You are on page 1of 53

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


----------o0o----------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC

HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Đề tài: TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI


ĐIỆN TỬ B2B, B2C, C2C
GVHD: TS.GVC Nguyễn Quốc Hùng

Nhóm thực hiện: Nhóm 3

31211025235 - Nguyễn Đặng Ngọc Hân (Nhóm trưởng)


31211022488 - Nguyễn Thị Hồng Hạnh
31211027067 - Chướng Chắn Hà
31211026003 - Sơn Hồng Đức
31211023332 - Trịnh Khang Bảo

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU .............................................................................4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................5

LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................6

Chương 1: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ ............8

1.1 GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ........................................................ 8

1.1.1 Định nghĩa thương mại điện tử ............................................................8

1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử ........................................................8

1.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ......... 8

1.3 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ ................................. 10

1.3.1 Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý ............................................10

1.3.2 Các hệ thống thông tin ứng dụng trong kinh doanh: ..........................11

Chương 2: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .21

2.1 KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ..................................................... 21

2.1.1 Khái niệm ...........................................................................................21

2.1.2 Quy trình thương mại điện tử .............................................................21

2.1.3 Hoạt động của thương mại điện tử .....................................................22

2.1.4 Lợi ích của thương mại điện tử ..........................................................23

2.1.5 Hạn chế của thương mại điện tử .........................................................23

2.2 TÌM HIỂU CÁC MÔ HÌNH B2B, B2C, C2C TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ 24

2.2.1 Khái niệm mô hình thương mại điện tử .............................................24

2.2.2 Tìm hiểu về mô hình B2B ..................................................................25

2.2.3 Tìm hiểu về mô hình B2C ..................................................................29

2.2.4 Tìm hiểu về mô hình C2C ..................................................................32

2
2.2.5 Phân biệt các mô hình B2B, B2C, C2C trong thương mại điện tử ....34

Chương 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀO SÀN THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE ....................................................................................................37

3.1 GIỚI THIỆU SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE ................................... 37

3.1.1 Lịch sử hình thành ..............................................................................37

3.1.2 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử ............................................37

3.1.3 Thực trạng hoạt động của Shopee ở Việt Nam ..................................37

3.2 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA SHOPEE................. 39

3.2.1 Mục tiêu giá trị ...................................................................................39

3.2.2 Mô hình doanh thu .............................................................................40

3.2.3 Hình thức thanh toán ..........................................................................41

3.2.4 Xây dựng và tổ chức Website ............................................................41

3.2.5 Hỗ trợ khách hàng ..............................................................................43

Chương 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA
SHOPEE ..............................................................................................................................45

4.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA
SHOPEE ............................................................................................................................ 45

4.1.1. Ưu điểm ..............................................................................................45

4.1.2. Nhược điểm ........................................................................................46

4.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHI ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG


MẠI ĐIỆN TỬ .................................................................................................................. 47

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ..........................................................................49

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................50

PHỤ LỤC ............................................................................................................................51

BẢNG PHÂN CÔNG ................................................................................................... 51

KẾT QUẢ CHECK ĐẠO VĂN ................................................................................... 53

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Chi tiêu hàng năm cho mỗi danh mục hàng tiêu dùng ...........................................9

TMĐT ở Việt Nam 01/2021 ..................................................................................................9

Hình 1.2 Phân loại theo mức độ quản lý của HTTT tài chính ............................................12

Hình 1.3 Phân loại theo mức độ quản lý của HTTT marketing ..........................................13

Hình 1.4 Phân loại theo mức độ quản lý của HTTT quản lý sản xuất ................................14

Hình 1.5 Phân loại theo mức độ quản lý của HTTT quản trị nguồn nhân lực ....................15

Hình 2.1 Giao diện website Cisco .......................................................................................26

Hình 2.2 Walmart ................................................................................................................27

Hình 2.3 Một số kênh B2B tiêu biểu ...................................................................................27

Hình 2.4 Netflix ...................................................................................................................30

Hình 2.5 eBay ......................................................................................................................33

Bảng 2.1 So sánh giữa các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử ........................36

Hình 3.1 Lượng truy cập các trang TMĐT (iPrice Group) .................................................38

Hình 3.2 Mục tiêu giá trị của Shopee ..................................................................................39

Hình 3.3 Bảng phí thanh toán theo từng phương thức của Shopee .....................................40

Hình 3.4 Trang chủ website Shopee ....................................................................................42

Hình 3.5 So sánh giao diện gian hàng Unilever và Apple Flagship Store trên Shopee ......42

Hình 3.6 Giao diện trong một sản phẩm trên Shopee .........................................................43

4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TMĐT Thương mại điện tử
NFT Non-fungible token
HTTT Hệ thống thông tin
HRM Human Resource Management
CRM Customer Relationship Management
SCM Supply Chain Management
CSDL Cơ sở dữ liệu
ERP Enterprise Resource Planning
AI Artificial Interlligence
IoT Internet of Things
WHO World Health Organization
WWW World Wide Web
MGM Member get member
KOL Key Opinion Leader
KOC Key Opinion Consumer
LAN Local Area Network
WAN Wide Area Network
B2B Business To Business
B2C Business To Customer
C2C Consumer To Customer
B2E Business To Employee
C2B Consumer To Business
E – Government Electronic Government
G2C Government To Citizen
G2B Government To Business
G2G Government To Government
CNTT Công nghệ thông tin
SMS Short Message Services
VAT Value Added Tax
CSKH Chăm sóc khách hàng
VNĐ Việt Nam Đồng

5
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển và theo đó nhu cầu của xã hội cũng lớn dần theo sự
phát triển đó. Cũng vì để đáp ứng nhu cầu lớn hơn của xã hội, thời đại công nghệ
thông tin phát triển một cách mạnh mẽ. Để chứng minh điều này, các lĩnh vực trong
cuộc sống đều liên quan đến công nghệ thông tin. Người ta còn gọi đây là thời kì 4.0.
Một lĩnh vực đáng kể đến trong công nghệ thông tin đạt được thành quả rất lớn đó là
về mảng thương mại điện tử.

Trải qua biến động của Covid - 19, mọi lĩnh vực bị chững lại vì bị dịch bệnh ảnh
hưởng, thậm chí có những công ty có nguy cơ thua lỗ dẫn tới đóng cửa, phá sản. Tuy
vậy, chỉ riêng lĩnh vực thương mại điện tử vẫn đứng vững và phát triển một cách
“kinh ngạc” trong hoàn cảnh dịch bệnh. Dịch bệnh làm thay đổi hành vi của người tiêu
dùng. Trước đây khi chưa có Covid - 19, người tiêu dùng có thói quen mua sắm trực
tiếp, nhưng vì dịch bệnh hạn chế đi lại nên người tiêu dùng đã chuyển dần qua mua
bán trực tuyến. Hiện nay tình hình bệnh dịch đã được kiểm soát, mọi hoạt động trở lại
bình thường như trước, nhưng người tiêu dùng đã dần quen mua sắm online hơn là
mua bán truyền thống như trước. Và cho tới giờ, Shopee đang là trang thương mại
điện tử dẫn đầu của ngành thương mại điện tử.

Theo báo cáo quý 1 năm 2022 của Decision Lab, Shopee là trang thương mại
điện tử được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, chiếm 44% trong tổng số các trang
thương mại điện tử khác. Và trong hai tháng đầu năm 2022, We are social cho biết
Shopee đứng thứ 4 trong tổng số các ứng dụng di động có lượng truy cập/ hoạt động
nhiều nhất và thứ 7 trong các ứng dụng có lượt tải xuống nhiều nhất.

Vậy tại sao Shopee lại có bước phát triển thành công như thế, nhóm em đã
nghiên cứu mô hình kinh doanh của Shopee và từ đó rút ra ưu, nhược điểm của mô
hình này. Kết hợp với các lý thuyết được học, nhóm quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu
các loại mô hình thương mại điện tử B2B, B2C, C2C”. Đề tài này sát với thực tế và
diễn ra hằng ngày tại các doanh nghiệp sử dụng các mô hình kinh doanh trên, nhưng
cần tìm hiểu để hiểu rõ bản chất của nó. Đồng thời, nhóm cũng muốn tìm ra những ưu,
nhược điểm của mô hình khi áp dụng vào thực tế mà cụ thể ở đây là Shopee và đưa ra
giải pháp là các xu hướng phát triển trong tương lai của thương mại điện tử để doanh
nghiệp vận dụng linh hoạt nhằm giải quyết bài toán kinh doanh.

6
Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đề
tài nghiên cứu được chia thành các chương như sau:

Chương 1: Thương mại điện tử vả hệ thống thông tin quản lý.

Chương 2: Thương mại điện tử vả các mô hình thương mại điện tử.

Chương 3: Ứng dụng mô hình thương mại điện tử vào sàn thương mại điện tử
Shopee.

Chương 4: Đánh giá hiệu quả mô hình thương mại điện tử của Shopee.

LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Nguyễn Quốc
Hùng - GVC giảng dạy bộ môn Hệ thống thông tin quản lý đã cung cấp những hiểu
biết và kiến thức cơ bản giúp chúng em hoàn thành bài đồ án này. Đồng thời, những
kinh nghiệm và chia sẻ của thầy trong quá trình giảng dạy đã giúp chúng em có nhận
thức mới mẻ và sâu sắc hơn trên con đường học vấn của mình. Do những kiến thức tìm
hiểu và tầm nhìn còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu vẫn còn sai sót, mong
thầy góp ý để bài đồ án của nhóm có thể hoàn thiện hơn. Những góp ý của thầy sẽ là
kinh nghiệm quý báu của các thành viên trong nhóm trên con đường học tập và phát
triển sau này.

Xin chân thành cảm ơn Thầy!

7
Chương 1: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HỆ THỐNG
THÔNG TIN QUẢN LÝ
1.1 GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1.1 Định nghĩa thương mại điện tử
Thương mại điện tử là hình thức trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến
thông qua mạng Internet diễn ra giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp
với khách hàng hoặc giữa các khách hàng với nhau.
Hệ thống nguồn lực của TMĐT kết nối với nhau thông qua Internet, Intranet,
Extranet hoặc các mạng khác nhằm xúc tiến, hỗ trợ mỗi quá trình TMĐT diễn ra một
cách ổn định và chính xác.
1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử
Hình thức: Các hoạt động giao dịch TMĐT diễn ra hoàn toàn thông qua Internet.
Phạm vi hoạt động: TMĐT là một thị trường không biên giới, chỉ cần các bên
tham gia giao dịch có các kết nối với mạng internet thì giao dịch có thể xảy ra một
cách dễ dàng.
Chủ thể tham gia: Muốn thực hiện một giao dịch tối thiểu phải có 3 chủ thể
tham gia: người mua, người bán và trung gian cung cấp dịch vụ TMĐT.
Thời gian không giới hạn: Giao dịch xảy ra hoàn toàn thông qua internet nên
các bên có thể tiến hành giao dịch mọi lúc mọi nơi.
Hệ thống thông tin là thị trường: Các bên tham gia giao dịch không cần gặp mặt
nhau trực tiếp. Để làm được điều đó các bên tham gia phải tìm hiểu nhau thông qua hệ
thống thông tin của nhau hay các công cụ hỗ trợ tìm kiếm như là mạng internet để
nghiên cứu thông tin của nhau từ đó dẫn đến việc giao dịch một cách dễ dàng hơn.
Sự phát triển của TMĐT gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của
Công nghệ thông tin: Sự phát triển của Công nghệ thông tin gắn liền và thúc đẩy
TMĐT phát triển một cách nhanh chóng. Ngược lại, TMĐT cũng giúp cho Công nghệ
thông tin mở ra, phát triển nhiều ngành nghề như dịch vụ thanh toán điện tử, NFT...
1.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Tình hình phát triển của TMĐT ở Việt Nam
Cùng với tình trạng phát triển TMĐT của thế giới, Việt Nam có mức độ phát
triển khá mạnh. Theo nghiên cứu của Statista, tốc độ phát triển TMĐT của thế giới là
16.24% vào năm 2021 và dự báo được phát triển mạnh vào năm 2025 có thể lên tới

8
24.5%. Đối với Việt Nam, năm 2021 con số này là hơn 20% với quy mô 16 tỷ USD và
dự báo tới năm 2025 được dự báo bứt phá lên đến 29%, đạt 39 tỷ USD.
Theo nghiên cứu từ Công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, nửa đầu năm 2022
Việt Nam có tốc độ phát triển TMĐT lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và chỉ
xếp sau Indonesia (Hải Yến, 2022).
Chi tiêu cho ngành TMĐT ở Việt Nam chiếm thị phần lớn thứ hai (2020)
Tổng chi tiêu cho ngành TMĐT tại Việt Nam năm 2021 với các mặt hàng điện tử
chiếm 1.57 tỷ USD, chỉ xếp sau ngành du lịch, logistic và lữ hành (3.18 tỷ USD). Theo
sau đó nữa là các ngành hàng khác như là thời trang, hàng gia dụng và làm đẹp.

Hình 1.1 Chi tiêu hàng năm cho mỗi danh mục hàng tiêu dùng
TMĐT ở Việt Nam 01/2021 (We Are Social and Hootsuite)
Thị phần thị trường TMĐT ở Việt Nam
Theo báo cáo từ dữ liệu của Metric.vn sàn TMĐT Shopee chiếm thị phần lớn
nhất (43,12 tỷ đồng, chiếm 72% thị phần trong 6 tháng, từ tháng 11/2021). Tiếp sau đó
là Lazada chiếm thị phần 20,9% có doanh số là 12.54 tỷ đồng. Các sàn Tiki, Sendo và
các sàn TMĐT chiếm các phần còn lại không đáng kể (Tổng quan và xu hướng thị
trường thương mại điện tử Việt Nam, 2022).
Dự báo xu hướng phát triển của TMĐT ở Việt Nam
Năm 2022 các chuyên gia dự báo rằng ngành TMĐT ở Việt Nam vẫn ở đà phát
triển mạnh mẽ, tạo bước đệm phát triển mạnh mẽ cho các ngành nghề khác. Và đây

9
cũng là cơ hội thích hợp để Việt Nam vực dậy sau ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid
lên nền kinh tế Việt Nam.
Các sàn thương mại điện tử lớn có bước phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp
trên đà nghiên cứu phát triển các phần mềm, phần cứng và các giải pháp công nghệ kết
hợp với TMĐT đã giúp các công ty, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có
năng suất hơn.
Một số xu hướng phát triển gần đây:
- Thanh toán điện tử.
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng
- Bảo mật an toàn thông tin.
- Tối ưu hóa vận hành và logistics.
1.3 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
1.3.1 Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý
1.3.1.1 Khái niệm
Hệ thống thông tin quản lý (MIS - Management Information System) là hệ thống
có chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin cần thiết cho các đối
tượng sử dụng trong bộ máy quản lý.
Hệ thống tích hợp các yếu tố con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích,
đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác để hỗ trợ ra quyết
định, phối hợp hoạt động và điều khiển các tiến trình trong tổ chức.
1.3.1.2 Chức năng và tác động
Hệ thống thông tin quản lý điều chỉnh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ
chức trở nên hiệu quả hơn trong quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kịp
thời, chính xác. Hệ thống này là một hệ thống cốt lõi và có vai trò quan trọng đối với
tất cả doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin có 3 chức năng chính:
- Cung cấp các báo cáo có tính thống nhất giúp nhà quản lý sử dụng với nhiều mục
đích khác nhau.
- Cung cấp các dữ liệu phục vụ nhu cầu sử dụng và xử lý mà không phải nhập dữ
liệu lại trong các phần mềm khác.

10
- Cung cấp những báo cáo dựa trên dữ liệu nội bộ lưu trữ trong hệ thống máy tính.
Các báo cáo quản lý sử dụng chủ yếu nguồn dữ liệu nội bộ có chứa trong các
CSDL.
Hệ thống thông tin quản lý có 3 tác động chính đến doanh nghiệp:
- Hỗ trợ các chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh:
+ Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian.
+ Xử lý thông tin và dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau (nhà cung cấp, khách
hàng, các bên trung gian) một cách đơn giản hơn, xây dựng kết nối mật thiết giữa
doanh nghiệp với nhà cung cấp, với khách hàng.
- Hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh:
Hệ thống có khả năng phân tích và đánh giá thông tin nhằm dự báo giúp các nhà
quản lý công ty có được bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất kinh doanh và tài
chính của công ty, giúp nhà quản trị dễ dàng trong việc đưa ra các quyết định kinh
doanh đúng đắn, chính xác và hiệu quả.
- Hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ và hoạt động kinh doanh:
+ Hệ thống tự động hóa dựa trên các thuật toán phức tạp với độ chính xác cao
nhằm giảm tthiểu sai sót của nhân viên trong việc thu thập dữ liệu.
+ Hệ thống cũng có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin cần thiết để hỗ trợ việc
tiến hành kinh doanh và các hoạt động khác (chẳng hạn như các thông tin về khách
hàng, nhà cung ứng, thông tin về sản phẩm, giá cả và chi phí), giúp cải thiện đáng kể
năng suất của doanh nghiệp.
1.3.2 Các hệ thống thông tin ứng dụng trong kinh doanh:
1.3.2.1 Hệ thống thông tin tài chính
Hệ thống thông tin tài chính là hệ thống quản lý các giao dịch tài chính cả từ bên
ngoài và bên trong của một tổ chức.
Hệ thống thông tin tài chính cung cấp thông tin tài chính cho giám đốc tài chính
và người làm công tác quản lý tài chính để đưa ra các quyết định về việc sử dụng liên
quan đến tài chính, phân bổ và kiểm soát nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.
Các chức năng cơ bản:
- Tích hợp tất cả các thông tin tài chính và thông tin tác nghiệp từ nhiều nguồn
khác nhau vào một HTTT quản lý duy nhất.

11
- Cung cấp khả năng truy xuất dữ liệu cho nhiều nhóm người sử dụng thuộc các
lĩnh vực khác nhau: tài chính và phi tài chính.
- Cung cấp dữ liệu kịp thời phục vụ nhu cầu phân tích tài chính.
- Phân tích dữ liệu theo nhiều tiêu thức khác nhau (thời gian, vùng địa lý, sản
phẩm...).
- Phân tích kiểu What-If để dự báo dòng tiền tương lai.
- Phân tích các hoạt động tài chính trong quá khứ và tương lai.
- Theo dõi, thống kê và kiểm soát việc sử dụng quỹ của doanh nghiệp.

Hình 1.2 Phân loại theo mức độ quản lý của HTTT tài chính
1.3.2.2 Hệ thống thông tin marketing
Hệ thống thông tin marketing là hệ thống hỗ trợ quản lý sự tương tác giữa con
người với nhau, thiết bị hoặc giữa con người với thiết bị để thu nhập thông tin, thống
kê và phân loại kịp thời, chính xác để nhà quản trị marketing dựa vào đó để đưa ra các
quyết định đúng đắn.
Hệ thống thông tin marketing được thiết kế chủ yếu dành cho nhà quản trị, đôi
khi nó cũng được dùng cho các bên trung gian như nhà cung cấp, các trung gian mua
bán hay các công ty cung cấp dịch vụ marketing. Khi thiết kế các hệ thống thông tin
marketing các công ty cung cấp dịch vụ cần dựa vào các nhà quản trị hay các bên
trung gian này để thiết kế cho hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Các chức năng cơ bản:
- Hỗ trợ doanh nghiệp xác định được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng về sản
phẩm.
- Giúp doanh nghiệp định giá được sản phẩm, hàng hóa.
- Phân phối hàng hóa một cách hiệu quả và tiết kiệm.

12
- Sản phẩm được khách hàng tiếp cận một cách dễ dàng hơn.
- Dựa vào hệ thống thông tin marketing doanh nghiệp có thể lên kế hoạch xúc tiến
phát triển sản phẩm hay cải thiện sản phẩm.

Hình 1.3 Phân loại theo mức độ quản lý của HTTT marketing
1.3.2.3 Hệ thống thông tin quản lý sản xuất
Hệ thống thông tin quản lý sản xuất cung cấp thông tin cần thiết để lập kế hoạch,
tổ chức, thực hiện, vận hành và kiểm soát sản xuất. Hệ thống này kiểm soát hầu hết tất
cả các công đoạn chuẩn bị các điều kiện cho việc tổ chức sản xuất và chuyển hóa
nguyên vật liệu thành sản phẩm.
Một hệ thống thông tin quản lý sản xuất tốt sẽ cho phép các nhà quản lý quyết
định cách thức tổ chức sản xuất và cách thức sản xuất tốt nhất, nơi sử dụng các giải
pháp lưu trữ và vận chuyển phù hợp nhất.
Các hệ thống thông tin sản xuất giúp các nhà quản lý nâng cao năng suất và lợi
thế cạnh tranh cho các tổ chức kinh doanh như:
- Hỗ trợ quản lý hàng tồn kho.
- Kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất và kho
dự trữ trong việc giao và nhận hàng hóa.
- Lập danh sách kế hoạch và giám sát năng lực sản xuất.
- Đổi mới sản phẩm và các loại hình dịch vụ.
- Hoạch định, tổ chức lại các điều kiện sản xuất và phân bổ nguồn nhân lực.
Xác nhận kế hoạch sản xuất.
- Tìm kiếm công nghệ sử dụng trong sản xuất.
- Thiết kế sản phẩm và công nghệ.

13
Mục tiêu lớn nhất của hệ thống thông tin sản xuất là cung cấp sản phẩm và dịch
vụ chất lượng cao và chi phí tối ưu nhất. Hệ thống này kiểm soát hầu hết mọi giai đoạn
trong quá trình sản xuất sản phẩm. Thông tin đầu vào trong hệ thống chủ yếu là các
nguồn thông tin nội bộ, một số thông tin từ bên ngoài chiếm số lượng nhỏ. Các thông
tin chủ yếu đến từ chiến lược, chính sách kinh doanh và các hệ thống xử lý giao dịch
(ví dụ: thông tin hàng tồn kho, thông tin đơn hàng, thông tin nhân sự…)

Hình 1.4 Phân loại theo mức độ quản lý của HTTT quản lý sản xuất
1.3.2.4 Hệ thống thông tin quản trị nguồn nhân lực
Hệ thống thông tin quản trị nguồn nhân lực (HRM – Human Resources
Management) bao gồm tất cả các quyết định, các hoạt động hành chính có liên quan
chặt chẽ, tác động trực tiếp đến nhân sự trong tổ chức.
Quản trị nguồn nhân lực là một khâu rất quan trọng và HRM được xem như một
phương pháp tiếp cận chiến lược giúp đưa các vấn đề về quản lý nguồn nhân lực lại
gần nhau hơn và việc đạt mục tiêu trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Trong quản trị nguồn nhân lực, cần đề cập đến các vấn đề lớn như tuyển dụng,
đào tạo, đánh giá hiệu suất công việc, tạo động lực cho người lao động, truyền thông
nội bộ, đảm bảo an toàn lao động và nhiều hoạt động khác.

14
Hình 1.5 Phân loại theo mức độ quản lý của HTTT quản trị nguồn nhân lực
1.3.2.5 Hệ thống thông tin quản trị quan hệ khách hàng
Quản trị quan hệ khách hàng là tập hợp của nhiều hoạt động trong tất cả các khâu
tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng cho phép một công ty xây dựng và phát
triển mối quan hệ với khách hàng và cải thiện các mối quan hệ với khách hàng. Nó
cung cấp cho tổ chức và tất cả các nhân viên có quan hệ với khách hàng thông tin đầy
đủ về mỗi khách hàng, trong mọi mối quan hệ của khách hàng, ở mọi kênh phân phối.
Đồng thời, việc này cũng giúp khách hàng hiểu biết đầy đủ các thông tin và kênh phân
phối của doanh nghiệp.
Hệ thống CRM là một hệ thống trong đó các nguồn lực kỹ thuật (nền tảng, phần
mềm, công cụ...) và tất cả nhân viên cùng nhau làm việc để quản lý các mối quan hệ
với khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng đạt được mục tiêu, tạo ra lợi nhuận cho
công ty và tương tác với khách hàng.
Phần mềm CRM là phương tiện giúp doanh nghiệp có thể lưu trữ, phân tích và
báo cáo về tất cả thông tin khách hàng, lịch sử tương tác, lịch sử giao dịch và lịch sử
truy cập, cho phép doanh nghiệp kết nối toàn diện với khách hàng của mình, chuẩn bị
hợp lý hóa toàn bộ quy trình kinh doanh, giúp bạn làm việc hiệu quả và tăng doanh số
bán hàng.
Các chức năng cơ bản:
- Quản trị thông tin liên hệ và giao dịch khách hàng:

15
Hệ thống cho phép doanh nghiệp theo dõi các hoạt động, nhiệm vụ và mục tiêu
của quá trình bán hàng, từ việc thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng để chuyển
đổi chúng thành khách hàng.
- Quản lý dịch vụ và hỗ trợ khách hàng:
Với tính năng CRM này, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý các thông tin liên
quan đến yêu cầu bảo hành, hỗ trợ, khiếu nại của khách hàng, lịch trình cuộc gọi và
giao dịch của khách hàng thông qua tính năng này.
- Bán hàng:
Cung cấp các công cụ phần mềm và nguồn dữ liệu của doanh nghiệp. Doanh số,
doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi và các báo cáo khác cung cấp cho các đại diện bán hàng
bức tranh rõ ràng hơn về hiệu suất bán hàng của họ, bao gồm cả việc đạt được mục
tiêu hàng tháng và hiệu quả ở mỗi bước của quy trình bán hàng.
- Marketing, đáp ứng yêu cầu đơn hàng:
Tự động hóa các công việc liên quan đến chiến dịch marketing, trợ giúp thu thập,
quản lý dữ liệu, tiến hành phân tích giá trị khách hàng và giá trị kinh doanh của một
chiến dịch marketing. Hỗ trợ quá trình đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng và
khách hàng hiện thời bằng cách nhanh chóng lập lịch tiếp xúc bán hàng và cung cấp
các thông tin phù hợp về sản phẩm và dịch vụ.
- Tương tác tức thì giữa nhân viên và phòng ban:
Các đại diện bán hàng có thể tương tác với nhau thông qua khả năng nhắn tin và
nhận xét của hệ thống CRM để truy xuất và cập nhật đơn hàng một cách dễ dàng và
nhanh chóng. Người quản lý cũng có thể theo dõi, xem xét và hỗ trợ nhân viên của
mình khi cần thiết.
- Phân tích dữ liệu dựa trên báo cáo:
Tùy thuộc vào mong muốn của người dùng để tìm kiếm báo cáo mong muốn. Từ
các báo cáo này, nhà quản trị có thể dễ dàng có được cái nhìn tổng thể về tình hình
kinh doanh và sử dụng nó để phân tích và định hướng kế hoạch kinh doanh tiếp theo
của mình.
- Chức năng chia sẻ dữ liệu, thông tin.
1.3.2.6 Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng

16
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM - Supply Chain Management) là một hệ thống
kinh doanh giúp các công ty cung cấp đúng sản phẩm đến đúng nơi vào đúng thời
điểm, đúng số lượng và ở mức giá phù hợp.
Mục tiêu của SCM là quản lý hiệu quả nguồn cung sản phẩm bằng cách dự báo
nhu cầu, quản lý hàng tồn kho và cải thiện mạng lưới kinh doanh giữa một tổ chức với
khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và các đối tác khác.
Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động từ lập kế hoạch và quản lý
tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung ứng, mua, vận chuyển và phát hành
sản phẩm. Quan trọng hơn, tất cả các công ty cần xây dựng mối quan hệ với các đối
tác trong chuỗi cung ứng của họ và tăng cường mối quan hệ giữa các bên liên quan
như nhà cung cấp, bên thứ ba và khách hàng.
Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCMs) là một tập hợp các mô-đun phần mềm
tập trung vào việc điều phối các quy trình quản lý mối quan hệ nhà cung cấp nhằm tối
ưu hóa việc lập kế hoạch, mua sắm đầu vào, sản xuất và giao hàng, cung cấp sản phẩm
và dịch vụ. Cung cấp thông tin để hỗ trợ các nhà cung cấp, các tổ chức yêu cầu cung
ứng, các nhà phân phối và các tiện ích trong việc điều phối, lập kế hoạch và quản lý
các quy trình kinh doanh để thu mua các dịch vụ đầu vào, sản xuất, hàng tồn kho và
đầu ra. Nó là một loại hệ thống tương tác giữa các đối tác kinh doanh và cung cấp
luồng thông tin tự động giữa các tổ chức này.
Các chức năng cơ bản:
- Cho phép các công ty chia sẻ thông tin với cung cấp về tình trạng sẵn có của
nguyên vật liệu và phụ tùng, thời gian giao hàng đối với nguyên liệu và hàng hóa
cũng như các yêu cầu sản xuất.
- Trao đổi thông tin với nhà phân phối về mức tồn kho, tình trạng đơn hàng và lịch
trình giao sản phẩm.
- Mục tiêu chính: Các bên liên quan có thể nhận được lượng sản phẩm phù hợp từ
nguồn đến điểm yêu cầu với chi phí tối thiểu và trong thời gian ngắn nhất.
Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng tối thiểu gồm ba yếu tố chính:
- Nhà cung cấp: Một công ty bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Chúng là nguyên liệu
đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Đơn vị sản xuất: Nơi nguyên liệu và dịch vụ đầu vào được sử dụng để tạo ra sản
phẩm cuối cùng.

17
- Khách hàng: Chủ thể sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất.
Một số lợi ích và thử thách của hệ thống SCM:
- Lợi ích:
+ Cải thiện hiệu suất của sản phẩm với sự phù hợp của nhà cung cấp.
+ Cải thiện dịch vụ khách hàng và giảm thiểu hàng tồn kho.
+ Hạn chế chi phí bảo quản sản phẩm của công ty bạn.
+ Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Thiết lập chuỗi cung ứng giữa các đối tác truyền thống.
+ Phản ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường.
- Thử thách: Việc áp dụng một hệ thống SCM rất khó và phức tạp, tạo ra những
thách thức đối với tổ chức. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
+ Các kiến thức, công cụ và hướng dẫn chưa đầy đủ.
+ Dự báo nhu cầu không chính xác hoặc quá lạc quan tạo ra một số vấn đề trong
sản xuất, lưu trữ và bảo quản hoặc các vấn đề khác.
+ Giữa các bộ phận tiếp thị, sản xuất và kiểm kê trong tổ chức hoặc giữa tổ chức
đó với nhà cung cấp, phân phối và các đơn vị khác chưa được phối hợp đồng bộ, nhịp
nhàng.
1.3.2.7 Hệ thống quản trị tích hợp doanh nghiệp
Hệ thống quản trị tích hợp doanh nghiệp (ERP - Enterprise Resource Planning) là
một hệ thống tích hợp các nguồn lực của doanh nghiệp gồm mô-đun phần mềm tích
hợp và CSDL tập trung.
ERP cho phép chia sẻ dữ liệu trong tổ chức, doanh nghiệp trong nhiều tiến trình
kinh doanh trên nhiều lĩnh vực chức năng khác nhau, phối hợp các tiến trình nghiệp vụ
cơ bản nhất trong nội bộ doanh nghiệp chẳng hạn như tài chính kế toán, quản trị nhân
lực, kinh doanh sản xuất, bán hàng marketing.
Các chức năng cơ bản:
- Thực hiện thu thập dữ liệu từ tiến trình nghiệp vụ cơ bản.
- Lưu trữ dữ liệu thu thập trong kho dữ liệu tổng thể, cho phép các bộ phận khác
có thể truy cập đến kho dữ liệu này.
Một số lợi ích và thử thách của hệ thống ERP:
- Lợi ích:

18
+ Giám sát hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật, tăng thêm hiệu quả báo cáo và ra
quyết định trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
+ Giúp doanh nghiệp, tổ chức theo một thể thống nhất và chuẩn tắc.
+ Giúp các tiến trình nghiệp vụ và tiến trình hướng khách hàng trở nên hiệu quả.
+ Phản ánh và cung cấp thông tin hoạt động kinh doanh ở phạm vi toàn doanh
nghiệp.
- Thử thách:
• Đối với nội bộ doanh nghiệp:
+ Cần có sự cam kết và ủng hộ của nhà lãnh đạo tổ chức.
+ Lựa chọn hệ thống ERP phù hợp với doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn, thời
kỳ.
+ Dự tính chi phí và nguồn nhân lực đáp ứng việc triển khai hệ thống.
+ Truyền thông nội bộ doanh nghiệp
+ Quy trình đào tạo, ứng dụng hệ thống thích hợp với doanh nghiệp.
+ Khả năng tùy biến cho phù hợp với quy trình doanh nghiệp còn hạn chế. Nếu
tái thiết kế dễ mất đi một số lợi ích cạnh tranh.
+ Sự kỳ vọng quá lớn đối với hệ thống.
• Đối với tác nhân bên ngoài: Phản ứng người dùng và các đối tượng liên quan.
Xu thế phát triển hiện nay của ERP:
- Kết hợp điện toán đám mây.
- Tích hợp AI và công nghệ thông minh khác.
- Sử dụng trên nhiều thiết bị, vận hành hệ thống mọi lúc mọi nơi.
- Phát triển theo hướng chuyên ngành.
- Tích hợp ERP với các thiết bị IoT.
1.3.2.8 Hệ thống thương mại điện tử
Thương mại điện tử (E - commerce) là sự trao đổi, mua bán sản phẩm, dịch vụ
giữa các khách hàng, doanh nghiệp hay giữa khách hàng với doanh nghiệp thông qua
Internet và các phương tiện điện tử khác.
Theo WHO, TMĐT bao gồm “việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối
sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một
cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua
mạng Internet”.

19
Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng WWW là một điểm ít nhất
phải có trong chu trình giao dịch.
Hệ thống thương mại điện tử kết nối các nguồn lực của mạng Internet, Intranet,
Extranet và các mạng khác để trợ giúp mỗi bước của quá trình thương mại.
Một số lợi ích và thử thách của hệ thống TMĐT:
- Lợi ích:
+ Thông tin phong phú, đa dạng.
+ Chi phí sản xuất thấp.
+ Thời gian và chi phí giao dịch thấp.
+ Doanh thu cao.
+ Thắt chặt quan hệ đối tác.
- Thử thách:
+ Vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin.
+ Mức độ cạnh tranh lớn.
+ Lưu lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
+ Các chính sách hoàn trả, giá cả và vận chuyển trong quá trình vận hành hệ
thống.
Xu thế phát triển hiện nay của hệ thống TMĐT:
- Sự bùng nổ của thương mại điện tử qua mạng xã hội. Các nền tảng mua hàng
trực tuyến qua Facebook, Instagram hay Tiktok đang ngày một gia tăng.
- Omnichannel (Bán hàng đa kênh) tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch hàng bất kể
khách hàng đang ở đâu, lúc nào và sử dụng kênh nào.
- Xu hướng MGM/ KOL/KOC:
+ MGM (Members get Members): Khách hàng cũ giới thiệu sản phẩm và dịch tới
các khách hàng mới khác và nhận phần thưởng khác nhau.
+ KOL (Key Online Leaders): Doanh nghiệp sẽ hợp tác với những người có sức
ảnh hưởng về một lĩnh vực cụ thể trên mạng xã hội để thúc đẩy bán hàng.
+ KOC (Key Opinion Consumers): Khá tương đồng với KOL, nhưng xuất phát là
khách hàng và tập trung vào sản phẩm hơn.
1.3.2.9 Hệ thống thông tin tự động văn phòng
Hệ thống thông tin tự động văn phòng là việc sử dụng hệ thống máy tính để thực
hiện các hoạt động văn phòng:

20
- Xử lý văn bản điện tử (soạn thảo/chế bản).
- Lập lịch trình điện tử hỗ trợ các nguồn lực hiện có của tổ chức (con người,
phương tiện, phòng ốc làm việc).
- Truyền thông tin (email, fax, thư thoại, hội nghị điện tử).
Chức năng của tự động hóa văn phòng gồm 3 chức năng cơ bản: xử lý dữ liệu, hỗ
trợ quản trị và xử lý văn bản.
Hệ thống này tích hợp các chức năng tự động hóa dựa trên công nghệ truyền
thông như mạng LAN, WAN.
Một số lợi ích và thử thách của hệ thống thông tin tự động văn phòng:
- Lợi ích:
+ Giảm chi phí vận hành, làm quá trình kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả
hơn.
+ Quản lý hồ sơ, giấy tờ đơn giản và dễ dàng.
+ Tiết kiệm thời gian của người lao động, mang lại cho khách hàng trải nghiệm
tốt hơn.
+ Truyền thông tin nhanh và hiệu quả, loại bỏ việc thất lạc, bỏ sót thông tin.
- Thách thức:
+ Khả năng tương thích và chi phí ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp.
+ Tính bảo mật, an toàn thông tin.

Chương 2: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÁC MÔ


HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1 KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1.1 Khái niệm
Thương mại điện tử (E - commerce) là hình thức buôn bán, trao đổi hàng hóa,
dịch vụ và thông tin qua hình thức trực tuyến bằng mạng máy tính. Thương mại điện
tử là quá trình trao đổi, buôn bán giữa doanh nghiệp – doanh nghiệp, doanh nghiệp –
khách hàng, khách hàng – khách hàng.
2.1.2 Quy trình thương mại điện tử
- Tập hợp thông tin:
+ Đối với bên cung cấp: Tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng và thu hút người
mua bằng nhiều cách qua nền tảng Internet như:các đoạn quảng cáo bắt mắt được tải
21
lên facebook, tiktok,...để truyền tải những nội dung quan trọng mà người mua hàng
muốn biết.
+ Đối với người mua hàng: Khi khách hàng quan tâm đến một sản phẩm nào đó
để đáp ứng với nhu cầu của mình, khách hàng sẽ có xu hướng tìm kiếm những web
nhà cung cấp và họ thường có sự so sánh hàng hóa, giá cả giữa các nhà cung cấp để
tìm ra sản phẩm phù hợp với mình nhất.
- Đặt hàng:
Sau khi khách hàng tìm được nguồn hàng hoá đáp ứng nhu cầu của mình, người
mua gửi đơn đặt hàng đến với nhà cung cấp hàng bao gồm tên sản phẩm hàng hóa, họ
tên người mua, số điện thoại, địa chỉ…
- Thanh toán:
Khi đã gửi đơn đặt hàng, trang web mua hàng sẽ chuyển sang màn hình chọn
hình thức thanh toán và người mua tiến hành làm thủ tục thanh toán. Có thể thanh toán
bằng nhiều hình thức khác nhau như: thanh toán khi nhận hàng, thanh toán bằng thẻ tín
dụng/ ghi nợ/ atm, thanh toán bằng ví momo…
- Hoàn thành việc trao đổi:
Sau khi đã chọn phương thức thanh toán thành công. Việc giao hàng có thể qua 2
hình thức: Nếu đây là hàng hóa dạng nội dung điện tử thì giao hàng qua mạng như là
qua mail, drive, zalo, facebook…. Nếu hàng hoá là vật thể, giao hàng bằng cách gửi
hàng cho các đơn vị vận chuyển để vận chuyển tới khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng:
+ Khi khách hàng nhận được hàng và có những thắc mắc hay những yêu cầu đặt
ra thì nhà cung cấp phải xử lý một cách hợp lý, thỏa mãn cả 2 bên giao dịch.
+ Có những voucher giảm giá cho khách hàng thân thiết khi mua hàng lần tiếp
theo.
+ Tư vấn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp mà khách hàng cần tìm.
2.1.3 Hoạt động của thương mại điện tử
- Tiếp xúc và liên hệ (Electroniccontacts).
- Thanh toán điện tử (Electronicpayment).
- Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - Electronic Data Interchange).
- Truyền dữ liệu nội dung (Content Data Transfer).
- Cửa hàng ảo (Virtual Shop).

22
2.1.4 Lợi ích của thương mại điện tử
- Đối với doanh nghiệp:
+ Tiết kiệm chi phí: bao gồm chi phí sản xuất, marketing, phân phối, giảm lưu
kho hàng hóa…
+ Doanh thu cao, tăng lợi nhuận.
+ Thời gian và chi phí giao dịch thấp.
+ Mở rộng quy mô trên khắp thị trường nhờ mạng Internet, khách hàng có thể
mua hàng ở khắp mọi nơi kể cả trong và ngoài nước.
+ Sản xuất được theo nhu cầu khách hàng, kết nối được với khách hàng 24h/24h,
chăm sóc khách hàng tốt hơn ⇒ Nhờ đó mà thắt chặt quan hệ với khách hàng hơn.
+ Nguồn thông tin rộng lớn: tiếp cận một cách nhanh chóng với xu hướng của thị
trường, làm hài lòng nhiều nguồn khách hàng. Thông tin về giá, sản phẩm cập nhật
liên tục...
+ Giảm chi phí và thời gian đi lại.
- Đối với khách hàng:
+ Đa dạng hàng hóa, có thể lựa chọn theo đúng nhu cầu, sở thích của mình kể cả
trong nước hay ngoài nước.
+ Giao dịch hàng hóa mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có mạng Internet.
+ Giá thành sản phẩm hợp lý khi khách hàng có thể so sánh nhiều nguồn hàng và
chọn ra sản phẩm có giá thành hợp lý nhất và phù hợp nhất với mình.
+ Thông tin hàng hóa phong phú, có ở nhiều nguồn tin, cập nhật thông tin nhanh
chóng.
+ Mua hàng hóa số lượng lớn nhanh chóng với giá thành vô cùng cạnh tranh và
được giao hàng nhanh.
+ Nhận xét, đóng góp ý kiến với nhà cung cấp về vấn đề hàng hóa cần cải thiện.
+ Giảm thời gian và chi phí đi lại.
2.1.5 Hạn chế của thương mại điện tử
- Về vấn đề bảo mật: tội phạm mạng tấn công là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng
vì tài khoản của bạn có thể bị hack do sơ xuất và bị lấy sạch toàn bộ số tiền hiện
có trên trang TMĐT của bạn. Đây là một thực tế khắc nghiệt khi trang web
TMĐT không thể đảm bảo rằng thông tin tài chính không thể bị xâm phạm trên
cổng thông tin của nó.

23
- Về sự cố trang web: Trang TMĐT có thể bị ngừng khả năng mua hàng do sự cố
của trang web như là lượng người truy cập quá đông hay là mất kết nối Internet,
tốc độ băng thông không tốt...
- Khi mua hàng trên trang TMĐT ít khi được kiểm tra sản phẩm và dùng thử sản
phẩm. Điều này khiến người tiêu dùng hơi do dự khi quyết định mua hàng vì
không biết sản phẩm có phù hợp với nhu cầu của mình hay không.
- Thời gian giao hàng không xác định cụ thể và chính xác là ngày nào, chỉ có ngày
dự kiến giao (đôi khi không đúng).
- Có nhiều nhãn hàng để rò rỉ thông tin cá nhân như tên, số điện thoại, địa chỉ của
khách hàng làm cho những kẻ xấu có cơ hội làm việc xấu (như giả mạo shop giao
hàng, lừa đảo).
- Chi phí cho công nghệ cao vì phải nâng cao cơ sở hạ tầng cũng như nâng cấp
định kỳ để theo kịp với sự phát triển của thời đại.
- Khi kinh doanh trên trang TMĐT có tính cạnh tranh cao vì có nhiều mặt hàng
giống nhau và nhiều giá cả khác nhau (có cửa hàng giá thấp, giá cao).
2.2 TÌM HIỂU CÁC MÔ HÌNH B2B, B2C, C2C TRONG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ
2.2.1 Khái niệm mô hình thương mại điện tử
Mô hình giao dịch điện tử là việc mua hoặc bán hàng hóa hoặc dịch vụ, giữa các
doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, chính phủ và các tổ chức công cộng hoặc tư nhân
khác, được thực hiện qua mạng trung gian máy tính.
Các loại mô hình giao dịch TMĐT:
- B2B (Business To Business): là hình thức giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp. Ví dụ: dịch vụ web hoặc dịch vụ đám mây.
- B2C (Business To Customer): là hình thức giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp
với khách hàng. Ví dụ: khách hàng mua áo Gucci thông qua trang web bán hàng
của Gucci.
- B2E (Business To Employee): là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với người
lao động.
- C2B (Consumer To Business): là mô hình TMĐT giữa người tiêu dùng với
doanh nghiệp. Ví dụ: Một doanh nghiệp cần người viết content, một người làm

24
việc tự do có thể nhận viết content đó và sau khi nhận được cái content từ phía
khách hàng thì doanh nghiệp trả tiền cho người viết content.
- C2C (Consumer To Consumer): là mô hình TMĐT giữa những người tiêu dùng.
Ví dụ: Bạn mua lại một cái tủ lạnh cũ của một bạn sinh viên không có nhu cầu
dùng cái tủ lạnh đó nữa.
- Chính phủ điện tử (E - Government: G2C, G2B, G2G, …): là mô hình TMĐT
giữa chính phủ với doanh nghiệp, người dân và các tổ chức của chính phủ, bằng
mạng máy tính.
2.2.2 Tìm hiểu về mô hình B2B
2.2.2.1 Giới thiệu về mô hình B2B
B2B là viết tắt của Business To Business, và là một mô hình kinh doanh thương
mại trong đó các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa các công ty với nhau. Một đặc
điểm của mô hình B2B là mỗi công ty có quy trình mua hàng riêng. Điều này có thể
tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc, đồng thời tăng hiệu quả và cơ hội hợp tác giữa
các công ty. Một điểm nữa là B2B tập trung vào logic. Khách hàng doanh nghiệp, là
một người tiêu dùng, dựa vào logic hơn là cảm xúc.
B2B bao gồm TMĐT và một số giao dịch trực tiếp có giá trị cao yêu cầu gặp mặt
trực tiếp. Ngày nay, mô hình B2B phát triển hơn khi các công ty quảng cáo hoạt động
kinh doanh của mình thông qua các trang web thương mại. Các dự báo cho thấy tỷ lệ
website hướng đến các tổ chức, doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng đáng kể trong
tương lai.
2.2.2.2 Các mô hình kinh doanh B2B
Các công ty B2B có thể được chia thành 4 mô hình kinh doanh chung dựa trên
cách thức hoạt động của chúng:
• Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên bán
Đây là mô hình phổ biến nhất tại Việt Nam do tính phổ biến và tiện lợi của nó
mang lại cho các chủ doanh nghiệp. Đây là mô hình bán hàng B2B đóng vai trò là
trung tâm phân phối cho các công ty bên thứ ba liên quan đến hàng hóa, dịch vụ và sản
phẩm. Việc phân phối sẽ được thực hiện thông qua các trang TMĐT và các trang
thuận tiện cho các chi nhánh thực hiện giao dịch. Mô hình bán hàng B2B này cung cấp
một lượng lớn sản phẩm cho các công ty khác.

25
Ví dụ đơn giản về mô hình này là: doanh nghiệp sở hữu 1 trang TMĐT chính
(website), cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn như Cisco có website
mà trên đó bán thiết bị mạng cho các doanh nghiệp khác.

Hình 2.1 Giao diện website Cisco


• Mô hình B2B chủ yếu thiên về bên mua
Loại hình bán hàng này ít phổ biến hơn so với mô hình B2B chủ yếu về bên bán.
Trong mô hình bên mua này, bên mua vẫn hoạt động khá mạnh và việc các công ty
bán sản phẩm của họ cho đối tác thường phổ biến hơn. Các đơn vị kinh doanh đóng
vai trò chính trong việc nhập sản phẩm, hàng hóa từ nhà sản xuất. Những người bán
khác sau đó truy cập trang web để liệt kê và bán các mặt hàng của họ. Tuy nhiên, ở
nước ngoài, hoạt động kinh doanh B2B do người mua định hướng vẫn đang hoạt động
mạnh. Các đơn vị kinh doanh đóng vai trò chủ đạo trong loại hình giao dịch này, nhập
nguồn hàng, nhập hàng từ bên thứ 3. Thậm chí, một số đơn vị còn có website phục vụ
nhu cầu mua bán của mình, bạn có thể tiếp cận các thông tin chào bán cũng như phân
phối hàng hóa. Ví dụ điển hình về mô hình này chính là Walmart.

26
Hình 2.2 Walmart
• Mô hình B2B thiên về trung gian
Đây cũng là một loại hình kinh doanh B2B khá phổ biến trên thị trường, đóng vai
trò trung gian giữa người mua và người bán. Tiêu biểu nhất cho mô hình dạng này các
các sàn TMĐT. Doanh nghiệp sở hữu sàn TMĐT sẽ đứng giữa hai doanh nghiệp để
giao dịch sản phẩm, hàng hóa thông qua sàn giao dịch. Tại các sàn này, doanh nghiệp
có sản phẩm sẽ gửi thông tin cho đơn vị trung gian (doanh nghiệp sở hữu sàn). Tổ
chức, cá nhân có nhu cầu mua sẽ đặt hàng trực tiếp dưới sự bảo vệ quyền mua hàng và
tuân thủ pháp luật của các trang thương mại điện tử trung gian.

Hình 2.3 Một số kênh B2B tiêu biểu


• Loại hình thương mại hợp tác
Mô hình kinh doanh thương mại B2B hợp tác tương tự như mô hình B2B trung
gian, nhưng nó được tập trung và sở hữu bởi nhiều thực thể. Các mô hình kinh doanh
B2B dưới dạng mô hình hợp tác mua bán thường thể hiện dưới dạng các sàn giao dịch
điện tử như:
- Trung tâm trao đổi (exchange hubs).
- Chợ điện tử (e-marketplaces).
- Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges).
- Thị trường điện tử (e-markets).
- Cộng đồng thương mại (trading communities).
- Sàn giao dịch Internet (Internet exchanges).
- Chợ trên mạng (net marketplaces).
27
2.2.2.3 Ưu điểm
• Sự thuận tiện
Các doanh nghiệp thường bán sản phẩm và dịch vụ thông qua cửa hàng thực,
nhưng các giao dịch thương mại điện tử B2B thường được thực hiện trực tuyến giúp
hai bên giảm thời gian và chi phí giao dịch. Mọi hoạt động diễn ra trên Internet tiện lợi
và nhanh chóng cũng giúp việc quảng bá dịch vụ/sản phẩm của bạn dễ dàng hơn.
• Lợi nhuận cao hơn
Các công ty B2B thường bán sản phẩm của họ với số lượng lớn để người mua có
thể nhận được ưu đãi tốt hơn. Nhiều đơn đặt hàng hơn có nghĩa là bán hàng nhiều hơn.
Đồng thời, giúp dễ dàng quảng cáo cho các doanh nghiệp khác thông qua trang web
của bạn có thể giúp giảm chi phí tiếp thị và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
• Tiềm năng thị trường rộng lớn
Từ phần mềm kinh doanh, dịch vụ tư vấn, hàng hóa số lượng lớn hoặc máy móc
chuyên dụng, các công ty B2B có thể phục vụ thị trường rộng lớn gồm các công ty
trong bất kỳ ngành nào. Đồng thời, có thể tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng,
điều chỉnh theo nhu cầu, mục đích sử dụng của khách hàng nhanh hơn và đưa sản
phẩm tới thị trường nhanh hơn. Bên cạnh đó, mô hình này cũng giúp cắt giảm các
khâu trung gian để hàng hóa đến tay nhà bán lẻ một cách nhanh chóng. Nhờ có B2B,
doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn nhà cung ứng tốt cũng như giá thành đầu vào rẻ hơn.
2.2.2.4 Nhược điểm
• Quy trình thiết lập phức tạp hơn so với B2B truyền thống
Khi bắt đầu mô hình kinh doanh TMĐT B2B, doanh nghiệp cần nỗ lực tìm cách
thu hút những khách hàng khó tính và thực hiện các đơn đặt hàng mới. Điều này
thường liên quan đến việc quảng cáo bán hàng cho các doanh nghiệp tiềm năng và
thiết lập hệ thống đặt hàng tùy chỉnh, đồng thời yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng để thích
ứng nhanh chóng khi doanh số bán hàng thấp.
• Thị trường hạn chế
Mô hình B2B thường có thị trường nhỏ hơn so với B2C vì nó liên quan đến hoạt
động thương mại giữa các doanh nghiệp. Điều này khá là rủi ro, đặc biệt với các doanh
nghiệp B2B vừa và nhỏ. Người bán có ít khách hàng tiềm năng hơn và những khách
hàng họ có là rất quan trọng, sẽ là một tổn thất lớn nếu công ty mất khách hàng chính
vào tay các đối thủ cạnh tranh khác.

28
• Quá trình ra quyết định kéo dài
Mô hình B2B cần tuân thủ nhiều yêu cầu nghiêm ngặt, tất cả hoạt động mua hàng
đều phải được tham khảo ý kiến trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Các doanh
nghiệp thường phải làm hài lòng nhiều nhu cầu hơn của khách hàng cũng dẫn đến quá
trình mua hàng lâu hơn.
• Việc tiếp thị quảng cáo khó khăn hơn
Không giống như mô hình B2C, người mua trong mô hình B2B có nhiều quyền
lợi hơn trong việc xác định giá cả sản phẩm. Do đó người bán phải linh hoạt hơn trong
việc phát triển sản phẩm, các công ty B2B bán hàng trực tuyến cần nỗ lực hơn nữa
trong việc thiết kế trang web và hệ thống đặt hàng thân thiện với người dùng. Thông
tin cần được trình bày rõ ràng về sản phẩm và dịch vụ, đồng thời cung cấp các bản
demo và lời khuyên trực tuyến.
2.2.3 Tìm hiểu về mô hình B2C
2.2.3.1 Giới thiệu về mô hình B2C
B2C (Business to Customer) là thuật ngữ mô tả hình thức bán hàng trực tiếp của
công ty cho người tiêu dùng cuối cùng, người tiêu dùng thông qua các phương thức
điện tử để lựa chọn các sản phẩm của công ty. Cách thức hoạt động của B2C khá đơn
giản, công ty bán trực tiếp sản phẩm của mình cho khách hàng. B2C là hình thức bán
hàng phổ biến nhất hiện nay trên thị trường truyền thống lẫn TMĐT.
2.2.3.2 Các mô hình kinh doanh B2C
• Người bán hàng trực tiếp:
Mô hình này được xem là người tiêu dùng mua hàng trực tiếp từ doanh nghiệp
hoặc nhà bán lẻ trực tuyến, thường áp dụng ở quy mô sản xuất nhỏ
• Trung gian trực tuyến:
Mô hình này thông qua trung gian để kết nối người tiêu dùng với doanh nghiệp,
thường là các sàn TMĐT, ví dụ như Tiki, Lazada, Shopee, Sendo…
• B2C dựa trên quảng cáo:
Mô hình này sử dụng các nội dung quảng cáo miễn phí, cho phép khách
hàng truy cập vào một trang web hay một đường link chứa nội dung quảng cáo đó
miễn phí. Hay có thể hiểu đơn giản là khối lượng truy cập vào trang web được sử dụng
để bán quảng cáo, những mặt hàng có trong trang web đó.
• B2C dựa trên cộng đồng:

29
Mô hình này hoạt động dựa vào các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,
Youtube... để xây dựng cộng đồng trực tiếp dựa trên nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng. Các cộng đồng này sau khi được thành lập sẽ được các nhà bán hàng và các nhà
tiếp thị quảng bá sản phẩm của mình. Mô hình này giúp đo lường hai tiêu chí: nhân
khẩu và vị trí địa lí.
• B2C dựa trên tính phí:
Mô hình dựa vào các web thu tiền trực tiếp của người tiêu dùng để xem được nội
dung, một phần nội dung sẽ được miễn phí và nếu muốn xem đầy đủ nội dung thì
người tiêu dùng phải đóng phí. Netflix chính là website nổi tiếng thực hiện theo mô
hình này.

Hình 2.4 Netflix


2.2.3.3 Ưu điểm
• Tiết kiệm chi phí
B2C mang đến lợi ích cho doanh nghiệp tiêu biểu nhất là tối đa chi phí về điện
nước, tiền thuê mặt bằng, cơ sở hạ tầng đến chi phí cho nhân viên, qua đó có thể giúp
doanh nghiệp tối đa hóa được lợi nhuận.
Với sự phát triển vượt bậc của CNTT cũng giúp các nhà kinh doanh quản lý sản
phẩm và nhân viên của mình bằng các phần mềm chuyên dụng để hoạch định ra chiến
lược và hướng bán hàng cho phù hợp. B2C giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm trên
mọi phạm vi với chi phí thấp so với loại hình bán hàng truyền thống.
• Nâng cao trải nghiệm khách hàng

30
Người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể giao tiếp trực tiếp với nhau thông qua
email, SMS, thông báo đẩy từ ứng dụng.
Dựa các hướng giao tiếp doanh nghiệp lựa chọn hướng phù hợp để làm đòn bẩy
giúp gia tăng tần suất khách hàng ghé thăm web và chuyển đổi lượng khách hàng này
thành khách hàng trung thành.
• Phạm vi tiếp cận toàn cầu
Mạng xã hội phát triển bùng nổ và các xu hướng mua sắm trực tiếp tăng dần mở
ra cho doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và tiếp cận khách hàng trên toàn cầu. Thêm
vào, marketing trên các nền tảng trực tuyến phát triển mạnh mẽ và phổ biến như một
biện pháp song song với việc marketing truyền thống.
• Chu kỳ bán hàng ngắn hơn
B2C có chu kỳ bán hàng ngắn vì người dùng có thể trực tiếp mua hàng ở bất cứ
đâu và thời gian nào, thời gian mua hàng ngắn giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả bán
hàng.
Hầu như mọi cửa hàng trực tuyến đều có thể nhận đơn cả ngày. Đây cũng là
bước ngoặt tuyệt vời khiến trải nghiệm khách hàng được duy trì tốt nhất có thể.
2.2.3.4 Nhược điểm
• Thị trường đổi mới nhanh chóng và yêu cầu nâng cấp sản phẩm liên tục
Với sự cạnh tranh và phát triển sản phẩm không ngừng từ các đối thủ cạnh tranh
để chiếm lĩnh thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp B2C luôn luôn phát triển sản phẩm
để có khả năng cạnh tranh với đối thủ nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau và “chết dần”.
• Nhiều khách hàng vẫn có sở thích mua hàng truyền thống
Do thói quen tiêu dùng và mua sắm nên nhiều khách hàng vẫn có thói quen mua
sắm tại cửa hàng truyền thống so với cửa hàng trực tuyến, do đó đòi hỏi các doanh
nghiệp phải thay đổi cách tiếp cận và chiến dịch marketing để thu hút và chuyển dịch
lượng khách hàng nhìn nhận đúng đắn hơn về mua sắm trực tuyến.
• Cân nhắc về phương thức thanh toán và vận chuyển
Việc thanh toán điện tử hiện nay chưa thực sự được đảm bảo về mặt an toàn và
độ bảo mật thông tin, vì thế các doanh nghiệp B2C phải lựa chọn đơn vị thanh toán uy
tín để đảm bảo tài sản của khách hàng cũng như của chính mình. Đối với đơn vị vận
chuyển cần lựa chọn đơn vị vận chuyển có độ phủ sóng toàn quốc, có chính sách đảm
bảo về đơn hàng để quá trình vận chuyển được diễn ra nhanh và an toàn.

31
• Phụ thuộc vào việc quảng cáo và lưu lượng truy cập
Việc bán hàng phụ thuộc vào khả năng hiển thị của doanh nghiệp trong các công
cụ tìm kiếm. Tiếp thị và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là điều bắt buộc đối với các
doanh nghiệp trực tiếp. Một website B2C phải được tối ưu hóa về mọi mặt để thu hút
người tiêu dùng.
• Các doanh nghiệp lớn thống trị thị trường
Các doanh nghiệp lớn và nền tảng nổi tiếng thường được người dùng tin cậy và
sử dụng hơn cả khiến cho các doanh nghiệp nhỏ và lẻ khó tiếp cận tới thị trường.
Chẳng hạn như, thị phần của sàn Shopee và Lazada chiếm hầu hết thị trường mua sắm
trực tuyến tại Việt Nam, lên tới 92.9% theo dữ liệu của Metric.vn (Tổng quan và xu
hướng thị trường thương mại điện tử Việt Nam, 2022)
2.2.4 Tìm hiểu về mô hình C2C
2.2.4.1 Giới thiệu về mô hình C2C
C2C (Consumer To Consumer) là một hình thức TMĐT giữa hai cá nhân hoặc
người tiêu dùng. Người dùng cá nhân đăng thông tin về sản phẩm trực tuyến, người
mua xem thông tin và đặt hàng, giao dịch diễn ra trực tiếp. Loại giao dịch C2C này
thường được thực hiện trực tuyến thông qua bên trung gian thứ ba, trang web đấu giá
hoặc nền tảng bán hàng trực tuyến.
2.2.4.2 Các mô hình kinh doanh B2C
• Đấu giá
Đây là mô hình C2C phố biến nhất được nhiều người biết đế. Ví dụ về hình thức
này là eBay, trang web đấu giá – trang web đấu giá cho phép người bán đăng tải các
sản phẩm của họ và niêm yết một mức giá sàn. Sau đó, người mua trả giá cho món
hàng mình quan tâm và tiến hành đấu giá. Người trả giá cao nhất sẽ là người nhận
được sản phẩm.

32
Hình 2.5 eBay
• Giao dịch trao đổi
Mô hình này cũng là một hình thức thường thấy của C2C. Những người tham gia
giao dịch trao đổi sẽ không tiến hành hoạt động mua bán sản phẩm mà tiến hành trao
đổi với nhau. Các sản phẩm này có giá trị ngang nhau hoặc tương đồng với nhau để
đảm bảo giao dịch công bằng giữa người mua và người bán.
• Dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ ra đời nhằm đảm bảo một phần chất lượng của hàng hóa hoặc tính
xác thực của các giao dịch. Paypal chính là một ví dụ điển hình nhằm bảo đảm độ tin
cậy cho việc thanh toán của loại dịch vụ hỗ trợ C2C.
• Bán tài sản ảo:
Hình thức C2C này thường được áp dụng với các game thủ. Tài sản ảo là các vật
phẩm trong game dùng để trao đổi, buôn bán. Người chơi sẽ đem vật phẩm mình
không dùng nữa bán lại hoặc trao đổi với người chơi khác để thu về tiền hoặc các vật
có giá trị khác.
2.2.4.3 Ưu điểm
• Tận dụng tối đa giá trị sản phẩm
Mô hình C2C giúp người có nhu cầu bán sản phẩm họ không còn sử dụng hoặc
không cần nữa. Nhờ vậy mà giá trị của sản phẩm được tận dụng tối đa, không bị bỏ đi
lãng phí. Một số mặt hàng “hiếm” được nhiều người mua với mục đích trưng bày hoặc
sưu tập.
• Mang lại lợi ích cho cả phía người bán và người mua
Mô hình C2C mang lại được lợi ích đồng thời cho cả hai phía. Do mua bán trực
tiếp, không có môi giới hay người trung gian, người mua và người bán có thể tự do
thương lượng giá cả. Vì vậy, giá cả sản phẩm không bị ràng buộc bởi các phương pháp
định giá truyền thống. Người bán có thể thu được lợi nhuận cao hơn và người mua có
thể mua với giá thấp hơn.
2.2.4.4 Nhược điểm
• Chưa có sự kiểm soát tốt về chất lượng sản phẩm
C2C là giao dịch diễn ra giữa những người tiêu dùng với nhau mà họ không biết
hoặc không hiểu sâu về nhau. Những người bán hàng ở đây chỉ là những cá nhân riêng
biệt chứ không phải doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp uy tín. Vì vậy không có bất kì

33
đơn vị hay cơ quan nào kiểm tra sản phẩm của họ bán cả. Do đó, người mua cần cân
nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định mua sản phẩm.
• Chưa bảo đảm về vấn đề thanh toán
Việc thanh toán giữa người bán và người mua không hoàn toàn được bảo đảm và
cam kết rõ ràng. Người mua có thể nhận được sản phẩm không đúng với chất lượng
hay bị lừa đảo; người bán cũng có thể bị mất và tổn thất hàng hóa nếu người mua
không trả tiền hoặc không nhận món hàng khi được giao tới.
2.2.5 Phân biệt các mô hình B2B, B2C, C2C trong thương mại điện tử
Mỗi mô hình B2B, B2C, C2C trong TMĐT có những ưu và nhược điểm riêng.
Phân tích sự khác nhau cơ bản giữa các mô hình sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức và cá
nhân có cái nhìn tổng quan, hoàn chỉnh hơn. Sau đây là một số điểm khác nhau giữa
các mô hình này.
• Định nghĩa
B2B: bán hàng hóa và dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2C: bán hàng hóa và dịch vụ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
C2C: bán hàng hóa và dịch vụ giữa người tiêu dùng với nhau
• Quan hệ
B2B: Khách hàng thường là các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, nhà bán lẻ. Mối
quan hệ dài hạn. Quá trình mua hàng có quy trình rõ ràng và lâu hơn để ra quyết định.
Việc mua hàng ít bị chi phối, ảnh hưởng theo cảm xúc mà dựa trên kế hoạch hợp lý,
nhu cầu và lý trí.
B2C: Khách hàng là người tiêu dùng truy cập đơn lẻ, mối quan hệ ngắn hạn. Quá
trình mua hàng không mất nhiều thời gian ra quyết định, thường chịu tác động bởi cảm
xúc, các chương trình khuyến mãi.
C2C: Khách hàng truy cập đơn lẻ, mối quan hệ ngắn hạn. Quá trình mua hàng
ngắn nhưng cũng tốn một khoảng thời gian để ra quyết định, thường chịu tác động bởi
cảm xúc, các feedback của người mua trước hoặc uy tín của người bán.
• Sản phẩm
B2B: Khối lượng hàng hóa được bán với số lượng lớn, giá trị cao. Hàng hóa kém
đa dạng hơn B2B nhưng giá cả linh hoạt và tỷ lệ khách hàng mua lại cao.
B2C: Khối lượng hàng hóa được bán có số lượng nhỏ và vừa, giá trị thấp hơn
B2B. Nhưng hàng hóa B2C đa dạng, phong phú hơn.

34
C2C: Khối lượng hàng hóa được bán có số lượng nhỏ và rất nhỏ, giá cả linh hoạt,
tùy chỉnh giữa người mua và người bán. Hàng hóa còn chưa đa dạng, ít danh mục sản
phẩm.
• Thanh toán và giao dịch
B2B: Phương thức thanh toán có thể là thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, chuyển khoán
qua ngân hàng hoặc qua ví Paypal. Giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng tiến
hành phải có độ chính xác và sự an toàn.
B2C: Phương thức thanh toán đa dạng và có mức độ an toàn tăng dần từ thấp đến
cao. Một số phương thức có thể kể đến như thanh toán khi nhận hàng, thanh toán bằng
các ví điện tử, thanh toán qua Internet Banking, thẻ nội địa hay thẻ quốc tế.
C2C: Phương thức thanh toán được trao đổi cụ thể giữa người mua và người bán,
có một vài rủi ro nhất định. Một số phương thức như giao dịch trực tiếp, thanh toán
bằng ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng hoặc cọc một phần giá trị đơn hàng.

• Giá trị thương hiệu

B2B: Giá trị thương hiệu được tạo ra trên cơ sở niềm tin và mối quan hệ cá nhân
giữa các chủ thể kinh doanh.
B2C: Giá trị thương hiệu tạo ra từ quảng cáo và khuyến mãi.
C2C: Giá trị thương hiệu được tạo ra một phần từ niềm tin và mối quan hệ cá
nhân giữa các chủ thể kinh doanh.

35
Sự khác nhau B2B B2C C2C

Hình thức giao dịch TMĐT giữa Hình thức giao dịch TMĐT giữa Hình thức giao dịch TMĐT giữa
Định nghĩa
doanh nghiệp với doanh nghiệp doanh nghiệp với người tiêu dùng người tiêu dùng với nhau

Khách hàng Doanh nghiệp Người dùng cuối Người dùng cuối

Đối tượng tập


Mối quan hệ Sản phẩm Sản phẩm
trung

Số lượng
Lớn Nhỏ Nhỏ
hàng hóa

Nhà cung cấp - Nhà sản xuất


Mối quan hệ Nhà sản xuất - Nhà bán buôn Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng Người tiêu dùng - Người tiêu dùng
Nhà bán buôn - Nhà bán lẻ

Chu kỳ mua
Dài Ngắn Ngắn
bán

Lý do mua Do được lên kế hoạch hợp lý, dựa Do cảm xúc, phụ thuộc vào mong Do cảm xúc, phụ thuộc vào mong
hàng trên nhu cầu muốn muốn

Tạo ra giá trị Một phần tự sự tin tưởng và quan


Tin tưởng và quan hệ lẫn nhau Quảng cáo và khuyến mãi
thương hiệu hệ lẫn nhau

Bảng 2.1 So sánh giữa các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử

36
Chương 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ VÀO SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE
Các mô hình TMĐT đều có những ưu, nhược điểm riêng. Bài toán đặt ra cho các
doanh nghiệp trong thời kì công nghệ là cần cân nhắc và lựa chọn cho mình mô hình
phù hợp với quy trình kinh doanh, hệ thống dịch vụ và sản phẩm. Sau đây, chúng ta
cùng tìm hiểu cách sàn TMĐT Shopee áp dụng mô hình TMĐT đúng đắn và linh hoạt
để trở thành sàn TMĐT hàng đầu Đông Nam Á và đánh giá những ưu, nhược điểm và
hiệu quả mô hình đem lại.
3.1 GIỚI THIỆU SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE
3.1.1 Lịch sử hình thành
Shopee là nền tảng TMĐT hàng đầu Đông Nam Á và Đài Loan. Được Forrest
Li's SEA Group ra mắt tại Singapore vào năm 2015, nền tảng thương mại Shopee được
thiết kế nhằm mang đến cho người dùng trải nghiệm mua sắm trực tuyến dễ dàng, an
toàn và nhanh chóng thông qua hệ thống hỗ trợ, thanh toán và hoạt động trực tuyến
hiệu quả. Shopee hiện có mặt trên 8 quốc gia: Singapore, Malaysia, Indonesia,
Philipines, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam và Brazil. Vào ngày 8/8/2016 Shopee chính
thức gia nhập thị trường Việt Nam.
Shopee là trung gian kết nối người mua và người bán và đơn giản hóa hoạt động
kinh doanh trực tuyến. Đây là nơi người bán đăng thông tin về sản phẩm và dịch vụ
của họ mà không cần tư vấn hoặc vận chuyển và nơi người mua có thể truy cập thông
tin đó một cách trực quan, nhanh chóng mà không cần đến cửa hàng.
3.1.2 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử
Mô hình kinh doanh ban đầu của Shopee là C2C (Consumer To Consumer), là
quá trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Các cá nhân có thể kết nối thông qua
Shopee với nhu cầu mua bán hàng hóa, sản phẩm. Hiện nay Shopee còn hoạt động
thêm ở mô hình B2C (Business to Consumer), kinh doanh giữa doanh nghiệp và người
tiêu dùng. Mô hình kinh doanh này làm cho hàng hóa trở nên phong phú dễ dàng mà
vẫn đảm bảo nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng lựa chọn.
3.1.3 Thực trạng hoạt động của Shopee ở Việt Nam
Năm 2017, nền tảng này ghi nhận 80 triệu lượt tải xuống ứng dụng, trong đó có
hơn 5 triệu tại Việt Nam. Nền tảng này hiện đang hoạt động với hơn 4 triệu nhà cung
cấp đại diện cho hơn 180 triệu sản phẩm. Trong quý 4 năm 2017, Shopee được báo
37
cáo có tổng giá trị hàng hóa là 1,6 tỷ USD, tăng 206% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy
nhiên, khoản lỗ của công ty mẹ SEA Group cũng tăng lên đáng kể. Tập đoàn đã báo
cáo khoản lỗ ròng 252 triệu đô la trong quý 4 năm 2017, tăng 306% so với 62 triệu
USD trong quý 4 năm 2016 (Hồ Mai, 2018).
Shopee đạt kỷ lục về lượt truy cập website trên 52.200 trong quý 2/2020, vượt
qua “đỉnh” của Lazada vào tháng 4/2017, theo dữ liệu bản đồ TMĐT do iPrice Group
công bố.

Hình 3.1 Lượng truy cập các trang TMĐT (iPrice Group)
Shopee không chỉ thống trị lưu lượng truy cập trên website mà còn dẫn đầu lưu
lượng truy cập trên điện thoại thông minh. Theo thống kê về lưu lượng truy cập thiết
bị smartphone, Shopee và Lazada chiếm vị trí cao thứ hai cho cả hệ điều hành iOS và
Android. Hai vị trí tiếp theo là Tiki và Sendo.
Trong đại dịch Covid-19 cho tới hiện nay, nhu cầu mua sắm trực tuyến của người
dân tăng cao. Tính trung bình, tổng thời gian mua sắm trên Shopee của người dùng
Việt tăng hơn 25% trong một tuần (Shopee ghi nhận 4 xu hướng mua sắm trực tuyến
phổ biến trong năm 2020, 2020). Điều này cho thấy TMĐT đang đóng một vai trò
ngày càng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày bằng cách cung cấp cho người dùng
khả năng tiếp cận dễ dàng các sản phẩm thiết yếu, chăm sóc sức khỏe và hơn thế nữa.
Khi người dùng ưu tiên tốc độ và giảm thiểu tiếp xúc cá nhân, việc áp dụng các
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở nên phổ biến. Shopee đã

38
nhận thấy rằng người dùng có xu hướng sử dụng các phương thức thanh toán không
dùng tiền mặt để thanh toán các giao dịch mua hàng trên Shopee. Các lựa chọn thanh
toán như ví điện tử, Internet banking cũng được Shopee áp dụng ngay trong việc lựa
chọn mua hàng.
Ưu tiên số một trên sàn TMĐT hiện nay là kết nối người dùng. Shopee đã nhận
thấy rằng người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng nhiều tính năng tương tác hơn trên
ứng dụng Shopee của họ. Trung bình có 2,5 triệu tin nhắn được gửi mỗi ngày khi các
thương hiệu, thương nhân và người tiêu dùng mua sắm trên ứng dụng Shopee. Shopee
đã ghi nhận hơn 500 triệu trò chơi được chơi trên ứng dụng Shopee trong ba tháng qua
(Shopee ghi nhận 4 xu hướng mua sắm trực tuyến phổ biến trong năm 2020, 2020).
Điểm số này được ghi nhận bởi những người dùng đăng nhập ứng dụng Shopee mỗi
ngày để trải nghiệm các trò chơi mới như Nông trại Shopee, Gắp thú Shopee và Bay
cùng Shopee để khám phá những phần thưởng giá trị.
Đại dịch đã thúc đẩy các công ty, từ các thương hiệu cao cấp đến doanh nghiệp
nhỏ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trực tuyến của họ. Các doanh nghiệp cần phải
triển khai các chiến lược kỹ thuật số sáng tạo để tiếp tục tiếp cận người dùng trong khi
vẫn duy trì giãn cách xã hội. Chẳng hạn, năm ngoái thương hiệu Pond’s và Shopee đã
hợp tác với nhau và tích hợp AI vào việc mua sắm, tư vấn chăm sóc da cho khách
hàng.
3.2 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA SHOPEE
3.2.1 Mục tiêu giá trị
Shopee cung cấp cho khách hàng là người tiêu dùng các phương thức mua hàng
với chi phí mua và giao dịch thấp hơn phương pháp truyền thống, có nhiều phạm vi
lựa chọn với số lượng và mẫu mã hàng hóa đa dạng. Thông tin về sản phẩm đầy đủ,
chính xác, độ tiện lợi trong việc mua, thanh toán và nhận hàng, phục vụ 24/7. Mục tiêu
hướng tới của Shopee là cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm trực tuyến
toàn diện.

Hình 3.2 Mục tiêu


giá trị của Shopee

39
Mô hình ban đầu mà Shopee hướng tới là C2C, là trung gian trong quy trình mua
bán giữa cá nhân với nhau. Người bán và người mua kết nối với nhau dễ dàng thông
qua nền tảng này. Số lượng hàng hóa đa dạng đến từ nhiều nhà cung cấp và quy trình
mua bán dễ dàng giúp Shopee ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, sản phẩm tại thời điểm
đó chưa được kiểm soát chất lượng và độ uy tín của người bán hàng. Việc khiếu nại và
chê bai về các sản phẩm của Shopee xảy ra một cách thường xuyên, khiến cho sàn này
được biết đến như một sàn TMĐT của những món đồ rẻ tiền và kém chất lượng.
Sau này, nhằm đảm bảo về danh tiếng thương hiệu của mình cũng như kiểm soát
về chất lượng nguồn hàng, Shopee kết hợp thêm mô hình bằng cách vận hành Shopee
Mall và các thương hiệu chĩnh hãng đã dần lấy lại uy tín và tin cậy của người tiêu
dùng.
Cho đến hiện nay, Shopee áp dụng linh hoạt và phối hợp nhịp nhàng giữa 2 mô
hình B2B và B2C.
3.2.2 Mô hình doanh thu
Nguồn doanh thu của Shopee lấy từ các cá nhân, tổ chức bán hàng trên Shopee.
Cụ thể có thể kể đến các loại phí bán hàng như sau:
• Phí thanh toán
Từ 01/04/2022, mức phí thanh toán của Shopee là 2.5% (bao gồm VAT) cho tất
cả người bán hàng trên Shopee. Phí thanh toán được tự động trừ trước khi ghi nhận
vào số dư tài khoản của người bán. Phí áp dụng cho mỗi đơn hàng thành công hoặc
đơn có phát sinh yêu cầu Trả hàng hoàn tiền được người bán/ Shopee chấp nhận.

Hình 3.3 Bảng phí thanh toán theo từng phương thức của Shopee
• Phí cố định
40
Phí cố định cũng áp dụng cho tất cả đơn hàng đã giao dịch thành công như phí
thanh toán. Đối với người bán không thuộc Shopee Mall mức phí cố định là 2.5%, còn
người bán thuộc Shopee Mall sẽ áp dụng mức phí này tùy vào ngành hàng, dao động
từ 1-7 %.
• Phí dịch vụ
Phí dịch vụ là phí người bán chi trả cho Shopee khi tham gia các gói dịch vụ như
Freeship Xtra, Freeship Xtra Plus và Hoàn xu Xtra.
Hoặc để tăng khả năng hiển thị sản phẩm của mình người bán sẽ trả tiền để
Shopee quảng cáo sản phẩm của họ, đưa sản phẩm lên vị trí dễ thấy trên trang chủ hay
trong mục tìm kiếm sản phẩm.
3.2.3 Hình thức thanh toán
Hiện nay, Shopee hỗ trợ các hình thức thanh toán dưới đây:
• Ví ShopeePay: ví điện tử được tích hợp bên trong Ứng dụng Shopee
• Thẻ tín dụng/ ghi nợ: Thẻ tín dụng hoặc Thẻ ghi nợ thuộc các hệ thống thẻ
Visa, thẻ Mastercard, thẻ JCB, và thẻ American Express (AMEX)
• Trả góp qua thẻ tín dụng
• Số dư tài khoản Shopee: Thanh toán đơn hàng mua sắm bằng doanh thu thu
được từ hoạt động bán hàng.
• Chuyển khoản ngân hàng: Thanh toán bằng dịch vụ ngân hàng trực tuyến
(Internet Banking) và áp dụng đối với đơn hàng có giá trị từ 10.000 đồng trở
lên.
• Thẻ ATM nội địa (Internet Banking): thanh toán bằng thẻ nội địa có đăng ký
dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking).
• Thanh toán khi nhận hàng (COD)
Đối với sản phẩm là hàng quốc tế, Shopee chỉ hỗ trợ thanh toán bằng Ví
ShopeePay, thanh toán khi nhận hàng và thanh toán bằng thẻ tín dụng/ ghi nợ
3.2.4 Xây dựng và tổ chức Website
Website Shopee.vn là một trang web cung cấp các loại hàng hóa đa dạng, phong
phú từ nhiều thương hiệu, doanh nghiệp khác nhau trên toàn quốc và quốc tế. Về giao
diện, website có tông màu chủ đạo là màu cam tạo sự bắt mắt, ấn tượng cho người
dùng. Nội dung website gồm khung tìm kiếm, danh mục hàng hóa, các khuyến mãi,
banner quảng cáo động và tĩnh. Kích cỡ logo vừa phải, nằm bên trái khung tìm kiếm

41
sản phẩm ngay đầu trang chủ. Các banner quảng cáo động đặt ngay dưới khung tìm
kiếm với tốc độ 5s/ 1 lần chuyển hình.

Hình 3.4 Trang chủ website Shopee


Phần cuối trang là giới thiệu website, danh mục và một số thông tin khác về
chăm sóc khách hàng, thanh toán, đơn vị vận chuyển…
Tùy từng gian hàng sẽ có cách sắp xếp bố trí khác nhau.

Hình 3.5 So sánh giao diện gian hàng Unilever và Apple Flagship Store trên Shopee

42
Trong mỗi sản phẩm bao gồm các nội dung cơ bản như tên, màu sắc, kích cỡ giá sản
phẩm, số lượng mua, mã giảm giá, phương thức vận chuyển, nhận xét và xếp hạng
đánh giá sản phẩm… Mỗi sản phẩm có hình ảnh minh họa rõ ràng, có thể phóng to để
xem chi tiết. Một số sản phẩm còn kèm theo video để người dùng nhìn nhận trực quan
về sản phẩm. Sản phẩm có mô tả rõ ràng, chi tiết về thông tin, công dụng, cách dùng
và bảo quản. Các đánh giá và nhận xét được xếp hạng theo sao (từ 1 đến 5) giúp người

dùng có cái nhìn khách quan và đi đến quyết định mua sản phẩm đúng với chất lượng
và nhu cầu.
Hình 3.6 Giao diện trong một sản phẩm trên Shopee
3.2.5 Hỗ trợ khách hàng

43
Trong quá trình mua hàng và sử dụng sản phẩm trên Shopee, việc CSKH cũng có
nhiều kênh đa dạng từ trực tiếp đến trực tuyến.
• Chat với Tép Thám Tử: hệ thống hỗ trợ trực tuyến và tự động của Shopee.
• Chat với nhân viên hỗ trợ: trao đổi và nhận trợ giúp trực tiếp từ Nhân viên để
giải đáp thắc mắc
• Gọi điện tới Tổng đài CSKH Shopee theo số 1900 1221 (cước 1.000 VNĐ/
phút): hỗ trợ trực tiếp liên quan đến mọi vấn đề, hỗ trợ 24/7 vào tất cả các ngày
trong tuần.
• Gửi phản hồi tới Bộ phận CSKH Shopee theo biểu mẫu tiếp nhận yêu cầu trợ
giúp. Bộ phận này sẽ liên hệ với bạn qua email trong vòng 24 tiếng kể từ thời
điểm nhận được yêu cầu.

44
Chương 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA SHOPEE
4.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA
SHOPEE
4.1.1. Ưu điểm
• Khả năng tiếp cận tốt hơn
Mua hàng mọi lúc mọi nơi không giới hạn về thời gian và thời điểm. Bằng cách
này Shopee dễ dàng tiếp cận với cả khách hàng trong nước và quốc tế đồng thời giúp
các doanh nghiệp phát triển và mở rộng dễ dàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
và thị trường. Thông qua việc mở rộng kênh bán hàng qua Shopee, doanh nghiệp có
khả năng tiếp cận trực tiếp đến thị trường mới và thu hút được phân khúc khách hàng
mới. Bằng cách đưa doanh nghiệp đến gần hơn với tệp khách hàng đang nhắm tới và
áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại như AI, điện toán đám mây Shopee cũng có
thể cải thiện khả năng tiếp cận cũng như bán hàng của các doanh nghiệp và tổ chức.
• Nâng cao hiệu quả và năng suất kinh doanh
Việc áp dụng các công nghệ hiện đại và phần mềm kinh doanh, Shopee giúp
doanh nghiệp mang lại hiệu quả rõ rệt. Doanh nghiệp có thể tập trung phát triển sản
phẩm và trải nghiệm của người tiêu dùng thay vì chăm chăm tập trung vào người mua
hàng. Các quy trình mua hàng được tự động hóa và tính toán cẩn thận do đó giảm khả
năng xảy ra rủi ro khi đặt hàng. Bên cạnh đó, với khả năng tự phục vụ và đề xuất sản
phẩm dựa trên sự yêu thích và thói quen của người tiêu dùng giúp gia tăng doanh thu và tăng
lượng khách hàng trung thành. Qua hai yếu tố kể trên có thể giúp doanh nghiệp nâng cao
hiệu quả và năng suất, giúp doanh nghiệp tập trung phát triển sản phẩm tốt hơn.
Mô hình B2B và B2C Shopee đang áp dụng giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với
nhiều khách hàng mà còn áp dụng các kỹ thuật bán hàng như là bán chéo và bán thêm tự
động. Dựa vào điều này và áp dụng các chính sách bán hàng phù hợp giúp doanh nghiệp tăng
trưởng doanh thu bằng cách khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm hỗ trợ kèm theo hay
sản phẩm có nhiều chức năng và tính năng hơn.
• Bạn có thể vừa là người bán vừa là người mua
Là một nền tảng mua và bán trực tuyến, bất kỳ ai có nhu cầu mua bán đều có thể
sử dụng Shopee. Điều bạn cần là một tài khoản Shopee và một thiết bị có thể kết nối
Internet. Bạn có thể tùy chọn trở thành người mua hoặc người bán. Trên Shopee, bạn

45
có thể đóng cả hai vai trò. Khi tiếp thị và quảng cáo sản phẩm, bạn trở thành nhà cung
cấp. Khi tìm kiếm sản phẩm và ra quyết định, bạn sẽ là người mua hàng.
• Tích hợp các tính năng giống một mạng xã hội thu nhỏ
Shopee không chỉ là một sàn giao dịch TMĐT thông thường mà còn có các khía
cạnh như một mạng xã hội. Chẳng hạn, Shopee có tiện ích trò chuyện giữa người mua
và người bán tạo điều kiện giao tiếp rõ ràng, chi tiết hơn về thông tin sản phẩm, các
chương trình khuyến mãi. Bên cạnh đó, việc tương tác qua hệ thống đánh giá sản
phẩm, xem xét các phản hồi tích cực lẫn tiêu cực cũng giúp người cung cấp nâng cao
chất lượng sanr phẩm, từ đó đưa ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
• Số lượng sản phẩm đa dạng và phong phú
Khi nhắc tới Shopee, không có gì lạ khi cùng một sản phẩm được bán bởi hàng
tram nhà cung ứng khác nhau và hàng trăm mức giá khác nhau. Người mua hàng có
thể chọn mức giá phù hợp nhất và cải thiện trải nghiệm mua hàng của họ.
4.1.2. Nhược điểm
• Vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm và uy tín của người bán
Shopee bắt đầu với mô hình C2C và thường xuyên nhận được khiếu nại đến từ
khách hàng về chất lượng sản phẩm và độ uy tín của người bán. Do đó, Shopee phải
triển khai chính sách “Trả hàng và Hoàn tiền” nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua
và giải quyết các yêu cầu, xung đột có thể phát sinh trong quá trình giao dịch.
• Uy tín “ảo”
Bất chấp luật của Shopee nghiêm cấm các đơn hàng ảo và người theo dõi ảo, một
số người bán vẫn lách luật để nâng cao uy tín “ảo” cho cửa hàng và sản phẩm của
mình. Điều này làm thay đổi mức độ ưu tiên hiển thị và tìm kiếm, tạo ra một lượng lớn
người truy cập tiềm năng cho người bán. Tuy nhiên, đây là hành vi lừa đảo trên hệ
thống Shopee, lợi dụng lòng tin của khách hàng để trục lợi, khiến người dùng dễ dàng
mua phải sản phẩm kém chất lượng.
• Chính sách vận chuyển
Hiện nay, người mua có thể chọn 1 trong 3 phương thức vận chuyển mới là hỏa
tốc, nhanh hoặc tiết kiệm, thay vì trước đó là tùy chọn đơn vị vận chuyển. Một số đơn
vị vận chuyển có phí vận chuyển cao và thời gian chậm trễ ảnh hưởng tới trải nghiệm
khách hàng. Các chương trình khuyến mãi vận chuyển giờ đây cũng hạn chế số lần và
giảm giá trị khuyến mãi xuống đáng kể. So với Lazada có một hệ thống logistic bền

46
vững và vận hành trơn tru, dường như quá trình này của Shopee có vẻ rườm rà và tốn
thời gian hơn nhiều. Đây là một bài toán Shopee nên giải quyết sớm trước khi đánh
mất thị phần vào tay đối thủ của mình.
4.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHI ÁP DỤNG CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
Để thích ứng với sự phát triển của xã hội và đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng, TMĐT sẽ hướng đến một số xu hướng phát triển nổi bật trong thời gian tới như
sau:
• Tận dụng trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) từ lâu đã được sử dụng trong TMĐT để cung cấp các đề
xuất sản phẩm được sắp xếp một cách thông minh, giúp khách hàng hình dung rõ hơn
về sản phẩm của họ và giúp doanh nghiệp giải quyết các thắc mắc của họ. Trong tương
lai, AI sẽ giúp các công ty TMĐT tìm kiếm khách hàng và phân tích xu hướng hiện tại
cùng với sản phẩm, kênh bán hàng, hành vi của khách hàng và người mua sắm để xác
định thời điểm và mức giá tốt nhất để liệt kê các kênh mua sắm, sản phẩm trợ giúp.
• Gắn kết TMĐT và hoạt động bảo vệ môi trường
Các sản phẩm thân thiện và bảo vệ môi trường đang ngày càng trở trên phổ biến.
Người tiêu dùng ngày nay ý thức hơn về hoạt động bảo vệ môi trường của họ. Các
doanh nghiệp và thương hiệu cần chuyển đổi, gắn kết hoạt động kinh doanh của mình
ngay trên các kênh trực tuyến hướng tới tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường.
Chẳng hạn, chiến dịch “Chọn xanh của Shopee” gần đây là một nỗ lực giúp người tiêu
dùng hướng tới lối sống xanh, lan tỏa thông điệp tốt đẹp và hướng tới tiêu dùng bền
vững, thân thiện với môi trường.
• Cuộc chạy đua quảng cáo kỹ thuật số
Khi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến, các công ty đang thúc đẩy
mô hình kinh doanh này. Điều này khiến “đấu trường” quảng cáo trở nên cạnh tranh
hơn bao giờ hết. Số lượng người mua sắm trên các trang mạng xã hội cũng tăng lên
một cách nhanh chóng. Quảng cáo thông qua phương tiện này cho phép doanh nghiệp
dễ tiếp cận tới mọi đối tượng hơn. Ngoài ra, xu hướng quảng cáo thông qua người nổi
tiếng kết hợp với truyền thông xã hội cũng là một xu hướng các doanh nghiệp nên chú
ý để nâng cao hiệu quả trên các kênh trực tuyến.
• Đa dạng trải nghiệm mua sắm trực tuyến

47
Trên thực tế, việc trải nghiệm trang web mua sắm trên nhiều thiết bị điện tử buộc
các doanh nghiệp phải mở rộng trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Các trang web
nên được tối ưu hóa để sử dụng trên các thiết bị di động, máy tính bảng… Việc nhất
quán, đồng bộ giữa các thiết bị của người dùng là điều không thể thiếu. Tìm kiếm
thông qua tra cứu bằng hình ảnh, giọng nói hay công nghệ trợ lý ảo, thực tế ảo cũng
ngày càng trở nên phổ biến.
• Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Trải nghiệm mua sắm trên các nền tảng trực tuyến được cá nhân hóa sẽ giúp giữ
chân khách hàng và biến họ trở thành khách hàng trun thành. Các trang web TMĐT
dần cá nhân hóa để làm trải nghiệm mua sắm trực tuyến ngày càng tốt hơn. Các
khuyến mãi, chương trình ưu đãi hoặc tương tác cá nhân riêng trên từng khách hàng sẽ
mang lại trải nghiệm mua sắm tốt hơn và gia tăng lòng trung thành của khách hàng.
Hiện tại Việt Nam có rất nhiều sàn TMĐT nổi tiếng như Shopee, Lazada, Tiki…
luôn thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Có thể nói, sau mỗi chiến dịch
marketing hoặc sự kiện “siêu giảm giá”, doanh số bán hàng của các sàn TMĐT tăng
lên nhanh chóng và độ phủ sóng tới người tiêu dùng ngày một phổ biến. Và tất nhiên,
mỗi nền tảng TMĐT đều tận dụng chương trình mua sắm ưu đãi riêng dành cho khách
hàng của mình để tạo nên ưu thế, chiếm lĩnh thị trường. Các biện pháp quảng bá và xu
hướng phát triển luôn được cập nhật, đổi mới nhanh chóng. Điều này giúp các thương
hiệu được quảng bá rộng rãi và tăng nhận thức của khách hàng. Bên cạnh đó, các sàn
TMĐT khi kinh doanh cũng cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và
từ đó mang lại đọ tin cậy, uy tín, giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn.

48
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Mặc dù các mô hình kinh doanh đã có từ lâu, tuy nhiên tính thiết thực và hữu dụng
của nó vẫn còn cho đến ngày nay. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ
4.0, nhiều mô hình kinh doanh mới xuất hiện thích ứng với nhu cầu của cả doanh
nghiệp lẫn người tiêu dùng. Tuy nhiên, các mô hình kinh doanh B2B, B2C, C2C vẫn
là nền tảng cơ bản và cốt lõi cấu thành các mô hình mới này.
Vì vậy, với đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu về các loại mô hình thương mại điện tử”
và mục tiêu của đồ án là tìm hiểu về các mô hình này, khai thác những lợi ích và rủi ro
để từ đó chỉ ra cơ hội và thách thức của mô hình đối với các doanh nghiệp. Đồ án đưa
ra cơ sở lý thuyết trọng điểm về các mô hình TMĐT, tìm hiểu chúng về lẫn ưu và
nhược điểm từ đó đưa ra bài toán thực tiễn về mô hình TMĐT đã và đang áp dụng
trong Shopee.
Tổng kết lại, quá trình nghiên cứu đề tài trên đáp ứng được các mục tiêu ban đầu
nhóm đề ra. Tuy vậy, với thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài
chưa cung cấp những được những kiến thức chuyên sâu và mới mẻ. Để phát triển đề
tài trong tương lai, đồ án cần bổ sung thêm các góc nhìn thực tế và số liệu thống kê
nhằm so sánh giữa các mô hình TMĐT khác nhau của doanh nghiệp để có cái nhìn
thực tiễn và khách quan nhất. Qua đó sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá và đề xuất
giải pháp hiệu quả hơn trong việc áp dụng các mô hình TMĐT này.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hải Yến. (2022, September 12). Việt Nam là thị trường lớn thứ 2, sau Indonesia, trong lĩnh
vực thương mại điện tử Đông Nam Á. Retrieved from Báo đầu tư: https://baodautu.vn
Hồ Mai. (2018, August 3). Tập đoàn Tencent - 'trùm' công nghệ Trung Quốc đứng sau sàn
thương mại điện tử Shopee. Retrieved from Tạp chí điện tử Nhà đầu tư:
https://nhadautu.vn
Làm sao để liên hệ Chăm sóc Khách hàng (CSKH) ? (n.d.). Retrieved from
https://help.shopee.vn
Một Số Phí Bán Hàng Trên Shopee Người Bán Hàng Cần Nắm Rõ. (2022, December 6).
Retrieved from https://banhang.shopee.vn
Shopee ghi nhận 4 xu hướng mua sắm trực tuyến phổ biến trong năm 2020. (2020, May 8).
Retrieved from Tuổi Trẻ: https://tuoitre.vn
Shopee hiện đang có những phương thức thanh toán nào? (n.d.). Retrieved from
https://help.shopee.vn
Shopee Là Gì? (n.d.). Retrieved from https://help.shopee.vn
Tổng quan và xu hướng thị trường thương mại điện tử Việt Nam. (2022, November 16).
Retrieved from https://magenest.com

50
PHỤ LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG

Thành viên Nội dung Chương Mức độ hoàn thành


1.3.2.7. Hệ thống quản trị tích hợp doanh nghiệp
1.3.2.8. Hệ thống thương mại điện tử Chương 1 100%
Nguyễn Đặng Ngọc Hân 1.3.2.9. Hệ thống thông tin tự động văn phòng
2.3. Phân biệt các mô hình B2B, B2C, C2C trong thương mại điện tử Chương 2 100%
3.2. Phân tích mô hình thương mại điện tử của Shopee Chương 3 100%
Lời mở đầu Khác 100%
1.3.2.1. Hệ thống thông tin tài chính Chương 1 100%
Nguyễn Thị Hồng Hạnh 2.1. Khái quát về thương mại điện tử
Chương 2 100%
2.2.1. Khái niệm mô hình thương mại điện tử
Kết luận và hướng phát triển Khác 100%
1.3.1. Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý
Chương 1 100%
1.3.2.3. Hệ thống thông tin quản lý sản xuất
Chướng Chắn Hà
2.2.5 Tìm hiểu về mô hình C2C Chương 2 100%
3.1. Giới thiệu sàn thương mại điện tử Shopee Chương 3 100%

51
1.1 Giới thiệu về thương mại điện tử
Chương 1 100%
1.3.2.2. Hệ thống thông tin Marketing
Sơn Hồng Đức
2.2.3. Tìm hiểu về mô hình B2C Chương 2 100%
4.1. Đánh giá hiệu quả mô hình thương mại điện tử của Shopee Chương 4 100%
1.3.2.4. Hệ thống thông tin quản trị nguồn nhận lực
1.3.2.5. Hệ thống thông tin quản trị quan hệ khách hàng Chương 1 100%
Trịnh Khang Bảo 1.3.2.6. Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng
2.2.2. Tìm hiểu về mô hình B2B Chương 2 100%
4.3. Xu hướng phát triển khi áp dụng các mô hình thương mại điện tử Chương 4 100%

52
KẾT QUẢ CHECK ĐẠO VĂN

53

You might also like