You are on page 1of 29

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM


-----oOo-----

TIỂU LUẬN NHÓM :IV


KNUDCNTT
Vấ n nạ n kẹt xe, ù n tắ c giao
thô ng tạ i TP.HCM

GVHD: Lê Huỳnh Long


SVTH: 2004230021 – Tiêu Chí Bình
2004231414 – Huỳnh Thị Kim Châu

Thành phố Hồ Chí Minh,........ngày............. tháng.........năm 2023


1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN NẠN KẸT XE..........................................................1


1.1 Một số khái niệm, định nghĩa:...............................................................................................1
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn nạn kẹt xe:............................................................................2
1.2.1 Mật độ dân cư:................................................................................................................2
.................................................................................................................................................2
1.2.2 Mật độ phương tiện giao thông:......................................................................................3
1.2.3 Hạ tầng giao thông:.........................................................................................................4
1.2.4 Hệ thống quản lý, thiết bị hỗ trợ:....................................................................................4
1.2.5 Ý thức của người tham gia giao thông:..........................................................................5
1.2.6 Quy hoạch đô thị:............................................................................................................5
1.2.7 Tổ chức, quản lý, điều hành giao thông:.........................................................................5
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VẤN NẠN KẸT XE TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH.......................................................................................................................................6
2.1 Khái quát về thực trạng kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí Minh:................................................6
2.2 Phân tích tình trạng kẹt xe tại Thaanfh phố Hồ Chí Minh:...................................................3
2.3 Nguyên nhân tồn tại dẫn đến thực trạng kẹt xe:....................................................................4
2.3.1. Mật độ dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh:..................................................................4
2.3.2. Mật độ phương tiện giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh:.......................................5
2.3.3. Cơ sở hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh:...................................................................6
2.3.4 Hệ thống quản lý, thiết bị hỗ trợ:....................................................................................8
2.3.5. Ý thức cùa người tham gia giao thông:.........................................................................8
2.3.6. Quy hoạch đô thị:...........................................................................................................9
2.3.7 Tổ chức, quản lý,điều hành:..........................................................................................10
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ KẸT XE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........11
3.1 Mục tiêu:..............................................................................................................................11
3.2 Giải pháp:.............................................................................................................................11
3.2.1 Giảm mật độ dân số:.......................................................................................................2
3.2.2 Cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông:...........................................................................4
3.2.3 Trang bị hệ thống điều khiển giao thông:.......................................................................6
3.2.4 Giáo dục ý thức, hiểu rõ luật của người tham gia giao thông:........................................7
2

3.2.5 Quy hoạch đô thị:............................................................................................................8


3.2.6 Tổ chức quản lý điều hành:.............................................................................................8
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................2
Tư liệu tham khảo :..........................................................................................................................2
1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN NẠN KẸT XE


1.1 Một số khái niệm, định nghĩa:
− Kẹt xe: là tình trạng không thể lưu thông được của xe cộ do hệ thống giao
thông bị quá tải hay do những nguyên nhân bất khả kháng. Tình trạng kẹt xe
là căn bệnh trầm kha của các đô thị hiện đại, mà điển hình là tại thành phố
Hồ Chí Minh (TPHCM).
− Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
− Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới), gồm: ô tô ; máy kéo;
rơ móc hoặc sơ ri móc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe
mô tô ba bánh; xe gắn máy; (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự, kể
cả xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy dùng cho người tàn tật.
− Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe thô sơ) gồm: các loại xe không
di chuyển bằng sức động cơ , gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích- lô, xe
súc vật kéo và các loại xe tương tự; xe lăn có động cơ dùng cho người tàn
tật.
− Văn hóa giao thông: là tinh thần, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật
tự an toàn giao thông trên nhiều khía cạnh, là cách ứng xử văn minh, lịch sự,
tôn trọng người khác khi tham gia giao thông là những thái độ, hành động,
cách ứng xử trong khi lưu thông trên đường sao cho mọi chuyện suôn sẻ,
không chen lấn, phạm luật, chạy lên vỉa hè, không đánh chửi nhau mà nên
nhường nhịn nhau để mọi người được đi đến nơi về đến chốn mà vẫn vui vẻ
trong bất kì tình huống nào.
− Người tham gia giao thông đường bộ gồm: người điều khiển, người sử dụng
phương tiện tham gia giao thông đường bộ: người điều khiển , người dẫn dắt
súc vật và người đi bộ trên đường bộ.
− Cơ sở hạ tầng giao thông: bao gồm các công trình như y tế, văn hóa, giáo
dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt
nước và các công trình khác.
− Tai nạn giao thông: sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con
người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao
thông, do vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình
huống, sự cố đột ngột không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về
người và tài sản.
2

− Quy hoạch đô thị hóa: khoa học, nghệ thuật về tổ chức không gian sống sao
cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các
không gian chức năng, phát triển,đặc điểm, vai trò , nhu cầu và nguồn lực
của đô thị, nhầm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có
hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và
hướng tới sự phát triển bền vững.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn nạn kẹt xe:
1.2.1 Mật độ dân cư:
− Hiện nay, mật độ dân số TPHCM đã đạt 3.400 người/km2 , tăng 41,4% so
với mật độ dân số TPHCM 10 năm trước ( 2 404,4 người/ km2 ). Ngoài ra, sự
phân bố dân cư ở TPHCM cũng không đồng đều, ngay cả các quận nội ô.
Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000
người/km2 thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2000 tới 6000 người/km2. Ở các
huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96
người/km2. Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07%
thì tỷ lệ tăng cơ học lên đến tới 1,9%. Theo ước tính năm 2010, trung bình
mỗi ngày có khoảng 2 triệu khách hàng vãng lai tại TPHCM.
− Với quy mô dân số như vậy, hệ thống hạ tầng giao thông TPHCM và nhất là
hạ tầng giao thông ở các quận nội ô hiện đã không đáp ứng được yêu cầu
giao thông của xã hội là điều không thể tránh khỏi.

1.2.1: Mật độ dân cư


3

1.2.2 Mật độ phương tiện giao thông:


− Nếu sắp hai biểu đồ hiển thị sự gia tăng của các phương tiện giao thông và
hệ thống cầu đường ở TPHCM gần nhau thì ta sẽ thấy 2 mũi tên tăng trưởng
tách xa nhau. Trong đó mũi tên chỉ sự gia tăng số lượng phương tiện giao
thông đi lên với tốc độ chóng mặt. Tính đến cuối tháng 8/2009, tổng số
phương tiện giao thông cơ giới mà các cơ quan chức năng TPHCM quản lý
đã hơn 4,3 triệu chiếc, bao gồm hơn 391.000 xe ô tô và hơn 3,91 triệu xe mô
tô. Ngược lại, mũi tên chỉ sự gia tăng hệ thống cầu đường chỉ là là ở phía
dưới. Ví dụ như theo quy định chuẩn, trong điều kiện lý tưởng, đường sá
phẳng phiu, để lưu thông bình thường thì một làn xe của đường Nguyễn Thị
Minh Khai chỉ gánh 1.500 xe dưới tám chỗ ngồi. Nhưng thực tế hiện nay,
đường Nguyễn Thị Minh Khai hàng ngày trên mỗi làn đường đều gánh
2.500 xe, thậm chí ở nhiều tuyến đường khác thì lưu lượng thực tế còn cao
gấp đôi quy chuẩn cho phép.
− Sự mất cân đối trên đã dẫn đến hệ quả là kẹt xe diễn ra hàng ngày càng
nghiêm trọng .Một số khảo sát mới đây của các chuyên gia giao thông cho
thấy, tốc độ đi lại của xe 2 bánh vào giờ cao điểm trên các trục đường: Bạch
Đằng, Trường Chinh, Phan Đăng Luu, Nguyễn Kiệm, Pasteur, Lũy Bán
Bích, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi-Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Âu Cơ… chỉ
còn khoảng 8-10km/h. Thậm chí, có những thời điểm xảy ra ùn tắc nghiêm
trọng ,tốc độ đạt chưa đến 3km/h. Riêng tốc độ của xe ô tô ở những trực
đường trên vào giờ cao điểm còn tệ hại hơn khi chỉ đạt 6-8km/h - gần bằng
tốc độ của người đi bộ

1-2 Mật độ phương tiện giao thông


4

1.2.3 Hạ tầng giao thông:


− Hiện nay, TPHCM đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn
có dân số tăng quá nhanh. Hạ tầng giao thông công cộng kém hiệu quả. Hệ
thống đường xá chật hẹp, hư hỏng. Tuy nhiên, việc tổ chức, quản lý kết cấu
hạ tầng đường bộ vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên đường hư hỏng,
xuống cấp nhanh. Trong khi đó, tình trạng con đường vừa xây dựng xong lại
phải đào lên để đặt đường ống cấp thoát nước, điện… làm giảm chất lượng
cũng như gây nhiều phiền phức cho người dân.
− Hệ thống cống thoát nước của thành phố đã được xây cách đây 50 năm hiện
đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu thoát nước. Ngoài ra, việc xây
dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía Nam-khu vực thoát nước
của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn. Trên
phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều , khuynh
hướng tăng theo trục Tây Nam-Đông Bắc. Các quận nội thành và các huyện
phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại. Vì vậy tình trạng ngập lụt
trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao trong mùa mưa và xảy
ra cả trong mùa khô. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị
khu vực phía Nam- khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình
hình ngập càng nghiêm trọng hơn. Thêm một số nguyên nhân gây nên tình
trạng ngập lụt nữa cũng rất cơ bản, đó là hiện tượng triều cường ở TPHCM
nguyên nhân chính là do mực nước biển dâng lên, dù rất ít.
1.2.4 Hệ thống quản lý, thiết bị hỗ trợ:
− Thời gian gần đây, có thể nói chưa bao giờ TPHCM lại mạnh tay đầu tư cho
các hệ thống quản lý và thiết bị hỗ trợ giao thông như vậy. Hàng loạt những
dự án nâng cấp, đổi mới, lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu, hệ thống quản lý
thông tin giao thông mới đang được thành phố quan tâm rất nhiều điển hình
như dự án đầu tư bổ sung, lắp đặt các đèn báo lùi thời gian đi kèm với hệ
thống đèn tín hiệu giao thông tại các giao lộ trên địa bản thành phố, dự án
tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị cho TPHCM theo nghị định
Pháp- Việt, đầu tư áp dụng hệ thống giao thông ITS… Các hệ thống này
được kỳ vọng sẽ góp phần đáng kể giải quyết tình trạng kẹt xe tại TPHCM.
− Tuy nhiên, mặc dù được nghiên cứu, đầu tư lớn nhưng hiện nay hệ thống
thiết bị, hỗ trợ và quản lý giao thông TPHCM vẫn chưa phát huy được tính
năng, vẫn chưa góp phần giải quyết kẹt xe ngày càng nghiêm trọng.
5

1.2.5 Ý thức của người tham gia giao thông:


− Thực hiện văn hóa giao thông chính là thể hiện nếp sống văn minh đô thị.
Tuy nhiên hiện nay, tại các thành phố, thị trấn, tình trạng lách luật, vượt đèn
đỏ, đi sai phần đường vẫn diễn ra khá phổ biến. Đường chật, phương tiện
giao thông quá đông là những lý do được đưa ra, nhưng ý thức của người
tham gia giao thông cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất đáng kể.
− Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông
hiện nay rất kém, đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến tình hình tai nạn
giao thông và kẹt xe tăng đột biến. Đặc biệt, tại TPHCM-một thành phố lớn
của cả nước-vấn đề ý thức của người dân đang trở thành một thực trạng đang
báo động. Một thực tế là tình hình lưu thông tại TPHCM khá lộn xộn, mạnh
ai nấy chạy, bất chấp quy định của pháp luật. Nhất là ở những tuyến đường,
giao lộ vắng bóng cảnh sát giao thông, tình trạng người điều khiển phương
tiện ngang nhiên vi phạm giao thông ngày càng phổ biến, như một hiện
tượng xã hội đáng báo động.
1.2.6 Quy hoạch đô thị:
− Định hướng phát triển đô thị của TPHCM tới năm 2020 là phát triển chính ra
các hướng Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh. Hai hướng phát triển quan trọng
khác nữa là phía biển Cần Giờ và hướng Hóc Môn, Củ Chi. Việc đầu tư các
khu trung tâm cũng sẽ thực hiện theo hướng tổ chức đa trung tâm. Khu vực
trung tâm hiện nay ở quận 1, quận 3 sẽ là trung tâm lịch sử, hành chính,văn
hóa. Khu trung tâm thương mại sẽ được phát triển tại quận 5( Chợ Lớn),
quận 10, Bình Thạnh và hình thành nhiều trung tâm khác tại các cửa ngõ TP
như khu A Nam Sài Gòn, quận 9, quận 12, huyện Bình Chánh. Trước đây,
TP đã dự kiến dời trung tâm hành chính của TP sang khu đô thị mới Thủ
Thiêm nhưng sau đó lại điều chỉnh, phát triển Thủ Thiêm thành một trung
tâm thương mại, đầu tư tài chính.
− Như vậy, tốc độ đô thị hóa quá nhanh trong khi cái đầu của những nhà quy
hoạch quá chậm, quá ngắn hạn là một trong những nguyên nhân, yếu tố dài
hạn hàng đầu ảnh hưởng đến tình trạng kẹt xe tại TPHCM mà cần phải có
những động thái tích cực hơn trong cả ngắn cho đến dài hạn mới có thể giải
quyết được căn cơ yếu tố này.
1.2.7 Tổ chức, quản lý, điều hành giao thông:
− Tổ chức, quản lý, điều hành giao thông đóp góp một phần không nhỏ trong
tình trạng kẹt xe tại TPHCM hiện nay. Bên cạnh các yếu tố khác thì việc tổ
6

chức, quản lý, điều hành giao thông bất cập là yếu tố ảnh hưởng không ít
đển tình trạng kẹt xe. Ví dụ như chỉ cần thay đổi một chút từ hệ thống giao
thông như xén hè đường, nắn lại làn giao thông cũng sẽ tránh được tai nạn
giao thông, kẹt xe và điều này không phải ai cũng nhận ra và khó cỏ thể định
lượng được.
− Thời gian qua, việc thí điểm tố chức phân làn cho các phương tiện cơ bản đã
giải quyết được tình trạng kẹt xe, tê liệt giao thông trên một số tuyến đường
thành phố nhưng dường như công tác tổ chức, điều hành giao thông tại
TPHCM vẫn chưa đạt kết quả như kỳ vọng của nhiều người như việc bố trí,
phân làn đường vẫn còn nhiều bất hợp lý, việc xử phạt vi phạm giao thông
vẫn còn nhẹ, chưa đạt hiệu quả răn đe người dân, công tác phối hợp giữa các
cơ quan hữu quan để tổ chức, nghiên cứu và khảo sát điều tra cơ bản chưa
được ngành giao thông công chính làm tới nơi tới chốn. Và với diễn biến
như thế thời gian qua, xã hội vẫn đang chờ những thay đổi, những giải pháp
có tính đột phá trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành giao thông tại
TPHCM.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ VẤN NẠN


KẸT XE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Khái quát về thực trạng kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí Minh:

H iện nay tình trạng ket xe là một vấn nạn mà bất cứ quốc gia đang phát
triển nào cũng đặc biệt quan tâm, và tại Việt Nam đặc biệt là TP.Hồ Chí
Minh giải quyết tình trạng kẹt xe là một vấn đề gây rất nhiều tranh cãi tại
nhiều kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân TP.Hồ Chí Minh vừa qua. Chúng ta
cùng điểm qua một số điểm kẹt xe đặc biệt nghiêm trọng tại TPHCM.
− Tại vòng xoay Cây Gõ ( quận 11), khu vực này không có giờ cao điểm, vì
lúc nào cũng là giờ cao điểm, lúc nào cũng ùn tắc,4 đến 6 lần từ 6 giờ 30 đế
21 giờ. Hằng ngàn người đi làm, trẻ đi học dường như dậm chân tại chỗ ở
khu vực Minh Phụng-3 tháng 2- Hồng Bàng ( nối dài). Một biển người
nghẹt thở hơi tiếng xe máy, bụi khói xe, tiếng trẻ con khóc. Dòng xe lưu
thông bị kẹt cứng. Tình hình càng trở nên căng thẳng khi xe buýt loại lớn từ
các nơi
tiến về khu vực bến xe Chợ Lớn và bến xe miền Tây tạo thành một “vành
đai” xe buýt.
7

− Chậm hơn đi bộ là cảnh kẹt xe tại khu vực ngã tư Nguyễn Văn Cừ-Nguyễn
Trãi (Quận 1,Quận 5). Tại giao lộ Cộng Hòa-Trường Chinh (Quận Tân
Bình), cả sáng và chiều đoàn người phải nhịch từng chút một, khoảng tiếng
đồng hồ mới qua khỏi ngã ba , ngã tư…
− Còn trên đại lộ Nguyễn Thị Minh Khai, có lẽ tình trạng giao thông bát nháo
xảy ra thường xuyên nơi đây, nhiều lúc người dân muốn chấp hành tốt luật
giao thông cũng khó. Vào giờ cao điểm- học sinh tan lớp, công nhan tan ca-
hàng đoàn xe rồng rắn nối đuôi nhau. Nhiều người chọn cách cặp trái chiều,
nên khi đến Nguyễn Thượng Hiền đã cản ngay đầu xe của luồng phương
tiện đi ra Nguyễn Thị Minh Khai. Theo hướng ngược lại, chạy thẳng đến
giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai-Cao Thắng-Cống Quỳnh thì mặc dù luật
quy định cấm quẹo trái khi đến đèn đỏ nhưng tại đây, đèn xanh hay đỏ gì
người ta cũng quẹo. Để quẹo qua đường Cao Thắng, các phương tiện gắn
máy đã tràn ra chiếm luôn phần đường của ô tô. Đèn xanh thì cản đường
các phương tiện lưu thông trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, đèn đỏ thì
không nhập được vào luồng và cũng cản luôn các phương tiện di chuyển từ
Cao Thắng qua Cống Quỳnh và ngược lại. Đó là chưa kể do bị cản đường, ô
tô di chuyển đến hơn 1/3 giao lộ thì đèn bật đỏ. Và kẹt xe là tất yếu.Tại giao
lộ này, cảnh sát giao thông có mặt rất sớm-trước giờ cao điểm sáng chiều cả
tiếng đồng hồ, nhưng cũng chỉ làm được chức năng phân luồng giao thông
chứ không kịp xử lý vi phạm.
− Điều đáng nói là tình trạng kẹt xe hiện nay tại TP Hồ Chí Minh như phản
ứng domoni: các đường chính bị kẹt xe thì ngay lập tức các tuyến đường
nhỏ, đường nhánh, hẻm cũng bị kẹt theo. Điển hình như tại tuyến Trường
Chinh ( Quận Tân Bình), Cách Mạng Tháng Tám ( Quận 10) ,… mỗi khi
giao thông bị ùn tắc thì ngay lập tức các tuyến đường nhỏ như Nguyễn Thái
Bình, Xuân Hồng ( Quận Tân Bình), Tô Hiến Thành, Thành Thái, … cũng
không thoát khỏi tình cảnh tương tự. Cứ ngã tư này kẹt thì ngã tư gần đó
cũng bị ảnh hưởng. Đường nhỏ xe kẹt đã đành, nhưng đường lớn cũng kẹt.
Đó là trường hợp các con đường Điện Biên Phủ, Hùng Vương. Khi gặp kẹt
xe, các phương tiện thường nhào nháo tìm đường thoát.
− Hiện nay,người dân thành phố khi có việc đi lại trong giờ cao điểm đều
hoạch định cho mình một đoạn đường trách xa các điểm kẹt xe. Nhiều khi
xa hơn đoạn đường bình thường đến vài cây số. Nhưng do số điểm kẹt xe
ngày càng nhiều nên nhiều lúc việc chạy đường vòng cũng không giúp
tránh được kẹt xe.
8

− Nếu như trước đây, chuyện kẹt xe thường xuyên chỉ xảy ra vào giờ cao
điểm và ở một số tuyến đường lớn thì thời gian gần đây tình trạng kẹt xe
bùng nổ trên rất nhiều tuyến đường ở nhiều quận huyện thì cuẩ TP Hồ Chí
Minh. Đặc biệt khu vực các quận nội thành và các quận 6, quận 12 , Gò
Vấp, Xa lộ Hà Nội hướng về trung tâm Thành phố, Quốc lộ 1 đi về miền
Tây. Về nạn kẹt xe diễn ra hàng ngày, sáng, trưa.chiều. Hiện nay, người dân
thành phố khi có việc đi lại trong giờ cao điểm đều hoạch định cho mình
một đoạn đường tránh xa các điểm kẹt xe.
2.2 Phân tích tình trạng kẹt xe tại Thaanfh phố Hồ Chí Minh:
− Tình trạng kẹt xe ở TP Hồ Chí Minh do nhiều nguyên nhân, khách quan có
chủ quan cũng có nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do mật độ dân số tăng
nhanh. Hàng năm lượng học sinh, sinh viên vào TP. Hồ Chí Minh học taajpj
và sinh sống ngày càng nhiều, rất ít sinh viên trở về quê sau khi ra trường,
họ thường bám trụ lại thành phố mong kiếm được việc làm có thu nhập cao
và phù hợp với ngành nghề mà mình được đào tạo. Ngoài ra là một số lượng
lớn người dân ở nông thôn với mong muốn kiếm được công việc nhàn hạ
hơn ở quê để phụ giúp gia đình và có cuộc sống sung túc.
− Bên cạnh đó nhiều đề án quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị để
cải thiện, thông thoáng đường xá, cầu cống nhầm chống ngập lụt cũng làm
cho tình trạng kẹt xe thêm trầm trọng. Theo thống kê của Thanh tra sở
GTVT, hiện có 236 “lô cốt” trên 85 tuyến đường khiến cho TP HCM trở
thành một “đại công trình đào xới”. Nhiều đơn vị thi công không thực hiện
đúng theo phương án thi công, thi công tái lập mặt đường quá chậm; một số
đơn vị chưa thực hiện tốt biện pháp đảm bảo an toàn giao thông thông
suốt;một số tuyến đường chưa tái lập hoàn chỉnh, thường xuyên bị đọng
nước, mặt đường bị bong tróc, lún sụp gây mất an toàn giao thông. Mặt
khác, đường quốc lộ của chúng ta quy hoạch chưa hợp lý. Các đường quốc
lộ đi ngang qua trung tâm thị xã mà không làm đường tránh, như vậy tất cả
các xe tải, xe liên tỉnh đều phải qua khu vực dân cư đông đúc rất nguy hiểm.
Thêm nữa nhà dân quá gần lề đường quốc lộ mà lẽ ra phải bị cấm hoặc giải
tỏa vì trong sinh hoạt dễ lấn lề đường rất nguy hiểm.
− Thực trạng kẹt xe giờ đây đã trở thành vấn nạn thật sự và lên đến đỉnh điểm
là nỗi âu lo và sự ám ảnh trong đời sống, sinh hoạt của mỗi người dân khi ra
khỏi nhà.
− Thiệt hại về kinh tế: Dù khó quy ra tiền, nhưng nhìn vào vụ kẹt xe chiều tối
ngày 21/09/2009 cũng đã thấy rùng mình, khoảng hơn trăm ngàn người đã bị
9

“kẹt cứng” trong 3 giờ đồng hồ. Thoát khỏi vụ kẹt xe, xã hội mất đứt
300.000 giờ. Thời gian ấy đã có thể làm ra bao của cải vật chất, chưa kể
những thiệt hại không thể tính được do trễ giờ hẹn làm việc theo kế hoạch
của hàng chục ngàn người. Tình trạng kẹt xe hiện nay diễn ra triền miên,
ngày càng nhiều hơn, rộng hơn và dự báo trong tương lai còn tăng lên nữa
thì thiệt hại cho xã hội là vô kể.
− Thiệt hại về sức khỏe: Theo các chuyên gia về môi trường,, bình thường, chỉ
số CO2 , bụi và khí độc khác ở nội thành TPHCM ở mức báo động. Song tại
những nơi kẹt xe, nồng độ CO2 tăng lên hàng chục lần bình thường. Thời
gian kẹt xe càng lâu, nồng độ khí độc càng tăng. Đứng trong dòng người kẹt
cứng ấy, sức khỏe con người bị suy giảm và có thể là nguyên nhân phát sinh
những bệnh nan y như lao, ung thư…
− Đến nay chưa thấy có một đề án nào hoàn chỉnh mang tính chiến lược ở tầm
vĩ mô,vừa kết hợp giải pháp lâu dài và biện pháp tình thế để cải thiện tình
trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông ở TP HCM, đồng thời đảm bảo cho công
nghiệp phát triển bền vững, kinh tế xã hội tăng trưởng ổn định trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.3 Nguyên nhân tồn tại dẫn đến thực trạng kẹt xe:
2.3.1. Mật độ dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh:
− Theo số liệu về tổng điều tra dân số và nhà ở do UBND TP. Hồ Chí Minh
công bố ngày 23/10/2009, dân số của thành phố là 7,123 triệu người, tăng 2
triệu người trong vòng 10 năm.
(Nguồn: Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở TP.Hồ Chí Minh)
− Với số lượng dân cư như trên, mật độ dân số trung bình của Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay là 3.400 người/km 2 , trong đó mật độ dân số ở các quận
nội thành cao gần gấp năm lần so với các huyện ngoài thành. Quận đông
nhất Thành phố Hồ Chí Minh là Quận Bình Tân với hơn 570.000 người, kể
đến là Quận Gò Vấp vốn dân số gần 516.000 người. Các quận, huyện có dân
số trên 400.000 người là Bình Thạnh, Thủ Đức, Tân Bình, quận 8 và huyện
Bình Chánh. Ít dân cư nhất trong các quận là quận 2 với 145.000 dân, ngoại
thành là huyện Cần Thơ với 68.000 dân.
− Kết quả thống kê cho biết số dân trung bình trong một phường,xã của Thành
phố Hồ Chí Minh còn cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Trung
bình mỗi phường, xã của TP.HCM có dân số hơn 20.000 người. Trung bình
mỗi phường, xã của TP.HCM có dân số hơn 20.000 người. Trong đó các
10

quận vùng ven như Thủ Đức, Tân Phú là 30.000 người/phường, đặc biệt dân
số trung bình trong một phường ở quận Bình Tân trên 57.000 người/phường.
2.3.2. Mật độ phương tiện giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh:

− − TPHCM là một trung tâm kinh tế lớn nhất nước, là một trong số ít đô
thị lớn trên thế giới có tốc độ tăng trưởng 2 con số trong suốt 20 năm qua. Vì
vậy, TP.HCM có sức hút mạnh mẽ về lao động và dân số dẫn đến sự gia
tăng chóng mặt của các phương tiện giao thông cá nhân. Số lượng xe do
thành phố quản lý hiện nay khoảng 3.9 triệu đồng xe, trong đó 3,5 triệu xe
gắn máy, thêm vào đó là lượng xe từ các tỉnh thành khác đang lưu thông tại
thành phố, tỷ lệ sỡ hữu trung bình tại TP.HCM là 2 người/xe.
− Mặc dù TP.HCM là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học
lớn nhất cả nước nhưng vẫn không đủ vốn và trình độ công nghệ để xây
dựng và phát triển các phương tiện giao thông công cộng hiện đại như: tàu
điện ngầm, tàu cao tốc,… do đó phương tiện giao thông công cộng chủ yếu
vẫn là xe buýt. Bên cạnh đó chúng ta chưa sản xuất được xe trong nước, chủ
yếu phải nhập từ nước ngoài, vì vậy các xe được đưa vào sử dụng thường là
xe cũ, đã qua sử dụng, chất lượng thấp. Chính vì vậy người dân vốn không
có thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng sẽ càng không thích
vì sự bất tiện và không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
11

− Toàn địa bàn TP.HCM có tổng số 151 tuyến xe buýt. Tổng số xe buýt hiện
đang khai thác phục vụ hành khách là 3.225 xe, lượng khách đi xe buýt đạt
bình quân 936.000 lượt khách/ ngày , đáp ứng khoảng 5.4% nhu cầu đi lại
của người dân TPHCM. Hệ số hành khách bình quân/chuyển hàng năm đều
tăng, cụ thể năm 2008 tăng 1.76 lần so với năm 2004
− Với thực trạng mạng lưới đường giao thông đô thị Việt Nam còn kém phát
triển, tỉ lệ đường hẹp chiếm nhiều, trong khi đó lượng phương tiện giao
thông tăng nhanh, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc
giao thông dô thị trầm trọng như hiện nay
2.3.3. Cơ sở hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh:
− Là một trong hai thành phố lớn nhất nước, đi đầu về kinh tế với nhiều công
trình, cơ sở hạ tầng các nhà máy và khu công nghiệp mọc lên đáng kể. Vì
vậy, xảy ra tình trạng xây dựng, sửa chữa, đào xới thường xuyên dẫn đến
ngập nước, kẹt xe.
− Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố diễn ra
khá nhanh, nhiều khu đất thấp ở vùng ven và ngoại thành bị san lấp phục vụ
cho đô thị hóa, làm mất khả năng điều tiết nước, gây ra ngập úng mỗi khi
xuất hiện triều cường. Đặc biệt, những đợt triều cường kết hợp với nhiều
trận mưa kéo dài gây ngập nhiều tuyến đường và ách tắc giao thông tại một
số khu vực ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân thành phố.
− Các tuyến đường “mưa là ngập” tại quận Bình Thạnh như Nguyễn Hữu
Cảnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh ngập khá nặng, nhiều đoạn ngập 0,2-0,3m. Quốc
lộ 13 đoạn đường trước cổng Bến xe Miền Đông, Ngô Tất Tố, Ung Văn
Khiêm thuộc quận Bình Thạnh, nhiều điểm trên các tuyến đường của quận
10 như Sư Vạn Hạnh, Nguyễn Tri Phương và một số tuyến đường ở các
quận 3,6,7,11 cũng bị ngập.
− Hàng năm dù thành phố đã đầu tư gần chuc tỷ đồng để phục vụ và dự án
nâng cấp đô thị, cải tạo hệ thống thoát nước chống ngập, còn lại là các dự án
cấp nước của thành phố, nhưng so với hệ thống kênh rạch chằngchịt hiện có
của thành phố, số tiền trên chỉ đủ tu bổ những đoạn bờ bao suy yếu, nên năm
nào cũng sự cố vỡ bờ bao gây ngập úng, Bên cạnh đó việc đầu tư các hạng
mục công trình từ nhiều nguồn vốn khác nhau nên thường không được thông
qua cơ quan chuyên ngành, dẫn đến quy mô không phù hợp, giải pháp thi
công chưa hợp lý.
12

− Trong vòng 3 năm tới, TPHCM dự kiến triển khai hơn 100 dự án phát triển
hạ tầng giao thông, với vốn đầu tư khoảng 127.000 tỷ đồng, tương đương
gần 8 tỷ USD.

Hình 2.3
13

2.3.4 Hệ thống quản lý, thiết bị hỗ trợ:


− Hệ thống quản lý, thiết bị hỗ trợ ở TPHCM tuy đã được đầu tư rất nhiều
nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Đơn cứ như hệ thống đèn tín
hiệu giao thông theo Nghị định thư Pháp-Việt, là dự án ODA có vốn vay
từ Pháp với tổng trị giá lên đến 4 triệu USD nhưng vừa hết thời gian bảo
hành 48 chốt đèn thì trung tâm điều khiển xảy ra sự cố. Công ty Chiếu
sáng công cộng phải điều khiển từ việc cài đặt, rạp chương trình thủ công
tại các tủ điều khiển cho các chốt đèn… để các CSGT hoặc thanh niên
xung phong phải điều khiển bằng tay như hệ thống đèn giao thông loại
thường à UBND TP.HCM đã phải chấp nhận chi 8,456,2 USD( khoảng
141,1 triệu đồng) để thuê chuyên gia nước ngoài khảo sát, đánh giá, khắc
phục sự cố hư hỏng. Trong khi đó, tại nhiều giao lộ, tuyến đường nội thị
lẫn ngoại thị hệ thống đèn chiếu sáng còn rất hạn chế , hệ thống biển báo
lắp đặt không đúng tiêu chuẩn kĩ thuật như đặt ở những nơi bị che khuất
tầm nhìn, biển báo bị cong, gãy, nội dung tẩy xóa. Như vậy, hệ thống đèn
tín hiệu nói riêng và hệ thống quản lý, thiết bị hỗ trợ giao thông TPHCM
nói chung đã rất hạn chế, lại không phát huy được hết khả năng phục vụ.
2.3.5. Ý thức cùa người tham gia giao thông:
− Thực tế thì tắc nghẽn giao thông không chỉ do dân số đông, mật độ dày
đặc, cơ sở hạ tầng kém mà còn do ý thức của người dân. Bằng chứng là
khi đang kẹt xe nhưng ai cũng muốn đi trước, thay vì phần đường của
mình thì không đi, cứ đi vào phần đường của bên kia, người ta cứ vô tư
lấn đường xe ô tô và lấn luôn phần đường ngược chiều. Khi lấn đường
như thế đã làm kẹt xe hàng loạt phía sau và phía đối diện và cả hai chiều
cùng kẹt thì không ai thoát được. Một điểm nữa là mặc dù đang kẹt xe
nhưng họ vẫn vô tư rẻ trái làm cho tình trạng kẹt xe tồi tệ hơn. Lẽ ra
không ùn tắc mạnh nếu chịu đi theo sự hướng dẫn hoặc chúng ta đi đúng
phần đường của mình. Lực lượng cảnh sát giao thông thì ít, áp lực thì
nhiều nên cảnh sát nhiều khi cũng phải đầu hàng.
− Hiện nay, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng lớn ở nước ta chủ yếu do
các nhà thầu nước ngoài đầu tư và thực hiện, các công trình thực hiện bởi
các công ty trong nước thường không đảm bảo chất lượng và tiến độ theo
yêu cầu.
− Bên cạnh đó là ý thức của chủ đầu tư, chủ công trình xây dựng. Nhiều con
đường có mật độ đi lại đông mà lô cốt dựng lên chỉ chứa hai bên đường
rất ít, thậm chí có những đường chỉ có một bên, còn lại đóng cốt hết thêm
14

vào đó là các vi phạm như bơm nước tràn ra đường, không che chăc an
toàn, không điều tiết giao thông ở hai đầu công trình khi kẹt xe, không
biển công bố thông tin. Nhiều công trình dựng lên xong để đó vì nhiều lý
do nào là không đủ kinh phí, vật tư tăng, nhà nước chưa rót kịp kinh phí
nên không đủ về tài chính để thi công công trình, thế là trẻ con có chỗ đá
banh, đá cầu bên trong, hoặc theo dự án cam kết làm xong trong vòng 2
tháng, nhưng có công trình làm đến 4 tháng thậm chí cả năm. Mặc dù từ
đầu năm đến nay, Sở GTVT đều có những đợt ra quân chấn chỉnh, có văn
bản ràng buộc với nhà thầu vi phạm thi công. Thế nhưng, sau vài tuần ra
quân rầm rộ thì đâu lại vào đó, dù đã mạnh tay đình chỉ đơn vị thi công
không đảm bảo an toàn giao thông.

2.3.6. Quy hoạch đô thị:


− Tuy nhiên, thực tế cho thấy TP đã cấp hàng loạt dự án xây dựng cao ốc
trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ tại khu vực này, trong khi khu
đô thị Thủ Thiêm không được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Các đô thị vệ
tinh như khu đô thị Tây Bắc( Củ Chi), Thủ Đức, Hóc Môn…hầu như cũng
không chuyển biến gì nhiều. Việc này đã dẫn đến tình trạng nội thành
TPHCM vốn đã quá chật chội. Thế nhưng hàng loạt cao ốc, trung tâm
thương mại vẫn còn tiếp tục mọc lên ở trung tâm làm cho tình trạng quá
tải hạ tầng đô thị càng thêm trầm trọng. Và nạn kẹt xe sẽ ngày càng khủng
khiếp và thê thảm.
15

2.3.7 Tổ chức, quản lý,điều hành:


− Xử lý vi phạm không nghiêm.
− Luật giao thông đường bộ của nước ta hiện nay nói chung quy định khá
đầy đủ và chi tiết vi phạm cũng như các tái chế xử phạt, nhưng hầu như
chúng ta biết luật nhưng vẫn phạm luật cụ thể như những vi phạm lấn
chiếm lòng đường tụ tập buôn bán hàng rong, đậu xe, chạy ngược chiều,
vượt đèn đỏ… nếu bị lực lượng dân phòng, cảnh sát giao thông bắt thì xin
xỏ,hối lộ,dẫn đến nhiều tiêu cực phát sinh. Từ đấy đưa ra tâm lý nhờn luật
và phạm luật là chuyện bình thường.
− Sự phối hợp giữa các ban ngành không đồng bộ.
16

− Bên cạnh đó là sự phối hợp không đồng bộ giữa các ban ngành( điện,
nước, viễn thông, giao thông ) cụ thể là giữa các dự án đào, đặt hệ thống
cấp thoát nước với các công trình sửa đường, theo như các ban ngành này
thì việc phối hợp còn găp nhiều khó khăn vì vốn đầu tư là của riêng mỗi
ngành, khi ban ngành này có thì ngành kia chưa được rót kịp thời.Bên
cạnh đó là sự phối hợp không đồng bộ giữa các ban ngành ( điện, nước,
viễn thông, giao thông) cụ thể là giữa các dự án đào và đặt hệ thống cấp
thoát nước với các công trình sửa đường.
− Phân luồng giao thông một chiều chưa hợp lý.
− Trong điều kiện hạ tầng giao thông luôn quá tải, nếu quy hoạch mà chưa
xem xét một cách khoa học trong việc tổ chức giao thông thì việc phân
luồng sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ phát sinh bất hợp lý vì hạ tầng giao thông
của nhiều khu vực không giống nhau.
− Việc phân luồng giao thông trên tuyến đường này có thể là nguyên nhân
làm lưu lượng giao thông tăng cao đột biến trên các tuyến đường khác dễ
phát sinh hiện tượng quá tải, làm ùn tắc cục bộ tại một số đoạn và nút giao
thông.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ KẸT XE TẠI


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
3.1 Mục tiêu:
− Như đã nêu ở phần trên, nguyên nhân của tình trạng kẹt xe không chỉ nằm ở
góc độ ý thức con người mà còn do nhiều yếu tố quan trọng khác. Nhưng
cho dù là nguyên do nào đi nữa thì việc kẹt xe củng gây hậu quả nặng nề về
kinh tế của TPHCM, lãng phí thời gian đáng kể,ảnh hưởng đến tinh thần của
người dân thành phố khi hằng ngày phải vượt qua những ải kẹt xe để tới
được nơi làm việc, trường học,..... Không dừng ở đó , những người tham gia
giao thông còn phải hứng chịu rất nhiều loại khói bụi ảnh hưởng đến sức
khỏe làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng giảm đi. Nhà đầu tư, khách
du lịch nước ngoài có đến Việt Nam không khi mà hạ tầng , giao thông ùn
tắc triền miên ? Tình trạng kẹt xe xảy ra thường xuyên, các cấp quản lý nhà
nước cũng đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục nhưng vẫn chưa
đạt kết quả mong muốn. Như vậy mục tiêu của chúng ta là đưa ra những giải
pháp phù hợp để giái quyết vấn đề kẹt xe đang nóng bòng. Các giải pháp
được phân định theo ngắn hạn và dai hạn. Các giải pháp ngắn hạn sẽ mang
tính chất giải quyết ngay những điểm nóng, đòi hỏi sự hợp tác và ý thức tự
17

giác của người dân. Những giải pháp này không quá tôn kém về thời gian và
tiền bạc nhưng đòi hỏi sự đồng lòng của mọi người, đòi hỏi sự kiên quyết
của chính phủ trong việc sự kiên quyết của chính phủ trong việc xử lý của
chính phú trong việc xử những vi phạm gây cản trở việc thi hành.Các giải
pháp dài hạn sẽ cần nhiều thời gian, vốn và tầm nhìn đúng, cần sự hỗ trợ từ
những người có trình độ. Sự dự đoán tương lai phát triên của đất nước nói
chung và TPHCM nói riêng sẽ giúp cho định hướng xây dựng đô thị một
cách phù hợp.
3.2 Giải pháp:
− Theo kỹ sư Phan Phùng Sanh, Phó Chủ tịch Hội Khoa học xây dựng
TP.HCM: "Không thể có một giải pháp hoàn hảo, toàn diện cho việc chống
ùn tắc giao thông. Để làm công việc này phải có giải pháp tổng thế, có sự
chung tay góp sức của nhiều người.Và quan trọng hơn cả là cứ phải bắt tay
vào làm và trong quá trình làm sẽ điều chỉnh dần những điều chưa hợp lý".
3.2.1 Giảm mật độ dân số:
− Như đã trình bày phần mật độ dân số tại chương 1, mật độ dân số TP.HCM
hiện tại là quá đông, đã đạt 3.400 người/km' , trong đó có các quận 3, 4, 5
hay 10, 11 có mật - độ lên tới trên 40.000 người/km? . Do vậy để giảm ùn
tắc giao thông, TP.HCM cần kiên quyết giảm mật độ dân cư bằng các kế
hoạch giãn dân như xây dựng các đô thị vệ tinh, di dời các bệnh viện lớn,
trường đại học, khu công nghiệp ra ngoại thành.
− Đô thị vệ tinh không phải là những đô thị nối dài như hiện nay mà có chức
năng khác nhau, được xây dụng trong vòng 10-15 năm và làm cuốn chiếu.
Ví dụ ở Q.9 có thể xây dựng hai thành phố đặc thù là "Thành phố khoa học
công nghệ" và "Thành phố đại học", dân số ở đây có thể khoảng 1 triệu
người, đa số là giáo sư, sinh viên và những người hoạt động chuyên về lĩnh
vực khoa học công nghệ...Như vậy sẽ tránh được hình thức "con thoi" như
hiện nay là ở một nơi, làm việc một nơi. Củ Chi sẽ là "Thành phố sạch" vì ở
trên cao, thượng nguồn sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, nơi đây sẽ được tập
trung phát triển ngành công nghệ phần mềm, vi tính, may mặc... không gây
ô nhiễm. Còn ở phía nam Sài Gòn thì hình thành "Thành phố cảng" (do có
hệ thống căng) và "Thành phố công nghiệp nặng"...Mỗi đô thị sẽ được bao
quanh một rừng cây, đô thị này nối kết với đô thị khác bằng một vành đai
xanh (rừng cây). Vành đai xanh là đất dự trữ và tương lai là để phát triển
mạng lưới giao thông vùng. Thủ Thiêm sẽ là một down town (trung tâm tài
chính, thương mại quốc tế) của thành phố, không có chức năng ở.
18

− Đồng thời TP.HCM di dời các bệnh viện lớn, trường đại học, khu công
nghiệp ra ngoại thành. Thực tế các bệnh viện lớn, trường đại học, khu công
nghiệp không chi thu hút người dân vào khu trung tâm chữa bệnh, học tập và
làm việc mà quanh đó bao nhiêu là dịch vụ kèm theo: nhà thuốc, xe ôm, taxi,
buôn bán, nhà trọ... Thời gian qua chúng ta đã nói nhiều về chuyện này, gần
đây Chính phủ cũng có chủ trương phải di dời nhưng việc thực hiện chưa
nghiêm. Mặt khác, cần phải ngưng ngay việc cấp phép xây mới bệnh viện,
trường đại học ở nội thành. Những bệnh viện chữa bệnh giỏi, trường học dạy
tốt thì ở đâu người dân cũng đến, không nhất thiết ở khu nội thành. Còn
những bệnh thông thường đã có các bệnh viện quận, trung tâm y tế. Đi kèm
với hình thức chế tài cần có chính sách ưu đãi cho bệnh viện, trường học và
khu công nghiệp di dời khi đó thành phố sẽ có quỹ đất khá lớn ở khu trung
tâm đê dùng cho mục đích khác ví dụ như xây dựng công viên.
− Khi TP.HCM giảm mật độ dân cư bằng các kế hoạch giãn dân như xây dụng
các đô thị vệ tinh, di dời các bệnh viện lớn, trường đại học, khu công nghiệp
ra ngoại thành thì mật độ phương tiện giao thông đi lại trong thành phố giảm
đi đáng kể.
− Thống kê đến cuối năm 2008, TP.HCM mới chi có hơn 4 triệu xe cơ giới.
Nhưng đến tháng 6/2009, con số này đã là 4,26 triệu xe và đến nay là 4,3
triệu xe, bao gồm hơn 391.000 xe ô tô và hơn 3,91 triệu xe mô tô. Theo
thống kê của Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố, trên địa bàn TP.HCM
hiện có khoảng 3.583 con đường với tổng chiều dài gần 3.767 km và diện
tích mặt đường gần 25,7 triệu m2, mật độ đường giao thông so với diện tích
thành phố chi mới đạt 1,8km/km2. Tính trung bình, mỗi xe cơ giới tại
TP.HCM chi có chừng 5m2 mặt đường để lưu thông. Như vậy hệ thống
đường giao thông tại TP.HCM không theo kịp với tốc độ phát triển xe cơ
giới. Do vậy việc xây dựng tàu điện ngầm, xây dựng đường trên không, hệ
thống đường sắt nội thành là cần thiết.Tuy nhiên khi xây dựng thêm, chúng
ta phải có một quy hoạch tổng thể để không mất mỹ quan hiện tại.
− Cải thiện hệ thống xe buýt về việc phân bổ số lượng phương tiện cho mỗi
tuyến, số lượng điểm dừng điểm đỗ một cách hợp lý để người sử dụng các
phương tiện giao thông công cộng thấy có nhiều tiện lợi hơn là giải pháp cấp
bách để cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay.
− Phát triển vận tải hành khách công cộng đã một thời được TP.HCM đầu tư
mạnh mẽ như là một trong những giải pháp đầu tiên để chống ùn tắc giao
thông. Nhưng hiện nay hoạt động này lại đang có xu hướng đi xuống. Lượng
hành khách trên tất cả các tuyến đều giảm khoảng 10%. Nhiều xe buýt đã
19

bắt đầu xuống cấp. Đây là điều không thế chấp nhận bởi kinh nghiệm phát
triển của nhiều thành phố trên thế giới đã cho thấy, chi có phát triên vận tải
công cộng mới giải quyết cấp cơ tình trạng ùn tắc giao thông. Với thực trạng
mạng lưới đường giao thông đô thị Việt Nam còn kém phát triên, tỉ lệ đường
hẹp nên tính toán, khai thác xe buýt cỡ trung và nhỏ. Bên cạnh đó hạn chế xe
buýt cùng các loại ôtô có kích thược lớn đi vào những đường hẹp và nút giao
thông không đạt tiêu chuẩn, vì tuy là số ít nhưng chúng lại là nguyên nhân
chính gây ùn tắc giao thông. Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện
giao thông công cộng, tăng cường việc đi chung xe và hạn chế sử dụng
phương tiện giao thông cá nhân để giảm lưu lượng giao thông trên đường
− Duy trì chính sách trợ giá cho xe buýt với mục tiêu thúc đấy, tăng tỷ lệ
người sử dụng giao thông công cộng. Bên cạnh đó phải hoàn thiện cơ chế,
tạo điều kiện cho các do anh nghiệp xe buýt có thêm nguồn thu từ việc khai
thác bãi đậu xe, thương mại ở bến xe, các trạm nhà ga.
− Khi đời sống của người dân Việt Nam đang ngày càng được nâng cao, nhu
cầu mua sắp xe hơi là điều tất yếu. Do đó, biện pháp hạn chế sô lượng xe,
giảm bớt ùn tắc - giao thông có thể là đánh thuế trước bạ cao, thu phí xe
tháng (qua xăng hoặc qua đăng ký), ôtô bắt buộc phải có gara (riêng hoặc
mua (hổ của Cty gara dịch vụ), cấm lưu thông trên những đường hay ùn
tắc...
− Cần chấn chỉnh gấp số lượng, chất lượng của hệ thống taxi. Vì theo khuyến
cáo của các nhà khoa học về giao thông, taxi chỉ khống chế số lượng 1.000
xe/1 triệu dân, thì với số dân khoảng hơn 8 triệu người TP.HCM chỉ cần
khoảng 8.000 taxi. Thế nhưng hiện nay chi tính số lượng taxi ở TP.HCM đã
lên đến 11.758 xe cũng sẽ góp phần gây ùn tắc, kẹt xe.
− Khối lượng vận tài chủ yếu của thành phố chỉ có đường sắt nội đô mới đáp
ứng được, còn xe buýt dù có được phát triển lên đáp ứng được mục tiêu cao
nhất là vận chuyên 20- 22% lượng khách đi lại thì nguy cơ tắc đường sẽ là
rất lớn, trong khi đó nó vẫn chỉ phục vụ được việc đi lại của một thiểu số
người mà thôi. Đế giải quyết được nỗi bức xúc của tuyệt đại đa số nhân dân,
trong vài năm trước mắt hãy tạo thuận lợi cho xe máy, xe đạp hoạt động
trước, cho đến khi có mạng lưới đường sắt đô thị vận chuyển đáp ứng được
khoảng 30-50% lượng khách đi lại, thì khi đó xe buýt mới phát triển phối
hợp với tắcxi tạo ra hệ thống vận tải đa phương thức liên hoàn kết nối các
hướng đi lại bằng hệ thống vận tải công cộng hiện đại, vẫn minh, phục vụ
chủ yêu các nhu cầu đỉ lại của nhân dân.
20

3.2.2 Cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông:


3.2.2.1 Giải pháp cấp bách:
− Phân luồng giao thông để hạn chế phương tiện giao thông trong một số giờ
cao điểm nhất định.
− Những con đường nhỏ cần phân tuyến lại thành một chiều hết để tránh người
dân - lấn tuyến lẫn nhau
− Công trình đào đường phải thi công liên tục, phải làm 3 ca nếu cần thiết,
nhằm giải phóng mặt đường. Cử kéo dài hoài vừa mất kinh phí nhà nước,
vừa thiệt hại đến nhân dân.
− Hạn chế việc đào đường, lắp đặt vật che khuất hoặc các tác động làm ảnh
hưởng đến chất lượng lưu thông của phương tiện giao thông...
− Đối với việc rào chắn thi công, chiếm dụng và chậm tái lập mặt đường.
Công trình nào không tái lập mặt đường trong vòng 24 giờ sẽ bị lập biên
bản, nếu vi phạm quá ba lần sẽ đình chi, không cho thi công. Còn mặt đường
ngoài hàng rào bị hư hỏng Sở giao thông vận tải chịu trách nhiệm tái lập
ngay trong vòng 24 giờ.
3.2.2.2 Giải pháp lâu dài:
− Xây dựng mới và cải tạo các hệ thống đường giao thông cũ có tính toán hợp
lý đến quy hoạch tổng thể của đô thị. Việc này sẽ làm giảm mật độ giao
thông nhưng đôi hỏi đầu tư ban đầu lớn.
− Cải tạo, mở rộng và xây dựng mới cơ sở hạ tầng: nhanh chóng mở rộng, xây
dựng mới các trục đường chính, hoàn thành các tuyến vành đai, cải tạo các
nút giao thông và làm cầu vượt tại các nút giao thông trọng yếu, mở các
tuyến cửa ngõ ra vào thành phố; nâng cấp và mở thêm đường ở các khu vực
có tỷ lệ đất danh cho đường còn quá thấp, huy động vốn đầu tư để đền bù,
giải phóng mặt bằng làm mới các tuyển đường khu vực phía sau của các trục
phố chính...Phai thực hiện một cách khẩn trương, nhanh chóng công việc
này để giải thoát lưu lượng giao thống, đồng thời tạo được các làn đường bố
trí cho xe buýt hoạt động Tích cực thực hiện một số dự án cầu đường: Dự án
cầu cạn từ đường Hoàng Văn Thụ (khu vực Lăng Cha Cả), chạy dọc theo
tuyên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè kết nối vào đường Trương Định, Bà
Huyện Thanh Quan (về trung tâm thành phố) và đường Nguyễn Hữu Cảnh
(sang quận 2). Ngoài ra, đường dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dự kiên sẽ
được mở rộng đủ 3 làn xe mỗi bên, góp phần giải quyết giao thông theo
hướng Bắc -Nam, từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố.
21

− Từ sân bay Tân Sơn Nhất còn có một tuyến đường mới đang được Tập đoàn
LG (Hàn Quốc) nghiên cứu đầu tư là đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi -
Vành đai ngoài, cũng sẽ làm giảm áp lực về giao thông cho sân bay sau
này... Tuy nhiên, tiến độ các dự án này còn khá chậm.
− Nghiên cứu phương án cấm xe lưu thông trên một số tuyến đường ở khu vực
trung tâm thành phố. Mục tiêu của việc làm này nhằm hạn chế dần số lượng
xe cá nhân, tập thói quen cho người đi bộ và tiến đến sử dụng phương tiện
công cộng. Cụ thể như đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh và Lưu Văn Lang đều ở Q1, việc nghiên
cứu nhằm hình thành khu phố đi bộ trên các đường này.
− Các tuyến đường, đoạn đường, khu vực tập trung đông người không cấp
đăng ký kinh doanh các loại dịch vụ, thương mại do thường xuyên xày ra ùn
tắc giao thông.
3.2.3 Trang bị hệ thống điều khiển giao thông:
3.2.3. 1 Giài pháp cấp bách:
− Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong điều khiển giao thông để tổ chức
điều hành giao thông đô thị.
− Tăng cường bộ đèn tín hiệu bốn nắc có đồng hồ báo thời gian ở các ngã rẽ
lớn thay thế dần các bộ đèn cũ.
3.2.3.2 Giải pháp lâu dài: Nghiên cứu xây dựng mô hình "Cảnh sát
điện từ":
− Ý tưởng của mô hình này là nghiên cứu sử dụng công nghệ thông tin kết hợp
camera, súng bắn tốc độ để tự động ghi hình số xe (bắt buộc gắn thêm số ở
hai bên biển số xe) người vi phạm luật giao thông (vượt đèn đỏ, lạng lách,
chạy quá tốc độ cho phép, vi phạm phần đường...).
− Chương trình được thiết kế phải cho phép tự động nhận biết nhanh người vi
phạm (họ tên, số CMND, địa chỉ thường trú, cơ quan làm việc...), số lần vi
phạm, số lỗi vi phạm. Từ đó tự động định mức phạt (lũy tiến theo Luật Giao
thông sửa đổi sau này).
− Qua đường bưu điện, người vi phạm sẽ nhận được thông báo vi phạm luật
giao thông với hình chụp cụ thể hành vi, thời gian, địa điểm vi phạm (đây là
bằng chứng được Luật Giao thông mới qui định), lời cảnh báo, mức nộp
phạt, địa điểm và thời gian nộp phạt. Những trường hợp vi phạm nghiêm
trọng hoặc tái vi phạm nhiều lần, CSGT sẽ trực tiếp can thiệp kịp thời một
cách nhanh chóng.
22

− Mô hình này một khi phát huy được tính hiệu quả sẽ thay thể CSGT hoặc
trật tự viên ở các chốt đèn đỏ, các cung đường người tham gia giao thông dễ
vi phạm luật. Lực lượng CSGT được dôi ra sẽ tham gia vào một vài công
đoạn của hoạt động "cảnh sát điện từ", tập trung cho việc điều phối giao
thông ở những điểm nóng, tăng cường bắt giữ kịp thời những đối tượng vi
phạm nghiêm trọng, kiểm tra, giám sát chất lượng, tiêu chuẩn các phương
tiện giao thông, tham gia hướng dẫn Luật Giao thông, giáo dục ý thức tự
giác cho những người vi phạm luật bị tạm giam giữ phương tiện... đặt mình
trong tư thế phải tự giác vì "cảnh sát điện tử" vốn vô hình nhưng có thể xuất
hiện mọi lúc, mọi nơi và bằng chứng thì khó có thể chối cãi.Đê mô hình
"cảnh sát điện từ" có thể trở thành hiện thực, cần đầu tư nhiều thời gian, trí
tuệ và kinh phí. Trước tiên cần nghiên cứu xây dựng chương trình số hóa và
chế tạo các thiết bị kết nối một cách tự động hoặc nhận chuyên giao công
nghệ từ các nước đã áp dụng mô hình này (như Singapore áp dụng công
nghệ bắn tốc độ tự động).
3.2.4 Giáo dục ý thức, hiểu rõ luật của người tham gia giao thông:
− Xây nhà phải xây từ móng, móng có tốt thi mới xây cao, xây đẹp, xây vững
chắc được. Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luậ cho con người ta phải ngay từ
khi bước chân vào trường mẫu giáo cho đến khi thành người trưởng thành.
Khi hạ tầng giao thông của nước ta chưa phát triển kịp với sự gia tăng của
lượng phương tiện, thì đòi hỏi mỗi người khi tham gia giao thông phải biết
chấp nhận điều kiện thực tế của giao thông nước ta, nhường nhịn nhau, xây
dựng cho mình một văn hóa ứng xử, văn hóa giao thông.Nhưng muốn có
được thái độ ứng xử có văn hóa trong giao thông thì phải đòi hỏi cả hai phía:
cơ quan công quyền lẫn người dân. Người dân cần thay đổi nhận thức để
chuyển từ tâm thức một người thị dân của thành phố có trình độ phát triển
thấp sang cao hơn, không nên nhân danh "người nghèo" để làm mất mỹ quan
thành phố.
− Trong khi đó, chính quyền thành phố cũng cần xem xét lại quy hoạch không
gian làm sao đừng để cho dân số tăng cao ở các quận trung tâm (kẹt xe chú
yếu là trong khu vực 47km' các quận nội thành cũ); giảm bớt các công trình
cao tầng (chung cư, công sở) làm gia tăng dân số; đưa các trường đại học,
siêu thị, bệnh viện ra bên ngoài; phát triển nhanh và hiện thực hóa các thành
phố vệ tinh; phát triển hệ thống giao thông đa dạng và đa cấp...
− Đừng vì nhìn thấy cái lợi trước mắt là thu được thuế của doanh nghiệp nước
ngoài mà mời chảo các hãng xe máy, xe hơi mới vào hoạt động, vì doanh
23

thu của họ càng cao thì thực trạng giao thông và môi trường sống càng tệ
hại. Sở Giao thông vận tải nhanh chóng kết thúc việc đào đắp đường sá, cần
nghiêm túc xem xét lại hiệu quả thực của các dự án này có thoát nước được
không, trong khi hầu hết các cửa xả vẫn ở cao trình cũ, "lô cốt" tồn tại quá
lâu có thể làm cho hành vi như leo lề, lần tuyến trở thành thói quen khó bỏ.
− Văn hóa giao thông có thê bị phá sản nêu những người thay mặt chính quyền
thi hành công vụ không gương mẫu, tất cả những hành vi như nhận mãi lộ,
nhận tiền mặt không xé biên lai, bán bằng lái xe, thông kiểm cả các xe cũ
nát... sẽ góp phần làm cho các giá trị của văn hóa giao thông bị giảm sút
nghiêm trọng.
3.2.5 Quy hoạch đô thị:
− Việc quy hoạch đô thị của TP.HCM cần phải có định hướng từ lâu. Tuy
nhiên cho đến nay, vẫn chưa thấy gì. Quy hoạch không cho phép sai lầm,
nên không chấp nhận thí nghiệm. Phải nghiên cứu cho thật kỹ mới làm. Nếu
phát triển một thành phố mà không có kế hoạch cụ thể, mạnh ai nấy làm,
không có kịch bản, sẽ dẫn đến tình trạng quy hoạch manh mún và lan ra như
thế, không có cách nào giải quyết. Vấn đề là nhà quy hoạch phải làm kịch
bản kèm theo chính quyền có khả năng quyết định và chịu trách nhiệm, mới
ra những thành phố trật tự và năng động, đã là tốt rồi. Hiện nay, chúng ta
đang bị khủng hoàng về trật tự đô thị là từ hệ lụy trên.
− Khi xây dựng các thành phố vệ tinh, mỗi đô thị có dân số khoảng 1 -2 triệu
người.Không có những thành phố vệ tinh, thì TP.HCM rồi cũng sẽ mở rộng
ra như Hà Nội, lan rộng tới Biên Hoà, Dầu Giây, Long An... Một thành phố
rất lớn, nhưng không có vùng đệm. Nếu giải quyết vấn đề hạ tầng cơ sở cho
một thành phố lớn không vùng đệm như thế, thì riêng chuyện giải toa đền bù
đã hết thời gian; nền kinh tế không thể phát triển, tinh trạng kẹt xe vẫn tiếp
diễn.
3.2.6 Tổ chức quản lý điều hành:
− Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật giao thông, lấn chiếm lòng lề
đường, giải phóng mặt bằng thông thoáng, tăng cường xử lý các vi phạm
Tăng cường công an ở những điểm thường xảy ra kẹt xe, ngã tư hay ùn tắc.
Cảnh sát giao thông phải xử phạt nghiêm minh. Càng cao điểm, càng trong
Tháng An toàn giao thông càng phải nghiêm minh hơn, có như vậy tính giáo
dục, răn đe có tác dụng đối với người vi phạm. Lâu dần thành nếp, thành
thói quen, thành ý thức tôn trọng pháp luật của mỗi công dân. Nếu người
dân không thực hiện đúng sẽ bị xử phạt theo luật, không năn nỉ không phân
24

bua, không khóc lóc, mua chuộc lực lượng cảnh sát giao thông... Ngược lại,
người dân có quyền kiện chính quyền nếu không đảm bảo các điều kiện vật
chất tương ứng với những điều luật mà họ phải thi hành.
− Đưa thêm cả lực lượng dân quân, bảo vệ tổ dân phố, đoàn viên thanh niên,
cán bộ hưu trí... tăng cường cho hoạt động điều tiết giao thông để hạn chế
tình hình ùn tắc giao thông hiện nay. Cần kiên quyết nhắc phơ, yêu cầu
người tham gia giao thông dùng dúng vạch, đi đúng làn xe quy định.
− Phải có sự đồng bộ giữa các ngành trong việc thực hiện đào đường. Các ban
ngành phải tham gia ý kiến vào tất cả các dự án. Việc xây dựng các công
trình ngầm dưới lòng lề đường phải thực hiện nhanh chóng tránh tình trạng
"lô cốt" như hiện nay. Đồng thời xử phạt những công trình kéo dài thời gian
theo quy định.Thành lập lực lượng phản ứng nhan để giài quyết các điểm kẹt
xe, hướng dẫn người dân trong việc lưu thông giờ cao điểm. Từ ngày 2-11,
Đài Tiếng nói nhân dân
− TP.HCM quyết định phát chương trình giao thông 24 giờ để thông tin tình
hình kẹt xe liên tục cho người dân. Theo đó, ài phối hợp với các đơn vị taxi,
khi tài xế ta xi bị kẹt xe sẽ thông báo về tổng đài taxi, tổng đài taxi sẽ xác
nhận thông tin này và thông báo cho đài.
− Đài sẽ phát sóng trực tiếp kết nối với tài xế taxi để thông tin tình hình kẹt xe
khu vực đó cho người đi đường tránh. Sau đó, Đài Tiếng nói nhân dân thành
phố sẽ gọi điện thoại báo cho cảnh sát giao thông bố trí lực lượng xuống giài
tòa. Đài cũng sẽ phát triển cộng tác viên là cán bộ, nhân viên và người dân
khu vực của hơn 50 điểm thường xuyên
− Tổ chức học tập, làm việc lệch ca, lệch giờ: Bố trí lệch giờ làm việc của tất
cả các doanh nghiệp tại các khu chế xuất- khu công nghiệp trên địa bàn
thành phố. Sở Giáo dục- Đào tạo sẽ phối hợp với UBND các quận huyện,
ban giám hiệu các trường đại học, cao đăng, trung học phổ thông tổ chức
học lệch giờ đối với các khối lớp trong một trường, các trường trên cùng một
địa bàn. Trước mắt thực hiện thí điểm ở các cụm trường: Đại học Sư phạm -
Đại học Khoa học tự nhiên- Trường trung học phổ thông Lê Hông Phong;
cụm Trường Chu Văn An - Đại học Y Dược; cụm Trường trung học phổ
thông TenImann - Trường trung học cơ sở Nguyễn Thái Học - Trường trung
học cơ sởMinh Đức…
− Vi dụ: Các học sinh, sinh viên học lúc buổi sáng 7h15 - 11h 15, buổi chiều
từ 1 -
− Sh, đổi với người đi làm buôi sáng từ 8h - 12h, buội chiều từ 1h30- Sh30
25

− Chấn chỉnh hoạt động của xe buýt: Sở Giao thông công chính tổ chức rà
soát, di dời ngay các trạm dừng, nhà chờ xe buýt có vị trí không phù hợp,
quá gần các giao lộ hoặc có cự ly quá gần nhau, trong những đoạn đường
thường xuyên xáy ra ùn tắc giao thông.
− Bố trí lại mạng lưới xe buýt trên toàn địa bàn, không bố trí xe buýt trên
những tuyến đường quá nhỏ. Thực hiện nghiêm cấm, xử phạt nặng đối với
các tài xế xe buýt chạy vào đường cấm, lấn trái, giành đường, phóng nhanh
vượt ẩu...

KẾT LUẬN
 Kinh tế cả nước nói chung và kinh tế tại TPHCM nói riêng đang ngày càng
phát triển vượt bậc, thu hút ngày càng nhiều lao động về thành phố làm cho
mật độ dân số tại đây càng ngày càng đông đúc dẫn đến số lượng phương
tiện giao thông cá nhân tăng nhanh và hành trình đi lại cũng tăng, trong khi
diện tích đường tăng không đáng kể. Cộng với vậy việc xây dựng các cơ sở
hạ tầng, đào đường...cũng như quản lý giao thông cũng còn nhiều bất cập.
Do vậy mà tình trạng "kẹt xe" ở TP.HCM đã làm tổn thất biết bao nhiêu chi
phí và luôn là đề tài không bao giờ dứt của các nhà quản lý, báo chí và của
cả người dân.
 Tuy đã có không ít giải pháp được đưa ra nhưng vẫn mãi loay hoay với các
giái pháp đó mà chưa thực sự tìm ra con đường giải quyết tình trạng này.
 Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi cũng đã đề cập đến một số giải
pháp ở tầm vi mô cũng như vĩ mô về việc giải quyết tinh trạng kẹt xe ở
thành phố. Tuy nhiên, đây chi là ý kiến chủ quan và trên lý thuyết. Thực tế,
đề giải quyết vấn đề kẹt xe không thể thực hiện trong một sớm một chiều,
mà cần có thời gian, biện pháp hiệu quả cùng với sự hợp tác từ nhiều phía,
trong đó ý thức của người tham gia giao thông giữ vai trò quyết định. Chính
vì vậy húng ta- những người trực tiếp tham gia giao thông, hãy cùng nói
"không" với kẹt xe bằng cách đơn giản nhất: "Nghiêm chỉnh chấp hành luật
lệ giao thông".
26

Tư liệu tham khảo :


1. Cần tìm 'thuốc' hóa giải tình trạng kẹt xe ở TP Hồ Chí Minh | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử
(baophapluat.vn)
2. Khái quát về thực trạng kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí Minh - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
(luanvanaz.com)
3. 6 vấn nạn tồn tại khiến giao thông TP.HCM tắc nghẽn - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

You might also like