You are on page 1of 15

1.

vị trí đặt giếng thăm thoát nước


- Trong mạng lưới thoát nước thải, giếng thăm cần đặt ở những chỗ:
+ Nối các tuyến cống
+ Đường cống chuyển hướng, thay đổi độ dốc hoặc đổi đường kính.
+ Trên các đoạn cống đặt thẳng, theo một khoảng cách nhất định, phụ thuộc vào kích thước cống
(lấy theo bảng)

(TCVN 7957:2008)

2. Thế nào là hệ số thoát nước không điều hòa.


Hệ số không điều hòa ngày KNgày : Là tỷ số lưu lượng trong ngày thải nước nhiều nhất và lưu lượng
trong ngày thải nước trung bình của năm:
KNgày = Qmaxngày / QTBngày

3. Các loại sơ đồ mạng lưới thoát nước.


• Sơ đồ thẳng góc
- Ở những nơi địa hình thuận lợi, độ dốc tốt đổ về phía NTN, lưu lượng và khả năng tự làm sạch
của dòng sông lớn, các cống góp lưu vực theo đường ngắn nhất chạy thẳng góc với sân, đối với
những đô thị mới hình thành, lưu lượng nước thải nhỏ, khả năng kinh tế và thiết bị kỹ thuật có hạn,
không cần thiết yêu cầu XLNT trước khi xả ra nguồn thì có thể áp dụng sơ đồ này.
- Hiện nay, sơ đồ này chỉ áp dụng cho các MLTN mưa và nước thải sản xuất quy ước sạch.
1. Mạng lưới đường phố

2. Cống thoát lưu vực

3. Nguồn tiếp nhận

• Sơ đồ chéo nhau
- Với những nơi có địa hình thuận lợi, KDC phát triển lớn, KCN nhiều, lượng nước thải lớn, các
cống góp thoát nước lưu vực được vạch tuyến theo hướng vuông góc với hướng dòng chảy của
sông và tập trung về cống góp chính. Cống góp chính lại song song với sông. Người ta sử dụng sơ
đồ này khi địa hình dốc thoải dần về phía sông và cần phải XLNT.

1. Mạng lưới đường phố


2. Cống góp lưu vực
3. Cống bao
4. Trạm bơm
5. Ống áp lực
6. Trạm xử lý
7.
• Sơ đồ song song
- Áp dụng khi địa hình khá dốc về phía sông i > 0,005. Nếu đặt cống thoát nước tự chảy theo độ
dốc song song với độ dốc tự nhiên thì tốc độ nước chảy trong cống sẽ vượt quá giới hạn cho phép,
gây vỡ, hỏng mối nối cống và các giếng thăm.
- Để duy trì tốc độ nước chảy trong cống thích hợp, các cống góp lưu vực nên đặt gần như song
song hoặc song song với đường đồng mức, một cống góp chính thu nước từ các cống góp lưu vực
đến trạm bơm và TXLNT.

1. Mạng lưới đường phố

2. Tuyến cống bao lưu vực

• Sơ đồ phân vùng
- Áp dụng khi khu đất xây dựng có nhiều vùng chênh nhau về độ cao, có thể phân ra thành nhiều
vùng. Nước thoát từ vùng cao theo cống góp, tự chảy đến thẳng TXL, chỉ cần bơm lượng nước do
cống góp khác ở vùng thấp đưa đến trạm bơm, gồm 2 phương án bơm nước:
+ Bơm đến TXL.
+ Bơm đến cống góp ở vùng cao, hai dòng nước hợp lại và tự chảy đến TXL.
1. Cống thu lưu vực 1.
2. Cống thu lưc vực 2.
3. Trạm xử lý nước thải.
4. Miệng xả ra NTN.

4. Cấu tạo, vị trí, vai trò giếng tách nước mưa.


Giếng tràn nước mưa của hệ thống thoát nước chung phải có đập tràn để ngăn rác thải (CSO).
Kích thước và cấu tạo đạp tràn phụ thuộc vào lưu lượng nước xả vào nguồn, các mức nước trong
cống và nguồn tiếp nhận.
Giếng tràn nước mưa phải có ngăn lắng cát và song chắn rác.
(TCVN 7957:2008)

5. Vận tốc lớn nhất và nhỏ nhất của nước thải trong cống.
- Vận tốc lớn nhất (VMAX): Là tốc độ không làm xói mòn vật liệu làm cống, gây trở ngại làm việc
bình thường của cống.
- Vận tốc nhỏ nhất (VMIN): Đối với NTSH và nước mưa, VMIN ứng với độ đầy tính toán lớn nhất
của cống được quy định như sau:
6. Hệ thống thoát nước chung, riêng, nửa riêng.
* Hệ thống thoát nước chung: Là hệ thống thu cả 3 loại nước thải vào chung một mạng lưới
đường ống và dẫn ra ngoài phạm vi đô thị để đến công trình làm sạch.

- Ưu điểm:
+ Tổng chiều dài đường ống thoát nước ngắn.
+ Nước mưa được làm sạch trước khi xả ra nguồn nước.
- Nhược điểm:
+ Đường kính ống thoát nước lớn để có khả năng vận chuyển cả nước mưa, không được phép chảy
tràn gây ngập úng đô thị.
+ Công suất trạm bơm, TXL lớn. Khi không có mưa, chế độ thủy lực của cống và hoạt động của
trạm bơm, TXL không ổn định.
+ Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
- Phạm vi áp dụng: Nên sử dụng cho các đô thị cũ đã có MLTN kiểu chung hoặc đô thị có các
điều kiện tự nhiên thuận lợi.

* Hệ thống thoát nước riêng: Là hệ thống thoát nước có hai mạng lưới đường ống riêng biệt, một
mạng lưới vận chuyển nước thải có nồng độ chất bẩn lớn (NTSH và NTSX quy ước bẩn) đến TXL
và một mạng lưới vận chuyển nước thải quy ước sạch đến nguồn tiếp nhận.
- Khi diện tích đô thị mở rộng, các nhà máy công nghiệp nằm rải rác xen kẽ KDC, có nhiều ngành
công nghiệp trong 1 đô thị thì có thể cho phép NTSX đổ chung vào HTTN sinh hoạt để tiết kiệm
đường ống hoặc phải xử lý sơ bộ trước khi đưa vào HTTN sinh hoạt.

- Ưu điểm:
+ Chế độ làm việc thủy lực tương đối ổn định, công suất trạm bơm và TXL nhỏ hơn so với HTTN
chung.
- Nhược điểm:
+ Tổng chiều dài mạng lưới đường ống thoát nước lớn (Tăng 30 - 40% so với HTTN chung).
+ Chi phí đầu tư ban đầu lớn.
- Phạm vi áp dụng: Nên sử dụng cho các khu đô thị mở rộng, có KDC mới với mật độ dân số trên
200 người/ha, nước mưa chảy trong rãnh xây và phải chảy vào cống kín (Cống thoát nước mưa
riêng).

* Hệ thống thoát nước nửa riêng: Nước mưa đợt đầu chứa nhiều chất bẩn nồng độ cao được tách
riêng khỏi MLTN mưa và chảy sang MLTN sinh hoạt, sản xuất đến công trình xử lý. Khi mưa to
kéo dài, lượng nước mưa lớn, nồng độ chất bẩn giảm, nước mưa chảy qua cống thoát nước sinh
hoạt, sản xuất vào đoạn tiếp theo của cống thoát nước mưa đến NTN. Khi đó, tại vị trí giao nhau
giữa cống thoát nước sinh hoạt và cống thoát nước mưa phải có giếng tràn tách nước mưa, cống
thoát nước sinh hoạt phải đặt sâu hơn cống thoát nước mưa.
- Được sử dụng trong trường hợp mở rộng, cải tạo khi thành phố đã có HTTN chung hoặc khi
trong một TP lớn có nhiều khu vực khác nhau về địa hình, mật độ xây dựng…

- Ưu điểm:
+ Vệ sinh tốt hơn HTTN riêng vì xử lý được nước mưa đợt đầu.
+ Cải tạo MLTN chung để tách nước thải về TXL.
- Nhược điểm:
+ Giếng tách thường không đạt hiệu quả về vệ sinh và kiểm soát lưu lượng.
+ Chi phí đầu tư ban đầu lớn vì XD 2 mạng đồng thời.
- Phạm vi áp dụng:
+ Những đô thị có dân số > 50.000 người
+ Nguồn tiếp nhận nước thải trong đô thị công xuất nhỏ và không có dòng chảy
+ Những nơi có nguồn nước dùng vào mục đích tắm, thể thao
+ Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn do nước thải mang vào

8. Khái niệm tiêu chuẩn thải nước sản xuất, sinh hoạt?
- Là lượng nước thải trung bình trong một ngày đêm tính cho 1 người sử dụng, hoặc một đơn vị
sử dụng. Đơn vị tính: q0 (l/người.ngđ hoặc l/đvsp.ngd )
- Tiêu chuẩn thải nước đô thị bao gồm nước thải sinh hoạt và dịch vụ, được xác định theo tiêu
chuẩn cấp nước ứng với từng đối tượng và từng giai đoạn xây dựng.
- Mỗi ngành sản xuất khác nhau thì có tiêu chuẩn thải nước khác nhau. VD: Ngành sản xuất kính
là 0,5 m3/tấn sản phẩm, sản xuất vải bông 600 m3/tấn sản phẩm, sản xuất gang 25 - 50 m3/tấn sản
phẩm.
- Tiêu chuẩn TNSH của công nhân trong các KCN tuỳ thuộc vào tính chất và quy mô ngành sản
xuất:
+ Phân xưởng lạnh: 25l/người.ca
+ Phân xưởng nóng: 35l/người.ca
+ Tiêu chuẩn nước thải tắm: 40 - 60l/người. lần tắm
+ Số công nhân được dùng nước tắm rửa trong các phân xưởng được xác định theo “Tiêu chuẩn
vệ sinh công nghiệp”. VD: Ngành công nghiệp chế tạo máy là 25%, công nghiệp hoá chất là 40%,
thực phẩm là 70%.
9. Mạng lưới cấp nước vòng, cụt. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng.
* Mạng lưới cấp nước cụt: là mạng lưới đường ống chỉ có thể cấp nước cho các điểm theo 1
hướng.
- Ứng dụng: cho thành phố nhỏ, thị xã, thị trấn không có công nghiệp hoặc chỉ có đối tượng tiêu
thụ không yêu cầu cấp nước liên tục.
- Ưu điểm:
+ Dễ tính toán.
+ Tổng chiều dài toàn mạng lưới ngắn do đó kinh phí đầu tư ít.
- Nhược điểm: Không đảm bảo an toàn cấp nước nếu 1 đoạn ống đầu mạng có sự cố thì toàn bộ
hệ thống mất nước.

* Mạng lưới cấp nước vòng: Là mạng lưới đường ống khép kín mà trên đó tại mọi điểm có thể
cấp nước từ 2 hay nhiều phía.
- Ưu điểm: Đảm bảo an toàn trong cấp nước.
- Nhược điểm:
+ Do không xác định được chiều nước chảy nên khó tính toán thiết kế.
+ Tổng chiều dài mạng lưới đường ống lớn dẫn đến chi phí đầu tư xây dựng cũng như chi phí quản
lý mạng lưới cao

10. Cống thoát nước đường phố có chức năng.


Cống thoát nước đường phố là bộ phận đầu tiên trong MLTN, có chức năng thu gom trực tiếp tại
nguồn của NTSH, NTSX và nước mưa.

11. Cấu tạo, vị trí, vai trò giếng thăm nước thải, nước mưa.
- Giếng thăm được xây dựng trên tất cả hệ thống thoát nước và ở các vị trí sau đây:
+ Nơi ống có nhánh nối vào.
+ Ở vị trí có thay đổi độ dốc.
+ Ở vị trí có thay đổi đường kính.
+ Ở vị trí có thay đổi hướng của dòng chảy.
- Cấu tạo:
+ Ngăn công tác: Mặt bằng có dạng hình tròn hay hình chữ nhật nhưng phải đủ kích thước để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc làm việc trong giếng, chiều cao thường lấy bằng 1,8 m; chiều dài (hoặc
đường kính) ≥ 0,7 m (lấy trong khoảng 1m); chiều rộng lấy bằng dmax + 400 (mm) nhưng cũng
phải ≥ 0,7 m.
+ Phần chuyển (trần ngăn) nằm giữa ngăn công tác và cổ giếng.
+ Cổ giếng: có đường kính bằng 0,7 m hoặc tương đương. Gần mặt đất, xây trụ gạch hoặc bê tông
để đặt nắp giếng.
+ Nắp giếng: Nắp giếng có thể bằng gang hoặc bê tông cốt thép; có thể hình tròn hoặc vuông. Bậc
thang sắt lên xuống.
- Vai trò: Tiếp cận kiểm tra, kiểm soát nguồn thải và lấy mẫu trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.

12. Khái niệm độ đầy cống thoát nước.


- Độ đầy cống thoát nước (h/d) là tỉ lệ chiều cao lớp nước trong cống so với đường kính d của nó.
- Bán kính thủy lực R làm hàm số của h và h/d + lưu lượng và tốc độ dòng chảy trong cống phụ
thuộc vào R => Độ đầy quy định tốc độ dòng nước

- Đối với cống thoát nước mưa và cống thoát nước chung thì được tính là chảy đầy hoàn toàn h/d
= 1.

13. Chức năng và vị trí Đài nước của mạng lưới cấp nước thành phố.
- Đài nước được coi là công trình trên mạng lưới và có thể đặt ở đầu, ở giữa hoặc ở cuối mạng
lưới.
- Trong những giờ lưu lượng của máy bơm cấp vào mạng lưới lớn hơn lưu lượng nước tiêu dùng,
nước được đưa lên dự trữ trong đài nước, và ngược lại.
- Ngoài nhiệm vụ điều hoà lưu lượng, đài nước còn có nhiệm vụ tạo áp lực để đưa nước tới các
điểm tiêu dùng xa.

14. Theo TCVN 7957-2008 đường kính nhỏ nhất, vận tốc tính toán, độ dốc tối thiểu.
- Đường kính nhỏ nhất của cống thoát nước qui định như sau:

Đường kính nhỏ nhất D (mm)


Loại hệ thống thoát nước
Trong tiểu khu Đường phố

Hệ thống thoát nước sinh hoạt 150 200


Hệ thống thoát nước mưa 200 400
Hệ thống thoát nước chung 300 400

- Ống nối từ giếng thu nước mưa đến đường cống có đường kính D = 200 mm – 300 mm.
* CHÚ THÍCH:
+ Các khu dân cư có lưu lượng nước thải dưới 500 m3/d cho phép dùng ống D200 mm đặt ở đường
phố.
+ Trong các trường hợp đặc biệt, ống thoát nước thải sản xuất cho phép có đường kính dưới 200
mm.
+ Trong điều kiện kĩ thuật sản xuất cho phép, các đường cống nhỏ nhất trong hệ thống thoát nước
sinh hoạt và thoát nước chung nên áp dụng kiểu có tiết diện hình ô van.
- Vận tốc tính toán của nước thải:
1. Vận tốc dòng chảy nước thải nhỏ nhất phụ thuộc vào thành phần và kích thước của các hạt lơ
lửng trong nước thải, bán kính thuỷ lực hoặc độ đầy của cống hay mương.
- Đối với nước thải sinh hoạt và nước mưa, vận tốc chảy nhỏ nhất Vmin ứng với độ đầy tính toán
lớn nhất của cống qui định như sau:
+ Cống có đường kính 150 – 200 mm: Vmin = 0,7 m/s
+ Cống có đường kính 300 – 400 mm: Vmin = 0,8 m/s
+ Cống có đường kính 400 – 500 mm: Vmin = 0,9 m/s
+ Cống có đường kính 600 – 800 mm: Vmin = 1 m/s
+ Cống có đường kính 900 – 1200 mm: Vmin = 1,15 m/s
+ Cống có đường kính 1300 – 1500 mm: Vmin = 1,2 m/s
+ Cống có đường kính > 1500 mm: Vmin = 1,3 m/s
- Đối với nước thải sản xuất, vận tốc dòng chảy nhỏ nhất nên lấy theo qui định của cơ quan chuyên
ngành hoặc theo các tài liệu nghiên cứu.
* CHÚ THÍCH:
+ Đối với các loại nước thải sản xuất, có tính chất giống với nước thải sinh hoạt thì vận tốc chảy
nhỏ nhất lấy theo nước thải sinh hoạt.
+ Đối với nước mưa có chu kì lặp lại trận mưa tính toán P nhỏ hơn hay bằng 0,5 năm, vận tốc nhỏ
nhất là 0,7 m/s.
+ Đối với các loại cống đầu mạng lưới không đảm bảo vận tốc nhỏ nhất như đã qui định hoặc độ
đầy tính toán dưới 0,2 D thì nên xây dựng các giếng tẩy rửa.
2. Vận tốc dòng chảy nhỏ nhất trong cống của nước thải đã lắng hoặc đã xử lý sinh học cho phép
lấy bằng 0,4 m/s.
3. Vận tốc dòng chảy lớn nhất của nước thải trong cống bằng kim loại không quá 8m/s, trong cống
phi kim loại không quá 4 m/s.
- Đối với nước mưa lấy tương ứng bằng 10 và 7 m/s.
4. Vận tốc dòng chảy tính toán của nước thải trong ống siphon không được nhỏ hơn 1m/s; tốc độ
dòng chảy của nước thải trong đoạn cống nối với ống siphon không được lớn hơn tốc độ chảy
trong ống siphon.
5. Vận tốc dòng chảy nhỏ nhất trong ống áp lực dẫn bùn (cặn tươi, cặn đã phân huỷ, bùn hoạt
tính,..) đã được nén lấy theo Bảng 11.
• Bảng 11
Vận tốc chảy tính toán trong đường ống áp lực dẫn bùn (m/s) phụ thuộc vào đường kính
ống dẫn bùn D (mm)
Độ ẩm của bùn %
D = 150 - 200 D = 250 - 400

92 1,4 1,5
93 1,3 1,4
94 1,2 1,3
95 1,1 1,2
96 1,0 1,1
97 0,9 1,0
98 0,8 0,9

6. Vận tốc lớn nhất trong mương dẫn nước mưa và nước thải sản xuất được phép xả vào nguồn
tiếp nhận lấy theo Bảng 12.
• Bảng 12

Vận tốc chảy lớn nhất (m/s) ứng với chiều sâu dòng
Tên loại đất hay kiểu gia cố
nước H = 0,4-1m

- Gia cố bằng các tấm bê tông 4


- Đá vôi, sa thạch 4
- Đá lát có vữa 3-3,5
- Cát nhỏ, cát vừa, pha sét 0,4
- Cát thô, pha sét gầy 0,8
- Pha sét 1,0
- Sét 1,2
- Lớp cỏ ở đáy mương 1,0
- Lớp cỏ ở thành mương 1,6

* CHÚ THÍCH: Khi chiều sâu dòng nước H nằm ngoài khoảng giá trị 0,4 - 1m, vận tốc ở bảng
trên phải nhân với hệ số điều chỉnh K.
+ Nếu H dưới 0,4 m hệ số K= 0,85.
+ Nếu H trên 1 m hệ số K=1,25.

- Độ dốc cống, mương và rãnh thoát nước


1. Độ dốc nhỏ nhất của cống imin phải chọn trên cơ sở đảm bảo vận tốc dòng chảy nhỏ nhất đã qui
định cho từng loại đường cống và kích thước của chúng.
- Độ dốc cống nối từ giếng thu nước mưa đến cống thoát nước lấy bằng 0,02.
2. Độ dốc của rãnh đường, mương thoát nước mưa lấy theo Bảng 13.
• Bảng 13

Độ dốc nhỏ nhất của rãnh đường,


Các hạng mục
mương

- Rãnh đường mặt phủ atphan 0,003


- Rãnh đường mặt phủ bằng đá dăm hay đá tảng 0,004
- Rãnh đường rải cuội, sỏi 0,005

3. Kích thước nhỏ nhất của của các loại mương có tiết diện hình thang lấy như sau: Chiều rộng
đáy lấy 0,3m sâu 0,4m. Độ taluy lấy theo Bảng 14.
• Bảng 14

Độ dốc nhỏ nhất của rãnh đường,


Các hạng mục
mương

- Rãnh đường mặt phủ atphan 0,003


- Rãnh đường mặt phủ bằng đá dăm hay đá tảng 0,004
- Rãnh đường rải cuội, sỏi 0,005

15. Độ dốc tính toán nhỏ nhất khi tính toán mạng lưới thoát nước.
Độ dốc nhỏ nhất của ống xả được xác định dựa trên phần đường kính của ống. Khi lắp đặt thì độ
dốc của ống phải đạt tối thiểu 1/D. D là số đo đường kính (mm). Với ống thải nước mưa thì độ dốc
tối thiểu là 0,003

16. Đường kính tối thiểu của cống thoát nước mưa ngoài đường phố tối thiểu là bao nhiêu?
400m
17. Sự giống nhau cơ bản giữa vai trò của đài nước và bể chứa nước sạch trong hệ thống cấp
nước đô thị.
Đều được sử dụng với mục đích dự trữ và điều hòa áp lực.
18. Tại sao cống có tiết diện hình tròn có khả năng truyền tải lớn nhất?
Khi đặt cùng 1 độ nghiêng và diện tích tiết diện bằng nhau thì cống tròn có R lớn nhất nên khả năng
truyền LL tốt nhất.

Bởi vì trong tất cả các mặt cắt (tròn, vuông, chữ nhật, thang...) hình tròn có chu vi ướt nhỏ nhất. Chu vi
ướt nhỏ => Bán kính thủy lực lớn => lưu lượng lớn=> có lợi về mặt thủy lực.

vì ống cống phải chịu áp suất cao khi có lượng nước lớn chảy qua. Mà ống cống hình tròn thì áp suất sẽ
chia đều lên tiết diện của nó, còn hình vuông hoặc chữ nhật thì áp suất sẽ không chia đều lên tiết diện
được.

19. Các nguyên tắc vạch tuyến cấp nước.


- MLCN phải bao trùm mọi đối tượng sử dụng nước trong đô thị.
- Tổng chiều dài toàn MLCN là nhỏ nhất.
- Các tuyến ống chính phải đặt theo đường phố lớn, hướng về phía cuối MLCN, khoảng cách giữa
các tuyến chính từ 300 - 600m. Mạng lưới phải có ít nhất 2 tuyến chính để thay thế khi có sự cố.
- Các tuyến ống chính nối với nhau bằng các ống nhánh, nên vạch theo đường ngắn nhất và cấp
được từ 2 phía. Các tuyến nên tránh đi vòng vo để tổng chiều dài tuyến là ngắn nhất. Hạn chế đi
qua các chướng ngại vật như: Ao, hồ, đường tàu, nghĩa trang...
- Đường ống chính nên đặt ở các tuyến đường có cốt địa hình cao để thêm khả năng đảm bảo áp
lực cần thiết trong các ống phân phối. Đồng thời giảm áp lực trong bản thân đường ống chính, tạo
điều kiện cho mạng lưới làm việc hiệu quả hơn.
- Có sự liên kết với các công trình ngầm khác và có khả năng phát triển trong tương lai.
20. Hệ số không điều hòa giờ của tiêu chuẩn dùng nước.

Câu 21: Các hộ gia đình sử dụng nước dọc đường được phép đấu được phép đấu nối vào mạng
lưới đường ống nào?
• Mạng lưới đường ống cấp nước chia làm 3 cấp:
- Mạng cấp I (mạng truyền dẫn): claf hệ thống đường ống chính có chức năng truyền tải
tới mạng cấp II, các khu vực của vùng phục vụ cấp nước tới các khách hàng sử dụng
nước lớn.
+ Trên mạng cấp I không bố trí họng cứu hỏa
+ Không được đấu nối trực tiếp các đường ống vào mạng cấp I
+ Thường được đặt theo các trục đường chính
 Mạng cấp I là ống lớn (đường kính 800- 1000)
- Mạng cấp II: có chức năng phân phối nước từ mạng cấp I đến mạng cấp III, điều hòa lưu
lượng cho các tuyến ống chính và đảm bảo sự làm việc an toàn của hệ thống chức năng.
+ Phục vụ cho các đối tượng nơi đường ống đi qua, truyền dẫn nước cho các khu vực
phía sau.
- Mạng cấp III (mạng dich vụ): là đuòng ống nối từ mạng cấp II với đường ống của đối
tượng dùng nước,là hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các đường ống chính
và ống nối dẫn trước tới các khách hàng sử dụng.
+ Có khả năng cấp nước trực tiếp cho các đối tượng sử dụng.
 Nghiêm cấm nối đường ống của đối tượng dùng nước đến mạng cấp I và mạng cấp II.

23. Khi xem xét các nguồn nước có thể dung làm nước cấp trong đô thị, cần ưu tiên đặc điểm gì.
- Căn cứ vào các vấn đề sau:
+ Nguồn nước phải đủ lưu lượng khai thác nhiều năm.
+ Ưu tiên nguồn nước xử lý ít dùng hóa chất.
+ Nguồn nước gần nơi tiêu thụ và có chất lượng tốt.
+ Chất lượng phải đáp ứng các yêu cầu vệ sinh theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng.
24. Mật độ dân số tính toán là số người tính trên 1 ha diện tích xây dựng khu nhà ở

P = N/F

P: Mật độ dân số (người/ha)

N: Số dân

F: Diện tích khu vực nhà ở ( ha)

25. thế nào là dân số tính toán ?

Dân số tính toán là số dân sử dụng hệ thống thoát nước cho đến cuối thời gian dự tính quy hoạch
(thường lấy 15-25 năm) được xác định trong khi lập đồ án quy hoạch chung của đô thị

26. lập bảng thống kê lưu lượng nước thải của thành phố để làm gì ?

Trong quá trình tính toán HTTN, ta cần biết chế độ thải nước, đó là sự phân bố lưu lượng ngày theo từng
giờ.

- Chế độ thải nước phụ thuộc: Quy mô thành phố, nghĩa là phụ thuộc lưu lượng trung bình giây.

- Sự phân bố lưu lượng ngày ra từng giờ, tính theo % phụ thuộc vào hệ số không điều hoà KC

27. vị trí bố trí van xả khí trên mạng lưới cấp nước

You might also like