You are on page 1of 27

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC


MÃ SỐ: ĐTĐL.CN-26/2

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 1.1.1


“Khảo sát, đánh giá thực trạng kênh, rạch có chứa lục bình
ở tỉnh Long An và các tỉnh lân cận”

Đề tài: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo tổ hợp thiết bị thu gom, tiền xử lý và trục
vớt lục bình trên kênh, rạch tại Long An và các tỉnh lân cận
Mã số: ĐTĐL.CN-26/2

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Tấn Tiến

Người thực hiện: (Họ tên và chữ ký)

PGS.TS Nguyễn Tấn Tiến


PGS.TS Lê Tất Hiển
TS. Lê Thanh Long
ThS. Lê Thanh Sơn
KS. La Thanh Hải

TP. HCM – 2022


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH...................................................................................iii

1.1. Mục tiêu khảo sát:............................................................................................5

1.2. Đối tượng nghiên cứu:......................................................................................5

1.2.1. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................5

1.2.1.1. Điều tra thu thập tài liệu thứ cấp:.............................................................5

1.2.1.2. Điều tra khảo sát:......................................................................................5

1.2.1.3. Xử lý dữ liệu số liệu:..................................................................................5

2.1 Phân tích đặc điểm phân bố lục bình và các hoạt động khảo sát đánh giá thực
trạng lục bình trên các kênh rạch:...............................................................................6

2.1.1 Tỉnh Tây Ninh...............................................................................................7

2.1.2 Tỉnh Bình Dương..........................................................................................8

2.1.3 Thành phố Hồ Chí Minh...............................................................................9

2.1.4 Tỉnh Tiền Giang..........................................................................................10

2.2 Tình hình lục bình tại Long An......................................................................11

2.3 Khảo sát đánh giá hoạt động trục vớt lục bình theo một số nguồn tài liệu trình
diễn thiết bị:.............................................................................................................. 15

2.4 Các phương pháp xử lý lục bình hiện nay khi phỏng vấn người dân sinh sống
trên địa bàn các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long....................................................17

2.5 Kết luận và kiến nghị:.....................................................................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................23

i
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Bản đồ hệ thống chính hai nhánh sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây [7]. .6
Hình 1. 2 Thực trạng lục bình tại sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh....7
Hình 1. 3 Lục bình dày đặc mặt sông Vàm Cỏ Đông (ảnh chụp ngày 10.1.2020, tại cầu
Bến Sỏi)......................................................................................................................... 7
Hình 1. 4 Mặt cắt lồng sông Sài Gòn, [8]......................................................................8
Hình 1. 5 Thực trạng lục bình tại sông Sài Gòn đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương.........9
Hình 1. 6 Lục bình dày đặc ở lưu vực kênh Liên Vùng, quận Bình Chánh..................10
Hình 1. 7 Cỏ rác, lục bình trên kênh rạch tại Quận Bình Thạnh TP.HCM...................10
Hình 1. 8 Lục bình dày đặc trên sông Tiền..................................................................11
Hình 1. 9 Lục bình dạt vào hai bên bờ kênh chợ gạo...................................................11
Hình 1. 10 Thực trạng lục bình tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ……………… 12
Hình 1. 11 Thực trạng lục bình tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An 12
Hình 1. 12 Lục bình trên kênh, rạch tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An......................13
Hình 1. 13 Neo trồng lục bình trong kênh tại Môc Hoá-Long An..............................14
Hình 1. 14 Lục bình được cắt – phơi khô.....................................................................14
Hình 1. 15 Sản phẩm từ cây lục bình...........................................................................15
Hình 1. 16 Quá trình trục vớt được ghi hình theo hướng dọc theo chiều dài thiết bị. . .16
Hình 1. 17 Lục bình sau khi vớt được băm thành khúc nhỏ chứa ở băng tải phía sau,
cách tập kết sản phẩm vớt lên bờ.................................................................................16
Hình 1. 18 Góc nhìn bên phải phía trước của cụm thu gom đầu tàu............................17
Hình 1. 19 Phun thuốc diệt trừ sâu diệt lục bình..........................................................18
Hình 1. 20 Người dân ven sông vén phá, trục vớt lục bình..........................................18
Hình 1. 21 Vận hành dàn máy vớt lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông..........................19
Hình 1. 22 Sử dụng thuyền băm lục bình ở Hương Thủy............................................20
Hình 1. 23 Sử dụng máy băm lục bình trên sông.........................................................20
Hình 1. 24 Đặc tính mặt cắt ngang của con kênh.........................................................21

ii
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện giải quyết vấn đề vớt lục bình trên khu vực tỉnh Long An tại các
kênh rạch là vấn đề cấp thiết của nhiệm vụ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài
nhóm nghiên cứu thực hiện việc khảo sát thực tế nhằm đánh giá thực trạng kệnh
rạch tại tỉnh Long An và khu vực lân cận, các nghiên cứu khảo nghiệm này có giá
trị để định hướng các giải pháp kỹ thuật trong sản phẩm của đề tài. Trước đây đã
có nhiều công trình nghiên cứu chế tạo thiết bị vớt song với diện tích lớn ngoài
không gian rộng các nhánh sông lớn của Long An, Tây Ninh, Bình Dương, còn
với các hệ thống kênh rạch nhỏ như điều kiện đặt đầu bài của đề tài thì chưa có
nhiều và chưa cụ thể do đó cần phải thực hiện các nghiên cứu này.
Nghiên cứu có vai trò quan trọng vì trong thực tế thiết kế chế tạo cần phải
xây dựng các phương án sơ bộ để phân tích các phương án này có hiệu quả hay
không và có thể kết hợp thành một phương án chung có tính giải pháp tổng thể
hay không thì cần có các khảo sát thực tế nhằm cung cấp thông tin cho quá trình
lựa chọn phương án. Để nâng cao chất lượng nghiên cứu, định hướng phát triển
trong thiết kế sản phẩm và thực hiện lựa chọn địa điểm phục vụ cho nghiên cứu
khảo nghiệm giai đoạn cuối của nhiệm vụ thì việc thực hiện công việc “Khảo
sát, đánh giá thực trạng kênh, rạch có chứa lục bình ở tỉnh Long An và các tỉnh
lân cận” là rất cần thiết.

iii
1 MỤC TIÊU KHẢO SÁT; ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

1.1 Mục tiêu khảo sát:


Làm rõ hiện trạng hệ thống kênh rạch khu vực tỉnh Long An, từ đó xác định các
khu vực kênh rạch có điều kiện làm việc khó khăn để vận hành tổ hợp thiết bị nhằm
mục tiêu phục vụ cho các hoạt động tính toán thiết kế, thử nghiệm và các tiện ích phục
vụ cho việc sử dụng thiết bị.trên cơ sở các điều tra và khảo sát. Phân tích đánh giá được
các điểm thuận lợi và khó khăn trong quá trình trục vớt để giúp nhóm nghiên cứu hình
thành các giải pháp kỹ thuật trong thiết kế chế tạo cũng như các kịch bản vận hành thử
nghiệm.

1.2 Đối tượng nghiên cứu:

Điều tra, khảo sát một số tuyến kênh rạch của tỉnh Long An xác định khu vực các
huyện có tuyến kênh cần được thông thoáng bằng phương pháp trục vớt lục bình và một
số tuyến kênh có lục bình tại khu vực giáp với Long An.

1.2.1 Phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong dự án là phương pháp thống kê mô
tả, phân tích thống kê, so sánh tổng hợp, phương pháp điều tra và phương pháp chuyên
gia, phương pháp khảo nghiệm bằng hình ảnh.
1.2.1.1 Điều tra thu thập tài liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như từ các đề tài nghiên cứu tương tự
về máy trục vớt lục bình; từ Internet; từ các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành; từ các
đơn vị phòng nông nghiệp địa phương, Sở giao thông vận tải tỉnh Long An; từ các
chuyên gia tại Long An có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác tại địa phương…
nhằm thu thập các thông tin cần thiết tới các đơn vị cá nhân cần thu thập số liệu để định
hướng lộ trình khảo sát đánh giá thực nghiệm.
1.2.1.2 Điều tra khảo sát:
Hai chuyên gia có chuyên môn đến các cơ sở đã được lựa chọn tại các tỉnh để trực
tiếp tìm hiểu, tiếp xúc phỏng vấn các đối tượng cung cấp thông tin và ghi các nội dung
cần khảo sát để đánh giá trực tiếp hiện trạng kênh rạch bị lục bình bao vây cần được
giải toả.

4
1.2.1.3 Xử lý dữ liệu số liệu:
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS, Excel để xử lý và phân tích số liệu:
+ Nhập và xử lý thô dữ liệu;
+ Phân tích dữ liệu, tính toán các tham số thống kê, phân tích thống kê và diễn
giải kết quả.
+ Tóm tắt, tổng hợp số liệu và trình bày dưới các dạng biểu bảng, đồ thị.

2 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN:

Tốc độ sinh trưởng của lục bình với số lượng lớn nên rất dễ xâm lấn diện tích mặt
nước của các con sông, hồ, kênh, rạch gây ra nhiều nguy hại như:
- Cản trở giao thông đường thủy và khả năng khai thác thủy sản của người dân.
- Làm tắc nghẽn dòng chảy của nước, là điều kiện cho bùn đất, rác thải trên sông
tích tụ và các chất độc hại bị lắng sâu xuống lòng nước.
- Giảm sự đa dạng sinh học của vùng nước ngọt do mật độ dày đặc, phủ kín bề
mặt sông làm giảm nồng độ oxy dưới nước nuôi sống các sinh vật thủy sinh.
- Tốc độ phân hủy của lục bình nhanh hơn so với các loài thực vật khác, gây ra
lượng lớnC O2, tạo mùi hôi cho môi trường xung quanh, giảm chất lượng nguồn
nước, các cụm lục bình cũng là nơi ở của muỗi, các loài côn trùng gây bệnh.

Hình 1. 1 Bản đồ hệ thống chính hai nhánh sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây [7]

5
2.1 Phân tích đặc điểm phân bố lục bình và các hoạt động khảo sát đánh giá thực
trạng lục bình trên các kênh rạch:
Tại các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Ninh và Bình Dương, lục bình, cỏ
dại trên nhiều kênh, rạch, sông đã che phủ trên 60% diện tích mặt nước nên đã gây
nhiều hệ lụy cho cuộc sống và sản xuất của người dân. Hàng năm, vào mùa khô, các
cấp chính quyền tại các tỉnh này đều kêu gọi tìm giải pháp đẩy lùi sự phát triển cũng
như thực hiện trục vớt và xử lý lục bình để tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy. Sở
Khoa học và Công nghệ các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp và Tây Ninh đang
ráo riết tìm giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từ thu
gom (cắt, vớt), xử lý sơ bộ (băm nhỏ,...) đến xử lý lục bình theo hướng sử dụng chúng
như một nguồn sinh khối thiên nhiên để làm phân compost, làm biogas, làm thức ăn gia
súc, ...
Kết quả khảo sát thực trạng lục bình ở một số địa phương:

2.1.1 Tỉnh Tây Ninh


Sông Vàm Cỏ Đông, đoạn qua tỉnh Tây Ninh có chiều dài khoảng 150 km từ xã
Hòa Hội, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, qua các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Hòa
Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng đã bị lục bình phủ kín mặt sông, làm cản trở dòng chảy và
tê liệt hệ thống đường thủy (ước tính có trên 3 triệu m2 mặt sông Vàm Cỏ Đông bị lục
bình che kín). Vào mùa khô, đặc biệt là khoảng tháng 01 đến tháng 4 hằng năm, mật độ
lục bình rất lớn (70 – 80 kg/m2), mức độ dày đặc phủ kín mặt sông, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hoạt động vận tải trên sông, gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của
người dân sinh sống dọc hai bên bờ.
Tỉnh Tây Ninh đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Huỳnh Vương để giải quyết
vấn nạn lục bình. Theo đó, đơn vị này phải bảo đảm mặt sông ít nhất 50m chiều ngang
luôn thông thoáng quanh năm. Công ty sử dụng biện pháp cơ học, cụ thể là cải tiến lại
gàu của máy đào KOBE để vớt lục bình đưa lên bờ.

6
Hình 1. 2 Thực trạng lục bình tại sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh1

Hình 1. 3 Lục bình dày đặc mặt sông Vàm Cỏ Đông (ảnh chụp ngày 10.1.2020, tại cầu
Bến Sỏi).

2.1.2 Tỉnh Bình Dương

1.
Hình 1. 4 Mặt cắt lồng sông Sài Gòn, [8]
Trước tình trạng lục bình dày đặc và phát triển nhanh, tỉnh Bình Dương đã cho áp
1,
Ảnh chụp vào ngày 21/04/2020

7
dụng phương tiện cơ giới là máy dào Kobe kết hợp với lao động thủ công bằng tay để
tiến hành trục vớt lục bình. Theo đánh giá, để vớt 1 tấn lục bình bằng hình thức thủ
công tốn 700000 đồng, đối với máy cơ giới là 220000 đồng/tấn, sau 2 đợt trục vớt đã
loại bỏ được 3500 tấn lục bình trên sông Sài Gòn.[4]
Dù đã đầu tư, tiêu tốn tiền tỷ nhưng kết quả vẫn không có sự tích cực do việc trục
vớt diễn ra chủ yếu tại các đoạn bờ tiếp giáp giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình
Dương, trong khi tại vị trí giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh vẫn chưa được
triển khai dẫn dến lục bình theo nước thủy triều lại tiếp tục xâm lấn sang địa phận Bình
Dương.
Lục bình tái sinh rất nhanh, bịt kín nhiều mặt sông. Tỉnh Bình Dương sử dụng
phương tiện cơ giới là máy đào KOBE để trục vớt lục bình và dùng lao động thủ công
vớt bằng tay. Chi phí vớt lục bình bằng máy KOBE là 220.000 đồng/tấn và vớt thủ
công là 700.000 đồng/tấn. Năm 2019, Bình Dương bắt đầu sử dụng robot để vớt lục
bình.

Hình 1. 5 Thực trạng lục bình tại sông Sài Gòn đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương2

2.1.3 Thành phố Hồ Chí Minh


Rong, cỏ, rác thải nổi, bèo lục bình và các loại thực vật sinh sống chen nhau, phát
triển lâu ngày dưới lòng kênh, lòng hồ làm giảm vận tốc dòng chảy, giảm lưu lượng
cấp, thoát nước, giảm sức chứa nước trong lòng kênh, lòng hồ, cũng như làm mất thẩm
mỹ, mất vệ sinh môi trường trong các kênh rạch, làm cản trở giao thông đường thuỷ,
gây ngập úng, lụt cục bộ khu vực nội thành và ngoại thành của TP Hồ Chí Minh, ngoài
2,
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dường

8
ra chúng còn làm ô nhiễm môi trường nguồn nước sinh hoạt dọc tuyến kênh, cản trở
môi trường sống các loài thủy sinh.
Những trở ngại của rong, cỏ lục bình rác trên tuyến kênh, mương dẫn nước…và
các trạm bơm thuỷ lợi, thủy điện đang gây bức xúc cần phải giải quyết kịp thời.
Theo thống kê sơ bộ của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hồ
Chí Minh về tình hình trục vớt và xử lý lục bình tại 07 quận – huyện trong năm 2013 đã
có 29 tuyến kênh rạch với chiều dài 25.653 m có lục bình dày đặc, làm ảnh hưởng đến
việc thoát nước và môi trường1. Thành phố hiện có khoảng 2.000 km kênh rạch đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong việc thoát nước trên địa bàn Thành phố. Trong đó có
170 kênh, rạch với gần 700 km bị lục bình, cỏ dại phát triển ngăn dòng chảy cản trở
giao thông đường thủy, phát sinh dịch bệnh. Thời gian gần đây, trên các kênh Nhiêu
Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ, Kênh Tẻ… xuất hiện nhiều lục bình trôi dạt gây tắc nghẽn
dòng chảy, cản trở giao thông đường thủy, trở thành bãi rác trôi nổi cho nhiều loại sinh
vật gây bệnh cư ngụ. Khi lục bình héo chết lại gây ô nhiễm môi trường, phát sinh các ổ
dịch bệnh gây ảnh hưởng đề đời sống của người dân sống xung quanh.

Hình 1. 6 Lục bình dày đặc ở lưu vực kênh Liên Vùng, quận Bình Chánh

9
Hình 1. 7 Cỏ rác, lục bình trên kênh rạch tại Quận Bình Thạnh TP.HCM
Hàng năm Công ty Quản lý và khai thác Công Thuỷ Lợi Tp.HCM, Vườn Quốc
Gia U Minh Thượng, Các Công ty Công ích đều phải tổ chức ra quân để bảo trì dọn
vệ sinh lòng kênh, mương nhưng phần lớn chỉ làm tạm, không làm triệt để theo
mong muốn, do không có phương tiện máy móc nên toàn bộ việc cắt-vớt rong, cỏ,
thu dọn rác nổi, bèo tây trên kênh, mương hồ thuỷ lợi và vận chuyển lên bờ đều phải
làm bằng lao động thủ công rất khó khăn, rất vất vả. Do kích thước của rong và cỏ
dại, bèo tây, rác thải nổi vừa cồng kềnh vừa có khối lượng lớn nên năng suất và chất
lượng công việc rất thấp, công việc làm vệ sinh không đạt hiệu quả như mong muốn.

2.1.4 Tỉnh Tiền Giang


Hiện nay, nhiều tuyến sông, rạch tại Tiền Giang đã xuất hiện từng đám lục bình
trôi nổi trên mặt nước, có những đám lục bình đến hàng nghìn mét vuông, kéo dài
gần cả km. Nghiêm trọng nhất là kênh Chợ Gạo, sông Tra thuộc huyện Chợ Gạo và
Gò Công Tây khi mật độ lục bình trôi theo dòng nước quá nhiều đã gây cản trở giao
thông đường thủy. Vì tuyến giao thông này mỗi ngày có hàng nghìn phương tiện lưu
thông. Một số tuyến kênh nội đồng cũng đang bị cây lục bình tấn công.

Hình 1. 8 Lục bình dày đặc trên sông Tiền

10
Hình 1. 9 Lục bình dạt vào hai bên bờ kênh chợ gạo

2.2 Tình hình lục bình tại Long An


Với tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng đã tạo cơ hội cho lục bình,
cỏ dại phát triển nhanh chóng, chúng trở thành loại thực vật nổi xâm lấn, làm hại hệ
sinh thái thủy, bên cạnh đó mật độ lục bình dày đặc đã làm giảm độ ôxy hòa tan
trong nước, ảnh hưởng đến đời sống của động vật dưới nước (tôm, cá nước ngọt,...).
Với khả năng phát triển nhanh, lục bình làm cản trở dòng chảy trên hệ thống kênh
rạch, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông đường thủy, ảnh hưởng
đến tiêu thoát nước của các công trình thủy lợi, làm giảm đa dạng sinh học. Việt
Nam và các quốc gia trên thế giới đang quan tâm giải quyết vấn nạn này.
Thời gian qua, tỉnh Long An đã chỉ đạo các địa phương triển khai vớt, diệt lục
bình trong phạm vi các kênh, rạch nhỏ thông qua giải pháp tuyên truyền và huy động
lực lượng toàn dân thực hiện việc vớt lục bình, trong đó, lực lượng nòng cốt là Đoàn
viên thanh niên và dân quân. Thực tế, lục bình từ các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp và
Tây Ninh theo dòng nước di chuyển về Long An rất nhiều. Theo báo tuổi trẻ Online,
“Tỉnh Long An đã lên phương án giải quyết nạn lục bình trôi trên sông từ nhiều năm
nay, đặc biệt trong ba năm trở lại đây, mỗi năm đều có “tháng diệt lục bình” nhưng
hiệu quả vẫn chưa cao”. Bên cạnh đó, ông Mai Văn Nhiều – Giám đốc Sở Khoa học
– Công nghệ tỉnh Long An cho biết “Hiện tại Việt Nam đã có hai nơi sản xuất được
máy diệt lục bình, nhưng loại máy này và cả các loại máy mua ở nước ngoài khi đưa
về thử nghiệm tại Long An đều chưa phù hợp. Lý do chính là diện tích dòng sông ở

11
Long An rộng và lượng lục bình dày đặc, vượt xa diện tích khoang chứa xác lục bình
của những máy diệt lục bình này.”.
Một số hình ảnh về lục bình trên các kênh, rạch ở huyện Thạnh Hóa và huyện
Mộc Hóa, tỉnh Long An vào tháng 4 năm 2022.

Hình 1. 10 Thực trạng lục bình tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An3

Hình 1. 11 Thực trạng lục bình tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An4
Một vấn đề nghịch lý, lục bình gây cản trở cho các ghe, tàu, nhưng lại là cây xóa
đói giảm nghèo với nhiều gia đình. Nhiều hộ khó khăn đã "thầu" lại các bến ven sông
với giá rẻ, khoảng vài trăm nghìn đến một triệu đồng một năm. Sau đó, họ dùng dây
giăng, cây cắm thành bãi trồng lục bình quanh năm, cắt bán cho các cơ sở gia công đồ
mỹ nghệ với thu nhập một người hơn hai triệu đồng mỗi tháng.
"Sau khi cắt phần thân, những người trồng vứt bỏ các phần gốc già ra kênh, các
gốc lục bình sau đó tiếp tục sinh sôi, gây ách tắc giao thông", ông Kiệt nói.
3, 2
Ảnh chụp vào ngày 23/04/2020
4

12
Tại Long An, do lòng sông quá rộng, trải dài 180km qua nhiều huyện của tỉnh
Long An nên vào mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 thì mực nước trên sông
giảm nên lục bình sinh sôi nhanh hơn, khi bước vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
thì mực nước ở các sông, kênh rạch dân lên đẩy lục bình di chuyển sang các vùng khác
theo dòng thủy triều.
Hiện tại, cây lục bình vẫn đang phát triển dày đặc trên hệ thống sông, kênh, rạch
thuộc địa bàn các huyện, thị xã Đồng Tháp Mười làm ngăn cản dòng chảy, gây khó
khăn cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa và ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu phục
vụ sản xuất. Thời gian qua, tỉnh Long An đã chỉ đạo các địa phương triển khai trục vớt
lục bình trong phạm vi các kênh, rạch nhỏ thông qua giải pháp tuyên truyền và tập hợp
lực lượng toàn dân thực hiện.
Hiện nay, người dân địa phương nuôi lục bình để cắt thân lấy bán để phục vụ cho
mục đích mưu sinh với giá bán dao động khoảng 10000 đồng cho1 kg lục bình khô,
cũng là điều kiện để lục bình sinh sôi nảy nở với mật độ dày hơn và khi lục bình bao
phủ bề mặt kênh, rạch người dân thường dùng thuốc trừ cỏ 2,4D để diệt lục bình tạo lối
đi, làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

Hình 1. 12 Lục bình trên kênh, rạch tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An

13
Hình 1. 13 Neo trồng lục bình trong kênh tại Môc Hoá-Long An

Hình 1. 14 Lục bình được cắt – phơi khô

14
Hình 1. 15 Sản phẩm từ cây lục bình

2.3 Khảo sát đánh giá hoạt động trục vớt lục bình theo một số nguồn tài liệu
trình diễn thiết bị:
2.4 Khảo sát đánh giá hoạt động sử dụng thử nghiệm các phương tiện vớt dạng
tàu nhập từ nước ngoài áp dụng tại Việt Nam t 3/10/2017, tại buổi "Trình
diễn công nghệ vớt lục bình" Thông số vận hành mà tổ hợp thiết bị phục vụ
thử nghiệm:
- Xuất xứ thiết bị: China;
- Hãng sản xuất: Quingzhou Dongfang Envirment Protection Machenery
Manufacturing Co,Ltd;
- Model: DFSHL – 110;
- Động cơ điều khiển: Diesel 115 Kw;
- Động cơ nghiền lục bình: Diesel 15 Kw;
- Thép thân thiết bị theo tiêu chuẩn SA 2 – SA 2,5;
- Chiều dài 15,2m; rộng 5,2m; cao 4,2m (có thể hạ thấp 47cm khi qua cầu);
- Chiều rộng vớt: 2,2m; chiều sâu vớt: 1,2m và có thể căng chỉnh lên xuống;

15
- Năng suất máy từ 2.000 - 6.000 m2/h tùy theo mật độ lục bình.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì thiết bị vận hành đạt các yêu cầu về kỹ thuật
như: máy cắt và vớt tốt lục bình và cỏ ở mật độ dầy đặt; thiết bị đảm bảo cân bằng và
độ an toàn trên sông; vận hành nhanh, nhẹ và cơ động; nhờ có hệ thống bâm nên lượng
lục bình chứa trên thiết bị khoảng 4m3 được vớt trong thời gian 4 phút, chuyển lên bờ
kênh trong thời gian 1 phút; máy vận hành với 01 công nhân kỹ thuật chính; tính sơ bộ
chi phí cắt vớt 01 tấn (đã bâm nhỏ) trong khoảng 20.000đ/kg đến 30.000đ/kg.
Tuy nhiên do thiết bị còn rất mới nên kỹ thuật vận hành máy chưa thành thạo, giá
thành của thiết bị nhập từ Trung Quốc còn khá cao thiết bị cần có nhiều loại với kích cỡ
khác nhau phù hợp hơn với điều kiện sông hoặc kênh, rạch trên địa bàn tỉnhn Long An.

Hình 1. 16 Quá trình trục vớt được ghi hình theo hướng dọc theo chiều dài thiết bị

16
Hình 1. 17 Lục bình sau khi vớt được băm thành khúc nhỏ chứa ở băng tải phía sau,
cách tập kết sản phẩm vớt lên bờ

17
Hình 1. 18 Góc nhìn bên phải phía trước của cụm thu gom đầu tàu
Theo nhận xét của các thành viên quan sát quá trình chạy biểu diễn công nghệ,
nhận định: thực tế vận hành thiết bị thời gian đầu tại điều kiện tỉnh Long An gặp khó
khăn, do điều kiện cỏ và lục bình đan xen nhau ở mức độ dầy đặc tại huyện Kiến
Tường-Long An.
Kết quả trình diễn cắt vớt lục bình và cỏ được tổ chức thực hiện tại địa điểm được
chọn là bất lợi nhất tại Kiến Tường thuộc khu Đồng Tháp Mười tỉnh Long An, lục bình
xen lẫn cỏ dài và dầy đặc để kiểm tra thực tiển hiệu quả hoạt động của thiết bị. Trong
điều kiện cần vớt lục bình thì dùng bộ hàm cắt nhập từ Trung Quốc, trong điều kiện lục
bình có xen lẫn cỏ thì thay bộ hàm cắt của thiết bị cắt vớt làm việc được trong điều kiện
cỏ dài và dầy đặc nhưng với các tản lục bình kết khối lớn diện rộng thì năng suất thiết
bị chưa đạt được như mong muốn.

18
2.5 Các phương pháp xử lý lục bình hiện nay khi phỏng vấn người dân sinh sống
trên địa bàn các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
a) Phun thuốc

Hình 1. 19 Phun thuốc diệt trừ sâu diệt lục bình


Đặc điểm :
Sử dụng thuốc diệt cỏ (thường được gọi là thuốc khai hoang) phun xịt trực tiếp
lên lục bình.
Ưu điểm :
+ Hiệu quả nhanh chóng.
+ Phạm vi tiêu diệt diện rộng.
+ Ít tốn kém chi phí.
Nhược điểm :
+ Gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.
+ Chưa đảm bảo an toàn cho người lao động
+ Nguy cơ sinh tồn của các loài thủy sinh và cây trồng lân cận.

19
b) Sử dụng lao động thủ công

Hình 1. 20 Người dân ven sông vén phá, trục vớt lục bình
Đặc điểm :
Người lao động sử dụng các loại cây, gậy, đồ móc hoặc xuồng nhỏ để kéo và
đưa lục bình lên bờ.
Ưu điểm :
+ Phương tiện và dụng cụ trục vớt có sẵn.
+ Cơ động, linh hoạt.
+ Không đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật .
Nhược điểm :
+ Tốc độ dọn dẹp chậm.
+ Sử dụng nguồn nhân lực lớn.
+ Phạm vi làm việc bị giới hạn ở gần bờ.
+ Kĩ thuật còn thô sơ, lạc hậu.
+ Dễ bị các bệnh về xương khớp và chưa đảm bảo an toàn .

20
c) Sử dụng Máy vớt lục bình

Hình 1. 21 Vận hành dàn máy vớt lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông
Đặc điểm :
Máy sử dụng bộ dao cắt để cắt phía trước để cắt các mảng và rễ lục bình, sau đó
dùng bộ truyền động băng tải xích để đưa lục bình lên tàu, tùy theo loại máy mà
lục bình được đưa vào khoang trử lại hoặc băm trực tiếp ra trên tàu và sau đó đưa
vào nơi tập kết.
Ưu điểm :
+ Năng suất làm việc cao.
+ Phạm vi hoạt động thu gom trên toàn diện tích sông, kênh rạch.
+ Sử dụng ít nhân lực.
+ Tốc độ thu gom lục bình cao hơn lao động chân tay 70-80%.
Nhược điểm :
+ Yêu cầu chi phí đầu tư cao.
+ Tàu cần che chắn đảm bảo an toàn.
+ Người lao động cần có kiến thức sử dụng máy.
+ Hoạt động không tốt ở các lưu vực có lục bình quá dày đặc, cần có máy băm.
+ Máy cần bảo trì bảo dưỡng thường xuyên .

21
+ Máy được vận hành chỉ trên khu vực sông chính có bề rộng và chiều sâu lớn
còn trên cách kênh nhỏ thì việc thực hiện vớt bằng máy chưa phát huy được
hiệu quả vì máy là thiết bị nhập ngoại không phù hợp vói điều kiện thực địa
của Long An và các kênh của Đồng bằng Sông Cửu Long.
d) Sử dụng Máy băm phá lục bình tự chế của người dân tổ nhóm để xử lý tính
huống giao thông nội địa

Hình 1. 22 Sử dụng thuyền băm lục bình ở Hương Thủy


Đặc điểm :
Máy sử dụng guồng băm ở phía trước được dẫn động nhờ động cơ dầu đặt phía
sau, guồng quay sẻ băm nát lục bình trên đường tàu đi qua.
Ưu điểm :
+ Máy nhỏ gọn, hoạt động linh hoạt ở các khu vực kênh lớn, nhỏ.
+ Lục bình được băm vụn, băm nát diệt triệt để.
+ Máy thiết kế đơn giản, dễ sử dụng.
+ Chi phí chế tạo thấp.
Nhược điểm :
+ Máy dạng guồng băm, dễ vướng các loại rác vào lưỡi dao, làm kẹt dao.
+ Chưa có che chắn đảm bảo an toàn.

22
+ Năng suất làm việc chưa cao.
e) Sử dụng Máy băm phá lục bình tự chế để giải phòng giao thông

Hình 1. 23 Sử dụng máy băm lục bình trên sông


Đặc điểm :
Sử dụng máy băm phá sơ bộ để băm tách các mảng , khối lục bình lớn tách ra để
máy trục vớt lục bình đi phía sau có thể vớt lên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Ưu điểm :
+ Thực hiện trục vớt với các mảng, khối lục bình ở các sông lớn, kênh lớn.
+ Tối ưu thời gian làm việc cho máy vớt.
+ Năng suất làm việc cao hơn.
Nhược điểm:
+ Máy băm chỉ hoạt động khi gặp những vùng có các mảng, khối lục bình lớn
mà máy vớt không thể làm việc.
+ Chi phí đầu tư cao.
+ Tùy theo kích thước của kênh rạch mà loại máy vớt có kích thước khác nhau.

1.1 Kết luận và kiến nghị:


Kết luận về quá trình khảo sát và nhận xét với các dạng kênh rạch có lục bình
là đối tượng cần trục vớt của đề tài:
Tại khu vực các kênh thuộc Đồng Tháp Mười- Long An thì hàng năm có hai mùa
là mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch thì theo con nước chung thì mực nước
trong kênh đạt đỉnh 2,3m -2,5 m. Mực nước kênh sẽ được giữ nguyên không đổi trong
tháng 10 và tháng 12 âm lịch.

23
Mùa nước rút là từ sau tết âm lịch từ tháng 1 đến tháng 7 âm lịch, trong khoản thời
gian này thì mực nước trong kênh dao động từ 1 m ~1,2 m, thường có những đoạn kênh
ghe nhỏ không vào được vì lòng kênh bị lắp đầy. Khi trời mưa bất chợt thì mực nước có
thể đạt mức tối đa khoản 1,5m.
Quan sát và khảo sát người dân thì việc sinh trưởng lục bình sẽ mạnh vào thời
điểm có mưa trong năm và lục bình tồn tại hàng ngày trong năm ở khu vực kênh với
chu kỳ trong một ngày khi mực nước dân lên thì lục bình sẽ trôi vào từ sáng sớm đến
khi chiều sau 16h thì lục bình trong kênh lại bắt đầu trôi ra lại ngoài sông lớn một phần,
song phần nhiều là tập trung lại trong kênh. Do biến đổi khí hậu và hạn mặn cho nên
những năm gần đây thì việc tập trung lục bình trong kênh tạo thành các bãi bồi làm tắt
kênh là rất thường xảy ra vì lượng nước giảm. Sau đây là các kết quả khảo sát tại tuyến
kênh theo hướng Đồng Tháp Mười-Long An vào thời điểm mùa khô năm 2022.

Hình 1. 24 Đặc tính mặt cắt ngang của con kênh


Thông tin tuyến kênh khảo sát tại Mộc Hoá-Long An:
Chiều dài : 34 km
Chiều rộng đáy : b=25 ÷30 m
Độ sâu mực nước trong kênh :
h=1÷ 1,5 m
- Vận tốc dòng chảy: v=0,2 ÷ 0,4 m/s
Thông tin tuyến kênh khảo sát tại Thạnh Hoá-Long An
Chiều rộng đáy : b=22÷ 30 m
Độ sâu mực nước trong kênh : h=1÷ 1,2 m
-Vận tốc dòng chảy trung bình : v=0,2 ÷ 0,4 m/s

24
Kiến nghị:
Nhóm nghiên cứu cần thực hiện thiết kế các giải pháp kỹ thuật với điều kiện làm
việc theo các dòng kênh tại khu vực khó trục vớt của Long An đó là các huyện: Mộc
Hóa, Thạnh Hóa, Đức Huệ, nếu thiết bị làm việc đạt yêu cầu tại các khu vực này thì giải
pháp để ra được xem là khả thi khi áp dụng cho các kênh rạch nhỏ khác của tỉnh Long
An.

Chủ nhiệm đề tài/dự án Đại diện CQ chủ trì


(ký và ghi rõ họ và tên) (ký và ghi rõ họ và tên)

PGS.TS Nguyễn Tấn Tiến

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Trung Thành, Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống máy, thiết bị cắt rong,
cỏ dại, vớt bèo tây, rác thải nổi trong lòng kênh, mương, hồ chứa nước. Báo cáo tổng
kết đề tài cấp Nhà nước mã số KC 05-1/06-10, 2009
[2]. Nguyễn Thiên San, Thiết kế máy vớt lục bình. Luận văn đại học, Đại học Bách
Khoa Tp.HCM, 2017
[3]. Elliott R. Donnelley (1980). Aquatic weed cutter. U.S. Patent 4196566
[4]. Mujingni Epse Cho, Jenette Tifuh (2012). Quantification of the impacts of
water hyacinth on riparian communities in Cameroon and assessment of an
appropriate method of control: the case of the Wouri River Basin. World Maritime
University Dissertations.
[5]. Điệp. C. N.; 2006. Phân lập vi sinh vật tổng hợp kích thích tăng trưởng
(Phytohormone) và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. ĐH \CT. Tạp chí Nghiên cứu
Khoa học 2006. ĐHCT
[6]. Elham A. Ghabbour; 2204. Metal binding by humic acids isolated from water
hyacinth plants (Eichhornia crassipes [Mart.] Solm-laubach: Pontedericeae) in the Nile
Delta, Egypt. Elsevier Publisher, 2004.
[7]. Minh, D. ; 2006 Phương pháp chủng nấm Trichoderma dùng xử lý chất thải hữu
cơ . ĐHCT. Tài liệu nội bộ
[8]. Minh, D. Và ctv; 2006. Tác động của các chủng nấm đối kháng Trichoderma nội
địa trong việc phòng trị. Tạp chí Nghiên cứu khao học 2006. ĐHCT
[9]. Richard J. Cyr., Judith A. Jernstedt; 1988. Root contraction in hyacinth. In
changes in tubulin levels, microtubule number and orientation asociated with
differential cell expansion. Planta, Springer-Verlag 1988
[10]. Sơn, N.K.T.; 2007. Một vài suy nghĩ về công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của
nó. Tài liệu nội bộ
[11]. TS. Lê Phát Quới. Công trình: ‘‘Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ lục bình
(EICHHORNIA ARASSIPES)’’. Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh
Long An, 4/2008 – 6/2011

26

You might also like