You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.

HCM
KHOA QUY HOẠCH

ĐỒ ÁN CHUYÊN ĐỀ

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CẦU ĐI BỘ CHO


KHU VỰC QUẬN 1 – TP.HCM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:


THẦY MÃ VĂN PHÚC
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
PHẠM QUỐC AN – 20510501579

THÁNG 3/2024
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................... 3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................3
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................3
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................3
2.2. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................3
2.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................5

PHẦN NỘI DUNG.................................................................................. 6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..........................................6
1.1. KHÁI NIỆM CẦU ĐI BỘ................................................................................6
1.2. PHÂN LOẠI CẦU ĐI BỘ................................................................................6
1.2.1. Cầu vượt cho người đi bộ (pedestrian bridges) .................................6
1.2.2. Lối đi bộ nâng cao (elevated walkway) ..............................................6
1.2.3. Lối đi bộ trên cao (skywalks/skyways) ...............................................6
1.3. THỰC TRẠNG KHAI THÁC CẦU ĐI BỘ CHO NGƯỜI ĐI BỘ Ở
TP.HCM NÓI CHUNG VÀ QUẬN 1 NÓI RIÊNG..............................................6
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CẦU ĐI BỘ............7
1.4.1. Vị trí đặt cầu đi bộ................................................................................7
1.4.2. Cơ sở vật chất của cầu đi bộ................................................................7
1.4.3. Ý thức của người đi bộ.........................................................................7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................7
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................................
2.1.1. Lựa chọn hình thức bố trí bộ hành của Việt Nam theo TCXDVN-
104-2007....................................................................................................................7
2.1.2. Tiêu chí lựa chọn giải pháp cầu vượt bộ hành của một số nước trên
thế giới.......................................................................................................................7
2.1.3. Nguyên tắc thiết kế cầu đi bộ...............................................................8
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ..............................................................................................10
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN.........................................................................................11
2.3.1. Cầu đi bộ ở công viên Gia Định, Quận Gò Vấp.................................11
2.3.2. Cầu đi bộ ở đường Nguyễn Văn Cừ, Quận 1......................................12
2.3.3. Cầu đi bộ Văn Thánh ở đường Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh..13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................14
3.1. CÁC TUYẾN ĐƯỜNG ĐƯỢC CHỌN ĐỂ ĐẶT CẦU ĐI BỘ.....................14
3.2. VỊ TRÍ ĐẶT CẦU ĐI BỘ TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CHỌN...............17
3.2.1. Đường Hàm Nghi...........................................................................................17
3.2.2. Đường Tôn Đức Thắng..................................................................................18
3.2.3. Công trường Quách Thị Trang.....................................................................18
3.2.5. Đường Nguyễn Thái Học...............................................................................20
3.2.6. Đường Trần Hưng Đạo..................................................................................21
3.2.7. Đường Nguyễn Văn Cừ.................................................................................22

PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................23


KẾT LUẬN...............................................................................................................23
KIẾN NGHỊ..............................................................................................................24

PHẦN PHỤ LỤC.....................................................................................25


PHẦN MỞ ĐẦU.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
An toàn giao thông hiện nay là một vấn đề cấp thiết, nhận được nhiều sự quan tâm,
chú ý của dư luận và toàn xã hội. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông
Quốc gia, năm 2022 cả nước xảy ra 11.457 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.397
người, bị thương 7.804 người. Giải pháp cầu vượt dành cho người đi bộ là một giải
pháp hữu ích để giải quyết triệt để các vấn đề trên, cầu bộ hành là giải pháp qua
đường an toàn nhất đảm bảo an toàn giao thông cho người đi bộ, giảm thiểu đáng
kể số vụ tai nạn giao thông xảy ra do nguyên nhân người đi bộ sang đường không
đúng nơi quy định. Đồng thời cũng là biện pháp giảm ách tắc giao thông trong
những giờ cao điểm, đông người và phương tiện qua lại trên đường. Thêm vào đó,
cầu vượt dành cho người đi bộ cũng góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị. Tuy
nhiên, một thực trạng đáng buồn là Nhà nước phải bỏ tiền ra để xây dựng cầu vượt
cho người đi bộ nhưng một bộ phận người dân vẫn không sử dụng hoặc sử dụng
không hiệu quả. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt không hiệu
quả như là vị trí xây dựng cầu không hợp lý, ý thức người dân, thiếu cơ sở vật chất
cho người đi bộ. Và chúng ta vẫn chưa có tiêu chuẩn đưa ra các tiêu chí, điều kiện
rõ ràng để giúp các kỹ sư thiết kế lựa chọn giải pháp cầu vượt cho người đi bộ hợp
lý.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là vị trí phù hợp cho cầu đi bộ cho người đi bộ ở Quận 1 nói
chung và khu vực tập trung đông người đi bộ, lưu lượng dòng xe và bề rộng đường
lớn nói riêng.
2.2. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục đích: Tìm giải pháp tổ chức cầu đi bộ ở khu vực Quận 1 – TP.HCM
Mục tiêu 1: Nghiên cứu các tiêu chuẩn; nguyên tắc thiết kế cầu đi bộ
Mục tiêu 2: Xác định các vị trí phù hợp để bố trí cầu đi bộ để đem lại sự an toàn,
lưu thông liên tục cho giao thông đường bộ.
2.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vị trí khu vực nghiên cứu: Quận 1 – TP.HCM
Quy mô khu vực nghiên cứu: 7.72km²
Giới hạn khu vực nghiên cứu: các tuyến đường có lưu lượng xe và người đông, bề
rộng đường lớn như đường Cách mạng tháng 8, đường Tôn Đức Thắng, đường
Hàm Nghi, đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Lê Lợi và đường Trần Hưng
Đạo

Phạm vi khu vực nghiên cứu trên bản đồ nền Google Map
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Bảng Thống kê Phương pháp nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP MỤC ĐÍCH

Phương pháp Thu Thu thập thông tin có sẵn trên các phương tiện thông tin đại
thập dữ liệu chúng nhằm tìm thông tin tổng quát.

Nghiên cứu cái tài liệu, lý luận, các thông tin có liên quan
Phương pháp
đến nội dung. Kết hợp với những luận cứ được đúc kết
Phân tích Tổng
trong quá trình khảo sát hiện trạng thao tác phân tích, tổng
hợp Lý thuyết
hợp, hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý thuyết, thực tiễn.

Dựa trên các nhóm đối tượng sử dụng không gian và giao
Phương pháp
thông trong khu vực. Nhằm mục đích đánh giá nhu cầu và
Điều tra Xã hội
những vấn đề mà các đối tượng gặp phải khi sử dụng
học
không gian, giao thông trong khu vực.

Phương pháp Nắm được hiện trạng khu vực nghiên cứu, hiểu được đặc
Khảo sát thực trưng tính chất về không gian, môi trường, chất lượng
trạng không khí của khu vực.

Phương pháp Trực tiếp quan sát đối tượng nghiên cứu tìm ra các vấn đề
Quan sát thực tại bằng trực quan.

So sánh thông tin dữ liệu thu thập được với các quy chuẩn,
Phương pháp So tiêu chuẩn, so sánh với các dự án, đồ án thực tế với thực
sánh trạng khu vực. Rút ra tiêu chí, đưa ra giải pháp phù hợp để
giải quyết vấn đề.

Sau khi đi khảo sát, thu thập dữ liệu và tổng hợp thì sử
Phương pháp Đồ dụng dữ liệu hình ảnh có sẵn phân tích trên nền các hình
bản ảnh chụp được, các bản đồ xin được hoặc vẽ lại được sau
khi đi khảo sát.
PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
1.1. KHÁI NIỆM CẦU ĐI BỘ.
Cầu đi bộ là một loại cầu bắc qua đường bộ hoặc đường sắt và đôi khi là một dòng
sông nhỏ, dành cho người đi bộ và đôi khi cho cả người đi xe đạp. Chức năng
chính của cầu bộ hành là giúp người đi bộ có thể sang đường một cách an toàn,
đồng thời đảm bảo cho dòng giao thông dưới đường không bị cản trở.
Cầu bộ hành thường đặt ở những khu vực có đông người đi bộ (khu dân cư, quảng
trường) đồng thời có đường lớn dành cho nhiều phương tiện giao thông cơ giới
chạy qua.

1.2. PHÂN LOẠI CẦU ĐI BỘ.


1.2.1. Cầu vượt cho người đi bộ (pedestrian bridges)
Đó là lối đi cho người đi bộ được xây dựng vượt qua đường ô tô và có cầu thang
hoặc thang máy dẫn lên.
1.2.2. Lối đi bộ nâng cao (elevated walkway)
Đây là các lối đi bộ trên cao chạy song song với dòng phương tiện, có thể đứng
một mình hoặc kết nối với các tòa nhà bên cạnh.
1.2.3. Lối đi bộ trên cao (skywalks/skyways)
Đây là lối đi trên cao cho người đi bộ khi dùng để kết nối hai tòa nhà với nhau, cho
phép đi lại giữa các tòa nhà mà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và đặc biệt tạo ra
nhiều thuận tiện cho người già hay người khuyết tật.
1.3. THỰC TRẠNG KHAI THÁC CẦU ĐI BỘ CHO NGƯỜI ĐI BỘ Ở
TP.HCM NÓI CHUNG VÀ QUẬN 1 NÓI RIÊNG
Trên toàn địa bàn TP.HCM hiện nay đang có hơn 12 cầu đi bộ, để người đi đường
sử dụng khi băng qua đường, nhằm hạn chế tối đa nhất tai nạn giao thông có thể
xảy ra. Những cây cầu vượt bộ hành nhằm giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc xảy
ra khi người đi bộ băng qua đường.
Thế nhưng, những cây cầu vượt tại TP.HCM được xây dựng tiền tỷ đều không phát
huy tác dụng.
Quận 1 là quận trung tâm, nơi thương mại – dịch vụ, du lịch giải trí diễn sôi nổi.
Giao thông có lưu lượng lưu thông cao; đường bộ rộng và người đông dẫn đến việc
người đi bộ sẽ băng qua đường; dù cho có đèn tín hiệu hay không có đèn tín hiệu
nhưng vẫn không đảm bảo an toàn. Hiện nay, toàn địa bàn Quận 1 có duy nhất 1
cầu đi bộ ở đường Nguyễn Văn Cừ là dành cho sinh viên; học sinh.
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CẦU ĐI BỘ.
1.4.1. Vị trí đặt cầu đi bộ
Đặt cầu ở vị trí không đúng nhu cầu sử dụng của người đi bộ hoặc quá xa với địa
điểm người đi bộ muốn đi đến.
1.4.2. Cơ sở vật chất của cầu đi bộ
Nhiều cầu đi bộ được đầu tư tiền tỷ, cơ sở vật chất hiện đại nhưng theo thời gian,
cầu đi bộ bị xuống cấp, mất vệ sinh, không có mái che cho người đi bộ nên nhiều
người e ngại khi sử dụng cầu đi bộ.
1.4.3. Ý thức của người đi bộ
Nhiều người thật sự không sử dụng cầu đi bộ cho việc băng qua đường mà lại dùng
cho việc tụ tập, buôn bán ngay trên cầu đi bộ khiến cho không gian cho người đi bộ
bị thu hẹp

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.


2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
2.1.1. Lựa chọn hình thức bố trí bộ hành của Việt Nam theo TCXDVN-104-
2007
Các tiêu chí để lựa chọn các giải pháp lối sang đường khác mức cho bộ hành theo
tiêu chuẩn này là: Lưu lượng bộ hành, lưu lượng xe.
Tiêu chuẩn không đề cập đến các tiêu chí quan trọng khác như tốc độ thiết kế của
đường, bề rộng đường, khả năng tiếp cận của bộ hành.
2.1.2. Tiêu chí lựa chọn giải pháp cầu vượt bộ hành của một số nước trên thế
giới
Tiêu chuẩn sử dụng lối sang đường khác mức ở thành phố Boulder, Hoa kỳ
Tiêu chuẩn của thành phố Boulder đưa ra các điều kiện cụ thể để sử dụng giải pháp
lối sang đường hợp lý. Các tiêu chí cơ bản như lưu lượng xe, vận tốc thiết kế, số
làn xe, dải phân cách.
Lối sang đường khác mức được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Khi vận tốc thiết kế >72km/h và lưu lượng xe >1500 (xe/ngày đêm)
- Khi vận tốc thiết kế >48km/h, khi số làn xe >5 và lưu lượng xe >1500 (xe/ngày
đêm)
Tiêu chuẩn sử dụng lối sang đường khác mức ở bang California, Mỹ
Các điều kiện để lựa chọn các giải pháp lối sang đường cho bộ hành theo tiêu
chuẩn này là:
- Số người đi bộ >20 người/ 1 giờ cao điểm hoặc 60 người/ trong 4 giờ hoặc tại các
vị trí như trường học, công viên, bệnh viện.
- Phụ thuộc vào số làn xe, lưu lượng xe, vận tốc thiết kế..
Tiêu chuẩn sử dụng lối sang đường khác mức ở Úc
Các tiêu chí để lựa chọn các giải pháp lối sang đường khác mức cho bộ hành theo
tiêu chuẩn này là:
- Lưu lượng bộ hành, lưu lượng xe, dải phân cách, đối tượng bộ hành.
2.1.3. Nguyên tắc thiết kế cầu đi bộ
Để có thể lựa chọn vị trí, quy mô cầu đi bộ hợp lý, cần thực hiện theo các bước
như sau:
Bước 1: Điều tra, đánh giá sơ bộ bằng các ý kiến của người dân xung quanh khu
vực; tuyến đường nghiên cứu. Trong bước này, chúng ta cần chú ý tới các điểm có
mật độ giao thông lớn như bến xe, các điểm có trường học các cấp; trường đại học.
Nơi tập trung nhiều cửa hàng, siêu thị và nơi tập trung nhiều các cơ quan. Từ đó sẽ
đánh giá sơ bộ ban đầu về việc lựa chọn vị trí, quy mô cầu đi bộ.
Bước 2: Điều tra thực địa lượng người đi bộ
Công tác điều tra lưu lượng người đi bộ trên tất cả các vị trí xác định đặt cầu đi bộ
với mục đích xác định nhu cầu đi bộ sang đường để đánh giá đúng đắn về tính khả
thi của việc đầu tư xây dựng công trình cầu đi bộ cũng như xác định quy mô phù
hợp với công trình.
Bước 3: Tổng hợp kết quả điều tra lưu lượng người đi bộ
Lưu lượng người đi bộ tại các vị trí điều tra được tính toán theo công thức:

Bước 4: Dự báo lưu lượng người đi bộ trong năm tương lai


Lưu lượng người đi bộ trong năm tương lai có thể dự báo tăng theo hàm số mũ như
sau:

Mô hình dự báo lưu lượng người đi bộ theo hàm số mũ là phù hợp với các nước
đang phát triển như nước ta. Ưu điểm của phương pháp này là bao trùm được mọi
biến số và các biến động kinh tế, với n= 20 năm, q= 5%.
Hiện tại do chưa có phương pháp khác nên chúng ta tạm lấy công thức trên hoặc áp
dụng phương pháp thăm dò bằng phiếu điều tra.
Bước 5: Quy mô dự kiến của cầu đi bộ
Chiều rộng lòng cầu đi bộ tối thiểu là 3m (4 làn x 0.75m/ làn); tối đa là 5,25m; (7
làn x 0.75m/ làn)
Chiều rộng lòng cầu đi bộ thực tế phụ thuộc vào lưu lượng người đi bộ và yêu cầu
kiến trúc đặc biệt Quy mô Mặt cắt ngang cầu đi bộ đặc trưng bằng số làn đường
đi bộ (n), xác định từ lưu lượng tính toán và khả năng thông hành của 1 làn đi bộ.
Theo quy định tại mục 8, khoản 8.6.4 của TCXDVN 104 – 2007, khả năng thông
hành của 1 làn đi bộ rộng 0.75- 0.8m là 1000 người/ làn.giờ.
Vậy, số đường đi bộ cần bố trí là
Xác định kiến trúc cầu đi bộ
Về kiến trúc:
- Tạo thành điểm nhấn về kiến trúc, thể hiện tính hiện đại và xu thế chung nhưng
vẫn có nét của một khu vực nghiên cứu
- Đảm bảo độ bền vững của kết cấu cầu
- Hài hòa với cảnh quan của khu vực đặt cầu đi bộ
Về khai thác:
- Đảm bảo lưu thông thuận lợi, đáp ứng và kích thích người đi bộ
- Phù hợp với môi trường khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm
- Dễ bảo dưỡng thường xuyên
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ.
Sơ đồ Định hướng phát triển không gian Quận 1 (giai đoạn 2021 – 2030)
TCXDVN 104 – 2007
- theo Mục 8.10: Đường bộ hành qua đường tại khoản 8.10.1. đính kèm theo
bảng 18
QCXDVN 01 – 2008/BXD
- theo Mục 4.3.4: Quy hoạch đảm bảo an toàn giao thông tại đô thị tại khoản
5.
5) Cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ phải được bố trí tại: các nút giao
thông có lưu lượng xe và người đi bộ lớn; nút giao thông khác độ cao; nút
giao nhau giữa đường đô thị với đường sắt; các vị trí gần ga tàu điện ngầm,
điểm đỗ ô-tô, sân vận động.
Khoảng cách giữa các hầm và cầu đi bộ 500m.
Bề rộng của hầm và cầu đi bộ qua đường phải được thiết kế theo lưu lượng
người đi bộ giờ cao điểm, nhưng phải lớn hơn 3m.
QCVN 07 – 4:2016/BXD
- theo Mục 2.4: Hè phố, đường đi bộ và đường đi xe đạp tại Mục 2.4.2:
Đường đi bộ tại khoản 4. và 5.
- theo Mục 2.11: Cầu trong đô thị tại khoản 7.
(xem chi tiết tại Phần Phụ lục)
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
2.3.1. Cầu đi bộ ở công viên Gia Định, Quận Gò Vấp
- Vị trí: đường Hoàng Minh Giám, phường 3, quận Gò Vấp

H2.1. Vị trí cầu trên bản đồ nền Google Map


- Tính chất: kết nối hai bên công viên Gia Định
- Bài học kinh nghiệm: cần đặt cầu nơi có lưu lượng xe cao hoặc những khu vực
tập trung công cộng lớn như công viên, quảng trường để tạo sự di chuyển liên tục
của phương tiện lẫn người đi bộ
H2.2. Cầu đi bộ công viên Gia Định
(Nguồn: https://vnexpress.net/cau-bo-hanh-hon-11-ty-dong-trong-cong-vien-lon-
nhat-tp-hcm-3745912.html)
2.3.2. Cầu đi bộ ở đường Nguyễn Văn Cừ, Quận 1
- Vị trí: đường Nguyễn Văn Cừ, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1

H2.3. Vị trí cầu trên bản đồ nền Google Map


- Tính chất: được đặt ngay trước trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong và khu
trung tâm thương mại kết hợp văn phòng Nowzone để học sinh, sinh viên và công
nhân viên chức sử dụng
- Bài học kinh nghiệm: cần đặt cầu ở nơi có trường học để tránh những tai nạn
đáng tiếc xảy ra

H2.4. Cầu đi bộ Nguyễn Văn Cừ


(Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=GLRKqqXncsU)
2.3.3. Cầu đi bộ Văn Thánh ở đường Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh
- Vị trí: đường Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh
H2.5. Vị trí cầu trên bản đồ nền Google Map
- Tính chất: Kết nối dân cư của phường 22 với chợ Văn Thánh
- Bài học kinh nghiệm: cần đặt cầu ở những khu vực mà người đi bộ cần những
dịch vụ - thương mại thường ngày như đi chợ

H2.6. Cầu đi bộ Văn Thánh


(Nguồn: https://thanhuytphcm.vn/tin-tuc/tphcm-xay-dung-them-nhieu-cau-vuot-bo-
hanh-1491840155)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.


3.1. CÁC TUYẾN ĐƯỜNG ĐƯỢC CHỌN ĐỂ ĐẶT CẦU ĐI BỘ.
- Bằng phương pháp Khảo sát thực trạng; So sánh và Đồ bản, có 6 tuyến đường và
1 quảng trường được chọn để đặt cầu đi bộ:
Đường Hàm Nghi: bắt đầu từ bến Bạch Đằng kéo dài đến ngã tư Nam Kỳ Khởi
Nghĩa
- Lộ giới: 55m
- Lưu lượng giao thông 1 chiều ở giờ cao điểm: 2160 xcqđ/h
- Lưu lượng người đi bộ ở giờ cao điểm: 108 người/h
Đường Tôn Đức Thắng: đầu đường Hàm Nghi kéo dài đến công trường Mê Linh
- Lộ giới: 40m
- Lưu lượng giao thông 1 chiều ở giờ cao điểm: 2632 xcqđ/h
- Lưu lượng người đi bộ ở giờ cao điểm: 176 người/h
Công trường Quách Thị Trang: khu vực giao của nhiều tuyến đường Hàm Nghi,
Lê Lợi, Trần Hưng Đạo,...
- Lộ giới: không có
- Lưu lượng giao thông 1 chiều ở giờ cao điểm: 2412 xcqđ/h
- Lưu lượng người đi bộ ở giờ cao điểm: 202 người/h
Đường Điện Biên Phủ: bắt đầu từ ngã tư Hai Bà Trưng kéo dài đến ngã ba đường
Mạc Đĩnh Chi
- Lộ giới: 22m
- Lưu lượng giao thông 1 chiều ở giờ cao điểm: 2453 xcqđ/h
- Lưu lượng người đi bộ ở giờ cao điểm: 90 người/h
Đường Điện Biên Phủ không thỏa mãn tiêu chuẩn đề ra về Hình thức bố trí bộ
hành qua đường theo lưu lượng giao thông trong TCVN 104 - 2007
Đường Nguyễn Thái Học: bắt đầu từ ngã tư Trần Hưng Đạo kéo dài đến dốc cầu
Ông Lãnh
- Lộ giới: 38m
- Lưu lượng giao thông 1 chiều ở giờ cao điểm: 2368 xcqđ/h
- Lưu lượng người đi bộ ở giờ cao điểm: 114 người/h
Đường Trần Hưng Đạo: bắt đầu từ ngã tư ngã tư Nguyễn Văn Cừ kéo dài đến ngã
tư Trần Đình Xu
- Lộ giới: 35m
- Lưu lượng giao thông 1 chiều ở giờ cao điểm: 2306 xcqđ/h
- Lưu lượng người đi bộ ở giờ cao điểm: 109 người/h
Đường Nguyễn Văn Cừ: bắt đầu từ ngã tư Nguyễn Trãi kéo dài đến bùng binh Lý
Thái Tổ - Nguyễn Thị Minh Khai
- Lộ giới: 38m
- Lưu lượng giao thông 1 chiều ở giờ cao điểm: 2289 xcqđ/h
- Lưu lượng người đi bộ ở giờ cao điểm: 126 người/h
H3.1. Vị trí các tuyến đường chọn trên nền bản đồ Google Map
- Thông qua bản đồ và phân tích hiện trạng, hoạt động của các tuyến đường trên
bạn có thể thấy:
Có lộ giới rộng: từ nhỏ nhất là 22m (đường Điện Biên Phủ) cho đến lớn nhất là
55m (đường Hàm Nghi)
Lưu lượng giao thông cao: trung bình giữa các tuyến đường là 2374 xcqđ/ h
Lưu lượng người đi bộ cũng tương đối cao: trung bình giữa các tuyến đường là 134
người/ h
Qua các nhận xét và tổng quan từng tuyến đường, những chỉ số đã thỏa mãn các
điều kiện để xây dựng giao thông cắt khác mức theo tiêu chuẩn được đề ra trong
TCVN 104 – 2007 tại Mục 8.10 theo bảng 18 đính kèm. (Xem chi tiết phần Phụ
lục)
3.2. VỊ TRÍ ĐẶT CẦU ĐI BỘ TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CHỌN.
3.2.1. Đường Hàm Nghi
Vị trí đặt cầu
Cầu đi bộ số 1: đặt bên hông Cục Hải Quan TP.HCM
Cầu đi bộ số 2: đặt trước trường Cao Đẳng Kỹ thuật Cao Thắng

H3.3. Vị trí đặt cầu trên đường Hàm Nghi trên bản đồ nền Google Map
Ưu điểm:
- Bề rộng vỉa hè lớn, việc đặt cầu thang dẫn lên cầu không bị vướng mắc nhiều
- Người đi xe buýt có thể chuyển trạm mà không cần phải lo ngại khi băng qua bên
kia đường để chuyển trạm
- Vị trí đặt cầu phù hợp với nhu cầu với người dân khi khảo sát:
 Cầu đi bộ số 1: gần các bãi giữ xe tư nhân, công nhân viên chức có thể gửi
xe để đi làm hoặc cuối tuần; người dân gửi xe rồi băng qua cầu đi tới phố đi
bộ, người đi xe buýt có thể đổi trạm bên kia đường một cách an toàn
 Cầu đi bộ số 2: cách trạm BRT 100m và trước trường Cao đẳng Kỹ thuật
Cao Thắng, sinh viên học tại đó có thể băng qua cầu để đến trường hoặc
người đi xe buýt có thể đổi trạm
Nhược điểm:
- Ảnh hưởng đến tầm nhìn, mỹ quan của tuyến đường
- Ảnh hưởng đến mặt tiền và kinh doanh khi cầu thang dẫn lên cầu che chắn
3.2.2. Đường Tôn Đức Thắng
Vị trí đặt cầu
Cầu đi bộ số 1: trước mặt Cục Hải quan TP.HCM
Cầu đi bộ số 2: nằm giữa khách sạn Riverside và Liberty Central

H3.4. Vị trí đặt cầu trên đường Tôn Đức Thắng trên nền bản đồ Google Map
Ưu điểm:
- Thuận lợi kết nối bến Bạch Đằng và phố đi bộ Nguyễn Huệ
- Đem lại sự an toàn cho người đi bộ khi không phải băng qua đường trong giờ cao
điểm, cuối tuần và hạn chế được ùn tắc giao thông khi có đoàn người đi bộ qua
đường mà tuyến đường Tôn Đức Thắng hay gặp phải mỗi khi giờ cao điểm
Nhược điểm:
- Ảnh hưởng đến tầm nhìn, mỹ quan của tuyến đường
- Ảnh hưởng mặt tiền của Cục Hải Quan TP.HCM và một số khách sạn tại vị trí đặt
cầu
- Bề rộng vỉa hè hẹp làm mất không gian của người đi bộ và diện tích cầu thang
dẫn lên cầu bị thu hẹp
3.2.3. Công trường Quách Thị Trang
Vị trí đặt cầu
Cầu đi bộ số 1: bến xe Bến Thành nối qua Công ty Vận tải đường sắt TP.HCM
Cầu đi bộ số 2: Công ty Vận tải đường sắt TP.HCM nối qua quảng trường Bến
Thành

H3.5. Vị trí đặt cầu ở công trường Quách Thị Trang trên bản đồ nền Google Map
Ưu điểm:
- Người đi xe buýt, du khách từ các nước từ bến xe Bến Thành có thể đi qua tới
chợ hoặc quảng trường Bến Thành để tham quan một cách an toàn
- Giao thông Công trường Quách Thị Trang còn phức tạp, hay ùn tắc giao thông
vào giờ cao điểm nên người đi bộ khó có thể băng qua đường
Nhược điểm:
- Ảnh hưởng đến tầm nhìn khi lưu thông qua khu vực
- Ảnh hưởng đến mặt tiền của chợ Bến Thành và Công ty Vận tải đường sắt
TP.HCM
3.2.4. Đường Nguyễn Thái Học
Vị trí đặt cầu
Ngay trường THCS Minh Đức

H3.6. Vị trí đặt cầu trên đường Nguyễn Thái Học trên bản đồ nền Google Map
Ưu điểm:
- Bề rộng vỉa hè lớn, cầu thang dẫn lên cầu không bị vướng mắc nhiều
- Học sinh của 2 trường THCS Minh Đức và Tiểu học Nguyễn Thái Học có thể sử
dụng cầu đi bộ khi cự ly chỉ 50m, đem lại an toàn cho học sinh cả 2 trường
- Cách 2 trạm xe buýt ở 2 chiều đường Nguyễn Thái Học cự ly 30m, người đi xe
buýt có thể tranh thủ thời gian mà không bị lỡ chuyến
Nhược điểm:
- Ảnh hưởng đến tầm nhìn, mỹ quan của tuyến đường
- Cầu đi bộ chắn đi mặt tiền nhà dân và hoạt động kinh doanh của một số nhà
3.2.5. Đường Trần Hưng Đạo
Vị trí đặt cầu
Cầu đi bộ số 1: Trước trường Tiểu học Trần Hưng Đạo
Cầu đi bộ số 2: Trước bộ Công an TP.HCM

H3.7. Vị trí đặt cầu trên đường Trần Hưng Đạo trên bản đồ nền Google Map
Ưu điểm:
- Bề rộng vỉa hè lớn, cầu thang dẫn lên cầu không bị vướng mắc nhiều
- Không ảnh hưởng nhiều đến mặt tiền nhà dân và hoạt động kinh doanh ở vị trí
đặt cầu
- Cầu đi bộ số 1 và số 2 đều có cự ly gần với trường học và cơ quan, học sinh và
cán bộ công viên chức có thể an toàn đi qua đường mà không phải lo ngại về giao
thông
- Vị trí đặt cầu đều gần các trạm xe buýt trên đường Trần Hưng Đạo với cự ly xa
nhất là 40m, người đi xe buýt có thể chuyển trạm một cách an toàn mà không ảnh
hưởng đến phương tiện giao thông
Nhược điểm:
- Ảnh hưởng tầm nhìn, mỹ quan của tuyến đường
3.2.6. Đường Nguyễn Văn Cừ
Vị trí đặt cầu
Ngay cửa bãi gửi xe của trường Đại học Sài Gòn

H3.8. Vị trí đặt cầu trên đường Nguyễn Văn Cừ trên bản đồ nền Google Map
Ưu điểm:
- Bề rộng vỉa hè lớn, cầu thang dẫn lên cầu không bị vướng mắc mặt bằng
- Cách đó 500m cũng có 1 cầu đi bộ ngay trường THPT Lê Hồng Phong
- Thuận tiện cho sinh viên, học sinh và người tham gia xe buýt di chuyển do cự ly
di chuyển tới cầu chỉ có 20m
- Không ảnh hưởng nhiều đến mặt tiền nhà dân và hoạt động kinh doanh
Nhược điểm:
- Ảnh hưởng đến tầm nhìn, mỹ quan của tuyến đường

PHẦN KẾT LUẬN.


KẾT LUẬN.
Người đi bộ là một thành phần quan trọng, tham gia vào các hoạt động giao thông
hàng ngày, do đó tổ chức và điều khiển giao thông cho người đi bộ là điều cần phải
quan tâm. Việc sử dụng giải pháp phù hợp sẽ giúp tăng mức độ an toàn cho người
đi bộ.
Đối chiếu với mục đích, mục tiêu đăt ra, luận văn đã đạt được một số kết quả chính
như sau:
1. Nghiên cứu tổng quan về các phương pháp tổ chức giao thông cho bộ hành trong
đô thị;
2. Đề tài đã xây dựng và đề xuất được các tiêu chí cần phải xem xét khi lựa chọn
giải pháp cầu vượt trong đô thị cho người đi bộ phù hợp với điều kiện Việt Nam
với những đặc điểm riêng về dòng xe, điều kiện đường cũng như điều kiện giao
thông;
3. Khi lựa chọn giải pháp cầu bộ hành cần xem xét trên nhiều chỉ tiêu khác nhau về
an toàn giao thông, kỹ thuật, kinh tế, quy hoạch và kiến trúc. Vị trí cần xem xét là
nơi có ít nhất 100 người đi bộ trong 1h cao điểm với lưu lượng xe Nmin=1000
xcqđ/h.2 làn, tốc độ thiết kế ≥40km/h, bề rộng đường ≥2 làn xe;
4. Áp dụng kết quả nghiên cứu vào việc xác định các vị trí yêu cầu phải xây dựng
cầu đi bộ ở Quận 1 – TP.HCM. Từ kết quả khảo sát cho ra 5 tuyến đường và 1
quảng trường tập trung đông người đi bộ. Đối chiếu với các tiêu chí mà luận văn
xây dựng đề xuất giải pháp cầu đi bộ tại 6/7 khu vực: đường Hàm Nghi, đường
Tôn Đức Thắng, công trường Quách Thị Trang, đường Nguyễn Thái Học, đường
Trần Hưng Đạo và đường Nguyễn Văn Cừ
KIẾN NGHỊ.
Từ những kết quả nghiên cứu đạt được của luận văn, tác giả đề xuất những kiến
nghị như sau:
- Để nâng cao an toàn cho người đi bộ, giảm va chạm giữa phương tiện và người đi
bộ, tăng khả năng thông hành của dòng xe cần phải có các giải pháp tổ chức giao
thông hợp lý cho người đi bộ trong các đô thị lớn
- Cần xây dựng một tiêu chuẩn hướng dẫn về tổ chức giao thông cho người đi bộ
để làm cơ sở cho các nhà quy hoạch, thiết kế có thể lựa chọn các giải pháp tổ chức
lối sang đường phù hợp với điều kiện giao thông, điều kiện đường và nhu cầu sử
dụng
- Giải pháp cầu đi bộ là giải pháp qua đường an toàn nhất nhưng chi phí xây dựng
cao nhất. Vì vậy khi lựa chọn giải pháp này cần xem xét trên nhiều tiêu chí khác
nhau để tạo ra khả năng khai thác cầu hiệu quả nhất tránh lãng phí trong đầu tư xây
dựng.

PHẦN PHỤ LỤC.


Sơ đồ Định hướng phát triển không gian Quận 1 (giai đoạn 2021 – 2030)

TCXDVN 104 – 2007


8.10. Đường bộ hành qua đường
8.10.1. Lựa chọn hình thức giao cắt với đường phố.
Đường bộ hành qua đường có thể được cấu tạo theo 3 hình thức: cùng mức,
khác mức (cầu vượt hoặc hầm chui). Chọn loại nào tùy thuộc vào lưu lượng
bộ hành có nhu cầu vượt qua đường, tốc độ xe thiết kế - lưu lượng giao
thông trên đường, yêu cầu kiểm soát ra vào của đường phố, khả năng thông
hành của đường, của nút giao thông tại chỗ định bố trí đường bộ hành và các
điều kiện khác như vị trí trường học, công sở, trung tâm thương mại, văn
hóa, giải trí…
Khi quy hoạch lựa chọn hình thức có thể tham khảo hướng dẫn chung nêu
trong bảng 18.

QCXDVN 01 – 2008/BXD
4.3.4. Quy hoạch đảm bảo an toàn giao thông tại đô thị
5) Cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ phải được bố trí tại: các nút giao
thông có lưu lượng xe và người đi bộ lớn; nút giao thông khác độ cao; nút
giao nhau giữa đường đô thị với đường sắt; các vị trí gần ga tàu điện ngầm,
điểm đỗ ô-tô, sân vận động. - Khoảng cách giữa các hầm và cầu đi bộ
500m. - Bề rộng của hầm và cầu đi bộ qua đường phải được thiết kế theo
lưu lượng người đi bộ giờ cao điểm, nhưng phải lớn hơn 3m.
QCVN 07 – 4:2016/BXD
2.4. Hè phố, đường đi bộ và đường đi xe đạp.
2.4.2. Đường đi bộ
4) Phải bố trí cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ tại nút giao, tại vị trí vượt
qua đường có lưu lượng xe lớn hơn 2000 xcqđ/h và lưu lượng bộ hành lớn
hơn 100 người/h (tính ở giờ cao điểm) và tại các nút giao khác mức, nút giao
giữa đường đô thị với đường sắt, các ga tàu điện ngầm, gần các sân vận
động.
5) Khoảng cách giữa các cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ trên một tuyến
giao thông phải lớn hơn hoặc bằng 500m. Bề rộng của hầm và cầu vượt qua
đường được xác định theo lưu lượng bộ hành giờ cao điểm tính toán, nhưng
phải lớn hơn 3m.
2.11. Cầu trong đô thị.
7) Đối với cầu vượt qua đường bộ
- Khổ tĩnh không tối thiểu tính từ chỗ cao nhất của phần xe chạy theo
chiều cao là 5m đối với đường cao tốc; 4,75m đối với đường cấp đô thị và
khu vực; 4,50m đối với đường cấp nội bộ.
- Trường hợp phần giao thông dành cho xe đạp, đi bộ được tách riêng
khỏi phần xe chạy của đường ô tô, tĩnh không tối thiểu cao 2,5m; rộng tối
thiểu là 3m.

You might also like