You are on page 1of 39

4.1.

NỘI DUNG: QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
KHU CÔNG NGHIỆP PHỐ NỐI B – TỈNH HƯNG YÊN (Nguyễn Tam Huy )
4.1.1. Giới thiệu chung về công trình.
- Vị trí: Nằm ở khu công nghiệp phố Nối B – tỉnh Hưng Yên
Phía Bắc và phía Đông giáp với khu đất công nghiệp.
Phía Nam giáp với khu đất công cộng đô thị
Phía Tây giáp với khu đất công cộng đơn vị ở

Sơ đồ vị trí nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp phố Nối B – tỉnh Hưng Yên

- Quy mô: khoảng 1,5ha


- Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp phố Nối B – tỉnh Hưng Yên là nhà máy
xử lý nước thải hiện hữu.
- Công suất: 10.000m3/ngđ

Sơ đồ mặt bằng nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Phố Nối B

Mặt cắt đường phía Đông.


Mặt cắt đường phía Nam.

Mặt cắt đường phía Tây.

Mặt cắt đường nội bộ

4.1.2.Quy định quản lý chất lượng, vận hành tổ chức của nhà máy xử lý nước thải
khu công nghiệp phố Nối B – tỉnh Hưng Yên. ( NGUYỄN TAM HUY )

1.Quy định về chất lượng nước thải


- Chất lượng nước thải sau xử lý phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật không ảnh hưởng
đến sức khỏe của người dân và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

- Nguồn nước thải lưu chuyển qua các kênh bình thường, không có màu, mùi khác lạ,
tôm cá, rong tảo và các loài nhuyễn thể phát triển tốt.

- Phương pháp xử lý của trạm xử lý phải có khả năng xử lý loại bỏ được lượng COD,
BOD, độ màu đạt chuẩn theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Trong trường hợp sử dụng nước sau xử lý thì nước thải đó phải được phân phối đến
điểm tiêu thụ theo hệ thống riêng biệt, đảm bảo không xâm nhập và ảnh hưởng đến hệ
thống cấp nước sạch của khu vực đó.

2. Công nghệ và tự động hoá

- Các công nghệ mới, mức độ tự động hóa đo lường và kiểm soát quá trình xử lý là những
yếu tố cần được xem xét đầu tiên khi quyết định đầu tư bởi công nghệ có mức độ tự động
hóa cao sẽ giảm thiểu sự cố và hóa chất vận hành, cho phép tối đa hóa hiệu quả đầu tư.

- Khuyến khích sử dụng hệ thống tự động hóa có chức năng điều chỉnh tự động, giám sát
điều khiển có khoảng cách từ xa, hiển thị thông số công nghệ, có thể đặt và thay đổi các
tham số công nghệ cho hệ thống tự động hóa, bảo vệ tự động, cảnh báo báo động, lưu trữ
và báo cáo thông kê, điều khiển dự phòng, ... Nhằm cải thiện điều kiện làm việc, nâng
cao hiệu quả của thiết bị, tăng năng suất lao động, trợ giúp giám sát.
- Loại công nghệ được lựa chọn cần mang tính mở, kế thừa, cho phép chủ đầu tư có thể
xây dựng theo từng mô đun, song hành với phân kỳ đầu tư hạ tầng cũng như tốc độ lấp
đầy diện tích, có thể tiết giảm tối đa chi phí khi mở rộng công suất.

3.Quy định quản lý vận hành nhà máy.

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát
nước.

- Phải đảm bảo kịp thời xử lý sự cố, khôi phục việc xử lý nước thải.

- Kiểm tra định kỳ, đánh giá chất lượng công trình đầu mối, công trình trên mạng lưới
thoát nước; độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống nhằm đảm bảo khả
năng hoạt động liên tục của hệ thống.

- Đưa ra các phương án, biện pháp thay thế, sửa chữa, nạo vét, bảo trì, … khi xảy ra sự
cố.

- Định kỳ quan trắc chất lượng nước thải trong hệ thống.

4.Trách nhiệm của đơn vị thoát nước.

- Quản lý tài sản được đầu tư theo hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước như
đã ký kết.

- Thiết lập cơ sở dữ liệu, quản lý các hộ thoát nước đấu nối vào hệ thống thoát nước do
nhà máy quản lý; phối hợp với đơn vị cấp nước hoặc trực tiếp tổ chức thu tiền dịch vụ
thoát nước theo quy định.

- Thực hiện các quy định bảo vệ môi trường.


- Cung cấp thông tin thỏa thuận đầu nối cho bên có nhu cầu.

- Bảo đảm duy trì ổn định dịch vụ thoát nước.

- Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên sử dụng.

5.Quy định về sơ đồ, biển báo, biển chỉ dẫn:


- Trong nhà máy phải bố trí bảng sơ đồ tổng thể chỉ rõ vị trí của các công trình trong
nhà máy xử lý. Bảng đặt ở gần cổng chính, thuận tiện cho việc tìm công trình chức
năng.
- Mỗi công trình trong nhà máy phải đặt biển báo tên công trình trên mặt đứng công
trình. Không sử dụng các biển quá to, màu sắc lòe loẹt.
- Các biển báo trong nhà máy xử lý được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu, đặt ở những nơi
đông người qua lại.
- Nghiêm cấm đặt biển trên mái công trình.
- Không sử dụng biển lai tạp, không rõ ý nghĩa.
- Không sử dụng biển hiệu có nhiều hình vẽ, nhiều đèn led gây nhức mắt.

6.Khuyến khích
- Có những chính sách khuyến khích trong việc kêu gọi tư nhân đầu tư vào lĩnh vực thoát
nước và xử lý nước thải.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận, ảnh hưởng các yếu tố tự nhiên và điều kiện thực tế tại khu
công nghiệp Phố Nối B áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.

- Tái sử dụng nguồn nước thải cho các mục đích khác nhau (tưới trong nông nghiệp, tưới
đường cây xanh trong thành phố, bổ cập nguồn nước ngầm…).

- Ứng dụng bộ chương trình phần mềm máy vi tính vào công tác quy hoạch và quản lý hệ
thống thoát nước thải công nghiệp.

7 .Các hành vi bị cấm

- Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hành vi
khác gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

- Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; xả
nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn
nước.

- Xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước; xả nước thải vào lòng đất thông qua các
giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất;
gian lận trong việc xả nước thải.
- Phá hoại công trình, đường ống thoát nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu
quả khi gặp sự cố về thoát nước thải công nghiệp.

4.1.3.Quy định quản lý công trình trong nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp
phố Nối B – tỉnh Hưng Yên.

Các công trình trong trạm xử lý nước thải

STT Tên Công trình

1 Ngăn tiếp nhận nước thải

2 Song chắn rác

3 Bể lắng cát ngang

4 Máng đo lưu lượng

5 Bể lắng ngang đợt I

6 Bể aeroten 4 hàng lang

7 Bể lắng ngang đợt II

8 Máng xáo trộn

9 Bể tiếp xúc ngang


10 Sân phơi cát

11 Bể nén bùn

12 Bể mêtan

13 Trạm clo

14 Nhà kho

15 Phòng thí nghiệm

16 Xưởng sửa chữa

17 Nhà hành chính

18 Phòng bảo vệ

19 Nhà để xe

20 Hầm chứa khí đốt

21 Hầm chứa khi đất

22 Trạm nghiền rác

23 Trạm bơm nước thải

24 Nhà nghỉ công nhân

25 Trạm biến áp

26 Bể rửa cặn

27 Bể nén bùn đứng

28 Bể chứa hóa chất

29 Thiết bị ép bùn li tâm


30 Thùng chứa bùn sau khi ép

1.Quy định về cổng và hàng rào

- Cổng không được xây dựng vượt ra ngoài chỉ giới xây dựng, kể cả móng.
- Hàng rào phải được thiết kế phần đặc không được cao hơn 0,6m so với cốt cao
trình, độ thông thoáng từ 60% trở lên dện tích tường rào. Cao độ tường rào quanh
khu là 2,2m.
- Yêu cầu phải có nhà bảo vệ ở bên cạch cổng ra vào để đảm bảo những người
không có phận sự không thể vào.

2.Quy định nhà điều hành, khối nhà hành chính, nhà dịch vụ

+ Nhà điều hành là công trình điểm nhấn trong khu nên cần có hình thức bắt mắt,
hiện đại, tránh kiến trúc rườm rà, nặng nề trong các chi tiết.
+ Các khối nhà khác thiết kế hợp lý, phù hợp với chức năng sử dụng.
3.Quy định ngăn tiếp nhận nước thải và song chắn rác
- Ngăn tiếp nhận được đặt ở vị trí cao để từ đó nước thải có thể tự chảy qua đường ống
công trình của trạm xử lý
- Song chắn rác phải được lắp đặt với công suất phù hợp với công suất nhà máy xử lý
nước thải.
4.Quy định về bể lắng

- Các bể lắng phải bố trí lối đi lại đến các van, cửa tháo bùn, cửa tháo nước; Lối đi lại
phải được chống trơn, trượt, thoát nước tốt, đảm bảo an toàn.

- Không cho phép người không có nhiệm vụ đi vào khu vực bể lắng, không được đi lại
hoặc đứng, ngồi dưới các thiết bị bốc xúc bùn đang làm việc.

- Cần thường xuyên bảo trì bảo dưỡng các thiết bị gạt bùn, máy bơm bùn
- Đường kính ống dẫn bùn ra khỏi bể lắng đợt một và đợt hai xác định theo tính toán
nhưng không nhỏ hơn 200 mm

5. Quy định về bể aeroten


- Trong quá trình vận hành bể cần lưu ý nếu sau quá trình oxi hóa được khoảng 80-90%
phải khuấy đều để bùn hoạt tính không lắng xuống đáy, tránh mất thời gian để lấy bùn ra
khỏi nước. Trường hợp bùn bị lắng xuống đáy phải kịp thời tách bùn ra khỏi bể để tránh
bị ô nhiễm.
- Phải xem xét khả năng bể aeroten làm việc với dung tích biến động của ngăn tái sinh.
-Khối lượng bùn hoạt tính tuần hoàn trong các aeroten không tái sinh bùn xác định theo
nồng độ bùn cần thiết trong bể và nồng độ bùn hoạt tính tuần hoàn.
-Trong các aeroten phải có hệ thống thiết bị xả cạn bể và bộ phận xả nước khỏi thiết bị
nạp khí.

6.Quy định bể metan


- Bể mê tan phải được xem xét như một phương án để phân hủy cặn lắng của nước thải
sinh hoạt và sản xuất đối với các trạm có công suất từ 7 000 m3/ngđ trở lên. Cho phép đưa
vào bể các chất hữu cơ khác nhau sau khi đã nghiền nhỏ rác từ song chắn, các loại phế
liệu có nguồn gốc hữu cơ của các xí nghiệp;
- Cần có giải pháp phòng nổ và an toàn cháy nổ cho bể mê tan.

7.Quy định trạm clo

- Sau các giai đoạn xử lý cơ học, sinh học trong điều kiện nhân tạo, vi khuẩn gây bệnh
không thể bị tiêu diệt hoàn toàn. Vì vậy theo quy phạm cần phải được khử trùng trước khi
xả ra sông.

- Đảm bảo nước thải đã xử lý phải được khử trùng trước khi thải ra môi trường.
- Để xáo trộn hóa chất khử trùng với nước thải có thể áp dụng các loại máng trộn khác
nhau.
- Thời gian tiếp xúc của hóa chất khử trùng với nước thải trong bể tiếp xúc, máng và
cống dẫn không nhỏ hơn 30 phút.
- Nếu áp dụng phương pháp khử trùng với clo cho nước thải đã xử lý, khi thải vào vùng
tiếp nhận là các thuỷ vực có mục đích sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản thì phải tiến hành
thử độc tính hoặc loại clo cho nước thải đó.

8.Quy định về nhà kho, phòng thí nghiệm, xưởng sửa chữa.

- Phù hợp với cảnh quan chung của khu vực.


- Vị trí kho và xưởng sửa chữa phải đảm bảo thuận lợi về cung cấp thiết bị vật tư cần
thiết khi cần.

- Hệ thống thông gió phải đáp ứng tiêu chuẩn hiện hành.

- Sàn của kho phải chịu được trọng tải, không trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước
tốt.

- Phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất.

- Phải đáp ứng đủ các điều kiện về phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động.

9.Quy định về bùn thải

- Bùn thải phải được phân loại để quản lý và yêu cầu lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp,
góp phần giảm chi phí vận chuyển, chi phí xử lý và thuận tiện trong quản lý, vận hành bãi
chôn lấp. Bùn thải được phép lưu trữ tối đa trong 6 tháng.

- Lựa chọn công nghệ xử lý bùn thải yêu cầu phải dựa trên các đặc tính của bùn, khối
lượng bùn phát sinh, xử lý tập trung, phân tán hay tại chỗ. Công nghệ xử lý phải đảm bảo
ổn định và hiệu quả kinh tế - kỹ thuật.

- Bùn thu được từ quá trình xử lý nước thải sinh hoạt, sau khi được xử lý thích hợp theo
yêu cầu của từng loại, cuối cùng được tái sử dụng hay thải bỏ cuối cùng đều phải theo
cách thức không nguy hại cho môi trường.

- Khuyến khích áp dụng công nghệ tái sử dụng bùn, thân thiện với môi trường và tiết
kiệm năng lượng, thu hồi nhiệt.

4.1.4.Quy định quản lý các hạ tầng khác.

1.Giao thông:
- Mặt cắt ngang đường và bán kính cong phải đảm bảo cho xe cứu hỏa lưu thông khi có
sự cố.
- Đảm bảo kết nối thuận tiện, nhanh chóng giữa công trình trong nhà máy với hệ thống
giao thông bên ngoài.

- Đường nội bộ phải đủ sức chịu tải cho xe có thiết bị nặng và phải có chỗ quay xe.

2. Bãi đỗ xe:
- Chỗ để xe: Bố trí riêng biệt 2 bãi đỗ xe:
- 1 bãi đỗ xe dành cho xe chở rác thải.
- 1 bãi đỗ xe dành cho nhân viên phục vụ cho trạm xử lý: Phân ra chỗ để xe đạp, xe
máy và xe ô tô riêng.
- Bố trí riêng biệt và hợp lý giữa khu để xe cho khách và công nhân viên với khu đỗ
xe bùn, xe rác trong bãi đỗ xe của nhà máy và đảm bảo:
+ Có vạch kẻ sơn rõ ràng cho từng ô đỗ và biển chỉ dẫn từng khu vực
+ Diện tích tối thiểu chỗ đỗ xe ô tô con 25m2, xe máy 3m2, xe đạp 0,9m2, ô tô
tải 30m2/ chỗ.
- Xe để gọn gàng, trật tự theo từng ô đã chia.
- Nghiêm cấm việc đỗ xe trước cổng và xung quanh hàng rào nhà máy để đảm bảo
an toàn và thuận lợi cho các phương tiện lưu thông trong và ngoài khu vực.

3.Cấp điện:
- Nguồn điện lấy từ hệ thống điện phân khu đô thị.
- Hệ thống đường dây điện trong nhà máy xử lý được hạ ngầm.
- Phải phân chia đường điện dùng cho khu xử lý và đường điện dành cho khu làm
việc, tránh tình trạng quá tải điện, ảnh hưởng đến công tác xử lý.
- Nguồn điện cho sản xuất: Phải đảm bảo liên tục để thiết bị trong nhà máy hoạt
động tốt.
- Điện cho sinh hoạt: Cung cấp đủ điện cho công nhân viên trong nhà máy.
- Nguồn điện cho bảo vệ: Đảm bảo nguồn điện cho bảo vệ.
- Trạm biến áp phải được bố trí theo quy hoạch, đảm bảo hành lang an toàn trạm
điện là 3m.

4.Chiếu sáng:
- Chiếu sáng cho giao thông: Đảm bảo độ sáng và độ rọi cho đi lại.
- Thời gian bật đèn:
+ Mùa hè bật lúc 18 giờ 30 và tắt lúc 5 giờ ngày hôm sau.
+ Mùa đông bật lúc 17 giờ 30 và tắt lúc 6 giờ ngày hôm sau.
+ Áp dụng các biện pháp giảm điện năng tiêu thụ nhưng phải đảm bảo an toàn
trong các thời gian lưu lượng giao thông thấp từ 23 giờ đến sáng hôm sau: tắt
1/3 số đèn đối với các lưới đèn chiếu sáng đường giao thông nội bộ.
- Khuyến khích sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm điện năng, tuổi thọ cao, an toàn
và thân thiện với môi trường.

5.Cấp nước:
- Cấp nước cho sinh hoạt: Cung cấp đầy đủ nước cho sinh hoạt, đảm bảo chất lượng
nước sạch cho.

- Cấp nước cho các công trình trong nhà máy: Đảm bảo cấp nước liên tục cho quá
trình làm mát cũng như làm sạch hệ thống xử lý nước thải trong trạm được lấy từ hệ
thống cấp nước đô thị.
6.Quy định về phòng cháy chữa cháy:
- Các trụ nước chữa cháy cần được bố trí dọc đường xe chạy, đảm bảo khoảng cách
đến mép đường không lớn hơn 2,5m và khoảng cách đến tường của công
trình không nhỏ hơn 5m để thuận tiện cho việc đấu nối lấy nước và yếu tố thẩm
mỹ chung. Đường kính họng nước không nhỏ hơn 100 mm, khoảng cách giữa các
họng nước từ 120- 150 m.

- Thiết bị, sơ đồ phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, nội quy PCCC trong
các công trình của nhà máy treo ở vị trí dễ nhìn (gần lối ra vào của các phòng ban
trong khu điều hành và gần cửa đi trong các nhà kỹ thuật). Có ghi chi tiết vị trí
thiết bị chữa cháy, họng cứu hoả, bể nước… và lối thoát hiểm trên sơ đồ.
7.Thoát nước:
- Tận dụng độ dốc tự nhiên của địa hình.
- Nước thải của nhà máy xử lý phải qua hệ thống xử lý riêng đảm bảo tiêu chuẩn
trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Về thoát nước mưa, các công trình phải lắp đặt máng thu nước mưa để thu gom về
xử lý.
- Vị trí: Lắp đặt hệ thống đường cống thoát nước dọc theo đường giao thông trong
nhà máy xử lý, nằm dưới vỉa hè, cách mặt đường tối thiểu 0,3m.
- Vật liệu:
+ Các ống dùng để thoát nước được chế tạo từ các loại vật liệu như bê tông cốt
thép, bê tông, nhựa ABS, PVC, PE, HDPE, ống sành cường độ cao hoặc các loại
ống vật liệu phù hợp khác phải phù hợp các tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng.
+ Đường ống, cống và cấu kiện trong nhà máy xử lý phải đảm bảo độ bền lâu,
không thấm nước, không bị ăn mòn bởi axit và kiềm, bề mặt trong nhẵn và dễ thi
công lắp đặt.
+ Không dùng ống sắt, ống thép tráng kẽm để làm ống thoát nước ngầm dưới đất.
8.Vệ sinh môi trường:
- Bố trí thùng rác dọc tuyến đường, xung quanh khuôn viên nhà máy xử lý. Khoảng
cách giữa hai thùng rác liên tiếp là 100m. Vật liệu: Nhựa, có dung tích 60L, yêu
cầu thùng rác có bánh xe và nắp đậy.

- Rác thải phải đươc phân loại ngay từ nguồn và được vận chuyển đến bãi tập kết
rác của đô thị.

- Đảm bảo khoảng cách ly an toàn >= 30m. Trong khoảng cách ly đó bố trí trồng
cây xanh nhằm chống bụi và làm giảm tiếng ồn.
- Bùn thải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến các địa điểm xử lý. Các
phương tiện vận chuyển bùn thải phải đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường.

9.Về xử lí chất thải rắn:

- Chất thải rắn từ song chắn rác phải được cho vào máy nghiền rác rồi chôn phân
huỷ hữu cơ, không được đổ ra sông hồ gây ô nhiễm môi trường.

10. Quy định về xe vận chuyển bùn cát và rác thải:

- Xe vận chuyển phải có bạt hoặc mái che phủ khoang chở phía sau.

- Khi ra khỏi nhà máy phải có đội ngũ công nhân và hệ thống bơm nước rửa bánh xe
và vỏ ngoài của xe.
4.2. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NGHĨA TRANG PHỐ NỐI B ( SANTY TMK )
a) Giới thiệu nghĩa trang đô thị Phố Nối B
MẶT BẰNG NGHĨA TRANG PHỐ NỐI B
- Vị trí cánh đồng xã Minh Hải phía bắc khu đô thị

- Một nhà tang lễ cho khu đô thị vị trí cạnh tuyến đường tỉnh 196 đối diện với công ti
lạc hồng, diện tích 10.000m2, cách khu vực dân cư 100m.

-Diện tích 20 ha.

- Nghĩa trang này có lò hỏa táng, đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị và vùng xung
quanh, nhằm giảm nhu cầu chiếm đất, giảm ô nhiễm môi trường.

b) Quy định cụ thể

4.2.1. Quy định về sử dụng đất


- Sử dụng đất trong nghĩa trang phải đúng theo quy hoạch, theo vị trí khu mộ, hàng mộ và
phần mộ. Sử dụng đất mai táng, cải táng phải đúng mục đích, đúng đối tượng.

- Diện tích tối đa cho mỗi mộ hung táng và chôn cất 1 lần không quá 5m2 và cho mỗi mộ
cải táng tối đa không quá 1,5m2..
4.2.2. Quy định quản lý kiến trúc cảnh quan
4.2.2a. Cổng

- hình thức: cổng có 3 cửa


+ 1 cửa chính cao 7m, rộng 5m
+ 2 cửa phụ cao 5m, rộng 3m
- kiến trúc: kết hợp truyền thống và hiện đại, sử dụng mái cong, lợp ngói đỏ
- vật liệu: khuyến khích sử dụng cột bê tông hoặc đá
- màu sắc: khuyến khích sử dụng màu trắng, nâu.

Hình minh họa cổng nghĩa trang

4.2.2b. Tường rào

- bố trí hàng rào bao quanh nghĩa trang, chiều cao 1,8-2m.
- hình thức kiến trúc: sử dụng hình thức đơn giản, nghiêm cấm sử dụng hàng rào cầu kỳ,
cách điệu.
- vật liệu: khuyến khích sử dụng gạch và bê tông.
- màu sắc: khuyến khích sử dụng màu trắng, vàng, nâu.

Hình minh họa tường rào nghĩa trang

4.2.2c. Quảng trường


- bố trí một quảng trường rộng 300-400m2.
- vật liệu: không nên sử dụng vật liệu dễ trơn trượt, độ bóng cao gây lóa mắt; nên sử dụng
loại vật liệu thoát nước tốt, tránh rêu mốc. khuyến khích sử dụng gạch terrazzo khía 8
màu xám.

Hình minh họa quảng trường

4.2.2d. Nhà tang lễ

- diện tích: 50-75m2.


- tầng cao: 1,5 tầng,
- cấu trúc bao gồm: khu viếng, khu nghỉ cho người nhà.
- hình thức kiến trúc kết hợp truyền thống và hiện đại.
- vật liệu: bê tông, gạch.
- màu sắc: khuyến khích sử dụng màu sắc trang nhã, lịch sự (trắng, vàng )

Hình minh họa nhà tang lễ

4.2.2e. Khu WC

- bố trí 3 nhà vệ sinh gần nhà tang lễ, cách nhau 500m
- hình thức kiến trúc phù hợp với cảnh quan môi trường.
- vật liệu: khuyến khích sử dụng bê tông, gạch.
- màu sắc: khuyến khích sử dụng màu trắng, vàng.
Hình minh họa nhà vệ sinh

4.2.3. Quản lý nghĩa trang


-Đảm bảo có đủ nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, bảo hộ lao động cần thiết
phục vụ hoạt động táng trong nghĩa trang đáp ứng yêu cầu về môi trường và an toàn lao
động; người lao động phải có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm theo quy định.
-Lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang, cung cấp các dịch vụ nghĩa trang cho người sử dụng,
bảo đảm chất lượng dịch vụ đồng thời cung cấp thông tin cho tổ chức và cá nhân khi có
yêu cầu theo quy định của pháp luật.
-Xử lý nước thải trong nghĩa trang đảm bảo quy chuẩn môi trường theo quy định, ký hợp
đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn hoặc tự xử lý chất thải rắn phát
sinh từ nghĩa trang tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý chất thải.
-Báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng nghĩa trang hàng năm với cơ quan quản lý nhà
nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
 4.2.4. Hỏa táng:
-Cơ sở hỏa táng phải sử dụng công nghệ hỏa táng hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật về môi trường.
-Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động của cơ sở hỏa táng phải được thu gom, vận
chuyển và xử lý đảm bảo môi trường theo quy định.
Hình minh họa công nghệ hỏa táng
-Quản lý vận hành cơ sở hỏa táng
+Có cán bộ quản lý vận hành có trình độ kỹ sư thuộc một trong các ngành hóa, vật lý,
sinh học, công nghệ môi trường, điện;
+Có công nhân kỹ thuật ngành cơ điện bậc 03 trở lên để trực tiếp vận hành lò hỏa táng;
+Người lao động phải có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm theo quy định;
+Các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phải đảm bảo yêu cầu về môi trường và an toàn
lao động.
+Xây dựng nội quy quản lý cơ sở hỏa táng và thực hiện dịch vụ hỏa táng theo đúng giá
dịch vụ hỏa táng đã được niêm yết công khai tại cơ sở hỏa táng, bảo đảm chất lượng dịch
vụ cung cấp.
+Xây dựng và thực hiện đúng quy trình quản lý vận hành lò hỏa táng, định kỳ kiểm tra,
bảo trì các thiết bị liên quan đến việc hỏa táng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, lò hỏa táng
hoạt động tốt, an toàn.
+Lập sổ theo dõi và lưu trữ hồ sơ các ca hỏa táng; cung cấp thông tin cho tổ chức và cá
nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật. Khuyến khích sử dụng công nghệ thông
tin trong quản lý hồ sơ hỏa táng.
+ Sau khi tổ chức hỏa táng, người quản lý cơ sở hỏa táng cần ghi rõ ngày giờ tổ chức hỏa
táng vào giấy hỏa táng, ký tên, đóng dấu và trả lại cho người sử dụng dịch vụ hỏa táng.
+Ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn hoặc tự xử lý chất thải
rắn phát sinh từ cơ sở hỏa táng tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý chất
thải.

4.2.5. Quy định về hạ tầng kỹ thuật


4.2.5a. Giao thông

- Hệ thống đường trong nghĩa trang

+ Đường chính trong nghĩa trang: Thông thường chủ yếu dành cho phương tiện cơ giới
cho nên sự lưu thông cần được nhanh chóng, an toàn và thuận tiện - Bề rộng đường phải
đảm bảo tối thiểu 2 làn xe 7 m. Tùy theo quy mô nghĩa trang hai bên đường có thể có hè,
dải cây xanh. Mặt đường xe chạy là đá răm thấm nhập hoặc bê tông xi măng. Hè được lát
gạch.

Hình minh họa đường chính nghĩa trang

+ Đường nhánh:
* mặt cắt đường giữa các lô mộ( đường phân lô) là 4m.
* bề rộng lối đi bên trong các lô mộ ( đường phân nhóm) là 1,2m.
* khoảng cách lối đi giữa hai hàng mộ liên tiếp là 1m.
* khoảng cách giữa hai mộ liên tiếp cùng hàng là 0,8m.
* vật liệu: lát gạch.

Hình minh họa khoảng cách mộ và đường nhánh trong nghĩa trang

- Sân bãi đỗ xe
+ bố trí 3 bãi đỗ xe tập trung
* 1 bãi đỗ xe dành cho nhân viên phục vụ trong nghĩa trang, rộng 400m2.
* 1 bãi đỗ xe dành cho xe đưa tang, rộng 300m2.
* 1 bãi đỗ xe dành cho khách đến nghĩa trang, rộng 2500m2.
+ chiều cao nhà xe: 3,5m.
+ vật liệu: sử dụng mái tôn đỏ, lát nền bê tông.
+ quy định chỗ để xe ô tô, xe máy riêng biệt.
+ kích thước tối thiểu chỗ đỗ:

Hình minh họa kích thước bãi đỗ xe

4.2.5b. Cấp điện và chiếu sáng

- Nguồn điện: Thuộc nguồn điện của kđt Phố Nối. Đối với nghĩa trang hỏa táng cần có
nguồn đặc biệt ưu tiên.

- Lưới điện: Sử dụng lưới điện 220 KV.

- Sử dụng Mạch vòng có tiết diện nhánh chính (100 ¸ 200) mm2; nhánh rẽ XLPE có tiết
diện F50 mm2.

- Chiếu sáng
Hình minh họa chiếu sáng nghĩa trang

+ Sử dụng cáp ngầm, dùng đèn vàng (bóng sodium). Không sử dụng cột cao, chỉ dùng
đèn thấp, đèn nấm (£ 0,5 m). Độ dọi £ 0,1 cdm2.

+ Nơi chiếu sáng: khu tâm linh, cổng và các trục chính

+ Riêng khu hỏa táng: theo yêu cầu của dự án riêng với công nghệ hỏa táng và công nghệ
chiếu sáng phù hợp.

4.2.5c. Quy hoạch cấp nước

- Sử dụng Mạng vòng kết hợp với mạnh nhánh F (200 ¸ 100) mm

- Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 33:2006

+ Nhân viên phục vụ 100 lít/người.ngày; khách phục vụ 5 lít/người.ngày

+ Nước công cộng 60% SQSH; nước tưới cây 10 m3/ha.ngày.


4.2.5d. Thoát nước

- Sử dụng hệ thống thoát nước riêng để đảm bảo nguồn nước tiếp nhận, đặc biệt hệ thống
xử lý nước thấm từ huyệt mộ cần được quản lý chặt chẽ đảm bảo trong quá trình thoát
nước .

- Rãnh thoát nước mặt trong công trình phải đảm bảo thoát nước dễ dàng để khi trời
mưa nước có thể thoát nhanh và không gây ra ngập lụt.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý nước thải để khi gặp sự cố có thể khác phục
nhanh tránh làm ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước và môi trường.

- Xây dựng trạm làm sạch nước thải. Xử lý nước thải đạt Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
5945 : 2005 (giới hạn B); tiếp tục xử lý qua hồ sinh học trước khi xả ra ngoài khu vực
nghĩa trang.

Rãnh thoát nước ngầm các khu mộ

4.2.5e. Xử lý chất thải rắn và chất thải khí

- Xử lý chất thải rắn: Tại các nơi dịch vụ và thăm viếng, cần tổ chức đặt thùng chứa rác.
Hàng ngày có phương tiện thu gom đưa về nơi xử lý.

- Xử lý chất thải khí (đối với các nghĩa trang hậu hỏa táng): nên chọn vị trí đài hóa thân
hoàn vũ (lò hỏa táng) có khoảng cách xa nhất đối với khu vực cách ly gần nhất; và cuối
hướng gió.
4.2.5f. Vệ sinh môi trường

- Nên bố trí các thùng rác bên trong và bên ngoài công trình đảm bảo về mặt mỹ quan cho
công trình.

- Rác thải phải được thu gom tập chung và vận chuyển đến khu tập kết của khu đô thị
Phố Nối.

- Bố trí người quét dọn vệ sinh trong và ngoài công trình đảm bảo vệ sinh và cảnh quan
công trình.

Hình minh họa vệ sinh nghĩa trang

PHỤ LỤC

1. Bảng quy hoạch sử dụng đất xây dựng đô thị Phố Nối tầm nhìn đến năm 2030
ST
T Hạng mục Hiện trạng Quy hoạch
    2018 2030
Diện Diện
    tích Tỷ lệ m2/ng tích Tỷ lệ m2/ng
    (ha (%)   (ha) (%)    
  Diện tích
nghiên cứu 6694     6694,0      
Đất nội thị 3586,3
dự kiến 574,20     4160,6     9
Đất xây 3831,6
dựng đô thị 249,2 100 266,4 4080,8 100 345,8 0
A Đất dân 1875,2
dụng 98,6 39,6 105,4 1973,9 48,4 167,3 9
1 Đất đơn vị ở 1099,1
67,72 27,2 72,4 1166,9 28,6 98,9 7
2 Đất công
trình công
cộng 15,8 6,3 16,9 117,2 2,9 9,9 101,42
3 Đất cây xanh
công viên,
TDTT - - - 132,0 3,2 11,2 132,00
4 Đất giao
thông nội thị 15,1 6,1 16,1 557,8 13,7 47,3 542,70
B Đất ngoài
khu dân 1956,3
dụng 150,6 60,4   2106,9 51,6 178,5 1
1 Đất công
nghiệp, kho 1166,0
tàng 50,9 20,4   1216,9 29,8   0
2 Đất giao
thông đối
ngoại 29,9 12,0   71,2 1,7   41,25
3 Cây xanh 15,05 6,0   421,7 10,3   406,65
công viên
4 Cơ quan,
trường
chuyên
nghiệp 28,2 11,3   65,1 1,6   36,89
5 Đất CTCC
cấp tỉnh - -   35,0 0,9   35,00
6 Đất hỗn hợp - -   22,1 0,5   22,11
7 Đất nghĩa
trang nghĩa
địa 4,49 1,8     -   -4,49
8 Đất tôn
giáo , tĩn
nghưỡng 0,3 0,1   7,3 0,2   6,97
9 Đất an ninh
quốc phòng 16,24 6,5   23,3 0,6   7,03
10 Đất cây xanh
cách ly - -   214,9 5,3    
11 Đất đầu mối
hạ tầng 5,5 2,2   29,5 0,7   24,00
C Đất khác -
325,00     -171,7     496,74
1 Đất nông -
nghiệp 305,13     -280,7     585,88
2 Đất chưa sử
dụng -            
3 Mặt nước 19,87     109,0     89,14

2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật


a. Văn bản chung
+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
+ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
+ Thông tư 12/2016/TT-BXD về nội dung hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây
dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
+ Thông tư số 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô
thị
+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BXD về Quy hoạch xây dựng.
+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp
công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
+ QCVN 07-10:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình Hạ tầng kỹ
thuật
b. Cấp nước
+ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
+ Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
+ Thông tư số 08/2012/TT-BXD hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn
+ Thông tư 41/2018/TT-BYT ban hành Quy chuẩn về chất lượng nước sạch sinh
hoạt
+ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6980-2001 – Chất lượng nước – tiêu chuẩn nước
thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
+ Nghị định 117/2007/NĐ-CP sản xuất, cung cấp tiêu thụ nước sạch
c. Thoát nước
+ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
+ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
+ Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước thải và xử lý nước thải
+ Thông tư số 04/2015/TT-BXD hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định
80/2014/NĐ-CP về thoát nước thải và xử lý nước thải
+ Thông tư số 04/2015/TT-BXD về thoát nước và xử lý nước thải
+ QCVN 14/2008/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt”
+ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7222-2002 “Yêu cầu chung về môi trường đối với các
trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung”.
+ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7957:2008 về thoát nước - Mạng lưới và công trình bên
ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế
d. Cấp điện
+ Luật Điện lực số 28/2004/QH11
+ Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện
+ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật điện
lực và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật điện lực
+ Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực,
an toàn đập thủy điện, tiết kiệm năng lượng an toàn và hiệu quả
+ Thông tư số 31/2014/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện
+ Thông tư số 39/2015/TT-BCT quy định hệ thống điện phân phối của Bộ Công thương
+ Thông tư số 43/2013-TT-BCT quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê
duyệt và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực
+ Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BCT Thông tư hợp nhất Quy định phương pháp lập,
trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và quản lý giá truyền tải điện
+ Yêu cầu kỹ thuật và an toàn kỹ thuật điện đối với công trình cấp điện phải tuân thủ
các quy định tại Quy phạm trang bị điện, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN QTĐ
5:2009/BCT, QCVN QTĐ 6:2009/BCT, QCVN QTĐ 7:2009/BCT, QCVN QTĐ
8:2010/BCT.
+ QCVN 07-7:2016/BXD Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ
thuật - Công trình chiếu sang
+ Tiêu chuẩn ngành 11TCN 18:2006 về Quy phạm trang bị điện
+ Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm
2035
e. Nghĩa trang
+ Nghị định  23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa
tang
+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7956:2008 về Nghĩa trang đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế

You might also like