You are on page 1of 50

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH




TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI :

KINH DOANH SỐ
VÀ THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ. CƠ HỘI
Môn: Giới thiệu kinh doanh số
VÀ RÀO CẢN
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Đức
CHUYỂN Sinh
ĐỔI SỐ
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
CHO DOANH
NGHIỆP HIỆN
NAY

TP HCM, ngày 24 tháng 09 năm 2023


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM
TÊN SỐ ĐIỆN THOẠI CÔNG VIỆC ĐÁNH GIÁ
Lê Hoàng Phúc 0356032365 _Làm nội dung Hoàn thành tốt
(Leader) phần
+ Chương 2 mục
2.2
+ Chương 3 mục
3.1
_Chỉnh sửa bố
cục bài luận trên
Word
Lê Thị Diễm My 0973472525 _ Làm nội dung Hoàn thành tốt
phần: Chương 1,
mục 1.1
_ Chỉnh sửa Slide
thuyết trình cho
đồng nhất
Trương Thị Thanh 0786400410 _ Làm nội dung Hoàn thành tốt
Thủy phần: Chương 1,
mục 1.2
Đinh Quang Tùng 0378954978 _ Làm nội dung Hoàn thành tốt
phần:
+ Chương 2 mục
2.1
+ Chương 3 mục
3.2

Đỗ Hoài Anh Thư 0909731764 _ Làm nội dung Hoàn thành tốt
phần:
+ Lời mở đầu,
Kết luận
+ Chương 2 mục
2.1
+ Chương 3 mục
3.3
PHỤ LỤC
MỤC LỤC BẢNG BIỂU......................................................................................5

MỤC LỤC HÌNH ẢNH........................................................................................5

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................6

Chương 1: Giới thiệu về thương mại điện tử, kinh doanh số thương mại di động
.........................................................................................................................................6

1.1. Ảnh hưởng của truyền thông số lên kinh doanh truyền thống...................6

1.1.1. Tiếp thị trong nước (Inbound Marketing)...........................................6

1.1.2. Tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing).....................8

1.1.3. Thương mại di động (Mobile commerce hay M-commerce).............9

1.2. Sự khác biệt kinh doanh số và TMĐT.....................................................11

1.2.1. Kinh doanh số...................................................................................11

1.2.2 Thương mại điện tử............................................................................13

Chương 2: Phân tích tiềm năng và thách thức của kinh doanh số......................15

2.1 Kinh doanh kỹ thuật số.............................................................................15

2.1.1. Cơ hội................................................................................................15

2.1.2. Rào cản và rủi ro...............................................................................16

2.2. Sử dụng Internet của người tiêu dùng......................................................22

2.2.1. Bối cảnh............................................................................................22

2.2.2.Vai trò................................................................................................23

2.2.3. Rào cản.............................................................................................25

2.2.4. Giải pháp...........................................................................................29

Chương 3: Ứng dụng của kinh doanh số đối với doanh nghiệp.........................30

3.1 Mô hình FaceBook....................................................................................30

3.1.1. Bối cảnh............................................................................................30

3.1.2. Giá trị mang lại.................................................................................31

3.1.3. Chiến lược kinh doanh của Facebook...............................................33


3.1.4. Mô hình doanh thu............................................................................36

3.1.5. Các yếu tố rủi ro................................................................................39

3.2 Ebay..........................................................................................................40

3.2.1. Bối cảnh............................................................................................40

3.2.2. Mục tiêu giá trị..................................................................................40

3.2.3. Mô hình doanh thu............................................................................41

3.2.4. Cơ hội thị trường...............................................................................41

3.3 McDonald's và hành trình ứng dụng chuyển đổi số..................................42

KẾT LUẬN.........................................................................................................47

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................49


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1. Phân biệt thương mại điện tử và kinh doanh điện tử.........................11
Bảng 3-1. Giá mỗi lần nhấp chuột đối với các ngành.........................................38
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1. Quản lý quan hệ khách hàng CRM.......................................................7
Hình 1-2. Chiến dịch “Share a Coke” - “Cùng chia sẻ Coca" năm 2011.............8
Hình 1-3. Thương hiệu Shoppe...........................................................................10
Hình 1-4. Đa dạng hình thức thanh toán trực tuyến............................................10
Hình 1-5. Mối quan hệ giữa Intranet, Extranet và Internet.................................13
Hình 2-1. Thương hiệu DuckDuckGo................................................................20
Hình 2-2. Tăng trưởng Internet tại Việt Nam (2013-2023)................................23
Hình 2-3. Khách hàng tại một điểm cung cấp dịch vụ internet ở Kenya. Ảnh:
Reuters...........................................................................................................................26
Hình 2-4. Số (triệu) người không sử dụng Internet ở các quốc gia....................27
Hình 3-1. Tỉ lệ người sử dụng Facebook ở Việt Nam........................................31
Hình 3-2. 6 trụ cột của mô hình Facebook..........................................................36
Hình 3-3. Hành trình đột phá của MCDonald's..................................................45
LỜI MỞ ĐẦU
Vào năm 1849, một nhóm người di cư đến phía Tây vùng California, khám phá
ra một thung lũng không tên. Khí hậu ở đây rất khắc nghiệt với các hàng rào trùng
trùng điệp điệp toàn là núi cao khiến người ta nghi ngờ về sự phát triển kinh tế tại
vùng đất này. Chỉ còn sót lại một nhóm người nhỏ quyết định dừng chân tại đây, mãi
đến sau này thung lũng này trở thành một trong những mảnh đất hưng thịnh nhất thế
giới.
Ngày nay, ngọn cờ tiên phong cho kinh doanh số tập trung các trụ lớn ở
California như eBay, Facebook, Google. Các “ông lớn" này đang dẫn đầu toàn cầu với
số doanh số hàng tỷ đô la, và họ chỉ chạm đến con số khổng lồ này trong vài năm
ngắn, ít hơn 300 sau lần đầu tiên nhóm người nhập cư đặt chân đến.
Cũng như các mô hình kinh doanh khác, con đường thành công cho kinh doanh
số không hề dễ dàng, sẽ gặp rất nhiều thách thức, khó khăn trong quá trình chọn lựa
hướng đi, chiến lược đúng đắn, tìm cách sống sót trong môi trường cạnh tranh đầy
khốc liệt. Mục đích chính của bài báo cáo này là giúp định hình về kinh doanh số, hiểu
được các quyết định của nhà quản trị. Đồng thời trả lời các câu hỏi liên quan: Chiến
lược tiếp cận kinh doanh số đúng đắn là gì?, Chúng ta nên đầu tư những gì vào kinh
doanh số?, Quá trình nào nên được ưu tiên trong kinh doanh số?, Chúng ta có nên tích
hợp công nghệ số vào mô hình kinh doanh truyền thống và mô hình doanh thu? Những
thay đổi chính nào cần được thực hiện để giúp tổ chức tận dụng kỹ thuật số vào kinh
doanh?
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, KINH DOANH
SỐ THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG
1.1. Ảnh hưởng của truyền thông số lên kinh doanh truyền thống
1.1.1. Tiếp thị trong nước (Inbound Marketing)
Thuật ngữ Inbound marketing hay còn gọi là tiếp thị trong nước ra đời từ năm
2004 do HubSpot, công ty phát triển và kinh doanh phần mềm Marketing - Sale có trụ
sở tại Mỹ tạo ra.
Một trong những phương pháp phát triển tổ chức mang tính năng động, tạo
dựng bằng cách xây dựng các mối quan hệ lâu dài, có ý nghĩa với người tiêu dùng hay
khách hàng tiềm năng thông qua các nội dung mang giá trị tương đương mà người
dùng muốn trải nghiệm nhằm thu hút khách hàng một cách tự nhiên chủ động quay về
phía mình, tương tác với họ trong quy mô lớn, hỗ trợ khách hàng đạt được thành công
khi mua hàng. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng và chia sẻ sự hài lòng đến người

khác, điều đó sẽ thu hút được các khách hàng tiềm năng mới về.

Ngày nay, mọi người chủ yếu tìm kiếm và tìm hiểu thông tin mua sắm qua
internet, họ cảm thấy bị làm phiền bởi các cuộc gọi chào hàng, hòm thư cá nhân bị
chất đầy các tin nhắn mời gọi hay các cuộn quảng cáo làm gián đoạn các chương trình,
bộ phim đang xem dở… của phương pháp truyền thống. Đó là lý do “Inbound
marketing thu hút khách hàng như những thỏi nam châm”, chiếm hơn 90% tổng lượt
truy cập website với ngân sách thấp kèm hiệu quả mà nó tạo ra. Nhanh chóng tiếp thị
truyền thống bị “đào thải" nhường phần cho tiếp thị trong nước “tiếp ngôi", dẫn đầu
trong thị trường marketing có thể nói đây là xu hướng tất yếu của thị trường Marketing
Việt.
Trên thực tế, các câu chuyện của những nhãn hàng lớn trên thế giới có phần
phức tạp với quy mô phát triển to lớn, đứng trước đó thì Inbound marketing đã chứng
tỏ được hiệu quả cực kỳ hữu hiệu ở một quy mô nhỏ hơn khi lan tỏa được làn sóng của
các nhà buôn tại Việt Nam. Bitis với chiến dịch“Đi để trở về” mùa 2 với MV “Đi để
trở về 2” xếp hạng 3 trong top 10 chiến dịch nổi bật trên truyền thông xã hội Tết 2018,
đạt hơn 38 triệu view trong vòng 1 tháng (theo YouNet Media). Doanh số vượt 60% so
với mục tiêu đề ra và tăng trưởng 250% so với Tết 2017.
Trước đây, Coca-Cola triển khai chiến dịch Marketing đặc biệt mang tên “Share
a Coke" - “Cùng chia sẻ Coca" vào mùa hè năm 2011 và để lại trong nền lịch sử của
mình dấu ấn “đậm nhất". Coca-Cola thể hiện một cách tươi mới với khoảng 150 cái
tên phổ biến nhất bên cạnh logo 128 năm tuổi của hãng, biến lon Coca-Cola thành
món quà thú vị như món vật kỷ niệm để trao tặng bạn bè cùng những người thân. Họ
hiểu rõ vào thời kỳ kỷ nguyên công nghệ số và bắt tay vào chiến dịch để chứng minh
nhãn hàng tuy có lịch sử lâu đời này vẫn xoay mình thích ứng tốt với thời đại ấy. Sau
khi hoạt động, nó vượt ngoài sự mong đợi của Coca-Cola, nó tạo nên cơn sốt mạnh, tại
Australia lúc bây giờ phải sôi sục khắp cả nước.
Hình 1-2. Chiến dịch “Share a Coke” - “Cùng chia sẻ Coca" năm 2011

1.1.2. Tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing)


Truyền thông mạng xã hội (Social Media) là công nghệ dựa trên máy tính tạo
điều kiện cho việc chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ và thông tin thông qua việc xây dựng các
mạng và cộng đồng ảo. Thuật ngữ chỉ cách thức truyền thông kiểu mới trên nền tảng là
các dịch vụ trực tuyến nhằm chia sẻ các tin tức và lưu truyền nhanh chóng và có tính
đối thoại vì có thể cho ý kiến hoặc tạo môi trường thảo luận.
Đối với đối tượng doanh nghiệp, tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media
Marketing) là xu hướng tiếp thị mới phát triển ứng dụng trong hoạt động marketing hỗ
trợ doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Theo trang web Formic Media (năm 2010) , tiếp thị truyền thông mạng xã hội
là: “một dạng của marketing trực tuyến được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu
marketing và thương hiệu thông qua việc tham gia vào các mạng xã hội khác nhau
(MySpace, Facebook, LinkedIn), các mạng đính dấu và lưu trữ đường link (Digg,
Stumbleupon), các mạng chia sẻ (Flickr, Youtube), các trang web đánh giá (ePinions,
BizRate), các blog, diễn đàn, hệ thống đọc tin trực tuyến và mạng ảo 3D (SecondLife,
ActiveWorlds).”
Hoạt động marketing trên mạng xã hội rất nhiều doanh nghiệp thực hiện do lợi
ích mang lại rất lớn:
 Tăng độ nhận diện thương hiệu. Đến năm 2025 theo dự đoán của Statista sẽ đạt
khoảng 4.4 tỷ người dùng mạng xã hội.
 Tăng lưu lượng truy cập, có được những Insight khách hàng tốt hơn, đẩy mạnh
chuyển đổi: việc thường xuyên chia sẻ những giá trị sản phẩm và dịch vụ sẽ thu hút 1
lượng khách hàng tiềm năng, tăng cao doanh số và tỉ lệ chuyển đổi.
 Tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Hỗ trợ dịch vụ trải nghiệm cho khách
hàng.
Xu hướng sử dụng mạng xã hội: doanh nghiệp phải thực sự hiểu rằng các hình
thức tạo doanh thu đến từ mạng xã hội và các nền tảng số khác, cái mà thực sự ảnh
hưởng đến sự hình thành lựa chọn của khách hàng về thương hiệu. Kể từ khi có sự
xuất hiện của social, nó đã rất hữu ích trong việc đơn giản hoá việc quản lý các lựa
chọn.
Chẳng hạn như Facebook đã trở thành phần quan trọng cho đa phần các đối
tượng khách hàng. Hay như LinkedIn là trang web dành cho nhóm đối tượng là các
doanh nghiệp.
1.1.3. Thương mại di động (Mobile commerce hay M-commerce)
Thương mại di động là gì?
Thương mại di động chính là sự phân phối trực tiếp thương mại điện tử trực tiếp
tới tay người tiêu dùng, ở bất kì đâu, thông qua công nghệ không dây như máy tính
bảng, điện thoại di động thực hiện các giao dịch bao gồm mua sắm, bán hàng, ngân
hàng trực tuyến và thanh toán hóa đơn.
Bản chất của thương mại di động
Một nền tảng kinh doanh online chứng tỏ được tính tiện dụng khi được người
dùng ưa chuộng. Để bắt kịp xu thế, các doanh nghiệp đang dần hướng chuyển đổi số,
đổi mới và xây dựng tối ưu hoá các trang web để phù hợp với thương mại di động.
Bên cạnh nhu cầu mua sắm online sau đại dịch ngày càng đẩy lên đỉnh điểm của ngành
thương mại và chuyển đổi số nên việc đầu tư kênh bán hàng di động càng trở nên nóng
sốt hơn.
Ứng dụng thương mại di động tại Việt Nam
Thương mại di động ngày càng lên ngôi khi xu thế sử dụng các thiết bị công
nghệ thông minh càng phát triển. Các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,...
cũng đã bổ sung các tính năng mới như cách cỗ vũ mua sắm khi họ lướt Internet. Vô
hình chung trong tiềm thức của mọi người, điện thoại thông minh trở thành vật dụng
thiết yếu trong đời sống thường ngày. Theo số liệu từ bộ phận đo lường bán lẻ Nielsen
Việt Nam ở sự kiện Mobile Ecommerce Day 2018, ở 6 thành phố lớn nhất Việt Nam
có 91% số dân sử dụng điện thoại thông minh (2016) và con số ấy vẫn đang gia tăng.
Một số ứng dụng như:
Dịch vụ mua sắm trực tuyến: Thương mại di động đang phát triển thần tốc trên
thị trường Việt Nam, đặc biệt có 3 sàn thương mại điện tử nổi tiếng đang dẫn đầu có
thể kể đến như Shopee, Lazada, Tiki. Trong đó Shopee được đánh giá là sàn mua sắm
có sức ảnh hưởng mạnh nhất đến người tiêu dùng Việt, đặc biệt là giới trẻ. Với ưu
điểm vượt trội về tính năng và sự tiện lợi, sàn S mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho
người sử dụng.
Hình 1-3. Thương hiệu Shoppe

Dịch vụ thanh toán trực tuyến: Theo nhịp sống thời đại 4.0, sự phát triển của
công nghệ phổ biến toàn cầu. Mọi hoạt động chuyển đổi lên kỹ thuật số, thị trường
Việt Nam đã có sự xuất hiện cả các loại hình thanh toán trực tuyến. Trong đó, ví điện

Hình 1-4. Đa dạng hình thức thanh toán trực tuyến


tử Momo nổi bật nhiều tính năng hữu ích, hỗ trợ thanh toán nhanh từ ngân hàng này
đến ngân hàng khác, thanh toán bằng số điện thoại, quét mã QR hay thanh toán hóa
đơn điện nước, mạng Internet hay đặt mua vé xem phim,... mà không cần trực tiếp ra
cửa hàng. Được xem là một trong số các ứng dụng thanh toán thành công tính tới thời
điểm hiện tại trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến.
Dịch vụ tin nhắn: Để đáp ứng nhu cầu thời đại kỷ nguyên số, sự ưu tiên của giao
tiếp trực tuyến là thiết yếu. Rất nhiều Doanh nghiệp đặc biệt phát triển các App riêng
để người dùng nhắn tin và tương tác lẫn nhau. Như Zalo, Messenger, Viber,...
1.2. Sự khác biệt kinh doanh số và TMĐT
Bảng 1-1. Phân biệt thương mại điện tử và kinh doanh điện tử

Các yếu tố Thương mại điện tử Kinh doanh điện tử


Đặc điểm Là một hoạt động nằm Bao gồm cả thương mại
trong kinh doanh điện tử điện tử
Ý nghĩa Nhấn mạnh vai trò, hoạt Nhấn mạnh vai trò của
động trao đổi, mua bán Internet và công cụ công
hàng hóa Internet nghệ trong mọi hoạt động
kinh doanh của kinh
nghiệp
Các hoạt động Bao gồm các hoạt động Bao gồm các hoạt động
mua bán, trao đổi hàng liên quan đến kinh doanh
hóa, dịch vụ, thanh toán, trực tuyến của doanh
… qua Internet nghiệp: quản lý kho hàng,
vật liệu, Marketing, quản
lý khách hàng và đơn hàng
Giao dịch Giới hạn, chỉ liên quan Không giới hạn, liên quan
đến giao dịch của khách đến mọi giao dịch trong
hàng quá trình kinh doanh
Công nghệ Nền tảng thương mại điện Nền tảng thương mại điện
tử tử, CRM, ERP, … liên
quan đến toàn bộ quá trình
kinh doanh
Phương thức tiếp cận Tiếp cận các đối tượng Tiếp cận các đối tượng
khách hàng bên ngoài bên ngoài và nội bộ

1.2.1. Kinh doanh số


Kinh doanh số (E-Business): Kinh doanh số là một khái niệm tổng quan hơn,
bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh thực hiện bằng cách sử dụng các công nghệ
số hóa. Nó bao gồm cả thương mại điện tử.
Kinh doanh số không giới hạn trong việc giao dịch sản phẩm hoặc dịch vụ trực
tuyến. Nó có thể bao gồm cả quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quảng cáo trực tuyến,
quản lý chuỗi cung ứng và nhiều hoạt động khác.
Nó có thể áp dụng cho các doanh nghiệp trực tuyến và ngoại tuyến và thường
liên quan đến việc sử dụng công nghệ số hóa để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh tổng
thể.
Phân tích Intranet và Extranet
Mối quan hệ internet, intranet, extranet
Intranet và Extranet là hai hệ thống mạng trong tổ chức hoặc doanh nghiệp được
sử dụng để chia sẻ thông tin và tương tác với các thành viên trong và ngoài tổ chức.
 Intranet:
Phạm vi sử dụng: Intranet là một hệ thống mạng nội bộ được sử dụng bên trong
tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nó giới hạn truy cập chỉ cho những người làm việc trong
tổ chức hoặc trong một mạng nội bộ cụ thể.
Mục đích: Intranet thường được sử dụng để chia sẻ thông tin, tài liệu, tài liệu
hướng dẫn nội bộ và thông tin khác giữa các bộ phận và nhân viên trong tổ chức. Nó
cũng có thể được sử dụng để tạo ra các ứng dụng nội bộ như hệ thống quản lý tài liệu,
diễn đàn nội bộ, và các ứng dụng nội bộ khác để cải thiện hiệu suất làm việc nội bộ.
Bảo mật: Intranet thường có mức độ bảo mật cao hơn vì nó chỉ cho phép truy
cập từ các nguồn nội bộ đã được ủy quyền.
Ví dụ: Intranet được sử dụng để chia sẻ tài liệu nội bộ, lịch làm việc, và cơ sở
dữ liệu nhân viên trong tổ chức.
 Extranet:
Phạm vi sử dụng: Extranet cũng là một hệ thống mạng, nhưng nó mở rộng
phạm vi truy cập so với intranet. Nó cho phép các thành viên bên ngoài tổ chức (như
đối tác, khách hàng, nhà cung cấp) truy cập vào một phần của hệ thống mạng của tổ
chức.
Mục đích: Extranet thường được sử dụng để tạo ra một giao diện tương tác với
các bên bên ngoài tổ chức. Ví dụ, nó có thể sử dụng để khách hàng đặt hàng trực tuyến
hoặc để đối tác truy cập vào thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bảo mật: Mức độ bảo mật của extranet phụ thuộc vào cách cấu hình. Nó phải
được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chỉ những người được ủy quyền có quyền
truy cập và chỉ vào các phần cụ thể của hệ thống.
Ví dụ: Extranet có thể được sử dụng để cho phép các đối tác thương mại truy
cập vào hệ thống đặt hàng hoặc để khách hàng theo dõi tình trạng đơn hàng của họ
trực tuyến. So sánh giữa Intranet và Extranet
Intranet: Mạng doanh nghiệp tư nhân dành cho nhân viên trong tổ chức. Mạng
intranet tập trung các tài liệu, công cụ, thông tin và khả năng thông qua một nền tảng
thống nhất.
Extranet: Mạng riêng được kiểm soát cho phép các đối tác bên thứ ba lấy thông
tin, thường là về một công ty hoặc tổ chức cụ thể và mức độ cho phép xem và lấy
thông tin được giới hạn, không cần cấp quyền truy cập vào toàn bộ mạng của tổ chức.
=> Cả hai nền tảng đều tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi ý tưởng và
khuyến khích cộng tác bằng cách cung cấp các lộ trình truyền thông đa dạng. Intranet
thực hiện điều này trong nội bộ, cho các đồng nghiệp trong một doanh nghiệp đơn lẻ.
Extranet cho phép các tổ chức mở rộng khả năng chia sẻ kiến thức của họ bằng cách
tạo ra các trao đổi mới với các cá nhân hoặc nhóm bên ngoài doanh nghiệp.
Tóm lại, Intranet và Extranet là cả hai hệ thống mạng dùng để chia sẻ thông tin
và tương tác trong và ngoài tổ chức, nhưng chúng có phạm vi sử dụng và mục đích
khác nhau, cũng như cần được cấu hình với mức độ bảo mật thích hợp cho từng trường
hợp sử dụng cụ thể.
Hình 1-5. Mối quan hệ giữa Intranet, Extranet và Internet
1.2.2 Thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một phần của kinh doanh số, tập trung chủ yếu vào việc
mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến thông qua Internet. Nó tập trung vào các
giao dịch thương mại, bao gồm việc xem sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và giao hàng.
Thương mại điện tử thường liên quan đến các trang web cửa hàng trực tuyến, thị
trường trực tuyến, và hình thức mua bán trực tuyến khác. Thương mại điện tử thường
phục vụ cho người tiêu dùng cuối cùng (B2C), doanh nghiệp đến người tiêu dùng
(B2B2C) hoặc doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B).
Tổ chức Spotify là một ví dụ cụ thể về công ty thương mại điện tử trong lĩnh
vực dịch vụ phát nhạc trực tuyến:
 Dịch vụ Phát nhạc Trực tuyến: Spotify là một dịch vụ phát nhạc trực tuyến cho
phép người dùng truy cập vào một thư viện rất lớn các bài hát từ nghệ sĩ khác nhau
trên khắp thế giới. Người dùng có thể tìm kiếm, chơi và tạo danh sách phát cá nhân
theo sở thích của họ.
 Mô hình Kinh doanh: Dịch vụ Miễn phí với Quảng cáo: Spotify cung cấp một
phiên bản miễn phí với quảng cáo, trong đó người dùng có thể truy cập vào âm nhạc
nhưng phải chấp nhận xem quảng cáo trước, giữa hoặc sau khi nghe. Dịch vụ Trả phí:
Spotify cũng cung cấp phiên bản trả phí, gọi là Spotify Premium, cho phép người dùng
nghe nhạc mà không bị gián đoạn bởi quảng cáo. Premium cũng cung cấp các tính
năng bổ sung như tải nhạc về để nghe offline và chất lượng âm thanh cao hơn.
 Tập trung vào Curation và Gợi ý: Spotify sử dụng các thuật toán và dữ liệu
người dùng để tạo ra danh sách phát cá nhân hóa và gợi ý âm nhạc cho người dùng
dựa trên sở thích âm nhạc của họ. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và
khuyến khích họ khám phá âm nhạc mới.
 Hợp tác với Nghệ sĩ và Nhà sản xuất: Spotify đã thiết lập các đối tác với nghệ sĩ
và hãng thu âm để cung cấp âm nhạc chất lượng cao và hỗ trợ người sáng tạo. Điều
này đã tạo ra các chương trình độc quyền và nội dung độc đáo trên nền tảng của họ.
 Phát triển toàn cầu: Spotify đã mở rộng hoạt động của họ trên toàn cầu và đã có
sự hiện diện ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ đã tùy chỉnh nội dung và nền tảng của
mình để phục vụ người dùng trong nhiều ngôn ngữ và vùng đất.
 Mô hình Kinh doanh trực tuyến: Spotify hoàn toàn hoạt động trực tuyến, người
dùng có thể truy cập dịch vụ của họ thông qua các ứng dụng di động và trình duyệt
web. Họ thu phí và cung cấp nội dung âm nhạc qua Internet.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC CỦA KINH
DOANH SỐ
2.1 Kinh doanh kỹ thuật số
2.1.1. Cơ hội
Internet cung cấp vô vàn cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong việc xây dựng
mối quan hệ gắn kết hơn với khách hàng, nhà cung cấp online của họ, giúp họ đạt
được mục tiêu tạo ra khách hàng trung thành với thương hiệu. Việc sử dụng các dịch
vụ online, kỹ thuật số cũng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thuận lợi hơn cho việc
phân phối sản phẩm và các dịch vụ khách hàng. Nhờ vào việc cung cấp dịch vụ online
chất lượng cao, tổ chức có thể xây dựng được mối quan hệ với khách hàng của mình
và chính với các cổ đông.
Ngày nay, người dùng đang chi tiêu nhiều hơn trên mạng. Điều này đã chuyển
dần trọng tâm của doanh nghiệp sang các kênh kỹ thuật số. Sự phát triển của nền kinh
tế số đã giúp người dùng dần quen thuộc hơn và chuyển sang sử dụng các hình thức
mua sắm mới. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã tìm cho mình nhiều lợi thế hơn khi kinh
doanh trên môi trường Internet. Khi đề cập đến mô hình kinh doanh số, Chaffey &
White (2010) đã nhấn mạnh rằng:
“Doanh nghiệp số tạo ra rất nhiều giá trị vì họ ứng dụng công nghệ thông tin
hiệu quả, đa dạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng và tích hợp được nhiều quy trình vào
trong chuỗi giá trị”
Tiềm năng gia tăng doanh thu từ việc tăng tiếp cận đến một lượng lớn khách
hàng và khuyến khích họ quay lại mua hàng. Giảm chi phí thông qua việc truyền tải
nhờ điện tử (chi phí nhân viên, chi phí phương tiện và chi phí vật liệu nhỏ khác như
giấy, văn phòng phẩm….)
Một số lợi ích của kinh doanh số bao gồm:
Nâng cao năng suất
Áp dụng khoa học và công nghệ sẽ giúp cho quá trình sản xuất trở trơn tru, dễ
dàng để có thể vận hành hơn qua đó đảm bảo được hiệu quả cao. Kèm theo đó mọi thứ
sẽ nhanh chóng hơn và hạn chế sai sót đến mức nhỏ nhất.
Tiết kiệm chi phí vận hành
Tất nhiên, doanh nghiệp nào cũng luôn mong muốn giảm thiểu chi phí. Thứ
nhất, công ty sẽ tiết kiệm được chi phí tuyển dụng nhân viên. Ngoài ra, việc thực hiện
quy trình theo cách thủ công sẽ mất nhiều thời gian hơn và tạo ra nhiều lỗi hơn so với
sử dụng máy.
Chất lượng cao và nhất quán
Đảm bảo tất cả các hoạt động được thực hiện nhất quán để cung cấp chất lượng
cao và đầu ra nhất quán.
Dễ dàng tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn
Với sự phát triển của Internet, quy trình tiếp thị của người bán sẽ được phân tán
trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, như Facebook, các nền tảng thương mại
điện tử, … từ đó việc tiếp cận nhiều khách hàng hơn để mua hàng sẽ ngày càng dễ
dàng hơn.
Dễ dàng mở rộng hơn
Các doanh nghiệp kỹ thuật số thậm chí không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới
hoặc thuê thêm nhân viên khi mở rộng và phát triển. Họ chỉ đơn giản là tận dụng các
kênh kỹ thuật số để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
2.1.2. Rào cản và rủi ro
Những cơ hội phải được cân bằng lại bằng những rủi ro về sự mở màn của các
dịch vụ kinh doanh số, cái mà bao gồm các rủi ro thực tế và các rủi ro mang tính chiến
lược. Một trong những rủi ro có chiến lược nhất là việc đưa ra các quyết định đầu tư
sai lầm (đầu tư vào các mô hình kinh doanh số). Ở bất kỳ lĩnh vực nào trong kinh
doanh, một số nhiều các doanh nghiệp đã tận dụng kỹ thuật số vào kinh doanh và dành
được lợi thế cạnh tranh. Nhưng số nhiều các DN còn lại đã đầu tư vào kinh doanh số
mà không nhận được bất kỳ hy vọng về lợi nhuận nào. Đơn giản bởi vì các kế hoạch
hành động bị sai lầm, hay cũng bởi vì một lý do khác là sự tiếp cận đó vẫn chưa đúng
cách.
Ảnh hưởng của Internet và công nghệ được biểu hiện ở đa dạng các ngành nghề,
lĩnh vực. Andy Grove, chủ tịch của Intel, là một trong những người đầu tiên đã sớm áp
dụng kỹ thuật số vào kinh doanh.
"Internet là một lực của bão nhiệt đới, một áp lực lớn hơn gấp 10 lần, thậm chí
còn kèm theo một ít gió? Hay về cơ bản là một lực mà sẽ làm thay đổi chính doanh
nghiệp chúng ta?" (Grove, 1996). Tuyên bố trên dường như có "sức nặng", làm thế nào
mà các nhà lãnh đạo có thể phản ứng với các công nghệ số khác biệt như vậy; ảnh
hưởng sẽ còn trở nên đa dạng hơn qua thời gian từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập
đoàn lớn và cần phải có những phản ứng thích hợp.
Có một số các rủi ro thực tiễn mà chúng ta có thể kiểm soát được, nếu làm ngơ,
những rủi ro này có thể mang lại trải nghiệm tồi tệ cho chính khách hàng của thương
hiệu, các thông tin xấu làm phá hủy danh tiếng của doanh nghiệp. Ở phần cơ hội,
chúng ta đã đi qua khái niệm "soft lock-in"; tuy nhiên, nếu trải nghiệm của khách hàng
về dịch vụ là tệ, họ sẽ ngừng sử dụng chúng, và đổi qua các lựa chọn online khác.
Rào cản:
Thay đổi bản chất của văn hoá
Giới hạn sự cộng tác: Trong thời gian đầu khi mới áp dụng kỹ thuật số, doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn khi có xu hướng thiếu sự sẵn lòng để chia sẻ, và cộng tác. Vấn
đề của nhà quản trị và của cả quy trình quản lý, thông tin, hệ thống làm mọi người
thiếu đi sự chia sẻ kiến thức lẫn nhau. Sự đổi mới của công nghệ số với chính các đội
nhóm cộng tác đa phòng ban thường rất khác biệt so với những cái mà các nhân viên
đã từng làm. Là hình thức làm việc kiểu chuyên môn, có hệ thống phân cấp rõ ràng.
Không sẵn sàng: Khi doanh nghiệp chưa có đủ nguồn lực, kỹ năng để đáp ứng
chuyển đổi số vào doanh nghiệp của mình (gọi là đầu tư sai)
Khoảng cách về năng lực: Đây có lẽ là một trong những rào cản khá lớn của
doanh nghiệp. Nó đến từ việc do hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh theo cấu trúc
truyền thông, được tổ chức làm việc theo chức năng ví dụ: IT, sale, hay người làm việc
ở bộ phận cung ứng. Kinh doanh số đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng với nhiều
cách tiếp cận khác nhau. Con người, quy trình, công nghệ phải hoà hợp để giúp quy
trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân sự cần học hỏi các kỹ năng mới, tập trung
vào tính đổi mới, sự thay đổi và khả năng sáng tạo đi kèm với công nghệ đó, ví dụ: AI,
IoT.
Mô hình công nghệ lỗi thời: Quy trình doanh nghiệp quá lạc hậu, hoặc doanh
nghiệp cần phải đưa ra những quyết định lựa chọn công nghệ nào là phù hợp
Không dễ dàng: Thực tế, rào cản khó khăn cho doanh nghiệp để thâm nhập vào
việc sử dụng kinh doanh số là chi phí đắt đỏ, và các thách thức về mặt kỹ thuật.
Rủi ro:
Rủi ro về công nghệ
Các dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp có thể biến mất ngay lập tức khi xảy ra
các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, hoặc công nghệ của bạn trở nên lỗi thời nếu không
được update thường xuyên (chi phí cho vấn đề này cũng không hề nhỏ), cái mà sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hệ thống, con người và quy trình làm việc của doanh nghiệp. Các
rủi ro chính, quan trọng phải kể đến: khả năng phát triển (scalability), khả năng làm
việc tương trợ (compatibility) nghĩa là công nghệ đó phải hiệu quả khi làm việc với
các máy móc hoặc quy trình khác, sao chép dữ liệu, sự tương phản. Tất cả rủi ro kể
trên có thể dẫn đến sai lầm to lớn mang tính tổ chức.
Rủi ro về an toàn mạng
Internet tiếp xúc với hầu hết các hệ thống (bao gồm LANs và WANs) có thể dẫn
đến rủi ro về an toàn mạng bao gồm: vi phạm dữ liệu khi sử dụng phần mềm ẩn danh.
Rủi ro lớn hơn liên quan việc sự an ninh, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp hay các ứng
dụng trang web, cơ sở hạ tầng của các vấn đề liên quan đến an ninh
Đánh cắp dữ liệu
Đảm bảo được sự bảo vệ cho các dữ liệu của doanh nghiệp thông qua hệ thống
kỹ thuật số là giai đoạn hết sức quan trọng của tổ chức. Sự tấn công bằng việc đánh
cắp dữ liệu gây nên các scandal tai tiếng, làm doanh nghiệp có thể bị thiệt hại rất
nhiều. Rủi ro lớn gồm: phân loại dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, mã hoá dữ liệu, xử lý dữ liệu.
Khả năng phục hồi của doanh nghiệp
Tính độc lập cao, sự liên kết chặt chẽ của các phần mềm có thể dẫn đến sự ngăn
cản trong quy trình vận hành của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu một ngày tất cả mạng cục
bộ LANs trên các máy tính của công ty được kết nối với một mạng lưới khác (Có thể
là của một kẻ xấu nào đó, hay đơn giản là bị hack), phiên bản lúc này đang là một
trong những đe dọa tiềm ẩn cho chính doanh nghiệp và toàn bộ hệ thống đang vận
hành. Nếu sự gián đoạn này kéo dài, thì rủi ro về việc hồi phục lại mạng lưới, khả năng
thích ứng với an toàn dữ liệu, quản trị khủng hoảng
Một vài ví dụ về trải nghiệm tệ của khách hàng:
 Rất nhiều các website thất bại vì sự bùng nổ lượng truy cập sau một giờ cao
điểm các chiến dịch quảng cáo trên TV
 Hacker thành công đột nhập vào hệ thống an ninh và đánh cắp tín dụng, thông
tin cá nhân của khách hàng
 Một loạt email của doanh nghiệp (email-marketing) mà không có sự cho phép
của họ, gây phiền toái, phá huỷ sự riêng tư và các luật lệ về sự bảo vệ dữ liệu, nhờ vào
việc mua lại dữ liệu khách hàng từ bên thứ 3. Nhiều nhà phê bình cho rằng, việc doanh
nghiệp biết quá nhiều về khách hàng làm đánh mất sự riêng tư của họ, doanh nghiệp sử
dụng hình thức như vậy là đang trục lợi từ khách hàng mà ngay cả họ cũng không biết.
Về mô hình lừa đảo, như các khoản đầu tư lừa đảo ước tính tăng mạnh theo cấp số
nhân hàng năm. Theo như Internet Crime Complaint Center, kể từ 2005 báo cáo về lừa
đảo qua internet tăng gấp 3 khoảng 275,000 mỗi năm. Năm trước đó, lừa đảo tiền vượt
800 triệu đô la - Một hình thức lừa đảo khác gọi là "phishing", kẻ xấu sẽ gửi những
email với nội dung hấp dẫn, để người dùng cung cấp thông tin cá nhân cho họ, ngay
sau đó sẽ có tin nhắn báo rằng tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng của họ báo rằng
sự an toàn đang bị đe dọa. Người lừa đảo sẽ đề nghị người dùng nhập lại thông tin cá
nhân để xác minh: số căn cước, tài khoản ngân hàng, mật khẩu,.. Hình thức lừa đảo
này làm xấu đi hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, làm họ không còn tự
tin khi mua hàng hay làm gì cần cung cấp thông tin online.
 Gặp vấn đề với việc thoả mãn đặt hàng online (bị lạc hàng, delay, giao lộn,..)
 Các email dịch vụ của khách hàng yêu cầu thông tin từ website không được gửi
đến đúng người, hoặc thường bị ngó lơ.
 Sự nhận thức của doanh nghiệp về những rủi ro này có lẽ là nguyên nhân dẫn
đến sự giới hạn việc chuyển đổi số của rất nhiều các tổ chức.
Study case: DuckDuckgo
Google thống trị thị trường Mỹ với 64% thị phần. Hai gã khổng lồ khác là
Microsoft’s Bing và Yahoo cộng lại chỉ chiếm 34% tổng thị trường. Chỉ để lại 2% quý
giá cho ai muốn bước vào thị trường của công cụ tìm kiếm. Google và những gã khổng
lồ khác cũng có một mạng lưới liên kết sâu đậm với những doanh nghiệp ngoài thị
trường. Vậy làm thế nào để một doanh nghiệp nhỏ như DuckDuckGo có cạnh tranh lại
với kẻ quyền lực toàn cầu ấy?
Thực tế thì Duck không trực tiếp đối đầu, thay vào đó, họ tìm kiếm một thị
trường độc nhất và vận hành tại nơi mà những ông lớn không có mặt. Một startup
Công cụ tìm kiếm gan dạ - DuckDuckGo, tạo ra một thị trường riêng. Thay vì đối đầu
với Google hay những gã lớn khác, Duck cung cấp lợi ích khách hàng, cái mà những
“kẻ dẫn đầu" không thể làm đó chính là bảo mật tính riêng tư thông tin của khách
hàng. Sau đó hoà hợp sự độc lạ riêng đó với đặc điểm của doanh nghiệp và cộng đồng
người dùng.
Duck sẽ không thể tồn tại chỉ nhờ vào sự độc đáo đó, mà cần phải khám phá
thêm. Đây là doanh nghiệp vẫn còn tương đối nhỏ (trung bình có khoảng 3tr lượt tìm
kiếm mỗi năm so với Google là hơn 1.2 nghìn tỷ). Tuy vậy mức độ tìm kiếm hằng
ngày của Duck tăng nhiều hơn 10 lần chỉ trong vòng 3 năm, trong khi đó tốc độ tăng
trưởng của Google có một chút trì. Khi Gabriel lần đầu tiên ra mắt Duck, rất nhiều
người cho rằng anh bị điên. Làm sao mà 1 startup nhỏ có thể trở nên vĩ đại như
Google, nhưng đơn giản hơn là giả mạo, bắt chước Google. Ông đã đi theo một đường
lối khác biệt hoàn toàn, Duck tập trung phát triển chất lượng của công cụ tìm kiếm với
đặc điểm phân biệt chính. Định vị thương hiệu một cách mạnh mẽ với tuyên bố “Tìm
kiếm thông minh hơn, ít kết quả rác, sự riêng tư thực sự" “Smarter Search, Less
Clutter. Real privacy". Duck tập trung duy chỉ vào “tìm kiếm". Cung cấp được độ
mượt, clutter-free có thể tự thiết kế giao diện mang tính cá nhân hoá với rất ít quảng
cáo gián đoạn. Cũng như các công cụ tìm kiếm khác, DuckDuckGo truy vấn trả về kết
quả tìm kiếm theo từng liên kết dựa trên các nguồn của bên thứ ba. Tuy nhiên, kết quả
sẽ được lọc, sắp xếp lại để giảm kết quả spam. Và trong từng liên kết, kết quả tìm kiếm
thường xuyên của nhiều nhà nghiên cứu, Duck cũng cung cấp “Instant Answer - kết
quả tìm kiếm ngay lập tức" trong form chứa hộp thông tin liên kết không hiển thị trên
kết quả tìm kiếm.
Khi mà bạn tìm kiếm, bạn chắc hẳn muốn một câu trả lời. Và việc của Duck là
cố gắng trả lời câu hỏi đó. Với tính năng này, Duck có thể giúp người dùng click vào
thứ mình muốn thay vì phải click nhiều lần để tìm kiếm. Duck có thể cho bạn nhiều

Hình 2-1. Thương hiệu DuckDuckGo


hơn một câu trả lời ngay lập tức. Trả lời dựa trên các nguồn của bên thứ ba nhưng kiến
thức sâu hơn, đa dạng hơn đến từ những cộng đồng trung thành, chủ động và phát triển
cho người dùng và các nhà phát triển. Duck là một công cụ tìm kiếm được tạo ra bởi
cộng đồng (You're on the team). Chúng tôi không chỉ là một thuật toán, mà chúng tôi
còn hơn thế nữa. May mắn thay, Duck có một điểm khách biệt tiên quyết mà Google
không thể bắt chước được đó chính là “sự riêng tư thật". Google hoàn toàn được xây
dựng cho tính cá nhân hoá và những hành vi khách hàng đó sẽ là mục tiêu marketing
cho những nhà quảng cáo. Đòi hỏi sưu tập và chia sẻ dữ liệu về khách hàng về những
mối quan tâm họ tìm kiếm. Khi bạn tìm kiếm trên Google, doanh nghiệp biết rõ bạn là
ai, những gì bạn tìm kiếm và bạn đã tìm kiếm khi nào. Sau đó tích hợp định dạng
online và data với dịch vụ của Google. Trái lại, Duck được thiết kế một cách đặc biệt
để trở nên ít đại trà, ít đáng sợ hơn đối thủ của nó. Duck sẽ không biết được bạn là ai,
không biết IP của người dùng hoặc không dùng bên thứ 3 để theo dõi hoạt động online
của khách hàng. Người dùng sẽ không cần có tài khoản, không bị lưu lại lịch sử tìm
kiếm.
Do vậy, Duck trở thành công cụ tìm kiếm được quan tâm bởi những nhóm đối
tượng yêu cầu sự riêng tư cao.
“Nếu bạn truy cập vào các hoạt động tìm kiếm của người dùng, đó là những thứ
cá nhân nhất trên Internet" nhà lãnh đạo của DuckDuckgo nói “Không giống như
Facebook, nơi mà bạn phải chọn lọc những thứ mình muốn đăng tải, bạn đang tìm
kiếm về những vấn đề y khoa, tài chọn và hàng loạt thứ khác". Ngày nay, thì nhiều
người quan tâm đến sự riêng tư trên Internet hơn bao giờ hết. “It's obvious why people
don't want to be tracked".
Vậy DuckDuckgo kiếm tiền như thế nào?
Vào năm trước Google kiếm được 90% trong 74,5 tỉ đô la doanh thu đến từ
quảng cáo. Tuy vậy, mặc dù không theo dõi khách hàng, Duck vẫn có thể kiếm được
lợi nhuận bằng việc tập trung vào mang đến những quảng cáo dựa trên bối cảnh, tình
huống cụ thể. Ví dụ: Khi người dùng tìm kiếm “ TV góc cạnh màn hình LED", Duck
sẽ hiển thị những quảng cáo liên quan đến các nhà sản xuất TV hay người bán lẻ
những người mà trả tiền cho những từ khóa liên quan đến.
Duck biết rằng mình không thể trở nên như Google và cũng không thể bắt cả thế
giới sử dụng Duck. Nên Duck đã tạo ra sự kết nối cực kì sâu sắc với khách hàng trung
thành, len lỏi một phần nhỏ vào thị trường tìm kiếm online rộng lớn (Google hay
những gã khổng lồ khác không thể đánh bại Duck, đánh bại nhóm người dùng mục
tiêu đó)
Giải pháp:
Vậy việc ứng dụng kỹ thuật số vào kinh doanh sẽ luôn bao gồm rủi ro và rào
cản, tuy nhiên như DuckDuckgo - một doanh nghiệp nhỏ ở study case trên đã có
những quyết định đầu tư thông minh. Một số giải pháp cho doanh nghiệp để phản ứng
lại các rủi ro đến từ kinh doanh số. Hiểu được những rào cản và rủi ro của kinh doanh
số từ đó định hình và đối mặt với những nguy cơ mà doanh nghiệp có thể gặp phải
trong môi trường kỹ thuật số.
Định hình các rủi ro và rào cản tiềm ẩn (risk portfolio):
 Việc mỗi doanh nghiệp chuẩn bị và dự đoán các rủi ro nhờ vào phân tích, quan
sát có cơ sở là bước đầu cho giải pháp khi muốn gia nhập vào thị trường kinh doanh
số.
 Thiết kế, xây dựng chiến lược quản trị rủi ro có kế hoạch (risk management)
 Rủi ro có thể đến từ rất nhiều khía cạnh khác nhau trong kinh doanh số (con
người, công nghệ, dữ liệu,..). Việc có kế hoạch bài bản và chiến lược sẽ giúp doanh
nghiệp không gặp bỡ ngỡ, cũng như có phản ứng đúng đắn khi rủi ro xảy ra.
 Áp dụng các công cụ kỹ thuật số giúp phân tích, dự đoán xử lý rủi ro
 Tận dụng rủi ro, biến thành cơ hội
Không phải thử thách nào cũng ngăn cản sự phát triển của doanh nghiệp, đây là
lúc đánh giá sự nhạy bén trong quản trị rủi ro của các nhà lãnh đạo. Ví dụ ở study case
trên, DuckDuckgo cũng là doanh nghiệp số tương tự giống Google, tuy nhiên doanh
nghiệp đã tận dụng lợi thế cũng là điểm yếu của Google là tính riêng tư người dùng để
cạnh tranh gián tiếp.
2.2. Sử dụng Internet của người tiêu dùng
2.2.1. Bối cảnh
Toàn cầu:
Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của
chúng ta và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Theo thống kê của We Are Social
và Meltwater, tính đến tháng 6 năm 2023 đã có hơn 5,6 tỷ người dùng Internet trên
toàn thế giới, người dùng Internet toàn cầu trung bình dành bảy giờ trực tuyến mỗi
ngày. Tính đến hết năm 2022 đã có hơn 1,97 tỷ trang WEB đã có Internet. Châu Á tiếp
tục xu hướng có số lượng người dùng Internet lớn nhất toàn cầu, chiếm 53.6% thế giới
internet. Tiếp theo là Châu Âu với (13,7%), Châu Phi với (11,9%) và Châu Mỹ Latinh
(9,9%). Tỷ lệ thâm nhập Internet trung bình là 69% (so với 35% năm 2013)
Đối với Việt Nam:
Tính đến tháng 1 năm 2023, Việt Nam có khoảng 77.93 triệu người dùng
Internet, tương đương với 79,1% tổng dân số. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số và
nhu cầu sử dụng các thiết bị và dịch vụ kỹ thuật số đang ngày càng tăng lên. Phân tích
của Kepios chỉ ra rằng người dùng Internet ở Việt Nam đã tăng 5,3 triệu (+7,3%) từ
năm 2022 đến năm 2023. Có 20,60 triệu (khoảng 20,9%) người ở Việt Nam không sử
dụng Internet vào đầu năm 2023.
Hình 2-2. Tăng trưởng Internet tại Việt Nam (2013-2023)

2.2.2.Vai trò
Internet phát triển giáo dục:
Mạng Internet như một kho lưu trữ thông tin khổng lồ. Khi cần tra cứu bất kỳ
thông tin nào, người dùng chỉ việc kiếm trên Google hay các công cụ hỗ trợ khác thì
thông tin liên quan sẽ hiện ra trong tích tắc. Mặc dù không phải bất cứ kiến thức nào
cũng đều có trên Internet. Tuy nhiên, để tra cứu thông tin một cách nhanh chóng và
thuận tiện thì không thể không dùng Internet.
Internet rõ ràng đã tác động đến tất cả các cấp độ giáo dục bằng cách cung cấp
những khả năng học tập không giới hạn. Trong tương lai của giáo dục là một tương lai
được nối mạng. Mọi người có thể sử dụng Internet để tạo và chia sẻ kiến thức cũng
như phát triển các cách dạy và học mới nhằm thu hút và kích thích trí tưởng tượng của
học sinh mọi lúc, mọi nơi, sử dụng mọi thiết bị. Bằng cách kết nối và trao quyền cho
sinh viên và nhà giáo dục, chúng ta có thể tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao
phúc lợi của xã hội trên toàn thế giới. Chúng ta nên làm việc cùng nhau, qua mạng
lưới, để xây dựng xã hội học tập toàn cầu.
Học sinh có thể làm việc tương tác với nhau, không bị hạn chế bởi những hạn
chế về thể chất hoặc thời gian. Ngày nay, bạn có thể dùng Internet để truy cập vào thư
viện, bách khoa toàn thư, phòng trưng bày nghệ thuật, kho lưu trữ tin tức và các nguồn
thông tin khác từ mọi nơi trên thế giới: đây là ưu điểm then chốt trong lĩnh vực giáo
dục. Web là một nguồn tài nguyên tuyệt vời để nâng cao quá trình xây dựng kiến thức.
Internet, ngoài mục đích giao tiếp, còn trở thành một công cụ quan trọng để trao
đổi kiến thức và giáo dục; nó không chỉ là một nguồn thông tin, hay một địa điểm nơi
các kết quả có thể được công bố, mà còn là một kênh hợp tác với những người và
nhóm khác đang thực hiện các chủ đề nghiên cứu liên quan.
Trên thực tế, công nghệ số đem lại nhiều lợi ích cho trẻ em. Đó là khả năng tiếp
cận thông tin khổng lồ trên mạng Internet để phục vụ cho việc rèn luyện, vui chơi, giải
trí. Mạng Internet đã xóa nhòa khoảng cách không gian, thời gian, đem đến cơ hội học
tập và giáo dục rộng mở cho trẻ. Ngoài mục đích tìm kiếm các hoạt động mang tính
giải trí thì Internet và mạng xã hội còn hỗ trợ cho các em trong việc học tập những
kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông. Những phần mềm ứng dụng trong
giáo dục trực tuyến trên mạng giúp trẻ em ở vùng nông thôn có cơ hội tiếp cận và học
tập. Với ưu thế hình ảnh, âm thanh sinh động… của các chương trình hấp dẫn và kích
thích trẻ học.
Kết nối con người:
Mạng Internet xuất hiện thay đổi hoàn toàn khái niệm liên lạc kết nối truyền
thống. Chỉ với cú click chuột đơn giản, bạn đã dễ dàng gửi tin nhắn, thông tin đến một
người khác ở bất kỳ đâu trên thế giới. Đặc biệt ngày nay khi những nền tảng mạng xã
hội như Facebook, Instagram... phát triển, quá trình kết nối mọi người với nhau lại
càng trở nên dễ dàng hơn.
Internet cũng đã thay đổi cách chúng ta tương tác với gia đình, bạn bè và bạn
đời. Giờ đây, mọi người đều được kết nối với những người khác theo cách đơn giản
hơn, dễ tiếp cận hơn và tức thời hơn; chúng ta có thể thực hiện một phần các mối quan
hệ cá nhân của mình bằng cách sử dụng máy tính xách tay, điện thoại thông minh và
máy tính bảng. Lợi ích của việc luôn sẵn sàng trực tuyến là rất đáng kể, đó là điểm
cộng chính của Internet: giữ liên lạc với nhau giữa người với người thực sự quan trọng
với người dùng
Internet và văn hóa:
Cũng như trong lĩnh vực giáo dục, sự phát triển của công nghệ thông tin và
truyền thông cũng như những tác động sâu rộng của toàn cầu hóa đang thay đổi con
người chúng ta và ý nghĩa của bản sắc văn hóa. Thế giới của chúng ta là một thế giới
phức tạp, trong đó dòng chảy văn hóa xuyên biên giới luôn gia tăng. Các khái niệm về
không gian, thời gian và khoảng cách đang mất đi ý nghĩa thông thường của chúng.
Toàn cầu hóa văn hóa đang diễn ra và một phong trào toàn cầu về các quá trình và
sáng kiến văn hóa đang được tiến hành.
Một lần nữa, trong lĩnh vực văn hóa, nhiều cơ hội rộng mở lại mở ra nhờ các
công cụ trực tuyến. Khả năng được nhân lên trong việc phổ biến, lưu trữ một đề xuất,
một kiến thức hoặc một tác phẩm nghệ thuật, bản sắc văn hóa của đất nước. Chống lại
những người dự đoán ngày tận thế cảnh báo rằng Internet đang làm tổn hại đến văn
hóa. Internet đang đưa văn hóa đến gần hơn với nhiều người hơn, khiến nó trở nên dễ
dàng và nhanh chóng hơn; nó cũng đang nuôi dưỡng sự trỗi dậy của các hình thức biểu
đạt mới cho nghệ thuật và truyền bá kiến thức. Trên thực tế, một số người sẽ nói rằng
Internet không chỉ là một công nghệ mà còn là một tạo tác văn hóa theo đúng nghĩa
của nó.
Ngoài tác động lên chính nền văn hóa, Internet còn mang lại lợi ích to lớn cho
sự đổi mới, mang lại tiến bộ trong mọi lĩnh vực nỗ lực - tạo ra hàng hóa, dịch vụ và ý
tưởng mới, nâng cao kiến thức và xã hội cũng như nâng cao phúc lợi.
Đối với các hoạt động kinh doanh:
Có hàng trăm ví dụ về các doanh nghiệp nhỏ đã phát triển mạnh mẽ vì tận dụng
sức mạnh của Internet, những ý tưởng xây dựng có hệ thống đều mang lại kết quả
đáng kinh ngạc. Ngày nay, nhờ có Internet, có hàng ngàn sản phẩm được bán ra mỗi
ngày và hàng ngàn doanh nghiệp kiếm hàng triệu đô la trên nền tảng Internet. Internet
cho phép bạn mở rộng không giới hạn về nơi bạn bán và những người bạn tiếp cận.
Rất nhiều lợi ích mà Internet đã mang lại cho các doanh nghiệp như:
 Phát triển cộng đồng mạng xã hội
 Xử lý nhiều công việc trong hệ thống doanh nghiệp nhanh chóng
 Quảng cáo trực tuyến
 Tiếp thị toàn cầu
2.2.3. Rào cản
Khó khăn trong việc lan truyền Internet trên toàn thế giới
Truy cập Internet đã phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua và mang lại lợi
ích của cuộc cách mạng thông tin đến mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một số
lượng đáng kinh ngạc những người không thể truy cập Internet.
Theo AFP, số liệu thống kê mới nhất của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU)
cho thấy, 1/3 dân số thế giới vẫn chưa có cơ hội tiếp cận Internet dù số người sử dụng
dịch vụ này đã tăng mạnh. ITU - cơ quan phụ trách công nghệ thông tin và truyền
thông của Liên hợp quốc (UN) cho biết, số người sử dụng Internet trên toàn cầu trong
năm 2023 đã tăng thêm 100 triệu người. Các quốc gia có thu nhập thấp ghi nhận tốc độ
tăng trưởng kết nối Internet cao nhất, với số người tiếp cận dịch vụ này đã tăng khoảng
17% trong năm qua. Theo dữ liệu từ Ủy ban Truyền thông Nigeria, số người sử dụng
Internet tại quốc gia này đạt mức 159,5 triệu người tính đến tháng 7-2023, chiếm
khoảng 3% toàn cầu.
Hình 2-3. Khách hàng tại một điểm cung cấp dịch vụ internet ở Kenya. Ảnh: Reuters

Dù ghi nhận mức tăng mạnh nhưng thế giới vẫn còn 2,6 tỷ người chưa được tiếp
cận với mạng Internet. Về vấn đề này, Tổng Thư ký ITU Doreen Bogdan-Martin
khẳng định tầm quan trọng của những nỗ lực bền vững để có thể đạt được mục tiêu
một thế giới với kết nối phổ quát và có ý nghĩa vào năm 2030.
Cosmas Luckyson Zavazava, Giám đốc Cục Phát triển viễn thông của ITU cho
biết, các ước tính toàn cầu mới nhất ghi nhận mức tăng trưởng hai con số về kết nối
Internet vào giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch toàn cầu Covid-19. Tuy nhiên, mức tăng
trưởng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, trong khi xu hướng hiện nay chưa đủ mạnh
để bảo đảm đạt được mục tiêu kết nối phổ quát và có ý nghĩa. Việc đạt được kết nối
phổ quát và có ý nghĩa vào năm 2030, mục tiêu giúp người dân thế giới tiếp cận
Internet an toàn với chi phí thấp, đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện đối với cơ sở hạ tầng
và các yếu tố khác, những người không có cơ hội tiếp cận Internet đối diện với nguy
cơ bị bỏ lại phía sau, đặc biệt khi công nghệ trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phổ biến
hơn trong cuộc sống thường ngày.
Hơn 1 tỷ người vẫn ngoại tuyến trên khắp Nam Á, trong khi gần 840 triệu người
vẫn chưa kết nối mạng trên khắp châu Phi. Trong khi đó, mặc dù chiếm khoảng 1/5
dân số được kết nối trên thế giới, nhưng Trung Quốc vẫn là nơi sinh sống của hơn 400
triệu người “không kết nối” trên thế giới.
Hình 2-4. Số (triệu) người không sử dụng Internet ở các quốc gia

Hơn nữa, báo cáo Trạng thái kết nối Internet di động năm 2021 của GSMA
Intelligence cho thấy cứ 4 người ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thì có 1
người vẫn chưa biết về sự tồn tại của Internet di động. Nói cách khác, hàng trăm triệu
người trên thế giới vẫn có thể không biết rằng Internet tồn tại.
Tất cả các số liệu trên cũng đã cho thấy rằng, thứ quan trọng nhất là chúng ta
cần phải đầu tư rất nhiều chi phí để vận hành và phát triển hệ thống Internet hơn nữa,
để nó có thể truyền tới hoặc xa hơn nữa là bao phủ trái đất này.
Internet và quyền riêng tư và bảo mật
Một vấn đề quan trọng khác xung quanh việc sử dụng Internet là quyền riêng tư.
Số lượng người dân sử dụng Internet ngày càng tăng là cơ hội để phát triển kinh doanh
số và thương mại điện tử, nhưng người dùng Internet đang trở nên nhạy cảm hơn với
nhận thức sâu sắc rằng quyền riêng tư là điều bắt buộc phải có trong cuộc sống của
chúng ta. Quyền riêng tư đã được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự cùng
với nhận thức ngày càng tăng về tác động của việc sử dụng mạng xã hội. Phần lớn thời
gian, mọi người bắt đầu sử dụng mạng xã hội mà không thực sự nhận thức được sự
nguy hiểm và chỉ nhận thức được thông qua việc thử và sai – hoàn toàn là tai nạn, trục
trặc và sai lầm. Gần đây, việc sử dụng mạng xã hội không phù hợp dường như đang
trở thành vấn đề nóng hàng ngày. Những người nổi tiếng đăng những bình luận không
phù hợp lên hồ sơ của họ, những bức ảnh và băng riêng tư bị rò rỉ trên Internet, các
công ty tỏ ra kiêu ngạo đối với người dùng và thậm chí cả các hoạt động tội phạm liên
quan đến buôn bán dữ liệu cá nhân hoặc khai thác mạng xã hội.
Tất cả điều này cho thấy rằng: trái ngược với những gì nhiều người dường như
đã giả định, bảo mật và quyền riêng tư trực tuyến là rất quan trọng và sẽ còn quan
trọng hơn nữa trong tương lai. Mặc dù mọi người dùng đều cần quyền riêng tư, nhưng
vấn đề này đặc biệt nhạy cảm đối với trẻ vị thành niên, dù đã cố gắng nâng cao nhận
thức, trẻ em vẫn cư xử liều lĩnh trên mạng.
Ví dụ: có khoảng 77,93 triệu người dùng Internet tại Việt Nam. Trong đó thanh,
thiếu niên chiếm tỷ lệ khá lớn. Nhiều kết quả điều tra cũng cho thấy rằng bộ phận
người trẻ hiện nay đang bị phụ thuộc vào mạng xã hội và khả năng tự kiểm soát của
người trẻ là chưa cao

Lan truyền vô vàn nội dung rác, bạo lực mạng, lừa đảo
Bên cạnh kho kiến thức khổng lồ, Internet còn là nơi ẩn chứa vô số các nội dung
rác có khả năng đầu độc và làm ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng, suy nghĩ và hành vi
của người dùng. Nếu trẻ em tiếp cận Internet từ sớm nhưng lại không được đặt dưới sự
kiểm soát của bố mẹ, điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với thế hệ tương lai
của đất nước. Các thông tin sai lệch, không chính thống có thể được đăng tràn lan trên
mạng xã hội. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mạng Internet đã lan
rộng và phủ sóng toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, Internet cũng
kéo theo nhiều hệ lụy, đặc biệt là tình trạng “loạn” thông tin trên mạng xã hội. Điều
này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị, xã hội của các quốc gia nói
chung và mỗi người dân nói riêng. Một số trẻ thường bắt chước những trò chơi nguy
hiểm, thậm chí là mạo hiểm trên mạng Internet…Thời gian qua, trên mạng xã hội xảy
ra không ít vụ việc nổi cộm như clip học sinh đánh nhau, chửi bậy… Không chỉ vậy,
vì mạng xã hội là môi trường toàn cầu nên có không ít vụ việc kinh hoàng với cảnh xả
súng giết người được đối thủ phạm tội phát trực tiếp (livestream), gây ảnh hưởng
không nhỏ đến nhận thức non nớt của nhiều trẻ em. Nếu không được hướng dẫn sử
dụng hiệu quả, an toàn, các công nghệ này dần trở thành chất “gây nghiện” vô hình ở
trẻ. Đây là nỗi lo thường trực của các bậc phụ huynh trong việc nuôi, dạy con trẻ trong
thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Có thể nhận thấy rằng không chỉ thanh thiếu niên mà cả những người trưởng
thành đang còn thiếu kỹ năng trong việc sử dụng Internet. Mặc dù việc thúc đẩy tiếp
cận mạng Internet rất quan trọng, nhưng thực trạng đào tạo kỹ năng số vẫn còn chưa
đủ. Ở Việt Nam, khảo sát của Cục trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho
thấy, trong quý III/2022 có 89% trẻ em sử dụng mạng Internet, trong đó 87% sử dụng
hằng ngày, thời gian 5-7 tiếng/ngày. Tuy nhiên, chỉ có 36% trẻ em được giáo dục về
an toàn mạng.
Một dấu hiệu về một số rào cản đối với việc sử dụng Internet, đặc biệt đối với
việc mua sắm của người tiêu dùng “ sợ bị lừa đảo” là rào cản lớn nhất của người tiêu
dùng với các hình thức: lừa đảo mua hàng trên Facebook, lừa đảo qua thư điện tử, cá
độ, đánh bạc online, …
2.2.4. Giải pháp
Ngoài phạm vi những gì các ngành hoặc cơ quan quản lý có thể làm, điều quan
trọng là người dùng phải tự mình bảo vệ quyền riêng tư cho dữ liệu của họ. Các thông
tin cá nhân có thể chính là tài sản của người dùng, vì vậy người dùng là bên duy nhất
có quyền kiểm soát việc thu thập, sử dụng và tiết lộ bất kỳ thông tin nào về mình. Một
số mạng xã hội dường như đã quên sự thật này - họ bán dữ liệu, khiến tài khoản không
thể xóa hoặc khiến việc quản lý cài đặt quyền riêng tư của một người trở nên phức tạp
và khó khăn. Mọi thứ sẽ đơn giản và minh bạch hơn rất nhiều.
Các mạng xã hội nên tiếp tục nỗ lực hết mình để phát triển các cơ chế và hướng
dẫn tự điều chỉnh cho môi trường cùng tồn tại trực tuyến mới này nhằm đảm bảo thông
tin của người dùng được an toàn: Internet phải là không gian cho sự tự do nhưng cũng
là không gian cho sự tin cậy. Cách chính để đảm bảo rằng phương tiện truyền thông xã
hội được sử dụng phù hợp là nhận thức, nhưng nhận thức và giáo dục người dùng sẽ ít
có tác dụng trừ khi có yêu cầu tuyệt đối rằng quyền riêng tư của cá nhân phải được coi
là một giá trị phổ quát.
Việc cấm trẻ em hay học sinh sử dụng Internet là rất khó khăn, vì vậy cần tạo
điều kiện để trẻ hiểu đúng và làm chủ Internet, mạng xã hội từ đầu. Không chỉ là vai
trò của của bậc phụ huynh, mà trường học và các cơ sở giáo dục cần hỗ trợ học sinh
làm quen, khai thác và sử dụng Internet một cách chủ động. Không chỉ là việc hướng
dẫn các thao tác, kỹ năng mà các chia sẻ về nguyên tắc bảo mật thông tin cá nhân,
quản lý tài khoản, ứng xử với người lạ hay các tình huống có nguy cơ, quản lý thời
gian khi sử dụng internet, mạng xã hội, các biểu hiện văn hóa trên môi trường mạng,
trách nhiệm của học sinh với an ninh mạng và ứng xử mạng văn minh…
Nhằm xây dựng môi trường mạng xã hội lành mạnh, bảo đảm quyền tự do cá
nhân, ngoài sự quyết liệt của các cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm, rất cần
sự vào cuộc của từng công dân. Mỗi người hãy tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp
luật, yêu cầu của từng không gian mạng xã hội cụ thể, giữ gìn đạo đức và truyền thống
dân tộc. Đặc biệt là không thờ ơ, bàng quan mà phải chung tay dọn sạch "rác" văn hóa
trên mạng xã hội. Học tập và xây dựng kỹ năng nắm bắt và nhận biết thông tin một
cách chính xác nhất.
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA KINH DOANH SỐ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP
3.1 Mô hình FaceBook
3.1.1. Bối cảnh
Trong gần 18 năm qua, Facebook đã cho thấy sự tăng trưởng đáng kinh ngạc.
Từ một số ít tài khoản cho đến hơn 1,98 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày,
Facebook là ví dụ điển hình về công ty công nghệ hiện đại. Thông qua tốc độ tăng
trưởng nhanh chóng, hoạt động kiếm tiền tích cực và mua lại các đối thủ cạnh tranh,
Facebook đã duy trì sự thống trị thị trường và vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay.
Facebook ra mắt tại Harvard vào ngày 4 tháng 2 năm 2004. Zuckerberg đã phát
triển “The Facebook” cùng với những người đồng sáng lập Dustin Moskovitz, Chris
Hughes và Eduardo Saverin.
Theo dữ liệu được công bố trong tài nguyên quảng cáo của Meta cho thấy
Facebook có 66,20 triệu người dùng tại Việt Nam vào đầu năm 2023. Các số liệu được
công bố trên các công cụ riêng của Meta cho thấy phạm vi tiếp cận quảng cáo tiềm
năng của Facebook tại Việt Nam đã giảm 4,2 triệu người (-6,0%) từ năm 2022 đến
năm 2023. Đối với bối cảnh gần đây hơn, dữ liệu tương tự cho thấy số lượng người
dùng mà các nhà tiếp thị có thể tiếp cận bằng quảng cáo trên Facebook tại Việt Nam
đã giảm 3,5 triệu (-5,0%) trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 1
năm 2023.
Phạm vi tiếp cận quảng cáo của Facebook tại Việt Nam tương đương với 67,2%
tổng dân số vào đầu năm 2023. Tuy nhiên, Facebook hạn chế việc sử dụng nền tảng
của mình cho những người từ 13 tuổi trở lên, vì vậy, điều đáng chú ý là 83,4% đối
tượng “đủ điều kiện” ở Việt Nam sử dụng Facebook vào năm 2023. Để biết thêm bối
cảnh, phạm vi tiếp cận quảng cáo của Facebook tại Việt Nam tương đương với 84,9%
Hình 3-5. Tỉ lệ người sử dụng Facebook ở Việt Nam

cơ sở người dùng Internet tại địa phương (bất kể độ tuổi) vào tháng 1 năm 2023.
Vào đầu năm 2023, 50,2% đối tượng quảng cáo của Facebook tại Việt Nam là
nữ, trong khi 49,8% là nam.
3.1.2. Giá trị mang lại
Cho người tiêu dùng:
Facebook đã giải thích những lợi ích cốt lõi của người tiêu dùng
Kết nối và chia sẻ với bạn bè của bạn. Duy trì kết nối là tính năng cốt lõi như
chúng ta mong đợi, nhưng hãy lưu ý đến nền tảng cảm xúc hơn của các yếu tố khác
trong tuyên bố giá trị.
Khám phá và học hỏi. Facebook tham khảo các nhân vật và tổ chức của công
chúng mà họ quan tâm thông qua các trang của công ty Facebook.
Thể hiện chính mình. Một nhu cầu cơ bản. Facebook thực hiện điều này thông
qua các tính năng chính mà nó mô tả là Dòng thời gian, nguồn cung cấp tin tức, ảnh và
video cũng như nhắn tin qua Email, trò chuyện và văn bản.
Luôn kết nối ở mọi nơi. Đề cập đến tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị di
động và sử dụng trên các trang khác đối với người dùng và mô hình kinh doanh của
Facebook: Mọi người có thể truy cập Facebook thông qua trang web của chúng tôi,
trang web dành cho thiết bị di động, ứng dụng dành cho điện thoại thông minh và các
sản phẩm điện thoại phổ thông.
Cho các nhà tiếp thị và các doanh nghiệp:
Facebook có một số phẩm chất có lợi cho các doanh nghiệp và chuyên gia, đặc
biệt là khi sử dụng ở mức độ vừa phải. Trên thực tế, Facebook là một trong những
cách tốt nhất để sử dụng mạng xã hội cho doanh nghiệp của bạn. Facebook mô tả ưu
đãi của mình dành cho doanh nghiệp như sau:
Trang Facebook đóng vai trò là nơi tiếp xúc hiệu quả về mặt chi phí cho
thương hiệu của bạn.
Sẽ không mất 1 chi phí nào để tạo trang Facebook for Business. Sau khi được
tạo, trang này đóng vai trò là trung tâm cho thương hiệu của 1 doanh nghiệp, nơi người
dùng có thể tìm hiểu về bạn là ai, bạn làm gì và bạn cung cấp dịch vụ gì. Trang
Facebook for Business có thể giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận những thông tin như
giờ làm việc, địa điểm, ảnh và chương trình khuyến mãi mà không phải trả trước bất
cứ khoản nào.
Theo thống kê Facebook, trung bình có 1,68 lần/ ngày các nội dung trên
Fanpage được đăng tải. Tỷ lệ tương tác trung bình một bài đăng Fanpage Facebook là
0,07%. Có hơn 52% người dùng mua hàng từ doanh nghiệp họ có thể nhắn tin. 54,9%
người dùng Facebook theo dõi, nghiên cứu thương hiệu và sản phẩm trên nền tảng
này. Facebook chiếm 71,64% lượng điều hướng truy cập website trên tất cả các nền
tảng Social Media
Facebook tạo điều kiện cho việc tạo khách hàng tiềm năng
Facebook triển khai các mẫu tạo khách hàng tiềm năng trực tiếp vào trình quản
lý quảng cáo, cổng thông tin và trung tâm tạo quảng cáo trên Facebook. Những quảng
cáo này có thể gửi tin nhắn tự động cho khách hàng thông qua Facebook Messenger,
sau đó phân tích phản hồi, giúp cho các doanh nghiệp khám phá điều khách hàng
muốn trong một quy trình tương đối đơn giản.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, công cụ này là một công cụ hữu ích để tạo khách
hàng tiềm năng mà không cần liên tục theo dõi Messenger hoặc Facebook trên máy
tính để bàn cũng như phản hồi các tài khoản spam hoặc khách hàng tiềm năng mềm.
Các cuộc trò chuyện tự động giúp các công ty kết nối với khách hàng mục tiêu dễ dàng
hơn, hiểu sở thích của họ, xây dựng danh sách liên hệ tiếp thị qua email và chuyển đổi
khách hàng tiềm năng thành khách hàng trả tiền.
Facebook cung cấp dịch vụ tiếp thị kỹ thuật số và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
Facebook giúp người dùng liên hệ và lấy thông tin trực tiếp từ doanh nghiệp
thông qua hàng loạt nút bấm cụ thể trên quảng cáo Facebook. Những tính năng này
giúp người dùng giao tiếp trực tiếp với các doanh nghiệp nhỏ trong thời gian ngắn nhất
có thể. Từ góc độ kinh doanh, những tính năng này cho phép các công ty mở rộng
phạm vi tiếp cận với khách hàng mới, giúp chuyển đổi họ dễ dàng hơn chỉ bằng một
nút bấm. Với các nút, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh lời kêu gọi hành động (CTA: Call
To Action) dựa trên phong cách giao tiếp và mục tiêu chuyển đổi của họ. Các nút CTA
này bao gồm: Gọi ngay, Nhận chỉ đường, Gửi tin nhắn và Mua ngay, cùng nhiều nút
khác.
3.1.3. Chiến lược kinh doanh của Facebook
Facebook tuyên bố rằng sứ mệnh của công ty “Đưa thế giới đến gần nhau hơn”
Chiến lược doanh thu của Facebook: Từ doanh thu quảng cáo đến doanh số bán
thiết bị điện tử tiêu dùng
Chiến lược doanh thu đa luồng của Facebook được thể hiện rõ ràng trên các
thương hiệu và lợi ích kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn thu nhập của nó đến
từ doanh thu quảng cáo trên mạng xã hội do các trang mạng xã hội Facebook và
Instagram tạo ra, cũng như các nền tảng phụ như ứng dụng Facebook Messenger và
dịch vụ video theo yêu cầu Facebook Watch.
Cả Facebook và Instagram đều có tổng số người dùng lên tới hơn 2 tỷ. Lưu ý
rằng chỉ riêng trang mạng xã hội hàng đầu này đã có khoảng 2,85 tỷ người dùng hoạt
động hàng tháng. Do đó, hai nền tảng trực tuyến này đã trở nên hấp dẫn không chỉ đối
với các tổ chức kinh doanh lớn mà còn đối với các công ty khởi nghiệp và doanh
nghiệp nhỏ hơn, cũng như các tổ chức phi lợi nhuận và thậm chí cả các cá nhân.
Công ty tuân theo mô hình định giá thay đổi dựa trên giá thầu đấu giá quảng cáo
cũng như mức độ tương tác tiềm năng của chính quảng cáo. Tương tự như các nền
tảng của Google và Twitter và so với quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại
chúng, việc nhắm mục tiêu theo đối tượng là lợi thế chính của việc sử dụng các trang
web mạng xã hội làm nền tảng cho quảng cáo trực tuyến.
Tiếp tục chiến lược Mua bán & Sáp nhập (M&A):
Với sức khỏe hiện tại và thành công nhất quán, Facebook có thể tiếp tục đi đúng
hướng. Trong khi tốc độ tăng trưởng cơ sở người dùng của Facebook.com đang chậm
lại thì các ứng dụng Facebook khác, đặc biệt là Instagram, đang phát triển nhanh
chóng và mang lại nguồn doanh thu đáng kể. Do đó, Facebook có thể tiếp tục tìm kiếm
các công ty trẻ đầy triển vọng, mua lại chúng và sau đó sử dụng lợi thế so sánh và
năng lực cốt lõi của mình để nhanh chóng phát triển công ty khởi nghiệp. Mặc dù
chiến lược này có nguy cơ đưa ra những lựa chọn mua lại kém nhưng nó cũng giúp
Facebook duy trì cơ sở người dùng ngày càng tăng và cân bằng với lợi nhuận ổn định
Trở thành “Ứng dụng cho mọi thứ”:
Với sự thành công của WeChat ở Trung Quốc thông qua bộ tính năng
phong phú, Facebook có thể cố gắng trở thành một “ứng dụng cho mọi thứ”
tương tự bằng cách sử dụng kỹ thuật số kết hợp tin nhắn vi mô, chia sẻ
video/ảnh, tùy chọn thanh toán, dịch vụ bản đồ/thành phố và theo dõi điểm
thanh toán. Cách tiếp cận này không được mong muốn vì nhiều lý do, đặc biệt là
thành công của WhatsApp tại Trung Quốc một phần là nhờ vào thị trường Trung
Quốc. Khi Trung Quốc chặn Google, Twitter,
Áp dụng công nghệ kỹ thuật số của Facebook: Xây dựng năng lực và lợi thế
cạnh tranh thông qua đổi mới
Một trong những nguồn lợi thế cạnh tranh chính là năng lực công nghệ. Hãy
nhớ rằng Facebook là một công ty công nghệ. Do đó, một phần hoặc thành phần không
thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của công ty tập trung vào trọng tâm cụ thể là
chiến lược công nghệ, bao gồm các hành động và chiến thuật cụ thể xoay quanh việc
xây dựng năng lực và khám phá các giải pháp đổi mới. Công ty đã đưa ra kế hoạch 10
năm vào năm 2016 nhằm mở rộng khả năng và khả năng sử dụng của trang mạng xã
hội hàng đầu cũng như tăng cường hơn nữa sự hiện diện của mình trong ngành công
nghệ lớn hơn cũng như các lĩnh vực và thị trường liên quan khác. Điều thú vị cần lưu ý
là kế hoạch này dựa trên ba công nghệ kỹ thuật số: máy bay không người lái, trí tuệ
nhân tạo và thực tế ảo.
Facebook cũng đã đặt quảng cáo kỹ thuật số trên các nền tảng trực tuyến khác
nhau để bao gồm các trang web của bên thứ ba và trong các ứng dụng nhằm thu hút
người dùng mới hoặc chưa được khai thác và duy trì mức độ liên quan. Hãy nhớ rằng
công ty cạnh tranh với các trang và nền tảng mạng xã hội khác như Twitter, YouTube,
Snapchat, Pinterest và TikTok.
Giới thiệu về lượt chuyển đổi số theo mô hình của Meta(Facebook)
Để phục vụ tốt nhất các nhà quảng cáo và khách hàng theo cách đảm bảo quyền
riêng tư, Facebook đang không ngừng cải tiến mô hình thống kê. Được xây dựng dựa
trên các nguyên tắc về quyền riêng tư, tính minh bạch và sự hoàn chỉnh, các giải pháp
của Facebook là sử dụng dữ liệu tổng hợp được chia sẻ theo cách an toàn cũng như
đảm bảo quyền riêng tư để mang đến cho người dùng cái nhìn toàn diện về hiệu quả
của chiến dịch khi dữ liệu chuyển đổi bị thiếu hoặc không đầy đủ, có thể là do các thay
đổi theo quy định hoặc trong ngành. Và khi sử dụng tính năng lập mô hình chuyển đổi
đã giúp Facebook thu về được:
+ Kết quả báo cáo đầy đủ hơn
+ Hoạt động tối ưu hóa hiệu quả hơn
Thông qua các chiến lược mua lại và công nghệ kỹ thuật số, Facebook duy trì và
cải thiện hơn nữa lợi thế cạnh tranh của mình. Những chiến lược này cho phép công ty
phát triển các khả năng mới, bao gồm quyền sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế, cũng
như năng lực về nguồn nhân lực hoặc tài năng, để cải thiện và giới thiệu các dịch vụ
mới cần thiết để duy trì tính phù hợp của công ty. Liên quan đến hình ảnh thương hiệu
của mình, không thể phủ nhận rằng công ty đã đứng đầu trong một số vấn đề gây tranh
cãi nhất trong cả bối cảnh kinh doanh và văn hóa xã hội. Để giữ danh tiếng của mình,
nó cố gắng hết sức để tuân thủ các tiêu chuẩn do công chúng đặt ra đồng thời tuân theo
các quy định hoặc nhiệm vụ từ chính phủ.
Facebook luôn updates ứng dụng của mình một cách có chọn lọc và thỏa mãn
nhu cầu của người tiêu dùng
+ Triển khai các nút Reactions với nhiều sự lựa chọn
+ Người dùng có thể chuyển đổi chế độ riêng tư
+ Livestream, up stories cá nhân,
Facebook Pay giúp doanh nghiệp và người dùng dễ dàng bắt đầu với thương
mại điện tử.
Biết xu hướng bán hàng và kinh doanh online đang dần phát triển, Facebook đã
cho ra mắt “Facebook Pay” đây là cách đơn giản để người dùng và doanh nghiệp tham
gia vào thương mại điện tử và bắt đầu chấp nhận thanh toán. Khi bạn đăng ký
Facebook Pay, bạn có thể dễ dàng liên kết nó với cửa hàng trên Facebook và đưa nó
vào kho thanh toán của mình. Bất kỳ ai có tài khoản Facebook đều có thể sử dụng
Facebook Pay trên Facebook, Messenger hoặc Instagram để mua hầu hết mọi loại hàng
hóa và dịch vụ. Khi cửa hàng của bạn cung cấp Facebook Pay, bạn sẽ có quyền tiếp
cận nhiều khách hàng và cung cấp cho họ cách thanh toán dễ dàng cũng như quy trình
thanh toán nhanh chóng. Facebook Pay được sử dụng miễn phí cho người tiêu dùng và
doanh nghiệp
3.1.4. Mô hình doanh thu
Facebook có mô hình doanh thu dựa trên quảng cáo. Facebook tạo ra một lượng
lớn doanh thu thông qua quảng cáo. Tuy nhiên, mô hình doanh thu của Facebook liên
tục thay đổi.
Trụ cột của Facebook/ Meta
Meta Inc. là công ty mẹ của nhiều công ty con. Tuy nhiên, trong số tất cả các
công ty con này, có một số công ty đóng vai trò trụ cột cho Meta Inc. và cũng là một
phần không thể thiếu trong mô hình kinh doanh của Facebook. Những trụ cột này
không gì khác ngoài mô hình doanh thu của Facebook.
Hình 3-6. 6 trụ cột của mô hình Facebook

Facebook

Instagram Metaverse

Whatsapp Oculus

Messenger

Mục tiêu quảng cáo


Gần 97% tổng doanh thu do Facebook tạo ra là thông qua các quảng cáo mục
tiêu được gọi là “Quảng cáo Facebook”. Nó tính phí các nhà quảng cáo dựa trên CPM
(Chi phí mỗi triệu) và phản ánh quảng cáo trên các nguồn cấp dữ liệu và câu chuyện
của các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook và Instagram. Nhìn chung, quảng
cáo là mục tiêu tự mình hỗ trợ mô hình doanh thu của Facebook /Meta.
Hầu hết các thương hiệu đối thủ đều hiển thị quảng cáo nhưng tại sao
Facebook lại thành công trong trò chơi chạy quảng cáo đè bẹp tất cả các công ty
khác?
Facebook là một hố đen về dữ liệu người dùng, nơi có khoảng 1,98 tỷ người
dùng hoạt động liên tục cung cấp dữ liệu cho Facebook để mở rộng quy mô. Không
giống như các công ty khác, Facebook không bán dữ liệu để tạo doanh thu. Thay vào
đó, nó sử dụng dữ liệu để nhắm mục tiêu quảng cáo phù hợp nhất đến đối tượng của
mình. Facebook có dữ liệu của mọi người dùng về những gì họ thích, loại nội dung họ
xem hoặc phản ứng với ngay cả những người họ đang giao tiếp. Nó theo dõi mọi hoạt
động của người dùng trong và ngoài trang của nó. Người tiêu dùng thậm chí có thể
nhận thấy mức độ liên quan của quảng cáo trên Facebook chỉ cần dành vài giờ trên các
trang thương mại điện tử và thử thêm một vài sản phẩm vào giỏ hàng của mình. Có thể
đảm bảo rằng Facebook sẽ đặt quảng cáo trên nguồn cấp dữ liệu của bạn liên quan đến
sản phẩm bạn đã tìm kiếm trên các trang thương mại điện tử.
Facebook sử dụng thuật toán dựa trên các chương trình Machine Learning có
cấu trúc tốt để lọc và liên tục theo dõi hồ sơ theo sở thích, cuối cùng cho phép nhà
quảng cáo chọn đối tượng mục tiêu có hiệu suất cao, tính năng này giúp nhà quảng cáo
tiết kiệm tiền khi thực hiện khảo sát để tìm đối tượng và cho phép họ sử dụng số tiền
đó cho các chiến dịch tốt hơn. Đó là cách quảng cáo Facebook liên tục phát triển trên
các nền tảng truyền thông xã hội, đẩy lùi sự cạnh tranh như Google và Twitter.
Nói một cách đơn giản, người dùng là tài sản hoặc người tạo doanh thu chính
cho Facebook, vốn phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu quý giá của người dùng trong thời
đại cuộc chiến dữ liệu đang ngày càng phát triển và kỹ thuật số ngày càng được áp
dụng rộng rãi.
Facebook có hơn 80 triệu doanh nghiệp nhỏ hoạt động thông qua các trang
Facebook. Facebook đã tạo một phần riêng dành cho các nhà tiếp thị hoặc nhà quảng
cáo – Facebook Marketplace. Các nhà tiếp thị có thể sử dụng nền tảng này để bán các
dịch vụ của họ như quần áo, giày dép, trang sức, v.v. Marketplace giúp tạo ra một khu
vực rất nhỏ trong mô hình doanh thu của Facebook.
Một số các tính năng của Quảng cáo Facebook bao gồm:
 Nhắm mục tiêu theo độ tuổi, giới tính, vị trí, sở thích, v.v.
 Các mô hình thanh toán thay thế: giá mỗi nhấp chuột (CPC) hoặc dựa trên số
lần hiển thị (CPM).
Bảng 3-2. Giá mỗi lần nhấp chuột đối với các ngành

Ngành CPC trung bình


Thời trang $ 0,45
B2B $ 2,52
Trò chơi điện tử $ 1,27
Giáo dục $ 1,06
Dịch vụ tiêu dùng $ 3,08

Metaverse
Bước nhảy vọt của Facebook sau khi đổi tên thương hiệu là Meta với kế hoạch
phát triển lên Web 3.0 đã tạo ra sự tò mò lớn về trải nghiệm sống động của người
dùng. Metaverse là một không gian mô phỏng 3D sống động cho phép người dùng trải
nghiệm thế giới ảo. Người dùng có thể sử dụng nền tảng này để tương tác và giao tiếp
với nhau bằng hình đại diện độc đáo của họ thông qua tai nghe VR.
Tuy nhiên, Metaverse là một khái niệm hoàn toàn mới, mô hình kinh doanh của
nó tuân theo những ý tưởng truyền thống nhưng theo một cách thú vị. Phần chính của
Metaverse với tư cách là mô hình doanh thu của Facebook như sau.
Quảng cáo Metaverse: Những người có ảnh hưởng ảo Lil Miquela, Imma và
Miquela trong metaverse chứng thực các thương hiệu nổi tiếng bao gồm Calvin Klein,
Balmain, Dior và Valentino trả một khoản cắt giảm cho Facebook. Các loại quảng cáo
tương tự khác thường xuyên trên Metaverse đang sẵn sàng đóng góp cho Mô hình kinh
doanh của Facebook.
Đất kỹ thuật số: Metaverse cho phép người dùng mua quyền sở hữu hòn đảo của
họ (Đất kỹ thuật số) mà họ có thể sử dụng để thành lập doanh nghiệp. Mô hình thu
nhập của loại dự án này có thể so sánh với một kế hoạch kinh doanh Internet thông
thường. Người dùng thuê không gian trong thế giới ảo với mức phí hàng tháng.
Hàng hóa kỹ thuật số: Hàng hóa ảo là hàng hóa vô hình trong thực tế ảo. Hàng
hóa ảo chủ yếu được thấy trong các trò chơi bao gồm vũ khí, nhân vật, đồ nội thất,
quần áo, v.v. Tuy nhiên, một thế giới ảo được tùy chỉnh hoàn toàn như Metaverse sẽ
cung cấp những hàng hóa này cho hình đại diện kỹ thuật số của bạn.
3.1.5. Các yếu tố rủi ro
Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Facebook có thể
gây bất lợi cho sức khỏe tinh thần. Việc dành quá nhiều thời gian trên trang mạng xã
hội có thể gây hại nặng cho sức khỏe người dùng ảnh hưởng đến học tập và làm việc
Facebook có thể bị sập ứng dựng nếu đón nhận nhiều người truy cập cùng 1 lúc.
Trước đó, nhiều tài khoản trong số 2,7 tỷ người dùng các dịch vụ của Facebook bao
gồm Facebook, Instagram và WhatsApp đã không thể truy cập dịch vụ. Sự cố ảnh
hưởng đến toàn cầu, bao gồm Mỹ Latin, nơi nhiều người dùng WhatsApp là công cụ
liên lạc chính. Sự cố ngừng hoạt động Facebook đã cảnh báo thế giới về sự phụ thuộc
vào các nền tảng mạng xã hội thuộc Facebook. Facebook cũng được sử dụng để đăng
nhập vào nhiều ứng dụng và dịch vụ khác, dẫn đến các hiệu ứng domino không mong
muốn như mọi người không thể đăng nhập vào các trang web mua sắm hoặc đăng
nhập vào TV thông minh và các thiết bị kết nối Internet khác.
Có thể bị các kẻ xấu tấn công và đánh cấp dữ liệu người dùng, các cuộc tấn
công có thể thực hiện được nhờ một lỗ hổng trong chức năng tải lên video cũng ảnh
hưởng đến chế độ “Xem dưới dạng ”, cho phép mọi người xem hồ sơ của chính họ
trông như thế nào đối với những người dùng khác. Lỗ hổng này có thể cho phép kẻ tấn
công đánh cắp mã thông báo truy cập của người dùng – một loại khóa có nghĩa là
người dùng không phải nhập lại mật khẩu mỗi khi truy cập trang web. Về mặt lý
thuyết, với những token này, kẻ tấn công có thể có quyền truy cập vào bất kỳ ứng dụng
bên thứ ba nào sử dụng Facebook để đăng nhập.
Mô hình doanh thu của Facebook chỉ phụ thuộc vào 'Quảng cáo mục tiêu', điều
này ngụ ý rằng, nếu Facebook mất quyền kiểm soát trong lĩnh vực quảng cáo, sẽ
không có nguồn doanh thu nào khác cho công ty và chúng ta có thể gặp phải sự sụp đổ
của phương tiện truyền thông xã hội. Facebook đã đạt đến đỉnh cao mà họ cần có
quyền truy cập vào nhiều nguồn doanh thu, việc tùy thuộc vào quảng cáo có thể không
phải là một ý tưởng khôn ngoan.
Tuy nhiên, Facebook/Meta đã bước vào vũ trụ Web 3.0 với bước tiến lớn vào
thế giới metaverse và web 3.0. Meta đang tự thúc đẩy mình bằng việc đốt tiền mặt 2,96
tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2022 và nó chưa tạo ra dù chỉ một xu cho công ty. Các
khoản lỗ có thể là do giai đoạn đầu của công ty và có thể sẽ có nhiều khoản lỗ hơn
trong những ngày tới. Theo "Rachel Jones – nhà phân tích tại hãng phân tích dữ liệu
GlobalData cho biết, "Cược lớn vào metaverse không phải là điều tệ hại gì. Công nghệ
này sẽ trở nên khổng lồ, tạo ra nhiều cơ hội. Tuy nhiên, quá trình này chắc phải mất ít
nhất 10 năm nữa".
Việc áp dụng các đổi mới tuy mang lại nhiều lợi ích cho Facebook, nhưng vẫn
nhận phải nhưng đòn hồi mã thương chí mạng:
Ví dụ: Sau khi cho phép quản trị viên trong một nhóm được quyền gắn thẻ toàn
thành viên, nhiều người dùng Facebook tỏ ra khó chịu khi lại bị tag vào ngay trên
Profile cá nhân
Facebook liệt kê một số yếu tố rủi ro quan trọng khác như:
● Người dùng cảm thấy trải nghiệm Facebook của họ bị giảm sút do các quyết
định mà chúng tôi đưa ra liên quan đến tần suất, mức độ nổi bật và kích thước của
quảng cáo mà chúng tôi hiển thị;
● Chúng tôi không thể tiếp tục phát triển các sản phẩm dành cho thiết bị di động
mà người dùng thấy hấp dẫn, hoạt động với nhiều hệ điều hành và mạng di động khác
nhau và đạt được mức độ chấp nhận cao của thị trường;
● Chúng tôi không thể quản lý và ưu tiên thông tin để đảm bảo người dùng
được cung cấp nội dung thú vị, hữu ích và phù hợp với họ;
● Người dùng áp dụng các công nghệ mới mà Facebook có thể không xuất hiện
hoặc không có sẵn.
3.2 Ebay
3.2.1. Bối cảnh
Với hơn 94 triệu khách hàng toàn cầu, eBay là môi trường trao đổi buôn bán
hàng hóa trực tuyến rất lớn trên thế giới và bất kỳ ai cũng có thể mua, bán đủ mọi loại
hàng hóa. Tác động của eBay đến lĩnh vực thương mại điện tử rất đáng kể: năm 2010,
tổng giá trị hàng hóa được bán trên eBay đạt 62 tỷ USD và cứ mỗi giây lại có giao
dịch trị giá 2000 USD.
3.2.2. Mục tiêu giá trị
Bên cạnh việc mua - bán thông thường, một điểm độc đáo khác khiến bán hàng
trên eBay có thể kiếm lời cao đó là thông qua hình thức đấu giá. Đấu giá sẽ làm tăng
giá trị của sản phẩm. Đây là một phương pháp tiếp cận người tiêu dùng thành công khi
người bán nhận thấy nhu cầu về sản phẩm là đáng kể nhưng không chắc chắn về giá trị
của sản phẩm.
eBay sẽ thực hiện các sáng kiến nhằm thúc đẩy và giáo dục cộng đồng eBay về
việc thực hiện các giao dịch thương mại toàn cầu:
Thu hút khách hàng bằng lời hứa: eBay cũng có chính sách bảo hiểm cho người
tiêu dùng và khi người tiêu dùng mua sản phẩm không đúng hoặc thiếu mô tả, eBay sẽ
đóng băng tài khoản của người bán. Sau khi họ giải quyết tranh chấp, nhóm eBay sẽ
tạo một tài khoản cho người bán để cho phép họ bán tài khoản hoặc đóng tài khoản đó
vĩnh viễn.
Giữ chân người tiêu dùng bằng chất lượng trải nghiệm: Tại eBay.com, mọi giao
dịch sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cả hai bên. Và có tới 90% người tiêu
dùng chọn mua hàng của người bán trên Ebay dựa trên những thông tin review mà họ
có được.Khi người bán sử dụng dịch vụ do eBay cung cấp, sản phẩm của họ sẽ nhận
được sự quan tâm và niềm tin cao hơn từ phía người mua bởi uy tín của eBay.com đã
được khẳng định.Chính vì thế mà ebay đã có mặt tại hơn 40 thị trường rộng lớn cộng
với 80 triệu khách hàng thường xuyên trao đổi mua bán.
3.2.3. Mô hình doanh thu
Nguồn thu của eBay đến từ nhiều phía:
Đầu tiên là phí niêm yết đấu giá được tính cho người bán, bất kể sản phẩm có
bán được hay không. eBay sau đó sẽ tính phí khi sản phẩm được giao dịch thành công
(Tối thiểu 1,25% tổng giá trị hợp đồng. ), cộng thêm một số khoản phí bổ sung khác.
Ngoài ra, eBay kiếm tiền từ hệ thống thanh toán Paypal mỗi khi thanh toán
được thực hiện thông qua dịch vụ Paypal. Hơn 60% hoạt động kinh doanh của PayPal
đến từ các khoản thanh toán từ người mua trên thị trường đấu giá của eBay.
eBay còn áp dụng mô hình doanh thu quảng cáo, Ebay sử dụng quảng cáo theo
ngữ cảnh, hệ thống quảng cáo này sẽ quét nội dung trên. Một trang web tìm kiếm từ
khóa và trả về danh sách các liên kết liên quan đến các mặt hàng đang được bán đấu
giá trên eBay.
Dịch vụ eBay AdContext sẽ giúp thúc đẩy hoạt động đấu giá bằng cách cung
cấp quảng cáo dựa trên nội dung trên các trang web khác, một chiến lược được các gã
khổng lồ quảng cáo trực tuyến Google và Yahoo mô phỏng.
3.2.4. Cơ hội thị trường
o eBay.com là thị trường cho phép mọi người mua hoặc bán bất kỳ thứ gì, ở bất
kỳ đâu trên thế giới.
o Thông qua dịch vụ PayPal của eBay, bất kỳ doanh nghiệp hoặc người tiêu
dùng nào có email đều có thể gửi và nhận các khoản thanh toán trực tuyến an toàn,
thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
o Công ty được công nhận là một nền tảng kinh doanh ảo tạo điều kiện giao tiếp
giữa cộng đồng người mua và người bán toàn cầu. Họ có thể tương tác với nhau mọi
lúc mọi nơi.
o Với khái niệm kinh doanh sáng tạo này, eBay đã trở thành trang web kinh
doanh cộng đồng lớn nhất từ người sang người.
Chiến lược thị trường:
- EBay khởi đầu là một trang web đấu giá đơn giản, nhưng giờ đây nó cung cấp
quảng cáo rao vặt, thanh toán trực tuyến, gọi điện thoại và internet. Mô hình kinh
doanh mới của eBay đã thành công trong thời kỳ mà cuộc cách mạng "dot-com"
(.com) đang diễn ra tốt đẹp.
- eBay nhận được một tỷ lệ phần trăm nhỏ trong giá sản phẩm, do đó họ phải trả
một khoản phí nhỏ cho công ty. không có hoặc quản lý bất kỳ hàng tồn kho nào của
riêng mình, thay vào đó, nó dựa vào số lượng lớn và chi phí thấp để duy trì lợi nhuận.
- Chiến lược giá của công ty vẫn tương đối cố định trong suốt lịch sử của nó,
với một sự nhấn mạnh vào việc giữ chi phí cho người mua và người bán thấp.
- Chiến lược quảng cáo đã mở rộng trong những năm qua bao gồm các quảng
cáo truyền hình, và liên minh với các công ty đại diện.
- Đứng đầu trong số các yếu tố thành công quan trọng của eBay là danh tiếng
của mình, nơi cung cấp một trang web an toàn cho người mua và người bán.
3.3 McDonald's và hành trình ứng dụng chuyển đổi số
Lịch sử hình thành của một thương hiệu thức ăn nhanh toàn cầu
McDonald's là một doanh nghiệp thức ăn nhanh của Mỹ, thành lập vào 1940
dưới hình thức là một nhà hàng được vận hành bởi Richard và Maurice McDonald.
Sự kiện đánh dấu bước ngoặt đầu của McDonald's
Vào năm 2002, cuốn sách có tên Fast Food Nation của Eric Schlosser đã chỉ ra
những mối tương quan giữa đồ ăn nhanh và các bệnh lý nguy hiểm như béo phì, tim
mạch. Thái độ của người tiêu dùng với ngành công nghiệp đồ ăn nhanh trở nên xấu đi,
mọi người có xu hướng lựa chọn thực phẩm lành mạnh và có lợi cho sức khỏe. Doanh
số của McDonald's cũng được thể hiện rõ ràng trước xu hướng này 2013-2017 (từ 28
tỷ USD xuống còn 22 tỷ USD)
Để phản ứng với xu hướng mới của thị trường, McDonald's phải tái chiến lược
lại tổ chức, nâng tầm trải nghiệm cá nhân, tăng lượng khách hàng trung thành cũng
như thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới. Trên thực tế, McDonald's đã có
những nước cờ chuyển đổi số từ 2013 khi lần đầu tiên bổ nhiệm ông Atif Rafiq, cựu
giám đốc của Kindle, vào vị trí CDO (Chief Digital Officer). Tuy nhiên do chỉ tập
trung phát triển duy nhất mảng thương mại điện tử nên tình hình không mấy khả quan.
Velocity Growth Plan đã ra đời vào đầu năm 2017, chiến lược này được xây
dựng với mục tiêu nâng tầm trải nghiệm khách hàng qua việc ứng dụng các kỹ thuật
công nghệ mới vào quy trình kinh doanh. Tập trung vào các mục tiêu chính bao gồm:
- Retain (Giữ chân khách hàng trung thành bằng việc củng cố và nâng tầm trải
nghiệm của họ). Thông qua driven-through hay mua hàng trực tuyến
- Regain (Dành lại nhóm khách hàng đã mất vào tay các đối thủ cạnh tranh).
Không chỉ là chất lượng đồ ăn, mà còn là dịch vụ cung cấp và hơn thế nữa.
- Convert (Biến nhóm khách hàng thông thường thành nhóm khách hàng thân
thiết). Nhờ vào việc phát triển các mảng dịch vụ mới, cung cấp được trải nghiệm vượt
trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Để đạt được mục tiêu đề ra thì McDonald's tập trung vào 3 từ khoá chính:
1. Digital - số hóa mọi thứ.
2. Delivery - sử dụng công nghệ để định nghĩa lại sự tiện lợi của hoạt động giao
hàng. McDonald’s cho biết chỉ riêng trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, họ đã
mất tổng cộng tới 500 triệu lượt khách hàng. Điều đó cũng dễ hiểu vì với những chiếc
smartphone trong tay, giờ đây khách hàng mong muốn nhận được bất kỳ thứ gì họ
muốn chỉ “trong nháy mắt”. Bất kì giây phút nào dành cho việc chờ đợi là cơ hội đẩy
khách hàng cho các đối thủ cạnh tranh khác.
3. Experience of the Future - nâng tầm trải nghiệm cá nhân bằng các yếu tố
công nghệ được ứng dụng trong hệ thống nhà hàng.
+ Customer experience: Trải nghiệm của khách hàng. Sự đổi mới trong hình
thức kinh doanh nhờ công nghệ như: đặt đồ ăn, thanh toán, mobile. Mô hình này đã
thay đổi nơi mà khách hàng có thể thưởng thức đồ ăn của McDonald's, thay vì ăn ở
cửa hàng, mua theo đến công ty thì bạn có thể mang McDonald's về nhà của mình và
thưởng thức tự do cùng với bạn bè hoặc người thân. Theo khảo sát, chỉ sau 6 tháng ra
mắt, 45% tập khách hàng của McDonald’s đã sử dụng ưu đãi này trên điện thoại. Và
con số ấy sẽ còn được gia tăng nếu có nhiều nhà hàng của McDonald’s cung cấp dịch
vụ giao hàng tận nhà hơn. Tính đến thời điểm năm 2019, đã có 20,000 nhà hàng
McDonald’s trên 75 quốc gia hỗ trợ dịch vụ vận chuyển, đóng góp 3 tỷ đô la doanh thu
cho McDonald’s.
Không chỉ phát triển hệ thống giao nhận của riêng nhãn hàng, McDonald’s cũng
làm việc trực tiếp với đối tác trung giam Ubereats để tối ưu hóa mô hình vận chuyển,
hướng tới mục tiêu cải thiện trải nghiệm của người dùng, nhằm nâng cao sức mua.
Với sự thuận tiện của ứng dụng Uber Eats, khách hàng giờ đây chỉ cần ngồi nhà,
chờ thức ăn được đưa tới tận nơi với lựa chọn đa dạng và dịch vụ được tùy biến linh
hoạt theo nhu cầu của từng cá nhân. Khách hàng cũng có thể thanh toán qua các ứng
dụng điện thoại di động mà không cần dùng đến tiền mặt.
Một đổi mới nữa cũng nhờ chính mobile app, tích hợp khả năng định vị cho
phép khách hàng đặt món online và khi họ tới nơi để pick-up thì đồ ăn vẫn được đảm
bảo ngon giòn, tươi và khách hàng không phải chờ đợi lâu, xếp hàng bất tiện nữa.
+ Customer engagement: Sự tương tác của khách hàng. Làm thế nào để ship,
phân phối và kết nối trên mạng lưới xã hội, hoặc khi nào thì đơn hàng sẽ được vận
chuyển đều được hiển thị trên ứng dụng của McDonald's
+ In-restaurant experience: Trải nghiệm trong nhà hàng của McDonald's. Làm
thế nào để một người dùng có thể điều khiển từ xa trong nhà hàng chỉ bằng
smartphone? "Ngày nay, bạn có thể dùng bữa trong nhà hàng hay thậm chí dùng
McDonald's trong xe. Bạn có thể thiết kế món ăn của mình, chọn nơi nào mình muốn
ngồi, và ai bạn muốn gặp?" Ông Zaki nói.
Khởi động từ cuối 2017, Experience of the Future (EOTF) là dự án tái tổ chức
lại quy trình phục vụ trong nhà hàng của McDonald's mang tính đột phá, tương lai.
Hình 3-3. Hành trình đột phá của MCDonald's

Thay vì việc thực khách phải tương tác với nhân viên như trước đây để đặt đồ,
các cửa hàng EOTF sẽ được lắp đặt những kiosk bán hàng tự động. Với các kiosk này,
người tiêu dùng hoàn toàn có thể thỏa sức sáng tạo và đặt hàng theo sở thích cá nhân,
không hề bị bó buộc vào các món truyền thống như trước nữa. Mô hình đổi mới này đã
nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng, đặc biệt với các gia đình có trẻ nhỏ
khi việc gọi món đã trở nên thoải mái, bớt căng thẳng đi. Hơn nữa, việc gọi món tại
kiosk đi song hành cùng dịch vụ phục vụ tại bàn. Chính vì vậy, khách hàng có thể
chọn bàn và ngồi chờ cho tới khi thức ăn được mang ra trực tiếp.
Giải pháp chuyển đổi số hóa kiosk tự động đã giúp các nhân viên không cảm
thấy áp lực; nhờ đó có thêm thời gian và tinh thần thoải mái để mang đến nhiều sự hỗ
trợ cá nhân hóa hơn cho từng khách hàng.
Chiếm tới 60% doanh thu tập đoàn, dịch vụ drive-thru (lái xe qua điểm bán,
mua và nhận đồ ăn ngay trên xe) được ban lãnh đạo công ty lựa chọn làm mũi nhọn
tương tác chính để giữ chân các khách hàng trung thành. Và bước đi táo bạo nhất được
họ sử dụng để hoàn thiện mũi nhọn này chính là việc thâu tóm hãng công nghệ trí tuệ
nhân tạo Dynamic Yield của Israel vào tháng 3/2019. Giải thích cho mục đích của sự
thâu tóm tốn kém này, ông Easterbrook chia sẻ, công nghệ của Dynamic Yield sẽ giúp
McDonald’s cải tổ lại hoàn toàn bảng menu nhàm chán của các địa điểm drive-thru
trước đây. Dựa trên dữ liệu của hàng triệu khách hàng thương hiệu đã phục vụ trước
đây, trí tuệ nhân tạo sẽ đưa ra những thực đơn được cá nhân hóa triệt để theo từng cá
nhân, ngày giờ, thời tiết hay thậm chí là tình trạng giao thông tại địa điểm mua hàng.
Ngoài ra, công nghệ này cũng hỗ trợ giới thiệu các sản phẩm mới hoặc đi kèm phù hợp
với những món đồ mà thực khách đã lựa chọn.
Đây được cho là bước đầu tư khôn ngoan của McDonald’s, khi vừa có thể hoàn
thiện trải nghiệm vốn đang hái ra tiền của mình, nhưng cũng đồng thời hỗ trợ đắc lực
cho các hoạt động chuyển đổi số khác. Ban lãnh đạo McDonald’s kỳ vọng có thể ứng
dụng công nghệ của Dynamic Yield trên các nền tảng số khác (ứng dụng điện thoại,
kiosk bán hàng tự động) của mình trong tương lai, nhằm tạo ra một trải nghiệm đặt
hàng thống nhất trên toàn hệ thống.
Vậy chuyển đổi số có thực sự quan trọng?
Có, chuyển đổi số thực sự rất quan trọng. Ngành công nghiệp thức ăn nhanh
đang rất nỗ lực cho quá trình số hoá nhiệm vụ kinh doanh của mình. Đặc biệt là sau
cuộc ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, doanh nghiệp tập trung vào việc tối đa hoá
hiệu suất và củng cố được khả năng phục hồi trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Không chỉ là sống sót sau những biến động mà còn chuẩn bị cho các thử
thách trong tương lai. Kinh doanh số là phương thức chuẩn bị tốt cho doanh nghiệp
trong tương lai đặc biệt là ngành công nghiệp thức ăn nhanh như McDonald's như: trí
tuệ nhân tạo AI, mạng lưới Internet (IoT),..
Chuyển đổi số thực sự giúp McDonald's trong việc:
+ Giảm chi phí
+ Vận hành hiệu quả
+ Tối ưu nguồn lực
+ Cắt giảm các vấn đề về nhân sự
+ Tăng trải nghiệm khách hàng
Mọi nỗ lực chuyển đổi số đều phải hướng đến đối tượng là khách hàng đầu tiên:
McDonald’s có thể đạt được thành công như hiện nay hầu hết đều nhờ vào những nỗ
lực để nâng tâm trải nghiệm khách hàng của họ trong bản kế hoạch dài hạn Velocity
Growth Plan.
Hãy luôn cố gắng cá nhân hóa tất cả các nỗ lực chuyển đổi số của mình: Cá
nhân hóa đang là keyword nóng trong các hoạt động chuyển đổi số của các tổ chức
B2C, và dĩ nhiên McDonald’s cũng không nằm ngoài xu hướng này. Bằng chứng là
tập đoàn đã có những bước đầu tư đắt giá tập trung vào việc nâng cao hoạt động cá
nhân hóa như menu AI gọi món hay kiosk đặt hàng và phục vụ tự động.
Nghiêm túc cân nhắc đến liên kết với các đối tác có thể mạnh trên thị trường để
tận dụng danh tiếng và thị phần của họ: Với việc hợp tác cùng UberEats, McDonald’s
đã thành công trong việc xây dựng hệ sinh thái giao hàng tiện lợi, đảm bảo khả năng
hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả mà không tốn quá nhiều tiềm lực để phát
triển đội ngũ giao nhận chuyên biệt.
KẾT LUẬN
Kinh doanh số hay áp dụng chuyển đổi số vào mô hình kinh doanh của doanh
nghiệp đã dẫn tới những sự thay đổi nhanh chóng về môi trường kinh doanh. Bài báo
cáo trên giúp làm rõ được 3 mục tiêu quan trọng của chương giới thiệu về Kinh doanh
số và Thương mại điện tử. Hiểu được ý nghĩa của kinh doanh số, thương mại điện tử
và các nhân tố khác xoay quanh. Tóm tắt các lý do quan trọng của xu hướng ứng dụng
kỹ thuật số vào kinh doanh, rào cản và rủi ro nào cho xu hướng của thời đại này.
Doanh nghiệp số phải đối mặt với những thử thách của công nghệ và quản trị số trong
tổ chức một cách cụ thể. Khi thương mại điện tử đề cập đến việc mua và bán, thì cụm
từ kinh doanh số lại rộng lớn hơn đặt câu hỏi cho các doanh nghiệp “Làm thế nào để
tận dụng được tiềm năng của công nghệ lên bộ máy vận hành nội bộ, hay quá trình
cộng tác với các bên thứ ba?”
Kinh doanh số tạo cơ hội thuận lợi cho rất nhiều doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn,
từ nội địa đến đa quốc gia. Giúp tối ưu hoá hiệu suất kinh doanh, cắt giảm chi phí,
mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Đặc biệt là xây dựng mạng lưới, hình
ảnh doanh nghiệp bằng việc nâng cao trải nghiệm khách hàng nhờ công nghệ số, đề
cao tính cá nhân hoá của người dùng từ đó biến họ thành tệp khách hàng trung thành
và thu lợi nhuận từ đó. Tuy nhiên, xu hướng người dùng với công nghệ số vẫn sẽ còn
bị giới hạn do việc thiếu đi nhận thức đúng đắn về Internet, nỗi sợ về an toàn thông tin.
Nếu doanh nghiệp không có những chiến lược đầu tư đúng đắn thì những cơ hội tiềm
năng cho kinh doanh số sẽ biến thành rào cản dẫn đến thất bại. Nhưng kinh doanh số
vẫn là một lĩnh vực đầy tiềm năng cho các startup hay các doanh nghiệp truyền thống
có cơ hội bước ra thị trường thế giới. Những gã khổng lồ như: Google, eBay,
McDonald’s vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro, nhưng họ vẫn biết cách quản trị và tận
dụng rủi ro để có được vị trí như hôm nay. Các doanh nghiệp nhỏ cùng lĩnh vực nhưng
có sự đầu tư thông minh, cũng như tầm nhìn chiến lược như DuckDuckgo vẫn là một
đối thủ mà Google không thể bắt chước. Vậy kinh doanh số là thực sự quan trọng, và
là một lĩnh vực đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Celine. (2015, 09 06). McDonald's digital innovation strategy: building the restaurant
of the future as a startup.
Coca-Cola - Share a Coke. (n.d.). From BrandsVietNam:
https://www.brandsvietnam.com/campaign/11-Coca-Cola-Share-a-Coke
Hanh, L. (2023, 05 25). McDonald‘s và hành trình chuyển đổi số: Khi công nghệ là gia
vị hoàn hảo cho chiếc bánh hamburger!
Hieu Travel, H. (2022). Báo cáo Internet 2022 – Số liệu Digital kỹ thuật số – Mạng xã
hội.
Hung, N. (2021, 05 14). Extranet là gì? Tìm hiểu về mạng Extranet. From
https://vietnix.vn/extranet-la-gi/
Marc Oliver Opresnik, Gary Armstrong, & Philip Kotler. (n.d.). Principles of .
Mitigating the Risks of Digital Transformation. (2023, 08 21). From
https://promotedigitally.com/revenue-model-of-facebook-how-it-earns-money/
MOBILE COMMERCE LÀ GÌ? ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT
NAM HIỆN NAY. (2023, 03 23). From magenest:
https://magenest.com/vi/mobile-commerce-la-gi/
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KINH DOANH ĐIỆN TỬ. (2022,
04 29). From magenest: https://magenest.com/vi/thuong-mai-dien-tu-va-kinh-
doanh-dien-tu/
team, D. A. (2022, 09 28). Serious Business: The Risk And Barriers To Digital Business
Adoption. From https://www.digital-adoption.com/risk-and-barriers-to-digital-
business-adoption/
Thống kê Internet Việt Nam 2023. (2023, 03 03). From
https://www.vnis.vn/news/thong-ke-internet-viet-nam-2023/
Thương mại di động lên ngôi. (2019, 01 30). From BrandsVietNam:
https://www.brandsvietnam.com/17650-Thuong-mai-di-dong-len-ngoi
What Is Inbound Marketing? (n.d.). From Hubspot: https://www.hubspot.com/inbound-
marketing
Yashika. (2021, 03 21). Meta: How the Social Media Giant Earn in 2022. From
https://promotedigitally.com/revenue-model-of-facebook-how-it-earns-money/

You might also like