You are on page 1of 5

Đề bài : Dựa trên các kiến thức đã được học, Anh/Chị hãy xây dựng đề

cương cho một đề tài cụ thể thuộc lĩnh vực mà anh (chị) đang học tập
hoặc công tác.

Đề tài : Tính toán, thiết kế hệ thống thoát nước cho quận Bình Thạnh (Niên
hạn 25 năm) và đề xuất qui trình công nghệ xử lý nước thải của hệ thống thoát
nước trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài.
Trên con đường thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, dưới sự lảnh đạo
nòng cốt của Đảng, nhân dân ta bước vào một kỷ nguyên mới với mọi niềm hân
hoan. Cuộc sống của nhân dân ta từng bước được đổi mới, từng bước được nâng
cao từ thành thị về nông thôn, từ trung du về miền hải đảo. Mức sống của nhân dân
từng bước được nâng cao , nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp, tiện nghi cũng cao
theo, một trong những nhu cầu đó là nhu cầu về nước. Nước đóng vai trò rât quan
trọng trong sinh hoạt cũng như trong cuộc sống như: ăn, uống, vệ sinh nhà cửa, vệ
sinh cá nhân,…Vì thế, một lượng nước khá lớn thải ra hàng ngày do các nhu cầu
của chúng ta là rất lớn , cộng với lượng nước mưa hay triều cường tăng lên là
nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhập úng ở một vài khu vực trên địa bàng
quận.
Vì vậy, nhiệm vụ chính của việc thiết kế mạng lưới thoát nước là một trong những
cơ sở hạ tầng không thể thiếu, sẽ vận chuyển nhanh chóng mọi loại chất thải ra
khỏi quận và đưa về trạm xử lý, tiến hành xử lý và thanh trùng tới mức độ cần thiết
trước khi thải vào nguồn tiếp nhận .
2. Mục đích của đề tài
Nhằm đảm bảo thoát nước tốt cho người dân, các hoạt động sản xuất kinh doanh
trên địa bàn quận Bình Thạnh không còn bị ô nhiễm và ngập úng.
3. Nội dung của đề tài.
Đề tài nghiên cứu nhằm hai mục tiêu sau:
• Tính toán, thiết kế hệ thống thoát nước cho quận Bình Thạnh (Niên hạn
25 năm).
• Đề xuất qui trình công nghệ xử lý nước thải của hệ thống thoát nước trước
khi thải vào nguồn tiếp nhận.

4. Phương pháp thực hiện đề tài


- Vạch tuyến thoát nước cho quận sao cho lượng nước thải tự chảy mà không cần
dùng nhiều bơm để đạt hiệu quả cao nhất.
- Đề xuất các phương án để xử lý nước thải sinh hoạt để đầu ra đạt tiêu chuẩn loại
A theo QCVN 14-2008/BTNMT ( quy chuẩn kỷ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt) không gây ô nhiễm nguồn nước khi thải ra ngoài.
- Thu thập các tài liệu tổng quan về quận Bình Thạnh
- Thu thập các tài liệu về mạng lưới thoát nước để tham khảo như sách mạng lưới
thoát nước tập 1 và tập 2 của PGS.TS. Hoàng Văn Huệ ...
- Thu thập các tiêu chuẩn về mạng lưới tho át nước như :
TCXDVN 51 - 2008: Thoát nước - Mạng lưới và Công trình bên ngoài Tiêu
chuẩn xả nước thải vào các nguồn tiếp nhận dựa theo
QCVN 14-2008/BTNMT, Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt.
- Phương pháp thu thập số liệu về khu vực:
Thu thập các tài liệu về địa chất, bản đồ quy hoạch, dân số ở quận Bình Thạnh.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:
Thống kê được toàn bộ diện tích, dân số và chiều dài mỗi tuyến ống
thoát nước. Từ đó xử lý các số liệu ta tính được lưu lượng thoát nước của cả
khu vực.
- Phương pháp phân tích và so sánh:
- So sánh các phương án vạch tuyến mạng lưới thoát nước sao cho tuyến ống
thoát ngắn nhất nhưng vẫn đảm bảo thu gom hết lượng nước thải và nhiều nhất.
- Phân tích nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải ở đầu vào , sau đó dựa
vào tiêu chuẩn thoát nước để so sánh. Nếu nồng độ chất ô nhiễm trong
nước thải đầu vào lớn hơn tiêu chuẩn đầu ra thì lúc này ta đưa ra các
dây chuyền công nghệ xử lý để nước thải đầu ra nhỏ hơn hoặc bằng theo
tiêu chuẩn.
- Phương pháp tính toán, tra bảng:
- Phương pháp vạch tuyến.
- Phương pháp tra bảng như dựa vào phần mềm Hwase 3.1 hoặc
bảng tra thủy lực mạng lưới thoát nước của GS.TS. Lâm Minh Triết để tra
đường kính, vận tốc, độ dốc và độ đầy.
- Phương pháp vẽ trắc dọc
5. Phạm vi của đề tài.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và số liệu liên quan, đề tài chỉ
giới hạn trong phạm vi: Tính toán, thiết kế hệ thống thoát nước cho quận
Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh (Niên hạn 25 năm) đối với nước thải
sinh hoạt từ các hộ gia đình, trường học, bệnh viện và đề xuất dây
chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt.
- Thiết kế hệ thống thoát nước của quận Bình Thạnh.
- Quy hoạch phát triển mạng lưới đến năm 2039
6. Ý nghĩa của đề tài.
Đề tài thể hiện sự quan trọng của hệ thống trong việc phát triển của đô thị,
quy hoạch phát triển chung của toàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung và
quận Bình Thạnh nói riêng, mang lại một cái nhìn tổng quát cho việc thiết
lập, nâng cấp lại mạng lưới thoát nước của quận trong tương lai, thoát khỏi
tình trạng ngấp úng khi trời mưa to hay do triều cường tăng, cải thiện và tối
ưu hóa điều kiện địa hình.Khắc phục những nhược điểm do địa hình thấp.
7. Kết cấu của đề tài:
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN QUẬN BÌNH THẠNH
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.2. Đặc điểm khí hậu
1.1.3. Địa chất, thủy văn
1.2. Hiện trạng tự nhiên, dân số xây dựng và hiện trạng hạ tầng kỷ thuật có
liên quan.
1.2.1. Dân số
1.2.2. Hiện trạng thoát nước, vệ sinh môi trường.
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI
2.1. Điều kiện kinh tế
2.1.1 Sản xuất công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
2.1.2 Thương mại dịch vụ
2.1.3 Nông nghiệp
2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
2.2.1. Cơ cấu dân số
2.2.2 Văn hóa xã hội
2.3. Ý nghĩa quận Bình Thạnh
2.4 Tính chất và động lực phát triển
2.5. Cơ cấu sử dụng đất xây dựng
2.6. Các chỉ tiêu xây dựng đô thị
2.7. Định hương tổ chức và phát triển không gian
2.8. Hệ thống và phương án thoát nước
2.8.1 Cơ sở chọn hệ thống thoát nước.
2.8.2 Phương hướng lựa chọn hệ thống thoát nước.
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC
3.1. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước
3.2. Phân loại hệ thống thoát nước
3.2.1 Phân loại nước thải
3.2.2 Phân loại hệ thống thoát nước
3.2.3 Lựa chọn phương án thiết kế cho hệ thống
3.2.4 Các bộ phận chính trong hệ thống thoát nước
CHƯƠNG 4. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN
4.1. Các số liệu cơ bản
4.1.1. Các tài liệu liên quan
4.1.2. Mật độ dân số.
4.1.3. Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt.
4.1.4. Nước thải từ các công trình công cộng.
4.2. Tính lưu lượng nước thải
4.2.1. Diện tích
4.2.2. Dân số tính toán
4.3. Tổng hợp lưu lượng nước thải toàn Quận Bình Thạnh
4.3.1. Nước thải sinh hoạt khu dân cư
4.3.2. Nước thải từ bệnh viện
4.3.3. Nước thải từ trường học
4.4. Biểu đồ dao động nước thải các giờ trong ngày của quận Bình Thạnh
CHƯƠNG 5. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC
5.1. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước
5.1.1 Nguyên tắc.
5.1.2. Phương án vạch tuyến
5.2. Lưu lượng tính toán từng đoạn cống
5.2.1 Diện tích tiểu khu
5.2.2 Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn cống
5.3. Xác định lưu lượng đơn vị
CHƯƠNG 6. TRẮC DỌC TUYẾN CỐNG CHÍNH
6.1. Tính toán thủy lực
6.1.1 Nguyên tắc tính toán
6.1.2 Các công thức thủy lực
6.1.3 Phương pháp tính toán
6.1.4 Xác định độ sâu chôn cống đầu
6.2. Các bảng tính
CHƯƠNG 7. TÍNH TOÁN KINH TẾ CHO HỆ THỐNG
7.1 Phần cống thoát nước
7.2 Phần Phần giếng thăm
7.3 Phần trạm bơm
7.4 Phần khối lượng đất đào, đắp xây dựng
7.5 Vốn đầu tư
7.6. Chi phí quản lý cho một năm.
CHƯƠNG 8. ĐỀ XUẤT VÀ THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
8.1 Đề xuất sơ đồ quy trình công nghệ xử lý
8.2 Lựa chọn sơ đồ công nghệ
8.3 Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý.
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ

You might also like