You are on page 1of 110

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA ĐẦU TƯ
….    ….

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU
QUA MẠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ỨNG DỤNG
KỸ THUẬT VÀ SẢN XUẤT

Sinh viên thực hiện : Phạm Mạnh Cường


Mã sinh viên : 11196052
Lớp : Kinh tế đầu tư 61C
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội - 2022
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................iii
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ...........................................................................................v
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỨC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU
THẦU QUA MẠNG............................................................................................2
1.1. Tổng quan về đấu thầu..............................................................................2
1.1.1. Khái niệm đấu thầu.............................................................................2
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đấu thầu.......................................................3
1.1.3 Một số vấn đề cơ bản của đấu thầu......................................................5
1.2 Đấu thầu qua mạng....................................................................................11
1.2.1 Khái niệm...........................................................................................11
1.2.2 Quy trình đấu thầu qua mạng.............................................................16
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá công tác tổ chức đấu thầu qua mạng..............17
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lựa chọn nhà thầu qua mạng
....................................................................................................................19
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về đấu thầu qua mạng..............................................24
1.3.1 Đấu thầu qua mạng ở Philippin.......................................................24
1.3.2. Đấu thầu qua mạng ở Hàn Quốc.......................................................25
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về đấu thầu qua mạng cho Việt Nam................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUA MẠNG TẠI
CÔNG TY TNHH MTV ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VÀ SẢN XUẤT GIAI
ĐOẠN 2019 - 2021.............................................................................................29
2.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất.......29
2.1.1. Sơ lược về công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất.......29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty..................................31
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ.....................................................................33
2.1.4. Thành tựu đạt được...........................................................................35
2.1.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty......................................36
2.2. Thực trạng công tác đầu thầu qua mạng của Công ty TNHH MTV Ứng
dụng Kỹ thuật và Sản xuất..............................................................................37
2.2.1. Sự cần thiết phải ứng dụng đấu thầu qua mạng trong hoạt động đấu
thầu của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất..................37

i
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lựa chọn nhà thầu qua mạng
tại Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất............................38
2.2.3. Số gói thầu và đặc điểm các gói thầu công ty tổ chức.......................42
2.2.4. Quy trình tổ chức đấu thầu qua mạng của Công ty TNHH MTV Ứng
dụng Kỹ thuật và Sản xuất giai đoạn 2019-2021.........................................46
2.3. Minh họa công tác tổ chức đầu thầu qua mạng tại Công ty TNHH MTV
Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất......................................................................60
2.3.2. Triển khai quy trình tổ chức đấu thầu qua mạng...............................67
2.3.3. Tổ chức lựa chọn nhà thầu................................................................72
2.3.4. Ký kết hợp đồng.................................................................................76
2.4. Đánh giá công tác đấu thầu điện tử qua mạng của Công ty TNHH MTV
Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất......................................................................76
2.4.1. Những kết quả đạt được....................................................................76
2.4.2. Những tồn tại hạn chế cần khắc phục................................................80
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU
THẦU ĐIỆN TỬ QUA MẠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ỨNG DỤNG
KỸ THUẬT VÀ SẢN XUẤT............................................................................83
3.1. Định hướng phát triển Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản
xuất đến năm 2030..........................................................................................83
3.1.1. Phương hướng tổng quát...................................................................83
3.1.2. Phương hướng cụ thể........................................................................84
3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu điện tử qua mạng tại
Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất...................................85
3.1.1. Quán triệt quy định của pháp luật về đấu thầu điện tử......................85
3.1.2. Nâng cao chất lượng cán bộ phụ trách đấu thầu...............................86
3.1.3. Hoàn thiện từng khâu trong tổ chức đấu thầu điện tử.......................86
3.1.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban....................................90
3.1.5. Nhóm các giải pháp khác..................................................................91
3.2. Kiến nghị về phía Nhà nước và các cơ quan có liên quan........................91
3.2.1. Định hướng của Chính phủ trong việc ứng dụng đấu thầu qua mạng
....................................................................................................................91
3.2.2. Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp về đấu thầu......................................92
3.2.3. Minh bạch, công khai hóa thông tin đấu thầu...................................93
3.2.4. Tích cực thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm.....................93
KẾT LUẬN........................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................96

ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMT Bên mời thầu

CĐT Chủ đầu tư

CNTT Công nghệ thông tin

DA Dự án

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

ĐTQM Đấu thầu qua mạng

HSDT Hồ sơ dự thầu

HSMT Hồ sơ mời thầu

KQĐT Kết quả đấu thầu

QĐPD Quyết định phê duyệt

TMĐT Thương mại điện tử

UBND Ủy ban Nhân dân

XHCN Xã hội chủ nghĩa

QLNN Quản lý nhà nước

iii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ tiết kiệm đạt được khi ứng dụng mua sắm công qua mạng.......15
Bảng 2.1: Bảng báo cáo tài chính của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật
và Sản xuất..........................................................................................................37
Bảng 2.2: Số lượng gói thầu theo lĩnh vực tổ chức đấu thầu 2019 - 2021...........42
Bảng 2.3: Danh sách các gói thầu tiêu biểu Công ty đã tổ chức đấu thầu qua
mạng.................................................................................................................... 43
Bảng 2.4: Số lượng gói thầu theo hình thức lựa chọn nhà thầu đã thực 2019-2021
............................................................................................................................45
Bảng 2.5: Số lượng nhà thầu phân theo phương thức lựa chọn nhà thầu qua mạng
giai đoạn 2019-2021............................................................................................46
Bảng 2.6: Các bước lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu...........................................47
Bảng 2.7: Tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm....................................49
Bảng 2.8: Những yêu cầu đối với nhân sự chủ chốt............................................50
Bảng 2.9: Những yêu cầu đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuât......................................50
Bảng 2.10: Biểu mẫu mời thầu và dự thầu..........................................................53
Bảng 2.11: Biểu mẫu phạm vi cung cấp..............................................................54
Bảng 2.12: Biểu mẫu thông số kỹ thuật của hàng hóa.........................................55
Bảng 2.13: Bảng đánh giá tính hợp lệ của HSDT................................................57
Bảng 2.14: Bảng đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu......................58
Bảng 2.15: Quy trình tổ chức đấu thầu gói thầu Mua sắm nguyên vật liệu sản
xuất trang bị loạt “0”- Thiết bị đa năng cấp chiến thuật TRS-32 và TRS-64 của
Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất.......................................61
Bảng 2.16 : Nội dung mua sắm...........................................................................64
Bảng 2.17: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu..............................................................66
Bảng 2.18: Tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm..................................68
Bảng 2.19 : Yêu cầu về nhân sự chủ chốt............................................................71
Bảng 2.20: Kết quả đánh giá E-HSDT................................................................75
Bảng 2.21: Bảng tiến độ thực hiện dự án............................................................77
Bảng 2.22: Công thức tính số tiền tiết kiệm........................................................78
Bảng 2.23: Các dự án tiêu biểu trong vòng 3 năm gần đây của Công ty TNHH
MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất.................................................................79

iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình đấu thầu qua mạng...............................................................12
Sơ đồ 2.1 : Quy trình tổ chức đấu thầu qua mạng tại Công ty TECAPRO..........46

v
MỞ ĐẦU
Trong bất kì nền kinh tế nào, đấu thầu luôn là phương thức hữu hiệu nhất để
chủ đầu tư có thể chọn được những nhà thầu có khả năng tốt nhất và đưa ra mức
giá hợp lý nhất. Đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công, khi nguồn tiền không
thuộc sở hữu của bất cứ cá nhân cụ thể nào, thì việc sử dụng hiệu quả nguồn tiền
đó chỉ có thể thực hiện được thông qua hoạt động đấu thầu.
Thực tế chỉ ra rằng, đấu thầu thông thường ngày càng bộc lộ những hạn chế
khó khắc phục. Chi phí thực hiện cao, sự vất vả của chủ đầu tư và nhà thầu…
đang là những điều cản trở mục tiêu của hoạt động đấu thầu. Trong bối cảnh đó,
đấu thầu qua mạng là phương pháp tốt nhất để hạn chế những nhược điểm trên.
Rút kinh nghiệm từ những nước đi trước và nhận được sự trợ giúp nhiệt tình từ
phía Hàn Quốc, Việt Nam đang từng bước triển khai đấu thầu qua mạng để nâng
cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Đây là một bước đi lớn trong công tác đấu
thầu ở nước ta.
Trên cơ sở làm rõ những ưu điểm và hạn chế của mua sắm thương mại
điện tử nói chung và đấu thầu qua mạng nói riêng, luận văn đánh giá thực trạng
triển khai đấu thầu qua mạng tại Công ty TECAPRO, những nguyên nhân của
các kết quả đạt được và các hạn chế cần khắc phục. Dựa vào đó để đề xuất các
biện pháp nhằm hoàn thành lộ trình triển khai đấu thầu qua mạng 100% trong
tương lai, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước, tránh lãng phí. Từ việc tích
lũy kiến thức đã học cũng như thực tập tại Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ
thuật và Sản xuất, em đã nghiên cứu và quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp
hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu qua mạng tại Công ty TNHH MTV
Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất”.
Nội dung khóa luận tốt nghiệm của em được chia làm ba chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đấu thầu qua mạng
Chương 2: Thực trạng công tác đấu thầu qua mạng tại Công ty TNHH MTV Ứng
dụng Kỹ thuật và Sản xuất giai đoạn 2019-2021
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu điện tử
qua mạng tại Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất

1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỨC TIỄN VỀ CÔNG
TÁC ĐẤU THẦU QUA MẠNG
1.1. Những vấn đề cơ bản về đấu thầu
1.1.1. Khái niệm đấu thầu
Đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt. Nó dựa vào tính chất
cạnh tranh công khai của thị trường. Hiểu đơn giản, đấu thầu là một hoạt động
mua sắm đặc biệt mà người mua yêu cầu một hoặc nhiều người bán cung cấp
những hàng hóa, dịch vụ mình cần với mức giá tốt nhất, tức là sử dụng đồng tiền
một cách hiệu quả nhất.
Theo từ điển Tiếng Việt (do Viện ngôn ngữ khoa học biên soạn, xuất bản
năm 1998) đấu thầu được giải thích là “độ công khai, ai nhận làm nhận bán với
điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng”. Theo Từ điển
Bách khoa Việt Nam “Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, theo đó người
muốn xây dựng một công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và
điều kiện xây dựng công trình để người nhận xây dựng công trình (người dự
thầu) công bố giá mà mình muốn nhận. Người gọi thầu sẽ lựa chọn người chủ
thầu nào phù hợp với điều kiện của mình, và giá thấp hơn. Phương thức đấu thầu
được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sắm tài sản và xây dựng các
công trình tư nhân và Nhà nước”. Theo khái niệm này, đấu thầu bị giới hạn chỉ
dành cho lĩnh vực xây lắp, chỉ là một phần trong những hoạt động đấu thầu ngày
nay thực hiện.
Theo quy chế đấu thầu hiện nay của Việt nam, đấu thầu là quá trình lựa
chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Bên mời thầu là chủ DA,
chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ DA, chủ đầu tư được giao
trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư
cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây
lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, nhà tư vấn trong đấu
thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư.
Theo Điều 4, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 của Việt Nam, thì “đấu thầu
là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ
tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để
ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án

2
đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và
hiệu quả kinh tế”.
Từ các định nghĩa được trích dẫn ở trên, bản chất của đấu thầu là hoạt động
mua bán đặc biệt, trong đó người mua thường là bên mời thầu có quyền chọn
người bán- nhà thầu tốt nhất một cách công khai theo một quy trình nhất định.
Trong đấu thầu, tính cạnh tranh của các nhà thầu được xem xét như là yếu tố
quyết định. Trước đây, khi nền kinh tế Việt Nam còn ở chế độ bao cấp, người
mua không có quyền lựa chọn những hàng hóa phù hợp, thậm chí còn mua theo
kiểu tem phiếu. Chỉ đến khi nền kinh tế Việt Nam theo chế độ kinh tế thị trường
định hướng XHCN thì tính cạnh tranh xuất hiện, người mua được quyền quyết
định chọn người bán. Khái niệm về đấu thầu cũng dần được hình thành và được
chấp nhận như một điều tất yếu.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đấu thầu
Đấu thầu và đấu giá thường được hiểu là giống nhau. Tuy nhiên, trong hai
hình thức này có những sự khác biệt cơ bản. Đấu giá hàng hoá là hoạt động
thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá
thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. Đấu
giá là việc tạo ra sự bình đẳng và môi trường cạnh tranh công bằng khi tất cả
người tham gia trả giá đều có cơ hội ngang nhau, giúp quan hệ mua bán diển ra
nhanh chóng, với thời gian và địa điểm xác định, thúc đẩy trao đổi thương mại
phát triển. Trong khi đó, đấu thầu là khi bên mua có thể lựa chọn được người
cung ứng hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn tốt nhất yêu cầu mình đặt ta, giảm chi phí
đầu tư và tăng lợi ích cho mua sắm hàng hóa, tìm kiếm người cung ứng dịch vụ,
tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh về giá cả, năng lực, chất lượng của hàng
hóa, dịch vụ đó.
Đấu thầu có những đặc điểm chung với các hoạt động thương mại khác. Cụ
thể là đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bởi những nhà thầu tham dự có
tư cách pháp nhân; được thực hiện nhằm mục đích sinh lời; có đối tượng là các
hàng hóa, dịch vụ được phép lưu thông theo quy định của Pháp luật và quyền,
nghĩa vụ của các bên tham gia đấu thầu được xác lập theo những hình thức pháp
lý nhất định do pháp luật quy định. Bên cạnh đó, đấu thầu cũng có những đặc
trưng cơ bản liên quan đến quy mô bên mua và bên bán, đối tượng mua sắm, giá
mua-bán, và hành lang pháp lý của đấu thầu.
Thứ nhất, người mua có quyền lựa chọn người bán với quy mô lớn.

3
Sự lựa chọn trong hoạt động đấu thầu đặc biệt hơn mua bán hàng hóa thông
thường vì người mua sẽ đưa ra các yêu cầu và tổ chức một “cuộc thi” để những
người bán có khả năng tới tham dự và cạnh tranh với nhau. Đấu thầu hàng hóa,
dịch vụ là một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Muốn tiến hành hoạt động đấu
thầu, các bên phải thực hiện qua nhiều giai đoạn mời thầu, dự thầu, mở thầu, xét
thầu, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu, công bố kết quả đấu thầu đến ký kết hợp
đồng. Mỗi giai đoạn của quá trình đấu thầu đều hướng tới một mục tiêu khác
nhau nhưng giữa chúng vẫn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó. Vì vậy, quy mô của
sự lựa chọn trong hoạt động đấu thầu lớn hơn hẳn các hoạt động mua bán khác.
Thứ hai, hàng hóa trong hoạt động đấu thầu thường có giá trị lớn, số lượng
nhiều hoặc có yêu cầu khắt khe về kỹ thuật.
Điều kiện để nhiều người bán quan tâm đến cuộc đấu thầu thường là người
mua phải đem lại lợi ích cho bên bán bằng cách đặt hàng với số lượng lớn hoặc
giá trị hàng hóa cao, kéo dài trong tương lai. Hoặc một trường hợp khác là khi
hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật, không thể áp dụng hình thức
mua bán thông thường mà phải tổ chức đấu thầu. Khi đã đăng yêu cầu trên các
phương tiện thông tin đại chúng, người bán hàng phù hợp sẽ tìm đến cuộc đấu
thầu và đưa ra các thỏa thuận.
Thứ ba, trong đấu thầu có nhiều mức giá khác nhau mà các bên tham gia
phải phân biệt được.
Muốn đạt được thỏa thuận khi đấu thầu, cả người bán và người mua cần
nắm được các mức giá của một cuộc đấu thầu. Khi bắt đầu, bên mời thầu đưa ra
một mức ngân sách có thể để người bán dựa vào đó giới thiệu những sản phẩm
đạt đủ yêu cầu với mức giá thấp hơn hoặc bằng mức ngân sách. Mức ngân sách
không phải là giá mua mà là giá trần của sản phẩm thường gọi là giá gói thầu.
Mỗi người mua sẽ đưa ra các mức giá khác nhau. Mức giá cuối cùng của sản
phẩm sẽ là mức giá của nhà thầu trúng tuyển và được đưa vào ký kết hợp đồng
chính thức.
Thứ tư, cơ sở pháp lý của đấu thầu là các loại hồ sơ mời thầu, đấu thầu
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện dưới hình thức pháp lý là hồ
sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản do bên mời thầu lập ra,
trong đó thể hiện đầy đủ những yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính, thương mại…
của hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm, sử dụng và những điều kiện khác của gói
thầu. Căn cứ vào hồ sơ dự thầu, bên mời thầu xem xét, lựa chọn người thắng

4
cuộc để ký kết hợp đồng. Những hồ sơ này chính là những căn cứ pháp lý làm
xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ đấu
thầu hàng hóa, dịch vụ.
Thứ năm, trong đấu thầu có rất nhiều các khoản đặt cọc.
Thông thường, trong mua bán, người ta hay sử dụng việc đặt cọc để đảm
bảo cho việc mua hàng hay người mua là người chi trả các khoản đặt cọc. Tuy
nhiên, khi tham gia đấu thầu, các nhà thầu tức là người bán lại phải thực hiện
nhiều lần đặt cọc khác nhau trong cả quá trình như bảo đảm dự thầu, bảo lãnh
hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng dự án. Vì việc tổ chức đấu thầu diễn ra phức tạp và
đòi hỏi khá nhiều chi phí như thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, tổ kiểm định, tổ
chức buổi đấu thầu … nên những khoản đặt cọc này sẽ đảm bảo cho bên mời
thầu không bị thiệt khi nhà thầu bỏ tham gia đấu thầu.
Thứ sáu, tiêu chí lựa chọn.
Trong các hoạt động mua sắm khác, tiêu chí lựa chọn có thể là giá cả, mối
quan hệ tùy theo mục tiêu hướng tới của các bên tham gia. Tuy nhiên, trong hoạt
động đấu thầu, tiêu chí lựa chọn quan trọng nhất là kỹ thuật, đó là tiêu chí tiên
quyết cho mọi đánh giá. Vì bên mời thầu luôn đưa ra mức giá trần cho nhà thầu
nên giá cả không phải là yếu tố được quan tâm đầu tiên, chỉ cần nhỏ hơn và bằng
mức giá trần cho phép. Tất cả các hồ sơ dự thầu đều được đánh giá kỹ càng về
kỹ thuật, những nhà thầu nào vượt qua được yêu cầu kỹ thuật mới xem xét tới
giá cả. Như vậy, bản thân hoạt động đấu thầu đã thể hiện chất lượng của hoạt
động mua bán trao đổi.
1.1.3 Một số vấn đề cơ bản của đấu thầu
1.1.3.1 Phân loại hình thức đấu thầu
Theo quy định tại mục 1 Chương II của Luật Đấu thầu, cụ thể tại các Điều
20, Điều 21, Điều 22, Điều 25, Điều 26, Điều 27. Luật này quy định hai hình
thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Hai hình thức
này giống với đấu thầu trong thương mại, tuy nhiên vẫn có những sự khác biệt
trong quy định, bên cạnh đó là những hình thức lựa chọn nhà thầu đó là: chỉ
định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, lựa chọn nhà
thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt và tham gia thực hiện của cộng đồng.
Đấu thầu rộng rãi: (Điều 20)
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu,

5
nhà đầu tư tham dự. Đây là hình thức lựa chọn được nhà thầu tốt nhất mang tính
cạnh tranh cao. Tuy nhiên, hình thức này cũng mang lại nhiều khó khăn cho bên
mời thầu khi phải quản lý số lượng lớn hồ sơ, chi phí cho hoạt động tổ chức đấu
thầu cũng kéo theo thời gian thực hiện công tác tổ chức cũng dài. Đồng thời có
thể xảy ra trường hợp nhà thầu liên kết với nhau để đẩy giá trúng thầu.
Đấu thầu hạn chế: (Điều 21)
Đấu thầu hạn chế là hình thức chỉ có một số lượng nhà thầu nhất định
tham gia dự thầu (ít nhất là ba nhà thầu), được áp dụng trong trường hợp gói
thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số
nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Ưu điểm của hình thức này là bên mời thầu tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Tuy nhiên, do sự lựa chọn ít nên trong nhiều trường hợp bên mời thầu chưa chắc đã
lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất. Hình thức này không tạo ra được môi trường
cạnh tranh lớn nhất giữa các nhà thầu, vì thế có thể giảm hiệu quả của hoạt động đấu
thầu. Trong trường hợp một số nhà thầu được chọn nhỏ hơn 5 thì bên mời thầu phải
thông báo công khai và báo cáo chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền xem xét. Danh
sách nhà thầu tham dự do chủ đầu tư quyết định trên cơ sở đánh giá của bên mời
thầu về năng lực, kinh nghiệm. Điều kiện áp dụng hình thức này chỉ có một số nhà
thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu gói thầu, do yêu cầu của nguồn vốn sử dụng và
do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế
Luật Đấu thầu đã quy định những hình thức lựa chọn nhà thầu như:
Một là, chỉ định thầu: là hình thức lựa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng
yêu cầu của gói thầu để thương thảo và ký kết hợp đồng. Nhà thầu được lựa
chọn có những điều kiện nhất định mà những nhà thầu khác không đáp ứng được.
Luật đấu thầu quy định rõ các trường hợp được chỉ định thầu:
Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả
gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà
nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng,
sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng
nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị
y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia,

6
biên giới quốc gia, hải đảo;
Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa
phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về
công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính
chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế
xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển
hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói
thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ
thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành
trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá
bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong
hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Hai là, Mua sắm trực tiếp:
Mua sắm tực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương
tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa
chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự. Đơn giá
đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt
đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng
trước đó.
Ba là, Chào hàng cạnh tranh:
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp khi có những điều
kiện được quy định tại Điều 23
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trọng hạn
mức theo quy định của chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Gói thầu dịch vụ tư vấn thông dụng, đơn giản
Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính
kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng.

7
Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê
duyệt.
Bốn là, Tự thực hiện:
Được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường
hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kĩ thuật, tài chính,
kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Năm là, Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt:
Hình thức này áp dụng rộng rãi đối với các gói thầu có đặc thù riêng biệt
mà nếu có quy định riêng thì việc tổ chức đấu thầu không thể thực hiện được.
Với hình thức này, người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Sáu là, Tham gia thực hiện cộng đồng:
Là hình thức mà theo đó cộng đồng dân cư, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi
có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các
trường hợp: gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ
xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo,
vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân
cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.
1.1.3.2 Các phương thức đấu thầu
Dựa vào cách mà bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu,
có các phương thức đấu thầu khác nhau như sau:
Phương thức đấu thầu một giai đoạn – một túi hồ sơ: Thường được áp dụng
đối với hinh thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu cung cấp
dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu hỗn hợp quy mô nhỏ;
hình thức chào hàng cạnh tranh cho gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua
sắm hàng hóa, xây lắp; hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ
tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, lựa chọn nhà
đầu tư; hình thức mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa. Đây là
phương thức mà bên mời thầu đã nêu rõ những yêu cầu cụ thể về công việc của
mình tỏng hồ sơ mời thầu và đề nghị các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và tài
chính vào cùng một túi hồ sơ. Như vậy, các đề xuất tài chính và kỹ thuật của tất
cả các nhà thầu đều được bên mời thầu biết trong quá trình đánh giá hồ sợ dự
thầu. Việc mở thầu được tiến hanh một lần.

8
Phương thức đấu thầu một giai đoạn – hai túi hồ sơ: Thường được áp dụng
đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế của đấu thầu cung cấp dịch vụ tư
vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa xây lắp và hỗn hợp; hình thức đấu
thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư. Đây là phương thức các nhà thầu nộp
đồng thời hồ sơ đề xuất kỹ thuật và tài chính trong hai túi hồ sơ riêng biệt. Việc
mở thầu được tiến hành hai lần. Các túi hồ sơ chưa đề xuất kỹ thuật sẽ được
mở ngay sau thời điểm đóng thầu và đánh giá trước để chọn nhà thầu đạt yêu cầu
kỹ thuật. Chỉ những nhà thầu nào đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật mới được mở hồ
sơ đề xuất tài chinh để đánh giá. Những nhà thầu còn lại sẽ được hoàn trả túi hồ
sơ đề xuất tài chính còn niêm phong.
Phương thức hai giai đoạn – một túi hồ sơ: Được áp dụng trong hình thức
đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và
hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp hoặc bên mời thầu còn chưa chắc chắn khi đưa
ra những yêu cầu cụ thể về công việc của mình. Khi đó, ở giai đoạn một, bên
mời thầu sẽ đề nghị các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật, phương án tài chính theo
yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với
từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.
Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu tham
gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật, đề
xuất tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trong đó có giá dự thầu, biện
pháp bảo đảm dự thầu.
Phương thức hai giai đoạn – hai túi hồ sơ: Được áp dụng trong hình thức
đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầ mua sắm hàng hóa, xây lắp,
hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có kỹ thuật đặc thù.
Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và tài chính
riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được mở
ra ngay sau tời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất kỹ thuật của các nhà
thầu trong giai đoạn này sẽ xác định nội dung điều chỉnh về kỹ thuật so với hồ
sơ mời thầu danh sách nhà thầu đáp ứng được yêu cầu tham gia dự thầu giai
đoạn hai. Hồ sơ đề xuất tài chính được mở ở giai đoạn hai.
Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một
được nộp hồ sơ mời thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất
về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai đúng với nội dung
điều chỉnh kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất tài chính đã nộp trong

9
giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai (bao gồm cả
đề xuất kỹ thuật đã hiệu chỉnh và đề xuất tài chính hiệu chỉnh) để đánh giá.
1.1.3.3 Quy trình đấu thầu
Quy trình đấu thầu gồm 5 bước cơ bản từ mời thầu, dự thầu, mở thầu, chấm
thầu và ký kết hợp đồng.
Bước 1: Mời thầu.
Trước khi tiến hành mời thầu, chủ đầu tư phải lập HSMT, đảm bảo trong
HSMT phải có các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ đấu thầu, phương
pháp đánh giá, so sánh, xếp hàng, lựa chọn nhà thầu và các chỉ dẫn khác liên
quan đến đấu thầu. Chi phí về việc cung cấp hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời
thầu quy định. Đồng thời bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên
các phương tiện thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc
gửi thông báo mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường
hợp đấu thầu hạn chế [9, tr79].
Bước 2: Dự thầu
Các nhà thầu nộp đơn dự thầu theo các gói thầu đã được quy định bởi chủ
đầu tư. Các giai đoạn dự thầu một giai đoạn một gói đầu tư, một giai đoạn hai
gói đầu tư, hai giai đoạn một gói đầu tư, hai giai đoạn hai gói đầu tư.
Bước 3: Mở thầu
Mở thầu là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định,
hoặc trong trường hợp không có thời điểm được ấn định trước thì thời điểm mở
thầu là ngay sau khi đóng thầu. Những hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn phải được
bên mời thầu mở công khai. Những hồ sơ dự thầu nộp không đúng hạn không
được chấp nhận và được trả lại cho bên dự thầu dưới dạng chưa mở. Các bên dự
thầu có quyền tham dự mở thầu.
Bước 4: Chấm thầu
Chấm thầu là hình thức mà chủ dự án xem xét về kỹ thuật cũng như khả
năng tài chính của các nhà thầu trong hồ sơ dự thầu đã gửi về cho chủ dự án.
Chủ dự án sẽ xem xét về mặt kỹ thuật trước, sau khi chọn được các nhà thầu có
kỹ thuật tốt sẽ xem xét đến yếu tố tài chính của các hồ sơ dự thầu đã được chọn
vào vòng trong. Nếu nhà thầu nào đưa ra được mức tài chính thấp nhất trong các
hồ sơ đã được chọn thì sẽ trúng thầu.

10
Bước 5: Thông báo kết quả đấu thầu và ký kết hợp đồng
Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo
kết quả đấu thầu cho bên dự thầu, tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng với
bên trúng thầu trên cơ sở kết quả đấu thầu, các yêu cầu nêu trong HSMT, nội
dung nêu trong HSDT. Để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì các bên có thể thỏa
thuận bên trúng thầu phải đặt cọc, ký quỹ hoặc được bảo lãnh để bảo đảm thực
hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ do bên mời thầu quy định, nhưng không
quá 10% giá trị hợp đồng. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên trúng thầu
được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp
đồng. Bên trúng thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực
hiện hợp đồng nếu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng được giao kết.
Sau khi nộp tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng, bên trúng thầu
được hoàn trả tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu.
1.2 Đấu thầu qua mạng
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Đấu thầu qua mạng là gì ?
Đấu thầu qua mạng là hoạt động đấu thầu được thực hiện trực tuyến
thông qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Mô hình đấu thầu qua mạng

Sơ đồ 1.1: Mô hình đấu thầu qua mạng

11
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Đấu thầu qua mạng là việc ứng dụng công nghệ thông tin (đặc biệt là mạng
Internet) vào quá trình đấu thầu bởi Chính phủ, nhằm kiểm soát những mối
quan hệ về đấu thầu với các nhà cung cấp và nhà thầu trong việc đấu thầu mua
sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn. Đấu thầu qua mạng sẽ dỡ bỏ khoảng
cách vật lý về không gian và thời gian, cho phép cung cấp một luồng thông tin
minh bạch và hiệu quả cùng quá trình thực hiện rộng rãi hơn.
Các bên tham gia đấu thầu qua mạng phải thực hiện khai báo, đăng tải nội
dung HSMT, nộp HSDT, thông báo kết quả đấu thầu… theo các mẫu được lập
trình sẵn. Việc sử dụng chữ ký điện tử và có sự quản lý chặt chẽ của một cơ
quan quản lý chung là điều bắt buộc trong quy trình thực hiện.

12
Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống công nghệ thông tin do cơ
quan QLNN (Cục quản lý đấu thầu) về hoạt động đấu thầu xây dựng và quản
lý nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu
thầu qua mạng.
Mọi dự án lựa chọn hình thức đấu thầu qua mạng để chỉ tổ chức đấu thầu tại
một hệ thống duy nhất theo quy trình do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
Mọi công việc đấu thầu: đăng tải thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ
mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu đều
được thực hiện thông qua Internet. Mọi dữ liệu trong đấu thầu đều được xác
thực và bảo mật và quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của Nhà nước.
1.2.1.2 Ưu điểm đấu thầu qua mạng
Trong hoạt động Đấu thầu qua mạng, Nhà thầu có thể vào trang mạng đấu
thầu quốc gia để tự đăng ký thông tin và tự chịu trách nhiệm, ở bất cứ đâu, bất
cứ lúc nào, mở rộng không gian, thời gian và đối tượng. Mọi hoạt động của Đấu
thầu qua mạng đều được thực hiện thông qua internet, đối với việc mua hồ sơ
mời thầu, nhà thầu chỉ cần có chữ ký số thì sẽ mua được, trước thời điểm đóng
thầu hay mở thầu, nhà thầu vẫn có thể gửi hồ sơ dự thầu qua mạng mà không
phải đến trực tiếp để gặp bên mời thầu. Với đặc thù như vậy, đấu thầu qua mạng
có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Hệ thống ĐTQM có địa chỉ website cụ thể, được công bố công
khai đối với các doanh nghiệp và toàn xã hội. Tất cả doanh nghiệp quan tâm chỉ
cần vào trang này sẽ thấy hết nơi nào đang mời thầu qua mạng. ĐTQM thứ nhất
sẽ giúp không còn chuyện giấu giếm, chỉ có một vài doanh nghiệp thân cận được
biết kế hoạch đấu thầu nữa.
Thứ hai, khi biết thông tin rồi, doanh nghiệp cũng không cần phải đi tìm địa
chỉ, chờ mua hồ sơ mời thầu nữa, mà có quyền đăng ký tham gia đấu thầu ngay.
Việc tìm cách chỉ bán hồ sơ cho những doanh nghiệp thân cận cũng sẽ không thể
thực hiện được.
Thứ ba, chủ đầu tư phải công bố công khai tổng mức đầu tư, các thông tin
về dự án... Do công khai, ĐTQM sẽ có nhiều doanh nghiệp đăng ký. Với tính
cạnh tranh mạnh, chi phí giao dịch và giá dự thầu sẽ giảm. Tất nhiên, ĐTQM
không phải công cụ duy nhất cải thiện những thách thức trong hoạt động đấu
thầu.

13
Do vậy, nếu đấu thầu có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, thì đấu
thầu qua mạng là một giải pháp mới cho Chính phủ điện tử trong lĩnh vực đấu
thầu tại Việt Nam. Vai trò của hệ thống này được thể hiện ở những ưu điểm so
với đấu thầu thông thường.
Đầu tiên, đấu thầu qua mạng giúp tăng cường tính công bằng, công khai,
minh bạch và hiệu quả trong công tác đấu thầu. Nó góp phần đưa quy trình đấu
thầu dần theo đúng quy trình đấu thầu chuẩn trong môi trường hiện đại hội nhập
kinh tế quốc tế, trong khi vẫn đảm bảo thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ
hơn nữa các qui định của Nhà nước và pháp luật Việt Nam về đấu thầu. Đối với
Chính phủ, đấu thầu qua mạng giúp chống gian lận trong đấu thầu, thúc đẩy tăng
cường số lượng nhà cung cấp do các thông tin đều được công bố rộng rãi, giám
sát việc mua sắm chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để tích
hợp với các hệ thống khác của Chính phủ như hệ thống tài chính và giúp tiến
hành đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các công việc lặp đi lặp
lại và rút ngắn được chu trình mua sắm. Do vậy, đấu thầu qua mạng cải thiện
việc tiếp cận vào thị trường của Chính phủ, giúp mở rộng thị trường cho các nhà
cung cấp mới và khuyến khích khối doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia.
Xét đơn thuần ở hệ thống mua sắm điện tử, với giao diện thân thiện, đơn
giản, dễ sử dụng, nó tạo thuận lợi cho quá trình đấu thầu diễn ra nhanh chóng,
kịp thời và tiết kiệm, các bên có thể giao dịch bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian
nào. Bên cạnh đó, hệ thống cũng tăng cường bảo mật và an toàn thông tin đấu
thầu, đảm bảo quy trình thực hiện đấu thầu luôn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ,
tránh thất thoát, lãng phí. Nhờ có hệ thống này mà nhà thầu có thể dễ dàng tiếp
cận được các thông tin mua sắm của Chính phủ, và họ cũng có thể theo dõi, giám
sát việc thực hiện đấu thầu, góp phần tăng tính minh bạch của quy trình.
Đối với nhà thầu hay bên mời thầu thì đấu thầu qua mạng đều mang lại hiệu
quả về mặt chi phí. Bên mời thầu thì có được giá tốt hơn và giảm thiểu chi phí
giao dịch, cắt giảm các chi phí nhân sự và giảm chi phí ngân sách. Trong khi với
nhà thầu thì họ giảm được chi phí cho các cuộc đấu thầu như chi phí đi lại, in
ấn, nộp HSDT, ngoài ra họ cũng giảm được chi phí nhân sự đi giao dịch bởi việc
bán hàng đã được thực hiện qua hình thức đấu thầu qua mạng, do đó cải thiện
được dòng tiền của doanh nghiệp.
Đấu thầu qua mạng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế
hiện đại bởi nó khắc phục được các nhược điểm của đấu thầu truyền thống.
Những nhược điểm thường thấy là thời gian thực hiện một hoạt động đấu thầu

14
kéo dài, trung bình là 45 ngày; các đối tượng tham gia trong hoạt động đấu thầu
chưa tuân thủ các qui định về cung cấp thông tin đấu thầu; chưa nhất quán trong
quá trình thực hiện các quy trình, thủ tục theo các quy định về đấu thầu; thông
tin chưa được tập trung đầy đủ vào một đầu mối duy nhất, nhà thầu gặp khó
khăn trong việc tiếp cận thông tin đấu thầu, HSMT, chi phí đi lại của nhà thầu
khi mua HSMT, nộp HSDT, in ấn tài liệu cao.
Nghiên cứu, thống kê và báo cáo thực hiện tại một số quốc gia cho thấy
hiệu quả tác động của mua sắm công qua mạng là rất lớn. Theo báo cáo ở Đức,
nhờ có hệ thống đấu thầu qua mạng mà Chính phủ nước này giảm được 10%-
30% giá mua (chi phí mua sắm công) và 25%-75% chi phí giao dịch. Còn tại
Anh, sau khi áp dụng phương thức đấu thầu qua mạng tại 500 trường học, con
số báo cáo tiết kiệm được từ các mua sắm công là £100 triệu/năm. Tại khối EU,
chi phí chuyển hệ sang sử dụng hệ thống simap.eu.int của Châu Âu khoảng €10
triệu, việc dừng phân phối các hồ sơ tài liệu bằng giấy tiết kiệm khoảng €70
triệu/năm. Thời gian từ khi có yêu cầu đến khi ký hợp đồng giảm từ 52 ngày
xuống còn 10-15 ngày.
Trong 4 tháng của năm 2003, khoảng 1000 cơ quan mua sắm và 8000 nhà
cung cấp ở Rumani đã tham gia với hơn 60.000 giao dịch trên hệ thống đấu thầu
qua mạng của Chính phủ (e-GP), giúp Chính phủ nước này tiết kiệm được 22%
Tổng nguồn vốn ($35,5 triệu trên tổng số $161,4 triệu).
Bảng 1.1: Tỷ lệ tiết kiệm đạt được khi ứng dụng mua sắm công qua mạng
Tiết
Chương trình đã triển khai Cơ quan/ Chính phủ
kiệm
Welsh National Assembly (BVW) 3%
Chương trình cải tiến mua sắm Northern Ireland Purchasing Agency 12%
UK Central Government Departments 7%
UK OGC 5%
Hệ thống mua bán qua mạng UK GCAT 10%
Chính phủ Đan Mạch 2-8%
Hệ thống đấu thầu điện tử Chính phủ Canada (MERX) 15%
US Government – buyers.gov 7-10%
Đấu giá ngược
US Navy NAVICP 10-20%

15
(Nguồn: Australian Government Information Management Office, Review of the
E-procurement Demonstration Projects, 2005)
Các nước tiên tiến như Úc, Đan Mạch, Phần Lan, Anh, Mỹ đã phát triển các
chiến lược và xây dựng các hệ thống đấu thầu dành cho Chính phủ hơn 10 năm
nay. Hiện nay còn nhiều nước khác như Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc,
Mehico, New Zealand, Singapore, Thái Lan đã hoặc đang triển khai phát triển
các hệ thống và chiến lược đấu thầu qua mạng để đổi mới đấu thầu Chính phủ.
1.2.1.3 Hạn chế của đấu thầu qua mạng
Bên cạnh những ưu điểm của đấu thầu qua mạng thì một số hạn chế cũng
được đưa ra để xem xét.
Trước tiên, rõ ràng muốn thay đổi từ phương pháp đấu thầu truyền thống
sang đấu thầu điện tử. Thứ nhất, cần nhiều thời gian để chuẩn bị về nhân lực,
hệ thống khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống pháp luật mới. Điều này yêu
cầu NSNN phải đầu tư một khoản không nhỏ cho sự chuẩn bị để thay đổi sang
phương pháp mới. Với những quốc gia như Việt Nam, nguồn NSNN còn hạn
chế thì chi NSNN để đầu tư hệ thống CNTT vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, trên thế giới có rất ít nước đã áp dụng thành công ĐTQM, và
điều kiện kinh tế- xã hội ở các nước đó cũng khác Việt Nam. Băn khoăn lớn nhất
là nếu áp dụng những kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào Việt
Nam thì có đạt được thành tựu tương tự, hay có sự chênh lệch về các kết quả
đạt được. Trong tương quan so sánh giữa chi phí phải bỏ ra để tiếp thu công nghệ
mới và kết quả đạt được, nhiều tổ chức, cá nhân còn e ngại việc thực hiện đấu
thầu qua mạng.
1.2.2 Quy trình đấu thầu qua mạng
Bước 1: Đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Bên mời thầu, nhà thầu tiến hành đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu
quốc gia, sử dụng chứng thư số được đăng ký với cơ quan vận hành hệ thống.
Bước 2: Mời thầu
Bên mời thầu tự đăng tải thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời quan
tâm, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng trên hệ thống mạng đấu thầu
quốc gia. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bên mời thầu công khai quy cách
hàng hóa cần mua sắm.

16
Bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm,
hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đồng thời
với thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời quan tâm, thông báo mời thầu, thông
báo mời chào hàng. Trường hợp có sự sai khác giữa văn bản điện tử đính kèm và
nội dung điền trong mẫu thì văn bản điện tử đính kèm sẽ có giá trị pháp lý.
Bước 3: Dự thầu.
Nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề
xuất trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
phải phản hồi cho nhà thầu là đã nộp hồ sơ thành công hay không thành công,
đồng thời ghi lại thời điểm, trạng thái nộp trên hệ thống làm căn cứ giải quyết
tranh chấp (nếu có). Nhà thầu thực hiện nộp bảo lãnh dự thầu thông qua ngân
hàng có kết nối đến hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trường hợp rút hồ sơ dự
sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, nhà thầu thông báo đến
bên mời thầu và ngân hàng thực hiện bảo lãnh (nếu có) trước thời điểm đóng
thầu.
Bước 4: Mở thầu.
Bên mời thầu mở và giải mã hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự
thầu, hồ sơ đề xuất trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau thời điểm
đóng thầu. Biên bản mở hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ
đề xuất được đăng tải công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời
hạn không quá 02 giờ sau thời điểm đóng thầu.
Bước 5: Chấm thầu và thông báo kết quả đấu thầu
Sau khi đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề
xuất, bên mời thầu nhập kết quả lựa chọn nhà thầu lên hệ thống mạng đấu thầu
quốc gia. Kết quả lựa chọn nhà thầu được đăng tải công khai trên hệ thống mạng
đấu thầu quốc gia ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà
thầu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về thời gian và quy trình lựa chọn
nhà thầu qua mạng.
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá công tác tổ chức đấu thầu qua mạng
1.2.3.1. Số lượng các gói thầu và nhà thầu tham dự
Hoạt động đấu thầu qua mạng tại Công ty đa phần là những thiết bị kỹ thuật
những thiết bị máy tính để phục vụ trong việc phát triển công nghệ thông tin. Do
đó số lượng gói thầu trong năm cũng là một chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động

17
của Công ty. Số lượng gói thầu tăng sẽ thể hiện rằng Công ty đang cần nhiều
thiết bị máy móc hơn để đáp ứng đủ và kịp thời so với nhu cầu khách hàng.
Trong đấu thầu, đặc biệt là Đấu thầu rộng rãi – “không hạn chế số lượng
nhà thầu tham dự đấu thầu”. Nhà thầu nào có năng lực đều có thể nộp HSDT.
Bởi vậy, số lượng nhà thầu tham dự có tác động mạnh mẽ tới sự cạnh tranh của
gói thầu. Chỉ tiêu này giúp đánh giá phân nào khả năng tổ chức LCNT tại Công
ty. Nếu Công ty tổ chức LCNT tốt thì số lượng Nhà thầu sẽ tăng lên và ngược lại.
1.2.3.2. Tiến độ thực hiện gói thầu
Đây là chỉ tiêu “phản ánh chất lượng hoạt động đấu thầu”. Nó thể hiện ở
chỗ:
- Sự chậm trễ của quá trình thực hiện có ảnh hưởng vô cùng lớn đến chi
phí và hiệu quả của hoạt động đầu tư;
- Kế hoạch tiến độ là chỗ dựa trong công tác kiểm tra, giám sát và điều
hành sản xuất, là cơ sở để quản lý hoạt động kiểm nghiệm của Công ty. Tiến độ
là định hướng, là căn cứ cho hoạt động quản lý và chỉ đạo các chủ thể tham gia
vào dự án;
- Chủ đầu tư cần tới tiến độ nhằm cân đối kế hoạch, đồng thời chuẩn bị
tiền để đáp ứng các nhu cầu của nhà thầu. Nhờ có kế hoạch tiến độ mà Chủ đầu
tư lựa chọn phương án vốn một cách hiệu quả hơn và có kế hoạch giám sát, giao
nhận và thanh quyết toán kịp thời cho nhà thầu;
- Nhà thầu nhờ có kế hoạch tiến độ mà có thể chỉ đạo, điều hành đáp ứng
đầy đủ hàng hóa các yêu cầu đã được đặt ra trong hợp đồng, đồng thời là cơ sở
để nhà thầu lên kế hoạch để chuẩn bị các kế hoạch dự phòng khác cũng như rà
soát lại chất lượng của hàng hóa trước khi chuyển hàng đến cho Chủ đầu tư.
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, kế hoạch tiến độ là một cơ sở
khoa học giúp các cơ quan có thẩm quyền có thể luận chứng, đánh giá, thẩm định
và xét duyệt hàng hóa
1.2.3.3. Chất lượng thực hiện gói thầu
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chữ tín rất được xem trọng. Trong
đấu thầu, Chủ đầu tư đánh giá rât cao cao Nhà thầu có uy tín trên thị trường.
“Đảm bảo chất lượng gói thầu”, việc LCNT có năng lưc đóng vai trò vô cùng
quan trọng. Năng lực của nhà thầu thể hiện ở số lượng, chất lương hàng hóa, kinh
nghiệm, tiến độ bàn giao,…
1.2.3.4. Chi phí tiết kiệm được

18
Một trong nhưng tiêu chiiquan trọng trong đánh gia công tác đấu thầu là
chiiphí tiết kiêm được. Việc LCNT tốt thể hiện phần nào tiêu chí này. Nhà thầu
với năng lực chuyên môn cao sẽ giúp đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ gói
thầu. Chi phí tiết kiệm cũng được biểu hiện trên “kết quả trúng thầu của gói thầu
so với giá trị gói thầu được duyệt”.
Tiêu chí này thể hiện ở 2 khía cạnh:
 Mức tiết kiệm tuyệt đối = Giá gói thầu được phê duyệt – Giá trúng
thầu
Mực tiết kiệm
 Tỷ lệ tiết kiệm = Tổng giá gói thầu được phê duyệt

1.2.3.5. Tính pháp lý, tính công bằng, cạn tranh và minh bạch trong công tác đấu
thầu qua mạng
Công tác tổ chức, đánh giá LCNT phải tuân theo các pháp luật liên quan
tới hoạt động đầu tư. Nó đòi hỏi các bên tham gia phải nắm rõ các quy định về
pháp luật và nghiêm túc thụ hiện.
Quá trình LCNT phải đảm bảo “tính minh bạch, công bằng và cạnh
tranh”. Hoạt động đấu thầu được công khai trên website muasamcong.vn , trên
trang thông tin đấu thầu của Nhà nước và các phương tiện thông tin đại chúng.
Quá trình đánh giá HSDT phải khách quan. Như vậy mới góp phần loại bỏ
những hiện tượng không trong sạch trong hoạt động đấu thầu, loại bỏ các Nhà
thầu không có năng lực, …
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lựa chọn nhà thầu qua mạng
1.2.4.1. Nhân tố chủ quan
Năng lực của chủ đầu tư
a) Kinh nghiệm
Năng lực về uy tín và kinh nghiệm của bên mời thầu rất quan trọng, họ phải
là những người rất am hiểu về các quy định đấu thầu điện tử qua mạng đồng thời
phải có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực của gói thầu. Năng lực của chủ đầu
tư đóng vai trò then chốt, là nhân tố quyết định đến thành quả của mọi công việc,
bất kể là trong lĩnh vực nào. Đấu thầu điện tử cũng vậy, cho dù quy trình đấu
thầu có hoàn thiện đến đâu mà không được điều hành và thực hiện bởi những
công ty có năng lực thì hoạt động đấu thầu cũng trở thành vô nghĩa.
b) Nguồn vốn

19
Đây là nhân tố hết sức quan trọng trong việc tổ chức đấu thầu và xuyên suốt
quá trình thực hiện dự án. Nếu chủ đầu tư không đủ năng lực về nguồn vốn để
thực hiện dự án thì có thể dẫn đến sự trì trệ trong việc hoàn thành gói thầu, gây
thêm nhiều sự bất cập tới phía nhà thầu và tiến độ dự án đã đề ra trước đ
c) Đội ngũ nhân lực phục vụ dự án
Đây là nhân tố rất cần thiết cho việc LCNT. Họ phải là những cán bộ thực
sư có năng lực. điều này được thể hiện ở “năng lực chuyên môn, số năm kinh
nghiệm của CBCNV của BMT”. Như vậy, có thể nói “đội ngũ cán bộ là một
trong những yếu tố then chốt trong công tác lựa chọn nhà thầu để đảm bảo việc
tổ chức đấu thầu được thực hiện một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp, đặc
biệt là trong vấn đề lập HSMT. Trong trường hợp BMT không đủ năng lực lập
HSMT hoặc tổ chức đấu thầu thì bắt buộc phải thuê một đơn vị tư vấn lập
HSMT, tổ chức đấu thầu. Điều này gián tiếp làm tăng chi phí trong quá trình tổ
chức đấu thầu, làm giảm hiệu quả gói thầu”.
Bên cạnh đó, trình độ và năng lực quản lý về đấu thầu của các cơ quan
QLNN nói chung, CĐT, BMT nói riêng có tác động vô cùng lớn tới hoạt động
đấu thầu. Nếu trình độ của các CQQLNN về đấu thầu, CĐT, BMT không không
cao, không nắm rõ về hoạt động đấu thầu sẽ dễ dẫn tới việc xây dựng, ban hành
các chính sách pháp luật không đầy đủ, hoàn thiện, thiếu đi tính đồng bộ, chặt
chẽ, cũng như dẫn tới quá trình thưc hiện dễ xảy ra sai sót trong hoat động quan
lí từ đó sẽ gây ra thiếu hụt cho NSNN. Ngược lại nếu năng lực quản lí cảu cán bộ
đấu thầu tốt thì các cơ quan QLNN, các CĐT và BMT sẽ phát huy tốt vai trò
trong công tác xây dựng, hoàn thiện luật pháp liên quan tới đấu thầu, đồng thời
quá trinh LCNT cũng sẽ phần nào hạn chế nhiều những thiếu sót, khắc phục
chúng để giúp thực hiện tốt hơn hoat dộng đấu thầu.
1.2.4.2. Nhân tố khách quan
Hệ thống luật pháp liên quan đến đấu thầu qua mạng
Hệ thống luật pháp của đấu thầu qua mạng cũng là một nhân tố ảnh hưởng
cực kỳ quan trọng trong công tác đấu thầu điện tử. Chủ đầu tư và nhà thầu đều
phải tuân thủ những pháp lý do cơ quan nhà nước ban hành và mới nhất gần đây
là Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT quy định về cung cấp, đăng tải thông tin về đấu
thầu và lựa chọn nhà thầu. Sự ổn định của môi trường pháp lý cũng như sự ổn
định chính trị sẽ là một nhân tố thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát
triển, làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời góp phần làm

20
tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia. Trong khi đó, các nhà thầu sẽ gặp khó
khắn khi phải đối diện với những thay đổi liên tục của pháp luật, dẫn đến suy yếu
năng lực cạnh tranh của các nhà thầu.
Sự ảnh hưởng lớn của pháp luật nhà nước đối với việc tổ chức đấu thầu của
chủ đầu tư là pháp luật và quy chế quy định các dự án nào phải tổ chức đấu thầu
những hình thức lựa chọn nhà thầu, nhận hồ sơ như thế nào, xét mở thầu ra sao…
Năng lực các nhà thầu
Nhà thầu là lực lượng tạo ra sự thành công hay thất bại của các cuộc đấu thầu
điện tử. Không có các nhà thầu thì không có các cuộc đấu thầu và cũng chẳng cần có
các quy định về đấu thầu điện tử. Tuy nhiên, chất lượng, năng lực của các nhà thầu
cũng góp phần không nhỏ vào chất lượng của các cuộc đấu thầu, đặc biệt là trong
đấu thầu điện tử qua mạng. Năng lực đấu thầu của doanh nghiệp là toàn bộ năng lực
về tài chính, thiết bị, công nghệ, lao động, marketing, tổ chức quản lý mà doanh
nghiệp có thể sử dụng để tạo ra lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh, chiếm
lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Trong đấu thầu điện tử
thì năng lực đấu thầu của doanh nghiệp chính là thị phần của nhà thầu xây dựng,
doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động đấu thầu, năng lực tài chính của doanh nghiệp,
nguồn nhân lực có trình độ cao có kinh nghiệm, phương pháp quản lý, bảo vệ môi
trường, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Những yếu tố trên tạo cho doanh
nghiệp có lợi thế cạnh tranh có nghĩa là tạo cho doanh nghiệp có khả năng triển khai
các hoạt động với hiệu suất cao hơn đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị khác biệt cho
khách hàng dựa trên những sự khác biệt hóa trong các yếu tố của chất lượng hoặc
chi phí thấp hoặc cả hai.
Năng lực tổ chức sản xuất của một số nhà thầu chưa tốt, còn hạn chế
về tổ chức điều hành, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Trong nhiều trường
hợp, năng lực về thiết bị, tài chính của một số nhà thầu chưa tốt dẫn đến trong
quá trình thực hiện gói thầu không đảm bảo tiến độ đã cam kết, chất lượng thi
công chưa đảm bảo yêu cầu, và cuối cùng dẫn đến bị thay thế bởi các nhà thầu
khác vào thi công. Điều đó rất ảnh hưởng tới việc thi công công trình và việc
quản lý của chủ đầu tư đối với các nhà thầu.
Khi quy mô của gói thầu lớn đòi hỏi năng lực của nhà thầu tham gia dự
thầu cũng phải được nâng cao. Do vậy, việc liên danh, thuê thầu phụ để thực
hiện gói thầu là rất phổ biến trong các cuộc đấu thầu. Nhưng nhiều khi, cùng
với giá cả biến động, quan hệ thầu chính, thầu phụ không sòng phẳng dẫn đến

21
ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của gói thầu, ảnh hưởng đến công tác
nghiệm thu, hoàn công và thanh toán giải ngân. Vấn đề gây nhiều tranh cãi hiện
nay là tình trạng nhà thầu bỏ giá quá thấp cũng đã xảy ra. Việc nhà thầu bỏ giá
thấp ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn nhà thầu. Vì chưa chắc các nhà thầu
có giá thấp đã có những giải pháp kỹ thuật tốt. Mục tiêu của việc đấu thầu là
tìm ra được các nhà thầu thực hiện tốt việc xây dựng công trình và tiết kiệm
ngân sách cho Nhà nước. Tuy nhiên theo quy định thì nhà thầu nào có giá đánh
giá thấp nhất sẽ được chọn, do đó không thể làm trái với quy định của Nhà
nước. Nên khi nhà thầu đưa giá thấp, nhưng yêu cầu về mặt kỹ thuật chỉ đáp
ứng tối thiểu thì vẫn được chọn. Trong khi nhà thầu khác có thể đưa ra giá cao
hơn một chút nhưng có biện pháp kỹ thuật tiên tiến thì lại không được chọn.
Cạnh tranh giữa các nhà thầu trong đấu thầu điện tử qua mạng là quá trình
doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về đấu thầu điện tử, tìm kiếm thị trường sau đó
tiến hành lựa chọn các gói thầu phù hợp với năng lực doanh nghiệp, đưa ra các
giải pháp về tài chính và kỹ thuật các biện pháp thi công để tham gia đấu thầu.
Nếu trúng thầu thì tiến hành ký kết và thực hiện hợp đồng cho tới khi bàn
giao công trình cho Chủ đầu tư. Như vậy, muốn giành thắng lợi trong cuộc
cạnh tranh gay go này thì nhà thầu phải có thực lực về mọi mặt, không ngừng
phát huy điểm mạnh, phải tạo ra được sự khác biệt đối với các nhà thầu khác.
Năng lực các tổ chức tư vấn
Năng lực của tư vấn thiết kế: Ngoài một số ít các doanh nghiệp tư vấn có
truyền thống, bề dày kinh nghiệm, còn lại là các doanh nghiệp tư vấn nhỏ lẻ mới
hình thành trong những năm gần đây, còn yếu về năng lực. Hiện nay thiếu các tư
vấn chất lượng cao ở tầm vĩ mô trong việc đề xuất các chủ trương đầu tư xây
dựng, quy hoạch, lập dự án, đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ chính xác,
hợp lý, khả thi. Trong nhiều trường hợp đã để xảy ra các sai sót, phải điều chỉnh
cho quá trình xây dựng gây tốn kém, lãng phí, ảnh hưởng lớn đến chất lượng
công trình. Nhiều tổ chức tư vấn do đòi hỏi bức bách của công việc mà hình
thành, chưa có những định hướng, chiến lược phát triển rõ rệt. Các Công ty tư
vấn xuất hiện tràn lan, đã bắt đầu có hiện tượng một số doanh nghiệp tư vấn về
việc thực hiện dịch vụ theo kiểu môi giới hoặc thuê mượn, thiếu thực lực gây
hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động tư vấn. Chính vì vậy
trong quá trình lập dự án, thiết kế công trình còn có nhiều thiếu sót:
a) Tư vấn còn lệ thuộc quá nhiều vào ý chí của các cơ quan quản lý.
Nhất là các dự án đi qua các địa phương, các tư vấn đều lập theo đề nghị của địa

22
phương về quy mô, hướng tuyến mà không chủ động theo đề xuất của mình, dẫn
đến khi lập phải điều chỉnh lại.

23
b) Công tác khảo sát điều tra địa chất, thủy văn không chính xác, giải
pháp thiết kế đưa ra ở một số dự án không phù hợp, các công trình đang thi công
dở dang phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế
hoặc thiết kế bổ sung. Hơn nữa hiện nay nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao
thông lớn, các tổ chức tư vấn không phát triển thêm, vẫn chỉ là các đơn vị
trước đây, nhiều đơn vị chưa đầu tư phát triển về chiều sâu. Trong khi đó
nhiều tổ chức tư vấn tư nhân được thành lập nhưng năng lực còn hạn chế,
thiếu thiết bị khảo sát, phòng thí nghiệm, thiếu chuyên gia giỏi, chưa thực
hiện được các dự án lớn, kỹ thuật phức tạp. Do vậy trong nhiều năm qua, công
tác tư vấn ở các công trình chủ yếu đang sử dụng ở hình thức chọn chỉ định thầu,
chưa áp dụng được việc tuyển chọn theo hình thức đấu thầu điện tử, điều này
cũng là một yếu tố liên quan trực tiếp đến chất lượng thiết kế. Trình độ tư vấn
thấp sẽ dẫn tới thiếu trách nhiệm với công việc tạo ra kết quả kém như: Thiết kế
kỹ thuật có nhiều sai sót, dự toán tiên lượng tính thiếu làm cho công tác đấu thầu
của các nhà thầu rất vất vả. Trong quá trình làm hồ sơ mời thầu rất khó khăn
làm ảnh hưởng đến quá trình xét thầu. Nhìn chung Nhà thầu tư vấn chưa chịu
trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm thiết kế của mình.
Năng lực của tư vấn lập hồ sơ mời thầu: Công tác chuẩn bị HSMT và tiêu
chuẩn đánh giá là bước quan trọng trong quá trình đấu thầu, song trong nhiều
trường hợp do chuẩn bị không tốt hoặc việc phê duyệt còn đơn giản nên đã có
nhiều vướng mắc như: HSMT được chuẩn bị một cách chung chung, mập mờ gây
khó hiểu cho nhà thầu cũng như cho việc đánh giá. Trong đó khối lượng đưa ra sai
lệch so với thiết kế; Tiêu chuẩn đánh giá không rõ ràng, không phù hợp với gói
thầu. Chất lượng của HSMT được hình thành bởi tiêu chuẩn đánh giá thiếu cơ sở
tin cậy sẽ gây ra những thắc mắc khiếu nại. Đối với tất cả các khiếm khuyết trên thì
chất lượng của HSMT mà cụ thể tiêu chuẩn đánh giá là nguyên nhân làm cho quá
trình đấu thầu kéo dài thiếu tin cậy. Khi có bộ HSMT kỹ và tốt, quá trình phân tích
dễ dàng đưa về cùng một mặt bằng xem xét, đảm bảo sự bình đẳng và minh bạch
khi xét thầu. Sự yếu kém về chất lượng khi phải đáp ứng hồ sơ mời thầu viết kỹ và
tốt sẽ thể hiện khá rõ trong hồ sơ dự thầu. Bên cạnh đó HSMT được soạn kỹ và tốt
dẫn tới công tác kiểm tra, giám sát và nghiệm thu trong quá trình thi công, quá
trình thực hiện hợp đồng sẽ rất thuận lợi. Do đó, sự yếu kém về năng lực của nhà tư

24
vấn lập HSMT sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
thắng thầu.

1.3 Kinh nghiệm quốc tế về đấu thầu qua mạng


1.3.1 Đấu thầu qua mạng ở Philippin
Năm 2002, Chính phủ nước này đã ban hành Luật Đấu thầu (Government
Procurement Reform Act - GPRA). Trước thời điểm này, các quy định về đấu
thầu của Philippine nằm rải rác trong hơn 100 văn bản quy phạm pháp luật,
không có mẫu HSMT và không có cơ quan chịu trách nhiệm ban hành chính
sách và quản lý hoạt động đấu thầu. Các nguyên tắc trong Luật Đấu thầu của
Philippines bao gồm các giá trị cốt lõi của sáng kiến hợp đồng công khai là công
khai, minh bạch, giám sát, tham gia của cộng đồng và khả năng giải trình.
Trên thực tế hiện nay, việc quản lý hoạt động đấu thầu tại Philippines có
một số đặc điểm nổi trội. Các thông tin đấu thầu được đăng tải trên Hệ thống
mạng đấu thầu quốc gia (PhilGEPS) và Trang thông tin điện tử của bên mời thầu
(nếu có). Đối với những gói thầu mua sắm hàng hóa có dự toán được phê duyệt
hạn mức giá trị gói thầu nhất định, chủ đầu tư/bên mời thầu bắt buộc phải đăng
tải thông tin trên một tờ báo phát hành toàn quốc. Bên mời thầu gửi các thông tin
về đấu thầu cho Cục Chính sách đấu thầu (GPPB) và đăng tải HSMT trên Trang
thông tin điện tử của mình và PhilGEPS kể từ thời điểm phát hành HSMT. Nhà
thầu có thể tải các thông tin này từ các trang thông tin điện tử nói trên.
Theo quy định của Philippines, bên mời thầu phải gửi các thông tin về đấu
thầu cho Cục Chính sách đấu thầu (GPPB) và đăng tải trên Trang thông tin điện
tử của mình, bao gồm: kế hoạch lựa chọn nhà thầu; báo cáo tổng kết hoạt động
đấu thầu hàng năm; các trường hợp giải quyết khiếu nại trong quá trình tổ chức
đấu thầu; danh sách các nhà thầu vi phạm; gia hạn hợp đồng quá 6 tháng; danh
sách nhà cung cấp được lựa chọn trước. Ngoài ra, các thông tin khác cũng được
công bố trên PhilGEPS như danh sách các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ
chức xã hội dân sự (CSO), hoặc các tổ chức nghề nghiệp được mời tham gia với
vai trò giám sát hoạt động đấu thầu và thực hiện hợp đồng.
Đối với công tác giám sát của cộng đồng, Chính phủ Philippines cho phép
các NGO, các CSO, hoặc các tổ chức nghề nghiệp… tham gia giám sát tất cả
các giai đoạn của quá trình đấu thầu và được phép xem biên bản họp tổ chuyên
gia, báo cáo tóm tắt năng lực nhà thầu và các hồ sơ đề xuất đã được mở… Đây
là một nội dung quan trọng trong việc triển khai sáng kiến hợp đồng công khai.

25
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia,
Philippines cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tích hợp dữ liệu từ các bộ, ban,
ngành liên quan. Do đó, để thực hiện thành công mô hình quản lý hiệu quả này,
cần có sự quyết tâm chính trị của người đứng đầu quốc gia và sự thống nhất,
phối hợp giữa các bộ, ban ngành và địa phương.
1.3.2. Đấu thầu qua mạng ở Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc cho rằng đấu thầu có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Ý nghĩa
của công tác đấu thầu không dừng lại ở việc tiết kiệm ngân sách khi Chính Phủ
tiến hành mua sắm công mà quá trình đấu thầu còn tạo ra động lực để các doanh
nghiệp lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh, từ đó góp phần nâng cao sức mạnh
của cả nền kinh tế. Theo các nhà quản lí, mục tiêu chính của công tác đấu thầu là
tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và tính hiệu quả trong sử dụng ngân sách.
Cả hai mục tiêu này phải luôn được thực hiện song song quá trình quản lý công
tác đấu thầu.
Sự ra đời và phát triển hệ thống Koneps
Tại Hàn Quốc, thương mại điện tử ra đời nhấn mạnh vào tính minh bạch
trong hoạt động kinh doanh. Đây cũng là một trong những yêu cầu trong hiệp
định WTO-GPA cũng như các hiệp định thương mại tự do mà Hàn quốc đã kí
kết. Trong bối cảnh thương mại điện tử ra đời như một sự phát triển tất yếu của
kinh doanh thương mại thì sự thay đổi phương thức đấu thầu cũng hứa hẹn khắc
phục những hạn chế của đấu thầu truyền thống trước đây như quá nhiều hồ sơ
tài liệu, không hiệu quả và kém cạnh tranh, quá trình đăng kí hồ sơ nhà thầu lặp
đi lặp lại nhiều lần.
Sự phát triển hệ thống Koneps trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị (từ
1997- 2001); Giai đoạn mở rộng (từ 2002- 2004); Giai đoạn phát triển hệ thống
(từ 2005 đến nay). Trong giai đoạn chuẩn bị, Hàn Quốc xây dựng hệ thống trao
đổi văn bản điện tử năm 1997, hệ thống shopping mall năm 1998 và hệ thống
bảo hành và thanh toán điện tử năm 2001. Trong giai đoạn mở rộng, Koneps đã
được phát triển để sử dụng trong tất cả các cơ quan nhà nước năm 2002, có hệ
thống phục hồi dữ liệu năm 2003 và kho dữ liệu năm 2004. Từ năm 2005 đến
nay, Hàn quốc tập trung vào việc nâng cấp hệ thống bằng việc cung cấp tính
năng hỗ trợ tìm kiếm và đấu thầu điện tử, xây dựng hệ thống mua sắm sản
phẩm thông minh, nâng cấp hệ thống shopping mall và hỗ trợ đấu thầu qua điện

26
thoại di động.
Hàn Quốc đã tiết kiệm được $17,1 tỷ trong khi chi phí đầu tư cho hệ
thống là $25 triệu. Trong 4 năm, cơ quan mua sắm giảm từ 1058 xuống 935
người trong khi khối lượng mua sắm tăng tới 30%. Việc thanh toán hoàn toàn tự
động không chậm hơn 4 giờ.
Những thách thức ban đầu và bài học kinh nghiệm
Quá trình xây dựng hệ thống Koneps thời gian đầu gặp không ít khó khăn.
Ngay cả Tổng cục Mua sắm công Hàn Quốc (PPS) ban đầu cũng quan ngại về
việc đấu thầu qua mạng có làm giảm đi vai trò, nhiệm vụ của cơ quan mình hay
không. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng hệ thống còn gặp phải sự e ngại, không
hợp tác của các bên liên quan. Để giải quyết những khó khăn ban đầu này, PPS
tập trung vào việc tạo ra những vai trò và nhiệm vụ mới khi thay đổi phương
thức đấu thầu, tăng cường nhận thức của các bên về sự cần thiết của việc thay
đổi phương thức đấu thầu từ truyền thống sang đấu thầu điện tử, đồng thời xác
lập một chiến lược rõ ràng trong phát triển đấu thầu qua mạng.
Khi phát triển hệ thống đấu thầu qua mạng, ban đầu các đơn vị xây dựng
hệ thống đấu thầu qua mạng cho cơ quan mình. Tuy nhiên, các nhà quản lí nhận
thức được rằng cần có một hệ thống liên kết giữa các cơ quan của chính phủ để
tránh tình trạng dư thừa hoặc không đồng nhất trong phát triển hệ thống. Do đó,
Koneps được phát triển như một dự án rộng lớn, liên kết các cơ quan chính phủ.
Trong quá trình đó, chính phủ khuyến khích sự tham gia và chú trọng tăng
cường hiểu biết cho các cơ quan nhà nước cũng như nhà cung cấp, qua đó giảm
thiểu những bất tiện và e ngại đối với sự thay đổi mang tính cách mạng trong
công tác đấu thầu này.
Từ đó rút ra kinh nghiệm từ việc triển khai hệ thống đấu thầu qua mạng ở
Hàn Quốc là: Sự quyết tâm và nỗ lực của các nhà lãnh đạo; công khai và chia sẻ
tất cả các thông tin liên quan đến mua sắm chính phủ; Xây dựng hệ thống đấu
thầu duy nhất cho tất cả các cơ quan nhà nước; chuẩn hóa quá trình đấu thầu với
văn bản điện tử và chữ kí số; thực hiện theo cách tiếp cận từng bước, từ việc chỉ
đăng tải thông tin đấu thầu cho đến đấu thầu qua mạng. Cuối cùng là thiết lập các
quy định pháp lí cụ thể dựa trên sự thay đổi của quy trình đấu thầu qua mạng.
Các nước đa số áp dụng hình thức khuyến khích qua các chương trình vận
động, quảng bá của Chính phủ chứ không áp đặt. Duy chỉ có Hàn Quốc là việc
thực thi được đưa vào luật thực hiện. Ban đầu, quá trình xây dựng hệ thống
KONEPS cũng gặp không ít khó khăn từ các yếu tố khách quan cũng như chủ
quan. Sau đó, Tổng cục Mua sắm công Hàn Quốc đã tập trung vào việc tăng
cường nhận thức của các bên liên quan về lợi ích cũng như sự cần thiết của việc

27
thay đổi phương thức đấu thầu. Chính phủ nước này nhận thức rõ ràng rằng
muốn có sự thay đổi mang tính cách mạng trong phương thức đấu thầu, họ phải
thay đổi quan niệm, suy nghĩ của các bên trong đấu thầu bởi việc đổi sang đấu
thầu qua mạng có thể ảnh hưởng tới lợi ích của một số cá nhân, tập thể. Đó là sự
đánh đổi giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân mà không phải nước nào cũng thực
hiện được. Hiện tại chỉ có hệ thống đấu thầu của Hàn Quốc là phát triển vào
loại tốt nhất và đã áp dụng hoàn hảo các hình thức: tập trung thông tin đăng tải,
tiến độ, giá, đấu giá ngược, đấu thầu qua mạng, HĐĐT, thanh toán điện tử.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về đấu thầu qua mạng cho Việt Nam
Thứ nhất, hệ thống mua sắm điện tử của Chính phủ Hàn Quốc đem lại
nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao tính công khai, minh
bạch, đơn giản trong công tác đấu thầu. Trong khi đó, thực tế ở Việt Nam hệ
thống này vẫn còn mang tính thủ công, việc mua sắm tách biệt giữa các Bộ,
ngành, địa phương. Do đó, thời gian, chi phí trong đấu thầu qua mạng vẫn còn
cao. Vậy nên phải xây dựng một hệ thống quy định pháp luật về đấu thầu
mang tính nhất quán ở mức độ cao, phải đảm bảo nguyên tắc khách quan,
công bằng, minh bạch. Ngoài ra, các quy định này phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu
để đảm bảo mọi người đều sử dụng được, hạn chế tối đa sự can thiệp của các
cơ quan quản lý hành chính nhà nước vào giai đoạn chấm, lựa chọn thầu và
trao hợp đồng, giải quyết khiếu nại (nếu có). Hệ thống quy định này sẽ là
chuẩn mực quy phạm để các đối tượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình, cũng như xử lý các trường hợp vi phạm.
Thứ hai là tại các nước khác thì cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm tra không
trực thuộc Chính phủ mà là một cơ quan độc lập, đóng vai trò là bên thứ ba để
kiểm soát, do đó có sự khách quan hơn trong công tác kiểm tra. Tại Việt Nam,
cơ quan thanh tra chưa thực sự tách khỏi Chính phủ. Do đó, cơ quan này chưa
phát huy được vai trò để kịp thời ngăn chặn những vi phạm pháp luật, khiến công
tác quản lý đấu thầu còn nhiều khó khăn. Vậy cần chú trọng và nâng cao việc đào
tạo các cán bộ, chuyên gia để đáp ứng các yêu cầu thực tế cho công tác quản lý
đấu thầu. Những cá nhân không đủ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, không
nắm được pháp luật về đấu thầu hay không đạt yêu cầu về phẩm chất đạo đức cần
bị mạnh dạn loại ra khỏi bộ máy quản lý nhà nước về đấu thầu. Đề xuất xây dựng
các biện pháp, chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các cán bộ quản lý đấu thầu có
hành vi tham nhũng, quan liêu, sắp đặt kết quả trúng thầu.
Thứ ba từ các quy định về đấu thầu của một số nước, một số bài học được

28
quan tâm để nâng cao tính khả thi của đề án đưa đấu thầu điện tử vào thực tiễn:
Công khai tối đa các thông tin về cuộc đấu thầu, từ thông báo mời thầu, kết
quả trúng thầu và một số thông tin cần thiết khác. Điều này mang lại hiệu quả
giảm thiểu các hành vi tiêu cực trong đấu thầu.
Phải có quy định rõ ràng trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong quá
trình thực hiện; hạn chế và dần loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan
quản lý Nhà nước trong quá trình chấm thầu, chọn thầu và giải quyết khiếu nại
(nếu có). Luật mua sắm công là văn bản pháp lý để mọi người thực hiện theo,
mọi vi phạm sẽ bị xử lý theo các chế tài đã được quy định. Do đó, hoạt động đấu
thầu đi vào nề nếp, xử lý các tình huống nhanh gọn, chính xác, đơn giản.
Hạn chế tối đa các hình thức lựa chọn nhà thầu không có tính cạnh tranh
(chỉ định thầu) để đảm bảo đạt được hiệu quả cao trong mua sắm.
Cần phải đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đủ năng lực và luôn
được cập nhật các thay đổi của hệ thống pháp lý để thực thi các quy định trong
luật mua sắm công.

29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUA
MẠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ỨNG DỤNG KỸ
THUẬT VÀ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
2.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
2.1.1. Sơ lược về công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
2.1.1.1 Thông tin chung về công ty TECAPRO
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên Ứng dụng Kỹ thuật và
Sản xuất
Tên giao dịch: Technological Application & Prodution one member
Limited Liability Company
Tên viết tắt: TECAPRO
Ngày thành lập: 14/11/1988
Địa chỉ: 18A Cộng Hoà, phường 12. quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 3811.0718, (08) 3811.0181
Fax: (08) 3811.0688
Email: tecapro@tecapro.com.vn
Web: www.tecapro.com.vn
Giám đốc doanh nghiệp: Đại tá Lê Việt
Phụ trách công tác xúc tiến thương mại: Đại tá Đỗ Tuấn Anh
Vốn pháp định: 90.881.000.000 đ (Chín mươi tỷ, tám trăm tám mươi mốt
triệu đồng).
Logo của công ty:

30
31
2.1.1.2. Quá trình hình thành
Ngày 14 tháng 11 năm 1988, Đại tướng Lê Đức Anh – Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng đã ký quyết định số 291/QĐ-QP về việc thành lập Công ty Ứng dụng Kỹ
thuật và Sản xuất trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đến 30/4/2010, theo quyết định số
1377/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Công ty Ứng dụng Kỹ thuật và
Sản xuất được chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và
Sản xuất (TECAPRO), hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, có
chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh
doanh, phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế.
Công ty TECAPRO đặt trụ sở chính tại 18A Cộng Hòa, phường 12, quận
Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các văn phòng đại diện và chi nhánh đặt
tại 89B Lý Nam Đế - quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội; Tòa nhà C.I.T - ngõ
15 Duy Tân - phường Dịch Vọng Hậu - quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội;
thành phố Vũng Tàu; thành phố Đà Nẵng và thành phố Moscow - Liên bang Nga
cùng 8 xí nghiệp và đơn vị thành viên.
Từ một công ty nhỏ khi mới thành lập đến nay công ty ứng dụng Kỹ thuật
và Sản xuất - Bộ Quốc Phòng đã trở thành một công ty lớn mạnh với cơ sở vật
chất hiện đại, đội ngũ nhân viên lành nghề, hoạt động chuyên sâu trên nhiều lĩnh
vực.
Trong quá trình hoạt động, Công ty TECAPRO luôn lấy chữ tín, kỹ thuật
tiên tiến, nhiệt tình phục vụ làm phương châm hoạt động. Do vậy công ty luôn
được các đối tác, bạn hàng tín nhiệm hợp tác lâu dài.
Công ty luôn được các cấp lãnh đạo Bộ Quốc Phòng biểu dương và đánh
giá là một trong những đơn vị kinh tế quốc phòng vững mạnh, là niềm tự hào của
quân đội Việt Nam dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc, giỏi giang trong
xây dựng bảo vệ tổ quốc. Công ty cũng được các cơ quan chức năng nhà nước
xếp hạng 1 qua các đợt xếp hạng các doanh nghiệp.
Trong kỳ triển lãm hội chợ Quang trung, hai sản phẩm của công ty là Tổng
đài điện tử TOCA và Máy hàn lưới thép tự động được các chuyên gia từ các viện
nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng
bình chọn là sản phẩm đạt huy chương vàng về chất lượng, độc đáo và kỹ thuật
cao.

32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Bộ máy tổ chức quản lý được sắp xếp theo mô hình sau:
Khối quản trị: Giám đốc chi nhánh; Phó giám đốc chi nhánh; các phòng tổ
chức cán bộ; văn phòng; phòng kinh doanh; phòng kinh doanh xuất nhập khẩu;
phòng tài chính kế toán; phòng kế hoạch tổng hợp. Đây là bộ máy quản lý chính
và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của C/N công ty.
Khối nghiệp vụ: Phòng kỹ thuật và xử lý số liệu; phòng hệ thống; phòng
thiết bị y tế; phòng nghiên cứu ứng dụng; phòng công nghệ; phòng hỗ trợ kỹ
thuật và dịch vụ; phòng hỗ trợ bán hàng.
Các đại lý, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các văn phòng đại diện ở
các tỉnh trong cả nước.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty: Công ty TECAPRO có đội ngũ
cán bộ công nhân viên gồm hơn 3000 người, trong đó chiếm hơn 40% có rình độ
đại học và trên đại học, trên 50% là những cán bộ kỹ thuật và công nhân lành
nghề.

33
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TECAPRO.

Giám đốc Công ty

Giám đốc chi nhánh Hà


nội

P.dự án P.kinh doanh P. kỹ thuật P. công nghệ P. kế toán

Bộ phận Bộ Bộ Bộ Bộ Bộ phận Bộ Bộ phận Bộ


chăm sóc phận phận phận phận nghiên phận quản trị phận
khách hỗ trợ giao hỗ trợ kỹ cứu ứng thiết bị mạng và hành
hàng dự án nhận kỹ thuật dụng công y tế phần mềm chính
hàng thuật xử lý số nghệ
hoá và dv liệu

Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất

34
Công ty TECAPRO tổ chức đội ngũ nhân viên theo các hướng chủ đạo sau:
- Ban giám đốc: Điều hành quản lý các hoạt động của C/N công ty.
- Phòng Kế hoạch, Dự án: Giúp ban Giám đốc lập kế hoạch kinh doanh và
lập các dự án hàng năm, thực hiện công tác đấu thầu.
- Phòng kinh doanh: Nghiên cứu mở rộng thị trường, hỗ trợ việc chăm sóc
khách hàng, giúp triển khai các dự án tầm Quốc gia và Quốc tế.
- Phòng kế toán: Thực hiện các công việc kế toán và thiết lập mối quan hệ
với các ngân hàng.
- Phòng Kỹ thuật và bảo hành:
Nhóm mạng: Nghiên cứu thiết kế lắp đặt mạng, bảo hành, bảo trì và sửa
chữa các thiết bị mạng, tích hợp hệ thống. Tổ chức lắp đặt thiêt bị cho khách
hàng, đào tạo và hướng dẫn sử dụng.
Nhóm phần cứng: Tư vấn cho khách hàng chọn sản phẩm, thiết bị ngoại vi,
cung cấp các giải pháp thực hiện dự án. Khai thác các thiết bị, công nghệ mới, là
nhà phân phối, đại lý cung cấp sản phẩm cho các hãng tin học lớn và thiết kế lắp
đặt mạng.
Nhóm thiết bị y tế: Triển khai lắp đặt các thiết bị phục vụ trong lĩnh vực y
tế.
Nhóm bảo hành: Kết hợp với các phòng chức năng khác thực hiện việc lắp
đặt triển khai cấc thiết bị và bảo trì cũng như thực hiện các dịch vụ kỹ thuật sau
bán hàng và lắp đặt các hệ thống thiết bị.
Phòng công nghệ: Nghiên cứu và phát triển công nghệ, triển khai các dự án
cung cấp trang thiết bị và phần mềm với độ bảo mật cao phục vụ các cơ quan
quan trọng của Đảng như: Bộ ngoại giao, Cục tác chiến Bộ Quốc Phòng, Ban tổ
chức cán bộ chính phủ, Ban tổ chức Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội,
Thông tấn xã Việt Nam…khai thác, viết và triển khai các phần mềm dịch vụ.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ
Quá trình hơn 30 năm thành lập và phát triển, với nhiều thế mạnh và kinh
doanh có uy tín, công ty đã đứng vững và có những bước tiến rõ rệt của mình.
Hoà mình với nền kinh tế thị trường, công ty với phương châm đa dạng hoá, đa
phương hoá các hoạt động kinh doanh đã góp phần không nhỏ vào công cuộc

35
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nâng cao đời sống nhân dân và tiến bộ xã
hội.
Trong những năm qua, chi nhánh công ty TECAPRO đã có nhiều cố gắng
khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu ứng dụng, chuyển
giao công nghệ, sản xuất kinh doanh, tổ chức lực lượng, đội ngũ cán bộ, xây
dựng cơ sở vật chất, chấn chỉnh nền nếp quản lý và tổ chức triển khai công tác.
Với những thành tựu sẵn có cùng với nỗ lực nghiên cứu, kết hợp với sự cập
nhật thường xuyên những công nghệ khoa học kỹ thuật mới nhất, C/N công ty
TECAPRO luôn luôn đi tiên phong đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho các
yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhất. Trong chiến lược phát triển của mình,
TECAPRO tập trung phát triển 3 lĩnh vực công nghệ mũi nhọn:

 Công nghệ Thông tin:


Từ khi tin học còn mới lạ với thị trường Việt Nam, Công ty TECAPRO đã
sớm nhận ra xu hướng phát triển và đầu tư nhiều trí tuệ và trang bị vào lĩnh vực
này. Đến nay công ty đã có đủ khả năng và kinh nghiệm trong :
- Xây dựng các đề án hệ thống thông tin tổng thể lớn, cung cấp thiết bị lắp
đặt và khai thác mạng tin học gồm cả các máy chủ Minicomputer chạy cho các
dữ liệu lớn
- Lập các giải pháp phần mềm bảo mật, cơ sở dữ liệu, GIS. Lập các phần
mềm ứng dụng trong công tác chỉ huy, quản lý trong tự động hoá.
Công ty được nhiều hãng máy tính và tin học hàng đầu như IBM, Compaq,
Microsoft, Oracle, Dell…tín nhiệm và uỷ nhiệm làm đại lý phân phối sản phẩm
và dịch vụ .
 Viễn thông:
Từ khi tin học còn mới lạ với thị trường Việt Nam, Công ty
TECAPRO đó sớm nhận ra xu hướng phát triển và đầu tư nhiều trí tuệ và
trang bị vào lĩnh vực này. Đến nay công ty đã có đủ khả năng và kinh
nghiệm trong :
-Xây dựng các dự án hệ thống thông tin tổng thể lớn, cung cấp thiết bị
lắp đặt và khai thác mạng tin học gồm cả các máy chủ Minicomputer chạy
cho các dữ liệu lớn
-Lập các giải pháp phần mềm bảo mật, cơ sở dữ liệu, GIS. Lập các
phần mềm ứng dụng trong công tác chỉ huy, quản lý trong tự động hoá.
Công ty được nhiều phòng máy tính và tin học hàng đầu như IBM,
Compaq, Microsoft, Oracle, Dell…tín nhiệm và uỷ nhiệm làm đại lý phân
phối sản phẩm và dịch vụ .

36
Công ty đó thực hiện cung cấp thiết bị, lắp đặt mạng và phát triển
phần mềm cho :
- Các tổng công ty :Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng Công ty
Hàng Không Việt Nam, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam ..
- Các bộ ngành :Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Bộ Tư
pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Kế Hoạch - Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải..
-Và nhiều khách hàng khác : Trường đại học khoa học Tự nhiên, các
ban Trưng Ương đảng và nhiều nhà máy, các xí nghiệp khác …
 Công nghệ môi trường
Các dịch vụ kỹ thuật môi trường của công ty bao gồm :
+ Tư vấn kỹ thuật môi trường, đánh giá tác động môi trường
+ Đánh giá công nghệ môi trường
+ Chuyển giao công nghệ môi trường
+ Thiết kế quá trình xử lý và thiết bị
+ Cung cấp lắp đặt các thiết bị xử lý đồng bộ
+ Nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống xử lý hiện hành
Công ty đầu tư nhiều công sức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học
vào công nghệ xử lý môi trường cũng như đầu tư đầy đủ các trang thiết bị
hiện đại đủ khả năng thực hiện các dự án từ giai đoạn nghiên cứu phòng thí
nghiệp ,thuê nghiệp Pilot, thiết kế công nghệ, chế tạo thiết bị cho đến xây
lắp công trình và chuyển giao công nghệ .
2.1.4. Thành tựu đạt được
Từ một công ty nhỏ khi mới thành lập đến nay công ty ứng dụng Kỹ thuật
và Sản xuất - Bộ Quốc Phòng đã trở thành một công ty lớn mạnh với cơ sở vật
chất hiện đại, đội ngũ nhân viên lành nghề, hoạt động chuyên sâu trên nhiều lĩnh
vực.
Trong quá trình hoạt động, Công ty TECAPRO luôn lấy chữ tín, kỹ thuật
tiên tiến, nhiệt tình phục vụ làm phương châm hoạt động. Do vậy công ty luôn
được các đối tác, bạn hàng tín nhiệm hợp tác lâu dài.
Công ty luôn được các cấp lãnh đạo Bộ Quốc Phòng biểu dương và đánh
giá là một trong những đơn vị kinh tế quốc phòng vững mạnh, là niềm tự hào của
quân đội Việt Nam dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc, giỏi giang trong

37
xây dựng bảo vệ tổ quốc. Công ty cũng được các cơ quan chức năng nhà nước
xếp hạng 1 qua các đợt xếp hạng các doanh nghiệp.
Trong kỳ triển lãm hội chợ Quang trung, hai sản phẩm của công ty là Tổng
đài điện tử TOCA và Máy hàn lưới thép tự động được các chuyên gia từ các viện
nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng
bình chọn là sản phẩm đạt huy chương vàng về chất lượng, độc đáo và kỹ thuật
cao.
Trải qua 33 năm phát triển, TECAPRO không ngừng trưởng thành, lớn
mạnh, liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và kinh doanh hiệu quả. Với những
thành tích đạt được trong thời gian qua, Công ty TECAPRO đã nhận được nhiều
danh hiệu, phần thưởng cao quý của Nhà nước và Bộ Quốc phòng như:
Huân chương Lao động Hạng Ba (2004)
Huân chương Chiến công Hạng Ba (2004)
Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Hai (2009)
Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất năm (2013)
Cùng nhiều hình thức, danh hiệu thi đua của Bộ Quốc phòng, Tổng cục
Chính trị, Viện Khoa học – Công nghệ quân sự.
Đặc biệt, tháng 11/2018, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống
TECAPRO, công ty đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Đó là những minh chứng khẳng định vị trí, vai trò của Công ty TECAPRO –
một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Bộ Quốc phòng trong lĩnh vực
khoa học công nghệ.
2.1.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trong những năm gần đây sự phát triển nhanh chóng nhu cầu khách hàng
về mặc hàng đã làm tăng số lượng bán hàng của công ty lên mức nhanh chóng.
Công ty đã thực hiện theo kênh phân phối mở rộng cho nên không hạn chế
mức sản phẩm đưa ra thị trường, với mạng lưới phân phối trên toàn quốc có
trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh và chi nhanh phía bắc đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc cung cấp sản phẩm đáp ừng nhu cầu khách hàng nhanh nhất. Hiện
nay công ty có thị phần trên thị trường là 20%, công ty đang ra sức tìm kiếm
những mảng thị trường chưa khai thác nhằm nâng cao thị phần của doanh
nghiệp lên mức cao hơn.

38
Bảng 2.1: Bảng báo cáo tài chính của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ
thuật và Sản xuất
Đơn vị: Đồng

Năm 1: 2019 Năm 2: 2020 Năm 3: 2021

Tổng tài sản 953.722.337.892 1.136.788.972.080 994.099.063.359

Tổng nợ 774.281.403.266 957.673.014.047 797.910.612.895

Giá trị tài sản ròng 179.440.934.626 179.115.958.033 196.188.450.464

Doanh thu hằng năm


(không bao gồm thuế 1.262.639.128.421 1.468.331.564.553 2.609.381.717.726
VAT)

Doanh thu bình quân


hằng năm (không bao 1.780.117.470.233
gồm thuế VAT)(2)

Lợi nhuận trước thuế 40.371.963.713 35.642.545.886 37.375.836.605

Lợi nhuận sau thuế 34.367.708.040 26.746.989.814 30.400.498.814

Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất


2.2. Thực trạng công tác đầu thầu qua mạng của Công ty TNHH MTV Ứng
dụng Kỹ thuật và Sản xuất
2.2.1. Sự cần thiết phải ứng dụng đấu thầu qua mạng trong hoạt động đấu
thầu của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
Dưới đây là một vài phân tích tài chính để chứng minh rằng, ứng dụng
đấu thầu điện tử mang lại những hiệu quả nhãn tiền như thế nào đối với Công ty
TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
Ứng dụng hình thức mua sắm công qua mạng là một dự án đầu tư cung
cấp dịch vụ công của Chính phủ có phạm vi lớn, đối tượng tham gia rất nhiều
với các thành phần khác nhau, vì vậy việc đánh giá hiệu quả rất phức tạp. Có
thể sử dụng phương pháp so sánh giữa 2 trạng thái: Khi chưa có hệ thống đấu
thầu qua mạng và sau khi có hệ thống đấu thầu qua mạng. Các yếu tố được xác
định và phân chia theo chi phí; lợi ích thu được và rủi ro gặp phải trong quá
trình thực hiện; cả 3 đều quy thành giá trị tính bằng tiền để so sánh.

39
Một số giả thiết khi tính toán:
Hệ thống đấu thầu điện tử http://muasamcong.mpi.gov.vn được triển khai
thí điểm tại Việt Nam từ năm 2009, đến nay đã cho thấy rất nhiều hiệu quả, tiện
ích đối với hoạt động đấu thầu mua sắm của các cơ quan nhà nước. Ông Phạm
Thy Hùng, Trưởng phòng Quản lý mạng Đấu thầu, Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế
hoạch & Đầu tư cho biết: "Đến thời điểm này đã có hơn 70.000 gói thầu và hơn
10.000 kế hoạch đấu thầu được đăng tải, trong đó, 935 gói thầu được thực hiện
đấu thầu điện tử.
Thống kê khoảng 100 gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất trong số 935 gói
thầu này thì trung bình tỷ lệ tiết kiệm đạt 27,4%, cá biệt có gói thầu đạt tỷ lệ tiết
kiệm của giá trúng thầu so với giá gói thầu trung bình lên tới 73%, trong khi đó,
tỷ lệ tiết kiệm trung bình của các gói thầu đấu thầu truyền thống chỉ đạt khoảng
1-2%, thậm chí nhiều địa phương báo cáo tỷ lệ tiết kiệm chỉ đạt chưa đến 1%.
Có thể nói tỷ lệ tiết kiệm 27,4% là rất ấn tượng trong bối cảnh tiếp tục cắt giảm
chi tiêu công".
Với những thống kê trên ta có thể tin rằng đấu thầu qua mạng không chỉ
giúp LCNT có năng lực, đảm bảo chất lượng, kiểm soát ngân sách mà còn tiết
kiệm được nguồn vốn đầu tư.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lựa chọn nhà thầu qua mạng
tại Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
2.2.2.1. Nhân tố chủ quan
Năng lực của chủ đầu tư
Các dự án của Công ty thực hiện đều là các dự án có quy mô vốn lớn,
có nguồn vốn chủ yếu do ngân sách nhà nước, ngân sách Bộ Quốc Phòng. Do
vậy năng lực của chủ đầu tư là một nhân tố quan trọng trong dự án. Năng lực
của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất:
Uy tín, kinh nghiệm: Từ một công ty nhỏ khi mới được thành lập đến nay
Công ty Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất đã trở thành công ty lớn mạnh với cơ sở
vật chất được hoàn thiện tốt, đội ngũ nhân viên lành nghề, hoạt động chuyên sâu
trên nhiều lĩnh vực. Trong quá trình hoạt động gần 30 năm, Công ty TECAPRO
luôn lấy chữ tín, kỹ thuật tiên tiến, nhiệt tình phục vụ làm phương châm hoạt
động. Do vậy công ty luôn được các đối tác, bạn hàng tín nhiệm hợp tác lâu dài.
Trong suốt quá trình hoạt động công ty đã tổ chức đấu thầu nhiều gói thầu thuộc

40
quy mô lớn, các gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao và tính giám sát chặt chẽ. Với
năng lực của mình, Công ty đã thực hiện rất nhiều gói thầu do doanh nghiệp
trong và ngoài nước làm nhà thầu. Theo thời gian uy tín và kinh nghiệm của
Công ty ngày càng được nâng cao. Công ty đã không ngừng đổi mới chiến lược
và chất lượng các gói thầu nhằm đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Cùng với
kinh nghiệm, tạo dựng uy tín đã giúp Công ty có thêm cơ hội mở rộng sản xuất
kinh doanh và phát triển.
Nguồn vốn: Vì trực thuộc Bộ Quốc phòng nên vốn kinh doanh của Công ty
được hình thành từ hai nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữa và vốn vay.
Đối với doanh nghiệp nhà Nước thì nguồn vốn chủ sở hữu là do ngân sách Nhà
nước cấp, và nguồn vốn đó có thể bổ sung thêm khi công ty kinh doanh có lãi.
Với nguồn vốn lớn như vậy đây là nhân tố rất ít ảnh hưởng tới hoạt động đấu
thầu tại Công ty.
Nguồn nhân lực: Ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới hoạt động đấu thầu
biểu hiện rõ nét nhất trên các mặt đó là: kinh nghiệm của nhân viên trong công
tác lập HSMT và đánh giá năng lực nhà thầu, bố trí nhân lực và khả năng quản
lý. Với đội ngũ cán bộ, nhân viên gồm hơn 350 chuyên gia kỹ sư, cử nhân, kỹ
thuật viên và công nhân. Hầu hết các chuyên viên kỹ thuật được đào tạo từ các
trường nổi tiếng trong nước và quốc tế, số các cán bộ có trình độ đại học và trên
đại học chiếm 62% tổng nhân lực. Phòng Kế hoạch, Dự án là nơi chịu trách
nhiệm chính về công tác đấu thầu có số cán bộ, nhân viên có khoảng 20 người
được đào tạo chính quy, luôn luôn trang bị thêm kiến thức qua các khóa đào tạo
mới, nâng cao chuyên môn do các đối tác nước ngoài tổ chức và được thử thách
qua các dự án của công ty, bảo đảm làm chủ được các công nghệ tiên tiến nhất
của thế giời và ứng dụng một cách hiệu quả các tiến bộ khoa học kinh tế và nước
nhà.
2.2.2.2. Nhân tố khách quan
Căn cứ pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật. :uật gồm có luật
trong nước và luật quốc tế, các văn bản dưới luật cũng vậy, có những quy định do
Chính phủ Việt Nam ban hành, có những quy định do các tổ chức quốc tế ban
hành mà các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hội nhập và toàn cầu hóa
phải tuân Theo. Mọi quy định và luật lệ trong hợp tác kinh doanh quốc tế đều có
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, nó tác động trực tiếp dến

41
mọi phương diện như tín dụng, thuế, chống độc quyền, bảo hộ, ưu đãi, bảo vệ
môi trường… những chính sách này tác động lên nền kinh tế sẽ ra cơ hội cho
doanh nghiệp này nhưng đồng thời sẽ tăng nguy cơ cho doanh nghiệp khác.
Trong hoạt động đấu thầu, Công ty TECAPRO luôn tuân thủ theo các Luật,
Nghị định, Quyết định, Quy định của nhà nước ban hành:
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành ngày 1/07/2014. Quy định các
quy trình về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được thực hiện trên hệ thống đấu thầu
quốc gia
- Nghị định 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu ban hành 26/11/2013 có hiệu lực thi hành từ
01/07/2014. Nghị định này quy định chi tiết việc lựa chọn nhà thầu qua mạng.
Chính phủ giao BKHĐT quy định lộ trình, thời gian, và quy trình lựa chọn nhà
thầu qua mạng.
- Quyết định số 1402/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổng thể và lộ trình áp
dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016-2025 ban hành ngày 13/07/2016.
- Chỉ thị số 47/CT-TT về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án
đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước ban
hành ngày 27/12/2017.
- Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ban hành ngày 15/11/2017 có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/03/2018. Thông tư này quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu
qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư
vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu
được tổ chức rộng rãi, chào hàng cạnh tranh trong nước theo phương thức một
giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ. Thông tư này bao gồm 07
mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng.
- Thông tư 06/2017/TT-BKHĐT ban hành ngày 05/12/2017 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/03/2018. Thông tư này quy định chi tiết việc:
Cung cấp thông tin về đấu thầu để phục vụ việc theo dõi, giám sát, đánh giá
tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 4 và khoản 6
Điều 81 Luật Đấu thầu.
Báo cáo tịnh hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo định kỳ hàng năm.
- Thông tư 05/2018/TT-BKHĐT ban hành ngày 10/12/2018 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/09/2019. Thông tư này quy định chi tiết về lập báo cáo đánh giá

42
hồ sơ dự thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Luật
Đấu thầu số 43/2013/QH13, được tổ chức lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng
đấu thầu quốc gia.
- Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ban hành ngày 16/12/2019 có hiệu lực từ
01/02/2020. Thông tư này quy định chi tiết thông tin việc cung cấp, đăng tải
thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử
dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không hoàn trả Thay
thế thông tư số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08/09/2015.
- Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn cung cấp, đăng tải thông tin về
đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn cung cấp, đăng tải thông tin và
lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Một số Nghị định, Quyết định, Tiêu chuẩn liên quan khác.
Đặc biệt khi các gói thầu sử dụng nguồn vốn Nhà nước, công ty phải tuân
thủ nghiêm ngặt Luật Đấu thầu 2013. Công ty luôn đặt việc tuân thủ theo quy
định pháp luật là một trong các mục tiêu hàng đầu.
Năng lực của nhà thầu
Để có thể hoàn thiện các dự án được giao năng lực của nhà thầu đóng một
phần rất quan trọng. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm. Sử
dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và
kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt
đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như
sau:
Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ
thuật, điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường (nếu có); kinh nghiệm hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói
thầu;
Năng lực kỹ thuật: Số lượng, trình độ cán bộ chuyên môn chủ chốt, công
nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn
có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;
Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ
ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các
chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu;

43
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại
Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu. Nhà thầu được đánh giá
đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh
nghiệm.
Năng lực các tổ chức tư vấn
Với sự xuất hiện của các doanh nghiệp tư vấn nhỏ lẻ mới được hình thành
trong những năm gần đây, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như còn yếu về năng
lực. Nhiều trường hợp để xảy ra các thiếu sót trong khâu chuẩn bị HSMT và các
sai sót trong quá trình xây dựng dẫn tới sự điểu trình khiến tốn kém, lãng phí, ảnh
hưởng lớn tới dự án. Chính vì vậy tất cả các đơn vị tư vấn về đầu thấu khi làm
việc với Công ty đều phải có cá nhân tham gia tổ chuyên gia phải có chứng chỉ
hành nghề về hoạt động đấu thầu. Các tổ chức tư vấn phải có kinh nghiệm
chuyên môn nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và phải có trách nhiệm trong công
việc được giao.
2.2.3. Số gói thầu và đặc điểm các gói thầu công ty tổ chức
Về lĩnh vực
Bảng 2.2: Số lượng gói thầu theo lĩnh vực tổ chức đấu thầu 2019 - 2021

Số gói thầu theo từng


STT Lĩnh vực năm

2019 2020 2021

Không qua mạng 2 3 2


1. Phi tư vấn
Qua mạng

2. Tư vấn 1 3 1

Mua sắm Không qua mạng 10 17 15


3.
hàng hóa Qua mạng 20 25 25

Không qua mạng 2 2 1


4. Xây lắp
Qua mạng 1 1

5. Hỗn hợp

Tổng cộng I 35 51 45

Tổng số gói thầu qua mạng 20 26 26

44
Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
Theo Bảng thống kê năm 2019 của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ
thuật và Sản xuất, tổng số gói thầu đã tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu là 35 gói
thầu. Trong đó số gói thầu thuộc lĩnh vực phi tư vấn là 2 gói thầu; tư vấn là 1 gói
thầu; mua sắm hàng hóa là 30 gói thầu; xây lắp là 5 gói thầu. Ta có thể thấy trong
năm 2019 số gói thầu mua sắm hàng hóa với lĩnh vực đấu thầu qua mạng là 20
gói cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của đấu thầu qua mạng so với những năm
trước đây.
Năm 2020 của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất, tổng
số gói thầu thuộc dự án đã tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu là 51 gói thầu với tổng.
Trong đó số gói thầu thuộc lĩnh vực phi tư vấn là 3 gói thầu; tư vấn là 3 gói thầu;
mua sắm hàng hóa là 42 gói thầu với 25 gói thầu được đầu thầu qua mạng; xây
lắp là 3 gói thầu trong đó có 1 gói thầu được đấu thầu điện tử.
Theo như kết quả thống kê trong năm 2021 của Công ty TNHH MTV Ứng
dụng Kỹ thuật và Sản xuất, tổng số gói thầu thuộc dự án đã tổ chức đấu thầu, chỉ
định thầu là 45 gói thầu. Trong đó số gói thầu thuộc lĩnh vực phi tư vấn là 2, tư
vấn là 1 gói thầu, mua sắm hàng hóa là 40 với 25 gói thầu được đấu thầu điện tử.,
xây lắp là 2 gói thầu và có 1 gói thầu được tổ chức qua mạng.
Để có thể hiểu rõ được thực trạng công tác đấu thầu qua mạng tại công ty ta
có các hợp đồng tiêu biểu sau:
Bảng 2.3: Danh sách các gói thầu tiêu biểu Công ty đã tổ chức đấu thầu qua
mạng
Đơn vị: nghìn đồng/ USD
Năm 2019
Nhà thầu trúng thầu Giá trị hợp đồng Tính chất gói thầu
Công ty TNHH MTV USD 19,896 Cung cấp thiết bị tin học
Tin Học Viễn Thông
Quang Mai
Công ty TNHH Công USD 22,821 Cung cấp máy tính Dell
Nghệ Chính Nhân
Công ty TNHH Tech USD 8,438 Cung cấp thiết bị tin học
VN

45
Công ty TNHH MTV USD 5,368 Cung cấp phần mềm và
Ứng Dụng Công Nghệ phát triển mạng và hỗ
cao trợ Công Nghệ
Công ty TNHH Thiết Bị VND 347.550.000 Cung cấp thiết bị tin học
Văn Phòng Trường Phát
Năm 2020
Công ty Công Nghệ ISA USD 22,821 Cung cấp thiết bị tin học
Công ty TNHH Tư Vấn VND 597.067.600 Cung cấp và lắp đặt thiết
và Xây Dựng Lâm Tùng bị chống sét
Công ty CP Dịch Vụ và VNĐ 2.228.950.000 Cung cấp thiết bị tin học
Thương Mại Mạng – và thiết bị phòng LAB
Viễn thông ETN Việt
Nam
Công ty Cổ Phân Tin VNĐ 5.475.906.450 Cung cấp thiết bị phần
Học & Thương Mại Bảo mềm
Anh
Công ty CP Thương Mại VNĐ 831.524.559.582 Cung cấp thiết bị tin học
Dịch Vụ Mitek và dịch vụ
Năm 2021
Công ty Cổ Phần Viễn VND 308.200.000 Cung cấp thiết bị mạng
Thông Á Châu & IP
Công ty TNHH Chi Anh VND 942.462.863 Cung cấp thiết bị tin học
Công ty TM&PT Công USD 4,895 Cung cấp dịch vụ tin
Nghệ học
Công ty TNHH MTV USD 60,226 Cung cấp máy tính và
Thương Mại và Công thiết bị ngoại vi
Nghệ Trường Phú An
Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
Trong giai đoạn 2019 – 2021, số lượng các gói thầu cũng như giá trị nó có
sự biến động. Theo bảng thống kê từng năm trên ta có thể thấy tổng số gói thầu
của Công ty đã tăng qua các năm. Vì sự ảnh hưởng bởi dịch Covid19 tới công tác

46
tổ chức đấu thầu năm 2020, năm 2021 nên các gói thầu đấu thầu qua mạng đã có
giấu hiệu trững lại, nhưng đấy lại là một điểm cộng cho đấu thầu qua mạng vì
mọi quy trình đều có thể thực hiện qua hệ thống. Phổ biến nhất trong đấy là các
gói thầu về mua sắm hàng hóa, khi nhu cầu phát triển về viễn thông, công nghệ
thông tin tăng cao trong các năm trở lại đây.
Về hình thức
Bảng 2.4: Số lượng gói thầu theo hình thức lựa chọn nhà thầu đã thực
2019-2021

Hình thức lựa chọn nhà thầu 2019 2020 2021

Không qua mạng 10 17 13

1. Rộng rãi Trong nước Qua mạng 15 26 27

Quốc tế

Chỉ định Trong nước 10 8 15


3.
thầu Quốc tế

Tổng cộng II 35 51 45

Tổng số gói thầu qua mạng 15 26 27

Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất


Hình thức lựa chọn nhà thầu năm 2019: các gói thầu được áp dụng chủ yếu
là chỉ định thầu trong nước là 10, gói thầu rộng rãi trong nước là 25 với 15 gói là
lựa chọn nhà thầu qua mạng.
Hình thức lựa chọn nhà thầu năm 2020: các gói thầu được áp dụng theo
hình thức chỉ định thầu trong nước là 8 gói thầu, đấu thầu rộng rãi trong nước là
43 gói thầu.
Hình thức lựa chọn nhà thầu năm 2021: các gói thầu được áp dụng theo
hình thức chỉ định thầu trong nước là 15 gói thầu; đấu thầu rộng rãi trong nước là
30 gói thầu.
Trong giai đoạn 2019-2021, hình thức đấu thầu rộng rãi là chiếm chủ yếu
do bao gồm hình thức đấu thầu qua mạng và đấu thầu truyền thống. Hình thức
chỉ định thầu đối với các gói thầu có

47
Giai đoạn 2019, vì nguyên nhân chủ quan là số ít chủ đầu tư vẫn chưa hiểu
biết rõ cách nắm bắt thông tin trên mạng đấu thầu, nên việc LCNT của Công ty
thực hiện đa phần là trực tiếp. Còn giai đoạn 2020-2021, ban đã lựa chọn hình
thức “đấu thầu qua mạng” để tiết kiệm được chi phí, thời gian ,ngân sách. Và tiếp
tục được áp dụng hình thức này cho tới hiện tại năm 2022.
Về phương thức
Bảng 2.5: Số lượng nhà thầu phân theo phương thức lựa chọn nhà thầu qua
mạng giai đoạn 2019-2021.
TT Phương thức 2019 2020 2021
LCNT
1 Một giai đoạn 1 20 26 26
túi hồ sơ
Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
Trong giai đoạn 2019-2021, Công ty sử dụng phương thức một giai đoạn.
Phương thức “Một giai đoạn một túi hồ sơ” được áp dụng hoàn toàn do quy mô
các gói thầu phù hợp với phương thức này và mang lại sự hiệu quả.
Về loại hàng hóa
Không chỉ riêng giai đoạn 2019-2021, từ trước đến nay Công ty chủ yếu tổ
chức mua sắm trang thiết bị vật tư để phục vụ cho công tác kiểm nghiệm, nâng
cao chất lượng cho các phòng kỹ thuật.
Về tính chất kỹ thuật
Các gói thầu mua sắm được tổ chức tại Công ty TECAPRO đều yêu cầu
nghiêm ngặt về đạt chuẩn chất lượng. Với tính chất này, theo PGĐ của Công ty:
“Trung tâm rất chú trọng tới công tác lập HSMT; việc lập HSMT phải thật chi
tiết, rõ ràng, đủ các nội dung về yêu cầu chất lượng sản phẩm, số lượng, tiến độ
đáp ứng để đảm bảo nhà thầu được chọn đáp ứng đủ”.

48
2.2.4. Quy trình tổ chức đấu thầu qua mạng của Công ty TNHH MTV Ứng
dụng Kỹ thuật và Sản xuất giai đoạn 2019-2021
Sơ đồ 2.1 : Quy trình tổ chức đấu thầu qua mạng tại Công ty TECAPRO

Thẩm
Xây
định, Thương
dựng Chuẩn
phê thảo, ký
kế bị đấu
duyệt kết hợp
hoạch thầu
kết quả đồng
LCNT
LCNT

Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất

2.2.4.1. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu


Sau khi có kết quả phê duyệt từ Tổng Giám đốc công ty, Công ty chịu trách
nhiệm lập kế hoạch đấu thầu và đăng tải thông tin lên mạng Đấu thầu sau khi có
quyết định phê duyệt KHLCNT của Công ty
Ở giai đoạn này, Công ty phải dựa vào các căn cứ như chủ trương, quyết
định, cam kết vốn. Thiếu một trong các căn cứ đều sẽ ảnh hưởng tới dự án.
Theo nguyên tắc, kế hoạch đấu thầu của dự án được tiến hành như sau:
Bảng 2.6: Các bước lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
TT Nội dung Đơn vị thực hiện
Xây dựng KH lựa chọn nhà thầu (Biên bản) Phòng Kế hoạch, Dự án
Trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn
Chủ đầu tư
nhà thầu - gửi STC
QĐ Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Tổng Giám đốc
Đăng thông tin Kế hoạch lựa chọn Chủ đầu tư
Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
Đánh giá của sinh viên:
Công ty đã thực hiện tốt công tác lập KHĐT, nội dung KHĐT rõ ràng hợp
lý; đăng tải thông báo lên mạng đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, thời gian lập
KHLCNT đôi khi còn thiếu hợp lý, dẫn đến lúc rảnh thì công việc dồn dập hoặc
kéo dài gây tốn chi phí cũng như chậm trễ thời gian đăng tải thông tin đấu thầu.

49
2.2.4.2. Chuẩn bị đấu thầu
Chuẩn bị nhân sự
Sau khi KHLCNT được phê duyệt, Công ty tiến hành lập tổ chuyên gia
và tổ thẩm định để tiến hành tư vấn LCNT. Đối với những gói thầu nhỏ, tính
chất đơn giản, nhân sự đấu thầu là cán bộ của Công ty. Đối với những gói thầu
lớn, có tính chất phức tạp, Công ty sẽ thực hiện LCNT tư vấn, kết hợp với cán
bộ của Công ty thành lập tổ chuyên và tổ thẩm định phụ trách việc thực hiện
đấu thầu. Tổ chuyên gia và tổ thẩm định này là những người có trình độ
chuyên môn phù hợp với tính hất gói thầu, có nhiều kinh nghiệm tổ chức đấu
thầu và có đạo đức nghề nghiệp.
Lập HSMT
Tổ chuyên gia Tư vấn lập HSMT và bàn giao sản phẩm cho phòng TC-KH
trong vòng tối đa 15 ngày làm việc để thẩm định HSMT. Dựa vào Báo cáo thẩm
định, Giám đốc công ty sẽ phê duyệt HSMT sau khi nhận báo cáo, tối đa 01
ngày.
Nội dung HSMT của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
lập dựa trên “Thông tư số 05/2020/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư số
04/2017/TT-BKHĐT quy định lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu
quốc gia”, cụ thể như sau:
Phần 1: Thủ tục đấu thầu
Chỉ dẫn nhà thầu: Bao gồm các thông tin được quy định như: “các quy định về
việc chuẩn bị, nộp dồ sơ dự thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng”.
Chỉ dẫn này là chung với các gói thầu mua sắm qua mạng và được đăng tải trên hệ
thống.
Bảng dữ liệu đấu thầu: “Quy định cụ thể nội dung của chương I khi áp
dụng với từng gói thầu. Được số hóa dưới dạng các biểu mẫu trên Hệ thống
(webform). Công ty nhập các nội dung thông tin vào E-BDL trên Hệ Thống”.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
1) Đánh giá tính hợp lệ của E-HSDT:
E-HSDT của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội
dung sau đây:

50
+. Có bảo đảm dự thầu không vi phạm một trong các trường hợp quy định tại
Mục 17.2 E-CDNT. Thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của ngân hàng
hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam ký tên với giá trị và thời
hạn hiệu lực, tên của Bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng) theo quy định tại Mục 17.1
E-CDNT;
+. Không có tên trong hai hoặc nhiều E-HSDT với tư cách là nhà thầu chính
(nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh) đối với cùng một gói thầu.
+. Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên
danh ký tên, đóng dấu (nếu có). Trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung
công việc cụ thể, ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh
sẽ thực hiện, trách nhiệm của thành viên đại diện liên danh sử dụng chứng thư số
của mình để tham dự thầu, thực hiện bảo đảm dự thầu;
Trường hợp có sự sai khác giữa thông tin về bảo đảm dự thầu, thỏa thuận
liên danh mà nhà thầu kê khai trên Hệ thống và thông tin trong file quét (scan)
thư bảo lãnh, thỏa thuận liên danh thì căn cứ vào thông tin trong file quét (scan)
thư bảo lãnh dự thầu, thỏa thuận liên danh để đánh giá. Nhà thầu có E-HSDT hợp
lệ được xem xét, đánh giá trong các bước tiếp theo.
+. Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 5 E-CDNT.
2) Tiêu chuẩn đánh giá năng lực kinh nghiệm
Tiêu chuẩn đánh giá năng lực kinh nghiệm cụ thể như sau:
Bảng 2.7: Tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm
Các tiêu chí năng lực và kinh
Các yêu cầu cần tuân thủ
nghiệm
Nhà thầu liên danh
Tối thiểu
Tổng các
Yêu Nhà thầu một
TT Mô tả thành Từng thành viên
cầu độc lập thành
viên liên liên danh
viên liên
danh
danh
Phải thỏa
Lịch sử không hoàn Không áp Phải thỏa mãn yêu Không áp
1 mãn yêu
thành hợp đồng dụng cầu này dụng
cầu này
2 Năng lực tài chính
2.1 Kết quả hoạt động tài Phải thỏa Không áp Phải thỏa mãn yêu Không áp
chính mãn yêu dụng cầu này dụng

51
cầu này
Doanh thu bình quân Phải thỏa Phải thỏa
Không áp
2.2 hàng năm từ hoạt động mãn yêu mãn yêu Không áp dụng
dụng
sản xuất, kinh doanh cầu này cầu này
Phải thỏa Phải thỏa
Yêu cầu về nguồn lực Không áp
2.3 mãn yêu mãn yêu Không áp dụng
tài chính cho gói thầu(6) dụng
cầu này cầu này
Phải thỏa mãn yêu
Kinh nghiệm thực hiện Phải thỏa Phải thỏa
cầu (tương đương Không áp
3 hợp đồng cung cấp mãn yêu mãn yêu
với phần công việc dụng
hàng hoá tương tự cầu này cầu này
đảm nhận)
Khả năng bảo hành,
bảo trì, duy tu, bảo
Phải thỏa mãn yêu
dưỡng, sửa chữa, cung Phải thỏa Phải thỏa
cầu (tương đương Không áp
4 cấp phụ tùng thay thế mãn yêu mãn yêu
với phần công việc dụng
hoặc cung cấp các dịch cầu này cầu này
đảm nhận)
vụ sau bán hàng khác
(13)

(Nguồn: Thông tư số 05/2020/TT-BKHĐT)


3) Tiêu chuẩn đánh giá về nhân sự chủ chốt:
Công ty tiến hành đánh giá về nhân sự chủ chốt. Nội dung chi tiết như sau:
Bảng 2.8: Những yêu cầu đối với nhân sự chủ chốt
Trình độ
Số Tổng số năm Kinh nghiệm trong các
STT Vị trí công việc chuyên môn
lượng kinh nghiệm công việc tương tự

(Nguồn: Thông tư số 05/2020/TT-BKHĐT)


Công ty sẽ đưa ra nhân sự chủ chốt cùng hô sơ theo mẫu quy định.
4) Đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với các tiêu chí đánh giá tổng quát, chỉ
sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với các tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí
tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt.

52
Tiêu chí tổng quát được đánh giá là đạt khi tất cả các tiêu chí chi tiết cơ bản
được đánh giá là đạt.
E-HSDT được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi có tất cả các tiêu
chí tổng quát đều được đánh giá là đạt.
Bảng 2.9: Những yêu cầu đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuât
Sử dụng tiêu chí
Nội dung đánh giá đạt, chấp nhận
được, không đạt

1. Đặc tính kỹ thuật của hàng hóa

Đặc tính, thông số kỹ thuật Có đặc tính, thông số kỹ thuật của


của hàng hóa, tiêu chuẩn hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu
Đạt
sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo chuẩn chế tạo và công nghệ hoàn toàn
và công nghệ, bao gồm các phù hợp đáp ứng yêu cầu của HSMT.
yếu tố như công suất, hiệu Không có đặc tính, thông số kỹ thuật
suất của máy móc, thiết bị; của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu
mức tiêu hao điện năng, chuẩn chế tạo và công nghệ phù hợp, Không đạt
nguyên nhiên vật liệu. đáp ứng yêu cầu của HSMT.

2. Giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa

Có các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ


Tính hợp lý và hiệu quả chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa hợp Đạt
kinh tế của các giải pháp kỹ lý và hiệu quả kinh tế.
thuật, biện pháp tổ chức Không có các giải pháp kỹ thuật, biện
cung cấp, lắp đặt hàng hóa. pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng Không đạt
hóa hợp lý và hiệu quả kinh tế.

3. Tiến độ cung cấp hàng hóa

Có Bảng tiến độ cung cấp hàng hóa


hợp lý, khả thi và phù hợp với đề
Đạt
xuất kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu
Bảng tiến độ cung cấp hàng của HSMT.
hóa hợp lý, khả thi phù hợp
với đề xuất kỹ thuật và đáp Không có Bảng tiến độ cung cấp
ứng yêu cầu của HSMT. hàng hóa hoặc có Bảng tiến độ cung
cấp hàng hóa nhưng không hợp lý, Không đạt
không khả thi, không phù hợp với đề
xuất kỹ thuật.

53
4. Khả năng thích ứng và tác động đối với môi trường

4.1 Khả năng thích ứng về địa lý

Hàng hóa được cung cấp hoàn toàn


Đạt
thích ứng về địa lý.

Khả năng thích ứng về địa Hàng hóa được cung cấp không hoàn
Chấp nhận được
lý. toàn thích ứng về địa lý.

Hàng hóa được cung cấp không thích


Không đạt
ứng về địa lý.

4.2 Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết

Hàng hóa được cung cấp không có ảnh


hưởng tác động nhiều đến môi trường Đạt
và đề xuất biện pháp giải quyết hợp lý.

Hàng hóa được cung cấp có Hàng hóa được cung cấp có ảnh
ảnh hưởng tác động đến hưởng tác động đến môi trường và có Chấp nhận được
môi trường và đề xuất biện đề xuất biện pháp giải quyết.
pháp giải quyết
Hàng hóa được cung cấp có ảnh
hưởng tác động nhiều đến môi
Không đạt
trường và không đề xuất được biện
pháp giải quyết.

5. Bảo hành, bảo trì

Thời gian Bảo hành Thời gian bảo hành >= 12 tháng, Đạt

12 tháng, Thời gian bảo hành < 12 tháng, Không đạt

6. Uy tín của nhà thầu

Uy tín của nhà thầu thông Không có hợp đồng tương tự chậm
qua việc thực hiện các hợp tiến độ hoặc bỏ dở hợp đồng do lỗi Đạt
đồng tương tự trước đó của nhà thầu.
trong thời gian 03 năm gần Có hợp đồng tương tự chậm tiến độ
đây, tính đến thời điểm hoặc bỏ dở hợp đồng tương tự do lỗi Không đạt
đóng thầu. của nhà thầu.

Kết luận(1) _____

Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất


5) Tiêu chuẩn đánh giá về giá

54
Áp dụng phương pháp giá thấp nhất:
Cách xác định giá thấp nhất theo các bước sau đây:
Bước 1. Xác định giá dự thầu, giá dự thầu sau giảm giá (nếu có);
Bước 2. Xác định giá trị ưu đãi (nếu có) theo quy định;
Bước 3. Xếp hạng nhà thầu: E-HSDT có giá dự thầu sau khi trừ đi giá trị giảm
giá (nếu có), cộng giá trị ưu đãi (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.
6) Biểu mẫu mời thầu và dự thầu
Dưới đây bao gồm các biểu mẫu mà Bên mời thầu và nhà thầu sẽ phải hoàn
chỉnh để thành một phần nội dung của E-HSMT và E-HSDT.
Chương này được số hóa dưới dạng webform. Bên mời thầu và nhà thầu
cần nhập các thông tin vào webform tương ứng phù hợp với gói thầu để phát
hành E-HSMT và nộp E-HSDT trên Hệ thống.
Bảng 2.10: Biểu mẫu mời thầu và dự thầu
Trách nhiệm
thực hiện
Cách thực
Stt Biểu mẫu Bên
hiện Nhà
mời
thầu
thầu
1 Mẫu số 01A. Phạm vi cung cấp X
2 Mẫu số 01B. Các dịch vụ liên quan Số hóa X
dưới dạng
3 Mẫu số 02. Bảng tiến độ cung cấp X
Webform
Mẫu số 03. Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng trên Hệ
4 X
lực và kinh nghiệm thống
5 Mẫu số 04. Yêu cầu nhân sự chủ chốt X
6 Mẫu số 05. Giấy ủy quyền Scan và X
đính kèm
7 Mẫu số 06. Thỏa thuận liên danh X
khi nộp E-
Mẫu số 07A. Bảo lãnh dự thầu (áp dụng HSDT
8 X
trong trường hợp nhà thầu độc lập)
9 Mẫu số 07B. Bảo lãnh dự thầu (áp dụng X

55
trong trường hợp nhà thầu liên danh)
10 Mẫu số 08. Đơn dự thầu X
Mẫu số 09. Phân công trách nhiệm trong thỏa
11 X
thuận liên danh
Mẫu số 10A. Hợp đồng tương tự do nhà thầu
12 X
thực hiện
Mẫu số 10B. Mô tả tính chất tương tự của
13 X
hợp đồng
14 Mẫu số 11A. Bảng đề xuất nhân sự chủ chốt X
Mẫu số 11B. Bảng lý lịch chuyên môn của
15 X
nhân sự chủ chốt
16 Mẫu số 11C. Bảng kinh nghiệm chuyên môn X
Số hóa
Mẫu số 12. Hợp đồng không hoàn thành
17 dưới dạng X
trong quá khứ
Webform
18 Mẫu số 13. Tình hình tài chính của nhà thầu trên Hệ X
19 Mẫu số 14. Nguồn lực tài chính thống X
Mẫu số 15. Nguồn lực tài chính hàng tháng
20 X
cho các hợp đồng đang thực hiện
Mẫu số 16. Phạm vi công việc sử dụng nhà
21 X
thầu phụ
22 Mẫu số 17. Bảng tiến độ thực hiện X
23 Mẫu số 18. Bảng giá dự thầu của hàng hóa X
Mẫu số 19. Bảng giá dự thầu cho các dịch vụ
24 X
liên quan
Mẫu số 20. Bảng kê khai chi phí sản xuất
25 trong nước đối với hàng hóa được hưởng ưu X
đãi
Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất

56
Bảng 2.11: Biểu mẫu phạm vi cung cấp
Khối
Ghi
TT Danh mục hàng hóa Ký mã hiệu lượng Đơn vị
chú
mời thầu

Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất


Phần 2: Yêu cầu về kỹ thuật
Nhà thầu cung cấp phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật
thể hiện tại mục này và Mẫu - Phạm vi cung cấp và có các điều kiện về Kiểm tra
và thử nghiệm.
Tóm tắt thông số kỹ thuật của hàng hóa phải tuân thủ các thông số kỹ thuật
và các tiêu chuẩn sau đây:
Bảng 2.12: Biểu mẫu thông số kỹ thuật của hàng hóa
St
Tên hàng hoá Đặc tính kỹ thuật
t
1
2

Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất

Phần 3: Điều kiện hợp đồng và biểu mẫu hợp đồng


“Điều kiện hợp đồng bao gồm các điều kiện chung và điều kiện cụ thể của
hợp đồng. Điều kiện chung được áp dụng cho hợp đồng của tất cả các gói thầu.
Điều kiện cụ thể nhằm sửa đổi, bổ sung nhưng không được thay thế Điều kiện
chung của hợp đồng. Hợp đồng được sử dụng cho các gói thầu tại Công ty chủ
yếu là hợp đồng trọn gói”. (Theo Thông tư số 05/2020/TT-BKHĐT)
Đánh giá của sinh viên:

57
Công ty rất chú trọng đến công tác lập HSMT, các bước lập cũng như nội
dung của HSMT đúng theo quy trình, cung cấp đầy đủ những thông tin của gói
thầu. Các thông tin được trình bày một cách rõ ràng, hợp lý, nhất quán. Tuy
nhiên, trong quá trình lập HSMT, đôi khi cán bộ đấu thầu còn khá máy móc, rập
khuôn.
2.2.4.3. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Sau khi thực hiện xong công tác chuẩn bị đấu thầu, Công ty tổ chức lựa
chọn nhà thầu theo trình tự sau:
Sơ đồ : Quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu

Thẩm Thương
Thông báo Nhận Đánh giá định, phê thảo, ký
mời thầu Mở thầu
HSDT HSDT duyệt kết hợp
HSDT đồng
Nguồn: Tác giả tổng hợp
 Thông báo mời thầu (TBMT) và phát hành HSMT
Công ty có trách nhiệm đăng tải thông báo mời thầu lên Hệ thống mạng đấu
thầu quốc gia với các nội dung chính như sau:
- Tên BMT
- Tên gói thầu
- Nguồn vốn/ giá dự toán
- Loại HĐ
- Thời gian thực hiện gói thầu
- Hình thức dự thầu
- Thời gian mở thầu/ đóng thầu
Sau thời điểm thông báo mời thầu, Công ty làm nhiệm vụ phát hành HSMT.
Từ năm 2019 tới nay, đa phần các gói thầu của Công ty chiếm phần lới là tổ chức
đấu thầu qua mạng, do đó HSMT được phát hành miễn phí. Các nhà thầu có
mang muốn tham gia đấu thầu sẽ có tối đa 10 ngày để lập và gửi HSDT.
Đánh giá của sinh viên:

58
TBMT được Công ty đăng tải đầu đủ trên mạng đấu thầu. Tuy nhiên, vẫn
tồn tại một số gói thầu chậm chễ trong việc đăng tải kế hoạch LCNT gây ra
những bất cập trong việc lập HSDT của nhà thầu.
 Nhận HSDT
Phát hành HSMT xong xuôi, các nhà thầu dự theo HSMT lập HSDT và gửi
về Công ty nếu là đấu thầu thông thường, hoặc gửi lên mạng đấu thầu nếu là đấu
thầu điện tư. Công ty chịu trách nhiệm tiếp nhận HSDT của các NT, lưu trữ tới
thời điểm mở thầu.
Đánh giá của sinh viên:
HSDT được Công ty nhận một cách đầy đủ. Nhưng do có quá nhiều tài liệu,
sắp xếp chưa được khoa học vì nhiều diện tích nên việc bảo quản HSDT còn
nhiều hạn chế và bất cập.
 Mở thầu
Quá trình mở thầu tiến hành như sau: “Trước khi tiến hành mở thầu, giám
đốc Công ty sẽ thành lập một tổ chuyên gia đấu thầu và tổ thẩm định để tiến hành
mở thầu, chấm thầu, lập báo cáo đánh giá và xếp hạng nhà thầu.. Đồng thời tổ
chuyên gia cũng là những người giải quyết những vướng mắc của nhà thầu về
các vấn đề liên quan. Các thành viên trong tổ chuyên gia đều là người am hiểu về
lĩnh vực chuyên môn, am hiểu về hoạt động đấu thầu; đã có chứng chỉ hành nghề
hoạt động đấu thầu và là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tham
gia đánh giá HSDT, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình đấu thầu.
Tổ chuyên gia bao gồm một tổ trường và các thành viên. Tổ trưởng tổ chuyên gia
có trách nhiệm điều hành công việc, tổng hợp và chuẩn bị các báo cáo đánh giá
các hồ sơ dự thầu hoặc tài liệu có liên quan khác. Đồng thời, tổ trưởng tổ chuyên
gia xét thầu tiến hành phân công nhiệm vụ các thành viên trong tổ chuyển gia”.
Sau 10 ngày kể từ khi đăng TBMT, HSMT lên Hệ thống mạng đấu thầu
quốc gia, Công ty tiến hành mở thầu. Tại Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ
thuật và Sản xuất các gói thầu đa phần một giai đoạn nên chỉ thực hiện 1 lần mở
thầu.
Đánh giá của sinh viên:
Quy trình mở thầu của hầu hết các dự án đều tiến hành theo đúng quy định
của pháp luật, mở thầu được thực hiện ngay sau khi đóng thầu.
 Đánh giá HSDT

59
Công tác đánh giá HSDT tại Công ty được tiến hành theo các bước cụ thể
như sau:
- Kiểm tra số lượng các tài liệu của HSDT
- Kiểm tra tính hợp lệ của HSDT: gồm “chữ ký của những người có thẩm
quyền, con dấu đóng vào thời điểm thích hợp trong HSDT, một số tài liệu phải
đảm bảo còn hiệu lực tối thiểu”. Tính hợp lệ của HSDT được đánh giá bằng
phương pháp đánh giá Đạt/Không đạt.
Bảng 2.13: Bảng đánh giá tính hợp lệ của HSDT

Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất


- Kiểm tra những nội dung cơ bản trong HSDT: tên gói thầu, thời gian có
hiệu lực của HSDT, …
- Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của NT: Bao gồm: năng lực kinh
nghệm cung cấp hàng hóa, năng lực tài chính, kinh nghiệm của nhà thầu, khả
năng bảo hành, bảo trì, cung cấp phụ tùng thay thế hoặc cung cấp các dịch vụ sau
bán hàng khác, năng lực về nhân sự, năng lực thực hiện hợp đồng. Bên mời thầu
sử dụng phương pháp Đạt/Không đạt để đánh giá.
Năng lực, kinh nghiệm cung cấp hàng hóa: số lượng, chất lượng hàng hóa,
chất lượng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất,…
Năng lực tài chính: tình hình tài chính của doanh nghiệp (doanh thu, lợi
nhuận, quy mô,…)
Kinh nghiệm nhà thầu: số năm hoạt động, việc thực hiện các gói thầu tính
chất tương tự.
Khả năng bảo hành, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cung cấp phụ
tùng thay thế hoặc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng: nhà thầu phải có cam
kết bảo hành,..
Năng lực về nhân sự: Nhà thầu phải đề xuất cán bộ đạt yêu cầu để lắp đặ,
vận hành, chuyển giao công nghệ, thẩm định hiệu năng,..

60
Năng lực thực hiện hợp đồng.
Kết quả đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu được ban tổng hợp
thành bảng dưới đây.
Bảng 2.14: Bảng đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất


-Về năng lực tài chính
Công ty tiến hành đánh giá năng lực tài chính cửa các nhà thầu chủ yếu
theo phương pháp giá thấp nhất. Nhà thầu nào có giá dự thầu thấp nhất nhưng
đáp ứng yêu cầu sẽ xếp ở vị trí thứ nhất. Phương pháp này gồm các bước sau:
Bước 1. Xác định giá dự thầu;
Bước 2. Sủa lỗi;
Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch;
Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch
Bước 5. Xác định giá đánh giá;
Bước 6. Xếp hạng nhà thầu;
Đánh giá của sinh viên:
Quy trình đánh giá HSDT của Công ty đã thực hiện tốt các bước và đảm
bảo quy trình của pháp luật. Hầu hết các HSDT đều được đánh giá dựa trên
những tiêu chuẩn đã đưa ra ở HSMT một cách khách quan và công bằng.
 Thẩm định, phê duyệt HSDT
Tổ chuyên gia/ tư vấn lập báo cáo kết quả đánh giá HSDT giao cho phòng
Kế hoạch, Dự án thẩm định. Tổ chuyên gia có thời gian 10 ngày để hoàn thiện
báo cáo. Phòng Kế hoạch, Dự án tiến hành thẩm định trong vòng tối đa 05 ngày
và trình lên Tổng Giám đốc

61
Tổng Giám đốc ra quyết định phê duyệt két quả LCNT trong 01 ngày kể từ
ngày nhận báo cáo thẩm định.
Thổng báo kết quả: Công ty chịu trách nhiệm thông báo tới nhà thầu trúng
thầu để ký hợp đồng đúng thời gian quy định.
Đánh giá của sinh viên:
Công tác thẩm định khách quan, công bằng. Tuy nhiên việc thống báo
kết quả tới các nhà thầu trong một số gới thầu còn hơi chậm trễ do một số ls
do khách quan.
 Thương thảo, ký kết hợp đồng
Công ty kết hợp với tổ tư vấn tổ chức thương thảo hợp dồng với nhà thầu,
cụ thể: “Nhà thầu xếp thứ nhất sẽ được mời đếnthương thảo hợp đồng. Việc
thương thảo hợp đồng được diễn ra với sự có mặt của tổ chuyên gia và nhà thầu
chủ yếu về các nội dung như những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa
phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu; thương thảo về các sai
lệch do nhà thầu đã phát hiện về đề xuất trong hồ sơ dự thầu”. Thường thì việc
thương thảo hợp đồng rất ít được thực hiện ở Công ty, chỉ có một số dự án lớn,
phức tạp cần làm rõ hơn nội dung mới tiến hành thương thảo.
Giám đốc Công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu với nhà
thầu trúng thầu.
Đánh giá của sinh viên:
Sau khi có quyết định của Tổng Giám đốc, Công ty và nhà thầu nhanh
chóng ký hợp đồng và bắt tay ngay vào thi công, đảm bảo đúng tiến độ, đạt hiệu
quả cao. Điều này một phần sự chuyên nghiệp của Công ty TNHH MTV Ứng
dụng Kỹ thuật và Sản xuất.
Ngoài ra, sao khi tiến hành xong công tác đấu thầu, tất cả những hồ sơ liên
quan như HSMT, HSDT, các Quyết định, hợp đồng gói thầu, … đều được Công
ty lưu trữ lại đầy đủ để dùng khi cần thiết cũng như lấy kinh nghiệm cho những
lần đấu thầu tiếp theo. Tuy nhiên, hầu hết các hồ sơ này đều được lưu trũ dưới
dạng tài liệu văn bản thông thường, chưa có hệ thống lưu trữ riêng. Điều này gây
nhiều khó khăn cho việc sắp xếp cũng như tìm kiếm sau này do diện tích nơi làm
việc nhó, lượng hồ sơ quá lớn.
Như vậy, có thể thấy quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu tại Công ty
TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất có nhưng ưu điểm sau đây:

62
Quy trình đấu thầu đã đầy đủ các bước, tuân thủ theo đúng quy định và
nguyên tắc đấu thầu.
Việc thực hiện một số công việc như lập HSMT, thành lập tổ chuyên gia,
đánh giá, thẩm định HSDT đã được ban tiến hành một cách hợp lý, nhanh chóng
giúp tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả của dự án.
Hầu hết các bước thực trong quy trình LCNT đều được phân công hợp lý
với chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, tạo hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, quy trình tổ chức đấu thầu vẫn còn tồn tại một số nhược điểm
cần khắc phục: Đôi khi công tác lập kế hoạch LCNT, lập HSMT còn mang tính
hình thức, các cán bộ còn khá máy móc và rập khuôn. Công tác đăng tải thông tin
cũng như thông báo trúng thầu đôi khi còn chậm trễ ảnh hưởng tới các bước công
việc còn lại.
2.3. Minh họa công tác tổ chức đầu thầu qua mạng tại Công ty TNHH MTV
Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
2.3.1. Giới thiệu về gói thầu
Gói thầu: Mua sắm nguyên vật liệu sản xuất trang bị loạt “0”- Thiết bị đa
năng cấp chiến thuật TRS-32 và TRS-64 của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ
thuật và Sản xuất

63
Bảng 2.15: Quy trình tổ chức đấu thầu gói thầu Mua sắm nguyên vật liệu
sản xuất trang bị loạt “0”- Thiết bị đa năng cấp chiến thuật TRS-32 và TRS-
64 của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
Ngày
T
Nội dung Đơn vị thực hiện tháng
T
năm

Các phòng chuyên môn và phòng


Lập dự trù Nhu cầu mua sắm.
Kế hoạch, Dự án

Đề nghị báo giá chi tiết của


các nhà cung ứng

Công văn đề nghị thẩm định giá Công ty (phòng Kế hoạch, Dự án)

Kết quả thẩm định giá Công ty thẩm định

QĐ Phê duyệt dự toán

Họp Hội đồng khoa học xem


Trung tâm
xét chỉ tiêu kỹ thuật và giá

Tờ trình Phê duyệt Kế hoạch


Tổng Giám đốc
mua sắm

Quyết định Phê duyệt kế


Tổng Giám đốc
hoạch mua sắm

Quyết định thành lập tổ


Tổng Giám đốc
chuyên gia

Quyết định thành lập tổ


Tổng Giám đốc
thẩm định

Xây dựng KH lựa chọn nhà


Tổ chuyên gia
thầu (Biên bản)

Trình thẩm định, phê duyệt kế


hoạch lựa chọn nhà thầu - gửi Chủ đầu tư
STC

QĐ Phê duyệt kế hoạch lựa


Tổng Giám đốc
chọn nhà thầu

Đăng thông tin Kế hoạch lựa


Chủ đầu tư
chọn

64
Ngày
T
Nội dung Đơn vị thực hiện tháng
T
năm

Xây dựng Hồ sơ mời thầu


Tổ chuyên gia
(Biên bản)

Hồ sơ mời thầu Tổ chuyên gia

Tờ trình thẩm định Hồ sơ mời


Tổ chuyên gia
thầu - gửi Tổ thẩm định

Thẩm định Hồ sơ mời thầu


Tổ thẩm định
(Biên bản)

Báo cáo kết quả thẩm định Hồ


Tổ thẩm định
sơ mời thầu

Tờ trình phê duyệt Hồ sơ mời


Tổ thẩm định
thầu - gửi Chủ Đầu tư

QĐ phê duyệt Hồ sơ mời thầu Chủ đầu tư

Thông báo đấu thầu Phòng Kế hoạch, Dụ án

Biên bản mở thầu Tổ chuyên gia

Đánh giá Hồ sơ dự thầu


Tổ chuyên gia
(Biên bản)

Báo cáo kết quả Đánh giá Hồ


Tổ chuyên gia
sơ dự thầu

Tờ trình đề nghị duyệt Danh


sách xếp hạng nhà thầu - gửi Tổ chuyên gia
Chủ Đầu tư

Quyết định Phê duyệt DS xếp


Tổng Giám đốc
hạng nhà thầu

Thông báo mời thương thảo


Phòng Kế hoạch, Dự án
Hợp đồng

Biên Bản thương thảo hợp đồng Chủ đầu tư-Nhà thầu

Tờ trình phê duyệt kết quả lựa


chọn nhà thầu - gửi Tổ thẩm Tổ chuyên gia
định và Chủ đầu tư

65
Ngày
T
Nội dung Đơn vị thực hiện tháng
T
năm

Thẩm định KQ đánh giá Hồ


Tổ thẩm định
sơ dự thầu (Biên bản)

Báo cáo KQ thẩm định Hồ sơ


39 Tổ thẩm định
dự thầu

QĐ phê duyệt kết quả lựa


40 Chủ đầu tư
chọn nhà thầu

Thông báo kết quả lựa chọn


41 Phòng kế hoạch, Dự án
nhà thầu

Đăng thông tin kết quả lựa


chọn nhà thầu

42 Thông báo trúng thầu Phòng kế hoạch, Dự án

Thư chấp thuận và trao hợp


đồng

43 Hợp đồng kinh tế Chủ đầu tư - Nhà thầu

44 Nghiệm thu và thanh lý Chủ đầu tư - Nhà thầu

Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất

66
Phần 1: Kế hoạch mua sắm
1. Nội dung lắp đặt:
Bảng 2.16 : Nội dung mua sắm
Đơn giá
ST Số (Đã bao
Danh mục hàng hóa ĐVT Thành tiền
T lượng gồm thuế,
phí, lệ phí)

I. Mua sắm linh kiện điện tử

1 KSZ9477STXI-TR/TQFP Con 24 1.867.000 44.808.000

2 AMS1117-3.3/SOT223 Con 3 4.500 13.500

3 MEM/DDR3L/512MX16 Con 48 820.500 39.384.000

… … … … … …

314 FET-FDT434P-DIGI Con 24 17.000 408.000

C-EEH-ZK1E471P-2SMD-
315 Con 57 28.500 1.624.500
DIGI

Tổng cộng 584.000.000

II. Mua sắm mạch in điện tử

1 S18MCU/R3A_v2 tấm 6 2.800.000 16.800.000

2 S18MPU/R6A tấm 12 2.800.000 33.600.000

3 S9CPU/J3A_v2 tấm 12 2.800.000 33.600.000

4 S9E1/J1A tấm 6 2.800.000 16.800.000

5 S9PWS/J4B tấm 6 1.150.000 6.900.000

6 S9MAIN/J3_v2 tấm 3 3.300.000 9.900.000

7 S9MAIN3U/J2 tấm 3 2.800.000 8.400.000

8 S9MSU/J1A tấm 3 2.200.000 6.600.000

9 S9SWAB/J1_v2 tấm 3 2.200.000 6.600.000

10 S9OAM/J1C tấm 3 2.800.000 8.400.000

11 S9EXT/J2A tấm 3 2.800.000 8.400.000

12 S9SUB/J5B Tấm 18 2.200.000 39.600.000

67
Đơn giá
ST Số (Đã bao
Danh mục hàng hóa ĐVT Thành tiền
T lượng gồm thuế,
phí, lệ phí)

13 S9SVCU/J1A Tấm 3 2.800.000 8.400.000

Tổng cộng 204.000.000

III. Mua sắm bảng mạch PCM-9365N

1 PCM/9365N/4GS8A1E/N2930 Bộ 3 16.000.000 48.000.000

Tổng cộng 48.000.000

IV. Mua sắm thiết bị chuyển đổi Ethernet

Bảng mạch xử lý chuyển đổi


1 Bảng 6 22.500.000 135.000.000
Ethernet-SDH (CEL-1)

Module Ethernet quang điện


3 Bộ 24 4.750.000 114.000.000
(SFP)

4 Module quang STM-1 (SFP) Bộ 12 16.750.000 201.000.000

Tổng cộng 450.000.000

V. Mua sắm bảng mạch kết nối chéo và giao diện luồng STM-4. XA14ET

Card kết nối chéo và giao diện Bả


1 6 83.000.000 498.000.000
luồng STM-4. XA14ET ng

Tổng cộng 498.000.000

1.784.000.0
TỔNG CỘNG (I+II+III+IV+V)
00

Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất


2. Tổng dự toán: 1.784.000.000 đồng.
Bằng chữ: Một tỉ bảy trăm tám mươi tư triệu đồng.
3. Nguồn vốn: Ngân sách quốc phòng thường xuyên năm 2021 (Theo
Quyết định số 2187/QĐ-BQP ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng về việc giao dự toán NSNN chi thường xuyên cho quốc phòng và NSNN
chi sự nghiệp năm 2021 cho các đơn vị).
4. Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
5. Thời gian thực hiện: Trong năm 2021

68
6. Tổ chức thực hiện: Sau khi có quyết định phê duyệt Kế hoạch mua sắm,
Chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê
duyệt theo đúng quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và các quy định
hệ hành để triển khai thực hiện.
Bảng 2.17: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Thời
Thời gian Hình thức,
gian
Giá gói thầu Nguồn bắt đầu tổ phương Loại
thực
STT Tên gói thầu chức lựa thức lựa hợp
(đồng) vốn hiện
chọn nhà chọn nhà đồng
hợp
thầu thầu
đồng

Gói thầu số 01: Chào hàng


Tháng Trọn
1 Mua sắm linh 584.000.000 cạnh tranh 15 ngày
10/2021 gói
kiện điện tử rút gọn

Gói thầu số 02: Chào hàng


Tháng Trọn
2 Mua sắm mạch 204.000.000 cạnh tranh 15 ngày
10/2021 gói
in điện tử rút gọn

Đấu thầu hạn


Gói thầu số 03:
chế trong
Mua sắm bảng Ngân Tháng Trọn
3 48.000.000 nước; Một 15 ngày
mạch PCM- sách 10/2021 gói
giai đoạn
9365N quốc
một túi hồ sơ
phòng
thường Đấu thầu hạn
Gói thầu số 04:
xuyên chế trong
Mua sắm thiết Tháng Trọn
4 450.000.000 năm nước; Một 15 ngày
bị chuyển đổi 10/2021 gói
2021 giai đoạn
Ethernet
một túi hồ sơ

Gói thầu số 05:


Mua sắm bảng Đấu thầu hạn
mạch kết nối chế trong
Tháng Trọn
5 chéo và giao 498.000.000 nước; Một 15 ngày
10/2021 gói
diện luồng giai đoạn
STM-4, một túi hồ sơ
XA14ET

Tổng giá gói thầu 1.784.000.00

69
0

Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất


Quy trình LCNT được lập một cách rõ ràng, rành mạch, phân công nhiệm
vụ đúng chức năng từng phòng ban. Tiến độ thực hiện hợp lý với gói thầu này
của Công ty.
2.3.2. Triển khai quy trình tổ chức đấu thầu qua mạng
Chuẩn bị đấu thầu
Tổ thẩm định HSMT và Kết quả LCNT được thành lập
Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: Tham gia lập HSMT là 02 cán bộ của Công ty, cả
hai người đều là kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm
Nội dung của HSMT bao gồm:
 Phần I: Thủ tục đấu thầu
Chương I: Chỉ dẫn nhà thầu
Chương II: Bảng dữ liệu đấu thầu
Chương III: Tiêu chuấn đánh giá HSDT
Chương IV: Biểu mẫu mời thầu và dự thầu
 Phần II: Yêu cầu về kỹ thuật
Chương V: Yêu cầu về kỹ thuật
 Phần III: Điều kiện hợp đồng và biểu mẫu hợp đồng
Chương VI: Điều kiện chung của hợp đồng
Chương VII: Điều kiện cụ thể của hợp đồng
Chương VIII: Biểu mẫu hợp đồng
Tiêu chuẩn đánh giá HSDT gói thầu Mua sắm nguyên vật liệu sản xuất
trang bị loạt “0”- Thiết bị đa năng cấp chiến thuật TRS-32 và TRS-64 của Công
ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất:
1) Đánh giá tinh hợp lê của HSDT: Có đảm bảo dự thầu đúng quy định;
Không có tên trong 2 hoặc nhiêu E-HSDT; nhà thầu đảm bảo tư cách hợp lệ theo
quy định.

70
2) Đánh giá về năng lực, kinh nghiệm: Sử dụng tiêu chi đánh giá
Đạt/Không đạt

71
Bảng 2.18: Tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Các tiêu chí năng lực và kinh
Các yêu cầu cần tuân thủ
nghiệm
Nhà thầu liên danh
Tối
Nhà Tổng thiểu
thầ các Từng một Tài liệu cần nộp
T
Mô tả Yêu cầu u thành thành thàn
T
độc viên viên liên h
lập liên danh viên
danh liên
danh
Phải
Lịch sử Từ ngày 01 tháng 01
thỏa Phải
không năm 2019 đến thời điểm Khôn Khôn
mãn thỏa
1 hoàn đóng thầu, nhà thầu g áp g áp Mẫu số 12
yêu mãn yêu
thành không có hợp đồng dụng dụng
cầu cầu này
hợp đồng không hoàn thành.
này
2 Năng lực tài chính
Nhà thầu kê khai số
liệu tài chính theo báo
cáo tài chính từ năm
Phải
2019 đến năm 2021 để
thỏa Phải
Kết quả cung cấp thông tin Khôn Khôn
mãn thỏa
2.1 hoạt động chứng minh tình hình g áp g áp Mẫu số 13
yêu mãn yêu
tài chính tài chính lành mạnh của dụng dụng
cầu cầu này
nhà thầu.
này
Giá trị tài sản ròng của
nhà thầu trong năm gần
nhất phải dương.
- Mẫu số 13
Doanh
- Nộp Báo cáo tài
thu bình
Phải Phải chính 2019, 2020,
quân
Doanh thu bình quân thỏa thỏa 2021 (file dạng
hàng năm Khôn
hàng năm tối thiểu là mãn mãn Không XML) tải xuống từ
2.2 từ hoạt g áp
72.000.000 VND, trong yêu yêu áp dụng hệ thống kê khai
động sản dụng
vòng 03 năm gần đây. cầu cầu thuế điện tử (đã ký
xuất,
này này số của nhà thầu),
kinh
kèm theo Tờ khai
doanh
các kỳ thuế.
2.3 Yêu cầu Nhà thầu phải chứng Phải Phải Không Khôn - Các Mẫu số 14,

72
Các tiêu chí năng lực và kinh
Các yêu cầu cần tuân thủ
nghiệm
Nhà thầu liên danh
minh có các tài sản có
khả năng thanh khoản
15
cao hoặc có khả năng
- Bản cam kết tín
tiếp cận với tài sản có
dụng của tổ chức
khả năng thanh khoản
tín dụng hoạt động
cao sẵn có, các khoản Nhà
thỏa thỏa
về nguồn thầ hợp phápcần
Tài liệu tại Việt
nộp
T tín dụng hoặc các mãn mãn
lực
Mô tài
tả Yêu cầu u g áp Nam, trong đó cam
T nguồn tài chính khác yêu yêu áp dụng
chính cho độc dụng kết sẽ cung cấp tín
(không kể các khoản cầu cầu
gói thầu lập dụng cho nhà thầu
tạm ứng thanh toán này này
để thực hiện gói
theo hợp đồng) để đáp
thầu này với hạn
ứng yêu cầu về nguồn
mức tối thiểu là
lực tài chính thực hiện
330 triệu VND.
gói thầu với giá trị là
330.000.000 VND.
3 Kinh Số lượng tối thiểu các Phải Phải Phải Khôn - Mẫu số 10A, 10B
nghiệm hợp đồng tương tự mà thỏa thỏa thỏa g áp - Nộp scan bản
cụ thể nhà thầu đã hoàn thành mãn mãn mãn yêu dụng gốc: Văn bản hợp
trong toàn bộ hoặc hoàn yêu yêu cầu đồng, biên bản bàn
thực hiện thành phần lớn với tư cầu cầu (tương giao và nghiệm
hợp đồng cách là nhà thầu chính này này đương thu, biên bản thanh
tương tự (độc lập hoặc thành với phần lý hợp đồng (nếu
viên liên danh) hoặc công có), hóa đơn liên 1
nhà thầu phụ trong việc đảm hoặc hóa đơn điện
khoảng thời gian kể từ nhận) tử.
ngày 01 tháng 01 năm
2019 đến thời điểm
đóng thầu:
Số lượng hợp đồng
bằng 03 hoặc khác 03,
ít nhất có 01 hợp đồng
có giá trị tối thiểu là
800.000.000 VND và
tổng giá trị tất cả các
hợp đồng ≥
2.400.000.000 VND.

73
Các tiêu chí năng lực và kinh
Các yêu cầu cần tuân thủ
nghiệm
Nhà Nhà thầu liên danh
Tài liệu cần nộp
T Trong đó thầ
Mô tả Yêu cầu
T 2.400.000.000 VND = u
3 x 800.000.000 VND. độc
Nhà thầu phải có đại lý lập
hoặc đại diện có khả
năng sẵn sàng thực hiện
các nghĩa vụ của nhà
thầu như bảo hành, bảo
trì, duy tu, bảo dưỡng,
sửa chữa, cung cấp phụ
Khả năng
tùng thay thế hoặc cung
bảo hành,
cấp các dịch vụ sau bán
bảo trì,
hàng khác theo các yêu
duy tu, Phải
cầu như sau:
bảo thỏa
- Thời gian bảo hành
dưỡng, Phải Phải mãn yêu
cho từng thiết bị theo
sửa chữa, thỏa thỏa cầu
đúng yêu cầu tại Mục Khôn - Các cam kết theo
cung cấp mãn mãn (tương
4 Chương V g áp yêu cầu
phụ tùng yêu yêu đương
- Bảo hành tại địa chỉ dụng
thay thế cầu cầu với phần
đơn vị sử dụng.
hoặc cung này này công
- Thời gian đáp ứng
cấp các việc đảm
việc bảo trì, duy tu, bảo
dịch vụ nhận)
dưỡng, sửa chữa, cung
sau bán
cấp phụ tùng thay thế
hàng
thiết bị tối thiểu: 12
khác
tháng.
- Trong thời gian bảo
hành, Chủ đầu tư sẽ
nhận được dịch vụ hỗ
trợ kỹ thuật liên tục 24
giờ x 7 ngày từ Nhà
thầu.

Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất


3) Tiêu chuẩn đánh giá về nhân sự chủ chốt:

74
Bảng 2.19 : Yêu cầu về nhân sự chủ chốt
Vị trí Kinh nghiệm trong Trình độ
Số Tổng số năm
STT công các công việc chuyên
lượng kinh nghiệm
việc tương tự môn
1 … ... … … ...
2 ... ... … … ...
… … ... … … ...
Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
Yêu cầu về nhân sự chủ chốt là gần như là yêu cầu không thể thiếu trong
hầu hết các gói thầu nhưng vì đây là gói thầu mua sắm hàng hóa không đi kèm
các dịch vụ liên quan như lắp đặt, chuyển giao công nghệ... nên yêu cầu về
nhân sự là không cần thiết.
Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật: sử dụng đạt/không đạt: Bao gồm: “Mức độ
đáp ưng yêu cầu kỹ thuật của vật liệu xây dựng; Giải pháp kỹ thuật; Biện pháp tổ
chức thi công; Tiến độ thi công; Biện pháp đảm bảo chất lượng; An toàn lao
động, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường; Bảo hành”.
Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính: Sử dụng phương pháp giá thấp nhất
Cách xác định giá thấp nhất theo các bước sau đây:
Bước 1. Xác định giá dự thầu;
Bước 2. Sửa lỗi (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (1);
Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (2);
Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm
giá (nếu có);
Bước 5. Xác định giá trị ưu đãi (nếu có) theo quy định tại Mục 32 CDNT:
Bước 6. Xếp hạng nhà thầu: HSDT có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh
sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có) và cộng giá trị ưu đãi (nếu có) thấp nhất được
xếp hạng thứ nhất.
HSMT sau khi lập xong sẽ chuyển lên Tổng Giám đốc để kiểm định và
phê duyệt.

75
HSMT đã được Công ty lập một cách đầy đủ các yêu cầu năng lực kinh
nghiệm, nhân sự, khối lượng công việc, thiết bị thi công cần thiết. Nó đóng một
phần rất quan trọng trong việc LCNT đáp ứng đầy đủ các yêu cầu với mức chi
phí tối ưu nhất.
2.3.3. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
 Thông báo mời thầu
Thông báo mời thầu được đăng tải với thông tin như sau:
1) Bên mời thầu: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
Địa chỉ: số 18A Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

 Tên gói thầu: Mua sắm nguyên vật liệu sản xuất trang bị loạt “0”- Thiết bị
đa năng cấp chiến thuật TRS-32 và TRS-64

 Lĩnh vực: Hàng hóa

 Giá goi thầu: 1.784.000.000 VND

 Nội dung: Mua sắm nguyên vật liệu sản xuất trang bị loạt “0”

 Thời gian thực hiện hợp đồng: 15 ngày, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
2) Nguồn vốn: Ngân sách quốc phòng thường xuyên năm 2021 (Theo
Quyết định số 2187/QĐ-BQP ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng về việc giao dự toán NSNN chi thường xuyên cho quốc phòng và NSNN
chi sự nghiệp năm 2021 cho các đơn vị).
3) Hình thức LCNT: Chào hàng cạnh tranh rút gọn/ Đấu thầu hạn chế trong
nước
4) Phương thức LCNT: 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ
5) Thời gian phát hành HSMT: từ 8 giờ 00, ngày 17/09/2021 đến 9 giờ 00
ngày 19/09/2021.
6) Bảo đảm dự thầu: 16.500.000 VND
7) Thời điểm đóng thầu: 8 giờ 00 ngày 20/10/2021 (giờ Việt Nam)
8) Thời điểm mở thầu: 8 giờ 00 ngày 20/10/2021 (giờ Việt Nam)
TBMT được Công ty đăng tải đầy đủ theo quy định của pháp luật về đấu
thầu đối với gói thầu chào hàng cạnh tranh qua mạng, đảm bảo các nhà thầu tiếp

76
cận nhanh nhất có thể và chính xác nhất những thông tin cơ bản của gói thầu mua
sắm trang thiết bị phòng máy chủ.
 Mở thầu
Lễ mở thầu được bắt đầu vào 8 giờ 00 phút, ngày 20/10/2021, tại số 18A
Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Các nhà thầu nộp Hồ sơ đề xuất theo đúng quy định:
STT Tên nhà thầu Địa chỉ

Số 18, ngách 34, ngõ Thịnh


1 Công ty Cổ phần Máy Chủ Nhanh Quang, phường Thịnh Quang,
Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

61 Lê Lâm, Phường Phú Thạnh,


2 Công ty Cổ Phần Advantech Việt Nam Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí
Minh.

67 + 67A Thép Mới, Phường 12,


3 Công ty TNHH Giải Pháp Nhà Máy BMT Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí
Minh

Công ty đã tiến hành mở thầu ngay sau khi đóng thầu và theo đúng thời
gian quy.
 Đánh giá HSDT và xếp hạng nhà thầu
Kết quả đánh giá tính hợp lệ của E-HSDT:
Kết luận
Stt Tên nhà thầu Ghi chú
(Đạt, không đạt)

Chưa đăng ký
1 Công ty Cổ phần Máy Chủ Nhanh Không đạt trên mạng đấu
thầu quốc gia

2 Công ty Cổ Phần Advantech Việt Nam Đạt

Công ty TNHH Giải Pháp Nhà Máy


3 Đạt
BMT

Kết quả đánh giá về năng lực, kinh nghiệm:


Stt Tên nhà thầu Kết luận

77
(Đạt, không đạt)
1 Công ty Cổ phần Máy Chủ Nhanh Không đánh giá
2 Công ty Cổ Phần Advantech Việt Nam Không đạt
3 Công ty TNHH Giải Pháp Nhà Máy BMT Đạt

Kết quả đánh giá về kỹ thuật:


Ghi
Stt Tên nhà thầu Kết quả đánh giá
chú
1 Công ty Cổ phần Máy Chủ Nhanh Không đánh giá
2 Công ty Cổ Phần Advantech Việt Nam Không đánh giá
Công ty TNHH Giải Pháp Nhà Máy
3 Đạt
BMT

Đánh giá về tài chính:


Công ty TNHH Giải
Stt Nội dung
Pháp Nhà Máy BMT
Giá dự thầu (giá ghi trong đơn dự thầu không
1 1.780.000.000 đồng
tính giá trị giảm giá (nếu có))
2 Giá trị sửa lỗi 0
3 Giá trị hiệu chỉnh sai lệch 0
4 Tỷ lệ % sai lệch thiếu 0
5 Giá trị giảm giá (nếu có) 0
Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai
6 1.780.000.000 đồng
lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có)
Tỷ giá quy đổi quy định trong HSMT
7
(nếu có)
Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch,
8 trừ giá trị giảm giá (nếu có), chuyển đổi về 1.780.000.000 đồng
một đồng tiền chung (nếu có)
Phương pháp giá thấp nhất1
9 ΔƯĐ (nếu có) 0

78
Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch,
trừ giá trị giảm giá (nếu có), chuyển đổi về
10 1.780.000.000 đồng
một đồng tiền chung (nếu có) và tính ưu
đãi (nếu có)
Bảng kết quả đánh giá được tổng hợp lại như sau
Bảng 2.20: Kết quả đánh giá E-HSDT
Nhà thầu

Công ty Cổ
TT Nội dung Công ty Cổ Công ty TNHH
Phần
phần Máy Chủ Giải Pháp Nhà
Advantech
Nhanh Máy BMT
Việt Nam

Kết quả đánh giá tính


1 Không đạt Đạt Đạt
hợp lệ của HSĐX

Kết quả đánh giá về


2 năng lực và kinh Không đánh giá Không đạt Đạt
nghiệm

Kết quả đánh giá về Không đánh


3 Không đánh giá Đạt
kỹ thuật giá

Phương pháp giá


thấp nhất

Giá dự thầu sau sửa


lỗi, hiệu chỉnh sai
lệch, trừ giá trị giảm
Không đánh 1.780.000.000
4 giá (nếu có), chuyển Không đánh giá
giá đồng
đổi về một đồng tiền
chung (nếu có) và
tính ưu đãi (nếu có)

5 Xếp hạng các HSĐX Không xếp Không xếp Hạng 1 (Một)

79
Nhà thầu

Công ty Cổ
TT Nội dung Công ty Cổ Công ty TNHH
Phần
phần Máy Chủ Giải Pháp Nhà
Advantech
Nhanh Máy BMT
Việt Nam

hạng hạng

Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất


Công ty tiến hành phân chia công việc cho các thành viên hợp lý. Việc đánh
giá vẫn được tiến hành theo đúng quy định, đảm bảo khách quan, chính xác,
minh bạch. Việc phân công công việc rõ ràng giúp cho việc đánh giá được diễn
ra nhanh chóng, thuận lợi.

80
2.3.4. Ký kết hợp đồng
 Thẩm định, phê duyệt kết quả LCNT
Sau khi tổ chuyên gia nộp bản báo cáo đánh giá HSDT, tổ thẩm định sẽ tiến
hành thẩm định kết quả đánh giá HSDT và báo cáo với Tổng Giám đốc. Thời
gian trong vòng 07 ngày làm việc.
Tổng Giám đốc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ra quyết định với
nội dung sau:
1. Nhà thầu trúng thầu:
+ Tên nhà thầu trúng thầu: Công ty TNHH Giải Pháp Nhà Máy BMT
+ Địa chỉ: 67 + 67A Thép Mới, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí
Minh
2. Giá trúng thầu: 1.780.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ bảy trăm tám
mươi triệu không trăm nghìn đồng).
3. Loại hợp đồng: Trọn gói.
4. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 3% giá hợp đồng (53.400.000 đồng; Bằng
chữ: năm mươi ba triệu bốn trăm nghìn đồng).
5. Thời gian thực hiện hợp đồng: 15 ngày, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
 Ký kết hợp đồng:
Ngày 28/10/2021, Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất đã
tiến hành ký Hợp đồng thực hiện gói thầu
2.4. Đánh giá công tác đấu thầu điện tử qua mạng của Công ty TNHH MTV
Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
2.4.1. Những kết quả đạt được
Thực hiện nhiệm vụ được giao, trong quá trình hoat dộng, Công ty luôn
tuân thủ đúng nguyên tắc, quy trình, quy định của Nhà nước; duy trì và tổ chức
thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ để đội ngũ cán
bộ kịp thời nắm bắt những Thông tư, Nghị định, tiêu chuẩn ngành;
Một số kết quả đạt được thông qua công tác LCNT tại Công ty TNHH
MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất như sau:
Số lượng các gói thầu và nhà thầu tham dự
Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất là đơn vị có chức
năng và nhiệm vụ quan trọng. Do đó, Bộ Quốc phòng rất chú trọng thúc đẩy

81
Công ty nâng cao năng lực, chất lượng về viễn thông, công nghệ thông tin. Như
đã phân tích ở trên, ta có thể thấy được số lượng các gói thầu hoàn toàn phục vụ
cho công tác phát triển công nghệ cho Bộ Quốc phòng cũng như là nâng cấp các
phòng kỹ thuật, phần mềm nhằm nâng cao năng lực.
Trước mục tiêu phát triển như vậy, việc tìm kiếm các nhà thầu có chất
lượng luôn là vấn đề được đặt ra hàng đầu. Bên cạnh đó, các gói thầu của Công
ty cũng chủ yếu là hình thức chào hàng tranh tranh. Do đó, số lượng nhà thầu
ngày một tăng lên, Công ty có nhiều cơ hội LCNT có năng lực hơn.
Tiến độ thực hiện và chất lượng gói thầu
Tiến dộ thực hiện là một tiêu chí vô cung quan trong trong việc đánh giá
tổ chức đấu thầu. Một dự án có hiệu quả cao là “một dự án hoàn thành đúng tiến
độ, đảm bảo chất lượng và chi phí ở mức hợp lý nhất”. Những năm gần đây,
Công ty đã không ngừng nỗ lực thực hiện và đã đạt thành quả nhất định.
Bảng 2.21: Bảng tiến độ thực hiện dự án
2019 2020 2021
Số gói thầu 35 51 45
Số gói thầu đúng tiến độ 35 51 45
Tỷ trọng (%) 100% 100% 100%
Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
Theo bảng 2.13 ta thấy, tỷ trọng hoàn thành đúng tiến độ là 100%. Việc
này đã góp phần giúp nâng cao chất lượng gói thầu.
Giá trị tiết kiệm được

Thực tế cho thấy công tác tổ chức đấu thầu điện tử qua mạng được tiến
hành nghiêm túc đem lại rất nhiều hiệu quả, không chỉ là giá trị tiết kiệm được
về mặt tài chính mà còn đem lại cả hiệu quả về mặt kĩ thuật, đảm bảo tiến độ...
Một trong những hiệu quả phải kể đến là hiệu quả về tài chính. Đấu thầu
điện tử là việc tiến hành lựa chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm
cũng như khả năng thực hiện gói thầu, việc lựa chọn được tiến hành cả trên
phương diện kĩ thuật và tài chính. Hồ sơ dự thầu được chọn phải đáp ứng yêu
cầu về kĩ thuật và có giá thầu không vượt quá giá gói thầu được phê duyệt trong
kế hoạch đấu thầu, do vậy nhìn chung khi tiến hành tổ chức đấu thầu, chủ đầu tư
luôn tiết kiệm được một lượng vốn nhất định.

82
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp suy thoái thì vốn đầu tư là vấn đề lớn của các
doanh nghiệp cũng như cả quốc gia, việc tiến hành đấu thầu và đem lại khoản vốn đầu
tư tiết kiệm được được xem như là một biện pháp tích cực và cần được phát huy.
Ngoài ra, hoạt động đấu thầu điện tử qua mạng còn đem lại những hiệu
quả đáng kể khác như tính hiệu quả về mặt kĩ thuật. Với riêng các dự án đòi hỏi
kĩ thuật cao, Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất lựa chọn
phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu dựa trên cơ sở chất lượng tốt nhất có nghĩa
là nhà thầu có đề xuất kĩ thuật được đánh giá cao nhất sẽ được chủ đầu tư tiến
hành thương thảo và kí kết hợp đồng. Như vậy sẽ tìm ra được “thí sinh giỏi
nhất” trong “cuộc thi”. Đồng thời các nhà thầu có năng lực thường sẽ thực hiện
gói thầu trong thời gian ngắn hơn thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu do
vậy vô hình chung chủ đầu tư đã tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí so với
việc kéo dài thời gian, thậm chí công trình bị chậm trễ tiến độ.
Các dự án đầu tư vốn được phân chia theo tầm quan trọng với mục đích
phân cấp quản lý để tránh thất thoát và đảm bảo đầu tư có hiệu quả. Với vai
trò là chủ đầu tư, là cơ quan có thẩm quyền tổ chức đấu thầu, Công ty TNHH
MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất đã làm tròn nhiệm vụ, đem lại khoản giá
trị tiết kiệm được rất lớn đặc biệt với các gói thầu.
Theo thống kê ta thấy khoảng 100 gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất
trong số 935 gói thầu này thì trung bình tỷ lệ tiết kiệm đạt 27,4%. Có công thức
tính số tiền tiết kiệm khi công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
tham gia đấu thầu điện tử qua mạng:
Bảng 2.22: Công thức tính số tiền tiết kiệm

A=(27,4-2)% * S
27,4%: tỷ lệ tiết kiệm khi tham gia đấu thầu điện tử qua mạng
2%: Tiết kiệm khi tham gia đấu thầu trực tiếp
A: Số tiền tiết kiệm
S: Tổng giá trị gói thầu tiêu biểu của Công ty TNHH MTV Ứng dụng
Kỹ thuật và Sản xuất trong 3 năm gần đây

Nguồn: Tác giả tổng hợp

83
(Lưu ý: xem chi tiết mục 2.2.1)
Bảng 2.23: Các dự án tiêu biểu trong vòng 3 năm gần đây của Công ty
TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
(Đvt: triệu đồng)

Gói Hình thức


Giá gói thầu
thầu lựa chọn
Tên gói thầu Nguồn vốn (triệu đồng)
số nhà thầu

Mua sắm phần mềm quản lý trang Ngân sách Bộ Đấu thầu
1 157.900
bị, vật tư công nghệ thông tin Quốc Phòng rộng rãi

Xây dựng Cổng trao đổi thông tin Ngân sách nhà Đấu thầu
2 123.520
của Kiểm toán nhà nước nước rộng rãi

Mua sắm trang thiết bị phòng máy Ngân sách Bộ Đấu thầu
3 74.700
chủ Quốc Phòng rộng rãi

Mua sắm thiết bị, phần mềm Ngân sách Bộ Đấu thầu
4 38.000
CNTT Quốc Phòng rộng rãi

Ngân sách Bộ Đấu thầu


5 Mua sắm phần mềm
Quốc Phòng rộng rãi 2.000

Xây dựng phần mềm quản lý Ngân sách Đấu thầu


6 12.500
bưu chính KT1 nhà nước rộng rãi

Ngân sách Đấu thầu


7 Mua sắm phần mềm quản lý 9.000
nhà nước rộng rãi

Ngân sách Bộ Đấu thầu


8 Xây dựng phần mềm bản đồ số 12.400
Quốc Phòng rộng rãi

Mua sắm máy tính, thiết bị


phục vụ triển khai giải pháp
Ngân sách Bộ Đấu thầu
9 giám sát toàn thông tin cho 21.100
Quốc Phòng rộng rãi
mạng máy tính quân sự cấp
chiến thuật

Tổng (S) 451.120

84
Nguồn: Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất

Do vậy, tổng số tiền tiết kiệm được cũng chính là hiệu quả thu được khi
triển khai đấu thầu điện tử qua mạng của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ
thuật và Sản xuất:
A=(27,4-2)% * 451.120=114.584 (triệu đồng)
Quy trình tổ chức đấu thầu qua mạng luôn tuân thủ quy định của pháp
luật, đảm bảo công bằng, công khai minh bạch

Quy trình đấu thầu điện tử được thực hiện nghiêm túc thể hiện ở việc
tuân thủ pháp luật về Đấu thầu, các quy định về thời gian đấu thầu, các quy định
về thông tin đấu thầu đều được đảm bảo.
Bản thân hoạt động đấu thầu điện tử được thực hiện để tạo môi trường
cạnh tranh nhằm đem lại hiệu quả cho hoạt động đầu tư. Tuy nhiên nếu chỉ sự
dụng các hình thức như chỉ định thầu, tự thực hiện thì vai trò của hoạt động đấu
thầu điện tử không thể được phát huy. Trong Luật Đấu thầu quy định “các gói
thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm
hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển;
gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án
hoặc dự toán mua sắm thường xuyên” sẽ tiến hành chỉ định thầu, do vậy đã xảy
ra hiện tượng các chủ đầu tư tiến hành chia nhỏ các gói thầu để tiến hành chỉ
định thầu. Hiện tượng này đang từng bước được loại bỏ tại Công ty TNHH MTV
Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất.
Môi trường cạnh tranh trong đấu thầu ở Công ty còn được thể hiện ở công
tác soạn thảo hồ sơ mời thầu. Với mục đích tổ chức đấu thầu để chọn ra nhà thầu
có đủ năng lực và đáp ứng tốt nhất yêu cầu của gói thầu, Công ty luôn mong
muốn có sự tham gia của nhiều nhà thầu. Tổ chuyên gia tiến hành soạn thảo hồ
sơ mời thầu trên cơ sở tạo điều kiện tối đa để các nhà thầu có đủ năng lực được
tham gia dự thầu. Từ đó, môi trường cạnh tranh được đảm bảo, công tác tổ chức
đấu thầu của Công ty đã phát huy hiệu quả cao.
Trên cơ sở đó, các nhà thầu tham gia đấu thầu luôn được cạnh tranh bình
đẳng để giành quyền thực hiện gói thầu với chất lượng cao nhất. Hoạt động đầu
tư phát triển với chất lượng đầu tư cao đã ngày càng đem lại.

85
2.4.2. Những tồn tại hạn chế cần khắc phục
2.4.2.1. Hạn chế
Mặc dù công tác tổ chức đấu thầu qua mạng tại Công ty đã đem lại nhiều
hiệu quả cao, song vẫn tồn tại hững mặt hạn chế cần chú ý, cụ thể:
Hạn chế trong quy trình tổ chức đấu thầu

Có thể thấy Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất đã tổ
chức một cách hợp lý và có khoa học. Tuy nhiên có một số bất cập như sau:
- Khi thực hiện một số gói thầu, đôi khi công tác lập kế hoạch LCNT, lập
HSMT còn mang tính hình thức, các cán bộ còn khá máy móc và rập khuôn, lập
HSMT không nhìn vào thực tế làm giảm khả năng cạnh tranh công bằng của các
nhà thầu. Công tác đăng tải thông tin cũng như thông báo trúng thầu đôi khi còn
chậm trễ ảnh hưởng tới các bước công việc tiếp theo.
- Việc phối hợp giữa các phòng ban đôi khi còn thiếu chặt chẽ dẫn tới công
tác đấu thầu kém hiệu quả.
- Phân chia công việc đôi lúc chưa hợp lý dẫn tới tình trạng thừa/thiếu nhân
sự trong các gói thầu.
Hạn chế trong từng bước công việc thực hiện
 Lập KHLCNT
Việc quản lý thời gian lập KHLCNT đôi khi còn thiếu hợp lý, dẫn tới lúc thì
rảnh lúc thì công việc dồn dập hoặc kéo dài gây tốn chi phí cũng như chậm trễ
việc đăng tải. Bên cạnh đó các rủi ro bất khả kháng chưa được ban quan tâm đến.
 Chuẩn bị đấu thầu
- Chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu đôi khi chưa hợp lý, thiếu nhân sự có
chuyên môn cao.
- Lập HSMT: Một số gói thầu có các tiêu chi trong HSMT chưa phù hợp
với tình hình thực tế. Trong quá trình lập HSMT, đôi khi cán bộ đấu thầu còn khá
máy móc, rập khuôn. Có nhũng HSMT yêu cầu quá cao gây ra giảm sô lượng
Nhà thầu tham gia.
 Tổ chức đấu thầu
- Mời thầu: Việc đăng tải công khai thông tin về gói thầu đôi khi còn chậm
trễ, khiến một số nhà thầu không tiếp cận được gói thầu dẫn tới nhà thầu tham gia
ít, giảm sự LCNT có năng lực.

86
- Phát hành HSMT: Việc chuẩn bị HSMT đôi khi còn thiếu chu đáo, dẫn tới
thiếu sót trong HSMT.
- Nhận HSDT: “Công tác bảo quản chưa tốt do có quá nhiều tài liệu dẫn tới
việc lẫn lộn hồ sơ”.
- Đánh giá HSDT: “Vẫn còn tồn tại tình trạng tổ chuyên gia đánh giá HSDT
mang tính chủ quan, chưa bám sát vào tiêu chuẩn đánh giá của HSMT, đánh giá
còn sơ sài, các nhà thầu có dấu hiệu thông thầu với nhau”.
 Thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu
Việc thẩm định đôi khi còn thiếu đầy đủ, không bám sát và tiêu chuẩn thẩm
định. Việc thông báo kết quả trung thầu tới các Nhà thầu trong một số gói thầu
còn hơi chậm trễ do một số lý do khách quan.
2.4.2.2. Nguyên nhân
Để có thể khắc phục được các tồn tại, hạn chế đó, Công ty cần tìm ra nguyên
nhân để có thể đưa ra hướng giải quyết cho từng vấn đề. Các tồn tại hạn chế này
xuất phát cả từ bên trong Công ty và tác động của các yếu tố bên ngoài. Những
hạn chế trên của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất là do
Đầu vào của cán bộ không phải chuyên môn đấu thầu (do không có trường
đào tạo chuyên nghiệp). Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty không phải là
thương mại, cho nên việc lên kế hoạch để mua sắm hàng hóa tùy thuộc vào
những cán bộ chuyên môn trong kiểm nghiệm, việc bổ sung trang thiết bị nhằm
nâng cao năng lực cũng do các cán bộ kiểm nghiệm quyết định. Thực tế cho thấy
các cán bộ trong Công ty đã cố gắng khắc phục vấn đề này bằng các lớp đào tạo
ngắn hạn, song hiệu quả thường không cao. Những kinh nghiệm đấu thầu chỉ
được truyền đạt lại cho những cán bộ mới qua các hướng dẫn và giải thích vướng
mắc trên công việc hàng ngày. Đầu vào của cán bộ làm đấu thầu còn chưa mang
tính chuyên nghiệp.
Việc xin chủ trương nâng cấp, đầu tư vào cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ
còn gặp nhiều vướng mắc. Thực tế Công ty đã có đề xuất về vấn đề này với Bộ
Quốc phòng tuy nhiên chưa được duyệt.
Một số nhà thầu, đơn vị tư vấn chưa chấp hành tốt các quy định của pháp
luật về đấu thầu, năng lực còn hạn chế. Một số nhà thầu cung cấp hồ sơ dự thầu
không trung thực, liên kết với nhau, “quân xanh quân đỏ” nên công tác quản lý
đấu thầu gặp nhiều khó khăn. Hay nhà thầu mua sắm thiết bị gặp khó khăn về

87
vốn dẫn đến việc đặt hàng các thiết bị có giá trị lớn bị chậm tiến độ hoặc một số
nhà thầu xây lắp thiếu nhân công thi công cũng ảnh hưởng đến tiến độ và chất
lượng các công trình.
Chất lượng chuẩn bị Hồ sơ mời thầu còn chưa cao làm ảnh hưởng đến tiến
độ dự án, điều này cũng như kết quả công việc ở các khâu sau: đánh giá hồ sơ dự
thầu, thẩm định kết quả xét thầu, ký hợp đồng, nghiệm thu…Điều này cũng cho
thấy khâu phân bổ nhân sự, thành lập Tổ chuyên gia, Tổ thẩm định chất lượng
còn chưa cao.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật dành cho công tác đấu thầu chưa được đầu tư
đúng đắn. Diện tích Phòng hạn hẹp nên rất khó để bố trí phòng riêng biệt phục vụ
công tác mở thầu, chấm thầu. Cơ sở dữ liệu của các dự án, dữ liệu về quá trình
đấu thầu chưa được số hoá lưu trữ trên hệ thống phần mềm quản lý mà chủ yếu là
lên danh mục kiểm tra thủ công.
Năng lực chuyên môn nghiệp vụ. tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân lực
làm công tác đấu thầu chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được giao.
Công tác đào tạo nghiệp vụ về đấu thầu cho cán bộ nhân viên làm công tác đấu
thầu còn chưa được quan tâm đúng đắn, nhất là đào tạo nghiệp vụ về đấu thầu
qua mạng. Năng lực, kinh nghiệm của tất cả các chuyên viên chưa đồng đều, có
chuyên viên mới vào chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như lường hết và xử lý các
công việc phát sinh. Trong quá trình thực hiện dự án, có những dự án phức tạp,
đặc thù đỏi hỏi kiến thức khoa học chuyên ngành sâu rộng nên các thành viên tổ
thẩm định cũng không thể am hiểu hết các lĩnh vực. Các cán bộ tham gia đấu
thầu đều kiêm nhiệm làm nhiều việc khác nhau, dẫn đến áp lực công việc khi bị
ép tiến độ thực hiện dự án.
Chính sách hậu đãi nhân tài của Công ty còn chưa tốt nên đã có nhiều
người có năng lực, có trình độ sau một thời gian làm việc đã chuyển sang làm ở
công ty khác có mức lương và hậu đãi cao hơn. Hiện tượng thiếu người làm việc
hiệu quả đã khó khăn nay càng khó khăn hơn, với sự cạnh tranh ngày một gay gắt
về nhân tài.

88
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ
CHỨC ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ QUA MẠNG TẠI CÔNG TY
TNHH MTV ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VÀ SẢN XUẤT
3.1. Định hướng phát triển Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản
xuất đến năm 2030
Trong giai đoạn 2022-2030 đất nước ta sẽ đảy mạnh ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Mục tiêu đến năm 2030 là CNTT nước ta đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ đó thấy rằng công nghệ thông
tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao và góp phần làm
tăng tỷ trọng GDP của đất nước.
Ở nước ta hiện nay mạng thông tin chưa phủ khắp toàn quốc, giá hoà mạng
còn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực vì thế trong thời gian tới công
ty cần vạch ra phương hướng giúp người dân có được nhiều thông tin nhờ mạng
với mức giá rẻ, cũng là làm cho đất nước ngày càng có khả năng thông tin được
phủ khắp toàn quốc.
Tỷ lệ người sử dụng đạt mức trung bình trên thế giới với 16% dân số thuê
bao sử dụng Internet. CNTT đạt tốc độ hàng năm khoảng 25%, giá trị sản lượng
phần mềm khoảng 820 triệu USD/năm.
Với xu thế phân công lao động theo chiều sâu như hiện nay, nước ta hoàn
toàn có khả năng phát triển về mặt hàng này, trước mắt là gia công sau đó là nội
địa dần. Vấn đề cốt lõi là nhà nước phải có cơ chế khuyến khích phát triển nguồn
nhân lực.
3.1.1. Phương hướng tổng quát
Qua hơn 30 năm phát triển công ty đã có những thành tựu đáng kể và hiện
nay đang là một trong những công ty chiếm vị thế cao trên thị trường nước ta.
Tuy nhiên vẫn chưa bằng lòng với vị trí của mình công ty đã đưa ra những
phương hướng trong thời gian tới như sau:
- Là một công ty lớn mạnh về kinh doanh thiết bị công nghệ cao.
- Có thể mở xưởng lắp ráp làm giảm chi phí nhập khẩu.
- Một trong những công ty có tỷ trọng xuất khẩu phần mềm lớn ở Đông nam á.

89
- Một trong những công ty đạt doanh thu cao nhất trong ngành ở Việt Nam
- Ở thị trường nước ngoài trở thành một công ty có thế mạnh lớn.
Hiện nay chính sách của nhà nước ta ngày càng đẩy mạnh việc phổ cập
tin học đến người dân, tiếp tục chính sách ưu tiên giáo dục, đẩy mạnh công
cuộc tin học hoá đất nước dẫn đến nhu cầu về mặt hàng ngày càng tăng vì thế
công ty không ngừng tăng về số lượng và chất lượng lao động để đáp ứng tốt
nhất nhu cầu khách hàng.
Công ty có chính sách thu hút nguồn nhân lực, với phương châm con người
là nền tảng cho sự phát triển. Công ty luôn tạo điều kiện tốt, quan tâm đến đời
sống vất chất cũng như tinh thần của các nhân viên trong công ty nhằm phát huy
hết năng lực khả năng sáng tạo của họ, hơn nữa công ty cồn thường xuyên cử các
cán bộ công nhân viên đi học ở những nước có trình độ công nghệ cao về phục
vụ cho công ty mình. Hàng năm công ty có tuyển dụng nhân viên có trình độ cao
và nhiều kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu tót nhất cho việc kinh doanh thiết bị
công nghệ cao này.
Về chính sách quản lý công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi luôn biết
học hỏi khi có cơ hội.
3.1.2. Phương hướng cụ thể
Căn cứ vào tình hình thực tế của mình, trong năm 2023 công ty cố gắng
phấn đấu thực hiện một số mục tiêu sau:
- Doanh thu sản phẩm tăng 10% so với năm 2022.
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng lao động và hiệu
quả sản xuất kinh doanh, hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng cường đầu tư chiều
sâu và phát triển nguồn năng lực, đảm bảo duy trì và nâng cao mức thu nhập cho
cán bộ công nhân viên, đảm bảo nộp đủ ngân sách, giữ vững là một công ty hàng
đầu trong lĩnh vực CNTT.
Cùng với việc đề ra mục tiêu phát triển năm 2030 công ty tiếp tục đề ra
phương hướng phát triển cho những năm tới như sau:
- Nâng cao số lượng sản phẩm tiêu thụ, tạo thế chủ động trong cạnh tranh
với các doanh nghiệp trong cùng ngành sản xuất.

90
- Trong công tác quản lý, tổ chức nghiên cứu: tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát đối với các hoạt động nghiên cứu để có được kết quả nhanh nhất và tốt
nhất trong công ty.
- Về hoạt động nhập khẩu: Tìm và nhập những mặt hàng có chất lượng tốt
nhất với giá thành rẻ.
- Tăng cường công tác quản lý sử dụng tài sản cố định hơn nữa nâng cấp
tài sản cố định tăng cường chế độ bảo quản tài sản cố định, thực hiện sửa chữa
bảo dưỡng.
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: ngoài giữ vững các bạn hàng và thị
trường trước đây, chủ động tìm kiếm bạn hàng và thị trường mới đặc biệt là thị
trường nước ngoài, để ký kết thêm hợp đồng xuất khẩu, nhằm tăng số lượng sản
phẩm tiêu thụ, tăng doanh thu.
- Về công tác đào tạo cán bộ công nhân viên: không ngừng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho họ, giúp họ nắm vững các nghiệp vụ trong công
việc.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu điện tử qua mạng
tại Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
3.1.1. Quán triệt quy định của pháp luật về đấu thầu điện tử
Trước hết, Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất cần tăng
cường tổ chức nghiên cứu, quán triệt thực hiện theo quy định của Luật Đấu
thầu, Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT và các văn bản hướng dẫn về đấu thầu
điện tử.
Việc quán triệt các quy định của pháp luật về đấu thầu điện tử là một việc
làm cần thiết, là điều kiện tiên quyết cho hiệu quả của công tác tổ chức đấu thầu
do vậy đây là trách nhiệm của các lãnh đạo Công ty, mỗi cá nhân đều có nhiệm
vụ phải nâng cao hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về đấu thầu điện
tử nói riêng. Mỗi đơn vị nên tiến hành các buổi nghiên cứu, trao đổi hướng dẫn
thực hiện mỗi khi có nghị định hướng dẫn mới được ban hành, có như vậy thì
những văn bản trên mới được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.
Đồng thời có văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh quy
định về các mốc thời gian trong đấu thầu điện tử từ khâu cung cấp thông tin,
đánh giá, trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung trong đấu thầu nhằm đẩy

91
nhanh tiến độ của dự án, bảo đảm chất lượng của dịch vụ, hàng hóa và công trình
theo yêu cầu. Bên cạnh đó, Cán bộ Công ty cần thực hiện nghiêm túc việc phân
cấp trách nhiệm trong đấu thầu điện tử theo quy định. Tăng cường vai trò trách
nhiệm của chủ đầu tư theo hướng tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc tố chức
thực hiện đấu thầu điện tử. Đồng thời mỗi cá nhân cần có trách nhiệm kiểm tra,
đôn đốc việc quán triệt quy định của Luật Đấu thầu và nghị định liên quan của
các thành viên khác trong đơn vị, thực hiện nguyên tắc “cùng làm, cùng bàn,
cùng kiểm tra”.
3.1.2. Nâng cao chất lượng cán bộ phụ trách đấu thầu
Để cải thiện được thực trạng đấu thầu hiện nay vốn còn nhiều bất cập mà
vấn đề cốt lõi nằm ở sự hạn chế về năng lực của nhân sự phụ trách đấu thầu.
Do vậy trong thời gian tới, vấn đề chất lượng đào tạo phải được coi là nhiệm vụ
quan trọng.
Để làm tốt công việc này không có cách nào khác là phải nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên về đấu thầu điện tử đủ năng lực (giỏi về chuyên môn,
có bề dày kinh nghiệm, có kiến thức thực tiễn và có khả năng truyền thụ);
chương trình giảng dạy phải đổi mới, mang tính ứng dụng cao chứ không chỉ
dừng lại ở mức trình bày lại Luật Đấu thầu và các nghị định hướng dẫn, đồng
thời phải có những ví dụ minh họa, này các tình huống và các xử lý tình huống
để các học viên có thể nắm vững và áp dụng đúng các điều luật… Thiết nghĩ,
Nhà nước cũng cần có những văn bản luật quy định về yêu cầu đối với các cơ
sở đào tạo, với giảng viên, với chương trình học cũng như thời gian của khóa
học để đảm bảo chất lượng truyền tải nghiệp vụ. Đồng thời phải tăng cường sự
quản lý của các cơ quan Nhà nước các cơ sở đào tạo.
3.1.3. Hoàn thiện từng khâu trong tổ chức đấu thầu điện tử
Đa dạng hoá và nâng cao tính cạnh tranh giữa các nhà thầu
Việc đa dạng hoá và nâng cao tính cạnh tranh giữa các nhà thầu là một giải
pháp quan trọng làm tăng tính hiệu quả của đấu thầu. Mục tiêu của đấu thầu là tìm
ra nhà thầu tốt nhất trong những nhà thầu để thực hiện gói thầu. Do vậy số lượng
các nhà thầu tham gia càng đông thì tính cạnh tranh cang cao, chủ đầu tư càng có
thêm nhiều lựa chọn để tìm nhà thầu xứng đáng. Để có thể tăng số lượng các nhà
thầu tham gia đấu thầu điện tư, Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản
xuất có thể thực hiện một số giải pháp như kéo dài thời gian chuẩn bị HSDT của

92
các nhà thầu. Việc kéo dài thời gian chuẩn bị HSDT sẽ giúp các nhà thầu cân
nhắc, chuẩn bị và hoàn thiện HSDT tốt hơn, từ đó có thêm nhiều nhà thầu tham gia
hơn.
Hoàn thiện việc soạn thảo kế hoạch đấu thầu
Kế hoạch đấu thầu điện tử có vai trò vô cùng quan trọng với cả chủ đầu
tư cũng như nhà thầu tham dự. Chủ đầu tư lập kế hoạch đấu thầu phân chia
dự án thành các gói thầu để có định hướng nhằm đáp ứng yêu cầu về chất
lượng, chi phí và tiến độ thực hiện dự án. Với các nhà thầu, thông tin trong kế
hoạch đấu thầu giúp họ có định hướng về các gói thầu mà mình có đủ năng
lực tham gia từ đó có sự chuẩn bị cho quá trình dự thầu nhằm đem lại hiệu quả
cao nhất.
Quá trình tổ chức đấu thầu điện tử như một “dây chuyền”, từng khâu, từng
bộ phận của dây chuyền có hoạt động tốt thì mới đảm bảo cả dây chuyền hoạt
động tốt. Kế hoạch đấu thầu được nâng cao chất lượng soạn thảo sẽ là tiền đề
cho việc nâng cao hiệu quả của cả quá trình thực hiện đấu thầu.
Tại Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất việc soạn thảo
kế hoạch do các phòng ban tiến hành do vậy để nâng cao chất lượng kế
hoạch đấu thầu, Công ty nhất thiết phải quán triệt biện pháp nâng cao chất
lượng nhân sự đấu thầu tại các đơn vị thành viên như đã trình bày ở trên. Nhân
sự có năng lực, kinh nghiệm soạn thảo kế hoạch đấu thầu hợp lý sẽ phát huy
hiệu quả cao.
Đồng thời kế hoạch đấu thầu được soạn thảo có chất lượng cũng góp phần
làm giảm thời gian, nhân sự cho quá trình thẩm định và điều chỉnh. Do vậy
lãnh đạo Công ty cần có chỉ thị chấn chỉnh việc lập, thẩm định và phê duyệt kế
hoạch đấu thầu, lựa chọn hình thức hợp đồng không phù hợp với gói thầu dẫn
đến phải điều chỉnh gây chậm trễ tiến độ, lãng phí tiền của Nhà nước; tránh
phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho từng gói thầu khi có đủ điều kiện để phê duyệt
kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án.
Để nâng cao chất lượng kế hoạch đấu thầu thì các công việc được tiến
hành trước đó như khảo sát, lập thiết kế kĩ thuật, tổng dự toán và dự toán cần
được thực hiện kĩ càng thì việc phân chia các gói thầu, việc xác định giá gói thầu,
hình thức hợp đồng và thời gian thực hiện mới đảm bảo tính chính xác. Ngoài ra
để đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu, Công ty cần từng bước giảm tối đa

93
việc sử dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu mang tính hạn chế như chỉ định
thầu và tự thực hiện. Đặc biệt cần quán triệt chỉ thị của chính phủ là không chia
nhỏ các gói thầu để tiến hành chỉ định thầu.
Nâng cao chất lượng HSMT
Chất lượng HSMT đang từng bước được nâng cao, tuy nhiên như đã nêu
trên trong phần hạn chế trong tổ chức đấu thầu điện tử tại Công ty, cán bộ
lãnh đạo Công ty cần có phương hướng giải quyết để phát huy vai trò quan trọng
của HSMT trong việc đưa ra những thông tin cơ bản cần phải đáp ứng của gói
thầu để cung cấp cho bên dự thầu và cũng để tuyển chọn nhà thầu có đủ năng
lực đảm nhận thi công gói thầu.
Trước hết vẫn là giải pháp về vấn đề nhân lực bởi nhân lực có vai trò
quyết định chất lượng của các văn bản soạn thảo. Với các gói thầu đòi hỏi kĩ
thuật cao, cần phải phân công cho các tổ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, am
hiểu lĩnh vực của gói thầu từ đó đưa ra những tiêu chuẩn kĩ thuật cụ thể, chi
tiết để định hướng cho các nhà thầu đồng thời cũng thống nhất và đem lại hiệu
quả cho công tác chấm thầu.
Trước khi soạn thảo HSMT cần tiến hành khảo sát, thiết kế kĩ càng tuân
thủ nghiêm ngặt quy trình kĩ thuật mà Nhà nước quy định để tránh hiện
tượng tiên lượng mời thầu không chính xác, sự phát sinh khối lượng thi công
dẫn tới phải thay đổi tổng dự toán.
Mặt khác, các cán bộ phụ trách soạn thảo HSMT cần tránh việc dựa dẫm
quá nhiều vào mẫu HSMT mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, tránh tư tưởng
chỉ cần đảm bảo các nội dung trong mẫu ban hành là đảm bảo quy định của
pháp luật. Những tiêu chuẩn đánh giá chung chung không loại bỏ được HSDT
ngay từ những vòng đánh giá sơ bộ và đánh giá năng lực kinh nghiệm gây ra
những lãng phí trong nhân lực, thời gian cho cả nhà thầu tham gia cũng như tổ
chuyên gia chấm thầu và chủ đầu tư. HSMT càng được chuẩn bị kĩ lưỡng thì các
công việc lựa chọn và đánh giá HSDT càng được thực hiện nhanh chóng. Tuy
nhiên cũng không nên quy định quá chi tiết khiến các nhà thầu có tâm lý không
muốn tham gia dự thầu vì quá nhiều điều khoản, tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn hóa các tiêu chí lựa chọn nhà thầu về mặt kỹ thuật
Các tiêu chí lựa chọn nhà thầu về kỹ thuật là một trong những cơ sở để
đánh giá lựa chọn nhà thầu. Việc lựa chọn nhà thầu có chính xác hay không tuỳ

94
thuộc rất nhiều vào tiêu chí này. Do vậy đối với Công ty TNHH MTV Ứng
dụng Kỹ thuật và Sản xuất hệ thống các tiêu chí lựa chọn nhà thầu về kỹ thuật
cần được xây dựng một cách logic hợp lý và công bằng. Khi xây dựng các tiêu
chính cần dựa trên cơ sở thiết kế kỹ thuật và có sự cố vấn của những tổ chức tư
vấn có kinh nghiệm. Hết sức tránh tình trạng đặt ra những tiêu chí không cần
thiết, không phù hợp, hoặc chỉ có 1 nhà thầu đáp ứng được. Hệ thống tiêu chuẩn
này phải luôn được sửa đổi điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn qua mỗi gói thầu
vì những gói thầu dù có tính chất kỹ thuật tương tự nhau nhưng vẫn có chỗ khác
biệt, cần phải có những tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Các tiêu chí phải được
sắp xếp khoa học, dễ hiểu để các nhà thầu làm HSDT được dễ dàng hơn. Cũng
nhờ đó mà việc xét thầu diễn ra được đơn giản chính xác thuận lợi. Mặt khác,
việc tiêu chuẩn hoá các tiêu chí lựa chọn nhà thầu còn nâng cao tính cạnh tranh
giữa các nhà thầu tham gia đấu thầu vì họ biết rõ hồ sơ dự thầu của mình được
đánh giá như thế nào và có giải pháp kỹ thuật phù hợp không của luật
pháp..tuy nhiên vẫn phải đảm bảo độ chính xác cao và tính khách quan.
Chuẩn hóa hợp đồng
Trong mọi hoạt động kinh tế thì hợp đồng chính là bản cam kết giữa các
bên tham gia, trong hợp đồng nêu ra các quyền hạn và trách nhiệm của các bên
nhằm thực hiện hoạt động kinh tế có hiệu quả đem lại lợi ích cho tất cả các
bên. Do vậy với riêng hoạt động đấu thầu thì hợp đồng giúp cho chủ đầu tư
quản lý việc thực hiện gói thầu của nhà thầu, hợp đồng được chuẩn hóa là cơ
sở giúp cho nhà thầu thực hiện nghiêm túc, không bỏ bê công việc, thực hiện
gói thầu với chất lượng tiêu chuẩn, thời gian đã cam kết; nếu có vi phạm xảy ra
đây là cơ sở để xử phạt cho cả hai bên.
Thục hiện tốt trách nhiệm của bên mời thầu
Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất phải đảm bảo điều
hoà mối quan hệ giữa nhà thầu với địa phương, đảm bảo cho nhà thầu những điều
kiện thuận lợi trong việc thi công trên địa bàn. Công ty cần lập mối quan hệ với
chính quyền địa phương và cơ sở để nhà thầu có thể thực hiện gói thầu theo đúng
hạn định.
Thực tế cho thấy hầu hết các nhà thầu đều gặp phải rắc rối trong khâu
thanh toán. Khi tham gia đấu thầu nhà thầu cố gắng xác định giá nguyên vật
liệu, chi phí tư vấn, quản lý nhân công … để có giá bỏ thầu hợp lý mong được
trúng thầu. Tuy nhiên khi triển khai dự án nhà thầu vẫn chưa được chủ đầu tư

95
thanh toán kịp thời. Thực trạng này gây ra bức xúc cho các nhà thầu và làm
mất uy tín của bên mời thầu, giảm năng lực hoạt động của bên mời thầu. Do
vậy để hoàn thiện công tác đấu thầu điện tử Công ty TECAPRO cần phải làm
tốt trách nhiệm của bên mời thầu, tuân thủ nghiêm túc những điều khoản đã ký
kết hợp đồng, thanh quyết toán gói thầu theo đúng thủ tục, theo dõi sát sao
những chi phí phát sinh them để tránh tình trạng không thể quyết toán gói thầu.
Một thực tế nữa là do chủ đầu tư không tiến hành giám sát thường xuyên
dẫn đến nhà thầu cắt xén nguyên vật liệu đến khi chủ đầu tư kiểm tra thấy
không thoả mãn yêu cầu bắt phá đi làm lại gây thiệt hại rất lớn, vừa mất tài
nguyên tiền của và thời gian. Vì vậy giải pháp đặt ra ở đây là chủ đầu tư phải
nâng cao trách nhiệm của mình, thường xuyên kiểm tra giám sát nhà thầu thực
hiện gói thầu.
3.1.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban
Việc phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban là việc làm hoàn toàn cần thiết
để đảm bảo sự phát triển của cả Công ty. Các phòng ban có phối hợp nhịp nhàng
thì những vấn đề nảy sinh mới được giải quyết nhanh, triệt để đồng thời khắc
phục những hạn chế về thủ tục rườm rà.
Tuy nhiên để thực hiện được điều này không hề đơn giản, trước hết lãnh
đạo Công ty cần thương xuyên ban hành các quyết định hướng dẫn về định
hướng, mục tiêu hoạt động của Công ty cho từng giai đoạn, từng năm để các đơn
vị có cái nhìn khách quan tổng thể. Sau đó ban hành các chỉ thị hướng dẫn chi
tiết việc thực hiện từng mục tiêu và nhiệm vụ của từng đơn vị; phân công nhiệm
vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng ban để không bị chồng chéo trong
khâu quản lý, kiểm tra giám sát cũng như thực hiện.
Các phòng ban cần có trách nhiệm hoạt động theo phương châm tạo điều
kiện thuận lợi, hỗ trợ đắc lực cho nhau vì sự nghiệp phát triển chung. Sự phối
hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban sẽ giúp giảm tối đa thời gian, nhân lực và chi
phí cho mọi công việc. Ví dụ như trong công tác thẩm định các văn bản pháp luật
có liên quan đến tổ chức đấu thầu điện tử, các tổ chức thẩm định cần tạo điều
kiện và chỉ dẫn cho các đơn vị thành viên khi các văn bản trên chưa hợp lệ để
tránh hiện tượng phải điều chỉnh đi điều chỉnh lại, gây lãng phí thời gian và nhân
lực.
Mặt khác lãnh đạo Công ty thường xuyên phải theo dõi hoạt động của các

96
đơn vị, đưa đoàn các bộ đi thực tế để xem xét những vướng mắc ở mỗi phòng
ban, đơn vị từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình, tăng cường
sự phối hợp giữa các phòng ban. Đồng thời tích cực khuyến khích tính tự chủ
của các cá nhân trong việc thông báo về những vướng mắc, đề xuất những giải
pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức của Công ty, hoàn thiện cơ chế làm việc nhằm
giảm tối đa sự lãng phí về thời gian.
Ngay thực tế tại văn phòng đại diện Chi nhánh Đà Nẵng công ty
TECAPRO chỉ có 6 tới 7 nhân sự phụ trách đấu thấu với nguồn nhân sự ít ỏi như
vậy sự kết nối giữa các phòng ban là rất quan trọng giúp giảm tải công việc đáng
kể.
3.1.5. Nhóm các giải pháp khác
Dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các nước khác, các nhóm giải pháp sau
được đưa ra nhằm đảm bảo quá trình triển khai đấu thầu qua mạng được thực
hiện và vận hành có hiệu quả:
Quyết tâm của lãnh đạo: Đây là điều kiên quyết cho sự thành công của
việc ứng dụng đấu thầu qua mạng ở Việt Nam. Việc Chính phủ và bản thân công
ty quyết tâm thực hiện và thực hiện đến cùng, không vì bảo vệ đặc quyền đặc lợi
cho một số nhóm nhỏ các cá nhân là việc cần phải làm. Lãnh đạo các địa phương,
Bộ, ban, ngành cũng phải quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo để thực hiện
nghiêm túc và triệt để.
Đảm bảo đồng bộ giữa khung pháp lý và công nghệ. Khung pháp lý là cơ sở
để xây dựng quy trình công nghệ. Các giải pháp và quy trình điện tử phải đảm
bảo thực hiện đúng và chặt chẽ theo Luật và các văn bản liên quan. Nhưng ngược
lại, trong quá trình xây dựng hệ thống, nếu có những điểm cần phải thay đổi để
phù hợp với công nghệ hiện tại mà vẫn đảm bảo không làm méo mó hệ thống
Luật, thì chúng ta cũng nên cân nhắc để điều chỉnh sao cho hợp lý, tránh gây rắc
rối, phức tạp và làm khó cho các nhà thầu.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của tất cả đối tượng tham gia vào hệ
thống. Thời gian đầu, việc thực hiện đấu thầu qua mạng chắc chắn sẽ đụng chạm
vào nhiều cá nhân, tổ chức. Do đó, việc thực hiện sẽ là khiên cưỡng, nhiều
khi mang tính chống chế. Vì vậy, cần phải có biện pháp giải thích, vận động các
cá nhân, tổ chức tích cực tham gia vào hệ thống. Đến một thời điểm nhất định
thì phải có quy định bắt buộc đối với từng trường hợp, đồng thời cũng phải xây

97
dựng các chế tài xử phạt nghiêm khắc nếu không tuân thủ.
3.2. Kiến nghị về phía Nhà nước và các cơ quan có liên quan
3.2.1. Định hướng của Chính phủ trong việc ứng dụng đấu thầu qua mạng
Việt Nam đang trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin trong đời sống kinh tế xã hội. Quán triệt Chỉ thị của Bộ
Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để hoàn
thiện cơ sở pháp lý cũng như định hướng về phát triển công nghệ thông tin,
Internet, đấu thầu điện tử. Thông qua việc xây dựng một hệ thống đấu thầu tập
trung, qua mạng, sẽ làm cho quá trình đấu thầu của các cơ quan, đơn vị được
công khai, minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Đấu thầu qua mạng bao
gồm: các cơ sở pháp lý phục vụ đấu thầu qua mạng, cải cách các quy trình
nghiệp vụ đấu thầu qua mạng, xây dựng hạ tầng thông tin gồm mạng, cơ sở dữ
liệu, cổng giao tiếp, với độ an toàn bảo mật cao để phục vụ đấu thầu qua mạng.
Đấu thầu qua mạng, làm cho quá trình mua sắm công được công khai, minh
bạch, quá trình đấu thầu được bình đẳng, nhanh chóng và hiệu quả.
3.2.2. Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp về đấu thầu
Hệ thống pháp luật về Đấu thầu hiện nay ở nước ta cụ thể chính là Luật
Đấu thầu và nghị định hướng dẫn đi kèm đang ngày càng được hoàn thiện thể
hiện ở việc nghị định hướng đẫn đấu thầu điện tử qua mang.
Tuy nhiên trong nghị định vẫn còn nhiều hạn chế như đã nêu trên, làm
giảm hiệu quả của công tác đấu thầu điện tử. Các cán bộ quản lý Nhà nước về
Đấu thầu cần có những biện pháp để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về Đấu
thầu nhằm phát huy hiệu quả của một hoạt động chuyên nghiệp như hoạt động
đấu thầu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần xem xét nghiên cứu có những quy định đơn
giản hơn để giảm bớt thủ tục, đẩy nhanh quá trình đầu tư dự án như đối với gói
thầu tư vấn có giá trị dưới 500 triệu đồng được áp dụng hình thức chỉ định
thầu. Mà theo quy định hiện hành việc chỉ định thầu phải tuân thủ đầy đủ các
bước từ: phát hành Hồ sơ yêu cầu; chuẩn bị Hồ sơ đề xuất; đánh giá Hồ sơ đề
xuất, trình duyệt thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu. Như vậy rất
mất thời gian, đặc biệt với những gói thầu giá trị rất nhỏ, ít nhà thầu quan tâm
cũng phải thực hiện đầy đủ quy trình trên làm chậm tiến độ đầu tư dự án.

98
Việc hướng dẫn những vướng mắc phát sinh liên tục trong thực tiễn từ
phía các cơ quan có thẩm quyền nhiều khi chung chung, không rõ ràng làm chủ
đầu tư lúng túng. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng sớm ngân hàng dữ
liệu xử lý những tình huống trong đấu thầu để các tổ chức, cá nhân có thể tra cứu
liên tục để giảm bớt thời gian chờ hướng dẫn.

Mặt khác cần đơn giản hóa thủ tục hành chính có liên quan nhằm tạo
môi trường thuận lợi cho công tác đầu thầu. Các Bộ, ngành và địa phương khẩn
trương rà soát để sửa đổi, bãi bỏ các văn bản hướng dẫn thực hiện đấu thầu
không phù hợp, trái với quy định của Luật Đấu thầu. Các văn bản hướng dẫn về
đấu thầu điện tử của Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp sau khi ban hành
phải được gửi đến cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu để theo dõi quản lý.
Đẩy mạnh công tác đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý Nhà nước, đẩy nhanh
tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm
túc yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Luật Đấu
thầu và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Đồng thời Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần thường xuyên có các
buổi thảo luận, các diễn đàn công khai để thu thập ý kiến đóng góp của các cá
nhân, tập thể về các dự thảo luật của Nhà nước nói chung và các bộ luật liên
quan đến Đấu thầu nói riêng. Những ý kiến đóng góp như trên góp phần làm
cho việc ban hành pháp luật được đi sát với thực tế, luật và nghị định sau khi
ban hành sẽ có tính thực tiễn cao.
3.2.3. Minh bạch, công khai hóa thông tin đấu thầu
Công tác đấu thầu luôn tiềm ẩn những tiêu cực, trong đó sự thiếu minh bạch
là một nguyên nhân chính làm giảm tính cạnh tranh tranh trong đấu thầu, dẫn đến
thất thoát trong đầu tư mua sắm ảnh hưởng đến nguồn lực của Nhà nước. Dưới
sức ép của tiến trình hội nhập với những đòi hỏi sự minh bạch hóa, khắc phục
những tồn tại tiêu cực, kéo dài thời gian, khép kín trong hoạt động đấu thầu, một
trong các biện pháp hữu hiệu là cơ chế đấu thầu qua mạng
Đấu thầu qua mạng đang được nhiều quốc gia xem như là một công cụ
thúc đẩy sự minh bạch trong quá trình mua sắm từ nguồn tài chính công. Thông
qua hệ thống thông tin đấu thầu qua mạng, các nhà thầu tiềm năng đều có quyền
và cơ hội ngang nhau trong việc truy cập, tiếp cận mọi thông tin về đấu thầu để

99
tham gia cạnh tranh một cách bình đẳng.
3.2.4. Tích cực thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm
Với vai trò của mình là nâng cao hiệu quả của hoạt đồng đầu tư phát triển,
hoạt động đấu thầu cần được thực hiện nghiêm túc, tuân thủ quy định của pháp
luật. Thanh tra, kiểm tra là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý
Nhà nước, nhằm đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ
chức, cá nhân đồng thời qua đó cũng phát hiện những điều bất hợp lý để kiến
nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn; và nhất thiết phải được chú
trọng đúng mức. Các cơ quan Nhà nước, các bộ ngành có liên quan cần tăng
cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; tiến hành các cuộc thanh
tra, kiểm tra đột xuất về quá trình thực hiện đấu thầu tại các cơ quan đặc biệt là
các doanh nghiệp sử dụng vốn Nhà nước hoặc những dự án trọng điểm; các cơ
quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra việc thực
hiện của đơn vị mình, sớm phát hiện những sai sót để kịp thời chấn chỉnh và xử
lý các trường hợp vi phạm. Đồng thời cần xây dựng thể chế và nghiên cứu khoa
học; xây dựng lực lượng; đổi mới phương pháp chỉ đạo điều hành; tránh hiện
tượng chồng chéo trong thanh kiểm tra…Tuy nhiên phải quán triệt thanh tra là để
ngăn ngừa, ngăn chặn vi phạm, thúc đẩy quá trình giải ngân, tiến độ dự án và
đảm bảo an toàn trong thi công chứ không phải thanh tra làm phiền hà, nhũng
nhiễu, cản trở quá trình thi công của các đơn vị. Tăng cường công tác quản lý đấu
thầu, kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật. Đặc biệt có biện pháp xử lý
mạnh không cho tham dự gói thầu khác đối với các nhà thầu bị phát hiện thông
đồng trong đầu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng
sau khi trúng thầu. Trong trường hợp này chủ đầu tư kiến nghị cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền có biện pháp xử lý hành vi vi phạm. Trong thời gian tới cần
tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, kiện toàn bộ máy từ Thanh tra Bộ đến Thanh
tra các Cục để ổn định mô hình và hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời với đó,
lực lượng thanh tra phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng
cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh tra các cấp

100
KẾT LUẬN
Tóm lại , đấu thầu là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với
quá trình tồn tại và phát triển của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và
Sản xuất. Đấu thầu qua mạng mang lại hiệu quả cao trong quá trình đầu tư
nâng cao năng lực tổ chức đấu thầu qua mạng của Công ty. Tham gia đấu thầu
đặc biệt là tham dự thầu qua mạng, các nhà thầu bắt buộc phải nâng cao năng
lực, kinh nghiệm của mình, như thế mới có sức cạnh tranh với các nhà thầu
khác, đồng thời cũng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm để từ đó ngày càng phát
triển lớn mạnh. Trong những năm qua, Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ
thuật và Sản xuất đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tiết kiệm hàng trăm
triệu cho ngân sách những cũng có những mặt hạn chế cần khắc phục. Tóm lại,
đấu thầu qua mạng là một trong những hình thức mua sắm đem lại hiệu quả
cao.
Thực trạng hoạt động đấu thầu điện tử của Công ty TNHH MTV Ứng dụng
Kỹ thuật và Sản xuất cho thấy lợi ích mà hoạt động này đem lại là không hề nhỏ
và đang không ngừng được phát huy tốt đa hiệu quả của hoạt động đấu thầu điện
tử, để đấu thầu trở thành hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao.
Qua tìm hiểu về đấu thầu điện tử vè hoạt động tổ chức đấu thầu tại
Công ty, từ những kết quả đã đạt được cung những hạn chế còn tồn tại, tôi xin
đưa ra những nhận định mang tính chủ quan đồng thời đề xuất những giải pháp
với Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất nói riêng và các cơ
quan quản lý Nhà nước về đấu thầu nói chung để khắc phục. Trong đó thay đổi
tư duy để triển khai hệ thống đấu thầu, tuyên truyền sử dụng hệ thồng đấu thầu
quốc gia, sử dụng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia một cách bền vững. Ngoài
ra Công ty cần có chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý. Đặc
biệt là nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào hoạt động đấu thầu qua mạng.
Hơn thế nữa có một sự thống nhất về nhận thức về mục dích, ý nghĩa, tác dụng
của đấu thầu qua mạng tạo ra một môi trường thuận lợi cho các ứng dụng. Và
cần đảm bảo đồng bộ giữa khung pháp lý là cơ sở để xây dựng quy trình thực
hiện công tác đấu thầu qua mạng. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một đề tài
nghiên cứu, đồng thời với hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân,
tác giả rất mong sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện
hơn.

101
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Đấu thầu, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Luật Đấu thầu 2013
3. Thông tư 08/2022 về đấu thầu qua mạng
4. Luật Doanh nghiệp 2020
5. Website Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất (TECAPRO):
https://tecapro.com.vn/
6. Báo cáo tài chính Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất năm
2019, 2020, 2021
7. Hồ sơ năng lực Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất giai
đoạn 2019 - 2021
8. Danh sách cán bộ Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất giai
đoạn 2019 – 2021
9. Danh sách hợp đồng đã thực hiện giai đoạn 2016 – 2021
10. Hồ sơ mời thầu Gói thầu: Mua sắm nguyên vật liệu sản xuất trang bị loạt
“0”- Thiết bị đa năng cấp chiến thuật TRS-32 và TRS-64
11. Hồ sơ dự thầu Gói thầu: Mua sắm nguyên vật liệu sản xuất trang bị loạt “0”-
Thiết bị đa năng cấp chiến thuật TRS-32 và TRS-64
12. Hồ sơ mời thầu gói thầu số 06: Mua sắm phần mềm quản lý trang bị, vật tư công
nghệ thông tin

103

You might also like