You are on page 1of 4

Tính toán nhiệt độ không khí sau khi qua tấm làm mát

at http://quathutcongnghiepvina.com/tinh-toan-nhiet-do-khong-khi-sau-khi-qua-tam-lam-mat.html

a) Tính toán nhiệt độ không khí sau khi qua tấm làm mát:
Ví dụ với lưu lượng gió và loại tấm làm mát cụ thể như sau:
Air flow, Q 720.000 [m3/h]
Pad length, L 100 [m]
Pad height, H 2 [m]
Pad depth, D 0,1 [m]
Pad type 7090 - 15
Nhiệt độ bầu khô, t1db 40 [oC]
Nhiệt độ bầu ướt, t1wb 19 [oC]
b) Tính toán tốc độ gió v(m/s)
(m/s)

(m/s)

c) Tra bảng độ giảm áp suất và hiệu suất bay hơi

Với tốc độ gió v = 1.0 m/s và biểu đồ độ giảm áp suất và hiệu quả bay hơi của loại tấm làm mát
7090 - 15 ta có:
Hiệu suất bay hơi: η = 78 %
Độ giảm áp suất: ΔP = 9 Pa
d) Tính nhiệt độ không khí sau khi qua tấm (t2db)

Nhiệt độ không khí sau khi qua tấm làm mát được áp dụng bằng công thức sau:

Với kết quả t2db = 23,6 oC, có nghĩa là nhiệt độ không khí sau khi qua tấm làm mát giảm từ 40
oC xuống còn 23,6 oC
e) Tính toán lượng nước bay hơi E
Với thông số nhiệt độ bầu khô: t1db = 40 oC; t2db = 23,6 oC và nhiệt độ bầu ướt t1wb = 19 oC,
tra biểu đồ nhiệt ẩm ta có:
X1 = 4,9 g/kg (Lượng ẩm có trong không khí trước tấm làm mát)
X2 = 11,8 g/kg (Lượng ẩm có trong không khí sau khi qua tấm làm mát)
Lượng nước bay hơi vào không khí E

f) Tính chọn công suất máy bơm và lượng nước cấp bổ sung?
(How to calculate fresh water consumption and pump capacity?)
Trong hệ thống phân phối nước có 5 nhân tố tương quan và chúng được mô tả theo hình sau:
Trong đó:
E: Lượng nước bay hơi (Evaporation)
F: Lượng nước cấp bổ sung (Fresh water)
P: Công suất nước của máy bơm (Pump capacity)
B: Lượng nước xả cặn (Bleed-off)
D: Lượng nước được phân phối cho tấm làm mát (Distribution Warter)
g) Tính toán lượng nước xả cặn B

Để tính toán được lượng nước xả cặn B, chúng ta phải biết được chất lượng của nguồn nước
hoặc bằng cách đem mẫu nước đi tiến hành phân tích và kiểm tra nồng độ các muối khoáng có
trong đó. Chất lượng nguồn nước được biểu thị bằng hệ số CB thông qua biểu đồ sau:

Ví dụ cụ thể:
Giả sử mẫu nước chúng ta phân tích được như sau:
Độ PH của nguồn nước: 7.1
HCO3-: 200 mg/l
Ca2+: 20 mg/l
Sử dụng biểu đồ trên ta có: CB = 0,2
Lượng nước xả cặn như sau:
B = CB * E (l/min)
B = 0,2 * 99 = 20 (l/min)

h) Tính toán lượng nước cấp bổ sung F

Lượng nước cấp bổ sung được biểu thị bằng công thức sau:
F = E +B (l/min)
Với ví dụ trên ta có:
F = 99 + 20 = 119 (l/min)

i) Tính toán lượng nước được phân phối cho các tấm làm mát

Mỗi loại tấm làm mát có một đặc tính khác nhau như: chiều dầy, chiều cao, diện tích bề mặt,
sóng giấy, góc cắt, trở lực cũng như độ thẩm thấu và bay hơi cũng khác nhau. Để đánh giá và so
sánh đặc tính của các loại tấm làm mát, người ta đưa ra hệ số CD.
Hệ số CD của các loại tấm làm mát là khác nhau:
Pad type Specific water flow, CD per m2 top surface
7060 - 15 60 l/min
7090 - 15 60 l/min
5090 - 15 90 l/min
Lượng nước phân phối D được tính toán để phân phối đều trên đỉnh tấm phân phối nước, với
chiều dầy của tấm làm mát là d(m) và chiều dài L(m) bằng bội số của các tấm làm mát được
ghép lại với nhau.
D = CD * L * d (l/min)
Lấy ví dụ, với loại tấm làm mát 7090 - 15 (CeLPad 0709 -15), L = 100 m và D = 0,1 m, Ta có:
D = 60 * 100 * 0,1 = 600 (l/min)

j) Tính toán công suất nước của máy bơm

Công suất máy bơm P được tính toán theo công thức như sau:
P = D + B (l/min)
Với ví dụ trên, ta có:
P = 600 + 20 = 620 (l/min)

Để biết thêm thông tinchi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ với Mr
Nam: 0973 38 36 36

E-mail: npme.jsc@gmail.com - Website: www.thonggiolammatvina.com

ĐT: 0485876178 - Fax: 0432006636 - Hot line: 0973 38 36 36

You might also like