You are on page 1of 24

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------****-------

TIỂU LUẬN

Môn: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRẬT TỰ AN


TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NƯỚC TA

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàng Oanh


Nhóm thực hiện : nhóm 6
Lớp : 12DHKDQT5

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Mức độ hoàn
STT MSSV Họ và tên Công việc thực hiện
thành

Chương I: Khái quát về


1 2036213791 Đỗ Gia Ngọc vi phạm pháp luật giao 100%
thông đường bộ, hậu quả

Nguyên nhân việc vi


Nguyễn Thạch
2 2036213795 phạm pháp luật giao 100%
Thảo Nguyên
thông đường bộ

Giải pháp, hậu quả việc


Đoàn Thị Ánh
3 2036213796 vi phạm pháp luật giao 100%
Nguyệt
thông đường bộ

Tổng hợp nội dung đề


Ngô Thị Kim
4 2036213800 tài tiểu luận, bổ sung kết 100%
Nhàng
luận và hình ảnh

Chương II: thực trạng


5 2036213804 Lê Thị Yến Nhi hành vi vi phạm pháp 100%
luật giao thông đường bộ

Chương II: thực trạng


Nguyễn Thị
6 2036213807 hành vi vi phạm pháp 100%
Yến Nhi
luật giao thông đường bộ

Nguyễn Thị Mở đầu, kết luận và hỗ


7 2036213825 100%
Thu Những trợ chương I
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Mục đích hướng tới...........................................................................................1
3. Nội dung cần nghiên cứu..................................................................................1
4. Kết quả cần đạt được........................................................................................1
5. Kết luận và đưa ra những thuyết phục...........................................................2
6. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu........................................................................2
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
NỘI DUNG...................................................................................................................3
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VI PHẠM PHÁP LUẬT TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ NƯỚC TA..............................................................................3
1.1. Các khái niệm.................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về pháp luật...........................................................................3
1.1.2. Khái niệm về vi phạm pháp luật.............................................................3
1.1.3. Khái niệm về trật tự an toàn giao thông................................................3
1.1.4. Người tham gia giao thông đường bộ.....................................................3
1.2. Luật giao thông đường bộ..............................................................................3
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP....5
2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ nước
ta và các dẫn chứng, số liệu cụ thể..........................................................................5
2.2. Nguyên nhẫn dẫn đến vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông
đường bộ nước ta...................................................................................................10
2.2.1. Về phía người dân..................................................................................10
2.2.1.1. Ý thức...............................................................................................10
2.2.1.2. Hiểu biết...........................................................................................11
2.2.2. Về phía Nhà nước..................................................................................11
2.3. Hậu quả của việc vi phạm pháp luật trật tự giao thông đường bộ...........12
2.4. Những giải pháp về hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ......13
2.4.1. Phương án trước mắt.............................................................................13
2.4.2. Phương án lâu dài..................................................................................15
KẾT LUẬN................................................................................................................. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................17
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2-1. Học sinh không đội mũ bảo hiểm và chở quá số người quy định..................5
Hình 2-2. Chở hàng quá tải khi tham gia giao thông.....................................................6
Hình 2-3. Không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.........................................7
Hình 2-4. Xe hàng rong buôn bán lấn chiếm lòng đường quốc lộ 1A đoạn qua huyện
Bình Chánh.................................................................................................................... 7
Hình 2-5. Người dân phơi lúa trên đường......................................................................8
Hình 2-6. Chăn nuôi gia súc ngay trên đường................................................................8
Hình 2-7. Kẹt xe nghiêm trọng trên đường Trường Chinh giao với Âu Cơ...................9
Hình 2-8. Một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ từ năm 2016-2020. .12
Hình 2-9. Tuyên truyền luật an toàn giao thông cho học sinh trường THPT Phủ Thông
..................................................................................................................................... 15
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của tổ chức.
Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc trì trệ”. Tất cả các
quốc gia dù lớn hay nhỏ trên toàn thế giới đều đặt an toàn giao thông làm vấn đề giải
quyết trước mắt. Đặc biệt, ở Việt Nam thì mọi người dân và các cấp chính quyền càng
ngày càng quan tâm hơn tới vấn đề này. Thực tế cho thấy, nước Việt Nam ta đang trên
đà đổi mới và phát triển trên tất cả các lĩnh vực, gặt hái được những thành tựu nhất
định. Tuy mức tăng trưởng kinh tế đạt khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề “Vi
phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ hiện nay”. Đây được xem là
một vấn đề gây nhức nhối và lo ngại, là bài toán nan giải đối với đất nước ta. Vậy làm
thế nào để giải quyết thực trạng này? Nó là câu hỏi mà đặt ra cần có câu trả lời cụ thể.
Và để trả lời cho câu hỏi lớn như thế nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “
Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ Việt Nam hiện
nay”.
2. Mục đích hướng tới
Đề tài mà chúng em muốn hướng tới là do tình trạng an toàn giao thông đã đạt
tới mức báo động đỏ, được mọi người mọi nhà và cả đất nước đang đặc biệt quan tâm
và chú ý đến. Chúng em tìm hiểu những lý do dẫn đến vấn đề này và đưa ra cách khắc
phục tình trạng này. Đồng thời, khi chúng em tìm hiểu đề tài thì cũng đã cung cấp một
lượng kiến thức cơ bản nhất định cho bản thân khi trực tiếp tham gia giao thông đường
bộ và tầm quan trọng của nó. Mặt khác để biết thêm về: thực trạng giao thông đường
bộ, nguyên nhân, hậu quả nó để lại và đưa ra giải pháp khắc phục.
3. Nội dung cần nghiên cứu
Thực trạng vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ nước ta hiện
nay.
Nguyên nhân dẫn đến các thực trạng (gồm nhiều nguyên nhân nhỏ).
Giải pháp khắc phục.
Hậu quả mà việc vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra.
4. Kết quả cần đạt được
Qua đề tài mà chúng em muốn hướng tới cho thấy vấn đề trật tự an toàn giao
thông đang được kiểm soát chặt chẽ và có xu hướng giảm nhưng vẫn còn nằm trong
1
mức báo động đỏ. Nguyên nhân chủ yếu là từ ý thức của mỗi người đối với giao thông,
còn thờ ơ đối với các chỉ thị, điều lệ mà Nhà nước ban hành. Trong đó, độ tuổi liên
quan hầu hết bị tổn hại nhiều là những thanh niên mới lớn, những cậu ấm cô chiêu
thích thể hiện bản thân, thường xuyên sử dụng chất kích thích: rượu, bia, đồ uống có
cồn,… khi tham gia giao thông đường bộ dẫn đến những vụ va chạm không đáng có.
5. Kết luận và đưa ra những thuyết phục
Tuy hiện nay Nhà nước và các nhà chức trách cũng đã đưa ra những giải pháp
trên các kênh phương tiện truyền thông đại chúng, mang tính phổ biến đến mọi người
dân, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người khi chấp hành
giao thông. Nhưng vẫn còn tình trạng thiệt hại về người và của, vẫn diễn ra cảnh tượng
đẫm lệ đầy đau thương của những người thân dành cho người không may qua đời do
tại nạn. Vì vậy chúng ta cần tuyên truyền nâng cao ý thức của con người khi tham gia
giao thông. Vì có những yếu tố tiên quyết phía trên, đất nước ta mới thật sự phát triển,
hội nhập cùng các nước quốc tế mang đến hạnh phúc cho mọi nhà, mọi người.
6. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Phạm vi để làm công trình nghiên cứu về thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự
an toàn giao thông đường bộ nước ta là phạm vi cả nước.
Đối tượng nghiên cứu là mọi người trong toàn xã hội.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp
nghiên cứu thực tiễn, phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu tài
liệu, thống kê, so sánh, phân tích hành vi của người tham gia giao thông, sử dụng và
phân tích dữ liệu diễn giải, quy nạp, tổng hợp.

2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VI PHẠM PHÁP LUẬT TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ NƯỚC TA
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm về pháp luật
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống
trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai
cấp mình.
1.1.2. Khái niệm về vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe doạ đến các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ.
1.1.3. Khái niệm về trật tự an toàn giao thông
Trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều
chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng, nhằm
đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp
nhất tai nạn giao thông.
Việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông là điều bắt buộc, đồng thời cũng là nghĩa
vụ của tất cả mọi người khi đang tham gia giao thông. Đó chính là một trong những
điều kiện thiết yếu góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước, đảm bảo an ninh quốc
phòng và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
1.1.4. Người tham gia giao thông đường bộ
Người tham gia giao thông đường bộ gồm: người điều khiển, người sử dụng
phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi
bộ trên đường bộ.
1.2. Luật giao thông đường bộ
 Người điều khiển xe máy chuyên dùng ngoài việc phải có bằng hoặc chứng chỉ
nghề điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo cấp, khi tham gia giao thông
đường bộ còn phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ
với số tiết học đã được quy định.
 Xử lí nghiêm các trường hợp, đối tượng vi phạm luật giao thông đường bộ:
3
Bắt buộc học lại luật nếu bị tước giấy phép lái xe: Theo quy định tại khoản 3,
Điều 6 Nghị định 34/2010/NĐ-CP: Trường hợp người điều khiển phương tiện bị áp
dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn thì Giấy
phép lái xe không còn giá trị sử dụng. Sau thời hạn 12 tháng, kể từ ngày cơ quan có
thẩm quyền ra quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe thì người lái xe mới
được làm các thủ tục theo quy định để được đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe.
 Từ 01/01/2020, cấm uống rượu bia khi lái xe
Cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc
hơi thở có nồng độ cồn (khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12
sửa đổi tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia số 44/2019/QH14, có hiệu lực từ
ngày 01/01/2020). Người vi phạm có thể bị phạt tới 40 triệu đồng, tước Giấy phép lái
xe từ 22 - 24 tháng.

4
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ nước ta
và các dẫn chứng, số liệu cụ thể
An toàn giao thông luôn là một trong những vấn đề được xã hội hết sức quan
tâm. Ở Việt Nam cùng với sự phát triển kinh tế số lượng phương tiện cơ giới cá nhân
tham gia giao thông tăng một cách nhanh chóng. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,25
triệu người chết, 50 triệu bị thương do tai nạn giao thông. Tại Việt Nam, mỗi năm có
khoảng 8.000 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với gần 20.000
người bị thương tật suốt đời. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong 6 tháng năm
2021, toàn quốc xảy ra hơn 6.000 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm hơn 3.000 người
chết. Bình quân một ngày trong 6 tháng đầu năm có 33 vụ, 17 người chết, 24 người bị
thương. Vậy do đâu mà xảy ra các tai nạn giao thông như vậy? Dưới đây là thực trạng
một số hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay.
 Thực tế, những đối tượng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường
bộ rất đa đạng. Nhưng trong đó thanh thiếu niên chiếm phần đông nhất. Các lỗi thường
gặp ở những đối tượng này là: đánh võng lạng lách, không đội mũ bảo hiểm, chở quá
số người quy định, đi xe hàng hai hàng ba, tổ chức đua xe trái phép, không có giấy
phép lái xe, chạy quá tốc độ quy định và vượt đèn đỏ,...

Hình 2-. Học sinh không đội mũ bảo hiểm và chở quá số người quy định
5
 Theo số liệu của Cục CSGT cho thấy, năm 2020 toàn quốc đã phát hiện 803 vụ
sử dụng xe máy lạng lách, đánh võng trên đường với 1.807 đối tượng, tuy nhiên mới
chỉ khởi tố 12 vụ, 69 đối tượng. Chỉ trong ba tháng đầu năm nay, lực lượng chức năng
đã phát hiện, ngăn chặn 326 vụ đua xe trái phép. Nhưng thực tế cơ quan chức năng
mới chỉ dừng lại ở việc xử lý hành chính, chưa đủ sức răn đe, rất hiếm vụ khởi tố hình
sự.
 Bên cạnh những vi phạm của thanh thiếu niên, học sinh sinh viên thì những
người ở độ tuổi trung bình và trên trung bình vẫn vi phạm luật với các lỗi như: vi
phạm nồng độ cồn (Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao
thông 6 tháng đầu năm 2020 số vụ vi phạm quy định về nồng độ cồn vẫn ở mức cao
với 86.114 trường hợp vi phạm bị phát hiện chiếm 4,4% tổng số vi phạm), chở hàng
hóa quá tải, không đội mũ bảo hiểm, không đảm bảo an toàn phương tiện, sử dụng
điện thoại khi đang lái xe, đi không đúng làn đường quy định,…

Hình 2-. Chở hàng quá tải khi tham gia giao thông

6
Hình 2-. Không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông
 Thêm vào đó việc vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ không chỉ đến từ
những người sử dụng phương tiện giao thông mà trong đó còn phải kể đến vi phạm
của một số ít người đi bộ không đúng phần đường, sử dụng lòng lề đường trái phép để
họp chợ, lấn chiếm vỉa hè để bán hàng của một số đông người bán lẻ, chủ yếu là người
bán hàng rong, hàng ăn uống, phụ huynh chờ đón con ở trước cổng trường học hay
một số bến bãi giữ phương tiện giao thông tự phát. Đối với thành thị, những vấn đề
trên cùng với sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân tạo nên
ảnh hưởng của việc ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm (giờ đi làm, giờ đi học, giờ
tan học, giờ tan làm) ở những đô thị hiện đại như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh.

Hình 2-. Xe hàng rong buôn bán lấn chiếm lòng đường quốc lộ 1A đoạn qua huyện
Bình Chánh.
7
 Còn ở nông thôn, một lỗi vi phạm thường xuyên xảy ra đó chính là phơi lúa hoặc
cái loại vật phẩm nông nghiệp chiếm ¾ diện tích phần đường gây cản trở giao thông.
Hay việc chăn thả súc vật gây mất an toàn giao thông và những tai nạn khôn lường
khác đang được diễn ra hàng ngày.

Hình 2-. Người dân phơi lúa trên đường

Hình 2-. Chăn nuôi gia súc ngay trên đường


 Theo báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2019 của Ủy ban An toàn giao thông
Quốc gia, tình hình tai nạn giao thông giảm sâu nhất trong nhiều năm; tuy nhiên, ùn
8
tắc giao thông tăng so với cùng kỳ năm 2018. Cụ thể là, ùn tắc giao thông trong cả
nước xảy ra 46 vụ; so với cùng kỳ năm 2018, tăng 8 vụ (tăng 17,4%). Ở những khu đô
thị lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh thì thời gian của mỗi vụ ùn tắc ngày một kéo dài
khoảng 15-30 phút, làm ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng nói chung và cá nhân nói
riêng. Trung bình một ngày có thể xảy ra 2 đến 3 vụ ùn tắc ở các tuyến đường chính,
các phương tiện giao thông không thể lưu thông mà phải chèn ép lẫn nhau.

Hình 2-. Kẹt xe nghiêm trọng trên đường Trường Chinh giao với Âu Cơ
 Theo Sở Giao thông vận tải TP.Hồ Chí Minh cho biết: tính đến giữa tháng 10
năm 2020, thành phố đang quản lý 8.234 triệu phương tiện gồm có 7.461 triệu xe mô
tô, bình quân mỗi ngày có 127 xe ô tô và 638 xe mô tô đăng ký mới. So với cùng kỳ
năm 2019 tăng 3,22% tổng số phương tiện. Với số lượng xe máy như vậy, nhưng cơ sở
hạ tầng ở nước ta còn gặp nhiều vấn đền phức tạp. Tiểu biểu là TP.Hồ Chí Minh có
mạng lưới giao thông đường bộ còn hạn với tổng diện tích mặt đường gần 26 triệu m2
trong đó chiếm 69,3% số lượng các tuyến đường có bề ngang mặt đường dưới
7,5m .Nhưng nhìn chung, tuyến đường dễ gây tai nạn nhất là nội thành. Thượng tá Võ
Văn Vân, Phó phòng cảnh sát giao thông đường bộ TP.Hồ Chí Minh từng thừa nhận
rằng: “ Thật khó để kiểm soát an toàn giao thông đối với xe gắn máy, với đặc thù
đường xá ở TP.Hồ Chí Minh, xe máy có thể luồn lách ở bất cứ đâu, từ hẻm nhỏ đến
lấn tuyến ô tô trên các quốc lộ.”
Thực vậy, từ những thực trạng trên một câu hỏi lớn được đặt ra rằng:“ Vậy
nguyên nhân do đâu đã dẫn đến những hành vi vi phạm luật an toàn giao thông đường
bộ?”
9
2.2. Nguyên nhẫn dẫn đến vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đường
bộ nước ta
Nguyên nhân dẫn tới những vi phạm về trật tự an toàn giao thông ở nước ta được
thể hiện ở 2 khía cạnh:
2.2.1. Về phía người dân
2.2.1.1. Ý thức
a. Về mặt chủ quan
 Ý thức của người dân vẫn còn kém, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình
hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tăng nhanh.
 Nhiều người tham gia giao thông vẫn còn quan tâm đến việc “đường này có đi
được không” thay vì quan tâm đến “đường này có được đi không”, chính vì vậy mà
dẫn tới tình trạng lạng lách, cố đi vào những phần đường còn trống dù không thuộc
phạm vi đường đi dành cho mình.
 Người dân vẫn còn tình trạng thường xuyên vi phạm làn đường, vượt đèn đỏ, sử
dụng chất kích thích khi tham gia giao thông, lạng lách đánh võng,…
Ví dụ: đã uống rượu bia rồi nhưng vẫn ngoan cố chạy xe trên đường gây ra những vụ
tai nạn thương tâm.
 Một vài xe ô tô, xe tải nhỏ hay lấn làn đường làm người điều khiển xe bên đường
kia né không kịp gây ra tai nạn.
 Những dịch vụ chạy xe như xe ôm vẫn còn tình trạng chở khách 3 đến 4 người
trên một chiếc xe,... chở hàng hóa cồng kềnh trên xe gắn máy dễ gây ra tình trạng mất
thăng bằng khi tham gia giao thông và va chạm vào những phương tiện tham gia giao
thông khác.
 Một số trường hợp khác như rải đinh trên mặt đường làm xe thủng lốp gây ra
những hậu quả khôn lường,....
 Thói quen lạc hậu biểu hiện chủ yếu ở người đi bộ và người điều khiển phương
tiện thô sơ. Nhiều người đi bộ thản nhiên băng qua đường không thèm nhìn, đi vào
đường cấm, đi bộ dàn hàng ngang gây cản trở cho các phương tiện tham gia giao
thông.
 Một vài người chạy xe gắn máy, moto hay xi nhan lung tung, xi nhan hướng này
nhưng lại rẽ hướng khác làm những phương tiện đi sau không kịp tránh gây ra tai nạn
chết người,...
10
b. Về mặt khách quan
 Do môi trường sống xung quanh, mọi người chưa thực hiện nghiêm túc luật giao
thông.
 Hệ thống đường xá của ta chưa thực sự đồng bộ ở các nơi, chúng ta còn sử dụng
nhựa, đá dăm chưa đạt tiêu chuẩn nên đường quá nhẵn, các phương tiện giao thông dễ
bị trượt khi trời mưa hoặc thắng gấp phanh dẫn đến tai nạn.
2.2.1.2. Hiểu biết
Người tham gia giao thông vẫn chưa có hiểu biết sâu sắc về luật an toàn giao
thông, coi thường các quy định về luật giao thông dẫn đến bao nhiêu vụ tai nạn thương
tâm.
2.2.2. Về phía Nhà nước
 Nhà nước vẫn chưa có chính sách hiệu quả về việc vi phạm luật an toàn giao
thông
 Lực lượng chức năng vẫn còn thiếu chặt chẽ trong công tác bảo vệ trật tự an toàn
giao thông, tuần tra còn mỏng trên các địa bàn quản lý của mình.
Ví dụ: một vài lực lượng chức năng còn nhận hối lộ của người vi phạm và để cho
người vi phạm đi.
 Hệ thống đường bộ, thiết bị cầu đường xuống cấp gây ra những tai nạn không
đáng có.
 Việc xử phạt hành chính của nhà nước còn chưa hiệu quả.
 Đội ngũ cán bộ công chức trong ngành còn nhiều tiêu cực, thiếu sót trong xử lí
sai phạm về trật tự an toàn giao thông, trong lĩnh vực sát hạch giấy phép lái xe, kiểm
định phương tiện cơ giới làm giảm sút uy tín trong nhân dân.
 Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa tốt, chưa hiệu quả nên
chưa phát huy được sức mạnh của toàn xã hội trong đảm bảo an toàn giao thông.
Nguyên nhân lớn nhất dẫn tới những tai nạn giao thông phần lớn là do người điều
khiển phương tiện giao thông: vi phạm làn đường, phần đường chiếm 20,51%, còn
các vi phạm khác như: vi phạm tốc độ xe chạy chiếm 5,52%, lái xe sử dụng ma túy
chiếm 0,04%, lái xe sử dụng rượu bia chiếm 1,46%...

11
Hình 2-. Một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ từ năm 2016-2020
2.3. Hậu quả của việc vi phạm pháp luật trật tự giao thông đường bộ
Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta
chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông đầy thương tiếc.
Ngày nay, tai nạn giao thông đường bộ ngày một xảy ra nhiều hơn và mức độ ảnh
hưởng cũng càng rõ rệt hơn trước. Những vụ tai nạn giao thông luôn để lại rất nhiều
những hậu quả thương tâm và khôn lường. Việc vi phạm pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đường bộ là mối đe doạ lớn nhất đến tính mạng và sức khoẻ của mọi người.
Hậu quả của tai nạn giao thông vừa ảnh hưởng đến tinh thần vừa tác động đến sinh
mạng con người. Đồng thời nó còn làm cho một đất nước trở nên nghèo nàn và lạc
hậu bởi số người tử vong hầu hết là đối tượng thanh niên hoặc những trụ cột của gia
đình.
Những hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra:
 Tai nạn giao thông đã cướp đi vô vàng mạng sống của rất nhiều người ở đủ mọi độ
tuổi, dù lớn hay nhỏ, dù gái hay trai đều bị tước đi sinh mạng vô cùng đáng quý.
 Đối với những trường hợp đã may mắn sống sót sau tai nạn giao thông có thể sẽ
bị ảnh hưởng nặng nề đến thể lực, sức khoẻ. Họ buộc phải phải nằm viện trong một
thời gian dài để điều trị thương tích hoặc phải đối mặt với nhiều cuộc phẫu thuật đau
đớn để trở lại bình thường. Nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp phải chịu tàn phế, trở

12
thành người thực vật cho đến hết quãng đời còn lại.
 Bên cạnh những thiệt hại về sinh mạng, tai nạn giao thông còn để lại những kí ức
đáng sợ, luôn tồn động bên trong tâm lý của những người bị tai nạn, khiến họ luôn
phải sống trong sự lo lắng và sợ hãi mỗi khi tham gia giao thông đường bộ. Những gia
đình có người thân bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống thì họ sẽ vô cùng đau đớn
về mặt tinh thần, không điều gì có thể bù đắp bóng đen tâm lý ấy do mất mát đối với
họ là quá lớn.
 Nếu may mắn hơn thì những gia đình có người là nạn nhân của tai nạn giao
thông vẫn còn sống, thì gia đình cũng sẽ mất rất nhiều chi phí, thời gian và công sức
nhằm chăm sóc và chữa trị cho họ.
 Tai nạn giao thông còn gây mất trật tự an toàn xã hội bởi khi rất nhiều người tụ
tập vào xem tình hình tai nạn, thì các thành phần xấu trong xã hội sẽ lợi dụng thời cơ
này để trộm cắp, cướp giật và gây ra nhiều những hành vi phạm pháp.
Hậu quả điển hình của việc vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường
bộ ở nước ta: Vào lúc 22 giờ, ngày 11/09/2018, trên quốc lộ 57B thuộc xã Bình Thới,
huyện Bình Đại xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ giữa hai xe mô tô. Anh Mai
Trần Nhật Linh (sinh năm 1997, ngụ xã Định Trung - Bình Đại) điều khiển xe mô tô
lưu thông theo hướng từ vòng xoay Bình Thới đi ngã ba Cây Trôm; khi đến khu vực
trên thì đụng vào xe mô tô do anh Hồng Quốc Thái (sinh năm 1995, ngụ xã Quới
Thành - Châu Thành) điều khiển chở theo sau Trương Ngọc Lam Tuyền (sinh năm
2000, ngụ xã Định Trung - Bình Đại) đang lưu thông cùng chiều phía trước. Vụ tai nạn
làm anh Mai Trần Nhật Linh và chị Trương Ngọc Lam Tuyền tử vong tại chỗ. Nguyên
nhân tai nạn được xác định là do anh Nhật Linh vượt xe không đảm bảo an toàn. Hành
vi vượt ẩu luôn đi kèm với việc điều khiển phương tiện chạy tốc độ cao, kéo theo hậu
quả càng nghiêm trọng khi xảy ra tai nạn.
Chính hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của anh
Mai Trần Nhật Linh đã gây ra tai nạn giao thông vô cùng nghiêm trọng, và hậu quả
không ai mong muốn là cả hai người đều đã tử vong tại chỗ.
2.4. Những giải pháp về hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ
2.4.1. Phương án trước mắt
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ là yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của
mỗi quốc gia. Đó là một trong những điều kiện cần thiết để đất nước có thể phát triển
13
kinh tế củng cố an ninh quốc phòng và ổn định trật tự xã hội:
 Đảm bảo trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham
gia giao thông. Chính vì vậy, những người trực tiếp tham gia giao thông phải có văn
hóa khi tham gia giao thông, chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
 Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn
giao thông. Để người dân có thể nắm bắt và hiểu rõ hơn về pháp luật trật tự an toàn
giao thông đường bộ thì có thể triển khai với nhiều hình thức và nội dung phù hợp với
mọi đối tượng tham gia giao thông.
 Trong các trường học nên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa
tìm hiểu về luật giao thông đường bộ để cho các em học sinh có thể hiểu được tầm
quan trọng của việc thực hiện đúng trật tự an toàn giao thông.
 Nhà nước cần phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về an toàn giao thông,
tăng cường quản lý các hoạt động vận tải bằng ô tô, xe máy, xe khách, xe tải chở
hàng...
 Đưa ra các mức phạt thích đáng, có tính răn đe để xử phạt các trường hợp vi
phạm như thu bằng lái xe, giấy tờ xe, giữ phương tiện,...
 Lực lượng cảnh sát giao thông cần phải thường xuyên đi tuần tra, kiểm soát bắt
giữ những bạn thanh niên chuyên tụ tập đua xe vào ban đêm. Mở cao cuộc tuần tra,
kiểm soát, xử lý vi phạm trong dịp Tết.
 Cần phải đưa các chính sách, biện pháp để giải quyết việc ùn tắc giao thông như
phân công người chỉ dẫn giao thông ở các ngã tư, phân làn xe...
 Cấm để tất cả các phương tiện giao thông trên vỉa hè và dưới lòng đường. Bên
cạnh đó các cơ quan, cửa hàng kinh doanh,... tự bố trí chỗ để xe hợp lí (tầng hầm, bãi
để xe,...) cho nhân viên, khách hàng của mình.
 Nâng cao mức phạt lên nhiều lần đến mức người vi phạm cảm thấy tiếc tiền, từ
đó sẽ giúp cho mọi người sẽ có ý thức hơn khi tham gia giao thông.
 Trong mỗi gia đình, các bậc cha mẹ phải thực hiện và chấp hành tốt các luật giao
thông đường bộ để trở thành tấm gương cho các con trẻ noi theo.
 Cần phải bảo vệ các cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ.
 Khuyến khích các bạn học sinh, sinh viên ở các trường đại học tham gia vào đội
tình nguyện, tự nguyện xuống đường hướng dẫn giao thông, chỉ dẫn cho các phương

14
tiện đi đúng làn đường của mình nhất là vào các giờ cao điểm.
2.4.2. Phương án lâu dài
Nhà nước và Chính phủ cần có một chiến lược phát triển lâu dài nhằm đáp ứng
một nếp sống văn minh, giúp giảm bớt số người vi phạm trật tự an toàn giao thông
như:
 Nhà nước và Chính phủ cần sớm quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, khu nhà
chung cư cho thuê một cách hợp lý.
 Nên phát triển thêm các phương tiện giao thông công cộng một cách khoa học và
hiện đại phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân để có thể giảm thiểu các phương
tiện cá nhân.
 Các nhà lãnh đạo cần phải nghiên cứu, đề xuất, bổ sung các văn bản pháp luật về
trật tự an toàn giao thông để bộ luật giao thông hoàn thiện và có tính cưỡng chế hơn.
 Nhà nước nên tập trung nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng đặc
biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
 Chấn chỉnh lại tổ chức đội ngũ cảnh sát giao thông, phát hiện và xử lý nghiêm
những hành vi sai phạm, tiêu cực, ăn hối lộ.

Hình 2-. Tuyên truyền luật an toàn giao thông cho học sinh trường THPT Phủ Thông

15
KẾT LUẬN
Thông qua việc phân tích và thống kê các số liệu ta thấy được một thực trạng về
vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta vẫn đang diễn biến
phức tạp tuy có xu hướng giảm. Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra
những giải pháp hiệu quả, ưu Việt nhất nhằm ngăn chặn hậu quả đáng tiếc. Trước hết,
phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình
độ hiểu biết và ý thức tự chấp hành luật. Đồng thời cần có cái nhìn đa diện, khách
quan về những nguyên nhân sâu xa, tiếp cận và tìm hiểu rõ ràng từ đó mới đưa ra cách
khắc phục dựa trên nhiều yếu tố. Cần hành động một cách quyết liệt tránh tình trạng
nói suông, nói mà không làm được. Hiểu được thực tế như vậy chúng em cũng có đủ
kiến thức cơ bản nhất, ý thức được hành vi của bản thân khi chấp hành tham gia giao
thông đường bộ, xứng đáng là một người công dân tốt, có ích cho xã hội. Giữ trật tự an
toàn giao thông không phải chỉ cho chính mình mà còn là giữ an toàn cho những người
khác nữa. Hãy nâng cao ý thức hơn nữa trong việc tham gia giao thông nhất định sẽ
được giữ vững một cách nghiêm chỉnh và đạt kết quả cao tạo nên một cuộc sống tốt
đẹp hơn. Và những điều đó sẽ góp phần nhỏ công sức vào công cuộc xây dựng nước
nhà, đưa đất nước ngày càng phát triển, tiến xa hơn để cùng sánh vai với nước bạn trên
thế giới.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học Luật.
https://hocluat.vn/wiki/phap-luat/.
2. Trang thông tin điện tử Sở nội vụ tỉnh Quảng Bình. 10 28, 2013.
https://snv.quangbinh.gov.vn/3cms/vi-pham-phap-luat-va-trach-nhiem-phap-ly.htm.
3. Cổng thông tin điện tử Học viện Cảnh sát Nhân dân. 04 09, 2014.
http://hvcsnd.edu.vn/an-pham/trat-tu-an-toan-giao-thong-duong-bo-tren-dia-ban-5-
thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-thuc-trang-va-giai-phap-1957.
4. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
11 13, 2008.
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?
class_id=1&_page=1.
5. Báo Thanh Niên. 12 07, 2006.
https://thanhnien.vn/nguoi-dieu-khien-xe-may-chuyen-dung-phai-qua-lop-boi-duong-
luat-giao-thong-duong-bo-post103262.html.
6. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia. 11 17, 2014
http://antoangiaothong.gov.vn/hoi-dap/thoi-gian-dao-tao-sat-hach-lai-doi-voi-nguoi-bi-
tuoc-quyen-su-dung-giay-phep-lai-xe-58349.html.
7. LuatVietNam. 11 07, 2018.
https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/quy-dinh-cua-luat-giao-thong-duong-bo-230-
16990-article.html.
8. Cảnh sát nhân dân. 11 11, 2015.
http://csnd.vn/Home/Thong-tin-ly-luan/1305/Nguyen-nhan-cua-nhung-vi-pham-hanh-
chinh-ve-trat-tu-an-toan-giao-thong-duong-bo-hien-nay.
9. Công an nhân dân. 01 07, 2020.
https://cand.com.vn/Giao-thong/Dau-la-nguyen-nhan-gay-tai-nan-giao-thong-
i549868/.
10. 123doc.
https://123docz.net/document/2651652-tieu-luan-vi-pham-phap-luat-trong-linh-vuc-
giao-thong-duong-bo-o-viet-nam-hien-nay-nguyen-nhan-va-giai-phap.htm.
11. Hoa Tiêu.
https://hoatieu.vn/neu-mot-vai-nguyen-nhan-thuong-dan-den-tai-nan-giao-thong-va-
17
nhung-viec-lam-de-phong-tranh-
12. Báo Đồng Khởi. 19 09, 2018.
https://baodongkhoi.vn/phong-nhanh-vuot-au-tiem-an-nguy-co-xay-ra-tai-nan-
19092018-a53176.html.
13. Nguyễn Minh Đoan. Nghiên cứu lí luận về nhà nước và pháp luật. Hà Nội :
NXB.CAND, 2008.
14. Nguyễn Văn Phi. Hoang Phi Invest & I.P. 09 20, 2021.
https://luathoangphi.vn/nhu-the-nao-la-nguoi-tham-gia-giao-thong-co-van-hoa/.
15. Nguyễn Ngọc Linh. Công ty Luật TNHH Minh Khuê. 06 18 2021.
Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay?
(luatminhkhue.vn)
16. Ban An toàn giao thông tỉnh Ninh Bình. 07 01, 2020.
https://atgt.ninhbinh.gov.vn/tin-tuc-223/hoi-nghi-truc-tuyen-so-ket-cong-tac-dam-bao-
trat-tu-an-toan-giao-thong-6-thang-dau-nam-va-trien-khai-nhiem-vu-6-thang-cuoi-
nam-2020.html.
17. Tin đồ họa - Thông tấn xã Việt Nam. 06 30, 2021.
https://infographics.vn/6-thang-nam-2021-hon-3000-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-
thong/20575.vna.
18. NGAYDAY. 2021.
https://ngayday.com/gan-2-000-doi-tuong-dua-xe-lang-lach-bi-xu-ly.
19. Cổng tin tức thành phố Hải Phòng. 07 22, 2019.
https://thanhphohaiphong.gov.vn/6-thang-dau-nam-tai-nan-giao-thong-giam-un-tac-
giao-thong-tang.html.
20. Báo Thanh Niên. 03 24, 2016.
https://m.thanhnien.vn/sai-gon-co-3-244-tuyen-duong-khong-con-via-he-cho-dan-di-
post548512.amp.
21. Trang tin điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. 11 11, 2020.
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-moi-ngay-hon-750-xe-o-to-va-mo-to-dang-
ky-moi-1491871617.
22. Tuyên truyền An toàn giao thông. B Productions, 2019.

18
19

You might also like