You are on page 1of 57

HỌC KÌ DOANH NGHIỆP NGHIỆP IB – FINAL DRAFT

Họ và tên: Lương Thị Thu Phương

Mã số sinh viên: 31191027084

SĐT liên hệ: 0932366543

Email: luongthuphuong238@gmail.com

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC KÊNH


DIGITAL MARKETING CHO CÔNG TY AN NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC KÊNH


DIGITAL MARKETING CHO CÔNG TY AN NAM

Sinh viên: Lương Thị Thu Phương


Chuyên ngành:
Khoá:
GVHD:

TP.HCM – 2022
LỜI CẢM ƠN

1
LỜI CAM KẾT

2
BẢNG ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP

3
BẢNG ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN

4
TÓM LƯỢC

5
A. MỤC LỤC

CHƯƠNG GIỚI THIỆU...............................................................................................10


1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................10
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................10
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................10
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................11
6. Kết cấu nội dung.....................................................................................................11
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY AN NAM......................12
1.1. Giới thiệu chung về công ty.................................................................................12
1.1.1. Lịch sử hình thành.........................................................................................12
1.1.2. Quá trình phát triển.......................................................................................13
1.1.3. Cơ cấu tổ chức................................................................................................15
1.2. Phân tích tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2021...................17
1.3. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.........................19
1.3.1. Thuận lợi.........................................................................................................19
1.3.2. Khó khăn.........................................................................................................19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:..........................................................................................20
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG DIGITAL
MARKETING CỦA CÔNG TY AN NAM..................................................................21
2.1. Phân tích tổng quan tình hình digital marketing của Việt Nam.....................21
2.2. Phân tích thực trạng kênh digital marketing của công ty An Nam.................22
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................22
2.2.2. Thực trạng hoạt động digital marketing của An Nam thông qua thu thập
dữ liệu thứ cấp..........................................................................................................23
2.2.2.1. Website......................................................................................................23
2.2.2.2. Facebook...................................................................................................26
2.2.2.3. SEO...........................................................................................................28

6
2.2.3. Thực trạng hoạt động digital marketing của An Nam thông qua thu thập
dữ liệu sơ cấp............................................................................................................29
2.2.3.1. Mô tả điều tra...........................................................................................29
2.2.3.2. Thống kê các kênh digital marketing mà công ty được khách hàng
biết đến...................................................................................................................31
2.2.3.3. Thống kê những yếu tố thu hút khách hàng trên các kênh digital
marketing...............................................................................................................32
2.2.3.4. Mục đích của khách hàng khi truy cập vào website.............................33
2.3. Nguyên nhân của những bất cập và tồn động của các kênh digital marketing
.......................................................................................................................................34
2.4. Đánh giá chung thực trạng hoạt động digital marketing tại công ty An Nam
.......................................................................................................................................36
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐỘ NHẬN DIỆN
THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY AN NAM THÔNG QUA DIGITAL
MARKETING................................................................................................................39
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.......................................................................................39
3.2. Mục tiêu giải pháp................................................................................................39
3.3. Chiến lược tổng quan cho giải pháp...................................................................39
3.4. Chiến lược cụ thể cho giải pháp của từng kênh digital marketing..................42
3.4.1. Website............................................................................................................42
3.4.3. SEO..................................................................................................................43
3.5. Chiến dịch tăng độ nhận diện cho công ty An Nam..........................................44
3.5.1. Tung viral clip................................................................................................44
3.6. Thời gian – Timeline............................................................................................45
3.7. Ngân sách..............................................................................................................47
3.8. Dự đoán hiệu quả đạt được sau khi nâng cấp các kênh digital marketing và
thực hiện chiến dịch....................................................................................................48
KẾT LUẬN.....................................................................................................................50
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................51

7
B. DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Hình ảnh website công ty An Nam

Hình 2: Các chỉ số đo lường tình trạng website công ty

Hình 3: Thông tin về số lượng truy cập và chỉ số phiên

Hình 4: Hình ảnh facebook công ty An Nam

Hình 5: Screenshot bởi từ khóa “cửa cuốn uy tín tại Hà Tĩnh”

C. DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Thông tin tổng quan về Công ty TNHH SX và TM AN NAM

Bảng 1.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty AN NAM

Bảng 1.3: Thông tin cá nhân khảo sát từ khách hàng

Bảng 1.4: Mô hình SWOT áp dụng cho công ty

Bảng 1.5: Mô tả xây quá trình xây dựng bảng khảo sát
Bảng 1.6: Bảng mô tả từ khóa để tối ưu lượt tìm kiếm
Bảng 1.7: Bảng dự toán ngân sách
Bảng 1.8: Bảng dự toán ngân sách cho chạy quảng cáo facebook
Bảng 1.9: Đo lượng KPI dự định

D. DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1.1: Cấu trúc tổ chức bộ máy công ty An Nam

Biểu đồ 1.2: Kết quả hoạt động công ty giai đoạn 2019-2021

Biểu đồ 1.3: Thông tin về khách hàng truy cập vào facebook công ty An Nam

Biểu đồ 1.4: Lượt thích trang facebook công ty An Nam

Biểu đồ 1.5: Lượt truy cập facebook công ty An Nam

Biểu đồ 1.6: Tỉ lệ phân bổ truy cập vào các kênh digital của công ty

Biểu đồ 1.7: Những yếu tố thu hút khách hàng trên các nền tảng digital marketing

Biểu đồ 1.8: Mục đích truy cập trên các nền tảng digital của khách hàng

8
E. DANH MỤC VIẾT TẮT
Công ty TNHH SX và TM AN NAM Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất
và thương mại An Nam

PVC Polyvinyl chloride

TTTM Trung tâm thương mại

KOL Key Opinion Leader (người ảnh


hưởng)

CTA Call to Action

PC Personal Computer

CTR Click Through Rate

Performance Khả năng hoạt động

GDN Google Display Network

US Unique Selling Point

Ads Advertisement

SEM Search engine marketing

SEO Search Engine Optimization

Digital Marketing Tiếp thị kỹ thuật số

Insights Sự thấu hiểu bên trong

Hotline Đương dây nóng

Bounce-Rate Tỉ lệ thoát khỏi trang web

9
CHƯƠNG GIỚI THIỆU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế đổi mới ngày này, sự bùng nổ của internet, sự phát triển rầm rộ
của các phương tiện truyền thông trực tiếp hiện đại thông qua các mạng xã hội, website,
các kênh thông tin diễn đàn đã tác động không nhỏ đến hành vi tiêu dùng của con người
hiện nay. Người tiêu dùng trong sự đổi mới của nền kinh tế ngày càng có xu hướng ngồi
một chỗ nhưng có thể thực hiện được nhiều hoạt động mà họ muốn như: gặp gỡ bạn bè,
tư vấn, tìm kiếm thông tin, mua sắm, nghe nhạc, học tập giải trí.

Đi cùng với sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng, các giải pháp, phương thức
tiếp thị truyền thống cũ cũng dần bộc lộ các điểm yếu như tính hạn chế tương tác, hạn
chế về thời gian không gian, hình thức quảng cáo cũng như chi phí cho nó. Digital
Marketing được hình thành nên nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp cũng như các cá
nhân, chủ thể doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và ghi nhận sự phản hồi của khách
hàng tiềm năng. Digital marketing là phương thức hiệu quả giúp cho các tổ chức, cá
nhân truyền tải được thông điệp đến với khách hàng nhanh chóng, chính xác mà gần như
quảng cáo truyền thống không làm được.

Tại Công Ty An Nam, sớm nhận ra được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong
nền kinh tế số, công ty được triển khai thực hiện việc ứng dụng các hoạt động Digital
Marketing trong giai đoạn đầu hình thành của công ty. Tuy nhiên việc ứng dụng Digital
Marketing chưa thật sự chưa được công ty sử dụng, áp dụng triệt để, bài bàn, và chưa
thích nghi kịp thời nhanh chóng nhằm đáp ứng đảm bảo mục tiêu, trong việc tiếp cận
cũng như hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình vận hành của công ty.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tôi chọn đề tài “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN CÁC KÊNH DIGITAL MARKETING CHO CÔNG TY AN NAM” nhằm đưa ra
các giải pháp phát triển, cải thiện các kênh digital marketing hiện có của công ty, từ đấy
giúp công ty kéo lại vị thế và khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình hoạt động hiện tại các kênh digital
marketing của công ty, từ đó đề xuất một giải pháp cải thiện kịp thời để nâng cao nhận
thức khách hàng, tiếp cận thêm khách hàng mục tiêu về thương hiệu An Nam.

3. Đối tượng nghiên cứu


Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu sâu vào khía cạnh Digital marketing bao
gồm các công cụ tác đến động đến nhận thức thương hiệu của công ty An Nam.
10
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn việc triển trai Digital Marketing tại công ty
An Nam trong thời gian hoạt động từ năm 2011 đến 2022. Thời gian tiến hành từ
08/08/2022 đến 15/10/2022.

5. Phương pháp nghiên cứu


Định tính: Trực tiếp thực hiện khảo sát khách hàng bằng bảng hỏi phỏng vấn tại các
văn phòng làm việc của An Nam.

Định lượng: Thực hiện thu thập dữ liệu trực tiếp tại công ty như: bảng báo cáo tài
chính, bảng thông tin, sản phẩm, bảng thống kê đặc điểm khách hàng…

6. Kết cấu nội dung


Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY AN NAM

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG DIGITAL


MARKETING CỦA CÔNG TY AN NAM

Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐỘ NHẬN DIỆN


THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY AN NAM THÔNG QUA DIGITAL MARKETING

11
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY AN NAM
1.1. Giới thiệu chung về công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành
Công ty TNHH SX và TM AN NAM được thành lập vào năm 2011, tại thành phố
Hà Tĩnh. Hiện tại, công ty đã mở thêm văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và
Hà Nội. Công ty tự chủ về tài chính, là công ty có tư cách pháp nhân về mặt luật pháp,
tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn do
công ty quản lý.

Một số thông tin cơ bản về công ty:

Tên doanh nghiệp Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại AN NAM

Tên tiếng anh AN NAM Corporation

Mã số thuế 3001486613

Trụ sở chính Số 09, khối phố 7, Phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

Nhà máy sản xuất Số 1, ngõ 447, Đường 26/3, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

Văn phòng đại diện Số 24, đường Đa Tốn, quận Gia Lâm, Hà Nội

Số 23, đường Hoàng Kế Viêm, phường 12, quận Tân Bình,


TPHCM

Giám đốc Nguyễn Duy Linh

Lĩnh vực kinh doanh Chuyên thiết kế, giám sát, thi công nhà dân dụng, nhà thép, sản
xuất và lắp đặt các loại cửa cuốn, cửa nhôm kính, vách kính,
vách mặt dựng, mái sảnh kính, cửa gỗ, cửa thép chống cháy

Website https://7door.vn/

Số điện thoại 085.456.9789

Bảng 1.1: Thông tin tổng quan về Công ty TNHH SX và TM AN NAM

Với việc ứng dụng công nghệ sản xuất máy móc hiện đại nhằm mục đích tạo nên sự
khác biệt về chất lượng sản phẩm mà còn mong muốn góp phần thiết thực trong việc
ứng dụng các công nghệ tiên tiến và vật liệu mới có chất lượng cao trong ngành xây
dựng Việt Nam.

12
Công ty An Nam được biết đến đồng thời cũng tiêu thụ 2 loại sản phẩm chính. Đây
là 2 sản phẩm cốt lõi nhất của công ty và là những mặt hàng đầu tiên của công ty trong
những năm đầu thành lập đến hiện tại.

- Cửa cuốn siêu nhanh 7door: nhập khẩu trực tiếp từ Đài Loan – Nhà sản xuất cửa
tốc độ cao hàng đầu thế giới, cửa cuốn tốc độ cao HS có tốc độ đóng mở cửa lên tới
3m/giây, sản phẩm có những điểm nổi bật khác như:

Thiết kế tinh tế, thẩm mỹ với những khe thoáng linh hoạt.

Đa dạng mẫu mã, màu sắc,… phù hợp với nhiều yêu cầu của khách hàng.

Tiết kiệm năng lượng, tốt niêm phong, hiệu quả cao, anti-wind với tốc độ tối đa tốc độ
mở của các cửa là 2.35 mét/giây.

Được kiểm định thực tế bởi nhà đầu tư hàng đầu Việt Nam mang tên tập đoàn Vingroup.

- Cửa cuốn nhôm cao cấp: cung cấp sản phẩm cửa cuốn nhựa siêu nhanh, tốc độ
cửa 0,8 - 1,5m/s bằng chất liệu vải nhựa PVC lõi Polyester có lớp chống tia UV/bắt cháy
chậm, chống bụi. Phù hợp với các kho xưởng, nhà máy, phòng sạch, phòng lạnh luôn
đáp ứng được nhu cầu cũng như yêu cầu của người tiêu dùng như: Tính bền vững, Tính
thẩm mỹ cao, Đa dạng mẫu, dễ dàng lắp ghép, Thuận tiện và tiết kiệm.

1.1.2. Quá trình phát triển


Những ngày đầu thành lập, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn bởi vì nguồn vốn hạn
hẹp và chưa có mối quan hệ làm ăn. Nhưng nhờ những chiến lược kinh doanh,năng lực
quản lý của Giám đốc cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của đội ngũ nhân viên nhiệt huyết mà
hiện nay công ty đã tìm được chỗ đứng trên thị trường và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Cụ thể trên nhiều phương diện như: Trình độ của nhân sự, mô hình kinh doanh, dịch vụ,
chiến lược khách hàng, ứng dụng công nghệ mới vào các sản phẩm,…

Đối tượng khách hàng ban đầu của công ty chỉ là những hộ gia đình xây dựng, tu
sửa cửa cổng tại Thành phố Hà Tĩnh. Khi công ty thành lập vào năm 2011 thì lúc đó
chưa phổ biến việc dùng cửa cuốn, bởi vậy bước đầu giới thiệu sản phẩm đến khách
hàng khá khó khăn. Tuy nhiên, chỉ một vài năm sau đó, cửa cuốn được xem là loại cửa
hiện đại bảo vệ an toàn ngôi nhà, khu đô thị, trung tâm thương mại. Với công nghệ tự
động hiện đại với tính thẩm mỹ cao, cửa cuốn hiện nay đã rất phổ biến tại thị trường
Việt Nam.

13
Nhờ lượng nhu cầu tăng vọt, công ty không chỉ cung cấp cho khách hàng lẻ như hộ
gia đình mà còn cung cấp cho các dự án khu dân cư đô thị hay các dự án thương mại
lớn. Hiện nay, công ty là một trong những nhà thầu, đối tác có uy tín của nhiều tập đoàn
lớn và đã hoàn thành các công trình với áp lực tiến độ cao như các công trình: TTTM
Vincom, Shophouse, Vinhomes của Tập đoàn Vingroup; dự án FORMOSA Hà Tĩnh,dự
án nhiệt điện Thái Bình của tập đoàn Dầu Khí Việt Nam,…

Tầm nhìn chiến lược của công ty đang và sẽ là công ty đi đầu trong ngành xây
dựng dân dụng.Bên cạnh đó,công ty cũng đang thực hiện từng bước đầu tư và mở rộng
lĩnh vực thêm một số mô hình kinh doanh, cố gắng trở thành công ty đa ngành, đa lĩnh
vực.

Công ty luôn lấy tiêu chí “Uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp” làm hàng đầu. Không
những vậy, hoạt động bán hàng còn được quan tâm quản lý chặt chẽ trong khâu hạch
toán từ đó bổ sung thêm nhiều phương thức bán hàng mới như phương thức bán hàng
truyền thống, có cả phương thức bán hàng trả góp, trả chậm, có ích trong việc nâng cao
hiệu quả của hoạt động tiêu thụ. Nhờ vậy, trong những năm gần đây (2018-2022), hoạt
động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước
tăng cao.

Bên cạnh đó, thị trường công nghiệp xây dựng dân dụng ở Việt Nam đang có tiềm
năng phát triển bậc nhất do có quy mô dân số lớn (hơn 98 triệu người), cơ cấu dân số trẻ
(60% dân số ở độ tuổi 18-60. Theo báo cáo từ Tổng cục thống kê, tỷ trọng cửa cuốn
trong nhóm cửa bảo vệ đã tăng từ 22% trong (năm 2010) lên 40% đến (năm 2017) và dự
kiến sẽ tăng khoảng 65% đến hết năm 2022.

Với tỷ lệ đô thị hóa cao đạt 41% năm 2022, tăng 0,6% so với cùng kỳ 2021 thì
chung cư, nhà đất, các công trình về trung tâm thương mại vẫn còn được mở rộng trong
nhiều năm tới. Thị trường cửa cuốn nói riêng, và ngành xây dựng, vật liệu xây dựng nói
riêng vẫn sẽ rất tiềm năng và sẽ là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất.

14
1.1.3. Cơ cấu tổ chức

Biểu đồ 1.1 Cấu trúc tổ chức bộ máy công ty An Nam

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự công ty An Nam

Mỗi phòng ban, bộ phận trong công ty tuy có những nhiệm vụ riêng biệt nhưng có
mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một khối thống nhất, góp phần đưa bộ máy
của công ty được vận hành liên tục và hiệu quả. quả, từ đó làm tăng lợi ích của công ty
cũng như người lao động trong công ty.

- Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, đại diện cho Công ty chịu mọi trách
nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của
Công ty trên mọi phương diện. Giám đốc là người quyết định về các chính sách, chế độ
của nhân viên trong Công ty.

- Phó giám đốc: là người có nhiệm vụ làm tham mưu cho giám đốc những điều cần
thiết, triển khai để thực hiện các quyết định của giám đốc; Phụ trách quản lý các phòng
ban chức năng theo phân công của giám đốc, tạo sự nhịp nhàng trong công tác quản lý.

- Phòng hành chính nhân sự: là nơi quản lý nguồn nhân sự trong Công ty, phụ
trách việc tuyển thêm lao động, chấm công cho công nhân; đào tạo, tổ chức các hoạt
động tập thể, gắn kết mọi người trong cùng Công ty lại với nhau, tạo mối quan hệ bền
chặt.

15
-Phòng kế toán: chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính, định mức, vốn lưu động
cần thiết đảm bảo cho quá trình kinh doanh; hạch toán việc thu chi và quyết toán kinh
doanh của Công ty.

- Phòng hậu mãi: Chịu trách nhiệm giải quyết về vấn đề lắp đặt, sửa chữa, bảo
dưỡng bảo trì theo yêu cầu của khách hàng. Phòng hậu mãi sẽ trực tiếp quản lí kỹ thuật
viên của công ty tại các công trình, nhà máy sản xuất.

- Phòng kinh doanh:

+ Bộ phận kinh doanh nội địa: Mở rộng thêm tập khách hàng, công trình tại Việt
Nam.

+ Bộ phận kinh doanh quốc tế - marketing: Làm nhiệm vụ quản lý các đơn hàng
nhập khẩu, tìm kiếm thu mua nguyên vật liệu nước ngoài, nghiên cứu những sản phẩm
mới để thâm nhập về Việt Nam, quản lí facebook, website của công ty.

16
1.2. Phân tích tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: tỷ đồng (VNĐ)

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Doanh thu 18.3 35.8 25.2

Chi phí 16.6 31.9 22.1

Lợi nhuận 1.7 3.9 3.1

Tỷ suất lợi 9.28 10.9 12.3


nhuận/doanh thu
(%)

Tỷ suất chi 90.72 89.9 87.7


phí/doanh thu (%)

Bảng 1.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty AN NAM

Nguồn: Phòng kế toán của công ty An Nam


40.0

35.0

30.0

25.0
Doanh thu
20.0
Chi phí
15.0 Lợi nhuận

10.0

5.0

0.0
2019 2020 2021

Biểu đồ 1.2. Kết quả hoạt động công ty giai đoạn 2019-2021

Nguồn: Phòng kế toán của công ty An Nam

Nhìn chung qua các năm, các chỉ tiêu của công ty đều tăng qua các năm cho thấy
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả. Doanh thu lẫn lợi nhuận

17
của công ty đều đạt kết quả khả quan qua các năm (2019-2020). Đây là tín hiệu đáng
mừng cho thấy hoạt động hiệu quả của công ty trong 3 năm gần nhất.

- Về doanh thu:

Doanh thu công ty của công ty trong giai đoạn 2019-2021 tăng nhanh nhờ những
hợp đồng làm việc với những công trình lớn như Vinhomes, Vincom, các nhà máy thủy
điện của nhà nước, thu hút được khách hàng sỉ lẻ từ các vùng miền Trung, Hà Nội,…
Doanh thu năm 2020 tăng gần gấp đôi so với năm 2019.

Năm 2021 sự ảnh hưởng nặng nề từ Covid 19 đến toàn xã hội về mặt kinh tế, công
ty An Nam cũng không tránh khỏi sự tổn thất. Mặc dù chỉ kinh doanh được 1 số tháng
trong năm 2021 nhưng doanh thu cao hơn nhiều so với năm 2019 (tăng 37,7%).

- Về chi phí:

Chi phí của công ty trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh
thu của công ty. Bởi vì tốc độ tăng trưởng tăng nhanh nên công ty cần phải đầu tư vào
cơ sở vật chất, nhân lực vận hành,…

Giai đoạn này công ty mở rộng quy mô nhà máy sản xuất, nhập khẩu nhiều loại
máy móc công nghệ cao để đảm bảo được chất lượng, tiến độ cho sản phẩm. Bên cạnh
đó, công ty cũng tốn khá nhiều chi phí ngoài lề để đấu thầu được với các tập đoàn lớn
như VinGroup,…

Công ty cũng đang từng bước cải thiện các chi phí để gia tăng lợi nhuận, gia tăng
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể là từ năm 2019- 2020 đã giảm được 0,82%
và từ năm 2020-2021 giảm được 2,2%.

- Về lợi nhuận:

Nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng đạt kết quả
khả quan. So với năm 2019, lợi nhuận của năm 2020 đã tăng lên 1,52%. Lợi nhuận của
năm 2021 cũng đạt kết quả tốt so với mức doanh thu của năm (12,3%) – cao nhất trong
3 năm 2019,2020,2021.

Mặc dù có những dấu hiệu tích cực trong lợi nhuận, tuy nhiên vẫn chưa đạt đến sự
kỳ vọng của ban giám đốc. Lợi nhuận của công ty chưa nhiều là do lượng chi phí đầu tư
còn quá lớn như chi phí vận hành, đầu tư máy móc,…

18
1.3. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
1.3.1. Thuận lợi
- Công ty liên tục đạt được những con số tăng trưởng đáng kể về cả doanh thu và
lợi nhuận. Vì vậy đây là dấu hiệu ban giám đốc của công ty đang điều hành công ty theo
đúng hướng.

- Công ty là đối tác lâu dài các tập đoàn lớn như Vingroup là một cách khẳng định
chất lượng sản phẩm,dịch vụ của công ty. Đây cũng là một lợi thế mà công ty cần khai
thác để marketing cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

- Công ty cũng đang thường xuyên kết hợp với bộ phận kế toán, kinh doanh để
đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các nguồn chi phí, cắt bỏ những chi phí không cần thiết để
gia tăng lợi nhuận hoạt động.

- Phòng kinh doanh đang từng bước đa dạng hóa các mặt hàng, sản phẩm từ nước
ngoài để gia tăng thêm nguồn thu của công ty cũng như gia tăng thêm sự lựa chọn cho
khách hàng.

- Công ty cũng đang thu hút tạo dựng mối quan hệ tốt với ngân hàng để có thể vay
vốn với lãi suất thấp, tạo điều kiện để công ty phát triển một cách nhanh chóng.

1.3.2. Khó khăn


- Độ tuổi của nhân sự của khối văn phòng còn khá cao (70% là từ 30-40 tuổi) nên
mức độ nhạy bén và sáng tạo trong công việc không nhiều. Phong cách làm việc hay xử
lí tình huống còn rập khuôn, đi theo lối mòn. Vì vậy, đặc biệt đối với phòng ban kinh
doanh, marketing thì hiệu quả làm việc không cao. Những hoạt động digital marketing
thì cần phải có nhân sự trẻ để đổi mới, cải tiến các hoạt động quảng bá thương hiệu.

- Mọi đề xuất, giấy tờ,… đều phải có sự xét duyệt, kí tá bởi giám đốc công ty vì
vậy những lúc vắng mặt giám đốc thì giấy tờ đều bị xử lý chậm trễ, quy trình làm việc bị
gián đoạn.

- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài đứng đầu ngành như tập đoàn
Austdoor, Eurowindow,… cũng như các hãng lớn đang và sẽ gia nhập ngành. Sự cạnh
tranh ngày càng khắc nghiệt, dẫn đến công ty gặp nhiều áp lực về giá bán cũng như duy
trì chi phí và gia tăng chất lượng sản phẩm.

- Mặc dù làm cho những dự án lớn, song thương hiệu của công ty vẫn chưa thật sự
nhận được sự nhận diện cao của khách hàng do chưa marketing đúng cách.

19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Những thông tin tổng hợp ở chương 1 đã nêu được sơ lược tổng quan về công ty
AN NAM về lịch sử hành thành, quá trình phát triển và tình hình hoạt động kinh doanh
hiện tại của công ty. Công ty đã hoạt động được 11 năm nhưng kết quả kinh doanh mới
có dấu hiệu khởi sắc từ năm 2017. Thời gian này chính là giai đoạn phát triển của công
ty. Đây là sự cố gắng của cả một tập thể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khía cạnh mà công ty
chưa khai thác để phát huy hơn nữa nguồn doanh thu của công ty, đặc biệt là về digital
marketing. Bởi hiện nay, marketing trên nền tảng số là một cơ hội vô cùng lớn với
những start-up, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, hãy đến với chương 2 để phân tích
thực trạng tình hình về digital marketing của công ty AN NAM. Để biết được công ty đã
và đang làm tốt hay chưa tốt ở điểm nào.

20
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG DIGITAL
MARKETING CỦA CÔNG TY AN NAM
2.1. Phân tích tổng quan tình hình digital marketing của Việt Nam

Trong thời đại 4.0 hiện nay, nền tảng số có ảnh hưởng lớn và sâu sắc đến đời sống
của toàn xã hội. Mọi thông tin đều có thể được tìm kiếm, chia sẻ thông qua Internet.
Chính vì vậy mà hiện nay các doanh nghiệp đang thay đổi theo xu hướng thị trường là
phát triển marketing nền tảng số. Có thể nói hiện nay Việt Nam đang ở thời điểm vàng
cho việc mở rộng digital marketing.

Tính đến thời điểm này dân số Việt Nam là hơn 98,5 triệu người vào đầu năm 2022
trong đó có nữ chiếm 50,1% và nam chiếm 49,9%. Độ tuổi trung bình của dân số Việt
Nam là 33. Trong đó, độ tuổi từ 18-54 chiếm gần 60% tổng dân số.Bên cạnh đó dân số
ở thành thị cũng chiếm đến gần 36%, dân số tập trung đông đúc cùng với mạng lưới
Internet dày đặc cũng phù hợp cho việc triển khai kế hoạch áp dụng digital marketing
cho công ty.

Vào tháng 1 năm 2022, đã có 72,1 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam. Tỷ lệ
sử dụng Internet của Việt Nam chiếm 73,2% tổng dân số. Trong đó hiện nay 70,40 triệu
người sử dụng Facebook. Phạm vi tiếp cận quảng cáo của Facebook tại Việt Nam tương
đương với 97,6% cơ sở người dùng internet địa phương (bất kể độ tuổi). Đây là những
con số cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và là tiền đề cho digital
marketing phát triển. Bên cạnh đó, dịch vụ SEO đang ngày càng tăng trưởng tại Việt
Nam và toàn cầu. Có thể khẳng định nước ta đang là thị trường “hot” nhất hiện nay cho
những loại hình ads tìm kiếm với tốc độ tăng trưởng khủng bởi dịch vụ SEO giúp tiết
kiệm khoản chi phí và gia tăng đơn hàng.
Theo số liệu thống kê của WeareSocial và Hootsuite, có tới 93% tỷ lệ người dùng
Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày. Người dùng Việt Nam dành trung bình
6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng xã hội. Mạng xã
hội được cho sẽ là “kinh đô mua sắm” của người tiêu dùng Việt bởi 62.6% người tiêu
dùng Việt coi mạng xã hội là phương tiện tìm kiếm về thông tin và thương hiệu sản
phẩm. Bên cạnh đó, văn hóa ở Việt Nam còn có một số điểm có thể giúp cho digital
marketing phát triển mạnh hơn như: khi có Internet, người tiêu dùng không chỉ đưa ra ý
kiến chủ quan của mình mà còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi ý kiến chung của công đồng
về sản phẩm hay nhà sản xuất. Vì vậy khi một sản phẩm, dịch vụ được sử dụng bởi các
tập đoàn lớn, người nổi tiếng (KOL),… sẽ cho khách hàng được sự tin tưởng. Vì vậy,

21
làm việc cùng với tập đoàn Vingroup, nhà máy nhiệt điện Thái Bình,… là một lợi thế
lớn cho An Nam trong việc quảng bá thương hiệu của mình trên các nền tảng digital
marketing.
Một yếu tố không kém phần quan trọng, tác động trực tiếp đến hoạt động digital
marketing đó là yếu tố công nghệ tại Việt Nam.Theo dữ liệu Ookla công bố cho thấy
người dùng Internet tại Việt đang sử dụng tốc độ kết nối Internet như sau:

-Tốc độ kết nối Internet di động trung bình qua mạng di động: 35,14 Mbps.
-Tốc độ đường truyền Internet cố định trung bình: 68,50 Mbps.
Trong đó, tốc độ kết nối Internet di động trung bình ở Việt Nam tăng 8,66 Mbps
(+32,7%); tốc độ đường truyền Internet cố định trung bình tăng 25,36 Mbps (+58,8%)
trong 12 tháng tính đến đầu 2022.

Mặc dù dân số Việt Nam chỉ đến 98,5 triệu người nhưng lại có gần 150 triệu số
thuê bao được đăng ký và có tới 45% số thuê bao được đăng ký 3G&4G. Điều này
chứng tỏ đã có phần đông người dân tiếp cận với điện thoại di động thông minh và cũng
không ít người sử dụng đến 2-3 chiếc điện thoại cùng 1 lúc. (Theo số liệu thống kê của
WeareSocial và Hootsuite).
2.2. Phân tích thực trạng kênh digital marketing của công ty An Nam
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu trong đó có thu thập dữ
liệu thứ cấp và thu thập dữ liệu sơ cấp.

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Thu thập các thông tin về hoạt động Digital Marketing thông qua Website,
Facebook, SEO mà công ty An Nam cung cấp nhằm đánh giá tình trạng hoạt động các
kênh digital marketing đó của công ty dựa vào các chỉ số đánh giá quan trọng như chỉ số
về lượt tiếp cận, tương tác, phản hồi…

Nghiên cứu, thu thập dựa theo các lý thuyết và các chỉ số đánh giá cho hoạt động
Digital Marketing thông qua báo cáo, sách vở, tạp chí,…

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Phương pháp trên sẽ được thực hiện bằng cách xây dựng bảng hỏi sau đó thực hiện
khảo sát trực tiếp khách hàng, các kết quả thu hồi được sẽ được dùng để đo lường các
kênh digital marketing mà khách hàng thường truy cập tới, những yếu tố nào thu hút
khách hàng thông qua các kênh đó, và mục đích của họ khi truy cập vào.

22
Đối tượng điều tra: Khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công
ty.

Địa điểm thực hiện: Công ty TNHH SX và TM An Nam tại 3 cơ sở: Hà Nội, Sài
Gòn, Hà Tĩnh.

Thời gian thực hiện: Từ 8/8/2022 đến 15/9/2022.

Ngoài ra bài báo cáo còn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích dựa trên các
nguồn dữ liệu trên để củng cố việc đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động digital
marketing từ đó có được những kết luận chính về các tồn đọng đồng thời các nguyên
nhân của nó.

2.2.2. Thực trạng hoạt động digital marketing của An Nam thông qua thu thập
dữ liệu thứ cấp
2.2.2.1. Website
Về tổng quan, màu sắc chủ đạo của website công ty là cam, trắng. Đây cũng là màu
logo và màu đại diện cho công ty. Thiết kế của web được thiết kế khá tinh gọn, đơn
giản, hình ảnh hài hòa với đầy đủ các thông tin về thương hiệu cũng như sản phẩm bao
gồm: giới thiệu công ty, dự án hoàn thành, thông tin sản phẩm và giá tiền, tin tức về
công ty,.. giúp khách hàng dễ tiếp cận và nắm bắt.

23
Hình 1. Hình ảnh website công ty An Nam

Tuy nhiên, website vẫn chưa có nhiều Button để khách hàng liên hệ qua nhiều kênh
như Facebook, Zalo, Hotline,… đồng thời chưa có những câu CTA như “liên hệ ngay”
“tư vấn ngay” để chuyển hướng khách hàng nhanh chóng liên hệ tư vấn và đặt đơn hàng.
Đây là một lỗi khá nghiêm trọng trong Digital Marketing khi trên các nền tảng này
không có hoạt động CTA để lôi kéo khách hàng.

Hình 2. Các chỉ số đo lường tình trạng website công ty

Nguồn: Phòng Marketing công ty An Nam

Kết quả phân tích về performance website của công ty thì tốc độ tải web đối với
thiết bị PC là khá ổn (86% performance) giúp người dùng nhanh chóng tiếp cận được
thông tin từ website. Thời gian để tải lên hình ảnh có dung lượng lớn nhất của website là
1.5s và thời gian để load toàn bộ thông tin là 5.2s. Đây là dung lượng thời gian khá ổn
cho việc truy cập thông qua PC. Còn đối với tốc độ tải web trên thiết bị điện thoại di
động chỉ đạt 75% performance đồng thời lượng thời gian tải lên toàn bộ thông tin và
hình ảnh cần đến 8.1s.

24
Hình 3. Thông tin về số lượng truy cập và chỉ số phiên

Nguồn: Phòng Marketing công ty An Nam

Chỉ số cũng cho thấy răng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2022, tổng số người
truy vào website của công ty đạt 246 người, tuy nhiên trong đó chiếm đến 73% là người
dùng cũ và chỉ 27% (66) là người mới. Điều này chứng tỏ là mức độ hài lòng của khách
hàng và giữ chân khách hàng của công ty là khá cao dẫn đến việc khách hàng cũ tiếp tục
quan tâm đến những sản phẩm, dịch vụ của công ty. Tuy nhiên, lượng khách hàng mới
biết đến công ty và tìm hiểu về công ty thông qua website là khá thấp và có xu hướng
giảm.

Chỉ số phiên (Session) được đo lường khi bắt đầu quá trình người dùng truy cập
vào website từ lúc thoát ra khỏi trình duyệt được xem là kết thúc một phiên, do đó số
phiên càng nhiều cho thấy nhiều người đang truy cập đến website. Trong 6 tháng đầu
năm 2022, dữ liệu số phiên mỗi người dùng là 1.26, ngoài ra số trang/phiên ghi nhận 1.3
hay nói cách khác cứ trung một khách hàng truy cập sẽ đọc thông tin 1.3 trang trên
website và trung bình thời gian đọc mỗi phiên là 2 phút 18 giây.

Bounce-Rate hay còn gọi là tỷ lệ phần trăm khách hàng thoát khỏi trang web sau
khi truy cập. Công ty ghi nhận tỷ lệ thoát trong 6 tháng đầu năm 2022 trên trang web là
75.83% khá là cao, điều này chứng tỏ có vẻ như khách hàng sẽ dễ dàng bấm nút tắt luôn
mà không hề truy cập các tabs khác của website hay các links gán cùng trang website trừ
khi khách háng đó thật sự có nhu cầu về dịch vụ cửa cuốn. Trong khi website là một

25
trong những công cụ chính của công ty dùng để tiếp cận khách hàng thông qua không
gian mạng.

2.2.2.2. Facebook

Hình 4. Hình ảnh facebook công ty An Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, như số liệu được hiển thị thì facebook page của công ty
có 178 lượt thích trang và lượt theo dõi là 186. Bên cạnh đó thì trang Facebook của công
ty cũng chưa có tick xanh chính chủ cũng như các bài checkin sử dụng dịch vụ hay các
đánh giá của khách hàng. Các thông tin tổng quan về công ty trên page hiển thị khá đầy
đủ bao gồm: địa chỉ công ty, các sản phẩm cung cấp, số điện thoại liên lạc, email,
website,…

Các bài đăng có nội dung đầy đủ về thông tin sản phẩm, các hoạt động của công ty
tuy nhiên vẫn không có lượt tương tác nhiều do nội dung về content cũng như hình ảnh
chưa thu hút. Mật độ bài viết của page khá thất thường và kể từ tháng 3/2021 đến nay
chưa cập nhật lại bài viết do chưa có một định hướng hay quy định gì từ công ty. Bên
cạnh đó thì công ty cũng thiếu nguồn nhân lực cho việc thực hiện các công việc liên
quan đến Digital Marketing.

26
Biểu đồ 1.3 Thông tin về khách hàng truy cập vào facebook công ty An Nam

Biểu đồ 1.4 Lượt thích trang facebook công ty An Nam

27
Biểu đồ 1.5 Lượt truy cập facebook công ty An Nam

Nguồn: Phòng marketing công ty An Nam

Đây là các số liệu được trích xuất 6 tháng đầu năm 2021, bởi vì kể từ cuối tháng
3/2021 công ty không còn đăng bài trên page. Trên trang fanpage thì đối tượng tiếp cận
và tương tác là giới tính nam chiếm 87,2% và nữ chiếm 12,8%. Độ tuổi tiếp cận nhiều
nhất là từ 25 đến 54 tuổi. Điều đó cho thấy đối tượng quan tâm, sử dụng sản phẩm của
công ty chủ yếu nằm ở phân khúc nam giới từ 25 đến 54 tuổi.

Các bài đăng của công ty được đăng tải thường xuyên vào khoảng tháng 2,3 năm
2021. Vì vậy 2 biểu đồ về lượt thích mới cũng như lượt truy cập trang có sự khởi sắc.
Lượt truy cập đạt 860 lượt và lượt thích trang chỉ trong 2 tháng đạt 96 lượt -chiếm
53,9% tổng lượt thích của page. Có thể thấy, nếu công ty chăm chỉ đăng bài, tương tác
thì lượt thích, lượt tương tác sẽ có tốc độ rất nhanh. Và từ tháng 4/2021 trở đi khi công
ty không đăng bài nữa thì lượt thích, lượt tương tác của page cũng mất hẳn.

2.2.2.3. SEO
Trước đây công ty từng làm việc với một số đơn vị quảng cáo SEO, tuy nhiên kết
quả không đạt được mong đợi so với chi phí bỏ ra. Hiện tại khi gõ từ khóa “cửa cuốn uy
tín tại Hà Tĩnh” thì lượt hiển thị trên 3 trang đầu của Google không có sự xuất hiện của
website công ty An Nam mà chỉ hiện lên trang web của các đối thủ.

28
Hình 5. Screenshot bởi từ khóa “cửa cuốn uy tín tại Hà Tĩnh”

Nguồn: Phòng marketing công ty An Nam

Điều này chứng tỏ là hoạt động SEO của công ty còn yếu. Đây là một bất lợi của
công ty khi mà hiện nay, xu hướng của tất cả mọi người là tìm kiếm trên google. Mỗi
ngày có đến 89,3 tỷ lượt tìm kiếm theo số liệu 2022 của Similarweb. Bên cạnh đó thì khi
gõ từ khóa cửa cuốn thì các kết quả sẽ hiện lên công ty đối thủ từ đó công ty An Nam
mất đi lượng khách hàng biết đến công ty cũng như sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công
ty.

2.2.3. Thực trạng hoạt động digital marketing của An Nam thông qua thu thập
dữ liệu sơ cấp
2.2.3.1. Mô tả điều tra
Trong quá trình thu thập bảng khảo sát từ khách hàng trong thời gian gần 1 tháng
rưỡi thì thu được 282 phiếu trả lời. Trong đó có 104 phiếu trả lời biết đến công ty từ
digital marketing (Facebook, Website, SEO). Với mục đích muốn biết thực trạng và mức
độ hiệu quả của hoạt động digital marketing nên chỉ có 104 phiếu hợp lệ. Vì vậy, việc
phân tích sẽ phụ thuộc vào thông tin từ 104 phiếu điều tra. (Phiếu điều tra được gắn ở
phần phụ lục)

29
Đặc điểm Tần số (người) Tỉ lệ (%)

Giới tính Nữ 8 7,7%

Nam 96 92,3%

Độ tuổi 20 - 30 11 10,6%

31 - 40 46 44,2%

41 - 50 40 37%

51 trở lên 7 8,2%

Nghề nghiệp Nhà thầu xây dựng 23 22,1%


dự án các dự án
thương mại

Kiến trúc sư, nhà 44 42,3%


thầu dân sự

Chủ hộ gia đình 33 31,7%

Khác 4 3,9%

Thu nhập Dưới 10 triệu 6 5,8%

10-15 triệu 42 40,4%

Trên 15 triệu 34 32,7%

Trên 30 triệu 22 21,1%

Bảng 1.3 Thông tin cá nhân khảo sát từ khách hàng

Nguồn xử lý số liệu từ thu thập bảng câu hỏi

Dựa vào bảng xử lý số liệu, khách hàng chủ yếu của công ty là nam giới chiếm
92,3% trong tổng số 104 khách hàng được hỏi. Trong khi tỷ lệ nữ chỉ là 7,7%. Trong đó,
chủ yếu ở độ tuổi từ 31-40 và 41-50 lần lượt là 44,2 và 37%. Trong khi độ tuổi từ 20-30
chỉ chiếm 10,6 % và trên 50 chiếm 8,2%. Điều đó chứng tỏ khách hàng chủ yếu của
công ty là nam giới và độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi là tập khách hàng chủ yếu của công ty.
Đây là yếu tố quan trọng để công ty quảng cáo đúng khách hàng mục tiêu hơn.

30
Về nghề nghiệp của khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty An Nam thường có
nghề nghiệp liên quan đến các dự án thương mại, công trình dân sự và chủ hộ gia đình.
Phổ biến nhất là các khách hàng liên quan đến công trình dân sự (42,3%), chủ hộ gia
đình (31,7%) và 22,1% khách hàng liên quan đến dự án thương mại.

Về cơ cấu thu nhập thì khách hàng có thu nhập dưới 10 triệu chiếm thiểu số (chiếm
5,8%). Thu nhập ở mức trung bình khá từ 10-15 triệu và trên 15 của khách hàng chiếm
đa số lần lượt là 40,4% và 32,7%. Với khách hàng có thu nhập cao trên 30 triệu của
công ty cũng chiếm tỷ lệ cao (21,1%).

2.2.3.2. Thống kê các kênh digital marketing mà công ty được khách hàng biết
đến

Kênh Digital Marketing mà khách hàng biết đến

Facebook Website SEO( Google)

Biểu đồ 1.6. Tỉ lệ phân bổ truy cập vào các kênh digital của công ty

Nguồn xử lý số liệu từ thu thập bảng câu hỏi

Thông qua số liệu được thống kê thì trong tổng 104 khách hàng tham gia khảo sát
thì có đến 65,4% biết đến công ty nhờ Facebook Ads và 29,8% biết đến nhờ tìm kiếm
thông tin trên Google (SEO). Nền tảng mà ít khách hàng biết đến nhất là website (chỉ
chiếm 4,8%).

Từ những số liệu có thể khẳng định được rằng: Facebook Ads của công ty đang
được tiếp cận nhiều nhất và có hiệu quả nhất trong 3 nền tảng. Và website là nền tảng

31
được khách hàng ít biết đến nhất. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi vì khách hàng sẽ không
thể biết trước thương hiệu và click vào website để mua hàng, đặt hàng. Mà họ sẽ nghe
giới thiệu từ bạn bè người thân rồi mới vào website check về công ty, giá, sản phẩm rồi
mới quyết định mua hàng. Vậy để khắc phục tình trạng này, có thể sử dụng phương pháp
GDN marketing link với website công ty để quảng bá được website hiệu quả hơn.

2.2.3.3. Thống kê những yếu tố thu hút khách hàng trên các kênh digital
marketing
Để đánh giá được yếu tố nào thu hút khách hàng tiếp cận, quan tâm và quyết định
sử dụng sản phẩm của công ty thì bảng câu hỏi đề ra 5 yếu tố chủ yếu tác động đến
khách hàng nhất. Mỗi khách hàng có thể lựa chọn nhiều yếu tố và nhận được dữ liệu như
sau:

Những yếu tố thu hút khách hàng trên các


nền tảng digital marketing
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Hiển thị giá cả Chương trình Sự uy tín Thông tin sản Kiểu dáng, thiết kế
khuyến mãi phẩm có chứng sản phẩm
nhận quốc tế

Biểu đồ 1.7 Những yếu tố thu hút khách hàng hàng trên các nền tảng digital
marketing

Nguồn xử lý số liệu từ thu thập bảng câu hỏi

Thông qua việc thống kê và phân tích thì yếu tố thu hút và tác động đến quyết định
mua hàng nhất của khách hàng đó chính là sự uy tín chiếm 70 lượt bình chọn trong 104
phiếu. Khách hàng thừa nhận việc công ty đăng tải những hình ảnh làm việc với các dự
án thương mại lớn hay tập đoàn Vingroup khiến họ tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ
của công ty. Yếu tố hiển thị công khai giá cả và cập nhật các thông tin sản phẩm có
chứng nhận quốc tế cũng nhận được sự lựa chọn khá nhiều từ khách hàng (chiếm lần
32
lượt 51 và 59 bình chọn). Yếu tố ít thu hút khách hàng nhất là kiểu dáng, thiết kế của sản
phẩm, chỉ chiếm 18 lượt chọn. Khi được hỏi lí do không lựa chọn yếu tố này thì nhiều
khách hàng phản hồi là hình ảnh công ty đăng tải không được đẹp và hút mắt. Và họ
nhận thấy các hãng khác có được hình ảnh quảng cáo tốt hơn An Nam rất nhiều.

2.2.3.4. Mục đích của khách hàng khi truy cập vào website

Mục đích truy cập vào nền tảng digital


80

70

60

50

40

30

20

10

0
Tìm kiếm thông tin và Nhắn tin để được tư Tìm hiểu các chính Khác
liên lạc trực tiếp vấn sách, ưu đãi

Biểu đồ 1.8 Mục đích truy cập trên các nên tảng digital của khác hàng

Nguồn xử lí số liệu từ thu thập bảng câu hỏi

Tổng hợp kết quả khảo sát trên cho thấy khách hàng truy cập vào các nền tảng
digital của công ty với mục đích là tìm kiếm thông tin và liên lạc trực tiếp, chiếm 72.1%.
Đây là tập khách hàng cũ đã và đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Khi muốn
mua, sử dụng thêm sản phẩm dịch vụ hoặc có vấn đề về sản phẩm thì họ mới truy cập
vào page, website hoặc google search để lấy thông tin liên lạc. Mục đích nhắn tin để
được tư vấn và tìm hiểu các chính sách, ưu đãi của công ty vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp, lần
lượt là 20,2% và 5,8%. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi facebook của công ty đã ngừng
đăng bài từ tháng 3/2021, không có hoạt động mới hay tương tác với khách hàng.
Google search về công ty cũng không hiển thị top đầu tìm kiếm. Điều này làm cho
khách hàng có mặc định là nền tảng digital của công ty không hoạt động. Bên cạnh đó
thì các hoạt động digital của đối thủ rất năng nổ, lôi kéo sự chú ý, hành vi của khách
hàng. Đây cũng là lí do mà như đã phân tích bên trên thì công ty thu hút được rất ít

33
khách hàng mới từ hoạt động digital, những người truy cập vào các kênh thường là
khách hàng cũ.

2.3. Nguyên nhân của những bất cập và tồn động của các kênh digital marketing
- Chiến lược quảng bá của công ty chưa được định hướng cụ thể và sơ sài:

Các chỉ số trên Website, Facebook,... được phân tích thông qua dữ liệu thứ cấp thì
đều cho được kết quả không khả quan. Những chỉ số quan trọng như lượt người dùng
mới chỉ chiếm 27% tổng lượng khách hàng hay tỉ lệ phần trăm khách hàng thoát khỏi
trang web sau khi truy cập chiếm 75,83% là minh chứng cho việc các nền tảng hoạt
động marketing trên nền tảng số của công ty còn rất nhiều tồn đọng. Trong đó là việc
công ty chưa có định hướng rõ ràng cho các kênh này hay còn coi là thiếu chiến lược
phát triển các kênh này một cách bài bản.

Đầu tiên có thể nói đến là công ty chưa hiểu rõ tập khách hàng của mình để thấu
hiểu insight và marketing đúng đối tượng trên các kênh digital một cách triệt để. Công ty
chỉ xác định khách hàng của mình là các nhà thầu dân dụng, thương mại hay các hộ gia
đình cần lắp đặt, sửa chữa về cửa cuốn, cửa nhôm. Thực chất thì công ty cần phải hiểu
rõ hơn nữa về đặc điểm của khách hàng như về tuổi tác, kiến thức, mục đích của họ khi
mua hàng của công ty. Vì những thiếu sót trên mà công ty An Nam chưa để ý và thấu
hiểu được mong muốn của khách hàng trên nền tảng số. Đồng thời việc không hiểu rõ
được khách hàng mục tiêu và insight của họ khiến công ty không thể quảng bá thương
hiệu ,tiếp cận và thu hút được các khách hàng mới.

Content và hình ảnh cho các bài đăng của công ty cũng còn nhiều thiếu sót và chưa
được đầu tư nhiều. Kết quả ở bảng khảo sát khách hàng về yếu tố thu hút khách hàng ở
các nền tảng thì top 3 yếu tố đó là “Sự uy tín” “Thông tin sản phẩm có chứng nhận quốc
tế” “Hiển thị giá cả”. Tuy nhiên, các bài đăng của công ty chưa thể hiện được điều đó.
Các content chỉ được viết xoay quanh về các sản phẩm mới hay công trình mới mà quên
mất rằng việc cập nhật các công trình đã hoàn thành với Vingroup, hay những sản phẩm
hợp tác với công nghệ quốc tế mới chính là điều mà khách hàng quan tâm. Bên cạnh đó
thì hình ảnh đều được chụp theo tự phát, không có kế hoạch hay xây dựng concept cụ
thể.

Hơn nữa công ty chưa định hình được branding thương hiệu. Tuy đối với các công
trình lớn, thương hiệu An Nam vẫn được các nhà thầu biết đến và cân nhắc lựa chọn
nhưng đối với các khách hàng lẻ thì thương hiệu An Nam còn mờ nhạt trong tiềm thức
của họ. Với khẩu hiệu “Cửa vững-Nhà an” của thương hiệu Austdoor hay “Tiên phong-

34
Kiến tạo -Đồng hành” của thương hiệu Eurowindow thì công ty An Nam vẫn chưa định
hình được key branding cho thương hiệu của mình.

- Chưa truyền tải được các đặc điểm nổi bật của mình cho người tiêu dùng

Công ty chưa quảng bá và cung cấp đủ thông tin đồng thời truyền tải cho người tiêu
dùng cảm nhận được điểm mạnh của công ty như: năng lực thi công, sản xuất kỹ thuật
của công ty. Khi quảng bá về tính năng các sản phẩm trên website và facebook thì chưa
đưa ra được các đặc điểm chính, tính năng chính đồng thời các thông điệp rằng sản
phẩm đã được kiểm định thực tế bởi nhà đầu tư hàng đầu Việt Nam mang tên tập đoàn
Vingroup. Trên fanpage facebook chưa có những bài post tương tác với khách hàng như
minigame, những content hài hước vui vẻ. Lượt quảng cáo, like và theo dõi quá thấp dẫn
đến fanpage công ty còn chưa tạo được sự uy tín của công tin và sự tin tưởng của khách
hàng.

- Nguồn nhân lực của phòng ban marketing còn kém

Hiện nay, công việc liên quan đến marketing đều là các nhân viên kinh doanh của
công ty đảm nhận chứ chưa có nhân sự chuyên làm về marketing. Các nhân viên kinh
doanh sẽ thường quan tâm đến việc marketing truyền thống như thực hiện các chương
trình giảm giá khuyến mãi hay tặng quà cho các khách hàng nhân dịp lễ, Tết.

Vì vậy việc marketing trên nền tảng số không được chú trọng bởi các các nhiệm vụ
không được phân định rõ ràng đồng thời họ cũng là nhân sự có độ tuổi khá lớn, chưa bắt
kịp được với xu thế digital, trong khi các nền tảng này luôn được cập nhật và thay đổi rất
nhanh với thời gian rất ngắn. Đây có được coi là tồn đọng và cũng là nguyên nhân lớn
nhất khiến việc các kênh digital marketing không được lên kế hoạch, triển khai một cách
đúng đắn và hiệu quả.

35
2.4. Đánh giá chung thực trạng hoạt động digital marketing tại công ty An Nam

Điểm mạnh Điểm yếu – W

- Công ty có uy tín trong việc - Chưa xây dựng được chiến


hợp tác với những tập đoàn lược digital marketing thích
hàng đầu Việt Nam như hợp, nổi bật.
Vingroup, hay các công trình
trọng điểm quốc gia. - Chưa thực sự đầu tư vào
các trang digital của công ty
- Giá cả của các loại mặt nhiều như fanpage, website
hàng nhìn chung đều thấp của công ty.
hơn các thương hiệu nổi
tiếng. - Những nội dung đăng lên
chưa có điểm nhấn và không
- Chất lượng sản phẩm của có giúp ích nhiều cho khách
công ty luôn đạt tiêu chuẩn hàng khi truy cập vào để tìm
quốc tế. Công ty áp dụng hiểu thông tin của công ty.
công nghệ Nhật Bản vào việc - Quản trị quan hệ khách
sản xuất và có sự yêu thích hàng chưa tốt, dịch vụ chưa
từ khách hàng về các loại sản nổi bật.
phẩm này. - Vì công ty đang sử dụng
- Fanpage đã có một lượng chiến lược chi phí thấp cho
khách hàng trung thành, đã các sản phẩm của mình nên
sử dụng qua dịch vụ và sản chi phí marketing cũng
phẩm của An Nam. Họ vẫn không được đầu tư đúng đắn
luôn tích cực tương tác với dẫn đến chưa thu hút được
những bài đăng của công ty. khách hàng.

Cơ hội – O Chiến lược SO Chiến lược WO

- Cơ sở hạ tầng, mạng lưới - Sử dụng mạng xã hội là - Cần đầu tư phát triển kênh
internet ngày càng trở nên công cụ để quảng cáo những digital marketing, mua thêm
phổ biến. Số người sử dụng điểm mạnh của thương hiệu lượt like trang để tăng số
mạng xã hội ngày một tăng mình là năng lực thi công, lượng like cho trang tạo độ
lên. Công nghệ tiếp cận sản xuất cao, sản phẩm chất tin cậy hơn khi truy cập vào
khách hàng ngày càng phát lượng, giá thành hợp lý. trang facebook của công ty.
triển.
- Tăng thêm những bài đăng
36
- Tập trung phát triển kênh mang tính sáng tạo ở
- Khách hàng ngày càng chú facebook nhiều đồng thời Fanpage để thu hút sự chú ý
trọng vào việc lựa chọn sản tăng hạng trên thanh tìm và tương tác của khách hàng.
phẩm chất lượng, an toàn, giá kiếm Google để bắt kịp xu
thành hợp lý. thế digital marketing bây giờ. - Tăng chi phí quảng cáo cho
các kênh mạng xã hội:
- Khách hàng Việt cũng ưa
Facebook, Google để dễ dàng
thích trong việc dùng sản
tiếp cận đối với nhiều khách
phẩm có công nghệ Nhật Bản
hàng hơn nữa.
bởi tính bền và công nghệ
cao.
- Chi phí cho hoạt động
digital marketing thấp hơn
nhiều so với marketing
truyền thống.

Thách Thức- T Chiến lược ST Chiến lược WT


Tăng các chương trình
- Cạnh tranh gay gắt với các khuyến mãi cho các mặt - Thuê thêm 1,2 nhân viên
đối thủ trực tiếp như hàng chủ lực của công ty An chuyên về mảng digital để
Austdoor, Eurodoor, Netdoor Nam như các sản phẩm đến cập nhật xu hướng cũng như
và các đối thủ tiềm năng có từ Nhật Bản. những công nghệ mới ra để
thể gia nhập ngành. bắt kịp xu thế digital
marketing, dễ dàng tiếp cận
- Các thương hiệu lớn đối thủ được khách hàng và tối ưu
cũng đã phát triển digital chi phí quảng cáo. Hoặc có
marketing từ lâu. Họ quảng thể thuê ngoài các dịch vụ về
bá một cách rầm rộ và có digital marketing
hiệu quả hơn nhiều. - Tăng thêm chi phí cho
digital marketing để cạnh
- Những chương trình khuyến
tranh với các thương hiệu
mãi của đối thủ luôn chỉnh
khác trong ngành.
chu, được đầu tư với chi phí
lớn thu hút được khách hàng.
Họ cũng khéo léo quảng cáo
chương trình khuyến mãi của
mình rầm rộ lên mạng xã hội.
- Facebook ngày càng kiểm
soát chặt chẽ hơn các bài
đăng cũng như chi phí quảng

37
cáo ngày cũng tăng lên rất
nhiều.

Bảng 1.4 Mô hình SWOT áp dụng cho công ty

38
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐỘ NHẬN DIỆN
THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY AN NAM THÔNG QUA DIGITAL
MARKETING
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Như đã được phân tích ở chương 2 về những lợi ích của digital marketing trong
việc quảng bá thương hiệu của An Nam đối với các dự án thương mại và khách hàng lẻ
cũng như đặc điểm của từng kênh digital hiện đang được An Nam áp dụng. Trong thời
đại kĩ thuật số tăng trưởng, khách hàng sử dụng mạng xã hội liên tục hàng ngày và liên
tục thảo luận, quan tâm về vấn đề mua sắm online. Vì vậy, An Nam cần tập trung phát
triển cho các kênh digital marketing của mình để bắt kịp với xu thế marketing ngày nay.
Nhận thấy được việc An Nam chưa có đầu tư nhiều vào nội dung của bài đăng,
cách thức đăng bài cũng như thời gian và ngân sách hợp lý cho việc phát triển các kênh
digital của công ty mình. Vì vậy, phòng marketing của công ty cần phải đưa ra những
giải pháp để nâng cao nhận thức của người dùng đối với thương hiệu của mình hơn nữa.
Những giải pháp đưa ra nên tập trung vào những mặt hàng thế mạnh của An Nam,
ưu điểm của An Nam so với các thương hiệu khác để khách hàng có thể dễ dàng nhận
biết được như năng lực và công nghệ sản xuất, sự uy tín hàng đầu khi làm việc với
những dự án lớn nhất Việt Nam,…
Nam giới được xem là khách hàng chính của công ty nên cần điều quan trọng của
phòng marketing là phải làm sao để tiếp cận được insight của khách hàng. Vì vậy, công
ty cần xây dựng một chiến dịch có ảnh hưởng trực tiếp đến với khách hàng mục tiêu của
công ty.
3.2. Mục tiêu giải pháp
- Tăng mức độ nhận diện thương hiệu An Nam lên 20% so với thời điểm hiện tại.

- Xây dựng hình ảnh với mục tiêu lan tỏa thông điệp thương hiệu và sản phẩm,
mang An Nam Corporation tiếp cận khách hàng một cách chuyên nghiệp – chất
lượng nhưng vẫn thân thiện, gần gũi.
- Gây ấn tượng với khách hàng bằng hàng loạt công trình lớn để tăng sự tin
tưởng song hàng cùng USP nổi bật của sản phẩm công ty.
- Lượt tiếp cận quảng cáo khi bung chiến dịch là khoảng 9.000.000 lượt.

- Lượt tương tác với chiến dịch: (bình luận vào video, yêu thích, tham gia
cuộc thi ảnh của MM) khoảng 3.500.000 người.

39
3.3. Chiến lược tổng quan cho giải pháp
Bước đầu để bắt đầu xây dựng thương hiệu là phải lan tỏa thông điệp và sản
phẩm, mang An Nam corporation tiếp cận khách hàng một cách chuyên nghiệp, chất
lượng nhưng vẫn thân thiện và gần gũi. Hiện nay còn một số điểm cốt lõi mà trước
khi thực hiện chiến dịch marketing, công ty cần phải thay đổi. Cụ thể như sau:
Thay đổi khách hàng mục tiêu: Trước đây, công ty xác định cho mình tập khách
hàng là hộ gia đình và các chủ thầu xây dựng. Tuy công ty đã xác định đúng nhưng vẫn
chưa cụ thể, dẫn đến việc marketing không hiệu quả, không tiếp cận được tối đa khách
hàng.

Vì vậy, bước đầu để xây dựng một chiến lược marketing đạt kết quả tốt, công ty
cần xác định lại cụ thể tập khách hàng của mình như sau:

Đối tượng Đặc điểm cụ thể

Đối tác xây dựng, Nhà thầu bất động sản, - Nam giới, từ 30-55 tuổi
Kiến trúc sư
- Học thức cao
- Có kiến thức sâu rộng về ngành xây dựng
- Thường đặt hàng với số lượng lớn
Quan tâm đến sự cân bằng giữa các yếu tố
về: kỹ thuật sản xuất, chất
lượng sản phẩm, sự uy tín và giá cả

Kiến trúc sư dân sự, Kỹ sư xây dựng dân sự, - Nam giới, từ 30-55 tuổi
Nhà thầu dân sự
- Có kiến thức về ngành, luôn cập nhập về
tình hình tin tức mới, đặc tính sản phẩm,
mẫu mã mới.
- Tìm kiếm những sản phẩm có giá cả
rẻ, hợp lí để tối thiểu hóa chi phí

Chủ hộ gia đình có ý định xây dựng, tu sửa - Nam giới, từ 25-60 tuổi
nhà cửa
- Không có quá nhiều kiến thức chuyên sâu
về ngành
- Nhu cầu sản phẩm tùy theo hoàn cảnh,sở
thích của gia đình thường có xu hướng: rẻ,
bền, đẹp
Bảng 1.5 Mô tả xây quá trình xây dựng bảng khảo sát

40
Công ty cần nắm rõ được điểm chung về insight của 3 tập khách hàng:

Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn quốc tế rõ ràng bởi tâm lý chung của người Việt là ưa
dùng hàng quốc tế và khiến họ yên tâm hơn về chất lượng.

Chi phí là một yếu tố cực kì quan trọng để đưa ra quyết định mua hàng hoặc đàm
phán các hợp đồng cung cấp lớn. Khách hàng luôn muốn có được sản phẩm tốt, dịch vụ
tốt nhưng giá cả phải hợp lý.

Đặc biệt, khách hàng sẽ thật sự tin tưởng và cân nhắc mua hàng dựa trên kết quả
công việc đã hoàn thành của công ty. Công ty càng làm cho nhiều công trình lớn, khách
hàng lớn thì càng nhận được sự tín nhiệm.

Công ty An Nam đã có được những lợi thế trên tuy nhiên công ty vẫn chưa biết
cách tận dụng nó trong việc marketing trên nền tảng digital. Vì vậy công ty cần biết cách
đánh mạnh marketing đúng theo insight của khách hàng để đạt hiệu quả cao nhất

- Thay đổi content: Content của An Nam hiện tại vẫn chưa chuyên nghiệp. Vì vậy
bước đầu để chuyên nghiệp thì cần có 1 định hướng về content. Content trên bài đăng sẽ
xoay quanh 3 chủ đề chính và thay đổi thường xuyên.

Content 1: Branding thương hiệu – giới thiệu sản phẩm

Xây dựng nhận biết thương hiệu An Nam Corporation với 2 dòng sản phẩm cửa
cuốn siêu nhanh và cửa nhôm. Dẫn dắt câu chuyện thương hiệu, kinh nghiệm lâu đời
trong ngành và có những bước tiến trong sản xuất và thi công công trình.

Content 2: Chất lượng – tính năng sản phẩm

Đẩy mạnh yếu tố sản phẩm chất lượng và công nghệ được áp dụng. Làm USP sản
phẩm, từ đó khẳng định năng lực sản xuất cũng như giá trị sản phẩm.

Content 3: Nâng tầm công trình – Đáp ứng đa dạng nhu cầu

Chứng minh giá trị thương hiệu qua các công trình đã thi công và xây dựng luôn
đạt những thành tựu đáng nể và đem lại giá trị tối ưu cho khách hàng. Khẳng định yếu tố
chất lượng sẽ mang đến nhiều giá trị khác như sáng tạo, nâng tầm, tính thẩm mỹ.Từ
đó,tạo nên công trình hoàn thiện đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

- Thay đổi định hướng hình ảnh: Hiện tại hình của công ty, sản phẩm chưa đồng
nhất. Hình ảnh đều chụp theo tự phát, không có kế hoạch hay xây dựng concept. Vì vậy

41
để chuyên nghiệp hơn, công ty cần đưa ra concept cho các toàn bộ các hình ảnh của
mình như: Visual đồng nhất, Clean and clear và Tinh gọn.

Bên cạnh đó, công ty có thể xây dựng hình ảnh mang tính sáng tạo, mang lại sự
mới mẻ cho fanpage và sử dụng các định dạng sinh động thu hút mắt người nhìn như
định dạng gif. Cũng như cần xây dựng các thông điệp CTA trong hình ảnh để kích thích
khách hàng tiếp nhận, ghi nhớ thông tin.

- Định hình key branding của thương hiệu: 7 door – “Vệ sĩ cho ngôi nhà của
riêng bạn” Với “vệ sĩ an toàn”: khẳng định được yếu tố chất lượng,công nghệ hiện đại
và độ an toàn của sản phẩm.

Với “ngôi nhà của riêng bạn”: thể hiện được sự phù hợp với nhu cầu đa dạng của
khách hàng.

3.4. Chiến lược cụ thể cho giải pháp của từng kênh digital marketing
Như đã phân tích ở chương 2 về những tồn đọng hiện tại của các kênh digital
marketing, thì sau đây sẽ là những giải pháp cụ thể cho công ty.
3.4.1. Website
- Xây dựng thêm nhiều Button liên hệ trên nhiều kênh như: Facebook,
Messenger, Zalo, Hotline để thể hiện kênh tư vấn khách hàng đa dạng đồng thời tạo
ra sự thuận tiện, tiện lợi cho cả 2 phía.
- Khắc phục tình trạng chưa có CTA như “liên hệ ngay” “tư vấn ngay” “báo giá
ngay” tại trang chủ website để có thể kích thích được nhu cầu của khách hàng.
- Thông điệp cần rõ ràng, ngắn gọn hơn ở phần đầu trang chủ. Các thông điệp
cần giới thiệu được giá trị nổi bật của công ty như: tại sao mình lại nổi bật và ấn
tượng hơn so với các thương hiệu khác.
- Xu hướng của khách hàng hiện nay đa phần sử dụng điện thoại để lướt web,
check thông tin nhiều hơn nên công ty cần lưu ý về việc giảm một chút về phần hình
ảnh giúp tốc độ tải web trên điện thoại được cải thiện.
- Bên cạnh đó, website còn 1 số lỗi chính tả cần được sửa để làm cho web nhìn
chuyên nghiệp hơn.
3.4.2. Facebook
Facebook là nền tảng mà đến 95% người dân Việt Nam sử dụng.Có thể nói mọi
người đều mở trang mạng Facebook ra để sử dụng. Vì vậy Facebook là kênh quảng cáo
sẽ tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng cực kì lớn. Mọi người đều có thể tiếp cận lượt
thông tin nhanh chóng. Vì vậy bước đầu để dùng Facebook Ads thì page facebook của

42
công ty cần phải có độ uy tín và chuyên nghiệp trước tiên. Để làm được điều đó thì công
ty cần xây dựng được tick xanh cho page. Tiếp theo là gia tăng: Page post, Page likes,
Reach ads,Click to ads, Video ads để tiếp cận khách hàng đồng thời chạy quảng cáo thu
hút khách hàng click vào web. Tất nhiên là không thể thiếu việc thay đổi content, đồng
nhất hình ảnh như đã phân tích ở phần chiến lược tổng quát cho chiến dịch.
Với Facebook Ads, công ty nhắm mục tiêu vào nam giới 90% và 10% đối với nữ
giới. Độ tuổi chạy quảng cáo từ 25-54 và khu vực là các thành phố lớn như TPHCM, Hà
Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đà Nẵng,… Mục tiêu được chạy quảng cáo có mối quan tâm,
công việc, sở thích liên quan đến: Xây dựng, Vật liệu xây dựng,Nội thất, Ngoại
thất,Đầu tư bất động sản,… Và tất nhiên đặc điểm chung của họ là sử dụng internet
thường xuyên (PC, smartphone) và tần suất sử dụng Facebook nhiều.
Công ty cần tập trung vào “Page post engagement” để tăng tương tác trên
fanpage.Quảng cáo sẽ được facebook tối ưu hoá theo hướng tiếp cận những người có
khả năng tương tác với post cao. Bên cạnh đó thì Click to web/ Carousel cũng giúp tăng
traffic về website.
Thêm vào đó, đẩy mạnh quảng cáo, lượt theo dõi và tương tác đối với page. Để
tăng thêm lượt tương tác cho page hơn nữa thì công ty có thể đề nghị một số khuyến
mãi như khi mua hàng mà khách hàng đánh giá và tương tác với page sẽ được giảm 5%
cho dịch vụ bảo hành hoặc các mua lần sau.
3.4.3. SEO
-Google Search: Ai cũng biết rằng hiện nay nền tảng có lượt truy cập cao nhất thế
giới là Google Search. Và có thể nói hiện nay đây là nền tảng biết rõ nhất nhu cầu của
khách hàng. Vì vậy Google Ads là tiềm năng to lớn nhất trong nền tảng quảng cáo
Digital Marketing. Tuy nhiên, có rất nhiều lỗi sai cơ bản mà rất nhiều người gặp phải
dẫn đến quảng cáo ko hiệu quả như: chọn sai từ khóa mục tiêu, không có mục tiêu rõ
ràng từ đầu,… Vì vậy để công ty An Nam sử dụng Google Ads hiệu quả thì cần định
hướng format google search như sau:
● Địa lý: tập trung vào các thành phố lớn, thuận tiện cho việc mua bán cho công
ty như TPHCM, Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đà Nẵng,Quảng Bình,…
● Ngôn ngữ: chỉ sử dụng tiếng việt, chưa cần sử dụng đến tiếng anh

● Thiết bị dùng để truy cập: Máy tính PC, điện thoại

43
Từ khóa của công ty cần tập trung về các hạng mục để có thể tối ưu lượt tìm kiếm
Sản phẩm Thương hiệu Nhu cầu Đối thủ
Cửa cuốn Nhôm An Nam Vật liệu xây dựng Eurowindow
Cửa nhôm 7Door Vật liệu nhôm kính Austdoor Netdoor
Nhôm kính xây Bossdoor
dựng

Bảng. 1.6 Bảng mô tả từ khóa để tối ưu lượt tìm kiếm


-GDN: Không khó để hiện nay ta luôn bắt gặp hàng loạt các loại quảng cáo mỗi
ngày như khi đọc tin tức trên các trang báo mạng, xem youtube, chơi game, tìm kiếm
trên google,... Đó là quảng cáo GDN mà hiện nay đang là xu hướng của thị trường
quảng cáo.Tuy còn khá mới nhưng độ hiệu quả nó mang lại khiến quảng cáo GDN càng
ngày càng được ưa chuộng. Ưu điểm của nó là có thể remarketing, dễ đo lường và tính
táo hơn so với marketing truyền thống.
Cũng như Google Ads, để đạt được hiệu quả thì GDN cũng cần có mục tiêu, chiến
lược cụ thể rõ ràng. Đối tượng được nhắm đến là nam, nữ lớn hơn 25 tuổi thuộc các
thành phố lớn như Google Ads. Hiện nay, công ty đang trong giai đoạn thử nghiệm
chiến dịch marketing mới. Đồng thời cũng là lần đầu tiên trải nghiệm quảng cáo GDN
vì vậy công ty sẽ chưa bỏ ra chi phí quá lớn để hợp tác với các trang lớn như youtube,
báo dân trí,… Công ty sẽ lựa chọn những đối tác tầm trung trước và nâng dần lên theo
thời gian.
Để tiếp cận nam giới, công ty sẽ hợp tác với các trang báo về kinh doanh, tin tức,
gia đình như: Café F, Báo Mới, Tin tức.vn, Kinh doanh forex.net,… Còn đối với nữ
giới, họ sẽ quan tâm đến gia đình, sức khỏe và mua sắm, vì vậy công ty lựa chọn các
trang báo afamily.vn, websosanh.vn, khoevadep.vn,…
3.5. Chiến dịch tăng độ nhận diện cho công ty An Nam
3.5.1. Tung viral clip
Với mục tiêu tăng mức độ nhận diện của An Nam lên 20% so với thời điểm hiện
tại, tạo nên sự ấn tượng từ khách hàng đối với thương hiệu và sản phẩm thông qua các
dự án lớn, tiêu biểu và hoành tráng của công ty. Bên cạnh đó là mong muốn lan tỏa
thông điệp, hình ảnh nhanh chóng, dễ ghi nhớ. Clip có chủ đề là: Company Profile
Business Video Introduction. Nội dung clip sẽ xoay quanh:
+Tổng hợp các dự án lớn đã hoàn thành,
+Quá trình hình thành và phát triển của công ty,

44
+Hình ảnh khi ký kết các hợp đồng lớn của Vingroup, các công trình trọng điểm
quốc gia và các hộ gia đình sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ,
+Nhân sự khi đang thực hiện thi công,
Về mặt hình ảnh, âm thanh của clip sẽ theo hướng chuyển cảnh mạnh mẽ, hùng
hồn khẳng định sự vững chắc của doanh nghiệp.
3.5.2. Tạo các cuộc thi ảnh online
Để có thể tăng thêm mức độ nhận diện thương hiệu An Nam, song song với việc
quảng cáo thương hiệu thông qua viral clip thì có thể tạo một cuộc thi ảnh với nội dung:
“chụp lại những khoảnh khắc đẹp với ngôi nhà của bạn”
Cách thức tham gia cuộc thi:
Bước 1: Người chơi đăng ảnh/video ghi lại những khoảnh khắc cùng gia đình,
người thân yêu bên chiếc cửa cuốn và.
Bước 2: Người chơi hashtag thương hiệu, thông điệp share ở chế chế độ công khai.
Bước 3: Kêu gọi bạn bè vào cùng tham gia chương trình bằng cách tag 5 bạn bè
vào comment ở dưới bài đăng.
Giải thưởng: Trao thưởng cho 3 người chơi có lượt tương tác cao nhất.
3.6. Thời gian – Timeline
Như trong bảng đề xuất thì chiến dịch sẽ được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Tháng 10 và tháng 11
+ Giai đoạn 2: Tháng 12 và tháng 1
+ Giai đoạn 3: Tháng 2 và tháng 3
Về mục tiêu, content ở page facebook và key hook sẽ được thực hiện như bảng
bên dưới. Và các kênh truyền thông sẽ luôn được chạy trong quảng thời gian đó.

Phrase Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

Timeline Tháng 10 + Tháng 11 Tháng 12+ Tháng 1 Tháng 2+ Tháng 3

Objective - Nhận biết thương hiệu công - Lan tỏa thông điệp của sản phẩm.
ty An Nam.
- Xây dựng độ nhận biết của sản phẩm.
- Câu chuyện thương hiệu của
công ty. - Chứng minh chất lượng sản phẩm.
- Xây dựng sự tin tưởng với thương hiệu.
- Thu thập thông tin khách hàng.

45
Fanpage Always on content
Lan truyền thông điệp “Tấm - Lan tỏa thông điệp “Vệ sĩ an toàn cho ngôi
khiên cho mọi nhà”. nhà của bạn”.
- Truyền tải thông tin sản phẩm “công nghệ
sản xuất” “đội ngũ nhân sự” “quy mô nhà
máy”.
- Showcase các dự án/ công trình đã hoàn
thành.
- Feedback của khách hàng đã tư vấn/ sử
dụng sản phẩm.

Key hook Video booming Minigame Video making.


Video/Photo contest:
“Tấm khiên của mọi
chụp những khoảnh
nhà”.
khắc đẹp với ngôi nhà
của bạn.
Media Facebook Ads
Channel
- Page post
- Page likes
- Reach ads
- Click to ads
- Video ads Google ads
- GG search
- GDN

46
Bảng 1.7 Bảng mô tả quá trình xây dựng chiến lược trên các kênh digital marketing
3.7. Ngân sách
Trong môi trường Digital Marketing ngoài việc tạo nội dung hấp dẫn và sáng tạo
cũng như phải có ý tưởng phù hợp với Insight khách hàng. Thì việc nhắm mục tiêu và tối
ưu hóa ngân sách cũng là 1 công việc vô cùng quan trọng quyết định đến hơn 70% hiệu
của chiến dịch.

Kênh Ngân sách


Facebook ads 200,000,000
Website 2.000.000
Google ads 100,000,000
Tổng cộng 302,000,000

Bảng. 1.7 Bảng dự toán ngân sách


Tổng ngân sách của hoạt động marketing lần này lên đến 302,000,000. Đây là mức
giá được dự kiến tính trung bình. Trong đó:
Facebook ads sẽ gồm các hạng mục mà bên thứ 3 sẽ tính phí:

Page like Reach Post Video view Click to web


Engagement

23,000,000 27,000,000 70,000,000 20,000,000 60,000,000

Bảng. 1.8. Bảng dự toán ngân sách cho chạy quảng cáo facebook

Google ads sẽ chỉ gồm 2 chi phí cho SEM và GDN cụ thể: SEM:60,000,000

GDN:40,000,000

Đối với website thì chỉ cần chỉnh sửa một vài chỗ đã được nêu trên như xây dựng
thêm button để khách hàng liên lạc, chỉnh sửa nội dung thêm thu hút, nổi bật. Cộng với
việc website công ty đã cơ bản hoàn thiện nên việc thêm vào 1 số nội dung cũng không
tốn quá nhiều chi phí cho công ty. Chi phí chỉnh sửa phần website sẽ chỉ tốn 2 triệu đồng

Theo bảng trên ta có: ngân sách cho quảng cáo Facebook sẽ chiếm ngân sách nhiều
nhất đến 265 triệu đồng. Quảng cáo Facebook dường như xuyên suốt hết cả chiến dịch
nên là kênh tốn nhiều chi phí nhất của chiến dịch lần này. Chiếm hơn 40% ngân sách cho
tổng chiến dịch.

47
Bên cạnh đó, bộ phận marketing của công ty cũng sẽ tự sản xuất content theo định
hướng đã đặt ra để phối hợp với bên thứ 3 hỗ trợ SEO. Việc tự sản xuất content sẽ giảm
bớt.

3.8. Dự đoán hiệu quả đạt được sau khi nâng cấp các kênh digital marketing và
thực hiện chiến dịch
Kênh KPI Unit CT
R/
(min)
CT Frequency Reach Impression
V
Facebook 1.874.371 3,923,114

ADS

Page like 1,533 Like 1% 3.0 51,111 153,333

Reach 1,000, Reach 1.3 1,000,000 1,300,000


000

(1
triệu)

Post 35,00 Engag 2.0% 3.0 583,333 1,750,000


Engagement 0 ement

Video view 57,14 View 40% 3.0 47,619 142,857


3

Click to Web 11,53 Click/ 2% 3.0 192,308 576,923


8 CPC

Google ADS 1,777,778 5,433,333

SEM 6,000 Click/ 6% 100,000

48
CPC

GDN 16,00 Click/ 0,3% 3.0 1,777,778 5,333,333


CPC
0

Bảng 1.9 Đo lượng KPI dự định

Dựa vào bảng ta thấy được công ty sẽ có sự quan tâm chính đến hiệu quả hoạt động
trên 2 kênh: Facebook Ads và Google Ads:

- Đối với Facebook Ads:


Với ngân sách khá lớn cho Facebook Ads thì công ty kỳ vọng cũng như dự kiến
nhận được lượng tiếp cận là 1.000.000 và lượng tương tác với các bài viết là 35.000. Bên
cạnh đó, lượt click to web đạt 11,538 bởi nó sẽ giúp công ty tăng traffic về web và target
sâu đến khách hàng cũng như là thao tác tăng lượt chuyển đổi. Vì số tiền bỏ ra cho các
hạng mục này chiếm gần 80% trong ngân sách cho Facebook Ads nên công ty cũng kỳ
vọng khá cao về KPI cũng như mong muốn thu hút được khách hàng thật sự thông qua
nền tảng này.

- Google Ads:
Công ty đặt ra 6000 lượt click cho SEM và 16000 lượt click cho GDN. Với Google
Ads, công ty mong muốn tăng lượt truy cập từ các khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm
trực tiếp thông qua google đồng thời từ các websites, topics liên quan. Tổng lượt khách
hàng mà công ty tiếp cận được có thể lên đến hơn 1,7 triệu người, đồng thời công ty sẽ có
số lần hiển thị là gần 5,5, triệu. Đây cũng là con số khá ổn để công ty có thể thu hút được
sự chú ý của khách hàng nhưng đồng thời cũng không gây sự phiền nhiễu khi xuất hiện
quá nhiều.

49
KẾT LUẬN
Trên đây là những nghiên cứu và phân tích của bản thân em về công ty TNHH SX
và TM An Nam trong thời gian thực tập 3 tháng tại công ty. Trong phạm vi đề tài nghiên
cứu, em đã đi vào xây dựng và phát triển chiến lược digital marketing để quảng bá về
thương hiệu An Nam cho khách hàng mục tiêu của công ty.

Cùng với sự phát triển digital marketing 4.0 được ứng dụng rộng rãi và thực sự trở
thành một kênh truyền thông chính của mỗi doanh nghiệp. Cũng như Marketing truyền
thống, Digital Marketing cũng cần phải có những ý tưởng sáng tạo, độc đáo và có kế
hoạch triển khai phù hợp cùng với ngân sách hợp lý để đạt được hiệu quả và mục tiêu
marketing đặt ra.

Trong quá trình nghiên cứu, nhận thấy công ty hoàn toàn có khả năng để tạo được
những chiến dịch marketing có tiếng vang dựa vào các kênh digital marketing. Qua
những giải pháp em đã lựa chọn ở trong đề tài, hi vọng công ty sẽ có những chiến lược
phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động digital marketing của công ty trong hiện tại và
tương lai.

Trong quá trình thực hiện đề tài này em không thể tránh được những thiếu sót, vì
vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để có thêm nhiều kinh
nghiệm quý báu, phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển bản thân sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

50
Tài liệu tham khảo
Báo cáo VietNam Digital Marketing Trends 2021: Cẩm nang Digital “hồi sinh”
cho doanh nghiệp. (2021, 24 tháng 8). Advertisingvietnam. Trích xuất 19 tháng 9, 2022,
từ https://advertisingvietnam.com/bao-cao-vietnam-digital-marketing-trends-2021-cam-
nang-digital-hoi-sinh-cho-doanh-nghiep-p16981

Nam Anh (2022, 15 tháng 6). Mạng xã hội sẽ là… “kinh đô mua sắm” của người
tiêu dùng Việt. Vneconomy. https://vneconomy.vn/mang-xa-hoi-se-la-kinh-do-mua-sam-
cua-nguoi-tieu-dung-viet.htm

Kolter, P. Amstrong, G, 2012. Nguyên lý tiếp thị. Dịch từ tiếng anh. Người dịch
Quách Thị Bửu Châu, Nguyễn Văn Sơn Và Hà Nam Khánh Giao, 2012. Hồ Chí Minh:
Nhà xuất bản lao động.

Thị trường cửa cuốn tăng tốc theo nhịp đô thị hóa. (2020, 12 tháng 12). Tienphong.
Trích xuất 18 tháng 9, 2022, từ https://tienphong.vn/thi-truong-cua-cuon-tang-toc-theo-
nhip-do-thi-hoa-post1297151.tpo

Tuệ Mỹ (2021, 29 tháng 6). Digital marketing giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ bứt
phá trong "bão" Covid-19. Vneconomy. https://vneconomy.vn/digital-marketing-giup-
doanh-nghiep-vua-va-nho-but-pha-trong-bao-covid-19.htm

Tính tới tháng 6-2021, Việt Nam có gần 70 triệu người dùng Internet. (2021, 15
tháng 12). QuanDoiNhanDan. Trích xuất 18 tháng 9, 2022, từ
https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/tin-tuc/tinh-toi-thang-6-2021-viet-nam-co-gan-
70-trieu-nguoi-dung-internet-680523

Trương Đình Chiến, 2014. Quản trị marketing. Tái bản lần thứ 3. Hà Nội. Nhà xuất
bản đại học Kinh tế quốc dân.

51
PHỤ LỤC 1: NHẬT KÝ THỰC TẬP

52
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Phần I. Thông tin khách hàng

Câu 1. Anh/Chị vui lòng cho biết giới tính của mình

☐ Nam ☐ Nữ

Câu 2. Độ tuổi của Anh/Chị:

☐ 20-30 ☐ 31-40

☐ 41-50 ☒ 51 trở lên

Câu 3. Nghề nghiệp của Anh/Chị

……………………………………………………………………………………………………
………………………

Câu 4. Thu nhập hàng tháng của Anh/Chị

☐ Dưới 10 triệu ☐ Trên 30 triệu

☐ 10-15 triệu ☐ Trên 15 triệu

Phần II. Nội dung nghiên cứu

Câu 1. Trước khi quyết định mua cửa cuốn hoặc các dịch vụ cửa cuốn Anh/Chị có thực hiện
tìm kiếm thông tin trên các kênh trực tuyến không

☐ Có ☐ Không

Câu 2. Anh/Chị biết đến Công ty TNHH SX và TM An Nam thông qua kênh online nào?

☐ Website

☐ Google tìm kiếm

☐ Facebook

☐ Khác

Câu 3. Yếu tố khiến Anh/Chị quan tâm và lựa chọn sử dụng dịch vụ tại Công ty TNHH SX và
TM An Nam?

53
☐ Hiển thị giá cả

☐ Chương trình khuyến mãi

☐ Sự uy tín

☐ Thông tin sản phẩm có chứng nhận quốc tế

☐ Kiểu dáng thiết kế sản phẩm

Câu 4. Mục đích truy cập của Anh/Chị trên website

☐ Tìm kiếm thông tin và liên lạc trực tiếp

☐ Nhắn tin để được tư vấn

☐ Tím hiểu các chính sách ưu đãi

☐Khác

Câu 5. Anh/ Chị thường sử dụng kênh mạng xh nào?

☐ Facebook

☐ Youtube

☐ Zalo

☐ Khác

54
PHỤ LỤC 3: CHECK ĐẠO VĂN

55

You might also like