You are on page 1of 7

QH CẤP THOÁT NƯỚC

1. Vị trí đặt giếng thăm thoát nước.


- Trong mạng lưới thoát nước thải, giếng thăm cần đặt ở những chỗ:
+ Nối các tuyến cống
+ Đường cống chuyển hướng, thay đổi độ dốc hoặc đổi đường kính.
+ Trên các đoạn cống đặt thẳng, theo một khoảng cách nhất định, phụ thuộc vào kích thước cống
(lấy theo bảng)

(TCVN 7957:2008)

2. Thế nào là hệ số thoát nước không điều hòa.


Hệ số không điều hòa ngày KNgày : Là tỷ số lưu lượng trong ngày thải nước nhiều nhất và lưu lượng trong
ngày thải nước trung bình của năm:
KNgày = Qmaxngày / QTBngày
3. Các loại sơ đồ mạng lưới thoát nước.

 Sơ đồ thẳng góc
- Ở những nơi địa hình thuận lợi, độ dốc tốt đổ về phía NTN, lưu lượng và khả năng tự làm sạch của
dòng sông lớn, các cống góp lưu vực theo đường ngắn nhất chạy thẳng góc với sân, đối với những đô
thị mới hình thành, lưu lượng nước thải nhỏ, khả năng kinh tế và thiết bị kỹ thuật có hạn, không cần
thiết yêu cầu XLNT trước khi xả ra nguồn thì có thể áp dụng sơ đồ này.

- Hiện nay, sơ đồ này chỉ áp dụng cho các MLTN mưa và nước thải sản xuất quy ước sạch.
1. Mạng lưới đường phố
2. Cống thoát lưu vực
3. Nguồn tiếp nhận

 Sơ đồ chéo nhau
- Với những nơi có địa hình thuận lợi, KDC phát triển lớn, KCN nhiều, lượng nước thải lớn, các cống
góp thoát nước lưu vực được vạch tuyến theo hướng vuông góc với hướng dòng chảy của sông và tập
trung về cống góp chính. Cống góp chính lại song song với sông. Người ta sử dụng sơ đồ này khi địa
hình dốc thoải dần về phía sông và cần phải XLNT

1. Mạng lưới đường phố


2. Cống góp lưu vực
3. Cống bao
4. Trạm bơm
5. Ống áp lực
6. Trạm xử lý
 Sơ đồ song song
- Áp dụng khi địa hình khá dốc về phía sông i > 0,005. Nếu đặt cống thoát nước tự chảy theo độ dốc
song song với độ dốc tự nhiên thì tốc độ nước chảy trong cống sẽ vượt quá giới hạn cho phép, gây vỡ,
hỏng mối nối cống và các giếng thăm.
- Để duy trì tốc độ nước chảy trong cống thích hợp, các cống góp lưu vực nên đặt gần như song song
hoặc song song với đường đồng mức, một cống góp chính thu nước từ các cống góp lưu vực đến trạm
bơm và TXLNT.

1. Mạng lưới đường phố


2. Tuyến cống bao lưu vực

 Sơ đồ phân vùng
- Áp dụng khi khu đất xây dựng có nhiều vùng chênh nhau về độ cao, có thể phân ra thành nhiều
vùng. Nước thoát từ vùng cao theo cống góp, tự chảy đến thẳng TXL, chỉ cần bơm lượng nước do
cống góp khác ở vùng thấp đưa đến trạm bơm, gồm 2 phương án bơm nước:
+ Bơm đến TXL.
+ Bơm đến cống góp ở vùng cao, hai dòng nước hợp lại và tự chảy đến TXL.
1. Cống thu lưu vực 1.
2. Cống thu lưc vực 2.
3. Trạm xử lý nước thải.
4. Miệng xả ra NTN.

4. Cấu tạo, vị trí, vai trò giếng tách nước mưa.


Giếng tràn nước mưa của hệ thống thoát nước chung phải có đập tràn để ngăn rác thải (CSO).
Kích thước và cấu tạo đạp tràn phụ thuộc vào lưu lượng nước xả vào nguồn, các mức nước trong
cống và nguồn tiếp nhận.
Giếng tràn nước mưa phải có ngăn lắng cát và song chắn rác.
(TCVN 7957:2008)
5. Vận tốc lớn nhất và nhỏ nhất của nước thải trong cống.
-Vận tốc lớn nhất (VMAX): Là tốc độ không làm xói mòn vật liệu làm cống, gây trở ngại làm việc
bình thường của cống.
- Vận tốc nhỏ nhất (VMIN): Đối với NTSH và nước mưa, vMIN ứng với độ đầy tính toán lớn nhất
của cống được quy định như sau:

6. Hệ thống thoát nước chung, riêng, nửa riêng.


- Hệ thống thoát nước chung: Là hệ thống thu cả 3 loại nước thải vào chung một mạng lưới đường
ống và dẫn ra ngoài phạm vi đô thị để đến công trình làm sạch.
- Ưu điểm:
+ Tổng chiều dài đường ống thoát nước ngắn.
+ Nước mưa được làm sạch trước khi xả ra nguồn nước.
- Nhược điểm:
+ Đường kính ống thoát nước lớn để có khả năng vận chuyển cả nước mưa, không được phép chảy tràn
gây ngập úng đô thị.
+ Công suất trạm bơm, TXL lớn. Khi không có mưa, chế độ thủy lực của cống và hoạt động của trạm
bơm, TXL không ổn định.
+ Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
- Phạm vi áp dụng: Nên sử dụng cho các đô thị cũ đã có MLTN kiểu chung hoặc đô thị có các điều kiện
tự nhiên thuận lợi.

- Hệ thống thoát nước riêng: Là hệ thống thoát nước có hai mạng lưới đường ống riêng biệt, một mạng
lưới vận chuyển nước thải có nồng độ chất bẩn lớn (NTSH và NTSX quy ước bẩn) đến TXL và một mạng
lưới vận chuyển nước thải quy ước sạch đến nguồn tiếp nhận.
- Khi diện tích đô thị mở rộng, các nhà máy công nghiệp nằm rải rác xen kẽ KDC, có nhiều ngành công
nghiệp trong 1 đô thị thì có thể cho phép NTSX đổ chung vào HTTN sinh hoạt để tiết kiệm đường ống
hoặc phải xử lý sơ bộ trước khi đưa vào HTTN sinh hoạt.
- Ưu điểm:
+ Chế độ làm việc thủy lực tương đối ổn định, công suất trạm bơm và TXL nhỏ hơn so với HTTN chung.
- Nhược điểm:
+ Tổng chiều dài mạng lưới đường ống thoát nước lớn (Tăng 30 - 40% so với HTTN chung).
+ Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
- Phạm vi áp dụng: Nên sử dụng cho các khu đô thị mở rộng, có KDC mới với mật độ dân số trên 200
người/ha, nước mưa chảy trong rãnh xây và phải chảy vào cống kín (Cống thoát nước mưa riêng).

- Hệ thống thoát nước nửa riêng: Nước mưa đợt đầu chứa nhiều chất bẩn nồng độ cao được tách riêng
khỏi MLTN mưa và chảy sang MLTN sinh hoạt, sản xuất đến công trình xử lý. Khi mưa to kéo dài, lượng
nước mưa lớn, nồng độ chất bẩn giảm, nước mưa chảy qua cống thoát nước sinh hoạt, sản xuất vào đoạn
tiếp theo của cống thoát nước mưa đến NTN. Khi đó, tại vị trí giao nhau giữa cống thoát nước sinh hoạt
và cống thoát nước mưa phải có giếng tràn tách nước mưa, cống thoát nước sinh hoạt phải đặt sâu hơn
cống thoát nước mưa.
- Được sử dụng trong trường hợp mở rộng, cải tạo khi thành phố đã có HTTN chung hoặc khi trong một
TP lớn có nhiều khu vực khác nhau về địa hình, mật độ xây dựng…

- Ưu điểm:
+ Vệ sinh tốt hơn HTTN riêng vì xử lý được nước mưa đợt đầu
+ Cải tạo MLTN chung để tách nước thải về TXL.
- Nhược điểm:
+ Giếng tách thường không đạt hiệu quả về vệ sinh và kiểm soát lưu lượng.
+ Chi phí đầu tư ban đầu lớn vì XD 2 mạng đồng thời

- Phạm vi áp dụng:
+ Những đô thị có dân số > 50.000 người
+ Nguồn tiếp nhận nước thải trong đô thị công xuất nhỏ và không có dòng chảy
+ Những nơi có nguồn nước dùng vào mục đích tắm, thể thao
+ Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn do nước thải mang vào

You might also like