You are on page 1of 14

Hướng Dẫn Tính Toán Thiết Kế Hệ Thống Cấp Thoát Nước

 Thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà nhằm đảm bảo thõa mãn nhu cầu dùng nước, thõa
mãn yêu cầu vệ sinh và tiện nghi ngôi nhà.
o Đảm bảo cấp nước liên tục 24/24h.
o Đảm bảo nhu cầu dùng nước của thiết bị: đảm bảo áp lực tự do tối thiểu tại các thiết bị
dùng nước (TCVN 4513:1988).
o Chất lượng: đảm bảo theo tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt (TCVN 5502: 2003).
 Đảm bảo tốt nhất về kinh tế cho khách hàng.
o Lựa chọn phương án thiết kế dựa trên yếu tố kỹ thuật và hướng dẫn của tiêu chuẩn và quy
phạm ban hành
o Lắng nghe yêu cầu của khách hàng và tư vấn khách hàng sử dụng hợp lý về thiết bị.
 Sử dụng, quản lý được dễ dàng, tiện lợi.

Tính toán hệ thống cấp nước

B1: Tính toán nhu cầu dùng nước


Nhu cầu dùng nước
Khi thiết kế các hệ thống cấp nước cho một đối tượng cụ thể cần phải nghiên cứu tính toán để thỏa mãn
các nhu cầu dùng nước cho các mục đích sau đây:

 Nước dùng cho sinh hoạt (ăn uống, tắm rửa, giặt giũ …) trong các nhà ở và trong các XNCN.
 Dùng để tưới đường, quảng trường, vườn hoa, cây cảnh…
 Nước dùng để sản xuất của các XNCN đóng trong địa bàn khu vực đó.
 Dùng để chữa cháy.
 Nước dùng cho các nhu cầu đặc biệt khác (kể cả nước dùng cho bản thân nhà máy nước, nước
dùng cho các hệ thống xử lý nước thải, nước dò rỉ và nước dự phòng cho các nhu cầu khác chưa
tính hết được…).

Tiêu chuẩn dùng nước


Tham khảo bảng 1 TCVN 4513-1988, bảng 3.1 TCVN 33-2006 và mục 5.3.2 XDVN 01:2008/BXD.
Ví dụ:

 Tiêu chuẩn dùng nước cho khách sạn là 200l/ng-ngđ


 Khu thể dục thể thao là 50l/ng-ngđ
 Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt hộ gia đình là 250l/ng-ngđ
 Nước công trình công cộng và dịch vụ được quy hoạch theo tính chất cụ thể của công trình, tối
thiểu là 2l/m2 sàn-ngđ.
 …

Công thức tính nhu cầu dùng nước


Nhu cầu dùng nước được tính theo công thức sau: 
Qngđ =   Nqn / 1000 (m3/ngđ)
Trong đó:
q: tiêu chuẩn dùng nước l/s (lấy theo bảng 1, TCVN 4513-1988))
N: số người dùng nước trong công trình
Ví dụ tính toán:

B2: Tính toán đường ống cấp nước vào bể chứa


Chọn đồng hồ
Việc tính toán đồng hồ đo nước (kiểu cánh quạt hoặc tuốc bin) để lắp đặt trên đường ống nước dẫn vào
nhà cần căn cứ vào lưu lượng ngày lớn nhất chọn theo bảng 6 TCVN4513-1988 và được tính theo 2 cách
sau:

 Cách 1: dựa vào lưu lượng tính toán


Qmin ≤ Qtt ≤ Qmax
 Cách 2: dựa vào lưu lượng đặc trưng của đồng hồ
Qng.đêm  ≤ 2 Qđt

Trong đó:

 Qmin: là lưu lượng giới hạn nhỏ nhất (khoảng 6-8% lưu lượng tính toán trung bình)
 Qtt: Lưu lượng tính toán của ngôi nhà
 Qmax: Lưu lượng giới hạn lớn nhất của đồng hồ (khoảng 45-50% lưu lượng đặc trưng của đồng
hồ)
 Qngày: lưu lượng nước ngày đêm của ngôi nhà (m3/ng.đêm)
 Qđt: lưu lượng đặc trưng của đồng hồ – lưu lượng nước chảy qua đồng hồ khi tổn thất áp lực trong
đồng hồ là 10m. (m3/h)
Sau chọn được đồng hồ ta tiến hành kiểm tra lại tổn thất áp lực qua đồng hồ phải đáp ứng điều kiện sau:

 Tổn thất áp lực đối với loại cánh quạt nhỏ hơn 2,5m
 Tổn thất áp lực đối với loại tuốc bin nhỏ hơn 1÷1,5m

Tổn thất áp lực qua đồng lực tính theo công thức sau: hđh= S q2 (m)
Trong đó:

   S: sức kháng của đồng hồ đo nước lấy theo bảng 7 TCVN4513-1988


   Q: lưu lượng tính toán (l/s)

Chọn đường ống cấp nước vào


Đường kính ống dẫn vào chọn theo lưu lượng tính toán cho ngôi nhà. Khi chưa có lưu lượng tính toán có
thể lấy sơ bộ:

 Các ngôi nhà một hoặc hai tầng: d=32-50mm


 Các ngôi nhà có khối tích trung bình: d ≥ 50mm
 Các ngôi nhà có lưu lượng > 1000 m3/ngày: d=75-100mm
 Với các nhà sản xuất, có thể lấy d=200-300mm hoặc lớn hơn.

Ví dụ:
– Lấy lưu lượng nước sinh hoạt cần thiết cấp tòa nhà trong 1 ngày đêm từ ví dụ trên là 176.4 m 3/ngđ. Tạm
tính thời gian cấp nước trong ngày là 5 giờ.  Lưu lượng qua đồng hồ 1 giờ là 35.3 m3/h. Dựa theo bảng 6
TCVN 4513-1988 chọn đồng hồ loại tuốc bin có đường kính DN80.
Chọn tuyến ống cấp nước vào bể chứa có đường kính DN100.

B3: Tính toán bể chứa nước ngầm


Dung tích bể chứa nước ngầm được tính theo công thức:
VBC = WBC + WCC (m3)
Trong đó:

 WCC: dung tích nước chữa cháy trong bể chứa (m3) (Tuỳ thuộc vào mức độ chữa cháy cho công
trình mà có cách tính khác nhau – phối hợp với đơn vị thiết kế chữa cháy)
 WBC: Dung tích điều hoà lượng nước sinh hoạt của bể chứa nước (m 3) được tính theo công
thức: WBC =    (m3)
Trong đó:

o Qngđ: Nhu cầu dùng nước sinh hoạt của công trình trong ngày
o n: Số lần đóng mở bơm bằng tay trong ngày. (bơm cấp nước thành phố n = 1-2 lần)

Ghi chú: Tùy theo quy mô của công trình và tại từng khu vực, dung tích bể chứa nước ngầm có thể
thể lấy Wbc = (0,5→2) Qngđ

B4: Tính toán bể chứa nước mái


Vkét = k(Wkét + Wcc)
Trong đó:

 k: Hệ số dự trữ két nước mái. k = 1-1.5.


 Wcc: Lưu  lượng nước chữa cháy trong 10 phút khi vận hành bằng tay và 5 phút khi vận hành tự
động.

Wcc = 0.6 x qcc x ncc


Trong đó:

 qcc : lưu lượng nước trong một vòi chữa cháy (l/s)
 ncc : số vòi chữa cháy hoạt động đồng thời

Wkét: Dung tích điều hoà của két nước mái (khi mở máy bơm bằng tay) được tính theo công thức:
Wkét = Qngđ/n
Trong đó:

 Qngđ: Lưu lượng nước cần thiết cấp cho sinh hoạt trong một ngày đêm (m 3/ngđ)
 Qngđ: Số lần mở máy bơm nhiều nhất trong 1 ngày (n = 2-4 lần)
o Khi tính toán sơ bộ có thể lấy Wkét =(20-30)% Qngđ
o Trong nhà nhỏ, lượng nước dùng ít Wkét =(50-100)% Qngđ
o Khi đóng mở bơm tự động
Wkét = Qngđ/2n ≥ 5%Qngđ
Dung tích điều hòa của két nước mái nên lấy ≤ 40m 3. Nếu dung tích két nước mái lớn
hơn 40m3 phải chia thành nhiều bể nhỏ hoặc 1 bể có nhiều ngăn.

B5: Tính toán bơm cấp nước lên mái


Lưu lượng của bơm cấp nước (ký hiệu QP) có 2 cách tính:
Cách 1. Tính theo lưu lượng sử dụng lớn nhất của công trình
Lập bảng tính toán tổng đương lượng của công trình
Lưu lượng tính toán của công trình được tính theo công thức:

 Nhà ở:  
Trong đó
o a : hệ số phụ thuộc vào tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người trong 1 ngày lấy theo bảng
9 TCVN 4513:1988
o K: Hệ số phụ thuộc vào số đương lượng lấy theo bảng 10 TCVN 4513:1988
o N : tổng số đương lượng của các dụng cụ vệ sinh trong nhà hay đoạn ống tính toán.
 Cơ quan hành chính trụ sở, nhà trọ, khách sạn, ký túc xá, nhà trẻ, trường học, cơ quan
giáodục, bệnh viện đa khoa, nhà tắm công cộng, trại thiếu nhi: 

 Trong đó
o α: hệ số phụ tùng chức năng của mỗi loại nhà lấy theo bảng 11 TCVN 4513:1988
o N : tổng số đương lượng của các dụng cụ vệ sinh trong nhà hay đoạn ống tính toán
 Xưởng sản xuất, các phòng sinh hoạt của xí nghiệp công nghiệp, phòng, khán giả, công
trình thể dục thể thao, xí nghiệp ăn uống công cộng: 
 Trong đó
o qo : Lưu lượng nước của 1 dụng cụ vệ sinh cùng loại (l/s) lấy theo bảng 2 TCVN
4513:1988
o n : số dụng cụ vệ sinh cùng loại
o p : hệ số hoạt động đồng thời của dụng cụ vệ sinh lấy theo bảng 12, 13 TCVN 4513:1988

Ta có: Qp = qmaxsd
Nếu 2 bơm làm việc song song QP’ = QP/0,9
Cách 2.
Cột áp của bơm được tính theo công thức:
Hb = hhh + hb + hdd + hcb + htd + hdp
Trong đó:

 hhh: Chiều cao hình học giữa mực nước cao nhất trong két nước mái và mực nước thấp nhất trong
bể chứa nước ngầm (m)
 hb: Tổn thất ấp lực qua máy bơm. Lấy hb = 2 (m)
 hdd : tổn thất áp lực dọc đường trên trường ống hút và ống đẩy của bơm (m) =i*l (i: độ dốc (tra
bảng), l chiều dài ống)
 hcb : tổn thất cục bộ trên đường ống đẩy và ống hút của bơm (m).
Lấy hcb = 30% hdd
 htd: áp lực tự do tại đầu ra của ống đẩy (m). Chọn htd = 2 (m)
 hdp : áp lực dự phòng (m). Chọn hdp = 3 (m)

Chọn đường kính ống hút, ống đẩy theo TCVN 33: 2006 (Vh=0,6-1 m/s; Vđ =0,8-2,0 m/s)

B6: Tính toán bơm tăng áp cấp nước sinh hoạt (ký hiệu BP)

Áp lực làm việc của máy bơm BP được tính theo công thức:
HBP = hb + hdd + hcb + hdh + htd + hdp
Trong đó:

 hb: tổn thất áp lực qua máy bơm. hb = 2m


 hdd : tổn thất áp lực dọc đường trên trường ống hút và ống đẩy của bơm. Tổn thất trên ống đẩy của
bơm tính toán đến thiết bị vệ sinh bất lợi nhất.
 hcb : tổn thất cục bộ trên đường ống đẩy và ống hút của bơm (m), tính bằng 30% h dd.
 hdh : tổn thất áp lực qua đồng hồ đo nước
                  hdh = Sq2
o S: Sức cản đồng hồ.
 q: Lưu lượng nước tính toán của căn hộ (khu vệ sinh) bất lợi nhất.
 htd: áp lực tự do cần thiết tại thiết bị (theo TCVN 4513:1988)
 hdp: áp lực dự phòng (m). hdp = 3 – 5 (m)

* Trường hợp sử dụng bơm tăng áp cho tầng sát mái kèm bình điều áp thì phải tính toán bình điều
áp:

 Áp lực mở máy = Pmin = áp lực cần thiết


 Áp lực dừng máy = Pmax
 ΔP = Pmax – Pmin = 1.5 bar
 Dung tích bình điều áp : V= [275.Q.(Pmax + 1)]/[Z.ΔP]
o Z là số lần đóng mở bơm trong giờ.
o Q Lưu lượng máy bơm (m3/h)

B7: Tính toán thủy lực cho mạng lưới cấp nước (tính toán chọn đường ống)
Tính toán đường kính ống dựa trên đương lượng, vận tốc kinh tế đảm bảo áp lực tự do tại thiết bị bất lợi
nhất. Đối với mạng cấp nước trong nhà, vận tốc kinh tế thường lấy như sau:

 Trục đứng cấp nước; v = 1.5 – 2 m/s


 Đối với ống nhánh cấp nước: v ≤ 2.5m/s
Khi tổng số đương lượng N ≤ 20, đường kính ống cấp nước cho phép lấy theo bảng 8 trong tiêu
chuẩn TCVN 4513-1988.

Tính toán tổng hợp theo mẫu sau:


Tính toán theo trục CN
Tính toán đường kính ống vào căn hộ (khu vệ sinh)

Tính toán thủy lực đoạn ống vào khu vệ sinh bất lợi nhất
Tính toán hệ thống thoát nước

B1: Xác định nhu cầu thoát nước thải


Lưu lượng nước thải tính bằng 80% lưu lượng nước cấp trong ngày dùng nước lớn nhất:
Qth = 80% Qsh

B2: Tính toán dung tích bể tự hoại


W bể tự hoại = 0.75 x Qth + 4.75 (m3)
Trong đó:

 Qth: lưu lượng nước thải trong ngày (m3) (lấy bằng 80% Qngd)

Hoặc có thể tính theo bảng K-2 “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” (trang 289)
Hoặc dung tích bể tự hoại được tính bằng công thức:
W = Wn + Wc
Trong đó:

 Wn – thể tích nước của bể (lấy bằng 80% lượng nước cấp trong một ngày).
 Wc – thể tích cặn của bể, được tính theo công thức:

Trong đó:
 a: lượng cặn trung bình của một người thải ra 1 ngày, a = 0,4 l/người ngày.
 T: thời gian giữa hai lần lấy cặn là 6 tháng, T = 180ngày.
 W1: độ ẩm cặn tươi vào bể: W1 = 95%.
 W2: độ ẩm cặn lên men: W2 = 90%.
 b: Hệ số giảm thể tích khi lên men: b = 0,7.
 c: Hệ số kể đến lượng cặn hoạt tính: c = 1,2.
 N: Số người phục vụ.

B3: Tính toán dung tích bể tách dầu mỡ


Tách sơ bộ dầu mỡ khỏi nước thải, tránh tình trạng dính bám các cặn bẩn dính dầu mỡ để các loại trừ tắc,
trít đường ống và thiết bị.
Thể tích bể:
W= Q x t (m3)
Trong đó:

 W: thể tích bể tách mỡ m3


 Q: lưu lượng trung bình m3/h
 t: thời gian lưu nước 20 phút -60 phút

Chọn chiều cao bể là H (m)


Chiều cao xây dựng: Hxd= H+ Hbv=H + (0.3 – 0.5m)
Diện tích hữu ích của bể là: F = W/M (m2)
Từ diện tích hữu ích ta chọn ra chiều dài và chiều rộng của bể.

B4: Tính toán chọn bơm thoát nước


Tính toán bơm thoát nước bể tự hoại

 Lưu lượng bơm thoát nước thải phải đủ để đảm bảo thoát nước trong giờ dùng nước lớn nhất.
Lưu lượng thoát nước được tính theo công thức: qth = qc + qdc  (l/s)
Trong đó:
o qc: Lưu lượng tính toán cấp nước của toàn bộ xí, tiểu (đổ vào bể tự hoại) (l/s) xác định
theo tiêu chuẩn  TCVN 4513:1988.
o qdc: Lưu lượng dụng cụ vệ sinh có lưu lượng lớn nhất lấy theo bảng 1 của TCVN
4474 :1987
o qmax: lưu lượng nước thải cho phép cho 1 ống đứng. Lấy theo bảng 8 TCVN 4474 : 1987
 Cột áp của bơm nước thải được tính theo công thức: Hb ≥ hhh + htt + hdp
Trong đó:
o hhh: độ chênh hình học giữa mực nước cao nhất trong hố ga hoặc cống thoát nước ngoài
nhà với cao độ mực nước thấp nhất ngăn đặt máy bơm nước thải
o htt: tổn thất áp lực (cục bộ, chiều dài) trên đường ống đẩy của bơm
o hb: Tổn thất áp lực qua máy bơm (hb = 2m)
o hdp: áp lực dự phòng cho máy bơm (hdp = 2m)   
Tính toán bơm thoát nước tầng hầm
Trường hợp tầng hầm có dốc lên, xuống xe lộ thiên, tính toán lưu lượng bơm phải đảm bảo thoát toàn bộ
nước mưa cho dốc đó.
Tính toán lưu lượng thoát nước mưa
Cột áp bơm mước mưa tính toán tương tự cột áp bơm nước thải cho bể tự hoại.

B5: Tính toán thủy lực cho mạng lưới thoát (tính toán chọn đường ống thoát)
Lưu lượng nước thải trong đoạn ống tính toán được tính theo công thức:
qth = qc + qdc  (l/s)
Trong đó:

 qth: lưu lượng nước thải sinh hoạt trong đoạn ống
 qc: Lưu lượng tính toán cấp nước bên trong nhà (l/s) xác định theo tiêu chuẩn  TCVN 4513:1988.
 qdc: Lưu lượng dụng cụ vệ sinh có lưu lượng lớn nhất lấy theo bảng 1 của TCVN 4474 :1987
 qmax: lưu lượng nước thải cho phép cho 1 ống đứng. Lấy theo bảng 8 TCVN 4474 : 1987

* Lưu ý: Khi chiều dài ống nhánh l >4.6 m, đường kính ống thông hơi > 32mm, > 1/2 đường kính của ống
dẫn mà ống thông hơi nối tới. Đối với nhà > 10 tầng, ống thông hơi chung cho 1 nhóm ống đứng thoát
nước phải có đường kính lớn hơn hay bằng đường kính của ống đứng có đường kính lớn nhất. Trong
trường hợp ống đứng TN và TP đã chọn lên 1 cấp thì ống thông hơi TH vẫn giữ nguyên đường kính.
Đường kính ống thoát nước ngang (nối chân các ống đứng) có h/d < h/d cho phép.
Tính toán đường ống đứng thoát nước rửa
Đường ống thoát nước nằm ngang
Đường kính ống thoát nước xí, tiểu

Đường kính ống nằm ngang thoát xí, tiểu


B6: Tính toán hệ thống thoát nước mưa

 Tính toán lưu lượng thoát nước mưa trên mái được tính theo công thức:

Q = K.F.q5/10000 (l/s)

Trong đó: F = Fmái + 0.3 Ftường


Với

o F: diện tích thu nước (m2)


o Fmái: diện tích hình chiếu của mái
o Ftường: Diện tích tường đứng tiếp xúc với mái hoặc cao trên mái (m2)
o K: hệ số lấy bằng 2
o Q5: Cường độ l/s.ha tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá
cường độ tính toán bằng 1 năm (p=1) tra trong phụ lục TCVN 4474 : 1987
 Tính toán số lượng ống đứng thu nước mưa cần thiết xác định theo công thức:
                         nôđ  ≥ Q/qôđ
Trong đó:
o Q: Lưu lượng tính toán nước mưa trên mái (l/s)
o qôđ: Lưu lượng tính toán của 1 ống đứng thu nước mưa lấy theo bảng 9 TCVN 4474 :
1987
 Tính toán chọn đường kính ống thoát nước ngang (nối chân các ống đứng) với độ đầy ≤ 0.8

http://vnk.edu.vn/tinh-toan-thiet-ke-thong-cap-thoat-nuoc/

You might also like