You are on page 1of 72

HƯỚNG DẪN

ĐỒ ÁN
CẤP THOÁT
NƯỚC
TS. NGUYỄN THU HÀ
thuhatnn@hcmut.edu.vn
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN

Giúp SV làm quen với việc thiết kế hệ thống


cấp nước và thoát nước mưa cho một khu vực.
NỘI DUNG ĐỒ ÁN

1 2

CẤP THOÁT
NƯỚC
NƯỚC
MƯA
NỘI DUNG ĐỒ ÁN

1
Bố trí mạng lưới cấp nước

CẤP Tính công suất cấp nước


NƯỚC
Tính toán mạng lưới cấp nước với nhiều phương án

Chọn lựa phương án với các thông số mạng lưới


NỘI DUNG ĐỒ ÁN

2 11 Bố trí mạng lưới thoát nước mưa

THOÁT
NƯỚC 12 Tính thủy lực mạng lưới thoát nước
MƯA
13 Xác định các thông số của mạng lưới
LỊCH HỌC VÀ DUYỆT BÀI
Tuần Ngày Nội dung
43 20/10 HỌC: Mở đầu + Bố trí mạng lưới + Nhu cầu dùng nước + Tính toán mạng
lưới CTN
44 27/10 DUYỆT: Bố trí mạng lưới + Nhu cầu dùng nước
45 Tuần kiểm tra giữa kì
46 DUYỆT: Tính lưu lượng nút, đề xuất 2 phương án bơm, thể tích đài, bể
47 DUYỆT: EPANET (khai báo + chạy bước đầu)
48 DUYỆT: EPANET (hoàn thiện 2 phương án) + thuyết minh phương án
49 HỌC: Thoát nước mưa + Trình bày bản vẽ
50 DUYỆT: EPANET (lần cuối) + Bố trí mạng lưới thoát nước mưa
51 DUYỆT: Tính toán thoát nước mưa + Bản vẽ
52 DUYỆT: Bản vẽ
53 Nộp bài + Bảo vệ đồ án
QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY THUYẾT MINH
• Nội dung thuyết minh gồm 4 chương: Mở đầu, cấp nước, thoát nước mưa, kết luận.
• Nội dung trình bày rõ ràng, đúng chính tả, không chắp vá.
• Các hình vẽ, bảng biểu phải có chú thích. Các kết quả phải có nhận xét.

• Bảng tính phải kèm công thức, giải thích trình tự tính.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Đánh giá Tỷ lệ Chi tiết
Nghe giảng 0%

Duyệt bài đúng tiến độ 35% - 3.5 đ + 0.5 đ/buổi – 7 buổi

Thuyết minh 20% - 2 đ

Bản vẽ 15% - 1.5đ

Bảo vệ đồ án 30% - 3 đ

Ghi chú:
• SV được cộng tối đa 10% - 1 điểm cho việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trên lớp.
• Nếu SV đạt 0 điểm cho mỗi mục đánh giá, coi như không đạt toàn bộ môn học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bài giảng cấp thoát nước

[3] TCXDVN 33:2006 Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn
thiết kế.

[4] TCXDVN 51:2008 Thoát nước – mạng lưới bên ngoài và công trình - tiêu chuẩn
thiết kế.

…..
ĐỀ BÀI

Đặc điểm Mật độ Hệ số tính Mặt bằng


khu vực xây dựng cường độ mưa khu vực
ĐỀ BÀI
MẶT BẰNG 1÷15
CẤP NƯỚC
BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
• Mạng lưới cấp nước khu dân cư:

Nguồn Trạm Mạng lưới đường ống


Đối tượng
nước bơm dẫn nước dùng nước

• Yêu cầu:
- Đảm bảo lưu lượng và áp lực yêu cầu
- Giá thành xây dựng và quản lý rẻ.
BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
• Cách bố trí mạng lưới
• Vị trí đặt trạm bơm?
• Đường ống phân phối đều trong
toàn khu vực, theo đường giao
thông. Đường ống đặt trên vỉa hè.
• Bố trí mạng lưới vòng hoặc mạng
lưới hỗn hợp (vòng + nhánh)
• Theo TCXDVN 33:2006, mạng cụt
chỉ được phép sử dụng khi đường
kính ống cấp nước sinh hoạt ≤
100mm.
• Xác định tuyến ống chính và tuyến
ống nhánh. Không được lấy nước
trực tiếp từ tuyến ống chính.
BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
• Xác định nút lấy nước
• Các đường ống giao nhau tại nút.
• Trên tuyến ống chính, nước được
lấy tại các nút.
• Trên tuyến ống lấy nước trực tiếp
vào nhà dân, lưu lượng được quy về
hai nút đầu và cuối ống.
• Chung cư lấy nước tại 1-2 nút.
• Công viên lấy nước tại 1 nút.
• Một số hình ảnh thực tế
CÔNG SUẤT CẤP NƯỚC
• Nhu cầu dùng nước trong khu vực gồm có:
• Nước sinh hoạt: q tb N Qsh-ngd
Qsh-ngd = K ngd-max max
1000 Q sh-h = K h-max
24
• Nước tưới cây, rửa đường:
Qt  ngd
Qt  ngd  q t Ft Qt  h 
T
Thông thường, tưới đường từ 8h – 16h, tưới cây từ 5h-8h và 16h-19h hàng ngày. Lưu
lượng tiêu chuẩn lấy theo TCXDVN 33:2006
• Công suất cấp nước:
Q = (aQsh-max + Qtđ + Qtc) bc
CÔNG SUẤT CẤP NƯỚC
kh a*Qshi Qtđ Qtc Q rò rỉ
Giờ Qsh (m3/h) ∑Q(m3/h) %Q Pattern
(%) (m3/h) (m3/h) (m3/h) (m3/h)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
0-1
1-2
…..
…..
22-23
23-24
Tổng

• Cột (2): kh hệ số phân bố lưu lượng nước sinh hoạt (phần trăm lưu lượng ngày), phụ
thuộc vào Kh-max Q max
K h  max  h
  max *  max
Kh-max là hệ số không điều hòa lớn nhất giờ. Qhtb

• Cột (9): Phần trăm lưu lượng dùng trong mỗi giờ: %Q 
 Q(m / h) *100 3

 Q(m / ng ) 3

Cột (10): Hệ số pattern =  Q(m / h) * 24


3

 Q(m / ng ) 3
TÍNH LƯU LƯỢNG NÚT
TÍNH LƯU LƯỢNG NÚT

Qsh a*Qsh Qtđ Q rò rỉ Qnut


Nút Qtcv (l/s)
(l/s) (l/s) (l/s) (l/s) (l/s)
TÍNH TOÁN THỦY LỰC MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC

• Đề xuất các phương án khả thi: không có đài, có đài, vị trí đài, thay
đổi chế độ làm việc của bơm…  chọn 2 phương án thiết kế.
• Đối với mỗi phương án:
1. Xác định chế độ làm việc của bơm  Q, H bơm
2. Xác định dung tích của bể, đài (nếu có)  kích thước sơ bộ đài,
bể
3. Tính thủy lực mạng lưới bằng phần mềm Epanet
4. Xuất kết quả và nhận xét
5. Kết luận phương án được chọn và giải thích lý do.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BƠM

• Trường hợp không có đài nước: bơm phải đảm bảo lưu lượng
trong giờ dùng nước lớn nhất. (Qbơm = Qhmax)
• Trường hợp có đài nước: đài nước làm nhiệm vụ điều hòa lưu
lượng.
- Bơm 1 cấp:

- Bơm 2 cấp (vd: 1 bơm 24h, 1 bơm 9h)


• Phần trăm lưu lượng mỗi máy bơm mỗi giờ:

• Lưu lượng bơm ở những giờ bơm 1 máy: Qh1 = 3,03%.Qngd


• Lưu lượng bơm ở những giờ bơm 2 máy: Qh2 = 6,06%.Qngd
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BƠM
DUNG TÍCH ĐÀI (BỂ)

• Thể tích đài = thể tích điều hòa + thể tích dự trữ chữa cháy trong 10
phút
• Thể tích bể = thể tích điều hòa + thể tích dự trữ chữa cháy trong 3
giờ.
 Lập bảng tính dung tích điều hòa đài, bể. (tham khảo giáo trình cấp
thoát nước)
HẾT BUỔI 1!!!
27/10: Duyệt bài tại PTN bộ môn
Sáng: 9 giờ đến 10 giờ
Chiều: 14 giờ đến 15 giờ
3. PHẦN 2:
THOÁT NƯỚC MƯA
3.1 THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA

• Cống ngầm hay mương hở


• Giếng thăm (hố ga)
• Giếng thu (hố thu)
• Cửa xả (cống xả)
• Trạm bơm
CỐNG NGẦM HAY MƯƠNG HỞ
Tiết diện cống
• Khả năng chuyển nước tốt nhất
• Bền dưới tác động của tải trọng tĩnh và
động
• Chi phí xây dựng nhỏ
• Dễ vận hành quản lý (nạo vét,…)
 Khả năng chuyển nước  cống tròn tốt
nhất: cho sẵn diện tích ướt A bán kính
thủy lực cống tròn lớn nhất
MẠNG LƯỚI TN MƯA
THOÁT NƯỚC
MẠNG LƯỚI TN MƯA
THOÁT NƯỚC
MẠNG LƯỚI TN MƯA
THOÁT NƯỚC
MẠNG LƯỚI TN MƯA
GIẾNG THU
GIẾNG THU
GIẾNG THU
GIẾNG THU
2.5. Giếng thu nước mưa:
 Để thu nước mưa trên đường phố xuống cống bên dưới..
 Giếng thu nước mưa đặt tại: Rãnh ven đường dọc bó vỉa, chỗ trũng, các ngã đường, trước dải đi bộ
qua đường.
Đường phố phải có: Độ dốc ngang  thoát nước sang hai bó vỉa; độ dốc dọc  thoát nước về các
giếng thu
 Khoảng cách giữa các giếng thu:
• Đối với đường phố rộng dưới 30 m
và không có giếng thu bên trong tiểu khu 

• Đối với đường phố rộng trên 30 m hay độ dốc dọc đường phố lớn hơn 0.03  khoảng các giữa các
giếng thu không vượt quá 60 m.
 Chiều dài đoạn cống nối từ giếng thu đến giếng thăm của đường ống không lớn hơn 40 m. Đáy
giếng thu nước mưa phải có hố thu cặn sâu 0.3  0.5 m và cửa thu phải có song chắn rác.
BỐ TRÍ GIẾNG THU
GIẾNG THĂM
(HỐ GA)
GIẾNG THĂM
• Để định kỳ công nhân xuống kiểm tra, nạo vét cặn lắng trong cống.
• Kích thước giếng:
• D ≤ 800 mm, kích thước bên trong giếng 1000x1000 mm;
• D > 800 mm, kích thước bên trong giếng 1200x(D+500) mm;

• Khoảng cách giữa các giếng L:


• D = 150 ÷ 300 mm  L = 20 ÷ 30 m
• D = 400 ÷ 600 mm  L = 40 m
• D = 700 ÷ 1000 mm  L = 60 m
• D > 1000 mm  L = 100 m

• Ngoài ra giếng thăm còn phải được bố trí ở các điểm ngoặt của tuyến cống, điểm thay
đổi độ dốc hay đường kính cống, điểm đấu nối một số tuyến cống.
• Chiều sâu hố thu cặn trong giếng thăm là 0.3 0.5 m.
TRẠM BƠM
Xây dựng tại các lưu vực bằng phẳng 
• Nâng nước thải lên các cao trình cao hơn  lặp lại
dòng chảy tự do không áp
• Chảy vào hệ thống xử lý nước thải
• Thoát nước ra nguồn xả khi mực nước nguồn dâng
cao (do lũ, triều cường)
 Phải bố trí máy bơm dự trữ
 Ống hút và ống đẩy có D ≥ 100 mm  tránh tắc
bơm, để vật rắn có d ≤ 75 mm có khả năng đi qua
bơm.
CỬA XẢ/CỐNG XẢ
Để đưa nước từ cống đến nguồn nhận nước
xả.
CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỀU HÒA
 Bao gồm: hồ điều hòa, mái trồng cây,
vườn đón mưa, rãnh thấm, sân thấm, bể Biểu đồ lưu lượng nước mưa chảy trong hệ
chứa nước mưa tại nhà, … thống cống trước và sau khi có hồ điều hòa

 để giảm lưu lượng đỉnh của nước mưa,


giảm lượng chất ô nhiễm
 lúc mưa lớn, nước mưa sẽ được giữ lại
một phần trong các công trình này và sau
đó thấm  chảy dần ra hệ thống thoát
nước chung.
3.2 BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA
• Gồm một số tuyến ống chính và các tuyến ống nhánh.
3.2 BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA
3.2.1. Nguyên tắc vạch tuyến
 Cố gắng lợi dụng địa hình để thoát nước tự chảy, hạn chế tối đa việc dùng bơm để thoát
nước. Theo nguyên tắc này cống chính sẽ nằm dọc theo vệt trũng của lưu vực và cửa xả đặt
ở nơi có địa hình thấp nhất.
 Tổng chiều dài cống là nhỏ nhất, tránh đặt cống xuyên qua công trình, xuyên qua ao hồ,
tránh đặt cống quá sâu làm tăng kinh phí xây dựng lên.
 Trạm xử lý nước thải đặt ở: (a) Cuối hệ thống cống, nơi thấp nhất của lưu vực (nhưng tránh
ngập nước, do đó khi cần có thể phải nâng nền trạm xử lý lên và dùng bơm đưa nước thải từ
cống lên) (b) Cuối hướng gió chính (c) Cuối sông (nguồn nhận nước) chảy qua lưu vực (d)
Cách khu dân cư, khu công nghiệp từ trên 500m.
 Khi có điều kiện, nên bố trí cống thoát nước cùng các công trình ngầm khác (ống cấp nước,
dây điện, dây điện thoại, cáp truyền hình, …) trong cùng một hàng lang (đường hầm) kỹ
thuật, như vậy sẽ tránh được việc đào đường và cũng tiện cho việc theo dõi, duy tu, sửa
chữa các công trình trên.
3.2 BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA
3.2.1. Nguyên tắc vạch tuyến
 Trình tự vạch tuyến:
• Chia lưu vực thoát nước dựa vào đường phân thủy
• Xác định vị trí trạm xử lý và điểm xả nước ra nguồn
• Vạch tuyến cống góp chính: dọc theo các đường tụ thủy
• Vạch tuyến cống góp lưu vực, cống đường phố.
3.2 BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA
3.2 BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA
3.2.1. Nguyên tắc vạch tuyến
 Trên mặt bằng:
Các tuyến cống được bố trí dọc theo các tuyến đường
giao thông. Tuyến cống chính bố trí dọc tuyến đường
gần vệt trũng thấp của lưu vực; các tuyến cống nhánh
đấu nối gần thẳng góc với tuyến cống chính; …
 Trên trắc ngang:
• Cống có thể bố trí dưới vỉa hè, mép đường hoặc bố
trí trong hành lang kỹ thuật. Khi bố trí độc lập, mép
cống cần cách móng công trình, cây xanh, … từ
trên 3 ÷ 5 m, cách ống cấp nước từ trên 1,5 ÷ 3 m.
• Nơi cống và ống cấp nước giao nhau, mép trên
cống cần đặt sâu hơn ống cấp nước từ trên 0,4 m.
3.2 BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA
3.2.1. Nguyên tắc vạch tuyến
 Trên trắc dọc:
• Độ dốc cống: icống
• Trong trường hợp địa hình mặt đất dốc thuận: iđh  imin  0,0010,003
 Chọn: icống  iđh
• Trong trường hợp địa hình mặt đất bằng phẳng hay dốc nghịch: iđh < imin
 Chọn: icống  imin để tránh nước thải tù đọng khi lưu lượng nhỏ làm lắng đọng
các chất lơ lửng, gây bồi lấp nhanh cống.
• Chiều sâu chôn cống H: Để tránh tác động của xe cộ trên đường làm hư hỏng cống,
trên toàn tuyến cống H  0,7m.
3.2 BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA
3.2.1. Nguyên tắc vạch tuyến
• Dọc vỉa hè/ dưới dãi cây xanh giữa đường  để dễ thi công, sửa chữa, bảo vệ,…
• Cách công trình khác theo quy định.
• Góc nối giữa hai tuyến cống không nhỏ hơn 90°.
• Chỗ tuyến cống đổi hướng / đường kính  bố trí giếng thăm.
• Nối cống có đường kính khác nhau theo nguyên tắc không xuất hiện hiện tượng dềnh nước làm cản trở
dòng chảy phía thượng lưu ( làm dâng cao mực nước phía thượng lưu để thoát được lượng nước
thiết kế)  nối ngang đỉnh cống hoặc nối ngang mặt nước (nếu có tính toán chi tiết)
• Độ sâu chôn cống tính đối với đỉnh cống không nhỏ hơn 0.7 m tính từ đỉnh cống đối với nơi có xe cơ
giới qua lại.
• Đối với cống có D < 300 mm, độ sâu chôn cống không nhỏ hơn 0.3 m đối với nơi không có xe cơ giới
qua lại.
• Độ sâu chôn cống max: xác định theo tính toán (vật liệu, điều kiện địa chất, phương pháp thi công và
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật…)
3.2 BỐ TRÍ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA
3.2.2. Phương án vạch tuyến trong đồ án
• Tuyến cống chính, nhánh trên mặt bằng
• Bố trí cống trên trắc ngang.
• Độ dốc cống trên trắc dọc.
• Phân chia lưu vực  lập bảng.
3.3 TÍNH TOÁN THỦY LỰC MẠNG LƯỚI
THOÁT NƯỚC MƯA
3.3.1. Phương pháp thích hợp

- Cơ sở lý thuyết

- Lưu lượng mưa

- Cường độ mưa

- Hệ số dòng chảy

- Thời gian tập trung nước


3.3.1. Phương pháp thích hợp
 Cơ sở lý thuyết
1. Mưa xảy ra đồng thời và đồng nhất trên toàn lưu vực. (Áp dụng cho lưu vực <
250 ha)
2. Cường độ mưa phân bố đều trong suốt thời gian mưa (mô hình chữ nhật,
I = const)
3. Thời gian mưa Td lấy bằng thời gian tập trung nước Tp (Td = Tp).
3.3.1. Phương pháp thích hợp
 Lưu lượng mưa:
Q = k.C.I.A
Q: lưu lượng tính toán
C: hệ số dòng chảy = tỷ số giữa lượng nước mưa chảy vào cống/ lượng nước mưa
rơi trên lưu vực
k: hệ số chuyển đổi đơn vị.
I: cường độ mưa trung bình trong thời đoạn mưa bằng với thời gian tập trung nước
Tp
A: diện tích lưu vực tham gia tạo dòng chảy
3.3 TÍNH TOÁN THỦY LỰC MẠNG LƯỚI
THOÁT NƯỚC MƯA
 Cường độ mưa
3.3 TÍNH TOÁN THỦY LỰC MẠNG LƯỚI
THOÁT NƯỚC MƯA
 Thời gian tập trung nước
Tp = tc + ΣΔti (5.30)
• Δti: Thời gian nước chảy trong đoạn cống/kênh thứ i
L
Δti = (phút) (5.31)
60 Vi
Li: Chiều dài đoạn cống/kênh thứ i (m)
Vi: Vận tốc nước chảy trong đoạn cống/kênh thứ i (m/s)
Q
Vi = (m/s) (5.32)
ωi
Qi: Lưu lượng chảy qua đoạn thứ i (m3/s)
ωi: Diện tích mặt cắt ướt đoạn thứ i (m2), đối với cống tròn i =  Di2/4
3.3 TÍNH TOÁN THỦY LỰC MẠNG LƯỚI
THOÁT NƯỚC MƯA
 Thời gian tập trung nước
Tp = tc + ΣΔti
L
Δti: Thời gian nước chảy trong đoạn cống/kênh thứ i, Δti =
60 Vi
(phút)
tc: thời gian nước chảy tràn mặt từ điểm xa nhất trong lưu vực đến đoạn
cống/kênh đầu tiên (xa nhất về mặt thủy lực tức thời gian lâu nhất chứ
không phải quãng đường dài nhất)
3.3 TÍNH TOÁN THỦY LỰC MẠNG LƯỚI
THOÁT NƯỚC MƯA
 Hệ số dòng chảy

Hệ số C, Bảng 5, TCVN 7957-2008


3.3 TÍNH TOÁN THỦY LỰC MẠNG LƯỚI
THOÁT NƯỚC MƯA
3.3.2. Thủy lực mạng lưới thoát nước mưa

• Cho phép chảy đầy cống (nhưng không áp) khi tháo lưu lượng thiết kế
• Giả thiết dòng chảy đều
• Dòng chảy đầy cống  theo công thức Manning
• Đối với cống tròn:
2/3 2
1 1 D
2/3 1/2 πD 0.312 8/3
Q = Rtl i ω = i Q= D i
n n 4 4 n
3/8
3.21nQ
D=
i
3.3 TÍNH TOÁN THỦY LỰC MẠNG LƯỚI
THOÁT NƯỚC MƯA
3.3.2. Thủy lực mạng lưới thoát nước mưa

• Các điều kiện:


• Vận tốc cho phép Vmin ≤ V ≤ Vmax
• Đường kính tối thiểu
• Độ đầy tối đa
 Điều kiện 1: Điều kiện về “Đường kính cống tối thiểu”
• Để nạo vét cống dễ dàng, yêu cầu D > Dmin (5.9)

• Ống nối từ giếng thu nước mưa đến cống thoát nước có đường kính D = 200300mm.
 Điều kiện 2: Điều kiện về “Vận tốc không lắng hay độ dốc tối thiểu”
• Để hạn chế bùn cát bồi lắng lòng cống, vận tốc nước chảy trong cống V phải lớn hơn
hay bằng vận tốc không lắng Vmin: V  Vmin (5.10)

Điều 4.6.1 TCVN 7957:2008

• Đối với cống đầu mạng lưới không bảo đảm Vmin yêu cầu hoặc độ đầy nhỏ hơn 0.2D thì
nên xây dựng giếng tẩy rửa.
• Nước thải: Vmax < 8 m/s đối với cống kim loại và < 4 m/s đối với cống phi kim loại
 Điều kiện 3: Điều kiện về “Độ đầy tối đa”
• Độ đầy tính toán đối với cống thoát nước thải:
Loại Cống nước thải, D (mm) Cống thoát nước mưa và Điều 4.5.2
cống 200300 350450 500900 > 900 cống thoát nước chung TCVN
(h/D)max 0,6 0,7 0,75 0,8 1 7957:2008
maxo 203 227 240 254 360
Chú thích:
• Mương có chiều cao H ≥ 0.9 m thì độ đầy không được vượt quá 0.8H
• Cống thoát nước mưa và cống thoát nước chung được thiết kế chảy đầy hoàn toàn
• Tuyến cống đầu tiên là tuyến cống không tính toán, không quy định độ đầy.
3.3.2. Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước mưa
Đoạn L CiAi ∑CiAi tc I Q icống Dtt Dchọn V Δt
cống (m) (ha) (ha) (phút) (mm/h) (m3/s) (phút) (mm) (mm) (m/s) (phút)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

Trong đó: (9): Đường kính ống tính toán với giả thiết
(2): Chiều dài cống (m) chảy đầy cống không áp
(3): Tích CiAi đã tính ở phần trên 3
 3.21* n * Q  8
(4): Tổng cộng dồn CiAi trên các đoạn cống Dtt   
 i 
(5): Thời gian tập trung nước c

(6): Cường độ mưa (10): Chọn lại đường kính cống theo kích
(7): Lưu lượng nước chảy trong cống thước sẵn có trên thị trường ≥ Dtt
(11): Vận tốc trong cống 4*Q
I V 
Q *  Ci Ai ( m3 / s ) V > Vmin (2.6.1 TCVN 51:1984)  * Dchon
2
360
(12): Thời gian nước chảy trong cống
(8): Độ dốc cống theo điều kiện địa hình và
li
yêu cầu độ dốc tối thiểu t 
60*Vi
KHỐI LƯỢNG ĐÀO ĐẮP
Đoạn L D b Zđ Zc hđ hc htb Vđào Vđắp
cống (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m3) (m3)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)

Trong đó: (6): Cao trình cuối đoạn cống: Zc = Zđ – I*L


(4): Bề rộng đáy b = D+0.6 (m) (7) Độ sâu đào ở đầu đoạn cống:
(5): Cao trình đầu đoạn cống hđ = Zmđtn – Zđ
- Đoạn cống đầu tiên: (8) Độ sâu đào ở cuối đoạn cống:
Zđ1 = Zmđtn – (0.6 + D1) (m) hc = Zmđtn – Zc
- Đoạn cống tiếp theo: (9) htb = (hđ +hc)/2
Zđ2 = Zc1 – (D2 – D1) (m) (10) Thể tích đào
(11) Thể tích đắp
BẢN VẼ
1 Bản vẽ cấp nước + 1 Bản vẽ thoát nước khổ A1

Trắc ngang
Mặt bằng (Thể hiện kích
(ghi rõ chiều dài, thước hố móng)
đường kính ống) và các chi tiết
khác

Trắc dọc Thống kê

Khung tên

You might also like