You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

DỰ ÁN
CUỐI
KỲ
ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN AN NINH,
TRẬT TỰ CÁ NHÂN
Nhóm thực hiên:
̣ Nhóm 12
Trần Gia Luân - 31191023521
Nguyễn Đức Trọng - 31191024149
Nguyễn Triệu Vĩ - 31191027009
Vũ Thị Hồng - 31201022786
Mai Thu Hà - 31201020236
Giáo viên hướng dẫn: Hà Văn Sơn
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM

LỜI TRI ÂN

Để có thể hoàn thành được báo cáo “Khảo sát về những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh,
trật tự cá nhân”. Nhóm chúng tôi xin gửi lời tri ân đến:
Thầy Hà Văn Sơn - Giảng viên bộ môn Thống kê - Phân tích dữ liệu, đã tận tình hướng
dẫn chúng tôi về cách thức tiến hành cuộc nghiên cứu, giải đáp thắc mắc chi tiết để hoàn thành
tốt bài báo cáo này.
Những bạn sinh viên đã giúp nhóm hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát một cách khách
quan, rõ ràng.
Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, nhóm rất vui khi
nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người để từng bước hoàn thiện bài nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người.

LỜI CAM KẾT

Nhóm chúng tôi xin cam kết quá trình thực hiện đề tài khảo sát nhóm đã thực hiện đúng
theo quy tắc đạo đức trong Phân tích dữ liệu, học tập và nghiên cứu nghiêm túc. Các số liệu
trong báo cáo được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, cũng như thông tin đáng tin cậy,
được xử lý trung thực và khách quan, dữ liệu trong báo cáo được chúng tôi phân tích chưa từng
công bố bởi ai hay một tổ chức nào.

2
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
MỤC LỤC

PHẦN 1.....................................................................................................................................................4

I.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................................4

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................................................4

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................................................5

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................5

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................5

II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................................6

1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................................................................6

2.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................................................7

PHẦN 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................................9

I. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU......................................................................................................9

II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU............................................................................10

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................................10

I. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH TRÊN SPSS.................................................................................10

II. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY......................................................................................................10

1. MỨC ĐỘ AN TOÀN.............................................................................................................11

2. MÔI TRƯỜNG SỐNG XUNG QUANH..............................................................................12

3. SỰ TIN TƯỞNG...................................................................................................................16

4. TỔNG KẾT...........................................................................................................................18

3
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
III.PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ...................................................................................................18

1. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ CRONBACH'S ALPHA..........................18

2. KIỂM ĐỊNH KMO VÀ BARTLETT’S TEST.................................................................................19

3. PHƯƠNG SAI TRÍCH..............................................................................................................20

IV.PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY (đa biến).....................................................................................20

PHẦN 4 HẠN CHẾ................................................................................................................................22

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................................22

Tài liệu tham khảo.................................................................................................................................23



PHẦN 1

I.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống văn hoá tinh thần của người dân cũng được
nâng cao nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khó khăn, rắc rối. Đó là tình hình an
ninh, trật tự ở các địa phương trong nước ta diễn ra rất phức tạp, các tổ chức tội phạm hoạt
động rất tinh vi bằng nhiều thủ đoạn, các hành vi xem thường pháp luật, chống người thi hành
công vụ thường xuyên xảy ra; giết người, đánh nhau và tỷ lệ tội phạm còn đang gia tăng, các vụ
trộm cắp, cướp giật trên đường phố, quấy rối nơi công cộng,… ngày càng trở nên phổ biến.
Việc làm mất an ninh, trật tự gặp phải nhiều vấn đề tiêu cực cũng có thể do sự yếu kém về công
tác quản lý của cơ quan chính quyền địa phương; hay những hành vi thiếu ý thức của con người
trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự nơi công cộng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển đất nước. Do đó, muốn một đất nước được ổn định, một xã hội có kỷ cương thì trước
tiên phải đảm bảo được an ninh quốc gia, an toàn xã hội. Đó cũng vừa là cơ sở, vừa là nền tảng

4
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
để phát triển đất nước giàu mạnh.Vậy nên, bảo vệ an ninh trật là nhiệm vụ hết sức cấp thiết
luôn được nhà nước chú trọng và quan tâm hàng đầu.
Qua đó, để nắm rõ tình hình an ninh, trật tự ở từng khu vực, địa phương mà mọi người sinh
sống từ ý kiến phản hồi thông qua làm khảo sát là rất cần thiết. Để có cái nhìn toàn diện và hiểu
rõ hơn về vấn đề, chúng tôi xin giới thiệu, phân tích và đưa ra những nhận xét về dự án “những
yếu tố ảnh hưởng đến an ninh, trật tự cá nhân” vì việc nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu biết rõ
hơn về mức độ an toàn an ninh, trật tự tại nơi sinh sống của cá nhân và những nguyên nhân gây
ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Mục tiêu nghiên cứu của dự án này là khảo sát những ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và mức độ
an toàn tại nơi sinh sống của người dân dựa theo những ý kiến phản hồi. Từ đó, có thể đưa ra
những giải pháp hợp lý để đảm bảo, gìn giữ được an ninh trật tự xã hội cũng như an toàn của
bản thân. Bên cạnh đó, cũng góp phần củng cố vững chắc an ninh quốc gia, hiệu lực quản lý
của Nhà nước được tăng cường, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và cuộc sống của mọi
người được yên vui, hạnh phúc. Đồng thời, cho thấy được tầm quan trọng to lớn trong việc đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội đối với đất nước và đời sống của người dân.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


- Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh, trật tự cá nhân.
- Phạm vi thời gian: ngày 01.10.2021 đến 24.10.2021
- Phạm vi không gian: người dân sinh sống ở nước Việt Nam.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phương pháp chọn mẫu; phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích số liệu, phương
pháp nghiên cứu định tính; phương pháp nghiên cứu định lượng.
a. Phương pháp chọn mẫu
- Gửi mẫu khảo sát trên Internet đến những người dân để thăm dò ý kiến.
- Khảo sát với tổng số 151 người, trong đó tất cả các bản khảo sát đều hợp lệ.
- Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên.
b. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Bộ câu hỏi sẽ được lập dựa trên các biến số nghiên cứu. 

5
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
- Câu hỏi thu thập thông tin gồm 6 phần: 1. Thông tin cá nhân; 2. Câu hỏi về những việc xảy ra
như thế nào tại khu vực bạn đang sinh sống; 3. Nhóm người sinh sống cùng khu vực với bạn; 4.
Nhóm người bạn cảm thấy tin tưởng; 5. Giải pháp nào giúp đảm bảo an ninh trật tự; 6. Mức độ
quan trọng của việc đảm bảo an ninh trật tự đối với người dân và đất nước.
- Sau khi hoàn thành, bộ câu hỏi sẽ được đưa đi khảo sắt bằng phương pháp khảo sát trực
tuyến.
- Phiếu điều tra sẽ không thu thập các thông tin để nhận diện đối tượng nghiên cứu đảm bảo bí
mật quyền riêng tư.
- Sau khi thu thập số liệu trực tiếp từ form khảo sát. Sau đó, xử lý dữ liệu, phân tích và kiểm
định.
c. Phương pháp phân tích số liệu
- Làm sạch dữ liệu trước khi nhập.
- (Xử lý số liệu, vẽ bảng, biểu) kiểm định, phân tích bằng phần mềm SPSS.
d. Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp nghiên cứu định tính với mục đích kiểm tra sự phù hợp của thang đo, đồng thời
xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với chủ đề khảo sát.
- Thang đo được xây dựng trên các biến khảo sát đo lường của thang đo mức độ xảy ra những
sự việc sau tại khu vực bạn đang sinh sống bằng thang đo likert 5 điểm:
1. Không xảy ra
2. Ít xảy ra
3. Xảy ra bình thường
4. Thường xuyên xảy ra
5. Rất thường xuyên xảy ra

6
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Khái niệm an ninh       


- An ninh luôn là yếu tố quan trọng mà mỗi người quan tâm đầu tiên và cũng là một trong
những yếu tố quan trọng nhất cần  được cân nhắc để  đánh giá về một khu vực, một quốc   gia,
một địa phương hay một xã hội, … nào đó.

- Khi nói về vấn đề an ninh của một quốc gia, một khu vực, người ta sẽ thường nghĩ đến sức
mạnh quốc phòng, quân sự, .. ở đó nhưng bây giờ hầu hết các nước hiện đang sống trong hòa
bình nên “an ninh” có thể hiểu rộng hơn.Nó không còn dừng lại ở khả năng bảo vệ đất nước
hay tổ quốc để chống lại những tác động tiêu cực đến từ bên ngoài lãnh thổ mà còn là khả năng
duy trì trật tự xã hội được vận hành suôn sẻ và đảm bảo rằng cuộc sống, sức khỏe của các công
dân, những chủ thể đang sinh sống ngay bên trong quốc gia ấy luôn bình yên và khỏe mạnh.

                                                      

1.2. Vì sao vấn đề an ninh cần được quan tâm và nghiên cứu   
- Để nhận định một xã hội an toàn, trật tự là cơ sở cho sự phát triển ổn định và bền vững của
kinh tế, chính trị, thương mại, khoa học, công nghệ, y tế, v.v. được thu thập từ các nguồn đáng
tin cậy, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến các yếu tố an
toàn, trật tự sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp hỗ trợ dự báo các nguy cơ mất an toàn và từ đó
có biện pháp ngăn chặn kịp thời, làm cho cơ sở cho việc xây dựng các chương trình, chính sách
tạo chuyển biến tích cực về an sinh xã hội. 

- Do thời gian hoàn thành bài tiểu luận thời gian giới hạn nhóm chúng em tiến hành nghiên
cứu  về tác động của 3 yếu tố có tác đông lớn đến an ninh gồm : môi trường sống, tin tưởng và
mức độ an toàn đến an sinh xã hội từ số liệu thu thập ở khác sát. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến an sinh xã hội và các yếu tố này là vô số . Các yếu tố này ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh
hưởng đến an ninh xã hội. Tuy nhiên, ở đây nhóm em chỉ nghiên cứu ảnh hưởng một chiều của
3 yếu tố nêu trên lên an sinh xã hội.    
      

7
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
2.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU           
 Bằng việc thu thập dữ liệu qua khảo sát với các câu hỏi khảo sát có dạng câu hỏi có
dạng thang đo thứ bậc về vị trí , hoạt động củng như mối đe dọa liên quan đến an ninh giúp cho
việc nghiên cứu có thể dễ dàng đo lường và so sánh mức độ ảnh hưởng của các ba yếu tố trên
lên an ninh.

Môi
trường
sống

An
Tin
tưởng
ninh Mức độ
an toàn

2.1. Môi trường sống xung quanh


Môi trường ở đây có thể hiểu là tổng thể không gian sống, làm việc và học tập của mọi người,
bài nghiên cứu dưới đây sẽ tập trung vào khía cạnh đa văn hóa, đa ngôn ngữ và đa dạng tôn
giáo của nhà ở.

2.2. Mức độ an toàn


Mức độ an toàn luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của một
xã hội. Chúng em chọn dữ liệu khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ an toàn theo các
chủ đề khảo sát gần gửi với đối tượng khảo sát là người dân Việt Nam

8
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
2.3. Vấn đề về sự tin tưởng
Sự tin tưởng hay niềm tin về một vấn đề nào đó luôn có sự ảnh hưởng đến các quyết định và
đối với vấn đề an ninh cũng vậy việc kiểm tra độ tin tưởng của một người đối với an ninh cũng
là một trong yếu tố quyết định lên độ an ninh .

PHẦN 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


I. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Xác định
Thiết kế nghiên cứu
vấn đề

Nghiên
cứu sơ bộ

Thiết lập bảng câu hỏi

Thống kê mô tả

Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Thang đo
hoàn chỉnh
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
- Phân tích mô tả: Để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu
- Kiểm định và đánh giá thang đo: Để đánh giá thang đó các khái niệm trong nghiên cứu
cần phải kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị của thang đo.
- Phân tích hồi quy đa biên: Để xác định mối quan hệ giữa các nhóm biến độc lập (các
nhân tố thành phần) và nhóm biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.
- Phân tích ANOVA: Nhằm xác định ảnh hưởng của các biến định tính

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


I. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH TRÊN SPSS
Bước 1:
-Kiểm định độ tin cậy của thang đo với Cronbach’s Alpha
-Đánh giá “độ tin cậy” của thang đo
Bước 2:
-Đánh giá độ giá trị của thang đo với kỹ thuật Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
-Đánh giá “độ giá trị” của thang đo
 Giá trị nội dung: dựa vào lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm trước, điều chỉnh thang
đo bằng phương pháp định tính…
 Giá trị phân biệt: EFA
 Giá trị hội tụ: EFA
Bước 3. Thực hiện phân tích hồi quy

II. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY


Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008): “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng
khi Cronbach’s alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử
dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử
dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời
trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson,1994; Số lượngater, 1995)”. Đối với đề
tài này, các biến quan sát có hệ số tương quan biến– tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đạt

10
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
yêu cầu và Cronbach’s alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 thì thang đo có thể chấp nhận được về mặt
độ tin cậy (Nunnally & Bernstein 1994). Dưới đây là kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s
alpha:
1. MỨC ĐỘ AN TOÀN
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha Based
on
Cronbach's Standardized N of
Alpha Items Items
,899 ,899 7

Summary Item Statistics


Minimu Maximu Maximum / Varianc N of
Mean m m Range Minimum e Items
Item
2,260 1,900 2,800 ,900 1,474 ,095 7
Means

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Squared Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Multiple Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Correlation Item Deleted
muc do thuong xuyen:
13,02 34,194 ,554 ,520 ,900
uong ruou
muc do thuong xuyen:
13,33 31,456 ,759 ,669 ,877
cuop giat
muc do thuong xuyen:
13,92 31,832 ,736 ,652 ,880
canh sat
muc do thuong xuyen:
13,61 32,266 ,737 ,573 ,880
bao luc gd

11
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
muc do thuong xuyen:
13,74 31,912 ,758 ,644 ,878
quay roi tinh duc
muc do thuong xuyen:
13,51 30,856 ,753 ,595 ,878
ma tuy
muc do thuong xuyen:
13,79 33,105 ,632 ,529 ,892
phan biet chung toc

Nhận xét: Kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát “muc do thuong xuyen: uong ruou”có hệ
số Cronbach's Alpha if Item Deleted = 0.9 lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha của nhóm là 0.899.
Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến là 0.554 > 0.3 và Cronbach's Alpha của nhóm
đã trên 0.6, thậm chí còn trên cả 0.7 rồi. Do vậy chúng ta không cần loại biến “muc do thuong
xuyen: uong ruou” trong trường hợp này.
 Độ tin cậy của thang đo đo lường khái niệm “mức đô ̣ an toàn” đạt yêu cầu về độ tin cậy.
2. MÔI TRƯỜNG SỐNG XUNG QUANH
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha Based
on
Cronbach's Standardized N of
Alpha Items Items
,585 ,586 6

Summary Item Statistics


Minimu Maximu Maximum / Varianc N of
Mean m m Range Minimum e Items
Item
1,521 1,400 1,627 ,227 1,162 ,007 6
Means

Item-Total Statistics

12
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
Scale Mean Scale Corrected Squared Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Multiple Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Correlation Item Deleted
hang xom: lao dong
7,56 2,302 ,217 ,235 ,584
nhap cu
hang xom: nguoi noi
7,65 2,147 ,326 ,274 ,538
cac ngon ngu khac
hang xom: chung toc
7,73 2,374 ,172 ,113 ,601
khac
hang xom: nghien
7,63 2,180 ,300 ,183 ,549
ruou
hang xom: toi pham 7,56 2,006 ,442 ,449 ,486
hang xom: nghien ma
7,50 1,970 ,493 ,433 ,464
tuy

→ Kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát “hang xom: lao dong nhap cu” và “hang xom:
chung toc khac” có hệ số tương quan biến tổng là 0.217 và 0.172 < 0.3. Chúng ta loại 2 biến
này và chạy Cronbach Alpha lại lần 2.

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha Based
on
Cronbach's Standardized N of
Alpha Items Items
,598 ,600 4

Summary Item Statistics

13
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
Minimu Maximu Maximum / Varianc N of
Mean m m Range Minimum e Items
Item
1,540 1,473 1,627 ,153 1,104 ,005 4
Means

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Squared Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Multiple Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Correlation Item Deleted
hang xom: nguoi noi
4,69 1,398 ,116 ,024 ,712
cac ngon ngu khac
hang xom: nghien
4,67 1,163 ,343 ,172 ,554
ruou
hang xom: toi pham 4,59 ,981 ,566 ,446 ,372
hang xom: nghien ma
4,53 1,016 ,547 ,413 ,393
tuy

→ Kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát “hang xom: nguoi noi cac ngon ngu khac” có hệ
số tương quan biến tổng là 0.116 < 0.3. Chúng ta loại biến này và chạy Cronbach Alpha lại lần
3.

Reliability Statistics

14
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
Cronbach's
Alpha Based
on
Cronbach's Standardized N of
Alpha Items Items
,712 ,713 3

Summary Item Statistics


Minimu Maximu Maximum / Varianc N of
Mean m m Range Minimum e Items
Item
1,562 1,493 1,627 ,133 1,089 ,004 3
Means

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Squared Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Multiple Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Correlation Item Deleted
hang xom: nghien
3,19 ,788 ,402 ,171 ,775
ruou
hang xom: toi pham 3,12 ,643 ,636 ,446 ,485
hang xom: nghien ma
3,06 ,701 ,567 ,405 ,577
tuy

Nhận xét: Kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát “hang xom: nghien ruou”có hệ số
Cronbach's Alpha if Item Deleted = 0.775 lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha của nhóm là 0.712.
Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến là 0.402 > 0.3 và Cronbach's Alpha của nhóm
đã trên 0.6, thậm chí còn trên cả 0.7 rồi. Do vậy chúng ta không cần loại biến “hang xom:
nghien ruou” trong trường hợp này.

15
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM

 Độ tin cậy của thang đo đo lường khái niệm “môi trường sống xung quanh” đạt yêu
cầu về độ tin cậy.

3. SỰ TIN TƯỞNG

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha Based
on
Cronbach's Standardized N of
Alpha Items Items
,445 ,431 4

Summary Item Statistics


Minimu Maximu Maximum / Varianc N of
Mean m m Range Minimum e Items
Item
2,793 1,820 4,293 2,473 2,359 1,140 4
Means

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Squared Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Multiple Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Correlation Item Deleted
tin tuong: gia dinh 6,88 8,509 -,270 ,265 ,780
tin tuong: hang xom 8,44 4,275 ,561 ,367 ,049
tin tuong: ng ban biet 8,85 3,647 ,605 ,628 -,069a
tin tuong: ng gap lan
9,35 4,888 ,332 ,586 ,290
dau
a. The value is negative due to a negative average covariance among items. This violates
reliability model assumptions. You may want to check item codings.

16
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM

Nhận xét: Kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát “tin tuong: gia dinh”có hệ số Cronbach's
Alpha if Item Deleted = -0.270 quá thấp, thậm chí bị âm chứng tỏ các nội dung của biến quan
sát đo lường không liên quan gì đến nhau, ta chạy lại Cronbach Alpha chỉ với 3 biến quan sát
còn lại

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha Based
on
Cronbach's Standardized N of
Alpha Items Items
,780 ,776 3

Summary Item Statistics


Minimu Maximu Maximum / Varianc N of
Mean m m Range Minimum e Items
Item
2,293 1,820 2,733 ,913 1,502 ,209 3
Means

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected Squared Cronbach's
if Item Variance if Item-Total Multiple Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Correlation Item Deleted

17
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
tin tuong: hang xom 4,15 4,958 ,486 ,324 ,833
tin tuong: ng ban biet 4,55 3,430 ,784 ,627 ,499
tin tuong: ng gap lan
5,06 4,204 ,606 ,517 ,716
dau

Nhận xét: Kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát “tin tuong: hang xom”có hệ số Cronbach's
Alpha if Item Deleted = 0.833 lớn hơn hệ số Cronbach's Alpha của nhóm là 0.780. Tuy nhiên,
hệ số tương quan biến tổng của biến là 0.486 > 0.3 và Cronbach's Alpha của nhóm đã trên 0.6,
thậm chí còn trên cả 0.7 rồi. Do vậy chúng ta không cần loại biến “tin tuong: hang xom” trong
trường hợp này.

 Độ tin cậy của thang đo đo lường khái niệm “Sự tin tưởng” đạt yêu cầu về độ tin cậy.

4. TỔNG KẾT

Nhân tố Biến thoã mãn điều kiện Biến có thể bị loại

1. Mức đô ̣ an toàn Q2.1 – Q2.7

2. Môi trường sống xung quanh Q3.4 – Q3.6 Q3.1 – Q3.3

3.Tin tưởng Q4.1 – Q4.4

III.PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ


1. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ CRONBACH'S ALPHA  
Thang đo và độ tin cậy của các biến quan sát được đánh giá bằng hệ số Cronbach's
Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Yêu
cầu để thang đo được chấp nhận là loại bỏ các biến có hệ số Cronbach's Alpha nhỏ hơn 0,6.
Hơn nữa trong phân tích nhân tố Khám phá EFA, những biến có hệ số nhân tố nhỏ hơn 0,5 thì
sẽ bị loại khỏi thang đo vì có tương quan kèm với nhân tố tiềm ẩn (khái niệm đo lường). 

18
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM

Trong bảng Reliability Statistics ta có thể thấy Cronbach's Alpha = 0,721 =>  thang đo
được chấp nhận

2. KIỂM ĐỊNH KMO VÀ BARTLETT’S TEST         

Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Garson,
2003) và kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa sig < 0.05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích
nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau.
Giá trị Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy (KMO)=0.823.
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0.823 > 0.5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng
để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Kết quả kiểm định Barlett’s là 1215.822 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000< 0.05,lúc này bác
bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy giả
thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có
tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố.

3. PHƯƠNG SAI TRÍCH 

19
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM

Có 5 nhân tố được trích dựa vào tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1, như vậy 5 nhân tố
này tóm tắt thông tin của 17 biến quan sát đưa vào EFA một cách tốt nhất. Tổng phương
sai mà 5 nhân tố này trích được là 71.024% > 50%, như vậy, 5 nhân tố được trích giải
thích được 71.024% biến thiên dữ liệu của 17 biến quan sát tham gia vào EFA.
Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 5 có
Eigenvalues thấp nhất là 1.027 > 1
                                                  
IV.PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY (đa biến)

20
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM

Adjusted R Square (hệ số R bình phương hiệu chỉnh) = 0.327 , tức là 21 biến độc lập đã
đưa vào ảnh hưởng 32.7 % sự thay đổi của biến mức độ an toàn, 68.5 % còn lại là ảnh hưởng
của sai số tự nhiên và biến ngoài mô hình.

Chúng ta cần đánh giá độ phù hợp mô hình một cách chính xác qua kiểm định giả
thuyết. Để kiểm định độ phù hợp mô hình hồi quy, chúng ta đặt giả thuyết H0: R2 = 0. Phép
kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thuyết này. Kết quả kiểm định:

 Sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là R2 ≠ 0 một cách có ý nghĩa thống kê, mô
hình hồi quy là phù hợp.
 Sig > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là R2 = 0 một cách có ý nghĩa thống kê, mô
hình hồi quy không phù hợp.

Giá trị F= 4.441 với Sig. của kiểm định F =0.000 < 0.05, ta có thể kết luận R bình
phương của tổng thể khác 0 => Mô hình hồi quy tuyến tính có thể có thể suy rộng và áp dụng
cho tổng thể.

21
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM

PHẦN 4 HẠN CHẾ

- Do số lượng dữ liệu vẫn còn hạn chế về mă ̣t số lượng và sự đa dạng trong mẫu nghiên cứu
nên tính xác thực trong điều kiện hiện nay có thể chưa cao. Bên cạnh đó về mặt phương pháp
luận trong bài đã đưa ra một phương pháp nghiên cứu định lượng có tính xác thực nhất định đối
với các lĩnh vực mang tính chất riêng tư và nhạy cảm như vấn đề về an ninh.

- Đây là một vấn đê dễ gây tranh cãi và ít được nghiên cứu một cách có hệ thống . Bên cạnh đó
các nguồn thông tin và dữ liệu trên các nền tảng cung cấp thông tin có thể chưa hoàn toàn
chính xác cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của bài nghiên cứu.

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

- Hiện nay những vấn đề về an ninh ảnh hưởng kinh tế trong thời kỳ Covid luôn là những vấn
đề hết sức nhạy cảm luôn thu hút sự quan tâm của truyền thông thời sự và nhân dân cả nước và
toàn thế giới . Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp thông tin về những cá nhân đã thiếu ý thức và cả
hiểu biết đã đưa người ngoại quốc nhập cảnh trái phép với những mục đích tư lợi và điều này
đã gây ra những ảnh hưởng nghiệm trọng đến an ninh cũng như sự phát triển kinh tế của đất
nước hiê ̣n nay. Bài nghiên cứu an ninh xã hội giúp đưa các chính sách và giải pháp phù hợp ,
góp phần tìm ra được hướng giải quyết tối ưu cho bài toán chung về vấn an ninh và kinh tế
chính trị quốc gia.

- Sau cùng, vì năng lực và kinh nghiệm trong viê ̣c thực hiê ̣n nghiên cứu của nhóm còn nhiều
hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong nghiên cứu thống kê cũng như nền tảng
kiến thức chưa vững cần được trau dồi thêm. Chúng em mong có được những nhâ ̣n xét và góp
ý từ thầy. Chúng em xin chân thành cám ơn thầy.

GỢI MỞ CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG AN NINH KHU VỰC
SỐNG CỦA CÁC CÁ NHÂN
Về lựa chọn khu vực sống

22
Tiểu luận cuối kỳ PTDL-ĐH Kinh tế TP HCM
Nếu có điều kiện thì khi lựa chọn nơi sinh sống chúng ta nên ở gần với gia đình của
mình, hay những người quen cũ mà mình đã từng tiếp xúc lâu dài và đã biết được tính cách con
người của họ để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình của mình.
Đối với các gia đình, nên kiểm tra kĩ khu dân cư nơi mình đang
(chuẩn bị chuyển đến ) sinh sống (nơi đó có gần cơ quan công an, bệnh
viện, các quán nhậu,...). Cũng cần tham khảo trước trên mạng xã hội và
đến trực tiếp hỏi thăm các hộ dân xung quanh về tình hình an ninh của
khu vực đó.
Đối với các cá nhân sống một mình hay sống với bạn bè thì cũng cần tìm hiểu những
điều trên và đặc với những người sống chung với bạn bè thì cũng cần phải hiểu biết về người
bạn đó để tránh trường hợp chính người banj đó làm tổn hại đến mình.
Về những biện pháp có thể thực hiện được
Cần có những buổi tuyên truyền để nâng cao ý thức của mỗi người về việc bảo vệ sự an
ninh trật tự trong khu vực mình đang sống để góp phần cho sự an toàn của xã hội.
Các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra giúp phát hiện kịp thời các hành vi
vi phạm pháp luật gây ảnh hướng đến an toàn của những người dân xung quanh. Cũng cần có
những chính sách xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm nhằm răn đe và ngăn ngừa tái phạm.
Mỗi cá nhân cũng cần mạnh dạn đứng lên đấu tranh chống lại những hành vi đi ngược
lại pháp luật và đạo đức xã hội để giúp sớm loại bỏ, bài trừ được các tệ nạn xã hội.

Tài liệu tham khảo


Giáo trình phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS

23

You might also like