You are on page 1of 27

KHOA KINH TẾ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


***
THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ

LỚP: Thứ năm, tiết 1 – 2


GVHD: TS. Đoàn Trọng Chỉnh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA LÀM TIỂU LUẬN
-------------

Nhóm lớp thứ 5, tiết 1 - 2

Đề tài: Nguyên tắc nhân đạo trong Luật hình sự Việt Nam.

TỈ LỆ HOÀN
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MSSV
THÀNH (%)

1 Nguyễn Thành Trí 22132059 100%


2 Nguyễn Thị Bạch Tuyết 23132136 100%
3 Phạm Thị Thảo Vy 23132142 100%
4 Đỗ Hoàng Quyên 23132101 100%
5 Trần Như Quỳnh 23132105 100%

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.

- Trưởng nhóm: Nguyễn Thành Trí

Nhận xét của giảng viên:


….………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Điểm:………..
Ngày tháng 12 năm 2023
Giảng viên ký tên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
4. Kết cấu bài tiểu luận..............................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY......................................................3
1.1. Khái niệm..........................................................................................................3
1.1.1. Vi phạm pháp luật......................................................................................3
1.1.2. Giao thông đường bộ...................................................................................3
1.1.3. Trật tự an toàn giao thông đường bộ...........................................................3
1.1.4. Vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ................................................4
1.2. Các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự giao thông đường bộ.........................4
1.3. Cấu thành vi phạm pháp luật về trật tự giao thông đường bộ...........................4
1.3.1. Chủ thể........................................................................................................4
1.3.2. Khách thể....................................................................................................5
1.3.3. Mặt chủ quan...............................................................................................5
1.3.4. Mặt khách quan...........................................................................................5
1.4. Biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao
thông đường bộ.........................................................................................................6
1.4.1. Xử phạt hành chính.....................................................................................6
1.4.2. Bồi thường các thiệt hại..............................................................................6
1.4.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự.....................................................................7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
HẠN CHẾ....................................................................................................................7
2.1. Thực trạng..........................................................................................................7
2.1.1. Đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ có xu
hướng “trẻ hoá”.....................................................................................................7
2.1.2. Số lượng các vụ vi phạm pháp luật giao thông đường bộ có xu hướng
giảm sâu, song số người chết vì tai nạn giao thông vẫn ở mức báo động.............8
2.1.3. Hậu quả của vi phạm còn rất nghiêm trọng..............................................10
2.2. Nguyên nhân....................................................................................................10
2.2.1. Nguyên nhân khách quan..........................................................................10
2.1.1.1. Về công trình giao thông....................................................................10
2.2.1.2 Về thiết bị quản lý an ninh an toàn giao thông....................................11
2.2.1.3 Về phương tiện giao thông..................................................................11
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan..............................................................................12
2.2.2.1 Ý thức của người tham gia giao thông kém.........................................12
2.2.2.2 Quản lý nhà nước còn nhiều khuyết điểm, bất cập..............................13
2.3. Giải pháp..........................................................................................................13
2.3.1. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền....................................................13
2.3.2. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải..............................15
2.3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự an toàn giao thông....................15
2.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về trật tự an toàn giao thông.. 17
2.3.5 Xử lý nghiêm minh các vi phạm về trật tự an toàn giao thông..................18
KẾT LUẬN..................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................20
A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT....................................................................................20
B. CÁC TÀI LIỆU KHÁC......................................................................................20
PHỤ LỤC.....................................................................................................................22
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng năm 1985, đất nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, đưa đất nước ta lên đến một vị trí mới.
Bên cạnh những thành công to lớn, những mặt trái tiêu cực của xã hội từ đó cũng được
nảy sinh. Trong đó, vấn đề an toàn giao thông đã và đang là một vấn đề nóng, cấp bách
của xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao
thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Thật vậy, các
hoạt động giao thông chính là bức tranh phản ánh tình hình phát triển kinh tế, xã hội
của một quốc gia. Chỉ khi hoạt động giao thông phát triển, ổn định thì mọi hoạt động
của một quốc gia mới có thể thông thoáng triển khai, đất nước mới có thể phát triển
vững mạnh, bền vững.
Thời gian qua, hệ thống giao thông của nước ta đã không ngừng được hoàn
thiện, đặc biệt là giao thông đường bộ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển,
đảm bảo quốc phòng - an ninh và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, song song với đó vẫn
tồn tại nhiều bất cập trong hệ thống giao thông, và thể hiện rõ nhất hiện nay là thực
trạng vi phạm pháp luật về trật tự giao thông đường bộ. Không khó bắt gặp những tình
huống vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ ở mọi nẻo đường, gây nhiều thiệt hại
về người và của, tài sản của nhà nước và nhân dân.
Trước tình trạng đó, việc nghiên cứu về thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự
giao thông an toàn đường bộ là vô cùng cần thiết. Việc nghiên cứu về thực trạng trên
sẽ giúp tìm ra những nguyên nhân và giải pháp nhằm phần nào đẩy lùi, ngăn chặn thực
trạng vi phạm pháp luật về trật tự giao thông đường bộ ngày nay. Đó chính là những lý
do nhóm em quyết định chọn đề tài “Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đường bộ ở nước ta”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận là nhằm nâng cao nhận thức của mọi
người về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Cụ thể, bài tiểu luận sẽ giúp mọi người
hiểu rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ,
nguyên nhân và hậu quả của các hành vi vi phạm. Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể

1
nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống vi phạm trật tự an toàn giao
thông đường bộ, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiểu luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học để khai thác
và tiếp cận vấn đề và đi theo đúng mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra. Các phương pháp
nghiên cứu được dùng là:
- Phương pháp tra cứu tài liệu
- Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
- Các phương pháp liệt kê, quy nạp, kết hợp khái quát và mô tả, sau đó nghiên
cứu thông tin thu thập để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá
4. Kết cấu bài tiểu luận
Tiểu luận “Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường
bộ ở nước ta” ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 2 chương, bao
gồm:
Chương 1: Những vấn đề chung về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước
ta hiện nay.
Chương 2: Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường
bộ Việt Nam hiện nay và một số biện pháp hạn chế.

2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Khái niệm
1.1.1. Vi phạm pháp luật
“Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ”.
1.1.2. Giao thông đường bộ
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, đường bộ được hiểu
như sau: “Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Các loại đường theo Điều 3 bao gồm:
- “Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố”.
- “Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường
cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường
khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, đảm bảo giao thông liên tục, an toàn,
rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định”.
- “Đường chính là đường đảm bảo giao thông chủ yếu trong khu vực”.
- “Đường nhánh là đường nối vào đường chính”.
- “Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường
bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi
đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên”.
- “Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu
đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại – dịch vụ và các đường khác vào
đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính”.
1.1.3. Trật tự an toàn giao thông đường bộ
Trật tự an toàn giao thông đường bộ là một trạng thái xã hội có trật tự được
thiết lập và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đặt dưới
sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bắt buộc người tham gia giao thông
phải tuân thủ nhằm bảo vệ tài sản, sức khỏe, tính mạng của cơ quan, tổ chức và cá
nhân. Mục đích chính là để giảm thiểu tai nạn và tạo ra môi trường an toàn cho người
tham gia giao thông đường bộ.
3
1.1.4. Vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ
Vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ là việc người tham gia giao thông
không tuân thủ và chấp hành đúng những quy định về an toàn giao thông, có những
hành vi vi phạm pháp luật khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
1.2. Các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự giao thông đường bộ
Một số hành vi vi phạm pháp luật về trật tự giao thông đường bộ phổ biến hiện
nay:
- “Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép” (vi phạm khoản 3, Điều 8
Luật Giao thông đường bộ).
- “Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng” (vi phạm
khoản 6, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ).
- “Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn” (vi phạm khoản 8, Điều 8 Luật Giao thông đường
bộ).
- “Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định “ (vi phạm
khoản 9, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ).
- “Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu” (vi
phạm khoản 11, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ).
- “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi
phạm pháp luật về giao thông đường bộ” (vi phạm khoản 21, Điều 8 Luật Giao
thông đường bộ).
1.3. Cấu thành vi phạm pháp luật về trật tự giao thông đường bộ
1.3.1. Chủ thể
Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015: “chủ thể của tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là người từ đủ 16 tuổi trở lên có
đủ năng lực trách nhiệm hình sự”.
So với Bộ luật Hình sự 1999, chủ thể của tội phạm đã được mở rộng hơn, bao
gồm tất cả những người tham gia giao thông đường bộ. Trước đây, theo quy định tại
Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 thì “chỉ những người “điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ” mới là chủ thể của tội phạm này”.

4
Trong khi đó, khoản 22 Điều 3 Luật giao thông đường bộ quy định “Người
tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao
thông đường bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật, người đi bộ trên đường bộ”. Trên
thực tế, không chỉ người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, mà cả những
chủ thể khác như người đi bộ cũng có thể vi phạm quy định về an toàn giao thông, gây
ra những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe và tài sản.
1.3.2. Khách thể
Các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ xâm
phạm đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và các quy định của nhà nước, gây thiệt
hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác.
1.3.3. Mặt chủ quan
Tội vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ được thực hiện do
lỗi vô ý vì cẩu thả hoặc quá tự tin.
- Lỗi vô ý vì quá tự tin: người tham gia giao thông đường bộ thấy trước được
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không
xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
- Lỗi vô ý vì quá cẩu thả: người tham gia giao thông đường bộ không thấy trước
được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả, mặc dù phải thấy trước và có thể
thấy trước hậu quả đó nhưng do cẩu thả nên đã gây ra.
1.3.4. Mặt khách quan
Bao gồm các yếu tố: hành vi khách quan; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra;
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
- Hành vi khách quan: Là những hành động vi phạm các quy định của Luật
Giao thông đường bộ về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Những hành động này
bao gồm việc không tuân theo các quy tắc giao thông đường bộ như: không đi theo
phần đường, làn đường, chiều đi quy định; không tuân theo báo hiệu đường bộ, hiệu
lệnh của người điều khiển giao thông; không chú ý đến tốc độ, hướng rẽ, quyền ưu tiên
của các phương tiện và người tham gia giao thông khác;…
- Hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ có thể để lại
nhiều hậu quả nặng nề, bao gồm:

5
1. Thương vong và tổn thất: Gây ra tai nạn có thể dẫn đến thương vong, tổn thất
về tài sản và sức khỏe của người tham gia giao thông.
2. Gây rối loạn trật tự giao thông: Hành vi vi phạm có thể gây rối loạn, tắc nghẽn
giao thông và tạo áp lực không cần thiết cho cả cộng đồng.
3. Ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng: Tăng nguy cơ tai nạn giao thông và làm
giảm mức độ an toàn chung của cộng đồng.
4. Gia tăng công tác hạn chế và quản lý giao thông: Gia tăng áp lực và chi phí cho
cơ quan quản lý giao thông để kiểm soát và giải quyết hậu quả của vi phạm.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi vi phạm trật tự an
toàn giao thông đường bộ và hậu quả xảy ra cần có mối quan hệ nhân quả. Mối quan
hệ nhân quả này được thể hiện ở chỗ: hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến hậu
quả. Trong trường hợp chưa gây hậu quả, nhưng có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
(bằng một trong các tình tiết sau đây: “làm chết 03 người trở lên; hoặc gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của những người này 201% trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng
trở lên)”, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.4. Biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đường bộ
1.4.1. Xử phạt hành chính
Biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an
toàn giao thông đường bộ có thể bao gồm phạt tiền, tước giấy phép lái xe hoặc cả hai.
Mức phạt tùy thuộc vào loại vi phạm và mức độ vi phạm của người tham gia giao
thông.
1.4.2. Bồi thường các thiệt hại
Bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao
thông đường bộ thường liên quan đến trách nhiệm pháp lý của người vi phạm. Người
đó có thể phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại gây ra và bồi thường cho các bên bị
ảnh hưởng, bao gồm cả thiệt hại về người và tài sản. Mức bồi thường phụ thuộc vào
quy định cụ thể và mức độ thiệt hại mà người vi phạm gây ra.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân khi gây tai nạn
giao thông được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó: “trách nhiệm

6
bồi thường thiệt hại sẽ được phát sinh khi: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người
khác mà gây thiệt hại; người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn
toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy
định khác”.
1.4.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an
toàn giao thông đường bộ liên quan đến những hành vi mang tính chất nghiêm trọng
và đặc biệt nguy hiểm. Điều này có thể bao gồm việc đánh giá mức độ cố ý, hậu quả
gây ra như tai nạn giao thông làm chết người hoặc làm tổn thương nặng nề.
Để bị xử lý hình sự vì vi phạm giao thông, người vi phạm phải thực hiện một
trong các hành vi tội phạm được nêu trong Bộ luật Hình sự 2015. Các hành vi tội
phạm này được liệt kê ở mục 1 chương XXI Bộ luật Hình sự 2015.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
HẠN CHẾ
2.1. Thực trạng
2.1.1. Đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ có xu
hướng “trẻ hoá”
Trong những năm qua, tình hình giao thông đường bộ ở Việt Nam vẫn còn nhiều
diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông vẫn cao và nghiêm trọng. Thống kê cho
thấy, tai nạn giao thông liên quan tới thanh thiếu niên trong những năm qua có nhiều
diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của Ủy Ban An toàn giao thông, tai nạn giao thông
của nhóm tự đi xe đạp điện, xe máy điện và xe máy là cao nhất (khoảng 0,5 vụ/học
sinh). Trong đó, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông của thanh thiếu niên lên tới
7,39/1000 em.
Theo Cục Cảnh sát giao thông: “từ đầu năm đến nay trên cả nước xảy ra hơn
1.000 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh. Phần lớn nguyên nhân là do không
chấp hành luật giao thông đường bộ và thiếu kỹ năng điều khiển phương tiện trên
đường. Đây là thực trạng đáng lo ngại vì ở độ tuổi này, trẻ rất bốc đồng, thiếu suy nghĩ

7
nên việc vi phạm giao thông rất dễ dẫn đến các hành vi vi phạm khác. Điển hình là vụ
nhóm thanh thiếu niên từ 16 đến 18 tuổi ở tỉnh Bắc Giang ra Hà Nội vui chơi nhưng lại
mang theo hung khí nguy hiểm. Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã khởi tố bị cáo
về tội lái xe tốc độ cao và hành hung người khác, cáo buộc bị cáo 2 tội gây rối trật tự
công cộng và cố ý gây thương tích. Điều đáng nói, tình trạng chạy xe máy ra ngoài
suốt đêm mà gia đình không hề hay biết vẫn thỉnh thoảng xảy ra, thực tế là sự buông
thả “ thoải mái” của chính cha mẹ đã vô hình tiếp tay. Hay những hình ảnh không khó
để bắt gặp tại các chốt của tổ công tác liên ngành 141, Công an Thành phố Hà Nội. Bất
chấp tất cả để thể hiện bản lĩnh. Hay coi những hành vi như thế này là thú vui mỗi tối.
Và tất cả cũng đều được sự cổ vũ “nhiệt tình” từ các thanh niên đồng trang lứa dừng
lại để hóng chốt. Thế nhưng khi bị các cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định thì
tất cả lại “sống thật” với tuổi của mình”.
Gần 65.000 vụ vi phạm giao thông có liên quan đến học sinh đã xảy ra trên toàn
quốc từ đầu năm đến nay. Đây là tình trạng đáng lo ngại, cho biết học sinh ngày càng
vi phạm giao thông nhiều hơn. Một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng này là do
gia đình không quản lý, giáo dục con cái tốt. Nhiều bậc cha mẹ vẫn cho con đi xe khi
con chưa đủ tuổi và bằng lái. Điều này không những là phạm luật mà còn dẫn đến
những hành vi phạm pháp khác của con em họ. Học sinh vi phạm giao thông có thể
gặp những hậu quả khủng khiếp, thậm chí là mất mạng. Khi đã xảy ra hậu quả, mọi sự
hối hận cũng đều đã muộn.
2.1.2. Số lượng các vụ vi phạm pháp luật giao thông đường bộ có xu hướng
giảm sâu, song số người chết vì tai nạn giao thông vẫn ở mức báo động
Theo báo Nhân Dân: “Trong 6 tháng đầu năm 2023, tai nạn giao thông tiếp tục
được kiềm chế và kéo giảm sâu trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người
bị thương so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, theo báo cáo nhanh của Văn phòng Bộ
Công an và Cục Hàng hải Việt Nam, toàn quốc xảy ra 4.970 vụ tai nạn giao thông, làm
chết 2.865 người, bị thương 3.471 người. So với cùng kỳ năm 2022 số vụ giảm 762 vụ
(13,29%), giảm 484 người chết (14,45%), giảm 214 người bị thương (5,81%).
Đặc biệt, số vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện vi phạm quy
định nồng độ cồn trong các dịp cao điểm giảm sâu so với các năm trước.

8
Tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy và hàng hải đều giảm sâu, riêng đường
sắt tăng cao hơn cùng kỳ năm trước. Cụ thể, đường bộ xảy ra 4.906 vụ, làm chết 2.821
người, bị thương 3.458 người, giảm 760 vụ (13,41%), giảm 453 người chết (13,84%),
giảm 213 người bị thương (5,8%) so với cùng năm trước.
Đường sắt xảy ra 48 vụ, làm chết 34 người, bị thương 13 người, so với cùng kỳ
năm trước tăng 6 vụ (14,29%), tăng bốn người chết (13,33%), tăng hai người bị
thương (18,18%).
Đường thủy, xảy ra 12 vụ, làm chết tám người, không có người bị thương, giảm
tám vụ (40%), giảm 25 người chết (75,76%), giảm ba người bị thương (100%) so với
cùng kỳ năm 2022.
Tuyến hàng hải xảy ra bốn vụ, làm chết hai người, không có người bị thương,
so với cùng kỳ số vụ và số người bị thương không thay đổi, giảm 10 người chết và mất
tích (83,33%).
Về lĩnh vực hàng không dân dụng, Cục Hàng không dân dụng đã nhận được
172 báo cáo an toàn bắt buộc, xảy ra một tai nạn mức A, 40 sự cố có nguy cơ uy hiếp
an toàn.
Vụ tai nạn nghiêm trọng nhất xảy ra liên quan đến máy bay trực thăng BELL
505 ngày 5/4/2023 tại khu vực biển giáp ranh xã Gia Luận, huyện Cát Hải (thành phố
Hải Phòng) khiến năm người thiệt mạng (bao gồm một phi công và bốn hành khách).
Nguyên nhân vụ tai nạn hiện vẫn đang trong quá trình điều tra.
Thống kê theo địa phương, toàn quốc có 43 tỉnh, thành phố có số người chết do
tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm 2022, trong đó 8 địa phương giảm trên
40% số người chết là: Thái Nguyên, Đà Nẵng, Điện Biên, Quảng Ngãi, Kiên Giang,
Thừa Thiên-Huế, Hà Nội, Ninh Bình. Đặc biệt: Thái Nguyên, Đà Nẵng giảm trên 60%
số người chết do tai nạn giao thông. Bên cạnh đó số người chết do tai nạn giao thông
tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tại Bình Dương và Tiền
Giang cũng được kéo giảm sâu so với cùng kỳ cả về tỷ lệ phần trăm và số lượng tuyệt
đối.
Tuy nhiên, vẫn còn 17 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng
so với cùng kỳ năm 2022, trong đó 7 tỉnh tăng trên 20% là: Lào Cai, Đồng Nai, Thanh

9
Hóa, Sơn La, Tây Ninh, Lạng Sơn và Hà Tĩnh, trong đó, có 04 tỉnh có số người chết
tăng trên 70% trở lên là: Sơn La, Tây Ninh, Lạng Sơn và Hà Tĩnh”.
Nhìn chung thì hiện nay các vụ vi phạm an toàn giao thông đường bộ có xu
hướng giảm so với các năm trước đó nhưng số người chết vẫn đang ở mức báo động.
2.1.3. Hậu quả của vi phạm còn rất nghiêm trọng
Hậu quả của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ còn rất
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến bản thân người bị tai nạn, người vi phạm, gia đình và xã
hội. Những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông có thể gây hậu quả
nghiêm trọng về tài sản, tiền của và cả tính mạng. Thống kê theo Chánh Văn phòng
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Trần Hữu Minh, tháng 11/2023 (tính từ ngày
15/10 đến ngày 14/11), toàn quốc xảy ra 1.950 vụ tai nạn giao thông, làm chết 885
người và làm bị thương 1.515 người. Có rất nhiều trường hợp mẹ mất con, con mất
cha, gia đình đau buồn, cá nhân mất mạng sau những tai nạn như vậy và những người
sống sót ít nhiều đều phải chịu di chứng. Đây là những tổn thất do tai nạn giao thông
gây. Tai nạn giao thông được coi là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với tính
mạng và sức khỏe con người. Hậu quả của việc vi phạm pháp luật về trật tự an toàn
giao thông gây ra rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các bên liên quan đến, gia đình họ
và gây mất trật tự xã hội.
2.2. Nguyên nhân
2.2.1. Nguyên nhân khách quan

2.1.1.1. Về công trình giao thông

Đối với sự phát triển về kinh tế , công nghệ ,khoa học kỹ thuật thì hệ thống giao
thông luôn là những vấn đề nguy cấp dẫn đến những nguy hiểm cho người tham gia
đường bộ. Tuy nhà nước luôn chú trọng vào công tác giám sát và phát triển cơ sở hạ
tầng trên mọi phương diện song vẫn chưa hạn chế được những hậu quả mà đặc biệt ở
các công trình giao thông vẫn còn những thiếu sót , một số khu vực công trình giao
thông xuống cấp gây ra nhiều khó khăn cho người tham gia giao thông. Phần đường bị
hư hại, xuất hiện nhiều ổ gà, gồ ghề, đặc biệt là ở phần nắp cống thoát nước hay làn
đường không đủ độ rộng an toàn cho xe chạy. Điều đó dẫn đến người tham gia giao
thông “ bất đắc dĩ ” phải lấn làn đường , lạng lách để tránh những ổ gà trên

10
đường.Một số tuyến đường ngược chiều không có các dãy phân cách , dẫn đến những
vi phạm khi tham gia giao thông với hai phương tiện ngược chiều nhau. Bên cạnh đó
các cột đèn giao thông cũng đã bị hư hỏng một số đèn bị nhấp nháy, mờ nhạt, không rõ
màu gây ra sự hiểu nhầm cho người tham gia giao thông. Ngoài ra, việc thiếu hệ thống
biển báo giao thông hay biển báo bị hư hại, che khuất cũng là một phần dẫn đến vi
phạm luật giao thông đường bộ, nghiêm trọng hơn là có thể xảy ra những tai nạn
không đáng có cho bản thân và những người khác.
2.2.1.2 Về thiết bị quản lý an ninh an toàn giao thông
Đối với những địa phương chưa được lắp đặt các thiết bị giám sát an ninh an
toàn giao thông đã khiến cho những nguy cơ về vi phạm an toàn giao thông xảy ra
thường xuyên. Những hệ thống giám sát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao của các đơn
vị trực thuộc bằng hình ảnh còn hạn chế khả năng giám sát đa làn và tự động phát hiện
được các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ dẫn đến những việc tiến hành
kiểm tra ,xử lý chưa nhanh chóng và chính xác. Một số thiết bị như đèn tín hiệu giao bị
hư hại dễ làm rối loạn trật tự an toàn giao thông cho các phương tiện khi tham gia. Một
số thiết bị quản lý mới được đưa vào công tác giao thông song vẫn còn hạn chế việc
phổ biến cho người tham gia nắm được các quy định và thực hiện, dẫn đến những vi
phạm mà người tham gia không ý thức được.
2.2.1.3 Về phương tiện giao thông
Trong hệ thống giao thông đường bộ, sử dụng những phương tiện giao thông
chưa đúng qui định là một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm an toàn giao
thông. Những phương tiện không phù hợp, không đủ điều kiện tham gia giao thông cơ
giới bộ được quy định tại Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 vẫn còn nhiều
người sử dụng.Như là một số phương tiện cũ nát, không đảm bảo đúng tiêu chuẩn về
kỹ thuật, phụ kiện phù hợp với quy định pháp luật, gây mất an toàn của người sử dụng
và những người xung quanh. Bên cạnh đó hiện nay số lượng xe máy tham gia giao
thông ngày càng gia tăng và tình trạng mua bán không được quản lý chặt chẽ dẫn đến
ảnh hưởng quá trình điều tra và xử lý vi phạm an toàn giao thông. Không chỉ thế, có
những phương tiện lưu thông trên đường thải ra làn khói nhiều, đen gây ảnh hưởng lớn
đến vấn đề vệ sinh môi trường, sức khỏe của những người xung quanh. Một số loại

11
khói bụi, độc hại dày đặc có thể hạn chế tầm nhìn của người điều khiển phương tiện
khi tham gia giao thông.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
2.2.2.1 Ý thức của người tham gia giao thông kém
Có câu “ Mình vì mọi người, mọi người vì mình” là một câu nói cho ý thức
chung của toàn bộ người khi tham gia giao thông. Hiện nay, những tình trạng vi phạm
giao thông đều liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông. Những đối tượng
khi tham gia giao thông còn uống rượu, bia, lạng lách, đánh võng. Cụ thể là khi ùn tắc
giao thông – một hiện tượng không quá xa lạ với người dân Việt Nam, một bộ phận
người điều khiển phương tiện liên tục bấm còi, chen lấn nhau, thậm chí đi vào làn
đường ngược chiều, không ai chịu nhường ai, những cột đèn giao thông, biển báo trở
nên vô dụng. (Căn cứ vào luật số 23/2008/QH12, họ đã vi phạm khoản 12, điều 8 vì
hành vi bấm còi liên tục và điều 13 vì thực hiện sai quy tắc sử dụng làn đường). Không
chỉ thế, nhiều người vẫn lái xe khi có nồng độ cồn trong cơ thể quá mức quy định
(khoản 8, điều 8), ảnh hưởng đến khả năng tập trung, nhận thức làm tăng nguy cơ xảy
ra tai nạn giao thông. Đôi khi, ta còn có thể bắt gặp những hình ảnh lạng lách, đánh
võng (khoản 6, điều 8), chạy quá tốc độ cho phép, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe
mô tô, gắn máy (khoản 2, điều 30), chở quá số người quy định (khoản 15, điều 8).
Những bạn trẻ chưa đủ tuổi hay những người chưa có giấy phép lái xe vẫn ngang
nhiên lái xe trên đường. Có thể thấy, dù đã qua sát hạch, những bài tuyên truyền trực
tiếp cũng như gián tiếp qua mạng Internet, có đủ hiểu biết về những luật, quy tắc giao
thông cơ bản, nhưng ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông quá kém. Đây
cũng là nguyên nhân chiếm phần lớn trong các nguyên nhân vi phạm pháp luật về trật
tự an toàn giao thông đường bộ hiện nay ở nước ta. Người tham gia giao thông ngoài
việc tuân thủ chấp hành luật lệ giao thông, còn thiếu sót trong thói quen tự bảo vệ
mình và bảo vệ người khác trong quá trình tham gia giao thông, việc chưa có thói
quen, ý thức sử dụng các thiết bị an toàn như thắt dây an toàn trên ô tô, đội mũ bảo
hiểm khi đi xe gắn máy, không sử dụng kính chiếu hậu trên mô tô, xe máy. Một số
trường hợp bỏ qua tầm quan trọng của việc bật xi nhan khi rẽ và qua đường , dẫn đến
tình trạng va chạm nhau giữa các xe phía sau và với người điều khiển khi tham gia

12
giao thông. Bên cạnh đó, những đối tượng lấn chiếm lòng lề đường, nơi công cộng để
đỗ xe trái quy định vẫn còn chiếm tỉ lệ cao trong các khu đô thị.
2.2.2.2 Quản lý nhà nước còn nhiều khuyết điểm, bất cập
Công tác quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông vẫn còn những
thiếu sót, bị buông lỏng, yếu kém .Các công tác quy hoạch, đầu tư, kết cấu hạ tầng
giao thông ở nước nước ta chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn, số lượng
phương tiện lưu thông trên đường ngày càng gia tăng song hạ tầng kỹ thuật giao thông
vẫn còn những lỗ hổng về chất lượng và đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu
thông. Việc ban hành các văn bản về trật tự an toàn giao thông chưa xiết chặt vào thực
tiễn dẫn đến những tình trạng xem thường những quy định khi tham gia giao thông
đường bộ của người dân. Việc đào tạo và sát hạch để cấp bằng lái xe chưa nghiêm túc,
chỉ mang tính hình thức, chất lượng không cao và không cung cấp đủ kiến thức pháp
luật cho người lái xe. Việc tuần tra và kiểm soát giao thông của các cơ quan chức năng
chưa thường xuyên và liên tục, chưa bao quát được toàn bộ địa bàn. Việc quản lý sự
tăng trưởng của xe cơ giới chưa khoa học. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về an toàn giao thông vẫn có một vài hạn chế về mặt kinh phí, hình
thức và đối tượng tuyên truyền thường là học sinh, sinh viên, chưa được phổ biến rộng
rãi đến tất cả mọi người tham gia giao thông đường bộ.
2.3. Giải pháp
2.3.1. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền
Hiện nay, Việt Nam có mạng lưới đường bộ với tổng chiều dài hơn 256.000km,
trong đó 17.385 km quốc lộ, 22.783km đường tỉnh và còn lại là các đường
quận/huyện, xã, đường đô thị và đường chuyên dụng. Trong trạng thái an ninh đường
bộ còn nhiều vấn đề, chính quyền các cấp vẫn chưa thể hiện sự quan tâm đúng mực
trong việc lãnh đạo. Chưa đưa ra được các nhiệm vụ và phương hướng cụ thể để cải
thiện tình trạng giao thông. Trật tự và an toàn giao thông vẫn đang gặp hạn chế trong
quản lý của nhà nước. Bên cạnh đó, việc phân công và phân nhiệm giữa các cơ quan
chức năng để đảm bảo trật tự và an toàn giao thông vẫn còn thiếu sự phối hợp chặt
chẽ. Theo Điều 85 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rằng “Ủy ban nhân dân
các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà
nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của

13
pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương”. Như vậy, có thể nói vai trò của
chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là vô cùng
quan trọng. Dưới đây là một số khía cạnh cần chú ý khi nâng cao trách nhiệm chính
quyền các cấp:
- Tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật giao thông
đường bộ: Chính quyền các cấp cần nâng cao việc kiểm soát và xử lý nghiêm các hành
vi vi phạm luật giao thông đường bộ, đặc biệt là việc lái xe trong tình trạng say rượu,
không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy trái phép, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đi
lạng lách và đi quá tốc độ. Đồng thời, cần tăng cường giám sát và xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm của các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là xe buýt, taxi.
Quản lý tốt các đoạn đường, quốc lộ mà địa phương quản lý, bảo vệ công trình giao
thông và cấm lấn chiếm hành lang lề đường.
- Nâng cao ý thức và trách nhiệm của người tham gia giao thông tại địa phương:
Chính quyền các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức
và trách nhiệm của người tham gia giao thông, đặc biệt là người lái xe, về việc tuân
thủ các quy định về giao thông đường bộ, đội mũ bảo hiểm, không lái xe khi say rượu.
Đồng thời, cần tăng cường công tác giáo dục và rèn luyện kỹ năng lái xe an toàn cho
người tham gia giao thông. Mở rộng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là phát thanh
ở các xã, phường.
- Nâng cao chất lượng đường giao thông: Chính quyền các cấp cần tăng cường
đầu tư, xây dựng và bảo trì hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường giao thông đường bộ,
để đảm bảo chất lượng đường giao thông đáp ứng yêu cầu của người tham gia giao
thông. Huy động mọi nguồn lực xã hội và kinh tế để bảo đảm các điều kiện phát triển
về kết cấu hạ tầng giao thông ở từng khu vực, phương tiện giao thông công cộng.
- Tăng cường quản lý và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp vận tải:
Chính quyền các cấp cần tăng cường quản lý và giám sát hoạt động của các doanh
nghiệp vận tải, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải hành khách, để đảm bảo an toàn và
chất lượng dịch vụ cho người tham gia giao thông.
- Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng: Chính quyền các cấp cần
tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng, đặc biệt là giữa cảnh sát giao thông,

14
thanh tra giao thông, đội ngũ kiểm soát giao thông, để đảm bảo hiệu quả trong công
tác kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.
2.3.2. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Một giải pháp quan trọng để giảm vi phạm luật giao thông đường bộ là xây
dựng và hoàn thiện hạ tầng giao thông, phát triển phương tiện giao thông. Điều này có
thể làm được bằng cách đầu tư vào các tuyến đường mới, cải thiện các tuyến đường
cũ, xây dựng các cầu, đường hầm, đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng
không. Chính phủ cần đầu tư vào hạ tầng giao thông vận tải, phát triển phương tiện
giao thông vận tải để bảo đảm an toàn giao thông. Khi quy hoạch hạ tầng giao thông,
cần căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và quốc phòng-an ninh, đồng thời
phải thỏa mãn nhu cầu di chuyển của cộng đồng. Các đô thị cần đồng bộ hóa với quy
hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Việc cấp đất cho xây dựng hạ tầng giao
thông phải phù hợp với yêu cầu giao thông lâu dài. Nên nghiên cứu tổng quát để xác
định phương tiện giao thông chủ đạo ở từng khu vực và vùng miền, nhất là ở các thành
phố lớn. Cần đẩy nhanh các dự án đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông trọng
điểm, bao gồm các tuyến giao thông chính, đường vành đai, các trục giao thông tâm,
hệ thống đường cao tốc, tàu cao tốc, và tăng diện tích dành cho giao thông. Huy động
vốn từ nhiều nguồn và khai thác nguồn vốn chưa sử dụng từ người dân bằng cách phát
hành trái phiếu và cổ phiếu. Đồng thời, thu phí lưu thông để tái đầu tư vào hạ tầng giao
thông. Sử dụng nhiều phương pháp để thực hiện các dự án giao thông. Hạn chế việc sử
dụng phương tiện giao thông cá nhân, cải thiện chất lượng và tăng tỷ lệ sử dụng giao
thông công cộng.
2.3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. không
ngừng tăng cường pháp chế XHCN”. Muốn quản lí bằng pháp luật thì trước hết phải
có luật pháp. Luật pháp phải đúng và đủ. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp về đảm bảo
trật tự an toàn giao thông vẫn chưa đồng bộ, không phù hợp và thiếu tính pháp lý cao.
Hiện tại, Luật giao thông đường bộ vẫn gặp các vấn đề tồn tại, hạn chế và thiếu sự ổn
định, không đồng nhất, gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện và chưa đủ sức
mạnh pháp lý để giải quyết các vấn đề thực tế. Ngày càng nhiều trường hợp vi phạm
an toàn giao thông do ý thức của người tham gia giao thông, cũng như tai nạn và ùn

15
tắc giao thông ngày càng trở nên phức tạp vì sự phản đối đối với người thi hành công
vụ. Cần tiến hành nghiên cứu và đánh giá sâu sắc về hiện trạng và các vấn đề tồn tại
trong hệ thống pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Điều này giúp xác định rõ các
khuyết điểm, hạn chế và thiếu sót hiện tại, từ đó đề xuất các biện pháp cải tiến và hoàn
thiện. Để tạo ra một hệ thống pháp luật về trật tự an toàn giao thông hiệu quả, cần tăng
cường cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực này. Điều này bao gồm việc
đơn giản hóa các quy trình, giảm bớt thủ tục phức tạp và đảm bảo tính minh bạch
trong quá trình xử lý vi phạm. Các cấp chính quyền cần định rõ trách nhiệm của mình
trong việc bảo đảm trật tự và an toàn giao thông, đồng thời thiết lập các cơ chế giám
sát và kiểm soát hiệu quả. Đặc biệt, cần nghiêm cấm can thiệp của cán bộ và công
chức vào quá trình xử phạt, áp dụng các biện pháp nghiêm khắc đối với cán bộ và
nhân viên vi phạm trật tự và an toàn giao thông. Điều này có thể được thực hiện bằng
cách nghiên cứu, đánh giá và cập nhật các quy định pháp luật liên quan đến trật tự an
toàn giao thông đường bộ, đồng thời tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Các cá nhân
cũng phải tự chịu trách nhiệm và có ý thức tuân thủ các quy định và quy tắc giao
thông. Việc tuyên truyền và giáo dục về pháp luật và quy tắc giao thông có vai trò
quan trọng trong việc nâng cao ý thức và nhận thức của công chúng. Cần tổ chức các
chiến dịch tuyên truyền rộng rãi, sử dụng nhiều hình thức và kênh thông tin khác nhau
để thông báo về quy định giao thông, nguy hiểm của việc vi phạm và tầm quan trọng
của việc tuân thủ. Mục tiêu là đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong
việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự và an toàn giao thông đường bộ.
“Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 149/NQ-CP với mục đích thực hiện
Chương trình hành động của Chính phủ, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong
công tác bảo đảm trật tự và an toàn giao thông trong bối cảnh mới theo Chỉ thị số 23-
CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Chương trình này nhằm
thực hiện mục tiêu, yêu cầu và các giải pháp trọng tâm một cách nghiêm túc và tổ chức
quyết liệt, tạo ra các thay đổi mạnh mẽ và tích cực trong việc đảm bảo trật tự, an toàn
giao thông, đồng thời xây dựng văn hoá tuân thủ pháp luật và thể hiện sự lịch sự khi
tham gia giao thông; giảm thiểu tai nạn giao thông một cách bền vững và giảm thiểu
tình trạng ùn tắc giao thông một cách cơ bản, hướng tới hệ thống giao thông vận tải an

16
toàn, thuận tiện và thân thiện với môi trường.” (Theo Cổng thông tin điện tử Công an
tỉnh Hà Tĩnh).
2.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về trật tự an toàn giao thông.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật giao thông đường bộ năm 2008, tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân. Mỗi cá nhân khi tham gia giao thông cần nhận thức trách nhiệm và
tuân thủ pháp luật về giao thông, áp dụng nếp sống "văn hóa giao thông". Chú trọng
việc tôn vinh những hành động và việc làm đúng đắn, đồng thời lên án và chỉ trích
những hành vi cố ý vi phạm, coi thường quy tắc và pháp luật về trật tự và an toàn giao
thông. Tuyên truyền và giáo dục về trật tự an toàn giao thông cũng cần tạo ra ví dụ tích
cực để truyền cảm hứng và khích lệ người khác tham gia. Kết hợp nội dung về trật tự
và an toàn giao thông vào các hoạt động định kỳ của tổ chức đảng, đoàn thể và tổ chức
chính trị-xã hội. Đồng thời, liên kết xây dựng "văn hóa giao thông" với cuộc vận động
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong khu dân cư". Tăng cường việc
phổ biến và giáo dục pháp luật về trật tự và an toàn giao thông qua nhiều hình thức và
nội dung phù hợp, nhằm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về nguy hiểm của
tai nạn giao thông. Cần đưa tiêu chí tuân thủ pháp luật về trật tự và an toàn giao thông
vô đánh giá chất lượng của các cơ quan đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể và
cá nhân như cán bộ, đảng viên, công chức và viên chức, đồng thời là tiêu chuẩn để
đánh giá đạo đức cuối năm của học sinh và sinh viên. Tích cực đưa giáo dục về trật tự
an toàn giao thông vào chương trình giảng dạy của các cấp học. Các trường học có thể
tổ chức các khóa học, buổi thảo luận, hoạt động thực tế và thiết bị giả lập để giúp học
sinh hiểu rõ hơn về quy tắc giao thông, kỹ năng lái xe an toàn và nhận thức về nguy
hiểm của việc vi phạm. Tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin để truyền tải
thông điệp về trật tự an toàn giao thông một cách hiệu quả. Ứng dụng di động, trò chơi
trực tuyến và các nền tảng trực tuyến có thể được sử dụng để cung cấp thông tin,
hướng dẫn và kiểm tra kiến thức về giao thông một cách thuận tiện. “Ngày 18 tháng 10
năm 2022, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cùng Bộ Công an đã tổ chức
lễ ký kết chương trình phối hợp trong việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến,
và giáo dục pháp luật về trật tự và an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục giai
đoạn 2022-2025. Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh và Thiếu tướng Nguyễn Văn

17
Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã tham dự buổi lễ. Chương trình phối nhằm nâng cao
hiệu quả của công tác phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ GDĐT trên các cấp hệ thống,
đồng thời trong việc trao đổi thông tin và triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, và
giáo dục pháp luật về trật tự và an toàn giao thông cho học sinh và sinh viên trong các
cơ sở giáo dục.” ( Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo Dục và Đào Tạo).
2.3.5 Xử lý nghiêm minh các vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
Hiện tại ở Việt Nam, việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đường bộ được thực hiện một cách nghiêm minh thông qua việc tăng cường
kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm.
Sử dụng các camera giám sát, hệ thống CCTV cùng với các công cụ, phương
tiện hiện đại để áp dụng phạt nguội nhằm tăng cường ý thức cho những người tham gia
giao thông.
Nâng cao ý thức tham gia giao thông của công chúng bằng cách tuyên truyền
tích cực về luật giao thông và áp dụng biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với các vi
phạm. Đồng thời, đưa việc giảng dạy luật giao thông thành phần bắt buộc trong giáo
trình giảng dạy cho học sinh và sinh viên.
Thực hiện các biện pháp trừng phạt các đối tượng vi phạm, có thể áp dụng các
hình phạt như tước một số quyền tự do của đối tượng vi phạm, hoặc bồi thường, khôi
phục các thiệt hại về tài sản.
Tiến hành giáo dục trực tiếp đối với những người vi phạm để cung cấp kiến
thức và nhận thức đúng về giao thông.
Thực hiện giáo dục chung bằng cách xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao
thông mà nhiều người chứng kiến. Điều này sẽ tác động tích cực đến việc giáo dục
chung. Đặc biệt, việc giáo dục pháp luật đối với học sinh và sinh viên là rất quan trọng
và cần thiết để giảm thiểu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

18
KẾT LUẬN
Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ là một vấn đề nhức
nhối hiện nay, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Theo thời gian, vấn đề này sẽ
ngày càng để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho mỗi cá nhân mà còn cho
cả xã hội nói chung, ngăn cản sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nghiêm
trọng hơn là đe dọa an ninh quốc phòng của đất nước. Đây không phải vấn đề của
riêng một ai mà bất cứ cư dân nào cũng phải có trách nhiệm đối với việc đấu tranh đối
với vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, và điều đó cần có sự chung tay của
cả cộng đồng. Mỗi chúng ta cần phải chung ta xây dựng một nền văn hóa giao thông
văn minh, an toàn; tự nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao
thông. Đối với các bậc lãnh đạo, chính quyền, cũng cần phải hết sức nỗ lực để siết chặt
tình hình trật tự an toàn giao thông trong nước. Một lần nữa, xin nhắc lại: “Giao thông
là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các
việc đình trệ”. Ai trong chúng ta cũng đều cần xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp
hơn, và để đạt được cuộc sống đó thì mọi người cần phải đứng lên đấu tranh ngay bây
giờ, đấu tranh vì quyền lợi, vì cuộc sống, sự an toàn của chính mình.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Luật Giao thông đường bộ 2008
- Khoản 1 Điều 3
- Khoản 3, 6, 8 , 9, 11, 21 Điều 8
- Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 7
- Khoản 6 Điều 85
2. Bộ Luật Hình sự 2015
- Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 260
3. Bộ luật Hình sự 1999
- Điều 202
4. Luật giao thông đường bộ
- Khoản 22 Điều 3
- Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015
B. CÁC TÀI LIỆU KHÁC
1. Luật sư Nguyễn Thị Xuân (2023). Vi phạm pháp luật là gì? Dấu hiệu của vi
phạm pháp luật. Truy cập ngày 6/12/2023, từ: https://luatminhkhue.vn/vi-
pham-phap-luat-la-gi.aspx
2. Luật Trần, Liên Danh. Cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ. Truy cập ngày 6/12/2023, từ: https://luatsutran.vn/cau-thanh-toi-vi-
pham-quy-dinh-ve-tham-gia-giao-thong-duong-bo
3. Hồng Lợi (2022). Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ.
Truy cập ngày 6/12/2023, từ https://binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/tuyen-truyen-an-
toan-giao-thong/hanh-vi-vi-pham-quy-dinh-ve-an-toan-giao-thong-duong-bo-
953.html
4. Nguyễn Lê (2022). Xử lý vi phạm pháp luật về giao thông. Truy cập ngày
7/12/2023, từ https://pbgdpl.laocai.gov.vn/an-toan-giao-thong/xu-ly-vi-pham-
phap-luat-ve-giao-thong-1177500#:~:text=Theo%20quy
%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20c%E1%BB%A7a%20B%E1%BB%99,B
20
%E1%BB%99%20lu%E1%BA%ADt%20H%C3%ACnh%20s%E1%BB
%B1%202015
5. Báo điện tử VTV. Tình trạng thanh thiếu niên vi phạm an toàn giao thông ngày
càng tăng. Truy cập ngày 12/10/2023, từ:
https://vtv.vn/xa-hoi/gia-tang-tinh-trang-thanh-thieu-nien-vi-pham-giao-thong-
20231012112613178.htm
6. Báo Hà Tĩnh. Ví dụ về hành vi vi phạm Luật an toàn giao thông đường bộ ở
thanh, thiếu niên. Truy cập ngày 5/11/2023, từ:
https://baohatinh.vn/an-ninh-trat-tu/xu-ly-289-thanh-thieu-nien-vi-pham-luat-
giao-thong-duong-bo/256752.htm
7. ANTV. Ví dụ về hành vi vi phạm Luật an toàn giao thông đường bộ ở thanh,
thiếu niên. Truy cập ngày 6/12/2023, từ: https://antv.gov.vn/phap-luat-3/bao-
dong-tinh-trang-thanh-thieu-nien-vi-pham-giao-thong-D30650A71.html
8. Nhân dân. Thống kê tai nạn giao thông giảm sâu trên 3 tiêu chí trong 6 tháng
đầu năm 2023. Truy cập ngày 11/7/2023, từ: https://nhandan.vn/6-thang-dau-
nam-2023-tai-nan-giao-thong-giam-sau-tren-ca-3-tieu-chi-post761754.html
9. BGDVĐT. Tăng cường giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trong các
cơ sở giáo dục. Truy cập ngày 10/12/2023, từ:
https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?
ItemID=8201&fbclid=IwAR2Sca0za3jY6YOtDS1zkcnW_h3qsH0VQG
MjhBPayUgR80ngdGlkdtg36o0
10. CAND. Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Truy
cập ngày 10/12/2023, từ: https://congan.hatinh.gov.vn/bai-viet/hoan-
thien-phap-luat-ve-dam-bao-trat-tu-an-toan-giao-
thong_1587632280.caht?
fbclid=IwAR3WdmC8IMZIGfTSiS_l8PP2cMG7ybV4rzP26Hrh2hZbVw
petb6exQVuqwM

21
PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG VIẾT TIỂU LUẬN


Sinh viên hoàn Mức độ hoàn
Nội dung hoàn thành
thành thành

PHẦN MỞ ĐẦU

Nội dung 1: Lý do chọn đề tài, mục tiêu,


Nguyễn Thành Trí 100%
phương pháp nghiên cứu, kết cấu tiểu luận.

PHẦN NỘI DUNG

Nội dung 2: Khái niệm vi phạm pháp luật,


giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao
100%
thông đường bộ, vi phạm pháp luật về giao
thông đường bộ.
Nội dung 3: Các hành vi vi phạm pháp luật
Nguyễn Thị Bạch 100%
về trật tự giao thông đường bộ.
Tuyết
Nội dung 4: Cấu thành vi phạm pháp luật
100%
về trật tự giao thông đường bộ.
Nội dung 5: Biện pháp xử lý đối với hành
vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao 100%
thông đường bộ.
Nội dung 6: Thực trạng vi phạm pháp luật
về trật tự an toàn giao thông đường bộ nước Trần Như Quỳnh 100%
ta hiện nay.
Nội dung 7: Nguyên nhân dẫn đến vi phạm
pháp luật về trật tự an toàn giao thông Đỗ Hoàng Quyên 100%
đường bộ.
Nội dung 8: Giải pháp đấu tranh vi phạm
pháp luật về trật tự an toàn giao thông Phạm Thị Thảo Vy 100%
đường bộ.
KẾT LUẬN

22
Nội dung 11: Biên tập lời kết luận Nguyễn Thành Trí 100%
TỔNG HỢP NỘI DUNG VÀ CHỈNH
Nguyễn Thành Trí 100%
SỬA HOÀN THIỆN

23

You might also like