You are on page 1of 41

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


***
THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ NƯỚC TA

MÃ MÔN HỌC: GELA220405

LỚP: THỨ 7 TIẾT 1-2

GVHD: TH.S VÕ THỊ MỸ HƯƠNG

TP HỒ CHÍ MINH, Tháng 01 Năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022

( Lớp thứ 7 – Tiết 1-2)

Tên đề tài: Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
đường bộ ở nước ta

HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ HOÀN THÀNH


Nguyễn Trung Hiếu 21145132 100%
Trần Quốc Kiệt 21145187 100%
Dương Sỹ Luân 21145199 100%
Ngô Tấn Bảo Châu 21145081 100%
Nguyễn Thanh Tùng 21145658 100%

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.

- Trưởng nhóm: Nguyễn Trung Hiếu SĐT: 0352769845

Nhận xét của giáo viên

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Ngày 11 tháng 01năm 2022


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................3

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................3

2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................3

3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................4

4. Bố cục..........................................................................................................4

B. NỘI DUNG......................................................................................................5

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ


TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG Ở NƯỚC TA.......................................5

1.1 Một số khái niệm..........................................................................................

1.1.1 Vi phạm pháp luật..............................................................................5

1.1.2 Giao thông đường bộ..........................................................................5

1.1.3 Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ...............5

1.2 Các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường
bộ trong luật giao thông đường bộ...................................................................

1.3 Các biện pháp xử lí đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn
giao thông đường bộ..........................................................................................

1.3.1 Biện pháp hành chính.........................................................................8

1.3.2 Biện pháp hình sự...............................................................................8

1.3.2.1 Tội cản trở giao thông đường bộ .................................................9

1
1.3.2.2 Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ
không đủ an toàn.....................................................................................12

1.3.2.3 Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều
khiển các phương tiện giao thông đường bộ..........................................13

1.3.2.4 Tội tổ chức đua xe trái phép ......................................................15

1.3.2.5 Tội đua xe trái phép....................................................................16

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN


TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
..........................................................................................................................18

2.1 Tình hình vi phạm pháp luật pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên
cả nước...............................................................................................................

2.2 Nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
đường bộ............................................................................................................

2.3 Một số vụ án trong thời gian gần đây..........................................................

2.4 Giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
đường bộ............................................................................................................

C. KẾT LUẬN........................................................................................................

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH.......................................................................................31

PHỤ LỤC............................................................................................................34

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................36

2
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hoạt động giao thông vận tải được xem là huyết mạch kinh tế của quốc gia,
phản ánh trình độ phát triển xã hội thể hiện ở mức độ đáp ứng những nhu cầu về
kinh tế, văn hoá, xã hội, cũng như đi lại và sinh hoạt của các tầng lớp dân cư.
Trong đó, giao thông đường bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng xét trên tất cả
mọi phương diện kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, giao
thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng thì luôn chứa đựng
những nguồn nguy hiểm hay phát sinh rất nhiều rủi ro bất lợi cho xã hội, như ùn
tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, và rất dễ xảy ra tai nạn giao thông. Tình
hình giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay, luôn xảy ra một cách lộn xộn, mất
trật tự do sự gia tăng các phương tiện giao thông đường bộ, ý thức chấp hành
pháp luật giao thông đường bộ của người tham giao thông đường bộ còn hạn chế
nên thường gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Ta dễ dàng thấy rằng tình trạng
vi phạm pháp luật giao thông đường bộ đang xảy ra khá phổ biến, việc xử lý vi
phạm pháp luật giao thông đường bộ vẫn chưa nghiêm minh, vẫn chưa triệt để,
vẫn chưa kịp thời. Đó là ý do đã làm cho chúng em chọn đề tài “Thực trạng vi
phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta”

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nắm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến giao thông đường bộ phân loại
vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tình hình giao thông ở nước ta từ
đó tìm ra nguyên nhân khái quát các yếu tố vi phạm pháp luật về an toàn giao
thông đường bộ nước ta và đưa ra các giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật
về trật tự an toàn giao thông

3
3. Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra
những nhận xét, đánh giá

4. Bố cục
Tiểu luận được trình bày với 2 nội dung chính

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ


TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG Ở NƯỚC TA

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN


TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

4
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ


TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG Ở NƯỚC TA

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực
trách nghiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp lật bảo
vệ.

Như vậy, chỉ có những hành vi trái pháp luật thì mới vi phạm pháp luật,
một hành vi dù có vi phạm đạo đức nhưng không trái qui định của pháp luật thì
vẫn không được coi là một hành vi trái pháp luật. Mặt khác, không phải mọi
hành vi trái pháp luật thì đều bị coi là vi phạm pháp luật, mà nó phải có lỗi của
chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Khi đủ các điều kiện trên thì
mới được coi là trường hợp vi phạm pháp luật

1.1.2 Giao thông đường bộ

Chúng ta có thể hiểu nó là việc đi lại đi từ nơi này đến nơi khác của người
và các phương tiện chuyển chở như: xe máy, ô tô, xe tải,… đi trên đất liền gồm
đường , cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

1.1.3 Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ có nghĩa là những hành vi của
người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có những hành vi trái vơi
pháp luật, không chấp hành hay thưc hiên không đúng, không đủ so với những
qui định của pháp luật về giao thông đường bộ.
5
1.2 Các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
trong luật giao thông đường bộ (1)

 Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển
báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình,
thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

 Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên
đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu,
phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính;
lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn
đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai
lệch công trình đường bộ.

 Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

 Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

 Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

 Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

 Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma
túy.

 Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong
máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà
1
: Điều 8 - Luật số: 23/2008/QH12 của Quốc hội
6
trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25
miligam/1 lít khí thở.

 Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định. Điều khiển
xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi
dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ
điều khiển xe máy chuyên dùng.

 Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để
điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.

 Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

 Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm
còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe
được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

 Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với
từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao
thông, trật tự công cộng.

 Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực
hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang
dã.

 Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử
dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác
nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

7
 Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh
doanh theo quy định.

 Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

 Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

 Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai
nạn.

 Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây
sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác
để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

 Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy
chuyên dùng.

 Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm
cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

1.3 Các biện pháp xử lí đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn
giao thông đường bộ

1.3.1 Biện pháp hành chính2

- Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy


tắc giao thông đường bộ3

2
: Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của chính phủ.
3
: Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của chính phủ.
8
- Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại
xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc
giao thông đường bộ4

- Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung
là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ5

- Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người
điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ6

- Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ7

- Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ8

1.3.2 Biện pháp hình sự

1.3.2.1 Tội cản trở giao thông đường bộ 9


 Khái niệm
Cản trở giao thông đường bộ được hiểu là hành vi đào, khoan, xẻ, san lấp
trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải,
rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản
trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất
hoặc phá hủy biến báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách
hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép
qua đường bộ, đường có dải phân cách, sử dụng trái phép lề đường, hè phố,
phần đường xe chạy; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy;

4
: Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của chính phủ.
5
: Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của chính phủ.
6
: Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của chính phủ.
7
: Điều 9 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của chính phủ.
8
: Điều 11 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của chính phủ.
9
: Điều 261 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
9
sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về đảm
bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ.

 Các yếu tố cấu thành tội cản trở giao thông đường bộ
- Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:

 Đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ;

 Đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn
hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ;

 Tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, chê khuất hoặc phá hủy biển
hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị giao
thông đường bộ khác;

 Mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách;

 Sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an
toàn đường bộ hoặc vi phạm về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công
đường bộ.

Ngoài ra cần lưu ý:

 Có hành vi đào, khoản, xe, san lấp trái phép các công trình giao thông đường
bộ. Được thể hiện qua việc tiến hành các hoạt đông đào, khoan, xẻ các công
trình giao thông mà không được sựu cho phép của người, cơ quan có thẩm

10
quyền lấy cát, đá hoặc cản trở hoạt động lưu thông bình thường của các loại
phương tiện trên.

 Có hành vi đặt trái phép các chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường
bộ. Được thể hiện thông qua hành vi đặt các chướng ngại vật như: đất, đá,
gạch… lên các trục giao thông như đường quốc lộ, trình lộ mà không được
phép của người, cơ quan có thẩm quyền.

 Có hành vi tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá
hủy biển báo, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ. Được thể hiện thông
qua các hành vi sau:

• Tháo dỡ: Được hiểu là hành vi làm cho biển báo hiệu, các thiết bị an
toàn giao thông đường bộ không còn nguyên vẹn và không thể đưa vào
sử dụng bình thường (nhung chưa phá hủy).

Ví dụ: Tháo rời từng phần của biển báo hiệu;

• Di chuyển trái phép: Được hiểu là hành vi di dời các biển báo hiệu, các
thiết bị an toàn giao thông đường bộ từ nơi này đến nơi khác (thay đổi vị
trí) trong trường hợp không được sự cho phép của người, cơ quan có
thẩm quyền.

Ví dụ: Tháo rời từng phần của biển báo hiệu;

• Làm sai lệnh nội dung biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông
đường bộ: Được hiểu là hành vi làm cho nội dung của các đối tượng trên
bị mất tác dụng như xóa hay gạch bỏ, tẩy xóa… trên các biển báo hiệu;

11
• Che khuất: Được hiểu là hành vi làm khuất tầm quan sát từ mọi phía của
các biển báo, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ như quầy buôn
bán lưu động, xây nhà…;

• Phá hủy: Được hiểu là hành vi làm cho các biển báo hiệu mất hẳn chức
năng chỉ dẫn (như đập, phá, đốt các biển báo hiệu, thiết bị an toàn giao
thông).

- Dấu hiệu khác. Có một trong các dấu hiệu sau:

 Làm chết người;

 Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên;

 Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của 02 người trở lên mà
tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 1215;

 Gây thiệt hại về tài sản từ 100.100.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Khách thể

Hành vi phạm tội nhằm xâm phạm đến trật tư an toàn giao thông đường bộ,
đồng thời gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của người khác.

- Mặt khách quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi vô ý.

- Chủ thể

12
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
sự.

1.3.2.2 Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đủ an
toàn10
 Khái niệm
Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên
dùng không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông, được hiểu
là hành vi của người có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình
trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên
dùng mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ nêu trên
không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
Phương tiện giao thông đường bộ gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng tham gia
giao thông đường bộ.

 Các yếu tố cấu thành tội đưa vào sử dụng các phương tiện cơ giới
đường bộ, xe máy chuyên dùng không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ
thuật tham gia giao thông
- Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi: Có hành vi cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ, xe chuyên dùng không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham
gia giao thông đường bộ. Được thể hiện như cho phép xe không có còi, đèn pha
không đảm bảo … vào sử dụng dân đến gây hậu quả nghiêm trọng.

Dấu hiệu khác: Có một trong các dấu hiệu sau:

10
: Điều 262 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
13
+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Khách thể
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định bảo đảm an toàn giao
thông đường bộ. Đồng thời còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của
người khác.

- Mặt chủ quan


Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

- Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là người có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động
hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường bộ nêu trên.

1.3.2.3 Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các
phương tiện giao thông đường bộ11
 Khái niệm
Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các điều kiện các phương tiện
giao thông đường bộ là hành vi giao phương tiện giao thông đường bộ cho
người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác
theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.

11
: Điều 264 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đội, bổ sung năm 2017)
14
 Dấu hiệu pháp lý khách quan của tội giao cho người không đủ điều
kiện tham gia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
- Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm vào các quy định của nhà nước về an toàn giao thông vận
tải đường bộ, những quy định nhắm đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của
con người, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tổ chức hay công dân, làm
ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của giao thông đường bộ.

- Mặt khách quan


– Hành vi được biểu hiện ở việc người chủ sở hữu, quản lý phương tiện tham gia
giao thông đường bộ giao cho người không có giấy phép lái xe hoặc người đang
trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma tuý hoặc các chất kích thích
mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều
khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

– Hậu quả là cấu thành bắt buộc của tội phạm, bao gồm:

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng
tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

- Mặt chủ quan của tội phạm


Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý. Người phạm tội nhận thức
được người được điều động điều khiển các phương tiện giao thông không đủ các

15
điều kiện đảm bảo an toàn nhưng vẫn điều động hoặc gaio cho họ điều khiển
dẫn đến hậu quả xảy ra.

- Chủ thể của tội phạm


Tội phạm được thực hiện bởi người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và độ
tuổi do luật định. Ngoài ra còn đòi hỏi phải thêm dấu hiệu chủ thể đặc biệt là
người có chức vụ, quyền hạn trong việc điều động người điều khiển phương tiện
giao thông vân tải đường bộ.

16
1.3.2.4 Tội tổ chức đua xe trái phép 12
 Khái niệm
Tổ chức đua xe trái phép, được hiểu là hành vi sắp xếp, bố trí, lôi kéo, chuẩn bị
phương tiện, địa điểm cho người khác đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác
có gắn động cơ mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

 Các yếu tố cấu thành tội tổ chức đua xe trái phép


- Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm này có dấu hiệu sau:

Có hành vi tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có
động cơ. Được thể hiện bằng việc lập ra kế hoạch, chuẩn bị phương tiện, địa
điểm, sắp xếp, bố trí, lôi kéo người khác…để tiến hành việc đua xe mà không
được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Chỉ cần có hành vi nêu trên là cấu thành tội này.

- Mặt khách thể


Hành vi nêu trên xâm phạm đến quy định về trật tự an toàn giao thông đường
bộ, xâm phạm đến trật tự an toàn công cộng. Ngoài ra còn có thể xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe của người khác.

- Mặt chủ quan


Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lối cố ý.

- Mặt chủ thể


Chủ thể của tội phạm này là bất kì người nào có trách nhiệm năng lực hình sự.

Lưu ý: Người tổ chức đua xe trái phép là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy cuộc
đua xe. Người tổ chức có thể tham gia hoặc không tham gia cuộc đua xe trái
phép.
12
: Điều 265 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
17
1.3.2.5 Tội đua xe trái phép13
 Khái niệm
Đua xe trái phép là hành vi của hai hoặc nhiều người điều khiển xe ô tô hoặc các
loại xe khác có gắn động cơ chạy thi trên đường bộ nhằm đuổi kịp hoặc vượt
người cùng đua.

 Các yếu tố cấu thành tội đua xe trái phép


- Khách thể của tội phạm
– Tội phạm xâm phạm về các qui định của nhà nước về an toàn giao thông
đường bộ.

– Hành vi đua xe trái phép còn đe dọa xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tài sản của người khác và an toàn, trật tự nơi công cộng.

- Mặt khách quan của tội phạm


Tội phạm thể hiện ở hành vi đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có
gắn động cơ. Việc đua xe này trái phép tức là không được phép của các cơ quan
có thẩm quyền. Hành vi thể hiện ở việc điều khiển các phương tiện giao thông là
ô tô xe máy, các phương tiện có gắn động cơ khác chạy tốc độ cao trên một
quãng đường nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường
hành vi đua xe thường xảy ra ở những đường phố lớn, trên các đường quốc lộ,
tỉnh lộ và thường xảy ra vào những ngày lễ lớn hoặc khi có các sự kiện về thể
thao, văn hó.v.v…

Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự là khi có một trong 2 tình tiết
sau:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%;

13
: Điều 266 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
18
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Người có hành vi đua xe trái phép cũng có thể đồng thời là người có hành vi
tổ chức đua xe trái phép, trong trường hợp này họ phải chịu trách nhiệm về cả
hai tội là tổ chức đua xe trái phép và tội đua xe trái phép.

- Mặt chủ quan của tội phạm


Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức
được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.

- Chủ thể của tội phạm


Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình
sự và độ tuổi theo luật định.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN


TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA VÀ CÁCH KHẮC
PHỤC

2.1 Tình hình vi phạm pháp luật pháp luật về trật tự an toàn giao thông
trên cả nước

Trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn quốc xảy ra 6.790 vụ tai nạn giao thông,
làm chết 3.242 người, bị thương 4.939 người; giảm cả ba mặt so với cùng kỳ
năm 2019.

Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác
bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2020 và triển khai phương
hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 diễn ra sáng ngày 1-7 do Phó Thủ
19
tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia
Trương Hòa Bình chủ trì.

Theo Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, trong 6 tháng đầu năm, toàn
quốc giảm 1.595 vụ tai nạn giao thông, giảm 568 người chết, giảm 1.419 người
bị thương. Song trong thời gian này vẫn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nguyên nhân do người điều khiển phương tiện
sử dụng rượu, bia; tai nạn giao thông liên quan đến ô-tô kinh doanh vận tải hàng
hóa và vận tải hành khách.

Đặc biệt, vẫn còn 14 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông
tăng so với cùng kỳ 2019, trong đó 8 tỉnh tăng trên 15% là: Đăk Nông, Ninh
Thuận, Hòa Bình, Bạc Liêu, Kon Tum, Bến Tre, Phú Yên, An Giang. Tai nạn
giao thông giảm sâu nhưng tai nạn do xe tải nặng, ô-tô đầu kéo, xe chở container
tăng đột biến so với cùng kỳ.

Riêng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 6 tháng qua xảy ra 32 vụ tai nạn
giao thông làm chết 26 người, bị thương 18 người; số vụ tai nạn giảm 11 vụ,
giảm 8 người chết so với 6 tháng đầu năm 2019. Không có vụ tai nạn giao thông
đặc biệt nghiêm trọng nào xảy ra.

Ban an toàn giao thông thành phố đánh giá, tình hình trật tự am toàn giao
thông tiếp tục được kiểm soát. Năm thứ 7 liên tiếp tai nạn giao thông trên địa
bàn thành phố được kiềm chế và kéo giảm trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người
chết, số người bị thương).

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa
Bình cho rằng, trật tự, an toàn giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp, còn nhiều
vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng làm chết nhiều người. Do vậy, các cấp, ngành,
địa phương cần đánh giá đúng thực trạng, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó

20
đề xuất giải pháp thiết thực, khả thi nhằm tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông
trong thời gian tới.

2.2 Nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
đường bộ.

Qua nghiên cứu tình hình vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông ở
nước ta trong thời gian qua cho thấy những vi phạm này xuất phát từ các nguyên
nhân khác nhau, nhưng đều tập trung ở một số nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, do sự tác động tiêu cực của các yếu tố xã hội đối với người tham
gia giao thông. Môi trường xã hội có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng vi
phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ (thói quen tuỳ tiện, tính
cẩu thả, tự do của nhiều người tham gia giao thông, chưa có thói quen chấp hành
và tuân thủ các quy tắc của luật giao thông; cùng với sự xuống cấp của hệ thống
giao thông đường bộ, nhận thức còn lạc hậu của một số bộ phận không nhỏ dân
cư sinh sống ở hai bên đường giao thông…). Bên cạnh đó, một số tệ nạn xã hội
cũng là nguyên nhân gây ra không ít vụ tai nạn thương tâm, cũng như tình trạng
sử dụng các chất kích thích khi điều khiển các phương tiện khi tham gia giao
thông, tình trạng lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, đuổi bắt nhau trên
đường bộ… đã làm ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến an toàn giao thông,
gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân và sự phản ứng, bất
bình của dư luận xã hội.

Thứ hai, do sự không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt
động giao thông vận tải. Hoạt động giao thông vận tải được cấu thành bởi ba
yếu tố cơ bản sau đây: là con người, là phương tiện và kết cấu hạ tầng giao
thông vận tải (hệ thống đường, cầu cống, công trình giao thông...). Sự vận hành
và sự phát triển hài hoà, đồng bộ của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao
21
thông. Vấn đề mất trật tự an toàn giao thông, tình trạng vi phạm hành chính về
trật tự an toàn giao thông hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ sự không tương
thích giữa các yếu tố này, cụ thể:

- Những năm gần đây, do số lượng phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ gia tăng nhanh chóng, trong điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
đang phát triển và chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình đã dẫn đến tình
trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường một cách nặng nề và tai nạn giao
thông đường bộ ở mức cao, nhất là trên địa bàn các thành phố và đô thị lớn.

- Hiện nay, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã và đang được nâng cấp,
bảo dưỡng, song cơ bản chỉ mới tập trung cho những công trình quan trọng và ở
nhưng khu vực thành phố và đô thị, giao thông ở các vùng xa trung tâm chưa
được chú trọng để đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, hành lang an toàn giao thông
đường bộ vẫn chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định, hai bên đường quốc lộ,
tỉnh lộ vẫn còn nhiều khu dân sinh, khu công nghiệp nhưng không có đủ hệ
thống hàng rào, biển báo hiệu, gờ giảm tốc, cũng như giải phân cách… để đảm
bảo an toàn giao thông cho người dân; vấn đề ô nhiễm môi trường giao thông
vận tải còn nhiều bất cập (tiếng ồn, khí thải…)

- Tình trạng vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông cũng như tình
trạng tai nạn giao thông đường bộ có nguyên nhân từ ý thức chấp hành quy định
về luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông kém (chiếm tới trên
80% tổng số vụ xảy ra), phổ biến ở một số dạng như: điều khiển phương tiện
chạy quá tốc độ quy định, uống rượu bia khi tham gia giao thông, lấn làn, vượt
ẩu, không tuân thủ đèn tín hiệu, người chỉ huy điều khiển giao thông ...

Thứ ba, do công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước về

22
đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ chưa được đổi mới, thiếu tính đồng
bộ, thiếu thống nhất, nhiều nội dung đến nay không thực sự phù hợp với thực
tiễn công tác quản lý trật tự an toàn giao thông, gây khó khăn cho việc tổ chức
thực hiện của các lực lượng thực thi nhiệm vụ, làm hạn chế đến công tác quản lý
nhà nước về trật tự an toàn giao thông. Việc tổ chức chỉ đạo, phân công, phân
cấp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ còn chưa hợp lý,
chưa duy trì tốt mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các lực lượng
trong quản lý trật tự an toàn giao thông.

Việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ của các
chủ thể có chức năng chính trong phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về trật tự
an toàn giao thông đường bộ chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Hoạt
động quản lý trật tự an toàn giao thông của các chủ thể này chưa thật sự phát
huy hết vai trò của mình; trình độ, năng lực một bộ phận cán bộ còn hạn chế,
chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình. Bên cạnh đó, điều kiện trang thiết bị
kỹ thuật để phục vụ cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nói chung
và công tác phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông
đường bộ nói riêng vẫn còn thiếu và lạc hậu, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu
đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tình hình hiện nay…

2.3 Một số vụ án trong thời gian gần đây

Tai nạn giao thông trên cả nước tiếp tục giảm ở cả 3 tiêu chí về số vụ, số
người chết và số người bị thương. Theo báo cáo của Ủy ban An Toàn Giao
Thông Quốc gia, tai nạn giao thông năm 2021 (tính từ ngày 15/12/2020 đến
14/12/2021), cả nước xảy ra 11.495 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.799 người,
bị thương 8.018 người. Tuy có giảm so với cùng kỳ nhưng còn rất phức tạp với
số vụ tai nạn từ nghiêm trọng đến thảm khốc vẫn diễn ra.

23
Vụ án 1: Xe khách đâm xe tải khiến 3 người chết tại Hòa Bình.14

Vào khoảng 5h20 ngày 16/3/2021, xe khách mang biển kiểm soát: 37B-
020.10 do lái xe Hoàng Văn Cảnh (sinh năm 1974, trú tại thôn Phú Tiến, xã
Đồng Hiếu, huyện Thái Hòa, Nghệ An) điều khiển di chuyển theo hướng Hà
Nội - Thanh Hóa. Khi tới Km 468+300 đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận
thôn Trần (xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình) đã đấu đầu với xe ben
mang biển kiểm soát 29H-726.47 do Bùi Văn Quý (SN 1993, trú tại Đồng Danh,
Lạc Thủy, Hòa Bình) điều khiển, trên xe chở theo anh Bạch Công Anh (sinh
năm 1988) và Bạch Công Tuyên (sinh năm 1996) cùng trú tại thôn Gò Mu (xã
Thanh Cao, Lương Sơn, Hòa Bình) lưu thông theo hướng ngược lại

Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Bộ giao thông vận tải) cho biết, liên
quan tới vụ xe khách đấu đầu xe tải trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Hòa
Bình làm 3 người tử vong, theo kết quả truy xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát
hành trình, tốc độ xe tải mang biển kiểm soát: 29H-726.47 tại thời điểm xảy ra
tai nạn được xác định là 52km/h. Còn xe khách tại thời điểm xảy ra tai nạn đã
không có bất cứ dữ liệu nào trong hệ thống thiết bị giám sát hành trình

Vụ án 2: Tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 7 người tử vong ở Thanh Hóa.15

Vào khoảng 21h15 ngày 22/3, xe tải mang biển kiêm soát 36C-136.40 chở
keo, di chuyển theo hướng từ xã Trí Nang - thị trấn Lang Chánh, khi đi đến Km
13+570, trên dốc Bả Vai, tỉnh lộ 530, thuộc địa phận bản Hắc, xã Trí Nang,
huyện Lang Chánh đã đâm vào ta-luy dương bên phải theo hướng đi. Hậu quả
làm 7 người ngồi trên cabin xe (cả lái xe và phụ xe) tử vong. Sau khi vụ việc xảy
ra, lực lượng chức năng đã khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân vụ việc.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do xe chở quá 5 người theo quy định,

14
: Theo thông tin của VOV.VN (16/03/2021)
15
: Theo thông tin của VOV.VN (26/03/2021)
24
vận chuyển hàng cồng kềnh khi vào khúc cua, tài xế không kiểm soát được tay
lái.

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn, Phó Thủ tướng Thường
trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
đã gửi lời thăm hỏi và chia buồn tới gia đình các nạn nhân gặp nạn và phân công
Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cùng đoàn
công tác của Ủy ban trực tiếp xuống hiện trường phối hợp với Uỷ ban nhân dân
tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo xử lý, khắc phục hậu quả vụ tai nạn; Đồng thời trực tiếp
thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân. Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra,
xác minh nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn tới vụ tai nạn.

Vụ án 3: Bốn cán bộ y tế thương vong khi đang trên đường đi tập huấn.16

Khoảng 23h15 phút tối 5/8, trên tuyến Quốc lộ 7 đoạn qua xã Đỉnh Sơn,
huyện Anh Sơn (Nghệ An) chiếc xe bán tải chở đoàn công tác 4 người của
Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn di chuyển theo hướng Con Cuông - Đô Lương đã
đâm trực diện vào xe tải đang di chuyển ở chiều đường ngược lại.

Cú đâm mạnh khiến chiếc xe bán tải bị bật trở lại phía sau, đầu xe biến
dạng. Phần đầu xe ô tô tải bị hư hỏng nặng. Tài xế xe bán tải được xác định tử
vong trên ghế lái. Lúc này trên xe bán tải còn có 3 người khác bị mắc kẹt trong
khoang xe.

Bác sĩ Sầm Văn Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn cho biết, cả
4 người bị thương vong trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xẩy ra vào tối
qua 5/8 đều là cán bộ của Trung tâm này đang trên đường xuống Đô Lương để
tập huấn tiêm vaccine phòng COVID-19. Trong đó, người bị tử vong là BS.

16
: Theo thông tin của suckhoedoisong.vn (06/08/2021)
25
Lương Văn S, Phó Giám đốc Trung tâm; 1 người khác được đưa vào cấp cứu,
điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tây Nam; 2 người được chuyển xuống Bệnh viện
Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An để cấp cứu và điều trị.

Hiện Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn
nghiêm trọng trên.

Vụ án 4: Xe container gây tai nạn kinh hoàng rồi bỏ chạy, kéo theo xe máy
dưới gầm làm 2 người tử vong và hàng chục người bị thương.17

Đoạn clip thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi ghi lại hình ảnh chiếc
xe container đang kéo theo 1 xe máy dưới gầm xe sau vụ tai nạn vào ngày
30/12.Đoạn clip do người dân đi đường quay lại hình ảnh tài xế điều khiển xe
container sau khi gây tai nạn đã liều lĩnh bỏ chạy, kéo theo chiếc xe máy của
người bị nạn đi một quãng đường dài.

Được biết tài xế điều khiển xe container đi qua khu vực xã Nhơn Tân, thị
xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đã va chạm với nhiều phương tiện tham gia giao
thông trên đường rồi bỏ chạy.

Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát giao thông đã lập tức truy đuổi và
khống chế được tài xế điều khiển xe container.Tài xế điều khiển xe container
gây tai nạn đã được kiểm tra nồng độ cồn và các chất kích thích để tiếp tục điều
tra, xử lý vụ việc.

Trước đó, chiếc xe này đã gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 2 người tử
vong và hàng chục người bị thương, rất nhiều phương tiện bị hư hỏng tại hiện
trường.

Vụ án 5: Vụ Mercedes tông 2 người thương vong ở TP.HCM. 18

17
: Theo thông tin của infonet.vietnamnet.vn (31/12/2021)
18
: Thông tin của baogiaothong.vn (31/01/2020)
26
Ngày 31/1, Công an Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết,
tài xế lái xe sang hiệu Mercedes tông chết tài xế Grabbike và làm nữ tiếp viên
hàng không bị thương đã đến công an trình diện.

Hiện công an đang lấy lời khai của người này để điều tra, làm rõ nguyên
nhân vụ tai nạn.

Như đã thông tin, rạng sáng 30/1, tài xế Grabbike do Lê Mạnh T. (65 tuổi,
ngụ quận Phú Nhuận) chở nữ tiếp viên hãng hàng không tên Nguyễn Thị Bích
H. (30 tuổi) trên đường Hồng Hà.

Đến một nhà hàng thuộc Phường 9, Quận Phú Nhuận thì bị xe sang hiệu
Mercedes mang biển kiểm soát: 51G 902.57 tông trúng khiến cả 2 ngã ra đường.

Vụ tai nạn khiến tài xế Grabbike tử vong, nữ tiếp viên hàng không bị
thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Đáng nói, sau khi gây tai nạn, tài xế ô tô cùng những cô gái trẻ trong ô tô
bước ra ngoài rồi bỏ đi.

Vụ việc được người đi đường chứng kiến, quá bức xúc trước hành động
trên nên một số người đã chụp ảnh đăng tải lên mạng xã hội gây xôn xao.

2.4 Giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
đường bộ

Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và nâng cao hiệu quả công
tác xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông góp phần làm giảm
các hành vi vi phạm xin có một số kiến nghị:

Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật của người tham gia giao thông, góp phần hạn chế vi phạm hành chính về
27
trật tự an toàn giao thông đường bộ. Để Luật giao thông đường bộ thật sự đi vào
đời sống của nhân dân và trở thành “văn hóa giao thông” thì cần tăng cường
công tác tổ chức tuyên truyền Luật giao thông đường bộ cho người tham gia
giao thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề tuyên truyền cho các cá
nhân, tổ chức nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự an toàn
giao thông có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp giảm số vụ việc vi phạm hành
chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Hai là, rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Hiện nay, hệ thống pháp
luật về giao thông vận tải, đặc biệt là pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực này tương đối đầy đủ như: Luật giao thông đường bộ, Luật xử lý
vi phạm hành chính, các Nghị định, các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ...

Song, để tăng cường hiệu quả của xử phạt vi phạm hành chính góp phần
đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế và tiến tới
giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông. Trong quá trình thực hiện cần điều
chỉnh một số nội dung cho phù hợp, cụ thể như:

- Cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác xử phạt vi
phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát
giao thông. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước ta nhằm xây
dựng nền hành chính đáp ứng được đòi hỏi của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển
bền vững với các mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.

- Kiên quyết loại bỏ những thủ tục không cần thiết trong quy trình xử phạt
vi phạm hành chính đồng thời xây dựng và hoàn thiện quy trình xử phạt đơn

28
giản, cụ thể, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu xử phạt, nâng cao ý thức tự giác của
người vi phạm. Quy trình xử phạt hiện nay chưa khoa học, nhiều thủ tục không
cần thiết, chưa mang lại hiệu quả cho công tác xử phạt. Do vậy, cần xây dựng
quy trình phù hợp, khoa học, đồng thời giúp người vi phạm nhận thức được
hành vi vi phạm của mình, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật như rút gọn các
thủ tục hành chính song vẫn đảm bảo hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho người
vi phạm khi phải chấp hành các biện pháp cưỡng chế. Thực hiện triệt để hình
thức xử phạt tại chỗ để tiết kiệm thời gian, giảm bớt phiền hà cho cá nhân, tổ
chức vi phạm; tăng cường lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông tại các
tuyến đường trọng điểm để hỗ trợ xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông
bằng hình ảnh. Kiến nghị Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Chi Cục thuế các
tỉnh, thành phố thống nhất các mẫu biên lai thu tiền phạt với nhiều mệnh giá
khác nhau để sử dụng trong quá trình xử phạt nhanh chóng, thuận tiện hoặc có
thể linh hoạt hơn (nhất là đối với các cá nhân, tổ chức ở các tỉnh khác vi phạm).

- Đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông
đồng thời ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả chế độ công tác, tiếp xúc
với nhân dân. Kiên quyết đấu tranh, lên án và loại bỏ hành vi tiêu cực của cán
bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông khi làm công tác xử lý vi phạm hành chính về
trật tự an toàn giao thông đường bộ. Hiện nay tình trạng làm việc chậm chạp,
quan liêu còn biểu hiện ở một bộ phận cán bộ, chiến sỹ làm công tác xử lý, gây
chất lượng hiệu quả công việc kém, thậm chí không ít trường hợp còn gây bức
xúc trong nhân dân. Vì vậy, cần xây dựng rõ quy trình làm việc thông báo công
khai rộng rãi để nhân dân cùng biết, đồng thời tiến hành giám sát, hoặc lập
đường dây nóng để nhân dân phản ánh các tiêu cực trong công tác xử lý, phát
huy tính dân chủ. Xây dựng kỹ năng giao tiếp với nhân dân, thái độ giao tiếp
lịch sự, niềm nở, vì nhân dân phục vụ.

29
Ba là, cần tăng cường quy chuẩn hóa đối với các chủ thể có chức năng xử
phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Cùng với việc tổ chức, bố trí lại lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ,
vấn đề có ý nghĩa quyết định để nâng cao hiệu quả công tác là phải xây dựng
được tiêu chuẩn người cảnh sát giao thông có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ... Thực tiễn cho thấy nếu cán bộ chiến sĩ cảnh sát giao
thông có phẩm chất đạo đức tốt, có quan điểm giai cấp đúng đắn, tận tụy với
công việc, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
nghiệp vụ và quy định của Ngành thì dù có khó khăn, thiếu thốn trong bất cứ
hoàn cảnh nào cũng hoàn thành nhiệm vụ.

Hiện nay, một bộ phận trong lực lượng cảnh sát giao thông, trong đó có lực
lượng làm nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông
đường bộ chưa được quy chuẩn hoá (về đạo đức nghề nghiệp, về hình thể, về
năng lực trình độ...); việc điều động cán bộ có nơi, có lúc còn chưa thật sự hợp
lý, làm ảnh hướng tới chất lượng, hiệu quả công việc. Do đó, cần xây dựng tiêu
chuẩn cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự
an toàn giao thông đường bộ, tiêu chuẩn này có thể lồng ghép với tiêu chuẩn của
cán bộ chiến sĩ tuần tra kiểm soát để làm tiêu chí đánh giá, rà soát, sắp xếp bổ
sung cán bộ chiến sĩ.

Có quan điểm cho rằng không cần tăng nhiều biên chế cho lực lượng cảnh
sát giao thông đường bộ mà tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại để
giám sát người tham gia giao thông. Tuy nhiên, tác giả cho rằng trong bối cảnh
hiện nay và nhiều năm nữa nhận thức và ý thức của đa số người dân còn thấp,
chưa thể thiếu được lực lượng cảnh sát giao thông trong việc đảm bảo trật tự an
toàn giao thông.

30
Để tính toán đủ biên chế cần căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và những quy
định về chế độ làm việc của Nhà nước và trong ngành Công an. Trên cơ sở rà
soát, tính toán lại số đầu mối đơn vị cảnh sát giao thông (phòng PC67 và các đội
cảnh sát giao thông các quận, huyện, thị xã) trên địa bàn và xác định cơ cấu biên
chế, từ đó có thể tính ra toàn bộ số biên chế lực lượng cảnh sát giao thông trực
tiếp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Bốn là, tăng cường đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ đấu
tranh phòng chống tội phạm cho lực lượng Cảnh sát giao thông khi làm nhiệm
vụ tuần tra kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông
đường bộ.

Lực lượng cảnh sát giao thông là một bộ phận của lực lượng Công an nhân
dân, có chức năng nghiên cứu, đề xuất và trực tiếp đảm bảo trật tự an toàn giao
thông, chủ động phòng ngừa đấu tranh với các hành vi vi phạm luật giao thông,
các hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật trên các tuyến đường, địa bàn giao
thông công cộng theo quy định của pháp luật.

Để đáp ứng yêu cầu của tình hình, trong các đợt tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho lực lượng cảnh sát giao thông cần phải được tăng cường bồi
dưỡng, huấn luyện thêm về nghiệp vụ đấu tranh chống tội phạm như lực lượng
cảnh sát giao thông cần thường xuyên nắm bắt được tình hình tội phạm, phương
thức thủ đoạn của các loại tội phạm, đặc điểm của các loại tội phạm, địa bàn
hoạt động, quy luật hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm hoạt động
trên các tuyến giao thông; tập huấn bồi dưỡng về chiến thuật bắt giữ tội phạm,
phương pháp thu thập tin tức, tài liệu, vật chứng của vụ án...

31
C. KẾT LUẬN
Giải pháp với những kinh nghiệm giải quyết, kiểm sát giải quyết nhanh,
dứt điểm các vụ án tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn cả nước, làm tốt
chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
việc xử lý về hình sự đối với các hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao
thông gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, đảm bảo việc điều tra,
truy tố, xét xử các vụ án tai nạn giao thông ngày càng nghiêm minh, kịp thời,
đúng pháp luật sẽ góp phần giúp các địa phương khác trong tỉnh áp dụng để
nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết, kiểm sát giải quyết các vụ án Vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên đại bàn để tạo
niềm tin trong quần chúng nhân dân, góp phần ổn định trật tự xã hội, an toàn
giao thông trong nước.

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1-Vụ án 1: Xe khách đâm xe tải khiến 3 người chết tại Hòa Bình

32
Hình 3-Vụ án 3: Tai nạn giao thông khiến 4 cán bộ y tế thương vong khi đang
trên đường đi tập huấn ở Nghệ An

33
Hình 4-Vụ án 4: Cảnh sát giao thông truy bắt tài xế container gây tai nạn kinh
hoàng rồi bỏ chạy, kéo theo xe máy dưới gầm làm 2 người tử vong và hàng chục
người bị thương

Hình 5-Vụ án 5: Hiện trường vụ tai nạn vụ Mercedes tông 2 người thương
vong ở TPHCM

34
35
PHỤ LỤC
Nội dung hoàn thành Sinh viên hoàn thành Mức độ hoàn thành

PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU

Nội dung 1: Lý do chọn đề tài, mục Nguyễn Trung Hiếu Tốt


tiêu, phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2. NỘI DUNG

Nội dung 2: Một số khái niệm Dương Sỹ Luân Tốt

Nội Dung 3: Các hành vi vi phạm Trần Quốc Kiệt Tốt


trật tự an toàn giao thông trong luật
an toàn giao thông đường bộ
Nội dung 4: Biện pháp hành chính Nguyễn Trung Hiếu Tốt

Nội Dung 5: Biện pháp hình sự Trần Quốc Kiệt Tốt


+Tội cản trở giao thông đường bộ
+Tội đưa vào sử dụng các phương
tiện giao thông đường bộ không đủ
an toàn

Nội Dung 5: Biện pháp hình sự Nguyễn Thanh Tùng Tốt


+Tội điều động hoặc giao cho Ngô Tấn Bảo Châu
người không đủ điều kiện điều
khiển các phương tiện giao thông
đường bộ
+Tội tổ chức đua xe trái phép
+Tội đua xe trái phép
PHẦN 3. KIẾN THỨC VẬN DỤNG

Nội Dung 7: Tình hình vi phạm Dương Sỹ Luân Tốt


pháp luật pháp luật về trật tự an toàn
giao thông trên cả nước

36
Nội Dung 8: Nguyên nhân dẫn đến Ngô Tấn Bảo Châu Tốt
vi phạm pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đường bộ
Nội Dung 9: Một số vụ án trong thời Nguyễn Thanh Tùng Tốt
gian gần đây
Nội Dung 10: Giải pháp phòng Dương Sỹ Luân Tốt
chống vi phạm pháp luật về trật tự Ngô Tấn Bảo Châu
an toàn giao thông đường bộ
PHẦN 4. KẾT LUẬN

Nội Dung 11. Biên tập lời kết luận Nguyễn Thanh Tùng Tốt

TỔNG HỢP BÀI TIỂU LUẬN, Nguyễn Trung Hiếu Tốt


CHỈNH SỬA HOÀN THIỆN Trần Quốc Kiệt

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Link: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Luat-giao-thong-
duong-bo-2008-23-2008-QH12-82203.aspx?
fbclid=IwAR3tzqOawgr_bExxrIcGjPPhyR75bOTouQgpainJ0vuD6IvoFagAWF
2GpA8
2. Biện pháp xử lí hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an
toàn giao thông đường bộ
Link: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-100-
2019-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-linh-vuc-giao-thong-duong-bo-va-
duong-sat-426369.aspx?v=d
3. Tội cản trở giao thông đường bộ
Link: https://hocluat.vn/toi-can-tro-giao-thong-duong-bo/?fbclid=IwAR0-
zyXlYw4NlBd0Sqd38HrjCxbYavpnmy4CwSKiOB8FFQjpkzvyRjS_ULs
4. Tội sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không an toàn
Link: https://hocluat.vn/toi-dua-vao-su-dung-phuong-tien-giao-thong-co-gioi-
duong-bo-xe-may-chuyen-dung-khong-dam-bao-an-toan/
5. Tội giao cho người không đủ điều kiện tham gia điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ
Link: https://hocluat.vn/toi-giao-cho-nguoi-khong-du-dieu-kien-tham-gia-dieu-
khien-phuong-tien-giao-thong-duong-bo/?
fbclid=IwAR1nAYYBBlAQajZlp3w1L72q8AF2o-54OtT_mR3T-
BpDLaJhWJpIilYHTpo
6. Tội tổ chức đua xe trái phép
Link: https://hocluat.vn/toi-to-chuc-dua-xe-trai-phep/
7. Tội đua xe trái phép
Link: https://hocluat.vn/toi-dua-xe-trai-phep/?fbclid=IwAR3r-
KRJMRtZ_L6BWFhmPyLh3VyNUI0oE4rt-sZMXUlaaBsRMw604P0rz_E
8. Vụ án 1: Xe khách đâm xe tải khiến 3 người chết tại Hòa Bình .

Link: https://vov.vn/xa-hoi/xe-khach-dam-xe-tai-khien-3-nguoi-chet-tai-hoa-
binh-khong-co-du-lieu-giam-sat-hanh-trinh-843549.vov

38
9. Vụ án 2: Tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 7 người tử vong ở Thanh
Hóa.

Link: https://vov.vn/phap-luat/khoi-to-vu-tai-nan-giao-thong-nghiem-trong-lam-
7-nguoi-tu-vong-o-thanh-hoa-845856.vov

10.Vụ án 3: Bốn cán bộ y tế thương vong khi đang trên đường đi tập huấn.

Link:https://suckhoedoisong.vn/thuong-tam-4-can-bo-y-te-thuong-vong-tren-
duong-di-tap-huan-tiem-vaccine-169210806090736932.htm

11.Vụ án 4: Xe container gây tai nạn kinh hoàng rồi bỏ chạy, kéo theo xe
máy dưới gầm làm 2 người tử vong và hàng chục người bị thương
Link: https://infonet.vietnamnet.vn/gioi-tre/nong-tren-mang/xe-container-gay-
tai-nan-kinh-hoang-roi-bo-chay-keo-theo-xe-may-duoi-gam-gay-phan-no-
401863.html
12.Tai nạn xe mercedes tông 2 người thương vong
Link: https://www.baogiaothong.vn/vu-mercedes-tong-2-nguoi-thuong-vong-o-
tphcm-tai-xe-trinh-dien-d450912.html

39

You might also like