước nông nghiệp chậm phát triển, lại phải hứng chịu hậu quả của các cuộc
chiến tranh triền miên, từ năm 2000 trở về trước, đô thị Việt Nam phát triển chậm,
mamh mún, chủ yếu là tự phát; nhiều vấn đề không được quan tâm, nhất là kết cấu hạ
tầng, các vấn đề xã hội và môi trường đô thị.
Bước vào thời kỳ đổi mới, với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp phát triển hệ thống đô thị
theo hướng hiện đại. Sau hơn 10 năm thực hiện Quyết định số 10/1998/TTg phê duyệt
“Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020”
của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống đô thị Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ.
Mạng lưới đô thị quốc gia đã được mở rộng và phát triển khá đồng đều tại các vùng,
dọc theo các trục hành lang kinh tế. Hiện cả nước đã có 745 đô thị, diện tích đất đạt
391.000ha, chỉ tiêu đất xây dựng trung bình là 145m 2/người, dân số đạt gần 27 triệu
người, tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 30%. Dự báo, đến năm 2015, cả nước sẽ có 870 đô
thị, quy mô dân số đạt khoảng 35 triệu người, tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 38%; đến
năm 2025, cả nước có khoảng 1000 đô thị, quy mô dân số ở vào khoảng 52 triệu
người, tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 50%.
Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, tình trạng môi trường ở các đô thị nước ta đang có
xu hướng ngày càng xấu đi.
Trước hết là tình trạng ô nhiễm không khí. Có thể nói, ô nhiễm môi trường không khí
là một vấn đề bức xức đối với đô thị nước ta hiện nay. Kết quả quan trắc môi trường
không khí đô thị do cơ quan bảo vệ môi trường thực hiện cho thấy, hầu hết các đô thị
Việt Nam đều bị ô nhiễm không khí trầm trọng, nhất là ô nhiễm bụi, ô nhiễm khí SO 2,
CO, NO2… và tiếng ồn.

64
Nồng độ bụi trong không khí ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng
và một số đô thị loại 1 đã cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần (1), đặc biệt là ở
các công trình xây dựng, nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 20 lần, ở
các số nút giao thông cao hơn 5 lần.
Kết quả quan trắc liên tục từ năm 2002 đến năm 2007 cho thấy nồng độ bụi trên các
tuyến phố ở một số thành phố lớn như sau: tại Thành phố Hồ Chí Minh dao động từ
0,31 đến 2,69 mg/m3; tất cả các lần đo đều có nồng độ bụi trung bình vượt TCVN
5937-2005 (mức cho phép tối đa là 0,3mg/m3); tại Hà Nội, nồng độ bụi đo được trên
các tuyến phố trung bình là 0,5mg/m3, trong đó 60% vượt TCVN 5937-2005 và 25%
vượt tiêu chuẩn này 2 lần; tại Đà Nẵng, Hải Phòng… nồng độ bụi đều đã vượt tiêu
chuẩn cho phép.
Khí SO2, NO2, H2S, chì (Pb) thải ra chủ yếu từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp là chính (chiếm 95% so với 3% từ phương tiện giao thông và 2% từ sinh hoạt
của người dân). Ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, nồng độ
khí CO và NO2, mặc dù theo kết quả trắc nghiệm vẫn đang trong tầm kiểm soát, nhưng
đang có nguy cơ tăng cao, nếu chính quyền các đô thị không chuyển nhanh các cơ sở
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ra khỏi trung tâm thành phố.
Kết quả quan trắc môi trường cũng cho thấy, phần lớn các đô thị Việt Nam có mức ồn
vào ban ngày ở vào khoảng từ 75 đến 85dBA. Tiếng ồn chủ yếu là do hoạt động vận
tải và sản xuất công nghiệp gây ra. Trên nhiều điểm nút giao thông ở Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh, tiếng ồn đã đạt đến độ từ 90 đến 100 dBA, vượt xa tiêu chuẩn cho
phép.
Thứ hai là vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải đô thị. Rác thải đô thị phát sinh mỗi
lúc một tăng, trong khi đó việc thu gom, xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải y tế và rác
thải rắn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các đô thị ngày càng khó khăn. Ước tính,
mỗi năm toàn quốc thải ra khoảng 13 triệu tấn rác, trong đó khu vực đô thị là 7 triệu
tấn/năm, chiếm 55,8%. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển đô thị đúng như
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới, thì đến năm 2020 số rác thải ở
vào khoảng 22-23 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, cho đến nay công tác quản lý chất thải đô
thị vẫn còn nhiều yếu kém, đặc biệt là vấn đề thu gom và xử lý (mới chỉ đạt khoảng
60%). Việc thu gom và xử lý chất thải đô thị được thực hiện chủ yếu bằng phương
pháp chôn lấp, mới chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp được thiết kế xây
dựng hợp vệ sinh nhưng hầu hết đều chưa đồng bộ, nên vẫn gây ô nhiễm môi trường
đất, mặt nước, nguồn nước ngầm khá trầm trọng. Ở nhiều nơi, việc chôn lấp rác thải
do không chấp hành nghiêm túc các yêu cầu kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường khu vực
xung quanh các hố chôn lấp, gây bức xúc, dẫn đến các vụ cản trở đông người, khiếu
kiện tập thể kéo dài của người dân địa phương. Trong khí đó, lượng rác thải y tế do hệ
thống bệnh viện thải ra mỗi ngày cũng lên đến 230.000 tấn, trong đó có 30.000 tấn rác
thải nguy hại. Nhiều bệnh viện, nhất là cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, không có hệ
thống xử lý rác thải y tế; tình trạng tái chế chất thải y tế thành đồ sinh hoạt gây nguy
hiểm cho sức khỏe cộng đồng vẫn còn xảy ra.

65
Thứ ba là vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Các đô thị nước ta có một đặc điểm khá
giống nhau, đó là hệ thống nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, y tế đều
chung nhau một hệ thống cống thoát, không được xử lý trước khi đổ vào các dòng
sông, nên gây ô nhiễm môi trường rất trầm trọng. Kết quả quan trắc môi trường liên
tục trong nhiều năm cho thấy, lưu vực các sông và hệ thống kênh rạch nội đô của Hà
Nội đều ở tình rạng ô nhiễm nặng. Tại các điểm lấy mẫu ở sông Nhuệ, hàm lượng cặn
lơ lửng chiếm từ 40 đến 60mg/LÝt, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần. Mức độ ô
nhiễm khí độc ở các dòng sông của Hà Nội đã đến mức báo động. Hầu hết các điểm đo
trong lưu vực các sông đều có nồng độ vượt từ 5 đến 6 lần cho phép. Đặc biệt, hàm
lượng NH4 ở sông Nhuệ trung bình có từ 1,2 đến 1,7mg/LÝt, vượt tiêu chuẩn cho phép
từ 25 đến 33 lần; ở sông Đáy vượt từ 1,2 đến 30 lần. Trên lưu vực các sông Sài gòn,
Đồng Nai và các sông khác thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ,
tình trạng ô nhiễm còn nặng nề hơn. Hầu hết hàm lượng các chất độc hại đều vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 2,5 đến 43 lần. Hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn, trung bình mỗi
ngày tiếp nhận trên 100.000m3, trong đó có chứa khoảng 77 tấn COD, 20 tấn BOD 5,
1,6 tấn ni-tơ. Sông Thị Vải hiện đang tiếp nhận nhiều nước thải công nghiệp nhất, với
gần 45.000 m3/ngày; sông Sài Gòn là nơi tiếp nhận tải lượng BOD 5 nhiều nhất, với gần
13.000kg/ngày; sông Đồng Nai là nơi tiếp nhận lượng COD nhiều nhất, khoảng 35
tấn/ngày.
Nguyên nhân và tác hại do môi trương đô thị bị ô nhiễm
Tác hại của ô nhiễm môi trường đô thị là rất lớn, xét cả trên bình diện thiệt hại về kinh
tế và sức khỏe cộng đồng. Ô nhiễm môi trường gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, do
Nhà nước phải chi một lượng ngân sách không nhỏ để cải thiện môi trường và khắc
phục hậu quả do ô nhiễm không khí gây ra, đồng thời người dân phải dành một phần
đáng kể thu nhập để chữa bệnh. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt
Nam có thể phải chịu tổn thất lên tới 5,5% GDP hằng năm do ô nhiễm môi trường;
mỗi năm, Nhà nước và người dân cũng phải bỏ ra hàng trăm triệu USD chi cho lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe do ô nhiễm môi trường gây ra. Đã có khá nhiều thành phố có
nguy cơ đánh mất tiềm năng du lịch chỉ vì ô nhiễm môi trường (điển hình là Hạ Long
và Cẩm Phả). Mức độ sạch đẹp của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang bị suy
giảm do ô nhiễm môi trường. Đó cũng là một thách thức đối với ngành du lịch của hai
trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Đặc biệt, ô nhiễm môi trường đô thị gây tổn hại khá nặng nề đối với sức khỏe cộng
đồng. Các chỉ số dịch tễ cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra của
người dân đô thị và xung quanh khu công nghiệp bao giờ cũng cao hơn ở nông thôn.
Kết quả nghiên cứu về tình trạng bệnh tật do ô nhiễm không khí của cư dân sống trong
khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (quận Thanh Xuân, Hà Nội) thuộc Dự án “Nâng cao
chất lượng không khí tại các nước đang phát triển ở châu Á năm 2004” cho thấy: tỷ lệ
mắc bệnh viêm phế quản mãn tính là 6,4%, viêm đường hô hấp là 54%, triệu chứng về
mắt là 28,5%, triệu chứng về mũi là 17,4%, triệu chứng về họng là 31,4%, triệu chứng
về da là 17,6%, triệu chứng thần kinh thực vật là 30,6%, triệu chứng đáp ứng thần kinh

66
là 40,7% và rối loạn các chức năng không khí phổi là 29,4%. Tỷ lệ mắc hen phế quản
của các cư dân sống trong khu vực nội thành Hà Nội cao gấp 1,4 lần so với cư dân
vùng ngoại thành, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chiều hướng tăng ngày
một cao. ven biển khác sẽ bị ngập lụt do lũ lụt và triều cường.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do:
- Trình độ quản lý đô thị và bảo vệ môi trường đô thị của chính quyền đô thị và các
ngành chức năng còn nhiều hạn chế, không theo kịp với tốc độ phát triển của hệ thống
đô thị. Đất dành cho phát triển đô thị đang bị khai thác kém bền vững, làm giảm diện
tích cây xanh và mặt nước, gây úng ngập, cạn kiệt và ô nhiễm tài nguyên nước. Vấn đề
môi trường chưa được đề cập một cách đầy đủ và chưa được quan tâm đúng mức trong
quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị về môi trường như hệ thống thoát nước,
thu gom và xử lý rác thải, nước thải, giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn... còn quá
nhiều yếu kém. Tất cả các chỉ số về đất xây dựng đô thị, đất giao thông, tỷ lệ cây xanh,
hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom, xử lý rác thải… ở các đô thị đều chưa đạt
chuẩn.
- Công tác quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền
thống, cơ sở y tế ở các đô thị vẫn chưa đồng bộ, thiếu tính chiến lược, chưa lường hết
các yếu tố môi trường. Trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn còn
khá nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được xây dựng trước năm
1980, thậm chí trước năm 1975, với công nghệ, máy móc cũ kỹ, lạc hậu và cơ sở y tế
gây ô nhiễm môi trường chưa được di dời ra ngoại vi thành phố. Quy hoạch phát triển
không gian đô thị, do thiếu tư duy chiến lược nên chưa quan tâm nhiều đến vấn đề môi
trường, dẫn đến tình trạng có khá nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây
dựng trước đây nằm xen kẽ với các khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
đến sức khỏe của người dân.
- Sự phát triển hạ tầng giao thông đô thị không theo kịp với tốc độ phát triển của các
phương tiện tham gia giao thông. Đường chật hẹp, phương tiện giao thông đông dẫn
đến khói, bụi, tiếng ồn ở các thành phố lớn đang là một vấn đề bức xức lớn của xã hội
nhưng chưa được khắc phục. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây
ra ô nhiễm không khí đô thị.
Ngoài ra, còn có thể kể đến áp lực từ các vấn đề văn hóa - xã hội như: ý thức giữ gìn
vệ sinh, môi trường của một bộ phân cư dân đô thị còn kém; tình trạng người dân nông
thôn đang ồ ạt di cư vào các đô thị, sống tạm bợ trong các căn nhà tạm, thiếu tiện nghi,
mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường công cộng. Hầu hết ở các đô thị, nhất là xung
quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, hệ thống các “nhà trọ bình dân” đang mọc
lên như nấm, hình thành các khu dân cư lao động theo kiểu “xóm liều” rất phức tạp về
an ninh, trật tự và vệ sinh, môi trường. Phần lớn người dân nhập cư từ nông thôn vào
thành thị chưa quen với nếp sống văn hóa đô thị, họ vẫn giữ tập quán sinh hoạt tùy
tiện, ý thức giữ gìn vệ sinh, môi trường rất kém.

67
4.4.2. Các định hướng phát triển đô thị trên quan điểm môi trường
Để phát triển đô thị cùng với một môi trường xanh , sạch , đẹp bền vững, Nhà nước và
xã hội cần sử dụng đồng bộ các biện pháp khác nhau, huy động được mọi nguồn lực
trong nước và sự trợ giúp quốc tế. Ngoài các giải pháp chung, có tính lâu dài, trước
mắt, cần tập trung định hướng, thực hiện một số biện pháp sau:
- Trong công tác quy hoạch xây dựng đô thị, ngoài các tiêu chuẩn kinh tế - xã hội
phù hợp, phải tính toán, lường hết các yếu tố về môi trường theo hướng phát
triển bền vững, tránh tình trạng manh mún, vỡ vụn, hủy hoại môi trường sống.
Bảo đảm yêu cầu chung là các không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội đô thị phải được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể
kinh tế - xã hội - môi trường. Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, sân gôn phải tính đến sự mở rộng
không gian đô thị trong vòng 20-30 năm, thậm chí 50 năm sau, không để các
khu này nằm xen kẽ với khu vực dân cư, trường học, bệnh viện, gây ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Sớm chuyển các cơ sở sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và những cơ sở y tế gây ô nhiễm ra khỏi
khu vực dân cư. Ưu tiên phát triển các đô thị sinh thái, thân thiện với môi
trường.
- Tiếp tục nghiên cứu, thực hiện có hiệu quả các dự án nâng cao năng lực giao
thông đô thị, ưu tiên phát triển hệ thống cầu, đường, bến bãi… nhằm từng bước
cải thiện diện tích xây dựng giao thông đô thị; ưu tiên phát triển phương tiện
vận tải công cộng, sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường, hạn chế
phương tiện giao thông cá nhân, nhất là xe mô-tô và xe gắn máy. Từng bước cải
thiện hệ thống cấp, thoát nước, thu gom, xử lý rác thải rắn và nâng tỷ lệ cây
xanh trong thành phố.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong bảo vệ môi trường, gắn công tác
tuyên truyền, giáo dục ý thức của nhân dân với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường trở thành hành động tự
giác của mỗi người. Không ngừng nâng cao năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo các
nguy cơ về môi trường; tích cực đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra,
xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh hợp tác quốc
tế về bảo vệ môi trường, tranh thủ sự hỗ trợ về vốn, công nghệ và kinh nghiệm của các
tổ chức môi trường quốc tế và chính phủ các nước./.

68
4.5. Tài chính đô thị và kinh tế đô thị
4.5.1. Tài chính đô thị

Hình 4.1. Việc hình thành và phát triển của các quỹ tiền tệ và tài sản
Hệ thống tài chính đô thị là bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính quốc gia, nơi mà
các chủ thể của hệ thống tài chính đô thị tham gia vào thị trường tài chính.
Tài chính đô thị là quá trình vận động liên tục phát sinh, phát triển của các nguồn tài
chính làm thay đổi các mối quan hệ tiền tệ có liên quan chặt chẽ với hệ thống chính
sách cơ chế quản LÝ đô thị để duy trì hoạt động thường xuyên của đô thị và thực hiện
quá trình đô thị hóa. Hoạt động tài chính có liên quan tới tất cả các hoạt động đô thị.
Tài chính đô thị bao gồm khoản thu và chi của chính quyền địa phương ở các khu vực
đô thị. Mặc dù khả năng chi trả và năng lực của chính quyền địa phương trong việc
tham gia vào các quyết định tài chính rất khác nhanh, nhưng tài chính đô thị ở các
quốc gia nói chung đã đóng góp các nguồn lực cần thiết để tài trợ cho các dịch vụ địa
phương, đáp ứng nhu cầu của người dân thông qua việc đánh thuế công bằng và sử
dụng các nguồn lực bên ngoài.
Tài chính đô thị có vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ
của chính quyền địa phương. Với sự công nhận của toàn cầu về sự cần thiết phải theo
đuổi các mục tiêu phát triển bền vững, mục tiêu này chỉ có thể đạt được cùng với sự
cải cách và nâng cao năng lực của các chính quyền đô thị trên thế giới. Chính quyền
đô thị phù hợp để ứng phó với các thách thức về nghèo đói, giáo dục, nước, môi
trường, dịch bệnh

69
4.5.2. Kinh tế đô thị
Là tổng thể những hoạt động lao động sản xuất của con người hình thành trong một
giai đoạn lịch sử nhất định để thực hiện quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu
dùng sản phẩm.
Là một hệ thống hoạt động lao động sản xuất và các mối quan hệ kinh tế phức tạp, các
bộ phận cấu thành có những mối quan hệ đa dạng.
Kinh tế đô thị là kinh tế của một đơn vị hành chính là đô thị. Kinh tế đô thị
nghiên cứu bản chất, quy luật kinh tế chi phối cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh
doanh của người dân đô thị như thế nào, mối quan hệ của các nhân tố tác động đến các
hoạt động sản xuất kinh doanh,… để phát triển kinh tế đô thị, thay đổi cơ cấu kinh tế,
tạo công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả, khả năng sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc
sống, tăng tích lũy, thu nhập của người dân, tăng lợi ích và giảm chi phí, làm giàu cho
đô thị và người dân sống trong đô thị
Các yếu tố tham gia quá trình hoạt động sản xuất và hiệu quả của nền kinh tế đô thị

Hình 4.2. Các yếu tố tham gia quá trình hoạt động sản xuất và hiệu quả của nền kinh
tế đô thị

4.6. Xã hội đô thị và người nghèo


4.6.1. Các vấn đề xã hội đô thị
Các vấn đề xã hội đô thị nổi bật nhất trong những năm qua của nước ta đó là:
- Các khu đô thị đang gặp phải các vấn đề do mạng lưới hạ tầng đô thị yếu kém, tiếp
cận nguồn nước sạch còn hạn chế, môi trường xuống cấp, vệ sinh đô thị chưa đạt tiêu
chuẩn, ngập lụt; chưa quản lý được chất thải rắn, các vấn đề giao thông, thiếu nhà ở và
thị trường đất đai thiếu minh bạch… đặc biệt phải kể đến quá trình đô thị hóa.
- Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị dẫn đến mật độ dân số ở thành thị tăng cao:
Quá trình đô thị hóa nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã làm cho một bộ
phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các đô thị. Số dân cư sống ở thành thị tăng đột

70
biến với mật độ dân cư dày đặc gây mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, đồng thời
đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở
và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp. Theo thống kê
của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), người di cư nông thôn chiếm tới 1/3 dân số
của TP Hồ Chí Minh và 1/10 dân số của Hà Nội và làn sóng này vẫn đang tiếp tục
không ngừng chảy. Dự kiến dân số đô thị của Hà Nội năm 2010 là 3,9 - 4,2 triệu
người, năm 2020 là 7,9 - 8,5 triệu người; còn với TP Hồ Chí Minh năm 2010 là 10
triệu người, đến 2025 là 16-17 triệu người.

- Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hóa giàu nghèo: Trong quá trình hội nhập
và phát triển, người dân đô thị cần có trình độ văn hóa tay nghề cao để tiếp cận với
khoa học kỹ thuật – công nghệ và đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng lao động. Song
thực tế cho thấy ở các đô thị và các vùng ven đô vẫn còn một bộ phận không nhỏ
những người thất nghiệp, trình độ học vấn không cao. Đây chủ yếu là những lao động
giản đơn di cư từ khu vực nông thôn lên thành thị để kiếm việc làm. Phần lớn trong số
họ chỉ tìm được công việc giản đơn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở gần
thành thị, một số khác kém may mắn hơn phải lang thang tìm kiếm công việc không
ổn định trong nội thị với thu nhập ít ỏi. Nhiều vấn đề phát sinh cũng bắt nguồn từ đây,
khi thu nhập của người lao động không đủ tích lũy để gửi về gia đình như kỳ vọng
trước đó. Điều tra gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong số lao động di cư,
có tới 2/3 là lao động trẻ (15-19 tuổi); hơn 50% là di cư để tìm việc làm, 47% là để cải
thiện điều kiện sống. Một điều tra khác của Viện Khoa học lao động và xã hội cũng
cho thấy, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ lao động
ngoại tỉnh chiếm tới 70%. Tính đến tháng 12/2007 cả nước có hơn 170 khu công
nghiệp, khu chế xuất phân bổ ở 55 tỉnh, thành trên cả nước với khoảng trên 1 triệu
người lao động đang làm việc, trong đó có 700.000 người lao động di cư từ các tỉnh
khác hoặc huyện khác đến ([3]). Do chỉ được hưởng mức lương thấp, lại phải làm việc
vất vả nên số lao động di cư này dễ nảy sinh những bất đồng và có những hành động
thiếu kiềm chế. Đây là sự bất ổn đối với chủ trương phát triển một xã hội đô thị công
bằng, ổn định và văn minh.
- Vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị: Nhìn chung hầu hết ở các đô
thị hiện nay đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở. Đặc biệt là dân nghèo đô thị và những
người mới nhập cư vào thành phố. Thống kê của UNFPA cho thấy, hiện 25% cư dân
thành thị Việt Nam không đủ tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở thành thị bị xếp vào loại
không đạt tiêu chuẩn, TP Hồ Chí Minh còn có 300 ngàn người đang sống trong các
nhà ổ chuột, 30% dân số Hà Nội phải sống trong môi trường chật chội với diện tích ở
không quá 3m2/người. Chính vì thế một số người đã bất chấp những quy định về quản
lý đô thị, tự ý san lấp, lấn chiếm, sang nhượng đất để xây nhà một cách tạm bợ, tùy
tiện không theo quy hoạch gây ảnh hưởng đến mỹ quan của các đô thị. Việc xây cất
không theo quy hoạch làm xuất hiện tình trạng “nhà không số, phố không tên” chen
lấn hỗn độn, tối tăm, chật chội. Điều này đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ

71
nạn xã hội, tội phạm lẩn trốn pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự an
toàn xã hội.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước: Tại các đô thị việc chiếm dụng đất
công, san lấp mặt bằng, sông ngòi, lấn chiếm lòng đề đường để làm nhà và xây dựng
trái phép diễn ra hàng ngày làm cản trở đến việc tiêu, thoát nước và chất thải đô thị.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ, đường xá giao thông tắc
nghẽn, nguồn nước ngầm và các dòng sông bị đe dọa nhiễm bẩn nghiêm trọng vì chất
thải, không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề vì bụi công trường, khói xe, khói nhà máy
sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu của UNFPA cho thấy, chất lượng không khí tại Hà
Nội và TP Hồ Chí Minh thuộc vào loại tồi nhất trong khu vực. Phần lớn hệ thống nước
thải không được xử lý, khối lượng chất thải rắn đang gia tăng nhanh chóng, và chỉ có
một phần nhỏ lượng chất thải công nghiệp nguy hại được xử lý an toàn.
4.6.2. Khoảng cách giàu – nghèo đô thị
Đô thị hóa và quá trình phát triển đô thị là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia trên
thế giới, trong đó có nước ta. Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và
kinh tế khu vực. Dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi.
Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra
nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật
hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên,
đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố.
Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường
sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy
sinh ra nhiều vấn đề xã hội.
Một trong những vấn đề xã hội nảy sinh từ vấn đề đô thị hóa là chênh lệch thu nhập,
khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Sự phân hóa này có thể thấy rõ giữa các
khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập trong xã hội, giữa các vùng
kinh tế, giữa các địa phương,… số người giàu đang giàu lên nhanh và là nhóm người
thiểu số sở hữu nhiều của cải, vật chất trong xã hội. Sự chênh lệch giàu nghèo sẽ dẫn
tới sự bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ đô thị như nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế,
cấp điện, môi trường.
Đô thị hóa ở nước ta mang những đặc điểm cơ bản như:
(1) Đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa. Một mặt quá trình công nghiệp
hóa là tiền đề cho sự hình thành đô thị hóa khi gia tăng về số lượng và quy mô các cơ
sở sản xuất. Mặt khác, hệ thống đô thị được hình thành cùng với sự hình thành phát
triển về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa phát triển,
mở rộng quy mô và hình thành mới các khu công nghiệp. Năm 2011, nước ta có 260
khu công nghiệp với tổng diện tích là 72 nghìn ha tăng lên 335 khu công nghiệp trong

72
năm 2020 với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 97,8 nghìn ha, trong đó diện tích đất
công nghiệp là 66,1 nghìn ha;
(2) Đô thị hóa diễn ra không đồng đều tại các vùng miền, địa phương và chủ yếu là các
đô thị vừa và nhỏ. Năm 2010, có 772 đô thị tăng lên 862 đô thị trong năm 2020, trong
đó có 2 đô thị đặc biệt tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 23 đô thị
loại I, 32 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV và 668 đô thị loại V chủ yếu
là các thị xã thuộc tỉnh hoặc thị trấn. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 lên 39,3%, tăng hơn
9% so với năm 2010;
INCLUDEPICTURE "https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/12/dan-cu-
800x532.png" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/12/dan-cu-800x532.png" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "https://www.gso.gov.vn/wp-
content/uploads/2021/12/dan-cu-800x532.png" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE "https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/12/dan-cu-
800x532.png" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/12/dan-cu-800x532.png" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "https://www.gso.gov.vn/wp-
content/uploads/2021/12/dan-cu-800x532.png" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE "https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/12/dan-cu-
800x532.png" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/12/dan-cu-800x532.png" \*
MERGEFORMATINET

73
Hình 4.3. Biểu đồ biểu thị số lượng đô thị giai đoạn 2010-2020
(3) Mật độ dân số ở các đô thị lớn tăng cao trong quá trình đô thị hóa. Song song với
sự gia tăng về số lượng đô thị là sự gia tăng về dân số ở khu vực thành thị, đặc biệt tại
các khu đô thị lớn. Năm 2020, dân số của nước ta là 97,58 triệu người, trong đó dân
số thành thị là 35,93 triệu người, chiếm 36,82% tổng dân số, tăng 6% so với năm
2010. Dân số thành thị tăng chủ yếu do tác động của di cư từ khu vực nông thôn sang
khu vực thành thị chủ yếu để học tập và làm việc và chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 15-
39 tuổi chiếm tỷ lệ 84%. Theo số liệu công bố trong Niên giám thống kê hàng năm của
Tổng cục thống kê, Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 2 vùng có tỷ lệ di
cư thuần cao nhất cả nước tương ứng là 3‰ và 18,7‰ vào năm 2020, đặc biệt là 1 số
địa phương là trung tâm kinh tế như Hà Nội 3,7‰, thành phố Hồ Chí Minh 18‰ và
một số địa phương tập trung các khu công nghiệp lớn như Bắc Ninh 35,8‰; Bình
Dương 58,6‰; Đồng Nai 8,2‰; Bà Rịa – Vũng Tàu 3,2‰.
Công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong một thời gian ngắn đã có
những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế của cả nước, tuy nhiên
một mặt cũng làm cho sự phân hóa giàu nghèo diễn ra giữa các tầng lớp dân cư, đặc
biệt là người dân sống tại khu vực nông thôn, địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh
do: Mất đi kế sinh nhai của người dân chủ yếu làm nông nghiệp khi trình độ không
đáp ứng được nhu cầu làm việc tại các khu công nghiệp do chưa được đào tạo kịp thời,
tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người
có thu nhập thấp.
INCLUDEPICTURE "https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/12/dan-cu-
02-800x441.png" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/12/dan-cu-02-800x441.png" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/12/dan-cu-02-800x441.png" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/12/dan-cu-02-800x441.png" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/12/dan-cu-02-800x441.png" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/12/dan-cu-02-800x441.png" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/12/dan-cu-02-800x441.png" \*
MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
"https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/12/dan-cu-02-800x441.png" \*

74
MERGEFORMATINET

Bảng 1. Bảng thu nhập bình quân đầu người 1 tháng giai đoạn 2010-2020
Bất bình đẳng trong thu nhập còn được thể hiện qua khoảng cách về thu nhập giữa
giữa các nhóm thu nhập, đặc biệt là nhóm người nghèo nhất (nhóm 1) và nhóm người
giàu nhất (nhóm 5). Trong giai đoạn 2010-2020, thu nhập của tất cả các nhóm dân cư
đều tăng, khoảng cách về thu nhập giữa nhóm 1 và nhóm 5 tăng từ 9,2 lần năm 2010
tăng lên 10,2 lần năm 2019, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh đã làm ảnh hưởng
không nhở tới thu nhập của người làm công, ăn lượng và do tác động của một số chính
sách hỗ trợ thiếu đói trong người dân do ảnh hưởng dịch bệnh nên mức chênh lệch này
giảm còn 8,1 lần. Chênh lệch giàu nghèo nhìn rõ hơn trên góc độ chênh lệch về giá trị
tuyệt đối giữa các nhóm thu nhập, năm 2010 chênh lệch giữa nhóm thu nhập thấp nhất
(nhóm 1) và thu nhập cao nhất (nhóm 5) là 3 triệu đồng, đến năm 2019 chênh lệch này
tăng lên gấp 3 lần năm 2010 là 9,1 triệu đồng, năm 2020 mức chênh lệch này tuy có
giảm nhưng khoảng cách vẫn lớn ở mức gần 8,1 triệu đồng.
Như vậy, đô thị hóa đã có những đóng góp lớn cho phát triển kinh tế khi khu vực đô
thị trong những năm qua đã thể hiện rõ vai trò là đầu tàu phát triển kinh tế – xã hội của
các vùng và cả nước, đóng góp phần lớn vào tốc độ tăng GDP, chiếm tỷ trọng chi phối
trong thu ngân sách nhà nước, xuất khẩu và sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên, quá
trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cũng kéo theo những mặt hạn chế tác động chưa
tốt đến một số vấn đề xã hội, đòi hỏi các cấp, ngành địa phương cần có những giải
pháp tổng thể, kịp thời để đáp ứng được quá trình đô thị hóa, đảm bảo vừa tăng trưởng
kinh tế vừa đảm bảo giữ vững ổn định và công bằng xã hội.
4.6.3. Bảo tồn, cải tạo đô thị và phát triển đô thị
Hiện nay, việc triển khai thực hiện dự án cải tạo và phát triển đô thị đang
được Nhà nước chia hai loại. Một là, các dự án kinh doanh, chủ đầu tư dự án phải tự

75
thương lượng với người dân, nếu thương lương được thì dự án sẽ được triển khai (Nhà
nhước không tham gia vào), trách nhiệm hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư; nguồn vốn
thực hiện do cá nhân hoặc doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Đây là điều cực kỳ khó
khăn với nhà đầu tư, mặc dù dự án được thực hiện theo quy hoạch được duyệt. Hai là,
các dự án phục vụ cộng đồng như: đường giao thông, công trình công cộng thiết yếu
(trường học, bệnh viện, chợ, công viên cây xanh - thể dục thể thao...), nhà nước chịu
trách đền bù giải toả để triển khai thực hiện dự án; nguồn vốn thực hiện là nguồn vốn
Ngân sách.
Việc phân chia một cách rạch ròi theo hai cách phân loai nêu trên góp phần đã
dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc triển khai thực các dự án cải tạo và phát triển
đô thị tại TP. Hồ Chí Minh cũng như các Tỉnh, Thành có tốc độ đô thị hoá cao.
Hậu quả là, trong thời gian qua hầu hết các dự án BĐS (được xem là kinh
doanh) đều được triển khai trên các khu đất trống lớn, đất các nhà xưởng lớn đã đi
dời…do các chủ đầu tư thương lượng thành công với một người chủ đất nào đó. Các
khu dân cư hiện hữu (khu ổ chuột) cần cải tạo chỉnh trang theo quy hoạch như khu Mã
Lạng, Quận 1 (mà chủ đầu tư phải tự thương lượng) gần như không thể triển khai;
tương tự đối với việc cải tạo các khu chung cư cũ...trên phạm vi toàn Thành phố, vì
doanh nghiệp không tự thương lượng được với người dân. Các dự án công trình phục
vụ cộng đồng như: đường giao thông, chỉnh trang - nâng cấp các tuyến hẻm nhỏ thuộc
khu dân cư hiện hữu cải tạo, các công trình công cộng thiết yếu (trường học, bệnh
viện, chợ, công viên cây xanh - thể dục thể thao...) thuộc trách đầu tư của Nhà nước,
đều bị chậm triển khai thực hiện.
Nguyên tắc chung của việc triển khai thực hiện dự án cải tạo và phát triển đô thị một
các thông minh
- Nên chủ động công bố chủ trương kêu gọi các nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án
tiền khả thi và khả thi đối với các dự án cải tạo và phát triển đô thị (hệ thống
đường giao thông, công viên cây xanh - thể dục thể thao, công trình công cộng -
hạ tầng thiết yếu của xã hội) mà trước đây phụ thuộc rất lớn vào nguốn vốn
Ngân sách.
- Cần phối hợp nhà đầu tư và cộng đồng dân cư có liên quan nghiên cứu điều
chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật và điều chỉnh cách triển khai thực
hiện quy hoạch theo hướng tối đa nguồn vốn xã hội hoá.
- Tính chất của các dự án này cần kết hợp hai mục tiêu phục vụ cộng đồng và
kinh doanh để thu hút các nguồn lực xã hội cùng tham gia với Thành phố, hạn
chế phụ thuộc vào nguồn vốn Ngân sách. Quy mô chi tiết của của dự án (diện
tích, cơ cấu - chức năng sử dụng đất, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, tầng
cao...) của các dự án phức hợp này sẽ được nghiên cứu, đảm bảo tính khả thi về
hiệu quả kinh tế đối với các chủ đầu tư và đảm bảo mục tiêu phục vụ lợi ích
cộng đồng thông qua việc phù hợp quy hoạch chung của toàn khu đô thị.

76
- Chủ đầu tư dự án cần có năng lực kinh nghiệm về phát triển - kinh doanh dự án
bất động sản và năng lực tài chính tối thiểu 20% tổng giá trị dự án, phần vốn
còn lại được phép huy động từ các tổ chức tài chính (ngân hàng, quỹ đầu tư),
các chủ đầu tư khác cũng như từ các cá nhân, tổ chức muốn tham gia góp vốn
đầu tư thực hiện dự án. Thành phố có trách nhiệm tổ chức đền bù giải toả 100%
diện tích toàn khu đất dự án bằng nguồn vốn của Chủ đầu tư trúng đấu giá thực
hiện dự án theo giá thị trường.
- Dự án nên ưu tiên phương án tổ chức tái định cư tại chỗ cho người dân có nhà
đất bị ảnh hưởng bởi dự án (để dễ tạo sự đồng thuận của cộng đồng thuộc phạm
vi dự án), đồng thời khuyến khích - tạo điều kiện thuận lợi để người chủ sử
dụng đất tham gia cổ phần hoá một phần hoặc toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất
của mình vào dự án (nếu có nhu cầu) để giảm chi phí đền bù giải toả.
4.7. Marketing đô thị
4.7.1. Đối tượng và mục đích của marketing đô thị
Phân tích lịch sử phát triển của marketing có thể thấy rằng nguồn gốc của tất cả
các nhánh hiện nay của marketing: marketing căn bản, marketing công nghiệp,
marketing du lịch, marketing thương mại, marketing ngân hàng… đều được phát triển
từ yêu cầu giải quyết những khó khăn, rủi ro xuất hiện trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp dưới điều kiện kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa. Và marketing đô thị cũng không nằm ngoài quá trình đó. Mặc dù marketing đô
thị là một thuật ngữ mới được sử dụng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy
nhiên trên thế giới nó đã xuất hiện từ năm 1981 với thuật ngữ “City marketing” tức là
marketing cho các đô thị hay các thành phố. Thuật ngữ “City marketing” được nhiêù
nhà nghiên cứu sử dụng và nó dần trở thành thuật ngữ chính trong các đề tài về quảng
bá hình ảnh đô thị. Các nhà nghiên cứu nổi tiếng đã sử dụng thuật ngữ này là Van
Gent (1984), Paddison (1993), Kriekaard (1994) và một số nhà khoa học khác. “City
marketing” là một thuật ngữ bằng tiếng Anh, tuy nhiên, người ta cho rằng nó xuất hiện
lần đầu vào năm 1981 ở Hà Lan. Theo một nguồn tin chính thống thì thuật ngữ này
xuất hiện tại Hà Lan khi người ta nghiên cứu về vấn đề marketing cho thành phố ở
đây. Một số nhà nghiên cứu thích sử dụng thuật ngữ Regional marketing, tức là
Marketing lãnh thổ hơn thuật ngữ City marketing. Bởi vì City trong một số đất nước
ám chỉ duy nhất khu vưc trung tâm của thành phố (City centre). Tuy nhiên cho tới hiện
nay, thuật ngữ City marketing tức Marketing đô thị cũng đã được sử dụng rộng rãi và
được công nhận chính thức trong giới các nhà nghiên cứu về Marketing cho các đô thị
và thành phố.
Thuật ngữ này cũng được sử dụng ở cả châu Âu, tuy nhiên có một thuật ngữ Urban
marketing cũng xuất hiện ở đây bởi Corsico và Ave (1994). Vào năm 1994, họ đã có
một cuộc hội thảo lớn mang tầm cỡ quốc tế ở thành phố Torino (Italia) với tên là
“Urban marketing”, hay tiếng Italia là “Marketing urbano”.

77
Trước hết, cần phải khẳng định: marketing đô thị là một phương diện của phát triển đô
thị. Hoạt động marketing đô thị không thể tách rời với hoạt động phát triển đô thị.
Những nguyên lý cơ bản của marketing không chỉ được ứng dụng trong kinh doanh
(phạm vi một doanh nghiệp, một ngành) mà trong cả các lĩnh vực rộng lớn hơn như
chính trị, xã hội, hay thậm chí trong cả việc xây dựng hình ảnh/ uy tín cho cả một quốc
gia, một vùng lãnh thổ.
Ngày nay, marketing không chỉ được ứng dụng trong phạm vi một doanh nghiệp mà
nó còn được ứng dụng một cách rất hiệu quả trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
nhằm phát triển kinh tế của một lãnh thổ. Đó chính là một biểu hiện cụ thể của
marketing đô thị.
Chúng ta biết rằng, marketing, đặc biệt là marketing quốc tế và marketing công nghiệp
luôn luôn là một thách thức lớn ngay cả đối với các công ty tư nhân, những người
được coi là các chuyên gia trong việc ứng dụng marketing. Đô thị là một tổ chức công
và do đó việc áp dụng marketing thật sự là một vấn đề quan trọng và khó khăn.
Trọng tâm của những nghiên cứu hiện nay của các vùng lãnh thổ, các hoạt động đầu tư
(đặc biệt là đầu tư nước ngoài) là việc phân tích các nhân tố thành công trong việc ứng
dụng marketing đô thị. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này nằm trong phần quản trị
marketing đô thị, nhấn mạnh khía cạnh thương hiệu đồng thời cũng phản ánh mối quan
hệ giữa các tác động môi trường với chiến lược quản trị của tổ chức.
Ứng dụng marketing vào phát triển đô thị là cách tiếp cận hiệu quả nhất trong điều
kiện kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Không chỉ bản thân quốc gia mà
các địa phương phải tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và ước muốn
của khách hàng mục tiêu. Các sản phẩm và dịch vụ đó cần được bán trên cả phạm vi
địa phương và quốc tế. Marketing đô thị là các hoạt động thường xuyên và chúng liên
tục phải được điều chỉnh để đáp ứng những điều kiện môi trường kinh tế luôn thay đổi
với những thời cơ và thách thức mới. Tuy vậy, một trong những điều kiện để phát triển
đô thị chính là vốn. Một đô thị, đặc biệt là các địa phương thuộc các quốc gia có nền
kinh tế đang phát triển như Việt Bam chúng ra thường không có đủ nguồn lực cho đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng, đường xá, nhà ở, căn hộ, toà văn phòng hay xây dựng và
phát triển các nhà máy sản xuất các sản phẩm có thể cạnh tranh với các sản phẩm đã
và đang có mặt trên phạm vi toàn cầu. Một giải pháp cho các đô thị có được nguồn vốn
đầu tư ban đầu, đó chính là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. CÁc hoạt động marketing
đô thị cũng sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Direct Investment –
FDI) theo đúng định hướng mà đô thị hướng tới.
Có nhiều định nghĩa về marketing đô thị. Theo P.Kotler: “Marketing đô thị được định
nghĩa là việc thiết kế hình tượng của một đô thị để thoả mãn nhu cầu của những thị
trường mục tiêu. Điều này thành công khi người dân và các doanh nghiệp sẵn lòng hợp
tác với cộng đồng và sự mong chờ của những người du lịch và các nhà đầu tư.”

78
Thị trường mục tiêu tiềm năng của marketing đô thị là các khách hành của đô thị. Đó
là những người sản xuất hàng hoá và dịch vụ, trụ sở công ty và văn phòng đại diện, thị
trường xuất khẩu ngành du lịch, bệnh viện và dân cư mới.
Marketing đô thị là một thuật ngữ chỉ tập hợp các chương trình hành động hỗ trợ được
đô thị thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của đô thị và phát triển kinh tế.
(Định nghĩa của YoungFlorida State University, USA, http://www.egs.mmu.ac.uk).
Các hoạt động này thay đổi một cách toàn diện cách thức, thủ tục và nhận thức về vai
trò và chức năng của các cơ quan chính quyền, sử dụng các công cụ khuyến khích tài
chính, những thay đổi tổ chức theo cách mà đô thị kiểm soát tốt hơn, để xây dựng cho
đô thị một hình ảnh mới, triển vọng hơn, hấp dẫn hơn. Qua đó, tạo cho địa phương
những đặc tính khác biệt “nhận tạo”, để cùng với những yêú tố tự nhiên như vị trí địa
lý, tài nguyên thiên nhiên, đô thị trở nên hấp dẫn hơn; để các nhà đầu tư, các chính
khách đủ tâm và tài, du khách có khả năng chi trả và kể cả những công dân được đào
tạo chuyên môn và thái độ thiện chí – những chìa khoá để phát triển kinh tế, nhận thấy
rằng đô thị này hấp dẫn hơn so với những đô thị, địa phương khác. Đó chính là những
chương trình hành động chủ động nhằm thay đổi được tình trạng kinh tế của địa
phương theo chiều hướng tốt hơn.
Một định nghĩa nữa của Vincent Gollain (www.cdeif.net) cho rằng: “Marketing đô thị
là những nỗ lực làm tăng giá trị của đô thị so với những thị trường cạnh tranh nhằm
tạo ra ảnh hưởng tích cực đến hành vi của công chúng của đô thị thông qua việc tạo ra
“cung” có giá trị bền vững và cao hơn so với cạnh tranh. Hoạt động này thường do các
hãng xúc tiến thuộc chính quyền và các tác nhân tư nhân tiến hành”. Tác giả này đã
nêu ra 8 nguyên tắc cần tôn trọng khi thực hiện quy trình marketing đô thị:
 Đặt sự thoả mãn của khách hàng là trọng tâm của quy trình;
 Không nhầm lẫn giữa marketing doanh nghiệp và marketing đô thị;
 Xác định vùng hay phạm vi địa lý xác đáng;
 Tự tổ chức và tổ chức quy trình;
 Động viên các tác nhân để cùng nhau xây dựng và hành động;
 Tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau;
 Đảm bảo tính minh bạch;
 Dựa theo chiến lược kinh tế đô thị.
Có thể nói, tiếp cận marketing đô thị đồng thời mang những đặc điểm của tiếp cận
marketing (định hướng khách hàng) và tiếp cận chiến lược (sự cân bằng tối ưu giữa
một bên là nguồn lực, khả năng – điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp và một
bên là những điều kiện thị trường – cơ hội và thách thức). Marketing đô thị nhấn mạnh
yếu tố môi trường và việc sử dụng đồng bộ các nguồn lực của lãnh thổ nhằm đạt được
mục tiêu phát triển bền vững.

79
Áp dụng marketing địa phương có hệ thống là một quyết định chiến lược quan trọng
đối với một địa phương. Đây cũng là một vấn đề liên quan đến tài nguyên, nguồn lực
và năng lực của địa phương. Trong một đô thị thường có những cộng đồng dân cư lớn
và có những ứng dụng marketing đô thị của những nhóm cá nhân. Quyết định tạo ra
một chương trình marketing đô thị đòi hỏi tất cả các bên lien quan phải thoả thuận và
thống nhất về các mục tiêu chung, không mâu thuẫn với các chương trình marketing
đô thị của các nhóm các nhân trong vùng/ địa phương.
Marketing đô thị không phải là một khái niệm mới trên thế giới. Các quốc gia phát
triển đã phát triển được chính là nhờ họ dựa trên việc xây dựng một công nghệ hiệu
quả và đầy đủ có thể giúp cho việc xây dựng bản sắc quốc gia trong một cộng đồng thế
giới mở.
Để phát triển, một đô thị cần có một chiến lược marketing có hệ thống và dài hạn trực
tiếp hướng tới việc nuôi dưỡng và phát triển những thuộc tính thiên nhiên và tiềm năng
của mỗi khu vực hay mỗi vùng.
Trong một môi trường cạnh tranh toàn cầu như ngày nay, với đầy đủ những biến đổi
và thách thức, các địa phương cần thực hiện một kế hoạch marketing mang tính chiến
lược để tận dụng được những tiến bộ mà các địa phương khác đã thực hiện nhằm phát
triển địa phương mình một cách hiệu quả nhất. Một đô thị có kế hoạch chiến lược
marketing toàn diện sẽ phát triển một cách linh hoạt hướng tới một tầm nhìn dài hạn
với những quyết định sáng suốt, tránh tình trạng chưa thực hiện xong kế hoạch thì mọi
sự đã trở nên lạc hậu.
4.7.2. Các phương pháp và cách tiếp cận marketing đô thị
Tuy là một ứng dụng đặc biệt của marketing, quy trình marketing đô thị cũng mô
phỏng theo quy trình xác lập chiến lược marketing cơ bản với các giai đoạn chủ yếu
như sau:
1/ Phân tích và đánh giá cơ hội marketing;
2/ Xác lập marketing chiến lược: phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và
định vị thị trường;
3/ Thiết kế marketing tác nghiệp: marketing – mix;
4/ Tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá hoạt động marketing.
Như vậy, các hoạt động thực hiện marketing đô thị gồm các bước: phân tích cơ hội
marketing, phát triển các chiến lược marketing, lập kế hoạch chương trình marketing
và quản lý các nỗ lực marketing.
Theo tài liệu của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, quy trình marketing đô thị
gồm 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thẩm định đô thị
Giai đoạn 2: Xác định tầm nhìn và mục tiêu

80
Giai đoạn 3: Xây dựng và lựa chọn chiến lược
Giai đoạn 4: Lập kế hoạch hành động
Giai đoạn 5: Triển khai và kiểm soát
Giai đoạn Thẩm định đô thị gồm các bước: 1/ Xác định các đặc điểm của đô thị; 2/
Nhận diện đối thủ cạnh tranh; 3/ Nhận định xu thế phát triển; 4/ Phân tích SWOT và 5/
Nhận diện các vấn đề chính mà địa phương cần giải quyết.
Một tiếp cận khác về quy trình marketing áp dụng cho vùng lãnh thổ với 5 giai đoạn
chủ yếu như sau: (Nguồn: M.Dupuis, “Marketing et Strategie territoriale”, CFVG Hà
Nội, 2003)
Giai đoạn 1: Xác định vùng hoạt động xác đáng
Giai đoạn 2: Phân tích cạnh tranh
Giai đoạn 3: Phân đoạn lãnh thổ
Giai đoạn 4: Định vị
Giai đoạn 5: Tổ chức và điều phối các hoạt động để đạt được vị thế đã chọn trong
khuôn khổ một kế hoạch Marketing thích hợp.
Trong tiếp cận này, điểm khác biệt chủ yếu với các tiếp cận khác là nội dung về xác
định cùng hoạt động xác đáng. Thực tế cho thấy, trong khi các Chính quyền địa
phương được xác định bởi cá giới hạn hành chính, thì vùng hoạt động lãnh thổ có thể
vượt qua giới hạn đó. Cần phải nhắc lại rằng sức hấp dẫn của lãnh thổ phụ thuộc vào
số lượng và chất lượng của các hoạt động mà vùng lãnh thổ đó cung cấp.
Ví dụ: “Sức hấp dẫn của các thị trấn trung tâm”: Theo một nghiên cứu được thực hiện
mởi Marc Dupuis và Martine Masson vào năm 1990 từ một mẫu điều tra 94 trưởng
thôn của vùng Bourgogne cho thấy mối quan hệ giữa sức hấp dẫn của các thị trấn và
vùng lãnh thổ được đo bằng những trang thiết bị được cung cấp. Các thị trấn trung
tâm được cung cấp những trang thiết bị tốt nhất, trong số đó phải kể đến những trang
thiết bị du lịch (công trình, bảo tàng, sự có mặt của tổ chức công đoàn, số lượng
phòng cung cấp), những trang thiết bị phục vụ (phòng thí nghiệm phân tích y tế, giáo
dục cơ sở), trang thiết bị thương mại (siêu thị, chợ).
Các nhà địa lý kinh tế cũng phát triển khái niệm về trật tự lãnh thổ và thiết lập mối
tương quan giữa số lượng các hoạt động được cung cấp và sức hấp dẫn của không gian
lãnh thổ.
Những tiêu chí định lượng chủ yếu để xác định sự hấp dẫn của một vùng lãnh thổ bao
gồm quy mô về dân số, mức độ được trang bị… Các yếu tố định lượng này sẽ được sử
dụng kết hợp với các yếu tố định tính như: bề dày lịch sử và văn hoá, chức năng thực
hiện, các hoạt động chủ đạo đang triển khai, chất lượng của khuếch trương thương
mại.

81
Việc thực thi một cách hệ thống các mô hình lãnh thổ có thể dẫn tới một sự tập trung
nhanh chóng dân cư và việc làm xung quanh các trung tâm chính và các khu dân cư
mà ít có cơ may cho các vùng lãnh thổ có quy mô nhỏ. Xu thế này rất may lại trùng
lặp với các chính sách phi tập trung hoá của chính phủ và do các cơ hội có được từ sự
phát triển các công nghệ mới trong quá trình đô thị hoá. Trường hợp của Futuroscope
của Pháp là một ví dụ điển hình cho những cơ hội mới này.

Hình 4.5. Le Kinémax Poitiers, Poitou-Charentes, Pháp – Rạp chiếu phim


Biểu tượng cho những tinh thể đá ngoài trái đất, tòa nhà đặc biệt này là một trong
những công trình đầu tiên được xây dựng tại công viên giải trí Futuroscope. Tòa này
có một trong những rạp chiếu phim lớn nhất của thế giới với màn hình rộng bằng kích
thước của 2 sân tennis và có sức chứa 440 người. Công trình này đòi hỏi phải có sự
chăm sóc đặc biệt. Tất cả các nhân viên bảo dưỡng tại đây phải có kỹ năng đặc biệt và
thợ lau cửa sổ phải là dân leo núi chuyên nghiệp.
Công Viên Điện Ảnh Futuroscope
Nếu ngành điện ảnh là một nghệ thuật đặc sắc có tính giải trí cao thì công viên
Futuroscope (Parc du Futuroscope) ở Pháp có thể đáp ứng được nhu cầu của những
người yêu thích bộ môn này. Người ta khó mường tượng được bên trong những tòa
kiến trúc tân kỳ độc đáo ở khu này chính là những rạp cinéma cao cấp trình chiếu
những loại phim đủ các thể loại về khoa học giả tưởng, thần thoại, phiêu lưu mạo hiểm
… rất thú vị và bổ ích cho người lớn cũng như trẻ em. Năm nay là kỷ niệm đúng 25
năm thành lập công viên, ban tổ chức cũng chú ý để cho du khách đến đây được
thưởng thức một chương trình đặc biệt hay với nhiều phim giải trí xuất sắc vốn đã thu
hút đến gần 2 triệu du khách đến từ khắp nơi trên thế giới mỗi năm.
Tại sao lại là công viên lớn có sức chứa đến 24 rạp cinéma vĩ đại thay vì rạp bình
thường trong thành phố? Vì tất cả những tòa kiến trúc này được tập trung xây dựng
trên một khu đồi rộng mênh mông đến 200 hectares trong một bầu không khí trong
lành thoáng đãng tại vùng La Vienne, cách Paris khoảng gần 300 km về phía Đông
Nam, 10km phía Bắc thành phố Poitiers đẹp có nhiều di tích lịch sử và những dấu ấn

82
nghệ thuật … Các toà nhà mang tên của kiến trúc sư danh tiếng Denis Laming, là
người đã vẽ và thực hiện những công trình được xây dựng bằng pha lê trong suốt có độ
dày ngoại hạng, hoặc bằng kim loại bền chắc, đều phản chiếu ánh mặt trời lộng lẫy
vừa hiện đại tân kỳ vừa mang tính phi thời gian (moderne và intemporel ). Đây là một
dự án đã được thực hiện với mục đích làm phát triển kinh tế cho khu vực này vốn bị
trong tình trạng suy yếu vì tính cách đồng quê, không có việc làm cho người dân. Khai
trương từ năm 1987, Parc du Futuroscope, như tên gọi, đã hướng về tương lai, đã
chứng minh được vai trò quan trọng là vực dậy nền kinh tế của toàn vùng cũng như
gây ấn tượng hoàn toàn tốt đẹp trong sự phát huy và bảo tồn văn hoá Pháp qua nghệ
thuật thứ bảy là chủ yếu. Nơi đây, các khách sạn từ bình dân đến cao cấp cùng nhà
hàng nằm ở ngoài công viên khoảng 10 phút xe bus phục vụ. Chúng ta có thể dùng
bữa, ngồi thư giãn uống café, ăn kem ngay trong những hàng quán của công viên bất
cứ giờ nào. Ngoài ra, ở công viên đầy cây lá hoa cỏ xanh tươi này, các trẻ em cũng
được giải trí bởi những trò chơi lành mạnh ngoài trời trong khu vui chơi giành riêng
cho các bé. Các em lớn tuổi hơn cùng cha mẹ sẽ khám phá các phim ảnh tuyệt hay
phần lớn với mắt kính 3D với mục đích cho khán giả thấy mình hoàn toàn được sống
với những cảm giác mạnh mẽ vui thú và tham dự vào những cảnh sắc ngoạn mục đầy
sinh động.
Trong mỗi toà kiến trúc là rạp chiếu với các màn ảnh hoành tráng có khi có chiều cao
bằng độ cao của toà nhà sáu tầng và lớn đến gấp bốn lần một màn ảnh đại vĩ tuyến mà
chúng ta thường thấy trong các rạp ciné bình thường. Khán giả được mang kính 3D,
4D và khi phim bắt đầu, họ thấy mình như bay bổng, đang ở trong vũ trụ cao xa, cạnh
những tinh tú ; hoặc dần lặn vào lòng biển rộng mênh mông bơi lội tung tăng cùng các
loài cá, cảm giác sờ vào được san hô, bắt được những con sứa biển, có khi có cả cá
mập và các quái vật dưới biển đang bơi bên cạnh … Cũng có lúc họ đang cùng phiêu
lưu cùng Hoàng Tử Bé (Le Petit Prince, phim thực hiện từ truyện của nhà văn Saint
Exupéry) trong không khí trẻ thơ vô cùng đáng yêu, hoặc được trèo lên tận đỉnh núi
Everest mà không mỏi mệt. Riêng với mắt kính 4D, khán giả ở trên một ghế ngồi rung
chuyển thật sự và sống thật sự cảm giác đang ngồi trong một chiếc xe phóng tới với
một tốc độ kinh hồn trên đường phố, hoặc lao thẳng vào một thế giới tưởng tượng với
từng cảnh sắc ngoạn mục, nhảy nhót cùng những robot … Các em nhỏ sẽ yêu thích
loại phim tài liệu mạo hiểm có thú vật trong ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ, với tính
cách giáo dục đầy tình cảm (ví dụ phim nói về cuộc hành trình đi tìm con thú Panda ở
rừng sâu tại Trung Quốc).
Buổi tối đến, khán giả tập trung ở trước sân khấu là mặt phẳng của một hồ nước, trong
tiếng nhạc, bên cạnh toà kiến trúc chính bằng pha lê toàn diện, để thưởng ngoạn màn
biểu diễn ánh sáng và lửa trên mặt nước thật độc đáo. Cuối cùng là cảnh bắn pháo
bông làm toà nhà này sẽ như một khối kim cương lớn ánh lên muôn ngàn màu sắc rực
rỡ.
Nói chung, đến Parc du Futuroscope, người ta được thoát rời đời sống thực tế một buổi
cuối tuần, đồng thời được tìm hiểu thêm nhiều về thế giới giả tưởng và thiên nhiên

83
rộng lớn mà nghệ thuật điện ảnh có khả năng mang lại từ sự áp dụng các ngành khoa
học một cách vô cùng hiện đại. Khoa học và nghệ thuật vốn là hai lãnh vực khác biệt,
hơn bao giờ cùng hòa hợp để cống hiến cho con người những giây phút giải trí và học
hỏi về thế giới khác, đẹp và thú vị hơn rất nhiều thế giới hiện thực của chúng ta sống
mỗi ngày. Đó là điều kiện khơi dậy trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ em.
Đặt trong một vùng chủ yếu là nông thôn, hoạt động của công viên này dựa trên
nguyên lý bổ sung giữa nghiên cứu, giải trí và đào tạo, dựa trên quan điểm về công
viên hình ảnh của Châu Âu. Sau khi đã tạo ra được sự hấp dẫn cho vùng Poitou-
Charente, nó đã có thể hoà nhập vào toàn bộ nước Pháp và nuôi hy vọng đạt được tỷ lệ
từ 15 đến 20% lượng khách nước ngoài vào năm 2000. Ngoài ra, Futuroscope còn là
một định hướng quan trọng cho việc tái định vị bất chấp những nguyên tắc cũ về tính
hấp dẫn.
Tác giả Vincent Gollain đã đề xuất 10 giai đoạn cho sự thành công của marketing đô
thị. Bắt đầu từ việc khẳng định lại 3 giai đoạn cơ bản của quy trình marketing là: 1/
Phân tích và chẩn đoán; 2/ Xác định những lựa chọn chiến lược; 3/ Kế hoạch hành
động, tác giải này đã sắp xếp 10 giai đoạn theo 3 chuỗi hoạt động.
* Chuỗi hoạt động 1: Thực hiện chuẩn đoán (hay phân tích):
Giai đoạn 1: thu thập và tổ chức thông tin chiến lược;
Giai đoạn 2: phân tích thị trường;
Giai đoạn 3: nghiên cứu môi trường của thị trường;
Giai đoạn 4: đánh giá vị trí cạnh tranh của cung lãnh thổ;
Giai đoạn 5: phân tích phương thức tạo lập quan hệ;
Giai đoạn 6: tổng hợp đánh giá cung lãnh thổ theo quan điểm cầu.
* Chuỗi hoạt động 2: Xác định những lựa chọn chiến lược
Giai đoạn 7: xác định mục tiêu chiến lược;
Giai đoạn 8: xây dựng lời hứa (lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu và định vị).
* Chuỗi hoạt động 3: Xác lập kế hoạch hành động.
Giai đoạn 9: xác lập các chiến lược bộ phận của marketing – mix đô thị (bao gồm 9
biến số là: sản phẩm/ dịch vụ; giá; khuếch trương; phân phối; chính quyền; công luận;
ý muốn của khách hàng; sự ảnh hưởng; sự hợp tác);
Giai đoạn 10: kế hoạch hoá để tối ưu hoá kế hoạch triển khai.
Tác giả Francois Parvex (“Marketing territorial”, SEREC, 2009, www.slideshare.net)
đề xuất mô hình marketing với các yếu tố cấu thành như sau:
Xác định một hay nhiều nhóm khách hàng mục tiêu (phân đoạn)
Xác định nhu cầu của họ

84
Xác lập marketing hỗn hợp (4P): sản phẩm, giá, xúc tiến, phân phối
Tổ chức và đảm bảo dịch vụ sau bán
Mục đích của mô hình marketing này là đảm bảo trao đổi lẫn nhau với việc thoả mãn
nhu cầu của tổ chức và cá nhân.
Theo tác giả này, kế hoạch marketing đô thị bao gồm: 1/ sản phẩm, khách hàng, những
lĩnh vực liên quan; 2/ Các yếu tố cạnh tranh: tính hữu ích, vượt trội, khác biệt, hiệu quả
và 3/ Hệ thống các quan hệ: hệ thống tạo ra giá trị, chi nhánh. Cả 3 nhóm nhân tố này
đều góp phần tạo lập nên hình ảnh của đô thị.
Như vậy, chiến lược marketing sẽ bao gồm 4 yếu tố cấu thành quan trọng như sau:
Thứ nhất: Mục đích. Đó là trả lời các câu hỏi như bạn muốn thực hiện cái gì? Tuỳ theo
vị trí hiện tại và sự thay đổi của môi trường bạn cần phải tiến hành những hoạt động
nào?
Thứ hai: thị trường và sản phẩm. Những sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng nào mà bạn muốn
cung cấp hoặc bán và bán cho ai (người sử dụng, khách hàng)?
Thứ ba: các yếu tố cạnh tranh. Làm thế nào để bạn có thể xâm chiếm thị trường (giá,
khuếch trương, thương hiệu)? Bạn sẽ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ nào thực sự
quan trọng đối với khách hàng mục tiêu, khác biệt so với cạnh tranh, khả thi về kinh tế
và khó bắt chước?
Thứ tư: hợp tác: Chuỗi tạo ra giá trị, hệ thống kinh tế, chi nhánh. Những hoạt động ưu
tiên nào cần thực hiện để tạo ra giá trị? Những hoạt động nào bạn muốn gia công, thuê
ngoài? Cần phải tạo ra những hoạt động nào? Làm thế nào để phân phối hoặc bán sản
phẩm của bạn?
Chiến lược marketing đô thị

Hình 4.6. Chiến lược Marketing đô thị


Quy trình marketing gồm 4 giai đoạn: 1/ Chẩn đoán hay phân tích lãnh thổ (thống kê,
nghiên cứu thị trường, theo dõi thường xuyên lãnh thổ, phân tích so sánh lãnh thổ, ý
85
kiến ảnh hưởng, những người sử dụng bên ngoài); 2/ Đánh giá – phân tích (phân tích
SWOT theo nhóm khách hàng mục tiêu); 3/ Kế hoạch hoá chiến lược (phân đoạn, xác
lập marketing – mix theo đoạn thị trường) và 4/ Thực hiện (tổ chức, quản lý chu kỳ dự
án).
4.8. Quản lý hành chính nhà nước
Việt Nam đang tập trung phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Để đảm bảo mục tiêu này, bên cạnh việc tập trung các nguồn lực thì
việc củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng,
trong đó phải kể đến vai trò của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đây là hoạt
động tổ chức và điều hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhất của
nhà nước trong quản lý xã hội. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh phân cấp quản lý hành
chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết, bởi đây sẽ là một nội dung
quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức
hành chính công ở Việt Nam.
4.8.1. Đối tượng và mục đích quản lý hành chính nhà nước trong đô thị
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi
quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời
sống xã hội theo quy định của pháp luật, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp.
Tuy hệ thống các cơ quan: quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiện quyền lập pháp và
tư pháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước nhưng trong cơ chế vận
hành của nó cũng có công tác hành chính như chế độ công vụ, công tác tổ chức cán
bộ… và phần công tác này cũng phải tuân thủ những quy định thống nhất của nền
hành chính nhà nước. Quyền hành pháp có 2 nội dung:
- Một là lập quy được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
để hướng dẫn thực hiện pháp luật.
- Hai là quản lý hành chính nhà nước tức là tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động
kinh tế – xã hội để đưa luật pháp vào đời sống xã hội.
Như vậy, có thể hiểu quản lý hành chính nhà nước bản chất chính là hoạt động
thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quan hệ xã hội và trật tự pháp luật
nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ
thông quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống Uỷ ban nhân dân các cấp
ở địa phương tiến hành.
4.8.2. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước trong đô thị
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước:
Tính quyền lực nhà nước là đặc điểm cơ bản nhất để thông qua đó phân biệt được hoạt
động quản lý hành chính nhà nước với hoạt động quản lý mang tính xã hội khác.
Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước trước hết thể hiện ở việc các

86
chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện nhất định, trong
đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản quản lý hành
chính nhà nước. Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể quản lý hành chính nhà nước thể
hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng
cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ
thể húa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành
những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới dạng các
mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo
cấp dưới trong hoạt động, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng
những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ
thống của bộ máy hành chính nhà nước.
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có
quyền năng hành pháp:
Theo quy định của pháp luật, chủ thể quản lý hành chính nhà nước Việt Nam bao gồm:
cơ quan hành chính nhà nước và công chức của những cơ quan này; thủ trưởng của cơ
quan nhà nước; các công chức nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nước
ủy quyền quản lý hành chính đối với một số loại việc nhất định. Như vậy, đối tượng
của quản lý hành chính nhà nước là các quan hệ xã hội phát sinh trên mọi lĩnh vực,
thuộc đời sống dân cư, đời sống pháp luật và trong nội bộ của các cơ quan nhà nước.
Thông qua đó, có thể xác định khách thể mà hoạt động quản lý hành chính nhà nước
hướng đến là trật tự quản lý nhà nước trên lĩnh vực hành pháp.
Hành pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất mang tính quyền
lực chính trị. Chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp cao nhất (cơ quan chấp hành
của Quốc hội) thực hiện quyền hành pháp cao nhất đối với toàn dân, toàn xã hội.
Nhưng, Chính phủ thực hiện chức năng của mình thông qua hệ thống thể chế hành.
chính của nền hành chính nhà nước cao nhất. Hành pháp là quyền lực chính trị; quản
lý hành chính nhà nước là thực thi quyền hành pháp, nó phục tùng và phục vụ quyền
hành pháp nhưng bản thân nó không phải là quyền lực chính trị.
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước:
Có thể nói sự kết hợp giữa tính chấp hành và điều hành đã tạo thành một chỉnh thể
thống nhất trong nội dung của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đây cũng là
đặc điểm cơ bản để phân biệt quản lý hành chính nhà nước với hoạt động lập pháp và
tư pháp.
- Tính chấp hành thể hiện ngay từ mục đích của quá trình quản lý hành chính nhà nước
đó là đảm bảo cho các văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành
được thực hiện trên thực tế. Điều này được thể hiện trong việc mọi hoạt động quản lý
hành chính nhà nước đều phải được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện
pháp luật. Bên cạnh đó, tính điều hành được biểu hiện thông qua việc các chủ thể quản
lý hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với

87
các đối tượng quản lý thuộc quyền theo một quy trình thống nhất; tổ chức để mọi đối
tượng có liên quan thực hiện pháp luật nhằm hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ của
các bên trong quan hệ quản lý; đồng thời làm cho các văn bản pháp luật đi vào đời
sống, được áp dụng cụ thể, chính xác.
- Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong việc chủ
thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Trong quá trình
đó, các chủ thể này, không chỉ tự mình thực hiện pháp luật mà quan trọng hơn cả
chúng đảm nhận chức năng chi đạo nhằm vận hành hoạt động của các cơ quan, đơn vị
trực thuộc theo một quy trình thống nhất; tổ chức để mọi đối tượng có liên quan thực
hiện pháp luật nhằm hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
quản lý.
- Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động và sáng
tạo:
Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý cũng như điều kiện, các
yếu tố xoay quanh từng trường hợp cụ thể mà các chủ thể quản lý hành chính nhà nước
có thể đề ra các chủ trương, biện pháp quản lý thích hợp.
Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn
bản pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước. Đây là đặc điểm tồn tại bởi chính bản
thân sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tượng quản lý hành chính nhà nước;
đồng thời đòi hỏi chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống
phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chủ động và sáng tạo không vượt ra
ngoài phạm vi pháp luật quy định.
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính liên tục:
Có thể nói hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước được liên kết chặt chẽ,
thống nhất từ trung ương đến địa phương; hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân
chủ. Nghĩa là cấp dưới phục tùng cấp trên, thực hiện mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra
thường xuyên của cấp trên; đồng thời, cấp trên cũng phải lắng nghe ý kiến của cấp
dưới, cấp dưới có quyền chủ động sáng tạo, tổ chức thực hiện pháp luật phù hợp.
Khác với hoạt động lập pháp và tư pháp, quản lý hành chính nhà nước luôn cần có tính
liên tục, kịp thời và linh hoạt để đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã
hội. Chính điểm đặc thù này được coi là một cơ sở quan trọng trong việc xác lập quy
định về tổ chức và hoạt động, quy chế công chức, công vụ của bộ máy hành chính nhà
nước; tạo ra bộ máy hành chính gọn nhẹ, có sự linh hoạt trong tổ chức, có đội ngũ
công chức năng động sáng tạo, quyết đoán và chịu sự ràng buộc trách nhiệm đối với
hoạt động của mình.
Mặt khác, việc tổ chức cơ cấu cơ quan quản lý hành chính nhà nước thành một khối
thống nhất cũng góp phần bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp. Khác với
hoạt động lập pháp và tư pháp, quản lý hành chính nhà nước luôn cần có tính liên tục,
kịp thời và linh hoạt để đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã hội.

88
89

You might also like